• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 57

Tìm giải pháp phát triển đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt đô thị đang là vấn đề khó và cấp bách đối với những đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhiều năm gần đây, cả hai thành phố này đang bị quá tải bởi lượng xe cộ, nhất là phương tiện giao thông cá nhân phát triển nóng làm cho đường phố tắc nghẽn nghiêm trọng.

Phát triển đường sắt đô thị là giải pháp cần thiết và khoa học trong việc giải bài toán hiệu quả về giao thông cũng như kinh tế.

Xây dựng đường sắt đô thị được xem là vấn đề khá mới ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nói riêng. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh khó lường trước dẫn tới thi công chậm, kéo dài thời gian so với dự kiến; kinh phí đầu tư đội lên nhiều so với dự toán ban đầu. Khâu giải phóng mặt bằng, đền bù tiền đất, di dân cũng vướng mắc gây khiếu kiện.

Tuy nhiên, phát triển đường sắt đô thị vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội trong những năm tới nên Thành ủy, UBND, HĐND thành phố đã có nhiều văn bản, kết luận và quyết sách để thời gian tới thực thi một cách bài bản, khoa học và hiệu quả hơn.

Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện chủ trương chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, trong năm 2024 UBND thành phố sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường sắt đô thị, cũng như sớm nghiên cứu, triển khai những tuyến đường sắt nằm trong quy hoạch và kế hoạch. Việc đầu tiên là trong tháng 1 này, UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Mục đích là trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị của 2 thành phố theo yêu cầu của Bộ Chính trị. Qua đó, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế để xây dựng nghiên cứu, hoàn thiện thể chế liên quan về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị.

Từ đó, đẩy nhanh việc hoàn thiện đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo 5 lĩnh vực: quy hoạch; thu hồi đất giải phóng mặt bằng; huy động nguồn lực từ đất đai; tiêu chuẩn giải pháp công nghệ; mô hình tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng tham gia vào hội thảo làm tốt khâu chuẩn bị, tổ chức tiết kiệm, hiệu quả thiết thực; tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan, đơn vị, đại biểu, chuyên gia để phục vụ việc hoàn thiện thể chế về TOD và đề xuất theo đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035.

Dự kiến, hội thảo dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 1/2024 với sự tham dự của hàng trăm đại biểu là lãnh đạo cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các trường đại học, chuyên gia về lĩnh vực pháp luật, đầu tư, đất đai, quy hoạch, đường sắt đô thị của Việt Nam và quốc tế cùng đại diện doanh nghiệp lớn về xây dựng hạ tầng, phát triển đô thị.

UBND thành phố Hà Nội giao Ban Quản lý Đường chủ trì điều hành Hội thảo phiên chuyên đề “Tổng quan về TOD” và “Huy động nguồn lực từ đất đai”. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc điều hành Hội thảo phiên chuyên đề “Quy hoạch TOD”; Sở Quy hoạch – Kiến trúc Phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng điều hành Hội thảo phiên chuyên đề “Quy hoạch TOD”. Sở Giao thông – vận tải chủ trì điều hành Hội thảo phiên chuyên đề “Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật-công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị”.

Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính phối hợp với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội điều hành Hội thảo phiên chuyên đề “Huy động nguồn lực từ đất đai”. Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì, điều hành Hội thảo phiên chuyên đề “Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển đường sắt và khu vực TOD”…

Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông vận hành thử trên đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/kinh-te/tim-giai-phap-phat-trien-duong-sat-do-thi-ha-noi-va-tp-ho-chi-minh-20240111151352069.htm

Yêu cầu tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm của Câu lạc bộ Golf Đồi Cù Đà Lạt

UBND thành phố Đà Lạt yêu cầu chủ đầu tư tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình của Dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf tự ý xây dựng không phép, sai phép và hoàn thành tháo dỡ trước ngày 25/1/2024.

Chiều 11/1, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản, chỉ đạo Sở Xây dựng và Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt khẩn trương xử lý nghiêm các sai phạm tại công trình xây dựng của Dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt.

Đây là động thái được đưa ra sau khi các cơ quan báo chí phản ánh vụ việc công trình có quy mô lớn xây dựng không phép, đồng thời che mất tầm nhìn từ thành phố Đà Lạt lên đỉnh núi Langbiang.

Tại văn bản số 334/UBND-XD ngày 11/1/2024, ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt khẩn trương lập hồ sơ xử lý nghiêm các sai phạm trong đầu tư xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Tòa nhà câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt yêu cầu chủ đầu tư chấp hành việc tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình tự ý xây dựng không phép, sai phép, hoàn thành tháo dỡ trước ngày 25/1/2024.

Quá thời hạn trên, nếu chủ đầu không chấp hành thì lực lượng chức năng tổ chức huy động lực lượng, máy móc để thực hiện cưỡng chế, tháo dỡ các công trình sai phạm (sai phép, không phép) theo quy định; hoàn thành trước ngày 15/2/2024.

Với những sai phạm trong vụ việc trên, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và tổ chức, cá nhân do buông lỏng quản lý, không kịp thời kiểm tra, xử lý các sai phạm.

Cơ quan chức năng báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh về kết quả xử lý tất cả các nội dung trên trước ngày 16/2/2024.

Sở Xây dựng Lâm Đồng theo dõi, giám sát, đôn đốc Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt thực hiện các nội dung trên; khẩn trương thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra về đầu tư, xây dựng tại các dự án theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Trước đó, trong ngày 11/1, phóng viên TTXVN đã thông tin Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt đã ban hành 2 quyết định, xử phạt Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL là chủ đầu tư Dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf trên Đồi Cù 240 triệu đồng vì xây dựng công trình không phép, sai phép. Theo thông tin từ cơ quan chuyên môn tỉnh Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL đã xây dựng 2 khối công trình trong sân golf Đồi Cù đều vi phạm các quy định của pháp luật.

Ngay sau khi có thông tin từ các cơ quan báo chí phản ánh, tại cuộc họp ngày 11/1 triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2024, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã thống nhất chỉ đạo khẩn trương xử lý các công trình sai phạm, trong đó có Dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf trên Đồi Cù bên bờ hồ Xuân Hương, giữa lòng thành phố Đà Lạt.

Chu Quốc Hùng/TTTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Khối nhà hình vòng cung với tổng diện tích hơn 17.000m2 đã được xây dựng 5 tầng. (Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/yeu-cau-thao-do-toan-bo-cong-trinh-vi-pham-cua-cau-lac-bo-golf-doi-cu-da-lat-post920508.vnp

Cảnh báo hạn mặn gay gắt ngay từ đầu năm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tình hình hạn mặn đầu năm 2024 có thể cao, một số tỉnh dọc theo sông Tiền, sông Hậu như Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre và Tiền Giang có thể xảy ra tình trạng hạn mặn cục bộ.

Nhận định về tình hình El Nino trong những tháng đầu năm 2024, ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 1 – 2/2024, El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 95%. Sau đó, xác suất của hiện tượng El Nino giảm xuống mức 60-85% vào thời kỳ tháng 3 – 5/2024. Do vậy, các tháng mùa khô năm 2023 – 2024, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

“Nếu xâm nhập mặn kéo dài với độ mặn cao, một số vùng dọc theo sông Tiền, sông Hậu thuộc Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre và Tiền Giang có thể bị hạn mặn cục bộ cho các trà lúa và vườn cây ăn trái” – ông Khiêm lưu ý.

Theo ông Khiêm, El Nino khả năng diễn ra với cường độ trung bình đến mạnh trong những tháng đầu năm 2024. Độ mặn tại các sông trong mùa khô 2023 – 2024 ở mức cao và hầu hết đều ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Do vậy, tình hình hạn mặn đầu năm 2024 có thể sẽ rất gay gắt; mặn sẽ lấn sâu vào vùng ven biển.

Trong trường hợp El Nino cực đoan, đến giữa mùa khô (từ tháng 2/2024 trở đi), dù có ngăn mặn từ biển vào, bên trong vẫn thiếu nước ngọt.

Trong các tháng mùa khô 2023 – 2024, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long khả năng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Do vậy, người dân cần có kế hoạch ứng phó, chủ động trước xâm nhập mặn.

Cùng với đó, các tháng mùa khô ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Trước những dự báo trên, các địa phương trong vùng sẽ phải xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm và sâu hơn nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2023- 2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất vừa phòng, chống hạn mặn cho vụ lúa Đông Xuân 2023 – 2024, cần tăng cường kiểm tra các công trình cống đập ngăn mặn, củng cố hệ thống đê bao cho từng vùng sản xuất vừa ngăn mặn và triều cường hiệu quả, không để ảnh hưởng đến vụ lúa, khuyến cáo nông dân bơm trữ nước trong ruộng lúa hoặc nội đồng khi có điều kiện.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có công văn báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cảnh báo tác động của El Nino; thông tin cho các bộ, ngành, địa phương có phương án ứng phó.

Những việc cần làm trước mắt và lâu dài đối với các bộ, ngành, địa phương đã được Thủ tướng yêu cầu trong Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch ứng phó cụ thể; trong đó, tăng cường tần suất bản tin chuyên đề về hiện tượng El Nino, dự báo lượng mưa và nguồn nước trên các lưu vực sông; cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo nguồn nước phục các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp.

Các cơ quan chức năng rà soát, đánh giá nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là đối với vụ Đông Xuân ở Bắc Trung Bộ, Trung Bộ hoặc các khu có hoạt động phát triển du lịch lớn trong những tháng mùa khô 2023 – 2024.

Các địa phương cần có biện pháp tích trữ, sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt và bố trí mùa vụ hợp lý. Đồng thời, các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo xâm nhập mặn để có các biện pháp phòng, chống hạn mặn phù hợp. Chủ các hồ chứa được yêu cầu xem xét điều chỉnh kế hoạch vận hành, sản xuất để ứng phó với nguy cơ thâm hụt lượng mưa trong điều kiện El Nino.

Khu vực Nam Bộ được nhận định là nơi có thời tiết ôn hòa nhất trên cả nước nhưng hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức và chịu tổn thương từ nhiều loại hình thiên tai. Đặc biệt, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng, triều cường gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng cả về cường độ và phạm vi ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Đặc biệt, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng, triều cường gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng cả về cường độ và phạm vi ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Thu Quỳnh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Nhân viên Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng đo nồng độ mặn ở huyện Kế Sách. Ảnh: TTXVN.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/canh-bao-han-man-gay-gat-ngay-tu-dau-nam-10271035.html

Loạt giải pháp đẩy tiến độ 7 dự án cao tốc

Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), trong số 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, có 5 dự án đáp ứng được yêu cầu tiến độ, trong khi 7 dự án đang bị chậm so với kế hoạch.

Khơi thông vật liệu, tăng tốc thi công

Theo đó, 7 dự án chậm tiến độ gồm Bãi Vọt – Hàm Nghi chậm 1%; Hàm Nghi – Vũng Áng chậm 2%; Hoài Nhơn – Quy Nhơn chậm 1,2%; Quy Nhơn – Chí Thạnh chậm 1,5%; Chí Thạnh – Vân Phong chậm 6,3%; Cần Thơ – Hậu Giang chậm 12,76%; Hậu Giang – Cà Mau chậm 19,76%.

Theo ghi nhận của PV, những ngày đầu tháng 1, tại gói thầu XL11 đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi với chiều dài 35,28km do liên danh Tổng công ty Vinaconex – Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) sau thời gian dài đình trệ do thời tiết xấu, hiện đơn vị đang đẩy nhanh triển khai các hạng mục. Mới nhất, đơn vị đã phát động chiến dịch 115 ngày thần tốc đưa dự án về đích.

Công nhân Trương Công Dũng (SN 1984, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ: “Chúng tôi bắt đầu ngày làm việc từ 6h30 sáng đến tối mịt mới nghỉ để đáp ứng yêu cầu tiến độ».

Ông Trần Đình Ngân, Giám đốc điều hành của Tổng công ty 319 cho hay, khó khăn lớn nhất thời gian qua chính là nguồn vật liệu nhưng đã được tháo gỡ. Các mũi thi công đang nỗ lực tăng ca, tăng kíp bù lại tiến độ bị chậm.

Tính đến nay, tổng sản lượng thi công dự án Hàm Nghi – Vũng Áng mới đạt gần 16% giá trị hợp đồng. Phương án tăng ca kíp đã được nhà thầu triển khai để lấy lại sản lượng theo kế hoạch.

Ông Hồ Ngọc Loan, Phó giám đốc Ban QLDA Thăng Long, chủ đầu tư 2 đoạn cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng cho biết, đáng mừng nhất là tỉnh Hà Tĩnh đã khơi thông được vấn đề mỏ vật liệu, đây là điều kiện tiên quyết để các nhà thầu tăng tốc trong thời gian tới.

Tiếp tục gỡ vướng mặt bằng

Tương tự, tại gói thầu xây lắp XL11 dự án Hoài Nhơn – Quy Nhơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, hối hả. Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn huy động trên công trường 25 mũi thi công với hơn 500 nhân lực, tập trung vào các hạng mục đắp đường công vụ, đắp nền đường tuyến chính.

Tuy nhiên, còn một số vị trí nhà thầu chưa thể tiếp cận được, là những khu vực đông dân cư, đang chờ xây dựng nhà tại khu tái định cư để di dời.

Theo Ban QLDA 85 (chủ đầu tư), đến nay trên công trường cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn đang huy động 84 mũi thi công, 425 đầu thiết bị và 1.125 nhân sự. Lũy kế sản lượng toàn dự án đến nay đạt hơn 1.317 tỷ đồng, đạt 17,14% hợp đồng, còn chậm so với tiến độ dự án.

Nguyên nhân là do mặt bằng sạch có thể thi công mới đạt hơn 67/70km (96,57%). Các vướng mắc chủ yếu do thi công qua khu vực đông dân cư, người dân đang xây nhà tái định cư; công tác di dời hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng tiến độ.

Bên cạnh đó, với một số mỏ, các nhà thầu gặp khó trong việc thỏa thuận đền bù, giá thuê đất ở các vị trí mỏ vật liệu, bãi thải.

Để sớm tháo gỡ, Ban QLDA 85 đã kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục có ý kiến với các cấp có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ chuyển mục đích sử dụng rừng tuyến chính. UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các địa phương hỗ trợ nhà thầu trong việc thỏa thuận thuê đất và đền bù tài sản trên đất đối với các hộ dân trong phạm vi mỏ vật liệu, đường công vụ.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết, số hộ còn lại chỉ chiếm gần 0,1% trong tổng số 11.471 hộ bị ảnh hưởng. Những hộ còn lại, sẽ xem xét cụ thể một cách thấu tình, đạt lý, đúng quy định. Trường hợp cố tình chống đối thì sẽ cưỡng chế để bàn giao mặt bằng, hoàn thành trước ngày 15/1.

Đến nay tỉnh đã xây dựng 40 khu tái định cư với 1.723 lô đất, tổng mức đầu tư 746,4 tỷ đồng. Hiện đã thi công xây dựng hoàn thành 30 khu, 10 khu còn lại đạt khoảng 98%. Về mỏ vật liệu, tỉnh đã xác nhận đăng ký khai thác toàn bộ 17 khu vực mỏ đất đắp. Với 7 khu vực mỏ cát, đáp ứng 100% theo như đề nghị của các chủ đầu tư.

Tại dự án cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh, các nhà thầu đang huy động 63 mũi thi công, gần 800 đầu máy móc, thiết bị cùng hơn 1.200 nhân lực. Đến nay đã đạt 17,53% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, theo Phòng điều hành dự án 3 thuộc Ban QLDA 85, đến nay mặt bằng sạch có thể thi công đạt 58,44/61,67km (94,76 %), nhiều đoạn tuyến chưa thể tiếp cận thi công để thông tuyến.

Tại dự án Cần Thơ – Cà Mau (gồm 2 dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau), sau thời gian thiếu hụt, nguồn vật liệu cát đắp trên tuyến chính đã được cung cấp trở lại.

Ông Lê Đức Tuân, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư) cho biết, các nhà thầu đã huy động hơn 688 thiết bị các loại và hơn 1.000 kỹ sư, công nhân. Thế nhưng sau hơn 12 tháng thi công, tiến độ của dự án đạt hơn 17%, chậm so với kế hoạch.

Theo ông Tuân, nguyên nhân là do thiếu cát đắp nền. Dự án cần hơn 18 triệu m3 cát, nhưng đến tháng 10/2023, mỏ cát đầu tiên mới chính thức được khai thác. Dù 90% khối lượng cát đã xác định được nguồn song khối lượng khai thác thực tế hàng ngày chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thi công cuốn chiếu, linh hoạt

Theo đánh giá của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, mặt bằng và tiến độ cấp mỏ vật liệu là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2.

Báo cáo của các ban QLDA cho thấy, tính đến đầu tháng 1/2023, các địa phương đã bàn giao được hơn 680km mặt bằng, đạt gần 95%. Trong đó, các nhà thầu có thể tổ chức thi công được trên phạm vi hơn 656km.

Đối với công tác tái định cư, ngoài 3 khu có sẵn, đến nay, các địa phương mới hoàn thành 76/147 khu. 71 khu còn lại đang được lập dự án và triển khai thi công.

Trước tình hình trên, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã tham mưu Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành 6 công điện và 2 văn bản gửi UBND các tỉnh đề nghị đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng các khu tái định cư.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đối với phần khối lượng còn lại vẫn chậm do chủ yếu là đất ở, cần bố trí tái định cư trong khi các khu tái định cư chưa hoàn thành.

Nguồn cung vật liệu vẫn còn tình trạng chậm trễ bởi các nhà thầu gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với các chủ sở hữu đất khu vực mỏ về chi phí chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng, để đẩy nhanh thi công dự án cao tốc Bắc – Nam, cục đã tham mưu Bộ GTVT chỉ đạo các chủ đầu tư không đợi vật liệu, phải cho thi công ngay các hạng mục.

Riêng công tác GPMB, bộ đã chỉ đạo chủ đầu tư làm việc với địa phương, ưu tiên bồi thường GPMB ở những khu vực cân đối được khối lượng đào – đắp.

Cục cũng đề nghị các Ban QLDA chỉ đạo các nhà thầu dự án tăng cường thêm các mũi để thi công ngay công trình cầu, hầm chui dân sinh, cống, gia cố mái ta luy… tổ chức thi công cuốn chiếu, các đoạn xong nền đường phải tổ chức thi công ngay các lớp móng, mặt đường.

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, với 10 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, tính đến ngày 27/12/2023, các nhà thầu đã trình 14/14 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác cát với tổng trữ lượng 4,54 triệu m3; 50/74 hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác đất với tổng trữ lượng 65,31 triệu m3.

UBND các tỉnh đã xác nhận bản đăng ký khối lượng khai thác 12/13 mỏ cát, 46/56 mỏ đất (tăng thêm 1 mỏ cát, 6 mỏ đất so với thời điểm tháng 11/2023).

Tuy nhiên, các nhà thầu mới khai thác được 8/11 mỏ cát với trữ lượng khoảng 3,3 triệu m3, đáp ứng 63% nhu cầu và 33/46 mỏ đất với trữ lượng hơn 28 triệu m3, đáp ứng 60% nhu cầu.

Với 2 dự án còn lại, tỉnh An Giang đã xác định nguồn cho dự án hơn 6 triệu m3, còn 0,9 triệu m3 chưa xác định được nguồn. Tỉnh Đồng Tháp đã xác định được nguồn cho dự án 7 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục 2 mỏ với trữ lượng 2,7 triệu m3. Tỉnh Vĩnh Long đã xác định được nguồn cho dự án 2,98 triệu m3, còn hơn 2 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung.

Nhóm Phóng viên – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Thi công cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi đoạn qua Hà Tĩnh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/loat-giai-phap-day-tien-do-7-du-an-cao-toc-192240109085546015.htm

Hàng loạt sai phạm tại tòa nhà CLB Golf Đà Lạt

Ngày 10/1, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã yêu cầu chủ đầu tư công trình tòa nhà CLB Golf Đà Lạt phải dừng toàn bộ việc thi công, đồng thời tháo dỡ, di dời lán trại ra khỏi khu vực này.

Nguyên nhân là do trước đó, UBND TP Đà Lạt đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc thi công nhưng doanh nghiệp này không chấp hành.

Tòa nhà CLB Golf Đà Lạt nằm trong sân Golf, giữa trung tâm TP Đà Lạt, do Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL làm chủ đầu tư. Công trình có diện tích xây dựng 6.120m2, tại vị trí lỗ Golf số 8. Ngoài khối công trình có mái che, tỉnh Lâm Đồng còn đồng ý cho chủ đầu tư dùng 3.900m2 làm bãi đỗ xe.

Tuy nhiên, công trình tòa nhà câu lạc bộ Golf (khối 1) mới chỉ được cấp phép xây dựng tầng hầm, các tầng phía trên chưa được cấp phép. Khối công trình tòa nhà CLB Golf sai cả về khối tích và diện tích.

Khối 1 (thiết kế mái vòm) có giấy phép xây dựng nhưng diện tích xây dựng sai phạm hơn 3.300m2. Công trình khối 2 chưa có giấy phép xây dựng, diện tích sàn rộng 4.478m2.

Từ khi xây dựng tới nay, tòa nhà CLB Golf Đà Lạt đã khiến xảy ra nhiều dư luận trái chiều. Phần lớn cho rằng tòa nhà được xây dựng quá lớn, án ngữ, không phù hợp với cảnh quan Đà Lạt khi che khuất tầm nhìn về hướng đỉnh núi Langbiang, vốn là biểu tượng của vùng đất Đà Lạt – Lạc Dương, nếu đứng tại khu vực quảng trường Lâm Viên.

Khắc Lịch – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Công trình xây dựng tòa nhà CLB Golf Đà Lạt.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/ban-doc-cand/hang-loat-sai-pham-tai-toa-nha-clb-golf-da-lat-i719762/

Nha Trang: Hơn 2.000 công trình vi phạm chưa cưỡng chế

TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có hàng ngàn công trình xây dựng không phép, trái phép chưa bị cưỡng chế tháo dỡ.

Ngày 10-1, một nguồn tin xác nhận UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa báo cáo tình hình cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép trên địa bàn.

Theo UBND TP Nha Trang, đến cuối năm 2023, trong tổng số 2.204 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng được phát hiện, UBND các xã, phường đã lập 67 kế hoạch cưỡng chế tổng cộng 459 trường hợp. 1.745 trường hợp vi phạm còn lại chưa lập kế hoạch cưỡng chế. Hiện chính quyền địa phương đã vận động, tổ chức cưỡng chế được 45 trường hợp, còn 2.159 trường hợp vi phạm chưa được cưỡng chế.

Cụ thể, dự án khu biệt thự Nha Trang Seapark ở xã Phước Đồng có năm trường hợp xây dựng vi phạm. Trong đó, ba công trình đã có kế hoạch cưỡng chế, một công trình chủ đầu tư đã tự khắc phục phần sai phạm, còn một công trình đã ngưng xây dựng từ năm 2019 đến nay.

Hiện UBND xã Phước Đồng đang tiếp tục vận động chủ đầu tư các công trình tự tháo dỡ. Dự kiến trong quý I-2024, UBND xã Phước Đồng sẽ tổ chức cưỡng chế nếu chủ đầu tư các công trình không chấp hành.

Tại dự án khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang ở phường Vĩnh Trường, đến nay các lự lượng chức năng địa phương đã cưỡng chế tám công trình. Bảy công trình vi phạm còn lại, chủ đầu tư các công trình đã tự nguyện tháo dỡ phần công trình vi phạm theo tầng cao, khoảng lùi và mật độ xây dựng.

Một số công trình ở dự án Nha Trang SeaPark chưa được cưỡng chế. Ảnh: XUÂN HOÁT

Theo UBND TP Nha Trang, đối với các công trình xây dựng vi phạm chưa tổ chức cưỡng chế, UBND TP đã chỉ đạo chính quyền các địa phương khẩn trương tổ chức xử lý dứt điểm các công trình xây dựng vi phạm tồn đọng liên quan đến lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Xuân Hoát – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: UBND phường Vĩnh Trường cưỡng chế các công trình vi phạm tại dự án khu biệt thự Ocean View Nha Trang. Ảnh: XUÂN HOÁT

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/nha-trang-hon-2000-cong-trinh-vi-pham-chua-cuong-che-post771049.html

Ấm áp, nhân văn từ những ngôi nhà nghĩa tình cho công nhân vệ sinh môi trường Sơn La

Từ năm 2017 đến nay, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã xây dựng 51 căn nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng. Riêng trong năm 2023, Tạp chí đã khởi công xây dựng 13 căn.

Ngày 10/1, tại thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La tổ chức Lễ khánh thành nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường hoàn cảnh khó khăn Lê Thị Thu.

Tham dự lễ khánh thành có ông Phùng Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mộc Châu; Ông Chu Quang Vinh, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thị trấn Mộc Châu; TS. LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thanh Thi; Ông Ngọc Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La; Bà Đàm Thị Thanh Thơm, Uỷ viên HĐQT; Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La; Bà Nguyễn Thị Tiên, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La tại Mộc Châu; cùng các nhà báo, phóng viên và cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La.

tm-img-alt“Là gia đình công nhân môi trường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chồng, con lại đau yếu thường xuyên, nên nhiều năm qua, em không có điều kiện để xây nhà. Gia đình em rất cám ơn sự quan tâm của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng các mạnh thường quân, đã giúp em có ngôi nhà khang trang như thế này. Có được nhà mới, sẽ giúp gia đình em ổn định cuộc sống”, chị Thu nghẹn ngào nói.

Công nhân vệ sinh môi trường Lê Thị Thu thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La tại Mộc Châu có hoàn cảnh khó khăn khi có chồng bị bệnh bẩm sinh, không có khả năng lao động, một mình nuôi 2 con nhỏ không có nhà ở và hiện ở nhờ với bố mẹ chồng.

tm-img-altCác đại biểu tham dự nghi thức khánh thành công trình nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Thu

Sau khi xét hồ sơ và khảo sát thực tế, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã quyết định trao gia đình chị Lê Thị Thu ngôi nhà tình nghĩa.

Sau gần hai tháng xây dựng, hôm nay (10/1), Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng các nhà tài trợ đã tổ chức lễ bàn giao nhà tình nghĩa cho công nhân môi trường Lê Thị Thu với tổng trị giá gần 250 triệu đồng.

Tại lễ bàn giao nhà, chị Lê Thị Thu xúc động bày tỏ: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập thấp, không đủ dành dụm để xây dựng ngôi nhà ở được. Nay được Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Công ty TNHH Thanh Thi và Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La trao tặng ngôi nhà, gia đình rất vui mừng và cảm ơn sự quan tâm của quý cơ đơn vị đã quyên góp, ủng hộ kinh phí xây dựng căn nhà cho gia đình”.

tm-img-alt“Mỗi người mỗi cảnh, nhưng đối với những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn, khi được quan tâm giúp đỡ đều rất xúc động và ý thức việc cố gắng phấn đấu vươn lên”, TS.LS Đồng Xuân Thụ chia sẻ

tm-img-alt“Công ty TNHH Thanh Thi, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh ra, công ty còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo nhằm góp phần nâng dần đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Thời gian đến, Công ty tiếp tục chung tay cùng với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam chăm lo cải thiện đời sống người dân, điều này còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội”, ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thanh Thi là đơn vị tài chính chia sẻ.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, TS. LS Đồng Xuân Thụ – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các nhà tài trợ đều đồng cảm, thấu hiểu hoàn cảnh khoá khăn của chị Lê Thị Thu. Đây là món quà ý nghĩa do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối Công ty TNHH Thanh Thi và Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đóng góp, tài trợ. Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục đóng góp được nhiều căn nhà tình nghĩa hơn nữa cho các công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn để an tâm công tác.

tm-img-altChị Lê Thị Thu không giấu được niềm xúc động, bày tỏ: “Khi được nhận nhà tình nghĩa, em mừng lắm… Cảm ơn Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân đã quan tâm, giúp đỡ gia đình em.”

Cũng tại buổi lễ, thay mặt công nhân vệ sinh môi trường Lê Thị Thu, bà Nguyễn Thị Tiên – Giám đốc Chi nhánh Mộc Châu gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Công ty TNHH Thanh Thi, Công ty Cổ phần môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La.

Từ năm 2017 đến nay, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã xây dựng 51 căn nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng. Riêng trong năm 2023, Tạp chí đã khởi công xây dựng 13 căn cho công nhân tại các tỉnh như Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Long An, Cần Thơ…trong đó xây dựng 3 căn nhà cho công nhân môi trường tỉnh Sơn La.

Xuân Lĩnh – Đức Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Quảng Ngãi: “Đá tặc” hoành hành khu vực mỏ đá Tịnh Hòa (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) – Theo kết quả kiểm tra của TP. Quảng Ngãi, phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến đá trái phép tại xã Tịnh Hòa của Môi trường và Đô thị điện tử là đúng thực tế.

Vừa qua, TP. Quảng Ngãi đã tiến hành kiểm tra nội dung báo chí phản ánh, cho thấy: Có 02 vị trí tập kết và chế biến khoáng sản (đá) tại tọa độ 108’52’38’; 15’13’7’ thuộc xóm Bình Thạnh, thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa (tại thời điểm kiểm tra có công nhân đang hoạt động chế biến đá).

Theo UBND xã Tịnh Hòa, vị trí tập kết và chế biến khoáng sản này là của ông Phạm Huỳnh (công dân xã Tịnh Thiện, thuê đất của ông Phạm Vinh – công dân xã Tịnh Hòa), thu mua đá nguyên khai có đường kính từ 50cm – 70cm từ các địa phương khác thuộc huyện Bình Sơn và xã Tịnh Thiện, thành phố Quảng Ngãi để chế biến thành đá COBIC bán ra thị trường theo nhu cầu.

Ông Phạm Huỳnh là hộ kinh doanh tại xã Tịnh Thiện, ngành nghề mua bán vật liệu xây dựng theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 34A8008007 do Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Quảng Ngãi cấp ngày 16/5/2014, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 17/6/2020.

Việc tập kết chế biến đá của ông Phạm Huỳnh đã tồn tại trên địa bàn xã Tịnh Hòa từ 2017. Tuy nhiên, thời gian qua, UBND xã đã chỉ đạo kiểm tra và phát hiện nguồn khoáng sản nêu trên đều không có giấy tờ, xuất xứ, là vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh khoáng sản.

Ngày 31/10/2023, Công an xã đã lập biên bản yêu cầu ông Phạm Huỳnh phải di chuyển toàn bộ số đá trên ra khỏi địa bàn xã Tịnh Hòa; Cấm doanh nghiệp hoạt động mua bán, tập kết khoáng sản đá không rõ nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn. Theo đó, ông Phạm Huỳnh đã ký bản cam kết đến hết ngày 31/12/2023 sẽ di chuyển toàn bộ số đá trên ra khỏi địa bàn xã Tịnh Hòa theo yêu cầu địa phương.

Còn tại vị trí tọa độ 108’52’1’ ; 15’13’7’ thuộc xóm Trung Mỹ, thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa (tại thời điểm kiểm tra không có công nhân hoạt động chế biến đá), là của ông Đặng Thanh Tùng (công dân xã Tịnh Hòa) thu mua đá nguyên khai có đường kính từ 20cm – 3cm của các hộ dân có rẫy cải tạo để trồng cây keo (ông Tùng được dân thuê xe máy đào để cải tạo đất với chi phí 4.500.000đ/ca máy; quá trình cải tạo có phát sinh đá trong rẫy nên người dân lấy số đá này cấn trừ vào tiền ca máy nhằm giảm bớt chi phí); sau đó thuê thợ địa phương để chế biến thành đá COBIC bán ra thị trường theo nhu cầu.

Đá đen khai thác tại khu vực rẫy keo của dân ở thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa.

Vị trí tập kết và chế biến khoáng sản này ông Đặng Thanh Tùng, thuê đất của ông Tuấn (công dân thôn Trung Vĩnh – Tịnh Hòa). Ông Đặng Thanh Tùng là hộ kinh doanh tại xã Tịnh Hòa, ngành nghề Mua bán vật liệu xây dựng theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 34A8021515 do Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Quảng Ngãi cấp ngày 13/12/2022 do vợ ông là bà Lê Thị Ca đứng tên.

Việc tập kết chế biến đá của ông Đặng Thanh Tùng đã tồn tại trên địa bàn Tịnh Hòa từ khoảng đầu năm 2023 đến nay. Tuy nhiên, thời gian qua, UBND xã đã chỉ đạo kiểm tra và phát hiện nguồn gốc của khoáng sản nêu trên đều không có giấy tờ, xuất xứ, là vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh khoáng sản.

Ngày 31/10/2023, Công an xã đã lập biên bản và ông Đặng Thanh Tùng đã ký bản cam kết đến hết ngày 31/12/2023 sẽ di chuyển toàn bộ số đá trên ra khỏi địa bàn xã Tịnh Hòa theo yêu cầu địa phương.

Từ những kết quả kiểm tra nêu trên, căn cứ quy định của pháp luật, Đoàn kiểm tra nhận thấy: “Hành vi khai thác, tập kết, chế biến và mua bán khoáng sản đá tại thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa của ông Phạm Huỳnh và ông Đặng Thanh Tùng thuộc những hành vi bị cấm tại Khoản 7 Điều 8 Luật khoáng sản năm 2010 và phải bị xử phạt vi phạm hành chính tại: Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP; Ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Một trong những điểm sản xuất đá của ông Đặng Thanh Tùng, ở xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi.

“Tình trạng khai thác, tập kết, chế biến và mua bán khoáng sản đá tại thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa của ông Phạm Huỳnh và ông Đặng Thanh Tùng đã xảy ra trên địa bàn từ lâu, nhưng UBND xã chưa có biện pháp ngăn chặn, quản lý kịp thời gây thất thoát tài nguyên khoáng sản; gây dư luận không tốt trong nhân dân, báo chí đã phản ánh là thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước tại địa phương được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật khoáng sản năm 2020 và Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản” – Báo cáo kiểm tra nêu rõ.

Để chấn chỉnh tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố nói chung và xã Tịnh Hòa nói riêng, UBND thành phố Quảng Ngãi yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố và theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Đối với UBND xã Tịnh Hòa, cần khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn xã, trong đó có thôn Trung Vĩnh, để đánh giá thực trạng khoáng sản trên địa bàn quản lý; lấy ý kiến nhân dân, tổng hợp báo cáo đề xuất bổ sung các khu vực có khoáng sản vào Quy hoạch khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (nếu có) để tổ chức cấp phép khai thác theo quy định của pháp luật.

UBND xã khẩn trương lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; chủ động, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản trái phép tại địa phương.

Những người thợ đang bốc xếp đá đen lên xe đưa ra bãi chứa.

Giao Công an thành phố Quảng Ngãi, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị… theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, phối hợp hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, nắm bắt tình hình, tham mưu UBND Thành phố xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền…

                                                      Thiên Bút – Trường Sơn 

                         (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Bãi chứa đá của ông chủ Huỳnh – người chuyên khai thác, sản xuất đá đen lâu năm ở xã Tịnh Hòa.

Xem thêm tại đây:

Quảng Ngãi: “Đá tặc” hoành hành khu vực mỏ đá Tịnh Hòa 

Quảng Ngãi: Chỉ đạo kiểm tra việc khai thác đá trái phép ở Tịnh Hòa

Lâm Đồng: Công ty Thịnh Phước Hai bị tước giấy phép khai thác khoáng sản

(Phapluatmoitruong.vn) – Thanh tra Sở TN&MT Lâm Đồng vừa có quyết định tước giấy phép khai thác khoáng sản đối với Công ty CP Thịnh Phước Hai, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà.

Trên cơ sở kết quả cung cấp số liệu nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các đơn vị tới ngày 30/11/2023 của Cục Thuế tỉnh, qua rà soát, căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 36 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, ngày 27/12/2023, Chánh Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty CP Thịnh Phước Hai về hành vi sau thời hạn cuối cùng của năm phải nộp mà không nộp đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Theo đó, hình thức xử phạt là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản số 67/GP/UBND ngày 27/7/2022 với thời hạn 60 ngày (kể từ ngày doanh nghiệp nộp bản chính giấy phép nêu trên).

Tiếp đó, ngày 4/1/2024, Sở TN&MT Lâm Đồng ban hành thông báo đề nghị UBND huyện Lâm Hà, Công an huyện Lâm Hà, UBND xã Đạ Đờn phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành của doanh nghiệp. Nếu trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép mà vẫn tiến hành khai thác thì kiên quyết xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Đối với Công ty CP Thịnh Phước Hai, yêu cầu chấp hành nghiêm túc Quyết định số 45/QÐĐ-XPVPHC ngày 27/12/2023 của Chánh Thanh tra Sở TN&MT; khẩn trương nộp bản chính giấy phép khai thác khoáng sản số 67/GP/UBND ngày 27/7/2022 cho Chánh Thanh tra Sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Đồng thời, nộp đầy đủ số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn nợ, thời hạn chậm nhất là 90 ngày (kể từ ngày phát hành văn bản này) và báo cáo kết quả thực hiện (kèm biên lai, chứng từ về Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tỉnh). Sau thời hạn (quá 90 ngày) mà không thực hiện, Sở TN&MT sẽ tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản năm 2010.

Quyết định tước giấy phép khai thác khoáng sản đối với Công ty Thịnh Phước Hai.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, nghiêm cấm việc tác động khai thác dưới bất cứ hình thức nào; nếu vẫn tiếp tục khai thác thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép (quy định tại Điều 47, Điều 70 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ).

Theo Cổng thông tin điện tử Lâm Đồng, Công ty CP Thịnh Phước Hai có trụ sở chính tại thôn An Phước, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, do ông Nguyễn Quốc Việt là người đại diện theo pháp luật.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Huyện Lâm Hà đang tích cực đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (Ảnh minh họa, nguồn: LTV Online).

Toàn cảnh dự án điện mặt trời vi phạm Luật Đất đai tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Hai dự án điện mặt trời (ĐMT) nổi trên hồ Tầm Bó và Gia Hoét (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) chưa phù hợp quy hoạch, vi phạm Luật Đất đai và đưa vào vận hành khi chưa được cấp phép.

Tại thông báo Kết luận Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ các vi phạm tại 2 dự án ĐMT nổi quy mô lớn trên hồ Tầm Bó và hồ Gia Hoét, tại xã Quảng Thành, huyện Châu Đức.

Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy ĐMT hồ Tầm Bó (do Công ty TNHH phát triển năng lượng CY làm chủ đầu tư) và nhà máy ĐMT hồ Gia Hoét (do Công ty TNHH Đầu tư năng lượng tự nhiên DTD làm chủ đầu tư) khi vị trí khu đất thực hiện dự án chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Châu Đức và quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Quảng Thành.

Dự án ĐMT Hồ Gia Hoét do Công ty TNHH Đầu tư năng lượng tự nhiên DTD làm chủ đầu tư

Phê duyệt chủ trương đầu tư của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, diện tích cho thuê sử dụng mặt hồ vào năm 2019 – 2020 để làm dự án ĐMT Hồ Tầm Bó là 41,38ha và ĐMT hồ Gia Hoét là 40ha. Theo đó, cả hai doanh nghiệp trên (đều do Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Điệp làm đại diện pháp luật) đã đưa hai dự án ĐMT này vào hoạt động cuối năm 2020 với tổng công suất khoảng 70 MWp, được xem là những dự án ĐMT nổi có quy mô lớn, xây dựng trên hồ duy nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trạm biến áp, nhà điều hành dự án ĐMT Hồ Gia Hoét

Tuy nhiên trên thực tế, chủ đầu tư hai dự án 2 dự án trên đã sử dụng lần lượt 7,78ha và 8,5ha đất để xây dựng trạm biến áp, nhà điều hành, đường dây truyền tải ra điểm đấu nối của dự án khi chưa được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thuê đất. Theo Kết luận Thanh tra, việc này đã vi phạm khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013.

Toàn cảnh dự án điện mặt trời hồ Tầm Bó (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Bên cạnh đó, hai dự án ĐMT trên đã vận hành thương mại khi chưa được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, Sở Công Thương chưa nghiệm thu và ra thông báo nghiệm thu công trình hoàn thành.

Dự án ĐMT hồ Tầm Bó do Công ty TNHH Phát triển năng lượng CY làm chủ đầu tư

Thanh tra Chính phủ xác định, những vi phạm, khuyết điểm trên thuộc về UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các sở ngành liên quan, chủ đầu tư hai dự án ĐMT là Công ty TNHH Phát triển năng lượng CY và Công ty TNHH Đầu tư năng lượng tự nhiên DTD, Công ty mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trạm biến áp, nhà điều hành dự án ĐMT Hồ Tầm Bó

Ngoài hai dự án ĐMT trên, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các vi phạm tương tự xảy ra đối với các dự án ĐMT Khu công nghiệp Châu Đức (70 MW), dự án ĐMT Đá Bạc 1,2,3,4 (huyện Châu Đức) và những khuyết điểm trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện gió Côn Sơn (huyện Côn Đảo), dự án nhà máy điện gió Công Lý…

Toàn cảnh dự án ĐMT Đá Bạc (huyện Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tàu)

Trên cơ sở kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành liên quan, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ trì kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân theo quy định. Đồng thời, khắc phục những vi phạm, tồn tại.

Công trình đang xây dựng dở dang tại dự án ĐMT Đá Bạc

Về xử lý kinh tế, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các sở ngành liên quan và Cục Thuế tỉnh khẩn trương thực hiện xem xét, giải quyết dứt điểm việc miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN Châu Đức và KCN Đá Bạc theo đúng quy định pháp luật, trên cơ sở đó thực hiện bàn giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư theo quy định về quản lý, sử dụng đất đai.

Phương tiện đang vận hành tại dự án ĐTM Đá Bạc

Khánh Nam/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Toàn cảnh dự án điện mặt trời hồ Gia Hoét (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/toan-canh-du-an-dien-mat-troi-vi-pham-luat-dat-dai-tai-ba-ria-vung-tau-20180504224293834.htm

TPHCM sẽ thu phí sử dụng vỉa hè như thế nào?

Hiện các địa phương ở TPHCM đang rà soát, hoàn thiện danh mục các tuyến vỉa hè đủ điều kiện để tổ chức công bố rộng rãi thời gian sử dụng; từ đó, tổ chức việc cấp phép, thông qua phương án và thu phí theo quy định.

Công khai để người dân có nhu cầu đăng ký

Chiều 8/1, thông tin với PV Tiền Phong, ông Dương Thanh Bình- Phó Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 1 (TPHCM) cho biết, việc thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè không phải hoạt động cho thuê vì đây không phải là hoạt động kinh tế. “Đây là hoạt động quản lý nhà nước, việc sử dụng vỉa hè là sử dụng tài sản công và phải trả phí. Nhà nước thu phí và nộp vào ngân sách. Cho nên người dân, hộ kinh doanh có nhu cầu kinh doanh ở phần vỉa hè trước nhà của mình thì họ sẽ đăng ký sử dụng và sẽ trả phí”- ông Bình lý giải.

Cũng theo ông Bình, trường hợp chủ của căn nhà không kinh doanh thì phần vỉa hè trước nhà sẽ để trống hoặc phục vụ hạ tầng kỹ thuật. Không ai khác được quyền sử dụng phần vỉa hè đó để kinh doanh.

“Cần tránh hiểu nhầm đây là hoạt động cho thuê, tránh trường hợp một số người liên hệ một loạt căn nhà phố liền kề bỏ tiền ra thuê làm một dãy để kinh doanh, buôn bán hay làm bãi giữ xe, như thế là không đúng”- ông Bình nói.

Về tình hình chuẩn bị thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn quận 1, ông Bình cho biết, quận sẽ quản lý vỉa hè, còn Sở GTVT sẽ quản lý phần lòng đường. Theo Quyết định số 32 của UBND TP, phải có danh mục các vỉa hè đủ điều kiện. Quận 1 đã gửi văn bản danh mục các vỉa hè cho Sở GTVT TP để thống nhất, đang chờ sở cho ý kiến.

“Sau khi thống nhất, quận sẽ ban hành các danh mục. Căn cứ các danh mục, quận sẽ giao UBND các phường làm việc với các hộ dân trên các tuyến đường có đăng ký kinh doanh, xem họ có nhu cầu đăng ký kinh doanh ở phần vỉa hè phía trước mặt bằng của mình hay không? Nếu có sẽ tổng hợp, rà soát cho đồng bộ. Phòng Quản lý Đô thị quận sẽ tham mưu UBND quận dự trù diện tích có thể thu phí được. Từ đó, đưa ra phương án thu chi phù hợp theo quy định để đảm bảo làm sao thu đúng, thu đủ, không để thất thoát ngân sách”- ông Bình thông tin.

Đại diện Phòng Quản lý đô thị quận 1 cũng cho biết, sau khi xây dựng được phương án thu chi, có danh mục cụ thể thì quận sẽ công bố rộng rãi trên địa bàn các phường để người dân nắm bắt thông tin. Sau khi công bố, nếu người dân có nhu cầu sử dụng phần vỉa hè trước nhà thì họ sẽ phải đăng ký ở quận.

“Các nội dung trên đang được quận hoàn thiện trong thời gian sớm nhất, để khi công bố danh mục các phương thức kinh doanh, mức giá thì sẽ công bố để người dân có nhu cầu đăng ký”- Phó Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 1 thông tin.

Bảo đảm vỉa hè rộng tối thiểu 1,5m cho người đi bộ

Trong văn bản hướng dẫn về việc thực hiện một số quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố, Sở GTVT TPHCM cho biết, sẽ tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường do sở quản lý. UBND cấp quận, huyện tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do địa phương quản lý.

Mức thu phí cho hoạt động trông giữ xe từ 20.000-350.000 đồng/m2/tháng và mức thu phí cho các hoạt động khác từ 20.000-100.000 đồng/m2/tháng, tùy vào từng khu vực và vị trí các tuyến đường. Cụ thể, TPHCM được chia thành 5 khu vực để tính mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè. Trong đó, khu vực 1 (gồm địa bàn quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm) có mức thu phí cao nhất; trong khi khu vực 5 là huyện Cần Giờ có mức thu thấp nhất.

Theo Sở GTVT TPHCM, việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa trên địa bàn phải đảm bảo đồng bộ trên từng đoạn, tuyến đường, khu vực và phải được UBND cấp quận, huyện thông qua, thu phí theo quy định. UBND cấp quận, huyện căn cứ hiện trạng sử dụng, đặc thù, tính chất của từng tuyến đường, đoạn đường của khu vực để xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện, thời gian hoạt động (theo giờ) cho phù hợp.

Phạm vi hè phố để tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa phải được giới hạn (bằng gạch màu hoặc vạch sơn phản quang màu vàng, hàng rào) để phân định với các hoạt động khác và được bố trí xen giữa bồn cây xanh, mảng xanh hiện hữu trên hè phố.

Về điều kiện sử dụng, hè phố phải có bề rộng từ 3m trở lên. Tổ chức, cá nhân sử dụng hè phố có trách nhiệm thực hiện theo đúng giải pháp tổ chức thực hiện tại vị trí thuộc danh mục do UBND cấp huyện ban hành. “Khi tổ chức hoạt động này, hè phố còn lại dành cho người đi bộ bảo đảm rộng tối thiểu 1,5m (không tính đến phạm vi bồn cây, ô đất trồng cây xanh và khu vực bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên hè phố chiếm dụng), thông suốt liên tục và không có chướng ngại vật cản trở cho từng đoạn, tuyến”- Sở GTVT lưu ý.

Mới đây, Sở GTVT TPHCM có văn bản gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện đề nghị địa phương khẩn trương ban hành danh mục các tuyến đường có hè phố cho phép để xe hai bánh không thu tiền dịch vụ. Đồng thời, các địa phương cần tiến hành rà soát, lựa chọn một số tuyến đường có lòng đường, hè phố đủ điều kiện sử dụng ngoài mục đích giao thông để triển khai thực hiện có lộ trình. Từ đó, công bố rộng rãi phạm vi, thời gian sử dụng tạm thời; tổ chức việc cấp phép, thông qua phương án và thu phí theo quy định.

Đảm bảo đúng diện tích và mỹ quan

Theo ông Dương Thanh Bình – Phó Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 1, đơn đăng ký sử dụng tạm thời phần vỉa hè trước nhà của các hộ kinh doanh sẽ phải kèm theo hình ảnh diện tích phía trước nhà của họ. “Nguyên tắc là kinh doanh phần mở rộng ra trên diện tích mà họ đã kinh doanh trong nhà, nay họ mở rộng ra kinh doanh thêm bên ngoài. Cho nên phải phù hợp với việc kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo mỹ quan”- ông Bình nhấn mạnh.

Hữu Huy – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, quận 1 được kẻ vạch quy định nơi đỗ xe máy và phần dành cho người đi bộ. Ảnh: H.H

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/tphcm-se-thu-phi-su-dung-via-he-nhu-the-nao-post1602703.tpo

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 02-2024

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 02-2024.

Về quản lý môi trường

– Vai trò của truyền thông và nhận thức về nguy cơ đại dịch đối với ý định hành vi du lịch vì môi trường: Những phát hiện từ PLS-SEM và fsQCA.

– Nghiên cứu thay đổi toàn cầu cần sự hợp tác quốc tế.

– Khám phá cơ chế khuyến khích định hướng hiệu suất dài hạn để cân bằng các chính sách kinh tế và môi trường.

– Chuyển đổi sử dụng đất do thương mại và phát thải khí nhà kính: Trường hợp của hiệp định thương mại tự do EU-Mercosur.

– Tác động của phát triển tài chính có củng cố dấu chân sinh thái bền vững không? Bằng chứng mới từ các nền kinh tế có thu nhập trung bình và cao.

– Một cách tiếp cận mới để đánh giá tính tuần hoàn cho ngành nước bền vững: Tính toán dòng chảy và tổn thất chức năng môi trường.

– Định giá carbon và lượng phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm ở cấp độ doanh nghiệp từ Đông Á.

– Gánh nặng toàn cầu, khu vực và quốc gia về bệnh bụi phổi amiăng từ năm 1990 đến năm 2019 và ý nghĩa của việc phòng ngừa và kiểm soát.

– “Tôi sẽ chọn phương án dễ dàng nhất”. Ưu tiên giảm carbon của công chúng.

– Liên kết nhận thức và thực tế: Nhận thức về tính bền vững của khí hậu và lượng khí thải carbon ở các quốc gia Bắc Âu.

Về môi trường đô thị

– Triển khai quá trình phân hủy kỵ khí để bình ổn hóa phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị ở các nước đang phát triển: Những hiểu biết kỹ thuật từ tổng quan hệ thống.

– Có vấn đề kích thước? Mô hình hóa hiệu quả làm mát của cơ sở hạ tầng xanh ở siêu đô thị trong đợt nắng nóng.

– Biểu giá trả theo mức sử dụng và quản lý rác thải đô thị bền vững: Phân tích thực nghiệm về các tác động liên quan.

– Phân tích kinh tế kỹ thuật sản xuất điện từ bùn thải hộ gia đình ở các vùng khác nhau của Nigeria.

– Tác động của đô thị hóa đến các dịch vụ hệ sinh thái: Cả thời gian và không gian đều quan trọng để xác định động lực.

– Dimethylsiloxan trong bụi từ chín môi trường vi mô trong nhà của tỉnh Hà Nam: Đánh giá sự xuất hiện và phơi nhiễm ở người.

– Sàng lọc nghi ngờ và không nhắm mục tiêu các chất gây ô nhiễm bán bay hơi mới xuất hiện trong bụi trong nhà từ các trường mẫu giáo ở Đan Mạch.

– Tìm hiểu tác động của đợt nắng nóng đối với sức nóng đô thị ở Sydney lớn hơn: Thay đổi ngân sách năng lượng bề mặt tạm thời với các loại đất.

– Este photphat hữu cơ (OPE) và chất chống cháy brôm mới (NBFR) trong bụi trong nhà: Đánh giá có hệ thống về nồng độ, phân bố không gian, nguồn và sự tiếp xúc với con người.

Về môi trường khu công nghiệp

– Việc làm giàu thallium liên tục và những rủi ro sinh thái cao phát sinh từ chất thải khai thác Hg-Tl chứa cacbon trong lịch sử.

– Ứng dụng xúc tác Fe0.66Cu0.33@Al(OH)3 từ sản phẩm phụ kết tinh tầng sôi để xử lý thuốc nhuộm azo RB5 bằng công nghệ Fenton có ánh sáng nhìn thấy.

– Ứng dụng khung hữu cơ cộng hóa trị để loại bỏ thuốc nhuộm khỏi nước thải: Đánh giá tiên tiến.

– Phân tích dòng nguyên liệu và đánh giá rủi ro của các quy trình tái chế chất thải điện tử không chính thức ở Ghana: Hướng tới chiến lược quản lý bền vững.

– Hiệu suất kỳ vọng của chất thải than trong hàng rào phản ứng thấm để loại bỏ cadmium có xét đến mức độ ô nhiễm và vận tốc nước lỗ rỗng.

– Những tiến bộ, thách thức và triển vọng trong hệ thống cộng sinh vi tảo-vi khuẩn xử lý nước thải kim loại nặng.

– Ức chế nitrat hóa có phải là trở ngại trong việc tích hợp hóa lỏng thủy nhiệt trong các nhà máy xử lý nước thải?

– Thu hồi nhiệt thải trong ngành sắt thép bằng chu trình Rankine hữu cơ.

– Quản lý nước thải nhà máy gạo trong kỷ nguyên kinh tế tuần hoàn.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

The Environmental Management Special Section is pleased to present to our valued readers the International Environmental Bulletin No. 02-2023, featuring the following key topics:

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Managing the supply-demand mismatches and potential flows of ecosystem services from the perspective of regional integration: A case study of Hangzhou, China

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 165918

Abstract

Regional integration is a development strategy that synergizes various components as a whole to maximize overall benefits. The natural heterogeneity and fluidity of ecosystem service (ES) make it a promising target for regional integration. However, the current focus on regional integration was more on the socio-economic factors rather than ecological resources, and the understanding of the supply-demand relationship and potential flow of ecosystem services was still limited.

Therefore, we attempted to interpret ecological integration management by linking ES budgets, bundles, and flows in this study. The results showed that the spatial mismatches of ESs supply-demand were observed in all six selected ES types. Most of the ESs deficit regions were concentrated in urban centers, while ES surplus regions were scattered in surrounding rural areas. Multiple heterogeneous ES resources could ideally benefit an additional 0.13–4.84 million people in 9–70 townships through potential ES flows under ecological integration management.

Therefore, we connected the service provisioning areas (SPAs) and service beneficiary areas (SBAs) with three types of ES flows and drew the potential provider-beneficiary relationship networks at the townships/bundles scale, demonstrating the interactive relationship of ecological integration within the region. On this basis, we also proposed the applicability matrix of governance tools for the first time according to the type of ES flows, and then put forward the corresponding governance opinions around the two aspects of “improving ES budges within clusters” and “strengthening ES flow among clusters”. This study provided an ecological perspective for understanding regional integration, and relevant conclusions can inform environmental policy priorities for sustainable decision-making in urbanized areas.

2. The role of pandemic risk communication and perception on pro-environmental travel behavioral intention: Findings from PLS-SEM and fsQCA

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139506

Abstract

This study examines how risk communication and risk perception related to the pandemic affect tourists’ intention to engage in pro-environmental travel behavior. An online survey was conducted, yielding 449 valid responses. The data was analysed using Partial Lease Square – Structural Equation Modeling (PLS-SEM) and fuzzy-set qualitative comparative analysis (fsQCA). The results indicate that risk communication and cognitive risk perception significantly impact pro-environmental travel behavioral intention (PETBI). Although the output of PLS-SEM does not support the positive effect of affective risk perception on PETBI, the results of fsQCA support this relationship. Additionally, this study confirms the mediating role of cognitive risk perception between risk communication and PETBI.

Environmental responsibility is found as a significant mediator between affective and cognitive risk perception and environmental moral obligation, while environmental concern is established as a significant mediator between cognitive risk perception and environmental moral obligation. Although social influence did not moderate the relationship between environmental moral obligation and PETBI, based on the results of the fsQCA, it can positively influence PETBI. These findings provide valuable insights for the tourism industry in China and other countries, enabling them to develop effective strategies to address risk communication and perception of the pandemic and promote pro-environmental travel behavior. Furthermore, the study offers theoretical and managerial implications for scholars and practitioners alike.

3. Global change research needs international collaboration

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166054

Abstract

Tackling the grand challenges of global climate change for the sustainability of ecological and societal systems requires data and expertise from Russia, the world’s largest country that has the longest Arctic shoreline and the largest forest biome, peatland and permafrost zones. Academic relations and scientific collaborations with Russian scholars and institutions must continue despite the ensuing geopolitical crisis since 2022.

4. Exploration of the long-term performance-oriented incentive mechanism for balancing environmental and economic policies

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 138870

Abstract

In the implementation process of economic and environmental policy, a key concerned problem is the inability of some local officials to faithfully implement environmental policies made by the central government in China, as well as many other developing countries. In this paper, a multitask principal-agent model is established to make a comprehensive comparison on the role that the current incentive mechanism (CIM) and the long-term performance-oriented incentive mechanism (LTPOIM) play in policy implementation. In addition, both the incentive effect and the choice of incentive intensity in the LTPOIM are investigated. The results provide the insight that local officials may trade off the efforts of environment protection for economic growth in the CIM.

However, local officials are incentivized to allocate higher efforts toward the implementation of environmental policies (IENP) to strengthen environment protection, or invest higher efforts toward IENP and the implementation of economic policies (IECP) to pursue the win-win situation for economy and environment in the LTPOIM. Besides, the chance of distributing higher efforts toward IENP and IECP in the case of complement tasks is higher than that in the case of substitute tasks. The optimal incentive intensities of long-term performance in the case of complement tasks are higher than those in the case of substitute tasks.

5. Contrasting effects of clean air actions on surface ozone concentrations in different regions over Beijing from May to September 2013-2020

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166182

Abstract

Due to the nonlinear impacts of meteorology and precursors, the response of ozone (O3) trends to emission changes is very complex over different regions in megacity Beijing. Based on long-term in-situ observations at 35 air quality sites (four categories, i.e., urban, traffic, northern suburban and southern suburban sites) and satellite data, spatiotemporal variability of O3, gaseous precursors, and O3-VOCs-NOx sensitivity were explored through multiple metrics during the warm season from 2013 to 2020. Additionally, the contribution of meteorology and emissions to O3 was separated by a machine-learning-based de-weathered method.

The annual averaged MDA8 O3 and O3 increased by 3.7 and 2.9 μg/m3/yr, respectively, with the highest at traffic sites and the lowest in northern suburb, and the rate of Ox (O3 + NO2) was 0.2 μg/m3/yr with the highest in southern suburb, although NO2 declined strongly and HCHO decreased slightly. However, the increment of O3 and Ox in the daytime exhibited decreasing trends to some extent. Additionally, NOx abatements weakened O3 loss through less NO titration, which drove narrowing differences in urban-suburban O3 and Ox. Due to larger decrease of NO2 in urban region and HCHO in northern suburb, the extent of VOCs-limited regime fluctuated over Beijing and northern suburb gradually shifted to transition or NOx-limited regime.

Compared with the directly observed trends, the increasing rate of de-weathered O3 was lower, which was attributed to favorable meteorological conditions for O3 generation after 2017, especially in June (the most polluted month); whereas the de-weathered Ox declined except in southern suburb. Overall, clean air actions were effective in reducing the atmospheric oxidation capacity in urban and northern suburban regions, weakening local photochemical production over Beijing and suppressing O3 deterioration in northern suburb. Strengthening VOCs control and keeping NOx abatement, especially in June, will be vital to reverse O3 increase trend in Beijing.

6. Trade-induced land-use transitions and greenhouse gas emissions: The case of the EU-Mercosur free-trade agreement

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139327

Abstract

Currently, land use change (LUC) accounts for approximately 18.8% of all greenhouse gas (GHG) emissions globally, and up to 66% and 70% in Brazil and Paraguay respectively. However, owing to measurement difficulties, examining the effects of changing trade patterns is often overlooked in studies. This study aims to investigate the induced effects of LUC and their consequences concerning GHG emissions for the EU-Mercosur free trade agreement.

A multi-regional computable general equilibrium (CGE) model with an explicit land module is used to simulate the effects of the free trade agreement. GHG emissions are calculated for LUC, fossil energy CO2, and non-CO2 emissions to capture a wide range of sources and reveal their relative contributions. The study finds that as a more extensive liberalization scheme is implemented, the majority of global GHG emissions change are driven by LUC, consisting up to 89.9% of the total increase. These findings align with previous studies. Nonetheless, we argue that for Latin America, where LUC and deforestation are historical problems, careful consideration of LUC and agriculture GHG sources is necessary to address the potential environmental impacts of trade agreements.

7. Improving food security and farmland carbon sequestration in China through enhanced rock weathering: Field evidence and potential assessment in different humid regions

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166118

Abstract

Enhanced rock weathering (ERW) in farmland is an emerging carbon dioxide removal technology with crushed silicate rocks for soil improvement. However, due to climatic variability and field data limitations, uncertainties remain regarding the influence of ERW on food security and soil carbon pools in temperate regions. This study focused to evaluate the crop productivity and carbon sequestration potential of farmland ERW in China by conducting field monitoring in different humid regions and ERW performance model. Additionally, the contribution of climate, soil, and management factors to ERW-mediated yield and carbon sequestration changes was explored using random forest and correlation networks. Field monitoring indicated that farmland ERW significantly improved crop yield in humid region (13.5 ± 5.2 %), along with notable improvements in soil pH and available nutrients. Precipitation (10.4–16.7 %) and soil pH (9.7–16.8 %) had the highest contribution on ERW mediated yield and carbon sequestration changes, but the contribution of management factors (24–26.2 %), especially N input (2.7–7.0 %), should not be disregarded.

The model evaluation demonstrated that the carbon sequestration rate of farmland ERW in China can reach 0.28–0.40 Gt yr−1, thereby presenting an opportunity to expand and accelerate the nationally determined contributions of China. The mean sequestration cost of farmland ERW was 633 ± 161 CNY ¥ t-CO2−1, which was an attractive sequestration price considering the positive benefits of rock powder on soil pH and nutrients. Deploying ERW in acidified and mineral nutrient deficient regions was able to serve as an alternative to lime and part chemical fertilizers to improve yield and maximize agricultural sustainability and resource co-benefits. Farmland ERW also has the potential to resource silicate waste to assist traditional, difficult-to-decarbonize industries to reduce carbon emissions. As a result, a comprehensive assessment of existing artificial silicate waste materials could further expand the application of farmland ERW.

8. Does the impact of financial development reinforce sustainability ecological footprint? Fresh evidence from middle and high-income economies

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139573

Abstract

In this age of globalization, every country tries to achieve sustainable growth by handling environmental challenges. In the last few decades, massive human activities have been fulfilled by destroying natural resources, and ecological footprint is an excellent way to assess it. Thus, the present study delves into the role of financial development and ecological footprint by controlling urbanization, export diversification, and industrialization. A selected dataset covering 1990 to 2020, containing 43 middle income and 45 high income countries, has been compiled due to data availability.

The empirical outcomes were deduced using the Panel Quantile Regression due to outliers and non-normality in the data set. The results demonstrate that financial development suggests the inverted U-shaped curve to determine the ecological footprint in the 25th and 50th quantiles. It shows that a sophisticated financial development declines ecological footprint. Further analysis explores that in middle income countries, only China and higher income countries, Australia, Denmark, Italy, Germany, Japan, France, Korea(R), Netherlands, Luxembourg, Singapore, Switzerland, Spain, the United Kingdom, and the United States have achieved higher financial development, which started declining their ecological footprint. In addition, Industrialization increases the ecological footprint, while export diversification and urbanization have mixed effects across quantiles and countries. This study suggests that the remaining countries should focus on improving their financial development sector to reduce their ecological footprint.

9. A new approach to circularity assessment for a sustainable water sector: Accounting for environmental functional flows and losses

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166520

Abstract

Resource recovery solutions can reduce the water sector’s resource use intensity. With many such solutions being proposed, an assessment method for effective decision-making is needed. The water sector predominantly deals with biogeochemical resources (e.g., nitrogen) that are different from technical resources (e.g., industrial coagulants) in three ways: (1) they move through the environment in natural cycles; (2) they fulfil different human and environmental functions; and (3) they are subject to substantial environmental losses.

Whilst several circularity assessment methods exist for technical resources, biogeochemical resources have received less attention. To address this, a well-established material circularity indicator (MCI) method is modified. This is done by redefining the terms: restoration, regeneration, and linear flows to create a new circularity assessment approach. The new approach is demonstrated in a real-life case study involving treated wastewater (TW) fertigation. The new approach reveals that using the original MCI method underestimates the circularity of resource recovery solutions involving biogeochemical resources.

This is because, in the original MCI method, only the flows that are reused/recycled for human functions can be considered circular, whereas, in the new approach, one also considers flows such as N2 emission and groundwater infiltration as circular flows. Even though these may not be reuse/recycle type flows, they still contribute towards future resource availability and, thus, towards sustainability. The modified assessment method shows that TW fertigation can significantly improve nitrogen and water circularity. However, careful planning of the fertigation schedule is essential since increasing fertigation frequency leads to lower water but higher nitrogen circularity. Additionally, collecting drainage water for reuse can improve nitrogen circularity. In conclusion, using the modified MCI approach, circularity can be assessed in a manner that is better aligned with sustainability.

10. Carbon pricing and firms’ GHG emissions: Firm-level empirical evidence from East Asia

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139504

Abstract

This study investigates the impacts of carbon pricing policies on firms’ greenhouse gas (GHG) emissions. We include two carbon pricing policies: carbon tax and emission trading scheme (ETS) at national and sub-national (province) levels, measured as policy existence (binary variable) and carbon price (continuous variable). Firms’ GHG emissions are measured as total emissions and emission intensity. Using unique recent firm-level data from 2010 to 2021 from three East Asia countries (Japan, the Republic of Korea (ROK), and the People’s Republic of China (PRC)), we obtain the following key findings. First, the national carbon pricing policy significantly reduced firms’ GHG emissions and GHG emission intensity in Japan and the ROK.

The greater the carbon price, the greater the impact. Second, the subnational carbon pricing policies implemented in two provinces of Japan (Saitama and Tokyo) decreased firms’ GHG emissions. Third, heavy industry sectors such as energy, utilities, and industrials experienced a substantial decrease in GHG emission intensity due to the carbon pricing policy. Finally, our main results are robust to different model specifications and various measures of firms’ GHG emissions.

Although literature studying the ex-post impact of carbon pricing on emissions at country and sector-level is abundant, this paper contributes to the existing literature providing empirical evidence of the impact of carbon pricing policies on firms’ emissions using firm-level data, which is highly limited especially in Asia.

11. Global, regional, and national burden of asbestosis from 1990 to 2019 and the implications for prevention and control

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166346

Abstract

Background

Asbestosis is a common pneumoconiosis caused by long-term asbestos exposure. Analysis of the burden of asbestosis would help in creating informed public health strategies.

Methods

Data on asbestosis were analyzed using the Global Burden of Disease study 2019. The estimated annual percentage change (EAPC) was calculated to demonstrate temporal trends in the age-standardized rate (ASR) of asbestosis from 1990 to 2019.

Results

Globally, 36,339 incident cases of asbestosis, led to 3572 deaths and 71,225 disability adjusted life years (DALYs) in 2019. During 1990–2019, the overall ASRs of incidence and DALYs declined by an annual average of 0.29 % and 0.27 %, with the respective EAPCs being −0.29 (95 % confidence interval [CI]: −0.43, −0.14) and −0.27 (95%CI: −0.53, −0.01). The ASRs of mortality increased with EAPC of 0.65 (95%CI: 0.34, 0.96). Trends in incidence and prevalence rose in females, but declined in males. The asbestosis burden was heterogeneous across regions and countries. The heaviest burden of asbestosis was observed in the United States, India, and China. Trends in ASRs of asbestosis varied across countries/territories. Pronounced increasing trends in incidence and prevalence occurred in Georgia, Iran, and Croatia.

Conclusions

Decreasing incident trend of asbestosis was observed globally over the past three decades. However, the ongoing asbestosis burden highlighted that asbestosis remained a challenge to public health, and cost-effective measures were required to reduce the asbestosis burden.

12. “I’ll take the easiest option please”. Carbon reduction preferences of the public

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139398

Abstract

The depth and breadth of the climate crisis is well known, all sectors, industry, government and the individual have the potential to reduce emissions to slow or stop catastrophic climate change. To determine and evaluate the (revealed) preferences of the public in reducing their personal carbon emissions, a conjoint analysis survey, using the PAPRIKA (Potentially All Pairwise RanKings of all possible Alternatives) method, was distributed to the public in a city in the south of England (Southampton). Knowledge of the deep-seated preferences of the public makes a fundamental contribution to future climate actions because it enables publicly acceptable system change to be developed.

Results showed the public were unwilling to make large-scale lifestyle changes, even if they would cause large emission reductions. There was a clear preference for making relatively easy, convenient changes to behaviour rather than making more difficult personal lifestyle changes involving diet and transportation. A significant value-action gap is evident, with the public showing high awareness of the seriousness of climate change but showing an unwillingness to make deep cuts to their personal emissions.

Demography and personal factors had a relatively low influence over preferences with trends generally staying the same across demographic groups, aside from income brackets. Participants believed that reductions in emissions should come from a ‘group effort’ from all levels of government, business, environmental groups and individuals. Few participants placed themselves as individual drivers of carbon emission reduction. In order to reduce emissions some form of intervention needs to be made, as the public are not personally willing to make large-scale reductions in carbon emissions, regardless of their environmental awareness or demography.

13. Associations of PM2.5 composition and green space with metabolic syndrome in a Chinese essential hypertensive population

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140243

Abstract

Background

Metabolic syndrome (MetS) has emerged as a significant global public health concern. While environmental factors, including PM2.5, have been identified as important risk factors for MetS in the general population, limited studies have investigated their impact on individuals with essential hypertension. Therefore, our study aims to explore the relationship between PM2.5 composition, green space, and their combined effects on MetS among a Chinese essential hypertensive population.

Method

A total of 20,131 participants diagnosed with essential hypertension from 10 provinces in China were included in this study. Individual level exposure to various environmental factors (including PM2.5, PM2.5 composition, green space and temperature) were evaluated using spatiotemporal models based on satellites data. Participants were defined as MetS according to the definition issued by the International Diabetes Federation. Generalized additive mixed models were used to analyze the individual air pollutants, green space and their interaction on MetS.

Result

The prevalence of MetS in this population was 44.33%. The adjusted odd ratio (OR) of MetS, with each one unit increase in SO42−, BC and NO3− were 1.077 (1.049, 1.106), 1.126 (1.077, 1.177) and 0.977 (0.958, 0.996) respectively. Additionally, each unit increase of the Normalized Difference Vegetation Index (NDVI) was associated with a decreased risk of MetS (OR: 0.988, 95% CI: 0.984–0.993). In particular, green space was found to mitigate the adverse impacts of PM2.5 on MetS (OR: 0.988, 95% CI: 0.984–0.993).

Conclusion

Our results suggested that there was a positive association between PM2.5 and its composition (SO42−, BC) with MetS in the essential hypertensive population, while green space might play a protective role. Moreover, green space could effectively weaken the positive relationship between air pollutants and MetS, especially in males and participants younger than 60 years old.

14. Linking perception and reality: Climate-sustainability perception and carbon footprints in the Nordic countries

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139750

Abstractq

Nordic countries are often recognized as leaders in climate-sustainability. A potential dissonance exists, however, between this perception and the measured sustainability of their lifestyles. In global terms, they are highly affluent countries spreading their climate impact beyond their borders by importing a large share of the energy and resources used by their residents. In this research, we focus on the potential dissonance between the self-perceived climate-sustainability of the lifestyles in the Nordic countries and the actual consumption-based carbon footprints (CBCF), estimated through a survey-based CBCF calculator with ∼8000 respondents across Sweden, Norway, Denmark, Finland and Iceland.

Using bivariate and regression analysis, the study found that across all levels of climate-sustainability perception the CBCF the respondents ranged from 6.3 to 11.3 tCO2-eq/capita, representing a significant difference (79%) between the highest emitting (very low perception) and lowest emitting groups (high perception). A general negative correlation between elevated levels of climate-sustainability perception and CBCF was found, predominantly in the areas of diet, vehicle possession, and consumption of goods and services. Intriguingly, a counterintuitive increase in CBCF at extremely high levels of climate-sustainability perception was seen. Additional factors that contribute to higher climate-sustainability perception are explored, such as age, climate literacy, and pro-climate attitude (PCA).

Conversely, individuals with high incomes or belonging to households with children display lower levels of climate-sustainability perception. Across all perception groups, however, the results confront the perception of the Nordics as climate leaders as Nordic CBCFs were still far above the average CBCF for the lowest global 50% of Earth’s population and were far above (∼2–4x) suggested 2030 targets to remain below 1.5 °C warming. The findings of this study serve as an invaluable resource for policymakers aiming to align public perception with effective sustainability measures, thereby assisting in reducing CBCF and achieving global climate goals.

15. Global value chains participation and trade-embodied net carbon exports in group of seven and emerging seven countries

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119027

Abstract

A vast literature has examined the empirical link between gross exports and total carbon emissions for different country groups. However, countries’ increasing participation in global value chains (GVCs) challenges this traditional approach since the gross measures neglect trade-embodied carbon emissions and intermediates-driven value-added trade.

Therefore, this study scrutinizes how backward participation (foreign contents in domestic exports) and forward participation (domestic contents in foreign exports) in GVCs affect per capita net exports of trade-embodied carbon dioxide emissions. The study adopts input-output accounting and value-added decomposition framework for Group of Seven (G7) and Emerging Seven (E7) countries over the 1995–2018 period. (i) Pre-estimation analyses reveal that the net carbon importer G7 group had a comparative advantage in high-tech exports and a lower export product concentration level, while the net carbon exporter E7 group had a comparative advantage in resource-intensive exports and a higher export product concentration level, albeit significant within-group heterogeneities. (ii) The augmented mean group estimates reveal that increasing backward participation raises net carbon exports for both G7 and E7.

The forward participation-net carbon exports nexus is negative for G7 but positive for E7. (iii) While economic growth reduces net carbon exports in both groups, the effects of comparative advantages in resource-intensive and high-tech exports differ. Practitioners should be aware of the GVCs-driven carbon circle when assessing decarbonization performances and obligations of countries.

16. China’s CO2 emissions: An innovative framework for analyzing carbon reduction in sustainable tourism under the guidance of the United Nations’ sustainable development goals

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139752

Abstract

Currently, insufficient attention has been given to reducing tourism’s carbon dioxide (CO2) emissions (TCEs). Therefore, here, taking China as a case, we analyzed tourism’s carbon reduction and sustainability by developing an innovative framework that incorporates social network analysis and the logarithmic mean Divisia index under the guidance of the United Nations’ Sustainable Development Goals. The results showed that the TCEs exhibited an overall growth trend. East China had the highest share. West China exceeded central China after 2014. Structurally, tourism transportation was the largest emitter (more than 80%).

The TCEs’ spatial network was increasingly stable. Especially, the developed regions such as Jiangsu, Shanghai, Beijing, Tianjin, and Zhejiang were the centers of the network. So, these should be the key areas for CO2 reduction. Tourist scale was the main driver with a contribution of 165%. Tourism consumption (35%) and sectoral structure (3%) followed it. Inversely, energy intensity was the most important inhibiting factor (−85%), and spatial distribution structure (−18%) followed it. Therefore, it can be concluded that the new analytical framework can be effectively and successfully applied in China. And, some reasonable, low-carbon, or sustainable development countermeasures can be proposed for China’s tourism.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1.The surface urban heat island effect decreases bird diversity in Chinese cities

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166200

Abstract

The audiovisual experience of observing birds in cities provides numerous benefits to residents, but their diversity is endangered by urbanization. Although the magnitude of the surface urban heat island effect (hereafter SUHI) has grown in recent years, its impact on bird diversity has not been adequately investigated. Here, we calculate the SUHI in 336 Chinese cities and we document the implications of the SUHI for avian species richness and functional diversity during the 2001, 2011, and 2019 breeding and non-breeding seasons.

We predict that the SUHI will result in greater species richness and functional diversity in urban areas during the non-breeding season, especially for cities located within colder regions of China where the SUHI is more likely to relax thermoregulatory costs and reduce the propensity of some species to migrate. We predict that the SUHI will result in decreased species richness and functional diversity during the breeding season due to increased physiological stress, especially for cities located within warmer regions of China. Our findings showed that the SUHI was associated with lower species richness and lower functional diversity of birds in urban areas compared to suburban areas during both the breeding and non-breeding seasons. These results suggest that the SUHI induced birds to avoid urban areas or to move to cooler suburban areas during both the breeding and non-breeding seasons. This effect persisted irrespective of a city’s size or geographical location. Our findings suggest that the SUHI is degrading bird diversity in Chinese cities.

2. Implementation of anaerobic digestion for valorizing the organic fraction of municipal solid waste in developing countries: Technical insights from a systematic review

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 118993

Abstract

Anaerobic digestion (AD) as a waste management strategy for the organic fraction of municipal waste (OFMSW) has received attention in developed countries for several decades, leading to the development of large-scale plants. In contrast, AD of OFMSW has only recently drawn attention in developing countries. This systematic review was carried out to investigate the implementation of AD to treat the OFMSW in developing countries, focusing on assessing pilot and full-scale AD plants reported in the last ten years. Studies that met the selection criteria were analyzed and data regarding operating parameters, feedstock characteristics, and biogas, digestate, and energy production were extracted.

As outlined in this systematic review, AD plants located in developing countries are mostly one-stage mesophilic systems that treat OFMSW via mono-digestion, almost exclusively with the aim of producing electrical energy. Based on the analysis done throughout this systematic review, it was noted that there is a large difference in the maturity level of AD systems between developing and developed countries, mainly due to the economic capacity of developed countries to invest in sustainable waste management systems.

However, the number of AD plants reported in scientific papers is significantly lower than the number of installed AD systems. Research articles regarding large-scale implementation of AD to treat OFMSW in developed countries were analyzed and compared with developing countries. This comparison identified practices used in plants in developed countries that could be utilized in the large-scale implementation and success of AD in developing countries.

These practices include exploiting potential products with high market-values, forming partnerships with local industries to use industrial wastes as co-substrates, and exploring different biological and physical pretreatment technologies. Additionally, the analysis of capital and operational costs of AD plants showed that costs tend to be higher for developing countries due to their need to import of materials and equipment from developed countries. Technical, economical, and political challenges for the implementation of AD at a large-scale in developing countries are highlighted.

3. Does size matter? Modelling the cooling effect of green infrastructures in a megacity during a heat wave

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 165966

Abstract

The vulnerability of urban ecosystems to global climate change becomes a key issue in research and political agendas. Urban green infrastructures (UGIs) are widely considered as a nature-based solution to mitigate climate change and adapt to local urban climate anomalies in cities. However, UGI-induced cooling effect depends on the size, location and geometry of green spaces, and such dependencies remain overlooked.

This research aimed to investigate the cooling effect of UGIs of different size under extreme conditions of 2021 summer heat wave for the case of Moscow megacity (Russia) using a numerical mesoclimatic model COSMO. UGIs objects were assigned to one of the four size categories (S, M, L and XL) based on their area. Their cooling effects at the local, non-local and city scales were evaluated based on comparison between the model outcomes for the realistic land cover and simulations for which UGI of a particular size category were replaced by the built-up areas typical for their surroundings.

The highest cooling effect was observed for XL size UGIs, which reduced the local heat-wave-averaged air temperatures by up to 3.4 °C, whereas for the S size UGIs it did not exceed 2 °C. The cooling effectiveness for XL category was higher than for S category by 23 % inside the green spaces (locally), by 40–90 % in the buffer zones around the green space (non-locally) and by 35 % for the whole city.

More effective cooling of large UGIs is partially explained by their stronger park breeze effect, i.e., impact on the airflow increasing the divergence over green spaces. However, when standardized to the population affected by cooling, the M size UGIs made the strongest contribution to the thermal environment where people live and work. The stronger non-local cooling induced by the largest UGI objects cannot compensate for their remoteness from the built environment.

4. Pay-as-you-throw tariff and sustainable urban waste management: An empirical analysis of relevant effects

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119211

Abstract

Sustainable waste management presents a critical global challenge, necessitating the development of strategies for waste reduction and enhanced recycling. This study explores the impact of pay-as-you-throw tariffs (PAYTT) on promoting sustainable urban waste management. Propensity score matching was employed to analyse data from 7583 Italian municipalities. The study assesses the effects of PAYTT on both total and unsorted urban waste and evaluates their influence on the quantity and quality of separate waste collection.

The findings indicate that the implementation of PAYTT effectively aligns with EU waste hierarchy policies. Municipalities adopting PAYTT experience reduced total and unsorted waste generation, along with improved quantity and quality of separate waste collections. Consequently, PAYTT holds significant potential for widespread application throughout the EU, contributing to enhanced separate waste collection efforts.

5. Techno-economic analysis of electricity generation from household sewage sludge in different regions of Nigeria

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166554

Abstract

Waste management has been a chronic environmental challenge in Nigeria, coupled with declining economic performance due to energy crises. This study was designed to estimate electricity potential of sewage sludge to meet the 2030 Renewable Energy target. However, there was a need to fill the gap in data related to wastewater management in Nigeria. The wastewater and sludge generated from households were evaluated based on data on population, access to water, and coverage of sewer networks. Consequently, the technical and economic feasibility of electricity generation was assessed using Anaerobic Digestion (AD)1 and Incineration (INC)2 scenarios.

The core results found that North Central had the highest potential for wastewater generation (142.8–403.6 billion litres/yr) and collection (8.3–37.5 billion litres/yr) over 20 years. However, the South East had the highest average sewer collection rate of 9.08 %. The AD technology was the most technically viable, with a maximum generation of 6.8 GWh/yr in the North Central. In comparison, the INC outperformed AD in most of the financial viability indicators considered viz-a-viz: Life Cycle Cost (LCC),3 Net Present Value (NPV),4 Pay Back Period (PBP),5 Internal Rate of Return (IRR),6 Levelized Cost of Energy (LCOE).7 The AD had a higher NPV of 16.3–69.58 million USD and a shorter PBP of about 4 years. The INC had a lower LCC of 0.1–0.34 million USD, LCOE of 0.046–0.094 USD/kWh, and a higher IRR of 19.3–25 %. Additionally, the sensitivity of NPV and INC to changes in economic factors would be noteworthy for investors and policymakers. Ultimately, the choice of technology should reflect the fiscal goal and priorities of a project.

6. The impact of urbanization on ecosystem services: Both time and space are important to identify driving forces

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119161

Abstract

Rapid urbanization is one of the key factors in threatening regional ecological security and undermining human well-being. Understanding of the impacts of urbanization on ecosystem services (ESs) could provide comprehensive information for policy making to support ecological governance. In this study, the spatial and temporal distributions of four ESs, namely water yield (WY), soil conservation (SC), nitrogen export (NE), and habitat quality (HQ), and four factors of urbanization, namely construction land percentage, economic density, population density, and nighttime lighting, were analyzed in the Xiangjiang River Basin (XJRB) from 1990 to 2020.

The impacts of urbanization on ESs at the sub-watershed and county level were investigated using the space-for-time and change-over-time methods. The results showed that: (1) WY, SC, and NE fluctuated throughout the study period, while HQ significantly decreased and urbanization factors significantly increased. (2) Each urbanization factor had a significant influence on the spatial heterogeneity of ESs, with the contribution at the county level being 2.88%–56.11% higher than that at the sub-watershed level. Moreover, there were enhanced interactions between factors in general, although spatial heterogeneity effects on NE and HQ were weaker at the county level. (3) Urbanization and ESs had a significant nonlinear relationship, and there was a threshold of relationship change between them, with the impact of urbanization on ESs showing evident spatial heterogeneity in terms of both the driving direction and intensity of change over time. (4) The change-over-time method identified 1992–1995 and 2008–2013 as key periods of change in the relationship between urbanization and ESs in the XJRB, and the method had the advantage of revealing the spatial heterogeneity of the effects of driving factors. These findings provide a reference for decision making related to urban planning.

7. Dimethylsiloxanes in dust from nine indoor microenvironments of Henan Province: Occurrence and human exposure assessment

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166546

Abstract

Dimethylsiloxanes (MSs) are widely used in daily life and industry, with indoors being the main release site. Detecting the levels of MSs in indoor dust is essential for assessing the risks of human exposure. In this study, the content of MSs (D3–D8 and L3–L16) was quantified in indoor dust samples from nine microenvironments of Henan Province. The detection frequency of the targets ranged from 5.00 % to 100 %. The sum concentration of dimethylsiloxanes (TSi) was in a range of 463–3.32 × 104 ng·g−1 (median: 1.92 × 103 ng·g−1). The sum concentration of linear dimethylsiloxanes (TLSi) from all microenvironments was higher than the sum concentration of cyclic dimethylsiloxanes (TCSi), which was consistent with previously reported results. D7 and D8 were the main cyclic dimethylsiloxane, which had similar sources based on Spearman correlation analysis (p < 0.001).

Moreover, D8 was detected with high levels in indoor dust for the first time, which warrants further exploration. L8–L16 were the main linear dimethylsiloxanes, which may have been due to their widespread use in electronic equipment and office equipment. The Spearman analysis found that total organic carbon (TOC) in indoor dust had weak effect on MSs. Additionally, relatively high MS levels were recorded in high people-flow working microenvironments. Accordingly, the exposure doses of MSs via indoor dust intake were estimated for different age groups using the model of worst-case exposure and median concentration. Toddlers had the highest EDIs (95th percentile concentration, 90.7 ng·kg−1-bw·d−1) to MSs.

8. High-carbon expansion or low-carbon intensive and mixed land-use? Recent observations from megacities in developing countries: A case study of Shanghai, China

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119294

Abstract

Cities have become significant sources of greenhouse gas emissions. Effective land management may be the solution to carbon neutrality targets for megacities with limited land resources. This paper takes Shanghai as a case study to investigate the regional land use dynamics and its impact on carbon emissions following the implementation of land conservation and intensive use policy. During 2010–2020, the land use pattern in Shanghai changed from the previous urban land expansion to a combination of industrial land reduction and woodland expansion.

Meanwhile, the area proportion of land-use mixture grids increased from 90.50% to 92.28% with the spatial pattern of mixed types also changing. Furthermore, the notable land-use mixture does not necessarily lead to carbon emission reduction, but it can reduce carbon emission hotspots in industrial agglomerations by promoting the mixed use of industrial land and other land use types. However, megacities cannot achieve carbon balance through land use management alone. Due to the increasing carbon emission density of hybrid industrial land, the joint implementation of a land conservation and intensive use strategy with industrial and energy structure adjustments may be an effective way forward.

9. High temperatures and urban entrepreneurship levels: Evidence from China

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166636

Abstract

This paper performed as a frontier try to investigate the effect of high temperatures on entrepreneurship, assessed from an urban perspective. This paper estimated the impact of high temperatures on urban entrepreneurship levels using data from 281 prefecture cities in China, during the period 2000–2017. This paper found that a single day with a temperature of above 30 °C led to a decrease of 0.47 % in urban entrepreneurship levels, compared with a single day recording comfortable temperatures. Following a series of robustness tests, the results were found to be significant.

Next, this paper conducted a series of heterogeneity analyses and discovered that cities with advanced industrial structures, larger sizes and more essential hierarchies were less affected by high temperatures. Finally, this paper further analyzed the potential influence mechanisms of high temperatures on entrepreneurship. This paper found that high temperature affects urban entrepreneurship levels by worsening the entrepreneurial environment, especially by reducing human capital, hindering innovation, decreasing the financial support available to enterprises, and hindering economic development. The results of our study have thus enriched the literature on entrepreneurship by exploring the impact of climate change on entrepreneurship.

10. Suspect and non-target screening of semi-volatile emerging contaminants in indoor dust from Danish kindergartens

Chemosphere, Volume 345, December 2023, 140451

Abstract

Indoor dust is a sink of hundreds of organic chemicals, and humans may potentially be exposed to these via indoor activities. This study investigated potentially harmful semi-volatile organic contaminants in indoor dust from Danish kindergartens using suspect and non-target screening on gas chromatography (GC)-Orbitrap, supported by target analyses using GC-low resolution mass spectrometry (LRMS). A suspect list of 41 chemicals with one or more toxicological endpoints, i.e. endocrine disruption, carcinogenicity, neurotoxicity and allergenicity, known or suspected to be present in indoor dust, was established including phthalate and non-phthalate plasticizers, flame retardants, bisphenols, biocides, UV filters and other plastic additives. Of these, 29 contaminants were detected in the indoor dust samples, also including several compounds that had been banned or restricted for years. In addition, 22 chemicals were tentatively identified via non-target screening. Several chemicals have not previously been detected in Danish indoor dust. Most of the detected chemicals are known to be potentially harmful for human health while hazard assessment of the remaining compounds indicated limited risks to human. However, children were not specifically considered in this hazard assessment.

11. Understanding the impact of heatwave on urban heat in greater Sydney: Temporal surface energy budget change with land types

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166374

Abstract

The impact of heatwaves (HWs) on urban heat island (UHI) is a contentious topic with contradictory research findings. A comprehensive understanding of the response of urban and rural areas to HWs, considering the underlying cause of surface energy budget changes, remains elusive. This study attempts to address this gap by investigating a 2020 HW event in the Greater Sydney Area using the Advanced Weather Research and Forecasting (WRF) model with 250-m high resolution.

Findings indicate that the HW intensifies the nighttime surface UHI by approximately 4 °C. An analysis of surface energy budgets reveals that urban areas store more heat during the HW due to receiving more solar radiation and less evapotranspiration compared to rural areas. The maximum heat storage flux in urban during the HW can be around 200 W/m2 higher than that during post-HW. The stored heat is released at nightime, raising the air temperature in the urban areas. Forests and savannas have relatively lower storage heat fluxes due to high transpiration and albedo, and the maximum heat storage flux is only around 50 W/m2 higher than that during post-HW. In contrast, a negative synergistic effect is detected between the 2-m UHI and HW.

This may be because other meteorological conditions including wind have substantial impacts on the air temperature pattern. The strong hot and dry winds coming from the west resulted in a higher air temperature in the western urban district, and intra-city disparities are higher. Meanwhile, the western forest area also experiences higher temperatures due to the westward winds. In addition, changes in wind direction alter the temperature distribution in the northern rural region. The findings of the present study may provide some insights into urban heat mitigation during HW.

12. Organophosphate esters (OPEs) and novel brominated flame retardants (NBFRs) in indoor dust: A systematic review on concentration, spatial distribution, sources, and human exposure

Chemosphere, Volume 345, December 2023, 140560

Abstract

In recent years, the indoor exposure of organophosphate esters (OPEs) and novel brominated flame retardants (NBFRs) has received widespread attention worldwide. Using published data on 6 OPEs in 23 countries (n = 1437) and 2 NBFRs in 18 countries (n = 826) in indoor dust, this study systematically reviewed the concentrations, spatial distribution, sources and exposure risk of 8 flame retardants (FRs) worldwide.

Tris(chloroisopropyl)phosphate (TCIPP) is the predominant FR with a median concentration of 1050 ng g−1 ΣCl-OPEs are significantly higher than Σnon-Cl-OPEs (p < 0.05). ΣOPEs in indoor dust from industrially-developed countries are higher than those from the countries lacking industrial development. Household appliances, electronics and plastic products are the main sources of non-Cl-OPEs and NBFRs, while interior decorations and materials contribute abundant Cl-OPEs in indoor dust. The mean hazard index (HI) of TCIPP for children is greater than 1, possibly posing non-cancer risk for children in some countries. The median ILCRs for 3 carcinogenic OPEs are all less than 10−6, suggesting no cancer risk induced by these compounds for both adults and children. This review helps to understand the composition, spatial pattern and human exposure risk of OPEs and NBFRs in indoor dust worldwide.

13. The air and dust invisible mycobiome of urban domestic environments

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166228

Abstract

Air and dust harbor a dynamic fungal biome that interacts with residential environment inhabitants usually with negative implications for human health. Fungal air and dust synthesis were investigated in houses across the Athens Metropolitan area. Active and passive culture dependent methods were employed to sample airborne and dustborne fungi for two sampling periods, one in winter and the other in summer.

A core mycobiome was revealed both in air and dust constituted of the dominant Penicillium, Cladosporium, Aspergillus, Alternaria and yeasts and accompanied by several common and rare components. Penicillium and Aspergillus diversity included 22 cosmopolitan species, except the rarely found Penicillium citreonigrum, P. corylophilum, P. pagulum and Talaromyces albobiverticillius which are reported for the first time from Greece. Fungal concentrations were significantly higher during summer for both air and dust. Excessive levels of inhalable aerosol constituted mainly by certain Penicillium species were associated with indoor emission sources as these species are household molds related to food commodities rot. The ambient air fungal profile is a determinant factor of indoor fungal aerosol which subsequently shapes dustborne mycobiota. Indoor fungi can be useful bioindicators for indoor environment quality and at the same time provide insight to indoor fungal ecology.

14. Risk assessment of a Brazilian urban population due to the exposure to pyrethroid insecticides during the COVID-19 pandemic using wastewater-based epidemiology

Chemosphere, Volume 345, December 2023, 140526

Abstract

Pyrethroids are synthetic insecticides commonly used in agriculture and homes due to their low toxicity to mammals and effectiveness at low doses. However, exposure to pyrethroids can cause various symptoms, depending on the route of exposure. To measure human exposure to pyrethroids, researchers used wastewater-based epidemiology (WBE) with polar organic chemical integrative samplers (POCIS) sampling. This approach is a cost-effective and efficient way to assess exposure to pyrethroids.

The study aimed to evaluate the exposure of an urban population in Brazil to pyrethroids during the COVID-19 pandemic using WBE with POCIS sampling. Researchers analyzed 3-phenoxybenzoic acid (3-PBA) in wastewater using passive sampling with POCIS, which was extracted with methanol and analyzed using UPLC-MS/MS. The range of CTWA concentrations of 3-PBA in wastewater was 24.3–298.2 ng L−1, with a mean value of 134 ± 76.5 ng L−1. The values were used to estimate the exposure of the population to pyrethroid insecticides.

Three different conversion factors were applied to determine the range of exposure to at least 20 different pyrethroid insecticides. The exposure values ranged from 18.08 to 1441.49 mg day−1 per 1000 inhabitants. The toxicological risk posed to the exposed population was evaluated by calculating the WBE toxicological level (WBE-TL). Lambda-cyhalothrin was used as a reference for risk assessment, and the WBE-TL values for lambda-cyhalothrin ranged from 0.5 to 8.29 (considering the high CF). We compared mobility trends to 3-PBA exposure during the COVID-19 pandemic. The study highlighted the effectiveness of POCIS sampling in WBE and provided useful information for policymakers and regulatory agencies. POCIS sampling has practical advantages, including analyte pre-concentration, low operational cost, and ease of use. Overall, the study shows the importance of monitoring and understanding the exposure of the population to pyrethroid insecticides, especially during the pandemic when people may be spending more time at home.

15. Characterizing microplastics in urban runoff: A multi-land use assessment with a focus on 1–125 μm size particles

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166685

Abstract

Urban areas play a significant role in generating microplastics (MPs) through increased vehicular and human activities, making urban runoff a key source of MP pollution in receiving waterways. The composition of MPs is anticipated to vary with land use; hence, identifying the hotspots of contamination within urban areas is imperative for the targeted interventions to reduce MPs at their sources. This study collected one-liter stormwater runoffs from three different land uses as sheet flow during two storm events to quantify the MPs and identify the polymers transported from land-based sources. The analytical method included a combination of Fourier transform infrared spectrometer, Raman microscope, and Nile red staining techniques.

This study analyzed the broad spectrum of MPs, i.e., 1 –5 mm, and tire wear and bitumen particles, considered the two major research gaps in stormwater studies. The MP concentrations were 67.7 ± 11.3 ‐ in commercial, 23 ± 10.3 ‐ in residential, and 168.7 ± 37.1 ‐ in highways. The trend of MP concentrations followed an order of highway > commercial > residential with an exclusive presence of polymethylmethacrylate and ethylene-vinyl acetate in highways; cellophane, methylcellulose, polystyrene, polyamide, and polytetrafluorethylene in commercial; and high-density polyethylene in residential areas. The dominant MP morphology consisted of fragments, accounting for 89 % of the identified MPs, followed by 10 % fibers and 1 % films. This study observed a prevalence of MPs sizes <125 constituting 49 % of the total composition. These findings underscore the vital role of land use patterns in shaping MP abundance and reinforce the urgency of implementing effective management strategies to mitigate MP pollution in stormwater runoff.

16. The city within the global: A framework for the simultaneous estimation of city emissions metrics

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139323

Abstract

In line with national targets, sub-national governments – including cities – are introducing targets to reduce the emissions associated with economic activity within or associated with a particular geography. Cities are important drivers of not only emissions but also economic activity and are embedded into complex economic systems which reach beyond their boundaries, which can raise major issues in identifying whether a city is assisting in promoting sustainability across a wider spatial level.

This paper sets out a methodology to downscale global Input Output tables to city-level and use these to calculate production- (territorial) and consumption-based carbon accounts at the city level simultaneously. Illustrating this for the case of Glasgow, Scotland, we show that the city’s territorial emissions are significantly lower than its consumption-based carbon footprint (considering both the Areal and Personal Carbon Footprint), but that both metrics are sensitive to assumptions about the emissions intensity of individual sectors. Our results highlight the importance of data quality and accuracy, and the benefits of local knowledge, rather than the unquestioned use of national metrics.

17. Characteristics of atmospheric black carbon and its wet scavenging in Nanning, South China

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166747

Abstract

Based on in-situ measurement of black carbon (BC) and carbon monoxide (CO), the characteristics of BC emissions and wet scavenging were comprehensively investigated in Nanning, South China. The average annual BC concentration was 1.02 ± 0.53 μg m−3 with higher pollution levels during winter. In winter, a higher net BC/CO (ΔBC/ΔCO) ratio of 3.3 ± 0.3 ng m−3 ppb−1 along with an increased absorption Ångström exponent (AAE) and BC mass from biomass burning (BCbb), indicated a significant contribution of biomass burning to BC emissions. However, emissions from the traffic sector consistently exerted a dominant influence throughout the year.

Cluster analysis of backward trajectories identified three types of air masses with distinct origins. Cluster #1 originated from Guangxi province and its vicinity, intermittently influencing the sampling site throughout the year with varying effects between winter and summer. This air mass brought in clean sea breeze in summer whereas transported a higher proportion of BCbb to the site during wintertime due to local open biomass burning. Cluster #3 primarily arrived in autumn and winter (October–December) from polluted central China, resulting in substantially high BC mass at the site. Cluster #2 coincided with the period (January–March) when extensive surface open biomass burning events occurred in Southeast Asia (SEA) regions.

These BC aerosols in cluster#2 initially rose to higher altitudes above SEA before being regionally transported, but were significantly scavenged by clouds and precipitation during vertical uplift. The remaining BC exhibited a notably lower BC loss rate on relative humidity (RH) of −0.01 ng m−3 ppb−1 %−1 compared to cluster #1 (−0.03) and cluster #3 (−0.06), corresponding to an average BC transport efficiency of 0.85, 0.73, and 0.53, respectively. Nonetheless, air masses in cluster #2 could still transport considerably high BC mass to Nanning due to dry conditions and less wet scavenging along trajectory pathways. These findings provide valuable insights for policymakers and government officials in regulating and mitigating BC pollution in South China.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Persistent thallium enrichment and its high ecological risks developed from historical carbonaceous Hg-Tl mining waste

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166068

Abstract

Thallium (Tl) is a priority pollutant with high biotoxicity and has been of great concern worldwide in recent years. The former Lanmuchang Hg-Tl mining site in southwest China is a hotspot of multiple metal(loid)s pollution that previously caused large-scale chronic Tl poisoning, mainly resulting from carbonaceous Tl-bearing mining waste. However, arable land destroyed by historical mining wastes persists at high ecological risks decades after reclamation, but little is known about the solid phase partitioning and species of Tl during soil formation of underlying mining wastes as potential Tl sources. In this study, a representative reclaimed soil profile (100 cm depth) was selected in the lowlands to explore the geochemical cycling and environmental fate of Tl in mining waste-derived subsoil.

The Inductively Coupled Plasma-Mass Spectrometry (ICP-MS) analysis revealed an unexpected enrichment of Mn (2920–7250 mg/kg) and Tl (205–769 mg/kg) in the mining waste-derived subsoil. Results from BCR sequential extraction, X-ray Photoelectron Spectroscopy (XPS), and Electron Probe Microanalyses (EPMA) indicate that high Tl loading Mn oxide particulates (up to 15,712 ppm Tl) dominate the sequestration of Tl in the subsoil via oxidation-complexation and have a high potential for migration to both topsoil and groundwater. In addition, insights from microbial fossils and Fe-metabolizing bacteria closely related to Tl indicated that Fe (hydr)oxide particulates showing high Tl levels (up to 3865 mg/kg) point to biomineralization.

Detailed mineralogical investigations revealed that hematite-siderite syngenetic particulates could serve as a promising mineralogical proxy for redox oscillations under periodic flooding and recorded the frequent groundwater level fluctuations experienced in the probed profile. Despite the potential for long-term preservation of high Tl loading Fe/Mn (hydr)oxides under HCO3-rich groundwater conditions in karst areas, the reductive release of Tl will be inevitable during flooding, implying that underlying carbonaceous mining waste will pose persistent and severe hazards to the ecosystem.

2. Application of Fe0.66Cu0.33@Al(OH)3 catalyst from fluidized-bed crystallizer by-product for RB5 azo dye treatment using visible light-assisted photo-Fenton technology

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140268

Abstract

This study aims to explore the reusability of wastewater treatment by-product for photo-Fenton process to treat an organic pollutant model. The optimal condition, reactive oxygen species (ROS), and kinetic approach in photo-Fenton process was discussed. The Metal oxide crystal pellets from are a by-product of the Fluidized-Bed Crystallization (FBC) process and can be used as a catalyst in the Photo-Fenton process. Electroplating wastewater containing iron and copper was treated via the FBC process using granulated Al(OH)3 as carrier seeds. The binary oxide of FeOOH and Cu2O on the Al(OH)3 surface (Fe0.66Cu0.33@Al(OH)3) was identified as the FBC by-product after characterization using FTIR and XPS analysis.

In the photo-Fenton process, visible light from a fluorescence lamp with a wavelength of 400–610 nm was chosen as an irradiation source. Oxalic acid was added as chelating agent to form photosensitive iron oxalate species and hydrogen peroxide was applied as oxidant to generate active radical to decolorize and mineralize RB5 synthesized solution (100 mg/L). The operating conditions including the oxalic acid to pollutant ratio ([OA]0/[RB5]0) of 4.5–13.0, reaction pH (pHr) of 3–7 and initial to theoretical hydrogen peroxide molar ratio [H2O2]0/[ H2O2]theoretical of 35%–120% were optimized.

Under the optimal conditions, pHr = 5.0; [H2O2]0/[RB5]0 at 75% stoichiometric and [OA]0/[RB5]0 = 9, the RB5 is almost completely decolorized after 210 min of operation and the mineralization efficiency is 58%. The contribution of •OH, O2•-, and O21 to the Photo-Fenton system was determined using ESR analysis with the addition of DMPO and TEMP as spin trap agents. The kinetic analysis reveals the observed rate constants kRB5, kOA and kR from fitting are 0.0120, 0.0054 and 0.0001 M−1s−1, respectively.

3. Green transformation strategy of pallet logistics in China based on the life cycle analysis

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166436

Abstract

The Anthropocene is a new geologic epoch defined by the significant impact of human activity on the planet. Industrialisation and population growth have altered the natural environment. The logistics industry, which facilitates economic development and enhances human well-being, relies on logistic carriers as essential equipment. Pallets, the most representative tools of logistic carriers, transport more than 80 % of the world’s trade. The conventional pallet market structure is largely determined by economic and convenience factors, but in light of the global environmental changes, the leading users of pallet products have raised their environmental standards, making environmental performance a key factor in the pallet industry. While China is the second largest pallet holder and accounts for 25 % of the global pallet holdings, it lacks an in-depth understanding on the pallet market structure, the environmental effects, and the barriers for developing pallet sharing system in China.

This study conducts comprehensive field studies to reveal the pallet market structure in China, applies life cycle assessment to present a cradle to grave environmental evaluation of the five widely-used pallet material types that account for 99 % of market share, and compare various end-of-life treatment methods using scenario analysis. Results show that the current market structure does not align with the optimal environmental outcomes, but would be improved by establishing the circulation-sharing system. Therefore, there is an urgent need for the pallet industry to undergo a green transition. The focus for developing a sharing system should be on engaging the leading user enterprises in the supply chain, rather than merely relying on the pallet manufacturers who have limited bargaining power. Additionally, the environmental impacts can be reduced by 20 % to 300 % via choosing the appropriate end-of-life treatment method for each pallet material type.

4. Applications of covalent organic frameworks for the elimination of dyes from wastewater: A state-of-the-arts review

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140223

Abstract

Covalent organic frameworks (COFs) are class of porous coordination polymers made up of organic building blocks joined together by covalent bonding through thermodynamic and controlled reversible polymerization reactions. This review discussed versatile applications of COFs for remediation of wastewater containing dyes, emphasizing the advantages of both pristine and modified materials in adsorption, membrane separation, and advanced oxidations processes.

The excellent performance of COFs towards adsorption and membrane filtration has been centered to their higher crystallinity and porosity, exhibiting exceptionally high surface area, pore size and pore volumes. Thus, they provide more active sites for trapping the dye molecules. On one hand, the photocatalytic performance of the COFs was attributed to their semiconducting properties, and when coupled with other functional semiconducting materials, they achieve good mechanical and thermal stabilities, positive light response, and narrow band gap, a typical characteristic of excellent photocatalysts. As such, COFs and their composites have demonstrated excellent potentialities for the elimination of the dyes.

5. Material flow analysis and risk evaluation of informal E-waste recycling processes in Ghana: Towards sustainable management strategies

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139706

Abstract

Informal electronic waste (e-waste) recycling plays a significant role in e-waste management in developing countries, such as Ghana, where over 90% is handled by the informal sector. However, the informal treatment of e-waste poses a risk to human health and the environment due to the release of toxic pollutants. There is a lack of data on e-waste management and informal processing, and the material flows of output fractions and the fate of hazardous fractions are largely unknown. This hinders the development of appropriate management strategies.

Herein, Material Flow Analysis (MFA) was used to investigate five important informal e-waste recycling processes, and risk analysis was used to evaluate environmental, economic, and health safety. On average of all assessed processes, 40.3% of the emerging fractions are landfilled or burned whereof the processing of ICT appliances (desktop PC, laptops and phones) (P1) contributes with 19.4%, CRT appliances (P2) with 11.7%, compressors from cooling appliances (P3) with 0.1%, microwaves (P4) with 1.3% and printers (P5) with 7.7 % to the landfilled or burned fractions. The risk assessment showed that there are considerable risks in environmental, economic and health safety for all processes.

When considering the overall risk assessment across all categories, the priority for action to have the most substantial impact is as follows: P2>P5>P3>P1>P4. The key findings of this research focus on the assessment of the so far not known informal e-waste process workflows, the identification of emerging fractions, the remain of potentially hazardous fractions and the identification of the primary economic drivers in informal e-waste dismantling. Recommended action areas involve the incorporation of the informal sector, guided by the insights derived from the MFA and risk assessment. The results of this study are of importance for addressing the challenges faced by the informal sector and for making well-informed decisions when strategizing e-waste management infrastructure.

6. Performance expectation of coal waste in permeable reactive barrier for removal of cadmium considering contamination level and pore water velocity

Chemosphere, Volume 345, December 2023, 140387

Abstract

The effectiveness and longevity of permeable reactive barriers (PRBs) depend on the performance of the reactive materials and the subsurface environment. The relationship of the groundwater velocity on performance of coal waste for the heavy metal removal was reported in our previous study. In this study, we investigated the performance and longevity of coal waste as a PRB material for the removal of Cd considering subsurface environmental conditions such as contamination level and groundwater velocity.

The artificial groundwater contaminated by Cd were prepared with various concentrations ranging from 10 to 100 mg L−1. Lab-scale column experiments were conducted using coal waste filled columns by injecting the artificial groundwater. The breakthrough curves were analyzed advection dispersion equation coupled with equilibrium sorption model to determine the retardation factor. The Cd breakthrough curves exhibited different retardation with respect to the contamination levels. The Cd transport was more retarded as the contamination level lowered.

The relationship between the retardation factor and the contamination levels could be explained with empirical equations based on non-linear sorption isotherms. By adopting the velocity dependency of sorbent performance in our previous study, transport of Cd within coal waste was simulated under various subsurface environmental conditions to construct the longevity function. The function could be used for the longevity prediction of coal waste as a PRB material considering groundwater velocity and contamination level in subsurface environment.

7. Evolution of China’s NOx emission control strategy during 2005∼2020 over coal-fired power plants: A satellite-based assessment

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119243

Abstract

Since especially the 12th Five-Year Plan (2011–2015), China has made great efforts to reverse the increasing trend of NOx emissions through end-of-pipe measures. With the Ozone Monitoring Instrument (OMI) level 2 swath product of tropospheric NO2, this study explores the temporal-spatial patterns of NOx concentrations over China’s coal-fired power plants from 2005 to 2020 and investigates the evolution of its control strategy.

The nationwide deployment of flue-gas denitration facilities was a critical measure to mitigate NOx emissions from coal-fired power plants, while this study externally assesses the implementation gap of their operation. Our results illustrate that, besides the impacts of economic cycles, China’s control strategy experienced a dramatic transformation from an ad hoc campaign style for meeting short-term temporary targets to more sustainable, technology- and governance-centered institutional arrangements for ensuring long-term fundamental solutions. Furthermore, the satellite-based assessment may provide not only ex post evaluation, but also in-time and independent data for more effective and efficient environmental compliance monitoring.

8. Advances, challenges, and prospects in microalgal-bacterial symbiosis system treating heavy metal wastewater

Chemosphere, Volume 345, December 2023, 140448

Abstract

Heavy metal (HM) pollution, particularly in its ionic form in water bodies, is a chronic issue threatening environmental security and human health. The microalgal-bacterial symbiosis (MABS) system, as the basis of water ecosystems, has the potential to treat HM wastewater in a sustainable manner, with the advantages of environmental friendliness and carbon sequestration. However, the differences between laboratory studies and engineering practices, including the complexity of pollutant compositions and extreme environmental conditions, limit the applications of the MABS system. Additionally, the biomass from the MABS system containing HMs requires further disposal or recycling.

This review summarized the recent advances of the MABS system treating HM wastewater, including key mechanisms, influence factors related to HM removal, and the tolerance threshold values of the MABS system to HM toxicity. Furthermore, the challenges and prospects of the MABS system in treating actual HM wastewater are analyzed and discussed, and suggestions for biochar preparation from the MABS biomass containing HMs are provided. This review provides a reference point for the MABS system treating HM wastewater and the corresponding challenges faced by future engineering practices.

9. Is nitrification inhibition the bottleneck of integrating hydrothermal liquefaction in wastewater treatment plants?

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119046

Abstract

Sewage sludge management poses challenges due to its environmental impact, varying composition, and stringent regulatory requirements. In this scenario, hydrothermal liquefaction (HTL) is a promising technology for producing biofuel and extracting phosphorus from sewage sludge. However, the toxic nature of the resulting process water (HTL-PW) raises concerns about integrating HTL into conventional wastewater treatment processes. This study investigated the inhibitory effects of HTL-PW on the activity of the main microbial functions in conventional activated sludge.

Upon recirculation of the HTL-PW from the excess sludge into the wastewater treatment plant, the level of COD in the influent is expected to increase by 157 mgO2⋅L−1, resulting in 44% nitrification inhibition (IC50 of 197 mg⋅L−1). However, sorption of inhibitory compounds on particles can reduce nitrification inhibition to 27% (IC50 of 253 mg⋅L−1). HTL-PW is a viable carbon source for denitrification, showing nearly as high denitrification rates as acetate and only 17% inhibition at 157 mgO2⋅L−1 COD. Under aerobic conditions, heterotrophic organic nitrogen and organic matter conversion remains unaffected up to 223 mgO2⋅L−1 COD, with COD removal higher than 94%. This study is the first to explore the full integration of HTL in wastewater treatment plants for biofuel production from the excess activated sludge. Potential nitrification inhibition is concerning, and further long-term studies are needed to fully investigate the impacts.

10. Waste heat recovery in iron and steel industry using organic Rankine cycles

Chemical Engineering Journal, Volume 477, 1 December 2023, 146925

Abstract

In energy intensive industries, the Organic Rankine Cycles (ORCs), as a promising technology can remarkably enhance energy efficiency and reduce the carbon emissions by converting low, medium, and high-temperature heat source to electricity. Among the most energy-intensive industries, the iron and steel industry represents almost 5% of total world energy consumption. The most significant amounts of the waste heat are produced and being lost in the industrial and thermal processes.

A better use of process excess/waste heat represents a significant source of energy savings and provides an affordable and reliable technical solution to increase the efficiency of energy intensive industrial sector by enhancing self-production of electricity. This can help in mitigating the increase of electricity consumption due to the industrial electrification and thereby reducing the load on the power grids.

Moreover, waste heat recovery can substantially reduce carbon emissions and address the challenge of combat against global warming. ORC technologies for waste heat recovery, are one of the most suitable technologies to boost sustainable transition of the steel sector. This paper will provide knowledge on the design criteria, achievable performance and cost of the components paving the way for the ORCs for waste heat recovery in iron and steel industry, supporting their market penetration and enhancing their role in the fight against climate change.

11. Rice mill wastewater management in the era of circular economy

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119248

Abstract

Several nations around the world use rice as their primary food staple because of its tremendous nutritional value. India’s expanding population has sparked a proliferation of rice mills as a result of the country’s growing rice demand. However, small and medium-scale industries lack adequate facilities for processing effluents and other waste generated. Paddy is typically processed by parboiling, which involves soaking it in water, boiling it with steam, and then drying and milling. Around 1–1.5 L of water is necessary to partially cook 1 kg of unhusked rice, with approximately half of this water being discharged as effluent. Disposal of rice mill effluent (RME) in water bodies or on the land causes severe damage to soil and water. An inclusive examination of diverse approaches for the treatment and stabilization of partially cooked rice milling effluents is provided.

Moreover, the document provides a concise overview of contemporary and environmentally friendly technologies for treating RME. Adsorption, electrocoagulation, chemical coagulation, and bioremediation using microbes, plants, and microalgae are all included in these methods. This manuscript discusses the concept of a circular economy, which is focused on enhancing environmental sustainability through the recycling and repurposing of generated waste into raw materials for the creation of new products. In addition, this review aims to focus on the impact of RME on soils and water species and the status of sustainable management at the point of circular economy with RME bioenergy production (bioelectricity, biomethane, and bio-hydrogen).

12. Historical emission and reduction of VOCs from the petroleum refining industry and their potential for secondary pollution formation in Guangdong, China

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166416

Abstract

China became the world leader in crude oil processing capacity in 2021. However, petroleum refining generates significant volatile organic compound (VOC) emissions, and the composite source profile, source-specific emission factors, and emission inventories of VOCs in the petroleum refining industry remain poorly understood. In this study, we focused on Guangdong, China’s major province for crude oil processing, and systematically evaluated the historical emissions and reduction of VOCs in the petroleum refining industry from 2001 to 2020. We accomplished this by establishing local source-specific emission factors and composite source profiles.

Finally, we quantitatively assessed the potential impact of these emissions on ozone and secondary organic aerosol formation. Our results revealed that VOC emissions from the petroleum refining industry in Guangdong followed an increasing-then-decreasing trend from 2001 to 2020, peaking at 37.3 Gg in 2016 and declining to 18.7 Gg in 2020. Storage tanks and wastewater collection and treatment remained the two largest sources, accounting for 41.9 %–53.4 % and 20.6 %–27.5 % of total emissions, respectively. Initially, Guangzhou and Maoming made the most significant contributions, with Huizhou becoming a notable contributor after 2008. Emission reduction efforts for VOCs in Guangdong’s petroleum refining industry began showing results in 2017, with an average annual VOC emission reduction of 21.5 Gg from 2017 to 2020 compared to the unabated scenario. Storage tanks, wastewater collection and treatment, and loading operations were the primary sources of emission reduction, with significant contributions from Maoming, Huizhou, and Guangzhou.

Alkanes made the largest contribution to VOC emissions, while alkenes/alkynes and aromatics comprised the most significant portions of ozone formation potential (OFP) and secondary organic aerosol formation potential (SOAP). We also estimated VOC emissions and reduction from petroleum refining for China from 2001 to 2020, and measures such as “one enterprise, one policy” and deep control strategies could reduce emissions by at least 103.9 Gg.

13. Sustainable developmental measures for the treatment of pharmaceutical industry effluent using nano zero valent iron technology (nZVI) – A review

Journal of Water Process Engineering, Volume 56, December 2023, 104390, Journal of Water Process Engineering

Abstract

Among the diverse nanomaterials, nanoscale zero-valent iron (nZVI) particle is one of the superior materials used for the condition of remediation and environmental restoration. As a result of the nanoscale dimension of nZVI particles and its relatively high surface, it is capable of undergoing various chemical reactions, including reduction, oxidation and adsorption of toxic metals, inorganic substances and organic compounds. In the pharmaceutical industry, mass production of drugs results in the widespread dumping of effluents.

As emerging pollutants, antibiotics are non-biodegradable compounds that have potential to adversely affect human genetic and hormonal systems posing a risk to human health and the environment. Global health is endangered by antibiotics present in surface waters and drinking water. Drug contaminants can be removed using a synergistic process involving various advanced methods, including ozonation, fenton process, photocatalytic degradation, reverse osmosis and, adsorption techniques. The enhancement of nZVI composites and earlier studies were reviewed, as well as the evaluation of zero valent iron nanoparticles’ effectiveness in eliminating antibiotic effluents from water bodies. This review also revealed the various methods of the determination of toxicity associated with nZVI treated pharmaceutical effluents. The present study would suggest the possible utilization of nZVI technology for the effective removal of hazardous pharmaceutical contaminants through sustainable green measures.

14. Greenhouse gas contribution and emission reduction potential prediction of China’s aluminum industry

Energy, Available online 30 December 2023, 130183

Abstract

The aluminum industry, with its traditionally high energy consumption, high emissions and high pollution, is facing increasing pressure to reduce greenhouse gas (GHG) emissions in China. This study analyzes the trajectory and characteristics of GHG emissions during the lifecycle of China’s aluminum industry (CAI) from 2011 to 2020, and identifies key driving factors affecting the changes in GHG emissions from CAI.

The results indicate that the GHG emissions of CAI mainly come from indirect emissions generated by electricity production (over 69 %). Electrolytic aluminum is the largest sub process of GHG emissions in CAI. In addition, the total energy consumption effect is the main driving factor for the increase in GHG emissions from CAI. On this basis, emission reduction measures are proposed, the economic benefits and applicability of various emission reduction measures are analyzed, and the grey prediction model GM (1,1) is used to predict the GHG emission reduction potential of CAI in 2030. According to analysis, the GHG emission reduction efficiency of CAI is expected to reach 86 % by 2030, and can produce an annual economic benefit of 2.93 × 109RMB. This study will provide a theoretical basis for GHG emission reduction in CAI and even the global aluminum industry (GAI).

15. The impact of corporate environmental responsibility on green technology innovation: An empirical analysis of listed companies in China’s construction industry

Energy and Buildings, Volume 301, 15 December 2023, 113711

Abstract

How to enhance competitiveness in the green building market and achieve green sustainable development is a challenge that construction industry enterprises face. To explore the impact and mechanism of corporate environmental responsibility (CER) on green technology innovation (GTI), this article selects data from listed construction companies in the Shanghai and Shenzhen A-share from 2011 to 2020 for empirical analysis. The results show the following: ① Improving the level of CER in the construction industry can promote GTI. ② Financing constraints only mediate the impact of CER on strategic GTI and have no effect on real GTI. ③ The educational background of the executive team positively moderates the promotion of CER on GTI. ④ The ownership nature of state-owned enterprises exhibits a negative moderating effect on CER’s influence on strategic GTI, while its moderating effect on real GTI is not significant. ⑤ Media attention positively moderates the promotion effect of CER on strategic GTI, while its promotion effect on real GTI is not significant. After potential endogeneity issues are considered and a series of robustness tests is conducted, these conclusions still hold. The research findings help reveal the relationship between CER and GTI and provide references from the perspective of environmental responsibility for promoting the sustainable development of enterprises.

16. Enhanced biodegradation of toxic pollutants from paper industry wastewater using Pseudomonas sp. immobilized in composite biocarriers and its toxicity evaluation

Bioresource Technology Reports, Volume 24, December 2023, 101674

Abstract

The present study focused on the immobilization of Pseudomonas putida strain using polyvinyl alcohol mixed with sodium alginate (PVA-SA) and agar-agar (PVA-AA) for the treatment of paper industry wastewater. The bacterial culture immobilized in PVA-SA polymer efficiently removed BOD5, COD, TKN, and TOC, phenol, lignin and color was 69.6 %, 78.6 %, 81.7 %, and 88.0 %, 98.4 %, 65.6 % and 85.7 %, respectively, with 24.8 IU/mL of Lac activity at 6 days of degradation. While using PVA-AA immobilized bacterium the reduction in pollutants; 61.0 %, BOD5; 75.9 %, COD; 76.5 %, TKN; 86.0 %, TOC; 97.9 %, phenol; 62.3 %, lignin and 89.8 %, color respectively with 18.5 IU/mL Lac activity was observed. The content of heavy metals after treatment with immobilized bacterium was also reduced significantly. FTIR analysis of wastewater samples showed that bacterial culture may degrade toxic aromatic compounds significantly. The toxicity data demonstrated that the paper industry wastewater was phytotoxic and cytotoxic in nature, but after treatment, it was reduced significantly.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Công nhân vệ sinh môi trường – Nghề vất vả nhưng nhiều ý nghĩa. Ảnh: laodongcongdoan.vn

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Lâm Hà về hành vi chiếm đất

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 9/1/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty CP Năng lượng Lâm Hà về các hành vi chiếm đất.

Cụ thể, theo quyết định xử phạt, Công ty CP Năng lượng Lâm Hà (Công ty Lâm Hà) đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính như: chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn với tổng diện tích 23.421,8 m2; trong đó: 23.079 m2 đất do UBND huyện Đam Rông quản lý tại xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông và 342,8 m2 đất do UBND huyện Lâm Hà, UBND xã Phúc Thọ quản lý tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà.

Chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích 584,9 m2 của hộ gia đình, cá nhân tại xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông.

Ngoài ra, Công ty Lâm Hà còn chiếm đất phi nông nghiệp (sông, suối) do UBND xã Phúc Thọ quản lý tại khu vực nông thôn với diện tích 579,9 m2 tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà.

Hành vi vi phạm trên được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14, điểm b khoản 2 Điều 14 và điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.

Tổng số tiền xử phạt đối với Công ty Lâm Hà là 175 triệu đồng. Ngoài ra, DN này phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi phạm hành chính hơn 209 triệu đồng.

Quyết định ghi rõ, Giám đốc Công ty Lâm Hà phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này, nếu quá thời hạn (10 ngày kể từ ngày nhận quyết định) mà Công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 19/9/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định số 1794/QĐ-XPHC, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện, an toàn đập thủy điện đối với Công trình thủy điện Sar Deung 2 của Công ty CP Năng lượng Lâm Hà.

Lý do xử phạt, Công ty đã thực hiện hành vi đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, với mức xử phạt hành chính 180 triệu đồng.

Được biết, Công ty CP Năng lượng Lâm Hà do ông Phạm Đăng Khoa là người đại diện theo pháp luật, có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại thôn Phúc Lộc, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Nhà máy thủy điện Sar Deung 2 của Công ty Lâm Hà (Nguồn: Thủy điện Sar Deung 2).

Gia Lai: Trung tâm đăng kiểm mới “nở rộ” nguy cơ nhiều hệ lụy

Sau khi thực hiện xã hội hóa đầu tư, đặc biệt là xóa bỏ quy hoạch trung tâm đăng kiểm đã dẫn đến sự phát triển nóng các trung tâm đăng kiểm thời gian gần đây.

Theo thông tin phản ánh của nhiều cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Đăng Kiểm Cao Nguyên (MS: 81-05D), Địa chỉ: Lô C50, Cụm Công Nghiệp Diên Phú, Thôn 3, Xã Diên Phú, TP. PleiKu, Gia Lai có nguy cơ mất công ăn việc làm, tinh giảm biên chế sau khi có Chi nhánh Công ty Cổ phần TMDV Tổng hợp Xuân Tùng là chủ đầu tư của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 8102D có địa chỉ tại: Làng Phung, Xã Biển Hồ, thành phố PleiKu, Gia Lai thuê lại nhà xưởng của Công ty TNHH nuôi và xuất nhập khẩu ong mật Gia Lai. Địa chỉ tại: Lô C21-22 Cụm Công nghiệp Diên Phú, Thôn 3, Xã Diên Phú, TP. PleiKu, Gia Lai, để xây dựng và thành lập Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 81-06D.

Trung tâm Đăng Kiểm xe cơ giới 81-06D, Cách Công ty TNHH Đăng Kiểm Cao Nguyên 81-05D tầm 200m đang xin cấp phép
Trung tâm Đăng Kiểm xe cơ giới 81-06D, Cách Công ty TNHH Đăng Kiểm Cao Nguyên 81-05D tầm 200m đang xin cấp phép

Việc xây dựng, thành lập trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 8106D ngay sát cạnh công ty Đăng Kiểm Cao Nguyên (cách công ty chúng tôi 200 mét), trên cùng một tuyến đường và ngay lối ra vào của Công ty chúng tôi vừa mới đầu tư đi vào hoạt động. Do vậy, việc xây dựng và thành lập trung tâm đăng kiểm 81-06D tại vị trí trên là việc làm không bình thường, mang tính chất cạnh tranh không lành mạnh. địa bàn dân cư thưa thớt, lượng xe lưu thông ít, trong thời gian qua Trung tâm chúng tôi luôn phải bù lỗ để hoạt động kinh doanh với chủ trương của nhà nước xã hội hóa Trung Tâm đăng kiểm.

Sau khi thông tư số 02/2023/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 22 tháng 03 năm 2023, thông tư số 08/2023/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 03 tháng 06 năm 2023 về việc: Xe kiểm định lần đầu không cần đưa xe đến kiểm định, giãn chu kỳ kiểm định, gia hạn kiểm định,… Lượng xe đến kiểm định tại trung tâm của chúng tôi đã giảm mạnh. Trước đây, lượng xe đến kiểm định tại trung tâm đáp ứng được khoảng 50% công suất kiểm định của trung tâm. Sau khi hai thông tư trên được ban hành thì lượng xe đến kiểm định tại trung tâm chỉ còn đáp ứng được khoảng 35% công suất kiểm định của trung tâm.

Trong đó tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP quy định rõ: “Việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, trong đó xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; phù hợp với số lượng, mật độ phương tiện được đăng ký trên địa bàn; khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị kiểm định hiện đại”. Vì vậy, cần được xem xét lại chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Xuân Tùng (81-06D) thành lập trung tâm đăng kiểm 81-06D tại Cụm Công nghiệp Diên Phú.

Theo công văn số: 3808/ĐKVN-VAR ngày 11 tháng 10 năm 2023 của Cục Đăng Kiểm Việt Nam phúc đáp đơn kiến nghị về việc cấp phép thành lập trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 81-06D. Cục Đăng Kiểm Việt Nam cũng đã thấy rằng địa bàn thành phố PleiKu đã tập trung nhiều trung tâm đăng kiểm trong khi lượng phương tiện không nhiều. Do đó việc thành lập Trung tâm đăng kiểm 81-06D mới gần ngay cạnh đơn vị đăng kiểm khác đang hoạt động kiểm định xe cơ giới là Trung Tâm 81-05D trên địa bàn thành phố PleiKu không những không tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp của địa phương đưa phương tiện đến kiểm định mà còn có thể dẫn đến nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, phát sinh những hệ lụy không đáng có.

Gia Lai: Trung tâm đăng kiểm mới Gia Lai: Trung tâm đăng kiểm mới 3808/ĐKVN-VAR ngày 11 tháng 10 năm 2023 của Cục Đăng Kiểm Việt Nam phúc đáp đơn kiến nghị về việc cấp phép thành lập trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 81-06D

Tại khoản 4 điều 4 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có nêu rõ: Việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; phù hợp với số lượng, mật độ phương tiện được đăng ký trên địa bàn; khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị kiểm định hiện đại.

Các chuyên gia giao thông khẳng định không thể phủ nhận việc xã hội hóa hoạt động đăng kiểm đã giúp cho lĩnh vực này có sự phát triển đột phá trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ấy, xã hội hóa đăng kiểm đã và đang bộc lộ không ít bất cập. Đáng lo ngại là sự xuất hiện của những trung tâm đăng kiểm kém chất lượng, thậm chí là tiêu cực. Các cơ quan chức năng như UBND Tỉnh, sở GTVT tỉnh cần giải quyết một cách triệt để và ngưng giải quyết ngay những bất cập khi tiến hành các thủ tục thẩm định, cấp phép cho các Trung Tâm Đăng Kiểm mới. Nên tạo tính cạnh tranh lành mạnh để phù hợp với quy hoạch của địa Phương. Và bây giờ vẫn còn đủ thời gian để các cơ quan chức năng can thiệp giải quyết theo Theo công văn số: 3808/ĐKVN-VAR ngày 11 tháng 10 năm 2023 của Cục Đăng Kiểm Việt Nam.

Nhóm PV – Tạp chí SK&MT

Theo Sức khỏe và Môi trường

Ảnh: Công ty TNHH Đăng Kiểm Cao Nguyên 81-05D hoạt động hơn 03 năm nay

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoemoitruong.com.vn/gia-lai-trung-tam-dang-kiem-moi-no-ro-nguy-co-nhieu-he-luy-22392.html

TP.HCM: Vẫn chưa xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại xã Vĩnh Lộc A

(Phapluatmoitruong.vn) – Thời gian qua, UBND huyện Bình Chánh đã xử lý nhiều cơ sở, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại xã Vĩnh Lộc A. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Nhiều DN, cơ sở bị xử phạt

Theo UBND huyện Bình Chánh, qua kết quả kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở tại ấp 3A, xã Vĩnh Lộc A, có nhiều DN, cơ sở vi phạm như: Công ty TNHH Xay hạt nhựa cao su Hoàng Yến, địa chỉ C13/⁄8AC  tổ 7, ấp 3A, xã Vĩnh Lộc A. Hiện nay, UBND xã Vĩnh Lộc A đang rà soát, kiểm tra hồ sơ pháp lý đất đai, xây dựng tại công ty này.

Về môi trường: Tại thời điểm kiểm tra, DN này có phát sinh mùi đặc trưng và tiếng ồn. Tổ kiểm tra tiến hành lấy 01 mẫu chất lượng không khí, tiếng ồn tại khu vực sản xuất và 01 mẫu chất lượng không khí, tiếng ồn tại trước cổng DN do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh Lao động (Coshet) thực hiện. Kết quả, các chỉ tiêu về chất lượng không khí và tiếng ồn tại vị trí khu vực sản xuất và trước cổng doanh nghiệp nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành.

Đối với hộ kinh doanh Vũ Đình Thỉ, địa chỉ C13⁄9A tổ 7, ấp 3A, xã Vĩnh Lộc A. Về đất đai, xây dựng: Hiện nay, UBND xã Vĩnh Lộc A đang rà soát, kiểm tra hồ sơ pháp lý đất đai, xây dựng và xử lý hành vi vi phạm (nếu có) báo cáo về UBND huyện, thông qua Phòng TN&MT huyện.

Hiện cơ sở trên đã bị UBND huyện Bình Chánh đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 94/QĐ-XPVPHC ngày 21/4/2023 đối với hành vi vi phạm xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và đã thực hiện khắc phục, cải tạo hệ thống xử lý khí thải, nước thải.

Công ty Hoàng Yến bị tố xây dựng trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đối với hộ kinh doanh Lê Thị Ơn, địa chỉ C13⁄9A ấp 34, xã Vĩnh Lộc 4A, về đất đai, xây dựng: Hiện nay, UBND xã Vĩnh Lộc A đang rà soát, kiểm tra hồ sơ pháp lý đất đai, xây dựng. Về môi trường, hiện UBND huyện Bình Chánh đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 92/QĐ-XPVPHC ngày 21/4/2023 đối với hành vi vi phạm thải khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và đã thực hiện khắc phục, cải tạo hệ thống xử lý khí thải.

Nhiều cơ sở xây dựng không phép đang gây ô nhiễm

Chị V.T.X, một người dân đang sinh sống tại ấp 3A, cho biết: “Công ty TNHH Xay hạt nhựa cao su Hoàng Yến đang xây dựng không phép, ngày đêm gây ô nhiễm môi trường khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Nhà tôi có con nhỏ, phải luôn đóng cửa vì mùi hôi, tiếng ồn, người già thì mắc nhiều bệnh về đường hô hấp… Nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng lại khẳng định nằm trong giới hạn cho phép?!”.

“Người dân rất bức xúc, từng giăng băng rôn kêu cứu nhưng sự việc vẫn không thay đổi. Hầu hết các cơ sở trên đều xây dựng không phép nhưng đến nay UBND xã Vĩnh Lộc A vẫn chưa báo cáo UBND huyện xử lý. Phải chăng các DN trên có người “chống lưng” nên không thể đụng đến?”, chị X bức xúc nói thêm.

Ngày 8/1/2024, có mặt tại đường Rạch Cầu Suối, xã Vĩnh Lộc A, PV ghi nhận, các cơ sở nhuộm wash vẫn đang sản xuất, khói bay mù mịt. Dưới kênh, nước chuyển sang màu xanh vì nước thải của các cơ sở dọc tuyến đường trên.

Nước kênh Rạch Cầu Suối từ lâu đã chuyển thành màu xanh do nước thải từ các cơ sở nhuộm wash.

Theo ông Huỳnh Cao Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, ngoài việc chỉ đạo UBND xã Vĩnh Lộc A khẩn trương phối hợp Phòng Quản lý Đô thị, Đội Thanh tra địa bàn huyện Bình Chánh rà soát nguồn gốc pháp lý đối với các công trình nhà xưởng nêu trên và đề xuất UBND huyện xử lý theo quy định, các tổ kiểm tra liên ngành của huyện cũng sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, PCCC, nhằm kịp thời đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, hầu hết các cơ sở bị xử phạt nêu trên xây dựng không phép trên nhiều thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm và hiện vẫn đang hoạt động, gây ô nhiễm môi trường khí thải và nước thải nghiêm trọng.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị, UBND huyện Bình Chánh cương quyết xử lý dứt điểm các cơ sở, DN xây dựng không phép, gây ô nhiễm môi trường, nhằm ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khói đen bay mù mịt từ các cơ sở sản xuất trên đường Rạch Cầu Suối, xã Vĩnh Lộc A.

TP.HCM: Giải cầu lông “Tranh cúp Trường Việt 2024”

(Phapluatmoitruong.vn)  – Trong 02 ngày 06 và 07/01/2024, CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường đã phối hợp cùng Công ty TNHH SX TM Trường Việt tổ chức Giải cầu lông “Tranh cúp Trường Việt 2024”.

Đây là giải đấu được tổ chức hằng năm nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho những người yêu thích bộ môn cầu lông với mục đích mang lại cho tất cả mọi người tham gia có cơ hội thể hiện kỹ năng thi đấu và giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trên tinh thần vui vẻ và đoàn kết.

Bên cạnh đó, giải Cầu lông năm nay còn vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để gây quỹ thiện nguyện hỗ trợ cho Công nhân Vệ sinh Môi trường đang gặp hoàn cảnh khó khăn, một số hộ dân nghèo trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra, nhân dịp này CLB Cầu lông Trường Việt ra mắt Diễn Đàn Phong Trào Cầu Lông với tên gọi “Nơi hội tụ những đam mê” quy tụ những VĐV yêu thích môn cầu lông trên địa bàn TP.HCM và cả nước.

Được tổ chức trong 02 ngày 06 và 07/01/2024, tại Sân cầu lông Trường Việt, số 221/259 Bình Thành, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM, với 04 nhóm nội dung thi đấu bao gồm: Nhóm nội bộ, đôi nam trẻ, đôi nam 75+ và đôi nam nữ, giải đấu đã có sự tham gia của hơn 300 VĐV đến từ các CLB, nhóm cầu lông và các VĐV đam mê bộ môn cầu lông trong nước.

Các đại biểu tham dự buổi Lễ khai mạc

Tham dự buổi khai mạc có Nhà báo Lê Hải – Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Môi trường và Đô thị việt Nam tại TP.HCM – Phụ trách Pháp luật Môi trường điện tử; Nhà báo Đỗ Ngọc Tân – Phó Trưởng VPĐD; ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban kinh tế Pháp luật Môi trường, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường- Trưởng Ban tổ chức giải đấu; bà Hà Thị Hường  – Phó Ban tổ chức; ông Hồ Xuân Mạnh – Phó Ban tổ chức; cùng một số Cán bộ, Phóng viên thuộc VPĐD Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tại TP.HCM và các thành viên trực thuộc CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường.

Về phía khách mời có ông Trương Công Minh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh Lộc B; ông Lê Vinh An – Chủ tịch UBND xã Hiếu Thạnh, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long; bà Võ Thị Kim Loan – Phó Chủ tịch UBND xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; ông Mai Thế Quyền – Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn tên lửa 166; đại diện của các đội tham gia giải đấu; các mạnh thường quân tham gia tài trợ cho chương trình lần này.

Ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban kinh tế Pháp luật Môi trường, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường – Trưởng Ban tổ chức giải đấu phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Trường – Trưởng Ban kinh tế Pháp luật Môi trường, Chủ tịch CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường- Trưởng Ban tổ chức giải đấu cho biết: “Giải đấu Tranh cup Trường Việt được chúng tôi tổ chức hằng năm nhằm tạo ra sân chơi bổ ích cho toàn thể các VĐV đam mê cầu lông trên khắp cả nước tham gia thể hiện kỹ năng và giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm. Sau nhiều năm tổ chức, giải đấu đã tìm ra được nhiều tài năng mới trong bộ môn cầu lông và gắn kết được các nhóm VĐV tạo nên một cộng đồng cầu lông vững mạnh và đầy nhiệt huyết. Đặc biệt, giải đấu của chúng tôi còn nhằm mục đích gây quỹ thiện nguyện, với mong muốn giúp đỡ nhiều người đang có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết cổ truyền sắp đến.

Các trận đấu căng thẳng và đầy kịch tính được diễn ra tại giải đấu

Sau 02 ngày với những trận đấu đầy kịch tính, mãn nhãn đã mang đến cho khán giả nhiều cung bật cảm xúc khác nhau. Kết thúc giải, BTC đã tìm ra được các đội đạt thành tích cao tại giải đấu như sau.

Đối với nội dung nhóm nội bộ, giải nhất thuộc về đội Tuệ Lâm/Đức Cường; giải nhì là bộ đôi Thành Công/chị Ngọc; đồng giải ba: đội anh Hoàng/chị Đoan Trang và đội Trần Phương/chị My.

Nhóm nội dung đôi nam trẻ, giải nhất thuộc về đội Đỗ Ngọc Tuyền/Nguyễn Quốc Khoa; giải nhì là bộ đôi Lư Phúc Thịnh/Phạm Duy Phúc; đồng giải ba là đội Lưu Hoàng Hải/Nguyễn Đình Đức và đội Nguyễn Ngọc Hải/Thiệu Văn.

Nhóm nội dung đôi nam 75+, đội Nguyễn Đình Đức/Trần Phạm Khắc Trí đạt Giải nhất; bộ đôi Khắc Cận/Nguyễn Thân đạt giải nhì; đồng giải ba là đội Hồ Mạnh/Tuấn Anh và Trần Thanh Hải/Nguyễn Huy Chí.

Nhóm nội dung đôi nam nữ, giải nhất thuộc về bộ đôi Tuấn Anh/Ngọc Linh; đội Huỳnh Trung/Lê Trang đạt giải nhì; đồng giải ba gồm có đội Hoàng Diễm/Hồ Mạnh và đội Công Danh/Ngô Thanh.

Lễ bế mạc và trao giải thưởng đến các đội đạt thành tích cao tại Giải đấu

Cũng nhân dịp này, CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường đồng hành cùng Công ty TNHH SX TM Trường Việt và một số doanh nghiệp thân hữu khác trao tặng hàng trăm phần quà có ý nghĩa và thiết thực đến với các hộ dân nghèo đang sống tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như: xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM; xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; xã Hiếu Thạnh, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, thông qua chương trình, BTC cũng đã gửi các phần quà để cảm ơn những hi sinh và đóng góp của các Cán bộ, Chiến sĩ đang công tác tại Tiểu đoàn Tên lửa 166.

Nhà báo Lê Hải – Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM phát biểu trong Chương trình trao quà tặng.

Nhà báo Lê Hải – Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM cho biết: “CLB Doanh nhân Pháp luật Môi trường là một tổ chức trực thuộc Văn phòng đại diện Tạp chí Môi trường & Đô thị Việt Nam tại TP.HCM, với nhiều doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, nhiều lĩnh vực nhưng có một mục tiêu chung là hỗ trợ nhau để cùng phát triển, tạo nên nhiều sản phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu xã hội, đồng thời đóng góp cùng với cơ quan chủ quản thực hiện nhiều chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo, nhất là hỗ trợ xây nhà tình thương cho công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn. Để tiếp nối những thành công trong công tác thiện nguyện, sắp tới, CLB Doanh nhân PLMT sẽ cùng đồng hành với các doanh nghiệp tiếp tục tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa với mong muốn giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn”.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Chương trình:

Ông Trương Công Minh – Chủ tịch UBMTTQVN xã Vĩnh Lộc B (bên trái) đại diện cho các hộ dân nghèo đang sống tại địa bàn xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM nhận hơn 100 phần quà từ Chương trình.

Ông Lê Vinh An – Chủ tịch UBND xã Hiếu Thạnh (bên trái), đại diện cho các hộ dân khó khăn đang sống tại xã Hiếu Thạnh, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhận hơn 100 phần quà từ Chương trình.

Bà Võ Thị Kim Loan – Phó Chủ tịch UBND xã An Ninh Tây (bên trái) đại diện cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn đang sống tại địa bàn xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhận hơn 100 phần quà từ Chương trình.

Bà Nguyễn Thị Thanh Uyên (bên phải), Trưởng Ban Trị sự Pháp luật Môi trường điện tử – Trưởng Ban Thư ký CLB Doanh nhân PLMT gửi tặng các phần quà Tết yêu thương đến các Cán bộ, Chiến sĩ đang công tác tại Tiểu đoàn Tên lửa 166.

Chương Hoàng – Nguyên Vũ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Khai mạc Giải cầu lông “Tranh cúp Trường Việt 2024”