• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 71

Cà Mau: Sắp diễn ra Festival tôm 2023

(Phapluatmoitruong.vn) – Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 10-13/12/2023, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Chiều ngày 21/11, UBND tỉnh Cà Mau đã họp báo công bố Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023. Ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, chủ trì buổi họp báo.

Theo ông Phan Hoàng Vũ – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, đây là lần đầu tiên Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 được tổ chức, với chủ đề “Festival tôm Cà Mau 2023 – Tự hào thương hiệu Việt”. Sự kiện này có quy mô cấp khu vực, được diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/12/2023, tại thành phố Cà Mau, gồm 9 hoạt động chính, trong đó, điểm nhấn là chương trình khai mạc và bế mạc, trưng bày, triển lãm và một số hội nghị, hội thảo về phát triển ngành tôm…

Theo Ban Tổ chức, Chương trình khai mạc Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023, với chủ đề: “Festival tôm Cà Mau – Tự hào thương hiệu Việt”, sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ ngày 10/12/2023, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, VTV Cần Thơ hoặc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau và tiếp sóng trên một số đài địa phương.

Sự kiện này được tổ chức với kỳ vọng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu tôm Cà Mau và các sản phẩm OCOP của địa phương đến du khách trong và ngoài nước; góp phần phát triển các ngành nghề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh, thương mại giới thiệu sản phẩm, liên kết hợp tác.

Festival là cơ hội quảng bá, kết nối để tôm Cà Mau vươn xa.

Ban Tổ chức cũng cho rằng, đây là cơ hội để Cà Mau mời gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển ngành hàng tôm của tỉnh; Tạo điều kiện kết nối chuỗi doanh nghiệp ngành hàng tôm, nhằm chung tay phát triển bền vững ngành tôm Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thông qua chuỗi sự kiện lần này, Cà Mau mong muốn quảng bá, nâng tầm thương hiệu tôm Cà Mau, cùng các sản phẩm OCOP của tỉnh và của khu vực ĐBSCL. Đồng thời, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững; Giới thiệu các sản phẩm, mô hình có hiệu quả, tiên tiến, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất và kết nối người sản xuất, chế biến với xuất khẩu, tiêu thụ. Qua đó, nâng cao sản lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp”.

Một sản phẩm OCOP của Cà Mau liên quan đến ngành hàng tôm.

Trước đó, nhằm chuẩn bị tốt cho Festival sắp diễn ra, tỉnh Cà Mau đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực liên quan, chủ động chỉ đạo đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư phát triển hạ tầng; chỉ đạo đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm. Đặc biệt, hướng đến mục tiêu xã hội hóa công tác tổ chức lễ hội nên hầu hết các hoạt động đều do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia thực hiện.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại buổi họp báo.

Đồng Tháp: Cơ sở Sáu Thuộc gây ô nhiễm môi trường

(Phapluatmoitruong.vn) – Cơ sở mua bán và chế biến trái cây Sáu Thuộc (tổ 13, ấp 2, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh) đã liên tục xả thải xuống kênh rạch, nhuộm đen dòng nước khiến người dân vô cùng bức xúc.

Sống chung với nước đen!

Giữa tháng 11/2023, PV có mặt tại rạch Bà Trường – “điểm nóng” về môi trường thuộc ấp 2, xã Tân Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc xả thải của cơ sở Sáu Thuộc. Dòng nước ngoằn ngoèo của con rạch len lỏi qua hàng chục vườn cây sầu riêng, cam xoài và nhà dân với màu đen đặc quánh. Tại các cống đập và vùng trảng cỏ, nước tù đọng lại, bốc mùi hôi thối, cộng với không khí nóng buổi trưa, lan rộng cả một khu vực, khiến bất kỳ ai đang đi trên đường đều phải che khăn, bịt mũi.

“Nước ở đây lúc trước còn trong nhưng gần đây rất đục và bây giờ thì đen kịt. Nước hôi gặp nắng nóng bốc lên không thể chịu nổi. Gia đình tôi sống từ thời ông cố nội, cố ngoại tới giờ, chưa khi nào thấy nước bị đen như vậy. Hễ thưa gởi, làm tới thì ngưng được vài bữa, còn không thì họ liên tục xả nước đen xuống!, bà Nguyễn Thu Hà (63 tuổi, sống cạnh rạch Bà Trường) bức xúc.

“Ao cá của tôi nằm sát rạch nước. Từ nhiều ngày nay, tôi đã đóng tất cả cống rãnh thông ra ngoài để tránh cá bị chết do nước bẩn. Rất may là thời gian này trời còn mưa, còn có nước cho cá sinh sống. Còn mấy vườn sầu riêng thì luôn trong tình trạng báo động. Nước đen đã tràn qua nên tôi rất lo sợ vườn sầu riêng không chịu đựng nổi, chết hết thôi!, một người khác phụ họa.

Các ngóc ngách con rạch đều bị nhiễm đen.

“Năm ngoái, ao nhà tôi chết hàng loạt cá mè dinh phải vớt lên đem chôn. Tôi phản ánh với cơ sở Sáu Thuộc và được hứa sẽ xuống đền bù, nhưng chờ riết đến hôm nay có thấy ai đâu! Chúng tôi cũng báo với chính quyền xã, họ lập biên bản, thông báo cho cơ sở Sáu Thuộc nhưng đến giờ vẫn chưa có bất kỳ hồi âm nào!, ông Võ Hữu Hiệp (ngụ tổ 8, ấp 4, xã Tân Thanh) kể.

Thật khó hình dung, cả một vùng rộng lớn của xã Tân Thanh đang bị một cơ sở chế biến trái cây từ xã bạn “đầu độc” suốt một thời gian dài mà không tìm được cách giải quyết. Điều duy nhất có thể lý giải là họ đang bị động vì ở về phía hạ lưu con rạch, trong khi đó cơ sở Sáu Thuộc nằm phía thượng nguồn, lại thuộc địa phương khác – tỉnh Đồng Tháp. Sự phối hợp giải quyết giữa 2 địa phương đến hiện tại mới chỉ mang tính hình thức, đối phó cho qua chuyện, đặc biệt là phía chính quyền xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Các ngóc ngách con rạch đều bị nhiễm đen.

Nỗ lực chỉ một phía

“Ít nhất 2 lần chúng tôi đã gửi công văn cho xã Mỹ Hiệp đề nghị phối hợp giải quyết tình trạng gây ô nhiễm trầm trọng của cơ sở Sáu Thuộc, nhưng dường như họ không muốn giải quyết dứt điểm!, ông Nguyễn Hồng Thái – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thanh cho biết.

 “Mới đây nhất, ngày 7/11/2023, người dân kéo đến UBND xã phản ánh nên chúng tôi đã lập đoàn khảo sát và ghi nhận hiện trường. Sau đó, lãnh đạo xã ký công văn thông báo cho UBND xã Mỹ Hiệp và tờ trình về UBND huyện và Phòng TN&MT Cái Bè về tình trạng xả thải ô nhiễm môi trường của cơ sở Sáu Thuộc, đề nghị có biện pháp xử lý cấp bách. Tuy nhiên, đã một tuần, mọi việc cứ đang tiếp tục trôi đi…”, ông Thái nói thêm.

Các ngóc ngách con rạch đều bị nhiễm đen.

Lật lại hồ sơ vụ việc, chúng tôi cảm thấy rất khó hiểu vì sao từ nhiều tháng, thậm chí gần một năm qua, bất chấp việc người dân phản ánh, xã bạn phát công văn thông báo đề nghị mà chính quyền xã Mỹ Hiệp nói riêng, huyện Cao Lãnh nói chung lại thờ ơ đến vậy?! Cụ thể, ngày 2/3/2023, UBND xã Tân Thanh có Công văn số 52/UBND-NC gửi UBND xã Mỹ Hiệp ghi: “Qua kiểm tra, xác minh nguồn nước hiện tại có màu đen và bốc mùi hôi, thúi, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu và sức khỏe của các hộ dân trong khu vực, gây bức xúc dư luận”, đề nghị UBND xã Mỹ Hiệp báo cáo cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở Sáu Thuộc và sớm khắc phục.

Công văn 52 gửi đi nhưng không được hồi âm nên ngày 16/3/2023, xã Tân Thanh cử cán bộ đến xã Mỹ Hiệp làm việc trực tiếp. Lúc bấy giờ, lãnh đạo xã Mỹ Hiệp cung cấp cho cán bộ xã Tân Thanh Công văn số 330/PTNMT-HC ký ngày 10/3/2023 của Phòng TN&MT huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xem như câu trả lời.

Dòng kênh đặc quánh nước đen.

Tuy nhiên, sau các đợt kiểm tra của cơ quan chức năng, tình trạng nước thải ô nhiễm từ cơ sở Sáu Thuộc vẫn không biến chuyển, nên ngày 15/5/2023, UBND xã Tân Thanh gửi tờ trình báo cáo UBND huyện Cái Bè và Phòng TN&MT huyện Cái Bè. Sau đó 5 tháng, ngày 13/10/2023, UBND xã Tân Thanh tiếp tục gửi cho 2 cơ quan này tờ trình số 30/TTr-UBND cho biết, ngày 22/9/2023 HĐND xã tiếp xúc cử tri ở ấp 4, xã Tân Thanh, các cử tri tiếp tục có ý kiến đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm kéo dài này.

Và ngày 14/11/2023 mới đây, UBND xã Tân Thanh tiếp tục có Tờ trình số 339/TTr-UBND gửi UBND và Phòng TN&MT huyện Cái Bè về tình trạng trên.

Dòng kênh đặc quánh nước đen.

“Tôi nghe anh em trong đoàn khảo sát, lập biên bản báo lại, người dân quá đỗi bức xúc, tức giận nên lên tiếng sẽ góp tiền đắp đập ngăn rạch để chặn đứng dòng chảy nước đen từ bên phía Mỹ Hiệp tràn sang, bảo vệ tài sản và tính mạng của hàng trăm người đang chịu ảnh hưởng của dòng nước đen này”, Chủ tịch UBND xã Tân Thanh Đỗ Trọng Thu tâm sự.

Về phía chính quyền, dĩ nhiên chúng tôi sẽ không để chuyện này xảy ra, tuy nhiên sự bức xúc về cuộc sống và sinh mạng của họ không thể dùng từ ngữ thông cảm để giải quyết được, ông nói thêm.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Hùng Sơn – Phan Lâm

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Tác nhân gây ô nhiễm: Cơ sở Sáu Thuộc.

TP.HCM: Trường Tiểu học Kỳ Đồng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

(Phapluatmoitruong.vn) – Hòa chung với không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước, sáng nay, Trường Tiểu học Kỳ Đồng (quận 3) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023).

Đây là một hoạt động được nhà trường tổ chức hàng năm nhằm tri ân những đóng góp của các quý thầy, cô giáo đang công tác tại trường. Ngoài ra, buổi Lễ còn giúp các em học sinh ôn lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cũng như thể hiện lòng biết ơn của các em đối với người thầy, người cô yêu quý của mình. 

Tham dự buổi Lễ có đại diện lãnh đạo địa phương, Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo và nhiều ban ngành đoàn thể, các đơn vị hợp tác, Ban đại diện cha mẹ học sinh và hơn 2.000 em học sinh đang theo học tại trường.

Phát biểu tại buổi Lễ, thầy Nguyễn Văn Phú – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Đồng, cho biết: “Chúng tôi tin rằng giấc mơ cháy bỏng của chúng tôi khi đứng trên bục giảng cũng là ước mong của toàn xã hội, đó là ngành giáo dục có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để thế hệ trẻ được giáo dục, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, đạo đức xã hội, khoa học công nghệ, rèn luyện thể chất… Đặc biệt là được trang bị ý chí kiên cường, bản lĩnh, đầy đủ kỹ năng sống để hoàn thành tốt nghĩa vụ bảo vệ và phát triển đất nước sau này”.

Nhân dịp này, thay mặt các thầy, cô giáo trong nhà trường, tôi xin trân trọng cảm sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, UBND, Phòng GD&ĐT, các ban ngành đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tạo nên nền tảng cơ sở vững mạnh, hậu thuẫn trong mọi công tác để Trường đạt được kết quả tốt nhất. Cuối cùng, kính chúc các vị đại biểu, quý phụ huynh, quý thầy, cô giáo dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, chúc Ngày nhà giáo Việt Nam nhiều ý nghĩa và chúc buổi Lễ kỷ niệm của chúng ta thành công tốt đẹp”, thầy nói thêm.

Thầy Nguyễn Văn Phú – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Đồng, phát biểu tại buổi Lễ.

Chia sẻ với PV, cô Hoàng Thị Minh Thư – Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì được làm một nghề cao quý. Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam, tôi xin kính chúc các quý thầy, cô giáo một ngày Lễ thật vui và ấm áp bên người thân cùng các học trò của mình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bậc phụ huynh đã luôn quan tâm và đồng hành cùng chúng tôi trong sự nghiệp trồng người”.

Nhân dịp này, Ban Giám hiệu nhà trường đã trao tặng bằng khen cho các quý thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy.

Trường Tiểu học Kỳ Đồng (số 24 đường Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, TP.HCM) trước năm 1975 có tên là Trường Tư thục Cứu Thế, sau ngày giải phóng miền Nam, đổi tên thành Trường cấp I & II Kỳ Đồng. Năm 1990, ngôi trường này chính thức được tách ra dành riêng cho khối tiểu học và giữ nguyên tên gọi cho đến ngày nay. 

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Trường đã đạt được nhiều thành tích tích cực và nhận được sự tín nhiệm của người dân địa phương cùng sự quan tâm của lãnh đạo các cấp.

Theo Ban Giám hiệu nhà trường, thời gian sắp tới, Trường sẽ luôn tiếp tục hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực vững mạnh cho nền giáo dục của nước nhà.

Dưới đây là một số hình ảnh khác tại buổi Lễ:

Lãnh đạo địa phương và Ban Giám hiệu cùng một số cơ quan ban ngành tham dự buổi Lễ.

Các khách mời đến tham dự buổi Lễ.

Các tiết mục văn nghệ đặc sắc do các em học sinh biểu diễn.

Hơn 2.000 em học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham dự buổi Lễ.

 Các em học sinh gửi tặng những bó hoa xinh xắn đến các thầy, cô giáo của mình.

Cô giáo cùng phụ huynh và học sinh chụp ảnh lưu niệm.

Chương Hoàng – Trí Minh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Trường Tiểu học Kỳ Đồng tưng bừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

TP.HCM: Gala trao giải quần vợt họ Phan toàn quốc mở rộng

(Phapluatmoitruong.vn) – Tối 19/11, BTC giải quần vợt họ Phan toàn quốc mở rộng đã tổ chức đêm Gala trao giải cho các vận động viên tham gia giải đấu.

Với các trận đấu sôi nổi, kịch tính, mãn nhãn cùng với sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo cổ động viên, giải quần vợt họ Phan toàn quốc mở rộng đã thành công tốt đẹp và để lại nhiều kỷ niệm cho người tham gia cũng như người hâm mộ.

Tại đêm Gala, Ban Tổ chức đã trao các phần quà là các kỷ niệm chương, quà lưu niệm từ nhà tài trợ cho các VĐV đạt thành tích cao trong giải đấu.

Theo đó, cặp đôi đạt danh hiệu vô địch là ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban Kinh tế Pháp luật Môi trường điện tử, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường và ông Lê Duy Tuấn, cùng với một số đội đạt các danh hiệu giải nhất, nhì, ba, khuyến khích…

BTC chụp hình lưu niệm và trao các phần quà đến với các VĐV tham gia giải đấu.

Chia sẻ tại buổi Lễ, ông Nguyễn Văn Trường cho biết: “Để có được thành tích hiện tại, chúng tôi đã rất khó khăn khi phải vượt qua các tay vợt có kỹ năng cực kỳ tốt tại giải đấu lần này. Trải qua nhiều trận đấu, ngoài kỹ năng ra, tôi và người bạn đồng hành cũng gặp nhiều may mắn khi chiến thắng các đối thủ nặng ký và đạt danh hiệu đội vô địch. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến BTC giải đấu đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa. Đây cũng là cơ hội để các VĐV kết nối, giao lưu, nâng cao kỹ năng cùng tinh thần thể thao. Tôi xin kính chúc các VĐV thật nhiều sức khỏe và tràn đầy năng lượng để cháy hết mình trong những giải đấu tiếp theo”.

Ông Nguyễn Văn Trường và ông Lê Duy Tuấn là cặp đôi đạt danh hiệu vô địch.

Ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban Kinh tế Pháp luật Môi trường điện tử, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường, hạnh phúc chia sẻ cảm xúc.

Theo Ban Tổ chức, trong thời gian tới, CLB quần vợt họ Phan sẽ củng cố các hoạt động để không ngừng nâng cao chất lượng, kết nạp thêm nhiều hội viên mới; tiếp tục tổ chức những giải đấu mở rộng với quy mô lớn hơn, tạo sự gắn kết trong dòng tộc; qua đó giao lưu, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn, cuộc sống, để mỗi cá nhân, gia đình trong dòng họ Phan ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp hơn cho dòng tộc, đất nước.

Trường Việt – Chương Hoàng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Đêm Gala trao giải quần vợt họ Phan toàn quốc mở rộng.

TP.HCM: Giải quần vợt họ Phan toàn quốc mở rộng

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 19/11, Câu lạc bộ quần vợt họ Phan phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Giải quần vợt họ Phan toàn quốc mở rộng.

Đây là giải đấu được tổ chức nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn Hòa, 23/11/1922 – 23/11/2023).

Giải đấu diễn ra tại cụm sân Tennis B, C Tanimex, đường CN13, P. Sơn Kỳ. Q. Tân Phú, TP.HCM với nhiều vận động viên là con cháu dòng họ Phan trên toàn quốc và một số VĐV quần vợt đến từ các CLB khác.

Theo Ban Tổ chức, giải đấu ngoài việc hướng tới chào mừng những sự kiện trọng đại của dòng họ Phan, còn nhằm nâng cao tinh thần tham gia tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, tạo sự đoàn kết giữa các anh chị em trong dòng tộc.

Ngoài ra, trong thời gian tới, CLB sẽ củng cố các hoạt động để không ngừng nâng cao chất lượng, kết nạp thêm nhiều hội viên mới; tiếp tục tổ chức những giải đấu mở rộng với quy mô lớn hơn, tạo sự gắn kết trong dòng tộc; qua đó giao lưu, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn, cuộc sống, để mỗi cá nhân, gia đình trong dòng họ Phan ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp hơn cho dòng tộc, đất nước.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Giải đấu:

Lễ khai mạc Giải đấu.

Các tay vợt thi đấu trên tinh thần fair play.

Những trận đấu kịch tính, mãn nhãn.

Giải đấu nhằm nâng cao tinh thần tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, tạo nên sự đoàn kết trong dòng tộc.

Trường Việt – Chương Hoàng

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Giải quần vợt họ Phan toàn quốc mở rộng.

Ngang nhiên chiếm đường giao thông, làm nơi buôn bán ở vịnh Vĩnh Hy

UBND huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) vừa có kết luận thanh tra, kiểm tra tình hình cấp giấy phép xây dựng, du lịch, cơ sở lưu trú tại vịnh Vĩnh Hy.

Qua kiểm tra, phát hiện hàng loạt khách sạn, homestay, nhà hàng nổi, hàng quán kinh doanh có nhiều sai phạm liên quan đến lấn chiếm sử dụng đất trái mục đích.

Loạt sai phạm quản lý đất đai ở vịnh Vĩnh Hy

Theo kết luận thanh tra, tại khu vực suối Lồ Ồ có 6 hộ dân “biến” đất trồng lúa, cây lâu năm để mở quán cà phê và quán bán đồ nướng.

Cụ thể, tại thửa đất số 283 do H.L đứng tên, nguồn gốc đất trồng cây nhưng chủ hộ đã xây dựng nhà chòi, ao nước, sàn gỗ… nhà chòi xây dựng bằng gạch phục vụ ăn uống.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình giấy phép phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Thửa đất số 235 là đất trồng cây lâu năm nhưng lại mở kinh doanh nhà vườn có tên Timo, chủ sử dụng là người có quốc tịch Phần Lan hiện đang sinh sống tại đây.

Thửa đất số 206, ông K.N chủ hộ xây dựng nhà khoảng 50m2 trên đất lúa từ năm 2015. Ngoài các công trình vi phạm, ông này còn tự ý xây dựng mái tôn với trụ sắt chiếm đường giao thông do xã quản lý.

Tương tự tại thửa đất số 242, chủ hộ đã chiếm đường giao thông, sử dụng 723m2 đất công do xã quản lý để sử dụng riêng và phục vụ kinh doanh.

Đoàn kiểm tra phát hiện loạt nhà hàng nổi, cơ sở lưu trú ngang nhiên hoạt động “chui” ở vịnh Vĩnh Hy.

Theo kết luận thanh tra, đến nay hành vi lấn chiếm đường giao thông, sử dụng đất công do xã quản lý cho thấy UBND xã Vĩnh Hải chưa thực hiện hết trách nhiệm của xã về quản lý đất đai.

Kết luận thanh tra cũng khẳng định, do UBND xã Vĩnh Hải chưa lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả nên các hộ vẫn cơi nới, mở rộng vi phạm.

Đặc biệt, có yếu tố người nước ngoài hoạt động và sinh sống nhưng địa phương chưa quản lý chặt chẽ, báo cáo kịp thời. Công tác quản lý đất còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát.

Hàng loạt khách sạn, nhà hàng… hoạt động “chui”

Theo UBND huyện Ninh Hải, trong đợt thanh tra, đoàn công tác đã kiểm tra ngẫu nhiên một số cơ sở lưu trú. Qua đó phát hiện 9 khách sạn, nhà nghỉ, homestay có nhiều vi phạm.

Tại khách sạn Châu Gia, chủ cơ sở này có hành vi lấn chiếm đất ranh giới thu hồi hệ thống gia cố mái ta luy dòng chảy tại vị trí hai mố cầu hạng mục xây dựng cầu Vĩnh Hy và đường dẫn vào cầu.

Đồng thời, chiếm hai tuyến kè kết hợp đường giao thông dọc suối Lồ Ồ, chiếm phần diện tích xây dựng đường dẫn vào cầu Vĩnh Hy.

Đáng nói, đoàn thanh tra đã 3 lần liên hệ nhưng chủ cơ sở không cung cấp hồ sơ, không cử đại diện làm việc…

Đoàn kiểm tra nhận định UBND xã Vĩnh Hải đã quản lý lỏng lẻo để sai phạm xảy ra trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ, homestay chưa đủ điều kiện hoạt động.

Các cơ sở chưa có giấy phép xây dựng gồm: Homestay Lồ Ồ, Chành Rành, hải sản Làng Chài. Nhà nghỉ Vũ Hà, Thành Hương và Vĩnh Vy không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với Công ty CASAMIA Ninh Thuận không đủ điều kiện về an ninh trật tự, Công an huyện Ninh Hải yêu cầu dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú từ tháng 9/2023 cho đến khi có đủ các loại giấy tờ theo quy định.

Đoàn thanh tra cũng phát hiện 7 nhà hàng nổi của các đơn vị gồm: Công ty Tân Vĩnh Cường, Madame Hoàng Vĩnh Hy, Vĩnh Hy Discovery, và các hộ kinh doanh có biển hiệu Út Thành, nhà bè Dũng Nhân có bè gỗ cập vào nhà hàng nổi nhưng không đủ điều kiện kinh doanh.

Các trường hợp nêu trên, UBND huyện Ninh Hải đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng 27,5 triệu đồng.

Mặt khác, chủ các nhà bè kết nối với đất liền bởi cầu nổi đã sử dụng đất thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý đến nay chưa xử lý dứt điểm, chưa khắc phục hậu quả, chưa tháo dỡ.

“Giao UBND xã Vĩnh Hải phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tiến hành lập hồ sơ, thủ tục xử lý hành vi vi phạm đất đai theo quy định và cưỡng chế khắc phục hậu quả đối với các trường hợp… sử dụng đất sai mục đích tại khu vực suối Lồ Ồ. Đồng thời, tuyên truyền cho các hộ dân chấp hành nghiêm Luật Đất đai năm 2013”, kết luận thanh tra nêu.

Vịnh Vĩnh Hy nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 35km, thuộc địa phận thôn Vĩnh Huy, xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). Với cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng và biển xanh, bao bọc bởi các dãy núi nhô ra biển của Vườn Quốc gia Núi Chúa… Vĩnh Hy được nhiều du khách lựa chọn trong lộ trình khám phá cung đường ven biển Ninh Thuận.

Vĩnh Phú – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Một góc vịnh Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/ngang-nhien-chiem-duong-giao-thong-lam-noi-buon-ban-o-vinh-vinh-hy-192231119011828403.htm

Cảnh báo nguy cơ triều cường tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ

Đánh giá về tình hình triều cường tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ, các chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, triều cường khu vực này có nguy cơ gia tăng vào sáng sớm và buổi chiều.

Theo đó, vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam Bộ đang có sóng với độ cao phổ biến 2 – 3 m; gió nhẹ. Dự báo, ngày 19/11, sóng trên vùng biển ven bờ phía Đông Nam Bộ có độ cao phổ biến 2 – 3 m. Mực nước tại vùng ven biển phía Đông Nam Bộ có xu hướng tăng, độ cao lớn nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,1- 4,2 m. Trong 1 đến 2 ngày tới, mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,05 – 4,15 m.

Các vùng trũng, thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ có khả năng ngập úng trong khoảng thời gian sáng sớm và buổi chiều làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn trên các sông ở khu vực phía Đông Nam Bộ.

Trên biển, đêm 18/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) có gió Đông Bắc cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh. Sóng biển cao từ 3 – 6 m. Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Trường Sa) có gió Đông Bắc cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 – 9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 2 – 5,5 m.

Ngoài ra, trong đêm 18/11, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Ngày và đêm 19/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 – 9, sóng biển cao 3 – 5 m, biển động mạnh. Khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8 – 9, sóng biển cao 2 – 4 m, biển động. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển ở cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Dự báo thời tiết các khu vực đêm 18/11, phía Tây Bắc Bộ đêm không mưa; gió nhẹ; trời rét. Vùng núi cao cần đề phòng xảy ra sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ C, có nơi dưới 12 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ đêm không mưa; gió Đông Bắc cấp 2 – 3; trời rét. Vùng núi cao cần đề phòng xảy ra sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 14 – 17 độ C, vùng núi từ 11 – 14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Thủ đô Hà Nội đêm không mưa; gió Đông Bắc cấp 2 – 3; trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 15 – 17 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa – Thừa Thiên – Huế phía Bắc đêm không mưa; phía Nam đêm có mưa vài nơi. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Phía Bắc về đêm trời rét; phía Nam trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất, phía Bắc từ 14 – 17 độ C, phía Nam từ 17 – 19 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận đêm có mưa vài nơi; gió Đông Bắc cấp 3; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất, phía Bắc từ 20 – 22 độ C, phía Nam từ 23 – 25 độ C.

Khu vực Tây Nguyên chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2 – 3; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 17 – 19 độ C.

Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; gió Đông Bắc cấp 3; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 – 26 độ C.

Thu Phương (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Người dân dắt xe bị chết máy qua dòng nước ngập trên đường Phú Thuận (Quận 7) do triều cường dâng cao. Ảnh: TTXVN phát

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/canh-bao-nguy-co-trieu-cuong-tai-khu-vuc-ven-bien-dong-nam-bo-20231118171251232.htm

Công ty CP đồng Tả Phời phải chi hơn 5,6 tỷ đồng cho sự cố môi trường ở Lào Cai

Sau 4 tháng xảy ra sự cố vỡ ống cống hồ thải quặng đuôi nhà máy tuyển đồng Tả Phời, TP Lào Cai, Công ty CP đồng Tả Phời phải chi hơn 5,6 tỷ đồng đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng.

Mới đây, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai – ông Phan Quốc Nghĩa thông tin kết quả khắc phục và xác định nguyên nhân gây ra sự cố vỡ cống thoát nước mặt của hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai xảy ra ngày 8/8/2023.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, Công ty CP đồng Tả Phời – Vinacomin đã thực hiện chi trả cho 104 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại (lúa, tài sản, vật nuôi…), trên cơ sở bảng áp giá công khai với số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.

Đồng thời, triển khai thực hiện bố trí tái định cư cho 11 hộ dân thôn Phời 3, xã Tả Phời trong khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún. Vị trí tái định cư tại thôn Cóc 2, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai; diện tích tái định cư khoảng 300 m2/hộ.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 3/11 hộ dân bốc thăm xác định lô đất và đang hoàn thiện thủ tục bàn giao đất. Đối với 8/11 hộ dân còn lại đang được UBND thành phố Lào Cai khẩn trương tiếp tục triển khai các thủ tục theo quy định.

Sự cố khiến cho nhiều ngôi nhà của người dân bị thiệt hại.

Ngoài ra, cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức lấy mẫu nước và bùn tại các vị trí cần thiết để phân tích. Kết quả phân tích đến ngày 27/9/2023 cho thấy: Nước giếng và mẫu bùn thải có các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép; đối với nước mặt tại dọc suối khu vực xảy ra sự cố có chất lượng trước và sau sự cố không khác biệt.

Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai xác định nguyên nhân gây ra sự cố vỡ cống thoát nước mặt của hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời là do thời tiết mưa với lưu lượng lớn kéo dài làm biến đổi trạng thái cơ lý bùn đất trong lòng hồ, gây phát sinh bất lợi trong kết cấu, làm cho khớp nối giữa các đoạn cống ngày càng mở rộng, tách rời theo thời gian. Dẫn đến kết cấu tuyến cống thoát nước không chịu được áp lực bùn và nước trong lòng hồ thải khi dâng lên tới cos+199m.

Sau các biện pháp khắc phục sự cố nêu trên, đến nay môi trường khu vực bị ảnh hưởng của sự cố đã đảm bảo an toàn cho đời sống sinh hoạt và sản suất của người dân.

Trước đó, Tạp chí Kinh tế Môi trường có bài viết phản ánh vào sáng 8/8, ống cống thoát hồ thải của Công ty CP đồng Tả Phời bị vỡ gây ngập úng diện rộng, ban đầu xác định ảnh hưởng đối với khoảng 46 hộ dân thuộc xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đến trưa cùng ngày, sự cố đã được khắc phục, nước chảy về hạ lưu đã giảm dần về mức an toàn.

Sự cố cũng làm nhiều ngôi nhà bị trôi.

Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai – Trịnh Xuân Trường có văn bản yêu cầu Công ty CP đồng Tả Phời – Vinacomin tiếp tục tập trung nhân lực, trang thiết bị khắc phục ngay sự cố để giảm thiếu thấp nhất nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống Nhân dân.

Công ty phối hợp với UBND xã Tả Phời rà soát các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng và kịp thời có giải pháp di chuyển các hộ dân đến nơi an toàn; tổ chức thống kê thiệt hại của các gia đình, cá nhân và các tổ chức (nếu có), bố trí kinh phí để chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng theo quy định.

Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, môi trường

Đánh giá về sự cố môi trường này, ông Phạm Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS) cho rằng, nước bùn thải quặng của nhà máy đã qua quá trình hóa lý nên có thể chứa kim loại nặng, hóa chất, axit, phụ gia…

“Những chất này khi thoát ra môi trường sẽ không có cách nào thu hồi và xử lý triệt để. Chúng sẽ nhanh chóng ngấm vào đất, nguy cơ nhiễm vào nước ngầm, một phần hơi độc phát tán vào không khí. Vô hình trung toàn bộ khu vực đất bị ô nhiễm biến thành “bể chứa chất thải mở rộng không có lớp nền chống thấm”, ông Sơn cho hay.

Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai bày tỏ sự lo lắng về những tác hại có thể xảy ra của sự cố này.

Nước thải của quá trình luyện kim nói chung và luyện đồng nói riêng là loại nước thải vô cùng độc hại. Loại nước thải này được gọi là quặng đuôi có chứa kim loại nặng như Asen, lưu huỳnh, thủy ngân, và chất phụ gia như xyanua… Tất cả những chất này đều độc hại với da, đường hô hấp, đường ruột và là các tác nhân gây ung thư.

TS Nguyễn Ngọc Huy cho rằng, để đảm bảo sức khỏe, người dân ở khu vực ảnh hưởng của sự cố cần tránh tiếp xúc nguồn nước thải. Tốt nhất là nên sử dụng nguồn nước đóng chai cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm nguồn nước từ cơ quan chức năng. Người dân không nên sử dụng các loại rau, cỏ trong khu vực có nước thải chảy qua.

Đức Mậu – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Sự cố vỡ ống cống thoát nước mặt hồ thải Nhà máy đồng Tả Phời gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra vào tháng 8/2023.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/lao-cai-cong-ty-cp-dong-ta-phoi-phai-chi-hon-56-ty-dong-cho-su-co-moi-truong-82764.html

TPHCM nói lý do Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa mãi ì ạch

Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa theo quy hoạch được duyệt có diện tích lớn, vốn đầu tư cao và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phức tạp nên kéo dài nhiều năm không thực hiện được. Việc chậm trễ triển khai dự án đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và quyền lợi chính đáng của hàng ngàn hộ dân.

Ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc về kế hoạch tổ chức thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch kiến trúc bán đảo Bình Quới – Thanh Đa. Từ đó, chọn phương án quy hoạch xuất sắc, khả thi, đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố cho bán đảo này.

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa đã trải qua nhiều năm nghiên cứu và kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, do dự án theo quy hoạch được duyệt có diện tích lớn, vốn đầu tư cao và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phức tạp nên kéo dài nhiều năm không thực hiện được. Việc chậm trễ triển khai dự án đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống và quyền lợi chính đáng của hàng ngàn hộ dân sinh sống tại bán đảo.

Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa với các thế mạnh về địa thế, cảnh quan, quỹ đất còn lại trong quy hoạch phát triển TPHCM đang trở thành yếu tố rất quan trọng được ví như “hòn ngọc trong hòn ngọc” của TPHCM.

Để hiện thực hóa ước mơ trên cần trải qua quá trình quy hoạch và thực thi lâu dài, bền bỉ. Do đó, việc tổ chức thi tuyển quốc tế nhằm tìm kiến ý tưởng độc đáo, phương án quy hoạch phát triển tối ưu và khả thi nhất, gắn kết về không gian hai bên bờ sông Sài Gòn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu vực này là rất cần thiết.

Từ kết quả cuộc thi, TPHCM sẽ xem xét, lựa chọn các nội dung quan trọng để đưa vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố và phê duyệt đề án đầu tư xây dựng Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa, Khu đô thị Trường Thọ (TP. Thủ Đức) và các khu vực dọc sông Sài Gòn.

Cuộc thi tuyển gồm 2 vòng. Vòng 1 sơ tuyển sẽ thông báo rộng rãi mời các đơn vị đăng ký tham dự, sau đó sẽ dựa trên năng lực, phương pháp luận về nghiên cứu và chọn 5 đơn vị vào vòng 2.

Vòng 2 là thi tuyển, các đơn vị có nhiệm vụ thiết kế, thực hiện phương án thiết kế trong thời gian 4 – 6 tuần.

Ngoài ra, UBND TPHCM cũng chỉ đạo về kế hoạch tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch kèm nhiệm vụ thi tuyển quốc tế Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (phường Long Bình, TP. Thủ Đức) và khu công viên cây xanh (phường Thạnh Xuân và phường Thới An, quận 12).

Trước đó, Chủ tịch UBND TPHCM đã ban hành quyết định thành lập Tổ công tác theo dõi thực hiện công tác tổ chức nghiên cứu ý tưởng quy hoạch kiến trúc đối với một số dự án, khu vực trọng điểm trên địa bàn.

Theo đó, Tổ công tác do ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TPHCM, làm tổ trưởng, ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TPHCM, làm tổ phó. Lãnh đạo một số sở ngành, quận huyện, TP. Thủ Đức làm thành viên tổ này.

Tổ công tác có nhiệm vụ thường xuyên tương tác với các đơn vị liên quan, cung cấp thông tin, dữ liệu để thực hiện công tác tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch kiến trúc tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa (quận Bình Thạnh) và Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức).

Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu ý tưởng quy hoạch kiến trúc tại Khu Liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc, Công viên Sài Gòn Safari, quy hoạch kiến trúc, cảnh quan khu vực dọc bờ sông Sài Gòn.

Tổ cũng có nhiệm vụ trao đổi, làm việc với Viện Quy hoạch Vùng Paris để thực hiện tư vấn, đề xuất ý tưởng về quy hoạch chi tiết khu vực dọc bờ sông Sài Gòn và đưa kết quả nghiên cứu vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM.

Thành viên Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Duy Quang – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa được phê duyệt quy hoạch năm 1992 với tổng diện tích rộng hơn 426 ha, gồm toàn bộ địa bàn phường 28, quận Bình Thạnh với dân số khoảng 45.000 người nhưng đến nay vẫn chưa nên hình hài.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/tphcm-noi-ly-do-khu-do-thi-binh-quoi-thanh-da-mai-i-ach-post1587906.tpo

Hàng ngàn m2 đất nông nghiệp sát hồ Tây biến thành gara ôtô, nhà ở

Khoảng 40 công trình kiên cố mọc lên trên đất nông nghiệp ở phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) nhiều năm qua nhưng chưa được xử lý dứt điểm

Thời gian qua, nhiều người dân phản ánh đến Báo Người Lao Động việc hàng chục công trình kiên cố mọc lên trên đất nông nghiệp ở phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Ông Công Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân, cho biết trên địa bàn phường có khoảng 40 công trình xây dựng trên đất nông nghiệp, trong đó riêng tại ngõ 264 đường Âu Cơ có hơn 10 công trình vi phạm.

Theo ông Tuấn, trước đó, Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng đã có kết luận, chỉ rõ các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp trên địa bàn phường và cũng đã yêu cầu chính quyền địa phương xử lý dứt điểm.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, dù Thanh tra Sở TN-MT đã yêu cầu xử lý dứt điểm từ năm 2019 nhưng đến nay, hàng chục công trình vi phạm trên đất nông nghiệp ở địa bàn phường Nhật Tân vẫn chưa được xử lý dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân cho biết nhiều công trình đã tồn tại hơn 10 năm, chính quyền phường đã mời các hộ dân có công trình vi phạm lên làm việc và phường cũng đã yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ công trình vi phạm nhưng nhiều trường hợp không thực hiện. Nếu trường hợp nào vi phạm mà không tự tháo dỡ, phường sẽ báo cáo quận để có phương án xử lý dứt điểm.

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết sẽ giao các đơn vị liên quan xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm đất nông nghiệp trên địa bàn. Còn theo một cán bộ Thanh tra Sở TN-MT Hà Nội, sau khi có kết luận năm 2019, đơn vị liên tục có văn bản đốc thúc chính quyền xử lý dứt điểm nhưng có nhiều trường hợp đến nay vẫn chưa được xử lý. Thanh tra sở sẽ tiếp tục đề nghị chính quyền địa phương xử lý dứt điểm các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp.

Hình ảnh một cố công trình có dấu hiệu vi phạm trên đất nông nghiệp ở địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

Trên địa bàn phường Nhật Tân có khoảng 40 công trình vi phạm trên đất nông nghiệp

Riêng tại ngõ 264 Âu Cơ đã có hơn 10 công trình vi phạm

Một gara ôtô khoảng 400 m2 mọc trên đất nông nghiệp nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm

Đông Hồ – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Trên địa bàn phường Nhật Tân nói riêng và quận Tây Hồ nói chung còn nhiều công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, tồn tại nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/hang-ngan-m2-dat-nong-nghiep-sat-ho-tay-bien-thanh-gara-oto-nha-o-20231118155824278.htm

Vĩnh Hy: Nhiều nhà hàng, homestay xây dựng trái phép, đe dọa môi trường

(Phapluatmoitruong.vn) – Nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú, homestay, nhà hàng nổi tại Vĩnh Hy (tỉnh Ninh Thuận) ngang nhiên xây dựng trái phép, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch, mất mỹ quan và đe dọa môi trường.

Sử dụng đất sai mục đích

Ngày 18/11/2023, trao đổi với PV, ông Trần Minh Thái – Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải, cho biết, UBND huyện vừa có kết luận thanh tra, kiểm tra tình hình cấp giấy phép xây dựng, du lịch, cơ sở lưu trú tại vịnh Vĩnh Hy (thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải).

Theo đó, qua kiểm tra, huyện Ninh Hải đã phát hiện hàng loạt khách sạn, bè nổi, nhà hàng nổi, cơ sở lưu trú, homestay, hàng quán kinh doanh… ở vịnh Vĩnh Hy có nhiều sai phạm liên quan đến hành vi lấn, chiếm sử dụng đất sai mục đích.

Cụ thể, tại khu vực suối Lồ Ồ có 6 hộ dân đã sử dụng đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm để mở kinh doanh quán cà phê Đoài, GarDen và buôn bán đồ nướng. Đáng chú ý, qua kiểm tra hồ sơ tại thửa đất số 235 là đất trồng cây lâu năm nhưng lại mở kinh doanh nhà vườn có tên Timo, chủ là người có quốc tịch Phần Lan, đang sinh sống tại đây.

Riêng hộ ông Katơ Ng. đã có hành vi chiếm đường giao thông, sử dụng 723 m2 đất công do xã quản lý để sử dụng riêng và phục vụ kinh doanh. Mặc dù UBND xã Vĩnh Hải đã phát hiện, lập biên bản kiểm tra hiện trạng, nhưng không tổ chức tiến hành lập biên bản xử vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả, dẫn đến các hộ trên vẫn cơi nới, mở rộng vi phạm; Kết nối du lịch có yếu tố người nước ngoài nhưng địa phương chưa quản lý chặt chẽ và báo cáo kịp thời.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai tại xã Vĩnh Hải còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của huyện Ninh Hải tại khu vực Suối Lồ Ồ, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất…

Ngoài ra, qua kiểm tra ngẫu nhiên 9 khách sạn, nhà nghỉ, homestay gồm Hotel CaSamaya, Công ty TNHH Phát Hoàng Long, nhà nghỉ Vũ Hà, nhà nghỉ Thành Hương, nhà nghỉ Vĩnh Vy, homestay Lồ Ồ, homestay Chành Rành, homestay Lamer, khách sạn Châu Gia, Hải sản Làng Chài, SanTo, đoàn thanh tra còn phát hiện chủ khách sạn Châu Gia đã lấn, chiếm ranh giới thu hồi hệ thống gia cố mái taluy dòng chảy tại vị trí 2 mô cầu hạng mục xây dựng cầu Vĩnh Hy và đường dẫn vào cầu. Đồng thời, xây dựng hồ bơi diện tích 37 m2 đã phá dỡ, nền bê tông xi măng, cây xanh; chiếm 2 tuyến kẻ kết hợp đường giao thông dọc suối Lồ Ô và phần diện tích xây dựng đường dẫn vào cầu Vĩnh Hy.

Hiện các cơ sở lưu trú, homestay, nhà nghỉ trên chưa đủ điều kiện hoạt động, còn thiếu nhiều hồ sơ và chưa được cấp phép xây dựng.

Khách sạn Châu Gia có hành vi xây dựng, lấn chiếm đất trái phép.

Loạt nhà hàng nổi hoạt động “chui” 

Ngoài việc sử dụng đất sai mục đích, qua kiểm tra, còn phát hiện 7 nhà hàng nổi của 6 công ty không đủ điều kiện kinh doanh gồm Công ty Tân Vĩnh Cường, Công ty Vĩnh Hy Discovery, Công ty Madame Hoàng Vĩnh Hy và các hộ kinh doanh có biển hiệu Út Thành, nhà bè Dũng Nhân.

Tại thời điểm thanh tra, kiểm tra có 4/5 nhà hàng trên vẫn còn hoạt động, cụ thể là của Công ty Tân Vĩnh Cường, Công ty Vĩnh Hy Discovery và 2 hộ kinh doanh nêu trên. Các bè trên đã bị UBND huyện Ninh Hải ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 27.500.000 đồng.

Theo UBND huyện Ninh Hải, hiện nay các nhà bè Vui Vẻ, nhà bè Vĩnh Hy Discovery, bè Út Thành, bè Dũng Nhân sử dụng cầu nổi (phi và gỗ) kết nối khu vực bãi Cóc trong và Cóc ngoài, diện tích thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý, nhằm xây dựng khu vực ăn uống để phục vụ khách du lịch nhưng không chứng minh được hợp đồng thuê đất, thuê mặt biển khu vực này.

Cơ sở Hải sản Làng Chài tại Vịnh Vĩnh Hy xây dựng không phép.

Do đó, các nhà bè, bè nêu trên đang hoạt động, phục vụ khách du lịch chưa đúng quy định pháp luật, chưa có hợp đồng thuê mặt nước biển, chưa đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Mặt khác, chủ các nhà bè còn kết nối với đất liền bởi cầu nổi, sử dụng đất thuộc Vườn Quốc gia quản lý để xây dựng khu vực ăn, uống…

Kết luận thanh tra nêu rõ: “Để người dân sử dụng hoạt động xây dựng nhà ăn phục vụ khách du lịch, xây dựng, bao chiếm đất bãi Cóc trong và bãi Cóc ngoài là do Ban Quản lý Vườn Quốc gia và UBND xã Vĩnh Hải thiếu kiểm tra, xử lý và chưa có biện pháp xử lý theo quy định Luật đất đai năm 2013”.

Lê Hoàn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Các nhà hàng nổi tại Vĩnh Hy chưa đủ điều kiện kinh doanh.

 

Cà Mau: Khó kiểm soát tình trạng xây dựng trái phép!

(Phapluatmoitruong.vn) – Như Môi trường và Đô thị điện tử đã đưa tin, tình trạng xây dựng trái phép tại Dự án Khu đô thị Cửu Long tại bờ Nam sông Đốc (H. Trần Văn Thời) hết sức phức tạp và khó kiểm soát.

Theo nhiều hộ dân phản ánh, một căn biệt thự quy mô hàng tỷ đồng đang xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản tại khóm 6A, thị trấn Sông Đốc, thuộc dự án Khu đô thị Cửu Long. Dự án này đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt vào năm 2021. Bất chấp lệnh cấm của Nhà nước, căn biệt thự trên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Ghi nhận của PV, căn biệt thự trên nằm ngay mặt tiền đường khu bờ Nam Sông Đốc, xây dựng với quy mô lớn, được bao bọc bởi một hàng rào bao quanh. Một hộ dân nơi đây bức xúc: “Toàn bộ tuyến này đang trong tình trạng quy hoạch, cấm mọi người dân xây dựng công trình dưới mọi hình thức. Tôi nhiều lần xin xây dựng nhà ở nhưng không được, vậy mà không hiểu sao căn biệt thự trên lại được xây!”.

Không chỉ căn biệt thự trên, trên suốt tuyến đường dài chừng 2 km, chúng tôi thấy rất nhiều các công trình kiên cố mọc lên, có nhà ở, nhà để kinh doanh. Đại đa số người dân cho biết, chính quyền kiểm tra thường xuyên, nhưng không hiểu sao các công trình trên vẫn còn tồn tại. Họ lo lắng nhất là, mới đây, cầu Sông Đốc đã hợp long và lượng xe cũng như hoạt động thương mại sẽ làm tình trạng xây dựng trái phép càng tăng.

Dù chính quyền có đặt nhiều biển cảnh báo và cũng đã lập biên bản, nhưng khu vực bờ Nam Sông Đốc vẫn “nóng” chuyện xây dựng trái phép.

Trao đổi với PV về căn biệt thự điển hình trên vì sao đến giờ vẫn cho xây dựng bất chấp lệnh cấm, ông Trần Quốc Lâm – Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Khi phát hiện xây dựng, cán bộ địa chính có báo cáo. Phía UBND cũng đã tiến hành lập biên bản và báo cáo về cấp trên để có phương án xử lý. Đây là căn nhà tư nhân của một doanh nghiệp tại Sông Đốc”.

Về tình trạng xây dựng trái phép tại dự án trên, ông Lâm cũng cho biết thêm, nguyên nhân chính là do dự án kéo dài không triển khai được nên địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Cả thị trấn chỉ có hai cán bộ chuyên trách mảng này, không thể nào thường xuyên kiểm tra được. Nhiều lần địa phương cũng phản ánh lên cấp trên, mong mỏi nhà đầu tư và Trung tâm phát triển quỹ đất sớm thực hiện dự án.

Nhiều công trình kiên cố, bán kiên cố vẫn đêm ngày xây dựng trên tuyến bờ Nam Sông Đốc.

Trước đó, trả lời những khúc mắc, bức xúc của người dân bờ Nam Sông Đốc đang gặp khó trong nhiều năm qua, ông Hồ Song Toàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho rằng: “Căn cứ theo điều 49 luật đất đai năm 2013, sau khi triển khai dự án theo kế hoạch sử dụng đất thì người sử dụng đất trong phạm vi dự án không được xây dựng nhà mới ở, công trình, trồng cây lâu năm. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Dự án Khu đô thị Cửu Long có quy mô 88,3 ha được phê duyệt năm 2021, do Công ty TNHH Xây dựng Quang Tiền là chủ đầu tư. Tuy nhiên, suốt thời gian qua, dự án trên vẫn giậm chân tại chỗ, gây khó cho người dân. Đó có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép tại đây.

 

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Căn biệt thự xây dựng trên đất quy hoạch bất chấp lệnh cấm của chính quyền.

Xem thêm tại đây: Cà Mau: Dân gặp khó bởi dự án chồng dự án!

 

Rác thải ngập bãi biển Đà Nẵng sau mưa lũ

Sau đợt mưa lớn vừa qua, hàng chục tấn rác thải táp vào các bờ biển ở Đà Nẵng.

Sau đợt mưa lớn, dọc bờ biển đường Võ Nguyên Giáp (thuộc các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn), đường Nguyễn Tất Thành (thuộc các quận Thanh Khê, Liên Chiểu), rác xếp lớp dày gồm đủ các loại từ gỗ, củi khô, túi nylon…

Hiện tượng rác thải tràn vào bờ thường xuyên xảy ra ở các bãi biển ở Đà Nẵng do nước mưa đã cuốn rác trong các cống thoát nước chảy ra, cộng với rác ở thượng nguồn theo nước lũ đổ về biển.

Chiều 17/11, PV VietNamNet ghi nhận, bãi biển Mỹ Khê (nằm trên đường Võ Nguyên Giáp) ngập ngụa túi nylon, cây củi khô. Hàng chục công nhân môi trường, nhân viên ban quản lý bãi biển thực hiện thu dọn rác.

Bãi biển Mỹ Khê là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, thu hút du khách trong và ngoài nước tham quan, nơi đây từng được bình chọn là “bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”. Thế nhưng, trong chiều nay, nhiều du khách phải dạo chơi, chụp ảnh giữa bãi biển đầy rác.

Trong khi đó, tại bờ biển đường Nguyễn Tất Thành, rác thải nhựa phủ kín, thậm chí có cả xác động vật phân hủy, bốc mùi hôi thối.

Hình ảnh rác ngập bờ biển Đà Nẵng:

Bãi biển nằm trên đường Võ Nguyên Giáp bị rác phủ đầy.

Bãi biển nằm trên đường Võ Nguyên Giáp bị rác phủ đầy.

Hiện tượng rác thải tràn vào bờ biển thường xuyên xảy ra sau mưa lũ.

Du khách đi dạo trên bãi biển đầy rác.

Hàng chục công nhân môi trường tham gia dọn rác ở bãi biển nằm trên đường Võ Nguyên Giáp.

Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và Các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, dự kiến trong thời gian từ 5 – 7 ngày sẽ dọn sạch toàn bộ rác trên các bãi biển.

Hồ Giáp – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Bờ biển đường Nguyễn Tất Thành cũng ngập ngụa rác.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/rac-thai-ngap-bai-bien-da-nang-sau-mua-lu-2216181.html

Chiếm đất làm dự án điện gió, một công ty bị phạt hơn 800 triệu đồng

Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật (ở huyện Đắk Glei, Kon Tum) đã chiếm 245.500m2 đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất để xây dựng các công trình dự án nhà máy điện gió.

Ngày 17/11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum – Nguyễn Ngọc Sâm vừa ký quyết định xử phạt đối với Công ty cổ phần Tân Tấn Nhật (trụ sở: thôn Lanh Tôn, xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, Kon Tum) với số tiền 380 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm là 422 triệu đồng. Tổng số tiền phải nộp phạt là 802 triệu đồng.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, Công ty này có hai hành vi vi phạm gồm: chiếm đất nông nghiệp với diện tích 89.800m2 tại 2 huyện Ngọc Hồi và Đắk Glei. Thời gian chiếm đất từ tháng 7/2021- 10/2023.

Hành vi thứ hai, công ty có hành vi chiếm đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất với diện tích 155.700m2 tại huyện Đắk Glei. Thời giam chiếm đất từ tháng 7/2021- 10/2023. Cả hai hành vi chiếm đất này nhằm mục đích xây dựng các hạng mục công trình nhà máy điện gió.

Trước đó 1 tháng (10/2023), Công ty Tân Tấn Nhật bị Thanh tra Sở xây dựng Kon Tum xử phạt 170 triệu đồng vì hàng loạt vi phạm khi xây dựng công trình Nhà máy điện gió.

Cụ thể, công ty này không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ, tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công theo quy định. Khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt. Lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực khi tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình. Lưu trữ không đầy đủ danh mục tài liệu theo quy định.

Tiến Thành – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Dự án điện gió của Công ty Tân Tấn Nhật ở huyện Đắk Glei, Kon Tum.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/chiem-dat-lam-du-an-dien-gio-mot-cong-ty-bi-phat-hon-800-trieu-dong-d203278.html

Dự án đường Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu chậm tiến độ thi công

Do diện tích mặt bằng bàn giao rất hạn chế, Dự án đường Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu tiến độ triển khai thi công trên hiện trường chậm so với kế hoạch.

Với việc gặp khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu thi công, Dự án đường Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu tiến độ triển khai thi công trên hiện trường chậm so với kế hoạch đề ra.

Theo báo cáo của Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải), đến nay, công tác bàn giao mặt bằng thi công tại Dự án thành phần 1 và 2 (địa bàn Đồng Nai) không đảm bảo công địa để triển khai thi công trên hiện trường (Dự án thành phần 1 chưa bàn giao mặt bằng, Dự án thành phần 2 mới bàn giao được khoảng 8,74%).

Phía Cục Quản lý đầu tư xây dựng cũng chỉ ra nguyên nhân là do công tác kiểm đếm chậm (nguồn nhân lực tại các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của tỉnh chưa đáp ứng khối lượng công việc); đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được tỉnh Đông Nai phê duyệt.

Về công tác tái định cư, hiện nay, việc triển khai các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 1 và 2 chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến không đủ điều kiện để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo quy định. Vì vậy, tiến độ bàn giao mặt bằng trong năm 2023 là khó khả thi.

Mặt khác, chi phí giải phóng mặt bằng tại các dự án thành phần tăng so với tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu:

Theo báo cáo của địa phương, chi phí giải phóng mặt bằng được tính toán tại thời điểm hiện tại của các dự án thành phần dự kiến tăng khoảng 3.674 tỷ đồng so với chi phí giải phóng mặt bằng tại tổng mức đầu tư đã được phê duyệt (Dự án thành phần 1 theo khái toán, tăng khoảng 1.195 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 theo khái toán, khoảng 1.489 tỷ đồng; Dự án thành phần 3 theo phương án bồi thường đã được phê duyệt, tăng 990 tỷ đồng).

Do chi phí giải phóng mặt bằng tăng dẫn đến tổng mức đầu tư dự án tăng so với chủ trương đầu tư được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022. Do đó, dự án sẽ phải điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định.

Với Dự án thành phần 3 (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), hiện đã hoàn thành công tác kiểm đếm, phê duyệt phương án bồi thường; đã tiến hành chi trả 2.514,04 tỷ đồng cho 1.129 hộ, tổ chức; tổng diện tích mặt bằng thực địa được bàn giao để triển khai thi công đến nay (bao gồm đất công và hộ dân bàn giao trước) là 132,48/137,52ha đạt 96,33%.

Về tiến độ triển khai, Dự án thành phần 1 có 2 gói thầu, trong đó Gói thầu XL02 đang thực hiện công tác chuẩn bị, chưa triển khai thi công hiện trường do chưa có mặt bằng. Gói thầu XL01 chưa lựa chọn nhà thầu.

Đã khởi công cả 2 gói thầu vào ngày 30/6 vừa qua, tuy nhiên, do diện tích mặt bằng bàn giao rất hạn chế, Dự án thành phần 2 tiến độ triển khai thi công trên hiện trường chậm so với kế hoạch, hiện nay chỉ mới triển khai công tác nội nghiệp và thi công một số hạng mục trong phạm vi mặt bằng đã được bàn giao (khoan cọc nhồi, tiến hành đúc dầm, cấu kiện…). Lũy kế khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 1% giá trị hợp đồng.

Dự án thành phần 3 lũy kế giá trị thi công dự án đến nay (bao gồm chi phí thi công lán trại và chi phí hạng mục chung) khoảng 62,2/1.847,687 tỷ đồng (đạt 3,37%).

Hiện nay công suất khai thác nguồn đất đắp cung cấp cho các dự án thành phần Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu là chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Về nguồn vật liệu xây dựng, dự án cần 6,4 triệu m3 đất đắp nền đường; cát xây dựng các loại khoảng 0,87 triệu m3; đá xây dựng các loại khoảng 1,89 triệu m3. Theo hồ sơ khảo sát bước thiết kế kỹ thuật, Dự án thành phần 2 dự kiến sử dụng 7 mỏ (5 mỏ thương mại và 2 mỏ quy hoạch) tuy nhiên kết quả khảo sát thực tế hiện tại, các mỏ đất thương mại chưa được khai thác (mỏ Phước Bình 677) hoặc trữ lượng không còn nhiều (mỏ Tân Cang 7, Núi Ông Trịnh) hoặc chất lượng không đồng đều, khó kiểm soát (Núi Nứa, Hồ Đá Đen).

Ngoài ra, do trong khu vực tỉnh Đồng Nai còn có một số dự án lớn khác đều đồng loạt triển khai (Dự án xây dựng đường Cao tốc Bến Lức-Long Thành, Dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh,…) trong cùng một thời gian nên ở thời điểm hiện nay công suất khai thác nguồn đất đắp cung cấp cho các dự án thành phần là chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công./.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 chiều dài dự án khoảng 53,7km (tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2km; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 19,5km), đầu tư theo quy mô đường cao tốc vận tốc 100km/h, quy mô mặt cắt ngang giai đoạn 1 từ 4-6 làn xe theo từng đoạn, giai đoạn hoàn thiện mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe.

Sơ bộ tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng. Trong đó, Dự án thành phần 1 dài 16km, tổng mức đầu tư được duyệt 6.012 tỷ đồng do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản. Dự án thành phần 2 dài khoảng 18,2 km, tổng mức đầu tư được duyệt 6.852 tỷ đồng do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản. Dự án thành phần 3 dài khoảng 19,5 km, tổng mức đầu tư được duyệt 4.964 tỷ đồng do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ quan chủ quản.

Việt Hùng/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Nhà thầu thi công một Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/du-an-duong-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-cham-tien-do-thi-cong-post908547.vnp

Hội Môi trường đô thị và KCN Khu vực miền Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 2018 – 2023

Ngày 18/11/2023 tại Thành phố Sơn La, Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp khu vực miền Bắc đã tổ chức Hội nghị mở rộng tổng kết công tác nhiệm kỳ 2018 – 2023 và phương hướng nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Tham dự Hội nghị, có ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp miền Bắc, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội; Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm Môi trường, Bộ TNMT; UBND tỉnh Sơn La; Sở TNMT tỉnh Sơn La; Viện nghiên cứu Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; các ông, bà trong BTV; BCH Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp miền Bắc.

tm-img-alt

tm-img-altMột số tiết mục văn nghệ tại Hội nghị

Tổng kết hoạt động Hội 5 năm 2018 – 2023

Hội nghị đã nghe Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp khu vực miền Bắc do lãnh đạo Hội khu vực trình bày. Báo cáo tập trung đánh giá những nội dung về hoạt động của Hội giai đoạn 2018 – 2023 gồm: Công tác tổ chức các hoạt động của Hội và sự tham gia, đóng góp vào các nhiệm vụ chung do Hiệp hội phân công; Công tác đổi mới công nghệ, áp dụng nhiều mô hình tiên tiến trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

tm-img-altÔng Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp miền Bắc chủ trì và phát biểu tại Hội nghị

Công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực vệ sinh môi trường; Công tác truyền thông và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng; Sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân loại, tái chế chất thải.

Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; Công tác thi đua, khen thưởng.

Phương hướng hoạt động 5 năm tới (2023 – 2028)

tm-img-alt

Tiếp tục triển khai, thực hiện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Hiệp hội; Hoàn thiện các Quy chế hoạt động nội bộ, đảm bảo sự phối hợp giữa các đơn vị thành viên được nhịp nhàng, rõ người – rõ việc, rõ trách nhiệm;

Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; Tăng cường liên kết giữa các hội viên để cùng nhau tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; Tiếp tục công tác phát triển hội viên.

Phần thảo luận của các đơn vị thành viên

Hội nghị đã nghe phần trình bày của các thành viên BCH góp ý về một sốt hoạt động công tác Hộ. Đặc biệt, Hội nghị nghe Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lấy ý kiến dự thảo quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

tm-img-altBà Dương Thị Thanh Xuyến, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ TNMT phát biểu.

Theo đó, triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian vừa qua, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật).

tm-img-altÔng Tăng Anh Trường, Chủ tịch Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên phát biểu

tm-img-altÔng Nguyễn Ngọc Oanh, Chủ tịch Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai phát biểu

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát việc triển khai, áp dụng quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật tại một số đô thị như: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, thành phố Bắc Ninh, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Mỹ Tho. Đặc biệt, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã tổ chức điều tra, khảo sát tại thành phố Hải Phòng, Thành phố Hà Nội nhằm xây dựng mới số quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật mới theo yêu cầu của thực tiễn.

tm-img-altÔng Hoàng Anh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị tỉnh Thái Bình phát biểu

Nhằm hoàn thiện các dự thảo quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật nêu trên, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đề nghị các công ty môi trường đô thị nghiên cứu và có ý kiến góp ý. Văn bản các đơn vị gửi về Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường trước ngày 30/11/ 2023 để tổng hợp, hoàn thiện.

tm-img-altĐại diện Công ty TNHH DO Green trình bày tham luận về phát triển công nghệ, Kinh tế tuần hoàn từ rác thải sinh hoạt

Ngoài ra, Hội nghị cũng đã nghe tham luận đến từ đại diện Hiệp hội công nghiệp Môi trường Việt Nam ; Công ty TNHH DO Green; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng, Công ty CP Môi trường & Dịch vụ đô thị Sơn La…

tm-img-altLãnh đạo Hội KV miền Bắc trao tặng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Sơn La

tm-img-altLãnh đạo Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp khu vực miền Bắc trao tặng quà lưu niệm cho Công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Sơn La

tm-img-altĐại diện Hiệp hội công nghiệp Môi trường Việt Nam trao tặng quà lưu niệm cho Công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Sơn La

Nhân dịp này, Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp khu vực miền Bắc nhiệm trao tặng 50 triệu cho Quỹ vì người nghèo TP. Sơn La.

Kiện toàn Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội Môi trường đô thị và KCN khu vực miền Bắc nhiệm kỳ 2023 – 2028

Hội nghị đã bầu Ban chấp hành Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp khu vực miền Bắc nhiệm kỳ 2023 – 2028 gồm 39 thành viên và Ban Thường vụ Hội gồm 13 thành viên.

Danh sách Ban Chấp hành Hội KV miền Bắc nhiệm kỳ 2023- 2028 :

TT Họ và tên Chức vụ SĐT Ban Thường vụ Phó Chủ tịch Chủ tịch
I Cụm 1
1 Hồ Viết Lân Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh hóa 0917309338 x x
2 Nguyễn Chí Thông Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An 0918401239 x
3 Đinh Xuân Thủy Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Đô thị Tam Điệp 0912515633
4 Phạm Minh Tuấn Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hà Nam 0983141999
5 Đỗ Mình Dũng Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công trình đô thị Nam Định 0918137507
6 Nguyễn Văn Uyên Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Ninh Bình 0912266141
II Cụm 2
7 Trần Công Đức Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên 0986492662 x x
8 Phạm Thị Thu An Phó Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hải Phòng 0983511688 x
9 Đỗ Trọng Nam Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch Hải Phòng 0912241378
10 Hoàng Anh Dương Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị tỉnh Thái Bình 0227 3646 257
11 Đỗ Duy Dương Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần giao thông, môi trường và đô thị Chí Linh 0975429477
III Cụm 3
12 Tăng Anh Trường Chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Thái Nguyên 0913068625 x x
13 Nguyễn Thế Công Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường và CTĐT Bắc Ninh 0912497764 x
14 Ngô Xuân Lượng  Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý Công trình Đô thị Bắc Giang 0913051784
15 Bùi Xuân Bình Giám Đốc Công ty CP Môi trường Đô thị Hà Giang 0942559569
16 Lê Thanh Tùng Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Môi trường Và QLĐT Tuyên Quang 0985983989
17 Nguyễn Đức Nguyện Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì 0962276688
18 Nguyễn Hữu Vô Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường Phú Thọ 0913502068
19 Nguyễn Hồng Quang Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Phúc Yên 0974252552
IV Cụm 4
20 Nguyễn Xuân Minh Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La 0963.63.1683 x x
21 Trần Quốc Hùng Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên 0975 081 919
22 Lưu Văn Hưng Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lai Châu. 0968241111
23 Ngô Văn Trường Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai. 0913099218 x
24 Trần Khắc Định Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Hòa Bình. 0906140808
V Cụm 5
25 Nguyễn Hữu Tiến Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội 0913301815 x x
26 Phạm Văn Đức Phó TGĐ Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội 0913235369 x
27 Ngô Thanh Loan Trưởng Trung tâm Tái chế và Truyền thông môi trường – Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội 0906002184 x
28 Lưu Minh Hằng Phó Phòng Tài chính kế toán – Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội 0943023909
29 Dương Mạnh Lương CT HĐQT Công ty CP môi trường đô thị Gia Lâm 0914339098 x
30 Nguyễn Thị Minh Tâm CT HĐQT Công ty CP môi trường đô thị Sóc Sơn 0987758901
31 Nguyễn Tiến Đông CT HĐQT Công ty CP môi trường đô thị Đông Anh 0913033169
32 Nguyễn Minh Cường Giám đốc Công ty TNHH Khang Minh 02438835601
33 Nguyễn Thủy Ngân CT HĐQT Công ty CP môi trường đô thị Thanh trì 0904193416
34 Vũ Ngọc Nghĩa Giám đốc Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Sơn Tây 0965443888
35 Đào Mạnh Hùng Giám đốc Công ty TNHH thương mại và thiết bị môi trường Hiệp Hòa 0903407620 x x
36 Đinh Văn Tiến CT HĐQT Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hà Đông 0913288060
37 Nguyễn Thanh Hải CT HĐQT Công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam 02438256539
38 Nguyễn Ngọc Oanh Giám đốc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai 0989198567
39 Nguyễn Hà Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn AMACCAO 0903576668

Danh sách Ban Thường vụ Hội:

TT Họ và tên Chức vụ Chức danh Hội
1 Nguyễn Hữu Tiến Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội Chủ tịch Hội
2 Tăng Anh Trường Chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Thái Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội, Cụm trưởng Cụm 3
3  Trần Công Đức Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên Phó Chủ tịch Hội, Cụm trưởng Cụm 2
4 Đào Mạnh Hùng Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Ôtô Hiệp Hòa Phó Chủ tịch Hội
5 Hồ Viết Lân Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh hóa Phó Chủ tịch Hội, Cụm trưởng Cụm 1
6 Nguyễn Xuân Minh Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La Phó Chủ tịch Hội, Cụm trưởng Cụm 4
7 Phạm Văn Đức Phó TGĐ Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội UV BTV, Cụm trưởng Cụm 5
8 Ngô Thanh Loan Trưởng Trung tâm Tái chế và Truyền thông môi trường – Công ty TNHH MTV MTĐT Hà Nội UV BTV, Thư ký Hội
9 Phạm Thị Thu An Phó Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hải Phòng UV BTV
10 Nguyễn Thế Công Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường và CTĐT Bắc Ninh UV BTV
11 Dương Mạnh Lương Chủ tịch HĐQT Công ty CP môi trường đô thị Gia Lâm UV BTV
12 Nguyễn Chí Thông Chủ tịch Công ty Cổ phần MT & CTĐT Nghệ An UV BTV
13 Ngô Văn Trường Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai. UV BTV

Minh Tuyết – Đức Lượng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)