• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com

Lê Văn Hóa – Những vần thơ tình lãng mạn, du dương

Nhà thơ Lê Văn Hóa, sinh năm 1941 tại Quảng Ngãi, ông được biết đến trong làng thơ Việt từ trước năm 1975. Bút danh Hoài Lê gắn liền với những tác phẩm đầy cảm xúc và triết lý nhân sinh sâu sắc. Ông không chỉ sáng tác thi ca mà còn nghiên cứu biên khảo như “Thơ Tàu thơ Tây đã ảnh hưởng đến thi ca và âm nhạc Việt Nam” (1966). Những bài thơ của ông là sự kết hợp tinh tế giữa lý trí và tình cảm, luôn đan xen giữa cái đẹp và cái buồn, tình yêu và những nỗi nhớ, đưa người đọc vào một thế giới lãng mạn, du dương và đầy chất thơ và xúc cảm.

Nhà thơ Lê Văn Hóa

Tôi có 3 lần gặp ông ở Hội Nhà văn TPHCM. Mỗi lần gặp là ông tặng cho tôi từ một đến 2 tập thơ poto. Tuy đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông vẫn còn chất giọng truyền cảm mỗi khi đọc thơ, và thơ đối với ông là hơn cả tâm hồn được diễn đạt bằng cảm xúc mãnh liệt như chưa từng ngơi nghỉ. Và điều đặc biệt làm cho tôi khá bất ngờ là khi đọc những bài thơ tình của ông, nó du dương và đầy mê hoặc. Bài thơ “Tình Trăng Gió” mang đến một không gian tình yêu đầy mộng mị, với ánh trăng huyền ảo và làn gió nhẹ nhàng như những thổn thức trong tâm hồn người yêu. Những câu thơ “Ánh mắt em đưa anh vào tình sử/Trăng lung linh tơ liễu gió ru hời/ Mặt hồ thu gợn sóng, mảnh trăng rơi/ Tim thổn thức thì thầm câu tình ái” tạo nên một không gian mê hoặc, nơi tình yêu trở thành một chất liệu không thể thiếu trong cuộc sống. Đọc bài thơ này, ta cảm nhận được sự mãnh liệt của tình yêu, sự tha thiết và hối tiếc khi không thể giữ lại được khoảnh khắc hoàn hảo bên nhau.

Bài “Say Trăng” tiếp tục thể hiện nét lãng mạn đặc trưng trong thơ Lê Văn Hóa. Cảm giác say mê với ánh trăng không chỉ là một biểu tượng của thiên nhiên, mà còn là biểu tượng của sự ám ảnh, của những nỗi nhớ đan xen với mối tình đã qua. Những câu thơ như “Không nuối tiếc những đông tàn quá khứ/ Không hoài mong thao thức đợi xuân về / Nhưng dù sao ta vẫn cứ say mê/ Trăng thánh thể ánh vàng gieo tình tứ” hay Bầu mỹ tửu chọn tay ngà chuốc rượu/ Cho say trăng xiêm áo thoát hình hài/ Trăng Nguyên Tiêu say khướt giữa trần ai cho thấy tâm trạng của người yêu không chỉ say mê với cái đẹp mà còn lạc lõng trong không gian, thời gian của một cuộc tình đã lùi vào quá khứ.

Có thể nói, trong thơ tình của nhà thơ Lê Văn Hóa, ta dễ dàng nhận thấy một phong cách thơ đầy hình ảnh và âm hưởng lãng mạn. Mỗi bài thơ là một bức tranh tình yêu được vẽ nên bằng những câu chữ mềm mại, dịu dàng, nhưng cũng đầy chất tự sự, triết lý. Tôi không nghĩ, khi ở ngưỡng tuổi như ông mà có thể viết được những vần thơ tình mộng mơ, dịu dàng và du dương như thế. Như bài thơ Mộng triều dâng mà tôi nhận thấy những sắc thái của sự mơ mộng, những hình ảnh “Ngàn hoa trăng phủ dương gian / Tình ca hương lửa cung đàn vọng âm hay “Tầm nguyên dấu mộng tiên nga/ Dáng em xiêm áo thướt tha diễm kiều đã gợi lên một không gian huyền bí, nơi tình yêu và giấc mơ hòa quyện với nhau, tạo nên một thứ tình cảm thanh cao và đầy thánh thiện. Dù tình yêu có vô vàn khó khăn và thử thách, nhưng trong thế giới của Lê Văn Hóa, nó vẫn giữ được vẻ đẹp huyền ảo, đầy mộng mơ và lãng mạn.

Đi qua biết bao thương thương nhớ, nhưng nhà thơ vẫn còn cất giấu một niềm riêng, ở đấy là cả giấc mơ, là những lời tâm sự nhẹ nhàng, kín đáo về một tình yêu bền chặt. “Giữa hồn tôi có dáng em / Tim hồng gõ nhịp bên thềm suy tư/ Gót sen em bước dung từ/ Hồn tôi mơ tưởng răng chừ mới thôi là câu mở đầu đầy đỗi ngọt ngào, nói lên sự hiện diện của người yêu trong trái tim, trong suy nghĩ của người thơ. Đoạn thơ “Em là điệp khúc tình ca / Dáng em nào dễ phôi pha trong lòng” như một lời khẳng định tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ phai nhòa, dù cho thời gian có trôi qua và qua mãi…

Và khi cách xa người tình, Lê Văn Hóa thể hiện sự đợi chờ và hy vọng “Thơ sẽ đến, ta chờ em sẽ đến / Ta linh cảm an bài theo định mệnh” và nhà thơ đã chuyển đổi sự hy vọng trở thành lời hẹn ước vĩnh viễn, rằng dù cuộc sống có gian nan, tình yêu sẽ là ánh sáng soi đường cho mọi người tìm thấy nhau để rồi cả hai cùng tái ngộ trong bài thơ Tái ngộ Thủ đô và em Ôi ! giây phút tương phùng êm ái quá/ Vành môi em mềm mại vẫn kiêu xa/ Vẫn hương xưa, nồng nàn men tình ái/ Mắt long lanh ngấn lệ dưới trăng ngà/ Hai mái tóc rối bời trong hơi ấm/ Như đền bù băng giá tháng năm qua”. Đúng là một cuộc tái ngộ đầy cảm xúc giữa hai con người đã xa cách từ lâu. Đấy cũng là những câu mở đầu đầy ắp cảm xúc, như một sự nối lại sợi dây tình cảm đã bị đứt lìa, cách xa và ngăn cách. Và những ký ức về tình yêu xưa lại ùa về trong tâm trí, khiến người thơ không khỏi xúc động. “Ta ly hương, mang nỗi buồn cố xứ / Nhớ dòng sông tuổi nhỏ tắm trưa hè/ Nhớ dòng sông tuổi nhỏ tắm trưa hè … Dù tuổi đời đã xế chiều, nhưng tình cảm với quê hương, với những kỷ niệm xưa, với người thương cũ vẫn luôn khắc khoải trong lòng thi sĩ.

Đọc qua thơ tình của Lê Văn Hóa ta mới thấy được, thơ ông không chỉ là những câu chữ thể hiện tình yêu nồng cháy mà còn là sự trầm tư, chiêm nghiệm về cuộc sống, về thời gian, về những kỷ niệm không bao giờ phai nhòa. Với ngôn từ lãng mạn, đầy hình ảnh và cảm xúc, ông đã xây dựng một thế giới thơ đầy mơ mộng, nơi tình yêu và những nỗi nhớ là nguồn cảm hứng vô tận. Thơ của Lê Văn Hóa vừa đắm chìm trong tình cảm, vừa vang lên những khúc trầm tư về cuộc đời, mang đến cho người đọc những phút giây lắng đọng, suy tư và cảm xúc.

TPHCM ngày 23/03/2025

Phùng Hiệu

Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”

Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THỂ LỆ CUỘC THI VIẾT “ĐẤT K – MIỀN KÝ ỨC” LẦN IV

 

Sau đây là thông báo cụ thể của ban tổ chức cuộc thi

I- Nội dung và thể lệ cuộc thi:

– Cuộc thi viết hồi ức, hồi ký, truyện ngắn lần này mang chủ đề “Đất K – Miền ký ức”.

– Thể loại: Bài dự thi phải viết bằng tiếng Việt có dấu, đúng chính tả, không xử dụng những ngôn từ tục tĩu… vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Ưu tiên những hồi ức, hồi ký văn xuôi viết về những trận chiến đấu ở chiến trường K, kỷ niệm vui buồn của người lính làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường K.

– Hồi ức, hồi ký viết về hoạt động của các đơn vị chuyên gia, đội đoàn công tác giúp đỡ xây dựng chính quyền bạn trên đất K.

II- Đối tượng dự thi:

– Tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu ở chiến trường K và thân nhân của các đồng đội.

– Các thành viên Ban giám khảo và Ban tổ chức không tham gia dự thi.

III- Điều kiện dự thi:

– Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào, chưa đưa lên các websites, blogs, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… của các tổ chức, cá nhân.

– Tác phẩm dự thi phải được đăng trực tiếp trên trang Nhóm liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 315 kèm theo tên tác giả và số điện thoại liên lạc.

– Tác phẩm ghi rõ Cuộc thi viết Hồi ức, hồi ký “Đất K – Miền ký ức”.

– Các tác phẩm dự thi phù hợp với nội dung và thể lệ đề nghị sẽ được Ban tổ chức đăng theo số thứ tự 1, 2…5…v..v… trên Nhóm liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 315.

– Các tác giả trực tiếp đăng bài viết trên Nhóm liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 315 hoặc gởi về Ban tổ chức trong Inbox Messenger Nick name Trấn Sơn Bình Hải hoặc zalo: 0945143315 hoặc email: dungthach59@gmail.com.

– Đề nghị bài viết ghi rõ tên họ tác giả, đơn vị tham chiến Chiến trường K, số điện thoại liên lạc bên dưới bài viết.

– Ban giám khảo không chấm điểm những bài đăng không hợp lệ.

IV- Cơ cấu giải thưởng:

– Một giải nhất: Ba triệu đồng.

– Hai giải nhì mỗi giải: Hai triệu đồng .

– Ba giải ba mỗi giải: Một triệu đồng.

– Bốn giải khuyến khích mỗi giải: Năm trăm ngàn đồng.

Mỗi tác giả có thể gởi hạn chế hai bài dự thi, nhưng chỉ được nhận duy nhất một giải thưởng có điểm cao nhất.

V- Thời gian:

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 17 tháng 3 năm 2025, hạn cuối cùng nhận bài là ngày 27 tháng 7 năm 2025.

Ban tổ chức sẽ thông báo trao các giải thưởng sau ngày 27.7.2025.

Xin chân thành cảm tạ các nhà tài trợ cho cuộc thi này.

Cảm ơn các đồng đội, các bạn tham gia cuộc thi viết lần này.

VI- Các đồng giám khảo:

  1. Nhà văn Nguyễn Tam Mỹ, nguyên cựu chiến binh đoàn 5503 Mặt trận 579 (tác giả cuốn “Chinh chiến nơi miền đất lạ”, TP Đà Nẵng).
  2. Nhà văn Thu Loan (Gia Lai).
  3. Nhà báo Lê Minh Thanh (hải ngoại), trinh sát d 3 e 143 f 315.
  4. Cựu chiến binh Nguyễn Chuyện (tác giả giải nhất cuộc thi viết lần III, Bình Thuận)
  5. Cựu chiến binh Lê Dân (nguyên QTV Nhóm “Trái tim người lính”, TP Đà Nẵng)

Thang điểm thấp nhất cho mỗi bài đăng dự thi là 1 điểm và cao nhất là 10 điểm.

VII- Ban tổ chức :

  1. Trưởng ban: Nguyễn Thạch Dũng (c13 e 143 f 315, ở Kiên Giang).
  2. Phó ban: Văn Đức Năm (c 13 e 142 f 315, Đắk Lắk).
  3. Thành viên: Phạm Thành Chung (e 95 f 307, Gia Lai).
  4. Thành viên: Võ Văn Trung (e 729 f 315, Bình Định).

Ban tổ chức sẽ tiếp nhận số điểm cho mỗi bài đăng của các giám khảo và tổng hợp trước khi công bố kết quả từng bài.

 THEO VANVN

Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam: Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II-nhiệm kỳ 2024-2029

(Moitruongvaphapluat)  – Sáng ngày 21/3/2025, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành  Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam lần thứ II – nhiệm kỳ 2024-2029.

Về dự Hội nghị có Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nguyễn Hữu Tiến, các PCT Phan Hồng Thái, Võ Minh Đức, cùng đông đủ các UVBTV, BCH Hiệp hội và các đơn vị thành viên… Ông Huỳnh Minh Nhựt – Chủ tịch Hiệp hội – đã chủ trì hội nghị này.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hiệp hội Huỳnh Minh Nhựt đã thông qua chương trình, nội dung Hội nghị; đồng thời nêu một số ý kiến về quy trình, hình thức biểu quyết và quyết định các nội dung làm việc quan trọng. Hội nghị có nhiệm vụ tổng kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phân tích những ưu điểm và những hạn chế trong công tác điều hành; nguyên nhân của những tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025. Đặc biệt, Hội nghị cũng thảo luận về kế hoạch tổ chức hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội vào tháng 10 sắp tới. Đây là dịp để tuyên dương những đơn vị, người lao động có thành tích xuất sắc trong 30 năm qua.

Ông Huỳnh Minh Nhựt – Chủ tịch Hiệp hội  – phát biểu  

Chủ tịch Hiệp hội cũng đã thông tin một số vướng mắc trong công tác tổ chức, tài chính và phương án củng cố thành lập Văn phòng Hiệp hội, các ban, Văn phòng đại diện; chi hội /liên chi hội theo quy định của Chính phủ. Hội nghị đã thảo luận và thống nhất một số nội dung về công tác tổ chức, biểu quyết thông qua phương án nhân sự, miễn nhiệm UVBCH, UVBTV, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Trưởng Ban kiểm tra và bầu bổ sung các chức danh UVBCH, UVBTV, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Trưởng Ban kiểm tra Hiệp hội nhiệm kỳ 2024-2029…

Đáng lưu ý, tại hội nghị này, Chủ tịch Hiệp hội Huỳnh Minh Nhựt chính thức thông tin, hiện nay Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tạm dừng hoạt động nên công tác tổ chức sự kiện, truyền thông cho các đơn vị trong giai đoạn này và thời gian tới sẽ do Hiệp hội trực tiếp đảm nhận.

Ngoài ra, Hiệp hội đã và đang giao cho một đơn vị thành viên là công ty truyền thông, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền xây dựng Trang điện tử mới với tên gọi “Môi trường và Pháp Luật”. Trang thông tin này đã được Sở TTTT TP.HCM (cũ) cấp giấy phép hoạt động, cố gắng hoàn thiện giao diện trong thời gian sớm nhất để quản lý, vận hành, đảm bảo truyền tải các thông tin hoạt động của Thường trực Hiệp hội và các đơn vị thành viên. Đây là diễn đàn của Hiệp hội sẽ thường xuyên cập nhật các vấn đề về môi trường và xã hội; các văn bản pháp luật quy định về hoạt động của ngành môi trường; các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của các đơn vị; nêu gương người tốt việc tốt, các đơn vị xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường …Ông Huỳnh Minh Nhựt nhấn mạnh và đề nghị các đơn vị thành viên hỗ trợ để Trang Môi trường và Pháp luật hoạt động đạt hiệu quả cao, thực sự là tiếng nói của người lao động trong ngành môi trường và đô thị toàn quốc.

Lãnh đạo Hiệp hội chủ trì hội nghị

Thay mặt thường trực Hiệp hội, Phó chủ tịch Phan Hồng Thái đã đọc báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và chương trình công tác năm 2025, nêu bật những kết quả đã đạt được trong năm 2024. Tổ chức của Hiệp hội hiện nay có tổng số 188 hội viên, trong đó Hội viên tổ chức 186, Hội viên cá nhân 02. Số hội viên mới kết nạp trong năm 2024 là 05 hội viên. Hiệp hội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029 vào ngày 28/06/2024 tại Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 137 đồng chí. Ông Huỳnh Minh Nhựt được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.

Ban thư ký của Hội nghị

Báo cáo cũng nêu rõ: Năm 2024, Hiệp hội đã có một số hoạt động nổi bật như: Tổ chức Lễ công bố và trao giải “Cây chổi Vàng” lần thứ IV, năm 2023, nhằm tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường có nhiều đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Ban tổ chức đã xét chọn và trao 18 giải đồng, 11 giải bạc, 10 giải vàng, 01 giải kim cương cho 40 công nhân đang làm việc tại các công ty MTĐT cả nước. Trao tặng 02 căn nhà tình thương cho 02 công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn tại Hưng Yên và Huế.

Phó chủ tịch Hiệp hội – Phan Hồng Thái – đọc báo cáo tổng kết

Hiệp hội đã tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo Thông tư ban hành quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại. Tham dự các sự kiện, triển lãm quốc tế gồm “Triển lãm Thành phố thông minh 2024 và thành phố phát thải ròng bằng không vào năm 2050” tại Đài Loan, “Triển lãm IFAT MUNICH 2024 và khảo sát các công nghệ xử lý chất thải đô thị” tại Châu Âu, qua đó tìm hiểu các công nghệ hiện đại về lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải. Tổ chức thành công tốt đẹp “Đại hội Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 – 2029”, qua đó, Hiệp hội vinh dự nhận bằng khen của Bộ Xây dựng vì có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2018 – 2023, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành Xây dựng.

Lãnh đạo Hội MTĐT và KCN khu vực miền Bắc chỉ đạo hội viên tích cực tham gia công tác khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra tại khu vực miền Bắc. Bên cạnh đó, tổ chức vận động Hội viên, mạnh thường quân, doanh nghiệp trong ngành tham gia đóng góp ủng hộ Người lao động đang hoạt động trên lĩnh vực vệ sinh môi trường bị thiệt hại do bão Yagi gây ra. Kết quả: Hiệp hội đã vận động được 687.000.000 đồng, toàn bộ nguồn kinh phí vận động được đã hỗ trợ cho hơn 100 công nhân đang làm việc tại các công ty MTĐT khu vực miền Bắc bị thiệt hại do bão Yagi gây ra.

Tổ chức Hội thảo “Công nghệ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng tới phát triển xanh” diễn ra ngày 06/11/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phối hợp với Công ty Informa Markets tổ chức hội thảo “Công nghệ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng tới phát triển xanh”. Hội thảo thu hút nhiều Công ty môi trường, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chuyên gia chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển công nghệ thích hợp trong triển khai công tác phân loại rác tại nguồn và đưa ra nhiều mô hình, công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả theo hướng phát triển xanh, phát triển bền vững. Tổ chức Tọa đàm “Trao đổi các nội dung Quy chuẩn Việt Nam 07 9:2023/BXD”, tại đây Hiệp hội đã thảo luận cùng nhiều chuyên gia trong ngành, cũng như lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp là hội viên của Hiệp hội đang hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải để đề xuất với Bộ Xây dựng một số điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với thực tiễn khi áp dụng quy chuẩn…

Hội nghị cũng đã thông qua báo cáo công tác tài chính, thu-chi và thông qua phương án huy động nguồn lực. Hội nghị cũng đã thảo luận về việc thành lập Văn phòng Hiệp hội, các ban, Văn phòng đại diện Hiệp hội, chi hội/liên chi hội theo Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 8/10/2024 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ. Thực hiện quy trình miễn nhiệm nhân sự, Hội nghị đã bầu bổ sung UVBCH, UVBTV, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội, UV Ban kiểm tra, Trưởng ban kiểm tra Hiệp hội.

Các đại biểu tham gia biểu quyết

Thảo luận và nêu ý kiến tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Sen – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty công trình đô thị Gia Lai cho rằng, hiện nay có nhiều bất cập trong công tác đấu thầu, nhất là định mức giá thu gom, vận chuyển, chế biến và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp. Dự án cây xanh có giải quyết chậm hoặc dừng không sao, nhưng rác thải không thể dừng lâu dài được. Do đó, Hiệp hội cần sớm có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, nhằm đảm bảo hoạt động của các công ty thành viên và giải quyết việc làm ổn định cho người lao động. Cũng theo bà Sen, Hiệp hội cần nhanh chóng chỉ đạo cho Công ty truyền thông tại Tp HCM để cập nhật các văn bản, quy định của Chính phủ, của Ngành để  hỗ trợ, giải quyết điểm nghẽn hiện nay cho các đơn vị…

Bà Nguyễn Thị Sen phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị

Cũng trong phần thảo luận, góp ý cho phương hướng hoạt động của năm 2025, đại diện Tập đoàn Amaccao  đã nêu nhiều ý kiến bổ ích và xác đáng trong lĩnh vực môi trường. Hiện nay Tập đoàn có nhiều công ty và chuyên đầu tư về máy năng lượng – môi trường. Việc xây dựng quy chuẩn lò đốt rác phát điện, khoảng cách, cự ly từ nhà máy đến nhà dân và xây dựng đơn giá…cần có sự can thiệp và bảo vệ của Hiệp hội thì các cơ quan chức năng mới xem xét giải quyết nhanh chóng. Hiện tại nhiều đơn vị chuyên môn của các Bộ, Ngành xây dựng quy chuẩn bằng cách lấy thông số của các công ty nước ngoài áp đặt vào quy chuẩn của Việt Nam là thiếu thực tế và bất cập nên hoạt động rất khó khăn. Tuy nhiên, khi đề xuất thay đổi, các công ty không thể tự làm được mà cần có sự hỗ trợ của Hiệp hội bằng văn bản. Việc điều chỉnh giá thu gom rác, đốt rác mỗi tỉnh, mỗi địa phương có cách làm riêng nhưng đơn giá hiện nay quá thấp không đủ chi phí vận hành và thu nhập của người lao động, cần có tiếng nói của Hiệp hội để bảo vệ hội viên. Đồng thời, Hiệp hội nên thường xuyên cập nhật kịp thời những khó khăn của các công ty để điều chỉnh hành vi kinh doanh, tránh sự giẫm đạp chân nhau và thiếu sòng phẳng…

Phát biểu kết luận và bế mạc Hội nghị BCH Hiệp hội lần thứ II, Chủ tịch Hiệp hội Huỳnh Minh Nhựt nhấn mạnh: “Sau hơn 02 giờ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, thẳng thắn trên tinh thần dân chủ, Hội nghị BCH Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, Hội nghị đã nghiêm túc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình công tác năm 2024, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Hiệp hội. Với tinh thần đoàn kết, xung kích, sáng tạo, sự sẻ chia, đồng hành, hỗ trợ của Hội viên, cùng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội, tôi tin tưởng rằng việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Hiệp hội lần thứ II sẽ đạt được thành công tốt đẹp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2025 và Nghị quyết mà Đại hội Hiệp hội đã đề ra”

Chủ tịch Hiệp hội  – Huỳnh Minh Nhựt – Tổng kết hội nghị

Hội nghị đã miễn nhiệm 03 đ/c khỏi các chức danh UVBCH, UVBTV, PCT, Tổng Thư ký, UV Ban kiểm tra, Trưởng Ban kiểm tra Hiệp hội nhiệm kỳ 2024- 2029. Hội nghị đã bầu bổ sung 03 đ/c giữ các chức danh UVBCH, UVBTV, PCT, Tổng Thư ký, UV Ban kiểm tra, Trưởng Ban kiểm tra Hiệp hội nhiệm kỳ 2024- 2029. Ông Tô Văn Năm đã được hội nghị tín nhiệm bầu vào chức danh Phó chủ tịch Hiệp hội. Ông Cao Văn Tuấn – Thường vụ Hiệp hội, trưởng phòng Công nghiệp môi trường và KHCN của Công ty THHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM – giữ chức Tổng thư ký và ông Lưu Việt Chiến – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ – giữ chức Trưởng ban kiểm tra của Hiệp hội.

Lãnh đạo Hiệp hội tặng hoa chúc mừng các đ/c được hội nghị bầu bổ sung các chức danh

Có thể nói, thành công của Hội nghị có được trước hết nhờ sự lãnh đạo của Thường trực Hiệp hội, Ban Thường vụ Hiệp hội. Thay mặt Thường trực Hiệp hội tôi xin chân thành cảm ơn các đ/c trong Ban Thường vụ, BCH Hiệp hội đã đến dự, thảo luận, đóng góp sôi nổi, tích cực góp phần vào thành công chung của Hội nghị. Mong rằng trong thời gian tới Thường trực Hiệp hội tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đ/c để giúp Hiệp hội hoạt động ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Lãnh đạo Hiệp hội tặng biểu trưng cảm ơn các đơn vị tài trợ cho hội nghị

Thường trực Hiệp hội xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn sự tài trợ của Tập đoàn AMACCAO, sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của Hội MTĐT và KCN khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng, Nhà khách Quốc hội tại Đà Nẵng, góp phần vào sự thành công của Hội nghị BCH Hiệp hội lần thứ hai. Với ý chí quyết tâm và niềm tin tuyệt đối, tôi tin tưởng rằng Hiệp hội sẽ tiếp tục đổi mới và ngày càng phát triển bền vững”. Chủ tịch Hiệp hội huỳnh Minh Nhựt bày tỏ trong bài phát biểu bế mạc hội nghị.

                                                                                       Nhóm PV

 

Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam: Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ II-nhiệm kỳ 2024-2029

(Moitruongvaphapluat) – Ngày 20/3/2025, tại Tp Đà Nẵng, Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội lần thứ II-nhiệm kỳ 2024-2029. Ông Huỳnh Minh Nhựt – Chủ tịch Hiệp hội dự và chủ trì Hội nghị.

Cùng tham dự có các đ/c: Nguyễn Hữu Tiến – Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội; các PCT: Phan Hồng Thái, Võ Minh Đức cùng các đồng chí UVBTV Hiệp hội nhiệm kỳ 2024-2029.

Hội nghị đã thông qua báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và chương trình công tác năm 2025 của Hiệp hội. Đề xuất và thống nhất phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Đặc biệt, các hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hiệp hội…

Ông Huỳnh Minh Nhựt – Chủ tịch Hiệp hội MTĐT&KCN VN phát biểu

Đại biểu cũng đã nghe Báo cáo công tác tài chính, thu-chi và phương án huy động nguồn lực để đảm bảo hoạt động của Hiệp hội. Mức thu hội phí trong năm đối với hội viên và hội viên có trụ sở đơn vị đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời mức thu hội phí và phương pháp thu theo địa giới hành chính; các giải pháp tạo thêm nguồn thu kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Thảo luận về việc thành lập Văn phòng Hiệp hội, các ban, Văn phòng đại diện Hiệp hội, chi hội/liên chi hội theo Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 8/10/2024 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thực hiện quy trình nhân sự, miễn nhiệm, bầu bổ sung UVBCH, UVBTV. Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội, UV Ban kiểm tra, Trưởng ban kiểm tra Hiệp hội. Các đồng chí trúng cử UVBCH, UVBTV, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Trưởng Ban kiểm tra Hiệp hội nhiệm kỳ 2024-2029 ra mắt Hội nghị…

Các đại biểu biểu quyết thông qua việc giới thiệu nhân sự

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thảo luận về việc thành lập Văn phòng Hiệp hội, các ban, Văn phòng đại diện Hiệp hội, chi hội/liên chi hội theo Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 8/10/2024 của Chính phủ. Đồng thời xin ý kiến về việc kết thúc hoạt động của các Hội khu vực theo Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội và theo Nghị định số 126/2024/NĐ-CP. Miễn nhiệm UVBCH, UVBTV, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Trưởng Ban kiểm tra Hiệp hội, nhiệm kỳ 2024-2029 Căn cứ Điều 22 Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 8/10/2024 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ; Căn cứ Điều 14, 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội. Hội nghị đã thảo luận, thống nhất trình BCH xem xét miễn nhiệm các đồng chí sau: Đồng Xuân Thụ, UVBCH, UVBTV, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội nhiệm kỳ 2024-2029, lý do vi phạm pháp luật; Đ/c Nguyễn Thị Ánh Hồng, UVBCH, UVBTV, Trưởng Ban kiểm tra Hiệp hội nhiệm kỳ 2024-2029, lý do vi phạm pháp luật; Đ/c Nguyễn Văn Để, UVBCH Hiệp hội nhiệm kỳ 2024-2029 (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước và MTĐT Đồng Tháp), lý do xin nghỉ việc. Thảo luận, giới thiệu nhân sự để chuẩn bị thực hiện quy trình kiện toàn nhân sự BCH, BTV, PCT, Tổng Thư ký Hiệp hội, UV Ban kiểm tra, Trưởng ban kiểm tra Hiệp hội, nhiệm kỳ 2024-2029 . Sau đó Hội nghị đã thống nhất giới thiệu 03 nhân sự ứng cử vào vị trí UVBCH, UVBTV, PCT Hiệp hội, nhiệm kỳ 2024-2029.

 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

***************

Chiều cùng ngày, tại Tp Đà Nẵng cũng đã diễn ra Hội nghị BCH Hội khu vực Miền trung – Tây nguyên lần thứ I- nhiệm kỳ 2024-2029

Tại Hội nghị, ông Võ Minh Đức – Phó Chủ tịch Hiệp hội – Chủ tịch Hội khu vực Miền Trung – Tây nguyên ; Tổng giám đốc Công ty Môi trường đô thị Tp Đà Nẵng – báo cáo nêu rõ những thuận lợi và khó khăn về tình hình hoạt động của các đơn vị thành viên trong Hội khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

Các đại biểu cũng đã nghe Chủ tịch Hội khu vực phân tích thêm tình hình về tài chính, nhân sự cũng như việc sáp nhập các đơn vị trong thời gian tới..

Phát biểu ý kiến, bà Nguyễn Thị Sen – Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Gia Lai- nêu một số khó khăn trong hoạt động tại địa bàn về giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Đặc biệt, trong công tác đấu thầu, đề nghị Ngành có giải pháp tháo gỡ để tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên hoạt động thuận lợi hơn…

Ông Nguyễn Hồng Thanh, Tổng giám đốc Công ty Môi trường đô thị Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà cho rằng, sự liên danh liên kết của các đơn vị thành viên rất quan trọng, trong đó chú trọng đến điều kiện cụ thể của từng đơn vị để có thể hoạt động đúng tiêu chí, điều lệ của Hiệp hội…

Ông Nguyễn Hữu Tiến -PCT Thường trực Hiệp hội – nêu một một số vấn đề liên quan đến hoạt động của các đơn vị thành viên. Đồng thời đề ra một số giải pháp, giải đáp thắc mắc trong công tác đấu thầu, đầu tư và phương tiện thu gom rác thải loại xe ba bánh vào hoạt động thí điểm tại Hà Nội trong tháng 10 tới…

Hội nghị đã thông qua qui chế và giới thiệu nhân sự bầu bổ sung vào BCH Hội khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Huỳnh Minh Nhựt – nêu rõ: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay việc các đơn vị thành viên không quản ngại đường sá xa xôi đến tham dự đầy đủ, nêu lên nhiều ý kiến sát thực để xây dựng  các hoạt động của Hiệp hội là một tín hiệu đáng mừng và rất trân trọng. Các đơn vị đề xuất  định mức, đơn giá hợp lý để bảo vệ quyền lợi hoạt động của các công ty là điều rất cần thiết, cần có văn bản đề nghị Hiệp hội tháo gỡ kịp thời. Các đơn vị cần chú trọng việc liên danh, liên kết bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống cho người lao động. Hiện nay nhiều khu vực trong cả nước đã áp dụng số hoá trong công tác thu phi đảm bảo đem lại hiệu quả cao. Do đó, khu vực Miền Trung – Tây Nguyên cũng cần áp dụng thu phí điện tử tại địa phương để nâng cao hiệu suất lao động, giảm giá thành và tăng thu nhập.

Các đại biểu Hội khu vực Miền Trung – Tây Nguyên chụp ảnh lưu niệm

Trong ngày 21/3/2025 sẽ tiếp tục diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam lần thứ II- nhiệm kỳ 2024-2029.

Nhóm PV

Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam: Nâng cao năng lực – Hiệu quả quản lý

(Moitruongvaphapluat) – Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Ban thường vụ và Ban chấp hành lần thứ  hai nhiệm kỳ VI (2024 – 2029) vào ngày 20 – 21/3/2025 tại TP. Đà Nẵng.

Hội nghị sẽ tổng kết, đánh giá lại hoạt động của Hiệp hội trong năm 2024, triển khai phương hướng hoạt động năm 2025;  sắp  xếp, tổ chức bộ máy hoạt động của Hiệp hội theo Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 10/8/2024 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội; Kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành Hiệp hội nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và điều hành hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới. Trong năm 2024, Hiệp hội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ  2024-2029. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 137 đồng chí, Ban Kiểm tra gồm 05 đồng chí. Tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Hiệp hội đã bầu Ban Thường vụ gồm 35 đồng chí, bầu Chủ tịch và 05 Phó Chủ tịch Hiệp hội, bầu Tổng thư ký và phân công thường trực Hiệp hội.

Ông Huỳnh Minh Nhựt được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam khoá VI – nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Hiện nay , Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam có gần 200  hội viên tập thể đại diện cho gần 80.000 cán bộ, nhân viên, người lao động hoạt động trong lĩnh vực môi trường, hạ tầng đô thị, cấp thoát nước, công viên, cây xanh, chiếu sáng, khu công nghiệp… tại 3 khu vực: Miền Bắc; miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam.

Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam đã bám sát chương trình hoạt động đề ra trong nhiệm kỳ V để chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị hội viên trên toàn quốc về cơ chế, chính sách cũng như nguồn vốn đầu tư công nghệ, cải thiện điều kiện lao động… vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong năm 2024, Hiệp hội đã có một số hoạt động nổi bật như  : Tổ chức Lễ công bố và trao giải “Cây chổi vàng” lần thứ IV, năm 2023 nhằm tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường có nhiều đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Ban tổ chức đã xét chọn và trao 18 giải đồng, 11 giải bạc, 10 giải vàng, 01 giải kim cương cho 40 công nhân đang làm việc tại các công ty Môi trường đô thị cả nước ; Trao tặng 02 căn nhà tình thương cho 02 công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn tại Hưng Yên và Huế; Tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo Thông tư ban hành quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã tham dự các sự kiện, triển lãm quốc tế gồm “Triển lãm Thành phố thông minh 2024 và thành phố phát thải ròng bằng không vào năm 2050” tại Đài Loan; ” Triển lãm IFAT MUNICH 2024 và khảo sát các công nghệ xử lý chất thải đô thị” tại Châu Âu, qua đó tìm hiểu các công nghệ hiện đại về lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải.Tổ chức Hội thảo “Công nghệ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng tới phát triển xanh” diễn ra ngày 06/11/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phối hợp với Công ty Informa Markets tổ chức hội thảo “Công nghệ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng tới phát triển xanh”. Hội thảo đã thu hút nhiều Công ty môi trường, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chuyên gia chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển công nghệ thích hợp trong triển khai công tác phân loại rác tại nguồn và đưa ra nhiều mô hình, công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả theo hướng phát triển xanh, phát triển bền vững;

Tổ chức Tọa đàm “Trao đổi các nội dung Quy chuẩn Việt Nam 07- 9:2023/BXD”, tại đây Hiệp hội đã thảo luận cùng nhiều chuyên gia trong ngành, cũng như lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp là hội viên của Hiệp hội đang hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải để đề xuất với Bộ Xây dựng một số điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với thực tiễn khi áp dụng quy chuẩn.  Với những đóng góp tích cực, Hiệp hội đã vinh dự  nhận bằng khen của Bộ Xây dựng vì có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2018 – 2023, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành Xây dựng.

Hội MTĐT và KCN khu vực miền Bắc  cũng đã chỉ đạo hội viên tích cực tham gia công tác khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra tại khu vực miền Bắc. Tổ chức vận động Hội viên, mạnh thường quân, doanh nghiệp trong ngành tham gia đóng góp ủng hộ người lao động đang hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường bị thiệt hại bởi cơn bão Yagi.  Hiệp hội đã vận động được 687.000.000 đồng, toàn bộ nguồn kinh phí này đã được mang đến hỗ trợ cho hơn 100 công nhân đang làm việc tại các công ty MTĐT khu vực miền Bắc bị thiệt hại do bão Yagi.

Ông Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đến dự và tặng hoa chúc mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Môi trường và Khu công nghiệp Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 -2029.

Năm 2025, Hiệp hội đã tổ chức tặng quà  tết cho các đồng chí nguyên lãnh đạo Hiệp hội và  cán bộ, người lao động  Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; Việc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng sắp tới đây sẽ kiện toàn nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội, Tổng Thư ký, Trưởng Ban kiểm tra, Văn phòng hiệp hội và các ban chuyên môn;  Xây dựng phương án tổ chức lại hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và thực hiện hồ sơ, thủ tục xin cơ quan chức năng cho phép Tạp chí hoạt động trở lại;  Tổ chức lại hoạt động của Hội MTĐT và KCN khu vực miền Nam, miền Trung – Tây Nguyên và miền Bắc theo đúng Điều lệ hoạt động của Hiệp hội  và Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 8/10/2024 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;  Tổ chức góp ý và ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029; Quy chế hoạt động của Ban kiểm tra; Quy chế tài chính của Hiệp hội; Chương trình hoạt động toàn khoá của Hiệp hội.

Thực hiện hồ sơ, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện Hiệp hội tại TP. Đà Nẵng, thành lập Văn phòng Hiệp hội, Ban KHCN, Ban Công tác hội viên và Ban hợp tác quốc tế; Tổ chức Toạ đàm, hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề về công tác thu gom, trung chuyển, xử lý tái chế chất thải rắn hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững;  Phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức đoàn tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, tham quan các công nghệ thu gom, trung chuyển, vận chuyển, xử  lý tái chế chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng, nguy hại và xử lý tái chế nước thải.

Cũng trong năm 2025, Hiệp hội đã  phát động  thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam, chào mừng 80 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  Tổ chức Hội thao toàn quốc chào mừng chào mừng kỷ niệm 30 ngày thành lập Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam. Hiệp hội đề ra mục tiêu vận động  kinh phí xây dựng ít nhất 02 nhà tình thương cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trong ngành môi trường; kịp thời  thăm,  tặng quà cho công nhân  có hoàn cảnh khó khăn bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động. Tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội MTĐT và KCN Việt Nam; Tặng 30 phần quà cho 30 công nhân có hoàn cảnh khó khăn và đề xuất các Bộ, Ngành tặng 30 giấy khen, bằng khen cho 30 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động và xây dựng Hiệp hội.  Lãnh đạo Viện MTĐT và công nghiệp Việt Nam tổ chức các lớp đào tạo, cấp chứng nhận về hoạt động môi trường đô thị; Nghiên cứu đề xuất các Bộ, Ngành, Chính phủ giao một số đề tài, nhiệm vụ về công tác quản lý, hoạt động thu gom, trung chuyển, vận chuyển, xử lý tái chế chất chế chất thải rắn.. cho Hiệp hội thực hiện.

Phan Dung

Ảnh: Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Môi trường và Khu công nghiệp Việt Nam lần thứ VI.

Họp mặt Ban Liên lạc Mặt trận Tây Nguyên – Quân đoàn 3

Ngày 15-3, Ban liên lạc truyền thống mặt trận Tây Nguyên (B3) – Quân đoàn 3 tại TPHCM tổ chức họp mặt truyền thống, nhân Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột (10-3-1975 – 10-3-2025), 50 năm Ngày thành lập Quân đoàn 3 (26-3-1975 – 26-3-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).

Trung tướng, PGS-TS Nguyễn Đức Hải phát biểu tại buổi họp mặt

Phát biểu ôn lại truyền thống, Trung tướng, PGS-TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban liên lạc truyền thống Mặt trận Tây Nguyên – Quân đoàn 3 chia sẻ, buổi họp mặt là dịp để các thế hệ cựu chiến binh ôn lại lịch sử hào hùng cách đây tròn 50 năm – khi Chiến dịch Tây Nguyên chính thức mở đầu cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta. Chiến thắng Buôn Ma Thuột là một trong những chiến công mở màn cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng, mở ra thời cơ chiến lược giành thắng lợi của cuộc tổng tiến công.

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặt trận Tây Nguyên là một chiến trường ác liệt. Các lực lượng Mặt trận Tây Nguyên đã sát cánh cùng nhân dân làm nên nhiều chiến công vang dội. Với thành tích chiến đấu và sự hy sinh của bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Tây Nguyên, Quân đoàn 3 đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào ngày 20-12-1979; tặng thưởng 3 Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…

Trung tướng, PGS-TS Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và cựu chiến binh sẽ luôn phát huy truyền thống quyết thắng, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, nghiêm túc, tự lực của Quân đoàn 3 anh hùng. Đồng thời, tiếp tục đoàn kết, động viên và cùng nhau thực hiện công tác tri ân đồng đội, những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trao bằng khen cho tập thể và cá nhân Ban Liên lạc Mặt trận Tây Nguyên (B3) – Quân đoàn 3 tại TPHCM có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng Ban liên lạc năm 2024Trao hoa và quà tri ân cho các cựu chiến binh của Ban Liên lạc Mặt trận Tây Nguyên – Quân đoàn 3 tại TPHCM

Mặt trận Tây Nguyên (B3) ra đời có nhiệm vụ xây dựng Tây Nguyên thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn; giam chân lực lượng cơ động chủ lực Mỹ-ngụy, tạo điều kiện cho đồng bằng và thành phố nổi dậy. Đồng thời xây dựng hậu phương trực tiếp của chiến trường, hình thành căn cứ địa vững chắc cho Cách mạng miền Nam; xây dựng và bảo vệ hành lang chiến lược nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.

Trong 11 năm (1964-1975), Mặt trận Tây Nguyên đã mở 10 chiến dịch quân sự lớn. Trong đó có 3 chiến dịch có ý nghĩa đặc biệt là: Chiến dịch Pleime (1965), Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975).

Ngày 26-3-1975, Quân đoàn 3 được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ khối bộ đội chủ lực ở mặt trận Tây Nguyên thành Quân đoàn chủ lực cơ động. Quân đoàn 3 đã thể hiện vai trò là đơn vị chủ lực, đóng góp to lớn trong giải phóng Tây Nguyên và tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975. Quân đoàn cũng chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam, Tây Bắc và tham gia nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, B3 – Quân đoàn 3 luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, gắn với truyền thống “Quyết thắng, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, nghiêm túc, tự lực”, qua đó góp phần xây dựng Quân đoàn “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Tháng 12-2024, Bộ Quốc phòng công bố quyết định giải thể Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và thành lập Quân đoàn 34; được tổ chức theo hướng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

Theo SGGP

Giải pháp cho vấn nạn ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Theo các chuyên gia, việc đầu tư và phát triển các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường như xe buýt điện, tàu điện ngầm, và tàu điện trên cao sẽ giúp giảm thiểu sự phát thải khí CO2 và các chất gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

Nhiều giải pháp giảm ô nhiễm đã được triển khai

Các chuyên gia y tế cảnh báo, sự gia tăng ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, thần kinh, và các cơ quan khác trong cơ thể.

Chiều 11/3, dữ liệu từ ứng dụng quan trắc không khí iquair.com cho thấy chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức xấu. Các khu vực như Thạch Thất, Phú Thượng, Tây Hồ và Hoàn Kiếm đều có chỉ số AQI dao động từ 170 đến 225, vượt qua ngưỡng nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Điều này cảnh báo một vấn đề ô nhiễm đang ở mức báo động đỏ tại Thủ đô.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về hô hấp, tim mạch và thần kinh.

Các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5, không chỉ gây viêm nhiễm trong cơ thể mà còn làm suy yếu chức năng của mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các bệnh lý như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bác sỹ Bùi Thu Hương, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, mỗi khi không khí ô nhiễm, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện tăng khoảng 20%.

Hệ hô hấp là bộ phận đầu tiên bị tấn công, làm suy giảm sức đề kháng. Trong mùa lạnh, khi nhiệt độ giảm thấp, cơ thể không thích ứng kịp sẽ dễ dàng bị tổn thương, từ những cơn ho đơn giản đến các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc COPD và hen suyễn, nguy cơ bệnh trở nặng do ô nhiễm không khí là rất cao, cần phải được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc COPD ở độ tuổi trên 40 lên tới 4,2%.

Việc không kiểm soát tốt chất lượng không khí sẽ là yếu tố thúc đẩy các đợt cấp tính của bệnh, gây khó thở và ho khạc đờm, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí thời gian qua Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để từng bước giảm thiểu ô nhiễm không khí, trong đó có việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và vận hành các hệ thống quan trắc môi trường không khí.

Những nỗ lực này giúp quản lý và kiểm soát chất lượng không khí, giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn phát sinh, và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, cùng tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

Hiện nay, Hà Nội đang vận hành 2 trạm quan trắc không khí tự động liên tục và 6 trạm cảm biến. UBND Thành phố đã chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, và đề xuất đầu tư các hệ thống trạm quan trắc không khí tự động liên tục theo quy hoạch chung của Thủ đô để hoàn thiện cơ sở thông tin và tăng cường quản lý chất lượng không khí.

Hà Nội đã thiết kế các làn đường dành riêng cho xe đạp và triển khai thí điểm đo kiểm khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy cũ. Điều này nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

Bên cạnh đó, việc điều tiết và phân luồng giao thông hợp lý giúp hạn chế ùn tắc tại các nút giao thông, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hà Nội cũng đã khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt và tàu điện trên cao để giảm bớt phương tiện cá nhân.

Đặc biệt, TP đã xóa bỏ hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp ở ngoại thành, và chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công. Ngoài ra, từ năm 2021 đến nay, Hà Nội đã trồng được hơn 147.500 cây bóng mát, 110.806 cây cảnh và 549.449 m² thảm cỏ.

Về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện hiệu quả, đảm bảo thu gom hết rác thải phát sinh trong ngày và chuyển về các khu xử lý tập trung của thành phố.

Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 100% ở các quận và từ 95-100% ở các huyện, thị xã như Sơn Tây. Tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố được chuyển về các khu xử lý khoảng 6.800 – 7.500 tấn/ngày.

Các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm đã triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn, đạt kết quả tích cực.

Khối lượng rác tái chế thu gom được lên đến 380.114,7 kg, cùng với gần 160 tấn rác thải cồng kềnh. Việc thu gom chất thải nguy hại cũng đã đạt kết quả bước đầu. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai phân loại rác thải tại nguồn trên toàn địa bàn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải.

Để giải quyết vấn đề xử lý rác thải, Hà Nội đã đưa Nhà máy điện rác Sóc Sơn với công suất xử lý 4.000 tấn/ngày vào hoạt động, góp phần giảm thiểu việc chôn lấp rác.

Dự án nhà máy điện rác Seraphin công suất 37MW sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động trong quý I/2025, cùng với một số dự án khác tại các khu vực như Sóc Sơn, Phú Xuyên và Chương Mỹ.

Mặc dù Thành phố đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng công tác triển khai dự án lắp đặt mạng lưới quan trắc môi trường không khí còn chậm.

Việc quan trắc không khí chưa được thực hiện liên tục và cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí vẫn còn thiếu sót. Các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân, thay thế phương tiện giao thông công cộng sử dụng năng lượng xanh và phát triển hạ tầng giao thông công cộng còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đốt rác tự phát và đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp tại một số khu vực như Mê Linh, Sóc Sơn, Quốc Oai và Thanh Oai. Thành phố đang nỗ lực để khắc phục những vấn đề này bằng các giải pháp đồng bộ và tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành chất thải rắn.

Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và xanh

Thời gian tới, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, TP sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý ô nhiễm không khí, triển khai hệ thống quan trắc môi trường không khí tự động và liên tục, đồng thời thực hiện kiểm kê phát thải để xác định rõ nguồn và đối tượng phát thải chính.

Quá trình xây dựng một hệ thống quan trắc không khí tự động và liên tục sẽ giúp giám sát chất lượng không khí, phát hiện kịp thời các nguồn ô nhiễm và có biện pháp xử lý phù hợp.

Mặc dù hiện nay Hà Nội đã có một số trạm quan trắc tự động, nhưng theo các chuyên gia, việc mở rộng hệ thống này, lắp đặt thêm trạm quan trắc tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao là cần thiết.

Ô nhiễm từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe cá nhân, được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Vậy nên một trong những giải pháp hiệu quả để giảm ô nhiễm là kiểm soát và điều tiết giao thông hợp lý.

Cụ thể, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt và tàu điện.

Ngoài ra, việc đầu tư và phát triển các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường như xe buýt điện, tàu điện ngầm, và tàu điện trên cao sẽ giúp giảm thiểu sự phát thải khí CO2 và các chất gây ô nhiễm.

Hà Nội cần có thêm các làn đường dành riêng cho xe đạp và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện này, giúp giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng sống.

Việc chuyển đổi từ các phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch (dầu, xăng) sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch và tái tạo như điện năng từ năng lượng mặt trời, gió sẽ là bước đi quan trọng trong việc giảm ô nhiễm.

Hà Nội cần thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ năng lượng xanh và sạch, không chỉ trong giao thông mà còn trong các lĩnh vực khác như công nghiệp và sinh hoạt bởi các hoạt động công nghiệp và xây dựng đang ngày càng gia tăng tại Hà Nội, góp phần không nhỏ vào ô nhiễm môi trường.

D.Ngân – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về hô hấp, tim mạch và thần kinh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/giai-phap-cho-van-nan-o-nhiem-khong-khi-o-ha-noi-d252273.html

Sửa quy định về công bố danh mục bến cảng, cầu cảng

Định kỳ tháng 3 hàng năm, Cục Hàng hải và Đường thủy VN phải có hồ sơ đề nghị công bố cập nhật danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định lĩnh vực hàng hải trong đó có điều chỉnh một số quy định liên quan tới việc công bố danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc cảng biển Việt Nam.

Theo Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 10/4/2025, định kỳ vào tháng 3 hàng năm (thay vì định kỳ 5 năm một lần như quy định hiện hành), Cục Hàng hải VN (nay là Cục Hàng hải và Đường thủy VN) lập và gửi một bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đề nghị công bố cập nhật danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

Bộ Xây dựng tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công bố Danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc cảng biển Việt Nam và cập nhật trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng.

Hồ sơ bao gồm: Tờ trình đề nghị công bố Danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc cảng biển Việt Nam và dự thảo Danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.

Như vậy, theo quy định mới, Bộ Xây dựng sẽ trực tiếp ban hành Quyết định công bố Danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc cảng biển Việt Nam trên cơ sở hồ sơ của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, thay vì Thủ tướng Chính phủ xem xét công bố Danh mục bến cảng, cầu cảng như quy định hiện hành.

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có trách nhiệm tổ chức xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu danh bạ cảng biển, bến cảng biển và luồng hàng hải.

Kinh phí xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu danh bạ cảng biển, bến cảng biển và luồng hàng hải được lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp kinh tế giao thông và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Hồ An – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Theo quy định mới, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Quyết định công bố Danh mục bến cảng, cầu cảng thuộc cảng biển Việt Nam (Ảnh: Tạ Hải).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/sua-quy-dinh-ve-cong-bo-danh-muc-ben-cang-cau-cang-1922503121104144.htm

‘Cởi trói’ pháp lý, bơm vốn lãi suất thấp đưa thị trường BĐS TP HCM bứt tốc

Hành lang pháp lý thông thoáng, các chương trình cho vay mua nhà lãi suất thấp đã kích hoạt làn sóng mua nhà, đưa thị trường phía Đông TP HCM bứt phá.

Trong đó, các dự án của chủ đầu tư uy tín, kết nối đồng bộ, pháp lý đầy đủ được quan tâm hơn cả.

Thị trường BĐS TP HCM được khơi thông

Theo Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), từ năm 2022 đến nay, đã có hơn một nửa trong số 64 dự án BĐS bị vướng mắc pháp lý nhiều năm được tháo gỡ khó khăn. Giới chuyên gia dự đoán, với tiến độ cởi trói pháp lý như hiện tại, cơn khát nhà ở kéo dài dai dẳng hơn 4 năm qua sẽ phần nào hạ nhiệt.

Bên cạnh đó, TP HCM cũng đã hoàn tất gỡ vướng pháp lý và giải quyết cấp sổ hồng cho hơn 70.600 căn. Nỗ lực này giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân và ổn định thị trường. Chưa kể, các chính sách mới về đất đai, nhà ở, kinh doanh BĐS, tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã và đang tác động tích cực đến thị trường.

Một nhân tố khác khiến thị trường BĐS TP HCM thêm sôi động là cuộc chạy đua bơm vốn lãi suất thấp, triển khai các gói tín dụng ưu đãi với thời gian vay kéo dài của các ngân hàng thương mại. Theo Ngân hàng Nhà nước, đã có 9 ngân hàng đăng ký dành ngân sách khoảng 45.000-55.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà dưới 35 tuổi với lãi suất thấp hơn từ 1-3% trong 15 năm.

Các chính sách pháp lý thông thoáng và các gói vay lãi suất thấp nhất từ trước đến nay đã kích hoạt giao dịch, thúc đẩy nhu cầu mua nhà tại TP HCM. Trong báo cáo mới nhất, HoREA đánh giá thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, chuyển mình từ mức tăng trưởng -0,5% năm 2023 lên 9% năm 2024. Một báo cáo khác của Avision Young cũng chỉ ra trong quý IV/2024, BĐS tại TP HCM ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên đến 75% (so với mức trung bình khoảng 65%).

Đòn bẩy hạ tầng đưa khu Đông bứt tốc

Khu Đông TP HCM đang là khu vực dẫn đầu thị trường nhà ở năm 2024, với tỷ lệ hấp thụ vượt ngưỡng 80%. Điều này đến từ cú hích của kinh tế vĩ mô và các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, đưa khu Đông tăng tốc với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và giáo dục của TP HCM và vùng Đông Nam Bộ, từng bước trở thành trung tâm tài chính quốc gia và quốc tế.  

Hiện tại, khu Đông tập trung mạng lưới hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhất tại TP HCM với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã vận hành từ cuối tháng 12/2024. Cùng lúc, nhiều công trình trọng điểm khác cũng đã ấn định ngày về đích. Cụ thể, ngay trong năm nay, nút giao An Phú với ba tầng giao thông dự kiến hoàn thành; tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây (CT01) dự kiến thi công mở rộng gấp đôi lên 8 làn xe; vành đai 3 thông xe kỹ thuật gần 15km đoạn qua TP Thủ Đức vào tháng 12/2025, thông xe toàn tuyến trên địa bàn TP HCM trước 30/6/2026; cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 trong năm 2025…

'Cởi trói' pháp lý, bơm vốn lãi suất thấp đưa thị trường BĐS TP HCM bứt tốc - Ảnh 2

Một trong những dự án được hưởng lợi nhiều nhất từ hạ tầng khu Đông là Vinhomes Grand Park

Song hành cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông là sự cộng hưởng của các dự án BĐS đến từ các nhà phát triển tầm cỡ với các đại đô thị chất lượng cao, được quy hoạch bài bản, đầy đủ tiện ích. Trong đó, các dự án nằm ở vị trí kết nối trực tiếp với các tuyến giao thông huyết mạch luôn là tâm điểm của khách hàng và giới đầu tư nhờ thuận tiện trong việc di chuyển và là yếu tố then chốt giúp BĐS tăng giá theo thời gian.

Theo giới chuyên gia, một trong những dự án được hưởng lợi nhiều nhất là Vinhomes Grand Park khi là dự án duy nhất có vành đai 3 chạy xuyên tâm. Đại đô thị tại trung tâm TP Thủ Đức còn được bao quanh bởi những tuyến giao thông lớn như metro số 1, xa lộ Hà Nội, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, sân bay Long Thành… Lợi thế siêu hạ tầng, đa kết nối đưa Vinhomes Grand Park trở thành trung tâm mới năng động và cũng là dự án giàu tiềm năng bậc nhất phía Nam. 

'Cởi trói' pháp lý, bơm vốn lãi suất thấp đưa thị trường BĐS TP HCM bứt tốc - Ảnh 3

Vinhomes Grand Park là dự án duy nhất có vành đai 3 chạy xuyên tâm (hình ảnh tiến độ tháng 10/2024)

Vinhomes Grand Park còn khẳng định vị thế dẫn đầu khi kiến tạo thành công mô hình đại đô thị kiểu mẫu với hệ sinh thái tiện ích đẳng cấp và đồng bộ. Không gian sống xanh của Vinhomes Grand Park trải dài trên quỹ đất rộng đến 271ha, cung cấp ra thị trường đa dạng các dòng sản phẩm từ biệt thự ven sông, nhà phố thương mại cho đến căn hộ hạng sang giữa tầng không.

Với chất lượng sống vượt trội, hiếm có, Vinhomes Grand Park trở thành điểm đến an cư, lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi mua sắm, giải trí hàng đầu miền Nam. Chỉ trong vòng 5 năm kể từ khi đi vào hoạt động, đại đô thị đã chào đón hơn 60.000 cư dân và con số này đang tăng lên từng ngày theo tiến độ hoàn thiện và bàn giao nhanh chóng của các dự án. Đặc biệt, 2025 được xem là cột mốc không nên bỏ lỡ bởi sau khi hàng loạt các tuyến hạ tầng hoàn thành, đi vào vận hành, giá BĐS tại khu Đông nói chung và Vinhomes Grand Park nói riêng sẽ gia tăng mạnh mẽ. 

M.T – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: BĐS tại TP HCM ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên đến 75%, riêng tại khu Đông đạt đến 80%

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/coi-troi-phap-ly-bom-von-lai-suat-thap-dua-thi-truong-bds-tp-hcm-but-toc-97118.html

Sản lượng điện hạt nhân toàn cầu ước đạt kỷ lục trong năm 2025

Thế giới đang quay trở lại với năng lượng hạt nhân sau nhiều thập kỷ suy giảm. Xu hướng này được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng do sự bùng nổ của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Thế giới hiện đang trên đà sản xuất nhiều năng lượng hạt nhân hơn bao giờ hết vào năm 2025 và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra dự báo về một cuộc phục hưng toàn diện của điện hạt nhân.

Câu hỏi đặt ra là tương lai của năng lượng hạt nhân sẽ bị chi phối bởi các công nghệ mới nổi như lò phản ứng mô-đun, các siêu dự án mới như Nhà máy Vogtle hay sự hồi sinh của các dự án hạt nhân cũ và đã ngừng hoạt động.

“Hiện nay, rõ ràng là sự trở lại mạnh mẽ của năng lượng hạt nhân mà IEA dự đoán cách đây vài năm đang diễn ra tốt đẹp, với việc hạt nhân được thiết lập để tạo ra mức sản lượng điện kỷ lục vào năm 2025”, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol tuyên bố.

“Ngoài ra, hơn 70 gigawatt công suất hạt nhân mới đang được xây dựng trên toàn cầu, một trong những mức cao nhất trong 30 năm qua và hơn 40 quốc gia trên thế giới có kế hoạch mở rộng vai trò của hạt nhân trong hệ thống năng lượng của họ”, đại diện IEA nói thêm.

Theo một báo cáo hoàn toàn mới từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng điện hạt nhân sẽ phá vỡ kỷ lục vào năm 2025 và sau đó vì “thị trường, công nghệ và nền tảng chính sách đã sẵn sàng cho kỷ nguyên tăng trưởng mới về năng lượng hạt nhân trong những thập kỷ tới”.

Phần lớn động lực thúc đẩy sự trở lại của năng lượng hạt nhân tập trung vào các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) và lò phản ứng mô-đun tiên tiến (AMR), được sản xuất trong nhà máy và sau đó được lắp đặt tại chỗ.

Công nghệ này cho giúp các lò phản ứng được sản xuất với chi phí thấp hơn và nhanh hơn để lập kế hoạch và triển khai so với các lò phản ứng truyền thống.

Tuy nhiên việc xây mới một nhà máy điện hạt nhân có thể hàm chứa những rủi ro. Nhà máy Vogtle của Mỹ là một ví dụ điển hình về những rủi ro khi xây dựng một nhà máy điện hạt nhân hoàn chỉnh mới.

Vogtle là nhà máy điện hạt nhân mới duy nhất mà Mỹ xây dựng trong nhiều thập kỷ. Dự án này bị chỉ trích là một “thảm họa khó tránh” và cuối cùng đã hoàn toàn đi vào hoạt động vào tháng 4/2024, nhưng chậm tiến độ 7 năm và đội vốn 17 tỷ USD.

Những người ủng hộ công nghệ lò phản ứng SMR và AMR cho rằng các lò phản ứng mô-đun ít nguy hiểm hơn các mô hình truyền thống vì chúng có cơ chế an toàn thụ động tích hợp sẵn. Nhưng các nghiên cứu mới cảnh báo rằng việc triển khai các lò phản ứng SMR trên diện rộng có thể có một mặt tối đáng kể.

Một nghiên cứu gần đây của Stanford chỉ ra rằng “hầu hết các thiết kế lò phản ứng SMR thực sự sẽ làm tăng khối lượng chất thải hạt nhân cần quản lý và xử lý, gấp từ 2 đến 30 lần”. Điều này gây ra một vấn đề lớn đối với việc quản lý chất thải hạt nhân – một công việc tốn kém, mất hàng triệu năm.

Ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng thay vì tập trung vào việc xây dựng các nhà máy hạt nhân mới dạng mô-đun hoặc dạng khác, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào việc phục hồi các nhà máy hạt nhân có sẵn.

Hiện tại, Mỹ có 22 lò phản ứng hạt nhân đang trong quá trình ngừng hoạt động, nhưng nhiều trong số đó vẫn có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ, theo trang tin năng lượng Oil Price.

“Nhiều nhà máy hạt nhân ban đầu được thiết kế để hoạt động trong 40 năm, nhưng với việc bảo trì và nâng cấp công nghệ phù hợp, tuổi thọ của chúng thường có thể kéo dài đến 60 hoặc thậm chí 80 năm”, Global Financial Market Review cho biết. “Điều này khiến việc kéo dài tuổi thọ trở thành một giải pháp thay thế hấp dẫn về mặt tài chính so với việc xây dựng các nhà máy mới từ đầu”.

Các chuyên gia khác cho rằng nếu đầu tư vốn và ưu tiên nghiên cứu nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng cũ thay vì thiết kế các lò phản ứng mới, thì tuổi thọ của chúng đó có thể được kéo dài hơn nữa.

“Hiện tại, chúng tai có mọi thứ [cần thiết] để vận hành các nhà máy trong ít nhất 80 năm”, ông Luca Oriani, Phó chủ tịch cấp cao công ty điện hạt nhân Westinghouse Electric Company (Mỹ), bình luận trên tờ Financial Times. “Chúng tôi không thấy bất kỳ thách thức lớn nào để kéo dài hoạt động thêm 20 năm nữa để tăng từ 80 lên 100 năm”. Ông Oriani khẳng định rằng các nhà máy cũ cũng có thể tăng sản lượng điện của mình thông qua các biện pháp hiệu quả hơn.

Việc khởi động lại các lò phản ứng cũ có thể vấp phải rào cản quy định, nhưng đã có một số tiền lệ cho việc này. Năm nay, nhà máy điện hạt nhân Palisades ở bang Michigan (Mỹ) đang được hồi sinh trong một động thái chưa từng có sau khi đóng cửa vào năm 2022. Dự án này được chính phủ Mỹ hỗ trợ gần 2 tỷ USD và dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 10 năm nay.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, mức tiêu thụ điện toàn cầu có thể tăng tới 75% vào năm 2050 và sự gia tăng này phần lớn được thúc đẩy bởi tham vọng phát triển công nghệ AI.

Sự ra đời các trung tâm dữ liệu AI và điện toán đám mây đang đẩy nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu lên một giới hạn mới. Đáng nói, “một trung tâm dữ liệu mới cần lượng điện bằng cả một thành phố như Chicago…”, ông Mark Nelson, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn năng lượng Radiant Energy Group cho biết.

Do vậy, sau nhiều năm tập trung cho năng lượng tái tạo, các “ông lớn” công nghệ lớn toàn cầu đang chuyển sang năng lượng hạt nhân vì khả năng cung cấp năng lượng lớn theo cách hiệu quả và bền vững hơn.

Từ Google, Amazon, Microsoft đến Meta đều đang triển khai đầu tư vào các dự án điện hạt nhân và sự chuyển hướng năng lượng của các “ông lớn” công nghệ này có thể đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng toàn ngành.

Từng là khách hàng tiêu thụ năng lượng tái tạo nhiều nhất tại Mỹ, các “ông lớn” công nghệ gần đây đã chuyển hướng sang năng lượng hạt nhân để tìm kiếm nguồn điện đáng tin cậy hơn.

Đơn cử, Microsoft đang hỗ trợ khởi động lại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island bên ngoài Harrisburg, Pennsylvania thông qua một thỏa thuận mua điện. Amazon và Google của Alphabet đang đầu tư vào các lò phản ứng hạt nhân nhỏ.

“Những gì chúng ta đang thấy là năng lượng hạt nhân có rất nhiều lợi ích”, ông Michael Terrell, giám đốc cấp cao về năng lượng và khí hậu tại Google, cho biết. “Đó là nguồn điện không phát thải carbon. Đó là nguồn điện luôn có thể bật và chạy mọi lúc. Và nó đem lại tác động kinh tế to lớn”, ông Terrell nói thêm.

Đông Phong – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Microsoft đang thúc đẩy sự hồi sinh của nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island (Mỹ) để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu. Ảnh: AFP

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/san-luong-dien-hat-nhan-toan-cau-uoc-dat-ky-luc-trong-nam-2025-d251829.html

Xâm nhập mặn tăng cao, các địa phương cần tích trữ nước ngọt

Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 10/3, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên có xu thế tăng cao vào những ngày giữa tuần, sau đó giảm dần vào ngày cuối tuần.

Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2024; riêng một số trạm ở Bến Tre, Cà Mau và Bạc Liêu có độ mặn cao hơn.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 40 – 52km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 35 – 40km; sông Hàm Luông là 50 – 58km; sông Cổ Chiên là 40 – 48km; sông Hậu là 45 – 50km; sông Cái Lớn là 25 – 30km.

Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung vào tháng 3 – 4 (từ ngày 11 – 15/3, 29/3 – 2/4); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 – 4 (từ ngày 10 – 15/3, 29/3 – 2/4, 27/4 – 1/5).

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. Cảnh báo độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cấp 2.

Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được độ mặn cao, chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, đồng thời có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước người dân cần kiểm tra nồng độ mặn.

Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Hệ thống lọc nước mặn giúp xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc biệt, nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp. Đối với các hộ nuôi thủy sản, cần thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi; từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.

Thắng Trung (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Hệ thống cống giúp ngăn mặn, trữ ngọt, giúp giảm thiểu tác động do hạn hán và xâm nhập mặn. Ảnh minh họa: Chanh Đa/TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/kinh-te/xam-nhap-man-tang-cao-cac-dia-phuong-can-tich-tru-nuoc-ngot-20250310155904135.htm

Nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao bền vững; tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ; hoàn thiện thể chế… là những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong thời gian tới.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2025. 

Nghị quyết nêu: Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột địa chính trị và cạnh tranh nước lớn gay gắt hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi chậm, xuất khẩu gặp khó khăn; đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm, có xu hướng dịch chuyển mạnh. Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục chịu tác động kép từ các yếu tố bất lợi bên ngoài, cùng với những khó khăn nội tại chưa khắc phục hoàn toàn và những vấn đề phát sinh, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội.

Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội theo Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025, Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2025, Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, rà soát kỹ các nhiệm vụ trong tháng 3 và quý I năm 2025 để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả.

Các nhiệm vụ trọng tâm

Trong đó, các bộ, ngành, địa phương chú trọng tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1- Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao nhưng bền vững gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương giao mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể năm 2025 cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025.

Đẩy mạnh đầu tư toàn xã hội, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, chú trọng kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng (đóng góp 50% cho GDP, thu hút 82% lao động, xuất khẩu 25%…), tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Chủ động công tác dự báo, phân tích, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá; cập nhật kịch bản điều hành giá cho từng mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý theo từng quý, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, xây dựng và cập nhật kịch bản lạm phát, phấn đấu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2025 ở mức khoảng dưới 4,5%.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 phù hợp với tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan sau khi tổ chức lại; cập nhật các nhiệm vụ, chỉ tiêu mới tại Kết luận số 123-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 192/2025/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ và các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo có liên quan của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.

Đồng thời, khẩn trương trình Chính phủ trước ngày 10 tháng 3 năm 2025 Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025 và Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; nghiên cứu, đề xuất về việc giảm thuế giá trị gia tăng, mở rộng đối tượng giảm thuế áp dụng trong 06 tháng cuối năm 2025, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.

Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống; hoàn thành số hóa trong quý II năm 2025. Hoàn thành trong quý II năm 2025 việc thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với các ngành dịch vụ ăn uống, bán lẻ.

Tiếp tục nhân rộng cơ chế Tổ công tác làm việc với từng nhà đầu tư chiến lược; nghiên cứu phát triển “Cổng một cửa đầu tư quốc gia”, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2025 và Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2025; chủ động thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất điều hành bằng các công cụ thuộc thẩm quyền. Theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, việc công bố lãi suất tiền gửi và cho vay; nghiêm cấm, xử lý nghiêm theo pháp luật các ngân hàng thương mại cạnh tranh lãi suất không lành mạnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có “sân sau” là các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản.

Nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng theo thẩm quyền; rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục vay vốn tín dụng, đẩy nhanh vốn tín dụng đối với các đề án, dự án, lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng, nhất là tăng trưởng xanh; nâng quy mô chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng và mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia thành Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục nghiên cứu triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho người dưới 35 tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

2- Triển khai đồng bộ giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia; phát triển công nghiệp, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý. Xử lý nghiêm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân cố tình chậm tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, có hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà…

Chậm nhất đến ngày 15 tháng 3 năm 2025 phải phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân, đúng quy định pháp luật. Trường hợp sau thời điểm nêu trên không phân bổ hết thì Chính phủ sẽ thu hồi vốn ngân sách trung ương chưa phân bổ để bố trí cho các dự án cần vốn để đẩy nhanh tiến độ, đồng thời xem xét kiểm điểm xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra chậm trễ, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước.

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2025 gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 năm 2025, trong đó nêu rõ nhu cầu: điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương từ bộ, cơ quan thuộc diện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức sang bộ, cơ quan mới sau sáp nhập; điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ giao; bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2025.

Đăng ký nhu cầu kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 – 2030, gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, đề xuất kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 và sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo và các Tổ công tác; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2025.

Tổng hợp, đề xuất Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trong tháng 4 năm 2025; tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2025 của các bộ, cơ quan, địa phương, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2025 đến ngày 31 tháng 3 năm 2025 của các bộ, cơ quan, địa phương chưa phân bổ chi tiết để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chuyển, bổ sung theo quy định; tổng hợp nhu cầu kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 – 2030, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông báo kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 – 2030 làm cơ sở hoàn thiện chủ trương đầu tư dự án.

Xây dựng phương án phân bổ bổ sung cho các dự án của các bộ, cơ quan, địa phương có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong năm 2025, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 20 tháng 3 năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn cho các dự án giao thông triển khai theo phương thức PPP trong 5 năm tới để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các ngân hàng thương mại tham gia cấp vốn.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng điện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách ngành điện, kịp thời bổ sung nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải hằng năm. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia, tuyệt đối không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống.

Tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo tại Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2024; đôn đốc các địa phương, cơ quan định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong tháng 4 năm 2025 và khẩn trương hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.

Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Công nghiệp – Năng lượng Việt Nam, Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng cường phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả các hợp đồng mua bán điện, cung cấp đủ nhiên liệu khí, dầu, than, tuyệt đối không để thiếu nhiên liệu đối với các nhà máy nhiệt điện; nâng cao năng suất, đẩy mạnh khai thác dầu khí, than và khoáng sản để bảo đảm cung ứng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

3- Tập trung thúc đẩy, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, các mô hình kinh doanh mới, các ngành, lĩnh vực mới nổi; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các ngành công nghệ mới.

Hoàn thành 39 nhiệm vụ chậm tiến độ tại Đề án 06. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; chia sẻ dữ liệu về dân cư, giáo dục, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, phương tiện…

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, đề xuất điều chỉnh một số nhiệm vụ liên quan tại Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị theo tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan sau sắp xếp, tinh gọn; cập nhật các nhiệm vụ, chỉ tiêu, thời gian hoàn thành nhiệm vụ theo tháng để theo dõi, đôn đốc (nghiên cứu rút ngắn thời gian hoàn thành các nhiệm vụ được giao từ 03 đến 06 tháng); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2025; khẩn trương xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung của Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội, trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.

Đẩy mạnh thương mại hóa 5G, nghiên cứu công nghệ 6G; phát triển vệ tinh viễn thông và nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia; chuyển đổi Internet sang thế hệ mới IPv6, phổ cập tên miền quốc gia “.vn” và dịch vụ số cho người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất, trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2025 về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh, hiệu quả.

Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính tại Việt Nam, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Trung tâm tài chính; bố trí vốn từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi phục vụ cho việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của năm 2024 (nghiên cứu đưa vào nguồn dự phòng của năm để thuận lợi cho việc triển khai).

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia. Tập trung hoàn thiện Chương trình triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu việc tổ chức triển khai kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước từ đầu năm học mới 2025 – 2026, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2025; nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề án xây dựng các trường nội trú cho học sinh phổ thông ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tổ chức rà soát, nghiên cứu, hướng dẫn các khoản chi của doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4- Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát hiệu quả nhập khẩu; chú trọng phát triển thị trường trong nước; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đẩy mạnh triển khai các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng trong nước, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa, hàng giả.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Khai thác hiệu quả 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, nhanh chóng kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan… trước tháng 6 năm 2025 để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng; chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ các ngành hàng, doanh nghiệp ứng phó kịp thời với các vụ kiện phòng vệ thương mại, thích ứng với các rào cản kỹ thuật mới của nước đối tác xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững trong thời gian tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2025.

Cùng với đó là đổi mới, tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; tập trung nghiên cứu, thực hiện hình thành mô hình “Cảng miễn thuế” để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số.

5-  Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật; cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, lành mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp.

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao triển khai đồng bộ các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo tổ chức bộ máy mới, bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả. Rà soát, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính cần điều chỉnh do tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện công tác sắp xếp chính quyền địa phương theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 đã được Quốc hội thông qua và theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, chủ động rà soát các nội dung đề xuất phân cấp; ban hành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phân cấp, phân quyền, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp nội dung phân cấp, phân quyền.

Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội. Các bộ, cơ quan ngang bộ thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi hoặc tham mưu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp thực tiễn, cản trở phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện nghiêm chỉ đạo tại điểm (2) mục I.3.a Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2025.

Khẩn trương hoàn thiện các tài liệu, báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9; các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan của Quốc hội trong việc chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết; nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan trong phạm vi các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình ban hành 40 Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực từ 01 tháng 02 năm 2025 trở về trước, 62 Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực từ 01 tháng 3 năm 2025 và thời gian tới.

Bộ Tư pháp tổ chức triển khai thi hành kịp thời, hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025; xây dựng, trình ban hành các Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật; không để chậm trễ văn bản này.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính (cấp tỉnh, huyện, xã) tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trình Đảng ủy Chính phủ bảo đảm chất lượng, tiến độ để kịp thời báo cáo Bộ Chính trị theo đúng yêu cầu tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị; chủ trì tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương về các nội dung đề xuất phân cấp, phân quyền để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, báo cáo đánh giá tổng thể tình hình, kết quả cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; tiếp tục đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa trong thời gian tới.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2025 – 2030; hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2025.

6- Thực hiện hiệu quả công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai quyết liệt, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025; chỉ tiêu hoàn thành hơn 100 nghìn căn nhà ở xã hội trong năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2025. Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ sử dụng bộ máy hiện có để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo giao.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tập trung triển khai Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 – 2025; kịp thời tổ chức thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025; hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021 – 2025 sau khi được phê duyệt.

7- Tập trung phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy chuyển đổi phương thức sản xuất, thương mại trong ngành nông nghiệp; khơi thông thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản; tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các chuỗi liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch qua chuỗi phân phối bán lẻ, sàn thương mại điện tử.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ, dự báo, thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết, thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; tham mưu, chỉ đạo ứng phó hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống Nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi. Thực hiện nhân rộng các mô hình hiệu quả trong Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc – ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Đồng thời, chủ động thông tin, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm trong bảo quản nông sản; định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là các công trình thủy lợi, nước sạch phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

8- Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương hoàn thành việc tổng rà soát các công trình, dự án, quy hoạch “treo” gây lãng phí, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm đưa các công trình, dự án vào hoạt động, không để nguồn lực bị tồn đọng, thất thoát, lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực: đất đai, môi trường, tài nguyên, khoáng sản, việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý I năm 2025. Cơ quan, đơn vị nào không báo cáo hoặc chậm nộp báo cáo sẽ đề xuất xử lý cán bộ theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị, tổ chức tốt đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm”, lợi dụng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, tiêu cực.

Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người, kéo dài gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, hoàn thành trong quý I năm 2025.

Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ điều tra, phối hợp xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, các địa bàn trọng điểm, chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp theo thẩm quyền, kịp thời tham mưu chủ trương, sách lược, biện pháp xử lý, bảo đảm môi trường ổn định cho việc tổ chức các sự kiện lớn, quan trọng trong năm 2025 và chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới về khoa học công nghệ; tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao, các sự kiện đối ngoại đa phương quan trọng. Phối hợp với Bộ Công Thương chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại hài hòa, bền vững với các đối tác lớn.

9- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội; đấu tranh, xử lý kịp thời, phản bác hiệu quả luận điệu, thông tin xuyên tạc trên không gian mạng.

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí truyền thông đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là về kết quả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các kết luận, bài phát biểu chỉ đạo, bài viết của lãnh đạo chủ chốt, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng và xã hội về các mục tiêu phát triển đất nước. Định hướng tuyên truyền tập trung vào công tác xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trung tâm, quốc phòng an ninh là trọng yếu, thường xuyên, văn hóa là nền tảng tinh thần; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hiệu quả thông tin xấu độc trên mạng, phản bác luận điệu, thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan, địa phương, Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền việc thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp bộ máy nhà nước; rà soát, xác định các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động để chủ động xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; nắm bắt thực tiễn, kịp thời phát hiện các vấn đề vướng mắc, phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

Bên cạnh đó, giải quyết đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 219/TTg-KSTT ngày 27 tháng 02 năm 2025, tập trung điều chỉnh hoặc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh theo thẩm quyền, bảo đảm tính kế thừa về thông tin, dữ liệu, an toàn, an ninh và việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên tục, thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện phương án phát hành trái phiếu chính phủ để bổ sung nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm trong quý I năm 2025. Chủ động triển khai các giải pháp phát hành trái phiếu doanh nghiệp an toàn, hiệu quả, bền vững, công khai, minh bạch; chuẩn bị tốt các điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi trong năm 2025.

Bộ Tài chính tập trung triển khai các nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước để bảo đảm hoạt động liên tục, trong đó lưu ý các vấn đề tồn đọng, đang xử lý dở dang của doanh nghiệp và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung và 18 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc nói riêng. Nghiên cứu đề xuất việc giao chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 cho một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 của cả nước đạt 8% trở lên, trình Chính phủ trước ngày 10 tháng 03 năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, trong đó có việc luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo đúng quy định pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn, nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng, báo cáo Chính phủ trong tháng 3 năm 2025, để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9…

Theo Báo Chính Phủ

Ảnh: Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao nhưng bền vững gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baochinhphu.vn/nhiem-vu-trong-tam-de-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-trong-thoi-gian-toi-102250309193112555.htm

Nhiều ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Chính phủ quy định nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Nghị định này quy định, dự án điện từ nguồn năng lượng tái tạo có lắp đặt hệ thống lưu trữ điện và có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được ưu tiên huy động vào giờ cao điểm của hệ thống điện theo quy định, trừ nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam được khuyến khích và hỗ trợ phát triển theo quy định tại Điều 8 Luật Điện lực và quy định pháp luật có liên quan.

Theo đó, Nhà nước ưu tiên thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tấm quang năng, tuabin điện gió, thiết bị chuyển đổi nguồn điện.

Theo quy định, dự án điện năng lượng mới được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Điện lực khi đáp ứng các điều kiện: Dự án điện năng lượng mới được sản xuất từ 100% hydrogen xanh; hoặc 100% amoniac xanh; hoặc 100% hỗn hợp của hydrogen xanh và amoniac xanh; Dự án cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia; Dự án đầu tiên cho từng loại hình điện năng lượng mới.

Các dự án trên được hưởng các cơ chế ưu đãi sau:

Miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 3 năm tính từ ngày khởi công xây dựng. Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 9 năm sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản;

Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 3 năm tính từ ngày khởi công xây dựng. Sau thời gian được miễn của thời gian xây dựng cơ bản, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai;

Sản lượng điện hợp đồng tối thiếu dài hạn là 70% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 12 năm, trừ trường hợp nhà đầu tư và bên mua điện có thỏa thuận khác. Không áp dụng cơ chế này trong trường hợp dự án không phát được sản lượng tối thiểu cam kết do nguyên nhân từ phía dự án hoặc do nhu cầu của phụ tải hoặc điều kiện kỹ thuật của hệ thống điện không tiêu thụ được hết sản lượng;

Sau thời hạn quy định tại điểm 1, 3 nêu trên, việc áp dụng các cơ chế ưu đãi thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm chấm dứt thời hạn.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 3/3/2025.

D.Q – Tạp chí PetroTimes

Theo PetroTimes

Ảnh: Chính phủ quy định nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://petrotimes.vn/nhieu-uu-dai-phat-trien-dien-nang-luong-tai-tao-dien-nang-luong-moi-724846.html

Vùng ‘Vựa lúa số 1 Việt Nam’: Cần chủ động nước ngọt, tránh cạn kiệt cục bộ

Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định các huyện thường xuyên bị nhiễm mặn tập trung ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.

Theo thông tin mới nhất từ Ủy ban sông Mekong Việt Nam, nền dòng chảy mùa khô năm 2025 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục suy giảm, dự báo mặn (nước biển) sẽ xâm nhập mạnh hơn vào trong nội đồng.

Do đó các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng mặn ở vùng “Vựa lúa số 1 Việt Nam” cần vận hành công trình ngăn mặn phù hợp bảo vệ sản xuất; chủ động giữ nước ngọt phục vụ sản xuất tránh hiện tượng cạn kiệt cục bộ.

Dẫn số liệu quan trắc, dự báo xu thế thủy văn và nguồn nước từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Ủy hội sông Mekong quốc tế, đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết tổng lượng mưa trong tháng 3/2025 trên lưu vực sông Mekong sẽ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, chênh lệch so với trung bình nhiều năm khoảng từ 5-20%, tùy theo từng tiểu lưu vực.

Trong đó, các khu vực thượng lưu ở mức tương đương trung bình nhiều năm, khu vực đông bắc Thái Lan và châu thổ có xu thế tăng so với trung bình nhiều năm. Các hồ trên sông Lan Thương đang chứa ở mức tương đối cao khoảng 75% tổng dung tích hữu ích, các hồ ở hạ lưu vực sông Mekong cũng đang chứa ở mức khoảng 60% dung tích hữu ích và có thể sẽ tiếp tục phát điện như hiện nay.

Dự báo dòng chảy qua trạm Kra-chê (Campuchia) sẽ tiếp tục giảm, dự báo tổng lượng dòng chảy qua trạm Kra-chê trong tháng Ba này biến động trong khoảng từ 6,4 tỷ m3 đến 8,2 tỷ m3, trong khi lượng nước trữ ở Biển Hồ hiện tại là 2,2 tỷ m3 nên khả năng đóng góp vào dòng chính sông sông Mekong dần hạn chế.

Kết hợp các thông tin trên với dự báo xu thế thủy triều, tài nguyên nước, Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) trong tháng Ba sẽ biến động theo thủy triều trong khoảng từ 1,1 m đến 1,6m.

Lưu lượng dòng chảy trung bình ngày qua trạm Tân Châu trong tháng Ba được nhận định sẽ biến động trong khoảng 3.000 m3/s đến 4.500 m3/s, ở mức tương đương với trung bình nhiều năm nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2024 khoảng 5%. Tổng lượng dòng chảy trong tháng Ba qua Tân Châu sẽ ở mức từ 10 tỷ m3 đến 11 tỷ m3, ở mức tương đương với trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ 2024 khoảng 5%.

Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Châu Đốc (An Giang) trong tháng Ba được nhận định sẽ biến động trong khoảng từ 1,2 m đến 1,6 m. Lưu lượng trung bình ngày qua trạm biến động trong khoảng 250 m3/s đến 480 m3/s ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2024 lần lượt khoảng 24% và 6%.

Tổng lượng dòng chảy trong tháng Ba qua trạm Châu Đốc được nhận định sẽ ở mức từ 1,0 tỷ m3 đến 1,1 tỷ m3 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 18 % đến 29% và thấp hơn cùng kỳ năm 2024 từ 0% đến 11%.

Trên cơ sở kết quả dự báo dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo triều tháng Ba, Ủy ban sông Mekong Việt Nam dự báo đường ranh mặn 1g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây dự kiến vào sâu hơn khoảng từ 3-13 km so với trung bình nhiều năm; đường ranh mặn 4g/l trên ba nhánh sông này vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm khoảng từ 3-10 km.

Theo các phân tích ở trên, nền dòng chảy mùa khô năm 2025 sẽ tiếp tục suy giảm. Do vậy, các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần theo dõi chặt chẽ thông tin về diễn biến nguồn nước trên các sông, kênh rạch để chủ động giữ nước ngọt phục vụ sản xuất tránh hiện tượng cạn kiệt cục bộ.

Ngoài ra, mặn cũng sẽ xâm nhập mạnh hơn vào trong nội đồng, do đó các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng mặn cần theo sát các thông tin giám sát mặn và các bản tin dự báo xâm nhập mặn để vận hành công trình ngăn mặn phù hợp bảo vệ sản xuất.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+)

Thông tin thêm, chuyên gia Phùng Tiến Dũng – Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhận định xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3-4/2025 (từ ngày 10-15/3; 29/3-2/4); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2025 (từ ngày 10-15/3; 29/3-2/4; 27/4-1/5).

Các huyện thường xuyên bị nhiễm mặn bao gồm: Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa và thành phố Tân An (tỉnh Long An); Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú Đông (Tiền Giang); Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre); Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh); Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm (Sóc Trăng); Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long (Bạc Liêu); Vĩnh Thuận, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành (Kiên Giang) và các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang).

Hùng Võ/Vietnam+

Theo TTXVN/VietnamPlus

Ảnh: Điều tiết nước ngọt cho vùng sản xuất lúa, điều tiết nước mặn cho vùng lúa tôm tại tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: TTXVN phát)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/vung-vua-lua-so-1-viet-nam-can-chu-dong-nuoc-ngot-tranh-can-kiet-cuc-bo-post1015780.vnp

Tìm giải pháp cứu các dòng sông ‘chết’

Các dòng sông phía tây Hà Nội đang đối mặt với tình trạng cạn nước và ô nhiễm nghiêm trọng. Các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp để cứu các dòng sông này và đảm bảo an ninh nguồn nước.

Suy giảm dòng chảy khiến các hệ thống thủy lợi tê liệt

Hà Nội hiện có 9 dòng sông chảy qua. Riêng phía tây có 8 con sông, trong đó sông Đáy, sông Tích và sông Nhuệ, đang trong tình trạng cạn nước và ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, sông Đáy – từng là một dòng sông lớn, nay gần như đã “chết”. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do mực nước sông Hồng và sông Đà hạ thấp kéo dài, cùng với việc khai thác cát quá mức.

Tại hội thảo do Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia KC.14 phối hợp với Viện Quy hoạch thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam vừa tổ chức ở Hà Nội, lý giải nguyên nhân khiến các dòng sông phía tây Hà Nội đang chết dần, ông Đỗ Văn Thành – Viện Quy hoạch thủy lợi, cho rằng mực nước sông Hồng và sông Đà hạ thấp kéo dài đang đẩy hệ thống thủy lợi phía tây Hà Nội vào tình trạng cạn nước đến mức báo động. “Sự suy giảm dòng chảy khiến các hệ thống thủy lợi bị tê liệt, nhiều dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng trong mùa kiệt, khiến các con sông ở phía tây Thủ đô trở thành sông chết” – ông Thành nhấn mạnh.

Một số chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính khiến lòng sông Đà và sông Hồng hạ thấp là do tình trạng khai thác cát quá mức. Do đó cần quản lý việc khai thác chặt chẽ và hợp lý. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, đề xuất: “Cần cấm, ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác cát trên sông Hồng, sông Đà. Cùng với đó, cần nghiên cứu chuyển đổi vật liệu xây dựng để giảm khai thác cát và khôi phục các dòng sông”.

Thực tế cho thấy, từ năm 2010 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng nhiều công trình thủy lợi, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, khai thác và quy hoạch tổng thể.

Xây dựng các đập dâng

Các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp để cứu các dòng sông “chết” và đảm bảo an ninh nguồn nước phía tây Hà Nội. Một trong những giải pháp căn cơ là xây dựng các đập dâng trên sông Hồng và sông Đuống nhằm nâng cao mực nước, đảm bảo cấp nước cho các công trình thủy lợi trọng điểm phía tây Hà Nội như trạm bơm Trung Hà, trạm bơm Phù Sa, cống Cẩm Đình, cống Liên Mạc. Ông Đỗ Văn Thành cho rằng: “Giải pháp căn cơ là xây dựng các đập dâng trên sông Hồng và sông Đuống nhằm nâng cao mực nước, đảm bảo cấp nước cho các công trình thủy lợi trọng điểm phía tây Hà Nội”.

Phương án tổng thể được đề xuất, bao gồm việc nâng cao mực nước sông Hồng để cấp nước tự chảy vào sông Nhuệ, sông Đáy; đồng thời nâng mực nước sông Đà để tự chảy vào sông Tích và vận hành chủ động các trạm bơm lớn như Trung Hà, Phù Sa, Đan Hoài. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, hai đập dâng Xuân Quang và Long Tửu sẽ được xây dựng để hỗ trợ quá trình này.

Ông Nguyễn Trường Duy – Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, đề xuất giải pháp lấy nước từ sông Đà để cấp cho 3 con sông phía tây Thủ đô là sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy.

Ngoài ra, cần cải tạo và nâng cấp các hệ thống thủy lợi chính như hệ thống Phù Sa – Đồng Mô, hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, sông Đáy. Ông Duy phân tích, nên lấy 100 m³/s nước từ cống Thuần Mỹ đưa vào sông Tích, di chuyển đến km37 (khu vực Sơn Tây). Tại đây, một đập điều tiết sẽ chia lưu lượng thành hai hướng: 40 m³/s dẫn về sông Tích và sông Bùi; 60 m³/s còn lại dẫn qua tuyến kênh theo quy hoạch Tây Thăng Long, cấp cho sông Đáy và sông Nhuệ mỗi sông 30 m³/s.

“Phương án này sẽ duy trì dòng chảy tự nhiên bền vững, cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao thông thủy và du lịch” – ông Duy nhận định. Giải pháp này còn giúp chủ động cấp nước sản xuất nông nghiệp cho khoảng 70.000 ha; giảm chi phí điện do không cần bơm nước từ sông Hồng, và cung cấp nước cho 20.000 ha nuôi trồng thủy sản cùng các nhà máy nước sạch nhằm giảm khai thác nước ngầm. Tổng kinh phí đầu tư cho phương án này ước tính khoảng 16.000-17.000 tỷ đồng.

GS Đào Xuân Học – Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam thì cho rằng việc xây dựng 2 đập dâng để hồi sinh các dòng sông suy kiệt là khả thi. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý cần nghiên cứu kỹ lưỡng về chiều cao của đập dâng và phối hợp với các nhà máy thủy điện để đảm bảo lưu lượng xả ổn định.

Các nhà khoa học cũng cho rằng cần xây dựng quy hoạch tổng thể, lâu dài để phục hồi các dòng sông phía tây Hà Nội, đảm bảo an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Đây là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực này.

Xuân Dung – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Một đoạn sông Tích hiện nay. Ảnh: Lê Minh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/tim-giai-phap-cuu-cac-dong-song-chet-10300937.html

Thị trường carbon 2025: Doanh nghiệp cần làm gì?

Thị trường carbon đặt ra bài toán cấp bách cho các doanh nghiệp. Không chỉ tuân thủ quy định, đây còn là cơ hội chuyển đổi mô hình kinh doanh, nâng cao vị thế.

Bước ngoặt cho thị trường carbon Việt Nam

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho thị trường carbon Việt Nam. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, Việt Nam không chỉ khẳng định vị thế trong nền kinh tế xanh toàn cầu mà còn đang tiến gần hơn tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đặc biệt, khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới…

Thị trường carbon đang mở ra một chương mới cho nền kinh tế Việt Nam, với tiềm năng to lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững. Đây là cơ hội để Việt Nam không chỉ gia tăng nguồn thu mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp cụ thể, tạo cơ chế minh bạch và đồng bộ trong vận hành thị trường.

Thích ứng với quy định giảm phát thải

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Đỗ Đức Tiến, Giám đốc Kinh doanh Công ty NAYAN Sustainability cho biết: Khó khăn và thách thức với các doanh nghiệp có thể chia làm hai phần, phần một là về kiến thức và phần thứ hai là về nguồn lực.

Theo đó, kiến thức ở đây là việc các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại chưa có nhiều kiến thức về kiểm kê khí nhà kính, cũng như về thị trường carbon để đăng ký dự án. Bởi vì giao dịch tín chỉ carbon không phải diễn ra trong thời gian ngắn, mà để đăng ký được dự án và cấp chứng nhận sẽ mất thời gian, thường là kéo dài đến 2-3 năm.

Ông Đỗ Đức Tiến, Giám đốc Kinh doanh Công ty NAYAN Sustainability. Ảnh: NVCC

Trong Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 cũng đã nêu rõ từ giờ cho đến tháng 6/2025 sẽ hoàn thiện được khung pháp lý của Việt Nam về thị trường tín chỉ carbon, cũng như giao dịch hạn hạn ngạch phát thải. Từ Quyết định số 232 các doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin để chuẩn bị cho tiến trình gia nhập thị trường carbon”, ông Đỗ Đức Tiến nhấn mạnh.

Ngoài ra, về nguồn lực, theo ông Đỗ Đức Tiến, bao gồm cả nguồn lực về tài chính và nguồn lực về nhân sự. Một là về nhân sự, ở Việt Nam không có quá nhiều tổ chức để cấp và chứng nhận tín chỉ carbon trong nước này, dẫn đến chi phí sẽ cao hơn. Hai là, ngay cả những chuyên gia về kiểm kê khí nhà kính hay tín chỉ carbon ở Việt Nam cũng chưa có nhiều dẫn đến các công ty khi muốn tìm hiểu hoặc muốn tìm kiếm nhân sự làm việc cũng không phải là chuyện đơn giản.

Ngoài ra, về nguồn lực tài chính, các doanh nghiệp phải đảm bảo đủ bởi vì đầu tư được vào các dự án tín chỉ carbon là một khoản đầu tư tương đối lớn và trong khoảng thời gian dài.

Thông tin thêm, ông Đỗ Đức Tiến khuyến nghị với các doanh nghiệp Việt Nam rằng: Thứ nhất, các doanh nghiệp cần theo dõi thêm thông tin chính thống từ Chính phủ.

Thứ hai, hiện nay có rất nhiều khóa học hoặc những hội thảo về thị trường carbon, các doanh nghiệp có thể tham dự để tăng thêm nhận thức và kiến thức. Đồng thời, tìm hiểu kỹ các cơ chế hoạt động, các quy định pháp luật, hay các tiêu chuẩn cũng như quy trình chứng nhận của thị trường carbon.

Thứ ba, các doanh nghiệp cũng có thể chuẩn bị về nguồn nhân sự hoặc nguồn tài chính để đảm bảo có đủ nguồn lực thực hiện các hoạt động liên quan đến dự án giảm phát thải và tham gia thị trường carbon. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các tổ chức có chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cũng như hỗ trợ trong quá trình tham gia thị trường carbon.

Theo Quyết định số 232/QĐ-TTg về Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, lộ trình triển khai thị trường carbon gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thực hiện thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028. Trong giai đoạn này sẽ triển khai thực hiện thí điểm thị trường carbon trên toàn quốc. Việc chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho đối tác nước ngoài, quốc tế được nghiên cứu, quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật và được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Toàn bộ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí cho các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc một số lĩnh vực phát thải lớn. Tín chỉ carbon được xác nhận giao dịch trên sàn giao dịch carbon.

Giai đoạn vận hành chính thức trên toàn quốc bắt đầu từ năm 2029. Theo đó, các lĩnh vực, cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét mở rộng theo lộ trình. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí và phân bổ qua đấu giá.

Thanh Bình – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Trong giai đoạn năm 2025-2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc. Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/thi-truong-carbon-2025-doanh-nghiep-can-lam-gi-376603.html