• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 72

Khánh thành nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường Điêu Như Tuyến tại Sơn La

Sáng 18/11/2023, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La tổ chức lễ khánh thành căn nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường Điêu Thị Tuyến tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Tham dự lễ khánh thành có TS. LS Đồng Xuân Thụ- Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Tổng biên tập; Ông Nguyễn Văn Quang, Uỷ viên HĐQT, Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La; Bà Đàm Thị Thanh Thơm, Uỷ viên HĐQT; Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La; Lãnh đạo Chi nhánh Công ty Cổ phần môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai; Đại diện chính quyền địa phương, cùng các nhà báo, phóng viên và cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La.

Anh Điêu Như Tuyến là công nhân thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La công tác tại Chi nhánh đô thị huyện Quỳnh Nhai. Gia đình anh Tuyến có 02 người con gái, trong đó có 01 người con bị tan máu bẩm sinh thường xuyên phải đi Hà Nội chữa trị, chưa có nhà để ở, hiện tại đang ở chung với bố mẹ; bố bị tai biến, mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp thường xuyên phải nằm viện điều trị, vợ và mẹ không có công ăn việc làm.

Trước đó, tại buổi lễ 25 năm xuất bản số báo đầu tiên (14/8/1998-14/8/2023), Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng Công ty Cổ phần môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã trao tặng 100 triệu đồng cho anh Điêu Như Tuyến để hỗ trợ gia đình anh xây dựng nhà.

tm-img-altLễ khánh thành căn nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường Điêu Như Tuyến tại Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

Sau hơn 1 tháng khởi công xây dựng, căn nhà tình nghĩa đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Căn nhà có diện tích khoảng 80m2, bao gồm 01 phòng khách, 01 phòng ngủ, bếp và công trình phụ bằng kinh phí hỗ trợ từ các nhà tài trợ do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam vận động,cùng với Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La và kinh phí do anh em, bạn bè, người thân trong gia đình hỗ trợ, đồng thời gia đình cam kết thực hiện đúng mục đích số tiền được hỗ trợ xây dựng nhà theo quy định.

tm-img-altNhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có những lời động viên, chia sẻ tới gia đình anh Điêu Như Tuyến

Tại Lễ khánh thành và bàn giao, Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có những lời động viên, chia sẻ tới gia đình anh Điêu Như Tuyến, với mong muốn từ ngôi nhà mới này, anh sẽ an tâm hơn và công tác tốt hơn trong công việc.  

“Theo thường niên, chương trình “Cây Chổi Vàng” doTạp chí Môi trường và Đô thị Việt Namkhởi xướng, ngoài mục đích tôn vinh công nhân, còn hướng đến việc xây từ 3 đến 5 ngôi Nhà tình nghĩa cho công nhân VSMT có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc. Trong năm 2023 này, chúng tôi đã khởi công xây dựng 3 nhà tình nghĩa cho công nhân VSMT tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu và Quỳnh Nhai (Sơn La). Thời gian tới sẽ khánh thành, bàn giao Nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường tại Hà Tĩnh, Bắc Giang và Quảng Ninh. Hy vọng chương trình “Cây Chổi Vàng”, xây nhà tình nghĩa cho công nhân VSMT sẽ tiếp tục nhận được sự qua tâm của cộng đồng, xã hội”, Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng chia sẻ.

tm-img-altCông nhân vệ sinh môi trường Điêu Như Tuyến không dấu được sự xúc động và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tạp chí và các đơn vị tài trợ

Xúc động tại lễ khánh thành, anh Điêu Như Tuyến và gia đình gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã có việc làm rất ý nghĩa, quan tâm, hỗ trợ rất kịp thời đối với gia đình.

tm-img-altLãnh đạo và cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng gia đình anh Điêu Như Tuyến

Từ năm 2017 đến nay, chương trình Cây chổi vàng đã trao giải thưởng cho hàng trăm cá nhân là các công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu, có hoàn cảnh khó khăn và thời gian gắn bó với các công ty môi trường trên toàn quốc; Xây 38 nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tổng trị giá hơn 5,5 tỷ đồng.

Đức Anh – Xuân Lĩnh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu tham dự lễ khánh thành

TP.HCM: Tăng cường công tác quản lý về trật tự xây dựng

(Phapluatmoitruong.vn) – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã giao Sở Xây dựng, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm xây dựng trên địa bàn.

Cùng với đó, thực hiện quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng gắn với việc kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng, nhất là công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được duyệt, độ an toàn công trình trước và trong suốt quá trình thi công theo quy định pháp luật.

Đồng thời, có biện pháp xử lý, đề xuất xử lý hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện công trình vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động trong thi công xây dựng. Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, sau khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện có trách nhiệm quản lý và xử lý nếu phát sinh vi phạm; Kiên quyết không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước dẫn đến các trường hợp vi phạm không được kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Ông Cường cũng yêu cầu các cơ quan nêu trên phải tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác cấp giấy phép xây dựng; giám sát việc quản lý, xử lý đối với các trường hợp xây dựng chuyển đổi công năng từ nhà ở riêng lẻ thành căn hộ cho thuê, chia nhỏ nhà ở riêng lẻ thành nhiều căn để bán hoặc cho thuê; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khi phát sinh vi phạm.

Phải tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng, giám sát các công trình xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bùi Xuân Cường cũng giao UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện khẩn trương rà soát, thống kê các quyết định xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng còn tồn đọng trên địa bàn; tổ chức cưỡng chế, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm xây dựng còn tồn đọng theo quy định pháp luật và thẩm quyền được phân công tại Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND Thành phố; UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm trong việc lập, thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức phá dỡ công trình vi phạm theo quy định pháp luật.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kiên quyết không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến vi phạm xây dựng không được kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cưỡng chế tháo dỡ chung cư mini sai phạm tại TP. Thủ Đức.

TP.HCM: Đã di dời 657 căn nhà trên và ven kênh rạch

(Phapluatmoitruong.vn) – Theo Sở Xây dựng TP.HCM, đến hết quý 2/2023, Thành phố đã bồi thường, di dời được 657/6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch.

Năm 2021, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành Quyết định 3837/QĐ-UBND về Kế hoạch chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn TP giai đoạn 2021 – 2025 và các năm tiếp theo, trong đó đã đặt ra chỉ tiêu di dời 6.500 căn. Dự kiến đến hết năm 2025 sẽ bồi thường, di dời được 4.250/6.500 căn, đạt tỷ lệ 65% chỉ tiêu đề ra. Trong đó, có 7 dự án dự kiến hoàn thành công tác di dời trước ngày 30/4/2025.

Trọng tâm kế hoạch trên là dự án rạch Xuyên Tâm (quy mô di dời 2.134 căn), đã được UBND TP phê duyệt dự án đầu tư; dự án Bờ Bắc kênh Đôi (1.017 căn) hiện đã được Sở Xây dựng báo cáo trình UBND TP phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư công vào kỳ họp cuối năm 2023.

Rạch Xuyên Tâm chảy qua hai quận Bình Thạnh, Gò Vấp, dài gần 9 km, sẽ được nạo vét, cải tạo, làm đường mới hai bên giúp chỉnh trang đô thị, giảm ô nhiễm.

Đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, đại diện Sở Xây dựng cho biết, từ năm 2020, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP không còn quy định về hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (Hợp đồng BT); nhà đầu tư sẽ không được thanh toán bằng quỹ đất, mà chỉ có thể khai thác, kinh doanh trên phần diện tích đất sau khi đã di dời nhà trên và ven kênh rạch, nên không hấp dẫn trong việc mời gọi đầu tư. Do đó, Quyết định 3837/QĐ-UBND không đề ra chỉ tiêu hoàn thành bồi thường, di dời của nhóm này mà giao các Sở ngành, quận huyện tập trung hoàn tất thủ tục điều chỉnh quy hoạch, chuẩn bị các bước để sớm đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư sau năm 2025.

Thời gian qua, Sở Xây dựng đã thành lập các tổ công tác liên ngành (hoặc tham mưu UBND TP thành lập Tổ công tác) để xử lý toàn diện các công việc liên quan đến các thủ tục thực hiện 3 tuyến rạch trên địa bàn quận 7 và dự án Bờ Nam kênh Đôi quận 8. Trong thời gian tới, các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách sẽ sớm được triển khai.

Phối cảnh tuyến rạch chính Xuyên Tâm khi được cải tạo.

Để giải quyết những khó khăn, Sở Xây dựng cho biết đã kiến nghị UBND TP quan tâm, ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn cho các dự án sử dụng vốn ngân sách, để không chỉ thực hiện được mục tiêu của Kế hoạch chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025, mà còn thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải của TP giai đoạn 2020-2030.

Đồng thời, giao Sở TN&MT – thường trực Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hướng dẫn UBND quận, huyện. Cụ thể, quận 6 xử lý, giải quyết dứt điểm 88 căn chưa di dời do khiếu nại về chính sách, đơn giá bồi thường của dự án kênh Hàng Bàng giai đoạn 2.

Ngoài ra, Sở cũng đã xây dựng Đề án, trình UBND TP giải pháp thí điểm cho tất cả các đối tượng là hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch được thuê nhà ở xã hội (hoặc thuê mua tùy khả năng) để người dân ổn định cuộc sống. Sau khi Đề án được UBND TP thông qua, sẽ tạo điều kiện để UBND quận, huyện triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường của dự án.

Đỗ Thuận – Trí Minh

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Những căn nhà dọc rạch Xuyên Tâm (nguồn: Internet).

Hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại Huế

Tính đến thời điểm hiện tại, có 16.345 nhà dân bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo thống kê, từ ngày 13 – 15/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa to và rất to, riêng huyện Nam Đông và một số nơi của huyện Phú Lộc có mưa đặc biệt to, với lượng mưa phổ biến 500-900mm, có nơi cao hơn như Xuân Lộc, Phú Lộc 1.111mm; Thượng Quảng, Nam Đông 1.028mm; Vườn Quốc gia Bạch Mã 1.006mm.

Lũ trên sông Hương, sông Bồ đã đạt đỉnh vào chiều và tối 15/11, hiện đang xuống chậm. Trong đó mực nước sông Hương đã vượt đỉnh lũ năm 2020 (4,1 m), đến 4h sáng nay còn 3,41m. Theo ghi nhận của PV, đến sáng 16/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn còn một số khu vực có mưa.

Các công nhân khắc phục hậu quả sau lũ.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến nay, toàn TP.Huế có 85% tuyến đường của 36 phường, xã bị ngập. Các tuyến đường khu vực Bắc sông Hương như Vạn Xuân, Chi Lăng, Bạch Đằng, Mai Thúc Loan… ngập bình quân 0,8 -1,2m. Các tuyến đường khu vực Nam sông Hương như Hùng Vương, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Bến Nghé, Đống Đa, Tố Hữu, Lê Minh, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ, Phan Anh… ngập bình quân 0,5 – 1m.

Tại huyện Phong Điền, Quốc Lộ 49B (xã Phong Hòa đi xã Điền Hải) bị ngập nhiều điểm điểm, mức ngập sâu nhất là 1m (đoạn qua xã Phong Hòa), tổng chiều dài bị ngập hơn 10.700m; tuyến Tỉnh lộ 4 (Phong Bình đi Phong Chương) bị ngập một số điểm, mức ngập sâu nhất là 0,7m (đoạn qua xã Phong Bình), tổng chiều dài hơn 3.100m…

Trong khi đó, tại huyện Quảng Điền, các tuyến đường chính bị ngập, có đoạn ngập sâu 0,8 – 1,0m. Các đường trục thôn, trục xã đã bị ngập hoàn toàn, giao thông đã bị chia cắt ở các xã vùng thấp trũng như Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phước, thị trấn Sịa. Tại thị xã Hương Trà, xã Hương Toàn, phường Hương Chữ, phường Hương Văn, phường Hương Vân, phường Hương Xuân, phường Tứ Hạ ngập từ 0,3 – 1,5 m…

Toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã sơ tán 3.470 hộ dân, với 8.800 khẩu. Thống kê đến thời điểm hiện tại, mưa lũ đã khiến16.345 nhà dân bị ngập trong nước.

Nguyễn Trọng – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Các tuyến đường chính tại TP Huế ngập nặng do lũ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/hon-16000-ngoi-nha-bi-ngap-2-nguoi-chet-va-mat-tich-do-mua-lu-tai-hue-82687.html

‘Khối bê tông khổng lồ’ bỏ hoang trên đất vàng Thủ đô

Công trình Văn phòng giao dịch và nhà ở cho cán bộ công nhân viên ngân hàng trên mặt đường ven Hồ Ba Mẫu (quận Đống Đa, Hà Nội) được khởi công xây dựng từ năm 2017, nhưng chỉ thi công phần thô và bị bỏ hoang từ lâu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2011, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 308/QĐ-UBND về việc thu hồi đất tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, giao cho một đơn vị ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước sử dụng để xây dựng Dự án Văn phòng giao dịch.

Sau đó, đến năm 2014, UBND TP Hà Nội lại có quyết định cho phép đơn vị này chuyển đổi mục đích sử dụng 1.121m2 đất tại phường Phương Liên để thực hiện Dự án Văn phòng giao dịch và khu nhà ở cho cán bộ nhân viên.

Công trình được cấp giấy phép xây dựng lần đầu vào năm 2014, sau đó chủ đầu tư xin điều chỉnh giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng điều chỉnh cấp lần 2 vào năm 2017 do UBND quận Đống Đa cấp với chiều cao 7 tầng nổi và 1 tầng hầm.

Ngày 13/2/2017, công trình chính thức khởi công và đến năm 2019 thì xây dựng hoàn thiện phần thô. Trong quá trình thi công đã gây lún nứt nhà các hộ dân xung quanh, nên bị xử phạt vi phạm hành chính, và đã khắc phục hậu quả xong.

Người dân tổ 49 phường Phương Liên, cho biết, công trình thi công rầm rộ vào năm 2018, nhưng từ năm 2019 đến nay không có hoạt động nào nữa. Đơn vị thi công vẫn quây rào tôn chiếm gần hết vỉa hè từ đó đến nay. Xung quang dự án thành nơi đỗ xe, đổ rác gây mất vệ sinh môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Bên ngoài công trình không có biển bảng thông tin dự án, trở thành nơi đỗ xe, đổ rác của người dân.

Công trình bị bỏ hoang trên đất vàng khiến nhiều người tiếc nuối, xót xa.

Mặc dù dừng thi công từ lâu, nhưng dự án vẫn quây tôn chiếm gần hết vỉa hè trong nhiều năm qua.

Bên trong công trình ngổn ngang vật liệu, rác thải…

Sắt thép trơ trọi chưa được hoàn thiện.

Rào tôn xung quanh công trình nghiêng ngả “chỗ thò chỗ thụt” tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thế Đoàn/Báo Tin tức

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Công trình nằm ở vị trí đắc địa, mặt đường ven bờ Hồ Ba Mẫu.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/khoi-be-tong-khong-lo-bo-hoang-tren-dat-vang-thu-do-20231116100351335.htm

Hàng trăm lô đất đấu giá bị ế chỏng chơ, bỏ cọc hàng loạt: Vì sao?

Trong những tháng đầu năm 2023, nhiều địa phương tổ chức đấu giá đất nhưng bất thành, thậm chí nhiều lô đất đã được đấu giá nhưng nhà đầu tư đã bỏ cọc hàng loạt.

Đơn cử, tại tỉnh Bắc Giang, theo thông tin từ Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, 10 tháng năm nay, các địa phương trong tỉnh tổ chức 92 phiên đấu giá đất với tổng số 2.969 lô. Tổng số thu tiền sử dụng đất toàn tỉnh đạt 3.870 tỷ đồng, bằng gần 65% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, qua rà soát, đến nay có 90 lô đất trúng đấu giá đã đến hạn nộp tiền sử dụng đất nhưng khách hàng bỏ cọc. Các lô bị bỏ cọc tập trung nhiều tại các huyện Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa. Tổng số tiền trúng đấu giá 90 lô là hơn 88,3 tỷ đồng, số tiền bỏ cọc gần 10 tỷ đồng.

Theo Chi cục Thuế khu vực Lạng Giang – Lục Nam, toàn huyện có 14 lô trúng đấu giá bị bỏ cọc thuộc khu dân cư thôn Chùa, xã Xuân Hương. Số tiền trúng đấu giá của các lô đất này hơn 22 tỷ đồng, tăng so với giá khởi điểm hơn 10 tỷ đồng. Số tiền bỏ đặt cọc hơn 1,7 tỷ đồng.

Tương tự, huyện Tân Yên tổ chức 12 phiên đấu giá, với 513 lô có quyết định trúng đấu giá. Trong đó, có 378 lô khách hàng đã nộp tiền sử dụng đất đúng thời gian quy định; 64 lô đã quá hạn song người trúng đấu giá chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Một số lô còn lại chưa hết hạn nộp tiền trúng đấu giá. Số tiền bỏ cọc ở Tân Yên hơn 6,5 tỷ đồng.

Thực tế, 90 lô đất chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng gần 3.000 lô đất được Bắc Giang mang ra đấu giá. Do đó, đây có thể nói chỉ là những trường hợp hy hữu.

Từ nay đến cuối năm, theo kế hoạch, các huyện có những lô bỏ cọc sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá để tăng thu tiền sử dụng đất.

Được biết, đây không phải là lần đầu xảy ra chuyện bỏ cọc trong việc đấu giá đất ở Bắc Giang. Trước đó, trong hai năm (2020-2021), trên địa bàn tỉnh tổ chức 161 cuộc đấu giá tài sản quyền sử dụng đất ở với 9.191 lô, trong đó số lô đấu thành công là 7.720, số lô bỏ cọc là 1.471.

Thị trường bất động sản hạ nhiệt, giao dịch chuyển nhượng không còn sôi động khí các phiên đấu giá rơi vào cảnh “chợ chiều”

Tương tự, tháng 5/2022, UBND huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) cũng đã có quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá 73 lô đất và thu nộp ngân sách nhà nước 15,7 tỷ đồng tiền đặt cọc của khách hàng, vì đến thời hạn nộp tiền mua đất theo quy định, các nhà đầu tư đã không nộp hoặc nộp không đủ số tiền trúng đấu giá.

Do đó, UBND huyện Diễn Châu đã quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất đối với 73 lô đất kể trên, đồng thời thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền đặt cọc của khách hàng tham gia đấu giá.

Đáng chú ý, trong số khách hàng tham gia đấu giá và nộp tiền có ông N.T.N. (trú Hà Nội) trúng đấu giá 19/28 lô đất tại vùng quy hoạch Rộc Thum Bắc (xã Diễn Phúc). Việc bỏ cọc đồng nghĩa với việc người đàn ông này mất 7,3 tỷ đồng tiền đặt cọc đã nộp trước đó.

Còn tại tỉnh Quảng Bình, có tới 28 lô đất được chính quyền địa phương tổ chức đấu giá 2 lần nhưng bất thành.

Sau đó, ngày 14/11, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cho biết cơ quan này đã ra thông báo về việc giao đất không thông qua đấu giá đối với 28 lô đất đấu giá. Tuy nhiên vẫn không có người tham gia mua các lô đất này.

Những lô đất này nằm tại các xã, phường thuộc thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), tổng diện tích hơn 5.800m2, có giá hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, lô có giá thấp nhất là 1,2 tỷ đồng, với diện tích 200m2, cao nhất là 7,2 tỷ đồng, diện tích 353m2.

Sở dĩ 28 lô đất này phải giao không thông qua đấu giá vì qua 2 lần tổ chức đấu giá không có người tham gia. Trường hợp đất được bán ngang giá vẫn không có ai mua thì phải hết năm 2023 tỉnh Quảng Bình mới tính phương án là có tiếp tục giảm hay không.

Theo nhận định của một số môi giới bất động sản ở Quảng Bình, việc chính quyền địa phương tổ chức đấu giá nhiều lần, bán ngang giá các lô đất cũng không ai mua là do áp giá ngang với thời điểm thị trường bất động sản sôi động.

Còn theo giới chuyên gia, một trong số nguyên nhân khiến khách hàng bỏ cọc do thị trường bất động sản hạ nhiệt, giao dịch chuyển nhượng không còn sôi động. Cùng với đó, nhiều người tham gia đấu giá đất không có nhu cầu đất ở thực sự mà chỉ nhằm mục đích “lướt sóng” kiếm lời, hoặc để “thổi giá” những lô đất đã mua gần đó. Khi không bán nhanh được, họ chấp nhận bỏ tiền đặt cọc.

Quỳnh Chi – Tạp chí NĐT

Theo Người Đưa Tin

Ảnh: Nhiều lô đất tại Bắc Giang đã qua đấu giá nhưng nhà đầu tư bỏ cọc

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.nguoiduatin.vn/hang-tram-lo-at-au-gia-bi-e-chong-cho-bo-coc-hang-loat-vi-sao-a636221.html

Một doanh nghiệp nước ngoài ở Phú Thọ bị phạt 420 triệu đồng

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành quyết định xử phạt một công ty đóng trên bàn thị xã Phú Thọ số tiền 420 triệu đồng về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngày 16/11, UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định xử phạt Công ty TNHH Electro M Vina (KCN Phú Hà, xã Hà Thạch, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) số tiền 420 triệu đồng về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, Công ty TNHH Electro M Vina không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…

Công ty TNHH Electro M Vina cũng bị xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của cơ sở mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Electro M Vina nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Được biết, Công ty TNHH Electro M Vina, 100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất linh kiện điện tử.

Nhị Tiến – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Công ty TNHH Electro M Vina bị xử phạt 420 triệu đồng. Ảnh: Phùng Tuấn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/mot-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-o-phu-tho-bi-phat-420-trieu-dong-2215799.html

Các lợi ích môi trường của cây xanh trong điều kiện biến đổi khí hậu

Cây xanh là một trong giải pháp có ý nghĩa lớn trong việc giảm lượng khí thải nhà kính. Đặc biệt, ở môi trường đô thị thì vai trò lợi ích môi trường của cây xanh càng được quan tâm nhiều hơn.

1. Giới thiệu

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế – xã hội trong tương lai .

Nhiệt độ toàn cầu đang gia tăng từ sau thế kỷ 18, giai đoạn ấm lên từ 1910 – 1945 và từ 1976 đến hiện tại. Hoạt động của con người, mà chính là tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, đang tăng lượng khí nhà kính vào không khí và các nghiên cứu hiện đã cảnh báo rằng sự gia tăng nhiệt độ gần đây là nguyên nhân chính làm gia tăng khí nhà kính [10].

Nhiệt độ toàn cầu tăng cao được dự đoán gây ra nhiều tác động bất lợi như: tan băng có thể làm gia tăng mực nước biển từ 6 – 37 m vào năm 2100. Hơn 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven bờ sẽ chịu tác động thảm họa. Sự gia tăng các vấn đề thời tiết cực đoan sẽ tiếp tục gia tăng mức độ khẩn cấp của quản lý nguồn tài nguyên. Một số loài động vật và thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do môi trường sống bị giới hạn [10].

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 – 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 – 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP [2].

Từ năm 1994 đến 2013, theo thống kê rủi ro lâu dài do biến đổi khí hậu, Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm Việt Nam có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu [1].

Cây xanh là một trong giải pháp có ý nghĩa lớn trong việc giảm lượng khí thải nhà kính. Đặc biệt, ở môi trường đô thị thì vai trò lợi ích môi trường của cây xanh càng được quan tâm nhiều hơn. Trong bài báo này, tác giả sẽ khái quát những lợi ích môi trường mà cây xanh mang lại.

2. Lợi ích môi trường của cây xanh đô thị

Từ lâu, cây xanh đã có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống và phát triển của nhân loại. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một gia tăng thì vai trò của cây xanh lại càng trở nên cấp thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xanh đô thị làm giảm các tác động bất lợi của môi trường đô thị. Lợi ích của hệ sinh thái đô thị bao gồm:

tm-img-altHình 1. Các lợi ích môi trường của cây xanh đô thị

Dịch vụ hệ sinh thái cung cấp bởi cây xanh đô thị Hình 2. Dịch vụ hệ sinh thái cung cấp bởi cây xanh đô thị [11]

2.1 Hấp thụ CO2

Một trong những lợi ích môi trường nổi bật của cây xanh đô thị được ghi nhận là có khả năng lưu trữ lượng CO2, khí nhà kính. Cây xanh có thể làm giảm phát thải CO2 theo hai cách: Cách trực tiếp, thông qua hấp thụ CO2 như sinh khối gỗ và lá khi chúng phát triển; cách gián tiếp, thông qua hạ nhiệt và điều hòa không khí, từ đó làm giảm phát thải liên quan đến sản xuất năng lượng điện và tiêu thụ khí tự nhiên.

tm-img-altHình 3. Chu trình hấp thụ CO2 của cây xanh. Nguồn: [10]

Cây xanh hấp thụ CO2 khi phát triển và làm giảm trực tiếp phát thải CO2 từ lò đốt thông qua tiết kiệm năng lượng sử dụng. Nghiên cứu khả năng lưu trữ và hấp thụ các-bon của cây xanh đô thị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. A. Waran và A. Patwardhan đã ước lượng sinh khối bằng nhân sinh khối với mật độ cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi năm thành phố Pune lưu trữ 15.000 tấn Các-bon [3]. David J. Nowak và Daniel E. Crane cũng có nghiên cứu khả năng lưu trữ các-bon tại Mỹ. Lượng các-bon lưu trữ của rừng đô thị tại Mỹ là 700 triệu tấn tương đương với 14.300 triệu đô la [8]. Một nghiên cứu khả năng lưu trữ các-bon cho các trường đại học, công sở của B. L. Chavan và G. B. Rasal trong khuôn viên trường Đại học Aurangabad [6]. Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ cũng đã hướng dẫn cách tính toán các-bon hấp thụ bởi cây xanh cá thể trong đô thị và ngoại ô [12].

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cây xanh đô thị cũng góp phần đáng kể vào quá trình hấp thụ CO2. Các nghiên cứu này minh chứng cho vai trò to lớn của cây xanh đô thị trong quá trình điều hòa vi khí hậu và nâng cao khả năng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

2.2 Tiết kiệm năng lượng

Năng lượng cần thiết để duy trì chất lượng sống và phát triển kinh tế bền vững. Tiết kiệm năng lượng từ bóng mát cây xanh có thể làm giảm nhu cầu sử dụng điện của công trình. Cây xanh điều hòa khí hậu và bảo tồn năng lượng theo 3 nguyên tắc cơ bản:

– Bóng mát làm giảm lượng bức xạ năng lượng được hấp thụ và lưu trữ bởi bề mặt xây dựng.

– Quá trình hô hấp chuyển đổi hơi ẩm từ hơi nước và làm mát không khí bởi năng lượng mặt trời đã gây nóng không khí.

– Làm giảm tốc độ gió và giảm chuyển động không khí bên ngoài vào không gian bên trong và giảm nhiệt dẫn nơi có nhiệt dẫn cao.

tm-img-altHình 4. Cây xanh làm mát thông qua bóng cây và làm giảm nhiệt độ. Nguồn: [10]

Cây và thực vật khác trong phạm vi môi trường xây dựng có thể làm giảm nhiệt độ không khí 30C so với bên ngoài không gian xanh.

Đối với các căn hộ cá nhân, cây xanh có thể làm tăng hiệu quả năng lượng. Bởi ánh nắng mặt trời thấp ở phía Đông và Tây trong nhiều giờ, bóng cây làm che tường giúp làm mát các căn hộ.

Cây xanh làm giảm sự chuyển động của không khí vào các công trình và làm giảm nhiệt dẫn từ các công trình. Cây xanh có thể làm giảm tốc độ gió và xâm nhập của không khí lên đến 50%, và chuyển đổi sang khả năng tiết kiệm năng lượng khoảng 25% [7].

2.3 Cải thiện chất lượng không khí

Xấp xỉ 159 triệu người sống trong khu vực có nồng độ O3 vượt tiêu chuẩn không khí. Khoảng 100 triệu người sống trong khu vực có bụi và các chất lơ lửng có kích thước nhỏ (PM10) vượt ngưỡng cho sức khỏe không khí. Ô nhiễm không khí gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như: nhức đầu, bệnh hô hấp và tim, ung thư, hen suyễn, ho…Kết quả làm tăng chi phí xã hội cho điều trị và chăm sóc sức khỏe, nghỉ việc thường xuyên và giảm tuổi thọ.

Gần đây, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã ghi nhận trồng cây như là một giải pháp trong quy hoạch thực hiện của các ban nhằm giảm thiểu O3. Các Cơ quan quản lý chất lượng không khí dành nguồn quỹ cho dự án trồng cây để kiểm soát bụi lơ lửng (particulate matter). Quyết định các chính sách này đang tạo ra cơ hội cho trồng và chăm sóc cây xanh như một giải pháp kiểm soát ô nhiễm [4]. Cây xanh đô thị cải thiện chất lượng không khí qua 5 cách cơ bản:

– Hấp thu các chất ô nhiễm như: ozone, nitơ đi oxit… thông qua bề mặt lá.

– Ngăn chặn bụi lơ lửng như: bụi, tro, đất, phấn hoa, khói…

– Làm giảm phát thải từ lò đốt bằng cách giảm năng lượng tiêu thụ từ đó làm giảm phát thải các chất ô nhiễm bao gồm: NO2, SO2, PM10, và VOC.

– Thải ra oxi thông qua quang hợp.

– Bốc hơi nước và cung cấp bóng mát, kết quả làm giảm nhiệt độ không khí khu vực, do đó làm giảm mức độ ozone.

tm-img-altHình 5. Cây hấp thụ chất ô nhiễm, giữ lại bụi trên bề mặt, thải O2 và VOC. Nguồn: [10]

Giảm nhiệt độ không khí giữa ngày tối đa dao động từ 0,04 – 0,020C trên phần trăm gia tăng diện tích che phủ. Cỏ dưới quần thể cây hoặc cây cá thể, nhiệt độ không khí giữa ngày ở khoảng cách 1,5m so với mặt đất là từ 0,70C – 1,30C mát hơn khu vực khác. Nhiệt độ không khí giảm bởi cây xanh có thể cải thiện chất lượng không khí từ phát thải của các chất ô nhiễm hoặc khu vực phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ không khí giảm cũng có thể làm giảm khu vực phản ứng [9].

Cây xanh hấp thụ chất ô nhiễm thông qua khí khổng, các lỗ nhỏ trên bề mặt lá. Cách thứ hai loại bỏ chất ô nhiễm bao gồm hấp thụ các khí thông qua các lỗ trên vỏ cây. Cây xanh gần các căn hộ có thể làm giảm nhu cầu sử dụng máy điều hòa, vì vậy làm giảm phát thải PM10, SO2, NO2 và VOCs liên quan đến các thiết bị điện và làm giảm các lò nhiệt điện.

2.4 Làm giảm tốc độ dòng chảy của nước mưa:

Nước mưa chảy tràn đô thị là một trong những nguồn ô nhiễm đưa vào đất ngập nước, suối, hồ và biển. Cây xanh khỏe mạnh có thể làm giảm lượng nước mưa chảy tràn và các chất ô nhiễm vào nước tiếp nhận [5]. Ngăn chặn nước mưa chảy tràn bởi cây xanh có thể làm giảm sự cố xấu trong suốt các cơn bão lớn. Cây xanh như là một hồ chứa mini, kiểm soát dòng chảy tại nguồn, do đó làm giảm lượng dòng chảy và xói mòn của nguồn nước. Cây xanh đô thị có thể giảm lượng nước chảy tràn và hàm lượng chất ô nhiễm trong nước theo 4 cách chính:

– Nhánh cây và lá cây ngăn chặn và lưu trữ lượng mưa, do đó giảm tốc độ dòng chảy và hạn chế đỉnh lũ hình thành.

– Sự phân hủy và phát triển của rễ làm gia tăng khả năng và tỷ lệ thẩm thấu của đất bởi lượng mưa và làm giảm dòng chảy trên đất liền.

– Độ che phủ cây xanh làm giảm sự xói mòn và vận chuyển bề mặt bằng cách làm giảm tác động của giọt mưa trên bề mặt trơ trụi.

– Hô hấp từ lá làm giảm độ ẩm trong đất, làm giảm khả năng xói mòn từ lưu trữ nước mưa chảy tràn.

tm-img-altHình 6. Quá trình ngăn chặn nước mưa chảy tràn của cây xanh. Nguồn: [10]

Nước mưa được lưu trữ tạm thời trong bề mặt lá và bề mặt vỏ được gọi là nước mưa được ngăn chặn (intercepted rainfall). Bốc hơi nước ngăn chặn, chảy nhỏ giọt từ bề mặt lá và chuyển xuống bề mặt thân, sau đó xuống đất. Trong suốt các trận bão lớn, nước mưa vượt lượng cây có thể lưu trữ khoảng 50 – 100 gal/cây. Lợi ích ngăn chặn là lượng mưa không được ngấm xuống đất vì nó được bốc hơi từ tán cây. Kết quả, lượng nước mưa được giảm và thời gian đạt đỉnh của dòng chảy được hạn chế. Cây xanh bảo vệ chất lượng nước từ việc làm giảm lượng nước mưa suốt các trận mưa nhỏ và giảm chất ô nhiễm đi vào nguồn nước. Do đó, rừng đô thị có ý nghĩa rất lớn từ bảo vệ chất lượng nước hơn là kiểm soát lũ [13].

Lượng nước mưa cây xanh ngăn chặn phụ thuộc vào cấu trúc cây, mẫu nước mưa và khí hậu. Đặc điểm tán cây ảnh hưởng đến sự ngăn chặn như thân, diện tích bề mặt, kết cấu, lá và đường kính. Cây có bề mặt thô (coarse surface) giữ nước mưa nhiều hơn cây có bề mặt nhẵn. Cây lớn ngăn chặn nước mưa nhiều hơn cây nhỏ do có bề mặt lớn cho phép tỷ lệ bốc hơi cao hơn. Tán cây có ít lỗ trống giảm nước rơi xuống đất [10].

2.5. Giá trị thẩm mỹ

Cây xanh làm tăng giá trị cảnh quan và tạo ra vẻ đẹp hấp dẫn cho khuôn viên hộ gia đình, đường phố và công viên.

Kết luận và kiến nghị

Cây xanh có ý nghĩa lớn đối với việc giảm thiểu chất ô nhiễm trong không khí, giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị, ngăn chặn nước mưa chảy tràn, giảm tiêu thụ điện năng và làm gia tăng giá trị thẩm mỹ cảnh quan đô thị. TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị của Việt Nam, các vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông và công nghiệp gây áp lực rất lớn đến môi trường và đời sống của người dân.

Vì vậy, đánh giá lợi ích cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố cần được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao lợi ích cây xanh giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Tài liệu tham khảo

1. Hương, Phạm (2015), Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu, VnExpress, accessed 14/9-2016, from http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/viet-nam-dung-thu-7-toan-cau-ve-thiet-hai-do-bien-doi-khi-hau-3331856.html.

2. Thủ Tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 2139 /QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Hà Nội, p. 1.

3. Archana Waran (2001), Carbon sequestration potential of trees in and around Pune City, accessed, from http://www.ankurpatwardhan.com/carbonsequestration.pdf.

4. Bond, Jerry (2006), The inclusion of large-scale tree planting in a state implementation plan, Davey Resource Group, Geneva, New York.

5. Cappiella, Karen, Schueler, Tom, and Wright, Tiffany (2005), Urban watershed forestry manual: Part 1: Methods for increasing forest cover in a Watershed, United States Department of Agriculture, Newtown Square,.

6. Chavan, B. L. and G. B. Rasal (2010), Sequestered standing carbon stock in selective tree species grown in University campus at Aurangabad, Maharashtra, India., accessed, from http://www.ijest.info/docs/IJEST10-02-07-133.pdf.

7. Davey Resource Group (2008), City of Pittsburgh, Pennsylvania municipal forest resource analysis, Ohio.

8.G Sandhya Kiran, Shah Kinnary (2011), Carbon Sequestration By Urban Trees On Roadsides Of Vadodara City, accessed, from http://www.ijest.info/docs/IJEST11-03-04-075.pdf.

9. Nowak, David J. (2002), The effects of urban trees on air quality, Northern Research Station, New York, accessed 11/5-2015, from

http://www.nrs.fs.fed.us/units/urban/local-resources/downloads/Tree_Air_Qual.pdf.

10. Peper, Paula J., et al. (2010), Central florida community tree guide: benefits, costs, and strategic planting, U.S. Department of Agriculture, Califor nia.

11. Phillips, Don Assessment of ecosystem services provided by urban trees: public lands within the urban growth boundary of Corvallis, Oregon, U.S. Environmental Protection Agency, accessed 25/10-2013, from

http://www.itreetools.org/resources/reports/Corvallis_Urban_Tree_Assessment_Tech_Report.pdf.

12. U.S. Department of Energy (1998), Method for calculating carbon sequestration by trees in urban and suburban settings, US.

13. Xiao, Qingfu, et al. (2000), “Winter rainfall interception by two mature open-grown trees in Davis, California”, Hydrological Processes 14, pp. 763-784

PGS.TS. Chế Đình Lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 vẫn vướng mặt bằng, thiếu vật liệu

Các chủ đầu tư, nhà thầu, địa phương rốt ráo triển khai thủ tục liên quan công tác giải phóng mặt bằng, cung ứng vật liệu, đáp ứng tiến độ thi công cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2.

Đã bàn giao hơn 670 km mặt bằng

Cập nhật tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 (giai đoạn 2), Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, sau gần 1 năm khởi công, diện tích mặt bằng đã bàn giao đến nay đạt hơn 670 km, đạt hơn 93%.

Trong đó, các nhà thầu tổ chức thi công được trên phạm vi khoảng gần 646km đạt 89,5%.

Về công tác tái định cư, ngoài 3 khu đã có sẵn, đến nay, mới có 76/147 khu được hoàn thành, gồm: 3 khu thuộc tỉnh Hà Tĩnh (2 khu đoạn Hàm Nghi – Vùng Áng, 1 khu đoạn Vũng Áng – Bùng); 3 khu thuộc tỉnh Quảng Bình (2 khu đoạn Bùng – Vạn Ninh, 1 khu đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ); 23 khu thuộc tỉnh Quảng Ngãi (đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn), 35 khu thuộc tỉnh Bình Định (11 khu đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, 19 khu đoạn Hoài Nhơn – Quy Nhơn, 5 khu đoạn Quy Nhơn – Chí Thạnh); 4 khu thuộc tỉnh Phú Yên (đoạn Chí Thạnh – Vân Phong); 6 khu thuộc tỉnh Khánh Hòa (đoạn Vân Phong – Nha Trang), 2 khu thuộc tỉnh Hậu Giang (đoạn Cần Thơ – Hậu Giang).

Theo báo cáo, sản lượng thi công dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đến nay đạt gần 15% giá trị các hợp đồng. Trong đó, 6/12 dự án thành phần đáp ứng kế hoạch (Vũng Áng – Bùng, Bùng – Vạn Ninh, Vạn Ninh – Cam Lộ, Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Quy Nhơn – Chí Thạnh, Vân Phong – Nha Trang).

Các địa phương đang lập dự án và triển khai thi công 71/147 khu tái định cư.

“Việc triển khai thực hiện đối với phần khối lượng còn lại vẫn chậm do chủ yếu là đất ở, ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của người dân, cần bố trí tái định cư, trong khi các khu tái định cư chưa hoàn thành. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là đường điện cao thế có thủ tục triển khai liên quan đến nhiều cơ quan nên mất nhiều thời gian”, Cục Quản lý đầu tư xây dựng thông tin.

Các chủ đầu tư, nhà thầu vẫn đang rốt ráo hoàn thiện thủ tục khai thác các mỏ đặc thù – Ảnh minh họa.

Vẫn thiếu vật liệu cát đắp

Về tiến độ cung ứng vật liệu cho dự án, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, tại hai dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Cà Mau, tổng nhu cầu cát đắp nền khoảng hơn 18 triệu m3.

Đến nay, tỉnh An Giang đã thống nhất bố trí đủ cho dự án 7 triệu m3, đã xác định được nguồn hơn 5,5 triệu m3, gần 1,5 triệu còn lại chưa xác định nguồn.

Tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất bố trí đủ cho dự án 7 triệu m3, đã xác định được nguồn 6,7 triệu m3, còn lại 0,3 triệu m3 chưa xác định nguồn.

Tỉnh Vĩnh Long đã xác định được nguồn 1,85 triệu m3, còn lại hơn 3 triệu m3 chưa xác định được nguồn.

Hiện tại, mặc dù đã khai thác, cung ứng cho dự án tại hai mỏ với tổng trữ lượng hơn 2 triệu m3 (Đồng Tháp 1 mỏ 0,55 triệu m3; An Giang 1 mỏ với 1,5 triệu m3) nhưng công suất cung ứng cho dự án chỉ đạt 8.000 m3/ngày, chưa đáp ứng yêu cầu.

Với 10 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa, các nhà thầu đã trình 13/14 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác cát với tổng trữ lượng hơn 4 triệu m3, 56/74 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác đất với tổng trữ lượng hơn 49 triệu m3.

UBND các tỉnh đã xác nhận bản đăng ký khối lượng khai thác 11/13 mỏ cát, 40/56 mỏ đất (tăng thêm 1 mỏ cát, 2 mỏ đất so với thời điểm tháng 9/2023).

Đến nay, các nhà thầu mới khai thác được 6/11 mỏ cát với trữ lượng hơn 2,3 triệu m3, đáp ứng 47% nhu cầu và 24/40 mỏ đất với trữ lượng gần 22 triệu m3, đáp ứng 50% nhu cầu.

Các mỏ còn lại mặc dù đã được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác nhưng đến nay các nhà thầu, địa phương vẫn đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, dự kiến cuối tháng 11/2023 có thể khai thác được.

Các mỏ chưa hoàn thiện hồ sơ và các mỏ đã trình nhưng chưa được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác, các thủ tục liên quan phấn đấu hoàn thành trong năm 2023.

Nhằm đáp ứng tiến độ thi công dự án, cơ quan quản lý chuyên ngành đề nghị các ban QLDA, nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục xác nhận Bản đăng ký khối lượng khai thác 16 mỏ đất và 2 mỏ cát đã trình nhưng chưa được xác nhận trong tháng 11/2023, thỏa thuận với chủ sở hữu mỏ để có thể khai thác 5 mỏ cát , 16 mỏ đất đã được xác nhận Bản đăng ký khối lượng để sớm có thể khai thác các mỏ; Hoàn thành thủ tục với các mỏ còn lại chậm nhất trong tháng 12/2023.

Đối với dự án Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau, Ban QLDA Mỹ Thuận, nhà thầu được đề nghị trong tháng 11/2023 hoàn thiện thủ tục nâng công suất các mỏ, nguồn được cấp đang khai thác để cung ứng cho dự án; đưa vào khai thác 4 mỏ tại Đồng Tháp với trữ lượng hơn 2,7 triệu m3;

Trong tháng 12/2023, đưa vào khai thác 7 mỏ với trữ lượng 7,65 triệu m3; xác định nguồn và hoàn thành thủ tục để cung ứng khối lượng còn thiếu để cấp cho dự án đủ khối lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nam Khánh – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Thi công cao tốc Bắc – Nam đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ (Ảnh: Duy Lợi).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/cao-toc-bac-nam-giai-doan-2-van-vuong-mat-bang-thieu-vat-lieu-19223111517230433.htm

Hải Phòng: Truy trách nhiệm nếu hết tháng 12 không tháo dỡ xong ‘chuồng cọp’

UBND TP Hải Phòng sẽ truy trách nhiệm nếu đến hết tháng 12/2023 các đơn vị, địa phương liên quan không tháo dỡ xong lồng sắt, chuồng cọp ở chung cư, nhà ở riêng lẻ.

Ngày 15/11, Văn phòng UBND TP Hải Phòng có thông báo 333/TB truyền đạt Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Thọ tại cuộc họp nghe báo cáo về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại các Khu chung cư và Nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố.

Trong đó có nội dung liên quan đến việc tháo dỡ lồng sắt, chuồng cọp tại các chung cư thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn Thành phố.

Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Thọ yêu cầu UBND các quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng rút kinh nghiệm trong việc chậm trễ xử lý vi phạm trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các Khu chung cư và nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu UBND các quận: Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Kiến An, Hải An chủ trì, phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng xây dựng, ban hành Kế hoạch tháo dỡ lồng sắt, chuồng cọp tại các chung cư thuộc sở hữu Nhà nước.

Các quận khẩn trương gửi thông báo đến các hộ dân yêu cầu tự giác tháo dỡ toàn bộ lồng sắt, chuồng cọp tự ý cải tạo, cơi nới trái phép ảnh hưởng đến công tác PCCC, cứu nạn cứu hộ (CNCH).

Trường hợp hộ dân không tự giác tháo dỡ, các quận triển khai tổ chức tháo dỡ; trường hợp các hộ dân chây ỳ, chống đối hoặc không hợp tác tháo dỡ, Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng thiết lập hồ sơ, thực hiện thủ tục chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thu hồi nhà cho thuê theo quy định.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chỉ đạo trong tháng 11/2023 các địa phương phải tháo dỡ theo cam kết: quận Kiến An (70 hộ), quận Lê Chân (53 hộ), quận Hải An (70 hộ), quận Hồng Bàng (60 hộ) và quận Ngô Quyền tháo dỡ lồng sắt các hộ tại chung cư mới xây dựng.

Đến hết tháng 12/2023 phải tháo dỡ xong toàn bộ các trường hợp vi phạm và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Lãnh đạo UBND Thành phố cũng giao Sở Xây dựng phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát UBND các quận và Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng trong việc tháo dỡ lồng sắt, chuồng cọp, xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại các chung cư và nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu Nhà nước; khẩn trương phê duyệt kế hoạch bảo trì các chung cư và nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng giao Công an thành phố hướng dẫn, giám sát các hộ dân thực hiện việc tháo dỡ lồng sắt, chuồng cọp tại các chung cư thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố đảm bảo yêu cầu theo quy định.

Giao Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền phụ trách lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; Chủ tịch và Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng có trách nhiệm tổ chức triển khai các nội dung trên hoàn thành trong tháng 12/2023.

Trường hợp không đảm bảo tiến độ, UBND thành phố sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý theo quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ giao Sở Xây dựng chủ trì, cùng Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng và các cơ quan liên quan rà soát, cập nhật bổ sung các phương tiện, thiết bị PCCC tại các Khu chung cư đảm bảo yêu cầu theo quy định (vách ngăn riêng biệt tại các hầm để xe máy, cửa ngăn cháy cầu thang, lối thoát hiểm lên sân thượng, …).

Nghiên cứu bổ sung khu vực nạp pin cho xe điện tại hầm để xe của các chung cư đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng phải đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy, nổ theo quy định.

Tổ chức thực hiện việc thu gom, tháo dỡ đường dây điện, hệ thống cáp viễn thông tại các khu chung cư đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ và mỹ quan đô thị.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát các trường hợp lấn chiếm, cơi nới hành lang, lan can, gầm cầu thang để làm kho chứa hàng và kinh doanh buôn bán; đề xuất chính quyền địa phương tổ chức xử lý, tháo dỡ dứt điểm trong tháng 11/2023.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng giao UBND quận Ngô Quyền xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè khu vực chung cư Vạn Mỹ đảm bảo cho các phương tiện chữa cháy, cứu hộ có thể tiếp cận đến các chung cư để thực hiện nhiệm vụ.

Minh Khang – Báo VTC News

Theo VTC News

Ảnh: UBND TP Hải Phòng sẽ truy trách nhiệm nếu đến hết 12/2023 các đơn vị, địa phương liên quan không tháo dỡ xong lồng sắt, chuồng cọp ở chung cư, nhà ở riêng lẻ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vtc.vn/hai-phong-truy-trach-nhiem-neu-het-thang-12-khong-thao-do-xong-chuong-cop-ar834331.html

Hòa Bình: Quy hoạch mỏ bị ‘treo’, loạt dự án trọng điểm chậm tiến độ

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có nhiều dự án đầu tư xây dựng bị chậm tiến độ do thiếu mặt bằng và nguồn đất đắp.

Vướng giải phóng mặt bằng, thiếu đất đắp

Cụ thể, dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn – Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư 999 tỷ đồng, dài 7,61km.

Do không có nguồn đất đắp nên một số đoạn đã phải tạm dừng thi công; trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đã tiến hành kiểm đếm nhưng chưa có giá đất để lập phương án dự toán, chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, khu tái định cư đã được chính quyền huyện Lương Sơn bố trí nhưng hạ tầng chưa hoàn chỉnh, gây nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là đối với các hộ thuộc diện tái định cư.

Tương tự, tại dự án trọng điểm đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu) có tổng mức đầu tư 4.120 tỷ đồng. Dự án được khởi công ngày 26/2/2023, kế hoạch vốn được giao trên 1.000 tỷ đồng, hiện mới giải ngân được hơn 510 tỷ đồng.

Nguyên nhân chậm tiến độ của dự án kết nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP. Hòa Bình) đến Quốc lộ 6 là do thiếu đất đắp

Khó khăn lớn nhất trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án này là thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa. Hiện phải chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt, nên tiến độ thực hiện không đảm bảo kế hoạch đã đề ra.

Tại dự án đường kết nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP. Hòa Bình), Quốc lộ 6 có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, dài 4,4 km, được khởi công tháng 3/2022, kỳ vọng khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, nhà thầu xây dựng đã phải tạm dừng thi công do thiếu đất đắp và còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Còn tại dự án nâng cấp Tỉnh lộ 436 từ xã Phong Phú đến xã Nhân Mỹ (huyện Tân Lạc), có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng, được khởi công tháng 2/2022, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Nhưng các nhà thầu hiện đã tạm dừng thi công do thiếu đất đắp, dẫn tới dự án chậm tiến độ.

Dự án chậm tiến độ tạm dừng thi công do nguyên nhân thiếu đất đắp

Quy hoạch 28 mỏ đất nhưng 16 tháng chưa mỏ nào được cấp phép

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn (đơn vị thi công đường kết nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ, TP. Hòa Bình) thông tin: “Hiện dự án đang phải tạm dừng thi công do không có đất đắp cũng như thiếu mặt bằng, toàn bộ máy móc đang để ở công trường nhưng thiếu việc làm”.

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu)

Còn đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình cho biết, công tác giải phóng mặt bằng tại địa phận phường Phương Lâm (TP. Hòa Bình) đang gặp vướng mắc do công tác bố trí tái định cư triển khai chưa xong. Bên cạnh đó, trên địa bàn chưa có vị trí mỏ khai thác đất đắp được cấp phép, nên chưa có nguồn đất đắp để các nhà thầu thi công.

“Các dự án trên địa bàn bị chậm tiến độ do “nút thắt” lớn là vấn đề mặt bằng, đất đắp và các thủ tục liên quan. Do đó, doanh nghiệp có chung nguyện vọng mong cơ quan chức năng chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là tạo mặt bằng sạch và sớm có các dự án khai thác đất, kịp thời cung cấp nguồn đất đắp, góp phần bảo đảm tiến độ các dự án”, Đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình thông tin.

Khó khăn lớn nhất trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu) là thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa

Được biết, ngày 4/5/2022, Kỳ họp thứ 6 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét và quyết định thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 – 2019, tầm nhìn đến năm 2024 (bổ sung vào quy hoạch nhóm khoáng sản làm vật liệu san lấp).

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được quy hoạch 28 mỏ đất làm vật liệu xây dựng. Đây là vấn đề được các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn hết sức mong đợi. Tuy nhiên, đã hơn 16 tháng trôi qua nhưng tại các huyện, thành phố trong tỉnh chưa có mỏ đất nào được cấp phép.

Theo kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước năm 2023 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg, ngày 3/12/2022 là 10.090,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh Hòa Bình thông qua là 10.220 tỷ đồng.

Đến ngày 6/9/2023, UBND tỉnh Hòa Bình đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công cho các dự án là 10.220 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2023, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước.

Dần Thanh – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Dự án đường kết nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP. Hòa Bình) đến Quốc lộ 6 bị chậm tiến độ

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/hoa-binh-quy-hoach-mo-bi-treo-loat-du-an-trong-diem-cham-tien-do-285842.html

Nhiều siêu dự án ‘lỡ hẹn’

Dù đã đưa hơn 300 dự án ‘treo’ vào danh sách giám sát của HĐND TPHCM trong nhiều năm qua, thế nhưng đến nay số dự án hoàn thành tiến độ vẫn ‘nhỏ giọt’. Đáng chú ý, nhiều siêu dự án nghìn tỷ ì ạch về đích, khiến người dân tại các khu vực dự án tiếp tục bị ảnh hưởng, kể cả việc nhận bồi thường giải phóng mặt bằng cũng bị ‘treo’.

Trong số các dự án được kỳ vọng về đích nhiều nhất, hai dự án Metro số 1 (tuyến Bến Thành – Suối Tiên) và Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) cho đến thời điểm hiện tại còn gặp không ít khó khăn.

Hàng loạt dự án xin lùi “giờ G”

Cụ thể, dự án Metro số 1 được khởi công vào tháng 8/2012, với tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Đến cuối năm 2019, UBND TPHCM đã quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Metro số 1 với thời gian hoàn thành là vào quý IV/2021. Nhưng đến đầu quý II năm nay, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị này, trong đó ấn định thời điểm hoàn thành thi công tuyến Metro 1 vào cuối quý IV/2023.

Mặc dù vậy, mới đây Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR – chủ đầu tư) đã gửi công văn khấn kiến nghị UBND TP xin gia hạn thời gian thi công dự án Metro số 1 dời sang năm 2024 để hoàn thành. Trong kiến nghị, đại diện MAUR trình bày còn nhiều khó khăn trong các khâu về thanh toán khối lượng còn lại; quyết toán các hợp đồng thi công, tư vấn, các hạng mục còn lại; hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng; thời gian thông báo khiếm khuyết của dự án nhằm đưa dự án vào vận hành… Tương tự, chủ đầu tư tuyến Metro số 2 có lộ trình Bến Thành – Tham Lương cũng vừa được UBND TPHCM đồng ý cho điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm rời thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác dự án đến hết năm 2030 và hai năm sửa chữa khiếm khuyết, bảo hành đến hết năm 2032. Trước đó, dự án đã UBND thành phố ưu tiên giao Sở Tài nguyên và Môi trường kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp lý, chính sách bồi thường để đẩy nhanh tiến độ. Trên thực tế đến ngày 22/6 gói thầu đầu tiên về di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án metro số 2 đã được tổ chức khởi công sau 11 năm chờ đợi. Thế nhưng, việc UBND TP phải tiếp tục điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đã cho thấy các khó khăn rất lớn mà “siêu” dự án Metro này đang gặp phải hiện nay.

Một toa Metro được xe siêu trường vận chuyển về lắp ráp các đoàn tàu hoàn chỉnh tại tuyến Metro số 1. Ảnh: Hồng Phúc.

Không chỉ đối với các dự án trọng điểm đường sắt đô thị, trong lĩnh vực hạ tầng chống ngập đô thị, siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM nhằm phục vụ khoảng 6,5 triệu dân khu vực sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM được khởi công từ năm 2016 sau nhiều lần trì hoãn và tạm dừng cũng chắc chắn không kịp tiến độ về đích. Dự án này là công trình trọng điểm của thành phố, được ưu tiên trong chương trình đột phá “Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng” và dự kiến hoàn thành từ năm 2018. Thế nhưng, đến nay tiến độ của dự án vẫn rất chậm và thường xuyên là câu hỏi được cử tri, người dân thành phố đặt ra cho các lãnh đạo thành phố mỗi lần gặp gỡ, đối thoại.

Kế đến, tại 13 dự án được UBND TPHCM trình HĐND thành phố đề xuất vào danh mục các dự án cần thu hồi đất trong năm 2023 từ tháng 7/2023, đến nay cũng đang chậm tiến độ. Điều đáng nói, trong danh sách này HĐND thành phố không thông qua 4 dự án tại thời điểm đề xuất, trong đó có dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài.

Liên quan đến “siêu” dự án cao tốc này được UBND thành phố đề xuất ưu tiên thu hồi đối với hơn 204ha ở các xã Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Nhuận Đức, Phước Hiệp, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng và Phước Thạnh (huyện Củ Chi). Trước đó, từ giữa tháng 4/2023 Sở GTVT đã đưa ra các tiêu chí đề xuất đưa cao tốc TPHCM – Mộc Bài vào danh mục dự án quan trọng quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 đường cao tốc này là khoảng 20.889 tỷ đồng. Dự án này có tầm quan trọng rất lớn để “chia lửa” với quốc lộ 22 hiện hữu vốn đang quá tải để khơi thông hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển toàn vùng kinh tế phía Nam. Dù vậy, đề xuất của UBND TPHCM liên quan đến thu hồi đất dự án này vẫn tiếp tục phải chờ đợi và chưa thể được đưa vào danh sách ưu tiên tiến độ. Do chậm thực hiện dự án, hiện nay Quốc lộ 22 chịu sức ép rất lớn về lưu lượng phương tiện tham gia giao thông.

Tuyến Metro số 1 có lộ trình Bến Thành – Suối Tiên xin dời thời điểm hoàn thành sang năm 2024. Ảnh: Hồng Phúc.

Tập trung tháo gỡ

Thực tế triển khai tháo gỡ tại địa phương, ông Biện Ngọc Toàn – Trưởng phòng Tài chính và Kế hoạch UBND huyện Bình Chánh (TPHCM) cho biết, tính đến ngày 17/10, huyện này đã giải ngân khoảng 360 tỷ đồng, đạt 57,43 % kế hoạch vốn đã giao năm 2023. Riêng trong tháng 10 vừa qua, toàn huyện tập trung đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ các dự án đã được UBND TPHCM phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất, với dự kiến tổng giá trị khoảng 979 tỷ đồng. Trong đó, ông Toàn cho biết, riêng dự án Vành đai 3 (giai đoạn 2) đoạn qua địa bàn khoảng 752,7 tỷ đồng. Ngoài ra, để đạt mục tiêu giải ngân trong năm nay, UBND huyện Bình Chánh đã kiến nghị UBND thành phố, các sở, ngành tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở các dự án trọng điểm của thành phố đi qua địa bàn, đặc biệt là Dự án nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 50 và Dự án Vành đai 3. Bên cạnh đó, huyện này cũng kiến nghị đẩy nhanh và hoàn thành sửa chữa chung cư tại Khu tái định cư 30ha xã Vĩnh Lộc B để sớm phục vụ bố trí tái định cư ổn định cuộc sống cho người dân ở các dự án trọng điểm.

Còn theo ông Lê Tấn Hồng – Trưởng phòng Tài chính và Kế hoạch UBND TP Thủ Đức (TPHCM, năm nay địa phương được giao khoảng 2.500 tỷ đồng. Trong đó, vốn bồi thường khoảng 2.200 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 87%, còn lại là vốn xây lấp (khoảng 13%). Dù vậy, ông Hồng cũng thừa nhận, tỷ lệ giải ngân đầu tư công tính đến tháng 10 năm nay mới được khoảng 14%. Do đó, trong hai tháng còn lại của năm nay TP Thủ Đức sẽ tập trung vào một số phương án giá đối với các dự án tuyến đường, đặc biệt là các nút giao thông lớn.

Liên quan đến một siêu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư để phục vụ đầu tư xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy (TP Thủ Đức), đại diện TP Thủ Đức cho hay, địa phương đã được UBND TPHCM bố trí vốn bồi thường hơn 1.044 tỷ đồng (chiếm 42,2% tổng kế hoạch vốn TPHCM giao năm 2023). Do đó đã đẩy nhanh được công tác đo đạc, kiểm điểm và xác minh nguồn gốc đất, đến nay đã có bản hoàn thành. Theo ông Hồng, sau khi được UBND TPHCM quyết định phân bổ nền tái định cư, UBND TP Thủ Đức sẽ chỉ đạo triển khai các bước trình duyệt phương án giá đất và tổ chức thực hiện hiện công tác giải ngân theo chỉ đạo của lãnh đạo TPHCM.

Chủ trì cuộc họp kinh tế – xã hội để bàn giải pháp cho 2 tháng cuối năm 2023, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đánh giá, nhiệm vụ giải ngân đầu tư công của thành phố đang chậm và đạt tiến độ thấp. Do đó, đây sẽ là nhiệm vụ đặc biệt tập trung của thành phố trong hai tháng cuối năm. Theo ông Mãi, đến thời điểm này, có 479 dự án giải ngân trên 95% nhưng thực tế tổng vốn của nhóm dự án này không lớn với hơn 1.100 tỷ đồng và chủ yếu là các dự án ở giai đoạn hoàn thành, quyết toán. “Nếu như một số chủ đầu tư, dự án khó khăn, có lý do khách quan thì cũng quyết tâm không được để dưới 80%, phải phấn đấu mục tiêu 95%” – ông Mãi nhấn mạnh. Để thực hiện mục tiêu này, Chủ tịch UBND thành phố đã đề nghị các chủ đầu tư tổ chức quán triệt, tổ chức lực lượng thi đua 60 ngày đêm thực hiện giải ngân đầu tư công.

Gỡ khó cho siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo rà soát, tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Đây là dự án vô cùng quan trọng, cấp thiết nhưng triển khai rất chậm. Trong đó, Dự án có 2 vướng mắc lớn nhất là pháp lý và vốn đã được chỉ rõ để có hướng xử lý phù hợp. Đồng thời, Chính phủ giao quyền cho TPHCM để tăng tính chủ động, đưa dự án hoàn thành. Về vướng mắc pháp lý, Chính phủ gợi ý UBND TPHCM nghiên cứu 2 phương án: Phương án 1, áp dụng Điều 2 của Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ để chủ động giải quyết, nếu vẫn còn vướng mắc thì báo cáo rõ, cụ thể vướng ở điểm nào và đề xuất giải pháp. Phương án 2, báo cáo Thường trực Chính phủ giao Bộ KHĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan nghiên cứu điều khoản chuyển tiếp phù hợp để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến việc thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, từ đó tháo gỡ đẩy nhanh tiến độ dự án.

Lê Anh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Tuyến Metro số 1 lộ trình Bến Thành – Suối Tiên đã không thể hoàn thành theo kế hoạch. Ảnh: Hồng Phúc.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/nhieu-sieu-du-an-lo-hen-5744155.html

Hàng ngàn người ở Nha Trang chạy lũ trong đêm

Lũ lên nhanh khiến hàng ngàn gia đình ở ngoại ô TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa không trở tay kịp, nhiều người phải chạy lũ trong đêm.

 Chiều 15-11, lũ trên sông Cái bắt đầu lên nhanh. Đến 20 giờ cùng ngày, các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) nước bắt đầu dâng cao trong các khu dân cư.

Chiều 15-11, lũ trên sông Cái bắt đầu lên nhanh. Đến 20 giờ cùng ngày, các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) nước bắt đầu dâng cao trong các khu dân cư.

Đến 20 giờ 20, nhiều tiếng hô hoán dọn đồ của người dân vang lên. “Lúc 18 giờ, tôi đưa vợ con ra Trường mầm non Vĩnh Thạnh để tránh lũ. Lúc về đến phòng trọ thì nước đã cao hơn 60 cm. Trở tay không kịp”- anh Khương, ngụ thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, phản ánh.

Đến 20 giờ 40, các con đường ở các thôn Phú Trung 1, Phú Trung 2 ngập cao gần 1 m. “Dù đã kê đồ lên cao hơn nửa mét nhưng vẫn không ăn thua. Nước lũ về nhanh quá!”-anh Quốc, ngụ thôn Phú Trung 2, thất thần nhìn đồ đạc chìm trong nước.

Còn anh Tài phải lội bộ hơn 300 m đưa vợ đi làm về không kịp khi nước dâng cao. “Các con đường nước chảy như suối, chỉ tầm 300 m mà tôi phải đi gần 30 phút mới đón được vợ”, anh Tài chia sẻ.

Theo dự báo, đỉnh lũ trên sông Cái sẽ đạt đỉnh lúc nửa đêm nay. Đỉnh lũ tại trạm Đồng Trăng có khả năng đạt 10,5 m dưới mức báo động 3 là 0,5 m.

Do mưa lớn, chiều 15-11, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Khánh Hòa thông báo sẽ cùng lúc 9 hồ, đập, trong đó hồ Suối Dầu dự kiến xả 120 m3/s.

Theo người dân, mưa lớn kèm xã lũ các hồ đập khiến nhiều địa bàn ở Nha Trang ngập nặng.

Đến 21 giờ, ghi nhận của PV báo Pháp Luật TP.HCM, mực nước ở một số nơi ở thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh đã lên cao hơn 1 m.

“Nhà nước cần có biện pháp để người dân bớt khổ mỗi mùa mưa lũ về. Chỉ trong một đêm tài sản theo dòng nước đi mất, thiệt hại rất lớn”- ông Hoàng Văn Thạnh, ngụ xã Vĩnh Thạnh bức xúc.

Xuân Hoát – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/hang-ngan-nguoi-o-nha-trang-chay-lu-trong-dem-post761784.html

Quảng Ngãi: Dân kêu cứu vì nhiều năm chưa làm được sổ đỏ!

(Phapluatmoitruong.vn) – Mặc dù đã làm nhà ở trên chục năm, nhưng đến nay nhiều hộ dân xã Nghĩa Thuận vẫn chưa làm được sổ đỏ.

Theo đơn kiến nghị của người dân ở xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, thời gian qua, họ đã nhiều lần đến UBND xã và Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi (Chi nhánh huyện Tư Nghĩa) để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nhưng đến nay vẫn không xong.

Trong đơn nêu rõ: “Từ năm 2011, các gia đình chúng tôi thuộc hộ nghèo và sống trong vùng thường xuyên bị sạt lở, có nguy cơ gây ảnh hưởng về người và tài sản… Do đó, UBND xã Nghĩa Thuận đã xem xét từng trường hợp cụ thể và đã ưu tiên cấp đất cho các gia đình thuộc diện nêu trên để xây dựng nhà ở. Đất cấp làm nhà ở thuộc Khu tái định cư Gò Mít 1, thôn Phú Thuận, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài cấp đất, UBND xã cũng đã hỗ trợ cho mỗi gia đình khó khăn 2.000.000 đồng để làm nhà”.

“Sau khi được UBND xã làm hồ sơ nhận đất, nhận tiền, nhiều gia đình đã mượn thêm tiền xây cất nhà ở, tạm ổn định cuộc sống từ đó đến nay và không phát sinh tranh chấp nhà đất với bất cứ ai. Thế nhưng, nhiều hộ ở đây cũng như gia đình tôi đã nhiều lần đến UBND xã Nghĩa Thuận và Văn Phòng ĐKĐĐ tỉnh Quảng Ngãi (CN huyện Tư Nghĩa) để làm sổ đỏ, nhưng đều bị từ chối”, ông Tạ Văn Phúc, ở thôn Phú Thuận, bức xúc.

Mặt khác, UBND xã Nghĩa Thuận cũng không nắm rõ nguồn gốc đất cấp cho dân thuộc diện nào? Dự án Khu tái định cư Gò Mít 1 là do đơn vị, cấp nào làm chủ đầu tư. Dự án này sau khi xây dựng hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng với mục đích gì thì địa phương cũng không nắm rõ?!

Nhà và đất của ông Tạ Văn Phúc ở Khu TĐC Gò Mít 1 chưa được làm sổ đỏ.

Qua tìm hiểu của PV, Dự án Khu tái định cư Gò Mít 1 được huyện đầu tư xây dựng với mục đích tái định cư tập trung, phục vụ di dời hàng chục hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. Đặc biệt, vùng dân cư nơi đây thường xuyên bị ngập nước, sạt lở, đe dọa tính mạng của người dân. Do đó, việc đầu tư dự án theo quy hoạch, lập hồ sơ địa chính, đo đạc đất, bản vẽ thiết kế, thi công công trình là do cơ quan chức năng thực hiện. Dự án này cũng đã được xã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội và một số hạng mục khác phục vụ thiết thực cho bà con nơi đây.

“Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai, sạt lở, nhưng UBND xã Nghĩa Thuận hiện tại không quản lý hồ sơ địa chính, không biết cấp đất cho dân làm nhà vào thời điểm nào là điều khó hiểu? Mặt khác, UBND xã Nghĩa Thuận cũng chưa làm rõ và xử lý trách nhiệm người đứng đầu của xã (người giao đất cho dân làm nhà tại khu tái định cư) là thiếu trách nhiệm!” – Một người dân địa phương bức xúc.

Nhà và đất của ông Nguyễn Thanh Hiền ở Khu TĐC Gò Mít 1 chưa được làm sổ đỏ.

Trao đổi với PV về vụ việc, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tư Nghĩa Nguyễn Tuấn Kiệt cho rằng: “Dự án này có thể do cơ quan chức năng của tỉnh triển khai thực hiện và quản lý hồ sơ tư vấn, thiết kế kỹ thuật công trình. Các sở, ngành và UBND huyện Tư Nghĩa đã đầu tư vốn, trực tiếp quản lý hồ sơ đất đai và nghiệm thu dự án trước khi bàn giao cho xã đưa vào sử dụng và cấp đất cho các hộ dân làm nhà. Do đó, hiện nay có thể hồ sơ Khu TĐC Gò Mít 1 không lưu tại UBND xã Nghĩa Thuận nên không thể xác nhận nguồn gốc đất cho dân đi làm sổ đỏ”.

“Để tháo gỡ vụ việc nêu trên, trước mắt, UBND huyện Tư Nghĩa cần tổ chức cuộc họp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND xã Nghĩa Thuận để xem xét, rà soát các bước đầu tư, nguồn gốc đất và xác định hồ sơ khu TĐC Gò Mít 1 đã lưu trữ ở đâu. Từ đó, địa phương mới có cơ sở xác nhận hồ sơ đủ điều kiện để người dân đi làm sổ đỏ…” – ông Nguyễn Tuấn Kiệt nói thêm.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

                                                             Minh Trí – Nguyễn Dũng

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khu TĐC Gò Mít 1 hiện có nhiều hộ dân đã nhiều năm vẫn chưa làm được sổ đỏ.

Sốt ruột với 2 dự án xử lý rác

Trong thời gian chờ đợi các dự án xử lý bằng công nghệ hiện đại thành hình, TP Đà Nẵng buộc phải chuẩn bị phê duyệt chủ trương đầu tư hộc rác số 7, để tiếp tục xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp

TP Đà Nẵng chủ trương xây dựng 2 dự án xử lý rác bằng công nghệ hiện đại với công suất 650 tấn và 1.000 tấn/ngày từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào được khởi công trong khi bãi rác Khánh Sơn liên tục đối diện nguy cơ quá tải, phải mở thêm hộc rác.

Mãi nằm trên giấy

Ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Đà Nẵng, cho hay theo quy hoạch định hướng của thành phố được Thủ tướng phê duyệt thì tổng lượng chất thải rắn đến năm 2030 là 2.510 tấn/ngày. Trong đó, chất thải sinh hoạt là 1.700 đến 1.800 tấn. Trên cơ sở này, 2 dự án nhà máy xử lý rác theo công nghệ hiện đại ở Đà Nẵng được thuận chủ trương xây dựng. Đó là Nhà máy Đốt rác phát điện công suất 650 tấn/ngày (gọi tắt là nhà máy 650 tấn) và Nhà máy Xử lý rác sinh hoạt quy mô 1.000 tấn/ngày (nhà máy 1.000 tấn).

Theo đó, dự án nhà máy 650 tấn/ngày có chủ trương đầu tư từ năm 2010. Tuy nhiên, sau không ít thay đổi, đến năm 2023, dự án được điều chỉnh lần 3 cho nhà đầu tư là Công ty CP Môi trường Việt Nam, với dự kiến hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong quý III-2026. Ông Chương cho hay lần thay đổi này có điều chỉnh về công nghệ xử lý. Trước đây, dự án được phê duyệt theo công nghệ của Hồng Kông (Trung Quốc) cùng một số loại công nghệ khác. Nay, thành phố phê duyệt chủ trương sử dụng đốt lò ghi cơ học của Đức. “Trước sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, nhà đầu tư đang triển khai hàng loạt giải pháp như lập quy hoạch chi tiết 1/500, trình hồ sơ thẩm định công nghệ, lập hồ sơ môi trường, cấp phép về cao độ tĩnh không, đấu nối điện, khai thác nước, thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng để nhanh chóng xây dựng dự án này” – ông Chương nói.

Đà Nẵng đang tính toán xây dựng thêm hộc rác số 7 để tiếp nối hộc rác số 6 nhằm xử lý bằng công nghệ chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn

Riêng dự án nhà máy 1.000 tấn, ban đầu TP Đà Nẵng dự kiến thực hiện trong 3 năm – đến năm 2023. Sở TN-MT thông tin đây là dự án PPP, được đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư. Hiện đã được UBND TP Đà Nẵng lập hội đồng thẩm định để thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên, theo ông Chương, về mặt hình thức và quy định của pháp luật thì dự án PPP “rất ổn”, nhưng việc thực hiện dự án không hề đơn giản và cả nước đến nay chưa có bất kỳ dự án PPP nào về xử lý rác thải sinh hoạt hoàn thiện và đi vào hoạt động. “Vì vậy, lãnh đạo thành phố có chủ trương trong trường hợp xấu nhất là không thể triển khai được theo hình thức PPP thì thành phố hoàn toàn chủ động kêu gọi đầu tư bằng các phương pháp khác theo quy định để đáp ứng đúng lộ trình về xử lý chất thải rắn của địa phương” – ông Chương nói.

Không thể không chôn lấp

Trước thực tế các nhà máy xử lý rác chưa thành hình, để đáp ứng nhu cầu, hồi đầu tháng 5, TP Đà Nẵng bắt đầu đưa vào vận hành hộc rác số 6 tại bãi rác Khánh Sơn. Bãi rác này là nơi duy nhất xử lý rác của toàn thành phố bằng công nghệ chôn lấp. Các hộc rác từ 1 đến 5 của bãi rác đã chính thức dừng hoạt động. Hộc rác số 6 dự kiến tiếp nhận và xử lý rác của TP Đà Nẵng trong khoảng 16 tháng. Trong khi đang vận hành hộc rác này thì ngành chức năng Đà Nẵng đã bắt đầu tính toán về việc đầu tư thêm hộc rác. Cụ thể, tháng 10-2023, Sở TN-MT đã trình UBND TP Đà Nẵng, thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án hộc rác số 7. Đây là dự án nhóm B, công trình hạ tầng kỹ thuật đặc biệt có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 25 tỉ đồng.

Lý giải về việc đầu tư dự án này, ông Chương cho hay việc đầu tư dự án là tiếp cận ở góc độ khác khi hộc rác số 7 giải quyết “đa mục tiêu”. Nói rõ thêm, hiện nay tất cả đô thị tiên tiến trên thế giới không có bất cứ quốc gia nào, dù công nghệ hiện đại đến đâu cũng không thể không có khu vực chôn lấp rác. Theo thống kê ở các khu vực ở châu Âu thì tỉ lệ chôn lấp rác trung bình đến cuối năm 2020 là 18%. Trong đó, Pháp là 22%, thấp nhất là Đan Mạnh 1%. “Hiện trong thời gian chờ nhà máy 650 tấn đến quý III/2026 theo dự kiến thì vẫn phải có chỗ để xử lý nguồn rác thải hằng ngày, bảo đảm an ninh nguồn rác. Vì vậy, việc đầu tư hộc rác số 7 là cần thiết. Bên cạnh đó, giả sử khi nhà máy xử lý rác hoàn thành, vận hành gặp sự cố thì thành phố vẫn có phương án dự phòng. Tức là đưa rác về bãi rác Khánh Sơn. Không thể để rác sinh hoạt lưu cữu trong khu vực của đô thị được” – ông Chương nhấn mạnh.

Bảo đảm khoảng cách

Sở TN-MT TP Đà Nẵng cho hay lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường đối với Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn (bao gồm bãi rác Khánh Sơn và 2 nhà máy trên). Các sở, ngành gồm Sở Xây dựng, Sở TN-MT, UBND quận Liên Chiểu, cùng Ban Quản lý dự án hạ tầng và phát triển đô thị… triển khai các phương án giải tỏa đền bù tạo khoảng cách an toàn môi trường 2 giai đoạn đầu tư gồm 500 m và 1.000 m, phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong khoảng cách an toàn môi trường, TP Đà Nẵng sẽ kêu gọi đầu tư các lĩnh vực ít khả năng bị ảnh hưởng môi trường như: trạm điện, kho bãi, logistics…

Bài và ảnh: BÍCH VÂN – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Trong khi chờ đợi 2 dự án xử lý rác thì Đà Nẵng vẫn phải xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/mien-trung-tay-nguyen/sot-ruot-voi-2-du-an-xu-ly-rac-20231114210641651.htm

Một doanh nghiệp khai thác mỏ đất bị phạt gần 200 triệu đồng

Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn số tiền gần 200 triệu đồng vì có nhiều sai phạm.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 14/11 đối với Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Lê Nguyên số tiền 187 triệu đồng vì những sai phạm trong quá trình khai thác mỏ khoáng sản.

Qua thanh tra, UBND tỉnh Quảng Ngãi xác định Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Lê Nguyên có những sai phạm: Cắm mốc các điểm khép góc khu vực được khai thác khoáng sản nhưng để mất mốc; Không lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản các năm 2020, 2021; Sử dụng khoáng sản không đúng mục đích theo giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Căn cứ theo các quy định, UBND tỉnh Quảng Ngãi phạt Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Lê Nguyên số tiền 187 triệu đồng.

Được biết, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Lê Nguyên được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép khai thác mỏ đất Đỉnh Mẹo (xã Bình Tân, huyện Bình Sơn), nay là xã Bình Tân Phú, vào năm 2019 trên diện tích hơn 3,4ha, trữ lượng hơn 309.000m3.

Lê Đức – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Tỉnh Quảng Ngãi đã phạt Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Lê Nguyên số tiền 187 triệu đồng vì vi phạm trong khai thác mỏ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/mot-doanh-nghiep-khai-thac-mo-dat-bi-phat-gan-200-trieu-dong-192231114190705409.htm