• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 69

Hàng chục khách sạn ở Khánh Hòa vi phạm xây dựng, trây ỳ tháo dỡ

Có nhiều khách sạn ở TP Nha Trang, TP Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm vi phạm về phòng cháy chữa cháy, đồng thời có vi phạm về trật tự xây dựng.

Ngày 27/11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND TP Nha Trang, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong và các địa phương khác khẩn trương kiểm tra xử lý đối với các công trình vi phạm trên địa bàn.

Qua kiểm tra, có 67 công trình nằm trên địa bàn TP Nha Trang, TP Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm vi phạm về phòng cháy chữa cháy, đồng thời có vi phạm về trật tự xây dựng. Trong đó, trên địa bàn TP Nha Trang có 53 khách sạn vi phạm.

Phần lớn các khách sạn trong danh sách vi phạm nằm ở những vị trí đắc địa ở thành phố du lịch Nha Trang, nổi bật là 2 khách sạn của Tập đoàn Mường Thanh.

Khách sạn Mường Thanh Luxury Nha Trang (số 60 Trần Phú) tự ý cải tạo tầng 46 thành 10 căn hộ (chưa xử phạt) và khách sạn căn hộ cao cấp Oceanus (tòa OC2, khu Bãi Dương) vi phạm tại tầng 41 – tầng kỹ thuật nhưng lại bố trí thêm 4 căn hộ (đã nộp phạt, chưa khắc phục vi phạm).

Cùng với đó, khách sạn Vịnh Thiên Đường (số 48C, đường Lê Quý Đôn) nâng 1 tầng; khách sạn New Sun (số 2A/4, đường Hùng Vương) nâng 1 tầng tum thang; khách sạn Sun City (số 4, đường Tôn Đản) nâng 4 tầng; khách sạn Crown (số 2, đường Dã Tượng) nâng 1 tầng; khách sạn Novotel (số 50, đường Trần Phú) nâng 2 tầng; khách sạn Lucky Sun (số 100, đường Trần Phú) xây thêm 5 tầng, khách sạn Mipec Hotel Nha Trang (số 62, đường Trần Phú) sai do thay đổi công năng các tầng, khách sạn Hồng Mai Boss (06 Tôn Đản, Lộc Thọ) nâng thêm 1 tầng,..

Khách sạn Hồng Mai Boss (06 Tôn Đản, Lộc Thọ) nâng thêm 1 tầng, đã chấp hành nộp phạt nhưng chưa tháo dỡ.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, đối với những công trình vi phạm này, phần lớn đều đã nộp phạt vi phạm hành chính nhưng chưa khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, Sở Xây dựng Khánh Hòa còn phát hiện một số khách sạn vi phạm tự ý thay đổi công năng, công trình như: Khách sạn Le Soleil (số 12, đường Tôn Đản), khách sạn của Công ty TNHH Hoàn Cầu resort Vịnh Kim Cương, khách sạn Barcelona, khách sạn Galiot…

Trong số đó, có 40 công trình do Sở Xây dựng cấp phép xây dựng và Sở này sẽ xử lý trong thời gian sắp tới. Riêng 27 công trình còn lại do UBND cấp huyện và Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng đề nghị tỉnh Khánh Hòa giao các địa phương và đơn vị liên quan xử lý theo quy định.

Minh Minh – Báo VTC News

Theo VTC News

Ảnh: Khách sạn Mường Thanh Luxury Nha Trang (số 60 Trần Phú) tự ý cải tạo tầng 46 thành 10 căn hộ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vtc.vn/hang-chuc-khach-san-o-khanh-hoa-vi-pham-xay-dung-tray-y-thao-do-ar836894.html

Quy hoạch chắp vá vì vướng dự án ‘treo’

Đây là thực trạng kéo dài nhiều năm qua tại TPHCM. Các ‘siêu dự án’ Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) và Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (quận Bình Thạnh) vẫn còn dang dở sau gần 30 năm quy hoạch là một trong những ‘lát cắt’ điển hình của câu chuyện quy hoạch chung TPHCM, tầm nhìn đến 2050.

Khi quy hoạch bị bế tắc

Cuối quý I/2023, UBND TPHCM đã thống nhất thu hồi dự án khu “đất vàng” Mả Lạng tại trung tâm quận 1 sau 23 năm quy hoạch treo. Khu Mả Lạng (còn gọi là Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh) bao quanh bởi 4 mặt tiền đường Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh – Trần Đình Xu và Nguyễn Cư Trinh. Cùng với chủ trương giải tỏa khoảng 6,8ha tại khu Mả Lạng, TPHCM giao Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn triển khai, nhưng đến năm 2007 phải chuyển lại cho Tập đoàn Bitexco để thực hiện khu phức hợp khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại. Dù vậy, quá trình giải tỏa, di dời hàng nghìn căn nhà xuống cấp, xập xệ, việc bố trí quỹ đất tái định cư bị khó khăn (bắt đầu từ năm 2018) khiến cho quy hoạch di dời của TPHCM bị bế tắc và “treo” cho đến thời điểm được quyết định xóa quy hoạch vào cuối quý I năm nay.

Tại “siêu dự án” Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại TP Thủ Đức sau gần 30 năm quy hoạch treo hiện mới chỉ hình thành được một số hạ tầng khu đô thị; khu tái định cư Bình Khánh và một số cầu giao thông kết nối với quận 1 và quận Bình Thạnh. Đến nay việc giải quyết tố cáo, khiếu nại của người dân Thủ Thiêm liên quan đến bồi thường, tái định cư vẫn còn vướng mắc chưa thể giải quyết dứt điểm. Phần lớn quỹ đất tại Khu đô thị này cho đến nay vẫn để hoang hóa, cỏ mọc um tùm.

Liên quan “siêu dự án” Thủ Thiêm, vụ cả 4 tập đoàn bất động sản lớn đều bỏ cọc trúng đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị với số tiền 37.346 tỷ đồng, diện tích hơn 30.014m2 khiến TPHCM chịu thiệt hại về nhiều phương diện. Để tái khởi động, từ tháng 7/2023 Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã có văn bản gửi UBND thành phố đề xuất kế hoạch tổ chức đấu giá hàng chục lô đất và 3.790 căn hộ tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong số này, có 4 lô đất nghìn tỷ đã bị bỏ cọc vào năm 2021. Tương tự, Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (quận Bình Thạnh) nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố, có sông Sài Gòn bao quanh nhưng do quy hoạch treo kéo dài 3 thập kỷ (dự án được phê duyệt vào năm 1992, tổng diện tích khoảng 426,93ha) khiến cuộc sống của khoảng 4.000 hộ dân nơi đây khó khăn.

Mục tiêu hướng đến phát triển bền vững

Tại Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia giữa kỳ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 do UBND thành phố tổ chức ngày 25/11, TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đã đặt ra rất nhiều nội dung nhưng cần phải nhấn mạnh vào phát triển bền vững, làm sao ít tác động đến môi trường và di sản văn hóa đô thị. Ông Sơn đề xuất 6 chiến lược cho TPHCM phát triển. Trong đó, quan trọng nhất cần phát triển được hệ thống đô thị đa trung tâm với các mục tiêu bền vững, sát với thực tế. Kế đến, phát triển kinh tế biển với logistics liên kết vùng và quy hoạch khu đô thị TOD theo tư duy kinh tế thị trường. Mục tiêu của quy hoạch phải kết nối được khu trung tâm với các đô thị ven sông Sài Gòn và bảo tồn trọn vẹn di sản hơn 300 năm và khu trung tâm lịch sử của thành phố.

Trong khi đó, KTS Nguyễn Trường Lưu – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam lưu ý, quy hoạch chung TPHCM cần chú ý đến vấn đề văn hóa đô thị. Bởi vì, dù là thành phố lớn nhất nước, nơi hội nhập kinh tế xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước nhưng TPHCM phải quy hoạch làm sao có đặc trưng riêng và chuẩn bị một kế hoạch cụ thể để thực hiện. Theo ông Lưu, việc quy hoạch chung với tầm nhìn dài hạn nếu quy hoạch không đi theo hướng mục tiêu mong muốn, đi nửa đường sẽ khiến phá vỡ cả quy hoạch.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về Đông Nam bộ và Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển TPHCM sẽ được áp dụng cho nội dung quy hoạch chung của thành phố. Ông Mãi cho rằng, quy hoạch sẽ thể hiện rõ nét đặc trưng, thể hiện rõ vai trò vị trí của TPHCM trong vùng Đông Nam bộ và với cả nước. Quy hoạch chung TPHCM sẽ kiến tạo những không gian mới, những động lực mới về cơ chế, chính sách sát sườn với thực tiễn phát triển của thành phố.

Lê Anh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Một khu vực dân cư nhà “siêu xuyệt” tại huyện Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) do bất cập trong công tác quy hoạch. Ảnh: Hồng Phúc.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/quy-hoach-chap-va-vi-vuong-du-an-treo-10267587.html

Thủ phủ chung cư mini sai phép ở ngoại thành Hà Nội ì ạch xử lý sai phạm

Hàng loạt công trình, nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini) tại điểm nóng vi phạm của xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị chính quyền địa phương yêu cầu tháo dỡ, ‘cắt ngọn’ phần vượt tầng. Tuy nhiên, việc này diễn ra ì ạch, nhiều công trình vẫn ‘trùm mền’ ngủ đông không có động thái tháo dỡ.

Trở lại điểm nóng vi phạm của xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội), PV ghi nhận tại công trình tòa chung cư mini My House 9 tầng với cả trăm căn hộ xây “chui” trên đường Phú Hữu (Thôn 1) đang được "trùm mền" để tháo dỡ, cắt ngọn phần vi phạm.

Trở lại điểm nóng vi phạm của xã Tân Xã (huyện Thạch Thất, Hà Nội), PV ghi nhận tại công trình tòa chung cư mini My House 9 tầng với cả trăm căn hộ xây “chui” trên đường Phú Hữu (Thôn 1) đang được “trùm mền” để tháo dỡ, cắt ngọn phần vi phạm.

Sau hơn 1 tháng, đến thời điểm hiện tại chủ đầu tư mới tháo dỡ xong phần mái của tòa nhà. Việc tháo dỡ diễn ra ì ạch, từ tầng 8 trở xuống gần như vẫn chưa có dấu hiệu tháo dỡ.

Trao đổi với PV, lãnh đạo UBND xã Tân Xã cho biết, phía chủ đầu tư vẫn đang phối hợp với địa phương để tháo dỡ phần vi phạm.

“Hiện chủ đầu tư đang cho thợ tháo dỡ bên trong tầng 8. Nếu hết thời gian cam kết, chủ đầu tư không khắc phục hậu quả công trình vi phạm đảm bảo tiến độ thì sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định. Hiện xã đã xây dựng kế hoạch, phương án cưỡng chế trình huyện phê duyệt”, lãnh đạo UBND xã Tân Xã thông tin.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng trước đó, tòa chung cư mini My House cao 9 tầng với cả trăm căn hộ xây “chui” trên đường Phú Hữu nằm trên khu đất có diện tích 726,5m2, trong đó chỉ có 225m2 là đất ở, còn lại hơn 500m2 là đất trồng cây lâu năm. Bà Nguyễn Thị Quý Hợi và ông Vũ Minh Công là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thửa đất này.

Theo Sở Xây dựng, qua xác minh, đánh giá trước mắt về trực quan hiện trạng công trình đối chiếu với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng được cấp nhận thấy, công trình xây dựng vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 tăng khoảng 512,8m2, quy mô 9 tầng (GPXD được cấp 3 tầng + tum – PV).

“Các vi phạm nêu trên đã được thiết lập hồ sơ xử lý nhưng không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm dẫn đến hiện nay công trình đã hoàn thiện với quy mô như trên”, báo cáo của Sở Xây dựng nêu rõ.

Sở Xây dựng cũng cho biết, đã có quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra vi phạm đất đai, trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân tại công trình này.

Không chỉ riêng tòa chung cư mini My House, loạt tòa chung cư mini vi phạm khác trên đường Phú Hữu (xã Tân Xã) tiến độ tháo dỡ, “cắt ngọn” phần vượt tầng cũng diễn ra ì ạch.

Đa số các công trình vẫn còn nguyên vi phạm, tiếp tục “trùm mền” ngủ đông không có động thái tháo dỡ.

Đình Phong – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/thu-phu-chung-cu-mini-sai-phep-o-ngoai-thanh-ha-noi-i-ach-xu-ly-sai-pham-post1590562.tpo

Gánh nặng từ ‘đô thị hóa dân số’

Xuất phát từ bức bách kinh tế dẫn đến những đảo lộn lớn về nhân khẩu học đô thị, lan sang các địa hạt văn hóa, trạng thái đã khiến Hà Nội, TP.HCM đang dần tiến tới chỗ  “nông thôn hóa” theo nghĩa tiêu cực của cụm từ này…

Xuất phát từ bức bách kinh tế dẫn đến những đảo lộn lớn về nhân khẩu học đô thị, lan sang các địa hạt văn hóa, trạng thái đã khiến Hà Nội, TP.HCM đang dần tiến tới chỗ “nông thôn hóa” theo nghĩa tiêu cực của cụm từ này…

Những người chờ lúa chín

Tất nhiên muốn thực thi đô thị hóa tại chỗ cần bắt đầu nhận thức từ nguồn cơn của nó, là vấn đề kinh tế -xã hội lớn, nghiêm trọng: Tình trạng di dân ồ ạt nông thôn vào thành thị. Gọi là “đô thị hóa dân số” với người nông dân là nhân vật chính, vấn đề rất phức tạp này nằm ngoài khả năng của người viết, nhưng vì logic toàn bài nên xin lướt qua.

Năm 1951 một người nông dân Nhật điển hình với 1ha ruộng lúa phải làm việc 251 ngày/một năm. Đến năm 2000 (sau 49 năm) anh ta chỉ cần làm việc 30 ngày/năm cũng trên cùng mảnh đất đó, lại đỡ vất vả hơn nhiều nhờ cơ giới hóa nông nghiệp” (5).

Còn ở Việt Nam, theo thống kê trong một nghiên cứu của Pierre Gourou năm 1936 (6): “Với 1 ha, tùy từng trường hợp, người nông dân phải bỏ ra 370-450 ngày công lao động/năm (gần gấp đôi nông dân Nhật) bằng một kỹ thuật nông nghiệp rất hoàn hảo (được) tất cả những nhà nông học đã nghiên cứu về xứ sở này thán phục” (trước 1945 năng suất bình quân 1,2-1,3 tấn/ha). Đó chính là lý do người nông dân Việt dù có trong tay kỹ thuật canh tác xuất sắc và lao động đến kiệt sức vẫn chịu mức sống thấp hơn từ 5-7 lần nông dân Pháp cùng thời kỳ. Tức là dường như không có phép màu, không có “cuộc cách mạng quan hệ sản xuất long trời lở đất nào” có thể đưa người nông dân Việt Nam thoát nghèo đói nếu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật không đến.

Vâng, cuộc cách mạng đó đã đến với bạn tôi, một nhà nông ở xã Vạn Phú (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Ông kể: gia đình có 1 ha trồng lúa hai vụ/năm, tổng thời gian cày, bừa, phun thuốc sâu, thu hoạch, xay xát… mất khoảng 30 ngày công (ngang nông dân Nhật). Nhân tiện nói lâu nay hầu hết nông hộ đã thuê các công đoạn sản xuất cơ giới, chứ chẳng lẽ sắm máy cày, bừa chỉ vì mấy mảnh ruộng?

Cả năm ông thu được 11- 12 tấn thóc (khoảng 6-7 tấn gạo) sau khi trừ chi phí thuê mướn, mua phân bón, hóa chất… nhận về từ 35-50 triệu tùy năm cho nông hộ 4 người. Một hiện tượng “chết đói trong nhàn rỗi”. Tất nhiên, “không thể ngồi 11 tháng chờ lúa chín” phổ biến là người trẻ “khăn gói quả mướp” lên đường đi bất cứ đâu tìm việc làm, để lại người già, trẻ thơ trong các xóm làng mênh mông hiu quạnh.

Câu chuyện sơ sài ấy dẫu chẳng đáng gọi “khái quát” thực trạng lao động ở nông thôn vì không phải nông hộ nào cũng trồng mỗi lúa, nó chỉ góp phần thông báo tuy người nông dân Việt đã được hưởng thành quả to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp nhưng lại chịu một tấn kịch khốn khổ mới. Nó phản ánh giai đoạn xã hội nông thôn “thẩm thấu từ từ” vào đô thị đã chấm dứt, chuyển qua thời kỳ “tăng tốc” với hàng triệu nông dân “người người lớp lớp” tiến vào đô thị như “nước vỡ bờ”, là nguyên nhân của hiện tượng “đô thị hóa dân số”, thậm chí đi trước cả “đô thị hóa do công nghiệp hóa” ở nước ta.

Trong số các nước “chuyển hóa hàng triệu người nông dân sang thị dân”, Nhật Bản được coi thành công nhất bằng công cuộc đô thị hóa tại chỗ. Họ thực hiện chiến lược tích hợp nông thôn vào đô thị, kiên trì theo chủ nghĩa đô thị nông nghiệp (agricutural urbanism), quy hoạch xóa mờ ranh giới đô thị/nông thôn, trong thành phố có cả “cánh đồng đô thị” (7).

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Yếu tố dịch chuyển dân cư góp phần làm cho quy mô dân số khu vực thành thị tăng thêm 1,2 triệu người, chiếm 3,5% dân số thành thị. Và việc làm là yếu tố chủ yếu thu hút người dịch cư ngoại tỉnh. Trong ảnh là dòng người ún ứ tại cầuvượt Nguyễn Thái Sơnở quận Gò Vấp (TP.HCM). Ảnh tư liệu: Vietnamnet

Tầng lớp “nông dân đô thị” ra đời từ chiến lược này, họ vừa làm nông nghiệp vừa làm các nghề nghiệp phi nông nghiệp. Bởi nếu chỉ làm nông nghiệp họ cũng sẽ đói như nông dân Việt dù có năng suất cao (nông dân Nhật trung bình sở hữu 1 ha ruộng lúa, năng suất 6 tấn/ha tương đương Việt Nam). Chính sách giáo dục, đào tạo ưu việt của Nhật Bản đã tạo nên thế hệ nông dân đô thị giỏi nhiều nghề chứ không chỉ biết mỗi trồng lúa.

“Phần lớn các hộ nông dân ở Nhật Bản trở thành nông dân bán thời gian với nguồn thu nhập chính là từ hoạt động phi nông nghiệp, một hộ nông dân trung bình kiếm được khoảng 80.000 USD/năm. Nông dân được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân và giáo dục miễn phí. Với tình trạng sức khỏe và giáo dục tốt hơn, họ có thể hiểu, áp dụng và cải tiến các công nghệ mới và quản lý đất đai nhờ học vấn. Mạng lưới giao thông tốt giữa nông thôn và thành thị giúp việc phân phối nông sản hiệu quả hơn, cho phép họ đi lại nhanh giữa nơi ở (làng) và công ty (phố). Trên thực tế, nhiều nông dân chỉ làm việc trên ruộng lúa vào cuối tuần” (8).

Cố nhiên “cuộc đô thị hóa con người” thuộc trách nhiệm của hàng ngũ cán bộ “kinh bang tế thế”. Nhưng họ cần hiểu rằng không thể có kế hoạch/quy hoạch phát triển đô thị nào lại không bị/ được nông dân chi phối, vì đô thị/nông thôn thực ra là một hệ thống, một cơ thể. Người viết chỉ giới thiệu về đô thị hóa tại chỗ như thêm một quan điểm tích hợp nhiều thành tố trong tổ chức không gian sống cho dòng người nhập cư vào đô thị đã thực hiện thành công ở một số nước, may ra góp phần tìm kiếm biện pháp giảm bớt thảm họa “đô thị vỡ trận” mà thất nghiệp, vật giá leo thang, tắc nghẽn giao thông, lụt lội, ô nhiễm, dịch bệnh, cháy nổ… đang là những biểu hiện.

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Người dân địa phương thuê đất của một công ty ở phường Naka, thành phố Sakai, tỉnh Osaka (Nhật Bản) để canh tác. Nguồn: Yuta Kumamoto/Mainichi.jp

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Và những nông dân đô thị ở Nhật bản. Ảnh: Kono Designs/Dezeen

Những người may mắn

Lâu nay nhìn lại lịch sử đô thị hóa Hà Nội với trường hợp “khu 36 phố” vẫn được gọi là “cuộc chỉnh trang”, tôi mạnh dạn cho rằng đó chính là “đô thị hóa tại chỗ” đầu tiên đã thành công. Nhìn đại thể từ cuối thế kỷ XIX cuộc đô thị hóa ở thành phố này diễn ra trên hai hướng/không gian chính: vùng nam, đông nam hồ Hoàn Kiếm (đất ruộng rộng, người thưa, chủ yếu làm nông nghiệp) tiện cho đô thị hóa theo lối “san phẳng” buộc cư dân, làng mạc phải di dời để lấy đất xây dựng khu phố Tây, khu phố phía Nam hỗn hợp. Có thể gọi vùng nông nghiệp, nông thôn ấy đã bị loại vĩnh viễn ra khỏi cơ thể đô thị.

Nhưng phía tây-bắc hồ Hoàn Kiếm hoàn toàn khác, là nơi dân “36 phường nghề buôn bán” dạng “kẻ chợ”, vốn đã phi nông nghiệp và cư trú trên khoảng 100 ha có lịch sử lâu đời (di sản định cư), chỉ sau cuộc “đô thị hóa tại chỗ” mới trở thành đô thị hiện đại. Nhìn chung hạ tầng khu vực này khi xưa “đa phần đường đất hẹp, vài đoạn lát gạch rộng chừng 1 m, không vỉa hè, trời mưa lầy lội, nắng bụi bặm, những vũng nước đọng dọc đường hôi thối, không lối thoát và còn rất nhiều nhà tranh”( 9). Mặc dù không có tài liệu nào nói sự hiểu biết về chiến lược đô thị hóa là cơ sở cho các quyết định của nhà đương quyền, nhưng rõ ràng họ đã thực thi các giải pháp đô thị hóa tại chỗ.

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Sự xuất hiện của 5,5 km đường tàu điện chạy qua Kẻ Chợ là sự kiện giao thông quan trọng trong cuộc “đô thị hóa tại chỗ” ở khu vực này. Ảnh tư liệu

Cụ thể: “Năm 1883 Công sứ Bonnal đề nghị Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ bắt các cửa hàng phải lùi mái hiên cho lối đi thoáng rộng (hình thành phổ biến mặt đường rộng 5-6m và vỉa hè mỗi bên 2m hiện nay). Ngày 17.2.1891, Đốc lý Beauchamp ra nghị định dỡ bỏ nhà tranh trong 6 tháng và cấm làm loại nhà này trên các phố: Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Chiếu… và buộc dỡ bỏ các cửa ô, các cổng phố”.

Để có nhân lực, vật liệu, tài chính, họ bắt tù nhân lao động khổ sai san mặt đường, đào rãnh thoát nước, lát vỉa hè, rải đá lòng đường… Ông Bonnal sai phá tòa nhà gạch (bị cháy) của quân Cờ Đen lấy gạch đá vụn rải mặt đường cho 150 phố, ngõ. Năm 1893 Thống sứ Chavassieux tiến hành xếp hạng các loại nhà và đường phố để đánh thuế thổ trạch.

Năm 1894-1895 xây tháp nước Hàng Đậu, đầu thế kỷ XX dân “Kẻ Chợ” bắt đầu có nước máy sạch, điện thắp sáng công cộng. Đặc biệt, năm 1889 hình thành tuyến xe điện Bờ Hồ- Bưởi dài 5,5km chạy qua khu 36 phố kết nối nó với toàn thành phố bắt đầu từ giai đoạn đó (10).

Trích dẫn dài để chúng ta cùng thấy về căn bản khu phố cổ Hà Nội hiện nay đã định hình từ cuối thế kỷ XIX bằng nhiều biện pháp cứng rắn của nhà cầm quyền (cũng nghiệp dư, không chuyên môn về quy hoạch) và có lẽ cả sự hợp tác tích cực của dân kẻ chợ vì quyền lợi chính họ. Bởi rất quan trọng, đại bộ phận cư dân tại đây không phải di dời, được hưởng các tiện ích đô thị (điện, nước sạch, giao thông…), quan trọng nhất là được tiếp tục sinh kế bằng các nghề truyền thống mà ông cha trao truyền cho họ.

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Phố cổ Hà Nội ngày nay qua góc máy từ trên cao. Ảnh: Báo Nhân Dân

Để đến hôm nay, đã trôi qua hơn một thế kỷ “đô thị hóa tại chỗ”, dù phải trải những biến cố dữ dội, chúng ta vẫn thấy những thợ thủ công phố Hàng Bạc ngồi nhà cần cù chạm đồ trang sức, Hàng Mã tràn ngập rực rỡ đồ mã đón trẻ chơi Tết Trung thu, mùi thảo dược tỏa đậm phố Lãn Ông, tiếng gò kim loại vẫn chát chúa suốt con phố Hàng Thiếc… Tất nhiên không phải nghề thủ công nào cũng được bảo lưu, hoặc các công trình kiến trúc đã không được bảo tồn khá nguyên vẹn như ở Hội An. Nhưng nhờ sự định cư ổn định mà phố cổ tràn đầy “không khí của chiều dài lịch sử đô thị” trong cuộc sống huyên náo của nó, hấp dẫn du khách và trở nên một trong vài lãnh thổ đô thị có nền kinh tế dịch vụ phát đạt nhất, bất động sản (tài sản của họ) có giá cao nhất. Dân “Kẻ Chợ” đã thật sự may mắn.

Những người kém may mắn

Rất có thể nhiều bạn đọc đang cho rằng “đô thị hóa tại chỗ” theo nghĩa biến các khu vực nông thôn thành đô thị không có gì mới, đáng bàn, vì Hà Nội chẳng hạn, hiện có vô số “làng trong thành phố”: Linh Quang, Triều Khúc, Kim Liên, Định Công, Đại Từ, Linh Đường, Khương Đình… được “lên phường” từ lâu, có điện, nước, đường bê tông, đình, chùa, đền miếu vẫn được giữ lại… “Đô thị hóa tại chỗ” đấy chứ!

Nhưng cũng chẳng ít người nói không, do trước hết đừng gọi nó là “làng” vì hôm nay dân số làng xưa đã ít hơn dân nhập cư nhiều lần, các quan hệ thị tộc mất gần hết, đất đai sở hữu công, thiết chế làng… làm gì còn? Sau nữa, chúng phổ biến là “sản phẩm” của chính quyền khi mở đường chỉ lo quản lý chỉ giới xây dựng, chiều cao tầng… lớp nhà mỏng hai bên mặt đường theo quy hoạch, còn các lớp sâu phía sau là thôn làng bị bỏ qua. Dân sở tại, dân nhập cư tự phát chồng nhà, lấn đường lập nên loại “làng phố” có số lượng, chiều dài hẻm/ngõ, ngách/xuyệt phần lớn chỉ xe máy đi lọt, mật độ cư dân, nhà cửa chi chít kết thành bè, mảng dày đặc, loang rộng… đã lớn hơn bất cứ thời kỳ phát triển đô thị nào của Hà Nội hay TP.HCM.

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Đường làng Linh Quang (Hà Nội) xưa vốn thoáng đãng, nay bị lần chiếm, chất tải xây dựng thành ngõ, ngách chật chội. Ảnh: Báo Dân Trí

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Những người nông dân miền Tây vốn sống giữa những cánh đồng bát ngát, lên thành phố họ phải trọ trong những túp nhà quây tôn ở những hẻm, xuyệc… nóng nung người. Ảnh: Báo Thanh Niên

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Cảnh sống của công nhân trong xóm trọ kề Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (TP.HCM). Ảnh: Nguyễn Thế Sơn

Tóm lại đó là kiểu “đô thị hóa tại chỗ tự phát” trên đất những cái làng, kém xa làng thôn xưa và các tiêu chuẩn đô thị ngày nay, khi xét theo mật độ, tỷ lệ dân số cư trú với chỉ số việc làm tại chỗ, các chỉ tiêu công trình công cộng, đất giao thông, cây xanh, các loại hạ tầng xã hội thiết yếu khác… Chúng không hề là những làng “đô thị hóa tại chỗ có chủ đích” được dẫn đường bởi tầm nhìn của nhà đương quyền, hành động của giới nghề quy hoạch.

Tình trạng đó bị đánh giá do “quy hoạch không tử tế với các cấu trúc hiện có, bao gồm cả những ngôi làng. Trong khu vực tăng trưởng đô thị, các ngôi làng dẫu được vẽ, nhưng không đóng vai trò gì trong các dự án. Không bị phá hủy, nhưng chúng đã bị loại khỏi thiết kế tổng thể. 148 làng đã “trở thành đô thị” theo cách những người di cư mới đến định cư trong những năm 1990 thêm vào mật độ người tại các ngôi làng đô thị hóa ở Hà Nội” (11).

Biển người nông dân đã từ “làng thôn” thoáng đãng tiến vào đô thị, kém may mắn, họ lại rơi vào những cái “làng phố” chật chội, mất vệ sinh, chứa nhiều rủi ro.

Cần nhắc lại các quan điểm của Lewis Mumford, Jane Jacobs (kế tiếp là Francoise Choay, Pháp, 1925-) rằng bản chất của đô thị hóa hoàn toàn khác với tình trạng di dân ào ạt vào thành phố, chiếm thêm đất mở rộng kích thước… mà gia tăng những phẩm chất đô thị tại các khu định cư cũ ( nông thôn/ bán nông thôn) khi xuất hiện các cơ hội phát triển. Quan điểm tập trung vào hai vị trí có tiềm năng nhất: 1. Khu vực cư dân có nghề truyền thống phi nông nghiệp; 2. Khu vực nằm sát kề sát thành phố, hoặc các khu công nghiệp đang và sẽ hình thành.

Hà Nội chẳng hạn, trường hợp thứ nhất, tính từ năm 1986 (đổi mới) đến trước khi sáp nhập Hà Tây vào (2008) đã mở rộng “tổng cộng 191,58km2 đất đai và được tạo thành từ 148 ngôi làng (có nhiều làng nghề phi nông trong số đó), 80% di sản thủ đô có nguồn gốc từ làng” (12). Trường hợp thứ hai, Hà Nội có 9 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 1.670,6 ha và gần 170.000 công nhân. Chỉ riêng một thôn Bầu, huyện Hoài Đức (gần khu công nghiệp Bắc Thăng Long) số lao động nhập cư có đăng ký lên tới 16.000 người, gấp gần 6 lần dân sở tại. Nhưng cả di sản định cư (làng nghề phi nông nghiệp) và thời cơ (xuất hiện các khu công nghiệp) các tiền đề thuận lợi dường như đã không giúp gì cho Hà nội xây dựng được những “đô thị tại chỗ ” có các “phẩm chất đô thị”.

Gánh nặng từ 'đô thị hóa dân số'Hình ảnh vụ cháy chung cư mini phường Khương Đình.

Thảm họa cháy chung cư mini phường Khương Đình (vốn thuộc tổng Khương Đình, tam thôn: Thượng Đình, Khương Hạ, Hạ Đình) xảy ra trong không gian “đô thị hóa tự phát tràn lan” đã tích lũy qua hàng chục năm nên không cá biệt, Hà Nội hiện có 2.000, TP.HCM có khoảng 42.000 chung cư loại này. Tình trạng nguy hiểm rập rình không chỉ ở Hà Nội nay mở rộng thêm gấp 3 lần mà cả TP.HCM diện tích đã tăng gấp 5 lần trong giai đoạn 1990-2021 với hơn 60% đất đai ven đô, cũng một cách không có kế hoạch với loại mô hình “dở làng, dở phố thấp cấp” ở khắp các quận mới.

Biển người nông dân đã từ “làng thôn” thoáng đãng tiến vào đô thị, kém may mắn, họ lại rơi vào những cái “làng phố” chật chội, mất vệ sinh, chứa nhiều rủi ro. Là nơi họ tham gia tạo nên không gian sống (thuê trọ, mua, xây, kinh doanh…), rồi không gian ấy chi phối lại hành vi con người họ. Lối sống tương đối “thoải mái” của hàng triệu nông dân mang theo từ môi trường tự nhiên (nông thôn) không dễ nhanh chóng chịu phục tùng các nguyên tắc nghiêm ngặt trong môi trường kỹ thuật (đô thị). Nhưng khi số lượng “người thoải mái” đã áp đảo thì “sống thoải mái” (chứa sẵn các hậu quả) sẽ thành xu thế văn hóa sống chủ đạo của một thành phố.

* * *

Có thể tóm tắt rằng khởi từ bức bách kinh tế dẫn đến những đảo lộn lớn về nhân khẩu học đô thị, lan sang các địa hạt văn hóa, trạng thái đã khiến Hà Nội, TP.HCM đang dần tiến tới chỗ “nông thôn hóa” theo nghĩa tiêu cực của cụm từ này. Thế nên việc “chuyển hàng triệu người nông dân thành thị dân” phải là công cuộc “khổng lồ” của nhiều ngành, chứ không chỉ mỗi ngành xây dựng lo “chỉnh trang mở rộng các hẻm ngõ” dẫu việc đó hết sức cấp bách. Vì tư tưởng “đô thị hóa” như đã trình bày từ kinh nghiệm của các quốc gia, nội hàm của nó gồm một hệ thống rộng gồm nhiều nội dung. Nó thúc bách nghiên cứu chiến lược phát triển “đô thị hóa tại chỗ” với liên ngành khoa học phải đi trước nhiều bước.

Nhưng đến hôm nay, rất đáng tiếc, điều đó vẫn chưa xuất hiện ở nước ta?

Trần Trung Chính

Tài liệu tham khảo và lược trích:

(5), (8) In situ urbanization key to leaving no one behind

(6) Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ

(7)https://nguoidothi.net.vn/do-thi-nong-nghiep-do-thi-an-duoc-39090.html

(9), (10) PGS-TS. Nguyễn Thừa Hỷ – Sự hình thành và chuyển biến của các “Khu phố Tây” và “Khu phố mới”ở Hà Nội thời Pháp thuộc

(11), (12) Hà Nội, Integration of Villages a Metropolis in the Making. 2006-E. Cerise, S. Fanchette, D. Labbé, JA Boudreau và Trần Nhật.

Theo Người Đô Thị

Ảnh: Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân các tỉnh miền Tây tiếp tục ùn ùn trở lại TP.HCM khiến nhiều nơi tắc nghẽn hàng chục km. Ảnh tư liệu: Vnexpress

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nguoidothi.net.vn/ganh-nang-tu-do-thi-hoa-dan-so-41784.html

Thanh Hóa: Trung tâm hội nghị Hàm Rồng 6,6 triệu USD hoang tàn suốt nhiều năm

Trung tâm hội nghị Hàm Rồng từng được kỳ vọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho phường Hàm Rồng nói riêng và thành phố Thanh Hóa nói chung. Song hiện tại, nơi đây đang bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công.

Dự án Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng nằm trên đường Yên Ngựa, phường Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa được khởi công tháng 6/2013 và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.

Dự án Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng nằm trên đường Yên Ngựa, phường Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa được khởi công tháng 6/2013 và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.

Trung tâm hội nghị Hàm Rồng có tổng diện tích xây dựng 4.171m2, tổng mức đầu tư hơn 160 tỷ đồng (gần 6,6 triệu USD). Các hạng mục xây dựng gồm nhà trung tâm hội nghị, nhà đón tiếp và thông tin, khu nhà nghỉ sinh thái và một số công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật khác.

Thời điểm năm 2015, Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng được sử dụng làm nơi làm việc tạm thời của UBND thành phố Thanh Hóa trong lúc xây dựng trụ sở ở vị trí mới.

Đến năm 2019, trụ sở Thành ủy, UBND thành phố Thanh Hóa chuyển về cơ sở mới nên Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng không còn hoạt động và bỏ không.

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát thì trung tâm này được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung trong đại dịch.

Từ đó đến nay, dự án này bỏ hoang khiến nhiều hạng mục đang bắt đầu xuống cấp và hư hỏng.

Tháng 5/2022, Tỉnh ủy Thanh Hóa từng lên phương án chuyển Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng thành trụ sở cho một số đơn vị sự nghiệp của tỉnh nhằm tránh lãng phí tài sản công.

Tỉnh ủy Thanh Hóa thống nhất chuyển các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng công trình (Sở Xây dựng), Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, Ban Quản lý bảo trì công trình giao thông và điều hành hoạt động vận tải khách công cộng (Sở Giao thông Vận tải) về làm việc tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng. Công tác chuyển giao phải được thực hiện trước quý III/2022, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có đơn vị nào chịu về đây làm việc.

Minh Đức/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/thanh-hoa-trung-tam-hoi-nghi-ham-rong-66-trieu-usd-hoang-tan-suot-nhieu-nam-20180504224292032.htm

Cảng nội địa Hải Dương lãng phí đất đai

Dự án đầu tư xây dựng Cảng nội địa Hải Dương có nhiều hạn chế, vướng mắc về đầu tư, đất đai, xây dựng cần sớm được tháo gỡ, khắc phục.

Dự án Cảng nội địa Hải Dương còn nhiều hạn chế trong đầu tư, sử dụng đất đai và quy hoạch xây dựng

Dự án Cảng nội địa Hải Dương còn nhiều hạn chế trong đầu tư, sử dụng đất đai và quy hoạch xây dựng

Chậm giải phóng mặt bằng

Dự án Cảng nội địa Hải Dương của Công ty CP Giao nhận kho vận Hải Dương được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2005, điều chỉnh lần thứ nhất năm 2016, điều chỉnh lần thứ hai năm 2019. Mục tiêu dự án là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ phục vụ nhu cầu thông quan, vận chuyển, lưu giữ, tập kết, gửi nhận và giao trả hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần san tải cho cảng Hải Phòng thông qua việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan, kiểm dịch… Dự án có tổng mức đầu tư gần 352 tỷ đồng, nằm trong cụm công nghiệp Việt Hòa (TP Hải Dương). Diện tích thực hiện dự án sau lần 1 điều chỉnh từ gần 526.000 m2 xuống gần 153.000 m2; lần 2 điều chỉnh tăng lên hơn 171.000 m2. Trong đó, diện tích được chấp thuận đầu tư gần 152.000 m2, còn lại là phần đất thuê mở rộng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 29/8/2005.

Đến năm 2023, nhà đầu tư đã san lấp mặt bằng, xây dựng tường bao, đầu tư 6 nhà kho, 1 nhà điều hành và một số công trình phụ trợ trên diện tích gần 89.000 m2 được tỉnh cho thuê theo quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đã được duyệt. Còn hơn 64.000 m2 đất giáp hành lang đường sắt Hà Nội-Hải Phòng dù đã được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh tiến độ nhiều lần nhưng nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng. Phần đất này nằm trong diện tích đất được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh dự án vào tháng 6/2016. Đến tháng 12/2016, UBND TP Hải Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Cảng nội địa Hải Dương với quy mô sử dụng đất có bao gồm khu vực này. Tuy nhiên, nhà đầu tư không liên hệ, phối hợp với thành phố để thực hiện giải phóng mặt bằng. Hiện nay phần đất này vẫn là đất nông nghiệp.

Ngoài ra, phần diện tích đất mở rộng gần 19.000 m2 đã được tỉnh bàn giao, cho thuê đất nhưng doanh nghiệp chưa đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả theo đúng mục tiêu dự án. Về xây dựng, sau khi được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh mở rộng diện tích đất cho thuê vào năm 2019, nhà đầu tư chưa lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tìm hướng xử lý

Những hạn chế tại Dự án Cảng nội địa Hải Dương gây lãng phí đất đai, giảm hiệu quả đầu tư và cảnh quan cửa ngõ phía bắc TP Hải Dương. Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có 3 văn bản gửi Công ty CP Giao nhận kho vận Hải Dương đề nghị nhà đầu tư khẩn trương lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh dự án. Theo đó, giảm phần diện tích hơn 64.000 m2 chưa giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên đến hết thời hạn quy định, sở này chưa nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh của doanh nghiệp.

Ngày 3/10 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành các chính sách pháp luật đối với Công ty CP Giao nhận kho vận Hải Dương. Ngày 13/10, Thanh tra sở quyết định xử phạt hành chính 70 triệu đồng đối với chủ đầu tư do không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án, biện pháp khắc phục là thực hiện điều chỉnh dự án, gửi hồ sơ về sở trước ngày 26/10.

Sau gần 20 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, hàng chục nghìn m2 đất thuộc Dự án Cảng nội địa Hải Dương giáp hành lang đường sắt Hà Nội-Hải Phòng vẫn chưa được giải phóng mặt bằng

Ngày 24/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận được hồ sơ đề xuất điều chỉnh dự án của Công ty CP Giao nhận kho vận Hải Dương. Tuy nhiên, nhà đầu tư tiếp tục đề xuất gia hạn thêm 24 tháng để thực hiện đầu tư xây dựng trên toàn bộ diện tích thay vì giảm hơn 64.000 m2 đất theo chủ trương của tỉnh. Sở chưa có cơ sở để xem xét; đồng thời tham mưu UBND tỉnh đồng ý chủ trương ngừng một phần hoạt động của dự án trên phần diện tích hơn 64.000 m2 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định để thực hiện các thủ tục điều chỉnh theo đúng chủ trương của tỉnh. Đến hết thời hạn, nhà đầu tư không lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh sẽ chấm dứt một phần hoạt động đối với dự án trên phần diện tích hơn 64.000 m2 hiện trạng là đất nông nghiệp, chưa giải phóng mặt bằng.

Theo ông Trần Việt Ký, Giám đốc Công ty CP Giao nhận kho vận Hải Dương, dự án cảng nội địa triển khai đến nay đã gần 20 năm. Doanh nghiệp luôn nỗ lực vượt khó khăn để hoạt động ổn định. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư của dự án còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân khách quan, chủ quan của chủ đầu tư và cả những bất cập về thủ tục hành chính, quản lý nhà nước về đất đai, thay đổi trong quy định về phòng chống cháy nổ… “Theo định hướng phát triển kinh tế thì mục tiêu dự án được ưu tiên, khuyến khích đầu tư. Do đó, doanh nghiệp mong muốn tiếp tục được tỉnh hỗ trợ để thực hiện theo quy mô đã được chấp thuận đầu tư. Chúng tôi cam kết sau khi được gia hạn sẽ hoàn thành xây dựng bãi container và nhà kho ở khu vực gần 19.000 m2 được cho thuê trong 12 tháng. Sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng khu đất hơn 64.000 m2 sẽ xây dựng bãi container trong 12 tháng, nhà kho trong 24 tháng”, ông Ký cam kết.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 11 (lần 3) diễn ra sáng 10/11 vừa qua, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lưu Văn Bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ theo pháp luật hiện hành, tình hình thực hiện dự án để tham mưu phương án xử lý vừa bảo đảm các quy định, vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án hiệu quả.

Thiết nghĩ, Dự án Cảng nội địa Hải Dương đã được UBND tỉnh tạo điều kiện gia hạn nhiều lần, nhưng chủ đầu tư không khai thác hết quỹ đất được giao, gây lãng phí đất đai, nhất là dự án nằm ở vị trí cửa ngõ TP Hải Dương. Tỉnh nên có giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng lãng phí đất đai nêu trên.

Lâm Linh – Báo Hải Dương

Theo Hải Dương

Ảnh: Công ty CP Giao nhận kho vận Hải Dương mới triển khai quá nửa quy mô đầu tư

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baohaiduong.vn/cang-noi-dia-hai-duong-lang-phi-dat-dai-364428.html

Lùi thông qua Luật Đất đai sửa đổi, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Chuyên gia, doanh nghiệp nhận định, Luật Đất đai rất quan trọng. Nếu làm vội, thông qua vội vã mà chưa đánh giá tác động thật chi tiết thì đưa luật mới vào chưa chắc có hiệu ứng tốt mà thậm chí còn hiệu ứng ngược.

Chưa thông qua là hợp lý!

Dự án sửa đổi Luật Đất đai được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp kỳ 6. Điều này sẽ tác động thế nào đến thị trường bất động sản?

Chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho hay, nhiều dự án đang đợi có cơ chế mới để được tháo gỡ, có thể tiếp tục đưa dự án vào hoạt động; nhiều cơ quan chính quyền cũng chờ đợi quy định mới để phê duyệt. Thế nhưng, Luật Đất đai sửa đổi chưa được thông qua sẽ tạo tâm lý cho thị trường, doanh nghiệp phải chờ đợi thêm.

Tuy nhiên, ông Đính cho rằng, việc chưa thông qua dự án sửa đổi Luật Đất đai là đúng đắn, bởi trong dự thảo của luật này còn một số nội dung nếu ban hành chưa thể tháo gỡ được; có khi còn gây khó khăn mới như vấn đề giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, đền bù…

“Việc chưa thông qua dự án sửa đổi Luật Đất đai để xem xét kỹ hơn các vấn đề ở kỳ họp tiếp theo là hợp lý, đúng đắn”, ông Đính đánh giá.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cho hay, Luật Đất đai mới chưa thông qua vì còn nhiều điều mâu thuẫn, chưa thống nhất. Do đó, việc dời lại đến năm sau là hợp lý.

“Luật Đất đai rất quan trọng, nếu làm vội vã, thông qua vội vã mà chưa đánh giá được tác động thật chi tiết thì đưa luật mới vào đôi khi chưa chắc có hiệu ứng tốt, thậm chí có hiệu ứng ngược. Vì thế, việc Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai tại kỳ họp 6 này là đúng, cần thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn”, ông Quyết đánh giá.

Theo vị lãnh đạo này, các doanh nghiệp, các chủ đầu triển khai dự án luôn hy vọng với Luật Đất đai mới ra phải bao hàm tất cả các vấn đề hiện tại của luật cũ, phải giải quyết được các vấn đề của luật cũ.

“Các doanh nghiệp bất động sản bao giờ cũng mong có quỹ đất để phát triển dự án. Phương pháp định giá đất, giao đất, đấu giá, đấu thầu, tính thuế đất như thế nào cho đúng… là các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.

Hay vấn đề giải phóng mặt bằng, có nhiều dự án giải phóng đền bù đến 90-95% rồi nhưng cũng không thể phát triển được, dẫn đến “chết tắc”. Tất cả những vấn đề này cần luật hóa quy định chi tiết mới giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru được”, ông Quyết nói.

Thị trường tiếp diễn khó khăn?

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, nhận định, lùi thời điểm thông qua Luật Đất đai thì thị trường bất động sản sẽ tiếp diễn khó khăn, ít nhất cho đến thời điểm luật được thông qua và có hiệu lực.

Ông lý giải, thời gian qua, thị trường bất động sản khủng hoảng nguồn cung và cả lượng giao dịch, dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư thấp cũng như ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự luân chuyển và hấp thụ vốn.

“Thủ tục đầu tư lâu nay phức tạp, các luật chồng chéo khiến việc triển khai các dự án mất nhiều thời gian. Thông thường mất 3-7 năm cho toàn bộ quá trình, chưa kể nhiều dự án còn lâu hơn, cá biệt có dự án kéo dài 7-12 năm.

Khi Luật Đất đai chưa được thông qua thì các tồn tại về thủ tục đầu tư còn y nguyên, khiến nguồn cung vẫn bị hạn chế. Khủng hoảng nguồn cung sẽ kéo dài ít nhất 2-3 năm nữa. Điều này tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, nhất là các chủ đầu tư đang phải “gồng” chi phí… Sắp tới, vấn đề mua bán sáp nhập dự án sẽ mạnh hơn, các chủ đầu tư buộc phải bán nhanh để cơ cấu lại nguồn vốn”, ông Quê phân tích.

Theo Chủ tịch Tập đoàn G6, điều lạ của thị trường bất động sản là khi nguồn cung thấp, tính thanh khoản thấp nhưng giá không giảm, lại có xu hướng tăng, nhất là phân khúc chung cư.

“Kỳ vọng nhà ở xã hội sẽ giải quyết được vấn đề nguồn cung, hạ được giá chung cư thương mại, thế nhưng luật chưa được thông qua thì nguồn cung nhà thương mại càng khan hiếm, chủ đầu tư cũng không vội bán với giá rẻ. Có thể, giá chung cư sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

Đối với phân khúc đất nền hay phân khúc không phụ thuộc nhiều vào Luật Đất đai, Luật Nhà ở… sắp tới lại là nguồn cung chính cho các nhà đầu tư, có khả năng đất nền sẽ nhích giá, mức tăng chậm”, ông Quê nhận định.

Nguyễn Lê – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Chuyên gia cho rằng, Luật Đất đai rất quan trọng nên cần thời gian nghiên cứu kỹ, lùi thời điểm thông qua là hợp lý. (Ảnh: Hoàng Hà)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/lui-thong-qua-luat-dat-dai-sua-doi-thi-truong-bat-dong-san-se-ra-sao-2218985.html

Bà Rịa-Vũng Tàu: Nan giải bài toán về xử lý rác sinh hoạt

Theo dự báo, lượng Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục tăng thêm 350 tấn/ngày chỉ sau một năm nữa và đến năm 2025, khối lượng phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ đạt khoảng 1.590 tấn/ngày.

Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trước đây, trên địa bàn tỉnh phát sinh 760 tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)/ngày. Nhưng từ năm 2018 đến nay, khối lượng CTRSH phát sinh tại 7 huyện, thị xã, thành phố trên đất liền của tỉnh đã tăng lên 900-1.000 tấn/ngày. Riêng huyện Côn Đảo khối lượng CTRSH phát sinh tăng từ 15 tấn/ngày lên 22,5 tấn/ngày (tăng 37,5%).

Ước tính của Công ty VESCO cho biết, mỗi ngày, TP. Vũng Tàu phát sinh khoảng 400 tấn rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, những ngày Lễ, Tết hoặc những ngày diễn ra sự kiện, lượng rác sinh hoạt tăng lên đến 600-650 tấn/ngày.

“Đó là chưa kể, những năm gần đây, thành phố còn phải chịu áp lực lớn kéo dài 5-6 tháng liên tục từ rác thải đại dương ồ ạt tấn công bãi biển. Do đó, ngoài lượng rác phát sinh hàng ngày, thành phố còn phải xử lý thêm 20-40 tấn rác đại dương/ngày. Áp lực về rác sinh hoạt vì thế ngày càng lớn”, ông Nguyễn Xuân Hậu, Phó Tổng Giám đốc VESCO cho hay.

Tương tự, bà Lê Mộng Thúy, Trưởng Ban Quản lý Công trình công cộng huyện Côn Đảo cho biết, những ngày cao điểm du lịch lượng rác tăng lên khoảng 27-30 tấn/ngày. Toàn bộ lượng rác này được đưa về Bãi Nhát – bãi rác lộ thiên duy nhất trên địa bàn huyện để tập trung nhưng chưa có phương án xử lý. Bãi Nhát có tổng diện tích khoảng 3.800m2 nhưng đang phải chịu tải hơn 70.000 tấn rác suốt 30 năm qua.

“Tháng 2/2022, lò đốt rác với công nghệ đốt đã khởi công với công suất khoảng 200 tấn/ngày. Dự kiến, khoảng 11 tháng sẽ xử lý hết lượng rác tại Bãi Nhát. Nhưng đến nay, dự án vẫn chưa đi vào hoạt động. Bãi rác đã đầy nhưng lò đốt rác chưa hoạt động khiến công tác xử lý rác của huyện gặp nhiều khó khăn, áp lực”, bà Thúy thông tin.

Hiện nay, tất cả lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (trừ huyện Côn Đảo) đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại Công ty TNHH Kbec Vina (khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, TX.Phú Mỹ). Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ chôn lấp nên khu xử lý chất thải tập trung này đã và đang phát sinh nhiều vấn đề về môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phương pháp chôn lấp tạm thời hiện nay là đào một hố sâu khoảng 5-6m, lót bạt, sau đó phun chế phẩm vi sinh chống muỗi, chống ô nhiễm rồi lấp đất lên trên. Quy trình lạc hậu như vậy khiến CTRSH được xử lý rất chậm và nhiều nguy cơ tác động ngược trở lại môi trường, đời sống.

“Lượng CTRSH trên địa bàn tỉnh vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm 350 tấn/ngày chỉ sau một năm nữa. Và dự báo đến năm 2025, khối lượng trên phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ đạt khoảng 1.590 tấn/ngày. Do đó, bài toán về xử lý rác sinh hoạt tiếp tục căng thẳng. Và sẽ càng căng thẳng hơn vào những dịp lễ, Tết sắp tới”, theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Yến Thanh – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày càng tăng mạnh. (Ảnh: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/ba-ria-vung-tau-nan-giai-bai-toan-ve-xu-ly-rac-sinh-hoat-82976.html

Nhà ở công nhân: Nhu cầu lớn nhưng triển khai… èo uột

Từ đầu năm đến nay, cả nước khởi công được 3 dự án nhà ở công nhân trong bối cảnh nhu cầu lớn. Theo đó, giải pháp nhằm tăng nguồn cung như thêm ưu đãi cho chủ đầu tư, giảm thủ tục…

Những năm qua, ngành công nghiệp có sự phát triển vượt bậc, cả nước hiện có khoảng 1.130 khu, cụm công nghiệp, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động. Vì vậy, vấn đề bố trí nơi ở cho công nhân luôn được quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện có 60% số công nhân lao động đang phải thuê trọ tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng. Vẫn còn nhiều khu trọ thiếu tiện ích, không bảo đảm an ninh, an toàn với giá thành thuê nhà khoảng 1,5-4 triệu đồng/tháng, chiếm tới 25-30% thu nhập của công nhân, người lao động… khiến cuộc sống sinh hoạt của họ càng eo hẹp, khó khăn hơn.

Nhu cầu lớn nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp nhưng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay có 3 dự án nhà ở công nhân được khởi công xây dựng trong 10 tháng vừa qua, gồm: 1 dự án tại Hải Phòng (2.538 căn hộ), 1 dự án tại Bình Định (1.500 căn hộ), 1 dự án tại Bắc Giang (7.000 căn hộ).

Cũng theo Bộ Xây dựng, với số lượng nhà ở công nhân đã hoàn thành là 2,7 triệu m2 (đáp ứng khoảng hơn 340.000 người lao động), tức mới đạt khoảng 40% mục tiêu về nhà ở công nhân khu công nghiệp. Hầu hết số lượng công nhân còn lại hiện nay chưa có chỗ ở ổn định, đang phải ở tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để triển khai nhà ở công nhân trong đề án đầu tư phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; giao cho các địa phương từng chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Chẳng hạn như dành quỹ đất để đầu tư phát triển nhà ở công nhân, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai đầu tư phát triển nhà ở công nhân.

Về việc dành quỹ đất làm nhà ở cho công nhân, sửa đổi, bổ sung quy định về đất dành để phát triển nhà theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, coi chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương….

Bổ sung quy định quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất trong phần diện tích đất thương mại dịch vụ của khu công nghiệp để làm nhà lưu trú, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó.

Vốn với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ thông qua các ngân hàng thương mại, hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và hỗ trợ đối tượng mua nhà ở công nhân với mức lãi suất giảm hơn so với mức bình thường từ 1,5%-2%.

Trong quá trình triển khai gói này cũng phát sinh một số vấn đề và Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng dẫn, giải đáp.

Ngoài gói hỗ trợ trên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cũng cho biết thêm, thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị Quyết, hỗ trợ hộ gia đình mua nhà ở cho công nhân trị giá 15.000 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi 4,8%/năm…

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng giảm các điều kiện khi thuê, mua nhà ở công nhân. Cụ thể, trường hợp mua, thuê mua nhà ở công nhân chỉ phải đáp ứng 2 điều kiện (nhà ở, thu nhập), trong đó điều kiện về thu nhập là thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Nếu thuê nhà lưu trú công nhân, thì chỉ cần có hợp đồng lao động và xác nhận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là đủ điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân trong thời gian làm việc (không quy định điều kiện về nhà ở, thu nhập).

Ngọc Mai – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nhà ở công nhân được xây dựng trong đề án 1 triệu nhà ở xã hội.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nha-o-cong-nhan-nhu-cau-lon-nhung-trien-khai-eo-uot-post1589573.tpo

Nghịch lý thừa quỹ nhà tái định cư, chậm di dời dân trong chung cư hỏng nặng

Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, thời gian qua trên địa bàn có đến 16 chung cư cấp D đã hư hỏng nặng, phải di dời khẩn cấp cho 1.194 hộ dân đang sinh sống tại chỗ. Tuy vậy, việc di dời các hộ dân tại đây được thực hiện rất chậm.

Hiện mới có 7 chung cư với 354 hộ dân được di dời xong, 5 chung cư với 566 hộ dân đang di dời dở dang, còn đến 247 hộ dân vẫn đang bám trụ lại. Ngoài ra còn 4 chung cư với 274 hộ dân vẫn chưa được di dời. Trong khi đó, từ đầu năm đến hết tháng 9, thành phố mới di dời được vẻn vẹn 24 hộ dân.

Về chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch, ngay từ tháng 11/2021, UBND thành phố đã ban hành quyết định, đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ bồi thường, di dời 6.500 căn. Trong đó tập trung vào 2 nhóm ưu tiên thuộc 17 dự án, gồm 3 dự án thực hiện mục tiêu kép: Vừa giải quyết nhu cầu thoát nước để chống ngập, vừa phục vụ chỉnh trang đô thị. Còn lại 14 dự án đều là các dự án đã được triển khai các bước đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, hiện đã có 5 dự án được bố trí vốn phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Riêng đối với 3 đề án thí điểm chỉnh trang đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 7, Sở Xây dựng đã phối hợp với UBND quận 7 thành lập tổ công tác liên ngành, đề xuất, kiến nghị với UBND thành phố theo hướng mở rộng biên giải tỏa ngoài ranh hành lang bảo vệ sông rạch ở một số khu vực để tạo quỹ đất mời gọi vốn đầu tư xây dựng nhà tái định cư tại chỗ. Nhưng theo ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố, đến hết quý 3 vừa qua mới chỉ có 657 trong tổng số 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch được di dời. Do đó, từ nay đến hết năm 2025, số lượng nhà thuộc diện này phải di dời còn rất lớn.

Nghịch lý là trong khi thành phố đang có sẵn quỹ nhà tái định cư rất lớn, đã bỏ không nhiều năm thì việc di dời các hộ dân thuộc diện trên lại rất chậm. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh đã có 12.500 căn nhà, nền đất tái định cư phục vụ Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được hoàn thiện nhiều năm không có người nhận. Đến giữa năm nay, thành phố mới phân bổ được 5.228 căn nhà và nền đất cho các quận, huyện và TP Thủ Đức để phục vụ tái định cư cho 263 dự án đầu tư công, chỉnh trang đô thị có giải phóng mặt bằng; dành 1.448 căn hộ và nền đất, gồm 525 căn hộ và 919 nền đất dự phòng phục vụ tạm cư, di dời khẩn cấp các hộ dân chung cư hỏng nặng, cháy nổ, sạt lở bờ sông. Đến nay TP Hồ Chí Minh còn đến 4.967 căn hộ và nền đất đã có chủ trương bán đấu giá và nhiều lần được đưa ra đấu giá từng phần nhưng không thành công. Số căn hộ này chủ yếu tập trung tại 2 khu tái định cư lớn sát cạnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức và xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Thông tin về tiến độ di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch vào ngày 16/11 vừa qua, ông Lý Thanh Long, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng cho biết, với tình hình này dự kiến đến hết năm 2025 cũng chỉ bồi thường, di dời được 4.250 căn, đạt 65% so với chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên, theo ông Long kể từ năm 2020, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP đã không còn quy định về hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Nhà đầu tư không còn được thanh toán bằng quỹ đất, mà chỉ có thể khai thác, kinh doanh trên phần diện tích đất sau khi đã di dời nhà trên và ven kênh rạch nên không hấp dẫn trong việc mời gọi đầu tư. Trong khi đó việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cũng gặp khó khăn trong việc bố trí vốn. Các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch dù đã được Sở Xây dựng đề xuất thuộc danh mục dự án trọng điểm, cấp thiết nhưng không được chọn là dự án cấp bách, cần ưu tiên như các dự án khác. Ngoài ra, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân cũng không đơn giản. Nhất là khi đa số nhà, đất đều có pháp lý phức tạp, không có quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm một phần trên đất hành lang, một phần trên mặt nước kênh rạch.

Thông tin về khó khăn, vướng mắc trong di dời, giải tỏa nhà trên và ven kênh rạch tại hội thảo về vấn đề này vào ngày 13/11 vừa qua, TS Dư Phước Tân, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết, sau 5 năm triển khai, thành phố mới chỉ bồi thường, di dời được 2.479 căn trong tổng số 20.000 căn phải di dời. Để đẩy nhanh tiến độ, TS Dư Phước Tân cho rằng thành phố cần xem xét, vận dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho việc giải tỏa, di dời nhanh số lượng nhà ở còn rất lớn nêu trên.

Bảo Sơn – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Nhà nằm trên mặt kênh nước đen tại TP Hồ Chí Minh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/dia-oc/nghich-ly-thua-quy-nha-tai-dinh-cu-cham-di-doi-dan-trong-chung-cu-hong-nang-i714963/

Nhiều biệt thự, nhà hàng xây dựng không phép tại phường Thảo Điền, TP.Thủ Đức

Một số công trình xây dụng không phép, sai phép, chậm phát hiện xử lý, diện tích công trình vi phạm lớn…đa số công trình vi phạm chưa tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Thanh tra TP.Thủ Đức, TP.HCM vừa công khai kết luận thanh tra về việc thanh tra công tác quản lý trật tự xây dựng; quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước năm 2021 – 2022 tại UBND phường Thảo Điền.

Theo kết luận thanh tra, công tác quản lý trật tự xây dựng năm 2021 – 2022 đối với vấn đề xây dựng không phép, qua kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hiện trạng đối với 8/10 công trình theo danh sách báo cáo của UBND phường Thảo Điền.

Kiểm tra ngẫu nhiên một công trình, Đoàn thanh tra ghi nhận có 3 công trình do bà Nguyễn Thị Tuyết Phượng làm chủ đầu tư đã có quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, đã dừng thi công nhưng chưa thực hiện tháo dỡ. Tổng diện tích vi phạm: 422,65 m2: kết cấu sàn, vách, hầm bê tông cốt thép.

Một công trình chưa lập hồ sơ xử lý, đã hoàn thiện đưa vào sử dụng (do bà Nguyễn Thu Thủy làm chủ đầu tư) về hành vi xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ rạch ông Dí, xây dựng bờ kè lấn chiếm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn, diện tích xây dựng 73,92 m2.

UBND phường có báo cáo số 96/BC-UBND ngày 27/5/2022 về vướng mắc trong việc lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thu Thủy gửi UBND TP.Thủ Đức xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Đoàn kiểm tra cũng xác định có 3 công trình đã có quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, đã hoàn thiện đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết định cưỡng chế.

Ngoài ra, đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên một công trình xây dựng do ông Bùi Vạn Thuận làm chủ đầu tư tại thửa đất số 511, tờ bản đồ 6 phường Thảo Điền (Quán Quê Nhà).

Kết quả kiểm tra hồ sơ lưu trữ tại phường ghi nhận công trình xây dựng không phép đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Diện tích vi phạm 310 m2.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, xác minh thực tế thì thấy, ngoài các công trình xây dựng sai phép, không phép đã bị xử lý, có phát sinh thêm 3 công trình xây dựng không phép tại thửa đất trên.

Hiện các công trình này đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. UBND phường Thảo Điền chưa lập hồ sơ xử lý vi phạm.

Hải Phong – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Hàng loạt công trình biệt thự, nhà hàng xây dựng không phép tại phường Thảo Điền.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/batdongsan/nhieu-biet-thu-nha-hang-xay-dung-khong-phep-tai-phuong-thao-dien-tpthu-duc-d203779.html

Di dời Trạm trộn bê tông xi măng gây ô nhiễm môi trường

Liên quan việc Trạm bê tông xi măng đặt tại xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) xả khói, bụi gây ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn cho biết, đơn vị thi công sẽ không vận hành hoạt động Trạm trộn bê tông xi măng trở lại và sẽ tháo dỡ chuyển đến địa điểm khác.

Theo ông Nguyễn Văn Ninh, lý do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành đưa ra quyết định trên là đơn vị thi công nhận thấy, nếu hoạt động Trạm trộn bê tông xi măng trở lại sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh và việc học tập của học sinh tại xã Quảng Sơn. Điều này không đúng với cam kết của đơn vị thi công tại cuộc họp giữa các bên liên quan trước đó là chỉ hoạt động trở lại khi đảm bảo vệ sinh môi trường.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Hải Đăng, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành cho biết, để đảm bảo tiến độ thi công dự án, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân, đơn vị thi công sẽ lấy bê tông từ Trạm trộn bê tông xi măng ở vị trí mới gần đó hoặc mua bê tông thương phẩm để phục vụ dự án.

Trước đó, phóng viên TTXVN phản ánh việc Trạm trộn bê tông xi măng đóng trên địa bàn xã Quảng Sơn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành phục vụ xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025 đã xả khói, bụi, tiếng ồn gây ô nhiễm khu vực xung quanh. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe học sinh của 3 trường: Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Quảng Sơn.

UBND thị xã Ba Đồn đã làm việc với Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành cùng đại diện các sở, ngành, phòng ban liên quan, lãnh đạo xã Quảng Sơn và các trường học trên địa bàn để giải quyết dứt điểm vụ việc. Đồng thời, yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành tập trung khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường; tạm dừng hoạt động Trạm trộn bê tông xi măng và chỉ được hoạt động trở lại khi có đánh giá tác động môi trường, cho phép của cơ quan chuyên môn.

Tá Chuyên (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Trạm trộn bê tông xi măng nằm cạnh trường Mầm non Quảng Sơn, trường tiểu học và Trung học cơ sở, gây ảnh hưởng đến việc dạy và học. Ảnh: TTXVN phát

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/phan-hoi-phan-bien/di-doi-tram-tron-be-tong-xi-mang-gay-o-nhiem-moi-truong-20231126101818117.htm

Dọn sạch xác tàu đắm ở cảng Sa Huỳnh

Sau hàng chục năm gây khó khăn cho việc neo đậu tàu thuyền cũng như ô nhiễm môi trường, những xác tàu đắm ở cảng Sa Huỳnh đã được dọn dẹp.

Chiều 24/11, ông Đỗ Tâm Hiển, Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) cho hay, hơn 21 xác tàu đắm tại cảng neo đậu Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh đã được cơ quan chức năng trục vớt và dọn sạch.

Qua đó “xóa sổ” nghĩa địa xác tàu đắm tại cảng Sa Huỳnh, loại bỏ nguy cơ mất an toàn cho tàu thuyền ngư dân và trả lại sự thông thoáng cho khu vực cảng.

Thời gian tới, địa phương sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT (đơn vị quản lý cảng Sa Huỳnh), để đưa ra những giải pháp nhằm tránh tái diễn tình trạng khu vực cảng biến thành nơi chứa bỏ xác tàu cá bị đắm.

Cảng Sa Huỳnh sau khi dọn hết xác tàu đắm.

Lực lượng chức năng thu dọn xác tàu đắm trong khu vực cảng.

Được biết, cảng Sa Huỳnh là nơi có hàng trăm tàu cá của ngư dân phường Phổ Thạnh và vùng lân cận thường hay ra vào, neo đậu. Tuy nhiên, suốt hàng chục năm qua, một phần diện tích trong khu vực cảng lại ngổn ngang xác tàu.

Những chiếc tàu bị “lãng quên” tại đây là do trước đó trong quá trình hoạt động đánh bắt đã gặp nạn hoặc đang neo đậu bị hỏa hoạn, được các chủ tàu vớt và kéo về, nhằm tận dụng những thứ còn dùng được.

Sau một thời gian dài bị ngâm nước, mưa nắng, phần vỏ gỗ của nhiều xác tàu đã bị mục, bong tróc thành từng mảnh và bị thủy triều kéo đi khắp nơi.

Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nặng, cảnh quan nhếch nhác mà còn tiềm ẩn hiểm họa lớn cho số phương tiện của ngư dân ra vào cảng này.

Những xác tàu trong khu vực cảng Sa Huỳnh trước khi được dọn sạch.

Xác tàu ngổn ngang, gây ô nhiễm môi trường.

Trần Tươi – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Cảng Sa Huỳnh đã sạch xác tàu đắm.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/don-sach-xac-tau-dam-o-cang-sa-huynh-post662307.html

Thành phố Hồ Chí Minh đối mặt với áp lực cung ứng nước sạch sinh hoạt

Việc cung ứng nước sạch ở Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với không ít thách thức; trong đó có tình trạng nhiễm mặn ở các dòng sông do biến đổi khí hậu, đặc biệt là vào mùa khô.

Theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trên cả nước đảm bảo nước sạch đến với 100% hộ dân.

Tuy nhiên, việc cung ứng nước sạch ở Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với không ít thách thức; trong đó có tình trạng nhiễm mặn ở các dòng sông do biến đổi khí hậu, đặc biệt là vào mùa khô.

Hiện tại, 7 nhà máy nước của Sawaco sử dụng nước mặt (chiếm 95% tổng sản lượng), chỉ 1 nhà máy dùng nước ngầm.

Ô nhiễm môi trường đô thị quanh các dòng sông cũng ngày càng tăng, áp lực nước cũng không đồng đều giữa các khu vực cũng là những vấn đề cần giải quyết.

Ngành nước thành phố đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung cấp nước sạch, an toàn, ổn định.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng trong những năm tới, việc cung ứng nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ gặp phải những thách thức rất lớn mà ngành cấp nước thành phố phải vượt qua để đảm bảo cung ứng nước sạch cho một thành phố năng động nhất cả nước.

Theo ông Nguyễn Minh Hòa, điều đầu tiên là dân số và biến động dân số. Hàng năm, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 250.000 người, chủ yếu là tăng cơ học.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng đón 8-10 triệu khách du lịch quốc tế và 15-20 triệu khách nội địa/năm. Số người tăng lên đồng nghĩa với lượng nước cung ứng sẽ tăng lên để đảm bảo mỗi người sử dụng 200-300 lít nước/ngày.

Tiếp đó là sự thay đổi trong mô hình quy hoạch không gian khi Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực chuyển từ mô hình một trung tâm (Quận 1, Quận 3) thành thành phố đa trung tâm, hình thành các đô thị, các khu dân cư mới ở các vành đai, điển hình sẽ xuất hiện các khu đô thị mới như khu đô thị lấn biển 3.000 ha ở huyện Cần Giờ với 250.000 dân và 15 triệu khách du lịch/năm…

Việc quy hoạch trên diện rộng như thế đòi hỏi một hệ thống truyền tải nước rộng lớn hơn và mạnh hơn.

Hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ là một trong những nhân tố tác động mạnh nhất và khó đoán định nhất. Theo kịch bản, khi trái đất nóng lên làm tan băng 2 cực, nước biển sẽ dâng.

Nếu nước biển dâng lên 0,7-1m thì toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập sâu và 72% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập. Hiện tượng biến đổi khí hậu đang dần rõ nét, bằng chứng là đỉnh triều tăng cao từng năm.

Hệ quả của nước triều dâng là nước mặn xâm nhập vào sông Sài Gòn. Khi độ mặn từ 250 mg trở lên/lít (cấp độ 5) thì nước sông Sài Gòn không dùng cho tiêu dùng được nữa. Hệ quả của hạn hán là sông Sài Gòn và các hồ chứa như Trị An, Dầu Tiếng cũng cạn nước.

Ông Nguyễn Minh Hòa cho biết một thách thức lớn nữa là từ công tác quản lý. Hiện nay, 94% nguồn nước thô mà Thành phố Hồ Chí Minh đang khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn và Đồng Nai. Tuy nhiên, thành phố nằm cuối lưu vực nên không thể kiểm soát được toàn tuyến.

Nhà máy nước Tân Hiệp thuộc Sawaco. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)

Thượng nguồn sông Sài Gòn, Đồng Nai có 47 nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp xả thẳng nước thải ra sông làm cho nguồn nước đang ô nhiễm nặng. Đã đến lúc cần phải có một hội đồng quản lý sông Sài Gòn gồm lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, còn có những thách thức khác liên quan đến xây dựng và giao thông. Hàng ngày, có cả triệu xe tải, xe máy di chuyển trên các tuyến ống cấp, thoát nước dẫn đến nguy cơ bể vỡ. Thành phố Hồ Chí Minh đang bị lún, độ lún bình quân hàng năm là 2cm, có nơi 6-8cm.

Ở góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Viết Vũ, Trưởng phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Biển đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cùng Sawaco đã có sự phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo đủ nước sạch để cung cấp cho người dân.

Hiện nay, công suất khai thác nước mặt khoảng 2,1-2,3 triệu m3/ngày từ 2 nguồn chính là hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng, lượng nước ngầm được khai thác dưới 5%.

Theo ông Trần Quang Minh, Tổng giám đốc Sawaco, Sawaco có tổng công suất thiết kế 2,4 triệu m3 nước/ngày và công suất phát nước hiện nay khoảng 1,89 triệu m3/ngày, phục vụ cho 13 triệu người đang sinh sống và làm việc ở thành phố với tổng chiều dài đường ống khoảng 11.000km.

Hiện Sawaco quản lý 1,6 triệu đồng hồ nước và doanh nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2025, mỗi hộ dân ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1 đồng hồ nước và chất lượng nước sinh hoạt hiện nay đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Để ứng phó với các nguy cơ gây ảnh hưởng đến cung cấp nước sinh hoạt an toàn, theo ông Trần Quang Minh, Sawaco đang trong quá trình của việc điều chỉnh quy hoạch cấp thoát nước toàn thành phố, xây dựng các hồ chứa để tăng trữ lượng nước, phối hợp chặt chẽ với ban quản lý hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng để xả mặn trong mùa khô. Bên cạnh việc xây dựng các kịch bản ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố, Sawaco cũng đang xây dựng trung tâm quản lý, vận hành hệ thống cấp thoát nước.

Đề xuất các giải pháp cụ thể, Tiến sỹ Lê Thanh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần có giải pháp tăng cường thu gom, xử lý rác, nước thải ở các đô thị nhằm cải thiện môi trường nước sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.

Hiện nay mới chỉ có 20% nước thải đô thị được xử lý. Do đó, cần tăng cường hệ thống quan trắc môi trường để thu thập kịp thời các thông số và xây dựng hệ thống thông minh để xử lý, cảnh báo chất lượng nước.

Các chuyên gia môi trường cũng đề xuất đẩy mạnh hợp tác công tư, tăng cường liên kết vùng trong quy hoạch cung ứng nước, tăng cường nghiên cứu khoa học trong ngành nước để nâng cao chất lượng nước sạch cũng như cần có sự chia sẻ trách nhiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả.

Dưới góc độ đơn vị cung ứng nước sạch, Sawaco phối hợp với các nhà khoa học, chuyên gia môi trường để đưa ra kế hoạch toàn diện cho các chiến lược quản lý nguồn nước dài hạn; tổ chức tuyên truyền về thực hành sử dụng nước bền vững, tiết kiệm và giảm lãng phí nguồn nước; đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để khắc phục tình trạng rò rỉ nước trên mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước; triển khai thí điểm chương trình lắp đặt đồng hồ nước thông minh cho các gia đình, doanh nghiệp.

Sawaco cũng đẩy mạnh truyền thông, khuyến khích khách hàng sử dụng nguồn nước có trách nhiệm, hiệu quả hơn thông qua định mức và biểu giá lũy tiến theo hướng tiêu thụ nhiều nước thì trả phí cao hơn; áp dụng nhiều biện pháp nhằm hợp lý hóa hoạt động sản xuất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo nguồn lực tài chính; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào việc quản lý kỹ thuật, quản lý kế hoạch, quản trị doanh nghiệp, hướng đến xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Anh Tuấn/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Nhân viên nhà máy nước Tân Hiệp thuộc Sawaco kiểm tra độ mặn của nước tại phòng thí nghiệm. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-doi-mat-voi-ap-luc-cung-ung-nuoc-sach-sinh-hoat-post909764.vnp

TP HCM cần ‘bảo bối’ chống ngập mới

Quy hoạch thoát nước TP HCM đến năm 2020 đã hết thời hạn trong lúc TP HCM đang có những chuyển động nhanh. Do vậy, cấp bách phải có bảo bối mới để xóa cảnh ngập nước

Dắt chiếc xe bị chết máy về đến cửa, ông Trần Ngọc Thanh (đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP HCM) thở dốc. Không kịp nghỉ, ông vội kê dọn đồ đạc trước khi nước tràn vào nhà.

Khổ vì ngập nước

Ông Thanh cho hay cứ mỗi năm thì mức độ “bơi trong triều cường” càng cao. Dù nâng nền nhà nhưng cảnh bị nước tràn vào vẫn thường xuyên, nếu không kịp thu dọn thì đồ đạc hư hỏng.

Trong nhà đã thế, ngoài đường càng khổ. Gần nhất là đợt triều cường rằm tháng 9 vừa qua. Khi ấy đường Trần Xuân Soạn ngập sâu, ông và nhiều người hì hục dắt bộ phương tiện rất mệt.

“Cuối tuần còn đỡ, hễ triều cường dâng cao vào những ngày giữa tuần thì khổ nữa. Học sinh, sinh viên, người lao động đi học, đi làm về qua đoạn vừa ngập lại vừa kẹt nhìn rất cám cảnh” – ông Thanh kể.

Đường Lê Cơ, quận Bình Tân, TP HCM

Không chỉ nơi ông Thanh ở, tại chợ Tăng Nhơn Phú A (TP Thủ Đức), hỏi các tiểu thương về chuyện ngập nước, ai cũng trả lời quá ngao ngán. “Cứ mưa to xuống là đường Lã Xuân Oai này nước ngập hơn nửa bánh xe. Nhà tôi hàng hóa nhiều nên lần nào cũng phải gọi chồng về dọn phụ mới kịp. Máy bơm thì thường trực, hễ nước tràn là vội bơm ngược ra liền” – chị Như Anh (tiểu thương chợ Tăng Nhơn Phú A) nói.

Qua tìm hiểu, các tuyến đường của TP HCM như Nguyễn Văn Khối, Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp), Kha Vạn Cân, Hiệp Bình, Tô Ngọc Vân, Quốc Hương (TP Thủ Đức), Kinh Dương Vương (quận Bình Tân)… luôn trong cảnh lênh láng nước mỗi khi mưa lớn hoặc triều cường.

Người dân vất vả vượt qua đoạn ngập trên đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, TP HCM

Tại những cuộc họp báo kinh tế – xã hội do UBND TP HCM tổ chức định kỳ hằng tuần, các cơ quan chuyên môn thường xuyên trăn trở với tình trạng ngập của thành phố. Trong đó, tác động của biến đổi khí hậu khiến những trận mưa gần đây có cường độ rất lớn trong thời gian ngắn làm quá tải hệ thống thoát nước.

Quy hoạch với tầm nhìn xa

Mới đây, UBND TP HCM có văn bản gửi Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch thoát nước của thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Giai đoạn từ năm 2020 trở về trước, mưa kéo dài 3 giờ với vũ lượng 95 mm bình quân 5 năm mới xuất hiện một lần.

Tuy nhiên gần đây, mưa hơn 100 mm xuất hiện nhiều, thậm chí mưa chỉ 1 giờ song lượng mưa lên tới 150 mm, vượt khả năng tiêu thoát của hệ thống.

Theo UBND TP HCM, việc quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước hiện chưa hợp lý, sự quản lý phối hợp giữa ngành giao thông công chính với ngành khác thiếu chặt chẽ. Quy hoạch thoát nước TP HCM đến năm 2020 mà Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19-6-2001 đã hết thời hạn, trong khi thành phố mở rộng, tách quận và thành lập thành phố trực thuộc. Vì thế, cần nghiên cứu lập quy hoạch thoát nước cho phạm vi toàn thành phố với thời hạn quy hoạch theo điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Việc này rất cần thiết và cấp bách.

“Thời gian gần đây, trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mưa lớn, triều cường cao xảy ra thường xuyên hơn, tình trạng ngập úng tại TP HCM ngày càng tăng. Thành phố đang đối mặt với tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường thường xuyên nên cần sớm triển khai các giải pháp chống ngập úng đồng bộ và kịp thời. Do vậy, việc đồng thời lập quy hoạch thoát nước với điều chỉnh quy hoạch chung của TP HCM là rất cấp thiết” – UBND TP HCM nêu.

Giải quyết căn cơ

TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM, cho biết TP HCM đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chung. Lần điều chỉnh quy hoạch này có những định hướng về phát triển không gian mới cho thành phố. Khi phát triển không gian mới cho thành phố sẽ nảy sinh những vấn đề mới về thoát nước.

Ông lấy ví dụ trong quy hoạch thoát nước và chống ngập. Trước đây, TP HCM chỉ tập trung cho vùng nội đô cũ còn bây giờ đã phát triển mở rộng về phía Đông và phía Nam. Do đó, nhu cầu thoát nước của TP HCM phải khác trước.

Thành phố cần những định hướng, điều chỉnh về thoát nước sao cho thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng cực đoan. “Tại những khu vực chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì việc phát triển đô thị phải gắn liền và thích nghi với tình trạng nước biển dâng, ngập nước… Công tác thoát nước tại những khu vực này cũng cần có sự thay đổi để phù hợp” – TS Võ Kim Cương nêu quan điểm. Ông cho rằng TP HCM đặt mục tiêu phát triển thông minh, hiện đại nhưng tình trạng ngập như lâu nay khiến mục tiêu này bị cản trở. Do vậy, nâng cao chất lượng thoát nước để bảo đảm tính hấp dẫn của đô thị nên được ưu tiên.

TS Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, nhận định việc điều chỉnh quy hoạch thoát nước là cần thiết trong bối cảnh 2 quy hoạch mang tính nền tảng cho sự phát triển của thành phố đang được triển khai. Đó là quy hoạch TP HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. “Nếu không điều chỉnh quy hoạch thoát nước TP HCM phù hợp với tình hình phát triển đô thị, tình hình biến đổi khí hậu, tình hình pháp lý thì vấn đề ngập nước sẽ khó được giải quyết một cách căn cơ” – TS Phạm Trần Hải nêu quan điểm.

Chuyên gia này gợi ý quá trình điều chỉnh quy hoạch thoát nước TP HCM cần kết hợp hài hòa giữa “giải pháp cứng” (giải pháp công trình) và “giải pháp mềm” (giải pháp phi công trình). Cùng với đó, áp dụng mô hình kết cấu hạ tầng xanh (Blue Green Infrastructure) – mạng lưới các không gian xanh và kết cấu hạ tầng được kết nối với nhau – để thực hiện chức năng như một hệ sinh thái tự nhiên nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và quản lý nguồn nước hiệu quả, giảm thiểu rủi ro ngập nước.

“Cần tránh chuyển rủi ro ngập nước từ nơi này đến nơi khác, từ thời điểm hiện tại đến thời điểm tương lai. Nên có chính sách tạo nguồn lực để thực thi quy hoạch. Trong đó, một số nguyên tắc cần đặt ra và thực hiện như người hưởng lợi phải chi trả; người gây tác động tiêu cực phải có biện pháp khắc phục; người chịu thiệt hại phải được bù đắp…” – TS Phạm Trần Hải cho biết.

Đồng bộ 2 hệ thống

Trong văn bản gửi Bộ Xây dựng, UBND TP HCM cho biết lần điều chỉnh quy hoạch thoát nước này sẽ tập trung vào các khu vực như quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, quận 7, TP Thủ Đức… và mở rộng nghiên cứu tác động từ các vùng lân cận chung lưu vực sông thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Đồ án quy hoạch thoát nước TP HCM sẽ gồm 2 đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật riêng biệt là quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị, quy hoạch thoát nước thải đô thị.

5-Box-Hàng-quán-trên-đường-Nguyễn-Văn-Khối-(quận-Gò-Vấp)-ế-ẩm-do-ngập-nước

Quy hoạch thoát nước TP HCM phải hướng tới phát triển ổn định, bền vững. Trong ảnh: Hàng quán trên đường Nguyễn Văn Khối, quận Gò Vấp ế ẩm do ngập nước

Quan điểm của TP HCM trong lần điều chỉnh quy hoạch thoát nước này là điều chỉnh phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, Quy hoạch chung xây dựng TP HCM, Định hướng thoát nước và xử lý nước thải…

Quy hoạch thoát nước TP HCM phải hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Quy hoạch thoát nước mưa phải góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại đô thị trung tâm TP HCM và các đô thị khác trên địa bàn.

Bài và ảnh: Lê Vĩnh – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP HCM ngập trong nước do triều cường

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-can-bao-boi-chong-ngap-moi-20231123204118252.htm

Kiến nghị ngừng cấp điện đối với công trình vi phạm an toàn PCCC

Để có cơ sở pháp lý ngừng cấp điện đối với công trình vi phạm quy định về PCCC, ngăn ngừa sự cố cháy nổ, ông Trần Đức Thanh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất (Hà Nội) đề nghị bổ sung một số quy định vào dự thảo Luật Điện lực sửa đổi.

Ngày 20/11, đại biểu HĐND TP Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thạch Thất trước kỳ họp diễn ra vào đầu tháng 12/2023 của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu tại đây, cử tri Trần Đức Thanh (Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất) nêu vấn đề chấp hành quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC) liên quan đến sử dụng điện trên địa bàn huyện.

Cụ thể, trong thời gian vừa qua, TP Hà Nội đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác PCCC, nhất là công tác PCCC tại các loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên địa bàn Thủ đô.

Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị thành phố và các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về PCCC.

Thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, huyện Thạch Thất đã tập trung chỉ đạo tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ, trong đó tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác PCCC, nhất là công tác PCCC liên quan sử dụng điện trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND TP tại Chỉ thị số 13 ngày 24/8/2023.

Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, UBND huyện Thạch Thất nhận thấy cần thiết phải chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh điện trên địa bàn huyện thực hiện ngừng cung cấp điện đối với các tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm về trật tự xây dựng (TTXD), vi phạm quy định an toàn PCCC nhằm khắc phục các vi phạm và phòng ngừa các sự cố cháy, nổ đảm bảo an toàn về người và tài sản của Nhân dân.

Tuy nhiên, tại các văn bản số 4068 của Bộ Công Thương có nêu: Không thực hiện ngừng cấp điện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật xây dựng. Tại văn bản số 220 của Cục điều tiết điện lực Bộ Công Thương cũng nêu việc không có quy định về ngừng cấp điện đối với các trường hợp vi phạm pháp luật PCCC.

Tại kết luận số 14/KL-BCA ngày 10/7/2020 của Bộ Công an thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC trên địa bàn TP Hà Nội cũng nêu: Việc ngừng, giảm cung cấp điện hiện nay được quy định tại Luật điện lực và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Điện lực cũng không quy định về ngừng cung cấp điện đối với trường hợp vi phạm pháp luật về PCCC.

Công nhân ‘cắt ngọn’ tòa chung cư mini sai phép ở huyện Thạch Thất.

“Do đó, việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh điện ngừng cấp điện đối với các tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm về TTXD, vi phạm quy định an toàn PCCC để phòng ngừa các sự cố cháy, nổ và đảm bảo an toàn về người, tài sản của nhân dân gặp nhiều khó khăn, vướng mắc”, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất nói.

Để có cơ sở pháp lý yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh điện ngừng cấp điện đối với các tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm TTXD, vi phạm quy định về PCCC trong thời gian tới nhằm chủ động phòng ngừa các sự cố cháy, nổ liên quan đến điện và đảm bảo an toàn về người, tài sản của nhân dân, cử tri đề nghị TP Hà Nội kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền bổ sung nội dung trên vào dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, bổ sung vào các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.

Kết thúc buổi tiếp xúc, thay mặt tổ đại biểu, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên tiếp thu toàn bộ ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Thạch Thất, đồng thời khẳng định, tổ đại biểu sẽ tổng hợp đầy đủ kiến nghị, chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo quy định.

Theo VietnamNet

Ảnh: Nhiều chung cư mini xây dựng sai phép trên địa bàn huyện Thạch Thất. Ảnh: Quang Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/kien-nghi-ngung-cap-dien-doi-voi-cong-trinh-vi-pham-an-toan-pccc-2218656.html