• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 70

Vì sao TPHCM chậm di dời nhà ven kênh rạch?

Dự kiến đến hết năm 2025, TPHCM chỉ bồi thường, di dời được 4.250 căn nhà trên và ven kênh rạch, đạt 65% so với chỉ tiêu đề ra.

Không đạt chỉ tiêu

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM, thành phố có 5 tuyến kênh rạch chính dài hơn 105 km trong phạm vi nội thành, giải quyết tiêu thoát nước cho khu vực rộng 14.200 ha. Tuy nhiên, hệ thống này ngày càng bị thu hẹp và ô nhiễm. Để cải thiện môi trường đô thị, từ năm 1993, TPHCM thực hiện việc di dời nhà ven và trên kênh rạch nhưng tiến trình di dời vẫn diễn ra rất chậm.

Tổng số căn nhà trên và ven kênh rạch lên đến hơn 65.000 căn (thống kê từ năm 1993 đến nay). Nhìn chung, các giai đoạn thực hiện chương trình giải tỏa, di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh rạch đều đạt chỉ tiêu khá thấp (dưới 50%).

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 1993 – 2020, TPHCM mới di dời được hơn 38.185 trên tổng số hơn 65.000 nhà cần di dời; giai đoạn từ năm 2021 – 2025, TPHCM mới chỉ di dời được 2.867 căn trên tổng chỉ tiêu 6.500 căn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dời nhà ven và trên kênh rạch diễn ra chậm chủ yếu là do khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Tính đến nay, mới có 5/14 dự án được tiếp tục bố trí vốn để bồi thường, tái định cư. Trong khi đó, các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch được đề xuất thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp thiết phải đầu tư, nhưng so với các dự án hạ tầng khác lại không được chọn là cấp bách, ưu tiên hàng đầu.

Mặt khác, các dự án còn vướng ở thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng… như dự án chỉnh trang rạch Ụ Cây do Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco) đầu tư theo hình thức BT từ năm 2009. Công ty đã thực hiện xong giai đoạn 1 (giải tỏa nhà trên kênh). Năm 2015, Resco tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 là giải tỏa nhà ven kênh. Tuy nhiên, do Luật Đất đai 2013 có hiệu lực dẫn đến một số vướng mắc. Điều này dẫn đến dự án chậm giao đất cho nhà đầu tư, nhà đầu tư chậm thu hồi vốn và đến nay dự án “đứng hình”.

Ông Lý Thanh Long, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TPHCM cho biết, với tình hình này dự kiến đến hết năm 2025 cũng chỉ bồi thường, di dời được 4.250 căn, đạt 65% so với chỉ tiêu đề ra.

Theo ông Long, nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên là từ năm 2020, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP đã không còn quy định về hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Nhà đầu tư không còn được thanh toán bằng quỹ đất, mà chỉ có thể khai thác, kinh doanh trên phần diện tích đất sau khi đã di dời nhà trên và ven kênh rạch nên không hấp dẫn trong việc mời gọi đầu tư.

Dự kiến đến hết năm 2025 cũng chỉ bồi thường, di dời được 4.250 căn nhà trên và ven kênh rạch, đạt 65% so với chỉ tiêu đề ra.

Trong khi đó, việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cũng gặp khó khăn trong việc bố trí vốn. Các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch dù đã được Sở Xây dựng đề xuất thuộc danh mục dự án trọng điểm, cấp thiết nhưng không được chọn là dự án cấp bách, cần ưu tiên như các dự án khác.

Ngoài ra, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân cũng không đơn giản. Nhất là khi đa số nhà, đất đều có pháp lý phức tạp, không có quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm một phần trên đất hành lang, một phần trên mặt nước kênh rạch.

Vận dụng Nghị quyết 98

Phát biểu tại hội thảo mới đây, TS Dư Phước Tân, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết, trong giai đoạn 1993 – 2005, việc giải tỏa di dời luôn đạt chỉ tiêu 100%. Nguyên nhân chủ yếu do TPHCM đã áp dụng chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, tạo nguồn vốn đầu tư khu tái định cư, để di dời hộ sinh sống trên và ven kênh rạch đến nơi ở mới khang trang và sạch đẹp.

Từ năm 2016 – 2020, TPHCM mới chỉ bồi thường và di dời được 2.479 trong tổng số 20.000 căn theo kế hoạch, đạt tỷ lệ 12,4% so với chỉ tiêu. Các dự án hoàn thành, chủ yếu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhưng đa số cũng chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư từ vốn ngân sách, trong khi chưa kêu gọi được dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Sở Xây dựng đã trình UBND TPHCM giải pháp thí điểm cho tất cả các đối tượng là hộ gia đình đang có nhà trên, ven kênh rạch được thuê nhà ở xã hội (hoặc mua tùy khả năng) để người dân ổn định cuộc sống.

Do đó, ông Tân hiến kế, Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù phát triển TPHCM có một số điều khoản có thể vận dụng tạo nguồn kinh phí đầu tư dự án giải tỏa di dời nhà ở ven, trên kênh rạch. Cụ thể, có thể sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án chỉnh trang đô thị.

Ngoài ra, ngân sách TPHCM được hưởng toàn bộ số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí. Đây là khoản có thể sử dụng đầu tư cho công tác giải tỏa di dời nhà ven kênh rạch.

Tương tự, ông Lý Thanh Long cho biết, sắp tới Sở Xây dựng sẽ kiến nghị UBND TPHCM quan tâm, ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn cho các dự án sử dụng vốn ngân sách. Sở cũng hướng dẫn UBND các quận, huyện, cụ thể là quận 6 giải quyết dứt điểm 88 căn chưa di dời do khiếu nại về chính sách, đơn giá bồi thường của dự án kênh Hàng Bàng giai đoạn 2.

Đặc biệt, Sở Xây dựng đã xây dựng đề án, trình UBND TPHCM giải pháp thí điểm cho tất cả các đối tượng là hộ gia đình đang có nhà trên, ven kênh rạch được thuê nhà ở xã hội (hoặc mua tùy khả năng) để người dân ổn định cuộc sống. Sau khi đề án được UBND TPHCM thông qua, sẽ tạo điều kiện để UBND các quận, huyện triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường của dự án.

Duy Quang – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dời nhà ven và trên kênh rạch diễn ra chậm chủ yếu là do khó khăn về nguồn vốn đầu tư.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/vi-sao-tphcm-cham-di-doi-nha-ven-kenh-rach-post1589773.tpo

Đình chỉ hoạt động cụm công nghiệp tại ‘làng tỷ phú’ ở Bắc Ninh

Ngày 23/11, ông Bùi Đức Thuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cho biết, xã vừa nhận được quyết định đình chỉ hoạt động cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá nằm trên địa bàn xã.

Yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

Quyết định của Công an huyện Yên Phong nêu rõ, căn cứ vào tình hình thực tế, xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng tại cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá (xã Văn Môn) do Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka là chủ đầu tư, Trưởng Công an huyện quyết định đình chỉ hoạt động đối với cụm công nghiệp làng nghề này.

Theo quyết định, thời hạn đình chỉ từ ngày 3/11, trong đó yêu cầu ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Hanaka, có trách nhiệm thi hành quyết định và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Tuy nhiên, theo nghi nhận trong ngày của PV VietNamNet, mọi hoạt động sản xuất, cô đúc nhôm trong cụm công nghiệp làng nghề vẫn diễn ra bình thường.

Giải thích về vấn đề bị đình chỉ hoạt động, cụm công nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất, ông Bùi Đức Thuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Môn cho hay, dù quyết định đình chỉ hoạt động có hiệu lực từ ngày 3/11, tuy nhiên, ngày 22/11 xã mới nhận được quyết định này.

“Ngay sau khi nhận được quyết định tạm đình chỉ hoạt động cụm công nghiệp, chúng tôi đã thông báo đến các hộ kinh doanh sản xuất. Nếu hộ nào cố tình sản xuất, chúng tôi sẽ báo cáo lên các cấp để xử lý nghiêm”, ông Thuyên nói.

Các hộ sản xuất trong trong cụm công nghiệp đổ xỉ than còn cháy ra môi trường.

Trao đổi với PV, ông Lê Đức Thọ, Phó Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh) cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) giám sát về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và chủ đầu tư hạ tầng tại cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

“Đoàn giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát định kỳ, theo chuyên đề và đột xuất việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá”, ông Thọ cho hay.

Trong diễn biến liên quan, huyện Yên Phong cũng đang rà soát các hoạt động trong Dự án cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Đức Định, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Yên Phong cho biết, mới đây UBND huyện đã lập ra Tổ rà soát các hoạt động trong Dự án cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Nhiệm vụ của Tổ này là kiểm tra toàn bộ các nội dung có liên quan đến cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

“Hiện nay chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cung cấp tất cả các văn bản liên quan đến cụm công nghiệp này và rà soát đến các công ty đã và đang xây dựng tại đây”, ông Định cho biết.

Theo ông Phạm Đức Định, vấn đề ô nhiễm môi trường tại Văn Môn được các cấp quan tâm, địa phương cũng muốn các hộ sản xuất phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo về môi trường.

“Đầu tháng 12 tới đây chúng tôi sẽ báo cáo và đề xuất xử lý các hộ kinh doanh, sản xuất không đủ điều kiện về các thủ tục pháp…”, ông Định cho biết.

Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn có diện tích được quy hoạch 29,6 ha, hiện nay đã triển khai 26,54 ha và mở rộng 3,5 ha.

Đối với diện tích đất 26,54 ha đã triển khai, UBND tỉnh đã giao cho Công ty cổ phần tập đoàn Hanaka 25,5 ha; Công ty đã xây dựng hạ tầng đạt trên 90%. Tổng số lô quy hoạch là 666 lô (trong đó: đất công nghiệp là 619 lô, đất dịch vụ 47 lô).

Nước thải của làng nghề cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 16 lần

Theo kết quả rà soát và tổng hợp từ hệ thống quan trắc môi trường của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Văn Môn chủ yếu phát sinh từ việc cô đúc nhôm.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh cho thấy các chỉ tiêu phân tích (tiếng ồn, bụi, SO2, NO2) đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 đến 2,8 lần.

Khói bụi nghi ngút tại cụm công nghiệp tái chế nhôm.

Về nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất…không được thu gom, xử lý. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại ao tiếp nhận nước thải của làng nghề Mẫn Xá qua các năm cho thấy các chỉ tiêu phân tích hữu cơ và các kim loại nặng cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 16 lần.

Trung bình mỗi ngày, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề từ 35 đến 40 tấn, chủ yếu gồm xỉ than và xỉ nhôm.

Những cơ sở sản xuất không thuê các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý lượng chất thải rắn phát sinh mà tự đổ bừa bãi ra môi trường.

Bảo Khánh – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Xỉ than, nước thải… đổ trực tiếp ra môi trường trong cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/dinh-chi-hoat-dong-cum-cong-nghiep-tai-lang-ty-phu-o-bac-ninh-2218073.html

Những khách sạn, biệt thự view triệu đô xây trái phép ở vịnh Vĩnh Hy

Loạt khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự trên vừa bị đoàn thanh tra UBND huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) tuýt còi xử lý do lấn chiếm đất hành lang an toàn đường bộ, xây dựng trái phép. Những công trình này nằm ở vị trí đắc địa, nơi đẹp nhất ở vịnh Vĩnh Hy.

Trước thực trạng xây dựng trái phép tràn lan và hoạt động du lịch tồn tại nhiều bất cập, trong tháng 11, UBND huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã rà soát, thanh tra và phát hiện hàng loạt công trình nhà hàng, khách sạn xây dựng trái phép, nhiều công trình xây dựng lấn chiếm đất hành lang đường bộ...

Trước thực trạng xây dựng trái phép tràn lan và hoạt động du lịch tồn tại nhiều bất cập, trong tháng 11, UBND huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã rà soát, thanh tra và phát hiện hàng loạt công trình nhà hàng, khách sạn xây dựng trái phép, nhiều công trình xây dựng lấn chiếm đất hành lang đường bộ…

Hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, homestay mọc lên ở vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) như nhà nghỉ Vũ Hà, Thành Hương, Vĩnh Vy, Lồ Ồ, homestay Chành Rành, homestay Lamer… chưa có giấy phép đủ điều kiện hoạt động.

Nhiều cơ sở xây dựng lấn chiếm đất hành lang đường bộ, chưa có giấy phép xây dựng.

Trong ảnh là homestay Lồ Ô xây lấn vào đất hành lang đường bộ với diện tích 231m2, mọc lên 4 tầng.

Khách sạn Châu Gia bề thế nằm sát vịnh Vĩnh Hy, xây vượt tầng so với giấy phép được cấp. Giấy chứng nhận cấp 470,5m2 nhưng chủ cơ sở đã xây dựng công trình với diện tích là 923m2.

Theo kết luận thanh tra, khách sạn này còn lấn chiếm ranh giới thu hồi hệ thống gia cố mái ta luy dòng chảy tại vị trí hai mố hạng mục xây dựng cầu Vĩnh Hy và đường dẫn vào cầu, đồng thời bao chiếm hai tuyến kè kết hợp đường giao thông dọc suối Lồ Ồ.

Homestay Chành Rành được xây dựng hoành tráng và mới bị đoàn kiểm tra “tuýt còi” vì chưa có giấy phép xây dựng.

Hải sản Làng Chài được xây dựng kiên cố nhưng chưa được cấp giấy phép xây dựng.

Đoàn thanh tra cũng phát hiện 7 nhà hàng nổi và các hộ kinh doanh có bè gỗ cập vào nhà hàng nổi nhưng không đủ điều kiện kinh doanh.

Theo UBND huyện Ninh Hải, qua kiểm tra, 7 nhà bè, nhà hàng nổi hoạt động đón, phục vụ khách du lịch đều vi phạm các lỗi như: Chưa có hợp đồng thuê mặt nước biển, chưa đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy…

Trước đó, cuối tháng 8/2023, Ban ATGT tỉnh Ninh Thuận đã kiểm tra công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa tại khu vực Vĩnh Hy và Bãi Kinhi. Ban ATGT tỉnh Ninh Thuận phát hiện nhiều tồn tại như: Các mô tô nước kéo phao chuối sai quy định, một số chủ nhà hàng nổi lợi dụng phần diện tích được cấp phép hoạt động để cơi nới thêm diện tích nhà hàng (phần diện tích chưa được kiểm định, cấp phép) để kinh doanh gây nguy cơ cao mất an toàn khi đưa, đón khách tại nhà hàng nổi. Tháng 7/2016 đã xảy ra vụ sập nhà hàng nổi ở vịnh Vĩnh Hy, làm nhiều thực khách rơi xuống biển và hai du khách tử vong…

Vịnh Vĩnh Hy nằm ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), cách TP Phan Rang – Tháp Chàm khoảng hơn 30km về hướng Đông Bắc. Vịnh này nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ, được bao bọc bởi khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Với nhiều thắng cảnh đẹp vào tháng 1/2020, vịnh Vĩnh Hy được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.

Vĩnh Phú – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/nhung-khach-san-biet-thu-view-trieu-do-xay-trai-phep-o-vinh-vinh-hy-19223112223242897.htm

Nhiều khu tái định cư cao tốc Bắc – Nam ì ạch về đích

Mặc dù được đồng loạt triển khai xây dựng hạ tầng từ tháng 4/2023, với thời hạn từ 90 – 120 ngày sẽ hoàn thiện, song đến nay phần lớn các khu tái định cư (TĐC) phục vụ Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa thể về đích. Nhiều dự án chủ đầu tư buộc phải xin gia hạn, lùi thời gian đến cuối năm để hoàn thiện.

Khu tái định cư (TĐC) phục vụ Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn qua thôn Thịnh Lộc, xã Sơn Lộc là một trong 5 khu TĐC trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được lựa chọn, phê duyệt để người dân có đất đai, nhà cửa, tài sản bị ảnh hưởng, nằm trong diện phải di dời để phục vụ công trình Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Dự án được triển khai xây dựng từ tháng 4/2023 và dự kiến trong thời gian 90 ngày sẽ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật gồm san nền, hệ thống mương thoát nước, nền đường, giếng nước và điện chiếu sáng để bàn giao cho các hộ dân xây dựng nhà ở. Theo hồ sơ được phê duyệt, khu TĐC tại xã Sơn Lộc được quy hoạch 11 lô đất ở, diện tích 250m2/lô. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, nghĩa là đã quá thời hạn hơn 3 tháng, dự án này vẫn đang còn dang dở, chỉ mới thi công được khoảng 50m mương thoát nước, hệ thống cột điện và lát nền phía trước nên chưa thể bàn giao để cho người dân tiến hành xây dựng nhà ở. Đồng nghĩa với việc, các đơn vị thi công dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi vẫn chưa có mặt bằng sạch để thi công, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ chung của toàn dự án.

Liên quan đến dự án này, ngày 4/8/2023, UBND huyện Can Lộc có công văn xin điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án. Theo lý giải của chủ đầu tư, khi tính toán áp giá đền bù chênh lệch, tiền người dân phải đóng thêm lớn hơn so với tiền đất được bồi thường khoảng 280 triệu đồng/lô. Nguyên nhân do các lô đất bị thu hồi có diện tích chỉ khoảng 200m2/lô, do không đủ kinh phí đóng thêm nên các hộ dân kiến nghị giảm diện tích các lô đất tái định cư xuống 200m2. Để sớm có mặt bằng bàn giao cho Ban quản lý dự án Thăng Long thực hiện đảm bảo tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, huyện Can Lộc xin phép điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất khu TĐC tại xã Sơn Lộc các lô đất từ 250m2/lô xuống 200m2/lô.

Ngoài lý do trên, khi UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu giải trình thêm, ngày 12/10/2023, huyện Can Lộc tiếp tục có văn bản, cho rằng ngoài việc giảm diện tích các lô đất tái định cư xuống bằng với diện tích đất ở của các hộ bị thu hồi GPMB để đảm bảo kinh phí xây dựng nhà ở cho người dân, huyện Can Lộc cho rằng, phần đất xây dựng mái taluy để bảo vệ kết cấu mương thoát nước theo quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận trước đó chưa đáp ứng, nên cần phải tăng thêm 5m đất phía sau để xây dựng mái taluy đảm bảo tính ổn định cho mương thoát nước và trồng cây xanh ngăn cách khu vực sản xuất nông nghiệp đến khu TĐC, nên buộc phải điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất chung, giảm diện tích các lô đất ở để tăng diện tích đất công cộng.

Tương tự, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn đi qua địa bàn có tổng chiều dài là 30,5km, đi qua địa bàn 8 xã, ảnh hưởng đến 2.318 hộ dân phải GPMB. Để thực hiện dự án, từ tháng 6/2023, huyện Cẩm Xuyên đã xây dựng 8 khu tái định cư để di dời hơn 150 hộ dân đến nơi ở mới, thời gian thực hiện việc xây dựng hạ tầng là 3 tháng. Đến nay, sau hơn 5 tháng triển khai xây dựng, tại các khu TĐC phục phụ di dời để thi công đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua huyện Cẩm Xuyên, phần lớn đang còn ngổn ngang, dang dở.

Ông Phạm Hoàng Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết, đến thời điểm hiện nay tiến độ chung của các khu TĐC trên địa bàn huyện đạt khoảng 86%. Trong đó, có một số dự án đã cơ bản hoàn thiện như khu TĐC Lạc Thọ tại xã Cẩm Lạc; khu TĐC Thống Nhất tại xã Cẩm Duệ; khu TĐC Hòa Sơn tại xã Cẩm Thịnh… Vừa qua, huyện Cẩm Xuyên cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh xin gia hạn thời gian hoàn thiện các dự án khu TĐC phục vụ cao tốc Bắc – Nam trên địa bàn huyện này đến ngày 31/12/2023.

Lý do của việc không hoàn thành đúng tiến độ, ông Phạm Hoàng Anh cho biết, ngoài yếu tố thời tiết mùa này ở miền Trung không thuận lợi, tại các dự án TĐC này chủ đầu tư tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình vừa làm hạ tầng, vừa để nhân dân tiến hành xây dựng nhà cửa nên ít nhiều làm giãn tiến độ thi công hạ tầng của dự án. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra thuận lợi là người dân đã đồng thuận, tự nguyện bàn giao mặt bằng sớm để các nhà thầu có mặt bằng sạch để triển khai thi công cao tốc Bắc – Nam.

Được biết, để có mặt bằng phục vụ cho việc thi công 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đi qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với tổng chiều dài 102,38km cùng 3 tuyến song hành, kết nối cao tốc, tỉnh Hà Tĩnh cần bàn giao 902ha đất các loại. Trong gần 9.000 hộ dân bị ảnh hưởng và cất bốc hơn 1.285 ngôi mộ, có 572 hộ dân đủ điều kiện tái định cư và 801 mộ di chuyển về nghĩa trang mới. Tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt, xây dựng 28 khu TĐC và 4 khu nghĩa trang.

Tính đến ngày 20/11/2023, toàn tỉnh có 7 khu TĐC và 3 khu nghĩa trang đạt khối lượng 100%, các khu còn lại đạt khối lượng từ 67 – 99%. Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành kiểm đếm, phê duyệt phương án bồi thường đạt 99,5%, bàn giao mặt bằng đạt 98,2%; một số địa phương đã hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng là huyện Đức Thọ, thị xã Kỳ Anh. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiến độ bàn giao mặt bằng ở một số địa phương vẫn còn chậm so với mức chung của tỉnh. Trên địa bàn vẫn còn hơn 250 hộ tái định cư chưa di dời, tỉ lệ hoàn thành các khu TĐC đang còn thấp so với yêu cầu đặt ra.

Cùng với đó, tiến độ thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật lưới điện còn chậm. Cá biệt, hiện nay tại 6 huyện, thị xã trên địa bàn Hà Tĩnh có dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam chạy qua, chưa có bất cứ địa phương nào hoàn thành việc thẩm định hồ sơ di dời đường điện 220kV và 500kV tại Bộ Công Thương.

Thiên Thảo – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Người dân tiến hành xây dựng nhà cửa tại khu tái định cư xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/ban-doc-cand/nhieu-khu-tai-dinh-cu-cao-toc-bac-nam-i-ach-ve-dich-i714813/

Hà Nội: Sẽ phát triển 5 đô thị vệ tinh

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đã được hoàn thành, theo đó sẽ phát triển mô hình chùm đô thị, gồm: 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh.

Đã hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết đến nay đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố…

Về mô hình cấu trúc phát triển, theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô, TP.Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm: 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, thị trấn và vùng nông thôn; kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng thủ đô và quốc gia.

Định hướng điều chỉnh cơ bản kế thừa mô hình phát triển đô thị đã được xác định tại đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô được phê duyệt: Chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm, gồm: Đô thị trung tâm gồm khu vực đô thị phía nam sông Hồng; khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm và thành phố phía bắc thuộc các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn; thành phố phía tây, gồm đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai; các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên.

Về hệ thống đô thị, phân cách bằng hành lang xanh, nêm xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm. Về hệ thống nông thôn, phát triển theo chương trình nông thôn mới và định hướng quy hoạch chung, gắn bó hài hòa giữa đô thị và nông thôn, giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống; hình thành các cụm công nghiệp văn hóa gắn với phát triển làng nghề truyền thống, phát triển kinh tế, phục vụ du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, nông nghiệp đô thị gắn với chuỗi dịch vụ phục vụ đô thị…

Đồ án cũng đã thống nhất với quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng có 5 trục không gian chính:

Trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của thủ đô Hà Nội, phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông.

Trục Hồ Tây – Ba Vì, kết hợp đồng bộ không gian đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6; xây dựng trục kết nối văn hóa Thăng Long – Xứ Đoài, kết nối trung tâm thủ đô với thành phố phía tây và kết nối các tỉnh lân cận. Nghiên cứu lần này chỉnh hướng tuyến giao thông trục Hồ Tây – Ba Vì phù hợp với điều kiện thực tế, không gian cảnh quan và tính khả thi triển khai đầu tư xây dựng.

Trục không gian Hồ Tây – Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị lịch sử. Bố trí các công trình văn hóa, công trình biểu tượng dọc trục, kết hợp với các làng truyền thống, cảnh quan mặt nước và khu di tích thành Cổ Loa trở thành không gian văn hóa lịch sử và văn hóa sáng tạo của tương lai.

Trục Nhật Tân – Nội Bài là trục phát triển kinh tế, đô thị thông minh, hiện đại (kết hợp đồng bộ với không gian trục Bắc Thăng Long – Nội Bài), kết nối với các tỉnh phía bắc, tây bắc và đông bắc, hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đường xuyên Á, gắn với cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài và thành phố phía Bắc.

Phát triển mới trục không gian phía nam gắn với trục văn hóa Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính, kết nối di sản Thăng Long – Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn – Tam Chúc, sân bay thứ 2 vùng thủ đô và đô thị vệ tinh Phú Xuyên, đồng bộ với trục quốc lộ 1A, 1B, đường Hồ Chí Minh, kết nối cao tốc tây bắc và các tỉnh phía nam, tạo dư địa và động lực phát triển mới.

Phó chủ tịch Dương Đức Tuấn cho biết, việc nghiên cứu, rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện đã chỉ ra được 7 nhóm vấn đề còn tồn tại, hạn chế cơ bản trong quy hoạch.

Nhận diện 5 “điểm nghẽn” phát triển thủ đô

Nhìn nhận về một số nội dung chủ yếu của quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là quy hoạch thủ đô), GS-TS Hoàng Văn Cường đại diện Liên danh tư vấn quy hoạch thủ đô nhận diện 5 “điểm nghẽn” trong phát triển thủ đô hiện nay.

Đó là thiếu thể chế; hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng, đường sắt đô thị chưa phát triển; quy hoạch đô thị và các quy chuẩn kèm theo quy hoạch; ô nhiễm môi trường và các quy định về phòng chống lũ và năng lực, ý thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi trong bộ máy quản lý còn hạn chế, e dè, né tránh, không tạo được những đột phá, dám nghĩ dám làm trong thực thi công vụ.

Định hướng quy hoạch thủ đô, GS Cường nêu 5 quan điểm chung phát triển thủ đô. Trong đó, quan điểm hàng đầu là phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan tỏa và dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía bắc và cả nước; tạo dựng được hình ảnh, vị thế phồn vinh, thịnh vượng của quốc gia trên trường quốc tế; làm hình mẫu lan tỏa cho phát triển của vùng, đi trước cả nước những chỉ tiêu về nước công nghiệp và phát triển.

Trong khi đó, cựu Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhìn nhận quy mô đặt ra trong quy hoạch thủ đô là khá hạn hẹp. Tại sao chỉ nghĩ quy hoạch đến năm 2065 mà không đến năm 2100, hoặc tại sao không đặt vấn đề Hà Nội là trung tâm phát triển của vùng, khu vực, mà mới chỉ là trung tâm của cả nước.

“Việc quy hoạch thủ đô thời gian qua đã có bước tiến vượt bậc song vẫn còn một số số hạn chế như hướng phát triển không rõ ràng theo trục nào, trong 5 trục thì trục nào là trục chính? Bên cạnh đó, tư duy quy hoạch không theo kịp phát triển. Vấn đề nữa là xây dựng không gian ngầm, nếu không có không gian ngầm thì đừng nói đến phát triển”, ông Hiển nêu.

Vì vậy, phải quy hoạch đô thị theo không gian 4 chiều, có quá khứ, hiện tại và tương lai; đồng thời quy hoạch hệ thống ngầm, không gian ngầm. Riêng về giao thông, phải hướng tới ưu tiên giao thông công cộng và xử lý hợp lý giao thông cá nhân; đồng thời cần phát triển giao thông đường thủy.

Đảm bảo tính khả thi

Để khắc phục, đồ án điều chỉnh quy hoạch lần này đã tập trung rà soát các giải pháp quy hoạch để đảm bảo tính khả thi, đặc biệt là các đề xuất quy hoạch liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, chuyển đổi sử dụng đất; phân kỳ thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn 5 năm với các chương trình dự án cụ thể, gắn với khả thi về huy động nguồn lực.

Phối hợp đa ngành trong thực hiện quy hoạch, kết hợp với các giải pháp tích hợp đa ngành đã được đề xuất trong quy hoạch thủ đô Hà Nội, để có sự thống nhất; có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy việc thực hiện quy hoạch được nhanh chóng, đúng kế hoạch và đáp ứng mục tiêu đặt ra; giải pháp quy hoạch phải thích ứng, linh hoạt để ứng phó với các vấn đề biến đổi nhanh của kinh tế – xã hội và các vấn đề phát sinh khác.

Hiện nay, đồng thời với nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đồng bộ với quy hoạch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã xây dựng chương trình phát triển đô thị toàn thành phố, trong đó đã đề xuất những nội dung về phân vùng thực hiện, tiến độ, lộ trình thực hiện, nguồn lực triển khai thực hiện, các khu vực trọng tâm, trọng điểm phát triển, các khu vực cần bảo tồn, phát huy giá trị, phương án hài hòa triển khai đầu tư, quản lý phát triển khu vực đô thị – nông thôn…, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn để đề xuất Thành ủy xem xét, thông qua sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội và quy hoạch thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuyết Nhung/MTG

Theo Một Thế Giới

Ảnh: Hà Nội lấy sông Hồng làm trục xanh, cảnh quan trung tâm

Xem bài viết gốc tại đây:

https://1thegioi.vn/ha-noi-se-phat-trien-5-do-thi-ve-tinh-209140.html

Cận cảnh công trình xây dựng không phép tại dự án Charm Long Hải Resort & Spa

Xây dựng sai nội dung giấy phép, xây dựng tường chắn đất không có giấy phép xây dựng, chủ đầu tư dự án Charm Long Hải Resort & Spa đã bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phạt 230 triệu đồng. Vậy dự án này hiện ra sao?

Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 2394/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt, địa chỉ trụ sở chính: Khu phố Hải trung, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định, Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt đã thực hiện hành vi vi phạm gồm: Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp; Tổ chức thi công xây dựng hạng mục tường chắn đất (phía biển), kích thước khoảng 3mx250m không có giấy phép xây dựng.

Cận cảnh các công trình tại dự án Charm Long Hải Resort & Spa.

Với hành vi vi phạm nêu trên, Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt bị phạt tiền với tổng mức 230 triệu đồng. Đồng thời, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng yêu cầu Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt dừng thi công xây dựng công trình.

Mặc dù bị yêu cầu dừng thi công xây dựng công trình, nhưng vào thời điểm ghi nhận ngày 7/11 các công nhân vẫn đang thi công.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Công ty phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng và có giấy phép xây dựng điều chỉnh đối với các hạng mục thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp; hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và có giấy phép xây dựng đối với hạng mục thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng yêu cầu Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định và chi trả mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.

Nhiều vị trí còn đang tiến hành thi công.

Tuy nhiên theo ghi nhân của Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, hiện các hạng mục xây dựng sai phạm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đồng thời, không có dấu hiệu thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định theo quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Năm 2020, chủ đầu tư dự án Charm Long Hải Resort & Spa đã bị xử lý việc lấn chiếm hơn 3.700 m2 bãi bồi biển Long Hải.

Theo tìm hiểu, sai phạm này không phải lần đầu chủ đầu tư dự án Charm Long Hải Resort & Spa mắc phải, trước đó vào năm 2020, Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt trong quá trình triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Charm Long Hải Resort & Spa đã lấn chiếm hơn 3.700 m2 bãi bồi biển Long Hải để trồng 200 cây dừa.

Khu vực ấn chiếm hơn 3.700 m2 bãi bồi biển Long Hải để trồng 200 cây dừa hiện đang không được xử lý, tạo thành một bức tường đá chắn giữa khu vực bãi biển.

Nhận được phản ánh của người dân, UBND huyện Long Điền đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên – Môi trường kiểm tra và xử lý. Sau đó, Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt đã cho phương tiện cơ giới xuống bãi biển Long Hải di dời các cây dừa trồng trái phép, trả lại hiện trạng ban đầu.

Charm Long Hải Resort & Spa là dự án có quy mô khoảng 4,7 ha gồm biệt thự, căn hộ cho thuê và khách sạn với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD.

Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt do ông Nguyễn Hữu Nghĩa là người đại diện pháp luật và được cấp phép và đi vào hoạt động từ năm 2016, đồng thời là đơn vị chủ đầu tư dự án Charm Long Hải Resort & Spa tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Charm Long Hải Resort & Spa là dự án có quy mô khoảng 4,7 ha gồm biệt thự, căn hộ cho thuê và khách sạn với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD. Trước đó dự án này có tên Khu du lịch nghỉ dưỡng Cantavil – Long Hải do Công ty Cổ phần Phát triển nhà Deawon – Thủ Đức làm chủ đầu tư. Sau đó, Công ty CP Charm Group (Charm Group) thông qua Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt, Charm Group đã mua lại dự án Charm Long Hải Resort & Spa từ tay liên doanh Thủ Đức House và đối tác Hàn Quốc.

Chủ đầu tư dự án Charm Long Hải Resort & Spa – Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt là một doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái đa lĩnh vực của Charm Group.

Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt là một doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái đa lĩnh vực của Charm Group gồm: Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam; Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Dịch vụ Du lịch Hải Thuận; Công ty Cổ phần Thiên Bình Minh; Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt; Công ty Cổ phần Trang sức đá quý Infinity; Công ty TNHH Thực phẩm Ngân Đình; Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Minh Phong…

Không chỉ tại dự án Charm Long Hải Resort & Spa, một dự án khác liên quan đến Charm Group là Charm Hồ Tràm Resort cũng mới bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt vi phạm hành chính vì không có giấy phép môi trường đối với dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng đã triển khai xây dựng.

Một dự án khác liên quan đến Charm Group là Charm Hồ Tràm Resort cũng vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt vi phạm hành chính vì không có giấy phép môi trường đối với dự án.

Đối với hành vi vi phạm này, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xử phạt vi phạm hành chính đối Công ty Cổ phần Thiên Bình Minh số tiền là 320 triệu đồng. Đồng thời, Đình chỉ hoạt động các nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của dự án 4,5 tháng.

Song Anh – Thanh Tùng – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Công ty TNHH Du lịch khách sạn Phúc Đạt – Chủ đầu tư dự án Charm Long Hải Resort & Spa vừa bị xử phạt do xây dựng không phép.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/can-canh-cong-trinh-xay-dung-khong-phep-tai-du-an-charm-long-hai-resort-spa-82929.html

‘Bài toán’ giao thông Hà Nội ngày càng khó giải

Ngày 22/11, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã tổ chức tọa đàm ‘Hướng đến hệ thống giao thông Hà Nội thông minh và bền vững’.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã tập trung vào một số vấn đề chính như: Tổng quan về hệ thống giao thông thông minh trên thế giới và trong nước; thực trạng hệ thống quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội; nhu cầu phát triển hệ thống giao thông thông minh thành phố; đề xuất khung kiến trúc hệ thống giao thông thông minh TP Hà Nội; đề xuất cơ chế, chính sách kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị tham gia quản lý, điều hành giao thông vận tải thành phố…

Thiệt hại do ùn tắc giao thông của Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỷ USD/năm

Thống kê từ Sở GTVT Hà Nội, hiện thành phố mới có 7 tuyến vành đai; 19 tuyến hướng tâm (7 tuyến cao tốc hướng tâm, 8 tuyến quốc lộ, 4 tuyến hướng tâm kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh); mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch có 10 tuyến (tương ứng 417km), đồng thời đưa vào khai thác được 12,5/417km theo quy hoạch (tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông). Trong khi đó, thành phố Hà Nội hiện nay có 1,1 triệu ô tô, 6,7 triệu xe máy, khoảng 8 triệu phương tiện. Dân số mỗi năm tăng thêm 200.000 người (tương đương với một huyện lớn). Số lượng ôtô tăng khoảng 10%, xe máy tăng 3%, tổng xe tăng khoảng 4%. Thành phố rất quan tâm dành nguồn lực nâng cao hạ tầng nhưng tốc độ phát triển hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển phương tiện.

Theo thống kê của nhóm xây dựng đề án, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm là phổ biến trong thành phố. Năm 2022 có tổng số 35 điểm ùn tắc trong giờ cao điểm, đã xử lý được 8/35 điểm. Năm 2023 có tổng số 37 điểm ùn tắc, đến nay đã xử lý được 9/37 điểm. Một số nghiên cứu cho thấy, thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỷ USD/năm. Cùng với đó, về mặt xã hội, sức khỏe người dân đô thị đang bị ảnh hưởng vì chỉ số ô nhiễm không khí gấp hơn 5 lần so với quy định, nồng độ bụi pm2.5 đang gấp khoảng 3 lần. Về thời gian đi lại của người dân, ùn tắc giao thông chính là thủ phạm thiệt hại hơn 1 triệu giờ lao động/năm, số lượng người tăng nhanh chóng đã đặt Hà Nội vào bài toán giao thông ngày càng khó giải quyết.

Do đó, GS. TS Lê Hùng Lân, Chủ nhiệm Đề án nghiên cứu “Giao thông thông minh trên địa bàn TP Hà Nội” khẳng định, Hà Nội cần nhanh chóng trở thành thành phố thông minh, trong đó phát triển hệ thống giao thông thông minh là một trong các trụ cột chính. Tuy nhiên, những thách thức với giao thông thông minh của Hà Nội theo GS Lân tới từ chính việc tỷ lệ đất dành cho giao thông còn ít (chưa được một nửa so với yêu cầu). Vận tải hành khách công cộng chưa phát triển, chủ yếu dựa vào xe buýt và mới đáp ứng chưa được 20%. Phương thức giao thông xanh (đi bộ, xe đạp, xe động cơ điện…) chưa phát triển. Đồng thời, công tác quản lý, điều hành thiếu kết nối, chia sẻ. Dữ liệu giao thông chưa được chú trọng thu thập. Các ứng dụng giao thông thông minh ít. Cơ sở hạ tầng như trung tâm điều khiển, thiết bị ngoại vi còn thiếu.

Cân nhắc thu phí vào nội đô từ năm 2027

GS.TS. Lê Hùng Lân đề xuất, lộ trình phát triển giao thông thông minh ở Hà Nội nên chia thành 3 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2024-2026 sẽ xây dựng trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố; đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị ngoại vi ITS; kết nối nguồn dữ liệu; thẻ vé liên thông. Giai đoạn 2 từ năm 2027-2030 sẽ triển khai thu phí nội đô. Cùng đó, xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh; đổi mới phương thức quản lý; phát triển các ứng dụng ITS cơ bản; đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị ngoại vi ITS.

Giai đoạn 3 đến năm 2045 sẽ triển khai thu phí nội đô giai đoạn 2, đồng thời vận hành, khai thác hiệu quả ITS thành phố; hoàn thiện cơ sở hạ tầng ITS và tăng cường các ứng dụng khai thác dữ liệu giao thông số. Cùng tham dự tọa đàm, đại diện World Bank cho rằng, giai đoạn 1 là quan trọng nhất cho dự án và cần phải mua sắm nhiều trang thiết bị. Sau khi được phê duyệt thì sẽ cần nghiên cứu kỹ tính khả thi, thi công, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, khi xây dựng sẽ cần thiết kế các nút thi công. Vì thế đại diện World Bank mong muốn cần tăng thời gian giai đoạn 1 lên 4-5 năm và cần thiết lập chương trình một cách chi tiết.

Tương tự, theo TS Trần Thiện Chính, Học viện Bưu chính Viễn thông, người dân có thể tham gia trực tiếp vào công tác quản trị đô thị, giúp giảm tải cho bộ máy chính quyền, cụ thể hóa quyền làm chủ của người dân đối với thành phố của mình. Thông qua hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công và các dịch vụ đô thị thiết yếu khác người dân sẽ có đánh giá công bằng hơn đối với những công chức làm tốt và nhắc nhở những công chức làm chưa tốt phải tự hoàn thiện mình, giúp chính quyền các cấp qua đó có đánh giá cán bộ khách quan hơn và tự hoàn thiện bộ máy và quy trình hoạt động hướng tới phục vụ nhân dân tốt hơn.

Trước ý kiến đến từ các chuyên gia, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đề án giao thông thông minh đã đưa ra khung kiến trúc hệ thống, chiến lược và các giải pháp về cơ chế chính sách, về công nghệ và đầu tư nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô Hà Nội an toàn, thông minh, hiện đại, bền vững; là cơ sở để quản lý đầu tư các dự án ứng dụng giao thông thông minh trong tương lai. Đến nay, đề án đã cơ bản hoàn thành các nội dung được giao. Sở GTVT Hà Nội xác định xây dựng hệ thống giao thông thông minh, bền vững cho thành phố Hà Nội là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần khẩn trương thực hiện.

Đặng Nhật – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm xảy ra thường xuyên trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/giao-thong/bai-toan-giao-thong-ha-noi-ngay-cang-kho-giai-i714691/

Báo động ô nhiễm không khí ở miền Bắc nghiêm trọng hơn

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc hôm nay (23/11) nghiêm trọng hơn hai ngày trước. Hầu hết các điểm đo ở ngưỡng tím, ngưỡng rất có hại cho sức khỏe con người, nhiều điểm đo chạm ngưỡng nâu (ngưỡng nguy hiểm với sức khỏe con người).

Chỉ số chất lượng không khí ở Việt Nam được chia làm 6 cấp, trong đó ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người) với khuyến cáo tất cả mọi người bắt đầu chịu tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí. Ngưỡng tím (ngưỡng rất có hại cho sức khỏe con người với khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra ngoài). Ngưỡng nguy hiểm nhất là ngưỡng nâu với khuyến cáo tất cả mọi người có thể bị tác động sức khỏe nghiêm trọng, nên ở trong nhà.

Sáng nay (23/11), hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air ghi nhận số lượng điểm ô nhiễm ở ngưỡng tím ở Hà Nội nhiều hơn hôm nay.

Các điểm đo tại Chùa Láng (Đống Đa), chung cư Văn phòng Quốc hội (Nam Từ Liêm), trường mầm non GCA Ecolife (Nam Từ Liêm), Đội Cấn (Ba Đình), Trâu Quỳ (Gia Lâm) đều ở ngưỡng rất có hại cho sức khỏe con người.

Đáng lưu ý, tại Hà Nội, hai điểm đo ở Trung tâm Sao Mai (Thanh Xuân) và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Cầu Giấy) lên ngưỡng nguy hại với chỉ số chất lượng không khí AQI vượt mức 300, ngưỡng nguy hiểm cho sức khỏe con người với khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.

Tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các điểm đo của PAM Air ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí phổ biến ở ngưỡng tím và nâu.

Thành phố Nam Định và huyện Hải Hậu của tỉnh Nam Định ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng nâu trong sáng nay. Khu vực Thái Thụy của Thái Bình, huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng cũng ở ngưỡng nâu.

Các điểm đo khác ở Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh cũng phổ biến ở ngưỡng tím.

Hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng ghi nhận ô nhiễm phổ biến ở ngưỡng đỏ và tím. Trong khi trang theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ bao trùm là ngưỡng tím.

Trang theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ nhận định, đợt ô nhiễm không khí trên còn kéo dài trong nhiều ngày tới ở các tỉnh miền Bắc, do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Ô nhiễm nghiêm trọng nhất sẽ xảy ra vào buổi sáng, từ trưa chiều, chất lượng không khí được cải thiện.

Bộ Y tế khuyến cáo, ô nhiễm không khí từ ngưỡng đỏ, người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Với người hút thuốc lá nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí ở miền Bắc dự báo kéo dài nhiều ngày tới.

Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. Ngoài ra cần hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc được xác định bởi các nguồn từ giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ. Thời gian từ 10 đến tháng 3 hàng năm được coi là “mùa ô nhiễm không khí” ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Đây là thời gian thường xuyên xảy ra các đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng do tác động của điều kiện thời tiết khiến chất ô nhiễm không phát tán được.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thường xuyên theo dõi chất lượng không khí để có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguyễn Hoài – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Ô nhiễm không khí bao trùm Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc trong sáng nay.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/bao-dong-o-nhiem-khong-khi-o-mien-bac-nghiem-trong-hon-post1589072.tpo

Nhiều sai phạm tại Công ty Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình

Thanh tra tỉnh Quảng Bình phát hiện nhiều sai phạm tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình.

Ngày 22-11, Thanh tra tỉnh Quảng Bình cho biết, đã ban hành Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý tài chính, đầu tư mua sắm tài sản và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình.

Qua đó, yêu cầu Công ty Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình nộp số tiền sai phạm 221,7 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh.

Kết quả thanh tra cho thấy, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình đã tự ý cho các hộ dân ở hai xã Phú Thủy và An Thủy, huyện Lệ Thủy thuê với tổng diện tích 47,8 ha đất công ích (đất 5%) để nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, công ty này lại đưa các hộ dân thuê đất vào diện miễn phí tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi là không đúng đối tượng, gây thất thoát số tiền 119,5 triệu đồng (xã Phú Thủy là 102,5 triệu đồng và xã An Thủy là 17 triệu đồng).

Ngoài ra, trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2021, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình có năm công trình đã hoàn thành nghiệm thu, thanh quyết toán đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn nguồn kết dư hết nhiệm vụ chi. Công ty đã không hoàn trả lại ngân sách Nhà nước với tổng số tiền là 102,2 triệu đồng.

Kết quả kiểm tra gói thầu XL 03 (thuộc kênh chính Bắc, Nam hồ Rào Đá và kênh chính hồ Tiên Lang) thuộc dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống các tuyến kênh chính, đơn vị tư vấn đã tính sai, làm tăng giá xây lắp 28,7 triệu đồng.

Từ kết quả thanh tra nêu trên, Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Bình yêu cầu giám đốc công ty tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan các khuyết điểm nêu trên. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý đối với những khuyết điểm đã được chỉ ra.

Công ty Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình phải nộp số tiền sai phạm là 221,7 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước thông qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh.

Thanh tra tỉnh còn yêu cầu UBND các huyện, thị xã và TP trong tỉnh chỉ đạo UBND các xã, phường, đơn vị dùng nước trên địa bàn phối hợp với công ty tiến hành rà soát, ký hợp đồng tạo nguồn (bổ sung) kể từ vụ Hè Thu năm 2023. Đối tượng rà soát là những công trình có sử dụng nguồn nước từ các hồ, đập do công ty quản lý nhưng chưa đưa vào diện tích ký hợp đồng. Điều này nhằm tránh gây thất thoát nguồn ngân sách Nhà nước.

Bảo Thiên – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Công ty Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình được giao quản lý, khai thác hàng chục hồ chứa, trạm bơm, hệ thống thủy lợi. Ảnh: CTV

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/nhieu-sai-pham-tai-cong-ty-khai-thac-cong-trinh-thuy-loi-quang-binh-post762855.html

Toàn cảnh các ô đất dự án cao ốc bị Hà Nội dừng triển khai

Dự án N14, N15 đường Lê Văn Lương, dự án số 48 và 216 đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội) đã giải phóng mặt bằng xong nhiều năm nhưng chưa triển khai.

UBND Tp.Hà Nội vừa có báo cáo trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 12 HĐND Thành phố khóa XVI. Trong đó, cử tri đề Nghị thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm soát tiến độ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy về việc kiên quyết thu hồi các dự án treo, chậm triển khai, sử dụng đất sai mục đích trên địa bàn thành phố. Cụ thể là dự án N14, N15 đường Lê Văn Lương; dự án số 48 và 216 đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội) đã giải phóng mặt bằng xong nhiều năm nhưng chưa triển khai.

UBND Tp.Hà Nội vừa có báo cáo trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 12 HĐND Thành phố khóa XVI. Trong đó, cử tri đề Nghị thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm soát tiến độ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy về việc kiên quyết thu hồi các dự án treo, chậm triển khai, sử dụng đất sai mục đích trên địa bàn thành phố. Cụ thể là dự án N14, N15 đường Lê Văn Lương; dự án số 48 và 216 đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội) đã giải phóng mặt bằng xong nhiều năm nhưng chưa triển khai.

Trả lời kiến nghị trên, UBND Tp.Hà Nội cho biết, liên quan đến ô đất N14, N15 đường Lê Văn Lương có tổng diện tích 12.560,6m2, đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 8/2016. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Louis làm chủ đầu tư.

Trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng có phát sinh đơn thư. Căn cứ báo cáo của Thanh tra thành phố về việc xem xét đơn thư, từ tháng 2/2020, UBND Thành phố đã có chỉ đạo về việc dừng thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Về việc xử lý các nội dung tồn tại của dự án, UBND Thành phố đã giao các Sở, ngành rà soát quy định hiện hành để tham mưu đề xuất.

Đối với khu đất số 48 Trần Duy Hưng được UBND Thành phố cho phép Công ty Cổ phần Tasco tổ chức lập dự án xây dựng công trình nhà ở theo quy hoạch để kinh doanh khai thác tạo nguồn thu cân đối cho dự án BT xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao với đường 70).

Tháng 8/2015, UBND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tòa nhà văn phòng và chung cư tại số 48 Trần Duy Hưng với diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 2.809m2.

Trong đó, diện tích đất để mở đường theo quy hoạch khoảng 653,2m2; Diện tích đất xây dựng công trình khoảng 2.155,8m2.

Hiện nay, việc thanh, quyết toán dự án BT đang được nhà đầu tư (Tasco) và cơ quan quản lý hợp đồng (UBND quận Nam Từ Liêm) tổ chức triển khai thực hiện. UBND Tp.Hà Nội tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư và cơ quan quản lý hợp đồng đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục thanh, quyết toán đối với dự án BT nêu trên, làm cơ sở triển khai dự án tại số 48 Trần Duy Hưng.

UBND TP cũng cho biết, đối với khu đất số 216 đường Trần Duy Hưng có diện tích khoảng 2.368m2 (Khu A) do Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long quản lý sử dụng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất cấp năm 2004, mục đích sử dụng để xây dựng Văn phòng làm việc và Trung tâm giới thiệu sản phẩm.

Năm 2011, UBND Thành phố đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, theo đó khu đất có chức năng văn phòng, giới thiệu sản phẩm. Đến nay, Dự án chưa được triển khai.

UBND Thành phố cho biết đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai và đề xuất xử lý theo quy định.

Nguyễn Hữu Thắng – Tạp chí NĐT

Theo Người Đưa Tin

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.nguoiduatin.vn/toan-canh-cac-o-dat-du-an-cao-oc-bi-ha-noi-dung-trien-khai-a637212.html

Xử phạt một doanh nghiệp khoáng sản vi phạm gần 400 triệu đồng

UBND huyện Hà Trung (Thanh Hóa) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty TNHH dịch vụ, thương mại Long Linh.

Thông tin từ UBND huyện Hà Trung (Thanh Hóa) cho biết, trong quá trình khai thác mỏ đá tại xã Hà Tân, Công ty TNHH dịch vụ, thương mại Long Linh đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản với 4 hành vi.

Cụ thể, thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; khai thác không đúng một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác; lấn chiếm đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn mà chưa hoàn thiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định.

Căn cứ quy định của pháp luật, UBND huyện Hà Trung quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH dịch vụ, thương mại Long Linh với số tiền là 375 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm là 101,81 triệu đồng.

Cũng theo Quyết định, Công ty TNHH dịch vụ, thương mại Long Linh còn bị buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa khu vực đã khai thác vượt mốc giới về trạng thái an toàn; phải trả kinh phí đo đạc…

Trước đó, trong tháng 5/2023, UBND huyện Hà Trung cũng đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản 240 triệu đồng và buộc nộp lại 76,827 triệu đồng số lợi bất chính do vi phạm đối với Hợp tác xã công nghiệp Đông Đình tại xã Hà Tân.

Hà Anh – Báo NB&CL

Theo Nhà báo & Công luận

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.congluan.vn/xu-phat-mot-doanh-nghiep-khoang-san-vi-pham-gan-400-trieu-dong-post273533.html

Bãi rác Hòn Ngang quá tải

Sau 10 năm hoạt động, bãi rác Hòn Ngang (xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), nơi tập trung xử lý rác của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang trong tình trạng quá tải. Việc xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt thủ công khiến người dân lo lắng sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước ngầm.

Rác chất cao, cháy âm ỉ ở bãi rác Hòn Ngang.

Theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 17-11, bãi rác Hòn Ngang có diện tích khoảng 2ha đã phủ kín rác, chất cao hơn 5m. Tuy những ngày qua có mưa nhưng rác vẫn cháy âm ỉ, bốc khói và mùi hôi nồng nặc do đốt lộ thiên. Nước rỉ rác có màu đen được thu gom vào hệ thống mương bê tông, sau đó qua hố lọc, rồi theo cống bản thoát ra mương thoát nước của Nghĩa trang Gò Sạn. Bãi rác Hòn Ngang ở vị trí cách xa khu dân cư; xung quanh là sườn núi và nghĩa trang, đất nông nghiệp của dân, sườn núi cao làm bờ bao. Ông N.V.N (xã Diên Lâm) cho biết, bãi rác Hòn Ngang hình thành nhiều năm, đến nay đã quá tải. Mỗi ngày hàng chục tấn rác tập trung về đây để đốt, chôn lấp thủ công, bốc khói đen và mùi hôi thối. Phía dưới bãi rác là khu vực sản xuất hoa màu nên người dân rất lo lắng về nước rỉ rác ngấm vào lòng đất, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm ở phần đất của người dân.

Theo tìm hiểu của phóng viên, công trình Mở rộng bãi rác Hòn Ngang được UBND huyện Diên Khánh đầu tư năm 2012, đi vào hoạt động chính thức năm 2013. Hiện nay, bãi rác là nơi tập trung rác của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Diên Khánh. Theo báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Mở rộng bãi rác Hòn Ngang đã được phê duyệt, diện tích bãi rác 1,85ha; thời gian sử dụng 11 năm. Quá trình xử lý rác được thực hiện bằng cách đốt, ép, mục phân hủy; khối lượng rác còn lại khoảng 50% so với lúc ban đầu (khối lượng 17.000 tấn/năm). Hiện nay, Ban Quản lý Dịch vụ công ích huyện Diên Khánh là đơn vị quản lý, giám sát và thực hiện ký hợp đồng dịch vụ công ích đô thị với đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Môi trường Đô thị Diên Khánh để thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Hòn Ngang.

Nước rỉ rác từ bãi rác Hòn Ngang gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Theo ý kiến của Công ty TNHH Môi trường Đô thị Diên Khánh, hiện nay, do bãi rác Hòn Ngang lộ thiên, rác chỉ cần đốt một lần và tự cháy ngầm quanh năm (do bãi rác tự phát sinh khí mê tan nên âm ỉ cháy) phát sinh khói bụi. Trong quá trình vận hành, chôn lấp rác, công ty thường xuyên phun xịt hóa chất khử mùi, thuốc diệt ruồi và rải vôi bột để giảm ô nhiễm môi trường xung quanh; thực hiện đầy đủ quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng hợp đồng đã ký kết với Ban Quản lý Dịch vụ công ích huyện Diên Khánh. Về việc nước rỉ rác phát sinh từ quá trình xử lý rác, UBND huyện Diên Khánh đã giao các cơ quan có liên quan khảo sát, lập phương án nạo vét, cải tạo lại hố lọc rác hiện có nhằm thu gom toàn bộ nước rỉ rác; định kỳ đơn vị vận hành bãi rác thuê đơn vị hút hầm để hút nước thải và vận chuyển về nơi có chức năng xử lý theo quy định, không để nước thải chảy tràn ra môi trường. Đối với phần thoát nước của bãi rác, toàn bộ nước rỉ rác được thu gom vào mương bê tông, rồi dẫn vào hố lọc được xếp bằng đá hộc trước khi thoát ra ngoài cống. 

Lãnh đạo UBND xã Diên Lâm cho biết, vừa qua, từ phản ánh về tình trạng quá tải, ô nhiễm môi trường, nguồn nước ở bãi rác Hòn Ngang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp với địa phương đi khảo sát, kiểm tra thực tế. Qua kiểm tra thực địa, đoàn kiểm tra đã ghi nhận những phản ánh của người dân và sắp tới sẽ có kiến nghị các cấp thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.

Theo Quyết định điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2030 của UBND tỉnh, để giải quyết các khó khăn hiện tại về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và hướng tới xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tổng hợp bền vững, toàn tỉnh đã quy hoạch 19 cơ sở xử lý chất thải rắn; trong đó có bãi rác Hòn Ngang, với diện tích 3,6ha. Theo đó, bên cạnh việc kiểm soát chất thải phát sinh từ việc phân loại rác thải tại nguồn, sản xuất phân hữu cơ dựa vào cộng đồng, hình thành các trung tâm tiếp nhận chất thải nguy hại đô thị… các địa phương sẽ áp dụng cơ sở xử lý trung gian, cụ thể như các lò đốt thu hồi năng lượng và các cơ sở xử lý bằng công nghệ tiên tiến để giảm thiểu khối lượng chất thải tại các bãi chôn lấp.

Thái Thịnh – Báo Khánh Hòa

Theo Khánh Hòa

Ảnh: Rác ở bãi rác Hòn Ngang được chôn lấp, đốt thủ công gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baokhanhhoa.vn/xa-hoi/202311/bai-rac-hon-ngangqua-tai-43b4330/

1 huyện nghèo ở Quảng Nam có 51 công trình sai phạm

Thanh tra tỉnh Quảng Nam thanh tra 60 công trình tại huyện miền núi Phước Sơn thì phát hiện có 51 công trình sai phạm.

Ngày 20-11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết đã ban hành kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Phước Sơn, giai đoạn 2019-2022.

Qua thanh tra 60 công trình, phát hiện đến 51 công trình sai phạm.

51 công trình sai phạm

Theo kết luận, giai đoạn 2019-2022, nhiều dự án, công trình trên địa bàn huyện Phước Sơn được thi công đưa vào sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số tồn tại hạn chế, thiếu sót.

Cụ thể, từ năm 2019-2022, có 100 dự án đấu thầu qua mạng, tổng giá trị 856 tỉ đồng, giá trị trúng thầu 820 tỉ đồng, tỉ lệ giảm thầu chỉ đạt 0,96%.

Có 186 dự án được chỉ định thầu, tổng giá gói thầu 163 tỉ đồng. Tỉ lệ tiết kiệm đấu thầu thấp, chỉ 0,6%.

Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra 60 công trình. Kết quả thanh tra chỉ có 9 công trình đảm bảo đúng quy định, 51 công trình sai phạm.

Nhiều dự án chậm tiến độ. Ảnh: TN

Trong số 51 công trình sai phạm, Thanh tra đã chỉ ra một số đơn vị tư vấn giám sát chưa thực hiện tốt công tác giám sát, không kiểm tra khối lượng, lập biên bản nghiệm thu khối lượng làm cơ sở để đơn vị thi công lập hồ sơ thanh, quyết toán không đúng với khối lượng thực tế. Tổng số tiền sai phạm hơn 2,6 tỉ đồng.

Tại dự án đường giao thông vào vùng dược liệu xã Phước Thành, việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá, thẩm định kết quả đấu thầu chưa tuân thủ theo đúng hồ sơ mời thầu, để xảy ra hiện tượng tiêu cực.

Đối với dự án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam xem xét, thụ lý. Hiện nay, UBND huyện Phước Sơn đã thực hiện hủy thầu, tổ chức đấu thầu lại và nhà thầu mới đang tiến hành thi công công trình theo quy định.

Thanh tra tỉnh cũng xác định có sai phạm xảy ra trong công quản lý tiến độ các công trình. Có 30 gói thầu xây lắp chậm tiến độ so với cam kết trong hợp đồng, phải gia hạn tiến độ.

Đối với công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán được thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại, sai phạm.

Từ năm 2019-2022, có 100 dự án đấu thầu qua mạng. Ảnh: TN

Hàng loạt cơ quan bị đề nghị kiểm điểm

Với các sai phạm được chỉ ra, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Phước xử lý, nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với việc tạm ứng quá thời hạn thu hồi sau 3 tháng kể từ thời điểm phải thu hồi tạm ứng theo quy định của hợp đồng mà nhà thầu chưa thực hiện.

Yêu cầu UBND huyện này chỉ đạo các phòng, ban liên quan chấn chỉnh về những tồn tại, hạn chế, sai phạm trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.

Chỉ đạo kiểm điểm, xem xét làm rõ trách nhiệm đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Phước Sơn (thay mặt chủ đầu tư điều hành dự án) và các đơn vị có liên quan đến việc chưa thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quy định của công trình đường ĐH6, cầu Xà Ka, cầu Đăk Mét.

UBND huyện Phước Sơn có biện pháp khắc phục, giải quyết các khoản tạm ứng quá thời gian quy định, chưa thu hồi đối với các công trình.

Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ khiến người dân đi lại khó khăn. Ảnh: TN

Thanh tra tỉnh Quảng Nam điểm tên các cơ quan thuộc huyện Phước Sơn cần phải xử lý, chấn chỉnh như: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất, Phòng NN&PTNT huyện, các đơn vị thi công…

Thanh tra yêu cầu thu hồi tất cả các khoản tiền sai phạm nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam.

Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị và báo cáo về Thanh tra tỉnh để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Thanh Nhật – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Thanh tra 60 công trình tại huyện Phước Sơn, phát hiện đến 51 công trình sai phạm. Ảnh: TN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/1-huyen-ngheo-o-quang-nam-co-51-cong-trinh-sai-pham-post762529.html

Chiếm đất rừng làm điện gió Tân Tấn Nhật, gần ba năm mới phát hiện

Một doanh nghiệp tại Kon Tum thi công dự án điện gió trong nhiều năm nhưng đến nay mới bị phát hiện chiếm dụng đất đai trái phép.

Ngày 20/11, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, tỉnh này vừa quyết định xử phạt Công ty cổ phần Tân Tấn Nhật (trụ sở thôn Lanh Tôn, xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) do lấn chiếm gần 9ha rừng.

Qua kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện, từ tháng 7/2021- 10/2023, Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật thi công dự án điện gió trên địa bàn giáp ranh giữa huyện Ngọc Hồi và Đắk Glei. Dự án triển khai trong hơn hai năm nhưng đến nay mới phát hiện doanh nghiệp này chiếm đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất.

Cụ thể, Công ty Tân Tấn Nhật đã chiếm đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn với diện tích 89.800m2 tại huyện Ngọc Hồi và huyện Đắk Glei; Chiếm đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích 155.700m2 tại huyện Đắk Glei, thời gian chiếm đất từ tháng 7/2021-10/2023.

Cả hai hành vi chiếm đất này nhằm mục đích xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án Nhà máy Điện gió Tân Tấn Nhật Đắk Glei.

Trước vi phạm trên, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã ký quyết định xử phạt 380 triệu đồng đối với hành vi chiếm dụng 245.500m2 đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất để xây dựng các công trình dự án nhà máy điện gió. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng buộc doanh nghiệp này nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm là 422 triệu đồng. Tổng số tiền phải nộp phạt là 802 triệu đồng.

Trước đó, Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật cũng đã bị Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum xử phạt 170 triệu đồng vì hàng loạt vi phạm khi xây dựng công trình nhà máy điện gió này.

Tạ Vĩnh Yên – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Dự án điện gió chiếm đất rừng, đất nông nghiệp tại Kon Tum trong nhiều năm. Ảnh: VP

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/cong-ty-lan-chiem-dat-rung-lam-du-an-dien-gio-o-kon-tum-bi-phat-nang-192231120190242042.htm

Vịnh Hạ Long đang ở ‘cảnh báo đỏ’

Là di sản thiên nhiên thế giới nhưng vài năm trở lại đây, vịnh Hạ Long liên tiếp phải gánh chịu những tác động ‘thô bạo’ từ con người khiến môi trường, cảnh quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long của Việt Nam đang ở tình trạng ‘cảnh báo đỏ’.

Cảnh báo “dừng đến” vì rác thải

Mới đây, tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Fodor’s Travel sau khi công bố danh sách “Go list” (các điểm đến nên ghé thăm trên thế giới), họ đã công bố danh sách “No list 2024” (các điểm nên dừng ghé thăm trên thế giới) gồm có 9 điểm đến. Trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.

“No list 2024” được đưa ra dựa trên các tiêu chí chính gây ảnh hưởng đến du lịch: quá tải khách, tạo rác thải, chất lượng và nguồn nước, những điều gây hại cho điểm đến và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. Vịnh Hạ Long của Việt Nam được nhắc đến ở tiêu chí “tạo rác thải”.

Vịnh Hạ Long “ngộp thở” vì rác trong sự cố môi trường đầu năm 2023. Ảnh: Hoàng Dương

Vịnh Hạ Long “ngộp thở” vì rác trong sự cố môi trường đầu năm 2023. Ảnh: Hoàng Dương

Theo Fodor’s Travel, trong các chuyến du ngoạn trên vịnh, du khách thường xuyên nhìn thấy chai nước, túi nhựa, cốc xốp và rác thải liên quan đến hoạt động đánh cá trôi nổi trên mặt nước cùng với những vệt dầu diesel loang lổ. Ngoài ra, còn có rác thải từ các khu dân cư và cộng đồng ngư dân dọc các bãi biển.

Về rác thải, Trung tâm Di sản thế giới đã có văn bản gửi Việt Nam phản hồi về hiện trạng bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, trong đó gửi kèm thư của khách du lịch quốc tế phản ánh tình trạng rác thải trôi nổi quá nhiều trên vịnh làm ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm chuyến du lịch của họ.

Hàng núi phao xốp được vớt lên chất đống ven bờ vịnh Hạ Long. Ảnh: Hoàng Dương

Đầu năm 2023, sự cố môi trường biển chưa từng có đã xảy ra tại vịnh Hạ Long khi hàng triệu tấm phao xốp bị ngư dân thẳng tay ném xuống biển. Vịnh Hạ Long lúc ấy “ngộp thở” vì rác. Mỗi ngày, hàng nghìn khối phao xốp được vớt lên bờ chất thành núi. Phải mất vài tháng, Quảng Ninh mới xử lý ổn sự cố môi trường biển này.

Nguyên nhân là do các cơ quan chức năng địa phương đã không quản lý chặt chẽ việc ngư dân nuôi hàu hà, không hướng dẫn cụ thể các điểm được phép nuôi và không quản lý số lượng cũng như không giám sát trong quá trình tháo dỡ, chuyển đổi mô hình sử dụng phao xốp. Vì thế, địa phương phải bỏ ra hàng trăm tỷ để thu gom, xử lý lượng phao xốp trôi nổi trên vịnh.

Di sản bị tác động thô bạo

Năm 2016, UBND TP Hạ Long chấp thuận cho một số đơn vị kinh doanh du lịch trưng dụng các hang động trên vịnh Hạ Long làm nhà hàng. Sự việc gây chấn động dư luận khi được báo chí phản ánh, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về sự tác động thô bạo này. Tháng 9/2016, Quảng Ninh ra văn bản chấm dứt hoạt động.

Năm 2018, báo chí tiếp tục phản ánh việc hàng loạt đảo đá thuộc vùng lõi vịnh Hạ Long bị xâm hại khi hàng nghìn khối bê tông được đổ xuống vịnh để làm kè, cầu cảng. Đặc biệt, có 2 công trình cầu cảng của chính Ban Quản lý vịnh Hạ Long xây dựng tại vùng lõi nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường. Sự việc đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về tác động quá mức của con người đến di sản vịnh Hạ Long.

Có năm vịnh Hạ Long thu hơn 1.000 tỷ đồng từ tiền bán vé tham quan vịnh. Số tiền này chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ, cụ thể là xây dựng TP Hạ Long. Ban Quản lý vịnh Hạ Long, đơn vị trực tiếp bảo vệ, phát huy giá trị của di sản được trích lại một phần nhỏ và sau hàng chục năm, sản phẩm du lịch vịnh Hạ Long vẫn vậy.

Theo hồ sơ di sản vịnh Hạ Long trình UNESCO, vùng đệm của vịnh Hạ Long được tính từ rìa trung tâm vùng lõi ra với bán kính từ 4-5km, vùng này được tạo nên để bảo vệ vùng lõi của di sản. Như vậy, các phường như Hùng Thắng, Bãi Cháy, Hòn Gai, Hoàng Tân, và một số xã đảo trên vịnh Bái Tử Long đều nằm trong vùng đệm của vịnh Hạ Long.

Sau gần 30 năm được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm của vịnh Hạ Long đang ngày càng bị thu hẹp. Nhiều công trình lấn biển của Quảng Ninh ngày càng tiến dần đến vùng lõi như khu vực bán đảo Hùng Thắng; khu vực mặt trước biển của phường Bãi Cháy; khu vực bến Đoan; khu vực Quảng trường 30/10; đường bao biển và mới đây nhất là Khu đô thị 10B.

Điều đáng nói, những dự án lấn biển này đều do các doanh nghiệp san lấp vịnh để làm bất động sản. Những căn nhà tại khu vực này có giá lên đến hàng chục tỷ tùy theo từng vị trí. Khu vực lấn biển kéo dài hàng cây số và rộng hàng nghìn héc ta.

Mới đây nhất là Dự án khu dân cư 10B tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt với hơn 30ha, trong đó có gần 4ha nằm trong vùng đệm của di sản nhưng nhiều người vẫn cho rằng khu vực này là sình lầy, không đem lại lợi ích kinh tế. Họ quên mất giá trị về cảnh quan, địa chất, địa mạo, hệ sinh thái và đa dạng về các loài động thực vật.

Ngày 16/9 vừa qua, tại Thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Do đó, di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long không chỉ có diện tích 1.553km2 bao gồm 1.969 hòn đảo, mà được mở rộng ra cả quần đảo Cát Bà.

Việc mở rộng này làm tăng thêm giá trị vốn có của Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long. Các giá trị nổi bật toàn cầu của khu vực được xác định gồm các kiến tạo vật lý và sinh học; kiến tạo địa chất, địa lý và là môi trường sống của các loài động, thực vật.

Vì vậy, không ai có thể nhân danh phát triển kinh tế để ủng hộ những dự án lấn vịnh Hạ Long. Di sản phải được bảo tồn và phát huy hướng tới lợi ích chung của quốc gia và nhân loại. Đó là giá trị không chỉ phục vụ hôm nay mà còn để lại cho muôn đời sau.

Hoàng Dương – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Dự án khu dân cư 10B lấn gần 4ha vùng đệm vịnh Hạ Long đã được Quảng Ninh phê duyệt. Ảnh: Hoàng Dương

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/vinh-ha-long-dang-o-canh-bao-do-post1588687.tpo

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 44-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế Công bố quốc tếsố 44-2023.

Về quản lý môi trường

– Tác động của biến đổi khí hậu đến hiện trạng sinh thái các dòng sông: Trường hợp Thung lũng Albaida (Đông Nam Tây Ban Nha).

– Con đường dẫn đến một tương lai bền vững: Điều tra sự đóng góp của đổi mới công nghệ, năng lượng sạch và trao quyền cho phụ nữ trong việc giảm thiểu các thách thức môi trường toàn cầu.

– Những thay đổi về thông số suy thoái môi trường ở Bangladesh: Vai trò của tiết kiệm ròng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đổi mới công nghệ và dân chủ.

– Cục Dự trữ Liên bang có thể cứu được môi trường không ?

– Hiểu biết sâu sắc về việc thu hồi tài nguyên và năng lượng bền vững từ nước rỉ rác theo hướng giảm thiểu phát thải để quản lý môi trường: Một cách tiếp cận quan trọng.

– Tác động trực tiếp và tương tác của quản lý môi trường chiến lược và thực hành trách nhiệm xã hội đối với lợi thế của sản phẩm mới.

– Chuyển đổi công nghiệp xanh: Tận dụng đổi mới môi trường và thuế môi trường để đạt được mức trung hòa carbon. Mở rộng trên mô hình STRIPAT.

– Lực lượng truyền thông về biến đổi khí hậu có hành xử nhất quán trước và sau khi mục tiêu “cacbon kép” được đưa ra không? Sự khác biệt không gian-thời gian dựa trên weibo.

– Có thể sản xuất số lượng lớn vật liệu nào khi chuyển sang trạng thái phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với nguồn tài nguyên phát thải bằng 0 hạn chế ?

– Biến đổi sinh khí hậu trên toàn mạng lưới khu bảo tồn của Phần Lan.

Về môi trường đô thị

– Các nguồn khí dung mịn tại một địa điểm nền đô thị ở Đông Địa Trung Hải (Nicosia; Síp): Những hiểu biết sâu sắc từ việc so sánh phân bổ nguồn ngoại tuyến và trực tuyến đối với các khí dung cacbonat.

– Phát triển mô hình tạo chuyến đi vận chuyển hàng hóa bằng cách sử dụng thông tin được quan sát và không được quan sát về các đặc điểm của chuỗi cung ứng để chuyển đổi đô thị bền vững.

– Gia tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền từ chuột ở các khu đô thị xanh hơn.

– Phân bổ nguồn khí Nitrophenol và sự đóng góp của chúng vào sự hình thành HONO ở khu vực đô thị.

– Nhu cầu nước của Hạ tầng đô thị xanh dưới tác động của biến đổi khí hậu.

– Bạn nên sưởi ấm ngôi nhà của mình như thế nào trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh? Phương pháp ra quyết định đa tiêu chí dựa trên kịch bản.

– Các loại không gian xanh đô thị ảnh hưởng đến sự tập hợp quần thể vi sinh vật và kháng kháng sinh trong thực vật nhiều hơn trong đất.

– Khử phức và khoáng hóa đồng bộ các phức đồng bằng cách hoạt hóa peroxymonosulfate với than sinh học lưỡng kim từ có nguồn gốc từ bùn thải đô thị.

Về môi trường khu công nghiệp

– Số phận của hạt vi nhựa trong một nhà máy xử lý nước thải hóa dầu điển hình.

– Chất rắn sinh học của nhà máy bột giấy giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong đất từ việc sử dụng urê và cải thiện độ phì nhiêu của đất trong đồn điền cây dương lai.

– Hiện đại hóa chính sách chung về ô nhiễm khói mù từ dữ liệu lớn đăng ký doanh nghiệp: Tác động không gian của các hoạt động công nghiệp.

– Đánh giá việc sử dụng năng lượng mặt trời trong ngành dệt may của Iran hướng tới sản xuất sạch hơn: Lập kế hoạch bền vững và phân tích tính khả thi.

– Hướng tới tương lai ít carbon cho ngành dầu khí ngoài khơi: Hệ thống quản lý năng lượng tích hợp thông minh với tua bin gió và tua bin khí nổi.

– Những thách thức và tiến bộ trong quá trình kết tinh chưng cất màng cho các ứng dụng công nghiệp.

– Vai trò của quy định môi trường và vốn nhân lực xanh đối với phát triển bền vững: Vai trò trung gian của đổi mới xanh và nâng cấp ngành công nghiệp.

– Than sinh học biến tính hạt nano magie oxit có nguồn gốc từ bã chè để tăng cường khả năng hấp phụ o-chlorophenol từ nước thải công nghiệp.

– Chất chuyển hóa môi trường phát hiện ra stress oxy hóa, rối loạn điều hòa axit amin và suy giảm năng lượng ở Daphnia magna khi tiếp xúc với nước thải công nghiệp.

– Ý nghĩa của các chính sách dệt tuần hoàn đối với quy định tương lai về các chất độc hại trong hàng dệt ở Liên minh Châu Âu.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Trân trọng giới thiệu:

The Environmental Management Special Section is pleased to present to our valued readers the International Environmental Bulletin No. 44/2023, featuring the following key topics:

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Climate change impact on the ecological status of rivers: The case of Albaida Valley (SE Spain)

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164645

Abstract

Understanding the effects of environmental stressors (e.g., potential changes in climate and land use) on ecological status is essential for freshwater management. The ecological response of rivers to stressors can be evaluated by several physico-chemical, biological, and hydromorphological elements as well as computer tools. In this study, an ecohydrological model based on SWAT (Soil and Water Assessment Tool) is used to investigate climate change impact on the ecological status of Albaida Valley Rivers. The predictions of five General Circulation Models (GCMs) each with four Representative Concentration Pathways (RCPs) are employed as input to the model for simulating several chemical and biological quality indicators (nitrate, ammonium, total phosphorus, and the IBMWP (Iberian Biological Monitoring Working Party) index) in three future periods (Near Future: 2025–2049, Mid Future: 2050–2074, and Far Future: 2075–2099). Based on chemical and biological status predicted with the model, the ecological status is determined at 14 representative sites. As a result of increased temperatures and decreased precipitations from most of GCMs projections, the model predicts decreased river discharge, increased concentrations of nutrients, and decreased values of IBMWP for future compared to the baseline period (2005–2017).

While most representative sites have poor ecological status (10 sites with poor ecological status and four sites with bad ecological status) in the baseline, our model projects bad ecological status for most representative sites (four sites with poor ecological status and 10 sites with bad ecological status) under most emission scenarios in the future.

It should be noted that the bad ecological status is projected for all 14 sites under the most extreme scenario (i.e., RCP8.5) in the Far Future. Despite the different emission scenarios, and all possible changes in water temperature and annual precipitation, our findings emphasize the urgent need for scientifically informed decisions to manage and preserve freshwaters.

2. A pathway to a sustainable future: Investigating the contribution of technological innovations, clean energy, and Women’s empowerment in mitigating global environmental challenges

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138499

Abstract

This study aims to provide insights into the pathway toward a sustainable future by investigating the factors contributing to environmental sustainability. In this pursuit, the current study empirically analyzes the role of economic growth, technological innovation, clean energy consumption, and women empowerment toward global environmental quality from 1991 to 2015. For empirical analysis, autoregressive distributive lag and fourier frequency domain causality models are employed to test the long-medium and short-run association between the selected variables.

Fully modified ordinary least squares and canonical cointegration regression estimations are also applied for robustness. The empirics of this study reveal that economic growth deteriorates the environmental quality in the long and short run. However, technological innovation, clean energy consumption, and women’s empowerment help improve environmental quality in the long and short run. In addition, the robust analysis also authenticates the long-run outcomes of the study.

This study suggests policy recommendations aimed at a sustainable future by establishing strong regulatory policy instruments, enforcing environmental laws, promoting energy-efficient technologies in industries and households, implementing women’s employment protection policies, and strong regulatory policy instruments to achieve emission reduction in the global perspective.

3. Changes in environmental degradation parameters in Bangladesh: The role of net savings, natural resource depletion, technological innovation, and democracy

Journal of Environmental Management, Volume 343, 1 October 2023, 118190

Abstract

Most researchers consider CO2 emissions to be the primary indicator of environmental degradation. Similarly, ecological footprint appears to be a significant proxy for environmental degradation in recent research due to its multifaceted impact on the natural environment. With this in mind, this study investigates fluctuations in CO2 emissions and ecological footprint as indicators of environmental degradation in Bangladesh from 1980 to 2020, and how they are influenced by net savings, natural resource depletion, technological innovation, and democracy.

The non-linear ARDL (NARDL)-based asymmetric analysis finds that positive changes in net savings, natural resource depletion, and democracy positively impact both parameters of environmental degradation in the long run. On the other hand, a positive change in technological innovation reduces these parameters in the long run. Likewise, negative changes in net savings and technological innovation reduce environmental degradation. In contrast, negative changes in natural resource depletion and democracy exacerbate these two parameters and degrade environmental quality in the long run. However, there are some variations in the short-run influence of the predictors on the predicted variable. Overall, the findings of this study suggest that policymakers must strategically exploit natural resources, net savings, technology diffusion, and democratic principles to preserve the natural environment in Bangladesh.

4. Can the Federal Reserve save the environment?

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138730

Abstract

This study examines the environmental effect of monetary policy, particularly within the framework of global value chains (GVCs). Given the escalating climate concerns and the urgent need for sustainable solutions, it is crucial to investigate the environmental consequences of monetary policy decisions which directly influence domestic production and international input-sourcing activities. As the monetary policy is likely to be associated with a variety of economic factors influencing environmental outcomes, it is critical to introduce an exogenous shock that reflects variations in monetary policies to derive unbiased causal estimates.

We thus adopt a proxy-vector autoregression (VAR) approach with U.S. monetary policy surprise as an exogenous instrument. We uncover compelling evidence that one standard deviation of contractionary monetary policy surprise leads to a reduction in overall emissions by approximately 0.5 percent. However, the more significant and concerning result is the observed rise in emission intensities by 0.2 percent.

We highlight the key mechanism underlying this outcome: higher domestic credit costs discourage firms from effectively outsourcing production tasks abroad, thereby increasing the generation of air pollutants per unit of output arising from reduced production efficiency. The identification of a previously unrecognized environmental externality calls for a reevaluation of policy approaches and underscores the importance of integrating environmental considerations into monetary policy frameworks.

5. Insights into sustainable resource and energy recovery from leachate towards emission mitigation for environmental management: A critical approach

Journal of Environmental Management, Volume 343, 1 October 2023, 118219

Abstract

The exponential generation of municipal solid waste (MSW) and landfill disposal without any treatment has increased the continuous generation of landfill leachate. Improper MSW and leachate management are contributing to environmental degradation and water and soil pollution, which must be treated. Numerous works have been conducted on leachate treatments for energy and resource recovery.

This review presents a comprehensive study of leachate management in which different treatment methods are discussed to analyze the suitability of processes that can be employed to treat leachate efficiently. Further, the characteristics of leachate are examined as properties of leachate may be varied depending upon the region. Still, several challenges related to leachate management and its treatments are discussed in this study. An integrated system could be a better option for treating leachate because it contains large amounts of organic and inorganic compounds. Proper leachate management would help to recover energy and value-added products (metals).

6. The direct and interacting effects of strategic environmental management and socially responsible practices on new product advantage

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138510

Abstract

A substantial body of literature has shown the relationship between corporate sustainability (CS) and firm performance, but the effects of individual CS practices on new product advantage (NPA) remain ambiguous. Drawing on stakeholder theory and relevant CS literature, the purpose of this study is to investigate the direct and interacting effects on NPA of four CS practices, namely, strategic environmental management (SEM), CS management control, safety climate, and community relationship management.

Our study method involved a multi-respondent questionnaire survey of 198 Chinese manufacturers, and we statistically verified the survey data to test the research model with three hypotheses. The findings of this study show that all CS practices can directly improve NPA. We found that, in affecting NPA, SEM interacts positively with CS management control, negatively with community relationship management, and not at all with safety climate. Our findings provide new evidence to prioritize and balance the efforts of CS practices on new product performance. They also primarily clarify the conflicting or unclear relationships among the four CS practices for new product development (NPD).

7. Green industrial transition: Leveraging environmental innovation and environmental tax to achieve carbon neutrality. Expanding on STRIPAT model

Journal of Environmental Management, Volume 343, 1 October 2023, 118121

Abstract

Anthropogenic global warming strategies on carbon mitigation are driven by encouraging green innovation and using carbon taxes, yet an empirical model to validate this is non-existing. Moreover, the existing stochastic effects by regression on population, wealth, and technology (STIRPAT) model has been found to lack policy tools on taxes and institutions that cut carbon emissions.

This study amends the STIRPAT model with environmental technology, environmental taxes, and strong institutional frameworks to create a new model STIRPART(stochastic impacts by regression on population, affluence, regulation, and technology) to understand the factors impacting carbon pollution using the emerging 7 economies. Using data from 2000 to 2020, the Driscoll-Kraay fixed effects are employed in this analysis to conduct evidential tests of the impacts of environmental policies, eco-friendly innovations, and strong institutions.

The outcomes indicate that environmental technology, environmental taxation, and institution quality decrease E7’s carbon emissions by 0.170%, 0.080%, and 0.016%, respectively. It is recommended that E7 policymakers should adopt the STIRPART postulate as the theoretical basis for policies favoring environmental sustainability. The key contribution is the amendment of the STIRPAT model and the enhancement of the market-based mechanisms, such as patents, strong institutions, and carbon taxes, to enable environmental policy to be carried out sustainably and cost-effectively.

8. How asymmetric is the response of CO2 emissions to economic restructuring in China? Evidence from NARDL approach

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138836

Abstract

China has experienced a remarkable economic progression since the implementation of its reform and opening-up policy. Yet, it is crucial to confront the challenge of achieving sustainable and high-quality economic growth while concurrently enhancing environmental quality. This study adopts the nonlinear autoregressive distributed lag (NARDL) approach to explore how economic structure adjustments impacted China’s carbon dioxide (CO2) emissions from 1980 to 2020.

The empirical results reveal some asymmetries in the influence of agricultural progression, industrial development, and foreign direct investment (FDI) on CO2 emissions in short and long-term contexts. Specifically, in the long run, a 10% positive change in agricultural development increases CO2 emissions by 1.55%, nearly double the mitigation effect of a negative change (0.78%); a 10% positive (negative) change in industrialization is associated with a 0.6% decrease (0.23% increase) in CO2 emissions; a 10% positive change in FDI results in a 2.30% increase in CO2 emissions, supporting the “Pollution Haven” hypothesis, while a 10% negative change contributes to a 4.51% increase.

In the short run, a 10% negative change in agricultural and industrial sectors increases CO2 emissions by 0.27% and 0.21%, respectively, while a 10% negative change in FDI leads to a 2.0% increase in CO2 emissions. Additionally, short-term positive changes in agricultural and industrial sectors and positive shocks in FDI exert negligible influence on CO2 emissions. These findings highlight the necessity of economic structure transformation and refinement of current environmental policies.

9. Optimal pathways for upgrading China’s wastewater treatment plants for achieving water quality standards at least economic and environmental cost

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118397

Abstract

Wastewater treatment plants (WWTPs) in China must be upgraded to meet new discharge standards, but this incurs both economic and environmental costs and benefits. To select the optimal upgrade pathway, we developed ten upgrade paths based on two common decision-making scenarios for WWTP upgrade in developing countries. Using model simulation, life-cycle assessment, life-cycle cost, and multiple-attribute decision-making, we incorporated the full costs and benefits associated with the construction and operation into the decision-making process.

We used a weighting scheme of attributes for the three regions and ranked the upgrade paths using the technique for order preference by similarity to an ideal solution (TOPSIS). The results showed that constructed wetlands and sand filtration were advantageous in terms of lower economic costs and environmental impacts, while the denitrification filter pathways required less land. Optimal pathways differed by region, highlighting the importance of a detailed and integrated assessment of the costs and benefits of WWTP upgrade options over the full life cycle. Our findings can inform decision-making on upgrading China’s WWTPs to meet stringent discharge standards and protect inland water and coastal environments.

10. Does the climate change communication power behave consistently before and after the “dual carbon” target is put forward? Spatial-temporal differences based on Weibo

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138435

Abstract

Climate change communication power is an important variable to characterize the influence of climate change information. To deeply understand the public’s climate change communication power in China under the “dual carbon” context, this study selected Weibo as the source for obtaining climate change texts and analyzed the spatial-temporal differences of climate change communication power by using a web crawler and a communication power model.

Through the comparative analysis of the two periods before and after the “dual carbon” goal was put forward, it is found that: (1) After the “dual carbon” goal was put forward, the public’s discussion on climate change was more widely distributed, which formed a concerned circle of climate change in coastal areas, but the extensive discussion on climate change did not mean the enhancement of climate change communication. (2) Celebrities play an important role in the communication of climate change, but users with strong communication power for climate change do not mean that the amount of forwarding must be high. (3) The communication power of climate change is generally in a state of fluctuation, and economically developed areas have stronger communication power. (4) Keywords such as “carbon footprint” and “green technology” are the most powerful in the situation after the “dual carbon” goal was put forward. Based on the comparative analysis, the study grasps the role orientation and division of labor as a whole, which will provide a basis for formulating regional climate change-related policies more pertinently. The introduction of z-index into the study of climate change transmission in Weibo is an innovation in the application scenario of z-index.

11. What bulk material production is possible on a transition to net zero emissions by 2050 with limited zero emissions resources?

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138346

Abstract

Global production of bulk materials such as steel, paper, and aluminium has tripled over the past three decades and decarbonising their production is a difficult challenge. The transition to net zero emissions depends on three key zero emissions resources, non-emitting electricity, biomass, and carbon storage. This paper develops a model to anticipate how likely deployment of these three resources will constrain bulk material production on the transition to net zero emissions by 2050. The results predict that 2050 supply of steel, paper and aluminium will be up to 40% lower than demand. To address this shortfall, policy should promote a more rapid deployment of zero emissions resources in parallel with the strategies of material demand reduction.

Synopsis

This paper quantifies potential production levels of aluminium, steel and paper on a trajectory that achieves net zero emissions by 2050 given constraints on zero emissions resources.

12. A 50-year systemic review of bioavailability application in Soil environmental criteria and risk assessment

Environmental Pollution, Volume 335, 15 October 2023, 122272

Abstract

Bioavailability has become a critical factor in improving ecological risk assessment and environmental remediation efficiency in contaminated soil research. However, the soil environmental quality standards and risk assessment procedures used in most countries are still based on the total amount of pollutants for lacking sufficient understanding of the exposure pathways and action mechanisms of pollutants. we collected relevant literature from the Web of Science database, spanning the period from 1950 to 2021 by using Citespace to analyze the scientific development of bioavailability. As of January 09, 2022, the database contained 118,813 publications on bioavailability.

The review summarizes the progress in bioavailability research and emerging trends, including exploring advanced analytical techniques, advancing modeling approaches, and integrating interdisciplinary approaches to better understand the fate and behavior of pollutants in complex environmental matrices. In particular, the review emphasizes the need for better integration of bioavailability concepts into soil environmental reference, risk assessment procedures, and environmental remediation strategies. Overall, this review emphasized the necessity of incorporating the concept of bioavailability into soil environmental reference, risk assessment procedures, and environmental remediation strategies.

13. The impact of natural resource management, innovation, and tourism development on environmental sustainability in low-income countries

Resources Policy, Volume 86, Part B, October 2023, 104088

Abstract

Natural resource depletion and the effects of global warming on the environment have emerged as urgent worldwide challenges. Many countries have responded by implementing plans to manage their natural resources and deal with environmental issues in the post-COVID-19 era. However, innovative abilities are frequently limited in low-income countries (LICs), which makes it difficult for them to successfully offset environmental consequences. It is crucial to comprehend the possible contributions that innovation, tourism, and the availability of natural resources can make to resolving these issues.

This study focuses on examining how innovation, tourism, and environmental degradation relate to LICs richness of natural resources. To establish the reliability of the results, empirical analysis utilizing data from 2000 to 2020 of LICs was carried out using the Feasible GLS, Prais-Winsten Regression, Driscoll-Kraay standard error regression, and Non-Parametric Kernel regression models.

The findings show that natural resources have a beneficial effect on environmental degradation in LICs. Natural resource-dependent sectors are thought to use energy-intensive procedures, which contribute to greater emissions, in countries where the share of natural resource rent in GDP is higher. Higher levels of innovation may not always result in environmental sustainability in LICs, as the study also demonstrates a positive association between innovation and environmental degradation. Although there is a link between tourism and environmental deterioration, it is possible that the growth of tourism in LICs will encourage the transition to a less carbon-intensive service-based economy.

14. Reducing SDG complexity and informing environmental management education via an empirical six-dimensional model of sustainable development

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118328

Abstract

Effective environmental management higher education programs are essential for achieving the Sustainable Development Goals (SDGs). Yet SDG complexity means many educators focus on environment and avoid critical but challenging social, economic and governance aspects.

This undermines the calls for comprehensive environmental management education that effectively integrates all key sustainability dimensions. Various sustainability models, mostly founded on the pillars of sustainability, have consequently evolved. They are generally conceptual and/or involve subjective categorization of the SDGs, which has led to demands for more empirically based models. This study has consequently used a mixed-method approach to model Australian university students’ SDG perceptions.

The qualitative research identified three items (on average) for each SDG, and a quantitative survey then measured their perceived importance. Factor analysis generated a robust six-dimensional sustainable development model comprised of 37 SDG items, which validates environment and governance aspects of some traditional pillar-based sustainability models. It has also uncovered new social and economic dimensions: social harmony and equality; sustainable consumption and socioeconomic behaviors; sustainable production, industry and infrastructure; and acute poverty reduction. These findings can help educators, organizations and citizens to categorize and integrate SDGs via better understanding of their key dimensions and impacts.

15. Evaluating the role of the share and intensity of renewable energy for sustainable development in Germany

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138482

Abstract

With its strong ties to the European Union, Germany is well-positioned to assist many countries achieve sustainability goals. Therefore, the main objective of this paper is to examine how renewable energy intensity and renewable energy share improve environmental sustainability, the load capacity factor (LCF) in Germany from 1970 to 2018. To this end, the study uses the autoregressive distributed lag model, with the effects of the Kyoto Protocol included as a dummy variable.

The study contributes to the literature by considering and testing for the first time the impact of renewables on the LCF in terms of intensity and share for Germany. The empirical results show that (i) economic growth lowers the LCF faster in the early stages of economic development than in later periods; therefore, the environmental Kuznets curve hypothesis is valid in Germany. (ii) A 1% upsurge in renewable energy intensity has no statistically significant effect on the LCF, while a 1% rise in the share of renewables in the total energy mix increases LCF by 0.48%. (iii) A 1% rise in urbanization reduces the LCF by 6.52%. (iv) A 1% augment in human capital enhances the LCF by 3.49%. These outcomes suggest that the German government should use human capital development and increasing the share of renewable energy as policy instruments to achieve the sustainable development goals.

16. Bioclimate change across the protected area network of Finland

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164782

Abstract

Protected areas (PAs) are crucial in conserving biodiversity under climate change. In boreal regions, trends of biologically relevant climate variables (i.e., bioclimate) in PAs have remained unquantified. We investigated the changes and variability of 11 key bioclimatic variables across Finland during the period 1961–2020 based on gridded climatology.

Our results suggest significant changes in annual mean and growing season temperatures over the entire study area, whereas, e.g., annual precipitation sum and April–September water balance have increased especially in the central and northern parts of Finland. We found substantial variation in bioclimatic changes over the 631 studied PAs; in the northern boreal zone (NB) the number of snow-covered days has decreased on average by 5.9 days between 1961–1990 and 1991–2020, while in the southern boreal zone (SB) the corresponding decrease has been 16.1 days.

The number of frost days in spring with absent snow cover has decreased in the NB (on average −0.9 days) while increasing in the SB (0.5 days), reflecting the changing exposure of biota to frost. The observed increases in accumulation of heat in the SB and more frequent rain-on-snow events in the NB can affect drought tolerance and winter survival of species, respectively. Principal component analysis suggested that the main dimensions of bioclimate change in PAs vary across vegetation zones; for example, in the SB the changes are related to annual and growing season temperatures, whereas in the middle boreal zone the changes are linked to altered moisture and snow conditions. Our results highlight the substantial spatial variation in bioclimatic trends and climate vulnerability across the PAs and vegetation zones. These findings provide a basis for the understanding of the multifaceted changes the boreal PA network is facing and help to develop and direct conservation and management.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Fine aerosol sources at an urban background site in the Eastern Mediterranean (Nicosia; Cyprus): Insights from offline versus online source apportionment comparison for carbonaceous aerosols

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164741

Abstract

A total of 348 daily PM2.5 samples were collected at an urban background site of Nicosia, capital of Cyprus, for one-year period (October 2018–October 2019) to assess the origin and sources of fine PM at the Eastern Mediterranean, a poorly characterized area of the world.

The samples were analysed for water soluble ionic species, elemental and organic carbon, carbohydrates and trace metals, the combination of which were utilized to identify pollution sources by applying Positive Matrix Factorization (PMF). Six PM2.5 sources, namely long-range transport (LRT; 38 %), traffic (20 %), biomass burning (16 %), dust (10 %), sea salt (9 %) and heavy oil combustion (7 %), were identified.

Despite sampling in an urban agglomeration, the chemical fingerprint of the aerosol is largely dictated by air mass origin rather than local sources. Springtime is characterized by the most elevated particulate levels due to the southerly air masses carrying particles from the Sahara Desert. Northerlies are observed throughout the year but are predominant during summer allowing the LRT source to peak (54 % during summer). Only during winter, due to extensive use of biomass combustion for domestic heating (36.6 % during winter), local sources dominate.

A co-located online PMF source apportionment of submicron carbonaceous aerosols (Organic Aerosols, OA; Black Carbon) was performed by the means of an Aerosol Chemical Speciation Monitor (for OA) and an Aethalometer (for BC) for a four-month period. The comparison between the two methodologies allowed to better assess the robustness and limitations of the two methodologies.

More specifically, LRT OA and biomass burning BC apportioned by the offline PMF showed a strong consistency with the online apportioned more oxidized oxygenated OA and BCwb, respectively; cross validating these sources. On the other hand, our traffic factor may contain additional hydrocarbon-like OA and BC from fossil fuel sources other than just vehicular emissions. Finally, the offline biomass burning OA source is likely to contain both primary and secondary OA.

2. Characteristics of ambient air quality and its air quality index (AQI) model in Shanghai, China

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165284

Abstract

Long-term observations indicate that, the ambient air quality in Shanghai continues to improve, however the synergistic effects between the air pollutants PM2.5, O3 and NO2 are also increasing. The concentration of chemical components included in PM2.5 is higher in moderately polluted air containing multiple pollutants.

This suggests that air pollution metrics based on multi-pollutant synergy are more descriptive of ambient air quality than single-pollutant air quality index (AQI) models that may ignore the effect of synergy between pollutants on ambient air quality forecasts. Therefore, this study proposes a new multi-pollutant air quality index model (NMAQI) based on four air pollutants (PM2.5, SO2, NO2 and O3) that emphasizes the relationship between PM2.5, NO2 and O3 in ambient air.

The model successfully categorized observational data into classes of good, moderate, and polluted air quality ratings. Verification of the NMAQI model using the PM2.5 chemical composition spectrum shows that the NMAQI model can more accurately classify samples with high concentrations of chemical components (often misclassified by AQI) into high pollution levels. The model has an improved capacity to assess the degree of pollution in urban ambient air and to reduce the risk of public exposure to highly polluted atmospheric environments.

3. Development of freight trip generation model using observed and unobserved information of supply chain characteristics for a sustainable urban transformation

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138500

Abstract

Supply Chain Characteristics (SCC) drive the city logistics to control the economic activities that support urban life and transformation. The dynamics of freight trip activity and SCC in city logistics are less understood by city planners, disrupting the prediction of urban Freight Trip Generation (FTG) models. To develop robust urban FTG models, the present study introduces the concept of estimating the freight trip activity using observed and unobserved (subjective) information of SCC for sustainable urban transport movement. Traditionally, the objective variable excludes the unobserved information of SCC while developing the FTG model; this gap can be addressed by incorporating subjective variables to measure both observed and unobserved information of SCC.

A unique framework was designed by a combination of objective and subjective variables through Exploratory Factor Analysis (EFA) and Structural Equation Modelling (SEM) to estimate the freight trip activity. An Establishment Based Freight Survey (EBFS) collected from an Indian smart city (1793 samples) comprising various SCC was used to test the developed framework. Deployed EFA can identify the subjective variables using latent constructs to explain the observed and unobserved information in the SCC.

Then, sequential execution of SEM with hypothesis path structure for estimating the freight trip activity. The direct, indirect, and total effects of the FTG model revealed added advantage of causal inter-relationship of urban freight trip activity and SCC between intermediate and pure receiver establishment. The developed FTG models using observed and unobserved information of SCC predicted freight trip activity with an accuracy of 57% for intermediate and 63% for pure receiver establishment. The effect of SSC on freight trip activity aids in creating sustainable urban freight transportation that could be an agile, responsive, and flexible adaptive system for the global market demand.

4. Increased rat-borne zoonotic disease hazard in greener urban areas

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165069

Abstract

Urban greening has benefits for both human and environmental health. However, urban greening might also have negative effects as the abundance of wild rats, which can host and spread a great diversity of zoonotic pathogens, increases with urban greenness. Studies on the effect of urban greening on rat-borne zoonotic pathogens are currently unavailable. Therefore, we investigated how urban greenness is associated with rat-borne zoonotic pathogen prevalence and diversity, and translated this to human disease hazard. We screened 412 wild rats (Rattus norvegicus and Rattus rattus) from three cities in the Netherlands for 18 different zoonotic pathogens: Bartonella spp., Leptospira spp., Borrelia spp., Rickettsia spp., Anaplasma phagocytophilum, Neoehrlichia mikurensis, Spiroplasma spp., Streptobacillus moniliformis, Coxiella burnetii, Salmonella spp., methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA), extended-spectrum beta-lactamase (ESBL)/AmpC-producing Escherichia coli, rat hepatitis E virus (ratHEV), Seoul orthohantavirus, Cowpox virus, severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2), Toxoplasma gondii and Babesia spp.

We modelled the relationships between pathogen prevalence and diversity and urban greenness. We detected 13 different zoonotic pathogens. Rats from greener urban areas had a significantly higher prevalence of Bartonella spp. and Borrelia spp., and a significantly lower prevalence of ESBL/AmpC-producing E. coli and ratHEV. Rat age was positively correlated with pathogen diversity while greenness was not related to pathogen diversity. Additionally, Bartonella spp. occurrence was positively correlated with that of Leptospira spp., Borrelia spp. and Rickettsia spp., and Borrelia spp. occurrence was also positively correlated with that of Rickettsia spp.

Our results show an increased rat-borne zoonotic disease hazard in greener urban areas, which for most pathogens was driven by the increase in rat abundance rather than pathogen prevalence. This highlights the importance of keeping rat densities low and investigating the effects of urban greening on the exposure to zoonotic pathogens in order to make informed decisions and to take appropriate countermeasures preventing zoonotic diseases.

5. Source apportionment of gaseous Nitrophenols and their contribution to HONO formation in an urban area

Chemosphere, Volume 338, October 2023, 139499

Abstract

Nitrophenols (NPs) have significant impacts on human health, climate, and atmospheric chemistry. Despite numerous measurements of particulate NPs, still little is known about their gaseous atmospheric abundances, sources, and fate. Here, four gaseous NPs [2,4-dinitrophenol (2,4-DNP), 4-nitrophenol (4-NP), 2-nitrophenol (2-NP), and 2-Methyl-4-nitrophenol (2-Me-4-NP)] were continuously monitored during late Spring at an urban site in Houston, Texas. Among the four NPs, 4-NP showed the highest abundance, followed by 2-Me-4-NP, 2-NP, and 2,4-DNP with average concentrations of 1.07 ± 0.19 ppt, 0.47 ± 0.12 ppt, 0.41 ± 0.16 ppt, and 0.27 ± 0.09 ppt, respectively. The positive matrix factorization (PMF) model identified seven sources: industrial NPs, secondary formation, phenol sources, acetonitrile source, natural gas/crude oil, traffic, and petrochemical industries/oil refineries.

A zero-dimensional photochemical box model was used to simulate the observed 2-NP and 2,4-DNP. A 50.0% and 70.0% jNO2 was found to be consistent with the measured 2-NP and 2,4-DNP. This yields a nitrous acid (HONO) production of 7.5 ± 2.5 ppt/h from 06:00 to 18:00 Central Standard Time (CST) from both NPs. An extrapolation including other known NPs suggests a maximum HONO formation of 13.8 ppt/h. The results of this study suggest that using PMF analysis supplemented by photochemical box model provides identification of the NPs sources and their atmospheric implication to HONO formation.

6. Water requirement of Urban Green Infrastructure under climate change

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164887

Abstract

The increased uncertainty of rainfall and high urban temperatures resulting from climate change present challenges for water management in Urban Green Infrastructure (UGI). UGI is an important component of cities, and it plays a crucial role in addressing various environmental issues (e.g., floods, pollutants, heat islands, etc.). Effective water management of UGI is essential to ensure its environmental and ecological benefits in the face of climate change. However, previous studies have not adequately investigated water management strategies for UGI under climate change scenarios. This study aims to estimate the current and future water requirement and effective rainfall (rainwater stored in the soil and plant roots available for plant evapotranspiration) to determine the irrigation requirement of UGI during periods of rainfall deficit under current and future climate conditions.

The results indicate that the water requirement for UGI will continue to increase under both RCP4.5 and RCP8.5 climate scenarios, with a larger increase projected under RCP8.5. For instance, the average annual water requirement for UGI in Seoul, South Korea is currently 731.29 mm, and it is projected to increase to 756.45 mm (RCP4.5) and 816.47 mm (RCP8.5) during the period of 2081–2100, assuming low managed water stress condition. In addition, the water requirement of UGI in Seoul is the highest in June (approximately 125–137 mm) and the lowest in December or January (about 5–7 mm). While irrigation is unnecessary in July and August due to sufficient rainfall, other months in Seoul require irrigation when rainfall is insufficient. For example, continuous insufficient rainfall from May to June 2100 and April to June 2081 would need >110 mm (RCP4.5) of irrigation requirement even under high managed water stress condition. The findings of this study provide a theoretical foundation for water management strategies in current and future UGI settings.

7. What establishes citizens’ household intention and behavior regarding municipal solid waste separation? A case study in Jiangsu province

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138642

Abstract

Management of municipal solid waste in China requires special attention because China has become the world’s largest producer of municipal solid waste, and the overall volume of municipal solid waste produced is still increasing. Recently, local and central Chinese authorities have significantly enhanced municipal solid waste treatment. Therefore, this current study aims to extend the theory of interpersonal behavior with perceived benefits to assess citizens’ household municipal solid waste separation intention and behavior in Jiangsu province.

This study will help widen and improve the comprehension of the key factors affecting citizens’ household municipal solid waste separation. Utilizing data from 615 sampled citizens in Jiangsu, analysis was conducted using partial least squares structural equation modeling. Empirical evidence revealed that affect, attitude, and social factors positively influence citizens’ household municipal solid waste separation intentions. Perceived benefits also positively impact citizens’ household municipal solid waste separation intentions via attitude. Facilitating conditions influence citizens’ household municipal solid waste separation intentions and behaviors.

The study also found that facilitating conditions negatively moderated the association between intention and behavior in Jiangsu Province. Habits significantly and positively influenced and moderated citizens’ household municipal solid waste separation intentions and behaviors. These findings provide great insights and contributions to pro-environmental research and can be applied to various provinces that value household municipal solid waste separation in China.

10. Critical analysis on the transformation and upgrading strategy of Chinese municipal wastewater treatment plants: Towards sustainable water remediation and zero carbon emissions

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165201

Abstract

In the light of circular economy aspects, processing of large-scale municipal wastewater treatment plants (WWTPs) needs reconsideration to limit the overuse of energy, implement of non-green technologies and emit abundant greenhouse gas. Along with the huge increase in the worldwide population and agro-industrial activities, global environmental organizations have issued several recent roles to boost scientific and industrial communities towards sustainable development. Over recent years, China has imposed national and regional standards to control and manage the discharged liquid and solid waste, as well as to achieve carbon peaking and carbon neutrality. The aim of this report is to analyze the current state of Chinese WWTPs routing and related issues such as climate change and air pollution.

The used strategies in Chinese WWTPs and upgrading trends were critically discussed. Several points were addressed including the performance, environmental impact, and energy demand of bio-enhanced technologies, including hydrolytic acidification pretreatment, efficient (toxic) strain treatment, and anaerobic ammonia oxidation denitrification technology, as well as advanced treatment technologies composed of physical and chemical treatment technologies, biological treatment technology and combined treatment technology. Discussion and critical analysis based on the current data and national policies were provided and employed to develop the future development trend of municipal WWTPs in China from the construction of sustainable and “Zero carbon” WWTPs.

11. How should you heat your home in the green energy transition? A scenario-based multi-criteria decision-making approach

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138398

Abstract

The choice of heating system is significant for city planners and building owners alike, and many important areas, such as the well-being of residents, climate change impact and resource efficiency, may influence the choice. Understanding how to balance these areas is crucial for effective decision-making that can contribute to sustainable development and the green energy transition. However, these decisions represent complex problems where disparate knowledge areas must be considered simultaneously.

When faced with this type of decision-making problem, employing different multi-criteria decision-making methods is common. However, such methods only provide a snapshot of which alternative is preferred and because of this, their results may become obsolete due to changes in the performance of alternatives or the value perceptions of the decision-makers. To overcome this challenge and to improve the longevity and reliability of multi-criteria decision-making results, the authors of this study explored a novel approach to producing semi-dynamic results through scenarios, which were used to consider possible future changes to the alternatives’ performance and the decision-makers’ value perceptions.

The application of scenarios in the multi-criteria decision-making method enabled nuanced information to be produced on how the performance of different heating alternatives may change under different plausible futures. This approach was demonstrated by applying it to the case of residential heating in Denmark, where results showed that while final rankings varied across both scenarios and ranking methods, solar heating was the preferred alternative, while the oil boiler alternative performed the worst. Overall, this study highlights the importance of considering likely future changes to both the performance of alternatives and the value perceptions of decision-makers when making decisions with long lifetimes and suggests an approach for doing this.

12. Urban greenspace types influence the microbial community assembly and antibiotic resistome more in the phyllosphere than in the soil

Chemosphere, Volume 338, October 2023, 139533

Abstract

Urban greenspace (UGS) is recognized to confer significant societal benefits, but few studies explored the microbial communities and antibiotic resistance genes (ARGs) from different urban greenspace types. Here, we collected leaf and soil samples from forest, greenbelt, and parkland to analyze microbial community assembly and ARG profile. For phyllosphere fungal community, the α-diversity was higher in forest, compared to those in greenbelt and parkland. Moreover, urban greenspace types altered the community assembly. Stochastic processes had a greater effect on phyllosphere fungal community in greenbelt and parkland, while in forest they were dominated by deterministic processes. In contrast, no significant differences in bacterial community diversity, community assembly were observed between the samples collected from different urban greenspace types.

A total of 153 ARGs and mobile genetic elements (MGEs) were detected in phyllosphere and soil with resistance to the majority classes of antibiotics commonly applied to humans and animals. Structural equation model further revealed that a direct association between greenspace type and ARGs in the phyllosphere even after considering the effects of all other factors simultaneously. Our findings provide new insights into the microbial communities and antibiotic resistome of urban greenspaces and the potential risk linked with human health.

13. City-level environmental performance and the spatial structure of China’s three coastal city clusters

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138591

Abstract

Cities’ environmental efficiency (measured in terms of green total factor productivity, GTFP) have been found in the existing literature to correlate spatially. However, the spatial structure of the interrelations between cities’ GTFP have not yet been determined. In this study, we attempted to characterize city-level spatial networks of GTFP by investigating China’s major three coastal city clusters: Jing-Jin-Ji (JJJ), Yangtze River Delta (YRD), and Pearl River Delta (PRD).

We estimated the GTFP of 38 cities within these three coastal city clusters by applying a super-efficiency slack-based measure (SBM) within a data envelopment analysis (DEA) approach, constructed a spatial network of GTFP for each city cluster based on gravity model, traced out the centralities and subgroups of each GTFP network by conducting social network analysis, and then investigated the socioeconomic factors correlating to GTFP interrelation between cities.

The results are as follows: First, the average GTFP in the three clusters increased from 2010 to 2021, as did the industrial value added in these regions. In addition, average GTFP increased the most in PRD region relative to the other two clusters. Second, centers of the spatial network of GTFP exist in these three regions. These are as follows: Beijing, Tianjin, and Langfang in JJJ region; Wuxi, Suzhou, and Yangzhou in YRD region; and Guangzhou and Foshan in PRD region. In the JJJ and YRD regions, the composition of the subgroups containing cities with greater closeness of GTFP underwent significant changes between 2010 and 2021, whereas the composition of the subgroup in the PRD region did not change as much.

Third, differences in terms of industrial structure and distance between two cities are key underlying factors that influence the interrelation of GTFP between these cities. The characteristics of the spatial networks of GTFP in the three city clusters imply that improving the balance between the central cities and other noncentral cities to alleviate the misallocations between cities and economic resources could result in an increase in the overall efficiency of economic growth and environmental improvement.

14. Synchronous decomplexation and mineralization of copper complexes by activating peroxymonosulfate with magnetic bimetallic biochar derived from municipal sludge

Chemosphere, Volume 338, October 2023, 139358

Abstract

Efficient removal of copper complexes is a challenging issue due to their robust stability and solubility. In this study, CoFe2O4–Co0 loaded sludge-derived biochar (MSBC), a magnetic heterogeneous catalyst, was prepared to activate peroxymonosulfate (PMS) for the decomplexation and mineralization of some typical copper complexes (including Cu(Ⅱ)-EDTA, Cu(Ⅱ)-NTA, Cu(Ⅱ)-citrate, and Cu(Ⅱ)-tartrate).

The results showed that abundant cobalt ferrite and cobalt nanoparticles were decorated in the plate-like carbonaceous matrix, making it a higher degree of graphitization, better conductivity and more excellent catalytic activity than the raw biochar. Cu(Ⅱ)-EDTA was chosen as the representative copper complex. Under the optimum condition, the decomplexation and mineralization efficiency of Cu(Ⅱ)-EDTA in MSBC/PMS system were 98% and 68% within 20 min, respectively.

The mechanistic investigation confirmed that the activation of PMS by MSBC followed both a radical pathway contributed by SO4•− and •OH and a nonradical pathway contributed by 1O2.

In addition, the electron transfer pathway between Cu(Ⅱ)-EDTA and PMS facilitated the decomplexation of Cu(Ⅱ)-EDTA. Jointly, Cdouble bondO, Co0, and the redox cycles of Co(Ⅲ)/Co(Ⅱ) and Fe (Ⅲ)/Fe (Ⅱ) were found to play a critical role in the decomplexation process. Overall, the MSBC/PMS system provides a new strategy for efficient decomplexation and mineralization of copper complexes.

15. Understanding supply-demand mismatches in ecosystem services and interactive effects of drivers to support spatial planning in Tianjin metropolis, China

Science of The Total Environment, Volume 895, 15 October 2023, 165067

Abstract

Metropolitan areas are being challenged by the disparity between growing societal needs and dwindling natural resource provision. Understanding the supply-demand mismatches of ecosystem services (ES) and their drivers is essential for landscape planning and decision-making. However, integrating such information into spatial planning remains challenging due to the complex nature of urban ecosystems and their intrinsic interactions. In this study, we first assessed and mapped the supply, demand, and mismatches of six typical ES in Tianjin, China. We then clustered numerous townships based on their corresponding spatial characteristic of ES supply-demand mismatches. We also used Random Forest regression to examine the relative importance of drivers and applied Partial Least Squares structural equation modelling to decouple their interactions.

The results showed that, the distribution of ES supply and demand showed obvious spatial heterogeneity, with a common surplus of ES supply in highly natural mountainous region and an excess of demand in urban centre. Additionally, all towns were classified into four spatial clusters with homogeneous states of supply-demand mismatches, serving as basic units for spatial optimization. Moreover, the interactions between drivers affected ES supply-demand mismatches in a coupled manner, including the direct effects of the socioeconomic factor (−0.821) and landscape composition (0.234), as well as the indirect effects of the biophysical factor (0.151) and landscape configuration (0.082). Finally, we discussed the utility of analysing the spatial mismatches between ES supply and demand for integrated territorial planning and coordinated decision-making.

16. Nitrogen addition and drought affect nitrogen uptake patterns and biomass production of four urban greening tree species in North China

Science of The Total Environment, Volume 893, 1 October 2023, 164893

Abstract

Nitrogen (N) is an essential nutrient element limiting plant growth and production, and plant N uptake capacity varies with environmental change. Recently, global climate changes such as N deposition and drought have important impacts on the terrestrial ecosystems, especially for urban greening trees. However, it’s still unclear how N deposition and drought affect plant N uptake and biomass production and the underlying relationship between them.

Therefore, we conducted a 15N isotope labeling experiment on four common tree species of urban green spaces in North China, including Pinus tabulaeformnis, Fraxinus chinensis, Juniperus chinensis, and Rhus typhina in pots. Three N addition treatments (0, 3.5, and 10.5 gN m −2 year −1; “no”, “low”, and “high” N treatments, respectively) and two water addition treatments (300 and 600 mm year−1; “drought” and “normal water”, respectively) were set up in a greenhouse.

Our results showed that N and drought significantly affected tree biomass production and N uptake rates, and the relationship between them depended on the species specificity. Trees could transform their N uptake preference to adapt to the changing environment, from ammonium to nitrate or vice versa, which was also reflected in total biomass.

Furthermore, the variation of N uptake patterns was also related to distinct functional traits, including aboveground (specific leaf area and leaf dry matter content) or belowground (specific root length, specific root area, and root tissue density) traits. There was a transformation of plant resource acquisitive strategy in a high N and drought environment. In general, there were tight connections among N uptake rates, functional traits, and biomass production of each target species. This finding comes up with a new strategy that tree species can modify their functional traits and plasticity of the N uptake forms for survival and growth in the context of high N deposition and drought.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. The destiny of microplastics in one typical petrochemical wastewater treatment plant

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165274

Abstract

Microplastic (MP) is a type of emerging contaminant that is verified to be threatening to some organisms. Controlling MP emission from the source is preferred for its refractory characteristic. The petrochemical industry is a possible contributor, responsible for the most plastic production, and wastewater is the most possible sink of MP.

This study applied the Agilent 8700 Laser infrared imaging spectrometer (LDIR) to detect MPs in one typical petrochemical wastewater treatment plant (PWWTP). It was determined that the abundances of MPs in the influent and effluent of the target PWWTP were as high as 7706 and 608 particles/L. The primary treatment removed most MPs (87.5 %) with a final removal efficiency of 92.1 %. 23 types of MPs were identified, and Polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Silicone resin prevailed in the effluent. All the MPs were smaller than 483.9 μm. All in all, this study preliminarily unveiled the ignorable status of the petrochemical industry in releasing MPs into the water environment for the first time.

2. Pulp mill biosolids mitigate soil greenhouse gas emissions from applied urea and improve soil fertility in a hybrid poplar plantation

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118474

Abstract

Pulp mill biosolids (hereafter ‘biosolids’) could be used as an organic amendment to improve soil fertility and promote crop growth; however, it is unclear how the application of biosolids affects soil greenhouse gas emissions and the mechanisms underlying these effects. Here, we conducted a 2-year field experiment on a 6-year-old hybrid poplar plantation in northern Alberta, Canada, to compare the effects of biosolids, conventional mineral fertilizer (urea), and urea + biosolids on soil CO2, CH4 N2O emissions, as well as soil chemical and microbial properties. We found that the addition of biosolids increased soil CO2 and N2O emissions by 21 and 17%, respectively, while urea addition increased their emissions by 30 and 83%, respectively. However, the addition of urea did not affect soil CO2 emissions when biosolids were also applied.

The addition of biosolids and biosolids + urea increased soil dissolved organic carbon (DOC) and microbial biomass C (MBC), while urea addition and biosolids + urea addition increased soil inorganic N, available P and denitrifying enzyme activity (DEA). Furthermore, the CO2 and N2O emissions were positively, while the CH4 emissions were negatively associated with soil DOC, inorganic N, available phosphorus, MBC, microbial biomass N, and DEA. In addition, soil CO2, CH4 and N2O emissions were also strongly associated with soil microbial community composition. We conclude that the application of the combination of biosolids and chemical N fertilizer (urea) could be a beneficial approach for both the disposal and use of pulp mill wastes, by reducing greenhouse gas emissions and improving soil fertility.

3. Modernizing one-size-fits-all policy for haze pollution from enterprise registration big data: Spatial effects of industry activities

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138829

Abstract

Haze pollution is one of the most serious environmental problems in China. In order to promote economic development and protect the environment, the Chinese government has made many attempts. One of them is the one-size-fits-all policy adopted by some local governments in the face of haze pollution, which has disrupted the normal operation of the economy. This study attempts to use the enterprise registration information of Chinese enterprises from 2005 to 2018 to explore the relationship between industrial activities and haze pollution through a spatial econometric model. From a macro perspective, the manufacturing industry and service industry have a significant impact on haze pollution.

From sub-industry perspective, manufacture has a significant impact on haze pollution. The service industries such as accommodation and catering, wholesale and retail, and real estate have a positive impact on haze pollution. We further investigate the sub-manufacture industry and find not all sub-industries increase haze pollution. The one-size-fits-all policy should be modernized into one-industry-one-treatment approach, instead of blindly reducing manufacturing and increasing the service industry. In addition, the urbanization rate has an inverted U-shaped relationship with haze pollution, which supports the EKC hypothesis.

4. Emission reductions, industrial competitiveness, and spillover effects under China’s regional emission trading systems: Evidence from the iron and steel sector

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118481

Abstract

An emission trading system (ETS) has been consistently recognized as a promising instrument to stem massive carbon emissions from energy-intensive industries. However, it remains ambiguous whether the ETS can achieve emission mitigation without undermining economic activity in specific industries in emerging running markets. This study focuses on the impact of China’s four independent ETS pilots on carbon emissions, industrial competitiveness, and spatial spillover effects in the iron and steel industry. With a synthetic control method for causal inference, we find that the achievement of emission reductions was generally accompanied by losses of competitiveness in the pilot regions.

An exception to this trend was seen in the Guangdong pilot, where the aggregate emissions increased due to the incentivized output created by a specific benchmarking allocation approach. Despite impaired competitiveness, the ETS did not cause significant spatial spillovers, which alleviates concerns about potential carbon leakage under unilateral climate regulation. Our findings could enlighten subsequent sector-specific assessments of the effectiveness of ETSs and are also valuable to policymakers in and outside China now considering ETSs.

5. Evaluation of using solar energy in Iran’s textile industry towards cleaner production: Sustainable planning and feasibility analysis’

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138447

Abstract

The use of solar thermal energy is a suitable alternative to fossil fuels, but due to the lack of sufficient information on the implementation of thermal plants, solar industrial process heat (SIPH) was not implemented. The goal of this study is to assess SIPH in the textile industry of Iran. For this purpose, the suitable province for developing SIPH projects is determined from five dimensions using multicriteria decision-making (MCDM) methods. The step-wise weight assessment ratio analysis (SWARA) is used for weighting and the grey measurement alternatives and ranking according to compromise solution (MARCOS-G) is used for prioritizing the provinces.

Then, at the optimum site, the performance of a 5 MW power plant with solar parabolic trough collectors along with the storage system is optimized, and dynamic modeling is done. MCDM results showed that Isfahan is the most suitable province for developing SIPH in Iran’s textile industry. The feasibility assessment showed that the levelized cost of heat in the optimal condition is equal to 20.9 $/MWh-t. Also, it has led to the reduction of 4 kt of CO2 emissions. Although the price of natural gas is very cheap in Iran, if the pollution tax policies are applied in Iran, SIPH will be cost-effective in the textile industry.

6. Layer-by-layer investigation of the black box: A case of assessing the industrial water-related system in China

Journal of Environmental Management, Volume 344, 15 October 2023, 118353

Abstract

The essence of efficiency measurement is to model and estimate the performance of a complex system in a comparable form, and the key to modeling is to make the model as close to reality as possible. Based on data envelopment analysis (DEA) methods, this research proposes a layer-by-layer investigation framework for the black box. To illustrate the rationality of this logical framework, this paper presents a triple-opened dynamic recycling model with a series-parallel structure that allows us to assess the efficiency of the industrial water-related system in China.

We obtain and compare the system efficiency under different scenarios for opening the black box. The results show that: (1) China’s efforts to improve the performance of the resource use sub-stage through industrial production technology and management have been effective. (2) The performance of China’s industrial water-related system strongly relates to the water supply subunit with a positive linear correlation. (3) The water supply subunit is the main foot-dragger in the system, and the government needs to place particular attention on improving the performance of labor in this subunit.

7. Towards a low-carbon future for offshore oil and gas industry: A smart integrated energy management system with floating wind turbines and gas turbines

Journal of Cleaner Production, Volume 423, 15 October 2023, 138742

Abstract

Decarbonizing offshore oil and gas fields is crucial in the global fight against climate change. To achieve this objective, the offshore oil and gas industry has embraced innovative energy systems, including microgrids that seamlessly integrate renewable energy sources like floating wind turbines. This study presents a comprehensive investigation into an integrated energy management system for an offshore microgrid, encompassing three platforms and a floating wind farm, along with green hydrogen production and storage facilities.

The operational decision-making process for such a complex microgrid, involving numerous assets, presents notable challenges. To address this, a sophisticated smart management system is employed, enabling efficient optimization with advanced forecasting capabilities to identify the most cost-effective and environmentally friendly version of the microgrid’s operation. To overcome the intricacies of optimization and computational constraints, a novel hybrid optimization approach, with a platform-centric strategy, is utilized. Leveraging real-world operational data, the study harnesses an innovative online optimization method fortified with state-of-the-art AI algorithms.

The results of the optimization are benchmarked against a rule-based operation, wherein no formal optimization occurs, but the most economically viable decisions are made. The findings underscore the effectiveness of the developed optimization method, leading to a significant 16% reduction in operational costs and carbon-based emissions compared to the rule-based approach.

This study effectively demonstrates the real-world applicability of the developed method by applying and testing the smart management system on an actual offshore platform with minimal simplifications. The investigation provides valuable evidence of the method’s adaptability to complex operational scenarios, highlighting its potential for practical implementation in the offshore oil and gas industry.

8. Challenges and advancements in membrane distillation crystallization for industrial applications

Environmental Research, Volume 234, 1 October 2023, 116577

Abstract

Membrane distillation crystallization (MDC) is an emerging hybrid thermal membrane technology that synergizes membrane distillation (MD) and crystallization, which can achieve both freshwater and minerals recovery from high concentrated solutions. Due to the outstanding hydrophobic nature of the membranes, MDC has been widely used in numerous fields such as seawater desalination, valuable minerals recovery, industrial wastewater treatment and pharmaceutical applications, where the separation of dissolved solids is required.

Despite the fact that MDC has shown great promise in producing both high-purity crystals and freshwater, most studies on MDC remain limited to laboratory scale, and industrializing MDC processes is currently impractical. This paper summarizes the current state of MDC research, focusing on the mechanisms of MDC, the controls for membrane distillation (MD), and the controls for crystallization. Additionally, this paper categorizes the obstacles hindering the industrialization of MDC into various aspects, including energy consumption, membrane wetting, flux reduction, crystal yield and purity, and crystallizer design. Furthermore, this study also indicates the direction for future development of the industrialization of MDC.

9. The role of environmental regulation and green human capital towards sustainable development: The mediating role of green innovation and industry upgradation

Journal of Cleaner Production, Volume 421, 1 October 2023, 138497

Abstract

The future of the globe depends upon sustainable development, where there is the least possible negative impact of development on the environment. Technology plays a critical role in development, but it also produces harmful environmental impacts in the form of CO2 emissions, waste production, etc. There is an urgent need to ensure sustainable development per the Sustainable Development Goals (SDGs). Human capital and advanced technologies can help achieve the SDGs’ targets. This research aims to determine the impact of green human capital and environmental regulation on green innovation and green industry upgrading for sustainable development.

The results show that green human capital positively impacts green innovation, green industry upgrading, and sustainable development. Environmental regulations positively impact green industry upgrading, but their impact on green innovation and sustainable development was not found. Green innovation and green industry upgrading both have positive impacts on sustainable development. The study concludes that green human capital should be the first focus for policymakers and organizations for sustainable development, green innovation, and green industry upgradation. And at the same time, policymakers and organizations need to know why environmental regulation is insignificant in these countries. The findings benefit policymakers, sustainable development research organizations, and governments, especially for attaining SGD 7, SGD 9, and SGD 12.

10. Magnesium oxide nanoparticles modified biochar derived from tea wastes for enhanced adsorption of o-chlorophenol from industrial wastewater

Chemosphere, Volume 337, October 2023, 139342

Abstract

In this work, magnesium oxide nanoparticles supported biochar derived from tea wastes (MgO@TBC) was prepared as an effective adsorbent for removing hazardous o-chlorophenol (o-CP) from industrial wastewater. The surface area, porous structure, surface functional groups and surface charge of tea waste biochar (TBC) significantly enhanced after the modification process. The best uptake performance of o-CP was found at pH = 6.5 and 0.1 g of MgO@TBC adsorbent. According to the adsorption isotherm, the adsorption of o-CP onto MgO@TBC followed the Langmuir model with a maximum uptake capacity of 128.7 mg/g, which was 26.5% higher than TBC (94.6 mg/g). MgO@TBC could be reused for eight cycles with a high o-CP uptake performance (over 60%).

Besides, it also exhibited good removal performance of o-CP from industrial wastewater with a removal rate of 81.7%.

The adsorption behaviors of o-CP onto MgO@TBC are discussed based on the experimental results. This work may provide information to prepare an effective adsorbent for removing hazardous organic contaminants in wastewater.

11. Environmental metabolomics uncovers oxidative stress, amino acid dysregulation, and energy impairment in Daphnia magna with exposure to industrial effluents

Environmental Research, Volume 234, 1 October 2023, 116512

Abstract

Anthropogenic activities are regarded as point sources of pollution entering freshwater bodies worldwide. With over 350,000 chemicals used in manufacturing, wastewater treatment and industrial effluents are comprised of complex mixtures of organic and inorganic pollutants of known and unknown origins. Consequently, their combined toxicity and mode of action are not well understood in aquatic organisms such as Daphnia magna. In this study, effluent samples from wastewater treatment and industrial sectors were used to examine molecular-level perturbations to the polar metabolic profile of D. magna.

To determine if the industrial sector and/or the effluent chemistries played a role in the observed biochemical responses, Daphnia were acutely (48 h) exposed to undiluted (100%) and diluted (10, 25, and 50%) effluent samples. Endogenous metabolites were extracted from single daphnids and analyzed using targeted mass spectrometry-based metabolomics. The metabolic profile of Daphnia exposed to effluent samples resulted in significant separation compared to the unexposed controls. Linear regression analysis determined that no single pollutant detected in the effluents was significantly correlated with the responses of metabolites.

Significant perturbations were uncovered across many classes of metabolites (amino acids, nucleosides, nucleotides, polyamines, and their derivatives) which serve as intermediates in keystone biochemical processes. The combined metabolic responses are consistent with oxidative stress, disruptions to energy metabolism, and protein dysregulation which were identified through biochemical pathway analysis.

These results provide insight into the molecular processes driving stress responses in D. magna. Overall, we determined that the metabolic profile of Daphnia could not be predicted by the chemical composition of environmentally relevant mixtures. The findings of this study demonstrate the advantage of metabolomics in conjunction with chemical analyses to assess the interactions of industrial effluents. This work further demonstrates the ability of environmental metabolomics to characterize molecular-level perturbations in aquatic organisms exposed to complex chemical mixtures directly.

12. Scenario analysis on carbon peaking pathways for China’s aluminum casting industry

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138571

Abstract

To support high-quality carbon peaking, a scenario analysis of carbon peaking pathways according to an industrial chain perspective considering both material and part production needs exploring. As a critical segment in the aluminum industrial chain, aluminum casting industry was focused on in this paper. A bottom-up scenario analysis approach was proposed for the carbon emission simulation of China’s aluminum casting industry, including: (1) a carbon emission assessment model based on material flow analysis and life-cycle assessment, (2) key influence factor selection and variation scenario prediction, (3) static and dynamic scenario analysis, and (4) driving factor decomposition analysis.

Key findings are as follows: (1) China’s aluminum casting industry accounted for about 1.1% of the national carbon emissions in 2020; (2) the production stage accounted for around 15% of the total carbon emissions of China’s aluminum casting industry in 2020; (3) carbon peaking probabilities before 2030 for the static and dynamic scenario analysis are around 60% and 35%, respectively; and (4) the carbon peaking result differences in whether considering the production stage are about 20% for the static simulation and average 40% for the dynamic simulation. These findings effectively support the formulation of a high-quality carbon peaking pathway.

13. Sustainable hybrid biocomposite adsorbents for anion-selective or concerted removal of ionic pollutants: Organic dyes to arsenate

Journal of Cleaner Production, Volume 422, 10 October 2023, 138616

Abstract

The controlled removal of hazardous ionizable compounds ranging from organic dyes from the textile industry to inorganic anions such as fluoride, sulfate or arsenate in aqueous media presents challenges to this day. This study devised a synthetic strategy to enable anion selective or simultaneous adsorption of anionic and cationic species.

Therefore, versatile ternary metal composites (TMCs) were prepared with variable aluminum salt precursors: TMC-S for Al2(SO4)3 and TMC-N for Al(NO3)3 with variable Al3+ content from high to low values (S1>S2>S3>S4; N1≫N3) for the respective TMCs. Characterization was achieved through complementary methods: pHPZC, TGA, PXRD, XPS, 27Al/13C NMR and IR spectroscopy. The TMC surface properties were assessed via dye adsorption with methylene blue (MB) as a model cation, whereas methyl orange (MO) and reactive Black 5 (RB5) served as model anion systems. Sulfate, fluoride and arsenate represented a variety of inorganic anion target pollutant species.

The maximum equilibrium adsorption capacity of MO decreased (TMC-S1 to TMC-S4; 0.67 to 0.41 mmol/g), whereas the MB adsorption capacity increased from 0.03 to 0.47 mmol/g. The arsenate adsorption capacity also decreased with decreased aluminum concentration during synthesis from 0.71 mmol/g (TMC-S1) to 0.46 mmol/g (TMC-S4). Arsenate and fluoride were chemisorbed onto the Al-centers, in contrast to the dye probes, which undergo physisorption. Additionally, arsenate was selectively removed from saline samples of groundwater with up to 6000 mg/L sulfate species, which contributes to salinity without altering the adsorption properties. This study hereby highlights the unique role of variable aluminum salt during synthesis to enable facile tailoring of the adsorbent structure and selective anion adsorption (TMC-S1) versus a more general (less selective) adsorption of ionic species (TMC-S4) for multi-component pollutant removal.

14. Evidence of large-scale deposition of airborne emissions of per- and polyfluoroalkyl substances (PFASs) near a fluoropolymer production plant in an urban area

Chemosphere, Volume 337, October 2023, 139407

Abstract

Airborne emissions of per- and polyfluoroalkyl substances (PFASs) from fluoropolymer manufacturing facilities—especially those producing polyvinylidene (PVDF)—have rarely been investigated. Once PFASs are released into the air from the facility stacks, they settle in the surrounding environment, contaminating all surfaces. Human beings living in close proximity to these facilities can be exposed through air inhalation and ingestion of contaminated vegetables, drinking water or dust. In this study, we collected nine surface soil and five outdoor settled dust samples within 200 m of the fence line of a PVDF and fluoroelastomer production site near Lyon (France).

Samples were collected in an urban area including a sports field. High concentrations of long-chain perfluoroalkyl carboxylic acids (PFCAs) (C ≥ 9) were found at sampling points downwind of the facility. Perfluoroundecanoic acid (PFUnDA) was the predominant PFAS in surface soil (12–245 ng/g dw), whereas perfluorotridecanoic acid (PFTrDA) was in outdoor dust (<0.5–59 ng/g dw).

The PFAS profiles observed in soil and dust samples very likely originate from the processing aids used for PVDF and fluoroelastomer production. To our knowledge, long-chain PFCA concentrations as high as reported herein have never been found outside the perimeter fencing of a fluoropolymer plant. PFAS concentrations in other environmental compartments (such as air, vegetables or groundwater) should be monitored to assess all potential pathways to exposure of nearby residents before carrying out human biomonitoring.

15. Multitudinous components recovery, heavy metals evolution and environmental impact of coal gasification slag: A review

Chemosphere, Volume 338, October 2023, 139473

Abstract

In recent years, the coal gasification industry has rapidly developed, becoming one of the most promising technologies in the advanced and clean coal chemical industry. As a result, the annual emission of coal gasification fine slag (CGFS) has continuously increased. The present situation of CGFS is regarded as a notorious waste in gasification plants and is rudely landfilled or deposited in slag yards, which leads to a large waste of land resources, the release of dangerous elements, and numerous pollution problems. Although CGFS is classified as industrial solid waste, its unique physical and chemical properties make it a valuable resource that cannot be overlooked. This paper focuses on the resource utilization technology and environmental impact of CGFS.

The resource utilization of different components of CGFS has realized the evolution from waste to valuable substances. Moreover, during the disposal and utilization of CGFS, its environmental effects cannot be ignored. The main problems and future research directions are also further proposed. Efforts should be focused on the challenges of the technology, cost, and environmental protection in the application process to achieve industrial application, and ultimately committed to sustainable and green development goals, and promote the sustainable management and conservation of resources.

16. Implications of circular textile policies for the future regulation of hazardous substances in textiles in the European Union

Science of The Total Environment, Volume 896, 20 October 2023, 165153

Abstract

The textile industry’s business model is currently unsustainable and systemic changes must be made. The transition to a circular textile economy can be a major lever for this. However, it faces multiple issues, including the (in)ability of current legislations to provide sufficient protection regarding hazardous chemicals in recirculating materials. It is therefore crucial to identify legislative gaps that prevent the implementation of a safe circular textile economy, and to identify which chemicals could jeopardize this process.

With this study, we aim to identify hazardous substances that could be found in recirculated textiles, to identify and discuss gaps in current regulations covering chemicals in textiles, and to suggest solutions to ensure better safety of circular textiles. We compile and analyze data on 715 chemicals and their associated functions, textile production stage, and hazard data. We also present how chemicals have been regulated over time and discuss regulations’ strengths and weaknesses in the perspective of circular economy. We finally discuss the recently proposed Ecodesign regulation, and which key point should be included in the future delegated acts.

We found that most of the compiled chemicals present at least one recognized or suspected hazard. Among them, there were 228 CMR (carcinogenic, mutagenic, reprotoxic substances), 25 endocrine disruptors, 322 skin allergens or sensitizers, and 51 respiratory allergens or sensitizers. 30 chemicals completely or partially lack hazard data. 41 chemicals were found to present a risk for consumers, among which 15 recognized or suspected CMR and 36 recognized or suspected allergens/sensitizers.

Following the analysis of regulations, we argue that an improved risk assessment of chemicals should consider chemicals specific hazardous properties and product’s multiple life cycles, instead of being limited to the product’s end-of-life stage. We especially argue that implementing a safe circular textile economy requires that chemicals of concern are eliminated from the market.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam