• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 58

Thanh tra Chính phủ ‘sờ gáy’ loạt dự án chậm tiến độ tại Ninh Bình

Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 18 dự án đang được Thanh tra Chính phủ trực tiếp thanh tra theo quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ. Những dự án này đều đang chậm tiến độ, hết thời gian thực hiện theo giấy chứng nhận đầu tư.

Thanh tra Chính phủ đang trực tiếp thanh tra theo quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai; việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại tỉnh Ninh Bình (thời kỳ 2011 – 2022).

Trong giai đoạn 2011 – 2022, UBND tỉnh Ninh Bình đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 359 dự án. Đây là những dự án được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất thu tiền hàng năm.

Cụ thể, tại dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái (thuộc địa bàn huyện Yên Mô và thành phố Tam Điệp), dự án này do Công ty CP đầu tư PV-Inconess làm chủ đầu tư, với tổng diện tích đất được giao và cho thuê là 2.185ha. Dự án này được UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận đầu tư lần đầu vào năm 2005.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, dự án bị chậm tiến độ nên đến tháng 9/2010, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định số 834/QĐ-UBND về việc chấm dứt hoạt động dự án.

Đến năm 2013, chủ đầu tư dự án là Công ty CP đầu tư PV-Inconess tiếp tục có văn bản đề nghị được tiếp tục đầu tư xây dựng dự án và đã được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư để Công ty CP đầu tư PV-Inconess thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư mới chỉ thực hiện san lấp và cải tạo được một phần đường vào, hiện thời gian thực hiện dự án đã hết và dự án này cũng chưa được gia hạn.

Dự án Nhà máy chế biến gỗ cao cấp (tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan) do Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Hạ Long làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích trên 5ha và đã được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2014, tuy nhiên đến nay dự án này mới chỉ xây dựng được một số hạng mục phụ trợ. Hiện dự án này đang chậm tiến độ hơn 7 năm so với giấy chứng nhận đầu tư và đã hết thời gian thực hiện dự án.

Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà hàng khách sạn và cơ sở sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch (tại xã Gia Vân, huyện Gia Viễn) do Công ty TNHH Song Hào làm chủ đầu tư với tổng diện tích đất là 3,36ha. Hiện dự án này đang chậm tiến độ hơn 8 năm so với thời gian quy định trong giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Ninh Bình cấp.

Đến nay, việc xử lý đối với các dự án chậm tiến độ cũng như các tồn tại trong việc giao đất, cho thuê đất phải chờ kết luận của đoàn thanh tra

Hà Thạch/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/thanh-tra-chinh-phu-so-gay-loat-du-an-cham-tien-do-tai-ninh-binh-20180504224293753.htm

Người thu nhập thấp vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Dự án nhà ở xã hội trên đồi Ngân hàng, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đang được đông đảo người dân quan tâm, bởi đây là công trình nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, lại ở vị trí được xem là khu đất vàng trong lòng thành phố Vịnh.

Dự án nhà ở xã hội (NOXH) Khu dân cư đồi Ngân hàng thuộc địa phận 2 phường Hồng Hải và Cao Thắng (TP Hạ Long), được triển khai ở vị trí đẹp, nằm giữa trung tâm thành phố với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, quy mô xây dựng trên 25.900m2. Trong đó, diện tích đất xây dựng công trình gần 13.000m2, hạ tầng kỹ thuật gần 9.000m2, còn lại là diện tích cảnh quan, khuôn viên cây xanh. Công trình đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho khoảng gần 4.000 người.

Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 386 ngày 14/2/2022, có tổng mức đầu tư 1.361 tỷ đồng được khởi công xây dựng vào ngày 30/10/2022. Chủ đầu tư là Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu – Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội.

Công trình được thiết kế xây dựng 3 tòa nhà chung cư, trong đó 2 tòa cao 19 tầng (G1, G2); tòa còn lại cao 17 tầng (G3), mỗi tòa đều thiết kế thêm tầng lửng và tầng kỹ thuật với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng trên 125.000m2, dự kiến hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng trong quý I/2026.

Theo đại diện chủ đầu tư, sau hơn một năm thi công, đến nay tổng khối lượng các phần việc đã triển khai đạt khoảng 50%. Cụ thể: Tòa CT1: Đang thi công thô tầng 19; xây tường, trát trong và ngoài tầng 4-10; Tòa CT2: Đang thi công thô tầng 18; xây tường, trát trong và ngoài tầng 3-14; Hạ tầng kỹ thuật: Hoàn thành san nền và đắp nền đường nội bộ. Dự kiến nghiệm thu, bàn giao trong quý I/2025.

Ngày 13/12/2023, trên cơ sở lấy ý kiến của các đơn vị, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh ra văn bản số 5095. Theo đó công bố 65/334 hồ sơ đủ điều kiện mua NOXH tại dự án trên. Cuối tháng 12/2023, buổi bốc thăm đợt 1 để lấy vị trí các căn hộ gồm 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ và 3 phòng ngủ cho những người đủ điều kiện mua nhà được tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Ngọc (trú thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), người bốc thăm được căn hộ 2 phòng ngủ tại dự án, chia sẻ: Vợ chồng tôi rất vui, thật sự không ngờ mình có thể mua được căn hộ tại đây, được áp dụng những chính sách ưu đãi tốt cho người thu nhập thấp. Khi biết thông tin về dự án, tôi nộp hồ sơ đăng ký mua nhà nhưng không nuôi hi vọng nhiều, bởi biết có rất nhiều người cùng chung nguyện vọng, nhưng đến nay ước mơ có một căn hộ tại TP Hạ Long của gia đình tôi sắp thành hiện thực.

Tuy nhiên, trái ngược với chị Ngọc, anh H.T.T. (một người đứng đơn mua nhà tại dự án NOXH Khu dân cư đồi Ngân hàng) cho biết: Tôi nhận được thông báo không đủ điều kiện mua nhà, với lý do đã phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân với số tiền hơn 100.000 đồng. Đây là số tiền thuế phát sinh trong thời gian tôi làm việc tại công ty cũ mà tôi hoàn toàn không biết. Bản thân gia đình tôi hiện nay phải đi ở nhờ, sinh hoạt vô cùng khó khăn.

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, bà Nguyễn Thị Phượng – đại diện dự án NOXH Khu dân cư đồi Ngân hàng, cho biết: Ngày 13/12/2023, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh đã có thông báo xác nhận các đối tượng mua NOXH tại dự án. Trong số 334 hồ sơ mà chủ đầu tư tổng hợp gửi cho Sở Xây dựng, chỉ có 65 hồ sơ cơ bản đủ điều kiện mua nhà; 120 hồ sơ không đủ điều kiện; 149 hồ sơ còn lại Sở Xây dựng tiếp tục rà soát. Đối với 120 hồ sơ bị loại, rất đáng tiếc trong số đó có lý do đã phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân với số tiền rất nhỏ (có người chỉ phát sinh 6.500 đồng), trong khi nhu cầu về nhà ở của họ là cấp thiết.

Theo bà Phượng, hiện nay chủ đầu tư đang tiếp tục rà soát hồ sơ để tổng hợp gửi về Sở Xây dựng, tuy nhiên các quy định về thuế, thủ tục hồ sơ, giấy tờ xác nhận còn chưa thuận lợi nên nhiều người có nhu cầu về NOXH rất khó tiếp cận.

Được biết, dự án NOXH Khu dân cư đồi Ngân hàng là công trình nhà ở xã hội đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, được lãnh đạo tỉnh này kỳ vọng giải quyết về nhà ở cho người có thu nhập thấp, góp phần chỉnh trang kiến trúc đô thị, hoàn chỉnh môi trường cảnh quan theo hướng văn minh, hiện đại.

Nguyễn Quý – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: N.Quý.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/nguoi-thu-nhap-thap-van-kho-tiep-can-nha-o-xa-hoi-10270740.html

Bộ TN-MT nói gì về dự án ‘quây núi’ lấp vùng đệm vịnh Hạ Long?

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) cần tiếp tục làm rõ thêm nhiều nội dung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa có văn bản gửi tới Bộ Xây dựng về việc cho ý kiến liên quan đến dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả.

Nêu ý kiến về cơ sở pháp lý tờ bản đồ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1:50.000 được xuất bản năm 1998, Bộ TN-MT cho biết, tờ bản đồ do Ban quản lý vịnh Hạ Long biên soạn về nội dung, Trung tâm biên tập – CNC – Nhà xuất bản Bản Đồ là đơn vị vẽ, trình bày, chế bản.

“Theo Luật Đo đạc bản đồ năm 2018, bản đồ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1:50.000 là bản đồ chuyên ngành nên không thuộc phạm vi quản lý của Bộ TN-MT” – văn bản nêu .

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Bộ TN-MT cho hay, theo thông tin do Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh cung cấp, báo cáo ĐTM của dự án được thẩm định theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020.

Do đó, thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM được xác định theo quy định tại Điều 35 Luật BVMT 2020.

Trên cơ sở thông tin do Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh cung cấp và kết quả khảo sát thực tế của Bộ TN-MT (Cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện ngày 07/11/2023), Bộ TN-MT cho rằng, để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của dự án cần tiếp tục làm rõ thêm một số nội dung.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 điều 35 Luật BVMT, dự án đầu tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ TN-MT.

Theo điều 31 Luật Đầu tư 2020, những dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng gồm: Dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số, thuộc phạm vi bảo vệ di tích được cấp thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.

Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt hoặc thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc danh mục di sản thế giới.

Cũng theo Bộ TN-MT, danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định 1272 năm 2009 của Thủ tướng.

Theo điều 32 Luật Di sản văn hóa quy định các khu vực bảo vệ của di tích phải được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc trên thực địa.

Vì vậy Bộ TN-MT đề nghị Bộ Xây dựng tham vấn thêm ý kiến của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch để so sánh, đối chiếu vị trí thực hiện dự án với các khu vực bảo vệ của di tích quốc gia đặc biệt vịnh Hạ Long.

Từ đó xác định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, thẩm định báo cáo ĐTM dự án khu đô thị 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả.

Bên cạnh đó, Bộ này cũng cho rằng, vịnh Hạ Long vừa là di sản thế giới, vừa là khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, nên cần phải đối chiếu diện tích đất thực hiện dự án với ranh giới của vịnh Hạ Long khi được xác lập, công nhận là di sản thế giới, danh lam thắng cảnh xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt.

Trước đó, vào đầu tháng 12/2023, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ TN-MT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả.

Việc này thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với hai bộ kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về dự án.

Dự án khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 29/10/2021; đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận kết quả trúng đấu giá tại quyết định số 4720/QĐ-UBND ngày 30/12/2021.

Theo đó, đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đỗ Gia Capital, địa chỉ tại phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả. Thời điểm trúng giá, công ty này mới thành lập được hơn 40 ngày do ông Trần Hoài Thanh làm giám đốc.

Vốn đầu tư dự án là 1.232 tỷ đồng, nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Dự án sẽ xây 451 căn nhà ở liền kề và biệt thự, cao tối đa 7 tầng, quy mô dân số 2.024 người.

Khu đô thị 10B có tổng diện tích 31,8ha, trong đó có 3,88ha nằm trong vùng đệm của vịnh Hạ Long.

Trước đó, sau khi có thông tin phản ánh trên báo chí về việc khu đô thị 10B, ngày 6/11, UBND TP Cẩm Phả đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư – Công ty TNHH tạm dừng thi công dự án.

Hồng Khanh – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Dự án khu đô thị tại khu 10B sẽ xây 451 căn nhà ở liền kề và biệt thự, quy mô dân số hơn 2.000 người. (Ảnh: Phạm Công)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/bo-tn-mt-noi-gi-ve-du-an-quay-nui-lap-vung-dem-vinh-ha-long-2236480.html

Chuyên gia cảnh báo hít sương mù dễ mắc các bệnh hô hấp

Chuyên gia cảnh báo, sương mù có khả năng lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí; hít phải nó khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến đường hô hấp, xương khớp.

Sương mù dày đặc cảnh báo không khí ô nhiễm

Vào những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều trạm quan trắc, ứng dụng đo lường chất lượng không khí Hà Nội liên tục cho kết quả ở mức xấu. Theo thông tin từ ứng dụng IQAir ghi nhận mức ô nhiễm không khí Hà Nội cao thứ 3 trên thế giới, ở mức 216, rất nguy hại cho sức khỏe của con người.

Trong ngày 5/1, cả hai thành phố Hà Nội và TP.HCM ghi nhận là ngày ô nhiễm nhất trong tuần. 3 ngày trước tại Hà Nội, mức độ ô nhiễm không khí giảm dần từ 156 xuống 104 µm/m3 và TP.HCM từ 164 xuống dưới 100 µm/m3. Mặc dù dự kiến giảm nhưng vẫn ở mức không lành mạnh.

Sáng 6/1, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM không được cải thiện đáng kể khi chỉ số ô nhiễm không khí ở hầu khắp các khu vực có mức cảnh báo màu đỏ hoặc màu cam, một số nơi màu tím. Chỉ số AQI một số điểm ở Hà Nội như Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… đều ở ngưỡng cảnh báo màu đỏ, khoảng từ 150-190 AQI. Đây là mức ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Mức ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra hậu quả nặng nề cho môi trường. Các hành động cần được các cơ quan liên ngành và người dân thực hiện ngay để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng

Khi chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cảnh báo, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí tại cả hai thành phố là do hệ thống giao thông quá tải, với hàng triệu ô tô và xe máy tạo ra lưu thông dày đặc, nhiều trong số này không tuân thủ tiêu chuẩn khí thải. Hoạt động sản xuất, xây dựng và sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần làm tăng mức ô nhiễm.

Nhiều người dân Thủ đô đã quan tâm đến việc theo dõi chỉ số chất lượng không khí hàng ngày để bảo vệ sức khỏe. Nếu mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người đã ý thức được nên hạn chế ra ngoài đường, ở trong nhà cũng phải đóng cửa. Nếu buộc phải ra đường, họ luôn trang bị khẩu trang, kính mắt, sau đó về nhà cũng phải rửa mắt, mũi, miệng thật sạch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Hít thở sương mù dễ mắc các bệnh hô hấp

Một số người có sở thích hít thở khi sương mù dày đặc, chuyên gia khuyến cáo sương mù do không khí ô nhiễm khác hẳn với sương mù ở các vùng núi cao. Ở vùng núi cao trên 500m, sương mù hầu như hình thành quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là mùa đông. Sương mù miền núi hình thành chủ yếu do bức xạ làm mặt đất lạnh đi vào những đêm trời quang mây, gió nhẹ. Sương mù hình thành theo cách này gọi là sương mù bức xạ.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện tượng sương mù ở nước ta chủ yếu được chia làm 2 loại: sương mù bình lưu và sương mù bức xạ. Hiện tượng sương mù bức xạ thường xuất hiện khi nằm sâu trong khối không khí lạnh với trường gió phân kỳ mạnh, tạo ra hiện tượng ít đến quang mây. Đây là loại sương mù nằm sát mặt đất và thường sẽ tan hết sau bình minh. Loại sương mù này thường hình thành vào những buổi tối yên tĩnh, bầu trời quang đãng, khi nhiệt độ ở mặt đất thấp đi do quá trình bức xạ nhiệt.

“Lớp không khí ở phía trên mặt đất trở nên thấp hơn so với ban ngày nên không thể giữ được nhiều hơi ẩm khiến hơi nước ngưng tụ lại, trở thành những giọt nước lơ lửng trong không khí. Sương mù bức xạ thường xuất hiện vào mùa thu và đầu mùa đông”, ông Hưởng nói và cho hay, trong thời gian tới ở miền Bắc sẽ còn nhiều ngày có sương mù.

Ngoài ra, hiện tượng sương mù bình lưu là sương mù do khối không khí lạnh suy yếu lệch đông với đới gió đông đến đông nam đưa ẩm vào làm gia tăng lượng ẩm gây sương mù. Loại sương mù này thường xuất hiện vào cuối mùa đông và những ngày mùa xuân.

Trưởng phòng Dự báo thời tiết thông tin, dựa vào hình thế thời tiết, các chuyên gia khí tượng có khả năng dự báo trước được hiện tượng sương mù này từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, cường độ, mức độ thì còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình cũng như điều kiện nhiệt ẩm từng giai đoạn; cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên hệ thống trang web của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

“Sương mù có khả năng lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí; hít phải nó khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến đường hô hấp, xương khớp”, ông Hưởng cảnh báo.

Tô Hội – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Hà Nội mù mịt sương do ô nhiễm không khí.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-canh-bao-hit-suong-mu-de-mac-cac-benh-ho-hap-169240106120949288.htm

Bất động sản vào chu kỳ phát triển mới: Phân khúc nhà ở sẽ dẫn dắt thị trường

Thị trường bất động sản đang bước sang chu kỳ phát triển mới, trong đó phân khúc nhà ở dự báo sẽ dẫn dắt thị trường từ giữa năm 2024 với tổng nguồn cung căn hộ chung cư ước đạt trên 30.000 sản phẩm.

Với những “trợ lực” lớn từ cơ chế chính sách được ban hành trong năm 2023, góp phần tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển bất động sản, giới chuyên gia nhận định năm 2024, thị trường bất động sản sẽ bước sang chu kỳ phát triển mới, ổn định hơn.

Trong số đó, bất động sản công nghiệp và phân khúc căn hộ chung cư dự báo sẽ là “ngôi sao” dẫn dắt thị trường, giúp nguồn cải thiện nguồn cung sản phẩm.

“Trợ lực” lớn từ cơ chế chính sách

Tại Diễn đàn “Thị trường bất động sản 2024 – Vượt qua thách thức” do Hội Môi giới Bất động sản (VARS) tổ chức ngày 5/1, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) – ông Hoàng Hải nhấn mạnh hiện nay, thị trường bất động sản đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất.

Thông tin cụ thể, ông Hải cho hay theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2023, các bộ, ngành đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, chính sách đối với các hoạt động: Kiểm soát, điều chỉnh, hỗ trợ thị trường để đảm bảo tính đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tín dụng và giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Trên cơ sở đó, các chính sách lớn đã được Quốc hội thông qua như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Hiện nay, Chính phủ cũng đang trình Quốc hội xem xét để thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

“Các luật trên khi có hiệu lực sẽ thực sự là bước thay đổi lớn, tác động mạnh làm tăng nguồn cung cũng như điều tiết giá thị trường bất động sản phù hợp người dân hơn,” ông Hải tin tưởng.

Ngoài ra, liên quan đến đất đai, ngày 3/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP, qua đó đã tháo gỡ cho việc cấp “sổ hồng” cho các loại hình bất động sản căn hộ nghỉ dưỡng, văn phòng kết hợp nghỉ dưỡng. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BTNMT về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính.

Thị trường bất động sản đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP tháo gỡ cho việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2023/TT về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; Thông tư số 03/2023/TT-NHNN về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp; Thông tư số 10/2023/TT-NHNN tạo điều kiện khách hàng tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn…

Đặc biệt, trong năm 2023, Tổ công tác Chính phủ đã rà soát, đôn đốc, gỡ khó kịp thời cho hàng loạt dự án bất động sản tại nhiều địa phương.

Nhờ đó, theo ông Hải, hiện nay, thị trường bất động sản đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Riêng nhà ở xã hội, trong giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn cả nước đã có 470 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp được hoàn thành và đang triển khai.

Có chung quan điểm, Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch VNREA cho rằng việc Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được Quốc hội thông qua với một số thay đổi mang tính tích cực, sẽ góp phần tạo thêm động lực và kỳ vọng mới cho thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Nhiều triển vọng trong năm 2024

Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch VNREA, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết trong năm 2024, nhiều yếu tố vĩ mô sẽ tác động tích cực đến thị trường như: Lãi suất vay mua nhà tiếp tục được điều chỉnh giảm và nhà ở xã hội tiếp tục là trọng tâm trong Chương trình phát triển nhà ở của Chính phủ; việc phê duyệt quy hoạch tại các địa phương trong giai đoạn đang xem xét sẽ được thúc đẩy hoàn thành sớm.

Ngoài ra, việc Việt Nam chú trọng thúc đẩy đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nhiều vùng trọng điểm trên cả nước,… cũng sẽ là “trợ lực” cho thị trường bất động sản vượt qua khó khăn.

Với những “trợ lực” lớn trên, ông Đính nhận định 2024 khả năng cao sẽ là năm cuối của quá trình “vượt chướng ngại vật” đối với thị trường bất động sản. Trong số đó, việc Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều quy định mới gỡ khó cho người mua và chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển; tăng khả năng tiếp cận nguồn “cung” cho người thu nhập thấp, cũng như giảm khoảng cách sản phẩm giữa “cung” và “cầu.”

Phân khúc nhà ở được dự báo sẽ được dẫn dắt thị trường bất động sản từ giữa năm 2024. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Đặc biệt, phân khúc nhà ở được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo sẽ được dẫn dắt thị trường bất động sản từ giữa năm 2024 với tổng nguồn cung căn hộ chung cư trên cả nước, ước đạt trên 30.000 sản phẩm; trong đó Hà Nội khoảng 15.000 sản phẩm, Thành phố Hồ Chí Minh 5.000 sản phẩm và Bình Dương khoảng 10.000 sản phẩm…

Ngoài ra, bất động sản khu công nghiệp cũng dự báo sẽ tiếp tục duy trì vị thế “ngôi sao” của thị trường bất động sản trong năm 2024. Đây cũng là phân khúc duy trì vị trí đầu bảng trong suốt cả năm 2023 khi Việt Nam tiếp tục là cứ điểm sản xuất kinh doanh mới của các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.

Có chung quan điểm, ông Phạm Lâm – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định hiện nay thị trường bất động sản đã có những diễn biến tích cực. Do đó, các chủ thể trên thị trường (bao gồm cả chủ đầu tư, người mua và môi giới bất động sản) cần có những sự chuẩn bị về năng lực để tiếp cận thị trường một cách tích cực, hiệu quả hơn trong thời gian tới, đặc biệt là trong năm 2024 này.

Dù vậy, tại diễn đàn, nhiều ý kiến chuyên gia, cơ quan quản lý cũng lưu ý để các chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thu được hiệu quả như mong đợi, thị trường bất động sản vẫn cần có thời gian với sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành; đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân để thị trường bất động sản phát triển ổn định, mình bạch và bền vững hơn.

Hùng Võ/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Thị trường bất động sản bước sang chu kỳ phát triển mới. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/bat-dong-san-vao-chu-ky-phat-trien-moi-phan-khuc-nha-o-se-dan-dat-thi-truong-post919386.vnp

Lý do người dân chưa hài lòng về chống ngập ở TP.HCM

Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy trong cả năm 2023, TP không thực hiện được dự án giải quyết ngập do mưa nào.

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM vừa có báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động và cung cấp một số dịch vụ công ích trên địa bàn TP.HCM trong năm 2023, trong đó công tác thoát nước chống ngập khiến người dân không hài lòng nhất.

Người dân chưa hài lòng

Cụ thể, Viện Nghiên cứu phát triển TP đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác điều tra xã hội học. Công tác này nhằm đánh giá sự hài lòng của người dân về chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đô thị; thoát nước đô thị, chống ngập; cung cấp điện; cung cấp nước sạch; vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2023.

Kết quả tỉ lệ hài lòng chung: Xe buýt đạt 85,57%, nước đạt 72,26%, điện đạt 66%, thu gom rác thải đạt 55,25% và thoát nước chỉ đạt 22,81%. “Điều này cho thấy người dân chưa hài lòng về kết quả chống ngập, tình trạng ngập nước họ phải trải qua chứ chưa hẳn đánh giá thấp chất lượng hoạt động của đơn vị thực hiện dịch vụ thoát nước đô thị” – Viện Nghiên cứu phát triển TP cho biết.

Trên thực tế, cảnh tượng sống chung với ngập diễn ra nhiều năm nay ở TP.HCM, nhất là với những tuyến đường sát kênh rạch và các tuyến vùng trũng ở TP Thủ Đức, quận Bình Tân, quận Tân Phú… Cụ thể, trong các tháng 6, 7, 8, 9 và 10 hằng năm ở TP.HCM liên tục xảy ra mưa lớn. Mỗi lần như vậy là hàng loạt hình ảnh người dân dắt xe, lội nước… xuất hiện dày đặc trên các nền tảng mạng xã hội.

Không chỉ mưa, triều cường cũng gây khó cho người dân. “Cứ triều cường dâng cao là ngập, rất mệt mỏi. Đó là chưa kể khi mưa to cùng với triều cường thì nước càng dâng cao hơn. Tôi không biết khi nào cảnh tượng này mới hết” – một người dân sống trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 cho biết.

Viện Nghiên cứu phát triển TP cho rằng giải pháp quan trọng nhất để cải thiện sự hài lòng của người dân, nâng cao chất lượng dịch vụ chống ngập, thoát nước đô thị là đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp chống ngập tại các điểm ngập hiện hữu.

Nhiều dự án chưa được khởi công

Theo kế hoạch chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, TP cần tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước để giải quyết 18 tuyến trục chính thường xuyên ngập nước.

“Đến hết năm 2022 đã giải quyết được 5/18 tuyến đường (Trương Công Định, Ba Vân, Bàu Cát, quận Tân Bình…; Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh) ngập do mưa” – báo cáo kết quả thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, năm 2023, kế hoạch thực hiện năm 2024 của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết.

Theo Sở Xây dựng, trong năm 2023, cơ quan chức năng tập trung vào việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, chuẩn bị đầu tư, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn và bố trí vốn để thực hiện các dự án giải quyết ngập cho 13/18 tuyến ngập còn lại.

Theo Sở Xây dựng, tiến độ của các dự án chưa đáp ứng yêu cầu một phần do công tác điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư công và bố trí nguồn vốn còn hạn chế.

Như vậy, trong cả năm 2023, TP chưa khởi công được dự án giải quyết ngập do mưa nào. Cụ thể, các dự án giải quyết ngập do mưa này thuộc 13 tuyến đường, trong đó có 3 dự án ở quận Gò Vấp; 7 dự án ở TP Thủ Đức; các quận Tân Phú, Bình Thạnh, Bình Tân, mỗi quận có 1 dự án.

Về tiến độ, ba dự án ở quận Gò Vấp mới được UBND TP tiếp tục thông qua chủ trương đầu tư, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Bảy dự án ở TP Thủ Đức và các dự án ở các quận còn lại cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Theo Sở Xây dựng TP, tiến độ các dự án trên chưa đáp ứng yêu cầu một phần do công tác điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư công và bố trí nguồn vốn để thực hiện còn hạn chế, ảnh hưởng đến chỉ tiêu đặt ra.

Sở Xây dựng TP cho biết trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn cho chương trình chống ngập cần 101.408 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự kiến mới chỉ được giao trong giai đoạn này gần 17.424 tỉ đồng (chỉ đạt 17,27% nhu cầu).

Sở Xây dựng cũng cho rằng một lý do nữa khiến việc giải quyết các tuyến ngập do mưa chậm trễ là vì công tác rà soát, thực hiện nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trục chính phù hợp với quy hoạch cao độ nền tại khu vực chưa thường xuyên. Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.

Năm 2023, giải quyết được một tuyến đường ngập do triều

Báo cáo của Sở Xây dựng TP về giải quyết các tuyến đuờng ngập do triều trong năm 2023 cho biết: TP đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng dự án bờ tả sông Sài Gòn giải quyết ngập triều trên tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng (TP Thủ Đức). Hiện nay chủ đầu tư đang thực hiện các công tác nghiệm thu hoàn thành dự án.

Dự án giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng) để chống ngập triều khu vực bờ hữu sông Sài Gòn đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng phải ngừng thi công gần ba năm qua.

Hiện dự án đang gặp vướng mắc khi lập phương án thanh toán cho nhà đầu tư và phương án huy động nguồn vốn cho nhà đầu tư vay để tiếp tục thi công hoàn thành dự án. UBND TP đang báo cáo Tổ công tác Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện nhằm hoàn thành và bàn giao dự án đưa vào sử dụng.

Kiên Cường – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Người dân chưa hài lòng với công tác chống ngập của TP. Ảnh: NHƯ NGỌC

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/ly-do-nguoi-dan-chua-hai-long-ve-chong-ngap-o-tphcm-post770430.html

Bất thường 2,2 ha đất trong TP Quy Nhơn

Thu lợi lớn từ 2,2 ha, tuy nhiên quyền sử dụng và tiền thuê đất của doanh nghiệp vẫn đang là dấu hỏi

Cuối năm 2023, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bãi đậu xe tại khu đất A3 thuộc đường Điện Biên Phủ nối dài, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn.

“Cầm đèn chạy trước ô tô”

Dự án bãi đậu xe có diện tích gần 2,2 ha, phục vụ nhu cầu đậu các loại xe sơmi rơmoóc, xe tải … và một số dịch vụ phụ trợ, nhằm giải quyết yêu cầu giao thông tĩnh, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn TP Quy Nhơn.

Chi phí thực hiện dự án gần 45 tỉ đồng, chưa bao gồm tiền thuê đất trả hằng năm, tiến độ thực hiện đến năm 2025 kể từ ngày có quyết định của UBND tỉnh Bình Định công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất.

Dù mới là quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, bãi đậu xe đã được Công ty Cổ phần Sửa chữa Quản lý Đường bộ Quy Nhơn (gọi tắt là Công ty Đường bộ Quy Nhơn, trụ sở TP Quy Nhơn) triển khai hoạt động từ nhiều năm trước.

Cụ thể, năm 2018, UBND TP Quy Nhơn ban hành quyết định về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 công trình bãi đậu xe, xưởng cơ khí và vườn ươm cây xanh tại vị trí thuộc khu đất A3. Thời điểm này, nơi đây là ao, hồ nuôi trồng thủy sản do UBND phường Nhơn Bình quản lý, giao khoán cho các hộ dân địa phương sản xuất.

Đến năm 2019, Công ty Đường bộ Quy Nhơn đưa thiết bị đến san nền, xây dựng các hạng mục công trình rồi dùng kẽm gai rào chắn để làm dịch vụ đậu xe và trung chuyển hàng hóa.

Ghi nhận của phóng viên những ngày gần đây cho thấy hàng trăm xe đầu kéo, xe tải đậu bên trong. Theo tính toán, với giá dịch vụ cho thuê bãi đậu xe trên địa bàn TP Quy Nhơn, mỗi năm Công ty Đường bộ Quy Nhơn thu hàng tỉ đồng mà không đóng tiền thuê đất.

Làm rõ thời điểm “miễn phí”

Hành vi san lấp mặt bằng để kinh doanh trên khu đất A3 khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép của Công ty Đường bộ Quy Nhơn không những không bị xử lý mà còn được UBND TP Quy Nhơn đề xuất bồi thường.

Cụ thể, sau khi quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bãi đậu xe được ban hành, mới đây UBND TP Quy Nhơn có tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định về phê duyệt tiêu chí đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Tại tờ trình, UBND TP Quy Nhơn xác nhận Công ty Đường bộ Quy Nhơn “tạm thời quản lý” bãi giữ xe, số tiền doanh nghiệp chi san lấp mặt bằng gần 5,6 tỉ đồng. Hạng mục san nền này Công ty Đường bộ Quy Nhơn thực hiện đầu tư theo đúng quy hoạch được phê duyệt về phạm vi và cao độ. Do vậy, nhà đầu tư trúng đấu giá dự án phải hoàn trả chi phí san lấp mặt bằng cho Công ty Đường bộ Quy Nhơn.

Trong khi đó, một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Định cho biết khu đất thực hiện dự án bãi đậu xe thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất; hiện tại Công ty Đường bộ Quy Nhơn đang sử dụng đất. Do đó, Sở TN-MT đã đề nghị UBND TP Quy Nhơn yêu cầu công ty tháo dỡ và di chuyển toàn bộ công trình, tài sản trên mặt bằng để nhà nước thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

Riêng việc sử dụng đất “miễn phí” nhiều năm, lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Bình Định cho biết đã đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) lấy ý kiến của cơ quan thuế nhằm xác định thời điểm UBND TP Quy Nhơn bàn giao mặt bằng cho công ty để công ty kê khai và nộp theo thông báo của cơ quan thuế.

Sáng 1-1, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Lê Hoàng Nghi, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Bình Định, cho biết sau khi lấy ý kiến các sở, ngành liên quan, sở đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Bình Định về kết quả thẩm định chủ trương đầu tư dự án bãi đậu xe. Còn liên quan đến vụ việc UBND TP Quy Nhơn giao đất cho Công ty Đường bộ Quy Nhơn làm bãi đậu xe thời gian qua, ông Nghi cho biết sẽ báo cáo lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để có hướng xử lý.

Để rộng đường dư luận, trong ngày 1-1, phóng viên nhiều lần liên hệ qua điện thoại với ông Hà Bắc Tuấn, Giám đốc Công ty Đường bộ Quy Nhơn, nhưng bất thành.

Thẩm quyền thuộc cấp tỉnh

Trao đổi với phóng viên, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Bình Định cho hay cuối năm 2018, khi biết UBND TP Quy Nhơn có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 công trình nên muốn tham gia làm chủ đầu tư bãi đậu xe. Tuy nhiên, họ đành chịu vì thời điểm ấy UBND TP Quy Nhơn chỉ chọn Công ty Đường bộ Quy Nhơn mà không qua bất kỳ hình thức đấu thầu, đấu giá nào.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức thuộc UBND cấp tỉnh.

Dấu hiệu thông đồng

Liên quan Công ty Đường bộ Quy Nhơn, Công an tỉnh Bình Định đang điều tra sai phạm xảy ra tại gói thầu thuộc công trình xây dựng đường Hoàng Văn Thụ nối dài (TP Quy Nhơn). Gói thầu do UBND TP Quy Nhơn làm chủ đầu tư và Công ty Đường bộ Quy Nhơn thi công.

Từ tháng 6-2022, Thanh tra tỉnh Bình Định có kết luận với gói thầu trên. Thanh tra xác định đại diện chủ đầu tư, đơn vị thi công và tư vấn giám sát có dấu hiệu thông đồng, ký hợp thức hóa hồ sơ hoàn công, thanh toán sai giá trị xây lắp công trình, gây thiệt hại ngân sách 4,7 tỉ đồng… Sau đó, nhiều cán bộ TP Quy Nhơn đã bị kỷ luật. Ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Bài và ảnh: Đức Anh – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Dự án bãi đậu xe vừa được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng Công ty Đường bộ Quy Nhơn đã triển khai hoạt động từ 4 năm trước

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/bat-thuong-22-ha-dat-trong-tp-quy-nhon-196240105202951163.htm

Hòa Bình: Kiểm tra hoạt động nổ mìn trong vụ người dân chặn đường mỏ đá gây ô nhiễm

Sau khi nhận được phản ánh từ người dân xã Liên Sơn về việc mỏ đá của Công ty TNHH Nam Phương nổ mìn gây ô nhiễm, UBND huyện Lương Sơn đã có đoàn về kiểm tra hoạt động nổ mìn của mỏ đá này.

Ngày 6/1, trao đổi với PV Báo Giao thông, lãnh đạo UBND xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình xác nhận, UBND huyện vừa xuống kiểm tra hoạt động nổ mìn của mỏ đá.

Theo đó, sau khi nhận được Thông báo số 182 của UBND xã Liên Sơn vào ngày 29/12/2023 về việc đề nghị kiểm tra, xác minh hoạt động nổ mìn tại mỏ đá Lộc Môn của Công ty TNHH Nam Phương.

Ngày 3/1, đoàn kiểm tra của UBND huyện Lương Sơn gồm Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng UBND xã Liên Sơn trước sự có mặt của Trưởng thôn Tân Sơn đã làm việc với phía Công ty TNHH Nam Phương, yêu cầu công ty cung cấp hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan đến việc nổ mìn của công ty vào ngày 28/12/2023.

Sau buổi làm việc, đoàn kiểm tra sẽ báo cáo lên UBND huyện Lương Sơn để huyện báo cáo lên các sở, ngành liên quan xử lý nếu có sai phạm.

Hiện tại, trong quá trình chờ kết luận, chỉ đạo từ cấp trên, UBND xã Liên Sơn đã yêu cầu công ty dừng hoạt động, đồng thời bố trí buổi đối thoại giữa người dân và phía công ty.

Trước đó, như Báo Giao thông đã thông tin, vào ngày 28 và 29/12/2023, cho rằng việc nổ mìn, hoạt động của mỏ Lộc Môn gây ô nhiễm, các hộ dân tại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình tập trung tại tuyến đường ra vào của mỏ đá để phản đối việc mỏ này gây ô nhiễm môi trường.

Người dân chặn đường mỏ đá.

Theo người dân, mỏ đá Lộc Môn của Công ty TNHH Thương mại Nam Phương (Công ty Nam Phương) gây ảnh hưởng đến môi trường từ năm 2022 đến nay và đã từng bị đình chỉ vì nhiều sai phạm.

Ông L.Q.C (nhà cách mỏ đá khoảng 100m) cho biết: “Mỏ đá gây ảnh hưởng, ô nhiễm đến khoảng 300 hộ dân xung quanh. Chúng tôi mong muốn làm sao cho khỏi bụi bặm, ô nhiễm để có được môi trường trong lành”.

Tại khu vực mỏ đá, tình trạng nổ mìn gây ô nhiễm, sau khi nổ mìn, một lượng bụi lớn đã nhanh chóng lan đến các ngôi nhà xung quanh, thậm chí bao trùm cả xuống đường, gây mất tầm nhìn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Anh Tâm – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Toàn cảnh mỏ đá Lộc Mô, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/hoa-binh-kiem-tra-hoat-dong-no-min-trong-vu-nguoi-dan-chan-duong-mo-da-gay-o-nhiem-192240106092838656.htm

Bạc Liêu: Hội LHPN tích cực bảo vệ môi trường

(Phapluatmoitruong.vn) – Mô hình “Ngôi nhà xanh” của các cấp Hội LHPN huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần làm sạch đẹp môi trường mà còn tạo được nguồn quỹ hỗ trợ các hội viên và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Việc làm nhỏ – Tác động lớn

Như thường lệ, mỗi lần sinh hoạt định kỳ hay đột xuất của Chi hội phụ nữ ấp 3, xã Phong Thạnh Tây A (huyện Phước Long) thì các chị em đều đồng lòng, mỗi người đem theo một túi xách nhỏ, trong đó đựng các chai nhựa, vỏ lon… đã sử dụng để đóng góp vô “Ngôi nhà xanh” được đặt tại trụ sở ấp.

Chị Lê Ngọc Hương – Chi hội trưởng phụ nữ ấp 3, cho biết từ khi mô hình thành lập vào tháng 8/2023, “Ngôi nhà xanh” đã mở bán 1 lần được 300.000 đồng để gây quỹ, gần 200 chị em hội viên của ấp rất nhiệt tình tham gia. Đây là mô hình điểm, dự kiến sẽ mở rộng thêm ra các ấp trên địa bàn xã trong thời gian tới.

Theo chị La Diễm Thanh – Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phong Thạnh Tây A: “Mô hình trên với mục đích chính là vận động chị em phụ nữ làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nguồn quy thu được để giúp các chị em hội viên và trẻ em nghèo khó khăn tại địa phương”.

Được biết, Hội LHPN xã Phước Long cũng đang thực hiện tốt mô hình “Ngôi nhà xanh”. Tuy chỉ mới xây dựng trong thời gian ngắn, nhưng đến nay đã bán được 3 lần với tổng số tiền thu được gần 800.000 đồng. Để mô hình này phát huy hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, Hội LHPN xã Phước Long đã tập trung tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ; đồng thời hướng dẫn cách phân loại rác thải, vận động chị em thu gom rác thải tái chế đưa về “Ngôi nhà xanh”.

Chị Lê Ngọc Hương, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp 3, xã Phong Thạnh Tây A, thu gom những sản phẩm của các hội viên đóng góp cho Mô hình “Ngôi nhà xanh”.

Chị Tô Thị Xuân Hồng – Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Long, phấn khởi: “Một số chi hội cũng có những cách làm hay, sáng tạo như thu gom vỏ lon, chai nhựa ở nơi làm việc hay tranh thủ khi các gia đình tổ chức cưới hỏi, tiệc tùng… trực tiếp đến vận động thu gom vỏ lon cho “Ngôi nhà xanh”. Mỗi tháng, khi “Ngôi nhà xanh” đầy phế liệu, các chị đem bán gây quỹ”.

Đa dạng mô hình phụ nữ bảo vệ môi trường

Từ khi triển khai mô hình “Ngôi nhà xanh” trên địa bàn xã Phước Long đến nay, trước mắt, số tiền đem lại chưa nhiều nhưng dấu hiệu tích cực từ mô hình này là không hề nhỏ. Các chị em đã góp phần làm cho môi trường sạch đẹp hơn.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh, ngụ ấp Phước Tân, xã Phước Long, chia sẻ: “Từ trước đến nay, tôi thường có thói quen là gom rác chung lại mà bỏ hết vô thùng, dẫn đến rất lãng phí các sản phẩm tái chế. Khi Hội LHPN xã triển khai mô hình này, tôi ý thức hơn, mỗi ngày đều phân loại để khi có dịp sẽ mang lên bỏ vào “Ngôi nhà xanh” mà Hội mới phát động”.

Ngoài “Ngôi nhà xanh”, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phước Long cũng triển khai rất nhiều mô hình phụ nữ làm tốt công tác bảo vệ môi trường như: “Biến rác thải thành tiền”; “Phụ nữ nói không với bịch nilon”; “Vườn xanh, nhà sạch”, “Phụ nữ bảo vệ môi trường”; “Phân loại rác tại nguồn”…

Chị em phụ nữ huyện Phước Long tích cực bảo vệ môi trường.

Bà Võ Tuyết Kha – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phước Long, nhìn nhận, “Ngôi nhà xanh” là một trong những mô hình sáng tạo, mang lại hiệu quả và đang được nhân rộng, trở thành điểm sáng về giữ gìn vệ sinh môi trường ở các ấp, khu dân cư. Đồng thời góp phần rất lớn trong thực hiện hiệu quả mô hình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh…

Với phương châm “việc làm nhỏ, tác động lớn”, thời gian qua mô hình “Ngôi nhà xanh” được Hội LHPN 5 xã trên địa bàn huyện Phước Long tích cực hưởng ứng, đến nay đã xây dựng được nhiều “ngôi nhà xanh” chất lượng. Từ nguồn quỹ của “Ngôi nhà xanh” cùng với các nguồn lực khác, các cấp hội đã làm nhiều phần việc ý nghĩa vì cộng đồng”.

Lãnh đạo Hội LHPN huyện Phước Long hướng dẫn chị em đóng góp cho “Ngôi nhà xanh” tại xã Hưng Phú.

“Hướng tới, Hội LHPN huyện sẽ nhân rộng mô hình ra tất cả các đơn vị còn lại, riêng với các đơn vị hoạt động tốt hiện tại sẽ tiếp tục nhân rộng ở các điểm đông dân cư khác”, bà Kha cho biết thêm.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Chị em xã Hưng Phú mở bán sản phẩm từ “Ngôi nhà xanh”.

2023-năm của những hình thái thiên tai cực đoan, dị thường

Tổng cộng có 5 cơn bão, 3 cơn áp thấp nhiệt đới; 179 trận mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; 342 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển; 334 trận động đất… năm 2023 tiếp tục là một năm thiên tai mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường.

Hãy cùng chúng tôi nhìn lại 1 năm với nhiều diễn biến thiên tai đáng chú ý qua phân tích của các chuyên gia và cơ quan quản lý.

Các lực lượn tham gia dọn vệ sinh dọc bãi biển Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng

Các lực lượn tham gia dọn vệ sinh dọc bãi biển Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng

Nắng nóng và số lượng cơn bão không nhiều, tuy nhiên trong năm 2023 nhiều con số kỷ lục đã xuất hiện. Với nắng nóng nhiều nơi có nhiệt độ cao nhất vượt giá trị lịch sử như Tương Dương (Nghệ An) 44,2 độ C. Với mưa lũ, nhiều trận mưa cực đoan đã xảy ra với lượng mưa trong 24h lên đến trên 800mm gây lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng ở nhiều địa phương.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm – Phó GĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Lũ quét và sạt lở đất là những loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm, gây thiệt hại lớn, thường xảy ra trong phạm vi nhỏ, thời gian xảy ra nhanh nên rất khó dự báo, cảnh báo.

Nhìn lại năm qua, có thể cảm nhận được sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai, sự khốc liệt, cực đoan, bất thường của thời tiết ngày càng không theo quy luật.

Năm 2023, ở nước ta, đã xảy ra hơn 1.135 trận thiên tai với 21 trên tổng số 22 loại hình thiên tai. Trong đó, một số đợt thiên tai lớn, gây hậu quả nghiêm trọng tập trung vào các loại hình thiên tai như mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất. Mưa lớn gây sạt lở đất tại nhiều điểm khu vực Tây Nguyên, trong đó sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc làm 03 chiến sỹ và 01 người dân bị vùi lấp; sạt lở tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng làm 02 người chết, 05 người bị thương; Mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ, trong đó lũ quét tại Sa Pa và Bát Sát, tỉnh Lào Cai làm 09 người chết, mất tích. 3 đợt mưa lớn tại khu vực miền Trung từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 làm 14 người chết, mất tích, trong đó đợt từ 13-17/11 tại Thừa Thiên Huế có nơi mưa trên 800mm/24 giờ, gây ngập lụt nghiêm trọng hạ lưu sông Hương và sông Bồ; tại Đà Nẵng đợt mưa từ 10-17/10 với tổng lượng trên 1.300mm gây ngập lụt nghiêm trọng nhiều khu vực của thành phố,…

Tính đến ngày 14/12/2023, thiên tai đã làm 166 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.228 tỷ đồng.

Nhiều tuyến đường ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An ngập trong nước lũ

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và PCTT, Bộ NN&PTNT: Thông tin dự báo, cảnh báo sớm về mưa lớn, lũ, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đã được truyền tải kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân; cộng đồng đã chủ động chuẩn bị và ứng phó phù hợp với thực tiễn theo phương châm 4 tại chỗ, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Tuy nhiên ở nhiều nơi, người dân còn chủ quan, xem nhẹ ảnh hưởng, mức độ nguy hiểm của thiên tai nên đã xảy ra những thiệt hại đáng tiếc về người khi đi qua các ngầm tràn, các con suối ngập sâu, nước chảy xiết và bị cuốn trôi, trẻ em bị đuối nước, bị lật ghe.

Nhận định diễn biến thiên tai trong năm 2024 sẽ có những diễn biến khó lường, để ứng phó hiệu quả với thiên tai trong năm tới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng: cần chuyên nghiệp hóa 3 nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó, tập trung rà soát, đề xuất, sửa đổi ngay những bất cập liên quan công tác đầu tư công trình phòng, chống thiên tai, tạo sinh kế cho người dân vùng thiên tai.

“Quan trọng nhất là công tác dự báo, phải kịp thời và chuẩn xác. Đồng thời rà soát lại những kịch bản, điều chỉnh bổ sung cho nó phù hợp với yêu cầu thực tế để triển khai và thực hiện hiệu quả. Đặc biệt công tác phối hợp giữa các lực lượng ở đây vẫn là khâu yếu nhất. Cho nên phối hợp ở đây thì ngay cả trong việc chúng ta chuẩn bị và tham gia xử lý sự cố để giảm bớt các tác động của thiên tai và ngay trong việc khắc phục”, ông Hải phân tích.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình, đài truyền thanh từ Trung ương đến địa phương cũng cần được tăng cường để truyền thông và đưa các bản tin về tình hình thiên tai, công tác chỉ đạo ứng phó kịp thời tới các cấp chính quyền và người dân.

Đình Trung/VOV1

Theo VOV.VN

Ảnh: Các thầy, cô giáo cõng học sinh vượt qua đoạn bùn đất lún sâu để đến trường học ở Quảng Bình

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/2023-nam-cua-nhung-hinh-thai-thien-tai-cuc-doan-di-thuong-post1069454.vov

Nhiều Dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam đang chậm tiến độ

Do công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn cung ứng vật liệu, thời tiết bất lợi khiến hàng loạt Dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 bị chậm tiến độ so với kế hoạch.

Hàng loạt dự án chậm tiến độ

Theo báo cáo của Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) về tiến độ, sản lượng thực hiện của 12 dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được khoảng 18.548/98.372 tỷ đồng, đạt 18,85% hợp đồng, chậm 3,89% so với kế hoạch.

Cụ thể: hiện có 5/12 dự án thành phần đáp ứng kế hoạch (gồm Vũng Áng-Bùng, Bùng-Vạn Ninh, Vạn Ninh-Cam Lộ, Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Vân Phong-Nha Trang vượt trên 1,5% so với kế hoạch).

Còn 7/12 dự án thành phần chậm so với kế hoạch (gồm Bãi Vọt-Hàm Nghi chậm 1%; Hàm Nghi-Vũng Áng chậm 2%; Hoài Nhơn-Quy Nhơn chậm 1,2%; Quy Nhơn-Chí Thạnh chậm 1,5%; Chí Thạnh-Vân Phong chậm 6,3%; Cần Thơ-Hậu Giang chậm 12,76%; Hậu Giang-Cà Mau chậm 19,76%).

Chia sẻ về lý do 7 dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam phía Đông 2021 – 2025 chưa đáp ứng được tiến độ, lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho hay, một số dự án cao tốc này là do các địa phương chưa thực hiện chuyển đổi rừng với các diện tích tăng thêm; công tác triển khai xây dựng các khu tái định cư chậm so với tiến độ đề ra; chưa di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phức tạp (nhất là hệ thống điện cao thế).

Bên cạnh đó, nhiều nhà thầu gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với các chủ sở hữu đất khu vực mỏ về chi phí chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất; thiếu nguồn cát để thi công nền đường (công suất chưa đáp ứng đủ, thủ tục mở các mỏ cát mới chậm).

Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, hiện nay, khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ vẫn đang là mùa mưa, các chủ đầu tư và các đơn vị thi công triển khai các hạng mục không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và chuẩn bị kế hoạch triển khai ngay các công tác khác khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và nhà thầu phối hợp chặt chẽ trong quá trình hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, thanh toán đảm bảo không quá 10 ngày theo chỉ đạo của Bộ GTVT để đảm bảo dòng tiền cho các nhà thầu thi công.

Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ biện pháp tổ chức thi công, đảm bảo an toàn lao động; kiên quyết xử lý các nhà thầu yếu kém, vi phạm tiến độ hợp đồng theo quy định…

Hai dự án buộc phải hoàn thành trong năm nay

Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, các Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đến nay có tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đến hết năm 2023 đạt khoảng 54.660,4/58.843,8 tỷ đồng, tương đương 92,9% giá trị hợp đồng, chậm 1,4%.

Cụ thể: 7 dự án đã thông xe đưa vào khai thác trong năm 2023 sản lượng trung bình đạt 99,1% giá trị hợp đồng; 2 dự án hoàn thành năm 2024 sản lượng trung bình đạt 76,0% giá trị hợp đồng, chậm 3,5%.

Đối với hai dự án thành phần còn lại là Diễn Châu-Bãi Vọt và Cam Lâm-Vĩnh Hảo với tổng chiều dài là 128km đang tiếp tục triển khai thi công và sẽ hoàn thành trong năm 2024 này, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.

Bộ GTVT yêu cầu dự án Diễn Châu-Bãi Vọt và Cam Lâm-Vĩnh Hảo với tổng chiều dài 128km hoàn thành trong năm 2024. Ảnh minh họa.

“Với 7 dự án Cao tốc Bắc-Nam đưa vào khai thác trong năm 2023, tuyến chính cao tốc đã đưa vào khai thác, hiện đang thi công đường gom, đường ngang dân sinh, mương dẫn nước, vuốt nối nhánh nút giao…”, lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu tập trung triển khai thi công đảm bảo hoàn thành các hạng mục còn lại.

“Riêng các hạng mục mới bổ sung theo kiến nghị của địa phương tại Dự án Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây phải sớm hoàn thành trước ngày 30/6/2024.

Thực hiện nghiêm việc hoàn trả các tuyến đường của địa phương sử dụng làm đường công vụ phục vụ thi công theo đúng cam kết với địa phương và quy định của hợp đồng; phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị bảo hiểm để giải quyết việc bồi thường các hộ dân bị ảnh hưởng trong quá trình thi công…”, Bộ GTVT Cho hay.

Lê Khánh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/nhieu-du-an-thanh-phan-cao-toc-bac-nam-dang-cham-tien-do-10270534.html

Làng ven đô trước sức ép đô thị hóa

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, các làng ven đô Hà Nội chịu tác động không nhỏ, kéo theo nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Bộ mặt nông thôn thay đổi, cấu trúc truyền thống bị phá vỡ, giá trị văn hóa phai nhạt, môi trường xuống cấp… Dù đó là xu thế tất yếu nhưng việc quản lý quá trình thay đổi để thích ứng với cái mới nhưng vẫn giữ được bản sắc cũ đang là vấn đề đặt ra đối với các cơ quan chức năng của Hà Nội.

Sức nén của làng lên phố

Những cái tên Kim Liên, Thanh Lương, Ngọc Hà, Nhân Chính, Yên Hòa… dù ngày nay mọi người biết đến là phường nội đô với dân cư đông đúc, buôn bán sôi động, nhà cửa khang trang nhưng trước kia chính là những tên làng ven đô của Hà Nội. Trải qua nhiều thập kỷ, những làng ven đô này hội nhập với đô thị một cách tự nhiên, trở thành phố phường, xóa nhòa ranh giới giữa làng và phố.

Gần 30 năm nay, Hà Nội với tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng loạt huyện ngoại thành được chuyển đổi lên quận, từ Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, đến Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Sắp tới, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng (giai đoạn 2021-2025) và Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh (giai đoạn 2026-2030) tiếp tục lên quận. Cùng với đó, hàng trăm ngôi làng được chuyển đổi thành phường, thành các tổ dân phố của nội đô.

Thực tế, trước khi đô thị hóa thì tại các làng ven đô cũng đã xảy ra tình trạng đô thị hóa tự phát, khi những khu nhà trọ, những “chung cư mini” mọc lên nhanh chóng phục vụ cho người nhập cư, ruộng vườn bán cho người dân nơi khác tới. Đến khi được chuyển đổi từ làng lên phố, các làng càng bị cuốn vào sự phát triển theo hướng hiện đại hóa và hệ lụy xảy ra, nhiều yếu tố của làng cũ chưa thích ứng kịp, tạo sự ngổn ngang trong làng. Người người chỉ quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng cơ sở, nhà thấp tầng biến thành nhà cao tầng, đường giao thông mở rộng, đất đai lên giá mà chưa chú trọng đến các yếu tố khác. Tất cả ruộng vườn trong thời gian ngắn đã trở thành bất động sản có giá trị, người trong làng co cụm lại vừa mất ruộng, mất việc làm, cấu trúc làng xã, văn hóa trong họ, ngoài làng bị thay đổi, hạ tầng thoát nước bị san lấp…

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, khu vực ven đô khi bị tác động bởi đô thị hóa đã tạo ra không ít bất cập về hạ tầng, xã hội, cảnh quan, môi trường sinh thái, môi trường văn hóa. Trước sự phát triển tự phát đó, không có một nghiên cứu hay một chính sách nào hướng dẫn người dân hạn chế hay tìm cách giảm thiểu những tiêu cực đấy, mà để mặc phát triển tự phát. Cuối cùng khu vực làng ven đô lại trở thành những cái không gian mà có sức nén lớn hơn cả khu đô thị cũ cũng như khu đô thị mới. Do vậy, những làng ven đô thực sự bị “tổn thương” trong suốt thời gian qua.

Những làng ven đô hay còn lại phần rìa nội đô vốn là vùng đảm bảo như một “cái van” an toàn cho việc phát triển đô thị thì nay trở thành một nơi không còn “an toàn” nữa. Ví như, thời điểm dịch COVID-19 lan tràn, cuộc sống đô thị khó khăn thì các làng ven đô trở thành cứu cánh của rất nhiều người sống ở nội đô cư trú, được đùm bọc trong họ, ngoài làng và đảm bảo ổn định khi thành phố “đóng cửa”. Nhưng hiện nay, các vùng rìa không còn là những vùng ngoại ô truyền thống.

Kiến trúc sư Phạm Thùy Linh, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng cho rằng, những khu dân cư mới và các đô thị sẽ tiếp tục được xây dựng nên trên nền đất ruộng, bên cạnh những ngôi làng mà không có gắn kết cả về không gian và cảnh quan. Những di sản tùy theo mức độ thích ứng với bối cảnh mới sẽ biến mất hoặc tiếp tục tồn tại xen kẽ bên trong không gian làng và đô thị mới. Hình thái của chúng sẽ biến đổi theo nhu cầu của dân làng và áp lực đô thị.

Cân bằng để thích ứng

Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa cao, nên các làng ven đô sớm trở thành phố phường là điều không tránh khỏi. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, nhà cao tầng mọc lên san sát, đường sá mở rộng, nếp sống hiện đại hơn nhưng kéo theo những hệ lụy khác. Vì vậy, việc tìm lời giải để cân bằng giữa cuộc sống hiện đại với việc giữ gìn bản sắc cũ đang là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý và chính cộng đồng dân cư.

Trong quá trình đô thị hóa, các làng ven đô được phân ra nhiều mô hình khác nhau. Đầu tiên, các làng phát triển mạnh về nông nghiệp có tính đặc thù được xác định không được đô thị hóa. Thứ hai, làng có yếu tố đô thị hóa phát triển theo hướng đô thị, làng tiếp cận vùng đô thị trung tâm và các mô hình đô thị lớn đang phát triển theo hướng dịch vụ thương mại và du lịch. Thứ ba, làng trong tương lai đô thị hóa, đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế để phục vụ theo đô thị. Thứ tư, làng nằm trong vùng đô thị nhưng có đặc thù, có yếu tố truyền thống nghề thì họ tiếp tục phát triển. Việc phát triển bốn mô hình làng này đặt ra thách thức lớn cho Hà Nội và cần có chính sách đặc thù riêng.

Hiện nay, Hà Nội đang triển khai quy hoạch: quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Trong các quy hoạch cũng xác định phạm vi nghiên cứu đến 30 đơn vị hành chính của Hà Nội, phân loại khu vực lên thành phố thuộc Hà Nội, khu vực lên quận, khu vực tiếp tục ổn định nông nghiệp. Trên cơ sở phân loại, sẽ có chính sách, mô hình thích hợp để xác định chức năng, ngành nghề, phương thức áp dụng trong giai đoạn tới.

Theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, trên cơ sở phân loại sẽ lựa chọn mô hình thích hợp. Ví dụ, vùng nông nghiệp ổn định cần xem đặc tính của làng để xây dựng mô hình vừa sản xuất nông nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp du lịch. Làng có làng nghề thì cần đổi mới để tạo ra sản phẩm đặc thù mang tính hội nhập, phục vụ cho hậu cần đô thị. Tùy theo vị thế từng làng xã gắn với đô thị một cách lâu dài thì có những chính sách hợp lý để phát triển.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trước làn sóng đô thị hóa và những tác động tiêu cực đến những làng ven đô, nếu nhận thức tốt thì coi đó là những phần có giá trị trong một bảo tàng nhân sinh, một vùng đệm an toàn trong việc phát triển quá mức của thành phố, lúc đó sẽ có những đối sách với nó một cách mềm dẻo và thận trọng. Hà Nội hiện có rất nhiều làng ven đô, thay vì quyết định nhanh gọn thành các khu đô thị thì cần bình tĩnh và thận trọng để tìm ra phương thức phát triển hợp lý.

Cũng theo Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, những ngôi làng ven đô có giá trị vô cùng lớn. Thay vì bê tông hóa toàn bộ khu vực này thì cần coi đó là đơn vị tự chủ sinh thái để làm cho chính làng đó phát triển và giúp cho những khu dân cư dày đặc khác có vùng đệm để giảm bớt áp lực về dân số, môi trường, cảnh quan. Thành phố cũng cần coi các làng ven đô là bảo tàng nhân sinh, nơi định cư lâu đời của cộng đồng cư dân và nơi chứa những truyền thống, văn hóa lịch sử bền vững để nó bổ trợ giá trị của đô thị trong quá trình đô thị hóa.

Trong thời gian tới, khi hai quy hoạch của Hà Nội hoàn thành và triển khai trong thực tiễn, trước mắt là khi các huyện ngoại thành chuyển thành quận, tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng để đảm bảo mục tiêu phát triển thành phố. Khi đó, việc quan tâm phát triển khu vực ven đô rất cần sự thận trọng, khoa học vừa thích ứng với hiện đại, vừa giữ gìn được bản sắc cũ, để Thủ đô Hà Nội sẽ là thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Đinh Thuận (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Một khu đô thị mới tại phía Tây Hà Nội. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/lang-ven-do-truoc-suc-ep-do-thi-hoa-20240103150557975.htm

Xem xét trách nhiệm để đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đội vốn, chậm tiến độ

Thanh tra TP Hà Nội vừa đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Nội vụ xem xét trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân để xảy ra tồn tại liên quan đến dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội.

Thanh tra TP Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra một số nội dung tại dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn – ga Hà Nội.

Theo kết luận thanh tra, năm 2009, thời điểm khởi công dự án, TP Hà Nội dự kiến khai thác thương mại tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội vào năm 2015. Thời điểm đó, dự án có tổng mức đầu tư là 783 triệu Euro (vốn vay 653 triệu Euro, đối ứng 130 triệu Euro).

Đến năm 2014, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 1,176 tỷ Euro (vốn vay là 957,99 triệu Euro, đối ứng 218 triệu Euro). Tháng 5/2023, dự án tiếp tục được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên khoảng 1,3 tỷ Euro; thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 đến 2027.

Về tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, Thanh tra TP Hà Nội cho rằng, các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm đã thực hiện theo chỉ đạo của TP, nhưng còn chậm so với yêu cầu.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2013, UBND các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình ban hành các thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án, nhưng đến giai đoạn 2019 – 2022 các quận này mới giải phóng xong mặt bằng.

Theo kết luận thanh tra, các quận trên chưa thực hiện đúng tiến độ giải phóng mặt bằng như chỉ đạo của UBND TP Hà Nội là xong trước tháng 6/2015. “Trách nhiệm thuộc UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và các đơn vị có liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án qua từng thời kỳ”, kết luận Thanh tra TP Hà Nội nêu.

Ngoài ra, Thanh tra TP Hà Nội cho rằng, việc chậm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu dẫn đến dự án bị kéo dài, làm tăng chi phí thực hiện dự án. Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội đã báo cáo sự việc ra Thường trực, Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ TP xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Việc chậm tiến độ và phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án có nguyên nhân do công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật còn chậm trễ; năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư và sự phối hợp giữa tư vấn, chủ đầu tư và các sở ngành TP còn nhiều hạn chế; ảnh hưởng của COVID-19. Thanh tra TP Hà Nội cho rằng, trách nhiệm của vấn đề trên thuộc lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội qua từng thời kỳ từ 2013-2022.

Thanh tra TP Hà Nội đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Nội vụ xem xét trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân để xảy ra các tồn tại nêu trên; đồng thời tham mưu cho UBND TP Hà Nội xử lý theo quy định.

T.Linh – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Theo Thanh tra TP Hà Nội, việc chậm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu dẫn đến dự án bị kéo dài, làm “đội vốn”.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/giao-thong/xem-xet-trach-nhiem-de-duong-sat-nhon-ga-ha-noi-doi-von-cham-tien-do–i719139/

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 01-2024

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 01-2024.

Về quản lý môi trường

– 10 loại rác thải hàng đầu dưới đáy biển ở các vùng biển châu Âu từ 2012 đến 2020.

– Liệu các cam kết giảm phát thải có bảo vệ được phần bù rủi ro carbon?

– Lưu trữ carbon của hệ sinh thái xem xét những thay đổi kết hợp về môi trường và sử dụng đất trong tương lai và con đường hướng tới trung hòa carbon ở các khu vực phát triển.

– Xem xét lại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải khí nhà kính ở Ấn Độ: Bằng chứng từ điều kiện cần và đủ.

– Tác động trái ngược của các hoạt động làm sạch không khí đối với nồng độ ozone bề mặt ở các khu vực khác nhau ở Bắc Kinh từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2013–2020.

– Đại dịch Covid-19 đã góp phần như thế nào vào những thay đổi về biến đổi khí hậu và mối quan tâm về môi trường, hành vi tiết kiệm tài nguyên và phân loại rác thải.

– Mở rộng sông ở vùng núi và chân đồi trong lũ lụt: Thông tin chi tiết từ phân tích tổng hợp về 51 con sông ở Châu Âu.

– Nghiên cứu khả thi lưu trữ CO2 trong đại dương thông qua đánh giá tác động môi trường biển.

– Công nghiệp 4.0 hướng tới sự bền vững về xã hội và môi trường trong các công ty đa quốc gia: Kích hoạt nền kinh tế tuần hoàn, thực tiễn xã hội của tổ chức và mục đích của doanh nghiệp.

Về môi trường đô thị

– Mô phỏng sự phân tán theo chiều dọc và tác động ô nhiễm của ánh sáng nhân tạo vào ban đêm trong môi trường đô thị.

– Đánh giá tác động của việc cải tạo nước đối với dấu chân nước xanh và xám trong nhà máy xử lý nước thải đô thị.

– Tác động phi tuyến động của quá trình đô thị hóa đến việc xả nước thải dựa trên đặc tính quán tính của việc xả nước thải.

– Đồng hóa, cô lập và lưu trữ CO2 của các loài cây gỗ đô thị mọc trong công viên và dọc đường phố ở hai vùng khí hậu.

– Vai trò của khung hữu cơ kim loại trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm mới nổi trong nước thải.

– Ảnh hưởng của vi môi trường nước rỉ rác đến sự xuất hiện của este phthalate trong bãi chôn lấp.

– Tác động nhiệt của bãi đỗ xe ngầm đến nước ngầm đô thị.

– Quá trình hóa rắn kim loại nặng trong quá trình đốt chất thải rắn đô thị rửa tro bay bằng hỗn hợp nhựa đường.

– Dấu hiệu phân tử và quang học của quá trình biến đổi quang hóa của chất hữu cơ hòa tan: Vai trò không thể bỏ qua của chất dạng hạt lơ lửng trong sông đô thị.

– Phản ứng của hệ thống loại bỏ phốt pho khử nitrat (AAO-BCO) mới đối với sự nhiễu loạn dòng chảy hình sin của nước thải đô thị: Khả năng thích ứng, khả năng chịu đựng và cải tiến.

Về môi trường khu công nghiệp

– Đánh giá và phân loại mức tiêu thụ nước trong các tòa nhà công nghiệp – Nghiên cứu trường hợp của Continental Advanced Antenna, Vila Real, Bồ Đào Nha.

– Cấu trúc cộng đồng vi sinh vật và dự đoán chức năng trong năm nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp quy mô lớn.

– Tối ưu hóa đa mục tiêu hệ thống năng lượng khí-hơi nước cho một nhà máy sắt thép tích hợp có tính đến việc giảm chi phí và lượng khí thải carbon.

– Cạnh tranh của chính quyền địa phương, sự tích tụ của ngành năng lượng mới và hiệu quả năng lượng tổng thể của yếu tố sinh thái đô thị: Một góc nhìn mới từ vai trò của kiến thức.

– Tự nhiên có tốt hơn không? Nghiên cứu độc tính sinh thái của thuốc nhuộm anthraquinone.

– Phương pháp chuyển đổi kỹ thuật số dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa hậu cần ngược trong hệ thống quản lý chất thải y tế.

– Đánh giá sự biến đổi sinh thái thực vật và khả năng tích lũy kim loại nặng ở các loài thực vật mọc tự nhiên ở khu mỏ bauxite Pakhar, Jharkhand, Ấn Độ.

– Ô nhiễm không khí công nghiệp và trẻ sinh nhẹ cân ở New Mexico, Mỹ.

– Vi nhựa trong nuôi trồng thủy sản công nghiệp: Xuất hiện trong môi trường nước, thức ăn và sinh vật (Dicentrarchus labrax).

– Xử lý nâng cao và thu hồi tài nguyên nước thải nhà máy bia bằng cách đồng nuôi cấy vi tảo dạng sợi Tribonema aequale và vi khuẩn tự thân.

Theo các nhà khoa học trong nước, một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

The Environmental Management Special Section is pleased to present to our valued readers the International Environmental Bulletin No. 01/2024, featuring the following key topics:

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Top 10 marine litter items on the seafloor in European seas from 2012 to 2020

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 165997

Abstract

We studied the ten most frequently encountered litter items from the seafloor in European seas to advance actions and inform future mitigation measures to reduce marine litter and the associated social, economic and environmental impacts it has on European seas and beyond. Data were collected during trawl surveys from 2012 to 2020 as part of national and regional marine litter monitoring programmes in the Greater North Sea (5652 trawls), Celtic Seas (3505), Bay of Biscay (651), and Baltic Sea (3688). A Bayesian approach is used to quantify the variation in the item rankings. Overall, plastic items predominate in the top positions in each area. Synthetic rope, plastic sheets, monofilament fishing line and plastic bags occupy four of the top five positions for each of the Greater North Sea, Celtic Seas and the Bay of Biscay. Items from fishing and rope (representing mainly other maritime activities) are strongly represented in the top ten lists from three of our four areas, with synthetic rope, fishing nets, and tangled and untangled monofilament fishing line listed in the top seven positions for the Greater North Sea, Celtic Seas and the Bay of Biscay. The top ten items in the Baltic Sea are of a different profile to the other regions, but the most commonly caught items are still predominantly plastic, with plastic sheets, other plastic items and plastic bags occupying three of the top four positions.

The findings in this study highlight the need to address sea-based sources to try and eliminate litter from fishing and maritime activities. Measures such as improved port reception facilities, marking of fishing gear, promoting reporting of the loss of fishing gear and increasing public awareness should be introduced.

2. Will emission reduction commitments hedge the carbon risk premium?

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139747

Abstract

Under the goal of “carbon peaking” and “carbon neutrality” in China, it is significant to explore whether emission reduction commitments contribute to carbon risk premium. Therefore, based on a sample of Chinese listed companies that publicly disclosed questionnaires in the CDP from 2009 to 2021, this paper empirically examines the relationship between emission reduction commitments and carbon risk premium and their formation mechanism. The results show that emission reduction commitments can effectively hedge the carbon risk premium, which pass several robustness tests. Specifically, the more comprehensive and ambitious the commitment is, the greater the suppression of the carbon risk premium.

The mechanism test shows that disclosing emission reduction commitment information can reduce carbon risk by improving investor confidence and attracting political resources. Differences in enterprise emission levels, regional environmental regulation intensity and green financial development result in different risk-hedging effects of emission reduction commitments. Moreover, the greater the substantial pressure from stakeholders, the greater the tendency for firms to set up emission reduction commitments.

Finally, the heterogeneity analysis reveals that confidence level of commitments has a significant impact on risk premium. Specifically, enterprises with SBTi validation, higher CDP ratings and higher target completion are more helpful in curbing carbon risk premium. Our findings contribute to corporate commitment to climate change and complement the carbon risk premium hypothesis.

3. Ecosystem carbon storage considering combined environmental and land-use changes in the future and pathways to carbon neutrality in developed regions

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166204

Abstract

Assessing the carbon storage capacity of terrestrial ecosystems is crucial for land management and carbon reduction policymaking. There is still a knowledge gap regarding how ecosystem carbon storage will be impacted by combined environmental and land-use factors and their spatial-temporal changes, especially in developed regions where urbanization has slowed down.

This study investigated how developed regions in subtropical and tropical areas might increase carbon storage and achieve carbon neutrality, using Guangdong Province in South China as an example. Based on the sustainable development assumption, three land-management scenarios were developed and simulated for 2020–2060 using the Patch-generating Land Use Simulation model. Without considering disturbance and natural losses, carbon storage was estimated by net ecosystem productivity (NEP)—the difference between net primary productivity (NPP) and heterotrophic respiration (HR). NPP was predicted using an artificial neural network model trained by historical NPP data and 16 environmental and land-use variables.

HR was predicted using soil respiration models from previous research. Based on the balance between carbon storage and emissions, we predicted the allowable fossil fuel consumption to achieve net-zero CO2 emissions in 2060. The results show that Guangdong’s total carbon storage changes from 73.7 MtC in 2020 to 70.6–74.8 MtC in 2060 under different scenarios. Nonlinear relationships exist between the carbon stored and the areas of different land-use types. Topography, temperatures, and land-use configurations jointly lead to significantly varied carbon storage between croplands and between forests in space and time. Protecting and regenerating forests in subtropical areas and forest edges is more effective than afforestation in lowland tropical areas for storing carbon. Net-zero CO2 emissions rely more on reducing emissions than land management. To achieve this, the proportion of fossil energy in total energy consumption should be lowered from 75.5 % in 2020 to ~25 % in 2060.

4. Revisiting the nexus between economic growth and disaggregated greenhouse gases in India: Evidence from necessary and sufficient conditions

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139514

Abstract

For India, achieving environmental sustainability in the midst of faster growth remains a challenging objective. Therefore, we are revisiting the nature of the Environmental Kuznets Curve (EKC) at different stages of economic growth through both necessary and sufficient conditions under the cubic model specifications in India. Further, we extend the EKC framework by incorporating energy consumption, agricultural value added, trade, the world uncertainty index, and geopolitical risk as additional variables into the three preferred disaggregated greenhouse gas emission (GHG) models. This study employs an auto-regressive distributed lag model (ARDL).

The empirical findings show evidence of the valid N-shaped EKC through both necessary and sufficient conditions for carbon dioxide (CO2) and nitrous oxide (N2O) and exhibit the presence of two real and distinct income turning points for both valid EKCs. In contrast, only the necessary condition supports the N-shaped EKC for methane (CH4) emissions in India. Further, the results highlight that trade has a positive impact, whereas the world uncertainty index has a negative impact on disaggregated GHGs. Similarly, geopolitical risk has a negative effect on CH4 and N2O, whereas energy consumption has a positive impact on CO2 emissions. Moreover, agricultural value added has a negative effect on CH4 and a positive effect on N2O emissions. Our empirical findings suggest policy recommendations that can collectively work as a roadmap for India to become emission-neutral by 2070.

5. Contrasting effects of clean air actions on surface ozone concentrations in different regions over Beijing from May to September 2013–2020

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166182

Abstract

Due to the nonlinear impacts of meteorology and precursors, the response of ozone (O3) trends to emission changes is very complex over different regions in megacity Beijing. Based on long-term in-situ observations at 35 air quality sites (four categories, i.e., urban, traffic, northern suburban and southern suburban sites) and satellite data, spatiotemporal variability of O3, gaseous precursors, and O3-VOCs-NOx sensitivity were explored through multiple metrics during the warm season from 2013 to 2020. Additionally, the contribution of meteorology and emissions to O3 was separated by a machine-learning-based de-weathered method.

The annual averaged MDA8 O3 and O3 increased by 3.7 and 2.9 μg/m3/yr, respectively, with the highest at traffic sites and the lowest in northern suburb, and the rate of Ox (O3 + NO2) was 0.2 μg/m3/yr with the highest in southern suburb, although NO2 declined strongly and HCHO decreased slightly. However, the increment of O3 and Ox in the daytime exhibited decreasing trends to some extent. Additionally, NOx abatements weakened O3 loss through less NO titration, which drove narrowing differences in urban-suburban O3 and Ox.

Due to larger decrease of NO2 in urban region and HCHO in northern suburb, the extent of VOCs-limited regime fluctuated over Beijing and northern suburb gradually shifted to transition or NOx-limited regime. Compared with the directly observed trends, the increasing rate of de-weathered O3 was lower, which was attributed to favorable meteorological conditions for O3 generation after 2017, especially in June (the most polluted month); whereas the de-weathered Ox declined except in southern suburb. Overall, clean air actions were effective in reducing the atmospheric oxidation capacity in urban and northern suburban regions, weakening local photochemical production over Beijing and suppressing O3 deterioration in northern suburb. Strengthening VOCs control and keeping NOx abatement, especially in June, will be vital to reverse O3 increase trend in Beijing.

6. How the Covid-19 pandemic contributed to changes in climate change and environmental concern, resource-saving and waste-sorting behaviour

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139759

Abstract

The Covid-19 pandemic has changed not only attitudes and habits related to health care but also encompassed all other spheres even those related to environmental attitudes and pro-environmental behaviour. All the people spending the majority of their time at home had additional opportunities to change their habits, particularly those related to environmental aspects. Thus, the aim of this paper was to examine the Covid-19 contribution to the changes in the environmental, climate change and pandemic concerns during the period of the second wave and the slowdown of the Covid-19 pandemic before the other crises such as the energy crisis and inflation began.

Furthermore, in this paper, the changes in resource-saving and waste-sorting behaviour and its determinants were analysed. The results revealed that during the pandemic the environmental and climate change concern increased significantly, and people also declared that the pandemic has encouraged them to sort waste and save natural resources more. Meanwhile, the concern about the Covid-19 pandemic decreased due to successful vaccination, other management tools for this illness and the emerging of another crisis. After analysing the main factors of changes in resource-saving and waste-sorting behaviour, we found that the changes in environmental concern influenced these behaviours the most. Changes in the Covid-19 pandemic concern also statistically significantly encouraged people to change resource-saving and waste-sorting behaviour. The environmental risk during the Covid-19 pandemic, significantly impacted the changes in resource-saving behaviour only. Meanwhile, the changes in climate change concern insignificantly influenced both pro-environmental behaviours. Therefore, this study reveals that the Covid-19 pandemic has taught people not only to care about the environment more but to carry out pro-environmental behaviour as well.

7. River widening in mountain and foothill areas during floods: Insights from a meta-analysis of 51 European Rivers

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166103

Abstract

River widening, defined as a lateral expansion of the channel, is a critical process that maintains fluvial ecosystems and is part of the regular functioning of rivers. However, in areas with high population density, channel widening can cause damage during floods. Therefore, for effective flood risk management it is essential to identify river reaches where abrupt channel widening may occur. Despite numerous efforts to predict channel widening, most studies have been limited to single rivers and single flood events, which may not be representative of other conditions. Moreover, a multi-catchment scale approach that covers various settings and flood magnitudes has been lacking. In this study, we fill this gap by compiling a large database comprising 1564 river reaches in several mountain regions in Europe affected by floods of varying magnitudes in the last six decades.

By applying a meta-analysis, we aimed to identify the types of floods responsible for more extensive widening, the river reach types where intense widening is more likely to occur, and the hydraulic and morphological variables that explain widening and can aid in predicting widening. Our analysis revealed seven groups of reaches with significantly different responses to floods regarding width ratios (i.e., the ratio between channel width after and before a flood). Among these groups, the river reaches located in the Mediterranean region and affected by extreme floods triggered by short and intense precipitation events showed significantly larger widening than other river reaches in other regions. Additionally, the meta-analysis confirmed valley confinement as a critical morphological variable that controls channel widening but showed that it is not the only controlling factor. We proposed new statistical models to identify river reaches prone to widening, estimate potential channel width after a flood, and compute upper bound width ratios. These findings can inform flood hazard evaluations and the design of mitigation measures.

8. Digital technology and carbon emissions: Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139765

Abstract

The support of digital technology is urgently needed to promote low-carbon development and green economic and social transformation and to realize the goal of “carbon neutrality” early. This paper utilizes the “Golden Tax III” project for the digital transformation of China’s tax collection and administration and empirically confirms that digital tax collection and administration significantly reduces carbon emissions based on the panel data of 30 provinces (municipalities directly under the central government and autonomous regions) in China from 2010 to 2020, i.e., digital technology plays a positive role in carbon emission reduction.

The mechanism test shows that digital technology indirectly affects carbon emissions through industrial structure, technological innovation, and tax structure. Heterogeneity analysis shows that digital technology has a significant inhibitory effect on carbon emissions in the northern region, non-Yangtze River region, provincial administrative areas with heavy local government debt, and a large proportion of tax revenue from the secondary industry and tax revenue from state-owned enterprises. Under the requirement of high-quality and green development of the economy, this paper is of great theoretical and practical significance for using digital technology to ensure the governance functions of tax, help low-carbon development, and reach the goal of “carbon neutrality” at an early date.

9. Feasibility study of storing CO2 in the ocean by marine environmental impact assessment

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166270

Abstract

Since the industrial revolution, which was accompanied with the use of fossil fuels as an energy source, the content of carbon dioxide (CO2) in the atmosphere has increased. To mitigate global warming, industries that utilize fossil fuels have continuously explored new approaches to reduce CO2 emissions and convert it to alternative fuels. The ocean is a vast source of absorbed CO2 on Earth, and various studies have been conducted on the use of the ocean to reduce global CO2. This study focused on reducing CO2 in the atmosphere by storing it as bicarbonate, a form of CO2 that exists in the ocean.

The optimum condition for the conversion of CO2 into bicarbonate was investigated by considering the dissolved inorganic carbon (DIC; HCO3−, CO32−, H2CO3) concentration and pH. To confirm the biological impact of this conversion, biological impact experiments were conducted under various DIC concentrations using Skeletonema japonicum, a phytoplankton present in most areas of the sea. Based on the DIC concentration (2.09 mM) of the seawater, the DIC concentrations used in the Lab-scale experiment ranged from 2.5 mM to 18.75 mM, and the concentration with the highest conversion rate (< 6.38 mM) was applied in the pilot plant.

Marine environmental impact modeling was performed to observe the effect of discharge to the ocean and its movement. The results revealed a slight growth inhibition of phytoplankton at DIC concentrations higher than the base concentration. Nevertheless, the change in the DIC concentration exerted no effect on the phytoplankton growth except at extremely high concentrations. Moreover, the high DIC concentration can be diluted by the ocean current flow rate, thus counterbalancing the growth inhibition effect. The results obtained in this study demonstrate the feasibility of CO2 storage in the form of DIC, and will be helpful for further development of CO2 mitigation.

10. Industry 4.0 towards social and environmental sustainability in multinationals: Enabling circular economy, organizational social practices, and corporate purpose

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139712

Abstract

The advent of Industry 4.0 (I4.0) technologies has ushered in a transformative era for multinational enterprises (MNEs), propelling them toward a future characterized by social and environmental sustainability. In this introductory piece for our special issue, we explore the intersection of I4.0, circular economy principles, organizational social practices, and corporate purpose within MNEs. By amalgamating these concepts, this research delves into the synergistic potential of I4.0 technologies to drive the transition towards sustainable business models. It also explores the pivotal role of organizational social practices in shaping ethical dimensions and fostering corporate cultures that prioritize social responsibility, employee wellbeing, and stakeholder engagement.

The findings of this study have implications for academia, policy, and industry. Scholars will gain a nuanced understanding of the multifaceted dynamics shaping sustainable practices in the context of I4.0, while practitioners and policy-makers receive actionable insights for fostering socially responsible and environmentally conscious strategies within MNEs. As the global community grapples with pressing social and environmental challenges, this research serves as a beacon, guiding multinationals toward a future where technological innovation converges with social and environmental stewardship, thereby catalyzing a paradigm shift toward a more sustainable and equitable world.

11. Occurrence of microplastic pollution in rivers globally: Driving factors of distribution and ecological risk assessment

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 165979

Abstract

Microplastics, as global emerging pollutants, have received significant attention worldwide due to their ubiquitous presence in the rivers. However, there is still a lack of clarity on the occurrence, driving factors, and ecological risks of microplastics in rivers worldwide. In this study, a global microplastic dataset based on 862 water samples and 445 sediment samples obtained from 63 articles was constructed, which revealed the temporal and spatial distribution of abundance and morphological characteristics of microplastics in rivers across the globe. In global rivers, the abundance of MPs in both water and sediment spans across 10 and 4 orders of magnitude, respectively.

The MP comprehensive diversity index based on the physical morphological characteristics of MPs indicated a significant positive correlation between the pollution sources of MPs in different environmental media. Based on the data was aligned to the full-scale MPs, a novel framework was provided to evaluate the ecological risk of MPs and the interaction effects between the influencing factors driving the distribution characteristics of MPs in rivers around the world.

The results obtained demonstrated a wide variation in the key driving factors affecting the distribution of microplastics in different environmental media (water and sediment) in rivers globally. The diversity indices of the morphological characteristics of MPs in densely populated areas of lower-middle income countries in Asia were significantly higher, implying that the sources of microplastics in these regions are more complex and extensive. More than half of the rivers are exposed to potential ecological risks of MPs; however, microplastics may pose only immediate risks to aquatic species in Burigang River, Bangladesh. This can provide valuable insights for formulating more effective scientific strategies for the management of MP pollution in rivers.

12. A holistic analysis of China’s consumption-based water footprint (2012–2017) from a multilevel perspective

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139593

Abstract

As the world’s second-largest economy, rapid socioeconomic development in China has exerted unprecedented pressure on water resources. However, there is still uncertainty regarding consumption-based water footprint (CWF) assessment across different spatiotemporal scales, especially those differentiated by green, blue, and grey water footprints. To address this knowledge gap, this study employed a multi-regional input–output (MRIO) model and structural decomposition analysis (SDA) to quantify the spatiotemporal dynamics and key drivers of consumption-based green (GCWF), blue (BCWF), and grey (HCWF) water footprints in mainland China during 2012–2017. The main findings of the study are as follows. (1) The HCWF is approximately 4.4 times greater than the sum of the GCWF and BCWF, with water consumption caused by pollution significantly exceeding direct consumption. However, there was a significant decrease in all three CWFs after 2015, particularly HCWF. (2) The spatial distribution pattern of the CWF shows high values in the east and south and low values in the west and north, while virtual water (VW) transfer through commodity trade occurs mainly from inland to coastal regions. (3) The three highest water-consuming sectors were agriculture, food and tobacco processing, and construction, accounting for over 70% of the total water consumption. (4) Water efficiency and consumption patterns are crucial factors in reducing CWF, while affluence levels have the greatest impact on increasing CWF, followed by changes in industrial structure after 2015. Overall, the results of this study contribute to a comprehensive understanding of China’s regional and sectoral water consumption throughout the supply chain. In addition, our findings identified regions and sectors with high water consumption and their drivers, which can inform policy decisions and contribute to synergistic cross-regional regulation and sustainable water resources management.

13. A review on sterilization methods of environmental decontamination to prevent the coronavirus SARS-CoV-2 (COVID-19 virus): A new challenge towards eco-friendly solutions

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166021

Abstract

In recent years, the COVID-19 pandemic is currently wreaking havoc on the planet. SARS-CoV-2, the Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus, is the current term for this outbreak. Reports about this novel coronavirus have been presented since the pandemic’s breakout, and they have demonstrated that it transmits rapidly from person to person, primarily by droplets in the air. Findings have illustrated that SARS-CoV-2 can survive on surfaces from hours to days.

Therefore, it is essential to find practical solutions to reduce the virus’s impact on human health and the environment. This work evaluated common sterilization methods that can decontaminate the environment and items. The goal is that healthcare facilities, disease prevention organizations, and local communities can overcome the new challenge of finding eco-friendly solutions. Further, a foundation of information encompassing various sterilization procedures and highlighting their limits to choose the most appropriate method to stop disease-causing viruses in the new context has been presented. The findings of this crucial investigation contribute to gaining insight into the comprehensive sterilization approaches against the coronavirus for human health protection and sustainable environmental development.

14. Research paradigm for high-precision, large-scale wind energy potential: An example of a geographically-constrained multi-criteria decision analysis model at the km-level in China

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139614

Abstract

Wind power plays a pivotal role in China’s endeavor to achieve its ambitious emissions reduction targets. However, the current research on wind energy potential lacks standardization, making it arduous to compare wind potential across different regions and match energy supply and demand accurately. To address this issue, this study developed a geographically-constrained multi-criteria decision analysis (GIS-MCDA) model to estimate China’s wind energy potential at a resolution of 1 km2. The GIS-MCDA model is reconstructed from a geospatial perspective using 11 finely-grained metric indicators, significantly improving the accuracy of estimates.

Moreover, this study proposes a research paradigm for wind energy potential that can serve as a reference for other countries and regions. The results demonstrate that China possesses a wind energy development potential of 4.6 TW at a height of 100 m, including 4.1 TW of onshore wind power potential and 0.5 TW of offshore potential. The abundant resources can assist China in achieving its zero-carbon emissions goal. However, the abundant wind energy resources in the “Three North” region of China do not match the current electricity demand. Conversely, the southeast coastal region presents significant potential for offshore wind power, heralding a new opportunity for wind power development. By depicting the deployment potential of wind power, this study provides more precise estimates, establishes a research paradigm for wind energy potential, enhances researchers’ comprehension of wind energy development, and provides a replicable, scalable, and quantifiable wind energy potential measurement platform for effective planning of renewable energy.

15. Short-term exposure to sulfur dioxide and daily mortality in Brazil: A nationwide time-series study between 2003–2017

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140259

Abstract

Sulfur dioxide (SO2), despite its ubiquitousness, there is relatively less epidemiological evidence regarding the health risks associated with SO2 compared to other pollutants, especially in low-income countries where there are high levels of SO2 emissions. In this study, we estimated the association between ambient SO2 exposure and daily mortality in Brazil over a period of 15 years (2003–2017). We used an extension of the two-stage time-series design in a time-series analytic approach with a distributed lag model. The study population consisted of 2,872,084 death records, with a higher proportion of male deaths observed across all-cause mortality (58%). The majority of the individuals were aged above 65 years.

The mean SO2 concentration across the study period was 1.5 μg/m³ (range: 0.0 to 71.0). The national meta-analysis for the whole dataset (without stratification by sex and age) showed an uncertain association, in which a 10 μg/m3 increase in daily SO2 was associated with an RR of mortality of 1.015 (95%CI: 0.992; 1.037). Robust associations were observed only for the subgroup analysis of people 46–65 years old [RR = 1.050 (95%CI: 1.004; 1.096)] and men 46–65 years old [RR = 1.064 (95%CI: 1.005; 1.122)].

We found moderate heterogeneity in the national analysis, with an I2 of 21% for the subgroup of people 46–65 years old. Excess mortality fraction for people between 46 and 65 years old attributable to per 10 μg/m3 increase in SO2 was 2.93% (95% eCI: 0.29%–6.78%). These results highlight the need for targeted air pollution control policies to reduce the health burden of SO2 exposure in Brazil. Further research is needed to fully understand the mechanisms behind the age-specific and regional effects of SO2 on mortality.

16. The impact of business intelligence, big data analytics capability, and green knowledge management on sustainability performance

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139410

Abstract

This paper aims to study the determinants that affect sustainability performance in manufacturing companies and the impact of business intelligence and big data analytics capability on performance considering the moderating role of green knowledge management. An online questionnaire survey was conducted with 488 ISO14001-certified manufacturing companies in Malaysia to test the framework developed in this study. Nonprobability sampling was used in this study.

A total of 283 responses were received, whereby the data was then analyzed using structural equation modeling via SmartPLS 4 software. The results indicated that the significant factor determining big data analytics capability is business intelligence, and the positive outcome of big data analytics capability is sustainability performance. Big data analytics capability also plays a mediating role in the positive relationship between business intelligence and sustainability performance, whereby green knowledge management does not moderate the relationship between big data analytics capability and sustainability performance. Even though business intelligence has a substantial impact on sustainability performance, the relationship is not stronger when the level of green knowledge management changes. This research provides awareness to manufacturing companies on the critical factors contributing to big data analytics capability and its outcomes on corporate sustainability performance.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Simulation of vertical dispersion and pollution impact of artificial light at night in urban environment

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166101

Abstract

The use of artificial light at night (ALAN) enables social and commercial activities for urban living. However, the excessive usage of lighting causes nuisance and waste of energy. Light is provided to illuminate target areas on the street level where activities take place, yet light can also cause trespass to residents at the floors above. While regulations are beginning to cover light design, simulation tools for the outdoor environment have also become more popular for assessing the design condition. Simulation tools allow visualisation of the impact of the selected light sources on those who are affected. However, this cause-and-effect relationship is not easy to determine in the complex urban environment.

The current work offers a simple methodology that takes site survey results and correlates them with the simulation model to determine lighting impact on the investigated area in 3D. Four buildings in two mixed commercial and residential streets in Hong Kong were studied. Data collection from each residential building requires lengthy work and permission from each household. Therefore, a valid lighting simulation model could help determine the light pollution impact in the area. A light model using DIALux is developed and calibrated by correlating the simulated data with the actual measured data. The correlation value R2 achieved ranged from 0.95 to 0.99, verifying the accuracy of this model and matched from 340 lx to 46 lx for the lower to higher floors of one building and 10 lx to 4 lx for floors of another building. This model can also be applied to human health research, by providing light-level data on residential windows in an area or determining the environmental impact of a development project.

2. Greenhouse gas emissions mitigation potential of municipal solid waste management: A case study of 13 prefecture-level cities in Jiangsu Province, China

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139582

Abstract

Municipal solid waste (MSW) treatment is one of the main anthropogenic sources of greenhouse gases (GHGs). To mitigate the GHG emissions of the MSW sector, it is crucial to describe their emissions evolutions and mechanisms and propose localized mitigation measures on that basis. The logarithmic mean Divisia index model is used to identify the driving forces of MSW-related GHG emissions and explore the mitigation potential. Jiangsu, a typical province in China with 13 prefecture-level cities, is selected as the case study. The results showed that GHG emissions from Jiangsu’s MSW treatment has increased by nearly 2.5 Mt in the last 20 years, as incineration replaces landfills.

Economic development was the dominant positive driving force, and MSW generation intensity was the dominant negative driving force. Scenario analysis revealed that the carbon peak of MSW management could appear if MSW source separation and recycling (SSR) were implemented, reducing GHG accumulation emissions by approximately 0.3–0.4 Gt during 2022–2060. Referencing the SSR of the Shanghai pattern will generate the greatest mitigation potential of GHG emissions among the different scenario designs. Finally, policy recommendations for priority cities, consideration of population and economic factors, optimization of MSW treatment structures and improvements to SSR are proposed, which could help local- and national-level decision makers in China and other countries design policy guides to promote carbon neutrality, while simultaneously linking current research areas to waste management practices as well as promoting practices in environment and sustainability.

3. Evaluation of the impact of water reclamation on blue and grey water footprint in a municipal wastewater treatment plant

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166196

Abstract

Sustainable water management is one of the research areas that is gaining importance worldwide today. In this work, water footprint assessment was conducted in a wastewater treatment plant before (called as WWTP-C for the year of 2018) and after (called as WWTP-WR for the year of 2021) adding the water reclamation unit, using the method proposed by Water Footprint Network (WFN).

Additionally, the impact of water reclamation on blue water footprint (WFblue) and grey water footprint (WFgrey) was investigated from an environmental sustainability point of view. Water footprint of WWTP-C and WWTP-WR was evaluated as 2.2 m3 and 2.3 m3; respectively. While energy consumption and sludge treatment were determined as the major components for WFblue, total nitrogen (TN) and total phosphorus (TP) were the most limiting pollutants for WFgrey. Environmental benefit of water reclamation to reducing the WFgrey was determined as 44 % for the year of 2021. The sensitivity analysis results showed that high variability in the values of maximum allowable concentration of pollutants by national regulations has significantly affect the sustainability of WFgrey.

4. Dynamic nonlinear effects of urbanization on wastewater discharge based on inertial characteristics of wastewater discharge

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166514

Abstract

This study examines the impact of urbanization on wastewater discharge (WD) in 30 provinces in mainland China, considering the inertia characteristics of WD. Various models, including the Tapio decoupling model, dynamic curve relationship model, dynamic threshold effect model, and dynamic quantile model, are employed to analyze the decoupling relationship, curve relationship, threshold relationship, and quantile relationship, respectively. The research findings indicate a shift in the relationship between urbanization and total wastewater discharge (TWD) from expansionary negative decoupling to strong decoupling.

Regarding household wastewater discharge (HWD), the relationship is primarily characterized by expansionary negative decoupling and weak decoupling, while industrial wastewater discharge (IWD) is mainly associated with strong decoupling. Urbanization does not exhibit an (inverted) N-shaped relationship with TWD, IWD, and HWD, but it does show an inverted U-shaped relationship with TWD and HWD. The study also reveals that urbanization has a dynamic threshold effect and regional heterogeneity on HWD, but not on TWD and IWD. As the quantile increases, the positive impact of urbanization on TWD and HWD decreases, while the negative impact on IWD increases.

5. CO2-assimilation, sequestration, and storage by urban woody species growing in parks and along streets in two climatic zones

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166198

Abstract

Using two cities, Rimini (Italy, Cfa climate) and Krakow (Poland, Cfb), as living laboratories, this research aimed at measuring in situ the capacity of 15 woody species to assimilate, sequester, and store CO2. About 1712 trees of the selected species were identified in parks or along streets of the two cities, and their age, DBH, height, and crown radius were measured. The volume of trunk and branches was measured using a terrestrial LiDAR.

The true Leaf Area Index was calculated by correcting transmittance measurements conducted using a plant-canopy-analyser for leaf angle distribution, woody area index, and clumping. Dendrometric traits were fitted using age or DBH as independent variable to obtain site- and species-specific allometric equations. Instantaneous and daily net CO2-assimilation per unit leaf area was measured using an infra-red gas-analyser on full-sun and shaded leaves and upscaled to the unit crown-projection area and to the whole tree using both a big-leaf and a multilayer approach.

Results showed that species differed for net CO2-assimilation per unit leaf area, leaf area index, and for the contribution of shaded leaves to overall canopy carbon gain, which yielded significant differences among species in net CO2-assimilation per unit crown-projection-area (AcpaML(d)). AcpaML(d) was underestimated by 6–30 % when calculated using the big-leaf, compared to the multilayer model. While maximizing AcpaML(d) can maximize CO2-assimilation for a given canopy cover, species which matched high AcpaML(d) and massive canopy spread, such as mature Platanus x acerifolia and Quercus robur, provided higher CO2-assimilation (Atree) at the individual tree scale. Land use (park or street), did not consistently affect CO2-assimilation per unit leaf or crown-projection area, although Atree can decline in response to specific management practices (e.g. heavy pruning). CO2-storage and sequestration, in general, showed a similar pattern as Atree, although the ratio between CO2-sequestration and CO2-assimilation decreased at increasing DBH.

6. The role of metal-organic frameworks in removing emerging contaminants in wastewater

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139526

Abstract

Water pollution is a long-standing problem in the natural environment. Various emerging organic and inorganic pollutants are major environmental contaminants in water bodies, such as pharmaceuticals, personal care products (PPCPs), industrial compounds, poly/perfluorinated compounds, and pesticides. The elimination of environmental contaminants in nature has been extensively investigated using a variety of classic physical, chemical and biological approaches, providing a solid base for advanced technology. Metal-organic frameworks (MOFs), a newly discovered family of multifunctional porous materials with high porosity and excellent controllability, have demonstrated an undeniable power in water purification. In this review, we provide a valuable resource for researchers who intend to use the application of MOFs to remediate emerging contaminants (ECs) in bodies of water. Firstly, we briefly outline the traditional physical, chemical, and biological methods applied to remove a wide range of pollutants from water. Moreover, we summarize the application of MOFs as excellent adsorbents, catalysts, and enzyme immobilization carriers for treating pollutants in wastewater. And the challenges and perspectives in the current field were also discussed.

7. Trends in the occurrence and accumulation of microplastics in urban soil of Nanjing and their policy implications

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166144

Abstract

Urban soil is an important sink of terrestrial microplastics (MPs), and understanding their distribution over time is essential for effective pollution management. Here, based on soil MP data from Nanjing, a typical megacity in eastern China, this study analyzed MP accumulation trends using decision tree and time series network based on soil attributes, POI (point of interest), and human activity factors such as urban industrial structure, transportation, water use. We also evaluated the impact of plastic policy interventions. In the past 15 years, MPs in urban soil in Nanjing have gradually increased, and highly polluted areas have also grown. From 2010 to 2020, the concentration of MPs in urban soil increased from 326.7 items/kg to 480.9 items/kg, with high pollution areas expanding from only 2.0 km2 (0.7 %) to 48.7 km2 (14.9 %). The accumulation of MPs was also influenced by changing factors due to urbanization. In the early 21st century, residential areas had the largest effect, while in the later period, public passenger transport and domestic water consumption were the dominant factors. The scenarios simulation suggests recent plastic intervention policies have helped alleviate this rate of increase, but MP source management (e.g., laundry fibers, tire wear) still needs improvement. By the proposed method, the past trend of microplastics in urban soil and their relationship with soil properties and human activities can be accurately revealed, which will be helpful for the formulation of countermeasures to mitigate regional soil MP pollution.

8. Influence of leachate microenvironment on the occurrence of phthalate esters in landfills

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140278

Abstract

Phthalate esters (PAEs) are added to various products as plasticizers. Plastic waste containing PAEs enters landfills as they age with use. However, the influence of microenvironmental changes on the occurrence of PAEs during landfill stabilization is still unknown. In this study, we evaluated the relationship between the physical and chemical properties of leachate, the structure of bacterial communities and the chemical structure of dissolved organic matter (DOM), and the occurrence of PAEs and the mechanism underlying their responses to changes. Landfill leachate in different stabilization states had high Cl− and NH4+ contents and its metal element (Cr, Pb, and Zn) contents generally decreased with the increase in landfill ages. Proteobacteria, Bacteroidetes, and Firmicutes were important phyla and had an average relative abundance of 68.63%.

The lignin/carboxylate-rich alicyclic molecule structure was the main component of DOM (56%–64%). Of the 6-priority controlled PAEs in leachate, di-n-butyl phthalate was the most abundant (1046 μg L−1), while butyl phthalate was not detected. The results showed that pH, the relative abundance of Chloroflexi, and the value of SUVA254 can directly influence the occurrence of PAEs in leachate. The positive and negative effects vary depending on the PAE content and molecular weight. DBP and DEHP have higher environmental risks in the aquatic system. These results are intended to provide a scientific basis for the evolutionary characterization of the microenvironment in complex environmental systems and the control of novel contaminants, such as PAEs.

9. Thermal impact of underground car parks on urban groundwater

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166572

Abstract

Built-up areas are known to heavily impact the thermal regime of the shallow subsurface. In many cities, the answer to densification is to increase the height and depth of buildings, which leads to a steady growth in the number of underground car parks. These underground car parks are heated by waste heat from car engines and are typically several degrees warmer than the surrounding subsurface, which makes them a heat source for ambient subsurface and groundwater.

Thus, the objective of this study is to investigate the thermal impact of 31 underground car parks in six cities and to upscale the thermal impact that underground car parks have on the subsurface in Berlin, Germany. Underground car parks have daily, weekly, and seasonal temperature patterns that respond to air circulation and traffic frequency, resulting in net heat fluxes of 0.3 to 15.5 W/m2 at the measured sites. For the studied underground car parks in Berlin, the emitted annual thermal energy is about 0.65 PJ. Recycling this waste heat with geothermal heat pumps would provide a sustainable alternative for green energy and counteract the urban heat island by cooling of the shallow subsurface.

10. Solidification of heavy metals in municipal solid waste incineration washed fly ash by asphalt mixture

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140281

Abstract

Using asphalt mixture to solidify heavy metals in municipal solid waste incineration fly ash can reduce pollution and realize resource utilization. In this study, the physical and chemical properties of washed fly ash were analyzed, and washed fly ash was added to asphalt mixture as filler instead of mineral powder. The study involved analyzing the mechanical attributes of asphalt mixtures containing washed fly ash, along with examining the characteristics of asphalt binder that incorporates the washed fly ash. Subsequently, assess the potential leaching hazards associated with asphalt mixture incorporating washed fly ash.

The test results showed that washed fly ash was a Si–Al–Ca system material, which had small particle size, large specific surface area and many pores. It increased the contact area with asphalt, which improved encapsulation of asphalt and aggregates. The optimal dosage of washed fly ash is 2.5%. At this dosage, the mixture attains optimal high-temperature performance, while both low-temperature performance and the characteristics of washed fly ash asphalt binder align with requirements. Asphalt mixture has solidification on heavy metals, with strongest solidification for Zn, followed by Cu, Cr. A prediction model of leaching amount versus time was constructed for Pb, Ba and Ni, which have weak solidified ability. The cumulative leaching amount of the road within 15 years of service life was calculated through the model, and it was obtained that the addition of washed fly ash will not cause pollution to environment. Overall, this study showed that asphalt mixtures can be used for stabilization/solidification of washed fly ash while saving natural mineral, providing a theoretical basis for the resource application of washed fly ash in asphalt road construction.

11. Molecular and optical signatures of photochemical transformation of dissolved organic matter: Nonnegligible role of suspended particulate matter in urban river

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166842

Abstract

Natural dissolved organic matter (DOM) is one of the Earth’s dynamic carbon pools and a key intermediate in the global carbon cycle. Photochemical processes potentially affect DOM composition and activity in surface water. Suspended particulate matter (SPM) is the integral component of slow-moving rivers, and holds the potential for photochemical reactivity. To further investigate the influence of SPM on DOM photochemical transformation, this study conducted experiments comparing samples with and without SPM irradiated under simulated sunlight. Surface water samples from slow-moving urban rivers were collected. DOM optical characteristics and molecular features obtained by Fourier transform ion cyclotron resonance mass spectrometry (FT-ICR MS) were investigated. Photolabile DOM was enriched in unsaturated and highly aromatic terrestrial substances.

Photoproduced DOM had low aromaticity and was dominated by saturated aliphatics, protein-like substances, and carbohydrates. Study results indicated that the presence of SPM had a nonnegligible impact on the molecular traits of DOM, such as composition, molecular diversity, photolability, and bioavailability during photochemical reactions. In the environment affected by SPM, molecules containing heteroatoms exhibit higher photosensitivity. SPM promotes the photochemical transformation of a wider range of chemical types of photolabile DOM, particularly nitrogen-containing compounds. This study provides an essential insight into the more precise simulation of photochemical reactions of DOM influenced by SPM occurring in natural rivers, contributing to our understanding of the global carbon cycle from new theoretical perspectives.

12. Machine learning model optimization for removal of steroid hormones from wastewater

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140209

Abstract

In the past few decades, there has been a significant focus on detecting steroid hormones in aquatic environments due to their influence on the endocrine system. Most compounds of these pollutants are the natural steroidal estrogens, i.e., estrone (E1), 17β-Estradiol (E2), and the synthetic estrogen 17α-Ethinylestradiol (EE2). The Moving-Bed Biofilm Reactor (MBBR) technique is appropriate for eliminating steroid hormones. This study centers on creating a model to estimate the effectiveness of the MBBR system regarding its ability to eliminate E1, E2, and EE2. The results were modeled with artificial neural networks (ANNs).

The Particle Warm Optimization (PSO) and Levenberg Marquardt (LM) algorithms were selected for network training. The models incorporated five input parameters, encompassing the COD loading rate, initial levels of E1, E2, and EE2 steroid hormones, and Hydraulic Retention Time (HRT). The optimum removal conditions (three steroid hormones and COD) were determined using the optimized ANN based on both PSO and LM algorithms. The optimal transfer functions for the hidden and output layers were identified as tan-sigmoid and linear, respectively. The best ANN structures (Neurons in input, hidden, and output layers) and correlation coefficients (R) were 5:9:4, with R = 0.9978, and 5:10:4, with R = 0.9982 for the trained networks with LM and PSO algorithms, respectively. Eventually, the input parameters’ importance was ranked using sensitivity analysis (SA) through Pearson correlation and developed ANNs.

13. Response of a novel denitrifying phosphorus removal (AAO-BCO) system to sinusoidal flow perturbation of municipal sewage: Adaptability, tolerance and improvement

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 165837

Abstract

To date, studies on the effect of sewage disturbances on treatment facilities were based on fixed-length flow variations, which are incapable of imitating the actual dynamic flow characteristics of municipal sewage. Here, an innovative dynamic influent disturbance control system is established in this study and applied in a novel denitrifying phosphorus removal (anaerobic anoxic oxic-biological contact oxidation, AAO-BCO) system to simulate seasonal and diurnal sewage fluctuations in laboratory-scale experiments. The results showed that, under sinusoidal influent flow perturbation, the effluent pollutant content followed a relatively gentle sinusoidal trend and did not always result in desired level of pollutant removal.

The ability of the system to cope with sinusoidal flow variations was susceptible to the amplitude of diurnal sewage fluctuation, while stronger tolerance capacity was observed to seasonal and momentary increase in wastewater flowrate. There was also a discrepancy in the system buffering capacity towards various pollutants removal (COD > TIN > PO43−), which may be attributed to wide fluctuations in PO43−/NO3− and different decrease in metabolic activity of denitrifying phosphorus removal (DPR) sludge caused by extreme hydraulic retention times. To improve the robustness and stability of the DPR system, a regulating strategy was proposed to alleviate the biomass reduction and uncoordinated PO43−/NO3−.

14. Nontargeted identification of disinfection by-product precursors from soluble microbial products in municipal secondary effluent

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139662

Abstract

As soluble microbial products (SMPs) can serve as precursors for disinfection by-products (DBPs), the release of SMPs from municipal secondary effluent has the potential to increase the health hazards associated with reused water. Nontargeted identification of DBPs precursors from SMPs in municipal secondary effluent was explored in the present research. The hydrophobic (HPO) fraction that constituted the major portion of the SMPs was 48.0%, and the majority of organic SMPs were composed of low molecular weight (LMW) compounds.

The results showed that the HPO fraction with MW < 1 kDa component has the highest disinfection by-product formation potentials (DBPFPs). X-ray photoelectron spectroscopy (XPS) results showed that the HPO fraction with MW < 1 kDa component was mainly composed of Odouble bondC–OH (40.2%) and amide/peptide N (46.7%) functional groups. This finding was in line with the results showing the highest yields of DBPFPs in terms of HAAs (haloacetic acids) and trichloroacetamide (TCAcAm). Ultra-performance liquid chromatography coupled with tandem quadrupole-time-of-flight mass spectrometry (UPLC-Q-ToF-MS) data revealed that phospholipids, fatty acids, fatty acyls-fatty amides, phosphatidylcholine, glycosides, fatty acid esters, glycolipid, and steroids were the main chemical classes in SMPs. Among these chemical classes, phospholipids containing amino acids structures and fatty acids containing carboxyl functional groups with the maximum abundance could promote the formation of HAAs. This research offers a thorough characterization of SMPs derived from municipal secondary effluent. These results enable the implementation of targeted methods to decrease the formation of DBPs by identifying potential precursors of DBPs.

15. Microplastics in sediments from urban and suburban rivers: Influence of sediment properties

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166330

Abstract

Although sediments are considered to be a major sink for microplastics (MP), there is still a relative lack of knowledge on the factors that influence the occurrence and abundance of MP in riverine sediments. The present study investigated the occurrence and distribution of MP in riverine sediments collected at twelve sites representative of different populated and urbanized rivers (To Lich, Nhue and Day Rivers) located in the Red River Delta (RRD, Vietnam, during dry and rainy seasons. MP concentrations ranged from 1600 items kg−1 dw to 94,300 items kg−1dw.

Fiber shape dominated and MP were made of polypropylene (PP) and polyethylene (PE) predominantly. An absence of seasonal effect was observed for both fragments and fibers for each rivers. Decreasing MP concentrations trend was evidenced from the To Lich River, to the Nhue River and to the Day River, coupled with a decreasing fiber length and an increasing fragment area in the surface sediment from upstream to downstream. Content of organic matter was correlated to MP concentrations suggesting that, high levels of organic matter could be MP hotspots in urban rivers. Also, high population density as well as in highly residential areas are related to higher MP concentrations in sediments. Finally, a MP high ecological risk (RI: 866 to 4711) was calculated in the RDD.

16. Quantifying the impact of municipal solid waste litter using environmental status index in urban areas

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139653

Abstract

The municipal solid waste litter (MSWL) generation has been a growing concern for urban areas. It causes unpleasant aesthetic environment and health hazardous for pedestrian and residents living nearby. Although several studies related to the impact of littering on beaches and water bodies have been reported, there is insufficient information on MSWL in the urban settings. Therefore, the study was aimed to access the present status of MSWL generation and its management scheme in Nagpur, a tier two city of India. The characterization of MSWL and environmental assessment for five different categories of street was carried out using common weighted (CW) method.

An environmental status index (ESI) model was developed to evaluate the existing scenario of MSWL management in urban settings. The MSWL generation rate varied from 1.5 to 4.6 kg per 100 m. The average MSWL generation rate from shopping street (SS), market street (MKS), major street (MS), residential and commercial streets (RCS), open spaces (OS) and hilly terrains streets (HTS) was found to be 62, 82, 53, 47, 78 and 42 kg/month, respectively. The ESI score for SS, MKS, MS, OS and HTS was found to be 382, 448.5, 301, 773.5 and 404, respectively. Further, the collected MSWL data set was analyzed using exploratory data analysis (EDA) to group similar data points together based on their attributes. The application of cluster (K) algorithm was found to be efficient to identify areas or regions with higher MSWL generation rate.

17. Microbial diversity and potential health risks of household municipal solid waste in China: A case study in winter during outbreak of COVID-19

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166672

Abstract

Microbial (bacteria and fungi) community structures and their distributions in urban household municipal solid waste (HMSW) were characterized in a sampling campaign in 38 cities of China covering 5 climatic zones. All samples were collected from garbage containers in residential communities during the Winter of 2022, from January 11 to 26. A total of 247 bacterial genera belonging to 22 phyla were identified among the samples.

Firmicutes (44.3 %), Bacteroidetes (33.77 %) and Proteobacteria (21.54 %) were the top 3 dominant phyla, and Arcicella (33.11 %) and Leuconostoc (21.87 %) were the dominant genera. Meanwhile, 124 fungal genera from 7 fungal phyla were detected. Ascomycota was the most dominant phylum, with an average relative abundance of 77.31 %. Hanseniaspora (24.03 %), Debaryomyces (13.47 %), Candida (12.18) were the top 3 dominant fungal genera. Alpha-diversity analysis showed that the species richness and diversity of bacterial and fungal communities of HMSW samples belonging to different climatic zones did not differ significantly.

Nonmetric multidimensional scaling (NMDS) analysis confirmed that climatic had an effect on microbial communities but did not show a significant correlation. In addition, the distribution of microbial community in different samples from the same climate zone varied considerably, suggesting the HMSW source play important role in shaping microbial community composition.

Considering that residential HMSW is relatively fresh, we speculates that the original microorganisms residing in different components of HMSW are key influencing factor for the community, while the reshaping force driven by environmental conditions are relatively weak. In addition, the study identified 13 bacterial and 16 fungal pathogens with Pseudomonas putida (0.25 %) and Sclerotinia sclerotiorum (2.12 %) as the most abundant potential pathogenic bacteria and fungi, respectively. These findings provide valuable information for characterizing microbial features and potential risks of HMSW in its management system.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Water consumption assessment and classification in industrial buildings – The case study of Continental Advanced Antenna, Vila Real, Portugal

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166445

Abstract

Water Abstraction for the industrial, domestic, and agricultural sectors increased from 0.67 trillion m3/year in the 1900s to 3.79 trillion m3/year in 2000, and it is expected to increase by 55 % in 2050 when the majority of the world’s population will live in urban areas. Concerning the industrial sector, despite the efforts to a more sustainable use, water is still an essential and irreplaceable resource, and this situation tends to increase due to modern industrial installations that require large-scale and complex water distribution systems. Usually, industries consume a large volume of water, however due to more and severer regulations, it is necessary to propose strategies for the aid of water conservation.

This article presents a methodology to analyse, classify and optimize water consumption in industrial installations, using a real case study located in Vila Real, Portugal. The daily water consumption per worker, the daily record of use of each type of device and the hourly usage pattern were analysed and a classification was achieved according to the ANQIP (National Association for Quality in Building Installations) calculator. The case study revealed a great opportunity of improvement in what concerns to water efficient use. Some measures to improve the efficiency of water use in the building were pointed out, such as the use of rainwater harvesting systems, the use of aerators and replacements of taps and faucets when possible.

2. Decarbonization potential collaborated with source industries for China’s iron and steel industry towards carbon neutrality

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139643

Abstract

Towards the target of carbon neutrality, the need for deep decarbonization in iron and steel industry is increasingly recognized. Existing studies rarely mention the effects of collaboration with its source industries for carbon emission reduction in ISI. Furthermore, the fundamental laws of CO2 emission reduction capacity with cost change of source substitutions for various steel production routes under market economics are unclear. To avoid the blind substitution of clean sources for meeting the urgent requirements for decarbonization in China’s steel industry, which may result in increased carbon emissions and uneconomical carbon reduction from a lifecycle perspective.

This paper integrates the production and utilization processes of source resources into the steel production process, establishes coupling models of carbon and value flows for four main types of steel production routes, and aims to quantitatively analyze the specific CO2 emission reduction potential and costs. Three economic market development scenarios from 2021 to 2060 are set, and the marginal carbon prices of various source substitutions are determined. Subsequently, decarbonization pathways with the goal of minimizing production costs are developed.

Finally. The future resource demand and the carbon emission reduction contributions of source industries collaborated are predicted. The results show that (1) about 81.7–89.9 % of CO2 emissions could be reduced in the scenarios; (2) the demands of electric power and hydrogen energy will reach 54.48–511.90 BkWh and 7.47–10.31 Gt in 2060, respectively; and (3) collaboration with source industries could make 18.3–18.3% of CO2 emission reduction contributions. All in all, this study could provide scientific support for the low-carbon transformation of China’s steel industry.

3. Microbial community structure and functional prediction in five full-scale industrial park wastewater treatment plants

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166529

Abstract

The development of industrial parks has become an important global trend contributing significantly to economic and industrial growth. However, this growth comes at a cost, as the treatment of multisource industrial wastewater generated in these parks can be difficult owing to its complex composition. Microorganisms play a critical role in pollutant removal during industrial park wastewater treatment.

Therefore, our study focused on the microbial communities in five full-scale industrial park wastewater treatment plants (WWTPs) with similar treatment processes and capacities. The results showed that denitrifying bacteria were dominant in almost every process section of all the plants, with heterotrophic denitrification being the main pathway. Moreover, autotrophic sulfur denitrification and methane oxidation denitrification may contribute to total nitrogen (TN) removal. In plants where the influent had low levels of COD and TN, dominant bacteria included oligotrophic microorganisms like Prosthecobacter (2.88 % ~ 10.02 %) and hgcI_clade (2.05 % ~ 9.49 %). Heavy metal metabolizing microorganisms, such as Norank_f__PHOS-HE36 (3.96 % ~ 5.36 %) and Sediminibacterium (1.86 % ~ 5.34 %), were prevalent in oxidation ditch and secondary settling tanks in certain plants.

Functional Annotation of Prokaryotic Taxa (FAPROTAX) revealed that microbial communities in the regulation and hydrolysis tanks exhibited higher potential activity in the nitrogen (N) and sulfur (S) cycles than those in the oxidation ditch. Sulfate/sulfite reduction was common in most plants, whereas the potential occurrence of sulfide compounds and thiosulfate oxidation tended to be higher in plants with a relatively high sulfate concentration and low COD content in their influent. Our study provides a new understanding of the microbial community in full-scale industrial park WWTPs and highlights the critical role of microorganisms in the treatment of industrial wastewater.

4. Multi-objective optimization of gas-steam-power system for an integrated iron and steel mill considering carbon emission reduction and cost

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139404

Abstract

The gas-steam-power system (GSPS) optimization is a complicated optimization problem considering economic and environmental benefits. This paper presents a multiperiod mixed integer linear programming (MILP) model for the GSPS in iron and steel enterprises simultaneously optimizing total cost and carbon emission reduction. It was used to determine the optimal operating strategy for the GSPS under multiobjective conditions. The model considers the influence of a blast furnace with top-gas recycling (TGR-BF) technology on the by-product gas supply and steam and power cogeneration system (SPCS) operation.

The results showed that after the optimization aiming at the minimum total cost (Scenario A) and the maximum carbon emission reduction (Scenario B), the system total cost was the lowest (7.78 billion CNY) when the top gas recovery rate was 4%, and the carbon emission reduction peaked at 465,296.76 tCO2 when the top gas recovery rate was 12%. After multiobjective optimization (Scenario C), it was found that the system achieved carbon reduction only when the total cost attained a certain value. A sensitivity analysis revealed that a reduction in the grid emission factor and an increase in the green power increased the carbon emission reduction. When the coal price increased to 1800 CNY/t or the power price decreased to 0.2 CNY/kWh, the optimal system operation strategy was consistent under different optimization objectives. These research results provide guidance for steel enterprises to reduce carbon emissions and total cost.

5. Monitoring the ecological restoration effect of land reclamation in open-pit coal mining areas: An exploration of a fusion method based on ZhuHai-1 and Landsat 8 data

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166324

Abstract

Land reclamation is a long-term, dynamic process; postreclamation monitoring and management are particularly important, and the use of remote sensing technology is a good way to conduct ecological quality monitoring and evaluations. In this study, we fused ZhuHai-1 and Landsat 8 data; selected the best band combinations to calculate ecological quality indicators such as the inverted red-edge chlorophyll index, modified soil moisture monitoring index, normalized difference built-up and soil index and land surface temperature; and constructed the fusion remote sensing ecological index to monitor the ecological restoration effect of the reclaimed area in Pingshuo, China.

The results showed that the inverted red-edge chlorophyll index and modified soil moisture monitoring index had positive contributions, the normalized difference built-up and soil index had a low impact on the ecological quality of the study area, and the land surface temperature had a negative effect on ecological quality.

The environment of the reclaimed area was better than that of the surrounding areas where these areas were affected by mining. The mean value of the fusion remote sensing ecological index showed a trend of “rising first, then falling” with increasing reclamation time. The ecological quality of the reclaimed area was best in areas with 20–22 years of reclamation time. The ecological condition of the area has been declining for 25 years or more of reclamation, so it is suitable to apply artificial intervention to ensure good ecological quality. The use of remote sensing technology for monitoring the effects of ecological restoration can provide a reference basis for the targeted and accurate implementation of land reclamation management measures.

6. Local government competition, new energy industry agglomeration and urban ecological total factor energy efficiency: A new perspective from the role of knowledge

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139511

Abstract

The contradiction between industrial agglomeration and energy constrains the development of cities. Government competition can affect the flow of factors for industrial agglomeration. Based on the data of 274 cities in China from 2005 to 2020, this paper constructs improved non-radial directional distance function (NDDF) and dynamic spatial durbin model (SDM).

The paper further uses a threshold effect model and a mediating effects model to examines the impact and spillover effects of local government competition (LGC), new energy industry clustering and their integration on ecological total factor energy efficiency (ETFEE) from the perspective of the role of knowledge. To solve the problem of endogeneity, this paper uses the presence or absence of highway entrances and exits in cities in 2004 as an instrumental variable.

The study found that new energy industry agglomeration and LGC can promote ETFEE in the short term, but it will inhibit ETFEE in the long term. New energy industry agglomeration affects local ETFEE through two types of mediating effects: narrowing knowledge breadth and widening knowledge distance between cities. At the same time, new energy industry agglomeration and LGC has a significant spatial spillover effect on urban ETFEE in the short term. Areas with high urban ETFEE can promote the improvement of ETFEE in neighbouring areas.

However, from the perspective of regional differences, it finds that the concentration of new energy industries and LGC have different effects on ETFEE. There is a significant impact in the eastern region, but not in the central and western regions. Finally, the paper gives constructive advice for the adaptation of the knowledge structure and the improvement of energy efficiency through the national and governmental levels.

7. Is natural better? An ecotoxicity study of anthraquinone dyes

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140174

Abstract

The concept of sustainability has gained prominence in recent years, enhancing the need to develop products that are less harmful to the environment. Dyes are used by various industrial sectors and have a lot of market value; they are used on a large scale mainly by the textile industry that uses large volumes of water and is one of the main contributors to the contamination of water bodies. Some natural compounds, especially anthraquinones are re-emerging as possible alternatives to synthetic dyes, some of which are known for their toxic and/or mutagenic effects.

The BioColour project (https://biocolour.fi/) which is interested in promoting the development of new alternative molecules to synthetic dyes, provided us highly purified anthraquinone dyes dermocybin and dermorubin (>98% purity) extracted from a specie of fungus Cortinarius sanguineus. Dyes were tested for their acute and chronic toxicity using different aquatic organisms. Dermorubin was not toxic to any of the organisms tested for the highest test concentration of 1 mg L−1 and it was the most promising dye.

Dermocybin was toxic to Daphnia similis (EC50 = 0.51 mg L−1), Ceriodaphnia dubia (IC10 = 0.13 mg L−1) and Danio rerio embryos (extrapolated LC50 = 2.44 mg L−1). A safety limit, i.e, predicted no-effect concentration (PNEC) of 0.0026 mg L−1 was derived based on the toxicity of dermocybin. The PNEC value can be used to provide hazard information for future application in commercial dyeing processes. Then, we compared the toxicity of dermocybin and dermorubin with ecotoxicity data available in the literature on other anthraquinone dyes of natural and synthetic origin. Some natural dyes can be as toxic as synthetic ones, or more toxic when chronic effects are considered. Despite natural dyes being used since centuries past, there are few ecotoxicological studies available. This study is designed to help develop a more comprehensive understanding of their toxicological properties.

8. A data-driven digital transformation approach for reverse logistics optimization in a medical waste management system

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139703

Abstract

COVID-19’s aftereffects have had a significant impact on our daily lives. The recent pandemic caused by the new coronavirus epidemic has increased the production of infectious medical waste (IMW) and demand for medical care and protective equipment. Although national and local initiatives are primarily concerned with saving lives and bolstering local economies, hazardous waste management is essential for reducing long-term human and environmental health threats. In this situation, establishing a dependable and efficient reverse logistics network of IMW can prevent the spread of viruses.

Few studies have been conducted on this topic and those that have rarely considered how to operate a network of multiple medical waste generation centres (MWGCs) cost-effectively and risk-averse. This study proposes a framework for reducing the accumulation of IMW products using reverse logistics in the context of medical waste management. The optimal values of the multiple objective functions were determined using a multi-objective optimization model. Our proposed framework considers four objective functions and their respective constraints while using data-driven digital transformation in reverse logistics energy optimization for managing single-use medical waste.

9. Assessment of plant ecological variability and heavy metal accumulation potential in naturally growing plant species of Pakhar bauxite mine site, Jharkhand, India

Chemosphere, Volume 344, December 2023, 140316

Abstract

Abandoned bauxite mine (ABM) soil generally contains an unacceptable number of heavy metals (HMs), causing several ecological and environmental issues. The present study was conducted with a similar objective to assess the HM accumulation potential of the naturally growing plant species from Pakhar ABM site. Vegetation communities were studied using quadrat methods for plant species at both ABM and the control site (near the ABM site).

A total of 21 (9 at the ABM site and 12 at the control site) plant species were recorded in the present study belonging to 10 families. Vegetation study revealed that the dominant plant species were Ammophila arenaria and Lantana camara at ABM site and Lantana camara at the control site. The concentration of HMs in soil at the ABM site, were 66180.00 mg kg−1 Al, 62.20 mg kg−1 Cr, 22.60 mg kg−1 Cu, 346800.00 mg kg−1 Fe, 780.80 mg kg−1 Mn, and 39.80 mg kg−1 Zn while in the soil of site located nearby taken as the control showed 56500.00 mg kg−1 Al, 4.40 mg kg−1 Cu, 51120.00 mg kg−1 Fe, 58.20 mg kg−1 Mn, 13.00 mg kg−1 Zn. Ammophila arenaria, Miscanthus sinensis, Acacia drepanolobium and Rumex pulcher exhibited the highest metal accumulation at the ABM site, while Ocimum campechianum, Lantana camara, Panicum virgatum L., Euphorbia hirta and Holcus lanatus, Cerastium glomeratum thuill and Shorea robusta exhibited the highest metal accumulation at control site. Plant Lantana camara showed considerable TF values for Pb, Al and Fe, from the ABM soil while Shorea robusta showed high TF values for Al, Cu, Zn, and Fe from the control soil. The BAF for Cu, Mn and Zn from ABM soil were observed in Acacia drepanolobium whereas Cerastium glomeratum thuill exhibited maximum BAF values for Zn and Cu from control soil.

10. Industrial air pollution and low birth weight in New Mexico, USA

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119236

Abstract

In recent decades, the low birth weight (LBW) rate in New Mexico has consistently exceeded the Unites States average. Maternal exposure to air pollution during pregnancy may be a significant contributor to LBW in offspring. This study investigated the links between maternal residential exposure to air pollution from industrial sources and the risk of LBW in offspring. The analysis included 22,375 LBW cases and 233,340 controls. It focused on 14 common chemicals listed in the Toxic Release Inventory (TRI) and monitoring datasets, which have abundant monitoring samples.

The Emission Weighted Proximity Model (EWPM) was used to calculate maternal air pollution exposure intensity. Adjusted odds ratios (adjORs) were calculated using binary logistic regressions to examine the association between maternal residential air pollution exposure and LBW, while controlling for potential confounders, such as the maternal age, race/ethnicity, gestational age, prenatal care, education level, consumption of alcohol during pregnancy, public health regions, child’s sex, and the year of birth.

Multiple comparison correction was applied using the False Discovery Rate approach. The results showed that maternal residential exposure to 1,2,4-trimethylbenzene, benzene, chlorine, ethylbenzene, and styrene had significant positive associations with LBW in offspring, with adjusted odds ratios ranging from 1.10 to 1.13. These five chemicals remained as significant risk factors after dividing the estimated exposure intensities into four categories. In addition, significant linear trends were found between LBW and maternal exposure to each of the five identified chemicals. Furthermore, 1,2,4-trimethylbenzene was identified as a risk factor to LBW for the first time. The findings of this study should be confirmed through additional epidemiological, biological, and toxicological studies.

11. Microplastic in industrial aquaculture: Occurrence in the aquatic environment, feed and organisms (Dicentrarchus labrax)

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166774

Abstract

The increasing use of plastics and the growing concern about their impact on the environment and living beings makes it necessary to study how microplastics (MP) affect aquaculture systems. In order to gain an in-depth understanding of these systems, this study covers the water intake, the purification treatment at the inlet, the water in the culture tanks, as well as the feed used in the feeding and the organism itself.

For this purpose, five samples were taken, both in the water line, feed and sea bass during the weeks of the experiment. It is shown that the available purification systems reduce the amount of MP entering from the receiving environment. However, new MP are observed in the sea bass tank, which may be due mainly to those added through the feed and found in the feed, as well as in the piping and other materials used in current aquaculture systems (PTFE, PA, among others).

If focusing on the feed that can reach the consumer, in the case of this study, carried out with sea bass, some types of MP (PE, PTFE, PS and PA) were found in 4 head samples and 4 skin/muscle samples. Although inlet water purification systems manage to reduce a high percentage of MPs in the system, it is observed that there are other access routes that should be considered and reduced in aquaculture facilities to prevent them from reaching the human consumer.

12. Advanced treatment and Resource recovery of brewery wastewater by Co-cultivation of filamentous microalga Tribonema aequale and autochthonous Bacteria

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119285

Abstract

To use unicellular microalgae to remove waste nutrients from brewery wastewater while converting them into algal biomass has been explored but high-cost treatment and low-value biomass associated with current technologies have prevented this concept from further attempts. In this study, a filamentous microalga Tribonema aequale was introduced and the alga can grow vigorously in brewery wastewater and algal biomass concentration could be as high as 6.45 g L−1 which can be harvested by a cost-effective filtration method. The alga together with autochthonous bacteria removed majority of waste nutrients from brewery wastewater.

Specifically, 85.39% total organic carbon (TOC), 79.53% total dissolved nitrogen (TN), 93.38% ammonia nitrogen (NH3–N) and 71.33% total dissolved phosphorus (TP) in brewery wastewater were rapidly removed by co-cultivation of T. aequale and autochthonous bacteria. Treated wastewater met the national wastewater discharge quality, and resulting algal biomass contained large amounts of high-value products chrysolaminarin, palmitoleic acid (PLA) and eicosapentaenoic acid (EPA). It is anticipated that reduced cost of algal harvesting coupled with value-added biomass could make T. aequale as a promising candidate for brewery wastewater treatment and resource utilization.

13. An integrated biological effects assessment of the discharge water into the Sunndalsfjord from an aluminium smelter

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166798

Abstract

An integrated biological effects study using field transplanted mussels was applied to determine the potential biological effects of an effluent discharge from an aluminium smelter into a Norwegian fjord. Chemical body burden and biological effects were measured in mussels positioned downstream (1, 2, 5, 10 and 20 km) from the aluminium smelters discharge for a period of 6 weeks. A suite of biomarkers, from whole organism to subcellular responses were measured. Chemical concentrations in mussel tissues were low; however, a change in the PAC (polyaromatic compound) profile from high to low pyrogenic influence provided evidence of exposure to the smelter’s effluent. Overall, the biological responses observed where greater in the mussels positioned closest to the smelter (1–5 km). Lowest chemical accumulation and biomarker responses were observed in mussels positioned 10 km from the smelter and were considered as the reference field population.

Mussels located furthest from the smelter (20 km) exhibited significant biomarker responses and suggested a different contaminant source within the fjord. The integrated biological response index (IBR) was applied and reflected the expected level of exposure to the smelters discharge, with highest IBR calculated in mussels positioned closest to the discharge (1–5 km). Principal component analysis (PCA) also differentiated among mussel groups, with the most impacted located closest to the smelter. Not one chemical factor could explain the biological responses observed in mussels, but the presence of PAH16, PAH41 and metals Mn, Ni and Cr were the main contributors measured to the higher stress seen in the mussels from the 1 and 5 km groups.

14. Intra-industry or spatial spillovers: Empirical study on the impact of digital finance on green energy innovation

Journal of Cleaner Production, Volume 433, 25 December 2023, 139797

Abstract

As global climate change intensifies, programs to promote green energy innovation are becoming increasingly urgent for humanity. However, academic debate on whether to prioritize industrial or regional policies continues, detracting the focus from programmes to promote green energy innovation. Using data from 3456 listed companies in China in 2020, this study aims to test intra-industry and spatial spillovers to provide empirical evidence to resolve the academic debate and investigate the impact of urban digital finance on corporate green energy innovation to assess the effectiveness of urban policies.

Results show that firms’ green energy innovations have significant intra-industry spillovers, but no significant spatial spillovers. Moreover, urban digital finance contributes significantly to green energy innovation. The impact of urban digital finance on green energy innovation varies by a firm’s nature, internal controls, and external audits. Therefore, this study proposes a multilevel ecosystem for green energy innovation that theoretically supports a comprehensive and systematic understanding of corporate green energy innovation and guidelines for the precise implementation of policy portfolios.

15. Tannin complexation with metal ions and its implication on human health, environment and industry: An overview

International Journal of Biological Macromolecules, Volume 253, Part 7, 31 December 2023, 127485

Abstract

Tannins, also known as plant polyphenols (PPs), are secondary metabolites widely existing in higher plants and are a kind of natural renewable resource with wide distribution, variety and quantity. Tannin has become an important class of fine chemicals due to the easily modified molecular structure and the properties of antibacterial and antioxidant, combining with protein and complexing with metal ion. Besides being used for tanning leather, tannins are also widely used in wood adhesive, concrete water-reducing agents, oil drilling fluid viscosity-reducing agents, pharmaceutical, mineral processing, water treatment, gas desulfurization, metal anticorrosion, wood anticorrosion, printing and dyeing, liquor clarification, oil antioxidant, daily chemical products and other products preparation.

There are two groups of tannins: condensed tannins (CTs) (flavonoid-derived proanthocyanidins) and hydrolysable tannins (HTs) (gallic acid ester-derived). Tannins can form complexes with metals through the ortho-dihydroxyphenolic group(s), especially with transition metals. The structure-activity relationships, stoichiometry, and origin of the insolubility of which were emphasized. Furthermore, this paper proposed an in-depth discussion of the associations of tannins-metal complexes in human health,

16. Impacts of subsidy reallocation policy on the innovative performance: Empirical evidence from photovoltaic industry in China

Finance Research Letters, Volume 58, Part B, December 2023, 104447

Abstract

Given the fervent debates on the effect of subsidies around the world, this paper examines the relationship between the subsidy reallocation policy and innovative performance of the photovoltaic industry in China. We take the setting as China has announced its climate goal to peak carbon emissions before 2030 and reach carbon neutrality before 2060, which dramatically changes its subsidy policies as to the new energy industry by reallocating financial supports to the industry. By employing a difference-in-difference model, we find that reallocation of government grants improves the innovative performance. Then, we explore the detailed mechanism by which government subsidies may affect innovative performance of the photovoltaic industry and investigates the heterogeneity of industrial links, development stages, ownership attributes and credit environments of the photovoltaic industry.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

TP.HCM: Xẻ thịt đất công viên, cho thuê để trục lợi

(Phapluatmoitruong.vn)Gần 5.000 m2 đất công viên cây xanh đã bị “xẻ thịt”, cho thuê xây dựng kho bãi, nhà xe, nhà xưởng và các công trình phụ… đang bị kiện tụng, gây bức xúc trong nhân dân.

Ngày 26/12/2023, Môi trường và Đô thị điện tử nhận được đơn của ông Nguyễn Chí Nam – Giám đốc Công ty TNHH Nam Sài Gòn City (Công ty Nam Sài Gòn City) và bà Nguyễn Thị Mai Lan – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Đầu tư Phát triển Ngọc Lan Anh (Công ty Ngọc Lan Anh), cùng phản ánh về việc bị Công ty CP Dịch vụ Vận chuyển Thịnh Phát (Công ty Thịnh Phát, trụ sở tại 475D Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Theo nội dung đơn, vào tháng 4 và tháng 10 năm 2018, hai công ty Nam Sài Gòn City và Ngọc Lan Anh ký Hợp đồng thuê khu đất 4.600 m2 tại cụm 2, đường M14, KCN Tân Bình, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (được xác định tại sơ đồ vị trí kèm theo hợp đồng) của Công ty CP Dịch vụ Vận chuyển Thịnh Phát, do ông Trần Ngọc Đức, chức vụ Giám đốc, đại diện ký (Công ty Thịnh Phát là đơn vị quản lý và sử dụng khu đất do Công ty CP SXKD XNK DV&ĐT Tân Bình – Tanimex giao) để san lấp, khai thác, kinh doanh trong thời gian 2 năm. Trong đó, Công ty Ngọc Lan Anh thuê 3.000 m2 và Công ty Nam Sài Gòn City thuê 1.600 m2 (bao gồm đất, đường nội bộ và căn tin).

Sau khi ký hợp đồng và nhận mặt bằng từ Công ty Thịnh Phát, ông Nam và bà Lan đã san lấp mặt bằng, rào dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà kho để phục vụ công việc kinh doanh. Hàng tháng, cả 2 công ty này đều trả tiền thuê mặt bằng và được Công ty Thịnh Phát gửi phiếu thu, xuất hóa đơn VAT.

Đến tháng 4/2020, sau khi hết hạn hợp đồng, công ty của ông Nam và bà Lan tiếp tục được tái ký lần 2 với thời hạn 2 năm. Đến tháng 8/2022, được tái ký lần 3 với thời gian là 37 tháng, tức hợp đồng có hiệu lực đến tháng 9/2025. Và trong 5 năm, từ năm 2018 đến 2023, giá thuê lần lượt thay đổi theo thời gian từ 35 triệu đến 66,5 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm thuế VAT).

“Do thời gian thuê dài hạn và liên tiếp nhiều năm nên chúng tôi đã san lấp hết diện tích đất và liên tục cải tạo hạ tầng, xây thêm kho bãi, các công trình phụ cho phù hợp với công việc kinh doanh. Và khi chúng tôi đang kinh doanh yên ổn thì bất ngờ ngày 20/9/2023, Công ty Thịnh Phát gửi văn bản thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do: “Do một số nguyên nhân từ các đơn vị quản lý Nhà nước”. Tiếp theo, Công ty Thịnh Phát gửi Biên bản Thanh lý hợp đồng trước thời hạn mà không nêu lý do chính đáng, không bồi thường phần đầu tư san lấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà tạm, kho bãi… và phần thiệt hại của chúng tôi do việc thu lại mặt bằng trước thời hạn 2 năm.

Sơ đồ bàn giao mặt bằng.

Khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi mới biết khu đất này là đất công viên cây xanh, công ty Tanimex giao cho công ty Thịnh Phát phân ra cho thuê nhưng họ lại cố tình mập mờ, không nói rõ. Khi cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện, ngăn chặn, yêu cầu trả lại hiện trạng của công viên thì công ty Thịnh Phát đơn phương thu hồi mặt bằng trước hạn. Tuy nhiên, công ty Thịnh Phát không chịu đền bù cho chúng tôi khiến chúng tôi bị ảnh hưởng và thiệt hại rất nặng nề”, ông Nam và bà Lan cho biết.

Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, khu đất hơn 4.600 m2 nói trên là đất quy hoạch công viên cây xanh nhằm tạo mảng xanh cho khu công nghiệp (KCN). Tại các KCN, tiếng ồn, không khí cũng như nguồn nước đều có nguy cơ cao bị ô nhiễm. Do vậy, việc quy hoạch công viên, trồng cây xanh trong KCN sẽ có tác dụng giảm đi tiếng ồn, cũng như lọc được các chất độc hại, bụi bẩn trong không khí, ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước, môi trường xung quanh. Đồng thời, công viên xanh trong khu công nghiệp còn giúp cho công nhân viên làm việc trong môi trường này giảm được sự oi bức của thời tiết, có không gian thoáng mát làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí. Ngoài ra, công viên cây xanh còn giúp giảm khí thải nhà kính và góp phần bảo vệ môi trường…

Đơn phản ánh của ông Nguyễn Chí Nam. 

Tuy nhiên, trong buổi làm việc ngày 28/12/2023, khi PV đặt câu hỏi vì sao lấy đất công viên cây xanh cho doanh nghiệp thuê để san lấp, khai thác mặt bằng, kinh doanh kho bãi, xóa mất mảng xanh của KCN, thì ông Trần Ngọc Đức – Giám đốc Công ty Thịnh Phát, thản nhiên trả lời: “Do khu đất nói trên chưa được chủ đầu tư xây dựng công viên cây xanh nên Công ty Tanimex (chủ đầu tư) giao cho công ty chúng tôi quản lý để tận dụng khai thác cho thuê nhằm kiếm thêm doanh thu. Hàng tháng, chúng tôi đều công khai nguồn thu và nộp một phần tiền từ việc cho thuê khu đất trên cho Công ty Tanimex. Tuy nhiên, vừa qua, do các cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu tháo dỡ cơ sở vật chất trên đất, trả lại hiện trạng ban đầu, nên chúng tôi buộc phải cắt hợp đồng, thu hồi mặt bằng trước thời hạn. Nếu ông Nam và bà Lan không đồng ý, đòi bồi thường thiệt hại thì có thể kiện ra tòa!”.

Kho bãi xây dựng trên đất công viên vẫn đang hiện hữu.

Về việc ông Nam và bà Lan yêu cầu đền bù thiệt hại, ông Đức cho rằng, ông Nam và bà Lan đã tự dựng kho, xưởng lên và phân ra nhiều khu cho thuê lại với giá cao hơn nhiều lần trong nhiều năm nên họ đã có lợi nhuận. Vì thế, họ không bị thiệt hại khi Thịnh Phát chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Ngoài ra, ông Đức còn tiết lộ, ngoài khu đất cho ông Nam và bà Lan thuê, trong KCN Tân Bình còn có nhiều khu đất công viên khác được cho thuê làm sân tennis, sân bóng đá, hồ bơi… Vừa qua, do cơ quan chức năng kiểm tra và yêu cầu trả lại đất xây dựng công viên cây xanh nên Thịnh Phát cũng như Tanimex buộc phải thanh lý hợp đồng, trả lại đất.

Bãi đậu xe trong công viên.

Ngày 29/12/2023, PV đã đi khảo sát hiện trường, ghi nhận thực tế đúng như những gì người dân và ông Đức cung cấp. Cụ thể, tại một khu đất trước đây cho thuê làm sân tennis nay đã được đối phó “xanh hóa” bằng cách đổ đất lên một vài chỗ, đặt một số chậu cây xanh lên nền bê tông hóa nhằm qua mặt cơ quan chức năng… Trong khi đó, khán đài bằng bê tông vẫn còn nguyên. Ở một số khu khác thì sân tennis vẫn hoạt động bình thường; có khu vực xây hẳn nhà hàng, hồ bơi hoạt động nhiều năm và chỉ vừa mới vừa ngưng hoạt động.

Việc Công ty Tanimex giao cho Công ty Thịnh Phát “xẻ thịt” đất công viên cho thuê để trục lợi đã vi phạm Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 (có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai do Thủ tướng Chính Phủ ban hành. (Điều 97 trong Nghị định này có ghi rõ về hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai) và các nghị định bổ sung có hiệu lực thi hành từ ngày 08/2/2021.

Liên quan đến việc công ty Tanimex sử dụng đất không đúng mục đích, cho nhiều đơn vị thuê đất xây nhà hàng, sân tennis, nhà kho, bãi đậu xe…trong KCN trái với quy định pháp luật, ngày 06/7/2021 Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo số 1068/TB-TTCP đề nghị UBND TP.HCM rà soát, đưa ra hình thức xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm. Tạp chí Môi trường và Đô thị điện tử cũng đã đăng 02 bài báo phản ánh ngày 11/8/2022 (https://www.moitruongvadothi.vn/tphcm-nhieu-sai-pham-tai-khu-cong-nghiep-tan-binh) và ngày 26/8/2022 (https://www.moitruongvadothi.vn/tphcm-nhieu-sai-pham-tai-khu-cong-nghiep-tan-binh-bai-2). Tuy nhiên, chủ đầu tư KCN Tân Bình là công ty Tanimex vẫn “án binh bất động”!

Nhà xưởng xây dựng kiên cố trên khu đất làm công viên.

Trong ngày 29/12/2023, PV cũng đã đến trụ sở Công ty Tanimex để xác minh một số thông tin liên quan đến sự việc nêu trên, nhưng không gặp được lãnh đạo. Sau đó chúng tôi đã để lại một số câu hỏi, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào.

Theo Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn Việt Nam thì các khu công nghiệp phải dành tối thiểu 10% diện tích đất toàn khu để làm diện tích đất cây xanh. Và trong các khu công nghiệp, mỗi lô công trình hay cụ thể là mỗi doanh nghiệp hoạt động đều phải dành tối thiểu 20% diện tích đất trồng cây xanh trên toàn diện tích của mỗi lô đất xây dựng. Đồng thời phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp, cụm công nghiệp với chiều rộng tối thiểu là 10 m.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

P. H

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Nhà xưởng xây dựng kiên cố trên khu đất làm công viên.

Việc bảo đảm nguồn nước đang gặp nhiều thách thức

Theo chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu thảm họa thiên tai; và việc bảo đảm nguồn nước, cấp nước an toàn đang gặp nhiều thách thức lớn.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái từng nhận định nước đã trở thành tài nguyên chiến lược thứ nhì sau tài nguyên con người, cũng là chìa khóa để đạt được tất cả mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, nhưng đang bị suy thoái trầm trọng.

Trong những năm qua, nhà nước đã đầu tư và có nhiều giải pháp nhưng theo Thứ trưởng Thái, điều này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước ở nước ta.

Theo TS Nguyễn Minh Khuyến – Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Mặc dù tổng lượng nước trung bình hằng năm tương đối lớn, nhưng tập trung chủ yếu trong mùa mưa, lượng nước mùa khô kéo dài 7 – 9 tháng chỉ chiếm từ 20 – 30%.

Việt Nam cũng có tiềm năng khá lớn về nguồn nước dưới đất, nhưng tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên toàn lãnh thổ ước tính khoảng 91 tỉ mét khối/năm.

Theo số liệu năm 2020 của Tổng cục Thống kê, tổng lượng nước bình quân trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 8.610 mét khối/người/năm, cao hơn so với tiêu chuẩn của khu vực và trên toàn cầu.

Nhưng nếu chỉ xét nguồn nước nội sinh của Việt Nam thì tổng lượng nước bình quân trên đầu người chỉ đạt 3.280 mét khối/người/năm, thấp hơn so với trung bình của Đông Nam Á là 4.900 mét khối/người/năm.

Theo TS Nguyễn Minh Khuyến, Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu thảm họa thiên tai lớn nhất ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương, và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Việc bảo đảm nguồn nước, cấp nước an toàn đang gặp nhiều thách thức lớn.

Trong đó phải kế đến tài nguyên nước ở Việt Nam phân bố không đều theo không gian và thời gian, hiệu quả khai thác, sử dụng nước trong các ngành còn thấp…

Cụ thể, tỷ lệ thất thoát nước cho cấp nước đô thị và nông thôn còn ở mức cao (khoảng 25%), công suất khai thác nước thực tế còn thấp hơn rất nhiều so với năng lực thiết kế, nhất là khai thác nước trong thủy lợi, nông nghiệp.

Hiện nay, mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 80,2 tỉ mét khối nước, trong đó nước mặt khoảng 77,2 tỉ mét khối (chiếm 95,3% tổng lượng nước khai thác, sử dụng trên cả nước cấp cho các ngành dùng nước); và lượng nước dưới đất khai thác sử dụng chỉ khoảng 3,83 tỉ mét khối/năm (chiếm 4,7% tổng lượng nước khai thác, sử dụng).

TS Khuyến cũng đề cập tới thách thức do tác động của biến đổi khí hậu và rủi ro do nước gây ra. Theo phân tích từ chuyên gia, tài nguyên nước là lĩnh vực chịu tác động lớn nhất bởi diễn biến bất thường về lượng mưa và nước biển dâng, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai khu vực sản xuất lúa gạo và thủy sản chủ yếu của cả nước.

Dự báo đến năm 2030, có 45% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn, làm giảm 9% năng suất lúa so với hiện nay. Nhiều mối rủi ro, tác hại liên quan đến nước, như bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở, chiếm 87,6 – 91% tổng số các loại hình thiên tai, làm ảnh hưởng đến hơn 70% dân số…

Theo báo cáo của Bộ KH-CN liên quan đến an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, có 3 yếu tố chính tác động đến chế độ nước ở nơi đây, gồm phát triển thượng lưu, biến đổi khí hậu và lún sụt đất.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ KH-CN định hướng giải pháp hạn chế suy thoái đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, về định hướng giảm lún sụt đất, cần xây dựng mạng lưới cấp nước cơ bản, giải quyết được cho các vùng, hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm.

Với những vùng mạng lưới cấp nước chưa đáp ứng được, cần áp dụng các giải pháp cấp nước tại chỗ, gồm tích nước phân tán, quy mô hộ gia đình cho sinh hoạt; tận dụng tối đa không gian có thể tích trữ (ao hồ, kênh mương…).

Nhã Thanh/MTG

Theo Một Thế Giới

Ảnh: Nước đã trở thành tài nguyên chiến lược cực kỳ quan trọng – Ảnh: Internet

Xem bài viết gốc tại đây:

https://1thegioi.vn/viec-bao-dam-nguon-nuoc-dang-gap-nhieu-thach-thuc-212603.html