• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 53

Bí thư tỉnh Quảng Ngãi dâng hương mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng

(Phapluatmoitruong.vn) – Nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn, sáng 29/01, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân đã đến dâng hương mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng và thăm các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

Cùng đi với Bí thư Tỉnh ủy có Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bùi Đức Thọ và lãnh đạo các sở, ngành, UBND thành phố Quảng Ngãi.

Tại mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng trên núi Thiên Ấn, TP.  Quảng Ngãi, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân và các thành viên trong đoàn đã thành kính dâng hoa, viếng hương bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với công lao, đóng góp của cụ Huỳnh Thúc Kháng – nhà chí sĩ yêu nước, nguyên Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.

Đoàn cũng đến Nhà Lưu niệm ở thôn Mỹ Lại, TP. Quảng Ngãi để dâng hương đồng chí Trương Quang Giao – người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Đến thăm, chúc Tết gia đình và viếng hương đồng chí Đỗ Quang Thắng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; đồng chí Đỗ Minh Toại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Anh hùng lao động Hồ Giáo…

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi thăm gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp năm mới.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống, gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể gia đình và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ, đã có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh nhà. Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình mẫu mực, nêu gương sáng cho thế hệ con cháu học tập và noi theo.

                                                                        Minh Trí

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân dâng hoa, viếng hương mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức khánh thành nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại Hà Tĩnh

Ngày 30/1/2024, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức lễ khánh thành căn nhà tình nghĩa cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ông Đinh Nhật Thanh, tại thôn Long Hòa, xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Tham dự buổi lễ về phía lãnh đạo địa phương có ông Trần Hoài Đức, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ; Ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Thọ; Ông Nguyễn Ngọc Hào, Phó trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đức Thọ; cùng đại diện các cơ quan, đoàn thể trong huyện Đức Thọ, xã An Dũng và thôn Long Hoà.

Về phía Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có: TS.LS Đồng Xuân Thụ – Tổng biên tập; Ông Phạm Hoàng, Phụ trách Ban Media.

tm-img-altCăn nhà của gia đình ông Đinh Nhật Thanh trước khi tháo dỡ cho xây dựng lại đã xuống cấp trầm trọng.

Gia đình ông Đinh Nhật Thanh, tại thôn Long Hòa, xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hai vợ chồng ông hiện tại đang nuôi thêm cháu gái đang học lớp 9. Vợ ông Thanh hiện bị tai biến và nằm 1 chỗ, mọi việc đều đè nặng lên vai người đàn ông thương binh này. Chi phí sinh hoạt của cả gia đình phụ thuộc và đồng lương thương binh ít ỏi của ông Thanh.

Các con của ông Thanh đều đã lập gia đình và ở xa, điều kiện kinh tế cũng khó khăn nên cũng không hỗ trợ được cho bố mẹ là bao. Lo lắng nhất của gia đình ông Thanh là căn nhà xây dựng từ lâu bằng đá ong, lợp fibro của gia đình ông hiện tại đã xuống cấp nghiêm trọng. Căn nhà xiêu vẹo có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi mùa mưa bão đến.

tm-img-altCăn nhà hộ ông Đinh Nhật Thanh sau khi được xây dựng và hoàn thiện khang trang

Sau hơn 2 tháng xây dựng với sự tham gia đóng góp tích cực của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân, căn nhà ở hộ nghèo có diện tích 70 m2 đã hoàn thành với tổng kinh phí xây dựng 270 triệu đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có những lời chia sẻ, động viên tới gia đình ông Đinh Nhật Thanh, với mong muốn từ ngôi nhà mới này, gia đình ông Thanh sẽ an tâm và ổn định hơn trong cuộc sống. Ngoài việc hàng năm phía Tạp chí tổ chức chương trình Cây chổi vàng- Tôn vinh những người công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc, Tạp chí còn làm công tác an sinh xã hội cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu

Việc vận động, ủng hộ kinh phí từ các mạnh thường quân xây dựng nhà tình nghĩa là một sự chia sẻ, động viên tinh thần của tập thể cán bộ, phóng viên, nhà báo của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam gửi đến những hộ nghèo.

Trong thời gian tới, Tạp chí sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xây dựng nhiều hơn nữa các công trình an sinh xã hội, chung tay chia sẻ vì cộng đồng.

tm-img-altÔng Trần Hoài Đức, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ phát biểu

Theo ông Trần Hoài Đức, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ “Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa của Tạp chí là một việc làm hết sức ý nghĩa và nhân văn. Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương xã An Dũng phối hợp cùng Tạp chí xây dựng được căn nhà khang trang. Chính quyền địa phương gửi lời cảm ơn tới Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân. Đồng thời, bày tỏ mong muốn phía Tạp chí sẽ có nhiều chương trình an sinh xã hội hơn nữa, để nhiều hộ gia đình có cuộc sống ổn định tốt đẹp hơn.”

tm-img-altÔng Đinh Nhật Thanh xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí và các mạnh thường quân 

Tại Lễ khánh thành và bàn giao, ông Đinh Nhật Thanh xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí và các mạnh thường quân đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho gia đình để xây dựng ngôi nhà khang trang, kiên cố, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.

tm-img-altRiêng năm 2023, Tạp chí đã vận động xây dựng tổng 13 căn tại các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La, Quảng Ninh , Hải Phòng, Hà Tĩnh, Cần Thơ , Long An , Bạc Liêu…

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu tại chương trình trao quà

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Ông Mai Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Thọ; Bà Lê Thị Huyền Trang, Bí thư Huyện Đoàn Đức Thọ trao quà tết cho các hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Cũng trong sáng nay, tại UBND huyện Đức Thọ, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trao 20 suất quà tết cho các hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trị giá mỗi suất quà 500 ngàn đồng.

Ngoài mục đích nhằm tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn ra thì chương trình “Cây Chổi Vàng” còn hỗ trợ nhiều gia đình gặp hoàn cảnh đăc biệt khó khăn. Từ khi khởi xướng vào năm 2017 cho đến nay, Chương trình ” Cây chổi vàng” đã xây dựng được tổng 51 căn nhà cho công nhân vệ sinh môi trường cũng như gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt với tổng giá trị hơn 6 tỷ đồng. Riêng năm 2023, Tạp chí đã xây dựng tổng 13 căn tại các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La, Quảng Ninh , Hải Phòng, Hà Tĩnh, Cần Thơ , Long An , Bạc Liêu…

Phạm Hoàng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu tham dự lễ khánh thành nhà tình nghĩa hộ gia đình ông Đinh Nhật Thanh

TP.HCM: Loại hàng loạt dự án khỏi danh mục cần thu hồi đất

(Phapluatmoitruong.vn) – Sở TN&MT TP.HCM vừa đề xuất loại hàng loạt dự khỏi danh mục cần thu hồi đất.

Cụ thể, Sở TN&MT TP.HCM vừa có Báo cáo số 711 về nội dung trình HĐND Thành phố thông qua danh mục thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và danh mục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án, chưa đáp ứng các điều kiện thủ tục pháp lý.

Theo báo cáo của Sở, danh mục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn TP.HCM, tại tờ trình vào đầu tháng 1/2024, UBND TP đề xuất 22 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích 15,03 ha. Tuy nhiên, qua thẩm tra có 6 dự án chưa đủ điều kiện để thông qua. Các dự án này bao gồm:

Dự án Trường Chuyên biệt Tương lai, quận 5, vì dự án đã được thông qua quá 3 năm, tuy nhiên hiện nay dự án đã được UBND TPHCM ban hành thông báo thu hồi đất và kế hoạch thu hồi đất, do đó sẽ tiếp tục thực hiện.

Dự án khu liên hợp nhà ở – văn phòng – thương mại Tản Đà – Hàm Tử, quận 5 (tên thương mại là Charmington Dragonic) do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hùng Anh Năm (Công ty con của TTC Land) làm chủ đầu tư. Dự án này được quảng bá ra thị trường với số lượng 417 căn hộ thương gia tiêu chuẩn 5 sao. Dự án có các căn hộ từ 1-3 phòng ngủ, diện tích dao động từ 44 m2 – 107 m2, giá bán khoảng 80 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư và chưa được phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. 

Dự án xây dựng cầu Kênh Ngang số 1 (trên đường Hoài Thanh – quận 6) chưa được giao vốn trung hạn 2021 – 2025, chưa có kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 – 2024.

Dự án công viên phường Tân Chánh Hiệp và dự án công viên phường Thạnh Lộc vì khu đất có nguồn gốc đất công hiện đang do UBND quận 12 quản lý, do đó không phải thực hiện công tác thu hồi đất.

Dự án nâng cấp mở rộng đường vào khu tái định cư phường Tân Thới Nhất, quận 12 chưa đủ điều kiện thông qua, do hiện nay đang thực hiện công tác điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Vừa qua, Sở TN&MT cũng đã trình UBND TP bổ sung thêm dự án nạo vét, cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng Rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) thuộc địa bàn quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp với diện tích thu hồi đất 53,72 ha.

Như vậy, danh mục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn Thành phố có 18 dự án đủ điều kiện thông qua với diện tích 65.67 ha.

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Phối cảnh dự án Charmington Dragonic.

.

TP.HCM: Họp mặt doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam – Campuchia

(Phapluatmoitruong.vn) – Tối 28/01/2024, Bộ Tư lệnh TP.HCM và Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã tổ chức họp mặt doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM đầu tư tại Campuchia, doanh nhân Campuchia đầu tư tại TP.HCM và kiều bào Khmer thành đạt tại TP.HCM.

Đây là Hội nghị được tổ chức nhằm chào đón Tết Cổ truyền của Việt Nam và cũng là dịp để các doanh nghiệp, doanh nhân hai nước gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Hội nghị được tổ chức tại Nhà hàng Sao Kim (tầng 15, khách sạn Tân Sân Nhất) với gần 120 đại biểu, khách mời là các doanh nhân, đại diện các công ty, ban ngành, đoàn thể.

Đến tham dự có: Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm – Phó Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Nguyễn Văn Nam – Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP.HCM; ông Nguyễn Minh Hoàng – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.HCM; ông Ngô Minh Châu – Đại diện thường trực UBND TP.HCM; ông Nguyễn Hồng Thận – Ủy viên BTV Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia; ông Hồ Xuân Lâm – PCT Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP.HCM; ông Đào Minh Chánh – Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM; bà Trần Thị Phương Hoa – PCT Hội liên hiệp Phụ nữ TP.HCM; Ngài Kith Sothearit – Lãnh sự Campuchia tại TP.HCM; Ngài Kong Putheara – Tùy viên Thương mại Campuchia tại Việt Nam; Bà Meas Chan Kim – Phu nhân Ngài Prak Chandara, Phó Quốc vụ khanh Bộ Du lịch Campuchia; Hòa thượng Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Lãnh đạo của các Sở ban ngành, Hiệp hội tại TP.HCM; các cơ quan báo chí trung ương và địa phương cùng nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và Campuchia.

Tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Nam cho biết, trong thời gian qua, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP.HCM đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước, đồng thời, khẳng định TP.HCM là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai các hoạt động hợp tác với nhiều tỉnh/thành của Vương quốc Campuchia, góp phần thúc đẩy mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, nhất là các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, y tế, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh.

Trung tướng Nguyễn Văn Nam – Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP.HCM phát biểu tại Hội nghị.

Trung tướng Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh: “Với sự nỗ lực ngoại giao của hai nước, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ngày càng sâu sắc và bền vững hơn nữa trong thời gian tới”.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Cũng tại Hội nghị, ngài Kith Sothearit – Lãnh sự Campuchia tại TP.HCM cho biết “Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam đã có từ lâu đời, hai nước đã cùng vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, xây dựng được nền tảng quan hệ vững chắc để cùng nhau tiếp tục phát triển. Việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, doanh nhân hai nước là vô cùng quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước trong giai đoạn mới”.

Ngài Kith Sothearit – Lãnh sự Campuchia tại TP.HCM phát biểu tại Hội nghị.

“Nhân dịp Tết Cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tôi kính chúc quý đồng bào, dân tộc Việt Nam và các kiều bào Khmer đang sống tại Việt Nam có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong năm mới” – Ngài Kith Sothearit nói thêm.

Trường Việt – Nguyên Vũ

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Hội nghị họp mặt doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM đầu tư tại Campuchia, doanh nhân Campuchia đầu tư tại TP.HCM và kiều bào Khmer thành đạt tại TP.HCM

Quảng Ngãi: Bình ổn giá trong dịp Tết Giáp Thìn

(Phapluatmoitruong.vn) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn số 424/UBND-KTTH yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo đó, các ngành, đơn vị phải chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đảm bảo phục vụ cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, nhất là các nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ vận chuyển hành khách…

Sở Tài chính chủ động theo dõi diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn trước, trong và sau Tết; đồng thời phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn.

Sở Công thương căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để kịp thời tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo giá thị trường và theo dõi, đánh giá nguồn cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao, có biến động giá để chủ động điều chuyển nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, tích trữ gây rối loạn thị trường.

Sở Công thương triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật. Đồng thời kết nối với ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để sản xuất, mua hàng dự trữ phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Cục Quản lý thị trường phối hợp Ban chỉ đạo 389 và các Sở, ngành chú trọng công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, các hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại…

Nhiều DN tham gia bán hàng hóa, sản phẩm bình ổn thị trường Quảng Ngãi năm 2023.

Sở NN&PTNT chủ động phương án để đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định thị trường các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu, nhất là thịt lợn, thịt bò, rau, củ quả trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

                                                      Thiên Bút – Trường Sơn

                                     (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Tước giấy phép một doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lào Cai

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn 4,5 tháng đối với Công ty cổ phần khoáng sản Sông Đà Lào Cai (có địa chỉ tại phường Bắc Lệnh, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai), do đơn vị này không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2020 đến hết năm 2023.

Ngày 28/1, theo thông tin từ Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn 4,5 tháng đối với Công ty cổ phần khoáng sản Sông Đà Lào Cai (địa chỉ tại phường Bắc Lệnh, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai).

Lý do công ty này bị tước quyền khai thác khoáng sản do không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2020 đến hết năm 2023.

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Công ty phải xuất trình Giấy phép khai thác khoáng sản cho Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.

Cũng liên qjan hoạt động khoáng sản tại Lào Cai, cùng thời gian này, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, có địa chỉ tại phường Bắc Cường, TP Lào Cai, với số tiền 290 triệu đồng.

Theo đó, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam bị xử phạt 50 triệu đồng do không nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Xử phạt 120 triệu đồng công ty này do đổ thải không đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt theo giấy phép khai thác khoáng sản năm 2017. Cụ thể, công ty đang đổ thải trong lòng moong khai thác, không đúng với vị trí đổ thải theo thiết kế mỏ (vị trí được phê duyệt là 3 bãi thải ngoài khu vực cấp phép khai thác).

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam bị xử phạt 120 triệu đồng vì hành vi đổ thải không đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt theo giấy phép Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp năm 2018. Cụ thể, Công ty đang đổ thải trong lòng moong khai thác, không đúng với vị trí đổ thải theo thiết kế mỏ (vị trí được phê duyệt là 1 bãi thải ngoài khu vực cấp phép khai thác).

Trước đó, ngày 15/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần Đồng Tả Phời – Vinacomin với số tiền 120 triệu đồng do đơn vị này đổ thải không đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt. Cụ thể, công ty đang tiến hành đổ đất đá tại khu vực ngoài diện tích được cấp phép khai thác (tiếp giáp mốc B1 của khu B đến mốc A3 của khu A) và bãi thải phía Bắc khai trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xử phạt 80 triệu đồng Công ty cổ phần Khoáng sản 3 – Vimico do chưa thực hiện khắc phục 8 tồn tại, vướng mắc trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại mỏ sắt Kíp Tước, thành phố Lào Cai và mỏ sắt Làng Vinh – Làng Cọ, huyện Văn Bàn.

Đối với công ty này, như Tiền Phong đưa tin, ngày 11/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt 208 triệu đồng do vi phạm luật bảo vệ môi trường.

Hân Nguyễn – Văn Đức – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/tuoc-giay-phep-mot-doanh-nghiep-khai-thac-khoang-san-o-lao-cai-post1608401.tpo

Thu hồi hơn 20.100 m2 đất khu nghỉ dưỡng chắn biển Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi hơn 20.100 m2 đất khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandra (nằm ven biển TP Nha Trang) để phục vụ cộng đồng.

Ngày 28/1, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa ban hành quyết định thu hồi hơn 20.100 m2 đất bờ biển của khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandra, nằm ở phía Đông đường Trần Phú, TP Nha Trang.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao UBND TP Nha Trang chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định mốc giới khu đất đã thu hồi để Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố quản lý, thực hiện cải tạo phục vụ cộng đồng.

Theo ghi nhận của PV, hiện các công trình nằm chắn biển tại khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandra đã được tháo dỡ. Các hạng mục phòng nghỉ được di dời đi nơi khác, tường rào vây xung quanh được phá bỏ, tạo thông thoáng cho bãi biển. Công nhân vẫn đang cấp tập hoàn thiện dọn dẹp và xử lý những công việc còn sót lại.

Bãi biển Nha Trang sẽ được thông thoáng khi thu hồi đất những công trình chắn biển. Ảnh: LH.

Khu nghỉ dưỡng Evason Ana Madara được xây dựng năm 1995, nằm chắn ngang khoảng 400m dọc biển phía Đông đường Trần Phú. Cuối tháng 6/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định thu hồi để lấy lại mặt bằng, phục vụ cộng đồng.

Những năm qua, Khánh Hòa có chủ trương chỉnh trang bãi biển dọc đường Trần Phú khi một số công trình, khu nghỉ dưỡng chắn đường xuống biển của người dân. Hiện tỉnh Khánh Hòa cũng đã thu hồi hơn 21.700m2 diện tích đất tại dự án Công viên Phù Đổng (nằm giáp bờ biển ở phía Đông đường Trần Phú)và lên kế hoạch dời Nhà nghỉ dưỡng 378 (nằm giáp biển Nha Trang) tới địa điểm khác để phục vụ cộng đồng.

Lữ Hồ – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Hơn 20.100 m2 đất khu nghỉ dưỡng Evason Ana Mandra đã bị thu hồi để phục vụ cộng đồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/thu-hoi-hon-20100-m2-dat-khu-nghi-duong-chan-bien-nha-trang-post1608457.tpo

Yên Bái: Xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường, một nhà máy giấy bị phạt nặng

UBND tỉnh Yên Bái xử phạt Nhà máy Giấy Yên Bình 60 triệu đồng do không có giấy phép môi trường theo quy định và 440 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có các thông số vượt quy chuẩn.

Ngày 27/1, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Thế Phước đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái).

Cụ thể, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái xử phạt Nhà máy Giấy Yên Bình (thôn Hợp Thịnh, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình), thuộc Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái 60 triệu đồng do không có giấy phép môi trường theo quy định và 440 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có các thông số vượt quy chuẩn ra ngoài môi trường.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu Công ty Cổ phần Lâm Nông sản thực phẩm Yên Bái chi trả kinh phí phân tích mẫu môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành cho Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Yên Bái theo quy định đồng thời khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm.

Công ty Cổ phần Lâm Nông sản thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà máy Giấy Yên Bái, được thành lập năm 1972 (sau đổi tên là Công ty Chế biến Lâm Nông sản thực phẩm Yên Bái).

Năm 2004, công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty Cổ phần Lâm Nông sản thực phẩm Yên Bái (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5200116441), loại hình sản xuất chính là sản xuất, kinh doanh giấy đế, sản xuất tinh bột sắn, tinh dầu quế, kinh doanh giấy vàng mã xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).

Nhà máy Giấy Yên Bình là một trong tám nhà máy của công ty, có địa chỉ tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình; bắt đầu hoạt động từ năm 2001, với công suất thực tế trung bình khoảng 5.000 tấn sản phẩm/năm.

Trước đó, trong quá trình hoạt động, Nhà máy Giấy Yên Bình từng nhiều lần bị cơ quan chức năng đình chỉ, xử phạt do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Cụ thể, năm 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất đối với Nhà máy Giấy Yên Bình để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Năm 2019, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tiếp tục xử phạt nhà máy với số tiền 171 triệu đồng do xả nước thải ra môi trường theo thông số BOD5 vượt 1,32 lần so với quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

Theo TTXVN/Vietnam+

Ảnh: Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/yen-bai-xa-thai-vuot-quy-chuan-ra-moi-truong-mot-nha-may-giay-bi-phat-nang-post923380.vnp

Nhiều sai phạm tại dự án khai thác cao lanh hơn 100.000m3/năm

Hàng loạt vi phạm trong hoạt động khai thác cao lanh của Công ty TNHH thương mại và trồng trọt Tuấn Thiện (Công ty Tuấn Thiện) đã bị cơ quan chức năng phát hiện; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp này phải dừng ngay mọi hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng yêu cầu, chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Năm 2010, Công ty Tuấn Thiện được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Chứng nhận đầu tư dự án đầu tư và khai thác cao lanh Lộc Tân – Lộc Châu tại TP Bảo Lộc. Quy mô dự án 108.378m3 cao lanh/năm, cát xây dựng đi kèm là 108.537m3/năm, trên diện tích hơn 80ha với số vốn đầu tư khoảng 71 tỷ đồng. Năm 2015, công ty này được Bộ TN&MT cấp giấy phép khai thác khoáng sản với diện tích 75ha, thời hạn khai thác 29 năm.

Tại thời điểm cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, ở khu vực 1 của dự án có khoảng 30.000m2 đã bị tác động; khu vực 2 đã tác động khai thác khoảng 18,69ha. Tại vị trí tiếp giáp với điểm mốc 13 và 14, diện tích gần 1,1ha, nằm ngoài ranh giới cấp phép đã bị tác động với mục đích khai thác khoáng sản. Theo giải thích của công ty, năm 2020 công ty đã bóc tầng phủ trên diện tích này, chưa khai thác tầng sản phẩm cao lanh thì bị Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam kiểm tra, xử lý. Tại vị trí tiếp giáp với mốc 19 và 20 có diện tích khoảng 1,24ha nằm ngoài ranh giới cấp phép khai thác đã bị tác động để khai thác khoáng sản. Công ty Tuấn Thiện giải thích, vị trí này doanh nghiệp không tác động, cũng không khai thác cao lanh. Tuy nhiên, qua đối chiếu với bản đồ hiện trạng mỏ năm 2018, khu vực này còn nguyên hiện trạng, từ năm 2019 đến 2020 mới bị tác động để khai thác khoáng sản, tạo thành chiều cao tầng từ 1-5m.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 11/9/2019, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Công ty Tuấn Thiện tạm dừng mọi hoạt động khai thác cao lanh cho tới khi khắc phục đầy đủ các tồn tại, sai phạm. Tạm dừng khai thác cát xây dựng cho tới khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác. Tuy nhiên, Công ty Tuấn Thiện không chấp hành yêu cầu của cấp có thẩm quyền, mãi tới tháng 3/2023, doanh nghiệp này mới dừng hoạt động khai thác khoáng sản. Công ty Tuấn Thiện cũng chưa hoàn thành việc thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích được phép hoạt động khai thác khoáng sản. Không thông báo, thông tin công khai vị trí, công suất, diện tích, chiều sâu khai thác… Tháng 7/2023, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng còn phát hiện năm 2021 Công ty Tuấn Thiện đã khai thác khoáng sản đi kèm là 515m3 cát khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Trước đó, ngày 27/10/2020, Tổng Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty Tuấn Thiện tổng cộng 450 triệu đồng về hành vi tác động bóc phủ ra ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép, khai thác không đúng thiết kế được phê duyệt, chưa lắp đặt trạm cân, camera… Cũng theo Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng, tới nay Công ty Tuấn Thiện đã lắp đặt một tổ hợp dây chuyền chế biến lọc cao lanh và sàng lọc cát nhưng không đúng theo hồ sơ dự án đầu tư được duyệt và giấy chứng nhận đầu tư được cấp. Tiến độ đầu tư chậm mặc dù đã được gia hạn thực hiện dự án tới hết quý 2 năm 2023. Đến nay, Công ty Tuấn Thiện cũng chưa đầu tư xây dựng nhà máy tinh lọc cao lanh theo hồ sơ dự án được duyệt và giấy chứng nhận đầu tư được cấp. Đã quá thời hạn trong thông báo kiểm tra nhưng doanh nghiệp không chấp hành việc khắc phục hậu quả theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Công ty Tuấn Thiện được khai thác, chế biến tinh lọc cao lanh 100% (không được bán thô) để cung cấp sản phẩm cao lanh phục vụ nguyên liệu sản xuất gốm, sứ, gạch men, sơn… Tuy nhiên, mãi tới tháng 8/2023, Công ty này mới thực hiện chế biến tinh lọc cao lanh với khối lượng 600 tấn, toàn bộ khối lượng còn lại doanh nghiệp này đã xuất bán thô. Cơ quan chức năng cũng xác định, tổng diện tích bị tác động để khai thác khoáng sản nằm ngoài ranh giới cấp phép cho Công ty Tuấn Thiện là 4,7ha. Công ty này đang sử dụng hơn 22,2ha để khai thác khoáng sản nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục về đất đai. Doanh nghiệp cũng đang nợ khoảng 1,3 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn thiếu…

Khắc Lịch – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Tỉnh Lâm Đồng hiện có 4 doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác cao lanh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/nhieu-sai-pham-tai-du-an-khai-thac-cao-lanh-hon-100-000m3-nam-i721565/

Kiểm điểm 190 cá nhân, tập thể lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng

Sau 3 năm thực hiện Kết luận 929 của Thanh tra Chính phủ (TTCP), tỉnh Lâm Đồng đã kiểm điểm 190 cá nhân cùng tập thể lãnh đạo UBND tỉnh. Đối với số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra 386 tỷ đồng, đến hết tháng 11/2023, số tiền còn phải khắc phục qua thanh tra 273 tỷ đồng.

Còn phải khắc phục 273 tỷ đồng

Liên quan tới siêu dự án Đại Ninh khiến Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và nhiều cán bộ khác bị bắt, theo nguồn tin riêng của PV Tiền Phong, trước đó vào 6/12/2023, Ban cán sự Đảng UBDN tỉnh Lâm Đồng có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy tiến độ triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 929/KL-TTCP ngày 12/6/2020 của TTCP. Theo báo cáo này, sau khi rà soát, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chi tiết hóa thành 20 nhóm kiến nghị để xử lý. Tính đến tháng 11/2023, đã thực hiện dứt điểm 15/20 kiến nghị, còn lại 6/20 kiến nghị đang tiếp tục thực hiện.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm có liên quan tới trách nhiệm quản lý, điều hành; chỉ đạo giám đốc, thủ trưởng sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố… kiểm điểm theo thẩm quyền đối với cá nhân liên quan.

Lâm Đồng đã kiểm điểm tập thể lãnh đạo UBND tỉnh và 190 cá nhân có liên quan do để xảy ra thiếu sót, tồn tại, vi phạm. Kết quả, đối với tập thể, lãnh đạo UBND tỉnh nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Đối với các cá nhân, có 16 trường hợp phải xử lý kỷ luật, trong đó có 4 trường hợp phải xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, bao gồm: ông Bùi Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT; ông Nguyễn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Sô, Phó Giám đốc Sở TN&MT; ông Nguyễn Xuân Thành, nguyên Giám đốc Ban quản lý khu du lịch (BQLKDL) hồ Tuyền Lâm; ông Phạm Văn Dân, Giám đốc BQLKDL hồ Tuyền Lâm.

Ngoài ra, 11 trường hợp thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các sở, ngành, địa phương (3 trường hợp phải xử lý kỷ luật cảnh cáo, 8 trường hợp khiển trách), còn lại 174 trường hợp rút kinh nghiệm.

Về việc chấm dứt hoạt động, thu hồi của 3 dự án do qua kiểm tra, xác minh có vi phạm pháp luật về đất đai, báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cho thấy, dự án xây dựng Khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp (King Palace) do Cty TNHH Hoàn Cầu làm chủ đầu tư tại đường Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt, UBND tỉnh đã thu hồi đất, rừng đã cho DN thuê và giao UBND TP Đà Lạt quản lý.

Còn dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại huyện Đức Trọng do Cty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn – Đại Ninh làm chủ đầu tư, Thanh tra tỉnh cho biết, thực hiện Kết luận 1033/KL-TTCP ngày 30/6/2021 về việc sửa đổi một số nội dung Kết luận 929, UBND tỉnh đã thống nhất cho DN trên gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo rà soát hoàn chỉnh hồ sơ, thẩm định, trình và phê duyệt giá đất làm cơ sở cho công ty thực hiện theo quy định. Hiện nay, do cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án có liên quan dự án này nên cơ quan chuyên môn chưa tiếp tục kiểm tra, rà soát để đề xuất phương án giá đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định.

Dự án vườn ươm do Cty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt thuê tại phường 7, TP Đà Lạt với diện tích 79.995 m2, UBND tỉnh đã thu hồi toàn bộ đất đã giao.

Đối với kiến nghị chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra 386 tỷ đồng, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến hết tháng 11/2023, còn 273 tỷ đồng chưa khắc phục xong.

Ngoài ra, theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, về việc kiểm tra, rà soát, xử lý các dự án giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đến thời điểm báo cáo (31/7/2023), Sở TN&MT vẫn chưa có báo cáo về việc rà soát, tham mưu UBND tỉnh xử lý với 6 dự án.

Tại kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ngày 22 – 24/12/2021), Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận, ủy viên Trung ương Đảng và Chủ tịch tỉnh Trần Văn Hiệp bị kết luận thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp, đầu tư, đất đai, nhà ở, bảo vệ môi trường.

Hàng loạt sai phạm

Kết luận thanh tra số 929 của TTCP cho thấy còn nhiều tồn tại, thiếu sót, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng và một số dự án đầu tư ở Lâm Đồng, giai đoạn 2004-2018.

Theo kết luận, địa phương chưa đánh giá hết hiện trạng và có giải pháp phù hợp để định hướng từng giai đoạn quy hoạch, dẫn đến chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao; một số dự án quy hoạch sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch xây dựng được Thủ tướng phê duyệt; có các doanh nghiệp thuê đất không phù hợp với quy hoạch; có trường hợp thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; có biểu hiện buông lỏng quản lý đầu tư một số dự án; việc gia hạn một số dự án đầu tư ngoài ngân sách được thuê đất chưa đúng quy định pháp luật; một số gói thầu đấu thầu có biểu hiện hình thức; 16 đơn vị thuê đất nhưng để lấn chiếm, sử dụng sai mục đích.

Cũng theo kết luận thanh tra, giai đoạn 2004-2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi, chấm dứt 312 dự án, chủ yếu do nhà đầu tư không tích cực triển khai, không thực hiện được việc giải phóng mặt bằng, vi phạm các quy định pháp luật.

Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, căn cứ kết quả thanh tra, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm UBND tỉnh, chủ tịch và các phó chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm có liên quan. Các sở, ngành, đơn vị, chủ tịch UBND các huyện, thành phố có liên quan kiểm điểm nghiêm túc; có hình thức kỷ luật các tổ chức, cá nhân vì để xảy ra các tồn tại, vi phạm; tập trung chấn chỉnh, giải quyết các vi phạm, tồn tại được nêu trong kết luận thanh tra; chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra 386 tỷ đồng.

Nhóm PV Tây Nguyên – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Siêu dự án Đại Ninh khiến Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng vướng lao lý. Ảnh: Khả Hưng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/kiem-diem-190-ca-nhan-tap-the-lanh-dao-ubnd-tinh-lam-dong-post1608566.tpo

Quảng Ngãi: Đảm bảo đưa dân về đảo Lý Sơn ăn Tết

(Phapluatmoitruong.vn) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuẩn bị phương án đưa người dân về huyện đảo Lý Sơn đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Theo đó, dự báo thời tiết xấu trong ngày 9/2 (nhằm 30 tháng Chạp Âm lịch), tàu thuyền trên tuyến Sa Kỳ -Lý Sơn không hoạt động được, Chủ tịch tỉnh giao các cơ quan, đơn vị, lực lượng, địa phương chủ động phương án đưa toàn bộ người dân từ đất liền về đảo Lý Sơn đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Cụ thể, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan kịp thời nắm bắt tình hình, số lượng hành khách còn lưu lại tại cảng Sa Kỳ chưa về được huyện đảo Lý Sơn do thời tiết bất lợi và chủ động bố trí phương tiện phù hợp, đảm bảo vận chuyển người dân về huyện đảo ăn Tết cùng gia đình.

Tỉnh đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 hỗ trợ bố trí tàu đưa toàn bộ người dân, hành khách, hành lý còn lưu lại tại cảng Sa Kỳ về đảo Lý Sơn, đảm bảo kịp thời đón Tết cùng gia đình.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp UBND huyện Lý Sơn chuẩn bị các điều kiện cần thiết, kịp thời huy động phương tiện hỗ trợ vận chuyển người dân, hành khách từ tàu Cảnh sát biển vào bến cảng được an toàn.

Công an tỉnh bố trí lực lượng đảm bảo công tác an ninh, trật tự trong khu vực nhà ga, bến cảng và trong suốt quá trình vận chuyển khách từ cảng Sa Kỳ đến vị trí tàu Cảnh sát biển cập bến, đảm bảo hành khách lên xuống phương tiện, tàu bè được an toàn, trật tự, hạn chế các trường hợp lợi dụng tình hình đi lại bất ổn để trộm cắp, móc túi… gây thiệt hại cho người dân, hành khách đi lại.

Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các đơn vị vận tải hành khách có phương án bố trí phương tiện vận tải đường bộ để đưa toàn bộ người dân tập kết tại cảng Sa Kỳ đến nơi tàu Cảnh sát biển neo đậu, đảm bảo an toàn, nhanh chóng và thuận lợi.

UBND huyện Lý Sơn chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo về an toàn kỹ thuật để kịp thời vận chuyển bà con từ nơi neo tàu của tàu Cảnh sát biển vào bờ an toàn và kịp thời về cùng gia đình vui Xuân.

                                                               Tùng Chi

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Người dân Lý Sơn lên tàu về quê ăn Tết.

Quảng Ngãi: Khen thưởng học sinh đoạt giải quốc gia

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiều 27/01, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức trao thưởng cho các em học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Ngọc Thái đã trực tiếp khen thưởng cho các em.

Được biết, tất cả 49 em đoạt giải lần này đều là học sinh Trường THPT Chuyên Lê Khiết (trong đó có 08 giải Nhì, 14 giải Ba và 27 giải Khuyến khích). Đây là năm đầu tiên Trường THPT Chuyên Lê Khiết có số lượng học sinh đoạt giải quốc gia cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, Trường cũng có 02 em lọt vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc tế môn toán và tin học.

Toàn cảnh Lễ khen thưởng.

Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024, Quảng Ngãi đứng vị trí 23/63 tỉnh, thành phố trên cả nước và là một trong những đơn vị ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nhiều thí sinh đoạt giải.

Phát biểu tại Lễ khen thưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn chúc mừng thành tích mà thầy và trò Trường THPT Chuyên Lê Khiết đã đạt được.

“Trường THPT Chuyên Lê Khiết cần nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục đạt nhiều thành tích hơn nữa tại các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, trong đó có sự đầu tư cho Trường THPT Chuyên Lê Khiết, xứng tầm là cánh chim đầu đàn trong ngành giáo dục của tỉnh…” – Phó Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh.

                                                                        Thiên Bút

                                                      (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Trường THPT Chuyên Lê Khiết có đến 49 em học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024.

        

TP.HCM: Yêu cầu tăng cường công tác PCCC

(Phapluatmoitruong.vn) – UBND TP.HCM vừa yêu cầu tăng cường công tác phòng chống cháy nổ và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) đối với chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao.

Theo đó, tại công văn số 358 gửi các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức, UBND TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị này khẩn trương triển khai nghiêm túc, đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về PCCC & CNCH trên địa bàn Thành phố.

Công văn nêu rõ, người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ bị xử lý nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình về công tác PCCC & CNCH, để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy hoặc xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng.

UBND TP cũng giao Công an Thành phố đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo, thực hiện các giải pháp, biện pháp xử lý triệt để những tồn tại, hạn chế, vướng mắc đối với các cơ sở có tồn tại vi phạm. Đồng thời, tham mưu UBND TP ban hành quy định phù hợp để hướng dẫn các địa phương giải pháp xử lý cụ thể, thống nhất thực hiện, có lộ trình từng bước khắc phục tồn tại về PCCC & CNCH.

Kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc yêu cầu ngừng hoạt động trong trường hợp các cơ sở vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng và PCCC. Đối với các công trình xây dựng mới phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, kiên quyết không để các công trình thuộc diện quản lý về PCCC & CNCH chưa được cấp phép đã đưa vào sử dụng.

UBND TP cũng giao Sở Xây dựng phối hợp UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chấn chỉnh lại công tác quản lý về trật tự xây dựng, thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình nói chung và các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn.

Đồng thời, chỉ đạo xử lý nghiêm các công trình xây dựng không phép, sai phép (xây không đúng số tầng so với giấy phép xây dựng, cơi nới, cải tạo…) làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo PCCC&CNCH; Xử lý triệt để các công trình vi phạm, nhất là vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động xây dựng không phép, trái phép; Kiến nghị chuyển Cơ quan điều tra giải quyết theo quy định đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự; Phối hợp Công an Thành phố tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về trật tự xây dựng đối với các công trình chuyên đổi công năng có nguy cơ cháy nổ cao và các công trình nêu trên.

Yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên cập nhật tình trạng pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, lịch sử vi phạm pháp luật (nếu có) của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng theo nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện công tác hậu kiểm, theo dõi, phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập…

Phan Hải – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một công trình bị tạm ngưng vì xây dựng trái phép.

 

Vụ nước thải đen xì xả ra cửa biển: Doanh nghiệp bị phạt 120 triệu đồng

Công ty trong vụ để nước thải đen xì xả ra cửa biển bị phạt 120 triệu đồng.

Ngày 26-1, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, ông Hà Sỹ Đồng – PCT thường trực UBND tỉnh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh (trụ sở chính ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh) với số tiền 120 triệu đồng.

Theo quyết định xử phạt, trong quá trình nhập và xuất than, nước mưa chảy tràn qua khu vực tồn chứa than trên bến cảng của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh đã đổ ra cống thoát nước phía Tây của Cảng (khu vực cửa sông Thạch Hãn).

Ngày 12-10-2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh kiểm tra, khảo sát và đã tổ chức đo đạc, lấy mẫu tại vị trí cổng thoát phía Tây của cảng.

Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy thông số TSS = 383 mg/L, COD = 317 mg/L đã vượt quy chuẩn lần lượt là 3,48 và 1,92 lần.

Với chỉ số này, Công ty này bị xử phạt hành chính 100 triệu đồng. Đồng thời, phạt tăng thêm 20% của mức phạt tiền đối với thông số COD vượt quy chuẩn từ 1,5 đến dưới 3 lần, tương đương với số tiền 20 triệu đồng.

Trước đó, như PLO đã phán ánh, Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh đã xả nước thải có màu đen xì xuống cửa biển Cửa Việt. Sau đó, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và lấy mẫu kiểm định.

Nguyễn Do – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Vụ nước thải đen xì xả ra cửa biển, doanh nghiệp bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng. Ảnh: NGUYỄN DO

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/vu-nuoc-thai-den-xi-xa-ra-cua-bien-doanh-nghiep-bi-phat-120-trieu-dong-post773848.html

Hà Nội cần làm gì để thu phí vỉa hè?

UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất thí điểm giai đoạn 1 cho thuê kinh doanh ở 10 tuyến phố với 36 vị trí.

Nhiều vị trí vỉa hè vẫn bị chiếm dụng

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, sau nhiều tháng hô hào dẹp vỉa hè, đến nay trên nhiều tuyến đường phố bắt đầu tái diễn tình trạng vỉa hè lại bị chiếm dụng.

Ở đường Tố Hữu (Nam Từ Liêm), phủ kín hai bên vỉa hè là cây cảnh, các đồ trang trí phục vụ Tết.

Là người thường xuyên đi lại trên tuyến đường Chị Nguyễn Tuyết Mai (Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ bức xúc: “Trước đây di chuyển qua đoạn hầm chui Lê Văn Lương là tôi có thể thư thả về nhà, khỏi lo tắc đường. Nhưng những ngày gầy đây, lưu thông ở tuyến đường này rất mệt mỏi. Ùn tắc kéo dài về đến tận tòa nhà nơi tôi sinh sống ở khu đô thị Nam Cường. Nguyên nhân do hai bên vỉa hè bị chiếm dụng để kinh doanh, có nhiều người dừng đỗ lộn xộn dưới lòng đường để mua bán”.

Trên vỉa hè đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) tình trạng chiếm dụng vỉa hè cũng diễn ra khi các hộ kinh doanh bày biện đồ đạc phủ kín cả đường đi bộ.

Khu vực trường Đại học GTVT vỉa hè đang trở thành nơi buôn bán các đồ ăn nhanh, trà đá cho sinh viên và người dân khu vực.

Thống kê của TP Hà Nội cho thấy, có khoảng 6,2% tuyến đường còn tình trạng lấn chiếm lòng đường, khoảng 22,4% tuyến phố có tình trạng hè phố bị khai thác, sử dụng trái phép để kinh doanh hoặc trông giữ xe.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung – Giám đốc Công an TP Hà Nội, đánh giá tình trạng lấn chiếm vỉa hè chưa được giải quyết triệt để do đây là nguồn thu nhập chính của bộ phận không nhỏ người dân gắn với kinh doanh trên hè phố, quen thuộc với văn hóa vỉa hè.

Đồng thời, nhu cầu dừng đỗ phương tiện cá nhân bao gồm ô tô của người dân rất lớn, trong khi hạ tầng chưa đáp ứng. Việc này dẫn đến tình trạng phương tiện đỗ, dừng không đúng nơi quy định. Vì thế, cần tính toán bến đỗ, tuyến đỗ và giải bài toán kinh tế của các hộ dân gắn với bảo đảm văn minh đô thị.

Cho thuê vỉa hè trên 10 tuyến phố

Theo thông tin của Báo Giao thông, UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất thí điểm giai đoạn 1 cho thuê kinh doanh ở 10 tuyến phố với 36 vị trí.

Trước mắt, trong giai đoạn 1 sẽ thí điểm thêm 15 vị trí trên 5 tuyến phố trong không gian đi bộ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Bài, Nguyễn Xí, Lê Thái Tổ (nhằm phục vụ người dân trong không gian đi bộ và hạn chế các vi phạm về hàng rong trong không gian đi bộ).

Vỉa hè trên tuyến phố Lý Thường Kiệt được cho các hộ kinh doanh thuê trông khá gọn gàng – Ảnh Tạ Hải.

Cùng đó thí điểm 21 vị trí trên 5 tuyến phố ngoài không gian đi bộ gồm: Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền. Diện tích sử dụng tạm thời tính từ mặt nhà ra 2m; chỉ cho các chủ nhà công trình mặt phố tại vị trí trên thuê để kinh doanh mặt hàng đang kinh doanh.

Giai đoạn 2, quận Hoàn Kiếm dự kiến đề xuất bổ sung các tuyến phố cho thuê vỉa hè tại khu vực phố cổ Hà Nội. Đó là một số tuyến phố giáp chợ, không là trục giao thông chính, vỉa hè đủ rộng từ 3m trở lên. Các hộ mặt phố được thuê hè để kinh doanh với bề rộng 1m, ngang bằng mặt nhà và phải đảm bảo lối đi cho người đi bộ (đối với những nơi chưa có cửa hàng kinh doanh thì chưa cho thuê vỉa hè).

Được biết, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Xây dựng xây dựng Đề án quản lý vỉa hè để áp dụng chung cho các quận nội thành.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP đã ban hành quyết định về việc thành đề án đang được dự thảo và lấy ý kiến của thành viên tổ soạn thảo, cũng như quận, huyện.

“Ban soạn thảo sẽ lên đề cương và thống nhất nguyên tắc chung khi soạn thảo. Sau khi báo cáo và được Thành ủy, UBND TP Hà Nội thông qua, tổ soạn thảo mới tính toán tiếp về thời gian, tiến độ cụ thể để triển khai đề án này”, ông Minh nhấn mạnh.

Sở Xây dựng đang hoàn thiện đề án quản lý vỉa hè trên cơ sở 3 nguyên tắc. Thứ nhất, lòng đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích chính là phục vụ giao thông.

Thứ hai, hè phố phục vụ chủ yếu cho người đi bộ, kết hợp bố trí hệ thống hạ tầng đô thị theo dọc tuyến.

Thứ ba, việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận sử dụng đúng mục đích, đúng phạm vi cho phép.

Dự kiến, Sở Xây dựng sẽ trình Ban Cán sự Đảng bộ TP đề án quản lý, thu phí vỉa hè vào quý II năm nay. Sau đó là quy trình để các cấp có thẩm quyền thông qua.

Trước đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập đề án thí điểm sử dụng tạm thời một phần hè phố để kinh doanh trình UBND TP phê duyệt. Trong đó, phải đảm bảo các yêu cầu: chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m; việc kinh doanh phải được xác định cụ thể loại hình (ăn uống, giải khát…) và thời gian được phép kinh doanh (ban ngày, ban đêm, khung giờ cụ thể).

Kinh phí thực hiện đề án do ngân sách TP cấp. UBND TP Hà Nội cũng khuyến khích mọi hình thức xã hội hóa việc đầu tư, sửa chữa hè phố theo hướng dẫn của UBND cấp huyện về mẫu thiết kế.

Cần lưu ý gì khi thu phí vỉa hè?

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội nhận định, vỉa hè cần được quản lý chặt chẽ bởi chúng gắn với kiến trúc không gian hai bên, là đặc thù của từng tuyến phố, từng đô thị.

“Từ 2015 đến nay, thành phố Hà Nội đã 4 lần ra quân để dẹp vỉa hè, lòng đường. Hà Nội đã thí điểm đề án trên ở một số nơi tại quận Hoàn Kiếm, tiêu biểu là phố Lý Thường Kiệt. Cần làm thế nào để đảm bảo hài hòa các lợi ích của những gia đình tiếp cận vỉa hè và người đến thuê vỉa hè mới là điều quan trọng” – ông Nghiêm nói.

Theo ông Nghiêm, Luật Đất đai (sửa đổi) có rất nhiều quy định về quyền của người sử dụng đất, trong đó có đất công cộng, đất vỉa hè và đất của những người là chủ sở hữu các ngôi nhà liền kề vỉa hè. Vì vậy, cho thuê lòng đường, hè phố là một giải pháp đề xuất nhưng cần phải nghiên cứu những quy định của Luật Đất đai (sửa đổi).

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay, hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào để phân loại vỉa hè theo từng tiêu chí riêng, tất cả chỉ mới là cảm nhận ban đầu. Về lâu dài, phải có cái nhìn tổng thể, phân loại vỉa hè và xác định chức năng của từng tuyến phố.

“Cơ quan triển khai đề án cần thực hiện theo ý dân chứ không được tự quyết. Bởi đề án cho thuê lòng đường, hè phố có thể giúp khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tăng thêm nguồn thu.

Tuy nhiên, điểm bất lợi đó là không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở từng khu vực mà còn tăng thêm áp lực về mặt giao thông” – ông Nghiêm bày tỏ.

Lê Tươi – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Vỉa hè trở thành nơi kinh doanh của người dân gây mất ATGT. Ảnh Tạ Hải.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-can-lam-gi-de-thu-phi-via-he-192240125180941002.htm

Những trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai mới

Điều 151 Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).

Đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên không được cấp sổ đỏ

Cụ thể, người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau:

Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 của Luật này.

Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đất nhận khoán, trừ trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất tại điểm a khoản 2 Điều 181 của Luật này.

Đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện.

Đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;

Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

Trường hợp các tài sản gắn liền với đất không được cấp sổ đỏ

Luật Đất đai mới cũng quy định các tài sản gắn liền với đất sau đây không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:

Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó thuộc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều này hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;

Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có các thông báo, quyết định này mà không thực hiện;

Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 148 và Điều 149 của Luật này có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 và Điều 149 của Luật này.

Ninh Phan – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Điều 151 Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định các trường hợp không được cấp sổ đỏ. Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nhung-truong-hop-khong-duoc-cap-so-do-theo-luat-dat-dai-moi-post1607172.tpo