• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 64

Bồi lắng khúc sông Hà Thanh ở Bình Định bị doanh nghiệp đổ bùn cát

Khi thực hiện dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- Cảng Quy Nhơn đổ lượng bùn cát vào Dự án Khu đô thị mới khu vực Chợ Góc (phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), đơn vị thi công đã đổ một lượng lớn bùn ra sông Hà Thanh, gây bồi lắng.

Bùn bồi lắng một đoạn cuối sông Hà Thanh, phường Nhơn Bình

Bùn bồi lắng một đoạn cuối sông Hà Thanh, phường Nhơn Bình

Trước khi chưa bị bồi lắng, khu vực này là vị trí thường xuyên

Một con thuyền bị mắc cạn khi bùn bồi lắng lòng sông.

Lượng bùn bồi lấp cao hơn cả mặt nước.

Bùn bồi lắng nhiều khiến dòng nước luôn đục ngầu.

Bùn đặc quánh dưới lòng sông

Nhiều đường ống vẫn còn nằm dưới lòng sông.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định chưa xử lý vi phạm trong việc bồi lắng khúc sông gần Đập tràn Quy Nhơn 3, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn.

Khu vực dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- Cảng Quy Nhơn.

Người dân ở gần khu vực lòng sông bị bồi lắng mong muốn các đơn vị liên quan sớm nạo vét, trả lại hiện trạng ban đầu của lòng sông.

Các đơn vị liên quan tập kết phương tiện nạo vét bùn bồi lắng

Đường ống dài được nối từ máy hút bơm đến bãi chứa.

Các đơn vị liên quan đang hút lượng bùn trôi ra sông vào khu vực bãi chứa.

Thanh Thắng/VOV-Miền Trung

Theo VOV.VN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/hinh-anh-boi-lang-khuc-song-ha-thanh-o-binh-dinh-bi-doanh-nghiep-do-bun-cat-post1065004.vov

Biết gì về Công ty Đồng Tả Phời – Vinacomin vừa bị xử phạt vì vỡ hồ thải quặng?

Để xảy ra sự cố vỡ ống thoát nước, Công ty Cổ phần Đồng Tả Thời – Vinacomin phải chịu xử phạt tổng số tiền 650 triệu đồng, đồng thời chi trả hơn 5,6 tỷ đồng cho các hộ dân chịu ảnh hưởng.

Theo thông tin ghi nhận, khoảng 8h30 ngày 8/8/2023, xảy ra sự cố vỡ cống thoát nước mặt hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời (thuộc xã Tả Phời, TP Lào Cai) của Công ty Cổ phần Đồng Tả Phời – Vinacomin dẫn đến nước và bùn trong hồ thải quặng đuôi chảy ra ngoài phạm vi dự án theo tuyến cống thoát nước làm ảnh hưởng tới các hộ dân, công trình xây dựng và môi trường phía hạ lưu đập.

UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh, UBND TP Lào Cai, UBND nhân dân xã Tả Phời phối hợp với Công ty Cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin khẩn trương di chuyển người dân ở khu vực ảnh hưởng đến nơi an toàn và bố trí chỗ ở tạm cho các hộ dân. Yêu cầu doanh nghiệp lập tức dừng sản xuất, nhà máy tuyển, huy động toàn bộ nhân lực, thiết bị để khắc phục sự cố. Đến 13h30 cùng ngày đã ngăn được dòng nước chảy ra môi trường.

 Sự cố vỡ cống thoát nước mặt hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời khiến nhiều hộ dân ngập trong bùn

Sự cố vỡ cống thoát nước mặt hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời khiến nhiều hộ dân ngập trong bùn

Sau khi sự cố xảy ra, Công ty Cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin thực hiện chi trả cho 104/104 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại gồm: Lúa, tài sản, vật nuôi…, trên cơ sở bảng áp giá công khai, với số tiền trên 5,6 tỷ đồng.

Đồng thời, UBND thành phố Lào Cai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện bố trí tái định cư cho 11 hộ dân thôn Phời 3, xã Tả Phời trong khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún. Vị trí tái định cư tại thôn Cóc 2, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai; diện tích tái định cư khoảng 300m2/hộ.

Sự cố vỡ cống thoát nước mặt hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời trên địa bàn thành phố Lào Cai. (Ảnh: Cổng thông tin Lào Cai)

Liên quan đến sự cố này, ngày 11/12 vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 3077/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin với tổng số tiền phạt là 650 triệu đồng. Cụ thể:

Theo đó, UBND tỉnh Lào Cai xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 hành vi vi phạm Công ty Cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin, cụ thể:

Xử lý vi phạm đối với việc gây sự cố chất thải cấp huyện (sự cố vỡ cống thoát nước mặt của hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai) với mức xử phạt là 400 triệu đồng.

Đối với hành vi vi phạm cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định.

Cụ thể: Theo hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Công ty Cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin đã nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ có thông số cao độ đập hồ thải quặng đuôi đang ở Cos +195 (do công ty đã bắt đầu thực hiện nâng cao trình đập hồ thải quặng đuôi từ thời điểm nộp hồ sơ. Thời điểm xảy ra sự cố cao độ đập hồ thải quặng đuôi lên đến Cos +200) với mức xử phạt là: 250 triệu đồng.

Tổng số tiền phạt đối với 02 hành vi trên, Công ty Cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin phải chấp hành nộp số tiền là 650 triệu đồng.

Theo đánh giá của tổ công tác thuộc UBND tỉnh Lào Cai, nguyên nhân gây ra sự cố vỡ cống thoát nước mặt của hồ thải quặng đuôi Nhà máy Tuyển đồng Tả Phời là do thời tiết mưa với lưu lượng lớn kéo dài làm biến đổi trạng thái cơ lý bùn đất trong lòng hồ, gây phát sinh bất lợi trong kết cấu, làm cho khớp nối giữa các đoạn cống ngày càng mở rộng, tách rời theo thời gian. Dẫn đến kết cấu tuyến cống thoát nước không chịu được áp lực bùn và nước trong lòng hồ thải khi dâng lên tới cos+199m.

Được biết, Công ty CP Đồng Tả Phời – Vinacomin (thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam) là đơn vị khai thác mỏ đồng Tả Phời, do ông Nguyễn Tam Tính làm Giám đốc, có địa chỉ tại số 40, đường Võ Nguyên Giáp, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Minh Châu (t/h) – Báo TT&CS

Theo Tri thức & Cuộc sống

Ảnh: Nguyên nhân vỡ do trời mưa to nhưng nguyên nhân chủ quan là do Công ty Đồng Tả Phời đã thay đổi thiết kế đập nên đã bị UBND tỉnh Lào Cai xử phạt.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/biet-gi-ve-cty-dong-ta-phoi-vinacomin-vua-bi-xu-phat-vi-vo-ho-thai-quang-1932640.html

Sông nước TP.HCM: Đừng để lợi thế tỷ USD trở thành những sai lầm

TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử TP. HCM cảnh báo: Để việc phát triển ven sông bền vững thì không nên chăm chăm nhìn vào 2 bên bờ sông nhằm phát triển bất động sản vì dễ gặp phải những sai lầm như trước đây.

Mới chỉ lo chiếm mặt sông xây nhà

Theo TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử TP. HCM, một trong những điều đặc biệt của TP. HCM là tính chất sông nước. Hệ thống sông không chỉ kết nối các tỉnh, thành mà còn hướng biển, tạo nên tính chất cởi mở về văn hóa và quyết định tiềm năng kinh tế của TP. HCM.

Bà Hậu lưu ý, việc phát triển kinh tế ven sông của TP. HCM phải quan tâm đến sự thuận lợi cho cư dân thành phố. Để việc phát triển ven sông bền vững thì không nên chăm chăm nhìn vào 2 bên bờ sông nhằm phát triển bất động sản vì dễ gặp phải những sai lầm như trước đây. Thay vào đó phải chú trọng phát triển mặt sông, tạo hệ sinh thái cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan 2 bờ sông.

Theo ông Trần Văn Mười – Giám đốc Công ty TNHH Nhà đất Nhân Mười, thành phố không chỉ phát triển về đường sông mà còn tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm du thuyền, nhà hàng, taxi đường sông và nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Vì vậy, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố cần hoạch định những tuyến đường ven sông để khi khách tới với TP. HCM có thể đi ven sông, ngắm nhìn được giá trị của hệ thống sông ngòi thành phố, đồng thời kết nối thuận tiện với bến thủy nội địa.

Ông Richard Ward, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Corsair Marine International chuyên đóng tàu ở Australia và tham gia sản xuất ở Việt Nam hơn 10 năm nay vì muốn tận dụng cơ hội từ hệ thống sông ngòi, biển rất rộng lớn, rộng khắp, là tiền đề quan trọng để phát triển du thuyền và các dịch vụ liên quan.

“Chúng tôi đã tăng doanh thu gấp đôi trong một năm qua. Tôi tin tưởng rằng trong hai năm tới doanh thu công ty sẽ tăng tới 200%”, Ông Richard Ward nói

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Kinh tế, UBND TP. Thủ Đức chia sẻ, ngay từ khi thành lập, TP. Thủ Đức đã xây dựng các chương trình phát triển kinh tế ven sông, đã khảo sát dọc sông Sài Gòn.

TP. Thủ Đức muốn xây dựng không gian đô thị dọc bờ sông, đáp ứng không gian kiến trúc, phát triển kinh tế ven sông, gắn với du lịch. TP. Thủ Đức luôn nỗ lực phát triển kinh tế ven sông dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai với 7 đoạn có tiềm phát triển dọc sông Sài Gòn.

Đơn cử như Khu đô thị Vạn Phúc có tiềm năng phát triển kinh tế ven sông, Công viên sinh thái, khu vui chơi ngoài trời. Một số đoạn khác như An Khánh; Trường Thọ; Thảo Điền – An Phú; Hiệp Bình Phước; Hiệp Bình Chánh; An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Khánh; Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi.

Các đoạn trên có đầy đủ tiềm năng để phát triển kinh tế ven sông, các dịch vụ về đêm, đường thủy… Hiện TP. Thủ Đức đang đang tiếp tục rà soát, triển khai và tổ chức thực hiện.

Mở hướng du lịch sông nước

Hiện TP.HCM có 101 tuyến giao thông thủy với 913km, kết nối sông Sài Gòn, Đồng Nai, Lòng Tàu, Soài Rạp. TP.HCM có 135 tài nguyên du lịch gắn với tuyến sông, kênh rạch.

Để phát triển du lịch, Sở Du lịch TP. HCM đã xây dựng ba nhóm sản phẩm du lịch chủ lực từ nay đến năm 2025. Nhóm thứ nhất là du lịch đường thủy, du lịch giải trí, hoạt động về đêm, du lịch sự kiện – lễ hội; Nhóm thứ hai là nhóm sản phẩm chính tham quan di tích, văn hóa, du lịch MICE, ẩm thực, mua sắm; Nhóm ba là sản phẩm bổ trợ, sinh thái, y tế, cộng đồng…

Về hạ tầng phục vụ hành khách, có 73/230 cảng, bến tàu phục vụ hoạt động du lịch như bến Bạch Đằng, cầu tàu số 1 phục vụ tàu về Bình Quới, Thanh Đa kết nối TP Thủ Đức, đi Bà Rịa Vũng Tàu bằng tuyến tàu cao tốc…

Theo kế hoạch, Sở Du lịch TP. HCM sẽ đưa thêm ba tuyến du lịch mới vào là tuyến ngắn dưới 10km, Bạch Đằng đi Thanh Đa kết hợp ẩm thực về đêm. Tuyến tầm trung khai thác tuyến đi Cần Giờ, Vàm Sát, Đầm Dơi, khu Thiềng Liềng; Bạch Đằng đi Củ Chi gắn với Bến Đình, địa đạo Củ Chi. Tuyến tầm xa kết nối về Long An, Tiền Giang, Bến Tre, nước Campuchia… có năm doanh nghiệp đang khai thác. Đây được đánh giá 1 trong 10 tuyến giao thông đường thủy đặc sắc của thế giới.

Theo kế hoạch của UBND TP. HCM, phát triển du lịch đường thủy sẽ gắn liền với đa dạng hóa sản phẩm du lịch, gia tăng chi tiêu, kéo dài lưu trú của du khách.

Ông Richard Ward cho rằng khi phát triển du lịch đường thủy, TP.HCM cần phát triển hạ tầng hỗ trợ và nếu không tính toán trước sẽ khó có thể phát triển du lịch đường thủy và ngành du thuyền. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách ở Việt Nam cũng cần phải thay đổi, cởi mở hơn.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM cho biết, TP.HCM sẽ tận dụng Nghị quyết 98 để tháo gỡ vướng mắc về hạ tầng du lịch và hạ tầng du lịch nội địa. TP.HCM cũng đã xác định để phát triển du lịch đường sông cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp và người dân, tổ chức xúc tiến du lịch đường thủy…. Tuy nhiên, bà Hiếu cũng nhận định hiện tour tuyến cho các sản phẩm du lịch đã có nhưng việc du khách tiếp cận với các sản phẩm này còn nhiều bất tiện.

Trần Lê/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/song-nuoc-tphcm-dung-de-loi-the-ty-usd-tro-thanh-nhung-sai-lam-20180504224292688.htm

Quảng Ngãi: Họp báo công bố 3 sự kiện lớn của tỉnh

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiều 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo chuyên đề để thông báo chính thức 3 sự kiện lớn của tỉnh sắp diễn ra.

Theo đó, ông Trần Phước Hiền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, chủ trì buổi họp báo, đã phát biểu một số nội dung quan trọng và nhấn mạnh sự cần thiết trong công tác tuyên truyền đối với 3 sự kiện: Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi và Lễ kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi.

Trọng tâm về sự kiện “Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đây là công cụ quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi hoạch định phương hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ tới, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Về dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư theo quy định. Dự án thuộc nhóm A, là công trình giao thông đường bộ cấp I; có tổng chiều dài tuyến  26,88 km (trong đó có 9 hạng mục công trình cầu), với điểm đầu tuyến giao với đường Trì Bình – Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn và điểm cuối tuyến kết nối với đường Hoàng Sa, tại nút giao đầu cầu Đập dâng sông Trà Khúc thuộc địa phận TP. Quảng Ngãi. Tổng mức đầu tư dự án 3.500 tỷ đồng, từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện năm 2022-2027.

“Công trình đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương chọn là công trình trọng điểm của tỉnh đưa vào danh mục các công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030”, Phó Chủ tịch tỉnh khẳng định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền phát biểu tại buổi họp báo.

Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đã đặt những câu hỏi liên quan đến các sự kiện. Lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan đã giải đáp cụ thể các câu hỏi của phóng viên. 

Theo kế hoạch, Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khởi công dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ ngày 24/12/2023, tại nút giao cuối của tuyến dự án đường này ở xã Tịnh An (TP. Quảng Ngãi). Sự kiện có sự tham dự của khoảng 350 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương; đại biểu trong tỉnh; Ban liên lạc Hội đồng hương Quảng Ngãi tại một số tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Lãnh đạo các Sở ngành và đơn vị phát biểu tại buổi họp báo.

Sự kiện Lễ Kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi sẽ diễn ra vào lúc 9h giờ, ngày 23/12/2023 tại mặt bằng trước Văn phòng VSIP Quảng Ngãi, số 8, Đại lộ Hữu Nghị, KCN Việt Nam – Singapore. Dự kiến có khoảng 350 – 420 đại biểu, gồm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các Bộ, ngành trung ương; đại diện Chính phủ Singapore; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong nước; lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, các sở, ban ngành, địa phương liên quan của tỉnh Quảng Ngãi; cổ đông, đối tác, nhà đầu tư của VSIP…

Tại buổi lễ, tỉnh dự kiến sẽ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án cấp mới vào Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi trong năm 2023, với tổng vốn đăng ký khoảng 69,3 triệu USD và 2 dự án đầu tư mở rộng với tổng vốn tăng thêm khoảng 10,8 triệu USD.

                                                                  Thiên Bút

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Quang cảnh buổi họp báo.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hủy quy hoạch dự án Safari Hồ Tràm

(Phapluatmoitruong.vn) – HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa thông qua nghị quyết hủy bỏ Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 dự án Vườn thú hoang dã Safari và Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu (dự án Safari Hồ Tràm).

Theo đồ án, ranh giới dự án Safari Hồ Tràm gồm phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc và đất khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, phía Bắc giáp dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bình An – Phước Bửu và đất khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.

Dự án được định hướng là vườn thú hoang dã Safari và khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đa dạng với quy hoạch sử dụng đất gồm: đất dịch vụ du lịch chiếm gần 98 ha; đất vườn thú Safari gần 152 ha; đất cây xanh, mặt nước, bãi cát gần 258 ha, đất giao thông gần 58 ha…

Được biết, dự án này được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2005. Đến năm 2009, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho liên doanh Việt Nam – Hong Kong thực hiện dự án.

Đến năm 2016, dự án đã bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi do liên doanh Việt Nam – Hong Kong không thực hiện theo tiến độ cam kết. Thời điểm đó, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đưa dự án này vào danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2017 – 2020.

Tính đến tháng 3/2020, đã có 8 nhà đầu tư quan tâm, đề nghị thực hiện dự án và 3 nhà đầu tư đã có báo cáo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về phương án đầu tư. Trong đó, về cơ bản, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ủng hộ phương án đầu tư dự án của liên doanh Tập đoàn Novaland và Công ty TNHH Du lịch Thương mại Á Đông Vidotour.

Tháng 6/2020, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục thông qua danh mục dự án có sử dụng đất kêu gọi đầu tư năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có dự án Vườn thú hoang dã và khu du lịch nghỉ dưỡng Safari. Các nhà đầu tư được lựa chọn theo hình thức đấu thầu.

Tuy nhiên, sau 18 năm triển khai, đến nay dự án này vẫn giậm chân tại chỗ khi không có nhà đầu tư nào đủ năng lực để triển khai đầu tư. Vì vậy, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn gửi Bộ Xây dựng xin ý kiến thống nhất với đồ án quy hoạch nói trên.

Phối cảnh dự án vườn thú hoang dã Safari Hồ Tràm. 

Tháng 9/2021, trên cơ sở đề nghị của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời và đánh giá việc xác định Vườn thú hoang dã Safari và Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu là khu chức năng để lập quy hoạch xây dựng là chưa phù hợp. Đến tháng 1/2022, Bộ Xây dựng tiếp tục có công văn cho ý kiến về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 dự án Safari Hồ Tràm.

Theo Bộ Xây dựng, quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đã được UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu phê duyệt tại Quyết định số 3476 ngày 26/10/2021.

Việc lấy ý kiến Bộ Xây dựng về quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch thuộc quy hoạch chung nêu trên là thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

Tại nội dung Quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc chưa xác định rõ mối quan hệ, phạm vi của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Bửu Phước với các khu vực chức năng thuộc Quy hoạch chung. Đồng thời, chưa làm rõ cơ sở của việc đề xuất khai thác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp để hình thành khu đất công viên chuyên đề và khu đất du lịch theo quy định của pháp luật lâm nghiệp và đất đai như ý kiến của Bộ Xây dựng tại văn bản số 625 ngày 1/3/2021.

Do đó, việc xác định, lập quy hoạch phân khu xây dựng các khu vực thuộc Khu bảo tồn, làm cơ sở hình thành, thực hiện dự án khai thác, đầu tư, kinh doanh và phát triển rừng là chưa đủ cơ sở.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch xây dựng đối với khu vực phát triển du lịch ngoài phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên theo đúng quy định pháp luật.

Nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua nghị quyết hủy bỏ Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 dự án Vườn thú hoang dã Safari và Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu.

Phan Hải – Bình An 

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

TP.HCM: Giải tennis từ thiện gây quỹ ủng hộ người nghèo đón Tết

(Phapluatmoitruong.vn)Từ ngày 23-24/12/2023, tại sân tennis KDC Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, sẽ diễn ra Giải tennis từ thiện gây quỹ “Vì người nghèo” 2023 cho phường Bình Hưng Hòa B và xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.

Được biết, “Giải tennis từ thiện” do Công ty TNHH TM DV Cơ giới Linh Kiệt (quận Bình Tân) và Công ty Sơn Phú Nhân phối hợp cùng Diễn đàn tennis phong trào tổ chức. Các VĐV sẽ thi đấu với nội dung đôi trình 1140 – 1200.

Ông Phạm Hoàng Khanh – Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, cho biết: “Trong những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” của phường luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các chức sắc tôn giáo, nhân dân trong và ngoài khu vực, trong đó, có các doanh nghiệp Hội tennis doanh nhân Bình Tân và Diễn đàn tennis phong trào”.

“Sự ủng hộ, đóng góp của các mạnh thường quân đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi, tiếp thêm kinh phí để phường xây mới, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà tình thương; hỗ trợ học bổng cho trẻ em hộ nghèo vượt khó học giỏi. Đồng thời, khích lệ tinh thần các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn vượt qua thách thức, vươn lên trong cuộc sống và góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương”, ông Khanh chia sẻ thêm.

Theo ông Nguyễn Văn Thức – Giám đốc Công ty TNHH TM DV Cơ giới Linh Kiệt (thành viên CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường), thời gian qua, DN này cùng với Diễn đàn tennis phong trào đã tổ chức nhiều giải tennis từ thiện gây quỹ ủng hộ người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền đất nước. Trong đó, hàng năm, Công ty thường xuyên phối hợp với các đơn vị tổ chức giải đấu từ thiện gây quỹ ủng hộ người nghèo tại phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân) và xã Tân Ninh, (huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An), giúp các địa phương có nguồn kinh phí hỗ trợ người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đón Tết nguyên đán.

Ông Nguyễn Văn Thức – Giám đốc Công ty TNHH TM DV Cơ giới Linh Kiệt (ngoài cùng bên trái), tại Giải tennis từ thiện năm 2022, do đơn vị này tổ chức.

“Giải đấu tennis từ thiện ngoài là sân chơi rèn luyện TDTT, kết nối các anh em cộng đồng doanh nhân trên địa bàn TP.HCM, còn có mục đích ý nghĩa quyên góp, ủng hộ người nghèo, giúp họ một phần nhỏ để có cái Tết đầy đủ, ấm no và hạnh phúc hơn”, ông Thức nói thêm.

Dự kiến, Giải tennis từ thiện gây quỹ “Vì người nghèo” 2023 tiếp nhận các VĐV đăng ký thi đấu và ủng hộ tài trợ đến hết ngày 21/12/2023.

Anh Khang

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Chương trình “Trao quà Tết” của UBND phường Bình Hưng Hòa B năm 2022 nhận được sự đóng góp, ủng hộ của đông đảo mạnh thường quân.

 

Bến Tre: Trao tặng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 10/12/2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã phối hợp với UBND xã Phước Ngãi tổ chức lễ trao tặng nhà đại đoàn kết cho hộ bà Trần Thị Đường (SN 1950, ngụ ấp Phú Long, xã Phước Ngãi).

Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2023).

Căn nhà đại đoàn kết của hộ bà Trần Thị Đường có tổng diện tích 60m2 (5x12m), với cột bê tông cốt thép và vách tô tường (mặt trước và vách thờ), mái lợp tole, đáp ứng tiêu chí “4 cứng”. Tổng kinh phí xây dựng hơn 60 triệu đồng, trong 30 ngày thi công hoàn thành.

Để có được căn nhà này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri đã vận động bà Nguyễn Thị Thắm ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hỗ trợ 50 triệu đồng và Quỹ Vì nghèo huyện Ba Tri hỗ trợ 10 triệu đồng cùng thợ xây dựng hỗ trợ 750 ngàn đồng tạo kinh phí xây dựng.

Thay mặt lãnh đạo địa phương, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Ngãi Lê Văn Lột ngỏ lời cảm ơn sự đóng góp của các nhà tài trợ trong công tác an sinh xã hội. Ông cho biết, Phước Ngãi là một xã thuần nông, có nhiều khó khăn, trong năm 2023 đã được các ban, ngành, đoàn thể vận động kinh phí các nhà tài trợ xây dựng 5/10 căn nhà cho những hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và cấp thiết về nhu cầu nhà ở, giúp họ yên tâm ổn định cuộc sống.

Các đại biểu tham dự buổi lễ cùng chung vui với gia đình bà Đường.

Được biết, gia đình bà Trần Thị Đường thuộc diện hộ nghèo ở địa phương, không đất sản xuất. Bản thân bà Đường bị mù, chồng mất đã 15 năm nay, có 2 người con (trai đầu lòng 43 tuổi, chưa lập gia đình và sống cùng, gái út 41 tuổi đã lập gia đình ở TP. Hồ Chí Minh, hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn).

 Phan Lâm

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Lãnh đạo UBND xã Phước Ngãi trao quyết định bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ bà Trần Thị Đường.

Quảng Ngãi: Nhiều KDC bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) – Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về tình trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, QNW đang triển khai xử lý các đoạn ống nước kém chất lượng.

Theo đó, Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi (QNW) đang tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cấp nước ở các khu dân cư (KDC) mới do chủ đầu tư vừa bàn giao. Hiện có một số KDC mới đã xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống cấp thoát nước không đảm bảo chất lượng, dẫn đến nước sinh hoạt kém chất lượng. Tình trạng này đã được QNW xử lý, đảm bảo cấp nước cho dân sinh hoạt tạm thời.  

Đáng nói, KDC Ngọc Bảo Viên được coi là một đô thị mới điển hình về chất lượng sống hiện nay, nhưng hàng trăm hộ dân đang phải sử dụng nước kém chất lượng. Chủ đầu tư dự án này chỉ mới bàn giao cho QNW hệ thống cấp nước khu E1, còn các khu vực khác thì tự cấp nước cho dân. Do vậy, QNW nhận được nhiều kiến nghị của cư dân, nhưng chưa giải quyết được. Hiện nhiều gia đình phải thuê thợ về khoan giếng dùng tạm.

Giám đốc QNW Nguyễn Đăng Đơ cho rằng: “Sở dĩ có tình trạng nước sinh hoạt kém chất lượng cục bộ là do khuyết điểm của mạng lưới cấp nước tại KDC mới chưa hoàn thiện. Hiện QNW đang khẩn trương khắc phục và có kế hoạch đầu tư, thi công bổ sung nguồn nước cho khu phía Tây – Nam thành phố Quảng Ngãi. Chúng tôi đã lên kế hoạch và triển khai thi công các hạng mục đường ống nước cụt, tù, nhưng chưa được UBND TP. Quảng Ngãi cấp phép thi công…”.

“QNW đã có Báo cáo số 217/QNW về việc vướng mắc trong quá trình triển khai thủ tục xin cấp phép thi công lắp đặt tuyến ống cấp nước D300 trên vỉa hè phía Bắc đường Trường Chinh (đoạn từ đường Quang  Trung – Phan Đình Phùng) thuộc Dự án mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Quảng Ngãi, nâng công suất từ 20.000 m3 lên 45.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, hiện còn nhiều vướng mắc, bất cập, nhất là ý kiến của các ngành, đơn vị liên quan chưa thống nhất cấp phép thi công cho QNW…” – Ông Đơ khẳng định.

KDC Bàu Giang – Cầu Mới chưa hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch.

Theo tìm hiểu của PV, việc chậm cấp phép thi công nâng cấp hệ thống cấp nước ở khu vực nói trên có nhiều nguyên nhân, nhưng mấu chốt là do Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) đang trong quá trình kiểm tra, bàn giao hồ sơ để thực hiện cổ phần hóa. Nhiều dự án KDC do QISC làm chủ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống cấp – thoát nước cần được thi công nâng cấp, nhưng hiện chưa được triển khai, gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân đang sử dụng nước sinh hoạt.

Được biết, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn chỉ đạo các ngành liên quan và BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh về việc “giải quyết kiến nghị của UBND thành phố Quảng Ngãi”. Nội dung chủ yếu về vướng mắc trong công tác thỏa thuận, cấp phép thi công các công trình cấp điện, cấp nước trong phạm vi dự án Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KDC, trong đó có dự án nâng cấp hệ thống cấp nước trên trục đường Bàu Giang – Cầu Mới, Phan Đình Phùng, Trường Chinh…

Công văn có đoạn: “Để đảm bảo việc thi công các công trình thiết yếu, phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; trong thời gian chờ các Sở ngành chức năng giải quyết các tồn tại, vướng mắc của Dự án nêu trên… Về chủ trương, tỉnh thống nhất tạm thời giao UBND TP. Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét giải quyết việc thỏa thuận cấp phép thi công cho các đơn vị thi công công trình cấp điện, cấp nước… trong phạm vi dự án nói trên cho đến khi chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ để bàn giao cho UBND TP. Quảng Ngãi quản lý khai thác các hạng mục vỉa hè của dự án…”.

Một hộ trên đường Trường Chinh, TP. Quảng Ngãi, đang dùng nước có màu vàng, cặn nhiều.       

Như vậy, trước mắt, UBND TP. Quảng Ngãi sẽ xem xét cấp phép thi công cho QNW và tập trung tháo gỡ vướng mắc tại khu vực vỉa hè có lắp đặt đường ống đi qua, góp phần sớm hoàn thiện hệ thống cấp nước, đảm bảo cho người dân có nguồn nước sạch trước Tết Giáp Thìn sắp đến.          

                                                                            Thiên Bút

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Hiện nay, nhiều hộ dân ở KDC Ngọc Bảo Viên vẫn chưa được sử dụng nước sạch.

Xem thêm tại đây: Quảng Ngãi: Nhiều KDC bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt

Hà Nội xuất hiện bụi mịn PM2.5 đậm đặc do ô nhiễm

Ngày 10-12, ứng dụng theo dõi chất lượng không khí AirVisual đã xếp TP Hà Nội đứng đầu các thành phố trên thế giới bị ô nhiễm không khí với chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt ngưỡng 200 – mức rất nguy hại tới sức khỏe.

Qua quan sát, không chỉ vào sáng sớm mà cho tới trưa cùng ngày, không khí ở Hà Nội vẫn bị bao phủ bởi màn sương mù và bụi mịn dày đặc, thậm chí nhiều nhà cao tầng còn không nhìn rõ các tầng trên cao.

Cùng với chỉ số AQI rất cao thì nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cũng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn quốc gia (ngưỡng an toàn đối với bụi mịn PM2.5 theo Quy chuẩn Việt Nam là dưới 50µg/m³).

Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang ở trong mùa đông, lượng nhiệt mặt đất nhận được từ mặt trời ít. Vào ban đêm và sáng sớm mặt đất bị lạnh nhanh nên xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt – lớp không khí dưới đất lạnh hơn không khí bên trên làm cho lớp không khí lạnh hơn ở dưới không thể chuyển động lên phía trên.

Do đó, tất cả các nguồn thải từ ô tô, xe máy, xây dựng và các nguồn ô nhiễm khác bị lưu giữ ở gần mặt đất khiến bầu không khí trong trạng thái mù mịt, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia nhận định, sau những ngày lạnh và rét, từ hôm nay 11-12, thời tiết miền Bắc ấm lên rõ rệt do không khí lạnh suy yếu, nền nhiệt tăng cao vào trưa (có thể đạt 29oC).

Tuy nhiên đêm vẫn lạnh, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tiếp tục gây ra hiện tượng sương mù vào sáng sớm. Từ ngày 17-12 phía Bắc sẽ rét trở lại.

Khánh Nguyễn – Phúc Văn – Báo SGGP

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sggp.org.vn/ha-noi-xuat-hien-bui-min-pm25-dam-dac-do-o-nhiem-post717796.html

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cà Mau cần đầu tư trọng điểm!

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 9/12, tại Hội nghị Công bố quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Cà Mau đã nỗ lực hoàn thành quy hoạch tỉnh, kết nối với quy hoạch của vùng và quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Cà Mau đang thiếu hạ tầng giao thông giống như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vì vậy đã công bố quy hoạch thì phải tổ chức triển khai thực hiện cho tốt; phải có giám sát, có kiểm tra chặt chẽ, có điều chỉnh kịp thời, hiệu quả và không được để ảnh hưởng đến quy hoạch chung. 

Thủ tướng cũng nêu ba vấn đề khó khăn của vùng ĐBSCL là chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, nhiều nơi sạt lở, sụt lún; Giao thông dù đã có nhiều đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và thứ ba là nguồn nhân lực. Tỉnh Cà Mau cũng không ngoại lệ. Vì vậy, Cà Mau đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, làm cảng biển thì nên kết hợp làm du lịch. Thủ tướng cho rằng, thực hiện quy hoạch phải sắp xếp những gì làm trước, những gì làm sau, làm sân bay, cao tốc phải làm nhanh, phải chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông và có cơ chế chính sách rõ ràng để thu hút đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Công bố quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau.

Ông Nguyễn Tiến Hải – Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cho rằng, tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn chung của khu vực ĐBSCL do ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, sạt lở, sụp lún đất; Cách xa các trung tâm kinh tế lớn; Hạ tầng giao thông kết nối yếu kém.

Với đặc thù địa hình chia cắt bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; Địa chất yếu lại không có vật liệu xây dựng tại chỗ, dẫn đến suất đầu tư công trình, nhất là hạ tầng giao thông cao hơn nhiều so với các tỉnh lân cận. Đây là những “điểm nghẽn” ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội của Cà Mau trong thời gian qua. Những khó khăn này đã được tỉnh nhận diện và đề ra những giải pháp thực hiện hết sức cụ thể, quyết liệt để khắc phục.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 16/11/2023. Theo đó, đến năm 2030, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL; Có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; Có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; Hệ sinh thái được bảo tồn, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Hệ thống hạ tầng giao thông từng bước được hiện đại hóa. Các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V đồng bằng, 100% đường huyện được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI đồng bằng. Cơ bản hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, hoàn chỉnh các tuyến vận tải đường thủy kết nối.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2050, Cà Mau là tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh.

Tỉnh cũng chú trọng phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, toàn diện, hiện đại. Nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau phù hợp với định hướng phát triển của ngành giao thông vận tải. Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ cho khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và các khu chức năng quan trọng khác.

Theo ông Huỳnh Quốc Việt – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: “Nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển của tỉnh hiện nay là đầu tư Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, khu kinh tế Năm Căn, đề án xuất khẩu điện tỉnh Cà Mau (sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt), năng lượng tái tạo; Phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, hạ tầng phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu…“.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp.

Việt Nam tăng cường hợp tác nỗ lực đẩy mạnh xử lý rác thải nhựa

Cùng với sự hợp tác mạnh mẽ và những sáng kiến nhằm giải quyết rác thải nhựa, Việt Nam đang là một trong quốc gia hàng đầu thế giới trong việc giúp hành trình xanh, sạch, đẹp hơn.

Xây dựng nền tảng giải quyết hiệu quả ô nhiễm nhựa

Việt Nam đã thành lập Chương trình đối tác hành động Quốc gia về nhựa (NPAP) trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT). 

Đây là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, cho phép thực hiện hợp tác giữa chính phủ và đối tác quốc gia quan trọng khác để chuyển những cam kết về rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thành hành động cụ thể.

Qua hai năm triển khai, Chương trình NPAP đã đạt được một số kết quả khả quan, tạo sự lan tỏa ý nghĩa về việc nâng cao ý thức, trách nhiệm, góp phần tạo sự thống nhất trong hành động của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của người dân nhiều địa phương trên cả nước đối với vấn đề ô nhiễm nhựa. Cụ thể, Chương trình góp phần tăng cường thực thi chính sách, quy định của nhà nước thông qua hỗ trợ xây dựng một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Thông tư hướng dẫn thực hiện và hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện Luật và Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa.

Chương trình NPAP cũng hỗ trợ Việt Nam tham gia Thỏa thuận Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa bằng cách huy động nguồn lực và sự điều phối sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong quá trình chuẩn bị dữ liệu, thông tin ở từng vòng đàm phán. 

Đồng thời, Chương trình cũng đã xây dựng báo cáo nghiên cứu đánh giá tình hình phát sinh, quản lý rác thải nhựa và đề xuất giải pháp, lộ trình giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam; hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương; xúc tiến một số dự án mới thông qua nền tảng NPAP với sự tham gia tích cực và gắn kết các thành viên. Ngoài ra, chương trình cũng thu hút sự tham gia tích cực từ các khối công và tư trong việc giảm thiểu nhựa dùng 1 lần và tăng cường bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành nhựa. 

Ngoài ra tại nhiều diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết rác thải nhựa. Đặc biệt, Việt Nam đã cùng 175 quốc gia trên thế giới thông qua Nghị quyết 5/14 tại Hội nghị đại hội đồng môi trường toàn cầu lần 2 (UNEA5.2), thống nhất việc xây dựng một “Công cụ toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về chấm dứt ô nhiễm nhựa, bao gồm rác thải nhựa đại dương”.

Những con số báo động 

Theo Viện Chiến lược và Chính sách về Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm, người Việt Nam sử dụng hơn 30 tỷ túi nilon, trung bình mỗi ngày một gia đình dùng 4 túi. Còn theo thống kê từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, năm 1990, mỗi người Việt Nam chỉ tiêu thụ 3,8kg nhựa mỗi năm, nhưng 25 năm sau, con số này đã là 41kg.

Chính sự tiêu thụ “mạnh tay” ấy mà Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm, là một trong 4 quốc gia thải ra nhiều túi nilon nhất Châu Á, và còn là một trong 5 nước gây ô nhiễm hàng đầu cho các đại dương trên thế giới.

Việt Nam tăng cường hợp tác nỗ lực đẩy mạnh xử lý rác thải nhựa - Ảnh 2
Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa vì tương lai đất nước. 

Theo dự báo, lượng rác thải của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới và Việt Nam cũng là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí. Trong khi đó, tỷ lệ tái chế rác thải của Việt Nam chỉ đạt dưới 10% tổng lượng chất thải. Một lượng chất thải đáng kể đang được chôn trực tiếp tại các bãi chôn lấp hoặc xả ra biển. Và ngày qua ngày chúng đang “âm thầm” biến sự tiện lợi của mình thành những điều bất lợi.

Rác thải nhựa gây hại cho con người và môi trường, không những thế nó còn là gánh nặng cho Việt Nam trên con đường tiến tới kinh tế tuần hoàn. Muốn đạt được những mục tiêu đặt ra, ta phải có hành động động quyết định và mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa rác thải nhựa. 

Tuy nhiên việc giải quyết ô nhiễm nhựa sẽ là một quá trình lâu dài, cần huy động sự tham gia hiệu quả hơn nữa của toàn xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế nhằm quản lý, xử lý chất thải nhựa, biến thách thức nhựa thành cơ hội trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức ứng dụng công nghệ cao, qua đó đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu.

Theo PGS.TS Lưu Đức Hải – Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, với lượng rác thải nhựa khổng lồ mà chúng ta thải ra mỗi năm cũng như sử dụng các sản phẩm nhựa quá thường xuyên gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Bởi theo ông Hải “Các hạt vi nhựa nếu ngấm vào cơ thể con người thì không có hóa chất nào tiêu diệt được, để lâu dài sẽ góp phần gây nên những bệnh nguy hiểm, ví dụ dễ nhận thấy nhất là cản trở lưu thông máu.”

Nhật Hạ – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Việt Nam đã thành lập Chương trình đối tác hành động Quốc gia về nhựa (NPAP) trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). 

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/viet-nam-tang-cuong-hop-tac-no-luc-day-manh-xu-ly-rac-thai-nhua-83462.html

Lãng phí hàng trăm công sở bỏ hoang ở Thanh Hóa

Sau sáp nhập, tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm công sở, nhà đất dôi dư, bỏ không gây lãng phí suốt nhiều năm qua, thậm chí nguy cơ công sở bỏ hoang sẽ còn tăng lên khi địa phương này tiếp tục sáp nhập các đơn vị hành chính

Theo thống kê của UBND tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 12-10, trên địa bàn tỉnh này còn tổng cộng 923 công sở bỏ hoang, nhà đất công dôi dư. Trong đó, có 47 trụ sở làm việc, 43 trạm y tế, 13 trường học (bao gồm có 9 điểm lẻ), 820 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố dôi dư, chưa được bố trí, sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích, công năng sử dụng.

Công sở bỏ hoang

Công sở cũ phường An Hoạch, TP Thanh Hóa đang còn mới, khang trang nhưng đã bỏ không khi phường này sáp nhập với xã Đông Hưng thành phường An Hưng

Công sở cũ phường An Hoạch, TP Thanh Hóa đang còn mới, khang trang nhưng đã bỏ không khi phường này sáp nhập với xã Đông Hưng thành phường An Hưng

Do để không lâu ngày, nhiều hàng mục bên trong tòa nhà đã bắt đầu xuống cấp hư hỏng

Cạnh công sở này là hội trường cũng để không, rêu mốc, cây dại đã bao phủ khắp nơi

Đây là khu hành chính xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương được đầu tư với số tiền gần 10 tỉ đồng bỏ không đã 4 năm qua

Trong khu hành chính này, công sở 2 tầng (trị giá 5,6 tỉ đồng) đã xây dựng hoàn thành hơn 90% khối lượng nhưng phải dừng lại sau khi sáp nhập

Do để không lâu ngày, cỏ dại mọc khắp nơi, công trình bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp

Hội trường của xã được đầu tư hơn 4 tỉ đồng, cũng mới tổ chức được vài cuộc họp rồi để không. Hiện, khu nhà này đang được cho thuê để làm sợi dệt

Cạnh bờ rào xã Quảng Phúc là Trường tiểu học Quảng Phúc cũng bỏ hoang từ năm 2019 sau sáp nhập. Khu nhà này không sử dụng, được người dân tận dùng làm kho chưa cói, rơm rạ

Trong khuôn viên trường còn có một khu nhà hiệu bộ để không

Trong ảnh là công sở xã Hà Toại (nay là xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung) được đầu tư xây dựng năm 2016 với một dãy nhà 2 tầng khang trang, nhiều phòng làm việc. Đưa vào hoạt động 3 năm thì sáp nhập xã, công sở này bỏ hoang suốt từ đó tới nay

Công sở xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc cũ được đầu tư gần 5 tỉ đồng bỏ không từ năm 2019 sau khi xã này sáp nhập với xã Văn Lộc

Nhà văn hóa xã Thuần Lộc…

…và Trạm y tế xã gần đó cũng rơi vào cảnh bỏ hoang tương tự

Khu trung tâm hành chính xã Phúc Đường, huyện Như Thanh mới được đầu tư xây dựng chưa lâu cũng bỏ không nhiều năm qua, sau khi xã này sáp nhập vào xã Xuân Phúc

Khu hành chính xã Phúc Đường được đầu tư rất quy cũ, khang trang và đang còn rất mới

Trong khi những công sở bỏ hoang chưa được sắp xếp sử dụng thì nguy cơ lãng phí công sở tại tỉnh Thanh Hóa sẽ còn tăng, bởi trong giai đoạn 2023-2025, địa phương này tiếp tục sáp nhập thêm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 147 đơn vị hành chính cấp xã.

Tuấn Minh – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/lang-phi-hang-tram-cong-so-bo-hoang-o-thanh-hoa-196231210111555004.htm

Loạt địa phương đấu giá đất làm dự án bất động sản ‘nghìn tỷ’

Loạt địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Yên Bái… sắp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án bất động sản, khu đô thị với tổng vốn đầu tư cả nghìn tỷ đồng.

Theo đó, tại Hải Phòng, ngày 25/12, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp TP Hải Phòng sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp tại lô I.18/CTHH-02 trong Khu đô thị mới Bắc sông Cấm tại xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên.

Khu đất thực hiện dự án có tổng diện tích 19.991m2; tổng giá khởi điểm 629,709 tỷ đồng; tiền đặt trước đấu giá là 125,941 tỷ đồng.

Công trình xây dựng trên đất gồm: công trình hỗn hợp HH-01 với số tầng cao 72 tầng, được bố trí 718 phòng làm khách sạn, căn hộ dịch vụ, dịch vụ công cộng và hành chính quản trị; công trình hỗn hợp HH-02, 03, 04 theo chủ trương đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 6.894 tỷ đồng.

Tại Hà Nội, UBND quận Long Biên sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở cao tầng đối với ô đất ký hiệu B3/CT5 và B4/CT6 (thuộc ô quy hoạch C14), phường Phúc Đồng.

Diện tích đất đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án là hơn 27.108m2 với giá khởi điểm gần 60.7 đồng/m2.

Theo quy hoạch, ô đất B3/CT5 có diện tích gần 15.000m2, gồm 7.095m2 xây dựng nhà ở cao tầng với tổng diện tích sàn xây dựng 80.685m2, tầng cao trung bình 11,2 tầng, 2 tầng hầm, 7.837,2 m2 đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sân đường nội bộ, vườn hoa, cây xanh.

Ô đất B4/CT6 diện tích gần 12.200m2, gồm 5.585m2 đất xây dựng nhà ở cao tầng với tầng cao trung bình 12,2 tầng, 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn 68.130m2, đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sân đường 6.591,2m2.

Tại Hòa Bình, ngày 23/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Lương Sơn phối hợp tổ chức đấu giá tài sản quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở tại xóm Cầu Sơn và Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn.

Theo đó, diện tích khu đất thực hiện dự án là hơn 113.000 m2. Trong đó, đất ở tại nông thôn cơ cấu xây 152 thửa đất ở là nhà ở liền kề, biệt thự (diện tích 43.317,8 m2); đất thương mại, dịch vụ là 2.739,9 m2. Tài sản trên đất đã được giải phóng mặt bằng.

Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 302 tỷ đồng. Tiền đặt trước tham gia đấu giá là trên 60,5 tỷ đồng.

Cuộc đấu giá được tổ chức theo hình thức đấu giá trực tuyến, số vòng bỏ phiếu trả giá tối đa là 5 vòng, thời gian tối đa của mỗi vòng trả giá không quá 10 phút.

Trong khi đó, tại Yên Bái, ngày 22/12, Công ty Đấu giá hợp danh Phúc Hưng sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án xây dựng khu đô thị mới tại đường Âu Cơ, huyện Trấn Yên.

Dự án có vị trí tại thôn Bình Trà, xã Bảo Hưng và thôn Ngọn Ngòi, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích đất đấu giá quyền sử dụng là hơn 74.640 m2; trong đó diện tích đất ở tại nông thôn là trên 67.361 m2, diện tích đất thương mại, dịch vụ là 7.279 m2. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng hơn 1.075 tỷ đồng.

Giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới tại đường Âu Cơ là hơn 292 tỷ đồng. Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất ở là 266,652 tỷ đồng; đất thương mại dịch vụ thời hạn 50 năm là 25,613 tỷ đồng. Tiền đặt trước tham gia đấu giá là 58,453 tỷ đồng.

Cuộc đấu giá được tổ chức theo hình thức bỏ phiếu kín gián tiếp. Người tham gia đấu giá phải có tài liệu chứng minh số vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án.

Ninh Phan – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Hải Phòng sẽ đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp trong Khu đô thị mới Bắc sông Cấm (huyện Thủy Nguyên) với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/loat-dia-phuong-dau-gia-dat-lam-du-an-bat-dong-san-nghin-ty-post1594399.tpo

Sai phạm nhiều năm chưa khắc phục, Buôn Ma Thuột cấp tốc lấy ý kiến

UBND thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa có văn bản gửi các cá nhân, tổ chức để lấy ý kiến sửa sai trong đền bù đất tại dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Năm 2018, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình thu hồi đất để xây dựng Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) vùng Tây Nguyên.

Vậy nhưng, đến đầu tháng 12 vừa qua, thành phố Buôn Ma Thuột mới triển khai lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân để góp ý vào báo cáo thực hiện kết luận này; báo cáo và gửi về Văn phòng HĐND & UBND Thành phố trước ngày 10/12/2023.

Trước đó, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, trong quá trình thu hồi đất để xây dựng BVĐK vùng Tây Nguyên, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng thành phố Buôn Ma Thuột (nay là Chi nhánh Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố) đã để xảy ra sai phạm khi hợp thức hóa hồ sơ cho các hộ dân nhận hỗ trợ đền bù; cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái với chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hồ sơ không đủ điều kiện vẫn tiến hành hỗ trợ đền bù.

Cụ thể, về sai phạm khi hợp thức hóa hồ sơ cho các hộ dân nhận hỗ trợ đền bù, thời điểm thu hồi 10.684m2 đất tại khối 9 (phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột), chỉ có 1 hộ (ông Hoàng Mạnh Dũng, 56 Phạm Hồng Thái, phường Tự An) đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo quy định là 1,218 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 4 người khác không có tên trên GCNQSD đất, không phải là người đồng sở hữu cùng ông Dũng, không có kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan nên không đủ điều kiện để được hỗ trợ về đất nhưng UBND thành phố Buôn Ma Thuột vẫn xây dựng phương án hỗ trợ về đất với số tiền là 2,657 tỷ đồng. Điều này là không đúng quy định, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, trong đó chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh trên 500 tỷ đồng (Ảnh: Trần Hoàn)

Thanh tra cũng nhắc tới sai phạm cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái với chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, ngày 28/2/2011, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, không được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất đối với các khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt mà đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vậy nhưng, sau khi nhận công văn của UBND tỉnh Đắk Lắk, Văn phòng HĐND-UBND thành phố Buôn Ma Thuột không triển khai đến các đơn vị, phòng ban có liên quan biết để thực hiện.

Hơn nữa, ông Bùi Thanh Lam, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố có Thông báo số 128/TB-UBND ngày 6/7/2012 (do Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố tham mưu) về việc thu hồi đất để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng lối đi tạm thời do một đoạn đường cũ bị gián đoạn và hạng mục mương thoát nước tại công trình Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, nhưng thông báo này không gửi đến các cơ quan, đơn vị có liên quan biết để thực hiện.

Từ đó, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Buôn Ma Thuột đã cho ông Nguyễn Hữu Vũ Quang chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho 6 hộ dân sau khi có thông báo thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp cho các hộ với tổng số tiền là 766 triệu đồng, cao hơn quy định số tiền 105 triệu đồng.

Cùng với đó là sai phạm do hồ sơ không đủ điều kiện nhưng hộ ông Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Tiến Vũ, Nguyễn Khoa Nguyên vẫn được hỗ trợ về đất với số tiền 2,027 tỷ đồng. Những hộ này được bố, mẹ tặng cho đất năm 2006 nhưng không có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm tặng cho là không đúng quy định.

Quá trình thu hồi đất để triển khai xây dựng, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng thành phố Buôn Ma Thuột đã để xảy ra nhiều sai phạm, làm thất thoát ngân sách nhà nước số tiền gần 4,7 tỷ đồng (Ảnh: Trần Hoàn)

Tại kết luận, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Buôn Ma Thuột có trách nhiệm thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 4,685 tỷ đồng đã chi hỗ trợ về đất nông nghiệp không đúng quy định cho các hộ nói trên; đồng thời yêu cầu tổ chức kiểm điểm đơn vị, cá nhân liên quan để có hình thức xử lý phù hợp.

Dự án BVĐK vùng Tây Nguyên do Sở Y tế tỉnh này làm chủ đầu tư. Bệnh viện có quy mô 800 giường, được xây dựng trên diện tích gần 12 ha tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 346,8 tỷ đồng; chi phí thiết bị trên 500 tỷ đồng. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình BVĐK vùng Tây Nguyên gần 46,5 tỷ đồng.

Trần Hoàn – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên quy mô 800 giường, được xây dựng trên diện tích gần 12 ha tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột (Ảnh: Trần Hoàn)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/sai-pham-nhieu-nam-chua-khac-phuc-buon-ma-thuot-cap-toc-lay-y-kien-2225273.html

Vì sao một công ty trong KCN Phú Bài bị xử phạt hàng trăm triệu đồng?

Vi phạm xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải vào môi trường, Công ty TNHH MTV đầu tư & phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp (Khu công nghiệp Phú Bài) bị xử phạt 195 triệu đồng.

Nguồn tin của Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ký quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH MTV đầu tư & phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp, địa chỉ tại Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài), thị xã Hương Thủy do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trước đó, chiều 1/11, Công ty TNHH MTV đầu tư & phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp có hành vi vi phạm xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải vào môi trường từ 5 lần đến dưới 10 lần.

Cụ thể, chỉ số COD vượt 6,1 lần; TSS vượt 2,6 lần; Fe vượt 1,4 lần với thải lượng nước thải 15,84m3/ngày. Sau khi phát hiện, lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản vi phạm.

Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 5 và khoản 7, Điều 18, Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký quyết định xử phạt Công ty TNHH đầu tư & phát triển hạ tầng số tiền 195 triệu đồng.

Công ty này cũng được yêu cầu phải thực hiện các biện pháp khắc phục, báo cáo kết quả sau khi khắc phục xong hậu quả vi phạm. Ngoài ra, thực hiện hoàn trả kinh phí hơn 7,1 triệu đồng cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên & Môi trường (Sở Tài nguyên & Môi trường) – cơ quan thực hiện giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường.

Hoàng Dũng – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Lực lượng chức năng lấy mẫu nước để xét nghiệm.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-mot-cong-ty-trong-kcn-phu-bai-bi-xu-phat-hang-tram-trieu-dong-169231210072633398.htm

‘Chỉ điểm’ các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về môi trường không khí, ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM2,5. Vậy đâu là nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội?

Hà Nội đang đối mặt với một tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Kết quả quan trắc của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2022 cho thấy, môi trường không khí của Thủ đô năm 2022 đã phải hứng chịu 758 tấn bụi mịn PM2.5, hơn 8.400 tấn khí CO và gần 110.000 tấn khí CO2.

Theo như báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, có một số nguyên nhân chính đã đưa thành phố vào tình cảnh lo lắng này:

1. Phương tiện giao thông

Với hơn 770 nghìn xe ô tô và gần 6 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, khí thải từ giao thông đóng góp một phần lớn vào ô nhiễm môi trường. Chất bụi mịn PM2.5, khí CO và khí CO2 từ động cơ đã tạo nên một bức tranh ô nhiễm khó lường.

2. Khu công nghiệp và làng nghề

Hà Nội hiện cớ 17 khu công nghiệp và hơn 800 làng nghề, nơi sản xuất và chế biến, không chỉ tạo ra khói bụi và khí thải độc hại, mà còn góp phần vào sự gia tăng của ô nhiễm môi trường không khí.

Đóng góp các nguồn thải bụi mịn PM 2.5Đóng góp các nguồn thải bụi mịn PM 2.5. Ảnh: WB

3. Hoạt động đốt rác và rơm rạ

Đốt rác và rơm rạ sau thu hoạch, cùng với việc sử dụng bếp than tổ ong, đã tạo ra lượng lớn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Sự thiếu kiểm soát và ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng này.

4. Hạ tầng và quản lý rác thải

Nhiều địa phương chưa có điểm trung chuyển rác thải, dẫn đến việc sử dụng điểm tập kết rác ở mặt đường, gây cản trở giao thông. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đường ngõ hẹp, và tình trạng đổ rác và đốt rác không đúng nơi quy định là những thách thức cần vượt qua.

5. Kiểm soát phương tiện vận chuyển

Kiểm soát khí thải của phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng và xe máy gặp khó khăn, mặc dù đã có sự tăng cường kiểm tra và xử lý từ lực lượng chức năng. Tình trạng đổ trộm đất, phế thải, lôi kéo đất cát, vi phạm vệ sinh môi trường… vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Từ những nguyên nhân trên, rõ ràng chúng ta thấy rằng cần có một chiến lược đa chiều, liên ngành để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Ý thức của cộng đồng cần được nâng cao, và quy hoạch thành phố cũng cần tính đến vấn đề này trong quá trình phát triển bền vững.

Lâm Hà

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Hà Nội đang đối mặt với một tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: ITN