• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 62

Hải Dương: Xử phạt 16 trạm trộn bê tông vi phạm về môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Hải Dương) kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường đối với 21 cơ sở sản xuất bê tông trên địa bàn.

Qua kiểm tra cho thấy các cơ sở đã cơ bản có ý thức trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số cơ sở trong quá trình hoạt động vẫn còn vi phạm như chưa có đủ thủ tục pháp lý trong lĩnh vực môi trường cho hoạt động sản xuất bê tông thương phẩm, chưa thực hiện gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, xả nước thải chưa đạt quy chuẩn môi trường cho phép, công tác lưu giữ bã bê tông vẫn chưa bảo đảm, giải pháp giảm thiểu bụi còn hạn chế…

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã xử phạt và tham mưu cấp có thẩm quyền xử phạt 16 cơ sở trộn bê tông vi phạm về môi trường với tổng số tiền 299 triệu đồng.

Theo thống kê của các địa phương, trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có khoảng 50 cơ sở hoạt động sản xuất bê tông thương phẩm.

Đông Bắc – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có khoảng 50 cơ sở hoạt động sản xuất bê tông thương phẩm. Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/hai-duong-xu-phat-16-tram-tron-be-tong-vi-pham-ve-moi-truong-10269576.html

Hà Nội: Trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” tại Mê Linh

Ngày 21/12/2023, Hội đồng họ Đặng TP.Hà Nội phối hợp với Tổ chức “Trái tim người lính”; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; CLB Mãi mãi tuổi 20” tổ chức trao tặng Tủ sách Đặng Thùy Trâm cho thư viện xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội

Tới tham dự có Trung tướng, TS. Đặng Vũ Sơn (nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ) Ủy viên Hội đồng Họ Đặng Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Họ Đặng TP. Hà Nội; Bà Đặng Thị Oanh, Phó Cục trưởng Cục công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo; ThS. Đặng Duy Khanh (Phó Ban Khuyến học Họ Đặng Việt Nam, Thường trực kết nối Tủ sách Đặng Thùy Trâm tại Mê Linh – Hà Nội); Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng, Chủ tịch Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam”; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bà Đặng Ngọc Bích, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương; Đại tá Trần Trọng Giá, Chủ tịch CLB Trái tim người lính Thủ đô; Ông Đặng Văn Cường, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê; Lãnh đạo một số phòng ban, ngành của huyện Mê Linh, xã Văn Khê, cùng đông đảo bà con và các em học sinh xã Văn Khê.

Trước khi diễn ra chương trình trao tủ sách, các đại biểu đã tham dự lễ dâng hương tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt- Đền thờ Hai Bà Trưng (Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội).

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức của Hai Bà Trưng, những người đã viết nên những trang sử vàng của Việt Nam trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước. 

tm-img-altCác đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại di tích Quốc gia đặc biệt- Đền Hai Bà Trưng

Vào năm 40 (sau Công nguyên), trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, khốn khổ, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.

Được sự hưởng ứng của Lạc Hầu, Lạc Tướng và Nhân dân khắp 65 Huyện thành, chỉ trong thời gian ngắn, với khí thế sục sôi, mạnh mẽ như nước vỡ bờ, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo Nhân dân cả nước đã đánh đuổi quân Tô Định ra khỏi bờ cõi, giành lại giang sơn, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi mốc son chói lọi đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng xưng Vương, lập Kinh đô, tiến hành củng cố, xây dựng lại đất nước. “Đô kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”.

Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa lại nền độc lập cho đất nước trong gần 3 năm, nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn, là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử đấu tranh oanh liệt chống ách thống trị của ngoại bang của Nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí hiên ngang, khí phách quật cường của dân tộc. 

tm-img-altCổng Đền thờ Hai Bà Trưng

Các tài liệu lịch sử cho biết: Thi Sách (họ tên đầy đủ là Đặng Thi Sách, tự là Huyền), sinh năm 13 (SCN) là con trai của Lạc tướng Đặng Tập – Huyện lệnh huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Năm Quý Tỵ – 33 (SCN) khi vừa tròn 20 tuổi, Thi Sách đã cưới Trưng Trắc, 19 tuổi, là con gái của Trưng Định, một Lạc tướng đất Mê Linh làm vợ. Hai gia đình dòng họ đều thuộc dòng dõi các Vua Hùng, nên rất giàu có và thế lực.

Bất bình trước thân phận người dân mất nước, Đặng Thi Sách đã vận động dân chúng nổi lên chống chế độ cai trị của quân nhà Đông Hán, rất nhiều người tài giỏi đã hưởng ứng theo ông. Năm Giáp Ngọ – 34 (SCN), vua nhà Đông Hán sai Tô Định sang thay Tích Quang làm Thái thú quận Giao Chỉ, cai trị nhân dân ta rất hà khắc. Đặng Thi Sách đã bị Tô Định bắt và giết hại năm Kỷ Hợi – 39 (SCN).

Căm thù Tô Định giết hại dân lành, bày đặt những chính sách cai trị dã man, lại giết cả chồng mình, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Đó là mùa thu năm Canh Tý – 40 (SCN). Cái chết của ngài Đặng Thi Sách cũng là một trong những lý do để dẫn đến cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ huyện Mê Linh rồi nhanh chóng lan ra các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố…

tm-img-altĐền thờ Hai Bà Trưng nhìn từ trên cao. Ảnh IT

Nhiều người con ưu tú của họ Đặng đất Việt đã hội tụ về đây cùng Hai Bà Trưng đánh giặc. Trong số đó phải kể đến con trai hầu tướng Đặng Long và bà Phạm Thị Phương là: Đặng Cả, Đặng Hai và Đặng Ba… đã hăng hái kéo 5.000 sỹ tốt và hơn 40 người thân trong tộc họ Đặng về Mê Linh yết kiến Hai Bà Trưng và chung lòng đánh giặc.

Sau những chiến thắng vang dội, Nhà nước của triều đại Trưng Vương đã được thành lập. Có được vương triều đó, biết bao tướng sỹ đã ngã xuống và hóa thành bất tử trong đó ngài Đặng Thi Sách và nhiều người khác của dòng họ Đặng. Sau khi ngài mất và hoá thánh, nhân dân đã tôn thờ Đặng Thi Sách là Đặng Công Đại Vương được thờ phụng ở nhiều nơi trên cả nước.

Để tưởng nhớ công lao của bậc thánh vương, tại vùng đất Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Đền Hai Bà Trưng đã được xây dựng, nơi Hai Bà thắng trận ban yến tiệc khao quân thần, đền trông ra hướng sông Hồng, trước chỉ dựng tranh tre, nứa lá nhằm tránh tai mắt nhà Hán.

Đến thời nhà Đinh (970 – 979) triều đình cho lệnh xây đền bằng vôi gạch. Thời vua Thành Thái, trong nội điện tượng ngài Đặng Thi Sách ngự bên tả, phía hữu là Vua Bà Trưng Trắc còn bà em Trưng Nhị thờ bằng giá gương đặt ở giữa thấp hơn một chút, sập lớn ở giữa là thờ công đồng.

tm-img-altĐền Hai Bà Trưng là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Việt Nam. Ảnh IT

Quê hương Mê Linh có họ Đặng, từ bao đời nay đã truyền lại cho nhau thờ phụng ngài Đặng Thi Sách. Các thế hệ con cháu họ Đặng cứ nối tiếp sinh cơ, lập nghiệp, duy trì dòng họ chung lưng đấu cật xây dựng xóm làng. Khi giặc xâm lăng bờ cõi, con cháu họ Đặng không phân biệt già trẻ, gái trai noi gương ngài Đặng Thi Sách đồng lòng cầm vũ khí bảo vệ quê hương đất nước.

Ngày nay, trong không gian linh thiêng tại quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, có ngôi đền thờ thân phụ, thân mẫu và ngài Đặng Thi Sách. Trong lễ rước kiệu, ngoài các thành phần khác có đoàn rước voi trắng của Hai Bà Trưng, ngựa đỏ của ngài Đặng Thi Sách, để tôn vinh công lao của Hai Bà và chồng bà Trưng Trắc. Căn cứ tư liệu lịch sử, với 2.010 năm tuổi (13 – 2023) có thể khẳng định: Đặng Công Đại Vương – Đặng Thi Sách là người họ Đặng ở Hà Nội, được sử sách ghi nhận là sớm nhất!

Hằng năm, vào mùng 10 tháng 11 âm lịch, (theo Dương lịch, năm nay vào đúng ngày 22/12/2023) nhân dân trong vùng đất cổ Mê Linh và Ban Quản lý Đền Hai Bà Trưng, tổ chức trang trọng ngày giỗ của ngài Đặng Thi Sách. Theo phong tục cổ xưa truyền lại, trong ngày giỗ ngài Đặng Thi Sách các hoạt động diễn ra trang nghiêm với lòng thành kính, nhân dân trong làng mang lễ dâng lên ngài.

Trong khói hương quyện vào không khí linh thiêng 5 tuần tế lễ được tổ chức trang nghiêm. Lễ tế là nét đẹp truyền thống được duy trì nhiều đời nay của nhân dân, tất cả để bày tỏ lòng thành kính, sự tôn vinh công lao của ngài Đặng Thi Sách với dân tộc, đồng thời:

“Cầu cho phúc lộc lai lâm
Dồi dào mưa móc thấm nhuần cỏ hoa
Phù hộ cho cả làng ta
Phù hộ cho cả nước nhà an ninh”.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng còn có Bia lưu niện hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh (tức Đặng Xuân Khu) thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Trong bia có ghi “Nơi đây có cây lụa già thân rỗng là hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam những năm 1943-1945. Đồng chí Trường Chinh đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng là một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945”. Ngày 16/2/2023, đại diện họ Đặng Việt Nam đã tổ chức về Đền Hai Bà Trưng dâng hương, tìm hiểu thân thế sự nghiệp ngài Đặng Thi Sách và dấu xưa, gốc tích họ Đặng.

Hiện nay Mê Linh có rất nhiều dòng họ trong đó có họ Đặng. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng tại xã Mê Linh có trên 10 chi họ Đặng trong 6 thôn gồm có: Đặng Văn, Đặng Đình, Đặng Thìn, Đặng Kim, Đặng Tiến, Đặng Quang, Đặng Duy… Tiếp bước tiên tổ, các thế hệ tiếp theo đã trên dưới thuận hòa, kỷ cương giữ vững, cùng nhau ra sức sản xuất, xây dựng, sẵn sàng tham gia đánh giặc bảo vệ Tổ Quốc. Tổ tiên họ Đặng vùng đất Mê Linh từ xưa đã kế thừa và phát huy truyền thống qúy báu của ông cha được truyền lại. Không chỉ yêu nước, gắn bó với quê hương, với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, mà còn làm ăn rất khá giả, với nghề đánh cá, trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, dệt vải; buôn sợi, buôn muối, buôn dầu, hàng xáo.

Các đời sau chịu thương chịu khó làm kinh tế gắn bó cây lúa, cây rau đặc biệt mang cây hoa hồng về trồng thay cho đất Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng Bá giá trị kinh tế rất cao. Bà con họ Đặng Mê Linh luôn tích cực xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, quan tâm duy trì nét đẹp truyền thống họ Đặng ngàn xưa để lại như: Đoàn kết với các dòng họ khác, giúp đỡ nhau với tình yêu thương con người, tinh thần tương thân, tương ái khi gặp hoạn nạn; cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.

tm-img-alt

Với ý nghĩa đó, nhân kỷ niệm tròn 2010 năm sinh (13 – 2023) của ngài Đặng Công Đại Vương – Đặng Thi Sách và ngày giỗ năm Quý Mão – 2023 của ngài; để góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, đoàn kết các dòng họ và xây dựng quê hương; theo đề nghị của ông Đặng Văn Cường, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê; trong khuôn khổ hoạt động của Chương trình “Tủ sách Đặng Đặng Thùy Trâm”, Hội đồng Họ Đặng TP. Hà Nội đã quyết định chọn nơi đây, để trao tặng một Tủ sách Đặng Thùy Trâm, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, do “Công ty TNHH Kiều Trịnh và Công ty CP TN HOME VN” tài trợ.

tm-img-altTrung tướng, TS. Đặng Vũ Sơn (nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ) Ủy viên Hội đồng Họ Đặng Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Họ Đặng TP. Hà Nội phát biểu

tm-img-altÔng Đặng Văn Cường, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê phát biểu

Tại huyện Mê Linh, Văn Khê cũng là vùng đất có truyền thống hiếu học, thời phong kiến từng có hai người thi cử và đỗ đạt cao, đó là: Tiến sỹ Nguyễn Ly Châu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức 6 (1475) đời Lê Thánh Tông. Tiến sỹ Nguyễn Châu Mạo, 25 tuổi ông đã đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Giáp Tuất, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) đời Lê Tương Dực, làm quan đến Đô ngự sử. (Đó là những chức quan cao cấp của triều đình phụ trách công việc xét xử, thanh tra, kiểm tra hành vi của quan lại và xét việc thăng, giáng, bổ dụng quan lại – công tác tổ chức nhân sự ở Trung ương). Hiện nay, hai ông đều được vinh danh, dựng bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tủ sách Đặng Thùy Trâm bắt đầu được khởi xướng từ đầu năm 2023, do Hội đồng họ Đặng Việt Nam phối hợp với Tổ chức “Trái tim người lính”; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Câu lạc bộ Mãi mãi tuổi 20″ và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cùng thực hiện.

Đây là một chương trình mang tính cộng đồng xã hội sâu sắc, góp phần hỗ trợ việc dạy học trong nhà trường; thúc đẩy văn hóa đọc bằng việc đưa trẻ em đến với sách, đến với nguồn tri thức nhân loại.

tm-img-altNiềm vui của các em học sinh xã Văn Khê khi lần đầu tiên được đón nhận Tủ sách Đặng Thùy Trâm từ Ban tổ chức và các nhà tài trợ

Tủ sách cũng là hoạt động tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày Hòa bình và Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) đồng thời góp phần “Tiếp lửa truyền thống Mãi mãi tuổi 20”, tiếp tục lan tỏa những điều tốt đẹp cho thế hệ trẻ và cộng đồng xã hội cũng như hưởng ứng các hoạt động nhân ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thường niên.

tm-img-altĐại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng (Chủ tịch Tổ chức “Trái tim người lính”), người khởi xướng chương trình ” Tủ sách Đặng Thùy Trâm”

Theo Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng (Chủ tịch Tổ chức “Trái tim người lính”), người khởi xướng chương trình ý nghĩa nêu trên, cho biết: điểm khác biệt của “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” so với nhiều Tủ sách khác là: sách sẽ được bổ sung hàng năm và “Tủ sách” sẽ được chăm sóc thường xuyên, với nhiều hoạt động phong phú như: giao lưu giữa các tác giả, các nhân vật và bạn đọc. Trao thưởng cho “Bạn đọc thông minh và sáng tạo”…

tm-img-alt

Chương trình phấn đấu trong 3 năm (2023 – 2025) sẽ có ít nhất 15 “Tủ sách Đặng Thùy Trâm”; mỗi Tủ sách trị giá từ 100 triệu đến 150 triệu đồng, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa; được trao tặng cho các Trường học, hoặc Bệnh viện, ở nhiều vùng miền trên cả nước.

tm-img-alt

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, bà Đặng Kim Trâm – em gái của Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cho biết, bản thân bà rất cảm động khi Hội đồng họ Đặng Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các cơ quan đoàn thể đã làm một việc hết sức ý nghĩa, xây dựng hệ thống tủ sách mang tên chị gái của bà.

“Đã lâu rồi văn hóa đọc sách bị lãng quên, mai một dần, giới trẻ bị đánh mất một thói quen, tình yêu đối với với sách. Với thế hệ của chúng tôi, sách là một món ăn tinh thần không thể thiếu được, nuôi dưỡng tinh thần của thế hệ chúng tôi.

Nếu như làm sống lại tình yêu sách, cũng như thói quen đọc sách sẽ đem lại cho lớp trẻ hiện nay một đời sống tinh thần phong phú hơn, sẽ có chiều sâu hơn so với những thông tin nhanh mà các bạn đọc được ở trên mạng xã hội”- bà Kim Trâm chia sẻ.

Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ra trong một gia đình tri thức ở Huế, lớn lên tại Hà Nội. Tháng 6-1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Bệnh xá Đức Phổ (Quảng Ngãi) Đặng Thùy Trâm bị lính Mỹ tập kích, hy sinh khi chưa tròn 28 tuổi đời.

Cuối tháng 4-2005, hai cuốn sổ tay là tập nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan Mỹ, lưu giữ sau 35 năm trả lại cho gia đình Bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Sau đó, vào tháng 7-2005, nhật ký của Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã biên tập thành sách mang tên Nhật ký Đặng Thùy Trâm, do NXB Hội Nhà Văn Việt Nam phát hành và trở thành một hiện tượng văn học với hơn 400.000 bản được bán.

Phan Thanh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Đại diện Ban Tổ chức, nhà tài trợ trao tặng Tủ sách Đặng Thùy Trâm cho thư viện xã Văn Khê

Hàng trăm hộ dân khốn đốn vì ‘siêu dự án’

Chỉ trong ít năm, thôn Tân, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã được phê duyệt 3 ‘siêu dự án’ du lịch, nghỉ dưỡng và sân golf, tuy nhiên trái với kỳ vọng, việc nằm trong vùng quy hoạch dự án nhưng chủ đầu tư chậm triển khai đã đẩy đời sống của hàng trăm hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Đi không được, ở không xong

Năm 2016 – 2017, thôn Tân được đưa vào quy hoạch để đón các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… hàng trăm hộ dân ở vùng bãi ngang nghèo khó này đã rất vui mừng và hy vọng. Khi các dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thu hút lao động tại địa phương, tạo thu nhập ổn định, người trong diện phải di dời cũng sẽ có một số vốn kha khá từ số tiền đền bù để chuyển đổi nghề… Đến cuối năm 2020 đã có 2 “siêu dự án” được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý chủ trương đầu tư; đến năm 2023, một dự án sân Golf lớn cũng được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, sự chậm trễ trong triển khai các dự án của chủ đầu tư đã đẩy hàng trăm hộ dân ở thôn Tân vào tình cảnh đi không được, ở lại không xong và chồng chất khó khăn.

Chị Đinh Thị Thân – một người dân trú tại thôn Tân cho biết: Gia đình chị xuống đây định cư từ năm 2008, cùng nhiều hộ dân khác trong xã. Đến năm 2016, sau khi chính quyền công bố thôn nằm trong vùng quy hoạch chờ dự án thì mọi hoạt động san tách hộ, cấp sổ đỏ cũng như xây dựng, sửa chữa nhà trong thôn đều bị đình chỉ. Điều này vô tình đẩy gia đình chị và nhiều hộ dân khác vào tình cảnh hết sức khó khăn. Nhà cửa xuống cấp không được xây mới, muốn vay vốn ngân hàng để mua sắm tàu thuyền, ngư cụ để vươn khơi cũng không được vì không có tài sản thế chấp. “Từ khi được đưa vào quy hoạch, đời sống của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế không thể phát triển. Mỗi khi mùa mưa bão về, chúng tôi luôn nơm nớp lo sợ. Trong khi đó, nếu muốn di chuyển đến nơi ở mới thì lại không có tiền mua đất, làm nhà” – Chị Thân nói.

Cùng có chung tâm trạng với chị Thân, ông Phạm Văn Việt – một người dân khác ở thôn Tân cũng cho biết: Mấy năm trước, nhà nước đã tiến hành kiểm kê tài sản trên đất của toàn bộ người dân trong thôn nhưng chỉ thấy họ đến rồi đi mà không thấy áp giá đền bù, chi trả tiền cho các hộ dân cũng như nhà đầu tư triển khai dự án như đã thông tin. Bên cạnh đó, do bờ biển bị sạt lở, năm 2020, nhà nước đã đầu tư một hệ thống kè chắn sóng, chống sạt lở ven bờ biển, vô hình chung, kè chắn sóng này lại trở thành một con đê thấp, khi triều cường lên, nước biển tràn vào khu dân cư rồi bị mắc lại, khiến cả vùng đất bị nhiễm mặn.

“Cả thôn có 180 hộ dân, đến nay chỉ còn chừng hơn trăm hộ. Đây là những hộ không có điều kiện để di dời đến nơi ở mới đành phải trụ lại, chờ tiền đền bù, gia đình tôi là một điển hình. Chúng tôi mong muốn, nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục vận hành dự án thì sớm có phương án đền bù để người dân di dời, còn nếu không thì cũng phải có phương án khác chứ với tình trạng này chúng tôi khổ lắm” – ông Việt nói.

Mịt mù lối thoát

Ông Vũ Hoàng Anh – Trưởng thôn Tân cho biết: Đến thời điểm hiện tại, thôn Tân có tới 3 dự án lớn được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư. Đầu tiên là các dự án: Khu khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng của Công ty CP đầu tư dịch vụ Bất động sản Victoria với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng, diện tích thu hồi đất là 25ha; Dự án Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại của Công ty CP ORG có tổng mức đầu tư là gần 5.000 tỷ đồng, diện tích thu hồi là 97ha. Cả 2 dự án này cùng được UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định chấp thuận vào tháng 11/2020. Đến năm 2023, UBND tỉnh lại tiếp tục chấp thuận cho Công ty CP Biệt thự và khách sạn biển Đông Phương đầu tư dự án sân golf với tổng diện tích phải thu hồi là 72,56ha đất.

“Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi chỉ thấy 1 lần duy nhất chính quyền tiến hành đi kiểm kê tài sản của người dân trong thôn, còn lại thì “án binh bất động”. Dự án cứ kéo dài mãi thế này đã vô tình đẩy cuộc sống của người dân thôn Tân vào muôn vàn khó khăn và những hệ lụy khôn lường. Rất mong các cấp, ngành sớm có giải pháp để bà con được yên tâm sinh sống”- ông Hoàng Anh bày tỏ.

Tuy nhiên, trái với những lo lắng, bức xúc của người dân thôn Tân, ông Trần Văn Long – Chủ tịch UBND xã Quảng Nham lại khẳng định: Có một vài hộ dân nói không đúng! Các dự án chỉ mới được chấp thuận và vẫn đang tiếp tục triển khai theo kế hoạch.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Phạm Văn Nam – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương cho biết: Đối với 2 dự án của Công ty CP đầu tư dịch vụ Bất động sản Victoria và Công ty CP ORG được phê duyệt chủ trương vào tháng 11/2020, đều đã hết hiệu lực hoàn thành hồ sơ, thủ tục dự án. Hiện nay nhà thầu đang trình UBND tỉnh xin gia hạn nhưng UBND tỉnh chưa đồng ý. Chính vì vậy chủ đầu tư chưa thể tiến hành chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân. Đối với dự án sân golf mới được UBND tỉnh chấp thuận thì huyện đang tiến hành các bước kiểm kê, giải phóng mặt bằng theo quy định.

Nguyễn Chung – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Những ngôi nhà ở thôn Tân hư hỏng nhưng không được phép xây mới, sửa chữa. Ảnh: Nguyễn Chung.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/hang-tram-ho-dan-khon-don-vi-sieu-du-an-10269480.html

Quảng Nam: Dự án NƠXH 700 tỷ nhiều sai phạm, một lô đất bán cho 2 – 3 người

Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang điều tra sai phạm của ông Trần Chiến Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty STO, trong đó có việc xác định có lô đất bán trùng lặp 2 – 3 người nên thời gian kéo dài.

Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 12 của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh, một số hộ dân mua đất dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp Điện Nam – Điện Ngọc, Điện Bàn đã đặt vấn đề về việc ông Trần Chiến Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư nông nghiệp nông thôn và dịch vụ thể thao du lịch STO (Công ty STO) có dấu hiệu lừa đảo, chiếm dụng vốn của người dân nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý?

Đại diện cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang xác định có lô bán trùng lặp 2 – 3 người nên thời gian xác minh kéo dài. Đến nay, cơ quan điều tra đã ra quyết định giải quyết tin báo, còn khởi tố hay không khởi tố sẽ chờ.

Kết luận chính thức sẽ được đưa ra khi viện kiểm sát có ý kiến trả lời.

Thanh tra của tỉnh Quảng Nam phát hiện Công ty STO có nhiều sai phạm về việc chuyển nhượng dự án, hợp đồng góp vốn không đúng quy định. Ảnh: Phước Nguyên

Trước đó, tháng 4/2023, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc thanh tra dự án khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc (TX. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Thanh tra của tỉnh này đã phát hiện Công ty STO có nhiều sai phạm về việc chuyển nhượng dự án, hợp đồng góp vốn không đúng quy định.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư thực hiện hợp đồng với nhiều đơn vị khác triển khai thi công không đúng hợp đồng dẫn đến việc kiện tụng. Vì vậy, Thanh tra tỉnh đề nghị Công an tỉnh Quảng Nam vào cuộc điều tra, làm rõ.

Dự án khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc được phê duyệt đầu tư xây dựng năm 2010, chia làm 3 giai đoạn.

Tổng diện tích của dự án có hơn 1.800 ha, quy mô đầu tư hơn 3.600 căn hộ với tổng vốn hơn 700 tỷ đồng. Dự kiến thời gian hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 8/2018.

Tuy nhiên, sau hơn 13 năm triển khai thi công, chủ đầu tư không thực hiện dự án khiến khu vực trở nên nhếch nhác, hiện mới xây dựng 3 khu nhà ở nhưng trong tình trạng chưa hoàn thiện.

Hệ thống đường cũng chưa được thảm nhựa, các căn hộ chỉ thực hiện xong phần thô, hệ thống nước, điện chưa được đấu nối… Trong khuôn viên rộng hàng chục ha, cây cỏ mọc um tùm.

Trường Tân/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp Điện Nam – Điện Ngọc, Điện Bàn. Ảnh: Phước Nguyên

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/quang-nam-du-an-noxh-700-ty-nhieu-sai-pham-mot-lo-dat-ban-cho-2-3-nguoi-20180504224293007.htm

Bộ Xây dựng ‘nhắc’ Hà Nội xử lý trách nhiệm vi phạm quy hoạch đường Lê Văn Lương

Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội thực hiện việc kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đã để xảy ra các vi phạm liên quan đến quy hoạch xây dựng tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.

Theo nguồn tin của PV VietNamNet, Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản đôn đốc UBND TP Hà Nội thực hiện kết luận thanh tra số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.

Theo đó, đến thời điểm cuối tháng 11/2023, sau khi kiểm tra, rà soát, Thanh tra Bộ Xây dựng nhận thấy, UBND TP Hà Nội và các tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thực hiện xong một số nội dung như: Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, khắc phục tồn tại các nội dung đã nêu trong kết luận thanh tra. Các nội dung có kiến nghị thu hồi nhưng chưa thu hồi về tài khoản tạm giữ của cơ quan thanh tra.

Chưa thực hiện xong chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, tổ chức thực hiện xử lý hành vi xây dựng sai quy hoạch được duyệt.

Bên cạnh đó, chưa thực hiện xong việc kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân đã để xảy ra các vi phạm, tồn tại được nêu trong kết luận thanh tra và một số nội dung theo kết luận thanh tra.

Dự án HACC1 (tên thương mại Times Tower) của CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội, UBND TP 2 lần điều chỉnh, Sở QHKT 1 lần điều chỉnh quy hoạch sai quy định đã điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7,2 tầng thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% thành 59,5%, tăng thêm dân số (tạm tính) 680 người. (Ảnh: Hồng Khanh)

Dự án HACC1 (tên thương mại Times Tower) của CTCP Xây dựng số 1 Hà Nội, UBND TP 2 lần điều chỉnh, Sở QHKT 1 lần điều chỉnh quy hoạch sai quy định đã điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7,2 tầng thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% thành 59,5%, tăng thêm dân số (tạm tính) 680 người. (Ảnh: Hồng Khanh)

Thực hiện chức năng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm nội dung nêu trên của kết luận thanh tra số 39 và báo cáo kết quả trong tháng 12 này.

Trước đó, hồi tháng 5/2022, Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố kết luận thanh tra số 39 chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài), Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.

Thanh tra Bộ chỉ rõ, việc điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, lập, điều chỉnh bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc, UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc (QH-KT) điều chỉnh quy hoạch sai quy định của pháp luật.

Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, quy hoạch chi tiết phê duyệt lần đầu đã cơ bản nghiên cứu tính toán sự đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Song khi thực hiện triển khai quy hoạch lại theo đề xuất chủ đầu tư, đã nhiều lần điều chỉnh đồ án hoặc điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc rồi tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án theo xu hướng: Chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích sàn có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, từ công cộng thành hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán, có dự án điều chỉnh tăng từ 5 tầng thành 30 tầng.

Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, tại tuyến đường Lê Văn Lương, trong khi nhiều ô đất liên tục được điều chỉnh nhiều lần theo hướng nâng tầng, tăng mật độ xây dựng thì tại nhiều dự án không bố trí, bố trí thiếu đất cây xanh gây quá tải về hạ tầng, xã hội. (Ảnh: Hồng Khanh)

Cũng theo Thanh tra Bộ Xây dựng, việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án đã vi phạm khi chỉ tiêu quy hoạch tại đồ án phê duyệt sau không phù hợp đồ án đã phê duyệt trước, đồ án có tỷ lệ nhỏ hơn không phù hợp với đồ án tỷ lệ lớn hơn mà không thuyết minh về sự sai khác, không tính toán sự đáp ứng về kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Như tại tuyến đường Lê Văn Lương, nơi được nhiều người dân Thủ đô biết đến là “con đường đau khổ” với chỉ khoảng hơn 2km nhưng có đến 40 tòa chung cư “đu bám” dọc tuyến đường gây nên tình trạng quá tải về hạ tầng, xã hội.

Theo kết luận thanh tra, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 hai bên đường Lê Văn Lương phê duyệt năm 2016 không tuân thủ quy định tại Điều 3 Quyết định số 130 ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó có nhiều nội dung về chỉ tiêu hạ tầng xã hội, cây xanh vi phạm quy chuẩn xây dựng. Trong số 13 dự án nhà chung cư được thanh tra có 12 dự án không bố trí cây xanh, một dự án thiếu diện tích cây xanh, chỉ đạt 10%…

Kết luận thanh tra cũng yêu cầu thu hồi về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ Xây dựng đối với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội số tiền 365 triệu đồng do quyết toán sai quy định về khảo sát phục vụ lập đồ án QHPKĐT S4 và thu hồi đối với Vinaconex số tiền 7,929 tỷ đồng do lập, chuyển nhượng dự án khu công viên giải trí số 1, ô CX2 sai quy định pháp luật.

Hồng Khanh – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/bo-xay-dung-nhac-ha-noi-xu-ly-trach-nhiem-vi-pham-quy-hoach-duong-le-van-luong-2229181.html

Chủ đầu tư thủy điện sông Bồ bị phạt 210 triệu đồng

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần Thủy điện sông Bồ 210 triệu đồng vì không lưu trữ hồ sơ và phát điện khi chưa có phép.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành ngày 19/12. Theo đó Công ty cổ phần Thủy điện sông Bồ (trụ sở đóng tại thôn Kăn Hoa, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị phạt 30 triệu đồng vì không lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hoặc lưu trữ không đầy đủ danh mục tài liệu theo quy định.

Xử phạt 180 triệu đồng vì đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Ngoài bị phạt tiền, Công ty cổ phần Thủy điện sông Bồ còn buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Phải kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp phải lưu trữ, bổ sung đầy đủ danh mục tài liệu lưu trữ và nộp lại số tiền có được từ hoạt động phát điện khi chưa được phép để sung vào ngân sách.

Cũng như nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm thu được từ hoạt động phát điện để sung vào ngân sách nhà nước.

Trước đó Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra công tác quản lý vận hành, an toàn điện, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và công tác ứng phó thiên tai tại 13 nhà máy thủy điện đang vận hành từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023. T

Trong đợt kiểm tra, đoàn đã phát hiện hiện tượng thấm, phía vai trái đập dâng và yêu cầu chủ đập có phương án xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn đập. Đồng thời yêu cầu nhà máy thủy điện Sông Bồ tăng cường thực hiện các quy định của pháp luật quy định về an toàn lao động, kiểm tra kiểm tra điện trở nối đất chống sét theo đúng quy định.

Đáng chú ý Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã phát hiện dự án thủy điện sông Bồ vi phạm trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy.

Thủy điện trên sông Bồ thuộc nhánh cấp 1 của sông Hương, được xây dựng ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới. Dự án này có diện tích lưu vực đến tuyến đập 148km2; mực nước dâng bình thường 161m, mực nước hạ lưu nhỏ nhất 79,6m; công suất lắp máy 20MW và điện lượng trung bình hàng năm khoảng 68,7 triệu kWh. Khởi công tháng 2/2018 và hoàn thành tháng 10/2020.

Nhật Hạ – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Chủ đầu tư thủy điện sông Bồ bị phạt 210 triệu đồng. Ảnh Văn Dinh

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/chu-dau-tu-thuy-dien-song-bo-bi-phat-210-trieu-dong-83893.html

Khánh Hòa ‘tuýt còi’ loạt dự án chậm tiến độ

Đánh giá các dự án đang chậm tiến độ, gây lãng phí tài nguyên, đất đai, các sở ngành đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi, chấm dứt hoạt động.

Ngày 20/12, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có kết quả xử lý 14 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng gây lãng phí tài nguyên, đất đai.

Tỉnh Khánh Hòa đã chỉ ra những dự án, công trình đang bị chậm tiến độ. Trong đó, dự án Trung tâm Hội nghị – Tiệc cưới và Nhà khách cán bộ công nhân viên Sabeco do Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn làm chủ đầu tư, tại số 2 đường Hoàng Hoa Thám, TP Nha Trang, đang chậm tiến độ. Nguyên nhân do “chủ quan” của nhà đầu tư, xuất phát từ vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp này.

Sở KH&ĐT đã xử phạt hành chính, đồng thời kiến nghị tỉnh Khánh Hòa giao sở ngành kiểm tra, rà soát phương án xử lý nhà đất của tổng công ty này liên quan đến dự án trên.

Xung quanh dự án trên đường Hoàng Hoa Thám vây tôn kín.

Ngoài dự án này, Sở KH&ĐT kiến nghị UBND tỉnh giao Sở TN&MT tham mưu, thu hồi đất dự án khu dân cư nhà vườn Phước Thượng do Công ty CP Đầu tư Phát triển Ngân sơn làm chủ đầu tư do chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, dự án Tổ hợp khách sạn du lịch, nghỉ dưỡng, nhà bán và cho thuê Trimet Nha Trang do Công ty CP Trimet Nha Trang làm chủ đầu tư cũng bị các sở ngành kiến nghị thu hồi, do chậm tiến độ.

Tương tự, nhiều dự án khác chậm tiến độ cũng bị kiến nghị thu hồi, như dự án Quảng trường biển xanh; dự án Khu du lịch Manna; dự án Vogue Resort, tên trước đây là Tropicana resort; dự án KDL nghỉ dưỡng Mỹ Mỹ Resort; dự án khu du lịch, dịch vụ tổng hợp bắc bán đảo Cam Ranh do Công ty TNHH Hoàn Cầu Cam Ranh làm chủ đầu tư.

Riêng dự án Nâng cao năng lực sản xuất nhà máy đóng tàu Cam Ranh do Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh làm chủ đầu tư, Sở KH&ĐT đã có văn bản đề nghị nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt một phần hoạt động của dự án (18 ha), theo quy định.

Đối với dự án Khu thương mại và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Oải Hương do Công ty CP du lịch Oải Hương làm chủ đầu tư, tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đến trước ngày 31/8/2024.

Xuân Ngọc – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Khu đất số 2 đường Hoàng Hoa Thám, TP Nha Trang chậm tiến độ thực hiện.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/khanh-hoa-tuyt-coi-loat-du-an-cham-tien-do-2229227.html

Tiền Giang: Bắt quả tang 8 phương tiện khai thác, vận chuyển cát trái phép

(Phapluatmoitruong.vn) – Đêm 19/12, Thủy đoàn II Cục CSGT (Bộ Công an) phối hợp với các cơ quan chức năng đã bắt quả tang 8 phương tiện và 22 đối tượng có hành vi khai thác, vận chuyển cát trái phép tại địa bàn giáp ranh 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Theo thông tin từ Thủy đoàn II Cục CSGT (Bộ Công an), vào khoảng 22h15 ngày 19/12, Thủy đoàn II phối hợp Phòng Cảnh sát Kinh tế, Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang, Công an huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang), cùng sự hỗ trợ của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đã bắt quả tang 8 phương tiện, 22 đối tượng đang có hành vi khai thác, vận chuyển cát trái phép.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 700 m3 cát tại khu vực cù lao Thới Trung, thuộc thủy phận huyện Tân Phú Đông, giáp ranh với huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Trong 8 phương tiện, có 4 sà lan vận chuyển cát, 4 phương tiện gắn hệ thống bơm hút công suất lớn (3 phương tiện không biển kiểm soát) để hút cát trái phép. Các đối tượng không xuất trình được giấy tờ liên quan đến người, phương tiện và giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số cát đang có trên phương tiện.

Qua làm việc, các đối tượng thừa nhận đang khai thác cát trái phép với thủ đoạn dùng phương tiện không biển kiểm soát để cắm vòi hút cát từ lòng sông lên, sang mạn cho các sà lan vận chuyển đi tiêu thụ. Thủy đoàn II đã lập biên bản quả tang, bàn giao đối tượng, phương tiện và tang vật cho Phòng CSKT Công an tỉnh Tiền Giang điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật. 

Được biết, tình hình khai thác lậu tại địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian gần đây tương đối phức tạp.

Theo thống kê, từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 10/2023, lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang đã phát hiện 79 vụ, với 125 đối tượng vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là hành vi khai thác cát trái phép và vận chuyển cát không có hóa đơn chứng từ). Trong đó, đã xử phạt vi phạm hành chính 39 vụ với 63 đối tượng cùng số tiền phạt trên 5,8 tỷ đồng. Đồng thời, tịch thu 03 phương tiện thủy nội địa, 03 máy hút cát; còn 40 vụ cùng 62 đối tượng đang lập hồ sơ xử lý.

Số lượng phương tiện và tang vật bị lực lượng chức năng tạm giữ.

Lực lượng Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện, xử lý 25 cá nhân, 01 tổ chức với số tiền trên 5,1 tỷ đồng, tịch thu 01 phương tiện thủy nội địa.

Lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác cát trái phép tại nhiều khu vực phức tạp như: khu vực gần cầu Mỹ Thuận (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè) và khu vực ven biển (khu vực cửa Tiểu, cửa Đại thuộc huyện Tân Phú Đông). Cụ thể, tại khu vực cầu Mỹ Thuận, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 11 vụ cùng 24 đối tượng với số tiền trên 1,3 tỷ đồng, tịch thu 03 máy hút cát, 22,568 m3 cát.

Ở khu vực ven biển, lực lượng Công an phát hiện 25 vụ với 52 đối tượng vi phạm (trong đó có 04 vụ khai thác cát trái phép, 21 vụ vận chuyển khoáng sản không hóa đơn chứng từ), hiện đang lập hồ sơ xử lý.

Ngoài ra, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang đã phát hiện 13 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 11 vụ vận chuyển cát không có hóa đơn, chứng từ với số tiền 285,5 triệu đồng.

UBND tỉnh Tiền Giang đã giao Công an tỉnh phối hợp với Công an các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Đồng Tháp xây dựng, ban hành quy chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường tại các địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh.

Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan, Công an địa phương phối hợp chặt chẽ thành viên tổ công tác liên ngành các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Tiền Giang cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản để triển khai thực hiện trên địa bàn.  Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 227 của Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để làm cơ sở xử lý hình sự các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, răn đe tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Thủy đoàn II đã lập biên bản vụ việc và bàn giao đối tượng, tang vật cho Công an tỉnh Tiền Giang.

Quảng Ngãi: Mở rộng quy mô BVĐK Phúc Hưng

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 20/12, Bệnh viện Phúc Hưng tổ chức họp báo công bố thông tin về việc mở rộng quy mô bệnh viện từ 100 giường lên 380 giường.

Đây là bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên ở Quảng Ngãi đầu tư 238 tỷ để xây dựng các khối nhà, tăng thêm giường bệnh và mua sắm các thiết bị hiện đại, đảm bảo phục vụ bệnh nhân với y tế chất lượng cao.

Theo ông Nguyễn Huấn – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tư nhân Phúc Hưng (Bệnh viện Phúc Hưng), vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã điều chỉnh chủ trương đầu tư, mở rộng bệnh viện để khắc phục tình trạng quá tải, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh.

Theo đó, dự án Bệnh viện Phúc Hưng đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 45 giường, định hướng mở rộng lên 100 giường (giai đoạn II), diện tích đất sử dụng hơn 3.600 m2, tổng vốn đầu tư 103 tỷ đồng. Đến nay, UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh quy mô bệnh viện lên 380 giường, diện tích đất sử dụng hơn 5.800 m2, tổng vốn đầu tư hơn 341 tỷ đồng. 

Để đảm bảo tiến độ xây dựng, từ quý IV/2023-quý II/2024, Bệnh viện sẽ lập văn bản đề nghị điều chỉnh dự án, lập hồ sơ thủ tục theo quy định, trình duyệt và xin cấp phép xây dựng. Từ quý III/2024 – quý II/2027 khởi công xây dựng, lắp đặt thiết bị khối nhà A3 hoàn thành đưa vào sử dụng. Từ quý III/2027 – quý II/2030, khởi công xây dựng, lắp đặt thiết bị khối nhà A2 hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ dự án.  

Sau khi mở rộng, Bệnh viện Phúc Hưng là cơ sở y tế tư nhân lớn nhất của Quảng Ngãi. Theo Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi Phạm Minh Đức, hiện nay cơ sở y tế công chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong tỉnh, do đó, việc Bệnh viện Phúc Hưng đầu tư mở rộng tăng quy mô giường bệnh là cần thiết và sẽ góp phần khắc phục phần nào tình trạng nêu trên.

                                                               Thiên Bút

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh buổi họp báo.

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 47-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 47-2023.

Về quản lý môi trường

– Các chỉ số tuần hoàn dựa trên LCA của các hệ thống ở các quy mô khác nhau: một cách tiếp cận toàn diện.

– Tìm hiểu xu hướng cô lập carbon bằng cách sử dụng dữ liệu mô hình và vệ tinh trong các hệ sinh thái khác nhau ở Ấn Độ.

– Động lực của nền kinh tế xanh ở một thị trường mới nổi: Những hiểu biết chung và cụ thể theo ngành.

– Biến đổi khí hậu, căng thẳng nhiệt và phân tích sự biến đổi theo không gian-thời gian của nó ở các đô thị châu Âu.

– Từ tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng xanh toàn diện: Làm thế nào để phát thải carbon, đổi mới sinh thái và hợp tác quốc tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu?

– Chúng ta có thể tin tưởng vào cam kết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Âu để đạt được 12 SGD không? Một nghiên cứu khám phá về tính bền vững của doanh nghiệp.

– ‘Tương lai xanh’ so với ‘Ranh giới hành tinh’? Phát triển liên minh diễn ngôn trực tuyến trong xung đột kinh tế sinh học châu Âu.

– Không phải mọi thứ đều xanh trong quá trình chuyển đổi xanh: Những cân nhắc lý thuyết về cấu trúc thị trường và cạnh tranh.

– Tích hợp quản lý chất thải thực phẩm vào xử lý nước thải đô thị: Tác động kinh tế và môi trường.

Về môi trường đô thị

– Sự thay đổi trao đổi chất ở người trưởng thành khỏe mạnh đi du lịch đến các khu vực có mức độ ô nhiễm thấp: Một thí nghiệm tự nhiên về việc tiếp xúc với ozone.

– Tổng diện tích bề mặt lắng đọng trong phổi (LDSA) của các hạt không khí xung quanh ở khu vực thành thị Châu Âu.

– Kháng kháng sinh trong nước thải: Kịch bản của Ấn Độ.

– Phân tích nước thải cộng đồng trong các hệ thống cống phụ để phát hiện các biến thể SARS-CoV-2 ở quy mô nhỏ ở khu vực đô thị của Đức.

– Ô nhiễm không khí và va chạm xe cơ giới ở thành phố New York.

– Ước tính nhiệt độ không khí hàng ngày và mức độ ô nhiễm ở Catalonia: Mô hình không gian, thời gian toàn diện với nhiều mức phơi nhiễm.

– Phân bổ nguồn ô nhiễm không khí trong nhà: Những thách thức hiện tại và hướng đi trong tương lai.

– Những thay đổi trong môi trường vật chất và xã hội của khu dân cư có ý nghĩa quan trọng đối với sự thay đổi về sức khỏe tâm thần: Bằng chứng theo chiều dọc từ dữ liệu bảng của Hà Lan.

– Sự đánh đổi dưới áp lực? Phát triển không gian xanh đô thị trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và quản lý.

Về môi trường khu công nghiệp

– Các cơ sở tái chế chất thải điện tử của Vương quốc Anh có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường và phơi nhiễm nghề nghiệp với chất chống cháy brôm không?

– Hướng tới ngành công nghiệp môi trường xây dựng bền vững ở Singapore: Động lực, rào cản và chiến lược trong việc áp dụng quản lý cơ sở vật chất thông minh.

– Sự di chuyển và phân hủy asen trong đất nông nghiệp tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp lân cận trong 50 năm.

– Ứng dụng bùn dệt thiêu kết làm chất hấp phụ mới để loại bỏ Sb(V) khỏi nước thải dệt may: Hiệu suất, cơ chế và quan điểm.

– Làm vấy bẩn các vùng nước hậu công nghiệp chưa được khám phá: Đa dạng sinh học và tiềm năng bảo tồn của môi trường sống nước ngọt trong các đầm phá lắng đọng tro bay.

– Nguồn tài chính xanh tại các công ty niêm yết ở Iberia: Cách tiếp cận đầu tư có trách nhiệm với xã hội.

– Phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái tiềm năng dựa trên các kịch bản phơi nhiễm và sinh thái (ERA-EES) để xác định rủi ro sinh thái đất xung quanh các khu vực khai thác kim loại.

– Đánh giá ô nhiễm thủy ngân tại một địa điểm quặng chính với cả hoạt động khai thác và luyện kim cổ xưa và công nghiệp.

– Nỗ lực mới nhằm kiểm soát ô nhiễm các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) – Công nghệ biến đổi sinh khối để hấp phụ khí VOC.

– Đánh giá ngắn gọn về sự phân bố trong môi trường và độc tính của các gốc tự do dai dẳng trong môi trường.

– Công bố quy tắc tạo hệ sinh thái kinh doanh tuần hoàn: Nghiên cứu điển hình trong ngành hóa chất.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. LCA based circularity indices of systems at different scales: a holistic approach

Science of The Total Environment, Volume 897, 1 November 2023, 165245

Abstract

Many are the definitions of Circular Economy as well as the policies and strategies for its implementation. However, gaps still exist in quantifying the effects of circularity. The existing approaches are usually sector- or product-specific, limited to microscale systems, and/or fail to simultaneously assess the environmental impacts of the studied system. This paper introduces a generally applicable method in which a set of LCA-based indices of circularity are able to detect the effects of circularity/symbiosis strategies on the environmental performance of meso- and macro-systems. These indices quantify the overall system’s circularity level by comparing the impacts of a system in which the components interact with each other (with a certain level of circularity) with an equivalent linear system (where no circularity takes place). The method works both on existing and projected systems, being able to track the effects of future circularity policies.

This method obviates the limitations and the gaps mentioned above: it applies to meso- and macro-systems, it is not bound to a specific sector, it allows to capture the environmental impacts, and it is sensitive to the temporal dimension.

This approach provides a tool to inform managers and policymakers for planning circularity actions and monitor their effectiveness while also capturing the temporal dimension.

2. Fine-grained sustainability assessment: County sustainable development in China from 2000 to 2017

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138798

Abstract

Rational assessment of the regional sustainable development level is an important prerequisite for formulating development strategies and achieving the UN Sustainable Development Goals (SDGs). Currently, little literature provides nuanced understanding for national sustainable development from the perspective of county sustainability. Such studies can provide more accurate regional heterogeneity characteristics and policy decision support. Thus, this paper applies the entropy weight method and Chinese county data from 2000 to 2017 to reassess the sustainability of Chinese counties. The results show that China’s county sustainability (Sustainable Development Index, SDI) is slowly improving. County sustainability performance is poorer in ethnic minority agglomerations, poor counties, old revolutionary counties, and central and western regions, better in county-level cities and eastern regions. The decomposition results show that economic sustainability and environmental sustainability are the main supporters of SDI growth, and livelihood sustainability is in urgent need of improvement. The regional inequality of SDI in Chinese counties gradually decreases, and inter-group differences are the main contributors to regional inequality in SDI. This paper provides support for China to develop county-level sustainable development measures and practice the SDGs. The findings could be useful for policymakers.

3. Understanding carbon sequestration trends using model and satellite data under different ecosystems in India

Science of The Total Environment, Volume 897, 1 November 2023, 166381

Abstract

This study discusses carbon sequestration variability in different ecosystems of India. Four different biosphere regions, each over 0.5° × 0.5° area, have been selected considering the geospatial and climatic variability of these regions expanding from Central India (CI), the Northeast region (NER), the Western Ghats (WG), and the Western Himalayan region (WHNI). The climatic conditions of these four regions are different so are the biosphere constituents of these regions. We expect the Gross Primary Productivity (GPP) to enhance during the all India summer monsoon rainfall season but in varied magnitudes suggesting a role of climatic parameters and flora in these regions. The GPP from FLUXCOM for the duration of 2001 to 2019 (19 years) and satellite-derived vegetation indices like the Normalized Vegetation Index (NDVI), Enhanced Vegetation Index (EVI), and Leaf Area Index (LAI) are used in this study to understand the response of regional vegetation to this variability. EVI seems to be better related to GPP in comparison to NDVI in the preliminary analysis. Further analysis suggests LAI correlates better to GPP than EVI and NDVI in different seasons in these four regions. Also, meteorological parameters like surface temperature, rainfall, soil water, and other derived parameters like Vapor Pressure Deficit (VPD) are studied. It is also observed that the year-to-year variability in the climatic conditions could also have a role to play in the observed features. It is proven that the climate around the world is experiencing changes. Vegetation is one of the potent markers to monitor the impact of climate change. These long-term data and trends were studied to understand if there is any significant impact of the changing climatic conditions on the vegetation in these regions. Our study shows that there is an increasing (positive) trend in GPP at these locations though at different rates. WG and WHNI have shown a significant high rate of increase (6.44 and 5.36 gCm−2 y−1, respectively) in GPP over the last two decades.

4. Drivers of green economy in an emerging market: Generic and sector-specific insights

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138857

Abstract

The study examines the drivers of the green economy generally and with a focus on sectors regarded as environmental-sensitive hotspots like waste, agriculture, forestry, energy, and transport sectors. The study was grounded on both the natural resource-based view and institutional theories. Creswell’s (2014) thematic analysis and the graphic framework of Miles and Huberman (1984, 1994) were used to address the respective objectives of the study. A total of 10 interviewees were selected purposively based on their expertise and the institutions in question who provided responses that were analysed. The results show that the three generic drivers of the green economy include pollution prevention revealed by the impact of climate change, and environmental degradation cost, environmental stewardship portrayed by inefficient resource utilization and global demand for change, as well as, sustainable development manifesting from a futuristic drive, a focus on people-planet-profit, and rejection of environmentally unfriendly development models. The findings further reveal the differences and interrelatedness of the drivers of the green economy within the 5 hotspot sectors under investigation. The results of the study reveal that there are different and sector-specific strategies that policymakers and practitioners have to apply in their quest to drive a green economy at the central government, local government and grassroots levels. The study proposes the development of a comprehensive national green economy policy and also the promotion of peer-to-peer knowledge transfer networks structured as Communities of Practice. This study is one of the few that explores the concept of the green economy within the macroeconomic level and is novel in attaching theoretical lenses.

5. Understanding the intricate tradeoffs among ecosystem services in the Beijing-Tianjin-Hebei urban agglomeration across spatiotemporal features

Science of The Total Environment, Volume 898, 10 November 2023, 165453

Abstract

Revealing the intricate interactions between ecosystem services and their values is essential for the comprehensive management of diverse ecosystems. However, understanding tradeoffs among various ecosystem services and their influencing factors, especially at different spatial scales, remains challenging, primarily due to the difficulty in quantifying cultural services. In this study, we conducted a comprehensive analysis of the ecosystem service value (ESV) at both grid and county scales in the Beijing-Tianjin-Hebei urban agglomeration from 2000 to 2020, considering the representation of different ecosystem services. Our investigation aimed to elucidate tradeoffs among ecosystem services and identify key natural-social-economic-climate drivers. The key findings are as follows: (1) Over the study period, the overall ESV in the Beijing-Tianjin-Hebei urban agglomeration exhibited an upward trend, with regulation of waterflows, water body, and forest land making the largest contributions. (2) At the grid scale, there were 3 tradeoffs and 52 synergies among multiple ecosystem services in 2000, which increased to 18 tradeoffs in 2020, indicating a considerable degradation of numerous ecosystem services. Conversely, at the county scale, all ecosystem services exhibited a synergistic relationship. (3) The most significant synergistic effect was observed between regulation of waterflows and maintenance of soil fertility, while the most prominent tradeoff effect was identified between food production and waste treatment. (4) Social-economic factors exerted a more substantial influence on ESV, followed by climate factors, whereas the impact of natural factors was limited. GDP emerged as the primary single driver of total ESV, while farmland production potential played a crucial role in shaping the 11 ecosystem services. Notably, GDP-temperature and GDP-farmland production potential output were identified as the most influential dual factors. These findings underscore the importance of simultaneously enhancing economic development, controlling temperature rise, and improving food production as essential measures to enhance ESV.

6. Climate change, heat stress and the analysis of its space-time variability in european metropolises

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138892

Abstract

Global warming is a pressing problem that necessitates immediate action. This phenomenon is particularly affecting the quality of life in larger cities due to population growth and human mobility. Understanding the space-time variability of the heat stress that various locations will face in the future is therefore crucial for us. Taking into account the aforementioned facts, the current study examined the evolution of the Hi heat stress index in four European capitals – Berlin, Madrid, Paris, and Rome – during the months of July, August, and September between 2008, 2012, and 2017. The European Space Agency (ESA) UrbClim climate model was used to collect environmental data. Furthermore, Local Climatic Zones (LCZ) classifications and land use/cover change (LULC) coverages were used to improve the evaluation and extrapolation of the results. According to the findings, the studied areas experienced significant increases in environmental temperatures and the heat stress index Hi between 2008 and 2017. The four cities’ average increase is 0.31 °C per decade, with the southern cities experiencing greater intensity and the northern cities experiencing less intensity. When comparing the spatiotemporal variability of heat stress in different zones, the study discovered that areas with more impervious areas and fewer green areas are more vulnerable to potential increases in heat stress. As a result, future urban developments with more green areas can be able to create spaces that are more resistant to heat stress, improving people’s quality of life.

7. Atmospheric wet organic nitrogen deposition in China: Insights from the national observation network

Science of The Total Environment, Volume 898, 10 November 2023, 165629

Abstract

Organic nitrogen (N) is an important component of atmospheric reactive N deposition, and its bioavailability is almost as important as that of inorganic N. Currently, there are limited reports of national observations of organic N deposition; most stations are concentrated in rural and urban areas, with even fewer long-term observations of natural ecosystems in remote areas. Based on the China Wet Deposition Observation Network, this study regularly collected monthly wet deposition samples from 43 typical ecosystems from 2013 to 2021 and measured related N concentrations. The aim was to provide a more comprehensive assessment of the multi-component characteristics of atmospheric wet N deposition and reveal the influencing factors and potential sources of wet dissolved organic N (DON) deposition. The results showed that atmospheric wet deposition fluxes of NO3−, NH4+, DON and dissolved total N (DTN) were 4.68, 5.25, 4.32, and 13.05 kg N ha−1 yr−1, respectively, and that DON accounted for 30 % of DTN deposition (potentially up to 50 % in remote areas). Wet DON deposition was related to anthropogenic emissions (agriculture, biomass burning, and traffic), natural emissions (volatile organic compound emissions from vegetation), and precipitation processes. The wet DON deposition flux was higher in South, Central, and Southwest China, with more precipitation and intensive agricultural activities or more vegetation cover, and lower in Northwest China and Inner Mongolia, with less precipitation and human activities or vegetation cover. DON was the main contributor to DTN deposition in remote areas and was possibly related to natural emissions. In rural and urban areas, DON may have been more influenced by agricultural activities and anthropogenic emissions. This study quantified the long-term spatiotemporal patterns of wet N deposition and provides a reference for future N addition experiments and N cycle studies. Further consideration of DON deposition is required, especially in the context of anthropogenic control of NO2 and NH3.

8. From economic growth to inclusive green growth: How do carbon emissions, eco-innovation and international collaboration develop economic growth and tackle climate change?

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138986

Abstract

The climate crisis is recognized as one of the world’s most serious concerns, posing a threat to environmental, social, and economic growth. However, previous work has failed to address the dynamic effects through which economic growth may affect green growth and climate crisis. In this research, we take a closer look at the impact of carbon emissions, eco-innovation adoption, and international collaboration on economic growth and the influence of economic growth on green growth. This paper used the generalized method of moments (GMM) for 54 African countries from 2010 to 2019, allied with an imbalanced panel of 540 observations. This paper finds a positive relationship between carbon emissions, eco-innovation international cooperation, and economic growth with p-values lower than 0.047. Our study discovers economic growth’s robust and positive impact on green growth with a p-value of 0.009. This research finds a three-pronged mediating effect of economic growth between its driving factors and green growth. Lastly, this paper furnishes new visions into the argument over economic growth versus green growth. It informs policymakers of the need to pay attention to the growing effect of eco-innovation driving factors on attaining sustainable and greener growth and climate crisis mitigation.

9. Drought characteristics and dominant factors across China: Insights from high-resolution daily SPEI dataset between 1979 and 2018

Science of The Total Environment, Volume 901, 25 November 2023, 166362

Abstract

Drought, a complex phenomenon exacerbated by climate change, is influenced by various climate factors. The escalating global temperatures associated with climate change, impact precipitation patterns and water cycle processes, consequently intensifying the occurrence and severity of droughts. To effectively address and adapt to these challenges, it is crucial to identify the dominant climate factors driving drought events. In this study, we utilized the 1979–2018 Chinese meteorological forcing dataset to calculate the daily Standardized Precipitation Evapotranspiration Index (SPEI). The Theil-Sen and Mann-Kendall (M-K) tests were employed to analyze the spatial and temporal trends of drought severity and duration. Additionally, partial correlation analysis was conducted to examine the relationship between climate factors (precipitation and potential evapotranspiration (PET)) and drought characteristic (drought severity and duration). Through this comprehensive analysis, we aimed to identify the primary factors influencing drought severity and duration. The findings revealed the following key results: (1) Over the 40-year period from 1979 to 2018, drought trends in China and its seven climate divisions exhibited an increasing pattern. (2) During drought periods, most regions exhibited a positive correlation between PET and drought severity and duration, while precipitation demonstrated a negative correlation. However, certain areas experiencing severe drought displayed a negative correlation between PET and drought severity and duration, precipitation demonstrated a positive correlation with drought severity and duration. (3) PET emerged as the dominant climatic factor for meteorological drought in the majority of China. These findings contribute valuable insights for policymakers in the development of climate change adaptation and mitigation strategies. By understanding the dominant climate factors driving drought events, policymakers can implement effective measures to mitigate the adverse socioeconomic and environmental impacts associated with climate change.

10. Can we count on the commitment of European SMEs to achieve SGD12? An exploratory study of business sustainability

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 139016

Abstract

The United Nations created the 17 Sustainable Development Goals (SDG) to serve as a compass for a better future, i.e., for a sustainable future, a green, socially and financially prosperous tomorrow. Due to the significant responsibility of small and medium-sized enterprises (SMEs) to environmental dilapidation and destruction, they are an essential engine to the green transition. Business activities are central to achieving SDG12. This article focuses on the contribution of European SMEs to carbon neutrality. We explore the influence of SMEs’ investment in micro resource-efficiency actions on adopting macro measures of carbon neutrality and whether investments, financial, administrative, and regulatory requirements influence the implementation of resource efficiency practices. This is the first attempt to explore the interrelationship between micro resource efficiency and macro climate change measures. A quantitative analysis was performed using descriptive statistics, factor analysis (exploratory and confirmatory factor analysis) and the partial least squares method. Data from 2021 included 17,144 European SMEs and were retrieved from the fifth wave of the Flash Eurobarometer 498. The results reveal that SMEs’ implementation of resource-efficient actions at the micro level positively influenced the adoption of macro-level measures for decarbonization. Furthermore, implementing these micro-measures was positively influenced by business investment and negatively affected by external sources of finance and regulatory and administrative requirements. Overall, the findings indicate that European SMEs still have a long way to go toward the twelfth SDG and decarbonization.

11. Urbanization expands the fluctuating difference in gross primary productivity between urban and rural areas from 2000 to 2018 in China

Science of The Total Environment, Volume 901, 25 November 2023, 166490

Abstract

Urban and rural vegetation are affected by both climate change and human activities, but the role of urbanization in vegetation productivity is unclear given the dual impacts. Here, we delineated urban area (UA) and rural area (RA), quantified the relative impacts of climate change and human activities on gross primary production (GPP) in 34 major cities (MCs) in China from 2000 to 2018, and analyzed the intrinsic impacts of urbanization on GPP. First, we found that the total urban impervious surface coverage (ISC) of the 34 MCs increased by 13.25 % and the mean annual GPP increased by 211 gC m−2 during the study period. GPP increased significantly in urban core areas, but decreased significantly in urban expansion areas, which was mainly due to a large amount of vegetation loss due to land use conversion. Second, the variability of GPP in UA was generally lower than in RA. Both climate change and human activities had a positive impact on GPP in UA and RA in the 34 MCs, of which the contribution was 49 % and 51 % in UA, and 76 % and 24 % in RA, respectively. Third, under climate change and human activities, the increase in GPP offset 4.96 % and 12.35 % of the impact of land use conversion on GPP in 2000 and 2018, respectively, which indicated that the offset strengthened over time. These findings emphasize the role of human activities in promoting carbon sequestration in urban vegetation, which is crucial for better understanding the processes and mechanisms of urban carbon cycles. Decision-makers can manage urban vegetation based on vegetation carbon sequestration potential as regions urbanize, aiding comprehensive decision-making.

12. Toward an ecological civilization: Exploring changes in China’s land use policy over the past 35 years using text mining

Journal of Cleaner Production, Volume 427, 15 November 2023, 139265

Abstract

Exploring multi-goal sustainable development paths is a global concern. To date, little is known about the characteristics of and logic behind the evolution of China’s land use policies (LUPs), especially when they are linked to China’s governance philosophy of an ecological civilization (EC). An EC is a unique development concept in China that emphasizes human-nature coexistence alongside economic progress. Therefore, we examine the evolutionary process of China’s LUPs in the context of an EC. We identify meaningful shifts that have occurred in those policies, as well as reveal the logic behind the changes. Based on staged text mining of 220 national LUPs initiated in China between 1986 and 2021, by disclosing the changes in the number, foci, goals, concepts, measures, and reform methods of LUPs, this paper provides an overview and four-dimensional deconstruction of the country’s LUP evolution in the context of an EC. Three major findings emerge from text mining. First, China’s LUP has evolved through three stages, with modifications in the number, dominant foci, and themes of the policies across each stage. Second, comprehensive and significant alterations have transpired in the orientation, goals, concepts, measures, and reform approaches of the policies. Third, the transformation in LUP has transpired centering on four dimensions: improving economic efficiency; balancing production, living, and ecology; promoting social equity; and conserving ecology. These four aspects accord with four governance concepts of an EC—efficient development, symbiosis of humans and nature, social harmony, and green development. We also discuss how China’s LUP evolution offers a valuable case for exploring sustainable development at a global level.

13. ‘Green future’ versus ‘Planetary boundaries’? Evolving online discourse coalitions in European bioeconomy conflicts

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 139058

Abstract

The European Commission is pursuing a circular bioeconomy to tackle pressing sustainability challenges, such as climate change and fossil dependency. Previous bioeconomy policy studies demonstrated the existence of competing bioeconomy discourses in the European Union. However, it remains nebulous how such discursive conflicts emerge and change, particularly in online settings. In this paper, we provide a more in-depth analysis of how argumentative changes of actors alter the network of online dynamic discourse coalitions. We base our findings on interviews and a qualitative discourse network analysis of 9983 tweets about European Union bioeconomy policies from the period 2008–2021. Our results indicate that initially, expert debates centred around storylines on bioeconomy advantages. After the 2012 Bioeconomy Strategy, the debate diversified with the entry of new actors and storylines. Two discourse coalitions, ‘Green future’ and ‘Planetary boundaries’, emerged around conflicting storyline clusters. In the aftermath of the 2018 Bioeconomy Strategy update, the debate simplified into core argumentations of few, highly conflicting storylines, leading to a polarization of the two discourse coalitions. Storyline hijacking further added to polarization and conflict. Understanding the evolution of online dynamic discourse coalitions provides new opportunities for practitioners to open up discourses towards storylines from other parts of the discourse network. This can help to prevent locking-in the limited range of solutions in congruence with the dominant ‘Green future’ discourse.

14. Not everything is green in the green transition: Theoretical considerations on market structure, and competition

Journal of Cleaner Production, Volume 427, 15 November 2023, 139300

Abstract

This paper studies how the green transition towards a more sustainable and environmentally friendly economy affects the market structure and the competition between firms. In this context, we propose a two-stage game-theoretical model of competition between firms in prices and green investments. The model delivers several scenarios but two are particularly concerning. One such scenario is called the “dirty” equilibrium, in which firms delay the green transition investments. The other scenario is called the “partial green” equilibrium scenario, in which one firm makes the green transition investments obtaining a leading position, while the other remains producing the “dirty” product. In addition to the associated environmental damages, both scenarios are also problematic because they reduce market competition and the number of firms. In this respect, the “partial green” equilibrium may be even more problematic in the long-run because the green leader may perpetuate its advantage towards some kind of monopoly or market power. Inflation and less competition are particular robust implications of the green transition process that are found in this paper.

15. Examining the representativeness heuristic and anchoring effects in China’s carbon markets

Journal of Cleaner Production, Volume 428, 20 November 2023, 139079

Abstract

This paper proposes a novel integrated approach incorporating grey relational analysis, corresponding correlation test, with vector autoregression and panel vector autoregression models to examine the representativeness heuristic and anchoring effects in carbon markets. The grey relational analysis and corresponding correlation test measure the representativeness heuristic in eight pilot carbon markets. The vector autoregression and panel vector autoregression models detect the anchoring effects in eight pilot carbon markets and the overall carbon market. The study first explores the representativeness heuristic and anchoring effects in China’s carbon markets. Taking the 2014–2021 United Nations Climate Change Conferences (COP20–COP26) as an event, the proposal of China’s carbon emissions peak and carbon-natural targets, as well as the establishment of China’s national carbon market as three events, the empirical results demonstrate that Hubei, Guangdong, Shenzhen, Beijing, Shanghai, and Chongqing six pilot carbon markets were found to exhibit the representativeness heuristics for the COP21. Hubei, Shenzhen, Beijing, and Chongqing carbon markets were found to exhibit the representativeness heuristics for the proposal of China’s carbon emissions peak and carbon-natural targets, and the establishment of China’s national carbon market. Anchoring effects were found to exist in Guangdong, Tianjin, and Chongqing carbon markets, while no anchoring effect has been found to exist in the overall carbon market. Investor sentiment is one of the crucial factors affecting carbon prices.

16. Grey forecasting the impact of population and GDP on the carbon emission in a Chinese region

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 139025

Abstract

Beijing-Tianjin-Hebei metropolitan area is a significant carbon emission center. The region’s early achievement of peak carbon targets is critical to the nation’s achievement of peak carbon targets. In this paper, it is proposed to use different orders of grey models to classify into three scenarios. Based on three scenarios, the grey multivariate convolutional model with new information priority accumulation is adopted to predict carbon emissions in the Beijing-Tianjin-Hebei region and select the scenario suitable for local development. The results show that: (1) The Beijing region has already achieved peak carbon, the Tianjin region may not reach its peak carbon target by 2030, and the Hebei region is expected to reach its peak carbon target by 2030. (2) The high rate of carbon emission reduction scenario will greatly improve the air quality of Beijing. The low-speed growth carbon emission scenario is more in line with the future development of Tianjin city. The low-rate carbon reduction scenario is more in line with the synergistic governance of pollution reduction and carbon reduction in Hebei Province. (3) Beijing’s population policy in the most recent years has been conducive to improving the local environment. Tianjin’s medium-term population policy is more in line with the local area. Hebei’s medium-term industrial structure reform is favorable to local development.

17. Integrating food waste management into urban wastewater treatment: Economic and environmental impacts

Journal of Environmental Management, Volume 345, 1 November 2023, 118517

Abstract

Food waste is the main component of municipal solid waste (MSW) and its sustainable management is a global challenge. Co-treatment of food waste and urban wastewater in wastewater treatment plants (WWTPs) could be a plausible management strategy to reduce the MSW amount that is disposed in landfills, while converting its organic fraction into biogas in the WWTP. However, the increased organic load in the wastewater influent would impact the capital and operating costs of the WWTP, mainly due to the increase in sludge production. In this work, different scenarios for co-treatment of food waste and wastewater were studied from both economic and environmental perspectives. These scenarios were designed based on different sludge disposal and management options. The results showed that the co-treatment of food waste and wastewater would be more environmentally friendly than their separate treatment, but its economic feasibility strongly depends on the ratio between the management costs of MSW and sewage sludge.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Challenges detecting SARS-CoV-2 in Costa Rican domestic wastewater and river water

Science of The Total Environment, Volume 897, 1 November 2023, 165393

Abstract

This study presents the development of a SARS-CoV-2 detection method for domestic wastewater and river water in Costa Rica, a middle-income country in Central America. Over a three-year period (November to December 2020, July to November 2021, and June to October 2022), 80 composite wastewater samples (43 influent and 37 effluent) were collected from a Wastewater Treatment Plant (SJ-WWTP) located in San José, Costa Rica. Additionally, 36 river water samples were collected from the Torres River near the SJ-WWTP discharge site. A total of three protocols for SARS-CoV-2 viral concentration and RNA detection and quantification were analyzed. Two protocols using adsorption-elution with PEG precipitation (Protocol A and B, differing in the RNA extraction kit; n = 82) were used on wastewater samples frozen prior to concentration, while wastewater (n = 34) collected in 2022 were immediately concentrated using PEG precipitation. The percent recovery of Bovine coronavirus (BCoV) was highest using the Zymo Environ Water RNA (ZEW) kit with PEG precipitation executed on the same day as collection (mean 6.06 % ± 1.37 %). It was lowest when samples were frozen and thawed, and viruses were concentrated using adsorption-elution and PEG concentration methods using the PureLink™ Viral RNA/DNA Mini (PLV) kit (protocol A; mean 0.48 % ± 0.23 %). Pepper mild mottle virus and Bovine coronavirus were used as process controls to understand the suitability and potential impact of viral recovery on the detection/quantification of SARS-CoV-2 RNA. Overall, SARS-CoV-2 RNA was detected in influent and effluent wastewater samples collected in 2022 but not in earlier years when the method was not optimized. The burden of SARS-CoV-2 at the SJ-WWTP decreased from week 36 to week 43 of 2022, coinciding with a decline in the national COVID-19 prevalence rate. Developing comprehensive nationwide surveillance programs for wastewater-based epidemiology in low-middle-income countries involves significant technical and logistical challenges.

2. Urban vegetation cooling capacity was enhanced under rapid urbanization in China

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138906

Abstract

The cooling capacity of urban vegetation, which forms “urban cooling islands” (UCI), can play an important role in mitigating urban heat islands (UHI). However, the spatiotemporal changes in UCI intensity at the national scale have not been fully explored under rapid urbanization in China. In this study, based on 23,081 Landsat images from the Google Earth Engine, spatiotemporal UCI was obtained for 320 cities in China from 2000 to 2018 and correlated with meteorological and urbanization parameters to uncover the factors driving UCI changes. The direct and indirect effects of the driving factors on UCI were investigated using structural equation modeling. Our results showed that China experienced 12.38%, 181.23%, 83.6%, and 22.63% increases in population density, gross domestic product (GDP), the impervious surface, and leaf area index (LAI), respectively, between 2000 and 2018. Furthermore, we found more rapid urbanization in the temperate continental climate (TCC) zone than in the temperate monsoon climate (TMC) and subtropical monsoon climate (SMC) zones in China. The national averaged UCI was 2.47 °C, with the largest UCI recorded in small cities and TCC zones. From 2000 to 2018, over 70% of cities showed an increasing trend in UCI intensity, mainly concentrated in TMC and megacities. At the national scale, the increase in UCI was likely explained by a combination result of the intensified wind speed, decrease in urban areas, and enhanced LAI. We also identified that the driving mechanisms of UCI were very different in different climatic zones. In TCC, precipitation had a major impact on UCI intensity at a threshold of 78.92 mm. In TMC and SMC, in addition to temperature, urbanization factors significantly influenced UCI. The main factors in TMC were LAI, with a specific threshold of 1.15. These results deepen the understanding of UCI formation and provide new insights into the regional adaptation of urban vegetation to mitigate urban heat waves.

3. Metabolomic alterations in healthy adults traveling to low-pollution areas: A natural experiment with ozone exposure

Science of The Total Environment, Volume 897, 1 November 2023, 165501

Abstract

Numerous epidemiological studies have demonstrated links between short-term ozone exposure to various adverse health outcomes, but some ozone-induced pathological mechanisms remain unclear. To fill this knowledge gap, we enrolled 36 healthy young adults living in high-ozone areas and performed an untargeted metabolomic analysis in serum collected before, during, and after their travel to a low-ozone scenic area. Reviewing the literature, we found 16 metabolites significantly associated with ozone, pointing to neurological health, type 2 diabetes (T2D) risk, and cardiovascular health. Notably, we observed significant changes in these 16 metabolites from the ozone reduction when participants traveled from the campus to the scenic area (adjusted p-value < 0.05). However, when ozone increased after participants returned to campus from the scenic area, we observed that T2D risk and cardiovascular health-related metabolites returned to their original state (adjusted p-value < 0.05), but neurological health-related metabolites did not change significantly with ozone exposure. Our study showed that ozone exposure was linked to prompt alterations in serum metabolites related to cardiovascular health and T2D risk but less sensitive changes in neurological health-related metabolites. Among many lipids, free fatty acids and acylcarnitines were the most sensitive compounds positively associated with changes in ozone exposure.

4. Prediction of CO2 emission peak and reduction potential of Beijing-Tianjin-Hebei urban agglomeration

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138945

Abstract

Forecasting the future emission trajectories and the relating sensitive driving factors of emissions for cities is of great significance to formulate realizable CO2 mitigation policies. To proceed the forecasting, studies on peak prediction and quantification of reduction potential at the city level are essential. However, the studies in the area are very limited. Selecting the Beijing-Tianjin-Hebei urban agglomeration (BTH) as the study region, this paper aims to contribute to the research area and provides implications for other cities or urban agglomerations. The Kaya identity and multi-scenario simulation were employed to predict the dynamic evolution pathways of CO2 emissions from 2021 to 2035 and explore the differential CO2 peak time, peak value, and reduction potential for 13 cities in BTH. Monte Carlo simulation, Mann-Kendall trend test and Sen’s slope estimation method are jointly used to reduce uncertainties in estimation. The Monte Carlo simulation results show that most cities in BTH have already reached their CO2 emissions peak, while Tianjin, Langfang, Cangzhou and Tangshan are expected to reach their peaks between 2025 and 2030. Among them, 5 and 8 cities have the risk of not reaching their peak before 2035 in the high consumption scenario (HCS) and extensive development scenario (EDS) respectively. Comparative analysis reveals that low-carbon scenario (LCS) and sustainable development scenario (SDS) have significant effects on emissions reductions. The top three cities in terms of accumulative emission reduction in 2021–2035 are Tianjin, Tangshan and Cangzhou, estimated as 117.82–250.75 Mt CO2 in LCS and 217.77–454.10 Mt CO2 in SDS, respectively. The results of sensitivity analysis reveal that the most critical driver of CO2 emissions in Beijing is population, while that is GDP per capita for Tianjin. Langfang and Hengshui showed the highest sensitivity to energy intensity. Accordingly, these cities have differentiated concerns and priorities to achieve their carbon peak goal as scheduled.

5. Ambient air particulate total lung deposited surface area (LDSA) levels in urban Europe

Science of The Total Environment, Volume 898, 10 November 2023, 165466

Abstract

This study aims to picture the phenomenology of urban ambient total lung deposited surface area (LDSA) (including head/throat (HA), tracheobronchial (TB), and alveolar (ALV) regions) based on multiple path particle dosimetry (MPPD) model during 2017–2019 period collected from urban background (UB, n = 15), traffic (TR, n = 6), suburban background (SUB, n = 4), and regional background (RB, n = 1) monitoring sites in Europe (25) and USA (1). Briefly, the spatial-temporal distribution characteristics of the deposition of LDSA, including diel, weekly, and seasonal patterns, were analyzed. Then, the relationship between LDSA and other air quality metrics at each monitoring site was investigated. The result showed that the peak concentrations of LDSA at UB and TR sites are commonly observed in the morning (06:00–8:00 UTC) and late evening (19:00–22:00 UTC), coinciding with traffic rush hours, biomass burning, and atmospheric stagnation periods. The only LDSA night-time peaks are observed on weekends. Due to the variability of emission sources and meteorology, the seasonal variability of the LDSA concentration revealed significant differences (p = 0.01) between the four seasons at all monitoring sites. Meanwhile, the correlations of LDSA with other pollutant metrics suggested that Aitken and accumulation mode particles play a significant role in the total LDSA concentration. The results also indicated that the main proportion of total LDSA is attributed to the ALV fraction (50 %), followed by the TB (34 %) and HA (16 %). Overall, this study provides valuable information of LDSA as a predictor in epidemiological studies and for the first time presenting total LDSA in a variety of European urban environments.

6. Antibiotic resistance in wastewater: Indian scenario

Environmental Pollution, Volume 337, 15 November 2023, 122586

Abstract

The surge of Antibiotic Resistant Bacteria (ARB) in the environment is poised to be the next health threat. World Health Organisation’s (WHO’s) Global Antimicrobial Surveillance System (GLASS) report indicates that developing countries may be at a greater risk. Among various factors, the major driver here could be untreated wastewater and poor sanitation. Bacteria are extremely adaptable to their surroundings and develop Antimicrobial Resistance (AMR) when exposed to antibiotics and other pollutants that cause microbial stress. Thus, untreated domestic wastewater drains could easily become hotspots for the occurrence of ARBs. This study reports surveillance of sewage-carrying drains across four urban cities in India and demonstrated the presence of ARBs in the bacterial community against 7 classes of antibiotics, namely, β-Lactams, Chloramphenicol, Glycopeptides, Macrolides, Tetracycline, Third Generation Cephalosporin, and Quinolones. Untreated domestic wastewater flowing in target drains was collected twice a month, for a period of six months and the microbial community was subjected to Antibiotic Susceptibility Testing (AST) by plate assays. The zone of inhibition was recorded and interpreted as per the interpretive chart of The Clinical & Laboratory Standards Institute (CLSI) & The European Committee on Antimicrobial Susceptibility Testing (EUCAST). The total number of samples showing resistance against antibiotics was used to define an Antibiotic Resistance Index (ARI), calculated for all 20 sampling sites (drains). Results demonstrated that the highest ARI was observed in Delhi and Mumbai, ranging from 0.81 to 0.92 in Delhi and 0.49–0.56 in Mumbai. This surveillance study reveals the antibiotic resistance pattern of the representative bacterial community in the drains and goes beyond few targeted bacterial species. The alarming presence of antibiotic resistant bacterial community highlights the concern of ARBs being the next looming health threat. This report aims to demonstrates the importance of considering sewage surveillance on routine basis by state authorities.

7. Analyzing community wastewater in sub-sewersheds for the small-scale detection of SARS-CoV-2 variants in a German metropolitan area

Science of The Total Environment, Volume 898, 10 November 2023, 165458

Abstract

Wastewater surveillance of SARS-CoV-2 proved useful, including for identifying the local appearance of newly identified virus variants. Previous studies focused on wastewater treatment plants (WWTP) with sewersheds of several hundred thousand people or at single building level, representing only a small number of people. Both approaches may prove inadequate for small-scale intra-urban inferences for early detection of emerging or novel virus variants. Our study aims (i) to analyze SARS-CoV-2 single nucleotide variants (SNVs) in wastewater of sub-sewersheds and WWTP using whole genome sequencing in order to (ii) investigate the potential of small-scale detection of novel known SARS-CoV-2 variants of concern (VOC) within a metropolitan wastewater system. We selected three sub-sewershed sampling sites, based on estimated population- and built environment-related indicators, and the inlet of the receiving WWTP in the Ruhr region, Germany. Untreated wastewater was sampled weekly between October and December 2021, with a total of 22 samples collected. SARS-CoV-2 RNA was analyzed by RT-qPCR and whole genome sequencing. For all samples, genome sequences were obtained, while only 13 samples were positive for RT-qPCR. We identified multiple specific SARS-CoV-2 SNVs in the wastewater samples of the sub-sewersheds and the WWTP. Identified SNVs reflected the dominance of VOC Delta at the time of sampling. Interestingly, we could identify an Omicron-specific SNV in one sub-sewershed. A concurrent wastewater study sampling the same WWTP detected the VOC Omicron one week later. Our observations suggest that the small-scale approach may prove particularly useful for the detection and description of spatially confined emerging or existing virus variants circulating in populations. Future studies applying small-scale sampling strategies taking into account the specific features of the wastewater system will be useful to analyze temporal and spatial variance in more detail.

8. Air pollution and motor vehicle collisions in New York city

Environmental Pollution, Volume 337, 15 November 2023, 122595

Abstract

Road traffic accidents are a pervasive feature of everyday life, killing 36,500 people, injuring 4.5 million and, overall, generating costs to the American society of $340 billion in 2019. Understanding the underlying factors can improve the design of prevention strategies. We use all road traffic collisions in New York City between 2013 and 2021 (N = 1,269,600) and match each individual collision to the nearest weather and air pollution station. Our study uses highly disaggregated data using an hourly frequency of collisions at a fine spatial level incorporating various air pollutants and weather factors. We employ an instrumental variable approach using temperature inversions to provide exogenous variation in air pollution addressing endogeneity and measurement error concerns. We find that higher concentrations of carbon monoxide (CO) and sulfur dioxide (SO2) increase the number of collisions but leave the severity (persons injured or killed) unaffected. Part of this can be explained by the effect of air pollutants on aggressive behavior: CO (p < .05) and SO2 (p < .01) increase the number of collisions caused by aggressive driving. Interestingly, this channel is only present in male drivers. Our results provide additional evidence that air pollution not only adversely affects health, but also has “non-health” related effects which are costly for the society.

9. Evaluating city road dust emission characteristics with a dynamic method: A case study in Luoyang, China

Science of The Total Environment, Volume 898, 10 November 2023, 165520

Abstract

Road dust, a significant contributor to non-exhaust particulate matter emissions in urban transport, poses considerable health risks, necessitating accurate and high-resolution data for effective control. The traditional AP-42 method offers data on point-specific dust emissions, while vehicle-based testing ascertains the relative emission intensity in the road network. However, a clear mathematical relationship between these measurements has been elusive, limiting efficiency in emission control. By integrating the On-board Conventional Pollutant Monitoring System with the AP-42 method, we devised a dynamic link between the concentration of particles in vehicle plumes and actual road dust emissions. This relationship is substantiated by a notable correlation (R2 = 0.91) between our emission factors and those calculated using the AP-42 method. Significant variations emerged in dust emission factors across road types, with changes between −30.1 % to +57.79 % from the average (0.05 g·vehicle−1·km−1), in tandem with traffic flow fluctuations of approximately ±90 %. Meteorological factors, except for continuous rainfall, showed minimal impact on dust emissions. However, our findings revealed a significant underestimation (58.87 %) of road dust PM10 emissions by the AP-42 method. Intriguingly, we found that short-range emission hotspots substantially contribute to total emissions, suggesting a potential 50 % reduction by controlling merely 8.8 % ± 2.5 % of the total road length. Our research elucidates the interplay between road dust emissions, road types, and human activities. The application of a dynamic, high-resolution assessment method enhances our understanding of the impacts of road dust on urban particulate pollution, allows accurate hotspot identification, and aids in developing efficacious strategies for air quality enhancement.

10. Estimating daily air temperature and pollution in Catalonia: A comprehensive spatiotemporal modelling of multiple exposures

Environmental Pollution, Volume 337, 15 November 2023, 122501

Abstract

Environmental epidemiology studies require models of multiple exposures to adjust for co-exposure and explore interactions. We estimated spatiotemporal exposure to surface air temperature and pollution (PM2.5, PM10, NO2, O3) at high spatiotemporal resolution (daily, 250 m) for 2018–2020 in Catalonia. Innovations include the use of TROPOMI products, a data split for remote sensing gap-filling evaluation, estimation of prediction uncertainty, and use of explainable machine learning.

We compiled meteorological and air quality station measurements, climate and atmospheric composition reanalyses, remote sensing products, and other spatiotemporal data. We performed gap-filling of remotely-sensed products using Random Forest (RF) models and validated them using Out-Of-Bag (OOB) samples and a structured data split. The exposure modelling workflow consisted of: 1) PM2.5 station imputation with PM10 data; 2) quantile RF (QRF) model fitting; and 3) geostatistical residual spatial interpolation. Prediction uncertainty was estimated using QRF. SHAP values were used to examine variable importance and the fitted relationships. Model performance was assessed via nested CV at the station level.

Evaluation of the gap-filling models using the structured split showed error underestimation when using OOB. Temperature models had the best performance (=0.98) followed by the gaseous air pollutants (=0.81 for NO2 and 0.86 for O3), while the performance of the PM2.5 and PM10 models was lower (

=0.57 and 0.63 respectively). Predicted exposure patterns captured urban heat island effects, dust advection events, and NO2 hotspots. SHAP values estimated a high importance of TROPOMI tropospheric NO2 columns in PM and NO2 models, and confirmed that the fitted associations conformed to prior knowledge.

Our work highlights the importance of correctly validating gap-filling models and the potential of TROPOMI measurements. Moderate performance in PM models can be partly explained by the poor station coverage. Our exposure estimates can be used in epidemiological studies potentially accounting for exposure uncertainty.

11. Source apportionment for indoor air pollution: Current challenges and future directions

Science of The Total Environment, Volume 900, 20 November 2023, 165744

Abstract

Source apportionment (SA) for indoor air pollution is challenging due to the multiplicity and high variability of indoor sources, the complex physical and chemical processes that act as primary sources, sinks and sources of precursors that lead to secondary formation, and the interconnection with the outdoor environment. While the major indoor sources have been recognized, there is still a need for understanding the contribution of indoor versus outdoor-generated pollutants penetrating indoors, and how SA is influenced by the complex processes that occur in indoor environments. This paper reviews our current understanding of SA, through reviewing information on the SA techniques used, the targeted pollutants that have been studied to date, and their source apportionment, along with limitations or knowledge gaps in this research field. The majority (78 %) of SA studies to date focused on PM chemical composition/size distribution, with fewer studies covering organic compounds such as ketones, carbonyls and aldehydes. Regarding the SA method used, the majority of studies have used Positive Matrix Factorization (31 %), Principal Component Analysis (26 %) and Chemical Mass Balance (7 %) receptor models. The indoor PM sources identified to date include building materials and furniture emissions, indoor combustion-related sources, cooking-related sources, resuspension, cleaning and consumer products emissions, secondary-generated pollutants indoors and other products and activity-related emissions. The outdoor environment contribution to the measured pollutant indoors varies considerably (<10 %- 90 %) among the studies. Future challenges for this research area include the need for optimization of indoor air quality monitoring and data selection as well as the incorporation of physical and chemical processes in indoor air into source apportionment methodology.

12. Changes in neighborhood physical and social environments matter for change in mental health: Longitudinal evidence from Dutch panel data

Environmental Pollution, Volume 337, 15 November 2023, 122540

Abstract

Numerous neighborhood environments have been recognized to affect mental health, but only a few longitudinal studies investigated these associations jointly and whether different population groups are affected differently. We used three-wave panel data of 2699 adults between 2010 and 2016 in the Netherlands to assess the associations between changes in neighborhood physical and social environments and mental health changes. Further, we assessed possible effect modification of gender and income. Mental health was measured using the Mental Health Inventory. Time-varying exposure to green space, blue space, population density, air pollution, socioeconomic deprivation, and social fragmentation were assigned based on individuals’ neighborhood histories. Fixed-effect regressions were conducted to assess within-person associations between single and multiple exposures on mental health for the entire sample and stratified by gender and income. Our single-exposure models showed that increases in blue space were significantly associated with mental health improvements, while increases in fine particulate matter (PM2.5) resulted in declines in mental health. These associations were not attenuated in the multi-exposure model. We observed no significant associations for the remaining environments. Stratification analyses showed that females’ mental health further declined as PM2.5 concentrations increased compared to males. Increasing levels of socioeconomic deprivation were associated with further declines in mental health among the less well-off compared with higher-income earners. Our longitudinal findings suggested that neighborhood physical and social environment changes were associated with mental health changes. Future research is required to establish the underlying pathways.

13. Distribution, removal and ecological risk assessment of antibiotics in leachate from municipal solid waste incineration plants in Shanghai, China

Science of The Total Environment, Volume 900, 20 November 2023, 165894

Abstract

Leachate from Municipal Solid Waste (MSW) incineration plants contains multiple antibiotics. However, current knowledge of antibiotics in such leachate is very limited compared to landfill leachate. In this study, the distribution, removal and ecological risks of 8 sulfonamides (SAs), 4 quinolones (FQs), and 4 macrolides (MLs) antibiotics in leachate from three MSW incineration plants in Shanghai were investigated. The results showed that 12 types of target antibiotics were detected at high concentrations (7737.3–13,758.7 ng/L) in the fresh leachate, exceeding the concentrations reported for landfill leachate. FQs were the dominant antibiotics detected in all three fresh leachates, accounting for >60 % of the total detected concentrations. The typical “anaerobic-anoxic/aerobic-anoxic/aerobic-ultrafiltration” treatment process removed the target antibiotics effectively (89.0 %–93.4 %), of which the anaerobic unit and the primary anoxic/aerobic unit were the most important antibiotic removal units. Biodegradation was considered to be the dominant removal mechanism, removing 78.11 %–92.37 % of antibiotics, whereas sludge adsorption only removed 1.02 %–10.89 %. Antibiotic removal was significantly correlated with leachate COD, pH, TN, and NH3-N, indicating that they may be influential factors for antibiotic removal. Ecological risk assessment revealed that ofloxacin (OFX) and enrofloxacin (EFX) in the treated leachate still posed high risks to algae and crustaceans. This research provides insights into the fate of antibiotics in leachate.

14. Quantifying the scale-dependent relationships of PM2.5 and O3 on meteorological factors and their influencing factors in the Beijing-Tianjin-Hebei region and surrounding areas

Environmental Pollution, Volume 337, 15 November 2023, 122517

Abstract

To investigate the variations of PM2.5 and O3 and their synergistic effects with influencing factors at different time scales, we employed Bayesian estimator of abrupt seasonal and trend change to analyze the nonlinear variation process of PM2.5 and O3. Wavelet coherence and multiple wavelet coherence were utilized to quantify the coupling oscillation relationships of PM2.5 and O3 on single/multiple meteorological factors in the time-frequency domain. Furthermore, we combined this analysis with the partial wavelet coherence to quantitatively evaluate the influence of atmospheric teleconnection factors on the response relationships. The results obtained from this comprehensive analysis are as follows: (1) The seasonal component of PM2.5 exhibited a change point, which was most likely to occur in January 2017. The trend component showed a discontinuous decline and had a change point, which was most likely to appear in February 2017. The seasonal component of O3 did not exhibit a change point, while the trend component showed a discontinuous rise with two change points, which were most likely to occur in July 2018 and May 2017. (2) The phase and coherence relationships of PM2.5 and O3 on meteorological factors varied across different time scales. Stable phase relationships were observed on both small- and large-time scales, whereas no stable phase relationship was formed on medium scales. On all-time scales, sunshine duration was the best single variable for explaining PM2.5 variations and precipitation was the best single variable explaining O3 variations. When compared to single meteorological factors, the combination of multiple meteorological factors significantly improved the ability to explain variations in PM2.5 and O3 on small-time scales. (3) Atmospheric teleconnection factors were important driving factors affecting the response relationships of PM2.5 and O3 on meteorological factors and they had greater impact on the relationship at medium-time scales compared to small- and large-time scales.

15. The influence of dust on extreme precipitation at a large city in North China

Science of The Total Environment, Volume 901, 25 November 2023, 165890

Abstract

In recent decades, the Beijing-Tianjin-Hebei city cluster is experiencing rapid urbanization along with economic booming. Meanwhile, these cities are suffering the influence of extreme precipitation and dust storms. In this study, the impact of dust aerosol on extreme precipitation that occurred in Beijing during 19–21 July 2016 is investigated using both satellite retrievals and Weather Research and Forecasting model coupled to Chemistry (WRF-Chem) model simulations. Results reveal that the dust particles can increase extreme precipitation by promoting the formation of ice clouds and enhancing convections. The dust is lifted into the upper troposphere (>10 km) via strong convection and affects the physical process of precipitation after long-range transport. It further transforms the supercooled water into the middle and high levels of ice nuclei (IN). These promote the formation of ice clouds according to the decreased effective radius of IN and increased ice water path, respectively. Along with sufficient water vapor transport and strong convergence, the formation of IN could release more latent heat and further strengthen convection development. Thus, the precipitation amount in southern Beijing is almost enhanced by 40 % (>80 mm). This study will provide a deep insight into understanding the causes of urban extreme precipitation.

16. Photochemistry in the urban agglomeration along the coastline of southeastern China: Pollution mechanism and control implication

Science of The Total Environment, Volume 901, 25 November 2023, 166318

Abstract

The concentrations of ground-level ozone (O3) in China have undergone a rapid increase in recent years, resulting in adverse impacts on the air quality and climate change. However, limited research has been conducted on the coastal urban agglomerations with increasingly serious O3 pollution. Therefore, in order to better understand in situ photochemistry, comprehensive field observations of O3 and its precursors, coupled with the model simulation, were conducted in autumn of 2019 at six sites in an urban agglomeration along the coastline of southeastern China. Results indicated that O3 pollution in the southern part of the urban agglomeration was more severe than that in the northern part, due to higher levels of O3 precursors and stronger atmospheric oxidation capacity (AOC) in the southern regions. Oxygenated volatile organic compounds (OVOCs), NO2, and CO dominated the total OH reactivity, and the site-average daytime Ox (O3 + NO2) increments correlated well (R2 = 0.94) with the total OH reactivity of CO and VOCs at these sites except for Quanzhou, where industrial emissions (35.1 %) and solvent usages (33.7 %) dominated the VOC sources. However, vehicle exhausts (31.1 %) were the most predominant contributors to the VOC sources at other sites. The results of model simulations showed that net O3 formation rates were larger at the southern sites. Furthermore, O3 production was mainly controlled by VOCs at most sites, but co-limited by VOCs and NOx at Quanzhou. The most significant VOC groups contributing to O3 formation were aromatics and alkenes, with m/p-xylene, toluene, propene, and ethene being the main contributors at these sites. This study offers a more comprehensive understanding of the characteristics and formation of photochemical pollutions on the scale of the urban areas, indicating the critical need to reduce VOC emissions as a means of mitigating their photochemical effects.

17. Trade-offs under pressure? Development of urban green space under economic growth and governance

Journal of Cleaner Production, Volume 427, 15 November 2023, 139261

Abstract

Urban green space (UGS) is susceptible to shocks from multiple sources, including the economy and governance. It is now a global policy challenge to ensure the sustainability and livability of cities. Nevertheless, available studies have reached contradictory conclusions regarding the economic impact on UGS. Using statistical data, empirical studies in the Chinese context failed to differentiate between built-up areas and municipalities and neglected data matching within the study area. To address these gaps, this study explored the relationship between the economy and UGS at various quantiles by constructing unconditional quantile regression (UQR) models using panel data from 283 Chinese cities (2001–2019). The relationship between economic growth and the total area of UGS in the municipal zone (ugs_area) and UGS coverage of built-up areas (ugs_rate) was generally positive and statistically significant, according to the analysis. Furthermore, the study observed heterogeneity in the relationship between the economy and ugs_area and ugs_rate across different quantiles, indicating a growing presence of UGS appearing in the periphery of built-up areas. Cities strived to increase ugs_area and ugs_rate to meet the National Garden City (NGC) standards. After NGC designation, ugs_area and ugs_rate decreased significantly. Moreover, the positive correlation coefficient between the economy and UGS in provincial capital cities was considerably greater than in non-provincial capital cities. This study contributes to UGS research by revealing the nonlinear impact of driving factors. In addition to distinguishing between UGS in municipal districts and those specifically in built-up areas, this study quantifies the impact of governance variables. The study provides a valuable resource for planning UGS in China and promoting harmonious integration of economic growth, governance, and UGS in rapidly developing cities.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Are UK E-waste recycling facilities a source of environmental contamination and occupational exposure to brominated flame retardants?

Science of The Total Environment, Volume 898, 10 November 2023, 165403

Abstract

Investigations into the impacts of regulated electrical and electronic waste (e-waste) recycling activities on urban environments in Europe remain rather scarce. In this study, dust samples taken both inside and outside of five UK e-waste recycling facilities were analysed for concentrations of polybrominated diphenyl ethers (PBDEs), novel brominated flame retardants (NBFRs), and hexabromocyclododecane (HBCDD). Average concentrations of ∑BFRs in dust inside and outside UK e-waste recycling facilities were 12,000 ng/g and 180 ng/g, with median concentrations of 7500 ng/g and 85 ng/g, respectively. BDE-209 and decabromodiphenyl ethane (DBDPE) were the most abundant BFRs in both indoor and kerb dust, making a combined contribution to ∑BFRs of ~90 % on average. While four out of the five studied e-waste facilities showed a lack of significant impact on BFR contamination in surrounding environment, one of the studied e-waste recycling facilities was identified as a likely source of BFR contamination to UK urban environments, with industrial activities as another potential source of NBFRs. Occupational exposure of UK e-waste recycling workers to BFRs via dust ingestion was generally lower than that estimated for e-waste recyclers from other countries, but was comparable to BFR exposure via dust ingestion of UK office workers. Our estimates suggested that health burdens posed by dust ingestion of BFRs were minimal for UK e-waste recycling workers.

2. Towards a sustainable built environment industry in Singapore: Drivers, barriers, and strategies in the adoption of smart facilities management

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138726

Abstract

In the era of the Fourth Industrial Revolution (4IR), rapid development in innovative technologies facilitates the adoption of smart facilities management (FM) in the built environment industry to improve sustainability and digitalization. The Singapore government has realized the enormous potential of smart FM in developing a sustainable city and has implemented several initiatives to promote its adoption. However, the adoption of smart FM in the built environment industry is still in its early stage. Therefore, this study aims to (1) investigate drivers, barriers, and strategies in the adoption of smart FM; and (2) explore whether there are significant differences in the perceived importance of the drivers, barriers, and strategies by designations and years of experience. To achieve these objectives, a comprehensive literature review was first conducted to identify 6 drivers, 13 barriers, and 10 strategies. A survey questionnaire was designed and then validated by pilot interviews to collect data from practitioners in the built environment industry. Post-survey interviews were also carried out to validate the analysis results from the questionnaire survey. The study identified that increased energy savings, improved sustainability, and reduced downtime are the three most important drivers. Poor data management, high initial cost, and high cybersecurity risks are the three most important barriers. Development of technology selection mechanisms, improvement of smart FM system, and increased amount of funding are the three most effective strategies to address the challenges. Designations and years of experience have been proved to affect the perceptions of the importance of drivers, barriers, and strategies. The findings provide a comprehensive understanding of the drivers, barriers, and strategies in the adoption of smart FM, offering a starting point for organizations to consider its adoption. This study also enriches the knowledge of smart FM in the built environment industry with the expectations of facilitating the digital transformation and sustainable development of the built environment industry.

3. Arsenic movement and fractionation in agricultural soils which received wastewater from an adjacent industrial site for 50 years

Science of The Total Environment, Volume 898, 10 November 2023, 165422

Abstract

Arsenic (As) is an element with important environmental and human health implications due to its toxic properties. It is naturally occurring since it is contained in minerals, but it can also be enriched and distributed in the environment by anthropogenic activities. This paper reports on the historic As contamination of agricultural soils in one of the most important national relevance site for contamination in Italy, the so-called SIN Brescia-Caffaro, in the city of Brescia, northern Italy. These agricultural areas received As through the use of irrigation waters from wastewater coming from a factory of As-based pesticides (lead and calcium arsenates, sodium arsenite). Pesticide production started in 1920 and ended in the ‘70. Concentrations in the areas are generally beyond the legal threshold values for different soil uses and are up to >200 mg/kg. Arsenic contamination was studied to assess the long-time trend and the dynamics related to the vertical movement of As down to 1 m depth and its horizontal diffusion with surface irrigation in the entire field. Arsenic fractionation analysis (solid phase speciation by sequential extraction procedure) was also performed on samples collected from these areas and employed in greenhouse experiments with several plant species to evaluate the long-term contamination and the role of plant species in modifying As availability in soil. The results of this work can help in the evaluation of the conditions controlling the vertical transfer of As towards surface aquifers, the bioaccumulation likelihood in the agricultural food chain and the selection of sustainable remediation techniques such as phytoextraction.

4. Application of sintered textile sludge as novel adsorbents for Sb(V) removal from textile wastewater: Performances, mechanisms and perspectives

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 138998

Abstract

Iron-rich sludge produced during textile wastewater treatment has brought serious environmental burden, and usually undergoes incineration disposal without creating added value. In this work, novel adsorbents were fabricated through sintering treatment with dried iron-rich sludge (denoted as B) as precursor, aiming at the deep Sb(V) removal from textile wastewater. Structural characterization confirmed the presence of various iron oxides including α-Fe2O3 and amorphous ferrihydrite in the as-prepared adsorbents. Screening tests indicated that adsorbent obtained after sintering at 400 °C for 2 h (B-400) exhibited a significantly improved maximum adsorption capacity (161.36 mg g−1) as compared to B (51.72 mg g−1). The B-400 possesses lager specific surface area, and more favorable phases for Sb(V) adsorption as compared to B. Satisfying Sb(V) removal efficiency of B-400 is accomplished within a wide pH window ranging from 4 to 10, at varying ionic strengths. The co-existing ions, dyes and surfactants in textile wastewater trigger different degrees of negative impacts on Sb(V) adsorption by B-400, except for Cl− and cetyltrimethylammonium bromide. The Sb(V) adsorption by B-400 is a heterogeneous surface adsorption process, which can be well described by the Freundlich and Elovich models. The possible mechanisms include electrostatic interaction, inner-sphere complexation, and hydrogen bonding. The findings in this study fulfill the ‘waste control by waste’ strategy by removing Sb(V) from textile wastewater with textile sludge derived adsorbent materials, which achieves the self-recycling of waste during textile wastewater treatment, and contributes to sustainable development goals.

5. Muddying the unexplored post-industrial waters: Biodiversity and conservation potential of freshwater habitats in fly ash sedimentation lagoons

Science of The Total Environment, Volume 900, 20 November 2023, 165803

Abstract

Deposits of fly ash and other coal combustion wastes are common remnants of the energy industry. Despite their environmental risks from heavy metals and trace elements, they have been revealed as refuges for threatened terrestrial biodiversity. Surprisingly, freshwater biodiversity of fly ash sedimentation lagoons remains unknown despite such lack of knowledge strongly limits the efficient restoration of fly ash deposits. We bring the first comprehensive survey of freshwater biodiversity, including nekton, benthos, zooplankton, phytoplankton, and macrophytes, in fly ash lagoons across industrial regions of the Czech Republic. To assess their conservation potential, we compared their biodiversity with abandoned post-mining ponds, the known strongholds of endangered aquatic species in the region with a shortage of natural ponds. Of 28 recorded threatened species, 15 occurred in the studied fly ash lagoons, some of which were less abundant or even absent in the post-mining ponds. These are often species of nutrient-poor, fishless waters with rich vegetation, although some are specialised extremophiles. Species richness and conservation value of most groups in the fly ash lagoons did not significantly differ from the post-mining ponds, except for species richness of benthos, zooplankton, and macrophytes, which were slightly lower in the fly ash lagoons. Although the concentrations of some heavy metals (mainly Se, V, and As) were significantly higher in the fly ash lagoons, they did not significantly affect species richness or conservation value of the local communities. The differences in species composition therefore does not seem to be caused by water chemistry. Altogether, we have shown that fly ash lagoons are refuges for threatened aquatic species, and we thus suggest maintaining water bodies during site restoration after the cessation of fly ash deposition. Based on our analyses of environmental variables, we discuss suitable restoration practices that efficiently combine biodiversity protection and environmental risk reduction.

6. Green finance sources in Iberian listed firms: A socially responsible investment approach

Journal of Cleaner Production, Volume 427, 15 November 2023, 139259

Abstract

Climate change and implementation of the European Green Deal have raised the demand for ecologically friendly financial products and green finance, particularly fixed-income instruments such as green bonds. Given the scarcity of research on the simultaneous effects of market and accounting-based characteristics when combined with green business innovation ability, the purpose of this study is to determine whether market-based and firm accounting variables, as well as environmental technological innovation, play a role in the decision to issue green bonds. Four Limited Dependent Variable models are used, and the results show that market size and market liquidity are the most important predictors of green bond issuance, with proportionate positive and negative effects. Green bond issuance is also impacted by the size factor and environmental technological innovation. Because assets and capitalization are used as collateral when issuing green debt, the current empirical findings demonstrate that size is an essential component in market accounting features other than green bonds, which portray themselves as a hedge market to stock market liquidity. Environmental technological innovation drives green bond issuance because it acts as a market signalling mechanism for a socially responsible company strategy, providing critical information to decision-makers, managers, and investors.

7. A prospective ecological risk assessment method based on exposure and ecological scenarios (ERA-EES) to determine soil ecological risks around metal mining areas

Science of The Total Environment, Volume 901, 25 November 2023, 166371

Abstract

Soil heavy metal (HM) contamination around metal mining areas (MMAs) is a global concern that requires a cost-effective ecological risk assessment (ERA) method for preventive management. Traditional ERAs, comparing environmental HM concentrations with benchmarks, are labor- and cost-intensive in field investigations and chemical analyses, which challenge the management demands of numerous MMAs. In this study, a prospective ecological risk assessment method based on exposure and ecological scenario (ERA-EES) was developed to predict the eco-risk levels (low/medium/high) around MMAs prior to field sampling. Five exposure scenario indicators related to soil HM exposure and three ecological scenario indicators reflecting the soil bioreceptor response were selected and combined with the analytic hierarchy process and fuzzy comprehensive evaluation methods for ERA-EES development. Case application and performance evaluation with 67 MMAs in China demonstrated that the ERA-EES method had an overall effective and conservative performance when referring to potential ecological risk index (PERI) levels, with an accuracy of 0.87, kappa coefficient of 0.7, and low or medium eco-risk levels in PERI classified to high levels in ERA-EES. Overall, the selected scenario indicators could efficiently reflect the risk levels of soil HM pollution from mining activities. Besides, more regulatory efforts should be paid to the MMAs of nonferrous metals, underground and long-term mining and those located in southern China. This work provided a convenient and cost-effective prospective ERA method under the trend of ERA being tiered and refined, facilitating the risk management of various MMAs.

8. Assessing mercury pollution at a primary ore site with both ancient and industrial mining and smelting activities

Environmental Pollution, Volume 336, 1 November 2023, 122413

Abstract

The Minamata Convention on Mercury has mandated a renewed global effort to tackle Hg pollution. The present study evaluates Hg pollution at a primary Hg production site exploited since the Qin Dynasty (200s BC), with intensive industrial scale production over the past four decades. This single location accounts for over 95% total Hg production in China in recent years. To assess the environmental risk and effectiveness of recently implemented control measures, we collected 90 soil samples, 60 plant tissue samples, 47 sediment samples, and 47 river water samples from the site and its vicinity. A site-specific conceptual site model was established based on the sources, migration transformation pathways of Hg pollutant and its exposure scenarios. The maximum soil Hg concentration reached 10,451 mg kg−1, posing a high health and ecological risk. Vegetable and crop Hg concentrations outside the site reached 0.23 mg kg−1 in rice grains and 4.24 mg kg−1 in green onion. The highest health risk, with a hazard quotient of 130.66, was observed in the Ore Storage Site, which reduced to 17.14 when Hg bioavailability was considered. Risk control measures implemented in recent years included a stormwater collection system and capping of the tailing pond area with clean imported soil. These measures were generally successful; however, Hg in the tailings were found to be contaminating the imported surficial soil due to rainfall saturation and upward migration, suggesting a need for long-term post remedial site monitoring and maintenance. We also found that mining and smelting activities have contaminated a 6 km stretch of a nearby river, with sediment Hg concentrations reaching 2819 mg kg−1, and water column concentrations reaching 193.21 ng L−1. The sediment and water concentrations are highly correlated (R2 = 0.78), suggesting that, with risk control measures in place, a reservoir of Hg in polluted river sediment is now driving pollution in the water column. This work demonstrates that primary Hg mining has caused widespread and serious soil and water pollution. Risk control measures can reduce human health and ecological risks, but robust monitoring and maintenance are required for remediation to be effective in the long-term.

9. A new attempt to control volatile organic compounds (VOCs) pollution – Modification technology of biomass for adsorption of VOCs gas

Environmental Pollution, Volume 336, 1 November 2023, 122451

Abstract

The detrimental impact of volatile organic compounds on the surroundings is widely acknowledged, and effective solutions must be sought to mitigate their pollution. Adsorption treatment is a cost-effective, energy-saving, and flexible solution that has gained popularity. Biomass is an inexpensive, naturally porous material with exceptional adsorbent properties. This article examines current research on volatile organic compounds adsorption using biomass, including the composition of these compounds and the physical (van der Waals) and chemical mechanisms (Chemical bonding) by which porous materials adsorb them. Specifically, the strategic modification of the surface chemical functional groups and pore structure is explored to facilitate optimal adsorption, including pyrolysis, activation, heteroatom doping and other methods. It is worth noting that biomass adsorbents are emerging as a highly promising strategy for green treatment of volatile organic compounds pollution in the future. Overall, the findings signify that biomass modification represents a viable and competent approach for eliminating volatile organic compounds from the environment.

10. A short review on environmental distribution and toxicity of the environmentally persistent free radicals

Chemosphere, Volume 340, November 2023, 139922

Abstract

Environmentally Persistent Free Radicals (EPFRs) are usually generated by the electron transfer of a certain radical precursor on the surface of a carrier. They are characterized with high activity, wide migration range, and relatively long half-life period. In this review, we summarized the literature on EPFRs published since 2010, including their environmental occurrence and potential cytotoxicity and biotoxicity. The EPFRs in the atmosphere are the most abundant in the environment, mainly generated from the combustion of raw materials or biochar, and the C-center types (quinones, semiquinones radicals, etc.) may exist for a relatively long time. These EPFRs can transform into other substances (such as reactive oxygen species, ROS) under the influence of environmental factors, and partly enter soil and water by wet and dry deposition of particulate matter, which may promote the generation of EPFRs in those media. The wide distribution of EPFRs in the environment may lead to their exposure to biota including humans, resulting in cytotoxicity and biotoxicity. The EPFRs can influence the normal redox process of the biota, and generate a large number of free radicals like ROS. Exposure to EPFRs may change the expression of gene and activity of metabolic enzymes, and damage the cells, as well as some organs such as the lung, trachea, and heart. However, due to the difficulty in sample extraction, identification, and quantification of the specific EPFR individuals, the toxicity and exposure evaluation of biota are still limited which merits study in the future.

11. Unveiling the rules for creating circular business ecosystems: A case study in the chemical industry

Journal of Cleaner Production, Volume 427, 15 November 2023, 139185

Abstract

Moving to a circular economy (CE) is crucial for achieving sustainability. However, many industries face challenges to make the transition. Industries function as complex systems, encompassing multiple business ecosystems (BEs) influenced by a myriad of market forces. Due to the absence of a single point of control, the evolution of industries and their BEs can follow various paths. If transitioning to a CE is a desired outcome, understanding the guidelines and restrictions – or ‘rules’ – that facilitate the emergence of circular BEs within industries is essential. This research therefore investigates the transition to a CE in the chemicals manufacturing industry through the lens of BEs, system theory, and orchestration theory. A two-stage instrumental case study was conducted, beginning with focus group discussions involving a broad spectrum of stakeholders in the chemical industry, followed by the analysis of a specific circular laundry detergent BE. Our findings deepen the understanding of CE, especially within the chemicals industry, by unveiling seven system rules that govern the transition. These rules emphasise the importance of motivations, challenges, cross-sector collaborations, and BE orchestration. Furthermore, our study highlights the consumers’ readiness for circular value propositions and the pressing need for both private and governmental investment to scale up. Additionally, our findings shed light on the potential for synergies between highly carbon-intensive industries in the realm of CE. Despite the complexity of managing such intricate relationships, it is argued that fair distribution of gains and burdens can sustain circular BEs in the long run, which ultimately contributes to reducing carbon emissions and mitigating climate change.

12. Human and environmental exposure to rare earth elements in gold mining areas in the northeastern Amazon

Chemosphere, Volume 340, November 2023, 139824

Abstract

Rudimentary methods are used to exploit gold (Au) in several artisanal mines in the Amazon, producing hazardous wastes that may pose risks of contamination by rare earth elements (REEs). The objectives of this study were to quantify the concentrations of REEs and assess their environmental and human health risks in artisanal Au mining areas in the northeastern Amazon. Thus, 25 samples of soils and mining wastes were collected in underground, colluvial, and cyanidation exploration sites, as well as in a natural forest that was considered as a reference area. The concentrations of REEs were quantified using alkaline fusion and inductively coupled plasma mass spectrometry, and the results were used to estimate pollution indices and risks associated with the contaminants. All REEs showed higher concentrations in waste deposition areas than in the reference area, especially Ce, Sc, Nd, La, Pr, Sm, and Eu. Pollution and enrichment levels were higher in the underground and cyanidation mining areas, with very high contamination factors (6.2–27) for Ce, Eu, La, Nd, Pr, Sm, and Sc, and significant to very high enrichment factors (5.5–20) for Ce, La, Nd, Pr, and Sc. The ecological risk indices varied from moderate (167.3) to high (365.7) in the most polluted sites, but risks to human health were low in all areas studied. The results of this study indicate that artisanal Au mining has the potential to cause contamination, enrichment, and ecological risks by REEs in the northeastern Amazon. Mitigation measures should be implemented to protect the environment from the negative impacts of these contaminants.

13. The adverse impact of corporate ESG controversies on sustainable investment

Journal of Cleaner Production, Volume 427, 15 November 2023, 139237

Abstract

Global businesses are facing increasingly significant climate risks. Firms with ESG controversies will likely suffer from higher financing costs and inadequate investment capability, leading to investment inefficiency. We use a newly introduced ESG Controversy Score database to investigate the relationship between ESG controversies and corporate investment efficiency. The results show that ESG controversies significantly reduces firms’ overall investment efficiency, and such adverse impact is manifest in underinvestment inefficiency. Further analysis indicates that such a negative effect is more pronounced in firms with larger size and higher analyst coverage. Our findings highlight the significant role of ESG misbehaviour in corporate sustainable development.

14. Efficient removal of both heavy metal ion and dyes from wastewater using magnetic response adsorbent of block polymer brush-grafted N-doped biochar

Chemosphere, Volume 340, November 2023, 139811

Abstract

The recovery of biomass from agricultural and forestry waste could realize effective utilization of waste and synthesis of novel adsorbent. Herein, porous biochar was prepared from waste ginkgo biloba leaves and modified by Reversible Addition-Fragmentation Chain Transfer Polymerization (RAFT). And the prepared adsorbent exhibited excellent adsorption capacity owing to its abundant functional groups and porous structure. In addition, the adsorption capacities of the prepared adsorbent for Malachite Green (MG), Amaranth (AM) and Cr (Ⅵ) were 422.59, 373.75 and 368.82 mg/g, respectively, surpassing those of many previously reported materials. Subsequently, the influence of various factors on adsorption performance was studied. The results showed that adsorption of MG, AM and Cr (Ⅵ) on adsorbent followed pseudo-second-order and Langmuir models and the adsorbent also displayed excellent cycling performance. The experimental results of application in various water samples showed that the adsorbent had outstanding adsorption performance in real water samples, further proving that the adsorbent had wide application and practicability. Finally, a simple adsorption column was used for filtration experiments to simulate industrial application. The results were exhibited that the adsorbent had great potential in treating wastewater containing MG, AM and Cr (Ⅵ).

15. Carbon reduction in cement industry – An indigenized questionnaire on environmental impacts and key parameters of life cycle assessment (LCA) in China

Journal of Cleaner Production, Volume 426, 10 November 2023, 139022

Abstract

Life cycle assessment (LCA) is an effective tool to quantitatively assess the environmental impacts of cement products in the whole life cycle. The establishment of the indigenized and recognized weight coefficients of LCA plays an important role in promoting the application and development of LCA in China’s cement industry. An online questionnaire survey was carried out across the cement academia and industry of China, and a total of more than 200 valid samples were collected. Descriptive analysis, Chi-square test, multiple response analysis and Pareto chart were then conducted to analyze the real application situation of carbon footprint accounting, LCA and carbon reduction measures in the cement industry. Based on the scoring by senior experts and feedback from cement academic and industry, the analytic hierarchy process was used to determine the weight coefficients of LCA. The findings suggested that the most effective measures to reduce carbon emissions in the cement industry included development of low-carbon cementitious materials, fuel substitution, utilization of alternative raw materials for clinker production, application of carbon capture-utilization-storage (CCUS) and so on. For the cement production stage, the clinker calcination was considered to have the largest potential contribution to reducing the overall environmental impacts of cement, accounting for 39.04%. Further calculation indicated the weight coefficients of abiotic depletion potential (ADP), global warming potential (GWP) and human toxicity potential (HTP) were relatively large, which were 0.3005, 0.2663 and 0.2502, respectively.

16. Prospective life cycle environmental impact assessment of renewable energy-based methanol production system: A case study in China

Journal of Cleaner Production, Volume 425, 1 November 2023, 139002

Abstract

Integrating renewable electricity and green hydrogen with CO2 utilization to produce chemicals has drawn much attention due to its low carbon emission characteristics. The goal of this paper is to investigate the environmental sustainability of producing a steady hourly output of methanol by utilizing electricity and hydrogen produced via renewable energy resources, and CO2 captured from a coal-fired power plant located in Inner Mongolia, China.

Six renewable energy-based electricity and hydrogen systems are considered based on photovoltaic, wind turbines and combinations thereof, including battery and grid technologies. The environmental impact indicators of these system are compared comprehensively through life cycle assessment approach, including not only global warming potential but also fossil fuel depletion, water & soil & air pollution indices and human health index. The results indicate that the most environmentally friendly system is Case B2 which uses photovoltaic to produce hydrogen and electricity, with battery for energy storage and excess electricity sold back to grid. It shows apparently the best sustainability performance in global warming potential, which is 0.105 kg CO2-eq per kg methanol. In general, the proposed six systems outperform conventional methanol production systems in terms of global warming potential and abiotic depletion potential, with reductions ranging from 74% to 92% and 51.1%–73.8% respectively, but they have high levels in other environmental sustainability indicators such as human toxicity, eutrophication potential, and ozone layer depletion potential due to the photovoltaic electricity generation unit. The findings highlight that it is essential to consider a comprehensive range of environmental sustainability indicators when developing renewable energy-based methanol systems on a large scale.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Một chú rùa đại dương bị rác thải nhựa bao vây. Ảnh: Guardian

Giải bài toán thiếu nước sạch đô thị: Cần sớm ban hành Luật Cấp, thoát nước

Để giải bài toán thiếu-bẩn về nguồn nước sạch đô thị hiện nay, giới chuyên gia cho rằng cần phải đánh giá lại toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị; sớm xây dựng và ban hành Luật Cấp, thoát nước.

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều khu vực trên cả nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch. Đáng chú ý, tại một số khu đô thị ở Hà Nội (như Hà Đông, Thanh Oai, Nam Từ Liêm…) đã bị mất nước sinh hoạt trong nhiều ngày, gây xáo trộn cuộc sống người dân.

Trước thực tế trên, giới chuyên gia cho rằng tới đây các bộ, ngành, địa phương cần phải rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống cấp nước đô thị; bổ sung hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về cấp nước đô thị để làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hành vi liên quan đến cấp nước đô thị, qua đó sớm xây dựng và ban hành Luật Cấp, thoát nước.

Câu chuyện muôn thuở

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Văn Vẻ cho hay nước sinh hoạt phục vụ cho các đô thị hiện nay, chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong đó, nhiều đô thị lớn chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tiền Giang…

Về khối lượng nước sinh hoạt cung cấp cho cho các đô thị, ông Vẻ cho biết theo số liệu thống kê của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tính đến tháng 6/2023, cả nước có khoảng 4.500 hệ thống công trình cấp nước sạch cho cả đô thị và nông thôn (trong đó đang khai thác hằng ngày khoảng 8,3 triệu m3; tập trung chủ yếu là khai thác nguồn nước mặt là 87% và nước ngầm là 13%).

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy câu chuyện cấp nước và chất lượng nước tại các đô thị vẫn còn nhiều vấn đề bàn cãi, nhất là gần đây tại một số khu đô thị, dân cư ở trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị mất nước sinh hoạt trong nhiều ngày; thậm chí một số nơi nguồn nước còn có màu khác lạ, gây xáo trộn cuộc sống người dân.

Bàn về tiêu chuẩn đối với nguồn nước sinh hoạt hiện nay, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Ngọc Châu, nguyên Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh Quân đội (Học viện Quân y), thẳng thắn cho rằng cấp nước và chất lượng nước là “câu chuyện muôn thuở.”

Theo ông Châu, phía Bộ Y tế được giao xây dựng, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống, nước sinh hoạt và giám sát các tiêu chuẩn đó. Gần đây, Bộ Y tế đã ban hành hai bộ tiêu chuẩn là QCVN01 về nước ăn uống và QCVN02 về nước sinh hoạt cho nông thôn. Tuy nhiên để quản lý chất lượng nguồn nước theo tiêu chuẩn của cơ quan này thì vẫn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề đang bị “bỏ ngỏ.”

Hình ảnh hạ thủy đường ống Nhà máy nước mặt sông Đuống. (Nguồn: Vietnam+)

Nêu dẫn chứng, ông Châu cho hay đa số các hợp đồng cung cấp nước tại các đô thị trong thời gian qua không có danh mục tiêu chuẩn về chất lượng nước; hệ thống phân phối nước có vai trò thế nào trong vấn đề chất lượng nước cũng chưa rõ ràng.

“Hệ lụy của vấn đề nguyên nước vô cùng lớn, có những vấn đề tác động trực tiếp. Một là vấn đề về cảm quan khi gặp sự cố về hệ thống phân phối nước sẽ có cặn lắng, bùn đất có thể ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt của người dân. Vấn đề thứ hai là nguy cơ ô nhiễm các vi sinh vật vào trong hệ thống nguồn nước sinh hoạt, có thể gây ra dịch tả, tiêu chảy,” ông Châu nói và nhấn mạnh nguồn nước cung cấp cho đô thị và nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội còn rất nan giải.

Có chung quan điểm, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng (Nguyên Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIII) cho hay nhiều khu vực tại đô thị đang phải đối mặt với nỗi lo về chất lượng nước sinh hoạt.

Theo bà An, mặc dù đã có những quy chuẩn về chất lượng nước nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, nhất là công tác quản lý và khoa học công nghệ. Trong khi đó, nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm và tình trạng nguồn nước đầu vào đang bị cạn kiệt.

Về công tác quản lý, theo bà An, hiện nay cũng đang có nhiều khó khăn, thể hiện ở việc phân cấp quản lý liên vùng, liên quốc gia; đường ống bị hư hỏng; dân số tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu tăng dân số cơ học…

Rà soát toàn bộ hệ thống cấp nước, làm rõ trách nhiệm

Trước thực tế nêu trên, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng, nhấn mạnh việc quy hoạch không sát sẽ gây ra nhiều hệ lụy. “Vì thế, nếu chúng ta quan tâm đúng mức tới vấn đề quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch xây dựng, quy hoạch các công trình cấp nước sẽ hạn chế được một số vấn đề như thiếu nước như thời gian vừa qua,” bà An nói.

Tuy vậy, bà An cũng đặc biệt lưu ý vấn đề quy hoạch cần phải “đi trước một bước” và mang tính dài hạn, bởi khi đã có đề án quy hoạch nhưng không thực hiện triệt để, việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thì ắt cũng sẽ khó có thể tháo gỡ được những khó khăn của các doanh nghiệp cung cấp nước, nhà máy xử lý nước.

Giữa tháng 10/2023, tại Khu đô thị Thanh Hà chất lượng nước không đảm bảo dẫn đến việc dừng hoạt động trạm cấp nước cục bộ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Đề cập thêm về câu chuyện đầu tư vào lĩnh vực nước sạch, bà An cho hay điều kiện của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ nguồn lực để triển khai đồng bộ, vì vậy chủ trương xã hội hóa là cần thiết. Công tác xã hội hóa cần thực hiện trong mọi lĩnh vực không chỉ nước sạch mà còn trong lĩnh vực giáo dục, y tế sức khỏe…

“Do đó, việc huy động mọi nguồn lực ngoài nhà nước để hỗ trợ rất cần thiết. Tuy nhiên, thời gian qua, các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc tham gia vào lĩnh vực đầu tư nước sạch. Có thể nhận thấy doanh nghiệp luôn mong muốn đầu tư phải sinh lời, mà đầu tư lĩnh vực nước sạch không có lãi nhiều. Để làm được điều này cần hài hòa lợi ích các bên giữa doanh nghiệp – nhà nước – người dân,” bà An nói và gợi ý một số chính sách hỗ trợ tư nhân như hỗ trợ ưu tiên về thuê đất, thuế…

Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Văn Vẻ, để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại các đô thị thời gian tới, trước tiên cần phải rà soát, bổ sung hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về cấp nước đô thị hiện nay để sớm xây dựng ban hành Luật Cấp, thoát nước; qua đó làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hành vi liên quan đến cấp nước đô thị.

Về dài hạn, theo ông Vẻ, việc quy hoạch cấp nước đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; hoàn thiện cơ chế tài chính, đầu tư, cơ chế, chính sách xã hội hóa cấp nước đô thị; phân cấp quản lý cho địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị (tiền kiểm, hậu kiểm)…

Chia sẻ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp nhấn mạnh về góc độ pháp lý, mỗi một cơ quan quản lý nhà nước, quản lý cá nhân đều có trách nhiệm riêng; trong trường hợp để xảy ra mất nước hoặc nước không đảm bảo chất lượng thì phải xem xét theo góc độ “trách nhiệm thuộc về ai.”

“Về nguyên tắc chung, cứ có hành vi vi phạm pháp luật thì phải có trách nhiệm pháp lý, hậu quả đến đâu thì phải chịu trách nhiệm đến đó,” Luật sư Đặng Văn Cường nói.

Hùng Võ/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Tình trạng thiếu nước sạch ở Khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, gây xáo trộn cuộc sống người dân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/giai-bai-toan-thieu-nuoc-sach-do-thi-can-som-ban-hanh-luat-cap-thoat-nuoc-post916463.vnp

Điểm nghẽn nào khiến TP.HCM ít cây xanh?

Có thể nói TP.HCM hiện nay có tốc độ đô thị hóa và tỉ lệ tăng dân số ở mức cao. Trong khi đó, việc đầu tư xây mới công viên có quy mô lớn trong những năm vừa qua còn khá hạn chế.

Do biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino nên dù đã gần tới Noel, nhưng những ngày này, thời tiết TP.HCM vẫn nóng oi ả, đặc biệt vào buổi trưa. Vào lúc này, người dân TP.HCM lại thấy càng cần cây xanh hơn bao giờ hết để chống lại cái nắng nóng khó chịu.

Có thể nói TP.HCM hiện nay có tốc độ đô thị hóa và tỉ lệ tăng dân số ở mức cao. Trong khi đó, việc đầu tư xây mới công viên có quy mô lớn trong những năm vừa qua còn khá hạn chế.

Trong chương trình Dân hỏi chính quyền trả lời tháng 12.2023 với chủ đề Quản lý và Phát triển công viên, cây xanh công cộng, ông Đặng Phú Thành, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết theo quy hoạch hiện nay trên địa bàn, thành phố có khoảng 11.369 ha đất công viên cây xanh, tương ứng với chỉ tiêu 7 m2/người.

Thế nhưng, thực tế hiện nay, tổng diện tích công viên hiện hữu chỉ đáp ứng tỉ lệ 0,55 m2/ người, tức là chưa bằng 1/10 so với quy hoạch.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đất cây xanh công cộng tại TP.HCM là thấp nhấp trong các đô thị của cả nước, xếp sau Hà Nội (2,06 m2/người), Đà Nẵng (2,4 m2/người), Hải Phòng (3,41 m2/người). Như vậy, tỷ lệ đất cây xanh công cộng tại Hà Nội đang gấp 3,7 lần TP.HCM, Đà Nẵng gấp 4,3 lần và Hải Phòng gấp 6,2 lần TP.HCM.

Theo các nhà khoa học, mỗi người dân đô thị cần diện tích 7 m2 cây xanh/người để đảm bảo không khí trong lành. Các nhà quản lý của TP.HCM cũng ý thức được điều này nên đưa ra quy hoạch diện tích dành cho công viên khoảng 11.369 ha, tương ứng với chỉ tiêu 7 m2/người.

Theo Chương trình phát triển công viên cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 – 2030, từ năm 2020 đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển thêm 150 ha đất công viên, cây xanh công cộng; giai đoạn năm 2026 đến năm 2030, thành phố sẽ phát triển thêm 450 ha đất công viên, cây xanh công cộng. Mục tiêu này nhằm hoàn thành chỉ tiêu đến 2025 đạt diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65 m2/người, hướng tới năm 2030, không dưới 1 m2/người theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ 11.

Trong thời gian qua, thành phố cho biết đã thực hiện trồng khoảng 26.000 cây xanh, đạt 87% kế hoạch (về số lượng cây) trong giai đoạn từ năm 2020-2025.

Thành phố cũng làm việc với chủ đầu tư dự án xây dựng các khu dân cư, đến cuối năm 2025 dự kiến có khoảng 10 ha công viên đưa vào sử dụng. Như vậy đến cuối năm 2025, tổng diện tích công viên sẽ tăng thêm 108,84 ha, đạt 72% so với chỉ tiêu đề ra là 150 ha.

Giai đoạn 2024 – 2025, Sở Xây dựng đã đề xuất UBND TP.HCM đầu tư dự án 9 công viên. Nếu được bổ sung vốn, thành phố sẽ tăng thêm 36,1 ha đất công viên. Ngoài ra, dự án Cải tạo kênh Tham Lương-Bến Cát hoàn tất xây dựng sẽ tăng thêm 36 ha đất công viên.

Một trong những khó khăn mà TP.HCM gặp phải là nguồn vốn, đặc biệt là vốn đầu tư các dự án thuộc danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Từ năm 2021, TP.HCM đã dự kiến danh mục ưu tiên đầu tư đối với 75 dự án công viên công cộng nhưng đến 2023, kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 vẫn chưa cân đối, bố trí được vốn để triển khai thực hiện.

Để giải quyết bài toán về nguồn vốn, bà Nguyễn Thị Thanh Vân – trưởng Ban Đô thị HĐND thành phố cho rằng Sở Kế hoạch và Đầu tư cần rà soát, cân đối, tham mưu bổ sung hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 để Sở Xây dựng tổ chức thực hiện các dự án phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố theo quy định, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,65 m2/người.

UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện rà soát các khu đất công được quy hoạch đất cây xanh nhưng đang sử dụng vào mục đích khác. Qua đ

Hồ Đông/MTG

Theo Một Thế Giới

Ảnh: TP.HCM cần nỗ lực để hoàn thành mục tiêu về cây xanh – Ảnh: Internet

Xem bài viết gốc tại đây:

https://1thegioi.vn/diem-nghen-nao-khien-tp-hcm-it-cay-xanh-212069.html

Trạm trộn bê tông ‘chui’ gây ô nhiễm môi trường ở Đắk Nông

Một trạm trộn bê tông nhựa nóng đã ngừng hoạt động ở TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) rò rỉ nhựa đường ra bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường.

Ông Đỗ Trung Tiến, ở thôn Tân Hòa, xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa), phản ánh về việc ô nhiễm môi trường tại 1 mỏ đá ở địa phương. Mỏ đá này của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Phúc Vinh (Công ty Phúc Vinh).

Vào cuối tháng 10/2023, ông Tiến cùng một số người dân phát hiện trạm trộn bê tông nhựa nằm trong khu vực mỏ đá đã rò rỉ nước màu đen ra ngoài môi trường. “Nước màu đen chảy ra mặt đất và khe suối. Chúng tôi rất lo lắng môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm”, ông Tiến thông tin.

Theo báo cáo của Công ty Phúc Vinh, nhựa đường (dầu hắc) từ trạm trộn đã chảy ra môi trường với diện tích khoảng 100m2. Công ty phát hiện các dầu bịt của đường ống chứa nhựa đường của trạm trộn nhựa đường đã bị tháo ra. Phía doanh nghiệp nghi ngờ có sự phá hoại, gây ô nhiễm môi trường, nên đã báo cáo sự việc lên công an và chính quyền địa phương.

Công ty Phúc Vinh xác nhận có việc rò rỉ ra nhựa đường ngoài môi trường với diện tích khoảng 100 m2

Phòng TN-MT TP. Gia Nghĩa đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, ghi nhận hiện trạng thời điểm nhựa đường chảy ra ngoài. Đoàn kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp khắc phục việc rò rỉ nhựa đường và có giải pháp xử lý triệt để bằng việc di dời trạm trộn.

Công ty Phúc Vinh sau đó đã thuê đơn vị chuyên môn thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải nhựa đường chảy ra tại khu vực trạm trộn. Doanh nghiệp đã báo cáo hoàn thành việc khắc phục, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng điều tra, xác minh vụ việc.

Ông Phạm Trung Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk R’moan cho biết, thông tin người dân phản ánh nhựa đường chảy ra ngoài là chính xác và doanh nghiệp đã khắc phục. UBND xã đã đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra mẫu nước và đất để xét nghiệm, đánh giá mẫu nước, đất và mức độ ô nhiễm.

Chủ mỏ đá cho rằng có sự phá hoại tài sản với mục đích xấu trong vụ rò rỉ nhựa đường ra ngoài

Mỏ đá bazan của Công ty Phúc Vinh được cấp phép năm 2007 với diện tích được thuê gần 19 ha. Doanh nghiệp khai thác đá đến năm 2014. Tháng 7/2016, UBND tỉnh Đắk Nông tước quyền khai thác khoáng sản tại mỏ đá này.

Theo Phó Giám đốc Công ty Phúc Vinh Nguyễn Đình Tòng, dù doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế trên diện tích được thuê. Mỏ đá không phát sinh hoạt động khai thác từ năm 2016 và cũng không có nhân viên bảo vệ.

Về trạm trộn bê tông nhựa, Công ty Phúc Vinh khẳng định, đã có đơn vị khác tự đặt trong khu vực mỏ đá sau khi công ty đã dừng hoạt động.

Hiện Công ty Phúc Vinh chưa thể xác định được chủ sở hữu của hệ thống trạm trộn bỏ hoang này. Phía Công ty Phúc Vinh đang liên hệ và sẽ tiến hành tháo dỡ nếu không tìm được chủ sở hữu của trạm trộn.

Trạm trộn bê tông đặt trong mỏ đá nhưng chủ mỏ và chính quyền địa phương đều không biết

Đại diện Phòng TN-MT TP. Gia Nghĩa cho biết, đơn vị đã kiểm tra và phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) lấy mẫu phân tích môi trường.

Về trạm trộn bê tông nhựa, đại diện Phòng TN-MT cho rằng thẩm quyền cấp phép đặt trạm trộn là của tỉnh và từ chối trả lời các câu hỏi có liên quan.

Sở TN-MT Đắk Nông sẽ thanh tra mỏ đá của Công ty Phúc Vinh trong năm 2024

Theo Sở TN-MT, trạm trộn bê tông nhựa tại mỏ đá của Công ty Phúc Vinh chưa được cấp phép và đã được lắp đặt từ năm 2015. Việc lắp đặt, vận hành rồi bỏ hoang trạm trộn nhiều năm qua có trách nhiệm của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trách nhiệm chính thuộc về Công ty Phúc Vinh, đơn vị đang được thuê đất để phục vụ khai thác đá.

Đại diện Sở TN-MT nhận định, khu vực mỏ đá của Công ty Phúc Vinh có nhiều yếu tố phức tạp về khoáng sản, tranh chấp đất đai… Trong năm 2024, Thanh tra Sở TN-MT sẽ thanh tra mỏ đá này để làm rõ các vấn đề liên quan.

Lê Đình Phước – Báo Đăk Nông

Theo Báo Đăk Nông

Ảnh: Người dân phản ánh trạm trộn bê tông nhựa ở mỏ đá xã Đắk R’moan gây ô nhiễm môi trường

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodaknong.vn/tram-tron-be-tong-chui-gay-o-nhiem-moi-truong-o-dak-nong-191420.html

Đồng Nai: Cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho DN

(Phapluatmoitruong.vn) – Thời gian qua, tình trạng dự án nằm bất động, không triển khai được hoặc bị “treo” sổ hồng vì nghẽn khâu tính tiền sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Ngoài việc gây khó khăn cho doanh nghiệp, còn ảnh hưởng đến địa phương, bởi đây là nguồn thu ngân sách cơ bản để bổ sung cho việc chi đầu tư phát triển.

Trên nói một đằng, dưới làm một nẻo

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, có cả trăm dự án BĐS tại TP.HCM phải ngừng triển khai nhiều năm chỉ vì chưa thể đóng tiền sử dụng đất, cho dù chủ đầu tư rất muốn. Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong số hơn 100 dự án chưa đầy đủ  pháp lý tại thành phố hiện nay, dự án vướng ở khâu tính tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn.

Tại Đồng Nai, tình trạng trên cũng không phải là hiếm, điển hình như trường hợp Công ty CP BĐS Đại Thành Công Bình Thuận mà Môi trường và Đô thị điện tử đã phản ánh ở 2 bài viết Đồng Nai: Cần có cơ chế tháo gỡ khó khăn cho các DN bất động sản”, đăng ngày 15/12/2021 và 17/12/2021.

Theo đó, ngày 04/9/2018, Công ty CP BĐS Đại Thành Công Bình Thuận đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án KDC An Phước (xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai). Tiếp đó, ngày 8/10/2018, Sở Xây dựng Đồng Nai đã cấp giấy phép quy hoạch số 30/GPQH cho dự án trên. UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 về việc giao đất cho Công ty thực hiện dự án.

Tuy nhiên, dù được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương và giao đất thực hiện, nhưng đến nay, dự án bị treo không thời hạn bởi các vấn đề liên quan đến số tiền sử dụng đất phải nộp. Thực tế, doanh nghiệp phải đóng tiền sử dụng đất mà không được khấu trừ số tiền đã ứng trước cho Nhà nước để có quỹ đất thực hiện dự án khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất.

Ban đầu, nguồn gốc quỹ đất thực hiện dự án do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn từ cá nhân, Tổng Cục Quản lý Đất đai đã có văn bản hướng dẫn Sở TN&MT tỉnh áp dụng các quy định pháp luật rất rõ: “Căn cứ quy định của pháp luật và nội dung Công văn số 288/2020/CVDTCBT của Công ty CP BĐS Đại Thành Công Bình Thuận nêu trên, nếu không còn tình tiết nào khác, trường hợp dự án tại xã An Phước đã được chấp thuận chủ trương đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đầu tư thì UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ quy định tại các Điều 52, 57, 58, 59, 107, 108, 109, khoản 4 Điều 114 và Điều 127 Luật Đất đai, Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật khác có liên quan để xem xét, quyết định cho phép Công ty CP BĐS Đại Thành Công Bình Thuận chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án…”. Tức việc thực hiện dự án phải tuân thủ quy định tại Điều 73 Luật đất đai năm 2013 và tiền sử dụng đất được tính theo công thức chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, tại văn bản số 184/KV XIII-TH, ngày 21/5/2021, Kiểm toán Nhà nước Khu vực XIII cũng khẳng định, quan điểm của UBND tỉnh đối với trường hợp Công ty Đại Thành Công phù hợp trong trường hợp các DN chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật Đất đai, nhưng tỉnh lại áp dụng Điều 62, Luật Đất đai 2013.

Tại văn bản số 10003/STNMT-QH, ngày 16/12/2020, Sở TN&MT cho rằng, nội dung hướng dẫn của Tổng cục Quản lý Đất đai như trên chưa thống nhất, vì vậy cơ quan này báo cáo và đề xuất UBND tỉnh ký văn bản xin ý kiến hướng dẫn của Bộ TN&MT.

Ngày 5/4/2023, Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Đất – Bộ TN&MT có văn bản đề nghị Sở TN&MT tỉnh tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai kiểm tra, rà soát lại thủ tục đất đai đối với dự án nêu trên để đảm bảo đúng quy định của pháp luật đất đai và xem xét xử lý như sau: Nếu dự án thuộc trường hợp nhà thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai năm 2013 thì phải lập phương án bồi thường, tái định cư theo quy định. Đồng thời, trường hợp dự án thuộc trường hợp nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng bằng quyền sử dụng đất theo Điều 73 thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Thực tế, dù cơ quan Nhà nước quản lý dự án không chấp nhận hình thức đầu tư của doanh nghiệp là theo Điều 73 và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo Điều 62 Luật đất đai năm 2013, nhưng tiền sử dụng đất doanh nghiệp phải nộp theo Thông báo tính tiền sử dụng đất đã ban hành lại không được khấu trừ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng mà trước đó doanh nghiệp đã tự ứng cho Nhà nước khi thu hồi đất do UBND huyện Long Thành không lập phương án bồi thường khi thu hồi đất.

Đến nay, Sở TN&MT và các sở ngành khác vẫn chưa có động thái nào gỡ vướng cho DN, khiến nhiều dự án của Công ty rơi vào cảnh điêu đứng, có nguy cơ phá sản.

Đề nghị UBND tỉnh sớm vào cuộc

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 1/3/2023, Bộ Tài chính có văn bản số 1925, nêu ý kiến về việc xác định khoản được khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Theo đó, đối với các vướng mắc của UBND tỉnh Đồng Nai về việc DN sử dụng giá trị quyền sử dụng đất do cá nhân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để thực hiện dự án có được xem là bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án tương ứng với trường hợp được Nhà nước thu hồi đất hay không? Đồng thời, việc UBND huyện có thực hiện việc lập và phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng (xác định theo thời điểm có quyết định thu hồi đất) để làm căn cứ khấu trừ tiền sử dụng đất mà DN phải nộp hay không, thuộc chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TN&MT.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai tổng hợp ý kiến của Bộ TN&MT theo chức năng, trách nhiệm và nhiệm vụ được giao. Đồng thời, chỉ đạo làm rõ việc ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất cho DN để thực hiện dự án khi chưa thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã phù hợp với quy định pháp luật về đất đai hay chưa; trên cơ sở đó chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh xác định, thu nộp nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất của DN theo đúng chế độ quy định.

Thiết nghĩ, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính và các cơ quan chuyên môn của Bộ TN&MT là có cơ sở để lãnh đạo tỉnh Đồng Nai xem xét, điều chỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp theo các thông tư, nghị quyết của Chính phủ đã ban hành.

Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Nai cần thực hiện đúng Công điện số 965/CĐ-TTg ngày 13/10/2023 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trong đó, yêu cầu các Bộ, ngành và chủ tịch UBND cấp tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông, phát huy nguồn lực đất đai, thúc đẩy triển khai các dự án phát triển kinh tế – xã hội, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Có thể nói rằng, các năm vừa qua tình hình kinh doanh của nhiều công ty bất động sản được gói gọn trong 04 từ: Thoi thóp – Chờ chết, vì vậy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần có chính sách thông thoáng để gỡ rối cho các doanh nghiệp, điều này không chỉ vực dậy một ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, đóng góp nhiều vào ngân sách xã hội mà còn tạo nhiều công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động ổn định cuộc sống.

Thiết nghĩ, trong khi nhu cầu của xã hội ngày càng cao, các ngành chức năng của các tỉnh đã và đang có các dự án chưa được khơi thông cần nhanh chóng tạo điều kiện để các doanh nghiệp triển khai dự án đúng pháp luật, không để các doanh nghiệp chết dần, chết mòn trong chờ đợi.

Đỗ Thuận – Nguyên Vũ

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Dự án Khu dân cư An Phước đang bị treo không thời hạn do vướng tiền sử dụng đất.

Công ty Hoàng Hậu Phố: Đầu bảng nợ ngân sách, nhiều sai phạm khai thác mỏ

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng về tình hình nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của 3 doanh nghiệp nợ lớn trên địa bàn tỉnh, với số tiền còn nợ 33,4 tỷ đồng.

Hoàng Hậu Phố nợ thuế hơn 22 tỷ đồng

Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng, tính đến ngày 30/11/2023, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 34 tỷ đồng.

Trong đó, có 3 doanh nghiệp nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 33,4 tỷ đồng, chiếm 98% tổng số nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong toàn tỉnh. Ba doanh nghiệp nợ lớn nêu trên, gồm: Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố nợ 22,4 tỷ đồng, Công ty TNHH Ngọc Thạnh Mỹ nợ 7 tỷ đồng và Công ty TNHH Bảo Nghi nợ 4 tỷ đồng.

Theo Kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố bị dừng khai thác khoáng sản các năm 2019, 2020, 2021. Ngày 6/7/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1324 về việc thu hồi giấy phép khai thác đối với doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, đến năm 2023 các cơ quan chức năng vẫn không thực hiện lùi, tính và điều chỉnh tiền cấp quyền theo quy định. Do đó, Cục thuế tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tính, điều chỉnh tiền cấp quyền tương ứng với sản lượng doanh nghiệp đã khai thác.

Trên cơ sở đó, Cục Thuế sẽ điều chỉnh thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoảng sản và tiền chậm nộp của doanh nghiệp theo quy định.

Lộ ra nhiều sai phạm

Vào tháng 5/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng có thông báo kết luận thanh tra toàn diện việc thực hiện dự án đầu tư mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng của Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố.

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng xác định Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố có nhiều sai phạm về đất đai, khai thác khoáng sản, thuế… tại dự án đầu tư mở rộng khai thác và chế biến đá xây dựng với tổng diện tích 39,95ha tại thôn 4, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm.

Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố bị Thanh tra tỉnh Lâm Đồng xác định có nhiều sai phạm về đất đai, khai thác khoáng sản, thuế,…

Cụ thể, về tiến độ đầu tư dự án, công ty chưa thực hiện đầy đủ các hạng mục đầu tư và tiến độ đầu tư chậm hơn 8 năm so với thời gian theo giấy chứng nhận đầu tư nhưng không lập thủ tục để xin phép điều chỉnh, gia hạn tiến độ đầu tư.

Về lĩnh vực đất đai, công ty chưa thực hiện thuê đất, góp vốn quyền sử dụng đất, chuyển mục đích đất theo quy định nhưng đã tiến hành khai thác là không thực hiện đúng giấy phép khai thác khoáng sản.

Về xây dựng cơ bản mỏ, khai thác và báo cáo kết quả trong hoạt động khai thác khoáng sản, kết luận cho biết công ty xây dựng công trình, khai thác và chế biến khoáng sản khi chưa đăng ký, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về ngày bắt đầu xây dựng mỏ và khai thác mỏ.

Từ năm 2013 đến tháng 11/2019, công ty không thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản và không lập, quản lý, báo cáo, lưu trữ, kiểm kê trữ lượng khoáng sản là vi phạm các quy định của Luật Khoáng sản và quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Về hoạt động khai thác khoáng sản, công ty không kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khối lượng 36.083m3 tương ứng với số tiền hơn 519,7 triệu đồng (trong đó: thuế tài nguyên 360,8 triệu đồng; phí bảo vệ môi trường hơn 158,7 triệu đồng) là có dấu hiệu hành vi trốn thuế.

Sau khi Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 26/4/2019 tước giấy phép khai thác, công ty không chấp hành nộp giấy phép mà vẫn tiếp tục khai thác đá là vi phạm các quy định của pháp luật về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Về việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, công ty ký hợp đồng với Công ty TNHH SH Thái Nguyên chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản trên diện tích 3ha khi chưa đủ điều kiện để khai thác khoáng sản là không thực hiện đúng quy định của Luật Khoáng sản.

Minh Đức/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Lâm Đồng: Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố nợ hơn 22 tỷ đồng tiền thuế

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/cong-ty-hoang-hau-pho-dau-bang-no-ngan-sach-nhieu-sai-pham-khai-thac-mo-20180504224292719.htm

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại ‘đảo ngọc’ Lan Châu

Hàng loạt sai phạm về xây dựng xảy ra tại đảo Lan Châu đã được đoàn kiểm tra của UBND thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chỉ ra và yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ, khắc phục sai phạm và hoàn trả hiện trạng ban đầu.

 Dự án Quần thể du lịch sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lan Châu - Song Ngư do Công ty CP Song Ngư Sơn làm chủ đầu tư được xây dựng tại phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) với quy mô 14,87ha. Công ty được thuê đất vào năm 2014 với tổng diện tích đất và diện tích mặt nước biển cho thuê là 171.799,6m2 (gồm: 86.376,5m2 đất và 85.423,1m2 mặt nước biển) trên địa bàn 3 phường gồm: phường Nghi Thủy, Nghi Hải và Thu Thủy. Từ lâu, đảo Lan Châu được xem là "hòn ngọc xanh" mà thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho Cửa Lò.

Dự án Quần thể du lịch sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lan Châu – Song Ngư do Công ty CP Song Ngư Sơn làm chủ đầu tư được xây dựng tại phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) với quy mô 14,87ha. Công ty được thuê đất vào năm 2014 với tổng diện tích đất và diện tích mặt nước biển cho thuê là 171.799,6m2 (gồm: 86.376,5m2 đất và 85.423,1m2 mặt nước biển) trên địa bàn 3 phường gồm: phường Nghi Thủy, Nghi Hải và Thu Thủy. Từ lâu, đảo Lan Châu được xem là “hòn ngọc xanh” mà thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho Cửa Lò.

Dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 3/2014, điều chỉnh vào tháng 2/2016 và được Sở Xây dựng Nghệ An cấp phép vào tháng 6/2015, tháng 9/2016. Dự án được phép điều chỉnh tiến độ đến năm 2020 hoàn thành. Tuy nhiên thực tế đến nay, dự án vẫn chưa được hoàn thành. Hiện nhiều công trình trong dự án này chưa được chủ đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Nhiều công trình đã được xây dựng nhưng sai với quy hoạch được phê duyệt.

Cụ thể, theo kết luận của Đoàn kiểm tra của UBND thị xã Cửa Lò, hiện trạng dự án này đã xây dựng một số công trình nằm trong quy hoạch gồm: khách sạn Song Ngư Sơn (9 tầng + 1 tầng áp mái) với diện tích 3168m2; nhà bảo vệ; nhà hàng Lan Châu 1 cao 2 tầng diện tích 296,7m2; quầy bar dịch vụ; lầu nghênh phong và mộ tiên (cải tạo trên hạng mục cũ); cột dẫn hướng (cải tạo trên hạng mục cũ).

Một số công trình xây dựng trong quy hoạch nhưng có sai phạm như: Bể bơi và sân nghỉ thư giãn chưa có giấy phép xây dựng, một phần diện tích nằm trên chỉ giới đường quy hoạch nội bộ dự án ở phía Bắc và phía Đông công trình với diện tích hơn 200m2; Trạm bơm nước, nhà để trạm bơm chưa có giấy phép xây dựng và sai vị trí quy hoạch; Nhà để máy phát điện chưa có giấy phép xây dựng. (Ảnh: MĐV).

Dự án có hạng mục tòa nhà văn phòng cao 3 tầng nhưng chủ đầu tư chưa xây dựng. Thực tế hạng mục này đang sử dụng công trình cao 2 tầng của đơn vị cũ.

Đường dẫn ra đảo Lan Châu được quy hoạch là đường đá dài 120m nhưng chủ đầu tư đã cho đổ bê tông.

Nhà hàng dưới chân đảo Lan Châu cao 1 tầng rộng 843,6m2 được xác định là 1 trong 2 vi phạm lớn xảy ra tại dự án này khi không nằm trong quy hoạch được phê duyệt.

Nhà hàng được xây dựng kiên cố và hoạt động từ khá lâu.

Đoạn kè biển phía Bắc dài 256,1m. Trong đó lấn biển so với quy hoạch là 3.071m2, bề rộng trung bình lấn biển khoảng 17m.

Hạng mục kè biển không nằm trong quy hoạch nhưng được chủ đầu tư đổ bê tông, xây dựng với nhiều bậc lên xuống nối từ khu vực bể bơi khách sạn kéo đến nhà hàng Lan Châu dưới chân đảo. Nay thay vì đi bộ trên bãi cát để ngắm biển, người dân lại đi trên những con đường bê tông đã được chủ đầu tư xây dựng.

Hạng mục kè biển và nhà hàng Lan Châu dưới chân đảo được xác định là 2 hạng mục sai phạm lớn của dự án.

Ngoài ra, dự án còn có một số hạng mục xây dựng trái phép không nằm trong quy hoạch gồm: công trình thang máy và đường dẫn từ thang máy lên nhà hàng trên đảo; nhà trực bảo vệ phía sau khách sạn; nhà giặt là, nhà kho, nhà WC; bể chứa hải sản phía sau nhà hàng dưới chân đảo Lan Châu; lắp dựng mái tôn phía sau khách sạn.

Đoàn kiểm tra cũng xác định, dự án này có 9 hạng mục nằm trong quy hoạch nhưng chưa được đầu tư xây dựng gồm: Quầy Bar dịch vụ trên đảo; 11 căn Bungalow nghỉ dưỡng; Khu massage, nhà ở nhân viên; khu biệt thự nghỉ dưỡng; quảng trường; nhà hàng hải sản; nhà để xe; nhà xử lý nước thải; bể nước ngầm.

Sau khi có kết luận của Đoàn kiểm tra, thị xã Cửa Lò đã có buổi làm việc và yêu cầu phía chủ đầu tư tháo dỡ, khắc phục sai phạm, trả lại nguyên trạng ban đầu đối với 2 hạng mục sai phạm lớn là nhà hàng 1 tầng dưới chân đảo Lan Châu rộng 843,6m2 và kè biển phía Bắc dự án dài 256m2, trong đó diện tích lấn biển là 3.071m2.

Do dự án nằm trong danh sách các dự án chậm tiến độ nên thị xã Cửa Lò yêu cầu chủ đầu tư cam kết tiến độ xây dựng các hạng mục nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng để đề xuất gia hạn thời gian hoàn thành công trình. Đối với một số công trình khác sai phạm nhưng để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ đầu tư, thị xã Cửa Lò đề nghị Công ty Song Ngư Sơn điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

Ông Hoàng Năng Hiệp – Trưởng Phòng Quản lý Đô thị (UBND thị xã Cửa Lò) cho biết, phía thị xã cho chủ đầu tư đề xuất phương án xử lý những công trình sai phạm nhưng đến thời điểm hiện tại đơn vị này vẫn chưa trình lên phương án xử lý. “Phía chủ đầu tư có công văn đề nghị điều chỉnh quy hoạch cục bộ dự án, nhưng quan điểm của thị xã là yêu cầu công ty tổ chức khắc phục, tháo dỡ các hạng mục sai phạm nói trên sau đó mới làm thủ tục điều chỉnh cục bộ dự án theo đúng quy định”, ông Hiệp nói.

Ngọc Tú – Cảnh Huệ – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nghe-an-nhieu-sai-pham-tai-dao-ngoc-lan-chau-post1596322.tpo