• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 86

Công ty TNHH Bao Bì PackcoViệt Nam bị xử phạt 152 triệu đồng do vi phạm về môi trường

Công ty TNHH Bao Bì Packco Việt Nam đã bị xử phạt do xả nước thải có 3 thông số vượt quy chuẩn cho phép.

Ngày 10/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lưu Văn Bản đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Bao Bì Packco Việt Nam ở cụm công nghiệp Cao An, thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng) 152 triệu đồng do vi phạm về môi trường.

Ngày 23/8/2023, đoàn kiểm tra của Công an huyện Cẩm Giàng kiểm tra việc thu gom và xử lý nước thải của Công ty TNHH Bao Bì Packco Việt Nam. Đoàn đã lấy mẫu nước thải tại vị trí mương phía bắc của công ty thải ra môi trường để phân tích, kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy có 3 thông số môi trường thông thường vượt chuẩn cho phép gồm: Coliform vượt 2.200 lần, TSS vượt hơn 18 lần, BOD5(200C) vượt hơn 8,5 lần theo quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT (mức B).

Ngoài hình thức xử phạt chính, công ty còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn 3 tháng.

Công ty TNHH Bao Bì Packco Việt Nam đăng ký thành lập doanh nghiệp lần đầu năm 2019. Người đại diện theo pháp luật là ông SZE, MAN HANG, quốc tịch Trung Quốc. Doanh nghiệp chuyên sản xuất thùng bìa carton.

PV – Báo Hải Dương

Theo Hải Dương

Ảnh: Quyết định xử phạt Công ty TNHH Bao Bì Packco Việt Nam

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baohaiduong.vn/cong-ty-tnhh-bao-bi-packcoviet-nam-bi-xu-phat-152-trieu-dong-do-vi-pham-ve-moi-truong-359696.html

Vụ mỏ đá ở Kỳ Anh hết hạn vẫn rầm rộ bán đất, chính quyền địa phương nói gì?

Trước việc mỏ đá hết hạn vẫn khai thác đất bán ra ngoài, chính quyền địa phương cho biết, đây không phải là lần đầu tiên đơn vị này khai thác khoáng sản khi chưa đảm bảo hồ sơ, thủ tục.

Liên quan đến phản ánh về mỏ đá Kỳ Liên của Công ty Cổ phần Lạc An (đóng tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) dù đã hết hạn vẫn rầm rộ khai thác đất bán ra ngoài, ông Trần Phố Huế – Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên cho biết, phường đã yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hoạt động đến khi đảm bảo quy định cần thiết.

“Doanh nghiệp thừa nhận đã bóc phong hóa, vận chuyển đất bán cho các công trình trên địa bàn khi chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất. Đơn vị này cũng cam kết dừng hoạt động khai thác khoáng sản đến khi đảm bảo hồ sơ theo quy định. Phường đang xin ý kiến của phòng, ban liên quan, xác định lại khối lượng đất doanh nghiệp đã khai thác trái phép và báo cáo ngành chức năng xử lý theo thẩm quyền”, ông Huế nói.

Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên nói rằng đây không phải là lần đầu Công ty CP Lạc An khai thác khoáng sản khi chưa đảm bảo hồ sơ, thủ tục. Hồi tháng 9, công ty này từng sử dụng máy móc để cào bóc đất tầng phủ tại mỏ đá, vận chuyển bán cho các công trường thi công ở phường Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh (thị xã Kỳ Anh). Ngành chức năng sau đó lập biên bản, đình chỉ hoạt động khai thác của đơn vị song không hiểu vì sao doanh nghiệp này tiếp tục vi phạm.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Công ty CP Lạc An thừa nhận có việc đơn vị cho máy đào bóc đất tầng phủ tại mỏ đá rồi vận chuyển bán cho một số dự án trên địa bàn do Ban quản lý dự án khu vực kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

“Mọi thủ tục cấp phép, gia hạn hợp đồng thuê đất của công ty đã hoàn thiện gửi sở ngành liên quan và chỉ chờ UBND tỉnh ra quyết định. Việc khai thác đất mới diễn ra hơn 1 tuần nay, còn trước đó đã tạm dừng khi cơ quan chức năng yêu cầu dừng hoạt động”, ông Dũng nói.

Các xe chở đất cho các công trình trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Các xe chở đất cho các công trình trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Giám đốc Công ty CP Lạc An lý giải mỏ đá của công ty được cấp phép từ năm 2012 trên diện tích hơn 15ha. Theo giấy phép, mỏ được quyền khai thác khoáng sản trên diện tích cấp phép và theo báo cáo đánh giá trữ lượng. Vì vậy, việc khai thác tài nguyên trên diện tích đơn vị quản lý gồm cả đất và đá theo báo cáo thăm dò địa chất (13,5 triệu khối đá; 1,2 triệu khối đất tầng phủ).

“Dù chưa có quyết định thuê đất nhưng đơn vị đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền thuê đất nên nếu ở góc độ doanh nghiệp thì đã nộp tiền là được khai thác. Tuy nhiên, về mặt quy định là muốn khai thác phải hoàn thiện thủ tục thuê đất”, vị lãnh đạo doanh nghiệp cho hay.

Phạm Trường – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Máy xúc hoạt động hết công suất để xúc đất đưa lên nhiều xe tải nối đuôi nhau chờ sẵn.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/vu-mo-da-o-ky-anh-het-han-van-ram-ro-ban-dat-chinh-quyen-dia-phuong-noi-gi-post1577089.tpo

Doanh nghiệp ‘chôn’ vốn, thị trường không có nguồn cung

Nhiều chủ đầu tư lo ngại tình trạng dự án xây nhà ở thương mại phải ‘đắp chiếu’ nếu dự thảo mới về Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua.

Sau hơn một năm lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn nhận được nhiều ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện, trình Quốc hội.

Hiện nay, quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất sang làm dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp bất động sản và giới chuyên gia. Vì vấn đề này không chỉ liên quan mật thiết tới vấn đề nhà ở của người dân mà quy định tại Điều 128 trong Dự thảo Luật còn đang bị cho là gây khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó tác động tiêu cực tới thị trường.

Cụ thể, điều 128 trong dự thảo luật quy định: Nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì doanh nghiệp phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất phi nông nghiệp không phải đất ở, đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Theo quy định hiện hành, nếu muốn làm dự án nhà ở thương mại, trong khu đất xây dự án phải có ít nhất 1m2 là đất ở, phần còn lại là các loại đất khác như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ.

Thế nhưng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lại đang đề xuất loại bỏ đất nông nghiệp, có nghĩa là nếu muốn làm dự án, khu đất xây dự án phải có đất ở và đất phi nông nghiệp.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang đề xuất loại bỏ đất nông nghiệp ra khỏi những điều kiện để xây dựng dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: VnEconomy)

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang đề xuất loại bỏ đất nông nghiệp ra khỏi những điều kiện để xây dựng dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: VnEconomy)

Phần lớn đại diện các doanh nghiệp bất động sản khi được hỏi đều bày tỏ sự lo ngại rằng quy định mới nếu được thông qua sẽ siết chặt hơn các điều kiện để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Từ đó, đẩy nhiều dự án vào cảnh quy hoạch “treo”, bởi phần lớn dự án hiện nay được triển khai trên quỹ đất ban đầu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất.

Ông Nguyễn Ổi, Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM chia sẻ, doanh nghiệp của ông đang có kế hoạch triển khai một dự án lớn tại huyện Bình Chánh (TP.HCM). Tuy bước đầu đã đổ vốn đầu tư vào dự án nhưng đến thời điểm này, doanh nghiệp đang phải “phanh” lại để chờ thông tin chính thức khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua. Vì nếu chiếu theo quy định mới thì dự án không đủ điều kiện để triển khai.

“Sau khi đã chật vật xoay xở tạm ổn về dòng tiền thì nay dự án lại phải bất động vì ách tắc pháp lý, như vậy là chúng tôi phải chịu cảnh chôn vốn, trong khi thị trường đang thiếu nguồn cung”, ông Ổi nói.

Ông Ổi nêu quan điểm, vướng mắc lớn nhất hiện nay không chỉ với doanh nghiệp của ông mà với nhiều doanh nghiệp bất động sản khác là quy định phải có đất ở trên đất xin chuyển đổi mục đích sử dụng để làm dự án. Gay cấn hơn là trong dự thảo mới còn đề xuất loại bỏ đất nông nghiệp ra khỏi các điều kiện xây dựng dự án, nghĩa là nếu muốn làm dự án, khu đất xây dự án phải có đất ở và đất phi nông nghiệp.

“Quy định này gây rất nhiều khó khăn, bởi phần lớn các dự án bất động sản phát triển mới hiện nay được triển khai trên quỹ đất ban đầu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất. Nếu mà quy định này vào chỉ có đất ở và đất phi nông nghiệp thì không khác gì làm khó cho chủ đầu tư. Rõ ràng dự thảo mới đang thu hẹp lại rất nhiều về điều kiện pháp lý so với quy định hiện hành. Quy định này đi ngược lại tinh thần phải tháo gỡ về pháp lý cho dự án”, ông Ổi nói thêm.

Cũng nêu những vướng mắc về thủ tục pháp lý nếu dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, đại diện một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội lại lo lắng trước quy định chỉ được triển khai dự án nếu có đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Điều này đi ngược lại với đa số dự án hiện tại đang được thực hiện theo hình thức doanh nghiệp nộp tiền thuê đất hàng năm.

“Hiện chúng ta đi tới xu hướng giảm dần thuê đất trả một lần, mà chuyển sang trả theo hàng năm, cái đó là đúng hướng, phù hợp với quy luật thị trường, giá lên xuống. Nhưng trong Dự thảo Luật Đất đai lại dự kiến đất phải trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê, như vậy quy định này lại mâu thuẫn với Nghị quyết 18 và các luật liên quan.

Thực tế hiện nay, quy định đang khuyến khích nhà đầu tư tự thỏa thuận trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại. Tuy nhiên, việc yêu cầu phải có đất phi nông nghiệp đã nộp tiền thuê đất một lần sẽ khiến nhiều dự án gặp khó.

Những doanh nghiệp quy mô trung bình như chúng tôi khi đầu tư thì hầu hết đều phải huy động vốn ngân hàng, nếu quy định phải nộp thuế một lần thay bằng nộp thuế hàng năm sẽ làm doanh nghiệp đội thêm vốn. Điều này càng khiến doanh nghiệp “ngại” làm dự án, nguồn cung mới đã ít ỏi càng ít ỏi hơn, người mua nhà khó tiếp cận sản phẩm mới, giá tăng cao”, vị này này cho biết.

Trả lời VTC News khi nêu quan điểm về dự thảo luật mới, ThS Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản nói: “Tôi kiến nghị kế thừa quy định hiện hành tại Luật số 03/2022/QH15, cho phép nhà đầu tư có một phần đất ở, một phần đất khác (có thể là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được thuê trả tiền một lần hoặc trả tiền hàng năm) thì đều được sử dụng để thực hiện dự án nhà ở thương mại nếu đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (phù hợp các loại quy hoạch…”.

Ngoài ra, ông Đỉnh còn kiến nghị thêm việc mở rộng trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (100% là đất phi nông nghiệp được thuê trả tiền một lần hoặc trả tiền hàng năm; không có đất ở) cũng được thực hiện dự án nhà ở thương mại nếu phù hợp các loại quy hoạch…

“Việc xác định giá đất cụ thể để thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo sát giá thị trường, không gây thất thoát ngân sách nhà nước. Việc mở rộng này giúp thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW: “Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”. Đồng thời giúp tháo gỡ vướng mắc của khoảng 300 dự án nhà ở thương mại trên cả nước đang ách tắc do chủ đầu tư đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không có đất ở “, ông Đỉnh nhận định.

Phạm Duy – Báo VTC News

Theo VTC News

Ảnh: Nhiều doanh nghiệp “ngại” làm dự án nếu điều 128 trong Dự thảo Luật Đất đai được thông qua. (Ảnh minh họa: Công Hiếu)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vtc.vn/doanh-nghiep-chon-von-thi-truong-khong-co-nguon-cung-ar824917.html

Hiện trạng dự án chống ngập 10.000 tỉ chuẩn bị được ‘giải cứu’

Là một trong các dự án quan trọng gặp vướng mắc, dự án chống ngập 10.000 tỉ ở TP HCM chuẩn bị được ‘giải cứu’ bằng cách trích một phần ngân sách đầu tư công cho chủ đầu tư thực hiện.

Gặp khó khăn dai dẳng nhiều năm qua, dự án ngăn triều chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP HCM khiến cho chủ đầu tư (Tập đoàn Trung Nam), chính quyền TP HCM và hơn 6,5 triệu người dân trong vùng dự án lo lắng, băn khoăn. Đây là dự án được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) hay còn gọi là “đổi đất lấy hạ tầng” được khởi công tháng 6/2016 và hoàn thành sau 3 năm. Thời gian đầu, dự án thực hiện đạt tiến độ tốt nhưng tới tháng 4/2018, dự án phải tạm ngưng rồi sau đó thi công trở lại và tiếp tục tạm ngưng từ cuối năm 2020. Do dịch Covid-19 ảnh hưởng tới nguồn vốn khiến dự án không cải thiện được nhiều tiến độ.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, dự án hiện gặp khó khăn về tài chính sau khi hoàn thành hơn 90% tổng khối lượng công việc. Chủ đầu tư dự án cần khoảng 1.800 tỉ đồng để hoàn thành nốt phần còn lại. Tuy nhiên vì thời gian tạm dừng lâu nên hiện ngân hàng không tiếp tục cấp vốn khiến thành phố đang tìm cơ chế đặc thù là trích một phần vốn ngân sách đầu tư công để thanh toán cho chủ đầu tư.

Cụ thể hơn, ông Phan Văn Mãi cho biết TP HCM được Trung ương phân bổ khoảng 68.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án, trong đó có 5.700 tỉ đồng dành cho dự án này. Tuy nhiên dự án chưa xong nên không thể nghiệm thu, không thể thanh toán cho chủ đầu tư.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện truyền thông của Tập đoàn Trung Nam (chủ đầu tư dự án) cho biết, dự án ngăn triều chống ngập 10.000 tỉ đồng là công trình “1 cam kết – 4 mục tiêu”.

Theo đó, khi hoàn thành, dự án có thể giải quyết trực tiếp 4 mục tiêu gồm: chống ngập do triều cường cho 570km2 ở bờ hữu sông Sài Gòn với hơn 6,5 triệu cư dân. Đây là mục tiêu lớn nhất và quan trọng nhất của dự án, với quy mô 6 cống ngăn triều để ngăn toàn bộ nước từ phía biển đổ về các sông rạch, khu dân cư qua các cửa sông. Các cống ngăn triều nằm ở khu vực Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Phú Định, Cây Khô, Tân Thuận sẽ xóa bỏ tình trạng ngập nước vì triều cường cho hàng triệu cư dân.

Ngoài ra, 3 mục tiêu khác của dự án gồm có điều tiết mực nước kênh rạch, giao thông đường thủy và cải thiện cảnh quan môi trường.

Dự án cũng từng được nghiên cứu để cải tạo các cống ngăn triều thành đường giao thông qua sông với quy mô nhỏ. Được biết, nếu dự án được tái khởi động lại thì chủ đầu tư cần một tháng rưỡi để chuẩn bị và 6 tháng để hoàn thiện thi công, đưa công trình vào khai thác.

Chủ đầu tư cũng cho biết nhiều khu vực cống ngăn triều, phần thi công đã hoàn thành tới hơn 95%.

Cống Cây Khô ở huyện Nhà Bè hoàn thành 86% khối lượng công việc với trụ pin, âu thuyền, cửa van...

Cống Cây Khô ở huyện Nhà Bè hoàn thành 86% khối lượng công việc với trụ pin, âu thuyền, cửa van…

Cống Mương Chuối ở huyện Nhà Bè, cống lớn nhất của dự án đã hoàn thành 93% khối lượng với trụ pin, van, âu thuyền...

Cống Mương Chuối ở huyện Nhà Bè, cống lớn nhất của dự án đã hoàn thành 93% khối lượng với trụ pin, van, âu thuyền…

Cống Tân Thuận ở quận 7 đã hoàn thành 93% khối lượng thi công.

Cống Tân Thuận ở quận 7 đã hoàn thành 93% khối lượng thi công.

Cống Phú Xuân ở huyện Nhà Bè hoàn thành 90% khối lượng công việc.

Cống Phú Xuân ở huyện Nhà Bè hoàn thành 90% khối lượng công việc.

Cống Bến Nghé ở quận 1, cống có quy mô nhỏ nhất của dự án đã hoàn thành tới 97% khối lượng công việc.

Cống Bến Nghé ở quận 1, cống có quy mô nhỏ nhất của dự án đã hoàn thành tới 97% khối lượng công việc.

Đoàn Xá – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Cống Phú Định ở quận 8 đã hoàn thành 88% công việc với trụ pin, tháp van, đâu thuyền…

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/hien-trang-du-an-chong-ngap-10000-ti-chuan-bi-duoc-giai-cuu-5740985.html

Hội thảo quốc tế về các chính sách và giải pháp giảm thiểu chất thải

Ngày 11/10/2023, tại TP. HCM, Công ty Informa Markets Vietnam, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức hội thảo về các chính sách và giải pháp giảm thiểu chất thải hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Tới tham dự hội thảo có đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Khoa học và Công nghệ;  Đại sứ quán Hà Lan; Đại sứ quán Phần Lan; Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Ban Điều hành Mạng lưới các nhà Khoa học và Công nghệ Đông Nam Á, Cơ quan nước quốc gia Singapore, Cơ quan nước Philippines, Hội nước Malaysia; Đại diện Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước; môi trường đô thị; tái chế; xử lý chất thải…trong và ngoài nước.

tm-img-altCác đại biểu tham dự hội thảo

Nền kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng suốt hàng chục năm qua đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, tạo ra hàng triệu việc làm, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân theo hướng hiện đại, văn minh.

tm-img-alt

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cho biết, những mặt trái của sự tăng trưởng nhanh và liên tục. Đó là lượng chất thải gia tăng nhanh chóng về cả khối lượng lẫn tính phức tạp, kéo theo sức ép lớn tới môi trường và xã hội.

Ước tính, mỗi ngày Việt Nam phát sinh hơn 64 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt và con số này không ngừng tăng qua các năm. Để xử lý lượng rác thải này, cả nước đã có hơn 1,3 nghìn cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, bao gồm các lò đốt rác, dây chuyền chế biến phân compost và bãi chôn lấp.

Ông Trần Việt Anh chỉ ra một thực trạng đáng buồn, theo một thống kê gần đây, khoảng 85% lượng chất thải rắn đang được xử lý bằng cách chôn lấp. Điều này vừa khiến rác thải có nguy cơ tiếp tục gây ra ô nhiễm hệ sinh thái đất, nước và không khí, vừa phí phạm một lượng lớn tài nguyên, bởi rất nhiều rác thải có thể được xử lý thành phế liệu có giá trị kinh tế cao nếu được đưa vào tái chế, tái sản xuất.

Thực tế, song song với sự gia tăng nhanh chóng của rác thải, ngành công nghiệp tái chế cũng đã xuất hiện và không ngừng mở rộng quy mô. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đa phần nhỏ lẻ, tự phát, ít có sự phát triển về quy trình và công nghệ, lại gặp thách thức lớn đến từ hệ thống thu gom, phân loại và xử lý chất thải còn nhiều vướng mắc.

tm-img-altGiải pháp phát triển ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa của Việt Nam. Ảnh IT

Không chấp nhận ô nhiễm như một mặt trái mang tính tất yếu của phát triển kinh tế, thời gian vừa qua, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững. Cuối năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) chính thức được phê duyệt, đưa ra cách tiếp cận mới dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn cùng công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), mở ra nhiều cơ hội mới, hướng đi mới cho ngành tái chế.

Tại hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Việt Nam cam kết với thế giới về việc đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết ấy như một lời khẳng định mạnh mẽ, lời hiệu triệu toàn thể cộng đồng cùng hướng tới mục tiêu chung cắt giảm phát thải, xanh hóa nền kinh tế.

Tại hội thảo, một số vấn đề liên quan đến hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương trên toàn quốc được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra, phân tích, trong đó có những khó khăn trong việc xử lý thu gom và chi phí quản lý và một số vướng mắc khi triển khai các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn. Đặc biệt, đem đến cho các doanh nghiệp thêm cơ hội để khám phá các hình thức kinh doanh tiềm năng.

tm-img-altÔng Nguyễn Minh Cường, Phó Phòng quản lý chất thải rắn – Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường phổ biến và hướng dẫn một số văn bản pháp luật, chính sách về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một số văn bản pháp luật, chính sách về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được ông Nguyễn Minh Cường, Phó Phòng quản lý chất thải rắn- Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường phổ biến và hướng dẫn cụ thể đến với các đại biểu tham dự chương trình.

tm-img-altÔng Daniel Stork – Tổng lãnh Hà Lan tại TP.HCM đã chia sẻ một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn từ Hà Lan đến với Việt Nam

Ông Daniel Stork – Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM đã chia sẻ một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn từ Hà Lan đến với Việt Nam.

Với vốn kinh nghiệm dày dặn cùng với những biện pháp cụ thể, Hà Lan cam kết sẽ tiếp tục hợp tác và đầu tư vào các dự án cụ thể tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn” ông Daniel Stork cho biết.

tm-img-altÔng Đặng Hữu Bình – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội phát biểu tham luận

Ngoài ra, đối với các thông tin về cơ hội đầu tư các dự án xử lý cũng như tái chế chất thải rắn sinh hoạt Việt Nam được ông Đặng Hữu Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội chia sẻ trong bối cảnh nguồn xử lý chất thải ngày càng tăng và ý thức về bảo vệ môi trường ngày càng cao, các cơ hội đầu tư vào các dự án xử lý và tái chế chất thải sinh hoạt tại Việt Nam đang trở nên vô cùng hấp dẫn.

tm-img-altÔng Nguyễn Quốc Trung – Nhà sáng lập Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu tham luận tại hội thảo

Đối với cơ hội cho doanh nghiệp trong lộ trình giảm thiểu carbon, hướng đến mục tiêu net zero, ông Nguyễn Quốc Trung – Nhà sáng lập Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu cho biết: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, việc giảm lượng khí thải nhà kính và hướng đến mục tiêu net zero đã trở thành một mục tiêu hàng đầu thế giới. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào lộ trình giảm thiểu carbon và hướng đến mục tiêu net zero không chỉ là trách nhiệm mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh doanh đáng kể. Việc này còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành và năng lượng, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghệ xanh và các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường./.

Chương Hoàng – Minh Tài

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Chính thức khai mạc Vietwater 2023 và WETV 2023

Sáng nay, 11/10 Triển lãm và hội thảo quốc tế về Ngành Cấp thoát nước, Công nghệ lọc nước và Xử lý nước thải tại Việt Nam – Vietwater 2023 và WETV 2023 đã chính thức được khai mạc.

tm-img-altÔng Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu

Tới tham dự có đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Khoa học và Công nghệ;  Đại sứ quán Hà Lan; Đại sứ quán Phần Lan; Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Ban Điều Hành Mạng lưới các nhà Khoa học và Công nghệ Đông Nam Á, Cơ quan nước quốc gia Singapore, Cơ quan nước Philippines, Hội nước Malaysia; Đại diện Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước; môi trường đô thị; tái chế; xử lý chất thải…trong và ngoài nước. 

tm-img-altÔng Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam phát biểu

Vietwater 2023 và WETV 2023 được tổ chức trong 3 ngày từ 11 – 13/10/2023 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm được tổ chức bởi công ty Informa Markets Việt Nam nhằm mang đến cơ hội kinh doanh không giới hạn cho tất cả các công ty hoạt động trong ngành nước, cấp thoát nước, xử lý nước thải tại Việt Nam và hơn thế nữa. 

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam (Môi trường và Đô thị điện tử; Quản lý Môi trường; Pháp luật Môi trường) là cơ quan bảo trợ truyền thông chính thức cho sự kiện này.

Năm nay, Vietwater tiếp tục đồng tổ chức cùng WETV – Triển lãm hàng đầu về Vận tải, Xử lý chất thải và Công nghệ môi trường tại Việt Nam.

tm-img-alt

Theo Ban tổ chức, Vietwater 2023 thu hút sự tham gia của hơn 450 đơn vị trưng bày đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Israel…, trên tổng diện tích trưng bày lên đến 10.000m2. Các doanh nghiệp tham gia trưng bày tại đây đều là các nhà sản xuất, phân phối thiết bị, máy móc và công nghệ phục vụ cho ngành cấp thoát, xử lý nước thải hàng đầu thế giới. Sự kiện dự kiến thu hút khoảng 10.000 khách tham quan.

Bên cạnh hoạt động trưng bày, Vietwater & WETV 2023 còn có chuỗi hội thảo quốc tế, với nhiều chủ đề hấp dẫn như: “Thúc đẩy gắn kết nhu cầu thực tiễn trong quản trị nước thông minh” và “Các chính sách và giải pháp giảm thiểu chất thải hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”. Các hội thảo đều có sự tham và được cố vấn nội dung bởi những chuyên gia, diễn giả hàng đầu của Việt Nam và quốc tế.

tm-img-alt

Sự kiện Vietwater 2023 còn có chương trình “Kết nối Doanh nghiệp – Business Matching Programme”, nhằm kết nối các khách mua hàng tiềm năng với hơn 450 nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại triển lãm. Chương trình được đánh giá sẽ là cầu nối giao thương trực tiếp 1:1 giữa các khách hàng trong nước và các đơn vị cung cấp quốc tế, là cơ hội đáng tin cậy cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và tăng cường hợp tác kinh doanh.

Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi lại tại Lễ Khai mạc Vietwater & WETV 2023:

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

Chương Hoàng – Minh Tài

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Thăm nhà máy có Dự án ‘bán nước thô’ lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long

Công ty CP đầu tư ngành nước DNP đang triển khai đầu tư trên 1.000 tỉ đồng để xây dựng trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống tuyến ống truyền tải liên tỉnh để cung cấp nước cho 3 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Tiền Giang, Long An, Bến Tre.

Ðồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 13 triệu dân sống ở nông thôn, tuy nhiên tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia chỉ đạt hơn 55%. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng việc cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu cuộc sống ở khu vực này vẫn đang là bài toán nan giải đối với ngành chức năng.

tm-img-altCác địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt trước tình hình xâm nhập mặn. IT

Mỗi khi vào mùa khô, Đồng bằng Sông Cửu Long có hàng chục nghìn hộ thiếu nước sinh hoạt phải sử dụng nước sông hồ, kênh rạch. Dù các địa phương đã rất nỗ lực nhưng khô hạn kéo dài hơn sáu tháng khiến nguồn nước mặt bị cạn kiệt, nơi còn thì cũng bị mặn xâm nhập. Bên cạnh nguồn nước mưa dự trữ, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm cho sinh hoạt.

Đặc biệt, tình hình hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn vào sâu tại các cửa sông ở các tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh.

Có một dự án nước sạch lớn nhất cho vùng nhiễm mặn 

tm-img-alt

Ngày 10/10/2023, Đoàn chuyên gia ngành nước, môi trường đến từ một số nước như: Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam…đã có buổi tham quan và làm việc với Công ty CP nhà máy nước Đồng Tâm (Tiền Giang) thuộc Công ty CP đầu tư ngành nước DNP (DNP Water).

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam giới thiệu thành phần đoàn làm việc tại Nhà máy.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Đồng Tâm DNP Water cho biết, DNP Water đang triển khai Dự án ‘bán nước thô’ cho Tiền Giang, Long An và Bến Tre. Mục tiêu của việc đầu tư dự án nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước mặt đầy đủ cho mục đích sinh hoạt, sản xuất; khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn; thay thế nguồn nước ngầm đang suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

tm-img-altChủ tịch HĐQT Đồng Tâm DNP Water giới thiệu tổng quan Nhà máy

Dự án có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 1.099 tỉ đồng, trong đó, vốn tự có của doanh nghiệp chiếm 30% và 70% còn lại là vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác. Dự án có công suất giai đoạn 1 là 300.000 m3/ngày đêm và được nâng lên 500.000 m3/ngày đêm trong giai đoạn 2.

Theo đại diện Đồng Tâm DNP Water, dự án sẽ sử dụng nước mặt sông Tiền và bán buôn nước thô thông qua đồng hồ tổng cho các nhà máy nước hiện hữu và tương lai dọc tuyến ống truyền tải khu vực thuộc 3 địa phương của ĐBSCL, gồm Tiền Giang, Long An và Bến Tre.

Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng trạm bơm công suất 300.000 m3/ngày đêm đặt tại huyện Cái Bè (trạm bơm Cái Bè) tỉnh Tiền Giang; đặt trạm bơm tăng áp số 1 tại huyện Cai Lậy (trạm bơm Cai Lậy) với công suất 300.000 m3/ngày đêm; trạm bơm tăng áp số 2 tại nhà máy nước Đồng Tâm (trạm bơm Đồng Tâm) công suất 250.000 m3/ngày đêm.

tm-img-alt

Ngoài ra, dự án sẽ xây dựng 6 tuyến ống chính để chuyển nước từ trạm bơm Cái Bè đi các nơi của 3 địa phương nêu trên với tổng chiều dài các tuyến ống chính là 97,8 km. Trong đó, đường kính ống chính lớn nhất là 1,4 mét và nhỏ nhất là 0,4 mét.

Về việc tiêu thụ nước của dự án, DNP Water đề xuất, UBND của 3 địa phương nêu trên đại diện cho các đơn vị cấp nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh ký hợp đồng bao tiêu sản lượng nước từ dự án. “Đối với các đơn vị cấp nước do tư nhân sở hữu sẽ do doanh nghiệp dự án thỏa thuận hợp đồng”, vị đại diện DNP Water cho biết.

Theo DNP Water, sản lượng các đơn vị cấp nước phải tiếp nhận nước thô từ dự án mỗi năm tối thiểu là 75% sản lượng tối đa đăng ký với dự án, nhưng đảm bảo không thấp hơn 50% sản lượng bình quân theo tháng trong 1 tháng bất kỳ. Sản lượng tiếp nhận bình quân hàng năm được điều chỉnh tăng tối thiểu 5% so với năm liền trước, nhưng không vượt quá sản lượng bán lẻ thực tế của đơn vị tiếp nhận.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Được biết, ngày 02/3/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 287/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, điều chỉnh vùng I (Bắc sông Tiền) và vùng II (giữa sông Tiền và sông Hậu) thành một vùng Đông Bắc sông Hậu bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Bổ sung trạm bơm nước thô tại khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với công suất đến năm 2025 là 300.00 m3/ngày đêm, sau năm 2025 là 600.000 m3/ngày đêm.

Điều chỉnh hướng tuyến truyền tải nước sạch của Nhà máy sông Tiền 1, trong giai đoạn trước mắt 2020 – 2025 thành tuyến ống truyền tải nước thô cấp cho tỉnh Tiền Giang, một phần tỉnh Long An và tuyến ống truyền tải nước thô qua sông Tiền cấp cho tỉnh Bến Tre.

tm-img-altĐồng bằng Sông Cửu Long thiếu nước ngọt thừa nước mặn. Ảnh IT

Điều chỉnh vị trí trạm bơm tăng áp phù hợp với vị trí lắp đặt các tuyến ống truyền tải nước thô gồm: trạm bơm tăng áp ST1.1 đặt tại Thị xã Cai Lậy dịch chuyển theo tuyến ống truyền tải đặt dọc đường tỉnh 864 (Tiền Giang) và trạm bơm tăng áp ST1.2 đặt tại thành phố Mỹ Tho trong phạm vi Nhà máy nước Đồng Tâm (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

DNP Water được thành lập vào năm 2017, là đơn vị chuyên đầu tư ở ngành nước thuộc DNP Corp (Dong Nai Plastic JSC). DNP Corp thành lập từ năm 1976, được tổ chức theo mô hình công ty đầu tư (investment holding), gồm nhiều đơn vị thành viên, tập trung cho hai ngành chiến lược là nhựa và nước sạch.

Đỗ Thuận – Chương Hoàng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Đoàn chuyên gia ngành nước, môi trường đến từ một số nước như: Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam thăm quan Nhà máy

Bộ GTVT phát động thi đua 100 ngày thông hầm cao tốc Bắc – Nam

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiều 10/10, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động thi đua 100 ngày thông hầm 2 (thuộc gói thầu XL02) và hoàn thành toàn bộ công tác bàn giao mặt bằng Dự án thành phần Quảng Ngãi Hoài Nhơn thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021 – 2025.

Tham dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng; nguyên Bộ trưởng Giao thông Vận tải, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Hồ Nghĩa Dũng.

Tại buổi Lễ, đại diện Bộ GTVT trình bày kế hoạch phát động thi đua 100 ngày thông hầm 2 và hoàn thành toàn bộ công tác bàn giao mặt bằng dự án thành phần Quảng Ngãi – Hoài Nhơn. Mục đích chương trình nhằm tạo khí thế phong trào thi đua, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm cao, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên và truyền thống “đi trước mở đường” của ngành GTVT để đưa dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn hoàn thành đúng tiến độ.

Việc thi đua cũng nhằm khuyến khích các sáng kiến sáng tạo, cải tiến kỹ thuật trong thi công; động viên đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân, các đơn vị liên quan nỗ lực phối hợp, tổ chức thi công ngày đêm trên công trường để tạo ra giá trị thực cho dự án; Xác định công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng yếu của Ban Quản lý dự án 2 và 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, để sớm có mặt bằng sạch, đẩy nhanh thi công hoàn thành dự án. Thời gian triển khai thi đua tính từ ngày 22/9 đến hết ngày 31/12/2023.

Các đơn vị thi công tham gia ký kết thi đua tại Lễ phát động.

Tại buổi Lễ, Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 Lê Thắng cũng phát biểu hưởng ứng, nêu cao quyết tâm thực hiện tốt phong trào thi đua, góp phần đẩy nhanh tiến độ toàn dự án. Tập đoàn Đèo Cả là đại diện liên danh nhà thầu đã thống nhất ký cam kết đến 31/12/2023 sẽ đào thông hầm 2 dài 698 m, rút ngắn 4 tháng so với kế hoạch ban đầu (tháng 4/2024). Về phía địa phương, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định cam kết bàn giao mặt bằng sạch 100% cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công trước ngày 31/12/2023.

Thi công khoan hầm Bắc số 2 tại Dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.

Dự án thành phần Quảng Ngãi – Hoài Nhơn có chiều dài 88 km, đi qua 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Trên tuyến có 3 hầm xuyên núi (hầm 1 dài 610 m, hầm 2 dài 698 m, hầm 3 dài 3.200 m). Về bàn giao mặt bằng, hiện đạt 80,42/88 km (Quảng Ngãi 53,4/60,3 km và Bình Định 27,02/27,7 km).

Phan Dung – Nguyễn Dũng

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Các địa phương ký kết thi đua cam kết giải phóng mặt bằng tại Lễ phát động.

Quảng Ngãi: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và hệ số điều chỉnh giá đất

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 09/10, các thành viên UBND tỉnh Quảng Ngãi đã xem xét và cho ý kiến đối với một số nội dung trình HĐND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh và các thành viên UBND tỉnh đã thống nhất trình HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn II a, thành phần 2.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông tỉnh (Ban) – Chủ đầu tư dự án Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn II a, thành phần 2, dự án được HĐND tỉnh phê duyệt năm 2019, với chiều dài khoảng 18 km, nay Ban đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, giảm chiều dài 5,8 km để bổ sung tiếp tục đầu tư kéo dài dự án giai đoạn II b đến hết địa bàn huyện Mộ Đức từ nguồn tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.

Cũng tại cuộc họp, tập thể UBND tỉnh thống nhất nội dung trình HĐND tỉnh thông qua hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất và thuê đất đối với một số vị trí trên địa bàn tỉnh, gồm: Dự án xây dựng mở rộng Trường Cao đẳng Quảng Ngãi tại phường Trương Quang Trọng, TP. Quảng Ngãi; 39 lô đất ở thuộc dự án Khu dân cư số 2, cạnh Gò Đồn và Khu dân cư số 3 – Gò Bằng, xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa; dự án Khu dịch vụ đô thị và du lịch biển Hàng Dương, xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi); dự án tại vị trí kinh doanh sách và văn hóa tổng hợp huyện Sơn Hà.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng thống nhất nội dung trình HĐND tỉnh thông qua danh mục bổ sung công trình, dự án thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh; thông qua danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cũng trong sáng nay, UBND tỉnh đã cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền liên quan đến việc giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư gồm: kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc, đoạn cầu Trà Khúc đến bến Tam Thương; đầu tư xây dựng kè chống sạt lở kết hợp tạo quỹ đất bờ Bắc sông Trà Khúc, đoạn qua xã Tịnh An và xã Tịnh Long; đầu tư xây dựng kè chống sạt lở kết hợp tạo quỹ đất bờ Bắc sông Trà Khúc, đoạn qua xã Tịnh Long và Tịnh Khê.

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh.

Riêng đối với nội dung liên quan đến việc khai thác cát trong 03 tháng mùa mưa lũ năm 2023 và hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, tỉnh đã cho phép việc khai thác cát 03 tháng mùa mưa, điều này đúng theo quy định hiện hành. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các doanh nghiệp bổ sung thủ tục, giải quyết linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

                                             Tùng Chi – Nguyễn Dũng

                                    (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Quang cảnh cuộc họp.

Chủ tịch Quốc hội và Phó Thủ tướng dự Hội nghị Công bố quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 9/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng đoàn công tác Quốc hội đã đến dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái biểu dương và chúc mừng tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Phó Thủ tướng cho biết, ngày 25/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 995/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở để Sóc Trăng tiếp tục triển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về “phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng thời, gắn kết quy hoạch tỉnh bảo đảm thống nhất với các quy hoạch cấp quốc gia, khắc phục những hạn chế chồng chéo với các quy hoạch trước đây.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, Sóc Trăng là một trong 13/63 tỉnh, thành của cả nước và 2/13 tỉnh thành của vùng ĐBSCL đã được phê duyệt xong quy hoạch tỉnh. Sóc Trăng có vị trí quan trọng trong khu vực duyên hải phía Đông vùng ĐBSCL với diện tích tự nhiên hơn 3.311 km2, bờ biển dài hơn 72 km, dân số gần 1,2 triệu người, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu với 2 con sông chính là sông Hậu và sông Mỹ… 

Mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh là đến năm 2030, phấn đấu đưa Sóc Trăng trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL. Phó Thủ tướng cho rằng, Sóc Trăng cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, xây dựng chính quyền điện tử, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, từ tìm hiểu, lập dự án đầu tư đến cả quá trình sản xuất kinh doanh. Làm tốt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Bảo đảm ANTT, ATXH để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư kinh doanh tại tỉnh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Hội nghị.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị.

Đồng thời, Sóc Trăng huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Nhà nước, tư nhân và các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, hiện đại, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có ý nghĩa chiến lược, kết nối tỉnh Sóc Trăng với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. 

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp cho biết, quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 995/QĐ-TTg, ngày 25/8/2023. Theo Điều 55 của Luật Quy hoạch và khoản 2, Điều 2 Quyết định số 995/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định công bố quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp phát biểu tại Hội nghị.

Theo ông Nghiệp, để chủ động và nhanh chóng đưa quy hoạch vào thực hiện, tỉnh Sóc Trăng định hướng triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của quy hoạch tỉnh đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch. 

Bên cạnh đó, trên cơ sở nội dung quy hoạch, các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tính liên kết, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, định hướng phát triển tổng thể, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo đột phá trong phát triển kinh té – xã hội (KT-XH), gắn với bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng an ninh. Đồng thời, khẩn trương rà soát, phê duyệt, điều chỉnh các quy hoạch ngành, nhất là quy hoạch về đất đai, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch mang tính kỹ thuật – chuyên ngành, nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất về cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. 

Bản đồ tỉnh Sóc Trăng.

Một góc tỉnh Sóc Trăng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng cho rằng, để chủ động và nhanh chóng đưa quy hoạch vào thực hiện, tỉnh tập trung thực hiện 3 đột phá phát triển, trong đó, tỉnh xác định, về đầu tư kết cấu hạ tầng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình kết cấu hạ tầng có tính lan tỏa rộng – lớn, thúc đẩy phát triển KT-XH. 

Hùng Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị.

 

Bình Phước: Gần 18.000 người tham gia “Ngày chuyển đổi số”

(Phapluatmoitruong.vn)Sáng 9/10, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị công bố kết quả Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bình Phước năm 2023.

Theo đó, tính đến ngày 5/10/2023, tức gần một tháng phát động, đã có 662 đơn vị với 17.740 người thuộc các cấp ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương hưởng ứng, xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, tổ chức nhiều sự kiện về Ngày Chuyển đổi số, Tháng tiêu dùng số, tham gia tích cực Hội thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số.

Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, đa dạng về hình thức, nội dung phong phú, bám sát chủ đề “dữ liệu số” năm 2023, không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu dùng chung, dữ liệu số (như dữ liệu về dân cư, đất đai, hiện vật bảo tàng, nông nghiệp số, địa chỉ số phục vụ phát triển logistics…) để hướng tới xây dựng chính quyền số hiện đại, năng động hơn.

Hiện nay, toàn tỉnh phủ sóng mạng di động 3G, 4G tại 100% thôn, ấp để đảm bảo khai thác dữ liệu nhanh chóng. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp đã kết nối, liên thông 3 cấp và kết nối với trung ương. Hệ thống thông tin nguồn, trong đó điển hình là “bộ não số” IOC, trung tâm phục hành chính công các cấp… được duy trì hoạt động tốt, là nền tảng quan trọng để từng bước hình thành phong cách lãnh đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số.

Bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh đề nghị các cấp ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu, của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai các nhiệm vụ, nội dung về chuyển đổi số. Trong đó, tiếp tục phát huy các Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ công tác triển khai Đề án 06 để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động: Tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hộ sản xuất, kinh doanh đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; tạo lập, hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng các ứng dụng (dịch vụ công trực tuyến, định danh điện tử, VssID, hồ sơ sức khỏe điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, cấp chữ ký số miễn phí cho người dân…); thúc đẩy việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp…

Trao thưởng cho các đơn vị, cá nhân đạt thành tích cao trong thực hiện kế hoạch 286/KH-UBND ngày 11/09/2023 của UBND tỉnh Bình Phước.

Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh tổ chức triển khai các nội dung học tập kiến thức chuyển đổi số trên môi trường mạng, trên hệ thống nền tảng học trực tuyến mở đại trà, xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội… Các đơn vị cần bám sát vào danh mục cơ sở dữ liệu, kế hoạch dữ liệu mở của ngành để tạo lập chia sẻ dữ liệu, làm giàu kho dữ liệu chung của tỉnh, tạo lập big data để khai thác, tạo ra giá trị mới; Quan tâm đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính cho chuyển đổi số; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; Tạo môi trường chuyển đổi số thuận lợi, an toàn, bảo mật cho tổ chức, cá nhân.

H. Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị.

Bến Tre: “Ngày hội đổi mới sáng tạo” thành công tốt đẹp

(Phapluatmoitruong.vn)Trong hai ngày 67/10/2023, nhiều hoạt động đặc sắc đã diễn ra tại “Ngày hội đổi mới sáng tạo mở, phát huy nội lực để doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới” năm 2023.

Đây là năm thứ hai tỉnh Bến Tre tổ chức “Ngày hội đổi mới sáng tạo”. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Khởi nghiệp và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam phối hợp thực hiện.

Xuyên suốt 2 ngày 6-7/10, một chuỗi các hoạt đặc sắc và chuyên sâu đã đực tổ chức: Cuộc thi khởi nghiệp, Hội thảo khoa học “Đổi mới sáng tạo mở – phát huy nội lực để doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới”, Hội thảo “Ứng dụng ChatGPT trong nâng cao chất lượng hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Cơ hội và thách thức”, Trải nghiệm sáng tạo STEM, Cuộc thi “Thiết kế mẫu quà tặng sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre”, Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số”, Đối thoại “Chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và tổng kết cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài năng bản địa” năm 2023; Pitching doanh nghiệp và nhà đầu tư, Hành trình đổi mới sáng tạo “Green Innovation Tour”, Trưng bày, giới thiệu mô hình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…

Ông Nguyễn Trúc Sơn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre phát biểu khai mạc.

Theo Ban Tổ chức, “Ngày hội đổi mới sáng tạo” là dịp để tỉnh Bến Tre xem xét, đánh giá những kết quả đã đạt được của chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giai đoạn vừa qua. Ngoài ra, các cấp ngành địa phương còn mong muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cụ thể, tiếp thu những tinh hoa nhằm hoàn thiện những chính sách, chiến lược thu hút, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Các DN giới thiệu ứng dụng công nghệ.

Thông qua các chương trình được tổ chức tại Ngày hội và các hoạt động tham quan được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, Bến Tre giới thiệu về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầy tiềm năng của tỉnh trong hệ sinh thái sôi động của cả nước.

Đại biểu tham dự chụp hình lưu niệm tại Ngày hội.

Những năm qua, hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nói riêng, đã và đang được tỉnh Bến Tre nỗ lực xây dựng tạo thành chuỗi thống nhất, tập trung phát triển số lượng và chất lượng doanh nghiệp, trong đó lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo bứt phá về hiệu suất năng suất, chất lượng, tạo thế mạnh cạnh tranh trong phát triển kinh tế – xã hội. Đây cũng là yếu tố quan trọng để Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2023 theo tinh thần Đồng Khởi mới trên mọi mặt trận.

 Phan Lâm

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh “Ngày hội đổi mới sáng tạo”.

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, từ ngày 6 – 9/10, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất đã gây nhiều thiệt hại.

Tính đến 8 giờ ngày 9/10, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đã làm 4 người chết và mất tích, trong đó ba người chết do sạt lở đất tại tỉnh Yên Bái, một người mất tích tại Thái Nguyên do lũ cuốn.

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, mưa lũ làm 379 ngôi nhà bị ảnh hưởng; trong đó có một nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 5 nhà phải di dời tạm thời để đảm bảo an toàn, 330 nhà bị ngập nước. Diện tích lúa, hoa màu, cây lâm nghiệp bị thiệt hại, ngập úng với tổng diện tích gần 91 ha; hơn 41 ha ao nuôi cá bị tràn, vỡ bờ… Một điểm trường của Trường Mầm non xã Vũ Linh (huyện Yên Bình) bị hư hỏng, ảnh hưởng; 26 điểm ngập úng cục bộ tại thành phố Yên Bái; tuyến đường tỉnh lộ 163 (đoạn qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên) bị sạt lở với khối lượng khoảng 2.100 m3; tuyến đường Yên Thái – Ngòi A – Quang Minh – An Bình (huyện Văn Yên) có hơn 20 điểm sạt lở ta luy dương… Nhiều công trình đường bộ, thủy lợi và hệ thống đường điện cũng bị sạt lở, ảnh hưởng…; ước thiệt hại khoảng 5,4 tỷ đồng.

Tại tỉnh Lào Cai, mưa lớn làm hai nhà ở tại xã Nậm Dạng và Võ Lao (huyện Văn Bàn) bị ảnh hưởng; một số diện tích ngô vụ đông bị ngập úng. Đường giao thông nông thôn tại thôn Xuân Tiến, xã Võ Lao bị sạt lở ta luy dương trên 10 điểm với tổng khối lượng đất đá khoảng 200 m3; sạt lở taluy âm làm gãy 20m mương bê tông xi măng tại thôn Nậm Lan, xã Nậm Dạng… Sạt lở ta luy âm hệ thống đường sắt khiến các tàu chạy tuyến Hà Nội – Lào Cai phải tạm dừng.

Mưa lớn kéo dài cùng triều cường dâng cao tại tỉnh Cà Mau đã làm 423 căn nhà; 22.270 ha lúa; 172,5 ha rau màu; 137 ha cây ăn trái; 25 ha chuối bị ngập; một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Cà Mau bị ngập sâu; 450 ha diện tích ao nuôi thủy sản bị ngập tràn; 10 m lộ giao thông nông thôn và một cống xổ vuông nuôi tôm bị hỏng do sạt lở. Các địa phương chịu nhiều thiệt hại do thiên tai trong những ngày vừa qua là huyện Trần Văn Thời, U Minh; thành phố Cà Mau.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã đến thăm hỏi những gia đình có người bị thiệt mạng; đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ, giúp đỡ người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.

Sạt lở nhà lồng chợ và công trình kè Kinh 17 (xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đang xây dựng bị sụp xuống do sạt lở vừa qua. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Sạt lở nhà lồng chợ và công trình kè Kinh 17 (xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đang xây dựng bị sụp xuống do sạt lở vừa qua. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày từ 10 – 11/10, khu vực Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to.

Từ ngày 9 – 16/10, khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối). Riêng từ đêm 10 – 12/10, Trung Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa mưa to đến rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Để tiếp tục chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 4, hoàn lưu sau bão theo Công điện số 12/CĐ-QG ngày 5/10/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo mưa dông, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời. Tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên tiếp tục khắc phục hậu quả do mưa lũ và tìm kiếm nạn nhân còn mất tích do lũ cuốn. Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Thắng Trung – Tin tức TTXVN

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Nhiều diện tích hoa màu của người dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) bị ngập nặng bởi mưa lớn. Ảnh: TTXVN phát

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/thoi-su/mua-lu-gay-nhieu-thiet-hai-tai-cac-dia-phuong-20231009094901094.htm

‘Hô biến’ quỹ đất 20% thành biệt thự triệu đô, cao ốc

Quỹ đất 20% được dành để xây nhà ở xã hội nhưng đã bị chủ đầu tư hô biến thành khu biệt thự triệu đô, các khu chung cư cao tầng với hàng trăm căn hộ để bán

Nhiều doanh nghiệp không muốn dành quỹ đất 20% trong dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội mà chỉ muốn thực hiện nghĩa vụ bằng cách nộp tiền cho nhanh gọn. Tại TP Hà Nội, tình trạng này diễn ra phổ biến.

Quyết định 123/2001/QĐ-UB ngày 6-12-2001 (quyết định 123) của UBND TP Hà Nội quy định chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà ở) để bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố (không hoàn trả tiền đầu tư hạ tầng). Quy định là vậy nhưng thời gian qua quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở, khu đô thị bị “băm nát” khi quỹ đất này được chủ đầu tư xin cơ chế nộp tiền, thậm chí một số dự án không phải trích nộp, hoặc quỹ đất 20% biến tướng thành nhà ở thương mại để bán thu lợi.

Điển hình của việc này là tại dự án Khu đô thị mới Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) do Công ty CP đầu tư xây dựng Hà Nội (Hancic) làm chủ đầu tư, quỹ đất 20% tại khu đô thị này đã bị “hô biến” thành khu biệt thự triệu đô và các khu chung cư cao tầng với hàng trăm căn hộ để bán. Thậm chí, đất xây dựng nhà tái định cư cũng biến thành nhà cao tầng để kinh doanh.

Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội, chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Trung Văn là Công ty CP Đầu tư-Xây dựng Hà Nội-Hancic (trước đây là Công ty Đầu tư Xây dựng Hà Nội) được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần có trụ sở chính tại số 76A An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) do ông Trần Trọng Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị, làm đại diện pháp luật.

Liên quan đến Khu đô thị mới Trung Văn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Hancic phải chấp hành nghiêm các nội dung tại báo cáo kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành sau thanh tra như: Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính tiền sử dụng đất; triển khai xây dựng các ô quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật bàn giao đưa vào sử dụng; điều chỉnh chủ trương đầu tư….

Dự án KĐT mới Trung Văn do Công ty Hancic làm chủ đầu tư với quy mô gần 12 ha. Cuối năm 2004, UBND TP có quyết định cho Công ty Hancic chuyển mục đích sử dụng gần 12 ha đất để đầu tư xây dựng KĐT mới Trung Văn.

Dự án KĐT mới Trung Văn do Công ty Hancic làm chủ đầu tư với quy mô gần 12 ha. Cuối năm 2004, UBND TP có quyết định cho Công ty Hancic chuyển mục đích sử dụng gần 12 ha đất để đầu tư xây dựng KĐT mới Trung Văn.

Theo quy hoạch ban đầu được duyệt, dự án được quy hoạch phân chia làm 15 lô đất, trong đó có hàng ngàn m2 được xác định là quỹ đất 20%, nhưng chủ đầu tư sau đó bằng cách nào đó đã biến những quỹ đất này thành khu biệt thự, chung cư để bán.

Theo quy hoạch ban đầu được duyệt, dự án được quy hoạch phân chia làm 15 lô đất, trong đó có hàng ngàn m2 được xác định là quỹ đất 20%, nhưng chủ đầu tư sau đó bằng cách nào đó đã biến những quỹ đất này thành khu biệt thự, chung cư để bán.

Theo ghi nhận, tại một số lô đất vốn là quỹ đất 20%, hiện chủ đầu tư đã xây dựng khu nhà ở biệt thự để bán và bàn giao cho các hộ dân về ở. Giá biệt thự tại đây dao động từ 150 đến 180 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Chủ một lô biệt thự với diện tích 160 m2 tại đây đang chào bán với giá khoảng 30 tỉ đồng.

Theo ghi nhận, tại một số lô đất vốn là quỹ đất 20%, hiện chủ đầu tư đã xây dựng khu nhà ở biệt thự để bán và bàn giao cho các hộ dân về ở. Giá biệt thự tại đây dao động từ 150 đến 180 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Chủ một lô biệt thự với diện tích 160 m2 tại đây đang chào bán với giá khoảng 30 tỉ đồng.

Nhiều biệt thự tại khu đô thị này có giá vài chục tỉ đồng.

Nhiều biệt thự tại khu đô thị này có giá vài chục tỉ đồng.

Có chung cư thương mại mọc lên trên đất 20% ở Khu đô thị mới Trung Văn.

Có chung cư thương mại mọc lên trên đất 20% ở Khu đô thị mới Trung Văn.

Thanh tra Chính phủ trước đó phát hiện nhiều sai phạm về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo quyết định 123 của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014.

Theo Thanh tra Chính phủ, Quyết định 123 năm 2001 của UBND TP Hà Nội quy định: Chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải nộp 20% quỹ đất ở hoặc 30% quỹ nhà ở để bổ sung vào quỹ nhà ở của TP. Nhưng quá trình thực hiện, đa số dự án được thành phố cho phép cơ chế nộp tiền. Có trường hợp Hà Nội còn bỏ tiền ra mua lại số căn hộ cao tầng thuộc 30% quỹ nhà mà chủ đầu tư có nghĩa vụ trích nộp cho thành phố.

Tại một số dự án, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định về nghĩa vụ trích nộp quỹ nhà ở, quỹ đất ở còn thiếu. Thậm chí một số dự án không phải trích nộp, hoặc quỹ đất 20% được giao lại để xây dựng nhà bán, gây nên sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Theo Thanh tra Chính phủ, thực chất quỹ đất 20% trích lại cho TP là quỹ đất sạch, theo quy định Luật Đất đai và quyết định của Thủ tướng, phải đấu giá quyền sử dụng đất nhưng TP Hà Nội đã giao lại cho chủ đầu tư hoặc giao cho chủ đầu tư khác, để xây nhà bán kinh doanh là trái quy định pháp luật.

B.H.Thanh – Hữu Hưng – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Quỹ đất 20% tại Khu đô thị mới Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) do Công ty CP đầu tư xây dựng Hà Nội (Hancic) làm chủ đầu tư đã bị “hô biến” thành chung cư, biệt thự để bán.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/ho-bien-quy-dat-20-thanh-biet-thu-trieu-do-cao-oc-20231008112859097.htm

Công trình vượt tầng ở Hà Nội, không vùng cấm phải sai đâu ‘cắt ngọn’ đó

Nhiều công trình xây dựng sai phép, vượt tầng ở Hà Nội đang tồn tại dưới dạng chính quyền ra quyết định cưỡng chế rồi để đó. Cách xử lý phạt cho tồn tại, vượt tầng không ‘cắt ngọn’ có đúng tinh thần không vùng cấm?

Ra quyết định cưỡng chế vi phạm xây dựng rồi để đó

Vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội), gây thiệt hại nghiêm trọng về người, từ đây hé lộ hàng loạt công trình của ông Nghiêm Quang Minh, đều vi phạm về xây dựng, PCCC.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, 8 chung cư mini của ông Nghiêm Quang Minh được xây dựng ở các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, đều có những sai phạm chính là xây vượt tầng, không đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thực trạng xây dựng sai phép, vượt tầng ở Hà Nội cũng rất phổ biến. Đáng nói là quy trình xử lý không nghiêm, các bước xử lý mới dừng ở việc cơ quan chức năng lập biên bản, xử phạt và ra quyết định cưỡng chế với chủ công trình xây dựng sai phép, vượt tầng.

Tuy nhiên, việc cưỡng chế gần như chỉ tồn tại trên giấy, còn thực tế phần sai phép, vượt tầng vẫn tồn tại, trong đó các công trình vi phạm của ông Nghiêm Quang Minh là điển hình.

Sai đâu phải “cắt ngọn” triệt để ở đó thì mới đúng “không vùng cấm”

Trao đổi với PV VietNamNet, bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhắc lại chỉ đạo quan trọng trong chỉ thị của Thành ủy Hà Nội sau vụ cháy chung cư mini, đó là tất cả các hành vi vi phạm về xây dựng, PCCC đều phải xử lý nghiêm theo hướng ‘không có vùng cấm, không có ngoại lệ’, công khai thông tin của các cá nhân, tổ chức vi phạm.

“Với tinh thần đó, trong đợt tổng rà soát chung cư mini, nhà trọ lần này, nếu phát hiện công trình sai phạm, TP Hà Nội cũng phải xử lý thật nghiêm. Ai làm sai thì xử lý người đó, công trình sai tầng nào cắt ngọn tầng đó”, bà Bùi Thị An nói.

Bà Bùi Thị An nhớ lại giai đoạn 2010-2015, TP Hà Nội đã xử lý rất nghiêm những công trình sai phép, vượt tầng, trong đó có nhiều nhà bị cưỡng chế tháo dỡ.

“Khi thành phố làm quyết liệt như vậy, có nhiều ý kiến đề nghị phạt cho tồn tại, phá công trình sai phạm gây lãng phí. Thời điểm đó, chúng tôi quyết liệt phản đối, vì phạt cho tồn tại không đủ sức răn đe”, bà An chia sẻ.

Chung cư mini của ông Nghiêm Quang Minh ở Tây Hồ xây vượt tầng. Ảnh: Quang Phong)

Chung cư mini của ông Nghiêm Quang Minh ở Tây Hồ xây vượt tầng. Ảnh: Quang Phong)

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ cho rằng, sau vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ gây hậu quả nghiêm trọng, ngoài việc truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, TP Hà Nội cũng phải xử lý thật nghiêm các công trình xây dựng sai phép khác.

“Để đảm bảo kỷ cương, các công trình xây dựng sai phép trên địa bàn thành phố đều phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Có như vậy cả chủ đầu tư công trình lẫn cán bộ quản lý mới không dám làm sai”, đại biểu Trương Xuân Cừ nói.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị ủng hộ quan điểm xử lý nghiêm công trình sai phép. “Sai phạm đâu phải xử đấy, vi phạm đến đâu cắt bỏ đến đó, quá bao nhiêu tầng cắt ngọn bấy nhiêu tầng”, ông Nghị nêu quan điểm.

Theo nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nếu được phạt cho tồn tại, thì cán bộ phụ trách xây dựng sẽ có cớ để báo cáo công trình bị xử phạt hành chính mà không tiến hành cưỡng chế.

Quang Phong – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Tòa chung cư mini bị cháy của Nghiêm Quang Minh ở Khương Hạ được xây vượt 3 tầng. (Ảnh: Phạm Hải)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/ha-noi-cat-ngon-chung-cu-mini-cua-nghiem-quang-minh-duoc-khong-2199170.html

Nan giải bài toán vật liệu làm đường cao tốc

PGS-TS Trần Chủng cho rằng bên cạnh việc dùng tro xỉ nhiệt điện, cát biển…, cần xem xét áp dụng các giải pháp công nghệ mới như cọc cát, giếng cát… để giải bài toán thiếu vật liệu đắp nền đường cao tốc trầm trọng

Thiếu nguồn vật liệu đất và cát đắp nền đang ảnh hưởng tiến độ thi công nhiều dự án giao thông trọng điểm. Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với PGS-TS Trần Chủng – nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) – về những biện pháp khả thi để giải quyết tình trạng này.

* Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là cát đắp nền ở khu vực ĐBSCL?

– PGS-TS TRẦN CHỦNG: Tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 và giai đoạn 2, dù được dự báo từ trước và Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhưng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc này ảnh hưởng đến tiến độ dự án cũng như vấn đề kiểm soát kỹ thuật.

PGS-TS TRẦN CHỦNG

PGS-TS TRẦN CHỦNG

Đối với ngành giao thông, vật liệu đắp nền (chủ yếu là cát sông và đất) đang rất thiếu, nhất là tại các dự án thi công tuyến cao tốc Bắc – Nam dọc miền Trung, Tây Nguyên cũng như vùng ĐBSCL.

Việc thiếu vật liệu có nguyên nhân do thiếu trữ lượng, thủ tục mở mỏ tốn rất nhiều thời gian. Đây là vướng mắc và cũng là bài học để những dự án sắp tới cần được xem xét thấu đáo hơn. Phải làm sao khi khởi công công trình, mỏ phải bàn giao cho nhà thầu để vận hành cùng lúc. Không thể để tình trạng công trình đã khởi công mới làm các thủ tục mở mỏ. Bởi lẽ, theo quy định hiện hành, thủ tục mở mỏ thường phải 7-8 tháng, có khi hơn 1 năm mới xong.

* Để giải bài toán thiếu vật liệu trầm trọng, một số phương án đang được đề xuất như dùng cát biển, tro xỉ nhiệt điện, làm cầu cạn… Ông nhận xét gì về những phương án này?

– Những giải pháp này chúng ta đã bàn từ lâu. Ví dụ, nếu dùng tro xỉ nhiệt điện thì có thể vừa giải quyết được phế thải công nghiệp vừa giải bài toán khó khăn về vật liệu. Với tro xỉ nhiệt điện, tính chất cơ lý dùng đắp nền thì đáp ứng được nhưng vật liệu này có một số chất có thể ngấm vào lòng đất và nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường.

Với cát biển cũng vậy, có thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật dùng để san nền, song vẫn còn những thách thức nhất định liên quan môi trường. Do đó, cần giải được bài toán môi trường, suy thoái bờ biển và quy trình khai thác cát biển trước khi dùng đại trà vật liệu này.

Vì vậy, có thể nói trước mắt, cát biển và tro xỉ nhiệt điện chưa thể thay thế được những vật liệu đang khan hiếm là đất và cát sông.

Đối với cầu cạn, đây là giải pháp hiệu quả trong bối cảnh đang bế tắc về nguồn vật liệu. Giải pháp này phù hợp với việc vừa làm đường trên nền bằng vừa kết hợp cầu cạn, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công; chi phí bảo trì, bảo dưỡng lâu dài cũng giảm hơn rất nhiều so với làm trên nền bằng, rồi có thể thoát lũ… Đây là giải pháp có nhiều ưu điểm, thuận thiên với khu vực ĐBSCL. Tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 43 km cũng có tới 13 km cầu cạn.

Tuy nhiên, chi phí đầu vào của phương thức cầu cạn đắt hơn so với làm trên nền bằng. Vì vậy, đây cũng là thách thức, cần giải được bài toán chi phí đầu vào – đầu ra của dự án. Theo tôi, làm cầu cạn là cách tối ưu trong 3 giải pháp đang được nêu ra, có thể áp dụng cho những dự án trong tương lai, còn những dự án đã được phê duyệt và đang thi công thì rất khó.

* Ông có thể gợi ý thêm giải pháp nào để giải quyết tình trạng thiếu vật liệu phục vụ thi công các dự án đường bộ?

– Thời gian tới, các địa phương cần vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, bảo đảm các mỏ vật liệu được khai thác ổn định, an toàn. Hiện nay, các nhà thầu phải mua vật tư, vật liệu ngoài luồng, không cẩn thận thì rất dễ vi phạm pháp luật.

Mỏ vật liệu mới nên giao trực tiếp cho nhà thầu để họ trực tiếp khai thác phục vụ dự án. Tại nhiều công trình ở ĐBSCL, nhà thầu phải mua cát ở bên ngoài, thậm chí phải nhập từ Campuchia về để thi công. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cũng như việc kiểm soát chất lượng công trình.

Với tư cách là một nhà khoa học chuyên ngành, tôi ủng hộ giải pháp ứng dụng công nghệ mới để giải quyết bài toán khan hiếm vật liệu đường cao tốc nếu giải pháp đó đáp ứng được yêu cầu chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công. Ví dụ, rất nhiều nơi trên thế giới dùng công nghệ cọc cát, giếng cát để gia cố nền nơi đất yếu. Chúng ta nên có “đề bài” để các nhà thầu đề xuất những giải pháp về công nghệ mới.

Tôi cũng rất ủng hộ đề xuất của Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến hết năm 2024, thay vì hết năm 2023.

TS TRẦN BÁ VIỆT, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng:

Nên nghiên cứu giải pháp cầu cạn

Bộ Giao thông Vận tải nên nghiên cứu giải pháp làm cầu cạn ở những vị trí vùng đất yếu, sâu hay phải đắp cao, nối dài đường dẫn.

Với riêng ĐBSCL, tổng chiều dài các tuyến cao tốc đang triển khai là 463 km, nếu dùng phương án cầu cạn thì có thể giải quyết được 20% – 30%, tương đương hơn 100 km. Phương án cầu cạn có chi phí xây dựng, bảo trì, chất lượng… đều tốt hơn đường đắp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng NGUYỄN VĂN SINH:

Đánh giá tác động môi trường nếu dùng cát biển

Nếu khai thác và sử dụng cát biển với khối lượng lớn cho các công trình đường bộ, cần đánh giá kỹ về tác động môi trường, hệ sinh thái biển, cây trồng nông nghiệp, nguy cơ lũ lụt.

Bên cạnh đó, cần phải so sánh kỹ lưỡng (cát biển với các vật liệu truyền thống) nhằm bảo đảm hài hòa các yếu tố kinh tế – kỹ thuật – môi trường. Trong đó, yếu tố môi trường cần phải được đánh giá đầy đủ cả ở 2 nơi – khai thác và sử dụng.

Văn Duẩn thực hiện – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Nguồn cát sông ngày càng khan hiếm. Trong ảnh: Một góc chợ cát ở khu vực biên giới thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Ảnh: VĨNH KỲ

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/nan-giai-bai-toan-vat-lieu-lam-duong-cao-toc-20231008220428383.htm