• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 63

Thành phố Hồ Chí Minh: Sống cảnh ngập úng… bên dự án chống ngập

Gần 7 năm nay, nhiều hộ dân sống ở bến Phú Định (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) cạnh khu vực thi công Cống điều tiết Phú Định thuộc dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng thường xuyên phải chịu cảnh nước tràn vào nhà, ngập úng… mỗi khi mưa lớn, triều dâng.

Bến Phú Định ở phường 16, quận 8, nằm bên ngã ba sông Cần Giuộc – Chợ Đệm – kênh Đôi và kênh Đôi – Tàu Hủ. Đây là bến đò, cũng là khu dân cư lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Cách bến đò khoảng 200m là Cống điều tiết Phú Định nằm trên dòng kênh Đôi, thuộc dự án giải quyết ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn một). Dự án này còn được gọi là dự án chống ngập có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Cống điều tiết Phú Định là một trong 6 cống lớn ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, triển khai từ năm 2016, dự kiến hoàn thành trong năm 2018. Đến nay, công trình chống ngập này đã triển khai được gần 7 năm, cũng là từng ấy năm người dân bến Phú Định phải sống trong cảnh nhếch nhác, ngập úng mỗi khi mưa lớn, triều dâng.

Do nâng đường để phục vụ dự án chống ngập, đường sá có đoạn nhỏ hẹp, nhếch nhác chưa hoàn thiện, di chuyển khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Hải (82 tuổi, ngụ số 11 bến Phú Định) bức xúc cho biết: “Đã 7 năm kể từ khi công trình Cống Phú Định thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng triển khai, đường đi bị rào chắn nhỏ hẹp, lầy lội không hoàn thiện. Mặt đường bị nâng quá cao để làm đê, kè phục vụ dự án khiến nhà dân bị trũng xuống, thấp hơn mặt đường quá sâu nên thường xuyên bị ngập úng”.

Gia đình ông Hải đã nâng nền nhà 4 lần nhưng vì trũng quá sâu so với mặt đường nên không thể nâng nền nhà lên thêm nữa, vì đi lại sẽ bị đụng trần nhà.

Căn nhà số 15 bến Phú Định còn bị trũng nặng hơn ông Hải. Nền nhà thấp hơn mặt đường cả mét.

Ông Nguyễn Hoàng Nghiệp (78 tuổi, ngụ số 3/3 bến Phú Định) chỉ tay về phía đường ống nước của nhà mình than thở: “Để chống tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn, triều dâng các hộ gia đình ở bến Phú Định đều phải trang bị máy bơm để khi nước ngập thì dùng máy bơm nước ra ngoài”.

Ngoài máy bơm cỡ lớn, gia đình ông Hồ Hoàng Kiếm (54 tuổi, ngụ số 43 bến Phú Định) còn trang bị những túi vải chứa cát để đối phó với tình trạng ngập úng khi nước tràn vào nhà.

Theo ông Kiếm, nhà ông giờ thấp hơn mặt đường khoảng 30 – 40cm. Khi nước tràn vào mà máy bơm không kịp hút, gia đình ông sẽ dùng những túi vải có chứa cát bên trong để làm đê ngăn nước.

Theo người dân địa phương, tình trạng ngập úng ở khu vực bến Phú Định đã diễn ra gần 7 năm kể từ khi dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng được triển khai. Trong những con hẻm mà người dân sinh sống, có thời điểm nước ngập nặng cao gần 1m so với nền nhà khiến ai cũng ngao ngán.

Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng của Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng phải ngừng thi công gần 3 năm qua. Hiện nay, người dân bến Phú Định mong muốn dự án chống ngập mau chống hoàn thành để người dân an tâm cải tạo, sửa chữa nhà cửa để thoát ngập.

Cống điều tiết Phú Định thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, cao vời vợi giữa trời, hiện đại, hoành tráng… tiếc là sau nhiều năm thi công, chưa thấy phát huy được hiệu quả. Gần 10.000 tỷ đồng cho một dự án chống ngập (với 9 hạng mục), kéo dài gần 7 năm nhưng ngập vẫn cứ ngập.

Thiên Nam – Báo Xây Dựng

Theo Xây Dựng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baoxaydung.com.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-song-canh-ngap-ung-ben-du-an-chong-ngap-366642.html

Gỡ khó cho thị trường bất động sản: Chính phủ hành động, doanh nghiệp cầm chừng

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương đã tích cực có các động thái tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhưng phía doanh nghiệp vẫn ‘án binh bất động.’

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh vừa có động thái đáng chú ý khi có văn bản đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cơ cấu lại phân khúc thị trường và giảm giá bán sản phẩm nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Một trong những lý do được Hiệp hội này đưa ra là thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương đã tích cực có các động thái tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhưng phía doanh nghiệp vẫn “án binh bất động” trong việc cơ cấu lại sản phẩm, điều chỉnh giá bán phù hợp.

Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, trong 11 tháng của năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 2 hội nghị để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã chủ trì hội nghị chuyên đề về thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030. Tổ Công tác của Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương xem xét, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho hàng trăm dự án bất động sản, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Trực tuyến Toàn quốc về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Về phía địa phương, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án nhà ở thương mại, cuối năm 2022, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã tổng hợp, rà soát những vướng mắc khó khăn trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản, để báo cáo Tổ Công tác của Chính phủ về rà soát, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.

Đồng thời, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã tổ chức họp để có hướng chỉ đạo tháo gỡ đối với 16/32 dự án mà Tổ Công tác chuyển đến, còn lại 16/32 dự án, Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao các sở, ban, ngành tiếp tục rà soát pháp lý để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp.

Ngoài ra, từ 189 kiến nghị của 148 dự án do Hiệp hội Bất động sản thành phố tổng hợp, đến nay các sở, ngành thành phố đã giải quyết đối với 43 kiến nghị của 39 dự án.

“Hiện thành phố đang tập trung tháo gỡ đối với 71 kiến nghị của 48 dự án liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng. Đối với 30 kiến nghị của 30 dự án liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết,” bà Lê Thị Huỳnh Mai cho biết.

Như vậy, có thể nói ở góc độ quản lý Nhà nước, hầu như kiến nghị, đề xuất của Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đều đã được cơ quan có thẩm quyền lắng nghe, xem xét, giải quyết ở ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, ở phía doanh nghiệp bất động sản, việc tiếp thu, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về yêu cầu “phải cơ cấu lại phân khúc và giảm giá bán sản phẩm” thì đến nay “chưa được triển khai tích cực” như nhận xét của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi của Thủ tướng về trách nhiệm của doanh nghiệp bất động sản là trong lúc tình hình thị trường bất động sản hiện nay còn khó khăn mà vẫn muốn giữ giá bán như cũ, vẫn đòi hỏi “một chiều” thì liệu đã có trách nhiệm chung chưa?

Từ thực tế trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng câu hỏi của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản cần phải được các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản trả lời ngay bằng hành động cụ thể trong việc cơ cấu lại sản phẩm nhà ở hướng về nhu cầu thực và giảm giá bán nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Đi vào phân tích một số bất cập của thị trường bất động sản hiện nay, đại diện Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho biết số doanh nghiệp có sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường trong 3 năm qua không nhiều. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 chỉ có 20 doanh nghiệp, năm 2022 chỉ có 25 doanh nghiệp. Riêng 9 tháng đầu năm 2023 chỉ có 13 doanh nghiệp có sản phẩm đưa ra thị trường với tổng cộng 15.020 căn hộ, trong đó có đến 9.969 căn hộ cao cấp chiếm đến 66,37%, phần còn lại là 5.051 căn hộ trung cấp và không có căn hộ giá vừa túi tiền phù hợp với thu nhập của người dân.

Nhìn chung, số dự án và sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường từ năm 2020 đến nay đã có sự sụt giảm rất lớn so với năm 2017 – năm phát triển cao nhất trong 10 năm gần đây khi có 92 dự án với 42.991 căn hộ được đưa ra thị trường.

Ở khía cạnh khác, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh phân tích trong các năm qua, do “vướng mắc pháp lý” nên rất thiếu nguồn cung dự án nhà ở, dẫn đến hiện tượng một số dự án nhà ở “may mắn” được phê duyệt và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, có trường hợp dự án theo mục tiêu ban đầu là dự án nhà ở bình dân, dự án nhà ở trung cấp, lại được doanh nghiệp chủ đầu tư chuyển thành dự án nhà ở với “mác” nhà ở cao hơn, thậm chí vống lên là nhà ở cao cấp để “tối đa hóa lợi nhuận.”

Do đó, thị trường bất động sản thiếu hẳn loại nhà ở bình dân giá vừa túi tiền, phù hợp với thu nhập của người dân. Đồng thời, thị trường cũng rất thiếu nhà ở xã hội do việc đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội cũng gặp vướng mắc pháp lý, thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội còn khó hơn cả dự án nhà ở thương mại.

Các tòa chung cư thuộc quận 4, giáp với quận 1 qua kênh Bến Nghé, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Về giá bán, theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản hàng đầu Việt Nam hiện nay, thị trường căn hộ, nhà phố thời gian qua hầu như không có có sự điều chỉnh giá nhưng nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn hơn đã được đưa ra nhằm kích cầu thị trường trong giai đoạn khó khăn này.

Cụ thể, một số chính sách bán hàng ưu đãi bao gồm không giới hạn việc giãn tiến độ thanh toán với nhiều đợt thanh toán và số tiền thanh toán mỗi đợt thấp hơn, chiết khấu cao hơn khi thanh toán sớm, chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn phí quản lý và các gói dịch vụ đặc biệt khác.

Trước tình hình trên, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản thực hiện giảm giá bán sản phẩm nhà ở, giảm bớt kỳ vọng lợi nhuận, không “neo giữ giá cao,” tăng chiết khấu và có các chính sách khuyến mãi, hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng trên thị trường bất động sản để tăng niềm tin thị trường, tạo dòng tiền và thanh khoản cho doanh nghiệp.

Về lâu dài, các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cần chuyển hướng đầu tư về phân khúc nhà ở bình dân giá vừa túi tiền phù hợp với thu nhập của người dân và tham gia thực hiện “Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030” để có thể tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất thương mại thông thường, nhất là đối với các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã đăng ký tham gia chương trình này.

Cùng với đó, các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản tham gia thực hiện các chương trình xây dựng lại nhà chung cư cũ, chương trình chỉnh trang, di dời nhà trên và ven kênh rạch, chương trình chỉnh trang, tái phát triển các khu vực đô thị cũ lụp xụp tại các địa phương, nhất là tại các thành phố trực thuộc Trung ương.

Về phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị tiếp tục tập trung tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để tăng nguồn cung dự án nhà ở trên thị trường, làm cơ sở để tăng nguồn cung nhà ở bình dân giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội, qua đó tác động làm bình ổn giá nhà theo quy luật cung-cầu, quy luật cạnh tranh của thị trường.

Bộ Xây dựng sớm trình Chính phủ quy định chi tiết các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Điều 34 Luật Nhà ở 2023 để chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành chính xét duyệt dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư có sử dụng đất.

Có thể nói, trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã tích cực, chủ động tìm kiếm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tuy nhiên, doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng cần chủ động, tích cực hơn, linh hoạt trong chiến lược hoạt động của mình, tất cả với “tinh thần đồng cam cộng khổ, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các hội nghị, cuộc đối thoại, chỉ đạo liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thời gian vừa qua.

Cần phải có sự nỗ lực từ cả hai phía, như câu thành ngữ “hai bàn tay mới vỗ thành tiếng” để cùng vượt qua khó khăn, hướng đến phát triển bền vững của nền kinh tế.

Anh Tuấn/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Chung cư trên đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/go-kho-cho-thi-truong-bat-dong-san-chinh-phu-hanh-dong-doanh-nghiep-cam-chung-post916173.vnp

Kiểm tra, rà soát chung cư mini ở Hà Nội: Đề nghị phê bình 7 quận, huyện

Sở Xây dựng đề xuất UBND TP Hà Nội xem xét, chỉ đạo phê bình nghiêm khắc UBND các quận huyện Hà Đông, Thanh Oai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Phú Xuyên, Hoài Đức, Long Biên vì đã chậm báo cáo, chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố theo kế hoạch.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo UBND TP Hà Nội kết quả kiểm tra, rà soát việc chấp hành các quy định pháp luật về việc cấp giấy phép xây dựng, tình hình trật tự xây dựng đối với các loại hình công trình nhà ở, gồm: chung cư, nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ thuê trọ (nhà trọ) và nhà ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh, sản xuất có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn.

Sau khi tổng hợp kết quả kiểm tra gần 70.000 công trình nhà ở, Sở Xây dựng Hà Nội thống kê toàn thành phố hiện có 2.294 công trình xây sai giấy phép, 7.326 công trình không phép, 3.045 công trình miễn phép. Lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm đối với 165 công trình với số tiền phạt hơn 3 tỷ đồng…

“Một số địa phương có tình trạng vi phạm trật tự xây dựng nổi cộm như huyện Đông Anh có 5.795 công trình không phép, quận Hai Bà Trưng có 855 công trình không phép, 15 công trình sai phép, đang rà soát 756 công trình khác”, Sở Xây dựng Hà Nội điểm tên.

Cùng với đó, số công trình xây sai phép ở quận Nam Từ Liêm là 559, quận Cầu Giấy là 433, quận Thanh Xuân có 353, quận Ba Đình có 268 công trình. Đáng lưu ý, còn 33.500 công trình đang trong diện tiếp tục được rà soát.

Để xảy ra thực trạng trên một phần do sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các địa phương còn thiếu sự quyết liệt; năng lực, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao. Đồng thời, việc kiểm tra, xử lý các sai phạm ở một số nơi còn chưa quyết liệt, một số UBND cấp huyện chưa chủ động kiểm tra, rà soát…

Vì vậy, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP Hà Nội xem xét, chỉ đạo phê bình nghiêm khắc UBND các quận huyện Hà Đông, Thanh Oai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Phú Xuyên, Hoài Đức, Long Biên vì đã chậm báo cáo, chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố theo kế hoạch.

Đối với loại hình chung cư mini, UBND các quận, huyện phải khẩn trương rà soát, đánh giá đối với các công trình đã đưa vào sử dụng để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, vi phạm phòng cháy, chữa cháy để xử lý nghiêm.

Đồng thời có biện pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế, đặc biệt là về phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tài sản cho người dân…

Trước đó, UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tổng kiểm tra, rà soát 100% cơ sở, nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trọ trên địa bàn quản lý, đặc biệt là chung cư mini; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng, PCCC theo quy định của pháp luật.

Sau đó, thành phố bổ sung 2 đối tượng là chung cư và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao để tổng kiểm tra rà soát công tác phòng cháy chữa cháy

Quá trình rà soát, lực lượng chức năng cần hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ cơ sở khắc phục ngay các tồn tại vi phạm về PCCC, đặc biệt là các hành vi vi phạm dẫn đến cháy lớn, cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Đồng thời, báo cáo đề xuất giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục trước ngày 30/10.

Động thái được đưa ra sau khi xảy ra vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân) khiến 56 người tử vong đêm 12/9. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện tồn tại hơn 2.000 chung cư mini.

PV/TCDN

Theo Tài chính Doanh nghiệp

Ảnh: Việc tổng rà soát chung cư mini và sau đó là một số loại hình nhà ở có nguy cơ cháy nổ cao bắt nguồn từ vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân đêm 12 rạng sáng 13/9.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/kiem-tra-ra-soat-chung-cu-mini-o-ha-noi-de-nghi-phe-binh-7-quan-huyen-d44706.html

TP.HCM: Thực tập phương án PCCC&CNCH

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiều 15/12, UBND phường Tân Hưng Thuận, quận 12 đã tổ chức Hội nghị Tuyên truyền và thực tập phương án PCCC&CNCH tại khu dân cư và các cơ sở kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn.

Tham dự có lãnh đạo UBND phường, đại diện Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận 12, 21 tổ liên gia PCCC cùng hơn 250 người dân 7 khu phố và các lực lượng: cán bộ, công chức người lao động trên địa bàn phường; các tiểu thương; Ban quản trị các lô chung cư và các hộ kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao…

Ông Nguyễn Ngọc Ẩn – Phó Chủ tịch UBND phường Tân Hưng Thuận cho biết: “Kế hoạch tuyên truyền và thực tập phương án PCCC&CNCH được UBND phường tổ chức nhằm làm tốt phong trào toàn dân PCCC, nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC và phối hợp lực lượng liên quan giải quyết hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy gây ra; Góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”.

Theo nội dung chương trình, phía UBND phường, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận 12 thực hiện ba nội dung gồm tuyên truyền về PCCC, hướng dẫn sử dụng thiết bị PCCC và diễn tập PCCC. Sau khi tuyên truyền về PCCC, hơn 200 người dân đã được cơ quan chức năng hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa mini để tiếp cận, dập lửa.

Cuối cùng là diễn tập PCCC với tình huống giả định là xảy ra cháy tại một ki ốt trên địa bàn phường.

Hơn 200 người dân được cơ quan chức năng hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa mini để tiếp cận, dập lửa.

Tình huống giả định được đặt ra, khoảng 15 giờ 30 phút, một đám cháy bùng lên tại ki ốt kinh doanh ở khu vực chợ đêm An Sương (hay còn gọi là công viên vui chơi, giải trí ẩm thực An Sương). Sau khi phát hiện khói lửa, lực lượng chữa cháy tại chỗ đã nhanh chóng có mặt, huy động bình cứu hỏa mini và phương tiện khống chế. Ngay sau đó, lực lượng gồm Công an, quân sự phường và các bảo vệ dân phố cũng có mặt triển khai công tác cứu hỏa.

Lực lượng chức năng phân luồng giao thông các tuyến đường trước Chợ đêm An Sương, hướng dẫn thoát nạn, cấp cứu cho người bị thương và dập lửa, chống cháy lan. Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận 12 cũng huy động 2 xe nước cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường khống chế đám cháy sau ít phút.

Nhiều lực lượng, người lao động tham gia thực tập PCCC&CNCH.

Theo lãnh đạo phường Tân Hưng Thuận, thông qua chương trình tuyên truyền và thực tập lần này, người dân được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác PCCC&CNCH, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản trên địa bàn.

Anh Khang

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Thực tập công tác PCCC&CNCH tại chợ đêm An Sương, phường Tân Hưng Thuận.

Bắc Giang: Khánh thành nhà nhân ái cho công nhân vệ sinh môi trường Nguyễn Thị Lành

Sau hơn ba tháng thi công, công trình nhà nhân ái cho công nhân vệ sinh môi trường Nguyễn Thị Lành – Công ty CP Quản lý công trình đô thị Bắc Giang đã khánh thành vượt tiến độ gần 2 tháng. Tổng kinh phí gần 200 triệu đồng.

Sáng 15/12, tại Bắc Giang, Tạp chí Môi trường và Đô thị  Việt Nam phối hợp với Công ty CP Quản lý Công trình đô thị Bắc Giang tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà nhân ái cho công nhân vệ sinh môi trường Nguyễn Thị Lành sau gần 3 tháng thi công.

tm-img-altCác đại biểu tham dự Lễ khánh thành nhà nhân ái cho công nhân Nguyễn Thị Lành

Tới dự có ông Thân Văn Nghiệp, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang; Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hương; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Lãnh đạo Công ty CP Quản lý công trình đô thị Bắc Giang; Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Bắc Giang; Lãnh đạo phường Thọ Xương; Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp có lòng hảo tâm, quyên góp tiền của xây dựng nhà nhân ái cho công nhân Nguyễn Thị Lành. 

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức Chương trình “Cây chổi vàng”, cùng các đại biểu tham dự thực hiện nghi lễ trao tặng nhà cho chị Lành

Trước đó, thông qua việc khảo sát cùng Công ty CP Quản lý công trình đô thị Bắc Giang (QLCTĐT) được biết hộ gia đình chị Nguyễn Thị Lành hiện đang công tác tại tổ số 1, Đội Môi trường, Công ty QLCTĐT Bắc Giang có hoàn cảnh rất khó khăn khi hai mẹ con không có nhà ở, cả hai mẹ con phải ở nhờ căn buồng chật hẹp của ông bà từ nhiều năm với vô vàn thiếu thốn trong sinh hoạt, cuộc sống.

Ngày 01/6/2023, sau khi bài viết: “Mơ ước của Lành” đăng tải trên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã lay động trái tim nhiều nhà hảo tâm là các doanh nghiệp tại Bắc Giang và các địa phương: Hà Nội, Lạng Sơn…Các mạnh thường quân ủng hộ nhiều tiền, đồ gia dụng…trực tiếp cho công nhân Nguyễn Thị Lành.

Sáng 18/9 vừa qua, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công ty CP QLCTĐT Bắc Giang và các nhà hảo tâm đã tổ chức động thổ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Nguyễn Thị Lành.

tm-img-altĐại diện Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và Công ty CP QLCTĐT Bắc Giang và một số nhà hảo tâm tặng quà cho chị Nguyễn Thị Lành trong ngày khởi công công trình (18/9/2023)

Sau một thời gian tích cực thi công, cùng với sự đồng lòng, góp sức của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Công ty QLCTĐT Bắc Giang, các mạnh thường quân và gia đình, ngôi nhà đã hoàn thành và vượt tiến độ gần 2 tháng. Tổng số tiền ủng hộ quy đổi ước tính gần 200 triệu đồng. Điều đó thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, sự chia sẻ với tầng lớp yếu thế trong xã hội nói chung và với công nhân vệ sinh môi trường nói riêng của các doanh nghiệp hảo tâm trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu biểu như: Công ty Kiến trúc, Nội thất Trường Thịnh; Công ty Xây dựng và vận tải Dũng Năm; Công ty Tâm Điền Tây Yên Tử; Công ty CP May BGG Lạng Giang; Công ty tư vấn xây dựng, thương mại và vận tải Hoàng Kim; Công ty thương mại tổng hợp Tâm Đức; Công ty xây dựng ADF; Công ty Tuổi trẻ Hoàng Ngọc; Bệnh viện Đa khoa Sông Thương; Cty TNHH Sâm Tổ núi Dành…

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức Chương trình “Cây chổi vàng” Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức Chương trình “Cây chổi vàng” Việt Nam cho biết: Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tự hào là đơn vị khởi xướng và tổ chức Chương trình “Cây chổi vàng”- Tôn vinh công việc thầm lặng của các “Chị lao công”. Từ năm 2017, “Cây chổi vàng” đã gây được dấu ấn mạnh mẽ, xúc động và nhân văn đến dư luận cộng đồng và xã hội. Từ khi được khởi tạo, Ban tổ chức “Cây chổi vàng” đã vận động xã hội hoá xây dựng gần 60 ngôi nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên Toàn quốc với tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng. Có được kết quả đó là do có sự đồng hành, hỗ trợ, tin cậy của các doanh nghiệp, đối tác của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trên mọi miền đất nước.

tm-img-altHội đồng giải thưởng “Cây chổi vàng” – Lần thứ 4 – 2023 đã hoàn thành việc xét chọn ngày 13/12/2023

Được biết, ngày 19/1/2024 tới đây, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiến hành Lễ trao giải Cây chổi vàng – Tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường toàn quốc lần thứ 4- 2023 cho 50 công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc. Lễ công bố và trao giải“Cây chổi vàng” – Lần thứ Tư – năm 2023 sẽ được phát sóng trực tiếp vào 20h ngày 19/01/2024 tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội./.

Một số hình ảnh ấn tượng tại buổi lễ:

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập, cùng các Phó Tổng Biên tập: Nhà văn Đặng Vương Hưng, Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng cũng lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Giang; Uỷ ban MTTQ TP. Bắc Giang Công ty CP QLCTĐT Bắc Giang trao “chìa khóa” căn nhà nghĩa tình cho chị Lành.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Ông Thân Văn Nghiệp, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang; Bà Nguyễn Thị Thu Hương-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với BTC chương trình.

tm-img-altÔng Nguyễn Ngọc Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP May BGG Lạng Giang trao tặng chiếc xe máy trị giá 19,5 triệu đồng cho chị Lành.

tm-img-altĐảng uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ phường Thọ Xương trao quà cho hộ cận nghèo Nguyễn Thị Lành tổng số 30 triệu đồng

tm-img-altUỷ ban MTTQ TP Bắc Giang trao quà cho hộ cận nghèo Nguyễn Thị Lành tổng số 20 triệu đồng

tm-img-altThương hiệu Sâm Tổ núi Dành (Việt Lập-Tân Yên- Bắc Giang) trao tặng một năm sử dụng sản phẩm sâm núi Dành cho gia đình chị Lành.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng quà cho chị Lành

tm-img-altĐại diện Công ty Hoàng Ngọc trao tặng quà cho chị Lành

tm-img-altThương hiệu Sâm Tổ núi Dành (Việt Lập-Tân Yên- Bắc Giang) trao tặng quà cho các nhà tài trợ sản phẩm sâm núi Dành

tm-img-alt

Chị Nguyễn Thị Lành rất xúc động khi đón nhận ngôi nhà mới do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng

Đặng Nam

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng các đại biểu tham dự trao chia khoá nhà nhân ái cho công nhân vệ sinh môi trường Nguyễn Thị Lành

Ô nhiễm không khí vẫn ‘bao trùm’ Hà Nội

Những ngày qua, đặc biệt là từ cuối tháng 11/2023, theo ghi nhận từ ứng dụng IQAir, Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc ở trong tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn ở chỉ số cao.

Mùa ô nhiễm

Ghi nhận trong một số ngày đầu tháng, chỉ số chất lượng không khí AQI có lúc vượt quá 200 (ngưỡng cảnh báo tím) và thường xuyên phổ biến ở mức trên 100 (cảnh báo cam tới đỏ). Có những ngày, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 1 trên bảng xếp hạng các Thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Theo bản đồ chất lượng không khí, khu vực Hà Nội sáng ngày 10/12 nhiều điểm có mức ô nhiễm cảnh báo màu tím (chất lượng không khí rất xấu). Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index – AQI) nhiều nơi vượt ngưỡng 223. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 34.5 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Cùng thời điểm này, ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới AirVisual xếp thủ đô Hà Nội ô nhiễm không khí đứng đầu thế giới với chỉ số AQI trung bình 200 đơn vị. Như vậy người dân Thủ đô bị ảnh hưởng bởi mức bụi gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. Ở mức ô nhiễm này, người dân phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở mức trên 45 ìg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia.

Ghi nhận lúc 6h sáng ngày 12/12, Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí cao nhất đạt mức 161 cảnh báo màu đỏ. Trong ngày, chỉ số chất lượng không khí phổ biến ở mức hơn 100. Chỉ số này có xu hướng giảm hơn khi có nắng lên và đạt mức dưới 100 từ sau 18h.

Theo báo cáo, riêng năm 2019, Hà Nội có 2.855 ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2.5, chiếm 12% tổng số trường hợp trên 25 tuổi. Tổng số năm sống (tiềm tàng) bị mất của người dân là 79.933 năm và kỳ vọng sống bị mất do phơi nhiễm với bụi PM2.5 là 908 ngày, giảm khoảng 2,49 tuổi.

Đáng chú ý, sự gia tăng nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội khiến mỗi năm có thêm hơn 1.000 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 trường hợp do hô hấp, lần lượt chiếm 1,2% và 2,4% tổng số ca bệnh.

Tổng cục Môi trường cũng nhận định ô nhiễm môi trường tại Hà Nội từ cuối tháng 11 đến nay chủ yếu do bụi mịn PM2.5. Trong số đô thị bị ô nhiễm, giá trị trung bình 24 giờ PM2.5 ở Hà Nội cao nhất, có đến 6-7 ngày vượt quá giới hạn so với tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu mức kém và chạm ngưỡng xấu.

Đâu là nguyên nhân?

Lý giải về nguyên nhân này, TS. Hoàng Dương Tùng (Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường) cho biết, theo quy luật thời gian, từ tháng 10 đến tháng 12, ô nhiễm không khí ở Hà Nội thường xuyên xảy ra, có năm cao, có năm thấp hơn. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí của Hà Nội là do các nguồn giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh.

Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi như lặng gió, khí thải lưu cữu ở tầng thấp không phát tán được sẽ ra gây ô nhiễm nghiêm trọng như những ngày đầu tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, khi như gió lớn chất lượng tốt hơn nhiều.

“Nói như vậy để thấy điều kiện thời tiết không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm mà là yếu tố khách quan làm tăng hay giảm nồng bộ bụi được phát tán từ các hoạt động của con người” – TS. Dương Tùng nói.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, dù thời tiết Hà Nội có những đặc thù và diễn ra hằng năm, song với chỉ số AQI nói trên, rõ ràng chất lượng không khí của Hà Nội đã được cải thiện nhiều so với những năm 2020 trở về trước. “Còn nhớ, thời điểm những năm trước đó, Hà Nội có nhiều chỉ báo màu đỏ, thậm chí có màu tím – tức là chất lượng không khí rất xấu, người khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng chứ đừng nói tới người nhạy cảm” – PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.

Để có được kết quả đó, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực trong việc xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công. Thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày khu vực đô thị đạt trên 90%, khu vực ngoại thành đạt 80%. Đồng thời, đưa vào vận hành hệ thống 35 trạm quan trắc không khí tự động, 6 trạm quan trắc nước mặt, giám sát chất lượng môi trường khí thải, nước thải các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Cùng với đó, triển khai chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn. Thành phố cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất, công trình xây dựng gây bụi bẩn; rà soát đầu tư xây dựng, chỉnh trang công viên, hồ điều hòa yêu cầu các đơn vị vệ sinh môi trường tăng cường tưới nước rửa đường, thu gom rác thải…

Trước tình trạng ô nhiễm không khí, mới đây, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN-MT) đã có văn bản đề nghị các sở TN-MT tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc định kỳ; vận hành các trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục đảm bảo số liệu truyền về Bộ TN-MT để các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tấn tiếp cận và đưa tin; khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với người hoạt động ngoài trời lúc sáng sớm và chiều tối.

Tuy nhiên những nỗ lực ấy sẽ khó mang lại được hiệu quả như mong muốn nếu không có sự chung tay của toàn xã hội. Bởi theo kết quả của Viện Khí tượng Phần Lan trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật quản lý chất lượng không khí của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu, xác định các nguồn thải ô nhiễm không khí thông qua việc lấy mẫu, phân tích thành phần hóa học của bụi PM2.5 và ứng dụng mô hình PMF tại Hà Nội cho thấy, khoảng 50% khối lượng bụi mịn PM2.5 là chất hữu cơ, đến từ các nguồn sau quá trình đốt cháy trong công nghiệp (dùng các chất nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt…); quá trình đốt sinh khối (từ rơm rạ, chất thải rắn…).

Cùng với đó là các quá trình bụi mịn di chuyển từ xa; từ giao thông; 33% (1/3) khối lượng bụi mịn PM2.5 là từ các hợp chất vô cơ thứ cấp, các nguồn thải di chuyển từ xa đến, hoặc cũng có thể từ các nguồn thải của Hà Nội.

Anh Thư – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Ô nhiễm không khí vẫn “bao trùm” Hà Nội.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/o-nhiem-khong-khi-van-bao-trum-ha-noi-83689.html

Trang trại lợn xây trái phép trên đất rừng sản xuất chưa có giấy phép môi trường

UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu xử lý trang trại lợn có diện tích hàng nghìn mét xây trái phép trên đất rừng sản xuất, chưa có giấy phép môi trường ở thị xã Ninh Hòa.

Ngày 14/12, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu tỉnh để xử lý trường hợp ông Lê Văn Dũng, xây trái phép trang trại lợn với diện tích rộng hàng nghìn mét vuông ở thị xã Ninh Hòa.

Trước đó, hồi tháng 10, báo VietNamNet có bài phản ánh trang trại nuôi lợn xây trái phép trên đất rừng sản xuất nằm giáp hai xã Ninh Thượng và Ninh Thân, thị xã Ninh Hòa, do ông Dũng làm chủ.

Đến tháng 11, UBND thị xã Ninh Hòa UBND thị xã Ninh Hòa có tờ trình gửi UBND tỉnh xử phạt ông Dũng 160 triệu đồng về hành vi nuôi lợn không có giấy phép môi trường. Bên cạnh đó, địa phương này yêu cầu ông Dũng dời trại lợn tới địa điểm khác để phù hợp quy hoạch phân vùng môi trường và khả năng chịu tải của môi trường.

Tuy nhiên, hôm 4/12, UBND thị xã Ninh Hòa đã ra quyết định phạt ông Lê Văn Dũng hơn 21 triệu đồng về hành vi Sử dụng đất rừng vào mục đích khác không được các cơ quan nhà nước cho phép, đồng thời buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Trước vấn đề này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Sở TN&MT phải nghiên cứu hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện bảo vệ môi trường do UBND thị xã Ninh Hòa đề xuất.

Ngoài ra, Sở TN&MT phải nghiên cứu, có ý kiến cụ thể về các nội dung vi phạm, biện pháp khắc phục hậu quả đối với trang trại lợn này đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật liên quan. Đồng thời, không được để xảy ra tình trạng “phạt cho tồn tại”, và phải báo cáo những nội dung liên quan về UBND tỉnh trước ngày 25/12.

Trang trại lợn rộng hàng nghìn m2 chưa có giấy phép môi trường. Ảnh: Xuân Ngọc.

Liên quan vấn đề này, khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Lê Văn Dũng thừa nhận đã mua đất của nhiều người dân địa phương. Cuối năm 2022, ông Dũng xây trang trại lợn với diện tích hơn 5.980 m2, chăn nuôi khoảng 400 con.

Theo cơ quan chức năng, ông Dũng xây trại lợn trái phép trên đất được quy hoạch trồng rừng sản xuất và chưa có giấy phép môi trường. Trại lợn có 7 khu vực chuồng nuôi, xây 3 bể xử lý chất thải song không có hệ thống chống thấm, không bạt phủ, được đắp bằng đất.

Nước thải hoạt động chăn nuôi lợn trong trang trại được xả ra 3 hồ chứa nằm phía Đông Nam trại nuôi, một hồ chứa có diện tích trung bình 850-1.000 m2, không lót vật liệu chống thấm. Còn nước thải hoạt động chăn nuôi được xả trực tiếp ra các hồ, không qua xử lý. Đối với phân lợn được thu gom và vận chuyển đi nơi khác. Bên ngoài trại lợn, có mùi hôi chất thải nhưng chưa xác định được mức độ ô nhiễm do chưa có phương tiện, thiết bị máy móc để đo.

Xuân Ngọc – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Trang trại lợn xây trái phép trên đất rừng sản xuất ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Ảnh: Xuân Ngọc.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/trai-heo-xay-tren-dat-rung-san-xuat-o-khanh-hoa-chua-co-giay-phep-moi-truong-2226889.html

Nhiều giải pháp khắc phục tình trạng quá tải sân bay

Tết Nguyên đán 2024 đang tới gần, tại một số sân bay lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất xảy ra tình trạng ùn tắc, quá tải. Nguyên nhân gây ùn tắc tại cửa ngõ sân bay chủ yếu do hệ thống đường cất hạ cánh xuống cấp; nhà ga hành khách chưa đáp ứng công suất khai thác…

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai do Tổng Thư ký Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 3129/TTKQH-GS.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đại biểu Quốc hội nêu hiện trạng đa số các sân bay quốc tế quy hoạch đang đi chậm hơn thực tiễn, đặc biệt là các sân bay quốc tế cửa ngõ đang bị quá tải công suất như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng, sân bay Nội Bài. Tình trạng quá tải trong nhiều năm sẽ dẫn đến hệ lụy về chất lượng dịch vụ, mất an toàn an ninh, gây hình ảnh xấu cho quốc gia trong khi từ bước quy hoạch đến bước thực hiện dự án mất rất nhiều thời gian.

Đối với tình trạng quá tải ở cửa hàng không lớn, Bộ GTVT thừa nhận thời gian qua có tình trạng quá tải tại một số cửa hàng không lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Theo Bộ GTVT, nguyên nhân chủ yếu do hệ thống đường cất hạ cánh xuống cấp; nhà ga hành khách chưa đáp ứng công suất khai thác; hệ thống giao thông kết nối ngoại cảng chưa đáp ứng, gây ùn tắc tại cửa ngõ cửa hàng không.

Để khắc phục những vấn đề nêu trên, Bộ GTVT đã khẩn trương cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn tại cửa hàng không Quốc tế Nội Bài, cửa hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2022, bảo đảm tần suất khai thác của tàu bay tại hai cửa hàng không này.

Đồng thời, tiến hành xây dựng nhà ga hành khách T3 của cửa hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất với công suất 20 triệu hành khách/năm (dự kiến hoàn thành năm 2024), nâng tổng công suất của Cảng lên 50 triệu hành khách/năm.

Mở rộng nhà ga hành khách T2 – CHKQT Nội Bài thêm 5 triệu hành khách/năm (dự kiến hoàn thành năm 2024), nâng tổng công suất của Cảng lên 30 triệu hành khách/năm (hiện tại công suất của Cảng đang là 25 triệu hành khách/năm).

Đối với cửa hàng không Quốc tế Đà Nẵng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng đã chuẩn bị nguồn lực trong kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 để nghiên cứu, đầu tư xây dựng mở rộng nhà ga hành khách T1, xây dựng nhà ga hành khách T3 sau khi quy hoạch được phê duyệt.

Xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa và cải tạo đường Cộng Hòa để giảm ùn tắc khu vực cửa hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (dự kiến hoàn thành năm 2024 cùng với việc đưa vào khai thác nhà ga hành khách T3 của cửa hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất).

Bên cạnh đó, một số cửa hàng không trong khu vực cũng đã và đang được đầu tư phát triển để giảm tải, chia sẻ công suất đối với các CHK lớn như: xây dựng cửa hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với công suất 25 triệu hành khách/năm để giảm tải cho cửa hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất; đưa vào khai thác nhà ga hành khách T2 – cửa hàng không Quốc tế Phú Bài với công suất 5 triệu hành khách/năm (tháng 04/2023); hoàn thành dự án mở rộng cửa hàng không Điện Biên và đưa vào khai thác từ 02/12/2023; triển khai đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 – cửa hàng không Quốc tế Cát Bi với công suất 5,0 triệu hành khách/năm…

Lương Văn/CL&XH

Theo Công lý & Xã hội

Xem bài viết gốc tại đây:

https://xahoi.congly.vn/nhieu-giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-qua-tai-san-bay-409478.html

Nha Trang: Tồn tại 02 trạm bê tông không phép, nhiều năm không xử lý

Trên địa bàn thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều năm nay, vẫn còn tồn tại 02 trạm bê tông không phép, tuy nhiên chính quyền thành phố vẫn chưa có động thái, giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

Trả lời phóng viên Báo điện tử Xây dựng về trật tự xây dựng của các trạm trộn bê tông hoạt động trên địa bàn, UBND thành phố Nha Trang thông tin: Hiện ở thành phố Nha Trang có tổng cộng 07 trạm bê tông đặt trên địa bàn. Các trạm bê tông phân bố chủ yếu ở 02 xã là Vĩnh Phương và Phước Đồng.

Tuy nhiên, thông tin bằng văn bản, ông Lê Đại Dương – Phó Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang khẳng định: Hiện ở thành phố tồn tại 02 trạm bê tông không có giấy phép xây dựng. Thứ nhất là Nhà máy bê tông Thịnh Đức Tiến đặt tại thôn Hóc Nhãn, xã Phước Đồng (sở hữu là Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến). Thứ hai là trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần bê tông Khánh Hòa đặt tại thôn Phước Điền, xã Phước Đồng.

Toàn cảnh trạm bê tông không phép của Công ty Cổ phần bê tông Khánh Hòa.

Văn bản trả lời thông tin Báo điện tử Xây dựng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang cũng cho hay: Đối với các trạm bê tông hoạt động trên địa bàn mà không có giấy phép xây dựng, UBND thành phố Nha Trang đang chỉ đạo UBND xã Phước Đồng kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đây là 02 trạm trộn bê tông tồn tại không phép rất nhiều năm trên địa bàn xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang. Tuy nhiên không hiểu vì sao, chính quyền địa phương và thành phố Nha Trang vẫn chưa có động thái hay biện pháp nào để giải quyết dứt điểm tình trạng trên?

Công Hưng – Hoàng Sơn – Báo Xây Dựng

Theo Xây Dựng

Ảnh: Nhà máy bê tông “khủng” của công ty Thịnh Đức Tiến tồn tại không phép ở Nha Trang nhiều năm nay.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baoxaydung.com.vn/nha-trang-ton-tai-02-tram-be-tong-khong-phep-nhieu-nam-khong-xu-ly-366506.html

Saigon Petro: “Vạn dặm mượt mà – Thấy nhà thấy Tết”

(Phapluatmoitruong.vn) – Saigon Petro là một trong những tên tuổi uy tín với gần 40 năm hoạt động trong ngành công nghiệp năng lượng và dầu khí tại Việt Nam. Đây là nền tảng vững chắc hình thành nên AP Saigon Petro JSC – đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm dầu mỡ nhờn với thương hiệu Saigon Petro và AP Oil Singapore.

Về cơ sở vật chất, AP Saigon Petro đầu tư vào cơ sở sản xuất hiện đại đạt chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9001:2015, với hệ thống liên hoàn, đảm bảo công suất 25.000 tấn/năm. Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ILAC, APLAC MRA, đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng và phát triển sản phẩm mới một cách hiệu quả và đáng tin cậy.

Không chỉ vậy, AP Saigon Petro còn có đội ngũ dịch vụ chuyên nghiệp luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi điển hình như: SP Lube Match – Đáp ứng chính xác nhu cầu về loại dầu nhớt; SP Lube Advisor – Cung cấp tư vấn về các giải pháp, sản phẩm và sự lựa chọn tốt nhất; SP Lube Analyst – Hỗ trợ trong việc phân tích định kỳ; SP Lube Coach – Đào tạo và huấn luyện đội ngũ kỹ thuật; SP. Lube Service – Đảm bảo sự hoạt động mượt mà của thiết bị và máy móc.

Đặc biệt, AP Saigon Petro có hơn 300 loại dầu mỡ nhờn đặc biệt cho hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí máy móc, tối ưu hóa hiệu suất, bảo vệ động cơ và các bộ phận quan trọng.

Để tiếp nối thành công đã đạt được, AP Saigon Petro không ngừng đầu tư vào việc nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm mới, nhất là luôn cập nhật theo xu hướng xanh hóa và số hóa với việc hoàn thành trên 95% chuyển đổi số công tác quản trị và vận hành sản xuất kinh doanh dựa trên các nền tảng: ERP (SAP-B1), E-office (Base platform, CRM (Mobiwork và Master channel của PangoCD).

P. V

(Theo Saigon Petro)

 

 

TP.HCM: Tổ chức Đại hội Thể thao học sinh năm học 2023-2024

(Phapluatmoitruong.vn) – Sở GD&ĐT vừa phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức Đại hội Thể thao học sinh TP.HCM – Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 – 2024 tại Nhà thi đấu Trung tâm TDTT quận Gò Vấp với các nội dung thi đấu của môn Cầu lông.

Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các chương trình thuộc Đại hội Thể thao học sinh TP. Hồ Chí Minh – Hội khỏe Phù Đổng (ĐHTTHS-HKPĐ) năm học 2023 – 2024, nhằm tiếp tục duy trì, đẩy mạnh phong trào thể thao học đường và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 – 2030.

Ngoài ra, thông qua Đại hội để đánh giá kết quả công tác tổ chức hoạt động thể thao trường học; phát huy năng lực của quận, huyện, thành phố Thủ Đức và cơ sở giáo dục, thể thao trong công tác chăm lo phát triển phong trào thể dục thể thao (TDTT); tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động TDTT của đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên từ cấp cơ sở, cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Đặc biệt, tăng cường phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Văn hóa và Thể thao với các cơ quan ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội có liên quan trong phát triển phong trào thể thao trường học. Thông qua giải đấu, Ban Tổ chức sẽ tiến hành tuyển chọn lực lượng chuẩn bị cho HKPĐ Khu vực IV diễn ra vào tháng 04/2024.

Đối với bộ môn Cầu lông, được tổ chức cho các em học sinh thi đấu từ ngày 04/12 đến ngày 10/12/2023. Với 748 VĐV thuộc 22 đơn vị quận, huyện, TP. Thủ Đức, có thể nói đây là kỳ HKPĐ cấp Thành phố môn Cầu lông có số lượng VĐV, HLV tham dự đông nhất từ trước đến nay. Giải đấu năm nay được tổ chức đầy đủ 5 nội dung Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ cho các nhóm tuổi lớp 4-5; lớp 6-7, lớp 8-9 và THPT; riêng lớp 1-3 chỉ tổ chức 2 nội dung Đơn nam và Đơn nữ.

Để chuẩn bị cho giải đấu năm nay, đội tuyển cầu lông năng khiếu của Team Dương Võ Badminton, thi đấu dưới màu áo đơn vị quận Bình Tân đã trải qua quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ kỹ thuật, thể lực, đến chiến thuật thi đấu và xuất sắc lập nên kỳ tích ở kỳ Đại hội Thể thao –  HKPĐ môn Cầu lông đầu tiên cho đơn vị mình. Cụ thể, đội xuất sắc mang về 2 Huy chương vàng ở nội dung Đơn nam lớp 4-5, Đôi nam lớp 4-5 và 1 Huy chương đồng ở nội dung Đơn nữ lớp 6-7. Đây là một thành tích chưa từng có của quận Bình Tân ở bộ môn Cầu lông tại sân chơi HKPĐ cấp Thành phố.

Em Nguyễn Hà Anh Vương trong trận chung kết Đơn nam lớp 4-5 (Ảnh: Phan Thanh Thanh).

Với lối đánh mạnh mẽ, em Nguyễn Hà Anh Vương cùng đồng đội là em Phan Nhật Thịnh – Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Ngô Quyền đã xuất sắc mang về 2 tấm Huy chương vàng lịch sử cho Cầu lông quận Bình Tân ở kỳ HKPĐ đầu tiên tham dự.

Em Nguyễn Hà Anh Vương cùng đồng đội Phan Nhật Thịnh xuất sắc giành thêm tấm Huy chương vàng nội dung Đôi nam Lớp 4-5 (Ảnh: Phan Thanh Thanh).

Ngoài ra, nhiều khán giả cũng đã rất ấn tượng với màn thi đấu của em Nguyễn Hà Ánh Dương – học sinh lớp 7 Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ với thành tích Huy chương đồng nội dung đơn nữ lớp 6-7. Ánh Dương đã nhiều lần làm khán giả trầm trồ vì những pha xử lý cầu đẹp mắt và đầy tinh tế của mình, cùng với đó là lối chơi khiêm tốn và chiến thuật thông minh.

Em Nguyễn Hà Ánh Dương xuất sắc mang về tấm Huy chương đồng nội dung Đơn nữ lớp 6-7 (Ảnh: Phan Thanh Thanh).

Được biết, em Nguyễn Hà Ánh Dương và Nguyễn Hà Anh Vương là hai chị em ruột. Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Trường – Cha của hai em, cho biết: “Để chuẩn bị cho giải đấu lần này, cả Dương và Vương đã phải tập luyện rất nghiêm túc. Với niềm đam mê và nhiệt huyết trong bộ môn cầu lông, mỗi ngày sau khi tan trường, các con đều đến sân tập luyện. Để đạt được thành tích như ngày hôm nay là cả một quá trình kiên trì khổ luyện trong nhiều năm. Với cương vị là một người cha, tôi luôn ủng hộ và hỗ trợ các con hết mình. Qua giải đấu, nhận thấy các con đã trưởng thành hơn rất nhiều trong cách thi đấu, xử lý các tình huống nhanh, nhạy và đặc biệt là cách chơi fair-play đối với đối thủ, tôi và vợ rất hãnh diện và hạnh phúc”.

“Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tổ chức giải đấu đã tạo ra sân chơi cực kỳ bổ ích cho các em học sinh, giúp các em có nhiều cơ hội để thể hiện tài năng của mình. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Huấn luyện đã dìu dắt con tôi đạt được thành quả như ngày hôm nay. Tôi kính chúc Đại hội Thể thao học sinh TP.HCM – Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023-2024 thành công tốt đẹp” – Ông Trường chia sẻ thêm.

P. V

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Em Nguyễn Hà Anh Vương xuất sắc mang về tấm Huy chương vàng nội dung Đơn nam lớp 4-5 (Ảnh: Phan Thanh Thanh).

Điện mặt trời số phận ‘mịt mù’ vì chưa biết dự án nào sai phạm

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII chưa gồm danh mục các dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư. Lý do là các tỉnh không có cam kết chắc chắn về tình trạng sai phạm, hiệu quả đầu tư…

Lý do chưa có danh mục dự án điện mặt trời tập trung

Bộ Công Thương vừa gửi Chính phủ báo cáo thêm về các đề xuất tại dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Với nguồn điện mặt trời tập trung, báo cáo của Bộ Công Thương nêu lý do kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII chưa xét tiến độ dự án cụ thể.

Dẫn thông báo số 64 của Văn phòng Chính phủ hồi tháng 5, Bộ Công Thương cho biết Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo các dự án đã có quy hoạch, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ được xem xét tiến độ khi lập kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, nhưng không hợp thức hóa sai phạm” và giá mua điện phải hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.

Thanh tra Chính phủ hồi tháng 4/2023 cũng đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện. Nhưng hiện Thủ tướng chưa có ý kiến chỉ đạo liên quan tới kết luận này.

Ngoài ra, tại Thông báo số 453 ngày 3/11/2023 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã giao các địa phương trong cả nước đề xuất cụ thể các danh mục dự án (kể cả các dự án chuyển tiếp) và chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất.

Đối với các dự án chuyển tiếp (bao gồm cả điện mặt trời tập trung) không có sai phạm về các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, hiệu quả đầu tư thì cần rà soát, cập nhật để đưa vào Kế hoạch. Song việc này phải đảm bảo nguyên tắc không hợp thức hóa các sai phạm. Nếu có các sai phạm thì cần cá thể hóa trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật và chỉ được triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, bản án (nếu có).

Thế nhưng, theo Bộ Công Thương, tất cả các tỉnh có văn bản trả lời về điện mặt trời tập trung không có cam kết chắc chắn về tình trạng sai phạm, thiếu thông tin về hiệu quả đầu tư dự án, giá mua điện, nên không có cơ sở cập nhật vào kế hoạch này.

Để xử lý, Bộ này kiến nghị Thủ tướng phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa gồm danh mục các dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư. Thủ tướng giao UBND các tỉnh có dự án cùng các cơ quan thẩm quyền rà soát, báo cáo Bộ Công Thương trong vòng 3 tháng, từ thời điểm kế hoạch được duyệt.

Bộ Công Thương cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh có dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục rà soát theo các chỉ đạo của Chính phủ, báo cáo Bộ Công Thương trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII được phê duyệt, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Nhiều địa phương vẫn dồn dập đăng ký điện tái tạo.

Địa phương rầm rộ đăng ký điện tái tạo

Thống kê số liệu từ 61 tỉnh, Bộ Công Thương cho biết danh mục nguồn năng lượng tái tạo đề xuất có số lượng dự án và quy mô công suất rất lớn.

Cụ thể, có 779 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 8.331 MW; 651 dự án điện gió trên bờ với tổng công suất 74.609 MW; 73 dự án điện sản xuất từ rác với tổng công suất 1.484 MW; 74 dự án điện sinh khối với tổng công suất 2.711 MW.

Theo cơ quan này, danh mục đề xuất nguồn năng lượng tái tạo của các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của Thông báo số 453/TB-VPCP và Công văn số 7704/BCT-ĐL.

Cụ thể: 15/61 tỉnh, thành phố không đề xuất danh mục dự án nguồn năng lượng tái tạo.

Trong 46/61 tỉnh, thành phố đã đề xuất danh mục nguồn năng lượng tái tạo, chỉ có 11 địa phương xây dựng danh mục dự án phù hợp với quy mô công suất nguồn năng lượng tái tạo, thủy điện nhỏ phân bổ cho từng tỉnh/thành phố.

“Hầu hết các tỉnh, thành phố đều đề xuất quy mô công suất lớn hơn nhiều so với quy mô công suất dự kiến phát triển”, Bộ Công Thương lưu ý.

Cụ thể, công suất thủy điện nhỏ gấp 2 lần. Công suất điện gió trên bờ gấp 4,2 lần; công suất điện sản xuất từ rác gấp 1,3 lần; công suất điện sinh khối gấp 3,7 lần.

Ngoài ra, danh mục nguồn đề xuất của các tỉnh chưa đầy đủ thông tin, chưa đáp ứng các tiêu chí. Một số địa phương có ý kiến cần pháp lý hóa công suất tính toán cho địa phương để địa phương có cơ sở rà soát, đánh giá, lập danh mục.

Do vậy, Bộ Công Thương cho biết chưa thể xây dựng được danh mục các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo như yêu cầu tại Thông báo số 453.

Cũng tại báo cáo này, Bộ Công Thương đề xuất chọn địa điểm phát triển điện LNG tại Quỳnh Lập hoặc Nghi Sơn.

Theo đó, Bộ Công Thương cho hay tư vấn lập Kế hoạch Điện VIII đã xem xét, nghiên cứu địa điểm để phát triển Dự án LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn tại khu vực huyện Quỳnh Lập, tỉnh Nghệ An và thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 khu vực địa điểm có các điều kiện kinh tế, kỹ thuật khá tương đồng và đều đáp ứng để phát triển một nhà máy điện LNG 1.500MW. Tuy nhiên, địa điểm Quỳnh Lập có điều kiện thuận lợi hơn do tận dụng được mặt bằng có sẵn, được quy hoạch phát triển nhà máy nhiệt điện than Quỳnh Lập.

Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị đưa địa điểm Quỳnh Lập để phát triển Dự án.

Lương Bằng – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa gồm danh mục các dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư. Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/dien-mat-troi-so-phan-mit-mu-vi-chua-biet-du-an-nao-sai-pham-2226699.html

TPHCM ‘vỡ’ kế hoạch phát triển nhà ở xã hội

Gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dẫn đến kết quả phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) giai đoạn 2021 – 2025 ở TPHCM mới đạt 3,3%.

Khó đạt chỉ tiêu

Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp cuối năm 2023) của HĐND TPHCM khóa X tiến hành giám sát chuyên đề về việc triển khai, thực hiện các dự án NƠXH trên địa bàn TPHCM, giai đoạn 2016 – 2025.

Báo cáo việc triển khai, thực hiện các dự án NƠXH trên địa bàn TPHCM, ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết: Mục tiêu của giai đoạn 2021 – 2025, thành phố phát triển khoảng 35.000 căn nhà, tương ứng khoảng 2,5 triệu m2.

Trong giai đoạn này, TPHCM có 91 dự án NƠXH với diện tích đất hơn 210ha, quy mô dự kiến 98.685 căn hộ. Trong đó có 49/91 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư với quy mô 56.200 căn hộ. Tuy nhiên, trong 49 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư ở giai đoạn này, có đến 46 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020.

Theo báo cáo quý III/2023 của UBND TPHCM, trong giai đoạn 2021 – 2025, thành phố có 3 dự án đã hoàn thành (đạt tỷ lệ 3,3% kế hoạch); 13 dự án đang triển khai và 75/91 dự án chưa triển khai (chiếm hơn 82%).

Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của HĐND TPHCM, trên thực tế, thành phố mới chỉ có 1 dự án NƠXH hoàn thành trong giai đoạn này, với diện tích sàn xây dựng 32.668 m2 (tương đương 260 căn), đạt 1,31% so với chỉ tiêu.

Báo cáo giám sát của HĐND TPHCM cũng chỉ ra rằng, dù các dự án NƠXH trong giai đoạn 2016 – 2020 phát triển nhanh, nhưng kết thúc giai đoạn này thành phố không đạt chỉ tiêu phát triển 1,78 triệu m2 sàn xây dựng NƠXH (chỉ đạt tỉ lệ 66,8%).

Với giai đoạn 2021 – 2025, HĐND TPHCM đánh giá, khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển NƠXH tăng thêm khoảng 2,5 triệu m2 sàn xây dựng (tương đương khoảng 35.000 căn hộ) của TPHCM là rất thấp, khó khả thi.

Tại kỳ họp, bà Phạm Thị Thanh Hương, Ủy viên chuyên trách Ban Đô thị HĐND TPHCM bày tỏ lo lắng chỉ tiêu phát triển NƠXH tăng thêm của TPHCM trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ khó đạt được.

Bà Phạm Thị Thanh Hương đặt vấn đề: TPHCM có những giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 – 2025. Đặc biệt, TPHCM sẽ tập trung thực hiện những dự án cụ thể nào trong thời gian tới, bởi trong 91 dự án dự kiến triển khai, còn nhiều dự án dở dang.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị HĐND TPHCM thông tin, do thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, thay vì làm 2,5 triệu m2 sàn NƠXH trong giai đoạn 2021 – 2025 như ban đầu, UBND TPHCM điều chỉnh chỉ tiêu giảm xuống còn 1,15 triệu m2.

Theo các báo cáo của UBND TPHCM cho thấy, hiện chỉ có 7 dự án NƠXH và nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô 4.996 căn hộ với tổng diện tích sàn là 383.258 m2. Do vậy, tiến độ này cũng chưa đảm bảo hoàn thành con số mà UBND TPHCM đã dự kiến giảm là 1,15 triệu m2 sàn.

Đoàn công tác của HĐND TPHCM khảo sát việc thực dự án nhà ở xã hội tại khu dân cư Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh, TPHCM) tháng 9/2023. (Ảnh: NLĐ)

Gỡ vướng từ cơ chế đặc thù

Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM – Trần Hoàng Quân nhận định, việc phát triển nhà ở hiện nay tại TPHCM đang gặp khó khăn, vướng mắc do một số nguyên nhân. Trong đó, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án NƠXH khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.

Nguồn vốn dài hạn để hỗ trợ các chủ đầu tư vay thực hiện dự án NƠXH, vay vốn xây dựng, những người thuộc diện được hưởng chính sách NƠXH vay vốn mua nhà là chưa ổn định do thủ tục, các bước thủ tục đầu tư dự án NƠXH còn phức tạp.

Về các giải pháp thời gian tới, ông Trần Hoàng Quân cho rằng, TPHCM cần ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp nhà đầu tư tham gia; khẩn trương hoàn thành việc lập và phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, trong đó có quy hoạch xây dựng NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân.

TPHCM sẽ công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư NƠXH cho các doanh nghiệp; phân bổ nguồn vốn ngân sách thu được từ tiền sử dụng đất của các chủ đầu tư khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với 20% quỹ đất xây dựng NƠXH trong các dự án nhà ở thương mại. TPHCM sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 98 của Quốc hội để phát triển NƠXH trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng nhìn nhận trong quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển NƠXH còn nhiều vướng mắc. UBND TPHCM đã tổ chức nhiều cuộc họp để rà soát và chỉ ra các nhiệm vụ cần triển khai.

Phó Chủ tịch UBND TP đánh giá, mục tiêu của TPHCM phát triển 2,5 triệu m2 sàn, 35.000 căn NƠXH là cao hơn yêu cầu của Thủ tướng đặt ra trong đề án phát triển 1 triệu căn NƠXH giai đoạn đến năm 2030. Đây là mục tiêu rất thách thức.

Qua rà soát, UBND TPHCM đã điều chỉnh mục tiêu là phát triển 1,15 triệu m2 sàn. Sau rà soát các vướng mắc và vận dụng Nghị quyết 98 gắn với công tác quy hoạch, quỹ đất và từ Luật Nhà ở năm 2023, UBND TPHCM tiếp tục nỗ lực với các nhóm giải pháp tập trung, quyết tâm giữ mục tiêu.

Theo thống kê của UBND TPHCM vào tháng 9/2023, trên địa bàn có 88 dự án, khu đất thuộc kế hoạch phát triển NƠXH dựa trên sự phù hợp của chương trình phát triển nhà ở theo từng giai đoạn được phê duyệt.

TPHCM đang điều chỉnh các quy hoạch phân khu để đồng bộ với quy hoạch chung thành phố. Các khu đất dự án này sẽ tiếp tục được cập nhật phù hợp với quy hoạch để triển khai.

Lê Nam – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Một dự án nhà ở tái định cư trên đường Man Thiện, TP Thủ Đức, TPHCM. (Ảnh: Lê Nam)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/tphcm-vo-ke-hoach-phat-trien-nha-o-xa-hoi-post664703.html

Xét chọn Cây Chổi Vàng- Tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường lần thứ 4 – 2023

Ngày 13/12/2023, tại trụ sở toà soạn Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã diễn ra Lễ xét chọn chương trình Cây chổi vàng – Tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường toàn quốc lần thứ 4, năm 2023.

Năm nay, Hội đồng xét chọn giải thưởng bao gồm TS.LS. Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam-Chủ tịch Hội đồng; Ông Hồ Chí Hưng, Tổng thư Ký VUREIA; Các Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam: Nhà văn Đặng Vương Hưng; Nhà báo Hà Hồng; Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng. Thư ký Hội đồng: Nhà báo Hồng Anh.

tm-img-alt

Hội đồng xét chọn giải thưởng “Cây chổi vàng” – Lần thứ 4 – 2023

Chương trình “Cây chổi vàng” lần thứ Tư – 2023 đã nhận được 51 bộ hồ sơ của các ứng viên từ các đơn vị, doanh nghiệp làm công tác vệ sinh môi trường trên toàn quốc.

tm-img-alt

Những hồ sơ được gửi về cho Ban tổ chức chương trình Cây chổi vàng lần thứ 4- 2023

Họ là những người trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, là những gương mặt tiêu biểu đã có những đóng góp, cống hiến được tập thể ghi nhận; có hoàn cảnh khó khăn, thân phận đặc biệt; nhiều thế hệ, hoặc cả gia đình làm nghề vệ sinh môi trường góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ môi trường. Dù mỗi người một hoàn cảnh nhưng tất cả đều đang hàng ngày vượt lên khó khăn để lao động, thầm lặng mang đến môi trường xanh – sạch – đẹp cho bộ mặt đô thị.

tm-img-alt

tm-img-alt

Hình ảnh một số công nhân vệ sinh môi trường được đề cử xét chọn giải thưởng năm nay. 

Tại lễ xét chọn, TS. LS Đồng Xuân Thụ đã phổ biến quy chế xét chọn và cơ cấu giải thưởng “Cây chổi vàng” lần thứ 3-2021. Các thành viên Hội đồng xét chọn đã làm việc công tâm, cân nhắc kỹ lưỡng và chọn ra giải Kim Cương, giải Vàng, giải Bạc và giải Đồng.

tm-img-alt

Chương trình “Cây chổi vàng” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam khởi xướng nhằm tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường, từ đó tuyên truyền để xã hội hiểu và quan tâm hơn đến ngành nghề này.

Ra đời từ năm 2017, trải qua 3 lần tổ chức, chương trình “Cây chổi vàng” đã gây được dấu ấn và xúc động mạnh mẽ, nghề quét rác vốn không được mọi người quan tâm nay đã được xã hội ghi nhận và tôn vinh.

Tiếp nối thành công từ các năm trước, năm 2023 Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục phát động và tổ chức chương trình “Cây chổi vàng” – lần thứ Tư với mong muốn tìm kiếm và tôn vinh nhiều hơn nữa công việc thầm lặng mà cao cả của những người công nhân vệ sinh môi trường.

Tại lễ xét chọn, Hội đồng đã chọn ra được những cá nhân xuất sắc để trao giải “Cây chổi vàng”. Những cá nhân đạt giải sẽ được công bố và trao thưởng tại Lễ công bố và trao giải “Cây chổi vàng” – Lần thứ Tư – năm 2023 dự kiến tổ chức vào 20h ngày 19/01/2024 tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội./.

Hồng Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

‘Tuýt còi’ các trung tâm đăng kiểm ra yêu cầu riêng làm khó người dân

Đơn vị đăng kiểm từ chối nhận hồ sơ kiểm định lần đầu, gợi ý người dân và doanh nghiệp phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm… là những phản ánh mà Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận được.

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, người dân và doanh nghiệp đã có phản ánh về một số vấn đề liên quan hoạt động đăng kiểm.

Cụ thể, hiện nay giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện miễn đăng kiểm lần đầu chưa được ban hành, nếu tập trung hỗ trợ người dân, đơn vị đăng kiểm vừa không đảm bảo nguồn thu để chi trả lương cho nhân viên, vừa có thể làm gia tăng ùn tắc kiểm định đối với xe cũ.

Phải làm miễn phí trong khi cuối năm lượng xe đi kiểm định tăng nên có hiện tượng trung tâm đăng kiểm từ chối nhận hồ sơ kiểm định lần đầu (xe mới) hoặc chỉ nhận vào một số ngày trong tuần, thời gian hẹn trả kết quả lâu.

Trong khi đó, một số đơn vị đăng kiểm lại gợi ý người dân và doanh nghiệp phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm hoặc gợi ý mua nối tiếp thời gian.

Ngoài ra, còn có một số phản ánh về quá trình kiểm tra khí thải động cơ cháy do nén làm chết máy, hư hỏng động cơ của phương tiện; xảy ra tình trạng thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đã gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận định, những vấn đề trên đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kiểm định vào giai đoạn cả hệ thống đang gồng mình cố gắng để từng bước lấy lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp. Hoạt động kiểm định xe cơ giới là hoạt động cung cấp dịch vụ công đã được pháp luật quy định.

Để khắc phục tình trạng trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, yêu cầu các trung tâm đăng kiểm không làm khó người dân và doanh nghiệp khi tự ý đưa ra các yêu cầu không có trong quy định do Bộ GTVT ban hành.

“Nếu để xảy ra sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đơn vị đăng kiểm sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động trong thời gian 3 tháng”, Cục Đăng kiểm nhấn mạnh.

Trước kiến nghị từ các trung tâm về việc thu phí lập hồ sơ kiểm định lần đầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết đã đề xuất Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về mức giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với những xe được miễn kiểm định lần đầu và dịch vụ in lại Tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định.

“Trong lúc chờ Bộ GTVT ban hành quy định, các đơn vị đăng kiểm phải bố trí nhân sự hợp lý để giải quyết thủ tục miễn kiểm định, đảm bảo được nhanh chóng, thuận tiện”, Cục Đăng kiểm Việt Nam nhấn mạnh.

Hiện tại, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đang hoàn thiện phần mềm lập hồ sơ phương tiện cho xe được miễn kiểm định lần đầu để hỗ trợ các đơn vị đăng kiểm thực hiện công việc thuận lợi hơn.

Chủ động phòng ngừa tình trạng ùn tắc

Cục Đăng kiểm Việt Nam dự báo trong những tháng tới lượng phương tiện đến các trung tâm đăng kiểm sẽ gia tăng, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác.

Để chủ động phòng ngừa tình trạng ùn tắc, Cục yêu cầu các trung tâm đăng kiểm: Tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn chủ phương tiện đăng ký đặt lịch hẹn kiểm định trực tuyến qua ứng dụng của Cục để thuận lợi trong việc kiểm định, hạn chế việc phải chờ đợi, gây ùn tắc; chủ động hướng dẫn phân luồng, ưu tiên, tạo thuận lợi cho các phương tiện đã đăng ký lịch hẹn trực tuyến.

Vận động cán bộ, công nhân viên tăng ca, làm thêm giờ kể cả ngày nghỉ, ngày lễ để phục vụ người dân; các trung tâm đăng kiểm có trách nhiệm đảm bảo tốt nhất về điều kiện làm việc cũng như các chế độ đối với người lao động theo quy định.

Chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt, khoa học việc bố trí, sắp xếp nhân sự (đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ), cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong công tác kiểm định để phục vụ tốt nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp.

N. Huyền – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Tái diễn tình trạng xe ô tô xếp hàng dài chờ đăng kiểm tại Hà Nội (Ảnh: N.Huyền)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/tuyt-coi-cac-trung-tam-dang-kiem-ra-yeu-cau-rieng-lam-kho-nguoi-dan-2226321.html

Thúc đẩy các hành động giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Hà Nội đang ở những ngày giữa mùa Đông. Tuy nhiên, thời tiết không những không lạnh, người Hà Nội còn phải sống trong cảnh mờ mịt sương mù và bụi mịn của những ngày ô nhiễm không khí cấp báo động.

Ngày 9/12, trên facebook cá nhân, anh Dương Hồng Hà, cư dân Ocean Park đăng status hài hước “Chỉ cần sống ở các tầng trên cùng của Ocean Park tha hồ săn mây, sao phải đi Tà Xùa?” kèm bức hình các tòa chung cư cao tầng mịt mù trong sương trắng đặc. Thực tế cho thấy mức độ nguy hại của tình trạng ô nhiễm không khí đòi hỏi Hà Nội cần triển khai tích cực các giải pháp chủ động ứng phó nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Chỉ số ô nhiễm tăng cao

Hơn một tuần trở lại đây, ngay từ sáng sớm, Hà Nội đã “chìm” trong bầu không khí mịt mù của sương và khói bụi. Điều này rõ nhất đối với những người sống ở các tòa nhà chung cư cao tầng. Từ trên cao, người dân có thể nhìn thấy một màn sương mù bao trùm khắp các khu vực xung quanh tòa nhà. Tình trạng bụi mù kéo dài phủ khắp thành phố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân, nhất là các khu vực như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Bắc Từ Liêm…

Theo ứng dụng IQAir, mức ô nhiễm không khí được đánh giá không tốt cho các nhóm nhạy cảm, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội trong tuần qua luôn ở mức có hại (đỏ) và mức rất có hại (tím). Tác nhân gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5, loại bụi có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi cũng như đi trực tiếp vào máu, tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 10.5 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn quốc gia (ngưỡng an toàn đối với bụi mịn PM2.5 theo Quy chuẩn Việt Nam là dưới 50µg/m³).

Theo số liệu quan trắc ô nhiễm không khí của Pam Air (kênh thông tin tham khảo về diễn biến chất lượng không khí ở nhiều địa điểm khác nhau tại Việt Nam), chỉ số AQI ở nhiều khu vực tại Hà Nội luôn dao động ở mức trên 150 – 200 đơn vị. Đặc biệt, trong ngày 10/12, ứng dụng theo dõi chất lượng không khí AirVisual xếp Hà Nội đứng đầu các thành phố trên thế giới ô nhiễm không khí với chỉ số AQI vượt ngưỡng 200. Đây là mức độ rất nguy hại gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người.

Nhiều người dân cho rằng, không khí bị ô nhiễm khiến họ cảm thấy khó thở, đặc biệt là những người mắc bệnh về đường hô hấp, mũi họng. Nhiều người phải đóng cửa nhà cả ngày, ít rời khỏi nhà và luôn đeo khẩu trang khi ra đường. Một số người chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện trên cao để hạn chế tiếp xúc với khói bụi bên ngoài.

Anh Nguyễn Văn Nam, sống tại quận Cầu Giấy cho biết: “Không khí ô nhiễm khiến chúng tôi cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Tôi đi tập thể dục từ sáng sớm đã bụi mù mịt. Người già vào mấy ngày này sẽ càng cảm thấy mệt hơn”.

Là những người phải làm công việc ngoài trời, anh Lê Văn Dũng, tài xế Grab bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc ô nhiễm không khí do liên tục hít phải khói bụi. “Do làm công việc này, tôi tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Có những lúc không khí quá bụi, tôi phải đeo 2 khẩu trang mà vẫn còn cảm thấy khó chịu. Về đến nhà, mặt bám đầy bụi, tối phải rửa mũi và nhỏ mắt bằng nước muối để làm sạch mới cảm thấy dễ chịu”, anh Dũng chia sẻ.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận đang có diễn biến không khí xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi, chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt trong không khí rất lớn góp phần ảnh hưởng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5…

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, khoảng 1/3 lượng bụi PM2.5 có trong không khí đến từ các nguồn tại chỗ ở Hà Nội, trong đó phát thải từ giao thông là nguyên nhân hàng đầu. Kết quả từ năm 2015 cho thấy, 40% dân số Hà Nội bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở mức trên 45 μg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia.

Đến nay, con số này không giảm bởi gần 8 năm trôi qua vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông chưa được giải quyết. Tuy nhiên, lượng bụi mịn do giao thông chỉ chiếm 1/3 số bụi mịn ở Hà Nội. Các số liệu đo đạc cho thấy nguyên nhân ô nhiễm không khí còn nằm ở yếu tố bên ngoài; 2/3 lượng bụi mịn có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm các nhà máy điện và công nghiệp lớn, các làng nghề. Các làng nghề nằm ở các tỉnh lân cận như Hưng Yên và Bắc Ninh vẫn ngày ngày thổi khói bụi về phía Hà Nội. Các loại khói thải này được sinh ra từ việc đốt than, củi tại các nồi hơi và lò nung. Vào những ngày có gió, bụi mịn không chỉ được vận chuyển vào Hà Nội nhanh mà còn đậm đặc hơn rất nhiều.

Thúc đẩy các hành động chung để giảm thiểu ô nhiễm

Khói mù bao trùm các tòa nhà ở quận Cầu Giấy. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Cùng với quá trình đô thị hóa, mở rộng thành phố, Hà Nội trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới và đang phải đối mặt những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững. Trong khi đó, việc quy hoạch phát triển thành phố còn chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép các giải pháp môi trường và hạn chế trong hiểu biết của các cộng đồng dân cư đang là những thách thức không nhỏ đối với Hà Nội.

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do thời tiết giao mùa. Vào mùa hè, mưa nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh… nên các nguồn khí thải ô nhiễm được phát tán khiến nồng độ bụi không khí ở mức thấp. Vào mùa Đông, ít gió, trời ít mưa kèm theo những ngày nghịch nhiệt khiến khí thải không thể khuếch tán mà tích tụ lại thành sương mù. Đáng chú ý, tình trạng người dân đốt rác thải, rơm rạ còn diễn ra rất phổ biến. Các nguồn phát thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, làng nghề; bụi đường, công trình xây dựng, phương tiện giao thông… hiện chưa được kiểm soát tốt.

Qua thống kê, Hà Nội có 7,8 triệu phương tiện tham gia giao thông, chưa kể xe từ các tỉnh, thành liên tục ra vào Thủ đô. Nhiều xe máy cũ, bộ phận hỏng hóc vẫn được sử dụng, liên tục thải khói đen ra môi trường. Chính khói bụi từ ô tô, xe máy khiến tình hình ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí liên tục tăng, Hà Nội đang tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí; kiểm soát các hoạt động có phát sinh khí thải, bụi trong thời điểm thời tiết giao mùa.

Tại hội thảo “Quản lý chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội – Từ cam kết đến hành động” do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, các chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí một cách nghiêm túc đòi hỏi cách tiếp cận có sự phối hợp giữa các tỉnh lân cận dưới sự chủ trì của Hà Nội. Ngân hàng Thế giới sẵn sàng tăng cường các cam kết hỗ trợ thành phố giải quyết các vấn đề môi trường để xây dựng một Hà Nội xanh, sạch, đẹp; đồng thời đưa ra 5 giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí cho Thủ đô.

Theo đó, Hà Nội cần thực thi hiệu quả lệnh cấm đốt rác, phế phẩm nông nghiệp ngoài trời, hỗ trợ quản lý tốt hơn phế thải nông nghiệp và có các biện pháp giảm bụi đường phố; củng cố, thực thi các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải xe máy, thúc đẩy giao thông công cộng, đẩy mạnh phát triển xe điện, có thể hình thành các khu vực kiểm soát phát thải (phát thải thấp) trong thành phố. Thành phố xây dựng chiến lược quản lý chất thải bền vững để đảm bảo loại bỏ việc đốt rác ngoài trời, tăng tỷ lệ thu gom, phân loại và tái chế, thu hồi khí mê tan tại các bãi chôn lấp và tăng tỷ lệ làm phân hữu cơ; giải quyết nguồn phát thải amoni từ hoạt động nông nghiệp, sử dụng phân bón vô cơ và hoạt động chăn nuôi. Đây là một phần quan trọng đáng kể trong kế hoạch quản lý không khí. Đặc biệt, thành phố phải “thắt chặt” tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện và ngành công nghiệp, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, phù hợp với cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại COP 26 về đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; hỗ trợ giảm sử dụng than đá và sinh khối tại các làng nghề.

Tại các cuộc giám sát về thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn Thủ đô, Ban Đô thị – HĐND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh việc hoàn thành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; làm rõ vấn đề xử lý ô nhiễm sông, hồ, kênh rạch; cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến khí thải, ô nhiễm không khí; làm rõ chất lượng nhân lực tham gia vào công tác quản lý môi trường; tiếp tục tham mưu di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường không khí ra khỏi nội đô…

“Mặc dù đã có nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng không khí, song, với sự biến đổi khó lường của khí hậu, tốc độ đô thị hóa, Hà Nội rất cần sự chung tay của các tổ chức xã hội, người dân và đối tác phát triển để thúc đẩy các hành động chung về nâng cao chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc giải quyết các thách thức và thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí vừa là yêu cầu cấp thiết vừa là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho Thủ đô, góp phần vào nỗ lực chung của Việt Nam thực hiện cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng “0” – Net Zero vào năm 2050″, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.

Bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm

Theo ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chỉ số AQI thường tăng lên rất cao, cao hơn hẳn các tháng còn lại trong năm. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các kênh truyền thông chính thống. Khi thấy chất lượng không khí ở mức xấu, có hại, người dân cần hạn chế ra khỏi nhà và vận động ở ngoài trời.

Bộ Y tế khuyến cáo, khi ra đường, người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng cách; sử dụng các loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi mịn, thay vì khẩu trang thông thường. Người dân nên vệ sinh mũi, súc họng sáng, tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ; hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Đối với người có bệnh hô hấp không nên ra đường vào các thời điểm chỉ số AQI lên cao. Ngoài ra, các gia đình nếu có điều kiện nên mua máy lọc không khí, máy tạo ẩm để làm giảm mức độ ô nhiễm; uống đủ nước và tăng cường các loại rau xanh, thức ăn giàu vitamin, bổ sung vitamin C… để tăng sức đề kháng. Đối với trẻ em, người lớn cần hạn chế cho trẻ em ra đường vào thời điểm tan tầm, sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn; giữ ấm mũi, họng, cổ, tránh các hoạt động ngoài trời quá lâu và không cần thiết.

Linh Khánh (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Các tòa cao tầng ở Hà Nội bị sương mù bao phủ, tầm nhìn bị hạn chế. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/xa-hoi/thuc-day-cac-hanh-dong-giup-giam-thieu-o-nhiem-khong-khi-20231213082704759.htm