• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 54

Đồng Nai: Công ty TNHH Pouchen Việt Nam vướng hàng loạt sai phạm về môi trường, đất đai

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (phường Hóa An, TP Biên Hòa) trong việc quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

 

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai vừa công khai kết luận số 09/KL-TT về việc chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Pouchen Việt Nam.

Theo kết luận, ngày 10.3.2005, UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định số 1012/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu mở rộng sản xuất, khu phục vụ sản xuất và khu nhà ở công nhận tại xã Hóa An, TP Biên Hòa.

Ngày 4.1.2012, UBND tỉnh ký quyết định số 366/QĐ-UBND, duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đã phê duyệt tại quyết định số 1012.QĐ-UBND nói trê. Trong đó, UBND tỉnh phê duyệt nội dung tiến độ triển khai dự án (công trình dịch vụ công cộng, nhà trẻ, nhà ở công nhân) sẽ hoàn thành việc xây dựng “nhà ở công nhân, công trình nhà trẻ, các công trình khác và hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn dự án trong giai đoạn quý II/2012 – 2014″.

Tuy nhiên đến nay (tại thời điểm thanh tra), công ty chưa triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng hạng mục dự án công trình nhà ở cho công nhân.

Tại biên bản làm việc ngày 7.7.2023 (có xác nhận của đoàn Thanh tra, Công ty và UBND phường Hóa An) xác nhận việc chậm tiến độ thực hiện hạng mục này của dự án đã vi phạm sử dụng đất theo quy định tại điểm I khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 (diện tích chậm thực hiện với khoảng 4ha bao gồm công trình nhà ở và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật ở lân cận).

Theo giải trình của Công ty Pou Chen Việt Nam, chưa triển khai dự án do công ty tự xác định nhu cầu nhà ở của công nhân không nhiều do công nhân tự thuê mướn nhà trọ bên ngoài; Công ty sẽ lập thủ tục kiến nghị UBND tỉnh chấp thuận cho công ty được mở rộng sản xuất kinh doanh tại khu vực đất này.

Phạt hơn 300 triệu đồng vì vi phạm về bảo vệ môi trường

Công nhân Công ty TNHH Pouchen Việt Nam đang làm việc tại nhà xưởng sản xuất

Theo kết luận, Công ty Pouchen Việt Nam không thực hiện thủ tục đăng ký đất đai (về việc điều chỉnh tên Công ty trên GCNQSDĐ số C468412 ngày 10.1.1997): Công ty Hưng nghiệp Cổ phần TNHH Pouchen Việt Nam được cấp GCNQSDĐ số C468412 ngày 10.1.1997 với diện tích 163.380m2 tại xã Hóa An, TP Biên Hòa. Năm 2008, Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Pouchen Việt Nam.

Đến năm 2017, Công ty nộp hồ sơ để đăng ký biến động đất đai (điều chỉnh tên công ty tại GCNQSDĐ này). Tuy nhiên, do quá thời hạn quy định nên công ty bị xử phạt vi phạm hành chính. Công ty đã nộp phạt nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất thủ tục điều chỉnh tên tại GCNQSDĐ.

Về lĩnh vực môi trường, Công ty Pouchen Việt Nam có nhiều sai sót như: Công ty nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời gian so với thời hạn và thời điểm phải có giấy phép theo quy định (giấy phép xả thải là giấy phép môi trường thành phần hết hạn vào tháng 12.11.2022, đến 11.11.2022, công ty mới nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường tại Trung tâm hành chính công của tỉnh Đồng Nai).

Báo cáo không đúng các thông tin về tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm gửi Sở TN-MT.

Về thực hiện Luật Tài nguyên nước, Công ty Pouchen Việt Nam đã tái sử dụng nước vượt công suất tại văn bản số 5511/STNMT-TNN, KS&BĐKH ngày 16.8.2019 của Sở TN-MT.

Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai đã chỉ ra những sai phạm trên thuộc trách nhiệm của Công ty Pouchen Việt Nam. Cụ thể đã vi phạm theo các điều khoản được quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7.7.2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Vi phạm sử dụng đất theo quy định tại điểm I khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.

Công nhân Công ty TNHH Pouchen Việt Nam đang làm việc tại nhà xưởng

Với hàng loạt vi phạm trên, Thanh tra Sở TN-MT đề xuất, kiến nghị Chánh Thanh tra trình Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối đối với Công ty Pouchen Việt Nam trong lĩnh vực môi trường với số tiền phạt hơn 300 triệu đồng.

Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai yêu cầu Công ty Pouchen nhanh chóng triển khai thực hiện dự án đối với hạng mục nhà ở công nhân và các công trình khác, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án; Tiếp tục tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đối với khu đất 4ha, Thanh tra Sở kiến nghị lãnh đạo Sở TN-MT xem xét nếu công ty không có nhu cầu xây dựng nhà ở cho công nhân thì lập thủ tục kiến nghị UBND tỉnh xem xét thu hồi đất theo quy định.

Quang Phương – Báo ĐBND

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ảnh: Công ty TNHH Pouchen Việt Nam tại phường Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/kiem-tra-giam-sat/dong-nai-cong-ty-tnhh-pouchen-viet-nam-vuong-hang-loat-sai-pham-ve-moi-truong-dat-dai-i358757/

Vameda: Tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024

Sáng ngày 26 tháng 01 năm 2024, Hội Hỗ trợ Phát triển kinh tế miền núi Việt Nam (Vameda) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tới tham dự có ông Hà Quang Dự, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng – Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao; GS. TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; TS. Bế Trường Thành, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Dân tộc, Chủ tịch Hội; Bà Bùi Thị Thanh, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ông Phạm Chí Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc.

Cùng tham dự có các ông, bà uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp hành Hội, Chi bộ cơ quan Vameda.

Hội nghị đã nghe bà Nguyễn Thị Ánh Hồng – Chánh Văn phòng Hội trình bày báo cáo tổng kết về hoạt động năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Hội.

Hội Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi Việt Nam được thành lập từ ngày 8 tháng 9 năm 2013 do Bộ Nội vụ ký quyết định thành lập. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ.

Từ ngày thành lập đến nay, các hoạt động của Hội theo tôn chỉ mục đích, nguyên tắc, quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại Điều lệ Hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phê duyệt; góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi trong tổng thể gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo đa chiều bền vững; đa dạng hoá các hình thức hoạt động bằng các dự án tư vấn, đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất-kinh doanh, chuyển giao ứng dụng công nghệ số, tổ chức hội thảo, nghiên cứu đề xuất chính sách đặc thù, tham gia phản biện xã hội và các hoạt động từ thiện, tổ chức sự kiện vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển vùng DTTS&MN, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giới thiệu các mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, du lịch cộng đồng…

Hiện nay, Hội có 229 Hội viên chính thức (77 Hội viên tổ chức, 142 Hội viên cá nhân và 9 Hội viên danh dự, trong đó có 3 Giáo sư, Phó Giáo sư, 13 Tiến sĩ, 17 Thạc sĩ, hơn 96% Hội viên có trình độ đại học và trên đại học, 32 cán bộ cấp Vụ, 9 cán bộ cấp Thứ trưởng và tương đương, 23 doanh nhân là chủ doanh nghiệp, nhiều Hội viên đã và đang tham gia các Hội, Tổ chức đoàn thể xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau).

tm-img-altTS. Bế Trường Thành, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Dân tộc, Chủ tịch Hội phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Ban Thường vụ Hội gồm 10 đồng chí, Ban Chấp hành gồm 26 đồng chí, Ban Kiểm tra gồm 3 đồng chí. Hội có Hội đồng cố vấn gồm 9 đồng chí. Hội có Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng uỷ khối Quận Ba Đình, Đảng bộ Quận Ba Đình. Chi bộ hiện có 5 Đảng viên đang sinh hoạt. Bí thư Chi bộ là TS. Lò Giàng Páo.

Các đơn vị chuyên môn gồm: Văn phòng Hội, Ban Công tác Hội viên, Ban Truyền thông và tổ chức sự kiện, Ban Kinh tế-tài chính, Ban Đào tạo – dạy nghề, Ban Pháp chế-chính và Ban Hợp tác quốc tế.

Các đơn vị trực thuộc gồm: Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tầng 9, Tòa nhà số 1196, đường 3/2, Phường 8, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh), Viện nghiên cứu Kinh tế – Xã hội miền núi Việt Nam.

Ngoài ra, Hội còn thành lập Hội đồng Khoa học – Công nghệ là tổ chức tư vấn cho Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội về công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ của Hội.

tm-img-altTS Lò Giàng Páo – Uỷ viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội, Bí thư Chi bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra của Hội; Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế – xã hội miền núi Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Báo cáo đã nêu bật các nội dung hoạt động của Hội trong năm 2023. Theo đó, Hội đã thành lập hai đơn vị trực thuộc là Cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế – xã hội miền núi Việt Nam. Đây là hai đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quy chế đã được Ban Thường vụ Hội phê duyệt, có con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Trong năm 2023, Hội đã kiện toàn về công tác nhân sự, bổ sung TS. Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam vào Ban Thường vụ Hội khoá II, nhiệm kỳ 2021-2026 và TS. Lò Giàng Páo, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Hội, Bí thư Chi bộ cơ quan Hội giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội khoá II, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cùng với đó, Ban Chấp hành Hội đã chỉ đạo Ban Công tác Hội viên chủ động rà soát danh sách Hội viên tập thể, Hội viên cá nhân. Trên cơ sở danh sách thực tế, Hội đã cấp giấy chứng nhận cho các Hội viên tập thể và xoá tên uỷ viên Ban chấp hành Hội đối với một trường hợp vì đã không tham dự Hội nghị Ban chấp hành Hội liên tiếp trong nhiệm kỳ, không đóng Hội phí và không tham gia các hoạt động của Hội.

Năm 2023 là năm đánh dấu sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Hội.  Đây là sự kiện đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển của Hội, ghi nhận và đánh giá những công việc đã làm được trong 10 năm và kế hoạch triển khai các nhiệm vụ mới trong thời gian tiếp theo.

Ngày 08/12/2023, Hội đã phối hợp cùng với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tập đoàn VRISEM tổ chức Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ”.

Tham dự Hội thảo có ông Y Thông – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Chính phủ; Ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; Ông Phạm Chí Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ; Ông Đặng Tiến Hùng, Phó Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Uỷ ban Dân tộc; Ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ông Vũ Đăng Minh, Trưởng Ban tôn giáo; Ông Nguyễn Minh Quang, Phó trưởng ban Dân tộc, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Các chuyên gia, nhà Khoa học: TS. Lê Đăng Doanh; GS.TS Lê Thị Hợp; GS.TS Trần Đức Hạ; TS. Trần Quý; TS. Nguyễn Nhật Hải; Đại biểu đến từ các Bộ, Ban, ngành Trung ương; Uỷ ban nhân dân, Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn… các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; Đại diện Tổ chức Apheda (Úc); Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Việc tổ chức Hội thảo cũng góp phần triển khai Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Hội thảo, đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành đã tập trung vào một số vấn đề nội dung vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ: Liên kết phát triển vùng trong quy hoạch phát triển vùng; kinh nghiệm quốc tế về liên kết phát triển vùng và gợi mở cho vùng; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thúc đẩy liên kết vùng; phát triển các hành lang kinh tế nhằm thúc đẩy liên kết vùng; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện liên kết vùng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội…

Bên cạnh đó, Hội đã cùng với Cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với tổ chức IKC Construcsion kết nối, huy động vốn, thực hiện các dự án đầu tư và tài trợ cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội miền núi; Hội đã làm việc với đại diện Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) về Dự án Phòng ngừa, chống tái nghiện ma tuý cho người sau cai tại địa bàn một số tỉnh khu vực miền núi. Dự án đề cập đến sự cần thiết nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ sau cai nghiện ma tuý cho người nghiện đã cai nghiện, phục hồi tại các địa phương được lựa chọn ở Việt Nam. Dự án bao gồm các hoạt động hỗ trợ hoạt động của các Câu lạc bộ sau cai nghiện của người nghiện ma tuý tại cộng đồng và công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ chống tái nghiện cho các cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp cũng như các cộng tác viên, tình nguyện viên và các thành viên sau cai nghiện sinh hoạt trong các Câu lạc bộ tại cộng đồng.

Tại Hội nghị, các Đại biểu đã tiến hành trao đổi, thảo luận, bổ sung bản Dự thảo Báo cáo. Qua đó, các Đại biểu đều đánh giá cao các hoạt động của Hội trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau Đại hội II (nhiệm kỳ 2021-2026).

Đại hội đã lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về các định hướng phát triển cho Hội trong thời gian tới.

tm-img-altCác Đại biểu tham gia thảo luận tích cực tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Chí Trung, Vụ phó Vụ Chính sách Dân tộc – Uỷ ban Dân tộc cho rằng, Hội cần phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của Hội để từ đó xây dựng được các chương trình hoạt động phù hợp hơn, tương xứng với nguồn lực của Hội. Cần tiếp tục mở rộng các tổ chức mới trực thuộc Hội và có sự phối kết hợp có hiệu quả giữa Uỷ ban Dân tộc và Hội trong tương lai.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Hội Bế Trường Thành đã tổng kết các ý kiến đóng góp của các Đại biểu tham dự Hội nghị và thống nhất với các nhiệm vụ, phương hướng hoạt động trong năm 2024.

Cần tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các chức danh trong Ban thường vụ; Đôn đốc, xúc tiến thành lập một số đơn vị trực thuộc: Quỹ Hỗ trợ phát triển miền núi Việt Nam; Trung tâm Tư vấn và xây dựng mô hình kinh doanh, Trung tâm Công nghệ năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường… ; Triển khai việc thành lập Chi hội trực thuộc tại địa phương và các tỉnh miền núi; Phối hợp với các cơ quan đơn vị tổ chức Giải thưởng tôn vinh các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học có những nghiên cứu và đóng góp tích cực cho việc xây dựng và phát triển Kinh tế miền núi.

Đặc biệt, có kế hoạch tiếp tục phối kết hợp với Uỷ ban Dân tộc để đưa các hoạt động của Hội một cách có hiệu quả và công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS&MN, tham gia tích cực Chương trình Phối hợp theo chỉ đạo và quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc của UBDT.

Ánh Hồng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các Đại biểu tham dự Hội nghị

Sai phạm tại Dự án Sân Golf Đồi Cù và câu chuyện cơ chế ở tỉnh Lâm Đồng

Thông tin từ ngành chức năng và chủ đầu tư cho thấy để xảy ra những sai phạm tại Dự án Sân Golf Đồi Cù ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), nguyên nhân một phần thuộc về cơ chế.

 Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf do Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL làm chủ đầu tư, xây dựng trên khuôn viên Sân Golf Đồi cù Đà Lạt. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf do Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL làm chủ đầu tư, xây dựng trên khuôn viên Sân Golf Đồi cù Đà Lạt. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Trong những ngày qua, Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf thuộc Sân Golf Đà Lạt gây xôn xao dư luận bởi công trình có quy mô rất lớn được xây dựng ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt, nhưng lại không có giấy phép.

Sau khi ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố (ngày 2/1/2024), Ủy ban Nhân dân tỉnh bắt đầu có những văn bản chỉ đạo rốt ráo, xử lý những sai phạm của công trình này.

Tuy nhiên, thông tin từ ngành chức năng và chủ đầu tư cho thấy để xảy ra vấn đề này thì nguyên nhân một phần thuộc về cơ chế.

Dự án Sân Golf Đồi Cù sai phạm những gì?

Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf thuộc Sân Golf Đà Lạt (gọi tắt là Dự án Sân Golf Đồi Cù) của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL triển khai trên khu đất 624.038m2 tại Đồi Cù, ngay ven Hồ Xuân Hương giữa trung tâm thành phố Đà lạt.

Dự án có tổng diện tích xây dựng 15.670m2 gồm khối tiếp đón, khối dịch vụ Golf 1, 2 rộng 6.120m2, bãi đậu xe 3.900m2, giao thông nội bộ, sân bãi 4.850m2, bãi xe buggy 650m2, bãi xe khách VIP 150m2.

Ngày 4/1/2024, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt đã ban hành hai quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL số tiền 240 triệu đồng vì xây dựng công trình không phép, sai phép.

Cụ thể, khối công trình dịch vụ một gồm một hầm, một trệt, một lầu trên diện tích mặt sàn mới được Sở Xây dựng Lâm Đồng cấp phép xây dựng tầng hầm, nhưng chủ đầu tư đã xây vượt phép mặt sàn tầng hầm 261m2 và xây dựng không phép hai tầng phía trên với diện tích mặt sàn trên 3.000m2.

Đối với khối dịch vụ 2 dù chưa được cấp phép, nhưng chủ đầu tư đã xây dựng khối nhà năm tầng có hai tầng hầm với tổng diện tích trên 20.000m2; trong đó một phần công trình xây trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng.

Trước đó, ngày 15/12/2023, doanh nghiệp này cũng bị Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường phạt 45 triệu đồng về hành vi vi phạm xây dựng công trình trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, buộc nộp lại số tiền hưởng lợi hơn 500 triệu đồng.

Khối nhà năm tầng, diện tích hơn 17.000m2 hiện không còn công nhân làm việc. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Ngày 11/1/2024, tại Văn bản Số 334/UBND-XD, ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt yêu cầu chủ đầu tư chấp hành việc tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình tự ý xây dựng không phép, sai phép, hoàn thành tháo dỡ trước ngày 25/1/2024.

Quá thời hạn nêu trên, nếu chủ đầu không chấp hành thì tổ chức huy động lực lượng, máy móc thực hiện cưỡng chế, tháo dỡ các công trình sai phạm (sai phép, không phép) theo quy định; hoàn thành trước ngày 15/2/2024.

Đủ điều kiện, nhưng không thể cấp phép

Sau khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo khẩn trương xử lý, tháo dỡ công trình sai phạm tại Dự án Sân Golf Đồi Cù, mới đây nhất ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng Lâm Đồng ra Văn bản Số 136/SXD-QHKT với nội dung lý giải nguyên nhân sự việc.

Văn bản nêu rõ: Sở Xây dựng đã nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tòa nhà Câu lạc bộ Golf của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL… Qua rà soát, hồ sơ cơ bản đáp ứng đủ các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

Tuy nhiên, ngày 11/1/2024, Ủy ban Nhân dân tỉnh có Văn bản Số 334/UBND-XD về việc khẩn trương xử lý các sai phạm tại công trình xây dựng của Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf thuộc Sân Golf Đà Lạt… Vì vậy, Sở Xây dựng chưa có cơ sở để giải quyết hồ sơ cấp phép theo thẩm quyền.

Như vậy, thông qua văn bản này, Sở Xây dựng Lâm Đồng khẳng định công trình này có đủ điều kiện để cấp phép xây dựng, nhưng do Ủy ban Nhân dân tỉnh đang chỉ đạo xử lý theo hướng tháo dỡ các công trình xây dựng không phép, sai phép nên Sở không thể cấp phép xây dựng theo thẩm quyền.

Làm việc với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định Dự án sân Golf Đồi Cù được xây dựng phù hợp với quy hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cả về vị trí và chiều cao.

Nguyên nhân Sở chỉ cấp phép xây dựng cho tầng hầm của một khối dịch vụ 1, chứ chưa tổ chức cấp phép xây dựng cho toàn bộ công trình do vướng một phần diện tích chủ đầu tư chưa chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng sang đất thương mại dịch vụ.

Dự án luôn được “thống nhất chủ trương”

Qua các văn bản của Ủy ban Nhân dân tỉnh, có thể thấy Dự án Sân Golf Đồi Cù luôn được “thống nhất chủ trương” từ trước đến nay.

Cụ thể, ngày 11/8/2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh có Văn bản Số 5667/UBND-QH với nội dung: Thống nhất chủ trương Công ty Cổ phần Hoàng Gia ÐL được đầu tư hạng mục công trình tòa nhà Câu lạc bộ Golf tại Sân Golf Đồi Cù, diện tích xây dựng mới 6.120m2 (khối đón tiếp, khối dịch vụ golf 1,2); diện tích bãi đậu xe 3.900m2; giao thông nội bộ, sân bãi 4.850m2; bãi xe buggy 650m2; bãi xe khách VIP 150m2…”

Tại văn bản số 1341/UBND-QH ngày 11/8/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng chấp thuận bổ sung diện tích tầng hầm của công trình tòa nhà Câu lạc bộ Golf.

Tại Thông báo số 63/TB-UBND ngày 22/2/2022, thông báo Kết luận của ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng có nội dung: Về cơ bản, Ủy ban Nhân dân tỉnh ủng hộ đề xuất điều chỉnh quy hoạch tại khu vực sân Golf Đà Lạt…

Khối nhà hình vòng cung với tổng diện tích hơn 17.000m2 đã được xây dựng năm tầng. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt và sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty Cổ phần Hoàng Gia ÐL hoàn thiện ý tưởng điều chỉnh quy hoạch…

Tiếp đến ngày 5/1/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ra Quyết định Số 27/QĐ-UBND cho phép Công ty Cổ phần Hoàng Gia ÐL chuyển 9.835,6m2 đất cơ sở thể dục thể thao sang đất thương mại dịch vụ để xây dựng các hạng mục công trình tòa nhà Câu lạc bộ Golf tại Sân Golf Đà Lạt…

Lời trần tình của doanh nghiệp vi phạm

Làm việc với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, đại diện Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL thừa nhận việc doanh nghiệp tổ chức xây dựng công trình với quy mô lớn như vậy mà chưa có giấy phép hoặc vượt quá giấy phép xây dựng là hoàn toàn sai với các quy định của pháp luật.

Những sai phạm trên, công ty đã bị cơ quan chức năng lập biên bản xử lý và đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người vi phạm.

Tuy nhiên, đại diện công ty cũng nêu những khó khăn khiến doanh nghiệp buộc phải nhanh chóng thi công công trình, bổ sung các hạng mục trong hoạt động.

Cụ thể như năm 1993, công ty được thuê đất ở Đồi Cù trong thời hạn 50 năm, nhưng tiền thuê đất theo chu kỳ đến nay đã tăng gấp 200 lần.

Trước năm 2006, tiền thuê đất kinh doanh Sân Golf trên 700 triệu đồng/năm, nhưng trong giai đoạn 2007-2011 khoản tiền này là gần 2,2 tỷ đồng/năm…

Đến năm 2022, giá thuê đất tại Đồi Cù lên tới hơn 87 tỷ đồng và năm 2023 là hơn 137 tỷ đồng (tăng theo giá trị của đất).

Trong khi phí thu của người chơi Golf không thể tăng nhanh như vậy nên năm 2023, Sân Golf chỉ đạt doanh thu khoảng 30 tỷ đồng/năm, chưa kể các chi phí vận hành. Như vậy, công ty đã phải bù lỗ rất lớn, ngày càng khó bảo đảm hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, doanh nghiệp phải triển khai cơ cấu lại các hạng mục kinh doanh để đảm bảo đủ doanh thu nộp ngân sách nhà nước.

Đại diện công ty cho rằng: “Để xin được cấp phép xây dựng các công trình thì phải chuyển mục đích sử dụng đất mà muốn chuyển mục đích sử dụng thì phải chờ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Trước đó tháng 2/2023, công ty đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do quá trình ban hành các quyết định này kéo dài nên việc hoàn thiện thủ tục về đất đai của doanh nghiệp bị kéo dài, dẫn tới nóng vội nên đã vi phạm.”

Theo hồ sơ sự việc, tháng 12/2022, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X đã ban hành Nghị quyết 160/NQ-HĐND thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án.

Tại Nghị quyết này, Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf có diện tích thực hiện 15.670m2; trong đó, chuyển mục đích 5.629m2 đất rừng phòng hộ sang đất thương mại dịch vụ.

Đại công trường Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đồi Cù Đà Lạt. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Hơn một năm sau, ngày 14/11/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh mới có Quyết định 2264/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Đà Lạt; trong đó, có diện tích xin chuyển mục đích sử dụng đất của Dự án Câu lạc bộ Golf.

Ngày 28/12/2023, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh có Tờ trình 596/TTr-STNMT gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị cho Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL được chuyển mục đích sử dụng đất (bổ sung) từ đất cơ sở thể dục thể thao (Sân Golf) và đất rừng phòng hộ (không có cây rừng) sang đất thương mại, dịch vụ để xây các hạng mục công trình thuộc tòa nhà Câu lạc bộ Golf với tổng diện tích 5.814,4m2.

Cụ thể, đất xây dựng công trình có mái che 2.749m2; đất xây dựng công trình không có mái che 3.065,4m2 tại vị trí thuộc một phần thửa số 1, tờ bản đồ địa chính (C70-T-C), phường 1, Thành phố Đà Lạt…

Về vụ việc sai phạm của Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf thuộc Sân Golf Đà Lạt, luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Dù Hội đồng Nhân dân tỉnh đã có nghị quyết về chuyển mục đích sử dụng đất và Ủy ban Nhân dân tỉnh có văn bản thống nhất chủ trương, nhưng vì cơ quan thẩm quyền chưa có quyết định chính thức cho chuyển mục đích sử dụng đất, cấp phép xây công trình… thì công trình vi phạm vẫn là không phép và vi phạm quy định về sử dụng đất.”

Trên thực tế, địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang có nhiều công trình sai phạm như Dự án Sân Golf Đồi Cù.

Điển hình như Dự án “Trường đua ngựa, đua chó Thiên Mã-Madagui-Câu lạc bộ Polo và ngựa biểu diễn” ở huyện Đạ Huoai từng bị xử phạt vì xây dựng công trình trên diện tích đất chưa được chuyển đổi mục đích.

Hiện nay, dự án này đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện sau nhiều năm đình trệ.

Lúc này, dư luận đặt câu hỏi liệu tới đây Dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Sân Golf Đồi Cù có được tạo điều kiện hoàn thiện thủ tục như các công trình khác hay sẽ bị đập bỏ?.

Chu Quốc Hùng/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Cổng chính của công trình Tòa nhà Câu lạc bộ Golf. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/sai-pham-tai-du-an-san-golf-doi-cu-va-cau-chuyen-co-che-o-tinh-lam-dong-post922903.vnp

Dự án khu vui chơi bỗng thành… khách sạn

Khu ‘đất vàng’ TP Đà Lạt ban đầu được xây dựng dự án khu vui chơi giải trí cao cấp nhưng đến khi hoàn thành thì lại hoạt động khách sạn 4 sao

Ngày 24-1, nguồn tin Báo Người Lao Động cho biết UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các sở, ngành liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai thực hiện các thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án của Công ty TNHH Dịch vụ vui chơi giải trí NTH Đà Lạt (Công ty NTH Đà Lạt) tại khu đất số 23 Quang Trung, TP Đà Lạt.

Chưa thể tính giá đất vì sai công năng

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu xác định nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp này phải nộp ngân sách nhà nước ngay sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ, thủ tục, cơ sở pháp lý theo quy định pháp luật.

Chỉ đạo này được ban hành sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Lâm Đồng tiến hành khảo sát hiện trạng và thu thập hồ sơ liên quan để xây dựng giá đất đối với Công ty NTH Đà Lạt.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy dự án đang hoạt động trên khu “đất vàng” này là khách sạn Dalat Prince tiêu chuẩn 4 sao, không phù hợp với mục tiêu dự án mà trước đó UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư để xây dựng khu vui chơi giải trí chất lượng cao, chiếu phim kỹ thuật 2D và 3D, bowling cùng các dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí.

Trong khi đó, chủ đầu tư không cung cấp được các hồ sơ liên quan đến việc chuyển đổi công năng. Do vậy, việc xây dựng giá đất theo mục tiêu dự án đã được phê duyệt là không có cơ sở.

Sở TN-MT Lâm Đồng kiến nghị sau khi dự án được cơ quan chức năng xem xét giải quyết phù hợp giữa mục tiêu dự án và mục tiêu hoạt động hiện nay thì sở sẽ tiếp tục xây dựng giá đất tại đây theo đúng quy định.

Theo tài liệu phóng viên có được, nguồn gốc khu đất trước đây là trụ sở Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, cách các địa điểm nổi tiếng của TP Đà Lạt chỉ trong tầm 2-3 km, có 2 mặt tiền đường Quang Trung và Cô Giang.

Năm 2012, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Truyền hình cáp NTH, với diện tích 1.839 m2, quy hoạch đất cơ sở kinh doanh để thực hiện dự án khu vui chơi giải trí. Sau đó, dự án được chuyển cho Công ty NTH Đà Lạt làm chủ đầu tư.

Ban đầu, dự án cao 3 tầng nhưng sau đó nâng lên 5 tầng và 1 tầng hầm, bên trong bố trí các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp với tổng mức đầu tư 40,5 tỉ đồng, tiến độ thực hiện 2012-2015.

“Hô biến” công năng dự án!

Tháng 7-2021, Công ty NTH Đà Lạt có văn bản xin được bổ sung công năng hoạt động “khách sạn” với quy mô 50 phòng tại dự án khi công trình vừa hoàn thiện phần hầm. Lý do chủ đầu tư muốn làm khách sạn vì các dịch vụ vui chơi giải trí như chiếu phim, bowling… đã được triển khai tại một số địa điểm khác trong thành phố nên nếu dự án vẫn hoạt động như mục tiêu ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, vượt quá nhu cầu hiện có.

Chủ đầu tư cho rằng khi chuyển đổi công năng thành khách sạn, kết hợp với các dịch vụ như cà phê ngoài trời, nhà hàng, phòng trà, biểu diễn ca nhạc sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vui chơi giải trí kết hợp nghỉ ngơi của du khách. Việc này sẽ giúp tăng doanh thu, tăng công việc cho người lao động và đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước.

Sở Xây dựng sau đó đã đề nghị các sở, ngành liên quan và UBND TP Đà Lạt cho ý kiến về đề xuất này. Trong đó, UBND TP Đà Lạt nhận định đề xuất này phù hợp quy hoạch chung của thành phố, nhưng TP Đà Lạt cũng lưu ý việc bổ sung “quy mô 50 phòng ở khách sạn” sẽ sử dụng toàn bộ các tầng 3, 4, 5. Trong khi đó, tầng hầm để xe và khu kỹ thuật; tầng 1 là sảnh chính và nhà hàng, tầng 2 là khu phòng trà ca nhạc. Như vậy, hầu hết chức năng ban đầu là khu vui chơi giải trí sẽ không còn được bố trí mà gần như công trình sẽ là một khách sạn đơn thuần.

Do đó, UBND TP Đà Lạt đề nghị chủ đầu tư nghiên cứu về số lượng phòng ở khách sạn đề xuất để vừa hài hòa mục tiêu vui chơi giải trí – mục tiêu khách sạn để đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như tạo được khu vui chơi giải trí chất lượng cao phục vụ người dân Đà Lạt.

Đến tháng 9-2023, Sở TN-MT chỉ định thầu cho Công ty TNHH Tư vấn TMS để thẩm định giá đất tại dự án này. Công ty TNHH Tư vấn TMS cho rằng chủ đầu tư chưa thực hiện điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư khu vui chơi giải trí thành khách sạn đang hoạt động nên hiện trạng dự án không phù hợp mục đích sử dụng so với hồ sơ cung cấp để thẩm định giá.

Đến đầu tháng 12-2023, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chưa xem xét việc điều chỉnh này. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm khai thác kinh doanh tại dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt tại giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.

Thế nhưng, khách sạn thì đã xây xong và đang hoạt động các dịch vụ khách sạn. Vấn đề đặt ra là vì sao các cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng để 1 dự án rộng hơn 1.800 m2 lại “hô biến” công năng giữa thanh thiên bạch nhật suốt quá trình xây dựng như vậy!?

Từng bị “tuýt còi” vì chậm tiến độ

Cuối năm 2018, sau khi dự án chậm tiến độ 3 năm so với kế hoạch ban đầu, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty NTH (công ty mẹ của Công ty NTH Đà Lạt) tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn thành dự án để đưa vào kinh doanh theo quy định. Lãnh đạo tỉnh cũng giao các, sở ngành và TP Đà Lạt kiểm tra, nếu hết thời gian gia hạn dự án mà nhà đầu tư chưa hoàn thành thì báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.

Bài và ảnh: HOÀNG THÔNG – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Khu vui chơi giải trí biến thành khách sạn Dalat Prince tiêu chuẩn 4 sao

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/du-an-khu-vui-choi-bong-thanh-khach-san-196240124215717562.htm

Lý do 17 dự án bất động sản trên ‘đất vàng’ TP.HCM chậm triển khai

17 dự án bất động sản tại Q.5, TP.HCM đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nhưng vì nhiều nguyên nhân vẫn chưa thể triển khai.

Thanh tra TP.HCM vừa công bố kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND Q.5 trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn. Thời kỳ thanh tra từ năm 2015 đến năm 2022.

Quận 5 là quận trung tâm của TP.HCM, gồm 14 phường với tổng diện tích 4.270m2. Theo thống kê năm 2022, dân số của quận là 140.091 người.

Thời kỳ thanh tra, trên địa bàn Q.5 có tổng cộng 17 dự án bất động sản được phê duyệt trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nhưng chậm triển khai.

Trong đó, có 4 dự án đang tạm dừng thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. 5 dự án đang được các sở, ngành tham mưu giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện, gồm: Dự án chung cư Soái Kình Lâm, P.4; trung tâm thương mại tại số 66 Tân Thành, P.12; khu liên hợp Tản Đà – Hàm Tử, P.10; dự án cao ốc Cholimex tại số 629B-631-633 Nguyễn Trãi, P.11; khách sạn SaDaco tại số 635 Nguyễn Trãi, P.11.

8 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị, chưa hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, đó là: Dự án chung cư 147 Nguyễn Chí Thanh, P.12; chung cư 258 Lê Hồng Phong, P.4; khu phức hợp tại số 316 Hàm Tử, P.5; cao ốc tại số 63 Nguyễn Duy Dương và số 65 An Dương Vương, P.8; Trung tâm thương mại tại số 100 Hùng Vương, P.9; khu phức hợp 606 Trần Hưng Đạo, P.2; trung tâm thương mại kết hợp nhà ở tại khu vực chợ Vật tư đường Đỗ Văn Sửu, Q.5.

Trong số những dự án bị chậm triển khai nói trên có dự án Cao ốc văn phòng và căn hộ tại số 63 Nguyễn Duy Dương và số 65 An Dương Vương do Công ty CP Đầu tư An Đông làm chủ đầu tư. Đây là công ty thuộc “hệ sinh thái” Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo Thanh tra TP.HCM, kết quả xác minh cho thấy, giai đoạn 2015-2022, UBND Q.5 đã có nhiều thiếu sót trong việc lập, thẩm định và trình phê duyệt, triển khai thực hiện đối với các đồ án quy hoạch trên địa bàn.

Cụ thể là 5 Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Liên Phường; Đồ án quy hoạch phân khu liên phường 2, 3, 4; điều chỉnh cục bộ Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Liên Phường 5, 6, 10.

Đối với việc quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt, giai đoạn 2017-2022, UBND Q.5 cấp 1.665 giấy phép xây dựng. Kiểm tra ngẫu nhiên 100 hồ sơ, Thanh tra TP.HCM phát hiện một số sai sót như: 9 giấy phép được cấp trễ hạn; 2 hồ sơ thiếu thành phần; 2 hồ sơ vượt cao độ cho phép…

Bên cạnh đó, UBND Q.5 đã ban hành 84 quyết định xử phạt hành chính về vi phạm trật tự xây dựng nhưng đến nay chỉ có 44 trường hợp đã thực hiện, còn 39 trường hợp chưa khắc phục hậu quả.

Đoàn thanh tra kiểm tra ngẫu nhiên 59 công trình thì có 56 công trình đã hoàn thiện. Trong số này có 7 công trình có phát sinh thêm phần diện tích vi phạm mới nhưng chưa được xử lý.

Để xảy ra những thiếu sót, vi phạm như nói trên, theo Thanh tra TP.HCM, lãnh đạo UBND Q.5 được phân công phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm chính. Trong đó, Chủ tịch UBND Q.5 thời kỳ thanh tra phải chịu trách nhiệm chung với vai trò người đứng đầu.

Anh Phương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: TP.HCM có những dự án đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nhưng chưa thể triển khai. Ảnh minh họa: Hoàng Giám

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/ly-do-17-du-an-bat-dong-san-tren-dat-vang-tp-hcm-cham-trien-khai-2243463.html

Xây dựng công trình không phép, Công ty cổ phần Bất động sản Capella bị xử phạt

Công ty cổ phần Bất động sản Capella bị xử phạt 135 triệu đồng do xây dựng công trình không phép tại dự án Khu công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực hoạt động xây dựng đối với Công ty cổ phần Bất động sản Capella là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Yên Lư.

Theo đó, Công ty này đã có hành vi vi phạm tổ chức thi công xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có Giấy phép xây dựng.

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty đang tổ chức thi công xây dựng công trình Trạm xử lý nước thải thuộc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Yên Lư.

Khu vực Trạm xử lý nước thải không phép tại Khu công nghiệp Yên Lư.

Với hành vi vi phạm nêu trên, Công ty cổ phần Bất động sản Capella bị UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định xử phạt số tiền là 135 triệu đồng.

Đồng thời, Công ty cổ phần Bất động sản Capella phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Công ty phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và có giấy phép xây dựng.

Hết thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định mà Công ty không xuất trình được giấy phép xây dựng thì sẽ bị buộc tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm, trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định.

Trước đó, hồi tháng 4/2023, Công ty cổ phần Bất động sản Capella bị UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt 130 triệu đồng về thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Yên Lư, với các hạng mục, một phần các tuyến giao thông D5, D6, N1 và Nghĩa trang hoàn trả, trên diện tích đất được giao đợt 1, đợt 2.

Được biết, Công ty cổ phần bất động sản Capella có trụ sở chính tại tầng 6 tòa nhà Samsora, 105 Chu Văn An, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội, do ông Bùi Đình Chiên là Tổng Giám đốc.

Công ty thành lập năm 2015 với mục tiêu chính là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và thu hút đầu tư. Hiện nay, Công ty cổ phần Bất động sản Capella đã và đang triển khai đầu tư, phát triển và kinh doanh nhiều Khu công nghiệp tại Việt Nam.

Tại Bắc Giang, hiện Công ty đang là chủ đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư và Cụm công nghiệp Nham Sơn Yên Lư.

Tuấn Minh – Đức Sơn – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Dự án Khu công nghiệp Yên Lư.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/xay-dung-cong-trinh-khong-phep-cong-ty-co-phan-bat-dong-san-capella-bi-xu-phat-10272199.html

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 04-2024

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 04-2024.

Về quản lý môi trường

– Kháng kháng sinh trong khí quyển do các chất ô nhiễm không khí gây ra.

– Tác động của ô nhiễm môi trường đến bệnh ung thư: Các chiến lược giảm thiểu rủi ro cần xem xét.

– Định hướng môi trường và hoạt động bền vững; tác động điều tiết qua trung gian của thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng xanh và áp lực thể chế.

– Vai trò của dịch tễ học dựa trên nước thải đối với SARS-CoV-2 ở các nước đang phát triển: Bằng chứng tích lũy từ Nam Phi hỗ trợ việc giám sát địa điểm trọng điểm để hướng dẫn việc ra quyết định về y tế công cộng.

– Đánh giá vòng đời tuyệt đối rõ ràng về mặt không gian bằng mô hình lai đa khu vực: Khung tính toán.

– Đánh giá hiệu quả bảo tồn của các khu bảo tồn trên thế giới: Chất lượng môi trường sống và quan điểm hoạt động của con người.

– Liệu tài chính khí hậu và dòng vốn nước ngoài có thúc đẩy quá trình khử cacbon ở các nền kinh tế đang phát triển không?

– Các quyết định giảm lượng carbon trong R&D hợp tác công nghệ xanh và hiệu ứng trễ thời gian lan tỏa.

– Liệu sự không chắc chắn về chính sách khí hậu và tâm lý nhà đầu tư có thúc đẩy sự lan tỏa năng động giữa các thị trường tài chính xanh không?

Về môi trường đô thị

– Vận chuyển và lắng đọng vi nhựa trong khí quyển đến các địa điểm nhiệt đới hoang sơ và đô thị ở Đông Nam Á.

– Rửa axit sulfuric được kiểm soát độ pH giúp tăng cường ổn định kim loại nặng trong sản xuất cốt liệu nhẹ từ tro bay đốt chất thải rắn đô thị.

– Lọc sơ cấp nước thải đô thị bằng phương pháp lên men bùn – Tác động loại bỏ dinh dưỡng sinh học.

– Các quy định tiếp nhận nguồn cung cấp đất ảnh hưởng như thế nào đến lượng khí thải carbon đô thị?

– Phân tích tổng hợp toàn cầu về các yếu tố gây căng thẳng cho đô thị hóa về sự phong phú, sự phong phú và đặc điểm của côn trùng.

– Cây cảnh thân thảo có đặc điểm thẩm mỹ dễ thấy góp phần tạo ra nguy cơ xâm lấn thực vật ở các công viên đô thị cận nhiệt đới.

– Sự phát triển theo không gian-thời gian của các đặc tính bụi sa mạc khoáng sản được vận chuyển tầm xa trên các khu vực nông thôn và thành thị ở Trung Âu.

– Lộ trình phát thải của đô thị và hiệu quả kinh tế hướng tới lượng phát thải ròng bằng 0: Nghiên cứu điển hình về đô thị Nakhon Ratchasima, Thái Lan.

– Hướng tới chuyển đổi bền vững các nhà máy xử lý nước thải đô thị thành nhà máy sinh học sử dụng công nghệ thu hồi NH3-N tiên tiến: Đánh giá.

Về môi trường khu công nghiệp

– Các phương pháp và kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí thải của nhà máy điện đốt: Đánh giá toàn diện.

– Đánh giá các quy trình xử lý nước thải bán dẫn: Hiện trạng, thách thức và xu hướng trong tương lai.

– Đặc tính hóa học của cây nhựa nhân tạo và sự hiện diện của các yếu tố nguy hại từ việc tái chế chất thải điện và điện tử.

– Chúng ta có thể nhân rộng các khu công nghiệp sinh thái không? Khuyến nghị dựa trên mô hình quy trình phát triển EIP.

– Thiết lập các biện pháp thực hành tốt nhất để quản lý chất thải bao bì vận chuyển thương mại điện tử ở Canada: Đánh giá có hệ thống.

– Ảnh hưởng của tro bay đến tính chất cơ nhiệt và cơ học của vật liệu composite nền polypropylen đúc phun.

– Ảnh hưởng của than sinh học được tạo ra từ quá trình cacbon hóa do áp suất âm đến quá trình biến đổi kim loại (loid) có khả năng độc hại liên quan đến đặc điểm sinh lý thực vật trong đất bị ô nhiễm công nghiệp.

– Hiểu biết sâu sắc về tác động của việc đồng xử lý chất thải công nghiệp với MSW đối với ô nhiễm nước ngầm tại các bãi thải chất thải rắn lộ thiên.

– Một mô hình toán học mới tích hợp thuế carbon và quy hoạch chân trời để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của ngành dệt may.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Atmospheric antibiotic resistome driven by air pollutants

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 165942

Abstract

The atmosphere is an important reservoir and habitat for antibiotic resistance genes (ARGs) and is a main pathway to cause potential health risks through inhalation and ingestion. However, the distribution characteristics of ARGs in the atmosphere and whether they were driven by atmospheric pollutants remain unclear. We annotated 392 public air metagenomic data worldwide and identified 1863 ARGs, mainly conferring to tetracycline, MLS, and multidrug resistance. We quantified these ARG’s risk to human health and identified their principal pathogenic hosts, Burkholderia and Staphylococcus. Additionally, we found that bacteria in particulate contaminated air carry more ARGs than in chemically polluted air. This study revealed the influence of typical pollutants in the global atmosphere on the dissemination and risk of ARGs, providing a theoretical basis for the prevention and mitigation of the global risks associated with ARGs.

2. China can peak its energy-related CO2 emissions before 2030: Evidence from driving factors

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139584

Abstract

China has pledged to achieve the CO2 emissions peak by 2030. This study aims to ascertain whether China can meet its commitment by predicting CO2 emissions. Based on industrial structure, energy structure, and energy intensity data forecasted by appropriate time series models, this study uses the Monte Carlo method to simulate the pathway of GDP growth rates and predict the trajectory of China’s CO2 emissions from 2021 to 2035.

The results reveal a 43.60% probability that China’s CO2 emissions have peaked at 10.55 Gt in 2021. Furthermore, it is highly probable that China will achieve its CO2 emissions peak between 2023 and 2028. As the peak year shifts from 2023 to 2028, the mean value of CO2 emissions peak increases from 10.56 Gt to 10.71 Gt. Finally, the study employs the LMDI method to analyze the contributions of different driving factors to the CO2 emissions peak. The results indicate that energy structure transformation will be the primary factor driving the CO2 emissions peak, demonstrating the importance of transiting to a low-carbon energy system.

3. The impact of environmental pollution on cancer: Risk mitigation strategies to consider

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166219

Abstract

Cancer continues to be one of the most pressing global health challenges, affecting millions of lives every year (https://gco.iarc.fr/today/home, n.d.). While genetic predisposition and lifestyle factors play a significant role in cancer development, mounting evidence suggests that environmental pollution is a critical contributor to this disease burden (Zare Sakhvidi et al., 2020; Hiatt and Beyeler, 2020). As we strive to address the rising cancer rates, it is crucial to recognize the detrimental effects of environmental pollution and take concerted actions to mitigate its impact on human health.

4. Environmental orientation and sustainability performance; the mediated moderation effects of green supply chain management practices and institutional pressure

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139592

Abstract

This research delves into the examination of how green supply chain management practices serve as a channel, and how institutional pressures act as limiting factors, affecting the connection between environmental orientation and sustainability performance. The investigation draws on data collected from 202 small and medium-sized manufacturing enterprises (SMEs) in Ghana. The results of the study indicate that while environmental orientation has a positive impact on environmental performance, it does not significantly influence economic performance.

Moreover, the study highlights that the relationship between environmental orientation and environmental performance is mediated by the adoption of green supply chain management practices. However, this mediation is not observed in the context of economic performance. Notably, the research underscores that the positive indirect correlation between environmental orientation and environmental performance, facilitated by green supply chain management practices, remains significant with the boundaries of regulatory institutional pressure. This study makes a noteworthy contribution by offering empirical evidence from an African economy, shedding light on the effectiveness of institutional pressures and environmental orientation on both economic and environmental performance.

5. The role of wastewater-based epidemiology for SARS-CoV-2 in developing countries: Cumulative evidence from South Africa supports sentinel site surveillance to guide public health decision-making

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 165817

Abstract

The uptake of wastewater-based epidemiology (WBE) for SARS-CoV-2 as a complementary tool for monitoring population-level epidemiological features of the COVID-19 pandemic in low-and-middle-income countries (LMICs) is low. We report on the findings from the South African SARS-CoV-2 WBE surveillance network and make recommendations regarding the implementation of WBE in LMICs.

Eight laboratories quantified influent wastewater collected from 87 wastewater treatment plants in all nine South African provinces from 01 June 2021 to 31 May 2022 inclusive, during the 3rd and 4th waves of COVID-19. Correlation and regression analyses between wastewater levels of SARS-CoV-2 and district laboratory-confirmed caseloads were conducted. The sensitivity and specificity of novel ‘rules’ based on WBE data to predict an epidemic wave were determined.

Amongst 2158 wastewater samples, 543/648 (85 %) samples taken during a wave tested positive for SARS-CoV-2 compared with 842 positive tests from 1512 (55 %) samples taken during the interwave period. Overall, the regression-co-efficient was 0,66 (95 % confidence interval = 0,6-0,72, R2 = 0.59), ranging from 0.14 to 0.87 by testing laboratory. Early warning of the 4th wave of SARS-CoV-2 in Gauteng Province in November–December 2021 was demonstrated. A 50 % increase in log copies of SARS-CoV-2 compared with a rolling mean over the previous five weeks was the most sensitive predictive rule (58 %) to predict a new wave.

Our findings support investment in WBE for SARS-CoV-2 surveillance in LMICs as an early warning tool. Standardising test methodology is necessary due to varying correlation strengths across laboratories and redundancy across testing plants. A sentinel site model can be used for surveillance networks without affecting WBE finding for decision-making. Further research is needed to identify optimal test frequency and the need for normalisation to population size to identify predictive and interpretive rules to support early warning and public health action.

6. Spatially-explicit absolute life cycle assessment by multi-regional hybrid modeling: Computational frameworkAbstract

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139789

Human activities, environmental impacts, and the provision of ecosystem services vary by region. The existing regional environmental sustainability assessment approaches addressed such regional heterogeneity of inventory data at a single scale (i.e., either process or economy scale). However, depending on regional data availability and the assessment scope, a multiscale modeling approach that integrates existing data and models at various scales needs to be employed.

This work introduces a general computational framework for spatially-explicit environmental sustainability assessment based on a multi-regional hybrid modeling approach. The developed framework accounts for regional activities at multiple scales by integrating the existing regional approaches at each scale. Also, the framework integrates the supply of ecosystem services, which vary by region as well, at multiple scales to perform spatially-explicit absolute environmental sustainability assessment. The proposed framework is demonstrated using an illustrative example of corn production in two regions. The results are discussed in comparison to the conventional approaches.

7. The association of heatwave with drowning mortality in five provinces of China

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166321

Abstract

Drowning is a serious public health problem in the world. Several studies have found that ambient temperature is associated with drowning, but few have investigated the effect of heatwave on drowning. This study aimed to explore the associations between heatwave and drowning mortality, and further estimate the mortality burden of drowning attributed to heatwave in China. Drowning mortality data were collected in 71 prefectures in China during 2013–2018 from provincial vital register system. Meteorological data at the same period were collected from European Centre for Medium-Range Weather Forecasts (ECMWF).

A distributed lag non-linear model (DLNM) was first to explore the association between heatwave and drowning mortality in each prefecture. Secondly, the prefecture-specific associations were pooled using meta-analysis. Finally, attributable fractions (AFs) of drowning deaths caused by heatwave were estimated. Compared to normal day, the mortality risk of drowning significantly increased during heatwave (RR = 1.20, 95%CI: 1.18–1.23). Higher risks were observed in males (RR = 1.23, 95%CI: 1.20–1.27) than females (RR = 1.18, 95%CI: 1.13–1.23), in children aged 5–14 years old (RR = 1.24, 95%CI: 1.15–1.33) than other age groups, in urban city (RR = 1.32, 95%CI: 1.28–1.36) than rural area (RR = 1.09, 95%CI: 1.07–1.12) and in Jilin province (RR = 2.85, 95%CI: 1.61–5.06) than other provinces. The AF of drowning deaths due to heatwave was 11.4 % (95%CI: 10.0 %–12.9 %) during heatwave and 1.0 % (95%CI: 0.9 %–1.1 %) during study period, respectively. Moreover, the AFs during study period were higher for male (1.2 %, 95%CI: 1.0 %–1.3 %), children 5–14 years (1.1 %, 95%CI: 0.7 %–1.6 %), urban city (1.6 %, 95%CI: 1.4 %–1.8 %) than their correspondents. These differences were also observed in AFs during heatwave. We found that heatwave may significantly increase the mortality risk of drowning mortality, and its mortality burden attributable to heatwave was noteworthy. Targeted intervention should be carried out to decrease drowning mortality during heatwave.

8. Can environmental, social, and governance performance drive two-way foreign direct investment behavior? Evidence from Chinese listed companies

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139761

Abstract

The topics of companies’ Environmental, Social, and Governance (ESG) performance and two-way Foreign Direct Investment (FDI) behavior are gaining prominence in China. Analyzing the relationship between ESG performance and two-way FDI behavior can guide companies towards adopting green and open practices. This study covers the period from 2009 to 2022, focusing on 2022 listed companies using unbalanced panel data with 13,365 observations. The results establish that a company’s ESG performance significantly contributes to its two-way FDI behavior.

Endogeneity analysis and robustness checks are consistent with the baseline regression findings. Non-state owned enterprises, large companies, and non-high-tech companies particularly benefit from ESG performance in their two-way FDI behavior. The COVID-19 pandemic likely amplified the significance of ESG factors in the decision-making process for two-way FDI behavior. Mechanism analysis indicates that ESG performance promotes innovation and efficiency, enhancing companies’ ownership advantage.

Additionally, ESG performance could enhance companies’ reputation and bring information symmetry advantages. The study presents evidence that ESG performance acts as a substitute for digital transformation in driving companies’ two-way FDI behavior. These three mechanisms contribute to a greater likelihood of two-way FDI behavior. These findings are of significant importance to both businesses and policymakers, guiding companies toward adopting more environmentally friendly and open practices, thereby promoting sustainable development and fostering growth in two-way FDI.

9. Historical peak situation of building carbon emissions in different climate regions in China: Causes of differences and peak challenges

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166621

Abstract

The climatic conditions in different regions of China are complex and diverse, and the characteristics of building energy consumption in different climatic regions are quite different, leading to significant differences in the historical peak situation of building carbon emissions (BCE). Based on the statistical Mann–Kendall (MK) trend test method, this study evaluates the historical peak situation of BCE in different climate regions in China and discusses the reasons for the differences in the growth trends and peak situations of BCE in these regions.

Furthermore, according to the characteristics of building energy consumption in different climate regions, the challenges faced by each climate region in promoting the peaking of BCE are highlighted. The research results show that owing to the continuous increase in the proportion of electrification and clean energy power generation, the electricity emission factor and carbon emissions per unit of energy consumption continue to decline, and the growth rates of BCE in the transitional and southern regions are significantly lower than the growth rate of building energy consumption, and the carbon emissions per unit floor area in the southern region has reached its peak.

The main obstacles to promoting the peaking of BCE in the northern heating region are the high‑carbon heating energy structure and the unrestrained heating behavior of residents, while the challenges faced by the transitional and southern regions are the southward migration of the population and economic centers of gravity and the gradual increase in residents’ requirements for living environment comfort. Government decision-makers should formulate differentiated BCE peaking strategies according to the characteristics of building energy consumption in different climate regions.

10. Assessing the conservation effectiveness of theWorld’s protected areas: A habitat quality and human activities perspective

Journal of Cleaner Production, Volume 431, 15 December 2023, 139772

Abstract

The World’s protected areas (WDPA) have been established for more than 100 years and serve an essential role in global biodiversity conservation. Assessing the conservation effectiveness of the WDPA is important for understanding the current status of global biodiversity conservation and formulating corresponding improvement measures. However, previous studies still lack to assess the conservation effectiveness of the WDPA at a global scale with a human activities and habitat quality perspective. Here, we construct a framework for evaluating conservation effectiveness from the perspective of human activities and habitat quality, and attempt to assess the conservation effectiveness of the WDPA. The study results found that habitat quality in the WDPA has not degraded over the past two decades and that human-land relationship have been further harmonized. However, trends in the impact of human activities on habitat quality varied across analytical models. The findings of this study affirm the conservation effectiveness of the WDPA but also raise some vigilance, which can provide scientific advice for policymakers further to improve the differentiated protective measures of the WDPA.

11. Does climate finance and foreign capital inflows drive de-carbonisation in developing economies?

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119100

Abstract

Sustainable development requires high investment, and developing economies need external aid to afford it. Developed economies are committed to providing financial support to fight climate change to those with fewer resources suffering the severest consequences. Climate finance consists of financial activities focusing on mitigating and adapting to climate change effects. In this paper, two critical perspectives were addressed: the role of climate finance on environmental degradation and human development and climate finance determinants.

This research compiled a panel covering 36 developing economies from 2001 to 2019. Panel-corrected Standard Errors and Feasible Generalized Least Squares estimators were applied. The Seemingly Unrelated Regressions method was carried out to provide robustness of the empirical findings. The empirical results show that climate finance contributes to environmental degradation mitigation, and this effect is more notable in lower-middle-income countries. In these countries, regulatory quality contributes to environmental quality.

Moreover, climate finance and human development have a positive bilateral relationship. However, the results suggest that foreign capital inflow slows down human development. These findings provide useful information for policymakers to design and implement environmental policies and strategies to maximize the allocation of climate finance funds and thus help to improve environmental quality.

12. Carbon reduction decisions in green technology collaborative R&D and spillover time lag effects

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139595

Abstract

The time lag of green technology spillovers affects emissions reduction decisions and environmental policies. In this study, we model two competitive manufacturers sharing a common supplier. We investigate their optimal decisions in cooperative and non-cooperative R&D circumstances, considering the presence or absence of a cap-and-trade policy. Findings indicate that the time lag effect of green technology spillovers slows the carbon reductions without a cap-and-trade policy.

However, the time lag effect is only emphasized under low carbon trading prices with a cap-and-trade policy. Excessive time lag decreases emission reductions for non-cooperative spillover free-riders. Intra-cooperative spillovers appear more advantageous for both parties involved in the spillover than non-cooperative spillovers. Manufacturers achieve carbon neutrality only at a limited market scale, and collaborative R&D can expand this market scale threshold. Furthermore, we identify the minimum time lag thresholds for manufacturers and supplier to meet the carbon allowance. Collaboration is more conducive to fulfilling carbon allowance in a low-priced carbon trading market.

13. Do climate policy uncertainty and investor sentiment drive the dynamic spillovers among green finance markets?

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119008

Abstract

Green finance is an essential instrument for improving the environment and addressing climate change. This study investigates the dynamic spillovers among green finance markets using time-varying parameter vector autoregression (TVP-VAR) spillover indices, and further investigates the impact of climate policy uncertainty and investor sentiment on spillovers based on the generalised autoregressive conditional heteroscedasticity mixed data sampling (GARCH-MIDAS) model. The results indicate that: (i) environmental, social and governance (ESG), clean energy and water markets are information transmitters in the green finance system, whereas green building, green transportation, green bond and carbon markets are mainly information receivers; (ii) green stock markets including clean energy, non-energy and ESG markets transmit and receive greater information in the green finance system, while green bond and carbon markets do less; (iii) the green bond market is more interconnected with other green finance markets after the COVID-19 outbreak; (iv) investor sentiment contributes more to the net total directional spillovers of green resource markets (water and clean energy), while climate policy uncertainty contributes more to total spillovers and the net total directional spillovers of other green finance markets. These findings offer invaluable guidance for both policymakers and environmental investors.

14. Advancing COP26 climate goals: Leveraging energy innovation, governance readiness, and socio-economic factors for enhanced climate resilience and sustainability

Journal of Cleaner Production, Volume 431, 15 December 2023, 139757

Abstract

Climate change adaptation and mitigation remain critical to achieving sustainable development while reducing climate vulnerability, particularly among climate-exposed and sensitive regions. Yet, achieving a balance between climate-resilience pathways, high economic productivity, high human development, and energy efficiency appears complex, leading to potential trade-offs. Here, we examine the overarching effect of the diversified energy portfolio, socio-economic drivers, and governance adaptation readiness on Climate change vulnerability across 212 economies. Contrary to the poor conventional panel techniques reported in the existing literature, we employ novel machine learning and dynamic panel estimation techniques that control for chaos, nonlinearity, mutual coupling, and heterogeneity in dynamic systems.

The convergent cross-mapping causality technique reveals mutual coupling effects between energy portfolio, governance readiness, socio-economic drivers, and climate change vulnerability. The rapidly increasing population and increasing demand for resources under the business-as-usual society and economic structure that normalizes unsustainable development pathways due to weak governance structures create ineffective climate-resilient policies that lead to unabated emissions with consequences on climate change. The effect of social and governance readiness leads the transformation process to attain sustainable development.

Thus, high social and governance readiness spurs climate resilience through climate change adaptation and mitigation to achieve sustainable development. Alternative (renewables) and nuclear energy have displacement effects on fossil fuels, yet, the magnitude of displacement is not large enough to replace future fossil fuel consumption. Conversely, a low-carbon future is still attainable by replacing the fossil energy portfolio with more natural gas and carbon-abatement technologies. Our study demonstrates that energy innovations are useful climate-resilience pathways that lessen climate change vulnerability.

15. Ecological footprints and sustainable environmental management: A critical view of China’s economy

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 118994

Abstract

Global economies have recently been concerned about sustainable environmental management by reducing emissions and tackling ecological footprints. The rapid economic expansion and investment in traditional manufacturing further raises environmental degradation. China surpasses other emerging economies in the economic growth race yet has remained the top pollution-emitting economy for the last few decades, necessitating scholarly attention.

This study examines the influencing factors of ecological footprints in China from the perspective of COP27. Using the extended dataset from 1988 to 2021, this study uses several time series diagnostic tests and verifies the existence of the long-run association between the study variables. Consequently, the non-linear scattered data leads to non-parametric (method of moment quantile regression) adoption. The empirical results indicate that only economic growth is a significant factor in environmental quality degradation in China.

However, improving renewable energy usage, research and development, and foreign direct investment reduces the country’s ecological footprint. Hence, the latter variables substantially lead to environmental sustainability. The robustness of the results is confirmed via a robust non-parametric estimator and causality test. Based on the empirical results, this study recommends increased investment in research and development, renewable production, and foreign direct investment enhancement.

16. Combining spectroscopy and machine learning for rapid identification of plastic waste: Recent developments and future prospects

Journal of Cleaner Production, Volume 431, 15 December 2023, 139771

Abstract

Recycling and utilization of plastic waste are receiving more and more attention, and the combination of spectroscopic techniques and machine learning is expected to solve the problem of efficiently identifying and classifying plastic waste at the front end of high-value recycling. Currently, the spectroscopic techniques used for plastic waste classification include near-infrared (NIR) spectroscopy, mid-infrared (MIR) spectroscopy, Raman spectroscopy, laser-induced breakdown spectroscopy (LIBS), X-ray fluorescence (XRF) spectroscopy, terahertz (THz) spectroscopy, etc., and the machine methods combined with them include traditional machine methods and deep learning methods.

This paper mainly summarizes the research progress in the application of spectroscopic techniques combined with machine learning in the rapid identification of plastic waste in the past five years, focusing on the innovative research of machine learning methods in plastic identification, the relative advantages and disadvantages of various spectroscopic techniques, and the influencing factors of spectroscopic techniques in plastic identification. In addition, this paper describes the application of spectroscopic instrumentation in the plastic waste recycling industry. In the end, the paper presents an outlook on the future trajectory and potential of this field and proposes recommendations for its advancement in three key dimensions: spectroscopy, machine learning algorithms, and practical engineering applications.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Atmospheric microplastic transport and deposition to urban and pristine tropical locations in Southeast Asia

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166153

Abstract

Atmospheric microplastic transport is an important delivery pathway with the deposition of microplastics to ecologically important regions raising environmental concerns. Investigating atmospheric delivery pathways and their deposition rates in different ecosystems is necessary to understanding its global impact. In this study, atmospheric deposition was collected at three sites in Malaysia, two urban and one pristine, covering the Northeast and Southwest monsoons to quantify the role of this pathway in Southeast Asia.

Air mass back trajectories showed long-range atmospheric transport of microplastics to all sites with atmospheric deposition varying from 114 to 689 MP/m2/day. For the east coast of Peninsular Malaysia, monsoonal season influenced microplastic transport and deposition rate with peak microplastic deposition during the Northeast monsoon due to higher wind speed. MP morphology combined with size fractionation and plastic type at the coastal sites indicated a role for long-range marine transport of MPs that subsequently provided a local marine source to the atmosphere at the coastal sites.

2. pH-controlled sulfuric acid washing enhancing heavy metal stabilization in lightweight aggregate production from municipal solid waste incineration fly ash

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139774

Abstract

Municipal solid waste incineration fly ash (FA) is a pressing issue in urban development. In FA treatment, washing is a common dechlorination pre-treatment. During washing, considerable heavy metal would leach due to the abundant alkaline substances, posing challenges to the heavy metal stabilization. Also, with high alkalinity, FA has potential to co-dispose of waste sulfuric acid (hazardous waste). Addressing these, our study presented a novel pH-controlled sulfuric acid washing for FA dechlorination during the sintering preparation of lightweight aggregate (LWA). It was aimed at enhancing heavy metals stabilization and enabling the co-recycling of FA and waste sulfuric acid.

By controlling a pH of 10.50 during sulfuric acid washing, the leaching rate of Pb, Cd, Zn, Cu, Ba, and Cr was below 2%, which was a marked improvement over conventional water washing. Sulfuric acid washed FA (SFA) can be used to produce standard-compliant LWA by sintering with bentonite and SiC. The SFA-based LWA stabilized heavy metals more effectively than LWA using FA and water-washed FA. At a 30 wt% addition rate, the stabilized rate of Pb and Cd increased from 11.7% (using FA) to 72.4% (using SFA), and from 6.3% (using FA) to 49.0% (using SFA), respectively. During washing and sintering, XPS analysis further investigated the transformation of Pb, Cu, and Zn into stable states (Pb-glass, Cu2O/CuO, and ZnAl2O4), enhancing their stabilization. Our study introduces a novel method for co-recycling FA and waste sulfuric acid, offering enhanced environmental sustainability and deeper insights into the mechanism of heavy metal stabilization.

3. Primary filtration of municipal wastewater with sludge fermentation – Impacts on biological nutrient removal

Science of The Total Environment, Volume 902, 1 December 2023, 166483

Abstract

Primary filtration is a compact pre-treatment process for municipal wastewater, which can lead to high removal of total suspended solids (TSS) if polymer is added prior to filtration. Extensive carbon removal with rotating belt filter (RBF) can be combined with filter primary sludge fermentation at ambient temperature, in order to produce volatile fatty acids (VFAs) as carbon source for biological nutrient removal (BNR). This process was implemented at large pilot-scale and operated for more than a year.

The results showed that the RBF efficiently removed particles >10 μm, and that the TSS removal had a strong linear correlation to the influent TSS concentration. Fermentation of the sludge at ambient temperature and five days retention time and addition of the fermentate to the wastewater could nearly double the VFA concentration in the wastewater by adding 31 ± 9 mg VFA-COD/L. Meanwhile, an increase of 2 mg/L of ammonium nitrogen, and 0.7 mg /L of phosphate phosphorus would be added to the wastewater with the fermentate.

Adding the fermented sludge to the wastewater stream and removing the particles with RBF makes it possible to utilize nearly all the produced VFAs for BNR, and the feasibility of this configuration was shown at pilot-scale. According to simulations of subsequent BNR, the pre-treatment would lead to lower effluent total nitrogen concentrations. Alternatively, the required BNR volume could be reduced by 11–18 %. The estimated total biogas production was similar for pre-treatment with primary settler and RBF with fermentation. RBF without fermentation gave the most favourable energy balance, but did not reach the same low effluent value for total nitrogen as RBF with fermentation.

4. How do land supply admittance regulations affect urban carbon emissions?

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119061

Abstract

The rationalization of land resource utilization, affected by increasing stringent guidance of urban land supply regulations, is a vital path for countries to achieve their sustainable development goals. However, evidence on environmental effects of land supply regulations is scarce. Thus, adopting China’s land supply policy, we investigate the impact of land supply admittance regulations (LSARs) on urban carbon emissions (UCEs) by using the land market transaction data and carbon emission data of China’s 285 cities from 2007 to 2019.

The result shows that LSARs notably curb UCEs, with UCEs decreasing by 0.051 standard units (approximately 1.052 g CO2 per RMB) for each 1 standard unit increase in LSARs. After introducing the instrumental variable to deal with endogenous issues, this conclusion remains robust. Mechanism analysis indicates that the carbon abatement effect of LSARs is through structural and efficiency two main channels: the industrial structure advancement from quantity and quality; the green production efficiency from scale and technology. Furthermore, heterogeneity results demonstrate that the reduction effect varies in admittance regulations setting, government intervention, land supply marketization, and environmental regulations. Our findings provide valuable insights for other economies seeking to adopt land-based policy instruments for carbon governance and urban sustainability.

5. Global meta-analysis of urbanization stressors on insect abundance, richness, and traits

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 165967

Abstract

Anthropic stressors are among the greatest concerns in nature conservation. Among these, deforestation and urban expansion are major drivers of habitat loss, which is a major threat to biodiversity. Insects, the largest and most abundant group of animals, are declining at alarming rates. However, global estimates of the impact of anthropic stressors on insect abundance, richness, and traits are still lacking. Here, we performed a meta-analysis to estimate the impact of urbanization stressors on insect abundance, diversity, and traits.

Our design focused on the effects of urbanization on moderators such as insects’ activity periods, climatic zones, development stages, ecosystem, functional roles, mobility, orders, and life history. We found that insects are negatively affected by urban stressors across most moderators evaluated. Our research estimated that in insects, urbanization resulted in a mean decrease of 42 % in abundance, 40 % in richness, and 24 % in trait effects, compared to a conserved area. Even though in general there was greater loss in abundance than in richness, each moderator was affected by different means and to varying degrees, which results from artificial lighting at night as well as land use. Our study highlights the importance of promoting better protection of insect biodiversity in the future from the enormous loss in biodiversity reported in >500 papers assessed.

6. Herbaceous ornamental plants with conspicuous aesthetic traits contribute to plant invasion risk in subtropical urban parks

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119059

Abstract

Global ornamental horticulture is a major pathway for plant invasions, while urban parks are key areas for introducing non-native ornamental plants. To react appropriately to the challenges (e.g., biological invasion issues) and opportunities (e.g., urban ecosystem services) of herbaceous ornamentals in urban parks, we conducted a comprehensive invasive risk assessment in 363 urban parks in Chongqing, a subtropical city in China.

The results found more than 1/3 of the 119 non-native species recorded in urban parks had a high invasion risk, and more than five species had potential invasion risk in 96.29% of the study area, indicating herbaceous ornamentals in urban parks are potentially a pool of invasive species that deserves attention. Moreover, humans have chosen herbaceous ornamentals with more aesthetic characteristics in urban parks, where exotic species were more prominent than native species in floral traits, such as more conspicuous flowers and longer flowering periods. The findings can inform urban plant management, provide an integrated approach to assessing herbaceous ornamentals’ invasion risk, and offer insights into understanding the filtering effects of human aesthetic preferences.

7. Spatio-temporal evolution of long-range transported mineral desert dust properties over rural and urban sites in Central Europe

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166173

Abstract

An exceptionally strong and very fast (120h) mineral dust inflow from North Africa to Poland was predicted by NMMB/BSC-Dust and NAAPS models on 10–11 June 2019. Simultaneous measurements with two complex lidar systems at the EARLINET-ACTRIS urban site in Warsaw (Central Poland) and the PolWET peatland site in Rzecin (Western Poland) captured the evolution of this dust event.

The advected air masses had different source areas in North Africa, they were reaching each station via independent pathways, and thus, were unlikely mixed with each other. The excellent capabilities of the next generation PollyXT lidar and the mobile EMORAL lidar allowed for the derivation of full datasets of aerosol optical properties profiles that enabled comparative study of the advected dust properties evolution. Within a mere 350 km distance between Warsaw and Rzecin, distinctly different dust properties were measured, respectively: dry mineral dust composed mainly of coarse mode dust particles (50 ± 5 % of the total particle backscattering profile) versus the wet mineral dust dominated by fine dust particles (58 ± 4 %). A new parameter fine-to-coarse dust ratio (FCDR) is proposed to describe more intuitively mineral dust composition.

8. Nonlinear effects of socio-economic factors on urban haze in China: Evidence from spatial econometric smooth transition autoregressive regression approach

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 118991

Abstract

In recent years, China has achieved numerous economic miracles but it has also been plagued by severe air pollution. The frequent hazy weather has severely restricted China’s sustainable development. To investigate the nonlinear threshold effect of socio-economic factors on urban haze in China, this study constructs a spatial econometric Smooth Transition Autoregressive Regression (STAR) model based on the STIRPAT theory by using the remote sensing inversion PM2.5 data of 223 prefecture-level and above cities in China mainland during 2004–2016. In this study, the ARAR-STAR model is estimated by quasi-maximum likelihood estimation, and the accuracy of parameter estimation is verified by Monte Carlo simulation, which proves that the ARAR-STAR model constructed in this study is robust. It is concluded that: there is a complex spatial nonlinear relationship between socio-economic factors such as economic development level, population density, advanced industrial structure, energy consumption, opening-up, and haze pollution. The effect of socio-economic factors on haze emission reduction under the spatial influence has complex heterogeneity with the smooth transition between high and low regimes with economic development.

The ARAR-STAR model constructed in this paper, which has both individual fixed effects and time fixed effects, expands the form of existing spatial panel nonlinear models and enriches and implements the application of spatial panel smooth transfer threshold models in the environmental field. Not only can it provide policy recommendations for China to achieve “coordinated efficiency in pollution reduction and carbon reduction” as soon as possible, but it also contributes to China’s plan to address global climate change and promote global sustainable development.

9. Multi-class organic pollutants in PM2.5 in mixed area of Shanghai: Levels, sources and health risk assessment

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166352

Abstract

The occurrence of 25 multi-class pollutants comprising phthalate esters (PAEs), polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), and synthetic musks (SMs) were studied in PM2.5 samples collected at an industrial/commercial/residential/traffic mixed area in Shanghai during four seasons. During the whole period, a slight exceedance of the PM2.5 annual limit was observed, with an average of 36.8 μg/m3, and PAEs were the most predominant, accounting for >70 % of the studied organic pollutants in PM2.5, followed by PAHs and SMs. Statistically significant differences were observed for the concentrations of PM2.5, PAEs, PAHs, and SMs in winter and summer.

This seasonal variation could be derived from anthropogenic activities and atmospheric dynamics. Principal component analysis (PCA) and PAHs ratios suggested a mixed source mainly derived from vehicle emissions and industrial processes. Moreover, gaseous pollutants were also accounted for, indicating the emission of PAHs might accompany the NO2 emission process. Finally, inhalation of PM2.5-bound organic pollutants for carcinogenic and non-carcinogenic risks were estimated as average values for each season, showing outside the safe levels in autumn and winter in some cases, suggesting that new policies should be to developed to reduce their emissions and protect human health in this area.

10. Municipal emission pathways and economic performance toward net-zero emissions: A case study of Nakhon Ratchasima municipality, Thailand

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119098

Abstract

The transition to net-zero emissions (NZEs) in developing countries is challenging and requires the immediate adoption of comprehensive climate policy packages, strong collaboration among all sectors and stakeholders, and timely financial and technological assistance for developing economies. This research aims to analyze and evaluate the pathways to realize an NZE scheme at the municipality level. Nakhon Ratchasima (NR) Municipality, Thailand, is selected as the case study for this research. The Global Protocol for Community-Scale GHG Emission Inventories (GPC) is applied as the robust framework to assess the city’s GHG emission profile. A mathematical forecasting model and the participatory multicriteria decision-making (MCDM) approach were adopted to support evidence-based local climate action planning based on four different scenarios: the business-as-usual (BAU), nationally determined contribution (NDC), carbon neutrality (CN), and NZE scenarios.

The roles of stakeholders at the local community level across all sectors in mitigation actions and investment costs were investigated, and cost-effectiveness was evaluated to understand the economic performance of the adoption and implementation of local climate policy packages. The results indicate that by employing solely conventional technologies, a residential city that is also a hub for trade and land transportation will be unable to achieve its net-zero targets. It is imperative to seek additional low-carbon businesses and decarbonizing technologies that accompany substantial investments. According to the case of NR Municipality, the implementation costs to attain the NZE target by 2050 would range between 974.40 and 4.131.96 million USD. A pivotal driver of the municipal NZE pathway is the successful mobilization private sector investments to propel the transition toward climate-friendly technologies. Cost-effectiveness analysis significantly bolsters the municipality’s transitional plan preparation, holistically encompassing economic, social, and environmental considerations. By preparing these aspects together, we ensure a smooth and equitable transition to net zero, avoid conflicts and economic harm and leave no one behind. This approach ensures a harmonious balance between a net-zero future, economic growth, and environmentally friendly living for all.

11. Towards a sustainable transformation of municipal wastewater treatment plants into biofactories using advanced NH3-N recovery technologies: A review

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166077

Abstract

Ammonia (NH3), as a prevalent pollutant in municipal wastewater discharges, can impair aquatic life and have a negatively impact on the environment. Proper wastewater treatment and management practices are essential to protect ecosystems and keep human populations healthy. Therefore, using highly effective NH3-N recovery technologies at wastewater treatment plants (WWTPs) is widely acknowledged as a necessity. In order to improve the overall efficiency of NH3 removal/recovery processes, innovative technologies have been generally applied to reduce its concentration when discharged into natural water bodies. This study reviews the current status of the main issues affecting NH3 recovery from municipal/domestic wastewater discharges.

The current study investigated the ability to recover valuable resources, e.g., nutrients, regenerated water, and energy in the form of biogas through advanced and innovative methods in tertiary treatment to achieve higher efficiency towards sustainable wastewater and resource recovery facilities (W&RRFs). In addition, the concept of paradigm shifts from WWTP to a large/full scale W&RRF has been studied with several examples of conversion to innovative bio-factories producing materials. On the other hand, the carbon footprint and the high-energy consumption of the WWTPs were also considered to assess the sustainability of these facilities.

12. An alternative for predicting real-time water levels of urban drainage systems

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119099

Abstract

Storm Water Management Model (SWMM) developed by the United States Environmental Protection Agency (EPA) has been widely applied throughout the world for analysis associated with stormwater runoff, combined sewers, and other drainage facilities. To appropriately manage the runoff in urban areas, an integrated system including the simulations of sewer flow, street flow, and regional channel flow, called the 1D/1D SWMM model, was advocated to be performed. Nevertheless, the execution efficiency of this integrated system still needs to be promoted to meet the demand for real-time forecasting of urban floods. The objective of this study is to seek an alternative for predicting water levels both in the sewer system and on the streets within an urban district during rainstorms by utilizing a dynamic neuron network model.

To strengthen the physical structure of the artificial intelligence (AI) model and simultaneously make up for the lack of measured data, simulation results of the 1D/1D SWMM model are provided as labels for the training of the proposed model. The novelty of this research is to propose a new methodology to effectively train the AI model for predicting the spatial distributions of depths based on the hydrologic conditions, geomorphologic properties, as well as the network relation of the drainage system. A two-stage training procedure is proposed in this study to consider more possible inundation conditions in both sewer and street (open channel) drainage networks. The research findings show that the proposed methodology is capable of reaching satisfactory accuracy and assisting the numerical-based SWMM model for real-time warning of drainage systems in the urban district.

13. Source apportionment of anthropogenic and biogenic organic aerosol over the Tokyo metropolitan area from forward and receptor models

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166034

Abstract

Organic aerosol (OA) is a dominant component of PM2.5, and accurate knowledge of its sources is critical for identification of cost-effective measures to reduce PM2.5. For accurate source apportionment of OA, we conducted field measurements of organic tracers at three sites (one urban, one suburban, and one forest) in the Tokyo Metropolitan Area and numerical simulations of forward and receptor models. We estimated the source contributions of OA by calculating three receptor models (positive matrix factorization, chemical mass balance, and secondary organic aerosol (SOA)-tracer method) using the ambient concentrations, source profiles, and production yields of OA tracers. Sensitivity simulations of the forward model (chemical transport model) for precursor emissions and SOA formation pathways were conducted.

Cross-validation between the receptor and forward models demonstrated that biogenic and anthropogenic SOA were better reproduced by the forward model with updated modules for emissions of biogenic volatile organic compounds (VOC) and for SOA formation from biogenic VOC and intermediate-volatility organic compounds than by the default setup. The source contributions estimated by the forward model generally agreed with those of the receptor models for the major OA sources: mobile sources, biomass combustion, biogenic SOA, and anthropogenic SOA. The contributions of anthropogenic SOA, which are the main focus of this study, were estimated by the forward and receptor models to have been between 9 % and 15 % in summer 2019. The observed percent modern carbon data indicate that the amounts of anthropogenic SOA produced during daytime have substantially declined from 2007 to 2019. This trend is consistent with the decreasing trend of anthropogenic VOC, suggesting that reduction of anthropogenic VOC has been effective in reducing anthropogenic SOA in the atmosphere.

14. The contribution of green finance to energy security in the construction of new energy system: Empirical research from China

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139480

Abstract

Previous studies have discussed theoretically the role of green finance in energy security, but empirical studies have yet to explore their relationship. In order to make up for this deficiency, we first measured the development level of green finance and the comprehensive score of energy security in China from 2000 to 2020. Then, we constructed a vector error correction model based on the cointegration relationship. The results show a stable cointegration relationship between the long-term variables, and the improvement of the development level of green finance is conducive to ensuring China’s energy security.

However, from the results of the short-term dynamic adjustment effect, the change in green finance development level has no significant impact on the change in energy security level because the role of green finance has a specific time lag. Further, through impulse response analysis, it is found that when the development level of green finance has a unit positive impact, energy security will produce a first negative and then positive response. The variance decomposition results show that the contribution of green finance to energy security first weakens and then gradually increases. To sum up, the long-term development of green finance will help stabilize China’s energy security. Therefore, this study proposes strengthening supervision over green finance, developing “new energy + green finance”, achieving positive interaction between green finance and transformational finance, and enabling green finance with digital technology.

15. Long-term spatiotemporal variations in surface NO2 for Beijing reconstructed from surface data and satellite retrievals

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166693

Abstract

Remote sensing data from the Ozone Monitoring Instrument (OMI) and the TROPOspheric Monitoring Instrument (TROPOMI) play important roles in estimating surface nitrogen dioxide (NO2), but few studies have compared their differences for application in surface NO2 reconstruction. This study aims to explore the effectiveness of incorporating the tropospheric NO2 vertical column density (VCD) from OMI and TROPOMI (hereafter referred to as OMI and TROPOMI, respectively, for conciseness) for deriving surface NO2 and to apply the resulting data to revisit the spatiotemporal variations in surface NO2 for Beijing over the 2005–2020 period during which there were significant reductions in nitrogen oxide emissions. In the OMI versus TROPOMI performance comparison, the cross-validation R2 values were 0.73 and 0.72, respectively, at 1 km resolution and 0.69 for both at 100 m resolution. The comparisons between satellite data sources indicate that even though TROPOMI has a finer resolution it does not improve upon OMI for deriving surface NO2 at 1 km resolution, especially for analyzing long-term trends. In light of the comparison results, we used a hybrid approach based on machine learning to derive the spatiotemporal distribution of surface NO2 during 2005–2020 based on OMI.

We had novel, independent passive sampling data collected weekly from July to September of 2008 for hindcasting validation and found a spatiotemporal R2 of 0.46 (RMSE = 7.0 ppb). Regarding the long-term trend of surface NO2, the level in 2008 was obviously lower than that in 2007 and 2009, as expected, which was attributed to pollution restrictions during the Olympic Games. The NO2 level started to steadily decline from 2015 and fell below 2008’s level after 2017. Based on OMI, a long-term and fine-resolution surface NO2 dataset was developed for Beijing to support future environmental management questions and epidemiological research.

16. Novel surface-treatment for bottom ash from municipal solid waste incineration to reduce the heavy metals leachability for a sustainable environment

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119105

Abstract

Unconventional treatments can provide a modification to convert ash waste into valuable materials that can be used in various applications. This study focuses on bottom ash (BA) collected from a local incineration plant and characterizes its chemical composition before and after pretreatment by coating with polymers. The toxicity-characteristic leaching procedure (TCLP) was used to identify selected heavy metal leaching after treatment with vinyl-terminated polydimethylsiloxane (PDMS) of different molecular weights. BA coatings were incorporated in two ratios, 0.5% and 1%, by milling to avoid heavy metal leaching.

The results showed that all the coating batches had reduced concentrations of copper (Cu), manganese (Mn), and zinc (Zn), whereas the concentrations of chromium (Cr) and cadmium (Cd) showed higher amounts of BAV34 (0.5%) and BAV25 (1%). The treated BA with GP demonstrated percentages of reduction of 70%, 65%, 80%, 75%, 90%, and 80% for Cu, Mn, Ni, Zn, Pb, and Cd, respectively. The milling procedure reduced the particle size of the coated ash. Hydrophobicity was observed in all coating batches compared to untreated BA. The thermogravimetric analysis (TGA) results showed variations between BA and treated BA, which confirmed that PDMS caused surface modification. These features have potential significance for extending the use of coated ash as a sustainable material for construction applications.

17. Similar cities, but diverse carbon controls: Inspiration from the Yangtze River Delta megacity cluster in China

Science of The Total Environment, Volume 904, 15 December 2023, 166619

Abstract

Addressing global uneven urban development and the urgent need to reduce carbon emissions (CE), this study presents a new method for calculating urban socioeconomic development indexes using a variety of data sources. Using the Yangtze River Delta as an example, we categorize urban areas into core, transitional, and peripheral cities. With the help of extended Kaya-index decomposition models, we evaluate the effects of regional industrial growth, consumer markets, and spatial expansion on urban CE. The research explores differences in CE drivers across and within these city categories.

Our findings reveal that in core cities, 31.5 % of CE is due to the industrial structure and 14.9 % due to population density. In transitional cities, CE increases by 60.22 % primarily due to industrial structure and consumer consumption. Peripheral cities, on the other hand, have a complex set of causes for CE, with per capita living, spatial expansion, population size, urbanization, and consumption limitation contributing to 91.97 %, 10.73 %, 14.2 %, 9.34 %, and 24.92 % of CE respectively.

Varied factors influence CE intensity differences within each city group. Cleaner production technologies and potential carbon reductions in consumption and industry are identified as key strategies for compensating CE reduction. We propose the adoption of carbon function zoning in urban clusters to leverage the role of carbon function in each area. Territorial spatial planning should ensure a balanced layout of production, living, and ecological functions. Residents’ consumption, being the key factor driving CE, must transition toward green, low-carbon consumption, reinforced by societal norms and responsibilities. This research provides valuable theoretical and practical insights into urban classification and CE reduction strategies.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Mitigation approaches and techniques for combustion power plants flue gas emissions: A comprehensive review

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166108

Abstract

Population growth and urbanization are driving energy demand. Despite the development of renewable energy technologies, most of this demand is still met by fossil fuels. Flue gases are the main air pollutants from combustion power plants. These pollutants include particulate matter (PM), sulfur oxides (SOx), nitrogen oxides (NOx), and carbon oxides (COx).

The release of these pollutants has adverse effects on human health and the environment, including serious damage to the human respiratory system, acid rain, climate change, and global warming. In this review, a wide range of conventional and new technologies that have the potential to be used in the combustion power plant sector to manage and reduce flue gas pollutants have been examined. Nowadays, conventional approaches to emissions control and management, which focus primarily on post-combustion techniques, face several challenges despite their widespread use and commendable effectiveness.

Therefore, studies that have proposed alternative approaches to achieve improved and more efficient methods are reviewed. The results show that new advances such as novel PM collectors, attaining an efficiency of nearly 100 % for submicron particles, microwave systems, boasting an efficiency of nearly 90 % for NO and over 95 % for SO2, electrochemical systems achieving above 90 % efficiency for NOx reduction, non-thermal plasma processes demonstrating an efficiency close to 90 % for NOx, microalgae-based methods with efficiency ranging from 80 % to 99 % for CO2, and wet scrubbing, exhibit considerable potential in addressing the shortcomings of conventional systems. Furthermore, the integration of hybrid methods, particularly in regions prioritizing environmental concerns over economic considerations, holds promise for enhanced control and removal of flue gas pollutants with superior efficiency.

2. A review of semiconductor wastewater treatment processes: Current status, challenges, and future trends

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139570

Abstract

Semiconductor wastewater has recently become an emerging issue with the development of semiconductor production owing to its severe toxicity and complexity. The increasing amount of semiconductor wastewater generated and discharged and the use of various chemicals in the semiconductor fabrication process highlight the necessity and importance of semiconductor wastewater treatment.

This review describes various physical, chemical, biological, and hybrid or combined processes. These processes have been developed to remove and degrade fluoride, nitrogen, phosphate, turbidity, and organic compounds, including photoresist and washing solutions that are generally used in semiconductor fabrication. To properly treat semiconductor wastewater, understanding the characteristics, efficiency, effect factors, and limitations of the process is necessary. This review proposes future trends in the treatment process that can help minimize the semiconductor wastewater problem.

3. Chemical characteristics of artificial plastic plants and the presence of hazardous elements from the recycling of electrical and electronic waste

Science of The Total Environment, Volume 903, 10 December 2023, 166083

Abstract

Because of their convenience, the demand for decorative plastic plants has been increasing over recent years. However, no information exists on the origin or nature of the polymers employed or the type of additives used in order to understand potential environmental impacts and inform safe and sustainable disposal or recycling practices. In this study, 203 parts or offcuts from 175 plastic plants acquired from European shops and venues have been analysed by X-ray fluorescence spectrometry to determine elemental content, while a selection has been analysed by infrared spectrometry to establish polymer type.

The (usually green) moulded components (n = 159) were commonly constructed of polyethylene or polypropylene, while leaves and colourful petals (n = 40) were generally made of polyethylene terephthalate fabric that had been glued to the moulded component. However, both components also exhibited evidence of being coated with a resin or adhesive for support, protection or appearance. Barium, Fe, Ti and Zn-based additives were commonly encountered but more important from an environmental and health perspective were variable concentrations of potentially hazardous elements in the moulded parts: namely, Br (6.1 to 108,000 mg kg−1; n = 78), Pb (7.6 to 17,400 mg kg−1; n = 53) and Sb (58.6 to 70,800 mg kg−1; n = 17). These observations suggest that many of the moulded components are derived from recyclates that are contaminated by waste electronic and electrical plastic, introducing brominated flame retardants, the flame retardant synergist, Sb2O3, and Pb into the final product. There are no standards for these chemicals in plastic plants, but regulations for electronic plastic, toy safety and packaging are frequently exceeded or potentially exceeded. Widespread contamination of plastic plants may impose constraints on their recycling and disposal.

4. Journal of Cleaner Production, Can we replicate eco-industrial parks? Recommendations based on a process model of EIP evolution

Volume 429, 1 December 2023, 139499

Abstract

This article develops a process model of eco-industrial park evolution. It draws on two article communities previously identified through a scoping literature review, concerning the development of eco-industrial parks and industrial symbiosis, respectively. The study seeks to find answers to the main research question: How should phases of eco-industrial park evolution and their critical factors be considered when replicating or reproducing existing eco-industrial park successes in new contexts? By identifying four phases of eco-industrial park evolution and shedding light on the critical factors influencing these, the study presents replication and reproduction recommendations, and thereby provides knowledge to diffuse success stories into other contexts. The study undersores the need for a flexible and adaptive approach to diffusion of EIP successes, considering elements such as the costs and benefits of replication, the idiosyncratic nature of some critical factors, and their relevance in the new context. Moreover, the results of the study highlight the need for capacity building in the replicatee context, focusing on mobilizing and activating existing resources to curate initiatives for EIP formation. Strong collaboration between the replicator and replicatee, where empowerment is central, is seen as a key factor in effective EIP replication.

5. Establishing best practices for E-commerce transport packaging waste management in Canada: A systematic review

Journal of Cleaner Production, Volume 429, 1 December 2023, 139377

Abstract

The growth in online retail purchases has increased significantly, especially through the COVID-19 pandemic, yet causes more packaging waste than brick-and-mortar retail. Free and easy returns further exacerbate the problem. Current research addressing post-consumer packaging waste has focused on packaging design and material choices. Yet, effective guidelines, policies, strategies, and practices for e-commerce packaging waste management must be determined (Escursell et al., 2021). Therefore, this research identifies global best practices to address transport packaging waste in e-commerce, focusing on Canada.

A systematic review of the extant literature (2011–2020) revealed five key objectives of packaging sustainability guidelines: Optimizing Resources, Responsible Sourcing, Resource Recovery, Material Health, and Consumer Engagement. The analysis showed that Responsible Sourcing and Resources Recovery were highlighted in 41% of publications, Optimizing Resources in 31%, and Consumer Engagement in 23% of the studies. The most popular waste reduction strategy was Design for Environment under the Optimizing Resources guideline. This work is the first to identify and articulate clear guidelines, policies, and practices to support industry and policy decision-makers in addressing the transport packaging waste problem in e-commerce.

6. Influence of fly ash on thermo-mechanical and mechanical behavior of injection molded polypropylene matrix composites

Chemosphere, Volume 343, December 2023, 140225

Abstract

Polypropylene composites find widespread application in industries, including packaging, plastic parts, automotive, textiles, and specialized devices like living hinges known for their remarkable flexibility. This study focuses on the manufacturing of polypropylene composite specimens by incorporating varying weight percentages of fly ash particles with polypropylene using a twin-screw extruder and injection molding machine. The composites were comprehensively tested, evaluating tensile, compressive, and flexural strength, solid-state and polymer melt properties, modulus, damping, and thermal response. The findings reveal that the compressive strength of polypropylene increases up to 2 wt% of added fly ash particles and subsequently exhibits a slight decline. Tensile strength demonstrates an increase up to 1 wt% of fly ash, followed by a decrease with a 2 wt% addition, and then a subsequent increase. Flexural strength shows improvement up to 3 wt% fly ash addition before declining.

The storage modulus curve is categorized into three regions: the glassy region (up to 0 °C), the glass transition region (0–50 °C), and the glass transition region of polypropylene (>50 °C), each corresponding to different molecular motions. Weight loss curves exhibit similar trends, indicating uniform pyrolysis behavior attributed to consistent chemical bonds. Plastic degradation commences around 440 °C and concludes near 550 °C. Additionally, elemental mapping of fly ash composition identified various elements such as O, Si, K, Mg, Ca, Cl, Na, P, Al, Fe, S, Cu, Ti, and Ni. These findings offer valuable insights into the mechanical and thermal properties of polypropylene composites reinforced with fly ash, rendering them suitable for a wide range of industrial applications necessitating strength and durability across temperature variations.

7. Influence of biochar produced from negative pressure-induced carbonization on transformation of potentially toxic metal(loid)s concerning plant physiological characteristics in industrially contaminated soil

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119018

Abstract

Soil contamination and its subsequent impact on the food chain is a pressing challenge in the present day. The application of biochar has demonstrated a significant and positive effect on soil health, thereby enhancing plant growth and development. However, the application of biochar (BC) produced from negative pressure-induced carbonization to mitigate metal(loid) contamination is a new strategy that has been studied in current research. Results depicted that the application of biochar derived from the negative pressure carbonization (vacuum-assisted biochar (VBC) has a significant (p ≤ 0.05) positive impact on plant growth and physiological characteristics by influencing immobilization and speciation of metal(loid) in the soil system. Moreover, the interactive effect of VBC on physiological characteristics (photosynthesis, gas exchange, and chlorophyll contents) and antioxidant activities of maize (Zea mays L.) was significantly (p ≤ 0.05) positive by confining the translocation and movement of metal(loid)s to the aerial part of the maize plant. X-ray diffraction (XRD) provided information on the structural and chemical changes induced by the VBC-500 °C explaining metal(loid) adsorption onto mineral surfaces and complexation that can affect their mobility, availability, and toxicity in the contaminated soil. Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) further provided a more detailed understanding of the metal(loid)s and biochar complexation mechanisms influenced by VBC-based functional groups –OH, C-Hn, –COOH, Cdouble bondO, C–O–C, Cdouble bondC, C–O, C–H, OH, and C–C in the binding process. These results suggest that the application of biochar prepared at 500 °C under negative pressure-induced carbonization conditions to the soil is the most efficient way to reduce the uptake and transfer of metal(loid)s by influencing their mobility and availability in the soil-plant system.

8. Insight into the impact of industrial waste co-disposal with MSW on groundwater contamination at the open solid waste dumping sites

Chemosphere, Volume 344, December 2023, 140429

Abstract

Due to the lack of normalized management, industrial waste is often co-disposed at open solid waste dumping sites, which could aggravate the groundwater pollution. In this study, 5 practical open solid waste dumping sites dealing with municipal solid wastes (MSW) (2 of 5) and industrial wastes mixed with MSW (3 of 5) were chosen to investigate the effect of waste co-disposal on the groundwater contamination. The industrial waste was mainly from rubber production, leather production, machinery industry, pharmaceutical industry and plastic production. 3 to 6 groundwater wells were excavated from each dumping site and 148 indices were analyzed, including regular chemicals, heavy metals, biological pollutants, volatile organic compounds (VOCs), semi-volatile organic compounds (SVOCs) and pesticide residues.

Nemerow index analysis showed that 5 indices were severely polluted in the groundwater from every industrial waste co-disposal landfill, while only 0 and 1 severely polluted index was found for the two MSW landfill, respectively. The principal component analysis (PCA) analysis indicated that 2 biological pollutant (plate-counting bacteria (TPB) and total coliforms (TCs)), 4 chemical pollutants (permanganate index, ammonia, S2− and petroleum) were closely connected with the disposal of industrial waste. Besides, co-disposal of industrial waste also brought in series of PAHs and dichloromethane, with di(2-ethylhexyl)phthalate exceeding the standard limit (10.5 mg L−1). Attention should be paid to TPB and TCs, whose maximal concentrations exceeded the standard limit by extraordinary 3200 and 1600 times, respectively. The distribution pattern of the pollutants showed that the biological pollutants at the downstream area, and chemical pollutants at the leakage points exhibited the highest concentration, which indicated the downstream area and seepage points should be specially concerned for the industry waste co-disposed dumping sites.

9. Feasibility of textile envelope integrated flexible photovoltaic in Europe: Carbon footprint assessment and life cycle cost analysis

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139716

Abstract

Textile envelope integrated flexible photovoltaic (TE-FPV) systems gain more attentions in recent years because of their lightweight structure and innovative design. Three types of TE-FPV systems are designed as a sunshade for a teaching building in Politecnico di Milano to replace the current PV glazing sunshade. The environmental and economic feasibility of TE-FPV systems is investigated by applying life cycle assessment (LCA) and life cycle cost analysis (LCCA) in a cradle-to-cradle approach. LCA provides carbon footprint of systems to quantify the environmental performance. LCCA study considers the contribution of life cycle cost, building owner income, and social and environmental benefits.

The results are compared with the PV glazing sunshade. From the results, all TE-FPV systems can achieve the economic benefits for the whole society while producing renewable and clean energy. Building owner can even earn benefits from the TE-FPV systems in Norway. The proved success of economically feasible TE-FPV systems in Bergen, Norway serves as compelling evidence for the broad applicability of such systems across the most areas within Europe.

10. A systematic review of industrial wastewater management: Evaluating challenges and enablers

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119230

Abstract

The study provides a systematic literature review (SLR) encompassing industrial wastewater management research from the past decade, examining enablers, challenges, and prevailing practices. Originating from manufacturing, energy production, and diverse industrial processes, industrial wastewater’s handling is critical due to its potential to impact the environment and public health. The research aims to comprehend the current state of industrial wastewater management, pinpoint gaps, and outline future research prospects. The SLR methodology involves scouring the Scopus database, yielding an initial pool of 253 articles. Refinement via search code leaves 101 articles, followed by Abstract screening that reduces articles to 79, and finally 66 well-focused articles left for thorough full-text examination.

Results underscore the significance of regulatory frameworks, technological innovation, and sustainability considerations as cornerstones for effective wastewater management. However, substantial impediments like; inadequate infrastructure, resource constraints and the necessity for stakeholder collaboration still exist.

The study highlights emerging research domains, exemplified by advanced technologies like nanotechnology and bioremediation, alongside the pivotal role of circular economy principles in wastewater management. The SLR offers an exhaustive view of contemporary industrial wastewater management, accentuating the imperative of an all-encompassing approach that integrates regulatory, technological, and sustainability facets. Notably, the research identifies gaps and opportunities for forthcoming exploration, advocating for interdisciplinary research and intensified stakeholder collaboration. The study’s insights cater to policymakers, practitioners, and researchers, equipping them to address the challenges and capitalize on prospects in industrial wastewater management effectively.

11. Navigating environmental regulations: The impact on firms’ investments in pollutant purification facilities in China

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139740

Abstract

Environmental regulations safeguard public health and the environment by curbing industrial pollution through the restriction of harmful industrial activities. These regulations impose restrictions and strict assessments on the amount of pollutants discharged into the environment, motivating firms to invest in pollutant purification facilities. This study aims to examine the impacts of environmental regulations on firms’ investment in such facilities. Using data from publicly listed firms in China’s secondary industry from 2010 to 2020, statistical models (i.e., static non-linear, non-linear dynamic, and threshold) are created to examine the impact of various environmental regulations on firms’ investments in pollutant purification facilities.

The study’s empirical analysis reveals several important insights. Firstly, the effects of the various types of environmental regulations on pollutant purification investments exhibit significant variability across firms. Secondly, the impact of environmental constraints, command-and-control policies, and market-based strategies follows a positive “U” shape, while public participation policies demonstrate an inverted “U” shape.

Thirdly, the interaction between firm characteristics and the impact of different regulations is notable. Lastly, command-and-control policies exhibit a threshold effect on investment decisions, setting them apart from other regulatory approaches. This study advances current understanding of how environmental regulations shape the investment strategies of Chinese firms in pollutant purification facilities. These findings hold relevance for nations seeking to harness environmental regulations as a potent instrument for enhancing firms’ environmental performance.

12. Fiscal centralization and urban industrial pollution emissions reduction: Evidence from the vertical reform of environmental administrations in China

Journal of Environmental Management, Volume 347, 1 December 2023, 119212

Abstract

The relationship between fiscal regimes and urban industrial pollution emissions is unclear. This paper aims to explore the effects and mechanisms of fiscal centralization on urban industrial pollution emissions and environmental quality. Using the vertical reform of environmental administrations (VREA) in China as a quasi-natural experiment of fiscal centralization, this study applies a staggered difference-in-differences (DID) model to explore the differences in industrial pollution emissions between centralization cities and decentralization cities.

The main findings are: (1) VREA significantly inhibits regional industrial pollution emissions, and the reform effect increases over time. This conclusion still holds after considering a series of robustness issues. (2) Industrial sulfur dioxide (SO2) and solid particulate emissions in the fiscal centralization cities have decreased significantly by 0.3281% and 0.2240%, respectively. However, there is no significant change in industrial wastewater discharges. (3) Environmental regulations, environmental expenditures, and pollution control investments of local governments are the main channels through which VREA reduces industrial pollution emissions. (4) The effects of VREA are more significant in central and western cities and small cities. (5) Relative to decentralization cities, centralization cities have improved air and water quality by 0.0825% and 0.1628%, respectively. These findings help to accurately assess the effects of fiscal centralization on regional environmental governance and provide a decision-making reference for further deepening environmental centralization reform in China.

13. Analysis of emission characteristics and driving forces of air pollutants and GHG from coal-fired industrial boilers in China

Journal of Cleaner Production, Volume 430, 10 December 2023, 139768

Abstract

Coal burning is considered to be the main anthropogenic source of air pollutants, which can cause serious environmental pollution. As one of the important coal burning sources, coal-fired boilers have become the important challenges of the policy of “carbon peaking” and “carbon neutrality” of Chinese government. In this paper, the emission inventory of air pollutants (TSP, SO2, NOX, VOCs), and greenhouse gases (GHG, including CO2, CH4, N2O) from coal-fired industrial boilers (CFIB) from 2006 to 2020 are established by using the “bottom-up” emission factor method. Besides, Kaya identical equation and Logarithmic mean Divisia index (LMDI) model are used to quantify the driving forces of the changing tendency in pollutants emission based on five driving factors, which include pollution production coefficient (f), control technology level (β), economy (GOV), industrial energy intensity (e) and coal consumption structure of industrial boilers (s).

Combined with existing relevant policies, the future emission tendency of air pollutants and GHG in 2025 and 2030 is projected. The result shows that policy adjustment has a significant impact on pollutant emission trends. In 2020, emissions of TSP, SO2, NOX, VOCs and GHG from CFIB in China are 679.5 kt, 644.7 kt, 603.9 kt, 40.7 kt and 4.4 × 105 kt CO2e, respectively. Control technology level is the main factor to the emission reduction of SO2 and TSP, which has caused a decrease of 4278.6 kt and 3337.3 kt in emissions of SO2 and TSP compared to those of 2006 respectively, while the influencing effect on NOX, GHG and VOCs was relatively weak. In addition, in the scenario of improved control technology, pollutant emissions could be reduced by 62.6%–94.9% until 2030.

14. Evaluating the synergistic effect of digitalization and industrialization on total factor carbon emission performance

Journal of Environmental Management, Volume 348, 15 December 2023, 119281

Abstract

Combating climate change and reducing carbon dioxide emissions are serious challenges shared by countries around the world. In the current era, digitalization has a significant impact on CO2 emissions. However, prior studies have not assessed the synergy between digitalization and industrialization on carbon emission performance. The principal component analysis and non-radial directional distance function (NDDF) are used to measure the digitalization and total factor carbon emission performance of Chinese 245 prefecture-level cities from 2003 to 2019. This study establishes a fixed effects model to study the panel data.

The findings are as follows: (1) Digitalization can significantly promote Chinese cities’ CO2 emission reduction. This result still holds after several robustness checks. (2) The heterogeneity results indicate that digitalization mainly improves central cities’ carbon emission performance. Meanwhile, the impact of digitalization is more obvious after 2011. (3) Digitalization improves urban carbon emission performance through energy efficiency, industrial transformation, and technological innovation. (4) It is worth noting that digitalization synergizes with industrialization to improve carbon emission performance in Chinese cities. This study provides empirical evidence and some constructive policy recommendations for the government to push the collaborative development of the digitalization and low-carbon economy.

15. Quantifying the energy-material-pollution nexus in a typical fine chemical industry: A sustainable development-oriented support for collaborative emission reduction

Science of The Total Environment, Volume 905, 20 December 2023, 166826

Abstract

The fine chemical industry is currently facing challenges in energy saving, material conservation, and pollution reduction due to the dual policy pressure of precise system management and collaborative pollution and carbon reduction. However, the interweaving of materials and energy input-output was not well understood due to the incomplete coverage and the lack of a generic framework. Therefore, a methodology based on the energy-material-pollution (E-M-P) coupling nexus was proposed to quantitatively assess multi-level coupling. According to the selected generic 32 coupling units, two representative glyphosate (PMG) production processes were taken as case studies.

Quantification results showed that the solvent element and the material system had a higher priority. Moreover, Process 2 owned a greater optimization potential as the coupling relationship pairs were 2.55 compared to 2.32 for Process 1, and the correlation proportions of material systems reached 69.26 % and 56.92 %, respectively. In addition, assessment results indicated that Process 2 was more environmentally friendly because of the lower ecological indexes (9.7 GPt vs. 15.8 GPt) and weaker carbon footprint (CF) (1.16E+08 vs. 2.32E+08). Combined coupling nexus and environmental assessment organically, methanol had the most optimization potential and was beneficial for the measures such as solvent substitution. This work offered theory and practice guidance with demonstrative value to support the sustainable development of precise system management.

16. A new mathematical model integrating the carbon tax and horizon planning to optimize the textile and clothing industry supply chain

Journal of Cleaner Production, Volume 432, 20 December 2023, 139849

Abstract

Energy costs have surged significantly in recent years across various regions of the world. This inflation has a direct impact on households and businesses, by increasing production costs. It risks slowing the global economic recovery by reducing purchasing power and consumption. This study presents a new mixed-integer non-linear programming (MINLP) model with the objective of cost minimization within the direct supply chain of the textile and clothing industry. To consider different aspects in our study, the cost function is decomposed to the supply, production, energy, transportation, storage, and carbon tax emissions costs. It deals also with the management of multiple energy sources (specifically, electricity for production and fuel for transportation).

This model simultaneously incorporates several critical factors, including life cycle assessment, carbon tax emissions, and planning horizon. To do this, a product’s carbon emissions are quantified from raw material extraction through to the finished product, and three different planning horizons as long term t=, medium term t=3 month, and short term t=1 month are considered to evaluate their impacts on the costs and emissions values.

A shorter planning horizon leads to increased costs and reduced emissions reductions compared to a medium or long-term planning horizon. Additionally, the study introduces a new benchmark based on real-world data available in the literature, which serves as a valuable tool for evaluating strategic and tactical planning issues within textile supply chains. To evaluate the performance of our proposed model, we defined three different size of the problem by changing the number of factories, suppliers, production sites, warehouses and customers.

The study’s findings reveal that, over a medium and long-term planning horizon, there is an average cost increase of about 2% for different problem sizes, when considering a carbon tax ranging from 44.6€ to 86.2€ per tonne of emissions. When a higher carbon tax is applied, the total cost increases, while the carbone emissions and subcontracting activities will be decrease.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ninh Thuận: Những người hùng thầm lặng

(Phapluatmoitruong.vn) – Từng là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường, đến nay, nhờ sự chung tay của nhóm thiện nguyện bảo vệ môi trường, người dân địa phương và khách du lịch, vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp.

Những người nhặt rác không lương

Ngày nào cũng vậy, bắt đầu dưới ánh nắng sớm, anh Châu Thanh Hồng cùng 8 thành viên trong nhóm tại địa phương chuẩn bị những dụng cụ như bao tay, bao tải, sọt tre, xe đẩy rác chuyên dụng… rồi chia thành các nhóm từ 2 đến 3 người lên đường đi làm việc. Nơi nhặt rác là dọc tuyến kè biển của thôn Vĩnh Hy, công viên, các tuyến đường nội thôn và tuyến đường ven biển Vĩnh Hy – Bình Tiên (đoạn qua thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, Ninh Hải).

Công việc này được các thành viên trong nhóm duy trì và thực hiện đều đặn vào các ngày trong tuần. Ngoài nhặt rác trong thôn xóm, các thành viên trong còn nhặt rác ở một số điểm du lịch trong vịnh Vĩnh Hy như bãi Làng Bà, bãi Phụ, bãi Cóc…

Vừa cặm cụi nhặt từng bịch rác bị sóng biển đánh dạt vào bờ, anh Châu Thanh Hồng – trưởng nhóm, vừa nói: “Vài năm trước cũng có một số người dân địa phương bỏ công ra đi dọn rác nhưng không xuể, bởi lượng rác quá nhiều. Khoảng gần cuối năm 2019, sau khi nghỉ việc ở một doanh nghiệp tư nhân, tôi trở về làngm thấy rác thải dọc tuyến kè biển vịnh Vĩnh Hy quá nhiều nên đã rủ thêm một vài người bạn cùng dọn rác với mong muốn làm sạch môi trường”.

Theo anh Hồng, thời gian đầu nhiều người nói nhóm “làm hình ảnh” làm cho có lệ, vài ngày thế nào cũng từ bỏ. Nghe vậy anh có buồn, nhưng càng quyết tâm thực hiện công việc này đến cùng.

Từ sáng sớm, nhóm anh Hồng đã bắt đầu “ra quân” nhặt rác trên biển (Ảnh: Lê Hoàn).

“Mặc dù công việc không lương nhưng các thành viên ai cũng làm hết tâm, hết sức mình. Khách du lịch khi đến đây, khen vịnh Vĩnh Hy sạch đẹp, chúng tôi rất vui và lấy đó làm động lực tiếp tục hành trình. Hơn nữa, sau khi thấy được hiệu quả mà nhóm đem lại, người dân ở đây đã ủng hộ và cùng chung tay bảo vệ môi trường. Có thời điểm hơn 30 người dân, học sinh… cùng tham gia với nhóm luôn!”, anh Hồng chia sẻ thêm.

Vĩnh Hy thay áo mới

Nhờ có sự chung tay bảo vệ môi trường của nhóm anh Hồng và người dân địa phương trong suốt hơn 3 năm qua, giờ đây, khi quay trở lại Vĩnh Hy, nhiều du khách không khỏi bất ngờ. Ngoài việc cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp khang trang, cảnh quan môi trường được cải thiện rõ rệt đã góp phần thu hút nhiều du khách.

Từ sáng sớm, nhóm anh Hồng đã bắt đầu “ra quân” nhặt rác trên biển (Ảnh: Lê Hoàn).

Là một người đam mê du lịch trải nghiệm tại vịnh Vĩnh Hy, chị Phạm Thị Hồng Thủy (ngụ TP.HCM) cho biết: “Lần nay quay trở lại này tôi thấy vịnh Vĩnh Hy đã thay da, đổi thịt, rất xanh – sạch – đẹp. Đi tới đâu cũng thấy mọi người nhặt rác, nhắc nhở nhau bảo vệ môi trường, điều này làm tôi rất ngưỡng mộ và thích thú. Vì lý do đó, cứ có thời gian rảnh, tôi lại trở lại Vĩnh Hy”.

Theo ông Nguyễn Viết Kinh Luân – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải, thông qua việc làm thiết thực của nhóm Vĩnh Hy xanh – sạch – đẹp đã làm người dân thay đổi nhận thức, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi. Đến nay, rác thải trên bờ, dưới mặt nước tại Vĩnh Hy cơ bản không còn.

“Điều đáng trân trọng nhất là nhóm tự bỏ tiền cá nhân, vận động các mạnh thường quân để có kinh phí trả tiền lương hàng tháng cho khoảng 3 lao động, với số tiền từ 2,5 triệu đến 5 triệu đồng, với mục đích là để hàng ngày họ đi thu gom rác và đưa về điểm tập kết. Trong thời gian tới, địa phương cũng sẽ nhân rộng những mô hình tương tự trên toàn xã để chung tay bảo vệ môi trường, thu hút khách du lịch đến với địa phương ngày càng nhiều hơn”, ông Luân thông tin thêm.

Anh Khang

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Nhờ sự chung tay của người dân địa phương, Vĩnh Hy ngày càng trở nên xanh – sạch – đẹp và thu hút nhiều du khách (Ảnh: Lê Hoàn).

TP.HCM: Cầu Bưng ngập rác thải!

(Phapluatmoitruong.vn) – Thời gian qua, người dân đi ngang qua cầu Bưng (giáp ranh giữa quận Tân Phú và Bình Tân) đều ngao ngán trước nhiều đống rác thải ngổn ngang trên cầu, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Ngày 24/1/2024, có mặt tại hiện trường, PV ghi nhận, nhiều đống, đụn rác thải sinh hoạt ngổn ngang do người dân thiếu ý thức lén mang ra đây vứt trộm, khiến cây cầu khang trang, hiện đại vừa khánh thành cách đây ít lâu bỗng trở nên nhếch nhác, ô nhiễm.

Theo một số người dân sinh sống gần cầu Bưng, các đống, đùn rác thải này tồn tại đã lâu nhưng chưa được lực lượng vệ sinh môi trường đến quét dọn.

Cầu Bưng chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng cả 2 nhánh vào ngày 16/10/2022. Cầu nối hai quận Tân Phú và Bình Tân trên trục đường Lê Trọng Tấn, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực và góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, nối kết liên vùng trong khu vực Tây Bắc của TP.HCM.

Để xóa sổ “điểm đen” rác thải, trả lại hình ảnh mỹ quan, môi trường trong lành, sạch sẽ cho khu vực này, thiết nghĩ các cơ quan chức năng địa phương cần có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu, cũng như có hướng xử lý nghiêm đối với các trường hợp vứt, đổ rác không đúng nơi quy định.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận được:

Cả 2 nhánh cầu đều có vô số loại rác thải.

Đến nay, vẫn chưa thấy ai đến dọn rác cho cây cầu trên.

Rác thải nằm trên lối đi dành cho người đi bộ trên cầu.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cầu Bưng đang trở thành “điểm đen” rác thải.

TP.HCM: Hàng loạt chung cư chậm chuyển giao phí bảo trì

(Phapluatmoitruong.vn) – Vừa qua, UBND quận 8 đã yêu cầu chủ đầu tư 14 dự án nhà chung cư trên địa bàn quận chuyển giao kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị theo đúng quy định.

Theo đó, UBND quận 8 đã đề nghị chủ đầu tư các nhà chung cư trên địa bàn khẩn trương chuyển giao kinh phí bảo trì 2% cho Ban Quản trị (BQT) theo đúng quy định về Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư.

Danh sách các chung cư bị “điểm danh” do chậm bàn giao phí bảo trì bao gồm: Chung cư Thanh Nhựt của Công ty TNHH Thương mại xây dựng kinh doanh nhà Thanh Nhựt; Chung cư Felisa Riverside của Công ty Cổ phần địa ốc Chợ Lớn; Chung cư nhà ở xã hội Hưng Phát (tên thương mại: Green River Apartment) của Công ty TNHH 276 Ngọc Long…

Cùng với đó, các chung cư chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì gồm: Chung cư Riverside Apartment của Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp ASC Sài Gòn; Chung cư The Avilla; Chung cư Mỹ Phúc; Chung cư Diamond Riverside; Chung cư Trương Đình Hội; Chung cư Topaz City khối A, B, Topaz Elite Phoenix 1 của Công ty Thương mại Dịch vụ Xây dựng Kinh doanh nhà Vạn Thái; Chung cư Tars Residence (Song Ngọc) của Công ty TNHH May Song Ngọc; Chung cư Conic Riverside của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Lĩnh Phong (CONIC)…

Theo chỉ đạo của UBND quận 8, nếu các chủ đầu tư dự án chậm hoặc chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2%, đề nghị BQT các chung cư khởi kiện chủ đầu tư tại TAND các cấp.

Đặc biệt, trong trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu xâm phạm, chiếm dụng kinh phí bảo trì, đề nghị BQT các chung cư căn cứ quy định pháp luật, xem xét lập hồ sơ chuyển Cơ quan CSĐT để xử lý theo quy định.

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Hình ảnh thực tế dự án Green River Apartment.

Bến Tre: Khánh thành cầu Rạch Bà 1

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 20/1, Quyền Bí thư tỉnh ủy Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đã đến dự Lễ khánh thành cầu Rạch Bà 1, thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.

Cầu Rạch Bà 1 là chiếc cầu nhỏ, nằm trên địa bàn huyện duyên hải Thạnh Phú, cách thành phố Bến Tre 45 km. Tổng chiều dài cầu là 51,85 m, ngang 3,4 m, được xây dựng bằng bê tông cốt thép với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới cùng các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài huyện tài trợ. Đây là công trình gắn với hoạt động chào mừng ngày Tết Quân – Dân năm 2024 tại tỉnh Bến Tre.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, Chủ tịch UBND xã Thạnh Hải Nguyễn Thị Hoa cho biết, cầu Rạch Bà 1 hoàn thành phục vụ nhu cầu đi lại của khoảng 50 hộ dân và vùng nuôi thủy sản khoảng 200 ha, thiết thực giúp địa phương phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới. Dịp này, chính quyền cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các mạnh thường quân đã quan tâm, giúp đỡ xây dựng cầu. Sau khi khánh thành cầu Rạch Bà 1, địa phương sẽ xây dựng cầu Rạch Bà 2, dài 24,7 m. Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới tiếp tục tài trợ với kinh phí 400 triệu đồng. Phần còn lại sẽ vận động các mạnh thường quân trong và ngoài huyện đóng góp.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến (áo xanh giữa) và Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam (áo xám giữa) tham gia nghi lễ cắt băng khánh thành.

Trao bằng và giấy khen cho tập thể, cá nhân tích cực đóng góp xây cầu.

Cũng tại buổi Lễ, Ban Tổ chức đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho 1 tập thể là Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới và 2 cá nhân tích cực đóng góp kinh phí xây dựng cầu. Đồng thời, trao giấy khen của UBND huyện Thạnh Phú cho 1 tập thể đã tích cực đóng góp kinh phí xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn xã Thạnh Hải.

P. Lâm

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cầu Rạch Bà 1 ngày khánh thành.

SuviFood – Dinh dưỡng nâng tầm cuộc sống

(Phapluatmoitruong) – Trải qua hơn 15 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại Sữa Việt (SuviFood) đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng bằng cách nghiên cứu và cung cấp các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chất lượng cao.

Được thành lập vào năm 2008, đến nay, Suvifood đã là cái tên quen thuộc của khách hàng với gần 20 sản phẩm chất lượng do các chuyên gia về lĩnh vực dinh dưỡng trong và ngoài nước hợp tác nghiên cứu. Với tiêu chí “Dinh dưỡng nâng tầm cuộc sống” Suvifood đã tập trung sản xuất các loại sản phẩm bổ sung dạng bột và nước dành cho khách hàng, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Theo đó, loại sản phẩm tiêu biểu vừa được Suvifood sản xuất như SuviSure (xương & khớp) có nhiều tác dụng như cung cấp Collagen, Canxi, Vitamin D3, Fos (chất xơ) và nhiều loại Vitamin dưỡng chất khác. Những loại dinh dưỡng này rất có lợi trong việc phòng bệnh loãng xương và tiểu đường ở người lớn tuổi; giúp tăng cường hệ miễn dịch và trao đổi chất; bổ sung năng lượng cho cơ thể…

SuviSure đang là sản phẩm nổi bật cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Điều đặc biệt ở SuviSure là đáp ứng được tất cả các nhu cầu về cung cấp dinh dưỡng với mức giá thành rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm tương đương trên thị trường. Từ đó, đem đến giá trị về sức khỏe cho nhiều người, nhất là đối tượng có thu nhập thấp để họ có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng sống của mình.

Ông Tạ Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Suvifood.

Trao đổi với PV trước thềm năm mới Giáp Thìn, ông Tạ Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Suvifood cho biết: “Mục tiêu của Suvifood là đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi đã cho ra mắt gần 20 sản phẩm và nhận được phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng. Chúng tôi luôn tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chất lượng cao với mức giá rẻ và phù hợp với các khách hàng có điều kiện kinh tế thấp để họ có thể dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm”.

“Được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng, sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường mở rộng và gia tăng sản xuất. Trước mắt là sẽ cho ra đời một sản phẩm mới là Cháo Yến, hứa hẹn sẽ là một loại thực phẩm chất lượng tốt cho người tiêu dùng.”

“Năm 2023 với nhiều khó khăn đã khép lại. Đón chào năm mới trong niềm hy vọng, thay mặt Công ty, tôi xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng, ủng hộ của quý khách hàng, đối tác trong suốt 15 năm qua. Xin kính chúc quý vị và gia đình một năm mới sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng” – ông Tuấn Anh chia sẻ thêm.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại Sữa Việt (Suvifood)

Địa chỉ: Số 229/9 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM

Điện thoại: 0838160208 – Fax: 0838160209

Email: suvimilk@gmail.com

Website: www.suvifood.com

Chương Hoàng

(Môi trường & Đô thị Số xuân 2024)

Nhiều trục đường huyết mạch trên địa bàn Thủ đô quá tải đến 8 lần thiết kế

Sở GTVT Hà Nội cho biết, nhiều tuyến đường, trục giao thông chính trên địa bàn Thủ đô như Vành đai 3 trên cao, cầu Thanh Trì có lưu lượng giao thông vượt 8 lần thiết kế; phương tiện qua cầu Chương Dương vượt 8 lần; đường Lê Văn Lương – Tố Hữu vượt từ 1,1 đến 1,7 lần…

Hay như tuyến đường Nguyễn Trãi với chiều dài khoảng 3,4 km (điểm đầu tại chân cầu vượt Ngã Tư Sở – điểm cuối nối với đường Trần Phú, Hà Đông) – một trong những trục giao thông chính của Thủ đô có mật độ giao thông vượt 3,3-5,6 lần vào giờ cao điểm.

Đây là tuyến đường huyết mạch phía tây nam Thủ đô, kết nối với quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, nhưng hiện có một số điểm quây tôn để thi công hạng mục của dự án Nhà máy nước thải Yên Xá khiến giao thông càng khó khăn.

Sở GTVT cho biết, số điểm ùn tắc của Hà Nội năm 2023 đã giảm 4, từ 37 còn 33. Sở đã xử lý được 15 điểm ùn tắc trong năm nhưng lại phát sinh thêm 11 điểm ùn tắc mới. Nguyên nhân là số phương tiện giao thông cá nhân tăng, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chậm, nguồn lực hạn chế, quá tải lưu lượng phương tiện lên hạ tầng giao thông.

Lãnh đạo Sở GTVT khuyến cáo từ nay đến Tết Nguyên đán giao thông sẽ phức tạp vì ngoài người dân Thủ đô, người dân các tỉnh lân cận cũng sẽ đổ về Hà Nội. Do đó, ngoài đếm phương tiện và dùng phần mềm mô phỏng để tổ chức giao thông khoa học, Sở cũng phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí lực lượng hướng dẫn, điều hành, giảm thiểu ùn tắc. Hàng tuần, Giám đốc Sở sẽ chủ trì phiên họp với các tổ công tác về tình hình giao thông để nghe các tình huống phát sinh và đưa ra các biện pháp xử lý.

Nhận định về tình hình ùn tắc giao thông tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 mới đây của Sở GTVT, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô diễn biến rất phức tạp.

Đặc biệt vào những ngày mưa, thời tiết diễn biến xấu, số điểm ùn tắc trên địa bàn Hà Nội không chỉ dừng lại ở 33 mà còn nhiều hơn.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP, trong khi đó, để hạn chế phương tiện cá nhân thì vận tải khách công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

Theo thống kê của Sở GTVT, Hà Nội có trên 8 triệu phương tiện đăng ký, gồm 1,1 triệu ôtô, hơn 6,7 triệu xe máy, 200.000 xe đạp điện, chưa kể 1,2 triệu phương tiện của tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn. Trong khi đó, tỷ lệ đất dành cho giao thông của thành phố chỉ đạt 12-13% (theo quy hoạch, ít nhất phải đạt 20-26%); giao thông tĩnh chưa đạt 1% (theo quy hoạch, phải đạt 3-4%).

N.T – Báo ANTĐ

Theo An ninh Thủ đô

Ảnh: Tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp do lưu lượng phương tiện đông đúc

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.anninhthudo.vn/nhieu-truc-duong-huyet-mach-tren-dia-ban-thu-do-qua-tai-den-8-lan-thiet-ke-post565095.antd

Một số hình ảnh nổi bật tại Lễ trao giải Cây chổi vàng lần thứ 4 – 2023

Ngày 19/1/2024, tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Lễ trao giải “Cây chổi vàng” – Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường – Lần thứ 4 – Năm 2023.

Tham dự có ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam- Rumani; Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Việt Nam- Bỉ; GS.TS Khoa học Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam; Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức; Lãnh đạo; Ban thường vụ, Ban Chấp hành VUREIA; Tổng biên tập của gần 30 cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; Lãnh đạo các Công ty môi trường đô thị 63 tỉnh, thành phố; Đại diện các đơn vị đồng hành với chương trình; cùng gần 500 công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc.

Qua nhiều năm tổ chức, chương trình đã gây được dấu ấn và xúc động mạnh mẽ. Nghề quét rác vốn không được mọi người quan tâm nay đã được xã hội ghi nhận và tôn vinh.

Chương trình không chỉ lan tỏa trong phạm vi những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường mà còn vượt qua khuôn khổ về một giải thưởng, để trở thành dấu ấn trong lòng xã hội về một chương trình nhân văn và khác biệt với các danh hiệu khác tại nước ta hiện nay.

Sau gần 10 tháng phát động và xét chọn, Ban tổ chức đã tìm ra 40 gương mặt công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu để tôn vinh và trao giải bao gồm: 18 giải đồng, 11 giải bạc, 10 giải vàng và 1 giải kim cương. Đặc biệt trong số 10 giải vàng có 2 trường hợp công nhân môi trường được Ban tổ chức đặc cách trao giải.

Chương trình “Cây chổi vàng” đã và đang là một trong những thương hiệu uy tín, nhân văn của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Một số hình ảnh nổi bật tại lễ trao giải:

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

tm-img-alt

Thanh Hạ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023

Sáng ngày 20/01/2024, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tham dự Hội nghị có TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; TS. Trần Quang Đạo, Chủ tịch Hội đồng cố vấn; Các Phó Tổng biên tập: Nhà văn Đặng Vương Hưng; Nhà báo Hà Hồng; Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, cùng các cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và một số số khách mời.

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam chủ trì hội nghị

Phát biểu về những thành tích đạt được trong năm vừa qua, TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cho biết, năm 2023 là một năm với nhiều khó khăn và thử thách mới đối với nền kinh tế nói chung và ngành báo chí nói riêng. Bằng sự nỗ lực của tất cả các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn của tình hình chung, khắc phục những tồn tại hạn chế, đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Trong năm qua, trên cơ sở quy chế tổ chức và hoạt động, Tạp chí tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

tm-img-alt

Theo TS.LS Đồng Xuân Thụ, một số điểm nổi bật nhất của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam năm 2023 là:

Thứ nhất: Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức thành công buổi gặp mặt kỷ niệm 25 năm xuất bản số đầu tiên (14/8/1998-14/8/2023).

tm-img-alt

Dàn Hoa hậu tham dự lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

25 năm qua, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về môi trường, đô thị, khu công nghiệp. Đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, các giải pháp công nghệ, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng như kết cấu hạ tầng đô thị, khu công nghiệp.

tm-img-alt

Tập thể cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tại lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập

Với những thành tích đạt được, từ năm 2010, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận khi tính điểm công trình khoa học quy đổi, nằm trong hệ thống tạp chí khoa học chuyên ngành về lĩnh vực môi trường, đô thị của Việt Nam.

Hiện tại, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thành lập 5 Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, KV miền Trung; KV Bắc Trung Bộ; KV Tây Nguyên và Tây Bắc; Phóng viên thường trú tại các tỉnh: Bắc Giang; Hải Dương; Hải Phòng; Quảng Ninh; Quảng Ngãi; Đắk Lắk…

Thứ hai: Tổ chức thành công Lễ trao giải “Cây chổi vàng” tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường trên toàn quốc lần thứ 4- 2023.

tm-img-alt

Niềm vui của những công nhân môi trường đạt giải của chương trình

Qua nhiều năm tổ chức, chương trình đã gây được dấu ấn và xúc động mạnh mẽ. Nghề quét rác vốn không được mọi người quan tâm nay đã được xã hội ghi nhận và tôn vinh.

Chương trình không chỉ lan tỏa trong phạm vi những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường mà còn vượt qua khuôn khổ về một giải thưởng, để trở thành dấu ấn trong lòng xã hội về một chương trình nhân văn và khác biệt với các danh hiệu khác tại nước ta hiện nay.

tm-img-alt

Niềm vui của những công nhân môi trường đạt giải của chương trình

Sau gần 10 tháng phát động và xét chọn, Ban tổ chức đã tìm ra 40 gương mặt công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu để tôn vinh và trao giải bao gồm: 18 giải đồng, 11 giải bạc, 10 giải vàng và 1 giải kim cương. Đặc biệt trong số 10 giải vàng có 2 trường hợp công nhân môi trường được Ban tổ chức đặc cách trao giải.

Qua 4 lần tổ chức, Chương trình “Cây chổi vàng” đã và đang là một trong những thương hiệu uy tín, nhân văn của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

tm-img-alt

Tham dự sự kiện Cây chổi vàng lần thứ 4-2023 có ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam- Rumani; Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Việt Nam- Bỉ; GS.TS Khoa học Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam; Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức; Lãnh đạo; Ban thường vụ, Ban Chấp hành VUREIA; Tổng biên tập của gần 30 cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; Lãnh đạo các Công ty môi trường đô thị 63 tỉnh, thành phố; Đại diện các đơn vị đồng hành với chương trình; cùng gần 500 công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc.

Điểm mới và nổi bật của chương trình Cây chổi vàng năm 2023, ngoài các giải thưởng được trao như những năm trước ra, Ban tổ chức đã phát động và kêu gọi các mạnh thường quân tài trợ, trao tặng nhà tình nghĩa cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ riêng trong năm 2023, Ban tổ chức đã vận động xây dựng được 13 căn nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cành khó khăn, mỗi căn nhà có giá trị từ hơn 100 – 550 triệu đồng.

tm-img-alt

Ban tổ chức đã vận động xây dựng được 13 căn nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cành khó khăn trong năm 2023

Như vậy, kể từ năm 2017 đến nay Chương trình Cây chổi vàng đã vận động xây dựng 51 nhà tình nghĩa cho những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Thứ ba: Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi “Vì môi trường tương lai” lần thứ 4- 2023.

tm-img-alt

Đại diện Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi cùng Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà; Hoa hậu Miss Teen Grand Internationall 2023 Nguyễn Trang Nguyệt Minh

tm-img-alt

NSUT Văn Tân thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu tại lễ trao giải

Ngay từ lần đầu phát động (2017), Ban tổ chức đã nhận được số lượng tác phẩm dự thi kỷ lục: 29.160 bức tranh từ 63 tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, cuộc thi vẽ tranh đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục về số lượng tranh thiếu nhi dự thi nhiều nhất. Các năm tiếp theo số lượng tranh tiếp tục tăng. Năm 2023, số lượng tranh tăng kỷ lục, gần 100.000 bức tranh gửi đến tham dự.

tm-img-alt

Triển lãm những bức tranh đạt giải

Thứ tư: Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức thành công Giải bóng đá Môi trường Đô thị toàn quốc lần thứ 2- 2023.

tm-img-alt

BTC trao giải vô địch KV miền Bắc cho đội bóng Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An.

Đây là Giải bóng đá phong trào tổ chức với quy mô trên toàn quốc, dành cho nam giới là cán bộ nhân viên; công nhân quét rác, vệ sinh môi trường và các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết bị môi trường, thoát nước, xử lý nước thải, công viên, cây xanh, chiếu sáng… tạo nên không khí thu đua sôi nổi, góp phần kết nối giao lưu giữa các đơn vị trong ngành môi trường.

tm-img-alt

 BTC trao giải cho Đội vô địch toàn quốc Tổng Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương

Ngoài ra, trong năm 2023, Tạp chí đã tổ chức thành công nhiều hội thảo, toạ đàm về các vấn đề “nóng” mang tính thời sự liên quan đến lĩnh vực nước, môi trường, đô thị. Các hội thảo, toạ đàm đều thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp và rất đông các nhà báo đến từ các cơ quan báo chí trung ưng và địa phương. Có thể kể đến: “Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt”; “Thực trạng và giải pháp xử lý nước thải sông Tô Lịch”; “Công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam”…

tm-img-alt

Ông Mai Trọng Thái, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát biểu tại buổi toạ đàm

Bên cạnh đó, Tạp chí còn phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình “Tủ sách Đặng Thùy Trâm”; nhằm góp phần “Tiếp lửa truyền thống Mãi mãi tuổi 20”, tiếp tục lan tỏa những năng lượng tích cực, những điều tốt đẹp cho thế hệ trẻ và trong cộng đồng xã hội.

tm-img-alt

Đại diện Ban Tổ chức, nhà tài trợ trao tặng Tủ sách Đặng Thùy Trâm cho thư viện xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội

Hiện nay, đã có 07 Tủ sách được trao tặng tại: Bắc Ninh, Bắc Giang (Trường THCS thị trấn Bố Hạ), Lạng Sơn, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Ninh Bình và Hà Nội…

Tạp chí còn là đối tác truyền thông chính thức của VIETWATER – Sự kiện Hội thảo, triển lãm quốc tế ngành nước, môi trường hàng đầu Việt Nam

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam khẳng định, thời gian tới Tạp chí sẽ tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; tiếp tục giám sát kỷ luật lao động, yêu cầu các nhà báo, phóng viên thực hiện đúng các quy định pháp luật, Quy chế Tạp chí trong tác nghiệp, sử dụng mạng xã hội, tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo và các quy định của Tòa soạn.

tm-img-alt

Quang cảnh hội nghị

Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng viết báo điện tử cho phóng viên, biên tập viên; ký kết hợp tác với một số cơ quan báo chí để trao đổi, giao lưu thông tin. Duy trì phát hành các số tạp chí thường kỳ đảm bảo nội dung, hình thức, đúng kỳ hạn; tiếp tục cải tiến nội dung Tạp chí in theo hướng Tạp chí nghiên cứu khoa học và trao đổi nghiệp vụ về lĩnh vực môi trường , đô thị và Khu công nghiệp; chú trọng nâng cao nội dung thông tin, bài, ảnh trên Tạp chí điện tử.

tm-img-alt

Lãnh đạo Tạp chí trao giấy khen cho tập thể VP Đại diện tại TP. HCM về những thành tích công tác an sinh xã hội trong năm 2023

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng đã tổ chức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển Tạp chí trong năm 2023.

Một số hình ảnh tại hội nghị tổng kết:

tm-img-alt

Tập thể cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trong ngày Hội nghị tổng kết công tác năm 2023

tm-img-alt

Lãnh đạo Tạp chí trao giấy khen cho tập thể Văn phòng Đại diện tại Bắc Trung Bộ

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho PV Văn Tuyên

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho Nhà báo Văn Dương

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho PV Quang Sáng

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho Nhà báo Đăng Thái

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho Nhà báo Bùi Toàn

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho Nhà báo Đặng Nam

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho Nhà báo Xuân Lĩnh

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho PV Văn Thuyên

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao tặng Giấy khen cho Nhà báo Tào Thuỷ

Diệp Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Xử phạt Công ty vận hành Nhà máy chế biến tinh bột sắn Tân An gây ô nhiễm môi trường

Qua kiểm tra thực tế, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Tân An, huyện Văn Bàn do Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng làm chủ đầu tư đã xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật gấp 3 lần cho phép.

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 113/QĐ-XPHC xử phạt đối với Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng, địa chỉ tại thôn Tân Sơn, xã Tân An, huyện Văn Bàn do đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính: “Thực hiện không đúng một trong các nội dung của Giấy phép đánh giá tác động môi trường”.

Trước đó, theo phản ánh của Nhân dân, từ cuối năm 2023, trong quá trình sản xuất Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Tân An đã xả nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường nước và không khí. Ngày 15/12/2023, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra thực tế. Qua kiểm tra phát hiện Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Tân An có hành vi xả nước thải vượt khối lượng và quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến dưới 3 lần.

Cụ thể, theo Giấy phép môi trường số 216/GPMT-UBND ngày 31/1/2023 của UBND tỉnh thì lưu lượng được phép xả thải lớn nhất của Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Tân An, huyện Văn Bàn do Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng làm chủ đầu tư là 18,75 m3/giờ. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện nhà máy này thực hiện xả thải với lưu lượng 655,4 m3/giờ; xả thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần, trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ). Cụ thể, tổng lượng nước thải xả ra ngoài môi trường là 1.632,7 m3.

Với các hành vi vi phạm hành chính nêu trên, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định xử phạt Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng số tiền là 840 triệu đồng.

Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng tập kết vỏ, bã sắn nằm ngoài ranh giới đất được thuê.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Trao đổi với phóng viên, ông Cầm Tiến Đông, Quyền Chủ tịch UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn cho biết: Trước đó vào các tháng 10, 11 và 12/2023, UBND xã Tân An đã có các đợt kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng đã phát hiện một số nội dung như: Tập kết vỏ sắn nằm ngoài ranh giới đất được thuê của nhà máy và có nguy cơ trôi trượt xuống sông Hồng; để rò rỉ nước thải tại khu vực hồ biogas số 2 ra môi trường…

Phạm Vũ Sơn – Báo Lào Cai

Theo Lào Cai

Ảnh: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu xã Tân An, huyện Văn Bàn xả thải trái quy định gây ô nhiễm môi trường.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baolaocai.vn/xu-phat-cong-ty-van-hanh-nha-may-che-bien-tinh-bot-san-tan-an-gay-o-nhiem-moi-truong-post378686.html