• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 56

Bến Tre: BIWASE tặng bò giống cho nông dân Ba Tri

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 13/1/2024, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri phối hợp với Hội Nông dân huyện, cấp ủy, chính quyền, MTTQ các xã Bảo Thạnh, Phú Lễ và An Phú Trung tổ chức trao tặng bò giống cho các hộ nông dân.

Thông qua sự kết nối của lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) hỗ trợ tặng 6 con bò giống sinh sản (mỗi con trị giá 15 triệu đồng) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Cụ thể, 6 con bò này được trao cho các hộ gia đình gồm: Hộ ông Hồ Văn Răng (ấp Thạnh Thọ), ông Phạm Văn Tô (ấp Thạnh Bình, xã Bảo Thạnh), bà Đào Thị Xiêm (ấp Phú Thạnh), ông Phan Văn Dưỡng (ấp Phú Khương, xã Phú Lễ), ông Võ Văn Tôn (ấp An Hòa) và bà Phạm Thị Ngọc (ấp An Thái, xã An Phú Trung).

Ông Nguyễn Văn ThiềnChủ tịch HĐQT BIWASE  phát biểu tại chương trình.

Trao tặng bò giống sinh sản cho các hộ nông dân nghèo, hộ nông dân cận nghèo ở huyện Ba Tri.

Phát biểu tại chương trình, ông Thiền cho biết: “Đây là món quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn của chúng tôi tặng cho hộ nghèo ở Ba Tri, nhằm giúp các gia đình có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, cùng địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội. Qua hoạt động này, BIWASE cũng mong muốn thắt chặt tình cảm, mối quan hệ giữa Công ty với lãnh đạo, nhân dân tỉnh Bến Tre trong thời gian tới”.

H. Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam (thứ 5 từ phải qua) và ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ tịch HĐQT BIWASE  (thứ 3 từ phải qua) tại Lễ trao tặng bò.

Vi phạm về khoáng sản, AAV Group buộc phải nộp lại hơn 12 tỷ đồng

Quyết định xử phạt của UBND TP Chí Linh buộc Công ty cổ phần AAV Group phải nộp lại hơn 12 tỷ đồng, bằng trị giá khoáng sản có được do vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Chủ tịch UBND TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương vừa có quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty cổ phần AAV Group (trước đây là Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn địa ốc), ở khu dân cư phía đông đường Yết Kiêu, phường Cộng Hòa (TP Chí Linh).

Theo quyết định xử phạt, Công ty cổ phần AAV Group phải nộp lại hơn 12,1 tỷ đồng, bằng trị giá khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.

Công ty cổ phần AAV Group là chủ đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư phía đông đường Trần Hưng Đạo, phường Sao Đỏ (Chí Linh). Dự án quy mô gần 9ha, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào năm 2017, phê duyệt điều chỉnh năm 2021.

Trong thời gian chưa hoàn thiện các thủ tục theo quy định, tháng 3/2020 chủ đầu tư đã có hoạt động thi công tại dự án, mang ra ngoài một phần khối lượng đất đá trong quá trình thi công và đã bị UBND phường Sao Đỏ phát hiện, yêu cầu dừng thi công.

Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản quy định, 2 năm kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc 2 năm kể từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đối với hành vi đang thực hiện, hết thời hạn này sẽ không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo kết quả xác minh của UBND TP Chí Linh, hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản ra ngoài của Công ty cổ phần AAV Group thực hiện, bị phát hiện và chấm dứt cùng tháng 3/2020. Do vậy, đến nay đã quá thời hiệu xử phạt.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của AAV Group đạt hơn 69 tỷ đồng, giảm hơn 80% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 đạt 388,3 tỷ đồng). Lợi nhuận gộp của công ty đạt hơn 2,7 tỷ đồng, giảm tới 92% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của công ty lỗ 12,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 lãi 10,2 tỷ đồng.

Theo AAV Group, do tình hình kinh doanh các đối tác thay đổi, lợi nhuận không đạt kế hoạch kinh doanh đề ra nên Công ty quyết định chuyển hướng sang mảng đầu tư bất động sản, dẫn tới doanh thu bán hàng trong quý III/2023 giảm mạnh.

Tính đến ngày 30/9/2023, AAV Group có tổng cộng tài sản hơn 926 tỷ đồng, giảm 14% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn của công ty hơn 666,4 tỷ đồng và tài sản dài hạn gần 260 tỷ đồng.

Ở phần lớn tài sản ngắn hạn, công tỳ có hơn 331 triệu đồng tiền và các khoản tương đương tiền; hơn 263 tỷ đồng tiền trả trước cho người bán ngắn hạn và phải thu ngắn hạn khác tới 383 tỷ đồng,… Trong khi đó, chiếm phần lớn tài sản dài hạn là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn hơn 172,5 tỷ đồng.

Tổng cộng nguồn vốn của AVV Group hơn 926 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2023, trong đó, nợ phải trả hơn 141 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gầ 785 tỷ đồng.

Minh Đức/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Vi phạm về khoáng sản, AAV Group buộc phải nộp lại hơn 12 tỷ đồng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/vi-pham-ve-khoang-san-aav-group-buoc-phai-nop-lai-hon-12-ty-dong-20180504224294085.htm

TP.HCM: Huy động 13.000 tỷ đồng ‘xanh hóa’ xe buýt cách nào?

Theo kế hoạch, giai đoạn từ năm 2025-2030, TP.HCM sẽ ‘xanh hóa’ 100% xe buýt. Số kinh phí đầu tư phục vụ cho quá trình chuyển đổi này được xác định trên 13 nghìn tỷ đồng.

5 năm chuyển đổi 1.874 xe buýt xanh

Hiện nay, toàn TP.HCM đang có 2.089 xe buýt hoạt động trên 128 tuyến, trong đó có 489 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG, 15 xe buýt điện.

Theo lộ trình, đến năm 2025, thành phố sẽ chuyển đổi 899 xe sử dụng năng lượng xanh, bao gồm 509 xe hiện hữu (chiếm 36,1% tổng số phương tiện xe buýt) và đến năm 2030, xe năng lượng xanh chiếm 73%. Cùng với đó, Sở GTVT cũng đang nghiên cứu ưu tiên thí điểm 100% xe điện trên huyện Cần Giờ và một số khu vực trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2025.

Về vốn đầu tư xe buýt điện, theo Sở GTVT, dự trù kinh phí đầu tư khoảng 9.559 tỷ đồng cho 3 loại phương tiện điện cỡ nhỏ, trung bình và lớn với giá từ 4 -7 tỷ đồng/xe.

Dự án cũng dự trù kinh phí trợ giá cho các tuyến hiện hữu và các tuyến mở mới số tiền hơn 4.242 tỷ đồng. Tổng kinh phí dự trù chuyển đổi, trợ giá xe buýt xanh là hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Với số vốn này, Sở GTVT đề xuất thành phố tiếp tục bố trí kinh phí trợ giá, ưu tiên đối với xe buýt năng lượng xanh và tiếp tục hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp đầu tư xe buýt điện, trạm sạc pin, trạm tiếp nhiên liệu CNG.

Ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng vận tải Sở GTVT TP.HCM cho biết, kế hoạch chuyển đổi xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn TP.HCM đang tiếp tục được hoàn thiện và chờ lấy ý kiến của các cơ quan ban, ngành. Dự án hiện đang vướng ở đơn mức định giá cho xe điện để làm cơ sở đấu thầu các bước tiếp theo.

Cần thêm trạm sạc và đơn giá định mức

Là một trong những doanh nghiệp xe buýt lớn nhất thành phố, ông Nguyễn Khánh, đại diện Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn cho biết, doanh nghiệp ủng hộ chủ trương phát triển giao thông xanh. Nhưng theo ông, hiện đề án chuyển đổi từ xe buýt chạy diesel sang xe CNG, điện, khí hydro còn khá xa. Mặt khác, các thông tin về chuyển đổi còn chưa rõ.

Trạm xe buýt Hàm Nghi – Bến Thành.

Theo ông Khánh, muốn doanh nghiệp tham gia chuyển đổi thì phải có đơn giá, định mức cho xe điện như thế nào, chính sách hỗ trợ ra sao. “Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng thì đơn vị mới nghiên cứu, tham gia được. Ngoài ra, chi phí vận hành xe điện như thế nào, hiệu quả ra sao… các đơn vị vận tải cũng chưa biết”, ông Khánh nói.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Thanh, Giám đốc HTX Vận tải và du lịch Thanh Sơn, đơn vị quản lý 124 xe buýt cho rằng, kế hoạch chuyển đổi xe buýt diesel sang xe CNG, xe điện là chủ trương đúng và xu hướng tất yếu.

Dù vậy, bà Thanh băn khoăn: “Trước mắt thấy xe buýt xanh thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, khí thải là rất tốt. Tuy nhiên, điều cốt lõi với các doanh nghiệp là phương án hỗ trợ tài chính, giảm lãi vay thế nào thì lại chưa thấy đề cập”.

Cho rằng mỗi xe điện phải đầu tư rất nhiều tiền, nên ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, bà Thanh cũng băn khoăn về hệ thống các trạm sạc nhiên liệu, năng lượng: “Hiện nay, chưa thấy quy hoạch trạm sạc nhiên liệu, năng lượng cho xe buýt. Nếu hạ tầng chưa chuẩn bị tốt, quá trình chuyển đổi sẽ rất khó khăn”.

Để dự án sớm triển khai, Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM nhanh chóng xây dựng và ban hành định mức đơn giá cho xe buýt điện làm cơ sở đấu thầu đặt hàng cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Trong thời gian chờ ban hành định mức, đơn giá chính thức, cho phép áp dụng đơn giá, định mức tạm để thực hiện đặt hàng đối với các tuyến xe buýt điện.

Đối với trạm sạc xe buýt CNG, hiện nay trên địa bàn TP chỉ có 3 trạm tiếp nhiên liệu cho 489 xe. Thực tế các trạm này chỉ đủ năng lực tiếp nhận số xe CNG hiện tại. Do đó, Sở GTVT kiến nghị cần phải đầu tư bổ sung trạm nạp khi số lượng phương tiện chuyển đổi sang CNG tăng lên.

Qua rà soát, Sở GTVT đề xuất có thể lắp đặt trạm sạc tại 16 vị trí. Theo đó, năm 2025 cần lắp 71 trạm cho 390 xe và đến năm 2030 lắp 320 trạm cho 1.874 xe.

Sở GTVT cũng kiến nghị cơ quan liên quan sớm hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cung cấp nguồn điện theo các giai đoạn trên, đảm bảo cung ứng đủ cho xe buýt điện hoạt động. Về lâu dài, sẽ kết hợp lồng ghép trạm sạc điện với trạm xăng dầu hiện hữu (có diện tích phù hợp) để mở rộng mạng lưới trạm sạc.

Ông Nguyễn Tấn Tạo, Phó giám đốc HTX vận tải số 15 cho biết, đơn vị ủng hộ dự án xe buýt điện, năng lượng xanh của thành phố. Hiện nay, hợp tác xã cũng đang có 30 xe buýt sử dụng nhiên liệu khí CNG, chiếm 1/3 tổng số xe buýt hiện có. Nhưng để chuyển đổi 100% sang xe buýt xanh, ông Tạo cho rằng nếu chỉ trông chờ vào ngân sách thành phố sẽ rất khó, cần có sự hỗ trợ từ Trung ương.

Đỗ Loan – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: TP.HCM đang có 489 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/tphcm-huy-dong-13000-ty-dong-xanh-hoa-xe-buyt-cach-nao-192240111225404077.htm

Lâm Đồng: Kiểm tra dự án Điểm du lịch Thuận Thuận

(Phapluatmoitruong.vn) – Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng kiểm tra, rà soát, xử lý đối với các dự án giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, trong đó, có dự án Điểm du lịch tham quan dã ngoại Thuận Thuận.

Dự án có nhiều sai phạm

Ngày 12/6/2020, Thanh tra Chính phủ có Thông báo Kết luận thanh tra số 929/KL-TTCP về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng và một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2018.

Ngoài những sai phạm tại dự án Khu đô thị thương mại du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh của Công ty Sài Gòn Đại Ninh đang được các cơ quan chức năng điều tra, xử lý, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét dự án Điểm du lịch tham quan dã ngoại Thuận Thuận, do Công ty TNHH Thuận Thuận Đà Lạt (Công ty Thuận Thuận) làm chủ đầu tư.

Theo Sở TN&MT Lâm Đồng, thực hiện văn bản số 9673/UBND-VX2 ngày 02/11/2023, của UBND tỉnh về việc đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ còn tồn đọng của Kết luận thanh tra số 929/KL-TTCP, ngày 07/12/2023, Sở đã phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra rà soát hồ sơ đất đai, trong đó có dự án Điểm du lịch tham quan dã ngoại Thuận Thuận.

Dự án trên có quy mô 6,3 ha, trong đó: diện tích xây dựng các công trình có mái che 1.582 m2; diện tích xây dựng các công trình không có mái che 2.848 m2; diện tích đất cây xanh, rừng 58.570 m2. Tiến độ thực hiện dự án từ tháng 1/2017 đến 3/2018, sau đó được UBND tỉnh Lâm Đồng gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng 12 tháng đến hết tháng 4/2022.

Tuy nhiên, đến ngày 19/10/2023, dự án này chỉ mới thực hiện xong phần móng. Ngoài ra, dự án từng bị Hạt kiểm lâm TP. Đà Lạt xử phạt vi phạm hành chính do để xảy ra tình trạng phá rừng năm 2019. Đồng thời, dự án nằm trong số 6 trường hợp được thuê đất trên địa bàn TP. Đà Lạt không thông qua đấu giá chưa đúng quy định tại Điều 58 Luật Đất đai 2003, Điều 118 Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 61 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ thi hành Luật Đất đai 2003.

Có cơ sở tiếp tục thực hiện triển khai dự án?

Ngày 21/10/2020, Sở TN&MT tỉnh có báo cáo số 625/BC-STNMT về kết quả rà soát 06 trường hợp thuê đất không thông qua đấu giá. Sau khi xem xét báo cáo, đề xuất của Sở, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở này rút kinh nghiệm.

Tiếp đó, ngày 18/5/2023, Thanh tra Chính phủ có thông báo đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng kiểm tra, rà soát, xử lý đối với các dự án giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá…, nếu vẫn vi phạm về tiến độ thì chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án.

Báo cáo của Sở TN&MT Lâm Đồng về kết quả rà soát, xử lý về dự án.

Tuy nhiên, theo lý giải của Sở TN&MT Lâm Đồng, Thanh tra Chính phủ không yêu cầu thu hồi dự án, thu hồi đất đối với 06 trường hợp thuê đất không thông qua đấu giá (trong đó có Công ty TNHH Thuận Thuận Đà Lạt), mà chỉ đặt vấn đề trường hợp vẫn vi phạm về tiến độ mới chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án và UBND tỉnh chưa có ý kiến về xử lý đối với các vi phạm tại 06 dự án này theo Kết luận thanh tra.

Sở TN&MT tỉnh cũng cho rằng, Công ty Thuận Thuận đã được Nhà nước xem xét cho thuê đất thực hiện dự án tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt, không phải là đất sạch (phải giải phóng mặt bằng), do đó, không đủ điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai năm 2013. Việc trước đây UBND tỉnh cho Công ty thuê đất để thực hiện dự án không qua đấu giá quyền sử dụng đất là đảm bảo cơ sở pháp lý cho phép.

Vì vậy, Sở đề xuất cho phép Công ty Thuận Thuận tiếp tục quản lý, sử dụng đối với phần diện tích đất đã được UBND tỉnh cho thuê theo các Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 21/8/2017, số 2151/QĐ-UBND ngày 03/10/2019; Quyết định chủ trương đầu tư số 642/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 và Văn bản số 5114/UBND-VX2 ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về việc thống nhất chủ trương điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư dự án Điểm du lịch tham quan dã ngoại Thuận Thuận.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Dự án Điểm du lịch tham quan dã ngoại Thuận Thuận đang bị Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm tra, rà soát.

Một năm thành công của Hội Nhà văn TP.HCM

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 12/01 tại TP.HCM, Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động, trao giải thưởng văn học năm 2023 và kết nạp hội viên mới.

Chương trình có sự tham gia của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và nhà văn Nguyễn Thế Kỷ – Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT T.Ư cùng đông đảo các hội viên.

Thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM chia sẻ: “Trong năm qua, Hội Nhà văn TP.HCM đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động vừa mang ý nghĩa thúc đẩy sự sáng tạo vừa khơi dậy trách nhiệm, tình yêu của người cầm bút đối với cội nguồn dân tộc, đối với những đồng nghiệp có nhiều đóng góp cho văn học, cho cuộc đời; quan tâm tạo điều kiện, khơi gợi ngọn lửa sáng tạo nơi các tác giả trẻ nhằm lấp dần vào khoảng trống mà nhiều nhà văn tên tuổi đã ra đi để lại”.

Hiện trang web của Hội đã thực hiện được gần 200 chân dung tác giả tác phẩm. Đây là kỷ yếu điện tử (và không giới hạn chỉ là Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM) mà Ban biên tập vẫn đang tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, thực hiện hai chương trình phối hợp của Hội Nhà văn TP.HCM và Đài TNND TP.HCM nhiều năm qua, tạo dấu ấn và lan tỏa khá sâu rộng trong công chúng, bao gồm “Cửa sổ văn học” và “Thi ca điểm hẹn”.

Chương trình “Cửa sổ văn học” phát định kỳ mỗi tuần trên FM99.9Mhz, giới thiệu những cây bút văn xuôi, ghi nhận, phản ánh, thông tin tất cả những hoạt động của Hội Nhà văn như các cuộc thi, giới thiệu sách, tọa đàm, trại sáng tác… Còn chương trình “Thi ca điểm hẹn” phát cách tuần – một năm 26 số, giới thiệu các nhà thơ, bình thơ trên sóng. Đặc biệt kênh YouTube của “Thi ca điểm hẹn” có lượng theo dõi rất lớn.

 Nhà văn Bích Ngân báo cáo tổng kết hoạt động 2023 của Hội Nhà văn TP.HCM.

Hội Nhà văn cùng Tạp chí Văn nghệ TP.HCM phối hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức lần thứ hai cuộc thi Hướng nghiệp văn chương mang tên “Giải thưởng văn học trẻ” đã tìm được những cây bút trẻ giàu nội lực sáng tạo; và đang phối hợp với Trường Đại học Cửu Long tổ chức cuộc thi “Văn chương phương Nam” cho học sinh, sinh viên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Hội Nhà văn TP.HCM còn phối hợp Hội Nông dân TP tổ chức thành công cuộc thi viết về Tam Nông. Gần 30 nhà văn sau khi tham gia chuyến thực tế ở Cần Giờ, Thủ Đức, Củ Chi đã cho ra đời hàng chục tác phẩm dự thi, trong đó nhà văn Nguyễn Vũ Quỳnh đoạt giải nhất; nhà văn Hoài Hương giải nhì; nhà thơ Xuân Trường, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc đồng giải ba.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều –  Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ.

Hiện Hội cũng đang nỗ lực tổ chức bản thảo và in ấn 4 quyển sách văn học được chương trình mục tiêu của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hỗ trợ về kinh phí, hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, gồm tập truyện kí “Âm thanh và ký ức”, tập truyện ngắn “Ngôi nhà rường bản Trăng”, tập lý luận phê bình “Đổi mới và tiếp nhận”, tập thơ “Thành phố này tôi đến tôi yêu” với sự tham gia của 400 tác giả. Không những thế, còn in và phát hành tuyển tập văn thơ “Cần Giờ – ngày nắng đẹp” với sự tham gia của 25 nhà văn, nhà thơ hội viên. Đây là tác phẩm có được sau chuyến thực tế sáng tác về Cần Giờ – vùng đất thiêng, lá phổi xanh của Thành phố.

Trong thời gian tới, lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM sẽ cùng Hội Nhà văn TP.HCM theo đuổi dự án đưa văn học ra nước ngoài. Nhân dịp này, Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP.HCM cũng trao quyết định kết nạp hội viên mới.

Toàn cảnh buổi Lễ.

Năm 2024, Ban Chấp hành Hội cho biết sẽ tiếp tục ưu tiên thực hiện các hoạt động có chất lượng và tính chuyên môn nghề nghiệp, nhằm từng bước làm cho sáng tác hội viên nâng cao về chất lượng nghệ thuật, hướng đến tính chuyên nghiệp trong sáng tạo. Hội cũng sẽ chú trọng công tác bồi dưỡng và tìm kiếm, phát hiện đội ngũ tác giả trẻ có tiềm năng văn chương. Các hoạt động mang lại hiệu quả tích cực trong năm 2023 sẽ vẫn được Hội duy trì và tập trung hướng tới kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước.

Mạc Tường Vi

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Nhà văn Trầm Hương và nhà thơ Phùng Hiệu trao Quyết định kết nạp hội viên mới.

Khánh thành nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại Hải Phòng 550 triệu đồng

Ngày 13/1/2024, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức lễ khánh thành căn nhà tình nghĩa cho ông Phạm Văn Vẽ ( Phạm Văn Gang) là hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt tại thôn 2 Đồng Quan, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng.

Tham dự buổi lễ về phía lãnh đạo xã Dũng Tiến có: Bà Phạm Thị Hiền, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã; Ông Phạm Trung Tiến, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã; Ông Nguyễn Đức Vượng, thường trực Đảng uỷ; Ông Đỗ Ngọc Dũng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã, cùng đại diện các cơ quan, đoàn thể trong xã Dũng Tiến và thôn 2 Đồng Quan.

Về phía Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có: TS. LS Đồng Xuân Thụ – Tổng biên tập, các Phó tổng biên tập: Nhà văn Đặng Vương Hưng, Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng; Nhà báo Nguyễn Văn Thức, Phụ trách Khu vực Hải Phòng, cùng các nhà báo, phóng viên Tạp chí.

Ông Phạm Văn Vẽ (tên thường gọi là Phạm Văn Gang) không phải là công nhân của ngành vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình ông Vẽ lại thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt đã được chính quyền địa phương xác nhận.

Vợ ông bị ung thư đã mất; đau đớn hơn khi mà người con trai gặp tai nạn giao thông, sống thực vật nhiều năm liền cũng “nằm xuống” để lại người cha già hơn 70 tuổi phải đóng vai trò là trụ cột kiếm sống để lo cho gia đình. Thời điểm này, ông Vẽ đang sống trong một căn nhà cấp 4 dột nát và xuống cấp có nguy cơ sụp đổ, hưởng đến an toàn tính mạng.

tm-img-altTheo TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập: “Đây là hoạt động thường xuyên của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam chung sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền làm tốt công tác bảo đảm an sinh, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương xã Dũng Tiến nói riêng, huyện Vĩnh Bảo nói chung”

Phát biểu tại buổi lễ, TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có những lời chia sẻ, động viên tới gia đình ông Vẽ, với mong muốn từ ngôi nhà mới này, gia đình ông Vẽ sẽ an tâm và ổn định hơn trong cuộc sống. Ngoài việc hàng năm phía Tạp chí tổ chức chương trình Cây chổi vàng- Tôn vinh những người công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc, Tạp chí còn làm công tác an sinh xã hội cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Việc vận động, ủng hộ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa là một sự chia sẻ, động viên tinh thần của tập thể cán bộ, phóng viên, nhà báo của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam gửi đến những hộ nghèo.

Trong thời gian tới,Tạp chí sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xây dựng nhiều hơn nữa các công trình an sinh xã hội, chung tay chia sẻ vì cộng đồng.

tm-img-altNgôi nhà cũ của gia đình ông Phạm Văn Vẽ tại thôn 2 Đồng Quan, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Sau gần 03 tháng xây dựng với sự tham gia đóng góp tích cực của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân, căn nhà ở hộ nghèo có diện tích 70 m2 đã hoàn thành với tổng kinh phí xây dựng 550 triệu đồng.

tm-img-altLãnh đạo Tạp chí trao biểu trưng chìa khoá cho gia đình ông Phạm Văn Vẽ

tm-img-alt

tm-img-alt

Lãnh đạo Tạp chí cùng đại diện chính quyền địa phương và gia đình chụp ảnh lưu niệm tại ngôi nhà khang trang, hiện đại

Tại Lễ khánh thành và bàn giao, ông Phạm Văn Vẽ xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí và các mạnh thường quân đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho gia đình để xây dựng ngôi nhà khang trang, kiên cố, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.

tm-img-altÔng Phạm Văn Vẽ xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí và các mạnh thường quân đã quan tâm, giúp đỡ gia đình ông

Theo ông Phạm Trung Tiến, Chủ tịch UBND xã Dũng Tiến: “Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa của Tạp chí là một việc làm hết sức ý nghĩa và nhân văn. Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương phối hợp cùng Tạp chí xây dựng được căn nhà khang trang. Chính quyền địa phương gửi lời cảm ơn tới Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân. Đồng thời, bày tỏ mong muốn phía Tạp chí sẽ có nhiều chương trình an sinh xã hội hơn nữa, để nhiều hộ gia đình có cuộc sống ổn định tốt đẹp hơn.”

tm-img-altÔng Phạm Trung Tiến, Chủ tịch UBND xã Dũng Tiến gửi lời cảm ơn tới Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngoài mục đích nhằm tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn ra thì chương trình “Cây Chổi Vàng” còn hỗ trợ nhiều gia đình gặp hoàn cảnh đăc biệt khó khăn. Từ khi khởi xướng vào năm 2017 cho đến nay đã xây dựng được tổng 51 căn nhà cho công nhân vệ sinh môi trường cũng như gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt với tổng giá trị hơn 6 tỷ đồng. Riêng năm 2023, Tạp chí đã xây dựng tổng 13 căn tại các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La, Quảng Ninh , Hải Phòng, Cần Thơ , Long An , Bạc Liêu…

Phạm Thuyên

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành nhà tình nghĩa trị giá 550 triệu đồng cho gia đình ông Phạm Văn Vẽ

Rực rỡ hoa anh đào trên đảo hoa Pá Khoang

Là loài hoa biểu trưng cho đất nước Nhật Bản, vậy nhưng đã nhiều năm nay cứ mỗi độ xuân về thì một đảo nhỏ giữa lòng hồ Pá Khoang (thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) lại rực lên sắc thắm của hàng nghìn cây hoa anh đào đua hoa khoe sắc…

Về đảo hoa Pá Khoang những ngày này, không phải riêng du khách mà ngay cả người Điện Biên cũng không thể không choáng ngợp, bị hút hồn bởi vẻ đẹp rực rỡ, thơ mộng khi được tận mắt thấy hàng nghìn cây đào bung hoa rực rỡ.

Giữa mênh mông sông nước ở lòng hồ Pá Khoang, giữa bạt ngàn màu xanh của các khu rừng cổ thụ quanh hồ thì đảo hoa hiện ra như một “viên ngọc hồng” rực rỡ và lấp lánh khiến lòng người rộn ràng như khúc hoan ca.

Để đón khách về tham quan, trải nghiệm, từ ngày 12 đến hết ngày 14/1, tại đảo hoa Pá Khoang, tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam-Nhật Bản, với chuỗi các hoạt động: giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản; tiệc rượu “Sa Kê-Mông Pê” và “Lẩu thắng cố-Lẩu Oden”; thi Ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”; phiên chợ Rau-Quả nông sản và triển lãm sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và trưng bày các sản phẩm OCOP, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch.

Đảo hoa Pá Khoang rực rỡ sắc hoa.

Các cây đào như đua nhau khoe sắc.

Khách du lịch tham quan trải nghiệm tại đảo hoa Pá Khoang.

Ông Đào Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, cho biết: Với mong muốn nhân dân, du khách có trải nghiệm đẹp, ấn tượng tại đảo hoa Pá Khoang, ban tổ chức đã quyết định không thu phí của khách tham quan trong những ngày diễn ra lễ hội; đồng thời phân công lực lượng tiếp đón, hướng dẫn, phục vụ khách tham quan bảo đảm an toàn, vui tươi.

Làm duyên dưới gốc hoa anh đào.

Tiến sĩ Trần Lệ, người nhân giống và đưa hoa anh đào về trồng tại đảo hoa Pá Khoang, cho biết: Trên đảo hiện có 100 nghìn cây hoa anh đào, nhưng dịp này có khoảng 5.000 cây đang nở hoa rực rỡ.

Việc ông Trần Lệ trồng hoa anh đào tại Mường Phăng bắt đầu năm 2006, khi một cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tặng ông 10 hạt cây giống để ươm tại Việt Nam. Sau khi nghiên cứu, cân nhắc kỹ, ông Trần Lệ đã chọn đất Mường Phăng để trồng nhưng ông bị áp lực tâm lý ghê lắm. Vì trước đó ông đã chứng kiến 4 lần người Nhật mang cây anh đào vào thành phố hoa Đà Lạt để trồng đều không thành công. Song ở đảo hoa giữa lòng hồ Pá Khoang, được ông Trần Lệ chăm sóc cẩn thận, được hứng nắng và gió giữa đất trời Tây Bắc bao la, cây hoa anh đào đã không chỉ sinh trưởng khỏe mạnh mà còn nở hoa thắm sắc, cánh hoa dày mịn màng như nhung…

Tại đảo hoa, du khách còn có nhiều lựa chọn trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực hai nước Việt Nam, Nhật Bản.

Nhiều đoàn khách hào hứng ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất tại đảo hoa Pá Khoang.

Cảnh ở đảo hoa Pá Khoang đẹp rất riêng.

Lê Lan – Vân Anh – Báo Nhân Dân

Theo Nhân Dân

Ảnh: Giữa đảo hoa Pá Khoang, những ngày này có hàng nghìn cây anh đào đang nở hoa rực rỡ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nhandan.vn/ruc-ro-hoa-anh-dao-tren-dao-hoa-pa-khoang-post791735.html

Hà Nội: Người dân khốn khổ vì dự án 815 tỷ đồng chậm tiến độ ngổn ngang bùn lầy

Do dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm chậm tiến độ, ngổn ngang bùn đất khiến nhiều tiểu thương chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội) khốn khổ vì ế ẩm.

Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân dài 3,7 km (thuộc dự án xây dựng cầu vượt nút giao đường An Dương - Thanh Niên giai đoạn 2).

Dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân dài 3,7 km (thuộc dự án xây dựng cầu vượt nút giao đường An Dương – Thanh Niên giai đoạn 2).

Dự án có tổng mức đầu tư 815 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.

Dự án này có nhiều hộ dân kinh doanh, buôn bán, đặc biệt có chợ hoa nổi tiếng Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ). Song, dự án chậm tiến độ, ngổn ngang bùn lầy khiến nhiều tiểu thương nơi đây “đỏ mắt” tìm khách hàng.

Sau trận mưa, đoạn đường gom, đường dân sinh hai bên đê Âu Cơ trơn trượt, bùn đất lầy lội, gồ ghề…

Đường trơn trượt khiến người dân phải hạ chân để tránh bị ngã.

Hiện nay, các công nhân đang thi công hạng mục tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L, kết hợp mở rộng và hạ thấp mặt đường đê từ 2 làn thành 4 làn xe.

Dự án được triển khai từ tháng 6/2020, hoàn thành năm 2021. Song, đến nay dự án vẫn chưa thể về đích khiến người dân sinh sống, buôn bán tại khu vực gặp khó khăn.

Anh Tuấn Anh tiểu thương chợ hoa Quảng Bá cho hay, mấy ngày nay thời tiết mưa bùn lầy từ dự án thi công mở rộng đường Âu Cơ khiến việc buôn bán ở nơi đây gặp nhiều khó khăn do đường bẩn người dân ngại di chuyển vào mua hàng.

“Nhìn cảnh đường xá bùn lầy như thế này thực sự chúng tôi cảm thấy rất buồn. Cả năm người dân chợ hoa chúng tôi chỉ trông đợi vào 1,2 tháng Tết để có thể buôn bán, vậy mà đường xá bẩn thỉu, chật chội khiến hầu như chả có khách nào dám đi vào đây để xem hoa cả”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

Anh Quang (áo đỏ, tiểu thương chợ hoa Quảng Bá) cho hay: “Tôi cảm thấy bất lực trước tình cảnh buôn bán ế ẩm, nhà cửa bám đầy bụi và thường xuyên phải ngửi mùi hôi thối từ phía đoạn đường đang xây dựng”.

Theo lãnh đạo Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, tháng 6/2024 sẽ hoàn thành việc mở rộng đường Âu Cơ – Nhật Tân.

Phía bên ngoài, mặt đường Âu Cơ bị rào chắn khiến lòng đường chỉ còn rộng khoảng 3 m.

Lê Khánh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/ha-noi-nguoi-dan-khon-kho-vi-du-an-815-ty-dong-cham-tien-do-ngon-ngang-bun-lay-10271322.html

Thị trường bất động sản đã vượt qua khó khăn nhất

Thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với 6 tháng đầu năm, nguồn cung đã từng bước cải thiện, một số dự án bất động sản sau thời gian tạm dừng đã khởi động trở lại. Về cơ bản, thị trường đã vượt qua khó khăn nhất và đang có tiền đề để vươn lên…

Đây là nhận định của ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản nhận định tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 12/1.

“Trong những tháng cuối năm, các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã đạt được hiệu quả nhất định; Nhiều kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp về tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các dự án bất động sản đã được xử lý. Cùng với lãi suất ngân hàng cho vay mua bất động sản đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm, thị trường bất động sản bắt đầu có chuyển biến tích cực. Lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư… có sự phục hồi tốt và nguồn cung từ các dự án mới, giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều, chứng tỏ thị trường bất động sản đang từng bước được hồi phục”, ông Hải chia sẻ.

GIÁ NHÀ VẪN NEO CAO

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng nêu rõ tổng lượng giao dịch (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền) 6 tháng cuối năm đã tăng 13% so với 6 tháng đầu năm 2023. Qua đó, giúp giảm lượng tồn kho bất động sản nhà ở chung cư, nhà ở riêng lẻ và phân khúc đất nền trong các dự án.

Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ 53/63 địa phương, lượng tồn kho bất động sản tại các dự án trong quý 4/2023 vào khoảng 16.315 căn. Trong đó, chung cư tồn kho 2.826 căn; nhà ở riêng lẻ 5.173 căn; đất nền 8.316 nền. Như vậy, so với quý 3/2023, lượng tồn kho thuộc phân khúc nhà chung cư trong quý 4 bằng khoảng 88,42%; lượng tồn kho thuộc phân khúc đất nền bằng khoảng 115,66% và lượng tồn kho thuộc phân khúc nhà ở riêng lẻ bằng khoảng 78,93%.

Cũng theo số liệu tổng hợp báo cáo của các địa phương và thông tin khảo sát đánh giá của các tổ chức nghiên cứu thị trường thì giá căn hộ chung cư tiếp tục xu hướng tăng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các khu vực trung tâm. Trên thị trường gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) mà chủ yếu là phân khúc căn hộ trung cấp (giá từ 25-50 triệu đồng/m2) đủ điều kiện huy động vốn và giao dịch.

Tại Hà Nội, mức độ tăng giá bình quân của phân khúc căn hộ thuộc quận Thanh Xuân tăng khoảng 3,5%; quận Hà Đông tăng khoảng 3,7%; quận Hoàng Mai tăng khoảng 3,8%; quận Nam Từ Liêm tăng khoảng 4,1% …

Tại TP. Hồ Chí Minh, một số dự án có mức độ tăng giá bình quân như: The Estella (quận 2) tăng khoảng 4,1%, The Opera Residence (quận 2) tăng khoảng 3,9%, Mỹ Khánh 3 (quận 7) tăng khoảng 3,6%, The Art (quận 9) tăng khoảng 3,8%. Nhưng đồng thời, cũng có một số dự án có mức độ giảm giá bình quân như: The Grand Manhattan (quận 1) giảm khoảng 4,4%; dự án Belleza Apartment (quận 7) giảm khoảng 4,1%; dự án Sunrise City View (quận 7) giảm khoảng 4,6%….

Trong khi đó, giá bán phân khúc biệt thự, liền kề tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng vẫn neo cao, mặc dù lượng giao dịch thấp. Tại Hà Nội, một số dự án như: Mailand Hanoi City, Ciputra, Tây Hồ Tây – Starlake có giá từ 160 triệu đến trên 300 triệu/m². Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán biệt thự, nhà liền kề tại một số khu vực có mức giá trong khoảng từ 140 triệu đến trên 400 triệu đồng/m2 như ở các dự án: Mỹ Phú 2, Vinhomes Central Park, Saigon Mystery Villas.

KIÊN QUYẾT XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP GÂY KHÓ KHĂN, PHIỀN HÀ

Việc giá nhà neo cao cộng với tình trạng thiếu hụt phân khúc nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận cư dân đã làm hạn chế cơ hội tiếp cận nhà ở của nhiều người dân đô thị.

Bên cạnh đó, dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, kinh doanh bất động sản được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến pháp luật về đất đai, về thủ tục giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất…tại nhiều dự án, trên nhiều địa phương.

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất tín dụng đã được điều chỉnh giảm nhiều lần trong năm; Ngân hàng nhà nước đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung thực hiện cho vay, giải ngân đối với các dự án bất động sản đủ điều kiện; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ cho vay đối với dự án nhà ở xã hội, cải tạo xây dựng chung cư cũ. Song, theo phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Việc rà soát tháo gỡ và thực hiện thủ tục để triển khai các dự án của các địa phương cũng còn chậm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản.

Để đảm bảo thị trường này phát triển an toàn, lành mạnh trong thời gian tới, theo Bộ Xây dựng, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và cần sự “vào cuộc” quyết liệt hơn nữa của các cấp, các bộ, ngành, các địa phương…

Riêng về phía Bộ Xây dựng, lãnh đạo Bộ cho biết sẽ tập trung, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản nhất là quy định về trình tự, thủ tục triển khai các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, khu đô thị mới để bảo đảm có hiệu lực đồng thời với các Luật, tránh khoảng trống pháp lý; Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản, nhất là các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ tiếp tục chủ trì đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030″; Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, lập và công bố danh mục quy hoạch đất các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.

Đồng thời, sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản, kiên quyết xử lý các trường hợp gây khó khăn, phiền hà, xử lý lòng vòng, gây chậm trễ cho người dân và doanh nghiệp…

Phan Dương/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/thi-truong-bat-dong-san-da-vuot-qua-kho-khan-nhat.htm

San múc cả quả đồi mang đi bán, chính quyền địa phương nói ‘khó kiểm tra’

Một doanh nghiệp ở Đắk Lắk tự ý múc trái phép cả quả đồi rồi mang đi đổ vào công trình làm đường. Tuy nhiên, phía UBND xã chưa xử lý mà còn cho rằng ‘chỗ này khó đi nên anh em ngại tới kiểm tra’.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Y Sẽ Niê – Phó Chủ tịch UBND xã Cuôr Dăng (huyện Cư M’gar) cho biết, địa phương đang cho mời chủ quả đồi bị múc rỗng ruột lên làm rõ việc múc đất trái phép.

Theo ông Y Sẽ Niê, đây là đất trồng cây lâu năm, việc múc cả quả đồi này là trái quy định. Sự việc xảy ra cách đây gần 1 tháng, số lượng đất bị lấy đi rất lớn, chính quyền địa phương đã nhiều lần mời chủ đất lên làm việc nhưng người này không hợp tác.

“Chỗ này ở xa, đường khó đi nên anh em cũng ngại tới kiểm tra. Hiện chính quyền địa phương đã đình chỉ việc múc đồi và đang tìm cách mời chủ đất lên làm rõ vụ việc”, ông Y Sẽ Niê nói.

Xe của công ty TNHH Xây dựng và thương mại Sài Gòn đang chờ lấy đất.

Trước đó, vào trung tuần tháng 12/2023, nhiều xe tải mang logo của Công ty TNHH thương mại – dịch vụ An Đông và Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Sài Gòn liên tục chở đất được múc từ quả đồi thuộc buôn Cuôr Dăng A đến đắp cho gói thầu Km9 đến Km11 thuộc dự án đường tránh Đông.

Tại hiện trường, các doanh nghiệp đã múc rỗng cả quả đồi rộng hàng trăm mét vuông. Theo ước lượng có hàng ngàn khối đất bị đưa ra khỏi hiện trường.

UBND xã Cuôr Dăng đã xuống hiện trường kiểm tra và phát hiện chủ thửa đất này là ông Phan Đức Toàn, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Đắk Hà (Kon Tum).

Đất múc từ quả đồi được vận chuyển ra rồi đổ xuống đường tránh Đông – gói thầu do Công ty xây dựng và thương mại Sài Gòn thi công.

Trong biên bản lập tại hiện trường, UBND xã Cuôr Dăng đã yêu cầu ông Toàn dừng ngay việc khai thác đất, cung cấp các hồ sơ liên quan đến việc khai thác đất, đồng thời yêu cầu ông Toàn phải đến UBND xã trong ngày 18/12/2023 để giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này dù UBND xã Cuôr Dăng đã nhiều lần gọi điện mời ông Toàn lên làm việc nhưng ông này vẫn chưa có mặt.

Liên quan đến việc múc đất từ quả đồi nói trên đổ xuống đường tránh Đông, một cán bộ Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, do số đất này không đạt chất lượng nên chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu bóc lên để đổ đất khác vào.

“Chúng tôi đã họp và kiểm điểm giám sát công trình vì để cho Công ty xây dựng và thương mại Sài Gòn đổ đất không đạt chất lượng vào công trình. Nếu giám sát sai phạm một lần nữa sẽ cho nghỉ việc ngay”, vị cán bộ này thông tin.

Hải Dương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Toàn cảnh quả đồi bị múc trái phép ở xã Cuôr Dăng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/san-muc-ca-qua-doi-mang-di-ban-chinh-quyen-dia-phuong-noi-kho-kiem-tra-2238012.html

Bình Dương: Khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 12/1, Công ty CP Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại, tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Tham dự buổi Lễ có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Đại tướng Lê Hồng Anh – nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; ông Nguyễn Tường Văn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng;  cùng đại diện các bộ, ban ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành bạn cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng, việc đưa vào sử dụng nhà máy đốt rác phát điện có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương. Đồng thời, hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và yêu cầu chủ đầu tư nghiên cứu làm chủ công nghệ, quản lý vận hành dự án nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

Đây cũng là cơ sở để tỉnh tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp và trở thành trung tâm phát triển kinh tế khu vực phía Nam – Việt Nam với các tiêu chí phát triển nhanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường – xã hội và cải thiện cảnh quan đô thị. Cùng với đó, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đại diện cho chính quyền tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá cao nỗ lực và cách làm hiệu quả của BIWASE, đã góp phần cùng tỉnh Bình Dương trong phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ hiện đại. Đồng thời, ông mong muốn BIWASE tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại để tiến tới 100% rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ được chuyển hóa thành các sản phẩm hữu ích, giúp tiến tới zero phát thải.

Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương, phát biểu tại buổi Lễ

Với định hướng phát triển trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế, tỉnh Bình Dương tiếp tục là nơi thu hút các nguồn lao động từ các tỉnh thành đến làm việc và cư trú, dẫn đến lượng chất thải rắn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. “Vì vậy, để đảm bảo phát triển một Bình Dương xanh, tỉnh đề nghị Công ty tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại để tiến tới 100% rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ được chuyển hóa thành các sản phẩm hữu ích và tiến tới zero phát thải” – ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh.

Đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIWASE, cho biết, ngoài dự án nhà máy đốt rác phát điện, đơn vị cũng đưa thêm dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ công suất 840 tấn/ngày vào vận hành. Đến nay, BIWASE đã có 4 dây chuyền công nghệ tách lọc xử lý rác công suất 2.520 tấn/ngày, quy mô khu tích ủ lên men trên 100.00 m3, diện tích sàn 30.800 m2.

Hiện tại, BIWASE có diện tích nhà xưởng ủ chín 56.800m2; 2 nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 1.000 m3/ngày cùng nhiều dây chuyền xử lý tái chế khác, hoàn toàn đủ công suất tiếp nhận 100% rác sinh hoạt của tỉnh về khu liên hợp; 2 nhà máy đốt rác y tế công suất 16 tấn/ngày; 4 nhà máy đốt rác hỗn hợp công suất 500 tấn/ngày; trong đó có 1 nhà máy công suất 200 tấn/ngày có thu nhiệt phát điện công suất 5MW. Tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng; trong đó vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (không qua bảo lãnh Chính phủ) là 20 triệu USD, tương đương 480 tỷ đồng.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng lẵng hoa chúc mừng buổi Lễ.

Cũng tại Lễ khánh thành, ông Won Myong – đại diện Ngân hàng ADB cho biết, ADB đã hỗ trợ hành trình chuyển đổi của BIWASE từ sự phụ thuộc vào tài chính quốc gia sang tài chính của tư nhân độc lập, bằng cách cung cấp khoản tài trợ không thuộc chủ quyền đầu tiên cho BIWASE vào năm 2020, nhằm hỗ trợ mở rộng khả năng sản xuất nước để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng vọt ở tỉnh Bình Dương; đồng thời tham gia hỗ trợ tài chính cho đốt rác thành điện và dự án sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải. Đây là cột mốc quan trọng tạo nên giá trị cốt lõi về nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phục vụ nền kinh tế xanh; trong đó BIWASE là đơn vị điển hình ở Việt Nam.

Theo thiết kế, nhà máy đốt rác phát điện có 5MW và nâng công suất phân loại, tái chế, xử lý rác thuộc dự án Nâng công suất xử lý rác giai đoạn 4 Khu liên hợp xử lý rác của BIWASE có tổng vốn đầu tư 835 tỷ đồng, tương đương hơn 34,4 triệu USD; trong đó giá trị đơn nguyên làm phân hữu cơ là 364 tỷ đồng (gần 15 triệu USD) và giá trị lò đốt có kết hợp phát điện giá trị 471 tỷ đồng (hơn 19,4 triệu USD). Dự án sử dụng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) 20 triệu USD, tương đương 480 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng lẵng hoa chúc mừng buổi Lễ.

Dự án hoàn thành đã nâng công suất tiếp nhận phân loại rác làm phân hữu cơ tại Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương lên 2.520 tấn/ngày và khả năng đốt rác lên 400 tấn/ngày. Trong đó, có một lò công suất 200 tấn/ngày kết hợp phát điện công suất 5MW đáp ứng 80% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương.

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu tham dự lễ Khánh thành nhà máy đốt rác thành điện 5MW đầu tiên tại Bình Dương.

Nghệ An: Một ngày 44 quyết định xử phạt doanh nghiệp khai thác cát sỏi

Chỉ trong một ngày, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã ký 44 quyết định xử phạt đối với 14 doanh nghiệp hoạt động khai thác cát sỏi, với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Huyện Tân Kỳ hiện có 16 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi được cấp phép. Tuy nhiên, do 1 doanh nghiệp vừa dừng hoạt động và 1 doanh nghiệp vừa được Sở TN&MT tỉnh Nghệ An kiểm tra, nên vừa qua, UBND huyện đã lập đoàn liên ngành, kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi ở 14 doanh nghiệp còn lại.

Kết quả kiểm tra cho thấy, doanh nghiệp nào cũng có vi phạm. Do đó, chỉ trong 1 ngày, UBND huyện Tân Kỳ đã ban hành 44 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 doanh nghiệp, với tổng số tiền phạt hơn 1 tỷ đồng.

Điển hình như Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Vũ Trường Giang bị xử phạt 53 triệu đồng; Công ty TNHH Hoàng Hải bị xử phạt 120 triệu đồng; Công ty TNHH Thành Phát Nghệ An và Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Đức Hoàng cùng bị phạt 125 triệu đồng;…

Nguyên nhân là do tất cả doanh nghiệp này đang vi phạm những vấn đề liên quan đến hoạt động trên lĩnh vực khai thác cát, sỏi. Cụ thể, về thuê đất hoạt động khoáng sản, có 7 doanh nghiệp lấn chiếm đất để sử dụng làm bãi tập kết, nhà điều hành khi chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất; 2 doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đối với khu vực mỏ khai thác.

Về an toàn lao động, có 4 doanh nghiệp không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật; 1 doanh nghiệp không khai báo khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, lao động; có 5 doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Đáng nói hơn cả, đó là về quy trình quy phạm khai thác, tất cả 14 doanh nghiệp đều vi phạm quy định trong lĩnh vực bến thủy nội địa như: Không đăng ký phương tiện khai thác; không đăng kiểm lại phương tiện; đưa phương tiện hoán cải vào hoạt động, khai thác khi chưa được đăng kiểm; không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng cải tạo nâng cấp bến thủy nội địa…

Nhiều phương tiện vận chuyển, khai thác cát không đảm bảo quy định.

Sau khi có kết quả kiểm tra, UBND huyện Tân Kỳ đã ban hành thông báo gửi các doanh nghiệp, trong đó giao đơn vị tiến hành khắc phục các tồn tại hoàn thành trước ngày 30/1/2024; đồng thời giao các phòng ban, đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra đôn đốc giám sát việc khắc phục tồn tại của các doanh nghiệp.

Thu Hiền – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Bãi tập kết cát trái phép ngay dưới chân cầu Phú Sơn, huyện Tân Kỳ

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nghe-an-mot-ngay-44-quyet-dinh-xu-phat-doanh-nghiep-khai-thac-cat-soi-post1603799.tpo

Năm 2023, thiệt hại do thiên tai trên toàn cầu chạm mốc 250 tỷ USD

Công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới Munich Re vừa cho biết, các thảm họa thiên tai trong năm 2023 bao gồm những tổn thất không được bảo hiểm, lên tới 250 tỷ USD.

Cụ thể thảm họa gây ra tổn thất được bảo điểm là 95 tỷ USD. Con số này thấp hơn nhiều năm 2022 (125 tỷ USD), tuy nhiên cao hơn mức trung bình trong dài hạn. Ngoài ra tổn thất được bảo hiểm trong năm 2023 cao hơn so với mức trung bình của 10 năm và 30 năm lần lượt là 90 tỉ USD và 57 tỉ USD.

Số liệu của Munich Re cho thấy các trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là những sự kiện có sức tàn phá nặng nề nhất, khiến 58.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại vật chất tổng cộng 50 tỷ USD, trong đó chỉ có 5,5 tỷ USD được bảo hiểm chi trả.

Đáng chú ý là các cơn bão có sức tàn phá nghiêm trọng tại châu Âu và Mỹ có xu hướng gia tăng do biến đổi khí hậu. Năm ngoái các cơn bão tại Bắc Mỹ đã gây thiệt hại 66 tỷ USD, trong đó có 50 tỷ USD được bảo hiểm, con số tại châu Âu là 10 tỷ USD và 8 tỷ USD. 

Trước đó  Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết những thiên tai và thảm họa do con người gây ra đã làm thiệt hại tới 3.800 tỷ USD về mùa màng và chăn nuôi. 

Hạn hán, lũ lụt, côn trùng, dịch bệnh và chiến tranh đã gây thiệt hại khoảng 123 tỷ USD mỗi năm về sản lượng lương thực trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2021.

Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học khí hậu của Munich Re, ông Ernst Rauch, nhấn mạnh các sự kiện thiên tai trước đây vốn được xếp vào diện thứ yếu hoặc “rủi ro phụ” nay đã trở thành nguyên nhân chính gây nhiều tổn thất lớn.

Các nhà khoa học nhận định sự nóng lên của bầu khí quyển Trái Đất sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn trong những thập kỷ tới. Trước nguy cơ xảy ra thảm họa ngày càng tăng, nhiều công ty bảo hiểm đã tăng mức phí đối với một số trường hợp, thậm chí có nơi còn ngừng cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Nhật Hạ – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Năm 2023, thiệt hại do thiên tai trên toàn cầu chạm mốc 250 tỷ USD.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/nam-2023-thiet-hai-do-thien-tai-tren-toan-cau-cham-moc-250-ty-usd-84615.html

Thu phí vỉa hè, lòng đường sao cho hiệu quả

Thu phí vỉa hè, lòng đường giúp vỉa hè thông thoáng là viễn cảnh đáng mơ ước của một đô thị hiện đại song thực hiện như thế nào cho minh bạch, hiệu quả.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2024, TP. Hồ Chí Minh đã chính thức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè, với mức phí từ 20.000 – 350.000 đồng/m2/tháng. Theo đó, gần 900 tuyến đường được đưa ra để các quận huyện căn cứ và áp dụng mức phí. Toàn bộ số tiền phí thu được sẽ được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.

Sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội đang chuẩn bị trình để thông qua đề án quản lý lòng đường, vỉa hè vào tháng 1/2024, các tuyến phố đủ điều kiện có thể cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ. Câu chuyện cho thuê sử dụng vỉa hè tiếp tục được cư dân mạng quan tâm, bàn luận, đặc biệt là việc làm thế nào để đảm bảo việc triển khai an toàn, hiệu quả.

Ai cũng biết mục đích chính của vỉa hè là nơi lưu thông cho người đi bộ, nhưng thực trạng lâu nay là người đi bộ đã bị “đuổi” xuống lòng đường. Thậm chí, ngay cả những nơi vỉa hè rộng, việc khai thác sử dụng cho các mục đích khác cũng không có giới hạn, trật tự nào cả.

Thực trạng lấn chiếm vỉa hè ở các thành phố lớn không phải là chuyện mới với cộng đồng mạng, nhưng cũng chưa bao giờ hết nhức nhối. Hậu quả là những hình ảnh nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Những lần ra quân “đòi lại vỉa hè” cho người đi bộ thường kết thúc mà không mang đến bất kỳ hiệu quả lâu dài nào, thậm chí tình trạng lộn xộn tái diễn ngay khi kết thúc chiến dịch.

Thực tế, nhiều năm qua, vỉa hè ở các đô thị lớn luôn nằm trong thế “giằng co”. Một bên là cơ quan chức năng nỗ lực ngăn cấm các hoạt động lấn chiếm, kinh doanh trên vỉa hè mà luật không cho phép. Một bên là người dân, doanh nghiệp bằng mọi cách bám trụ, kiếm sống trên vỉa hè. Đa số họ đều sẵn sàng nộp phí thuê vỉa hè để kinh doanh ổn định. Nhưng do không có cơ chế rõ ràng, Luật Giao thông đường bộ quy định lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, vì vậy mà người dân và chính quyền vẫn cứ xoay vần với điệp khúc “phạt – đuổi – tái diễn – lại phạt”.

Cuộc “giằng co” chưa bao giờ có hồi kết đó gây ra những hệ lụy lâu dài và phức tạp, khiến chính quyền các địa phương bối rối, còn một bộ phận người dân thì dần nhờn luật và ngày càng tùy tiện hơn. Và đáng tiếc nhất là nguồn lợi kinh tế chảy vào túi các cá nhân, còn nhà nước thì phải bỏ tiền duy tu, bảo trì, sửa chữa, xây dựng hạ tầng.

Nhìn sang những quốc gia khác, việc thu phí vỉa hè đã được thực hiện từ lâu và khá hiệu quả. Đơn cử như Thái Lan từ năm 2005 đã ban hành bộ quy tắc về quy định và điều kiện bán hàng rong trên hè phố. Theo đó, quầy hàng không được rộng quá 2m2 và cao quá 1,5m; các quầy bán hàng phải ở cùng một phía, chừa khoảng trống cho người đi bộ; được phép đặt tối đa 2 bộ bàn ăn và phân bổ thời gian bán hàng theo ca ngày, ca đêm. Từ năm 2014, chính quyền Bangkok quyết tâm “dọn sạch” vỉa hè bằng cách phạt nặng xe đậu, đi trên vỉa hè, quầy bán hàng rong lấn chiếm không gian.

Hay như Đài Loan, trên đường phố, trên vỉa hè, người dân kinh doanh trên phần đất theo quy hoạch. Từ ngõ nhỏ, ra đường lớn đều có chỗ phân định để xe máy trên vỉa hè, hoặc dưới lòng dường, ô tô đậu thẳng dưới lòng đường sát vỉa hè và vẫn dành một lối cho người đi bộ.

Từ năm 2000, người đi xe máy ở Đài Loan bắt đầu phải trả phí đỗ xe. Trên các tuyến phố, người đi xe máy chỉ được đỗ xe có vạch sơn quy định. Bên dưới đường tàu điện, đường trên cao được quy hoạch thành đường đi, trồng cây xanh và tạo thành những điểm đỗ xe máy, ô tô. Có những điểm trông xe tự động, ra vào bãi chỉ quẹt thẻ.

Có thể nói, một bộ mặt đô thị với vỉa hè thông thoáng, hoạt động kinh doanh cơ bản rút gọn vào trong nhà chắc chắn là viễn cảnh đáng mơ ước của một đô thị hiện đại. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, để hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và yêu cầu về trật tự đô thị, việc tổ chức quy hoạch lại một phần lòng đường, vỉa hè bằng phương án cho thu phí là giải pháp cần thiết, phù hợp, ít nhất là trong ngắn và trung hạn.

Chủ trương phù hợp nhưng vấn đề là việc tổ chức thực hiện cho thuê thế nào, mức thu, minh bạch nguồn thu và có đảm bảo giám sát người thuê tuân thủ quy định hay không. Tất cả đều rất cần quy định chặt chẽ về thực hiện và giám sát, không để kẽ hở phát sinh tiêu cực. Để tránh trục lợi, mức giá cho thuê vỉa hè cần được đấu thầu công khai, minh bạch, quản lý bằng số hóa và mọi người có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng. Nguồn thu từ phí vỉa hè cũng phải được quản lý chặt chẽ, chi dùng hợp lý cho việc tôn tạo lại lòng đường, vỉa hè.

Bên cạnh đó cũng cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, làm sao phải hài hòa lợi ích giữa các bên gồm nhà nước, người chủ nhà liền với vỉa hè và người thuê. Việc tính phí lòng đường, vỉa hè chỉ có thể thành công nếu như có sự đồng thuận giữa các bên liên quan, và được sự ủng hộ, giám sát của toàn thể người dân.

Kỳ vọng của người dân đó là việc thu phí sử dụng vỉa hè sẽ giúp chấn chỉnh, lập lại trật tự, văn minh đô thị vốn đang là bài toán khó với nhiều thành phố lớn. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng hết sức quan trọng để người dân đồng tình, ủng hộ và thực hiện đúng theo quy định, sớm đưa việc kinh doanh tại các vỉa hè vào nề nếp, đảm bảo mỹ quan, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.

Hà Linh – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Việc thu phí vỉa hè, lòng đường giúp vỉa hè thông thoáng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/thu-phi-via-he-long-duong-sao-cho-hieu-qua-297719.html

‘Ngó lơ’ công trình không phép trên sân golf

Nhiều tổ chức, cá nhân bị yêu cầu kiểm điểm, nhận trách nhiệm vì đã buông lỏng quản lý trật tự xây dựng, để công trình không phép đồ sộ ‘mọc’ trên sân Golf Đà Lạt.

Diện tích vi phạm lên tới 23.700m2

Ngày 12/1, UBND TP Đà Lạt báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng về công tác quản lý nhà nước đối với dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf tại sân Golf Đà Lạt do Cty CP Hoàng Gia DL làm chủ đầu tư. Theo đó, căn cứ giấy phép xây dựng ngày 12/1/2023 do Sở Xây dựng Lâm Đồng cấp, chủ đầu tư chỉ được phép xây dựng một phần tầng hầm khối dịch vụ Golf thuộc tòa nhà Câu lạc bộ Golf với diện tích 2.639m2.

Thế nhưng, theo kết quả kiểm tra thực tế của các cơ quan chức năng, chủ đầu tư xây dựng tới 2 hạng mục công trình. Đối với hạng mục thứ nhất, mặc dù chỉ được cấp phép xây 1 tầng hầm với diện tích 2.639m2 nhưng chủ đầu tư đã xây 1 hầm, 1 trệt, 1 lầu với tổng diện tích hơn 5.900m2, vượt gần 3.300m2. Hạng mục thứ hai là công trình đồ sộ không có giấy phép xây dựng với tổng diện tích vi phạm lên tới 20.400m2. Hạng mục này có 2 khối nhà; trong đó khối 1 (khối tiếp đón) gồm 2 hầm và 1 trệt với diện tích hơn 3.300m2, còn khối 2 (khối dịch vụ Golf 2) có 2 hầm, 1 trệt, 2 lầu, rộng hơn 17.000m2. Như vậy, tổng diện tích vi phạm của 2 hạng mục công trình này lên tới 23.700m2.

KTS Nguyễn Hồ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM cho rằng, công trình tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt có nhiều sai sót về mặt pháp lý, chuyên môn; xâm phạm Quy hoạch 704 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Cụ thể, tòa nhà này xây dựng trên vùng “bất kiến tạo”, chắn tầm nhìn từ hồ Xuân Hương về núi Lang Biang. Trong khi đó, theo Quy hoạch 704, vùng “bất kiến tạo” là vùng ưu tiên bảo tồn cảnh quan thiên nhiên để có mảng xanh và tầm nhìn đẹp cho đô thị.

Đáng lưu ý, đối với hạng mục thứ nhất, theo giấy phép, chiều cao công trình chỉ có 3,5m, âm trong lòng đất; thế nhưng chủ đầu tư cho xây dựng công trình cao 13m, trong đó, chiều cao từ mặt đất lên đỉnh mái 9,5m. Riêng hạng mục thứ hai cao tới 20m, trong đó chiều cao từ mặt đất lên tới đỉnh mái là 12m.

Điều đáng nói nữa là, ngày 15/12/2023, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Cty CP Hoàng Gia DL về bị hành vi chuyển đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang phi nông nghiệp tại một phần thửa đất số 01, tờ bản đồ C70.I.C thuộc sân Golf (phường 1, TP Đà Lạt). Về biện pháp khắc phục hậu quả, cơ quan chức năng buộc doanh nghiệp vi phạm phải đăng ký thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp hơn 527 triệu đồng.

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân

Cùng ngày, UBND TP Đà Lạt ra văn bản yêu cầu Cty CP Hoàng Gia DL tự giác tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép, sai phép tại công trình xây dựng của dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf. Chính quyền thành phố cũng chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt chủ trì phối hợp với UBND phường 1 và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai theo dõi, giám sát quá trình thực hiện của chủ đầu tư. Đến ngày 25/1 sắp tới, nếu chủ đầu tư không tự giác tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép, sai phép nói trên thì chủ động phối hợp với UBND phường 1 khẩn trương tham mưu ban hành kế hoạch tổ chức huy động lực lượng máy móc để cưỡng chế tháo dỡ.

Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt còn được giao tổ chức rà soát toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của UBND phường 1, các phòng, ban, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan do không kịp thời kiểm tra, xử lý các sai phạm nêu trên. Trên cơ sở nội dung báo cáo, đề xuất của đơn vị này, Phòng Nội vụ thành phố khẩn trương rà soát, tham mưu đề xuất UBND TP Đà Lạt xem xét, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan do buông lỏng quản lý trật tự xây dựng.

Quế Như – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Một góc tòa nhà xây dựng không phép trên sân Golf Đà Lạt.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/ngo-lo-cong-trinh-khong-phep-tren-san-golf-post1603900.tpo

Một doanh nghiệp tại Bắc Giang khai thác đất vượt công suất 136 nghìn m3

Hành vi vi phạm của doanh nghiệp này đã bị UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt nghiêm minh.

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại MD Việt Nam.

Được biết, Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại MD Việt Nam do ông Nguyễn Văn Đức là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty, địa chỉ Thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty này đã vi phạm các hành vi sau:

Hành vi thứ nhất, Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (đất san lấp) vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản (Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 22/02/2022) từ 50% đến dưới 100%.

Năm 2023, Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại MD Việt Nam đã khai thác 336.283 m³ đất san lấp (theo trữ lượng địa chất), tương ứng với 427.079,4 m³ đất ở trạng thái nở rời (hệ số nở rời là 1,27), vượt công suấtđược phép khai thác là 136.283 m³ (=336.283 m³ – 200.000 m³), tương ứng 68,2%. Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 18 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP, Công ty này bị phạt 300 triệu đồng.

Hành vi thứ hai, Công ty đã khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (đất san lấp) vượt quá 10% một trong các thông số của hệ thống khai thác (chiều cao tầng) đã xác định trong báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

Cụ thể: Theo bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản ngày 17/10/2023 của Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại MD Việt Nam, cho thấy tại ranh giới cạnh điểm góc số 8, 9 thể hiện tại mặt cắt tuyến 2 không đủ diện tích cắt tầng, chỉ có 01 tầng khai thác có chiều cao hơn 30m; trong khi theo hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt thì tại vị trí này thiết kế bản vẽ kết thúc có chiều cao tầng khai thác là 10m, góc nghiêng sườn tầng kết thúc là 620, chiều rộng mặt tầng kết thúc là 3,5m. Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 38 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 16 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP. Công ty bị phạt với số tiền 50 triệu đồng.

Hành vi thứ ba, Khai thác khoáng sản (đất san lấp) có tổng diện tích đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) dưới 0,1 ha, thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh. Năm 2023, Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại MD Việt Nam khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác với diện tích 43 m², độ sâu 0,8m, trữ lượng khai thác 34,4m³ đất san lấp (theo trữ lượng địa chất), tương ứng với 43,7 m³ đất ở trạng thái nở rời (hệ số nở rời là 1,27). Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, với hành vi này Công ty bị phạt 15 triệu đồng. Tổng số tiền phạt của các hành vi vi phạm trên là 365 triệu đồng.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại MD Việt Nam phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau: Đối với hành vi vi phạm hành chính thứ nhất Công ty thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra.

Với hành vi thứ hai: Công ty phải khai thác đúng các thông số của hệ thống khai thác (chiều cao tầng) đã xác định trong báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt.

Với hành vi thứ ba: Công ty phải cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp gần 5 triệu đồng. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày.

Nhã Vân/Pháp luật Plus

Theo Pháp luật Plus

Ảnh: Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/mot-doanh-nghiep-tai-bac-giang-khai-thac-dat-vuot-cong-suat-136-nghin-m3-d203310.html