• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 75

Vi phạm tại Dự án ‘Hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics Quốc tế thành phố Bắc Giang’

Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kết luận thanh tra chỉ rõ nhiều vi phạm trong việc thực hiện Dự án ‘Hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics Quốc tế thành phố Bắc Giang’.

Dự án “Hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics Quốc tế thành phố Bắc Giang” (viết tắt là Dự án) tại xã Song Khê, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang là Dự án trọng điểm có quy mô lớn được thực hiện theo chủ trương thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và tăng thu cho ngân sách Nhà nước của tỉnh Bắc Giang.

Ngày 23/9/2016, UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang làm nhà đầu tư. Công ty được thành lập với loại hình là công ty TNHH có 2 thành viên là Công ty Cổ phần Quản lý tài sản Khải Trình Hải Nam (Trung Quốc) và Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Hoàng Phúc (Việt Nam). Vốn điều lệ là 1.477.778 triệu đồng.

Dự án trên diện tích 66,69 ha với tổng vốn đầu tư là 4.194.633 triệu đồng. Thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Dự án đã ngừng hoạt động từ ngày 1/3/2022 (quá 6 tháng) nhưng nhà đầu tư không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Theo kết luận thanh tra, sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty không hoàn thành góp vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vi phạm Luật Doanh nghiệp. Quá trình thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp lần thứ nhất, công ty kê khai không trung thực, không chính xác về việc góp vốn điều lệ.

Sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, công ty triển khai chậm tiến độ góp vốn, chậm tiến độ huy động vốn, chậm tiến độ thực hiện dự án nhưng không thực hiện thủ tục điều chỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư với hành vi không thực hiện đúng nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng công ty vẫn tiếp tục chậm tiến độ góp vốn, chậm tiến độ thực hiện dự án.

Các hạng mục của Dự án xây dựng dở dang.

Theo nội dung kết luận, Dự án đã ngừng hoạt động từ ngày 1/3/2022 (quá 6 tháng) nhưng nhà đầu tư không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, quá trình thực hiện Dự án, công ty không chấp hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện Dự án, báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, vi phạm Luật Đầu tư.

Đối với Cơ quan quản lý có liên quan, kết luận thanh tra nêu rõ, quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường không có ý kiến đánh giá và Sở Kế hoạch và Đầu tư không báo cáo, đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch sử dụng đất là chưa thẩm định, đánh giá đầy đủ nội dung theo quy định.

Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có ý kiến tại vị trí thực hiện dự án có 9,5ha được đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và UBND thành phố Bắc Giang có ý kiến đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang tại vị trí thực hiện dự án cho phù hợp.

Sau đó, UBND thành phố Bắc Giang có tờ trình về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Bắc Giang, được Thường trực HĐND thành phố Bắc Giang nhất trí.

Quá trình thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất ngày 11/5/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh có một phần diện tích (0,16ha) đất thuộc Dự án “Cửa hàng Xăng dầu trung tâm Logistics quốc tế Bắc Giang” của Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Hoàng Phúc. Tuy nhiên, sau khi phát hiện sai sót, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với công ty và các cơ quan liên quan hoàn thiện thủ tục điều chỉnh giảm diện tích cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH Quản lý và Đầu tư Hoàng Phúc ra khỏi dự án, đồng thời tiến hành kiểm điểm tình hình thực hiện dự án.

Bê tông ngổn ngang trong Dự án.

Về việc thực hiện pháp luật về đất đai, môi trường, Cơ quan thanh tra cho rằng, do sai sót trong quá trình thẩm định hồ sơ, đề nghị cho thuê đất và ký hợp đồng cho công ty thuê đất đợt 1, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, đề nghị cho thuê đất, ký hợp đồng cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 132.853,6m2, trong đó có 1.662m2 thuộc dự án cây xăng của Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Hoàng Phúc sai nhà đầu tư dự án.

Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị điều chỉnh và ký hợp đồng cho thuê đất điều chỉnh giảm diện tích 1.662m2 đất cây xăng nêu trên nhưng chưa chỉnh lý tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho công ty.

Năm 2018 và 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, đề nghị cho thuê đất và ký hợp đồng cho thuê đất đối với diện tích 535.058,6m2 không thực hiện thủ tục thẩm định nhu cầu, điều kiện giao đất, cho thuê đất theo quy định.

UBND thành phố Bắc Giang chưa làm hết trách nhiệm trong việc giải quyết vướng mắc liên quan đến diện tích 3,66 ha đất đã thu hồi khi thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang để giao đất, cho thuê đất thực hiện Dự án nên đến nay, nội dung vướng mắc trên vẫn chưa được giải quyết xong…

Biển hiệu còn sót lại tại Dự án.

Đối với Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang, quá trình xây dựng, vận hành trạm t rộn bê tông của Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang có dấu hiệu hoạt động không đúng mục đích lắp đặt.

Ngoài ra, quá trình kê khai, quyết toán thuế năm 2021, do ý thức chấp hành pháp luật và hiểu biết pháp luật về thuế hạn chế, công ty cho thuê hệ thống trạm trộn để vận hành cung cấp bê tông phục vụ dự án thu số tiền 4 tỷ 504 triệu đồng nhưng không ghi nhận doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Công ty không xuất hóa đơn giá trị gia tăng 10% khi cho thuê hệ thống trạm trộn để vận hành cung cấp bê tông phục vụ dự án thu số tiền 4 tỷ 504 triệu đồng sai quy định.

Hệ thống trạm trộn bê tông hoạt động trong dự án Logistics Quốc tế Bắc Giang.

Trên cơ sở phát hiện các vi phạm, Thanh tra tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến thiếu sót, khuyết điểm.

Cơ quan thanh tra cũng yêu cầu, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến thiếu sót, khuyết điểm trong việc chậm giải quyết vướng mắc liên quan đến diện tích 36.655,1m2 đất đã thu hồi khi thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang.

Đồng thời, đề nghị Cục thuế tỉnh Bắc Giang căn cứ mức độ sai phạm trong việc không ghi nhận doanh thu, không xuất hóa đơn trong việc cho thuê hệ thống trạm trộn để vận hành cung cấp bê tông phục vụ Dự án nêu trên, xem xét xử lý hành vi vi phạm về thuế đối với Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang theo quy định.

Tuấn Minh – Đức Sơn – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Toàn cảnh Dự án “Hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics Quốc tế thành phố Bắc Giang”.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/vi-pham-tai-du-an-ha-tang-kho-bai-trung-tam-logistics-quoc-te-thanh-pho-bac-giang-5743469.html

2023 là năm nóng nhất lịch sử loài người

Với các dữ liệu khí hậu hiện tại, năm 2023 ‘gần như chắc chắn’ sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người.

Ngày 8-11, bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU), cho biết với các dữ liệu khí hậu hiện tại, năm 2023 “gần như chắc chắn” sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người, theo hãng tin Reuters. Theo bà Burgess, trong tháng 10-2023 thế giới ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong lịch sử, phá vỡ kỷ lục trước đó (năm 2016).

“Kỷ lục mức nhiệt cao nhất bị phá vỡ với mức chênh lệch lớn (0,4 độ C). Mức chênh lệch này cho thấy nhiệt độ trên thế giới trong tháng 10 vừa rồi là rất khắc nghiệt” – bà Burgess nói.

Bà còn cho biết nhiệt độ trung bình thế giới trong tháng 10 vừa qua ấm hơn 1,7 độ C so với cùng kỳ các năm thuộc thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900).

Bà Burgess đánh giá rằng nhiệt độ tăng nhanh là hệ quả của phát thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất của con người, đồng thời hiện tượng thời tiết El Nino (hiện tượng khí hậu diễn biến khác thường) cũng góp phần làm tăng lên nhiệt độ Trái đất.

“Trong tháng 9 vừa rồi, nhiệt độ trung bình Trái đất cũng cao hơn 0,93 độ C so với trung bình các tháng cùng kỳ thuộc giai đoạn 1991-2020. Chúng tôi chưa thể xác định liệu Trái đất có đang trải qua giai đoạn biến đổi khí hậu mới hay không. Nhưng trong thời gian ngắn, các kỷ lục nhiệt độ đã liên tục bị phá vỡ. Đây là một thực trạng đáng báo động” – bà Burgess nhấn mạnh.

Theo Reuters, biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu khiến nhiệt độ Trái đất tăng và băng ở hai cực tan dần. Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng bão lũ nghiêm trọng ở nhiều khu vực trong thời gian qua (trong đó phải kể đến cơn bão Daniel cuốn qua Libya hồi tháng 9, gây lũ lụt nghiêm trọng làm hơn 11.300 người chết và 10.000 người mất tích) và gây nắng nóng nghiêm trọng tại khu vực Nam Mỹ, cháy rừng ở Canada.

Trước thực trạng đó, các nước đã đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải nhà kính nhưng nỗ lực đó vẫn chưa thành hiện thực. Theo Reuters, lượng khí thải carbon (CO2) đã đạt mức kỷ lục trong năm 2022.

Chí Thanh – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Nắng nóng khiến nhiều khu vực tại Pakistan bị thiếu nước trầm trọng trong tháng 5-2023. Ảnh: REUTERS

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/2023-la-nam-nong-nhat-lich-su-loai-nguoi-post760581.html

Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực khắc phục tình trạng ngập úng

Thành phố Đà Nẵng đang quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước mới và cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước hiện trạng.

Thời gian qua, tại thành phố Đà Nẵng xuất hiện tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa, nhiều trận mưa có lượng nước lớn trong thời gian ngắn, khiến hệ thống thoát nước không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hiện chính quyền thành phố Đà Nẵng đang quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước mới và cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước hiện trạng.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam, Đà Nẵng có sân bay quốc tế ngay trong trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho việc di chuyển của người dân, nhưng cũng hứng một lượng nước rất lớn khi trời mưa. Vì vậy thành phố đang triển khai đầu tư hệ thống thoát nước và hệ thống hồ điều tiết xung quanh sân bay, đây là việc làm rất cấp thiết để giảm tải cho hệ thống thoát nước hiện nay.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng là thành phố mới nhưng phát triển trên nền đô thị cũ, nên chính quyền thành phố đang rà soát tổng thể hệ thống hiện trạng, các quy hoạch, đầu tư thêm các hệ thống mới để phòng chống ngập lụt vào mùa mưa.

Thành phố cũng đã giao Sở Xây dựng thực hiện đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Đây là cơ sở để đề xuất các dự án thoát nước có quy mô lớn trên địa bàn thành phố trong thời gian đến, bảo đảm giải quyết triệt để vấn đề ngập úng đô thị tại thành phố Đà Nẵng.

Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện sở đang phối hợp với các đơn vị hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án chống ngập khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng và triển khai dự án Cải tạo các hồ điều tiết khu vực sân bay Đà Nẵng với kinh phí dự kiến trên 700 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng đang thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án thoát nước, xử lý ngập úng khác như: nạo vét, cải tạo hồ điều tiết thượng lưu tuyến kênh thoát nước Phần Lăng; xử lý ngập úng khu vực đường Lê Tấn Trung; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu vực quanh đường Tống Phước Phổ; cải tạo các tuyến thoát nước khu vực nội thành (đường Hùng Vương – Lý Thái Tổ, Ông Ích Khiêm, Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh – Lê Lợi); tuyến kênh thoát nước Hòa Nhơn; tuyến cống thoát nước Khe Cạn (nhánh số 2).

Ngoài ra, nhiều dự án thoát nước khác đang được khẩn trương thi công, sớm hoàn thiện đưa vào sử dụng như: tuyến cống liên phường Xuân Hà; tuyến cống liên phường Tam Thuận; tuyến kênh từ Khu công nghiệp Hòa Khánh ra sông Cu Đê; các tuyến cống đưa nước mưa từ phía Đông về hướng sông Hàn… Cùng nhiều dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước quy mô nhỏ đang được UBND các quận, huyện triển khai.

Lý giải về việc ngập lụt tại thành phố Đà Nẵng thời gian vừa qua, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân khách quan là do tần suất xuất hiện các trận mưa cường độ lớn ngày càng nhiều, vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có (nhiều trận mưa có lượng nước trên 70 mm/giờ, trong khi hệ thống cống chính chỉ thoát nước khoảng 40 mm/giờ).

Nước ngập sâu trước Bến xe Trung tâm Đà Nẵng do mưa lớn liên tục. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước hiện trạng có nhiều bất cập, đặc biệt tại khu vực trung tâm thành phố như: một số đoạn được xây dựng từ thời Pháp bằng đá hộc, đã hư hỏng; một số điểm có tiết diện, cao độ cống chưa hợp lý; hạ tầng kỹ thuật còn bất cập, các hệ thống điện, cáp chồng chéo qua hệ thống hố ga thu nước…

Về nguyên nhân chủ quan, ông Phùng Phú Phong cho biết, có một số dự án, công trình thoát nước chưa thể thi công do vướng giải phóng mặt bằng (đường Lê Tấn Trung, cổng Khu công nghiệp Hòa Khánh); một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa thể bàn giao đưa vào sử dụng do vướng thủ tục pháp lý (tuyến cống đường Hàm Nghi; tuyến cống đường Quang Trung); còn tình trạng người dân cố tình đổ rác, che đậy, lấp các cửa thu nước mưa…

Thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt đến từng phường xã, quận huyện để tuyên truyền nhân dân, tổ chức ra quân nạo vét, khơi thông cống rãnh nhằm phòng chống ngập úng đô thị vào mùa mưa.

Hệ thống cống hiện trạng khu vực đô thị thành phố Đà Nẵng có 15 tuyến chính, dài khoảng 1.800 km và gần 30 km kênh mương hở; trong đó khoảng 40 km tuyến cống được xây dựng trước năm 1994, bằng loại đá hộc được che đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép, hiện nhiều chỗ đã hư hỏng, xuống cấp. Các tuyến cống được xây dựng sau này sử dụng bê tông cốt thép, có độ bền cao hơn và có kích thước phù hợp hơn, thu nước mưa về các hồ điều tiết và sông Hàn.

Quốc Dũng/TTXVN

Theo Bnews

Ảnh: Xe ô tô lao nhanh qua đường bị ngập nước. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/da-nang-uu-tien-nguon-luc-khac-phuc-tinh-trang-ngap-ung/314420.html

Công an điều tra mỏ hết hạn vẫn rầm rộ khai thác đất để bán

Trước thông tin Mỏ đá Lạc An dù chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất song vẫn huy động máy móc và hàng chục xe tải lớn khai thác đất trái phép, vận chuyển bán ra ngoài, Công an Hà Tĩnh đã vào cuộc làm rõ.

Ngày 8/11, thông tin từ Phòng An ninh kinh tế (Công an Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị đang vào cuộc điều tra thông tin phản ánh Mỏ đá Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh) do Công ty CP Lạc An làm chủ ngang nhiên đưa máy móc, khai thác đất bán ra ngoài khi chưa đảm bảo giấy phép.

Liên quan đến sự việc, đại diện Công ty cổ phần Lạc An (Công ty Lạc An, đóng ở phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) cũng xác nhận đã làm việc với cơ quan công an và cung cấp hồ sơ, nội dung cần thiết, phục vụ điều tra.

Trước đó, báo Tiền Phong phản ánh về Mỏ đá Kỳ Liên của Công ty Cổ phần Lạc An (đóng tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép vào năm 2012 trên diện tích hơn 15 ha.

Đến năm 2018, hợp đồng thuê đất của mỏ đá đối với Công ty Cổ phần Lạc An hết hạn. Theo quy định, công ty này phải dừng hoạt động khai thác khoáng sản để làm hồ sơ gửi các cấp chính quyền trình UBND tỉnh ký quyết định thuê đất. Thế nhưng, khi chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ký quyết định đồng ý cho thuê đất, khoảng 1 tháng nay doanh nghiệp này đã ngang nhiên đưa máy xúc, cùng hàng chục chiếc xe tải lớn rầm rộ cho khai thác đất đưa đi bán cho các công trình trên địa bàn.

Theo ghi nhận, những ngày đầu tháng 10, mỗi ngày có hàng chục xe tải, Hổ vồ (Howo) gắn logo: LOGISTICS KY ANH, Tiến Thuận, Cty 179… đủ loại kích cỡ sắp hàng dài chờ vận chuyển đất tại Mỏ đá Kỳ Liên. Sau khi được xúc đầy thùng, nhiều xe chở đất đã di chuyển về đổ san nền cho một gói thầu thuộc Dự án Đường trục chính Trung tâm nối QL1 đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm Cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương ở xã Kỳ Lợi.

Các xe chở đất cho các công trình trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Giám đốc Công ty CP Lạc An – Nguyễn Văn Dũng – thông tin: “Công ty đã khai thác đất tầng phủ tại mỏ đá hơn 1 tuần qua khi chưa được UBND tỉnh ban hành quyết định cho thuê đất. Khối lượng đất sau khi khai thác được vận chuyển ra khỏi mỏ đều có hóa đơn và bán cho một số công trình do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư”.

Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên Trần Phố Huế cho biết địa phương đã từng mời Công ty CP Lạc An xuống làm việc và yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa bàn song đơn vị này vẫn tái phạm.

Còn đại diện Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Khu vực Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh – cho biết, trước thông tin một số đơn vị thi công tại gói thầu thuộc Dự án Đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 (QL) đoạn tránh thị xã Kỳ Anh đến cụm Cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương do đơn vị làm chủ đầu tư có sử dụng đất đắp nền tại Mỏ đá Kỳ Liên chưa đủ hồ sơ, thủ tục, đơn vị đã kiểm tra, xác định một số xe “đổ nhầm” nên đã xử lý.

Phạm Trường – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Máy xúc hoạt động hết công suất để xúc đất đưa lên nhiều xe tải nối đuôi nhau chờ sẵn.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/cong-an-dieu-tra-mo-het-han-van-ram-ro-khai-thac-dat-de-ban-post1585300.tpo

Một huyện ở Bình Định có 133 công trình, dự án vi phạm

Thanh tra tỉnh Bình Định xác định có 133 công trình, dự án trên địa bàn huyện Tây Sơn có khuyết điểm, vi phạm với tổng số tiền hơn 858,8 triệu đồng.

Ngày 8/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã có quyết định, thống nhất với nội dung kết luận của Chánh Thanh tra tỉnh Bình Định về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý tài chính, ngân sách và quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tây Sơn, giai đoạn từ năm 2018-2022.

Theo kết luận của thanh tra tỉnh Bình Định, Đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2018 – 2022 tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất và 14 xã (thị trấn Phú Phong không thanh tra) trên địa bàn huyện Tây Sơn.

Qua kiểm tra 399 công trình, dự án với tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành là 406 tỷ đồng, đoàn thanh tra xác định có 133 công trình, dự án có khuyết điểm, vi phạm với tổng số tiền hơn 858,8 triệu đồng.

Ngoài ra, một số dự án, công trình khối lượng tính chưa chính xác, tính trùng. Áp dụng định mức, đơn giá một số công tác chưa phù hợp. Tính trùng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với đất đắp. Công tác quyết toán vốn đầu tư công trình, dự án do UBND các xã làm chủ đầu tư còn chậm…

Những khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản của các đơn vị nêu trên là thực hiện chưa đúng theo quy định của Luật Xây dựng, các nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan.

Trách nhiệm chính thuộc về UBND huyện Tây Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện, Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng, Trưởng phòng NN&PTNT, chủ tịch UBND các xã thuộc huyện Tây Sơn và các tập thể, cá nhân có liên quan trong giai đoạn từ năm 2018-2022, các đơn vị tư vấn xây dựng và đơn vị thi công.

Với những vi phạm nêu trên, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Định yêu cầu, chủ tịch UBND các xã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc theo quy định đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm.

Diễm Phúc – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn) sau nhiều năm xây dựng chậm đi vào hoạt động khiến người dân bức xúc. (Ảnh: Diễm Phúc)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/mot-huyen-o-binh-dinh-co-133-cong-trinh-du-an-vi-pham-2212469.html

Người Đà Nẵng lại vội vã dọn đồ chạy lũ trong đêm

Cơn mưa lớn kéo dài khiến nước dâng cao, người dân Đà Nẵng một lần nữa lại tất tả ‘chạy lũ’ trong đêm.

Vội vã dọn dẹp đồ đạc tránh lụt trong đêm. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Vội vã dọn dẹp đồ đạc tránh lụt trong đêm. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Tối 7/11, cơn mưa lớn tiếp tục trút xuống khiến khu dân cư ở đường Mẹ Suốt, Hoàng Văn Thái (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) lại ngập sâu.

Khoảng 23h30, nhiều khu vực ở đường Mẹ Suốt nước ngập sâu từ 0.5m đến khoảng 1m, nước tràn vào nhà dân.

Nước dâng cao bất ngờ, nhiều người dân vội vã kê cao đồ đạc để tránh hư hỏng, đồng thời sơ tán đến khu vực cao hơn…

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH quận Liên Chiểu, Công an phường Hòa Khánh Nam cũng có mặt hỗ trợ đưa người dân sống ở các con ngõ bị ngập sâu sơ tán đến những ngôi nhà cao ráo ngoài mặt đường.

Trước đó, ngày 13 và 14/10, do mưa lớn kéo dài nên khu vực đường Mẹ Suốt, Hoàng Văn Thái cũng bị ngập.

Một số hình ảnh người dân chạy lũ trong đêm 7/11:

Nhiều ô tô phải quay đầu vì đường ngập nước. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Lực lượng chức năng căng dây, không cho người và phương tiện qua lại khu vực đường Mẹ Suốt, do ngập sâu. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Dắt xe ra khỏi khu vực ngập nước. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Người dân dọn dẹp kê cao đồ đạc. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Khu vực đường Mẹ Suốt tối 7/11. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Lực lượng chức năng chốt chặn tại khu vực cầu Mẹ Suốt. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Mưa lớn kéo dài nên lực lượng chức năng túc trực xuyên đêm. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Đưa phao đến khu vực ngập nước để sơ tán người dân. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Nước ngập sâu từ 0.5m đến 1m. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Hoàng Vinh – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Người dân lại dọn đồ đạc rời nơi ngập lụt. (Ảnh: Hoàng Vinh)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/nguoi-da-nang-lai-voi-va-don-do-chay-lu-trong-dem-post660275.html

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 2/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

UBND tỉnh, thành quy định mức phí hộ gia đình phải trả cho công tác thu gom theo khối lượng

Theo Công văn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

3 nhóm chất thải chính

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường gồm:

(1) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

(2) Chất thải thực phẩm;

(3) Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Trong đó, Nhóm I là Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chia thành 8 nhóm nhỏ gồm: Giấy thải; Nhựa thải; Kim loại thải; Thủy tinh thải; Vải, đồ da; Đồ gỗ; Cao su; Thiết bị điện, điện tử thải bỏ.

Nhóm II là Chất thải thực phẩm.

Nhóm III là Chất thải rắn sinh hoạt khác, được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm: Chất thải nguy hại; Chất thải cồng kềnh; Chất thải khác còn lại.

Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31/12/2024

Về tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Bộ TNMT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung sau:

Nghiên cứu, áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; trong đó lưu ý một số nội dung sau:

+ Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý.

+ Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phương.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được nhận diện và phân loại chi tiết như sau:

Theo Báo Chính Phủ

Ảnh: 3 nhóm chất thải chính

Xem bài viết gốc tại đây:

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/huong-dan-ky-thuat-ve-phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat-119231107185909363.htm

Quảng Nam: Xây không phép, một doanh nghiệp bị phạt 260 triệu đồng

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Minh Sơn bị phạt 260 triệu đồng vì tổ chức thi công xây dựng công trình mà không có giấy phép với hai công trình khu dân cư.

Ngày 7/11, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công trình Minh Sơn, do tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công trình Minh Sơn có địa chỉ tại tầng 1, tòa nhà Cường Thịnh, số 276-282 đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, đã vi phạm hành chính trong việc tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng đối với hai công trình tại dự án Khu Dân cư Đô thị Điện Minh (giai đoạn 1) thuộc phường Điện Minh và dự án Khu Dân cư Khối phố 7 phường Vĩnh Điện, tại phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn.

Việc làm của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công trình Minh Sơn đã vi phạm quy định tại điểm c khoản 7 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐCP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công trình Minh Sơn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công trình Minh Sơn không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Trần Tĩnh (TTXVN/Vietnam+)

Theo VietnamPlus

Ảnh: Phối cảnh Khu đô thị Điện Minh và Khối phố 7 phường Vĩnh Điện

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/quang-nam-xay-khong-phep-mot-doanh-nghiep-bi-phat-260-trieu-dong/906517.vnp

Nghịch lý thiếu nhà ở xã hội, nhà tái định cư bỏ hoang lãng phí

Trong khi nhà ở xã hội không đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở của người dân thì nhiều tòa nhà tái định cư đã hoàn thiện hoặc hoàn thiện đến 80-90% đang trong tình trạng bỏ hoang, không có người đến ở. Có những tòa nhà đóng cửa suốt chục năm khiến toàn bộ hạ tầng và các hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí.

Hà Nội hiện có 4.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang trong nhiều năm, nhiều hạng mục đã bị xuống cấp. Cụ thể, tại Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên), khu chung cư N3 gồm 3 tòa nhà, với 160 căn hộ được xây dựng những năm 2000 với tổng kinh phí gần 1.300 tỉ đồng. Dự án được đầu tư nhằm mục đích tái định cư cho người dân khi mở rộng tuyến phố Sài Đồng.

Cũng tại đây, các khối nhà tái định cư nằm trên trục đường Lý Sơn (phường Thượng Thanh) cũng rơi vào cảnh bỏ hoang, xuống cấp do không được đưa vào sử dụng. Những khối nhà này được xây dựng nhằm phục vụ đề án giãn dân phố cổ của quận Hoàn Kiếm.

Tại quận Hoàng Mai có 4 dự án tái định cư bỏ hoang từ 7-10 năm dù chính quyền địa phương có vận động nhưng người dân không về ở. Đáng nói là trong bối cảnh hàng ngàn căn hộ tái định cư bỏ hoang nhưng kế hoạch đầu tư cải tạo lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 lại gặp nhiều khó khăn bởi không tìm đâu ra hơn 7.000 căn hộ để tái định cư cho người dân. Ngoài ra, còn rất nhiều khu nhà tái định cư trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm… cũng trong tình trạng bị bỏ hoang suốt nhiều năm.

Điểm chung của các dự án này là đã được xây dựng từ lâu nhưng không thu hút được người dân về ở bởi thiếu các hạng mục tiện ích cơ bản phục vụ đời sống như: không có chỗ để xe, thiếu hệ thống xử lý nước thải, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, khu vui chơi…

Thực trạng trên cho thấy, vấn đề quản lý sử dụng quỹ nhà tái định cư ở các thành phố lớn đang có quá nhiều bất cập, gây lãng phí tài nguyên đất đai, lãng phí tiền của Nhà nước, nguồn lực của xã hội.

Các chuyên gia cho rằng, để thu hút người dân đến ở thì chỉ xây dựng nhà ở tái định cư là chưa đủ, mà việc đảm bảo an sinh xã hội phải thực hiện tốt để người dân thấy được, cuộc sống ở nơi mới sẽ bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Có một thực tế, cuộc sống của người dân ở nơi tái định cư gặp không ít khó khăn. Bởi trước đó, nhiều gia đình sống tại nơi ở cũ, gần khu vực đông dân cư, họ có nơi làm việc, kinh doanh, buôn bán từ nhiều năm nay. Vì vậy, khi tái định cư ở khu vực mới đã khiến nhiều người lo lắng vì không có việc làm, kiếm kế sinh nhai.

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nhà tái định cư bỏ hoang một phần là do công tác quy hoạch, bởi chủ trương hiện nay là chỉ giải quyết chỗ ở thôi, thời hạn tái định cư tùy thuộc vào các nhu cầu khác nhau của người dân.

Để có thể sống được tại nơi ở mới, người dân phải có lương, có trợ cấp thích hợp và có nguồn lực tạo ra thu nhập để duy trì cuộc sống. Rất nhiều người tái định cư, con cái không thể theo học ở nơi cũ được mà phải có nơi học mới. Như vậy mô hình tái định cư phải phù hợp, phải xem xét công tác quy hoạch để tạo ra chất lượng cuộc sống cho người dân, tăng chất lượng sống ở những nơi ở mới hoặc nơi tái định cư mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Phải chú trọng đến cơ sở vật chất, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu một cách khoa học, phải cụ thể hóa các điều kiện thì mới có thể định hướng và xây dựng nơi ở mới bằng hoặc hơn nơi ở cũ.

Sau một thời gian dài bỏ hoang, nhiều hạng mục của khu tái định cư xuống cấp nghiêm trọng, do lâu ngày không có người ở, không được đầu tư, bảo dưỡng

Ông Nghiêm cho rằng, với những khó khăn trên, cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, chú trọng nghiên cứu để xác định vị trí xây dựng phù hợp. Bên cạnh chất lượng xây dựng, các khu nhà tái định cư cần đáp ứng đầy đủ hạ tầng xã hội như: nhà trẻ, trường học, chợ, sân chơi… phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Các căn hộ tái định cư cần được xây dựng sát với nhu cầu thực tế.

“Với những dự án nhà tái định cư đang bị bỏ hoang phải đưa ra phương án thu hồi và tổ chức đấu giá, chuyển đổi công năng để bán cho người có nhu cầu thực sự, thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước, tránh thất thoát và lãng phí đất đai. Hiện nay có rất nhiều đề xuất đưa ra, có những đề xuất xây dựng bổ sung thêm tiện ích và có thêm dịch vụ, có đề xuất bán rẻ, tạo điều kiện cho người dân có thể mua được. Tùy từng vị trí mà cần có chính sách cụ thể, rất mong các địa phương và cả Hà Nội xem xét lại, tìm ra những bất cập để có phương án giải quyết, có như vậy mới phát huy giá trị của công trình mà chúng ta đang xây dựng”, ông Đào Ngọc Nghiêm cho hay.

TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội phân tích, vấn đề NƠXH hiện nay đang tồn tại 2 nghịch lý. Nghịch lý thứ nhất là NƠXH thì thiếu trong khi đó sự tiếp cận để được mua nhà thì rất khó. Thứ 2 là nhà ở tái định cư yêu cầu thì rất cao nhưng thực tế thì nhà đầu tư không muốn tiếp nhận và không mặn mà. Điều này xuất phát từ 2 vấn đề, một là giá cả của những sản phẩm bất động sản không phù hợp, thứ 2 là chất lượng không phù hợp và đặc biệt là các tiêu chí để người dân tiếp cận NƠXH hiện nay cũng không phù hợp, những yếu tố này đã tạo ra nghịch lý trên.

TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội

Ông Phong cho rằng, nhà ở tái định cư sẽ hấp dẫn hơn nếu đáp ứng được những yêu cầu của người sử dụng. Đó là đảm bảo được tiện ích cho người trong diện tái định cư về mặt nhà ở, đường xá đi lại cũng như sinh kế của họ. Tiếp đó là đáp ứng được chất lượng nhà ở và điều kiện an sinh xã hội trong khu nhà đó. Những người thuộc diện di dời đến khu tái định cư là những người thực sự có nhu cầu nhà ở. Việc họ từ chối sản phẩm được cung cấp là do sự bất cập và những hạn chế trong việc thể hiện trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đến vấn đề xây dựng và phân phối NƠXH.

“Một số nhà tái định cư hiện nay đang được quy hoạch ở những vị trí không phù hợp, ví dụ như ở giữa cánh đồng, không có kết nối hạ tầng, tất cả điều đó không đáp ứng được nhu cầu của người dân đến ở, họ ch rằng mình không được quan tâm và có cảm giác bị bỏ rơi. Chúng ta nên điều chỉnh lại tư duy và cần thay đổi theo hướng hình thành các khu NƠXH mang tính chất đô thị NƠXH hoặc quần thể NƠXH, đồng bộ cả về kiến trúc, hạ tầng, cả các dịch vụ khác, để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong các đối tượng ở cũng như trong các điều kiện cung cấp cho NƠXH, coi đó như một kiểu đô thị”, ông Nguyễn Minh Phong đưa ra ý kiến.

Chung Thủy/VOV.VN

Theo VOV.VN

Ảnh: 5 tòa chung cư với hàng trăm căn hộ thuộc dự án giãn dân nằm ở phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội bị bỏ hoang hơn 10 năm nay

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/nghich-ly-thieu-nha-o-xa-hoi-nha-tai-dinh-cu-bo-hoang-lang-phi-post1057664.vov

Lâm Đồng: Công ty CP cấp nước và XD Di Linh bị phạt hơn 600 triệu đồng

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 6/11//2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và đất đai đối với Công ty CP cấp nước và xây dựng Di Linh.

Cụ thể, Công ty CP cấp nước và xây dựng Di Linh (Công ty) đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính như:

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, công ty này đã khai thác, sử dụng nước dưới đất không có Giấy phép theo quy định đối với 03 giếng khoan (GK10, GK15, GK17) và Giấy phép đã hết hạn 01 giếng khoan (GK14); lưu lượng khai thác thấp nhất 151 m3/ngày đêm và lưu lượng khai thác cao nhất 1.286 m3/ngày đêm; tổng sản lượng nước khai thác không phép là 810.778 m3.

Ngoài ra, doanh nghiệp này đã khai thác vượt công suất được cấp giấy phép (vào một số thời điểm) tổng số 07 giếng khoan; lưu lượng vượt thấp nhất 01 m3/ngày đêm và lưu lượng vượt cao nhất 771 m3/ngày đêm; tổng sản lượng nước khai thác vượt công suất là 356.075 m3 (bao gồm cả sản lượng nước khai thác của GK14 trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 05/7/2021).

Đáng chú ý, Công ty đã không phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Bên cạnh đó, công ty này cũng lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát không đúng theo quy định nên không giám sát được chính xác lưu lượng (sản lượng) nước đã khai thác của từng giếng, không đúng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Đồng thời, thực hiện theo dõi ghi chép mực nước động, mực nước tĩnh không đầy đủ; quan trắc, giám sát mực nước không đúng tần suất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT và quy định tại Điều 2 Giấy phép khai thác.

Các nội dung báo cáo chưa đầy đủ, biểu mẫu báo cáo và số liệu cung cấp trong báo cáo không đúng, không trung thực theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước.

Công ty CP cấp nước và xây dựng Di Linh bị xử phạt vi phạm hành chính 627.500.000 đồng.

Đối với lĩnh vực đất đai, hồ sơ đất đai của diện tích 3.579,60 m2 đất Công ty đang quản lý, sử dụng chưa đầy đủ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; Công ty chưa thực hiện các thủ tục thuê đất và đăng ký biến động về đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai đối với diện tích đất được tiếp tục quản lý, sử dụng của đơn vị cũ (trước khi cổ phần hóa) và diện tích nhận chuyển nhượng của ông (bà) Lâm Khánh Xương để đặt trạm bơm nước và giếng khoan.

Công ty đã sử dụng diện tích 100 m2 đất thuộc một phần thửa 195, tờ bản đồ số 52, thị trấn Di Linh (Trạm bơm số 05) là đất sản xuất nông nghiệp (CLN) để đặt bồn lọc nước và giếng khoan nhưng không thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp (CLN) sang đất phi nông nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai 2013 (sử dụng đất không đúng mục đích); thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đất phi nông nghiệp từ năm 2019 đến nay.

Công ty đã sử dụng diện tích diện tích 120 m2 đất thuộc một phần thửa 43, tờ bản đồ số 47, xã Đinh Trang Hòa (Trạm bơm cấp nước Hòa Ninh) là đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa) để đặt bồn lọc nước và giếng khoan nhưng không thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa) sang đất phi nông nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai 2013 (sử dụng đất không đúng mục đích); thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đất phi nông nghiệp từ năm 2016 đến nay.

Từ những sai phạm trên, Công ty bị áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả với tổng số tiền phạt của các hành vi vi phạm là 627.500.000 đồng.

Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền 275.879.100 đồng.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Xí nghiệp cấp nước Di Linh, Lâm Đồng.

Gỡ vướng cho nhà ở xã hội

Nguồn cung nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Mới có 3 dự án được giải ngân 105 tỷ đồng

Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Bộ Xây dựng, trong đó phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 – 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.

Để hỗ trợ nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã ra đời. Theo quy định, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng sẽ dành để cho vay chủ đầu tư và người mua nhà dự án NƠXH, nhà cho công nhân. Cụ thể: Chủ đầu tư được vay vốn với mức lãi suất 8,7%/năm với thời gian tối đa 5 năm và người mua nhà 8,2%/năm trong 3 năm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là gói sử dụng nguồn tiền từ các tổ chức tín dụng, với lãi suất thấp hơn từ 1,5 – 2%/năm so với lãi suất cho vay bình quân trên thị trường.

NHNN có văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện; đồng thời có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố quan tâm công bố các dự án theo diện cho vay theo gói tín dụng này. NHNN yêu cầu các ngân hàng ban hành quy trình nội bộ để triển khai.

Thời gian qua đã có 18/63 UBND cấp tỉnh công bố dự án tham gia chương trình với 53 dự án. Đến nay đã có 105 tỷ đồng cho 3 dự án ở 3 tỉnh/thành được giải ngân; Trong đó, BIDV đã giải ngân cho một dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ khoảng 23,7 tỷ đồng, Agribank giải ngân cho hai dự án ở Bắc Ninh và Quảng Ninh vay 59 tỷ đồng…

NHNN khẳng định 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không thiếu tiền, sẵn sàng cho vay nhưng không có dự án NƠXH đủ điều kiện để cho vay.

Trong báo cáo về các vấn đề, lĩnh vực ngân hàng gửi các đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã chỉ rõ thủ tục xây dựng các dự án NƠXH phức tạp, mất nhiều thời gian. Nhiều địa phương còn đang trong quá trình tổng hợp danh mục dự án và nhu cầu của chủ đầu tư nên chưa công bố danh mục dự án vay vốn. Mặt khác, nguồn thu nhập của khách hàng bị sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh khó khăn.

Tìm cách tăng nguồn cung

Nhiều địa phương đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp để tăng nguồn cung NƠXH. Ông Nguyễn Tuấn Dũng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh cho biết: Tỉnh Bắc Ninh đang có 53 dự án với quy mô 170ha. Các dự án khi hoàn thiện sẽ đáp ứng 5 triệu m2 sàn và khoảng 73.000 căn hộ cho người thu nhập thấp và người lao động. Hiện 22 dự án đã có công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng với 20.000 căn hộ.

Tương tự, ông Nguyễn Đức Thọ – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 323, Hải Phòng có 30 khu công nghiệp, 32 cụm công nghiệp và 8 khu vực phát triển công nghiệp. Do vậy, nhu cầu nhà ở công nhân trên địa bàn rất lớn. Mặt khác, theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, thành phố được giao hoàn thành 33.500 căn nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030 (giai đoạn 2022 – 2025: 15.400 căn; giai đoạn 2026 – 2030: 18.100 căn).

Từ tình hình trên, TP Hải Phòng xác định việc phát triển NƠXH, nhà ở công nhân là nhiệm vụ trọng tâm và đưa vào chỉ tiêu tại kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hàng năm của thành phố. Cụ thể, giai đoạn 2022 – 2023, thành phố đưa khoảng 1.080 căn NƠXH, nhà ở công nhân vào sử dụng; đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 12 dự án nhà ở xã hội với quy mô trên 20.000 căn. Trong đó, đã khởi công 6 dự án NƠXH với tổng số trên 10.000 căn và đang tiếp tục xem xét để chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án NƠXH khác trên địa bàn, làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư thực hiện.

Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, việc triển khai Đề án 1 triệu căn hộ NƠXH sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, bởi vậy cần sự chung tay, vào cuộc một cách đồng bộ của các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp.

T.Hằng – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn không thể theo kịp cầu. Ảnh: Quang Vinh.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/go-vuong-cho-nha-o-xa-hoi-5743442.html

Lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề: Chủ đầu tư để bùn đất trôi tự do ra vịnh

Ngay sau khi Tiền Phong phản ánh việc dự án Khu đô thị 10B đổ đất quây hàng loạt đảo đá vịnh Hạ Long làm ‘hòn non bộ’, ngày 6/11, Quảng Ninh đã thành lập đoàn kiểm tra các hạng mục dự án và đã có kết luận ban đầu.

Thực hiện không đúng đánh giá tác động môi trường

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh, Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm Sở TN&MT, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, UBND TP Cẩm Phả, UBND phường Quang Hanh và đại diện Công ty TNHH Đỗ Gia Capital đã trực tiếp có mặt tại dự án Khu đô thị 10B.

Tại thời điểm kiểm tra thực địa, chủ dự án đang thi công tuyến đường dài khoảng 1.000m; vật liệu thi công đường công vụ (đường vào dự án) là đá xô bồ, mặt đường phủ đá dăm, mép ngoài đường một số đoạn được gia cố bằng đá hộc, các đoạn còn lại chủ dự án đổ đất trực tiếp không có biện pháp hạn chế bùn trồi, đất đá trôi ra môi trường biển.

Dọc tuyến đường giáp suối Lộ Phong có hiện tượng rửa trôi đất đá, làm đục cục bộ khu vực nước biển ven bờ; phía cuối tuyến đường, khu vực giáp núi đá có hiện tượng đổ đất làm phát sinh bùn trồi chưa có biện pháp xử lý.

Đặc biệt, chủ dự án sử dụng 10 container (tổng chiều dài khoảng 200m) quây phía ngoài một phần đường thi công để tạo mặt bằng làm tuyến kè dọc suối Lộ Phong; đồng thời rải lớp vải địa kỹ thuật phía ngoài đường tại các vị trí chưa quây container.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế và các ý kiến của Sở, ngành có liên quan, Đoàn kiểm tra liên ngành kết luận: Chủ dự án chưa thực hiện đúng những nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 15/6/2023.

Cụ thể, phía trong của đường phục vụ thi công kiêm đê quây chưa có thiết kế lớp vải địa kỹ thuật; chưa vét bùn phía dưới trước khi thi công; chưa vét bùn trồi trong quá trình thi công; chưa thực hiện toàn bộ đê quây kết hợp xử lý nền các tuyến kè bao quanh hoặc phân đoạn để thực hiện và chưa tạo ra các vùng kín không để bùn trôi, nước mưa kéo theo bùn đất trôi ra biển; chưa quan trắc định kỳ chất lượng nước, trầm tích, đa dạng sinh học tại khu vực thực hiện dự án và khu di sản vịnh Hạ Long với tần suất 3 – 6 tháng/lần; chưa công khai báo cáo ĐTM tại phường và tại dự án…

Tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư chưa xuất trình được hồ sơ mặt bằng thi công và biện pháp thi công, chưa báo cáo UBND thành phố Cẩm Phả xem xét, chấp thuận theo ý kiến của Sở Xây dựng nêu tại Trang 2 Giấy phép xây dựng số 82/GPXD-SXD ngày 24/7/2023; nhật ký thi công chủ dự án chưa đầy đủ đối với việc thi công tuyến đường công vụ… Đoàn kiểm tra liên ngành đề nghị cung cấp bổ sung làm cơ sở đánh giá sự phù hợp của công tác triển khai thi công ngoài hiện trường với hồ sơ biện pháp được phê duyệt và các quy định khác của pháp luật về xây dựng.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư chưa xuất trình được hồ sơ mặt bằng thi công và biện pháp thi công, chưa báo cáo UBND thành phố Cẩm Phả xem xét, chấp thuận theo ý kiến của Sở Xây dựng nêu tại Trang 2 Giấy phép xây dựng số 82/GPXD-SXD ngày 24/7/2023; nhật ký thi công chủ dự án chưa đầy đủ đối với việc thi công tuyến đường công vụ…

Đề nghị dừng thi công đường vào dự án

Đoàn kiểm tra liên ngành đề nghị chủ dự án dừng ngay các hoạt động đang thi công tuyến đường công vụ vào dự án; thực hiện ngay, đầy đủ biện pháp thi công và các nội dung kiến nghị, yêu cầu theo đúng Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt, hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, Giấy phép xây dựng đã cấp; xin ý kiến các cơ quan chức năng trước khi tiếp tục tổ chức lại hoạt động thi công; thuê đơn vị tư vấn có chức năng đánh giá lại toàn bộ hiện trạng rừng ngập mặn.

Chủ đầu tư phải tham vấn ý kiến chuyên gia đánh giá ảnh hưởng, tác động của dự án, bảo đảm khi dự án thi công xây dựng không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của rừng ngập mặn liền kề dự án; thực hiện thi công tuyến bờ vây kết hợp các tuyến cống thoát nước trước khi thi công các hạng mục đầu tư; thực hiện khoanh vùng trước khi thi công.

Theo Ban Quản lý vịnh Hạ Long, trong quá trình kiểm tra giám sát ven bờ vịnh Hạ Long, đã phát hiện sự việc dự án đổ đất đá ra vịnh nhưng không có các biện pháp bảo đảm an toàn cho môi trường vịnh. Ban đã có văn bản đề nghị Sở TN&MT, UBND TP Cẩm Phả và Sở VH&TT nhanh chóng chỉ đạo để chủ đầu tư có biện pháp bảo vệ môi trường vịnh.

Nhóm PV – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Trong quá trình thi công, chủ đầu tư để bùn đất trôi tự do xuống vịnh Ảnh Hoàng Dương

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/lap-vung-dem-vinh-ha-long-lam-biet-thu-nha-lien-ke-chu-dau-tu-de-bun-dat-troi-tu-do-ra-vinh-post1584791.tpo

Hàng trăm dự án bất động sản có nguy cơ tiếp tục ‘đứng hình’

Việc yêu cầu phải có đất ở mới được phép làm dự án nhà ở thương mại đang dấy lên lo ngại thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị ách tắc trong nhiều năm tới.

“Núi tiền” chôn trong đất

Hơn 100.000 tỷ đồng đang chôn trong đất là tổng mức đầu tư của 62 dự án bất động sản thương mại tại TP.HCM phải tạm dừng theo kiến nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư với UBND TP.HCM. Theo đó, Sở kiến nghị không chấp thuận chủ trương đầu tư vì dự án không có đất ở hoặc không nhận chuyển nhượng toàn bộ đất ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Một số dự án không đủ điều kiện xử lý hồ sơ như Saigon River Apartment (2,83 ha), do Công ty cổ phần Bất động sản Hiệp Phúc làm chủ đầu tư; Khu phức hợp Trường Phước Lộc (7,1 ha), do Công ty cổ phần Bất động sản Trường Phát Lộc làm chủ đầu tư; Khu dân cư CityLand (6,6 ha), do Công ty TNHH Đầu tư địa ốc thành phố làm chủ đầu tư.

Một số dự án khác cũng không đủ điều kiện như Khu nhà ở thấp tầng Tâm Đại Thành Công (30,64 ha), do Công ty TNHH Bất động sản Đại Thành Công làm chủ đầu tư; Khu nhà ở An Phú (6,1 ha), do Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư; Khu nhà ở tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân (2,5 ha), do Công ty cổ phần Phát triển Hoa Lâm làm chủ đầu tư; Khu căn hộ Điền Phúc Thành…

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận xét, nguồn cung trên thị trường rất nghèo nàn, phần lớn nguồn cung hiện nay không phù hợp với đại bộ phận dân chúng. Đây là sự thiếu hụt tạm thời, đến từ vướng mắc thủ tục.

“Hiện có trên 1.000 dự án nằm chờ do bị tắc nghẽn về pháp lý. Thậm chí, có dự án hoàn thành rồi, có thể đưa vào thị trường, nhưng vẫn vướng mắc thủ tục”, ông Đính nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án không đáp ứng đủ điều kiện để được chấp thuận chủ trương đầu tư là do Luật Nhà ở quy định, dự án phải có đất ở (đất thuần để ở) hoặc có đất ở lẫn với các loại đất khác không phải đất ở (trong khu đất bắt buộc phải có đất ở) thì mới được làm dự án. Trong khi đó, số lượng loại dự án có 100% đất ở hoặc có một phần đất ở chỉ chiếm không quá 5% tổng số dự án nhà ở thương mại trên thị trường.

Số liệu từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng cho thấy, số lượng dự án bất động sản được chấp thuận thủ tục đầu tư tại TP.HCM trong 3 năm qua rất hạn chế. Cụ thể, năm 2021 có 7 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, năm 2022 có 2 dự án và nửa đầu năm 2023 có thêm 2 dự án nữa được thuận chủ trương.

“Chấp thuận chủ trương đầu tư là bước đầu tiên (tạm gọi là bước 1) trong hành trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho guồng quay của một dự án bất động sản. Nếu doanh nghiệp không vượt qua được bước này, dự án không thể thực hiện các bước thủ tục tiếp theo, đồng nghĩa bị treo dự án, dù các chi phí đầu tư đã đổ vào dự án rất lớn”, ông Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ tịch HoREA nói.

Gỡ nút thắt để tăng cung

Theo quy định hiện hành, chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với trường hợp đang có quyền sử dụng đất, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở, hoặc đất ở và đất khác (không phải đất ở, bao gồm cả đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp); chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đang có quyền sử dụng đất nếu đó là đất ở.

Tại báo cáo ngày 23/10/2023, Chính phủ đề xuất mở rộng về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại, với 2 phương án.

Một là, giữ quy định về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất như Luật Nhà ở hiện hành.

Hai là, đề nghị mở rộng về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, điều kiện được nhận chuyển nhượng không giới hạn về các loại đất. Chính phủ đề xuất theo hướng này.

Đa số ý kiến của các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1. Song, từ yêu cầu của thực tiễn, nhiều đại biểu và chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành nghiêng về phương án 2. Bởi lẽ, nếu giữ nguyên theo phương án 1 thì dự án bất động sản đã tắc nay càng tắc nhiều hơn, vì phần lớn quỹ đất làm dự án trên thị trường hiện nay ít dính đất ở.

Hơn nữa, các nhà đầu tư vẫn có thể lách luật bằng cách nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khác trong khu vực đô thị hoặc khu dân cư nông thôn để thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh (không phải là dự án nhà ở thương mại). Sau đó, mua thêm một căn nhà liền kề với khu đất đó để có yếu tố đất ở, cuối cùng là gộp hai khu đất lại để đáp ứng đủ điều kiện làm dự án nhà ở thương mại theo quy định.

“Quy định này vừa không đạt được mục tiêu tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai, vừa làm tăng thêm chi phí tuân thủ pháp luật của xã hội, mà trên thực tế thì nhà đầu tư vẫn có thể đi đường vòng để lách luật”, ông Trần Hữu Quang, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc tại TP. Thủ Đức chỉ ra.

Đáng ngại hơn, nếu quy định này được thông qua sẽ không tạo điều kiện để phát triển các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô lớn, bởi các thửa đất ở gắn liền với nhà ở đều có diện tích nhỏ. Do đó, HoREA đề nghị mở rộng về phạm vi các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch để khơi thông nguồn cung trên thị trường.

Việt Dũng – Trọng Tín – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Dự án Nam Khang Riverside đang “bất động” vì không có yếu tố đất ở

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/batdongsan/hang-tram-du-an-bat-dong-san-co-nguy-co-tiep-tuc-dung-hinh-d202451.html

Chưa được cấp phép đấu nối đường tỉnh, dự án trăm tỷ vẫn ngang nhiên thi công

Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền ở Thanh Hóa cấp phép đấu nối vào đường tỉnh 502, nhưng chủ đầu tư, nhà thầu vẫn ngang nhiên xây dựng dự án hạ tầng khu dân cư.

Dự án hạ tầng khu dân cư phục vụ di dân vùng lũ xã Thiệu Dương (nay là phường Thiệu Dương), thành phố Thanh Hóa có tổng mức đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang được nhà thầu đổ đất san lấp, xây dựng. Điều đặc biệt là dự án này chưa được phép đấu nối vào đường tỉnh 502.

Tìm hiểu được biết, năm 2016 dự án nói trên được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận địa điểm đầu tư với tổng diện tích khoảng 18,6ha, thuộc địa phận xã Thiệu Dương thành phố Thanh Hóa. Dự án có tổng vốn xây dựng thi công 142,9 tỷ đồng. Đến năm 2019, dự án được điều chỉnh lên 169,5 tỷ đồng do Trung tâm Quỹ đất thành phố Thanh Hóa làm chủ đầu tư.

Mặc dù dự án này đã và đang thực hiện xây dựng nhưng lại chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép đấu nối vào đường tỉnh 502 theo đúng quy định.

Ông Lý Văn Thích, Trưởng phòng Quản lý giao thông (Sở GTVT Thanh Hóa) cho biết, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng vừa có văn bản giao cho Sở tham mưu nghiên cứu nội dung của UBND thành phố đề nghị chấp thuận điểm đấu nối Dự án hạ tầng khu dân cư phục vụ di dân vùng lũ xã Thiệu Dương vào đường tỉnh 502. Hiện nay, Sở cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh vấn đề vượt thẩm quyền trước ngày 30/11/2023.

Văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Sở GTVT phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu nội dung đề nghị chấp thuận điểm đấu nối dự án vào đường tỉnh 502.

Cũng theo ông Thích, trong năm 2022, đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra Sở GTVT đã lập biên bản vi phạm 2 lần đối với nhà thầu thi công dự án này là Công ty CP ĐTXDTM Minh Hương. Đồng thời yêu cầu hoàn trả lại hiện trạng, không được phép đấu nối vào tuyến đường tỉnh 502.

Tuy nhiên, thực tế ghi nhận trong nhiều ngày qua, tại dự án này vẫn diễn ra việc thi công rầm rộ, các xe chở đất vẫn ra vào đổ trong công trường, máy lu lèn làm hạ tầng giao thông.

Hàng ngày vẫn có các xe chở vật liệu vào san lấp cho dự án thông qua các điểm đấu nối trái phép với đường tỉnh 502.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Văn Mão, Chủ tịch UBND phường Thiệu Dương cho biết: “Dự án này cũng tạm dừng thi công một thời gian, gần đây mới thi công lại. Trước kia đúng là có bị lập biên bản vi phạm về đấu nối nhưng đến nay họ vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để xin cấp phép.

Liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ hạ tầng, hành lang giao thông của tuyến 502, nhất là việc giám sát vi phạm của đơn vị đang thực hiện dự án thì ông Mão bàng quan nói: Phường cũng chưa nhận được văn bản nào của cơ quan chức năng.

Để có thông tin đa chiều, khách quan và làm rõ một số vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện dự án này, PV Báo Giao thông đã nhiều lần liên hệ với ông Tào Minh Hạnh, Giám đốc Trung tâm Quỹ đất thành phố Thanh Hóa (chủ đầu tư dự án) chỉ nhận những lời hứa hẹn rồi “bặt vô âm tín”.

Phúc Tuấn – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Dự án đã thi công, san lấp mặt bằng nhưng lại chưa có giấy phép đấu nối vào đường tỉnh 502.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/chua-duoc-cap-phep-dau-noi-duong-tinh-du-an-tram-ty-van-ngang-nhien-thi-cong-192231106213440915.htm

Phú Yên: Nhiều sai phạm trong quá trình khai thác cát của Tổng công ty Xây dựng số 1

Qua kiểm tra, UBND tỉnh Phú Yên phát hiện Tổng Công ty Xây dựng số 1 có 4 hành vi vi phạm trong quá trình khai thác cát và phạt công ty này số tiền là 307 triệu đồng.

Mới đây, tổ kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh Phú Yên đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác mỏ cát sông Đà Rằng (xã Hòa An và xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) của Tổng công ty Xây dựng số 1 (địa chỉ: 111A Pasteur, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Theo đó, tại thời điểm kiểm tra doanh nghiệp này khai thác cát lòng sông vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100 m đến dưới 200 m.

Đồng thời, Tổng Công ty Xây dựng số 1 đang khai thác cát lòng sông (khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) vượt quá số lượng thiết bị khai thác trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Theo mục 29 ở Mục lục thiết bị khai thác kèm theo bản xác nhận nên trên, máy hút cát chỉ có 2 máy hiệu Huyndai. Nhưng vào thời điểm kiểm tra, khu vực đang khai thác có 4 bè hút và 1 xà lan…

Bên cạnh đó, Tổng Công ty Xây dựng số 1 khai thác khoáng sản nhưng không có giám đốc điều hành mỏ; có hồ sơ chứng minh đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng để mất mốc.

Do đó, với các hành vi trên, Tổng Công ty Xây dựng số 1 bị phạt hành chính 307 triệu đồng.

Ngoài xử phạt, UBND tỉnh Phú Yên buộc doanh nghiệp này cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn.

Theo ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, dự án cao tốc Bắc – Nam đang được áp dụng một số cơ chế đặc thù, tuy nhiên, không để lợi dụng cơ chế đặc thù này để xảy ra những sai phạm, đặc biệt là đối với việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ dự án.

“Các nhà thầu phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lý mỏ, nếu để bán vật liệu xây dựng ra bên ngoài thì bị xử lý nghiêm khắc”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Vào tháng 6/2023, Tổng Công ty xây dựng số 1 được UBND tỉnh Phú Yên cấp xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ cát sông Đà Rằng (xã Hòa An và xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa).

Việc khai thác này nhằm cung cấp cho dự án thành phần đoạn Chí Thạnh – Vân Phong, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Yến Thanh – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/phu-yen-nhieu-sai-pham-trong-qua-trinh-khai-thac-cat-cua-tong-cong-ty-xay-dung-so-1-82277.html

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 42-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 42-2023.

Về quản lý môi trường

– Mạng tích chập biểu đồ không gian thời gian đa nhiệm đa nhiệm để dự đoán chất lượng không khí.

– Hướng tới nền kinh tế tái tạo: Thang đo sáng tạo để đo lường nhận thức của người dân về nền kinh tế tuần hoàn.

– Thương mại độc hại và nghiêm ngặt về môi trường: Tìm hiểu tác động đến tăng trưởng kinh tế trong G20.

– Quyết định định giá địa điểm có cân nhắc đến lượng khí thải carbon: Cách tiếp cận lý thuyết trò chơi hành vi.

– Đánh giá hiệu quả của cơ chế quy hoạch đô thị tăng cường giải pháp dựa vào thiên nhiên trong việc hình thành các thành phố chống chịu lũ lụt.

– Đánh giá chính sách tiết kiệm năng lượng sản phẩm của EU: Chúng ta đã đạt được gì trong 40 năm ?

– Nước thải bệnh viện và đô thị hình thành ma trận và điện trở hoạt động của màng sinh học môi trường.

– Làm thế nào để phát triển các chiến lược giảm thiểu ngập úng cho từng địa điểm cụ thể? Hiểu các động lực không đồng nhất về mặt không gian của ngập úng đô thị.

– Phát triển du lịch, quy định về môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên: Bằng chứng từ các nước G20.

Về môi trường đô thị

– Tác động đan xen của quá trình đô thị hóa và thay đổi lớp phủ mặt đất đến khí hậu đô thị và nông nghiệp tại thành phố Aurangabad (MS), Ấn Độ sử dụng nền tảng google Earth Engine.

– Tác động và phân tích của dự án kết nối hệ thống nước đô thị đến môi trường nước khu vực dựa trên Mô hình quản lý nước mưa (SWMM).

– Nghiên cứu và đánh giá dựa trên DPSR về các con đường ảnh hưởng của trình độ phát triển đô thị Thượng Hải đến tiềm năng phát thải khí mêtan trên sông trong giai đoạn 2011–2020.

– Giải mã tác động đến chất lượng nước do sự thay đổi khả năng di chuyển của con người do COVID-19 ở các cửa sông xung quanh Thành phố New York.

– Đánh giá sự thay đổi thảm thực vật đô thị bằng Chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hóa (NDVI) cho nghiên cứu dịch tễ học.

– Đánh giá tính bền vững đô thị ở quy mô khu vực lân cận: Tích hợp mô hình không gian và phương pháp ra quyết định đa tiêu chí.

– Vai trò của việc phân loại rác trong việc cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí của cơ sở xử lý chất thải rắn đô thị.

– Lượng phát thải CO2 thấp bất ngờ từ vùng nước nội địa đô thị bị xáo trộn nhiều.

– Giám sát dài hạn SARS-CoV-2 trong nước thải và ước tính số ca mắc COVID-19: Ứng dụng dịch tễ học dựa trên nước thải.

Về môi trường khu công nghiệp

– Hệ thống oxy hóa Fenton xử lý chất thải rắn nhiễm dầu mỏ: Tiến bộ và triển vọng.

– Tác động của sản xuất công nghiệp và chất lượng không khí bằng viễn thám đến nồng độ nitơ dioxide và các tác động liên quan: Phương pháp kinh tế lượng.

– Hiểu biết sâu sắc về những tiến bộ gần đây của việc bình ổn hóa chất thải nông nghiệp để sản xuất khí sinh học bền vững.

– Đánh giá quan trọng về tách và chiết scandium từ chất thải công nghiệp: Phương pháp, khó khăn và cơ chế.

– Cách tiếp cận hướng tới hiệu quả cho các khu công nghiệp sinh thái toàn cầu.

– Một phương pháp tiếp cận tổng hợp hiệu quả và thân thiện với môi trường nhằm loại bỏ kim loại nặng khỏi nước thải công nghiệp và đồng tạo dầu sinh học bằng rơm lúa mì thông qua hóa lỏng thủy nhiệt.

– Các Khu trình diễn Công nghiệp Sinh thái Quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng năng lượng tổng thể của đô thị? Bằng chứng từ một thí nghiệm gần như tự nhiên.

– Nghiên cứu hoạt tính lignin từ bã mía điều (Anarcadium occidentale L) làm chất hấp phụ cho thuốc nhuộm tổng hợp công nghiệp.

– Phân tích phân bổ ngân sách carbon cấp tiểu ngành cho ngành sắt thép của Ấn Độ.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

Pleased to present to our valued readers the International Environmental Bulletin No. 42-2023, featuring the following key topics:

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Multi-view multi-task spatiotemporal graph convolutional network for air quality prediction

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164699

Abstract

Accurate air quality prediction is a crucial but arduous task for intelligent cities. Predictable air quality can advise governments on environmental governance and residents on travel. However, complex correlations (i.e., intra-sensor correlation and inter-sensor correlation) make prediction challenging. Previous work considered the spatial, temporal, or combination of the two to model. However, we observe that there are also logical semantic and temporal, and spatial relations. Therefore, we propose a multi-view multi-task spatiotemporal graph convolutional network (M2) for air quality prediction. We encode three views, including spatial view (using GCN to model the correlation between adjacent stations in geographic space), logical view (using GCN to model the correlation between stations in logical space), and temporal view (using GRU to model the correlation among historical data). Meanwhile, M2 chooses a multi-task learning paradigm that includes a classification task (auxiliary task, coarse granularity prediction of air quality level) and a regression task (main task, fine granularity prediction of air quality value) to predict jointly. And the experimental results on two real-world air quality datasets demonstrate our model performances over the state-of-art methods.

2. Towards a regenerative economy: An innovative scale to measure people’s awareness of the circular economy

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138390

Abstract

The concept of the circular economy (CE) has gained attention as a means of achieving environmental goals and economic sustainability. People’s awareness of CE is critical in achieving a more circular and regenerative economy, but there is a lack of consistent tools to measure this awareness. This research aims to develop a reliable and valid scale to measure people’s awareness of CE. A systematic literature review identifies the main constructs of this scale, and the validation process includes structured interviews with experts, use of the Q-Sort method, statistical methods, and a pre-test with 144 respondents using exploratory factor analysis and non-probability sampling. The final proposed scale is tested via a survey of 820 respondents, with confirmatory factor analysis used to ensure reliability and validity. The proposed scale can be used to assess people’s awareness of different CE strategies and, thus inform strategies, actions, and policies to achieve a more regenerative economy. The scale represents a theoretical contribution by providing uniformity and can be applied in different contexts. It also has practical applications for companies and governments to measure the level of awareness people have towards CE.

3. Toxic trade and environmental stringency: Exploring the impact on economic growth in the G20

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138516

Abstract

This study investigates the impact of trade on environment and economic growth in G20 countries from 1990 to 2019, for environmentally sensitive goods (ESGs). Traditional and modern approach of hypothesizing Environmental Kuznets Curve (EKC), are employed. Cross-Sectional-Autoregressive-Distributed Lag (CS-ARDL) model is used to determine short-run and long-run cointegration between environment, growth and trade variables. To analyze the asymmetric impacts of environmental stringency on carbon emissions, Nonlinear Autoregressive Distributed Lag (NARDL) model is used.

The results demonstrate that trade-induced EKC of ESGs for G20 is inverted-U shaped. Further, the study shows that trade-induced economic growth results in higher carbon emission, but mitigates environmental degradation at an early stage. Stringency has asymmetric effects on carbon emission, as observed from the findings.

Given the controversial nature of research on the environmental impact of trade, particularly with respect to environmentally sensitive items, the present study is unique in terms of selecting the research topic and adds specific value to the literature in comparing the relationship between economic growth and environmental quality, with and without-trade, of toxic product. Moreover, the study highlights the importance of an asymmetrical analysis of the relationship between legislative strictness and environmental degradation from a policy-making perspective of G20.

4. Location-pricing decisions with carbon emission considerations: A behavioral game-theoretic approach

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138621

Abstract

The location-pricing problem aims to solve pricing and facility location problems at the same time. While the demand of customers is known in the classical facility location problem, it is a function of price in the location-pricing problem. Moreover, some other factors, such as production, transportation and inventory costs, and competition, can affect the final price of products, making the location-pricing problem more complicated. Considering the necessity of incorporating environmental aspects into supply chain design and the importance of considering the behavioral characteristics of decision-makers, this study addresses the location-pricing problem based on these two significant perspectives. In this paper, there is a lead company responsible for locating and planning a set of manufacturers in the first echelon. On the other hand, the focal manager controls the total emissions and sets the wholesale price. In the second echelon, there are two retailers that base their pricing strategies on social preferences in order to gain a larger market share. The competition between the retailers determines the demands of the customers. The modeling approach is based on the Stackelberg-behavioral Nash game and is formulated as a bi-level mixed-integer nonlinear programming model. The problem is solved using a combination of an analytical solution method and the utilization of a commercial optimization solver. The proposed model is assessed using a real case study in the energy sector. The results indicate that deviating from purely selfish behavior in the pursuit of profit can lead to beneficial outcomes. Generally speaking, price competition between status-seeking retailers results in lower prices for the leader and followers compared to the standard game theory approach. This leads to an increase in average demand in the market, which results in increased profit for members and consequently improves the performance of the whole system. Also, it is worth mentioning that the status-seeking behavior of retailers results in a decrease in retail prices, which improves social welfare.

5. Cause-specific mortality and burden attributable to temperature variability in China

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165267

Abstract

Background

Few large-scale, nationwide studies have assessed cause-specific mortality risks and burdens associated with temperature variability (TV).

Objective

To estimate associations between TV and cause-specific mortality and quantify the mortality burden in China.

Methods

Data on daily total and cause-specific mortality in 272 Chinese cities between 2013 and 2015 were recorded. TVs were computed as the standard deviations of daily minimum and maximum temperatures over a duration of 2 to 7 days. The time-series quasi-Poisson regression model with adjustment of the cumulative effects of daily mean temperature over the same duration was applied to evaluate the city-specific associations of TV and mortality. Then, we pooled the effect estimates using a random-effects meta-analysis and calculated the mortality burdens.

Results

Overall, TV showed significant and positive associations with total and cause-specific mortality. The TV-mortality associations were generally stronger when using longer durations. A 1 °C increase in TV at 0–7 days (TV0–7) was associated with a 0.79 % [95 % confidence interval (CI): 0.55 %, 0.96 %] increase in total mortality. Mortality fractions attributable to TV0–7 were 4.37 % for total causes, 4.75 % for overall cardiovascular disease, 4.37 % for coronary heart disease, 5.05 % for stroke, 8.28 % for ischaemic stroke, 1.08 % for haemorrhagic stroke, 6.93 % for respiratory disease, and 6.81 % for COPD, respectively. The mortality risk and burden were generally higher in the temperate monsoon zone, females, and elders.

Conclusion

This nationwide study indicated that TV was an independent risk factor of mortality, and could result in significant burden for main cardiorespiratory diseases.

6. Assessing the effectiveness of nature-based solutions-strengthened urban planning mechanisms in forming flood-resilient cities

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118260

Abstract

Cities have experienced rapid urbanization-induced harsh climatic events, especially flooding, inevitably resulting in negative and irreversible consequences for urban resilience and endangering residents’ lives. Numerous studies have analyzed the effects of anthropogenic practices (land use changes and urbanization) on flood forecasting. However, non-structural mitigation’s effectiveness, like Nature-Based Solutions (NBS), has yet to receive adequate attention, particularly in the Middle East and North Africa (MENA) region, which have become increasingly significant and indispensable for operationalizing cities efficiently. Therefore, our study investigated the predictive influence of incorporating one of the most common NBS strategies called low-impact development tools (LID) (such as rain gardens, bio-retention cells, green roofs, infiltration trenches, permeable pavement, and vegetative swale) during the urban planning of Alexandria, Egypt, which experiences the harshest rainfall annually and includes various urban patterns. City characteristics-dependent 14 LID scenarios were simulated with recurrence intervals ranging from 2 to 100 years using the LID Treatment Train Tool (LID TTT), depending on calibrated data from 2015 to 2020, by the Nash-Sutcliffe efficiency index and deterministic coefficient, and root-mean-square error with values of 0.97, 0.91, and 0.31, respectively. Our findings confirmed the significant effectiveness of combined LID tools on total flood runoff volume reduction by 73.7%, revealing that different urban patterns can be used in flood-prone cities, provided LID tools are considered in city planning besides grey infrastructure to achieve optimal mitigation. These results, which combined multiple disciplines and were not explicitly mentioned in similar studies in developing countries, may assist municipalities’ policymakers in planning flood-resistant, sustainable cities.

7. Coupling analysis and driving factors between carbon emission intensity and high-quality economic development: Evidence from the Yellow River Basin, China

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138831

Abstract

This study aims to explore the complex dynamic relationship between carbon emission intensity (CEI) and high-quality economic development (HQED) in the Yellow River Basin (YRB), with the goal of fostering ecological protection and high-quality development strategies. However, there is limited knowledge on the comprehensive development level, evolutionary trends, and driving factors of these two systems in the YRB. To address this, the study uses multiple methodologies, including nighttime light data, the entropy-topsis method, the coupling coordination degree model (CCDM), exploratory spatial data analysis (ESDA), and the geodetector model, to examine the coupling coordination relationship and driving factors between CEI and HQED across sixty cities in the YRB from 2010 to 2019. The results reveal a decreasing trend in CEI and a “U”-shaped development trend for HQED, characterized by low coordination and significant spatial imbalance. Moreover, per capita GDP, population density, urbanization level, industrial structure, and energy intensity are found to have significant driving effects on the CCD. Based on the results, the study suggests policies to boost the CCD between CEI and HQED. These involve promoting green transitions, endorsing spatially tailored development strategies, and implementing interventions on major CCD drivers for balanced growth. It also proposes refining regional governance and establishing an innovation fund for green technologies, particularly beneficial for underdeveloped regions. These policy implications could guide economic development and emission reduction strategies in ecologically fragile and economically underdeveloped regions.

8. Review of EU product energy efficiency policies: What have we achieved in 40 years?

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138442

Abstract

The improvement of energy efficiency of products is a key pillar of climate and energy strategy in the European Union (EU). The first EU product policies were adopted in the late 1970s, and they have evolved to become a coherent set of implementing measures under framework directives that harmonise and refine the regulatory process. After years of weak implementation, considerable progress in terms of scale and ambition has been achieved in the last decade. In 2020, product mandatory measures covered 50% of the EU total final energy consumption, leading to 46 Mtoe energy savings. This paper describes the available policy instruments to promote energy efficiency and remove the market barriers hindering the penetration of the best performing technologies. It offers a review of the progress made over these last 40 years of EU product policies, describing the Energy Labelling, the Minimum Energy Performance Standards (MEPS), the Ecodesign Directive and the voluntary agreements (EU Ecolabel and Green Public Procurement). Moreover, it highlights the remaining challenges and provides policy recommendations to further exploit the EU potential to save energy from products.

9. Spatial dynamics and influencing factors of carbon rebound effect in tourism transport: Evidence from the Yangtze-river delta urban agglomeration

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118431

Abstract

Economic efficiency gains in tourism are considered a crucial approach to reducing carbon emissions in the tourism sector, especially in tourism transport. However, as a significant source of carbon emissions from tourism activities, the total carbon emissions from tourism transport have not decreased proportionally to the reduction in the intensity, despite China’s overall improvement in the tourism economic efficiency. This phenomenon is commonly known as the “rebound effect”, which means that although technological progress can achieve emission reductions by efficiency improvement, but it can also indirectly stimulate socio-economic growth and creates new energy demands, results in expected emission reductions being offset by the additional economic growth effect. Based on the multi-source data structure, this paper takes Yangtze-river delta urban agglomeration as an example, quantitatively evaluated the carbon rebound effect of tourism transport through the rebound effect measurement model; simulated the spatiotemporal dynamics evolution pattern of the carbon rebound effect in tourism transport through the spatial kernel density; extracted and identified the dominant factors of carbon rebound effect in tourism transport by the geographic detector. The conclusions summarized as follow: (1) The overall carbon emissions from tourism transport in the agglomeration primarily exhibit a weak rebound effect. (2) The carbon rebound effect is significantly influenced by spatiotemporal factors, which impact its development trend and interaction relations. (3) The level of tourism consumption exerts the greatest influence on the carbon rebound effect of tourism transport, while environmental regulation intensity is commonly employed as a measure to address the rebound effect. This paper aims to enhance the diversity of research on carbon emissions in tourism transport while addressing the existing limitations in spatial-temporal extension. The objective is to restrain the spread of the carbon rebound effect at the regional level, thereby providing a novel decision-making reference for the sustainable development of regional tourism.

10. Unveiling the comprehensive resources and environmental efficiency and its influencing factors: Within and across the five urban agglomerations in Northwest China

Ecological Indicators, Volume 154, October 2023, 110466

Abstract

Promoting the comprehensive resources and environmental efficiency (CREE) in urban agglomerations (UAs) is of great practical significance for China’s sustainable development. However, CREE in UAs of underdeveloped regions has not received enough attention. Under this background, we constructed a systematic and coherent framework to study CREE and took the five UAs of Northwest China as a case. The super epsilon-based measure (EBM) model was performed to quantify CREE during 2000–2017. Subsequently, we analyzed the spatio-temporal patterns in detail. Through the Super-EBM and GTWR (geographically and temporally weighted regression) model, the endogenous components and exogenous determinants of CREE were examined. The results indicated that the CREE in the five UAs of Northwest China underwent a slight decrease as a whole, and showed an intensified spatial divergence. It exhibited an obvious discontinuity and path bifurcation while being negatively correlated with spatial imbalance across the UAs. The CREE of different UAs showed various spatial distribution characteristics. Regarding the endogenous mechanism, the UAs had certain commonalities and characteristics. The exogenous mechanism manifested certain spatial heterogeneity across UAs while it was generally consistent within each single UA. These results could provide insightful recommendations for the resources and environmental governance in the study area and other similar regions.

11. Local governments’ responses to the environmental target responsibility system: Evidence from Chinese prefectures

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138527

Abstract

Since the late 1990s, the Chinese government has made significant, efforts to establish a robust regulatory and institutional framework for environmental management. Environmental legislation has been strengthened, accompanied by the establishment of an extensive network of environmental agencies(Li and Michalak, 2008). However, despite the comprehensive framework, effective enforcement of environmental regulations has not been achieved as it was intended. Sulfur dioxide (SO2) emissions in 2005 were approximately 28% higher than those in 2000, far exceeding the central government’s target of a 10% reduction set in the 10th (2000–2005) national Five-year Plan(FYP)

12. Hospital and urban wastewaters shape the matrix and active resistome of environmental biofilms

Water Research, Volume 244, 1 October 2023, 120408

Abstract

Understanding the dynamics of antibiotic resistance gene (ARG) transfer and dissemination in natural environments remains challenging. Biofilms play a crucial role in bacterial survival and antimicrobial resistance (AMR) dissemination in natural environments, particularly in aquatic systems. This study focused on hospital and urban wastewater (WW) biofilms to investigate the potential for ARG dissemination through mobile genetic elements (MGEs). The analysis included assessing the biofilm extracellular polymeric substances (EPS), microbiota composition as well as metatranscriptomic profiling of the resistome and mobilome. We produced both in vitro and in situ biofilms and performed phenotypic and genomic analyses. In the in vitro setup, untreated urban and hospital WW was used to establish biofilm reactors, with ciprofloxacin added as a selective agent at minimal selective concentration. In the in situ setup, biofilms were developed directly in hospital and urban WW pipes.

We first showed that a) the composition of EPS differed depending on the growth environment (in situ and in vitro) and the sampling origin (hospital vs urban WW) and that b) ciprofloxacin impacted the composition of the EPS. The metatranscriptomic approach showed that a) expression of several ARGs and MGEs increased upon adding ciprofloxacin for biofilms from hospital WW only and b) that the abundance and type of plasmids that carried individual or multiple ARGs varied depending on the WW origins of the biofilms. When the same plasmids were present in both, urban and hospital WW biofilms, they carried different ARGs. We showed that hospital and urban wastewaters shaped the structure and active resistome of environmental biofilms, and we confirmed that hospital WW is an important hot spot for the dissemination and selection of antimicrobial resistance. Our study provides a comprehensive assessment of WW biofilms as crucial hotspots for ARG transfer. Hospital WW biofilms exhibited distinct characteristics, including higher eDNA abundance and expression levels of ARGs and MGEs, highlighting their role in antimicrobial resistance dissemination. These findings emphasize the importance of understanding the structural, ecological, functional, and genetic organization of biofilms in anthropized environments and their contribution to antibiotic resistance dynamics.

13. How to develop site-specific waterlogging mitigation strategies? Understanding the spatial heterogeneous driving forces of urban waterlogging

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138595

Abstract

Urban waterlogging seriously threatens urban sustainable development and human life. The effects of various landscape elements on urban waterlogging have been extensively documented. However, less attention is deserved to the spatial heterogeneity effects of urban landscape elements on urban waterlogging. The spatial pattern of dominant driving forces and how the interactive effects of landscape elements affect urban waterlogging with different environmental configurations have not been well examined. These shortcomings have hindered the development of target-specific urban waterlogging mitigation strategies. To shed some light on this topic, an innovative method that integrated the boruta algorithm, cubist regression tree, and geographical detector model is presented to investigate the spatial heterogeneous mechanisms of urban waterlogging and map the waterlogging dominant driving forces with different local conditions. The results show that the boruta algorithm proposed in this study introduces shadow variables as a benchmark, thus enabling an unbiased and stable selection of representative waterlogging driving factors based on local conditions. By comparing with two other commonly used regression methods (global regression model, spatial lag model), the cubist regression tree divides the urban waterlogging space into multiple homogeneous subgroups to quantify the spatial non-stationarity relationship and spatially explicit the local driving forces in Guangzhou and Shenzhen, with the adjusted R2 of 0.79 and 0.88. The geographical detector model denotes that waterlogging magnitude within different subgroups is affected by different dominant factors. Even for the same dominant factor, its contribution to waterlogging varies considerably in different subgroups. The independent contribution of the dominant factor in Guangzhou was 23.28%–57.82%, while in Shenzhen it ranged from 25.95% to 53.59%. In addition to the dominant factor of each subgroup, it is noteworthy that in some subgroups the combined effect of different representative factors on waterlogging is significantly stronger than the contribution of their dominant factors. In view of this, urban planners and local authorities need to comprehensively consider the interaction effect between representative factors, which develop urban waterlogging mitigation strategies that integrate multiple factors. The results from this study extend our scientific understanding of the site-specific mechanism of urban waterlogging, which facilitates the implementation of more targeted and effective mitigation strategies, rather than a “one-size-fits-all” policy.

14. Tourism development, environmental regulations, and natural resource management: Evidence from G20 countries

Resources Policy, Volume 86, Part A, October 2023, 104224

Abstract

The rapid development in the tourism sector across the globe has posed significant challenges for the conservation and management of natural resources, necessitating the implementation of effective environmental regulations. In this perspective, to add empirical evidence in the academic literature, this study aims to investigate the role of tourism development and environmental regulations in the management of natural resources in the G20 countries. To serve the objective, this paper takes the data of G20 countries over the period of 1995–2020 and employ FGLS and PCSE econometric techniques for empirical estimations. The results have shown that tourism development, environmental regulations, environmental protection technologies, and government regulatory quality interventions have a positive impact on natural resources management. However, natural resource depletion has a negative impact on the protection of natural resources. The results were significant when both a common AR(1) model and a panel-specific AR(1) model were used. Although the slope coefficients vary slightly, the estimates are comparable using the Prais-Winsten and Driscoll-Kraay standard error regressions. The findings of the study hold promising insights for policy formation in G20 countries for developing environmental and tourism policies to manage the natural resources for the future generations.

15. Examining challenges and solutions for environmental and natural resource management with a focus on mineral resources

Resources Policy, Volume 86, Part A, October 2023, 104085

Abstract

The Covid-19 pandemic has caused a significant negative influence on the environment and natural resources, especially in developing countries that already face environmental issues. This research examines the effects of the pandemic on environmental degradation and natural resource depletion in developing countries. In this study, the fuzzy Analytical Hierarchy Process (AHP) and fuzzy Weighted Aggregated Sum Product Assessment (WASPAS) methods are used to examine the challenges and solutions for environmental and natural resource management with a special attention on mineral resources policy. In this regard, the various critical challenges and solutions are proposed for the sustainable development of mineral resources. According to the results of the fuzzy AHP approach, the depletion of natural resources, energy use and emissions, and deforestation and biodiversity loss are of paramount relevance challenges. While, the fuzzy WASPAS results show that sustainable development planning, research innovation, and conservation and protection of natural resources are key solutions in addressing environmental and natural resource depletion after the Covid-19 crisis in developing countries. The findings have enriched our understanding regarding how the Covid-19 outbreak has affected the environment and natural resources in developing countries. The study highlights the significance of considering mineral resources in the overall assessment and the need for sustainable resource management practices throughout the post-pandemic recovery stage.

16. A novel artificial neural network methodology to produce high-resolution bioclimatic maps using Earth Observation data: A case study for Cyprus

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164734

Abstract

The aim of this research is to propose a novel methodology that exploits Earth Observation (EO) data to accurately produce high-resolution bioclimatic maps at large spatiotemporal scales. This method directly links EO products (i.e., land surface temperature – LST and Normalized Difference Vegetation Index – NDVI) to air temperature (Tair) and such thermal indices as the Universal Thermal Climate Index (UTCI), and the Physiologically Equivalent Temperature (PET) to produce large-scale high-quality bioclimatic maps at a spatial resolution of 100 m. The proposed methodology is based on Artificial Neural Networks (ANNs), and the bioclimatic maps are developed with the use of Geographical Information Systems. High-resolution LST maps are produced from the spatial downscaling of EO images and the application of the methodology in the case of the island of Cyprus highlights the ability of EO parameters to estimate accurately Tair as well as the above mentioned thermal indices. The results are validated for different conditions and the overall Mean Absolute Error for each case ranges from 1.9 °C for Tair to 2.8 °C for PET and UTCI. The trained ANNs could be used in near real-time for estimating the spatial distribution of outdoor thermal conditions and for assessing the relationship between human health and the outdoor thermal environment. On the basis of the developed bioclimatic maps, high-risk areas were identified. Furthermore, the study examines the relationship between land cover and Tair, UTCI, and PET, and the results provide evidence of the suitability of the method to monitor the dynamics of the urban environment and the effectiveness of urban nature-based solutions. Studies on bioclimate analysis monitor thermal environment, raise awareness and enhance the capacity of national public health systems to respond to thermally-induced health risks.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Impact assessment of vehicle electrification pathways on emissions of CO2 and air pollution in Xi’an, China

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164856

Abstract

To assess the environmental impact of promoting the use of electric vehicles in road traffic on emissions of CO2 and air pollution in Xi’an, China, both the proportion of electric vehicles and the power generation mix should be considered. Here, vehicle ownership in 2021 served as the baseline scenario, and the vehicle development trend through 2035 was projected. Using emission factor models for fuel vehicles and the electricity generation required for running electric vehicles, this study estimated the related pollutants’ emission inventories at 81 corresponding scenarios, in which differing vehicle electrification paths were coupled with power generation mix. Further, the degree to which different vehicle electrification paths impacted the CO2 and air pollutant emissions was also evaluated. The results show that, to achieve the goal of peak carbon emission in the road transport sector in Xi’an by 2030, the penetration rate of electric vehicles must reach at least 40 % in 2035, and the thermal power generation rate should satisfy the necessary coupling conditions. Although reducing the thermal power generation rate could mitigate the environmental problems, we find that electric vehicle development in Xi’an during 2021–2035 would still exacerbate SO2 emissions despite reducing the thermal power generation rate to 10 %. Finally, to avoid exacerbating the adverse effects on public health from vehicle-related pollutants, the penetration rate of electric vehicles should be at least 40 % in 2035, at which time for the 40 %, 50 %, 60 %, and 70 % scenarios, the corresponding thermal power generation rate should not exceed 10 %, 30 %, 50 %, and 60 %. This study systematically analyzed plausible development paths of electric vehicles from the perspectives of peak carbon emissions, air pollution control, and human health, whose findings can serve as a timely and valuable reference for reducing pollution and carbon in the field of road transport.

2. Intertwined impacts of urbanization and land cover change on urban climate and agriculture in Aurangabad city (MS), India using google earth engine platform

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138541

Abstract

Devastation possibility of disenfranchising poor people of emerging countries like India is due to urban climate change. Hence, an urgent and efficient urban planning strategy shall be adopted for the creation/making of sustainable and amicable cities. This research is focused on the interlinked impacts of urbanization and land cover change on urban climate for Aurangabad city, India using Google Earth Engine. Aurangabad city areas are occupied by industrial areas and historical places and thus the city can be converted into a metropolitan city in the future through well planning. Important indicators such as land cover, change detection, Normalized Difference Vegetation Index (NDVI), and land surface temperature (LST) are used for the research assessment. Machine learning (ML) model (i.e., random forest (RF)) is developed using google earth engine (GEE) platform and satellite datasets for Land use and land cover (LULC) classification. GEE platform is used for the computation of LST and NDVI (2015–2020) based on Landsat-8 satellite. The vegetation “agriculture land” is observed to be covered more than half of the total area under study (113.48 km2) followed by Wasteland (61.70 km2), Built-up land (34.68 km2), and Water body (3.44 km2). Significantly, over for the years of 2015 and 2020, an increment in the water body area noticed by 11.24 km2 followed by Wasteland (66.30 km2) and urban area (36.70 km2). Whereas the vegetation covered is decreased during period of 2020 with area ratio of 98.95 km2. Study of vegetation’s index for the years of 2015 and 2020 revealed NDVI values are decreased. Interlinked land cover vegetation area and NDVI values is showed vegetation land decreased in the city. The LST is identified in the urban area about 2 °C in rising in comparison to the year of 2015. The major highlight of this research that LST, NDVI and land cover classes are dramatically changed over the last five years due to built-up land expansion, pollution increase, vegetation land decrease and pollution.

3. Geolocated social media data for measuring park visitation in Shenzhen, China

Urban Forestry & Urban Greening, Volume 88, October 2023, 128069

Abstract

Understanding park visitation patterns and factors that correlate with park use is conducive to urban green space management and planning. Although a growing number of studies have indicated geolocated social media can be used as a proxy for recreational use analysis, most of them relied on a single or similar social media platform(s). In this study, we used geolocated social media data among four popular platforms in China to estimate park visitation and explore the influence of 13 potential factors on park usage in Shenzhen by the geographical detector model. A park visitation index was introduced to estimate park usage, and it indicated large parks, such as natural and city parks, have a higher park visitation index than community parks in Shenzhen. In contrast to the check-in data, the real-time user data has a higher potential to describe park visitation citywide. Our findings demonstrate park size, sports and recreation amenities, the length of trails, and the nearby building density of a given park are likely to influence park visitation. The enhanced interactive relationship of 13 potential determinants of park usage can provide implications for urban park management and planning.

4. Impact and analysis of urban water system connectivity project on regional water environment based on Storm Water Management Model (SWMM)

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138840

Abstract

SWMM stands as a dynamic rainfall-runoff urban hydrological model, crafted by the U.S. Environmental Protection Agency. It adeptly replicates urban rainfall production and ground runoff, and the Pressure-State-Response (PSR) theory artfully reflects human-environment interactions. Urban Water System Connectivity (UWSC) fortifies connections among regional rivers, transforming them into an intricate, dense network. To study the improvement of the regional water environment by the UWSC project, this study takes the UWSC project in Runan County, Zhumadian, China as the research object, constructs a hydrodynamic and water quality model based on SWMM, and simulates it under different rainfall situations. At the same time, the ecological service value theory and PSR theory are used to establish an ecological effect index system to analyze the ecological effect before and after the UWSC project. This paper evaluates the urban water system connectivity project from three aspects: hydrodynamic, water quality, and ecological effects. Results underscore that the post-UWSC era witnesses decreased river flood flows in varied design rainfalls, accompanied by delayed flood peaks. Under P = 10a and P = 20a rainfalls, peak flow reductions of 6.6% and 4.96% respectively, manifest with peak time lags of 0.17h. Flow rate adjustments align with flow behavior, exhibiting decreased peak flow rates accompanied by temporal lags. Initial river flow increases by about 30%, amplifying river water body exchange capacity. Following the UWSC implementation, the study area’s five primary rivers display TSS reductions ranging from 46% to 86.94%, COD from 36.98% to 92.43%, TN from 45.9% to 92.96%, TP from 35.71% to 84.78%, and NH3–N from 38.52% to 92.19%. Simulated point source pollution, under comparable initial conditions, indicates pollutant decay rates escalating from 3.2%–20%–35.71%–92.43%. Ecological impact ascends from 6.33 × 108 RMB to 9.65 × 108 RMB, reflecting a 52.5% escalation. The UWSC initiative enriches urban river flood resilience and water quality, emblematic of urban water ecological civilization progress.

5. DPSR-based study and assessment of the influence pathways of Shanghai urban development level on river methane emission potential during 2011–2020

Ecological Indicators, Volume 154, October 2023, 110709

Abstract

Numerous studies have shown that urban rivers are becoming a source of methane emissions, which poses a challenge to developing a “net zero carbon city.” Most studies at this stage focus on the influence of single urban elements on river methane emissions, such as land use, water facilities, etc. It is necessary to consider the impact of urban development on river methane emissions in an integrated manner. This study aggregated relevant data sets for seven municipal districts in Shanghai during 2011–2020, collected through literature and statistical yearbooks. We constructed an “urban river methane emission” system based on the Driver-Pressure-State-Response model and used partial least squares-path modeling to verify the rationality of the system’s influence pathways. The results showed (goodness-of-fitness = 0.4446) that driver (population density, urbanization rate), pressure (annual water supply, total yearly household waste), and state (deteriorating water quality environment) all increased the methane emission potential of urban rivers (total effect = 0.1917; 0.3932; 0.1394). Response (sewage treatment rate, environmental investment) would mitigate river methane emissions (total effect = -0.2230). An “urban river methane emission potential” assessment model was then developed. Partial least squares-path modeling and generalized linear mixed model were used to calculate the “urban river methane emission potential” index in seven municipal districts of Shanghai over ten years, respectively. And the results of the two methods were similar. The results showed that (e.g., partial least squares-path modeling method) Pudong District and Putuo District maintained a high methane emission potential of urban rivers (the average index was 46.15%, and 25.94%, respectively) during this decade. The emission potential of Qingpu District and Jinshan District were significantly lower during this decade (p < 0.05, the average index was −1.28% and 0.77%, respectively). We believed that higher human activity intensities and economic levels before or in the lead-up to a transition to a “net zero carbon city” would mean a higher urban river methane emission risk. The development and quantification of the “urban river methane emission potential” assessment model would provide new assessment perspectives and methods for policymakers or urban planners to control urban greenhouse gas emissions and promote the “net zero carbon city” process. Meanwhile, the “urban river methane emission” system pointed out the carbon emission risk at the pollution end. It would provide a new idea to improve products’ full-lifecycle carbon footprint accounting.

6. Deciphering the water quality impacts of COVID-19 human mobility shifts in estuaries surrounding New York City

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 164953

Abstract

The COVID-19 pandemic altered human mobility, particularly in large metropolitan areas. In New York City (NYC), stay-at-home orders and social distancing led to significant decreases in commuting, tourism, and a surge of outward migration. Such changes could result in decreased anthropogenic pressure on local environments. Several studies have linked COVID-19 shutdowns with improvements in water quality. However, the bulk of these studies primarily focused on short-term impacts during shutdown periods, without assessing longer-term impacts as restrictions eased. Here, we examine both concurrent lockdown and societal reopening impacts on water quality, using pre-pandemic baseline conditions, in two highly urbanized estuaries surrounding NYC, the New-York Harbor estuary and Long Island Sound (LIS). We compiled datasets from 2017 to 2021 of mass-transit ridership, work-from-home trends, and municipal wastewater effluent to assess changes in human mobility and anthropogenic pressure during multiple waves of the pandemic in 2020 and 2021. These were linked to changes in water quality assessed using high spatiotemporal ocean color remote sensing, which provides near-daily observations across the estuary study regions. To distinguish anthropogenic impacts from natural environmental variability, we examined meteorological/hydrological conditions, primarily precipitation and wind. Our results show that nitrogen loading into the New York Harbor declined significantly in the spring of 2020 and remained below pre-pandemic values through 2021. In contrast, nitrogen loading into LIS remained closer to the pre-pandemic average. In response, water clarity in New-York Harbor significantly improved, with less of a change in LIS. We further show that changes in nitrogen loading had higher impact on water quality than meteorological conditions. Our study demonstrates the value of remote sensing observations in assessing water quality changes when field-based monitoring is hindered and highlights the complex nature of urban estuaries and their heterogeneous response to changes in extreme events and human behavior.

7. Assessing changes in urban vegetation using Normalised Difference Vegetation Index (NDVI) for epidemiological studies

Urban Forestry & Urban Greening, Volume 88, October 2023, 128080

Abstract

Urban vegetation is an important component of healthy, livable cities and has been linked to several benefits, including improved human health outcomes, natural system regulation, and habitat provision. Understanding and documenting changes to urban vegetation is essential for planning for sustainable cities. This study focuses on identifying where and when urban vegetation changed in Metro Vancouver between 2005 and 2019 using the dynamic change approach to aid longitudinal epidemiological studies in determining accurate exposure estimates. Vegetation change was detected for three time periods: 2005–2009, 2010–2014, and 2015–2019 using normalised difference vegetation index (NDVI) thresholds. A cluster analysis of vegetation change was then conducted to identify areas of change. The results show that Metro Vancouver has gained vegetation over this 15-year time period, particularly along the eastern part of the metropolitan area and along the Fraser River. Vegetation loss occurred mostly in areas under high housing demand, such as along the northern parts of the study area (e.g., the North Shore). The method demonstrated in this study provides a simple, cost-effective way of assessing vegetation change, which is an important step for understanding the relationships between urban development and vegetation and potentially related changes in human health.

8. Urban sustainability assessment at the neighborhood scale: Integrating spatial modellings and multi-criteria decision making approaches

Sustainable Cities and Society, Volume 97, October 2023, 104725

Abstract

Urban sustainability is a highly complex concept that requires integrative assessment frameworks to determine the measures that should be adopted to achieve a sustainable city. The present study aimed to conduct a spatially-based sustainability assessment at the neighborhood scale in Isfahan Metropolitan, a rapidly urbanizing region in the center of Iran, using an integrated framework of spatial modeling and multi-criteria decision-making analysis (MCDA). As a first step, the spatial distribution of a set of indicators was provided in three distinct categories, ecosystem service, environmental hazard, and urban structure using various spatial modeling approaches. After standardizing the indicators and assigning appropriate weights to them, different multi-criteria decision analysis models were used to aggregate the indicator layers. The sustainability layers based on ecosystem services, environmental hazards, and urban structure were integrated using MCDA models. The results indicated that less than 3% of the total neighborhood area were categorized as almost sustainable, while 36.1% and 59.4% were respectively scored as poor and moderate sustainable area. None of the neighborhoods was categorized in the sustainably good class, whereas 1.73% of the area was unsustainable. Moreover, the urban structure-based aspect was found to be the most sustainable, while the urban environmental hazards dimension exhibited the lowest sustainability, with 71.98% falling into the poor and unsustainable category. The spatial investigation showed that the central parts of the city were more sustainable than the urban periphery. In conclusion, a spatially-based sustainable assessment of Isfahan City at the neighborhood level can provide urban planners with valuable insights to undertake operational actions and achieve sustainable development goals.

9. Role of garbage classification in air pollution improvement of a municipal solid waste disposal base

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138737

Abstract

Assessing the impact of garbage classification on air pollution in rapidly developing economic regions is particularly necessary in light of the current policy trends. We evaluated the resulting changes in air pollution levels before and after garbage classification based on a three-year field observation using high-resolution online instruments in a municipal solid waste comprehensive disposal base. A targeted scheme is proposed to analyze the variation characteristics of major sources in a complex multi-source environment (Environments with multiple sources of pollution). We found that the concentrations of hydrogen sulfide (H2S) and volatile organic compounds (VOCs) in ambient air decreased by 48% and 43% respectively after garbage classification, and their spike frequency was controlled at approximately 0.01. The average H2S and VOC concentrations were generally low during the daytime, but relatively high during the nighttime because of meteorology and photochemistry. The ozone formation potential of the base decreased by 56%. Alternatively, emissions from transportation and combustion sources increased, while landfill pollution decreased owing to changes in the method of waste disposal. This finding suggests that garbage classification is an effective means of improving the air quality. This new scheme has a good potential in actual research scenarios.

10. Unexpected low CO2 emission from highly disturbed urban inland waters

Environmental Research, Volume 235, 15 October 2023, 116689

Abstract

Constituents and functionality of urban inland waters are significantly perturbed by municipal sewage inputs and tailwater discharge from wastewater treatment plants. However, large knowledge gaps persist in understanding greenhouse gas dynamics in urban inland waters due to a lack of in situ measurements. Herein, via a 3-year field campaign (2018–2020), we report river and lake CO2 emission and related aquatic factors regulating the emission in the municipality of Beijing. Mean pCO2 (546 ± 481 μatm) in the two urban lakes was lower than global non-tropical freshwater lakes and CO2 flux in 47% of the lake observations was negative. Though average pCO2 in urban rivers (3124 ± 3846 μatm) was among the higher range of global rivers (1300–4300 μatm), average CO2 flux was much lower than the global river average (99.7 ± 147.5 versus 358.4 mmol m−2 d−1). The high pCO2 cannot release to the atmosphere due to the low gas exchange rate in urban rivers (average k600 of 1.3 ± 1.3 m d−1), resulting in low CO2 flux in urban rivers. Additionally, eutrophication promotes photosynthetic uptake and aquatic organic substrate production, leading to no clear relationships observed between pCO2 and phytoplankton photosynthesis or dissolved organic carbon. In consistence with the findings, CO2 emission accounted for only 32% of the total greenhouse gas (GHG) emission equivalence (CO2, CH4 and N2O) in Beijing waters, in contrast to a major role of anthropogenic CO2 to anthropogenic GHG in the atmosphere in terms of radiative forcing (66%). These results pointed to unique GHG emission profiles and the need for a special account of urban inland waters in terms of aquatic GHG emissions.

11. Long-term SARS-CoV-2 surveillance in wastewater and estimation of COVID-19 cases: An application of wastewater-based epidemiology

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165270

Abstract

The role of wastewater-based epidemiology (WBE), a powerful tool to complement clinical surveillance, has increased as many grassroots-level facilities, such as municipalities and cities, are actively involved in wastewater monitoring, and the clinical testing of coronavirus disease 2019 (COVID-19) is downscaled widely. This study aimed to conduct long-term wastewater surveillance of severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2) in Yamanashi Prefecture, Japan, using one-step reverse transcription-quantitative polymerase chain reaction (RT-qPCR) assay and estimate COVID-19 cases using a cubic regression model that is simple to implement. Influent wastewater samples (n = 132) from a wastewater treatment plant were collected normally once weekly between September 2020 and January 2022 and twice weekly between February and August 2022. Viruses in wastewater samples (40 mL) were concentrated by the polyethylene glycol precipitation method, followed by RNA extraction and RT-qPCR. The K-6-fold cross-validation method was used to select the appropriate data type (SARS-CoV-2 RNA concentration and COVID-19 cases) suitable for the final model run. SARS-CoV-2 RNA was successfully detected in 67 % (88 of 132) of the samples tested during the whole surveillance period, 37 % (24 of 65) and 96 % (64 of 67) of the samples collected before and during 2022, respectively, with concentrations ranging from 3.5 to 6.3 log10 copies/L. This study applied a nonnormalized SARS-CoV-2 RNA concentration and nonstandardized data for running the final 14-day (1 to 14 days) offset models to estimate weekly average COVID-19 cases. Comparing the parameters used for a model evaluation, the best model showed that COVID-19 cases lagged 3 days behind the SARS-CoV-2 RNA concentration in wastewater samples during the Omicron variant phase (year 2022). Finally, 3- and 7-day offset models successfully predicted the trend of COVID-19 cases from September 2022 until February 2023, indicating the applicability of WBE as an early warning tool.

12. Prevalence of Endocrine Disrupting Chemicals in the urban wastewater treatment systems of Dehradun, India: Daunting presence of Estrone

Environmental Research, Volume 235, 15 October 2023, 116673

Abstract

We quantified the occurrences and seasonal variations of the target endocrine disrupting chemicals (EDCs) at four (two major municipals, and two academic institutions) WWTPs in Dehradun city, Uttarakhand, India. The results showed estrone in higher concentrations at μgL−1 levels in influent among the WWTPs, compared to triclosan (TCS) at ngL−1 levels. An astounding concentration of 123.95 μgL−1 was recorded for the estrone in the influent, which is to date the highest ever recorded, globally. Statistical data treatment was performed to test the distribution of the data (Shapiro-Wilk, Anderson-Darling, Lilliefors, and Jarque-Bera tests), and the significant difference between the mean of the wastewater sample population (ANOVA: F statistics, p values, Mann-Whitney test, Tukey’s and Dunn’s post hoc analysis). Statistical data treatment indicated EDCs concentration with a bi-modal distribution. The Shapiro-Wilk, Anderson-Darling, Lilliefors, and Jarque-Bera tests elucidate a non-normal distribution for the EDCs sample data. A statistically significant difference (F = 8.46; p < 0.0001) in the seasonal data for the abundance of the target EDCs at the WWTPs have been observed. Highest and significantly different mean EDCs concentrations were recorded during the monsoon, compared to the spring (p = 0.025) and summer (p = 0.0004) seasons in the influent waters. The mean influent concentrations of TCS and estrone in monsoon were 66.45 ngL−1 and 78.02 μgL−1, respectively. Maximum removals were recorded for TCS, while maximum negative removal of ∼293% was observed for estrone in the WWTPs. Particularly, the high levels of estrone in the wastewater pose a significant threat as estrone presence could be led to feminization, dysregulation of reproduction in organisms, and carcinogenesis processes in the environment. This study critically highlights the limitation of the WWTPs in the treatment, degradation, and assimilation of EDCs leading to their hyperaccumulation at WWTP effluents, thereby posing a substantial threat to nearby aquatic ecosystems, human health, and the ecological balance of the region.

13. Urban forests – Different ownership translates to greater diversity of trees

Urban Forestry & Urban Greening, Volume 88, October 2023, 128084

Abstract

Urban forests are recognized for their multiple benefits to society, and increasingly so with climate change. However, they too are threatened by increased heat, pollution, and higher risks of pest outbreaks. Increasing the diversity of tree species in urban forests is crucial for enhancing their resilience by reducing the risk of mass tree losses. Yet, we lack the most important ingredient to act: knowledge. Traditionally, urban tree inventories only include trees on public land. This study describes the first urban forest research plot established in Montreal, Canada, encompassing 1567 trees on public and private (residential and institutional) lands from 84 species and 43 genera. Our paper significantly contributes to the existing body of knowledge by providing empirical data that enhances our understanding and provides a clearer picture of urban forests, particularly concerning total tree diversity, across public and private lands. We found that tree abundance and diversity differed depending on land ownership: the public urban forest included more trees and was slightly more diverse than the private urban forest. Acer emerged as the most abundant genus, and small trees dominated all ownership categories. Importantly, the species composition of trees in public and private spaces differed, increasing the overall diversity. Of particular interest was the presence of three species on private property that were not recorded in the larger public tree inventory. Developing inventory practices that include private trees can provide insight to strategically enhance tree diversity where needed and maximize the benefits that diverse urban forests provide.

14. Recyclable waste in Brazilian municipalities: A spatial-temporal analysis before and after the national policy on solid waste

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138503

Abstract

In 2010, the Brazilian authorities approved the National Policy on Solid Waste (NPSW) with the aim of promoting the recycling and reuse of solid waste. However, assessing the distribution and progress of recyclable material recovery following the implementation of this key government policy remains a challenging task. Therefore, this study employs a spatial-temporal analysis to investigate the impact of the NPSW on the recovery of recyclable waste in Brazil. We employed spatial statistical techniques such as Getis-Ord Gi* and Global Moran’s I. The results revealed significant and heterogeneous clustering of recycled materials among municipalities, both before and after the implementation of the NPSW. The analysis demonstrated that recycled waste tended to cluster in more developed and urbanized areas, while a considerable number of cold spots were observed in less developed regions or densely populated areas, indicating low recycling rates. These findings raise environmental concerns for policymakers and emphasize the need for interventions to enhance recycling efforts. The study highlights the urgency of improving municipal solid waste management and raising awareness among local communities about the economic and environmental benefits of recycling, particularly in areas characterized by unsanitary living conditions, poverty, and low-income disparities. Therefore, it is recommended to tailor the legal framework to local realities, considering the vast and socioeconomically diverse landscape of Brazil.

15. Transformation of organic carbon through medium pressure (polychromatic) UV disinfection of wastewater effluent during wet weather events

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165149

Abstract

An observed decrease in total organic carbon (TOC) and dissolved organic carbon (DOC) concentrations following wastewater disinfection with medium pressure (MP, polychromatic) ultraviolet (UV) irradiation during wet weather flows is investigated. When antecedent rainfall in the previous 7-days was >2 in (5 cm), TOC and DOC concentrations decreased dramatically following MP-UV disinfection. Organic carbon surrogate measurements of biological oxygen demand (BOD), TOC, DOC, turbidity, UVA – 254 nm, SUVA (specific UVA), scanning UV–Visible spectra (200–600 nm), fluorescence excitation-emission matrix (EEM) spectra, and light scattering data are presented for wastewater resource recovery facility (WRRF) influent, secondary effluent (pre-UV-disinfection), and MP-UV-disinfected (final effluent) samples. TOC and DOC in wastewater influent and secondary effluent (i.e., pre-UV disinfection) correlated with antecedent rainfall conditions. The percent TOC and DOC removal through secondary treatment (i.e., from influent to effluent pre-UV) and the percent TOC and DOC removal through MP-UV disinfection (i.e., from effluent pre-UV to effluent post-UV) were compared and the latter approached 90 % through MP-UV disinfection during high antecedent rainfall conditions. Spectroscopy (UV, visible, or fluorescence) was performed on samples after filtration through 0.45 μm filters, i.e., the operationally defined DOC fraction of aquatic carbon. Scanning UV–visible spectra indicated transformation of an unidentified wastewater component into light-scattering entities regardless of antecedent rainfall conditions. The types of organic carbon (diagenetic, biogenic, or anthropogenic) and the significance of wet weather are discussed. An organic carbon contribution via infiltration and inflow was attributed as a source-of-interest in this research.

16. Phenotyping urban built and natural environments with high-resolution satellite images and unsupervised deep learning

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164794

Abstract

Cities in the developing world are expanding rapidly, and undergoing changes to their roads, buildings, vegetation, and other land use characteristics. Timely data are needed to ensure that urban change enhances health, wellbeing and sustainability. We present and evaluate a novel unsupervised deep clustering method to classify and characterise the complex and multidimensional built and natural environments of cities into interpretable clusters using high-resolution satellite images. We applied our approach to a high-resolution (0.3 m/pixel) satellite image of Accra, Ghana, one of the fastest growing cities in sub-Saharan Africa, and contextualised the results with demographic and environmental data that were not used for clustering. We show that clusters obtained solely from images capture distinct interpretable phenotypes of the urban natural (vegetation and water) and built (building count, size, density, and orientation; length and arrangement of roads) environment, and population, either as a unique defining characteristic (e.g., bodies of water or dense vegetation) or in combination (e.g., buildings surrounded by vegetation or sparsely populated areas intermixed with roads). Clusters that were based on a single defining characteristic were robust to the spatial scale of analysis and the choice of cluster number, whereas those based on a combination of characteristics changed based on scale and number of clusters. The results demonstrate that satellite data and unsupervised deep learning provide a cost-effective, interpretable and scalable approach for real-time tracking of sustainable urban development, especially where traditional environmental and demographic data are limited and infrequent.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Fenton oxidation system for treating petroleum-contaminated solid waste: Advances and prospects

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164793

Abstract

Both normal activities and accidental spills in the petroleum industry generate solid waste that contain petroleum-contaminated pollutants (referred to as “petroleum-contaminated solid waste”), which mainly include petroleum-contaminated soil, petroleum sludge, and petroleum-based drill cuttings. At present, most relevant studies focus solely on the treatment effects of the Fenton system alone in treating a specific type of petroleum-contaminated solid waste, and systematic studies on the influencing factors, degradation pathways, and applicability of the system are lacking. For this reason, this paper reviews the application and development of the Fenton system to treat petroleum-contaminated solid waste in the period from 2010 to 2021 and summarizes its basic properties. It also compares the influencing factors (e.g., Fenton reagent dosage, initial pH, and catalyst properties), degradation mechanisms, and reagent costs of conventional Fenton, heterogeneous Fenton, chelate-modified Fenton, and electro-Fenton systems for the treatment of petroleum-contaminated solid waste. In addition, the main degradation pathways and intermediate toxicities of typical petroleum hydrocarbons in Fenton systems are analyzed and evaluated, and development directions for the further application of Fenton systems in treating petroleum-contaminated solid waste are proposed.

2. Impacts of industrial production and air quality by remote sensing on nitrogen dioxide concentration and related effects: An econometric approach

Environmental Pollution, Volume 334, 1 October 2023, 122212

Abstract

The high concentration of nitrogen dioxide (NO2) is to blame for West Java’s poor Air Quality Index (AQI). So, this study aims to determine the influence of industrial activity as reflected by the value of its imports and exports, wind speed, and ozone (O3) on the high concentration of tropospheric NO2. The method used is the econometric Vector Error Correction Model (VECM) approach to capture the existence of a short-term and long-term relationship between tropospheric NO2 and its predictor variables. The data used in this study is in the form of monthly time series data for the 2018–2022 period sourced from satellite images (Sentinel-5P and ECMWF Climate Reanalysis) and publications of the Central Bureau of Statistics (BPS-Statistics Indonesia). The results explained that, in the short-term, tropospheric NO2 and O3 influence each other as they would in a photochemical reaction. In the long-term, exports from the industrial sector and wind speed have a significant effect on the concentration of tropospheric NO2. The short-term effect occurs directly in the first month after the shock, while the long-term effect occurs in the second month after the shock. Wind gusts originating from industrial areas cause air conditions to be even more alarming because tropospheric NO2 pollutants spread throughout the region in West Java. Based on the coefficient correlation result, the high number of pneumonia cases is one of the impacts caused by air pollution.

3. Environmental co-benefits of energy recovery from wastewater of typical industrial sectors from life cycle perspective: Regional potentials in China

Energy Conversion and Management, Volume 293, 1 October 2023, 117450

Abstract

High organic content industrial wastewater (HOCIW) from typical industrial sectors has a tremendous potential for energy recovery. The energy recovery capacity and contribution to mitigating multiple environmental impacts synergistically at regional scale remain elusive. Targeting HOCIW from typical industrial sectors (including Food products, Textiles, Leather & clothing products, Paper & printing, and Pharmaceuticals) in 30 Chinese provincial regions, the energy input and output, as well as direct and indirect environmental impacts in the background scenario (sequencing batch reactor system) and foreground scenario (expanded granular sludge blanket + biogas power generation system) are evaluated. By comparing two scenarios, the environmental co-benefits of energy recovery from HOCIW are unraveled from life cycle and multi-impact category perspectives. Results indicate that Freshwater eutrophication and Marine eutrophication are the most remarkable impact categories (with the normalized score of impact potential greater than 0.005), followed by Global warming and Stratospheric ozone depletion (within 0.001–0.002). Attributed to power and fertilizer offsets, seven out of eight impact categories can be mitigated, except Freshwater eutrophication. There is the most remarkable mitigation effect on Fine particulate matter formation, ranging from −526.7% to −786.0% across regions. Shandong, Guangdong, Jiangsu, Zhejiang and Fujian are more prominent in terms of the impact potential and energy and resource recovery potentials. The findings can provide support for regional policy design regarding wastewater treatment considering energy recovery and environmental impact mitigation.

4. Insights into the recent advances of agro-industrial waste valorization for sustainable biogas production

Bioresource Technology, Available online 13 October 2023, 129829

Abstract

Recent years have seen a transition to a sustainable circular economy model that uses agro-industrial waste biomass waste to produce energy while reducing trash and greenhouse gas emissions. Biogas production from lignocellulosic biomass (LCB) is an alternative option in the hunt for clean and renewable fuels. Different approaches are employed to transform the LCB to biogas, including pretreatment, anaerobic digestion (AD), and biogas upgradation to biomethane. To maintain process stability and improve AD performance, machine learning (ML) tools are being applied in real-time monitoring, predicting, and optimizing the biogas production process. An environmental life cycle assessment approach for biogas production systems is essential to calculate greenhouse gas emissions. The current review presents a detailed overview of the utilization of agro-waste for sustainable biogas production. Different methods of waste biomass processing and valorization are discussed that contribute towards developing an efficient agro-waste to biogas-based circular economy.

5. The impact of double carbon goals on industrial structure in a region of China

Computers & Industrial Engineering, Volume 184, October 2023, 109574

Abstract

As an extensive and profound systemic change, carbon emission reduction is driving the reform and transformation of China’s economic and industrial structure. Firstly, a variable fractional order model is used to predict carbon emissions under different carbon reduction policy scenarios. Based on the analysis of different scenarios, the non equal order adjacent accumulation model was established to analyze regional industrial structure. Empirical research finds that with the continuous increase of policy strength, the proportion of primary industry structure and tertiary industry structure in Hebei will increase, and the proportion of secondary industry structure will decrease; the proportion of primary industry and secondary industry in Tianjin will increase, and the proportion of tertiary industry will decrease; the industry structure in Beijing is relatively stable. Therefore, the implementation of double carbon target should be scientifically judged and advance gradually in regular order, and an implementation strategy of multi-dimensional balance and dynamic optimization should be sought. The research conclusions are conducive to providing scientific guidance for policy formulation and helping to achieve the double carbon goal.

6. Can industrial intelligence promote green transformation? New insights from heavily polluting listed enterprises in China

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138550

Abstract

The main challenge for sustainable development in China lies in promoting the green transformation of enterprises. Industrial intelligence provides a novel avenue for this shift towards sustainability. This study uses a database of Chinese A-share listed companies from 2012 to 2019, focusing on 813 high-polluting firms, to examine the impact of industrial intelligence on green transformation through a two-way fixed effects model. The findings reveal that industrial intelligence significantly facilitates the green transition of businesses; however, these effects substantially vary across various businesses. Honestly, state-owned enterprises, manufacturing sectors, and energy production and supply industries documented more pronounced impacts. Government interference hinders the positive effects of industrial intelligence on green transformation, while marketization enhancement has a positive moderating effect. In contrast, the financial market’s moderating effect is negligible. It suggests that governments would increase the use of industrial intelligence, reduce government involvement, optimize financial markets, and enhance marketization to encourage green development in firms.

7. Target and nontarget analysis of per- and polyfluoroalkyl substances in surface water, groundwater and sediments of three typical fluorochemical industrial parks in China

Journal of Hazardous Materials, Volume 460, 15 October 2023, 132411

Abstract

The objectives of this study were to identify both legacy and emerging per- and polyfluoroalkyl substances (PFAS) from three typical fluoridated industrial parks (FIPs) in China, and to assess their environmental occurrence and fate. Complementary suspect target and nontarget screening were implemented, and a total of 111 emerging PFAS were identified. Based on the multi-mass scale analysis, 25 emerging PFAS were identified for the first time, including 24 per- and polyfluoroalkyl ether carboxylic acids (PFECAs) and 1 ultra-short chlorinated perfluoroalkyl carboxylic acids (Cl-PFCAs, C2), with a maximum percentage of 48.2 % in nontarget PFAS (exclude target PFAS). The composition of PFAS identified in different media was influenced by functional groups, carbon chain length, substituents and ether bond insertion, with poly-hydrogen substituted being preferably in water and a more diverse pattern of PFECAs in sediments. The patterns of PFAS homologs revealed distinct differences among the three typical FIPs in the shift of PFAS production patterns. The C4-PFAS and short-chain carboxylic acids (≤C6) were the main PFAS in the Fuxin and Changshu, respectively. In contrast, perfluorooctanoic acid (PFOA, C8) remained dominant in Zibo, and the highest point concentrations in water and sediment were up to 706 µg/L and 553 µg/g, respectively.

8. A critical review on separation and extraction of scandium from industrial wastes: Methods, difficulties, and mechanism

Journal of Environmental Chemical Engineering, Volume 11, Issue 5, October 2023, 111068

Abstract

Scandium (Sc) is a typical dispersed rare earth element. The sources of Sc mainly include primary sources(natural ores) and secondary sources(some industrial by-products or industrial waste), mainly distributed in Russia, China and Australia. The demand of scandium for aerospace, metallurgy and laser industry is increasing year by year, which results in the shortage of Sc sources. Natural Sc sources are rare because Sc rarely accumulates into independent ores and deposits in geological processes Fortunately, it has been found that large amounts of Sc are also found in industrial wastes, which should be turned into another huge stock of Sc if it can be effectively separated and extracted from these wastes. However, to separate and extract scandium effectively is still a challenging problem due to low scandium content, complex production process and low productivity. Many efforts had been done by researchers in the past 30 years. In this review, we summarizes the typical methods of extracting scandium including solvent extraction, ion exchange, solid phase adsorption, etc. and discussed the difficulties in practical applications and separation mechanisms.

This review demonstrates many outstanding research achievements have been reported in recent years that solvent extraction technology occupies a dominant position in the separation of scandium, and ion exchange and solid phase adsorption also gradually show their respective advantages. As one of the latest research advances in solid phase adsorption, surface ion imprinting materials can combine the advantages of carrier and scandium in solvent extraction technology for the surface modification of adsorption materials. This method can solve the difficulties of selective adsorption, which is worth continuous attention in future studies.

9. How does the transition policy of mineral resource-exhausted cities affect the process of industrial upgrading? New empirical evidence from China

Resources Policy, Volume 86, Part B, October 2023, 104226

Abstract

Recognizing the accelerated depletion of mineral resources such as coal, metallurgy, and petroleum in resource-depleted cities is merely a matter of time. Consequently, the industrial restructuring and upgrading of these cities have become a high-priority concern in ensuring sustainable natural resource utilization and environmental sustainability. In this way, this paper is about the mineral resource-exhausted city transition program. It uses China’s county and enterprise data from 2004 to 2013 and a staggered difference-in-difference model to figure out how the supportive policy affected industrial upgrading. Our findings indicate that transition policies pose a significant promoting effect on stimulating the industrial upgrading process in Chinese mineral resource-exhausted cities. Specifically, this positive effect is more pronounced in counties characterized by high levels of energy efficiency and environmental performance. Carrying out robustness tests, the preliminary regression results are verified. Heterogeneous influences have been partially established among cities with distinct geographical regions and resource endowment attributes. Further mechanism analysis reveals that heightened cost pressures, incentives for innovation, economic performance attractiveness, and improvements in energy efficiency constitute the primary micro-channels driving industrial upgrading throughout the sample period. This study holds significant global relevance for the sustainable management of natural resources and the sustainable development of mineral resource-exhausted cities in similar emerging economies.

10. The impact of air pollution on startups and structural transformation: Evidence from newly registered enterprises in China

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138537

Abstract

This paper examines the effects of air pollution on the number of startups and industry structures in China, using data on startups in various industries and air pollution at the county level. The research shows that air pollution has a significant negative impact on the number of startups, with a 1 μg/m3 rise in PM2.5 causing a 1.83% drop in the number of startups. The tertiary industry is most negatively impacted by air pollution, with a 1 μg/m3 rise in PM2.5 resulting in a 2.70% decline in the number of startups in this sector. Heterogeneity analysis reveals that sub-industries including scientific research and technical services, education, health and public services, and culture and entertainment are those that are most negatively impacted by air pollution. Nonlinear analysis shows that the harmful consequences of air pollution only become noticeable when the concentration of pollutants exceeds a particular point. Further research reveals that air pollution drives the relocation of entrepreneurial activity, which may be a significant influencing factor for local startups. This paper fills an academic gap on air pollution’s effects on local economies and industrial structures. The results show that the natural environment is a crucial component of the business environment and has a significant practical impact on boosting regional economic vitality and promoting the transformation of industrial structures.

11. Study on the impact of industrial structure upgrading on soil conservation in the Yellow River basin counties

Ecological Indicators, Volume 154, October 2023, 110683

Abstract

The problem of soil and water loss in the Yellow River Basin has been impacting the local high-quality development. The upgrading of industrial structure is a method to alleviate the issue of soil and water loss. In order to address the soil and water loss problem in the Yellow River Basin, this study investigates the internal mechanisms of how the upgrading of industrial structure impacts soil conservation, promoting coordinated development in the region. This research utilizes the entropy weight method, the InVEST model, and the fixed spatial Durbin model to explore how the greening, upgrading, and rationalization of industries affect the average soil conservation. The main conclusions of this study are: (1) For every 0.1 increase in the greening index, it effectively increases the local average soil conservation by 17.25 (t/hm2) and 49.61 (t/hm2). It is necessary to reduce the emission of pollutants in the upstream region in order to effectively improve the average soil conservation; (2) For every 0.1 decrease in the industry upgrading index, it will lead to a decrease in the average soil conservation in surrounding areas by 2.82 (t/hm2). Only by continuously increasing the financial investment in the upgrading of industries in the downstream region can the average soil conservation be increased. (3) An increase in the rationalization of industries in the upstream and midstream regions will lead to a decrease in the average soil conservation in surrounding areas, while in the downstream region, it will increase the local average soil conservation.

12. An efficiency-driven approach for global ecological industrial parks

Journal of Cleaner Production, Volume 424, 20 October 2023, 138837

Abstract

Eco-industrial parks (EIPs) are an innovative solution for balancing industrial development and environmental sustainability. This study presents a novel three-step model for the comprehensive performance analysis of EIPs, employing a dataset comprising 133 EIPs from various countries worldwide. The primary objectives include understanding EIP operational efficiency, proposing a benchmark-learning roadmap, and analyzing the interplay of the environmental, economic, and societal factors influencing EIP performance. The findings suggest that an EIP’s size does not significantly influence its operational efficiency, offering strategic insights for businesses that are considering a transition to EIPs. The benchmark-learning roadmap identifies suitable reference parks for each EIP, providing practical guidelines for performance enhancement. Furthermore, it underscores the crucial roles of energy management, inter-enterprise resource exchange, and social welfare services in bolstering EIPs’ economic benefits. These insights present compelling evidence of the potential for symbiotic relationships between industrial growth and sustainability within an EIP framework. In conclusion, this study serves as a comprehensive blueprint for EIP management, suggesting that EIPs can effectively drive sustainable industrial development without compromising economic performance. These findings have important implications for policymakers, business leaders, and EIP managers regarding the pursuit of sustainable industrial practices.

13. An integrated eco-friendly and efficient approach towards heavy metal removal from industrial wastewater and co-generating bio-oil using wheat straw via hydrothermal liquefaction

Journal of Environmental Chemical Engineering, Volume 11, Issue 5, October 2023, 110217

Abstract

Industrialization and population growth have adversely affected our environment. Heavy metal-contaminated industrial wastewater and the extensive use of fossils fuel are the prime reason for the degradation of the environment. In this research work, removal of heavy metals (Ni, Fe, and Cr) was achieved from synthetically prepared wastewater in a two-step process, i.e., metal-impregnation and hydrothermal liquefaction (HTL). In the first stage, metal removal was investigated via batch impregnation process using wheat straw by varying parameters such as pH (2 − 12), biomass dosages (0.5 – 1.5 g), and contact time (up to 48 h). The maximum metal removal achieved at this stage was 55 – 65 % (Ni – 58.78 ± 1.5 %, Fe – 62.55 ± 1.8 %, and Cr – 63.51 ± 1.7 %). In the second stage, almost complete removal of heavy metals (99.9 %) was accomplished during the hydrothermal liquefaction of metal-loaded wheat straw and filtered wastewater (used as solvent) collected after the biosorption process. The HTL experiment of metal-impregnated wheat straw was performed by varying temperatures, biomass–to–wastewater ratio, and residence time. Nano-metals (oxides/hydroxides) were formed in the 10–50 nm range during the impregnation process, enhancing the HTL product’s yield and selectivity. MP-AES analyzed the heavy metals concentration, and XRD confirmed the formation/reduction of nano-metals. TEM and FE-SEM analysis illustrated the particle size and morphology. CHNS, FTIR, and GC-MS analysis identified the heavy and light bio-oil compositions. In the present study, we have addressed the issues of heavy metal removal and fulfilling the energy demand gap via a greener and eco-friendly approach with the concept of waste–treat–waste and waste–to–energy. The present method provides an efficient outcome and can be a sustainable solution for the two prominent issues.

14. How do the National Eco-Industrial Demonstration Parks affect urban total factor energy efficiency? Evidence from a quasi-natural experiment

Energy Economics, Volume 126, October 2023, 107018

Abstract

This study utilizes a non-radial Dynamic Slacks-Based Measure (DSBM) model to dynamically assess the total factor energy efficiency (TFEE) in each city using panel data from 265 prefecture-level cities in China from 2000 to 2018. We use the policy of building National Eco-Industrial Demonstration Parks (NEDPs) as a quasi-natural experiment and use the staggered difference-in-differences (DID) model to determine the policy’s net impact on the urban TFEE. We find that the construction of NEDPs has greatly improved the urban TFEE, and the development of urban green finance has a positive regulatory effect on this impact. According to a heterogeneity analysis, the construction of NEDPs is more favourable to improving the TFEE of cities with local environmental regulations, and a high degree of openness. Further inspection of the mechanism test demonstrates that the economic agglomeration effect, the structural upgrading effect, and the innovation network effect are the transmission channels of NEDPs to facilitate the TEFF. In addition, the extended analyses show that the positive impact of NEDPs on promoting the TFEE stays robust under the consideration of heterogeneous treatment effect.

15. Study of the performance of lignin from cashew apple bagasse (Anarcadium occidentale L) as adsorbent for industrial synthetic dye

Journal of Environmental Chemical Engineering, Volume 11, Issue 5, October 2023, 110430

Abstract

The present work investigated the use of lignin from cashew apple bagasse and the lignin-magnetic nanoparticles composite in the removal of industrial textile dyes using the reactive turquoise blue dye, also named of reactive blue 21, as a model, and a real effluent. The adsorbents were characterized through FTIR and SEM-EDS. The influence of the pH, dye concentration, amount of adsorbent and temperature was evaluated in the adsorption process, analyzing the kinetic behavior and the isotherm of the process. The best adsorption results were obtained using lignin-magnetic nanoparticles (Lig-MNPs) as adsorbent. The acid pH favored the adsorption process and the amount of adsorbent that presented the best results was 8 mg/mL (approx. 70% of removal). The kinetic data and isotherm were best represented by the pseudo-second order model and Langmuir isotherm, respectively. The results obtained in this adsorption study demonstrated that the Lig-MNP composite poses as a potential adsorbent, presenting a removal percentage of up to 95% of the turquoise blue reactive dye; it can be reused for up to three cycles and its magnetic characteristics facilitate the separation process, reducing energy costs with filtration or centrifugation process. Also, Lig-MNPs adsorbs 58% (7.3 mg/g) of the concentration of dyes present in a real industrial effluent. The results obtained in this adsorption study compared with the results available in the literature demonstrate that the Lig-MNPs composite presents itself as a potential adsorbent of reactive dyes, and its magnetic characteristics facilitate the separation process, reducing energy costs.

16. An analysis of sub-sectoral level carbon budget allocation for India’s iron and steel sector

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138462

Abstract

The global carbon budget, defined as the cumulative amount of permissible carbon emissions to meet the temperature targets, is widely used to study climate change. This carbon budget is rapidly decreasing, with a high probability of it getting exhausted in the coming few decades. The extensive use of non-renewable resources has resulted in a rapid depletion of the global carbon budget. Currently, there is a lack of studies assessing the long-term impact of various sectors on the rapidly decreasing global carbon budget. The recent budget estimates have further reduced by 200 GtCO2 in the past decade, creating conflicts among the nations towards getting a higher share of the remaining budget.

This study focuses on allocating the global carbon budget to a sub-sectoral level for India’s iron and steel sector. First, the global carbon budget is allocated using different approaches, giving India a range of carbon budgets. Further, the allocation is done to the sectoral and sub-sectoral levels to obtain the benchmark targets between 2020 and 2050 from the national carbon budget. Projections have been made for the production capacity and the expected emissions till 2050 for India’s iron and steel sector using three scenarios based on specific CO2 emission reduction. The results indicate that the carbon emissions for the “specific CO2 emission stagnation” scenario for 2 °C temperature target are 66% to 726% above the benchmark carbon budget allocated to the iron and steel sector using different allocation methods. The study also shows the benchmark carbon budget of the iron and steel sector for the 2 °C, 1.7 °C, and 1.5 °C temperature targets will deplete between 2023 and 2046 for the different emission scenarios.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Để đối phó với tình trạng ngập lụt sau mưa, một quán ăn ở Hà Nội đã xếp những chồng ghế làm “cầu vượt lũ” cho khách hàng. Ảnh: Tổ Quốc