• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 88

TP.HCM thu phí vỉa hè, lòng đường: Làm sao để tránh việc trục lợi chính sách

Việc thu phí lòng đường, vỉa hè đã được HĐND TP.HCM chấp thuận chủ trương tại kỳ họp vừa qua và nhận được sự ủng hộ, đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên cũng có những ý kiến lo lắng, làm sao để triển khai hiệu quả, tránh việc đối phó, tránh nguồn thu lại tiếp tục chảy vào túi của một số cá nhân…

Siết lại quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

Có mặt tại con đường Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), phường 25, quận Bình Thạnh vào chiều tối, chúng tôi thấy sự nhộn nhịp của hoạt động buôn bán, ăn uống. Hàng quán, cửa hàng san sát nhau, từ ăn uống, cà phê, quần áo, làm đẹp… đều tấp nập. Hàng ăn thì bày bàn ghế ra sát mép đường, xe máy để lấn chiếm gần hết vỉa hè, thậm chỉ là giữ xe tràn cả dưới lòng đường. Vào cuối tuần, hoạt động buôn bán lại càng thêm xôm tụ, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cũng nghiêm trọng hơn.

Đó chỉ là hoạt động buôn bán cố định. Còn vào buổi sáng, tuyến đường này cùng với hàng loạt con đường xung quanh đó như Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm… có không biết bao nhiêu xe đẩy, quầy di động bán đồ ăn sáng, cà phê mang đi đậu sát mép vỉa hè hoặc ngay dưới lòng đường. Người dân, nhất là những người vội đi làm vào buổi sáng cũng tranh thủ dừng xe để mua… đã gây nên cảnh ùn tắc thường xuyên.

Bảng hiệu đặt sát mép đường khiến người đi bộ phải đi dưới lòng đường Nguyễn Gia Trí (Bình Thạnh)

Bảng hiệu đặt sát mép đường khiến người đi bộ phải đi dưới lòng đường Nguyễn Gia Trí (Bình Thạnh)

Đây cũng là cảnh chung của các tuyến đường ở khắp các quận trung tâm của TP.HCM. Vì vậy, người đi bộ – những người được sử dụng vỉa hè để di chuyển, khó khăn lắm mới có thể đi lại trên vỉa hè, thậm chí là phải đi ra hẳn ngoài lòng đường cả 1 – 2m mới di chuyển được.

Tình hình ùn tắc giao thông, vỉa hè bị lấn chiếm cũng được ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM đánh giá tại phiên họp KT- XH tháng 9 và 9 tháng đầu năm vừa diễn ra:

“Trật tự lòng lề đường, chúng ta có xu hướng từ từ buông lơi. Công việc này phải thường xuyên phải kiên trì, cương quyết. Bây giờ nhiều tuyến đường bị lấn chiếm trở lại, trong đó có những tuyến đường chính, cụ thể như tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi hiện nay và một số khu vực, một số địa điểm có tình trạng là lấn chiếm vỉa hè khá phổ biến. Vấn đề này cũng đề nghị các địa phương quan tâm, tập trung”, ông Nguyễn Thành Trung nhấn mạnh.

Các xe bán đồ ăn lưu động vô tư dừng bán dưới lòng đường

Các xe bán đồ ăn lưu động vô tư dừng bán dưới lòng đường

Tại kỳ họp chuyên đề của HĐND TP.HCM hồi giữa tháng 9 vừa qua, các đại biểu đã thảo luận và thông qua Đề án thu phí lòng đường, vỉa hè. Theo đó, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè sẽ được triển khai từ năm 2024, mức thu từ 20.000 – 350.000 đồng/m2/tháng. Nghị quyết của HĐND TP.HCM cũng quy định rõ 5 trường hợp được tạm dùng vỉa hè và đóng phí.

Theo tính toán, TP.HCM có thể thu được 1.500 tỷ đồng mỗi năm khi thu phí lòng đường, vỉa hè. Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách để duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố. Sở Giao thông vận tải sẽ tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường đối với các tuyến đường do Sở này quản lí; UBND cấp huyện tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do địa phương mình quản lí.

Buộc phải đi bộ dưới lòng đường

Buộc phải đi bộ dưới lòng đường

Trước lo lắng, băn khoăn của người dân về mục đích của việc thu phí, TP.HCM khẳng định, mục đích của thu phí lòng đường, vỉa hè là góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố chứ không phải tăng nguồn thu.

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông - Sở GTVT TP.HCM

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông – Sở GTVT TP.HCM

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, không phải tuyến đường nào trên địa bàn TP cũng kinh doanh, cho thuê mà phải đủ các điều kiện.

“Đã đủ điều kiện rồi thì các quận, huyện phải lên phương án khảo sát, thực hiện việc đưa ra lộ trình, biện pháp triển khai thực hiện. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng phương án là phải đảm bảo sự đồng thuận của người dân trong nguyên tắc xây dựng để khi đưa ra phương án sẽ khả thi, tránh mâu thuẫn và việc này cũng đang có hướng dẫn các quận huyện”, ông Đường nói.

Có nên “chia tiền” cho chủ nhà có vỉa hè cho thuê?

TS. Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM ủng hộ việc TP đẩy nhanh thu phí lòng đường, vỉa hè. Mặc dù đây là việc chẳng đặng đừng nhưng chỉ có áp dụng thu phí lòng đường, vỉa hè mới có thể góp phần giúp đảm bảo trật tự đô thị và triệt tiêu đi nạn bảo kê, lợi ích nhóm…

Theo ông Trần Quang Thắng, tại các tuyến đường có đủ điều kiện để có thể áp dụng thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè thì cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, làm sao phải hài hòa lợi ích giữa các bên gồm nhà nước, người chủ nhà có vỉa hè và người thuê. Việc cho thuê lòng đường, vỉa hè chỉ có thể thành công nếu như có sự đồng thuận giữa các bên liên quan.

Đặc biệt, ông Trần Quang Thắng quan tâm đến khâu tổ chức thực hiện phải có giải pháp để quản lý chặt chẽ, hiệu quả, tránh trục lợi chính sách… hoặc là thực thi không có hiệu quả.

TS Trần Quang Thắng đề xuất nên tính toán có thể phân chia số tiền thu được cho cả chủ nhà nơi có vỉa hè cho thuê: “Bây giờ phải giải quyết làm sao cho ổn thỏa. Ví dụ chủ nhà cũng có thể được một phần chi phí, có lẽ như vậy hay hơn để họ cảm thấy hài hòa. Ví dụ thôi nhưng thực tế phải dàn xếp sao cho tốt. Luôn luôn có sự cân đối hài hòa giữa nhà nước và nhân dân”.

Bản thân những người sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để buôn bán, cũng mong muốn đề án được triển khai một cách thực chất để họ có thể an tâm, thay vì cứ nơm nớp bài toán “chạy và chạy” rồi bị tịch thu đồ đạc…

Người lớn và trẻ em phải đi dưới lòng đường

Người lớn và trẻ em phải đi dưới lòng đường

Anh Chính, một người đang buôn bán bày tỏ: “Cuộc sống mình đi kiếm cơm mà. Nói chung là không có nghề, không có công ăn việc làm, mình ngồi vỉa hè. Nhìn thấy công an đều phải chạy hết, không thì sẽ bị phạt, hôm nào không chạy được thì bị phạt là bình thường. Nói chung là tôi đồng tình, nhà nước thu tiền lệ phí ít là tốt rồi, chúng tôi cũng an tâm làm ăn”.

Để đảm bảo triển khai thực hiện việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, rất cần có sự tuyên truyền để người dân hiểu và đồng thuận. Đồng thời, cần có sự công tâm, minh bạch thông tin của cơ quan chức năng để người dân giám sát. Có như vậy, việc thu phí mới đạt được mục đích tốt đẹp đề ra ban đầu thay vì bị hiểu lầm như là một kênh để rút tiền từ người dân.

Hà Khánh/VOV-TP.HCM

Theo VOV.VN

Ảnh: Đường Tầm Vu (quận Bình Thạnh) mới đầu giờ chiều nhưng các xe hàng rong đã đông đúc

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/tphcm-thu-phi-via-he-long-duong-lam-sao-de-tranh-viec-truc-loi-chinh-sach-post1050546.vov

Xử phạt hành chính chủ doanh nghiệp thủy điện Nậm Lúc (Lào Cai) 350 triệu đồng do sai phạm

Theo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lào Cai, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc do Công ty này có nhiều sai phạm.

Theo quyết định xử phạt hành chính của Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường vừa được ban hành, Công ty Cổ phần Thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc bị xử phạt có địa chỉ tại số nhà 182, đường Hoàng Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Người đại diện trước pháp luật là bà Đặng Thị Xuân Mai, giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc.

Công ty Cổ phần Thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc là chủ đầu tư nhà máy thủy điện Nậm Lúc có công suất máy 24 MW ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã thực các hiện hành vi vi phạm hành chính không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa và đập dâng trong 152 ngày từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023 tại công trình thủy điện Nậm Lúc theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 13 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền 220 triệu đồng với lý do Công ty thực hiện hành vi vi phạm nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa.

Làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước tại công trình thủy điện Nậm Lúc trong 152 ngày từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023 quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP.

Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả hình thức xử phạt chính phạt tiền 130 triệu đồng,

Tổng tiền phạt hành chính Công ty Cổ phần Thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc là 350 triệu đồng. Quyết định này được giao cho bà Đặng Thị Xuân Mai, đại diện cho tổ chức vi phạm có tên trong quyết định để chấp hành.

Công ty Cổ phần Thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc được yêu cầu phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà công ty không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Công ty phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội vào tài khoản số: 3949.0.1111.593 của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Được biết, nhà máy thủy điện Nậm Lúc được khởi công xây dựng vào tháng 1/2018 và hoàn thành, đi vào sử dụng cuối năm 2020 với công suất 24MW với 2 tổ máy, nhà máy thủy điện này do Công ty Cổ phần thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc là chủ đầu tư.

Phạm Ngọc Triển – Báo NB&CL

Theo Nhà báo & Công luận

Ảnh: Nhà máy thủy điện Nậm Lúc có công suất phát máy 24 MW xây dựng ở huyện Bắc Hà ( Lào Cai) do Công ty Cổ phần Thủy điện Đông Nam Á Nậm Lúc làm chủ đầu tư. (Ảnh CTV).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.congluan.vn/xu-phat-hanh-chinh-chu-doanh-nghiep-thuy-dien-nam-luc-lao-cai-350-trieu-dong-do-sai-pham-post267401.html

Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn ‘nhỏ giọt’

Năm 2021-2025, cả nước hoàn thành khoảng 19.516 căn nhà ở xã hội; đang tiếp tục triển khai 288.499 căn. Đã quá nửa thời gian của giai đoạn này mà số căn hộ hoàn thành thực tế chỉ đạt 4,5% kế hoạch.

Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội nhưng phân khúc này vẫn khó thu hút doanh nghiệp tham gia. Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn “nhỏ giọt” trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở này đang được nhiều người dân mong đợi. Các chuyên gia cho rằng, việc tăng nguồn cung nhà ở xã hội cũng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc thị trường bất động sản.

Tốc độ phát triển nhà ở xã hội hiện nay đang rất chậm. Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến “Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản” do Văn phòng Chính phủ tổ chức đầu tháng 8/2023, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, giai đoạn 2021-2025, cả nước hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân với quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn. Như vậy là đã quá nửa thời gian của giai đoạn 2021-2025 nhưng số căn hộ hoàn thành thực tế chỉ đạt khoảng 4,5% so với kế hoạch.

Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận xét, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ban, ngành đã vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo để giải quyết nhiều vấn đề khó khăn trên thị trường bất động sản, từ đó tháo gỡ vướng mắc về cả cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tiếp cận vốn…

Đặc biệt, từ năm 2023, Chính phủ có Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” được người dân kỳ vọng rất lớn. Quỹ nhà này không chỉ giúp người dân có thu nhập thấp cải thiện chỗ ở mà còn giúp cân bằng các phân khúc trên thị trường bất động sản sát với nhu cầu thực tiễn.

Chính sách với nhiều “trợ lực” đã sẵn sàng nhưng khi thực thi vẫn còn nhiều “rào cản”. Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025, Tp. Hồ Chí Minh mục tiêu xây được 35.000 căn nhà ở xã hội; trong đó có 4.500 căn là nhà lưu trú công nhân. Giai đoạn 2026 – 2030 sẽ xây khoảng 58.000 căn, đã bao gồm 8.000 căn nhà ở cho công nhân. Thế nhưng, số lượng khoảng 100.000 căn được xây dựng đến năm 2030 cũng chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của người dân.

Dự báo giai đoạn 2025 – 2030, Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 240.000 người có nhu cầu mua nhà ở xã hội. Thống kê trong năm 2021 và 2022 cho thấy, Tp. Hồ Chí Minh chỉ mới hoàn thành một dự án với 260 căn nhà ở xã hội. Nhiều doanh nghiệp cho rằng nếu không có cơ chế đột phá, cách làm mới, kể cả số 100.000 căn dự kiến xây cũng khó đạt được. Câu chuyện của Tp. Hồ Chí Minh cũng là tình trạng đang diễn ra ở một số địa phương khác.

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nhận xét, khủng hoảng của thị trường bất động sản là khủng hoảng phân khúc. Trong đó, phân khúc nhà ở giá rẻ thiếu trầm trọng. Một nghịch lý đang tồn tại là người dân vẫn thiếu nhà ở dù tài nguyên đất không đến nỗi thiếu, nguồn ngân sách đầu tư dồi dào… Vì vậy cần bổ sung thêm nhiều nguồn cung để thị trường bất động sản được phát triển dựa trên giá trị thực.

“Mặc dù giai đoạn vừa qua, phân khúc này đã được Nhà nước phối hợp với doanh nghiệp ưu tiên xử lý, tháo gỡ về thủ tục, chính sách, tài chính tiền tệ, tuy nhiên tình hình vẫn chưa mấy khả quan. Đây là “tử huyệt” của thị trường, cần được ưu tiên tháo gỡ để thúc đẩy thị trường bất động sản đi lên” – ông Nghĩa phân tích.

 Các căn hộ nhà ở xã hội khu dân cư Nam Long, quận 7. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Các căn hộ nhà ở xã hội khu dân cư Nam Long, quận 7. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) ghi nhận: “Chúng ta chưa có những ưu đãi trong việc lựa chọn chủ đầu tư đối với các dự án nhà ở xã hội. Thủ tục giao đất phải mất 1 năm hoặc hơn 1 năm, hay vấn đề yêu cầu để dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội rất khó triển khai vì không phù hợp với điều kiện của các đô thị lớn có quỹ đất hạn hẹp hay các địa phương vùng sâu vùng xa. Những thành phố lớn có nhu cầu lại không đủ trong khi nếu bắt buộc triển khai thì nhà ở xã hội sẽ thừa ở một số địa phương ít dân cư…”

Ngoài ra, điều kiện mua nhà ở xã hội còn rắc rối. Các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội không phân biệt hình thức hỗ trợ đều phải đảm bảo đủ 3 điều kiện (chưa có nhà ở, phải cư trú trên địa bàn tỉnh có nhà ở xã hội, thu nhập không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân) và phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về đối tượng, điều kiện… Điều này dẫn đến người dân và chính quyền phải thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ, khó khăn trong việc xác nhận các điều kiện – ông Hoàng Hải chia sẻ.

Theo ông Hoàng Hải, Luật Đất đai, Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây phải khắc phục những vấn đề này. Đơn cử, cơ quan chức năng đang dự thảo nới rộng điều kiện mua nhà ở xã hội.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội, các chủ đầu tư cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc và thực hiện phát triển nhà ở xã hội đã được đăng ký. Nếu gặp khó khăn trong quá trình triển khai loại hình nhà ở này, cần chủ động trao đổi, trình bày với cơ quan quản lý. Đồng thời, các nhà đầu tư nên xem xét và chuẩn bị nguồn lực kỹ lưỡng, để khi lãi suất đã xuống thấp, trong thời điểm phù hợp sẽ sẵn sàng tham gia thị trường.

Đề xuất phương án giải quyết khó khăn về tài chính, nguồn vốn cho việc phát triển và mua nhà ở xã hội, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa đề xuất thành lập quỹ riêng để cho vay về nhà ở. Đây là quỹ cho vay nhà ở hoặc quỹ tín thác nhà ở.

Nếu hiện nay ngân hàng đang “thừa tiền”, có thể phát hành trái phiếu Chính phủ để ngân hàng mua, sau đó thành lập quỹ để cho vay mua nhà ở giá rẻ, cho người mua nhà vay trực tiếp. Việc lập quỹ nhà ở để hỗ trợ người dân vay trực tiếp để mua nhà, nhằm thúc đẩy thị trường – ông Nghĩa nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, hiện nay việc thành lập quỹ tại Việt Nam đang thất bại, hoạt động yếu ớt với nhiều rủi ro. Nếu thành lập quỹ thì Chính phủ cần thành lập dưới dạng công ty tư nhân, không nên hành chính hóa nó, dẫn đến việc gây ra những vướng mắc trong việc quản trị, tham nhũng.

Cùng đó, cần có giải pháp để những nhà phát triển bất động sản giá rẻ không chịu thiệt thòi tài chính so với nhà phát triển bất động sản thương mại.

Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Theo Bnews

Ảnh: Quảng Bình sẽ đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp. Ảnh minh họa: TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/nguon-cung-nha-o-xa-hoi-van-nho-giot/309863.html

‘Tuýt còi’ chủ đầu tư dự án Charm Resort Long Hải 500 tỷ

Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt 230 triệu đồng vì xây dựng công trình sai nội dung giấy phép, không có giấy phép xây dựng. Phúc Đạt là chủ đầu tư dự án Charm Resort Long Hải có diện tích hơn 4,5 ha, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành quyết định số 2394/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt. Theo đó, doanh nghiệp này đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm: Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp, tổ chức thi công xây dựng hạng mục tường chắn đất (phía biển), kích thước khoảng 3 m x 250 m không có giấy phép xây dựng.

Với hành vi vi phạm trên, Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt bị phạt 230 triệu đồng. Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp này còn bị yêu cầu dừng thi công xây dựng công trình.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng và có giấy phép xây dựng điều chỉnh đối với các hạng mục thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và có giấy phép xây dựng đối với hạng mục thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng.

Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do công ty chi trả.

Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt có trụ sở chính tại khu phố Hải trung, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Người đại diện theo pháp luật kiêm giám đốc là ông Nguyễn Hữu Nghĩa.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt là chủ đầu tư dự án Charm Resort Long Hải có diện tích hơn 4,5 ha, với mật độ xây dựng 35%. Tổng thể dự án được chia thành 3 phân khu, gồm khu căn hộ nghỉ dưỡng, khu shophouse và khu biệt thự biển.

Trước đó, vào năm 2010, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Cantavil Long Hải (nay được đổi tên thành Charm Resort Long Hải) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Deawon – Thủ Đức làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD.

Đến tháng 4/2020, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh chủ đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Catavil Long Hải Resort, chuyển từ Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Dewon – Thủ Đức sang Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt.

Tại quyết định này, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu nhà đầu tư tập trung nguồn vốn để triển khai dự án theo đúng tiến độ, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nhà đầu tư phải nộp các khoản thuế, phí và lệ phí của dự án theo quy định của Cục Thuế. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chấm dứt hiệu lực chủ trương của dự án trong trường hợp nhà đầu tư không triển khai theo quy định tại Điểm g Điều 48 của Luật Đầu tư.

Đến giữa năm 2021, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có văn bản chấp thuận cho Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt điều chỉnh chủ đầu tư dự án Charm Long Hải Resort. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu, vào ngày 11/2/2010. Đồng thời, điều chỉnh vốn đầu tư từ 20 triệu USD (tương đương 372 tỷ đồng) lên 500 tỷ đồng, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đến tháng 12/2022 phải đưa vào hoạt động kinh doanh.

Theo đại diện Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt, dự án Charm Resort Long Hải có đầy đủ pháp lý và giấy phép xây dựng. Văn bản của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên quan đến một tường chắn đất. Trong quá trình thi công dự án, tình hình thực tế cho thấy cần phải có kè chắn đất này nhằm mục đích tránh nước biển xâm thực gây sụt lún (địa hình cát) đảm bảo an toàn cho các hạng mục công trình đang thi công, đảm bảo sự an toàn cho công nhân, người lao động. Bên cạnh đó, tường chắn đất này để hạn chế đất đá, vật liệu xây dựng trôi ra biển khi có mưa, bão gây ô nhiễm biển. Tường chắn đất là công trình tạm.

Hiện tại, chủ đầu tư đã và đang hoàn thiện các thủ tục để điều chỉnh giấy phép xây dựng, hoàn tất trong thời gian sớm nhất.

Duy Quang – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Phối cảnh dự án Charm Resort Long Hải.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/tuyt-coi-chu-dau-tu-du-an-charm-resort-long-hai-500-ty-post1575447.tpo

Cần xử lý nghiêm việc xây dựng các công trình không phép ở núi Cấm

Thời gian qua, việc đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang, đặc biệt là phát triển du lịch tại khu du lịch núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã và đang được tỉnh An Giang và thị xã Tịnh Biên tập trung triển khai thực hiện tốt.

Qua đó, đã và đang góp phần phát huy tiềm năng cũng như lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa tại vùng đất Bảy Núi. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng các công trình không phép trên đất lâm nghiệp và cả đất quốc phòng tại khu du lịch núi Cấm đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Có chăng buông lỏng quản lý?

Mấy năm trở lại đây, tại các vị trí đất có “view” đồi núi đẹp ở núi Cấm, được các chủ sở hữu hay những nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh quan tâm tìm mua hoặc thuê để đua nhau xây dựng các công trình nghỉ dưỡng bất chấp các quy định về đất đai.

Một thực tế không thể phủ nhận đó là những kết quả khả quan bước đầu trong công tác quy hoạch làm cơ sở triển khai thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại thị xã Tịnh Biên đã được tỉnh An Giang chỉ đạo thực hiện tốt.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý về trật tự xây dựng tại núi Cấm vẫn còn đó rất nhiều bất cập.

Cụ thể, tại ấp Thiên Tuế (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên) đã xuất hiện 10 công trình xây dựng không phép trên đất lâm nghiệp và cả đất quốc phòng, vi phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai và trật tự xây dựng. Đây cũng chính là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng tới môi trường…

Điều đáng nói, 10 công trình này đã được chính quyền, ban ngành liên quan của thị xã Tịnh Biên lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu khôi phục lại hiện trạng ban đầu nhưng không hiểu vì sao các khu vực xây dựng không phép này vẫn tồn tại và hoạt động kinh doanh.

Thậm chí một số công trình này sau khi bị lập biên bản vẫn tiếp tục hoạt động và còn được quảng cáo công khai trên các nền tảng xã hội mà không bị xử lý.

Một người dân (ngụ xã An Hảo) cho biết, không bao giờ có chuyện xây dựng mà chính quyền không biết. Vì chỉ cần xây dựng một công trình nhỏ thì kiểu gì cán bộ của địa phương cũng có mặt.

“Nếu ngay từ đầu mà kiên quyết xử lý thay vì chỉ lập biên bản để đó thì không ai dám ngang nhiên xây dựng cả 10 công trình quy mô hàng tỉ đồng rồi kinh doanh thu lợi như nhiều năm qua”, người dân này nói.

Một thực tế cho thấy ở núi Cấm, khi phát hiện ra vi phạm trong trật tự xây dựng tại các cơ sở, cán bộ chuyên môn thường chỉ lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, không có biện pháp ngăn chặn theo quy định ngay từ đầu khi các công trình này chưa đầu tư lớn.

Chỉ đến khi dư luận lên tiếng, có chỉ đạo xử lý từ cấp tỉnh thì lúc này các khu vực xây dựng không phép đã được hình thành, đi vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian dài…

Và khi đó, cơ quan quản lý nơi đây mới tổ chức tuyên truyền vận động hay ra quyết định yêu cầu ngừng hoạt động, trả lại hiện trạng ban đầu, gây nghi ngại không đáng có cùng những thiệt hại về kinh tế cho chủ sở hữu.

Địa phương lên tiếng

Theo ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới thì tại ấp Thiên Tuế (xã An Hảo) nơi tập trung nhiều công trình nghỉ dưỡng lớn nhỏ, là điểm nghỉ ngơi của đông đảo du khách dịp cuối tuần.

Tại một công trình không phép có tên gọi “T.C.S”, chủ đầu tư đã cất được gần 20 lều với tổng diện tích 1.000m2 để phục vụ khách du lịch. Giá lều/phòng tại đây khoảng vài trăm nghìn đồng/đêm vào những ngày cuối tuần, có khá đông khách đặt trước.

Theo tìm hiểu, các công trình này hình thành từ năm 2019. Chính quyền và ngành chức năng địa phương nhiều lần lập biên bản, ra quyết định xử phạt hành chính chủ đầu tư nhưng không xử lý quyết liệt, dứt điểm, yêu cầu trả lại nguyên trạng. Đến nay, các công trình xây dựng không phép trên vẫn ngang nhiên tồn tại.

Không chỉ xây dựng trên đất rừng, chủ các công trình vi phạm còn tổ chức kinh doanh đồ ăn, thức uống, cho khách thuê phòng lưu trú qua đêm.

Hầu hết các công trình nói trên được xây cất trên địa hình lồi lõm, nằm cheo leo trên các mỏm đồi có độ dốc cao, có nguy cơ bị sạt lở, ngã đổ bất cứ lúc nào.

Hầu hết các công trình không phép được xây cất trên địa hình lồi lõm, nằm cheo leo trên các mỏm đồi có độ dốc cao, có nguy cơ bị sạt lở - Ảnh: C.M

Hầu hết các công trình không phép được xây cất trên địa hình lồi lõm, nằm cheo leo trên các mỏm đồi có độ dốc cao, có nguy cơ bị sạt lở – Ảnh: C.M

Qua trao đổi với Ban quản lý khu du lịch núi Cấm được biết, núi Cấm được chính quyền địa phương quy hoạch là đất rừng, cũng là khu vực phòng thủ. Do đó, từ năm 2002, UBND tỉnh An Giang đã có chỉ thị về quản lý núi Cấm, trong đó nghiêm cấm việc mua bán, sang nhượng đất đai và xây dựng trên vùng đất này.

Tuy nhiên, hiện nay trên núi Cấm có rất nhiều công trình xây dựng không phép, trong đó có 10 công trình nói trên.

Ông Phạm Thành Nhơn – Chủ tịch UBND thị xã Tịnh Biên cho biết 10 công trình trên núi Cấm được xây dựng không phép; vị trí các công trình này xây dựng là đất rừng tự nhiên.

Vì sao các công trình này hình thành, tồn tại trên đất rừng nhiều năm nhưng chính quyền và ngành chức năng địa phương không xử lý dứt điểm? Có hay không việc “làm lơ”, “tiếp tay” để các công trình vi phạm tồn tại?

Trước những câu hỏi này, ông Phạm Thành Nhơn khẳng định: “Không có chuyện cán bộ tiếp tay, mà là do chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong việc xử lý các công trình này giữa các cấp”.

Theo ông Nhơn, ngay từ đầu, chủ trương của địa phương là xử lý dứt điểm các công trình vi phạm trên. Tuy nhiên, cuối năm 2022, khi làm việc với địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư (đã bị bắt trong một vụ án) có ý kiến chỉ đạo tạm thời cho các công trình này tồn tại, với điều kiện giữ nguyên hiện trạng và giao UBND thị xã Tịnh Biên quản lý, lập quy hoạch, không được phát sinh thêm công trình không phép.

“Gần đây, trên Núi Cấm xuất hiện nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở. Để đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là du khách tham quan, lưu trú tại các công trình trên, UBND thị xã Tịnh Biên đã có báo cáo cụ thể tình hình quản lý đất đai, xây dựng trên núi Cấm với UBND tỉnh An Giang, đồng thời đề nghị cho cưỡng chế 10 công trình này”, ông Nhơn thông tin.

Khi báo chí đặt câu hỏi bao giờ xử lý dứt điểm các công trình xây dựng và kinh doanh không phép trên núi Cấm với một lãnh đạo UBND tỉnh An Giang thì được vị này thông tin, Thường trực UBND tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND thị xã Tịnh Biên kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể quá trình xây dựng, tồn tại của 10 công trình nói trên. Ngày 5.10, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh sẽ họp cho ý kiến xử lý.

“Quan điểm chung của tỉnh An Giang là xử lý nghiêm các hành vi sai phạm. Sau cuộc họp, Ban Cán sự Đảng, UBND tỉnh An Giang sẽ đưa ra biện pháp xử lý dứt điểm 10 công trình xây dựng trên đất rừng nêu trên và sẽ thông tin cụ thể đến báo chí”, vị này nói.

Khó khăn trong công tác xử lý

Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý 10 công trình xây dựng không phép, một cán bộ địa phương cho rằng, việc tuyên truyền, vận động đối với những chủ công trình xây dựng có quy mô lớn trước đó đang gặp rất nhiều khó khăn. Bởi số tiền đầu tư của họ rất nhiều, đã xây dựng với quy mô lớn.

“Tuy nhiên, quan điểm của địa phương là kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật nếu được chỉ đạo từ cấp trên”, vị cán bộ này nói.

Thị xã Tịnh Biên là một trong những địa phương có thế mạnh phát triển du lịch. Và thực tế du lịch trong thời gian qua đã và đang tạo được nhiều công ăn, việc làm với thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên, không vì thế mà để du lịch phát triển tự phát dẫn đến nhiều hệ lụy trong tương lai, thiếu bền vững, không đảm bảo an toàn cho du khách và người dân.

Trước đó, khoảng 13 giờ 30 ngày 3.10, trên núi Cấm xảy ra vụ sạt lở đất, đá. Theo thống kê ban đầu của chính quyền địa phương, vụ sạt lở đã làm hư hỏng mái taluy đường, hộ lan cứng và làm sập rào chắn lưới. Khu vực ảnh hưởng có diện tích ngang 20m, dài theo mái dốc khoảng 40m, khối lượng đất đá khoảng 50m3.

Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND thị xã Tịnh Biên đề nghị UBND tỉnh An Giang cho tạm dừng các phương tiện lưu thông lên, xuống núi Cấm trong 4 ngày. Đồng thời, có chủ trương thực hiện dự án xử lý khẩn cấp, ngăn chặn sạt lở đất đá dọc hai bên tuyến đường chính lên, xuống núi Cấm. Trên núi Cấm hiện có 397 vị trí có nguy cơ cao về sạt lở đất, đá.

Tô Văn/MTG

Theo Một Thế Giới

Ảnh: Một công trình xây dựng không phép trên núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) – Ảnh: C.M

Xem bài viết gốc tại đây:

https://1thegioi.vn/can-xu-ly-nghiem-viec-xay-dung-cac-cong-trinh-khong-phep-o-nui-cam-207305.html

Thế giới ghi nhận tháng 9 nóng nhất lịch sử

Cơ quan giám sát tình trạng biến khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/10 cho biết thế giới vừa trải qua tháng 9 với nhiệt độ trung bình cao chưa từng thấy và xu hướng này có thể duy trì trong tháng 10.

Theo báo cáo của C3S, phần lớn thế giới đã trải qua thời tiết ấm áp trái mùa vào tháng 9 vừa qua, trong một năm được dự báo là nóng nhất trong lịch sử loài người. Nhiệt độ trung bình trong tháng này là 16,38 độ C, cao hơn 0,93 độ C so với mức trung bình của các tháng 9 trong giai đoạn 1991-2020 và cao hơn 0,5 độ C so với mức kỷ lục trước đó, ghi nhận trong tháng 9/2020.

C3S khẳng định tháng 9 vừa qua là “tháng ấm áp bất thường nhất” trong dữ liệu thống kê tính từ năm 1940 và nóng hơn khoảng 1,75 độ C so với mức trung bình tháng 9 trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp 1850-1900. Báo cáo của cơ quan này cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 9 tháng đầu năm nay đã cao hơn 1,4 độ C so với giai đoạn cùng kỳ năm 1850-1900, gần chạm mục tiêu kiềm chế mức độ tăng nhiệt của Trái Đất ở 1,5 độ C đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Ngưỡng tăng nhiệt tối thiểu này được xem là một mục tiêu sống còn nhằm tránh những hậu quả thảm khốc nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 9 tháng đầu năm nay cũng cao hơn 0,05 độ C so với giai đoạn cùng kỳ năm 2016 – năm ấm nhất được ghi nhận cho đến nay.

Các nhà khoa học đánh giá hiện tượng El Nino có thể khiến năm 2023 trở thành năm nóng kỷ lục trong ba tháng tới. Những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng này sẽ biểu hiện rõ rệt vào cuối năm 2023 và kéo dài tới năm 2024.

Xét riêng tại châu Âu, nhiệt độ trung bình ở lục địa này trong tháng 9 vừa qua đã cao hơn 2,51 độ C so với mức trung bình trong giai đoạn 1991-2020, trong đó nhiều quốc gia châu Âu đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục. Nhiệt độ mặt nước biển trung bình trong tháng này (không bao gồm các vùng cực) cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 20,92 độ C.

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn do biến đổi khí hậu đang khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên dữ dội hơn, điển hình là cơn bão Daniel gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại Libya và Hy Lạp trong tháng vừa qua. Biển và đại dương đã hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa phát sinh từ các hoạt động của con người kể từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp. Việc nhiệt độ gia tăng sẽ làm suy giảm khả năng hấp thụ CO2 của biển và đại dương, qua đó làm trầm trọng thêm vòng luẩn quẩn của hiện tượng nóng lên toàn cầu, cũng như phá vỡ các hệ sinh thái mỏng manh.

Thanh Phương (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Nắng nóng gay gắt tại bang New South Wales, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/the-gioi/the-gioi-ghi-nhan-thang-9-nong-nhat-lich-su-20231005113126369.htm

Đắk Lắk: Vỡ mộng đổi đời ở mảnh đất ‘nhiều không’

Triển khai từ năm 2008, dự án sắp xếp dân cư tại xã Ea Jlơi (huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) sẽ cấp đất ở, đất sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho người dân.

Tuy nhiên, hơn chục năm qua, người dân chỉ được nhận đất ở, nhiều hộ phải bỏ nhà đi nơi khác mưu sinh.

Cuộc sống bấp bênh

Trở về nhà sau một ngày làm thuê mệt nhọc, anh Cầm Bá Lâm (38 tuổi, ngụ thôn 6, thuộc khu dự án sắp xếp dân cư tại xã Ea Jlơi) than thở: “Theo sự vận động của chính quyền địa phương, gia đình từ thôn 6 cũ chuyển về khu đất dự án sinh sống từ năm 2020.

Ngày đầu lên dự án, chính quyền hứa sẽ cấp 500m2 đất ở, 1 ha đất nông nghiệp để canh tác, ổn định cuộc sống”.

Tuy nhiên, đến nay gia đình anh Lâm chỉ được cấp đất ở, còn lại không có đất sản xuất. Bao năm ở đây, điện không có dân phải tự kéo, nước sạch cũng không, đường sá thì xuống cấp khiến cuộc sống người dân càng thêm khó khăn.

Không có đất, vợ chồng anh Lâm phải đi làm thuê làm mướn để nuôi con. Hằng ngày, ai thuê gì làm nấy, đi hái bắp, cuốc cỏ, gặt lúa… với tiền công từ 180-220 nghìn đồng.

“Tưởng về khu dự án sống, được cấp đất canh tác có kế sinh nhai, nào ngờ tất cả chỉ là lời hứa suông”, anh Lâm ngán ngẩm.

Tương tự, chị Trương Thị Mai, một người dân sống tại đây chia sẻ, cách đây ba năm, gia đình dắt díu nhau về khu dự án sống. Gia đình chị “vỡ mộng” vì sau bao năm cuộc sống không có gì thay đổi.

Cũng như hàng trăm gia đình ở khu dự án đều chưa được cấp đất sản xuất, gia đình chị Mai đi làm thuê, mướn đất của người dân canh tác mì, bắp… nhưng cuộc sống rất bấp bênh.

“Không có đất sản xuất, đói nghèo bủa vây, đa số người dân ở đây bỏ đi Bình Dương, TP.HCM làm công nhân”, chị Mai cho hay.

Theo ghi nhận, dự án sắp xếp dân cư xã Ia Jlơi nằm đối diện UBND xã. Dự án được phân khu bàn cờ bởi những con đường đất cấp phối đã xuống cấp, nhiều vị trí sình lầy, đi lại khó khăn.

Các hộ dân được bố trí về dự án tập trung ở trục đường gần UBND xã, các diện tích còn lại là cây rừng mọc um tùm. Những hộ dân đến đây sống, phải tự khoan giếng nước, kéo điện về để sinh hoạt.

Ông Bùi Văn Hoạch, Trưởng thôn 6 cho biết, người dân trong dự án đều là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70%.

Thực trạng người dân chưa được cấp đất sản xuất nguyên nhân vì đất dự án chưa được chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp để cấp cho bà con.

“Nông dân phải có đất mới sinh sống được. Nếu đúng quy trình thì dự án có điện – đường – trường – trạm nhưng ở đây không có gì.

Vì miếng cơm manh áo, người dân phải bỏ nhà ở dự án, đi xa để làm ăn. Trong các cuộc họp, người dân kiến nghị nhiều, nhưng đến nay vẫn không có gì thay đổi”, ông Hoạch nói

Chưa biết khi nào hoàn thành dự án

Theo đại diện UBND xã Ia Jlơi, năm 2008, UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định về việc triển khai dự án sắp xếp dân cư xã Ia Jlơi, với quy mô khoảng 2.000ha, trong đó hơn 121ha đất quy hoạch khu dân cư, 1.447ha đất sản xuất (cây lâu năm, cây hằng năm và lúa nước) và một phần diện tích đất dự phòng.

Mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân. Đến năm 2012, dự án dự kiến hoàn thành, bố trí ổn định cho 600-800 hộ dân có đất ở và đất sản xuất.

Theo kế hoạch, mỗi hộ dân về vùng dự án được cấp 400-500m2 đất ở và bố trí thêm 0,5-1ha đất sản xuất.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án gặp nhiều vướng mắc, triển khai chậm và không đạt tiến độ. Mãi tới năm 2016, chính quyền mới bố trí cho 163 hộ tại thôn 6 và thôn 7 về ở.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Ia Jlơi, hiện dự án mới bố trí được 167 hộ với 618 nhân khẩu, nhưng chưa bố trí được đất sản xuất.

UBND xã đã nhiều lần đề nghị huyện xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu vực quy hoạch để bố trí cấp đất sản xuất cho các hộ dân vùng dự án.

Ông Ngô Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết, dự án đã kéo dài quá lâu nhưng chưa biết khi nào sẽ hoàn thành. Nguồn vốn triển khai phụ thuộc vào tỉnh nên huyện không chủ động bố trí được.

Vừa qua, huyện đề xuất đưa hơn 200ha đất ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng. Tuy nhiên, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk chỉ chấp thuận đưa 103ha để thực hiện dự án. Thời gian tới, huyện tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí và các thủ tục để tiếp tiếp tục triển khai các hạng mục hoàn thiện dự án.

Theo ông Ngô Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Ea Súp, dự án triển khai từ năm 2008-2012 nhằm mục tiêu giãn dân nhưng làm mãi không xong.

Đến nay, dự án mới hoàn thiện được giao thông nội vùng (đường cấp phối), trường học, nhà văn hóa. Còn lại, việc bố trí đất sản xuất chưa hoàn thiện, hệ thống điện lưới, nước sạch chưa triển khai được.

“Chúng tôi rất muốn làm vì dự án đã kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, vì 2.000ha đất tại dự án đa phần là đất rừng, cần phải từng bước để đưa ra khỏi quy hoạch.

Huyện khát khao muốn làm dự án cho xong để bố trí, sắp xếp cho dân chỗ ở, cấp đất sản xuất”, ông Thắng cho biết.

Ngọc Hùng – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Dự án sắp xếp dân cư xã Ia Jlơi triển khai từ năm 2008 và kết thúc năm 2012 nhưng đến nay vẫn dở dang.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/dak-lak-vo-mong-doi-doi-o-manh-dat-nhieu-khong-192231002215857958.htm

Chống ngập lụt tại đô thị và bài toán phát triển bền vững

Mưa là ngập giờ đây đã không chỉ là ‘vấn nạn’ của riêng Hà Nội mà của nhiều đô thị trên cả nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do tốc độ đô thị hóa quá nhanh mà không gắn liền với bài toán quy hoạch phát triển bền vững.

Ngán ngẩm Thủ đô cứ mưa là ngập, phương tiện hư hỏng

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa mưa là người dân tại Hà Nội lại phải chật vật, bì bõm di chuyển khó khăn qua các tuyến đường vốn đã tắc nghẽn trong giờ cao điểm lại càng thêm ùn tắc vì mưa lớn gây ngập.

Trong ngày 27 – 28/9, Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to khiến một số khu vực có hiện tượng ngập úng như Lê Lợi, Quang Trung, Tô Hiệu (Hà Đông); Ngọc Hồi, Triều Khúc (Thanh Trì); Quan Nhân, Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), Đỗ Đức Dục (Nam Từ Liêm), Hoa Bằng, Trần Cung (Cầu Giấy),… với độ sâu khoảng 20 – 30cm thậm chí có nơi ngập trên 50cm.

Đã một tuần trôi qua nhưng anh Quân (trú tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội) vẫn chưa hết buồn chán vì chiếc ô tô của gia đình bị hư hỏng trong ngày Hà Nội có mưa lớn. Nguyên nhân là xe gầm thấp và hôm đó vợ anh có sử dụng để đi mua đồ thì gặp mưa lại không có kinh nghiệm đi qua tuyến đường ngập khiến xe bị “ngâm nước”.

Dù đã gọi cứu hộ nhưng do nhiều tuyến đường đều ngập úng, ùn tắc khiến công tác cứu hộ rất khó khăn. Gia đình anh đã mất một số tiền không nhỏ để sửa chữa lại nội thất cũng như máy móc của xe, tuy nhiên chắc chắn sẽ không còn được như trước.

Trao đổi với PV, đại diện một gara ô tô tại quận Cầu Giấy cho biết, thủy kích (ngập nước) là hiện tượng xe bị nước tràn vào buồng đốt (xi lanh) qua đường hút gió của động cơ làm xe chết máy đột ngột. Nếu lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy.

Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ. Chi phí sửa chữa thường rất lớn từ vài triệu cho đến vài chục triệu, thậm chí có thể lên tới cả trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ và toàn bộ hệ thống điện. Chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe bởi giá phụ tùng chính hãng rất đắt.

Khi ô tô đi vào đường ngập nước, chết máy thì chắc chắn đã bị thủy kích. Chủ xe tuyệt đối không được khởi động lại mà cần nhanh chóng gọi cứu hộ, đưa xe đến gara để tiến hành khắc phục sửa chữa ngay, tránh hư hỏng nặng nề hơn.

Mưa ngập không chỉ gây ra những bất cập, thiệt hại cho lái xe, phương tiện giao thông mà còn khiến nhiều cư dân sống tại những khu đô thị bạc tỷ rơi vào tình huống “dở khóc dở cười”.

Chị Hoàng Anh sống tại một khu đô thị sầm uất trên đường Lê Trọng Tấn (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) chia sẻ, gia đình chị chuyển về đây ở từ năm 2019 nhưng đã chứng kiến nhiều vụ ngập úng. Việc khắc phục sau ngập úng phải mất 2 – 3 ngày.

Chỉ cần một trận mưa lớn như vừa qua là nước ngập ở nhiều tuyến đường giao thông và tràn vào tầng hầm những căn liền kề. Chủ nhà nào nhanh thì cũng chỉ chuyển được ô tô, xe máy lên. Dù dùng máy bơm hút nước nhưng đồ đạc bên trong đa phần sẽ bị hư hỏng và không thể sử dụng.

Đối lập với vẻ ngoài của những căn biệt thự sang trọng này là cứ mỗi khi đến mùa mưa người dân ở đây đều phải gồng mình chống nước tràn vào nhà. Song mọi giải pháp mang tính tạm thời chỉ như muối bỏ bể, chị Hoàng Anh nói.

Bài toán quy hoạch chưa đảm bảo?

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính khiến Hà Nội cứ gặp mưa lớn là ngập úng do quy hoạch còn thiếu đồng bộ, diện tích công cộng của công viên cây xanh, ao hồ, diện tích mặt nước giảm. Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến bê tông hóa mạnh, hồ điều hòa có chức năng tiêu thoát nước bị thu hẹp.

Hiện nay, Hà Nội có nhiều quy hoạch khác nhau, thực hiện quy hoạch riêng lẻ. Thành phố xây dựng các công trình đô thị, nhà ở nhưng không đi kèm với hệ thống thoát nước phù hợp, quy hoạch rời rạc và chưa có sự đồng bộ, thống nhất.

Sự thiếu sót trong công tác quy hoạch, chỉ tập trung phát triển đô thị mà không chú trọng quy hoạch cấp thoát nước đã khiến tình hình úng ngập diễn ra trong thời gian dài mà vẫn chưa được cải thiện.

Nói về quy hoạch đô thị có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề thoát nước ở Hà Nội, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, chúng ta phải rút ra một bài học là không nên phát triển kiểu “xôi đỗ”, nghĩa là chỉ chú trọng vào các khu đô thị, còn hệ thống kỹ thuật bên ngoài không hài hòa đồng bộ với khu đô thị.

Cần có những giải pháp rà soát lại, chủ đầu tư phát triển xây dựng các khu đô thị thì họ cũng phải có trách nhiệm với hạ tầng kỹ thuật bên ngoài. Đồng thời, Nhà nước phải nhận thấy vai trò của mình, tức là khi cho phép bố trí nguồn lực đối ứng để phát triển hạ tầng kỹ thuật bên ngoài thì mới có thể giải quyết vấn đề úng ngập.

Chúng ta cần phải điều chỉnh lại quy hoạch mới, bổ sung các kênh mương thoát nước, khơi thông dòng chảy; đặc biệt tăng công suất các trạm bơm cuối nguồn và công tác bảo dưỡng để chống ách tắc cục bộ.

Bày tỏ quan điểm cũng như giải pháp để giảm thiểu tình trạng ngập úng tại Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn trong cả nước nói chung, một chuyên gia về quy hoạch xây dựng khẳng định, trong quy hoạch đô thị hiện nay cần thực hiện theo hướng tích hợp, tức là tất cả các loại quy hoạch được đặt trên cùng một hệ thống.

Như vậy, sẽ tránh được tình trạng mâu thuẫn hay quy hoạch này thực hiện đúng nhưng quy hoạch kia lại vướng. Thậm chí nhiều dự án đầu tư hiện nay khi triển khai đến khi gần xong lại phát hiện vi phạm các quy hoạch khác dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đơn cử như tình trạng ngập lụt tại Hà Nội, bài toán đặt ra không chỉ là quy hoạch hệ thống thoát nước khi xây dựng đô thị mà còn cần quy hoạch các công trình thủy lợi, phân bổ dân cư….

Nếu các hệ thống này không tích hợp với nhau thì các công trình có thể làm tốt quy hoạch xây dựng nhưng lại vi phạm quy hoạch về thoát nước, hoặc thủy lợi, dẫn đến không thực hiện được mục tiêu chung. Khi chuyển sang phương thức quy hoạch tích hợp sẽ hạn chế được những chồng chéo, hạn chế.

Thế Anh – Báo NB&CL

Theo Nhà báo & Công luận

Ảnh: Ngán ngẩm với tình trạng Hà Nội và nhiều đô thị lớn trên cả nước cứ mưa là ngập.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.congluan.vn/chong-ngap-lut-tai-do-thi-va-bai-toan-phat-trien-ben-vung-post267343.html

Xử phạt doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp làm trường đua ngựa

Dù chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, Công ty cổ phần Đua ngựa Thiên Mã – Madagui vẫn tự ý chuyển đổi sử dụng hơn 6.400 mét vuông đất nông nghiệp sang xây dựng các hạng mục, công trình trường đua ngựa.

Vừa qua, UBND huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty cổ phần Đua ngựa Thiên Mã – Madagui trên địa bàn thôn 4, xã Đạ Oai.

Theo quyết định xử phạt, Công ty Thiên Mã – Madagui do ông Nguyễn Ngọc Mỹ làm chủ đã có hành vi sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cơ quan chức năng xác định, Công ty Thiên Mã – Madagui tự ý chuyển đổi sai quy định 6.429 m2 đất nông nghiệp sang mục đích khác sai quy định. Trên diện tích trên, công ty tiến hành xây dựng nhiều hạng mục, công trình trường đua ngựa như tường gạch, nền xi măng, khung thép, mái tôn, hàng rào tại 16 vị trí.

Với hành vi vi phạm nêu trên, Công ty cổ phần Thiên Mã – Madagui đã bị UBND huyện Đạ Huoai xử phạt số tiền 80 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt, Công ty cổ phần Đua ngựa Thiên Mã – Madagui còn bị UBND huyện Đạ Huoai buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Theo đó, yêu cầu công ty phải phá dỡ, di dời phần công trình xây dựng trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm với diện tích 6.429 m2 thuộc một phần diện tích thuê đất theo Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về điều chỉnh diện tích đất đã cho Công ty cổ phần Đua ngựa Thiên Mã – Madagui và Công ty TNHH Hồng Lam Madagui thuê để thực hiện dự án.

Việt An – Báo BVPL

Theo Bảo Vệ Pháp Luật

Ảnh: Phần đất công ty cổ phần Đua ngựa Thiên Mã – Madagui tự ý chuyển đổi từ đất nông nghiệp qua xây dựng trường đua ngựa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baovephapluat.vn/kinh-te/kinh-doanh-phap-luat/xu-phat-doanh-nghiep-su-dung-dat-nong-nghiep-lam-truong-dua-ngua-146735.html

Điều chỉnh lương công nhân vệ sinh môi trường vốn đã nghèo khổ nay lại còn “cơ cực” hơn

Ngày 29/9/2023, Sở Tài chính TP. Hà Nội có Công văn số 5650/STC-QLG gửi Sở TN&MT, về việc thẩm định phương án giá duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

Ngay sau khi Sở Tài chính Hà Nội ban hành Công văn số 5650/STC-QLG gửi Sở TN&MT, Luật sư Trương Xuân Hải, Đoàn luật sư TP. Hà Nội đã chia sẻ về vấn đề này với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Theo Luật sư Trương Xuân Hải, tại mục 5, phần B văn bản số 5650/STC-QLG ngày 29/9/2023 của Sở Tài chính, liên ngành thống nhất mức lương cơ sở bằng theo đề xuất của Sở TN&MT cập nhật là 1,8 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023. Đồng thời, liên ngành thống nhất đề nghị của Sở TN&MT căn cứ nguyên tắc xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương bằng mức lương tối thiểu vùng của lao động đã qua đào tạo : (chia) mức lương cơ bản của nhân công tính theo bậc bình quân”.

tm-img-altSở Tài chính Hà Nội ban hành công văn số 5650/STC-QLG gửi Sở TN&MT

Bảng so sánh hệ số đảm bảo thu nhập tại Hà Nội.Bảng so sánh hệ số đảm bảo thu nhập tại Hà Nội.

Luật sư Hải cho rằng, việc xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm của Sở Tài chính Hà Nội là chưa hợp lý, khi tiếp tục đi ngược lại chủ trương tăng lương Chính phủ, để đảm bảo cuộc sống của người lao động.

Cụ thể: Tại Quyết định 453/QĐ-MTĐT ngày 21/1/2021 áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương là 1,5 thì mức lương bình quân của người lao động trực tiếp trong lĩnh vực VSMT tại Hà Nội là 5.162.850 đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập thấp hơn 17,26% so với mức lương bình quân được công bố tại Quyết định 820/QĐ-UBND ngày 20/2/2020 về việc công bố giá nhân công xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (mức lương bình quân công bố là 6.240.145 đồng/người/tháng), không đảm bảo thu nhập cho người lao động sinh sống tại khu vực đô thị loại đặc biệt.

Nghịch lý sau điều chỉnh, lương của công nhân môi trường giảm mạnh - Ảnh 1

Trong khi đó, theo Điều 4, Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 6/11/2019 của Bộ LĐTB&XH quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương không vượt quá 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I (tương đương hệ số là 2,2); không quá hệ số 0,9 đối với vùng II (tương đương 1,9); không quá hệ số 0,7 đối với vùng III (tương đương 1,7); không quá 0,5 đối với vùng IV (tương đương 1,5). Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

tm-img-alt“Nhiều lúc cảm thấy buồn, bất mãn với công việc bởi công sức, sức khỏe của mình bỏ ra mà người ta không tôn trọng, cho là nghề thấp hèn, lương bèo bọt, không đủ sống”, một công nhân chia sẻ.

” Nếu áp dụng hệ số điểu chỉnh tăng thêm tiền lương là 1,2 (theo Công văn số 5650/STC-QLG ngày 29/9/2023 của Sở Tài chính Hà Nội) thì tiền lương của người lao động đang là 5.162.850 đồng/tháng (Quyết định 453/QĐ-UBND ngày 21/2/2021) bị giảm xuống còn là 4.989.600 đồng/tháng (theo Công văn số 5650/STC-QLG ngày 29/9/2023) là chưa phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, là mục đích của tăng lương cơ sở là tăng thu nhập người lao động để họ có thể sống được bằng lương và chăm lo cho gia đình bằng tiền lương – thu nhập chính thức từ cơ quan tổ chức.”, Luật sư Trương Xuân Hải phân tích.

Quét rác là cái nghề vất vả nhưng lại ít được xã hội coi trọng, bởi làm nghề này lúc nào cũng phải tiếp xúc với chất thải, rác. Bộ trang phục thường trông cũ kỹ bởi họ phải mặc hàng ngày và phải đến những nơi bụi bẩn, hôi hám. Vì thế có những người xa lánh, khinh bỉ công nhân quét rác.

Chia sẻ về những vất vả trong công việc, anh H không giấu được nỗi buồn. Theo lời của anh, thời gian đầu làm công nhân quét rác rất khó khăn vì cái nhìn kỳ thị của mọi người. “Nói thật, tôi cảm thấy buồn khi người ta nhìn mình bằng ánh mắt ái ngại. Trong suy nghĩ của nhiều người, quét rác là công việc… bẩn! Nhưng đối với tôi, đó là lao động chân chính”

“Nhiều lúc cảm thấy buồn, bất mãn với công việc bởi công sức, sức khỏe của mình bỏ ra mà người ta không tôn trọng, cho là nghề thấp hèn, lương bèo bọt, không đủ sống. Hầu hết anh em vào làm công nhân môi trường đều bởi hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nay lương lại quá thấp thế này, tôi sẽ nghỉ việc để đi chạy xe ôm công nghệ…”, anh H cho biết thêm.

Công nhân vệ sinh môi trường thường được ví như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm vì một môi trường trong lành, phố phường sạch đẹp. Họ là những “anh hùng thầm lặng” vì một thành phố “Xanh – Sạch – Đẹp”.

Hằng đêm, sau không khí ồn ào, xô bồ của người dân phố thị thì các “anh hùng thầm lặng” lại xuống đường, bắt đầu công việc của mình. Bất kể thời tiết nắng hay mưa. Họ làm việc miệt mài, không nghỉ để duy trì sự sạch sẽ và an toàn cho cộng đồng. Nhiệm vụ của họ thường làm những công việc như thu gom, phân loại rác thải và quét rác ở các phố phường.

Các công nhân quét rác lúc nào cũng tiếp xúc với chất thải, mùi hôi, bụi bẩn. Bởi thế, trong xã hội ngày càng hiện đại, thì đâu đó vẫn còn một số ít người ít coi trọng. Mặc dù công việc quét rác bị xem thường nhưng công việc này vẫn là một phần rất quan trọng của hệ thống đô thị. Những người làm nghề này đảm bảo rằng chúng ta sống trong một môi trường sạch sẽ và an toàn. Họ đóng góp vào việc duy trì sự cân bằng môi trường, giúp hạn chế tác động tiêu cực của rác thải đến môi trường.

Hồng Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Bình Dương: Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm về sử dụng, quản lý đất đai

(Phapluatmoitruong.vn) – Công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng của UBND các huyện, thị xã, thành phố tại Bình Dương lỏng lẻo, để xảy ra tình trạng phân lô, tách thửa tự phát, xây dựng trái phép với quy mô, tính chất vi phạm là nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài…

Đây là một trong những nội dung vừa được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại Thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng; Thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của DN nhà nước, DN cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở; thanh tra các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và thanh tra việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thời kỳ 2011-2019).

Theo Kết luận thanh tra, UBND tỉnh thu hồi trụ sở nhà, đất của Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nhà khách Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương thuê để sử dụng vào mục đích đất thương mại, dịch vụ không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là trái với quy định.

Trong quá trình tổ chức bán đấu giá 04 tài sản công (gồm trụ sở cũ của Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Hội Chữ thập đó và Hội Cựu chiến binh), Sở Tài chính đề xuất và UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm đề bán đấu giá lần 2 bằng cách giảm 3% so với giá khởi điểm lần 01, giá khởi điểm lần 03 bằng cách giảm 3% so với giá khởi điểm lần 02 là vi phạm Điều 11 Thông tư số 137/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Sau đó, lấy giá khởi điểm lần 03 để đấu giá lần thứ 04 vi phạm quy định tại điểm 7 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-  BTC của Bộ Tài chính có khả năng tính toán giá khởi điểm của tài sản chưa chính xác. UBND tỉnh Bình Dương cần xem xét hủy kết quả đấu giá nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất (giai đoạn 2015-2019) do UBND tỉnh ban hành có nhiều vị trí, khu vực chưa sát giá thị trường, chưa phù hợp với quy định tại Điều 112 Luật Đất đai năm 2013.

Ngoài ra, qua thanh tra 12 dự án, Đoàn thanh tra đã phát hiện phương án giá đất cụ thể của 05 dự án tính toán chưa chính xác (xác định tổng doanh thu phát triển giả định ước tính và tổng chi phí phát triển giả định ước tính chưa đúng, như đã nêu ở phần kết quả thanh tra), cần phải tổ chức xác định lại giá đất để thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước.

Thông báo Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về vụ việc.

Đối với công tác quản lý đất công, UBND tỉnh Bình Dương và các tổ chức được giao quản lý quỹ đất công chưa quản lý chặt chẽ; vẫn còn tình trạng một số thửa đất công bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, gây lãng phí tài sản của Nhà nước; chậm xây dựng phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chậm lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng tài sản công.

Đáng chú ý, công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng của UBND các huyện, thị xã, thành phố tại Bình Dương lỏng lẻo, để xảy ra tình trạng phân lô, tách thửa tự phát, xây dựng trái phép với quy mô, tính chất vi phạm là nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài (kể cả sau ngày 10/01/2014 đã có thông báo của UBND tỉnh), nhưng chưa quan tâm đúng mức, không được kiểm tra, xử lý kịp thời, triệt để.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương khẩn trương có biện pháp chấm dứt ngay việc phân lô, tách thửa tự phát, xây dựng trái phép, sử dụng đất trái quy định.

Thực hiện thanh tra toàn diện việc phân lô, bán nền trái phép trên địa bàn toàn tỉnh để xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp sai phạm đến mức phải xử lý hình sự thì chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả thực hiện cho Thanh tra Chính phủ.

Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước đối với dự án “Trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển tổ hợp du lịch, phát triển vườn thu bán hoang dã tại khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu và bán đảo Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” xảy ra nhiều vi phạm trong quá trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư…

Từ những sai phạm trên, Kết luận thanh tra nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ 2011 – 2019 chịu trách nhiệm chung trong chỉ đạo điều hành; Giám đốc Sở TN&MT, Giám đốc Sở NN&PTNN; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở KH&ĐT; Cục trưởng Cục thuế và Chủ tịch UBND các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm chính đối với các vi phạm, thiếu sót đã nêu trên.

Đỗ Thuận – Trí Minh

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Thanh tra Chính phủ kiến nghị thanh tra toàn diện việc phân lô, bán nền trái phép tại tỉnh Bình Dương (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Phân lô, tách thửa ‘băm nát’ Đảo Ngọc ở Quảng Ngãi

Từ 214 thửa đất gốc, ở Đảo Ngọc (nằm giữa sông Trà Khúc) sau 7 năm đã bị phân lô, tách thành 1.227 thửa đất. Việc tách chủ yếu trên sơ đồ phân lô trong hồ sơ.

Phân lô, tách thử ồ ạt

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ); quản lý, sử dụng đất tại khu vực Đảo Ngọc (xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

Đảo Ngọc gồm toàn bộ thôn Ân Phú và một phần thôn Ngọc Thạch (xã Tịnh An) với tổng diện tích tự nhiên khoảng 200ha, 328 hộ/1.076 nhân khẩu. Đây là hòn đảo nổi nằm giữa sông Trà Khúc.

Từ khi UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản chấp thuận cho một số nhà đầu tư tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái Đảo Ngọc vào tháng 9/2017 và dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc khởi công, tại khu vực đảo này tăng đột biến số lượng hồ sơ của người dân đề nghị tách thửa, chuyển QSDĐ.

UBND xã Tịnh An, UBND TP Quảng Ngãi, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh TP Quảng Ngãi, Văn phòng đăng ký đất đai Sở TN&MT Quảng Ngãi đã không báo cáo, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh có biện pháp chấn chỉnh phù hợp nhằm quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch.

Các đơn vị không có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời những vi phạm về quản lý sử dụng đất. Qua đó, thể hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại khu vực Đảo Ngọc bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, buông lỏng quản lý từ tỉnh đến cơ sở.

Cụ thể, trong thời kỳ thanh tra từ năm 2015-2022, việc tách thửa, chừa đường đi khi tách thửa, chuyển QSDĐ tại khu vực Đảo Ngọc tăng đột biến. Từ 214 thửa đất gốc, qua nhiều lần tách thửa đã hình thành 1.227 thửa đất (tăng gần 6 lần về số thửa) nhưng phần lớn chỉ tách trên sơ đồ phân lô trong hồ sơ, còn trên thực địa hầu hết vẫn như hiện trạng trước khi tách.

Có 50 trường hợp nhận chuyển nhượng trọn thửa đất gốc sau đó tách thành 211 thửa và 48 trường hợp nhận chuyển nhượng từ thửa đất đã được tách để tiếp tục tách thành 145 thửa.

Trong 1.227 thửa hình thành sau khi tách có 737 thửa đã thực hiện 1.018 lần biến động chuyển quyền tách (nhiều trường hợp chuyển quyền trên 2 lần); trong đó có 468/737 thửa sau khi tách đã được chuyển quyền cho những hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu ngoài xã Tịnh An, phần lớn chưa xây dựng nhà ở.

Kiểm điểm nhiều cá nhân, tập thể

Theo kết luận thanh tra, việc tham mưu của Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh TP Quảng Ngãi, thẩm định của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và phê duyệt của Sở TN&MT Quảng Ngãi khi giải quyết thủ tục tách thửa có nhiều sai phạm.

Cụ thể, cho phép tách thửa đất tự chừa đường nhưng không thực hiện các thủ tục có liên quan đảm bảo các quy định. Toàn bộ diện tích được các hộ gia đình, cá nhân hiến đất làm đường chưa được chính quyền địa phương nhận hiến đưa vào quỹ đất công để quản lý.

Việc hình thành các con đường trên hồ sơ không theo quy hoạch, kế hoạch của địa phương nên gián tiếp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ cấu sử dụng đất của địa phương…

Tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định về việc xác định lại diện tích đất ở trái với quy định của pháp luật, dẫn đến cơ quan chức năng xác định lại diện tích đất ở khi tách thửa không đúng quy định… Để xảy ra việc này còn có trách nhiệm của UBND xã Tịnh An, Phòng TN&MT TP Quảng Ngãi.

Sở TN&MT Quảng Ngãi được yêu cầu khẩn trương tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản xác lập, thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đối với những thửa đất được tách không đúng quy định; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân của Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản có nội dung trái với quy định của pháp luật.

Kiểm điểm xử lý trách nhiệm những cá nhân thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi và UBND xã Tịnh An.

Chưa đến mức xử lý hình sự?

Tại buổi họp báo định kỳ ngày 2/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, thông tin đến báo chí về sai phạm tại khu vực Đảo Ngọc (xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi).

Theo ông Minh, bản chất việc khi tách thửa là nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không phải để phục vụ lợi ích công cộng.

“Tôi cũng không ngờ số lượng tách thửa nhiều đến thế. Tỉnh đã tổ chức họp và giao thanh tra rà soát lần cuối, nếu tách thửa có vi phạm, làm thất thoát ngân sách thì sẽ chuyển cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì kết luận ban đầu chưa đến mức xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính”, ông Minh nói.

Nguyễn Ngọc – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Từ 214 thửa đất gốc, sau 7 năm Đảo Ngọc đã bị phân lô, tách thành 1.227 thửa đất. Ảnh: NN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/phan-lo-tach-thua-bam-nat-dao-ngoc-o-quang-ngai-post1574863.tpo

Ngổn ngang khu đô thị 87 ha

Năm 1993, UBND TPHCM duyệt đồ án quy hoạch chung khu thương nghiệp và nhà ở cao cấp có tên gọi ‘Khu đô thị phát triển An Phú’ tại xã An Phú, huyện Thủ Đức (nay là phường An Phú, TP Thủ Đức). Nhưng tới nay, sau 30 năm triển khai, hạ tầng kỹ thuật tại dự án vẫn chưa xong.

Chậm triển khai

Dự án Khu đô thị phát triển An Phú được UBND TPHCM phê duyệt năm 1993 với diện tích 100ha do Công ty Dịch vụ Phát triển đô thị liên doanh với Công ty City Horse Trading LTD HongKong làm chủ đầu tư, nhưng dự án sau đó chậm triển khai và không có khả năng thực hiện. Năm 1998, Kiến trúc sư trưởng thành phố nghiên cứu phương thức đầu tư mới thích hợp để thực thi, sau đó, dự án được điều chỉnh với diện tích hơn 88ha, do Công ty Dịch vụ Phát triển đô thị TPHCM (nay đổi tên là Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm) làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính và có 13 đơn vị tham gia đầu tư thứ cấp để triển khai.

Năm 2001, Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm (Công ty Thủ Thiêm) và các chủ đầu tư dự án thành phần thuộc Dự án Khu đô thị phát triển An Phú ký hợp đồng kinh tế đóng góp kinh phí và Phụ lục hợp đồng kinh tế (ký năm 2004). Theo đó, kinh phí đóng góp thực hiện làm nhiều giai đoạn, căn cứ vào tiến độ hoàn thành thi công của chủ đầu tư, hình thức đóng góp bằng tiền và đóng góp bằng quỹ đất. Tuy nhiên, đến năm 2020, tất cả 13 đơn vị đều chưa đóng góp đầy đủ nghĩa vụ tài chính.

Theo tìm hiểu, dự án hạ tầng kỹ thuật chính trong khu đô thị phát triển An Phú gồm 5 tuyến đường (Bắc Nam 1, Bắc Nam 2, Bắc Nam 3, Đông Tây 1, Đông Tây 2), 3 công viên (Công viên trung tâm, Công viên tại ngã ba Cát Lái, Công viên thuộc vòng xoay Lương Định Của – Mai Chí Thọ) và Khu 1,6ha để xây dựng trường học.

Ngày 2/10, phóng viên Báo Đại Đoàn Kết ghi nhận thực tế, tuyến đường Bắc Nam 1 (nay là đường Nguyễn Hoàng) là tuyến đường hoàn thiện nhất của dự án, phương tiện có thể di chuyển từ đường Song Hành xa lộ Hà Nội tới đường Lương Định Của, tuy vậy con đường này nhỏ hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, vào mùa mưa nhiều “ổ voi” gây đọng nước nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngoài ra, một số tuyến đường khác như Vũ Tông Phan, các tuyến đường thuộc các cụm dự án thành phần đã được hoàn thiện, đấu nối với trục đường chính. Các tuyến đường còn lại như Bắc Nam 2, Bắc Nam 3, Đông Tây 1, Đông Tây 2 đều đang vướng bồi thường giải phóng mặt bằng, đến nay vẫn chưa thể thi công để bàn giao cho thành phố.

Điều đáng nói, theo Quyết định số 819 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/7/2001, sau khi xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật chính khu đô thị, Công ty Dịch vụ Phát triển đô thị (Công ty Thủ Thiêm – PV) bàn giao toàn bộ diện tích đất trên cho UBND TPHCM để UBND thành phố quyết định việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức có chức năng đầu tư các dự án thành phần theo quy hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật.

Nhưng thực tế đến nay dự án hạ tầng chính vẫn chưa thực hiện xong, tuy vậy, có 9 chủ đầu tư dự án thành phần đã được giao đất chính thức, đó là: Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Tân Tạo, Công ty đầu tư và Dịch vụ thành phố Invesco, Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức, Công ty TNHH Tiến Phước, Công ty cổ phần bất động sản Nova Lexington, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ Mỹ, Công ty cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Liên doanh Hoàng Kim, Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận.

Tìm hướng ra cho “siêu dự án”

Theo Kết luận thanh tra số 8161 ngày 31/8/2023 về thanh tra việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị phát triển An Phú để giải quyết những tồn tại vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TPHCM kiến nghị UBND thành phố giao Công ty Thủ Thiêm, tiếp tục thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật chính khu đô thị An Phú (4 tuyến đường, 3 công viên); làm việc với chủ đầu tư dự án thành phần để thống nhất kinh phí đóng góp và cam kết thời hạn hoàn thành hoàn tất xây dựng dự án hạ tầng. Phối hợp với UBND TP Thủ Đức hoàn thành công tác bồi thường và chịu trách nhiệm hoàn trả kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng phần đất 22.012m2 thuộc lộ giới đường Lương Định Của cho UBND TP Thủ Ðức, sau khi UBND TP Thủ Đức thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí do các chủ đầu tư dự án thành phần đóng góp.

Giao chủ đầu tư 13 dự án thành phần trong Dự án khu đô thị An Phú cam kết chịu trách nhiệm phối hợp với Công ty Thủ Thiêm để đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn thành dự án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu UBND thành phố giải quyết kiến nghị của Công ty Thủ Thiêm về việc tăng vốn điều lệ của công ty, làm cơ sở để tiếp tục thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật chính.

Sở TNMT đối chiếu quy định pháp luật đất đai hiện hành, nghiên cứu, phân tích, xác định hình thức giao đất, thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục thực hiện để tham mưu, đề xuất, trình UBND thành phố phương án giải quyết việc giao đất, cho thuê đất đối với phần diện tích đất thuộc dãy 22m đường Mai Chí Thọ.

Giao Sở Xây dựng, UBND TP Thủ Đức kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ đầu tư có phần đất Nhà nước nằm trong dự án chưa thực hiện xong việc hoán đổi đất đối với phần đất Nhà nước (Công ty TNHH Xây dựng thương mại Tân Tạo, Công ty TNHH Tiến Phước), báo cáo và đề xuất UBND thành phố xử lý theo quy định.

UBND TP Thủ Đức tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng phần đất 22.012m2 lộ giới đường Lương Định Của, sau đó quyết toán kinh phí với Công ty Thủ Thiêm và các chủ đầu tư dự án thành phần. Kinh phí bồi thường và pháp lý bồi thường do UBND TP Thủ Đức nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố xem xét chấp thuận.

Nguyên Vũ – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Đường Bắc Nam 2 tại Dự án Khu đô thị phát triển An Phú còn ngổn ngang. Ảnh: Nguyên Vũ.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/ngon-ngang-khu-do-thi-87-ha-5740316.html

Thanh Hóa: Công ty Long Hải bị xử phạt 450 triệu đồng

Với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, Công ty CP Thương mại vận tải và chế biến hải sản Long Hải đã bị Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt 450 triệu đồng.

Mới đây, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT đã ban hành quyết định số 97/QĐ-XPHC, xử phạt Công ty Cổ phần Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải (Công ty Long Hải, địa chỉ tại thôn Tiền Phong, xã Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) số tiền 450 triệu đồng.

Theo đó, Công ty Long Hải đã có hành vi vi phạm hành chính: Không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định đối với dự án nâng công suất của công ty. Cụ thể, sản phẩm bột cá trung bình của công ty năm 2021 là 24.480 tấn sản phẩm/năm; năm 2022 là 19.565 tấn sản phẩm/năm, theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp có thẩm quyền cấp là 16.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngoài việc bị xử phạt 450 triệu đồng, Công ty Long Hải phải đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục của dự án nâng công suất nêu trên mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Quốc Huy – Báo Công Lý

Theo Công Lý

Ảnh: Công ty Long Hải bị xử phạt 450 triệu đồng. Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congly.vn/thanh-hoa-cong-ty-long-hai-bi-xu-phat-450-trieu-dong-399392.html

‘Tuýt còi’ doanh nghiệp vi phạm phòng cháy chữa cháy

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ – Công an tỉnh Yên Bái vừa ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với công trình nhà máy của Công ty TNHH công nghiệp Sunwell Việt Nam do vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Cụ thể, qua kiểm tra, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phát hiện công trình Nhà máy công nghiệp Sunwell Việt Nam của Công ty TNHH công nghiệp Sunwell Việt Nam (có địa chỉ tại Khu công nghiệp Minh Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên) chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Căn cứ Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC& CNCH) – Công an tỉnh Yên Bái đã ra quyết định số 815/QĐTĐC-PC07 về việc tạm đình chỉ hoạt động đối với công trình Nhà máy công nghiệp Sunwell Việt Nam. Thời gian đình chỉ từ 11h, ngày 26/9 đến 11h ngày 25/10.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, Công ty TNHH Cabinetry Sunwell Giang Tô là doanh nghiệp Trung Quốc được Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư ngày 6/8/2021 để thực hiện Dự án Nhà máy công nghiệp Sunwell Việt Nam tại Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Diện tích đất sử dụng là 98.998,5 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 196 tỷ đồng (vốn tự có 82 tỷ đồng, vốn vay 114 tỷ đồng).

Tuy nhiên, khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp quyết định giao đất, cho thuê đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng theo quy định, đơn vị này đã tự ý san tạo mặt bằng, xây dựng nhà xưởng.

Hồi tháng 8, UBND huyện Trấn Yên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty này về các hành vi lấn, chiếm đất; xây dựng 2 nhà xưởng khi chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Tổng cộng số tiền xử phạt 2 hành vi là 140 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là hơn 8,9 triệu đồng.

Hân Nguyễn – Văn Đức – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nhà máy công nghiệp Sunwell Việt Nam.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/tuyt-coi-doanh-nghiep-vi-pham-phong-chay-chua-chay-post1574853.tpo

Thanh tra Chính phủ: Hai dự án cao tốc Bắc – Nam bị chậm là do chủ đầu tư

Trách nhiệm chính dẫn đến việc chậm cung cấp vật liệu san lấp cho Dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ thuộc về chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án Thăng Long, Ban Quản lý dự án 7).

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận thanh tra số 1896/KL-TTCP về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại một số tỉnh khu vực phía Nam cung cấp cho dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Theo đó, đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (vật liệu san lấp) cho 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2022.

Các dự án gồm: Dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây; Dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu của UBND các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, theo quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025- 2030, trữ lượng vật liệu san lấp cao hơn nhiều so với nhu cầu của 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông là cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết; cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây; cầu Mỹ Thuận và đường dẫn 2 đầu cầu.

Đáng chú ý, 2 Dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết; cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây liên tục bị thiếu nguồn cung vật liệu do phần lớn trữ lượng vật liệu san lấp thuộc khu vực quy hoạch (chưa được cấp phép hoạt động) hoặc các khu vực mỏ vật liệu san lấp đang hoạt động (đã được cấp phép trước đây) có trữ lượng và công suất được phép khai thác quá thấp so với nhu cầu của dự án (công suất khai thác tại tỉnh Bình Thuận đạt 1,054 triệu m3/năm; tại tỉnh Đồng Nai chỉ đạt 60.334 m3/năm).

Trong khi đó, nhu cầu vật liệu đất đắp tại Dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết là 9,2 triệu m3 trong vòng 2 năm; nhu cầu vật liệu đất đắp tại Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là 3,91 triệu m3 trong vòng 2 năm.

Nguyên nhân chính, về chủ quan, là do khâu khảo sát, đánh giá tình hình của đơn vị tư vấn chưa kỹ càng, không xác định đầy đủ tính pháp lý của khu vực dự kiến cung cấp vật liệu cho các dự án.

Tình trạng phổ biến là khi khảo sát, đơn vị tư vấn đánh giá các mỏ vật liệu đạt yêu cầu về chất lượng, nhưng sau khi công trình được khởi công, thì nhà thầu xác định không đảm bảo chất lượng để sử dụng làm vật liệu thi công, dẫn đến việc chủ đầu tư phải tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch khoáng sản; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản và thực hiện các thủ tục đất đai để được khai thác khoáng sản theo quy định.

Tất cả các quy trình trên dù đã được áp dụng các cơ chế đặc thù của Quốc hội và Chính phủ, nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian, khiến ngay trong giai đoạn thi công nước rút, nhà thầu vẫn phải “tắt máy” chờ vật liệu.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, trách nhiệm chính dẫn đến việc chậm cung cấp vật liệu san lấp cho Dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây chủ yếu thuộc về chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án Thăng Long, Ban Quản lý dự án 7); đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán; các nhà thầu trúng thầu thi công dự công trình.

Viết Dinh/TCDN

Theo Tài chính Doanh nghiệp

Ảnh: Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/thanh-tra-chinh-phu-hai-du-an-cao-toc-bac–nam-bi-cham-la-do-chu-dau-tu-d42823.html