• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 74

Thiếu quỹ đất ở đang là ‘điểm nghẽn’ của thị trường bất động sản

Ngoài các vướng mắc liên quan đến đất cổ phần hóa, dự án đang trong giai đoạn thanh tra, kiểm tra, thì một trong những điểm nghẽn mà doanh nghiệp đang đối diện đó chính là quy định dự án phải có đất ở.

Nhận diện “điểm nghẽn”

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện có 986 dự án với 413.539 căn hộ đang triển khai xây dựng gặp khó khăn, trong đó nhiều dự án gặp khó do vướng mắc về pháp lý.

Chỉ tính riêng tại TPHCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đang thụ lý 117 hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và 50 hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trong đó, có 62 dự án vướng pháp lý không đáp ứng điều kiện làm dự án nhà ở thương mại (NƠTM) do dự án không có đất ở hoặc không nhận chuyển nhượng toàn bộ đất ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Do vậy, Sở KHĐT kiến nghị UBND TPHCM không chấp thuận chủ trương đầu tư cho 62 dự án này.

Vướng mắc này khiến nhiều doanh nghiệp (DN) như ngồi trên đống lửa, đơn cử trường hợp dự án Văn phòng đại diện, nhà khách tỉnh Hậu Giang và khu thương mại dịch vụ kết hợp căn hộ quy mô 1,58ha, tổng vốn đầu tư là 992,9 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Hậu Giang (thành viên của Tập đoàn Phú Cường) làm chủ đầu tư. Năm 2018 dự án này được khởi công xây dựng và giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng về quy mô, tổng số căn hộ, các tiện ích tại dự án, thậm chí cả giá bán của các căn hộ. Và dự án cũng đã thi công phần móng nhưng hiện nay Sở KHĐT xác định tình trạng nhà đầu tư dự án này không đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án NƠTM do dự án không có đất ở hoặc không chuyển nhượng toàn bộ đất ở.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM đánh giá, nếu không được phê duyệt chủ trương đầu tư thì DN không thể thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo, cũng không thể đóng tiền sử dụng đất. Dẫn tới hệ lụy thiệt đơn, thiệt kép, DN có đất không làm gì được, nguồn cung bất động sản (BĐS) trở nên khan hiếm, giá đội lên cao, người dân khó mua nhà để ở. Còn Nhà nước không thu được tiền sử dụng đất, không thu được các loại thuế, phí.

Tại Đồng Nai, có dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhiều năm nay, đến nay cơ quan thanh tra kiểm tra lại yêu cầu thực hiện theo Luật Nhà ở – tức phải có đất ở, thông tin được ông Thái Doãn Hòa – Phó trưởng Phòng Phát triển nhà và Thị trường BĐS – Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai chia sẻ tại tọa đàm “Tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho BĐS” diễn ra tại TPHCM. Cũng theo ông Hòa, Đồng Nai đã nhận diện 5 nhóm khó khăn, vướng mắc của lĩnh vực BĐS. Trong đó, nổi bật nhất là khó khăn, vướng mắc về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư – lựa chọn chủ đầu tư.

Đề xuất tháo gỡ

Theo Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TPHCM), dự án NƠTM đòi hỏi DN phải có quỹ đất đủ lớn, nhưng thực tế cho thấy số lượng dự án có 100% đất ở hoặc có một phần đất ở chỉ chiếm không quá 5% tổng số dự án NƠTM trên thị trường. Do vậy, việc quy định điều kiện về hình thức sử dụng đất nêu trên gây nhiều khó khăn khi DN đề xuất chủ trương xây dựng dự án NƠTM. Để tháo gỡ triệt để những vướng mắc này, thậm chí là không cần sửa luật, chính quyền địa phương cần thực hiện ngay việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được quy định từ năm 2013 nhưng vẫn chưa được triển khai thực hiện.

Hiệp hội BĐS TPHCM đã có văn bản gửi Quốc hội đề nghị sửa đổi điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 và khoản 6 điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để tạo điều kiện cho DN, nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với các loại đất hoặc đang có quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng để thực hiện dự án NƠTM.

Hiệp hội BĐS TPHCM chỉ ra quy định tại điểm b khoản 1 điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉ cho phép thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở hoặc phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác, nên có nội hàm chật hẹp hơn so với các quy định hiện hành tại Luật Đất đai năm 2013, do đó chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, chưa bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đang sử dụng đất.

Trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV các đại biểu đã thảo luận, góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong bối cảnh thị trường BĐS đang “đóng băng”, hàng trăm dự án “trùm mền” không thể triển khai do vướng về pháp lý. Do vậy người dân, DN đang kỳ vọng việc sửa Luật Đất đai lần này sẽ thông thoáng hơn, tháo gỡ khó khăn về pháp luật đất đai cho thị trường BĐS.

Nguyên Vũ – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Dự án Văn phòng đại diện, nhà khách tỉnh Hậu Giang và khu thương mại dịch vụ kết hợp căn hộ đang vướng quy định về đất ở không thể triển khai.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/thieu-quy-dat-o-dang-la-diem-nghen-cua-thi-truong-bat-dong-san-5743845.html

Hà Nội: Hàng loạt công trình biệt thự trong cụm công nghiệp làng nghề

Trong hoàng loạt vi phạm cụm công nghiệp làng nghề xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) nổi bật là nhiều công trình nhà xưởng nhưng được xây dựng thành biệt thự.

Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu do Công ty CP Tập đoàn Minh Dương làm chủ đầu tư được thành lập theo quyết định số 16 năm 2012 của UBND Tp.Hà Nội với quy mô 12,05ha, tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật 260 tỷ đồng.

Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu do Công ty CP Tập đoàn Minh Dương làm chủ đầu tư được thành lập theo quyết định số 16 năm 2012 của UBND Tp.Hà Nội với quy mô 12,05ha, tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật 260 tỷ đồng.

Thanh tra công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng tại cụm công nghiệp làng nghề xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức, Hà Nội), theo đó thanh tra Tp.Hà Nội chỉ ra hoàng loạt vi phạm.

Cũng qua kiểm tra hiện trạng, một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh sử dụng đất không đúng mục đích. Trong đó, 5 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích sản xuất công nghiệp (chuyển đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ); 8 trường hợp cho thuê lại nhà xưởng sản xuất không thông báo với chủ đầu tư; 12 trường hợp kiểm tra hiện trạng thấy công trình văn phòng, nhà điều hành có một số phòng có giường ngủ, phòng khách, phòng bếp…

Về công tác quản lý hoạt động xây dựng, UBND huyện Hoài Đức cấp giấy phép xây dựng các dự án sản xuất trong cụm công nghiệp đối với các ô đất C4-4, C4-5; C3-3; C3-1; A3-1, A3-2, A3-3, chủ sử dụng có hồ sơ xin cấp phép xây dựng (nhà xưởng kết hợp văn phòng) và được Phòng quản lý đô thị huyện Hoài Đức phê duyệt có kiến trúc giống biệt thự.

Tuy nhiên, theo Thanh tra TP Hà Nội, hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về quy chuẩn, thiết kế kiến trúc mẫu điển hình đối với các công trình nhà xưởng, văn phòng trong cụm công nghiệp, dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân thuê đất trong cụm công nghiệp xây dựng các công trình văn phòng giống biệt thự (5 công trình), gây khó khăn cho các cơ quan Nhà nước trong công tác cấp phép, quản lý việc chấp hành pháp luật về đất đai, xây dựng tại cụm công nghiệp.

Công trình biệt thự với quy mô “khủng” tại lô B1 cụm công nghiệp làng nghề xã Dương Liễu.

Theo ghi nhận, tại cụm công nghiệp làng nghề xã Dương Liễu nhiều căn biệt thự không có hoạt động sản xuất mà được sử dụng với mục đích để ở.

Tại các công trình này, phía bên ngoài được ghi trên tấm bảng đề tên hộ kinh doanh, tên công ty, doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại giao dịch. Tuy nhiên, những công trình trên được xây dựng với kiến trúc như các căn biệt thự sang trọng.

Thanh tra Tp.Hà Nội cũng chỉ ra việc xây dựng sai phép, vượt tầng diễn ra tràn lan tại cụm công nghiệp làng nghề xã Dương Liễu. Cụ thể, về việc chấp hành giấy phép xây dựng của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, qua thanh tra phát hiện có 4 trường hợp sử dụng đất không phù hợp với giấy phép xây dựng, 45/tổng số 52 trường hợp đã xây dựng công trình sai giấy phép.

Trong số công trình sai phép có 3 trường hợp xây hoàn toàn khác so với GPXD; 3 trường hợp xây dựng vượt tầng, thêm tầng mái, tầng hầm, tầng lửng; 2 trường hợp xây dựng thêm tum, hộp kỹ thuật thang máy/thang bộ; 22 trường hợp lấn khoảng lùi; 7 trường hợp xây dựng thêm tầng + lấn khoảng lùi…

Trong số những trường hợp vi phạm nêu trên có 6 trường hợp đã bị UBND huyện Hoài Đức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép.

“Tuy nhiên, đến nay UBND huyện Hoài Đức vẫn chưa xử lý triệt để các công trình không đúng giấy phép. UBND xã Dương Liễu không thực hiện đúng trách nhiệm giám sát. Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Hoài Đức đã không kịp thời kiểm tra, phát hiện việc xây dựng sai phép và UBND xã Dương Liễu không thực hiện đúng trách nhiệm giám sát”, KLTT chỉ rõ.

Thanh tra Thành phố đã kiến nghị UBND Tp.Hà Nội giao UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với những tồn tại đã nêu tại phần kết luận.

Nguyễn Hữu Thắng – Tạp chí NĐT

Theo Người Đưa Tin

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.nguoiduatin.vn/ha-noi-hang-loat-cong-trinh-biet-thu-trong-cum-cong-nghiep-lang-nghe-a635449.html

Thành phố 13 triệu dân phải đóng cửa vì khói bụi mù trời

Mới đây, một siêu đô thị nữa ở Nam Á phải đóng cửa vì tình trạng ô nhiễm lan rộng.

Đó là Lahore, thành phố đông dân thứ hai này của Pakistan, với hơn 13 triệu dân. Người dân tại đây đã phải hít thở không khí độc hại trong gần một tuần trở lại đây.

Theo công ty công nghệ IQAir, Lahore đã đóng cửa hàng loạt trường học, công viên, trung tâm thương mại và văn phòng làm việc sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) tăng vọt lên hơn 400. Con số này được xếp hạng ở mức “nguy hiểm”.

Tính đến nay, giới chức ở tỉnh Punjab của Pakistan đã áp đặt tình trạng khẩn cấp về môi trường và sức khỏe ở ba thành phố – Gujranwala, Hafizabad và Lahore – cho đến khi tình hình được cải thiện.

Thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Pakistan Mohsin Naqvi hôm 7/11 cho biết chính quyền địa phương sẽ hạn chế di chuyển của người dân đến và đi từ các khu vực này bằng phương tiện giao thông công cộng và cá nhân. Ngoài ra, cũng hạn chế tụ tập nhiều hơn 4 người ở một nơi.

Thống đốc tỉnh Punjab Mohsin Naqvi cho biết “tình trạng khẩn cấp về môi trường và sức khỏe” đã được áp đặt tại ba thành phố Gujranwala, Hafizabad và Lahore cho đến khi tình hình được cải thiện.

Theo hãng tin CNN, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiệt độ lạnh hơn đã giữ lại các hạt ô nhiễm, tạo ra khói mù độc hại đạt mức nguy hiểm.

Thông thường, vào cuối năm sau vụ thu hoạch mùa đông, hàng triệu nông dân sẽ đốt sạch rơm rạ còn sót lại để chuẩn bị cho vụ lúa sắp tới.

Trước Pakistan, nhiều thành phố ở Ấn Độ cũng xảy ra tình trạng tương tự. Bên cạnh khói bụi do đốt rơm rạ còn có tình trạng ô nhiễm do xe cộ và sản xuất công nghiệp khiến các bang Haryana, Punjab, Uttar Pradesh và New Delhi ở phía Bắc Ấn Độ chịu khói bụi dày đặc.

Tòa án Tối cao Ấn Độ tuần này đã ra lệnh cho chính quyền các bang xung quanh New Delhi ngăn chặn nông dân đốt cây trồng, đồng thời cấm đốt pháo hoa trên toàn quốc, trước thềm lễ hội Ánh sáng Diwali sắp diễn ra vào cuối tuần này.

Các thành phố lớn khác của Ấn Độ, trong đó có Kolkata và Mumbai, cũng bị IQAir liệt kê vào danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong tuần này, với mức độ ô nhiễm dao động giữa “nguy hiểm” và “không tốt cho sức khỏe”.

Chính quyền địa phương đã nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, từ hạn chế phương tiện đi lại trên đường, tưới nước trên vỉa hè và cấm hoạt động xây dựng không cần thiết để giảm bụi.

Trang Trần – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Ô nhiễm dày đặc tại TP Lahore.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/thanh-pho-13-trieu-dan-phai-dong-cua-vi-khong-khi-doc-hai-192231111104553365.htm

Hàng loạt bến thủy nội địa ở Phú Thọ không phép, hết thời gian hoạt động

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có ba tuyến đường thủy nội địa quốc gia (sông Hồng, sông Lô, sông Đà) với tổng chiều dài hơn 224,5km và hai tuyến sông địa phương (sông Chảy và sông Bứa) với tổng chiều dài 92km.

Nằm ven hai bên bờ các tuyến sông là hệ thống các cảng, bến thủy nội địa hàng hóa đa dạng với tám cảng trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia (bảy cảng nằm trên sông Lô, một cảng nằm trên sông Hồng) và 104 bến thủy nội địa hàng hóa.

Các cảng, bến thủy nội địa hàng hóa phân bố không đồng đều, tập trung đông ở một số khu vực thuộc địa bàn thành phố Việt Trì (27 bến), huyện Phù Ninh (28 bến), huyện Đoan Hùng (15 bến) và huyện Hạ Hòa (13 bến)…

Điều đáng nói, hầu hết các bến thủy nội địa hàng hóa hoạt động không phép, hết thời gian hoạt động. Theo số liệu thống kê của các ngành chức năng của tỉnh, toàn tỉnh hiện có 67 bến không phép, hết hạn, trong đó, thành phố Việt Trì có 19 bến, huyện Phù Ninh có 19 bến, huyện Đoan Hùng có 9 bến, huyện Thanh Thủy có tám bến…

Ngoài việc các bến thủy nội địa hàng hóa hết hạn, hoạt động không phép, nhiều bến thủy nội địa hàng hàng hóa còn vi phạm về các lĩnh vực đất đai và vi phạm về xây dựng các công trình dân dụng và đê điều.

Qua quá trình kiểm tra, toàn tỉnh có 22/104 bến vi phạm về lĩnh vực đất đai; 41/104 bến vi phạm về xây dựng công trình liên quan đến đê điều do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép; 58/104 bến vi phạm về xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, cấp phép.

Bến thủy nội địa của hộ bà Bùi Thị Lan Anh, khu 10, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh vừa bị xử phạt do vi phạm các quy định về hoạt động bến thủy nội địa.

Trong đó, thành phố Việt Trì có 11/27 bến vi phạm về đất đai, 16/27 bến vi phạm xây dựng công trình liên quan đến đê điều, 24/27 bến vi phạm xây dựng công trình; huyện Phù Ninh có 5/28 bến vi phạm về đất đai, 9/28 bến vi phạm xây dựng công trình liên quan đến đê điều, 19/29 bến vi phạm xây dựng công trình; huyện Đoan Hùng có 6/15 bến vi phạm về lĩnh vực đất đai, 9/15 bến vi phạm xây dựng công trình liên quan đến đê điều, 3/15 bến vi phạm liên quan đến xây dựng công trình…

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cảng, bến thủy nội địa trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có văn bản yêu cầu các ngành, địa phương kiểm tra, xử lý, khắc phục tình trạng cảng, bến thủy nội địa hàng hóa hoạt động chưa tuân thủ các quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, từng bước tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cảng, bến thủy nội địa hàng hóa; bảo đảm các cảng, bến thủy nội địa hàng hóa khi đi vào hoạt động phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan. Từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện đại, đồng bộ, an toàn, có chất lượng dịch vụ vận tải cao góp phần quan trọng vào giảm chi phí logistics.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, cá nhân hoạt động cảng, bến thủy nội địa hàng hóa; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật; từng bước đưa hoạt động cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp.

Phát hiện, xử lý vi phạm kịp thời theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các vi phạm trong hoạt động cảng, bến thủy nội địa. Xóa bỏ những cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép; góp phần vào việc bảo vệ môi trường, đê điều, kết cấu hạ tầng giao thông.

Ngọc Long – Báo Nhân Dân

Theo Nhân Dân

Ảnh: Bến thủy nội địa của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thường Xuyên tại xã Hùng Lô hết hạn hoạt động nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.

https://nhandan.vn/hang-loat-ben-thuy-noi-dia-o-phu-tho-khong-phep-het-thoi-gian-hoat-dong-post781968.html

Gỡ xung đột pháp lý về ‘chung cư mini’

Cần quản lý chặt chẽ loại hình nhà ở nhiều tầng, khi bán gọi là ‘chung cư mini’, nhưng khi xin giấy phép xây dựng thì đăng k là nhà ở riêng lẻ.

Không hợp thức hóa

Do đứng dưới danh nghĩa là “nhà ở riêng lẻ” nên tất cả các “chung cư mini” hiện nay không chịu sự ràng buộc bởi thủ tục tiền kiểm cũng như hậu kiểm của Sở Xây dựng như đối với các chung cư thông thường khác. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có ngay giải pháp cấp bách để phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các vụ cháy nổ, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân và doanh nghiệp.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, trong các luật hiện nay, không có luật nào quy định về “chung cư mini”. Đây là một “lỗ hổng” trong luật pháp. “Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và vận hành “chung cư mini” không đủ tiêu chuẩn, tiếp đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý phê duyệt. Các cơ quan cần rà soát lại các “chung cư mini” đã được xây dựng, nếu không đảm bảo quy chuẩn, nhà đầu tư phải sửa chữa để có nơi thoát hiểm, nơi vui chơi, sinh hoạt công cộng”, ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

“Dứt khoát không hợp thức hóa ‘chung cư mini’ trong Luật Nhà ở”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nêu rõ quan điểm trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời giao Ủy ban Pháp luật rà soát dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) để không hợp thức hóa loại hình nhà ở này.

Vài năm trở lại đây, đã có sự nhập nhằng, không minh bạch rõ bản chất pháp lý của “chung cư mini”. Câu hỏi đặt ra, đây là nhà ở riêng lẻ hay nhà chung cư? Với quy định hiện nay, nếu một hộ gia đình có thửa đất vài trăm mét vuông thì chỉ cần xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ thông thường. Thẩm quyền cấp phép là UBND cấp quận trong thời hạn khoảng 2 tháng.

Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản muốn đầu tư, kinh doanh sản phẩm chung cư, phải lập dự án, phải thực hiện thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản với các thủ tục: Chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất, định giá đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (PCCC), cấp giấy phép xây dựng, nghiệm thu PCCC, nghiệm thu công trình đủ điều kiện đưa vào vận hành… Trên thực tế, một dự án chung cư thường mất tối thiểu 2 năm để hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Cuộc “cạnh tranh không bình đẳng” về thủ tục pháp lý này dẫn đến các hộ gia đình đầu tư “chung cư mini” nắm lợi thế so với doanh nghiệp bất động sản.

Từ hậu quả đáng tiếc đã xảy ra trong vụ cháy “chung cư mini” tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng cần siết chặt quản lý loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ. Trình bày báo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Ban soạn thảo đã nhận nhiều ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn việc phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân, nhất là các yêu cầu về tiêu chuẩn xây dựng, PCCC.

Để khắc phục tồn tại, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý lại Điều 57 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chặt chẽ hơn. Trong đó, đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân, nếu có từ 2 tầng trở lên và có quy mô dưới 20 căn hộ để cho thuê, phải đáp ứng yêu cầu về quy chuẩn xây dựng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; phải được thiết kế, thẩm duyệt PCCC và thực hiện các biện pháp quản lý về an toàn PCCC.

Trường hợp cá nhân xây dựng nhà ở từ 2 tầng trở lên để bán, cho thuê mua căn hộ, từ 2 tầng và quy mô từ 20 căn hộ trở lên để cho thuê đều phải thành lập doanh nghiệp, lập dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Tạo cơ hội cho người dân có nhà nhưng không buông lỏng quản lý

Ảnh: Thế Đoàn/Báo Tin tức

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, đại biểu Hoàng Đức Thắng băn khoăn: “Bịt chặt kẽ hở trong quản lý là việc cần làm ngay, nhưng siết chặt quá mức cần thiết sẽ đẩy người lao động, sinh viên nghèo ra đường khi họ không có điều kiện để ở những căn hộ đáp ứng yêu cầu cao”. Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, thời gian qua Việt Nam đã có nhiều cố gắng thiết kế nhiều chính sách hấp dẫn hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) nhưng vẫn rất ít doanh nghiệp mặn mà, người mua khó tiếp cận vì mức giá không phù hợp, thủ tục rườm rà.

“Việc tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp để có chỗ ở, học tập và lao động là cần thiết nhưng không vì thế mà buông lỏng công tác quản lý về xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị về nhà ở, nhà trọ và khu chung cư không đảm bảo an toàn. Qua giám sát nhiều cơ sở cho thuê, hầu hết đều không bảo đảm PCCC. Do đó cần phải quy định siết chặt quản lý, làm rõ trách nhiệm của ngành chức năng và phải sửa Luật trong thời gian tới”, đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị: Nhu cầu nhà ở của người dân cần phải được bảo đảm nhưng dứt khoát không hợp thức hóa những sai phạm của “chung cư mini” trong Luật Nhà ở. Chính phủ tiếp tục triển khai những giải pháp ưu đãi để khơi thông nguồn cung NƠXH và nhà ở thương mại giá bình dân; chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra các “chung cư mini”, bên cạnh việc kiểm tra nhằm phát hiện vi phạm là rất cần thiết nhưng phải hướng dẫn kịp thời cho người dân, có giải pháp phòng ngừa an toàn cháy nổ.

“Trong Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV lần này, cần có nội dung yêu cầu về bảo đảm an toàn cháy, nổ nói chung, trong đó có an toàn cháy, nổ đối với các “chung cư mini”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.

Ths Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản:

Điều 57 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được chỉnh lý theo hướng yêu cầu cá nhân có quyền sử dụng đất ở, nếu có nhu cầu đầu tư “chung cư mini” để bán, cho thuê mua đối với từng căn hộ (không giới hạn quy mô số căn); hoặc đầu tư “chung cư mini” có quy mô từ 20 căn hộ trở lên để cho thuê, phải đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở, phải thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật đối với dự án nhà ở.

Nếu cá nhân đầu tư “chung cư mini” có quy mô dưới 20 căn hộ để cho thuê, không phải đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở, không phải thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở nhưng phải đáp ứng quy chuẩn xây dựng đối với nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để cho thuê theo quy định của Bộ Xây dựng; phải được thiết kế, thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và thực hiện các biện pháp quản lý về an toàn PCCC theo quy định đối với nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để cho thuê.

Điều 57 cũng quy định, việc bán, cho thuê mua, cho thuê căn hộ thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản. Việc cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ thực hiện theo pháp luật về đất đai.

Minh Phương/Báo Tin tức

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Trước 31/12, Bộ Xây dựng phải khẩn trương hoàn thành tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ – yêu cầu chung về thiết kế. Ảnh: Thế Đoàn/Báo Tin tức

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/kinh-te/go-xung-dot-phap-ly-ve-chung-cu-mini-20231111233159579.htm

Hãy ứng xử có trách nhiệm với di sản

Liên quan đến dự án ‘quây núi đá vịnh Hạ Long làm hòn non bộ’ tại Quảng Ninh, gây sự chú ý của dư luận mấy ngày qua, mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã ký văn bản, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét hàng loạt vấn đề liên quan đến dự án.

Trong văn bản, lãnh đạo Bộ TN&MT đặc biệt lưu ý: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long phải được ưu tiên bảo tồn, phục hồi nguyên trạng, các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo tồn, bảo vệ nguyên vẹn.

Đây không phải lần đầu tiên Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long bị xâm phạm. Trước đó, tỉnh Quảng Ninh đã từng phải ra các văn bản để kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng xâm hại nghiêm trọng tại vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long khi có rất nhiều công trình không phép bê tông hóa vùng lõi di sản, trong đó có hàng loạt công trình kè đầm tại phía sau đảo Đầu Gỗ; hang Hanh, các hòn: Vụng Ba Cửa, vụng Ong, vụng Hà…

Cũng là di sản, cách Quảng Ninh không xa là Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Di sản này cũng từng bị xâm phạm bởi hàng loạt công trình trái phép trong vùng lõi, sự việc có vẻ như cơ quan chức năng địa phương “không nghe không thấy”. Nó chỉ được “phát giác” từ dư luận, báo chí và khi đó “quả bóng trách nhiệm” lại được đá sang doanh nghiệp vi phạm.

Những vi phạm, xâm hại vùng lõi, vùng đệm di sản ở vịnh Hạ Long, danh thắng Tràng An mới là số ít nhưng lại được xem là “điểm nóng”. Dư luận băn khoăn về vấn đề trách nhiệm liệu có được “truy” một cách triệt để như: Trách nhiệm công tác quản lý? Trách nhiệm với di sản của cá nhân, doanh nghiệp? Thậm chí, nhiều người còn thắc mắc: Trước khi “đục khoét” vịnh Hạ Long, ít ra người ta cũng phải biết đây là di sản thế giới chứ?

Nên nhớ, ở đây không chỉ có một, mà là hai di sản thuộc vịnh Hạ Long. Cụ thể: Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Thế nên, điều mà nhân dân đau lòng nhưng lại không biết làm cách nào để bảo vệ khi không ít nơi vì chữ “lợi” trước mắt mà các đơn vị bất chấp việc “xẻ rừng bạt núi”, bán rẻ tài nguyên. Kéo theo một hệ lụy là một phần di sản văn hóa, thiên nhiên đã và đang chịu tác động ngày càng nhanh chóng của sự biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội. Hiện tại, di sản vịnh Hạ Long cũng đang chịu số phận tương tự.

Từ thực tế trên đã bộc lộ cho thấy còn có những hạn chế và yếu kém trong công tác bảo tồn, phát triển của ngành văn hóa tại địa phương này. Trong khi Việt Nam vốn dĩ vẫn được xem là quốc gia có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và những di sản thế giới như vịnh Hạ Long cũng góp phần làm nên bản sắc riêng của hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Luật Di sản văn hóa đã ra đời nhiều năm nay; ngày hội tôn vinh di sản cũng đã được cơ quan chức năng tổ chức nhiều lần, nhưng ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa có lẽ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Đã đến lúc, thay bằng cho “rút kinh nghiệm” hãy áp dụng đúng quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm, sai đến đâu xử lý nghiêm minh đến đó để mang tính răn đe, không còn tái diễn tình trạng tương tự.

Thiết nghĩ, phát triển kinh tế theo hướng nào, bằng cách nào thì cũng cần phải tôn trọng di sản nói riêng và văn hóa nói chung. Do đó, hãy ứng xử có trách nhiệm với di sản. Trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản là trách nhiệm, nghĩa vụ không phải là của riêng ai.

Sông Hàn – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Dự án khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm “hòn non bộ”.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/van-de-hom-nay-thoi-su/hay-ung-xu-co-trach-nhiem-voi-di-san-i713534/

Ô nhiễm không khí ‘tấn công’ Nam Á

Lahore trở thành siêu đô thị mới nhất phải đóng cửa khi tình trạng ô nhiễm lan rộng khắp Nam Á, khu vực với gần 50 triệu người phải sống trong bầu không khí ô nhiễm độc hại gần một tuần.

Với hơn 13 triệu dân, Lahore là thành phố đông dân thứ hai tại Pakistan, đã buộc phải đóng cửa trường học, công viên, trung tâm thương mại và văn phòng sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong tuần này tăng vọt lên hơn 400, cũng là mức được đánh giá nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Giới chức tỉnh Punjab đã áp đặt “tình trạng khẩn cấp về môi trường và sức khỏe” ở các thành phố Gujranwala, Hafizabad và Lahore với tổng dân số hơn 15 triệu người cho đến khi tình hình được cải thiện.

Tuyên bố của nhà chức trách nêu rõ, hoạt động di chuyển của người dân đến và đi từ những thành phố kể trên bằng phương tiện giao thông cá nhân và công cộng đều sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, người dân cũng được khuyến cáo hạn chế tụ tập nhiều hơn 4 người tại cùng một địa điểm.

Mức độ ô nhiễm tăng cao ở Pakistan xảy ra sau khi quốc gia láng giềng Ấn Độ chứng kiến tình trạng sương mù bao phủ thủ đô New Delhi hồi tuần trước. Nguyên nhân do nhiệt độ giảm khiến các hạt ô nhiễm bị giữ lại trong không khí, tạo ra khói mù độc hại ở mức nguy hiểm.

Theo truyền thống, vào cuối năm, sau vụ thu hoạch mùa đông, hàng triệu nông dân đốt rơm rạ còn sót lại để chuẩn bị cho vụ lúa mì sắp tới. Điều này, cùng với tình trạng ô nhiễm do xe cộ và công nghiệp, đã tạo ra lượng sương mù dày đặc tại các bang Haryana, Punjab, Uttar Pradesh và New Delhi phía Bắc Ấn Độ.

Chất lượng không khí kém ảnh hưởng đến sức khỏe hàng triệu người dân khu vực Nam Á. Ảnh: Reuters

Trước đó, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền các bang lân cận New Delhi ngăn chặn tình trạng người nông dân đốt rơm rạ, đồng thời cấm sử dụng pháo trên toàn quốc trước lễ hội Diwali chuẩn bị diễn ra vào cuối tuần này. Thực tế, những lệnh cấm tương tự từng được ban hành trong nhiều năm nhưng gần như không hiệu quả.

Các thành phố lớn khác của Ấn Độ, bao gồm Kolkata và Mumbai, đều nằm trong danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong tuần này, với mức độ ô nhiễm dao động giữa “nguy hiểm” và “không tốt cho sức khỏe”. Chính quyền các địa phương đã nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, từ hạn chế phương tiện tham gia giao thông, tưới nước trên vỉa hè và cấm các hoạt động xây dựng không cần thiết để giảm bớt bụi.

Theo một nghiên cứu năm 2021 của Viện Chính sách năng lượng (EPIC) tại Đại học Chicago, chất lượng không khí kém có thể khiến tuổi thọ người dân Delhi giảm tới 9 năm. Nghiên cứu cũng cho thấy, mỗi người trong số 1,4 tỷ dân Ấn Độ đều phải chịu mức ô nhiễm trung bình hằng năm vượt quá khuyến cáo của WHO. Các bác sĩ ở New Delhi đã xác nhận sự gia tăng của những căn bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như ho, rát họng, khó thở, hay các vấn đề về da và nhiều bệnh khác.

Dhaka, thủ đô của Bangladesh với dân số hơn 10 triệu người, cũng nằm trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất. Ngày 10-11, chỉ số chất lượng không khí tại thành phố là 222, mức “không lành mạnh”.

Theo CNN, nồng độ bụi mịn PM2.5 ở tất cả thành phố kể trên đã vượt xa giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tình trạng này cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng đối với các quốc gia Nam Á đang trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và bùng nổ dân số dẫn đến gia tăng mức độ ô nhiễm.

Những người tiếp xúc thường xuyên với bụi mịn PM 2.5 sẽ đối diện nguy cơ suy giảm khả năng nhận thức, miễn dịch, có thể mắc những căn bệnh liên quan đến rối loạn tim và phổi.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng, các nhóm hoạt động môi trường và nhà hoạch định chính sách đã kêu gọi áp dụng những giải pháp hiệu quả hơn để quản lý sự gia tăng dân số. Đồng thời cho rằng, các biện pháp hiện tại như hạn chế giao thông và tạm dừng xây dựng sẽ không tạo ra nhiều khác biệt về lâu dài.

Thương Nguyệt – Báo HNM

Theo Hà Nội Mới

Ảnh: Siêu đô thị Lahore chìm trong khói bụi độc hại do ô nhiễm không khí. Ảnh: Getty Images

Xem bài viết gốc tại đây:

https://hanoimoi.vn/o-nhiem-khong-khi-tan-cong-nam-a-647662.html

Thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất?

Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng bất động sản âm hơn 8% so với đầu năm. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn nhất của thị trường đã qua và đang trên đà hồi phục.

Tập trung gỡ vướng

Phát biểu tại tọa đàm “Tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho bất động sản”, ông Thái Doãn Hòa, Phó trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết, từ năm 2022 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo thành lập tổ công tác xử lý các kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đầu năm 2023, Đồng Nai đã lập 3 tổ công tác, gồm tháo gỡ vướng mắc về chậm triển khai, xử lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển nhà ở xã hội. Cả 3 tổ này đều do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai làm tổ trưởng tổ tháo gỡ.

Theo ông Hòa, tỉnh Đồng Nai đã nhận diện 5 nhóm khó khăn vướng mắc cho lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, khó khăn vướng mắc về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư. Theo đó, Luật Đầu tư và Luật Nhà ở chưa thống nhất với nhau dẫn đến cách hiểu khác nhau. Các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư bao năm nay, đến giờ cơ quan Thanh tra vào lại bắt thực hiện theo Luật Nhà ở, tức phải có đất ở. Việc này tỉnh Đồng Nai cũng không gỡ được mà phải báo cáo lên Chính phủ.

Vướng tiếp theo là khó khăn trong giao đất cho doanh nghiệp. Công tác định giá đất cũng gặp khó. Có dự án giao rồi mà không thể tư vấn định giá vì các công ty tư vấn không dám định giá do khó trong giải trình với cơ quan kiểm toán. Khó khăn khác là về vướng quy hoạch. Hiện quy hoạch phân khu chưa phủ kín, công tác kêu gọi đầu tư chậm. Một số quy hoạch tỉnh đã có rồi nhưng chưa đồng bộ. Phân khu quy hoạch 1/500 trái nhau.

“Vướng mắc nữa là điều kiện kinh doanh bất động sản. Các quy định trong luật, văn bản luật liên quan đến phân lô bán nền yêu cầu phải hoàn thành cơ sở hạ tầng, các công trình… Với các dự án quy mô lớn hàng trăm ha, quy định này khá ngặt nghèo, gây khó khăn cho chủ đầu tư”, ông Hòa nói.

Ngoài ra, còn có khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà ở xã hội trong dự án. Đã có nhiều dự án triển khai theo Nghị định cũ nhưng sau này điều chỉnh quy hoạch thì lại bị vướng. Điều 182 Luật Nhà ở, quy định, địa phương phải lập thẩm định lại, buộc doanh nghiệp phải dành 20% diện tích dự án làm nhà ở xã hội thì rất khó.

Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Văn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương khẳng định, khó khăn thì cả nước chứ không riêng gì ở Đông Nam Bộ. Quan trọng là cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có vướng mắc pháp lý, đất đai, vốn.

“Bình Dương cũng đang tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch để đảm bảo sự đồng bộ về sau trong tháo gỡ vướng mắc, khó ở đâu thì gỡ ở đó. Bình Dương đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp để có quyết định chủ trương đầu tư dự án”, ông Văn nói.

9 tháng đầu năm tăng trưởng bất động sản âm hơn 8% so với đầu năm nhưng giai đoạn khó khăn nhất của thị trường đã qua.

Theo đó, trong công tác quy hoạch, Bình Dương cũng mạnh dạn rà soát, điều chỉnh theo thẩm quyền, thậm chí có vấn đề tỉnh đã chủ động đề xuất Chính phủ giao cho địa phương quyết định.

Để tháo gỡ cho các dự án trên địa bàn, sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh là rất quan trọng. Hằng tuần, UBND tỉnh Bình Dương đều họp giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, vướng cái gì thì gỡ cái đó. Khi xác định được nội dung cụ thể thì đơn vị liên quan đến để giải quyết hoặc sớm có đáp án cho doanh nghiệp.

Khó khăn nhất đã qua

Ông Phạm Đăng Hồ, Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TPHCM cho rằng, 9 tháng đầu năm tăng trưởng bất động sản âm hơn 8% so với đầu năm nhưng giai đoạn khó khăn nhất của thị trường đã qua.

Thời gian qua, Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản của UBND TPHCM đã có nhiều cuộc họp tháo gỡ, chủ yếu tập trung vấn đề có tính chất liên ngành mà một đơn vị không thể quyết định được mà cần sự thống nhất; cách hiểu, cách vận dụng pháp luật thống nhất để tháo gỡ khó khăn; các quy định pháp luật không đề cập vướng mắc cần tháo gỡ. Vì vậy, cần hợp tổ công tác liên ngành để thống nhất hành động và thông suốt về sau.

Tuy nhiên, theo ông Hồ việc tháo gỡ vướng mắc còn theo trình tự, vướng chỗ nào tham mưu chỗ đó nhưng chưa thông suốt tổng thể, liên tục để giải quyết toàn bộ, xong chỗ này thì lại vướng chỗ khác… nên chưa tiết kiệm được thời gian.

“Hiện nay có 2 nội dung vướng mắc liên quan đến yếu tố pháp luật. Đó là các dự án bất động sản trải qua nhiều thời kỳ, pháp luật đan xen, bản thân quy định pháp luật khi ban hành mới lại chưa thống nhất, đồng bộ với quy định chuyển tiếp. Chưa kể, việc tham mưu, đề xuất của các bộ, ngành khi chuyển tiếp cũng khác nhau. Việc này dẫn đến yếu tố chuyển tiếp cần trao đổi, nhìn nhận thống nhất và xin ý kiến của bộ, ngành, Tổ công tác chính phủ để áp dụng cho thống nhất”, ông Hồ nói.

Để gỡ vướng pháp lý bất động sản, cần hoàn chỉnh quy trình một dự án vì hiện nay còn rải rác ở các luật.

Một vướng mắc khác, được ông Hồ chỉ ra liên quan tới xác định giá đất, tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính bổ sung. Trong đó, từ việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc cũng phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung. Ông Hồ nhấn mạnh, phải xác định được nghĩa vụ tài chính và nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thủ tục sau mới thông suốt. Nếu chưa thực hiện nghĩa vụ thì việc triển khai bán nhà hình thành trong tương lai và huy động vốn đều khó… Thậm chí nếu không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, các thủ tục tiếp theo gần như không thể thực hiện và dừng dự án để xử lý.

Về giải pháp thời gian tới, ông Hồ cho rằng cần hoàn thiện cơ sở pháp luật. Ngoài ra, cần hoàn chỉnh quy trình một dự án vì hiện nay còn rải rác ở các luật. Việc trình tự nằm rải rác nên các tỉnh thành làm khác nhau, cần thống nhất.

“Quy định hiện nay làm trình tự thực hiện dự án kéo dài nên việc giải quyết vướng mắc cũng trình tự. Vì vậy, ngoài Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, Sở Xây dựng sẽ tham mưu giải quyết vướng mắc liên ngành, nhận diện khó khăn vướng mắc thời gian tới để thống nhất quy định pháp lý để giải quyết cho đồng bộ”, ông Hồ nói.

Duy Quang – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đang tích cực gỡ vướng cho thị trường bất động sản.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/thi-truong-bat-dong-san-da-qua-giai-doan-kho-khan-nhat-post1585733.tpo

Hà Nội vẫn khó xử lý các dự án ‘treo’

Mặc dù UBND thành phố Hà Nội đã rất quyết tâm, chỉ đạo các ban, ngành đơn vị liên quan vào cuộc rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai trên địa bàn, nhưng đến nay việc xử lý các dự án này vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Thống kê cho thấy, đến giữa năm nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 700 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, với tổng diện tích gần 5.000 ha. Trong đó, có 135 dự án vốn ngoài ngân sách chưa có quyết định giao đất cho thuê đất, 404 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…

Các dự án tai tiếng, “treo” từ năm này qua năm khác, bất định ngày về đích có thể kể đến Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem, vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, khởi công tháng 5/2011 tại quận Nam Từ Liêm; Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt rộng 35ha tại quận Hoàng Mai…

Ông Hứa Đức Minh, Chủ tịch UBND phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm cho biết, trên địa bàn phường có 3 dự án chậm triển khai. Thực trạng này không chỉ khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý mà còn ảnh hưởng lớn đến mỹ quan đô thị: “Chúng tôi cũng đã có văn bản báo cáo Hội đồng nhân dân quận đề xuất dừng các dự án này. Việc dự án chậm triển khai xảy ra tình trạng lấn chiếm, khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý”.

Nhằm từng bước xử lý các dự án “treo” trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu các cấp, ngành tăng cường chỉ đạo; nâng cao công tác giám sát, đánh giá đầu tư; tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai; kiên quyết thu hồi dự án kém hiệu quả sử dụng đất nhằm tạo môi trường đầu tư, khơi thông nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện thu hồi cũng rất khó khăn khi một số quy định pháp luật về quản lý đất đai, quản lý đầu tư, xây dựng còn chồng chéo, chưa đồng bộ và chậm được tháo gỡ.

Huy Nam/VOV1

Theo VOV.VN

Ảnh: Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt “treo” nhiều năm nay (Ảnh: VTC News)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/kinh-te/ha-noi-van-kho-xu-ly-cac-du-an-treo-post1058305.vov

Loạt dự án giúp Đà Nẵng giải bài toán ‘mưa là ngập’

Trong vòng 2 tháng qua, Đà Nẵng xảy ra 3 đợt ngập lụt các tuyến đường, các khu dân cư mỗi khi có mưa lớn. Tình trạng ‘mưa là ngập’ liên tục tái diễn, khiến người dân lo lắng. Đà Nẵng làm gì để giải bài toán cứ mưa là ngập?

Mưa lớn là ngập sâu

Người dân Đà Nẵng không quên hình ảnh thành phố trải qua trận ngập lụt lịch sử, nước dâng cao 1-2m làm 4 người chết, hơn 200.000 hộ dân bị mất điện vào tháng 10/2022.

Mới đây, trận mưa lớn chiều 13/10/2023, khiến hàng loạt tuyến phố trên địa bàn Đà Nẵng ngập sâu, có nơi gần 1m, hàng loạt xe bị chết máy, nhà dân bị nước tràn vào.

Trận ngập xảy đúng thời điểm giờ tan ca làm việc khiến người dân khổ sở tìm lối về nhà khi nhiều nơi bị “phong tỏa” bởi nước lớn. Ở vực rốn lũ Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu), nước ngập sâu, có nơi hơn 1m, chính quyền phải khẩn trương sơ tán người dân trong đêm. Nhiều tài sản không kịp di dời bị chìm trong nước.

Mới đây, trận mưa kéo dài khoảng 2 tiếng xảy ra ngày 7/11, cũng khiến nhiều ở khu vực quận Liên Chiểu ngập cục bộ, riêng khu dân cư Mẹ Suốt chỉ trong 2 tháng họ phải chạy lũ 3 lần.

Chị Hồ Thị Tiên (21 tuổi, ngụ quận Liên Chiểu,) cho biết, hai năm trở lại đây, khi Đà Nẵng xuất hiện mưa lớn, chị rất lo lắng. Đợt mưa ngập ngày 10/10 và 7/11 vừa qua chị Tiên phải tốn tiền triệu để sửa xe máy hư hỏng vì bị ngập.

“Đà Nẵng thời gian qua rất dễ ngập, hễ có mưa lớn là nước dâng rất nhanh, người dân khổ sở đi lại. Bây giờ thấy trời mưa lớn là lo lắm, không biết tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu”, chị Tiên lo lắng.

Hai năm qua, số tiền gia đình bà Liên làm ra không đủ sắm lại tài sản bị ngập hư hỏng

Bà Hồ Thị Minh Liên (47 tuổi, sống tại ngõ 74 đường Mẹ Suốt) mệt mỏi cho biết, hai năm qua, gia đình bà khổ sở theo lũ. Bà Liên kể, trận lũ vào tháng 10/2022 và tháng 10/2023, rất nhiều tài sản hư hỏng, phải mua lại.

“Cả nhà giờ làm ra cũng không đủ tiền mua sắm lại tài sản. Trước đây khu vực này cũng ngập cũng không đến mức lớn như vậy…”, bà Liên than khổ.

Nguyên nhân khiến Đà Nẵng liên tiếp bị ngập

Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, qua rà soát, nguyên nhân gây tình trạng ngập lụt tại trên địa bàn thành phố gồm cả khách quan và chủ quan.

Theo sở này, hệ thống cống hiện trạng khu vực đô thị thành phố dài khoảng gần 1.800km và gần 30km kênh mương hở.

Thời gian qua, tần suất xuất hiện các trận mưa có cường độ lớn ngày càng nhiều, vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có. Thêm nữa, các trận mưa lớn thường xảy ra tại thời điểm điều kiện thủy văn bất lợi, mực nước triều cường cao hơn đáy cửa xả nên hạn chế khả năng tự chảy của cống.

Đáng chú ý, hệ thống thoát nước vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm thành phố. Phần lớn hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố được xây dựng từ lâu và hiện đã xuống cấp. Một số tuyến cống được xây dựng từ thời Pháp, Mỹ bằng cống gạch vòm (sau này xây bằng đá hộc) đã bị sụt lở, tắc nghẽn, một số đoạn rất hạn chế khả năng thoát nước.

Công nhân ở Đà Nẵng khơi thông cống thoát nước ngập rác

Bất cập nữa là số điểm cục bộ có tiết diện, cao độ cống chưa hợp lý như khẩu độ nhỏ, cống hạ lưu nhỏ hơn thượng lưu. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn chồng chéo khi hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang… lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước làm giảm khả năng thoát nước.

Không những vậy, tình trạng lấn chiếm, xâm hại hệ thống thoát nước như đổ đất đá, rác thải xuống mương cống, hồ điều hòa gây tắc nghẽn dòng chảy, xe tải trọng nặng chạy lên vỉa hè gây hư hỏng các cấu kiện của hệ thống thoát nước.

Ngoài những nguyên nhân trên, Sở này cho biết thêm, hiện một số dự án, công trình thoát nước được bố trí vốn nhưng chưa thể thi công hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.

Trong khi đó, một số công trình đã thi công hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho đơn vị chức năng quản lý, kéo dài thời gian do thủ tục pháp lý dẫn đến cống thoát nước không được nạo vét thường xuyên.

Về vận hành trạm bơm chống ngập khi mưa lớn, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, khi xảy ra mưa lớn, cần vận hành máy bơm thì nguồn điện tại các trạm không được ổn định. Nguồn điện tại các trạm bơm chống ngập chưa được ổn định, vẫn còn tình trạng cúp điện khi đang xảy ra mưa lớn (mặc dù hiện nay các trạm bơm chống ngập là khu vực ưu tiên về nguồn điện).

Đường phố Đà Nẵng ngập sâu khi mưa lớn

Bên cạnh đó, số lượng, chủng loại máy móc, thiết bị chuyên dùng trang bị cho Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải để phục vụ duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước đô thị còn hạn chế, một số được sử dụng lâu nên hiệu suất giảm.

Có nguyên nhân, một bộ phận không nhỏ người dân còn tình trạng xả rác xuống cống thoát nước hoặc tự ý che đậy, cải tạo làm lấp các cửa thu nước, làm giảm khả năng thu nước…

Sẽ không tái diễn ngập khắp nơi?

Theo Sở Xây dựng, để giải quyết bài toán “mưa là ngập”, hiện nay thành phố đang triển khai chuẩn bị đầu tư và thi công các dự án thoát nước, xử lý ngập úng.

Trong đó, các dự án đang triển khai như tuyến cống liên phường Xuân Hà (đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến kênh Phú Lộc) và tuyến cống liên phường Tam Thuận (đoàn từ hồ Vĩnh Trung đến Vịnh Đà Nẵng), dự kiến hoàn thành trong quý 1 năm 2024.

Tuyến kênh từ Khu công nghiệp Hòa Khánh ra sông Cu Đê, vừa mới thi công hoàn thành. Các tuyến cống chuyển nước mưa từ phía biển về hướng sông Hàn (lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến tỉnh Quảng Nam), dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Người dân khu rốn lũ Mẹ Suốt trải qua 3 đợt ngập trong thời gian hai tháng

Thành phố cũng đang thực hiện các dự án gồm tuyến đường Trục I Tây Bắc (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến nút giao Quốc lộ 1A), tuyến đường Nguyễn An Ninh nối dài (đoạn từ đường sắt đến Quốc lộ 1A), tuyến cống thoát nước chính nối từ nút giao đường số 2 Khu Công nghiệp Hòa Khánh – Quốc lộ 1A đến hồ Bàu Sấu…

Ngoài những dự án trên, có nhiều dự án tiếp tục được chuẩn bị đầu tư gồm dự án xử lý thoát nước khu vực xung quanh Sân bay Đà Nẵng. Xây dựng cầu trên đường Nguyễn Nhàn tại vị trí qua kênh Phong Bắc (cải tạo phương án thoát nước do nút thắt tại khu vực này).

Nạo vét, nâng cấp cải tạo hồ điều tiết khu vực thượng lưu tuyến kênh thoát nước Phần Lăng; xử lý ngập úng khu vực đường Lê Tấn Trung và vùng lân cận; cải tạo các tuyến cống thoát nước khu vực nội thành (đường Hùng Vương – Lý Thái Tổ, Ông Ích Khiêm, Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh – Lê Lợi); tuyến cống thoát nước Khe Cạn (nhánh số 2)…

Hồ Giáp – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Đường trước cổng Khu công nghiệp Hòa Khánh ngập sâu, người dân đẩy xe chết máy về nhà chiều 7/11

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/da-nang-lam-gi-de-ngan-mua-ngap-tu-nha-ra-pho-dan-het-canh-chay-lu-2213473.html

TP.HCM: Phát huy nét đẹp của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(Phapluatmoitruong.vn) – Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh luôn cố gắng tổ chức Ngày hội trở thành cầu nối giữa tổ chức Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân.

Ngày 10/11/2023, Ban công tác Mặt trận ấp 3, xã Vĩnh Lộc B đã tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”, nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước và thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng trong khu dân cư.

Trong năm 2023, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư ấp 3 đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ấp thường xuyên phối hợp với các công ty, cơ sở đóng trên địa bàn để tạo việc làm cho thanh niên và bộ đội xuất ngũ, người trong độ tuổi lao động. Đồng thời, tạo điều kiện và giới thiệu cho các hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn vay để làm kinh tế gia đình. Từ đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Đặc biệt, đối với công tác bảo vệ môi trường, Ban vận động cùng hệ thống chính trị ấp thường xuyên ra quân vệ sinh các tuyến đường trên địa bàn, xóa các biển quảng cáo, rao vặt không đúng quy định, với 130 lượt người tham gia; Tuyên truyền vận động người dân sử dụng nguồn nước sạch, hiện hầu hết các gia đình được tiếp cận và sử dụng nước sạch. Ban vận động và hệ thống chính trị ấp cũng tăng cường giám sát công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, đã phối hợp xử lý 16 cơ sở, vận động 1 cơ sở di dời ra khỏi địa bàn.

Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động người dân chấp hành các quy định về đất đai, xây dựng. Các cơ sở sản xuất và người dân giữ vệ sinh môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phân loại rác tại nguồn và bỏ rác đúng nơi quy định.

Trao quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Trần Thị Thái Nguyên – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc B, cho biết: “Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm thật sự là Ngày hội của toàn dân, qua đó thu hút ngày càng đông đảo nhân dân tham gia. Thông qua Ngày hội, chúng tôi kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc của dân để phối hợp giải quyết ngay, tạo sự đồng thuận trong việc củng cố, xây dựng và phát triển địa phương”.

“Trong thời gian tới, phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội tiếp tục tập trung đổi mới; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”, bà Nguyên chia sẻ thêm.

Trao học bổng cho học sinh có thành tích nổi bật.

Với nhiều thành tựu nổi bật, Ban công tác Mặt trận ấp 3 xác định, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng việc tổ chức Ngày hội; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia với tinh thần đoàn kết, vui tươi, để Ngày hội thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, mang ý nghĩa thiết thực động viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và gắn kết các tầng lớp nhân dân.

Anh Khang – Đình Tuyến

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Ngày hội trở thành cầu nối giữa tổ chức Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân.

 

Những hòn đảo đẹp nhất ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước có rất nhiều hòn đảo tuyệt đẹp mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé thăm.

Theo đó, Việt Nam sở hữu hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, góp phần thúc đẩy du lịch biển ngày càng phát triển, nhiều hòn đảo mới chỉ có rất ít người đặt chân đến.

Dưới đây là top những hòn đảo chắc chắn khiến bạn bị cuốn hút:

Đảo Phú Quốc

Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, đây không chỉ là hòn đảo đẹp nhất Việt Nam mà nó còn được mệnh danh là Đảo Ngọc và là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam.

Phú Quốc cũng rất vinh dự từng lọt top 3 điểm đến du lịch đẹp nhất mùa Đông do National Geographic bình chọn hay đứng đầu top 10 điểm đến du lịch biển lý tưởng châu Á của Asiaone.

Để di chuyển lên Phú Quốc bạn có thể đi bằng máy bay là thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhất vì đã có rất nhiều thành phố lớn có đường bay thẳng tới Phú Quốc. Giá vé đi từ TP.HCM đến Phú Quốc vào khoảng 550.000 đồng.

Nếu dư thời gian và đang tìm một cách đi để trải nghiệm nhiều hơn thì bạn có thể đi xe khách đến Rạch Giá hoặc Hà Tiên rồi bắt phà hoặc tàu cao tốc đến Phú Quốc. Giá vé đi từ TP.HCM đến Phú Quốc bằng cách này vào khoảng 400.000 đồng.

Đảo Côn Sơn (Côn Đảo)

Côn Đảo tự hào về vẻ đẹp tinh tế của mình với những bãi biển trắng và những ngọn núi xanh rì khiến cho nó trở nên rất thanh bình.

Đảo Côn Sơn.

Di chuyển lên Côn Đảo có thể đi bằng 2 cách:

Máy bay: Hiện nay ở Côn Sơn có sân bay Côn Sơn phục vụ cho những chuyến bay nội địa từ hai địa điểm Sài Gòn và Cần Thơ, không có chiều từ Hà Nội. Giá vé máy bay từ Sài Gòn – Côn Sơn là khoảng 1.000.000 VNĐ/chiều và giá vé chặng Cần Thơ – Côn Đảo là khoảng 750.000 VNĐ/chiều.

Tàu: Bạn cũng có thể di chuyển ra đảo Côn Sơn bằng tàu với giá vé dao động khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ. Tuy nhiên, có một lưu ý là thời gian đi tàu khá lâu (khoảng 11 – 12 tiếng). Và đối với những bạn bị say sóng thì đi tàu trong một thời gian lâu như vậy sẽ khá là mệt mỏi.

Đảo Cô Tô

Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía Đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đây được xem là một trong những đảo đẹp nhất vịnh Bắc Bộ. Với vẻ đẹp yên bình, không gian xanh, mát nhưng không kém phần hùng vĩ, Cô Tô luôn thu hút đông đảo khách du lịch hằng năm.

Đảo Cô Tô.

Để đến Cô Tô từ Hà Nội thì đầu tiên bạn phải di chuyển đến cảng Cái Rồng.

Cách được mọi người lựa chọn nhiều nhất là bắt xe khách tại các bến Mỹ Đình hoặc Nước Ngầm với giá khoảng 160.000 – 200.000 VNĐ/người/lượt. Thời gian di chuyển mất 4-5 giờ đồng hồ.

Tiếp tục từ cảng Cái Rồng. Bạn có 2 sự lựa chọn để di chuyển ra đảo Cô Tô:

Tàu cao tốc: Khởi hành sớm nhất lúc 6 giờ sáng, muộn nhất 17h30. Thời gian di chuyển tầm 90 phút, giá vé ra đảo Cô Tô dao động khoảng 230.000 – 250.000 VNĐ/lượt/người. Tàu gỗ: Thời gian di chuyển tầm 150 phút, giá vé là khoảng 95.000 VNĐ/lượt/khách. Khởi hành lúc 7h sáng từ thứ 2 đến thứ 7.

Đảo Nam Du

Đảo Nam Du là một trong những hòn đảo đẹp nhất Việt Nam, khiến cho bao người yêu mến bởi vẻ đẹp thanh bình. Khi tới đảo Nam Du, bạn có thể lặng im nghe sóng biển rì rào, cũng có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Nam Du từ ngọn hải đăng.

Đảo Nam Du.

Để ra quần đảo Nam Du, bạn cần phải xuống thành phố Rạch Giá – Kiên Giang. Phương tiện di chuyển dễ nhất là xe khách xuất phát từ bến xe miền Tây, giá khoảng 150.000 – 170.000 đồng/vé. Bạn nên đi chuyến 23h để tới Rạch Giá lúc 6h sáng hôm sau.

Để tiếp tục hành trình tới Nam Du, bạn đi bằng tàu cao tốc, giá vé khứ hồi khoảng 440.000 đồng/người. Nếu biển động từ cấp 6 trở lên thì tàu không hoạt động.

Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm cách Hội An khoảng 15km, gồm 8 đảo gần nhau. Hòn Lao có bãi Làng, bãi Hương hay hoang sơ hơn là bãi Chồng, bãi Xếp. Ở đây, nước ngọt từ các khe suối chảy suốt ngày đêm. Vì thế, trên đảo trồng được lúa. Trên đảo, cây trái, hoa lá sum suê.

Đảo Cát Bà

Cát Bà là hòn đảo đẹp nhất Việt Nam trực thuộc tỉnh Hải Phòng, giáp với Quảng Ninh. Cát Bà có hai bãi biển rộng rãi, Cát Cò 1 và 2 với những bãi cát phẳng, trắng phau. Cát Bà sẽ là điểm du lịch Việt Nam lý tưởng cho bạn để tìm về một không gian yên bình, tận hưởng không khí trong lành.

Đảo Cát Bà.

Từ Hà Nội du khách có thể đi xe khách từ bến xe Gia Lâm, Yên Nghĩa, Hà Đông để tới bến xe của thành phố Hải Phòng với mức giá trung bình một vé khoảng 100.000 đồng/ người.

Từ đây du khách có hai sự lựa chọn: Đi tàu cánh ngầm tới thẳng Cát Bà với giá khoảng 220.000 đồng trong 45 phút, hoặc đi đường bộ qua 2 lần phà với chi phí lần lượt là khoảng 11.000 đồng và 6.000 đồng một người. Tổng thời gian di chuyển từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng.

Đảo Lý Sơn

Đây là một trong những hòn đảo tốt nhất để ghé thăm tại Việt Nam. Lý Sơn còn hơn cả một xứ sở thần tiên ngoài đời thật. Các bãi biển có nước màu ngọc lục, những con sóng trắng bất tận cùng những ngọn hải đăng nhấp nháy tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời.

Đảo Diệp Sơn

Đảo Điệp Sơn là một hòn đảo thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Đây là điểm du lịch được rất nhiều người yêu thích vì cái nét độc đáo của nó – con đường ngang qua biển cực kỳ đặc biệt.

Đảo Điệp Sơn.

Ngoài ra khi khám phá đảo Điệp Sơn bạn sẽ còn nhìn thấy rất nhiều nét hấp dẫn riêng biệt của hòn đảo này. Một hòn đảo còn giữ được nét hoang sơ, thanh bình và tràn ngập khung cảnh thiên nhiên.

Để đến Điệp Sơn, bạn có thể lựa chọn đi đến Tuy Hòa, Phú Yên hoặc Cam Ranh, Khánh Hòa bằng máy bay, tàu hỏa, xe khách, xe máy đều được.

Sau khi đến cảng cá Vạn Giã, bạn có thể tìm mua vé tàu qua đảo Điệp Sơn tại các trạm với mức giá khoảng 200.000 VNĐ/người/khứ hồi 2 chiều.

Hải Yến (tổng hợp) – Báo VTC News

Theo VTC News

Ảnh: Đảo Phú Quốc.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vtc.vn/nhung-hon-dao-dep-nhat-o-viet-nam-ar831887.html

Đẹp nao lòng bình minh ở Măng Đen

Sớm mùa thu, ánh bình minh đầu tiên vừa ló rạng, mây trời như hòa quyện, chiếc lá vàng bảng lảng rơi cũng là thời khắc thị trấn Măng Đen hiện ra đẹp đến mê hoặc lòng người. Khoảnh khắc đó, du khách như bị níu chân bởi cảnh sắc ma mị nơi đây.

Thị trấn Măng Đen nằm ở phía nam huyện Kon Plong, trên cao nguyên Măng Đen, ở độ cao khoảng 1200 mét so với mực nước biển. Thị trấn có quốc lộ 24 đi qua, nằm cách TP Kon Tum khoảng 50 km về phía đông bắc và cách TP Quảng Ngãi khoảng 140 km về phía tây nam.

Thị trấn Măng Đen nằm ở phía nam huyện Kon Plong, trên cao nguyên Măng Đen, ở độ cao khoảng 1200 mét so với mực nước biển. Thị trấn có quốc lộ 24 đi qua, nằm cách TP Kon Tum khoảng 50 km về phía đông bắc và cách TP Quảng Ngãi khoảng 140 km về phía tây nam.

Quốc lộ 24 – cung đường huyết mạch nối thị trấn nhỏ trên cao nguyên Măng Đen với tỉnh lỵ Kon Tum và đồng bằng ven biển miền Trung. Tuyến giao thông uốn lượn qua từng cánh rừng già nguyên sinh, vào sáng sớm và chiều tối con đường như được bao phủ bởi biển mây trông lãng mạn vô cùng.

Bình minh tại Măng Đen là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và cảm xúc. Sáng sớm, con đường quen thuộc dẫn vào thị trấn bỗng chốc trở nên huyền ảo trong lớp mây mờ. Khi những tia nắng đầu ngày dần lóe lên, nơi đây bỗng hiện ra một bức tranh sống động. Đến Măng Đen, việc bạn nên làm là dậy thật sớm để đón bình minh.

Bình minh ở Măng Đen là thời điểm đẹp nhất để du khách thả mình vào không gian tuyệt vời thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” này.

Thị trấn Măng Đen bồng bềnh trong ngút ngàn màn mây như hút hồn những du khách phương xa lần đầu đặt chân đến mảnh đất này.

Giữa tinh khôi đất trời, giữa mênh mông thương nhớ, giữa vòng tay bè bạn, còn gì tuyệt hơn để trao gửi những yêu thương bên ly cà phê nồng nàn mang hương vị đại ngàn quyến rũ.

Quốc lộ 24 khi chạm ngõ Măng Đen uốn lượn qua từng rặng thông, tạo nên hình ảnh một dải lụa vắt ngang cao nguyên nối gần đồng bằng.

Giữa cảnh sắc hư ảo ấy, du khách thả mình thư thái tận hưởng không khí trong lành, mát dịu của thị trấn nhỏ nhưng tuyệt đẹp này.

Ánh mặt trời của ngày mới luồn qua từng rặng thông, đan xen với mây trời tạo nên khung cảnh nên thơ hút hồn lữ khách.

Măng Đen không thuộc hệ núi Ngọc Linh mà là khúc đuôi về phía Đông Bắc của cao nguyên Pleiku với địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa của vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên cùng dải đất đỏ bazan trù phú. Khí hậu mát mẻ và những mảng rừng già nối tiếp nhau xa tít tắp khiến cho thị trấn này trở nên nổi bật trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Nhiều năm trước, đường về Măng Đen khó khăn, nhưng nay tuyến quốc lộ 24 đã được đầu tư mới rất thuận lợi với mặt cắt ngang 9m, thảm nhựa phẳng lỳ từ đèo Vi Ô Lắc đến TP Kon Tum. Nhờ đó, thị trấn du lịch đã phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh: Cung đường quốc lộ 24 chỉ còn là một vệt nhỏ chìm ẩn trong sương sớm.

Đến Măng Đen không chỉ ngắm mây trời, du khách còn được thả mình trên những cung đường nhỏ xẻ ngang những rừng thông rì rào gió. Buổi sớm đi ngang những cung đường mùa thu, chỉ nghe tiếng gió mang hơi sương lạnh, tiếng lá khẽ rơi, tiếng chim gọi ngày lên trên nhánh thông già, thật bình yên!

Trong một ngày Măng Đen có hai mùa rõ rệt, bạn có có thể thỏa thích khám phá cảnh sắc và thả mình vào thiên nhiên hoang sơ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thật không ngoa khi nói bình minh ở Măng Đen là điều rất đặc biệt không phải nơi nào cũng có.

Lê Đức – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/dep-nao-long-binh-minh-o-mang-den-192231108161941434.htm

Quảng Nam: Bờ biển Hội An tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng

Sóng lớn liên tục ‘ngoạm’ sâu vào đất liền khiến hàng trăm mét bờ biển Hội An (tỉnh Quảng Nam) rơi vào tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

 Theo ghi nhận, những ngày qua, sóng lớn liên tục đánh vào đất liền khiến khoảng 200m bờ biển thuộc khối Thịnh Mỹ, phường Cẩm An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) rơi vào tình trạng sạt lở nghiêm trọng

Theo ghi nhận, những ngày qua, sóng lớn liên tục đánh vào đất liền khiến khoảng 200m bờ biển thuộc khối Thịnh Mỹ, phường Cẩm An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) rơi vào tình trạng sạt lở nghiêm trọng

Nước biển “ngoạm” sâu vào bờ khiến tình trạng sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại

Bờ kè tạm hàng trăm mét bị đánh tơi tả

Kè tạm chống sạt lở là những cây tre do người dân tạo ra bị sóng đánh gãy

Sau khi đánh nghiêng ngả dãy cọc tre chắn sóng, sóng lớn liên tục “xé toạc” bờ biển

Người dân nơi đây thấp thỏm lo lắng khi bờ biển đang đặt ở tình trạng “báo động đỏ” sạt lở

Những nhà dân dọc bờ biển Hội An bị sóng đánh đổ sập

Ngoài sạt lở nghiêm trọng, bãi biển Hội An – nơi từng được bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á, đang bị tàn phá bởi rác thải

Sau các đợt mưa lớn, rác từ thượng nguồn các con sông bị cuốn ra biển, sau đó tấp vào bờ và tạo nên cảnh tượng hết sức nhếch nhác

Tình trạng sạt lở cùng rác thải tràn lan đã khiến bãi biển Hội An dần “mất điểm” trong mắt du khách

Mới đây, để chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 42 triệu euro (tương đương hơn 982,2 tỉ đồng) để đầu tư xây dựng công trình chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Thời gian thực hiện dự án kéo dài đến năm 2026.

Mục tiêu của dự án là chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư khu vực dự án (bảo vệ đất đai, nhà cửa, tài sản và tính mạng của người dân, cũng như các cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng cho toàn bộ khoảng 3,2 km2 diện tích đất, hơn 1.300 hộ dân phường Cửa Đại và khu vực lân cận, nhất là khu vực ven biển; đồng thời tạo điều kiện để ổn định dân sinh, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là ngành du lịch).

Hạ Vĩ – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/quang-nam-bo-bien-hoi-an-tiep-tuc-bi-sat-lo-nghiem-trong-284653.html

Nan giải cứu đại dự án giao thông ‘đứng hình’

Không dễ để ‘hồi sinh’ một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông bị ‘đứng hình’ nhiều năm nay, trong đó Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân là ví dụ điển hình.

Nỗi đau đầu lớn nhất

Không ngạc nhiên khi Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân (gọi tắt là Dự án Đường sắt Cái Lân) lại nằm danh sách các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông không hiệu quả, chậm tiến độ vừa được Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tuần trước.

Ngoài Dự án Dự án Đường sắt Cái Lân, tại Công văn số 12661/BGTVT – KHĐT, Bộ GTVT cho biết, trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư gợi mở, có thêm 2 dự án được xếp vào diện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm không hiệu quả, chậm tiến độ gồm: Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, (tuyến số 1), giai đoạn I.

Đặc điểm chung của cả 3 dự án này là đều đang triển khai dang dở, mốc thời hạn hoàn thành bị vỡ rất sâu so với kế hoạch ban đầu (khoảng 10 năm), thậm chí, còn chưa định được thời gian hoàn thành.

Trước đó, vào đầu tháng 10/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 8176/BKHĐT-PTHTĐT gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo về việc xử lý khó khăn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm không hiệu quả, chậm tiến độ.

Được biết, tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì rà soát, tổng hợp, phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình để có phương án xử lý khó khăn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm không hiệu quả, chậm tiến độ.

“Đơn vị chủ quản cần đưa ra đánh giá sơ bộ tính hiệu quả; các nguyên nhân khách quan, chủ quan khiến công trình đang bị chậm tiến độ, đồng thời kiến nghị rõ cấp có thẩm quyền xử lý và cơ quan có trách nhiệm trình xử lý”, Công văn số 8176 do ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký nêu rõ.

Cần phải nói thêm, trong 3 dự án trọng điểm chậm tiến độ kéo dài, Dự án Đường sắt Cái Lân đang là “nỗi đau đầu” của Bộ GTVT.

Dự án Đường sắt Cái Lân có chiều dài 131 km (43 km xây dựng mới và 88 km cải tạo, nâng cấp), được phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2004 với tổng mức đầu tư 7.665 tỷ đồng và được chia thành 4 tiểu dự án vận hành độc lập.

Đây là công trình có vai trò quan trọng trong phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần hoàn thiện mạng lưới GTVT khu vực phía Bắc, nhất là khu tam giác trọng điểm kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Công trình này được khởi công vào năm 2005, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2012. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2008 – 2011 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên Dự án phải đình hoãn, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Tới nay, Dự án mới hoàn thành đưa vào khai thác Tiểu dự án 1 (đoạn Hạ Long – Cái Lân); 3 tiểu dự án còn lại (Yên Viên – Lim, Lim – Phả Lại, Phả Lại – Hạ Long) mới triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng, thi công nền đường và một số hạng mục trên tuyến.

Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, tổng số vốn đã giải ngân cho toàn dự án là 4.342 tỷ đồng (đạt 56,7%). Tất cả đều là khối lượng dở dang, chưa thể đưa vào khai thác, vận hành.

Điều đáng lo ngại là, các gói thầu mua sắm ray, tà vẹt đã mua phục vụ Tiểu dự án 2, 3, 4 là 771 tỷ đồng, nhưng mới lắp đặt với giá trị khoảng 105 tỷ đồng. Số ray, tà vẹt còn lại trị giá 666 tỷ đồng (ray 393 tỷ, tà vẹt 273 tỷ) chưa được đưa vào lắp đặt (hiện đang được trông coi bảo quản ở một số ga dọc tuyến và kho bãi nhà thầu) sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng và phát sinh kinh phí trông coi, bảo quản, bảo dưỡng.

Từ năm 2017, Dự án không được bố trí kế hoạch vốn, nên không có kinh phí chi trả cho các đơn vị trông coi và thực hiện công tác bảo quản bảo dưỡng (trong đó nhà thầu trông coi các gói thầu ray của tiểu dự án 2, 3 đã nhiều lần đề nghị bàn giao lại toàn bộ vật tư do không bố trí được kinh phí).

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về kế hoạch khởi động lại Dự án Đường sắt Cái Lân đầu tư dở dang suốt 18 năm qua và rơi vào cảnh “cầu chờ đường, đường lại chờ ray”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định, đây là vấn đề nhức nhối với ngành GTVT và các cử tri khu vực Bắc Ninh, Quảng Ninh.

“Khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tôi cũng đã nhiều lần ký văn bản đề nghị sớm khởi động lại Dự án để tránh lãng phí đầu tư và không ảnh hưởng đời sống của người dân vùng dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thông tin.

Tín hiệu tích cực

Trong Công văn số 12661, Bộ GTVT cho biết, nếu tiếp tục để Dự án Đường sắt Cái Lân như hiện nay sẽ gây thiệt hại, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Tuy nhiên, do lượng vốn đầu tư để hoàn thiện công trình rất lớn, trong khi lợi thế về vận tải hành khách không còn sau khi trục cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long hoàn thành đã khiến phương án tài chính hoàn vốn Dự án không còn khả thi. Vì vậy, Bộ GTVT cho biết, việc kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa để hoàn thiện công trình không nhận được quan tâm, đề xuất của nhà đầu tư.

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân vẫn tiếp tục được quy hoạch với lộ trình đầu tư trước năm 2030.

Tuy nhiên, do Dự án được phê duyệt đầu tư đã lâu (18 năm) và thực tiễn đã có những thay đổi nhất định về định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, khu vực triển khai Dự án, nên Bộ GTVT đang tổ chức rà soát, lập hồ sơ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

“Đây là cơ sở để kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục bố trí vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư dự án theo lộ trình đã được phê duyệt”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.

Đối với Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn I (bao gồm tổ hợp ga Ngọc Hồi), sau khi cơ bản dừng triển khai từ năm 2017 để thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, công trình này đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ GTVT chuyển giao cho UBND TP. Hà Nội thực hiện đầu tư đối với tuyến đường sắt đô thị Yên Viên – Ngọc Hồi.

Riêng đối với tổ hợp ga Ngọc Hồi với vai trò là ga đầu mối phía Nam, đáp ứng chức năng của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ GTVT đang phối hợp với UBND TP. Hà Nội rà soát làm rõ phạm vi, quy mô đầu tư, báo cáo cơ quan chủ quản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội được Bộ GTVT nghiên cứu rất sớm, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, đã phải trải qua khá nhiều lần tách nhập và điều chỉnh. Trong lần điều chỉnh gần nhất (năm 2017), Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn I có tổng mức đầu tư trên 19.400 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, Dự án mới chỉ tiến hành giải phóng mặt bằng tại tổ hợp ga Ngọc Hồi; 11 gói thầu đã ký hợp đồng (chủ yếu là tư vấn) đã có 3 gói thầu đã thanh lý hợp đồng, 8 gói thầu đang được Ban Quản lý dự án đường sắt tiến hành các thủ tục thanh lý theo quy định.

Trong số 3 dự án thuộc danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, tín hiệu tích cực rõ nét nhất là Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Sau gần 3 năm “ngủ đông” do lâm vào cảnh “giáp hạn vốn”, đến thời điểm này, không khí thi công rầm rộ đã trở lại tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do VEC làm chủ đầu tư, đặc biệt là các gói thầu xây lắp thuộc đoạn tuyến phía Đông.

Đây là đoạn tuyến sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được khởi động lại ngay sau khi Quốc hội tái bố trí vốn ODA cho Dự án (tháng 6/2023).

Đối với đoạn phía Tây, chủ đầu tư Dự án đang tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu: A1, A2-2 và A4, dự kiến triển khai thi công trong quý IV/2023.

Đối với đoạn vay vốn từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), gói thầu J2 đã hoàn thành, gói thầu J1 đã tái khởi động, gói thầu J3 đang xin ý kiến JICA về hồ sơ mời thầu và dự kiến triển khai thi công trong quý I/2024.

Theo Bộ GTVT, dự án này còn 2 vướng mắc liên quan đến thủ tục gia hạn hiệp định đối với các gói thầu sử dụng vốn vay JICA để hoàn thành khối lượng còn lại của gói thầu J1, J3 và xử lý các chi phí phát sinh do dừng chờ theo khiếu kiện của nhà thầu.

Bộ GTVT đã đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (với vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước của VEC) chỉ đạo VEC giải quyết các thủ tục liên quan đến việc xử lý khiếu kiện theo thẩm quyền của chủ đầu tư.

“Dự án sử dụng vốn vay nước ngoài, có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài và việc giải quyết khiếu nại phải tuân thủ quy định của hợp đồng, điều ước, thỏa thuận quốc tế. Do vậy, cần sự tham gia hỗ trợ của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tháo gỡ”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.

Bảo Như  – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đã được thi công trở lại sau gần 3 năm “ngủ đông”. Ảnh: Lê Toàn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/nan-giai-cuu-dai-du-an-giao-thong-dung-hinh-d202727.html

Sóng đại dương gia tăng: Biến đổi khí hậu đang gây rung chuyển Trái Đất

Sự gia tăng đáng kể của sóng đại dương trên khắp hành tinh, tác động xuống đáy biển và tạo ra những cơn địa chấn lan rộng đang gây rung chuyển Trái Đất theo đúng nghĩa đen.

Trái đất, được gọi là “Hành tinh Xanh”, có lẽ là nơi yên bình nhất trong vũ trụ, ít nhất là theo góc nhìn của con người. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Trái đất đang phải đối mặt với những biến đổi nguy hiểm, và một trong những tác nhân chủ yếu đằng sau những rung chấn này là biến đổi khí hậu.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communication đã đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đáng kể của sóng đại dương trên khắp hành tinh, tác động xuống đáy biển và tạo ra những cơn địa chấn lan rộng.

Theo nhóm nghiên cứu, năng lượng sóng biển trung bình trên toàn cầu đã tăng với tốc độ trung bình 0,27% mỗi năm kể từ cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, tốc độ tăng này đã tăng lên mức 0,35% mỗi năm.

Để đạt được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mạng lưới địa chấn toàn cầu để theo dõi và nghiên cứu động đất trong suốt nhiều thập kỷ thông qua hình ảnh từ bên trong hành tinh. Các thiết bị nhạy bén này không chỉ ghi lại động đất tự nhiên mà còn ghi nhận tín hiệu từ các nguồn như phun trào núi lửa, vụ nổ hạt nhân và hoạt động của con người.

Tín hiệu địa chấn phổ biến nhất trên toàn cầu là tiếng đập không ngừng của sóng biển do các cơn bão gây ra, được gọi là vi địa chấn toàn cầu. Cơn bão Ciaran, với hậu quả tàn khốc tại châu Âu, là một ví dụ rõ ràng về tác động của các cơn bão mạnh tới môi trường và đất đai.

Sóng đại dương gia tăng: Biến đổi khí hậu gây rung chuyển Trái Đất
Hình ảnh đáng sợ của siêu bão Haiyan (năm 2013) do Đài khí tượng Nhật Bản chụp từ vệ tinh. Ảnh: Bacroft Media

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sóng biển tại Bắc Đại Tây Dương đã tăng cường với tỷ lệ cao nhất trong những thập kỷ gần đây. Điều này khớp với nghiên cứu mới đây cho thấy cường độ của các cơn bão và nguy cơ nước biển dâng đang gia tăng trong khu vực này.

Những cơn địa chấn trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng từ tăng lượng khí thải nhà kính gây ra bởi con người trong những năm qua. Hiệu ứng này dự kiến sẽ tiếp tục tạo ra những đợt sóng mạnh và cơn bão nguy hiểm hơn trong tương lai, đe dọa môi trường và sự an toàn của toàn bộ hành tinh.

Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy sự cần thiết của việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng bên bờ biển cũng như chiến lược bảo vệ môi trường bền vững. Trái đất, môi trường sống của hàng tỷ người cần chúng ta hành động ngay bây giờ để bảo vệ nó khỏi sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đan Vy

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Biến đổi khí hậu làm gia tăng sóng đại dương gây rung chuyển Trái Đất. Ảnh minh hoạ. ITN