• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 187

Đi qua mùa vàng hoa Cúc chi

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy khoảng 30km, làng Nghĩa Trai, Hưng Yên đang bắt đầu vào vụ ‘nhuộm’ trong màu vàng ruộm của Cúc chi.

Những ngày giáp Tết Dương lịch, hoa cúc chi hay còn gọi là cúc “tiến vua” nở rộ, ruộm vàng cánh đồng làng thuốc Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những ngày giáp Tết Dương lịch, hoa cúc chi hay còn gọi là cúc “tiến vua” nở rộ, ruộm vàng cánh đồng làng thuốc Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Bông cúc chi chỉ nhỏ như chiếc cúc áo, hoa màu vàng tươi, được người dân Nghĩa Trai trồng theo luống đều tăm tắp. Hoa được trồng từ khoảng tháng 6 dương lịch, đến tháng 12 hoa bắt đầu nở rộ, đến kỳ thu hoạch. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Bông cúc chi chỉ nhỏ như chiếc cúc áo, hoa màu vàng tươi, được người dân Nghĩa Trai trồng theo luống đều tăm tắp. Hoa được trồng từ khoảng tháng 6 dương lịch, đến tháng 12 hoa bắt đầu nở rộ, đến kỳ thu hoạch. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Du khách mua hoa cúc chi về nhà theo kg chứ không tính số lượng bông và mỗi kg khoảng 60.000-70.000 đồng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Du khách mua hoa cúc chi về nhà theo kg chứ không tính số lượng bông và mỗi kg khoảng 60.000-70.000 đồng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Vụ cúc “tiến vua” nở rộ, chủ ruộng phải huy động rất nhiều nhân công trong đó có cả công nhân các nhà máy trong vùng tranh thủ làm thêm bằng nghề hái hoa và mỗi cân hoa hái được sẽ được trả 10.000 - 12.000 đồng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Vụ cúc “tiến vua” nở rộ, chủ ruộng phải huy động rất nhiều nhân công trong đó có cả công nhân các nhà máy trong vùng tranh thủ làm thêm bằng nghề hái hoa và mỗi cân hoa hái được sẽ được trả 10.000 – 12.000 đồng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hoa cúc chi phải được hái đúng kỳ, khi hoa đang nở ở độ đẹp nhất, nếu để muộn hơn hoa sẽ già, thâm, mất dược tính. Vì thế, mùa thu hoạch hoa, hầu như nhà nào cũng phải thuê người hái, hoặc hàng xóm láng giềng có thể đổi công cho nhau nếu ruộng nhà mình chưa đến kỳ hái hoa. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hoa cúc chi phải được hái đúng kỳ, khi hoa đang nở ở độ đẹp nhất, nếu để muộn hơn hoa sẽ già, thâm, mất dược tính. Vì thế, mùa thu hoạch hoa, hầu như nhà nào cũng phải thuê người hái, hoặc hàng xóm láng giềng có thể đổi công cho nhau nếu ruộng nhà mình chưa đến kỳ hái hoa. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hoa cúc được sử dụng trực tiếp như trà hoa cúc bởi có tính hàn, thanh mát và hương thơm dễ chịu. Hoa cúc cũng là loại thảo dược quý có thể chữa được nhiều bệnh như thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, bổ não... Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hoa cúc được sử dụng trực tiếp như trà hoa cúc bởi có tính hàn, thanh mát và hương thơm dễ chịu. Hoa cúc cũng là loại thảo dược quý có thể chữa được nhiều bệnh như thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, bổ não… Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Mùa thu hoạch cúc chi thường kéo dài khoảng 30 ngày vào thời điểm sau Tết Dương lịch. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Mùa thu hoạch cúc chi thường kéo dài khoảng 30 ngày vào thời điểm sau Tết Dương lịch. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Du khách đã tìm đến cánh đồng cúc vàng để có thể ngắm nhìn vườn hoa bát ngát và tận hưởng mùi thơm dịu nhẹ của hoa, thích thú tạo dáng với những bông cúc chi bung nở vàng rực. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Du khách đã tìm đến cánh đồng cúc vàng để có thể ngắm nhìn vườn hoa bát ngát và tận hưởng mùi thơm dịu nhẹ của hoa, thích thú tạo dáng với những bông cúc chi bung nở vàng rực. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hoa cúc chi có thể dùng tươi nhưng thường được sấy khô dùng để chế biến dược liệu quý. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hoa cúc chi có thể dùng tươi nhưng thường được sấy khô dùng để chế biến dược liệu quý. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Theo Bnews

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/di-qua-mua-vang-hoa-cuc-chi/276002.html

Nâng cấp phần mềm nhận dạng xe lỗi nhằm chặn tiêu cực trong đăng kiểm

Để hạn chế tối đa tiêu cực trong kiểm định xe cơ giới, tới đây Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp để hoàn thiện phần mềm nhận dạng xe bị lỗi…

Những ngày gần đây, tại các đơn vị đăng kiểm xuất hiện tình trạng phương tiện ùn ứ, xếp hàng dài chờ đăng kiểm khiến các chủ phương tiện không khỏi bức xúc vì mất thời gian chờ đợi.

Theo ghi nhận ở các trung tâm đăng kiểm tại Quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, vẫn thường xuyên diễn ra cảnh phương tiện cơ giới ùn ứ, xếp hàng dài để kiểm định. Nhiều chủ phương tiện cho biết, phải đi từ 5-6h giờ sáng để xếp lốt chờ đến lượt. Và thay vì một buổi sáng, việc chờ 1 ngày xe mới được đưa vào “khám” là chuyện bình thường. Thậm chí không ít người đến muộn không còn số để đăng ký.

Lý giải tình trạng ùn ứ tại các trạm, trung tâm đăng kiểm thời gian này, TS. Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, nguyên nhân là do cơ quan công an yêu cầu đóng cửa hơn 10 trạm đăng kiểm nhằm phục vụ công tác điều tra. Điều này gây ùn ứ, chủ yếu xảy ra tại TP.HCM và các tỉnh miền Tây.

TS. Nguyễn Văn Thanh cũng cho rằng, nguyên nhân tiếp theo là do trước đây có sự dễ dãi trong quá trình kiểm định. Ví dụ theo quy trình “khám” xe trung bình 1 giờ nhưng trước đây làm đơn giản hơn chỉ còn khoảng 45 phút.

“Sau một loạt sai phạm vừa được phát hiện, các trung tâm đăng kiểm cũng “hốt hoảng” nên làm cẩn thận. Việc này cũng tốt hơn thôi. Tôi cho rằng việc ùn tắc hiện nay không có gì là ngại”, ông Thanh phân tích.

Ngoài ra, đây là thời điểm đúng kỳ đăng kiểm và trùng với xu thế người dân mua xe cuối năm nên dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện xếp hàng chờ “khám” xe.

Được biết, để tránh tình trạng ùn ứ, Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành hướng dẫn yêu cầu các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tuyệt đối không được tự ý đóng cửa, dừng phục vụ nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, để các đơn vị đăng kiểm thực hiện đánh giá một cách thống nhất theo hướng nhanh chóng, thuận lợi, Cục Đăng kiểm đã đưa ra các hạng mục được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không ảnh hưởng tới An toàn kỹ thuật & Bảo vệ môi trường vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định ATKT & BVMT theo quy định..

Trả lời câu hỏi, vì sao các trung tâm đăng kiểm không ứng dụng công nghệ thông tin cho việc “khám” xe từ quá trình đặt lịch cho đến kiểm tra… nhằm tiết kiệm thời gian cho người dân và hạn chế tiêu cực, TS. Thanh cho rằng, đó là việc rất cần thiết.

Dù rằng Cục Đăng kiểm Việt Nam trong nhiều năm nay đã tăng cường đổi mới trình đăng kiểm, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng ông Thanh cho rằng, do tốc độ tăng trưởng của phương tiện ô tô quá nhanh nên chưa đáp ứng được nhu cầu.

Do đó, bây giờ cần khẩn trương nghiên cứu, áp dụng công nghệ thông tin chứ không nên thỏa mãn với những tiến bộ trong thời gian qua.

Cho rằng việc quá tải có nhiều nguyên nhân, trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, lực lượng đăng kiểm viên cũng phải làm tăng ca, thêm giờ.

Thời gian tới Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ chỉ đạo quyết liệt áp dụng chuyển đổi số. Tuy nhiên, vị này cho biết, để có sản phẩm ưng ý thì “không thể ngay lập tức”.

“Những gì có thể triển khai được ngay sẽ cho làm ngay như tăng cường lực lượng đăng kiểm viên, tăng thời gian kiểm định, nhưng “để viết một phần mềm hành chính công trực tuyến thì cần có thời gian.

Thậm chí, còn rất nhiều thủ tục mới triển khai được. Từ khâu khảo sát đến trình đề án rồi đến tiến hành đấu thầu, đấu giá… Tất cả đều phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước nên sẽ không thể có ngay.

Nhưng xin hứa với người dân, chắc chắn là sẽ có thay đổi lớn trong thời gian tới với mục tiêu làm sao để người dân hài lòng. Mục đích cuối cùng là đem lại giá trị tốt đẹp cho người dân và xã hội chứ không thể biến người dân thành nạn nhân”, vị này cho hay.

Được biết, để hạn chế tối đa tiêu cực trong kiểm định xe cơ giới, tới đây Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp hoàn thiện phần mềm nhận dạng xe bị lỗi, tăng cường công tác phúc tra kết quả kiểm định.

Nghị định 139/2018 về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 đã tạo thay đổi lớn trong hoạt động kiểm định phương tiện. Quy định thông thoáng khiến số đơn vị đăng kiểm được xã hội hóa tăng mạnh.

Nếu như năm 2018, toàn quốc có 172 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thuộc các Sở Giao thông Vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam thì sau gần 4 năm, cả nước đã có 280 trung tâm, trong đó 196 đơn vị hoạt động theo hình thức xã hội hóa, chiếm 70%, 64 đơn vị thuộc Sở Giao thông Vận tải và 20 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Số trung tâm đăng kiểm tăng đã đáp ứng nhu cầu kiểm định của xe cơ giới, chủ xe được giảm thời gian chờ đợi kiểm định. Tuy nhiên, sự bùng phát các đơn vị đăng kiểm theo hình thức xã hội cũng đã bộc lộ nhiều bất cập.

N. Huyền – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Xe xếp hàng dài chờ đến lượt đăng kiểm tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trên đường Lê Quang Đạo (Mỹ Đình, Hà Nội). Ảnh: Anh Hùng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/nang-cap-phan-mem-nhan-dang-xe-loi-nham-chan-tieu-cuc-trong-dang-kiem-2098424.html

Bất động sản công nghiệp – Phân khúc hiếm hoi đi “ngược sóng” thị trường

Trong khi thị trường bất động sản đang có dấu hiệu “đóng băng”, thanh khoản liên tục giảm, nhiều phân khúc phải “cắt lỗ” thì bất động sản công nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Năm 2022, nhu cầu thuê nhà xưởng tăng kỷ lục

Trước làn sóng bán “cắt lỗ” của thị trường bất động sản, đặc biệt là đất nền, nhiều người mua nhà đang tranh thủ tìm kiếm nhà ở với hy vọng sẽ sở hữu được với mức giá tốt. Tuy nhiên, ở phân khúc bất động sản công nghiệp giường như đang đi ngược với xu hướng của thị trường bất động sản.

Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho hay, năm 2022 chứng kiến nhu cầu thuê nhà xưởng tăng kỷ lục. Giá thuê trung bình của cả vùng đạt 4 USD/m2/năm, tăng 5% so với cùng kỳ 2021.

Toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay (gồm 8 tỉnh/thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (BR – VT), Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) có khoảng 139 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động với diện tích cho thuê khoảng 33,269 ha, chiếm 33% diện tích cho thuê của cả nước, gấp 2 lần diện tích cho thuê ở khu vực phía Bắc.

Tỷ lấp đầy tính đến tháng 11/2022 khoảng 83% tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu thuê mặt bằng đất công nghiệp trong thời gian qua tăng mạnh mẽ, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm thị trường khu vực phía nam chứng kiến những thương vụ lớn như Lego thuê tại KCN VSIP 3, Coca – cola tại KCN Phú An Thạnh,… Giá chào thuê trung bình hiện tại đạt mức 84 USD/m2/kỳ thuê, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ 2021.

Riêng đối với TP.HCM giá thuê trung bình bất động sản (BĐS) công nghiệp đạt 6USD/m2/tháng dẫn đầu toàn thị trường trong khu vực. Thị trường cho thuê chứng kiến xu hướng thuê dài hạn hơn, các hợp đồng cho thuê xưởng kéo dài 2-3 năm thay vì 6 tháng – 1 năm như trước đây. Một số địa phương như BR – VT, Tây Ninh, Tiền Giang thời hạn thuê lên đến 5-6 năm, cao hơn khá nhiều so với những thị trường còn lại, ông Thắng cho biết.

Với các ngành nghề truyền thống chiếm ưu thế tại các khu công nghiệp trong khu vực, riêng ngành dệp may và giày dép, cao su và nhựa chiếm 23% diện tích cho thuê công nghiệp trên địa bàn. Đặc điểm các ngành nghề cần số lượng lao động lớn. Tuy nhiên, các chủ đầu tư KCN trong thời gian gần đây đã bắt đầu chú ý đến xu hướng phát triển bên vững với việc đầu tư xây dựng các KCN mới đáp ứng các tiêu chuẩn xanh.

Phân khúc hiếm hoi đi “ngược sóng” thị trường

Trong bối cảnh thế giới đang cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu, làn sóng dịch chuyển chuổi cung ứng từ Trung Quốc sang thị trường khác trong khu vực trong đó có Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian đến kéo theo nhu cầu thuê đất khu công nghiệp tiếp tục gia tăng, Thắng cho hay

Những địa phương như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai nhất là BR – VT trong tầm nhìn 3-5 năm tiếp theo sẽ là điểm đến của các tập đoàn đa quốc giá khi lựa chọn vào Việt Nam. Trong ngắn hạn Bình Dương và TP.HCM có những lợi thế cạnh tranh lớn do nguồn lực lao động tại chỗ dồi dào, cùng sự hoàn thiện về hạ tầng và chuỗi ngành nghề hỗ trợ, tuy nhiên, về dài hạn BR – VT sẽ điểm sáng của thị trường khi nằm gần/sở hữu cụm cảng Cái Mép và Sân Bay Quốc tế Long Thành.

Mới đây, tại báo cáo, Cushman & Wakefield cũng chỉ ra, quý cuối năm 2022, giá thuê tiếp tục xu hướng tăng ở khắp các phân khúc BĐS công nghiệp ở thị trường miền Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy giảm do nguồn cung mới gia nhập thị trường, và nhu cầu đối với loại hình kho xưởng xây sẵn có dấu hiệu chững lại.

Diện tích đất KCN cho thuê đạt 28.170 ha tăng 1% so với quý trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lấp đầy đạt gần 81% ổn định so với quý trước và giảm 5 điểm phần trăm so với năm ngoái. Giá thuê trung bình đạt 159 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 3% so với quý trước và tang 10% so với năm ngoái.

Về nguồn cung nhà xưởng xây sẵn đạt khoảng 4.820.000 m2 tăng 2% so với quý trước và 17% với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lấp đầy đạt gần 80% giảm 6 điểm phần trăm so với quý trước và năm ngoái. Giá thuê trung bình là 4,6USD/m2/tháng giảm 3% so với năm ngoái, ổn định so với quý trước giảm 9 điểm phần trăm so với năm ngoái. Giá thuê trung bình là 4,4USD/m2/tháng, tăng 1% so với quý trước và tăng 10% so với năm ngoái.

Thị trường kho xưởng xây sẵn ghi nhận hơn 300.000 m2 nguồn cung mới, chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai và Long An. Tỷ lệ lấp đầy các phân khúc công nghiệp hầu hết giảm do nguồn cung mới gia nhập, mặc dù tỷ lệ lấp đầy của phân khúc kho xưởng giảm mạnh do nhu cầu chững lại, đặc biệt trong các ngành hàng xuất khẩu.

Giai đoạn 2023 trở đi, theo đơn vị này, thị trường sẽ đón nhận nguồn cung kho xưởng dồi dào. Trong khi đó, nguồn cung đất công nghiệp sẽ trở nên hạn chế vào năm 2023 do thủ tục pháp lý kéo dài. Nguồn cung mới sẽ đặt áp lực lên giá thuê của kho xưởng, làm giá thuê tương lai có thể không đổi hoặc thậm chí giảm.

Bất động sản khu công nghiệp là ngành đầy tiềm năng và triển vọng trong dài hạn. Về môi trường kinh doanh, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế cả về giá đất thuê Khu công nghiệp, chi phí xây dựng công nghiệp, thuế suất ở mức thấp và mức lương ở mức trung bình thấp so với các nước khác. Trong khi đó, số lượng khu công nghiệp ở Việt Nam đang ở mức cao nhất so với các quốc gia trong khu vực. Chính vì thế, Việt nam đang chứng minh được năng lực vượt trội so với các quốc gia khác trong việc thu hút dòng vốn FDI.

Huyền Diệu – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Riêng thị trường bất động sản công nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/bat-dong-san-cong-nghiep-phan-khuc-hiem-hoi-di-nguoc-song-thi-truong-74923.html

Bốn chủ trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm bị phạt hơn 750 triệu đồng

Các trang trại này đều được xây dựng tại thôn Nam Tiến, xã Ea Pô, Đắk Nông với quy mô chăn nuôi hàng nghìn con lợn mỗi lứa nhưng xả nước thải có nhiều thông số môi trường vượt tiêu chuẩn.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cá nhân là chủ các trang trại chăn nuôi tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.

Hành vi vi phạm phổ biến là xả thải gây ô nhiễm, thực hiện không đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quyết định xử phạt 4 cá nhân, gồm: Bà Phạm Thị Hồng, ông Lương Hữu Tâm (cùng trú tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), bà Lê Thị Hồng (trú xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), ông Lê Văn Hùng (trú xã Minh Lập, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) tổng số tiền 756 triệu đồng do một số vi phạm liên quan tới hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại chăn nuôi.

Các trang trại này đều được xây dựng tại thôn Nam Tiến, xã Ea Pô, quy mô chăn nuôi hàng nghìn con lợn mỗi lứa (đợt). Trong đó, ông Lê Văn Hùng bị xử phạt nặng nhất với tổng số tiền hơn 347,5 triệu đồng về các hành vi: Không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xả nước thải có nhiều thông số môi trường vượt tiêu chuẩn.

Ba cá nhân còn lại bị xử phạt từ 91-177,5 triệu đồng/cá nhân do các hành vi vi phạm về xả thải có nhiều thông số môi trường vượt tiêu chuẩn, thực hiện không đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Cũng theo các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hành vi của bốn cá nhân bị xác định vi phạm Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng buộc 4 cá nhân phải dừng ngay việc xả thải; rà soát, cải tạo lại hạng mục, quy trình xử lý môi trường; đảm bảo việc xây lắp, xử lý chất thải đúng quy trình và báo cáo kết quả khắc phục cho cơ quan chức năng; bổ sung hạng mục công trình theo quy định.

Ngọc Minh (TTXVN/Vietnam+)

Theo VietnamPlus

Ảnh: Xả thải gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh họa: Công Tường/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/bon-chu-trang-trai-nuoi-lon-gay-o-nhiem-bi-phat-hon-750-trieu-dong/839862.vnp

Phạt hơn 400 triệu đồng doanh nghiệp mỏ quặng thiếc xả thải trái phép

Hai doanh nghiệp khai thác quặng thiếc ở Nghệ An xả nước thải trực tiếp ra môi trường vừa bị xử phạt 420 triệu đồng.

Ngày 6/1, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vừa ra các quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH Hồng Lương với tổng số tiền 210 triệu đồng vì các vi phạm liên quan đến môi trường.

Đây là doanh nghiệp được cấp phép khai thác và tuyển quặng thiếc sa khoáng tại khu vực Hung Nọi (xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp).

Trước đó, cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện tại mỏ quặng này xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp này không thường xuyên nạo vét các hố lắng nên bùn thải lấp đầy các hố, không còn vách ngăn giữa các hố lắng. Trên thực tế chỉ còn 1 hố lắng, nước thải trong quá trình tuyển quặng bị tràn ra ngoài.

Ngoài phạt tiền, UBND huyện Quỳ Hợp buộc doanh nghiệp này phải phá dỡ máy bơm và hệ thống đường ống dùng để bơm, xả nước thải không qua xử lý ra môi trường trong vòng 5 ngày kể từ nhận được quyết định xử phạt.

Vị trí mỏ quặng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường

Vị trí mỏ quặng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường

Cùng ngày, UBND huyện Quỳ Hợp cũng đã ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Hà Cương 210 triệu đồng với những hành vi vi phạm tương tự. Doanh nghiệp này được cấp phép khai thác, tuyển quặng thiếc và khai thác đá hoa làm vật liệu đi kèm tại khu vực Thung Xén (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp).

UBND huyện Quỳ Hợp đã ra quyết định đình chỉ hoạt động thi công, xây dựng 2 tháng để khắc phục vi phạm, buộc doanh nghiệp này phá dỡ máy bơm và hệ thống đường ống dùng để bơm, xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.

Thu Hiền – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nước thải đổ theo đường ống ra môi trường ở một mỏ quặng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/phat-hon-400-trieu-dong-doanh-nghiep-mo-quang-thiec-xa-thai-trai-phep-post1501367.tpo

Công nghệ mới giúp cứu người trước tác động của sóng thần

Với công nghệ mới, nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa học Dự báo RIKEN (Nhật Bản) chỉ mất gần một giây để dự đoán tác động sóng thần, giúp tăng thời gian sơ tán trước thảm họa.

Năm 2011, vùng đông bắc Nhật Bản hứng chịu trận sóng thần kinh hoàng cướp đi sinh mạng của khoảng 18.500 người. Kể từ đó, quốc gia này đã tập trung vào việc ngăn chặn một thảm họa thiên tai tương tự trong tương lai.

Giờ đây, nghiên cứu mới của Phòng thí nghiệm Khoa học Dự đoán RIKEN đã sử dụng công nghệ máy học để dự đoán chính xác tác động của sóng thần trong vòng chưa đầy một giây, theo thông cáo báo chí của tổ chức được công bố mới đây.

Iyan Mulia, trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà khoa học tại RIKEN giải thích: “Ưu điểm chính của phương pháp của chúng tôi là tốc độ dự đoán, điều rất quan trọng để cảnh báo sớm trước các thiên tai. Các mô hình cảnh báo sóng thần hiện nay thường đưa ra cảnh báo trước 30 phút, như vậy là quá muộn. Nhưng mô hình của chúng tôi có thể đưa ra dự đoán chỉ trong vài giây”.

Để đạt được điều này, bờ biển hiện tự hào có mạng lưới cảm biến lớn nhất thế giới để theo dõi chuyển động của đáy đại dương. Khoảng 150 trạm ngoài khơi tạo thành mạng lưới để đưa ra các cảnh báo sớm về sóng thần.

Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả, dữ liệu do các cảm biến tạo ra cần phải được chuyển đổi thành độ cao và phạm vi sóng thần dọc theo bờ biển, các mô hình cảnh báo sóng thần phổ thông thường mất 30 phút để làm điều này. Và đó là lý do tại sao mô hình RIKEN AI lại rất quan trọng để cứu mạng người. Nó cho phép mọi người bắt đầu trước ít nhất nửa giờ so với nơi sóng thần sẽ tấn công.

Nhóm RIKEN đã đào tạo hệ thống máy học của họ bằng cách sử dụng hơn 3.000 sự kiện sóng thần do máy tính tạo ra, thử nghiệm nó với 480 kịch bản sóng thần khác và ba trận sóng thần thực tế.

Vào tháng 2 năm 2021, RIKEN, hợp tác với Fujitsu, đã phát triển một công cụ AI dự đoán theo thời gian thực về lũ lụt do sóng thần gây ra. Phần cứng được sử dụng để phát triển công cụ dự đoán sóng thần mới là Fugaku, siêu máy tính nhanh nhất thế giới.

Mặc dù mô hình này yêu cầu sức mạnh tính toán khổng lồ của Fugaku để đào tạo, nhưng nó được thiết kế để tải lên PC thông thường, nơi nó có thể thực hiện các dự đoán chỉ trong vài giây.

Vào tháng 12 năm 2021, các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một phương pháp mới giúp phát hiện sóng thần bằng từ trường mà chúng tạo ra khi di chuyển qua vùng nước dẫn điện của đại dương. Những từ trường này có thể được phát hiện vài phút trước khi mực nước biển dâng cao, đem đến cho người dân thêm thời gian để sơ tán.

Cả hai phát minh đều rất ấn tượng, nhưng đơn giản là chúng không thể cạnh tranh với sự phát triển mới nhất của RIKEN. Tuy nhiên, hiện tại, phương pháp này chỉ chính xác đối với những cơn sóng thần cao khoảng 1,5m. Mulia và nhóm của ông hiện đang làm việc để cải thiện độ chính xác của nó đối với những cơn sóng thần nhỏ hơn.

Đại Phong (T/h)

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Công nghệ AI mới có thể dự đoán tác động của sóng thần trong chưa đầy một giây (Ảnh: IE)

Tìm cách gỡ khó khi di dời nhà trên kênh rạch

Kêu gọi đầu tư không dễ, nhiều dự án di dời nhà ven, trên kênh rạch ở TP.HCM cũng chưa được bố trí vốn ngân sách khiến công tác này nhiều năm qua ở TP liên tục gặp khó khăn.

Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết chỉ có 5/14 dự án di dời nhà ven, trên kênh rạch được tiếp tục bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nhiều dự án ngân sách thiếu vốn

“Các dự án di dời nhà ven, trên kênh rạch đang gặp khó khăn, 5/14 dự án được bố trí vốn là các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước chứ năm nay chưa có dự án nào được bố trí vốn” – ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Trưởng phòng Phát triển đô thị Sở Xây dựng TP.HCM, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.

Theo ông Thiện, tình trạng xây dựng lấn chiếm nhà ven kênh rạch đã trải qua quá trình lịch sử từ trước năm 1975, trước khi TP ban hành quy định quản lý hành lang an toàn bờ sông, kênh rạch trong nội đô. Đến nay, công tác di dời nhà ven, trên kênh dù được TP quan tâm và có nhiều nỗ lực nhưng vẫn còn khó khăn, khúc mắc.

Còn theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng TP về tình hình hoạt động năm 2022 của sở thì ngân sách đã ghi vốn được 1.821/2.037 tỉ đồng cho năm dự án trên. Với các dự án này, TP dự kiến sẽ hoàn tất di dời 585 căn nhà trước năm 2025.

Sở Xây dựng TP đánh giá mặc dù các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch để thực hiện chỉnh trang đô thị, giải quyết tiêu thoát nước chống ngập được sở đề xuất thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp thiết phải đầu tư nhưng so với các dự án hạ tầng, công ích khác của TP thì lại không được chọn là dự án cấp bách, ưu tiên hàng đầu.

“Hiện nay, TP đang hạn chế bố trí vốn cho các dự án không có mặt bằng sạch hoặc các dự án có nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 của việc di dời nhà ven, trên kênh rạch” – báo cáo của Sở Xây dựng TP nêu.

Xã hội hóa, kêu gọi đầu tư nhiều còn vướng mắc

Theo Sở Xây dựng, Luật PPP và Nghị định 35/2021 đã không còn quy định về hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (hợp đồng BT), như vậy việc di dời nhà ven, trên kênh rạch sẽ không thực hiện theo phương thức BT như giai đoạn trước đây.

“Vì vậy, nhà đầu tư sẽ không được thanh toán bằng các mặt bằng là cơ sở nhà đất mà chỉ có thể khai thác, kinh doanh trên phần diện tích đất sau khi đã di dời nhà trên và ven kênh rạch, trong khi quỹ đất này là rất nhỏ hẹp nên càng khó khăn hơn trong việc mời gọi nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án” – Sở Xây dựng nhận xét.

Theo Sở Xây dựng, hầu hết tuyến kênh rạch đều có một phần là đất công hoặc đất do Nhà nước trực tiếp quản lý (cơ sở mặt bằng nhà xưởng, đất đường giao thông, mương ao nước…). “Tuy nhiên, Luật Đất đai hiện nay chỉ quy định Nhà nước giao đất thông qua hình thức đấu giá đối với các trường hợp đất được thu hồi, sắp xếp lại. Trong khi chín hình thức xử lý nhà đất khi thực hiện sắp xếp lại theo Nghị định 167/2017/không quy định về hình thức đấu thầu” – sở phân tích.

Sở Xây dựng cho rằng để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Trao đổi với PV, ông Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, nói: “Tôi nghĩ chúng ta phải có chính sách để khuyến khích nhà đầu tư tham gia, làm sao để họ thấy được việc tham gia dự án có nhiều lợi ích, có thể khuyến khích bằng vấn đề lãi suất, ưu đãi tín dụng cho nhà đầu tư tham gia dự án này”.

Theo ông Mười, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong di dời nhà ven, trên kênh rạch như việc đã làm với tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nhưng có thể thấy vấn đề di dời nhà ven, trên kênh rạch có rất nhiều khúc mắc cần giải quyết.

“Ví dụ như công tác thống kê xem nhà nào trên kênh, nhà nào ven kênh, lộ giới kênh ra sao, nhà nào đã có sổ hồng, nhà nào chưa để thực hiện bố trí bồi thường, tái định cư. Rồi công tác điều tra xã hội học về nhu cầu của người dân nơi đây như thế nào cũng là vấn đề cần triển khai” – ông Mười nói.

Ông Mười cho rằng sau khi điều tra xã hội học rồi chúng ta phải tái định cư cho người dân, việc tái định cư ở đâu phù hợp hay câu chuyện chỉnh trang đô thị dọc các kênh, rạch gắn với nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 cũng cần được tính đến một cách cụ thể.

Di dời 6.500 căn nhà ven và trên kênh rạch

Theo chỉ tiêu đề ra, đến năm 2025, TP.HCM hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà ven và trên kênh rạch, chủ yếu là dự án sử dụng vốn ngân sách, dự kiến nhu cầu vốn là 18.073 tỉ đồng.

Các dự án được chia thành hai nhóm cụ thể. Nhóm 1: Di dời 3.220 căn nhà, tổng vốn đầu tư dự kiến 12.530 tỉ đồng. Có ba dự án trong nhóm này gồm cải tạo rạch Xuyên Tâm qua địa bàn quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp; cải tạo kênh Hy Vọng, quận Tân Bình và cải tạo rạch Văn Thánh, quận Bình Thạnh.

Nhóm 2 là di dời 3.250 căn nhà, tổng vốn đầu tư dự kiến 6.154 tỉ đồng. Gồm 14 dự án di dời nhà ven và trên kênh rạch đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016-2020.

Phan Cường – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Di dời nhà ven, trên kênh rạch ở TP.HCM luôn gặp khó khăn. Ảnh: KIÊN CƯỜNG

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/tim-cach-go-kho-khi-di-doi-nha-tren-kenh-rach-post715305.html

Dự án siêu công viên nghĩa trang và bài toán môi trường

Chưa được triển khai, nhưng quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công viên nghĩa trang sinh thái, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/500) đã dấy lên nỗi lo của người dân bản xứ về thực trạng môi trường sống.

Trong những ngày cuối năm Nhâm Dần, cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều người dân sinh sống ở hai xã Đông Hưng và Đông Phú (cùng huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) không khỏi băn khoăn lo lắng, khi chỉ vài tháng nữa thôi, dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng, Đông Phú sẽ đi vào hoạt động.

Bởi lẽ, dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng và Đông Phú công suất 1.000m3/ngày/đêm, cấp cho 1.480 đấu nối tới các hộ dân, là công trình cấp III, sử dụng nước từ hồ Suối Nứa.

Trong khi, cũng chỉ vài tháng trước, cụ thể là vào ngày 06/7/2022, ông Lê Ô Pích – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có ký, đóng dấu, ban hành Quyết định số 676/QĐ-UBND, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, tỉ lệ 1/500. Điều đáng nói, hệ thống nước thải sau khi được xử lý sẽ đấu nối về điểm cuối là hồ Suối Nứa, khu vực hạ lưu. Và nguồn nước của hồ Suối Nứa này lại là đầu vào cho hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng, Đông Phú.

Qua tìm hiểu, quy hoạch chi tiết 1/500 thể hiện dự án công viên nghĩa trang sinh thái thuộc địa giới hành chính xã Đông Hưng. Ranh giới được giới hạn như sau: phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn); phía Nam giáp rừng sản xuất thôn Cai Vàng; phía Đông giáp rừng sản xuất thôn Cai Vàng; phía Tây giáp đường trục xã Đông Hưng.

Dự án chia làm 3 phân khu bao gồm: phân khu A (công viên tâm linh) quy mô khoảng 20 hecta, phân khu B (công viên nghĩa trang) quy mô khoảng 150 hecta, phân khu C (công viên du lịch sinh thái) quy mô khoảng 10 hecta. Phân khu C là không gian cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của địa phương. Cụ thể: Quần thể khu nghỉ dưỡng tâm linh là điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, kết hợp du lịch khám phá trải nghiệm.

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, ông Ong Thế Chiến, Phó Chủ tịch xã Đông Hưng cho hay, dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng, Đông Phú cho hàng loạt những hộ dân nơi đây, có tổng mức đầu tư 23 tỷ đồng và dự kiến đưa vào hoạt động giữa năm 2023. Dự án được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt ngày 06/03/2019, chủ đầu tư là Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bắc Giang.

Ông Chiến cho biết thêm, Đông Hưng và Đông Phú là 2 xã vùng xa, giáp núi, chính vì vậy, khi dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung triển khai, người dân nơi đây đã rất vui mừng, cùng với đó là những hy vọng, mong mỏi cho cuộc sống thường ngày sẽ bớt đi những khó khăn, cho tới khi hay tin dự án khu công viên nghĩa trang sinh thái.

Nhiều luồng ý kiến người dân lo ngại vấn đề hệ thống xử lý nước thải và khí thải từ dự án khu công viên nghĩa trang sinh thái, làm sao để không ảnh hưởng đến khu vực hồ Suối Nứa (đầu nguồn cung cấp nước cho hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng, Đông Phú) và không gian sinh sống của nhân dân khu vực hạ lưu.

Không ít người dân trong thôn, khi được hỏi (đề nghị được giấu tên) cho hay, họ hoàn toàn ủng hộ những dự án của huyện, của tỉnh và cũng nhờ những dự án như vậy, mà nhiều người dân có thêm công ăn việc làm, đời sống thêm phần khấm khá hơn.

Nhưng cũng chính những người dân này họ nêu thắc mắc “Dự án khu công viên nghĩa trang sinh thái được tỉnh ký quyết định phê duyệt sau, muộn hơn 3 năm so với dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng, Đông Phú. Vậy nhưng, hệ thống nước thải sau khi được xử lý của dự án công viên nghĩa trang sinh thái vẫn sẽ đấu nối về điểm cuối là hồ Suối Nứa, khu vực hạ lưu… Không hiểu quá trình khảo sát đánh giá, lập quy hoạch, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500, các chuyên gia, kỹ sư đã tính toán, cân nhắc tới thực trạng kể trên hay không”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang lên tiếng!

Liên quan tới quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, thì ngày 02/06/2022, ông Nguyễn Văn Dĩnh, Phó GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đã có văn bản số 1011/SNN-QLXDCT gửi Sở Xây dựng Bắc Giang về việc, tham gia thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng (tỷ lệ 1/500).

Dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng và Đông Phú đang trong giai đoạn hoàn thành. Ảnh: Nam Anh.

Dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Đông Hưng và Đông Phú đang trong giai đoạn hoàn thành. Ảnh: Nam Anh.

Nội dung trong đồ án quy hoạch có nêu về giải pháp quy hoạch thoát nước mưa từ khu B (khu mộ cát táng, nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ…) được thu gom về hồ điều hòa khu B để xử lý sinh học đảm bảo yêu cầu rồi thu gom dẫn về suối, ngòi tiêu hiện trạng dẫn về hồ Suối Nứa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang nêu ý kiến, đồ án cần bổ sung các phụ lục tính toán thủy lực để có cơ sở xác định hệ thống mạng lưới đường ống thoát nước, khẩu độ các cửa xả, cống… Ngoài ra cần chú ý đến các giải pháp kỹ thuật liên quan đến suối, ngòi tiêu hiện trạng đi qua khu vực dự án cần đảm bảo các yêu cầu quy định theo Luật Phòng, chống thiên tai.

Về giải pháp quy hoạch thoát nước thải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đề nghị đồ án quy hoạch dự án cần bổ sung tính toán lại thủy lực để chọn đường ống mạng lưới nước thải. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý đến nước thải sau khi được xử lý sẽ đấu nối vào suối hiện trạng cần đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định và Luật Thủy lợi vì các suối hiện trạng sẽ đưa dẫn về điểm cuối là hồ Suối Nứa.

Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Trường Sinh, Chủ tịch UBND xã Đông Hưng cho biết, thẩm quyền của xã được tỉnh và huyện giao cho nhiệm vụ tuyên truyền đến người dân có triển khai dự án khu công viên nghĩa trang sinh thái.

Còn đối với lo ngại về vấn đề môi trường và việc thu hồi diện tích hàng trăm hecta đất rừng sản xuất giao dự án, ông Sinh cho biết thêm, xã cùng doanh nghiệp, đơn vị tư vấn triển khai họp dân, lấy ý kiến của toàn dân, hiện không có phản ánh nổi cộm. Trường hợp thu hồi đất rừng sản xuất với diện tích lớn hơn 50 hecta thì phải báo cáo Thủ tướng xin chuyển đổi. Và hiện tại xã, huyện, tỉnh, cũng như doanh nghiệp chưa triển khai gì liên quan đến dự án khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng.

Minh Quân – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Theo quy hoạch chi tiết, hồ Suối Nứa sẽ là nơi tiếp nhận nguồn nước thải, nước mưa từ dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng. Ảnh: Nam Anh.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/du-an-sieu-cong-vien-nghia-trang-va-bai-toan-moi-truong-5706641.html

‘Biển hồ Tây Bắc’ sẽ thành khu du lịch quốc gia nghìn tỷ

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La – ‘biển hồ Tây Bắc’ sẽ trở thành khu du lịch quốc gia vào năm 2030 theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La.

UBND tỉnh Sơn La vừa phê duyệt đề án xây dựng vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch Quốc gia. Đến năm 2030, đề án sẽ hoàn thành 50% các điều kiện công nhận vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành Khu du lịch Quốc gia; năm 2040 tổ chức công nhận vùng này thành Khu du lịch Quốc gia.

Theo kế hoạch, dự kiến đến năm 2030, Khu du lịch Quốc gia lòng hồ thủy điện Sơn La sẽ đón trên 1,3 triệu lượt khách, trong đó, có 80.000 khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch sẽ đạt gần 7.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho gần 32.000 người lao động.

Đây sẽ là vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La.

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nằm trên địa bàn 3 huyện Mường La, Quỳnh Nhai và Thuận Châu. Từ năm 2014, tỉnh Sơn La đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trên cơ sở tài nguyên du lịch, tiềm năng và lợi thế của vùng lòng hồ thủy điện, Sơn La tiếp tục xác định đây là trọng điểm du lịch của tỉnh, gắn với mục tiêu trở thành Khu du lịch Quốc gia.

Dự tính, tổng thu từ du lịch mục tiêu đến 2025 là 1.678 tỷ đồng và đến năm 2030 là 6.846 tỷ đồng. Tổng số khách mục tiêu đến 2025 là 785.000 lượt, đến năm 2030 là 1,33 triệu lượt.

Lòng hồ thủy điện Sơn La sẽ được chia làm 3 phân khu du lịch và 3 trung tâm dịch vụ du lịch. Phân khu du lịch biển hồ Quỳnh Nhai là phân khu du lịch động lực, tạo nên thương hiệu, phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp theo mô hình các khu du lịch phức hợp.

Phân khu du lịch nghỉ dưỡng Mường La gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Mường La là phân khu du lịch bổ trợ, du lịch sinh thái, bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học.

Ba trung tâm dịch vụ du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La gồm Mường Giàng, Ít Ong và Ngọc Chiến.

Hồ chứa nước thủy điện Sơn La chính thức được tích nước từ năm 2010 để vận hành tổ máy số 1. Tháng 12/2012, Nhà máy Thủy điện Sơn La được khánh thành. Thượng nguồn sông Đà đã trở thành “biển hồ” lớn nhất Tây Bắc.

Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2; diện tích hồ chứa đạt 224 km2 thuộc địa phận của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Hồ có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5km, chiều dài lòng hồ tính từ đập ngăn đặt tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La của tỉnh Sơn La ngược lên phía thượng nguồn đến thị xã Mường Lay của tỉnh Lai Châu vào khoảng 120km, dung tích hồ chứa sẽ đạt 9,26 tỷ m3 nước, tương đương dung tích hồ thủy điện Hòa Bình là 9 tỷ m3 nước.

Thời điểm hiện tại, các huyện nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La đã khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy sản, khai thác du lịch tại chỗ với các bản làng mới thành lập.

Kiên Trung – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Cầu Pá Uôn trên vùng hồ thủy điện Sơn La

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/bien-ho-tay-bac-se-thanh-khu-du-lich-quoc-gia-nghin-ty-2098166.html

Tỉnh Bắc Ninh xử nghiêm doanh nghiệp xả thải không phép, ‘bức tử’ môi trường

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngọc Minh Giang tại cụm công nghiệp Phú Lâm, Tiên Du (Bắc Ninh) thực hiện hành vi xả thải khi chưa hề có giấy phép môi trường theo quy định.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngọc Minh Giang do ông Nguyễn Văn Tân, giám đốc là người đại diện theo pháp luật.

Doanh nghiệp này không có giấy phép môi trường theo quy định, vi phạm điểm điểm c, khoản 3, Điều 14 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Từ đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã xử phạt doanh nghiệp 320 triệu đồng. Đồng thời, căn cứ quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 14 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022: Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngọc Minh Giang trong thời gian 4,5 tháng.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngọc Minh Giang phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngọc Minh Giang không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khiến dư luận bức xúc tại tỉnh Bắc Ninh, mới đây nhất, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn do ông Đặng Công Hưởng – Phó giám đốc gửi Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Đuống, Nam Đuống cho biết: Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống, Nam Đuống hiện nay tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 17 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thực hiện ra hạn giấy phép và 1 doanh nghiệp chưa được cấp phép vẫn tiếp tục xả thải ra hệ thống công trình thủy lợi, không báo cáo quan trắc chất lượng nước xả thải định kỳ theo quy định gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới cho cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bắc Ninh đang trong tình trạng đáng báo động.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bắc Ninh đang trong tình trạng đáng báo động.

Các doanh nghiệp sai phạm được Sở NN&PTNT nêu cụ thể gồm:

Tại TP Từ Sơn: Công ty Cổ phần và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long (điểm xả – Kênh tiêu 6) hết hạn giấy phép.

Tại huyện Tiên Du: Công ty Cổ phần tập đoàn C.E.O (điểm xả – Kênh tiêu Trịnh Xá) hết hạn giấy phép

Tại huyện Quế Võ: Công ty cổ phần VIEPAC và Công ty cổ phần tập đoàn DABACO (điểm xả – đều tại Kênh tiêu Kim Đôi 7) hết hạn giấy phép.

Tại huyện Yên Phong: Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera – Chi nhánh Tổng công ty Viglacera (điểm xả – Kênh tiêu chính trạm bơm Vạn An – Đặng Xá) hết hạn giấy phép.

Tại huyện Thuận Thành: Công ty CP KCN Khai Sơn; Công ty CP dịch vụ kỹ thuật KVC (điểm xả – Kênh tiêu Sông Đông Côi – Đại Quảng Bình) và Công ty TNHH&Thương mại quốc tế Việt Sinh (điểm xả – Kênh G2) hết hạn giấy phép.

Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (điểm xả – Kênh G16); Công ty TNHH Phát triển nhà đất Shun – Par (điểm xả – Cống tiêu Ngọ Xá); Bệnh viện đa khoa Thuận Thành (điểm xả ra Kênh tiêu L6) và Công ty Thực phẩm Farina (điểm xả – Tại K1+500, bờ tả kênh tiêu S5 ra sông dâu) đều hết hạn giấy phép.

Tại huyện Gia Bình: Công ty CP TM và VLXD Phú Bình (Xã Quỳnh Phú); Bệnh viện Đa Khoa Gia Bình (điểm xả – Kênh tiêu N9); Công ty cổ phần xốp 76; Công ty CP Đông Bình (Thị trấn Gia Bình) (điểm xả – Hệ thống thoát nước Thị trấn ra kênh tiêu N9) đều hết hạn giấy phép.

Tại huyện Lương Tài: Công ty TNHH MTV DHA (điểm xả – Hồ thủy lợi Táo đôi Thôn Bùi TT Thứa) hết hạn giấy phép.

Anh Thế – Lê Tú – Báo ĐBND

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ảnh: Cụm công nghiệp Phú Lâm gây ô nhiễm nghiêm trọng biến sông Ngũ Huyện Khê thành dòng sông chết.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/giam-sat-quoc-hoi-va-cu-tri/tinh-bac-ninh-xu-nghiem-doanh-nghiep-xa-thai-khong-phep-buc-tu-moi-truong-i313492/

2022 – năm của hạn hán

2022 được ghi nhận là một năm đặc trưng bởi hạn hán khắc nghiệt.

Từ Bắc Mỹ đến châu Phi, châu Âu đến châu Á, những vùng đất rộng lớn trên hành tinh đã bị khô cằn vào năm 2022. Hồ và sông ở một số quốc gia đã giảm xuống mức cực thấp và điều kiện khô hạn đe dọa mùa màng cũng như gây ra những đám cháy rừng hủy diệt trên toàn cầu.

Khi thế giới ấm lên, biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán trên hành tinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu làm hạn hán trở nên tồi tệ hơn bằng cách tăng cường bốc hơi, làm cạn kiệt các hồ chứa và làm khô đất cũng như các thảm thực vật khác.

Đây là tình hình hạn hán năm nay ở bốn trong số các lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Châu Á

Lục địa lớn nhất thế giới đã đưa ra một kế hoạch chi tiết thảm khốc vào năm 2022 về hậu quả của hạn hán và nhiệt độ cực cao trong một thế giới đang nóng lên.

Vào tháng 3, một đợt nắng nóng sớm đã bao trùm Ấn Độ và Pakistan, khiến ít nhất 90 người thiệt mạng do nhiệt độ ở một số nơi lên tới 115 độ F. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã gây ra các vụ cháy rừng ở Ấn Độ và thúc đẩy sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng ở miền bắc Pakistan, dẫn đến lũ lụt thảm khốc và thậm chí làm sập một cây cầu ở Thung lũng Hunza của nước này. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 bởi nhóm Phân bổ thời tiết thế giới cho thấy sức nóng khủng khiếp ở Ấn Độ và Pakistan có khả năng cao gấp 30 lần do biến đổi khí hậu.

Trong mùa hè, những đợt nắng nóng kéo dài ở Trung Quốc đã tạo ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng cho nhiều vùng của đất nước. Các đoạn sông Dương Tử, con sông dài nhất châu Á, đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 8, với một số khu vực gần như khô cạn hoàn toàn. Khoảng 400 triệu người ở Trung Quốc phụ thuộc vào sông Dương Tử để lấy nước uống và tưới tiêu cho lúa, lúa mì và các loại cây trồng khác. Đường thủy cũng là nguồn cung cấp thủy điện chính cho đất nước và đóng vai trò chính trong vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam nước này, đợt nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt nhất trong 6 thập kỷ qua đã khiến lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện trong khu vực giảm mạnh vào cuối tháng 8, khiến chính quyền tỉnh phải cảnh báo về tình trạng mất điện “đặc biệt nghiêm trọng”.

Tháng sau, tháng 9, các quan chức ở tỉnh Giang Tây miền trung Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố “báo động đỏ” về nguồn cung cấp nước do mực nước của hồ Bà Dương giảm nghiêm trọng do hạn hán. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất của đất nước và thường là cửa thoát lũ cho sông Dương Tử.

Theo Trung tâm giám sát nước Giang Tây, tình trạng hạn hán đã siết chặt miền trung Trung Quốc trong những tháng mùa hè, với tỉnh Giang Tây có lượng mưa ít hơn 60% từ tháng 7 đến tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại tỉnh An Huy, giáp với Giang Tây, mực nước tại 10 hồ chứa đã giảm xuống dưới tình trạng “hồ chết”, khi hồ chứa thấp đến mức nước không thể chảy xuống hạ lưu từ đập.

Châu Phi

Ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt cũng rất nghiêm trọng đối với các vùng của Châu Phi vào năm 2022.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), vùng Sừng châu Phi, bao gồm phần cực đông của lục địa, đã trải qua đợt hạn hán dài nhất trong 40 năm vào năm 2022. Khu vực này trải qua điều kiện khô hạn hơn mức trung bình khi phải trải qua mùa mưa thất bát thứ năm liên tiếp. Các tổ chức nhân đạo cảnh báo hạn hán kéo dài đang làm trầm trọng thêm vấn đề mất an ninh lương thực cho hơn 50 triệu người trong khu vực.

Các vùng của Kenya, Ethiopia và Somalia là một trong những nơi bị hạn hán nặng nề nhất trong năm nay. Guleid Artan, giám đốc trung tâm khí hậu của WMO ở Đông Phi cho biết rằng ba quốc gia đang “trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo chưa từng có” do thiếu hụt lượng mưa và hạn hán đang diễn ra.

Liên Hợp Quốc cho biết hạn hán nghiêm trọng và tình trạng thiếu lương thực có thể sẽ tiếp diễn, có thể dẫn đến nạn đói ở một số vùng thuộc vùng Sừng châu Phi.

Michael Dunford, Giám đốc khu vực Đông Phi của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, cho biết: “Thật không may, chúng ta vẫn chưa thấy điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng này. Nếu bạn nghĩ rằng năm 2022 là năm tồi tệ, hãy cẩn thận với những gì sẽ đến vào năm 2023.”

Trong một báo cáo phát hành trong tháng 10, Liên Hợp Quốc và Hội chữ thập đỏ cho biết một số khu vực ở Châu Phi và Châu Á sẽ trở nên không thể ở được trong vòng vài thập kỷ nữa vì nhiệt độ quá cao.

Châu Âu

Ở những nơi khác trên thế giới, điều kiện khô hạn tương tự vào mùa hè vừa qua.

Một báo cáo sơ bộ được công bố vào tháng 8 bởi Ủy ban châu Âu nhận thấy rằng hạn hán năm 2022 ở châu Âu là tồi tệ nhất trong ít nhất 500 năm. Nhiều khu vực đã bị hạn hán kể từ đầu năm, trở nên tồi tệ hơn do điều kiện khô hạn hơn bình thường trong mùa hè và một loạt các đợt nắng nóng từ tháng 6 đến tháng 10.

Theo báo cáo, vào tháng 8, gần 2/3 lục địa châu Âu nằm trong tình trạng cảnh báo hoặc cảnh báo hạn hán. Lượng mưa thấp trong những tháng mùa hè và điều kiện khô hạn kéo dài đã gây thêm căng thẳng cho vụ mùa hè ở một số vùng của Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hungary.

Ở Ý, sông và hồ cạn kiệt trong mùa hè. Nhiều đoạn lớn của con sông dài nhất đất nước, sông Po, đã cạn kiệt hoàn toàn, buộc các quan chức vào tháng 7 phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở 5 khu vực phía bắc.

Hồ Garda, hồ lớn nhất của Ý, cũng giảm xuống mức thấp gần như lịch sử trong mùa hè. Nước từ hồ được chuyển hướng đến các con sông địa phương để giúp nông dân trên khắp miền bắc khô hạn của đất nước, khiến hồ Garda cao hơn 12,6 inch so với mực nước ngầm, đạt mức thấp nhất được ghi nhận vào năm 2003 và 2007.

Các tuyến đường thủy ở những nơi khác ở châu Âu cũng bị ảnh hưởng tương tự bởi hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt. Vào tháng 8, sông Danube của Serbia đã giảm xuống một trong những mức thấp nhất trong gần một thế kỷ. Sông Loire ở Pháp cũng xuống mức thấp lịch sử trong mùa hè trong bối cảnh hạn hán kỷ lục ở nước này.

Bắc Mỹ

Các khu vực của Bắc Mỹ, chẳng hạn như miền Tây Hoa Kỳ, vẫn đang trong tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong năm nay. Điều kiện khô hạn đã gây ra các vụ cháy rừng nguy hiểm ở bang Arizona, Colorado, California, Oregon và Washington.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy tình trạng “siêu hạn hán” đang diễn ra ở Tây Nam Hoa Kỳ, đã tồn tại trong 22 năm qua, làtồi tệ nhất kể từ ít nhất 800 sau Công nguyên.

Các hồ chứa chính trong nước đã giảm xuống mức thấp đáng báo động vào năm 2022. Vào tháng 6, mực nước tại Hồ Mead, được hình thành trên Sông Colorado ở biên giới Arizona-Nevada,giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi hồ được lấp đầyVào những năm 1930. Mực nước thấp lịch sử mang ý nghĩa to lớn đối với việc cung cấp nước và sản xuất thủy điện cho hàng triệu người trên khắp Arizona, California, Nevada và một phần của Mexico.

Hồ Powell, hồ chứa lớn thứ hai ở Hoa Kỳ, cũng bị ảnh hưởng tương tự bởi hạn hán dữ dội, với lượng nước giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi được lấp đầy vào giữa những năm 1960, theo Đài quan sát Trái đất của NASA.

Nhiều mô hình khí hậu dự đoán rằng các khu vực này sẽ tiếp tục có lượng mưa ít hơn nhiều so với mức trung bình trong những thập kỷ tới.

Đại Phong

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Một người phụ nữ cho dê uống nước từ một cái giếng cạn được đào dưới lòng sông khô cạn ở suối Eliye trên bờ phía tây của Hồ Turkana ở Kenya (Nguồn: AFP )

Ô nhiễm môi trường đang làm gia tăng hậu quả biến đổi khí hậu

Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm.

Biến đổi khí hậu dẫn đến lũ lụt gia tăng, nắng nóng kỷ lục

Vấn đề ô nhiễm không khí có liên quan chặt chẽ với biến đổi khí hậu, trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch vừa gây biến đổi khí hậu, vừa là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí. Do đó những nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng có thể cải thiện không khí bị ô nhiễm, và ngược lại. Gần đây, Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu quy trình sản xuất nhiệt điện từ đốt than không kết thúc vào năm 2050, nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng hơn 1,5 độ C và chúng ta có thể chứng kiến một cuộc khủng hoảng khí hậu lớn trong vòng 20 năm tới.

Cùng với đó, biến đổi khí hậu dẫn đến lũ lụt gia tăng, các đợt nắng nóng kỷ lục, bão mạnh hơn và các mùa cháy rừng kéo dài hơn, khắc nghiệt hơn, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của chúng ta. Hậu quả của biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng và nhu cầu giảm thiểu các chất ô nhiễm là cấp thiết.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, các nguyên nhân tự nhiên như thời kì băng hà, thời kì ấm áp, núi lửa, kiến tạo mảng,… Trong giai đoạn hiện nay, diễn biến của biến đổi khí hậu đã vô cùng nghiêm trọng vì vậy nguyên nhân chính đó là do tác động của con người, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người tác động đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải,… làm tăng khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,…). Các khí này có khả năng giữ nhiệt cao, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng dần lên dẫn đến sự tan dần của những khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực, Nam cực, trên các đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng cao. Trong đó CO2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất. Một lượng lớn khí CO2 phát thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, dầu,…).

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng những biện pháp nào?

Người dân cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải, việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là “muối bỏ biển” và tác động rất nhỏ đến môi trường.

Mặt khác, có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó là tình trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển.

Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục đã đề cập, có rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả.

Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề. Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.

Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.

Vùng với đó, khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.

Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại. Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.

Huyền Diệu – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/o-nhiem-moi-truong-dang-lam-gia-tang-hau-qua-bien-doi-khi-hau-74922.html

Thanh tra hàng loạt dự án du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng

Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định thanh tra hàng loạt các dự án du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng – farmstay trên địa bàn.

Ngày 4/1, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đang thực hiện theo mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng – farmstay.

Theo đó, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng; kiểm tra hồ sơ, thực tế sử dụng đất; kết quả thực hiện dự án đầu tư…

Quyết định cũng nêu rõ, đoàn thanh tra sẽ lập biên bản xác định hành vi vi phạm; chỉ ra nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan, kiến nghị các biện pháp xử lý…

Được biết, trong thời gian vừa qua, rất nhiều dự án theo mô hình du lịch trang trại kết hợp chưa đầy đủ thủ tục theo quy định, nhưng vẫn triển khai, đưa vào hoạt động, khai thác.

Đơn cử như điểm du lịch sinh thái thác Ma Hao (tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) mới được UBND tỉnh Thanh Hóa quy hoạch là điểm du lịch cộng đồng của địa phương nhưng một loạt nhà sàn đã được dựng trái phép trên khoảng 9.000m2 đất gồm đất trồng cây hàng năm, đất lúa và một phần đất giao thông, công ích.

Điểm du lịch Golden Cow (xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân), sử dụng diện tích đất lớn chưa hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định nhưng đã đưa vào hoạt động từ nhiều năm.

Cụ thể, năm 2019, dự án Nông trại Golden Cow tại xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14,2 tỉ đồng, diện tích được sử dụng để xây dựng dự án khoảng 20.500m2 (diện tích chính thức sẽ theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Mục tiêu đầu tư dự án là khu trang trại kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm học đường của nhân dân trong vùng.

Quy mô dự án gồm khu nhà nghỉ dưỡng cộng đồng, nhà Homestay, nhà ăn, nhà bếp, khu chuồng trại chăn nuôi, vườn thực nghiệm cho học sinh, nhà điều hành, nhà kho, vườn trồng rau, thảm cỏ, cây xanh, ao hồ, suối, bể bơi mini, núi nhân tạo, các tiểu cảnh phục vụ cho chụp ảnh…

Tuy nhiên, chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý, nông trại này ngang nhiên xây dựng và đi vào hoạt động.

Đặc biệt, Trang trại giáo dục và sinh học hữu cơ T-Farm (ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn) chưa hoàn thiện thủ tục vẫn đưa vào hoạt động và đã xảy ra tai nạn khiến một cháu bé 4 tuổi tử vong.

Nguyễn Thùy – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Hàng loạt nhà sàn được xây dựng trên đất nông nghiệp ở Lang Chánh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/thanh-tra-hang-loat-du-an-du-lich-ket-hop-trang-trai-nghi-duong-post621516.html

Hà Nội quyết ‘hồi sinh’ các dòng sông: Ngổn ngang xử lý nước thải

Theo báo cáo của cơ quan chức năng Hà Nội, hiện thành phố mới xử lý đạt gần 30% trong tổng số khoảng 1 triệu mét khối nước thải mỗi ngày trên địa bàn, trong khi nhiều trạm xử lý nước thải đầu tư xong bỏ hoang, nhiều dự án chưa được đầu tư, nhiều khu đô thị chưa có trạm xử lý, nước thải đổ thẳng ra sông, hồ Hà Nội.

Nghịch lý xây xong bỏ hoang

Trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp xã Liên Hà (Đan Phượng, Hà Nội) được đầu tư xây dựng khá bề thế, nhưng nhiều năm nay không hoạt động. Cổng vào Trạm bị nhiều cây gỗ lớn, vật dụng của các hộ kinh doanh chắn ngang. Biển tên Trạm xử lý nước thải cũng rơi rụng hết, chỉ còn thấy thấp thoáng dấu sắc và dấu hỏi của hai chữ “nước thải”.

Trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp Liên Hà (Đan Phượng) hiện không hoạt động. Ảnh: Trường Phong

Trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp Liên Hà (Đan Phượng) hiện không hoạt động. Ảnh: Trường Phong

Khuôn viên Trạm mọc nhiều cỏ dại, người dân tận dụng nuôi thả gà chọi. Trao đổi với phóng viên, một số người dân ở cụm công nghiệp Liên Hà cũng không biết Trạm xử lý nước thải này hoạt động ra sao, bởi trong cụm công nghiệp chủ yếu làm nghề mộc, thường không hoặc phát sinh ít nước thải.

Tình trạng Trạm xử lý nước thải đầu tư xong rồi bỏ hoang, không đưa vào sử dụng không phải là hiếm ở Hà Nội. Tại cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều (Thanh Trì), Trạm xử lý nước thải được đầu tư cách đây hàng chục năm cũng không đưa vào sử dụng. Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, nhiều hạng mục của Trạm xử lý nước thải đã hư hỏng, gần như không thể phục hồi.

Đại diện lãnh đạo xã Tân Triều cho biết, nguyên nhân “bỏ hoang” công trình này là do trước đây, đơn vị được giao vận hành, quản lý không thực hiện được nhiệm vụ, sau chuyển giao cũng không vận hành được do máy móc đã hư hỏng. Vì thế, theo lãnh đạo xã Tân Triều, dù có Trạm xử lý nước thải, các nhà máy, đơn vị trong Cụm công nghiệp phải tự xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống chung của thành phố.

Tại quận Long Biên, Trạm xử lý nước thải Khu đô thị Việt Hưng, vốn được đầu tư xây dựng hoàn thiện để xử lý nước thải cho hàng nghìn hộ dân, nhưng hiện nay chưa thể đưa vào hoạt động.

Phương tiện thi công hệ thống cống bao dọc sông Tô Lịch của Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Ảnh: Trường Phong

Phương tiện thi công hệ thống cống bao dọc sông Tô Lịch của Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Ảnh: Trường Phong

Theo tìm hiểu, Trạm do Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) xây dựng đã nhiều năm, nhưng chưa chuyển giao được cho chính quyền. Trạm được đầu tư khá đồng bộ, có hai bể chứa nước cùng hàng loạt các hạng mục liên quan như máy ép bùn, bể khử trùng… Nhiều hạng mục đã cũ. Hai bể nước cũng phủ rêu xanh, nước có vẻ tù đọng lâu ngày.

Theo đơn vị chuyên môn thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, Trạm xử lý nước thải này có công suất xử lý 7.660mét khối/ngày đêm, hiện đang được tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, hoàn thiện công nghệ để bàn giao, dự kiến hoàn thành đưa vào quản lý từ tháng 4/2023.

Loạt dự án chậm tiến độ

Là huyện có lộ trình phát triển lên quận, Hoài Đức đang phấn đấu đạt nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về xử lý nước thải. Mới đây, cử tri huyện Hoài Đức kiến nghị thành phố sớm hoàn thiện đầu tư các dự án xử lý nước thải trên địa bàn.

Cụ thể, Nhà máy xử lý nước thải xã Vân Canh có công suất 4.000 mét khối/ngày đêm, cấp có thẩm quyền đã phê duyệt dự án, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng từ năm 2016 đến năm 2021, đã được UBND thành phố đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2026, kiến nghị hoàn thành trong năm 2024.

Cũng trên địa bàn huyện Hoài Đức, Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng tiến độ thực hiện rất chậm, HĐND thành phố đã tổ chức giám sát, đôn đốc thực hiện, kiến nghị hoàn thành năm 2022.

Theo báo cáo của thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn có 6 nhà máy, trạm xử lý nước thải đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành, chủ yếu tập trung tại vùng đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng – lưu vực sông Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ, tổng công suất là 276.300 mét khối/ngày đêm, chiếm khoảng 28,8% khối lượng nước thải cần xử lý.

“Tỷ lệ này còn thấp so với mục tiêu nước thải được xử lý trên địa bàn thành phố đến năm 2020 đạt 60% lượng nước thải được thu gom và xử lý theo Quyết định của Thủ tướng”, UBND thành phố Hà Nội nêu.

UBND thành phố thông tin, dự án đã hoàn thành 3/4 gói thầu xây lắp chính, 1 gói thầu hoàn thành 95% khối lượng, phần còn lại do vướng mặt bằng thi công. Do khó khăn vướng mắc về mặt bằng và một số nội dung phát sinh cần điều chỉnh, thành phố đã xem xét đề xuất của các Sở, ban ngành cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2023.

Nước thải của thành phố Hà Nội qua trạm bơm Cụm cụm Công trình đầu mối Yên Sở nổi bọt trắng xóa theo kênh dẫn đổ thẳng ra sông Hồng. Ảnh: Trường Phong

Nước thải của thành phố Hà Nội qua trạm bơm Cụm cụm Công trình đầu mối Yên Sở nổi bọt trắng xóa theo kênh dẫn đổ thẳng ra sông Hồng. Ảnh: Trường Phong

Để nâng tỷ lệ xử lý nước thải, UBND thành phố Hà Nội đang tập trung đẩy nhanh Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, với mục tiêu nâng mức xử lý nước thải đô thị của thành phố lên 50 – 55%.

Theo tìm hiểu, dự án này bao gồm 4 gói thầu chính, trong đó có nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000 mét khối/ngày đêm; xây dựng hệ thống cống chính, cống bao sông Tô Lịch, sông Lừ, một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới.

Theo tiến độ ban đầu, thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2013 – 2021, tuy nhiên, mới đây, tại cuộc làm việc của lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, phía Ban QLDA cho biết, dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, gói thầu số 3, 4 mới hoàn thành được 10% và 20% khối lượng hợp đồng. Vì thế, UBND thành phố đã đề nghị Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2025.

Trường Phong – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/ha-noi-quyet-hoi-sinh-cac-dong-song-ngon-ngang-xu-ly-nuoc-thai-post1500723.tpo

Nhà máy nước sạch hơn 7 tỷ đồng bỏ hoang: Phê bình tập thể UBND huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Liên quan đến vụ nhà máy nước sạch thị trấn Vân Canh đầu tư trên 7,1 tỷ đồng bỏ hoang và bất cập quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Vân Canh, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đã có ý kiến phê bình, đề nghị kiểm điểm tập thể UBND huyện Vân Canh do thiếu trách nhiệm.

Ngày 5-1, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định đã có ý kiến kết luận liên quan đến giải pháp xử lý, khắc phục công trình cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Vân Canh (Bình Định).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định phê bình tập thể UBND huyện Vân Canh vì thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để xảy ra tình trạng công trình cấp nước thị trấn Vân Canh không đưa vào sử dụng cấp nước sạch cho nhân dân trong thời gian dài; không báo cáo xử lý khắc phục các tồn tại của công trình, gây bức xúc trong dư luận.

Qua đây, yêu cầu UBND huyện Vân Canh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trong quý I/2023. Giao UBND huyện này tổ chức vận động người dân sử dụng nước sạch đảm bảo an toàn sức khỏe; phối hợp với Sở NN-PTNT tham vấn cộng đồng nhu cầu nước sạch để nâng cấp, sửa chữa công trình nâng cấp mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt thị trấn Vân Canh.

Máy móc bên trong nhà máy nước sạch thị trấn Vân Canh mới đầu tư bỏ hoang lãng phí

Máy móc bên trong nhà máy nước sạch thị trấn Vân Canh mới đầu tư bỏ hoang lãng phí

Hạng mục hư hại, gỉ sét

Hạng mục hư hại, gỉ sét

Ông Nguyễn Tuấn Thanh giao Sở NN-PTNT chủ trì, tiếp nhận công trình nước sạch thị trấn Vân Canh để tổ chức vận hành, quản lý hiệu quả đảm bảo chất lượng; tham mưu chính sách hỗ trợ người dân địa bàn miền núi khó khăn tiếp cận nước sạch; rà soát, khảo sát để có giải pháp căn cơ khai thác hiệu quả các công trình nước sạch chung trên toàn tỉnh…

Trước đó, Báo SGGP ra ngày 29-10-2022 phản ánh công trình nước sạch Vân Canh được đầu tư trên 7,1 tỷ đồng nhưng bỏ hoang 8 năm qua khiến người dân, cán bộ địa phương rất bức xúc…

Vụ việc sau đó được đưa lên phiên thảo luận kỳ họp HĐND tỉnh (9-12), nhiều đại biểu đề nghị Giám đốc sở giải trình, có giải pháp khắc phục và làm rõ trách nhiệm thuộc về ai…

Cỏ dại bủa vây nhà máy nước sạch thị trấn Vân Canh trước đó

Cỏ dại bủa vây nhà máy nước sạch thị trấn Vân Canh trước đó

Theo giải trình của Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trần Văn Phúc, nhà máy nước sạch Vân Canh đầu tư từ năm 2013, có công suất 1.400m3/ngày, ngừng hoạt động từ năm 2014 đến nay. Lý do, khi dự án đầu tư xong bàn giao về UBND huyện Vân Canh quản lý thì người dân lại không chấp nhận giá nước 4.500 đồng/m3 (thời điểm 2013), chỉ đồng tình với giá 750 đồng/m3 nên dự án không có kinh phí vận hành. Ông Phúc cam kết sẽ làm hết trách nhiệm, phối hợp cùng UBND huyện Vân Canh làm sống lại nhà máy nước sạch trên.

Ngọc Oai – Báo SGGP

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Ảnh: Toàn cảnh nhà máy nước sạch thị trấn Vân Canh bỏ hoang hư hại

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sggp.org.vn/nha-may-nuoc-sach-hon-7-ty-dong-bo-hoang-phe-binh-tap-the-ubnd-huyen-van-canh-tinh-binh-dinh-post674614.html

Kiên Giang: Đổi mới cải cách hành chính

(Phapluatmoitruong.vn) – Việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến là một khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính quyền số tại tỉnh Kiên Giang.

Theo ông Võ Minh Trung – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, Sở đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng nền tảng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tại địa chỉ https://dichvucong.kiengiang.gov.vn. Hệ thống được triển khai đáp ứng đầy đủ các tính năng, được kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia; số hóa hồ sơ, giấy tờ trong tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Hệ thống xác thực, định danh điện tử để chia sẻ, xác thực thông tin công dân với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06 và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác của các Bộ, ngành Trung ương.

Khi tham gia Hệ thống này, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức sẽ được xác minh và cấp một tài khoản duy nhất, sử dụng thống nhất cho việc đăng ký trực tuyến dịch vụ công đối với tất cả các dịch vụ hành chính công các cấp, qua đó có thể: Đăng ký, theo dõi hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến; kịp thời nắm bắt các thông tin thay đổi thủ tục hành chính cũng như thông tin công khai về tiến trình xử lý thủ tục hành chính; được sử dụng dữ liệu hồ sơ điện tử trên cơ sở kho dữ liệu từ các hồ sơ đã đăng ký và kết quả trực tuyến; kho dữ liệu số hóa cá nhân; kho dữ liệu từ hệ thống chứng thực pháp lý văn bản điện tử. Dữ liệu này sẽ được sử dụng lại cho các lần sử dụng dịch vụ công trực tuyến tiếp theo.

Ông Nguyễn Lưu Trung – Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đánh giá việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến là một khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính quyền số. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính…, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Đặc biệt, việc kết nối thành công và chính thức đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng các hệ thống thông tin phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Kiên Giang, giúp thay đổi phương thức quản lý, khai thác dữ liệu công dân từ thủ công sang hiện đại; thực hiện việc quản lý dân cư thông qua mã định danh cá nhân giúp giải quyết cơ bản vấn đề định danh, xác thực điện tử cho công dân trong quá trình tiếp nhận và xử lý các dịch vụ công trực tuyến, thủ tục hành chính tại các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp một cách thuận lợi và nhanh chóng…, góp phần đổi mới cải cách hành chính tỉnh nhà trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Được biết, năm 2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh trên cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh còn rất thấp, đạt 38% (mục tiêu Chính phủ 80%); tỷ lệ người dân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến 16,6% (trung bình cả nước 34,8%); tỷ lệ thanh toán trực tuyến 3,3% (trung bình cả nước 34,93%).

Trương Anh Sáng

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Ông Nguyễn Lưu Trung (thứ 3 từ phải sang) cùng đại diện UBND tỉnh, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Viễn thông Kiên Giang bấm nút kích hoạt Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.