• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 65

Nhà đầu tư cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận chậm bồi thường cho hàng trăm hộ dân bị hư nhà

Nhà đầu tư cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cam kết đến ngày 25-12 sẽ chi trả bồi thường dứt điểm cho hơn 500 hộ dân còn lại bị hư hỏng nhà, vật kiến trúc trong quá trình thi công dự án.

Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X vừa diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đã thông tin việc cử tri bức xúc vì chậm được chi trả bồi thường do ảnh hưởng của việc thi công dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận làm thiệt hại nhà ở, vật kiến trúc của hàng trăm hộ dân.

Theo ông Vĩnh, quá trình thi công cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã làm hư hỏng nhà, vật kiến trúc của 784 hộ dân với tổng thiệt hại khoảng 5,79 tỉ đồng.

Số tiền này Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận và nhà thầu phải có trách nhiệm phải bồi thường cho dân. Tuy nhiên, sau khi cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đi vào hoạt động đã hơn một năm nay, công tác chi trả thiệt hại cho dân hiện vẫn chưa hoàn thành khiến nhiều cử tri bức xúc.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết khi sự việc xảy ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (đơn vị được UBND tỉnh ủy quyền làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án) phối hợp với Công ty CP BOT Cao tốc Trung Lương – Mỹ thuận, đơn vị bảo hiểm và chính quyền địa phương, khảo sát đánh giá, giám định mức độ thiệt hại, lập hồ sơ để chi trả bồi thường cho dân.

Qua làm việc giữa Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, đơn vị bảo hiểm, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết đến ngày 6-10 chỉ có 209 hộ bị ảnh hưởng được bồi thường, còn lại 575 hộ với thiệt hại khoảng 4 tỉ đồng chưa được bồi thường.

UBND tỉnh Tiền Giang tiếp tục chỉ đạo Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, nhà thầu sớm bồi thường cho dân.

Qua đôn đốc, nhắc nhở, ngày 1-12, nhà đầu tư là BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cam kết từ ngày 5 đến ngày 25-12 sẽ chi trả dứt điểm cho dân.

Qua theo dõi 3 ngày qua (từ ngày 5 đến ngày 8-12 – PV), có 50 hộ được chi trả bồi thường thiệt hại nên nâng số hộ được chi trả bồi thường đến nay là 259, còn lại 525 hộ sẽ được tiếp tục chi trả đến ngày 25-12 theo cam kết.

“Còn nếu nói trách nhiệm này thuộc về ai? Tôi xin khẳng định trách nhiệm này thuộc về Công ty BOT Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và nhà nhà thầu thi công bởi trách nhiệm làm hư hỏng trong quá trình thi công, là phải có trách nhiệm bồi thường cho dân. Còn đối với UBND tỉnh với trách nhiệm là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ theo dõi, đôn đốc nhắc nhở việc chi trả bồi thường cho dân” – ông Nguyễn Văn Vĩnh nói.

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, từ nay đến ngày 25-12, UBND tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi việc chi trả này cho dân nếu đến thời hạn mà doanh nghiệp và nhà thầu không chi trả hoàn toàn cho dân theo cam kết thì UBND tỉnh sẽ có giải pháp xử lý để làm sao việc hư hại nhà của của dân là phải được bồi thường.

Đông Hà – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Ảnh: PV

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/nha-dau-tu-cao-toc-trung-luong-my-thuan-cham-boi-thuong-cho-hang-tram-ho-dan-bi-hu-nha-post765910.html

Dự án nhà ở xã hội: Ồ ạt động thổ rồi… bất động

Dù nhu cầu lớn nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú công nhân (NLTCN) tại TPHCM rất lớn và chính quyền sở tại cũng có nhiều nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý, song nhiều dự án bao năm qua vẫn nằm trên giấy, hoặc khởi công xong ‘trùm chăn’ để đó.

Dự án NLTCN tại Khu chế xuất Linh Trung II do Công ty Thiên Phát làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng hồi cuối tháng 4/2022, gồm 360 căn hộ để đáp ứng 1.000 chỗ ở cho công nhân, với tổng mức đầu tư dự kiến 408 tỷ đồng. Một ngày sau, dự án NƠXH tại phường Long Trường (TP.Thủ Đức) và dự án của Công ty Nguyên Sơn tại huyện Bình Chánh cũng được khởi công xây dựng.

Cuối tháng 8/2022, Sở Xây dựng phối hợp Công ty CP Đầu tư Xây dựng Xuân Mai Sài Gòn tổ chức khởi công dự án NƠXH MR1. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 6.994 m2, nằm trong Khu đô thị Eco Green quận 7. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp khoảng 712 căn hộ cho khoảng 1.400 người lao động. Đồng thời, Công ty Dragon Village động thổ dự án NƠXH Dragon E-Home tại Thủ Đức. Dự án gồm 5 tòa tháp chung cư, có tổng quy mô 19.000m2, cung cấp 764 căn hộ với diện tích từ 28 – 85 m2.

Tuy nhiên, đến nay các dự án trên vẫn bất động và phần lớn khu đất triển khai các dự án NƠXH, NLTCN vẫn là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Đại diện chủ đầu tư các dự án kể trên cho biết, pháp lý dự án đến nay chưa xong nên chưa có kế hoạch thi công và không biết đến bao giờ mới có thể triển khai xây dựng được.

Đại diện Sở Xây dựng cho biết, TPHCM có 5 dự án được khởi công, gồm 4 dự án NƠXH tại Thủ Đức và huyện Bình Chánh, 1 dự án NLTCN trong khu chế xuất. Tuy nhiên, những dự án nhà ở xã hội khởi công trong năm 2022 đều đang giậm chân tại chỗ do vướng mắc trong quá trình triển khai.

Tính đến quý II/2023, TPHCM đưa vào sử dụng 2 dự án với 623 căn hộ; 7 dự án NƠXH và nhà lưu trú công nhân đang thi công với 4.996 căn hộ. Có 82 dự án đang được thống kê để theo dõi trong kế hoạch phát triển NƠXH. Sở Xây dựng TPHCM cho rằng, kết quả phát triển NƠXH thời gian qua còn thấp là do việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án rất khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.

Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô trên 10 ha, tuy đã xác định được quỹ đất 20% xây dựng NƠXH nhưng chủ đầu tư vẫn chậm triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nguồn tiền thu được từ quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại đã được Bộ Tài chính hướng dẫn nhưng chưa được tách thành mục riêng dùng để phát triển NƠXH khi chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất tại dự án. Các bước thủ tục đầu tư dự án NƠXH còn phức tạp, ngoài thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500… các dự án NƠXH phải thực hiện thẩm định giá bán, xác nhận đối tượng mua… nên không thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Vướng quỹ đất, tín dụng…

Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (HoREA) nói, hiện có nhiều điểm nghẽn trong câu chuyện về NƠXH, trong đó điểm nghẽn về xác định đối tượng mua NƠXH… Theo ông Châu, chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân là không thuộc đối tượng được mua NƠXH, nhưng thực tế rất nhiều người đóng thuế thu nhập cá nhân không đồng nghĩa với việc họ có thu nhập cao, có khả năng mua nhà ở thương mại.

Ông Châu cũng cho biết, trong dự thảo Luật Nhà ở hiện nay bổ sung nhà ở, NLTCN trong các khu công nghiệp, nhưng thiếu nhà lưu trú nằm ngoài khu công nghiệp. Để giải quyết câu chuyện về nhà ở xã hội, phải đột phá về quỹ đất và chính sách tín dụng, đối tượng.

Chưa làm đã thấy khó

Ông Võ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Nhà ở xã hội TPHCM cho rằng, hiện nay doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phát triển NƠXH hoặc tham gia nhưng rất khó tiếp cận vốn vay. Nhà nước có ưu đãi nhiều để phát triển NƠXH nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được. “Khi chưa tham gia làm NƠXH đã thấy khó, khi tham gia làm lại thấy càng khó hơn”, ông Hoàng nói, đồng thời cho biết, ngoài vốn, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về quỹ đất nên dù có đủ tiềm lực tài chính và sẵn sàng tham gia nhưng không có quỹ đất phát triển NƠXH.

Theo ông Hoàng, nguồn đất hiện nay do doanh nghiệp tự thương lượng, bồi thường giải tỏa hoặc đất nhà nước. Do đó, ông Hoàng mong muốn Nhà nước rà soát quỹ đất cho thuê đưa vào danh mục phát triển NƠXH, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Sau đó doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở và tính chi phí đất đai này vào chi phí phát triển dự án. Chưa kể, doanh nghiệp làm dự án NƠXH chỉ lợi nhuận 10% nhưng giá bán, đối tượng bán đều phải thông qua Sở Xây dựng. Trong khi, có chi phí không đưa vào giá bán được. “Làm NƠXH lâu hơn, khó hơn nhà ở thương mại. Thời gian quá lâu khiến doanh nghiệp không mặn mà. Chờ 2 – 3 năm để ngân hàng giải ngân vốn vay thì không chờ được. Tôi mong muốn cơ chế giải ngân nhanh hơn”, ông Hoàng đề nghị.

Ông Trương Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, phải có gói cho vay đối với người chưa tiếp cận được NƠXH. Đây là vấn đề vướng mắc nhất, cần phải được giải quyết. Ngoài ra, thủ tục hành chính, phải 5 – 10 năm mới hoàn thành dự án. Trước đây, một sở giải quyết 3 – 10 ngày, nay 30 ngày chưa xong. “Chúng tôi cần một quy trình mạnh hơn. Hiện nay, để có quỹ đất làm NƠXH, thời gian lâu và vướng mắc. Cần có sự đột phá về thủ tục hành chính ở các địa phương lớn như Hà Nội, TPHCM…”, ông Tuấn nói.

Phát triển 35.000 căn NƠXH tại TPHCM:

Mục tiêu rất thách thức

Ngày 8/12, tại kỳ họp thứ 13, HĐND TPHCM, Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, mục tiêu hiện nay của thành phố là phát triển 2,5 triệu m2 sàn với 35.000 căn NƠXH là cao hơn yêu cầu của Thủ tướng đặt ra trong đề án phát triển 1 triệu căn NƠXH giai đoạn đến năm 2030. “Đây là mục tiêu rất thách thức. Qua rà soát, UBND thành phố đã điều chỉnh mục tiêu là phát triển 1,15 triệu m2 sàn. Tuy nhiên, sau khi rà soát các vướng mắc và vận dụng Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố, gắn với công tác quy hoạch, quỹ đất và từ Luật Nhà ở sửa đổi, thành phố quyết tâm giữ mục tiêu ban đầu, với các nhóm giải pháp tập trung”, ông Cường cho hay.

Phó chủ tịch UBND TPHCM cũng cho biết, với việc thành phố đang nỗ lực điều chỉnh các quy hoạch phân khu để đồng bộ với quy hoạch chung thành phố, các vị trí NƠXH áp dụng theo cơ chế trong Nghị quyết 98 cũng như 88 khu đất đã rà soát sẽ tiếp tục được cập nhật phù hợp với quy hoạch để triển khai.

Ngô Tùng – Nhàn Lê

Duy Quang – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Được làm lễ khởi công trong tháng 4/2022, dự án nhà ở xã hội phường Long Trường, TP Thủ Đức dự kiến đưa ra thị trường khoảng 558 căn hộ nhưng đến nay chưa xây dựng gì. Ảnh: PV.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/du-an-nha-o-xa-hoi-o-at-dong-tho-roi-bat-dong-post1594070.tpo

Báo động những chung cư cũ ở Khánh Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhiều chung cư cũ ở thành phố Nha Trang đang xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhưng không có kinh phí để khắc phục, sửa chữa.

Đây là vấn đề nóng được đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa chất vấn Chủ tịch UBND tỉnh tại Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII vừa diễn ra.

Ông Trần Ngọc Sanh, Trưởng Ban Pháp chế của HĐND tỉnh Khánh Hòa nêu thực trạng, qua giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh, hiện nay, trên địa bàn TP Nha Trang có 49 nhà chung cư, khu tập thể. Trong đó, nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn về PCCC. Cụ thể như chung cư Ngô Gia Tự, chung cư Hưng Phú … Các chung cư này không có kinh phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống phòng cháy.

“Tại các chung cư cũng không có Ban Quản lý, chủ yếu thông qua công tác kiểm tra, vận động nhằm tác động đến ý thức, tính chủ động trong PCCC của cư dân sống tại các chung cư. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cho biết về các giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng tại tại các chung cư cũ sau nhiều năm sử dụng”, ông Trần Ngọc Sanh nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh giải trình, các chung cư, nhà tập thể ở thành phố Nha Trang được hình thành qua nhiều giai đoạn, có những chung cư hình thành trước năm 1975. Trong số 49 chung cư, khu tập thể hiện hữu có 3 chung cư đã hết niên hạn sử dụng là chung cư A, B Nguyễn Thái Học và Khu tập thể Viện Hải dương học; 16 chung cư không có phí bảo trì, bảo dưỡng.

Nhiều chung cư được hình thành trước khi Luật PCCC có hiệu lực, không có khoản kinh phí 2% dành cho bảo trì, bảo dưỡng, không có Ban Quản trị. Việc sửa chữa, đầu tư hệ thống PCCC phụ thuộc vào nguồn đóng góp của các hộ dân. Nếu tạm đình chỉ hoạt động đối với các chung cư do mất an toàn PCCC sẽ gây ra bức xúc, phản ứng của người dân.

Hiện nay, TP Nha Trang đang lập 18 đồ án quy hoạch phân khu và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo TP Nha Trang cập nhật, đưa nội dung nghiên cứu, đánh giá lập quy hoạch tại các khu vực có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại.

Để giải quyết tình trạng mất an toàn tại các chung cư, khu tập thể này, trước mắt các địa phương cần kiện toàn, thành lập các Ban Quản trị, đảm bảo 100% chung cư có Ban Quản trị. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo đơn vị chức năng giải quyết dứt điểm các tranh chấp về 2% phí bảo trì nhà chung cư để đảm bảo nguồn kinh phí bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, trước mắt, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với Sở Tài chính rà soát, đánh giá và cân đối ngân sách hỗ trợ các bình chữa cháy xách tay, mặt nạ lọc khói, khí độc và thang dây tại các chung cư, nhà tập thể cũ không bảo đảm về PCCC.

“Về lâu dài, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá và cân đối ngân sách để có phương án cải tạo, sửa chữa lớn ở các chung cư đã xuống cấp. Từ đó mới căn cơ, giải quyết, phòng tránh được cháy nổ tại các chung cư đã xuống cấp, đảm bảo thực sự an toàn cho người dân trong các chung cư”, ông Tuân nói.

Chung cư Ngô Gia Tự, thành phố Nha Trang được xây dựng hơn 20 năm trước nay cũng xuống cấp

Ông Trần Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong tháng 12 này, HĐND tỉnh Khánh Hòa sẽ tiến hành giám sát chuyên đề, công tác quản lý nhà nước về chung cư và căn hộ cao cấp trên địa bàn tỉnh.

“Trên cơ sở kết quả giám sát, kết hợp với các tồn tại và giải pháp được Chủ tịch UBND tỉnh nêu tại phiên chất vấn, Đoàn giám sát sẽ đánh giá toàn diện về thực trạng công tác quản lý nhà nước về chung cư và căn hộ cao cấp, trong đó có chung cư cũ trên địa bàn TP Nha Trang. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất cụ thể theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy”, ông Dũng thông tin.

Thái Bình/VOV-Miền Trung

Theo VOV.VN

Ảnh: Chung cư A Nguyễn Thái Học, TP Nha Trang được xây dựng trước năm 1975 đến nay đã hết niên hạn sử dụng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/kinh-te/bao-dong-nhung-chung-cu-cu-o-khanh-hoa-dang-xuong-cap-nghiem-trong-post1064448.vov

TP.HCM: Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm của Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà

(Phapluatmoitruong.vn)Thanh tra TP.HCM vừa có Thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh, TP. Thủ Đức do Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà làm chủ đầu tư.

Thực hiện trái chỉ đạo của UBND Thành phố

Cụ thể, theo Thông báo kết luận thanh tra, đối với việc điều chỉnh quy hoạch chỉ tiết xây dựng 1/500 tại các Khu A, B, C, D dự án trên, Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà (Công ty) không tiến hành lấy ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định tại Khoản 2, Điều 29 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng.

Chưa tổ chức công bố quy hoạch, cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị được duyệt theo quy định tại Điều 32 Luật Xây dựng năm 2003; chưa phối hợp với các đơn vị có liên quan lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị theo quy định Điều 34 Luật Xây dựng năm 2003. Trách nhiệm nêu trên thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc và UBND quận 2 thời kỳ phát sinh vụ việc.

Đối với dự án đầu tư xây dựng tại Chung cư 20 tầng An Hòa, Chung cư 20 tầng An Lạc: việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chưa phù hợp quy định (căn cứ các thủ tục không phải do chủ đầu tư thực hiện; chủ đầu tư không có Báo cáo tài chính có kiểm toán gần nhất). Trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng tại thời kỳ phát sinh vụ việc.

Về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bố trí tái định cư tại khu C của dự án là phương án thứ 2 theo Phương án phê duyệt về bố trí nền tái định cư và hoán đổi đất nông nghiệp, nhưng Công ty thực hiện mua bán, chuyển nhượng một phần nền đất tại khu C (trước khi cổ phần, Công ty bán 906 nền đất và bố trí tái định cư 544 nền; sau khi cổ phần, Công ty bán 50 nền đất và bố trí tái định cư 19 nền) không đúng mục đích tái định cư là thực hiện không đúng theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Từ những sai phạm trên dẫn đến hiện thiếu nền để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất. Trách nhiệm thuộc về Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà.

Bàn giao nền tái định cư trên đất quy hoạch công viên cây xanh

Đáng chú ý, trước thời điểm cổ phần hóa, doanh nghiệp này chuyển nhượng quyền sử đụng đất đối với 10 lô đất bằng 09 hợp đồng, trong đó, có 03 hợp đồng tiến hành thẩm định giá và 06 hợp đồng không thẩm định giá bán. Trong 03 hợp đồng thẩm định giá, có hợp đồng được Kiểm toán Nhà nước kiểm tra và nhận định kết quả thẩm định sai lệch theo hướng làm giảm giá trị lô đất, trong khi đó, đơn giá được Công ty chuyển nhượng thực tế còn thấp hơn đơn giá thẩm định tại Chứng thư Thẩm định giá nên có khả năng gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.

Ngoài ra, Công ty đã bàn giao nền tái định cư trên đất vẫn đang quy hoạch là đất công viên cây xanh, đất xây dựng trường học tại khu D là không đúng quy hoạch được duyệt. Trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp này.

Thông báo kết luận thanh tra vụ việc.

Về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về xây dụng, quản lý trật tự xây dựng, Cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa kiểm tra, xử lý việc xây dựng không đúng quy hoạch được duyệt tại Dự án (khu đất quy hoạch bãi đỗ xe tại khu C; khu đất quy hoạch công viên cây xanh tại khu B). Trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng, UBND quận 2, UBND TP. Thủ Đức, UBND phường An Khánh, UBND phường An Phú và Công ty tại thời điểm phát sinh vụ việc.

Về kiểm tra hiện trạng tại Dự án, tại căn B2 Khu biệt thự LanCaster Eden có đấu hiệu của việc chủ đầu tư xây dựng chia (tách) làm 02 căn chưa phù hợp giấy phép xây dựng. Do đó, cần phải kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có).

Kiến nghị chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT

Từ những kết luận nêu trên, Thanh tra Thành phố kiến nghị và được Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo: Giao Giám đốc các Sở: Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở TN&MT, Sở Xây dựng; Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục các sai phạm, thiếu sót, chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xác định mức độ vi phạm để xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trực thuộc liên quan đến sai phạm, thiếu sót được nêu tại Kết luận thanh tra.

Giao cho Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Sài Gòn: chỉ đạo người đại diện vốn tại Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục đối với các sai phạm, thiếu sót; đồng thời chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xác định mức độ vi phạm để xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực thuộc liên quan đến sai phạm, thiếu sót được nêu trên.

Giao Thanh tra Thành phố: Chuyển hồ sơ về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà (nay là Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà) trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 10 lô đất bằng 09 hợp đồng sang Cơ quan CSĐT Công an Thành phố để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Phối cảnh dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh.

Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc

Do không khí lạnh biến tính, rút dần ra Biển Đông, áp suất không khí gia tăng để chuẩn bị cho đợt không khí lạnh mới, nên trong ngày 7-12, Hà Nội và nhiều địa phương ở miền Bắc đã xảy ra hiện tượng sương mù dày đặc vào sáng sớm, sau 7 giờ sáng thì sương tan, trời có nắng ấm.

Người dân Hà Nội dậy sớm đi làm đã thực sự ngỡ ngàng khi chứng kiến sương mù dày đặc, tầm nhìn chỉ còn 10-20m. Khi đứng trên các tòa nhà cao tầng, người dân có thể nhìn rõ biển sươmg mù bao phủ mặt đất, lung linh thơ mộng như ở Sa Pa (Lào Cai). Theo các chuyên gia khí tượng, hiện tượng này được hình thành do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa ngày và đêm, bầu trời quang mây, bức xạ nhiệt mặt đất tăng kèm không khí lạnh biến tính.

Dự báo từ ngày 8 đến 15-12, thời tiết tại Hà Nội và miền Bắc tiếp tục duy trì trạng thái sáng sớm sương mù, ban ngày nắng ấm, trời quang đãng. Sau đó, sẽ có một đợt không khí lạnh cường độ rất mạnh tràn về nước ta, nhiều nơi rét đậm rét hại, miền núi có thể xuất hiện băng giá hoặc mưa đông kết. Từ ngày 8 đến 17-12, khu vực phía Nam giảm mưa, ngày trời nắng.

Phúc Văn – Báo SGGP

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sggp.org.vn/ha-noi-chim-trong-suong-mu-day-dac-post717446.html

Thanh tra phát hiện dự án Lancaster Eden ‘mọc’ thêm biệt thự triệu USD

Thanh tra TPHCM đã phát hiện căn B2 tại Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden (thuộc dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh, TP. Thủ Đức, TPHCM) có dấu hiệu xây dựng chia tách thành 2 căn, không tuân thủ theo giấy phép xây dựng ban đầu.

Thanh tra TPHCM vừa công bố thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh (TP. Thủ Đức) do Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà (nay là Công ty CP Phát triển và Kinh doanh Nhà – HDTC) làm chủ đầu tư, trong đó có đề cập đến sai phạm liên quan đến Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden.

Theo đó, Thanh tra TPHCM đã phát hiện căn B2 tại Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden (thuộc dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh) có dấu hiệu xây dựng chia tách thành 2 căn, không tuân thủ theo giấy phép xây dựng ban đầu.

Cụ thể, HDTC cùng các cơ quan liên quan đã phạm nhiều quy định tại dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh, gồm việc lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500, nghĩa vụ tài chính, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận nhà đất), cũng như quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp.

Dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh có diện tích khoảng 140 ha, với tổng mức đầu tư 1.160 tỷ đồng, được phân chia thành 5 phân khu là A, B, C, D và E.

Khu A, B, C, D trong dự án được quy hoạch làm khu nhà ở, gồm nhà liền kề, biệt thự, chung cư, với tổng diện tích là 70,46 ha. Khu E là khu công trình công cộng, sẽ có các tiện ích như siêu thị, khách sạn, khu hành chính, ngân hàng, với diện tích 11,8 ha.

Tuy nhiên, HDTC đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất lô E6 thuộc khu E (khoảng 10.300 m2) cho Công ty TNHH Hush Creative làm chủ đầu tư.

Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Xây dựng tiếp tục có biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) tại căn B2 khu biệt thự Lancaster Eden.

Đến ngày 3/1/2018, UBND TPHCM đã ký quyết định 05/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden tại lô E6. Thế nhưng, theo kết luận của Thanh tra TPHCM, Công ty TNHH Hush Creative đã xây dựng không đúng với quy hoạch tỷ lệ 1/500.

Theo quyết định chủ trương đầu tư, dự án Lancaster Eden có tổng diện tích đất là 10.300 m2, trong đó, diện tích đất ở thấp tầng chiếm hơn 8.246 m2, gồm 13 căn biệt thự với diện tích khoảng từ 484 – 1.500 m2 mỗi căn, có chiều cao 4 tầng (gồm hầm toàn khu, trệt + 2 lầu + áp mái), quy mô dân số dự kiến là 56 người. Khu đất công cộng (nhà phục vụ cộng đồng, dịch vụ thương mại) có diện tích 547 m2, được quy hoạch với chiều cao 2 tầng (gồm hầm toàn khu, trệt +1 lầu + áp mái).

Đáng nói, theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND TPHCM và giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng, dự án Lancaster Eden chỉ bao gồm 13 căn biệt thự. Tuy nhiên, thực tế dự án đã xây dựng hoàn chỉnh với 14 căn biệt thự, sai quy hoạch và giấy phép ban đầu.

Thanh tra TPHCM kết luận, căn B2 tại Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden có dấu hiệu xây dựng chia tách thành 2 căn, không tuân thủ theo giấy phép xây dựng ban đầu.

Do đó, Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Xây dựng tiếp tục có biện pháp xử lý việc xây dựng không đúng quy hoạch tại dự án (khu đất quy hoạch bãi đỗ xe tại khu C; khu đất quy hoạch công viên cây xanh tại khu B); vi phạm (nếu có) tại căn B2 khu biệt thự Lancaster Eden và các công trình khác tại dự án.

Thanh tra TPHCM kết luận, căn B2 tại Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden có dấu hiệu xây dựng chia tách thành 2 căn, không tuân thủ theo giấy phép xây dựng ban đầu.

Chủ tịch UBND TPHCM cũng giao giám đốc các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng và Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục đối với các sai phạm, thiếu sót, tổ chức kiểm điểm để xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân trực thuộc liên quan đến sai phạm tại dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh.

Công ty TNHH Hush Creative – chủ đầu tư Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden được thành lập vào năm 2013, có trụ sở chính đặt tại tầng 12, tòa nhà Miss Áo Dài (21 Nguyễn Trung Ngạn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM). Ông Nguyễn Trung Nghĩa là người đại diện pháp luật của Hush Creative.

Năm 2019, dự án Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden được chào bán ra thị trường với giá hơn 100 tỷ đồng/căn. Hiện tại, giá bán dao động ở mức 130 – 150 tỷ đồng/căn trên các sàn giao dịch thứ cấp.

Duy Quang – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Toàn cảnh 14 căn biệt thự tại dự án Khu biệt thự cao cấp Lancaster Eden.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/thanh-tra-phat-hien-du-an-lancaster-eden-moc-them-biet-thu-trieu-usd-post1593767.tpo

Đơn vị nào sẽ thu phí tạm thời lòng đường, hè phố ở TP.HCM?

UBND TP.HCM giao Sở GTVT và UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ thu phí tạm thời lòng đường, hè phố.

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 của HĐND TP về việc ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM.

Sở GTVT và các địa phương triển khai thu phí

UBND TP giao Sở GTVT tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do Sở GTVT quản lý theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tổ chức thu phí tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do địa phương quản lý theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Văn phòng UBND TP tham mưu Chủ tịch UBND TP tổ chức các cuộc họp liên quan đến công tác triển khai thực hiện Nghị quyết thu phí. Đồng thời, phối hợp với Sở GTVT trong việc báo cáo kết quả thực hiện cho HĐND TP theo định kỳ.

UBND TP giao Sở GTVT xây dựng và trình UBND TP ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 của HĐND TP; Ban hành hướng dẫn thực hiện một số quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn TP theo Quyết định số 32.

Sở GTVT sẽ rà soát, ban hành các danh mục các tuyến đường được phép sử dụng tạm thời lòng đường theo quy định tại Quyết định số 32.

UBND TP giao Công an TP chỉ đạo các đơn vị triển khai hình thức xử lý vi phạm hành chính qua hình ảnh thông qua camera, tuần tra, kiểm soát hoặc các thiết bị khác phù hợp đối với hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP.

Công an TP phối hợp với UBND các quận, huyện đảm bảo lực lượng chức năng thường xuyên để phối hợp, kịp thời phát hiện, xử lý các bất cập phát sinh tại hiện trường.

Niêm yết công khai các thông tin

UBND TP giao Sở GTVT tổ chức xây dựng phương án, đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

Sở GTVT niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí. Bao gồm tên phí, mức thu, phương thức thu, các đề án, phương án khai thác, danh mục các tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

TP sẽ công khai các thông tin như tên phí, mức thu, phương thức thu, các đề án, phương án khai thác, danh mục các tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Ảnh: NHƯ NGỌC

Sở GTVT là đơn vị chủ trì tổ chức thuê dịch vụ phục vụ hệ thống quản lý cấp phép, thu phí lòng đường, hè phố để tổ chức thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn TP. Đồng thời xây dựng dự toán kinh phí phục vụ công tác thu phí hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện công tác thu phí….

UBND TP giao các quận, huyện và TP Thủ Đức chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác thu phí lòng đường, hè phố theo Quyết định số 32 và Nghị quyết số 15 trên toàn địa bàn quản lý. Tất cả cần đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, công khai và minh bạch.

Các địa phương cần chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan để ban hành các danh mục các tuyến đường được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Xây dựng các đề án, phương án khai thác thuộc các trường hợp: hè phố tổ chức làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; để xe hai bánh không thu tiền dịch vụ trông, giữ xe; trông, giữ xe có thu phí theo đúng quy định…

Giao Sở GTVT làm cơ quan đầu mối

UBND TP giao các cơ quan đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Kế hoạch này. Định kỳ báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện, gửi về Sở GTVT trước ngày 5-12 hàng năm.

Đào Trang – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: UBND TP giao Sở GTVT tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do Sở GTVT quản lý. Ảnh: NHƯ NGỌC

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/don-vi-nao-se-thu-phi-tam-thoi-long-duong-he-pho-o-tphcm-post765718.html

Xử phạt công ty xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường

Từ phản ánh của người dân, vừa qua Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra quá trình hoạt động xả nước thải của Công ty TNHH may xuất nhập khẩu Thành Trực, đóng tại TP.Tân An, tỉnh Long An.

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/8/2023, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH may xuất nhập khẩu Thành Trực.

Đến ngày 29/9/2023, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kết luận thanh tra.

Theo đó, qua thanh tra, Đoàn thanh tra đã tiến hành lấy mẫu nước thải từ công ty xả ra. Kết quả phân tích có 3 thông số vượt so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH may xuất nhập khẩu Thành Trực với tổng số tiền trên 79,5 triệu đồng.

Công ty TNHH may xuất nhập khẩu Thành Trực đã khẩn trương khắc phục việc rò rỉ nước thải và tiến hành thu gom toàn bộ nước thải phát sinh để xử lý theo quy định trước khi thải ra môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu, Công ty TNHH may xuất nhập khẩu Thành Trực trong quá trình hoạt động, bảo đảm thu gom triệt để nước thải phát sinh đưa về hệ thống xử lý nước thải để xử lý, bảo đảm nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường. Tuyệt đối không được xả nước thải chưa qua xử lý hoặc nước thải xử lý chưa đạt quy chuẩn quy định ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào.

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các ngành, UBND TP.Tân An thường xuyên giám sát quá trình hoạt động của Công ty TNHH may xuất nhập khẩu Thành Trực. Trường hợp phát hiện công ty xả nước thải vượt quy chuẩn quy định thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, qua tiếp xúc với đại biểu HĐND, cử tri cũng đã phản ánh Công ty TNHH may xuất nhập khẩu Thành Trực xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Lê Đức – Báo Long An

Theo Báo Long An

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baolongan.vn/xu-phat-cong-ty-xa-nuoc-thai-vuot-quy-chuan-ra-moi-truong-a167691.html

Nhiều địa phương lãng phí đất ‘vàng’

TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa là những địa phương có nhiều đất ‘vàng’ bỏ hoang, gây lãng phí xã hội, ảnh hưởng phát triển kinh tế, dân sinh

Tại kỳ họp thứ 13 của HĐND TP HCM khóa X vừa qua, một trong những vấn đề “nóng” được đại biểu chất vấn là công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai, đặc biệt là các khu đất “vàng” ở trung tâm thành phố.

Hàng loạt khu đất vàng bỏ hoang

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (quận 3) được bao bọc bởi 4 mặt tiền đường Pasteur – Nguyễn Đình Chiểu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần từ năm 2008, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) và 2 năm sau, dự án được triển khai. Tuy nhiên, đến nay thực tế nơi đây chỉ là khu đất trống.

Khu đất 8-12 Lê Duẩn (quận 1) (rộng gần 5.000 m2) cũng là khu đất trống, một góc nhỏ ở mặt tiền đường Hai Bà Trưng được sử dụng tạm để làm nhà vệ sinh công cộng. Khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (rộng hơn 6.000 m2) nhìn ra sông Sài Gòn qua Công trường Mê Linh cũng trong tình trạng tương tự. Cả 2 khu đất trên đều liên quan tới các vụ án, sau đó được giao về cho UBND TP HCM quản lý. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM đã tiếp nhận và giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.

Khu đất 35 Nguyễn Huệ (rộng 9.200 m2), tiếp giáp đường Lê Lợi – Pasteur cũng đang bỏ hoang. Địa chỉ này là tòa nhà Thương xá Tax lâu đời và nổi tiếng. Công trình cũ bị tháo dỡ và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (SATRA) được thành phố cho phép xây dựng trên nền cũ một khu phức hợp, song đến nay cũng vẫn là khu đất trống.

Tại tỉnh Khánh Hòa, trên đường dọc biển TP Nha Trang tồn tại nhiều khu đất “vàng” đang bỏ hoang nhiều năm nay. Cụ thể, khu đất 48-48A Trần Phú rộng hơn 3.600 m2 nằm ngay Quảng trường 2 Tháng 4, mặt tiền đường biển Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Phía trong khu đất này có một hố nước đen ngòm, khu nhà bỏ hoang phế từ năm 2003. Tháng 11-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thu hồi khu đất này để giao cho nhà đầu tư khác nhưng từ đó đến nay, khu đất “vàng” vẫn chưa được khai thác.

Khu đất “vàng” thứ 2 là dự án ở 82 Trần Phú rộng hơn 3.600 m2 cũng bỏ hoang gần 20 năm nay. Năm 2010, UBND tỉnh Khánh Hòa thỏa thuận phương án kiến trúc, quy hoạch với quy mô 18 tầng làm khách sạn. Đến năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép điều chỉnh phương án kiến trúc quy hoạch với tên công trình Mỹ Mỹ Plaza với quy mô 38 tầng nổi và 3 tầng hầm. Từ đó đến nay, dự án vẫn là bãi đất trống đầy cỏ dại.

Đáng chú ý là khu đất 8.000 m2 của Đài Phát thanh – Truyền hình Khánh Hòa ở số 70 mặt tiền đường biển Trần Phú. Năm 2017, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện dự án trụ sở làm việc Đài Phát thanh – Truyền hình Khánh Hòa mới theo hình thức BT với Công ty TNHH Phương Đông Nha Trang (Công ty Phương Đông). Năm 2020, Công ty Phương Đông bàn giao 2 dự án nhưng khu đất vàng 70 Trần Phú và trụ sở cũ đang bỏ trống.

Cần quy chế quản lý, khai thác nhà, đất công

Nói về dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, đại biểu Cao Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP HCM, cho hay đại biểu HĐND TP HCM có chất vấn, kiến nghị, tổ chức khảo sát, giám sát và có văn bản gửi đến UBND thành phố. UBND thành phố đã tổ chức các cuộc làm việc với sở ngành; đang rà soát tính pháp lý và đánh giá tác động để quyết liệt đầu tư.

Trong thời gian qua, HĐND TP HCM, nhất là Ban Văn hóa – Xã hội đã phối hợp các sở, ngành rà soát, đánh giá lại chiến lược phát triển trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, y tế; đối chiếu với các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, HĐND thành phố; qua đó kịp thời kiến nghị các sở, ngành, địa phương tăng cường các nhóm giải pháp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để đưa vào khai thác, vận hành. Tại kỳ họp thứ 13 cũng thông qua nghị quyết về danh mục 41 dự án về văn hóa, thể dục – thể thao kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công – tư. Về dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết có thể áp dụng điều khoản dự án BT chuyển tiếp. Nhưng có ý kiến băn khoăn tại thời điểm này, khi làm trung tâm thể dục thể thao ngay trung tâm đô thị liệu có phù hợp? “Chúng tôi sẽ đánh giá và báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM phương án sử dụng khu đất này vào cuối tháng 12-2023” – ông Mãi nói.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi – Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định 167/2017 – đã có kết luận cuộc họp rà soát, sắp xếp, thu hồi nhà, đất công. Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố phê bình Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) vì không thực hiện đúng chỉ đạo của UBND thành phố trong việc phối hợp thực hiện di dời, bàn giao nhà, đất tại địa chỉ 420 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh; yêu cầu SATRA làm việc với Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan – đang sử dụng nhà đất 420 Nơ Trang Long) và các đơn vị chức năng xác định cụ thể thời gian bàn giao nhà đất trên, cam kết di dời, bàn giao nhà đất đúng thời hạn. Trong thời gian chờ thực hiện di dời và bàn giao, Sở TN-MT xem xét, xử lý việc thuê đất ngắn hạn nhà, đất nêu trên theo quy định. Từ năm 2019, UBND TP HCM đã quyết định thu hồi nhà đất 420 Nơ Trang Long là tài sản thuộc sở hữu nhà nước do SATRA quản lý để giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố tiếp nhận, quản lý. Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND thành phố xem xét ban hành quy chế quản lý, khai thác quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước giao cho Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng tiếp nhận, quản lý. Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung quy định, sở này kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo về việc quản lý, khai thác tạm thời đối với nhà, đất công giao cho tổ chức có chức năng cho thuê. Hiện TP HCM đã có chủ trương bán đấu giá 4.927 căn hộ và 40 nền đất.

Liên quan vấn đề lãng phí đất “vàng”, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã nhiều lần chất vấn nhưng UBND tỉnh cho biết còn nhiều vướng mắc phải xin ý kiến các cơ quan trung ương. Trong khi đó, theo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, đơn vị đang quản lý 35 khu đất, trong đó có 18 khu, thửa đất phù hợp với quy hoạch đất ở, đất thương mại dịch vụ; còn lại 17 khu, thửa đất phục vụ mục đích công cộng. Theo kế hoạch, 18 khu, thửa đất phù hợp quy hoạch sẽ được đấu giá vào các năm 2023 và 2024, trong đó có khu đất số 48-48A đường Trần Phú nói trên; khu đất tại ngã tư đường Tô Hiệu – Trường Sơn, phường Vĩnh Trường hơn 4.200 m2; khu đất đường 23-10, xã Vĩnh Thạnh hơn 2.700 m2…

Ưu tiên quỹ nhà, đất sạch

TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng “đóng băng” thì cả thành phố và nhà đầu tư đều thiệt hại. Về vấn đề sắp xếp, quản lý nhà đất công trên địa bàn thành phố, KTS Ngô Viết Nam Sơn góp ý thành phố cần phân chia 2 giai đoạn. Trong đó, thành phố ưu tiên lên kế hoạch đối với những địa chỉ nhà, đất sạch, tức không vướng pháp lý, thành phố đã có toàn quyền quyết định thì có thể đấu giá, hoặc làm công trình hạ tầng. Tập trung “cởi trói” pháp lý cho những nơi vướng mắc” – KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.

Đà Nẵng: Đấu giá tạm đất công bỏ trống

Tại TP Đà Nẵng, Sở TN-MT thành phố cho hay tính đến ngày 30-9, trên địa bàn có 342 khu đất lớn và hơn 20.000 lô đất tái định cư. Trong số đất tái định cư có hơn 14.000 lô đất đã có đất thực tế. Tất cả đều đang bỏ trống. Ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở TN-MT, thừa nhận công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này còn chưa hiệu quả, dẫn đến nơi thì thiếu quỹ đất công để bố trí cho người dân, nơi thừa đất gây ô nhiễm môi trường. Ông Chương cho hay sở đã tham mưu cho UBND thành phố phê duyệt chủ trương tổ chức đấu giá nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện về quỹ đất để nhà đầu tư tiếp cận triển khai dự án theo nhu cầu của các nhà đầu tư. Đà Nẵng cũng thực hiện việc đấu giá tạm các lô đất để sử dụng có thời hạn vào các hoạt động tạm thời. Việc đấu giá tạm này theo ông Chương là bước “xé rào”, không có trong các quy định hiện hành. Tuy nhiên, việc làm này cơ bản giải quyết được các vấn đề như có được nguồn thu, giải quyết việc làm và bảo đảm công khai. B.Vân

Quốc Anh – Phan Anh – Kỳ Nam – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Khu đất 48-48A Trần Phú rộng hơn 3.600 m2 nằm ngay Quảng trường 2 Tháng 4, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Kỳ Nam

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/nhieu-dia-phuong-lang-phi-dat-vang-19623120822370553.htm

Quảng Ngãi: HĐND tỉnh thông qua nhiều nội dung quan trọng

(Phapluatmoitruong.vn) – Kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi (diễn ra từ ngày 6-8/12) đã thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Tại kỳ họp, đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2023, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân khẳng định: “Từ đầu năm 2023 đến nay, với “tâm thế mới, tầm nhìn mới” HĐND tỉnh tích cực, chủ động, linh hoạt, trách nhiệm cao, đã tổ chức thành công 07 kỳ họp, ban hành 95 nghị quyết để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện. Các nghị quyết được thông qua đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm ngân sách nhà nước năm 2023 với nhiều dấu ấn nổi bật, tạo thêm thuận lợi, thời cơ để phát triển. 24/25 chỉ tiêu KT-XH đạt, vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,03%. Công tác phát triển văn hóa được quan tâm, chú trọng hơn”.

“Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Công tác giáo dục – đào tạo được quan tâm, nâng cao về chất lượng. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả gắn với đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được chỉ đạo tích cực; một số vụ việc phức tạp, kéo dài đã được xử lý, giải quyết. Công tác quốc phòng, an ninh được triển khai đồng bộ, toàn diện. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định” – Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

“Thẳng thắn nhìn nhận, phân tích, làm rõ một số tồn tại, hạn chế, có mặt yếu kém cần sớm tập trung khắc phục. Các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu thật kỹ và thấu đáo các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, tập trung thảo luận, phân tích sâu sắc bối cảnh, đặc điểm tình hình của năm 2023, nhận rõ những kết quả và bài học đã đạt được, những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc phải tháo gỡ, những thách thức phải vượt qua; tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đúc kết những bài học có giá trị thực tiễn. Trên cơ sở nhận diện, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân; dự báo chính xác tình hình trong thời gian tới để xem xét, quyết định các mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, ngân sách, đầu tư công cho năm 2024 sắp tới” – Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị.

Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân đọc diễn văn bế mạc kỳ họp.

Tại kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh đã xem xét các báo cáo của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; kết quả thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023; dự toán và phương án phân bổ ngân sách năm 2024; tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024.

HĐND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã thông qua 30 nghị quyết về các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, một số nghị quyết có ảnh hưởng sâu, rộng được cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm như: Nghị quyết về chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết phân bổ kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2024; các nghị quyết liên quan đến việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tại kỳ họp.

Đặc biệt, nghị quyết về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024; quy định một số chính sách hỗ trợ đối với học sinh Trường THPT chuyên Lê Khiết; quy định chức danh, mức phụ cấp, mức hỗ trợ, việc kiêm nhiệm chức danh, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã; quy định mức chi chăm sóc sức khỏe cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và cán bộ hoạt động từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và nhiều nghị quyết quan trọng khác.

Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên của UBND tỉnh về những vấn đề cử tri bức xúc. Trong đó 02 nhóm vấn đề về các dự án đầu tư chậm tiến độ và quản lý tài nguyên khoáng sản được các đại biểu chất vấn nhiều nhất.

                                                                        Thiên Bút

                                                  (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Quang cảnh kỳ họp.

Hà Nội lại tái diễn ‘mùa đào đường’, người dân đi lại khổ sở

Cuối năm, ‘đại công trường’ đào đường, lật xới vỉa hè lại tiếp tục tái diễn khiến cuộc sống của người dân đảo lộn. Dù năm nào báo chí cũng lên tiếng về tình trạng này nhưng dường như với các đơn vị thực hiện việc đào đường không hề có sự thay đổi. Thậm chí ở một số tuyến phố, năm trước vừa đào xới, năm nay lại tiếp diễn đào lên ở đúng vị trí cũ.

Thời điểm cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, sức ép giao thông lớn, thường xuyên ùn tắc ở nhiều tuyến đường. Việc di chuyển của người dân đã khó khăn hơn lại gặp tình cảnh đào bới, lòng đường hẹp lại, cộng thêm bụi vào những ngày nắng, bùn bẩn vào ngày mưa càng thêm khốn khổ. Ngay ở các tuyến phố trung tâm nhất như Bà Triệu, Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), những ngày này nhiều đoạn đường bị cào tung lên để “thảm” lại nhựa đường.

“Đá dăm lổn nhổn, đường bụi mù và khó chịu nhất là mặt đường bị cào nên đi xe máy cứ có cảm giác trượt bánh vào các rãnh cào, mấy lần tôi bị mất lái suýt ngã”, chị Trần Thị Như, thường xuyên đi làm trên tuyến đường Lý Thường Kiệt chia sẻ. Chưa kể, những ngày vừa qua, thời tiết ở Hà Nội bị sương mù, ô nhiễm không khí nặng. Bụi đường không thoát lên được, lơ lửng cả ngày khiến người qua lại và các hộ dân sinh sống hai bên đường “hứng” đủ.

Chị Thu Hoàng, bán hoa quả rong trên phố Lý Thường Kiệt (đoạn trước cổng Trường PTTH Việt Đức) cho biết: “Vừa hôm qua, có 2 cháu học sinh đi xe đạp điện từ cổng trường sang đường bên này, bánh xe nhỏ gặp đoạn đường bị cào rãnh đã ngã, may mà chỉ xây xát nhẹ”.

Trao đổi với chúng tôi, anh Phan Hồng Tấn (khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) cho biết, ở khu nhà anh, giáp Tết Nguyên đán năm 2022, một số dãy nhà B cũng đã bị đào xới để làm vỉa hè. Nhưng chỉ đến giữa năm nay, cũng vẫn những khu vực đó lại bị đào xới làm hệ thống thoát nước. “Tại sao các đơn vị chủ đầu tư không làm đồng bộ để đỡ tốn kém, đỡ bị bụi bặm, đỡ cản trở sinh hoạt của người dân. Chúng tôi quanh năm suốt tháng phải chịu đựng việc đào cuốc đường sá, vỉa hè, quá khổ sở”, anh Tấn nói.

Không chỉ trong phạm vi đường nội bộ giữa các dãy nhà khu tập thể Thanh Xuân Bắc, ra đến đường Khuất Duy Tiến, người dân tiếp tục gặp tình cảnh đường bị đào bới bung bét. Chán ngán việc đào đường nhưng ngoài việc phải chấp nhận, người dân không còn biết làm gì khác. Những con phố trên địa bàn TP Hà Nội như Tô Hiệu, Trần Thái Tông, Phạm Văn Bạch, Giảng Võ… cũng đang trong tình trạng ngổn ngang bởi vỉa hè đã bị xới lên. Trong khi đây là những tuyến phố chịu áp lực giao thông vào giờ cao điểm rất lớn.

“Không còn vỉa hè, nhiều người đi bộ đã phải đi cả xuống lòng đường với dòng phương tiện đang lưu thông. Dù biết là rất nguy hiểm và cũng gây ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào. Chưa kể, những hộ kinh doanh có vỉa hè trước mặt bị đào xới thì người ta buôn bán làm sao được trong khi gần Tết là thời điểm cao điểm để bán hàng”, anh Tấn chia sẻ thêm.

So với các tỉnh, thành khác trên địa bàn cả nước, có lẽ, việc đào xới vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội diễn ra thường xuyên hơn. Và sự việc cứ lặp đi lặp lại qua nhiều năm và rất nhiều lần, tại các kỳ họp HĐND TP Hà Nội, cử tri đều đưa ra câu hỏi: Làm thế nào để chấm dứt tình trạng đào đường cuối năm? Tại sao không phân chia thời điểm hợp lý hơn. Nhưng tình trạng tập trung đào xới đường vào cuối năm vẫn tiếp diễn. Chưa kể nhiều chỗ, đơn vị này vừa lát xong vỉa hè thì đơn vị khác lại đào lên để lắp đặt cáp viễn thông, điện, nước…

Theo một đại diện Ban Duy tu các công trình giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, hiện đơn vị này đang thực hiện duy tu, sửa chữa các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội theo kế hoạch và cả đột xuất để đảm bảo đường sá êm thuận, sạch đẹp phục vụ người dân đi lại về cuối năm. “Đối với các tuyến đường trên địa bàn 12 quận trung tâm thành phố sẽ hoàn thành toàn bộ việc duy tu mặt đường trước ngày 20/12 tới đây. Còn các tuyến đường trên địa bàn các huyện ngoại thành, Ban đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh, hoàn thành trước Tết Dương lịch 2024”, đại diện Ban Duy tu công trình giao thông cho hay.

Cũng theo đại diện Ban Duy tu công trình giao thông, khó khăn trong việc thực hiện duy tu, sửa chữa các tuyến phố là đơn vị thi công chỉ được làm vào ban đêm, từ 21h đêm đến 5h sáng phải hoàn trả lại đường, đảm bảo êm thuận tối đa cho phương tiện lưu thông. Thời gian thi công ngắn, lại vào ban đêm nên cũng khó đẩy nhanh tiến độ thêm được.

Xét về khía cạnh tích cực, việc đào đường, đào vỉa hè là nhằm để thay mới, làm đẹp đẽ lại bộ mặt đô thị. Nhưng rõ ràng, đẹp chưa thấy đâu mà chỉ thấy phiền hà, cản trở giao thông, sinh hoạt của người dân, việc kinh doanh của nhiều hộ dân bị ảnh hưởng. Trước thực trạng trên, có ý kiến đặt vấn đề: Liệu có phải cuối năm cần giải ngân đầu tư công nên điệp khúc đào xới hè phố chưa có thuốc chữa.

Ngọc Yến – Thanh Huyền – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Trên tuyến đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), nhiều đoạn vỉa hè bị đào xới không còn đường cho người đi bộ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/ban-doc-cand/ha-noi-lai-tai-dien-mua-dao-duong-nguoi-dan-di-lai-kho-so-i716322/

Chấm dứt hoạt động, thu hồi loạt dự án trăm tỷ ‘bất động’

Ông Trần Việt Hà – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh – cho biết đơn vị phối hợp ngành chức năng đang rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn, nhà đầu tư chậm triển khai hoặc không có khả năng thực hiện sẽ chấm dứt hoạt động, thu hồi.

Chiều 7/12, tại kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, các đại biểu tiếp tục chất vấn nhiều nội dung liên quan các dự án chậm tiến độ, không triển khai, gây ảnh hưởng quá trình đầu tư và quỹ đất của địa phương.

Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân Phan Tấn Linh đưa ra những chất vấn với Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về một số dự án trăm tỷ đã chấp thuận chủ trương đầu tư ở Khu du lịch Xuân Thành không triển khai, làm chậm cơ hội thu hút đầu tư của huyện.

Trong đó, nổi bật có Dự án khôi phục bến Giang Đình và đầu tư xây dựng chợ Giang Đình của Công ty Cổ phần Song Ngư Sơn Giang Đình và Dự án quần thể khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp tại xã Xuân Thành của Công ty Cổ phần Hợp tác thương mại Toàn Cầu. Địa phương đã nhiều lần đề nghị thu hồi nhưng chưa được xử lý dứt điểm nên mong lãnh đạo Sở KH&ĐT lý giải rõ.

Bà Hà Thị Việt Ánh – đại biểu huyện Cẩm Xuyên – đưa ra chất vấn về hướng xử lý dự án Khu du lịch Tre Nguồn Resort và Spa (đóng ở Khu du lịch Thiên Cầm). Ngoài ra, trên địa bàn còn hàng loạt dự án được chấp thuận chủ trương nhiều năm qua song không triển khai hoặc chậm tiến độ, gây ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, phát triển địa phương.

Tại kỳ họp, ông Trần Việt Hà – Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh – cho biết, từ cuối năm 2021 đến nay Sở KH&ĐT cùng ngành chức năng đã kiểm tra, rà soát 161 dự án. Trong đó thu hồi, chấm dứt hoạt động 29 dự án; chấp thuận điều chỉnh tiến độ 45 dự án; cho phép gia hạn tiến độ sử dụng đất với 32 dự án và 72 dự án khác bị lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xử phạt gần 4 tỷ đồng.

Giám đốc Sở KH-ĐT Trần Việt Hà. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

“Các dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan do năng lực một số nhà đầu tư còn hạn chế, nhất là năng lực tài chính; ý thức chấp hành pháp luật của một số nhà đầu tư chưa cao dẫn đến các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện. Với các dự án không đảm bảo quy định, Sở KH&ĐT sẽ kiến nghị UBND tỉnh chấm dứt hoạt động, thu hồi”, ông Hà thông tin.

Cụ thể, tại Khu du lịch Xuân Thành (huyện Nghi Xuân) hiện có 63 dự án đang đầu tư. Trong các dự án đó có Dự án khôi phục bến Giang Đình và đầu tư xây dựng chợ Giang Đình của Công ty Cổ phần Song Ngư Sơn Giang Đình và Dự án quần thể khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp tại xã Xuân Thành của Công ty Cổ phần Hợp tác thương mại Toàn Cầu hiện không triển khai thực hiện bị vướng mắc một số quy định.

Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết sở đã 3 lần mời các doanh nghiệp lên làm việc cùng với ban hành nhiều văn bản liên quan. Với các dự án mà doanh nghiệp không triển khai hoặc không có khả năng sẽ chấm dứt, thu hồi.

Dự án chậm tiến độ ảnh hưởng việc đầu tư của Khu du lịch Xuân Thành.

Dự án khôi phục bến Giang Đình và đầu tư xây dựng chợ Giang Đình, các sở, ngành, địa phương đã yêu cầu Công ty Song Ngư Giang Đình thực hiện dự án theo hướng đưa dự án ra khỏi luồng lạch nhưng nhà đầu tư chưa đồng ý, hiện đang tập trung tháo gỡ vướng mắc.

Tại huyện Cẩm Xuyên, một số dự án đáng chú ý như Dự án khu du lịch Tre Nguồn resort và spa có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, triển khai trên diện tích 1,7 ha trong Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên).

Dự án này được chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2011 và đã hoàn thành thủ tục đất đai, nhưng nhiều hạng mục đến nay không thực hiện đầu tư xây dựng. Các hạng mục đã làm và đưa vào khai thác lại không phát huy hiệu quả, ngày càng xuống cấp. Thời gian tới ngành sẽ tham mưu hoàn tất thủ tục để thu hồi dự án.

Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII diễn ra trong 3 ngày 6-8/12.

Phạm Trường – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Khu du lịch Tre Nguồn Resort và Spa, huyện Cẩm Xuyên chậm tiến độ nhiều năm qua.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/cham-dut-hoat-dong-thu-hoi-loat-du-an-tram-ty-bat-dong-post1593590.tpo

Giao thông đô thị là thách thức lớn trong quá trình phát triển của Thủ đô

Tại phiên chất vấn trong khuôn khổ kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu cùng đặt câu hỏi về vấn đề các dự án bãi đỗ xe chậm triển khai, yêu cầu các sở, ngành giải trình.

Ngày 7/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 14, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nhóm vấn đề lĩnh vực giao thông đô thị được các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố và cử tri đặc biệt quan tâm.

Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định nội dung chất vấn về lĩnh vực giao thông đô thị là vấn đề quan trọng, cấp thiết, thách thức đặt ra trong thực tiễn phát triển của thành phố.

Qua phiên chất vấn cho thấy thời gian qua, lĩnh vực giao thông đô thị luôn được Trung ương, thành phố Hà Nội quan tâm, tập trung chỉ đạo.

Nhiều công trình, dự án giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng như: đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3 và vừa qua là khởi công dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô; các tuyến đường hướng tâm, xuyên tâm, quốc lộ, tỉnh lộ, đường kết nối các khu đô thị… để cụ thể hóa mục tiêu xây dựng, phát triển đô thị, thúc đẩy kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Công tác quản lý, tổ chức, điều hành giao thông cũng được tăng cường, từng bước nâng cao hiệu quả, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giao thông đô thị trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, các đại biểu cùng đặt câu hỏi về vấn đề các dự án bãi đỗ xe chậm triển khai, yêu cầu các sở, ngành giải trình, làm rõ khó khăn, vướng mắc, có giải pháp khắc phục.

Trả lời vấn đề các đại biểu quan tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, theo quy hoạch, thành phố có 1.620 bãi đỗ xe, trong đó có 73 bãi đỗ xe ngầm. Đến nay, Hà Nội đã triển khai xây dựng được 96 bãi đỗ xe và đang xem xét để điều chỉnh chủ trương đầu tư với 52 bãi.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân, quá trình khai thác bãi đỗ xe ở khu vực trung tâm khu dân cư có tính hấp dẫn cao, còn bãi đỗ xe quy hoạch xa dân cư, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ thì không hấp dẫn.

Chủ đầu tư xong thì không lấp đầy được. Mặt khác, giá trông giữ xe bị khống chế trong khi giá thuê đất cao, đặc biệt bãi đỗ xe ngầm đầu tư lớn…

Trong thời gian tới, Sở sẽ tham mưu thành phố báo cáo Bộ Giao thông Vận tải để làm rõ một số nội dung theo luật chuyên ngành nhằm thống nhất phê duyệt chủ trương, giao đất, tính tiền sử dụng đất với bãi đỗ xe.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư và gửi các sở, ngành, quận, huyện tập hợp đưa vào kêu gọi để lựa chọn nhà đầu tư. Với khu vực có nhu cầu cao, việc tính toán khả năng đầu tư không hòa vốn được, ngoài việc dài hạn theo đối tác công tư, ngân sách có thể bỏ ra đầu tư để giải quyết vấn đề đang bức xúc về bãi đỗ xe ảnh hưởng giao thông đô thị trên địa bàn.

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến Trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết thêm, Sở đang kiến nghị Bộ Xây dựng khi làm công trình hỗn hợp bãi đỗ xe kết hợp công trình không gian ngầm thì tính toán diện tích này hợp lý, tránh tăng thêm hệ số sử dụng đất của công trình. Ngoài ra, khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong sử dụng bãi đỗ xe để có công suất tốt nhất cho một đơn vị bãi đỗ xe.

Đáng chú ý, các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố cũng nêu vấn đề nhiều tuyến xe buýt kém chất lượng (nội thất xuống cấp, khí thải không đảm bảo, thái độ nhân viên phục vụ chưa tốt) và tài xế xe buýt phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách gây tai nạn giao thông.

Các đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, nguyên nhân, giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng của Thủ đô.

Trả lời về vấn đề nêu trên, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, Sở đã báo cáo thành phố ban hành quy định về đánh giá chất lượng dịch vụ các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt.

Theo đó, nếu đơn vị xe buýt quản lý lái xe, phụ xe không tốt thì được đánh giá vào chất lượng dịch vụ và khi đơn vị tham gia đấu thầu, những kết quả này sẽ hiển thị.

Làm rõ hơn vấn đề đại biểu quan tâm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Thanh Nam cho biết, Tổng Công ty đang vận hành 71 tuyến buýt có trợ giá. Mỗi ngày trung bình vận chuyển 11.000 lượt xe.

Tháng 7/2022 (sau COVID-19) xe buýt được khôi phục hoạt động trở lại thì đã bộc lộ một số khiếm khuyết, tồn tại như thói quen đi lại của người dân thay đổi, người dân chuyển sang đi lại bằng phương tiện cá nhân khiến sụt giảm lượng hành khách, sụt giảm doanh thu, “chảy máu” lao động…

Điều này dẫn đến khó khăn trong việc tuyển dụng, đào tạo lại lái xe. Ngoài ra số phương tiện sau thời gian dài không hoạt động cũng bị xuống cấp.

Thời gian qua, Tổng Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp, lộ trình để nâng cao chất lượng dịch vụ; tìm thêm nguồn lực để tăng bù đắp, thu nhập cho người lao động. Trong 11 tháng năm 2023, đơn vị đã kiểm tra gần 120.000 lượt xe và xử lý gần 1.100 trường hợp vi phạm.

Đối với phương tiện, hiện nay Tổng Công ty có 70% phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Hàng năm, Tổng Công ty đã đầu tư mới gối đầu xe hết niên hạn, do vậy xe cuối chu kỳ cũ, xấu.

Thời gian qua, Tổng Công ty cũng đã ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật, hình ảnh xe ra tuyến; phân cấp mạnh mẽ về nguồn lực, gắn các chỉ tiêu cho những người trực tiếp quản lý lĩnh vực, gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Các giải pháp này dù mới đưa vào nhưng đã có chuyển biến bước đầu.

Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Công an phường Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm) nhắc nhở chủ cơ sở kinh doanh không được đỗ xe trên vỉa hè đường Lý Thường Kiệt. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/giao-thong-do-thi-la-thach-thuc-lon-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-thu-do-post912339.vnp

Ba bộ vào cuộc làm rõ dự án ‘quây núi’ lấp vùng đệm vịnh Hạ Long xây biệt thự

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh).

Việc này thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với hai bộ kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về dự án.

Bộ Xây dựng cho biết đã thành lập đoàn, thực hiện kiểm tra dự án trên.

Để có đủ cơ sở tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho ý kiến bằng văn bản về hai vấn đề.

Thứ nhất, về đường ranh giới vùng đệm I, II của khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) xác nhận/chấp thuận thời điểm nào? Nếu đã được xác nhận/chấp thuận thì theo hồ sơ, tài liệu và quy định pháp luật nào?

Thứ hai, Bộ Xây dựng nêu rõ ngày 20/2, Bộ VH-TT-DL có văn bản số 507 về góp ý kiến thỏa thuận dự án. Tuy nhiên, nội dung nêu trong văn bản không thể hiện rõ việc Bộ đồng ý hay không đồng ý việc xây dựng công trình tại dự án, làm cơ sở để UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện các thủ tục tiếp theo để triển khai dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật Di sản văn hóa năm 2009).

Về phía Bộ TN-MT, Bộ Xây dựng đề nghị cho ý kiến về nội dung: Bản đồ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1/50.000, số đăng ký KHXB:6-472/CXB-QLXB (ngày 18/6/1998) được đăng tải tại trang điện tử của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) có đủ cơ sở pháp lý theo quy định của Pháp luật Việt Nam không?

Bản đồ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1/50.000 được đăng tải tại trang điện tử của UNESCO.

Nếu có đủ cơ sở pháp lý thì thông tin được thể hiện trên bản đồ trên có đủ cơ sở để xác định phạm vi, diện tích khu bảo vệ I, II của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long không?

Ngoài ra, Bộ TN-MT cũng cần cho ý kiến về thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án thuộc cấp nào?

Nội dung báo cáo ĐTM của dự án tại quyết định số 1614 ngày 15/6 của UBND tỉnh Quảng Ninh đã phù hợp theo quy định của pháp luật về môi trường chưa?

Theo bản đồ vịnh Hạ Long, khu vực lõi di sản vịnh Hạ Long rộng 434km2 trải dài từ TP Hạ Long đến huyện Vân Đồn, còn vùng đệm di sản rộng 306,5km2.

Vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long được xác định là một vùng rộng lớn, trong đó có khoảng 242,3km2 thuộc tỉnh Quảng Ninh và khoảng 64,1km2 thuộc TP Hải Phòng.

Dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 29/10/2021; đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận kết quả trúng đấu giá tại quyết định số 4720/QĐ-UBND ngày 30/12/2021.

Theo đó, đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đỗ Gia Capital, địa chỉ tại phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả. Thời điểm trúng giá, công ty này mới thành lập được hơn 40 ngày do ông Trần Hoài Thanh làm giám đốc.

Vốn đầu tư dự án là 1.232 tỷ đồng, nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Dự án sẽ xây 451 căn nhà ở liền kề và biệt thự, cao tối đa 7 tầng, quy mô dân số 2.024 người.

Khu đô thị 10B có tổng diện tích 31,8ha, trong đó có 3,88ha nằm trong vùng đệm của vịnh Hạ Long.

Trước đó, sau khi có thông tin phản ánh trên báo chí về việc khu đô thị 10B, ngày 6/11, UBND TP Cẩm Phả đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư – Công ty TNHH Đỗ Gia Capital tạm dừng thi công dự án.

Hồng Khanh – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Dự án khu đô thị tại khu 10B sẽ xây 451 căn nhà ở liền kề và biệt thự, quy mô dân số hơn 2.000 người. (Ảnh: Phạm Công)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/ba-bo-vao-cuoc-lam-ro-du-an-quay-nui-lap-vung-dem-vinh-ha-long-xay-biet-thu-2224462.html

Số người bị mất ngủ ngày càng gia tăng vì biến đổi khí hậu

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Y tế Lâm Đồng khẳng định, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ theo cơ chế khí hậu nóng dần lên kéo theo số lượng người người bị mất ngủ ngày càng gia tăng.

Thông tin trên được tiết lộ tại Hội thảo nghiên cứu “Tác động của khí hậu và môi trường đến hoạt động thể chất và giấc ngủ” được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 11 vừa qua.

Bàn về những tác động của biến đổi khí hậu đối với giấc ngủ của con người, GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ nhấn mạnh việc trái đất ấm lên kéo theo nhiều dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, điển hình là Covid-19.

Trong nghiên cứu mới đây của mình về tác động của Covid-19 đối với chứng rối loạn giấc ngủ, GS đưa ra số liệu dựa trên 547 bệnh nhân mắc Covid-19 từ 18 tuổi trở lên cho thấy: 39,7% bệnh nhân gặp tình trạng mất ngủ; 2,4% số bệnh nhân bị giảm chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau khi mắc Covid-19, các bệnh nhân thường ít buồn ngủ vào ban đêm và sáng thức dậy trong tình trạng đau đầu, trong khi đó số bệnh nhân buồn ngủ vào ban ngày chiếm tới 24%. Đáng báo động là 3% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

GS Dương Quý Sỹ khẳng định, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ theo cơ chế khí hậu nóng dần lên kéo theo số lượng người người bị mất ngủ ngày càng gia tăng. Dự đoán đến năm 2099, tình trạng mất ngủ sẽ lên đến 50-58 giờ/người/năm. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn gây ra một số triệu chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm thiếu ngủ mãn tính và OSA.

Qua những phát biểu của GS Dương Quý Sỹ ta thấy những tác động không nhỏ của biến đổi khí hậu tới giấc ngủ. Tuy nhiên đó chỉ là một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khoẻ của con người.

TS James Scales, nghiên cứu viên tại đại học London cho rằng, khí thải từ các ống xả công nghiệp ảnh hướng nghiêm trọng tới các bệnh nhân hen suyễn. Trong khí thải, các chất gây ô nhiễm như: ozone, nitrogen oxides, khí dung axit, các chất thể hạt… là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh nhân hen suyễn nhất là trẻ em bị khó thở liên tục, suy hô hấp, người tím tái, đôi lúc ngừng thở. Các bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng này phải sử dụng đến máy thở để hỗ trợ hô hấp. Suy hô hấp kéo dài còn làm tăng nguy cơ tổn thương não do thiếu oxy lên não.

GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ khẳng định, khi nền nhiệt độ của thế giới có dấu hiệu tăng lên, các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện nhiều hơn trong đó đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình.

Rõ ràng nhiệt độ tăng cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhất là tình trạng ô nhiễm không khí ở mức báo động đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khoẻ của cộng đồng cũng như gây ra các thiệt hại đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.

Đan Vy

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ theo cơ chế khí hậu nóng dần lên kéo theo số lượng người người bị mất ngủ ngày càng gia tăng. Ảnh minh hoạ: ITN

Cần Thơ: Trao nhà tình thương cho công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 06/12/2023, tại Thị trấn Vĩnh Thạnh, Huyện Vĩnh Thạnh, Tp Cần Thơ, VPĐD Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM phối hợp với CTCP Đô thị Cần Thơ đã tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao nhà tình thương cho chị Đoàn Thị Loan – công nhân VSMT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đây là một trong chuỗi các hoạt động thuộc Chương trình “Cây Chổi Vàng” do Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải… đồng thời, góp phần tuyên truyền để xã hội quan tâm hơn đến ngành nghề vệ sinh môi trường và những công nhân đã và đang hết sức vất vả để làm đẹp cho bộ mặt phố phường, thôm xóm… Trong 08 năm tổ chức, Chương trình đã làm lễ tôn vinh gần cả ngàn công nhân vệ sinh môi trường và vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp để xây dựng nhiều ngôi nhà tình thương cho các công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn luôn xuất sắc hoàn thành công việc được giao tại các đơn vị.

Lễ khánh thành bàn giao nhà tình thương cho công nhân VSMT Đoàn Thị Loan

Tham dự buổi lễ có Nhà báo Lê Hải – Trưởng VPĐD Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tại TP.HCM – Phụ trách Pháp luật Môi trường điện tử; ông Nguyễn Phúc Như – Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở CTCP Đô thị Cần Thơ; bà Lê Thanh Dung – Phó chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Thạnh; đại diện Đảng ủy, UBMTTQ Thị trấn Vĩnh Thạnh; ông Trần Quốc Khánh – đại diện Công ty CP AP Saigon Petro; cùng một số cán bộ, phóng viên của VPĐD và đông đảo bà con trong ấp Vĩnh Mỹ, thị trấn Vĩnh Thạnh.

Chị Đoàn Thị Loan sinh năm 1972, là công nhân VSMT làm việc tại Đội MTĐT  Cờ Đỏ – Huyện Vĩnh Thạnh từ năm 2017 đến nay. Chồng chị bị bệnh nặng không thể làm việc nên chị là lao động chính trong nhà. Ngôi nhà mà gia đình chị đang ở được xây từ những loại gỗ tạp từ năm 1992, đến nay đã bị hư hỏng, dột nát không thể ở trong khi đó kinh tế của gia đình chị đang gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng sửa chửa lại căn nhà để ổn định cuộc sống. Qua đề nghị của CTCP Đô thị Cần Thơ và xét duyệt hồ sơ, VPĐD Tạp chí Môi trường Đô thị VN tại TP.HCM và Ban biên tập Pháp luật Môi trường điện tử đã quyết định tặng cho gia đình chị Đoàn Thị Loan 100 triệu đồng để xây dựng lại nhà ở. Đây là nguồn kinh phí trích từ các hoạt động xã hội từ thiện của VPĐD do các mạnh thường quân đóng góp.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Phúc Như – Phó Giám đốc, Chủ tịch công đoàn cơ sở CTCP Đô thị Cần Thơ cho biết: “Hiện nay trong công ty có rất nhiều công nhân đang  gặp hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, nay được sự quan tâm của Trưởng VPĐD Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM giúp đỡ xây dựng nhà cho chị Loan với số tiền 100 triệu đồng để chị và gia đình có một ngôi nhà khang trang để ở, ổn định cuộc sống .Công ty xin chân thành cảm ơn và mong muốn Chương trình Cây Chổi Vàng của Tạp chí ngày càng phát triển để có thể giúp đỡ được nhiều hơn các công nhân VSMT, động viên họ trong công việc đầy khó khăn, vất vả, không chỉ của CTCP Đô thị Cần Thơ mà còn các công ty VSMT khác trên địa bàn toàn quốc.

Nhà báo Lê Hải – Trưởng VPĐD Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tại TP. HCM phát biểu tại buổi Lễ

Nhà báo Lê Hải – Trưởng VPĐD Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM cho biết: “Đây là chuỗi hoạt động thường xuyên của VPĐD và Tạp chí, hằng năm VPĐD đều tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện ở các tỉnh và đây là căn nhà thứ 10 mà VP chúng tôi đã thực hiện trong những năm qua ở địa bàn phía Nam. Để tiếp nối những thành công trong công tác thiện nguyện này, sắp tới VPĐD sẽ quan tâm và tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình xây dựng nhà để giúp cho công nhân VSMT đang gặp khó khăn có một mái ấm để an tâm công tác lâu dài”.

Tại buổi lễ, ngoài việc bàn giao căn nhà đã hoàn thiện, VPĐD Tạp chí Môi trường Đô thị VN tại TP.HCM và Pháp luật Môi trường điện tử cũng đại diện các nhà tài trợ trao tặng nhiều món quà ý nghĩa khác, bao gồm: Nồi cơm điện, bếp điện, bộ xoong nồi, chén bát, quạt điện, tivi… để gia đình chị Loan có thể dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến. Văn phòng gửi lời cảm ơn chân thành đến Tập đoàn Điểm Nhấn – Thẩm mỹ viện Spa Seoul, một đơn vị thường xuyên đồng hành với VPĐD Tạp chí tại TP.HCM trong công tác thiện nguyện xã hội; CTCP AP Saigon Petro; Vựa củi – Trạm Cân Hải Liên ở ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM và anh Sơn – Chủ hệ thống Lẩu Dê Cúc Phương, TP.HCM đã gởi những món quà tình nghĩa đến gia đình chị Loan.

Khi nhìn ngôi nhà của mình được hoàn thành với sự giúp đỡ của rất nhiều người, một phần áp lực trong cuộc sống đã được giải quyết, chị Loan và gia đình đã rất xúc động. Chị chia sẻ với PV về những khó khăn đã gặp phải trong nhiều năm qua, ngoài việc phải lo lắng về chi phí sinh hoạt mỗi ngày còn phải tích góp tiền xây nhà để có một nơi an cư. Sau nhiều năm làm việc làm việc chăm chỉ tại CTCP đô thị Cần Thơ, đến nay chị cũng đã có cơ hội nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm thông qua Chương trình “Cây Chổi Vàng”.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban tổ chức Chương trình Cây Chổi Vàng đã mang lại cho gia đình tôi một món quà rất giá trị, nhờ đó đã giảm đi rất nhiều gánh nặng trong cuộc sống khó khăn mà chúng tôi đang gặp phải” – chị Loan chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi Lễ:

Lãnh đạo CTCP Đô thị Cần Thơ tặng hoa cảm ơn VPĐD Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM

Cán bộ, phóng viên VPĐD cùng đại diện Công ty CP AP Saigon Petro tặng những món quà ý nghĩa và giá trị cho gia đình chị Đoàn Thị Loan

Chị Loan xúc động chia sẻ niềm vui và cảm ơn Chương trình Cây Chổi Vàng đã mang lại cho gia đình chị một mái ấm.

Chương Hoàng – Nguyên Vũ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu tham dự buổi Lễ.