• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 90

‘Những việc cần làm ngay’ sau vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, loại hình chung cư mini đã có quy định trong Luật Xây dựng, Luật Phòng cháy, chữa cháy, nhưng việc thực thi để bảo đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy một số nơi chưa nghiêm túc.

Chiều 30/9, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội vừa qua. Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, sau vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Xây dựng và Bộ Công có nhiều chỉ đạo quyết liệt. Các địa phương cũng đã vào cuộc, có chỉ đạo cụ thể, tổng kiểm tra, rà soát công tác phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư mini và “phát hiện nhiều sai phạm”.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, loại hình chung cư mini đã có quy định trong Luật Xây dựng, Luật Phòng cháy, chữa cháy, cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Nhưng việc thực thi để bảo đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy một số nơi chưa nghiêm túc, nên chưa bảo đảm yêu cầu đề ra.

Đề cập đến giải pháp với các chung cư mini hiện hữu, ông Sinh cho rằng, phải tăng cường công tác kiểm tra, rà soát để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm trong đầu tư, xây dựng chung cư mini. Các địa phương cũng phải đôn đốc, chỉ đạo các chủ nhà khẩn trương có các giải pháp và triển khai đầu tư, cải tạo như ngăn khu vực để xe – khu vực dễ phát sinh cháy nổ, với lối thoát của cư dân trong chung cư mini; đầu tư thêm các hệ thống cầu thang thoát hiểm.

“Đây là việc cần làm ngay, không thể không có lối thoát hiểm thuận lợi, an toàn cho người dân”, ông Sinh nhấn mạnh.

Giải pháp nữa được lãnh đạo Bộ Xây dựng nêu ra là phải có chỉ đạo đầu tư trang thiết bị bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ. Qua đó, phải tổng rà soát lại toàn bộ hệ thống điện hiện hữu, bảo đảm không cháy chập, cháy nổ, đủ công suất. Đồng thời, đầu tư thêm các trang thiết bị phòng chống cháy; mua sắm thêm công cụ phòng chống cháy như mặt nạ phòng độc.

Ngoài ra, theo ông Sinh, phải tăng cường công tác tập huấn với các hộ dân sinh sống trong chung cư mini để ứng phó kịp thời, tránh xảy ra sự việc đáng tiếc thời gian qua. “Quản lý, vận hành các chung cư mini cũng phải quan tâm”, ông Nguyễn Văn Sinh nói và cho rằng, cần bố trí bảo vệ trông coi có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng xử lý khi cháy nổ.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh, pháp luật về nhà ở đã quy định rất rõ chính sách phát triển nhà ở xã hội. Trong đó có 2 hình thức đó là nhà nước đầu tư và huy động doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội chứ không hạn chế hình thức nào.

Tuy nhiên, theo ông, doanh nghiệp không mặn mà với việc phát triển nhà ở xã hội do lợi nhuận mỏng, khó tiếp cận tín dụng.

Thời gian tới, ông Sinh cho biết, sẽ dành quỹ đất để đầu tư phát triển nhà ở xã hội đầy đủ hơn, dễ tiếp cận hơn. Một vấn đề nữa là sẽ có những chính sách ưu đãi để thu hút nhiều nhà đầu tư. Ngoài những chính sách hiện có, thời gian qua cũng có những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư như miễn thuế sử dụng đất, được hưởng lợi nhuận 10%, hỗ trợ tiếp cận vốn được vay với lãi suất ưu đãi…

“Cái doanh nghiệp đang cần là cải cách thủ tục hành chính, các địa phương phải vào cuộc để thúc đẩy nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội”, ông Sinh nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào đầu tư nhà ở xã hội. “Chắc chắn thời gian tới nguồn cung nhà ở xã hội sẽ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu cho người thu nhập thấp”, ông Sinh cho hay.

Luân Dũng – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Việc thực thi để bảo đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy chung cư mini một số nơi chưa nghiêm túc, nên chưa bảo đảm yêu cầu đề ra

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nhung-viec-can-lam-ngay-sau-vu-chay-chung-cu-mini-o-ha-noi-post1573964.tpo

Tận diệt cá, sao vui nổi!

Dù chính quyền địa phương cấm đánh bắt cá ở các ao hồ, kênh rạch tại Hà Nội và TP HCM nhưng nhiều người vẫn phớt lờ, thả câu giăng lưới và cả tận diệt cá bằng bình xuyệt điện

Trước thông tin có một nhóm người đánh bắt hàng tấn cá trái phép tại hồ Tây, mới đây, UBND quận Tây Hồ, TP Hà Nội đã phối hợp công an quận này xử lý, thu giữ nhiều phương tiện liên quan hành vi tổ chức đánh bắt cá trái phép.

Ảnh hưởng môi trường sinh thái

Các hồ ở nội thành Hà Nội như Yên Sở, hồ Tây, hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất, hồ Thủ Lệ trong Vườn Bách thú Hà Nội, hồ Nghĩa Đô… đóng vai trò điều tiết khí hậu, thoát nước… Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng đánh bắt, câu cá vẫn diễn ra rầm rộ, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các hồ.

UBND TP Hà Nội năm 2016 đã có quyết định về việc phân cấp quản lý nước ở một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội là đơn vị được giao quản lý trực tiếp các hồ khác trên địa bàn thành phố. Các cơ quan chức năng ra văn bản yêu cầu các quận, huyện xử lý những người đánh bắt cá trái phép.

Cấm thì cấm vậy nhưng dân câu cá chuyên nghiệp lẫn không chuyên vẫn đánh bắt cá rầm rộ mỗi ngày nhưng các cơ quan quản lý vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Ông Văn Thạch, người dân sống cạnh hồ Tây, cho biết các hồ ở nội thành đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết khí hậu của thành phố, nhất là mật độ xây dựng ngày càng lớn. “Hằng năm, chính quyền địa phương thả cá xuống hồ nhằm cải thiện môi trường nước. Thế nhưng, không hiểu sao nhiều người lại chăm chăm vào đánh bắt. Thú vui gì lạ thế, ăn uống được bao nhiêu mà tận diệt môi trường mọi người đang chung tay gầy dựng” – ông Thắng bức xúc. Riêng luật sư Nguyễn Văn Toàn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng để không còn tái diễn tình trạng đánh bắt cá tại các hồ, chính quyền Hà Nội cũng như các quận, huyện cần phải xác định và gắn rõ trách nhiệm, hình thức xử lý với các lực lượng liên quan như chính quyền phường, công an khu vực…

Không thể chấp nhận

Còn tại TP HCM, chính quyền địa phương xây dựng hàng loạt công trình cải thiện môi trường nước trên kênh Tàu Hủ, Thị Nghè… Bên cạnh đó, hàng chục tấn cá được thả xuống kênh mỗi năm nhằm cải thiện chất lượng nước, tạo cảnh quan cho không gian công cộng. Thế nhưng, cá thả xuống chưa được bao lâu thì nhiều người lén lút ra câu. Thậm chí, trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có nhiều nhóm người chuyên giăng lưới, chích điện đánh bắt cá lúc chiều tối và sáng sớm. Khi nhiều người dân góp ý, nhóm người này còn đe dọa, đòi hành hung.

Có thể hiểu được thú vui câu cá của nhiều người ở nội thành, nhưng đánh bắt quy mô và làm ảnh hưởng đến môi trường như trên là hành vi không thể chấp nhận. Từ nhiều năm trước, cơ quan chức năng đã ra quy định cấm đánh bắt cá trên kênh và xử phạt người vi phạm. Thế nhưng, lệnh cấm này chỉ như phong trào, qua một thời gian thì đâu lại vào đấy.

Hà Nội và TP HCM là những thành phố hiện đại bậc nhất cả nước. Cả hai may mắn có được hệ thống ao hồ và kênh rạch trải khắp các quận, huyện. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường và điều tiết khí hậu. Khi thành phố càng phát triển, hệ thống ao hồ, kênh rạch này cần phải được xây dựng theo đúng nghĩa đen: trên bến dưới thuyền, cá lội tung tăng. Hưởng thụ cảnh quan này là quyền lợi chung của mọi người và xứng tầm là đô thị phồn hoa. Muốn hiện thực hóa phong cảnh trên thì ngay bây giờ phải bắt đầu từ việc nhỏ: dọn sạch sẽ kênh rạch, ao hồ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Bài và ảnh: ĐÔNG HỒ – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Tình trạng câu cá trái phép diễn ra thường xuyên tại nhiều hồ ở TP Hà Nội

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/tan-diet-ca-sao-vui-noi-20230930210327661.htm

Hàng trăm héc-ta tại KCN Hiệp Phước bỏ hoang nhiều năm: Gập ghềnh thủ tục hành chính

Cơ quan chức năng tại TP.HCM chậm thẩm định giá thuê đất dẫn đến hàng trăm héc-ta đất ở khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước bỏ không nhiều năm.

Cùng một khu, thẩm định ra nhiều mức giá khác nhau

TP.HCM đã quy hoạch KCN Hiệp Phước với tổng diện tích 2.000 ha, được đầu tư làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn I là 311 ha, giai đoạn II là 597 ha, giai đoạn III mở rộng thêm 1.000 ha. Hiện nay, TP.HCM đang thực hiện giai đoạn II mở rộng thêm 597 ha. Thế nhưng, có một nghịch lý là, hạ tầng của KCN đã được xây dựng, nhưng suốt từ năm 2015 đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa thẩm định được giá để cho các nhà đầu tư vào thuê đất.

Vướng mắc trong việc thuê đất được Sở Tài nguyên và Môi trường nêu đầy đủ trong Báo cáo số 4703/STNMT-KTĐ, ngày 15/6/2022 gửi UBND TP.HCM. Trong văn bản này, Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ, đến nay, KCN Hiệp Phước giai đoạn II được Thành phố chấp thuận cho thuê 8 khu đất (có diện tích xấp xỉ 350 ha), phần còn lại hiện đang vướng mắc liên quan đến việc xác định giá thuê đất.

Để giải quyết các vướng mắc liên quan đến giá thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn để thẩm định giá. Tuy nhiên, do đặc điểm pháp lý khác nhau của từng khu đất, mỗi đơn vị tư vấn khi thực hiện xác định giá đất thu thập các thông tin khác nhau, việc điều chỉnh thông số cũng khác nhau cho dù các khu đất nằm cùng trong một khu công nghiệp. Vì vậy, dẫn đến trong cùng một dự án KCN Hiệp Phước tồn tại nhiều giá đất khác nhau cho từng khu đất.

Tới nay, Sở Tài nguyên và Môi trường (TP.HCM) vẫn đang xác định giá thuê đất để làm căn cứ cho Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước trả tiền thuê đất hàng năm.

Để giải quyết các vướng mắc này, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND Thành phố cho phép trường hợp thuê đất trả tiền lần đầu, thời điểm định giá đất là ngày 1/1 của năm, ban hành quyết định và không phụ thuộc vào ngày, tháng ban hành quyết định cho thuê với điều kiện giá thị trường tại khu vực cho thuê trong năm đó không có biến động lớn.

Trường hợp UBND TP.HCM ban hành quyết định cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê trong cùng 1 năm, thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm ngày 1/1 của năm đó (năm ban hành quyết định cho thuê), không phụ thuộc vào thời điểm ban hành quyết định cho thuê với điều kiện giá thị trường tại khu vực cho thuê trong năm đó không có biến động lớn.

Tuy nhiên, đề xuất này bị Sở Tư pháp “tuýt còi”, vì theo quy định tại Điều 108, Luật Đất đai năm 2013, thì thời điểm tính thu tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Theo Sở Tư pháp TP.HCM, Luật Đất đai năm 2013 không quy định phương án như Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, nên không phù hợp với quy định.

Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị tư vấn thẩm định 8 khu đất để trình Hội đồng Thẩm định giá đất Thành phố thông qua.

Còn vướng đủ thứ

Việc chậm thẩm định giá đất trong KCN Hiệp Phước một phần cũng do một số khu đất trong KCN đang trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định giá đất.

Tới nay, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn đang xác định giá thuê đất để làm căn cứ cho Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước trả tiền thuê đất hàng năm.

Mới nhất, ngày 19/9/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM có Văn bản số 8746/STNMT-KTĐ gửi Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề nghị xác định khu đất hơn 83 ha và khu đất 1,6 ha tại KCN Hiệp Phước giai đoạn II và giai đoạn I có phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Hiệp Phước.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết căn cứ hồ sơ hiện có, các khu đất hơn 83 ha (giai đoạn II) và khu đất 1,6 ha (giai đoạn I) KCN Hiệp Phước chưa có chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc 1/500, mà chỉ có quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Sở Quy hoạch – Kiến trúc có ý kiến trong 5 ngày làm việc để Sở trình Hội đồng Thẩm định giá đất Thành phố xem xét, thẩm định, phương án giá đất.

Theo Ban Quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), năm 2023, TP.HCM chỉ có 46 ha đất cho thuê, nhưng quỹ đất này nằm rải rác ở nhiều quận, huyện, chứ không phải một khu đất tập trung. Trong khi, TP.HCM vẫn còn đất ở các khu công nghiệp chưa được tháo gỡ vướng mắc, đơn cử như KCN Hiệp Phước còn 320 ha; KCN Tây Bắc Củ Chi còn hơn 100 ha.

Liên quan đến việc chậm thẩm định giá thuê đất tại KCN Hiệp Phước, ông Giang Ngọc Phương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước cho biết, nếu TP.HCM đẩy nhanh việc tháo gỡ vướng mắc trong thẩm định giá đất, thì trong 2 năm tới, Thành phố sẽ có hàng trăm ha đất để thu hút đầu tư. “Thành phố muốn thu hút đầu tư trong năm 2023, vấn đề lớn nhất phải tháo gỡ là giá đất. Nếu không gỡ vướng được quy định giá đất, chúng tôi không có cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư và nhà đầu tư cũng không dám vào”, ông Phương bày tỏ lo ngại.

Lê Quân – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Khu công nghiệp Hiệp Phước còn nhiều khu đất trống bỏ không vì chưa có giá thuê Ảnh: Lê Toàn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/hang-tram-hec-ta-tai-kcn-hiep-phuoc-bo-hoang-nhieu-nam-gap-ghenh-thu-tuc-hanh-chinh-d199650.html

Phi Thanh Vân dâng hương tổ nghiệp tại nhà riêng

(Phapluatmoitruong.vn) – Theo thông lệ hằng năm, 12/08 Âm lịch là ngày giỗ Tổ ngành sân khấu. Vào ngày này, nhiều nghệ sĩ tổ chức long trọng để bày tỏ lòng biết ơn với Tổ nghiệp. Trong đó Phi Thanh Vân cũng không ngoại lệ.

Khác với những sân khấu lớn của các nghệ sĩ tên tuổi khác luôn tấp nập khách thập phương vào ra dâng hương tổ nghiệp, Phi Thanh Vân tổ chức một buổi lễ dâng hương tại nhà riêng cùng với bạn bè thân thiết và đồng nghiệp trong bữa tiệc gia đình rất đầm ấm và yêu thương.

Tại đây có sự hiện diện của nhà báo – đạo diễn Mỹ Dung, diễn viên Andy Hoàng – Lê Minh Tài – Bùi Thanh Tuấn, nhà biên kịch Thuỳ Trâm, diễn viên Quốc Phương – phim “Tiểu tam vô hình”, họa sĩ Thiên Hương, nhà quản lý sản xuất phim Kim Thanh.

“Buổi lễ được Phi Thanh Vân chuẩn bị kỹ lưỡng từ 2 ngày trước và tự tay chọn lựa từng lễ vật dâng cúng tổ. Vân tin vào tâm linh, nên thờ cúng rất kỹ lưỡng. Về tổ nghiệp, Vân tin tưởng lắm nên không bao giờ quên cúng lễ trước khi quay và giỗ tổ hằng năm. Về sự linh thiêng thì khán giả dễ thấy nhất là các dự án lớn nhỏ của Vân trộm vía đều thành công rực rỡ ngoài mong đợi. Phi Thanh Vân cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được quý lãnh đạo và bạn hữu gần xa ủng hộ hết mình, cũng như giới truyền thông luôn yêu thương và ưu ái trong các hoạt động nghệ thuật” – nữ diễn viên chia sẻ.

Bạn bè đồng nghiệp của Phi Thanh Vân trong bữa lễ dâng hương trang nghiêm và ấm cúng.

Do ảnh hưởng từ nghề nghiệp của mẹ và đã quen với việc mẹ chăm chút, kỹ lưỡng nên Tấn Đức, con trai Phi Thanh Vân, cũng rất rành những việc như thắp nhang, cúng lễ và biết phụ giúp mẹ trong ngày lễ.

Hiện tại, bên cạnh việc kinh doanh công ty riêng, Phi Thanh Vân vẫn hoạt động nghệ thuật vô cùng chăm chỉ. Vào ngày 21/09 vừa qua, cô đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí ra mắt bộ phim “Tiểu tam vô hình” (Đạo diễn Nguyễn Thành Nam, Biên kịch Nguyễn Anh Đào, Nhà sản xuất Phi Thanh Vân).

Con trai Tấn Đức của Phi Thanh Vân.

Bộ phim này gồm có 6 tập, là một phần trong “Bí Mật Showbiz” – dự án phim Web drama gồm 79 tập sẽ được quay và phát cuốn chiếu từ năm 2023 đến năm 2024 với tổng kinh phí lên đến 20 tỷ đồng. Ý tưởng do Phi Thanh Vân lên khung sườn kịch bản và làm việc cùng ê-kíp biên kịch.

Phi Thanh Vân còn thủ vai chuyên gia tâm lý trong web-drama “Tiểu tam vô hình”. Phi Thanh Vân cho biết, cô hiện là chuyên gia tâm lý tình yêu hôn nhân và đảm nhận vị trí Phó trưởng Đại diện miền Nam Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nên trong bộ phim mới của mình, cô muốn hướng đến các giá trị cốt lõi hiếu – tình – nghĩa trong đời sống, bộ phim lồng ghép lát cắt xã hội về bạo lực mạng, bạo lực gia đình, đánh ghen… Tất cả như hồi chuông cảnh tỉnh những ai đang lạc lối.

Mạc Tường Vi

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Khánh Hòa: Người dân trong vùng dự án “treo” kêu cứu! (Bài 4)

(Phapluatmoitruong.vn) – Người dân xã Cam Hải Đông không những khổ vì dự án treo mà còn khốn đốn với nạn cát tặc và bãi chứa cát trái phép tràn lan trên địa bàn.

Tràn lan bãi chứa cát trái phép

Trước đó, Môi trường và Đô thị điện tử đã phản ảnh tình trạng dân khổ vì dự án treo do chưa được đền bù, tái định cư và nạn “cát tặc” hoành hành, gây ô nhiễm môi trường… Vừa qua, UBND huyện Cam Lâm đã có Công văn phản hồi, tiếp thu và làm rõ thêm một số nội dung.

Tuy nhiên, trong công văn này, huyện vẫn chưa đề cập về nội dung khai thác cát trắng trái phép và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh hoạt, đời sống của người trên địa bàn.

Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều bãi chứa cát trắng trái phép trên địa bàn xã Cam Hải Đông, nhưng chính quyền địa phương hình như không hay biết, mặc dù nhiều hộ dân đã có đơn phản ánh. Trong đơn nêu rõ: “Thời gian qua, mỏ cát trắng Thủy Triều có dấu hiệu buông lỏng quản lý, một số đơn vị đã lén lút khai thác và hình thành những bãi chứa cát trắng trái phép, gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng sinh hoạt, đời sống của hàng chục hộ dân nơi đây…”.

Công văn của UBND huyện Cam Lâm phản hồi Môi trường và Đô thị điện tử.

Đáng lưu ý, “Công ty TNHH MTV Cát Cam Ranh-Fico (Công ty Fico) đã nhiều năm khai thác cát trắng, nhưng Giấy phép khai thác không thời hạn, không có bản vẽ và quy định công suất, có hiện tượng “cấu kết” với chủ dự án treo đã khai thác và có nhiều bãi chứa cát trong vùng, nguy cơ làm thất thoát nguồn thu trong lĩnh vực khoáng sản. Vụ việc đã được người dân nêu ý kiến tại những cuộc tiếp xúc cử tri, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời xác đáng” – Một cán bộ hưu trí ở thôn Thủy Triều khẳng định.

Theo ghi nhận của PV, tại xã Cam Hải Đông có nhiều dự án đang triển khai thi công, nhất là những công trình khách sạn, thương mại – dịch vụ được đầu tư theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2030. Tuy nhiên, địa phương có mỏ cát trắng Thủy Triều với trữ lượng lớn, nhưng quản lý chưa chặt chẽ. Một số đơn vị lén lút đưa xe máy đào, xe tải lấy cát đưa về bãi chứa trái phép.

Bãi chứa cát trái phép ở gần khu vực UBND huyện Cam Lâm.

Đoàn xe tải chở cát trắng về bãi chứa trái phép.

Khi đi sâu vào trong những vườn xoài, rẫy mì…, PV phát hiện thêm một số bãi chứa cát trái phép. Ngay trong vùng dự án treo, đơn vị cũng đã “cấu kết” với doanh nghiệp tư nhân đưa nhiều xe tải chở cát vào trữ tại các bãi chứa trong rẫy keo, vườn cây ăn quả, gây bụi bặm nơi khu dân cư…  

Bãi chứa cát trắng trong dự án treo bị che khuất.

Bãi trữ cát trắng trái phép nằm trong vườn xoài, thường xuyên bán ra thị trường.

Cơ quan quản lý nói gì?

Theo Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, trên địa bàn xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, có những đơn vị khai thác cát không phép, địa phương chưa có biện pháp xử lý dứt điểm. Hiện tượng khai thác cát lậu, với những bãi chứa cát trái phép đã tái diễn thường xuyên, tạo điểm nóng trên địa bàn. Tỉnh đã cảnh báo và nơi đây chưa quản lý chặt chẽ trong lĩnh vực khoáng sản, tạo kẽ hở cho một số công ty khai thác cát trắng và ngang nhiên chiếm đất đổ cát tràn lan. Tỉnh, huyện không cấp đất, giấy phép cho doanh nghiệp làm bãi chứa cát trắng. Nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng bãi chứa cát trái phép thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật… 

Văn bản số 4974 của UBND tỉnh Khánh Hòa phản hồi về vụ việc.

Báo cáo của Sở TM&MT Khánh Hòa cũng nêu rõ: “Thời gian qua, Công ty Fico được Bộ Công nghiệp nặng cấp Giấy phép khai thác Mỏ cát trắng Thủy Triều, huyện Cam Lâm không thời hạn (số 268/CNNg/KTM, ngày 8/10/1990) với diện tích 263,25 ha, trữ lượng 13.978.320 tấn (Giấy phép cũng không quy định công suất, độ sâu khai thác cát). Đến đầu năm 2012, mỏ khoáng sản cát trắng này có diện tích còn lại 100 ha, công suất khai thác 200.000 tấn/năm. Hiện Công ty Fico đang tiến hành khai thác, chế biến và mua bán cát trắng với khối lượng hàng năm rất lớn, nhưng vẫn theo Giấy phép của Bộ Công nghiệp nặng cấp năm 1990…”.

 

Xe tải chở cát về những bãi chứa sâu trong vườn cây nhằm che mắt cơ quan chức năng.

Khu vực tuyển rửa cát trắng trái phép của doanh nghiệp.

Giải đáp thắc mắc về hồ sơ, giấy phép khai thác cát trắng của Công ty Fico có hợp lệ, có khai thác cát lậu, Sở TN&MT Khánh Hòa cho rằng: “Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm khoáng sản là cát trắng từ năm 2022 thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT… Còn Giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty Fico do Bộ Công nghiệp trước đây đã cấp phép, sau này chuyển giao cho Bộ TN&MT quản lý, cấp phép. Hiện Cục khoáng sản – Bộ TN&MT sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hồ sơ, làm rõ thông tin về pháp lý, hiệu lực thi hành của Giấy phép khai thác khoáng sản cũng như có phải tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản hay không đối với các khu vực mỏ đã được cấp phép, hoạt động theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Sở TN&MT chỉ tham mưu UBND tỉnh cấp phép hoạt động khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường”.

Còn UBND huyện Cam Lâm cho rằng, từ nhiều năm qua, Công ty Fico liên tục tổ chức khai thác, có nhiều bãi chứa cát trắng “vô hình”?! “Công ty thường xuyên mua, bán cát trắng trên địa bàn, nhưng Giấy phép khai thác do Bộ Công nghiệp nặng cấp không có thời hạn (hồ sơ bản vẽ, giấy phép khai thác cát không gửi UBND huyện)”.

 

Bãi chứa cát trắng của Công ty Fico.

Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc, PV đã xin lịch làm việc với Chủ tịch UBND xã Cam Hải Đông Nguyễn Đức Trung, nhưng bị từ chối. Ông Trung đề nghị PV đăng ký lịch làm việc với Văn phòng UBND xã. Tuy nhiên, đến nay đã gần 3 tháng trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào của UBND xã Cam Hải Đông.

Và theo Công văn của UBND huyện Cam Lâm gửi Môi trường và Đô thị điện tử, đến nay, UBND xã Cam Hải Đông vẫn chưa có báo cáo về nội dung báo chí phản ánh cho UBND huyện.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin. 

                                                      Thiên Bút – Trường Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khu vực thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm có nhiều bãi chứa cát trái phép.

Xem thêm tại đây:

Khánh Hoà: Người dân trong vùng dự án “treo” kêu cứu! 

Khánh Hoà: Người dân trong vùng dự án “treo” kêu cứu! (Bài 2)

Khánh Hoà: Người dân trong vùng dự án “treo” kêu cứu! (Bài 3)

 

 

Tiền Giang: Huyện Châu Thành tổ chức giải quần vợt Hữu nghị năm 2023

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng ngày 30/9, Trung tâm VHTT&TT huyện Châu Thành phối hợp cùng Câu lạc bộ Quần vợt huyện tổ chức giải quần vợt Hữu nghị năm 2023.

Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhằm phát triển môn quần vợt và tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên tham dự giải.

Ngoài ra, chương trình còn góp phần nâng cao tinh thần thể dục thể thao trong đời sống xã hội, tạo ra nhiều giá trị sức khỏe về tinh thần cũng như thể chất cho mọi người.

Tham gia chương trình có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo địa phương, đại diện doanh nghiệp và các vận động viên đến từ nhiều tỉnh khác nhau, tạo nên không khí sôi nổi tại giải đấu.

Dưới đây là một số hình ảnh tại chương trình:

Khai mạc chương trình.

Ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban Kinh tế Pháp luật Môi trường điện tử, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường (bìa phải) giao lưu cùng các VĐV trong chương trình.

Các VĐV hăng hái thi đấu mặc dù trời mưa, trơn trượt.

Các đội thi đấu chụp hình lưu niệm.

Ban Tổ chức trao huy chương và quà lưu niệm cho các VĐV tham gia giải đấu.

 Trường Việt – Chương Hoàng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Huyện Châu Thành tổ chức giải quần vợt Hữu nghị năm 2023 tại Trung tâm VHTT&TT huyện.

Hàng loạt sai phạm đất đai của Bình Dương bị Thanh tra vạch rõ

Thanh tra Chính phủ đã vạch ra nhiều sai phạm của bộ máy chính quyền tỉnh Bình Dương trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng ở trên địa bàn trong giai đoạn từ năm 2011 – 2019.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ ngày 1/1/2011 đến ngày 31/12/2019.

Bên cạnh đó, là các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng quy hoạch, đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh… cũng nằm trong diện thanh tra lần này.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng, nhiều dự án đã có chủ trương đầu tư, đã giao đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm triển khai dự án trong thời gian dài so với chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án đầu tư được duyệt, đã được gia hạn tiến độ nhiều lần, tuy nhiên UBND Tỉnh và các cơ quan chức năng trực thuộc không xử lý để thu hồi theo các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai; không kiên quyết xử lý các trường hợp nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất trong khu, cụm công nghiệp không đưa đất vào sử dụng gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.

UBND tỉnh đã chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp (không có QSD đất ở) đối với một số chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại là chưa thực hiện đúng quy định của Luật Nhà ở năm 2014. Mặt khác, tỉnh giao, cho thuê đất để thực hiện một số dự án đầu tư chưa phù hợp một phần hoặc toàn bộ so với quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vi phạm các quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013.

Đối với các trụ sở nhà, đất của Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nhà khách Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy đã được thu hồi sau khi để xảy ra sai phạm, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Bình Dương cần chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xây dựng và trình phương án quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả.

Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cần xem xét hủy kết quả đấu giá nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức bán đấu giá 4 tài sản công (gồm trụ sở cũ của Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Hội Chữ thập đỏ và Hội Cựu chiến binh).

Về bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất, Thanh tra Chính phủ cho rằng UBND tỉnh ban hành trong giai đoạn 2015 – 2019 có nhiều vị trí, khu vực chưa sát giá thị trường, chưa phù hợp với quy định tại Luật Đất đai năm 2013.

Đáng chú ý, qua thanh tra 12 dự án theo kế hoạch tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra đã phát hiện phương án giá đất cụ thể của 5 dự án tính toán chưa chính xác (xác định tổng doanh thu phát triển giả định ước tính và tổng chi phí phát triển giả định ước tính chưa đúng, như đã nêu ở phần kết quả thanh tra), cần phải tổ chức xác định lại giá đất để thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.

Trong khi đó, công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng của UBND các huyện, thị, thành tại Bình Dương lỏng lẻo, để xẩy ra tình trạng phân lô, tách thửa tự phát, xây dựng trái phép với quy mô, tính chất vi phạm là nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài (kể cả sau ngày 10/1/2014 đã có thông báo của UBND tỉnh) nhưng chưa quan tâm đúng mức, không được kiểm tra, xử lý kịp thời, triệt để.

Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương khẩn trương có biện pháp chấm dứt ngay việc phân lô, tách thửa tự phát, xây dựng trái phép, sử dụng đất trái quy định. Đồng thời, thực hiện thanh tra toàn diện việc phân lô, bán nền trái phép trên địa bàn toàn tỉnh để xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh Bình Dương giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sang mục đích khác khi chủ đầu tư chưa lập phương án trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang mục đích khác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là chưa đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.

Anh Hùng/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm của tỉnh Bình Dương trong quản lý, sử dụng đất.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/hang-loat-sai-pham-dat-dai-cua-binh-duong-bi-thanh-tra-vach-ro-20180504224289466.htm

Dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TPHCM: 3 năm ‘đắp chiếu’ vẫn chờ gỡ vướng

Dự án giải quyết ngập do triều cường, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu khu vực TPHCM (giai đoạn 1) bị ‘đắp chiếu’ gần 3 năm vì vướng mắc trong phương thức thanh toán. Thời gian qua, TPHCM đã nghiên cứu và báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ hướng tháo gỡ vướng mắc cho dự án này.

Nhằm kiểm soát ngập do triều cường cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố, tháng 6/2016, TPHCM đã triển khai Dự án giải quyết ngập do triều, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng (dự án chống ngập 10.000 tỷ) do Tập đoàn Trung Nam đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao). Quy mô dự án gồm xây dựng 6 cống kiểm soát triều (cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định), xây dựng đoạn đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh và nhà quản lý cùng hệ thống điều khiển…

Ngày 28/9, có mặt tại khu vực cống kiểm soát triều Bến Nghé, PV ghi nhận tình trạng vắng vẻ, trên phạm vi dự án chỉ có một vài nhân viên phụ trách công tác bảo quản. Một số hạng mục đã cũ kỹ do thời gian. Theo chủ đầu tư, thi công cống Bến Nghé đã đạt 97% khối lượng, các hạng mục chính như cửa van đã được lắp đặt và thử nghiệm thành công, hiện chỉ còn một vài công đoạn để hoàn thiện.

Công trình dự kiến sẽ hoàn thành sau 3 năm, tuy nhiên, vì vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, phương thức thanh toán,… dự án đã bị tạm ngưng thi công vào các năm 2018 và 2020. Đến nay, theo chủ đầu tư, toàn dự án đã hoàn thành khoảng 93% tiến độ và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cấp vốn để tiếp tục thi công, hoàn thiện các phần việc còn lại.

Ông Phạm Ngọc Hải – Phó giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam cho biết, dự án đã tạm dừng thi công từ tháng 11/2020 đến nay, lý do là chưa được tái cấp vốn. “Hiện nay, dự án được bảo quản tốt để chờ ngày thi công hoàn thiện các công việc còn lại”- ông Hải thông tin.

Khẩn trương tháo gỡ

Chiều 28/9, trả lời PV báo Tiền Phong, ông Nguyễn Huy Bình, Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM cho biết, dự án chống ngập 10.000 tỷ là một trong những dự án trọng tâm của thành phố trong chương trình thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021 – 2025. “Theo báo cáo của chủ đầu tư, đến nay đã hoàn thành 93% khối lượng thi công ngoài hiện trường. Thời gian qua, dự án đã đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh. UBND TPHCM đang tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc của dự án để sớm đưa vào hoạt động đạt hiệu quả cao nhất”- ông Bình cho biết.

Cũng theo ông Bình, dự án đang gặp khó khăn vướng mắc về phương thức thanh toán. Theo quy định của cơ chế chính sách thì dự án vượt phạm vi xử lý của UBND TPHCM. Thời gian qua TPHCM đã nghiên cứu và có báo cáo đến Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. UBND TPHCM đang báo cáo, giải trình chi tiết đến Tổ công tác Chính phủ các vấn đề liên quan đến phương thức thanh toán và giải ngân cho dự án này.

“Sau khi có chỉ đạo từ Trung ương, TPHCM sẽ tập trung giải quyết triệt để các khó khăn, tồn đọng. Dự kiến khi các vấn đề vướng mắc về phương pháp giải ngân được tháo gỡ thì công đoạn thi công còn lại của dự án sẽ được hoàn thành khối lượng còn lại trong thời gian từ 6 tháng đến 8 tháng”- ông Bình thông tin.

Hữu Huy – Vân Sơn – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Cống ngăn triều Bến Nghé hiện đạt 97% khối lượng và tạm dừng thi công gần 3 năm qua Ảnh: H.H

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/du-an-chong-ngap-10000-ty-tai-tphcm-3-nam-dap-chieu-van-cho-go-vuong-post1573748.tpo

TP.HCM làm gì với hơn 77 ngàn sổ hồng chưa được cấp?

Theo báo cáo, từ tháng 5-2023 đến tháng 9-2023 TP đã cấp 3.812 sổ hồng trong tổng số hơn 81 ngàn sổ hồng chưa được cấp.

Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM đã có báo cáo kết quả sau bốn tháng triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận nhà đất (sổ hồng) cho tổ chức, cá nhân tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP.

Theo báo cáo, từ tháng 5-2023 đến tháng 9-2023 TP đã cấp 3.812 sổ hồng trong tổng số hơn 81 ngàn sổ hồng chưa được cấp, hiện vẫn còn hơn 77,2 ngàn sổ hồng chưa được cấp do nhiều nguyên nhân.

Sau bốn tháng thực hiện, Sở TN&MT đã đưa ra từng nhóm khó khăn, vướng mắc để có hướng tháo gỡ, cụ thể:

Đối với với 47 dự án (8.159 căn) chưa cấp sổ hồng không có vướng mắc về mặt pháp lý, chỉ chờ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh chậm trễ trong quá trình giải quyết thủ tục về thuế để có cơ sở thực hiện cấp sổ cho người mua nhà là do điều kiện cơ sở vật chất khi thực hiện liên thông thuế điện tử trong giải quyết thủ tục đất đai giữa cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế.

Đối với 30.896 căn chưa cấp sổ hồng do doanh nghiệp dự án chậm nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ thì có gần 6,9 ngàn trường hợp nộp hồ sơ chờ cấp sổ.

29 dự án (10.019 căn) chưa cấp sổ do vướng mắc về loại hình bất động sản mới chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, theo báo cáo của văn phòng đăng ký đất đai TP, các dự án thuộc nhóm này chưa được giải quyết.

Việc thực hiện cấp sổ đối với loại hình này theo văn phòng đăng ký đất đai là không có vướng mắc, để đảm bảo việc cấp sổ được thực hiện theo đúng quy định cần phải có ý kiến hướng dẫn của Bộ TN&MT.

Đối với 39 dự án (19.958 căn) chưa cấp sổ vì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung, Sở TN&MT chia thành sáu nhóm dự án gặp vướng mắc để tháo gỡ.

Đối với sáu dự án (4.653 căn) chưa cấp sổ vì các vướng mắc khác, Sở TN&MT đã thực hiện rà soát, phân nhóm, phân loại các vướng mắc, khó khăn để giải quyết.

Với 18 dự án (8.235 căn) chưa cấp sổ vì đang thanh tra; kiểm tra, điều tra, Sở cũng đã phân nhóm để tháo gỡ.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn, Sở TN&MT sẽ thực hiện nhiều giải pháp.

Trong đó có việc phối hợp với Cục thuế TP, Chi cục thuế các quận, huyện và TP Thủ Đức để tháo gỡ ngay các vướng mắc phát sinh trong phạm vi thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ xác định nghĩa vụ tài chính của người mua nhà tại các dự án.

Ngoài ra, sở cũng sẽ tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp dự án, chủ đầu tư thực hiện việc thông báo cho người mua nhà nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục cấp sổ hồng…

Nguyễn Châu – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Hiện còn nhiều dự án nhà ở thương mại ở TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/tphcm-lam-gi-voi-hon-77-ngan-so-hong-chua-duoc-cap-post754080.html

Gặp mặt tri ân lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế

Để thành phố Huế luôn “Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp”, chất lượng vệ sinh môi trường ngày càng được nâng cao; các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ngày càng đẹp khang trang…có phần đóng góp quan trọng của tập thể Cty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế

Trân trọng quá khứ và ghi nhận công lao của lớp người đi trước là yếu tố quan trọng để tạo nên những giá trị bền vững cho thế hệ đi sau. Từ những ý nghĩa đó, chiều tối ngày 30/9/2023 được sự thống nhất của lãnh đạo Công ty, Phòng Tổ chức-Hành chính phối hợp với các phòng ban Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế tổ chức gặp mặt tri ân chia tay các ông bà trong diện nghỉ hưu theo chế độ của nhà nước trong năm 2023.

Tới tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Huế; Lãnh đạo Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam; Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp KV miền Bắc; miền Nam; miền Trung- Tây Nguyên; lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế qua các thời kỳ; Một số lãnh đạo công ty môi trường đô thị.

Theo quyết định, kể từ ngày 01/10/2023, ông Nguyễn Hồng Sơn, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế sẽ nghỉ hưu theo chế độ.

Ngày 26/6/2023, xét Đơn xin thôi giữ chức vụ Kế toán trưởng của bà Dương Thị Huệ, HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-MTĐT về việc miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng Công ty đối với đồng chí Dương Thị Huệ từ ngày 01/7/2023.

tm-img-altÔng Phan Thiên Định, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Huế chúc mừng ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ

Trong suốt quá trình công tác, đã trải qua nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng ở cương vị nào ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; ông Nguyễn Hồng Sơn vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, được Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều Bằng khen; bà Dương Thị Huệ được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; hai ông bà cũng nhiều lần được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhiều năm liền được Đảng bộ Thành phố công nhận là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở… cùng với đó là nhiều Bằng khen của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các Hội nghề nghiệp và nhiều hình thức khen thưởng cao quý khác.

tm-img-alt

tm-img-altÔng Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội chúc mừng ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, từ những ngày đầu gian khó, cơ sở vật chất thiếu thốn, đời sống cán bộ công nhân viên người lao động có nhiều khó khăn đến hôm nay, toàn thể CBCNV-NLĐ thật tự hào khi Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế là một trong những doanh nghiệp luôn khẳng định được vị trí của mình và là Công ty đứng trong TOP đầu toàn quốc trong lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị; đời sống của CBCNV ngày càng được cải thiện; vị thế Công ty ngày càng được nâng cao, thương hiệu của Công ty- HEPCO ngày càng được các đơn vị- tổ chức trong nước và quốc tế biết đến; trong đó có dấu ấn không nhỏ của những người đứng đầu.

tm-img-altÔng Phan Hồng Thái, Chủ tịch Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp KV miền Nam, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM chúc mừng ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ

Trong suốt quá trình lãnh đạo, định hướng, dẫn dắt Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế, kế thừa truyền thống của các lãnh đạo Công ty đi trước, ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ đã quan tâm xây dựng tập thể Công ty luôn đoàn kết, yêu thương và cùng nhau vượt qua biết bao khó khăn, thử thách. Đặc biệt sau Cổ phần hóa năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác lãnh đạo Đảng bộ Công ty đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nhiều năm liên tục; hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Do đó, Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba; nhiều lần được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Cờ thi đua, Bằng khen và nhiều hình thức khen thưởng cao quý khác…

Những thành tích mà tập thể Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế đạt được đến thời điểm này là nhờ sự đoàn kết thống nhất trên dưới một lòng của tập thể cán bộ công nhân viên và người lao động Công ty; đặc biệt là vai trò lãnh đạo của ông Nguyễn Hồng Sơn, người đứng đầu và bà Dương Thị Huệ, Kế toán trưởng Công ty. 

tm-img-altÔng Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam chúc mừng ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ

Trong buổi gặp mặt thân mật và nồng ấm, ông Trần Quốc Khánh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế đã ghi nhận những đóng góp của ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ trong suốt những năm gắn bó với ngành môi trường đô thị của thành phố Huế. Theo ông Trần Quốc Khánh, Tổng giám đốc Công ty: Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng phải trải qua thời gian học tập, đi làm, thay đổi nơi công tác, rồi nghỉ hưu… Biết bao kỷ niệm vui buồn, biết bao hình ảnh, việc làm đã để lại những ấn tượng không thể nào quên. Thời gian thấm thoát trôi qua, ông Nguyễn Hồng Sơn được về nghỉ theo chế độ đó là thuận theo lẽ tự nhiên, song đến lúc phải chia tay, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, lưu luyến…

tm-img-altĐại diện đối tác tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ

Chia tay với ông Nguyễn Hồng Sơn là chia tay người đồng nghiệp đáng mến, một con người luôn gương mẫu về đạo đức, có lối sống giản dị, tư cách trong lời ăn tiếng nói, chăm chỉ trong công việc; luôn chan hòa, luôn chia sẻ những buồn vui, khó khăn của đồng nghiệp; đồng cảm thấu hiểu sẻ chia từng hoàn cảnh của cán bộ công nhân viên- người lao động; một người lãnh đạo mà cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế hằng kính trọng.

tm-img-altTập thể lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ

“Chia tay đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, chúng tôi, ai cũng muốn nói thật nhiều, song với thời gian ít ỏi không thể nói hết được tình cảm của mình mà chỉ mong muốn rằng đồng chí mãi nhớ về đồng nghiệp, đồng chí tại Công ty. Tất cả cán bộ Công nhân viên Công ty luôn mong muốn đồng chí hãy coi Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế như là ngôi nhà thân thiết của mình để đóng góp nhiều ý kiến xây dựng, phát triển Công ty với vai trò là một cổ đông tại Công ty và là một cây đại thụ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị.”, ông Trần Quốc Khánh, Tổng giám đốc xúc động nói.

Nói về gương mặt nữ lãnh đạo tiêu biểu của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế qua các thời kỳ, ông Trần Quốc Khánh, Tổng giám đốc cho biết: Bà Dương Thị Huệ, Thành viên HĐQT đã gắn bó với Công ty hơn 42 năm- từ khi đi làm cho đến nay. Mặc dù theo quy định bà nghỉ hưu từ năm 2014 nhưng do chủ sở hữu (UBND tỉnh) và HĐQT Công ty yêu cầu ở lại cùng Công ty thực hiện Cổ phần hóa năm 2014 và đi vào hoạt động Công ty Cổ phần tháng 1 năm 2015. Sau nhiều năm làm đơn xin thôi giữ chức vụ Kế toán trưởng Công ty nhưng do chưa tìm được cán bộ thay thế, đến tháng 7 năm 2023 này mới chuyển giao được. Bà là cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi; hết lòng vì công việc chuyên môn, luôn gần gũi, thân thiện và nhiệt tình trong công tác phong trào, luôn quan tâm, sâu sát đến đời sống của từng cán bộ công nhân viên được mọi người quý mến, nể phục. Bản thân đồng chí cũng đã tạo được cho mình một phong cách giản dị, gần gũi, sống hết lòng vì công việc chung và mọi người.

Suốt thời gian công tác của mình, bà Dương Thị Huệ đã gắn bó và chứng kiến sự phát triển của Công ty qua các thời kỳ. Bà đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trọng Công ty như Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch CĐCS, Bí thư Đoàn Thanh niên, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty; có thể nói rằng bà đã dành “cả thanh xuân” của mình cho Công ty trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển.

tm-img-altÔng Nguyễn Hồng Sơn đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty đã tổ chức buổi gặp mặt tri ân trước khi về nghỉ chế độ rất chu đáo và ấm áp tình thân

Trong niềm xúc động, ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty đã tổ chức buổi gặp mặt tri ân trước khi về nghỉ chế độ rất chu đáo và ấm áp tình thân. Trong những năm công tác dù gặp nhiều khó khăn và thách thức song luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Huế; Lãnh đạo Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam; Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp KV miền Trung- Tây Nguyên; Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế qua các thời kỳ; các phòng ban đơn vị trong toàn Công ty để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ cũng mong muốn lãnh đạo Công ty, trưởng các phòng ban và đơn vị trong toàn Công ty luôn đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà lãnh đạo tỉnh, thành phố Huế giao cho.

Để thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung luôn “Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp” như ngày hôm nay … có phần đóng góp rất quan trọng của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên, người lao động Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ÔNG NGUYỄN HỒNG SƠN:

Ông Nguyễn Hồng Sơn sinh ngày 03 tháng 12 năm 1962 tại Hà Nội;

– Từ năm 1989 đến năm 2003: Là cán bộ kỹ thuật Công ty Rong biển Agar Thừa Thiên Huế, Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế; Ban Quản lý Dự án các công trình Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị Huế;

– Từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 6 năm 2008: Phó Trưởng phòng sau đó là là Thành ủy viên, Trưởng phòng Quản lý Đô thị Huế;

– Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 12 năm 2014: Thành ủy viên, Phó Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH NN MTV Môi trường và Công trình Đô thị Huế;

– Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 5 năm 2017: Thành ủy viên, Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế;

– Từ tháng 6 năm 2017 đến nay: Thành ủy viên, Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế;

Ngoài ra, từ tháng 9 năm 2018 đến nay: Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp khu vực Miền Trung- Tây Nguyên.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CỦA BÀ DƯƠNG THỊ HUỆ:

Bà Dương Thị Huệ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1959 tại Nghệ An; từ khi ra trường về công tác tại Công ty đến nay đã 42 năm, bà đã kinh qua các chức vụ như sau:

– Tháng 10 năm 1981, bà nhận công tác Kế toán tại Phòng Công trình Công cộng và Quản lý nhà đất thành phố Huế (là tiền thân của Công ty);

– Từ năm 1983 đến tháng 10 năm 2010: Chi ủy viên rồi Bí thư Chi bộ (nay là Đảng bộ Công ty); Phó Chủ tịch CĐCS rồi Chủ tịch CĐCS; Bí thư Chi đoàn; Kế toán Trưởng Công ty;

– Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 12 năm 2014: Bí thư Đảng bộ, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty TNHH NN MTV Môi trường và Công trình Đô thị Huế;

– Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 6 năm 2023: Thành viên HĐQT, Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế;

– Từ 01/7/2023 đến nay: Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế.

Công Thanh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu tham dự chúc mừng ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Dương Thị Huệ 

TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm

(Phapluatmoitruong.vn) – Khu công viên vui chơi, giải trí, ẩm thực An Sương được kỳ vọng tạo động lực mới trong phát triển kinh tế đêm và du lịch tại quận 12.

Phù hợp nhu cầu người dân

Theo UBND quận 12, thời gian qua, UBND quận nhận được nhiều phản ánh bức xúc của người dân liên quan đến việc công viên trung tâm của dự án phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang khu dân cư An Sương (phường Tân Hưng Thuận, quận 12), do Công ty CP Phát triển và kinh doanh nhà (Công ty HDTC) làm chủ đầu tư chậm triển khai, dù đã qua hơn 22 năm thực hiện.

Việc này khiến khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự đô thị và ô nhiễm môi trường vì người dân tụ tập buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, xả rác bừa bãi, tự ý đốt rác, cỏ…

Ông Nguyễn Minh Chánh – Phó Chủ tịch UBND quận 12, cho biết: “UBND quận 12 nhiều lần mời làm việc và kiến nghị UBND TP.HCM xử lý việc chậm thực hiện của chủ đầu tư. Công ty HDTC có đề xuất hợp tác với Công ty TNHH DV Thiên Hồng Phát mở chợ đêm An Sương. Trong đó, chỉnh trang khu công viên công cộng rộng hơn 3 ha để phục vụ cho cư dân địa phương như lối đi bộ, trồng cây xanh, để ghế đá, thiết bị tập thể dục… Riêng khu 2 ha quy hoạch văn hóa, thể dục thể thao, khu vui chơi thiếu nhi, Công ty đầu tư tạm trong thời gian 2 năm với 190 gian hàng ẩm thực được lắp dựng tạm; khu trò chơi cho trẻ, sân khấu ca nhạc ngoài trời phục vụ miễn phí cho người dân hàng đêm”.

 “UBND quận nhận thấy việc đề xuất trên không phá vỡ quy hoạch, vừa phù hợp với nhu cầu của đông đảo bà con nhân dân trong khu vực, nhằm tạo ra khu vui chơi giải trí, ẩm thực phục vụ đề án phát triển du lịch, khuyến khích phát triển kinh tế đêm của quận 12”, ông Chánh cho biết thêm.

Trước đây, người dân thường xuyên tụ tập buôn bán, xả rác bừa bãi, tự ý đốt rác, cỏ gây cháy.

Động lực phát triển kinh tế đêm

Theo UBND quận 12, với mong muốn đẩy mạnh loại hình kinh tế đêm, thu hút người dân trên địa bàn quận cũng như khách nội địa từ các quận, huyện lân cận như Hóc Môn, Tân Bình, Gò Vấp…, công viên vui chơi, giải trí, ẩm thực An Sương được hình thành, giúp người dân có thêm địa điểm tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí hàng đêm.

Ngoài ra, khu công viên sẽ tạo việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phường Tân Hưng Thuận, từng bước loại bỏ việc mua bán hàng rong xung quanh khu vực công viên, đồng thời phát triển kinh tế – du lịch của quận 12.

Bên cạnh việc thành lập Khu chợ đêm, BQL Khu vui chơi cũng sẽ trồng thêm hơn 300 cây xanh tại công viên, nâng tổng số cây xanh hiện nay tại công viên lên 645 cây. Việc này giúp chính quyền giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị tại khu vực.

Công viên An Sương thu hút 8.000 – 10.000 người dân tham quan, mua sắm mỗi đêm.

Có thể nói, kinh tế đêm đang ngày càng được nhiều quận, huyện chú trọng khai thác và được coi là một động lực tăng trưởng kinh tế mới, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và nâng tầm hình ảnh của các địa phương. Cùng hòa nhịp cùng xu thế chung, quận 12 bước đầu phát triển kinh tế đêm với hy vọng sẽ góp phần làm nên sức sống của một đô thị mới qua 26 năm hình thành và phát triển.

Anh Khang – Đình Tuyến

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khu vui chơi giải trí ẩm thực An Sương quận 12.

TP.HCM: Rộn ràng “Vui tết Trung thu”

(Phapluatmoitruong.vn) – Hòa chung không khí Trung thu đang rộn ràng trên cả nước, sáng 29/9, Trường Tiểu học Ngô Quyền (Q. Bình Tân) đã tổ chức hoạt động “Vui tết Trung thu” với nhiều trải nghiệm thú vị cho các bạn nhỏ.

Đây là một hoạt động được nhà trường tổ chức hằng năm nhằm mang lại cho các em những nét đẹp về truyền thống văn hóa của dân tộc, giúp các bạn nhỏ có sân chơi bổ ích, an toàn và lành mạnh. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, các tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tham gia hoạt động có Ban Giám hiệu nhà trường, các đại diện hội phụ huynh, thầy, cô giáo và các em học sinh trong trường.

Các em nhỏ thích thú hưởng ứng chương trình.

Trước đó, chiều ngày 28/9, Đại diện hội phụ huynh lớp 5/5 cùng các thầy cô giáo cũng đã tổ chức vui đêm Trung thu tại Khu vui chơi – Coffee Trường Việt. Dưới ánh sáng của những chiếc đèn lồng lấp lánh, các em nhỏ được hòa mình vào thế giới cổ tích với các trò chơi dân gian vui nhộn, cùng với đó là những tiếc mục văn nghệ độc đáo như xiếc, ảo thuật; gặp gỡ chị Hằng, chú Cuội và những nhân vật bước ra từ cổ tích.

Các tiết mục không chỉ nhận được sự hò reo, thích thú đến từ các em học sinh mà còn được các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo hưởng ứng nồng nhiệt.

Đại diện chi hội phụ huynh lớp 5/5 cùng tổ chức đêm Trung thu cho các em nhỏ.

Những tiết mục văn nghệ thú vị, hấp dẫn.

Nhân dịp này, thầy Nguyễn Phi Hùng – GVCN lớp 5/5 cùng ông Đỗ Ngọc Tân – Phó Trưởng VPĐD Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM và ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban Kinh tế Pháp luật Môi trường điện tử, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường đã trao tặng thư khen ngợi cho các em nhỏ trong việc tích cực tham gia Hội thi trang trí lồng đèn cấp Trường.

Thầy Nguyễn Phi Hùng – GVCN lớp 5/5 cùng ông Đỗ Ngọc Tân – Phó Trưởng VPĐD Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM (bìa phải) trao tặng cho các em nhỏ những món quà ý nghĩa.

Ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban Kinh tế Pháp luật Môi trường điện tử, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường (thứ 2 từ phải qua) trao tặng cho các em nhỏ thư khen ngợi trong việc tích cực tham gia Hội thi trang trí lồng đèn cấp Trường.

Các em được trải nghiệm những hoạt động văn hóa truyền thống.

Những chiếc bánh trung thu xinh xắn được chú Cuội, chị Hằng tặng cho các bạn nhỏ.

Đặc biệt hơn, tại tiết mục “phá cỗ”, các bé còn nhận được những chiếc bánh trung thu xinh xắn đến từ chị Hằng và chú Cuội – đây là một món quà không thể thiếu trong văn hóa tết Trung thu của người Việt.

Trường Việt – Chương Hoàng

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Trường Tiểu học Ngô Quyền tổ chức vui Tết trung thu cho các em học sinh.

Bưu điện tỉnh Bến Tre: Không ngừng vươn xa

(Phapluatmoitruong.vn) – Nhiều năm qua, Bưu điện tỉnh Bến Tre luôn là một điểm đến tin cậy của người dân địa phương với nhiều dịch vụ đa dạng, tiện dụng.

Tọa lạc tại một trong những đại lộ đẹp nhất của TP. Bến Tre (số 3 Đại lộ Đồng Khởi, phường An Hội), Bưu điện tỉnh Bến Tre gây ấn tượng với vẻ ngoài khang trang, đẹp mắt. Không chỉ vậy, nơi đây còn cung cấp đa dạng các dịch vụ của mạng lưới Bưu điện Việt Nam như:

  • Dịch vụ nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
  • Dịch vụ bảo hiểm Bảo an Bưu điện, An sinh Bưu điện, BHXH – BHYT, cùng các loại hình bảo hiểm khác được phép cung cấp trên mạng lưới Bưu điện Việt Nam.
  • Dịch vụ chuyển phát TMĐT.
  • Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH…

Trụ sở Bưu điện tỉnh Bến Tre.

Nhiều năm qua, Bưu điện tỉnh Bến Tre cũng luôn đồng hành cùng Pháp luật Môi trường điện tử trong các hoạt động từ thiện – xã hội nhằm chia sẻ gánh nặng với cộng đồng, giúp các mảnh đời khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Hiện Bưu điện Bến Tre vẫn đang tiếp tục cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ để ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, doanh nghiệp.

Phan Lâm 

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một trong những hoạt động thiện nguyện của Bưu điện Bến Tre.

Ninh Thuận nói gì về dự án 100 biệt thự trong Vườn Quốc gia Núi Chúa?

Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận cho hay chủ dự án xây dựng 100 biệt thự nghỉ dưỡng tại Vườn Quốc gia Núi Chúa dự kiến sẽ tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư địa phương, cam kết nộp tiền trồng rừng thay thế gần 12ha sẽ khai thác.

Sắp họp dân lấy ý kiến

Liên quan đến dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) quy mô 64,65ha sẽ được xây dựng tại Vườn Quốc gia (VQG) Núi Chúa, cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Thuận vừa phát thông tin tới báo chí về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án này.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Ninh Thuận, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Syrena Việt Nam (Công ty Syrena Việt Nam) có sử dụng và chuyển đổi 11,58ha đất của VQG Núi Chúa.

Do đó, theo Luật Bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT sẽ là cơ quan thẩm định và phê duyệt ĐTM của dự án. Sau khi cùng đơn vị tư vấn lập ĐTM, Công ty Syrena Việt Nam đã gửi cho Bộ TN&MT để đăng tải lên cổng thông tin điện tử, tham vấn cộng đồng theo quy định.

Thời gian tham vấn cộng đồng đã hết vào ngày 26/9/2023 và Bộ TN&MT sẽ gửi kết quả tham vấn cho chủ đầu tư.

Theo Sở TN&MT Ninh Thuận, ngoài Bộ TN&MT tham vấn trên cổng thông tin điện tử như trên, việc tham vấn ĐTM của dự án sẽ được thực hiện dưới hình thức tổ chức họp lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn phải tham vấn bằng văn bản đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án, như UBND xã, các cơ quan Nhà nước được giao quản lý những khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường…

Sở TN&MT Ninh Thuận cho biết theo thông tin từ Công ty Syrena Việt Nam, đầu tháng 11/2023, công ty này sẽ phối hợp với UBND xã Vĩnh Hải tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi các hoạt động của dự án.

Sau đó, chủ đầu tư dự án sẽ gửi văn bản đến cơ quan chức năng xã Vĩnh Hải, Ban quản lý VQG Núi Chúa để tham vấn. Trên cơ sở kết quả tham vấn, chủ đầu tư sẽ tổng hợp, giải trình kết quả tham vấn và hoàn thiện ĐTM của dự án để trình Bộ TN&MT thẩm định.

Tham vấn ý kiến của Ủy ban UNESCO Việt Nam

Về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Ninh Thuận cho biết tổng diện tích dự án này là 64,65ha.

Để triển khai dự án, Công ty Syrena Việt Nam phải chuyển mục đích sử dụng 11,58ha rừng đặc dụng tại khoảnh 2, 3, 5 tiểu khu 150, thuộc phân khu dịch vụ – hành chính, lâm phần quản lý của Ban quản lý VQG Núi Chúa.

Trong 11,58ha rừng này, hiện trạng có 10,6ha rừng tự nhiên và 0,98ha rừng trồng. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng 11,58ha rừng này sang mục đích khác thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Theo Sở NN&PTNT Ninh Thuận, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; pháp luật đầu tư; quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.

 Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, với vùng lõi là Vườn Quốc gia Núi Chúa. (Ảnh: Huỳnh Văn Truyền)

Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, với vùng lõi là Vườn Quốc gia Núi Chúa. (Ảnh: Huỳnh Văn Truyền)

Ngoài ra, quá trình thực hiện trình tự, thủ tục dự án, UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý VQG Núi Chúa cùng các đơn vị liên quan tham vấn ý kiến của Ủy ban UNESCO Việt Nam và MAB Việt Nam, là cơ quan đầu mối quốc gia của UNESCO tại Việt Nam.

Bởi dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy được triển khai trong phân khu dịch vụ – hành chính của VQG Núi Chúa và thuộc vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa đã được UNESCO công nhận.

Sở NN&PTNT Ninh Thuận chưa cung cấp thông tin về kết quả tham vấn ý kiến của các cơ quan trên.

Về trồng rừng thay thế, Sở NN&PTNT Ninh Thuận cho biết Công ty Syrena Việt Nam cam kết thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế 11,58ha rừng bằng hình thức nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận.

Ngoài góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho địa phương, Sở NN&PTNT cho rằng việc triển khai dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy “sẽ tạo điểm nhấn cho du lịch tỉnh Ninh Thuận” và “góp phần nâng cao vai trò, phát huy giá trị tài nguyên rừng và biển của VQG Núi Chúa”.

Anh Phương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Một góc Vườn Quốc gia Núi Chúa. (Ảnh: NVP)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/ninh-thuan-noi-gi-ve-du-an-100-biet-thu-trong-vuon-quoc-gia-nui-chua-2195622.html

Giải bài toán về bãi giữ xe công viên

Chuyên gia đề xuất các giải pháp để có bãi giữ xe ở công viên.

Ngày 28-9, báo Pháp Luật TP.HCM đã có bài viết “Bức xúc vì nhiều công viên không có bãi giữ xe” phản ánh mong muốn của người dân là có bãi giữ xe ở các công viên.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an tâm vui chơi tại công viên, mới đây UBND TP giao UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật rà soát nhu cầu gửi xe của người dân khi đến các công viên công cộng vui chơi giải trí, luyện tập thể dục thể thao để có phương án tổ chức bãi giữ xe phù hợp với tổng mặt bằng của công viên.

Đang tìm cách gỡ khó

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi đã liên hệ với UBND quận Tân Bình và UBND quận 5, TP.HCM để tìm hiểu, ghi nhận ý kiến của chính quyền địa phương. UBND hai quận đã tiếp nhận thông tin và hẹn trả lời trong thời gian sớm nhất.

Mới đây, đại diện UBND quận Tân Bình đã có văn bản phản hồi về tình trạng trên. Theo đó, UBND quận Tân Bình đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận Tân Bình tổ chức đấu giá quyền khai thác dịch vụ trông giữ xe vào tháng 1-2022. Tuy nhiên, ba lần tổ chức đấu giá đều không có đơn vị mua hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá.

“UBND quận Tân Bình đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận Tân Bình và Công an phường 2 phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự và tài sản của người dân khi đến vui chơi tại công viên. Các biện pháp được thực hiện cụ thể như tăng cường công tác tuần tra, nhắc nhở người dân bảo vệ tài sản, treo bảng và băng rôn cảnh báo về việc công viên không có người trông giữ xe” – đại diện UBND quận Tân Bình thông tin.

UBND quận Tân Bình sẽ tiếp tục kiến nghị sở, ngành, TP tham mưu UBND TP.HCM về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian chờ nghị định hướng dẫn thực hiện quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng công viên.

Làm bãi giữ xe tạm thời, hầm giữ xe

ThS Nguyễn Thu Phong, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu bãi giữ xe như hiện nay là do sự chuyển đổi đô thị, gia tăng dân số…

Cụ thể quỹ đất đang thiếu nhưng dân số lại tăng trưởng mạnh mẽ tại các đô thị trong những thập niên vừa qua. Bên cạnh đó, số lượng người đến vui chơi giải trí tại các công viên đang ngày càng tăng, đặc biệt là giới trẻ khiến nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông như thiếu bãi giữ xe.

 Người dân vào công viên chơi phải đem theo ổ khóa để tự giữ xe. Ảnh: THẢO HIỀN

Người dân vào công viên chơi phải đem theo ổ khóa để tự giữ xe. Ảnh: THẢO HIỀN

Ông Phong cho rằng đối với công viên cấp quận, cấp TP, nhiều người đến sinh hoạt, thời gian hoạt động lâu và bán kính xa, người đến bằng phương tiện cơ giới nhất thiết phải có bãi đỗ xe.

Công viên khu dân cư, cấp phường, mảng xanh đô thị có thể áp dụng các bãi đỗ xe, chỗ tiếp cận xe nhỏ tạm thời. Trong trường hợp quỹ đất công viên không bố trí được thì linh hoạt nghiên cứu thêm các quỹ đất bãi đỗ xe tại các khu vực lân cận kề cận.

“Cần có giải pháp để xử lý vấn đề thiếu bãi giữ xe tại các công viên sớm, đây là vấn đề cấp thiết. TP.HCM nên thu hẹp các quỹ đất khác trong công viên để bố trí bãi giữ xe nhưng tuyệt đối giảm thiểu việc thu hẹp cây xanh. Ngoài ra, có thể quy hoạch bãi giữ xe tạm thời, làm hầm gửi xe…” – ông Phong đề nghị.

TP.HCM chỉ đạo về việc tổ chức trông giữ xe tại các công viên

Về tình trạng dừng, đậu xe dưới lòng đường xung quanh công viên, UBND TP.HCM mới đây đã giao UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức thường xuyên, chủ động tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý theo quy định đối với hành vi dừng, đậu xe trái phép trên địa bàn, nhất là các khu vực công viên công cộng nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự và an toàn giao thông.

Về bố trí bãi giữ xe công viên, UBND TP giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc khẩn trương triển khai việc hướng dẫn lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng.

Đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại công viên công cộng, UBND TP giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị quản lý công viên công cộng có đủ cơ sở tổ chức bãi giữ xe và các dịch vụ thiết yếu khác trong công viên đúng quy định.

Trần Minh – Thảo Hiền – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Tại Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), người dân vào công viên phải để xe trên vỉa hè vì không có bãi giữ xe. Ảnh: THẢO HIỀN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/giai-bai-toan-ve-bai-giu-xe-cong-vien-post753804.html

Bình Định khai tử nhiều dự án chậm triển khai

Thời gian qua, tỉnh Bình Định thu hồi không ít dự án đầu tư, song hiện vẫn còn nhiều dự án bất động sản chậm triển khai vì nhiều lý do khác nhau.

Nhiều dự án du lịch bị thu hồi

Ngày 15/8/2023, UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động Dự án Khu du lịch biển Casa Marina Island tại đảo Hòn Ngang, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn. Dự án do Công ty cổ phần Du lịch Trường Thành Island làm chủ đầu tư.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Định cũng có chủ trương chấm dứt hoạt động với một loạt dự án du lịch khác, như L’Amour Resort Quy Nhơn do Công ty TNHH L’Amour Ghềnh Ráng làm chủ đầu tư; Khu du lịch và biệt thự sinh thái núi Bà Hỏa do Công ty cổ phần Bà Hỏa Moutain làm chủ đầu tư; Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Khánh do Công ty TNHH Dịch vụ và Tổng hợp Thiên Khánh làm chủ đầu tư…

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo một đơn vị ở tỉnh Bình Định cho biết: “Có rất nhiều lý do để thu hồi”. Trong đó, có dự án bị thu hồi do thay đổi quy hoạch chi tiết, như Dự án Khu du lịch và biệt thự sinh thái núi Bà Hỏa (chuyển đổi loại hình mới).

Ngoài ra, có dự án bị thu hồi do triển khai chậm, như Dự án Khu du lịch DViews Resort do Công ty cổ phần Đầu tư Dviews làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, cũng có một số dự án bị thu hồi do việc cấp chủ trương trước đó của UBND tỉnh Bình Định không đảm bảo về mặt pháp lý, như việc đồng ý chủ trương cho phép doanh nghiệp tự thương lượng, nhưng theo quy định thì phải tiến hành đấu thầu, đấu giá. Do vậy, để đảm bảo tính pháp lý các dự án, UBND tỉnh Bình Định phải thu hồi để tiến hành đấu giá, đấu thầu lại từ đầu.

Các dự án phải thu hồi để tiến hành đấu giá, đấu thầu gồm Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Khánh, Dự án L’Amour Resort Quy Nhơn, Dự án Khu du lịch biển Casa Marina Island, Dự án Khu vui chơi giải trí Tini Dream…

Cùng với đó, có dự án du lịch liên quan đến đảo, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp không giải phóng mặt bằng, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, buộc UBND tỉnh phải thu hồi để đấu giá, đấu thầu lại (như Trường Thành, Bãi Xếp…).

Theo vị lãnh đạo trên, những dự án đã giao đất, thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện; dự án chưa giao thì thu hồi để tính toán lại và nếu xét thấy cần thiết thì dự án sẽ được quy hoạch, tiến hành đấu giá, đấu thầu lại.

Còn nhiều dự án chậm triển khai

Tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, diễn ra ngày 14/7/2023, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, qua thống kê sơ bộ, tỉnh có 86 dự án đang triển khai (đang hoạt động và dự kiến triển khai từ nay đến cuối năm).

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, đến thời điểm đó, về cơ bản, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đã được rà soát và đã có giải pháp triển khai.

Với các dự án trên, lãnh đạo tỉnh yêu cầu phân kỳ đầu tư rõ ràng, nhà đầu tư phải cam kết thực hiện, nếu không thực hiện sẽ yêu cầu chấm dứt.

Mới đây, trong báo cáo gửi Bộ Tài chính, UBND tỉnh Bình Định cho biết, đến thời điểm ngày 18/8/2023, trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn nhà đầu tư, đã và đang triển khai 87 dự án đầu tư trong lĩnh vực nhà ở, phát triển đô thị và bất động sản.

87 dự án này có tổng diện tích đất 1.578,83 ha; xây dựng khoảng 39.823.477 m2 sàn; tổng mức đầu tư khoảng 125.029 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở thương mại có 68 dự án, tổng diện tích đất 1.549,4 ha, khoảng 39.128.669 m2 sàn, tổng mức đầu tư khoảng 114.555,81 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm trên, Bình Định mới có 27 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (toàn bộ và một phần dự án), với tổng diện tích đất 323,98 ha, khoảng 950.682 m2 sàn, tổng mức đầu tư 22.389,14 tỷ đồng.

Trong danh sách gửi Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Định cũng đề cập 34 dự án khu đô thị, khu dân cư đang chậm triển khai. Khó khăn chung của các dự án này là vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; khó khăn trong việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết vì chưa thống nhất được phương án; khó khăn trong chuyển đổi đất lúa…

Ngoài những lý do khách quan, UBND tỉnh Bình Định cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan là nhà đầu tư chưa quyết tâm triển khai như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Định, Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt.

Trong số 34 dự án trên, UBND tỉnh Bình Định có kết quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 18 dự án khu đô thị, khu dân cư. Trong đó, đã làm việc trực tiếp với chủ đầu tư của 9 dự án, từ đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư; kiến nghị với Tổ công tác của Chính phủ về khó khăn trong việc chuyển đổi đất lúa đối với 10 dự án (đã có văn bản trả lời).

Nguyễn Toàn – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Một dự án đầu tư phát triển đô thị của Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt đang chậm triển khai tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/binh-dinh-khai-tu-nhieu-du-an-cham-trien-khai-d199500.html