• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 85

TP.HCM: Nhiều sai phạm tại Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Tân Phú

(Phapluatmoitruong.vn) – Văn phòng đăng ký đất đai quận Tân Phú có nhiều báo cáo không đúng sự thật về việc giải quyết hồ sơ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất (sổ đỏ).

Theo Thông báo Kết luận thanh tra số 4704/KL-STNMT-TTr ngày 30/5/2023, về thanh tra trách nhiệm Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Tân Phú (Chi nhánh VPĐKĐĐ Tân Phú) đối với kết quả giải quyết hồ sơ tính từ ngày 1/1 đến 3/11/2022, có nhiều sai phạm.

Cụ thể, Chi nhánh VPĐKĐĐ Tân Phú báo cáo có 100% hồ sơ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất (sổ đỏ) lần đầu đúng hạn 100%. Tuy nhiên, đoàn thanh tra thấy hơn 80% hồ sơ giải quyết trễ hạn (quy định là 30 ngày).

Đoàn đã kiểm tra 104/731 hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu. Kết quả, chỉ có 4 hồ sơ giải quyết đúng hạn. Có 2 hồ sơ chi nhánh hướng dẫn và tiếp nhận còn sai sót, có 5 hồ sơ thực hiện chưa đúng các bước quy trình.

Có đến 84 hồ sơ trễ hạn nhưng không có thư xin lỗi theo quy định. Mặt khác, việc gia hạn thời gian giải quyết mỗi hồ sơ khác nhau cũng không đúng quy định.

Ngoài ra, qua thanh tra, việc cấp sổ đỏ lần đầu ở quận này còn hạn chế khi thành phần hồ sơ chưa đảm bảo, thời gian luân chuyển hồ sơ, văn bản giữa các cơ quan đôi khi còn chậm, hồ sơ trễ hạn nhưng không có thư xin lỗi là chưa đúng quy định.

Đối với nhóm hồ sơ tách, hợp thửa, qua kiểm tra 22/419 hồ sơ, đoàn ghi nhận có 50% hồ sơ giải quyết trễ hạn và cũng không có thư xin lỗi. Theo đoàn thanh tra, các hồ sơ này do phải xin ý kiến của nhiều đơn vị như Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên – Môi trường và xác nhận của UBND phường nên hồ sơ trễ hạn.

Đoàn thanh tra kiến nghị Chi nhánh VPĐKĐĐ Tân Phú cần phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND quận Tân Phú giải quyết hoặc kiến nghị VPĐKĐĐ TP thay đổi quy trình.

Từ những sai phạm trên, Sở TN&MT kiến nghị UBND TP để sở này chỉ đạo Giám đốc VPĐKĐĐ TP tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những thiếu sót, hạn chế, vi phạm.

Đồng thời, kiện toàn tổ chức, hoạt động của đội ngũ công chức, người lao động; có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót về năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và của ngành.

Chỉ đạo Giám đốc Chi nhánh VPĐKĐĐ Tân Phú chấn chỉnh và có kế hoạch, giải pháp khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót, vi phạm được nêu tại phần kết luận thanh tra. Không kết hợp giải quyết cùng lúc hồ sơ đăng ký biến động với hồ sơ xóa thế chấp.

 Đỗ Thuận – Đức Tĩnh

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

 Ảnh: Người dân làm thủ tục đăng ký đất đai tại UBND quận Tân Phú.

Bột ngũ cốc Nhân Hòa: Nguồn dinh dưỡng lành mạnh

(Phapluatmoitruong.vn) – Bột ngũ cốc Nhân Hòa được người tiêu dùng biết tới là sản phẩm giúp bổ sung chất dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe rất hiệu quả cho mọi lứa tuổi.

Bột ngũ cốc là thực phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng  cao với các thành phần được sản xuất hoàn toàn từ các loại hạt tự nhiên như: hạt đậu, hạt lúa mì, hạt đậu đen, hạt ngô, hạt yến mạch Trên thị trường, bột ngũ cốc Nhân Hòa sản xuất tại thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn tỉnh Bình Định là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao, giúp bổ sung chất dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và còn vô cùng tốt cho da.

Bột ngũ cốc Nhân Hòa có các thành phần chính bao gồm: hạt óc chó, hạt điều, hạt sen, hạt yến mạch, hạt mè đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu đen, đậu ngự, gạo lứt huyết rồng, ca cao…, có chứa các thành phần protein dồi dào đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, giúp hình thành, tái tạo và thay thế các tế bào trong cơ thể, tốt cho trẻ em bị còi xương, biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Ở người lớn, lượng protein này còn tham gia làm săn chắc cơ bắp, bổ máu, tăng kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết…

Ngoài ra, bột ngũ cốc Nhân Hòa còn chứa các axit như axit para aminobenzoic (PABA) và folic (vitamin M), pantothenic (vitamin B5),  Omega 3, Omega 6 và Omega 9…, hỗ trợ tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng dồi dào cho các hoạt động của cơ thể.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có các chất có gốc sunfat như kali, photphat, magie, photpho, chất sắt, kẽm, đồng, mangan… giúp xương chắc khỏe, cơ thể phát triển toàn diện.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của bột ngũ cốc Nhân Hòa.

Các thành phần có trong bột ngũ cốc Nhân Hòa cũng cung cấp chất xơ (cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan) như cellulose, pectin và hemicellulose, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả, cải thiện các hoạt động chuyển hóa của nhu động đường ruột, duy trì hệ bài tiết, tăng khả năng nhuận tràng mạnh mẽ. Đồng thời, sản phẩm có ít chất béo, ít cholesterol nên có tác dụng chống oxy hóa, có lợi cho tim mạch, hỗ trợ duy trì sự ổn định của đường huyết trong máu.

Bột ngũ cốc Nhân Hòa cũng có thể dùng làm sản phẩm ăn dặm cho bé, giúp bé phát triển một cách toàn diện và tăng cân hiệu quả khi chứa các thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp vitamin, khoáng chất, protein, cải thiện cơ nhai răng miệng của trẻ nhỏ…

Sản phẩm có hạn dùng 6 tháng kể từ ngày sản xuất.

Theo nhà sản xuất, đối với người bình thường cần bổ sung dinh dưỡng, người già, trẻ em, thanh thiếu niên nên uống bột ngũ cốc 3 lần mỗi ngày, sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để giúp cơ thể bổ sung thêm dinh dưỡng năng lượng và calo, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn. Đối với người muốn tăng cân vẫn sử dụng như người bình thường, nhưng nên uống thêm một ly ngũ cốc trước khi đi ngủ. Còn đối với người tập gym thì nên sử dụng trước và sau khi tập để bổ sung lượng protein và vitamin B cho cơ bắp phát triển. Riêng đối với phụ nữ cho con bú nên uống ngũ cốc trước khi vắt sữa 30 phút, sẽ giúp sữa về nhiều hơn…

P. V

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Bột ngũ cốc Nhân Hòa – một sản phẩm thiết yếu cho mọi nhà.

Quảng Ngãi: Tăng cường xử lý chất thải rắn sinh hoạt

(Phapluatmoitruong.vn) – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình ô nhiễm và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Theo số liệu thống kê của tỉnh, năm 2022, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn khoảng 800 tấn/ngày, đêm. Tại các đô thị, khu dân cư tập trung, lượng rác được thu gom, xử lý khoảng 500 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực các đô thị trung bình đạt khoảng 75-80%, khu vực nông thôn khoảng 40-50%.

Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn do các công ty dịch vụ môi trường, hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc các tổ, đội vệ sinh tại các địa phương thực hiện. Chất thải rắn sinh hoạt sau thu gom, vận chuyển và xử lý chủ yếu bằng phương pháp đốt, chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi rác khác trên địa bàn huyện chủ yếu là chôn lấp thông thường, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nông thôn, những khu vực chưa được đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển thì người dân tự thu gom và xử lý bằng cách đốt hoặc đào hố để chôn lấp…

Tại buổi làm việc, UBND tỉnh cho rằng, thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đã chuyển biến tích cực, từng bước xử lý khối lượng rác tồn đọng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong đầu tư hạ tầng và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

“Khó khăn hiện nay là quy định về khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường từ công trình xử lý chất thải rắn đến các công trình xây dựng khác khó đảm bảo. Trong khi đó, vị trí đảm bảo yêu cầu khoảng cách thường nằm ở vùng núi, có địa hình phức tạp, xa dân cư, xa nguồn thu gom rác thải… Do đó chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng lớn, chi phí thu gom, vận chuyển để xử lý rác thải cao. Mặc dù, tỉnh đã quy hoạch các vị trí xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhưng việc thu hút đầu tư các dự án trong lĩnh vực này khó thực hiện, bởi người dân trong vùng chưa đồng thuận, phản đối gay gắt…” – UBND tỉnh nhấn mạnh.

Trước đó, từ ngày 02/10 đến ngày 6/10/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã đi cơ sở khảo sát và làm việc với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn và thị xã Đức Phổ về nội dung nêu trên.

Kết luận tại buổi làm việc, Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy khẳng định: “Mục đích của kế hoạch khảo sát lần này của Đoàn là để nắm bắt tình hình ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải rắn trên địa bàn. Đồng thời xem xét việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật liên quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt; ghi nhận, tổng hợp các vấn đề có liên quan để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định”.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy phát biểu tại buổi làm việc.

Đoàn ĐBQH cũng đánh giá cao các cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

“Mặc dù còn nhiều tồn tại, nhưng kết quả đạt được của địa phương là rất đáng ghi nhận. Trong thời gian tới, các cấp, ngành của tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân về bảo vệ, xử lý ô nhiễm môi trường, thay đổi hành vi, phân loại rác tại nguồn, bỏ rác đúng nơi quy định…” – Trưởng đoàn ĐBQH nhấn mạnh.

                                                      Tùng Chi – Trí Minh

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh buổi làm việc của đoàn ĐBQH Quảng Ngãi với UBND tỉnh.

Công trình trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long ‘đói’ cát

Các công trình trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang căng thẳng vì thiếu cát.

Các công trình trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang căng thẳng vì thiếu cát. Việc tìm vật liệu thay thế và tăng sản lượng khai thác đang được các địa phương khẩn trương triển khai.

Căng thẳng vì thiếu cát

Các tỉnh ĐBSCL đang triển khai 8 dự án đường cao tốc, với tổng chiều dài 463km qua 10 tỉnh, thành. Các dự án này có nhu cầu về cát san lấp rất lớn, cần khoảng 53,7 triệu m3 cát san lấp nền. Trong đó, nhu cầu cát san lấp nền của các dự án năm 2023 khoảng 16,78 triệu m3, năm 2024 khoảng 23,63 triệu m3.

Để giải quyết tình trạng khan hiếm cát đắp nền cao tốc ở ĐBSCL, đến nay các bộ, ngành đã cấp 64 giấy phép khai thác cát với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3, nhưng trữ lượng cát san lấp nền đường chỉ khoảng 37 triệu m3, đáp ứng 70% nhu cầu của 8 dự án cao tốc trong vùng.

Thiếu nguồn cát được xác định không chỉ các công trình cao tốc, mà các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng khác tại ĐBSCL cũng gặp khó.

Theo BQL Dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT), toàn tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau tiến độ thi công đạt hơn 9%. Dự án chia làm bốn gói thầu, đoạn Cần Thơ – Hậu Giang một gói thầu; đoạn Hậu Giang – Cà Mau ba gói thầu.

Khó khăn lớn nhất là nguồn vật liệu để đắp nền, tiến độ dự án đang chậm khoảng 3 tháng. Dự án cần tổng cộng 18,1 triệu m3 cát, tuy nhiên lượng cát được các tỉnh bố trí hiện khoảng 1,47 triệu m3, đạt 8% so với nhu cầu.

Các địa phương có nguồn cát lớn là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long cung ứng cát xây dựng các tuyến cao tốc theo từng năm và đến kết thúc dự án. Tuy nhiên, hiện nguồn cát cung cấp đang thiếu hụt.

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với các địa phương ĐBSCL về nguồn cát phục vụ cho các dự án cao tốc vừa diễn ra tại TP Cần Thơ cho thấy thực tế là: Bên cạnh thiếu trữ lượng cát còn có nguyên nhân do các mỏ khai thác đang vướng vấn đề pháp lý, trình tự thủ tục gia hạn, cấp giấy phép khai thác mất nhiều thời gian.

Nhiều địa phương còn chậm trong thăm dò, cấp phép khai thác do còn e ngại vấn đề sạt lở vì chưa có đánh giá tác động môi trường cụ thể, chi tiết. Sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương trong khai thác cát chưa đồng bộ, chặt chẽ…

Đơn cử như tỉnh An Giang, theo kế hoạch tỉnh này cung cấp 3,3 triệu m3 cát trong năm 2023 và đã giao 4 mỏ cho dự án; hiện đã lấy được 100.000m3 cát thì phải dừng lại vì vướng điều tra, thanh tra.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, vướng mắc lớn nhất trong cơ chế giao mỏ cho nhà thầu là khả năng, kinh nghiệm khai thác, để không ảnh hưởng đến môi trường, gây sạt lở. Tỉnh đề xuất nhà thầu, địa phương cần ngồi lại để có cơ chế phối hợp. Từ đó lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm trong khai thác mỏ…

Các chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng, hiện nay cát ở ĐBSCL đang khai thác nhiều hơn 50%, sau một thời gian nữa 50% này sẽ bắt đầu sụt lún, bắt buộc phải dừng khai thác.

Về lâu dài, không hút mãi cát dưới sông được, hút dưới sông bao nhiêu thì đất liền sẽ sụt xuống bấy nhiêu, đó là quy luật cân bằng. Các địa phương, nhà thầu khai thác cũng phải lấy vấn đề xử lý môi trường, chống sạt lở làm ưu tiên…

Thiếu nguồn cát, các công trình cao tốc, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng tại ĐBSCL đang gặp khó.

Thiếu nguồn cát, các công trình cao tốc, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng tại ĐBSCL đang gặp khó.

Tiến thoái lưỡng nan

Việc khai thác cát quá mức từ lâu đã được các chuyên gia, nhà khoa học xác định là một trong những nguyên nhân chính gây nên sạt lở ở ĐBSCL. Thế nhưng, vì mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cát vẫn cần được khai thác để xây dựng các công trình; trong đó có các dự án cao tốc đang triển khai của vùng.

Có giải pháp nào có thể thay thế cho cát sông khi nguồn tài nguyên hữu hạn này ngày càng ít đi? Câu trả lời hướng đến sử dụng cát biển. Hiện, nguồn cát biển đang rất dồi dào, sau khi sàng rửa, làm sạch đạt tiêu chuẩn cho phép hoàn toàn đáp ứng nhu cầu san lấp nền, xây dựng…

Theo BQL Dự án Mỹ Thuận, đơn vị đã hoàn tất việc thí điểm thử nghiệm cát biển sử dụng đắp nền đường cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL (đoạn hoàn trả tuyến đường tỉnh 978 thuộc dự án Hậu Giang – Cà Mau).

Qua kiểm tra, mẫu cát đạt chỉ tiêu về mặt cơ lý, còn về hóa học, đơn vị đã kiểm tra hàm lượng độ mặn và đưa vào công trường, lắp đặt các mẫu để lấy quan trắc nước ngầm, nước mặt trong quá trình thi công. Đơn vị đã tiến hành lấy mẫu 3 lần, kết quả tương đồng với cát sông.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tiếp tục quan trắc về môi trường từ nay đến cuối năm, thực hiện hằng tháng. Nếu đáp ứng yêu cầu thì đây sẽ là nguồn vật liệu thay thế hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn nguồn cung cát, giúp thúc đẩy tiến trình hoàn thành các công trình trọng điểm của ĐBSCL.

Vấn đề là việc đề xuất khai thác cát biển để phục vụ xây dựng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia nghiên cứu độc lập về hệ sinh thái ĐBSCL, TS Dương Văn Ni – chuyên gia nghiên cứu Trường ĐH Cần Thơ thì: Không nên khai thác cát biển vì đây là “đôi chân” kiến tạo nên đồng bằng…

Trao đổi về việc thử nghiệm cát biển làm đường cao tốc ở ĐBSCL, ông Hà Huy Anh – Giám đốc quốc gia Dự án Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) cho biết: Theo tham khảo từ các nghiên cứu quốc tế thì cần cẩn trọng khi khai thác cát biển, đặc biệt là vùng gần bờ biển.

Nếu khai thác cát biển sẽ tạo điều kiện cho sóng lớn đánh vào bờ biển rất nguy hiểm. Lý do, bờ biển đang rất yếu vì lượng cát đổ ra các cửa biển để bổ sung và bảo vệ cho các bờ biển bồi thêm rất hạn chế, tình trạng này giảm theo thời gian…

Một phương án khác được đề xuất là xây dựng cao tốc trên cầu cạn. Tại buổi làm việc với các địa phương ĐBSCL về nguồn cát phục vụ cho các dự án cao tốc tại TP Cần Thơ, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết: Việc tận thu cát từ nạo vét để phục vụ xây dựng cao tốc sẽ làm trầm trọng thêm sạt lở và xâm thực bờ biển.

Do vậy, cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam cho bê tông tính năng siêu cao (UHPC), áp dụng xây dựng cao tốc trên cầu cạn (đỡ tốn lượng cát lớn đắp nền so với cao tốc trên mặt đất).

Lựa chọn cao tốc trên cầu cạn giúp giải quyết cùng lúc nhiều thách thức: Khan hiếm cát, ít tác động thô bạo vào tự nhiên, không ngăn lũ, không chia cắt cảnh quan, sinh kế và xã hội, ưu việt về kinh tế, sử dụng lâu bền…

Quốc Ngữ – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Khai thác mỏ cát trên sông ở tỉnh An Giang.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/cong-trinh-trong-diem-o-dong-bang-song-cuu-long-doi-cat-post657151.html

Thừa Thiên Huế: Xử lý vi phạm của Công ty Cổ phần 1-5 theo đúng quy định của pháp luật

Sở Tài nguyên và Môi Trường (TN&MT) Thừa Thiên Huế chuyển hồ sơ đến lãnh đạo tỉnh để xem xét, ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Đồng thời, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương tham mưu UBND tỉnh này xử lý các bước tiếp theo, xem xét chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 12/10, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Sở TN&MT tỉnh vừa có báo cáo kết quả kiểm tra việc sử dụng đất để khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5.

Theo báo cáo của Sở TN&MT Thừa Thiên Huế, qua thông tin phản ánh của báo chí, Sở thực hiện kiểm tra đột xuất việc sử dụng đất của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ đất làm vật liệu san lấp thuộc Phường Hóp (xã Phong An, huyện Phong Điền).

Nội dung báo cáo của Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế cho thấy, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 thực hiện khai thác khoáng sản trong phạm vi mỏ là 87.806 mét vuông/89.347 mét vuông được cấp phép.

Về nguồn gốc đất, được sự chấp nhận của UBND tỉnh, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực Phường Hóp và được cấp 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích là 89.342,7 mét vuông.

Theo quy định tại Điều 56 Luật Đất đai 2013; Khoản 3 Điều 16 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP); Khoản 29 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, trường hợp nhận chuyển nhượng đất nêu trên công ty phải chuyển sang thuê đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, mặc dù Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa làm thủ tục chuyển sang thuê đất. Theo giải thích từ ngữ tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật thì được coi là hành vi chiếm đất.

 Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 có hành vi chiếm đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích đất chiếm từ 01 hecta trở lên (87.806 mét vuông), vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. (Ảnh: Quốc Cường)

Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 có hành vi chiếm đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích đất chiếm từ 01 hecta trở lên (87.806 mét vuông), vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. (Ảnh: Quốc Cường)

Báo cáo của Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế nêu rõ: “Như vậy, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 có hành vi chiếm đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích đất chiếm từ 01 hecta trở lên (87.806 mét vuông), vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền là từ 120.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc thực hiện tiếp thủ tục thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục cho thuê đất theo quy định tại các Điểm c,d Khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP”. Cũng theo báo cáo của Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế, quá trình làm việc Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 thừa nhận hành vi vi phạm, thống nhất với việc xác định số lợi bất hợp pháp, chi trả chi phí trưng cầu đo đạc nên Chánh Thanh tra Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty.

Hiện, Sở TN&MT Thừa Thiên Huế chuyển hồ sơ đến đồng chí Phan Quý Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Đồng thời, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử lý các bước tiếp theo, xem xét chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

Hoàng Oanh – Báo ĐCSVN

Theo Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ảnh: Công ty Cổ phần 1-5 khai thác đất trái phép. (Ảnh: Quốc Cường)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://dangcongsan.vn/phap-luat/thua-thien-hue-xu-ly-vi-pham-cua-cong-ty-co-phan-1-5-theo-dung-quy-dinh-cua-phap-luat-649270.html

Vụ mỏ đá hết hạn vẫn bán ra ngoài: Đất lậu ‘đổ nhầm’ tại công trình trăm tỷ

Trước thông tin gói thầu tại dự án trăm tỷ ở Hà Tĩnh sử dụng nguồn ‘đất lậu’ đắp nền, đại diện chủ đầu tư cho biết đã làm việc với đơn vị thi công và xác định một số xe chở đất không đúng vị trí mỏ thiết kế đã đổ nhầm cho dự án.

Ngày 12/10, ông Trần Kiên – Trưởng phòng Giám sát, điều hành dự án thuộc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh – cho biết, trước thông tin một số đơn vị thi công tại gói thầu thuộc Dự án Đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 (QL) đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm Cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương do đơn vị làm chủ đầu tư có sử dụng đất đắp nền tại Mỏ đá Kỳ Liên chưa đủ hồ sơ, thủ tục, đơn vị đã kiểm tra, xử lý.

“Tại gói thầu tuyến đường ngang kết nối quốc lộ 12C đi Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh, các nhà thầu không thừa nhận việc lấy đất sai thiết kế mà chỉ giải trình có tình trạng một số xe chở đất từ mỏ đá Kỳ Liên đổ nhầm tại công trình. Sau khi phát hiện, đơn vị thi công đã không để các xe tiếp tục đổ thêm vật liệu không đúng hợp đồng cung ứng”, ông Kiên cho hay.

Theo ông Kiên, dự án Đường trục chính trung tâm nối QL1 đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương có tổng chiều dài tuyến 18,4 km. Trong đó được phân thành 2 tuyến: Tuyến trục chính nối QL1 đoạn tránh thị xã Kỳ Anh xuống cảng Sơn Dương và tuyến đường ngang kết nối QL12C đi Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh. Tổng mức đầu tư 2 đoạn tuyến hơn 1.400 tỷ đồng.

Tại gói thầu tuyến đường ngang kết nối QL12C đi Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh do liên danh 3 nhà thầu đảm nhiệm thi công gồm Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Ngọc, Công ty cổ phần sản xuất công nghiệp xây lắp 3; Công ty TNHH Đại Hiệp thi công với tổng mức đầu tư là hơn 326 tỷ đồng (gồm 10% thuế VAT và 10% kinh phí dự phòng).

Đất vật liệu sử dụng đắp nền cho dự án này được quy định lấy tại 2 mỏ đất tại phường Kỳ Trinh và phường Hưng Trí (thị xã Kỳ Anh). Riêng đất tại Mỏ đá Kỳ Liên của Công ty CP Lạc An chưa được chấp thuận hay ký hợp đồng với các nhà thầu thi công tại các gói thầu do đơn vị làm chủ đầu tư.

Đất lậu bị “đổ nhầm” tại công trình trăm tỷ.

Đất lậu bị “đổ nhầm” tại công trình trăm tỷ.

“Đối với dự án, các mỏ đã được chấp thuận, đủ hồ sơ pháp lý, chất lượng thì mới được lấy. Nếu phát hiện đơn vị nào cung cấp sai nguồn vật liệu, sai mỏ, không đảm bảo chất lượng sẽ buộc dừng thi công. Trường hợp tiếp tục vi phạm phải dừng dự án, báo cơ quan chức năng xử lý”, ông Kiên khẳng định.

Cũng theo Trưởng phòng Giám sát, điều hành dự án thuộc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, quá trình thực hiện dự án do lượng xe nhiều, chủ đầu tư không thể nắm được hết. Chủ đầu tư cũng đã thuê đơn vị giám sát và sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ sự việc này.

Trước đó, Tiền Phong phản ánh về Mỏ đá Kỳ Liên của Công ty Cổ phần Lạc An (đóng tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép vào năm 2012 trên diện tích hơn 15 ha.

Đến năm 2018, hợp đồng thuê đất của mỏ đá đối với Công ty Cổ phần Lạc An hết hạn. Theo quy định, công ty này phải dừng hoạt động khai thác khoáng sản để làm hồ sơ gửi các cấp chính quyền trình UBND tỉnh ký quyết định thuê đất. Thế nhưng, khi chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ký quyết định đồng ý cho thuê đất, khoảng 1 tháng nay doanh nghiệp này đã ngang nhiên đưa máy xúc, cùng hàng chục chiếc xe tải lớn rầm rộ cho khai thác đất đưa đi bán cho các công trình trên địa bàn.

Giám đốc Công ty CP Lạc An thừa nhận bán đất cho các công trình thuộc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư khi chưa hoàn thiện thủ tục.

Giám đốc Công ty CP Lạc An thừa nhận bán đất cho các công trình thuộc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư khi chưa hoàn thiện thủ tục.

Theo ghi nhận, những ngày đầu tháng 10, mỗi ngày có hàng chục xe tải, Hổ vồ (Howo) gắn logo: LOGISTICS KY ANH, Tiến Thuận, Cty 179… đủ loại kích cỡ sắp hàng dài chờ vận chuyển đất tại Mỏ đá Kỳ Liên. Sau khi được xúc đầy thùng, nhiều xe chở đất đã di chuyển về đổ san nền cho một gói thầu thuộc Dự án Đường trục chính Trung tâm nối QL1 đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm Cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương ở xã Kỳ Lợi.

Giám đốc Công ty CP Lạc An – Nguyễn Văn Dũng – thông tin: “Công ty đã khai thác đất tầng phủ tại mỏ đá hơn 1 tuần qua khi chưa được UBND tỉnh ban hành quyết định cho thuê đất. Khối lượng đất sau khi khai thác được vận chuyển ra khỏi mỏ đều có hóa đơn và bán cho một số công trình do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư”.

Ông Nguyễn Thế Anh – Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh – cũng cho biết sau khi phát hiện doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi chưa đảm bảo thủ tục, địa phương đã làm việc, đình chỉ hoạt động khai thác đến khi đầy đủ hồ sơ, thủ tục.

Phạm Trường – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Hàng chục xe tải nối đuôi lấy đất tại mỏ đá Kỳ Liên.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/vu-mo-da-het-han-van-ban-ra-ngoai-dat-lau-do-nham-tai-cong-trinh-tram-ty-post1577419.tpo

Bảo vệ di sản thiên nhiên trước nguy cơ biến mất

Thời gian gần đây, việc tìm phương án để một số di sản thiên nhiên như hòn Vọng Phu (Thanh Hóa), hòn Trống Mái (Quảng Ninh)… không bị đổ sập được giới chuyên môn hết sức quan tâm. Tuy nhiên, để có giải pháp tình thế cho phù hợp và phương án lâu dài vẫn đang là vấn đề rất lớn.

Di sản thiên nhiên lâm nguy

Di tích thắng cảnh Hòn Vọng Phu nằm trong cụm Di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (còn gọi là núi Nhồi thuộc phường An Hưng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là một cột đá cao khoảng 20 m, giống hình người phụ nữ ôm con. Di tích này được xem là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Cụm di tích này được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia năm 1992 gồm: Đình Thượng, chùa Hinh Sơn, chùa Quan Thánh, Lăng Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa và Hòn Vọng Phu. Đêm 15/6/2022, sét đã đánh trúng Hòn vọng phu, gây sạt lở khối đá kích thước 1 x 3 m phía tây và khối đá kích thước 2,5 x 3 m phía đông hòn Vọng Phu. Sự cố khiến hòn Vọng Phu trong tình trạng rất nguy cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không sớm có biện pháp bảo vệ, bảo tồn.

Ông Trần Đình Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đánh giá, di tích thắng cảnh Hòn vọng phu có giá trị về mặt lịch sử và cảnh quan. Nhưng sau sự cố sét đánh, Hòn vọng phu đã bị tróc vỡ, xuất hiện nhiều vết nứt và đang có độ nghiêng theo phương thẳng đứng (từ 10 – 15 độ) và có nguy cơ đổ sập nếu tiếp tục bị sét đánh.

Ông Thành cho rằng, trước mắt UBND TP Thanh Hóa cần lập biển báo khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở và tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác của người dân và khách tham quan. Phân vùng, sử dụng các giải pháp như lưới thép, hàng rào… đảm bảo an toàn và thẩm mỹ hạn chế tác động của hiện tượng đá lăn, đá đổ quanh khu vực Núi Nhồi.

Còn tại Quảng Ninh, hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long nằm ngay ở vị trí trung tâm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, là biểu tượng du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Mặc dù hết sức có giá trị nhưng đang đối mặt với nguy cơ bị đổ sập bất cứ lúc nào. Thời gian qua đã xảy ra một số vụ sạt lở núi đá giữa vịnh Hạ Long, trong đó có: sạt lở hòn 649 năm 2013, sạt lở hòn Thiên Nga năm 2016, sạt lở hòn Bề Hẹn Đông năm 2019, sạt lở hòn 365 năm 2020… Hiện tượng này đã xảy ra rất nhiều trong quá khứ hàng triệu năm qua, đang diễn ra và sẽ còn diễn ra trong tương lai.

Một số chuyên gia địa chất nghiên cứu về tác động đối với hòn Trống Mái cho rằng, bằng mắt thường có thể nhìn thấy sự chông chênh của hòn Trống Mái vào thời điểm triều xuống đến mức thấp nhất. Khi mực nước thấp đã làm lộ ra phần chân đỡ hai đảo đang bị xói mòn dần, gây nguy cơ đổ sập nếu không sớm có biện pháp bảo vệ, gia cố.

Hay như cách đây 17 năm (năm 2006), hòn Phụ Tử của tỉnh Kiên Giang đã bị đổ sập một phần và chìm xuống biển. Trước đó, những câu chuyện dân gian về hòn Phụ Tử là hình tượng của hai cha con nơi xóm chài quấn quýt nhau, cùng trông ra biển cả… cũng chiếm được nhiều tình cảm của du khách. Sau sự cố hòn Phụ Tử đổ gãy, Kiên Giang phối hợp Cục Di sản văn hóa tổ chức hội thảo bàn phương án phục dựng hòn Phụ Tử. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể phục dựng.

Hòn Vọng Phu (Thanh Hóa) bị sét đánh gây sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Đình Minh.

Hòn Vọng Phu (Thanh Hóa) bị sét đánh gây sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Đình Minh.

Kết hợp giải pháp phi công trình và công trình để cứu di sản

Câu chuyện bảo tồn các “biểu tượng” được sản sinh từ thiên nhiên như hòn Trống Mái, hòn Vọng Phu hay hòn Phụ Tử… đã được các nhà chuyên môn đặt ra từ lâu, không phải bây giờ mới bàn đến. Nhưng qua thời gian, những biểu tượng kỳ vĩ của thiên nhiên vẫn đang hàng ngày phải đối diện với những tác động trước nguy cơ biến mất trong sự lo ngại. Đã đến lúc giới chuyên môn và những người làm công tác quản lý cần có biện pháp trước mắt và lâu dài để không còn rơi vào tình trạng thụ động “mất rồi mới nghĩ đến khôi phục”.

Mới đây, tại hội thảo đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn di tích thắng cảnh hòn Vọng Phu, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa tán thành với ý kiến, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa chủ trì phối hợp lập dự án bảo tồn cấp thiết hòn Vọng Phu, chống sét đánh vào di tích. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa xây dựng dự án tổng thể bảo tồn, phát huy Cụm di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng núi An Hoạch. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng.

PGS.TS Trần Tân Văn – Viện trưởng Viện Địa chất khoáng sản, là một trong những chuyên gia có thâm niên làm các hồ sơ Di sản thế giới và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cho biết, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sập đổ của các di sản thiên nhiên là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng không loại trừ những tác động nhân sinh (tác động con người) nhưng tác động đó chưa rõ rệt. Điển hình như hòn Trống Mái của Vịnh Hạ Long, vấn đề khai thác du lịch, đưa tàu bè đến gần để tham quan du lịch với tần suất dày đã vô hình chung tạo ra sóng. Đây cũng có thể là một yếu tố góp phần làm ảnh hưởng đến di sản. Nhưng quá trình ăn mòn, đổ sập là một quá trình rất dài. Trong thời buổi hiện nay, biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt. Những biểu hiện cụ thể như thiên tai ngày càng mạnh về mặt cường độ, thất thường về mặt tần suất… những yếu tố đó làm trầm trọng thêm, đẩy nhanh quá trình sập đổ của các di sản thiên nhiên.

Theo ông Văn, để cứu các di sản thiên nhiên, đầu tiên là thực hiện các giải pháp phi công trình như tuyên truyền, quảng bá giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng. Cùng với đó, đề ra những quy định (tạo hành lang bảo vệ). Sau đó cân nhắc đến một số giải pháp công trình (trực tiếp tác động) vào di sản đó để có thể kéo dài tuổi thọ.

Phạm Sỹ – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Hòn Trống Mái (vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/bao-ve-di-san-thien-nhien-truoc-nguy-co-bien-mat-5741143.html

Lật mở việc ‘hô biến’ quỹ đất 20% tại KĐT mới Trung Văn thành biệt thự, chung cư

Quỹ đất 20% tại dự án khu đô thị mới Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội (Hancic) làm chủ đầu tư được ‘hô biến’ thành khu biệt thự và chung cư cao tầng để bán.

Theo nguồn tin của PV VietNamNet, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có văn bản gửi CTCP Đầu tư xây dựng Hà Nội (Hancic) về việc thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra, chỉ đạo xử lý sau kiểm tra đối với công ty này, thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới (KĐTM) Trung Văn.

Theo đó, cơ quan chức năng Hà Nội yêu cầu Công ty Hancic phải chấp hành nghiêm các nội dung tại báo cáo kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành sau thanh tra như: Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính tiền sử dụng đất (nếu có); triển khai xây dựng các ô quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật bàn giao đưa vào sử dụng;…

“Trong quá trình thực hiện những thủ tục pháp lý liên quan dự án nếu xác định CTCP Đầu tư xây dựng Hà Nội không thực hiện đúng theo nội dung, yêu cầu quy định thì kịp thời xử lý…”, văn bản nêu rõ.

Ngày 11/10, trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Mạnh Quyền, Tổng giám đốc Công ty Hancic, chỉ cho biết ngắn gọn là doanh nghiệp thực hiện theo chỉ đạo của các sở ngành và không thông tin thêm về các nội dung cụ thể.

Trong khi đó, theo nguồn tin riêng của PV VietNamNet, tới thời điểm này, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chưa nhận được báo cáo của chủ đầu tư về việc xử lý sau kiểm tra nói trên.

Theo tìm hiểu, trước đó tháng 11/2022, Đoàn kiểm tra liên ngành đã có báo cáo về việc kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra đối với CTCP Đầu tư xây dựng Hà Nội, quản lý, sử dụng đất tại phường Trung Văn, quận nam Từ Liêm để thực hiện dự án đầu tư xây dựng KĐTM Trung Văn.

Dự án KĐTM Trung Văn do CTCP Đầu tư xây dựng Hà Nội – Hancic (trước đây là Công ty Đầu tư Xây dựng Hà Nội) được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần làm chủ đầu tư.

Cuối năm 2004, UBND TP Hà Nội có quyết định cho Công ty Hancic chuyển mục đích sử dụng gần 12ha đất để đầu tư xây dựng KĐTM Trung Văn.

Theo quy hoạch ban đầu được duyệt, dự án được quy hoạch gồm đất hỗn hợp; khu nhà cao tầng (trong đó lô CT3 với diện tích 9.386m2 thuộc quỹ đất 20% phải bàn giao lại cho TP); khu nhà ở biệt thự ký hiệu BT1, BT2 (trong đó lô BT1 với diện tích 6.925,7m2 là quỹ đất 20% để làm nhà ở công vụ của TP); khu nhà vườn; bãi xe; trường học; nhà trẻ; đất công cộng; đất cây xanh kỹ thuật; cây xanh thể thao…

Liên quan đến quỹ đất 20%, theo quyết định 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND TP Hà Nội quy định, chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà ở) để bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố (không hoàn trả tiền đầu tư hạ tầng).

Thế nhưng, quỹ đất 20% tại nhiều dự án nhà ở, khu đô thị được thành phố cho phép cơ chế nộp tiền. Thậm chí, một số dự án không phải trích nộp, hoặc quỹ đất 20% được giao lại để xây dựng nhà thương mại để bán.

Tại dự án KĐTM Trung Văn, quỹ đất 20% của dự án đã biến thành khu biệt thự, chung cư để bán. Thậm chí, đất xây dựng nhà tái định cư cũng biến thành nhà cao tầng để kinh doanh.

Cụ thể, ngày 8/7/2009, UBND TP Hà Nội có quyết định 3375 cho Công ty Hancic sử dụng 6.926m2 đất (ký hiệu lô BT1) thuộc quỹ đất 20% của dự án KĐTM Trung Văn để thực hiện dự án xây dựng nhà ở biệt thự để bán.

Ghi nhận tại lô đất BT1 vốn là quỹ đất 20%, hiện chủ đầu tư đã xây dựng khu nhà ở biệt thự để bán và bàn giao cho các hộ dân về ở. Khảo sát giá biệt thự tại đây hiện được rao bán từ 150-180 triệu đồng/m2, tùy vị trí.

Hơn 2 tháng sau, đến ngày 23/9/2009, UBND TP tiếp tục có quyết định 4920 cho phép Công ty Hancic sử dụng 9.386m2 tại lô đất CT3 cũng thuộc quỹ đất 20% để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư cao tầng.

Khu chung cư thương mại cao tầng để bán “mọc lên” trên lô đất CT3 tại KĐTM Trung Văn thuộc quỹ đất 20% phải bàn giao lại cho TP Hà Nội. (Ảnh: Hồng Khanh)

Khu chung cư thương mại cao tầng để bán “mọc lên” trên lô đất CT3 tại KĐTM Trung Văn thuộc quỹ đất 20% phải bàn giao lại cho TP Hà Nội. (Ảnh: Hồng Khanh)

Trong đó, có 1.628m2 xây dựng nhà chung cư cao tầng bán kinh doanh; 756m2 đất làm khu thương mại dịch vụ; 7.002m2 đất được sử dụng dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (786m2 đất để xây dựng nhà ở tái định cư, 768m2 để xây dựng trụ sở UBND phường và công an phường, 5.448m2 đất để làm hạ tầng kỹ thuật, vỉa hè sử dụng chung).

Tháng 4/2010, UBND TP Hà Nội tiếp tục có quyết định điều chỉnh nội dung tại quyết định 4920. Theo đó, điều chỉnh diện tích 786m2 đất từ xây dựng nhà ở tái định cư sang xây dựng nhà chung cư cao tầng để bán, kinh doanh.

Giao lại quỹ đất 20% để chủ đầu tư xây nhà bán là trái luật

Trước đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã phát hiện nhiều sai phạm về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo quyết định 123 của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014.

Kết luận của TTCP năm 2017 chỉ ra rằng, phần lớn các dự án được TP cho phép cơ chế nộp tiền. Tại một số dự án, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định về nghĩa vụ trích nộp quỹ nhà ở, quỹ đất ở còn thiếu. Thậm chí một số dự án không phải trích nộp, hoặc quỹ đất 20% được giao lại để xây dựng nhà bán, gây nên sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

“Thực chất quỹ đất 20% trích lại cho TP là quỹ đất sạch, theo quy định Luật Đất đai và quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải đấu giá quyền sử dụng đất nhưng TP đã giao lại cho chủ đầu tư hoặc giao cho chủ đầu tư khác, để xây nhà bán kinh doanh là trái quy định pháp luật”, TTCP nêu rõ.

Có thể khẳng định một chủ trương, một quyết định đúng đắn, nhằm điều tiết lợi ích từ nhà đầu tư sang một phần cho Nhà nước để hình thành quỹ nhà ở, quỹ đất ở của TP phục vụ các yêu cầu chung. Nhưng việc tổ chức thực hiện đã để xảy ra nhiều sai phạm, dấu hiệu cơ chế xin – cho. Việc sử dụng nguồn lực đã không tuân thủ quy định pháp luật, giải quyết tùy tiện – Thanh tra Chính phủ

Hồng Khanh – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Lô đất ký hiệu BT1 thuộc quỹ đất 20% ở KĐTM Trung Văn được biến thành khu nhà ở biệt thự để bán. (Ảnh: Hồng Khanh)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/ho-bien-quy-dat-20-tai-kdt-moi-trung-van-thanh-biet-thu-chung-cu-2200139.html

TP. Thủ Đức: Chấm dứt gói thầu thi công dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân

(Phapluatmoitruong.vn) – Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP. Thủ Đức (TP.HCM) vừa thông báo chấm dứt hợp đồng thi công Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân với Công ty CP Tập đoàn Anh Vinh vì cho rằng đơn vị thi công kém năng lực, chậm tiến độ nghiêm trọng.

Theo đó, Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP. Thủ Đức (Ban QLDA TP. Thủ Đức) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng. Đây là dự án nhằm giải quyết thoát nước cho tuyến đường Võ Văn Ngân, đồng thời hoàn chỉnh hệ thống thoát nước khu vực và chỉnh trang đô thị. Dự án này dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Theo kế hoạch, gói thầu thi công tại Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân khoảng 110 tỷ đồng. Đơn vị trúng thầu thi công là Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Vinh (Tập đoàn Anh Vinh).

Theo ông Nguyễn Tuấn Khanh – Giám đốc Ban QLDA TP. Thủ Đức,  sau khi ký kết hợp đồng thi công với Tập đoàn Anh Vinh vào ngày 6/10/2020, nhà thầu thi công tiến hành khảo sát, xây dựng phương án tổ chức giao thông, xin phép thi công và triển khai thi công công trình từ ngày 4/5/2021.

Tuy nhiên, đến ngày 4/7/2021 thì đơn vị thi công tạm ngưng thi công do thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Từ ngày 1/10/2021, thành phố bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội và đến tháng 11/2021, công trình tái khởi động trở lại. Thế nhưng, cho đến nay, tiến độ thi công công trình rất chậm, gây nhiều bức xúc cho người dân lưu thông qua khu vực.

Trong quá trình triển khai thi công, nhà thầu không hợp tác tốt với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan; không chủ động, không sử dụng kinh phí tạm ứng hợp đồng để đẩy nhanh tiến độ. Đến nay, Ban QLDA TP. Thủ Đức đã thu hồi toàn bộ kinh phí tạm ứng hợp đồng vào ngày 9/8/2021. Đồng thời, nhà thầu thi công chây ì, tổ chức thi công ì ạch, liên tục vi phạm tiến độ, vi phạm hợp đồng, mặc dù Ban QLDA TP. Thủ Đức đã tổ chức họp liên tục (trên 60 cuộc họp liên quan); gửi nhiều văn bản để nhắc nhở, đôn đốc đơn vị đẩy nhanh tiến độ, chủ động xử lý tồn tại, đảm bảo an toàn giao thông… và đã ban hành 6 thông báo phạt vi phạm hợp đồng.

Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà thầu thi công làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt và kinh doanh, buôn bán của người dân; gây phản cảm, bức xúc dư luận; bị người dân, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT, Thanh tra giao thông – Sở GTVT nhiều lần nhắc nhở và xử phạt hơn 10 lần.

Các sự cố lún, sụp, ngập nước ảnh hưởng đến an toàn giao thông và hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân cũng được Ban QLDA TP. Thủ Đức tổ chức họp, kiểm tra, gửi nhiều văn bản để nhắc nhở, đôn đốc đơn vị thi công thực hiện nhưng nhà thầu không thực hiện. Do đó, chủ đầu tư phải tự thực hiện.

Hơn 7 tháng nay, nhà thầu không thực hiện chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng (đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2022). Ban QLDA TP. Thủ Đức đã tính toán và đăng ký hết kinh phí của dự án để nhà thầu tổ chức thi công hoàn thành công trình trong năm 2023. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá trị giải ngân vốn năm 2023 là 0 đồng.

Do đơn vị trúng thầu thi công chây ì, tổ chức thi công ì ạch; thậm chí không thi công trên toàn công trình từ ngày 19/6/2023 đến nay, nên Ban QLDA TP. Thủ Đức đã ban hành Thông báo chấm dứt hợp đồng thi công với Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Vinh vào ngày 24/10/2023. Ban QLDA TP. Thủ Đức cũng đang thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng thi công với tập đoàn này để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công khác.

Được biết, hiện nay, dự án đã thực hiện được khoảng 83% khối lượng phần cống thoát nước; khoảng 55% tổng khối lượng dự án. Về tiến độ giải ngân, hiện dự án đã giải ngân khoảng 46,5 tỷ đồng/110 tỷ đồng, đạt tỷ lệ khoảng 42,27%.

Bình An Phan Hải

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân đã trễ tiến độ nhiều năm.

TP.HCM: Kiên quyết xử lý vi phạm trật tự xây dựng

(Phapluatmoitruong.vn) – Thành ủy TP.HCM vừa có văn bản gửi Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM, Thành ủy TP. Thủ Đức và các quận ủy, huyện ủy yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, chất lượng công trình xây dựng.

Theo đó, Thành ủy TP.HCM cho biết, thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng được các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các công trình thi công hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đề ra, góp phần tích cực vào sự chuyển biến kinh tế trên địa bàn Thành phố.

Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng thi công công trình vẫn còn tồn tại, hạn chế, khiến xảy ra những sự việc đáng tiếc, làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân. Trong đó có một số công trình, nhất là nhà ở riêng lẻ chưa tuân thủ đầy đủ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thể hiện sự chủ quan, thiếu kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên các điều kiện đảm bảo an toàn, ổn định công trình trước và trong quá trình thi công.

Bên cạnh đó, năng lực nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư còn hạn chế, dẫn đến xảy ra sự cố tại một số công trình xây dựng, gây thiệt hại về tài sản và người.

Từ đó, Thường trực Thành ủy TP.HCM Minh yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố, lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng. Đồng thời gắn với kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, nhất là nhà ở riêng lẻ; Thường xuyên kiểm tra, giám sát độ an toàn của công trình trước và trong suốt quá trình thi công.

Thành ủy TP.HCM cũng yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý xây dựng, giám sát công trình xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng hoặc có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Biên bản xin cấp phép bị cơ quan chức năng trả lại.

Cùng với đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp thực hiện nghiêm các quy định về quản lý trật tự xây dựng, chất lượng công trình. Các trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động, an toàn xây dựng trong thi công cần phải xử lý, đề xuất xử lý hoặc đình chỉ thi công.

Thành ủy TP.HCM quán triệt, các cấp chính quyền kiên quyết không để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn mà không được kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm. Đồng thời, các cán bộ, công chức có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm về xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn cần phải xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một trường hợp xây dựng tại P. Trường Thọ, TP. Thủ Đức, được cấp phép 3 tầng nhưng thực tế chủ đầu tư đã xây dựng với quy mô 4 tầng đã bị cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt.

 

Tình hình mưa lũ kéo dài ở miền Trung

Dự báo lượng mưa trong 3 ngày (11-13/10) ở Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế có thể lên tới 200-400mm, có nơi trên 500mm. Mưa lũ còn diễn biến phức tạp nhiều ngày sau đó, đồng thời mở rộng phạm vi ra các tỉnh miền Bắc.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày hôm nay (11/10), khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.

Lượng mưa tính từ 7-15h ngày 11/10 có nơi trên 40mm như Kỳ Phú (Hà Tĩnh) 64.8mm, Vĩnh Kim (Quảng Trị) 52.2mm, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) 120.4mm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) 86.2mm.

Dự báo, từ chiều tối 11/10 đến ngày 13/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến ở Nghệ An 70-150mm, có nơi trên 250mm, Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế 200-400mm, có nơi trên 500mm, Đà Nẵng và Quảng Nam 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Dự báo từ chiều mai (12/10), mưa mở rộng ra các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa với cường độ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến trong hai ngày 12-13/10 từ 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, tình hình mưa lớn ở các tỉnh miền Trung còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới. Cụ thể, từ đêm 13-14/10 khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Nam tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Từ đêm 14-19/10, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có khả năng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

Từ ngày 18-20/10, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có khả năng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

Do mưa lớn kéo dài, từ hôm nay (ngày 11/10) đến 15/10, trên các sông ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 4-8m, hạ lưu từ 1-4m.

Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ ở thượng lưu sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2, hạ lưu sông Cả, sông La dao động ở mức BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại khu vực vùng núi, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, chiều tối và tối ngày 11/10, khu vực Quảng Ngãi đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 60mm.

Dự báo trong nhiều ngày tới, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều và tối, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nguyễn Hoài – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Miền Trung đang gánh chịu một đợt mưa rất lớn.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/tinh-hinh-mua-lu-keo-dai-o-mien-trung-post1577195.tpo

Quảng Trị: Sau 15 năm triển khai, khu đô thị mới Bắc Thành Cổ hơn 900 tỷ vẫn là nơi chăn bò

Đây là dự án đô thị có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng, được kỳ vọng là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, tạo điểm nhấn hạ tầng cho khu vực phía bắc sông Thạch Hãn và cả thị xã Quảng Trị. Thế nhưng sau 15 năm triển khai, dự án chỉ là ‘những lô đất hoang’, làm nơi chăn thả trâu bò của các hộ dân.

Dự án tọa lạc tại tuyến đường Quốc lộ 1A, phường An Đôn (thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) có tên thương mại là Gold City Quảng Trị RiverSide, được thực hiện với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 900 tỷ đồng, quy mô 63ha.

Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ tháng 4/2008, với tổng mức đầu tư ban đầu là 940 tỷ đồng, quy mô 63ha. Năm 2012, dự án đã điều chỉnh quy mô giảm xuống còn 44,9ha. Thời hạn thực hiện dự án cũng điều chỉnh gia hạn đến tháng 12/2022.

Tháng 8/2023, dự án tiếp tục được UBND tỉnh Quảng Trị cho phép gia hạn thời gian hoàn thành đến tháng 12/2024 với quy mô 27,2ha.

Theo đó, trong tổng diện tích 27,2ha đất đã được tỉnh Quảng Trị giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án này thì có 168.879 m2 là diện tích đất ở nhằm xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê… Phần diện tích còn lại nhà đầu tư phải thực hiện đầu tư theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại quyết định 996/QĐ-UBND ngày 27/4/2021.

Được biết, hiện nay chủ đầu tư đã bán được hơn 200 lô đất nền trên tổng số khoảng 900 lô. Các lô đất nền, khu shophone dọc bờ sông Thạch Hãn vẫn chưa có người đấu giá và trở nên hoang hóa… cỏ mọc um tùm, làm nơi chăn thả trâu bò của các hộ dân.

Hiện nay “hình hài” khu đô thị này đang là khu vực đất trống, cỏ mọc um tùm, làm nơi chăn thả trâu bò của các hộ dân…

Trung tâm thương mại, khu nhà ở biệt thự, công viên, khu nghĩa trang… theo quy hoạch chi tiết của dự án vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Về nhà đầu tư, được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn được thành lập ngày 29/11/2007, đặt trụ sở tại đường Lê Duẩn, khu phố 3, phường An Đôn, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản và nhà ở.

Trần Đức/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/quang-tri-sau-15-nam-trien-khai-khu-do-thi-moi-bac-thanh-co-hon-900-ty-van-la-noi-chan-bo-20180504224289954.htm

Hai thành phố mới của Hà Nội có diện tích đất đô thị 520km2

Hà Nội định hướng quy hoạch thành phố phía Bắc và phía Tây có tổng diện tích 884km2, trong đó đất đô thị lên tới 520km2. Đến năm 2045, hai thành phố mới của Thủ đô có dân số khoảng 4,45 triệu người.

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vừa nêu định hướng phát triển không gian 2 thành phố mới của Thủ đô. Theo đó, thành phố phía Bắc bao gồm toàn bộ địa giới huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; thành phố phía Tây bao gồm địa giới khu Hòa Lạc và Xuân Mai.

Thành phố phía Bắc có 45 phường, 24 xã

Theo định hướng, thành phố phía Bắc Hà Nội có tổng diện tích khoảng 633km2, quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 3,25 triệu người.

Đất đô thị của thành phố này khoảng 385km2, dân số khoảng 2,92 triệu người; khu vực khác rộng khoảng 248km2 với dân số khoảng 330 nghìn người. Thành phố phía Bắc có khoảng 45 phường và 24 xã.

Vị trí trung tâm thành phố phía Bắc được đề xuất tại khu vực phía Nam sân bay Nội Bài. Khu vực này được cho là có vị trí thuận lợi như nằm gần các trung tâm lớn như Smart city, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, khu di tích Cổ Loa.

Không gian đô thị thành phố này gắn liền với công viên cây xanh. Chiều cao của các tòa nhà được định hướng thấp dần về phía sân bay Nội Bài. Cụ thể, khu vực cao tầng được tổ chức dọc trục đường Nhật Tân – Nội Bài để tạo điểm nhấn cho toàn thành phố.

Trục không gian chủ đạo của thành phố phía Bắc là sông Cà Lồ và trục cảnh quan sông Thiếp – đầm Vân Trì, kết hợp với công viên rừng quanh sân bay Nội Bài tạo thành không gian xanh đô thị.

Để thúc đẩy phát triển du lịch, thành phố phía Bắc sẽ tận dụng không gian cảnh quan sông Hồng bằng 2 hệ thống monorail (hệ thống đường sắt 1 ray) dọc sông, kết hợp vận hành hệ thống buýt sông, tàu du lịch từ Đền Hùng – đất 3 vua Sơn Tây – Hoàng Thành – Cổ Loa về Phố Hiến.

Hà Nội sẽ bảo vệ tuyệt đối diện tích rừng hiện có của khu vực này, đồng thời khuyến khích phát triển thêm rừng nhân tạo, xây dựng cơ chế phát triển kinh tế xanh.

Thành phố phía Tây có 1,2 triệu người

Thành phố phía Tây có diện tích khoảng 251km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 135km2, dân số 1,08 triệu người; khu vực ngoại thị khoảng 116km2 với dân số 120 nghìn người.

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, thành phố phía Tây được hình thành trên cơ sở các đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Xuân Mai. Trung tâm của khu vực này kết nối Hòa Lạc và Xuân Mai qua quốc lộ 21.

Khu đô thị Hòa Lạc sẽ là trung tâm của thành phố phía Tây Hà Nội. (Ảnh: Thạch Thảo)

Khu đô thị Hòa Lạc sẽ là trung tâm của thành phố phía Tây Hà Nội. (Ảnh: Thạch Thảo)

Định hướng thành phố phía Tây có 16 phường và 8 xã. Đây là trung tâm khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo của Thủ đô trong tương lai.

Cụ thể, khu vực Hòa Lạc sẽ là trung tâm đầu não về khoa học kỹ thuật công nghệ, trung tâm đào tạo, giáo dục chất lượng cao. Khu Xuân Mai sẽ là trung tâm giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục như trung tâm khởi nghiệp.

Hà Nội định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trung tâm thành phố phía Tây dựa trên nguyên tắc tôn trọng cảnh quan hiện trạng với đặc trưng là hệ thống núi và mặt nước sông Tích.

Thành phố phía Tây được chia làm 3 khu vực cụ thể gồm: Trung tâm hành chính – chính trị – khoa học công nghệ (186ha), trung tâm văn hóa – thể thao – vui chơi giải trí (74ha), trung tâm giáo dục đào tạo – văn phòng thương mại dịch vụ (100ha).

Quang Phong – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Huyện Đông Anh hiện nay sẽ nằm trong khu vực thành phố phía Bắc Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hà)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/hai-thanh-pho-moi-cua-ha-noi-co-dien-tich-dat-do-thi-520km2-2200902.html

Hải Dương: Kỳ lạ chợ dân sinh thành khu biệt thự trái phép

Hàng loạt biệt thự, dãy nhà ở, nhà hàng… xây dựng không phép, lấn chiếm đường giao thông mọc lên tại khu đất rộng hơn 23 nghìn m2 ở phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Rầm rộ xây dựng không phép

Nhiều tháng trở lại đây, người dân ở phường An Lưu, thị xã Kinh Môn không khỏi ngạc nhiên bởi khu vực vốn được quy hoạch dự án chợ dân sinh và trung tâm thương mại An Lưu rộng hàng chục nghìn m2 bỗng xuất hiện hàng loạt biệt thự khủng, dãy nhà ở thương mại, nhà hàng, quán bia và khu vực bán hàng.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, phần cổng chào của khu vực quy hoạch dự án chợ dân sinh và trung tâm thương mại An Lưu đã hoàn thiện. Bên trong, những tuyến đường nội bộ rộng được trải nhựa, chạy bao quanh dự án. Ngoài ra, những căn biệt thự và một số tòa nhà thương mại đã được xây dựng xong phần thô, đang ở giai đoạn hoàn thiện.

Thế nhưng, nằm ở vỉa hè đường giao thông trong dự án lại xuất hiện một trung tâm tiệc cưới và quán bia rộng khoảng 1.000m2 được dựng bằng khung thép. Ngoài ra, phía giáp sông, chủ đầu tư đã tự làm bờ kè, lập nên loạt hàng quán có dấu hiệu lấn chiếm hành lang bảo vệ sông Kinh Môn.

Theo tìm hiểu của PV, vài năm trước, do chợ An Lưu cũ, xuống cấp nên UBND thị xã Kinh Môn đã lập dự án, quy hoạch xây dựng mới chợ dân sinh và trung tâm thương mại An Lưu. Tuy nhiên, khi còn chưa giải phóng mặt bằng xong, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đã diễn ra hoạt động thi công rầm rộ, gây ô nhiễm môi trường.

Ở khuôn viên dự án, nhiều biệt thự xây dựng không phép đã hoàn thiện phần thô.

Ở khuôn viên dự án, nhiều biệt thự xây dựng không phép đã hoàn thiện phần thô.

“Hàng loạt biệt thự, nhà ở, nhà hàng mọc lên, còn chợ, trung tâm thương mại như hứa hẹn thì chẳng thấy đâu. Người dân chúng tôi cần nơi để mua bán, thì lại thấy khu đất bị “xẻ thịt” thành các công trình cá nhân”, bà N.T.T, người dân ở phường An Lưu chia sẻ.

Được biết, dự án chợ dân sinh An Lưu có diện tích 23.993,2m2, quy mô xây dựng gồm 1 khu chợ trung tâm 3.887,52m2; 4 tòa nhà thương mại cao 4-5 tầng với tổng diện tích 8.526,98m2; ngoài ra là công trình phụ trợ, giao thông, cây xanh.

Quá trình triển khai dự án, toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng là hơn 14 tỷ đồng do Công ty TNHH Đức Dương chi trả, không sử dụng ngân sách nhà nước. Công ty này cũng đã có văn bản cam kết việc chi trả là tự nguyện, không yêu cầu cơ quan chức năng phải hoàn trả.

UBND thị xã Kinh Môn có văn bản quyết định Công ty TNHH Đức Dương là chủ đầu tư dự án chợ An Lưu (tách ra từ dự án chợ dân sinh và trung tâm thương mại An Lưu). Tuy nhiên, đến ngày 13/8/2021 thì UBND thị xã đã thu hồi do quyết định trên không phù hợp với các quy định của pháp luật.

Đến nay khi dự án chưa được phê duyệt, chưa lựa chọn chủ đầu tư thì Công ty TNHH Đức Dương đã tự ý xây dựng loạt công trình không phép.

Loay hoay xử lý hay làm ngơ?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trần Văn Tuyên, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, UBND thị xã Kinh Môn cho biết, trong khu vực quy hoạch, các căn biệt thự, dãy nhà ở xây dựng khi chưa có giấy phép, còn trung tâm tiệc cưới, quán bia… nằm ở đất dự kiến quy hoạch giao thông.

Khu vực quán bia rộng hàng nghìn m2 được xây dựng trên diện tích đất dự kiến quuy hoạch đường giao thông.

Khu vực quán bia rộng hàng nghìn m2 được xây dựng trên diện tích đất dự kiến quy hoạch đường giao thông.

“Đơn vị sẽ tiến hành đo đạc để xác định vi phạm cụ thể. Còn trước đây, thời điểm khi xây dựng thì phường không báo cáo nên phòng không nắm được. Trách nhiệm từ UBND phường đến phòng chuyên môn của thị xã”, ông Tuyên cho biết.

Khi PV phản ánh việc xây dựng sai phạm diễn ra tại dự án này trong thời gian dài, vì sao cơ quan chức năng không có động thái ngăn chặn, ông Tuyên cho hay: “Đã có công văn đôn đốc phường nhưng việc kiểm tra không thường xuyên. Chỗ này rất đau đầu”.

Một trung tâm sự kiện được dựng bằng nhà khung thép đã hình thành, hiện đơn vị đã và đang hoàn thiện nội thất để hoạt động.

Một trung tâm sự kiện được dựng bằng nhà khung thép đã hình thành, hiện đơn vị đã và đang hoàn thiện nội thất để hoạt động.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương đã có báo cáo UBND tỉnh Hải Dương về những lùm xùm trong việc thực hiện dự án chợ dân sinh và trung tâm thương mại An Lưu.

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tồn tại, vi phạm là do UBND thị xã Kinh Môn có dấu hiệu lúng túng hoặc chủ quan, đơn giản trong chỉ đạo thực hiện trình tự các bước; chưa kiên quyết trong phát hiện, xử lý vi phạm về xây dựng.

“Các đơn vị chuyên môn của thị xã Kinh Môn đã không sát sao trong công tác quản lý, giám sát việc xây dựng trái phép của doanh nghiệp dẫn đến hệ thống công trình vi phạm quá lớn. UBND thị xã rất quan tâm nhưng không giải quyết được nên đang xin ý kiến của UBND tỉnh Hải Dương. Giờ họ xây như thế rồi, tiền của dân cũng như tiền nhà nước, giờ mà phá đi để lấy mặt bằng theo đúng thiết kế thì rất tiếc, nó cũng là cái khó”, ông Trương Đức San, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn nói.

Quốc Phương – Đình Quế – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Toàn cảnh khu dự án chợ dân sinh và trung tâm thương mại An Lưu.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/hai-duong-ky-la-cho-dan-sinh-thanh-khu-biet-thu-trai-phep-192231010201655672.htm

Trại nuôi lợn công nghệ cao gây ô nhiễm nghiêm trọng

Mặc dù chưa được cấp ‘Giấy phép môi trường’ nhưng Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina đã đưa 700 con lợn vào nuôi thử nghiệm mà không báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Quá trình chăn nuôi lợn đã phát sinh mùi hôi thối khiến nhiều người dân trên địa bàn thị trấn Lang Chánh và xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa bức xúc.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina (địa chỉ số 112, ngõ 310/57 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh để thực hiện Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất với tổng diện tích 371.788,2m2 (trong đó, 177.535,25m2 dùng để xây dựng các hạng mục công trình của dự án và 194.252,95m2 để trồng rừng sản xuất). Hạng mục trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao có công suất 60.000 lợn thịt/năm.

Sau khi có thông tin phản ánh về mùi hôi thối từ trại lợn, ngày 9/10, phóng viên có mặt tại làng Bưởn, thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh, bày tỏ sự bức xúc của người dân. Bà Phạm Thị Lộc (85 tuổi), có nhà ở gần trại lợn cho biết, từ khi trang trại đưa lợn về chăn nuôi là mùi hôi thối bắt đầu xuất hiện, những ngày thời tiết trời động mưa mùi hôi càng nồng nặc, không thể chịu nổi.

Cùng chung nỗi bức xúc, bà Lê Thị Nga (56 tuổi), ở thông Tân Thủy, xã Tân Phúc còn cho biết, mùi hôi thối từ trại lợn không chỉ phát ra xung quanh làng Bưởn, làng Chạc, xã Tân Phúc mà làng Oi, phố Ảng (thị trấn Lang Chánh) cách xa trại lợn cũng bị ảnh hưởng. Mùi hôi thối xuất hiện nhiều nhất là vào khoảng thời gian từ 5h đến 7h sáng hoặc 15h đến 16h chiều, nhiều gia đình không dám mở cửa. Tình trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của các gia đình.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, cho biết: Nhận được phản ánh từ người dân, UBND xã đã báo cáo với UBND huyện Lang Chánh. Sau đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã về kiểm tra, xác minh sự việc. Kết quả kiểm tra cho thấy, nơi phát ra mùi hôi là từ trang trại chăn nuôi lợn của Công ty cổ phần tư nông nghiệp Agri – Vina (thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc). Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ đầu tư trại lợn sớm khắc phục sự việc trên, không để phát tán mùi hôi thối ra môi trường.

Ông Nguyễn Viết Thắng – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh, cho biết: Qua kiểm tra thông tin phản ánh của người dân, đoàn kiểm tra phát hiện việc xử lý mùi hôi ở trang trại lợn của Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina chưa đảm bảo. Đó là các lỗi từ hệ thống quạt gió và các hầm biogas bị hở, đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng khắc phục. Đến sáng 9/10, kiểm tra tại hiện trường cho thấy, chủ đầu tư đã khắc phục lỗi quạt gió và đang thay bạt phủ các hầm chứa biogas.

Trước đó, ngày 22/8/2023, sau khi có phản ánh của người dân về tình trạng mùi hôi thối từ trang trại lợn ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh, UBND huyện Lang Chánh đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và hoạt động chăn nuôi của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri – Vina. Qua kiểm tra cho thấy, công ty đang hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, khí thải và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án. Tại thời điểm kiểm tra, công ty đã đưa vào nuôi thử nghiệm 700 con lợn thịt (đến nay đã được khoảng 2 tháng).

UBND huyện Lang Chánh đã yêu cầu công ty khẩn trương hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường, thực hiện nghiêm các giải pháp về xử lý chất thải trong thời gian nuôi thử nghiệm để hạn chế việc phát tán mùi hôi thối ra khu dân cư. Tuy nhiên, ngày 25/9/2023 tại buổi kiểm tra thực tế các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, đoàn kiểm tra tiếp tục chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót của công ty trong quá trình hoàn thiện hệ thống công trình bảo vệ môi trường và nuôi thử nghiệm để cấp giấy phép môi trường.

Việc khắc phục chưa có hiệu quả, mùi hôi thối vẫn phát tán, ảnh hưởng đến khu vực dân cư, các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện tại thị trấn Lang Chánh và một số thôn tại xã Tân Phúc. Do đó, ngày 3/10/2023, UBND huyện Lang Chánh đã có Văn bản số 1804 /UBND-TNMT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Sở thành lập đoàn kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hoạt động nuôi thử nghiệm của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri -Vina.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh, khẳng định: Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina có sơ suất khi nuôi thử nghiệm 700 con lợn mà chưa báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền và hiện công ty cũng chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp “Giấy phép môi trường”.

Mới đây, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina số tiền 25 triệu đồng về lỗi “Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định”.

Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina đưa lợn vào nuôi thử nghiệm từ tháng 8/2023 nhưng đến ngày 19/9/2023 mới nộp hồ sơ đề nghị cấp “Giấy phép môi trường”.

Trần Thắng – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina đưa 700 con lợn vào nuôi khi chưa có “Giấy phép môi trường”.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/trai-nuoi-lon-cong-nghe-cao-gay-o-nhiem-nghiem-trong-i710035/

Bình Dương: Kiến nghị xử phạt Công ty Tecco Miền Nam

(Phapluatmoitruong.vn) – Vừa qua, UBND TP. Thuận An vừa có Báo cáo số 213 gửi UBND tỉnh Bình Dương về tiến độ kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển đất ra khỏi dự án chung cư Tân An (Tecco Luxury) của Công ty Tecco Miền Nam.

Theo đó, ngày 14/9/2023, Phòng Tài nguyên và Môi trường (Phòng TN&MT) TP. Thuận An đã phối hợp các đơn vị có liên quan làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tecco Miền Nam (Công ty Tecco Miền Nam) về các giấy tờ pháp lý có liên quan đến dự án chung cư Tân An tại Quốc lộ 13,  phường Thuận Giao và phường Hưng Định, TP. Thuận An. Tại đây, đại diện Ban Quản lý dự án chưa cung cấp được giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

Ngày 16/9/2023, UBND TP. Thuận An tiếp tục chỉ đạo Phòng TN&MT phối hợp với UBND phường Thuận Giao làm việc với chủ đầu tư dự án. Tại thời điểm làm việc, có xe vận chuyển đất ra khỏi dự án, Phòng TN&MT đã đề nghị Công ty Tecco Miền Nam cung cấp giấy phép để được vận chuyển đất ra khỏi dự án, nhưng Công ty chưa thực hiện.

Sau đó, UBND TP. Thuận An đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan yêu cầu: Công ty Tecco Miền Nam giữ nguyên hiện trạng, chỉ được vận chuyển khoáng sản khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quyền theo quy định và cung cấp bổ sung giấy phép khai thác khoáng sản, thời gian chậm nhất đến ngày 18/9/2023.

“Trường hợp dự án có làm thủ tục để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền thì chủ đầu tư cung cấp cho Đoàn kiểm tra (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) các tài liệu có liên quan đến việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác” – báo cáo của UBND TP. Thuận An nêu rõ.

Ngày 18/9/2023, Phòng TN&MT phối hợp với UBND phường Thuận Giao lập Biên bản vi phạm hành chính số 19/BB-VPHC về lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Tecco Miền Nam.

Lý do, Công ty đã khai thác khoáng sản không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đầu tư nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác đối với trường hợp không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép để cấp phép.

Ngày 21/9/2023, Phòng TN&MT tiếp tục làm việc với Công ty Tecco Miền Nam để xác minh tình tiết vụ việc. Lúc này, Công ty Tecco Miền Nam cho biết, thời gian bắt đầu vận chuyển đất ra khỏi dự án là đầu tháng 9/2023 và lượng đất đã vận chuyển khoảng 3.600 m3.

Sau đó, Công ty phối hợp với phường Thuận Giao đo đạc thực địa khai thác Công ty Tecco Miền Nam đã di dời. Kết quả, hầm có tổng diện tích 4.600 m2, Công ty Tecco Miền Nam đào và lấy đi phần đất có diện tích là 3.400 m2 sâu 4 m và 1.200m2 với độ sâu 1m. Theo thống kê, tổng khối lượng đào đào lên khoảng 14.800 m3.

Đại diện Công ty Tecco Miền Nam thống nhất với số liệu đất đã đào lên là 14.800 m3, nhưng xác nhận chỉ di dời ra khỏi khu đất khoảng 3.600 m3, phần còn lại đã san lấp trong khuôn viên dự án.

Báo cáo của UBND TP. Thuận An vụ vụ việc.

UBND TP. Thuận An cho rằng, căn cứ vào Luật Khoáng sản năm 2010 quy định khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 điều 56 của Luật này.

Do đó, UBND TP. Thuận An đã chỉ đạo Phòng TN&MT phối hợp các đơn vị có liên quan và UBND phường Thuận Giao kịp thời phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Tecco Miền Nam.

Ngoài ra, theo Nghị định 36/2020 của Chính phủ thì hành vi của Công ty Tecco Miền Nam sẽ bị phạt tiền là 120 triệu đồng. Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Tuy nhiên, UBND TP. Thuận An cho biết, việc tính số thu lợi bất hợp pháp của Công ty Tecco Miền Nam đang gặp khó khăn. Cụ thể, về xác định tổng khối lượng khoáng sản, UBND TP và chủ đầu tư dự án chưa thống nhất được số liệu khối lượng đất.

Bên cạnh đó, về xác định giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản, phí, thuế tài nguyên và chi phí trực tiếp để có khối lượng khoáng sản, Phòng TN&MT  không có thẩm quyền xác định và cũng chưa có căn cứ để xác định. Do đó, UBND TP. Thuận An kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Tecco Miền Nam theo đúng quy định của pháp luật.

UBND phường Thuận Giao thông báo dự án chung cư Tân An chưa đủ điều kiện mở bán.

Ngoài ra, để đảm bảo dự án chung cư Tân An được triển khai đúng quy định pháp luật, UBND TP tiếp tục chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị tiến hành kiểm tra việc thực hiện dự án.

Công an TP. Thuận An tiến hành kiểm tra các xe vận chuyển đất ra khỏi dự án Chung cư Tân An và xử lý nghiêm theo thẩm quyền nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông.

Dự án chung cư Tân An được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định 3270/QĐ-UBND ngày 31/12/2021, vốn đầu tư dự án là 1.263 tỷ đồng, trên diện tích dự kiến sử dụng khoảng 6.690,3 m2, với tổng số lượng là 683 căn hộ. Ban đầu, dự án này được cấp phép với tên thương mại là Tecco Luxury. Tuy nhiên, hiện nay, chủ đầu tư đã đổi tên dự án thành Diamond Boulevard rồi tiếp tục rao bán.

Được biết, đây là dự án thuộc Công ty Tecco Miền Nam (thuộc Tecco Group), có Giấy chứng nhận TP. Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu ngày 25/12/2007, thay đổi lần thứ 5 ngày 24/2/2023.

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Công ty Tecco Miền Nam bị xử phạt vì hành vi vận chuyển đất ra khỏi dự án chung cư Tân An (Tecco Luxury).