• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 91

Cận cảnh khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình

Tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 91ha tại tổ 9 (phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình) khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình xẻ núi, xây dựng hàng loạt công trình kiên cố bằng bê tông cốt thép khi chưa được cấp phép.

Thời gian gần đây, việc khai thác và sử dụng đất rừng khi chưa được cấp phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác quản lý đất đai tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo tìm hiểu của Báo Đại biểu Nhân dân tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), tình trạng xẻ đồi làm khu du lịch sinh thái, homestay với diện tích lên tới hàng chục hecta đang diễn ra rầm rộ, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ.

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, tại một khu sinh thái có tên gọi “Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình” được xây dựng trên đất rừng với quy mô “khủng” nằm ven dòng sông Đà.

Người dân nơi đây cho biết, công trình này đã xây dựng được vài năm và đã hoàn thiện đường giao thông bao quanh khu nghỉ dưỡng, nhiều hạng mục công trình kiên cố khác cũng được xây dựng nằm xung quanh các quả đồi, tuy nhiên gần đây không thấy công trình này hoạt động.

Công trình kiên cố nằm trên đỉnh núi, xây dựng trái phép.

Công trình kiên cố nằm trên đỉnh núi, xây dựng trái phép.

Hệ thống đường giao thông của khu nghỉ dưỡng xây dựng trái phép đã cơ bản hoàn thành.

Hệ thống đường giao thông của khu nghỉ dưỡng xây dựng trái phép đã cơ bản hoàn thành.

Một công trình xây dựng trái phép khác nằm lọt thỏm dưới hẻm núi.

Một công trình xây dựng trái phép khác nằm lọt thỏm dưới hẻm núi.

Công trình khác đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhìn từ trên cao.

Công trình khác đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhìn từ trên cao.

Một điểm có nguy cơ sạt lở tại Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình.

Một điểm có nguy cơ sạt lở tại Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình.

Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 47/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ký ngày 08.09.2016 cho biết, dự án Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình do 2 công ty cùng làm chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển HTV Quốc tế (góp vốn 51%) và Công ty TNHH Gia Phú Quốc tế (góp vốn 49%). Địa điểm thực hiện dự án tại xóm Nút, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (sau khi sáp nhập là Tổ 9, phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Diện tích đất sử dụng khoảng 91ha với tổng vốn đầu tư của dự án là 900 tỷ đồng.

Các hạng mục xây dựng bao gồm bãi đỗ xe; khu tiếp đón – dịch vụ; khách sạn cao cấp 4 sao; khu nhà, biệt thự nghỉ dưỡng (với các kiểu mẫu Villa, Town house B1, 2, 3, 4); nhà tròn Spa; nhà đa năng; khu nhà điều dưỡng; khu thể thao, vui chơi giải trí; văn phòng điều hành toàn khu; khu văn hóa các dân tộc bản địa; khu nhà nghỉ nhân viên; hạ tầng kỹ thuật (san nền, kè chắn đất, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc).

Cũng theo quyết định chủ trương đầu tư, từ quý III.2016 đến hết quý I.2017, Dự án sẽ thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng…; Từ quý II.2017 đến hết quý I.2020, xây dựng các hạng mục công trình của dự án theo thiết kế được phê duyệt, lắp đặt trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ quý II năm 2020.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vào ngày 27.9.2023, theo ghi nhận thực tế của nhóm phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển HTV Quốc tế vẫn còn ngổn ngang, chưa đi vào hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Cương, Chủ tịch UBND phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) cho biết, đây là công trình có quy mô lớn nhất của tỉnh Hòa Bình từ trước tới nay. Tuy nhiên, công ty này lại không có giấy phép xây dựng và đã bị UBND TP Hòa Bình ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ngày 10.03.2023 với tổng số tiền là 130 triệu đồng.

Trong Quyết định nêu rõ hành vi vi phạm: Thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng tại Dự án Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình, địa điểm xây dựng tại tổ 9, phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 16, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28.1.2022 của Chính phủ.

Các biện pháp khắc phục hậu quả: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển HTV Quốc tế phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Hết thời hạn này, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển HTV Quốc tế không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng thì bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển HTV Quốc tế vi phạm chi trả.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Cương, công ty đã tự phá dỡ phần tường lửng của các công trình vi phạm và chỉ còn lại phần khung nhà. Hiện tại, công ty này đang xin cấp phép xây dựng từ Sở Xây dựng và Bộ Quốc phòng vì liên quan tới rừng phòng hộ, để tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Quân Đỗ – Cao Kỳ – Báo ĐBND

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ảnh: Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình rộng khoảng 91ha, nằm ven cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình thuộc địa phận phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/kiem-tra-giam-sat/can-canh-khu-sinh-thai-rong-91ha-xay-dung-khi-chua-duoc-cap-phep-tai-tp-hoa-binh-i344547/

Tác hại và giải pháp xử lý dầu mỡ, chất béo hiệu quả

Sau khi nấu ăn, hầu hết mọi người thường có thói quen đổ thức ăn thừa và dầu mỡ trực tiếp vào bồn rửa. Số lượng dầu mỡ thừa được thải ra hàng ngày từ các hộ gia đình, các tòa nhà, nhà hàng như thế có hại gì cho hệ thống xử lý nước thải không?

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã làm thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta rất nhiều. Chúng ta thường không có nhiều thời gian để chế biến món ăn nên thường xuyên ăn các món ăn chiên, xào,.. nhiều dầu mỡ. Phần đông những người khác thì ăn ở bên ngoài nhiều hơn. Vì thế các cửa hàng ăn uống cũng mọc lên ngày càng nhiều.

Sau khi nấu ăn, hầu hết mọi người thường có thói quen đổ thức ăn thừa và dầu mỡ trực tiếp vào bồn rửa. Số lượng dầu mỡ thừa được thải ra hàng ngày từ các hộ gia đình, các tòa nhà, nhà hàng như thế có hại gì cho hệ thống xử lý nước thải không? Nếu có thì giải pháp xử lý dầu mỡ nào là hiệu quả nhất? Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu giải pháp xử lý hữu hiệu của envi-eco.

Tác hại của dầu mỡ và chất béo

Tác động môi trường

Chất béo, dầu và mỡ gây ra các vấn đề lớn đối với đường ống thoát nước và hệ thống cống rãnh. Khi chúng được đổ xuống bồn rửa hoặc cống thoát nước thì chúng là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn. Khi chúng đi vào đường thoát nước mưa thì chúng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm ao, hồ, sông suối.

Tắc nghẽn đường ống

Chất béo, dầu mỡ ở dạng lỏng trông có vẻ không gây hại, nhưng khi nó lạnh nó đông đặc và bó cứng. Nó dính chặt vào bên trong đường ống thoát nước và hạn chế dòng nước thải gây tắc nghẽn đường ống. Sử dụng chất tẩy rửa có thể hữu ích nhưng điều này chỉ là tạm thời trước khi dầu mỡ trở nên đông đặc.

Ngoài ra, hệ thống đã đi vào vận hành mà đường ống bị tắc dẫn tới phải dừng toàn bộ hệ thống đã đi vào vận hành mà đường ống bị tắc dẫn tới phải dừng toàn bộ hệ thống xử lý lại gây ra tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp khi tính toán xây dựng ban đầu, kỹ sư thiết kế còn phải tính toán kích thường đường ống dẫn nước, kích thước của các bể chưa nước tăng lên đảm bảo quá trình sử dụng không tắc nghẽn.

Giảm hiệu quả xử lý nước thải

dầu mỡ làm giảm hiệu quả xử lý nước thải

Dầu mỡ là hợp chất carbon khó phân hủy do kết cấu phân tử bền. Nên khi vào hệ thống xử lý nước thải sẽ gây cản trở, ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật. Nhiều dầu mỡ trong nước, chúng cản trở khả năng hấp thụ oxi của vi sinh hoặc ngăn cản không khí hòa tan vào nước. Vi sinh do đó chết dần và các bể xử lý không còn hiệu quả, lúc này bọt nâu nâu nổi nhiều trên bề mặt bể hiếu khí, thậm chí là bọt tràn ra ngoài. Bể điều hòa gây mùi hôi khó chịu và gây bọt cho hệ thống.

Gây hỏng hóc thiết bị

dầu mỡ làm hỏng hóc thiết bị

Ngoài gây ra tắc nghẽn, dầu mỡ thừa cũng ảnh hưởng đến các thiết bị như cánh quạt bơm nước. Cánh khuấy, song chắn rác, đĩa thổi khí, máy châm hóa chất….Đây toàn là những thiết bị dễ bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ thừa cho nên cho nên cần có biện pháp mạnh nhằm loại bỏ dầu mỡ thừa ra khỏi hệ thống xử lý nước thải.

Các giải pháp xử lý dầu mỡ thừa

Xử lý dầu mỡ bằng phương pháp thông thường

xử lý dầu mỡ bằng phương pháp thông thường

Với nhiều nguyên liệu có sẵn trong nhà như baking soda, giấm trắng, nước sôi sẽ giúp bạn dễ dàng thông tắc đường ống. Những phương pháp có tác dụng phá vỡ hình dạng của dầu mỡ, nhưng kết cấu vẫn giữ nguyên. Mỡ tan ra và tiếp tục di chuyển trong đường ống mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên các phân tử chất béo này sẽ tiếp tục đông cứng lại, gây tắc nghẽn đường thoát nước và phát sinh các vấn đề khác.

Xử lý bằng phương pháp vi sinh

Ưu điểm của vi sinh là có thể phân hủy dầu mỡ, vậy chúng phân hủy dầu mỡ như thế nào?

tac dung khu mo cua EnviZyme FOG

Các chủng vi sinh có trong vi sinh xử lý mỡ EnviZyme FOG Liquid sẽ dùng các phân tử dầu mỡ làm thức ăn, chúng sẽ tạo ra các enzyme của riêng chúng, sau đó enzyme này sẽ phá vỡ các phân tử dầu mỡ tạo thành axit béo và glyxerol. Vi sinh sẽ tiếp tục tiêu hóa axit béo và glixerol rồi chuyển đổi thành các thành phần cơ bản như nước và CO2. Sau đó, vi sinh hình thành tế bào và phân chia, làm tăng số lượng vi sinh. Cũng nhờ cơ chế này mà vi sinh có thể tiếp cận dầu mỡ ở xa và dầu mỡ không bị đông đặc ngược trở lại cũng như làm hư hại đường ống.

Ngoài ra, hương quế có trong sản phẩm sẽ trung hòa mùi hôi bên trong đường ống và bẫy mỡ.

So sánh phương pháp xử lý mỡ bằng hóa chất và bằng vi sinh

so sanh tac dung cua vi sinh khu mo envizyme fog va hoa chat (2)

Phương pháp xử lý mỡ bằng hóa chất

  • Hóa chất có tác dụng nhanh chóng nhưng chỉ ở những nơi mà hóa chất tiếp xúc được: Hóa chất thông đường ống thường có dạng lỏng, dạng bột, tinh thể,…nhưng về cơ bản chúng đều hoạt động theo cùng một cách. Các hóa chất này phản ứng với chất gây tắc nghẽn tạo ra khí và nhiệt. Giúp đường ống được thông thoáng.
  • Có khả năng làm ăn mòn hệ thống đường ống: Các chất thông tắc đường ống sử dụng các hóa chất mạnh, nó sẽ giúp giải phóng đường ống có khả năng bị tắc nghẽn. Nhưng các phản ứng hóa học cũng sẽ khiến đường ống của ban tiếp xúc với nhiệt và khí sinh ra. Điều này làm cho đường ống bằng kim loại bị ăn mòn.
  • Có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng: Chất tẩy thông cống thường là các hóa chất mạnh chẳng hạn như dung dịch kiềm, xút hoặc thuốc tẩy. Do mức độc hại cao nên chúng rất nguy hiểm và có khả năng gây bỏng hoặc ăn mòn da nếu tiếp xúc phải.

Phương pháp xử lý mỡ bằng vi sinh

Do vi sinh cần thời gian thích nghi và sinh trưởng nên có tác dụng chậm hơn hóa chất:

  • Xử lý những đoạn bên trong đường ống: Thành phần của vi sinh xử lý mỡ là các chủng vi khuẩn có lợi, khi chúng vào hệ thống đường ống sẽ sử dụng dầu mỡ, chất hữu cơ làm thức ăn. Từ đó chúng sẽ sinh sôi và nhân lên số lượng rất nhiều và tiếp tục ăn dầu mỡ và các thải hữu cơ tích tụ này ở những đoạn sâu bên trong đường ống.
  • Ngăn ngừa sự ăn mòn đường ống: Phương pháp xử lý dầu mỡ bằng chế phẩm sinh học, tận dụng lợi thế của các chủng vi sinh có lợi để ăn dầu mỡ và các chất thải hữu cơ và tạo ra CO2, nước và axit béo hòa tan. Vi sinh không gây bệnh, không chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh và an toàn để xử lý, chính vì vậy không gây ăn mòn đường ống.
  • Không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng: Vì phương pháp này là biện pháp sinh học, sử dụng các chủng vi sinh an có lợi làm cơ chế tiêu hóa chất thải hữu cơ tích tụ và không gây bệnh. Nên an toàn với người sử dụng và môi trường.

Nguyễn Đức

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Đồng Nai: Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm trong cấp phép khai thác khoáng sản

(Phapluatmoitruong.vn)Thanh tra Chính phủ vừa có Kết luận Thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường tại khu vực phía Nam cung cấp cho dự án giao thông quan trọng quốc gia. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm tại tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể, theo Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai và các cấp, ngành có liên quan của tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công thực hiện các thủ tục khai thác, thu hồi khoáng sản cung cấp cho Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Do vướng mắc trong thực hiện các thủ tục về đầu tư, cấp phép hoạt động khoáng sản, theo đề nghị của chủ đầu tư và nhà thầu, UBND tỉnh Đồng Nai đã vận dụng quy định của pháp luật để cho phép thực hiện các phương án hạ cote nền, cải tạo đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả cây trồng kết hợp thu hồi vật liệu san lấp phục vụ thi công Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại 4 khu vực gò, đồi bạc màu canh tác nông nghiệp kém hiệu quả…

Việc vận dụng quy định của pháp luật nêu trên đã giải quyết được nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ dự án. Vật liệu san lấp thu hồi đã được đơn vị thi công đăng ký nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các khoản thuế, phí khác theo quy định.

Tuy nhiên, việc thu hồi vật liệu san lấp không được thực hiện theo các thủ tục quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010, từ việc thăm dò, xác định loại khoáng sản, làm cơ sở để thực hiện các thủ tục khác liên quan đến điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường.

Trước tình trạng trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị, trong thời gian tới, việc cải tạo đất nông nghiệp, thu hồi vật liệu san lấp để cung cấp cho dự án của UBND tỉnh Đồng Nai cần được cấp thẩm quyền nghiên cứu, xem xét như một cơ chế đặc thù, trên cơ sở đó có các quy định cụ thể hơn nhằm đảm bảo hài hòa được quyền lợi của người có đất (đối với tài sản trên đất và thời gian ngừng sản xuất) và cộng đồng dân cư khu vực có vật liệu san lấp cần thu hồi (đường giao thông, an ninh trật tự, môi trường…), tránh thất thu ngân sách Nhà nước (quy định về đơn giá vật liệu san lấp, tỷ lệ thu tiền cấp quyền…). Đồng thời, đảm bảo được các quy định về bảo vệ môi trường (phải có đánh giá tác động môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt)…

Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về vụ việc.

Đáng chú ý, Kết luận thanh tra nêu rõ, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định gia hạn giấy phép khai thác đá cho Công ty TNHH Quốc Phú Sơn Lâm (mỏ đá Soklu 1), điều chỉnh giấy phép khai thác và tăng thời hạn khai thác cho Công ty CP Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa (mỏ đá Soklu 2), ban hành giấy phép thay thế giấy phép đã cấp, qua đó tăng diện tích và thời hạn khai thác cho Công ty TNHH MTV Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa (mỏ đá Soklu 5) là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Khoáng sản năm 2010.

Việc cấp phép đã dẫn đến một khối lượng đá được khai thác và cung ứng ra ngoài thị trường, mặc dù đơn vị khai thác đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các loại thuế, phí theo quy định, nhưng vi phạm cần được xem xét, làm rõ để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

Theo Kết luận thanh tra, để xảy ra những sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh cùng các tổ chức, cá nhân liên quan (do Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm xác định).

Đỗ Thuận – Đức Tĩnh

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, đoạn qua huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.

Nghệ An: Hơn 1.100 ngôi nhà bị ngập, nhiều tuyến đường bị sạt lở

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Nghệ An, có 1.178 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã rơi vào tình trạng ngập lụt nặng nề.

Từ ngày 25 – 27/9, tỉnh Nghệ An do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với tâm vùng áp thấp, sau là áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông nên toàn tỉnh đã có mưa vừa mưa to, có nơi đặc biệt to, trong đêm 26/9, sáng 27/9. Lượng mưa tính từ 7h00 ngày 25/9 đến 7h00 ngày 27/9 đo được là 100-320mm, có nơi nhiều hơn 350mm như: Quỳ Châu 384mm, Đô Lương 352mm… Mưa lớn kéo dài gây ngập lụt nhiều nơi, đặc biệt nhiều tuyến đường bị ngập, sạt lở và chia cắt cục bộ.

Theo đó, tại Báo cáo nhanh số 41/BC-VPTT của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nghệ An cho biết, tính đến 11h00 ngày 27/9/2023 trên địa bàn tỉnh có 1.178 ngôi nhà bị ngập. Trong đó, huyện Quỳ Châu có 1.080 ngôi nhà, huyện Quế Phong 65 ngôi nhà, Thanh Chương 23 ngôi nhà và huyện Kỳ Sơn 10 ngôi nhà. Số nhà bị cô lập: huyện Quế Phong 10 nhà; nhà tạm bị sập hoàn toàn 2 nhà (Tương Dương và Quế Phong); số nhà bị ảnh hưởng 54 nhà (huyện Quế Phong 48 nhà; huyện Thanh Chương 01 nhà; huyện Tương Dương 4 nhà; huyện Quỳ Châu 1 nhà). Nhà thiệt hại trên 70% là 94 nhà (huyện Thanh Chương 4 nhà; huyện Nam Đàn 5 nhà; huyện Đô Lương 8 nhà; huyện Anh Sơn 13 nhà; huyện Quế Phong 3 nhà; huyện Nghi Lộc 2 nhà; huyện Tương Dương 1 nhà; huyện Quỳ Châu 1 nhà; huyện Yên Thành 2 nhà; huyện Nghĩa Đàn 1 nhà; huyện Kỳ Sơn 55 nhà…

Thiệt hại về lúa 15ha; thiệt hại về hoa màu 1081ha; diện tích ao hồ nhỏ bị ngập 116.8ha; lồng cá bị cuốn trôi 2 cái.

Đường bị sạt lở 500m; cầu loại nhỏ bị hư hỏng 2 cầu; cống bị hư hỏng, cuốn trôi 148 cống; điểm đường giao thông bị sạt lở 21 điểm; cột điện viễn thông 1 cột; tường rào các cơ quan, đơn vị bị đổ 55m, tường rào dân cư bị đổ 135m; công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng 160m

Hiện, lực lượng chức năng, công an, quân đội… các địa phương đã được huy động để giúp người dân ứng phó với thiên tai, bảo đảm an toàn về người và tài sản cho dân, hỗ trợ các hộ dân bị cô lập.

Quang Hợp – Báo Xây Dựng

Theo Xây Dựng

Ảnh: Hơn 1100 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị ngập.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baoxaydung.com.vn/nghe-an-hon-1100-ngoi-nha-bi-ngap-nhieu-tuyen-duong-bi-sat-lo-361675.html

Chưa được giao đất vẫn rầm rộ thi công, một doanh nghiệp bị phạt gần 4 tỉ đồng

Tuy chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao đất để thực hiện dự án, nhưng Công ty CP Bất động sản HANO-VID có trụ sở tại Hà Nội vẫn tự ý tác động vào đất, xây dựng công trình trên đất.

Chiều 27-9, tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký quyết định số 2472/QĐ-UBND xử phạt hành chính và khắc phục hậu quả đối với Công ty CP Bất động sản HANO-VID (có trụ sở chính ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) với số tiền gần 4 tỉ đồng do vi phạm về lĩnh vực đất đai.

Theo đó, từ tháng 10-2021, mặc dù chưa được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án Khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu 1 (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) nhưng nhà đầu tư – Công ty CP Bất động sản HANO-VID vẫn tự ý tác động vào đất, xây dựng công trình trên đất.

Qua kiểm tra, rà soát, cơ quan chức năng phát hiện tổng diện tích đất bị chiếm hơn 10,6 ha dự án. Trong đó, đất thuộc địa bàn xã Sơn Trung hơn 5,2 ha và đất thuộc thị trấn Phố Châu hơn 5,4 ha).

Với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Công ty CP Bất động sản HANO-VID bị áp dụng hình thức xử phạt với tổng số tiền là 1.744.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn bị xử phạt 40 triệu đồng về lĩnh vực kế hoạch đầu tư với hành vi không thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư; đồng thời bị xử phạt 2.124.941.944 đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Như vậy, tổng số tiền Công ty CP Bất động sản HANO-VID phải nộp phạt và khắc phục hậu quả là 3.908.941.944 đồng.

Thời hạn chấp hành xử phạt đối với các hành vi vi phạm trên trong 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Được biết, khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu thuộc địa bàn thị trấn Phố Châu và xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, được tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2019. Đến tháng 7-2020, Công ty CP Bất động sản HANO-VID được phê duyệt là đơn vị trúng thầu dự án với tổng diện tích 10,8 ha, tổng vốn đầu tư 799 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và tiền sử dụng đất). Tuy nhiên, do gặp vướng mắc về việc tính giá cho thuê đất nên dự án vẫn chưa được UBND tỉnh ra quyết định giao đất.

Tuy chưa được tỉnh này giao đất nhưng doanh nghiệp vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng nhà và các hạng mục.

Vĩnh Gia – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Một góc của khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu được Công ty CP Bất động sản HANO-VID tiến hành xây dựng khi chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao đất.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/chua-duoc-giao-dat-van-ram-ro-thi-cong-mot-doanh-nghiep-bi-phat-gan-4-ti-dong-20230927145949645.htm

Công ty điện Bình Thủy Lâm Đồng liên tiếp bị phạt

Trong vòng 2 tháng, Công ty điện Bình Thủy Lâm Đồng liên tiếp bị phạt do vi phạm lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt hành chính 300 triệu đồng đối với Công ty cổ phần điện Bình Thủy Lâm Đồng (trụ sở tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cụ thể, dù không có giấy phép môi trường theo quy định nhưng công ty này đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy thủy điện Đại Bình (tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng).

Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải trong thời gian 3 tháng đối với dự án trên.

Trước đó, Báo SGGP phản ánh vào tháng 7-2023 UBND tỉnh Lâm Đồng cũng xử phạt hành chính tổng số tiền 171 triệu đối với Công ty cổ phần điện Bình Thủy Lâm Đồng trong lĩnh vực đất đai.

Lý do, trong quá trình xây dựng Nhà máy thủy điện Đại Bình, công ty này đã chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn với diện tích 1.263 m2 do UBND xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm quản lý.

Ngoài ra, công ty này cũng chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích 94.107 m2 đất trồng cây lâu năm của hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng.

Đoàn Kiên – Báo SGGP

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Ảnh: Thủy điện Đại Bình

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sggp.org.vn/cong-ty-dien-binh-thuy-lam-dong-lien-tiep-bi-phat-post707306.html

Quảng Ninh: Làng chài cổ đẹp nhất thế giới ‘hấp hối’ vì đâu?

Đã hơn 10 lần Ban Quản lý vịnh Hạ Long báo cáo, đề xuất với thành phố Hạ Long và cả UBND tỉnh Quảng Ninh về tình trạng xuống cấp trầm trọng của làng chài cổ Cửa Vạn nhưng đến nay Quảng Ninh vẫn chưa có phương án cụ thể để cứu ngôi làng này khỏi nguy cơ chìm xuống biển.

Ai gây nên cơ sự?

Từ năm 2014, đề án di dời các hộ ngư dân lên bờ được UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện ráo riết. Hàng nghìn ngư dân bỏ lại nhà cửa, ngư cụ để lên sống tập trung tại khu tái định cư Cái Xà Cong, phường Hà Phong, TP Hạ Long. Từ một ngôi làng được các tổ chức uy tín bình chọn là một trong 17 ngôi làng chài đẹp nhất thế giới, Cửa Vạn bỗng nhiên trở thành ngôi làng bỏ hoang giữa vịnh Hạ Long vì dự án di dời.

Với lý do an toàn và vệ sinh môi trường vịnh, đề án được thực hiện nhanh chóng đến mức chính quyền không tính đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân khi được lên bờ tái định cư. Hàng loạt gia đình thất nghiệp, con cái lâm vào cảnh rượu chè, cờ bạc, hút chích… Nhiều gia đình ngư dân cám cảnh nợ nần đã âm thầm gán nợ ngôi nhà đang sống để tìm cách trở về với biển.

Lúc bấy giờ để thực hiện đề án một cách nghiêm túc, UBND tỉnh Quảng Ninh còn đưa ra quy định không được để ngư dân ngủ lại trong làng, dù chỉ là một người. Toàn bộ những nhà nổi và các ngư cụ được gom lại thành 1 khu để phục vụ du khách tham quan.

Những năm tiếp theo, Quảng Ninh liên tục lập những đề án để tìm cách phục dựng làng chài này nhưng cũng chỉ như “bắt cóc bỏ dĩa” vì ngư dân là những diễn viên phải thực hiện quy định sáng đi chiều về.

Sau nhiều năm, khu bảo tồn văn hóa làng chài nổi Cửa Vạn xuống cấp vì không được tu sửa, bảo dưỡng. Năm 2017, UBND TP Hạ Long đã chi một số tiền lớn để trùng tu ngôi làng. Nhưng vì không nghiên cứu kỹ nên các vật liệu thay thế nhanh chóng hư hỏng và đến nay, ngôi làng đang có nguy cơ chìm hẳn vì không có nguồn kinh phí sửa chữa.

Trao đổi với lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Hạ Long, đơn vị được trực tiếp giao quản lý khu bảo tồn văn hóa làng chài nổi Cửa Vạn, họ gần như bất lực trước sự xuống cấp của các hạng mục khu bảo tồn. Mặc dù mấy năm nay, ban đã hơn chục lần báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền nhưng cho đến nay vẫn chưa thống nhất được phương án cụ thể nào.

Trách nhiệm của Quảng Ninh

Sáng 27/9, anh Hoàng, ngư dân cũ của làng chài Cửa Vạn hớt hải gọi cho phóng viên Tiền Phong: “Nó sập rồi chú ạ, đang nửa chìm nửa nổi chỏng chơ giữa biển. Chắc không trụ nổi đến ngày mai”. Khi vẫn chưa định hình được chuyện gì, Hoàng tiếp tục nói như hụt hơi: “Nhìn nó chìm mà xót quá, bao kỷ niệm buồn vui trong những ngôi nhà ấy giờ không còn cơ hội để dựng lại nữa rồi”.

Câu chuyện dừng lại khi tôi được biết những hạng mục của khu bảo tồn làng chài đang chìm dần vì mấy hôm liền Hạ Long có mưa to. Điều này đã được dự báo trước đây vài tháng khi chúng tôi tiếp cận làng chài để ghi lại những hình ảnh xuống cấp. Nhiều hạng mục đã bị mục nát theo thời gian chỉ chực chờ chìm xuống biển, hệ thống khung chịu lực và các phao nổi bệ đỡ bị nước biển ăn mòn trơ trọi.

“Tuýt còi” một dự án cấp bách mang tính sống còn của làng chài Cửa Vạn, nhưng UBND tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa tìm ra phương án nào hợp lý nhất, mặc cho ngôi làng đang từng ngày chìm dần xuống biển.

Sau khi loạt bài về làng chài cổ đẹp nhất thế giới chìm dần trên vịnh Hạ Long được Tiền Phong đăng tải, nhiều bạn đọc, chuyên gia đã hiến kế và nhiều doanh nghiệp cũng tỏ ý muốn tự bỏ tiền để phục dựng lại làng chài vì theo họ văn hóa làng chài cũng như hồn cốt của di sản vậy.

Ngày 20/7/2023, HĐND TP Hạ Long đã quyết định bổ sung dự án cải tạo, sửa chữa làng chài trên vịnh Hạ Long vào chương trình đầu tư công 6 tháng cuối năm 2023 của thành phố, với tổng số tiền khái toán là 25 tỷ đồng trích từ nguồn 89% phí tham quan vịnh Hạ Long để lại cho TP Hạ Long.

Những tưởng Cửa Vạn sẽ được “cứu” nhưng sau hơn 2 tháng, ngôi làng vẫn ngắc ngoải chờ chìm và không một đơn vị nào đứng ra làm chủ đầu tư.

Ngày 27/9, trao đổi với đại diện Ban Quản lý vịnh Hạ Long về vấn đề này, được biết hiện ban vẫn chưa được bố trí nguồn tiền để sửa chữa làng chài và ban vẫn phải báo cáo, đề xuất lại các phương án lên tỉnh. Ngay cả UBND TP Hạ Long cũng không thuộc diện làm chủ đầu tư.

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo UBND TP Hạ Long và được biết, số tiền 25 tỷ của HĐND thành phố thông qua đã bị “tuýt còi” nên việc sửa chữa làng chài càng bị chậm trễ.

“Sau khi có phương án và nguồn tiền để thực hiện, UBND TP Hạ Long đã trình UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, nhưng sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu dừng dự án vì TP Hạ Long không đủ thẩm quyền chi tiền thực hiện dự án sửa chữa làng chài”, vị lãnh đạo TP Hạ Long chia sẻ.

Hoàng Dương – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Khu bảo tồn lớp học của làng chài đã bị chìm phân nửa sau trận mưa lớn đêm 26/9

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/quang-ninh-lang-chai-co-dep-nhat-the-gioi-hap-hoi-vi-dau-post1573088.tpo

Quản chặt hay cấm chung cư mini tốt hơn?

Hiệp hội Bất động sản TPHCM vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Xây dựng, kiến nghị về chung cư mini.

Quản chặt chứ không nên cấm

Trước các động thái quyết liệt của cơ quan chức năng nhằm siết chặt loại hình chung cư mini tại các đô thị lớn, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật Quốc hội và Bộ Xây dựng kiến nghị giải pháp để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng và an toàn PCCC cho nhà chung cư mini.

HoREA đề nghị không luật hóa nhà chung cư mini biến tướng, không hợp thức hóa các sai phạm của nhà chung cư mini biến tướng trong Luật Nhà ở.

Bởi lẽ, nhà chung cư mini vẫn là sản phẩm nhà ở cần thiết cho xã hội do có giá cho thuê, giá bán vừa túi tiền của rất nhiều đối tượng…

Vì vậy, HoREA đề nghị nên quản, không nên cấm nhà chung cư mini, bởi lẽ nhà chung cư mini là sản phẩm nhà ở rất cần thiết cho xã hội hiện nay và trong nhiều thập niên sau này.

Theo HoREA, hiện trên cả nước có hơn 10.000 chung cư mini. Chỉ riêng TP Hà Nội đã có đến 2.000 nhà chung cư mini (theo báo cáo của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội).

Còn tại TPHCM, thống kê sơ bộ hiện nay trên địa bàn có 42.256 cơ sở là nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC.

Trong số này, có 4.490 cơ sở do Công an quản lý, có 103 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ và 37.766 cơ sở do UBND cấp xã quản lý.

Các khu nhà trọ tập trung, nhà chung cư mini đều là những cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ được quản lý chặt chẽ về PCCC theo quy định của pháp luật về PCCC.

Từ thực tế cả nước có hàng nghìn nhà chung cư mini với hàng chục nghìn người đang sinh sống và nhu cầu thuê, mua căn hộ nhà chung cư mini trong xã hội rất lớn.

Chưa kể loại hình nhà ở dạng chung cư mini này theo HoREA ở các nước trên thế giới đều cho phép, nhưng phải quản lý thật chặt chẽ để bảo đảm an toàn PCCC và phát triển lành mạnh.

Cần thêm quy định về quản lý, vận hành

Muốn siết và quản chặt loại hình nhà ở này một cách khoa học, HoREA đề nghị Nhà nước cần bổ sung quy định thật chặt chẽ đối với loại nhà ở riêng lẻ của cá nhân, hộ gia đình được phép xây dựng thành nhà chung cư mini.

Đồng thời sửa đổi một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật PCCC với nhận thức là rất cần thiết phải luật hóa loại nhà ở riêng lẻ của cá nhân, hộ gia đình được phép xây dựng thành nhà chung cư mini để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước…

HoREA cho rằng, các cơ quan quản lý cần bổ sung quy định về đầu tư xây dựng nhà chung cư mini phải lập dự án; phải chấp hành và tuân thủ các quy định pháp luật về thẩm duyệt, nghiệm thu công trình nhà chung cư mini bao gồm công trình PCCC.

Bổ sung quy định về kinh doanh cho thuê hoặc bán căn hộ nhà chung cư mini thì phải đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.

Ngoài quy định về xây dựng, kinh doanh, HoREA cho rằng luật cũng cần bổ sung thêm quy định về quản lý vận hành nhà chung cư mini tương tự như quản lý vận hành nhà chung cư.

Bộ Xây dựng phải bổ sung quy chuẩn kỹ thuật về nhà chung cư mini vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, từ đó sẽ quản lý chặt chẽ và phát triển loại nhà chung cư mini an toàn, lành mạnh.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đánh giá, nhà chung cư mini không phải là sản phẩm lỗi của giai đoạn thị trường bất động sản phát triển “nóng” trước đây như ý kiến của một số chuyên gia, mà nhà chung cư mini có căn hộ để cho thuê hoặc để bán là sản phẩm nhà ở rất cần thiết cho xã hội trong 13 năm qua, hiện nay và có thể trong nhiều thập niên sắp tới.

“Thực tế, trong xã hội lúc nào cũng còn tầng lớp người có thu nhập thấp đô thị, công nhân, lao động, người nhập cư, có nhu cầu mua, thuê loại nhà này, những yêu cầu về chất lượng và tiện ích, dịch vụ sẽ ngày càng cao hơn; ngay tại các nước công nghiệp phát triển hiện nay cũng vẫn có loại nhà chung cư mini.

Vì vậy, đây là lý do HoREA đề nghị Nhà nước nên quản, không nên cấm nhà chung cư mini. Chúng ta không nên vì không quản được thì cấm mà nhiệm vụ cấp bách là cần phải xây dựng khuôn khổ pháp luật đồng bộ, thống nhất để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với loại nhà chung cư mini để phát triển an toàn, lành mạnh”, ông Châu nói.

Anh Tú – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: HoREA cho rằng nên xây dựng chính sách luật chặt chẽ để quản lý loại hình nhà chung cư mini hơn là cấm.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/quan-chat-hay-cam-chung-cu-mini-tot-hon-post655675.html

ĐBSCL: Đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 27/9, tại Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL.

Tại Hội nghị, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được phân công làm Chủ tịch Hội đồng.

Phó Thủ tưởng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, Hội nghị này rất quan trọng, có sự tham dự của lãnh đạo của Bộ, ngành, Trung ương và lãnh đạo 13 tỉnh, thành khu vực. Hội nghị là cơ hội để đưa ra các tiềm năng, thế mạnh của vùng ĐBSCL; khắc phục những hạn chế, những tồn tại, đồng thời phát huy những kết quả làm được.

Thời gian qua, vùng ĐBSCL đạt được kết quả khá toàn diện; trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây. Kinh tế tăng trưởng khá với chất lượng được cải thiện; quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 970 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,95% tổng GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt mức 56,02 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; nhiều dự án công nghiệp trọng điểm về năng lượng đi vào hoạt động.

Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, năm 2020 có 60,8% số xã đạt chuẩn quốc gia; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư bằng nhiều nguồn lực, góp phần thay đổi diện mạo của vùng. Nhiều hình thức liên kết, hợp tác vùng được hình thành; công tác giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; đời sống vật chất, tinh thần người dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, vùng cũng còn những hạn chế, bất cập phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng như: tăng trưởng kinh tế của vùng đang chậm lại; công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao phát triển chậm; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế; tỷ trọng xuất khẩu có xu hướng giảm, chủ yếu là xuất khẩu các sản phẩm nông – thủy sản có giá trị gia tăng thấp; hạ tầng giao thông và liên kết giữa các phương thức vận tải phát triển chưa đồng bộ; các trung tâm logistic lớn chưa được hình thành; hoạt động liên kết vùng, tiểu vùng chưa thực sự hiệu quả; chưa có chính sách đủ mạnh để tạo bước đột phá cần thiết cho khu vực và một số địa phương trọng điểm của vùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng, vùng ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước; đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước. Để vùng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững cần có cơ chế điều phối vùng đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp theo quy định của pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu của các Bộ, ngành, Trung ương, lãnh đạo các địa phương còn thảo luận các nội dung cơ bản về cơ chế, chính sách đặc thù của vùng, những nội dung liên kết, phối hợp các dự án có tính chất liên kết nội bộ vùng và liên vùng quan trọng đối với vùng ĐBSCL…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, các ý kiến thảo luận của các đại biểu, lãnh đạo các địa phương rất sát sao, đầy đủ với tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng… của khu vực. Đồng thời,  Phó Thủ tướng nhấn mạnh, vùng ĐBSCL có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, tổng thể vùng ĐBSCL có kết cấu và liên kết vùng, liên kết trong công nghiệp chế biến, các chuỗi giá trị nông nghiệp, giao thông có điểm nghẽn lớn nhất là chưa đầy đủ và đồng bộ; vùng chưa có cảng biển nước sâu nên xuất khẩu yếu, lợi thế cạnh tranh rất khó khăn, khiến cho việc thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực của vùng bị hạn chế.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ I Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phải có những hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, trong đó, cần tập trung vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Quan trọng là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu nông nghiệp phù hợp với từng vùng sinh thái, chủ động thích ứng, thực hiện hiệu quả các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giải quyết vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún, hạn mặn; xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì buổi Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng ĐBSCL.

Ninh Thuận: Gần 300 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông

(Phapluatmoitruong.vn) – HĐND tỉnh Ninh Thuận vừa thống nhất mức đầu tư 296 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng thiết yếu.

Theo ông Phạm Văn Hậu – Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận, ngày 26/9/2023, tại kỳ họp HĐND tỉnh thường kỳ, các đại biểu đã biểu quyết và thống nhất thông qua 5 Nghị quyết. Trong đó, trọng tâm nhất là Nghị quyết về đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu tại khu vực trước đây quy hoạch thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh (H. Thuận Nam) và thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải (H. Ninh Hải).

“Việc ban hành Nghị quyết về đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu tại khu vực trước đây có chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 là cần thiết. Nghị quyết này sẽ được gửi về Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ báo cáo UBTV Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn theo Nghị quyết số 93/2023/QH15 của Quốc hội”, ông Hậu thông tin thêm.

Ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết, việc đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu tại khu vực trên rất cần thiết, sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu của đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư ở các vùng nói trên.

Cụ thể, 6 dự án thành phần đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu sẽ được triển khai tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Trong đó, tại xã Phước Dinh sẽ thực hiện nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc phòng cũ (đường 701); xây dựng mới 3 tuyến kết nối đường 701 với đường ven biển có chiều dài khoảng 2,7 km.

Đối với xã Vĩnh Hải sẽ triển khai nâng cấp đường tỉnh lộ 702 cũ; xây dựng mới 3 tuyến đường kết nối trong khu vực sản xuất với chiều dài hơn 3.600 m; xây dựng mới kè chắn sóng và kè chắn lũ ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải với chiều dài trên 2.100 m.

Ngoài ra, ao Bầu Tró sẽ được nâng cấp, xây dựng hệ thống dẫn nước từ suối Hố Quạt về ao Bầu Tró với nhiều hạng mục để phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

Được biết, theo quy hoạch trước đây, dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có diện tích 440 ha, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có diện tích 380 ha, với tổng công suất 4.000 MW, được Quốc hội thông qua năm 2009. Tuy nhiên, đến tháng 11/2016, Quốc hội quyết định dừng dự án.

Đến tháng 7/2023, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành thông báo về việc hủy các thông báo thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2; đồng thời triển khai các giải pháp để ổn định sản xuất, đời sống nhân dân ở khu vực này.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Vị trí xã Phước Dinh, nơi quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân 2.

Bến Tre: Trao nhà tình thương và “Vui Tết Trung thu”

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 26/9/2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri đã phối hợp với UBND xã An Bình Tây, An Ngãi Tây các mạnh thường quân tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu” cho trẻ em địa phương và bàn giao nhà tình thương cho hộ ông Nguyễn Văn Lối.

Tại Trường Mẫu giáo An Bình Tây (xã An Bình Tây), các đơn vị tài trợ trao tặng 200 phần quà trung thu, mỗi phần quà gồm bánh và lồng đèn với tổng trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, các đơn vị tài trợ cũng đã trao tặng 10 suất học bổng cho những học sinh vượt khó, thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn đang theo học tại trường.

Tại Trường Tiểu học An Ngãi Tây (xã An Ngãi Tây), các nhà tài trợ cũng đã trao tặng 200 phần quà trung thu gồm bánh và lồng đèn cho các em học sinh, tổng trị giá 10 triệu đồng.

Lãnh đạo UBND xã An Ngãi Tây xúc động chia sẻ: “An Ngãi Tây là một xã bãi ngang, thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp. Vì thế, trẻ em ở địa phương không có đủ điều kiện đón một cái Tết Trung thu đầy đủ. Địa phương xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các nhà tài trợ đã tạo điều kiện cho các em đón một cái Tết trung thu đầy ý nghĩa”.

Trao quà Trung thu cho các bé Trường Mẫu giáo An Bình Tây.

Trao quà Trung thu cho học sinh Trường Tiểu học An Ngãi Tây.

Nhân dịp này, đoàn cũng đã đến trao tặng nhà tình thương cho ông Nguyễn Văn Lối (88 tuổi, ngụ ở ấp An Qui, xã An Ngãi Tây), thuộc diện hộ nghèo. Hiện ông Lối đang sống cùng con gái út (57 tuổi) bị khờ bẩm sinh và không thể làm việc để tạo thu nhập. Tổng diện tích căn nhà xây dựng là 44 m2 (ngang 4m và dài 11m), trị giá 90 triệu đồng do ông Nguyễn Văn Tuấn (phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) hỗ trợ 60 triệu đồng và gia đình đóng góp 30 triệu đồng.

Bàn giao nhà tình thương cho ông Nguyễn Văn Lối, xã An Ngãi Tây.

Ông Tuấn bộc bạch, qua chuyến về quê hương Đồng Khởi lần này, ông thấy rất hạnh phúc vì có phần đóng góp giúp ông Nguyễn Văn Lối có nơi ở ổn định, bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống.

Phan Lâm

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Bàn giao nhà tình thương cho ông Nguyễn Văn Lối ngụ xã An Ngãi Tây.

Lấn chiếm đất và khai thác ngoài phạm vi, Công ty CPXD Văn Sơn bị phạt 330 triệu đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Xây dựng Văn Sơn. Doanh nghiệp này là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn đã lấn chiếm đất, khai thác ngoài phạm vi giấy phép.

UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Xây dựng Văn Sơn. Công ty này có địa chỉ ở xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu), do ông Lê Văn Sơn (61 tuổi), làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc. Doanh nghiệp này là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn.

Theo biên bản do đoàn kiểm tra của UBND huyện Quỳnh Lưu lập ngày 9/6/2023, mỏ đá này đã lấn, chiếm hơn 63.000m2 đất đồi núi chưa sử dụng tại khu vực nông thôn. Trong đó, làm văn phòng, trạm nghiền, bãi tập kết (diện tích 2.800m2); khai thác khoáng sản (diện tích 60.646,8m2) tại khu vực lèn Trụ Hải, xã Quỳnh Văn. Với hành vi này, UBND huyện Quỳnh Lưu đã đề nghị UBND tỉnh xử phạt 80 triệu đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đá lấn, chiếm.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện, công ty đã khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác là 1,48ha so với giấy phép. Với hành vi này, UBND tỉnh Nghệ An xử phạt 250 triệu đồng, buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép về trạng thái an toàn.

Mỏ đá Văn Sơn có diện tích hơn 10 ha, khai thác từ nhiều năm qua. Sau khi lập biên bản vi phạm và làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh xử phạt, mới đây ngày 14/9, đoàn giám sát của HĐND huyện Quỳnh Lưu cũng đã tổ chức giám sát tại 2 mỏ đá ở Quỳnh Văn, trong đó có mỏ đá Văn Sơn.

Tại đây, đoàn giám sát đã đề nghị xã Quỳnh Văn cần quan tâm tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản; đặc biệt chú trọng khắc phục các tình trạng khai thác, chế biến khoáng sản ảnh hưởng sinh hoạt của người dân như về tiếng ồn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước sinh hoạt và nhà ở của dân; Tăng cường phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn với các cấp, các ngành trong quản lý cũng như xử lý các vi phạm, khắc phục các sự cố có thể xảy ra; Duy trì chế độ báo cáo về tình hình hoạt động khai thác khoáng sản hàng tháng, hàng quý về UBND huyện để vào cuộc xử lý các tình huống và vi phạm vượt trên thẩm quyền của UBND xã.

Trần Phong – Báo NB&CL

Theo Nhà báo & Công luận

Ảnh: Mỏ đá Văn Sơn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.congluan.vn/lan-chiem-dat-va-khai-thac-ngoai-pham-vi-cong-ty-cpxd-van-son-bi-phat-330-trieu-dong-post266252.html

Các điểm chôn lấp rác ở Hà Nội được quy hoạch thành công viên

Sáng 26/9, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại buổi tiếp xúc, 11 cử tri huyện Sóc Sơn đã có ý kiến về những vấn đề dân sinh bức xúc.

Cử tri Cù Hồng Dân (trú tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) phản ánh một số khó khăn liên quan đến môi trường, chính sách giải phóng mặt bằng, dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường… liên quan đến khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, nơi đang đặt nhà máy điện rác lớn nhất Hà Nội.

Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri tại huyện Sóc Sơn sáng 26/9/2023.

Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri tại huyện Sóc Sơn sáng 26/9/2023.

Cử tri Cù Hồng Dân đồng tình ủng hộ, chia sẻ nhiệm vụ với lãnh đạo địa phương, nhưng đề nghị thành phố quan tâm chỉ đạo xử lý nước rỉ rác, có biện pháp che chắn, nhằm tránh phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân; đề nghị thành phố xem xét, sớm chấp thuận chính sách về thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư của các hộ dân thuộc dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường trong bán kính 500 m theo đề xuất của huyện Sóc Sơn.

Cử tri Nguyễn Thị Xuân (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn) nêu rõ, hiện đã có nhà máy điện rác, nên việc dừng mở rộng Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 3 là cần thiết…

Trước bức xúc của cử tri huyện Sóc Sơn, ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thành phố đã xây dựng nhà máy điện rác hiện đại và đang khẩn trương nghiên cứu phương án xử lý số rác thải đã chôn trước đây. Theo quy hoạch, giai đoạn 3 của khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn sẽ khoanh vùng bán kính 500m và trồng xây xanh, ngăn ô nhiễm. Việc đền bù giải phóng mặt bằng đang được Sở hướng dẫn huyện thực hiện, trình thành phố để xem xét thông qua.

Về xử lý nước rỉ rác, ông Nguyễn Huy Cường cho biết, các bãi chôn lấp trước đây, thành phố đã triển khai các biện pháp khắc phục. Với kiến nghị của của tri, Sở và huyện sẽ phối hợp để có giải pháp ngay.

Chia sẻ thêm với cử tri, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, trong kỳ họp tới, Quốc hội sẽ thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6. Đây là thuận lợi, cơ hội vàng để định hình phát triển Thủ đô từ trung hạn đến dài hạn.

Về tiến độ một số nhà máy xử lý rác của Hà Nội chuẩn bị được triển khai, hạn chế chôn lấp rác thải, ông Trần Sỹ Thanh khẳng định: Có nhà đầu tư quan tâm việc đào toàn bộ rác thải đã chôn lên để đốt, song, đang vướng vì chưa có định mức áp dụng. Thành phố sẽ nghiên cứu triển khai sớm, khu vực xử lý sẽ được xây dựng thành công viên để người dân được hưởng lợi.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: TP Hà Nội đang nghiên cứu cải tạo các điểm chôn lấp rác thành công viên. Trong ảnh là hiện trạng điểm chôn lấp rác ở bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/xa-hoi/cac-diem-chon-lap-rac-o-ha-noi-duoc-quy-hoach-thanh-cong-vien-20230926120052060.htm

Hàng loạt dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 chậm tiến độ

Có đến 8/12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2) đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân hàng đầu vẫn là do thiếu mặt bằng để thi công và nguồn nguyên liệu.

Theo báo cáo của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ GTVT, tính đến ngày 20/9, diện tích mặt bằng đã bàn giao đến nay đạt 666,84/721,25km đạt 92,5%,tổ chức thi công được trên phạm vi khoảng 613,5/721,25km đạt 85%.

Toàn bộ các gói thầu của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã huy động 5.583 máy móc thiết bị các loại, 12.871 nhân sự thi công, 349 nhân sự tư vấn giám sát và tổ chức 561 mũi thi công (286 mũi thi công cầu, 275 mũi thi công đường, hầm chui dân sinh và một số công trình trên tuyến).

Sản lượng thực hiện của các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 được khoảng 10.177/95.937,6 tỷ đồng, đạt 10,6% hợp đồng, chậm 2,05% so với kế hoạch. Trong đó, 4/12 dự án thành phần đáp ứng kế hoạch gồm Vũng Áng-Bùng, Bùng-Vạn Ninh, Vạn Ninh-Cam Lộ, Vân Phong-Nha Trang.

Có 8/12 dự án thành phần chậm tiến độ so với kế hoạch gồm Bãi Vọt-Hàm Nghi chậm 3,34%, Hàm Nghi-Vũng Áng chậm 5,83%, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn chậm 1,28%, Hoài Nhơn-Quy Nhơn chậm 3,72%, Quy Nhơn-Chí Thạnh chậm 0,16%, Chí Thạnh-Vân Phong chậm 13,59%, Cần Thơ-Hậu Giang chậm 9,33% và Hậu Giang-Cà Mau chậm 8,96%.

Lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng cũng chỉ ra các khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới quá trình thi công khi hiện nay các địa phương chưa thực hiện chuyển đổi rừng với các diện tích tăng thêm, hoặc sai khác vị trí so với Nghị quyết số 273/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công tác triển khai xây dựng các khu tái định cư chậm so với tiến độ đề ra; chưa di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phức tạp (nhất là hệ thống điện cao thế).

Về nguồn vật liệu, các nhà thầu gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với một số các chủ sở hữu đất khu vực mỏ về chi phí chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai .

Ngoài ra, công suất các mỏ cát đang khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (đoạn Bãi Vọt-Hàm Nghi) chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu xử lý nền đất yếu. Vì vậy, các nhà thầu phải chủ động làm việc với các cơ quan của địa phương để hoàn thiện thủ tục khai thác các mỏ cấp mới, đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Thậm chí, một số dự án thành phần thừa khối lượng đất đào nền đường, phải vận chuyển đổ đi, trong khi đó một số dự án khác không đủ vật liệu đất đắp khi điều phối từ nền đào nên phải khai thác đất tại các mỏ về để đắp.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các chủ đầu tư, việc triển khai các thủ tục để điều phối giữa các dự án thành phần tại địa phương gặp khó khăn do việc điều phối chưa rõ áp dụng cho từng dự án thành phần hay cho toàn dự án.

N.T – Báo ANTĐ

Theo An ninh Thủ đô

Ảnh: Cao tốc Quảng Ngãi- Hoài Nhơn đang bị chậm so với tiến độ đưa ra

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.anninhthudo.vn/hang-loat-du-an-thanh-phan-cao-toc-bac-nam-giai-doan-2-cham-tien-do-post552916.antd

Hà Nội: Trạm bê tông không phép ‘thi gan’ với lệnh di dời

Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần 136 và Công ty TNHH Việt Đức ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức hoạt động không phép nhiều năm qua khiến đường xuống cấp, bụi mù mịt nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa thể di dời.

Đường bụi mù mịt, xuống cấp

Đường từ Đại lộ Thăng Long vào Khu công nghiệp cầu Nổi bụi mù mịt do xe chở bê tông.

Những ngày giữa tháng 9/2023, có mặt tại tuyến đường từ Khu công nghiệp cầu Nổi (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) ra Đại lộ Thăng Long, PV Báo Giao thông thường xuyên bắt gặp hàng loạt xe bồn chở bê tông tải trọng lớn di chuyển, kéo theo bụi mù mịt.

Những chiếc xe bồn xuất phát từ các trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần 136 và Công ty TNHH Việt Đức, nằm cạnh Khu công nghiệp cầu Nổi.

“Những trạm trộn bê tông này hoạt động nhiều năm ở đây rồi. Đi đường mà gặp những chiếc xe này phải dừng lại vì quá bụi, người đi xe đạp, xe máy sẽ không thấy đường mà đi”, anh Nam, một công nhân tại Khu công nghiệp cầu Nổi cho hay.

Đường bê tông bị cày nát.

Theo quan sát, việc xe chở bê tông, cát sỏi hoạt động với tần suất dày đặc khiến tuyến đường này bị vỡ nát nhiều chỗ, gây mất an toàn giao thông.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thế Minh, Chủ tịch UBND xã Vân Canh cho biết: “Trong quá trình hoạt động, xe của trạm trộn bê tông đã làm hỏng đường. Tuy nhiên, sau đó họ đã tự bỏ tiền ra để tu sửa lại, số tiền cả tỷ đồng”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoạch, Phó giám đốc Công ty Cổ phần 136 cũng thừa nhận, việc xe bồn chở bê tông hoạt động liên tục gây ra bụi bẩn và là một phần nguyên nhân khiến đường trong Khu công nghiệp cầu Nổi hư hỏng.

Tuy nhiên, ông Hoạch cho hay: “Khi nhận được phản ánh của người dân chúng tôi và các trạm trộn khác đã cho xe phun nước chống bụi. Khi đường bị hỏng, công ty chúng tôi và hai công ty khác đã bỏ ra gần 1 tỷ đồng để sửa lại đường từ Đại lộ Thăng Long và Khu công nghiệp cầu Nổi”.

Chây ỳ không chịu di dời

Theo ghi nhận của PV, trong quá trình hoạt động những trạm trộn bê tông này đã xả thải (nước thải, bê tông thừa) ra môi trường xung quanh. Nhiều vũng nước sình lầy kèm theo bùn bê tông bao trùm khu đất dự kiến là đất dịch vụ.

Ông Nguyễn Hoạch, Phó giám đốc Công ty Cổ phần 136 thừa nhận trạm trộn bê tông của đơn vị mình và các công ty khác đều hoạt động không phép.

“Chúng tôi xin cấp phép nhưng cơ quan chức năng không cấp. Chính vì không cấp phép nên chúng tôi không thể đầu tư hệ thống xử lý nước thải, các hệ thống bảo vệ môi trường khác”, ông Hoạch nói.

Ông Nguyễn Thế Minh xác nhận, tất cả các trạm trộn bê tông ở khu đất giáp Khu công nghiệp cầu Nổi đều hoạt động không phép từ năm 2017, 2018.

“Đầu tiên có 5 công ty hoạt động, tuy nhiên, sau đó chính quyền xử lý quyết liệt thì 3 công ty đã di dời, hiện nay chỉ còn Công ty 136 và Công ty Việt Đức hoạt động”, ông Minh cho hay.

Nước thải không được xử lý của trạm bê tông Việt Đức.

Chủ tịch UBND xã Vân Canh cũng cho biết, đất mà Công ty 136 và Công ty Việt Đức xây dựng trạm trộn bê tông thuộc dự án đất dịch vụ trả cho người dân bị thu hồi đất từ năm 2008.

“Khu đất 4,6ha này đã được giải phóng mặt bằng, hiện nay chỉ còn 3/54 hộ chưa nhận đền bù. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2023, chúng tôi sẽ triển khai dự án khu đất dịch vụ trên diện tích này. Từ nay đến cuối năm, Công ty 136 và Công ty Việt Đức phải di dời”, ông Minh nói.

Cũng theo tài liệu mà ông Minh cung cấp, chính quyền địa phương (UBND xã Vân Canh, UBND huyện Hoài Đức) những năm qua đã có nhiều lần ban hành thông báo yêu cầu các trạm trộn bê tông này di dời. Tuy nhiên, đến nay hai doanh nghiệp vẫn “thi gan” và tiếp tục hoạt động.

Khi PV đặt vấn đề, nhiều lần yêu cầu di dời nhưng các công ty không chấp hành thì chính quyền có ban hành quyết định xử phạt hay có kế hoạch cưỡng chế hay không, Chủ tịch xã Vân Canh Nguyễn Thế Minh cho biết sẽ kiểm tra lại. Nhưng tinh thần là từ nay đến cuối năm là phải di dời.

Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức cho biết, vừa qua huyện đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra để có hướng xử lý những vi phạm về môi trường, xây dựng và đất đai của những trạm trộn bê tông này.

Phùng Đô – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Trạm trộn bê tông Công ty 136 và Công ty Việt Đức “thi gan” trước lệnh di dời của chính quyền.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-tram-be-tong-khong-phep-thi-gan-voi-lenh-di-doi-192230926005949179.htm

Hà Tĩnh: Phát hiện 479 vụ vi phạm về lĩnh vực môi trường

Trong 9 tháng năm 2023, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện 479 vụ vi phạm về lĩnh vực môi trường, xử lý 382 vụ với tổng số tiền lên đến 1.402,61 triệu đồng.

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 tỉnh Hà Tĩnh, trong vòng 9 tháng năm 2023 (từ 15/12/2022-14/9/2023) lực lượng chức năng địa phương này đã phát hiện 479 vụ vi phạm về lĩnh vực môi trường, xử lý 382 vụ, tổng số tiền xử phạt lên đến 1.402,61 triệu đồng. Theo đó, giảm 214 vụ đã phát hiện (giảm 30,88%), giảm 82 vụ đã xử lý (giảm 17,67%), số tiền xử phạt giảm 389,31 triệu đồng (giảm 21,73%) so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong 1 tháng từ ngày 15/8 đến 14/9/2023 lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện 18 vụ và đã xử lý 14 vụ, với tổng số tiền xử phạt 27,26 triệu đồng. Theo đó, giảm 07 vụ đã phát hiện, số vụ đã xử lý không đổi, tăng 12,86 triệu đồng số tiền xử phạt so với tháng trước và giảm 67 vụ đã phát hiện, giảm 30 vụ đã xử lý, giảm 207,67 triệu đồng số tiền xử phạt so với cùng kỳ năm trước. Các loại vi phạm về lĩnh vực môi trường đã phát hiện trong tháng chủ yếu là vận chuyển cát trái phép, sử dụng xung kích điện đánh bắt thủy sản trái phép.

Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ban hành ngày 7/7/2022 quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT bao gồm: các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường; các hành vi gây ô nhiễm môi trường; các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải. Các hành vi vi phạm quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề.

Các hành vi vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản. Các hành vi vi phạm quy định về BVMT trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy. Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn. Các hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy định về BVMT di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền. Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác BVMT. Các hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về BVMT.

Quang Trường – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Trong 9 tháng năm 2023 lực lượng chức năng Hà tĩnh đã phát hiện 479 vụ vi phạm về lĩnh vực môi trường. (ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/ha-tinh-phat-hien-479-vu-vi-pham-ve-linh-vuc-moi-truong-80948.html