• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 55

Lào Cai xử nghiêm nhiều doanh nghiệp vi phạm môi trường

Tại thời điểm kiểm tra ngày 15/12/2023, doanh nghiệp Hiếu Hưng đã thực hiện xả thải với lưu lượng 655,4m3/giờ; Xả thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần…

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 113/QĐ-XPHC ngày 18/1/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng, số tiền doanh nghiệp này phải nộp lên tới hơn 800 triều đồng…

Theo đó, UBND tỉnh Lào Cai xử phạt đối với Công ty TNHH một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng có địa chỉ tại thôn Tân Sơn, xã Tân An, huyện Văn Bàn do đã thực hiện các hành vi vi phạm như thực hiện không đúng một trong các nội dung của Giấy phép môi trường.

Cụ thể, theo Giấy phép môi trường số 216/GPMT-UBND ngày 31/01/2023 của UBND tỉnh thì lưu lượng được phép xả thải lớn nhất của Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Tân An, huyện Văn Bàn do Công ty TNHH một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng làm Chủ đầu tư là 18,75M3/giờ.

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra ngày 15/12/2023 của đoàn kiểm tra liên ngành, doanh nghiệp này đã thực hiện xả thải với lưu lượng 655,4m3/giờ; Xả thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần, trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800m3/ngày (24 giờ). Cụ thể, tổng lượng nước thải xả ra ngoài môi trường là 1.632,7m3.

Với các hành vi vi phạm hành chính nêu trên, sau khi xem xét xác tình tiết giảm nhẹ, cụ thể: Công ty TNHH một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng đã có biện pháp ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm (đã tiến hành xây tường chịu lực để ngăn, bịt lại vị trí rò rỉ); tích cực phối hợp, giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; UBND tỉnh đã xử phạt Công ty TNHH một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng số tiền là 840 triệu đồng.

Trước đó, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã xử phạt vi phạm hành chính Công ty CP đồng Tả Phời-Vinacomin do vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Cụ thể, tại quyết định số 3077/QĐ-UBND, UBND tỉnh Lào Cai nêu rõ 2 hành vi vi phạm của Công ty CP Đồng Tả Phời – Vinacomin và các mức xử phạt gồm:

Xử lý vi phạm đối với việc gây sự cố chất thải cấp huyện (sự cố vỡ cống thoát nước mặt của hồ thải quặng đuôi Nhà máy Tuyển đồng Tả Phời) với mức xử phạt là 400 triệu đồng.

Hành vi thứ hai là đơn vị này đã cung cấp không chính xác thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định.

Theo hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường của Công ty cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin đã nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ có thông số cao độ đập hồ thải quặng đuôi đang ở Cos +195 (do công ty đã bắt đầu thực hiện nâng cao trình đập hồ thải quặng đuôi từ thời điểm nộp hồ sơ; thời điểm xảy ra sự cố cao độ đập hồ thải quặng đuôi lên đến Cos +200). Mức xử phạt của hành vi này là 250 triệu đồng.

Tổng số tiền phạt đối với 2 hành vi trên, Công ty Cổ phần đồng Tả Phời – Vinacomin phải chấp hành nộp số tiền là 650 triệu đồng.

Khởi Anh/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Công ty TNHH một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/lao-cai-xu-nghiem-nhieu-doanh-nghiep-vi-pham-moi-truong.htm

Không quản lý được, Hoàng Gia Phát để ‘mất’ gần 400ha đất rừng

Được giao gần 1.000ha để trồng cao su và quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên sau 13 năm thực hiện, Công ty Hoàng Gia Phát đã để mất gần 400ha đất rừng do bị người dân lấn, chiếm.

52/100 ha cao su bị chết

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 3839/KL-STNMT về việc chấp hành pháp luật về đất đai và thực hiện dự án của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hoàng Gia Phát tại xã la Jlơi, huyện Ea Súp.

Theo kết luận, cuối năm 2010, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hoàng Gia Phát (gọi tắt là Công ty Hoàng Gia Phát), người đại diện theo pháp luật hiện nay là ông Võ Hồng Đại Dương (trú tại TP.HCM), được UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho 977,36 ha để thực hiện dự án trồng cao su và quản lý bảo vệ rừng.

Diện tích rừng này được UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi của Công ty Lâm nghiệp Ea H’Mơ, thuộc tiểu khu 134, 138, nằm trên địa bàn xã la Jlơi (huyện Ea Súp).

Theo quy hoạch, có 756,18ha diện tích trồng cao su (trước mắt trồng thí điểm 100ha); đất xây dựng hạ tầng 31,01ha; đất khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ rừng 165,57ha (trước mắt quản lý bảo vệ 829,7ha); đất khác (sình lầy, khe suối, hồ) 24,6ha.

Toàn bộ diện tích 977,36 ha nói trên đã được UBND tỉnh cấp Giấy CNQSĐ đất số BA 674985 cho Công ty Hoàng Gia Phát vào ngày 28/12/2010, gồm 47 thửa đất. Mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất.

Sau khi được thuê đất, Công ty Hoàng Gia Phát đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai trồng thí điểm 100ha cao su theo dự án được duyệt. Tuy nhiên, đến năm 2019, diện tích cao su còn sống đạt khoảng 72ha và đến năm 2023, qua khảo sát hiện trạng kết hợp với đối chiếu, tổng hợp các tài liệu liên quan, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắc kết luận, diện tích cây cao su tại dự án còn khoảng 48ha. Hiện công ty không tổ chức khai thác mủ, không phát dọn thực bì trong lô.

Công ty Hoàng Gia Phát giải thích cây chết là do khu vực đất trồng cao su trũng thấp, đất xấu, bị ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô và một số nguyên nhân khác.

Một số diện tích cao su còi cọc, kém phát triển bởi không được chăm sóc, phát dọn thực bì. (Ảnh: Trần Hoàn)

Gần 400ha rừng tự nhiên bị lấn, chiếm

Quá trình triển khai dự án, do không thực hiện đầy đủ quy định về công tác quản lý và bảo vệ rừng, sau 13 năm thực hiện, Công ty Hoàng Gia Phát đã để người dân lấn, chiếm khoảng 396ha đất rừng.

Trong đó, lấn, chiếm 52/100ha đất đã trồng cao su năm 2011; 137/165,57ha đất có rừng được quy hoạch quản lý bảo vệ; còn lại chủ yếu là lấn, chiếm trong diện tích đất có rừng được quy hoạch trồng cao su.

Toàn bộ diện tích đất bị lấn, chiếm tại tiểu khu 138, thuộc địa bàn xã la Jlơi. Số đất bị lấn chiếm này đã bị người dân cày xới và trồng chủ yếu các loại cây ngắn ngày như mì, dưa hấu, một số diện tích nhỏ được trồng cây lâu năm như điều, tiêu.

Theo kết luận thanh tra, năm 2022, Công an huyện Ea Súp đã điều tra xác định, nguyên nhân mất đất dự án là do có khoảng gần 100 hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số trú tại xã la Le, huyện Chư Pứh (tỉnh Gia Lai) lấn, chiếm để sản xuất nông nghiệp.

Do không được bảo vệ, nhiều cây cao su bị đốt để lấn chiếm trồng cây ngắn ngày. (Ảnh: Trần Hoàn)

Quá trình kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất và việc thực hiện Dự án đầu tư trồng cao su và quản lý, bảo vệ rừng của Công ty Hoàng Gia Phát tại xã la Jlơi, huyện Ea Súp, Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường Đắk Lắk khẳng định, tổng diện tích bị lấn, chiếm khoảng 396ha, trong đó gồm 52ha đất trồng cao su trước đây bị chết và 344ha đất có rừng.

Lý giải về nguyên nhân suy giảm diện tích rừng tự nhiên tại dự án, Công ty Hoàng Gia Phát cho hay, có một số đối tượng bảo kê cho người dân tộc thiểu số khai phá rừng trái phép và phát hoang để lấn chiếm đất. Tuy nhiên, nội dung báo cáo này không thể hiện vị trí, diện tích rừng bị phá.

Công ty Hoàng Gia Phát cũng cho rằng, giai đoạn đầu 2019 đã xảy ra nhiều vụ việc người dân huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai (giáp ranh với đất dự án của công ty) sang lâm phần do công ty quản lý để phá rừng, lấn chiếm đất. Tuy nhiên, qua kiểm tra, công ty không lập biên bản hiện trường các vụ việc để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

Nhiều hộ dân đang thu hoạch mì trên diện tích đất rừng được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp cho công ty làm dự án. (Ảnh: Trần Hoàn)

Theo Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường Đắk Lắk, quá trình này có duy nhất một vụ chặt phá 46,31 ha rừng được công ty, kiểm lâm địa bàn và UBND xã la Jlơi phát hiện, phối hợp lập biên bản vi phạm, sau đó lực lượng chức năng đã vào cuộc xử lý.

Cũng theo Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường Đắk Lắk, Công ty Hoàng Gia Phát đã vi phạm quy định của pháp luật về đất đai (thiếu trách nhiệm để đất bị lấn, chiếm); vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, về lâm nghiệp (không hoàn thiện hồ sơ cho thuê rừng khi đã được cho thuê đất có rừng, thiếu trách nhiệm để mất rừng). Việc vi phạm của công ty đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Trước việc để mất hàng trăm ha diện tích đất rừng tự nhiên, Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi đất đối với dự án trồng cao su và quản lý bảo vệ rừng của Công ty Hoàng Gia Phát.

Trần Hoàn – Hải Dương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Trụ sở Ban quản lý dự án trồng rừng và bảo vệ rừng của Công ty Hoàng Gia Phát hoang hóa, xuống cấp, vắng bóng người. (Ảnh: Trần Hoàn)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/khong-quan-ly-duoc-hoang-gia-phat-de-mat-gan-400ha-dat-rung-2241449.html

Vĩnh Phúc ‘bêu tên’ loạt dự án đô thị, nhà ở chậm tiến độ

Trong số 20 dự án bị tỉnh Vĩnh Phúc công khai chậm tiến độ có dự án Khu dịch vụ Sông Hồng Thủ Đô Bắc Đầm Vạc của CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô; Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm của CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị; Khu du lịch sinh thái Đại Lải – Khu A và Khu B…

UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới đây công bố loạt dự án đô thị, nhà ở chậm tiến độ trên địa bàn. Các dự án này đều đã được tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong danh sách này, CTCP Hồng Hạc Đại Lải có 2 dự án chậm tiến độ gồm Khu du lịch sinh thái Đại Lải – Khu A và Khu B. Trong đó, tiến độ hoàn thành khu A vào quý 4/2023; khu B tiến độ từ năm 2019-2021.

Dự án Khu dịch vụ Sông Hồng Thủ Đô Bắc Đầm Vạc của CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô cũng bị điểm tên chậm tiến độ. Theo đó, tiến độ dự án được duyệt từ tháng 8/2018-2/2021.

Tiếp theo danh sách dự án chậm tiến độ bị công khai là dự án Khu nhà ở đô thị tại phường Khai Quang, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên. Tiến độ dự án 21 tháng kể từ ngày được điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, từ 18/5/2021-18/1/2023.

Hay Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm của CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị. Theo tiến độ được duyệt, dự án phải hoàn thành toàn bộ các hạng mục trong năm 2022.

Ngoài ra, còn có dự án Khu phố mới FairyTown phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên do CTCP Fairyland làm chủ đầu tư; Khu nhà ở hỗn hợp văn phòng dịch vụ tại Khu đô thị chùa Hà Tiên của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Vĩnh Phúc (hết tiến độ vào quý 4/2015).

Khu nhà ở đô thị tại phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên của Công ty TNHH Xây dựng Phát triển hạ tầng Vân Hội (tiến độ quý 1/2020-quý 4/2021); Khu nhà ở đô thị Việt Thành tại xã Định Trung, TP Vĩnh Yên của CTCP Bất động sản Việt Thành (thời gian hoàn thành toàn bộ dự án là tháng 12/2020); Tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn 5 sao và khu nhà ở Bảo Quân của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân (tiến độ 2017-12/2019).

Khu nhà ở xã hội cao tầng cho công nhân tại khu vực Gốc Nụ, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên của CTCP Tư vấn Xây dựng và Thương mại Doanh Gia (24 tháng kể từ ngày 7/12/2021); Khu đô thị mới Xuân Hòa do CTCP Đầu tư Xây dựng Hoài Nam làm chủ đầu tư (tiến độ quý 4/2022).

Khu biệt thự nhà vườn Vinaconex 6 – Đại Lải do CTCP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Đại Lải (tên cũ là CTCP Vinaconex 3 – Tập đoàn Mê Kong) làm chủ đầu tư (tiến độ quý 4/2022); Khu nhà ở xã hội tại phường Phúc Thắng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà (60 tháng từ tháng 12/2018-quý 4/2023).

Khu nhà ở tại xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng, Thương mại và Xuất nhập khẩu Tuấn Đạt. Theo đó, thời gian hoàn thiện xây dựng, chuyển giao nhà và công trình hạ tầng đến hết năm 2018 và được giãn tiến độ 24 tháng từ ngày 1/1/2019.

Khu phố thương mại truyền thống Shophouse Thổ Tang tại thị trấn Thổ Tang, xã Tân Tiến, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường của CTCP Đầu tư An Huy (tiến độ hết 2021); Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường của CTCP BQL Real (tiến độ 60 tháng kể từ ngày 20/9/2021).

Đình Phong – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Tỉnh Vĩnh Phúc công bố loạt dự án đô thị, nhà ở chậm tiến độ trên địa bàn.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/vinh-phuc-beu-ten-loat-du-an-do-thi-nha-o-cham-tien-do-post1605854.tpo

Bắc Ninh: Dự án trường học trăm tỷ dang dở, chậm tiến độ kéo dài

Được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của thị xã Thuận Thành. Tuy nhiên, Trường THCS Vũ Kiệt được đầu tư hàng trăm tỷ đồng chậm tiến độ kéo dài.

Để đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THCS Vũ Kiệt nói riêng và toàn huyện nói chung, huyện Thuận Thành (nay là thị xã Thuận Thành) đã quyết định đầu tư Dự án xây mới Trường THCS Vũ Kiệt với tổng số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Để đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THCS Vũ Kiệt nói riêng và toàn huyện nói chung, huyện Thuận Thành (nay là thị xã Thuận Thành) đã quyết định đầu tư Dự án xây mới Trường THCS Vũ Kiệt với tổng số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Tháng 7/2020, Ban Quản lý các dự án xây dựng huyện Thuận Thành (chủ đầu tư) đã tổ chức đấu thầu và lựa chọn Công ty Xây dựng Minh Đạo (TNHH – địa chỉ tại thôn Nghĩa Chỉ, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) trúng thầu gói thầu thi công xây dựng, xây lắp thiết bị dự án Trường THCS Vũ Kiệt với giá 128 tỷ 338 triệu đồng.

Để trúng Gói thầu xây dựng Trường THCS Vũ Kiệt, Công ty Xây dựng Minh Đạo đã vượt qua 2 nhà thầu là Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam – CTCP và Công ty cổ phần Sông Đà 6. Hai nhà thầu bị loại vì không đáp ứng theo tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của hồ sơ mời thầu.

Dự án Trường THCS Vũ Kiệt được xây mới với quy mô hiện đại gồm các hạng mục: Khối nhà lớp học lý thuyết cao 4 tầng với 24 phòng, khối nhà hiệu bộ cao 4 tầng, khối nhà thực hành, ký túc xá. Ngoài ra, còn có các hạng mục phụ trợ như nhà xe, nhà đa năng kết hợp hội trường, bể bơi, sân tập thể thao ngoài trời…

Theo chủ đầu tư, Dự án được khởi công từ 13/7/2020, thời gian thực hiện 510 ngày, đến ngày 5/12/2022. Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ và đã được gia hạn hợp đồng đến 31/12/2023.

Theo Văn bản trả lời Sở Xây dựng về tiến độ dự án do Giám đốc Ban Quản lý các dự án xây dựng thị xã Thuận Thành Hoàng Đình Nhưỡng vừa ký mới đây thể hiện, nguyên nhân chậm tiến độ là trong quá trình thực hiện dự án, năm 2020-2021 đúng thời điểm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, phải giãn cách xã hội nên gần như dự án phải tạm dừng thi công.

Theo Chủ đầu tư, sau khi hết dịch Covid-19, năm 2022 trở lại đây, tình hình giá cả nguyên vật liệu tăng rất cao, nhà thầu gặp khó khăn về tài chính dẫn đến thi công cầm chừng (có giai đoạn gần như dừng thi công) chờ giá cả ổn định. Đến tháng 12/2023, Dự án đang bước vào giai đoạn thi công hoàn thiện. Chủ đầu tư đã rất quyết liệt thường xuyên, liên tục động viên, nhắc nhở, đốc thúc nhà thầu bằng văn bản yêu cầu nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ thi công. Xong nhà thầu thi công vẫn rất chậm.

Ban Quản lý các dự án xây dựng thị xã Thuận Thành cho hay, dự kiến dự án sẽ phải kéo dài, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến 30/6/2024 sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Liên quan đến đơn vị thi công, vào tháng 7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với Công ty Xây dựng Minh Đạo. Theo Quyết định xử phạt Công ty Xây dựng Minh Đạo đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường liên xã Dũng Liệt – Tam Đa – Đông Phong, huyện Yên Phong theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) và Dự án đối ứng cho dự án BT, Công ty Xây dựng Minh Đạo đã giả mạo Báo cáo tài chính, khai man số liệu.

Khu vực nhà đa năng thi công dang dở.

Cảnh tượng trong dự án.

Các khối nhà đã xây xong phần thô nhưng chưa hoàn thiện.

Hệ thống tường rào bao quanh dang dở.

Tuấn Minh – Đức Sơn – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/bac-ninh-du-an-truong-hoc-tram-ty-dang-do-cham-tien-do-keo-dai-10271852.html

Bến Tre: “Xuân đoàn kết – Tết sẻ chia”

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 20/01/2024, tại Hội trường văn hóa xã An Bình Tây, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri cùng các nhà tài trợ đã phối hợp tổ chức chương trình Xuân đoàn kết – Tết sẻ chia”.

Tham dự chương trình có Phó Ban dân vận Huyện ủy Ba Tri Trần Văn Chu; Nhà báo Nguyễn Văn Việt – Trưởng cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Đồng Nai – đại diện đơn vị tài trợ; lãnh đạo Đảng ủy – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam; Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo huyện Ba Tri.

Tại đây, chương trình đã trao tặng 200 phần quà Tết (trị giá 300.000 đồng/phần) cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã An Bình Tây; Trong đó, bà Nguyễn Thị Thắm (TP. Biên Hòa) hỗ trợ 100 phần quà; Giám đốc Công ty TNHH Vân Nga Phát (phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) Trần Đình Long hỗ trợ 30 triệu đồng (tương ứng 100 phần quà), còn lại do nhà báo Nguyễn Văn Việt vận động.

Bà con nghèo ở xã An Bình Tây rất cảm động trước tấm lòng nhường cơm sẻ áo của các nhà tài trợ, dù ở xa xôi và bận nhiều việc cuối năm nhưng cũng dành thời gian và đóng góp tiền của để giúp đỡ họ. Chị Nguyễn Thị Trang, 36 tuổi, ngụ tổ 7, ấp An Phú, bộc bạch: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo ở địa phương, có 2 con trai (18 tuổi và 14 tuổi), không có nổi một miếng đất chọi chim, lại phải chăm sóc bà ngoại (84 tuổi) nhiều bệnh. Bản thân tôi bị cụt chân phải đã gần 20 năm nay. Hôm nay, tôi và người người dân địa phương rất đỗi vui mừng, phấn khởi cũng như rất biết ơn các nhà hảo tâm đã trao quà Tết cho chúng tôi…”.

Nhà báo Nguyễn Văn Việt đại diện đơn vị tài trợ trao quà cho bà con xã An Bình Tây.

Bà Trịnh Thị Nan, 68 tuổi, ngụ ấp 5 thì cho biết, gia đình bà thuộc hộ cận nghèo ở địa phương, có 2 đứa con (1 trai và 1 gái) lập nghiệp ở xa quê. Bà không có đất sản xuất, chồng đã mất hơn 10 năm. Hàng ngày, bà đi bán vé số, thu nhập lúc có lúc không. Mới đây, vì thời gian xây dựng đã lâu nên ngôi nhà bị xuống cấp, mái nhà bị giông gió kéo sập. Địa phương và mạnh thường quân đã hỗ trợ bà 15 triệu đồng để làm kinh phí, sửa chữa lại mái nhà để ở tạm.

Bà con xã An Bình Tây rất vui mừng trước những món quà ấm áp nghĩa tình.

Thay mặt địa phương, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình Tây Lê Hồng Hạnh tri ân tấm lòng của các nhà hảo tâm dành cho bà con, đồng thời hy vọng sẽ nhận được sự đồng hành, hỗ trợ cùng địa phương trong các chương trình tiếp theo, nhằm chia sẻ được nhiều hơn nữa với những mảnh đời khốn khó.

H. Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu tham dự chương trình “Xuân đoàn kết – Tết sẻ chia” năm 2024.

 

Bông hồng Thành phố

(Video – Phapluatmoitruong.vn) – 20 năm trôi qua, thấp thoáng trong ánh mắt hiền hòa của chị Lê Thị Thuỳ Tân là những câu chuyện về hành trình vất vả, nhưng đầy lòng tự hào.

20 năm gắn bó với những con đường quen thuộc của Thành phố Quảng Ngãi, chị Lê Thị Thuỳ Tân, công nhân vệ sinh môi trường tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi được mọi người biết đến như một tấm gương của sự cống hiến và lòng đam mê không ngừng nghỉ.

Chẳng có gì nổi bật ở dưới những ánh đèn đường mỗi tối, nhưng nếu nhìn kỹ hơn, sẽ thấy những “bông hoa” bình dị, những nụ cười cùng những bước chân của người công nhân vệ sinh môi trường luôn sẵn sàng làm sạch mọi ngóc ngách của thành phố.

20 năm trôi qua, thấp thoáng trong ánh mắt hiền hòa của chị là những câu chuyện về hành trình vất vả, nhưng đầy lòng tự hào.

Đan Vy

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Chương trình Cây chổi vàng 2023: Vẻ đẹp của sự hy sinh thầm lặng

(Video – Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 19/1/2024, tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải “Cây chổi vàng” – Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường – Lần thứ 4 – Năm 2023.

Nhân dịp này, Ban biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng gửi tới độc giả phóng sự “Tự hào nghề rác” tri ân những cống hiến lặng thầm của các anh chị công nhân vệ sinh môi trường.

Cây Chổi Vàng lần thứ 4- 2023 là dịp để chúng ta cùng tôn vinh những cống hiến, những thành tích xuất sắc của các công nhân vệ sinh môi trường trên toàn quốc và cũng là cơ hội để chúng ta kể về những câu chuyện của họ. Những câu chuyện về cuộc sống khó khăn, nhưng vẫn có những niềm vui, những chiến thắng và tình yêu thương như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Từ các thành phố lớn đến những vùng quê hẻo lánh, họ là những “chiến sĩ” vô danh của “cuộc chiến” chống lại ô nhiễm môi trường. Điều đặc biệt, họ không chỉ là những người làm sạch môi trường mà còn là những tấm gương sáng cho sự kiên nhẫn và nghị lực. Họ xứng đáng được tôn trọng và trân trọng. 

Tú Anh

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Lễ trao giải Cây chổi vàng- Tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường lần thứ 4- 2023

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 19/1/2024, tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải “Cây chổi vàng” – Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường – Lần thứ 4 – Năm 2023.

Tham dự có ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam- Rumani; Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Việt Nam- Bỉ; GS.TS Khoa học Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam; Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức; Lãnh đạo; Ban thường vụ, Ban Chấp hành VUREIA; Tổng biên tập của gần 30 cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; Lãnh đạo các Công ty môi trường đô thị 63 tỉnh, thành phố; Đại diện các đơn vị đồng hành với chương trình; cùng gần 500 công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc.

tm-img-altTiết mục văn nghệ chào mừng buổi lễ công bố

Giải thưởng “Cây chổi vàng” lần thứ 4 được phát động từ tháng 2 năm 2023, đã nhận được 53 bộ hồ sơ của các ứng viên được lựa chọn từ các đơn vị, doanh nghiệp làm công tác vệ sinh môi trường trên toàn quốc.

tm-img-altCác công nhân vệ sinh môi trường đạt giải Đồng

tm-img-altCác công nhân vệ sinh môi trường đạt giải Đồng

tm-img-altCác công nhân vệ sinh môi trường đạt giải Bạc

tm-img-altCác công nhân vệ sinh môi trường đạt giải Vàng

Sau gần 10 tháng phát động và xét chọn, Ban tổ chức đã tìm ra 40 gương mặt công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu để tôn vinh và trao giải bao gồm: 18 giải đồng, 11 giải bạc, 10 giải vàng và 1 giải kim cương. Đặc biệt trong số 10 giải vàng có 2 trường hợp công nhân môi trường được Ban tổ chức đặc cách trao giải.

tm-img-altNiềm vui của những công nhân môi trường đạt giải của chương trình

Mỗi giải thưởng đều có Bằng chứng nhận của Ban Tổ chức và Hội đồng chấm giải. Trị giá mỗi giải thưởng như sau: Giải Kim Cương: 01 lượng vàng 9999; Giải Vàng, mỗi giải: 02 chỉ vàng 9999; Giải Bạc, mỗi giải: 01 đồng bạc trắng + 5.000.000 đ; Giải Đồng, mỗi giải: 3.000.000 đ. Ngoài ra, mỗi giải đều kèm theo Túi quà tết, kèm 500 ngàn đồng đến từ Ban tổ chức và các nhà tài trợ.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và lãnh đạo Công ty CP Môi trường đô thị Nghệ An trao tặng đặc cách “Cây chổi vàng” lần thứ 4 cho gia đình chị Hoàng Thị Lan

Đặc biệt trong số các giải thưởng có 2 trường hợp được đặc cách trao giải vàng. Đó là chị Hoàng Thị Lan (thuộc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nghệ An) và chị Nguyễn Thị Tuyết (thuộc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang). Đây là hai công nhân vệ sinh môi trường đã tử vong do tai nạn giao thông trong khi đang làm nhiệm vụ.

tm-img-altĐại diện Ban tổ chức chương trình “Cây chổi vàng” trao đặc cách “Cây chổi vàng” lần thứ 4 cho chị Nguyễn Thị Tuyết thông qua anh Ngô Kim Tỵ (chồng chị Tuyết)

Trước hoàn cảnh đáng thương cùng với sự đóng góp của các chị cho ngành môi trường trong suốt nhiều năm, Ban tổ chức chương trình đã quyết định trao tặng đặc cách danh hiệu và phần thưởng “Cây chổi vàng lần thứ 4 “ cho hai chị. Đây là hành động ý nghĩa với mong muốn động viên gia đình hai chị, đồng thời là lời kêu gọi cần quan tâm hơn nữa đến những công nhân vệ sinh môi trường. Để cho cuộc sống chúng ta sạch đẹp, họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi ngày ngày ra giữa đường phố quét rác.

tm-img-altBan tổ chức đã vận động xây dựng trao tặng 13 căn nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cành khó khăn, mỗi căn nhà có giá trị từ hơn 100 – 550 triệu đồng

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Cây chổi vàng cho biết: Điểm mới và nổi bật của chương trình năm nay, ngoài các giải thưởng được trao như những năm trước ra, Ban tổ chức đã phát động và kêu gọi các mạnh thường quân tài trợ, trao tặng nhà tình nghĩa cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ riêng trong năm 2023, Ban tổ chức đã vận động xây dựng được 13 căn nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cành khó khăn, mỗi căn nhà có giá trị từ hơn 100 – 550 triệu đồng.

tm-img-altNgười đạt giải cao nhất – Chổi Kim cương thuộc về công nhân môi trường Lê Thị Thuỳ Tân, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi.
Trong ảnh: Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; GS.TS Khoa học Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch VUREIA; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức trao giải Kim Cương cho chị Lê Thị Thùy Tân.

tm-img-altChổi Kim cương thuộc Lê Thị Thuỳ Tân, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi xúc động chia sẻ niềm vui và hạnh phúc khi được đón nhận giải cao nhất của chương trình

GS.TSKH Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch VUREIA đã đánh giá cao sáng kiến tổ chức Chương trình” Cây chổi vàng” của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam. Chương trình “Cây chổi vàng” rất ý nghĩa và nhân văn sâu sắc. Dù giải thưởng về giá trị vật chất không lớn, nhưng đó là sự nỗ lực, cố gắng của Ban tổ chức chương trình và là món quà tinh thần hết sức ý nghĩa để động viên kịp thời những công nhân vệ sinh môi trường, nhất là nhân dịp tết đến xuân về.

“Mặc dù hàng ngày phải đối mặt với môi trường độc hại và nguy hiểm, nhưng chính sách, chế độ lương để động viên, khuyến khích nghề đối với lực lượng lao động này chưa thật sự phù hợp. Thậm chí ở một số doanh nghiệp, giờ làm việc của công nhân kéo dài, lương thấp, chậm trả lương…, trong khi tai nạn lao động, tai nạn giao thông là một trong những rủi ro khó tránh khỏi trong quá trình làm việc của họ”. GS.TSKH Nguyễn Văn Liên chia sẻ.

Thông qua chương trình Cây chổi vàng, GS.TSKH Nguyễn Văn Liên cũng mong muốn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, Liên đoàn lao động các cấp, đặc biệt là lãnh đạo các công ty vệ sinh môi trường cần tiếp tục quan tâm quyền lợi, giải quyết các chế độ chính sách nhiều hơn nữa cho những người lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thông cần tích cực tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách thường xuyên, có trách nhiệm trên nhiều kênh khác nhau để thay đổi nhận thức, hành vi của con người và đặc biệt là trong môi trường giáo dục, từ đó tuyên truyền để xã hội quan tâm hơn đến ngành nghề vệ sinh môi trường”, GS.TSKH Nguyễn Văn Liên nhấn mạnh thêm.

Kể từ năm 2017, đây là năm thứ tư Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức chương trình “Cây chổi vàng” nhằm tôn vinh những người lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, từ đó tuyên truyền để xã hội cảm thông và quan tâm hơn đến công nhân viên vệ sinh môi trường nói riêng và ngành nghề vệ sinh môi trường nói chung.

Đối tượng nhận giải là những lao động tiêu biểu, có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường; những công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng đều có một điểm chung đó là sự tận tâm với công việc, không quản ngại khó khăn góp sức mình vào sự nghiệp bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp…

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ chương trình

Cống hiến, hi sinh là thế nhưng công nhân vệ sinh môi trường hiện nay vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội. Chương trình “Cây chổi vàng” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức có thể coi là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm tôn vinh và hỗ trợ cho các công nhân hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường.

tm-img-altÔng Nguyễn Đức Văn, Giám đốc điều hành Bệnh viện đa khoa Hồng Phát trao tặng cho những công nhân môi trường trên toàn quốc gói khám chữa bệnh trong năm 2024

Qua nhiều năm tổ chức, chương trình đã gây được dấu ấn và xúc động mạnh mẽ. Nghề quét rác vốn không được mọi người quan tâm nay đã được xã hội ghi nhận và tôn vinh.

tm-img-altCác đại biểu chụp ảnh cùng với các công nhân môi trường

Chương trình không chỉ lan tỏa trong phạm vi những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường mà còn vượt qua khuôn khổ về một giải thưởng, để trở thành dấu ấn trong lòng xã hội về một chương trình nhân văn và khác biệt với các danh hiệu khác tại nước ta hiện nay.

Chương trình “Cây chổi vàng” đã và đang là một trong những thương hiệu uy tín, nhân văn của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Một số hình ảnh chương trình lễ công bố:

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

DANH SÁCH ĐẠT GIẢI CÂY CHỔI VÀNG 2023

Giải Kim Cương:

Bà: Lê Thị Thuỳ Tân, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi

Giải Vàng:

  1. Bà: Hà Thị Nga – Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang
  2. Bà: Nguyễn Thị Hương – Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh Cầu Diễn
  3. Bà: Hoàng Thị Lan – Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nghệ An
  4. Bà: Nguyễn Thị Vinh – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Đông Hà
  5. Ông: Huỳnh Văn Thịnh – Công ty CP Môi trường Đô thị Cà Mau
  6. Ông: Trần Thanh Trung – Công ty Cổ phần Công trình công cộng Vĩnh Long
  7. Ông: Trần Như Giang – Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường và Công trình đô thị Vũng Tàu
  8. Bà: Nguyễn Thị Tuyết – Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang
  9. Bà: Võ Thị Nữ – Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ
  10. Ông: Lưu Tiến Phát – Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM – Chi nhánh Môi trường đô thị Chợ Lớn.

Giải Bạc:

  1. Bà: Lê Thị Yến – Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La
  2. Ông: Nguyễn Đào Quang – Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Giang
  3. Bà: Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai
  4. Bà: Nguyễn Thị Lợi – Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình
  5. Bà: Lê Thị Thu Hương – Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định
  6. Bà: Nguyễn Thị Thạnh – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế
  7. Bà: Trần Thị Thơm – Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bến Tre
  8. Bà: Nguyễn Thị Thuý Nga – Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương
  9. Ông: Kim Rớt – Công ty Cổ phần Công trình đô thị Trà Vinh
  10. Ông: Hà Hoàng Vinh – Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 6
  11. Ông: Trần Hoàng Tâm – Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Củ Chi

Giải Đồng:

  1. Ông: Nguyễn Văn Kỷ – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh
  2. Ông: Vũ Đình Trường – Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh Đống Đa
  3. Bà: Nguyễn Thị Thanh Hường – Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh Ba Đình
  4. Bà: Nguyễn Thị Hiền – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Phúc Yên
  5. Bà: Nguyễn Thị Thắm – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên
  6. Bà: Thái Thị Hà – Trung tâm Môi trường công trình đô thị Vĩnh Linh
  7. Bà: Nguyễn Thị Phượng – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Đông Hà
  8. Bà: Nguyễn Thị Tâm – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh
  9. Ông: Nguyễn Văn Cường – Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi
  10. Ông: Danh Minh – Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ
  11. Bà: Võ Thị Huyền Chi – Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2
  12. Bà: Lê Thị Mỹ Dung – Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Tân Thành
  13. Bà: Nguyễn Thị Tuyết – Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Môi trường Kiến Tường.
  14. Ông: Nguyễn Quang Trung – Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM – Chi nhánh Môi trường đô thị Gia Định.

Danh sách nhà tình nghĩa do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã xây dựng và trao tặng trong năm 2023

1. Chị Đoàn Thị Thiên – Công nhân Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng. Trị giá căn nhà: 100.000.000 đồng

2. Chị Đoàn Thị Loan – Công nhân Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ. Trị giá căn nhà: 150.000.000 đồng

3. Chị Tạ Thị Thuý – Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên. Trị giá căn nhà: 300.000.000 đồng

4. Anh Điêu Như Tuyến – Công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La. Trị giá căn nhà: 160.000.000 đồng

5. Anh Triệu Văn Sinh – Công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La. Trị giá căn nhà: 240.000.000 đồng

6. Chị Nguyễn Thị Lành – Công nhân Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang. Trị giá căn nhà: 200.000.000 đồng

7. Anh Nông Văn Tuyên – Công nhân Công ty Cổ phần môi trường đô thị Tiên Yên, Quảng Ninh. Trị giá căn nhà: 150.000.000 đồng

8. Chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La. Trị giá căn nhà: 250.000.000 đồng

9. Chị Đặng Thị Sen (Nghệ An) – Trị giá căn nhà: 200.000.000 đồng

10. Ông Phạm Văn Vẽ (Vĩnh Bảo, Hải Phòng),trị giá căn nhà: 550.000.000 đồng

11. Anh Đinh Nhật Thanh (tỉnh Hà Tĩnh) – Trị giá căn nhà: 270.000.000 đồng

12. Anh Lò Văn Cảnh (tỉnh Sơn La) – Trị giá căn nhà: 200.000.000 đồng

 

Hồng Anh

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Khổ vì tiếng ồn, khói bụi

So với nhiều năm trước, thực trạng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn tại Cụm công nghiệp Đông Vĩnh (TP Vinh) tuy có giảm nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối của người dân sống xung quanh.

Bức xúc vì ô nhiễm

Thời gian qua, người dân khối Vĩnh Yên, phường Đông Vĩnh, TP Vinh (Nghệ An) phản ánh về tình trạng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn do các nhà máy đóng tại Cụm công nghiệp (CCN) Đông Vĩnh gây ra khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Trong đơn kêu cứu, họ cho rằng tiếng ồn và khói bụi xuất phát từ Công ty Sơn tĩnh điện Huy Hoàng và Công ty Xuân Ngọc (đóng trong khu vực CCN Đông Vĩnh). Theo đó, việc bụi bẩn và tiếng ồn tại 2 đơn vị trên đã khiến quần áo, các vật dụng sinh hoạt bám đen sì, rất khổ sở. “Không những vậy, việc tiếng ồn xuất phát từ các nhà máy trong Tiểu khu công nghiệp đã khiến trẻ em khó tập trung học bài, việc nghỉ ngơi bị ảnh hưởng, kể cả ngày nghỉ” – ông Nguyễn Văn Phượng, người dân xóm Vĩnh Yên nói.

Cũng chung nỗi bức xúc, ông Nguyễn Văn Thuận, trú tại khối Vĩnh Yên cho rằng, vấn đề ô nhiễm tại đây diễn ra nhiều năm liền, nhất là bụi bẩn và tiếng ồn. “Khi chúng tôi lên tiếng, được một thời gian ngắn nhưng sau đó vấn đề ô nhiễm lại quay trở lại”. Nặng nhất có thể kể đến gia đình chị Nguyễn Thị Hoàng Anh, nhà sát bờ tường Công ty Sơn tĩnh điện Huy Hoàng, mỗi lần đơn vị này sản xuất bụi bẩn bay vào nhà, bám hết các đồ dùng, vườn tược cây cối đều “nhuộm” một màu bụi bẩn.

Đó cũng là nỗi bức xúc của nhiều gia đình tại khối Vĩnh Yên – khu dân cư nằm gần CCN Đông Vĩnh. Theo ông Nguyễn Hữu Thuận – Khối trưởng khối Vĩnh Yên cho biết, CCN này có từ năm 2004, đến nay đã hơn 20 năm, nhiều năm nay, những người dân sinh sống ở phường Đông Vĩnh nói chung và khối Vĩnh Yên riêng hết sức khó chịu, khổ sở, bức bối vì bị tra tấn bởi tiếng ồn, bụi bặm từ những doanh nghiệp sản xuất. Bởi, khoảng cách từ khu dân cư đến các nhà máy rất gần, thậm chí cách nhau một bức tường. “Mong muốn của chúng tôi là đề nghị các ngành, các cơ quan chức năng sớm có biện pháp di dời các nhà máy tại tiểu khu công nghiệp Đông Vĩnh ra khỏi khu dân cư, để cuộc sống của người dân nơi đây bớt ô nhiễm” – ông Thuận nói.

Di dời là “thượng sách”

CCN Đông Vĩnh thuộc phường Đông Vĩnh, TP Vinh với tổng diện tích 5,34ha, có gần 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay đang là “điểm nóng” về vấn đề môi trường, khiến người dân địa phương bức xúc. Cụ thể, cách đây không lâu, tại CCN Đông Vĩnh khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đã phát hiện Công ty CP Bao bì Nghệ An (hiện đã di dời một phần) có nước thải sinh hoạt xử lý chưa đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành (BOD5 vượt 1,31 lần, Coliforms vượt 18 lần so với quy chuẩn cho phép). Đó là chưa kể nhiều hệ lụy về môi trường tồn tại lâu nay tại CCN Đông Vĩnh vẫn chưa thể giải quyết được dứt điểm khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh bị đảo lộn.

Thậm chí, thậm chí, do môi trường quá ô nhiễm nên trường học THCS Đông Vĩnh trên địa bàn phải đóng cửa nhiều năm nay. 1.000 học sinh ở ngôi trường này phải chuyển sang các phường, xã lân cận. Trước vấn đề này, vào cuối năm 2019, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành và TP Vinh sớm có lộ trình đưa các CCN có nguy cơ ô nhiễm cao ra khỏi thành phố. Trong đó, phải sớm có phương án di dời các cơ sở, đơn vị có ngành nghề sản xuất kinh doanh nguy cơ ô nhiễm hiện hữu. Tuy nhiên, đến nay việc di dời CCN này ra khỏi khu dân cư vẫn chưa thể thực hiện.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Chủ tịch UBND phường Đông Vĩnh (TP Vinh) về tình trạng ô nhiễm tại CCN Đông Vĩnh, ông Hòa cho rằng, đây là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm nay của địa phương. Đối với những phản ánh của người dân khối Vĩnh Yên về ô nhiễm bụi, tiếng ồn là có cơ sở. “Sau khi nhận được phản ánh, quá trình kiểm tra, các đơn vị có khắc phục. Tuy nhiên, với chức năng của phường, chúng tôi không thể quan trắc, thẩm định được việc ô nhiễm nằm ở mức độ nào” – ông Hòa cho biết thêm.

Nói về mong muốn của người dân là di dời Cụm công nghiệp Đông Vĩnh ra khỏi khu dân cư, ông Hòa cho biết, đây là mong muốn của người dân, cũng như chính quyền. Tuy nhiên, vấn đề này vượt quá thẩm quyền của phường.

Được biết, tính đến năm 2023, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 53 CCN được quy hoạch tại TP Vinh, Diễn Châu, Quỳ Hợp, thị xã Thái Hòa… Trong đó, có 24 CCN đã thu hút được khoảng trên 250 doanh nghiệp đi vào đầu tư sản xuất, kinh doanh với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%.

Điền Bắc – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Đông Vĩnh (TP Vinh) kéo dài nhưng vẫn chưa được khắc phục. Ảnh: Đ.Bắc.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/kho-vi-tieng-on-khoi-bui-10271642.html

Phát triển Kinh tế Xanh: Phân loại chất thải rắn, đầu tư ‘biến’ rác thành điện

Để phát triển Kinh tế Xanh, các địa phương cần triển khai đồng bộ việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chú trọng hợp tác hiệu quả về quản lý chất thải, đầu tư công nghệ đốt rác phát điện.

Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nổi bật là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tuy nhiên thực tế tại nhiều địa phương cho thấy việc xử lý rác thải một cách hiệu quả đến nay vẫn là “bài toán khó” và sẽ thất bại nếu chỉ tuyên truyền trên giấy.

Nhiều ý kiến cho rằng để “biến rác thành tài nguyên” theo Chiến lược phát triển Kinh tế Xanh, Kinh tế Tuần hoàn bền vững, điều quan trọng nhất hiện nay là các địa phương cần phải sớm triển khai đồng bộ việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chú trọng hợp tác hiệu quả về quản lý chất thải để hướng đến đầu tư công nghệ đốt rác phát điện.

Giảm chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân – Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, trên cả nước hiện đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, trong số đó có khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có khoảng trên 70% lượng rác thải sinh hoạt hiện đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh.

Hệ lụy của phần lớn lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh trên đang hàng ngày gây ô nhiễm cho môi trường đất, môi trường nước và không khí. Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn.

Đơn cử như tại Hà Nội, lượng rác sinh hoạt đô thị phát sinh hàng ngày khoảng 7.000 tấn/ngày. Hiện bãi rác Nam Sơn đã quá tải và Hà Nội đã có một số nhà đầu tư đăng ký đầu tư khu xử lý rác thải ở Sóc Sơn, Nam Sơn và một số nơi khác nhưng cũng mới chỉ có một Nhà máy đốt rác phát điện.

Tương tự, tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày phát sinh khoảng 10.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị. Thành phố này đã kêu gọi nhiều nhà đầu tư xử lý rác thải hàng chục năm trước nhưng chủ yếu là dùng phương pháp chôn lấp. Hiện nay hầu hết các bãi rác này đã sắp quá tải và đang hàng ngày gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như bãi rác Đa Phước.

Các thành phố lớn khác cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải.

Trước thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,” trong đó đặt mục tiêu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom đến năm 2025 giảm dưới 30%, đến năm 2030 là dưới 10%. Thực hiện lộ trình này, các địa phương phải giảm dần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp khi đầu tư hoặc vận hành cơ sở xử lý.

Một số địa bàn tại Hà Nội đã nhiều lần “ngập” trong rác thải rắn sinh hoạt. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Liên quan đến vấn đề trên, thời gian qua, cử tri nhiều địa phương cũng đã liên tiếp gửi kiến nghị về Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó đề nghị các cơ quan chức năng sớm có kế hoạch, biện pháp cụ thể, lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp theo quy định để tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện.

Trả lời cử tri, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết theo Điều 60 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi đầu tư mới hoặc đưa vào vận hành các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cần ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.

Các địa phương bảo đảm giảm dần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp để đáp ứng mục tiêu về quản lý tổng hợp chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ phát triển.

Đẩy mạnh tái chế, biến rác thành… điện

Về thực tế xử lý rác hiện nay, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 1.712 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm 467 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 38 dây chuyền sản xuất phân compost, khoảng 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt).

Bên cạnh đó, những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để thu hồi năng lượng cũng đã và đang được các địa phương quan tâm đầu tư.

Tính đến ngày 18/1/2024, có 3 nhà máy đốt rác phát điện đã đi vào hoạt động tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ và có 15 dự án đầu tư nhà máy đốt rác phát điện đang triển khai xây dựng tại một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh.

Tuy vậy, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý dù công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được quan tâm, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc như: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp còn cao; việc triển khai các dự án/cơ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công nghệ hiện đại còn chậm…

Từ thực tế trên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề đòi hỏi các địa phương cần phải thực hiện quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ, thống nhất và có sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành, của người dân, doanh nghiệp cùng toàn xã hội.

Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, thời gian tới, các cấp, ngành tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường của người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Đặc biệt, các địa phương cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng giảm chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải.

Hợp tác hiệu quả về quản lý chất thải

Chia sẻ thêm từ góc độ đối tác quốc tế, về tầm quan trọng của việc biến rác phát điện, ông Yoshida Satoshi – Vụ trưởng Vụ Tuần hoàn Tài nguyên Quốc tế (Bộ Môi trường Nhật Bản) cho biết trong thời gian qua, Nhật Bản đã hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất thải tại Việt Nam cũng như các dự án tại địa phương và đạt được những kết quả nhất định. Nổi bật là hỗ trợ Bắc Ninh và Bình Dương xây dựng nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng.

Tại cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về quản lý chất thải và 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) lần thứ VI giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Môi trường Nhật Bản, diễn ra vào ngày 11/1 vừa qua, hai bên cũng đã thống nhất sẽ tiếp tục hợp tác với tỉnh Bắc Ninh và Bình Dương thực hiện dự án biến rác thải thành năng lượng và thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phát triển các dự án biến rác thành năng lượng tại Đồng Nai, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Tiền Giang.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Thành Lam, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đề xuất trong thời gian tới, hai bên cần phối hợp trong việc hoàn thiện chính sách, quy định về chất thải rắn sinh hoạt; hỗ trợ triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt, tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, giới thiệu công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đề xuất mô hình tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp thu hồi năng lượng phù hợp với các vùng kinh tế-sinh thái.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân – Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội, cho rằng thời gian tới các địa phương cần nghiên cứu, lựa chọn loại công nghệ phù hợp trước khi tổ chức đấu thầu; đảm bảo các tiêu chí lựa chọn công nghệ mới tập trung, tránh dàn trải để thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư có công nghệ phù hợp với các tiêu chí về công nghệ, kinh tế, xã hội và môi trường; việc đấu thầu phải được tiến hành công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, các địa phương cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có trình độ, kiến thức về xử lý rác, có bản quyền sở hữu công nghệ, có khả năng liên danh liên kết với công ty nước ngoài, đảm bảo về vốn và khả năng cung cấp thiết bị cũng như vận hành chuyển giao.

“Có thể thí điểm chỉ định nhà đầu tư làm thí điểm ở một địa phương với quy mô xử lý từ 1.000-2.000 tấn/ngày, sau đó nhân rộng ra các địa phương khác. Đây là hướng đi đúng trong việc giải quyết vấn nạn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay,” đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân lưu ý.

Hùng Võ/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng tại tỉnh Bắc Ninh, vừa được khánh thành vào ngày 11/1/2024. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-kinh-te-xanh-phan-loai-chat-thai-ran-dau-tu-bien-rac-thanh-dien-post921784.vnp

Bắc Ninh: Bắt quả tang công ty Phú Lâm đổ thải ra môi trường có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Tổ công tác Phòng 2 Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an bắt quả tang Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đang hoạt động đổ thải có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Khu bị đổ thải khoảng 969m2. Ảnh: Ngọc Nga

Khu bị đổ thải khoảng 969m2. Ảnh: Ngọc Nga

Cụ thể, khoảng 8h54 ngày 12/1/2024, khi Tổ công tác đang làm nhiệm vụ tại cụm công nghiệp Phú Lâm, Tiên Du, Bắc Ninh thì phát hiện Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đang hoạt động đổ thải có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chất thải do Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đổ thải ra môi trường. Ảnh: Ngọc Nga

Theo đó, Tổ công tác phát hiện nhân viên của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đang điều khiển xe lật màu vàng, vận chuyển bùn thải từ khu vực máy ép bùn thuộc hệ thống xử lý nước thải của công ty đổ thải lên đất nông nghiệp tại khu VAC Đông Phù.

Chất đổ thải là bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của công ty và chất thải xây dựng (gạch đá, bê tông thải), tro xỉ phát sinh từ quá trình vận hành của công ty.

Khu đổ thải có tổng diện tích khoảng 2.400m2, trong đó phần đất bị đổ thải khoảng 969m2. Theo quan sát, khu vực bị đổ chất thải này có 1 mặt tiếp giáp với trang trại của các hộ dân, 1 bên tiếp giáp với hệ thống xử lý nước thải sơ bộ và máy ép bùn, 2 đầu tiếp giáp với các ao nước.

Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đã đổ chất thải ra khu đất này từ khoảng tháng 10/2023 đến nay.

Khu đất này được Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm sử dụng để đổ các loại chất thải từ khoảng 15/10/2023 đến nay.

Ghi nhận của phóng viên tại khu vực này, bùn thải có màu nâu đen, mùi hóa chất, hôi nồng, đặc biệt rất khó chịu khi hít thở lâu. Đồng thời, khi đến gần vòi nước xả thải của công ty ra ao nước gần đó, có mùi hóa chất rất nồng, bọt nổi trắng xóa. Điều đáng nói, khu vực bị đổ thải tiếp giáp với trang trại của các hộ dân, ít nhiều sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến việc nuôi trồng.

Ống nước thải của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đổ ra ao gần khu đất. Bằng mắt thường có thể quan sát bọt trắng nổi lên rất nhiều, khi đến gần có mùi hóa chất rất nồng. Ảnh: Ngọc Nga

Ảnh: Ngọc Nga

Ngay khi bắt quả tang, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy 7 mẫu trên mặt đất, 10 mẫu dưới hố và 1 mẫu nước thải của công ty ra ao thuộc khu vực VAC Đông Phù để làm kiểm định mẫu môi trường và xác định chủng loại chất thải.

Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm (địa chỉ tại cụm công nghiệp Phú Lâm, thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là công ty chuyên sản xuất giấy Kraft, do ông Ngô Xuân Lợi làm Giám đốc.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Ngô Xuân Lợi thừa nhận, số bùn thải đổ trên bãi đất là của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đổ thải.

Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm làm việc với cơ quan chức năng. Ảnh: Ngọc Nga

Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được thành lập theo Quyết định 755/QĐ-CT ngày 9/7/2002, sau khi điều chỉnh quy hoạch, hiện cụm công nghiệp Phú Lâm hoạt động với tổng diện tích 32ha tại địa bàn xã Phú Lâm.

Ngọc Nga – Báo PLVN

Theo Pháp luật VN

Ảnh: Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu để làm kiểm định mẫu môi trường và xác định chủng loại chất thải. Ảnh: Công an cung cấp.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baophapluat.vn/bac-ninh-bat-qua-tang-cong-ty-phu-lam-do-thai-ra-moi-truong-co-dau-hieu-vi-pham-phap-luat-post502156.html

Công khai loạt doanh nghiệp vi phạm pháp luật đất đai tại Hà Tĩnh

Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai hàng loạt doanh nghiệp tại Hà Tĩnh vi phạm pháp luật về đất đai, chậm tiến độ sử dụng đất, với tổng diện tích đất vi phạm hàng nghìn ha…

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh có báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc công khai vi phạm pháp luật đất đai đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.

Theo đó, có 8 trường hợp đang vi phạm pháp luật đất đai, chậm tiến độ sử dụng đất, chưa triển khai dự án.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Thủy sản biển Miền Trung (xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà) chưa triển khai thực hiện dự án, thuộc trường hợp dự án đã chậm tiến độ quá 24 tháng so với tiến độ quy định nhưng chưa làm các thủ tục gia hạn, điều chỉnh theo quy định với diện 37,11ha.

Hợp tác xã Trần Phú (xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà) chậm tiến độ sử dụng đất với diện tích 5.573ha, đến nay, công ty chưa thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất.

Công ty TNHH thương mại Hợi Đồng (xã Thạch Long, huyện Thạch Hà) chậm tiến độ sử dụng đất với diện tích đất 1.08ha. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh gia hạn tiến độ sử dụng đất nhưng chưa được gia hạn.

Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao (Cụm công nghiệp Phù Việt, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) chậm tiến độ sử dụng đất với diện tích đất 0.96ha. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh gia hạn tiến độ sử dụng đất nhưng chưa được gia hạn.

Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Áng (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) chưa xây dựng hết các công trình theo quy hoạch được duyệt với diện tích đất vi phạm 0.20ha. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có thông báo yêu cầu Nhà đầu tư gia hạn tiến độ sử dụng đất nếu có nhu cầu, song đến nay, công ty chưa thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất.

Công ty TNHH Cơ khí Quý Nam (xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc) lấn đất trồng lúa với diện tích từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha tại khu vực đô thị. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với số tiền hơn 64,6 triệu đồng; đồng thời buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và trả lại đất đã lấn nhưng doanh nghiệp chưa nộp phạt.

Công ty Cổ phần gỗ Phượng Nguyên Bắc Miền Trung (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ) cho thuê tài sản gắn liền với đất được UBND tỉnh cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện quy định với diện 0.15ha. UBND tỉnh đã quyết định xử phạt 244.500.000 đồng, buộc chấm dứt hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất nhưng doanh nghiệp chưa nộp phạt.

Công ty TNHH KC Hà Tĩnh (xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà) cho thuê tài sản gắn liền với đất được UBND tỉnh cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện quy định với diện tích đất vi phạm 0.12ha. UBND tỉnh đã có quyết định buộc chấm dứt hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền 228 triệu đồng. Ngày 23/11/2023, doanh nghiệp đã nộp tiền theo quyết định.

Ngoài Hà Tĩnh, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cũng có Công văn số 5694/STNMT-QLĐĐ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đồng Tháp về trường hợp vi phạm pháp luật đất đai của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre.

Công ty vi phạm pháp luật đất đai theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 12 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định không đưa đất vào sử dụng 12 tháng liên tục.

Việc công bố công khai về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện hàng năm theo quy định của Luật đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Theo các chuyên gia, hoạt động này góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại các địa phương…

Đỗ Phong/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/cong-khai-loat-doanh-nghiep-vi-pham-phap-luat-dat-dai-tai-ha-tinh.htm

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 03-2024

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 03-2024.

Về quản lý môi trường

– Xem xét tác động của các quy định môi trường sạch đến hệ số công suất tải để đạt được tính bền vững: Bằng chứng từ các nền kinh tế APEC.

– Khung dựa trên khả năng phục hồi để đánh giá khả năng chịu đựng của tài nguyên nước và môi trường dưới tác động của biến đổi khí hậu.

– Phấn đấu đạt được mức trung hòa carbon và thịnh vượng kinh tế ở 10 quốc gia phát thải hàng đầu: Kiểm định giả thuyết đường cong Kuznets hình chữ N.

– Tác động không đồng nhất của nền kinh tế kỹ thuật số đối với việc giảm phát thải carbon.

– Mở đường cho tương lai: Lập bản đồ các mô hình lịch sử và xu hướng tương lai của trữ lượng vật liệu đường bộ ở Nhật Bản.

– Theo dõi lượng khí thải carbon và cường độ trong các hoạt động quan hệ của chuỗi giá trị toàn cầu.

– Mô hình hóa dựa trên dữ liệu về lượng phát thải oxit nitơ trong đất hàng năm trên toàn cầu: Mô hình và thuộc tính không gian.

– Dự đoán kịch bản phát thải carbon đô thị và chiến lược tối ưu hóa sử dụng đất đa mục tiêu trong điều kiện hạn chế phát thải carbon.

– Ảnh hưởng của việc xử lý kết hợp nước thải đô thị và nước rỉ rác từ bãi rác đến sự lây lan của tình trạng kháng kháng sinh trong môi trường – Một nghiên cứu trường hợp sơ bộ.

Về môi trường đô thị

– Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nitrat hóa của nấm trong quá trình sục khí tại chỗ mô phỏng tại bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị lâu năm.

– Đặc điểm các nguồn khí dung hữu cơ PM10 xung quanh ở thành thị và nông thôn Catalonia, Tây Ban Nha.

– Đánh giá mức độ biến đổi của PM2.5 và tác động của nó tới sức khỏe con người tại một quốc gia Tây Phi.

– Số phận của vi hạt nhựa từ nước thải đô thị ở vùng đất ngập nước xử lý dòng chảy bề mặt.

– Chế độ ăn uống, lối sống và chất gây ô nhiễm ở ba đô thị phía đông Greenland của người Inuit.

– Hiệu quả của cơ sở hạ tầng xanh trong việc giảm tiếp xúc với các nguồn vật chất hạt trong không khí (PM) tại địa phương, liên quan đến giao thông.

– Đánh giá khả năng ứng phó và thích ứng của hệ thống thoát nước mưa đô thị với lượng mưa thay đổi theo dự báo CMIP6.

– Tác dụng trung gian ngắn hạn của PM2.5 đối với mức độ nghiêm trọng của COPD liên quan đến khí hậu.

– Đặc tính phân tử của chất hữu cơ hòa tan trong ao nước mưa đô thị và nước thải đô thị được biến đổi bởi dinoflagellate thủy triều đỏ Florida Karenia brevis.

Về môi trường khu công nghiệp

– Động thái nồng độ sinh học kim loại/kim loại trong cá và nguy cơ đối với sức khỏe con người do nước bị ô nhiễm bởi các hạt vật chất trong khí quyển từ khu công nghiệp luyện kim.

– Dấu chân carbon của một nhà máy xử lý nước thải thông thường: Phân tích mối quan hệ giữa nước-năng lượng từ góc độ vòng đời để giảm phát thải.

– Giải mã giá trị tiềm ẩn của các sản phẩm phụ công nghiệp: Tối ưu hóa quá trình lọc sinh học để tách kim loại từ bụi luyện thép oxy cơ bản và goethite.

– Xu hướng và thực tiễn hiện nay của các hệ thống lai dựa trên đông tụ để xử lý nước thải nhà máy giấy và bột giấy: cơ chế, kỹ thuật tối ưu hóa và đánh giá hiệu suất.

– Quy trình oxy hóa nâng cao trong xử lý nước thải công nghiệp: Đánh giá về chiến lược, cơ chế, điểm nghẽn và triển vọng.

– Quản lý nguồn nhân lực xanh trong bối cảnh bền vững của tổ chức: Chương trình nghiên cứu và đánh giá có hệ thống.

– Giải phóng tiềm năng xúc tác quang tiếp xúc với ánh sáng nhìn thấy của vật liệu nano V2O5/g-C3N4 cho sản xuất chất tẩy rửa nước thải công nghiệp nhuộm.

– Sản xuất tích hợp hydro và metan trong nhà máy lọc sinh học sữa bằng phương pháp phân hủy kỵ khí: Phân tích quy mô, kinh tế và rủi ro.

– Tác động của việc phân bổ hạn ngạch carbon đối với việc tái chế thiết bị của các nhà sản xuất định hướng dịch vụ: Thiết kế cơ chế phối hợp.

– Khung toàn diện để đánh giá tác động môi trường sinh thái của các nhà máy xử lý nước thải: Tích hợp lượng khí thải carbon, dấu chân năng lượng, độc tính và đánh giá kinh tế.

Xin trân trọng giới thiệu!

The Environmental Management Special Section is pleased to present to our valued readers the International Environmental Bulletin No. 03-2023, featuring the following key topics:

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Insights into greenhouse gas emissions from a wastewater treatment plant in vulnerable water areas of China

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166017

Abstract

Wastewater treatment plants (WWTPs) are a significant anthropogenic source of greenhouse gas (GHG), but the quantitative assessment of GHG emissions from WWTPs in vulnerable water areas under stricter discharge limits remains unclear. Herein, depending on a case WWTP in southern China, we investigated the impacts of discharge standard improvement and key drivers of GHG emissions using daily operating data. We demonstrated that the stricter discharge limits increased the total GHG emission intensity by 18.2 %, with direct emissions increasing more than indirect GHG emissions. The GHG emissions were negatively correlated with water quantity, showing the scale effect, which became more pronounced after the discharge standard improvement. Increasing influent chemical oxygen demand and total nitrogen concentrations significantly drove the variations in GHG emissions, which were accelerated under stricter discharge limits. This study provides insights into the evaluation of GHG emission from WWTPs in vulnerable water areas and carbon-neutral wastewater management policies.

2. Examining the impact of clean environmental regulations on load capacity factor to achieve sustainability: Evidence from APEC economies

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139563

Abstract

Environmental regulations have emerged as a critical policy tool for promoting environmental sustainability worldwide. However, there is a dearth of literature that investigates the impact of environmental regulations on load capacity factor in Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) economies. This study aims to address this gap by examining the role of renewable energy consumption, human capital, and environmental regulations in improving load capacity factor. In doing so, the paper covers 14 APEC economies; applies second generations panel data models (i.e., CUP-FM (continuously updated fully modified) as the base model and CUP-BC (continuously-updated and bias-corrected) for the robustness); and runs data between 1992 and 2018. The empirical findings present that: i) renewable energy consumption and human capital contribute to improving load capacity factor; ii) environmental regulations are not at a level to increase load capacity factor; iii) economic growth and trade openness significantly reduce load capacity factor. Considering empirical outcomes, this study suggests that APEC should tighten environmental regulations to achieve sustainable environment. In addition, this study offers important sustainable environmental policies for APEC within the framework of empirical findings.

3. A resilience-based framework for evaluating the carrying capacity of water and environmental resources under the climate change

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 165986

Abstract

This paper proposes a new framework for evaluating water and environmental resources carrying capacity (WERCC) based on the concept of resilience under uncertainty. First, several quantitative and qualitative criteria based on the seven principles of resilience and the Pressure-Support-State (PSS) framework are defined to incorporate the positive and negative impacts of human interventions and natural factors on water resources and the environment. The resilience principles include redundancy and diversity, managing connectivity, managing slow variables and their feedbacks, fostering complex adaptive system (CAS) thinking, encouraging learning, broadening participation, and promoting polycentric governance. After evaluating the values of the criteria and sub-criteria using a two-point evidential reasoning (TPER) approach and considering the existing uncertainties, the monthly time series of WERCC with uncertainty bands are calculated.

The proposed methodology is then used to evaluate the WERCC in the Zarrinehrud river basin in Iran for a given historical period (1991–2012), and the period of 2020 to 2049 under different climate change scenarios. The results of this analysis demonstrate the inadequacy of the WERCC during the historical period and indicate that the continuation of the existing trend (base scenario, MSC0) will cause many environmental issues. Hence, several water and environmental resources management (WERM) scenarios are proposed to enhance the WERCC. These scenarios are evaluated using a multi-agent-multi-criteria decision-making method to identify the preferable WERM scenario (MSC12356). This scenario, which encompasses various projects (e.g., development and enhancement of water transfer networks and upgrading cultivation methods), improves the average value of the WERCC by 26 %. The results of the proposed methodology are compared with those of a traditional decision-making method, which considers three criteria of average WERCC, the pressure-support index, and the implementation cost. The results demonstrate that the multi-agent-multi-criteria decision-making approach provides a more cost-effective management scenario, with 30 % less cost, leading to only 3 % less carrying capacity.

4. Striving for carbon neutrality and economic prosperity in the top ten emitting countries: Testing N shape Kuznets curve hypothesis

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139641

Abstract

Environmental deterioration brought on by the top ten greenhouse gas emitters is a critical worldwide issue with far-reaching ramifications for global economic sustainability. The main purpose of this research is to explore the link between economic growth, energy consumption, trade openness, and environmental factors with a focus on achieving carbon neutrality without compromising economic growth in the top ten emitting countries by employing a dynamic STIRPAT modeling technique. The data used in this research was taken from various sources, such as the International Energy Agency and the World Bank. The research found a robust association between energy consumption and economic growth, with a correlation coefficient of 0.87. The results revealed that carbon emissions () are positively related to per capita gross domestic product (PGDP), cubic GDP (), international tourism arrivals (Tour) and energy consumption (EC), while negatively related to trade openness (TO) and squared GDP () in the top ten emitting countries, confirming the N shaped Kuznets curve hypothesis. Trade liberalization also impacted emissions with a coefficient of 0.65 (p 0.01). The findings suggest that in order to simultaneously achieve carbon neutrality and continue economic development, it is imperative for the major polluting countries to embrace renewable energy sources and enact environmentally beneficial trade and economic measures.

5. Regional proximity effects of landscape pattern evolution: Evidence from 325 county-level areas in the middle reaches of the Yangtze River, China

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166134

Abstract

Unravelling the evolution of landscape patterns is essential to understand regional socio-ecological processes and to solve conflicts between environment protection and human development. However, the role of landscape transition in regional landscape pattern evolution remains unclear. Taking 325 county-level areas in the middle reaches of the Yangtze River (MRYR) as an example, this study explored the spatiotemporal associations between landscape quantity and pattern from the 1970s to 2020. Employing the methods of landscape metrics and trend and correlation analysis, associations between landscape transition and landscape pattern were found. The main results were as follows: (1) From the 1970s to 2020, urban land nearly doubled from 0.93 to 1.89 million km2. Arable land and forest showed the largest quantity reductions of 0.88 million km2 and 0.28 million km2, respectively. Other landscapes showed both decreasing and increasing trends with a spatial overlap among counties. (2) Transition in landscape quantity drives the change in landscape patches, thus affecting the landscape pattern in counties.

The percentage of landscape area at the class level (CPLAND) showed relative changes in the quantities of landscape categories in each observation year, but their extreme outliers presented larger changes. (3) Diverse correlation coefficients in terms of magnitude and direction suggested that the transition from natural landscape to human-influenced landscape and the reverse processes occurred. Aggregation and diversity metrics showed spatial interaction with similar distances and the perimeter-area fractal dimension (PAFRAC) showed spatial autocorrelation at local scale. Optimal bandwidths among arable land, forest, and urban land (129.2 km) revealed direct spatial interactions and causal relationships, as did waters and unused land (66.7 km). The findings explained the evolution of landscape patterns and highlighted key areas where various landscape changes occurred, and can provide scientific support for policy-making in regional landscape transition governance.

6. Climatic impacts of wind power in the relatively stable and unstable atmosphere: A case study in China during the explosive growth from 2009 to 2018

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139569

Abstract

The interaction between wind farms and the atmosphere becomes non-negligible. Here, we established a dynamic wind power development scenario (2009–2018) in China and performed the simulations using a numerical weather prediction model to quantify the climatic impacts. The results show that the significant local and regional climatic impacts are closely related to atmospheric stability. In particular, for the unstable atmosphere in summer, the induced vertical mixing breaks the inversion layer and promotes the variation of the high-level atmosphere with the evolution of mesoscale circulation, forming the regional climatic responses. A peak seasonal average wind speed deficit of 0.92 m/s and slight warming occur surrounding northern China, and a peak wind gain of 0.21 m/s and cooling of 0.52 °C emerge in southeastern China. It is expected that these impacts will be enlarged in the future, and it should be thought highly of the potential implications on sustainable wind development.

7. Regional climate change and possible causes over the Three Gorges Reservoir Area

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166263

Abstract

The Three Gorges Project, the largest hydroelectric project in the world, has attracted widespread attention regarding its impact on regional climate. However, existing studies on the climate effects of the Three Gorges Project construction are not sufficient due to limited data accumulation. In this study, we analyzed the annual and seasonal trend changes in temperature, precipitation, and humidity over the Three Gorges Reservoir Area (TGRA) based on long-term meteorological stations data, remote sensing data, and reanalysis products. Observation minus reanalysis method (OMR) was used to reveal possible impacts of land cover changes on climate changes.

Major results indicated that the TGRA experienced an overall warming trend for both annual and seasonal variations, with greater rising trends in the upstream. Except for autumn, the relative humidity of most regions mainly showed significant downward trends, indicating an overall drying trend in the TGRA. There was insignificant change in total precipitation and precipitable water vapor, with the largest variation observed during the summer. Although there were small differences among these datasets, their results of climate changes showed good consistency overall. In addition, the results of OMR indicated that land cover changes mainly had a warming and drying effect on the middle and upper reaches, and a cooling and moistening effect on the lower reaches of the TGRA. This may be due to the impact of land cover changes on the surface energy balance, thus affected temperature and humidity. The study has important reference value for understanding the climate changes in the TGRA and the climate effects brought about by large-scale engineering construction.

8. Heterogeneous effect of digital economy on carbon emission reduction

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139560

Abstract

The vigorous development of the digital economy (DIEC) offers a substantial potential for China and global economies to realize the goal of “double carbon”. This study attempts to analyze the heterogeneous effect of DIEC on carbon emission reduction (CERE), in order to extend a valuable reference for effectively achieving the dual-carbon goal. Accordingly, the effect of DIEC on carbon emission scale (CESC) and carbon emission intensity (CEIN) are examined in this paper by using dual fixed effect model and intermediate effect model, respectively. The study findings show that, at first, DIEC significantly supports the CERE while significantly constraining the uplift in CESC and CEIN.

Simultaneously, the CERE effect of DIEC contains digital economy dimensional heterogeneity, industry heterogeneity, production and life heterogeneity, and urban-rural heterogeneity. Finally, the DIEC boosts the technological innovation (TEIN) and residents’ income (REIN) levels, in order to heighten the CERE. Further, improving invention technology innovation and TEIN is more conducive to catalyzing the reduction of carbon emission in the whole society and the production field. Conversely, the improvement of non-invention technology innovation and rural- and urban residents’ income impedes CERE in the field of life. Thus, the implications of this study are of vital significance for China and the rest of the world to foster CERE and achieve the “dual carbon” goal through DIEC development.

9. Paving the way to the future: Mapping historical patterns and future trends of road material stock in Japan

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166632

Abstract

Roads are a fundamental component of societal infrastructure, whose decades-long lifespan has far-reaching implications for developmental decisions. The road construction and development have profound impacts on economic growth, social dynamics, and environmental sustainability. Therefore, comprehensive measurement of the current road material stock (MS) and the projection of expected future road scale based on regional socio-economic scenarios that can reflect unique local conditions are necessary. This study examined the historical changes and progression patterns of the road network across Japan from 1965 to 2020 through material flow and material stock analysis. By using the road MS time series, along with explanatory socioeconomic variables, several models including Autoregressive Integrated Moving Average with explanatory variables (ARIMAX), Support Vector Regression (SVR), hybrid ARIMAX-SVR, Multiple Linear Regression (MLR), Artificial Neural Networks (ANN), and Random Forest (RF) were compared. After comparison analysis, ARIMAX and hybrid ARIMAX-SVR models were employed to forecast expected road MS in each prefecture of Japan by 2050 based on national shared socioeconomic pathways (SSP) scenarios.

The study found that the total road MS of Japan increased 5.5-fold over 55 years. Aggregate was the dominant material, comprising over 70 % among the four materials of the total road MS. The forecast results for each prefecture were classified into three different patterns. Expected MS in most prefectures still displayed increasing trends in the five scenarios, but the projection of road MS in eight prefectures revealed a notable downward trend across each SSP scenario. For most prefectures, SSP5 displayed the highest expected road MS, followed by SSP1. SSP3 was the scenario with the lowest MS. This approach provided a more thorough understanding of the likely evolution of road MS across different SSP scenarios and could help inform decisions for resource allocation and policy formulation concerning road infrastructure management.

10. Tracing carbon emissions and intensity in relational global value chain activities

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139579

Abstract

Existing studies on emission accounting in global value chains (GVCs) have not focused on the relational nature of GVC activities manifested as the interaction of intermediate goods between enterprises. This paper proposes a relational GVC emissions accounting framework based on an inter-country input-output (ICIO) model distinguishing between domestic-owned enterprises (DOEs) and foreign-invested enterprises (FIEs), which is classified as trade-based, investment-based and hybrid-based emissions. Using AMNE-ICIO tables from 2005 to 2016, this paper traces emissions and carbon intensity in relational GVC activities at the global, economic, and industry levels. We find the following: (1) Investment-based emissions accounted for about 94.15% of the increase in relational GVC emissions, of which more than half comes from the interactive activities between DOEs and FIEs. (2) For the United States, high-income economies, and high-tech manufacturing, investment-based emissions were higher than trade-based emissions, and the reverse was true for upper-middle and lower-middle income economies and China. (3) Although relational GVC carbon intensity was high, the trend of decline was significant. (4) Compared to trade activities, investment-based activities were less carbon intensity in China and upper-middle income economies due to the interaction of production between FIEs and DOEs. The findings add new insights into the coordination of global emissions reductions and the allocation of emissions responsibility.

11. Data-driven modeling on the global annual soil nitrous oxide emissions: Spatial pattern and attributes

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166472

Abstract

Previous assessments generated divergent estimates of global terrestrial soil nitrous oxide (N2O) emission and its spatial distributions, which did not match the observed data well. The objectives of this study were to generate a global map of terrestrial soil N2O emissions based on field observations (n = 5549) and quantify the contribution of different variables for predicting the global variation of N2O emissions. We provided spatially explicit maps of annual soil N2O emission rates across forest, grassland and cropland using the random forest approach. The global mean soil N2O emission rate in our data-driven model was 0.059 ± 0.006 g N m−2 year−1, which was lower than the estimates from previous model ensembles. Soil N2O emissions were higher in the northern than southern hemisphere.

The average annual soil N2O emission rate of cropland (0.094 ± 0.009 g N m−2 year−1) was higher than that of forest (0.039 ± 0.004 g N m−2 year−1) and grassland (0.045 ± 0.007 g N m−2 year−1). In addition, we found that soil nitrogen substrates dominated the changes in soil N2O emissions and the relative importance of nitrate, ammonium, and fertilizer in predicting soil N2O emissions was greater than that of mean annual temperature and precipitation. Our data-driven model results implied that previous process-based model may overestimate the global soil N2O emission rates due to limited validation data and incomplete assumptions on related-mechanisms. This study highlights the importance of global field observations in N2O emission estimation, which can provide an independent dataset to constrain previous process-based models for better prediction.

12. Urban carbon emission scenario prediction and multi-objective land use optimization strategy under carbon emission constraints

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139684

Abstract

With the serious challenge of persistently high carbon emissions in China, the construction of low-carbon cities is poised to become a trend in future development. However, there has been limited research quantitatively exploring carbon emission spatial targets and efficient algorithmic optimization in a systematic manner. To investigate regional carbon emission compliance and systematic optimization methods, this study takes Shanghai Pudong New Area in China as a case study. It integrates an improved Kaya identity model for forecasting, carbon emission intensity analysis, and an enhanced multi-objective genetic algorithm for land-use optimization. The study aims to predict and account for carbon emissions, compare them against carbon emission targets, analyze spatial influencing factors, and consider relevant policy constraints to simulate low-carbon land-use layouts. The findings reveal the following: (1) Through scenario forecasting and carbon emission accounting analysis, it is evident that Pudong New Area’s carbon emissions do not meet the target requirements.

There is potential for optimization in terms of the balance between residential and workplace spaces, land use mix, and ecological areas. (2) After applying the genetic algorithm optimization, the carbon emissions in the land-use layout plan are reduced by 11.2%–27.88 million tC compared to the original planning scheme. (3) In simulated scenarios, there are significant changes compared to planned land-use layouts, including a 49% increase in the balance between residential and workplace areas, a 20% increase in land use mix, and a 33.9% increase in per capita park green space.This systematic optimization approach effectively predicts carbon emissions, adjusts land-use layout, and achieves a reduction in carbon emissions. The conclusions provide valuable technical support for low-carbon land-use planning and offer insights for the low-carbon development of other cities.”

13. The influence of combined treatment of municipal wastewater and landfill leachate on the spread of antibiotic resistance in the environment – A preliminary case study

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119053

Abstract

Environmentally-friendly management of landfill leachate (LL) poses a challenge, and LL is usually co-treated with municipal wastewater in wastewater treatment plants (WWTPs). The extent to which the co-treatment of LL and municipal wastewater influences the spread of antibiotic resistance (AR) in the environment has not been examined to date. Two WWTPs with similar wastewater composition and technology were studied. Landfill leachate was co-treated with wastewater in one of the studied WWTPs. Landfill leachate, untreated and treated wastewater from both WWTPs, and river water sampled upstream and downstream from the wastewater discharge point were analyzed.

Physicochemical parameters, microbial diversity, and antibiotic resistance genes (ARGs) abundance were investigated to determine the impact of LL co-treatment on chemical and microbiological contamination in the environment. Landfill leachate increased pollutant concentrations in untreated wastewater and river water. Cotreatment of LL and wastewater could affect the abundance and diversity of microbial communities and the interactions between microbial species. Co-treatment also decreased the stability of microbial co-occurrence networks in the examined samples. The mexF gene was identified as a potential marker of environmental pollution with LL. This is the first study to explore the impact of LL on the occurrence of AR determinants in wastewater and rivers receiving effluents.

14. Research on fiscal policies supporting green and low-carbon transition to promote energy conservation and emission reduction in cities: Empirical evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139688

Abstract

Cities have emerged as critical and challenging places for promoting the green and low-carbon transformation of the economy and society in the context of the “dual carbon” targets. Meanwhile, fiscal policy is also an indispensable component of the public policy framework supporting the green and low-carbon transformation. This paper uses the pilot project of “Comprehensive Demonstration Cities for Energy Conservation and Emission Reduction Fiscal Policies” (“ECER-CD” policy) implemented in China since 2011 as a quasi-natural experiment. This research theoretically analyzes and empirically tests the energy conservation and emission reduction effects of fiscal policies supporting green and low-carbon transformation utilizing methodologies such as time-varying DID and multiple periods and multiple groups of DID. The study finds that the pilot cities effectively reverse the behavioural bias of local governments and promote energy conservation and emission reduction efforts.

This conclusion holds after undergoing robustness tests such as parallel trend analysis and heterogeneity treatment effects. The effectiveness of the pilot policy is attributed to the upgrade of industrial structure, improvement of energy efficiency, and the effects of green technology innovation. However, cities’ geographic location and resource dependency can interfere with the effective implementation of policies. This paper also further explores the environmental dividends and economic consequences of the policy and finds that the pilot cities have certain environmental dividends and do not significantly restrain economic and social development. This study broadens the research perspective on fiscal policies in energy conservation and emission reduction and clarifies the pathways through which fiscal policies promoting green, low-carbon transformation drive energy conservation and emission reduction in cities. Moreover, it also improves the use of the Difference-in-Differences method in evaluating policy effects in scenarios such as the overlapping implementation of pilot policies and policy withdrawal. Finally, this paper proposes policy recommendations to provide more empirical evidence for China to accelerate the green and low-carbon transformation of the economy and society.

15. Dynamics of green economic development in countries joining the belt and road initiative: Is it driven by green investment transformation?

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 118969

Abstract

Green investment transformation is the main interval difference of the Belt and Road Initiative, however, its actual effects are still uncertain. Finding out its utility, mechanism and improvement on green economy may accelerate green development. In this paper, Slack Based Measure model is used to obtain original results, Super-Efficiency model is used to sort effective decision-making units for stronger efficient frontier and Minimum Distance to Strong Efficient Frontier model is used to narrow gaps between non-effective ones and real situations.

Then Global Malmquist-Lunberger index makes results dynamisation. Samples of 51 countries joining the Belt and Road Initiative from 2008 to 2022 are used in above-mentioned models to portray green economic dynamics. Then utility, mechanism and improvement of green investment transformation on green economy are studied through econometric model. The findings show that (i) Green Belt and Road Initiative makes green economic development more stable. The standard deviation decreases by 96.53% and mean maintains in 1.5. However, disconnection between a 36.36% increase of pure technological change and a 24.83% decline of its scale effect inhibits technical advance. (ii) Share of countries obtaining green scale revenues reaches 56.86%, which realizes a 52.64% increase. Furthermore, gaps between countries with positive status and those with negative status narrow 68.42%. Positive group accounts for 50% in developed countries and 46.15% in developing countries. (iii) Performance of Green Belt and Road Initiative is better than the Belt and Road Initiative.

A one standard deviation increase in green investment transformation increases green economic development by 0.2705 (0.2105), which is a 18.57% (14.45%) increase relative to average green economic development of 1.457. Former’s strengths also reflect in different quantiles, lagging effect and heterogeneity analysis. (iv) Green investment transformation of Green Belt and Road Initiative broadens more reliable mechanism (Promote Innovation – Strict Regulation – Ensure Commercialization) based on original one (Improve Efficiency – Decrease Costs – Increase Revenues) of the Belt and Road Initiative. (v) For the green investment transformation with government subsidies, property rights protection, investment environment stability and exchange cooperation, magnitudes of its effects on green economic development have significant increases by 25.03%, 31.77%, 8.01% and 10.12% respectively. The findings not only help understand green economic status, but also support some policy insights for achieving green economy by discovering utility, mechanism and improvement of green investment transformation.

16. Climate resilience assessment of sustainability at national level: A case study of sub-Saharan Africa

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139717

Abstract

Climate change is the most critical challenge to achieve sustainability, disrupting national economies and human lives, especially in vulnerable countries. However, there has been limited research assessing the “climate resilience of sustainability” — the capacity of national sustainability to withstand and recover from the impacts of climate change — over time and space. To bridge this gap, we quantify the climate resilient performance of sustainability (including social, economic, and environmental sub-resilient performance and comprehensive performance) in 37 sub-Saharan African (SSA) countries.

We employed a coupling coordination degree model and panel regression to analyze the synergy between sub-dimensional resilience and explore the association between climate resilience of sustainability and other variables, respectively. Our findings indicate that while current development in most SSA countries lacks resilience, the score gap of climate resilience of sustainability between these countries is narrowing. On average, coastal countries exhibit lower performance in terms of the resilience of sustainability to climate change compared to inland countries. Moreover, the climate resilient performance among the three dimensions for all income groups reached an intermediate-coordinated state in 2018. However, most SSA countries exhibited an asymmetric level of sustainability and its climate resilience. Furthermore, we identified significant correlations between variables such as governance, gross domestic product, population, and precipitation with the climate resilience of sustainability. The insights from this study emphasize the need to prioritize climate resilience of sustainability and provide a reference for researchers and policymakers worldwide, to shape a long-term, prosperous, and resilient future under climate change.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. High frequency measurement of carbon emissions based on power big data: A case study of Chinese Qinghai province

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166075

Abstract

In this paper, we build the electricity‑carbon model with techniques of frequency transformation, and statistical modeling. With macro statistical data released by Statistics Bureau of Qinghai Province and high-frequency power big data provided by State Grid Qinghai Electric Power Company, based on the electricity‑carbon model we apply the inventory method to measure the monthly carbon emissions of Qinghai Province and its prefectural-level cities, as well as its industry, construction, and other five industries. Additionally, we apply the same method to measure the emission reduction contribution of green power by using the data of proportion of “green power”. The results show that first there is a “double imbalanced” phenomenon for the distribution of Qinghai’s carbon emissions, which means that the distribution of carbon emissions of Qinghai’s prefectural-level cities is imbalanced and the distribution of carbon emissions of Qinghai’s industries is also imbalanced. Second, the emission reduction effect of “green power” is significant. And the quantity of its reduction accounts for 54 % of Qinghai’s total emission. Third, in comparison with the seven institutions’ relative error rate which is about 7 % for measuring China’s carbon emissions, our results are reliable.

2. Effect of temperature on fungal nitrification in simulated in-situ aeration of aged MSW landfill

Chemosphere, Volume 344, December 2023, 140286

Abstract

Fungal nitrification is one kind of heterotrophic nitrification that involves certain species of fungi promoting the transformation of organic nitrogen and ammonia nitrogen to nitrite/nitrate. In this study, simulated aerated landfill reactors (SALRs) were constructed to investigate fungal nitrification in aged municipal solid refuse, with a focus on understanding the effect of temperature on the performance of fungal nitrification as well as fungal contribution to ammonia nitrogen transformation.

Different nitrogen metabolism patterns have been observed in the system with fungi only (SALRF) and complete microbial consortium, i.e., bacteria + fungi (SALRC). At a temperature of 35 °C, autotrophic nitrification dominated the ammonia nitrogen transformation, while fungal nitrification did not significantly contribute to ammonia removal. However, at elevated temperatures (i.e., 45 °C and 55 °C), fungi played a crucial role in ammonia transformation through fungal assimilation and fungal nitrification, with bacterial function suppressed. Furthermore, 45 °C was found to be the optimal temperature for fungal nitrification, exhibiting the highest nitrification rate (13.98 mg L−1 d−1) which accounted for 49.80% of total nitrification rate in the aerated landfill. High throughput sequencing revealed reshaping of fungal community in response to temperature variation. The abundance of Aspergillus fumigatus, with a relative abundance ranging from 67.13% to 92.71% at elevated temperatures, suggested its significant potential for fungal nitrification. These findings have implications for the promotion of nitrogen cycle through strengthening fungal nitrification in aerated landfill sites which often operate at high temperatures.

3. Characterizing the sources of ambient PM10 organic aerosol in urban and rural Catalonia, Spain

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166440

Abstract

Organic aerosols (OA) have recently been shown to be the dominant contributor to the oxidative potential of airborne particulate matter in northeastern Spain. We collected PM10 filter samples every fourth day from January 2017 to March 2018 at two sampling stations located in Barcelona city and Montseny Natural Park, representing urban and rural areas, respectively. The chemical composition of PM10 was analyzed offline using a broad set of analytical instruments, including high-resolution time-of-flight mass spectrometry (HR-ToF-AMS), a total organic carbon analyzer (TCA), inductively coupled plasma atomic emission spectrometry (ICP-AES), inductively coupled plasma mass spectrometry (ICP-MS), ion chromatography (IC), and thermal-optical carbon analyzer.

Source apportionment analysis of the water-soluble organic content of the samples measured via HR-ToF-AMS revealed two primary and two secondary sources of OA, which included biomass-burning OA (BBOA), sulfur-containing OA (SCOA), as well as summer- and winter‑oxygenated OA (SOOA and WOOA). The presence of hydrocarbon-like water-insoluble OA was also identified based on concentration trends in black carbon and nitrogen oxides. The results from the source apportionment analysis of the inorganic composition were correlated with different OA factors to assess potential source contributors.

Barcelona showed significantly higher average water-soluble OA concentrations (5.63 ± 0.56 μg m-3) than Montseny (3.27 ± 0.37 μg m-3) over the sampling period. WOOA accounted for nearly 27 % of the averaged OA in Barcelona compared to only 7 % in Montseny. In contrast, SOOA had a greater contribution to OA in Montseny (47 %) than in Barcelona (24 %). SCOA and BBOA were responsible for 15–28 % of the OA at both sites. There were also seasonal variations in the relative contributions of different OA sources. Our overall results showed that local anthropogenic sources were primarily responsible for up to 70 % of ambient soluble OA in Barcelona, and regulating local-scale emissions could significantly improve air quality in urban Spain.

4. Assessment of variability in PM2.5 and its impact on human health in a West African country

Chemosphere, Volume 344, December 2023, 140357

Abstract

PM2.5 has become a global challenge threatening human health, climate, and the environment. PM2.5 is ranked as the most common cause of premature mortality and morbidity. Therefore, the current study endeavors to probe the spatiodynamic characteristics of PM2.5 in the Republic of Niger and its impacts on human health from 1998 to 2019. Based on remotely sensed satellite datasets, the study found that the concentration of PM2.5 continued to rise in Niger from 68.85 μg/m3 in 1998 to 70.47 μg/m3 in 2019. During the study period, the annual average PM2.5 concentration is far above the WHO guidelines and the interim target-1 (35 μg/m3).

The overall annual growth rate of PM2.5 concentration in Niger is 0.02 μg/m3/year. The health risk (HR) due to PM2.5 exposure is also escalated in Niger, particularly, in Southern Niger. The extent of the extremely high-risk areas corresponding to 1 × 104–9.4 × 105 μg.persons/m3 is increased from 0.9% (2000) to 2.8% (2019). Niamey, southern Dakoro, Mayahi, Tessaoua, Mirriah, Magaria, Matameye, Aguié, Madarounfa, Groumdji, Madaoua, Bouza, Keita, eastern Tahoua, eastern Illéla, Bkomnni, southern Dogon-Doutchi, Gaya, eastern Boboye, central Kollo, and western Tillabéry are experienced high HR due to long-term exposure to PM2.5. These findings indicate that PM2.5 causes a serious health risk across Niger. There is an immediate need to carry out its regional control. Therefore, policymakers and the Nigerien government should make conscious efforts to identify the priority target areas with radically innovative appropriate mitigation interventions.

5. The fate of microplastics from municipal wastewater in a surface flow treatment wetland

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166334

Abstract

Microplastics (MPs) are an anthropogenic pollutant of emerging concern prominent in both raw and treated municipal wastewater as well as urban and agricultural run-off. There is a critical need for the mitigation of both point- and diffuse sources, with treatment wetlands a possible sustainable nature-based solution. In this study, the possible retention of MPs in treatment wetlands of the widely used surface flow (SF) type was investigated. In- and outflow water, as well as atmospheric deposition, at a full-scale reed-based SF wetland (operating as a polishing phase of municipal wastewater treatment) was analyzed for MPs in a size range of 25–1000 μm. FPA-based μFT-IR spectroscopic imaging was used in combination with automated data analysis software, allowing for an unbiased assessment of MP numbers, polymer types and size distribution.

Inflow water samples (secondary treated wastewater) contained 104 MPs m−3 and 56 MPs m−3 in sampling campaigns 1 and 2, respectively. Passage through the SF wetland increased the MP concentration in the water by 92 % during a rain intense period (campaign 1) and by 43 % during a low precipitation period (campaign 2). The MP particle numbers, size and polymer type distribution varied between the two sampling campaigns, making conclusions around the fate of specific types of MPs in SF wetlands difficult.

Atmospheric deposition was measured to be 590 MPs m−2 week−1 during the rain-intense period. Our findings point towards atmospheric deposited MPs as an important factor in the fate of MPs in SF wetlands, causing an increase of MP concentrations, and potentially explaining the variations observed in MP concentrations in wetland effluent and removal efficiency. Furthermore, atmospheric deposition might also be a reason for the considerable inter-study variation regarding MPs removal efficiency in SF wetlands found in the available literature.

6. Diet, lifestyle and contaminants in three east Greenland Inuit municipalities

Chemosphere, Volume 344, December 2023, 140368

Abstract

Persistent organic pollutants (POP) are environmental contaminants transported over long distances to the Arctic where they biomagnify in marine mammals subsistence hunted by Inuit and may therefore affect human health. Marine mammals in east Greenland are known to have the highest POP concentrations in the circumpolar Arctic area. Due to high intake of marine mammals, east Greenlandic Inuit likewise have the highest POP body burdens across the Arctic.

This cross-sectional study aims to investigate the levels of POP and metals in Inuit with a high intake of top predatory species including killer whales and polar bears. Study participants include 37 men and 21 women from Kulusuk, Tasiilaq and Ittoqqortoormiit during year 2013–2015. Lipophilic POP (11 organochlorine-pesticides, 14 polychlorinated-biphenyls (PCB), 10 polybrominated diphenyl ethers), polyunsaturated fatty acids (PFUA) and cotinine were determined in plasma. Fifteen perfluoroalkylated substances (PFAS) were measured in serum and urine and the renal clearance was estimated. Finally the concentration of 10 metals were measured in whole blood.

The median age was 38 years, Ittoqqortoormiit Inuit being the oldest. The smoking rate was around 70%, and Kulusuk participants had the lowest PFUA concentrations. Significant municipality differences were observed for lipophilic POP, serum PFAS, mercury, arsenic and selenium with highest concentrations in Ittoqqortoormiit Inuit. Males had higher blood concentrations of PFAS and lead. The estimated PFAS renal clearance and ratio of urine to serum were significantly higher for females, suggesting a sex difference in excretion via the kidney, maybe partly because men had higher serum PFAS concentrations. We observed that Inuit with intake of >200 g polar bear per week had significantly higher levels of PCB, PFAS, arsenic and selenium. In summary, the level of blood POP and heavy metals seems to relate to sex and the frequency intake of meat from marine mammals.

7. Efficacy of green infrastructure in reducing exposure to local, traffic-related sources of airborne particulate matter (PM)

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166598

Abstract

One aim of roadside green infrastructure (GI) is to mitigate exposure to local, traffic-generated pollutants. Here, we determine the efficacy of roadside GI in improving local air quality through the deposition and/or dispersion of airborne particulate matter (PM). PM was collected on both pumped air filters and on the leaves of a recently installed ‘tredge’ (trees managed as a head-high hedge) at an open road environment next to a primary school in Manchester, U.K. The magnetic properties of PM deposited on leaves and filters (size fractions PM10 and PM2.5) were deduced from hysteresis loops, first-order reversal curves (FORCs), and low-temperature remanence measurements.

These were complemented with electron microscopy to identify changes in magnetic PM concentration downwind of the tredge/GI. We show that the tredge is permeable to airflow using a simple CO2 tracer experiment; hence, it allows interception and subsequent deposition of PM on its leaves. Magnetic loadings per m3 of air from filters (PM10 saturation magnetisation, Ms, at 5 K) were reduced by 40 % behind the tredge and a further 63 % in the playground; a total reduction of 78 % compared to roadside air. For the PM2.5 fraction, the reduction in magnetic loading behind the tredge was remarkable (82 %), reflecting efficient diffusional capture of sub-5 nm Fe-oxide particles by the tredge. Some direct mixing of roadside and playground air occurs at the back of the playground, caused by air flow over, and/or through gaps in, the slowly-permeable tredge. The magnetic loading on tredge leaves increased over successive days, capturing ~23 % of local, traffic-derived PM10. Using a heuristic two-dimensional turbulent mixing model, we assess the limited dispersion of PM < 22.5 μm induced by eddies in the tredge wake. This study demonstrates that PM deposition on leaves reduces exposure significantly in this school playground setting; hence, providing a cost-effective mitigation strategy.

8. Evaluating the response and adaptation of urban stormwater systems to changed rainfall with the CMIP6 projections

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119135

Abstract

Climate change is altering urban rainfall characteristics, leading to extreme urban stormwater and, particularly, more frequent flooding. Due to the uncertainty of climate change, the responses of urban drainage systems to climate change are becoming more complicated. This complexity makes it difficult for decision makers to assess whether urban infrastructure is sufficiently resilient to cope with flood risks. In this study, the Xiao Zhai area, a high-density urban area of China, was used as an example. A quantitative method for assessing these risks and the resilience of urban drainage systems to future urban stormwater was developed. First, based on the Coupled Model Intercomparison Project Phase 6 (CMIP6), the variation and uncertainty of future rainfall in the study area were analysed. A high-fidelity hydro-hydraulic model was developed to analyse the influence of climate change on future urban stormwater.

Finally, the relationship between urban flood risk and the resilience of urban drainage systems was evaluated. The results show that the temporal distribution of future rainfall from 2023 to 2100 is relatively uniform. However, the number of heavy rainfall events increases significantly during this period. The flood risk caused by future rainfall was one level higher than the historical flood risk. For example, the flood risk caused by future 5a rainfall is equal to the flood risk from historical 10a rainfall. The correlations between the spatial distributions of flood risk and resilience are 0.49–0.63. Urban drainage systems urgently need to be improved and refined in areas with flood risk and low resilience to become more resilient to climate change. Rational planning of grey-green rainwater facilities in flood risk and low resilience areas can improve the rainwater system’s resilience to 0.67–0.95 for climate change.

9. Short-term mediating effects of PM2.5 on climate-associated COPD severity

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166523

Abstract

The impact of short-term exposure to environmental factors such as temperature, relative humidity (RH), and fine particulate matter (PM2.5) on chronic obstructive pulmonary disease (COPD) remains unclear. The objective of this study is to investigate PM2.5 as a mediator in the relationship between short-term variations in RH and temperature and COPD severity. A cross-sectional study was conducted on 930 COPD patients in Taiwan from 2017 to 2022. Lung function, COPD Assessment Test (CAT) score, and modified Medical Research Council (mMRC) dyspnea scale were assessed. The mean and differences in 1-day, 7-day, and 30-day individual-level exposure to ambient RH, temperature, and PM2.5 were estimated.

The associations between these factors and clinical outcomes were analyzed using linear regression models and generalized additive mixed models, adjusting for age, sex, smoking, and body mass index. In the total season, increases in RH difference were associated with increases in forced expiratory volume in 1 s (FEV1) / forced vital capacity (FVC), while increases in temperature difference were associated with decreases in FEV1 and FEV1/FVC. Increases in PM2.5 mean were associated with declines in FEV1. In the cold season, increases in temperature mean were associated with decreases in CAT and mMRC scores, while increases in PM2.5 mean were associated with declines in FEV1, FVC, and FEV1/FVC. In the warm season, increases in temperature difference were associated with decreases in FEV1 and FEV1/FVC, while increases in RH difference and PM2.5 mean were associated with decreases in CAT score. PM2.5 fully mediated the associations of temperature mean with FEV1/FVC in the cold season. In conclusion, PM2.5 mediates the effects of temperature and RH on clinical outcomes. Monitoring patients during low RH, extreme temperature, and high PM2.5 levels is crucial.

10. Association of indoor solid fuel use and long-term exposure to ambient PM2.5 with sarcopenia in China: A nationwide cohort study

Chemosphere, Volume 344, December 2023, 140356

Abstract

Background

Little is known about the association between air pollution exposure and sarcopenia in Asia. We aimed to investigate the associations of indoor solid fuel use and long-term exposure to ambient fine particulate matter (PM2.5) with sarcopenia in China.

Methods

Using a nationally population-representative study, 12,723 participants aged at least 45 years across 125 cities from the China Health and Retirement Longitudinal Study were enrolled in 2011, and further 3110 participants were followed up until 2013. Sarcopenia status was classified according to the Asian Working Group for Sarcopenia 2019 criteria. Household fuel types used for heating and cooking were assessed using a standard questionnaire. Ambient annual PM2.5 was estimated using satellite-based spatiotemporal models. Multinomial logistic regression as well as the multiplicative interaction and additive interaction analysis were used to explore the associations of indoor solid fuel and ambient PM2.5 with different status of sarcopenia.

Results

Of the 12,723 participants, 6071 (47.7%) were men. In the cross-sectional analyses, compared with clean fuel, using solid fuel for heating and cooking, separately or simultaneously, was significantly associated with a higher risk of both possible sarcopenia and sarcopenia. Each 10 μg/m3 increment of PM2.5 was positively related to possible sarcopenia (adjusted odds ratio, [aOR] 1.04, 1.02–1.07) and sarcopenia (1.06, 1.01–1.12). We found a significant interaction between solid fuel use for heating and ambient PM2.5 exposure with possible sarcopenia. During a two-year follow-up, solid fuel use was associated with incident possible sarcopenia (aOR 1.59, 1.17–2.15). These associations did not differ by sex and age, while participants living in a house with poor cleanliness might have a higher risk of sarcopenia.

Conclusions

Indoor solid fuel use and long-term exposure to ambient PM2.5 were associated with a higher risk of sarcopenia among Chinese adults. These findings provide implications for promoting healthy aging by reducing air pollution.

11. Molecular characterization of dissolved organic matter in urban stormwater pond and municipal wastewater discharges transformed by the Florida red tide dinoflagellate Karenia brevis

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166291

Abstract

Karenia brevis blooms occur almost annually in southwest Florida, imposing significant ecological and human health impacts. Currently, 13 nutrient sources have been identified supporting blooms, including nearshore anthropogenic inputs such as stormwater and wastewater outflows. A 21-day bioassay was performed, where K. brevis cultures were inoculated with water sourced from three stormwater ponds along an age gradient (14, 18, and 34 yrs.) and one municipal wastewater effluent sample, with the aim of identifying biomolecular classes and transformations of dissolved organic matter (DOM) compounds used by K. brevis.

All sample types supported K. brevis growth and showed compositional changes in their respective DOM pools. Fourier-transform ion cyclotron resonance mass spectrometry (FT-ICR MS) catalogued the molecular composition of DOM and identified specific compound classes that were biodegraded. Results showed that K. brevis utilized species across a wide range of compositions that correspond to amino sugars, humic, and lignin-like biomolecular classes. The municipal wastewater and the youngest stormwater pond (SWP 14) effluent contained the largest pools of labile DOM compounds which were bioavailable to K. brevis, which indicates younger stormwater pond effluents may be as ecologically important as wastewater effluents to blooms. Conversely, generation of DOM compounds of greater complexity and a wide range of aromaticity was observed with the older (SWP 18 and SWP 34) stormwater pond treatments. These data confirm the potential for stormwater ponds and/or wastewater to contribute nutrients which can potentially support K. brevis blooms, revealing the need for improved nutrient retention strategies to protect coastal waters from the potential ill effects of urban effluent.

12. Linking G2SFCA method and circuit theory to promote spatial equity and landscape connectivity in urban ecological infrastructure

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119208

Abstract

Protecting and constructing urban ecological infrastructure (UEI) is an important spatial means of improving the quality of life of urban residents, enhancing the benefits of the urban environment, and improving urban habitats. Landscape connectivity is the basis for UEI to play an ecological role. Spatial equity is an important goal for UEI to enhance urban resident happiness and sense of access and achieve environmental justice. Taking Yantai city as an example, this study analyzed the UEI morphological spatial pattern based on morphological spatial pattern analysis and calculated the spatial accessibility of UEI based on the gravity -based two-step-floating catchment area (G2SFCA) method. In addition, the study proposed the concept of accessible UEI and reflected the spatial differences in the equity of accessible UEI in urban residential areas through equity modeling that was oriented to connectivity enhancement and equity improvement.

Moreover, the study integrated the location-allocation model and circuit theory to optimize the spatial layout of the existing UEI and construct an urban ecological corridor that considered landscape connectivity and leisure and recreational convenience. The results of this study showed that the proportion of bridge and island areas with connecting functions in the existing UEI in Yantai was only 10%, and they had not yet formed a complete network structure; hence, connectivity improvements were needed. In addition, the equity of accessible UEI in the residential areas of Yantai was generally good, and more than two-thirds of residents had sufficient access to UEI. However, approximately 32.7% of the residents in the four old city areas lacked a UEI distribution within their effective commuting time.

Moreover, UEI layout optimization could improve the equity of accessible UEI in residential areas; however, the method of adding a new UEI was not applicable to areas with high concentrations of urban populations and stable urban spatial layouts. Furthermore, urban ecological corridors could effectively improve the connectivity and equity of UEI; however, 70% relied on existing road systems and needed to enhance their ecological attributes. The UEI equity of residential areas was highly correlated with house prices, indicating an obvious spatial injustice in the UEI layout in Yantai. Planners and governments should promote urban environmental justice through effective conservation and construction measures by incorporating established ecological and artificial infrastructures into UEI planning to achieve equitable access to UEI services for urban residents. This study provides a spatial reference and methodological support to enhance the equity and connectivity of UEI.

13. A novel multi-strategy hydrological feature extraction (MHFE) method to improve urban waterlogging risk prediction, a case study of Fuzhou City in China

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 165834

Abstract

Reliable hydrological data ensure the precision of the urban waterlogging simulation. To reduce the simulation error caused by insufficient basic data, a multi-strategy method (MHFE) for extracting hydrological features is proposed, which includes land use/land cover (LULC) extraction (LE) and digital elevation model (DEM) reconstruction (DR). First, the high-resolution remote image, satellite DEM, precipitation, flood points and depth, and planned LULC were collected. Second, the buildings, roads, and other areas of the satellite image were segmented using the U-Net model, and the LULC data with drainage features were extracted by combining the segmentation result with the planned LULC and drainage data.

Then, the terrain features of the road were enhanced to construct high-precision DEM based on the fusion of multi-source data, such as elevation points, LULC, and satellite DEM. Finally, the waterlogging model was implemented under different return periods of rainfalls and typhoon rainfall to obtain the waterlogging distribution and water depth. The simulation results were compared with historical waterlogging event data and water depth observations. The results indicated that the proposed method significantly improved the accuracy of the simulation. In terms of identifying the waterlogging points, the average F1 score increased by 0.36, 0.20, and 0.07 compared to the raw model and the single LE and DR methods, respectively. In terms of water depth simulation, the average Nash-Sutcliffe efficiency (NSE) was increased from −0.24 to 0.86, with DR and LE contributing to 79.1 % and 20.9 %, respectively. The principal contribution and novelty of this paper is to explore the generic method that enhance the hydrological data, and the findings of this study improved the performance of urban waterlogging simulation.

14. Divulging the dust: An examination of particle deposition on soft ocular lens during urban commuting

Chemosphere, Volume 344, December 2023, 140355

Abstract

Air pollution affecting the eye is a relatively new, emerging area of research that has implications for urban commuting and is the key first study. This article emphasizes the importance of understanding the effects of particle deposition on the human eye using soft lenses and their exposure, as well as identifying the chemical, elemental composition, and morphology of particles when commuting over a period of 21-day period. In this study, the focus is on personal sampling with soft contact lenses (42% Hioxifilcon A, 58% H2O) to understand particle deposition on ocular along with cascade to understand cut-off size.

Volunteers are used for five different modes, namely bus, open and closed car windows, pedestrian, and two-wheeler. The SEM results show that the morphology in buses, pedestrians and cars are denser, irregular, and nodular, with no or minimal interstitial pores, while the particles in two-wheelers appeared to be fibrous, thin, crystalline, and non-porous ranging from 51.2 nm to 406.3 nm. The ICPMS results show the higher concentration compositions for different commuter types, namely: zinc (0.0562 μg/m3 and 0.1076 μg/m3) for buses and pedestrians, potassium (1.5013 μg/m3) and calcium (2.5892 μg/m3), magnesium (2.978 μg/m3), potassium (4.197 μg/m3), calcium (22.335 μg/m3) and iron (7.526 μg/m3) for two-wheelers. The organic elemental composition from FTIR predominant groups namely carbonyl, carboxylic, OH, N–H, C–H, Cdouble bondC, Cdouble bondO, and C–O. The experiment concludes that travellers in two-wheelers and pedestrians are more susceptible to particle deposits which leads to several ocular effects such as eye-irritation, dryness, and visual impairment.

15. Analyzing the impacts of topographic factors and land cover characteristics on waterlogging events in urban functional zones

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166669

Abstract

Rapid urbanization and climate changes result in frequent occurrence of urban waterlogging disasters, which cause serious economic damage and pose a threat to residents’ safety. Understanding the spatial characteristic and the key influencing factors of urban waterlogging has significant implications for mitigating waterlogging. In this study, the officially issued representative waterlogging points were obtained, as well as the topographic factors and land cover characteristics were selected to compare their impacts on the waterlogging event density in a highly urbanized area at urban functional zone (UFZ) scale, and to quantify the contributions of the key influencing factors on urban waterlogging events.

Results showed the average density of urban waterlogging events in the study area is 9.2 points/km2, and 38.4 % of the waterlogging events are distributed in REZ. The distribution of waterlogging points in the study area revealed a significant multi-core and multilevel spatial aggregation pattern, and 12.1 % of the study area was high-density waterlogging area. In the total UFZs, the correlation coefficients of topographic indices with waterlogging density were relatively weaker than the other land cover characteristic metrics. The impervious surface ratio had significant contributions in all UFZ types. The larger ratio of impervious surface significantly increased the density of waterlogging events. The increase in the ratio of green space can effectively decrease the density of urban waterlogging. In the total UFZs, the top 3 key influencing factors of urban waterlogging were PR (35.9 %), COHESION (32.5 %) and DIVISION (11.8 %). The higher connectivity of landscape patches in REZ, INZ and COZ, as well as the increase of landscape dispersion or diversity in REZ, EGZ, INZ and GSZ can effectively reduce the occurrence of urban waterlogging. This study provides a better understanding of the formation mechanism of urban waterlogging disasters and potential implications for prioritized waterlogging mitigation strategies.

16. Optimization of green infrastructure networks in the perspectives of enhancing structural connectivity and multifunctionality in an urban megaregion

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119084

1. Introduction

The intensified use of natural resources and the increasing degree of urbanization are changing the earth environment profoundly. Around 75% of the ice-free land surface has already been significantly altered and more than 85% of the area of wetlands has been lost (WWF, 2020). In the next three decades the world will continue to urbanize from 56% in 2021 to 68% in 2050 according to the World Cities Report (United Nations, 2022). Poorly planned and managed urbanization can cause irreversible damage to the ecosystem services that are not only critical to human wellbeing but also to biodiversity (Groot et al., 2022; Rosenfield et al., 2022; Torres et al., 2016). Against this background, green infrastructure (GI) strategy was proposed to integrate green spaces into large-scale infrastructure construction and spatial planning to ensure that basic ecosystem service needs are met. GI refers to natural and semi-natural green and blue space designed and managed to deliver a wide range of ecosystem services (European Environment Agency, 2014). Connectivity and multifunctionality are two important characteristics of GI (Rusche et al., 2019; J. Wang et al., 2022). An interconnected GI network can strengthen the integrity and resilience of regional ecosystems, and enhance the protection of biodiversity and various ecosystem services for human beings (Humphrey et al., 2015; Jongman et al., 2004).

The New Urban Agenda adopted by the Third United Nations Conference on Housing and Sustainable Urban Development calls for sustainable land use, adequate urban compactness and density to contain urban sprawl, and to promote and maintain well-connected and well-distributed GI (United Nations, 2017). The GI strategy has been recognized as one of the important tools to achieving high-quality and sustainable urban development, therefore, should be integrated in spatial planning (Isola et al., 2022; van Oorschot et al., 2021; J. Wang et al., 2022).

17. Water, sanitation, and hygiene implications of large-scale recycling of treated municipal wastewater in semi-arid regions

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166631

Abstract

Access to water, sanitation, and hygiene (WaSH) is crucial for national development, as it improves human health and fulfills a fundamental need. This study examines the impact of a large-scale groundwater (GW) recharge scheme using secondary treated wastewater (STW) on WaSH characteristics and identifies the major determinants of improved WaSH charecteristics in drought-hit regions of Kolar district, southern India. The study quantifies improved WaSH practices by comparing WaSH characteristics between impacted areas (influenced by STW) and non-impacted areas (not influenced by STW) of Kolar, using household survey data.

Pearson’s chi-square and student’s t-test are used to verify differences between WaSH characteristics. Furthermore, a composite WaSH score is formulated, and a hierarchical stepwise multiple linear regression model is constructed to identify major determinants of improved WaSH scores. The results show that impacted areas have better WaSH characteristics, including daily water supply by gram panchayat, enhanced toilet uses among all family members, bathing patterns, cloth washing practices, toilet cleaning patterns, and water consumption per capita per day. The maximum and minimum WaSH scores of impacted areas were 17.50 and 6.50, respectively, while those of non-impacted areas were 14 and 4.5. This study finds that improved water availability, quality, and security due to daily water supply at the household level are the major determinants of improved WaSH practices. These results can inform policymakers in designing sanitation and hygiene improvement policies that integrate water recycling projects in drought-hit areas.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Metal/metalloid bioconcentration dynamics in fish and the risk to human health due to water contamination with atmospheric particulate matter from a metallurgical industrial area

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166119

Abstract

Settleable atmospheric particulate matter (SeAPM) containing a mixture of metals, including metallic nanoparticles, has increased throughout the world, and caused environmental and biota contamination. The metal bioconcentration pattern in Nile tilapia (Oreochromis niloticus) was evaluated during a 30-day exposure to 1 g L−1 SeAPM and assessed the human health risk from consuming fish fillets (muscle) based on the estimated daily intake (EDI). SeAPM was collected surrounding an iron ore processing and steel industrial complex in Vitória city (Espírito Santo, Brazil) area. Water samples were collected daily for physicochemical analyses, and every 3 days for multi-elemental analyses. Metal bioconcentrations were determined in the viscera and fillet of fish every 3 days. The elements B, Al, V, Cr, Mn, Fe, Ni, Cu, Zn, As, Se, Rb, Sr, Ag, Cd, Pb, Hg, Ba, Bi, W, Ti, Zr, Y, La, Nb, and Ce were analyzed in SeAPM, water, and fish using inductively coupled plasma mass spectrometry. The metal concentration in SeAPM-contaminated water was higher than in control water. Most metals bioconcentrated preferentially in the fish viscera, except for the Hg and Rb, which bioconcentrated mostly in the fillet. The bioconcentration pattern was Fe > Al > Mn > Pb > V > La > Ce > Y > Ni > Se > As > W > Bi in the viscera; it was higher than the controls throughout the 30-day exposure. Ti, Zr, Nb, Rb, Cd, Hg, B, and Cr showed different bioconcentration patterns. The Zn, Cu, Sr, Sn, Ag, and Ta did not differ from controls. The differences in metal bioconcentration were attributed to diverse metal bioavailability in water and the dissimilar ways fish can cope with each metal, including inefficient excretion mechanisms. The EDI calculation indicated that the consumption of the studied fish is not safe for children, because the concentrations of As, La, Zr, and Hg exceed the World Health Organization’s acceptable daily intake for these elements.

2. Organic ultraviolet absorbents in soils and typical plants from an industrial metropolis in China: Concentrations, profiles and environmental implications

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140242

Abstract

There is accumulating evidence of the toxicity of organic ultraviolet absorbers (OUVAs); however, limited information is available regarding the presence of OUVAs in terrestrial environments and organisms. Therefore, this study was conducted to investigate the occurrence of 11 OUVAs in soils and typical plant species from an industrial metropolis in China. Total OUVA concentrations in soils ranged from 1.30 to 80.3 ng g−1 DW. Based on comparison with previously reported data, OUVA contamination in soil was not severe. Benzophenone and octocrylene were the dominant OUVAs in soils, with median contributions to total concentrations of 25% and 15%, respectively. Source assessment revealed that the observed OUVA contamination primarily originated from industrial activities and the use of personal care products. The concentration of 11 OUVAs in plants ranged from 159 to 4470 ng g−1 DW, at high levels. Our findings imply that great attention should be given to the presence of these chemicals in plants because of the risk they could pose as well as the potential for biomagnification as plants are eaten by insects and birds. Our results also indicate the necessity to further study the geochemical behavior of these chemicals in urban ecosystems in order to better manage the harmfulness to terrestrial ecological health caused by their exposure through the food chains.

3. Carbon footprint of a conventional wastewater treatment plant: An analysis of water-energy nexus from life cycle perspective for emission reduction

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139562

Abstract

Reducing greenhouse gas (GHG) emissions is of far-reaching implications for the sustainable development of a conventional domestic wastewater treatment plant (WWTP). GHG emissions of the WWTP in different working loads were monitored to quantify the influence of critical processes on GHG emissions and shed light on the relations between direct and indirect GHG emissions with the water-energy nexus. The life cycle carbon footprint of the WWTP was assessed to find the most critical impact factor. A conceptual model of direct and indirect GHG emissions was established based on the water-energy nexus and life cycle assessment (LCA). Results showed that direct GHG emissions were highest in medium working load in May.

While high indirect GHG emissions were in February, with the highest working load. Methane (CH4) emission rates, from 44.39 ± 42.49 to 4.94 ± 2.29 kg CO2e·d−1, decreased along the treatment processes due to oxidation. Dissolved CH4 in wastewater mainly came from the influent that was 0.08 ± 0.04 kg CH4·d−1. The increase of nitrous oxide (N2O) emissions and dissolved N2O occurred in the secondary treatment stage and was affected by the C/N ratio. The operation and maintenance phase had the most significant carbon footprint due to 86.4% of indirect GHG emissions from electricity usage through LCA. Electricity usage and glucose dosing were significantly correlated with N2O emissions but had no contribution to CH4 emissions. The conceptual model qualitatively demonstrated that direct and indirect GHG emissions reduced as electricity usage decreased based on the water-energy nexus. This study provided new insight into the analysis of GHG emissions from WWTPs.

4. Trend and current practices of coagulation-based hybrid systems for pulp and paper mill effluent treatment: mechanisms, optimization techniques and performance evaluation

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139543

Abstract

This paper presents an overview of pulp and paper mills (PPM) production processes, the resulting release of wastewater effluent loaded with wide range of pollutants and associated environmental impacts. The review highlighted the different types of functional materials and their modified forms employed as coagulants for pulp and paper mills industries effluent (PPME) treatment that have been intensively studied as a promising strategy for PPM to achieve cleaner and sustainable treatments in accordance with sustainable development goals (SDGs) “6-Clean water and sanitation”, “9-Industry, innovation, and infrastructure”, and “12-Responsible consumption and production”.

Standalone coagulation treatment processes are inherently ineffective towards meeting the increasingly stringent discharge requirements, coupled with their higher energy demand, and increased operational and maintenance costs. Owing to the recalcitrant nature of PPME contaminants, this review explored the effectiveness of the coagulation processes for decontamination of PPME. Furthermore, the review provides a state-of-the-art coagulation-based hybrid systems employed for enhanced PPME treatment. The process limitations, influencing factors and optimization techniques are highlighted. The review also highlights how sustained research in the subject area impacts on achieving cleaner production. The review also discusses coagulant classifications and the synergistic, antagonistic and shock load toxic effects of hybrid coagulants on toxicant biodegradation and their associated system efficiency. Moreover, it offers a guide for the development and application of sustainable hybrid-based coagulants for PPME treatment. The findings presented herein provide a vital theoretical foundation for sustainable solutions to improve coagulation-based hybrid systems efficiency and their scale-up towards potential commercialization.

5. Advanced oxidation process for the treatment of industrial wastewater: A review on strategies, mechanisms, bottlenecks and prospects

Chemosphere, Volume 345, December 2023, 140473

Abstract

Due to its complex and, often, highly contaminated nature, treating industrial wastewater poses a significant environmental problem. Many of the persistent pollutants found in industrial effluents cannot be effectively removed by conventional treatment procedures. Advanced Oxidation Processes (AOPs) have emerged as a promising solution, offering versatile and effective means of pollutant removal and mineralization. This comprehensive review explores the application of various AOP strategies in industrial wastewater treatment, focusing on their mechanisms and effectiveness. Ozonation (O3): Ozonation, leveraging ozone (O3), represents a well-established AOP for industrial waste water treatment. Ozone’s formidable oxidative potential enables the breakdown of a broad spectrum of organic and inorganic contaminants. This paper provides an in-depth examination of ozone reactions, practical applications, and considerations involved in implementing ozonation. UV/Hydrogen Peroxide (UV/H2O2): The combination of ultraviolet (UV) light and hydrogen peroxide (H2O2) has gained prominence as an AOP due to its ability to generate hydroxyl radicals (ȮH), highly efficient in pollutant degradation.

The review explores factors influencing the efficiency of UV/H2O2 processes, including H2O2 dosage and UV radiation intensity. Fenton and Photo-Fenton Processes: Fenton’s reagent and Photo-Fenton processes employ iron ions and hydrogen peroxide to generate hydroxyl radicals for pollutant oxidation. The paper delves into the mechanisms, catalyst selection, and the role of photoactivation in enhancing degradation rates within the context of industrial wastewater treatment. Electrochemical Advanced Oxidation Processes (EAOPs): EAOPs encompass a range of techniques, such as electro-Fenton and anodic oxidation, which employ electrode reactions to produce ȮH radicals. This review explores the electrochemical principles, electrode materials, and operational parameters critical for optimizing EAOPs in industrial wastewater treatment. TiO2 Photocatalysis (UV/TiO2): Titanium dioxide (TiO2) photocatalysis, driven by UV light, is examined for its potential in industrial wastewater treatment.

The review investigates TiO2 catalyst properties, reaction mechanisms, and the influence of parameters like catalyst loading and UV intensity on pollutant removal. Sonolysis (Ultrasonic Irradiation): High-frequency ultrasound-induced sonolysis represents a unique AOP, generating ȮH radicals during the formation and collapse of cavitation bubbles. This paper delves into the physics of cavitation, sonolytic reactions, and optimization strategies for industrial wastewater treatment. This review offers a critical assessment of the applicability, advantages, and limitations of these AOP strategies in addressing the diverse challenges posed by industrial wastewater. It emphasizes the importance of selecting AOPs tailored to the specific characteristics of industrial effluents and outlines potential directions for future research and practical implementation. The integrated use of these AOPs, when appropriately adapted, holds the potential to achieve sustainable and efficient treatment of industrial wastewater, contributing significantly to environmental preservation and regulatory compliance.

6. Green human resource management in the context of organizational sustainability: A systematic review and research agenda

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139713

1. Introduction

Sustainability is emerging as a pressing concern for businesses worldwide. Organizations employing sustainable practices are seen as strategic pivot points in the creation of a self-sustaining circular economy due to resource efficiency (Cheng et al., 2023). The United Nations (UN) underscores the necessity to confront global challenges to stimulate culturally resonant action among populations, thus preventing discord between societal, environmental, and economic dimensions. Consequently, in 2015, the UN established the 17 Sustainable Development Goals (SDGs) for nations at all stages of development to address pressing global issues (Toukabri and Mohamed Youssef, 2022).

Recognizing this sustainability imperative, it is incumbent upon organizations to cultivate a workforce that is proactive and responsive to sustainability issues (Karakhan et al., 2023). Such a talent pool can be procured through strategies including the recruitment of sustainability-conscious employees, evaluating potential hires’ commitment to societal, environmental, and human welfare (Saeed et al., 2018), offering training that elucidates the organization’s social and environmental pledges, and appraising and rewarding employee performance based on sustainability objectives (Gholami et al., 2016; Yong et al., 2019). Furthermore, Human Resource Management (HRM) practices are integral to infusing organizational policies and regulations with sustainability by promoting green behaviors among employees (Yong et al., 2019).

7. Unleashing the visible light-exposed photocatalytic potential of V2O5/g-C3N4 nanocomposites for dye industries wastewater cleaner production

Chemosphere, Volume 345, December 2023, 140452

Abstract

Dealing harmful dye-containing effluent from the textile sector significantly contributes to water contamination. The persistence of these dyes in wastewater complicates traditional treatment approaches, emphasizing the necessity for efficient photocatalytic materials for dye pollution degradation. Due to its unique features, V2O5/g-C3N4 nanocomposites are discovered as promising photocatalysts in this area. The V205 nanoparticles act as electron acceptors, while g-C3N4 acts as electron donors, thus encouraging charge separation and increasing photocatalytic activity. The V2O5/g-C3N4 nanocomposites are characterized using XRD, FTIR spectroscopy, SEM, TEM, XPS, and UV-DRS. Cationic dyes, anionic dyes and mix dyes (1:1 mixture of cationic and anionic dyes) are used to test the photocatalytic activity of the nanocomposites. Photocatalytic activity shows that V2O5/g-C3N4 nanocomposites are more active than their precursors. The V5G-2 nanocomposite degrades anionic (Rose Bengal (85.1%) and Xylenol Orange (77.6%), cationic (Auramine O (75% and Crystal Violet (79.5%), and mixed dyes (81%), after 120 min of irradiation. This study introduces a novel technique for synthesizing V2O5/g-C3N4 nanocomposites using solvothermal and ultrasonic processes. The findings of this research provide significant knowledge for the development of photocatalysts with enhanced efficiency in the degradation of dye pollutants.

8. Integrated production of hydrogen and methane in a dairy biorefinery using anaerobic digestion: Scale-up, economic and risk analyses

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119215

Abstract

Anaerobic digestion has emerged as the most appealing waste management strategy in biorefineries. Particularly, recent studies have highlighted the energy advantages of waste co-digestion in industrial biorefineries and the use of two-stage systems. However, there are some concerns about moving the system from laboratory testing to industrial scale. One of them is the high level of investment that is required. Therefore, this study carried out a techno-economic analysis (scale-up and energy production, economic and risk analysis, and factorial design) to assess the feasibility of single- and two-stage systems in the treatment of cheese whey and glycerin for the production of hydrogen and methane.

Scenarios (S1 to S9) considered thermophilic and mesophilic single and two-stage systems with different applied organic loading rates (OLRA). The analyses of scale-up and energy production revealed that S3 (a thermophilic single-stage system operated at high OLRA 17.3 kg-COD.m−3.d−1) and S9 (a thermophilic-mesophilic two-stage system operated at high OLRA 134.8 kg-COD.m−3.d−1 and 20.5 kg-COD.m−3.d−1, respectively) were more compact and required lower initial investment compared to other scenarios. The risk analysis performed by a Monte Carlo simulation showed low investment risks (10 and 11%) for S3 and S9, respectively, being the electricity sales price, the key determining factor to define whether the project in the baseline scenario will result in profit or loss. Lastly, the factorial design revealed that while the net present value (NPV) is positively impacted by rising inflation and electricity sales price, it is negatively impacted by rising capitalization rate. Such assessments assist in making decisions regarding which system can be fully implemented, the best market circumstances for the investment, and how market changes may favorably or unfavorably affect the NPV and the internal rate of return (IRR).

9. Impact of carbon quota allocation on equipment recycling by service-oriented manufacturers: The design of a coordination mechanism

Journal of Cleaner Production, Volume 431, 15 December 2023, 139736

Abstract

Service-oriented manufacturing is an emerging approach in green manufacturing that involves recycling equipment by collecting, repairing, and returning it to the market after the lease period. This approach is cost-effective and environment-friendly, making it a popular choice among manufacturers. However, while various business models for service-oriented manufacturers have been investigated, less attention has been paid to optimal decisions and contracts to improve the efficiency of the service-oriented manufacturing supply chain under carbon quota allocation policies. For this reason, this study builds a game model, which consists of a service-oriented manufacturer and an operator in two cases, i.e., with or without carbon quota allocation. Our main findings are threefold. First, carbon quota allocation policies can raise the production costs entailed by operators, thereby increasing their threshold to voluntarily undertake equipment maintenance. Second, when the carbon trading price meets certain conditions, the operator’s profits increase with the price and are greater than those of the non-carbon-quota policy model. The change in carbon trading price has no direct effect on service-oriented manufacturers, but indirectly affecting their profits. In other words, these profits decrease with carbon trading price. Third, the revenue-sharing contract is more effective in minimizing equipment failures and more environment-friendly when the service-oriented manufacturer’s equipment failures are influenced by a range of factors.

10. A comprehensive framework for eco-environmental impact evaluation of wastewater treatment plants: Integrating carbon footprint, energy footprint, toxicity, and economic assessments

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119255

Abstract

The need for clear and straightforward guidelines for carbon footprint (CFP) and energy footprint (EFP) evaluations is critical due to the non-transparent and misleading results that have been reported. This study aims to address this gap by integrating CFP, EFP, toxicity, and economic assessments to evaluate the eco-environmental impacts of wastewater treatment plants (WWTPs). The results indicate that the total CFP was below 0.6 kg CO2/kg COD removed, which is attributed to CO2 offset and biogas recovery. However, site-specific EFP varied considerably from 482.7 to 2294 kgCO2/kWh due to design differences of WWTPs and their aeration and mixing energy demand (46.96–66.1%). The use of crude oil and natural gas for electricity generation significantly increased EFP, CFP, and carcinogenic human toxicity. In contrast, a combined heat and power (CHP) installation enabled energy recovery ranging from 12.09% to 65.65%. Construction costs dominated the highest share of total costs (85.43%), with indirect construction costs (42.9%) and operation labor costs (61.4%) being the primary elements in the total net costs. It is worth noting that site-specific CO2 emission factors were used in the calculations to decrease model uncertainty. However, to improve modeling reliability, we recommend modifying the regional CO2 emission factor and focusing on emerging technologies to recover energy and biogas.

11. Does the local government multi-objective competition intensify the transfer of polluting industries in the Yangtze River Economic Belt?

Environmental Research, Available online 30 December 2023, 118074

Abstract

Exploring the effect of local government multi-objective competition on the transfer of polluting industries is of great practical significance for promoting the high-quality development in the Yangtze River Economic Belt. This paper adopted the extended shift-share analysis method to measure the scale of inter-provincial transfer of polluting industries in the Yangtze River Economic Belt from 2008 to 2020. Considering local governments’ economic, innovation, talent and environmental protection competition, the paper examined the effects of local government multi-objective competition on the transfer of polluting industries in the region, and tested its spatial spillover effects. The results showed that: 1. Different competitions had different effects on the transfer of polluting industries. Economic competition intensified the transfer of polluting industries, while talent, innovation, and environmental protection competition all restrained it, among which environmental protection competition had the strongest restraining effect. 2. Compared with the transfer of polluting industries, the direction of economic competition and environmental protection competition on the transfer of industries did not change, but the degree of influence was reduced, talent competition instead promoted industrial transfer of the research region to some extent. 3. From the basin level, government competition in the upstream region more obviously intensified the transfer of polluting industries; while from the economic scale level, the restraining effect of government competition in the developed region on the transfer of polluting industries was much stronger. 4. Both innovation and environmental protection competition had positive spatial spillover effects. Therefore, it is necessary to optimize the promotion and assessment mechanism of local officials, adopt differentiated competitive constraint mechanisms in accordance with local conditions, guide local governments to transform their development concepts, promote the sharing and common use of technological innovations, and promote the orderly transfer of industries in the Yangtze River Economic Belt.

12. Green credit policy and green innovation in green industries: Does climate policy uncertainty matter?

Finance Research Letters, Volume 58, Part C, December 2023, 104512

Abstract

We explore the influence of the green credit policy (GCP) on green enterprises’ green innovation behaviour and the moderating effect of climate policy uncertainty (CPU). We find that the GCP enhances strategic and substantive green innovation behaviour in green enterprises, and the promotion effect of the former is greater. Higher CPU positively moderates the relationship between the GCP and green innovation. The CPU perception weakens the green innovation effect of the GCP. Moreover, managerial myopia and government R&D subsidies have heterogeneous effects on the green innovation effect of the GCP in a context of increasing CPU and CPU perception.

13. Greening steel industry by hydrogen: Lessons learned for the developing world

International Journal of Hydrogen Energy, Volume 48, Issue 94, 5 December 2023, Pages 36623-36649

Abstract

Whole-of-economy greenhouse gas emissions reduction is one of the most important targets of transitioning to sustainable energy systems. With 7% of global emissions, the steel industry is one of the most carbon-intensive industries. Approximately two-thirds of annual steel production is attributed to the conventional blast furnace (BF)/converter route with high carbon emissions. Many countries in the world have developed large-scale laboratory pilots in line with steel production processes with green hydrogen or syngas. In this study, the experienced strategies of green, gray, and blue steel generation in the world are studied. Accordingly, the technology development approach of different countries, their targets, and implemented international motivations to improve the green-commodity supply chain are reviewed. The results show that in order to achieve low/zero carbon steel generation, the technology development approach in each country is consistent with its national circumstances, availability of resources, and constraints.

Therefore, concerning the economic and environmental approaches of the biocompatible technologies for the steel industry development, it is important to identify the countries’ strategies and plans for adapting the current industry based on local capacities and constraints. These considerations are analyzed for greening steel production in various regions of the world and recommendations are made for low-carbon steel production in developing countries. According to the findings of this research, it is advisable for nations that possess fossil fuel resources to adopt the production of blue steel, as the transition to green steel production entails a high cost of technology. Conversely, nations that have limited access to fossil fuels and abundant water resources can justify their policies on green steel production through the use of electrolysis technology and renewable energy. Additionally, some nations that have extensive agricultural land and biomass resources can benefit from the development of brown steel. Therefore, the strategy of low carbon steel is contingent on the geographical constraints and cannot be uniformly applied to all regions.

14. Green Leadership, environmental knowledge Sharing, and sustainable performance in manufacturing Industry: Application from upper echelon theory

Sustainable Energy Technologies and Assessments, Volume 60, December 2023, 103540

Abstract

The changing climate with new regulations, policy changes, consumer behaviour, technological shifts, and changes in business-as-usual places significant pressure on organizations to safeguard the ecosystem and strive for sustainable performance. Sustainability is essential for firms to effectively handle environmental challenges. As stakeholders become more environmentally conscious, firms are under greater pressure to implement green leadership and environmental knowledge sharing to enhance sustainable performance. In this context, this study examines the impact of green leadership on environmental knowledge sharing. Second, we examined the impact of environmental knowledge sharing on firms’ sustainable performance. In addition, we explore the mediating role of environmental knowledge sharing in the relationship between green leadership and firms’ sustainable performance, as supported by upper echelon theory.

To capture firms’ sustainable performance, we considered economic, social, and environmental dimensions. For hypotheses testing, we collected data from 257 respondents working in Pakistan’s manufacturing sector small and medium-sized firms, and analyzed the data using a structural equation model (SEM) with partial least squares (SmartPLS). The results reveal a positive and significant impact of green leadership on environmental knowledge sharing. This finding reveals that firms’ sustainable performance can be improved by adopting green leadership practices and by sharing environmental knowledge in the workplace. Importantly, our results show that environmental knowledge sharing significantly and positively mediates the relationship between green leadership and firms’ sustainable performance. This finding suggests that environmental knowledge sharing channels the impact of green leadership practices on firms’ sustainable performance. The current study’s findings and theoretical underpinnings shed new light on firms’ sustainable performance, shaped by green leadership practices and environmental knowledge sharing in the workplace.

15. Tracing carbon footprints to intermediate industries in the United Kingdom

Ecological Economics, Volume 214, December 2023, 107996

Abstract

Several decades of informed warnings about climate change have been insufficient to reverse trends of rising greenhouse gas (GHG) emissions and ecological degradation. The global supply chains are increasingly complex, which has impaired discussions about the responsibility, power and agency of various actors for socio-ecological transition. Historically, environmental impact assessments have focused on the origin and consumption ends of supply chains, overlooking the role of powerful intermediate actors. In this study, we present a detailed analysis of the industrial contributors to the carbon footprint of United Kingdom’s gross production using the multiregional input-output database EXIOBASE and product layer decomposition. We find that 54% of the GHG emissions associated with UK gross production in 2019 originate within four major source industries, including fossil fuel-based extraction, manufacturing and electricity, animal-based food, and air transport. Furthermore, the distribution of emissions and value added provides implications about mitigation capacity and spatial justice.

16. Decarbonizing the European energy system in the absence of Russian gas: Hydrogen uptake and carbon capture developments in the power, heat and industry sectors

Journal of Cleaner Production, Available online 30 December 2023, 140473

Abstract

Hydrogen and carbon capture and storage are pivotal to decarbonize the European energy system in a broad range of pathway scenarios. Yet, their timely uptake in different sectors and distribution across countries are affected by supply options of renewable and fossil energy sources. Here, we analyze the decarbonization of the European energy system towards 2060, covering the power, heat, and industry sectors, and the change in use of hydrogen and carbon capture and storage in these sectors upon Europe’s decoupling from Russian gas.

The results indicate that the use of gas is significantly reduced in the power sector, instead being replaced by coal with carbon capture and storage, and with a further expansion of renewable generators. Coal coupled with carbon capture and storage is also used in the steel sector as an intermediary step when Russian gas is neglected, before being fully decarbonized with hydrogen. Hydrogen production mostly relies on natural gas with carbon capture and storage until natural gas is scarce and costly at which time green hydrogen production increases sharply. The disruption of Russian gas imports has significant consequences on the decarbonization pathways for Europe, with local energy sources and carbon capture and storage becoming even more important. Given the highlighted importance of carbon capture and storage in reaching the climate targets, it is essential that policymakers ameliorate regulatory challenges related to these value chains.

17. Unlocking the hidden value of industrial by-products: Optimisation of bioleaching to extract metals from basic oxygen steelmaking dust and goethite

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140244

Abstract

In this study, the potential of bioleaching to extract valuable metals from industrial by-products, specifically basic oxygen steelmaking dust (BOS-D) and goethite was investigated. These materials are typically discarded due to their high zinc content and lack of efficient regeneration processes. By using Acidithiobacillus ferrooxidans, successful bioleaching of various metals, including heavy metals, critical metals, and rare earth elements was achieved. The Taguchi orthogonal array design was used to optimise the bioleaching process, considering four variables at three different levels. After 14 days, the highest metal extraction for the BOS-D (11.2 mg Zn/g, 3.2 mg Mn/g, 1.6 mg Al/g, 0.0013 mg Y/g, and 0.0026 mg Ce/g) was achieved at 1% solid concentration, 1% energy source concentration, 1% inoculum concentration, and pH 1.5. For goethite, the optimal conditions were 1% solid concentration, 4% energy source concentration, 10% inoculum concentration, and pH 2 resulting in a extraction of 26.6 mg Zn/g, 2.1 mg/g Mn, 1.8 mg Al/g, 0.01 mg Co/g, 0.0022 mg Y/g. These findings are significant, as they demonstrate the potential to extract valuable metals from previously discarded industrial by-products. The extraction of such metals can have substantial economic and environmental implications, while simultaneously reducing waste in the metallurgical industry. Furthermore, the preservation of initial concentration of iron in both BOS-D and goethite residues represents a significant step towards implementing more sustainable industrial practices.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Các vấn đề liên quan đến khí thải carbon được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. 

Công ty TNHH Thông Thuận Thành: Uy tín là danh dự của doanh nghiệp

(Phapluatmoitruong.vn) – Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển với những nỗ lực không ngừng, đến nay, Công ty TNHH Thông Thuận Thành đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ vận tải của Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

Công ty TNHH Thông Thuận Thành được thành lập vào tháng 09/2007, tọa lạc tại số 175, tổ 5, ấp Tân Hưng, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Hòa nhập cùng xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, có thể nói, sự ra đời của Công ty Thông Thuận Thành đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về phương tiện vận tải, trang thiết bị, máy móc dụng cụ… công nghệ cao cho các đơn vị trong các khu công nghiệp và khu chế xuất trên toàn quốc.

Xe nâng điện bình Lithium sạc nhanh

Từ những khó khăn ban đầu, với quyết tâm cao của Ban Lãnh đạo Công ty cùng sự năng động, sáng tạo, cần cù của tập thể CB-NV, Công ty Thông Thuận Thành không ngừng phát triển lớn mạnh, cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ và nhận được sự tin tưởng, hợp tác của nhiều đơn vị lớn trên thị trường.

Đến nay, Công ty đã và đang cung cấp những dịch vụ chính như:

  • Cung cấp và lắp đặt công trình điện, điện tử.
  • Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
  • Gia công cơ khí.
  • Vận tải hàng hóa đường bộ…

Xe xúc lật, xe kẹp

Trong suốt quá trình hoạt động, Thông Thuận Thành được lựa chọn là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn như: Năm 2007, Công ty ký hợp đồng cung cấp xe, lái xe với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam chi nhánh Bình Dương (thuộc tập đoàn C.P. của Thái Lan), chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi với sản lượng nâng hạ 300,000 tấn/tháng, số lượng xe nâng 40 chiếc; Năm 2009, ký hợp đồng với Cty TNHH De Heus, chuyên sản xuất cám gia súc, với sản lượng nâng hạ 50,000 tấn/tháng; Năm 2011 ký hợp đồng với Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam – CNSXKD thức ăn thủy sản Cần Thơ, với sản lượng nâng hạ 70,000 tấn/tháng với số lượng xe 25 chiếc; Năm 2012 ký hợp đồng cung cấp xe và lái xe với Công ty Cổ phần MDF Dongwha (thuộc tập đoàn Dongwha của Hàn Quốc) với số lượng 15 chiếc và tập đoàn Masan với số lượng 12 chiếc, Công ty TNHH gạch men Mỹ Đức 5 chiếc…

Năm 2014, Công ty tiếp tục ký hợp đồng với tập đoàn SCG chuyên sản xuất giấy với số lượng 7 chiếc; Năm 2015 ký với Công ty TNHH Bột mì CJ-SC Toàn Cầu chuyên sản xuất bột mì với số lượng 4 chiếc; Năm 2016 ký với Công ty C.P Việt Nam – CN NM3 tại Đồng Nai số lượng xe nâng dầu, xe nâng điện là 10 chiếc; ký mới với Công ty Dongwha đầu tư thêm xe cho line II mới lắp đặt, số lượng 6 xe xúc, xe nâng; Năm 2017, ký với Công ty C.P. Việt Nam – CN tại Bến Tre để xếp dỡ hàng hóa bằng xe nâng, xe xúc, xe tải, xe ben… số lượng 22 xe; Năm 2019 ký hợp đồng với Công ty CP Công nghiệp Ý Mỹ – Nhơn Trạch với hơn 40 xe nâng điện và nhiều xe cơ giới lớn. Năm 2022, ký thêm hợp đồng với Công ty Dongwha thêm 13 xe nâng điện…

Nhìn lại cả quá trình xây dựng và trưởng thành, lãnh đạo Công ty luôn quan niệm rằng, trong kinh doanh uy tín chính là danh dự của doanh nghiệp, vì vậy, trong những lúc khó khăn, nhất là giai đoạn dịch bệnh COVID -19, mặc dù phải gồng gánh để chịu lỗ nhưng công ty vẫn không trễ hẹn đơn hàng với đối tác, không cò kè đơn giá…chính vì điều đó, khi dịch bệnh qua đi, hoạt động của đơn vi đã nhanh chóng đi vào ổn định.

Trong kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng vậy, có những lúc gặp trở ngại, khó khăn về vốn, về cung ứng sản phẩm, thiết bị vận chuyển…nhưng những lúc như vậy công ty lại càng cố gắng hơn để vượt qua và nhất là không để đối tác chịu thiệt thòi. Chiến lược về con người là điều mà lãnh đạo công ty thường xuyên chú trọng. Tìm được người am hiểu chuyên môn, làm việc có trách nhiệm đã khó, giữ người lại càng khó hơn, vì vậy công ty luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên, chăm lo đến cuộc sống của người lao động để mọi người đều có việc làm thường xuyên và mức thu nhập ổn định, tạo nên sự gắn kết giữa các bộ phận trong công ty và an tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

Theo Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận Thành Mai Đức Thủy: Với quyết tâm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng, đối tác, tập thể CB-CNV Công ty luôn không ngừng cố gắng hoàn thành công việc cũng như trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ. Thành công của Thông Thuận Thành ngày hôm nay chính là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng ấy. Ngoài ra, chúng tôi rất trân trọng và biết ơn quý khách hàng, đối tác đã tin tưởng và trao cho Thông Thuận Thành cơ hội được hợp tác, phục vụ. Trước thềm năm mới Giáp Thìn, xin kính chúc quý khách hàng, đối tác thật nhiều sức khỏe, thành công và vạn sự như ý!”.

Nguyên Vũ

(Môi trường & Đô thị Số Xuân 2024)

Ảnh: Thông Thuận Thành cam kết cung cấp dịch vụ “Nhanh chóng – Uy tín – Chất lượng”.

Công ty TNHH Điện tử – Điện lạnh Minh: Luôn hướng đến sự hoàn hảo

(Phapluatmoitruong.vn) – Được biết đến là đơn vị lâu năm, có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong công nghệ sửa chữa màn hình LCD –LED, Công ty TNHH Điện tử – Điện lạnh Minh là cái tên khá quen thuộc không chỉ của khách hàng ở TP.HCM mà còn nhiều tỉnh thành khác trong dịch vụ sửa chữa, bảo hành các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng của tất cả các nhãn hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, đây còn là đơn vị được các hãng điện tử nổi tiếng trên thế giới như SONY, SAMSUNG, TOSHIBA, PANASONIC, SHARP, TCL, SKYWORTH, ASANZO, BOE… ký hợp đồng hợp tác về kỹ thuật.

Đội ngũ chuyên nghiệp

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thiết bị điện tử, họ luôn nỗ lực tối đa để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm sau mỗi lần sửa chữa. Đặc biệt, họ thường xuyên được đào tạo để nâng cao tay nghề và cập nhật công nghệ sửa chữa tiên tiến nhất.

Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, trình độ cao với nhiều kinh nghiệm

Không chỉ chuyên nghiệp về giải quyết vấn đề kỹ thuật, đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ ngay khi có những vấn đề nhỏ nhất. Được khách hàng đánh giá là tiếp nhận yêu cầu nhanh chóng và xử lý một cách hiệu quả, giúp khách hàng giải quyết thuận lợi những hỏng hóc của thiết bị khi sử dụng.

Công nghệ hiện đại – hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Công ty hiện đang sở hữu nhiều công nghệ sửa chữa điện tử tiên tiến như máy đóng chip VGA, máy thay lớp phim bề mặt màn hình LCD, máy đóng TAB công nghệ cao, phục hồi và làm mới các màn hình bị sọc với chi phí thấp thay vì phải thay thế cả màn hình tổng. Những công nghệ này không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm.

Đặc biệt, Công ty Điện tử Minh còn sở hữu các loại máy LCD Panel Repair Machine, TAB Bonding Machine LCD Screen Repair, Polariser Removing Marchine mà nhiều cơ sở khác chưa hoặc không có. Đây là những máy chuyên dùng để khắc phục các lỗi màn hình tivi như: Màn hình bị kẻ sọc ngang, sọc dọc; Màn hình bị mất ảnh (một phần hay toàn phần); Màn hình bị bong (phồng), rộp; Màn hình bị chồng ảnh; Màn hình bị đốm…Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật hầu hết đều làm việc trong hệ thống Phòng sạch (CleanRoom) được Công ty đầu tư rất kỹ lưỡng để đảm bảo việc sửa chữa đạt hiệu quả cao nhất.

Giám đốc Võ Văn Minh kiểm tra hệ thống Phòng sạch (CleanRoom)

Linh kiện đa dạng và bảo hành dài hạn

Khách hàng khi đến với Công ty Điện tử – Điện lạnh Minh không chỉ được tư vấn về kỹ thuật, bảo dưỡng, sử dụng các thiết bị điện tử gia dụng mà còn được tận mắt xem quá trình làm việc chu đáo của đội ngũ kỹ thuật với các trang thiết bị và linh kiện thay thế nhập từ nước ngoài của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như SONY, SAMSUNG, TOSHIBA, PANASONIC, SHARP, TCL, SKYWORTH, ASANZO, BOE… Ngoài ra, khi mang thiết bị đến sửa chữa tại Công ty Quý khách hàng còn được đảm bảo về chất lượng dịch vụ và yên tâm về chế độ bảo hành dài hạn với nhiều chương trình tri ân khách hàng được tổ chức thường xuyên.

Chính sách tốt cho người lao động

Với mục tiêu vươn đến sự hoàn hảo, gần 20 năm qua Công ty luôn chú trọng đến việc thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ thuật, quan tâm đến đời sống của tất cả nhân viên, bảo đảm công việc thường xuyên và thu nhập cao cho tất cả mọi người. Các dịp lễ, Tết…đều dành phần thưởng để nhân viên an tâm làm việc. Giám đốc Võ Văn Minh chia sẻ: Con người là vốn quý nhất, công việc chỉ là một phần trong đời sống, vì vậy chiến lược về con người là điều mà công ty luôn quan tâm. Đặt người đúng vị trí thì hiệu suất công việc sẽ rất cao. Hơn nữa, nếu không quan tâm đúng mức đến đời sống của người lao động thì khó mà tạo nên sự gắn bó lâu dài.. Chính vì các chính sách tốt, cộng với đội ngũ kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại đã làm nên tên tuổi của Công ty điện tử – điện lạnh Minh trên thương trường.

Sau gần 20 năm thành lập và phát triển, đến nay Công ty Điện tử – Điện lạnh Minh đã khẳng định được vị trí trong ngành sửa chữa, bảo hành thiết bị điện tử. Luôn đặt lợi ích và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu nên trong nhiều năm qua Công ty đã nhận được tín nhiệm của khách hàng, được mọi người đánh giá cao về chất lượng và tính chuyên nghiệp.

Nhân dịp đầu Xuân, Công ty kính chúc quý khách hàng nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, thuận lợi trong công việc, mong rằng sự hợp tác của quý khách ngày càng khắng khít hơn để Công ty đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế – xã hội – Giám đốc Võ Văn Minh bày tỏ.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ 1:

Công ty TNHH Điện tử Võ Văn Minh

Địa chỉ: Số 373, Đường Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, TP.HCM

Tổng đài: 1900565693 (Giờ hành chính)

 

Địa chỉ 2:

Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Điện Tử Minh

Địa chỉ: 61C1 Khu Dân Cư Bắc Đinh Bộ Lĩnh, Số 184, Đường Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Tổng đài: 18001592 / 1900585893 (Giờ hành chính)

Trí Minh

(Môi trường & Đô thị Số Xuân 2024)

Ảnh: Trụ sở công ty

AP Saigon Petro đạt “Thương hiệu Vàng TP.HCM” 2023

(Phapluatmoitruong.vn) – Bằng tinh thần phụng sự người tiêu dùng Việt, cùng mục tiêu mang những sản phẩm dầu nhớt cao cấp vươn tầm quốc tế, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro vừa vinh dự được bình chọn là “Thương hiệu Vàng TP.HCM năm 2023”.

Theo ông Nguyễn Bảo Trung – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AP Saigon Petro, đây không chỉ là một giải thưởng, mà còn bảo chứng chất lượng, thương hiệu của DN. Công ty kỳ vọng nhận được sự tin dùng của người tiêu dùng, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Từ đó, tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên Công ty càng thêm tự hào về nơi mình làm việc.

Việt Nam, với số lượng phương tiện cá nhân lớn đứng đầu thế giới, chứng kiến vai trò không thể phủ nhận của dầu nhớt trong cuộc sống hàng ngày, từ những chuyến đi hàng ngày bằng xe máy cho đến các hành trình chuyên chở hàng trên khắp đất nước, thậm chí trên các chuyến hải trình xa xôi. Trong những hành trình này, người dân luôn tìm kiếm một thương hiệu dầu nhớt đồng hành đáng tin cậy, đảm bảo bền bỉ và an toàn cho phương tiện của họ.

Từ đó, với phương châm “Giải pháp bôi trơn hoàn hảo cho tất cả các loại phương tiện”, thành công của AP Saigon Petro không thể thiếu sự cam kết vững vàng về chất lượng. Doanh nghiệp đang áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, hướng đến mô hình sản xuất thông minh và thực hiện đầu tư toàn diện vào dây chuyền sản xuất dầu nhớt. Quy trình sản xuất khép kín không chỉ giúp kiểm soát chất lượng mỗi sản phẩm xuất xưởng mà còn tối ưu hóa giá thành, giúp người dân giảm nhẹ gánh nặng chi tiêu.

AP Saigon Petro vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Vàng TP.HCM năm 2023″.

Trong suốt 15 năm hình thành và phát triển, AP Saigon Petro tự hào là một trong những doanh nghiệp sản xuất dầu nhớt hàng đầu Việt Nam với công suất 25 triệu lít/năm, hơn 500 sản phẩm đa chủng loại, phục vụ cho hàng triệu người dân khắp 63 tỉnh thành, và chiếm lĩnh một phần thị trường Đông Nam Á.

Những chiến thắng và thành công của AP Saigon Petro hôm nay là nhờ vào sự tin tưởng và ủng hộ lớn lao từ phía khách hàng và cộng đồng. Công ty cam kết tiếp tục nỗ lực, không ngừng đổi mới để xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng Việt Nam.

P. V

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Ông Nguyễn Bảo Trung – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AP Saigon Petro, đại diện doanh nghiệp nhận giải thưởng.