• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 59

Bất động sản trải qua 1 năm gian khó: Chờ tín hiệu cho năm mới

Nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường, nhiều lãnh đạo vướng vòng lao lý, cháy chung cư mini làm nhiều người chết… là những chuyện buồn bất động sản 2023. Nhưng, tất cả đã khép lại, mở ra năm 2024 nhiều tín hiệu sáng với nỗ lực gỡ khó của Chính phủ.

1. Thị trường khó khăn, doanh nghiệp rời thị trường tăng, áp lực trả nợ trái phiếu lớn

Năm 2023 thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, tính đến hết quý III, có khoảng 324.378 giao dịch thành công, đạt khoảng 41,29% so với năm 2022.

Cùng với đó, lượng tồn kho bất động sản trong quý III vào khoảng 18.808 căn, theo số liệu báo cáo của 53/63 địa phương. Trong đó, chung cư 3.196 căn; nhà ở riêng lẻ 6.554 căn; đất nền 7.190 nền.

Lĩnh vực kinh doanh doanh bất động sản có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng mạnh so với năm trước. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2023, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 4.725, còn số lượng doanh nghiệp giải thể là 1.286.

So với năm 2022, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 45%, trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 7,7%. Tính trung bình, mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp địa ốc rời bỏ thị trường. Nhiều doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đã cắt giảm nhân sự từ 50% đến dưới 75% nhân sự.

Trong một văn bản gửi Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Tài chính liên quan đến Nghị định 08, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) lưu ý, sang năm 2024, trị giá trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn lên đến 329.500 tỷ đồng. Năm 2024 là năm cao điểm nhất về trị giá đáo hạn trong 3 năm gần đây. Năm 2022 chỉ có 144.500 tỷ đồng, năm 2023 là 271.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn.

Trước nguy cơ vỡ nợ trái phiếu, Chính phủ đã vào cuộc. Đầu tháng 3/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP với nội dung quan trọng cho phép doanh nghiệp bất động sản giãn, hoãn nợ trái phiếu, đàm phán với các trái chủ thanh toán trái phiếu bằng bất động sản.

Nhờ đó, kể từ quý II/2023 tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện và tâm lý nhà đầu tư đã dần ổn định trở lại.

2. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản bị khởi tố

Năm 2023 vẫn tiếp tục có thêm lãnh đạo vướng vòng lao lý. Cụ thể, ngày 23/3, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội đã có quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Huy Lân, nguyên Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của CTCP 18 (HoSE: CIG) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Coma 18”.

Việc khởi tố ông Lân liên quan đến dự án VP6 Linh Đàm ở phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội). Dự án do doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên thuộc Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư. Cơ quan điều tra xác định, tại tòa nhà VP6 đã xây vượt quy hoạch 10 tầng.

Ngày 28/6, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội ra thông báo về việc quyết định khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đỗ Lăng là người sáng lập hệ sinh thái Apec Group, về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam bị bắt.

Đến ngày 31/8/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội (Phòng Cảnh sát kinh tế) cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, và bắt bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam.

Ngày 26/10, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Đinh Trường Chinh, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Quảng cáo – Xây dựng – Địa ốc Việt Hân. Lý do sai phạm trong quản lý, sử dụng 2 khu “đất vàng” tại quận 1, xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và một số đơn vị liên quan.

Tiếp tục, ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG về “Tội lừa dối khách hàng”.

3. Cháy chung cư mini khiến 56 người bị chết

Đêm 12/9, có lẽ là một đêm không thể nào quên với những người dân đã ở chung cư mini tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khi chung cư này bùng cháy trong đêm đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 56 người chết và hàng chục người bị thương là nỗi ám ảnh, tang thương.

Chỉ sau vụ cháy hơn một ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng với ông Nghiêm Quang Minh (sinh năm 1979, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) là chủ chung cư mini, về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Chung cư này cao 9 tầng, 1 tum, rộng khoảng 200 m2/tầng, xây vượt 3 tầng so với phê duyệt và có tới 45 căn hộ với khoảng 150 người sinh sống.

Cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đêm 12/9.

4. Chính phủ, bộ ngành nỗ lực gỡ khó cho bất động sản

Thực hiện nhiệm vụ Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã làm việc với 8 địa phương là TP.Hồ Chí Minh; Hà Nội; Đà Nẵng; Hải Phòng; Cần Thơ; Đồng Nai; Bình Thuận; Bình Định về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn.

Theo báo cáo, Tổ công tác đã nhận được 138 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân, liên quan đến 191 dự án bất động sản.

Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã xem xét, xử lý 126 văn bản; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét, xử lý theo thẩm quyền 12 văn bản và ban hành 37 văn bản hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, cấp phép xây dựng, chuyển nhượng dự án…cho các địa phương

Ngày 17/2, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để gỡ khó cho bất động sản. Ngay sau hội nghị, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Ngày 13/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị thực hiên quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản.

5. Cấp “sổ hồng” cho condotel, officetel

Theo Nghị định 10/2023/NĐ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2023, căn hộ khách sạn, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (condotel), văn phòng lưu trú (officetel), biệt thự du lịch nghỉ dưỡng và những công trình khác phục vụ lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận.

6. Phê duyệt Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Ngày 3/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định 388 phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 – 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.

7. Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội

Tháng 4/2023, NHNN có công văn chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33.

Theo đó, đối tượng vay vốn là pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với mức cho vay thông thường.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, các địa phương và các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đang tập trung triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, hiện đã có 23 tỉnh công bố danh mục 54 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 25.884 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương đã được giải ngân với số vốn khoảng 143,3 tỷ đồng.

8. Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Theo chương trình, vào ngày 29/11 (ngày cuối cùng của kỳ họp 6), các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Luật Đất đai sửa đổi lùi thời hạn thông qua. (Ảnh: Hoàng Hà)

Tuy nhiên, qua tiếp thu ý kiến của các đại biểu, giữa kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thống nhất ngoài những nội dung đã được tiếp thu, chỉnh sửa, còn nhiều nội dung của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Đây là dự án Luật được đánh giá có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế – xã hội và đời sống của người dân. Vì vậy, sau khi thống nhất với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.

9. Thông qua Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi

Sáng 27/11, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở sửa đổi. Hàng loạt điểm mới đáng chú ý như: Không quy định thời hạn sở hữu mà chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư trên cơ sở kế thừa Luật Nhà ở hiện hành; “siết” lại việc đầu tư xây dựng chung cư mini.

Luật Kinh doanh bất động sản ngay sau đó cũng được Quốc hội thông qua với một số quy định chặt chẽ hơn trong kinh doanh bất động sản để bảo vệ người mua.

Đơn cử, luật quy định chủ đầu tư dự án chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng khi đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua…

Nếu như Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không cho phép chủ đầu tư dự án ủy quyền cho các bên tham gia hợp tác ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản thì Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi còn không cho phép cả việc ký hợp đồng đặt cọc.

Cả Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Với những thay đổi của hai luật này, cùng với sự chờ đợi ở Luật Đất đai sửa đổi sẽ được phê duyệt trong năm 2024, thị trường bất động sản sẽ có những điểm sáng, khởi sắc trong năm mới.

Nguyễn Lê – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Khép lại năm bất động sản 2023 nhiều khó khăn, nỗ lực gỡ khó, tín hiệu cho năm mới. (Ảnh: Hoàng Hà)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/bat-dong-san-trai-qua-1-nam-gian-kho-cho-tin-hieu-cho-nam-moi-2233277.html

Dân ồ ạt xây dựng công trình không phép tại khu du lịch biển Xuân Thành

Trong nhiều năm vừa qua, các lực lượng chức năng phải hết sức vất vả mới giải phóng được hệ thống ki ốt, hàng quán lụp xụp bủa vây bãi biển thì mới đây chính quyền huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lại ‘bật đèn xanh’ để cho người dân xây lều ốt chạy dọc bãi biển Xuân Thành, núp bóng nhà tạm hợp đồng hằng năm.

Đầu tháng 12/2023, ông Trần Văn Trì, trú tại thôn Thành Long, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nghe phong thanh thông tin, chính quyền xã Xuân Thành có chủ trương cho các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ trên địa bàn được phép thuê đất, kí hợp đồng hằng năm để xây dựng các ki ốt tạm kinh doanh chạy dọc lạch nước ngọt Bàu Dài (sông Mỹ Dương kéo dài), ông Trì đã nộp đơn đăng ký tại UBND xã Xuân Thành và được chấp thuận.

Sau khi được sự đồng ý của chính quyền, ông Trì đã nhanh chóng triển khai xây dựng nhà hàng Việt Trì. Công trình được kết cấu bằng khung bằng sắt, móng bằng đá, xây gạch, ốp lát khang trang dựa lưng vào lạch Bàu Dài trên diện tích được phép xây dựng là hơn 150m2 theo hợp đồng được ký kết với xã. Cùng thời điểm này, 14 hộ kinh doanh cá thể khác (chủ yếu là nhà hàng, ẩm thực và cà phê) cũng ồ ạt tiến hành xây dựng các ki ốt trên khu vực bám bãi biển Xuân Thành. Đoạn từ quảng trường Xuân Thành đến khu vực Hoa Nắng Camping Beach với chiều dài khoảng 1.500m, thời gian này như đại công trường xây dựng, người dân hối hả tiến hành xây dựng các ki ốt kiên cố để đón mùa du lịch biển.

Liên quan vấn đề này, ông Trần Quốc Anh, Chủ tịch UBND xã Xuân Thành cho biết, việc chính quyền xã để cho các hộ dân xây dựng các ki ốt là thực hiện chủ trương của UBND huyện Nghi Xuân, chỉ đạo địa phương cho người dân xây nhà hàng tạm để kinh doanh. Cơ sở nào hoạt động ổn định thì tiếp tục cho duy trì, cơ sở nào không phát huy được sẽ chấm dứt hợp đồng. Theo ông Anh, việc thực hiện cho thuê là có chủ trương của UBND huyện Nghi Xuân, xã làm văn bản và được chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân đồng ý, cho thực hiện.

Về kinh phí, chủ tịch xã Xuân Thành cho biết cũng “không đáng là bao nhiêu”, năm đầu tiên cho các hộ thuê xã chưa tính kinh phí, sau đó mỗi năm mỗi ki ốt xã sẽ thu một khoản nhất định. Ông chủ tịch xã không nhớ cụ thể nhưng số tiền mà các hộ kinh doanh phải trả cho xã lên đến hàng trăm triệu đồng. Khi phóng viên đề nghị cung cấp văn bản đồng ý chủ trương của huyện Nghi Xuân cũng như các hợp đồng liên quan, ông Trần Quốc Anh cho biết, thực chất huyện không có văn bản cụ thể mà chỉ kết luận chung chung trong một cuộc họp giao ban, còn hợp đồng liên quan kế toán đi vắng nên không cung cấp được.

Trao đổi qua điện thoại, ông Lê Anh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân lại cho rằng, có việc các hộ dân xây ki ốt dọc bãi biển trong khu du lịch biển Xuân Thành, nhưng là xã cho dân mượn để thực hiện. Để tạo điều kiện cho nhân dân kinh doanh nên huyện Nghi Xuân cũng đồng ý chủ trương cho thực hiện. Còn về vấn đề chính quyền các cấp phải qua rất nhiều năm quyết liệt mới giải tỏa xong các ki ốt tạm bợ để trả lại sự thông thoáng, khang trang cho khu du lịch, nhưng nay lại đồng ý cho xây dựng ki ốt tạm bợ, ông Dũng cho rằng các cơ sở bị giải tỏa trước đây chủ yếu nằm bên ngoài bãi biển. Nay các hộ dân xây dựng nằm phía bên trong đường, quá trình xây dựng các hộ dân đều có đơn tự nguyện.

Tuy nhiên, xét về quy hoạch khu du lịch biển Xuân Thành đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt thì việc chính quyền huyện Nghi Xuân “bật đèn xanh” cho các hộ kinh doanh xây ki ốt dọc bãi tắm là đi ngược lại với chủ trương, quy hoạch của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Bởi hiện nay, tại nhiều bãi biển tại các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Nha Trang, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Đà Nẵng cũng đã chấm dứt thực hiện việc xây dựng các ki ốt kinh doanh nhỏ lẻ, lụp xụp đối với phần bám bờ biển gây ảnh hưởng việc tiếp cận cộng đồng đối với biển và làm mất tầm nhìn bờ biển, mất đi cảnh quan bờ biển. Do đó, việc UBND huyện Nghi Xuân có chủ trương cho UBND xã Xuân Thành kí hợp đồng có thu tiền của các hộ dân để họ xây dựng ki ốt kinh doanh dọc bãi tắm là sự bất thường, đi ngược lại xu thế chung của ngành du lịch hiện nay. Đó là chưa kể đến việc khi đi vào hoạt động, các cơ sở này có đảm bảo môi trường, cam kết không xả thải xuống lạch nước Bàu Dài hay không, vẫn đang là một dấu hỏi lớn.

Liên quan đến khu vực này, trước đó vào các ngày 10/8/2017 và 30/3/2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án quần thể du lịch sinh thái Xuân Thành và Dự án quần thể khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp tại khu du lịch Xuân Thành, chủ đầu tư là Công ty CP Song Ngư Sơn Giang Đình và Công ty CP thương mại hợp tác Toàn Cầu. Trong đó, dự án của Công ty CP Song Ngư Sơn Giang Đình do UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Nghi Xuân kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 từ năm 2017, 2018 và đã phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế thi công, đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng 35 hộ dân ngoài lạch và 2 hộ dân trong lạch, nộp tiền ký quỹ với số tiền gần 7 tỷ đồng, nộp hồ sơ xin thuê đất tại sở TN&MT nhưng vì vướng Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ nên chưa được giao đất.

Ngày 3/4/2023, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu thực thực hiện đã tháo gỡ và dự án được phép tiến hành các thủ tục thuê đất theo quy định thì bất ngờ ngày 12/9/2023, UBND huyện Nghi Xuân có văn bản số 3937 đề xuất Sở KH&ĐT Hà Tĩnh, yêu cầu nhà đầu tư điều chỉnh giảm quy mô, không thực hiện dự án đối với hạng mục khu nhà hàng ẩm thực nằm ngoài lạch nước ngọt Bàu Dài. Lý do mà huyện này đưa ra là việc thực hiện đầu tư phần ngoài lạch của dự án gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận biển cho cộng đồng dân cư, giảm lợi ích cộng đồng theo mô hình tại các bãi biển mà các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng hiện nay đang thực hiện.

Vấn đề này, theo Sở TN&MT Hà Tĩnh, đối chiếu với phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của UBND huyện Nghi Xuân đã được UBND tỉnh phê duyệt thì vị trí dự án nằm trong khu vực quy hoạch là đất thương mại, dịch vụ nên phù hợp với mục tiêu dự án. Ngoài ra, dự án đã được chấp thuận đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và điều chỉnh chủ trương đầu tư vào năm 2020, việc UBND huyện Nghi Xuân yêu cầu giảm quy mô, không thực hiện đối với phần đất nằm ngoài lạch nước ngọt liên quan đến thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và quy hoạch chi tiết 1/500 nên cần căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư để thực hiện theo quy định.

Trong khi các sở, ngành và UBND tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp, tìm cách để tháo gỡ cho doanh nghiệp để tiến tới xây dựng khu du lịch bãi tắm Xuân Thành trở thành điểm nhấn du lịch biển của các tỉnh miền Trung thì việc UBND huyện Nghi Xuân lại để cho các hộ dân xây dựng bát nháo hàng chục công trình kiên cố nằm dọc bãi tắm, “bật đèn xanh” cho UBND xã Xuân Thành kí hợp đồng có thu tiền của các hộ dân xây dựng không nằm trong quy hoạch, không có giấy phép xây dựng là sự bất thường, đi ngược lại xu thế chung của ngành du lịch hiện nay.

Thiên Thảo – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Các công trình này được chính quyền cho xây dựng trong bối cảnh trước đó, phải mất hàng chục năm mới giải tỏa được các ki ốt tạm bợ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/ban-doc-cand/dan-o-at-xay-dung-cong-trinh-khong-phep-tai-khu-du-lich-bien-xuan-thanh-i718874/

Đề nghị thanh tra dự án xử lý nước thải Yên Xá để ‘cắt’ nhà thầu năng lực kém

Chủ đầu tư Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá vừa đề nghị Thanh tra TP Hà Nội vào cuộc để có thể chấm dứt hợp đồng xây dựng với nhà thầu năng lực kém, đồng thời lựa chọn đơn vị mới.

Ông Hoàng Trọng Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP Hà Nội (Ban QLDA) vừa báo cáo Thanh tra TP về tình hình thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (huyện Thanh Trì).

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá được khởi công vào tháng 10/2016, là một trong những dự án quy mô lớn nhất (tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng) và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì.

Dự án bao gồm nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000 m3/ngày đêm và hệ thống cống thu gom, cống bao, hệ thống cống đầu nối dọc 2 bờ sông Tô Lịch, sông Lừ, quận Hà Đông (Hà Nội) và khu đô thị mới, với tổng chiều dài cống các loại khoảng 53km.

Quá trình thi công hệ thống thu gom nước thải, đơn vị thi công dựng hàng loạt ‘lô cốt’ trên các tuyến đường Nguyễn Xiển, Kim Giang, Lương Thế Vinh, Nguyễn Trãi, Vũ Trọng Khánh… gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Trong văn bản báo cáo Thanh tra TP Hà Nội, ông Hoàng Trọng Tùng cho biết, dự án có 35 gói thầu lớn nhỏ nhưng công tác triển khai thi công, xây dựng tập trung vào 4 gói thầu đấu thầu quốc tế số 1, 2, 3, 4 và gói thầu dịch vụ tư vấn.

Trong đó, gói thầu số 1 (xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngày đêm) do nhà thầu liên danh JFE – TSK (Nhật Bản) thực hiện; thời gian thi công 40 tháng và 8 tháng vận hành, chạy thử.

Đến nay, công tác xây dựng các hạng mục của gói thầu số 1 đã cơ bản hoàn thành, đạt 95% khối lượng. Các đơn vị đang triển khai hoàn thiện các hạng mục: Trạm bơm nước thải đầu vào, bể phản ứng bùn hoạt tính, nhà xử lý bùn, nhà hành chính và điều khiển…

Gói thầu số 2 (xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính) do nhà thầu là Công ty TEKKEN (Nhật Bản) thực hiện, thời gian thi công 48 tháng. Hiện tại, tiến độ thi công đào mở tuyến cống chính đạt gần 2.100/2.287m (khoảng 91,5%); thi công đào tuyến cống nhánh đạt hơn 4.400/6.462m (khoảng 69%).

Riêng gói thầu số 3 (xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ) và gói thầu số 4 (xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới) cùng do liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại An Xuân Thịnh – Công ty Cổ phần Sông Đà 9 thực hiện.

Đối với gói thầu số 3, hệ thống cống bao này được thiết kế với gần 470m ống cống D400, 16 hố ga và 17 giếng tách… Tuy nhiên đến nay, khối lượng thi công ống cống D400 chỉ đạt 18%; thi công hố ga đạt 62,5% và giếng tách đạt hơn 76%.

Ban QLDA đánh giá nguyên nhân khiến tiến độ triển khai gói thầu số 3 thấp là do năng lực, tài chính của nhà thầu yếu kém.

Về tiến độ của gói thầu số 4, hiện nhà thầu đang thực hiện thi công tuyến cống (đạt gần 48%), thi công 68/151 hố ga (đạt khoảng 45%), thi công kênh xả đạt 35% và chưa thi công giếng tách.

Đối với công tác khoan kích ngầm, hiện đang thi công được 9/71 giếng thuộc tuyến Vũ Trọng Khánh – Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đạt 12,6%; chưa khoan kích ngầm.

Đánh giá về tiến độ gói thầu số 4, Ban QLDA cho biết, Thành phố đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc cho gia hạn thời gian thực hiện gói thầu này do một số nguyên nhân khách quan như dịch bệnh Covid-19, mưa lớn. Tuy nhiên, Ban QLDA cho rằng nguyên nhân chính khiến chậm tiến độ là do năng lực, tài chính yếu kém của liên danh nhà thầu.

Để đáp ứng tiến độ thực hiện dự án nhằm đảm bảo tỷ lệ xử lý nước thải từ 50 – 55% và thuận lợi trong việc chấm dứt, thanh lý hợp đồng, lựa chọn nhà thầu thi công cho gói thầu số 3, Ban QLDA đề nghị Thanh tra TP Hà Nội sớm vào cuộc thanh tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá như đề xuất của Công an TP Hà Nội.

Quang Phong – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với tổng mức đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng. Ảnh: Bảo Khánh

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/de-nghi-thanh-tra-du-an-xu-ly-nuoc-thai-yen-xa-de-cat-nha-thau-nang-luc-kem-2233446.html

Nguồn vật liệu Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 vẫn chưa có nhiều tiến triển

Các Dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong nguồn cung ứng vật liệu cho nhà thầu thi công dẫn đến tiến độ chắc chắn bị ảnh hưởng.

Hết năm 2023, nguồn vật liệu xây dựng cung ứng cho hàng loạt các dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vẫn chưa có nhiều tiến triển, khiến việc thi công của nhà thầu chậm trễ và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của đại công trình này.

Nguồn cung vật liệu còn chậm trễ

Theo thông tin Cục Quản lý đầu tư xây dựng, với 2 Dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam đoạn từ Cần Thơ đến Cà Mau, nguồn vật liệu cát đắp nền khoảng 18,4 triệu m3, đến nay việc cung cấp cát còn hạn chế, chưa đáp ứng kế hoạch.

Cụ thể, tỉnh An Giang đã xác định nguồn cho dự án 6,09 triệu m3, trong đó đã hoàn thiện thủ tục khai thác cung ứng cho dự án 1,56 triệu m3; đang hoàn thiện thủ tục để khai thác 5 mỏ mới với trữ lượng 4,52 triệu m3; còn 0,9 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung.

Tỉnh Đồng Tháp đã xác định được nguồn cho dự án 7 triệu m3, trong đó đã hoàn thiện thủ tục để khai thác 4,37 triệu m3 (tăng công suất, mỏ hiện hữu 0,97 triệu m3 và 5 mỏ mới 3,39 triệu m3); đang hoàn thiện thủ tục 2 mỏ với trữ lượng 2,7 triệu m3.

Tỉnh Vĩnh Long đã xác định được nguồn cho dự án 2,98 triệu m3 (từ một mỏ đang khai thác 0,5 triệu m3 và 3 mỏ mở mới 2,48 triệu m3), trong đó hoàn thành thủ tục cấp cho dự án 0,5 triệu m3; đang hoàn thiện thủ tục đối với 3 mỏ với trữ lượng 2,48 triệu m3; còn 2,02 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung.

Về tình hình cung ứng, báo cáo của Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho thấy hiện nay đã đưa về công trường tổng cộng 1,56 triệu m3, trung bình mỗi ngày được 19.000m3, trong đó tỉnh An Giang 0,3 triệu m3 với công suất khoảng 4.000m3/ngày; tỉnh Đồng Tháp 1,26 triệu m3 với công suất 15.000m3/ngày; tỉnh Vĩnh Long cần phải tuyển rửa nên mới lấy được 2.300 m3.

Với 10 dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, các nhà thầu đã trình 14/14 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác cát với tổng trữ lượng 4,54 triệu m3; 50/74 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác đất với tổng trữ lượng 65,31 triệu m3; ủy ban nhân dân các tỉnh đã xác nhận bản đăng ký khối lượng khai thác 12/13 mỏ cát, 46/56 mỏ đất (tăng thêm một mỏ cát, 6 mỏ đất so với thời điểm tháng 11/2023).

Tuy nhiên, các nhà thầu mới khai thác được 8/11 mỏ cát với trữ lượng khoảng 3,3 triệu m3, đáp ứng 63% nhu cầu và 33/46 mỏ đất với trữ lượng khoảng 28,31 triệu m3 đáp ứng 60% nhu cầu. Các mỏ còn lại mặc dù đã được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác nhưng đến nay các nhà thầu, địa phương vẫn đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng rừng.

Công suất các mỏ cát đang khai thác trên địa bàn nhiều tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ để thi công Dự án Cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Liên quan đến việc điều phối vật liệu trong phạm vi dự án, trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã tham mưu Bộ Giao thông Vận tải có văn bản gửi ủy ban nhân dân các tỉnh đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hướng dẫn các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn ý kiến cần được Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thêm.

Phía Cục Quản lý đầu tư xây dựng cũng chỉ ra thực tế nguồn cung vật liệu chậm trễ bởi các nhà thầu gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với các chủ sở hữu đất khu vực mỏ về chi phí chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất; công suất các mỏ cát đang khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (đoạn Bãi Vọt-Hàm Nghi) chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu xử lý nền đất yếu, vì vậy các nhà thầu phải chủ động làm việc với các cơ quan của địa phương để hoàn thiện thủ tục khai thác các mỏ cấp mới, đáp ứng tiến độ yêu cầu; việc thực hiện thủ tục mở các mỏ cát mới chậm đồng thời công suất khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ dự án.

Địa phương cần sớm “giải cứu” nguồn cung

Trên cơ sở đó, Cục Quản lý đầu tư xây dựng kiến nghị các Ban Quản lý dự án, nhà thầu phối hợp với các địa phương (Quảng Ngãi, Bình Định) sớm hoàn thiện các thủ tục xác nhận bản đăng ký khối lượng khai thác 10 mỏ đất và một mỏ cát đã trình nhưng chưa được xác nhận; thỏa thuận với chủ sở hữu mỏ để có thể khai thác 3 mỏ cát (các đoạn Hàm Nghi-Vũng Áng, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, 13 mỏ đất (các đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Hoài Nhơn-Quy Nhơn, Quy Nhơn-Chí Thạnh, Chí Thạnh-Vân Phong) đã được xác nhận bản đăng ký khối lượng để sớm có thể khai thác các mỏ; khảo sát, đưa thêm các mỏ mở mới vào hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu có nhu cầu) và hoàn thành thủ tục với các mỏ còn lại.

Riêng với Dự án Cần Thơ-Hậu Giang và Hậu Giang-Cà Mau, Cục Quản lý đầu tư xây dựng yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu khẩn trương làm việc với địa phương để hoàn thiện thủ tục cấp quyền khai thác đối với 10 mỏ còn lại để đưa vào khai thác ngay trong tháng 1/2024 (Đồng Tháp 2 mỏ, An Giang 5 mỏ và Vĩnh Long 3 mỏ); tiếp tục làm việc với An Giang và Đồng Tháp để xác định nguồn và hoàn thành thủ tục để cung ứng khối lượng còn thiếu để cấp cho dự án đủ khối lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thi công nền đường một Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Các Ban Quản lý dự án cũng cần chủ động làm việc với Trà Vinh, Sóc Trăng để xác định mỏ cát biển có thể khai thác phục vụ thi công dự án, đảm bảo triển khai được ngay các thủ tục cấp quyền khai thác khi được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng cát biển để thi công các dự án hạ tầng giao thông, nhằm chủ động nguồn vật liệu cát đắp nền.

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì làm việc với các địa phương từ Hà Tĩnh-Khánh Hòa để đẩy nhanh tiến độ xác nhận bản đăng ký khối lượng khai thác và phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu hoàn tất các thủ tục về đất đai để khai thác vật liệu; có Công điện gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh An Giang, Đồng tháp, Vĩnh Long sớm hoàn tất các thủ tục giao mỏ, nâng công suất các mỏ để cung cấp cát cho dự án, đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Việt Hùng/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Vật liệu cát đắp nền đường vẫn đang thiếu nguồn cung cho nhà thầu thi công Cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Người dân ùn ùn rời Thủ đô, cửa ngõ đông nghẹt ngày đầu nghỉ tết Dương lịch

Sáng ngày đầu tiên nghỉ tết Dương lịch (ngày 30/12), nhiều tuyến đường Thủ đô hướng đi cửa ngõ gặp ùn tắc, người, xe nhích từng chút trong thời tiết mưa phùn.

Sáng 30/12 (bắt đầu kỳ nghỉ 3 ngày tết Dương lịch 2024) thời tiết ở TP Hà Nội có mưa nhưng trên các tuyến đường hướng đi cửa ngõ về các tỉnh vẫn đông đúc luồng xe cộ qua lại.

Sáng 30/12 (bắt đầu kỳ nghỉ 3 ngày tết Dương lịch 2024) thời tiết ở TP Hà Nội có mưa nhưng trên các tuyến đường hướng đi cửa ngõ về các tỉnh vẫn đông đúc luồng xe cộ qua lại.

Các nút giao dọc trục đường Vành đai 3 nối ra đường cao tốc xảy ra ùn ứ, dòng xe di chuyển chậm chạp rời Thủ đô.

Trong ảnh ô tô xếp hàng dài trên đường.

Lường trước việc ngày nghỉ tết Dương lịch kéo dài gồm cả thứ 7 và Chủ nhật, nhiều người dân về quê đón Tết, Phòng CSGT cho biết: Đã chỉ đạo các đơn vị chủ động các phương án phân luồng từ xa, hướng dẫn người và phương tiện di chuyển ra thành phố thuận lợi. Phương án phân luồng bảo đảm an toàn giao thông kèm theo việc giúp đỡ người dân bị lỡ tàu, lỡ xe và gặp các sự cố với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã yêu cầu Đội CSGT đường bộ số 7 và số 14 cử tăng cường cán bộ có mặt tại nút giao nóng như: Nghiêm Xuân Yêm – Linh Đàm, quận Hoàng Mai và Thanh Xuân – Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân điều tiết giao thông dựa và tình hình thực tế.

Rất đông phương tiện cá nhân di chuyển trên đường ngay cả thời điểm hơn 10h trưa nay.

Dòng phương tiện xe máy về quê mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh.

Các bến xe như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm… số lượng người đổ về đến trưa nay vẫn còn khá đông…

Tuy nhiên, so với ngày hôm qua, hôm nay đã giảm nhiệt hơn, đại diện các bến xe cho biết, lượng người di chuyển chỉ tương đương số hành khách vào dịp cuối tuần…

Chị Vũ Phương Thảo quê Quảng Ninh cho biết: “Do hôm qua thấy rất đông người đổ ra bến xe nên sáng nay tôi mới di chuyển về quê. Bất chợt trên đường có mưa nhỏ nhưng về cơ bản việc ra bến vẫn thuận tiện, mua vé chờ không lâu như mọi năm, nhà xe phục vụ chu đáo, tận tình”.

Lê Tươi – Biển Ngọc – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/nguoi-dan-un-un-roi-thu-do-duong-pho-dong-nghet-ngay-dau-nghi-tet-duong-lich-192231230123544266.htm

Hà Nội: Dân ngoại thành ‘ám ảnh’ vì mùi, nhà máy trăm tỷ xử lý rác lại bỏ hoang

Trong khi ở nhiều huyện ngoại thành TP Hà Nội đang bị rác thải ‘bủa vây’, hai nhà máy xử lý rác thải trị giá hàng trăm tỷ đồng lại ‘đắp chiếu’ nhiều năm.

Nghìn tấn rác thải chất đống

Một thời gian dài, bãi rác tự phát nằm trên khu đất quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề xã Hữu Bằng (xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân sinh sống quanh khu vực.

Tại đây, cả một khu đất ruộng rộng hàng nghìn mét vuông đã biến thành một bãi rác lớn với đủ loại, từ rác thải sinh hoạt tới công nghiệp. Khu vực tập kết rác tạm thời, lộ thiên, không che chắn đã bị ùn ứ vì quá tải cả năm nay.

Ghi nhận của PV cuối tháng 12/2023, mỗi ngày xã Hữu Bằng phát sinh khoảng hơn 10 tấn rác thải sinh hoạt và nhiều tấn rác thải từ làng nghề. Đến nay điểm tập kết rác này tồn đọng hàng nghìn tấn chưa được đưa đi xử lý. Cách đó không xa, tại điểm tập kết rác ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai), hàng tấn rác thải tồn đọng cũng chưa được vận chuyển đi xử lý.

Theo người dân sống tại xã Hữu Bằng, lượng rác tồn đọng ở bãi hiện nay là do công ty thu gom, vận chuyển rác thải trong giai đoạn trước để lại.

Ngày nào đi qua khu vực này, ông Nguyễn Văn Sơn (62 tuổi, xã Hữu Bằng) cũng phải khổ sở chịu đựng mùi rác hôi thối nồng nặc. “Những ngày có gió đông, khói từ việc đốt rác và mùi hôi thối xộc thẳng vào làng, rất khó chịu. Đang thời điểm dịch sốt xuất huyết, bãi rác là nguồn ô nhiễm khiến ruồi muỗi có chỗ sinh sản, người dân càng thêm lo lắng”, ông Sơn cho hay.

Lãnh đạo UBND huyện Thạch Thất cho biết, trung bình mỗi ngày trên địa bàn huyện phát sinh khoảng 151 tấn rác thải. Thời gian qua, do bãi rác thải Xuân Sơn đang đóng cửa nên rác thải trên địa bàn huyện phải chuyển qua bãi rác Nam Sơn xa hơn gấp 3 lần. Trong khi đó, bãi rác Nam Sơn cũng là nơi tiếp nhận rác thải của nhiều quận, huyện khác nên các xe chở rác phải chờ mất rất nhiều thời gian.

Trước thực trạng ùn ứ rác thải nói trên, chính quyền huyện Thạch Thất đưa ra giải pháp trước mắt là gom ra điểm tập kết, không để tồn đọng trong khu dân cư. Rác cũ sẽ chuyển đi trước, rác mới chuyển đi sau. Địa phương cũng báo cáo UBND TP Hà Nội để tìm hướng xử lý lượng lớn rác thải tồn đọng trên địa bàn.

Hàng nghìn tấn chưa được đưa đi xử lý.

Dự án xử lý rác bỏ hoang

Trong bối cảnh rác thải ngập ngụa ở nhiều huyện ngoại thành, một số nhà máy xử lý rác trị giá hàng trăm tỷ, nghìn tỷ đồng lại đang “đắp chiếu” nhiều năm, gây lãng phí.

Nhà máy Xử lý và Chế biến rác Phương Đình (huyện Đan Phượng) là dự án do Công ty CP Đầu tư Thành Quang làm chủ đầu tư với tổng vốn hơn 270 tỉ đồng, được xây dựng trên khu đất rộng 4,75ha. Nhà máy có công suất giai đoạn I đạt 200 tấn rác thải/ngày, đảm nhiệm xử lý toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng, các khu vực lân cận (Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai) và rác thải công nghiệp không nguy hại của các làng nghề, khu công nghiệp… trên địa bàn thành phố.

Nhà máy xử lý chế biến rác thải Phương Đình, huyện Đan Phượng dừng hoạt động hơn 5 năm.

Nhà máy này đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4/2016. Sau 5 lần tạm dừng sửa chữa, nhà máy này đã dừng hoạt động, không tiếp nhận xử lý rác từ năm 2018 đến nay.

Theo ghi nhận, khu vực xây dựng nhà máy giờ vắng người, cỏ mọc um tùm ngay cạnh nơi đặt lò đốt rác. Bên trong, nhiều dây chuyền máy móc phủ bụi, bỏ không…

Cách đó hơn 35km, một nhà máy xử lý rác thải khác ở xã Việt Hùng (huyện Đông Anh) cũng được Công ty Thành Quang đầu tư xây dựng từ năm 2016 với tổng vốn 768 tỉ đồng. Nhà máy dự kiến đến tháng 4/2017 sẽ hoạt động với công suất xử lý 500 tấn rác thải/ngày. Tuy nhiên, đến nay cũng đang “đắp chiếu”, xung quanh cỏ mọc um tùm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án này chủ đầu tư được miễn tiền thuê đất trong 49 năm. Hiện dự án đang phải xin điều chỉnh lại về pháp lý, từ xử lý rác thải công nghiệp thông thường sang rác thải nguy hại.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Khăng – Chủ tịch UBND xã Phương Đình – cho biết, trong nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân trong xã phản ánh với đại biểu HĐND TP Hà Nội mong muốn nhà máy sớm hoạt động trở lại, có hiệu quả. Tuy nhiên, công nghệ phải đảm bảo, không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân…

Ông Nguyễn Thanh Quang – Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thành Quang cho biết: “Dự án đang trong quá trình chuyển giao cho nhà đầu tư mới. Lúc nào xong thủ tục, chúng tôi sẽ thông tin lại sau”.

Minh Ngọc – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Khu vực tập kết rác quá tải tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-dan-ngoai-thanh-am-anh-vi-mui-nha-may-tram-ty-xu-ly-rac-lai-bo-hoang-169231229095746413.htm

Dự án khiến cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và loạt quan chức bị khởi tố

Liên quan dự án Hạc Thành Tower, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố ông Trịnh Văn Chiến – cựu bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Đình Xứng – cựu chủ tịch UBND tỉnh này. Dự án Hạc Thành Tower do Công ty CP Sông Mã là chủ đầu tư.

Về dự án này, năm 1993, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển giao quỹ nhà ở với tổng diện tích hơn 7.400m2 cho Công ty kinh doanh nhà Thanh Hóa quản lý.

Đến năm 2009, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất tại số 3 Phan Chu Trinh, TP. Thanh Hóa cho Công ty Sông Mã để triển khai dự án đầu tư và khai thác với phần diện tích hơn 2.700m2. Đây được xem là mảnh đất “vàng”, tọa lạc ngay giữa trung tâm TP. Thanh Hóa. Tổng số tiền mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách là gần 57 tỷ đồng.

Tới năm 2013, dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh, nâng diện tích từ hơn 2.700m2 lên hơn 2.900m2 nhưng tiền sử dụng đất Công ty Sông Mã phải nộp lại giảm từ gần 57 tỷ đồng xuống hơn 48 tỷ đồng.

Năm 2013, Công ty Sông Mã hoàn tất điều chỉnh mặt bằng quy hoạch và được bàn giao đất thực địa 1 năm sau đó.

Song từ năm 2012, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản đồng ý cho Công ty Sông Mã chuyển quyền sử dụng đất đối với khu đất xây dựng tòa nhà hỗn hợp 15 tầng Hạc Thành Tower cho Công ty TNHH Huy Hoàng (chủ đầu tư cấp 2).

Ngày 16/8/2012, mặc dù chưa có quyết định giao đất nhưng ông Trịnh Văn Chiến – thời điểm đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn đồng ý cho phép Công ty Sông Mã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với khu đất xây dựng tòa nhà hỗn hợp 15 tầng thuộc dự án Hạc Thành Tower cho Công ty TNHH Huy Hoàng (Chủ đầu tư cấp 2).

Sau khi có chỉ đạo của ông Chiến, ngày 23/12/2013, ông Nguyễn Đình Xứng (thời điểm đó là Phó Chủ tịch tỉnh) đã ký phê duyệt giá tiền sử dụng đất mà Công ty Sông Mã phải nộp cho nhà nước.

Cơ quan công an xác định việc phê duyệt quyết định trên đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 55,8 tỷ đồng.

Từ 2014-2016, chủ đầu tư là Công ty Sông Mã là Công ty TNHH Huy Hoàng (chủ đầu tư cấp II)nhiều lần có các văn bản xin được điều chỉnh công trình, mặt bằng quy hoạch.

Tháng 5/2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn ký giấy phép quy hoạch cấp cho chủ đầu tư là Công ty Sông Mã để xây dựng Tổ hợp khách sạn, căn hộ cao cấp thuộc Dự án Hạc Thành Tower.

Đáng chú ý, ngày 17/2/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản về việc chỉ đạo thanh tra 12 dự án đầu tư sử dụng đất giai đoạn 2010-2021, trong đó có dự án đầu tư xây dựng công trình Hạc Thành Tower.

Nhưng ngày 7/3/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa bất ngờ rút dự án đầu tư xây dựng công trình Hạc Thành Tower ra khỏi danh sách 12 dự án bị đề nghị thanh tra do dự án đang bị cơ quan công an điều tra.

Công ty CP Sông Mã là doanh nghiệp Nhà nước

Công ty CP Sông Mã tiền thân là Công ty TNHH MTV Sông Mã, là doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 2008, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty này.

Năm 2013, công ty này thực hiện cổ phần hóa, với số vốn điều lệ 35 tỷ đồng tương ứng với 3.500.000 cổ phần phát hành với mệnh giá 10.000 đồng. Sau đó, Tổng Công ty Anh Phát mua 87,51% vốn của Công ty Sông Mã để trở thành cổ đông lớn nhất và sở hữu công ty này.

Tháng 3/2018, Công ty Sông Mã tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Song thời điểm này, Tổng Công ty Anh Phát đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty Sông Mã.

Đến tháng 12/2021, Công ty Sông Mã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng. Trước thời điểm cổ phần hóa, Công ty Sông Mã có tổng tài sản hơn 462,3 tỷ đồng.

Ngoài Hạc Thành Tower, Công ty Sông Mã cũng sở hữu khoảng 21ha bất động sản và là chủ đầu tư rất nhiều dự án ở TP. Thanh Hóa như: trung tâm thương mại Bờ Hồ; khu dân cư phường Phú Sơn, Nam Cầu Hạc, Đông Thọ, Tân Sơn 1, 2, Hồ Thành Công, Nam Đại lộ Lê Lợi, công viên thể thao phường Trường Thi; dự án khu dân cư Mai Xuân Dương; khu Đông Vệ 1, 2, 3, 4…

Trong đó, phải kể đến Dự án Trung tâm thương mại Bờ Hồ. Dự án này được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt cho Công ty Sông Mã làm chủ đầu tư từ năm 2005. Đến năm 2010, dự án này đổi chủ sang CTCP đầu tư trung tâm thương mại Bờ Hồ.

Công ty Sông Mã còn sở hữu dự án Khu đô thị Núi Long tại TP. Thanh Hóa. Dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt ngày 21/10/2016; tổng diện tích là 56ha.

Sông Mã còn vướng ồn ào liên quan đến việc thu hồi hơn 1.182m2 đất giữa trung tâm TP. Thanh Hóa vào năm 2019. Lý do thu hồi là đất được Nhà nước cho thuê có thời hạn nhưng không gia hạn.

Mai Anh/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Dự án Hạc Thành Tower ở trung tâm TP Thanh Hóa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/du-an-khien-cuu-bi-thu-thanh-hoa-trinh-van-chien-va-loat-quan-chuc-bi-khoi-to-20180504224293523.htm

Đào đường cuối năm: ‘Căn bệnh kinh niên’

Nhiều năm nay, cứ đến dịp cuối năm là hàng loạt tuyến đường, vỉa hè, dải phân cách ở Thủ đô lại được đào xới sửa chữa, ngổn ngang. ‘Căn bệnh kinh niên’ này không chỉ gây ảnh hưởng, cản trở lớn đến giao thông mà còn làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Những ngày cuối năm 2023, nhiều tuyến đường, vỉa hè ở Hà Nội lại trong tình trạng bị đào xới, lát vỉa hè, ngổn ngang như “công trường”. Điều này đã trở thành “điệp khúc” lặp đi lặp lại từ nhiều năm qua. Dù năm nào báo chí cũng lên tiếng về tình trạng này nhưng dường như với các đơn vị thực hiện, việc đào đường cuối năm chưa hề có sự thay đổi, không chỉ diễn ra tại các tuyến phố trung tâm mà còn “bùng phát” ở ngõ phố trong các khu dân cư.

Cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Đây cũng là lúc đường phố cần diện mạo khang trang để đón Tết, vì thế “điệp khúc” đào đường cuối năm thường gây phản cảm.Tại các kỳ tiếp xúc cử tri của Nhân dân với các đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố Hà Nội, nhiều cử tri đã bày tỏ bức xúc và đã đưa ra câu hỏi: Vì sao trong năm “ngày rộng tháng dài” không triển khai xây dựng mà lại cứ đúng dịp cuối năm mới làm? Vậy, đây có phải là việc “bất khả kháng” không thể không làm? Và làm thế nào để chấm dứt “căn bệnh kinh niên” này?

Lý giải tình trạng đào đường vào dịp cuối năm, ông Lê Ngọc Minh, Phó Chủ tịch phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội trao đổi: Nhìn chung, một dự án từ lúc có ý kiến đề xuất đến khi được phê duyệt trải qua nhiều công đoạn và phải đúng quy trình tốn thời gian. Thường đến tháng 10, chậm hơn là tháng 12 hằng năm, dự án mới được thi công.

Một cán bộ UBND quận Thanh Xuân cũng cho biết, để phê duyệt chủ trương đầu tư thì trước đó, dự án phải được HĐND thông qua, đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn. Tiếp đó, UBND quận lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Sở Kế hoạch và Đầu tư, lấy ý kiến của rất nhiều sở, như: Xây dựng, Tài chính, Quy hoạch – Kiến trúc, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường; sau đó mới trình HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư.

Tương tự, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Thành phố Hà Nội) cho rằng, “điệp khúc” sửa đường, vỉa hè cuối năm được dư luận, người dân phản ảnh nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề giải ngân vốn, khó có thể bố trí ngân sách đầu năm. Đến khi có vốn lại phải trải qua nhiều thủ tục, quá trình đấu thầu… Từ đó dẫn đến cứ cuối năm mới bắt đầu thi công, đào đường.

Một số chuyên gia cũng phân tích rằng, cuối năm đường xá “vào mùa” đào bới là do các địa phương “chạy” cho kịp chỉ tiêu giải ngân. Hoạt động này thường không được ưu tiên kinh phí vào dịp đầu và giữa năm mà khi đến cuối năm, các địa phương còn kinh phí mới thực hiện giải ngân vào các công trình này. Do đó, các hoạt động này phụ thuộc vào tình hình thu chi ngân sách và kế hoạch đầu tư của địa phương.

Dại diện Ban Duy tu thuộc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội cho biết, lý do liên quan việc phê duyệt chủ trương, kế hoạch của các đơn vị cấp trên. Đơn vị cũng muốn thực hiện từ sớm nhưng do kế hoạch duy tu, sửa chữa hằng năm, hằng quý gửi lên cấp trên, đến quý III, quý IV mới được duyệt dẫn đến việc duy tu, sửa chữa bị chậm, tấp cập.

Ngày 27/12/2023, tại cuộc giao ban với các sở, ngành, quận, huyện, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng cho biết, ông rất “sốt ruột” về vấn đề này, bởi tình trạng chỉnh trang vườn hoa, vỉa hè, sửa đường… năm nào người dân và báo chí cũng phản ánh. Năm nào cũng vậy, đầu năm lập kế hoạch, cuối năm mới thực hiện.

Do đó, người đứng đầu chính quyền Thành phố Hà Nội cho rằng quy trình thủ tục về vấn đề này phải được thực hiện sớm, làm sao để khoảng giữa năm là thi công ngay nhằm bảo đảm chất lượng, mỹ quan đô thị, văn minh, lịch sự. “Dừng cấp phép đào vỉa hè, lòng đường và dừng thi công từ ngày 16/1/2024 (tức mùng 6 tháng chạp) đến hết Tết Giáp Thìn 2024” – Chủ tịch Trần Sỹ Thanh yêu cầu.

Có thể nói, mỗi khi Tết đến, Xuân về, Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung rất cần được chỉnh trang để đón một mùa Xuân mới tươi đẹp hơn. Việc duy tu, sửa chữa hè đường thực tế là việc cần làm vì diện mạo đô thị và lợi ích chung. Vấn đề chỉ là cách thực thi của các đơn vị quản lý, thi công công trình chưa thực sự phù hợp.

Do đó, đã đến lúc cơ quan quản lý giao thông phải có những điều chỉnh kịp thời, quyết tâm giảm bớt tình trạng lô cốt, hầm hào gây cản trở đi lại dịp giáp Tết. Các đơn vị liên quan cần chủ động, có kế hoạch phân bổ hợp lý các hạng mục tu sửa thì chắc chắn “điệp khúc” đào đường cuối năm có thể được làm giảm tông, thậm chí chấm dứt nhằm bớt gây phiền hà cho người dân một cách hài hòa, hợp lý. Và trong quá trình đó, phải có chế tài mạnh mẽ hơn nữa, kiên quyết dừng thi công, yêu cầu trả lại hè đường với những công trình chậm trễ…

Thu Hà – Báo ĐCSVN

Theo Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/dao-duong-cuoi-nam-can-benh-kinh-nien-656876.html

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội kéo dài đến khi nào?

Các chuyên gia môi trường đánh giá thời tiết Hà Nội những ngày gần đây trời quang mây, không có gió, gây ra hiện tượng nghịch nhiệt. Đây là điều kiện thuận lợi để ô nhiễm không khí gia tăng.

Vì sao mùa đông là mùa ô nhiễm không khí?

Nhiều ngày nay, Hà Nội và các tỉnh lân cận hứng chịu tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Đến sáng 29/12, nhiều khu vực vẫn nằm trong ngưỡng ô nhiễm không khí ở mức cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Một số điểm có chỉ số ô nhiễm không khí AIQ cao ở Hà Nội sáng nay có thể kể đến là Chùa Láng (Đống Đa) có AQI là 315, phố Nguyễn Chế Nghĩa (Hoàn Kiếm) là 323, khu Trâu Quỳ (Gia Lâm) có mức AQI cao nhất gần vượt khung là 443…

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 29/12, miền Bắc tiếp tục nắng ấm. Hiện tượng sương mù vẫn tiếp diễn vào sáng sớm, độ ẩm tăng khiến tình trạng ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng.

Tại Hà Nội, người dân trải qua ngày thứ 3 của đợt ô nhiễm không khí mới. Chỉ số AQI trong những giờ tới tiếp tục ở ngưỡng cao, có nơi trên 200 đơn vị, ngưỡng rất có hại cho cơ thể con người. Trạng thái này có thể kéo dài liên tục từ nay đến khoảng ngày 2/1/2024. Người dân miền Bắc đón Tết Dương lịch với thời tiết thuận lợi, nắng ráo, chỉ rét về đêm và sáng sớm. Khoảng ngày 3-4/1/2024, một đợt không khí lạnh yếu có thể tác động gây giảm nhiệt nhẹ cho khu vực. Lúc này, chất lượng không khí mới có khả năng được cải thiện.

Các chuyên gia môi trường đánh giá thời tiết Hà Nội những ngày gần đây trời quang mây, không có gió, gây ra hiện tượng nghịch nhiệt. Đây là điều kiện thuận lợi để ô nhiễm không khí gia tăng.

PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên giảng viên cao cấp Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lý giải: Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang ở trong mùa đông, lượng nhiệt mặt đất nhận được từ mặt trời rất ít, vào ban đêm và sáng sớm, mặt đất bị lạnh đi nhanh, xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, lớp không khí dưới đất lạnh hơn không khí bên trên, đây là hiện tượng phân tầng ổn định, nó làm cho không khí nặng hơn không thể chuyển động lên phía trên. Tất cả các nguồn thải từ ô tô, xe máy và các nguồn ô nhiễm khác bị lưu giữ ở gần mặt đất.

Vào mùa hè, mưa nhiều gió mạnh giúp bụi mịn được phát tán hoặc rửa trôi. Còn mùa đông lặng gió, ít mưa kèm với những ngày nghịch nhiệt với lớp sương mù dày đặc làm giảm khuếch tán của không khí khiến các chất ô nhiễm quẩn quanh ở tầm thấp hoặc không được rửa trôi. Đặc biệt, những ngày xảy ra nghịch nhiệt, sương mù xuất hiện thì không khí ô nhiễm nặng do khói bụi không phát tán được.

Nếu phân bố nhiệt độ theo quy luật thông thường thì không khí ở mặt đất dễ dàng bốc lên cao mang theo các chất ô nhiễm, phân tử khí. Cùng một lượng chất ô nhiễm sẽ được trải đều trên một lớp không khí dày thì nồng độ ô nhiễm giảm đi. Thế nhưng khi xảy ra nghịch nhiệt, lượng chất ô nhiễm đó bị nén lại làm nồng độ ô nhiễm đậm đặc hơn.

Những khung giờ không nên hoạt động ngoài trời khi ô nhiễm không khí

Mùa cao điểm ô nhiễm không khí ở Hà Nội và khu vực miền Bắc sẽ còn kéo dài liên tục 3 tháng chính đông là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Khi thời tiết dần chuyển sang hè thì tình trạng này mới chấm dứt.

Để ứng phó với tình trạng ô nhiễm không khí, Cục Kiểm soát ô nhiễm Môi trường (Bộ tài nguyên và Môi trường) yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc định kỳ; vận hành các trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục đảm bảo số liệu truyền, kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục, không bị gián đoạn; thực hiện việc tính toán, công bố chỉ số chất lượng không khí xung quanh; công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên Cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của tỉnh, thành phố, đồng thời kết nối về Bộ Tài nguyên và Môi trường để các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tấn, báo chí có thể theo dõi, tiếp cận và đưa tin; khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với các nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h-7h sáng và 14h-19h tối.

PGS.TS Vũ Thành Ca cho biết thêm, trong những ngày ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhiều người cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt qua các khảo sát tại các bệnh viện, tỉ lệ bệnh nhân tới khám liên quan tới bệnh hô hấp rất nhiều nên trước hết, người dân phải tự bảo vệ mình, phải theo dõi thường xuyên các trang web hoặc các app có chỉ số AQI để biết mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực mình ở để chủ động phòng ngừa.

“Khi không khí ô nhiễm, người dân cần hạn chế đi ra ngoài đường. Nếu phải ra đường thì nên sử dụng khẩu trang loại chống được bụi mịn PM 2.5, trong nhà đóng cửa, ra ngoài đường về cũng phải rửa mắt rửa, rửa mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế”, TS Vũ Thanh Ca khuyến cáo.

Chỉ số đo chất lượng không khí ở Việt Nam được chia làm 6 cấp. Trong đó ngưỡng đỏ với chỉ số AQI từ 151-200 là ngưỡng có hại cho sức khỏe mọi người, khuyến cáo tất cả mọi người bắt đầu chịu tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí. Ngưỡng tím với chỉ số AQI từ 201-300 là ngưỡng rất có hại cho sức khỏe con người với khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra ngoài. Ngưỡng nguy hiểm nhất là ngưỡng nâu với khuyến cáo tất cả mọi người có thể bị tác động sức khỏe nghiêm trọng, nên ở trong nhà với chỉ số AQI trên 300.

Tô Hội – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc còn kéo dài.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/o-nhiem-khong-khi-o-ha-noi-keo-dai-den-khi-nao-169231229093618788.htm

Bình Phước: Công ty Lộc Ninh 3 xây dựng nhà máy điện mặt trời trên đất rừng

Theo Kết luận mới nhất của Thanh tra Chính phủ, Công ty Lộc Ninh đã tự ý xây dựng nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 trên diện tích 149,59 ha đất rừng sản xuất. Đây là hành vi vi phạm bị nghiêm cấm quy định tại Luật Đất đai 2013.

Xây dựng khi chưa bàn giao mặt bằng

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Trong đó chỉ rõ những sai phạm về quản lý, sử dụng đất để đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Bình Phước.

Đáng chú ý, đến thời điểm thanh tra, Thủ tướng Chính phủ chưa có ý kiến đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng 149,59 ha đất rừng sản xuất do Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh quản lý, sử dụng sang đất công trình năng lượng theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Phước.

UBND tỉnh Bình Phước cũng chưa chuyển mục đích sử dụng diện tích đất rừng sản xuất trên sang đất xây dựng công trình năng lượng, và chưa cho Công ty Cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 3 thuê đất.

Tuy nhưng trong thời gian làm thủ địch điều chỉnh diện tích, công ty Lộc Ninh đã xây dựng nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 trên diện tích 149,59ha. Hành vi này đã vi phạm khoản 1 Điều 12, Luật Đất đai 2013.

Trách nhiệm đối với những khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất nêu trên thuộc về UBND tỉnh Bình Phước, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, Công ty Lộc Ninh 3.

Kết luận thanh tra cũng cho rằng, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đã vi phạm quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vì đã để Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 3 sử dụng đất rừng sản xuất để xây dựng.

Theo báo cáo giải trình của UBND tỉnh Bình Phước tại văn bản số 46/UBND-TH ngày 16/2/2023, sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ đầu tư cũng đã thực hiện.

Diện tích sử dụng đất của Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 tại vị trí mới đảm bảo phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 của tỉnh Bình Phước và Quy hoạch sử dụng đất huyện Lộc Ninh đến năm 2020.

Nhiều dự án vi phạm xây dựng

Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, UBND tỉnh Bình Phước đã ra Văn bản số 305/TB-UBND ngày 3/10/2019 Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho các chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời được triển khai thi công một số hạng mục của dự án khi chưa được bàn giao mặt bằng xây dựng; các chủ đầu tư ở dự án năng lượng điện mặt trời Lộc Ninh 3, năng lượng điện mặt trời Lộc Ninh 4, năng lượng điện mặt trời Lộc Ninh 5 đã khởi công xây dựng công trình khi chưa được bàn giao mặt bằng thi công, chưa được cấp giấy phép xây dựng là vi phạm điểm a, điểm b Điều 107, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước cấp Giấy phép xây dựng cho Công ty Lộc Ninh 4 và Công ty CP năng Lượng Lộc Ninh 5 (Công ty Lộc Ninh 5) (số153/GPXD-SXD-HCC ngày 22/12/2020, số 154/GPXD-SXD-HCC ngày 22/12/2020) nhưng không tiến hành kiểm tra thực địa là vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 102, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014.

Ngoài ra nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 4 do Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 4 làm chủ đầu tư, dự án này có 63ha đất trong tổng số 240ha chưa được UBND tỉnh Bình Phước cho thuê đất nhưng Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 4 đã sử dụng để xây nhà máy điện mặt trời. Điều này đã là vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 12, Luật Đất đai năm 2013.

Tại Quyết định số 1140/QĐ-XPHC ngày 20/6/2022, UBND tỉnh Bình Phước đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Lộc Ninh 4. Trách nhiệm của những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nên trên thuộc về Sở Xây dựng và UBND tỉnh Bình Phước và Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 4.

Ngày 25/12, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo công khai kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Kết luận thanh tra đánh giá công tác quản lý thực hiện quy hoạch đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, giúp tăng sản lượng điện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Tuy vậy, hàng loạt tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm đã được Thanh tra Chính phủ kết luận liên quan đến việc bổ sung các dự án điện mặt trời, năng lượng tái tạo.

Nhật Hạ – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Công ty Lộc Ninh 3 xây dựng nhà máy điện mặt trời trên đất rừng. Ảnh: Minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/binh-phuoc-cong-ty-loc-ninh-3-xay-dung-nha-may-dien-mat-troi-tren-dat-rung-84157.html

Vi phạm khai thác khoáng sản, công ty Green House Bắc Giang bị xử phạt nặng

Với hàng loạt sai phạm trong việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, mới đây, Công ty CP Xây dựng kiến trúc và thương mại Green House (Công ty Green House) đã bị UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt số tiền 330 triệu đồng.

Theo đó, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang xác định, năm 2021, Công ty Green House đã khai thác 380.314,9m3 đất ở trạng thái chặt, nguyên khai (tương ứng với 483.000m3 đất ở trạng thái nở rời; hệ số nở rời là 1,27), đã vượt công suất được phép khai thác là 130.314,9m3 (=380.314,9m3 – 250.000m3), tương ứng 52,12%. Quy định điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 18 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP, Công ty bị phạt số tiền 300 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty Green House phải kê khai sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của kỳ báo cáo, tổng sản lượng khoáng sản đã khai thác trong báo cáo định kỳ (năm 2021) sai (thấp hơn) quá từ 10% trở lên so với số liệu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế xác định từ nguồn thống kê chứng từ nộp thuế tài nguyên. Cụ thể: Năm 2021, tổng sản lượng khoáng sản khai thác thực tế là 380.314,9m3 (đất ở trạng thái chặt, nguyên khai) nhưng trong báo cáo định kỳ là 248.225m3, đã thấp hơn 132.089,9m3 (= 380.314,9m3 – 248.225m3), tương ứng 34,73%. Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 54 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP Công ty này bị phạt 30 triệu đồng. Tổng số tiền phạt của các hành vi vi phạm trên là 330 triệu đồng.

Cùng với việc nộp phạt số tiền trên, Công ty Green House phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra theo quy định. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày.

Văn Giang/VOV.VN

Theo VOV.VN

Ảnh: Vi phạm trong khai thác khoáng sản Công ty Green House Bắc Giang bị xử phạt với số tiền 330 triệu đồng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/kinh-te/vi-pham-khai-thac-khoang-san-cong-ty-green-house-bac-giang-bi-xu-phat-nang-post1068530.vov

Khánh thành nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường Nông Văn Tuyên tại Quảng Ninh

Ngày 29/12, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức lễ khánh thành căn nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường Nông Văn Tuyên tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tham dự lễ khánh thành có ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Tiên Yên, Quảng Ninh; TS. LS Đồng Xuân Thụ- Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Các Phó Tổng Biên tập: Nhà văn Đặng Vương Hưng, Nhà báo Hà Hồng, Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng; Đại diện thôn Bình Minh và chính quyền xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên), cùng các nhà báo, phóng viên Tạp chí và cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Tiên Yên (Quảng Ninh).

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu tại buổi trao tặng nhà tình thương cho công nhân vệ sinh môi trường Nông Văn Tuyên ở xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Anh Nông Văn Tuyên là công nhân thuộc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh). Gia đình anh Tuyên có mẹ già ốm yếu, vợ và 3 con nhỏ, thuộc diện khó khăn. 

Căn nhà hoàn thành có diện tích khoảng 60m2, với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng, trong đó Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam hỗ trợ gia đình anh Tuyên 160 triệu đồng. 

tm-img-altBan lãnh đạo Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đại diện Liên đoàn lao động huyện Tiên Yên, chính quyền xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên  chụp ảnh lưu niệm tại buổi trao tặng nhà tình thương công nhân vệ sinh môi trường Nông Văn Tuyên

Xúc động tại lễ khánh thành, anh Nông Văn Tuyên và gia đình gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có việc làm rất ý nghĩa, quan tâm, hỗ trợ rất kịp thời đối với gia đình.

tm-img-altÔng Nguyễn Thế Anh – Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh phát biểu cảm ơn Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng mạnh thường quân đã chung tay ủng hộ để xây dựng căn nhà tình nghĩa có giá trị lớn nhất từ trước đến nay cho công nhân vệ sinh môi trường Nông Văn Tuyên.

Chương trình “Cây Chổi Vàng” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam khởi xướng, ngoài mục đích tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu, còn hướng đến việc xây nhà tình nghĩa cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc. 

tm-img-altĐại diện chính quyền xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên phát biểu cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng các nhà hảo tâm đã xây dựng một căn nhà khang trang, có giá trị lớn (hơn 200 triệu đồng), qua đó giúp hoàn cảnh gia đình công nhân vệ sinh môi trường Nông Văn Tuyên giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống.

Từ năm 2017 đến nay, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã xây dựng 51 căn nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng. Riêng trong năm 2023, Tạp chí đã khởi công xây dựng 13 căn cho công nhân tại các tỉnh như Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Long An, Cần Thơ…

Mạnh Tiến

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Bình Dương: Xử phạt cơ sở phế liệu gây ô nhiễm môi trường

(Phapluatmoitruong.vn) – Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương vừa xử phạt cơ sở phế liệu Thuận Phát về vi phạm trong lĩnh vực đất đai, môi trường.

Theo đó, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trên địa bàn phường An Phú (TP. Thuận An), có bãi phế liệu quy mô lớn nằm tại 118B/1 Bùi Thị Xuân của cơ sở Thuận Phát. Bãi phế liệu này, do bà Nguyễn Thị Ánh làm chủ, đã có nhiều vi phạm liên quan đến vấn đề về giấy phép kinh doanh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ… và hoạt động rầm rộ nhiều năm qua khiến cử tri, người dân bức xúc.

Đến nay, Công an TP. Thuận An đã tham mưu, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện kiểm tra đối với các cơ sở phế liệu trên các tuyến đường thuộc địa bàn TP. Thuận An. Qua công tác kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở phế liệu Thuận Phát vẫn còn hoạt động dù đã từng có đơn cam kết di dời bãi ra khỏi khu dân cư từ năm 2021.

UBND phường An Phú đã tham mưu UBND TP. Thuận An xử phạt vi phạm hành chính về đất đai. Đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã có văn bản đề nghị UBND phường An Phú tiếp tục rà soát, củng cố hồ sơ và tham mưu thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Ngoài ra, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Bình Dương cũng đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 35 triệu đồng đối với cơ sở phế liệu Thuận Phát vì hành vi vi phạm về lĩnh vực môi trường.

Bên trong bãi phế liệu Thuận Phát.

Liên quan đến vấn đề các xe chở phế liệu quá khổ, quá tải thường xuyên chạy trên đường có biển cấm tải và gây hư hỏng đường xá trong khu vực,  Công an TP. Thuận An đã chủ động tham mưu, phối hợp với các ban, ngành địa phương thực hiện việc rà soát các cơ sở, cũng như việc chấp hành các quyết định xử phạt của đoàn kiểm tra; chủ động nắm tình hình hoạt động của các cơ sở chưa được kiểm tra, kịp thời phát hiện các sai phạm để tham mưu, xử lý theo quy định.

Đặc biệt là trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm nhằm bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Công an tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tham mưu UBND các cấp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các vấn đề liên quan đến hoạt động của các cơ sơ kinh doanh phế liệu trên các tuyến đường do tỉnh, huyện quản lý trên toàn tỉnh.

Lực lượng CSGT đã tuần tra, phát hiện và lập biên bản nhiều phương tiện xe quá tải đi vào đường cấm.

Công an tỉnh Bình Dương cũng chỉ đạo Công an TP. Thuận An tiếp tục có văn bản tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo Ban ATGT Thành phố, Phòng Quản lý Đô thị TP. Thuận An nhanh chóng khảo sát, lắp đặt biển báo P115 “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe”, đồng thời xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an TP. Dĩ An tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm…

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cơ sở phế liệu Thuận Phát bị người dân nhiều lần phản ánh nhưng vẫn tồn tại nhiều năm nay.

TP.HCM: Bãi rác Đông Thạnh sắp trở thành sân golf 18 lỗ

(Phapluatmoitruong.vn) – Sau 22 năm đóng cửa, bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh) chuẩn bị “lột xác” trở thành sân golf cao cấp cùng nhiều dịch vụ đi kèm.

“Hòn ngọc xanh” phía Bắc thành phố

Công ty TNHH DS Partners là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại Hàn Quốc, được thành lập vào đầu năm 2019 với vốn điều lệ 24 tỷ đồng. Với hơn 4 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, DS Partners đại diện cho nhóm doanh nghiệp đầu tư danh tiếng của Hàn Quốc, gồm: Tập đoàn Sudokwon Landfill Site – SLC chuyên về xử lý rác thải (đã từng xử lý bãi rác Inchon trở thành sân golf Dream Park CC ); Quỹ Tài chính Global One với tiềm lực tài chính mạnh mẽ; Công ty ADC do kỹ sư Mr Ahn Moon Hwan, người đã từng lọt vào Top 100 kiến trúc sư giỏi nhất thế giới, dẫn dắt (từng thiết kế sân golf Skylake Golf & Resort Lake Hà Nội).

Tháng 10/2023, DS Partners trình Thư ngỏ cho UBND Thành phố Hồ Chí Minh về dự án chọn bãi chôn lấp rác 45 ha đóng cửa hơn 20 năm trước tại xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) làm sân golf.  “Các nhà đầu tư Hàn Quốc với kỳ vọng có thể đóng góp cho TP. Hồ Chí Minh một sân golf đẹp, đủ điều kiện để tổ chức các giải Golf PGA của thế giới, đưa các golfer nổi tiếng và có thứ hạng cao đến TP. Hồ Chí Minh để luyện tập và thi đấu, từ đó cũng góp phần không nhỏ đến xúc tiến du lịch và kinh tế của Thành phố. Trung tâm thương mại tài chính đẳng cấp quốc tế trong Dự án sân Golf sẽ có sức hút và gọi mời khách du lịch, các nhà đầu tư lớn đến với TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các dự án đô thị, bất động sản cũng sẽ ồ ạt đổ về đầu tư từ các nguồn tài chính trong và ngoài nước, tạo nên một môi trường đầu tư kinh doanh sống động và nhộn nhịp, mang lại rất nhiều hiệu quả, công việc cho nhân dân dịa phương và nguồn thu của chính quyền địa phương”, thư ngỏ do ông Oh Seong Yong, Tổng Giám đốc Công ty TNHH DS Partners viết.

Sân golf  Dream Park CC do Tập đoàn Sudokwon Landfill Site xây dựng tại Hàn Quốc.

Theo đó, Công ty TNHH DS Partners cùng với các nhà đầu tư SLC, Global One, ADC sẽ xây dựng một dự án sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế. “Dự án sẽ nhanh chóng mang đến cho TP. Hồ Chí Minh nói chung, huyện Hóc Môn nói riêng một môi trường sạch đẹp, một trung tâm thể thao xứng tầm quốc tế, một cảnh quan môi trường trong lành đầy sức sống và xứng đáng là điểm dừng chân của các golfer hàng đầu thế giới, cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, ông Oh Seong Yong chia sẻ.

Nói về lý do chọn bãi rác Đông Thạnh, Công ty TNHH DS Partners cho biết, nơi đây có những thuận lợi như chỉ cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 20 km, khu đất thuộc dự án tiền thân từ quy hoạch bãi chứa rác thải nên thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, vị trí khu đất thuận lợi cho vấn đề giao thông và kết nối vùng trong tương lai.

Phối cảnh Dự án sân golf Đông Thạnh do Công ty TNHH DS Partners thiết kế.

Tìm và gặp

Với sự năng động của TP. Hồ Chí Minh trong việc tìm kiếm nguồn lực để thúc đẩy kinh tế, ngay từ 7 năm trước, lãnh đạo Thành phố đã chú ý đến khai thác diện tích đất khổng lồ của các bãi rác chôn lấp. Trong 3 bãi rác đóng cửa là Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân) và Phước Hiệp (huyện Củ Chi), thì bãi rác Đông Thạnh có diện tích lớn (45 ha, gần tương đương bãi rác Phước Hiệp 48 ha) và đóng cửa sớm nhất (năm 2002, Gò Cát 2007 và Phước Hiệp 2014).

Tại hội nghị “Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ doanh nghiệp hạ tầng cơ sở” do UBND Thành phố tổ chức hồi hạ tuần tháng 6/2017, lãnh đạo Thành phố bày tỏ mong muốn vừa cải tạo các bãi chôn lấp rác này, vừa sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, TP đã chủ trương kêu gọi đầu tư, sử dụng quỹ đất của các bãi chôn rác đã đóng cửa cho phát triển kinh tế.

Trong 3 bãi rác trên, chỉ có 2 bãi chôn lấp là Đông Thạnh và Gò Cát đã đóng cửa nhiều năm, đủ điều kiện xử lý rác chôn lấp và cải tạo môi trường theo quy định. Do đó, UBND TP có chủ trương mời gọi các doanh nghiệp hợp tác công – tư PPP (Public – Private Partnership), cải tạo 2 bãi rác này. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư gửi phương án đề xuất như đào lượng rác đã chôn lấp để tái chế thành vật liệu xây dựng, phân hữu cơ, tạo quỹ đất sạch đầu tư công viên, khu đô thị, sân golf… Nổi bật trong các đề xuất khả thi chính là dự án sân golf 18 lỗ cùng các dịch vụ cao cấp của Công ty TNHH DS Partners nói trên.

Bãi rác Đông Thạnh – “vùng trũng” về môi trường 20 năm trước.

Tổng Giám đốc Oh Seong Yong cho biết, Công ty TNHH DS Partners đã có một thời gian khá dài với nhiều lần khảo sát ở Đông Thạnh mới đưa ra nhận định đầu tư vào dự án sân golf tại bãi rác này là phương án khả thi nhất. Hiện DS Partners đã sẵn sàng mọi thứ để bắt tay vào hành động ngay khi được sự chấp thuận từ phía chính quyền địa phương.

Hùng Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Phối cảnh Dự án sân golf Đông Thạnh do Công ty TNHH DS Partners thiết kế.

Cà Mau: Huyện Năm Căn chào mừng 20 năm ngày tái lập

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng nay, huyện Năm Căn vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập (01/01/2004 – 01/01/2024).

Tham dự buổi Lễ có Phó Bí thư Thường thực Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Thành Ngại cùng các vị nguyên Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các vị nguyên Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Năm Căn qua các nhiệm kỳ.

Ngày 01/01/2004, huyện Năm Căn chính thức được tái lập. 20 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Năm Căn đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị để có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

So với ngày đầu được tái lập, nông nghiệp được tái cơ cấu, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 10 ngàn tấn lên hơn 38,5 ngàn tấn. Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ 7.43 triệu đồng lên 57.2 triệu đồng. Toàn huyện chỉ còn 239 hộ nghèo, giảm trên 1 ngàn hộ nghèo; không còn hộ chính sách nghèo. Thu ngân sách tăng gấp đôi, từ 21 tỷ 180 triệu đồng lên trên 39 tỷ 500 triệu đồng; Chi ngân sách hàng năm tăng hơn 10 lần, từ 44 tỷ lên hơn 448, 8 tỷ đồng. Huyện được quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng từ 14% lên 100% xã có đường ô tô về trung tâm; Hộ sử dụng điện lưới quốc gia từ 57% lên 100%. Toàn huyện có 26/30 trường đạt chuẩn quốc gia.

Công tác xây dựng Đảng luôn được quan tâm, chú trọng. Đến nay, toàn huyện có 50 tổ chức cơ sở Đảng, với 2.890 Đảng viên, tăng hơn 1.600 Đảng viên so với năm 2024. Số tổ chức cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh hàng năm đều trên 85%.

Sau 20 năm, huyện Năm Căn đã vươn mình phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Lượng Trọng Quyền, Bí thư huyện ủy Năm Căn cho biết: “Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, với sự đoàn kết, sáng tạo, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, sự đồng lòng của nhân dân, nhất là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Năm Căn đã có nhiều bước tiến quan trọng. Thời gian tới, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện nhà sẽ không ngừng phấn đấu quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra”.

Năm Căn là tên gọi hành chính cấp huyện ở miệt rừng ngập mặn Cà Mau. Theo lý giải của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Trung Hoa, ngày trước có một người Hoa đến vùng này cất 5 căn nhà làm trại đáy bắt cá bên bờ sông Cửa Lớn. Nguồn lợi dồi dào thu hút dòng lưu dân về ngày càng đông đúc. Tên quen gọi “Năm Căn nhà” thủa sơ khai, lâu ngày thành địa danh.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Ngã Tư Sở đã hết khổ vì ùn tắc

Thời gian gần đây, ngành GTVT Hà Nội đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại ‘điểm nóng’ Ngã Tư Sở như xén dải phân cách, tổ chức lại giao thông… mang lại kết quả khả quan.

Từ đầu tuần trở lại đây, hầu hết người dân lưu thông qua khu vực Ngã Tư Sở đều cảm nhận được giao thông khu vực Ngã Tư Sở đã được cải thiện. Tình trạng phương tiện ùn tắc kéo dài từ Vành đai 2 trên cao đổ xuống hay dòng phương tiện nối đuôi nhau nhích từng chút trên đường Trường Chinh đã giảm rõ rệt, đường sá thông thoáng hơn, phương tiện lưu thông đã thoát hơn.

“Ngã Tư Sở hết khổ rồi bà con ơi” là dòng trạng thái của nhiều người dân biểu cảm trên mạng xã hội trong vài ngày nay. Hầu hết các ý kiến đều đồng tình với các giải pháp tổ chức giao thông hiện tại qua khu vực nút giao này.

Mặc dù trước đó, ngành giao thông Hà Nội cũng đã nhiều lần xoay sở, loay hoay tổ chức phân làn ngược xuôi để giảm tình trạng ùn tắc nhưng kết quả không rõ rệt. Nhưng, với đồng bộ các giải pháp vừa qua, kết quả đã thay đổi.

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội di dời cây xanh tại 4 đảo dẫn hướng, xén đảo dẫn hướng để tăng làn chờ cho các phương tiện (theo hướng từ Láng về Trường Chinh và ngược lại). Mở lối quay đầu mới cho các phương tiện đi theo hướng Tây Sơn – Ngã Tư Sở – Tây Sơn; mở rộng lối quay đầu hướng Nguyễn Trãi – Ngã Tư Sở – Nguyễn Trãi.

Đồng thời, xén dải phân cách, mở rộng lối rẽ phải từ Nguyễn Trãi vào Trường Chinh và Trường Chinh sang Tây Sơn; tạo làn đường mới dưới gầm cầu Ngã Tư Sở cho các phương tiện đi thẳng từ Trường Chinh sang Láng…

Phương tiện lưu thông nhanh hơn, thoát dòng hơn

Cùng với đó, tổ chức giao thông theo phương án thử nghiệm mới. Các phương tiện di chuyển từ Trường Chinh sang Láng đi vào làn mới mở dưới gầm cầu Ngã Tư Sở và di chuyển liên tục không dừng đèn đỏ. Các phương tiện đi từ Trường Chinh sang Nguyễn Trãi di chuyển như cũ. Ngoài ra, phương tiện cũng có thể quay đầu tại đầu đường Trường Chinh ngay sát chân cầu vượt.

Đại diện Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cho biết, việc thử nghiệm phương án phân luồng mới thực hiện từ ngày 24/12. Qua kết quả theo dõi đánh giá, Sở GTVT TP Hà Nội sẽ đưa ra phương án phân luồng chính thức.

Không còn tình trạng phương tiện xếp hàng dài đông đúc, kẹt cứng

Anh Nguyễn Công Huy ở Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho hay: “Ngày nào cũng phải lưu thông qua khu vực Ngã Tư Sở nên “điểm đen” về ùn tắc này đã trở thành nỗi ám ảnh của tôi vào các khung giờ cao điểm.

Trước đó, ngành GTVT Hà Nội cũng nhiều lần tổ chức lại giao thông khu vực nút giao này nhưng kết quả vẫn không thay đổi, ùn tắc vẫn hoàn tắc. Nhưng vài ngày trở lại đây, với đồng bộ một số giải pháp nhỏ cùng với tổ chức lại giao thông khoa học hơn đã cho kết quả khác biệt, không còn cảnh ùn tắc kéo dài lê thê, phương tiện đã thoát nhanh hơn”.

Được biết, chiều nay 28/12, Sở GTVT có cuộc họp đánh giá về phương án thí điểm tổ chức giao thông tại nút giao này và đưa ra phương án phân luồng chính thức, cũng như sẽ có điều chỉnh một số các bất cập còn tồn tại.

Ngân Tuyền – Báo ANTĐ

Theo An ninh Thủ đô

Ảnh: Ngã Tư Sở vào khung giờ cao điểm sáng không còn tình trạng tắc kéo dài

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.anninhthudo.vn/nga-tu-so-da-het-kho-vi-un-tac-post562648.antd