• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 92

Nhiều công trình đê điều hư hỏng do thi công cao tốc Bắc – Nam

Quá trình thi công cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã làm ảnh hưởng đến nhiều đoạn đê, dòng chảy của sông, kênh mương thủy lợi.

Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) vẫn chưa hoàn trả, khắc phục cho địa phương. Thực trạng này đang gây khó cho tỉnh Thanh Hóa trong việc quản lý và thực thi pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai khi đang trong thời điểm cao điểm của mùa mưa bão.

Cầu Vĩnh An qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc là một trong nhiều hạng mục của cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45. Cao tốc đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ ngày 30/4 nhưng tại đây vẫn còn tồn tại nhiều công trình chưa được hoàn trả. Toàn bộ đất đá nằm ở mái đê phía sông và phía đồng tại vị trí mố M1 (K27+730 đê tả sông Mã) chưa được thanh thải ra khỏi phạm vi bảo vệ đê điều. Kè chống sạt lở bờ tả sông Mã tính từ tim cầu Vĩnh An về hai phía thượng, hạ lưu mỗi bên tối thiểu 150 m cũng chưa được xây dựng như các cam kết trước đây của Ban quản lý dự án Thăng Long với chính quyền địa phương.

Trong quá trình thi công cao tốc, đơn vị thi công đã sử dụng tuyến đường huyện từ Quốc lộ 217 đến trung tâm xã Vĩnh An dài 3,6km và tuyến tỉnh lộ 508B đoạn từ Km24+980 – Km27 +730 để làm đường công vụ. Trong quá trình thi công, xe trọng tải lớn chở nguyên vật liệu thi công cao tốc đã gây hư hỏng mặt đê, nhiều đoạn bê tông mặt đê bị nứt vỡ, ổ voi, ổ gà đến nay vẫn chưa được gia cố, khắc phục. Điều này đã gây khó khăn cho người và phương tiện lưu thông trên các tuyến đường này.

Ông Nguyễn Xuân Văn, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa cho biết, trước đường đê rất bằng phẳng, thi công cầu cao tốc xong, mặt đê nứt, lún, hư hỏng do nhà thầu vận chuyển vật liệu đến giờ vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục. Người dân rất bức xúc vì ảnh hưởng đến việc đi lại và lo lắng cho an toàn của tuyến đê sông Mã.

Đáng lưu ý, đoạn cao tốc từ Km309+800 – Km310+380 cắt qua tuyến đê bao cấp 5 Hón Bông (xã Vĩnh An) cũng chưa hoàn trả lại mặt đê, mái đê theo hiện trạng ban đầu. Hiện cao độ đê tại các vị trí hầm chui tiếp giáp với đường cao tốc đang thấp hơn so với mặt đê cũ. Vết sạt đứng thành vào mái đê vẫn đang có diễn biến mở rộng thêm khiến người dân và chính quyền địa phương rất lo lắng mỗi khi có dự báo mưa, bão.

Đường giao thông xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) bị xe tải chở vật liệu gây hư hỏng, nhưng chủ đầu tư chưa khắc phục. Ảnh: TTXVN phát

Đường giao thông xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) bị xe tải chở vật liệu gây hư hỏng, nhưng chủ đầu tư chưa khắc phục. Ảnh: TTXVN phát

Ông Lê Anh Tiến, Hạt trưởng Hạt quản lý đê Vĩnh Lộc – Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Tuyến đê bao Hón Bông là cao trình chống lũ của toàn bộ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc và các xã lân cận của huyện Hà Trung. Hiện tuyến đê bị sạt lở khá nghiêm trọng, 2 điểm giao cắt với cao tốc hiện thấp hơn từ 50 phân đến 2m so với hiện trạng ban đầu. Tình trạng này chỉ cần nước sông Mã dâng lên báo động 2 thì nước sẽ tràn vào ảnh hưởng hoa màu, dân sinh của hàng trăm hộ dân và khoảng 100 ha đất nông nghiệp của xã Vĩnh An.”

Ông Vũ Hùng Thanh, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa cho biết: “Chính quyền địa phương đã nhiều lần làm việc với Ban quản lý dự án Thăng Long và các nhà thầu để giải quyết những vướng mắc, bất cập nói trên nhưng hiện nay vẫn chưa hạng mục nào được thực hiện. Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ đầu tư sớm khắc phục tồn tại do thi công cầu, đường, đảm bảo phát triển kinh tế địa phương”.

Không chỉ ở huyện Vĩnh Lộc, tình trạng này cũng xảy ra tại huyện Hà Trung. Tại khu vực cầu Hà Giang bắc qua sông Hoạt chưa thanh thải đường công vụ; chưa hoàn thành việc gia cố mái taluy đê sông Hoạt; chưa gia cố hoàn trả đoạn kênh chính trạm bơm Cống Đập của hồ Bến Quân…

Ở các hầm chui dân sinh, phần đáy hầm quá thấp, chỉ cần một cơn mưa xuống là hầm bị ngập, nhân dân không đi lại được. Mưa to sẽ gây ngập úng đối với diện tích sản xuất nông nghiệp do không có kênh mương tiêu thoát nước… Tất cả đã gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của các hộ dân trên địa bàn 6 xã có đường cao tốc đi qua huyện Hà Trung khiến nhân dân kiến nghị nhiều lần.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết, UBND huyện đã trực tiếp làm việc và gửi nhiều văn bản đề nghị Ban quản lý dự án Thăng Long, Bộ Giao thông Vận tải, các nhà thầu và đơn vị có liên quan sớm giải quyết những ảnh hưởng, bất cập đã được xác định trong quá trình thi công đồng cao tốc Bắc – Nam đoạn qua huyện Hà Trung.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cùng với các địa phương và Ban quản lý dự án Thăng Long đã tiến hành rà soát những công trình bị ảnh hưởng do thi công cao tốc. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, thời điểm hiện tại đang là mùa mưa lũ, do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Ban quản lý dự án Thăng Long tổ chức khắc phục, sửa chữa các công trình để đảm bảo an toàn chống lũ, bão cho các tuyến đê.

Được biết đoạn cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 dài 63,37 km, có tổng mức đầu tư là 12.918 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư.

Hoa Mai – Đình Nam/TTXVN

Theo Bnews

Ảnh: Đoạn đường đê của xã Hà Tiến, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) bị xe vận chuyển vật liệu gây hư hỏng, nhưng chủ đầu tư chưa hoàn trả cho địa phương. Ảnh: TTXVN phát

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/nhieu-cong-trinh-de-dieu-hu-hong-do-thi-cong-cao-toc-bac-nam/307676.html

Đà Lạt sắp mở rộng diện tích gấp 4 lần

Diện tích của Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ thay đổi, từ 393 km2 lên hơn 1.700 km2, sau khi sáp nhập huyện Lạc Dương.

Ngày 25/9, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh.

Với kế hoạch được ban hành, đơn vị hành chính cấp huyện sẽ được tỉnh này nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số 3 huyện, gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành một huyện.

Tỉnh Lâm Đồng cũng đưa ra kế hoạch sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số huyện Lạc Dương vào TP Đà Lạt, mục tiêu mở rộng không gian thành phố. Cụ thể hơn, diện tích của Đà Lạt từ 393 km2 lên hơn 1.700 km2, sau khi sáp nhập huyện Lạc Dương (rộng hơn 1.300 km2) vào địa phương này.

Ngoài ra, tỉnh này cũng điều chỉnh 5 xã của huyện Bảo Lâm, gồm: Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, Lộc An và Tân Lạc vào TP Bảo Lộc để mở rộng không gian đô thị.

Trong đợt này, địa phương cũng điều chỉnh, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Triệu Hải vào xã Quảng Trị, thuộc huyệ̣n Đạ Tẻh, vì không đảm bảo tiêu chí về dân cư, diện tích. Tương tự, xã Quảng Lập được sáp nhập vào xã P’Ró của huyện Đơn Dương.

Theo lộ trình đến năm 2025, các đơn vị mới hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025 tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Đồng thời, tỉnh cũng sẽ tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau Đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030 ở những đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025.

Đà Lạt là TP của tỉnh Lâm Đồng, có địa hình đồi dốc. Thành phố cao nguyên được hình thành cách đây 130 năm khi bác sĩ Alexandre Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên.

Thành phố có diện tích tự nhiên hơn 393km2, dân số hơn 237.000 người (năm 2022). Với độ cao 1.500m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa và dịu mát quanh năm, kiến trúc độc đáo, Đà Lạt thu hút đông du khách.

Xuân Ngọc – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Một góc TP Đà Lạt nhìn trên cao. Ảnh: Hoàng Giám.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/da-lat-sap-mo-rong-dien-tich-gap-4-lan-2194199.html

Quảng Ninh: Dự án triệu đô dang dở, dân chờ doanh nghiệp hoàn trả đường

Dự án trường THCS chất lượng cao và khu dân cư đô thị tại khu 5A, phường Quang Trung, TP Uông Bí, Quảng Ninh triển khai dang dở đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.

Dân mòn mỏi chờ doanh nghiệp làm trả đường

Đứng trên tầng thượng của gia đình, bà Nguyễn Thị Thanh Hương (ở tổ 16, khu 5A, phường Quang Trung) chỉ tay về khu dự án rộng hàng ngàn mét vuông cỏ mọc um tùm, cho biết: Dự án lấy một phần đất của gia đình. Sau khi nhận tiền đền bù, phá tường rào để bàn giao đất, gia đình bà đợi dự án xong thì xây lại tường rào.

“Nhưng dự án thi công dang dở khiến gia đình chưa xây lại được hệ thống tường bao. Vì sự dang dở ấy, nhiều vị trí của dự án thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, gây ô nhiễm môi trường”, bà Hương cho hay.

Tiếp tục chỉ vào những hạng mục giao thông của dự án thi công dang dở, đặc biệt là tuyến thoát nước trên đường vẫn để hở, bà Hương cho hay, những “cái bẫy” này khiến nhiều vụ ngã xe máy xảy ra.

“Lo mất an toàn, ông xã nhà tôi đã phải bỏ bao nhiêu công đổ đất khắc phục tạm thời những điểm gồ ghề trên tuyến đường thi công dang dở này. Nhưng cứ sau vài trận mưa lớn là đất lại bị cuốn trôi”, bà Hương kể.

Vùng dự án khu dân cư đô thị tại khu 5A, phường Quang Trung cỏ mọc um tùm.

Vùng dự án khu dân cư đô thị tại khu 5A, phường Quang Trung cỏ mọc um tùm.

Anh Trần Văn Trung, nhà ở tổ 16A3, khu 5A, phường Quang Trung cho biết: Trước đây, tuyến đường này làm bằng bê tông rộng 5m phẳng lỳ, giao thông thuận lợi.

“Thế nhưng, từ khi doanh nghiệp mượn đường vận tải đất, đá thi công dự án thì bỗng trở thành “con đường đau khổ” với đầy rẫy những “ổ gà, ổ voi”. Mỗi khi mưa xuống tạo thành những hố bùn sâu hoắm, trơn trượt… khiến người đi xe máy, xe đạp thường xuyên bị ngã”, anh Trung cho hay.

Tuyến đường ở khu dân cư vốn làm bằng bê tông, nhưng bị xe tải của doanh nghiệp cày nát, đầy rẫy "ổ gà, ổ voi" khiến người dân bức xúc.

Tuyến đường ở khu dân cư vốn làm bằng bê tông, nhưng bị xe tải của doanh nghiệp cày nát, đầy rẫy “ổ gà, ổ voi” khiến người dân bức xúc.

Được biết, để triển khai dự án trường THCS chất lượng cao, Công ty TNHH MTV Hướng Tâm (đơn vị thi công) đã đề nghị UBND phường Quang Trung và người dân cho mượn tuyến đường dân sinh ngõ 13, tổ 16A2, 16A3, khu 5A để vận chuyển đất, đá, đổ thải.

Theo cam kết của doanh nghiệp khi mượn đường, tuyến đường này sẽ được hoàn trả khi hoàn thành dự án. Tuy nhiên, việc dự án dở dang khiến cam kết không biết bao giờ mới hoàn thành.

Lạ lùng dự án triển khai khi chưa đủ thủ tục giao đất

Theo tài liệu do cơ quan chức năng TP Uông Bí cung cấp, dự án đầu tư xây dựng tuyến kè chống sạt lở sông Sinh thuộc địa phận phường Quang Trung và dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trường THCS chất lượng cao theo hình thức BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao) do Công ty TNHH MTV Hướng Tâm triển khai từ năm 2019 có tổng vốn trên 178 tỷ đồng.

Dự án gồm hai phần là dự án kè sông Sinh và hạ tầng kỹ thuật trường THCS chất lượng cao với vốn đầu tư trên 45,5 tỷ đồng. Hạng mục thứ hai là đầu tư – kinh doanh hạ tầng khu đô thị tại khu 5A và 5B, phường Quang Trung với số vốn 137,5 tỷ đồng.

Theo đó, trường THCS chất lượng cao và khu dân cư đô thị tại khu 5A có diện tích là 9,73ha. Tổng diện tích đất ở mới phát sinh ở khu đô thị mới 5A và 5B là trên 36.200m2. Sau khi bố trí tái định cư, quỹ đất còn lại là trên 32.600m2 và trừ đi quỹ nhà ở xã hội, doanh nghiệp sẽ được kinh doanh trên 25.600m2 đất ở.

Một số khu vực trong vùng dự án khu dân cư đô thị tại khu 5A bị bỏ hoang đã trở thành nơi tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Một số khu vực trong vùng dự án khu dân cư đô thị tại khu 5A bị bỏ hoang đã trở thành nơi tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Có điều lạ là, dù đã thi công được 176/200m kè sông Sinh, 265,1/313m đường công vụ, san 75% diện tích mặt bằng khu dân cư đô thị khu 5A và hoàn thành dự án khu dân cư đô thị tại khu 5B… thì dự án bị dừng lại do vi phạm.

Ông Đào Văn Phức, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP Uông Bí cho biết, nguyên nhân dự án phải tạm dừng là do chưa hoàn thành thủ tục giao đất; thiếu ủy quyền bằng văn bản của UBND tỉnh Quảng Ninh cho UBND TP Uông Bí để ký hợp đồng theo hình thức BT với doanh nghiệp.

Trong vùng dự án đang có hoạt động khai thác, vận chuyển đất, đá đi làm đường dân sinh.

Trong vùng dự án đang có hoạt động khai thác, vận chuyển đất, đá đi làm đường dân sinh.

Trao đổi với PV Báo Giao thông qua điện thoại chiều 18/9, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Hướng Tâm, cho biết, dự án đang phải dừng thi công để chờ làm thủ tục. Khi hoàn tất các thủ tục thì sẽ tiếp tục triển khai dự án, hoàn trả tuyến đường khu dân cư.

Trong khi dự án đang phải tạm dừng thì tại khu vực này lại đang có hoạt động khai thác đất, đá để san, lấp mặt bằng thi công tuyến đường dân sinh cách đó vài trăm mét.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Hướng Tâm khẳng định, vùng dự án của doanh nghiệp đã dừng hoàn toàn các hoạt động từ lâu. “Có thể vị trí đang có hoạt động khai thác đất, đá là của một doanh nghiệp ở TP Uông Bí?”, vị này nói.

Về vấn đề nêu trên, ông Phức cho biết, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thực tế khu vực đang khai thác đất, đá thuộc doanh nghiệp nào và thủ tục pháp lý về việc này ra sao, nếu sai phạm sẽ có chấn chỉnh, xử lý.

Quang Minh – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Toàn cảnh dự án trường THCS chất lượng cao và khu dân cư đô thị tại khu 5A, phường Quang Trung, TP Uông Bí đang bị “đắp chiếu” do vi phạm.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/quang-ninh-du-an-trieu-do-dang-do-dan-cho-doanh-nghiep-hoan-tra-duong-192230920102608114.htm

‘Hô biến’ nhà ở văn phòng thành tòa chung cư mini với cả trăm căn hộ

Được cấp phép xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng với chiều cao 8 tầng, nhưng chủ nhà đã ‘hô biến’ thành tòa nhà chung cư mini cao 11 tầng, 1 tum với khoảng 130 căn hộ.

Những ngày qua, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ cháy chung cư mini trong ngõ Khương Hạ (quận Thanh Xuân) làm 56 người tử vong. Sau vụ cháy, thành phố đã tiến hành rà soát tất cả chung cư mini và nhà cao tầng cho thuê trọ để có hướng xử lý.

Theo công bố ban đầu, trên địa bàn thành phố có khoảng 2.000 căn chung cư mini.

Khảo sát của Tiền Phong, hầu hết các chung cư mini đều vi phạm phòng cháy chữa cháy (PCCC), xây dựng sai phép, xây vượt tầng, xây kín diện tích… Trong đó, công trình chung cư mini số 45, ngõ 80, phố Hoàng Đạo Thành (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) là một điển hình.

Theo ghi nhận, tòa nhà cao khoảng 11 tầng, có tầng lửng và tum. Mỗi tầng, được chia thành 12-14 căn hộ bán cho người dân. Hầu hết, các căn hộ đều làm chuồng cọp kín mít, nguy cơ cháy nổ rất cao.

Tòa nhà chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành được xây kín đất

Tòa nhà chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành được xây kín đất

Ông N.V.K một người dân sống gần tòa chung cư trên cho biết, trước đây một phần diện tích tòa nhà là đất công. Không hiểu sao, lại nhập vào nhà dân và xây nên chung cư này.

Người này cũng cho biết, thời điểm năm 2017, mỗi căn hộ chung cư mini ở đây được bán với giá từ 700 triệu đồng đến 1,3 tỷ đồng tùy theo diện tích.

Tầng 1 của tòa chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành

Tầng 1 của tòa chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành

Theo lãnh đạo UBND phường Kim Giang, trên địa bàn phường có 2 chung cư mini, đều ở trong ngõ trên đường Hoàng Đạo Thành.

Đối với chung cư mini số 45, ngõ 80 Hoàng Đạo Thành, năm 2015 UBND quận Thanh Xuân cấp cấp phép xây dựng cho bà Hà Thị Thu. Sau đó, bà Thu đã chuyển nhượng cho một người khác.

Cụ thể, công trình nhà ở kết hợp văn phòng tại ở ngõ 80, phố Hoàng Đạo Thành (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) được cấp phép với chiều cao 8 tầng, trên phần diện tích 436m2, mật độ xây dựng 77%. Nhưng thực công trình xây dựng tới 10 tầng, 1 lửng, 1 tum (12 tầng-pv). Đồng thời, chủ đầu tư của công trình trên còn tự ý xây sai so với thiết kế được phê duyệt, chia nhỏ các phòng khoảng từ 30 – 50 m2 để bán.

Người dân chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành làm chuồng cọp rất nguy hiểm

Người dân chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành làm chuồng cọp rất nguy hiểm

Mặt trước tòa nhà chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành

Mặt trước tòa nhà chung cư mini số 45 ngõ 80 Hoàng Đạo Thành

Theo vị lãnh đạo UBND phường, trong sai phạm liên quan đến chung cư này, UBND quận cũng đã tiến hành kiểm tra hồ sơ pháp lý và hiện trạng thực tế. Kết quả kiểm tra đã chỉ rõ những sai phạm của chủ đầu tư, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư sớm có biện pháp khắc phục những sai phạm này.

Tòa chung cư mini trong ngõ 366 đường Mỹ Đình

Tòa chung cư mini trong ngõ 366 đường Mỹ Đình

Cũng theo vị lãnh đạo này, những ngày gần đây lực lượng chức năng thường xuyên có mặt tại tòa chung cư yêu cầu chủ nhà rà soát, khắc phục về PCCC. Đồng thời, có hướng làm đường thoát hiểm thứ hai.

Hành lang tầng 44 tòa chung cư mini số 300 đường Mỹ Đình

Hành lang tầng 44 tòa chung cư mini số 300 đường Mỹ Đình

Tương tự, tại chung cư mini số 300 đường Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) được xây dựng 9 tầng, với khoảng 70 phòng. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, tòa nhà trên được cấp phép xây 6 tầng. Hiện tại, cơ quan chức năng đang yêu cầu chủ đầu tư khắc phục hệ thống PCCC.

2 chung cư mini trên đường Trần Bình vi phạm PCCC

2 chung cư mini trên đường Trần Bình vi phạm PCCC

Trên đường Mỹ Đình còn một số chung cư mini được xây dựng trong ngõ nhỏ. Theo UBND phường Mỹ Đình 2, trên địa bàn phường có một số chung cư mini. Hiện phường cũng đang rà soát theo quy định.

Dư luận đặt câu hỏi, nhiều tòa chung cư mini xây vượt đến 3 tầng. Thế nhưng, thời điểm xây dựng không thấy chính quyền địa phương đình chỉ, xử lý dứt điểm, liệu có sự “tiếp tay” hay buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương?

Thanh Hiếu – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Tòa chung cư mini số 45 ngõ 80 đường Hoàng Đạo Thành cao 11 tầng, 1 tum

Xem bài viết gốc tại đây: 

https://tienphong.vn/ho-bien-nha-o-van-phong-thanh-toa-chung-cu-mini-voi-ca-tram-can-ho-post1572318.tpo

Tận mục khu phức hợp, căn hộ cao cấp hàng trăm tỷ không phép ở Đồng Nai

Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã thành lập Tổ liên ngành kiểm tra dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp tại TP Biên Hòa xây dựng không phép.

Dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp tại đường Đồng Khởi, phường Tân Tiến (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) do CTCP Xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 Đồng Nai làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 679 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2016-2022. (Ảnh: PLO).

Dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp tại đường Đồng Khởi, phường Tân Tiến (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) do CTCP Xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 Đồng Nai làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 679 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2016-2022. (Ảnh: PLO).

Theo thiết kế, dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp có ba khối công trình được ký hiệu lần lượt: A, B, C. (Ảnh: Giao thông).

Theo thiết kế, dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp có ba khối công trình được ký hiệu lần lượt: A, B, C. (Ảnh: Giao thông).

Tại khu A của dự án đã được chủ đầu tư xây dựng Trung tâm hội nghị tổ chức sự kiện có tên Eros Palace Luxury, quy mô bốn tầng lầu và một tầng hầm, diện tích xây dựng khoảng 3.500m2. (Ảnh: Lao động Thủ đô).

Tại khu A của dự án đã được chủ đầu tư xây dựng Trung tâm hội nghị tổ chức sự kiện có tên Eros Palace Luxury, quy mô bốn tầng lầu và một tầng hầm, diện tích xây dựng khoảng 3.500m2. (Ảnh: Lao động Thủ đô).

Công trình này đã đưa vào sử dụng từ năm 2017, nhưng chưa có giấy phép xây dựng theo quy định. (Ảnh: PLO).

Công trình này đã đưa vào sử dụng từ năm 2017, nhưng chưa có giấy phép xây dựng theo quy định. (Ảnh: PLO).

Đối với khu B của dự án được thiết kế làm trung tâm thương mại dịch vụ với quy mô dự kiến năm tầng và một tầng hầm. Hiện tại tòa nhà chính của công trình tại khu B đã được đổ bê tông cốt thép tầng một với diện tích xây dựng hơn 4.300m2. (Ảnh: PLO).

Đối với khu B của dự án được thiết kế làm trung tâm thương mại dịch vụ với quy mô dự kiến năm tầng và một tầng hầm. Hiện tại tòa nhà chính của công trình tại khu B đã được đổ bê tông cốt thép tầng một với diện tích xây dựng hơn 4.300m2. (Ảnh: PLO).

Công trình này hiện cũng chưa được cấp giấy phép xây dựng và thực tế đang tạm dừng thi công nhiều năm nay. (Ảnh: Người lao động).

Công trình này hiện cũng chưa được cấp giấy phép xây dựng và thực tế đang tạm dừng thi công nhiều năm nay. (Ảnh: Người lao động).

Đối với khu C của dự án, chủ đầu tư thiết kế công trình có công năng làm văn phòng kết hợp căn hộ cao cấp được quy hoạch từ 12-14 tầng lầu, 2 tầng hầm. Hiện nay, tại khu C đã xây dựng và tồn tại nhà hàng Eros Palace với diện tích hơn 2.000m2. (Ảnh: PLO).

Đối với khu C của dự án, chủ đầu tư thiết kế công trình có công năng làm văn phòng kết hợp căn hộ cao cấp được quy hoạch từ 12-14 tầng lầu, 2 tầng hầm. Hiện nay, tại khu C đã xây dựng và tồn tại nhà hàng Eros Palace với diện tích hơn 2.000m2. (Ảnh: PLO).

Nhà hàng Eros Palace được Sở Xây dựng Đồng Nai cấp giấy phép xây dựng tạm, trong đó ràng buộc điều kiện chủ đầu tư cam kết tự tháo dỡ khi cần thiết, không yêu cầu bồi hoàn. (Ảnh: Giao thông).

Nhà hàng Eros Palace được Sở Xây dựng Đồng Nai cấp giấy phép xây dựng tạm, trong đó ràng buộc điều kiện chủ đầu tư cam kết tự tháo dỡ khi cần thiết, không yêu cầu bồi hoàn. (Ảnh: Giao thông).

Liên quan đến dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp của CTCP Xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 Đồng Nai xây dựng không phép, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa lập Tổ liên ngành để kiểm tra. (Ảnh: Lao động Thủ đô).

Liên quan đến dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp của CTCP Xây dựng dân dụng công nghiệp số 1 Đồng Nai xây dựng không phép, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa lập Tổ liên ngành để kiểm tra. (Ảnh: Lao động Thủ đô).

Theo đó, Tổ liên ngành gồm có đại diện các sở: Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp và đại diện Thanh tra tỉnh, UBND TP Biên Hòa. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Theo đó, Tổ liên ngành gồm có đại diện các sở: Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp và đại diện Thanh tra tỉnh, UBND TP Biên Hòa. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Tổ liên ngành sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với dự án về thủ tục đầu tư, đất đai, việc giao và cho thuê đất, nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất đối với nhà nước. (Ảnh: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai khảo sát tại dự án vào năm 2022: Nguồn Báo Đồng Nai).

Tổ liên ngành sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với dự án về thủ tục đầu tư, đất đai, việc giao và cho thuê đất, nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất đối với nhà nước. (Ảnh: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai khảo sát tại dự án vào năm 2022: Nguồn Báo Đồng Nai).

Ngoài ra sẽ đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện dự án. Qua đó, chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế và những vấn đề tồn tại để biện pháp xử lý theo quy định. (Ảnh: Công trình không phép vẫn tổ chức các sự kiện vào cuối tuần: Nguồn Nhân Dân).

Ngoài ra sẽ đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện dự án. Qua đó, chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế và những vấn đề tồn tại để biện pháp xử lý theo quy định. (Ảnh: Công trình không phép vẫn tổ chức các sự kiện vào cuối tuần: Nguồn Nhân Dân).

Khánh Hoài (tổng hợp) – Báo TT&CS

Theo Tri thức & Cuộc sống

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/tan-muc-khu-phuc-hop-can-ho-cao-cap-hang-tram-ty-khong-phep-o-dong-nai-1904370.html

Bạc Liêu: Dân bức xúc về tuyến đường điện kém chất lượng

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiếu sáng yếu, giữa đêm thì đèn tắt hoặc không sáng là phản ánh của người dân về những cột đèn năng lượng do UBND xã Vĩnh Hưng A mới lắp hồi tháng 7/2023.

Đèn không sáng!

Vừa qua, Môi trường và Đô thị điện tử có nhận được phản ánh của một số hộ dân sống dọc tuyến lộ liên ấp Trung Hưng 1A và Trung Hưng 1B (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) về tình trạng một số cột đèn năng lượng mới lắp đặt nhưng chất lượng chiếu sáng rất kém.

Ông T, ngụ ấp Trung Hưng 1A, cho biết: “Đèn cũng có sáng nhưng đến tầm 1 – 2h sáng là tắt ngúm, có khi không sáng. Có một số bóng thì sáng hết đêm nhưng ánh sáng rất yếu…”.

Ông L (ngụ ấp Trung Hưng 1A) cho biết thêm: “Tôi đi thể dục tầm 4h sáng, thấy đa số các bóng không cháy. Tiền mỗi hộ dân đóng góp để làm công trình trên là 100.000 đồng, nhưng chất lượng tệ quá! Tôi cũng đã phản ánh đến chính quyền xã Vĩnh Hưng A về tình trạng này”.

Theo ghi nhận của PV, các cây trụ điện làm bằng sắt với đường kính ống tròn là phi 60, được cố định xuống nền đất bằng trụ bê tông. Hiệu bóng đèn là Sinol MK 400W Solar Light, đèn Lead 5.730. Đây là sản phẩm xã Vĩnh Hưng A đã xây dựng trên địa bàn xã nhiều năm qua. Tuyến đường điện này kéo dài khoảng 2,5 km.

Nguyên nhân do đâu?

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Quốc Khởi – Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Hưng A, cho biết: “Tôi mới được phân công về làm nhiệm vụ từ hồi tháng 8/2023 và mới đây có nghe phản ánh của nhiều hộ dân về tuyến đường điện chiếu sáng phục vụ công cộng này. Tôi đã giao cho Thường trực UBMTTQ xã đi kiểm tra thực tế và đã có báo cáo về vấn đề này”.

Theo báo cáo của Ban Giám sát MTTQ xã Vĩnh Hưng A, toàn tuyến có 47 cột bóng đèn năng lượng mặt trời, trong đó ấp Trung Hưng 1A có 39 bóng, còn  ấp Trung Hưng 1B có 8 bóng. Mỗi bóng được làm với giá 2,2 triệu đồng. Tuy nhiên, giá ngoài thị trường thì chi phí lắp đặt các trụ này là 1,350 triệu đồng. Tất cả các trụ đèn không đồng bộ với nhau về kích thước cũng như loại sắt, có sự chênh lệch lớn về giá cả cũng như chất lượng.

Điểm đầu của tuyến điện năng lượng.

Ông Lê Thanh Hùng – Trưởng ban MTTQ xã Vĩnh Hưng A, cho biết, các trụ đèn trên được xây dựng từ nguồn vận động các hộ dân trên địa bàn xã (mỗi hộ 100.000 đồng) và đã thực hiện suốt 3 năm qua. Khi đi kiểm tra, thấy phản ánh của người dân là đúng. Ông Hùng nói: “Chất lượng đèn yếu thì cần có ngành chuyên môn, nhưng việc dễ thấy nhất là UBND xã đã thuê doanh nghiệp làm chênh với giá 2,2 triệu/cây là đã có sự chênh lệch rất lớn, đến gần 40 triệu đồng. Suốt 3 năm qua, đơn vị này đã làm hơn 200 trụ đèn, tất cả đều từ nguồn vận động”.

Theo quy trình, tất cả các công trình đều có hợp đồng cụ thể để có phương án đối chiếu khi chất lượng kém và biết được trách nhiệm thuộc về bên nào. “Khi kiểm tra kỹ lại, chúng tôi vẫn không thấy hợp đồng lắp đặt giữa UBND xã với doanh nghiệp và tất cả các công trình trước cũng vậy. Tuy nhiên, để khách quan, Đảng ủy xã Vĩnh Hưng A sẽ báo cáo lên cấp trên để bên Thanh tra, Tài chính là đơn vị có chuyên môn thẩm định cho khách quan. Nếu thấy sai sẽ có biện pháp xử lý theo đúng quy định” – ông Khởi khẳng định.

Công cuộc xây dựng nông thôn mới đã và đang đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và việc lắp đặt đường điện nông thôn giúp giao thông an toàn hơn, an ninh trật tự cũng ngày càng đảm bảo. Do vậy, với các công trình do chính người dân đóng góp thì càng cần khách quan, minh bạch và hiệu quả nhiều hơn nữa.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn tuyến đèn điện năng lượng bị phản ánh là cháy rất yếu, không đủ giờ tại ấp Trung Hưng 1A và Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 2023 có thể sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử?

Năm 2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử loài người khi mùa hè vừa qua ở Bắc Bán cầu phá vỡ mọi kỷ lục. Trong khi nhiệt độ không khí trên đất liền trung bình trên toàn cầu cũng tăng lên mức cao thứ 2 trong tháng Sáu.

Nghiên cứu trên do các nhà khoa học từ Trường Khoa học Khí quyển của Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc) tiến hành và được công bố ngày 19/9 trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences.

Thông qua việc phân tích Bộ dữ liệu Nhiệt độ Bề mặt Toàn cầu của Trung Quốc 2.0 (CMST 2.0), nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng năm 2023 đã trải qua nửa đầu năm nóng nhất kể từ khi số liệu được ghi chép.

Nhiệt độ bề mặt biển trung bình trên toàn cầu (SSTs) tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Tư, trong khi nhiệt độ không khí trên đất liền trung bình trên toàn cầu cũng tăng lên mức cao thứ 2 trong tháng Sáu.

Sự kết hợp này khiến cho tháng Năm thành tháng nóng nhất trong lịch sử về nhiệt độ bề mặt trung bình trên toàn cầu.

Nghiên cứu còn cho thấy nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2023, do các nhân tố gồm El Nino và cháy rừng lan rộng. Cả SSTs trung bình trên toàn cầu và nhiệt độ đất liền trung bình trên toàn cầu đều đạt mức cao chưa từng có vào tháng Bảy.

Theo nhà khoa học Lorenzo Labrador thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới, biến đổi khí hậu đang có tác động có thể đo lường được đến chất lượng không khí và do đó là chính con người: “Có một mối liên kết phức tạp trong tập hợp các phản ứng hóa học trong đó các chất ô nhiễm được tạo ra một phần từ khí nhà kính. Cũng có các bằng chứng cho thấy, các giai đoạn biến đổi khí hậu đi đôi với các giai đoạn ô nhiễm không khí gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Một số xu hướng khí hậu được dự đoán có thể ảnh hưởng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng ở nhiều khu vực trên toàn cầu, làm gia tăng lượng ni-tơ ô-xít trong không khí và các tác động liên quan.”

Hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C là cam kết trọng tâm của thoả thuận được 196 quốc gia thống nhất tại Paris (Pháp) vào năm 2015.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, thế giới sẽ còn tiếp tục chứng kiến nhiều kỷ lục về khí hậu hơn, cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn nếu không kiểm soát được khí gây hiệu ứng nhà kính.

Những kết quả nghiên cứu trên cũng khớp với dự báo trước đây là năm 2023 sẽ nằm trong top 5 năm nóng nhất trong lịch sử và cũng khớp với xác nhận của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) vào ngày 14/9 rằng mùa Hè năm 2023 là mùa Hè nóng nhất trên Trái Đất, ít nhất kể từ năm 1880.

Ngoài ra, các nhà khoa học dự báo năm 2024 sẽ còn có những mức nhiệt độ cao hơn, phá vỡ nhiều kỷ lục cũ và các mùa đều nóng hơn năm 2023.

Anh Thư – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Năm 2023 có thể sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/nam-2023-co-the-se-la-nam-nong-nhat-trong-lich-su-80806.html

Quảng Trị: Hoang tàn Khu nghỉ dưỡng Aquatica hơn 342 tỷ ven biển Cửa Việt

Dự án Aquatica – Cua Viet beach and resort tại khu dịch vụ – du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có tổng mức đầu tư hơn 342 tỷ đồng, do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Hà Quảng Trị làm chủ đầu tư.

Sau nhiều năm triển khai, đến nay, dự án này vẫn chưa có dấu hiệu của sự hồi sinh. Toàn bộ khu đất hơn 67.050m2 dọc bờ biển du lịch nổi tiếng này vẫn đang trong tình trạng hoang phế.

Hồi cuối tháng 6/2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức họp, tháo gỡ vướng mắc cho chủ đầu tư và khẳng định, ngoài những nguyên nhân khách quan thì còn có nguyên nhân do nhà đầu tư chưa thực sự quyết liệt trong thực hiện dự án, năng lực còn hạn chế, chậm tái cấu trúc…

Dự án khu Aquatica – Cua Viet beach and resort tại khu dịch vụ – du lịch Cửa Việt do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Hà Quảng Trị làm chủ đầu tư, được Ban quản lý khu kinh tế cấp quyết định chủ trương đầu tư tại quyết định số 28/QĐ-KKT ngày 21/3/2019 với diện tích 67.050 m2.

Đây là dự án kế thừa dự án khu du lịch sinh thái biển Cửa Việt của Công ty TNHH xây dựng Hoàng Hà đã được cấp chủ trương đầu tư từ năm 2006 nhưng đã thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động và thuộc sở hữu hợp pháp của riêng ông Trần Đình Dũng.

Theo tiến độ được phê duyệt, trong tháng 7/2020, chủ đầu tư phải đưa toàn bộ hạng mục công trình số 1 vào kinh doanh khai thác; đến tháng 7/2021, hạng mục số 2 hoàn thành; đến tháng 7/2022, đưa tổng thể dự án vào hoạt động đồng bộ.

Sau khi được cấp phép, Công ty Hoàng Hà Quảng Trị đã thực hiện nhiều hạng mục xây dựng thuộc phân khu du lịch sinh thái biển Cửa Việt…

Tuy vậy, một thời gian sau đó, dự án cũng ngừng triển khai hoàn toàn.

Tại dự án, những căn bungalow được xây dựng rồi bỏ hoang lâu ngày khiến cây dại mọc um tùm, rậm rạp…

Đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư chưa lập thủ tục để được UBND tỉnh cho thuê đất theo quy định và không thực hiện dự án theo tiến độ đã được phê duyệt.

Nhà đầu tư cũng chưa thực hiện các thủ tục liên quan để triển khai dự án như chưa ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư, chưa thực hiện thủ tục thuê đất để xây dựng theo quy định, chưa trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi…

Dự án này đến nay vẫn chưa có dấu hiệu của sự hồi sinh.

Văn Tuân – Đức Thủy/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/quang-tri-hoang-tan-khu-nghi-duong-aquatica-hon-342-ty-ven-bien-cua-viet-20180504224289179.htm

Ẩn họa môi trường từ nhà máy luyện kim

Được xây dựng trên diện tích gần 30ha, Nhà máy luyện kim Ferocrom nằm lọt giữa thung lũng dưới chân dãy Ngàn Nưa thuộc xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) – nơi đầu nguồn nước của hàng nghìn hộ dân. Năm 2022, dự án này đi vào vận hành thử nghiệm. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, nhà máy đã xả thẳng khí, nước thải ra môi trường.

Khổ vì mùi khí thải

Hơn 5 tháng nay, gia đình anh Vũ Đình Sơn – trú tại thôn 3, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên vì thứ mùi hôi thối tỏa ra từ ống khói của Nhà máy luyện kim Ferocrom của Công ty Nam Việt (viết tắt là Ferocrom Nam Việt) nằm cách đó gần 1km. Anh Sơn nói: “Đây sẽ là một ẩn họa môi sinh khôn lường được dự báo trước, nếu các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa không quyết liệt trong xử lý đối với Ferocrom Nam Việt”.

Anh Sơn phản ánh, tình trạng Ferocrom Nam Việt xả khí thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xã Vân Sơn, đặc biệt là người dân tại thôn 3 đã diễn ra suốt từ đầu tháng 4/2023, đến nay. “Cửa đóng, then cài nhưng cũng không thoát khỏi thứ mùi hôi của nhà máy gây ra” – anh Sơn nói.

Anh Lê Kim Đôi – một người dân trú tại thôn 3, ngay sát với cổng chính của Nhà máy Ferocrom Nam Việt cũng bức xúc cho biết: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây đã bắt đầu diễn ra từ năm 2019, khi nhà máy bắt đầu chạy thử nghiệm. Người dân có ý kiến, chính quyền vào cuộc, tình hình có đỡ đi được một vài phần nhưng chỉ sau ít ngày, mọi thứ đâu lại vào đó. Có một điều mà anh Đôi cũng như nhiều người dân thôn 3 đặt nghi vấn là: Cứ mỗi khi Ferocrom Nam Việt xả khói thải ra môi trường, người dân gọi điện trình báo lên cơ quan chức năng thì nhà máy lại dừng ngay lập tức. Khi các cơ quan chức năng đến thì mọi chuyện như chưa có gì xảy ra, không có căn cứ để xử lý.

“Điều mà người dân chúng tôi lo ngại nhất chưa phải là không khí bị ô nhiễm mà là việc Ferocrom Nam Việt xả nước thải ra môi trường. Nước được xả ra thường có màu vàng sậm hoặc nâu sữa. Cây cối khi bị ngấm nước đều héo rũ và chết khô hàng loạt” – Anh Đôi cho biết thêm.

Có thể rút giấy phép nếu tái phạm

Trước thực trạng gây ô nhiễm môi trường của Ferocrom Nam Việt, đầu tháng 9/2023, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã tiến hành kiểm tra, quyết định xử phạt Ferocrom Nam Việt số tiền hơn 3 tỷ đồng do các lỗi vi phạm liên quan đến môi trường.

Cụ thể, Ferocrom Nam Việt đã thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000m3/giờ đến dưới 70.000m3/giờ. Với vi phạm này, Ferocrom Nam Việt bị phạt số tiền là 850 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường tại cơ sở đến cuối tháng 1/2024.

Bên cạnh đó, Ferocrom Nam Việt đã xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống, các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường. Ferocrom Nam Việt bị xử phạt 900 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn trong thời hạn 4,5 tháng. Đồng thời, với lỗi xả nước thải có chứa các thông số nguy hại tới môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần trở lên, Ferocrom Nam Việt bị xử phạt thêm 270 triệu đồng. Ngoài 3 lỗi xử phạt trên, Ferocrom Nam Việt bị áp dụng hình phạt tăng thêm trên 1 tỷ đồng.

Nói về sự việc xảy ra tại Ferocrom Nam Việt, ông Lê Bá Thành – Chủ tịch UBND xã Vân Sơn cho biết: Sau những lần nhân dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm do Ferocrom Nam Việt gây ra, xã đã thành lập đoàn vào kiểm tra lập biên bản, làm tờ trình báo cáo UBND huyện. “Tuy nhiên, do điều kiện chuyên môn, chức năng của cấp xã chỉ dừng lại ở mức kiểm tra, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền giải quyết mà không được phép xử phạt nên rất khó xử lý. Chính quyền và người dân luôn ủng hộ doanh nghiệp phát triển nhưng phải đảm bảo được công tác bảo vệ môi trường và không được làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân” – ông Thành nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Lê Phú Quốc – Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết: Ngay sau khi Thanh tra Bộ TNMT có quyết định xử phạt hành chính đối với Ferocrom Nam Việt, UBND huyện Triệu Sơn đã được giao giám sát việc đình chỉ hoạt động phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường và tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở. Huyện cũng đã yêu cầu phía Ferocrom Nam Việt thực hiện nghiêm túc nội dụng quyết định xử phạt, khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục về đầu tư xây dựng, các hồ sơ công trình xử lý chất thải của dự án. Đồng thời, giao UBND xã Vân Sơn cùng các cơ quan chức năng của huyện tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quyết định xử phạt đối với Ferocrom Nam Việt.

Theo ông Lê Phú Quốc – Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn: Trường hợp nếu Ferocrom Nam Việt vẫn tái phạm gây ô nhiễm môi trường, huyện sẽ đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa rút giấy phép hoạt động vĩnh viễn.

Nguyễn Chung – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Một góc Nhà máy luyện kim Ferocrom của Công ty Nam Việt.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/an-hoa-moi-truong-tu-nha-may-luyen-kim-5739385.html

‘Nhà ống’ tràn lan và lỗ hổng pháp lý

Nguyên nhân của tình trạng ‘nhà ống’ bắt nguồn từ thực trạng ‘đất chật, người đông’. Khi diện tích đất có giới hạn, người dân sẽ cố xây cao để tận dụng tối đa không gian.

Khi đặt chân đến thủ đô Amsterdam (Hà Lan), tôi không khỏi ngạc nhiên vì có nhiều ngôi mặt tiền rất nhỏ. Trước cửa nhà phải gắn móc trên nóc nhà để kéo những vật dụng to và cồng kềnh lên các tầng trên vì cầu thang cũng nhỏ hẹp.

Bạn tôi giải thích: ở Hà Lan người ta đánh thuế dựa trên kích thước chiều rộng của mặt tiền nên nhà vì thế thường rất nhỏ và dài.

Ở Hà Nội, mặc dù không đánh thuế nhà theo mặt tiền, nhưng chúng ta có rất nhiều những ngôi nhà “ống” (tube house) với mặt tiền 3m chiều dài gấp từ 3 đến 4 lần chiều rộng.

Những ngôi nhà “ống” này trong “ngõ nhỏ, phố nhỏ” là một đặc điểm chú ý nhất về cảnh quan đô thị.

Nguyên nhân của tình trạng nhà “ống” bắt nguồn từ thực trạng “đất chật, người đông”. Khi diện tích đất có giới hạn, người dân sẽ cố xây cao để tận dụng tối đa không gian.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng nhà “ống” đô thị ở Hà Nội và một số đô thị khác bắt nguồn từ nguyên nhân pháp lý: quy định việc tách thửa đất của hộ gia đình cá nhân đang bị biến tướng do lỗ hổng pháp luật.

Theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa phù hợp với điều kiện và tập quán của mình.

Từ đó, mỗi địa phương có các quy định về tiêu chí, điều kiện và diện tích tối thiểu được phép tách thửa khác nhau. Thậm chí trong cùng một tỉnh, diện tích đất ở tối thiểu thửa đất được phép tách khác nhau giữa các quận, huyện.

Ví dụ: ở Hà Nội, thửa đất hình thành từ việc tách phải bảo đảm mặt tiền có chiều rộng từ 3 mét trở lên, tổng diện tích tối thiểu là 30m2 ở các khu vực phường. Tại thành phố Hồ Chí Minh phần diện tích này là 36m2 với các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

Các luật vênh nhau

Theo quy định pháp luật về đất đai, tách thửa đất được coi là một trong những quyền của người sử dụng đất. Điều kiện tách thửa đất hiện nay chỉ dựa trên tiêu chí kỹ thuật của thửa đất (về chiều rộng mặt tiền, tổng diện tích đất hình thành sau khi tách). Như vậy, ngoài các thủ tục hành chính về tách thửa đất thực hiện tại UBND cấp huyện, cá nhân sẽ không phải thực hiện thêm các điều kiện khác về kinh doanh, cho dù việc tách thửa để chuyển nhượng cho người khác.

Thực tế tại các phường của Hà Nội, từ một thửa đất khoảng diện tích từ 300m2 là có thể tách thành 10 thửa đất nhỏ liền kề. Từ đó, những ngôi nhà ống một mặt tiền ba mặt giáp xung quanh sẽ hình thành. Các thủ tục pháp lý với những cá nhân tách thửa để “phân lô” núp bóng kiểu này chỉ dừng lại ở việc xin giấy phép xây dựng.

Trong khi đó, nếu đem so sánh với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khi xây dựng nhà ở thấp tầng hoặc phân lô phải trải qua muôn vàn các khó khăn, phức tạp về thủ tục pháp lý. Nhiều dự án từ bước đầu lập quy hoạch cho đến khi triển khai xây dựng mất đến nhiều năm trời. Các dự án này dù được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhưng không thể cạnh tranh được với các thửa đất phân lô, các ngôi nhà ống do cá nhân tự đầu tư xây dựng vốn không phải thực hiện bất cứ thủ tục nào về lập dự án đầu tư.

Bất cập pháp lý giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai là một trong những nguyên nhân chính tạo nên tình trạng cá nhân “vô tư” phân lô đất để chuyển nhượng.

Luật Đất đai quy định cá nhân có quyền tách thửa đất. Luật Nhà ở cũng cho phép cá nhân được xây dựng nhà ở riêng lẻ. Tách thửa đất, vì vậy, được coi là việc thực hiện quyền của cá nhân sử dụng đất.

Đây là một chính sách đúng đắn, giúp người dân có thể để lại thừa kế, tặng cho nhiều người thân, con cháu hay thậm chí chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất vì nhu cầu tài chính của gia đình.

Trong khi đó, dù Luật Kinh doanh bất động sản quy định phải thành lập doanh nghiệp, lập dự án đầu tư nhưng lại chưa xác định được quy mô thửa đất diện tích bao nhiêu thì phải lập dự án đầu tư. Pháp luật chưa phân biệt việc kinh doanh bất động sản với việc các cá nhân thực hiện quyền tách thửa của người sử dụng đất.

Từ “lỗ hổng” này đã bị một số cá nhân lợi dụng chuyên mua đất lớn, phân lô kiếm lời. Những ngôi nhà ống vì thế mà không ngừng phát triển, tạo gánh nặng lên hệ thống hạ tầng đô thị đã vốn quá tải.

Các mâu thuẫn, bất cập về pháp lý có thể thấy qua việc cấm hay không việc cá nhân “phân lô”. Trong thời gian “sốt đất” cuối năm 2021 nhiều người đứng ra mua các thửa đất để tách thửa đem bán.

Trám lại lỗ hổng

Để ngăn ngừa tình trạng phân lô núp bóng, một số địa phương như Lâm Đồng, Hà Nội…đã ra văn bản tạm ngừng chia tách thửa đất. Tuy nhiên, hầu hết các văn bản tạm dừng việc chia, tách thửa đất sẽ bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp “tuýt còi” với lý do tách thửa là quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Vậy đâu là giải pháp pháp lý xử lý các bất cập từ việc cá nhân đầu tư phân lô bất động sản kiểu núp bóng?

Chúng ta cần xây dựng được khuôn khổ pháp lý rõ ràng để xác định hoạt động kinh doanh bất động sản và những trường hợp thực hiện quyền của cá nhân sử dụng đất.

Hiện nay, việc tách thửa đất mới chỉ được thẩm định dưới góc độ điều kiện kỹ thuật (về diện tích chiều rộng mặt tiền, chiều dài…) mà chưa xem xét đến yếu tố nguồn gốc thửa đất và chủ sử dụng đất.

Như vậy, theo tôi, một phương án có thể tính đến là trường hợp cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người khác thì chỉ được tách thửa sau thời hạn nhất định (ví dụ 3 năm kể từ ngày mua).

Ngược lại, với cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định do được thừa kế, tặng cho hoặc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì không áp dụng hạn chế về thời hạn tách thửa như đề xuất trên.

Đây là cơ sở quan trọng để ngăn chặn việc các cá nhân kinh doanh bất động sản núp bóng nhưng không ảnh hưởng đến các quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất.

Hy vọng Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đang trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 10 năm 2023 các vấn đề trên sẽ được quy định rõ ràng. Khi đó, các hành vi phân lô núp bóng sẽ không còn “đất” để tồn tại và những ngôi nhà “ống” ở các đô thị sẽ không hình thành nhiều như hiện nay nữa.

Luật sư Phạm Thanh Tuấn

Theo VietnamNet

Ảnh: Hình ảnh những ngôi nhà ống ở Hà Nội

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/nha-ong-tran-lan-va-lo-hong-phap-ly-2193774.html

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 36-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 36-2023 với những nội dung chính như sau:

Về quản lý môi trường

– Sự không đồng nhất về không gian và thời gian của ô nhiễm không khí ở Đông Phi.

– Một bức tranh tổng thể về sự phân bổ không gian của tải lượng ô nhiễm sông ở một khu vực có mức độ nhân văn cao.

– Dân số trong tương lai tiếp xúc với sóng nhiệt ở 83 siêu đô thị toàn cầu.

– Mô hình hóa dựa trên kịch bản về sự thay đổi tỷ lệ hấp thụ hóa chất ở Thụy Điển và Biển Baltic dưới sự thay đổi toàn cầu.

– Liệu Trung Quốc có thể đạt được cam kết CO2 vào năm 2030 và 2060 hay không?

– Sự phối hợp của các chính sách xanh và tác động giảm ô nhiễm của chúng: Phân tích định lượng các văn bản chính sách xanh của Trung Quốc.

– Khung chính sách cho nền kinh tế tuần hoàn: Bài học từ EU.

– Nghiên cứu về mối liên hệ giữa nền kinh tế kỹ thuật số và lượng khí thải carbon – Bằng chứng ở cấp tỉnh của Trung Quốc.

– Đánh giá và ưu tiên các rủi ro và chiến lược tài trợ tín dụng carbon cho thị trường carbon bền vững ở Trung Quốc.

– Các chương trình mua bán phát thải carbon có nâng cao hiệu quả đổi mới xanh của doanh nghiệp không?

Về môi trường đô thị

– Khu dân cư tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí và nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mãn tính ở Ý: Nghiên cứu BIGEPI.

– Tác động của các vụ cháy rừng cực độ từ Rừng Brazil và đốt mía đến chất lượng không khí của siêu đô thị lớn nhất Nam Mỹ.

– Hiệu quả sinh thái và cải thiện sử dụng đất đô thị ở khu vực phía Tây Trung Quốc.

– Phát triển danh mục xử lý chất thải rắn bền vững cho mối quan hệ 3P (hành tinh-thịnh vượng-con người).

– Phân tích sự phân bổ dịch vụ hệ sinh thái và sự bất bình đẳng của các thành phố điển hình ở Trung Quốc.

– Đánh giá các yếu tố quyết định hành vi vì môi trường và phát thải trực tiếp của hộ gia đình.

– Tác động ghép nối từ xa đa quy mô của thay đổi sử dụng đất đối với các dịch vụ hệ sinh thái trong các cụm đô thị -Một nghiên cứu trường hợp ở vùng trung lưu của các cụm đô thị sông Dương Tử.

– Nước thải đã qua xử lý và cơ chế loại bỏ yếu làm tăng ô nhiễm nitrat ở các dòng sông đô thị.

– Đánh giá vòng đời quản lý chất thải sinh học đô thị – một nghiên cứu điển hình ở Séc.

Về môi trường khu công nghiệp

– Chiến lược giảm nguồn hay giải pháp cuối đường ống? Tác động của việc mua bán và sáp nhập xanh đến chiến lược đầu tư môi trường của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng Trung Quốc.

– Mức lương tối thiểu ảnh hưởng như thế nào đến việc xả thải ô nhiễm của doanh nghiệp: Bằng chứng từ Trung Quốc.

– Tác động của đầu vào kỹ thuật số đến năng suất xanh của doanh nghiệp: Bằng chứng vi mô từ ngành sản xuất Trung Quốc.

– Sự cộng sinh công nghiệp thúc đẩy trao đổi vật chất tại Khu công nghiệp sinh thái trình diễn Ulan Buh: Mô hình MILP đa mục tiêu.

– Đánh giá về công nghệ giảm thiểu chất gây ô nhiễm không khí trong ngành sắt thép Trung Quốc hiện nay.

– Chính sách tín dụng xanh và quyên góp từ thiện của doanh nghiệp: Bằng chứng từ Trung Quốc.

– Cái nhìn sâu sắc mới về sự tắc nghẽn màng không thể đảo ngược trong các lò phản ứng sinh học màng gốm siêu lọc cỡ lỗ khác nhau (UCMBR) để xử lý nước thải dệt may cường độ cao.

– Quá trình oxy hóa quang điện tuần tự và phân hủy sinh học của dòng thải dệt may: Làm sáng tỏ cơ chế phân hủy và sự đa dạng của vi khuẩn.

– Cách áp dụng dung môi eutectic sâu dựa trên terpenoid để loại bỏ kháng sinh và thuốc nhuộm khỏi nước: Dự đoán lý thuyết, xác nhận thực nghiệm và đánh giá hóa học lượng tử.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Validation, inter-comparison, and usage recommendation of six latest VIIRS and MODIS aerosol products over the ocean and land on the global and regional scales

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163794

Abstract

MODIS and VIIRS aerosol products have been used extensively by the scientific community. Products in operation include MODIS Dark Target (DT), Deep Blue (DB), and Multi-Angle Implementation of Atmospheric Correction (MAIAC) and VIIRS DT, DB, and NOAA Environmental Data Record products. This study comprehensively validated and inter-compared aerosol optical depth (AOD) and Ångstrom exponent (AE) over land and the ocean of these six products (seven different algorithms) on regional and global scales using AErosol RObotic NETwork (AERONET) and Maritime Aerosol Network (MAN) observations. In particular, we used AERONET inversions to classify AOD and AE biases into different scenarios (depending on absorption and particle size) to obtain retrieval error characteristics. The spatial patterns of the products and their differences were also analyzed. Collectively, although six satellite AODs are in good agreement with ground observations, VIIRS DB (land and ocean) and MODIS MAIAC (land only) AODs show better validation metrics globally and better performance in 8/10 world regions. Therefore, they are more recommended for usage. Although land AE retrievals are not capable of quantitative application at both instantaneous and monthly scales, their spatial patterns show qualitative potential. Ocean AE shows a relatively high correlation coefficient with ground measurements (>0.75), meeting the fraction of expected accuracy (> 0.70). Error characteristic analyses emphasize the importance of aerosol particle size and absorption-scattering properties for land retrieval, indicating that improving the representation of aerosol types is necessary. This study is expected to facilitate the usage selection of operating VIIRS and MODIS products and their algorithm improvements.

2. Spatial and temporal heterogeneity of air pollution in East Africa

Science of The Total Environment, Volume 886, 15 August 2023, 163734

Abstract

East Africa’s air pollution levels are deteriorating due to anthropogenic and biomass burning emissions and unfavorable weather conditions. This study investigates the changes and influencing factors of air pollution in East Africa from 2001 to 2021. The study found that air pollution in the region is heterogeneous, with increasing trends observed in pollution hot spots (PHS) while it decreased in pollution cold spots (PCS). The analysis identified four major pollution periods: High Pollution period 1, Low Pollution period 1, High Pollution period 2, and Low Pollution period 2, which occur during Feb-Mar, Apr-May, Jun-Aug and Oct-Nov, respectively. The study also revealed that long range transport of pollutants to the study area is primarily influenced by distant sources from the eastern, western, southern, and northern part of the continent. The seasonal meteorological conditions, such as high sea level pressure in the upper latitudes, cold air masses from the northern hemisphere, dry vegetation, and a dry and less humid atmosphere from boreal winter, further impact the transport of pollutants. The concentrations of pollutants were found to be influenced by climate factors, such as temperature, precipitation, and wind patterns. The study identified different pollution patterns in different seasons, with some areas having minimal anthropogenic pollution due to high vegetation vigor and moderate precipitation. Using Ordinary Least Square (OLS) regression and Detrended Fluctuation Analysis (DFA), the study quantified the magnitude of spatial variation in air pollution. The OLS trends indicated that 66 % of pixels exhibited decreasing trends while 34 % showed increasing trends, and DFA results indicating that 36 %, 15 %, and 49 % of pixels exhibited anti-persistence, random, and persistence in air pollution, respectively. Areas in the region experiencing increasing or decreasing trends in air pollution, which can be used to prioritize interventions and resources for improving air quality, were also highlighted. It also identifies the driving forces behind air pollution trends, such as anthropogenic or biomass burning, which can inform policy decisions aimed at reducing air pollution emissions from these sources. The findings on the persistence, reversibility, and variability of air pollution can inform the development of long-term policies for improving air quality and protecting public health.

3. A holistic picture of spatial distribution of river polluting loads in a highly anthropized area

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 163784

Abstract

For many years, there has been a debate on the polluting loads affecting the Gulf of Naples, one of Italy’s most spectacular and iconic landscape. The wide territory bordering the Gulf includes the Sarno river basin (SRB) managed by the Southern Apennines River Basin District Authority in the framework of Unit of Management Sarno (UoM-Sarno). The paper investigated the anthropogenic pressures and their spatial distribution in the UoM-Sarno, revealing as SRB represents a hotspot of pollution mainly due to the high population density and widespread hydro-demanding activities which are responsible of high organic and eutrophication loads. The pollution sources, variably distributed on the area, and potentially conveyed to the wastewater treatment plants (WWTPs) located into SRB, were estimated considering the WWTPs treatment capacity as well. Results revealed a holistic picture of UoM-Sarno area allowing to establish the priorities of the interventions aimed at safeguarding the coastal marine resources. In particular, 2590 tons BOD/year were directly discharged into the Gulf of Naples due to the missing of sewers, and other 10,600 tons BOD/year are potentially discharged in the Sarno river reaching the sea, considering the contribution of population, industrial activity, and livestock.

4. Future population exposure to heatwaves in 83 global megacities

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164142

Abstract

Global warming leads to more frequent and intense heatwaves, putting urban populations at greater risk. Previous related studies considered only surface air temperature or one or two Shared Socioeconomic Pathways (SSPs) and were limited to specific regions. Moreover, no research focused on heatwave exposure in highly-populated global megacities facing severe threats. This study is the first to project future population exposure to heatwaves in 83 global megacities by 2100 using fine-resolution data, suitable indices reflecting human comfort in heatwaves by incorporating temperature and humidity, and a future population exposure projection and analysis framework. The results show that (1) the global frequency of extreme heatwave events and average change rate in each megacity sequentially increase from SSP1-2.6 to SSP5-8.5, and the change rate is generally larger in megacities in the Southern Hemisphere; (2) the increases in heatwave exposure are greatest under SSP370, and the change rates are generally larger for megacities in Southern Asia; (3) there is a high degree of inequality (Gini of 0.6 to 0.63) in future heatwave exposure globally, with the highest inequality under SSP5-8.5 and the lowest under SSP3-7.0; (4) the average exposure, increase rate, and change are highest in low-income megacities and lowest in high-income megacities. The distribution of exposure is the most balanced in middle-income megacities and the least balanced in high-income megacities; and (5) population growth contributes more to the change in exposure than total warming in high-income megacities under SSP1-2.6, and total urban warming contributes much more than population growth in all other cases. Every effort should be made to avoid the SSP3-7.0 scenario and pursue sustainable and rational urban economic development. Mumbai, Manila, Kolkata, and Jakarta warrant particular attention due to their rapid exposure growth. Additionally, policymakers and urban planners must focus on improving sustainable development planning for megacities in southern Asia and low-income megacities.

5. Scenario-based modelling of changes in chemical intake fraction in Sweden and the Baltic Sea under global change

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164247

Abstract

The climate in Europe is warming twice as fast as it is across the rest of the globe, and in Sweden annual mean temperatures are forecast to increase by up to 3–6 °C by 2100, with increasing frequency and magnitude of floods, heatwaves, and other extreme weather. These climate change-related environmental factors and the response of humans at the individual and collective level will affect the mobilization and transport of and human exposure to chemical pollutants in the environment. We conducted a literature review of possible future impacts of global change in response to a changing climate on chemical pollutants in the environment and human exposure, with a focus on drivers of change in exposure of the Swedish population to chemicals in the indoor and outdoor environment. Based on the literature review, we formulated three alternative exposure scenarios that are inspired by three of the shared socioeconomic pathways (SSPs). We then conducted scenario-based exposure modelling of the >3000 organic chemicals in the USEtox® 2.0 chemical library, and further selected three chemicals (terbuthylazine, benzo[a]pyrene, PCB-155) from the USEtox library that are archetypical pollutants of drinking water and food as illustrative examples. We focus our modelling on changes in the population intake fraction of chemicals, which is calculated as the fraction of a chemical emitted to the environment that is ingested via food uptake or inhaled by the Swedish population. Our results demonstrate that changes of intake fractions of chemicals are possible by up to twofold increases or decreases under different development scenarios. Changes in intake fraction in the most optimistic SSP1 scenario are mostly attributable to a shift by the population towards a more plant-based diet, while changes in the pessimistic SSP5 scenario are driven by environmental changes such as rain fall and runoff rates.

6. Can China achieve its 2030 and 2060 CO2 commitments? Scenario analysis based on the integration of LEAP model with LMDI decomposition

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164151

Abstract

China’s ambitious targets of peaking its Carbon dioxide (CO2) emissions on or before 2030 and achieving carbon neutrality by 2060 have been a topic of discussion in the international community. This study innovatively combines the logarithmic mean Divisia index (LMDI) decomposition method and the long-range energy alternatives planning (LEAP) model to quantitatively evaluate the CO2 emissions from energy consumption in China from 2000 to 2060. Using the Shared Socioeconomic Pathways (SSPs) framework, the study designs five scenarios to explore the impact of different development pathways on energy consumption and related carbon emissions. The LEAP model scenarios are based on the result of LMDI decomposition, which identifies the key influencing factors on CO2 emissions. The empirical findings of this study demonstrate that the energy intensity effect is the primary factor of the 14.7 % reduction in CO2 emissions observed in China from 2000 to 2020. Conversely, the economic development level effect has been the driving factor behind the increase of 50.4 % in CO2 emissions. Additionally, the urbanization effect has contributed 24.7 % to the overall change in CO2 emissions during the same period. Furthermore, the study investigates potential future trajectories of CO2 emissions in China up to 2060, based on various scenarios. The results suggest that, under the SSP1 scenarios. China’s CO2 emissions would peak in 2023 and achieve carbon neutrality by 2060. However, under the SSP4 scenarios, emissions are expected to peak in 2028, and China would need to eliminate approximately 2000 Mt of additional CO2 emissions to reach carbon neutrality. In other scenarios, China is projected to be unable to meet the carbon peak and carbon neutrality goals. The conclusions drawn from this study offer valuable insights for potential policy adjustments to ensure that China could fulfill its commitment to peak carbon emissions by 2030 and achieve carbon neutrality by 2060.

7. Synergies of green policies and their pollution reduction effects: Quantitative analysis of China’s green policy texts

Journal of Cleaner Production, Volume 412, 1 August 2023, 137360

Abstract

Synergy is an important step to enhance policy effectiveness and has been discussed in many fields. In order to promote the transformation and upgrading of polluting industries, green policy synergy is urgent to be studied comprehensively. Thus, this paper analyzes the temporal evolution laws of policy content synergy, policy department synergy, and policy type synergy, and further investigates the pollution reduction effect of policy synergy according to the green policy texts issued by Chinese ministries and commissions from 2001 to 2021. The results are as follows. (1) Policy content synergy significantly suppresses the emission intensity of various pollutants. The pollution reduction effect is proportional to the content synergy degree of policies. (2) The policy department synergy significantly reduces the emission intensity of sulfur dioxide, solid waste, and comprehensive pollution, but the suppression effect on chemical oxygen demand and ammonia nitrogen oxygen demand is not obvious. (3) The pollution reduction effect varies with the policy type synergy. Specifically, the synergistic pollution reduction effect of command and control, market incentive, and public participation policies is the best, followed by market incentive and public participation policies, and that of command and control and market incentive policies is the worst. (4) Further research shows that energy consumption significantly negatively regulates the pollution reduction of the policy content synergy and the policy type synergy, but not the policy department synergy. Meanwhile, adjusting industrial structure can promote pollution reduction. This study provides an important reference for enhancing the synergy among green policies and achieving the goal of carbon peak and carbon neutrality.

8. A policy framework for the circular economy: Lessons from the EU

Journal of Cleaner Production, Volume 412, 1 August 2023, 137176

Abstract

Transitioning from the ‘take-make-dispose’ linear production system to a circular economy can strengthen sustainability, and governments play a vital role. Recent scholarship has investigated policies for circular economy transition, but few studies take a perspective on circularity reform that spans geographies, industries, and product life-cycle stages. This article fills that gap by introducing a policy framework for the circular economy that includes over 100 policy instruments. The framework is developed from a review of 572 studies published in the academic and grey literature, along with policy databases and other documents. The findings are validated and supplemented by data from 33 semi-structured interviews with circular economy experts including scholars, policymakers, and representatives from NGOs and businesses. Derived primarily from the EU context but broadly applicable, the framework categorizes circular economy policies into nine groups. Six groups correspond to stages of the product life-cycle and three are overarching, capturing a holistic perspective mostly lacking in the literature. This study aims to promote a more structured discussion about circular economy policies and provides directions for future research by identifying topics where scholarship is thin. In addition to advancing theory, the framework can also serve as an assessment lens for designing circular economy policies.

9. Research on the nexus between the digital economy and carbon emissions -Evidence at China’s province level

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137484

Abstract

China is currently entering the era of the digital economy. Further development of the digital economy may provide a new dynamic mechanism to achieve carbon peak and carbon neutrality goals. Therefore, the digital economy activities in the process of reducing carbon emissions need to be urgently discussed. Using a panel dataset covering 30 Chinese provinces from 2013 to 2020, a two-way fixed effect model was employed to analyze the impact of the digital economy on carbon emissions. The results indicated that, during the study period, regional differences in the level of digital economy development were large. In addition, the spatial pattern showed a decrease from east to west. The development of the digital economy significantly reduced the intensity of carbon emissions. This conclusion that was supported by robustness tests and endogenous analysis. Moreover, this effect exhibited heterogeneity with respect to energy consumption, sub-indicators of the digital economy, and policy support. Additionally, government support positively moderated the relationship between the digital economy and carbon emissions. This moderating effect also showed heterogeneity. Most importantly, the relationship between the digital economy and carbon emissions was transmitted through different dimensions of science and technology innovation. These findings provide a further scientific basis for developing the digital economy and promoting green development, which is beneficial for achieving carbon peak and carbon neutrality.

10. Evaluating and prioritizing the carbon credit financing risks and strategies for sustainable carbon markets in China

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137677

Abstract

Carbon markets are crucial to attaining sustainable development objectives given the pressing need to cut greenhouse gas emissions and combat climate change. China is a key player in the fight against climate change since the country emits the most greenhouse emissions globally. In light of China’s carbon markets, this study evaluates the risks and mitigation strategies related to financing carbon credit projects. Fuzzy Analytical Hierarchy Process (FAHP) and Fuzzy Viekriterijumsko Kompromisno Rangiranj (FVIKOR) methodologies are used to assess carbon finacing risks and strategies for the growth of China’s carbon market. The FAHP method evaluated carbon credit financing risks and sub-risks, while the FVIKOR method prioritized mitigation strategies. The findings of the FAHP method show that regulatory and policy risks, financial risks, and operational risks are the major risks in the Chinese carbon markets. To mitigate these risks, prioritizing strategies based on FVIKOR suggests that developing stakeholder relationships, financial stability, and transparency would be a practical approach to achieving efficient, productive, and sustainable carbon markets in China. The study provides practical policy implications for stakeholders involved in carbon credit financing and contributes to global climate change efforts by offering insights into carbon credit market risks and opportunities.

11. Do carbon emission trading schemes enhance enterprise green innovation efficiency? Evidence from China’s listed firms

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137668

Abstract

Under the imperatives of economic improvement and environmental protection, green innovation efficiency has garnered increased global interest. This study explores the effects of China’s carbon emission trading scheme (CETS) on firm green innovation efficiency (GIE) through Super-Slack Based Model Data Envelopment Analysis, the difference-in-difference-in-differences method, the mediation effect model, and the instrumental variables-two stage least square model. An empirical analysis of data from China’s A-share listed corporations between 2007 and 2017 is conducted, based on the Porter hypothesis. The main results show that CETS positively impacts enterprises’ GIE, indicating that weak Porter hypothesis can be observed in China. This outcome is still valid after robustness tests. Further analyses demonstrate that: (1) China’s CETS enhances enterprises’ GIE by encouraging green product innovation; (2) the promoting effect of China’s CETS on enterprises’ GIE will be significantly enhanced with the improvement of carbon market liquidity; (3) China’s CETS has a significant positive impact on the GIE of small enterprises, firms with weak political relevance, and corporations that are located in regions where policy pressure is high. This study provides an evaluation of the policy effectiveness of China’s CETS at a micro-level and offers statistical support and specific policy recommendations to improve the CETS.

12. Can digital investment improve corporate environmental performance? — Empirical evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137669

Abstract

Enterprise environmental performance has always been the core topic of enterprise environmental management. Under the promotion of the new generation of technological revolution, whether enterprise digitalization can help improve enterprise environmental performance has become a new research hotspot. Taking Chinese A-share listed industrial enterprises as the research sample, this paper discusses the influence mechanism of digitalization on corporate environmental performance. The results show that:(1) digital investment has a significant U-shaped relationship with corporate environmental performance; (2) Technological innovation is an important intermediary channel through which digital investment promotes enterprise environmental performance: digital investment can positively promote technological innovation, and there is also a significant U-shaped relationship between technological innovation and corporate environmental performance; (3) The hometown identification degree of executives positively moderates the relationship between technological innovation and corporate environmental performance. Accordingly, we suggest that companies need to adopt hedging policies in the early stage to reduce the adverse environmental effects caused by digital technology and accelerate the digital transformation of enterprises and promote the development of technological innovation to achieve the goal of coordinated environmental protection. Finally, we hope that executives will actively participate in this activity and jointly promote the development of this cause.

13. Impact of climate warming on population mortality in South China

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137789

Abstract

Climate warming poses a serious threat to public health, especially in South China. This study analyzes the impact of climate warming on population mortality and adaptive behavior in South China from the perspective of economic heterogeneity. The study constructs a temperature–mortality response model using mortality data from 134 major cities in South China from 1999 to 2019. The two-way fixed effects method is used for empirical estimation. The following are the main findings. (1) High temperature has a significant impact on mortality in South China. Compared with rich cities, high temperature significantly increases mortality in poor cities. (2) Under the RCP8.5 concentration scenario, climate warming will increase population mortality by 19.37% in South China and 34.32% in poor cities over the period 2080–2099. (3) Outmigration by the rural population is an important adaptive behavior to high temperatures. This behavior also shows economic heterogeneity. These findings have several policy implications for mitigating the impact of climate warming on mortality. Policymakers should provide more support to poor areas to improve their ability to adapt to climate change.

14. Is ecological footprint related to foreign trade? Evidence from the top ten fastest developing countries in the global economy

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137517

Abstract

An ecological footprint (EF) refers to the resources that are used by the people or production companies in an area for commerce, which includes the production of food, water resources, and housing; however, it also includes foreign trade of the products produced. The present study aims to examine how foreign trade affects EF and recommend specific new policies or revisions to policies to reduce EF. EF is used as an environmental indicator in the present study. The top 10 fastest developing countries (Argentina, Brazil, China, India, Indonesia, Mexico, Poland, South Africa, South Korea, and Turkey) comprised the study sample. The analyses were conducted using annual data for the period of 1990–2018; export and import data were taken as foreign trade variables, and their relationship with EF was tested through two different models. Renewable energy consumption (REC) and national income were modeled as control variables, and second-generation panel data analysis techniques were used. When the Durbin-Hausman cointegration test was applied, the data indicated a strong correlation between foreign trade and EF. According to the Common Correlated Effects (CCE) coefficient estimator, there was an inverse relationship between exports and REC and EF and a positive relationship with economic growth. When the Augmented Mean Group (AMG) coefficient estimator was applied, an inverse correlation was indicated among exports, imports, REC, and EF. Based on the findings of the analyses, it can be argued that policymakers and market players should manage foreign trade and environmental policies in a harmonized manner, and long-term planning should be shaped around these test results.

15. Global climate policy effectiveness: A panel data analysis

Journal of Cleaner Production, Volume 412, 1 August 2023, 137321

Abstract

The global energy landscape is experiencing substantial transformations, and the energy policies of various countries are also evolving under the influence of economic development and climate change mitigation. The Policies and Measures Database of the International Energy Agency assembles over 7000 pieces of information on energy policy from around the world and classifies them into four categories based on their objectives: addressing climate change policy, renewable energy policy, energy efficiency policy, and building energy efficiency policy. This paper aims to analyze the status quo of global energy policy development from these four aspects and examine the effectiveness of both aggregate and individual instruments utilizing an econometric model based on panel data analysis. Moreover, this paper analyzes the energy policy paths of six leading countries and compares the effectiveness of their policies. The results revealed that global climate policy plays a significant role in reducing carbon emission, while the performance of policies varies among different countries. Based on these findings, this paper provides reference for policymakers to formulate energy policies aligned with global and domestic requirements.

16. Spatiotemporal trends of cardiovascular disease burden attributable to ambient PM2.5 from 1990 to 2019: A global burden of disease study

Science of The Total Environment, Volume 885, 10 August 2023, 163869

Abstract

There is little known about the global burden of CVD attributable to ambient PM2.5 (referred to as CVD burden hereinafter) and its secular trend across different regions and countries. We aimed to evaluate the spatiotemporal trends in CVD burden at the global, regional and national levels from 1990 to 2019. Data on CVD burden including mortality and disability adjusted of life years (DALYs) from 1990 to 2019 were extracted from the Global Burden of Disease Study 2019. Cases, the age-standardized rate of mortality (ASMR) and DALYs (ASDR) were estimated by age, sex and sociodemographic index (SDI). Estimated annual percentage change (EAPC) was calculated to evaluate the temporal changing in ASDR and ASMR from 1990 to 2019. In 2019, 2.48 million deaths and 60.91 million DALYs of CVD were attributed to ambient PM2.5 globally. Most CVD burden occurred in males, elderly and the middle SDI region. At national level, Uzbekistan, Egypt, and Iraq had the highest ASMR and ASDR. Despite remarkable increase in number of DALYs and deaths of CVD worldwide from 1990 to 2019, we observed nonsignificant change in ASMR (EAPC: 0.06, 95 % CI: −0.01, 0.13) and slight increment in ASDR (EAPC: 0.30, 95 % CI: 0.23, 0.37). The EAPCs of ASMR and ASDR were negatively associated with SDI in 2019, while the low-middle SDI region exhibited the fastest growth of ASMR and ASDR with EAPCs of 3.25 (95 % CI: 3.14, 3.37) and 3.36 (95 % CI: 3.22, 3.49), respectively. In conclusion, the global CVD burden attributable to ambient PM2.5 has largely increased over the past three decades. The population growth, aging and SDI contributed to the heterogeneity of spatial and temporal distribution. Enforcing policy to improving air quality is required to halt the growing burden of PM2.5 on health.

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Long-term residential exposure to air pollution and risk of chronic respiratory diseases in Italy: The BIGEPI study

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163802

Abstract

Long-term exposure to air pollution has adverse respiratory health effects. We investigated the cross-sectional relationship between residential exposure to air pollutants and the risk of suffering from chronic respiratory diseases in some Italian cities.

In the BIGEPI project, we harmonised questionnaire data from two population-based studies conducted in 2007–2014. By combining self-reported diagnoses, symptoms and medication use, we identified cases of rhinitis (n = 965), asthma (n = 328), chronic bronchitis/chronic obstructive pulmonary disease (CB/COPD, n = 469), and controls (n = 2380) belonging to 13 cohorts from 8 Italian cities (Pavia, Turin, Verona, Terni, Pisa, Ancona, Palermo, Sassari). We derived mean residential concentrations of fine particulate matter (PM10, PM2.5), nitrogen dioxide (NO2), and summer ozone (O3) for the period 2013–2015 using spatiotemporal models at a 1 km resolution. We fitted logistic regression models with controls as reference category, a random-intercept for cohort, and adjusting for sex, age, education, BMI, smoking, and climate.

Mean ± SD exposures were 28.7 ± 6.0 μg/m3 (PM10), 20.1 ± 5.6 μg/m3 (PM2.5), 27.2 ± 9.7 μg/m3 (NO2), and 70.8 ± 4.2 μg/m3 (summer O3). The concentrations of PM10, PM2.5, and NO2 were higher in Northern Italian cities. We found associations between PM exposure and rhinitis (PM10: OR 1.62, 95%CI: 1.19–2.20 and PM2.5: OR 1.80, 95%CI: 1.16–2.81, per 10 μg/m3) and between NO2 exposure and CB/COPD (OR 1.22, 95%CI: 1.07–1.38 per 10 μg/m3), whereas asthma was not related to environmental exposures. Results remained consistent using different adjustment sets, including bi-pollutant models, and after excluding subjects who had changed residential address in the last 5 years.

We found novel evidence of association between long-term PM exposure and increased risk of rhinitis, the chronic respiratory disease with the highest prevalence in the general population. Exposure to NO2, a pollutant characterised by strong oxidative properties, seems to affect mainly CB/COPD.

2. Introducing a land use-based weight factor in regional health risk assessment of PAHs in soils of an urban agglomeration

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 163833

Abstract

The high heterogeneity of land uses in urban areas has led to large spatial variations in the contents and health risks of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in soils. A land use-based health risk assessment (LUHR) model was proposed for soil pollution on a regional scale by introducing a land use-based weight factor, which considered the differences in exposure levels of soil pollutants to receptor populations between land uses. The model was applied to assess the health risk posed by soil PAHs in the rapidly industrializing urban agglomeration of Changsha-Zhuzhou-Xiangtan Urban Agglomeration (CZTUA). The mean concentration of total PAHs (∑PAHs) in CZTUA was 493.2 μg/kg, and their spatial distribution was consistent with emissions from industry and vehicles. The LUHR model suggested the 90th percentile health risk value was 4.63 × 10−7, which was 4.13 and 1.08 times higher than those of traditional risk assessments that have adopted adults and children as default risk receptors, respectively. The risk maps of LUHRs showed that the ratios of the area exceeding the risk threshold (1 × 10‐6) to the total area were 34.0 %, 5.0 %, 3.8 %, 2.1 %, and 0.2 % in the industrial area, urban green space, roadside, farmland, and forestland, respectively. The LUHR model back-calculated the soil critical values (SCVs) for ∑PAHs under different land uses, resulting in values of 6719, 4566, 3224, and 2750 μg/kg for forestland, farmland, urban green space, and roadside, respectively. Compared with the traditional health risk assessment models, this LUHR model identified high-risk areas and drew risk contours more accurately and precisely by considering both the spatial variances of soil pollution and their exposure levels to different risk receptors. This provides an advanced approach to assessing the health risks of soil pollution on a regional scale.

3. Impact of extreme wildfires from the Brazilian Forests and sugarcane burning on the air quality of the biggest megacity on South America

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 163439

Abstract

Recently, extreme wildfires have damaged important ecosystems worldwide and have affected urban areas miles away due to long-range transport of smoke plumes. We performed a comprehensive analysis to clarify how smoke plumes from Pantanal and Amazon forests wildfires and sugarcane harvest burning also from interior of the state of São Paulo (ISSP) were transported and injected into the atmosphere of the Metropolitan Area of São Paulo (MASP), where they worsened air quality and increased greenhouse gas (GHG) levels. To classify event days, multiple biomass burning fingerprints as carbon isotopes, Lidar ratio and specific compounds ratios were combined with back trajectories modeling. During smoke plume event days in the MASP fine particulate matter concentrations exceeded the WHO standard (>25 μg m−3), at 99 % of the air quality monitoring stations, and peak CO2 excess were 100 % to 1178 % higher than non-event days. We demonstrated how external pollution events such as wildfires pose an additional challenge for cities, regarding public health threats associated to air quality, and reinforces the importance of GHG monitoring networks to track local and remote GHG emissions and sources in urban areas.

4. Performance of a biocrust cyanobacteria-indigenous bacteria (BCIB) co-culture system for nutrient capture and transfer in municipal wastewater

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164236

Abstract

This study aimed to explore the potential for transferring nutrients from municipal wastewater through the cultivation of biocrust cyanobacteria, since little is known regarding the growth and bioremediation performance of biocrust cyanobacteria in actual wastewater, especially their interaction with indigenous bacteria. Therefore, in this study, the biocrust cyanobacterium, Scytonema hyalinum was cultivated in municipal wastewater under different light intensities, to establish a biocrust cyanobacteria-indigenous bacteria (BCIB) co-culture system, in order to investigate its nutrient removal efficiency. Our results revealed that the cyanobacteria-bacteria consortium could remove up to 91.37 % and 98.86 % of dissolved nitrogen and phosphorus from the wastewater, respectively. The highest biomass accumulation (max. 6.31 mg chlorophyll-a L−1) and exopolysaccharide secretion (max. 21.90 mg L−1) were achieved under respective optimized light intensity (60 and 80 μmol m−2 s−1). High light intensity was found to increase exopolysaccharide secretion, but negatively impacted cyanobacterial growth and nutrient removal. Overall, in the established cultivation system, cyanobacteria accounted for 26–47 % of the total bacterial abundance, while proteobacteria consisted up to 50 % of the mixture. The composition and ratio of cyanobacteria to indigenous bacteria were shown to be altered by adjusting the light intensity of the system. Altogether, our results clearly illustrate the potential of the biocrust cyanobacterium S. hyalinum in establishing a BCIB cultivation system under different light intensity for wastewater treatment and other end-applications (e.g., biomass accumulation and exopolysaccharide secretion). This study presents an innovative strategy for transferring nutrients from wastewater to drylands through cyanobacterial cultivation and subsequent biocrust induction.

5. Urban land use eco-efficiency and improvement in the western region of China

Journal of Cleaner Production, Volume 412, 1 August 2023, 137385

Abstract

This paper quantifies urban land use eco-efficiency (ULUEE) and explores its improvement in the context of western China. We propose a hybrid model that includes the Super-slack-based measure model (Super-SBM) and a varying co-efficient panel model using data from 11 provincial cities in the western regions of China from 2000 to 2018. The results show that overall ULUEE, pure technical efficiency and scale efficiency were ecologically inefficient. Meanwhile, ULUEE differences between cities mainly reflect different levels of pure technical efficiency. Further, the linkage between urban population density and ULUEE can be expressed in inverted-U and U-shape curves, and most cities’ industrial development positively affects ULUEE, while most cities’ fixed asset investments negatively affect ULUEE. Moreover, land management institutions (LMIs) play a moderator role, shaping the main impacts of industrial development on ULUEE. Therefore, the findings suggest that improving ULUEE in the western region of China should focus on attracting inflows of highly skilled people, optimizing resource allocation, and guiding/regulating local government actions.

6. Developing a sustainability solid waste treatment portfolio for 3Ps (planet-prosperity-people) nexus

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137698

Abstract

Municipal solid waste requires effective management to avoid adverse environmental impacts, such as pollution emissions and leachate discharge, and to enhance economic feasibility and societal acceptance. The current waste policy lacks the synergistic and integrated effect of the 3Ps dimensions – planet (environment), prosperity (economic), and people (social) – leading to unsustainable municipal solid waste management. This study develops a novel 3Ps nexus graphical portfolio that can be universally adoptable in various regions to quantitatively evaluate the life cycle sustainability of solid waste facilities relative to business-as-usual (i.e., open landfill). The 3Ps assessments, which share the backbone of life cycle analysis, are conducted to form the portfolio. Taking Malaysia as a case study, mechanical material recovery facility is the most sustainable solid waste facility, outperforming open landfill by 7.5 (environmental), 2.7 (economic), and 1.95 (social) times, followed by incineration, anaerobic digestion, tunnel composting, and sanitary landfill. Mechanical material recovery facility (−67.7 Pt) and incineration (−9.26 Pt) are the only solid waste treatment facilities with net environmental benefits due to the 298- and 4.18-times environmental saving effect, respectively, from their generated value-added by-product. Ten scenarios are further analysed, combining existing national municipal solid waste policies and zero-landfill targets. A scenario with 40% recycling is the most sustainable scenario for fulfilling the 3Ps. Recycling is recommended to be coupled with tunnel composting and anaerobic digestion to treat heterogeneous waste, rendering the scenario 1.04–33 times more sustainable than other integrated scenarios. To align with the 2030 Agenda, waste segregation is essential for sustainable waste management and can be supported by technology improvement, financial subsidy, and legislative enforcement.

7. Dissecting ecosystem services distribution and inequality of typical cities in China

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137800

Abstract

Conserving and restoring ecosystem services in urban areas is an efficient measure to deal with increasing ecological challenges for cities while enhancing urban ecological resilience. However, rising inequalities threaten to improve critical environmental justice, public health and urban ecological resilience. This study proposed a non-monetary framework for accounting for urban ecosystem services and explored the inequality of ecosystem services using the Gini coefficient. Further, a regression-based decomposition method was used to identify primary socioeconomic factors that contributed to inequality. The results showed that the total ecosystem service in the urban areas presented a trend of first growing rapidly and then fluctuating steadily from 6.78 × 1022 sej in 1985 to 1.14 × 1023 sej in 2020 the percentage of existing services in the total ecosystem services was over 50%. The Gini coefficient of 1985 was more extensive than that of other years, which is 0.461. The runoff regulation service and the temperature mitigation service were the primary contributors for the inequality. Meanwhile, such income per capita, nonfarm rate and industrial production provided over 70% contribution rate to the inequality. This study assessed the inequality of urban ecosystem services and analyzed the driving factors, emphasizing the importance of reducing inequality, and providing a specific reference basis and theoretical support for decision-makers in urban planning and development strategies.

8. Assessment of determinants for households’ pro-environmental behaviours and direct emissions

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137892

Abstract

This study aims to analyse the effect of environmental awareness, the mediating effect of environmental willingness and the moderating effects of demographics to better understand how pro-environmental behaviours and carbon emissions are affected and make recommendations on how to improve them. The structural equation modeling and multi-group analysis were employed to analyse the data collected from households in Türkiye. This study’s novelty lies in the measuring model designed to consider moderating effects of demographics and mediating effects of environmental willingness on pro-environmental behaviours and carbon emissions in Turkish households. The results show that household demographics have moderating effect. It has also been found that environmental willingness plays a mediating role between “environmental sensitivity and pro-environmental behaviours.” In addition, it is found that nothing affects direct carbon emissions. The main reason may be the use of standard equipment in the residences. Various implications for the public and private sectors have been given in conclusion to increase pro-environmental behaviours and to decrease emissions through considering environmental sensitivity, environmental willingness, and demographics.

9. Multi-scale telecoupling effects of land use change on ecosystem services in urban agglomerations –A case study in the middle reaches of Yangtze River urban agglomerations

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137878

Abstract

A systematic understanding of the influences of land use change/land cover change (LUCC) on ecosystem services (ES) is significant for maintaining sustainable development of ecosystems. Previous studies on the effects of LUCC on ES have been discussed at multiple dimensions and scales, but there is still a lack of systematic studies on the influences of LUCC and its telecoupling effects on ES at different spatial scales and in different levels of urban agglomerations from a systemic perspective. Therefore, this paper endeavours to fill in the blanks. On the basis of quantifying the spatial and temporal evolution characteristics of LUCC and ES in the middle reaches of Yangtze River urban agglomerations (MRYRUA) and its three major metropolitan areas (C-Z-T metropolitan; Wu-Han Metropolian; Poyang Lake Metropolian), a spatial self-lagging of X model (SLX) based on the gravitational spatial weight matrix is constructed to explore this problem. The results show that the overall land use intensity of the MRYRUA has increased by 0.07% from 1990 to 2020, with the largest increase in the C-Z-T metropolitan area. Carbon fixation, soil conservation, habitat quality and water purification service show different degrees of fluctuation within the three metropolitan areas, with the greatest fluctuation in C-Z-T metropolitan area. At different spatial scales, LUCC and its telecoupling effect have a significantly negative effect on ES, and with the expansion of the scale, the negative effect will be strengthened gradually, while the influences of LUCC and its telecoupling effects on ES differ significantly in different levels of urban agglomerations. This paper can provide a reference for the implementation of differentiated land use and ecological protection policies for different levels of urban agglomerations.

10. Treated wastewater and weak removal mechanisms enhance nitrate pollution in metropolitan rivers

Environmental Research, Volume 231, Part 2, 15 August 2023, 116182

Abstract

The focus of urban water environment renovation has shifted to high nitrate (NO3−) load. Nitrate input and nitrogen conversion are responsible for the continuous increase in nitrate levels in urban rivers. This study utilized nitrate stable isotopes (δ15N–NO3− and δ18O–NO3−) to investigate NO3− sources and transformation processes in Suzhou Creek, located in Shanghai. The results demonstrated that NO3− was the most common form of dissolved inorganic nitrogen (DIN), accounting for 66 ± 14% of total DIN with a mean value of 1.86 ± 0.85 mg L−1. The δ15N–NO3− and δ18O–NO3− values ranged from 5.72 to 12.42‰ (mean value: 8.38 ± 1.54‰) and −5.01 to 10.39‰ (mean value: 0.58 ± 1.76‰), respectively. Based on isotopic evidence, the river received a significant amount of nitrate through direct exogenous input and sewage ammonium nitrification, while nitrate removal (denitrification) was insignificant, resulting in nitrate accumulation. Analysis using the MixSIAR model revealed that treated wastewater (68.3 ± 9.7%), soil nitrogen (15.7 ± 4.8%) and nitrogen fertilizer (15.5 ± 4.9%) were the main sources of NO3− in rivers. Despite the fact that Shanghai’s urban domestic sewage recovery rate has reached 92%, reducing nitrate concentrations in treated wastewater is crucial for addressing nitrogen pollution in urban rivers. Additional efforts are needed to upgrade urban sewage treatment during low flow periods and/or in the main stream, and to control non-point sources of nitrate, such as soil nitrogen and nitrogen fertilizer, during high flow periods and/or tributaries. This research provides insights into NO3− sources and transformations, and serves as a scientific basis for controlling NO3− in urban rivers.

11. Life cycle assessment of municipal biowaste management – a Czech case study

Journal of Environmental Management, Volume 339, 1 August 2023, 117894

Abstract

As part of coming targets to transition to a sustainable society and actively set a circular economy, one of the EU objectives is to decrease the amount of municipal solid waste and initiate the separation of its organic fraction, i.e., biowaste. Consequently, the question of how to best manage biowaste at the municipal level is of high importance, and previous research has shown the strong influence of local factors on the most sustainable treatment option. Life Cycle Assessment is a valuable tool for comparison of waste management impacts and was used to assess environmental impacts of the current biowaste management in Prague and give insight for improvements. Different scenarios were created regarding EU and Czech biowaste targets for separated collection. Results show the significant influence of the source of energy that is substituted. Consequently, in the current situation of an energy mix highly based on fossil fuels, incineration is the most sustainable option in most impact categories. However, community composting was found to have a better potential to reduce ecotoxicity and resource use of minerals and metals. Furthermore, it could supply a significant proportion of the minerals need of the region while increasing the autonomy of the Czech Republic regarding mineral fertilisers. To meet targets of EU directives for separated collection of biowaste, a combination of anaerobic digestion, to avoid use of fossil fuels, and composting, to increase circular economy, is most likely the best option. The outputs of this project would be of great significance for municipalities.

12. Water quality management at a critical checkpoint by coordinated multi-catchment urban-rural load allocation

Journal of Environmental Management, Volume 340, 15 August 2023, 117979

Abstract

Improving river water quality at critical checkpoints, defined as locations with significant impacts on water use, to satisfy regulation standards is an important goal of sustainable catchment management. Challenges remain in investigating pollution hotspots, designing efficient target reduction, and evaluating management performance. To address these challenges, we develop a systems approach for water quality management that integrates natural physical processes with human activities and their environmental impacts. In this approach, we firstly expand the concepts of headroom (amount under a permitted value) and excess (amount exceeding a permit) onto the source, spatial, and temporal domains for water quality management. We evaluate system-wide pollution contributions by simulating physical processes in a semi-distributed integrated representation using the CatchWat-SD model. We apply the model to the Upper Thames River basin and validate it using available monitoring data. We then incorporate the evaluated headroom-excess into a coordinated load allocation to enhance the efficiency and feasibility of interventions. Load allocation scenarios where headroom-excess is coordinated at different domains are generated and simulated. Finally, we evaluate the performance of these scenarios using multi-criteria metrics to demonstrate the advantages of headroom-excess coordination. Results show that urban sources, downstream sub-catchments, and dry season flows are associated with excess, thus, enabling managers to identify which cases (pollution sources, locations, and times) to focus load reductions towards. The more a load allocation strategy coordinates headroom-excess across domains, the more target reduction is allocated to the cases with excess, and the better performance it obtains in all the criteria. The study emphasises the need to incorporate headroom-excess in load allocation, which helps to improve systems-level water quality performance more efficiently. The approach can be further expanded to water quality management at multiple checkpoints for sustainable management of regional water systems.

13. Microplastic emission trends in Turkish primary and secondary municipal wastewater treatment plant effluents discharged into the Sea of Marmara and Black Sea

Environmental Research, Volume 231, Part 2, 15 August 2023, 116188

Abstract

Wastewater Treatment Plants (WWTPs) are recognized as one of the primary sources of microplastics, a class of contaminants that has lately gained attention. The quantity of MP that WWTPs release into the environment depends on several factors, including the treatment type, season, and population serviced. MP abundance and characterization were explored in 15 WWTP effluent waters, 9 discharged to the Black Sea from Türkiye and 6 to the Marmara Sea, with varying population densities and treatment methods. The mean MP abundance in primary treatment WWTPs (76.25 ± 49.20 MP L−1) was found to be substantially greater than that in secondary treatment WWTPs (20.57 ± 21.56 MP L−1) (p<0.05). MPs in WWTP effluent waters showed significant seasonal and spatial differences (Two Way ANOVA, Tukey, p<0.05). However, no positive correlation was detected between the population serviced and MP abundance in effluent waters. While the fiber was the dominant shape (49.5%) among MPs in effluent waters, ≈80% of the length was <1000 μm. MPs are classified into polymer types as follows: polyethylene terephthalate (34.9%) > polypropylene (32.4%) > polyethylene (19.9%) > polyamide (11%) > polystyrene (1.2%) > polyvinyl chloride (0.6%). With effluent waters from the WWTPs tested, we calculated that 1.24×1010 daily MPs are discharged into the Black Sea while 4.95×1010 MPs are into the Marmara Sea, for a combined annual discharge of 2.26×1013 MPs highlighting that WWTPs are key contributors of MP in Turkish coastal waters.

14. A deep spatio-temporal learning network for continuous citywide air quality forecast based on dense monitoring data

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137568

Abstract

As urban air pollution becomes a severe environmental and societal issue globally, there is an increasing need on making air quality forecasts to prevent health and capital loss. Currently, most of the studies only provide air pollution forecasts on single or multiple sites, rather than citywide information. Due to complex urban structure and spatial transportation of air pollutants, the distribution of citywide air quality can be highly varying, which makes it extremely challenging to make accurate forecasts. Here, we address this challenge by exploring the potential of combining the dense air quality monitoring data with the deep learning technique. By using the fine-granular PM2.5 concentrations data collected from 417 micro monitoring stations in Lanzhou City, China, we proposed an end-to-end method to predict future citywide PM2.5 concentrations at 500 m × 500 m × 1 h resolution. This method consists of a spatio-temporal transformation component and a spatio-temporal prediction component, of which the former is responsible for converting PM2.5 concentration data into spatial-maps, while the spatio-temporal prediction network (i.e., Air-PredNet in our study) based on ConvLSTM in the latter is responsible for capturing the spatio-temporal characterizations in the spatial-map sequences and finally generating citywide air quality forecasts. The results show that our method can accurately predict the spatial distribution and variations of PM2.5 concentration with an RMSE of 2.12 μg/m3 for 1-h prediction and an RMSE of 4.09 μg/m3 for 6-h prediction. In addition, we also proved the robustness of Air-PredNet based on the prediction performance for O3 and NO2. Our results demonstrate the potential and feasibility of dense monitoring data combined with advanced data science methods for citywide urban air quality forecast, which supports the urban atmospheric environment fine management and decision-making.

15. Does the community choice aggregation approach advance distributed generation development? A case study of municipalities in California

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137451

Abstract

Globally, decentralized energy systems are gaining popularity due to their potential for energy accessibility, energy resilience, and sustainability benefits. Existing research on an energy system decentralization approach, community choice aggregation (CCA), shows its ability to lower energy costs and increase renewable electricity consumption for U.S. communities. Nevertheless, research on the relationship between CCA and distributed electricity generation development is lacking. This paper fills this gap by investigating if the CCA approach associates with distributed generation capacity interconnection in California municipalities. The finding shows that although the average capacity has increased for all municipalities throughout the study period, contrary to proponents’ arguments, the CCA approach has insignificantly decreased the capacity interconnected for municipalities. It is unclear if the result is due to a lack of higher-level support for the full CCA implementation or substitution by community-owned distributed generation. Future research is necessary to determine the CCA effect comprehensively in California. With this understanding, the research could be expanded to explore how community energy approaches work towards distributed generation across the U.S. and the globe.

16. Energy-neutral municipal wastewater treatment based on partial denitrification-anammox driven by side-stream sulphide

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163790

Abstract

“Low-carbon” has become an important evaluation index of modernisation construction. In the area of wastewater treatment has also caused considerable concern. Anaerobic ammonium oxidation (anammox) is a novel autotrophic nitrogen removal process that provides an opportunity for low-carbon remodelling of municipal wastewater treatment plants (MWTPs). The stable supply of nitrite is of great significance for the application of anammox. As a process with stable nitrite supply, partial denitrification (PD) is of great significance in the coupling nitrogen removal with anammox in municipal wastewater. Furthermore, innovation of the low-carbon nitrogen removal process can enable the recovery of abundant bioenergy resource from MWTPs. The low-carbon nitrogen removal via PD-anammox process and the bioenergy recovery for municipal wastewater in the previous studies has been summarised. On this basis, a novel energy-neutralisation municipal wastewater treatment process based on partial denitrification-anammox driven by sulphide produced in the side-stream has been proposed. The long-term retention of mainstream anammox and improvement of energy recovery efficiency under the requirement of ensuring nitrogen removal require additional detailed investigation.

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Synthetic microfiber emissions from denim industrial washing processes: An overlooked microplastic source within the manufacturing process of blue jeans

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163815

Abstract

In recent years, domestic laundry has been recognized as a relevant source of microfiber (MF) pollution to aquatic environments. Nevertheless, the MF emissions from industrial washing processes in real world scenarios have not been quantified. The aim of this study was to quantify the MF emissions from 3 industrial washing processes (rinse wash, acid wash and enzymatic wash) commonly employed in the manufacturing process of blue jeans. The blue jeans were characterized by ATR-FT-IR, SEM and TGA to study the morphology, the polymer chemical identity and the proportion of synthetic and natural fibers, respectively. The MF emissions were quantified as the MF mass and number emitted per washed jean. All the industrial washing processes released a majority of synthetic MF. The enzymatic wash produced the highest amount of MF, with 1423 MF per gram of fabric (MF/g) equivalent to 381.7 MF grams per gram of fabric (MF g/g), followed by the acid wash with 253 MF/g equivalent to 142.7 MF g/g and lastly the rinse wash with 133 MF/g equivalent to 62.3 MF g/g. Statistically significant differences between the MF sizes for all washing processes were found when evaluating the emissions by MF/g, however, the previous trend was not found for MF g/g. Moreover, the total MF emissions of an industrial washing process of a pair of blue jeans during its manufacture process are up to 10.95 times higher than the reported domestic washing estimates performed by the consumer available in the published literature. We demonstrate that studying industrial washing procedures of textile garments will improve the accuracy of the current estimates of MF emissions available in published reports, which will ultimately aid in the development of regulations for MF emissions at an industrial level.

2. Source reduction strategy or end-of-pipe solution? The impact of green merger and acquisition on environmental investment strategy of Chinese heavily polluting enterprises

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137530

Abstract

No consensus has been reached on whether green merger and acquisition (GMA) contributes to corporate green transition. Source reduction strategies are conducive to corporate green transition, while end-of-pipe solutions are not. Therefore, this paper studies the impact of GMA on corporate different environmental investment strategies using the data of Chinese heavily polluting enterprises from 2011 to 2020. It is found that GMA promotes corporate environmental investment. And enterprises are more likely to adopt source reduction strategies after GMA, which is mediated by bank loans and positively moderated by retail investor attention and information transparency. The above positive effect is only reflected in enterprises under low media pressure or high-intensity government regulation. Moreover, GMA can further enhance green innovation through source reduction strategies. This paper provides new evidence on whether and how GMA promotes corporate green transition from a new perspective.

3. How does minimum wage affect firm pollution discharges: Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137504

Abstract

Based on a production function perspective, this study constructs a manufacturing firm and city-level data set to investigate the role of minimum wage increases in firm pollution emissions. The empirical results suggest that the rise of minimum wages in China significantly increases firm pollution discharges. We adopt a series of strategies to deal with endogeneity problems and find that our results are robust to these approaches. We then estimate the heterogeneous effects of the minimum wage standard and demonstrate that minimum wages’ impacts on firm pollution discharges are strong for firms in the central region, those with younger age, those with small scale and those located in the less developed areas. Finally, we explore the potential mechanisms of raising minimum wages and reveal the existing channels that the more input of fossil fuel energy and less input of pollution treatment facilities in the production process are the crucial mechanisms through which a higher minimum wage expands firm pollution emissions. Our findings provide empirical evidence for preventing firm pollution.

4. Impact of digital input on enterprise green productivity: Micro evidence from the Chinese manufacturing industry

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137272

Abstract

Digital input, as an important engine for high-quality development, has provided new impetus for green transformation and development of manufacturing enterprises. In this study, unique panel data samples matched from the Global Multi-regional Input-output Database from 2000 to 2014, the Chinese Industrial Enterprise database, and the Chinese Industrial Enterprise Pollution Database are used to estimate the green productivity of Chinese manufacturing enterprises by adopting a non-radial and non-angular SBM model that considers unexpected outputs. Furthermore, a panel Tobit model is adopted to empirically test the impact of digital input on the green productivity of manufacturing enterprises. The research results indicate that: (1) Digital input has a significant positive impact on the green productivity of manufacturing enterprises, and a series of robustness tests have confirmed this conclusion. This research conclusion provides micro evidence and empirical support for empowering the green transformation of manufacturing enterprises with digital economic development. (2) The heterogeneity analysis indicates that, for different enterprises, digital input contributes more significantly to green productivity in foreign-funded enterprises, state-owned enterprises, and larger-scale enterprises. Regarding industry types, digital input positively contributes to green productivity only in labor-intensive and knowledge-technology-intensive manufacturing enterprises. In terms of regions, the contribution of digital input to the green productivity of enterprises in the east and central regions and regions with higher levels of industrial agglomeration is more significant. Heterogeneity analysis from different perspectives can help optimize enterprise choice behavior and green transformation development strategies, thus achieving better digital empowerment. (3) Further mechanism tests reveal that digital input promotes the improvement of green productivity of manufacturing enterprises through the effects of technological progress, factor structure optimization, and innovation, thereby providing a feasible path for relying on digital transformation to promote the improvement of green productivity of manufacturing enterprises.

5. Industrial symbiosis promoting material exchanges in Ulan Buh Demonstration Eco-industrial Park: A multi-objective MILP model

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137578

Abstract

Industrial symbiosis (IS), which is a concept that allows enterprises to reduce material consumption and production cost, is widely used to optimize eco-industrial parks (EIPs). However, the IS formed in different regions and industrial fields may have different performances in terms of environmental, economic, and social aspects, and few studies are focusing on the IS optimization of material exchange relationships in EIPs in desert areas. Therefore, a multi-objective mixed-integer linear programming (MILP) model is proposed in the present study to optimize the environmental, economic, and social objectives of IS in Ulan Buh Demonstration Eco-industrial Park (UBD-EIP). Then the model is solved using the augmented ε-constraint method and 20 efficient solutions are obtained. The results show that the construction of IS can reduce the environmental impact by 50.24%–50.79%, decrease the operating costs by 42.95%–43.57%, and create a considerable number of job opportunities. The trade-off between environmental and economic objectives suggests that an increase in priority for economic objectives results in higher levels of raw material consumption and waste emissions. The proposed model can help decision-makers of EIPs to choose appropriate material exchange relationships according to objective priority choices. This article enriches the types of objective functions for multi-objective optimizations and provides a reference for IS optimization and sustainable development of industries in desert areas and mixed agricultural-industrial systems.

6. A review on reduction technology of air pollutant in current China’s iron and steel industry

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137659

Abstract

China’s iron and steel industry mainly adopts the “BF-BOF” steelmaking process (Blast furnace- Basic oxygen furnace) with coal as the main energy source. Therefore, a large amount of air pollutants is emitted during the iron and steel production process, mainly including sulfur dioxide (SO2), nitrogen oxides (NOx) and fine particulate matter (PM), etc. Therefore, China’s iron and steel industry has implemented ultra-low emission transformation from 2019 to reduce pollutant emissions in the steel production process. China’s steel industry has achieved excellent results in reducing pollutant emissions. This article summarizes the emission reduction experience of China’s iron and steel industry. Firstly, it summarizes the generation mechanism of sulfur dioxide, nitrogen oxides and particulate matter in the steel production process. Secondly, this article focuses on reviewing the mainstream pollutants emission reduction technologies (including source reduction technology and process reduction technology) and flue gas treatment technology applied or researched by China’s steel companies. Finally, the current pollutant emission status of China’s iron and steel industry and the future development direction of China’s iron and steel industry is analyzed.

7. Green credit policy and corporate charitable donations: Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137644

Abstract

Green credit policy (GCP) is a measure the government takes to protect the environment, which will impact firms’ behavior. Using a Chinese GCP launched in 2012 as a credit shock and the data of Chinese listed firms from 2007 to 2018, this paper investigates the impact of this credit policy on corporate charitable donations. This paper employs the difference-in-differences method, defining heavy-polluting firms as the treatment group and non-heavy-polluting firms as the control group. Our results show that the GCP significantly improves the charitable donations of heavy-polluting firms. Mechanism analysis indicates that GCP impacts charitable donations through financial constraints and environmental regulatory pressure. Heterogeneity analysis suggests that this effect is stronger for non-state-owned enterprises and firms with weaker external monitoring. Our findings enrich the research on the economic consequences of green credit policy and have practical implications for regulators and policymakers.

8. New insight into the irreversible membrane fouling in different pore-sized ultrafiltration ceramic membrane bioreactors (UCMBRs) for high-strength textile wastewater treatment

Chemosphere, Volume 331, August 2023, 138773

Abstract

Despite great achievements in ceramic membrane bioreactor applications, membrane fouling, which decreases the permeability and separation performance of bioreactors and is associated with increased operational costs and energy consumption, remains a problem. The aim of this study was to expand our understanding of the fouling behavior in the long-term performance of ultrafiltration ceramic membrane bioreactors (UCMBRs) for high-strength textile wastewater reclamation. Using real textile wastewater effluent, the effects of ultrafiltration (UF) membrane pore sizes, cleaning strategies, and foulant distribution were systematically evaluated over more than three months of continuous operation. The results showed that UCMBR system achieved chemical oxygen demand and total nitrogen removal efficiencies as high as 91–95% and 39–43%, respectively. The high PN concentration can easily increase the viscosity of mixed liquor samples, contributing to a fouling layer on the membrane surface. In addition, the fouling layer formed on the surface of small-pore-sized ceramic UF membranes was not completely reversible but was difficult to eliminate by simple physical cleaning. Soluble extracellular polymeric substances, especially proteins and low molecular weight neutrals, remained, resulting in irreversible fouling on the UF membrane. However, saturated CO2 backwash showed great potential for enhancing the system through efficient fouling control without using environmentally unfriendly cleaning chemicals. The cake-intermediate and complete-standard models were suitable for explaining the fouling mechanism in the large- and small-pore-sized UF membranes, respectively.

9. Sequential photo electro oxidation and biodegradation of textile effluent: Elucidation of degradation mechanism and bacterial diversity

Chemosphere, Volume 331, August 2023, 138816

Abstract

Textile effluent contains a highly toxic and refractory azo dyes. Eco-friendly method for efficient decolorization and degradation of textile effluent is essential. In the present study, treatment of textile effluent was carried through sequential electro oxidation (EO) and photo electro oxidation (PEO) using RuO2–IrO2 coated titanium electrode as an anode and cathode followed by biodegradation. The pre-treatment of textile effluent by photo electro oxidation for 14 h exhibited 92% of decolorization. Subsequent biodegradation of the pre-treated textile effluent enhanced the reduction of chemical oxygen demand to 90%. Metagenomics results exhibited that Flavobacterium, Dietzia, Curtobacterium, Mesorhizobium, Sphingobium, Streptococcus, Enterococcus, Prevotellaand Stenotrophomonas bacterial communities majorly involved in the biodegradation of textile effluent. Hence, integrating sequential photo electro oxidation and biodegradation proposed an efficient and eco-friendly approach for treating textile effluent.

10. How to apply terpenoid-based deep eutectic solvents for removal of antibiotics and dyes from water: Theoretical prediction, experimental validation and quantum chemical evaluation

Environmental Research, Volume 231, Part 2, 15 August 2023, 116180

Abstract

This study proposed a theoretical prediction method and mechanism investigation for the extraction of antibiotics and dyes from aqueous media using terpenoid-based deep eutectic solvents (DESs). Firstly, Conductor-like Screening Model for Real Solvents (COSMO-RS) approach was applied to predict selectivity, capacity and performance index in the extraction of 15 target compounds including antibiotics (tetracyclines, sulfonamides, quinolones, β-lactams) and dyes by 26 terpenoid-based DESs, and thymol-benzyl alcohol shows promising theoretical selectivity and extraction efficiency for the target compounds. Moreover, the structures of both hydrogen bond acceptors (HBA) and hydrogen bond donors (HBD) have an impact on the predicted extraction performance, which can be improved by tailoring those candidates with higher polarity, smaller molecular volume, shorter alkyl chain length and the presence of aromatic ring structures, etc. According to the predicted molecular interactions revealed by σ-profile and σ-potential, the DESs with HBD ability can promote the separation process. Furthermore, reliability of proposed prediction method was confirmed by experimental verification, indicating that the trends of theoretical extraction performance index were similar with the experimental results by using actual samples. At last, the extraction mechanism was evaluated by quantum chemical calculations based on visual presentations, thermodynamic calculations and topological properties; and the target compounds showed favorable energies of solvation to transfer from aqueous phase to DESs phase. The proposed method has been proved with potential to provide the efficient strategies and guidance for more applications (e.g., microextraction, solid phase extraction, adsorption) with similar molecular interactions of green solvents in environmental research.

11. Energy-efficient reuse of bio-treated textile wastewater by a porous-structure electrochemical PbO2 filter: Performance and mechanism

Environmental Research, Volume 231, Part 3, 15 August 2023, 116254

Abstract

In this work, a novel porous-structure electrochemical PbO2 filter (PEF-PbO2) was developed to achieve the reuse of bio-treated textile wastewater. The characterization of PEF-PbO2 confirmed that its coating has a variable pore size that increases with depth from the substrate, and the pores with a size of 5 μm account for the largest proportion. The study on the role of this unique structure illustrated that PEF-PbO2 possesses a larger electroactive area (4.09 times) than the conventional electrochemical PbO2 filter (EF-PbO2) and enhanced mass transfer (1.39 times) in flow mode. The investigation of operating parameters with a special discussion of electric energy consumption suggested that the optimal conditions were a current density of 3 mA cm−2, Na2SO4 concentration of 10 g L−1 and pH value of 3, which resulted in 99.07% and 53.3% removal of Rhodamine B and TOC, respectively, together with an MCETOC of 24.6%. A stable removal of 65.9% COD and 99.5% Rhodamine B with a low electric energy consumption of 5.19 kWh kg−1 COD under long-term reuse of bio-treated textile wastewater indicated that PEF-PbO2 was durable and energy-efficient in practical applications. Mechanism study by simulation calculation illustrated that the part of the pore of the PEF-PbO2’s coating with small size (5 μm) plays an important role in this excellent performance which provides the advantage of rich ·OH concentration, short pollutant diffusion distance and high contact possibility.

12. Quantifying and improving flood resilience of urban drainage systems based on socio-ecological criteria

Journal of Environmental Management, Volume 339, 1 August 2023, 117799

Abstract

In this paper, a new framework is developed for evaluating the resilience of urban drainage systems (UDSs) under floods by proposing and quantifying some technical and socio-ecological (SE) criteria. The proposed criteria are used to quantify the seven principles of building resilience in socio-ecological systems. The criteria mainly focus on preserving diversity and multiplicity in a UDS, managing variables that gradually change over time (slow variables), improving structural and functional connectivity, maintaining system adaptability, encouraging learning, broadening participation, and promoting polycentric governance systems. For evaluating the efficiency of the proposed framework, it is applied to a real-world case study of improving resilience of the UDS in the eastern part of Tehran metropolitan area. Three scenarios for flood management are proposed based on the Low Impact Development (LID) practices which are simulated using the Storm Water Management Model (SWMM). The Entropy method is used to consider the uncertainty in the relative importance of different criteria in estimating the flood resilience. The estimated values for the proposed criteria regarding the current drainage system in the study area show its undesirable condition in many sub-catchments. The results also show that using around 2.3 km2 of LID practices in this urban watershed can significantly improve the resilience in many sub-catchments (nearly, 30%) and reduce the total volume of the overflow (about 50%). The results also show that using the flood management scenarios, improving connectivity is the most influential factor that enhances the general resilience of the system.

13. Achieving artificial carbon cycle via integrated system of high-emitting industries and CCU technology: Case of China

Journal of Environmental Management, Volume 340, 15 August 2023, 118010

Abstract

Process-related carbon emissions, which cannot be completely eliminated by the improvement of processes and energy structure, are recognized as an enormous challenge for in-depth decarbonization. To accelerate the achievement of carbon neutrality, the concept of ‘artificial carbon cycle’ is proposed based on the integrated system of process-related carbon emissions from high-emitting industries and CCU technology as a potential pathway towards a sustainable future. This paper conducts a systematic review on the integrated system with the case of China, which is the largest carbon-emitting and manufacturing country, to provide a clearer and more meaningful analysis. Multi-index assessment was used to organize the literature and draw the useful conclusion. Based on literature review, the high-quality carbon sources, reasonable carbon capture approaches and promising chemical products were identified and analyzed. Then the potential and practicability of the integrated system was further summarized and analyzed. Finally, key factors of future development including technology improvement, green hydrogen, clean energy and industrial cooperation were stressed to provide a theoretical reference for future researchers and policy makers.

14. Comparison and implications of the carbonaceous fractions under different environments in polluted central plains in China: Insight from the lockdown of COVID-19 outbreak

Environmental Pollution, Volume 330, 1 August 2023, 121736

Abstract

Before and during the COVID-19 outbreak in the heated winter season of 2019, the carbonaceous fractions including organic carbon (OC), elemental carbon (EC), OC1–4, and EC1–5 were investigated between normal (November 1, 2019, to January 24, 2020) and lockdown (January 25, to February 29, 2020) periods in polluted regions of northern Henan Province. In comparison to urban site, four rural sites showed higher concentrations of carbonaceous components, especially secondary OC (SOC); the concentration of SOC in rural sites was 1.5–3.4 times that in the urban site. During the lockdown period, SOC in urban site decreased slightly, while it increased significantly in rural sites. NO concentrations were high. Nevertheless, NO2 significantly decreased, and the elevated O3 (increased by 103–138%) contributed considerably to the generation of SOC during lockdown. Relative humidity (RH) promoted SOC production when RH was below 60%, but SOC was negatively correlated or uncorrelated with RH when RH exceeded 60%. Additionally, RH has a more pronounced effect on SOC during lockdown. The contribution of gasoline vehicle emissions decreases significantly in both urban and rural sites (3–12%) due to the significant reduction of anthropogenic activities during lockdown, although the urban site remained with the biggest contributions (37%). These results provide innovative insights into the variations in carbonaceous aerosols and SOC generation during the unique time when anthropogenic sources were significantly reduced and illustrate the differences in pollution characteristics and sources of carbonaceous fractions in different environments.

15. Green supply chain management and firm sustainable performance: The awareness of China Pakistan Economic Corridor

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137502

Abstract

This study examines the impact of four main dimensions of Green Supply Chain Management (GSCM) i.e., Internal Environmental Management (IEM), Green Purchasing (GP), Eco-design (ED), and Collaboration with Suppliers and Customers (CSC) on firms’ Sustainable Performance (SP) – (environmental, social, and economic). The study collected data through an adopted structured questionnaire from 190 respondents of the manufacturing firms located in the Khyber Pakhtunkhwa (KP) province of Pakistan. By employing Structural Equation Modelling (SEM) through SmartPLS, it is revealed that IEM, GP, and ED have a significant positive while CSC has an insignificant positive impact on firms’ SP. By dividing the sample into China-Pakistan Economic Corridor (CPEC) aware and unaware groups, it is confirmed that IEM, GP, and ED have a significant positive while CSC has an insignificant association with firms’ SP in the former group only as none of the other GSCM dimensions, except the significant positive coefficient of GP, has any significant relationship with firms’ SP in the latter group. Besides enriching the literature, especially by exploring the role of CPEC awareness, the study also contributes to the theory by testing the assumptions of the rarely examined stakeholder salience theory in the nexus of GSCM-SP. The study also contributes to the practice by updating all the key stakeholders including the local industry, government, and CPEC authority that GSCM (IEM, GP, and ED) is a comprehensive and effective strategy for boosting firms’ SP and CPEC influencing their association positively.

16. Analysing the waste management, industrial and agriculture greenhouse gas emissions of biomass, fossil fuel, and metallic ores utilization in Iceland

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164115

Abstract

With Iceland’s CAP 2020, the country aims significant improvement in the state of its environment through reduction in greenhouse gas (GHG) emission especially in energy production and small industry, waste management, ships and ports, land transport, and agriculture by 2030. Considering this ambition, this study queries whether the consumptions of domestic materials i.e., DMC (especially metallic ores, biomass, and fossil fuels) exhibit differential impact on (i) aggregated greenhouse gas emissions i.e., GHG, (ii) waste management greenhouse gas emission i.e., WGHG, (ii) industrial greenhouse gas emission i.e., IGHG, and (iv) agriculture greenhouse gas emission i.e., AGHG during the period 1990 to 2019. By using Fourier function approaches, the investigation establishes that metallic ores DMC spur GHG, but biomass and fossil fuel DMC mitigate GHG in the long run. Additionally, biomass DMC mitigates AGHG and WGHG by respective elasticities of 0.04 and 0.025 in the long run. While IGHG is significantly reduced by fossil fuel DMC with elasticity of 0.18 in the long run, the AGHG and WGHG are unaffected by the consumption of fossil fuel domestic materials. Moreover, metallic ores DMC spurs only IGHG by elasticity of ∼0.24. The overall evidence shows the need for more stringent material use and resource circularity (especially for metallic ores and fossil fuels) for the country to stay on course of the CAP 2020 and maintain environmental sustainability.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Công bố quốc tế số 36-2023 có nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề phát thải CO2 của các quốc gia. Ảnh minh hoạ. ITN

Cần Thơ: Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 23/9 tại ấp Vĩnh Mỹ, thị trấn Vĩnh Thạnh, Cần Thơ, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN phối hợp với Cty CP Đô thị Cần Thơ và doanh nghiệp hảo tâm đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho công nhân VSMT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Đoàn Thị Loan.

tm-img-alt

Công Nhân vệ sinh môi  trường Đoàn Thị Loan tại ấp Vĩnh Mỹ, thị trấn Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.

Thời gian qua, Chương trình hỗ trợ xây dựng “Nhà tình nghĩa” cho công nhân ngành vệ sinh môi trường đã được Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam chủ xướng, cùng với sự đóng góp tích cực của các mạnh thường quân, các nhà tài trợ hảo tâm đã trao tặng những mái ấm cho công nhân vệ sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chương trình đã trở thành một hoạt động hết sức ý nghĩa, thể hiện tính nhân văn cao quý, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thắp lên niềm tin trong cuộc sống cho những công nhân và gia đình có điều kiện xây sửa lại căn nhà là điều ước ao mà bấy lâu họ chưa dám nghĩ đến…

Công nhân vệ sinh môi trường Đoàn Thị Loan có hoàn cảnh khó khăn thuộc Công ty cổ phần Đô thị Cần Thơ đã được Văn phòng đại diện Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vận động hỗ trợ trao tặng “Nhà tình nghĩa” trị giá 100 triệu đồng.

Công ty đã phối hợp hỗ trợ các thủ tục cần thiết cho bà Đoàn Thị Loan xây lại căn nhà trên diện tích 4,5 x 9,0 m, với kết cấu móng đà trụ bê tông cốt thép, tường xây gạch, vách, mái lợp Tole, nền lót gạch,… tổng khái toán khoản 179 triệu đồng. Trên cơ sở nguồn kinh phí 100 triệu đồng được hỗ trợ từ Trưởng văn phòng đại diện, phần còn lại do gia đình và người thân đóng góp.

tm-img-alt

Đại diện Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tại Cần Thơ trao quà từ vận động mạnh thường quân đóng góp cho công nhân VSMT Đoàn Thị Loan.

Với ý nghĩa sâu xa thấm đượm tình người, tính nhân văn của chương trình không chỉ giúp đỡ việc xây dựng lại ngôi nhà mà còn là động lực lớn lao, động viên để người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp cho Công đoàn viên – người lao động có “chốn” để về sau những giờ làm việc mệt nhọc, an tâm công tác, ngày càng gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho ngành vệ sinh môi trường.

Được biết, đây là căn nhà tình nghĩa thứ 7 được Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng trong năm 2023, trong đó đã trao cho 6 công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn tại các đơn vị gồm: Công ty Cổ phần Quản lý Công trình đô thị Bắc Giang, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Tiên Yên và 2 căn cho Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La và 1 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An trị giá 200 triệu đồng; 2 căn nhà trị giá 150 triệu đồng/căn và 3 căn nhà trị giá 100 triệu đồng/căn. Tổng trị giá 7 căn nhà tình nghĩa trao đợt này là 900 triệu đồng.

Như vậy, kể từ năm 2017 đến nay Chương trình Cây chổi vàng đã trao giải thưởng cho hàng trăm cá nhân là các công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu, có hoàn cảnh khó khăn và thời gian gắn bó với các công ty môi trường trên toàn quốc; xây 33 nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tổng trị giá gần 5 tỷ đồng./.

Hoài Phương

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ban giám đốc và Công đoàn Công ty CP Đô thị Cần Thơ đến dự lễ khởi công.

Bãi xác tàu mắc cạn ‘ngáng đường’ thuyền vào tránh trú bão

Năm tàu cá lớn có công suất 1.000CV đến 1.500CV bị hư hỏng, bị mắc cạn trong quá trình tránh trú bão trở thành chướng ngại vật cản trở các tàu cá khác của ngư dân khi vào neo đậu tại khu vực âu thuyền ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).

Nhiều tháng nay, tại khu vực âu tránh trú bão cho tàu cá và chân cầu Sông Trí 2 ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) có năm tàu cá cỡ lớn bị mắc cạn, bỏ không trơ trọi ở cửa sông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão sắp tới.

Nhiều tháng nay, tại khu vực âu tránh trú bão cho tàu cá và chân cầu Sông Trí 2 ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) có năm tàu cá cỡ lớn bị mắc cạn, bỏ không trơ trọi ở cửa sông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão sắp tới.

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực cửa sông âu tránh trú bão cho tàu cá ở xã Kỳ Hà, có bốn chiếc tàu cỡ lớn cùng sơn màu trắng, hình thù giống nhau, mỗi tàu có chiều dài hàng chục mét nằm ngổn ngang.

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực cửa sông âu tránh trú bão cho tàu cá ở xã Kỳ Hà, có bốn chiếc tàu cỡ lớn cùng sơn màu trắng, hình thù giống nhau, mỗi tàu có chiều dài hàng chục mét nằm ngổn ngang.

Cách đó gần 200m là khu vực gần chân cầu Sông Trí 2 cũng có một tàu cỡ lớn khác đang neo đậu bên mép bờ sông trong tình trạng bỏ không. Người dân địa phương cho biết các tàu cá này được kéo về khu vực này nhiều tháng trước và đều đã được tháo máy móc, không có người trông coi.

Cách đó gần 200m là khu vực gần chân cầu Sông Trí 2 cũng có một tàu cỡ lớn khác đang neo đậu bên mép bờ sông trong tình trạng bỏ không. Người dân địa phương cho biết các tàu cá này được kéo về khu vực này nhiều tháng trước và đều đã được tháo máy móc, không có người trông coi.

"Tàu không có người trông coi, không rõ chủ nhân là ai. Khu vực này là nơi tàu thuyền của ngư dân vào tránh trú mưa bão nhưng việc xuất hiện của các tàu mắc cạn gây ảnh hưởng cho việc di chuyển", một ngư dân địa phương cho hay. Trong ảnh: Tàu cá được buộc vào chân cầu bằng dây thừng dài hàng chục mét.

“Tàu không có người trông coi, không rõ chủ nhân là ai. Khu vực này là nơi tàu thuyền của ngư dân vào tránh trú mưa bão nhưng việc xuất hiện của các tàu mắc cạn gây ảnh hưởng cho việc di chuyển”, một ngư dân địa phương cho hay. Trong ảnh: Tàu cá được buộc vào chân cầu bằng dây thừng dài hàng chục mét.

Ông Lê Văn Luyện - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Hà, cho biết, các tàu bỏ không tại khu vực âu tránh trú bão cho tàu cá là loại tàu composite. Ước tính mỗi tàu dài từ 20m đến 25m, rộng từ 4,5m đến 5m, công suất từ trên 1.000CV đến trên 1.500CV, và là loại tàu đánh bắt hải sản trên biển dài ngày.

Ông Lê Văn Luyện – Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Hà, cho biết, các tàu bỏ không tại khu vực âu tránh trú bão cho tàu cá là loại tàu composite. Ước tính mỗi tàu dài từ 20m đến 25m, rộng từ 4,5m đến 5m, công suất từ trên 1.000CV đến trên 1.500CV, và là loại tàu đánh bắt hải sản trên biển dài ngày.

"Nếu các tàu không sớm được di chuyển đi nơi khác thì đến mùa mưa bão sẽ chiếm nhiều diện tích mặt nước ở cửa sông cũng như nơi neo đậu của các tàu thuyền vào âu tránh trú. Việc chằng néo không chắc chắn của các tàu sẽ rất dễ bị trôi dạt tự do làm hư hỏng rừng cây ngập mặn chắn sóng, cản trở giao thông đường thủy qua khu vực", vị lãnh đạo địa phương cho hay. Trong hình là phần khung tàu, máy móc đã được tháo rời.

“Nếu các tàu không sớm được di chuyển đi nơi khác thì đến mùa mưa bão sẽ chiếm nhiều diện tích mặt nước ở cửa sông cũng như nơi neo đậu của các tàu thuyền vào âu tránh trú. Việc chằng néo không chắc chắn của các tàu sẽ rất dễ bị trôi dạt tự do làm hư hỏng rừng cây ngập mặn chắn sóng, cản trở giao thông đường thủy qua khu vực”, vị lãnh đạo địa phương cho hay. Trong hình là phần khung tàu, máy móc đã được tháo rời.

Theo lãnh đạo Đồn Biên phòng Kỳ Khang (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh), các tàu này được trục vớt và kéo từ vùng biển TP Đà Nẵng ra TP Hải Phòng để sửa chữa. Tuy nhiên, khi đi qua vùng biển thị xã Kỳ Anh thì gặp thời tiết xấu nên đã kéo vào khu vực âu tránh trú bão cho tàu cá xã Kỳ Hà để trú, tránh gió.

Theo lãnh đạo Đồn Biên phòng Kỳ Khang (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh), các tàu này được trục vớt và kéo từ vùng biển TP Đà Nẵng ra TP Hải Phòng để sửa chữa. Tuy nhiên, khi đi qua vùng biển thị xã Kỳ Anh thì gặp thời tiết xấu nên đã kéo vào khu vực âu tránh trú bão cho tàu cá xã Kỳ Hà để trú, tránh gió.

"Nhiều tháng nay do lạch biển Kỳ Hà bị khô cạn khiến các tàu bị mắc cạn, không thể di chuyển ra ngoài để về TP Hải Phòng được. Đơn vị đã liên hệ và đốc thúc chủ tàu sớm di chuyển tàu ra khỏi âu trước mùa mưa bão để đảm bảo an toàn", lãnh đạo Đồn Biên phòng Kỳ Khang nói.

“Nhiều tháng nay do lạch biển Kỳ Hà bị khô cạn khiến các tàu bị mắc cạn, không thể di chuyển ra ngoài để về TP Hải Phòng được. Đơn vị đã liên hệ và đốc thúc chủ tàu sớm di chuyển tàu ra khỏi âu trước mùa mưa bão để đảm bảo an toàn”, lãnh đạo Đồn Biên phòng Kỳ Khang nói.

Phạm Trường – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/bai-xac-tau-mac-can-ngang-duong-thuyen-vao-tranh-tru-bao-post1571661.tpo

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty KBec Vina bị phạt 1,5 tỷ đồng vì xả thải chưa xử lý

Công ty Trách nhiệm hữu hạn KBec Vina bị xử phạt vi phạm hành chính hơn 1,5 tỷ đồng do xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 1,5 tỷ đồng đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn KBec Vina (địa chỉ tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Theo đó, Công ty KBEC Vina đã có hành vi vi phạm là vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên, trong trường hợp lượng nước thải từ 200m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400m3/ngày (24 giờ).

Tổng số tiền phạt hành chính là hơn 1,5 tỷ đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ xả nước thải sau hệ thống xử lý nước thải của Công ty KBec Vina ra khu vực cánh đồng tưới trong thời hạn 6 tháng.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu buộc công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả khắc phục sự cố môi trường… Thời hạn để công ty thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là trong vòng 7 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.

Công ty Kbec Vina (100% vốn Hàn Quốc) là công ty độc quyền trong việc chôn lấp chất thải ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty này nhiều lần bị người dân phản ánh vì thường xuyên “xả bậy” chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Đây không phải lần đầu tiên Công ty KBec Vina bị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường. Lần gần đây nhất vào tháng 3/2023, công ty này bị phạt hành chính 1,2 tỷ đồng.

Thái Bình/TCDN

Theo Tài chính Doanh nghiệp

Ảnh: Lực lượng chức năng của thị xã Phú Mỹ và tỉnh lấy mẫu kiểm tra khu vực xả thải của Công ty TNHH Kbec Vina vào thời điểm tháng 5/2023. Ảnh: TTXVN.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/ba-ria–vung-tau-cong-ty-kbec-vina-bi-phat-15-ty-dong-vi-xa-thai-chua-xu-ly-d42531.html

Nhiều vi phạm trong cấp phép khai thác khoáng sản cung cấp cho dự án giao thông trọng điểm quốc gia

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận số 1896/KL-TTCP kết luận thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại một số tỉnh khu vực phía Nam cung cấp cho dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Không đủ nguồn cung về vật liệu san lấp

Thực hiện quyết định của Thanh tra Chính phủ, đoàn thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (vật liệu san lấp) để cung cấp cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết-Dầu Giây và dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận và đường dẫn 2 đầu cầu của UBND các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp.

Theo kết luận thanh tra, liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường để san lấp tại các dự án, theo quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025-2030, trữ lượng vật liệu san lấp cao hơn nhiều so với nhu cầu của các dự án cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận và đường dẫn 2 đầu cầu. Tuy nhiên, tại thời điểm triển khai dự án, chỉ có dự án cầu Mỹ Thuận và đường dẫn 2 đầu cầu không gặp khó khăn về vật liệu san lấp. Hai dự án còn lại không đủ nguồn cung cấp do phần lớn trữ lượng vật liệu san lấp thuộc khu vực quy hoạch (chưa được cấp phép). Các khu vực mỏ vật liệu san lấp đang hoạt động (đã được cấp phép trước đây) có trữ lượng và công suất được phép khai thác quá thấp so với nhu cầu của dự án.

Theo quy hoạch và thực tế hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, UBND các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp đã phối hợp, chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cung cấp đầy đủ thông tin liên quan, làm cơ sở để đơn vị tư vấn và chủ đầu tư các dự án xác định nguồn vật liệu san lấp trong quá trình thực hiện việc khảo sát xây dựng, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình được phê duyệt, hồ sơ dự thầu của nhà thầu cũng thể hiện việc sử dụng vật liệu san lấp tại các khu vực mỏ đã cấp phép và khu vực hoạt động khoáng sản trong quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện, ngoại trừ dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu, 2 dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết và đoạn Phan Thiết- Dầu Giây gặp khó khăn, vướng mắc và chậm trễ do không đủ nguồn cung cấp vật liệu san lấp. Theo kết luận thanh tra, ngoài nguyên nhân khách quan chủ yếu do có sự chồng chéo, vướng mắc trong áp dụng quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai và đầu tư, nguyên nhân chính về chủ quan là do khâu khảo sát, đánh giá tình hình của đơn vị tư vấn chưa kỹ càng, không xác định đầy đủ tính pháp lý của khu vực dự kiến cung cấp vật liệu cho dự án.

Khi khảo sát, đơn vị tư vấn đánh giá đạt yêu cầu nhưng sau khi công trình được khởi công thì nhà thầu xác định không đảm bảo chất lượng để sử dụng làm vật liệu san lấp phục vụ dự án…, dẫn đến phải tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch khoáng sản, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản và thực hiện các thủ tục đất đai để được khai thác khoáng sản theo quy định (tỉnh Bình Thuận), hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện các thủ tục cải tạo đất nông nghiệp gắn với thu hồi khoáng sản cung cấp cho dự án (tỉnh Đồng Nai).

Bên cạnh đó, do năng lực của nhà thầu còn hạn chế, chưa xác định hoặc chuẩn bị được đầy đủ nguồn cung cấp vật liệu san lấp khi tham gia dự thầu và sau khi trúng thầu. Trách nhiệm về việc chậm cung cấp vật liệu san lấp cho các dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết và đoạn Phan Thiết-Dầu Giây chủ yếu thuộc về chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết lập hồ sơ thiết kế…

Liên quan đến việc cấp phép khai thác, thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của UBND các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, kết luận thanh tra cũng đã chỉ ra những vi phạm cụ thể như việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sau cấp phép khai thác khoáng sản có thủ tục chậm trễ, vi phạm quy định của Luật Khoáng sản năm 2010…

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm

Từ những vi phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GTVT kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chậm trễ và thiếu sót trong xác định nguồn vật liệu san lấp cho các dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây và dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận và đường dẫn 2 đầu cầu. Trường hợp phát hiện vi phạm đến mức xử lý trách nhiệm thì xem xét có hình thức xử lý phù hợp theo quy định. Chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý dự án Thăng Long rà soát để xem xét việc điều chỉnh đơn giá của vật liệu san lấp đã xác định trong dự toán của dự án cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết và dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây theo quy định pháp luật…

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo kiểm điểm xử lý về việc chậm trễ trong giải quyết hồ sơ chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất tại các mỏ đất được cấp phép khai thác theo cơ chế đặc thù của Chính phủ theo quy định của Đảng và nhà nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, qua đó xem xét, xử lý phù hợp theo quy định đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc cho phép thu hồi vật liệu san lấp cung cấp cho dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây; việc gia hạn giấy phép không đúng quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và việc cấp phép khai thác đá tại khu vực mỏ đã khoanh định thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác nhưng không chỉ định cung cấp cho các công trình theo Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Quá trình kiểm điểm, xử lý nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm thì chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét theo thẩm quyền. Thực hiện rà soát các giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã cấp và gia hạn, tăng thời hạn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, thu hồi đối với các giấy phép được cấp và gia hạn, tăng thời hạn không đúng quy định pháp luật…

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, qua đó xem xét, xử lý phù hợp theo quy định đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc gia hạn giấy phép không đúng quy định, việc cấp phép khai thác cá tại các khu vực đã khoanh định thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác nhưng không xác định cung cấp riêng cho các công trình theo quy định. Nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm thì chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét theo thẩm quyền.

Nguyễn Hương – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam, đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết dài 100,8 km

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/ban-tin-113/nhieu-vi-pham-trong-cap-phep-khai-thac-khoang-san-cung-cap-cho-du-an-giao-thong-trong-diem-quoc-gia-i708099/

Dự án 100 biệt thự nghỉ dưỡng ‘ngốn’ 12ha rừng Vườn Quốc gia Núi Chúa

Để xây dựng 100 căn biệt thự nghỉ dưỡng, chủ đầu tư Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy sẽ khai thác 12ha rừng, trong đó có hơn 10ha rừng tự nhiên.

Dự án tác động đến 12ha rừng tự nhiên và rừng trồng

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Syrena Việt Nam (Công ty Syrena Việt Nam) làm chủ đầu tư. Dự án này dự kiến được đầu tư xây dựng tại khu đất thuộc lâm phần quản lý của Vườn Quốc gia Núi Chúa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Mục tiêu của dự án là thuê môi trường rừng để đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Đem lại lợi ích cho chủ đầu tư và lợi ích kinh tế cho Nhà nước thông qua các khoản thuế. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 1.600 tỷ đồng.

Theo báo cáo ĐTM, khu đất thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thuộc khoảnh 5, tiểu khu 150, là rừng đặc dụng, thuộc phân khu hành chính cho Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý.

Căn cứ đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, diện tích sử dụng đất của dự án là 64,65ha và chia làm 2 giai đoạn đầu tư.

Giai đoạn 1, ngoài các công trình dịch vụ và phụ trợ, chủ đầu tư sẽ xây dựng 54 căn biệt thự nghỉ dưỡng với diện tích từ 150m2 – 450m2/căn. Giai đoạn 2 tiếp tục xây thêm 46 biệt thự có diện tích từ 250m2 – 1.500m2/căn.

Với tổng diện tích 64,65ha, khi triển khai dự án, chủ đầu tư sẽ thực hiện phát quang, dọn dẹp trên diện tích 12,9ha.

Đáng nói, trong 12,9ha này có 12,78ha quy hoạch rừng đặc dụng do Ban quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý và 0,12ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng do xã Vĩnh Hải quản lý.

Đối với 12,9ha quy hoạch rừng đặc dụng, theo kiểm kê hiện trạng có 10,6ha rừng tự nhiên, 0,98ha rừng trồng và 1,32ha đất chưa có rừng.

Với việc khai thác rừng để xây dựng công trình, chủ đầu tư đưa phương án nộp tiền trồng rừng thay thế với diện tích 12,9ha.

21 hộ dân bị ảnh hưởng, chỉ một hộ được bồi thường đất

Quá trình thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, theo báo cáo ĐTM, chủ đầu tư sẽ chiếm dụng 2,32ha đất của 21 hộ dân tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong đó, có 1 hộ đã được cấp giấy chứng nhận, 4 hộ có nguồn gốc sử dụng đất ổn định, 10 hộ sử dụng đất sau năm 2003 và 6 hộ khai phá năm 2010 đến nay. Các hộ dân này chủ yếu là người đồng bào dân tộc Raglai, chủ yếu sinh sống bằng nông – lâm và ngư nghiệp.

Vị trí dự án và mối tương quan đến các đối tượng xung quanh tại Vườn Quốc gia Núi Chúa.

Vị trí dự án và mối tương quan đến các đối tượng xung quanh tại Vườn Quốc gia Núi Chúa.

Báo cáo kết quả rà soát nguồn gốc đất của UBND huyện Ninh Hải vào tháng 3/2019 cho thấy, trong tổng diện tích đất thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy có 11,7ha đất được 21 hộ dân nói trên trồng điều. Qua rà soát, chỉ có 1 hộ dân được cấp giấy chứng nhận với diện tích 8.000m2 và 20 hộ còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận.

Đối với hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận, UBND huyện Ninh Hải đề nghị UBND tỉnh giao cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo quy định.

Với 20 hộ dân không đủ điều kiện để bồi thường về đất, UBND huyện Ninh Hải kiến nghị xem xét biện pháp hỗ trợ công khai hoang cho 4 hộ và không bồi thường, hỗ trợ về đất cho 16 hộ.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, năm 2015, UBND tỉnh Ninh Thuận có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Syrena Việt Nam làm chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy. Dự án này 2 lần được điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, lần lượt vào năm 2017 và năm 2022.

Để thực hiện dự án, Công ty Syrena Việt Nam đang làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng sang mục đích khác với diện tích 11,58ha. Trong đó, 10,6ha đất có rừng tự nhiên và 0,98ha đất có rừng trồng.

Theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mới nhất, giai đoạn 1 của dự án phải hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động trong vòng 24 tháng kể từ tháng 6/2022.

Cụ thể, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục đất đai, xây dựng, môi trường và các thủ tục có liên quan đủ điều kiện khởi công xây dựng trong vòng 10 tháng. Việc xây dựng 54 biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình phụ trợ khác trong vòng 14 tháng.

Sau giai đoạn 1, chủ đầu tư phải hoàn thành giai đoạn 2 của dự án và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động trong vòng 12 tháng.

Liên quan đến Vườn Quốc gia Núi Chúa, tháng 4/2022, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đón nhận bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ UNESCO. Có tổng diện tích 106.646ha, bao gồm rừng, biển và bán sa mạc, vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa là Vườn Quốc gia Núi Chúa.

Vườn Quốc gia Núi Chú rất đa dạng sinh học rừng, biển với hàng ngàn loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Ngoài Núi Chúa, Việt Nam còn được UNESCO công nhận 10 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Anh Phương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Một góc Vườn Quốc gia Núi Chúa. (Ảnh: Huỳnh Văn Truyền)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/du-an-100-biet-thu-nghi-duong-ngon-12ha-rung-vuon-quoc-gia-nui-chua-2193290.html