• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 89

Cà Mau: Sắp diễn ra Festival tôm Cà Mau 2023

(Phapluatmoitruong.vn) – Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 với chủ đề “Nâng tầm tôm Việt – Cùng phát triển sản phẩm OCOP” sẽ diễn ra vào ngày 13 – 16/12 tại Cà Mau.

Theo đó, các hoạt động chính của Festival gồm có: chương trình nghệ thuật tổng hợp khai mạc Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP khu vực ĐBSCL năm 2023 sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 13/12 tại Quảng trường Trung tâm tỉnh Cà Mau với hình thức sân khấu hóa các chương trình văn nghệ mang đậm dấu ấn, đặc trưng của vùng đất, con người Cà Mau.

Tại Festival, UBND tỉnh còn tổ chức trưng bày triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP với 400 gian hàng tại Quảng trường Trung tâm tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo như: Diễn đàn xúc tiến thương mại; Hội nghị sơ kết Chương trình liên kết TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL năm 2023; Diễn đàn xúc tiến Du lịch; Diễn đàn xúc tiến Đầu tư; Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023… cũng được tổ chức.

Đáng chú ý, các hội thảo phát triển ngành tôm cũng được diễn ra tại Festival như: Hội thảo “Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau”, khai mạc lúc 8h ngày 16/12 tại Hội trường UBND tỉnh Cà Mau và Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm”, khai mạc vào lúc 14h ngày 14/12…

Nằm trong chuỗi sự kiện, UBND tỉnh Cà Mau cũng tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) Festival tôm Cà Mau. Hội thi “Mẫu mã bao bì và câu chuyện sản phẩm OCOP” diễn ra vào ngày 31/10 tại Hội trường UBND tỉnh Cà Mau; Hội thi “Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2023” với khoảng 300 – 400 đại biểu tham dự, được diễn ra vào lúc 8h ngày 15/12 tại Hội trường khách sạn Mường Thanh.

Bộ nhận diện lễ hội Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023.

Với quy mô khoảng 400 gian hàng, Festival tôm Cà Mau 2023 là cơ hội quảng bá những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh và năng lực cạnh tranh ngành tôm của Cà Mau đến các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế; tạo cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành tôm, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và bảo quản sau thu hoạch thủy sản, các sản phẩm OCOP đã được chứng nhận và sản phẩm tiềm năng, đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế – xã hội giữa các tỉnh, thành trong cả nước…

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Festival tôm Cà Mau năm 2023 có chủ đề “Nâng tầm tôm Việt – Cùng phát triển sản phẩm OCOP”.

Người TP.HCM vật lộn với triều cường giờ tan tầm

Triều cường dâng cao khiến đoạn đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TPHCM) bị ngập sâu. Người dân, học sinh chật vật dắt xe về nhà giờ tan tầm.

16h30 chiều 2/10, triều cường xuất hiện gây ngập đường Trần Xuân Soạn khiến việc đi lại của người dân trở nên khó khăn.

Nước từ miệng cống và kênh, rạch gần đó tràn lên đường vào giờ tan tầm khiến người dân di chuyển vất vả.

Nhiều phụ huynh đón con em tan học bì bõm lội nước dắt xe về nhà.

Đoạn đường dài khoảng 300m từ gầm cầu Tân Thuận đến đoạn giao giữa Trần Xuân Soạn với Lâm Văn Bền bị ngập sâu từ 30-50cm.

Nhiều xe bị chết máy.

Đến 18h30, dòng nước vẫn đang tiếp tục dâng cao. Người dân sống tại các con hẻm trên đường Trần Xuân Soạn, Huỳnh Tấn Phát không còn lạ gì với cảnh nước triều từ kênh Tẻ dâng ngập lên mặt đường và tràn cả vào nhà.

“Cứ vào tháng 8, 9 và Tết âm lịch người dân ở đây sáng và chiều nào cũng lội nước. Đến khoảng 19h các ngôi nhà đều bị ngập nên tôi phải kê tấm bàn sẵn để ngăn bớt dòng nước”, bà Tư sống trong hẻm 181 Trần Xuân Soạn nói.

Vào mùa triều cường, người dân sống trong hẻm đường Huỳnh Tấn Phát phải lội nước quanh năm. “Nước ngâm rất lâu, nhiều khi 5-7 tiếng mới rút”, bà Lan ngán ngẩm nói.

Một căn nhà trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) nước ngập lênh láng. Mọi đồ vật trong nhà đều được kê cao trên 20cm. Theo chủ nhà, chờ nước ngưng cả gia đình sẽ phải dùng xô để đẩy hết nước ra ngoài.

Mưa lớn cả ngày kèm triều cường dâng cao khiến nước dâng lên, mang theo rác thải tràn ngập. Trong ba ngày tới, mực nước ở hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai có khả năng xuống nhanh. Mực nước cao trên báo động 3 (1,6m) sẽ duy trì đến hết ngày 3/10.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với vùng nhiễu động trên vùng biển phía đông của Nam Trung Bộ và Nam Bộ nên thời tiết ở các tỉnh thành phía Nam những ngày tới vẫn có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to.

Nguyễn Huế – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/trieu-cuong-dang-cao-khien-nhieu-nguoi-dan-tp-hcm-vat-lon-2196953.html

Bà Rịa – Vũng Tàu: Việc tách thửa đất được ‘cởi trói’ sau gần 3 năm bị tắc nghẽn

Gần 2 năm qua, Bà Rịa – Vũng Tàu gặp điểm nghẽn về việc tách thửa, hợp thửa trên địa bàn. Do đó, quyết định số 44/2023/QĐ-UBND được kỳ vọng sẽ ‘cởi trói’ cho những rào cản về quy định tách thửa trước đó.

Chưa bao phủ hết đối với quy hoạch chi tiết

Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trong thời gian vừa qua, tại các khu vực quy hoạch, dự kiến đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, quy mô lớn như khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường giao thông… và vùng lân cận trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng tách một thửa đất thành nhiều thửa để lợi dụng hợp thức hóa, chuyển mục đích sang đất ở; chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật để trồng cây lâu năm, xây dựng công trình trên đất nhằm trục lợi bồi thường…

Chính quyền huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cắm biển cảnh báo một khu đất trên địa bàn phân lô trái phép.

Chính quyền huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cắm biển cảnh báo một khu đất trên địa bàn phân lô trái phép.

Do đó, để tăng cường công tác quản lý đất đai, chấn chỉnh và khắc phục tình trạng nêu trên, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND (Quyết định 15) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2021.

Sau gần 2 năm thực hiện, quyết định 15 đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 chưa được bao phủ, do đó việc giải quyết thủ tục tách thửa bị vướng mắc, ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân có nhu cầu chính đáng về tách thửa.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh. Quyết định này thay thế quyết định 15 và có hiệu lực thi hành từ ngày 02/10/2023.

Cụ thể hơn, phù hợp thực tế hơn

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu, quyết định 44 đã sửa đổi nhiều quy định về điều kiện tách thửa như: quy định về quy hoạch, quy định về đường tiếp giáp, quy định tách thửa đối với đất nông nghiệp…

Về điều kiện tách thửa đất đối với hộ gia đình, cá nhân, quyết định 44 có một số điểm mới. Cụ thể, quy định cũ chia 2 trường hợp, gồm các thửa đất trong đô thị và các thửa đất ngoài đô thị, để thực hiện tách thửa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch 1/500 thì áp dụng quy hoạch phân khu 1/2.000 và quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc.

Quyết định 44 quy định chung việc tách thửa của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch xây dựng 1/500 thì áp dụng các quy hoạch phân khu xây dựng lớn hơn.

Về điều kiện tách thửa đối với tổ chức, trước đây, quyết định 15 quy định tổ chức khi tách thửa theo dự án đầu tư thì thửa đất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết, bản vẽ tổng mặt bằng kèm theo nội dung thiết kế cơ sở của dự án (với dự án không phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy định xây dựng). Trong khi đó, quyết định 44 mới ban hành quy định tổ chức khi tách thửa đất theo dự án đầu tư thì chỉ cần phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

Về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất, quyết định 44 cũng có nhiều thay đổi. Theo đó, nếu như trước đây, UBND tỉnh chia đất ở thành 2 trường hợp, là đất ở có nhà ở thể hiện trên giấy tờ và đất ở chưa xây dựng nhà ở hoặc nhà ở không có đầy đủ giấy tờ, để quy định diện tích tối thiểu được tách thửa lần lượt từ 36m2 và từ 60m2. Thì nay, quyết định 44 quy định chung diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại khu vực thuộc phường, thị trấn và huyện Côn Đảo là 60m2, có cạnh tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m. Tại địa bàn các xã còn lại, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở từ 80m2.

Đối với đất nông nghiệp, quyết định 44 quy định nếu đất trồng lúa thuộc khu vực quy hoạch đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu được tách thửa tại các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và huyện Côn Đảo là 500m2. Tại địa bàn các xã còn lại là 1.000m2.

Nếu đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch đất ở, đất thương mại dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thì các thửa đất sau khi tách phải đảm bảo diện tích tối thiểu như trên và phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý. Kích thước cạnh tiếp giáp đường giao thông không nhỏ hơn 5m. Trong khi đó, quy định cũ không quy định kích thước của cạnh tiếp giáp với đường giao thông khi tách thửa đất nông nghiệp tại khu vực quy hoạch các loại đất khác.

“Trong thời gian tới, với các điều chỉnh theo hướng mở hơn tại quyết định 44, thì việc giải quyết thủ tục tách thửa đất tại các địa phương trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ sớm được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo quyền lợi của người dân có nhu cầu chính đáng về tách thửa đất, kể cả các địa phương chưa “bao phủ” hết quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000”, ông Hải cho hay.

Kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Trao đổi về quyết định 44, anh Tấn Hoàng, chủ một công ty bất động sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đây là điều mà doanh nghiệp anh mong chờ trong suốt thời gian dài vừa qua vì thực tế tại nhiều địa phương các quy hoạch chi tiết 1/500 và quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 chưa có.

“Việc tỉnh ban hành quyết định 44 thay thế quyết định cũ sẽ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu tách thửa thực, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”, anh Hoàng kỳ vọng.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh, ngụ ấp Cây Cám, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ cho biết đã chờ đợi việc sửa đổi từ lâu. Theo ông Ánh, ông có 1,5 ha, quy hoạch 100% đất ở nông thôn và có thể tách được 6 thửa. Ông dự tính sẽ chia cho 5 người con (mỗi người 1 thửa), thửa còn lại vợ chồng ông sử dụng, nhưng do nơi ông ở chưa có quy hoạch như yêu cầu của quyết định 15 nên gia đình ông đã đợi chờ gần 2 năm qua.

“Quyết định 44 ban hành đã gỡ bỏ vướng mắc trên. Gia đình tôi rất vui mừng và hy vọng tới đây các thủ tục xin tách thửa của tôi và nhiều người dân địa phương sẽ được đẩy nhanh”, ông Ánh hy vọng.

Thiên Bảo/VietnamDaily

Theo VietnamDaily

Ảnh: Điều kiện phân lô, tách thửa tại quyết định 44 cụ thể hơn, phù hợp thực tế hơn so với quyết định cũ. Ảnh: Minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/bat-dong-san/ba-ria-vung-tau-coi-troi-viec-tach-thua-dat-sau-gan-hai-nam-bi-tac-nghen-187512.html

Công ty Lộc Phát bị phạt hành chính gần 200 triệu đồng

Công ty Lộc Phát bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về 2 hành vi liên quan đến việc vận hành nhà máy nước Ghềnh Đá, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng

Ngày 2/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định số 1892/QĐ-XPHC, xử phạt VPHC trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng Lộc Phát (Công ty Lộc Phát), trụ sở chính tại phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM, do ông Nguyễn Quang Dũng- Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật.

Công ty Lộc Phát bị xử phạt VPHC về 2 hành vi liên quan đến việc vận hành nhà máy nước Ghềnh Đá, thôn 2, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, gồm: không thực hiện việc khai báo định kỳ khai thác, sử dụng tài nguyên nước hàng năm (từ 2019-2022); không thực hiện kê khai, nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi dự án hệ thống cấp nước Ghềnh Đá đi vào vận hành chính thức từ năm 2019 đến nay.

Tổng mức phạt của 2 hành vi là 197,5 triệu đồng, quy định khoản 1 Điều 5, điểm a khoản 2 Điều 10 và điểm d khoản 6 Điều 29 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính Phủ.

Được biết nhà máy nước Ghềnh Đá giai đoạn 1 có công suất cấp nước 2.000 m3/ngày đêm.

PV – Báo BVPL

Theo Bảo Vệ Pháp Luật

Ảnh: Nhà máy nước Ghềnh Đá của Công ty Lộc Phát. Nguồn: Nhà máy nước Ghềnh Đá.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baovephapluat.vn/kinh-te/kinh-doanh-phap-luat/cong-ty-loc-phat-bi-phat-hanh-chinh-gan-200-trieu-dong-146594.html

Khổ với ngập úng do triều cường

Đến nay TP HCM vẫn phải loay hoay giải quyết tình trạng ngập do triều cường. Đây là hậu quả của việc đô thị hóa quá ‘nóng’ đi kèm với tốc độ ‘rùa bò’ của các dự án chống ngập suốt nhiều năm qua.

Đã gần 3 tháng sau vụ sạt lở bờ kênh Thanh Đa (quận Bình Thạnh, ảnh hưởng khoảng 13 hộ dân), ông Lê Văn Thành – bảo vệ dân phố tổ 25 quận Bình Thạnh cho biết, nhiều người dân khu vực bị ảnh hưởng vẫn còn lo lắng, có người đêm tới không dám chợp mắt ngủ vì lo nhà cửa bị sạt lở. Theo ông Thành, thời điểm vụ sạt lở xảy ra, chính quyền đã hỗ trợ cho các hộ dân di dời ở tạm các căn hộ chung cư gần đó để khắc phục các điểm sạt lở.

Còn bà Nguyễn Thị Công – trú phường 25 (quận Bình Thạnh) đến nay chưa hết bàng hoàng, kể lại trường hợp điển hình là gia đình con gái của mình ở bán đảo Thanh Đa vào thời điểm sạt lở cuối tháng 7 vừa qua, vào khoảng 4 giờ rưỡi sáng giật mình tỉnh giấc do tiếng động lớn, nhìn lại tá hỏa phát hiện nửa cần nhà đã sụp xuống. “Vừa ở vừa lo sạt lở, sợ thì có sợ đó nhưng nhà mình thì ở, chứ biết đi đâu bây giờ” – bà Công ngậm ngùi.

Hiện nay, chính quyền quận Bình Thạnh và các cơ quan, ban, ngành vẫn đang nỗ lực để ổn định cuộc sống người dân ở khu vực vụ sạt lở. UBND TPHCM cũng chấp thuận phương án sửa chữa bờ kè Thanh Đa ở phường 25 (quận Bình Thạnh) của Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố sau sự cố sạt lở, với tổng kinh phí khoảng 90 tỷ đồng.

Theo báo cáo tiến độ của Sở GTVT TPHCM, để đảm bảo an toàn cho người dân tại Thanh Đa đang trong thời điểm mùa mưa, với các nguy cơ sạt lở và úng ngập cao, một phương án xây dựng kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa (đoạn 1.1, phường 25, quận Bình Thạnh) có chiều dài 478m đã được triển khai nhằm kiên cố bờ kè ven sông, xây hệ thống thoát nước và khuôn viên cây xanh cho khu vực này.

Không chỉ riêng tại các khu vực sạt lở, ở một số quận, huyện “vùng trũng”, bao gồm cả TP Thủ Đức cũng thường xuyên bị động ứng phó với nguyên nhân ngập do triều cường, nhất là khi vừa xuất hiện triều cường, vừa có mưa lớn kết hợp. Ngay cả đối với khu vực quận Gò Vấp, được coi là có địa hình cao so với một số quận, huyện khác, nhưng cũng thường xuyên phải “thất thủ” vì triều cường dâng cao.

Có thể kể đến các khu vực ngập “kinh niên” ở quận này như đường Lê Đức Thọ, Phạm Văn Chiêu, Nguyễn Văn Khối,… Trong đó, đoạn đường Nguyễn Văn Khối hướng từ công viên Làng hoa ra đường Phạm Văn Chiêu thường xuyên ngập từ 35-50cm trên một đoạn kéo dài tới gần 500m, khiến người dân nơi đây bị ảnh hưởng rất lớn.

Để tạm thời xử lý đoạn ngập nặng này, mới đây Sở Xây dựng TPHCM đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn để thực hiện Dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Phạm Văn Chiêu (từ đường Lê Đức Thọ đến đường Thống Nhất) và cải tạo hệ thống thoát nước đường Phan Huy Ích.

Theo Sở Xây dựng TPHCM, tính chung trên toàn địa bàn thành phố đến nay còn khoảng 25 tuyến đường bị ngập nước (tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong số này, có 7 tuyến đường bị ngập nặng do triều cường, bao gồm: Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình, Lê Văn Lương, Quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu (phân bổ tập trung nhiều tại quận 7 và huyện Nhà Bè).

Ông Đỗ Tấn Long – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM cho biết, tình hình ngập ở thành phố phức tạp hơn từ đầu mùa mưa đến nay xuất phát từ nguyên nhân chính là hệ thống cống ở nhiều nơi không đủ đáp ứng lượng mưa, chưa kể có một số tuyến đường vẫn chưa có hệ thống gom nước. “Đa số tuyến cống của TPHCM đã sử dụng nhiều năm qua nên tiết diện cống thoát nước chưa được đầu tư để đáp ứng thoát nước với tình hình ngập úng ngày càng phức tạp hơn” – ông Long nêu quan điểm.

Lê Anh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Người dân tại TP Thủ Đức bì bõm dưới đường ngập nước do triều cường.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/kho-voi-ngap-ung-do-trieu-cuong-5740193.html

Xử lý thế nào 700 căn nhà xây lụi trên đất làm cao tốc?

Lãnh đạo thành phố Biên Hòa cho biết, sau khi thanh tra, sẽ xử lý rốt ráo vụ 700 căn nhà xây trái phép để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

“Điểm nóng” về xây dựng trái phép

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, nhiều năm nay một số phường ở Biên Hòa (Đồng Nai) gồm: Phước Tân, Tam Phước, Hóa An, Trảng Dài… được xem là “điểm nóng” xây dựng trái phép.

Năm 2022, thành phố Biên Hòa đã ra quyết định xử phạt 539 trường hợp vi phạm quy định xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Đồng thời, buộc phải xử lý tháo dỡ 242 căn nhà xây dựng trái phép. Trong đó, Phước Tân là địa phương có số lượng các trường hợp vi phạm bị xử lý tháo dỡ nhà xây dựng trái phép nhiều nhất.

Cụ thể, tại phường Phước Tân, theo ghi nhận của PV, ở khu phố Vườn Dừa, Miễu, Hương Phước… là nơi có số nhà xây trái phép đứng tốp đầu. Nguyên nhân là do hơn một thập kỷ trước, Phước Tân chỉ là một xã vùng ven, có quỹ đất nông nghiệp nhiều nhưng không canh tác. Giá đất ở đây rất rẻ, do đó nhiều người lao động nghèo tìm về Phước Tân sinh sống.

Thời điểm khoảng năm 2010, giá đất ở đây chỉ dao động từ 150-400 triệu đồng với mỗi lô đất diện tích từ 80-100m2. Nhiều người chấp nhận chi tiền để mua đất bằng giấy tay rồi lén lút xây nhà cấp 4 để ở.

Chị Nguyễn Thị Hường (37 tuổi) quê ở Nghệ An, cho biết, chồng mất sớm vì căn bệnh ung thư nên chị đành gửi con ở quê cho ông bà ngoại rồi vào Đồng Nai mưu sinh. Sau nhiều năm vất vả làm thuê, làm mướn, chị tích góp được ít tiền. Qua người quen giới thiệu, chị mua một lô đất 75m2 với giá 300 triệu đồng ở Phước Tân rồi cất nhà cấp 4, đón con vào ở.

“Chúng tôi biết xây nhà trên đất nông nghiệp là sai, nếu bị dỡ bỏ cũng phải chịu nhưng không mua đất kiểu này thi không biết lúc nào mới có nhà để ở”, chị Hường nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Ân, ngụ ấp Vườn Dừa cho biết, gia đình ông sống ở Phước Tân đã 15 năm. Ngày đó Phước Tân chủ yếu là mỏ đá, ruộng… nên đa số người lao động nghèo mới dạt về đây để kiếm đất “cắm dùi”.

Đất đai cũng hầu hết là nông nghiệp, rẫy tràm… nên mua bán bằng giấy tay, làm chứng tại văn phòng luật sư. Khi đó, một miếng đất lớn chia ra 10-20 người cùng mua, mỗi người mua xong xây căn nhà nhỏ để ở rồi cứ thế sống đến nay.

“Thời đó ở đây đa phần là xây nhà trái phép, mấy ai có tiền mua nổi đất có thổ cư đâu. Giờ làm cao tốc phát hiện khoảng 700 căn nhà xây dựng trái phép cũng đúng thôi. Bà con ở đây chủ yếu từ miền ngoài vào, làm lụng vất vả, có ít tiền mua đất, cất cái nhà ở là may rồi. Chúng tôi chỉ mong Nhà nước đảm bảo quyền lợi, cố gắng hỗ trợ cho bà con, nếu không cũng thiệt cho người dân ở đây”, ông Ân cho hay.

Xây dựng trái phép, hệ lụy kéo dài

Khu phố Vườn Dừa nơi nhiều nhà xây trái phép.

Theo kế hoạch dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu qua địa bàn Phước Tân sẽ thu hồi 741 thửa với diện tích 60ha. Tổng số hộ bị ảnh hưởng giải tỏa khoảng trên 1.700 hộ dân. Số hộ giải tỏa một phần (đất trống) khoảng 200 hộ; Số hộ bị giải tỏa trắng là khoảng 1.500 hộ.

Tuy nhiên, quá trình thống kê và lập danh sách sơ bộ đất đai để phục vụ dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đơn vị chức năng đã phát hiện 700 căn nhà mua bán giấy tay, xây dựng không phép…

Theo UBND phường Phước Tân, các tổ 4, 9, 22, 24 thuộc khu phố Vườn Dừa có đến gần 200 trường hợp xây dựng trái phép; Các tổ 13C, 13A khu phố Hương Phước có trên 120 trường hợp. Khu phố Miễu có khoảng 180 trường hợp và khu phố Hương Phước có khoảng 200 trường hợp.

Lãnh đạo phường này cho biết, hiện chưa nhận được hồ sơ kỹ thuật thửa đất của dự án nên chưa vạch chi tiết từng thửa đất cho từng hộ gia đình nằm trong dự án. Do đó, phường không thể thống kê chính xác mà chỉ thống kê sơ bộ các hộ mua bán chuyển nhượng bằng giấy tay. Sau khi thống kê sơ bộ, phường Phước Tân đã kiến nghị UBND thành phố Biên Hòa giao cho thanh tra liên ngành thanh tra 700 căn nhà trên.

Sau khi nhận báo cáo từ phường, lãnh đạo thành phố Biên Hòa cũng giao thanh tra vào cuộc để kiểm tra cụ thể từng mốc thời gian xây dựng của các căn nhà trên.

Chia sẻ với PV Báo Giao thông, ông Đỗ Khôi Nguyên, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa cho biết, 700 căn nhà xây dựng trái phép tại Phước Tân là câu chuyện cũ, tồn tại từ rất lâu. Ông Nguyên cho rằng, trên thực tế bồi thường hỗ trợ tái định cư đều có quy định rõ ràng cụ thể về loại đất, nhà ở trên đất… Ngoài ra, ở địa phương còn căn cứ vào nhà xây dựng trước hay sau năm 2014 để xét đối tượng.

Trong đó, có đối tượng sẽ được bồi thường về đất, không hỗ trợ tài sản trên đất và các quy định đều rõ ràng nên người dân sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi đúng quy định.

“Mua bán giấy tay có trường hợp được công nhận hoặc không được công nhận và có quy định cụ thể cho phép quy chủ. Hiện nay, việc xử lý bồi thường, tái định cư do đã có bài học kinh nghiệm từ dự án sân bay Long Thành nên khá thuận lợi. Do đó, 700 căn nhà xây dựng trái phép vẫn là câu chuyện phải xử lý bồi thường, xem xét tái định cư hoặc chỗ ở căn cứ theo luật”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyên, để xóa tình trạng xây dựng trái phép, thành phố đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, chặn đứng việc xây dựng trái phép trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài hơn 53km đi qua tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với 3 dự án thành phần. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 17.800 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 6 vừa qua.

Trong đó, dự án thành phần 1 (Km0 – Km16) do UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư với chiều dài khoảng 16 km.

Dự án thành phần 2 (Km16 – Km 34+200) do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản (Ban QLDA 85 đại diện chủ đầu tư) với chiều dài khoảng 18,2km.

Dự án thành phần 3 (Km 34+200 – Km 53+700) do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư với chiều dài khoảng 19,5km.

Giai đoạn 1, dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe theo từng đoạn tuyến. Giai đoạn hoàn thiện, tuyến cao tốc sẽ được mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe. Theo kế hoạch, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2026.

Minh Tuệ – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Trên địa bàn phường Phước Tân, TP Biên Hòa có tới gần 700 trường hợp xây dựng nhà trái phép.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/xu-ly-the-nao-700-can-nha-xay-lui-tren-dat-lam-cao-toc-192231002214039558.htm

Bến Tre: Chủ động ứng phó triều cường, mưa bão

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 2/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bến Tre đã phát công văn dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh về sự lên nhanh của triều cường trên địa bàn tỉnh t tháng 10/2023-02/2024.

Bến Tre là vùng đất có nhiều hệ thống sông ngòi và tiếp giáp biển, rủi ro về thiên tai cao, trong đó vấn đề triều cường đang dự báo sẽ lên nhanh hơn so với cùng kỳ nên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh lưu ý các địa phương cần theo sát các diễn biến và chủ động ứng phó.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố theo dõi và triển khai xuống từng địa phương, xã phường, thị trấn, xóm ấp ven sông, ven biển chủ động và kịp thời ứng phó với thiên tai nhằm đảm bảo được sản xuất, đời sống của nhân dân, đặc biệt là các hộ dân sống gần sông, biển mà kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Các phương án phòng chống phải được cụ thể theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo chủ động ứng phó với mọi tình huống.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng đề nghị lực lượng xung kích của địa phương phối hợp với các đơn vị quản lý đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, gia cố, khắc phục ngay những hư hỏng (nếu có); kịp thời tổ chức gia cố, tôn cao ngay ở những nơi còn thấp, tràn nước, các khu vực trọng yếu như: Đê bao các cồn, đê bao vườn cây ăn trái, đê bao tại các khu vực nuôi thủy sản, các công trình đầu mối, các tuyến bờ bao… Đề nghị có phương án hỗ trợ, hướng dẫn người dân sinh sống tại các khu vực xung yếu, ngoài đê, những nơi trũng thấp chủ động ứng phó khi triều cường dâng cao.

Các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư đang sinh sống ven biển, ven sông, kênh, rạch, đặc biệt là khu vực các cồn (cồn Thành Long, cồn Phú Đa…), các điểm sạt lở bờ biển huyện Ba Tri, Thạnh Phú, sạt lở bờ sông Giao Hòa…; có kế hoạch sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Ngoài ra, các điểm thông tin tuyên truyền phải thường xuyên phổ biến kiến thức, các biện pháp về phòng tránh đuối nước, điện giật… cho người dân, học sinh, đặc biệt là tại các khu vực dân cư tập trung và khu vực thường xuyên bị ngập nước do triều cường, mưa lớn, tránh xảy ra các trường hợp tai nạn đáng tiếc.

Ở các công trình thủy lợi, địa phương cần phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tổ chức, vận hành các công trình trên địa bàn phù hợp với diễn biến, tình hình thiên tai, triều cường, đảm bảo an toàn, vận hành, điều tiết nước phù hợp với tình hình triều cường, đồng thời có phương án khắc phục xử lý khi có sự cố.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đơn vị chủ đầu tư công trình cần tăng cường kiểm tra và có phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình đang trong giai đoạn thi công, nhất là các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, các cống…

                                                                                           Phan Lâm – Hùng Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

 Ảnh: Triều cường dâng cao tại Bến Tre (Ảnh minh họa, nguồn: internet).

Nguy cơ sụp đổ Hòn Vọng Phu, chính quyền và các nhà khoa học đồng loạt vào cuộc

Sau khi bị sét đánh khu vực Hòn Vọng Phu đã bị tróc vỡ, xuất hiện nhiều vết nứt, nguy cơ sụp đổ rất cao.

Ngày 1/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn di tích thắng cảnh Hòn Vọng Phu thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng TP. Thanh Hóa.

Hội thảo nhận được 12 tham luận của các nhà nhà khoa học, cá nhân đã và đang công tác tại các sở, ngành, cơ quan chuyên môn trong nước. Các nhà nghiên cứu, khoa học, chuyên gia thảo luận, phân tích về thực trạng địa hình, địa chất khu vực và di tích thắng cảnh Hòn Vọng Phu, cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh Núi An Hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Đầu Thanh Tùng và các đại biểu dự Hội thảo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Đầu Thanh Tùng và các đại biểu dự Hội thảo.

Đồng thời, làm rõ hơn nguyên nhân sạt lở, thống nhất các giải pháp, phương án khắc phục, chống sạt lở tại khu vực di tích thắng cảnh Hòn Vọng Phu (về trước mắt cũng như lâu dài). Thống nhất quản lý di tích và một số nội dung khác liên quan đến phát huy giá trị Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh Núi An Hoạch…

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, ông Trần Đình Thành khẳng định, đây là Di tích có giá trị về mặt lịch sử và cảnh quan, là hệ thống dãy núi trong đó có các thiết chế văn hóa gắn liền với nhau tạo thành tổng thể cho cả di tích.

Tuy nhiên, hiện trạng một số khu vực Hòn Vọng Phu đã bị tróc vỡ, xuất hiện nhiều vết nứt. Đó là những biểu hiện cho nguy cơ sụp đổ của Hòn Vọng Phu. Ngoài ra, với hình dạng hiện nay của khối đá, đổ nghiêng theo phương thẳng đứng 10-15 độ, cùng với nguy cơ sét đánh sẽ tạo ra khả năng sập đổ rất cao.

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đề nghị UBND TP. Thanh Hóa cần lập biển báo khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở và tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác của người dân và khách tham quan. Phân vùng, sử dụng các giải pháp như lưới thép, hàng rào… đảm bảo an toàn và thẩm mỹ hạn chế tác động của hiện tượng đá lăn, đá đổ quanh khu vực Núi Nhồi.

“Các đơn vị cần phối hợp các sở, ban, ngành chức năng cấp tỉnh. Các cục, vụ, viện có liên quan ở Trung ương như Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học Địa chất khoảng sản, Viện Khoa học Công nghệ xây dựng, cơ quan Điện lực… lập dự án chống sét, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện”, ông Trần Đình Thành nhấn mạnh.

Từ những giá trị di sản và hiện trạng của di tích một lần nữa khẳng định giá trị của khu di tích Núi Nhồi nói chung và Hòn Vọng Phu nói riêng đang ở trong tình trạng rất nguy cấp, cần sớm triển khai đồng bộ các nội dung mà hội thảo đã đề cập về bảo tồn, phục hồi, phát huy giá trị của di tích.

Như thông tin đã đưa, vào đêm 15/6/2022, do xảy ra mưa lớn, sấm sét gây sạt lở di tích Hòn Vọng Phu ở 2 vị trí. Vị trí thứ nhất ở phía tây gần đỉnh Hòn Vọng Phu bị sạt lở khối đá có kích thước khoảng 1m x 3m. Vị trí thứ hai ở phía đông Hòn Vọng Phu, sạt lở khối đá có kích thước rộng 2,5m x dài 3m. Hiện nay các khối đá bị sạt lở đang nằm ngay tại chân Hòn Vọng Phu. Ngoài ra, các tầng đá phía trên Hòn Vọng Phu cũng đã bị nứt, có xu hướng tách ngang, đe dọa sự nguyên trạng của thắng cảnh.

Di tích thắng cảnh Hòn Vọng phu nằm trong cụm Di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch, còn gọi là Vọng phu thạch, là một cột đá cao khoảng 20 m trên núi Nhồi. Cột đá này giống hình người phụ nữ ôm con – hình tượng gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá. Hòn Vọng Phu gắn liền với huyền thoại dân gian và đã trở thành một biểu tượng đẹp trong đời sống văn hóa của người dân xứ Thanh.

Thực hiện Quyết định số 983/QĐ, ngày 4/8/1992 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Di tích thắng cảnh Hòn Vọng Phu, cùng một số di tích khác nằm trong Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch như Chùa Tiên Sơn (tức chùa Quan Thánh), Chùa Hình Sơn (tức chùa Thánh Mẫu), Đình Thượng (còn gọi là đình Bốn Ban), Lăng Quận Mã (hay lăng Lê Trung Nghĩa) đã được công nhận là di tích Quốc gia.

Gia Hân/GĐ&XH

Theo Gia đình & Xã hội

Ảnh: Hòn Vọng Phu đứng trước nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào sau khi bị sét đánh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguy-co-sup-do-hon-vong-phu-chinh-quyen-va-cac-nha-khoa-hoc-dong-loat-vao-cuoc-172231001204312764.htm

Biến bãi rác lớn nhất Hà Nội thành công viên như thế nào?

Ý tưởng biến bãi rác lớn nhất Thủ đô thành công viên công cộng không phải mới nhưng được nhiều người dân quan tâm. Nhiều chuyên gia cho rằng về kỹ thuật và phương án tài chính hoàn toàn khả thi nếu có sự hỗ trợ của thành phố.

Người dân mong chờ

Rác thải là vấn đề lớn lâu nay với thành phố có khoảng 10 triệu dân như Hà Nội. Mỗi ngày, chỉ riêng rác thải sinh hoạt cần phải thu gom, xử lý đã lên tới khoảng 7.000 tấn. Việc xử lý lượng rác thải sinh hoạt rất lớn này hiện chủ yếu được thu gom về 2 khu liên hợp xử lý rác thải là Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây).

Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) là khu xử lý rác thải lớn nhất ở Hà Nội, được đưa vào sử dụng từ năm 1996, chủ yếu rác ở đây được chôn lấp. Quan sát từ bên ngoài sẽ thấy những ngọn núi rác cao hàng chục mét. Mùi từ bãi rác, nước rỉ rác đã khiến cuộc sống người dân xung quanh bãi rác bị ảnh hưởng nặng nề.

Ông Nguyễn Văn Hưng (thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn) nói rằng, dù không nằm trong bán kính 500m ảnh hưởng của bãi rác thế nhưng mùi hôi thối, ô nhiễm và “bão ruồi” là những vấn đề luôn ám ảnh người dân.

Quanh năm sống chung với những núi rác mà vẫn không thể quen, người bị ung thư càng lúc càng nhiều. Nhà quanh khu này bán không được vì không ai mua, ở cũng không xong vì mùi hôi thối. Thế nên, khi biết thông tin về việc cải tạo bãi rác thành công viên, ông Hưng không khỏi vui mừng.

“Rất mong thành phố quan tâm đầu tư, sớm đưa dự án thành hiện thực để hàng nghìn hộ dân cải thiện sức khỏe, được bình đẳng như những vùng khác của Thủ đô”, ông Hưng đề đạt.

Biến bãi rác thành sân golf và công viên

Theo chuyên gia môi trường Chu Thanh Toàn, rác thải luôn là vấn đề nóng bỏng của Hà Nội trong 20 năm qua. Hiện mỗi ngày Hà Nội phát sinh lượng rác rất lớn, nhưng chỉ mới có nhà máy điện rác Thiên Ý đốt phát điện khoảng 3.000 tấn, 4.000 tấn rác vẫn phải chôn lấp mỗi ngày.

Theo chuyên gia, ý tưởng biến bãi rác Nam Sơn thành công viên công cộng hoàn toàn có thể thực hiện được, kết quả của nó không những mang lại giá trị cho cộng đồng, kinh tế mà còn giúp Hà Nội xây dựng được nhiều bãi rác hơn khi người dân không còn tâm lý “kỳ thị bãi rác”.

Mô hình này đã thực hiện rất thành công tại bãi rác – công viên Sodokwon tại Hàn Quốc. Đây là bãi chôn lấp lớn nhất tại Hàn Quốc khởi công xây dựng từ năm 1989 và hoàn thành vào năm 1992, nơi đây thu nhận mỗi ngày hơn 20.000 tấn rác từ thủ đô Seoul, thành phố Incheon và các tỉnh lân cận. Ở đây có quy trình xử lý rác khép kín, liên hoàn từ loại bỏ nước ngầm, thu gom khí CH4 để phát điện.

Nhờ xử lý tốt, quy hoạch bài bản, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng công viên chủ đề “Dream Park” ngay tại bãi rác rộng lớn đem lại không gian vui chơi cho cộng đồng, không hề phát sinh mùi rác.

“Tuy vậy, đây là khu vực được quy hoạch rõ ràng, nơi nào đổ rác, nơi nào làm đường, nơi nào trồng cây do đó thuận lợi hơn bãi rác Nam Sơn. Để làm được công viên trên bãi rác Nam Sơn, cần sự quyết tâm lớn, quy hoạch rõ ràng và triển khai quyết liệt, đồng bộ”, ông Toàn nhận định.

Theo đại diện một đơn vị từng đề xuất ý tưởng biến bãi rác Nam Sơn thành công viên, để biến bãi rác khổng lồ hơn 100ha Nam Sơn thành công viên cần sự phối hợp của Nhà nước và doanh nghiệp. Theo vị này, để đạt lợi nhuận cho nhà đầu tư, trước đây đơn vị đã đề xuất thành phố về việc biến bãi rác thành sân golf và công viên cộng đồng.

Theo tính toán của đề án này, khi thực hiện các hạng mục công viên hóa bãi rác, chỉ cần múc lên khoảng 40% lượng rác cũ để đốt, phần còn lại có thể đổ đất khoảng 0,6 – 1m để trồng cây lên trên hoặc thi công các công trình nhẹ. Đối với 40% lượng rác múc lên được chia thành 4 sản phẩm chính: thứ nhất là kim loại, ion tốt có thể thu hồi tái sử dụng; thứ hai là mùn hữu cơ sạch cũng có thể tái sử dụng; thứ ba là vật liệu san nền – tái sử dụng khi xây dựng công viên; thứ tư mới là các dạng rác phải đốt.

Theo đại diện đơn vị, muốn làm, vai trò của Nhà nước rất lớn. “Khi hoàn thành, không chỉ người dân xung quanh bãi rác Nam Sơn mà người dân cả Hà Nội đều được hưởng lợi từ dự án biến bãi rác thành công viên”, vị này nhận định.

Ngày 26/9, tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trả lời về các vấn đề môi trường và quy hoạch bãi rác Nam Sơn

Ông Thanh cho biết hiện có nhà đầu tư đề xuất “móc” toàn bộ số rác đã chôn ở các bãi Nam Sơn, Xuân Sơn lên để đốt. Nhưng do chưa có cơ chế, định mức nên thành phố đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất để sớm xử lý toàn bộ số rác đã chôn. “Sau khi xử lý hết số rác chôn lấp trước đó, những khu xử lý rác thải sẽ được xây dựng thành công viên để người dân hưởng lợi chứ không phải chịu đựng nữa”, ông Thanh nói.

Trần Hoàng – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Một góc bãi rác Nam Sơn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/bien-bai-rac-lon-nhat-ha-noi-thanh-cong-vien-nhu-the-nao-post1574213.tpo

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội – chậm do đâu?

Nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, từ cuối năm 2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và các kế hoạch triển khai đề án, xác định tiến độ với mốc thời gian cụ thể. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, các mốc tiến độ vẫn đang bị ‘trượt’.

Phóng viên Báo Hànôịmới đã trao đổi với ông Bùi Tiến Thành, Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tìm hiểu nguyên nhân.

– Ông có thể cho biết kết quả triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến thời điểm này?

– Căn cứ Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15-7-2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, UBND thànhphố Hà Nội đã ban hành đề án và 6 kế hoạch triển khai đề án (chia thành 6 đợt). Trong đó, đợt 1 ưu tiên thực hiện đối với 10 khu chung cư (4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D và 6 khu chung cư có tính khả thi cao). Đề án xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện. Hiện nay, các đơn vị đang tập trung thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ nêu trên. Thành phố cũng đã ban hành các quyết định tạm cấp kinh phí cho một số quận, huyện để kiểm định và lập quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ. UBND các quận, huyện đang tập trung lựa chọn nhà thầu kiểm định, lập quy hoạch. Đến nay, Sở Xây dựng đã phê duyệt nhiệm vụ kiểm định 1.022 nhà chung cư thuộc các quận, huyện: Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Long Biên, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đông Anh, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm. Đã có 8 quận, huyện lựa chọn được đơn vị kiểm định là: Long Biên, Hoàng Mai, Tây Hồ, Đông Anh, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Ba Đình.

– Còn việc di dời hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm đã được tiến hành như thế nào, thưa ông?

– Đến nay, UBND quận Đống Đa đã hoàn thành di dời các hộ dân, tổ chức ra khỏi nhà nguy hiểm cấp D số 51 phố Huỳnh Thúc Kháng. UBND quận Ba Đình đang tuyên truyền, vận động di dời các hộ dân còn lại tại các nhà nguy hiểm cấp D trên địa bàn. Các quận: Ba Đình, Đống Đa cũng đã được bố trí vốn kiểm định và đang lựa chọn nhà thầu kiểm định đánh giá chất lượng các nhà chung cư còn lại thuộc khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D.

– Tại cuộc họp tổng kết 2 năm triển khai đề án mới đây, Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thành phố Hà Nội đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

– Nghị định số 69/2021/NĐ-CP quy định ngoài việc kiểm định chất lượng các nhà chung cư, còn phải kiểm định, đánh giá hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nhà chung cư. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về các tiêu chí đánh giá hệ thống hạ tầng kỹ thuật, như: Phòng cháy, chữa cháy, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện, giao thông nội bộ và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị, dẫn đến khó đánh giá kiểm định.

Bên cạnh đó, việc thống nhất phương án bồi thường giữa nhà đầu tư và các chủ sở hữu còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chủ sở hữu thường yêu cầu hệ số k bồi thường cao, nhất là đối với hộ tại tầng 1, dẫn đến nhà đầu tư khó cân đối được hiệu quả tài chính của dự án. Đây cũng là một trong những khó khăn, trở ngại lớn ảnh hưởng đến tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, công tác quy hoạch cũng gặp khó. Cụ thể, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân khu đô thị, một số nhà chung cư hiện trạng không phù hợp quy hoạch, ví dụ như nhiều vị trí nhà chung cư cũ trong quy hoạch được xác định là khu cây xanh, công viên (trên địa bàn các quận, huyện Hà Đông, Long Biên, Đông Anh); chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thấp 1-5 tầng (trên địa bàn các quận, huyện Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh)… Do đó, cần nghiên cứu để có phương án xử lý phù hợp.

– Để thúc đẩy công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố, nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới là gì, thưa ông?

– Sở Xây dựng đã báo cáo Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện tập trung đẩy nhanh kiểm định, lập quy hoạch, nhất là đối với 10 khu chung cư triển khai đợt 1. Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn các quận, huyện triển khai. Cùng với đó, UBND các quận, huyện khẩn trương thực hiện giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ mà thành phố đã giao.

Trong quá trình triển khai, Sở Xây dựng sẽ thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để báo cáo Ban Chỉ đạo, UBND thành phố kịp thời chỉ đạo, giải quyết tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

– Trân trọng cảm ơn ông!

Dạ Khánh – Báo HNM

Theo Hà Nội Mới

Ảnh: UBND các quận, huyện đang khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Ảnh: Nam Nguyễn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://hanoimoi.vn/cai-tao-chung-cu-cu-tai-ha-noi-cham-do-dau-643742.html

Nghi vấn ‘dự án ma’ 5 ha tại Lâm Đồng

Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl được quảng cáo, rao bán rầm rộ trên internet nhưng không hề có hồ sơ về đầu tư

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan thửa đất số 218, tờ bản đồ số 63 thuộc “Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl” ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương.

Chia nhiều nhưng gộp thành một?

Việc đề nghị cung cấp thông tin nêu trên là để phục vụ điều tra, giải quyết tố giác tội phạm liên quan hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, bà N. (ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) tố cáo một lãnh đạo cấp cao của Công ty CP Phát triển Bất động sản Thanh Niên Holdings (phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 2,6 tỉ đồng thông qua việc nhận đặt cọc chuyển nhượng thửa đất số 218 tại “Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thửa đất 218 nằm trong 75 thửa đất được quảng cáo rầm rộ, rao bán trên mạng xã hội và một số website là “Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl” do Công ty CP Phát triển Bất động sản Thanh Niên Holdings làm chủ đầu tư.

Về nguồn gốc đất, ông T.V.Q (ngụ thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương) được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Lâm Đồng cho phép tách 4 lô đất 121, 143, 166, 122 – tờ bản đồ số 63 (diện tích khoảng 1,8 ha) thành 75 thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất. Những thửa đất được tách, ông T.V.Q chuyển nhượng cho nhiều người.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, trên website của Công ty CP Phát triển Bất động sản Thanh Niên Holdings, 75 thửa đất này đều nằm trong “dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl”, quy mô 5 ha với 80 thửa đất từ 200 – 700 m2.

Trên nhiều fanpage mạng xã hội chuyên về mua bán bất động sản Đà Lạt – Lâm Đồng, dự án này được giới thiệu thuộc trung tâm nghỉ dưỡng Đà Lạt, giáp sông Đa Nhim, giáp suối, giáp hồ sinh thái Bồng Lai và giáp đường Bồng Lai dự kiến mở rộng lên 30 m. Để thêm phần thu hút, một bức ảnh phối cảnh dự án còn gắn thêm cả hình ảnh cầu Vàng nổi tiếng ở Đà Nẵng nằm về phía sông Đa Nhim.

Trong năm 2022, nhiều thửa đất tại đây đã được rao bán trên mạng xã hội với giá từ 2,8 tỉ đến hơn 3,2 tỉ đồng. “Đà Lạt Pearl định hướng phát triển thành khu nghỉ dưỡng cao cấp nhất khu vực Lâm Đồng” – một người rao bán đất tại dự án này quảng cáo trên fanpage chuyên về bất động sản Đà Lạt.

Có điều, ngoài những thông tin đăng tải trên website của Công ty CP Phát triển Bất động sản Thanh Niên Holdings và người bán quảng bá trên mạng xã hội, “Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl” không hề có thêm thông tin pháp lý nào.

Làm hợp đồng “ngay trong ngày”

Có mặt tại khu vực “dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl” ngày 29-9, phóng viên ghi nhận ngoài chốt có một bảo vệ trông coi, bên trong không một bóng người. Toàn bộ khu đất được san gạt bằng phẳng, 3 đường nhựa đã làm xong, dài nhất là đoạn dọc sông Đa Nhim.

Một căn nhà khá đẹp được dựng lên gần cổng, cuối đường có 2 căn nhà khác, xung quanh làm tiểu cảnh và thảm cỏ. Các thửa đất gần như đã được phân lô xong, ranh giới là những hàng rào làm bằng gỗ tạp.

Phóng viên liên hệ người tên M., được cho là đang quản lý “Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl”. M. thông tin mức giá 10-15 triệu đồng/m2 tùy vị trí đất và cho hay công ty còn đang triển khai 3 dự án khác tại đây.

Theo M, toàn bộ các thửa đất “Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl” đã được chuyển một phần lên thổ cư và có thể lên thổ cư hết nếu khách có nhu cầu. M. khẳng định nếu đặt cọc hoặc chuyển nhượng thì sẵn sàng làm hợp đồng ngay trong ngày tại huyện Đơn Dương hoặc TP Đà Lạt hay tại công ty ở TP HCM theo yêu cầu của khách.

Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, từ cuối tháng 7-2022, Phòng TN-MT huyện Đơn Dương đã có báo cáo gửi UBND huyện, cho biết qua rà soát trên địa bàn xã Tu Tra không có dự án bất động sản nào được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cũng không có dự án Đà Lạt Pearl.

“Việc các đối tượng mua bán bất động sản đăng tin dự án Đà Lạt Pearl trên địa bàn xã Tu Tra là không có” – báo cáo khẳng định. Phòng TN-MT huyện Đơn Dương kiến nghị UBND huyện giao xã Tu Tra xác minh thông tin về dự án, nếu phát hiện hành vi vi phạm thì báo cáo ngay lãnh đạo huyện giải quyết.

Đến ngày 26-9-2023, trên cơ sở thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, Sở TN-MT ra văn bản khẳng định hiện không có hồ sơ về dự án đầu tư, cấp phép xây dựng đối với “dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl” tại thửa đất 218 ở xã Tu Tra mà bà N. nêu trong đơn tố cáo.

“Chém gió”

Một căn nhà lắp ghép trong khu vực dự án

Những người rao bán đất khẳng định có thể đi xe từ “Dự án Đà Lạt Pearl” đến sân bay Liên Khương trong vòng 5-6 phút, đến hồ Xuân Hương khoảng 20 phút… cùng nhiều tiện ích “đẳng cấp”. Tuy nhiên, phóng viên xác định khoảng cách từ khu vực “Dự án Đà Lạt Pearl” đến sân bay Liên Khương là gần 10 km, đến hồ Xuân Hương hơn 40 km…

Đến ngày 1-10, thông tin chi tiết về “Dự án Đà Lạt Pearl” trên internet không còn truy cập được nữa.

Bài và ảnh: Trường Nguyên – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Khu vực “dự án Đà Lạt Pearl” nhìn từ trên cao

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/nghi-van-du-an-ma-5-ha-tai-lam-dong-20231001211037472.htm

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 37-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 37-2023 với những nội dung chính như sau:

Về quản lý môi trường

– Các kịch bản giảm tác động môi trường của nền kinh tế quần áo Vương quốc Anh.

– Các chuẩn mực mang tính mô tả được nhận thức củng cố nhận dạng con người toàn cầu – hiệp hội chung về hành vi ủng hộ môi trường: Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu khảo sát.

– Vai trò của sự phức tạp về kinh tế và sự can thiệp của chính phủ đối với sự bền vững của môi trường: Phân quyền có quan trọng không?

– Giao dịch carbon đi kèm với việc tái chế doanh thu làm tăng GDP của Úc: Cách tiếp cận CGE đệ quy động.

– Những thay đổi trong chương trình nghiên cứu thông minh? 100 câu hỏi ưu tiên để thúc đẩy tương lai năng lượng bền vững.

– Tác động không gian-thời gian của việc xây dựng khả năng phục hồi khu vực đối với lượng khí thải carbon: Bằng chứng từ 30 tỉnh của Trung Quốc.

– Hiệu quả môi trường của đầu tư nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch: Bằng chứng từ Nhật Bản bằng cách sử dụng hệ số công suất tải.

– Đánh giá tác động kinh tế của các chính sách quốc gia giảm thiểu biến đổi khí hậu đối với các thành phố: Phân tích CGE ở Auckland, New Zealand.

– Tác động của công nghệ công nghiệp 4.0 đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng bền vững: Vai trò trung gian của thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng xanh và nền kinh tế tuần hoàn.

– Kế toán cho sự phục hồi môi trường của doanh nghiệp. Một cách tiếp cận mang tính khái niệm.

Về môi trường đô thị

– Giả thuyết phản ứng lẫn nhau giữa nhiệt độ bề mặt và nồng độ khối lượng khí dung (BC và không BC) được quan sát thấy trong môi trường đô thị.

– Tác động của các vụ cháy rừng cực độ từ Rừng Brazil và đốt mía đến chất lượng không khí của siêu đô thị lớn nhất Nam Mỹ.

– Thành phố thông minh có bền vững hơn không? Một nghiên cứu thăm dò về 103 thành phố của Hoa Kỳ.

– Ô nhiễm không khí làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhẹ bằng cách làm gián đoạn những thay đổi về đêm ở phần cơ thể ở chi dưới: một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở thành thị phía bắc Đài Loan.

– Giải pháp thông minh để đánh giá rủi ro sức khỏe đô thị: Hệ thống giám sát PM2.5 kết hợp mạng tích chập đồ thị dài hạn ngắn hạn theo không gian và thời gian.

– Làm thế nào không gian xanh có thể giảm thiểu đảo nhiệt đô thị? Phân tích hiệu quả làm mát, cô lập carbon và chi phí nuôi dưỡng ở quy mô đường phố.

– Sự phát triển kết hợp giữa mối liên hệ nước-năng lượng-thực phẩm đô thị: Phân tích có hệ thống về hai siêu đô thị ở khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc của Trung Quốc.

– Sự xuất hiện, loại bỏ và đánh giá rủi ro của ibuprofen và acetaminophen trong các nhà máy xử lý nước thải đô thị: Đánh giá quan trọng.

– Xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên thông qua hệ thống thoát nước mưa đô thị được kết nối trái phép: Một nguồn chất hữu cơ hòa tan bị bỏ qua.

Về môi trường khu công nghiệp

– Đánh giá việc làm giàu và thu hồi P từ xỉ luyện thép: Hướng tới nguồn cung cấp P bền vững và sử dụng toàn diện chất thải rắn công nghiệp.

– Khám phá những thách thức và giải pháp thông minh trong quản lý chất thải công nghiệp: Phương pháp ra quyết định đa tiêu chí mờ do dự tích hợp.

– Giảm thiểu ô nhiễm dầu khí vì môi trường bền vững – Đánh giá quan trọng và triển vọng.

– Chiến lược phát thải CO2 thấp để đạt được mục tiêu số 0 trong ngành xi măng.

– Thu hút các bên liên quan tham gia hợp tác kiểm soát ô nhiễm không khí: Trò chơi tiến hóa ba bên giữa doanh nghiệp, công chúng và chính phủ.

– Cải tiến phương pháp loại bỏ dầu nhũ hóa đối với nước thải nhiệt phân than công nghiệp bằng phương pháp keo tụ dưới áp suất khí quyển CO2.

– Bê tông, xi măng than sinh học hướng tới quá trình khử cacbon và tính bền vững cho xây dựng: Đặc điểm, hiệu quả và quan điểm.

– Nghiên cứu hồ sơ nguồn về phát thải không tổ chức VOC từ các thiết bị thơm điển hình trong ngành hóa dầu.

– Phân hủy quang xúc tác bằng tia cực tím và năng lượng mặt trời các chất ô nhiễm hữu cơ từ nước thải công nghiệp gốm sứ bằng hạt nano ZnS pha tạp Fe.

– Làm sạch thẩm thấu các chất bẩn vô cơ và hữu cơ điển hình trên màng thẩm thấu ngược để xử lý nước thải dệt nhuộm.

– Kiểm soát biến dạng bề mặt và chuyển động quá tải trong khu vực mỏ than bằng phương pháp san lấp bằng xi măng cải tiến sử dụng chất thải khai thác mỏ.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Scenarios for reducing the environmental impacts of the UK clothing economy

Journal of Cleaner Production, Volume 420, 25 September 2023, 138352

Abstract

In the 21st century the carbon emissions, material consumption, and impact on planetary boundaries associated with clothing have increased dramatically, driven in large part by fast fashion. The UK represents a typical, affluent, import-reliant Global North country, with clothing consumption per capita at double the global average and the impacts largely offshored. Progress towards a sustainable, circular clothing economy in the UK has been sluggish, as it has been globally. Here, we develop scenarios exploring how, over the coming two decades, the UK clothing economy could achieve the ambitious reductions in environmental impacts necessary to bring humanity’s impact back within planetary boundaries. The scenarios consider the impacts of production- and consumption-focused changes, and the modelling uses material flow analysis to develop an assessment of energy consumption, carbon emissions, water consumption, and land use. We find that cleaner production and recycling alone could provide significant benefits for land and water use, reducing footprints by 60–70% by 2040. But to meaningfully reduce energy use, transformational changes will be required throughout supply chains at consumer and post-consumer stages. The same is true if the UK clothing economy is to be on track for net-zero by 2050, which requires these changes to be well under way within the next decade in order to halve emissions. Given the scale of change required, it seems highly unlikely that current clothing business models are compatible with a sustainable future.

2. Does financial stability inspire environmental innovation? Empirical insights from China

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137896

Abstract

Environment-related innovations are widely appreciated as a vital factor in achieving sustainable development goals, and stability in the financial sector can help boost the output of environmental innovations by removing financial constraints. Hence, the primary aim of the analysis is to investigate the impact of financial stability on environmental innovation in China by using the QARDL model over the period 1995Q1-2020Q4. The study’s main findings confirm the positive role of financial stability on environmental innovation in both the short and long run. Wald test also confirms the asymmetric impact of financial stability on environmental innovation in the short and long run. Moreover, the long-run impacts of GDP, R&D activities, and environmental policy stringency on environmental innovation are positive. In the short run, the estimates of research and development and environmental policy stringency are positively significant at higher quantiles only. Based on the findings, our research will help policymakers to develop valuable policies for financial stability to enhance environmental innovation.

3. Perceived descriptive norms strengthen the global human identification-general pro-environmental behavior association: Empirical evidence from survey studies

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138134

Abstract

Limiting climate change requires the concerted efforts of all human beings, and thus focusing on global human identification, numerous studies identified a positive association between such a personal identity and pro-environmental behavior. However, the effect sizes of their association varied widely among previous studies, making it difficult to utilize global human identification to improve pro-environmental behavior. The variations in effect sizes indicate that some situational boundary conditions are likely to fluctuate the strength of the association between global human identification and pro-environmental behavior. In order to shed light on the situational factor that may boost the positive effect of global human identification on pro-environmental behaviors, the current research systematically examined the moderating role of perceived descriptive norms in the focal relationship, drawing on the theories regarding social identity and social norms. Specifically, we conducted an online questionnaire survey to measure all the core variables (Study 1) as well as an online survey experimental study to manipulate perceived descriptive norms (Study 2). The results of two studies consistently showed that participants with high global human identification demonstrated more general pro-environmental behavior only when they perceived that others were also behaving in an eco-friendly way. By uncovering the potential of perceived descriptive norms to amplify the facilitating effect of global human identification on general pro-environmental behavior, our findings provide empirical evidence for the social identity model of pro-environmental action and highlight the joint impact of personal and situational factors on eco-friendly behaviors.

4. Role of economic complexity and government intervention in environmental sustainability: Is decentralization critical?

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138000

Abstract

While climate change mitigation agenda and energy governance are the central concerns of climatologists and energy-environmental scientists, the mainstream literature seems silent on whether a decentralized governance structure is desirable for complex economic systems and governmental intervention approaches to realize sustainable environments. To frame this critical research gap, we investigate the contribution of fiscal decentralization in moderating the influence of economic complexity and government intervention on energy and carbon efficiency in the presence of real GDP per capita. We employ a panel method of moments quantile regression (MQR) on data from selected seven fiscally decentralized OECD countries over the 1995–2018 period. The empirical results uncovered that economic complexity causes a drop in energy efficiency (at 1, 5, and 10% significance levels), with a more magnified effect in countries with low environmental sustainability levels. Conversely, our findings exerted that government intervention discourages energy and carbon intensity (at diversified significance levels as per probability scores of 0.01, 0.05, and 0.10), with heterogeneous degrees of impact across diversified model specifications. Regarding direct influence, our outcomes exhibited that expenditure and revenue decentralization aid in energy and carbon efficiency. Concerning moderation effects, expenditure and revenue decentralization successfully rejuvenate the environmental sustainability effects of economic complexity and government intervention (at 1 and 5% significance levels). Finally, our study gauged that the EKC phenomenon exists among the sampled OECD members, indicating that economic growth in the region will be the driving force behind the region’s long-term environmental sustainability. Estimation results are robust to the alternative dependent variable, carbon intensity and alternative econometric technique, ordinary least squares with Driscoll-Kraay standard errors. A fiscally decentralized paradigm is desirable from a policy standpoint for government intervention in complex economies to realize environmental sustainability goals.

5. Trade drives leakage of life-cycle carbon dioxide emissions from plastics in China over 2010-2021

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137994

Abstract

Trade drives increased life-cycle carbon dioxide (CO2) emissions and carbon leakage from plastics, increasing the environmental burden on the supply chain. Therefore, assessing the characteristics and drivers of plastic carbon emissions will help develop emission reduction strategies from a supply chain perspective. In this study, we present a model framework for life-cycle assessment, optimized input-output analysis, and structural decomposition analysis. Specifically, for the first time, we assess the life-cycle CO2 emissions of plastics in China, the world’s largest producer and consumer, and consider the input, production, consumption, and income stages of the plastic supply chain. China’s plastic CO2 emissions increased by 38.07% from 2010 to 2021 and, under a business-as-usual path, will consume 4.2–5.4% of the global carbon budget by 2050. From a supply chain perspective, each economic sector assumes different responsibilities for emissions at different stages. Despite increasing emissions, China’s economic structure has potentially improved the embodied carbon leakage from the intersectoral and international trade in plastics. Furthermore, regarding socioeconomic factors, the levels of final demand (63%) and primary input (61%) dominated the increase in plastic CO2 emissions from 2012 to 2020, and the intensity of emissions was the key to reducing emissions. The novelty of this study is that the model we proposed can solve the data limitations of the global plastics supply chain and focuses for the first time on the input and income stages and their drivers.

6. Does carbon trading affect the bond spread of high-carbon enterprises?- Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137882

Abstract

Carbon trading is widely used as a carbon finance instrument to promote green transformation. This paper focuses on carbon trading’s impact on the bond spread for high-carbon enterprises. Using variation in carbon trading access due to pilot policies in China, we find that bonds issued by high-carbon enterprises participating in the carbon trading pilots have lower spreads. Furthermore, the results suggest that carbon trading reduces bond spreads by encouraging high-carbon enterprises to improve their environmental performance. Another channel is the information asymmetry between bondholders and enterprises. More active carbon markets provide investors with more information about enterprises’ motivations for reducing carbon emissions, leading to a greater reduction in bond spreads. In addition, the impact of carbon trading is more significant in local SOEs, high-innovation enterprises, and longer-term bonds. Our research helps us understand the importance of carbon trading in achieving a low-carbon economy.

7. Do coal efficiency, climate policy uncertainty and green energy consumption promote environmental sustainability in the United States? An application of novel wavelet tools

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137851

Abstract

In 2020, the United States produced 4.7 billion metric tons of CO2, making it the world’s second-largest polluter. To achieve the SDGs, the United States has committed to reducing net CO2 emissions by 50–52% from 2005 levels by 2030. Therefore, this study examines the co-movement between CO2 and coal efficiency, climate policy uncertainty, green energy, and green innovation using data from 1990 to 2020. To support policymakers in developing sustainable energy policies at various times, we used wavelet cohesion, wavelet correlation, wavelet coherence, and the novel causality in continuous wavelet transform to investigate these connections. The wavelet coherence and wavelet cohesion results revealed that coal efficiency contributes to reducing CO2 emissions at different frequencies and times, while climate policy uncertainty reduces CO2 emissions in the long term. Moreover, green energy consumption and green innovation improve ecological quality by reducing CO2 in the short and medium term. Furthermore, wavelet causality analysis revealed that all indicators could predict CO2 emissions at different frequencies and time periods. Based on the overall findings of this research, we recommend that policymakers in the United States support green energy and energy efficiency initiatives as the most effective ways to reduce CO2 and address other critical climate issues.

8. Variation, Determinants and prediction of carbon emissions in Guizhou, a new economic growth pole in southwest China

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 138049

Abstract

Under the increasing pressure of global warming, carbon emission reduction has gradually become a consensus. Compared with the developed areas, the underdeveloped regions are at a significant disadvantage, which not only have the urgent need to rapidly improve the economic level, but also shoulder the responsibility of mitigating carbon emissions. That is, try to limit carbon emissions while maintaining rapid economic growth. Therefore, it is necessary to estimate the profile of carbon emissions, reveal the key driving mechanisms, and explore effective ways to achieve efficient and low-carbon development. Therefore, we took Guizhou, a less developed province in southwest China, as research area, calculated the carbon emissions from energy consumption and cement production during 1990–2020, identified the relationship between carbon emissions and economic development, investigated the driver factors using the STIRPAT model, and set up five scenarios to predict the carbon emissions from 2021 to 2035, to provide scientific data support and decision-making suggestions to promote the high-quality and sustainable development of Guizhou and similar regions. The results show the following: (1) The total carbon emissions show a fluctuating growth trend, up from 55.67 million tonnes in 1990 to 306.17 million tonnes in 2020, in which coal consumption contributes more than 80% of the total. (2) The relationship between carbon emissions and economic growth is mainly weak decoupling and gradually shifts to strong decoupling. (3) Energy structure plays a decisive role in carbon emissions, for every 1% increase in the ratio of coal in total energy consumption, carbon emissions will increase by 2.202%. (4) Carbon emissions could be greatly limited under policy scenario, which is 8.01% lower than the baseline scenario. The policy scenario is more likely occurred, while the other three scenarios could provide different direction references for further carbon emission reduction.

9. Can the Energy Internet promote China’s energy system to achieve carbon emission peak goal?

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 138014

Abstract

Energy Internet (EI) is typically characterized by digitalization and clean energy that seeks to revolutionize the energy system and reduce carbon emissions. Even though several scholars conclude that EI accelerates the clean energy transition of energy system, since the controversial relationship between digitalization and energy consumption in academia, current studies on the carbon emission reduction advantages of the EI are still in dispute. This paper employs the effect of EI’s construction on the carbon emission peak goal of China’s energy system based on the system dynamics model and different scenarios. The simulation results find that: (1) the construction of the EI could enable China’s energy system to meet the carbon reduction commitment in 2028, with a carbon emission peak of 11.61 billion tons; (2) As digitalization and clean energy become more extensively employed, rising energy demand is satisfied by the manner of consuming low-carbon electricity energy. This is thought to be the primary factor that could promote China to achieve the carbon peak goal earlier than expected; (3) The advancement of digitalization has further promoted the decoupling of China’s economic growth from carbon emissions. It is projected that China’s energy system will still achieve the carbon peak goal by 2030 when the expected annual GDP growth rate is increased to 6.32%, 5.75%, and 4.6% for the years 2020–2025, 2026–2030, and 2031–2035, respectively. These findings might provide a new perspective for quantitative research on the environmental outcomes of the EI and the relationship between environmental improvement and economic growth.

10. Carbon tax accompanied by a revenue recycling increases Australia’s GDP: A dynamic recursive CGE approach

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138187

Abstract

This study employs the dynamic recursive Computable General Equilibrium (CGE) approach to model Australia’s economy. This carbon tax policy is designed based on Australia’s economy, starting at A$23/tCO2, increasing over time and imposing uniformly on all industries. This study proposes two carbon tax policies and three revenue recycling approaches, and the prices and GDP variations are estimated during 2020 and 2035. This study confirms introducing a carbon tax policy decreases Australia’s carbon emissions and reduces real consumption and GDP if it is not accompanied by a revenue recycling policy.

But following a revenue-neutral policy and redirecting the carbon tax revenue into the economy through reducing income taxes and investing in research and development (R&D) projects leads to economic growth. This study confirms the implementation of a carbon tax associated with a suitable revenue recycling approach benefits Australia both economically and environmentally.

11. Shifts in the smart research agenda? 100 priority questions to accelerate sustainable energy futures

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 137946

Abstract

Energy transitions are at the top of global agendas in response to the growing challenges of climate change and international conflict, with the EU positioning itself as playing a pivotal role in addressing climate risks and sustainability imperatives. European energy transition policies identify ‘smart consumption’ as a key element of these efforts, which have previously been explored from a predominantly technical perspective thus often failing to identify or address fundamental interlinkages with social systems and consequences. This paper aims to contribute to interdisciplinary energy research by analysing a forward looking ‘Horizon Scan’ research agenda for smart consumption, driven by the Social Sciences and Humanities (SSH). Reflecting on an extensive systematic Delphi Method exercise surveying over 70 SSH scholars from various institutional settings across Europe, we highlight what SSH scholars see as future directions for smart consumption research. Building from seven thematic areas (under which are grouped 100 SSH research questions), the study identifies three key ‘shifts’ this new smart research agenda represents, when compared to previous agendas: (1) From technological inevitability to political choice, highlighting the need for a wider political critique, with the potential to open up discussions of the instrumentalisation of smart research; (2) From narrow representation to diverse inclusion, moving beyond the shortcomings of current discourses for engaging marginalised communities; and (3) From individual consumers to interconnected citizens, reframing smart consumption to offer a broader model of social change and governance. Social Sciences and Humanities scholarship is essential to address these shifts in meaningful (rather than tokenistic) ways. This agenda and the shifts it embodies represent key tools to enable better interdisciplinary working between SSH and teams from the technical and natural sciences.

12. Spatio-temporal effects of regional resilience construction on carbon emissions: Evidence from 30 Chinese provinces

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164109

Abstract

In response to the threat of rapidly rising carbon emissions, a variety of measures are being implemented to achieve carbon reduction. Resilience construction offers a fresh approach to improving the regional anti-interference ability to cope with various risks, and it is worth considering its impact on carbon emissions. The objective of this study is to investigate the spatio-temporal impacts of resilience construction (RCI) on carbon intensity (CI) in 30 Chinese provinces from 2010 to 2019. The relation pattern between RCI and CI is thoroughly examined after developing a hybrid model by integrating gray correlation analysis (GRA) and coupled coordination degree (CCD). Using the GTWR model, the coefficients reveal the spatio-temporal pattern of the influence of each variable on CI. Furthermore, this study pioneeringly blends GTWR regression results with the K-Means approach to identify areas with homogeneity and heterogeneity of the pattern. Firstly, the findings indicate that there is a significant link between CI and all dimensions -economic resilience (RE), social resilience (RS), and ecological resilience (REn). The relation between REn and CI is the greatest, although it has been declining recently while relations of RS, REn, and CI have all been steadily rising. Secondly, according to the results of CCD, resilience construction and carbon reduction are progressively reaching orderly development but there are still some provinces at low levels of CCD. Thirdly, the study area is divided into four clusters, and the structure of spatial grouping tends to become stable. Moreover, we analyze each cluster’s features and suggest appropriate policy measures. The findings aid in the scientific planning of the direction of resilience construction with the goal of collaborative management of carbon emissions.

13. Environmental effect of clean energy research and development investments: Evidence from Japan by using load capacity factor

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137972

Abstract

In environmental economics, the load capacity factor has recently been empirically studied to demonstrate how human actions degrade the environment and how nature compensates for this damage. Therefore, the improvement of the load capacity factor by countries is a critical indicator for achieving Sustainable Development Goals. The study therefore examines the environmental effects of research and development investments in renewable and nuclear energy. In doing so, the study covers Japan; applies Fourier-based time series models (i.e., FMOLS as the base model and DOLS and CCR for the robustness); and uses data between 1974 and 2018. The estimation results present that (i) renewable energy research and development investments support the environment; (ii) economic growth and financial development degrade the environment; and (iii) nuclear energy research and development investments have no effect on the environment. Thus, the study recommends that Japan should contribute to the achievement of the Sustainable Development Goals by concentrating its research and development investments on renewable energy sources instead of nuclear energy.

14. Assessing the economic implications of national climate change mitigation policies on cities: A CGE analysis of Auckland, New Zealand

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138150

Abstract

Computable General Equilibrium (CGE) models have proven to be instrumental in the climate policy literature. Although their use at the sub-national level has increased, their application to assess the implications of national climate policies on cities is scarce due to the low availability of city-level economic and environmental data. Cities could play an instrumental role in the fight against climate change as they are home to more than half of the world population, generate more than 80% of global Gross Domestic Product (GDP) and are responsible for 75% of global greenhouse gas (GHG) emissions. National CGE assessments of climate policies overlooking cities could result in missing major opportunities to achieve ambitious reduction targets considering that cities are centres of innovation and wealth. Hence, the objective of this study is to fill that gap in the literature by developing and using a recursive dynamic, multi-regional CGE model to link a city’s economy to the rest of the nation to assess the direct and indirect economic impacts from national GHG emissions reduction pathways. The city of Auckland, New Zealand (NZ) has been used as a case study due to the city’s proactive climate mitigation plans. The model and scenarios used resemble the ones developed by the New Zealand Climate Change Commission (CCC) to inform national policy advise provided to the government. Additional scenarios were developed to incorporate Auckland’s growth and climate strategies. The results showed that in contrast to the rest of New Zealand, the impacts on the Auckland economy are more pronounced as reflected by the more drastic percent changes (with respect to baseline) of the regional GDP (−6% for Auckland and −1% for NZ) and consumer welfare (−5% for Auckland and 1% for NZ). The more pronounced impacts on Auckland are due to the difference in profile emissions (e.g., urban versus rural sectors), fewer low-emission technological alternatives (e.g., rural technologies do not cater to urban sectors’ needs), and indirect impacts from importing agricultural products with a higher price tag due to rising GHG prices. This study’s contribution in the climate policy literature is to serve as evidence and precedent to carefully evaluate the nuances encountered in complex urban systems when developing national climate policies considering that the number of countries establishing legally binding reduction targets is continually increasing.

15. Impact of industry 4.0 technologies on sustainable supply chain performance: The mediating role of green supply chain management practices and circular economy

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138249

Abstract

During the COVID-19 pandemic, Industry 4.0 technologies and sustainable supply chain practices gained momentum in building a modern and sustainable supply chain. The pandemic and the Russia-Ukraine war presented challenges to emerging economies, emphasizing the need for advanced technologies to ensure continuity and improve performance. While previous studies have examined the direct impact of advanced technologies on performance, the integrated effects of these technologies and sustainable practices, as well as their mediating role between Industry 4.0 and sustainable supply chain performance, remain unexplored. To address this gap, a second-order hierarchical component model was developed and tested using partial least square-based structural equation modeling. Construct dimensions and measurement items were determined through literature review and expert input from Bangladesh’s readymade garment industries. A survey collected data from experts and supply chain professionals in various readymade garment industries in Bangladesh. The findings indicate that the adoption of Industry 4.0 technologies significantly and positively impacts sustainability performance. Additionally, green supply chain management and circular economy practices mediate the influence of Industry 4.0 technologies, contributing to sustainable supply chain performance. This study stands out as one of the few attempts to examine the impact of Industry 4.0 technologies on sustainable supply chain performance, specifically in the context of Bangladeshi readymade garment industries with the application of green supply chain management and circular economy practices. The valuable insights from this study will guide industrial managers and regulatory authorities in implementing advanced technologies and aligning manufacturing practices with sustainable approaches, thus promoting environmental and socio-economic performance.

16. Accounting for corporate environmental rebounds. A conceptual approach

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138175

Abstract

Rebound effects exist when improvements achieved through environmental efficiency initiatives are diminished or even overcompensated, as a result of having encouraged other forms of wastefulness or inefficiency. Extant literature focuses attention on industry and national level rebounds, commonly concluding that related effects are significant. However, despite corporate level claims to comprehensive environmental management practices, less is understood about how rebounds at this level can be measured and managed. A key rebound concern is that the financial savings corporations achieve from environmental efficiency initiatives, might be spent in ways which create further (and possibly greater) environmental damage. This paper argues that adequate accounting approaches are needed to inform management about potential rebounds, and to enable pursuit of cleaner production and sustainable development. A conceptual approach is offered to enable accounting for environmental rebounds, at both the corporate and consumer level. The rebound accounting approach proposed here, offers management opportunities for continuous improvement, through mapping environmental achievements against subsequent rebounds, and documenting and measuring on-going responses to those rebounds.

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. High contribution of new particle formation to ultrafine particles in four seasons in an urban atmosphere in south China

Science of The Total Environment, Volume 889, 1 September 2023, 164202

Abstract

Ultra fine particles (UFP) cover the size range of both nucleation mode particles (NUC, Dp < 25 nm) and Aitken mode particles (AIT, 25 nm < Dp < 100 nm), and play important roles in radiative forcing and human health. In this study, we identified new particle formation (NPF) events and undefined events, explored their potential formation mechanism, and quantified their contributions to UFP number concentration (NUFP) in urban Dongguan of the Pearl River Delta (PRD) region. Field campaigns were carried out in four seasons in 2019 to measure particle number concentration in the size range of 4.7–673.2 nm, volatile organic compounds (VOCs), gaseous pollutants, chemical compositions in PM2.5, and meteorological parameters. The frequency of the occurrence of NPF, as indicated by a significant increase in NUC number concentration (NNUC), was 26 %, and that of the undefined event, as indicated by substantial increases in NNUC or AIT number concentration (NAIT), was 32 % during the whole campaign period. The NPF events mainly occurred in autumn (with a frequency of 59 %) and winter (33 %) and only occasionally in spring (4 %) and summer (4 %). On the contrary, the frequencies of the undefined events were higher in spring (52 %) and summer (38 %) than in autumn (19 %) and winter (22 %). The burst periods of the NPF events mainly occurred before 11:00 Local Time (LT), while those of the undefined events mainly occurred after 11:00 LT. Accompanied to NPF events were low concentrations of VOCs and high concentrations of O3. The undefined events by NUC or AIT were associated with the upwind transport of newly formed particles. Source apportionment analysis suggested that NPF and undefined events were the largest contributor to NNUC (51 ± 28 %), NAIT (41 ± 26 %), and NUFP (45 ± 27 %), while coal combustion and biomass burning, and traffic emission were the second largest contributor to NNUC (22 ± 20 %) and NAIT (39 ± 28 %), respectively.

2. Sources, size-resolved deposition in the human respiratory tract and health risks of submicron black carbon in urban atmosphere in Pearl River Delta, China

Science of The Total Environment, Volume 891, 15 September 2023, 164391

Abstract

Black carbon (BC) has a significantly negative impact on air quality, climate and human health. Here we investigated the sources and health effects of BC in urban area of the Pearl River Delta (PRD) based on online data measured by Aerodyne soot particle high-resolution time of flight aerosol mass spectrometer (SP-AMS). In urban PRD, BC particles mainly came from vehicle emissions especially heavy-duty vehicle exhausts (contributing 42.9 % of total BC mass concentration), long-range transport (27.6 %), and aged biomass combustion emissions (22.3 %). Indicated by source analysis using simultaneous aethalometer data, BC associated with local secondary oxidation and transport may also be originated from fossil fuel combustion, especially traffic sources in urban and surrounding areas. Size-resolved BC mass concentrations provided by SP-AMS, for the first time to our best knowledge, were used to calculate BC deposition in the human respiratory tract (HRT) of different populations (children, adults, and the elderly) by the Multiple-Path Particle Dosimetry (MPPD) model. We found that submicron BC was deposited more in the pulmonary (P) region (49.0–53.2 % of the total BC deposition dose), while less in the tracheobronchial (TB, 35.6–37.2 %) and head (HA, 11.2–13.8 %) regions. Adults suffered the highest BC deposition (1.19 μg day−1) than the elderly (1.09 μg day−1) and children (0.25 μg day−1). BC deposition rate was greater at night (especially 18:00–24:00) than during the daytime. The maximum deposition in the HRT was found for BC particles around 100 nm, mainly in deeper respiratory regions (TB and P), which may cause more serious health effects. Adults and the elderly group are confronted with the notable carcinogenic risk of BC in the urban PRD, up to 29 times higher than the threshold. Our study emphasizes the need to control BC pollution in the urban area, especially nighttime vehicle emissions.

3. Mutual response hypothesis between surface temperature and aerosol (BC and non-BC) mass concentration observed in an urban environment

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164048

Abstract

The mutual response between near surface aerosol concentration and surface temperature works in a complicated manner. A recent study has introduced a hypothesis of mutual response between surface temperature and near surface black carbon (BC) mass concentration which states that ‘more fall in morning hour surface temperature (T) contribute to the enhancement of BC fumigation peak after the sunrise which positively impacts the extra rise in mid-day temperature over a region during the day time’. Morning hour surface temperature is proportionally linked with the strength of the night time near surface temperature inversion which contributes to the enhancement of the fumigation peak of BC aerosols after the sunrise and the enhanced fumigation peak can impact the degree of the mid-day surface temperature rise by influencing the instantaneous heating. However, it didn’t mention the role of non-BC aerosols. Further, the hypothesis was drawn based on the co-located ground-based observations of surface temperature and BC concentration at a rural location of peninsular India. Though, it was mentioned that the hypothesis can be tested independently of locations, but was not thoroughly validated for an urban environment where the loading of both BC and non-BC aerosols are high. In this context, the first objective of the present work is to methodically test the BC –T hypothesis over an Indian metropolitan city, Kolkata, using the suite of measurements obtained from Kolkata Camp Observatory of NARL (KCON) along with other supporting data. In addition, the validity of the hypothesis for the non-BC fraction of PM2.5 aerosols over the same location is also tested. Besides ascertaining the above-mentioned hypothesis over an urban location, it is found that the enhancement of non-BC PM2.5 aerosols peak after the sunrise can negatively influences the mid-day temperature rise over a region during the day time.

4. Impact of extreme wildfires from the Brazilian Forests and sugarcane burning on the air quality of the biggest megacity on South America

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 163439

Abstract

Recently, extreme wildfires have damaged important ecosystems worldwide and have affected urban areas miles away due to long-range transport of smoke plumes. We performed a comprehensive analysis to clarify how smoke plumes from Pantanal and Amazon forests wildfires and sugarcane harvest burning also from interior of the state of São Paulo (ISSP) were transported and injected into the atmosphere of the Metropolitan Area of São Paulo (MASP), where they worsened air quality and increased greenhouse gas (GHG) levels. To classify event days, multiple biomass burning fingerprints as carbon isotopes, Lidar ratio and specific compounds ratios were combined with back trajectories modeling. During smoke plume event days in the MASP fine particulate matter concentrations exceeded the WHO standard (>25 μg m−3), at 99 % of the air quality monitoring stations, and peak CO2 excess were 100 % to 1178 % higher than non-event days. We demonstrated how external pollution events such as wildfires pose an additional challenge for cities, regarding public health threats associated to air quality, and reinforces the importance of GHG monitoring networks to track local and remote GHG emissions and sources in urban areas.

5. Optimal pathway to urban carbon neutrality based on scenario simulation: A case study of Shanghai, China

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137901

Abstract

Scientific analysis and prediction of carbon-neutral pathways can help rationalise the advancement of carbon neutrality goals, but how to apply simulation scenario system modelling to analyse the optimal pathways to achieve carbon neutrality in cities needs further research. By constructing the Low Emissions Analysis Platform (LEAP)-Shanghai model and simulating different future policy scenarios based on policy costs and carbon emission constraints, this work proposes an optimal path to achieve carbon neutrality, providing a new perspective for city-level carbon neutrality research. The results show that energy intensity policies and energy structure transformation policies have a significant impact on achieving carbon neutrality, with a synergistic effect when the two policies are combined. Carbon sink policies coupled with energy intensity and energy structure transformation policies also play a significant role. Various policy combinations could lead to a carbon-neutral Shanghai by 2060, with the optimal scenario being a 3.5% average annual reduction in energy intensity and a 6.5% average annual reduction in carbon emissions per unit of energy consumption. The key to achieving carbon neutrality lies in the rapid transition of the tertiary sector, promoting the advancement and application of clean energy technologies, advancing the transformation of nonelectric energy sources to electric energy sources, and promoting biomass energy and carbon capture and storage (CCS) technologies.

6. Are smart cities more sustainable? An exploratory study of 103 U.S. cities

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137986

Abstract

Cities play a vital role in tackling sustainability challenges. Smart cities have emerged as solutions to urban sustainability. However, whether smart city practices lead to environmental, economic, and social sustainability outcomes is still not clear. This is due to a lack of thorough knowledge of how local governments have deployed the smart city notion, as well as a lack of holistic evaluation of sustainability outcomes achieved by smart cities. To fill in this gap, this research evaluates whether local implementation of smart cities is associated with sustainability outcomes at the city level. We studied 103 US cities by integrating a sustainability assessment conducted by the United Nations Sustainable Development Solutions Network and text mining of city official websites. Our analysis shows that more than 80% of the 103 cities have smart city statements on their websites. In addition, smart cities generally score higher on sustainability outcomes than non-smart cities. Furthermore, when controlling for population size and geographic region, smart city mentions are positively associated with economic sustainability outcomes. However, the relationship between smart city mentions and environmental and social sustainability is not statistically significant. This study contributes to the literature by providing empirical evidence on the prevalence of local governments’ deployment of smart cities, which is scarce at present, and gives novel insight into the relationship between the use of technologies and urban sustainability.

7. Centralization and firm pollution emissions: Evidence from City–county Merger in China Journal of Cleaner Production

Volume 416, 1 September 2023, 137964, Journal of Cleaner Production

Abstract

This study examines the effect of centralization on firm pollution emissions. Using the datasets of firm-level emission and exploring the city–county merger policy (CCM) in China, we find that as CCM transfers much power from county to city, the pollution emissions of firms located in counties have reduced by 48%. This conclusion is still valid under multiple identification and robustness tests. Further analysis suggests that the vertical reform of the environmental protection agency (direct effect) and the change in county government’s targets (indirect effect) are two important mechanisms. Additionally, firm pollution emissions will reduce more in counties that easily implement this policy. Our findings have important policy suggestions. First, to effectively solve the negative externalities of environmental pollution, government should reform the EPA. Power centralization of environmental regulation promotes environmental protection. Second, the central government should add more environmental protection factors in local officials’ promotion evaluation system. Thus, the local officials will be aware that they should focus more on protecting the ecological environment while developing the economy.

8. Levels, consumption, and variations of eight artificial sweeteners in the wastewater treatment plants of Dalian city, China

Science of The Total Environment, Volume 892, 20 September 2023, 163867

Abstract

Artificial sweeteners (ASs) are emerging contaminants in the environment, primarily derived from wastewater treatment plant (WWTP) effluents. In this study, the influents and effluents of three WWTPs in the Dalian urban area, China, were analyzed for the distribution of 8 typical ASs to investigate their seasonal fluctuations in the WWTPs. The results showed that acesulfame (ACE), sucralose (SUC), cyclamate (CYC), and saccharin (SAC) were both detected in the influent and effluent water samples of WWTPs, with concentrations ranging from not detected (ND) to 14.02 μg·L−1. In addition, SUC was the most abundant ASs type, accounting for 40 %–49 % and 78 %–96 % of the total ASs in the influent and effluent water, respectively. The WWTPs revealed high removal efficiencies of CYC, SAC, and ACE, while the SUC removal efficiency was poor (26 % ± 36 %). The ACE and SUC concentrations were higher in spring and summer, and all ASs showed lower levels in winter, which may be caused by the high consumption of ice-cream in warmer months. The per capita ASs loads in the WWTPs were determined in this study based on the wastewater analysis results. The calculated per capita daily mas loads for individual ASs ranged from 0.45 g·d−1·1000p−1 (ACE) to 2.04 g·d−1·1000p−1 (SUC). In addition, the relationship between per capita ASs consumption and socioeconomic status showed no significant correlation.

9. Air pollution exacerbates mild obstructive sleep apnea by disrupting nocturnal changes in lower-limb body composition: a cross-sectional study conducted in urban northern Taiwan

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 163969

Abstract

Background

Few studies have explored the role of body composition linking air pollution to obstructive sleep apnea (OSA).

Objective

To estimate the effects of air pollution on body composition and OSA, and that of body composition on OSA.

Methods

This study included 3550 individuals. A spatiotemporal model estimated personal exposure. Nocturnal changes in body composition were assessed through bioelectric impedance analysis. OSA was diagnosed using polysomnography. A generalized linear model was used to evaluate the absolute nocturnal changes in body composition associated with an interquartile range (IQR) increase in pollutants. A generalized logistic model was used to estimate odds ratios (ORs) of mild-OSA compared to non-OSA. Association between body composition and apnea–hypopnea index (AHI) was investigated through partial least squares (PLS) regression.

Results

Nocturnal changes in lower-limb body composition were associated with NO2 and PM2.5 in all patients. In participants with AHI <15, both short- and long-term NO2 exposures affected body composition and mild-OSA, while PM2.5 was not associated with either outcome. In a PLS model incorporating eight NO2-associated lower-limb parameters, the variable importance projection scores (VIP) of left leg impedance (LLIMP), predicted muscle mass (LLPMM), fat-free mass (LLFFM), and right leg impedance (RLIMP) exceeded 1; the corresponding coefficients ranked in the top four for AHI prediction. The adjusted OR (mild vs. non-OSA) was 1.67 (95 % CI: 1.36–2.03) associated with an IQR increase in prediction value estimated from body compositions. Notably, the two-pollutant model investigating the effects of pollutants on body compositions revealed associations of four parameters (LLIMP, LLPMM, LLFFM, and RLIMP) with NO2 in all lags, which indicates their indispensability in the association between NO2 and AHI.

Conclusions

NO2 exacerbates mild-OSA by disrupting nocturnal changes in lower-limb body composition of patients with AHI <15. PM2.5 was associated with nocturnal changes in lower-limb body composition but not with mild-OSA.

10. Comprehensive assessment of soil and dust heavy metal(loid)s exposure scenarios at residential playgrounds in Beijing, China

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164144

Abstract

Small playgrounds situated within residential communities are popular recreational areas. However, heavy metal(loid)s (HMs) in soil or equipment dust may pose a public health risk. This study provides a comprehensive assessment of the health risk associated with HMs exposure at residential playgrounds in cities, a field that has not been thoroughly investigated previously. 70 soil and 70 equipment dust samples were collected from 30 urban and 40 suburban playgrounds in Beijing. Results indicated significant enrichment of Cu, As, and Ni in the soil with Enrichment Factors (EFs) >5 from both anthropogenic and lithogenic sources. Correlation analyses showed that the levels of Be, Cr, Mn, Co, Ni in soil and Be, Mn, As, Cd in dust were positively correlated with the distance to the nearest highway, with p-values < 0.01. Enrichment and correlation analyses contributed to a better understanding of the sources and transport pathways of HMs in urban environment. Based on a site-specific Conceptual Site Model (CSM), the carcinogenic risks (CRs) and Hazard Quotients (HQs) were quantified for residents as the ratio of HMs exposure to reference doses. Risk assessment indicated the mean predicted CR for children and adults exposed to soil was 3.75 × 10−6 and 5.29 × 10−6, respectively, while that at dust exposure scenarios was lower, at 2.47 × 10−6 and 3.49 × 10−6, respectively, all of which were at the upper end of U.S. EPA’s acceptable criteria of 1 × 10−6 to 1 × 10−4. Among the HMs, As and Ni were identified as the priority control contaminants due to significant contribution to CRs. Furthermore, the spatial distribution revealed an increasing trend in health risk from the urban center to the suburbs. This study emphasizes the need for effective measures to mitigate potential health risk and enhance the safety of recreational areas, particularly for susceptible individuals.

11. Smart solutions for urban health risk assessment: A PM2.5 monitoring system incorporating spatiotemporal long-short term graph convolutional network

Chemosphere, Volume 335, September 2023, 139071

Abstract

Current spatial-temporal early warning systems aim to predict outdoor air quality in urban areas either at short or long temporal horizons. These systems implemented architectures without considering the geographical distribution of each air quality monitoring station, increasing the uncertainty of the forecasting framework. This study developed an integrated spatiotemporal forecasting architecture incorporating an extensive air quality PM2.5 monitoring network and simultaneously forecasts PM2.5 concentrations at all locations, allowing the monitoring of the health risk associated with exposure to these levels. First, this study uses a graph convolutional layer to incorporate the spatial relationship of the neighboring stations at their current state with real-time measurements. Then, it is coupled to a deep learning temporal model to form the long- and short-term time-series graph convolutional network (LSTGraphNet) model, anticipating high pollutant concentration events. This work tested the proposed model with a case study of an existing ambient air quality monitoring network in South Korea. LSTGraphNet model showed prediction performances of PM2.5 at multiple monitoring stations with a mean absolute error (MAE) of 1.82 μg/m3, 4.46 μg/m3, and 4.87 μg/m3 for forecasting horizons of one, three, and 6 h ahead, respectively. Compared to conventional sequential models, this architecture was superior among the state-of-the-art baselines, where the MAE decreased to 41%, respectively. The results of the study showed that the proposed architecture was superior to conventional sequential models and could be used as a tool for decision-making in smart cities by revealing hotspots of higher and lower PM2.5 concentrations in the long term.

12. A comprehensive investigation on source apportionment and multi-directional regional transport of volatile organic compounds and ozone in urban Zhengzhou

Chemosphere, Volume 334, September 2023, 139001

Abstract

To understand the characteristics, source apportionment, and regional transport of volatile organic compounds (VOCs) and ozone (O3) in a typical city with severe air pollution in central China, we observed and analyzed 115 VOC species at an urban site in Zhengzhou from 29 July to 26 September 2021. During this period, observation- and emission-based approaches revealed that Zhengzhou was in a VOC-limited regime. The average concentration of total VOCs (TVOCs) was 162.25 ± 71.42 μg/m3, dominated by oxygenated VOCs (OVOCs, 34.49%), alkanes (24.29%), and aromatics (19.49%). Six VOC sources were identified using positive matrix factorization (PMF) model, including paint solvent usage (25.32%), secondary production (24.11%), industrial production (19.22%), vehicle exhaust (16.18%), biogenic emission (8.87%), and combustion (6.30%). To assess the regional contribution and source apportionment of VOCs and O3, Comprehensive Air Quality Model with Extensions (CAMx) with the Ozone Source Apportionment Technology (OSAT) was used for simulation. Results showed that the VOCs were significantly affected by local emissions (about 70%), while O3 was mainly attributed to regional and super-regional transport. Regarding multi-directional regional transport of VOCs and O3, dominant contributions were from the northeast and east-northeast directions, and O3 contributions were also predominantly from the east and east-southeast directions. In terms of source apportionment, the transportation and industrial sectors (including solvent usage) were the major contributors to O3 and VOCs. To alleviate VOCs and O3 pollution, transportation and industrial emission reduction should be strengthened, and regional coordination, especially from the northeast to east-southeast directions, should be emphasized in addition to local management.

13. How can greenery space mitigate urban heat island? An analysis of cooling effect, carbon sequestration, and nurturing cost at the street scale

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138230

Abstract

Rapid urbanization has contributed to urban heat islands, which can potentially lead to increased energy consumption and carbon emissions, further worsening global warming. The U-shaped street canyon is one of the leading causes of urban heat islands, which may block air circulation and lead to urban heat accumulation. The canyon heat issues can be usually mitigated by nature-based solutions, such as street trees. It is important to increase the greenery space benefits (e.g., cooling effect of trees) with limited canyon space. However, there is an absence of refined greenery space design strategy in various street canyons. This work explored the quantitative design of greenery space (e.g., tree spacing) in different street canyons with complex morphological characteristics, in order to effectively improve co-benefits of trees and mitigate urban heat islands. Eighteen morphological types were considered, including symmetrical & asymmetrical shallow, ideal, and deep street canyons. Co-benefit considering cost of different tree spacings were analyzed, to maximize the benefits of cooling effect and carbon sequestration at minimal nurturing cost. Compared with street canyons without trees, ideal street canyon with tree spacing of 0.2W (W is canyon width) achieved the maximum temperature reduction of 6 °C. The positive correlation between tree spacing and co-benefits was found. The maximum co-benefits of street canyon trees occurred at tree spacing of less than 0.7W, which was largely increased by about 14% compared with 0.2W. This work can provide the guideline for efficient greenery space design, which is crucial for mitigating urban heat islands by nature-based solutions.

14. Coupled development of the urban water-energy-food nexus: A systematic analysis of two megacities in China’s Beijing-Tianjin-Hebei area

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138051

Abstract

Promoting the coupled development of water, energy, and food (WEF) subsystems is a critical step to enhance synergies and increase efficiencies in the WEF nexus. However, the evolution and obstacles of coupled development are largely ignored. This study developed a framework dividing links in the nexus to select indicators and integrated models for the degree of coordination and obstacle diagnosis to explore the coupled development of the WEF nexus from 2000 to 2020 in the water-scarce megacities of Beijing and Tianjin. The results show that the average coordination degree of the WEF nexus in Beijing (0.315) and Tianjin (0.317) is at a low level, indicating a limited interaction between the WEF subsystems, while the coordinated development degree of the WEF nexus is increasing. The order degree of the WEF subsystems shows a two-level hierarchical structure, indicating that both similarities and differences are included in place-specific characteristics. Furthermore, obstacle factors are identified from water and energy subsystems, in which environmental water use (W3) and the energy consumption per gross domestic production unit (E4) played the most significant roles and require a higher priority in policy response. The results in this paper complement obstacle factor analysis in WEF nexus practice, and provide operational indicators for nexus governance.

15. Occurrence, removal and risk evaluation of ibuprofen and acetaminophen in municipal wastewater treatment plants: A critical review

Science of The Total Environment, Volume 891, 15 September 2023, 164600

Abstract

Ibuprofen and acetaminophen as two anti-fever agents have been widely used in human. Due to lack of full understanding, this work firstly summarized their occurrence and fate in municipal wastewater treatment plants (WWTPs) across 30 countries. The respective influent concentrations of ibuprofen and acetaminophen were not detected (ND)-39,830,000 and ND-66440000 ng/L, while their corresponding respective effluent concentrations were ND-58710 and ND-90500 ng/L. The removal efficiencies of ibuprofen and acetaminophen in municipal WWTPs were 6.5–100 % and 14.3–100 % with respective average removal efficiencies of 87.6 % and 94.7 %. There have been many batch studies on ibuprofen biodegradation with kbio values available, while such investigation for acetaminophen was very limited. The theoretically calculated removal efficiency of ibuprofen with kbio agreed well with that of the observed average removal efficiency of on-site investigations on full-scale WWTP, which was quite different from natural estrogens and some other emerging contaminants. One possible reason is that conjugated ibuprofen could be easily cleaved and the cleavage step gives little effect on the biodegradation of ibuprofen. Due to extremely high concentrations of ibuprofen and acetaminophen in influent of municipal WWTP, their concentration levels in effluent likely high enough to pose adverse effects on some aquatic organisms. To protect water environment, advanced treatment is necessary to further remove residue ibuprofen and acetaminophen in the effluent. To the best of our knowledge, this is the systematical summarization on the occurrence and fate of ibuprofen and acetaminophen in municipal WWTP as well as their potential effect on aquatic organisms, which addressed known knowledge and unknowns to be further investigated.

16. Direct discharge of sewage to natural water through illicitly connected urban stormwater systems: An overlooked source of dissolved organic matter

Science of The Total Environment, Volume 890, 10 September 2023, 164248

Abstract

The illicit connection of sewage pipes to stormwater pipes commonly occurs in urban stormwater systems. This brings problems that sewage might be directly discharges into natural water and even drinking water sources without treatment, posing risks to ecological safety. Sewage contains various unknown dissolved organic matter (DOM), which could react with disinfectants and lead to the formation of carcinogenic disinfection byproducts (DBPs). Thus, understanding the impacts of illicit connections on downstream water quality is of significance. This study firstly investigated the characteristics of DOM using fluorescence spectroscopy and the formation of DBPs after chlorination in an urban stormwater drainage system in the case of illicit connections. The results found that the concentrations of dissolved organic carbon and dissolved organic nitrogen ranged from 2.6 to 14.9 mg/L and from 1.8 to 12.6 mg/L, respectively, with the highest levels occurring at the illicit connection points. Concerning DBP precursors, pipe illicit connections introduced considerable precursors of highly toxic haloacetaldehydes and haloacetonitriles into the stormwater pipes. Furthermore, illicit connections introduced more contents of tyrosine-like and tryptophan-like aromatic proteins, which may be related to foods, nutrients, personal care products, etc. in the untreated sewage. This indicated that the urban stormwater drainage system was a significant input source of DOM and DBP precursors to natural water. The results of this study are of great significance for protecting the security of water sources and promoting the sustainability of urban water environment.

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. A review on the P enrichment and recovery from steelmaking slag: Towards a sustainable P supply and comprehensive utilization of industrial solid wastes

Science of The Total Environment, Volume 891, 15 September 2023, 164578

Abstract

Phosphorus (P) is one of the desirable nutrient elements for the growing of crops and is a non-renewable resource. The over-exploitation of high-grade phosphate rocks makes finding alternative P sources urgent for a sustainable and stable P supply. Steelmaking slag has been considered a potential P source due to its huge production and the increasing P content in slag with the utilization of low-grade iron ores. If the efficient separation of P from steelmaking slag is achieved, the obtained P can be used as the raw material for phosphate products, and the P-removal steelmaking slag can be reused as a metallurgical flux in steel plants, realizing the comprehensive utilization of steelmaking slag. To better understand the separation method and mechanism of P from steelmaking slag, this paper reviews: (1) the enrichment mechanism of P in steelmaking slag, (2) the methods of the P-rich phase separation from slag and P recovery, and (3) facilitating the enrichment of P in the mineral phase by cooling treatment and modification. Furthermore, some industrial solid wastes were selected as modifiers for steelmaking slag, which not only provided several valuable components but also significantly reduced treatment costs. Hence, a collaborative processing of steelmaking slag and other P-bearing industrial solid wastes is proposed, providing a new solution for P recovery and the comprehensive utilization of industrial solid wastes, achieving the sustainable development of steel and phosphate industries.

2. Exploring industrial waste management challenges and smart solutions: An integrated hesitant fuzzy multi-criteria decision-making approach

Journal of Cleaner Production, Volume 420, 25 September 2023, 138327

Abstract

Industrial waste encompasses all types of waste generated from industrial, manufacturing, and mining activities. To minimize adverse environmental impacts, industrial waste can be effectively managed through implementingsmart technologies. The present study aimed to identify the challenges of industrial waste management and propose smart solutions to effectively manage these challenges. The findings derived from a systematic literature review indicate that the challenges of industrial waste management can be classified into five dimensions within the STEEGO model. By evaluating the weights of each dimension using the HF-BWM method, the “organizational” dimension, with a weight of 0.27, was found to be the severest challenge, while the “technological” dimension, with a weight of 0.347, was considered to be the most probable challenge. Furthermore, the findings from conceptual modeling, using the TISM method, show that the primary challenges in industrial waste management include: “a lack of culture for effective waste management”, “insufficient training on legal waste drainage and proper waste digestion”, and “a lack of specific technical instructions for refining and recycling.” To overcome these challenges, smart solutions have been proposed. The result of the HF-QFD method indicate that the most important solution is “constructing smart infrastructure for proper waste management”, with a score of 0.27.

The novelty of this study lies in the theoretical development of the model for the challenges of industrial waste management by applying the “organizational” dimension, considering both biological and physical aspects in the “environmental” dimension, identifying smart solutions to overcome the challenges for cleaner industrial waste systems, as well as using smart industrial waste management technologies in different industries.

Our results emphasize that, given the type of waste, industry managers should employ specific smart technologies for disposing and recycling industrial waste. This approach can prevent the loss of raw materials and protect the environment from various types of waste.

3. Mitigating oil and gas pollutants for a sustainable environment – Critical review and prospects

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137863

Abstract

The oil and gas (O&G) industry generates pollutants from the exploration, refining, transportation, storage, and consumption of crude oil products that potentially pollute soil, aquatic environments, and ecosystem. They produce high quantities of gas pollutants, produced water, and other complex organic contaminants. These pollutants are associated with environmental risks, disrupt the well-being of humans, and are fatally hazardous. In fact, the release of pollutants leads to the displacement of animals and the loss of arable land for agricultural purposes. In addition, their influence on the surrounding environment is detrimental to global safety, as described by the World Health Organization (WHO). Controlling these pollutants below the standard emission limits set by global environmental regulations to achieve a safe and sustainable environment is crucial. Herein, the policies related to oil and gas pollution and the harmful effects of O&G pollutants have been reviewed. Also, the applications of catalytic and adsorption technologies in removing O&G pollutants have been discussed. Notably, the roles of novel catalysts and adsorbents in activating and converting harmful O&G pollutants into environment-friendly and value-added products have been highlighted. In addition, this review discusses the prospects of renewable energy technologies in mitigating waste pollutants related to O&G. Moreover, future research directions and useful scientific recommendations have been provided to stimulate further progress aimed at mitigating the harmful effects of O&G pollutants.

4. Effect of mandatory cleaner production audits on manufacturing firms’ environmental efficiency in China: Renovation or innovation?

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137855

Abstract

Technological innovation is an important solution that can help improve environmental efficiency. However, the role of technological renovation in enhancing environmental efficiency has been ignored. This study provided initial evidence of the effects of cleaner production audits in China on manufacturing firms’ environmental efficiency, which was measured by the emissions of sulfur dioxide and chemical oxygen demand per total output. Cleaner production audits were used as exogenous shocks. Their impact was estimated using the staggered difference-in-difference method combined with samples of ever-treated or never-treated firms using propensity score matching. The findings showed that firms that conducted cleaner production audits (vs. those that did not) experienced 4.7% and 11.9% reductions in the emission intensities of sulfur dioxide and chemical oxygen demand, respectively. Cleaner production audit implementation significantly improved firms’ environmental efficiency. Additionally, a heterogeneous analysis showed that non-heavy polluters, small and medium-sized firms, and non-state-owned firms demonstrated the most improvement in environmental efficiency. Finally, the mechanism analysis results showed that firms’ technological renovation in the production process is the main solution for improving environmental efficiency. This is a feasible and cost-effective way of reducing resource consumption and pollutant emissions. Accordingly, a cleaner production audit plan for different countries should be formulated with a focus on technological renovation in the production process. It should entail clean-cut incentives to stimulate firms to perform technological innovation, thereby continuously improving firms’ environmental efficiency. This study sheds light on the environmental impact of cleaner production audits and regulated firms’ choices between technological renovation and innovation.

5. Low-CO2 emission strategies to achieve net zero target in cement sector

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137466

Abstract

Cement industry is one of the largest contributors to greenhouse gas emissions accounting for about 7% of global CO2 emission. As global cement demand continues to rise exponentially, the industry is taking numerous effective steps to meet net-zero emission targets by limiting global warming to 1.5 °C by the end of the century and improve the ecological system. Worldwide, about 2.9 billion tons of CO2 were emitted in 2021 from cement production and the industries are expected to achieve the net-zero target by 2050. The reduction of CO2 emission remains a major challenge for the cement industry as the manufacturing processes and the current infrastructure allow little margin for the reduction in CO2 emission, considering the age-old and conventional Portland cement chemistry. To achieve a net-zero emission target, several effective measures are being explored to mitigate CO2 emissions from cement industries, viz., use of alternative fuels, reducing clinker-to-cement ratio, improving energy efficiency, carbon capture, utilization, and storage (CCUS) techniques etc. Apart from these, production of low-carbon cement different from Portland clinker chemistry has the potential to make a big difference in mitigating CO2 emission. Carbonatable calcium silicate-based cement, is found to be a promising alternative to OPC and reduces about 70% of total CO2 emission from cement production. This paper thoroughly reviews the different low-carbon emission approaches (both direct and indirect) such as reducing clinker factor, lowering the clinkerization temperature by using fluxes and mineralizers (such as CaF2, BaO, SnO2, P2O5, Na2O, NiO, ZnO etc), producing low temperature clinker, use of supplementary cementitious materials (SCMs) in concrete and capturing the emitted CO2 through mineral carbonation, direct air capture (DAC) etc for future alternative low-carbon cements. Various commercialized technologies for reducing CO2 emissions (CarbonCure, Solidia, Heidelberg, Novacem, Carbicrete and CO2-SUICOM) with their technology readiness levels (TRLs) are also discussed.

6. Uncovering the key mechanisms of differentiated carbon neutrality policy on cross-regional transfer of high-carbon industries in China

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 137918

Abstract

The carbon peaking and carbon neutrality strategy have become China’s national strategy. Given the significant regional differences in China, the Chinese government has proposed “one policy for one province” guiding principle for carbon emission reduction. This study takes Tianjin as a representative of “a province-level city with high degree of industrialization and prominent emerging industries”, and Gansu Province a representative of “a province with a low degree of industrialization but the potential for green energy”. Using the integrated modeling frameworkthis study conducts a comparative analysis of the hidden flows generated by inter-provincial inward and outward transfers and extracts a feasible model for carbon neutrality transformation. The study also focuses on carbon emission, GDP changes, carbon hidden flow change in trade and carbon emission reduction path. By comparing the results, this study identifies the mechanism of the industrial spillover effect and carbon emission spillover effect between the two regions. Then it concludes the “cross-regional transfer mode of high-carbon industries” of industrial carbon neutral transformation: more carbon emission allowances are allocated to developing regions represented by Gansu Province, implement regionally differentiated carbon emission reduction constraint policies, and achieve industrial spatial transfer through more inter-provincial transfer. The paper found that in implementing a regionally differentiated carbon emission reduction constraint policy (DE scenario), the transfer of high-carbon industries can achieve the “superposition effect” through inter-provincial transfer. Accordingly, three carbon policy mechanisms for cross-regional transfer of high-carbon industries are summarized.

7. Environmental regulation, green innovation and high-quality development of enterprise: Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138112

Abstract

Environmental regulation, as a safe line of defense for the ecological environment, is an important practical exploration to guide green innovation and to promote high-quality development of enterprise. This research examines the impact of environmental regulation on high-quality development of enterprise and the realization path based on the data of Chinese A-share listed enterprises from 2010 to 2020. The fixed-effect model reveals a significant positive correlation between environmental regulation and high-quality development of enterprise. Moreover, the chain intermediation model is used to examine the realization path. Specifically, environmental regulation hinders enterprises’ green management innovation and thus has a negative impact on high-quality development of enterprise, which is manifested as a masking effect. Environmental regulation has a positive impact on the high-quality development of enterprise through enhancing green technology innovation or the intermediation chain of “promoting green technology innovation – driving green management innovation”. Heterogeneity analysis reveals that environmental regulation has a facilitating effect on the high-quality development of enterprises for non-state-owned enterprises, and enterprises within the carbon emission trading pilot areas. In addition, environmental regulation has the strongest promoting effect on high-quality development of enterprise in the mature stage, followed by the growth stage. The research provides actionable paths for the government to optimize the institutional system of ecological environment construction and accelerate the modernization process of environmental governance.

8. The spatial heterogeneity of synergy and trade-off linkages between carbon and air pollutant mitigations in China’s steel industry

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138166

Abstract

The linkages between CO2 and air pollutant mitigations in the steel industry, including synergies and trade-offs, have significant spatial heterogeneities. Previous research has only investigated the linkages at the industrial level and overlooked the spatial heterogeneity features, which hinders the precise decision making on mitigation strategies. This study quantifies the linkages between CO2, SO2, NOx, and PM mitigations across cities in China’s steel industry. A database of 3689 steel production units is established to calculate the emissions. Then, the linkages of mitigation targets of each city are quantified by setting the tailored mitigation pathways in 2019–2035. The results show that the emissions are highly spatially heterogeneous, as the top five contributing cities account for 27.7–33.2% of the total emissions of China’s steel industry, but their emission efficiencies are not necessarily worse than the average. The mitigation pathways cause two-sided relationships, as 138 cities will earn mitigation co-benefits to varying degrees, but other 11 cities show the trade-offs. In addition, the mitigation pathway will lead to the highest economic costs as 51.2 billion CNY/a, bringing heavy economic burdens to some cities. This study enriches the co-mitigation management theory and supports the formulation of spatially differentiated mitigation targets and measures.

9. Engaging stakeholders in collaborative control of air pollution: A tripartite evolutionary game of enterprises, public and government

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138074

Abstract

In the current context of air pollution control, inconsistent interest demands from various stakeholders hinder efficient cooperative governance. This study developed a tripartite evolutionary game model to examine the decision-making mechanism of enterprises, the public, and the governments involved in China’s air pollution control process. Using theoretical and simulation analysis, the study identifies critical factors of stakeholders’ strategies and propose possible evolution paths for achieving collaborative air pollution control. The results showed that collaborative governance among the three stakeholders is the optimal path for air pollution control in China, which evolves through four stages: government regulation, enterprises’ pollution control, public participation, and government withdrawal. Currently, China is currently in a transitional period from public participation to government withdrawal and should focus on introducing subsidy policies to encourage green technology innovation among enterprises, strengthen environmental information disclosure, and establish and improve public participation mechanisms. In the future, China should prioritize the construction of public participation channels, incentivize green technology innovation, and focus on synergistic effect of carbon emission reduction among enterprises. This will help achieve the possible government withdrawal stage where joint governance of the public and enterprises can effectively control air pollution, allowing the government to shift focus to other important environmental issues such as carbon emission reduction.

10. Improved emulsified oil removal approach for industrial coal pyrolysis wastewater by flocculation under pressurized CO2 atmosphere

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138213

Abstract

Coal pyrolysis wastewater pretreatment suffers from equipment fouling and inferior mass transfer efficiency brought by low emulsified oil removal efficiency. This paper comprehensively analyzed the properties of emulsified oil and found this inadequacies attribute to its high stability and penetrability derived from high ζ potential of −33.1 mV and tiny average particle size of 114.7 nm in initial condition. H3O+ adjustment is developed to compress diffusion layer thickness and facilitate natural coalescence of emulsified oil droplets. Results of H2SO4 acidification present the peaks of average particle size sustainably stabilized between 782.9 and 1009.0 nm and emulsified oil was mostly coagulated and subsequently settled/floated without further treatment. CO2 was selected as a suitable donor of H3O+ to improve application potential, and flocculants was coupled with pressurized dissolved CO2 to intensify emulsified oil removal whose optimal efficiency achieved 93.82 wt% by changing flocculant types and operation conditions. Response surface analysis results introduced emulsified oil removal efficiency reached 95.17 wt% at PAC concentration of 1065 mg/L, CPAM concentration of 20 mg/L and operating pressure of 0.67 MPag. For renovation projects with limitations, the optimal emulsified oil removal efficiency achieved 94.33 wt% at PAC concentration of 1032 mg/L, CPAM concentration of 21 mg/L and operating pressure of 0.60 MPag. Process simulation of sour gas and ammonia stripper signified that CO2 addition has little effect on current industrial process. By comparison, the proposed approach performs high efficiency, low impact to wastewater, strong feasibility, and great prospect in pretreatment.

11. Biochar-cement concrete toward decarbonisation and sustainability for construction: Characteristic, performance and perspective

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138219

Abstract

Biochar has been increasingly used in the production of cementitious materials due to its low cost, low-carbon emission, and environmental benefits. This study provides a comprehensive review on the effect of biochar on the performance of cementitious composites, focusing on mechanical properties, durability properties, and carbon-sequestration capacity. It has been observed that the use of biochar can improve the mechanical strength, thermal, and electromagnetic performance of hardened biochar-cement composites. The optimum cement replacement with biochar is 1–2 wt% (by weight) for enhancing the compressive and flexural strength. Additionally, the addition of biochar can improve the resistance to sulphate attacks, chloride-induced corrosion, shrinkage, and permeability of biochar-cement composites. Biochar also has the potential to reduce the permeability of concrete, and no significant differences were observed in permeability reduction for biochar processed at different pyrolysis temperatures. The positive effect of biochar (up to 5 wt%) on durability improvement is attributed to enhanced hydration and physical filling, resulting in a denser microstructure that prevents the penetration of ions and water. This study also discusses the impact of biochar on carbon sequestration capacity, demonstrating its ability to enhance the carbon-sequestration capacity of biochar-based concrete. In conclusion, while the mechanical properties of concrete with biochar have been extensively investigated, future research is needed to explore the long-term durability properties under different environmental conditions. Moreover, there is a growing demand for low-carbon concrete that utilizes carbon-negative materials to enhance performance and resilience.

12. A system dynamics approach for large-scale water treatment plant sludge management: A case study in Brazil

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138105

Abstract

A simulation model for water treatment plant sludge management was proposed, based on the system dynamics approach. This model can be extended to the sludge management of a sanitation system (WTP + WWTP). The model is useful for the selection of the best destination for the sludge generated in treatment plants based on the various changes that a decision can have throughout the operation of the sanitation system. The applicability of the proposed model was tested in a case study of WTPs 3 and 4 and the Anhumas Wastewater Treatment Plant located in Campinas, the main city of the Piracicaba, Capivari and Jundiaí river basin, an important area of water resource management in Brazil. The developed model can be used by treatment plants to: select the best final destination option according to treatment technologies; select the best location for final disposal, considering transport, disposal and storage costs; verify the influence on treatment costs to adapt to a pre-defined final destination for joint management; or compare beneficial disposal costs with landfill disposal costs. The model was developed to allow for gradual increase in acceptance of the residue over time. By establishing this variable, slightly lower final costs were observed in the scenario of sending the sludge with aluminum coagulant to ceramic industries, compared to sending it to landfill, in the case study used for model development. Despite the interesting results, these values should be considered only indicative. Therefore, it can be stated that the major challenge to using the SD model is the accurate and appropriate data collection for correct simulation, as well as its historical series, for accurate evaluation of the viability of the model. The proposed simulation methods showed greater sensitivity to treatment costs, highlighting the importance of beneficial use of the proposed sludge to the technologies employed for water and sludge treatment.

13. Source profile study of VOCs unorganized emissions from typical aromatic devices in petrochemical industry

Science of The Total Environment, Volume 889, 1 September 2023, 164098

Abstract

Volatile organic compounds (VOCs) are significant pollutants generated during the processes of petroleum refining and chemical production. Aromatic hydrocarbons, in particular, pose a great risk to human health. Nevertheless, unorganized emissions of VOCs from typical aromatics units remain poorly studied and reported. Therefore, it is vital to achieve precise control over aromatic hydrocarbons while managing VOCs. In this study, two typical aromatics production devices in petrochemical enterprises, namely aromatics extraction devices and ethylbenzene devices, were selected. The fugitive emissions of VOCs from the process pipelines in the units were investigated. Samples were collected and transferred using the EPA bag sampling method and HJ 644 and analyzed using gas chromatography–mass spectrometry. The results indicated that a total of 112 VOCs were emitted during the six rounds of sampling in the two types of devices, with alkanes (61 %), aromatic hydrocarbons (24 %), and olefins (8 %) being the primary types of VOCs emitted. The results also revealed the unorganized emissions characteristic substances of VOCs in the two types of devices, with slight differences in the types of VOCs emitted. The study found significant differences in the detection concentrations of aromatic hydrocarbons and olefins, as well as the types of detected chlorinated organic compounds (CVOCs), between the two sets of aromatics extraction units in distinct regions. These differences were closely related to the processes and leakages in the devices and can be effectively controlled by enhancing leak detection and repair (LDAR) and other measures. This article offers guidance for compiling VOCs emission inventories and improving the management of VOCs emissions in petrochemical enterprises by refining the source spectrum at the device scale. The findings are significant for analyzing VOCs unorganized emission factors and promoting safe production in enterprises.

14. UV and solar-based photocatalytic degradation of organic pollutants from ceramics industrial wastewater by Fe-doped ZnS nanoparticles

Chemosphere, Volume 336, September 2023, 139208

Abstract

UV and solar-based photocatalytic degradation of 2,4-dichlorophenol (2,4-DCP) as an organic contaminant in ceramics industry wastewater by ZnS and Fe-doped ZnS NPs was the focus of this research. Nanoparticles were prepared using a chemical precipitation process. The cubic, closed-packed structure of undoped ZnS and Fe-doped ZnS NPs was formed in spherical clusters, according to XRD and SEM investigations. According to optical studies, the optical band gaps of pure ZnS and Fe-doped ZnS nanoparticles are 3.35 and 2.51 eV, respectively, and Fe doping increased the number of carriers with high mobility, improved carrier separation and injection efficiency, and increased photocatalytic activity under UV or visible light. Doping of Fe increased the separation of photogenerated electrons and holes and facilitated charge transfer, according to electrochemical impedance spectroscopy investigations. Photocatalytic degradation studies revealed that in the present pure ZnS and Fe-doped ZnS nanoparticles, 100% treatment of 120 mL of 15 mg/L phenolic compound was obtained after 55- and 45-min UV-irradiation, respectively, and complete treatment was attained after 45 and 35-min solar light irradiation, respectively. Because of the synergistic effects of effective surface area, more effective photo-generated electron and hole separation efficiency, and enhanced electron transfer, Fe-doped ZnS demonstrated high photocatalytic degradation performance. The study of Fe-doped ZnS’s practical photocatalytic treatment capability for removing 120 mL of 10 mg/L 2,4-DCP solution made from genuine ceramic industrial wastewater revealed Fe-doped ZnS’s excellent photocatalytic destruction of 2,4-DCP from real industrial wastewater.

15. Osmotic cleaning of typical inorganic and organic foulants on reverse osmosis membrane for textile printing and dyeing wastewater treatment

Chemosphere, Volume 336, September 2023, 139162

Abstract

Reverse osmosis (RO) is one of the most fundamental membrane technology because it has higher salt rejections, which suffers from the issue of membrane fouling, as the membrane is inevitably exposed to foulants during the filtration process. For different fouling mechanisms of RO membrane, physical and chemical cleaning are widely used in the control of RO membrane fouling. The present study investigated the performance and water flux recovery using osmotic cleaning to clean the typical inorganic and organic foulants on RO membrane for textile printing and dyeing wastewater treatment. The effects of operation conditions (i.e., the concentration of cleaning solution, the filtrating time and cleaning time, and the flow rate of cleaning solution) on relative water flux recovery were examined. The results show that a highly water flux recovery (98.3% for cleaning of inorganic fouling and 99.6% for cleaning of organic fouling) was achieved under optimal operation of the concentration and flow rate of cleaning solution and the filtrating and cleaning time. Moreover, the experiment of repeated “filtrating-cleaning” cycles indicated that the osmotic cleaning has highly performance of recoverability of water flux (over 95.0%) can be extended in a relatively long time. The experimental results and changes on SEM and AFM images of RO membrane confirmed the successful development and application of osmotic cleaning for inorganic and organic fouling of RO membrane.

16. Control of surface deformation and overburden movement in coal mine area by an innovative roadway cemented paste backfilling method using mining waste

Science of The Total Environment, Volume 891, 15 September 2023, 164693

Abstract

Caving mining method could lead to massive waste rocks hauled to surface while leaving a large void in underground. This would eventually result in the surface subsidence and damage to the environment and surface infrastructures. In this study, we proposed three different backfilling methodologies to minimise the surface subsidence being 1) 100 % mining and 100 % backfilling (method 1); 2) leaving one slice of coal between two backfilled slices (method 2) and 3) leaving one slice of coal between one backfilled slice (method 3). The backfilling materials are made of waste rock, fly ash and cement and the optimal ratio has been found through the test program designed based on the orthogonal experiment design method. The strength of the backfilling paste is 3.22 MPa at the axial strain 0.033. The mine scale numerical simulation has also been conducted and it was concluded that the method 1 would lead to 0.098 m roof deformation in underground roadway whereas the method 2 and method 3 only induced a roof deformation around 32.7 % and 17.3 % of that induced by the method 1, respectively. All three methodologies have been approved to minimise the roof deformation and disturbance to the rock by mining operations. At last, the surface subsidence has been scientifically evaluated based on the probability integration method of surface movement. It indicated that the surface subsidence, horizontal movement, inclined movement and curvature of rock surrounding the panel void were all below the minimum value required by regulation. This confirmed that the selected backfilling mining is able to ensure the integrity of the surface infrastructures. This technology provides a new way to control the surface subsidence caused by coal mining.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Ảnh minh hoạ. ITN

Quảng Ngãi: Chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy nước 1.483 tỷ

(Phapluatmoitruong.vn) – Công ty CCG vừa đề xuất dự án Nhà máy nước Dung Quất 2 tại KKTDQ, có tổng mức đầu tư 1.483 tỷ đồng.

Sau thành công của hàng loạt dự án năng lượng tái tạo ở miền Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Phát triển CCG Phạm Văn Tuấn đã đề xuất xây dựng Nhà máy nước Dung Quất 2. Đây là dự án lớn được thiết kế lắp đặt các thiết bị, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu nước sạch phục vụ Khu kinh tế Dung Quất (KKTDQ).

Theo đó, dự án Nhà máy nước Dung Quất 2 có diện tích sử dụng đất trên 416.789 m2. Dự án sẽ đầu tư các hạng mục chính tại xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi), bao gồm các hạng mục công trình thu nước thô, hồ chứa nước thô, trạm bơm nước thô, nhà máy xử lý nước, tuyến ống chuyển tải nước sạch và các trạm bơm tăng áp với công suất hoàn thiện trên 150.000 m³/ngày.

Dự án chia thành 3 giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 1 có công suất cấp nước 50.000 m³/ngày (dự kiến hoàn thành năm 2026 và cấp nước đến năm 2030). Giai đoạn 2 có công suất cấp nước 100.000 m³/ngày (dự kiến hoàn thành năm 2030 và cấp nước đến năm 2035). Giai đoạn 3 có công suất cấp nước 150.000 m³/ngày (dự kiến hoàn thành năm 2035).

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức cuộc họp với các Sở ngành liên quan và nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn. Sở cho biết: “Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch từ 30.000 ha lên 45.000 ha, KKTDQ đã kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững. Theo đó, mục tiêu của dự án là đáp ứng nguồn nước phục vụ cho các Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Dung Quất II, Khu công nghiệp Tịnh Phong, Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Bình Thanh, Khu đô thị Vạn Tường, khu vực phía Nam KKTDQ và vùng phụ cận…”.

“Dự án Nhà máy nước Dung Quất 2 được tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Dự án được HĐND huyện Sơn Tịnh và Ban Quản lý KKTDQ thông qua kế hoạch sử dụng đất và danh mục Dự án đầu tư có sử dụng đất” – Sở KH&ĐT khẳng định.

Nhà đầu tư giới thiệu dự án Nhà máy nước Dung Quất 2.

Theo đơn vị tư vấn Dự án, việc phân kỳ đầu tư căn cứ trên Dự báo thu hút đầu tư và nhu cầu sử dụng nước của các hộ dân, hộ sản xuất và doanh nghiệp đầu tư tại KKTDQ. Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, công suất cung ứng sẽ lớn hơn 50.000 m3 để dự phòng nhu cầu sử dụng nước tăng cao khi có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, sản xuất và kinh doanh.

Dự án phù hợp với Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn hướng tới năm 2050 và Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể có tính đến biến đổi khí hậu nhằm cấp nước ổn định, chất lượng và dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng nước theo từng giai đoạn” – Đơn vị tư vấn khẳng định.

Ông Phạm Đình Diệu, Giám đốc dự án cho rằng, Công ty CCG đầu tư vào dự án Nhà máy nước Dung Quất 2 là hợp lý, đúng mục tiêu phục vụ cho KKTDQ. Việc đầu tư dự án là quá trình nghiên cứu, khảo sát theo hướng góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của đô thị và các khu công nghiệp…

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu nước sạch cho khu vực, ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, góp phần phát triển đô thị và tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn KKTDQ nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung” – Ông Diệu nhấn mạnh.

                                                      Tùng Chi – Nguyễn Dũng

                                              (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Mô hình Nhà máy nước Dung Quất 2.

Ninh Thuận: Chấm dứt hoạt động dự án nước khoáng Krông Pha

(Phapluatmoitruong.vn) – Sở KH&ĐT Ninh Thuận cho biết vừa kiến nghị UBND tỉnh chấm dứt hoạt động của dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và sản xuất nước khoáng Krông Pha (thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn) do vi phạm Luật Đầu tư.

Theo đó, qua kết quả thanh tra của Sở cho thấy các hạng mục công trình xây dựng của dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và sản xuất nước khoáng Krông Pha (Dự án nước khoáng Krông Pha) chưa đạt yêu cầu về quy mô theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp, chưa phát huy hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả tài nguyên nước khoáng của dự án.

Đồng thời, dự án chưa triển khai xây dựng 6/18 bungalow còn lại theo là chưa đạt yêu cầu về quy mô theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 3.

Ngoài ra, từ năm 2019 đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện thủ tục đăng ký ngừng hoạt động dự án, điều này đã vi phạm quy định pháp luật về đầu tư. Đối với hành vi này, Sở yêu cầu nhà đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

Cuối tháng 3/2023, nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh dự án nhưng Sở KH&ĐT tỉnh từ chối bởi dự án chậm tiến độ, vi phạm cam kết với UBND tỉnh, đồng thời, chưa có phương án kinh doanh và chưa chuyển nhượng dự án cho đối tác khác.

Được biết, dự án nước khoáng Krông Pha được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 1/2008 và điều chỉnh lần 3 vào tháng 12/2015. Mục tiêu xây dựng khu sinh thái nghỉ dưỡng và nhà máy sản xuất nước khoáng đóng chai; quy mô nhà máy sản xuất nước khoáng đóng chai có công suất 173.375.000 lít/năm và khu du lịch nghỉ dưỡng gồm các bungalow, dịch vụ tắm nước khoáng nóng và nhà hàng.

Dự án có tổng vốn đầu tư dự án 23 tỷ đồng; diện tích sử dụng đất 109.072 m2. Trong đó 81.911 m2 khu vực mỏ và đường ống dẫn nước; 27.161 m2 khu nhà máy sản xuất, văn phòng và kinh doanh du lịch, dịch vụ tắm nước khoáng nóng và nhà hàng.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Dự án nước khoáng Krông Pha hiện đã ngừng hoạt động.

Hạn chế phương tiện cá nhân: Liệu có hết ùn tắc?

Chính phủ vừa yêu cầu Hà Nội, TPHCM và các đô thị lớn căn cứ tình hình thực tế để xây dựng lộ trình hạn chế một số xe cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông. Đáng chú ý, Chính phủ đốc thúc các địa phương ưu tiên đầu tư vận tải hành khách công cộng, nhất là loại hình lưu lượng lớn. Trước động thái này, nhiều ý kiến cho rằng phương tiện công cộng luôn là cách tốt nhất để giải bài toán ùn tắc giao thông.

Ùn tắc diễn biến phức tạp

Dễ nhận thấy, dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng vấn nạn ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM chưa được cải thiện nhiều. Thời gian gần đây thậm chí còn diễn biến phức tạp khi có sự chênh lệch quá lớn giữa tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân và đầu tư phát triển hạ tầng cũng như mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng. Tại Hà Nội, số liệu từ Sở GTVT cho hay, thành phố hiện có khoảng 7,9 triệu phương tiện tham gia giao thông, gồm: 1,1 triệu xe ô tô, 6,6 triệu xe máy, và 0,2 triệu xe điện; chưa kể, tham gia giao thông tại Thủ đô còn có hàng triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác. Tốc độ tăng trưởng phương tiện giai đoạn 2019 – 2022 bình quân trên 10%/năm đối với ô tô, 3%/năm đối với xe máy. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị mới đạt khoảng 10,3% (yêu cầu đặt ra là 20 – 26%); tăng bình quân chỉ 0,26 – 0,3%/năm; quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Trong khi đó mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Hà Nội mới giải quyết được khoảng 19% nhu cầu đi lại. Lực lượng chủ yếu của vận tải hành khách công cộng vẫn là xe buýt, mới có một tuyến đường sắt đô thị.

Là cư dân Hà Nội, anh Trần Ngọc Tiến, 46 tuổi (phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy) chia sẻ: Muốn hạn chế phương tiện giao thông cá nhân phải tăng phương tiện vận tải công cộng. Bản thân tôi cũng muốn sử dụng xe buýt thường xuyên nhưng có khi từ nhà đi bộ ra đến trạm xe buýt có tuyến cần di chuyển đã mất 15 phút. Rồi không phải đứng chờ là có xe buýt ngay, có khi phải chờ từ 10 -15 phút hoặc lâu hơn nữa mới có đúng xe buýt mình cần đi. Đến trạm nào đó, phải đi bộ 5 hay 10 phút mới đến nơi mình làm việc. Tính ra thời gian để sử dụng phương tiện giao thông công cộng có khi gấp đôi sử dụng phương tiện cá nhân. Đây là một trong những lý do khiến tôi vẫn sử dụng xe máy.

Còn tại TPHCM hiện đang quản lý 8,7 triệu phương tiện, trong đó có hơn 850 ngàn ô tô và gần 7,8 triệu xe máy. Bình quân mỗi ngày có 79 ô tô và 309 xe máy đăng ký mới. Theo Sở GTVT thành phố, hiện nay vận tải hành khách công cộng chỉ mới đáp ứng được 9,2%, mục tiêu vận tải hành khách công cộng đặt ra đến năm 2025 đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại người dân, đến năm 2030 là 25%.

Dù muốn sử dụng xe buýt đi làm nhưng chị Nguyễn Khánh Thi (quận Phú Nhuận, TPHCM) than thở: Vào giờ cao điểm, nhiều xe buýt khó khăn trong việc dừng đón, trả khách. Hành khách phải chạy thật nhanh chân để trèo lên khiến không ít người có tuổi vấp ngã, nhìn cảnh đó thật ái ngại khi lựa chọn xe buýt, vì thế tôi vẫn lái xe ô tô tới công ty ở quận 3 dù ngày nào cũng trong cảnh ùn tắc gần 2 tiếng chiều về.

Từ thực trạng trên, chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình nói: Thời gian qua, việc hạn chế xe máy chúng ta cũng mới nêu câu chuyện chứ đi vào thực tế rất cần phương tiện giao thông công cộng để người dân có thể thay thế. Bởi nếu cấm xe máy không cẩn thận sẽ thúc đẩy người dân sử dụng ô tô cá nhân nhiều hơn so với trước bởi vận tải hành khách công cộng chưa theo kịp.

Theo TS Phan Lê Bình, nhìn sang các nước phát triển, họ có mức độ ưu tiên cao độ cho phương tiện công cộng. Tại London (Anh) hay Tokyo (Nhật Bản), trong giờ cao điểm có làn đường riêng chỉ dành cho xe buýt và taxi, những phương tiện có khối lượng chuyên chở lớn hơn xe cá nhân. Việc này đã được làm ở Hà Nội với làn BRT, nhưng việc xây dựng mạng lưới liên thông, tiếp cận đồng bộ quá chậm trễ đã gây phản tác dụng. Với giao thông công cộng đường sắt, việc thực hiện cũng quá chậm khiến chúng ta dần dần mất cơ hội cạnh tranh với giao thông cá nhân.

Các địa phương cần ưu tiên đầu tư vận tải hành khách công cộng. Ảnh: Lê Khánh.

Các địa phương cần ưu tiên đầu tư vận tải hành khách công cộng. Ảnh: Lê Khánh.

Cấp thiết phát triển giao thông công cộng

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới vừa được ban hành. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương ưu tiên đầu tư vận tải hành khách công cộng, nhất là loại hình lưu lượng lớn. Người dân được khuyến khích chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông xanh gắn với lộ trình hạn chế dần phương tiện cá nhân tại đô thị lớn. Chính phủ giao các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội và TPHCM phân luồng giao thông, quản lý xe cá nhân để tạo không gian đi bộ trên vỉa hè cho người dân, giúp họ dễ tiếp cận phương tiện vận tải công cộng.

Các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM cần đảm bảo tiến độ. Tuyến giao thông kết nối với đường sắt đô thị, buýt nhanh (BRT) cần được xây dựng. Mạng lưới xe buýt hoàn thiện, trong đó có xe nhỏ phù hợp với điểm trung chuyển, đầu mối giao thông, kết nối đường sắt đô thị.

Trước đó, tháng 4/2022, Chính phủ giao 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TPHCM nghiên cứu xây dựng đề án phân vùng hạn chế xe máy phù hợp hạ tầng và năng lực vận tải hành khách công cộng. 5 thành phố tiến tới hạn chế hoặc dừng hoạt động xe máy trên một số quận sau năm 2030; nghiên cứu xây dựng đề án thu phí xe cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Chủ trương này nhằm hạn chế số lượng xe cơ giới vào địa bàn.

Tháng 12/2021, Hà Nội dự kiến cấm xe máy tại các quận sau năm 2025, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch. Tháng 10/2020, UBND TPHCM phê duyệt Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát xe cá nhân trên địa bàn với mục tiêu đến năm 2030 ngưng hoạt động xe máy tại các khu vực thường xuyên ùn tắc.

Chủ trương hạn chế xe cá nhân là hoàn toàn đúng đắn. Hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn cũng luôn là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, ủng hộ. Tuy nhiên, khi triển khai, người dân có quyền đòi hỏi việc nhu cầu đi lại của họ cũng phải được giải quyết thuận tiện nhất. Do đó nhiệm vụ song song là phải cấp thiết hoàn thiện hệ thống tàu điện và xe buýt, phủ mạng lưới dày hơn để giảm khoảng cách đi bộ cho người dân, bởi phương tiện công cộng luôn là cách giải quyết tốt nhất cho bài toán ùn tắc giao thông. Hiện nay, xe buýt không có khách vì người Việt vẫn chọn đi xe cá nhân, nhưng nhìn ra thế giới người dân phần lớn chọn phương tiện công cộng. Vậy tại sao người ta làm được còn mình thì không, chúng ta không thể tiếp tục bàn lùi.

Nhìn nhận của người từng sống tại Singapore nhiều năm, anh Phạm Thế Dân (quận Đống Đa, Hà Nội) lại cho rằng, nhiều người cứ nghe đến phương tiện công cộng là kêu không tiện, không phù hợp với thời tiết nắng nóng ở Việt Nam. Nhưng ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, đã sử dụng phương tiện công cộng là phải chấp nhận đi bộ. Singapore, Malaysia, Ấn Độ cũng nắng nóng chẳng kém Việt Nam nhưng người ta vẫn đi bộ để tới ga metro hay trạm xe buýt. “Chúng ta cũng cần xác định đi bộ là một thói quen tốt, nên được duy trì và phát huy vì lợi ích chung”, anh Dân bày tỏ.

Dù vậy, TS Vũ Anh Tuấn (Trường Đại học GTVT) nhấn mạnh kinh nghiệm của thế giới về việc hạn chế cá nhân chỉ áp dụng được khi phát triển các phương tiện vận tải công cộng. “Khi vận tải công cộng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân thì việc hạn chế xe máy là bất khả thi. Vấn đề của ùn tắc đô thị không phải là làm quy hoạch ra sao, mà là thực hiện quy hoạch như thế nào”, TS Tuấn bày tỏ.

Cụ thể hơn, ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị, để đề án đi vào thực tế, cơ quan chức năng cần phải phát triển được vận tải công cộng, ít nhất đáp ứng được 50% nhu cầu đi lại của người dân. Đồng thời, phát triển đường sắt, tàu điện, xe buýt hướng xuyên tâm. Rồi phải có nơi để người dân gửi xe máy để chuyển sang sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Đây là những điều kiện Hà Nội phải kiên quyết thực hiện.

Như vậy khi người dân thấy được lợi ích từ phương tiện công cộng mang lại sẽ tự bỏ phương tiện cá nhân, vì chẳng ai lại muốn hàng ngày phải đối mặt với ùn tắc, khói bụi cũng như sự mất an toàn. Vấn đề là chính quyền của các đô thị lớn cần vào cuộc để người dân sớm thấy được sự thay đổi.

TS Khương Kim Tạo – nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Giải pháp phải phù hợp với người dân

Giải pháp xương sống nhằm hạn chế xe cá nhân giảm ùn tắc giao thông là Hà Nội phải quy hoạch lại toàn bộ thành phố, bao gồm việc định hướng phát triển thành phố trong thời gian tới như thế nào, rồi quy hoạch về dân cư, các cơ quan, quy hoạch về phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Song song với đó phát triển các loại phương tiện công cộng theo mô hình liên kết như: xe buýt cỡ lớn, xe buýt cỡ nhỏ, tàu điện, xe đạp công cộng. Đồng thời, ưu tiên xây dựng hạ tầng, công nghệ. Và để làm được phải có một nghiên cứu tổng thể, khoa học, chi tiết.

Hà Nội cần nghiên cứu làm sao đưa ra giải pháp nghĩ đến đời sống của người dân. Khi cấm xe máy, người dân sẽ có nhiều lựa chọn thay thế như đi xe buýt, tàu điện. Hay nếu như người dân không mưu sinh bằng xe máy nữa, họ sẽ được sắp xếp bố trí một công việc khác phù hợp. Quan trọng nữa, là việc cấm này không ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Hà Nội cũng có thể cân nhắc, nếu như ở từng địa điểm cụ thể mà hạ tầng, phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì có thể thực hiện ngay việc hạn chế xe cá nhân, không cần thiết phải đợi đến 5 năm hoặc 10 năm nữa. Cơ quan quản lý cần phải xây dựng được các giải pháp đồng bộ, tương thích giữa các hình thái giao thông, tạo được mạng lưới giao thông dày đặc.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy: Thu phí cao hạn chế xe cá nhân

Đã nhiều lần, cơ quan chức năng ở nước ta đặt ra vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, do dân số tăng cao, cộng với áp lực của quá trình đô thị hóa nên việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vẫn đang khá bế tắc. Các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa được chú trọng và triển khai quyết liệt vì những cách làm nửa vời.

Hiện đang có một nghịch lý là nhà nước bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư hạ tầng giao thông, nhưng ùn tắc thì không giảm vì tốc độ phát triển hạ tầng không thể đua nổi với tốc độ mua sắm phương tiện cá nhân.

Giải pháp hữu hiệu để giảm xe cá nhân là đánh thuế, thu phí cao đối với phương tiện cá nhân, tiếp tục hợp tác đầu tư PPP, BOT để đầu tư phát triển hạ tầng. Nói cho dễ hiểu là người nào sắm phương tiện cá nhân sẽ phải bỏ khoản tiền tương xứng để đóng góp với xã hội làm đường sá, hạ tầng.

Minh Duy – Hạnh Nhân – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Mua sắm xe cá nhân vượt tốc độ phát triển hạ tầng. Ảnh: Quang Vinh.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/han-che-phuong-tien-ca-nhan-lieu-co-het-un-tac-5740029.html

Vì sao 5 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nước sinh hoạt?

Dân số đồng bằng sông Cửu Long hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do ảnh hưởng của biến đối khí hậu và sự gia tăng sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn nên nguồn nguồn nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng giảm về trữ lượng và chất lượng.

Từ đó, gia tăng nguy cơ thiếu nước ngọt cho sinh hoạt vào mùa khô, đặc biệt các địa phương ven biển; tình hình hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn sâu vào đất liền.

Hạn hán, xâm nhập mặn năm 2015 – 2016 và 2019 – 2020 kéo dài gần 5 tháng, có khoảng 200 công trình cấp nước tập trung bị ảnh hưởng, dẫn đến gần 100.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Hiện tại, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có gần 4.000 công trình cấp nước nông thôn tập trung. Trong đó, số lượng công trình hoạt động bền vững khoảng 2.450 công trình (62%). Đây là vùng có tỷ lệ công trình hoạt động bền vững cao so với trung bình toàn quốc.

Các tỉnh Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu có số lượng công trình hoạt động bền vững cao từ 70 – 100%. Số lượng công trình hoạt động tương đối bền vững khoảng 1.350 công trình (35%). Trong đó, các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An có số lượng công trình hoạt động tương đối bền vững cao từ 40 – 50%. Số lượng công trình hoạt động kém bền vững khoảng 110 công trình (2,5%).

Mặt khác, hiện nay giá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa tương ứng với giá thành sản xuất, thấp nhất là 2.000 – 3.000 đồng (tỉnh Long An, Vĩnh Long), cao nhất từ 11.000 – 12.000 đồng (An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh).

Đến nay, các tỉnh vẫn chưa ban hành chính sách hỗ trợ giá nước cho các công trình có giá nước thấp so với quy định. Một số tỉnh có nguồn nước mặt khan hiếm, giá nước thô cao, số lượng người dân sử dụng thấp, đơn vị cấp nước gặp khó khăn trong việc quản lý, vận hành công trình.

Bên cạnh đó, tình trạng sụt lún đất vùng đồng bằng sông Cửu Long gia tăng, trong đó có việc khai thác nước ngầm quá mức. Mỗi năm mức độ sụt lún từ 0,5cm đến 3cm, trong khi đó tỷ lệ nước biển dâng khoảng 0,3cm/năm, dẫn đến ngập nước, ô nhiễm khó kiểm soát.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ nguồn bị xâm nhập mặn, trong khi sử dụng nước ngầm là chính nên ảnh hưởng đến tương lai rất nhiều. Hiện nay, dân số đồng bằng sông Cửu Long hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – nhận định, cùng với việc xây dựng một số mô hình trữ nước cộng đồng cho từng hộ gia đình, cụm dân cư có sẵn như ao, hồ,… và vấn đề cần quan tâm hiện nay là đầu tư công nghệ xử lý nước đảm bảo đạt chuẩn. Đây là giải pháp về lâu dài để có nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân miền Tây.

“Khai thác nước ngầm khiến đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng lún, có nguy cơ bị xâm nhập mặn, vậy sau này lấy nước ngọt ở đâu là vấn đề nan giải?”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặt vấn đề với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cho biết từ 2030 trở đi cần phải tính toán đến phương án có đường ống dẫn nước như đường cao tốc Bắc – Nam để đưa nước từ vùng thượng nguồn về.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng yêu cầu các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long cần ưu tiên ngân sách địa phương kết hợp với ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình cấp nước tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn lực thực hiện nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung để đáp ứng tiêu chí số lượng và chất lượng nước cấp. Bố trí kinh phí thường xuyên hàng năm cho việc duy trì thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn. Đẩy nhanh việc thực hiện dự án đầu tư công trình cấp nước trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 đảm bảo đúng tiến độ và mục tiêu của dự án…

Nguyễn Hạnh – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Mùa khô diễn ra khốc liệt trong một số năm gần đây tại đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Trọng Linh, báo NNVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/vi-sao-5-trieu-nguoi-dan-dong-bang-song-cuu-long-dang-thieu-nuoc-sinh-hoat-275701.html