• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 73

Hải Dương: Xử phạt 333 triệu đồng đối với 2 doanh nghiệp vi phạm về môi trường

Tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định xử phạt hành chính 2 doanh nghiệp vi phạm về môi trường với tổng số tiền 333 triệu đồng.

Cụ thể, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Kiên Cường (trụ sở chính ở TP Hà Nội) bị xử phạt 132 triệu đồng do thải khí thải lò hơi của xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi tại thị trấn Lai Cách (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) có 2 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với lưu lượng 757m3/giờ. Trong đó, thông số CO vượt 12,62 lần, thông số SO2 vượt 1,36 lần quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

Công ty CP Dinh dưỡng quốc tế AJ (trụ sở ở phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương) bị xử phạt 136 triệu đồng do vi phạm quy định về xả nước thải vào môi trường có 4 thông số vượt quy chuẩn về chất thải cho phép. Bên cạnh đó, Công ty còn bị xử phạt 65 triệu đồng do vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường theo quy định. Tổng số tiền phạt là 201 triệu đồng.

Đông Bắc – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/hai-duong-xu-phat-333-trieu-dong-doi-voi-2-doanh-nghiep-vi-pham-ve-moi-truong-5744019.html

Những vấn đề tồn tại về xác định tiêu chí tiêu chuẩn trong quy hoạch không gian xanh đô thị

Trên thực tế, việc áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn trong công tác quy hoạch và quản lý công viên cây xanh không khả thi đối với nhiều khu vực nội thành và nội thị, do quỹ đất thiếu nên chỉ đạt 10 – 50% so với yêu cầu.

1. Mở đầu

Công viên cây xanh là một hợp phần quan trọng trong hệ thống không gian xanh đô thị. Nhất trong thời đại, các đô thị đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, các đô thị cần áp dụng các biện pháp toàn diện để kiến tạo không gian xanh nhằm cân bằng sinh thái cho đô thị.

Bước sang thế kỷ 21, nhu cầu giải trí cho dân cư đô thị ngày càng tăng, đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phải tính đến việc xây dựng nhiều mảng xanh đô thị hơn nhằm cân bằng sinh thái cho đô thị.

Đô thị Viêt Nam, trong lịch sử đã phát triển trên nền khung thiên nhiên gắn kết chặt chẽ với không gian xanh. Không gian xanh (KGX) đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững đô thị, bao gồm bảo vệ môi trường (giúp điều hòa khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng môi trường không khí, tính đa dạng sinh thái đô thị và hình thành hạ tầng xanh – thoát nước, lưu trữ nước ngầm và cấp nước sinh hoạt cho đô thị); phát triển kinh tế đô thị (cung cấp không gian sống chất lượng cao, làm gia tăng giá trị bất động sản); tạo dựng và phát triển giá trị văn hóa – xã hội (tạo không gian gắn kết cộng đồng, bản sắc đặc trưng cho đô thị).

Công tác quy hoạch và quản lý công viên cây xanh trong khu vực đô thị dựa trên các quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành, như: TCVN 8270: 2009 Quy hoạch cây xanh sử dụng hạn chế và chuyên dụng trong đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 9257: 2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn cây xanh thiết kế… chủ yếu bằng các chỉ số m2 đất cây xanh/người, đối với khu vực có mặt nước (tính bằng 50% đất cây xanh).

Trên thực tế, việc áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn không khả thi đối với nhiều khu vực nội thành và nội thị, do quỹ đất thiếu nên chỉ đạt 10 – 50% so với yêu cầu.

Ví dụ các quận trung tâm Hà Nội (2-3m2/người, bằng 25-30% so với quy chuẩn); Do vậy cần phải có cách tiếp cận khác để quy hoạch và quản lý KGX đảm bảo tính khả thi. Nhiều đô thị trên thế giới, ngoài chỉ số m2/người, có thêm các chỉ số tỷ lệ % độ che phủ hoặc chỉ số về sinh khối.

Bên cạnh đó, tỷ lệ KGX đô thị hiện nay có sự phân mảnh, chưa được quản lý mang tính hệ thống trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Công cụ quản lý không gian xanh đô thị hiện có của Bộ xây dựng mới chỉ giúp quản lý KGX trong phạm vi hẹp, trong khu vực nội thành nội thị (tập trung chủ yếu vào quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa) là chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chưa bao quát hết toàn bộ KGX đô thị. Hệ quả là, chúng ta chưa tạo dựng điều kiện phát huy hết vai trò vốn có của KGX đối với phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Mặt khác, theo quan niệm hiện đại, công cụ quản lý không gian xanh cần được nhìn nhận đa chiều, gắn với hệ sinh thái đô thị. Từ đó, đòi hỏi xây dựng cơ sở lý luận, thiết lập công cụ quản lý hệ thống công viên cây xanh – KGX đô thị, để tiêu chuẩn sử dụng đất công viên cây xanh nói riêng và KGX nói chung trong quy hoạch đô thị, ngày càng đáp ứng nhu cầu, phát huy đúng vai trò của hệ thống công viên cây xanh.

2. Các khái niệm cơ bản và giải thích từ ngữ

2.1. Không gian xanh đô thị

a) Định nghĩa không gian xanh

Trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra. Mỗi chuyên ngành khác nhau đã đề xuất các định nghĩa khác nhau từ góc độ chuyên môn của họ, chẳng hạn như: không gian xanh đô thị, không gian mở đô thị, hệ thống vườn đô thị, hệ thống vườn sinh thái (Manlun, 2003).

George Wu (1999) cho rằng không gian xanh ám chỉ những khu đất được bao phủ bởi thảm thực vật tự nhiên hoặc nhân tạo trong khu vực xây dựng và các khu vực quy hoạch. Bayram Cemil Bilgili and Ercan Gökyer (2012) đã định nghĩa không gian xanh từ một góc độ khác, có tính đến các tác động của con người vào tự nhiên, Không gian xanh được định nghĩa là những khu vực đô thị nơi xảy ra sự chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên hoặc bán tự nhiên thành không gian đô thị dưới các hoạt động của con người. Từ góc độ quy hoạch cảnh quan và thiết kế đô thị, Ling Zhang (2001) đã định nghĩa không gian xanh gần như là tất cả các khu vực trong thành phố và các khu vực xung quanh nó, cho phép mọi người hòa mình vào với thiên nhiên.

Theo GS. Simon Bell, trường Đại học tổng hợp Estonian – Hoa Kỳ: “Không gian xanh bao gồm các công viên và các khu vườn công cộng, vườn cá nhân, nghĩa trang, cây xanh trên các tuyến đường phố, dọc các bờ sông với cây xanh và các thảm thực vật, các hành lang giao thông vận tải với các cây xanh và các thảm thực vật…”

Theo WHO, không gian xanh như công viên, sân thể thao cũng như rừng và các đồng cỏ tự nhiên, đất ngập nước hoặc các hệ thống sinh thái, là một thành tố cơ bản của bất kỳ hệ sinh thái đô thị nào…

Theo quan điểm của Nhà nước, trong thực tế hiện nay, cụm từ “không gian xanh” đã được sử dụng trong một số đồ án quy hoạch chung đô thị và thông tư 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị. Tuy nhiên, để hiểu thế nào là không gian xanh thì chưa có định nghĩa một cách rõ ràng, minh triết. Đồng thời, trong thực tiễn cũng đã có những khó khăn khi xác định không gian xanh trong đồ án quy hoạch đô thị cũng như triển khai quản lý không gian xanh theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

Trong quy định của pháp luật hiện hành, thông tư 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị đã xác định không gian xanh bao gồm “hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị”. Ngoài ra “cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa” đã được quy định tại các văn bản về quy hoạch đô thị trước đây gồm: Nghị định 64/2010, Nghị quyết 1210/2016/NQ- UBTVQH, Tiêu chuẩn số 4449/1987/TCVN. Như vậy, hiện nay khái niệm về không gian xanh chưa có khái niệm cụ thể và rõ ràng trong các quy định của văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.

tm-img-altẢnh minh họa.IT

Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng, hệ thống không gian xanh toàn đô thị là hệ thống không gian có các loại cây xanh như sau [9]:

– Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại các dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường).

– Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, các công sở, trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà vườn của các tổ chức, cá nhân.

– Cây xanh chuyên dụng là các loại cây xanh trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ và phục vụ nghiên cứu.

b) Không gian xanh đô thị

– Hành lang xanh đô thị là KGX dọc các trục đường (thủy, bộ) hoặc trục không gian kết nối hai khu vực địa lý với nhau bằng một dải xanh thiên nhiên hoặc nhân tạo; nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX đô thị.

– Vành đai xanh đô thị là vùng đất thiên nhiên chưa hoặc đã chịu sự tác động của con người, thường ở gần hoặc ở ngoài rìa đô thị. Vành đai xanh cũng có thể là những không gian mở, tạo ra những điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí ngoài trời. Vành đai xanh là cầu nối đô thị với thiên nhiên (không gian trung chuyển) có chức năng làm hạn chế việc mở rộng đô thị quá mức ra xung quanh. Nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX đô thị.

– Cây xanh tại Không gian mở: Không gian mở đề cập đến môi trường ngoài trời, như: quảng trường, sân chơi trẻ em, trong đó kết hợp khuyến khích các hoạt động thể chất của con người. Không gian mở bao gồm các khu vực mở (cả mặt đất và mặt nước) có giá trị vui chơi giải trí, bảo tồn thiên nhiên, văn hóa lịch sử hoặc các mục đích thẩm mỹ. Các thuật ngữ, định nghĩa, khái niệm về cây xanh (bao gồm: cây phân tán, cây lâu năm, cây đa mục tiêu, cây gỗ lớn, …) được quy định, thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau.

3. Tình hình tổng quan tiêu chí, tiêu chuẩn quy hoạch, quản lý hệ thống không gian xanh tại Việt Nam

3.1. Đặc điểm lịch sử phát triển hệ thống không gian xanh đô thị tại VN

Hệ thống không gian xanh tại các điểm dân cư đô thị Việt Nam có nguồn gốc từ văn hóa nông nghiệp đặc trưng được phát triển trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc ảnh hưởng văn minh của các nước. Tuy nhiên, thời hiện đại hệ thống không gian xanh đứng trước nguy cơ mất dần những đặc điểm, giá trị truyền thống. Những đặc điểm chính của hệ thống không gian xanh trong đô thị Việt Nam như sau:

tm-img-altHình 2.1: Cảnh vườn Thiệu Phương trên tranh mộc bản và trên tranh gương thời Nguyễn.

3.1.1. Không gian xanh đô thị thời kỳ phong kiến

a) Không gian cây xanh mặt nước tại vườn cung đình Việt Nam

Yếu tố mặt nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và cấu trúc các Ngự viên. Tất cả các Ngự viên đều có diện tích mặt nước rất đáng kể dưới nhiều hình thức khác nhau: hồ, ao, khe, ngòi…

Yếu tố mặt nước thường được sử dụng làm nền hoặc phối cảnh cho các công trình kiến trúc, tạo nên vẻ mềm mại, thơ mộng đặc biệt của cảnh quan.

b) Không gian cây xanh mặt nước tại vườn nhà ở nông thôn Việt Nam

Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, kinh tế, văn hóa, đặc điểm đô thị hóa thời kỳ phong kiến là sự hòa đồng của thành phố vào nông thôn. Đó là đặc tính phường hội có nguồn gốc nông thôn trong cơ cấu tổ chức đô thị. Nghĩa là yếu tố nông thôn khá đậm nét trong đô thị phong kiến. Bởi vậy, tìm hiểu không gian xanh trong đô thị cần xét cả hai yếu tố trên.

Vườn nhà ở nông thôn thường bao gồm vườn trước, vườn sau, vườn bên, ngoài ra còn có thêm giàn cây leo (thiên lý, gấc, bầu, bí, mướp…) và ao trước hoặc sau nhà. Các vườn này kết hợp với ao cá, chuồng chăn nuôi để sinh lợi, tăng thu nhập hơn là để tạo cảnh giải trí. Các loại cây trồng trong vườn có lợi ích kinh tế thiết thực, song rất được chú trọng trong lựa chọn để có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái. Đó là:

– Vườn trước: bố cục không gian mở để đón gió mát, chỉ trồng vài cây cau, vài khóm hoa hồng, đôi khi là cây thuốc, rau thơm…

– Vườn sau: bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ, có tác dụng che chắn gió lạnh.

– Vườn bên: bố cục tự do với cây có tán lớn để che nắng đầu hồi như mít, tre…

Vườn nhà ở đã đóng góp phần không nhỏ vào kho tàng nghệ thuật Việt Nam nói chung và cảnh quan điểm dân cư nói riêng [41]. Khuôn viên nhà ở được đánh giá như là một đơn vị cân bằng sinh thái

3.1.2. Không gian xanh trong nhà ở đô thị

Vườn nhà ở thành thị

Kiến trúc nhà vườn nông thôn ở vùng đồng bằng Bắc bộ xưa là những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nền làm sát mặt đất tạo sự thanh thoát, mát mẻ, vật liệu chủ yếu tận dụng những gì có sẵn ở địa phương như tre, nứa lá, rơm rạ.

Khuôn viên nhà gồm: qua cổng đến vườn cây, vào đến sân rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh, bên ngoài bao bọc bởi lũy tre làng… tạo nên mô hình sinh thái khép kín vườn – ao – chuồng. Đây là nơi tăng gia và cũng là nơi cải thiện môi trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà.

Vườn của giới thượng lưu nho sỹ

Kiến trúc cảnh quan nhà vườn là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc quần thể công trình. Vườn cảnh chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông, thường gồm ba thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ.

tm-img-altHình 2.2: Bố cục cây xanh trong khu nhà ở

tm-img-altVườn thượng uyển Huế và Nhà vườn An Hiên

Diện tích lý tưởng cho mỗi nhà vườn khoảng từ 1.000m2 đến 15.000m2 với rất nhiều loại cây trái mang hương vị của Việt Nam, như cam, quýt, thanh trà, xoài, măng cụt, nhãn, hồng nhung,… không chỉ tạo nên sự gần gũi với thiên nhiên cây cỏ mà còn thể hiện nét văn hoá đặc sắc trong phong cách sống của người dân.

3.1.3. Không gian xanh đô thị thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945)

Đây là thời kỳ đô thị Việt Nam theo nghĩa hiện đại được hình thành. Đô thị dần tách khỏi nông thôn và hệ thống không gian xanh từng bước được hình thành với nhiều không gian xanh công cộng như vườn hoa, vườn ươm, dải cây đường phố kết hợp với cây xanh trong các công trình công cộng và biệt thự.

Điều đáng kể ở đây là hệ thống không gian xanh đã có giải pháp kết hợp giữa phong cách

tm-img-altSơ đồ hệ thống cây xanh khu phố Pháp

châu Âu với truyền thống địa phương. Vườn hoa có bố cục đối xứng với những đường thẳng, đường chéo, những bồn hoa, bồn cỏ có dạng hình học (vườn hoa Ganđi, vườn hoa Con Cóc, vườn hoa Canh Nông… ở Hà Nội; vườn hoa Lê Lợi, vườn hoa Tao Đàn… ở Sài Gòn; vườn Quán Gió… ở Hải Phòng). Các vườn hoa này được trồng những cây to rợp bóng mát, xanh quanh năm; những loại hoa đẹp, thơm, có màu sắc rực rỡ, mùa nào hoa nấy.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, đô thị có quy mô nhỏ song trong quy hoạch đã khai thác yếu tố cảnh quan tự nhiên và cây xanh [35]. Xây dựng đô thị với giải pháp phân khu chức năng đã tạo nên hệ thống không gian xanh cho đô thị bao gồm: cây xanh trong công trình, không gian xanh công cộng, tuyến cây xanh liên kết. Các vườn hoa ít và nhỏ nhưng cũng phần nào giải quyết được vấn đề môi trường và cảnh quan và nơi giao tiếp của cộng đồng.

3.1.4. Không gian xanh đô thị giai đoạn từ năm 1945 đến nay

Giai đoạn này có thể chia thành ba thời kỳ:

– Thời kỳ vừa có chiến tranh vừa có hòa bình, từ 1945 đến 1975.

– Thời kỳ thống nhất đất nước đến “Đổi mới”, từ 1975 đến 1986.

– Thời kỳ từ “Đổi mới” (từ 1986) đến nay.

Thời kỳ đầu ở miền Bắc đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa gắn với gia tăng đô thị hóa các thành phố mang chức năng sản xuất, công hữu hóa đất đai phục vụ lợi ích quốc doanh và vật chất cũng như tinh thần của đông đảo nhân dân lao động. Trong đô thị cùng với cải tạo đô thị cũ là phát triển theo mô hình khu ở, tiểu khu nhà ở chú trọng đến xây dựng hệ thống phúc lợi công cộng, trong đó có các công viên đô thị và các vườn hoa. Mô hình khu nhà ở xã hội chủ nghĩa dành 3% – 5% diện tích cho cây xanh, vườn hoa. ở miền Nam, thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975, do viện trợ Mỹ gia tăng nên đô thị hóa rất cao, nhiều đô thị cũ được mở rộng (Sài Gòn, Đà Nẵng, Biên Hòa…), các đô thị mới hình thành cạnh các khu quân sự (Xuân Lộc, Cam Ranh…). Trong các đô thị này, khu ở của giới quan chức, tư sản được chú trọng tổ chức không gian xanh còn khu ở của người lao động thiếu tiện nghi, cây xanh và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thời kỳ thống nhất đất nước từ năm 1975 đến năm 1986, Nhà nước đã chú trọng đến việc điều chỉnh hai hệ thống đô thị. Lợi ích công cộng của nhân dân được giải quyết thỏa đáng. Hệ thống không gian xanh được quản lý theo hai hướng: gìn giữ và tôn tạo không gian xanh đã có, xây dựng một số không gian xanh mới nhất là trong các khu lao động, khu ở mới.

Thời kỳ từ năm 1987 đến nay, đường lối đổi mới nền kinh tế đúng đắn chuyển hóa từ “nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp” sang “nền kinh tế thị trường nhiều thành phần” có tác động rất mạnh mẽ tới bộ mặt đô thị Hà Nội. Nhà ở đa dạng (thấp tầng, liên kế, cao tầng) nhà do dân tự xây đã được thiết kế gắn kết giữa nhà nhà và cây xanh, không gian trống. Nhiều công trình kiến trúc công cộng được xây dựng có mật độ xây dựng thấp tạo điều kiện hình thành không gian xanh gắn với cảnh quan đô thị.

Những khu nhà ở mới có vườn hoa hoặc vườn dạo được xây dựng ở nhiều nơi góp phần không nhỏ vào việc cải thiện môi trường sống và cảnh quan đô thị. Nhiều công viên mới, dải không gian xanh… ven đường tạo cho đô thị diện mạo mới.

tm-img-altẢnh minh họa. IT

Cây xanh trường học, công sở có chủng loại tương đối phong phú, đa dạng, đã phát huy được mục đích tạo cây bóng mát, bảo vệ môi trường, cảnh quan đẹp, hài hòa với các công trình xây dựng.

Cây xanh vườn gia đình chất lượng tương đối tốt do được chăm sóc và bảo vệ, có hiệu quả kinh tế, tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan môi trường nhưng chủng loại ít, nghèo nàn, chủ yếu là: Sấu, Nhãn, Muỗm, Bưởi, Na, Hồng xiêm, Roi, Xoan, Bạch đàn, Tre…, đặc biệt số loại cây cảnh rất phong phú: Hoa giấy, Thiết mộc lan, Cau, Phong lan, Địa lan…

Có thể nói, đổi mới về kinh tế đã tạo được “khởi sắc” cho hệ thống không gian xanh của đô thị với nhiều yếu tố, thành phần và chất lượng không gian xanh trong đó, chủng loại cây xanh đã được chú trọng lựa chọn. Chỉ tiêu cây xanh trong các quận nội thành đã có sự khác biệt.

3.2. Tình hình tổng quan tiêu chuẩn hệ thống không gian xanh tại một số văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam.

3.2.1. Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành

Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan tới quy hoạch, quản lý cây xanh đô thị, bao gồm:

– Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

– Luật Quy hoạch

– Luật Đa dạng sinh học

– Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; trong đó có những quy định cụ thể về trồng, chăm sóc, chặt hạ dịch chuyển và bảo vệ cây xanh đô thị; đánh số cây xanh đường phố, lập hồ sơ quản lý, trồng cây theo đúng tiêu chuẩn, chủng loại, chăm sóc cây xanh; cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển cây xanh; quy hoạch cây xanh, công viên-vườn hoa đô thị…; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về cây xanh đô thị và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân …

– Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

– Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; trong đó đã quy định các yêu cầu về kỹ thuật trồng cây xanh đô thị, cụ thể:

+ Chiều cao tối thiểu, đường kính tiêu chuẩn cây trồng trong đô thị; Các loại cây bóng mát: cây tiểu mộc, cây trung mộc và cây đại mộc. Tùy thuộc vào chiều rộng hè đường lựa chọn cây trồng phù hợp theo quy định phân loại cây đô thị của địa phương; quy định về ô đất trồng cây…. Hướng dẫn về cắt tỉa cây trưởng thành, cây chưa trưởng thành; Quy định về chăm sóc, chặt hạ dịch chuyển cây xanh.

– Công văn số 1482/SNNPTNT ngày 22/6/2016 của Sở NN và PTNT về việc hướng dẫn trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường.

– Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.

– Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

– Thông tư 13/2011/TT-BTNMT năm 2011, Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

– Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT năm 2018, Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

– TCVN 9257: 2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – tiêu chuẩn cây xanh thiết kế.

– Văn bản số 2273/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.

– Tiêu chuẩn thiết kế ký hiệu TCXDVN 362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế” ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Quyết định số 593/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.

– Một số các quy định khác của các UBND các tỉnh.

3.2.2. Tổng quan tiêu chuẩn hệ thống không gian xanh tại một số văn bản pháp luật hiện hành tại VN

a) Tại các văn bản pháp luật

+ Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng ban hành

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng:

– Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở trong các đô thị bao gồm: công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hoặc cấp vùng (bao gồm cả các công viên chuyên đề); diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa, trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở; không bao gồm các loại cây xanh chuyên dụng.

– Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở bao gồm sân chơi, vườn hoa, sân bãi TDTT phục vụ hàng ngày, phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với quy mô tối thiểu là 5.000m2.

– Đối với đô thị miền núi, hải đảo chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng có thể thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% mức quy định trong bảng.

Bảng 3.1: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị

Loại đô thị Tiêu chuẩn (m2/người)
Đặc biệt ≥7
I và II ≥6
III và IV ≥5
V ≥4

+ Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012 về Quy hoạch cây xanh đô thị:

– Cây xanh sử dụng công cộng đô thị: các loại cây xanh được trồng trên đường phố; cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị. Trong đó:

+ Cây xanh công viên: khu cây xanh được trồng tập trung trong một diện tích đất lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hóa quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần…

+ Cây xanh vườn hoa: chủ yếu để người đi bộ đến dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn., có diện tích vườn hoa không lớn. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản.

– Đất cây xanh sử dụng công cộng (đơn vị tính là m2/người).

b) Tại các chương trình, chiến lược mục tiêu quốc gia

Bên cạnh đó có nhiều văn bản đã được đề cập trong chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến biến đổi khí hậu nhằm tăng cường quản lý và phát triển mảng xanh đô thị đảm bảo đô thị phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu như:

– Tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg này 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015, chương trình được triển khai thực hiện tại các Bộ, ngành và các địa phương trên toàn quốc. Các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách của Bộ Xây dựng như: đánh giá tác động cuả biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong các lĩnh vực do Bộ quản lý, xác định các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho các đô thị và vùng kinh tế biển; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Bảng 3.2: Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng

Loại đô thị Tiêu chuẩn đấtcây xanh sử dụng công cộng

m2/người

Tiêu chuẩn đất cây xanh côngviên

m2/người

Tiêu chuẩn đất cây xanhvườn hoa

m2/người

Tiêu chuẩn đất cây xanh đườngphố

m2/người

1. Đô thị đặc biệt 12 – 15 7 – 9 3 – 3,6 1,7 – 2,0
2. Đô thị loại I và loại II 10 – 12 6 – 7,5 2,5 – 2,8 1,9 – 2,2
3. Đô thị loại III và loại IV 9 – 11 5 – 7 2 – 2,2 2,0 – 2,3
4. Đô thị loại V 8 – 10 4 – 6 1,6 – 1,8 2,0 – 2,5

– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra các mục tiêu cải thiện môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước và đề ra định hướng các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong đó nêu rõ cải thiện môi trường không khí trong các đô thị, khu dân cư là thực hiện nghiêm các yêu cầu về bố trí đất cho công viên, cây xanh, không gian thoáng trong việc thực hiện quy hoạch phát triển, chỉnh trang đô thị; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu này đối với các dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư;

– “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 đã đặt ra các mục tiêu trong đó xây dựng lối sống thân thiện môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, phát triển hạ tầng xanh. Các giải pháp thực hiện để đến năm 2020 các đô thị đạt mức trung bình trở lên của hệ thống chỉ số đô thị xanh…trong đó bao gồm xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh, lối sống xanh, xanh hóa cảnh quan đô thị: ưu tiên phân bổ đất công để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước ở các đô thị, đạt tiêu chuẩn theo loại đô thị; khuyến khích đầu tư và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị và khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị.

– Trong “Chương trình phát triển đô thị quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1659/QĐ-TTG ngày 07/11/2012 đã đặt ra mục tiêu đất dành cho cây xanh đô thị:

Đến năm 2020: Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị đặc biệt đạt 15 m2/người; đô thị loại I, loại II đạt 10 m2/người; đô thị loại III, loại IV đạt 7 m2/người; đô thị loại V đạt 3 – 4 m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị, đô thị đặc biệt đạt 7 m2/người; đô thị các loại khác đạt từ 4 – 6 m2/người. Để đạt được mục tiêu đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện về cây xanh đô thị, bảo vệ môi trường cảnh quan trong đó nhấn mạnh: Bảo vệ và duy trì không gian xanh, mặt nước; lựa chọn cây trồng phù hợp với khí hậu, chức năng và tính chất đô thị, tạo nét đặc trưng riêng cho từng vùng và mỗi đô thị…

– Tháng 9/2015, Liên Hiệp Quốc thông qua Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển bền vững đến 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) như là một lộ trình để chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu trong 15 năm tới. Trong các mục tiêu có liên quan đến phát triển không gian xanh, cây xanh, đô thị xanh và biến đổi khí hậu được thể hiện ở mục tiêu 11, 13 và 15.

Ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Quyết định số 622/QĐ-TTg. Các mục tiêu cụ thể đã giao cho các Bộ, ngành thực hiện ví dụ mục tiêu 11.7 Ban hành hướng dẫn quy hoạch đô thị xanh… xây dựng hệ tiêu chí quy hoạch không gian xanh…. Ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về công viên cây xanh…

3.2.3. Những vấn đề tồn tại

Về tiêu chuẩn

Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về hiện trạng cây xanh phân tán toàn quốc (bao gồm cây xanh trồng trong đô thị và cây xanh phân tán nông thôn). Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012 về quy hoạch cây xanh đô thị, diện tích cây xanh đối với đô thị loại đặc biệt là 12-15m2/ người; đô thị loại I và II là 10-12m2/ người; đô thị loại III và IV là 9-11m2/ người; đô thị loại V là 8-10m2/người.

Tuy nhiên, theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016 (Chuyên đề môi trường đô thị), hiện nay, hệ thống cây xanh, công viên đô thị còn chưa được quan tâm đầu tư thích đáng; tỷ lệ đất cây xanh, công viên đạt rất thấp so với tiêu chuẩn quy định; diện tích, mặt nước (sông, hồ) bị giảm xuống đáng kể. Cây xanh ở đô thị nước ta chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái. Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện tích không đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, con số này chỉ đạt khoảng 2-3m2/người, không đạt quy chuẩn và chỉ bằng 1/5-1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới.

Về mô hình, phân loại không gian xanh trong đô thị: Hệ thống KGX trong đô thị được phân hình thành trong 3 khu vực khác nhau trong đô thị. Mỗi khu vực KGX bị ảnh hưởng tùy theo mức đô thị hóa.

1- Khu vực đô thị

Diện tích không gian công viên cây xanh bị hạn chế.

Những vấn đề tồn tại về xác định tiêu chí tiêu chuẩn trong quy hoạch không gian xanh đô thị

1- Khu vực đô thị
2- Khu vực ven đô
3- Khu vực nông thôn

2- Khu vực ven đô

Diện tích KGX đa dạng: đồi núi, đồng ruộng, mặt nước, công viên, vườn hoa, KGX trong khu vực này cũng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa.

3- Khu vực nông thôn

Diện tích KGX đa dạng, nhiều không gian xanh tự nhiên, như: khu vực rừng nguyên sinh, rừng bảo tồn, RSX, … núi, đồng ruộng, mặt nước. Những không gian này trong tương lai cần có biện pháp quản lý để quản lý, bảo vệ trong quá trình đô thị hóa.

Những vấn đề tồn tại về xác định tiêu chí tiêu chuẩn trong quy hoạch không gian xanh đô thị

Về mô hình quản lý thiết kế KGX, tùy từng loại hình quy hoạch: Quy hoạch vùng; Quy hoạch chung; Quy hoạch phân khu; Quy hoạch chi tiết; mà KGX công cộng sẽ được quy hoạch có sự liên kết hài hòa từ địa phương tới trung ương.

Về Tỷ lệ cây xanh đô thị hiện nay ở Việt Nam

Theo Cục hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), trong các năm gần đây diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước đã từng bước tăng dần lên; như: Huế 18m2/người, Vinh 10,5m2/người, TP. Vũng Tàu 10m2/người, Hà Nội 5,52m2/người, Nam Định 5,39m2/ người, Hải Phòng 3,09m2/người, TP. Hồ Chí Minh 2,4m2/người, Đà Nẵng 2,4m2/ người.

Đến nay, đã có 45 tỉnh, thành phố ban hành quy định về quản lý cây xanh, phân công, phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn. Riêng TP. Vũng Tàu hiện nay đang duy trì bảo vệ, chăm sóc 36.344 cây xanh, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người đạt từ 12m2 – 12,5m2/người.

Hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam ở mức từ 2 đến 3m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hiệp Quốc là 10m2; chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 đến 25 m2/người; nghĩa là cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới.

Tại các vùng đô thị hóa nhanh, bộ khung bảo vệ môi trường là những vành đai xanh không được quy hoạch và bảo vệ. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô thị quá thấp, trung bình mới đạt 0,5m2/người. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, con số này cũng không quá 2m2/người, chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Một số di sản văn hóa, lịch sử và một số di tích, vùng cây xanh bảo vệ môi trường đang bị vi phạm, tàn phá nặng. Công viên để vui chơi giải trí hầu như rất ít. Diện tích các công viên chức năng cũng rất hạn hẹp (0,5 – 4ha) và chỉ là nơi nghỉ ngơi thư giãn ngắm cảnh như các vườn hoa ở Huế, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Về quản lý công viên cây xanh đô thị hiện nay ở Việt Nam

Sở dĩ còn những vấn đề vướng mắc tồn tại trên có thể nhận thấy các vấn đề quản lý công viên cây xanh tại các đô thị Việt Nam còn nhiều vướng mắc, cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Các vấn đề về quản lý KGX tại các đô thị Việt Nam

STT Các vấn đề về quản lý KGX tại các đô thị Việt Nam Đôthịlớn(đặc biệtloạiI) Đôthịtrungbình (loạiII,III,IV) Đôthịnhỏ(loạiV)
1 Thiếu sự cập nhật các cơ sở pháp lý và văn bản của TW X X
2 Thiếu sự cập nhật các cơ sở pháp lý và văn bản của Tỉnh, Thành phố X
3 Thiếu quy hoạch hệ thống KGX và chưa có Quy chế quản lý hệ thống KGX đô thị thống nhất. X X X
4 Tiêu chí hệ thống các không gian xanh công cộng chưa đạt chuẩn theo yêu cầu X X X
5 Công tác phối hợp giữa các đơn vị quản lý các loại KGX trong đô thị chưa đồng bộ. X X X
6 Việc áp dụng khoa học công nghệ để quản lý hệ thống KGX còn hạn chế. X X X
7 Các Kế hoạch đầu tư, phát triển KGX sử dụng công cộng thiếu sự tham gia của cộng đồng. X X
8 Tình trạng khai thác và sử dụng hệ thống KGX theo hướng tự do và tự phát, gây ảnh hưởng đến tổng thể KGX của đô thị. X X X
9 Nhiều tuyến đường đô thị cây xanh là do người dân, doanh nghiệp tự trồng nên không thống nhất về chủng loại, chiều cao, tuổi cây, không đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị. X X
10 Các cấp quản lý về KGX của đô thị còn thiếu hụt và chưa được chú trọng. X

NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI

Qua những khái quát ban đầu bài viết xin đưa ra những nhận xét ban đầu về những tồn tại trong việc tính toán chỉ tiêu công viên cây xanh vườn hoa trong hệ thống KGX đô thị:

1. Mâu thuẫn về định nghĩa khái niệm KGX trong các văn bản pháp luật

2. Chưa thống nhất về ký hiệu bản vẽ về KGX giữa các Bộ ngành (Đăc biệt không gian công viên vườn hoa – KGX nhân tạo)

3. Chưa thống nhất về cách tính toán chỉ tiêu KGX

4. Chưa có nghiên cứu về tiêu chí đánh giá KGX cho một đô thị xanh phát triển bền vững

3.3. Xây dựng bộ tiêu chí hình thành tiêu chuẩn hệ thống không gian xanh đô thị tại Việt Nam.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận diện việc xây dựng bộ tiêu chí để hình thành tiêu chuẩn hệ thống không gian xanh đô thị tại VN là hết sức cần thiết. Hệ tiêu chí Không gian xanh đô thị cần đáp ứng những nội dung:

1. Mạng lưới Không gian xanh: thúc đẩy sự bình đẳng cho người dân được tiếp cận với Không gian xanh, bảo vệ chức năng sinh thái, kinh tế- xã hội. Thiết kế Không gian xanh đô thị đảm bảo mắt lưới tối đa 500m.

2. Phục vụ đời sống hàng ngày và giải trí: Đi bộ, đi xe đạp, không gian giao tiếp, giải trí phục hồi sức khỏe.

3. Tạo lập cấu trúc đô thị: Định dạng phân vùng phát triển đô thị, tạo lập định hướng tầm nhìn và bản sắc đô thị.

4. Tham gia dịch vụ Hệ sinh thái: tác động đến khí hậu của đô thị như: Hiệu ứng làm mát đô thị, cải thiện chất lượng không khí và chất lượng nước của mỗi hộ dân đô thị.

5. Bảo tồn khung tự nhiên: Tạo lập được môi trường sống của thực vật và động vật, mạng lưới sinh cảnh và hệ sinh thái tự nhiên đô thị.

Mạng lưới cấu trúc Không gian xanh hình thành:

– Không gian xanh dạng Tuyến

– Không gian xanh dạng Mảng

Hệ tiêu chí trên được đánh giá dựa trên 3 lĩnh vực cung cấp đa dạng dịch vụ hệ sinh thái, mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho người dân đô thị, cho sự phát triển của đô thị; có thể phân nhóm các lợi ích này thành 3 nhóm lợi ích hay 3 nhóm chức năng KGX đô thị theo 3 trụ cột của phát triển bền vững (kinh tế – xã hội – môi trường); và sự phát triển bền vững KGX đô thị là cần thiết cho sự phát triển bền vững đô thị. Với hệ tiêu chí đó được xây dựng duy trì và phát triển bền vững KGX đô thị.

(1) Tiêu chí về Môi trường: 4 tiêu chí. Trong đó tiêu chí Môi trường có 4 tiêu chí:

Giao thông, kết nối môi trường; KGX với Hạ tầng kĩ thuật xanh; Đa dạng sinh học; Tính Đa dạng Không gian xanh tạo nên KGX đô thị đa dạng chức năng hấp dẫn, cải tạo môi trường đô thị

(2) Tiêu chí Kinh tế: 4 tiêu chí.

Tiêu chí Kinh tế sẽ là cơ sở tạo nhiều KGX tăng giá trị cảnh quan và giá trị đất đô thị, bao gồm các thông số: Vị trí; Quy mô, diện tích; Sử dụng đất

(3) Tiêu chí Xã hội: 3 tiêu chí.

Tiêu chí xã hội tạo nên môi trường KGX kết nối với cộng đồng và an toàn, gồm 3 tiêu chí: Kết nối cộng đồng; Văn hóa, lịch sử; An Toàn.

Trên đây là một vài ý kiến về những vấn đề tồn tại cho phát triển hệ thống công viên cây xanh đô thị Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn cho các đô thị phát triển bền vững./.

ThS.KTS. Nguyễn Thị Hồng Diệp
Ban Khoa học công nghệ, Hiệp Hội Công viên cây xanh Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

1. Phạm Thị Việt Anh (2014), Nghiên cứu đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vực Hà Nội, Luận án Tiên sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lê Huy Bá, 1997- Môi trường (tập 1)- Nxb Khoa học và kỹ thuật, 330 trang Hoàng Hữu Cải,

3. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 20/12/2005 Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thi.

4. Bộ Xây dựng (1987), Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị – TCVN 4449: 1987.

5. Bộ Xây dựng (2005), Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – TCXDVN 362: 2005.

6. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuân quy hoạch xây dựng Việt Nam Quy hoach xây dựng QCXDVN01: 2008/BXD.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thi.

8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 04/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ vê quản lý cây xanh đô thi.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 tổ chức quản lý rừng đặc dụng.

11. Phạm Ngọc Đăng (2011), “Phát triển đô thị Việt Nam – Thiếu không gian xanh”, Kiến Việt – Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

12. Phan Thu Giang (2016), “Việc quản lý cây xanh ở các nước phát triển”, Báo Điện tử của Bộ Xây dựng.

13. Đỗ Hậu (2010), Xây dựng và quản lý không gian xanh trong các khu đô thị mới ở Hà Nội đến năm 2020 với sự tham gia của cộng đồng.

14. Trần Hợp, 1998 – Cây xanh – cây cảnh Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh – Nxb Nông nghiệp,

15. Tô Văn Hùng (2015), Tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng đô thị sinh thái (lấy đô thị Đà Nẵng làm điạ bàn nghiên cứu), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

16. Jan Gehl (2009), Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc – Sử dụng không gian công cộng, Nhà xuât bản Xây dựng.

17. Phan Kế Long, 2007 – Cây xanh và môi trường đô thị – SAGA – www.saga.vn.

18. Chế Đình Lý, 1997- Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị-Nxb Nông nghiệp, TP.HCM

19. Chế Đình Lý, 1998 – Thiết kế hoa viên – Giáo trình môn học, ĐHNL, TP. HCM.

20. Chế Đình Lý – Phạm Văn Hiếu, 2004 – Cây xanh đô thị và biện pháp bảo vệ rừng http://www.binhthuan.gov.vn.

21. Hàn Tất Ngạn, 1999 – Kiến trúc cảnh quan- Nxb Xây dựng, 224 trang.

22. TS, PGĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

23. Nguyễn Hoàng Huy (1997), Vườn cảnh phương Đông, Nxb Văn hóa, Hà Nội, trang 17.

ThS.KTS.Nguyễn Thị Hồng Diệp

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ảnh minh họa.IT

Giao thông ở Huế bị tê liệt, người dân phải di chuyển bằng thuyền

Mưa lớn tại Huế từ tối 14 đến sáng 15/11, đã gây ngập sâu cục bộ, các tuyến đường giao thông tê liệt, người dân phải dùng thuyền để di chuyển.

Ghi nhận của PV, đến sáng 15/11, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa to đến rất to.

Ghi nhận của PV, đến sáng 15/11, tại tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục có mưa to đến rất to.

Mưa lớn kéo dài, các đập thủy điện, hồ chứa nước đã điều tiết xả nước.

Dẫn đến tình trạng vùng trũng bị ngập sâu cục bộ.

Nước tràn vào các khu trọ của sinh viên tại đường An Dương Vương, TP Huế.

Anh Nguyễn Quốc Cường (trú tại kiệt 85, An Dương Vương, TP Huế) cho biết, từ tối 14/11, nước đã tràn vào phòng, xe máy bị ngập hư hỏng. Đến sáng 15/11 toàn bộ khu trọ đã ngập hết.

“Tôi phải mượn thuyền di chuyển đồ đạc và cùng các bạn sinh viên trong trọ đi đến nơi cao hơn để đảm bảo an toàn. Giờ chỉ mong nước nhanh rút cho mọi người đỡ vất vả”, anh Cường nói.

Anh Trương Văn Quốc (trú tại đường Hải Triều, TP Huế) cũng phải di chuyển người và tài sản đến nơi cao hơn do nước lũ tràn vào khu trọ.

Ghi nhận tại ngã tư đường Hùng Vương và đường bà Triệu (TP Huế), giao thông bị tê liệt, người dân phải đi bộ hoặc di chuyển bằng thuyền.

Khu vực ngã 6 – trung tâm của TP Huế cũng bị ngập nặng, hầu hết không thể di chuyển bằng xe máy và ô tô.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, mực nước sông Hương đến 10h sáng 15/11 là 4,21m (đã vượt mức lũ năm 2020 là 4,17m).

Dự báo đến trưa nay, lũ trên các sông tiếp tục lên và sẽ đạt đỉnh, sông Hương ở trạm Kim Long đạt đỉnh ở mức 4,4m; sông Bồ tại trạm Phú Ốc đạt mức 4,5m, sau xuống chậm. (Ảnh: Hoàng Hải)

Hoàng Hải – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/giao-thong-o-hue-bi-te-liet-nguoi-dan-phai-di-chuyen-bang-thuyen-post661163.html

Quảng Nam: Đường xuống cấp khiến người dân bức xúc!

(Phapluatmoitruong.vn) – Tuyến đường Tiểu La (đoạn Tư Thiết – Bình Quý), huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đang bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, khiến người dân đi lại khó khăn.

Theo phản ánh của người dân thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tuyến đường Tiểu La đã xuống cấp lâu nay, nhất là đoạn từ cầu Tư Thiết – ngã ba Bình Quý đang hư hỏng nghiêm trọng. Hiện phương tiện và người tham gia giao thông đi lại rất khó khăn. Nhất là người đi xe máy, xe đạp qua đoạn đường này thường gặp nguy hiểm, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra.

“Tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều năm nay, bà con ở đây đã nhiều lần có đơn phản ánh và ý kiến tại những buổi tiếp xúc cử tri và họp khu dân cư, nhưng đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Hiện nhiều hộ dân sống dọc hai bên đoạn đường này luôn bị áp lực, khổ sở, vì khi trời nắng bụi bay mịt mù, lúc mưa nước ngập, bùn lầy, việc buôn bán rất khó khăn, kinh doanh ế ẩm, đời sống bấp bênh…” – ông Phan Thành Tài, ở thị trấn Hà Lam, bức xúc.

Có mặt tại thị trấn Hà Lam sáng 14/11, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận, hiện đường Tiểu La đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều xe tải chở hàng đi qua tuyến này gặp khó khăn. Nhiều đoạn đường bị bong tróc, có nhiều ổ voi, nước ngập rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Mỗi khi có xe ô tô chạy qua đoạn đường này là nước, bùn tung toé vào nhà dân, làm ướt nhiều đồ đạc. Lúc này, có hai người đi xe máy qua khu vực ổ voi, nước ngập bị ngã trong lúc trời mưa, phải hì hục dắt bộ qua đoạn đường hư hỏng…

Người dân bị ngã trên đoạn đường nhiều ổ voi, nước ngập.

Trao đổi với PV, ông Phan Viết Hạng – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án – Đô thị (BQLDA-ĐT) huyện Thăng Bình, cho biết: “Thực tế, tuyến đường này là huyết mạch phục vụ cho hàng ngàn hộ dân ở các xã phía Tây của huyện Thăng Bình. Dự án đã được UBND huyện Thăng Bình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đầu tư xây dựng công trình với tổng kinh phí trên 19,8 tỷ đồng tại Quyết định số 2222/QĐ-UBND, ngày 20/08/2021. Dự án nâng cấp đường Tiểu La nằm trên địa bàn của xã Bình Quý và thị trấn Hà Lam, có chiều dài 839,25 m, với diện tích bị ảnh hưởng 1,44 ha, do BQLDA-ĐT huyện Thăng Bình làm chủ đầu tư”.

Đoạn đường bị hư hỏng có nhiều ổ voi.

Theo đó, dự án đã được BQLDA-ĐT huyện ký hợp đồng và bàn giao mốc giới giải phóng mặt bằng (GPMB) cho Trung tâm phát triển quỹ đất Quảng Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân trong vùng dự án… Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn giậm chân tại chỗ do có nhiều vướng mắc, nhất là công tác đền bù cho người dân và chậm GPMB. Nhiều hộ dân trong vùng dự án hiện nay đang tranh chấp đất đai về tách thửa, chuyển nhượng… nên cần phải xác minh, chỉnh lý, đo đạc lại diện tích.

Cũng theo BQLDA-ĐT huyện Thăng Bình, một số hộ dân ở hai bên đường Tiểu La đã được cấp  Giấy CNQSDĐ với hành lang giao thông từ tim đường ra 8,75 m và trong giấy chứng nhận thể hiện chồng lấn diện tích vi phạm hành lang giao thông nên không được xem xét bồi thường, hỗ trợ. Nhiều bà con thắc mắc, không nhận tiền đền bù, chưa dỡ dọn công trình nằm trong vùng quy hoạch dự án. Nhiều vật kiến trúc xây dựng trên đất nông nghiệp, đất không đủ điều kiện bồi thường theo Quyết định của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Do đó, nhiều hộ dân hiện vẫn đang thắc mắc, chưa đồng thuận phương án đền bù nên công tác GPMB gặp nhiều khó khăn…

Người dân đi trên đoạn đường bị hư hỏng rất nguy hiểm.

“Dự án đường Tiểu La tuy có nhiều khó khăn, nhưng đến nay đã cơ bản tháo gỡ xong những vướng mắc trong công tác đền bù. Hiện các đơn vị chức năng đang tích cực GPMB, triển khai thực hiện các hạng mục công trình, phấn đấu hoàn thành dự án vào cuối năm 2024” – BQLDA-ĐT huyện khẳng định.

                                                      Minh Trí – Trường Sơn

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Đoạn đường xuống cấp, thường xảy ra tai nạn giao thông.

 

                    

        

        

          

Hải Phòng thu hồi hàng loạt dự án có vi phạm về đất đai

Thực hiện Nghị quyết 06 của HĐND thành phố, UBND TP. Hải Phòng đã thu hồi 31 dự án với tổng diện tích hơn 455 ha và rà soát xử lý đối với hàng trăm dự án khác do có dấu hiệu vi phạm về quản lý sử dụng đất.

Khu đất hơn 9000 m2 nằm tại vị trí góc đường Lê Hồng Phong – Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc Khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi được UBND TP. Hải Phòng cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Duy Hưng thuê từ năm 2008 để triển khai dự án Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp, thời hạn 50 năm.

XỬ LÝ 40 DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ

Tuy nhiên, sau khi được giao đất Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Duy Hưng không đầu tư, hoàn thiện dự án để đưa vào sử dụng. Tháng 9/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án vì sau 12 tháng nhà đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn hoãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Luật đầu tư năm 2014.

Sau khi gia hạn sử dụng đất thêm 24 tháng theo quy định, năm 2021, UBND TP. Hải Phòng đã ra quyết định thu hồi 9.165 m2 đất này của Công ty Duy Hưng giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý. Tháng 4/2022, UBND quận Hải An đã thực hiện cưỡng chế thu hồi diện tích đất này thành phố đưa vào đấu giá.

Đây là một trong số những dự án mà Hải Phòng thực hiện thu hồi theo Nghị quyết số 06 của HĐND TP. Hải Phòng năm 2016 về nhiệm vụ giải pháp thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất. Theo đó, Nghị quyết xác định có 40 dự án phải kiểm tra, thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi hơn 299 ha.

Trong số này, có 1 dự án của Công ty TNHH Union Sucess rộng hơn 29 ha tại xã Hòa Bình (huyện Thủy Nguyên) đã được HĐND TP. Hải Phòng chấp thuận đưa ra khỏi danh sách phải thu hồi của Nghị Quyết 06. UBND TP. Hải Phòng đã ra quyết định thu hồi đối với 13 dự án với diện tích hơn 245 ha, trong đó có 12 dự án đã hoàn thành việc thu hồi đất như dự án của Công ty Duy Hưng.

Hơn 9.000m2 dự án Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp của Công ty Duy Hưng bị thu hồi đấu giá

Hơn 9.000m2 dự án Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp của Công ty Duy Hưng bị thu hồi đấu giá

Riêng dự án của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (nay là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) rộng 40 ha tại phường Tân Thành (quận Dương Kinh), UBND TP. Hải Phòng đã có quyết định nhưng chưa thực hiện thu hồi. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường cơ quan chức năng đã phê duyệt phương án hoàn trả giá trị đầu tư hợp pháp của dự án, sau khi giao đất cho nhà đầu tư mới sẽ thực hiện hoàn trả phần giá trị này.

UBND TP. Hải Phòng đã gia hạn sử dụng đất đối với 6 dự án khác với diện tích 10,89 ha, trong đó có 1 dự án đang trong thời hạn gia hạn sử dụng đất 24 tháng. Có 5 dự án đã hết thời hạn gia hạn sử dụng đất thì 4 dự án đã cơ bản hoàn thành xây dựng công trình, còn 1 dự án của Công ty cổ phần xây dựng thương mại Hòa Bình tại xã Đông Sơn (huyện Thủy Nguyên) tiếp tục chậm tiến độ hiện đang lập hồ sơ thu hồi đất.

UBND TP. Hải Phòng dự kiến đề nghị HĐND thành phố đưa ra khỏi danh sách các dự án phải thu hồi theo Nghị quyết 06 đối với 17 dự án diện tích hơn 12ha, trong đó, 10 dự án sau khi kiểm tra, xử phạt, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục vi phạm, 3 dự án được phép thực hiện vì phù hợp với quy hoạch đô thị hiện nay, 4 dự án nằm trong phạm vi thu hồi đất thực hiện các dự án tái định cư kết hợp bãi đỗ xe, cải tạo chung cư cũ.

Đối với 3 dự án còn lại thì 2 dự án tiếp tục nợ tiền thuê đất, 1 dự án nợ tiền phạm chậm nộp cần tiếp tục xử lý vi phạm về thuế với diện tích 1,19ha.

RÀ SOÁT 254 DỰ ÁN KHÁC

Ngày 9/11 vừa qua, UBND quận Ngô Quyền đã hoàn thành việc cưỡng chế thu hồi hơn 13.500 m2 đất dự án trung tâm thương mại EIE tại lô 20A Lê Hồng Phong do Công ty TNHH Du lịch và Đầu tư EIE làm chủ đầu tư. Dự án này được xác định có dấu hiệu chậm triển khai, sau khi gia hạn thời hạn sử dụng đất, UBND TP. Hải Phòng đã ra quyết định thu hồi đất, quận Ngô Quyền ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Dự án trung tâm thương mại này bị thu hồi sau khi UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, rà soát, xử lý đối với 254 dự án khác có dấu hiệu vi phạm về quản lý sử dụng đất với tổng diện tích 2.294ha theo nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 06. UBND TP. Hải Phòng đã ra quyết định thu hồi 18 địa điểm với diện tích hơn 209 ha, gồm 12 địa điểm đã hoàn thành thu hồi đất, 3 địa điểm đang lập phương án hoàn trả giá trị đầu tư hợp pháp cho doanh nghiệp, 3 địa điểm đang giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp.

Hơn 13.500m2 đất Dự án trung tâm thương mại EIE bị cưỡng chế thu hồi đất

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, có 33 điểm với diện tích hơn 97 ha đã được cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát xác định không phải xử lý. UBND TP. Hải Phòng đã có văn bản dừng thực hiện, thu hồi, hủy bỏ giá trị pháp lý của các văn bản đã ban hành đối với 68 dự án diện tích hơn 838 ha. Đồng thời, gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng đối với 66 địa điểm khác diện tích hơn 456 ha, trong đó, 60 địa điểm đang trong thời gian gia hạn, 6 địa điểm đã hết thời hạn gia hạn gồm 3 dự án đã hoàn thành việc xây dựng, 1 dự án đang xây dựng, 1 dự án đồng ý cho phép chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới, 1 dự án tiếp tục không đưa đất vào sử dụng đang làm thủ tục thu hồi. Ngoài ra, có 3 địa điểm khác diện tích hơn 38ha cũng đang thực hiện gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng.

Còn lại 66 địa điểm với diện tích hơn 654 ha đã hoàn thành kiểm tra, cơ quan chức năng đang xử lý theo quy định. Dự kiến, sẽ có 7 địa điểm thu hồi đất, 10 địa điểm gia hạn sử dụng đất 24 tháng, 5 địa điểm xử phạt vi phạm hành chính để doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục, 23 địa điểm xử lý về thuế, 10 địa điểm xem xét hủy bỏ dự án. Ngoài ra, có 3 địa điểm các quận huyện đang tiếp tục hoàn thành GPMB, 8 dự án khác phải tiếp tục kiểm tra, xử lý.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, sau khi thu hồi 31 dự án với diện tích hơn 455 ha, UBND TP. Hải Phòng đã giao 18,84 ha cho nhà đầu tư khác thực hiện dự án thu được hơn 2000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, thuê đất. Cơ quan chức năng đang thực hiện thủ tục đấu giá đối với 19,41 ha. Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các quận huyện đang quản lý 375,78 ha, còn lại hơn 41 ha đang lập phương án hoàn trả.

Đỗ Hoàng – Nam Khánh/VnEconomy

Theo VnEconomy

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/hai-phong-thu-hoi-hang-loat-du-an-co-vi-pham-ve-dat-dai.htm

TP.HCM không dễ thu hồi dự án chậm tiến độ

Chính quyền TP.HCM đang quyết liệt thu hồi các dự án chậm tiến độ nhiều năm tại khu công nghiệp để lấy đất thu hút dự án mới. Thế nhưng, việc thu hồi dự án không dễ vì quy trình thu hồi phức tạp cùng sự chây ì của chủ đầu tư.

Nhiều dự án phải thu hồi

Qua rà soát, có hàng loạt dự án trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại đầu tàu kinh tế TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ nhiều năm, nhưng chậm xây dựng hoặc triển khai một phần rồi bỏ hoang. Từ đầu năm 2023, chính quyền TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thu hồi những dự án “xí” đất rồi để không nhằm lấy đất thu hút các dự án mới.

Tại Khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước, dự án gây nhức nhối về môi trường gần 10 năm trước của Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương (Công ty Hào Dương) sẽ bị thu hồi vì dự án này đã ngưng hoạt động từ năm 2014 đến nay.

Một dự án FDI được giao quỹ đất khá lớn tại Khu công nghệ cao là Công viên Sài Gòn Silicon cũng thuộc diện phải thu hồi. Dự án này có diện tích 52 ha, được khởi công vào tháng 8/2016 với số vốn đầu tư 858 tỷ đồng (40 triệu USD – tỷ giá USD thời điểm năm 2015 – PV). Khi chủ đầu tư đang xây dựng dở dang 1 tòa nhà, thì năm 2019, dự án dừng thi công đến nay.

Ngay từ đầu năm 2023, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã yêu cầu các sở, ngành liên quan phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục chấm dứt, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án Công viên Sài Gòn Silicon.

Bên cạnh các KCN, Thành phố cũng mạnh tay thu hồi các dự án cụm công nghiệp chậm triển khai. Vào cuối tháng 9/2023, UBND TP.HCM giao các sở, ngành thu hồi gần 90 ha đất Dự án Cụm công nghiệp Láng Le – Bàu Cò (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) vì dự án này vẫn bất động sau 19 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Ngoài các dự án công nghiệp, tại Khu nông nghiệp công nghệ cao, qua rà soát, Thành phố cũng quyết định thu hồi 4 dự án chậm triển khai để lấy đất thu hút các dự án mới.

Nhà đầu tư trắng tay, chính quyền bó tay

Dù đặt quyết tâm rất cao trong việc “dọn dẹp” đất tại các khu công nghiệp, song quá trình thực hiện không đơn giản khi vướng mắc liên quan đến chủ đầu tư. Nếu như tại các dự án vẫn còn đất trống chưa xây dựng nhà xưởng, việc thu hồi ít gặp trở ngại, thì tại các dự án đã xây dựng nhà xưởng hoặc các hạng mục khác, thủ tục thu hồi khá phức tạp.

Đơn cử, tại dự án của Công ty Hào Dương, cho dù dự án đã ngưng hoạt động từ năm 2014, nhưng thủ tục thu hồi dự án vẫn chưa thực hiện được vì Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) không liên lạc được người đại diện của Công ty Hào Dương.

Ngay cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp này cũng bị thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (đã sáp nhập vào Sacombank). Sacombank đang tiến hành thu hồi mặt bằng và giao cho Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Sacombank quản lý, khai thác. Còn việc cưỡng chế vi phạm hành chính cũng không thực hiện được khi số dư trong tài khoản ngân hàng của Công ty Hào Dương không đủ để cưỡng chế.

Các biện pháp cưỡng chế khác như kê biên tài sản cũng không thực hiện được khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công ty Hào Dương đã thế chấp tại ngân hàng, nhà xưởng của Công ty đang bỏ trống, các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng di dời hết.

Đến nay, Hepza vẫn tiếp tục xác minh người đại diện theo pháp luật của Công ty Hào Dương để thực hiện các biện pháp cưỡng chế vi phạm hành chính theo quy định. Vì vậy, dự án vẫn chưa thể thu hồi được.

Một trường hợp gần tương tự khác là Dự án Saigon Silicon cũng dừng thi công từ năm 2019, Ban Quản lý Khu công nghệ cao đã đề xuất thu hồi dự án từ năm 2021, song đến nay vẫn chưa hoàn thành các thủ tục thu hồi. Trong thông báo Kết luận thanh tra số 102/TB-TTTP-P5, Thanh tra TP.HCM yêu cầu Ban Quản lý Khu công nghệ cao khẩn trương truy thu tiền thuê đất năm 2020 và các chi phí quản lý khác đối với Công ty cổ phần Công viên Sài Gòn Silicon và báo cáo kết quả thu hồi dự án này theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, luật sư Nguyễn Ánh Tâm, Trưởng Văn phòng Luật sư Ánh Tâm cho biết, trường hợp doanh nghiệp mất tích mà cơ quan chức năng không liên hệ được, thì căn cứ vào hợp đồng đã ký, doanh nghiệp không trả tiền thuê đất hàng năm là đã vi phạm hợp đồng, nên bên cho thuê đất có quyền thu hồi lại đất. Hơn nữa, điểm c, khoản 2, Điều 48, Luật Đầu tư năm 2020 quy định rõ về chấm dứt dự án: “Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư”.

Rõ ràng, với các quy định pháp luật hiện hành, TP.HCM có quyền thu hồi dự án của Công ty Hào Dương vì vi phạm các quy định về đầu tư. Tuy nhiên, sự việc về công ty này đã nhùng nhằng gần 10 năm chỉ với lý do “không liên lạc được với nhà đầu tư” là điều rất khó hiểu.

Lê Quân – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/tphcm-khong-de-thu-hoi-du-an-cham-tien-do-d202868.html

Xử lý các mỏ khai thác khoáng sản cố tình không lắp đặt trạm cân và camera ở Thanh Hóa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý đối với các mỏ khai thác khoáng sản cố tình không lắp đặt trạm cân và camera trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, sau khi tiếp nhận báo cáo kết quả lắp đặt trạm cân, camera tại vị trí đưa khoáng sản ra khỏi khu vực khai thác trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Lê Đức Giang chỉ đạo: Đối với mỏ đã lắp trạm cân, camera thì yêu cầu các mỏ tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản, trong đó, yêu cầu thực hiện đầy đủ việc lập hồ sơ chứng từ, sổ sách theo quy định.

Đối với các mỏ chưa đủ điều kiện hoặc không phải lắp đặt trạm cân, camera theo quy định thì yêu cầu các chủ mỏ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản; trong đó, đối với các mỏ mới được cấp phép chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất, chưa đi vào hoạt động, yêu cầu các đơn vị tiến hành lắp đặt trạm cân và camera tại khu vực mỏ của đơn vị mình ngay khi hoàn thiện thủ tục thuê đất để tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.

Đối với mỏ chưa lắp đặt trạm cân, camera thuộc phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Thành Hoàng Nghiêu, thì yêu cầu các chủ mỏ trong quá trình xuất, bán hàng lên phương tiện vận chuyển ra khỏi phòng mỏ phải cung cấp phiếu xuất hàng ghi rõ địa chỉ mỏ (nơi bán hàng), khối lượng hàng (quy đổi ra tấn) cho chủ phương tiện làm cơ sở để cơ quan chức năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa theo quy định.

Đối với các mỏ chưa lắp đặt trạm cân, camera thì giao Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa trực tiếp làm việc với các chủ mỏ để yêu cầu các đơn vị thực hiện việc lắp đặt trạm cân, camera theo quy định; xử lý đối với các mỏ cố tình không lắp trạm cân và camera…

Trước đó, báo Tiền Phong đã đưa tin, tại TP Thanh Hóa, từ cuối quý IV/2020 đến nay, các camera đều mất tín hiệu, đoàn giám sát đã có công văn đề nghị phối hợp các phòng, ban và UBND các phường xã có liên quan để phối hợp kiểm tra sửa chữa, nhưng đến nay, các camera vẫn mất tín hiệu, chưa hoạt động trở lại. Nguyên nhân của tình trạng trên là vị trí các mỏ ở xa trung tâm, địa hình khu vực lắp phức tạp, các mỏ sát nhau nên dễ bị nhầm lẫn, đường điện và mạng còn phụ thuộc vào đơn vị được giám sát hoặc hộ dân gần mỏ; một số mỏ các camera hoạt động không ổn định do thường xuyên mất điện hoặc trục trặc về đường truyền nên không thể quan sát và kiểm đếm được sản lượng. Ngoài ra, việc chưa thực hiện lắp đặt camera sát sát tại các mỏ còn lại trên địa bàn tạo ra tâm lý so sánh giữa các đơn vị đã giám sát và các đơn vị chưa giám sát…

Hoàng Lam – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Một mỏ khai thác trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/xu-ly-cac-mo-khai-thac-khoang-san-co-tinh-khong-lap-dat-tram-can-va-camera-o-thanh-hoa-post1586476.tpo

TP.HCM di dời nhà ven kênh quá chậm

Mục tiêu di dời 6.500 căn nhà trên, ven kênh rạch của TP.HCM vẫn là bài toán nan giải vì khó kêu gọi đầu tư trong khi cần nguồn lực quá lớn.

Chiều 13/11, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham vấn UBND TP.HCM về vấn đề di dời nhà ven kênh rạch trên địa bàn. Đây là một trong những chương trình đặt ra từ hơn thập kỷ trước của thành phố, nhưng kết quả thực hiện quá khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.

Hơn 3 giờ thảo luận, các chuyên gia có chung nhận xét về tiến trình di dời nhà ven kênh của thành phố quá chậm. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa mục tiêu dự kiến và kết quả thời gian qua cũng cho thấy quá lớn bởi gánh nặng về nguồn vốn tái định cư.

Bài toán khó

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Phạm Bình An cho biết giai đoạn 2021-2025, thành phố đặt chỉ tiêu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch.

“Bồi thường, di dời nhà trên, ven kênh rạch là một trong 3 chương trình lớn trên địa bàn còn nhiều thách thức”, ông An nêu.

Theo TS Dư Phước Tân, chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, UBND TP rất quyết tâm theo đuổi mục tiêu di dời 6.500 căn nhà trên, ven kênh với vốn trên 19.000 tỷ đồng bằng ngân sách. Tuy nhiên sau khi tính toán khả năng thực hiện, Sở Xây dựng ước chỉ đạt 41% trong số này trong giai đoạn 2021-2025.

TS Tân cho biết có hai khó khăn lớn nhất khi di dời nhà trên và ven kênh hiện nay là chuẩn bị phương án giải tỏa và nguồn vốn bố trí tái định cư cho người dân.

TS Dư Phước Tân, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. Ảnh: Thư Trần

TS Dư Phước Tân, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. Ảnh: Thư Trần

“Trong thực thi cũng có khó khăn về kinh phí bồi thường. Kinh phí nhỏ giọt hàng năm, khó xử lý nhanh tiến độ”, TS Dư Phước Tân nói.

Góp ý giải pháp, chuyên gia cho rằng thông qua Nghị quyết 98 do Quốc hội vừa ban hành, TP.HCM có thể tận dụng 3 điểm mở để khai thác: Thứ nhất, trong quy định về quản lý đầu tư có cho phép sử dụng ngân sách thực hiện bồi thường tái định cư cho những hộ ven kênh rạch. Hai là, trong quy định về tài chính và ngân sách nhà nước, Ngân sách TP.HCM được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí .

“Đây là khoản có thể sử dụng đầu tư cho công tác giải tỏa di dời cải tạo nhà trên và ven kênh rạch”, TS Dư Phước Tân phân tích.

Điểm cuối cùng, theo TS Tân, trong khoản 3, điều 6 của nghị quyết, thành phố có quyền đổi đất khác để xây nhà ở xã hội, hoặc dùng tiền hoán đổi và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với quỹ đất được hoán đổi trong dự án nhà ở thương mại.

Tham vọng lớn, nguồn lực nhỏ

TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhìn nhận tiến trình di dời nhà trên, ven kênh rạch của TP.HCM hiện rất chậm.

Ông chỉ ra giai đoạn 2016-2020, TP vẽ ra kế hoạch rất lớn với mục tiêu dời 20.000 căn. Tuy nhiên sau đó phải rút lại còn 10.000 căn, song kết quả thực hiện lại chỉ 657 căn.

“Từ dự kiến đến kết quả là khoảng cách rất lớn”, TS Nguyên nói.

Chuyên gia cho rằng nút thắt quan trọng nhất hiện nay là vấn đề tài chính. Tuy nhiên thành phố mới chỉ đề cập việc giải quyết vấn đề vốn công hay tư, kêu gọi vốn nhưng chưa cụ thể được khả năng huy động là bao nhiêu tiền.

TS Nguyễn Hữu Nguyên, chuyên gia Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Ảnh: Thư Trần

Để có tính thực thi hơn, chuyên gia gợi ý thành phố có thể chia nhỏ các dự án và thực hiện từng đoạn một. Khi thấy kết quả, dù ít cũng sẽ kích hoạt tâm lý của người dân. Người dân có cái nhìn thiện cảm hơn, muốn cố gắng đóng góp xã hội tốt hơn. Từ đó, công tác thu hồi, bồi thường cũng thuận lợi.

“Không đẩy người dân khỏi nhà trên kênh rạch mà hút họ đi bằng sức hút, lợi ích”, ông Nguyên góp ý.

Thạc sĩ Vương Quốc Trung, Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển TP.HCM cũng cho rằng nguồn vốn là vấn đề nan giải nhất khi di dời nhà trên, ven kênh rạch hiện nay.

Theo thạc sĩ Trung, để giải quyết bài toán này, thành phố cần khuyến khích doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia, đa dạng hóa nguồn tài chính thông qua phương thức PPP.

Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế linh hoạt, vận dụng cơ chế đặc thù trong Nghị quyết 98; cải cách thủ tục pháp lý phức tạp

Mặt khác, thành phố nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản tiềm năng khi tham gia vào dự án di dời nhà ven kênh. Chính quyền cũng cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn lực mới như việc làm, dịch vụ và tiện ích trong khu vực mới.

Thư Trần – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Một căn nhà trong diện thu hồi thuộc dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh). Ảnh: Chí Hùng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/tphcm-di-doi-nha-ven-kenh-qua-cham-192231113193413982.htm

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 43-2023

Chuyên trang Quản lý môi trường trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 43-2023.

Về quản lý môi trường

– Viễn thám khí quyển đối với phát thải khí metan do con người tạo ra: Ứng dụng và cơ hội nghiên cứu.

– Dự đoán cường độ phát thải carbon liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản bằng mô hình Verhulst tổng quát màu xám tự thích ứng mới.

– Điều tra tác động của quản trị môi trường, đổi mới xanh và năng lượng tái tạo đến dấu chân vật chất được điều chỉnh theo thương mại ở các nước G20.

– Phản đối nền kinh tế chia sẻ: Tại sao một số người tiêu dùng và nhà cung cấp không tham gia chia sẻ P2P.

– Tài nguyên thiên nhiên, chính sách môi trường và nguồn năng lượng tái tạo để phát thải dựa trên sản xuất: Bằng chứng của các nền kinh tế OECD.

– Vi nhựa trong môi trường: Nhu cầu cấp thiết về các chính sách và chiến lược quản lý chất thải phối hợp.

– Con đường dẫn đến sự bền vững của nước? Một nghiên cứu toàn cầu đánh giá lợi ích của quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

– Sự quan tâm của Chính phủ về bảo vệ môi trường và hành động giảm lượng carbon của doanh nghiệp: Bằng chứng từ phân tích văn bản của các doanh nghiệp sản xuất.

– Xu hướng toàn cầu về chất thải: Phân tích thư mục.

– Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn: Nghiên cứu hiệu quả của các chiến lược quản lý rác thải nhựa khác nhau: Đánh giá toàn diện.

Về môi trường đô thị

– Chiết xuất thực vật As bằng Pteris vittata L. được hỗ trợ bằng phân trộn bùn thải đô thị và cơ chế liên quan.

– Một mũi tên hai con chim: Vai trò đa dạng của xử lý thủy nhiệt trong việc khử nước bùn đô thị và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng.

– Ảnh hưởng của các tải trọng khác nhau đến khả năng loại bỏ PCDD/F bằng SCR trong quá trình đốt chất thải rắn đô thị.

– Xử lý xúc tác quang điện đối với nước thải đô thị có chứa các chất gây ô nhiễm mới nổi bằng mod.

– Ảnh hưởng của axit humic đến quá trình lọc kim loại (loid) trong nước rỉ rác bãi rác nhằm nâng cao hiệu quả khai thác bãi rác.

– Mạng lưới sông đô thị bị ô nhiễm do axit perfluoroalkyl (PFAA) được đưa vào trong các quy định về sông.

– Lập hồ sơ Metagenomics và proteomics của các chất polyme ngoại bào từ bùn thải đô thị và ứng dụng của chúng trong xử lý sinh học đất và nước.

– Đánh giá sự đóng góp độ ẩm từ lượng mưa, chất thải và nước rỉ rác đối với các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị đang hoạt động.

– Khám phá quỹ đạo và nguồn vận chuyển PM2.5 tại các quận trong phạm vi thành phố.

Về môi trường khu công nghiệp

– Tái tạo bụi đường ở khu đô thị liên đô thị ven biển Đại Tây Dương với các cơ sở công nghiệp: Hệ số phát thải, thành phần hóa học và độc tính sinh thái.

– Zeolite tổng hợp từ chất thải rắn công nghiệp, nông nghiệp và ứng dụng của chúng: Tổng quan.

– Tích hợp mạng lưới cấp nước cho khu công nghiệp dựa trên các chỉ số số.

– Đo lường tiềm năng chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn đối với chất thải công nghiệp.

– Chiến lược xanh để cải thiện chất lượng không khí và vi khí hậu đô thị: Nghiên cứu điển hình về một khu công nghiệp và cơ sở của Ý.

– Mô phỏng và tối ưu hóa thu hồi CO2 bằng dung môi Water-Lean từ khí thải công nghiệp.

– Cơ chế ảnh hưởng và tác động tách rời của lượng khí thải carbon sinh ra: Một phân tích dựa trên ngành công nghiệp của Trung Quốc.

– Vật liệu hấp phụ dựa trên cellulose để xử lý nước: Khai thác tiềm năng của chúng trong việc loại bỏ kim loại nặng và thuốc nhuộm.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

Pleased to present to our valued readers the International Environmental Bulletin No. 43-2023, featuring the following key topics:

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Atmospheric remote sensing for anthropogenic methane emissions: Applications and research opportunities

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164701

Abstract

Methane is the second most significant greenhouse gas (GHG) only after carbon dioxide. Human activities substantially increase the atmospheric methane concentration globally, but little is known about the distribution and characteristics of anthropogenic methane emissions. Remote sensing approaches can identify, geolocate, and quantify near-surface methane emissions. This literature review summarizes the devices, methods, implementations, and potential research opportunities for atmospheric remote sensing of anthropogenic methane emissions. Specifically, this literature review has identified that methane emissions are primarily generated from three key sectors and one key area: the energy sector, the waste sector, the agriculture sector, and the general urban area. Regional and point source emission quantifications are two major study challenges. This review concludes that different sectors have different emission patterns, and therefore, proper remote sensing instruments and platforms might be chosen according to different study tasks. Among the paper reviewed, the energy sector is the most well-studied, while the emissions in the waste sector, the agriculture sector, and the urban areas are less clear. In the future, new methane observation satellites and portable remote sensing instruments provide opportunities to improve understanding of methane emissions. Moreover, the synergistic applications among several different remote sensing instruments and cooperation between top-down and bottom-up measurements can mitigate the limitation of each individual instrument and can achieve better monitoring performance.

2. Prediction of energy-related carbon emission intensity in China, America, India, Russia, and Japan using a novel self-adaptive grey generalized Verhulst model

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138656

Abstract

Excessive energy-related carbon emission intensity will lead to deterioration of environmental quality and hinder green economic growth. This paper proposes a novel self-adaptive fractional order grey generalized Verhulst model (SAFGGVM) to predict energy-related carbon emission intensity in China, America, India, Russia, and Japan with nonlinear and complex characteristics effectively. Firstly, self-adaptive fractional order and dynamic background value coefficient are introduced to capture the nonlinear evolutionary trends. Subsequently, the optimal nonlinear parameters are determined using Grey Wolf Optimization algorithm through comprehensive comparison. Furthermore, the flexibility of SAFGGVM is verified by presenting its relevance to existing models. Finally, the validity, applicability, and robustness of SAFGGVM are confirmed by comparing with two machine learning models and four grey prediction models. The empirical results exhibit that the overall precision of SAFGGVM model significantly prevails over the others in five cases, with MAPE values less than 6% in both the simulation and prediction intervals. The out-of-sample forecast results indicate that the energy-related carbon emission intensity of five countries will fall into 5.7024, 1.6030, 7.3668, 8.1633, 2.0399 tons/10,000 USD by 2025, and the decreasing rate of developing countries tends to catch up with, or even exceed, developed countries. Projection results can serve as a reference point for countries to achieve green and sustainable development.

3. Investigating the impact of environmental governance, green innovation, and renewable energy on trade-adjusted material footprint in G20 countries

Resources Policy, Volume 86, Part A, October 2023, 104212

Abstract

The primary objective of the recent “Conference of the Parties,” such as decarbonization, cannot be attained without considering sustainable resource management. The high consumption of natural resources in exportable goods amplifies natural resource conservation challenges and accelerates negative environmental externalities. The existing literature barely addressed the factors affecting natural resource management. This study has taken the initiative to evaluate the impact of environmental governance, green innovation, and renewable energy transition on the trade-adjusted resources management (through material footprint) in G-20 countries from 1990 to 2020. The study applied the method of the moments quantile regression to address non-linearity and heterogeneous parameters. The outcomes explored that environmental governance significantly reduces material footprint across all quantiles, while reduction effects are heterogeneous from lower to higher quantiles. Besides, green innovation and renewable energy transition profoundly mitigate the resource footprint at all innovative quantiles (0.1-0.9) with different magnitude and significance levels. The results also affirm the resource-based Environmental Kuznets Curve. Similar findings are also endorsed using alternative panel estimators. Overall the study offers valuable policy implications to improve resource management by enhancing ecological governance, green technologies, and energy transition in G-20 economies.

4. Resistance to the sharing economy: Why some consumers and providers do not participate in P2P sharing

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138628

Abstract

This study examines the barriers that hinder individuals form participating in the sharing economy. It analyzes whether non-users’ unfavorable perceptions of peer-to-peer (P2P) sharing (active resistance barriers), or their aversion to change and satisfaction with the status quo (passive resistance barriers) cause them to reject P2P sharing. By conducting separate structural equation modeling (SEM) analyses on a sample of 233 non-consumers and 240 non-providers, the study differentiates between resistance to P2P consuming and P2P providing. The findings reveal that non-users’ resistance to P2P sharing is primarily driven by active resistance barriers. Non-consumers reject P2P consuming as a result of the usage barrier, value barrier, trust barrier and economic risks, whereas non-providers reject P2P providing due to the usage barrier and functional risks. This research contributes to the sharing economy literature by shedding light on the underexplored topic of resistance to P2P sharing, particularly emphasizing the overlooked role of P2P providing. It shows that P2P sharing possesses distinct characteristics resulting in unique resistance patterns that differ from those observed in B2C sharing. Furthermore, the study extends the innovation resistance literature by applying both active and passive resistance frameworks in the context of a service innovation, broadening the scope beyond the commonly studied active resistance to product innovations.

5. Natural resources, environmental policies and renewable energy resources for production-based emissions: OECD economies evidence

Resources Policy, Volume 86, Part A, October 2023, 104096

Abstract

Economic growth and environmental degradation are consistently increasing in developed economies due to expansion in the industrial sector and excessive use of natural resources. As a result, production-based carbon emissions increased during the last three decades, for which scholars have recommended several remedial measures. This study investigates the importance of natural resources and environmental regulations in attaining environmental sustainability via reducing production-based emissions in 21 OECD economies. Besides, the role of renewable electricity output and economic growth is also considered. This study uses several cointegration tests and concludes that the long-run association between the variables existed between 1990 and 2020. Due to the non-linearity issue, this study uses the method of moment quantile regression, which indicates natural resources and economic growth as the primary factor of production-based emission. However, stringent environmental policies increased environmental tax, and improved renewable electricity significantly reduced production-based emissions, leading to environmental sustainability. This study uses parametric estimation techniques to authenticate the empirical results and bidirectional causal connections between the variables. This study suggests further strengthening environmental management via stringent environmental policy, imposing an enhanced environmental tax on extensive carbon sectors, and investing in renewable electricity generation.

6. Microplastics in the environment: An urgent need for coordinated waste management policies and strategies

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118713

Abstract

Microplastics (MPs) have become a prevalent environmental concern, exerting detrimental effects on marine and terrestrial ecosystems, as well as human health. Addressing this urgent issue necessitates the implementation of coordinated waste management policies and strategies. In this study, we present a comprehensive review focusing on key results and the underlying mechanisms associated with microplastics. We examine their sources and pathways, elucidate their ecological and human health impacts, and evaluate the current state of waste management policies. By drawing upon recent research and pertinent case studies, we propose a range of practical solutions, encompassing enhanced recycling and waste reduction measures, product redesign, and innovative technological interventions. Moreover, we emphasize the imperative for collaboration and cooperation across sectors and jurisdictions to effectively tackle this pressing environmental challenge. The findings of this study contribute to the broader understanding of microplastics and provide valuable insights for policymakers, researchers, and stakeholders alike.

7. Environmental efficiency, climate innovation, and resource rent in Chinaʼs SDGs: Insights from quantile regressions

Resources Policy, Volume 86, Part A, October 2023, 104021

Abstract

To achieve the Sustainable Development Goals (SDGs) in China, this research examines the dynamic roles that environmental system efficiency, climate technology innovation, and natural resource rent play. We analyze data from 1996 to 2018 using a unique quantile regression technique to examine the empirical insights and patterns associated with these parameters. Our results highlight the complex interplay between China’s SDG achievement across various quantiles and environmental system efficiency, climate technology innovation, natural resource rent, and rent. By investigating this connection, we help to advance knowledge of the many facets of sustainable development in China and provide insightful information to stakeholders and policymakers. The findings of this research have significant ramifications for developing strategies and policies that effectively advance sustainable development while considering the intricate interaction between environmental effectiveness, technological innovation, and natural resource management.

8. Pathways to water sustainability? A global study assessing the benefits of integrated water resources management

Journal of Environmental Management, Volume 343, 1 October 2023, 118179

Abstract

Integrated water resources management (IWRM) has been central to water governance and management worldwide since the 1990s. Recognizing the significance of an integrated approach to water management as a way to achieve the Sustainable Development Goals (SDGs), IWRM was formally incorporated as part of the SDG global indicator framework, thus committing the UN and its Member States to achieving high IWRM implementation by 2030 and measuring progress through SDG indicator 6.5.1. This paper examines the extent to which the implementation of IWRM improves the sustainable management of water and the health of water-related ecosystems-a first-of-its-kind in terms of quantitative analysis on a global scale. To achieve this objective, we conducted regression analyses between SDG 6.5.1 (both IWRM (total score) and the dimensions of SDG 6.5.1) and key water-related environmental sustainability indicators: SDG 6.2.1a (access to basic sanitation), 6.3.1 (treated wastewater), 6.4.1 (water-use efficiency), 6.4.2 (water stress), 6.6.1 (freshwater ecosystems, although here the trophic state and turbidity variables were used) and 6.3.2 (ambient water quality). Our analysis covers 124 countries for all these SDGs, with the exception of SDG 6.3.1 and SDG 6.3.2, which cover 112 and 85 countries, respectively. Results show that IWRM-to different degrees-is mainly associated with the good status of water-related sustainability indicators, with the exception of water stress, water quality, and turbidity. We observe a strong impact of control variables such as governance arrangements, economic situation and environmental and geographical conditions. Lagged effects and the scope of the framework may also explain some observed variations in the degree of association. Our study highlights the importance of further uncovering the interlinkages between IWRM implementation and the achievement of water-related environmental sustainability. Overall, the results suggest that although IWRM implementation is primarily linked to sustainable water management and the health of water systems, context-specific factors should be taken into account when evaluating its effectiveness, to enable policy- and decision-makers to make the necessary adjustments to optimize its outcomes.

9. Government attention on environmental protection and firms’ carbon reduction actions: Evidence from text analysis of manufacturing enterprises

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138703

Abstract

The government’s attention on environmental protection (GAEP) can signal work priorities and resource allocations to firms, promoting them to implement more carbon reduction actions. Based on the data of listed manufacturing firms in China from 2012 to 2021, this paper measures the GAEP and firms’ carbon reduction actions through textual analysis, and then examines the relationship between GAEP and firms’ carbon reduction actions. We find that the GAEP could improve firms’ carbon reduction actions. This study further indicates that the increase in GAEP leads to the better allocation of environmental subsidies, thereby further positively impacting on firms’ carbon reduction actions, and we also demonstrate the positive moderating effect of government-firm relationship. In addition, GAEP could be a stronger effect for state-owned enterprises and the firms located in the eastern and central China.

10. Global trends in waste materials: A bibliometric analysis

Materials Today: Proceedings, Available online 17 October 2023

Abstract

This study conducts a comprehensive analysis of international waste management trends through bibliometric and scientific investigation, with the goal of identifying the most significant and productive authors, works, sources, and countries. The analysis utilized tools such as Biblioshiny with R Studio and VoSviewer software. A carefully designed methodology, involving keyword search, exclusion and inclusion criteria, and relevance and validity tests, was employed to select and analyse 162 articles using content analysis method.

The most relevant authors, articles, journals and countries impacting waste management studies are identified. The intellectual structure of the research emphasizes the significance of efficient waste management techniques, circular economy ideas, environmental laws, and sustainable development, particularly in underdeveloped nations. Research on certain topics like “Biodiversity,” “Air Pollution,” and “Drinking Water” were consistently popular over time, while others like “Plutonium” and “Acidification” had intermittent spikes in interest. Thematic mapping analysis reveals three distinct themes: motor theme focuses on human-environment interactions for sustainable development, niche theme centres on monitoring plastic pollution’s impact on non-human environments, and basic theme highlights recycling and waste management for a circular economy. A theoretical framework of waste management which encompasses environmental studies, the circular economy, environmental regulations, and sustainable development is developed based on the themes identified from the study. Conclusions are drawn and Future research directions are proposed.

11. Toward a circular economy: Investigating the effectiveness of different plastic waste management strategies: A comprehensive review

Journal of Environmental Chemical Engineering, Volume 11, Issue 5, October 2023, 110993

Abstract

Plastic waste has emerged as one of the most pressing environmental challenges of our time. It is estimated that over 8 million tons of plastic end up in our oceans each year, threatening marine life and habitats. Additionally, plastic waste has been linked to adverse health effects in humans, making it a problem that requires urgent attention. This review article provides a comprehensive overview of the plastic waste problem, including its spread and impact on the environment. The latest research on plastic waste management strategies, covering mechanical, physical, chemical, and biological approaches was investigated. Moreover, the advantages and limitations of each technique, emphasizing the need for a multi-faceted approach to the problem, were highlighted. As an alternative to traditional plastics, the potential of bioplastics, which are derived from renewable resources and can be biodegradable, compostable, or recyclable was reviewed. The availability of bioplastics in the market, their physical properties, and their potential for reducing greenhouse gas emissions and waste generation were monitored. Overall, this article underscores the urgent need for effective plastic waste management strategies that integrate multiple approaches. It emphasizes the importance of adopting a circular economy model that prioritizes waste reduction, reuse, and recycling, while also exploring alternative materials such as bioplastics. The article concludes with a discussion of the challenges and opportunities for addressing the plastic waste problem and a call for collective action toward a more sustainable future.

12. Impact of institutional quality on ecological footprint: New insights from G20 countries

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138670

Abstract

The complex relationship between institutional quality and ecological footprint (ECF) has been verified in prior literature; however, the subject is still inadequately explored and often disregarded to highlight areas where specific policy tensions exist. Therefore, this study aims to delve into the significance of institutional quality on ECF through a limited information maximum likelihood (LIML) panel analysis in the G20 countries from 2000 to 2022. For a precise evaluation, the study innovatively constructs a composite institutional quality index (IQI) and three indices under the accountability, transparency, and participation dimensions. Additionally, the study develops an economic uncertainty predictor to capture the effects of external economic shocks on the subject. The results obtained from the LIML estimation demonstrate that IQI is substantive in reducing ECF in the recipient panel. Further, the findings highlight that all three dimensions of IQI are significant in abating ECF, while the transparency index yields a higher influence on abating ECF. It is also observed that IQI plays an effective role in modulating the relationships between ECF, financial development, human development, growth, and energy consumption, while it is found to be insignificant in reducing the negative effects of globalization on ECF. Finally, the results indicate that IQI is highly influential in eliminating the adverse impact of external shocks on ECF. The results are robust and have specific policy implications.

13. The pollution control effect of the atmospheric environmental policy in autumn and winter: Evidence from the daily data of Chinese cities

Journal of Environmental Management, Volume 343, 1 October 2023, 118164

Abstract

The pollution control effect of seasonal environmental regulation policies in developing countries still lacks empirical evidence. In 2017, China implemented its first Atmospheric Environmental Policy in Autumn and Winter (AEPAW) to coordinate efforts among cities in reducing air pollutant emissions. Taking the daily panel data of 174 cities in northern China from July 2017 to July 2020 as samples, this paper empirically examines the pollution control effect of the AEPAW using a difference-in-differences model, a difference-in-difference-in-differences model, and a regression discontinuity design. The results show that the AEPAW significantly improves air quality in autumn and winter, with the air quality index decreasing by 5.6% on average by reducing PM2.5, PM10, SO2, and O3 emissions. However, the AEPAW only creates a short-term “policy-induced blue sky”, and there exists a phenomenon of “retaliatory pollution” after the AEPAW ends. Besides, the pollution control effect of the AEPAW is moderated by the heterogeneity of the national “Two Sessions” and the Central Environmental Protection Inspection. The implementation of the AEPAW also has a significant spillover effect on air pollution control in surrounding areas. The net benefit from the AEPAW is estimated to be approximately US$ 670 million per year. These findings not only have practical significance for strengthening the comprehensive control of air pollution in China, but also give some important references for other developing countries.

14. Advances and applications of machine learning and deep learning in environmental ecology and health

Environmental Pollution, Volume 335, 15 October 2023, 122358

Abstract

Machine learning (ML) and deep learning (DL) possess excellent advantages in data analysis (e.g., feature extraction, clustering, classification, regression, image recognition and prediction) and risk assessment and management in environmental ecology and health (EEH). Considering the rapid growth and increasing complexity of data in EEH, it is of significance to summarize recent advances and applications of ML and DL in EEH. This review summarized the basic processes and fundamental algorithms of the ML and DL modeling, and indicated the urgent needs of ML and DL in EEH. Recent research hotspots such as environmental ecology and restoration, environmental fate of new pollutants, chemical exposures and risks, chemical hazard identification and control were highlighted. Various applications of ML and DL in EEH demonstrate their versatility and technological revolution, and present some challenges. The perspective of ML and DL in EEH were further outlined to promote the innovative analysis and cultivation of the ML-driven research paradigm.

15. The health and economic impacts of emergency measures to combat heavy air pollution

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138655

Abstract

Emergency measures are effective measures that can be quickly taken in response to heavy air pollution. They not only have an obvious impact on slowing down the accumulation of particulate matter but also have a significant impact on public health and socio-economic development. Therefore, to analyze the effectiveness of emergency measures, one must assess their environmental, health and economic impacts. In this paper, we use exposure-response functions and a city-level computable general equilibrium (CGE) model to do so for China’s Jing-Jin-Ji region. We find that the emergency measures implemented in 2019 significantly improve the region’s air quality and enhance public health by reducing risk associated with acute bronchitis. Moreover, those emergency measures notably benefit the Jing-Jin-Ji region economically by expanding labor supply, most notably in Beijing and Tianjin. It seems Beijing and Tianjin should compensate industrial cities in Hebei, which enabled the Jing-Jin-Ji region’s better air quality but encountered far fewer economic benefits. Handan, Baoding, and Cangzhou are among the cities in Hebei that are expanding employment in manufacturing and service sectors. These results can provide scientific guidance and policy suggestions for government while using emergency measures to combat regional heavy air pollution considering its health and economic benefits.

16. Charting the path toward a greener world: A review of facilitating and inhibiting factors for carbon neutrality

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138423

Abstract

The carbon neutrality (CN) literature has witnessed a mushrooming growth but also limited attempts to systematize the mass of evidence running in multiple directions. The consequent accumulation of fragmented insights can confuse concerned stakeholders, causing them to neglect or miss crucial discussions. Our study addresses this concern by undertaking a systematic literature review (SLR) of congruent studies to delineate the facilitating and inhibiting factors that support or impede the efficacious achievement of CN targets. Given the vastness of the extant literature, we limited our review to five sectors: manufacturing, energy, transportation, agriculture, and construction (METAC), since these are known to be among the highest contributors to emissions. Using a rigorous search and filtration protocol, we shortlisted 149 studies for inclusion in the review. Going beyond the curation of insights and identifying research gaps to suggest potential research questions for future investigations, our SLR contributes significantly by synthesizing facilitators and inhibitors from the reported evidence. At the same time, identifying stimulating forces and impeding hurdles helped us highlight areas requiring policy attention and managerial action to support the achievement of CN targets.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Phytoextraction of As by Pteris vittata L. assisted with municipal sewage sludge compost and associated mechanism

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164705

Abstract

Pteris vittata L. (PV), an arsenic (As) hyperaccumulator, has a potential to extract As from As-polluted soils. Since available As in soils can be taken up by PV, As fraction variation associated rhizosphere environmental characteristics caused by municipal sewage sludge compost (MSSC) could provide possible to strengthen As phytoextraction by PV. In this study, the mechanism of phytoextraction of PV aided by MSSC was revealed from aspect of environmental characteristics of rhizosphere soils and physiological properties of PV. The effect of MSSC on available As in soils was investigated by soil incubation experiment. Furthermore, the influences of MSSC on enzymes activities, communities of soil bacteria and fungi, As concentrations, and As fraction in rhizosphere soils of PV were explored, and then the biomass and As accumulation of PV were examined by greenhouse pot experiments. After 90 days, available As in soil incubation experiment significantly increased by 32.63 %, 43.05 %, and 36.84 % under 2 %, 5 %, and 10 % treatment, respectively, compared with control treatment. Moreover, As concentrations in rhizosphere soils of PV under 2 %, 5 %, and 10 % treatment decreased by 4.62 %, 8.68 %, and 7.47 %, respectively, compared with control treatment. The available nutrients and enzyme activities in rhizosphere soils of PVs were improved under the MSSC treatment. Affected by MSSC, the dominant phylum and genus for both bacterial and fungal communities didn’t change, but their relative abundance increased. Additionally, MSSC significantly increased biomass of PV with corresponding mean ranging from 2.82 to 3.42 g in shoot and 1.82 to 1.89 g in root, respectively. And the concentrations of As in shoot and root of PV treated by MSSC increased by 29.04 %–144.7 % and 26.34 %–81.78 %, respectively, in relative to control. The results of this study provided a basis for MSSC-strengthened phytoremediation for As-polluted soils.

2. Two birds with one stone: The multiple roles of hydrothermal treatment in dewatering municipal sludge and producing value-added products

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165072

Abstract

Sludge dewatering and resource recovery are key steps in the sustainable treatment of municipal sludge (MS) owing to the high levels of moisture and nutrients. Among the treatment options available, hydrothermal treatment (HT) is promising to efficiently improve dewaterability and recover biofuels, nutrients, and materials from MS. However, hydrothermal conversion at different HT conditions generates multiple products. Integrating the characteristics of dewaterability and value-added products under different HT conditions facilitates the application of HT for the sustainable management of MS. Therefore, a comprehensive review of HT for its multiple roles in MS dewatering and value-added resource recovery is conducted. First, the impact of HT temperature on sludge dewaterability and key mechanisms are summarized. Then, this study elucidates the characteristics of biofuels produced (combustible gases, hydrochars, biocrudes, and H2-rich gases), nutrient recovery (proteins and phosphorus), and value-added materials under a wide range of HT conditions. Importantly, along with the integration and evaluation of HT product characteristics under different HT temperatures, this work proposes a conceptual sludge treatment system that integrates the different value-added products in different HT stages. Furthermore, a critical evaluation of the knowledge gaps in the HT for sludge deep dewatering, biofuels, nutrients, and materials recovery is provided along with recommendations for further research.

3. Influence of different loads on PCDD/F removal by SCR during municipal solid waste incineration

Chemosphere, Volume 338, October 2023, 139516

Abstract

This study was conducted on a full-scale (500 t/d) municipal solid waste incinerator (MSWI), investigating the influence of different loads on the emission of polychlorinated dibenzodioxins and polychlorinated dibenzofurans (PCDD/Fs) and their removal by selective catalytic reduction (SCR) system. The total concentration of PCDD/Fs at the SCR inlet under 100% load was higher than that under 80% load. The changing loads caused different distribution characteristics of PCDD/Fs at the SCR inlet, and the dominant congeners changed from high-chlorinated PCDDs (80% load) to low-chlorinated PCDFs (100% load). Moreover, the increased load enhanced the removal efficiency of PCDD/Fs by SCR from 17.3% to 64.2%, which was influenced by the inlet PCDD/F distribution and the moisture content. The high-chlorinated PCDD/Fs with the more stable structure were more difficult to be deteriorated and the high moisture content can weaken the catalytic activity of SCR catalysts. Correlation analysis was used to study the relationship between major air pollutants and PCDD/F emissions. The results showed that HCl positively correlated with PCDD/F emission concentrations, while NOx and SO2 negatively correlated. The results of this study can provide a reference for MSWI to operate properly under variable loads.

4. Photoelectrocatalytic treatment of municipal wastewater with emerging concern pollutants using mod

Chemosphere, Volume 339, October 2023, 139575

Abstract

Municipal wastewater contains emergent chemical and biological pollutants that are resistant to conventional wastewater treatments. Therefore, the focus of the current study was to address the challenge of removing emergent chemical and biological pollutants present in municipal wastewater. To achieve this, a photo electro-catalytic (PEC) treatment approach was employed, focusing on the removal of both micro and biological pollutants that are of emergent concern, as well as the reduction of Chemical Oxidation Demand (COD) and Total Organic Carbon (TOC). The treatment involved the use of a modified multi-layer catalytic anode photo-electroactive anode as an effective anode for PEC treatment of municipal wastewater. In the continuous mode of operation, %COD removal was optimized for the treatment of municipal wastewater under Ultra-Violet C (UVc), 280 nm, and Visible (Vis) radiation, 400 nm. Therefore, a comparative study was performed to investigate the effect of Vis radiation on %COD removal, micropollutants removal, and disinfection of municipal wastewater. Micropollutants present in municipal wastewater were effectively oxidized/degraded with the highest reduction rate between 100% and 80% under the influence of UVc and Vis radiation respectively by the PEC treatment process. Disinfection of various microorganisms present in the wastewater with the effect of UVc and Vis assisted PEC treatment was also monitored. Overall, 75–80% of the disinfection of municipal wastewater was contributed by the modified multi-layer catalytic anode. The UVc in the PEC system, contributes approximately 20–25% to the overall disinfection of municipal wastewater.

5. The influence of humic acid on metal(loid)s leaching in landfill leachate for enhancing landfill mining

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165250

Abstract

The aim of this study was to investigate the effect of different concentrations of humic acid on the recovery rate of metal(loid)s in landfill leachate. The study focused on the release of 12 selected metal(loid)s, including critical raw materials (CRM) in landfills that were less than five years old and those that were more than ten years old. The experimental setup involved using different concentrations of humic acid (w/v) (0 %, 0.1 %, and 0.5 %) at pH 4 and 6. The results of the study showed that humic acid was effective in releasing Al, Cr, Co, Ni, Cu, Zn, As, Cd, and Pb. On the other hand, an increase in humic acid concentration led to a decrease in the release of Li, Mn, and Hg. The immobilization of Li, Mn, and Hg was due to the coordination and adsorption of humic acid. The presence of humic acid accelerated the release of metal(loid)s by carboxylic acidity compared to the recovery rate of metal(loid)s in landfill leachate without humic acid. However, a higher concentration of humic acid did not always result in a stronger recovery rate. The recovery rate of metal(loid)s was related to the solubility and concentration of humic acid. These findings can inform the development of more efficient and environmentally-friendly methods of recovering metal(loid)s using humic acid as a leaching agent.

6. Occurrence and removal rate of typical pharmaceuticals and personal care products (PPCPs) in an urban wastewater treatment plant in Beijing, China

Chemosphere, Volume 339, October 2023, 139644

Abstract

The occurrence and removal rate of 52 typical pharmaceuticals and personal care products (PPCPs) were investigated in a wastewater treatment plant in Beijing, China. Thirty-three PPCPs were found in the influent, with caffeine (CF, 11387.0 ng L−1) being the most abundant, followed by N,N-diethyl-meta-toluamide (DEET, 9568.4 ng L−1), metoprolol (MTP, 930.2 ng L−1), and diclofenac (DF, 710.3 ng L−1). After treatment processes, the cumulative concentration of PPCPs decreased from 2.54 × 104 ng L−1 to 1.44 × 103 ng L−1, with the overall removal efficiency (RE) of 94.3%. Different treatment processes showed varying contributions in removing PPCPs. PPCPs were efficiently removed in sedimentation, anoxic, and ultraviolet units. For individual compounds, a great variation in RE (52.1–100%) was observed. Twenty-two PPCPs were removed by more than 90%. The highly detected PPCPs in the influent were almost completely removed. Aerated grit chamber removed nearly 50% of fluoroquinolone (FQs) and more than 60% of sulfonamides. Most PPCPs showed low or negative removals during anaerobic treatment, except for CF which was eliminated by 64.9%. Anoxic treatment demonstrated positive removals for most PPCPs, with the exceptions of DF, MTP, bisoprolol, carbamazepine (CBZ), and sibutramine. DEET and bezafibrate were efficiently removed during the secondary sedimentation. Denitrification biological filter and membrane filtration also showed positive effect on most PPCPs removals. The remaining compounds were oxidized by 16–100% in ozonation. DF, sulpiride, ofloxacin (OFL), trimethoprim, and phenolphthalein were not amenable to ultraviolet. After the treatment, the residue OFL, CBZ, and CF in receiving water were identified to pose high risk to aquatic organisms. Considering the complex mixtures emitted into the environment, therapeutic groups psychotropics, stimulant, and FQs were classified as high risk. These findings provide valuable insights into adopting appropriate measures for more efficient PPCPs removals, and emphasize the importance of continued monitoring specific PPCPs and mixtures thereof to safeguard the ecosystem.

7. Contamination of the urban river network with perfluoroalkyl acids (PFAAs) introduced during river regulations

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164775

Abstract

River regulation has a key role in water resource management, but the introduced pollutants cannot be underestimated. This study reported spatiotemporal variations of perfluoroalkyl acids (PFAAs) significantly affected by river regulations in a standard example of urban river network with bidirectional flow in China. Perfluoroalkyl sulfonic acids (PFSAs), mostly of domestic origin, dominated during discharge, and perfluoroalkyl carboxylic acids (PFCAs), industrial pollutants, during diversion. The estimated PFAA flux into the Yangtze River during discharge was 1.22 × 102 kg with 62.5 % from Taihu Lake and 37.5 % from the river network. And that from the Yangtze River during diversion was 90.2 kg with 72.2 % into Taihu Lake and 27.8 % into the river network. Our findings show that PFAAs can exert pressure on regional water security that most of the urban river network was at medium risk. This study improves understandings of the role of river regulations in urban water networks and provides solid reference for risk assessment.

8. Metagenomics and proteomics profiling of extracellular polymeric substances from municipal waste sludge and their application for soil and water bioremediation

Chemosphere, Volume 339, October 2023, 139767

Abstract

This study assessed the components of anaerobically digested sludge, activated sludge, and microbial and extracellular polymeric substance (EPS) enzymes to identify the mechanisms underlying nitrogen removal and soil regeneration. 16S rRNA gene amplicon-based sequencing was used to determine the microbial community composition and the related National Center for Biotechnology Information (NCBI) protein database was used to construct a conventional library from the observed community. EPS components were identified using gel-free proteomic (Liquid Chromatography with tandem mass spectrometry-LC/MS/MS) methods. Alginate-like EPS from aerobically activated sludge have strong potential for soil aggregation and water-holding capacity, whereas total EPS from anaerobic sludge have significant potential for ammonia removal under salt stress. Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) revealed that both EPS may contain proteins, carbohydrates, humic compounds, uronic acid, and DNA and determined the presence of O–H, N–H, C–N, Cdouble bondO, and C–H functional groups. These results demonstrate that the overall enzyme activity may be inactivated at 30 g L-1 of salinity. An annotation found in Kyoto Encyclopedia of Genes and Genomes (KEGG)- KEGG Automatic Annotation Server (KAAS) revealed that the top two metabolic activities in the EPS generated from the anaerobic sludge were methane and nitrogen metabolism. Therefore, we focused on the nitrogen metabolism reference map 00910. EPS from the anaerobically digested sludge exhibited nitrate reductase, nitrite reductase, and dehydrogenase activities. Assimilatory nitrate reduction, denitrification, nitrification, and anammox removed ammonia biochemically. The influence of microbial extracellular metabolites on water-holding capacity and soil aggregation was also investigated. The KAAS-KEGG annotation server was used to identify the main enzymes in the activated sludge-derived alginate-like extracellular EPS (ALE-EPS) samples. These include hydrolases, oxidoreductases, lyases, ligases, and transporters, which contribute to soil fertility and stability. This study improves our understanding of the overall microbial community structure and the associated biochemical processes, which are related to distinct functional genes or enzymes involved in nitrogen removal and soil aggregation. In contrast to conventional methods, microbial association with proteomics can be used to investigate ecological relationships, establishments, key player species, and microbial responses to environmental changes. Linking the metagenome to off-gel proteomics and bioinformatics solves the problem of analyzing metabolic pathways in complex environmental samples in a cost-effective manner.

9. Assessing moisture contributions from precipitation, waste, and leachate for active municipal solid waste landfills

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118443

Abstract

Precipitation, evapotranspiration (ET), waste tonnage, landfill gas (LFG), and leachate data were aggregated from public sources to perform a 5–10 year water balance and estimate the contributions of three water sources (precipitation, incoming waste, and leachate recycling) for 36 active municipal solid waste (MSW) landfills in Ohio, USA. Uniquely, the water balance incorporated waste decomposition, using gas collection data to inform mass loss from biodegradation. Moisture contents of 20–30% for incoming waste indicate that entrained water is the largest source of landfill moisture. Infiltration of precipitation into the landfill after ET was the second largest source. Even at facilities where a majority of the leachate generated was recirculated, it did not significantly affect the moisture content in that year. Using the water balance approach, it appears leachate recirculation is unlikely to increase moisture content above 40% by mass, a regulatory threshold in the US, which would impose stricter air pollution control requirements. However, poor stormwater management could easily allow for “bioreactor” conditions to develop. The calculated landfill moisture content was significantly affected by the assumed runoff coefficient (CRO) parameter. CRO values below 20% and above 50% produced unrealistically high or low moisture contents, respectively. This approach can assist operators and regulators in understanding the contribution of different sources to a landfill’s moisture profile and avoid future operational problems.

10. The effect of social economy-water resources-water environment coupling system on water consumption and pollution emission based on input-output analysis in Changchun city, China

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138719

Abstract

With the rapid development of social economy, water resources consumed excessively and water pollution emissions increased. However, few studies have considered the feedback of water resources and water environment on social economy. In this study, a social economy-water resources-water environment coupling system was constructed by multiple regression model and system dynamic model. Five scenarios were set to investigate the relationship among industrial restructuring, pollution treatment and water conservation in Changchun city, China. Based on input-output model, this study analyzed the effect of the coupling system on the economic efficiency of sectoral water consumption and pollution emission. The driving factors were identified and the contributions were quantified using structural decomposition analysis model. The results showed that pollution treatment and water conservation promoted economic development and increased Gross Domestic Product (GDP) by 36.76%. The comprehensive effect of industrial restructuring, pollution treatment and water conservation was better than single measures, which made the GDP increment (44.39%), Chemical Oxygen Demand (COD) reduction (34.11%), Ammonia Nitrogen (NH3–N) reduction (52.50%) and total water consumption increment (7.56%) largest. Meanwhile, the comprehensive effect improved the water consumption efficiency of agriculture and service industries, reduced indirect water consumption in industrial sectors, and improved the economic benefits of pollution emissions in all sectors. The industrial restructuring further increased the contribution of population to COD emissions and the contribution of emission intensity to NH3–N emissions. Under the condition of comprehensive effect, the final demand level was the main factor for the increase of COD and NH3–N, contributing 36998.80 t and 821.07 t, respectively. Therefore, the government should pay attention to saving water resources and protecting water environment while developing social economy. The study quantified the coupling relationship between social economy, water resources and water environment, and provided guidance for water resources management in sectors.

11. Characteristics in dissolved organic matter and disinfection by-product formation during advanced treatment processes of municipal secondary effluent with Orbitrap mass spectrometry

Chemosphere, Volume 339, October 2023, 139725

Abstract

Dissolved organic matter (DOM) is reported to be a precursor to disinfection by-products (DBPs), which have adverse effects on human health. Therefore, it is crucial to effectively remove DOM before water disinfection. Characteristics of DOM and DBPs formation during advanced treatment processes including coagulation, adsorption, ultraviolet (UV) irradiation, and ozone (O3) oxidation in municipal secondary effluent were investigated in this research. DOM was characterized by Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR), excitation-emission matrix fluorescence spectroscopy (EEM), and Orbitrap mass spectrometry (Orbitrap MS). Moreover, DBPs formation potential under different advanced treatment processes was also discussed. FTIR results indicated that various functional groups existing in DOM may react with the disinfectant to form toxic DBPs. EEM analysis indicated that DOM in all water samples was dominated by soluble microbial product-like (SMPs) and humic acid-like (HA) substances. The municipal secondary effluent was abundant with DOM and rich in carbon, hydrogen, oxygen, and nitrogen atoms, contained a certain dosage of phosphorus and sulfur atoms, and the highest proportion is lignin. Most of the precursors (CHO features) had positive double bond equivalent subtracted oxygen per carbon [(DBE-O)/C] and negative carbon oxidation state (Cos) in all four different advanced treatment processes. DBPs formation potential (DBPFP) of coagulation, adsorption, UV irradiation, and O3 oxidation advanced treatment processes were 487 μg L−1, 586 μg L−1, 597 μg L−1, and 308 μg L−1, respectively. And the DBPs precursors removal efficiency of coagulation, adsorption, UV irradiation, and O3 oxidation advanced treatment processes were 50.8%, 40.8%, 39.8%, and 69.0%, respectively. This study provides in-depth insights into the changes of DOM in municipal secondary effluent at the molecular level and the removal efficiency of DBPs precursors during coagulation, adsorption, UV irradiation, and O3 oxidation advanced treatment processes.

12. Spatio-temporal evolution of resources and environmental carrying capacity and its influencing factors: A case study of Shandong Peninsula urban agglomeration

Environmental Research, Volume 234, 1 October 2023, 116469

Abstract

Promoting ecological conservation and high-quality development in the Yellow River basin is an important objective in China’s 14th Five-Year Plan. Understanding the spatio-temporal evolution of and factors affecting the resources and environmental carrying capacity (RECC) of the urban agglomerations is critical for boosting high-quality green-oriented development. We first combined the Driver-Pressure-State-Impact-Response (DPSIR) framework and the improved Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Solution (TOPSIS) model to evaluate the RECC of Shandong Peninsula urban agglomeration in 2000, 2010 and 2020; we then used trend analysis and spatial autocorrelation analysis to understand the spatio-temporal evolution and distribution pattern of RECC. Furthermore, we employed Geodetector to detect the influencing factors and classified the urban agglomeration into six zones based on the weighted Voronoi diagram of RECC as well as specific conditions of the study area. The results show that the RECC of Shandong Peninsula urban agglomeration increased consistently over time, from 0.3887 in 2000 to 0.4952 in 2010 and 0.6097 in 2020, respectively. Geographically, RECC decreased gradually from the northeast coast to the southwest inland. Globally, only in 2010 the RECC presented a significant spatial positive correlation, and that in the other years were not significant. The high-high cluster was mainly located in Weifang, while the low-low cluster in Jining. Furthermore, our study reveals three key factors—advancement of industrial structure, resident consumption level, and water consumption per ten thousand yuan of industrial added value—that affected the distribution of RECC. Other factors, including the interactions between residents’ consumption level and environmental regulation, residents’ consumption level and advancement of industrial structure, as well as between the proportion of R&D expenditure in GDP and resident consumption level also played important roles resulting in the variation of RECC among different cities within the urban agglomeration. Accordingly, we proposed suggestions for achieving high-quality development for different zones.

13. Uncovering PM2.5 transport trajectories and sources at district within city scale

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138608

Abstract

To continuously improve air quality, it is necessary to carry out fine management of air pollution prevention and control. However, research into regional transport of PM2.5 at a smaller spatial scale such as district is limited. In this study, a novel combined method was constructed to simulate and identify the regional transport trajectories and potential sources of PM2.5 concentrations at district scale, based on a hybrid model that integrates the Bayesian maximum entropy (BME) model, Weather Research and Forecast (WRF) and backward trajectory model. Take Tianjin as an example, an analysis of the transport trajectories showed that the air masses from northwest and southwest were the dominant atmospheric transport pathway in all seasons except summer. The number of transport trajectories from northwest and southwest accounted for 42.41% and 40.75% of the total number of transport trajectories. Despite the dominant wind direction in winter was northwest, it can be beneficial to atmospheric transport. This was because northwest trajectories were the long-range pathways, corresponding to fast-moving air masses that facilitate the dispersion of pollutants. On contrast, it is noteworthy that the southwest trajectories were the short-range pathways, resulting in limited diffusion and unfavorable conditions. The major potential cities that were likely contributors of PM2.5 (Weighted Concentration-Weighted Trajectory (WCWT) values greater than 40 μg m−3) were situated in the southwest. Furthermore, the inter-district transport results indicated that the primary direction of PM2.5 transport in Tianjin was also from south to north. It is critical that the current layout of Tianjin is adjusted in a timely manner through relocating or phasing out, as the majority of industrial enterprises with severe air pollution in Tianjin are located in the southern districts. This method of combining BME, WRF and backward trajectory can be used for atmospheric environment planning in other similar city and district-scale around the world. It also provides useful insights to policy makers when they formulate pollutants prevention control policies.

14. Circular economy and waste management to empower a climate-neutral urban future

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138454

Abstract

To mitigate climate change while catering to the needs of a growing population, cities need to find smarter ways to manage their resources, while reducing their greenhouse gas emissions. Since waste management and circular economy will be instrumental in this endeavour, the current level of circularity in cities, the environmental impact of related activities and sharable best practices need to be explored. This paper examines the roadmap to zero emissions of the 362 cities that expressed interest in the Horizon Europe 100 Climate-Neutral and Smart Cities Mission. Based on an unprecedented suite of city inputs, this study answers a set of research questions so far unaddressed due to the lack of a suitable dataset. The analysis focusses on a) current actions undertaken by cities in achieving a circular economy and reducing/optimising waste streams, b) envisioned circular actions in supporting climate neutrality by 2030, and c) urban sectors and metabolic flows for which circularity has a particularly high potential to mitigate climate change. Best practices are captured to create an informative set of actions aimed at policy-makers and at encouraging peer-to-peer learning. Finally, the barriers to incrementing circular approaches that emerge from the cities’ self-assessments are compared to those identified in existing scientific literature to provide input for a more comprehensive conceptual framework. Overall, this study distils how circular economy imaginaries are translated into local governance and policy-making by focussing on a large group of cities. This is key to truly understand why some initiatives fail and others succeed and can inform all relevant stakeholders on the next steps to take.

15. Application of magnetic-nanoparticle functionalized whole-cell biosensor array for bioavailability and ecotoxicity estimation at urban contaminated sites

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165292

Abstract

The bioavailability and ecotoxicity of pollutants are important for urban ecological systems and human health, particularly at contaminated urban sites. Therefore, whole-cell bioreporters are used in many studies to assess the risks of priority chemicals; however, their application is restricted by low throughput for specific compounds and complicated operations for field tests. In this study, an assembly technology for manufacturing Acinetobacter-based biosensor arrays using magnetic nanoparticle functionalization was developed to solve this problem. The bioreporter cells maintained high viability, sensitivity, and specificity in sensing 28 priority chemicals, seven heavy metals, and seven inorganic compounds in a high-throughput manner, and their performance remained acceptable for at least 20 d. We also tested the performance by assessing 22 real environmental soil samples from urban areas in China, and our results showed positive correlations between the biosensor estimation and chemical analysis. Our findings prove the feasibility of the magnetic nanoparticle-functionalized biosensor array to recognize the types and toxicities of multiple contaminants for online environmental monitoring at contaminated sites.

16. Coupling effect of vehicle wake and jet flow on the dispersion characteristics and dilution efficiency of pollutants in urban highway tunnels

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164926

Abstract

The pollutants emitted by traveling vehicles are prone to accumulation inside urban highway tunnels, which poses a serious threat to the driving safety and health of passengers. This study employed the dynamic mesh method to simulate a traveling vehicle and investigated the coupling effect of vehicle wake and jet flow on the dispersion characteristics of pollutants in urban highway tunnels. To ensure the accuracy of the numerical simulation results, the turbulence model (realizable k–ε model) and dynamic mesh model were validated through field tests. The results revealed that jet flow can disrupt the large-scale longitudinal vortices pattern in the wake region, whereas vehicle wake can simultaneously weaken the entrainment strength of jet flow. The jet flow was found to be decisive in the space with a height greater than 4 m, whereas the vehicle wake intensity was considerably stronger at the bottom space of the tunnel, leading to the accumulation of pollutants in the passenger breathing zone. To evaluate the effect of jet fans on pollutants in the breathing zone, an innovative dilution efficiency was proposed. The dilution efficiency can be significantly affected by the intensity of vehicle wake and turbulence. Moreover, the dilution efficiency of alternative jet fans was better than that of traditional jet fans.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. The driving force of carbon emissions reduction in China: Does green finance work

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138502

Abstract

Under the goal of “carbon peaking” and “carbon neutrality” in China, it is significant to explore whether green finance contributes to carbon emission reduction. Therefore, based on the panel data of 30 provinces in China from 2005 to 2020, this paper empirically examines the impact of green finance on carbon emissions and its mechanism using the FE model, GMM model, DID, and the mediating effect model. Results find that green finance can significantly promote carbon emissions reduction, and this promotion remains still after robustness tests. The heterogeneity analysis shows that green finance’s carbon emission reduction effect is more significant in developed and western regions. Moreover, the results of policy intervention effects confirm that green finance reform and innovation pilot zones (GFRIs) for carbon emission reduction are more pronounced than in other regions. Finally, the mediating effects reveal that industrial structure and green innovation are the core transmission channels through which green finance influences carbon emission reduction. These findings offer meaningful implications for formulating reasonable carbon emission reduction plans and determining the future development direction of green finance.

2. Road dust resuspension in a coastal Atlantic intermunicipal urban area with industrial facilities: Emission factors, chemical composition and ecotoxicity

Atmospheric Research, Volume 294, October 2023, 106977

Abstract

Road dust resuspension in urban environments can be both a means of transport of pollutants across the various environmental compartments and a source of pollutants itself, becoming a potential threat to human health. With the aim of obtaining emission factors and achieving a detailed chemical characterisation of road dust (RD) in typical Portuguese cities, a sampling campaign was performed in the region of Aveiro. Locations were chosen for intercomparison in various urban environments with different land uses, from the busier city centre and university campus to residential neighbourhoods and harbour-commercial areas with industrial activities. PM10 samples were analysed for organic and elemental carbon (OC and EC) by a thermal-optical technique, elemental composition by PIXE, organic speciation by GC–MS, and ecotoxicology by a luminescence inhibition bioassay with Aliivibrio fischeri. A health risk assessment for elements and PAHs was carried out. Dust loadings of 1.9 ± 1.8 mg PM10 m−2 were registered overall, whereas in the most trafficked areas of city centre they reached more than three times the average. OC accounted for 6.5–15.5% of total PM10, but element oxides represented the largest mass fraction (61.4 ± 8.6%). A strong enrichment was detected mostly for typical traffic-related elements such as Cu, Zn, As, Br, Cr, Ni and Mo and interestingly, Rb and Se. The analysed organic compounds accounted for 3.66–11.0 mg g−1 PM10, including PAHs and aliphatics, with a clear dominance of plasticisers. Some other compounds attributed to non-vehicle sources, such as fatty acid alkyl esters, were also detected. As concerns the 16 priority PAHs, their total mass concentration ranged from 5.58 to 36.3 μg g−1 PM10, with clear variability between sampling spots. All samples caused an ecotoxicological reaction in the bioassay, but samples from harbour and commercial areas proved to be most toxic.

3. Zeolites synthesized from industrial and agricultural solid waste and their applications: A review

Journal of Environmental Chemical Engineering, Volume 11, Issue 5, October 2023, 110898

Abstract

With the rapid development of industrialization and urbanization, coal-based solid waste, agricultural and forestry wastes, urban solid waste, and other by-products are inevitably produced. The management and utilization of these solid wastes have become a considerable challenge. Given that the main components of these industrial and agricultural solid wastes are similar to zeolites, they are ideal silicon and aluminum sources for zeolite synthesis, which has attracted extensive attention from researchers. Therefore, this review first summarizes the basic properties of industrial and agricultural solid wastes. Then the typical synthetic strategies for synthesizing zeolites from solid wastes and the mechanism of zeolite formation are elaborated. In addition, the recent applications of various types of zeolite materials in wastewater, waste gas, agriculture, etc., are also reviewed more comprehensively. Finally, the perspectives for future research on solid waste zeolite synthesis are presented to provide some references for researchers in this field.

4. Industrial Policy and Resident Health: Historical Evidence from China’s Third Front Construction

Journal of Asian Economics, Available online 20 October 2023, 101668

Abstract

Understanding the impact of industrial policies on residents’ health is of great significance. This study uses the large-scale national defense industry policy entitled the Third Front construction, which was implemented before China’s reform and opening up, as a quasi-natural experiment to empirically examine its long-term impact on residents’ health. The relevant findings are fourfold. (1) The policy significantly improves local residents’ health in the long term. (2) This improvement effect primarily operated through two channels of increasing residents’ income and improving medical security. (3) The effect is obviously heterogeneous for different genders and hukou, with a greater effect on men than women and significant health improvement effects for residents with agricultural hukou. (4) The findings demonstrate that local residents’ lifestyles and mental health were significantly improved due to Third Front construction.

5. Multi-scenario prediction and path optimization of industrial carbon unlocking in China

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138534

Abstract

China’s industry is facing a carbon lock-in (CLI) dilemma. Based on the complexity and dynamics of CLI, exploring diversified unlocking paths is an important way to achieve emission reduction goals. This paper innovatively applies system dynamics (SD) to the study of CLI prediction and unlocking path, and systematically constructs an industrial CLI SD model, trying to break the positive feedback mechanism of CLI through multiple causality and feedback chains. This paper simulates and predicts the changing trend of the CLI level of China’s industry and 8 major subsectors from 2020 to 2050. At the same time, the random forest algorithm is used to select the regulatory variables of policy analysis. Compared with the previous research methods, the accuracy and objectivity of the selection of regulatory variables are improved, so as to test the effectiveness of the unlocking path under each scenario. The results show that (1) the whole industry faces a serious CLI problem and is still in a deep lock-in state. From the perspective of subsectors, the light, electromechanical, and textile industries have achieved unlocking; the oil and extractive industries are in a moderately lock-in state; the chemical, steel, and power industries are in a deep lock-in state; and the CLI situation is serious. (2) The results of the random forest algorithm show that R&D investment, the proportion of fixed asset investments in the energy industry, car sales, energy structure, and carbon emission industry structure are the most significant factors affecting CLI in each subsystem. (3) Compared with the existing economic development model, the technological, institutional, social, and comprehensive unlocking scenarios can all enable industry to achieve carbon peak and carbon unlocking in advance. However, the effect of each scenario is as follows: comprehensive unlocking scenario > technological unlocking scenario > institutional unlocking scenario > social unlocking scenario. (4) The unlocking times of the oil, chemical, steel, and power industries are relatively late in each scenario. To realize carbon unlocking in industry, these four areas should be focused on in the future. This study helps policymakers formulate reasonable policies to accelerate industrial carbon unlocking and promote the implementation of the “dual carbon” strategy.

6. High-precision spatio-temporal variations and future perspectives of multiple air pollutant emissions from Chinese biomass-fired industrial boilers

Science of The Total Environment, Available online 20 October 2023, 167982

Abstract

Biomass-fired industrial boilers (BFIBs) are one of the neglected and important anthropogenic sources of air pollutants. A comprehensive boiler-based emission inventory of multiple air pollutants from BFIBs in China in 2020 was first developed based on the activity level database and updated emission factors. Results showed that national emissions of air pollutants from BFIBs in 2020 were estimated to be 11.5 kt of PM, 10.8 kt of PM10, 7.4 kt of PM2.5, 40.5 kt of SO2, 79.8 kt of NOx, 4.2 kt of organic carbon (OC), 1.0 kt of elemental carbon (EC), 31.7 kt of nonmethane volatile organic compounds (NMVOCs), 15.9 kt of NH3, and 116.5 t of five trace metals (Hg, Cr, Cd, Pb, and As), respectively. Air pollutant emissions exhibited significant spatio-temporal heterogeneity. Monthly air pollutant emissions varied by geographical division due to the combined effects of industrial production and winter heating demand. These emissions were mainly concentrated in the eastern coastal region, with Guangdong, Guangxi, Fujian, Jiangsu, and Zhejiang being the five provinces having the highest emissions. In addition, scenario predictions indicate that as the pollution and carbon reduction strategy is implemented, air pollutant emissions from BFIBs in China could become well controlled, with PM, NOx, SO2, and Hg emissions in 2050 projected to be 3.0–8.3 kt, 36.5–75.7 kt, 16.2–32.8 kt, and 0.52–0.87 t, respectively. Our results can provide a highly spatio-temporal resolution inventory of multiple air pollutant emissions from BFIBs for air quality modelling and support the formulation of air pollution control policies for biomass fuel utilization in the context of the pollution and carbon reduction strategy.

7. Water network integration for industrial park based on numerical indicators

Journal of Cleaner Production, Available online 16 October 2023, 139321

Abstract

This paper presents a numerical approach for water network integration of industrial park. A new numerical indicator General Treatment Potential (GTP) is proposed to reflect the general potential of the source streams to be treated by the treatment unit. To design the public distributed treatment system, the source streams are arranged in descending order of their GTP values, and treated in turn. To design the reused network in each plant, the treated streams are added into the plant as source streams, and reused by the demand streams. The final integrated water network can be obtained in several iterations. Three examples with two cases, network retrofitting and network design, are investigated to show the proposed approach. The results show that the proposed design procedure can reduce the freshwater consumption, cut down the annualized cost, or simplify the structure of the water network in industrial park.

8. Carbon emission reduction potential and reduction strategy of China’s manufacturing industry

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138718

Abstract

China’s carbon reduction targets have been hampered primarily by excessive CO2 emissions from manufacturing. Considering technology heterogeneity, this study first employs the directional distance function (DDF) meta-frontier approach to evaluate the manufacturing carbon emission efficiency and carbon reduction potential in 29 Chinese provinces from 2011 to 2019. We also discuss the influencing factors affecting carbon emission efficiency using the spatial econometric model. The results indicate that: (1) China’s manufacturing industry is not very efficient in terms of carbon emissions. The Eastern region exhibits a significantly higher level of performance than the Central and Western regions in carbon emission efficiency and production technology, although the gap is gradually narrowing. (2) The potential for reducing carbon emissions in China’s manufacturing sector is considerable, with the greatest potential found in the Western region. Specifically, in the Eastern region, the carbon reduction potential is largely associated with management inefficiency. However, in the Central and Western regions, excessive carbon emissions are mainly due to technology gap inefficiency. (3) Through spatial econometric analysis, we find that carbon emission efficiency can be derived by adjusting the industrial structure, scaling up enterprises, accelerating urbanization, and reducing coal use. But it will be hindered by increased marketization and strict environmental regulations. Besides, China is not enough to improve carbon emission efficiency through technology introduction and technological innovation at present. Some manufacturing carbon emission reduction strategies are proposed based on the results of this study.

9. Measuring circular economy transition potential for industrial wastes

Sustainable Production and Consumption, Volume 40, September 2023, Pages 376-388

Abstract

The circular economy (CE) represents a paradigm shift in global production system, promoting a transition away from the linear model towards maximizing resource intensity and value addition. For industrial waste management, the transition has led to a shift from quantitative-based concept of “expansion of recycling industry” to the pursue of optimum resource recovery quality through “waste as resource”. Studies have found that relying on the traditional indicator of “recycling rate” to evaluate WM performance can be “inaccurate, misleading and contributes to wrong policy decision”. This limitation arises from the inadequacy of the quantity-based matric to assess the intricate interdisciplinary nature of CE transition. Despite substantial efforts to develop alternative assessment indices, there is currently no commonly recognized assessment index to replace “recycling rate” for evaluating industrial waste management performance, which is partly due to the lack of comprehensive WM statistics required for effective performance evaluation. To address this issue, this paper proposes the “circularity performance index (CPI), as a swift and pragmatic method for evaluating WM performance. The CPI overcomes the limitations of the recycling rate by measuring the relative efficiencies of resource recovery, taking into account environmental, social, and economic perspectives. By utilizing readily available general industrial waste statistics, the CPI provides an integrated assessment that incorporates both quantity and quality considerations. Furthermore, the CPI is applicable at various levels, from micro to macro, enabling comparisons across different sectors and regions. To demonstrate the practicality of CPI, a case study involving 27 manufacturing sectors is conducted to exemplify its applicability at national and sectoral levels. The findings reveals a weak correlation between the quantity and quality of resource recovery, providing empirical support for the limitation of “recycling rate” and highlighting the advantages of CPI in evaluating resource recovery efficiency. The outcome underscores the significance of measuring resource recovery efficiency in assessing CE transition and draws attention to external factors that influence waste recovery decision, such as availability of recycling infrastructure and the cost of recycling.

10. How efficient coal mine methane control can benefit carbon-neutral target: Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 424, 20 October 2023, 138895

Abstract

Coal is expected to remain the primary energy source in China for the foreseeable future. Utilizing the methane released during the mining process through effective coal mine methane (CMM) control technologies can provide triple benefits in terms of safety, energy, and the environment, thus contributing to carbon neutrality goals. However, few studies evaluated the status and benefits of CMM control. In this study, we quantify emissions, statistical extraction, and utilization of CMM to evaluate the current status of CMM control in China. Gas accidents, avoided coal consumption, greenhouse gas (GHG) emission reductions, and carbon trading revenues were used as indicators to assess the contribution of CMM controls to China’s carbon neutrality goals. The results show that a total amount of 22.86 Tg methane was generated in 2020, of which 7.26 Tg was extracted, and out of that extracted amount, 5.46 Tg of methane was effectively utilized. Since 2005, CMM control has effectively ensured the safe production of coal mines, and the CMM utilized can replace 53.21 million tons of standard coal consumption and reduce GHG emissions by 958.55 TgCO2e. Furthermore, if methane were strategically included in carbon trading markets, it could generate 52.26 billion CNY in revenue. This research provides valuable scientific guidance for CMM control, CBM development project benefit assessment, and policymaking in China.

11. Integrated network analysis on industrial symbiosis: Case study of Qinghai salt lake industrial park

Journal of Cleaner Production, Available online 19 October 2023, 139235

Abstract

Implementing industrial symbiosis has emerged as a pivotal strategy for establishing eco-industrial parks worldwide to promote sustainable development and optimize resource utilization within industrial parks. However, the present evaluation framework for industrial symbiosis is nascent, which may hinder the ecological development of industrial parks. Therefore, to gauge industrial symbiosis efficacy and infrastructure soundness, we propose a revolutionary evaluation system that amalgamates social network analysis and ecological network analysis methodologies. Our evaluation system is meticulously customized to cater to the distinctive features and analytical requirements of eco-industrial parks and encompasses three primary facets: impact dissemination, sustainability, and resource optimization. To demonstrate the effectiveness of the proposed evaluation system, we conducted a case study of Qinghai Salt Lake industrial park. The findings reveal that the industrial symbiosis level in Qinghai Salt Lake industrial park (QSLIP) improved during 2014–2018. Nevertheless, conventional indicators are unable to pinpoint certain issues, such as deterioration in waste reutilization quality, underscoring the significance and necessity of the indicator system proposed in this study.

12. Green strategies for improving urban microclimate and air quality: A case study of an Italian industrial district and facility

Building and Environment, Volume 244, 1 October 2023, 110762

Abstract

Densely built areas are affected by higher air-pollutant concentrations, representing a significant risk to public health. At the same time, urban settlements have a remarkable environmental impact: cities are responsible for 70% of annual carbon emissions while buildings account for 37% of global energy and process emissions. Moreover, people living in urban areas are frequently exposed to extreme micro-climate conditions caused by the urban heat island effect, related to increased external air temperature and peculiarities of the built environment. Given this framework and considering the Sustainable Development Goals, it is necessary to point out some effective and strategical mitigation measures to ameliorate micro-climate conditions, reduce pollutants concentration and enhance building performance. This paper investigates the potential advantages of green roofs as retrofitting solutions and tree planting on several micro-climate parameters and particulate matter concentration, considering an industrial district located in Italy and using ENVI-met software. The influence of the extensive green roof on energy performance is further investigated at the building level recurring to Design Builder energy models. Results showed that an extensive green roof could reduce external air temperature by up to 1.5 °C, outer surface temperature by up to 15 °C and wind speed by 50% at roof level compared to current state conditions. The application of the green roof let also to achieve energy savings of 15% for both the summer and winter seasons. Focusing on the effect on particulate matter, intensive green roof solutions proved to be more efficient in capturing air pollutants.

13. Decomposition of industrial SO2 emission in China with firm entry and exit

Journal of Cleaner Production, Available online 18 October 2023, 139406

Abstract

The difficulty of the sulfur dioxide (SO2) pollution control task has deepened step by step in recent years, while the marginal cost of environmental protection in China has also been higher. Therefore, it is necessary to study the main impact factors of China’s industrial SO2 pollution. Based on China’s Industrial Environmental Statistics Database from 2004 to 2013, this paper extends the Index Decomposition Analysis (IDA) with firm entry and exit to conduct a micro-level decomposition study. The industrial SO2 emission in China is decomposed into scale effect, composition effect, firm growth effect, and firm selection effect. Also, we use the Dagum Gini coefficient to analyze the spatial differences of firm growth effect and selection effect between the eastern, central, and western regions in China. This paper finds that the main contribution of industrial SO2 emission control in China is the firm growth effect, which was −103% between 2004 and 2013. And the second largest contribution term is the firm selection effect, which is −18%, while the composition effect is −15%. In terms of temporal patterns, the size of the firm growth effect shrinks as time grows, and the composition effect changes from negative to positive after 2009. For spatial difference analysis, the Dagum Gini coefficient of technique effect and firm growth effect between different regions have become smaller and smaller over time, while the spatial differences of firm selection effect between regions remain unchanged.

14. Simulation and optimization of carbon dioxide capture using Water-Lean solvent from industrial flue gas

Chemical Engineering Journal, Volume 474, 15 October 2023, 145773

Abstract

Amine-based chemisorption technology with water-lean solvent is a promising route towards low-cost CO2 capture. Optimized water-lean amine-based solvent, composed of blend amines and physical solvent, is adopted to verify the performance of split-flow heat exchange strategy for CO2-rich solvent regeneration. A rigorously validated process simulation method is proposed for operational optimization and comprehensive economic, exergy, environment, energy (4E) analysis of the capture process on an industrial scale. The experimental and simulation results indicated that the optimal ratio of split-flow was 0.55–0.70, with this ratio resulting in the reflux temperature increasing from 90 to 112 °C. The proportion of total energy duty that went to reaction heat was increased to 71% from 52% in the benchmark case; this increase was ascribed to the synergistic promotion of physical solvent and split-flow heat exchange configuration. The water-lean solvent could operate at a regeneration duty of 2.07 GJ/t CO2 with a total capture cost of US $50.40/t CO2 (27% lower than the benchmark value) from coal-fired flue gas. In summary, the net CO2 reduction can be increased by 28%, taking the utility heat-cold consumption into account. This research indicates a feasible method of taking full advantage of water-lean solvent to achieve efficient CO2 capture.

15. Influencing mechanisms and decoupling effects of embodied carbon emissions: An analysis based on China’s industrial sector

Sustainable Production and Consumption, Volume 41, October 2023, Pages 320-333

Abstract

Carbon emission reduction in industrial sectors is an important link to achieve green sustainability development. In this paper, non-competitive input-output model and structural decomposition model are constructed for measuring embodied carbon emissions of 28 industrial sectors and their decomposition factor effects in China. Additionally, the decoupling state between embodied carbon and economic growth is explored using the decoupling model. On this basis, key industrial sectors’ decoupling influencing factors are analyzed. The results show that the embodied carbon emissions from the industrial sector grow at an average annual rate of 7.743 % during 2005–2020. Investment demand and urban consumption are the primary sources of embodied carbon emissions, and demand size can also significantly drive carbon emissions. However, energy efficiency is crucial to reducing carbon emissions. According to embodied carbon flows and network centrality size, six key industry sectors were identified. The number of industrial sectors achieving strong decoupling increased significantly in 2005–2020, but the key industrial sectors were dominated by expansionary negative decoupling. Further analysis showed that energy efficiency contributed to the strong decoupling, whereas demand scale would inhibit decoupling more significantly. These findings are valuable for proposing targeted strategies to reduce emissions, improve industrial efficiency and resilience for sustainable development.

16. Cellulose-based adsorbent materials for water remediation: Harnessing their potential in heavy metals and dyes removal

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138555

Abstract

Dyes and heavy metals pose significant threats to both human health and the environment as key pollutants. While various methods exist for treating contaminated water, these approaches are often costly, energy-intensive, and produce hazardous waste that requires careful disposal. Consequently, there is a pressing need for cost-effective, highly efficient, and environmentally friendly processes for wastewater treatment. The adsorption method, specifically utilizing non-toxic and biodegradable materials such as cellulose-based substances, has gained attention as a clean, sustainable, and effective approach for water purification. Cellulose possesses hydroxyl groups that facilitate the binding of chemical species, thereby enhancing contaminant adsorption. This review explores the application of cellulose and modified cellulosic materials in water purification, highlighting their exceptional capacity for adsorbing heavy metals and dyes. Cellulose and its derivatives show great promise as materials for water purification, and this review elucidates their reusability, challenges, and future prospects.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Ảnh minh hoạ. Nguồn: State

Khởi động Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiều 13/11, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo Khởi động Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023 với chủ đề “Vẻ đẹp của sự thông minh”.

Đây là cuộc thi nhằm thực hiện phong trào “Tôi yêu tổ quốc” của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào “Sinh viên 5 tốt” của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam hướng đến chào mừng Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 và kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2024), Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. Cuộc thi lần này có sự đồng hành của Công ty Cổ phần Tập đoàn FCF Group và một số đơn vị khác.

Các khách mời tham dự buổi họp báo

Tiết mục văn nghệ chào mừng đặc sắc

Tham dự buổi họp báo có các đại diện đến từ một số cơ quan Trung ương, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình,…

Ông Hoàng Tuấn Việt, Trưởng Ban Biên tập Cổng Tri thức Thánh Gióng, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi phát biểu tại buổi họp báo

Tại buổi họp báo, ông Hoàng Tuấn Việt, Trưởng Ban Biên tập Cổng Tri thức Thánh Gióng, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, cho biết : “Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp của các bạn nữ sinh viên Việt Nam, đặc biệt là vẻ đẹp trí tuệ, tài năng với sự tự tin, năng động. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về “Đức – Trí – Thể – Mỹ” của nữ sinh nói riêng và tuổi trẻ trong xã hội nói chung; ngoài ra còn cổ vũ, động viên sinh viên tích cực học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, có tấm lòng nhân ái, bao dung, biết yêu quê hương, đất nước, giúp đỡ người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn,…

Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn đến ông Nguyễn Văn Dự – Chủ tịch CTCP Tập đoàn FCF (FCF Group) – đơn vị đồng hành với cuộc thi.

Sau 10 năm tổ chức, đã có hơn 9.000 nữ sinh viên đến từ hàng trăm trường Đại học, Cao đẳng, Học viện đăng ký tham gia dự thi. Điều đó đã chứng tỏ sự lan tỏa của Cuộc thi trong sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, trở thành một sự kiện văn hóa không chỉ được cộng đồng sinh viên chào đón mà được cả xã hội đặc biệt quan tâm.

Tiếp nối thành công Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam qua các năm, được sự đồng ý của các cơ quan chức năng, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo Cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn FCF Group tiếp tục tổ chức Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam năm 2023 (Vietnam Miss University 2023), với quy mô toàn quốc. Cuộc thi được tổ chức từ tháng 10/2023 đến tháng 01/2024.

Phần trình diễn giới thiệu của các thí sinh tại buổi họp báo

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức tuyển chọn trực tiếp, đêm Bán kết và Chung kết được truyền hình trực tiếp và đưa tin Báo điện tử, hệ thống các trang mạng xã hội và đài truyền hình cũng như truyền hình trực tuyến.

Thời gian nhận hồ sơ từ 01/11/2023 – 29/11/2023; vòng Sơ khảo được tổ chức từ ngày 26/11/2023 đến 03/12/2023 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh; vòng Bán kết được tổ chức vào tháng 12/2023 tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên Huế và vòng Chung kết của Cuộc thi tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 01/2024; Đêm Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi dự kiến được tổ chức vào tối 12/01/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ban tổ chức cuộc thi trả lời báo chí

Cơ cấu giải thưởng Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023: Hoa khôi, Á khôi 1, Á khôi 2, Nữ sinh viên được yêu thích nhất, Nữ sinh viên Tài năng, Nữ sinh viên Tình nguyện vì cộng đồng, Nữ sinh viên mặc Áo dài đẹp nhất, Nữ sinh viên hùng biện tiếng Anh, với Tổng trị giá là hơn 500 triệu đồng tiền mặt và quà Ban tổ chức.

Chương Hoàng – Nguyên Vũ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Họp báo Khởi động Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023 với chủ đề “Vẻ đẹp của sự thông minh

Lâm Đồng: Nhiều sai phạm tại dự án Thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo2

(Phapluatmoitruong.vn) – Theo Sở TN&MT Lâm Đồng, trong quá trình thực hiện dự án Thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo2, Công ty CP đầu tư xây dựng điện Long Hội đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Ngày 9/11/2023, Sở TN&MT Lâm Đồng có báo cáo về việc xử lý kiến nghị liên quan đến dự án Thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo2 của Công ty CP đầu tư và xây dựng điện Long Hội (Công ty Long Hội) trên địa bàn huyện Lạc Dương. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm của doanh nghiệp khi thực hiện dự án này.

Cụ thể, trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Long Hội chưa xử lý dứt điểm một số hạng mục đầu tư của dự án như: Hạng mục lòng hồ, hạng mục đường nội bộ, đường điện 22 kv, kênh dẫn giữa 02 nhà máy, khu tái định cư, tái định canh…

Quá trình quản lý, thực hiện dự án đã để tình trạng người dân lấn, chiếm quỹ đất đã thu hồi, nhưng chưa kịp thời phát hiện để xử lý; diện tích khu quy hoạch tái định canh có biến động về tài nguyên rừng (hiện không còn rừng); quá trình quản lý nhà máy có tác động đến việc sản xuất của người dân, để người dân phản ánh.

Sự phối hợp của Công ty Long Hội với các đơn vị của UBND huyện Lạc Dương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến Công ty còn yếu. Công ty Long Hội không có động thái gì trong việc xử lý các nội dung tồn tại. Đến thời điểm báo cáo, Công ty Long Hội chưa chuyển tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ để chi trả cho các hộ dân.

Ngoài ra, tại hạng mục đường điện 22 kv và hạng mục kênh dẫn giữa hai nhà máy, Công ty Long Hội đã thỏa thuận xong công tác giải phóng mặt bằng và đã thực hiện thi công công trình, nhưng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ để Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lạc Dương có cơ sở lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Để tuyến kênh dẫn giữa hai nhà máy sạt lở đất, gây ảnh hưởng sản xuất của người dân.

Đối với hạng mục tái định cư, mặc dù Công ty Long Hội đã được UBND huyện Lạc Dương thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và bàn giao cho quản lý để thực hiện các thủ tục tiếp theo của dự án, nhưng đã để xảy ra các trường hợp hộ dân tái lấn chiếm.

Từ những tồn tại, hạn chế trên, Sở TN&MT Lâm Đồng kiến nghị, trong thời gian tới, Công ty Long Hội có trách nhiệm sớm thực hiện 02 nội dung chuyển chi phí bồi thường (bao gồm cả việc chi trả tiền bồi thường chậm nếu có) đối với những trường hợp đã được UBND huyện Lạc Dương phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện chi trả tiền cho người dân theo đúng quy định.

Đồng thời, tập trung bố trí phương tiện thi công tuyến đường đi mới (đường tránh Nhà máy thủy điện Đạ Dâng) theo hướng tuyến đã thống nhất với UBND huyện Lạc Dương, không để ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, canh tác sản xuất của người dân, thời gian thực hiện trong quý 4/2023.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Đập đầu nguồn thủy điện Đạ Dâng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng (nguồn: Internet).

Trồng 1.400 cây xanh tại Trung tâm TDTT, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 11/11, Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam phối hợp với TT Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Trung tâm TDTT, ĐHQG Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động trồng cây thuộc Chương trình Một triệu cây xanh đô thị, hưởng ứng Ngày nhà giáo VN.

Hoạt động trồng cây được thực hiện thông qua dự án “Huy động nguồn tài chính cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường bền vững tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam” (viết tắt là dự án “Quỹ Bảo tồn”), với sự tài trợ kinh phí từ Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam.

Tại khuôn viên Trung tâm Thể dục Thể thao, các thành viên thuộc Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam cùng với viên chức, người lao động trung tâm Thể dục thể thao, sinh viên khoa Nhân học – Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM tiến hành trồng 1.400 cây xanh giúp tạo cảnh quan, bóng mát và cải thiện môi trường. Hoạt động trồng cây xanh thuộc chương trình “Một triệu cây xanh đô thị” trong giai đoạn 2020 – 2030 của Trung tâm GreenViet góp phần thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Trong hơn 3 năm triển khai, chương trình “Một triệu cây xanh đô thị” với sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp trồng hơn 65.600 cây xanh tại các đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Trong đó có 8.390 cây xanh được trồng tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh góp phần gia tăng mật độ cây xanh và cải thiện chất lượng không khí.

Hoạt động trồng cây lần này không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường mà còn góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc trồng cây xanh, chăm sóc, bảo vệ cây xanh để góp phần xanh hóa môi trường sống.

Một số hình ảnh tại lễ phát động: 

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

Ngọc Linh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Hồ Na Hang – Tiên cảnh giữa đại ngàn

Giữa nơi non cao Tuyên Quang ít ai biết được rằng lại có một ‘hồ trên núi’ hoang sơ với làn nước xanh biếc ẩn giữa những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ làm say lòng biết bao người lữ hành, đó là hồ Na Hang.

Nằm cách thành phố Tuyên Quang 110km, hồ Na Hang thuộc địa bàn hai huyện Na Hang và Lâm Bình. Nơi đây cảnh quan sơn thủy hữu tình, lưu giữ vẻ hoang sơ tự nhiên và được ví von như “nàng tiên xanh giữa đại ngàn”. Na Hang (còn gọi là Nà Hang), trong tiếng người Tày bản địa có nghĩa là “ruộng cuối” là nơi hội tụ của hai dòng sông trong khu vực lòng hồ thủy điện là sông Gâm và sông Năng, xung quanh là 99 ngọn núi bao bọc. Hồ được hình thành do dâng nước làm Nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Toàn cảnh hồ Na Hang giống như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với núi non trùng điệp, bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh, nước hồ trong xanh như ngọc.

Hồ Na Hang – Tiên cảnh giữa đại ngàn. https://dulich.petrotimes.vn/

Hồ Na Hang mùa nào cũng rất đẹp bởi vẻ hoang sơ kỳ bí. Mùa thu, không gian hồ tĩnh lặng khiến lữ khách ngỡ như mình đang lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh” với mặt hồ xanh ngọc bích mờ ảo trong sương, mây trắng vờn nhẹ trên đỉnh núi. Đến du lịch Hồ Na Hang, du khách được trải nghiệm đi thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ yên ả, thưởng ngoạn cảnh đẹp thơ mộng và khám phá những điểm nhấn trên hồ.

Địa điểm đầu tiên là núi Pác Tạ, ngọn núi cao nhất trong 99 ngọn núi quanh hồ. Ngự trên đỉnh núi là hai ngôi đền Pác Tạ, Pác Vãng linh thiêng, được người dân nơi đây thờ kính trang nghiêm. Sau đó, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp thác Mơ từ tầng cao đổ xuống. Trông xa, thác Mơ như một suối tóc mây màu trắng mềm mại của người con gái, buông xuống mặt hồ phẳng lặng. Thác Mơ từ lâu đã trở thành biểu tượng du lịch của huyện Na Hang – Tuyên Quang và là điểm dừng chân trong hành trình du lịch nơi đây.

Chèo thuyền Kayak trên hồ Na Hang. https://dulich.petrotimes.vn/

Đến Na Hang, du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn trong những căn nhà sàn gỗ nhỏ, mái lợp lá cọ vừa độc đáo giữ được nguyên vẹn văn hóa truyền thống, cũng như cùng thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân tộc Thái: cơm lam chấm muối vừng, măng rừng chấm mẻ, canh rau đắng, đặc biệt là rượu ngô được làm bằng men lá cây rừng, càng uống càng say lòng người.

Không chỉ có cảnh sắc tươi đẹp và ẩm thực hấp dẫn, những hoạt động tìm hiểu cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc thiểu số, hòa mình vào nền văn hóa phong phú nơi đây, chiêm ngưỡng những sắc màu thổ cẩm và ruộng bậc thang lộng lẫy mùa lúa vàng, trải nghiệm dù lượn hay dự lễ nhảy lửa của người Dao đỏ… là những trải nghiệm thú vị và khó quên ở vùng đất Na Hang đang chờ đón du khách.

G.Minh(t/h)/PetroTimes

Theo PetroTimes

Ảnh: Bình yên trên hồ Na Hang. https://dulich.petrotimes.vn/

Xem bài viết gốc tại đây:

https://dulich.petrotimes.vn/ho-na-hang-tien-canh-giua-dai-ngan-694165.html

Khổ sở vì ô nhiễm

Người dân kêu cứu đã nhiều năm nhưng tình trạng ô nhiễm do cụm công nghiệp giữa lòng TP Phan Thiết gây ra vẫn chưa được cải thiện

Cụm Công nghiệp (CCN) chế biến hải sản Phú Hài, TP Phan Thiết, tiếp giáp xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận hoạt động từ năm 2000. CCN này có tổng diện tích hơn 14 ha, được lấp đầy 100% với 74 cơ sở hoạt động, chủ yếu sản xuất nước mắm và chế biến hải sản sau thu hoạch.

Đủ thứ gây ô nhiễm

Bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường quá mức, các hộ dân xung quanh CCN chế biến hải sản Phú Hài đã nhiều lần làm đơn kiến nghị chính quyền địa phương quan tâm giải quyết. Thế nhưng, qua nhiều năm, tình trạng ô nhiễm vẫn chưa cải thiện.

Xung quanh CCN này có hàng trăm hộ dân phường Phú Hài và xã Hàm Thắng sinh sống. Theo phản ánh của người dân, tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu do khí thải của nhà máy chế biến bột cá, các cơ sở chế biến nước mắm, nhà máy sản xuất phân vi sinh gây ra.

Dù các cơ sở này nằm trong CCN có hệ thống nước thải đấu nối với trung tâm xử lý nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất vẫn rất lớn. Theo người dân, mùi hôi thối vượt ngưỡng chịu đựng khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn.

“Vào cao điểm vụ cá Nam, khi các nhà máy hoạt động hết công suất, chúng tôi không thể nào thở nổi. Chưa kể, nước thải của một số nhà máy rò rỉ ra môi trường khiến phát sinh ruồi nhặng” – ông Phạm Văn Long – người dân thôn Ung Chiếm, xã Hàm Thắng – bức xúc.

Theo ông Phan Vũ – người dân phường Phú Hài, chính quyền địa phương cần sớm có giải pháp di dời CCN này ra khỏi trung tâm TP Phan Thiết vì mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, không phù hợp nằm trong khu dân cư. “CCN nằm ngay trong khu dân cư, bên hông là tuyến đường Nguyễn Thông nối trung tâm TP Phan Thiết với Khu Du lịch Mũi Né. Việc để tồn tại một CCN gây ô nhiễm giữa trung tâm thành phố như vậy là quá bất cập” – ông Vũ nhận xét.

Dù cử tri phường Phú Hài và xã Hàm Thắng đã nhiều lần kiến nghị về tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của người dân nhưng đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả. Bức xúc, một số hộ dân đã tự trang bị thiết bị đo nồng độ khí thải từ các nhà máy trong CCN này để chứng minh mức ô nhiễm vượt ngưỡng.

Theo cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, mùi hôi tại CCN nêu trên phát sinh từ các bao xác mắm đặt dọc những tuyến đường của một số cơ sở chế biến nước mắm. Nước từ các bao xác mắm rỉ ra, cùng với nước từ quá trình rửa sàn, từ các phương tiện chở nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nước mắm chảy ra đường rồi ứ đọng, phát sinh mùi hôi.

Mùi hôi còn phát sinh từ quá trình hoạt động của các cơ sở chế biến bột cá; từ những loại rác thải (kể cả xà bần) do các xe không rõ nguồn gốc chạy vào CCN đổ.

Mùi hôi phải giảm ít nhất 70%

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã thành lập tổ kiểm tra, giám sát việc hoạt động và bảo vệ môi trường đối với các nhà máy trong CCN chế biến hải sản Phú Hài. Định kỳ hằng năm, sở còn thành lập đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, kết hợp đo đạc mẫu khí thải tại ống khói của các cơ sở để đánh giá hiệu quả xử lý và mức độ ô nhiễm.

Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Phan Thiết, cho biết cứ vào mùa cao điểm khai thác hải sản, nhiều đơn thư của người dân xung quanh CCN lại gửi đến phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường. Cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, đo đạc song theo ông Việt, “kết quả là các chỉ tiêu nằm trong chuẩn của Việt Nam”.

Mương nước đen sì nằm cạnh Cụm Công nghiệp chế biến hải sản Phú Hài

Để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại CCN chế biến hải sản Phú Hài, ngày 8-11, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản yêu cầu đến ngày 30-11 phải có chuyển biến tích cực; mùi hôi phải giảm thiểu ít nhất 70% so với ngày 18-8. Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận yêu cầu UBND TP Phan Thiết chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và các cơ sở sản xuất trong CCN tổ chức tổng vệ sinh, bảo đảm các tuyến đường trong khu vực không còn rác thải, nước thải tù đọng.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, thành lập tổ/ đoàn kiểm tra, giám sát về môi trường, về an toàn thực phẩm theo quy định. Tổ/ đoàn này sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm của các cơ sở thứ cấp trong CCN. Trường hợp phát hiện vi phạm thì kiên quyết xử lý nghiêm, kể cả đình chỉ hoạt động.

Chỉ mới xử phạt 2 cơ sở gây ô nhiễm

Liên quan việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm trong CCN chế biến hải sản Phú Hài, năm 2017, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Thức ăn gia súc Kim Đào với số tiền hơn 53 triệu đồng; xử phạt DNTN Ánh Vinh 40 triệu đồng vì đã có hành vi xả chất thải (nước thải và khí thải) vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường.

Cơ quan chức năng còn yêu cầu 2 cơ sở này phải nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải.

Bài và ảnh: Châu Tỉnh – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Cụm Công nghiệp chế biến hải sản Phú Hài được bao quanh bởi khu dân cư

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/moi-truong/kho-so-vi-o-nhiem-20231112214447937.htm

Hà Nội: Sáng đầu tuần mưa rét, nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài

Sáng 13/11/2023, tại Hà Nội trời mưa và nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 20 độ C, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng ùn tắc cục bộ. Người dân đi làm ngày đầu tuần cảm nhận được cái lạnh rõ rệt sau nhiều ngày ấm áp.

Đường Láng tắc nghẽn kéo dài sáng 13/11. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Đường Láng tắc nghẽn kéo dài sáng 13/11. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Đường Nguyễn Trãi tắc nghẽn kéo dài sáng 13/11. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Đường Nguyễn Trãi tắc nghẽn kéo dài sáng 13/11. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Đường Nguyễn Trãi tắc nghẽn kéo dài sáng 13/11. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Việc di chuyển của người dân gặp khó khăn trong mưa rét và lượng phương tiện tăng đột biến sáng đầu tuần. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Đường Khương Đình tắc cục bộ trong buổi sáng đầu tuần. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Đến 8 giờ 30 phút, vẫn xảy ra ùn tắc cục bộ trên đường Nguyễn Trãi hướng từ Ngã Tư Sở vào Hà Đông. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Đến 8 giờ 30 phút, vẫn xảy ra ùn tắc cục bộ trên đường Nguyễn Trãi hướng từ Ngã Tư Sở vào Hà Đông. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/anh/ha-noi-sang-dau-tuan-mua-ret-nhieu-tuyen-duong-un-tac-keo-dai-20231113081327567.htm

Lò đốt ‘đóng băng’, hàng nghìn tấn rác chất đống như núi

Vừa đưa vào vận hành thử nghiệm được một thời gian ngắn, nhưng lò đốt rác tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) phải dừng hoạt động. Đến nay, rác tại bãi tập kết còn tồn đọng hàng nghìn tấn chưa thể xử lý, trong khi đó cuộc sống người dân đang bị ảnh hưởng.

Bãi rác Phượng Thành rộng khoảng 3ha, nằm giáp ranh giữa thôn Thạch Thành (xã Tùng Ảnh) và thôn Đông Xá (xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là bãi tập kết và chôn lấp rác thải tự phát trước đây.

Bãi rác Phượng Thành rộng khoảng 3ha, nằm giáp ranh giữa thôn Thạch Thành (xã Tùng Ảnh) và thôn Đông Xá (xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là bãi tập kết và chôn lấp rác thải tự phát trước đây.

Tháng 7/2016, UBND huyện Đức Thọ đã xây dựng lò đốt rác có tổng vốn đầu tư 6 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư xây lắp là 2,5 tỷ đồng. Lò đốt được giao cho Công ty TNHH – Dịch vụ Xây dựng Sông La điều hành với mục tiêu xử lý 24 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.

Đầu năm 2018, lò đốt được đưa vào vận hành thử nghiệm song vấp phải phản đối từ người dân. Bởi vị trí này quá sát khu dân cư, mặt khác chưa đủ khoảng cách theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng về vị trí lò đốt (tối thiểu phải cách 500m).

Sau khi vận hành được một thời gian ngắn, lò đốt rác buộc phải dừng lại. Từ đó đến nay có hàng nghìn tấn rác chất đống như núi chưa có phương án xử lý.

Thời gian qua, UBND huyện Đức Thọ thuê đơn vị vận chuyển rác tại huyện đi nơi khác xử lý. Tuy nhiên số lượng rác tại địa phương quá lớn, kinh phí để thực hiện cũng gặp không ít khó khăn.

Việc đầu tư lò đốt tiền tỷ nhưng không thể hoạt động do vi phạm khoảng cách đã gây lãng phí. Trong ảnh: hệ thống máy móc có dấu hiệu xuống cấp.

Tất cả lượng rác thải trên địa bàn đều được thu gom, vận chuyển tập trung đến tại bãi rác Phượng Thành để chờ xử lý.

Khu vực lò đốt rác ngừng hoạt động, nước chảy tứ tung để lại khung cảnh ngổn ngang…

Hàng nghìn tấn rác thải chất cao như núi đang tồn ứ tại bãi rác Phượng Thành khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng. Người dân vùng xã Hòa Lạc, Tùng Ảnh đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng khi cuộc sống họ đang bị ảnh hưởng. Đến nay địa phương vẫn đang loay hoay xử lý.

Rác người dân vứt dọc đường từ quốc lộ 8A vào trụ sở UBND xã Hòa Lạc.

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ cho biết, bãi rác Phượng Thành nằm trên phần đất tại xã Tùng Ảnh nhưng người dân xã Hòa Lạc lại chịu ảnh hưởng nhiều vì sống gần khu vực này. Tại đây, có khối lượng rác thải lớn đang chất thành từng đống, chưa thể vận chuyển đi xử lý. Còn lò đốt rác dừng hoạt động thời gian dài vì không đảm bảo khoảng cách theo quy định.

“Nhiều năm qua người dân và chính quyền địa phương đã phản ánh vấn đề ô nhiễm rác thải và đề xuất sớm xây dựng nhà máy. Nhưng đến nay chưa có vị trí phù hợp để xây dựng nên huyện đang ký kết để vận chuyển rác đi các nhà máy khác để xử lý”, lãnh đạo xã Hòa Lạc cho biết.

Hoài Nam – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/lo-dot-dong-bang-hang-nghin-tan-rac-chat-dong-nhu-nui-post1586281.tpo