• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 185

Đàm phán hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Ô nhiễm nhựa là một cuộc khủng hoảng môi trường, kinh tế và xã hội đang ngày càng leo thang. Việc đàm phán một hiệp ước mới về ô nhiễm nhựa tạo cơ hội duy nhất để mở ra những thay đổi mang tính hệ thống trong nền kinh tế nhựa toàn cầu.

90% các loài đang bị ảnh hưởng từ các mảnh vụ nhựa biển

Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó  mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. Trong hai thập kỷ qua đã có ngày càng nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới cấm sử dụng túi nhựa (Rwanda, California) hoặc đánh thuế sản phẩm này (Ai-len, Washington D.C.) nhằm hạn chế bớt sử dụng túi nhựa

Có thể nói, ô nhiễm nhựa là một cuộc khủng hoảng môi trường, kinh tế và xã hội đang ngày càng leo thang. Kể từ năm 1950, 75% tổng lượng nhựa được sản xuất đã trở thành chất thải, 1 phần lớn trong số đó bị thải ra môi trường, bao gồm cả đại dương.

Vấn đề này này gây ảnh hưởng đáng kể đến động vật hoang dã, với gần 90% các loài được đánh giá đang bị ảnh hưởng từ các mảnh vụ nhựa biển do vướng và/hoặc nuốt phải. Bằng chứng cho thấy, nhựa cũng làm gia tăng vấn đề biến đổi khí hậu vì sự tích tụ rác thải nhựa vào đại dương làm hạn chế khả năng hấp thụ các-bon của đại dương. Hơn nữa, tình trạng đốt rác và đốt rác thải nhựa lộ thiên gây phát thải ô nhiễm vào không khí, đất, đồng thời rác thải nhựa có thể làm tắc nghẽn đường dẫn nước và cống rãnh, gây ngập lụt, tăng nguy cơ dịch bệnh.

Chi phí xã hội theo vòng đời nhựa được sản xuất năm 2019 ước tính ít nhất là 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn GDP của Ấn Độ và tương đương với 60% chi tiêu toàn cầu cho giáo dục năm 2019. Con số này dự kiến sẽ tăng hàng năm, với chi phí xã hội theo vòng đời nhựa sản xuất vào năm 2040 ước tính khoảng 7,1 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Phạm vi toàn cầu và mức độ cấp bách của vấn đề ô nhiễm nhựa đòi hỏi các hành động toàn cầu mang tính quyết định để giải quyết vô số lỗi hệ thống xuyên biên giới và chuỗi giá trị toàn cầu. Vào tháng 3 năm 2022, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, thông qua Nghị quyết 5/14 của UNEA, đã đồng ý triệu tập Uỷ ban đàm phán Liên Chính phủ (UBĐPLCP) để xây dựng một công cụ quốc tế ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả trong môi trường biển.

Trong quá trình đàm phán của Ủy ban đã chính thức chuyển động với dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2024. Nhiệm vụ như đã nêu trong Nghị quyết, chỉ rõ rằng hiệp ước mới về ô nhiễm nhựa cần tiếp cận toàn bộ chuỗi giá trị nhựa, áp dụng các phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn và giải quyết ô nhiễm nhựa trong môi trường biển và các môi trường khác. Sau nhiều năm vận động của các ngành và các bên liên quan khác nhau, quyết định lịch sử này mang đến cơ hội thiết lập các biện pháp toàn diện mang tính toàn cầu – theo nghĩa vụ ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên – để mở ra những thay đổi theo chuỗi giá trị nhựa toàn cầu.

Phát thải nhựa vào đại dương dự kiến tăng gấp ba lần vào năm 2040

Nếu không có hành động nào được thực hiện, thì phát thải hàng năm của nhựa vào đại dương dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040. Ngay cả trong hai năm đàm phán này, tổng lượng ô nhiễm nhựa trong đại dương được dự báo sẽ tăng 15%, tương đương 35 triệu tấn, tương đương với 6 nghìn tỷ túi nhựa thải ra đại dương.

Có thể thấy, từ thực tế trên, một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa sẽ mang lại nhiều tác động có lợi. Bên cạnh việc bảo vệ môi trường, hiệp ước sẽ làm giảm đáng kể chi phí xã hội củaô nhiễm nhựa đối với nền kinh tế. Chi phí xã hội ước tính theo vòng đời của nhựađược sản xuất trong năm 2019 là 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ và con số này sẽ tăng hàngnăm lên 7,1 nghìn tỷ đô la Mỹ đối với nhựa được sản xuất vào năm 2040. Hiệp ước cũng sẽ khiến giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng.

Việc đốt rác và đốt rác thải nhựa lộ thiên làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh; và việc con người nuốt phải vi nhựa có mối liên quan đến một loạt các vấn đề tiềm ẩn về sức khoẻ. Hiệp ước sẽ được đàm phán trong năm cuộc họp của Ủy ban Đàm phán Liên Chínhphủ (INC) trước khi kết thúc vào năm 2024. Do tính chất đặc thù và quan trọng của hiệp ước, WWF kêu gọi tất cả các bên liên quan đảm bảo rằng chúng ta sẽ hành động một cách quyết đoán.

Một số sản phẩm nhựa dễ bị thất thoát và gây ô nhiễm cao hơn những sản phẩm khác. Trong khi dữ liệu toàn diện về ô nhiễm nhựa chưa có, thì dữ liệu ô nhiễm nhựa đại dương có thể là một chỉ số hữu ích cho tổng lượng nhựa thất thoát ra môi trường. Dữ liệu tốt nhất hiện có là từ việc dọn sạch trên bờ biển và nghiên cứu gần đây về ô nhiễm biển.

Huyền Diệu – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó  mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. (Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/dam-phan-hiep-uoc-cham-dut-o-nhiem-nhua-toan-cau-74955.html

Sẽ siết việc phân lô, bán nền

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) cùng thống nhất đề xuất không cho phép phân lô, bán nền tại các phường của khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động phân lô, bán nền cần phải siết lại để tránh tình trạng đầu cơ, thổi giá đất, phá vỡ quy hoạch đô thị…

Quản lý chặt hơn

Ngày 28/12/2022, Bộ Xây dựng đã trình Bộ Tư pháp bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để phục vụ thẩm định. Điểm mới đáng chú ý so với bản dự thảo xin ý kiến hồi tháng 9/2022 là cơ quan chủ trì soạn thảo đã sửa quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở (thường gọi là phân lô, bán nền; hay kinh doanh đất nền) theo hướng quản lý chặt chẽ hơn.

Điều 32 bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở: “Không nằm trong địa bàn các phường của khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị”; “Thuộc khu vực được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư xong hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở đã được UBND cấp tỉnh công bố”; “Phải đầu tư xong hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ, thiết kế, quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng và nội dung của dự án đã được phê duyệt”.

Còn tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, ở Điều 53 cũng quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

Như vậy, khi đối chiếu nội dung từ hai bản dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cho thấy, việc phân lô, bán nền chỉ có thể được thực hiện tại khu vực các xã, thị trấn chưa có quy hoạch phát triển đô thị.

Nhìn lại hoạt động phân lô, bán nền cho thấy kể từ khi Quyết định 33/2014 về giải quyết tách thửa được ban hành, nhiều “ông lớn” bất động sản, hay chính những nhà đầu tư cá nhân có tài chính mạnh đã mua những quỹ đất lớn, sau đó phân lô đem bán hưởng lợi. Xu hướng phân lô bán nền đã nhanh chóng nở rộ, nhất là tại các tỉnh vùng ven Hà Nội, TPHCM và các địa phương có du lịch phát triển như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Quốc…

Ngay tại Hà Nội loại hình bất động sản phân lô, bán nền tăng đột biến vào năm 2021, tập trung chủ yếu ở một số địa bàn “có tin” về các đại dự án hạ tầng sẽ được triển khai như: Vành đai 3,5; vành đai 4; các dự án đô thị của các tập đoàn lớn.

Ngay tại huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Nội rất nhiều diện tích đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm đã được các đối tượng đầu cơ mua gom sau đó dùng nhiều phương thức như xin chuyển đổi mục đích sử dụng, hiến đất làm đường để phân lô, bán nền trá hình. Việc phân lô bán nền biến tướng, phần nào tạo lực cho giá đất tăng chóng mặt buộc UBND thành phố Hà Nội đưa ra yêu cầu thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối,… để phân lô, bán nền, các hành vi tách thửa làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Tình trạng phân lô, bán nền trái quy định trong thời gian qua đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, phá vỡ quy hoạch, không đảm bảo kết cấu hạ tầng đồng bộ, không đảm bảo quy định về xây dựng và kiến trúc.

Siết là cần thiết

Giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng phân lô bán nền là một phân khúc của thị trường bất động sản và phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây. Phân lô bán nền giúp cho sự đa dạng hóa về nhu cầu nhà ở. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc phân lô bán nền trong thời gian qua là quá lớn dẫn đến biến tướng, khó quản lý. Việc phân lô bán nền không nên cấm , mà cần siết chặt.

GS Đặng Hùng Võ – nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường phân tích, cần phải nhìn nhận việc phân lô tách thửa theo hai trường hợp đúng luật và trái luật. Trường hợp phân lô tách thửa phù hợp với quy định của pháp luật, tức đất này phải là đất ở mới được phân lô tách thửa để bán đấu giá, bán cho những người có nhu cầu. Còn trường hợp phân lô tách thửa đất nông nghiệp, đất rừng, đất vườn… để bán là hoàn toàn trái luật.

Luật Đất đai 2013 chưa cho phép phân lô, chia thửa đất nông nghiệp bởi chủ trương phát triển nông nghiệp là tích tụ đất đai. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã cho tách thửa với đất nông nghiệp không đúng với tinh thần của Luật Đất đai 2013. Hậu quả của việc phân lô tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất vườn, đem ra bán tràn lan. Việc chặn các trường hợp vi phạm pháp luật trong phân lô tách thửa nhằm góp phần giảm sốt đất là động thái cần thiết.

Chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, cần ban hành một quy định chung về việc đất đai phân lô, bán nền phải đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí gì, còn cấp nào phê duyệt, quản lý chỉ cần căn cứ vào tiêu chí đã được ban hành và quy hoạch của từng địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng muốn phát triển bền vững thị trường bất động sản, điều quan trọng là mỗi địa phương cần làm tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tầm nhìn dài hạn rồi công khai để người dân biết. Việc sử dụng đất vào mục đích nhà ở, bất động sản công nghiệp, du lịch…cần đưa vào kế hoạch, quy hoạch dài hạn, có dự án bài bản để tạo ra sản phẩm bất động sản chính thống.

H.Hương – M.Sang – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Sửa luật để siết chặt tình trạng phân lô, bán nền diễn ra tại nhiều địa phương thời gian qua. Ảnh: HNM.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/se-siet-viec-phan-lo-ban-nen-5707526.html

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ bị thanh tra lần 2

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận đang chuẩn bị thanh tra lần 2 đối với dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ.

Thông tin trên báo Đầu tư, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận đang chuẩn bị tiến hành thanh tra tiếp dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ (nằm tại góc đường Yên Ninh, Trần Nhân Tông, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải) do Công ty CP thương mại và dịch vụ Aminia Ninh Chữ (gọi tắt là Công ty Aminia Ninh Chữ ) làm chủ đầu tư.

Nguyên nhân là đến hạn 24 tháng cần tổ chức thanh tra lại; đồng thời sau khi có kết quả thanh tra sẽ xử lý theo quy định, trong trường hợp nhà đầu tư yêu cầu sẽ xem xét được phép gia hạn thêm 24 tháng nữa.

Được biết, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 9/12/2011; Sở Kế hoạch và Đầu tư lần lượt điều chỉnh lần 1 vào ngày 23/6/2017 và cấp điều chỉnh lần 2 vào ngày 10/8/2018.

Dự án này có diện tích sử dụng đất 3,6 ha; tổng vốn đầu tư 249 tỷ đồng; quy mô xây dựng gồm khách sạn 5 sao cao 15 tầng, 36 căn villa, nhà hàng, hồ bơi, khu dịch vụ phụ trợ…

Ngoài 36 căn villa, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ còn có hạng mục khách sạn cao 15 tầng, hồ bơi, nhà hàng.

Ngoài 36 căn villa, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ còn có hạng mục khách sạn cao 15 tầng, hồ bơi, nhà hàng.

Hồi tháng 9/2021, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ từng được Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra. Kết luận thanh tra ban hành sau đó cho biết, Aminia Ninh Chữ chậm tiến độ hơn 16 tháng so với tiến độ sử dụng đất.

Hiện tại, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia Ninh Chữ đã được quây tôn kín xung quanh. Bên trong, chủ đầu tư hiện chỉ mới xây dựng xong phần thô của 36 căn biệt thự.

Khánh Hoài (T/H) – Báo TT&CS

Theo Tri thức & Cuộc sống

Ảnh: Chủ đầu tư hiện chỉ mới xây dựng xong phần thô của 36 căn biệt thự.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/khu-nghi-duong-cao-cap-aminia-ninh-chu-bi-thanh-tra-lan-2-1797192.html

Ninh Thuận: Loạt dự án khai thác khoáng sản vào ‘tầm ngắm’ thanh tra

Ninh Thuận sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đối với 6 Dự án tại huyện Thuận Nam.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành danh mục các cuộc thanh tra, kiểm tra tiến hành trong năm 2023 (tại Quyết định số 5603).

Đáng chú ý, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đối với các Công ty đang thực hiện các Dự án này tại huyện Thuận Nam.

Những Dự án được thanh tra chuyên ngành gồm Dự án Khai thác mỏ đá xây dựng Chà Bang (xã Phước Nam) của Công ty cổ phần EVNIC Ninh Thuận; Dự án khai thác mỏ đá ốp lát Từ Thiện I và Từ Thiện II (xã Phước Dinh) của Công ty cổ phần Địa chất – Khoáng sản Việt Nam; Dự án khai thác mỏ cát xây dựng Nhị Hà 2 (xã Nhị Hà) của Công ty TNHH Đầu tư và Sản xuất Đại Phát Hưng; Dự án Khai thác đá chẻ xây dựng tại mỏ đá Núi Gió và Dự án Nhà máy đá Granite Linh Đỗ (xã Phước Minh) của Công ty TNHH MTV Linh Đỗ.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Dự án Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phước Nam – Ninh Thuận do Công ty cổ phần Đầu tư Phước Nam – Ninh Thuận làm chủ đầu tư tại xã Phước Nam, huyện Thuận Nam; Dự án Trại heo hậu bị Chánh Phong của Công ty TNHH Sản xuất – Chăn nuôi Chánh Phong tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam…

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cho biết cũng sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực môi trường đối với Dự án Sunbay Park Hotel & Resort của Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận…

Nguyễn Toàn – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Nhiều dự án khai thác khoáng sản tại huyện Thuận Nam nằm trong kế hoạch thanh tra. Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/ninh-thuan-loat-du-an-khai-thac-khoang-san-vao-tam-ngam-thanh-tra-d182070.html

Huyện Đông Hải: Sớm đưa Gành Hào đạt chuẩn đô thị loại IV

(Phapluatmoitruong.vn)Qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (khóa XV) về xây dựng huyện Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển, phấn đấu từng bước đạt các tiêu chí nâng lên thị xã, những năm gần đây, nền kinh tế huyện Đông Hải đã có nhiều bước phát triển. Hiện tại, địa phương này đang phấn đấu sớm đưa thị trấn Gành Hào đạt chuẩn đô thị loại IV.

Tạo cú hích cho đô thị Gành Hào

Để phát triển thị trấn Gành Hào trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá, huyện Đông Hải đã phối hợp ngành chức năng tỉnh tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, nhất là về quy hoạch đô thị, không gian đô thị. Đến nay, địa giới hành chính của thị trấn Gành Hào đã phê duyệt 04 Đồ án quy hoạch với quy mô 659,57 ha và được tỉnh công nhận đô thị loại V, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV.

Theo ông Nguyễn Trọng Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, thì địa phương đang tập trung nguồn lực xây dựng thị trấn Gành Hào sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, trong đó điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn này đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô 590 ha. Song song đó, huyện điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu hành chính huyện Đông Hải cũ thành quy mô 28 ha để nhường đất và vị trí thuận lợi cho Gành Hào phát triển kinh tế biển nên Khu hành chính dời về xã Điền Hải. Khu đất này quy hoạch điều chỉnh sang đất phát triển nhà ở đô thị. Đồng thời quy hoạch chi tiết Dự án mở rộng Cảng Cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Gành Hào quy mô 7,2 ha.

Ông Nguyễn Trọng Hán cho biết: “Hiện tại, huyện đang kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng bến xe Gành Hào, phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ…, chỉnh trang đô thị sáng – xanh – sạch – đẹp. Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn thực hiện tôn tạo, nâng cấp các công trình lịch sử, văn hoá. Mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ các ngành kinh tế khác, như: phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ lữ hành, thông tin truyền thông, chăm sóc sức khỏe…”.

Ngoài ra, huyện Đông Hải đang tập trung các nguồn vốn đầu tư cho việc vận động nâng cấp cơ sở vật chất điển hình như: Lăng Ông Nam Hải số tiền đầu tư trên 2,5 tỷ đồng; vận động doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng nhà thể thao đa năng Thanh Phong số tiền đầu tư trên 15 tỷ đồng; tranh thủ ngành chức năng tỉnh lập quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng biển (Gành Hào) để phát triển du lịch. Đồng thời, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm thương hiệu OCOP.

Ông Nguyễn Trọng Hán – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, khẳng định vai trò của Gành Hào trong tổng thể phát triển kinh tế địa phương.

Riêng với thị trấn Gành Hào, thời gian gần đây, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Đông Hải, thị trấn Gành Hào cũng đã tổ chức nhiều đợt vận động những hộ dân lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, tạo điều kiện cho mỹ quan đô thị Gành Hào ngày càng đẹp hơn. Ông Bùi Chí Nguyện, Chủ tịch UBND thị trấn Gành Hào, cho biết: “Dọn dẹp trật tự đô thị là một việc làm khó khăn, kiên trì và mang tính thường xuyên. Trong những năm qua, ngoài việc chỉnh trang thì đơn vị có nhiều cuộc vận động người dân ý thức hơn trong việc lấn chiếm vỉa hè, dọn dẹp vệ sinh môi trường. Đến nay, thị trấn cơ bản đã khắc phục được những tuyến đường nóng. Sau khi được nâng cấp mở rộng, Gành Hào sẽ sạch đẹp văn minh hơn”.

Quy hoạch Cảng cá Gành Hào lên loại I

Trong việc quy hoạch đô thị Gành Hào thì việc triển khai thực hiện Dự án nâng cấp mở rộng cảng cá Gành Hào lên Cảng cá loại I, đáp ứng hoạt động cho tàu có công suất 600 CV. Hiện huyện có 02 cơ sở đóng mới, cải hoán và sửa chữa tàu thuyền, giải quyết nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu thuyền của ngư dân, có 40 trạm kinh doanh xăng dầu, 26 cơ sở sản xuất nước đá và trên 23 vựa thu mua hải sản (khu vực Cảng cá) cùng nhiều dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa,… đáp ứng dịch vụ hậu cần cho khai thác, đánh bắt thủy sản, góp phần phát triển thương mại thủy sản.

Theo ông Lê Thanh Đạm, Giám đốc BQL Cảng cá và Khu neo đậu tránh bão cho tàu cá tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Là đơn vị đóng trên địa bàn thị trấn Gành Hào, mới đây, đơn vị đã có làm tờ trình để điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng cảng cá Gành Hào với diện tích 6,75ha. Việc điều chỉnh này nhằm sớm đưa cảng cá Gành Hào lên Cảng cá loại I. Công trình trên nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Hải nói chung và thị trấn Gành Hào nói riêng”.

Huyện Đông Hải có ngư trường rộng, với chiều dài bờ biển hơn 23km, gồm hai cửa sông lớn Gành Hào và Cái Cùng thông ra biển và một cảng biển, là địa phương có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái ven biển. Như vậy, cảng cá Gành Hào sẽ là một mũi xung kích cho tổng thể phát triển kinh tế biển của huyện Đông Hải. Và nơi đây, sau khi điều chỉnh quy hoạch, lượng tàu cá sẽ cập và xuất bến nhiều hơn, tạo nhiều công ăn việc làm cũng nhiều hơn.

Khu đô thị mới sắp hoàn thiện tại thị trấn Gành Hào.

Người dân bám biển làm giàu

Người dân huyện Đông Hải có truyền thống lâu đời gắn bó với biển. Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy không chỉ là “cú hích” cho huyện Đông Hải mà còn tạo chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó, thể hiện rõ nét ở hoạt động chính, trong đó nổi bật vai trò đầu tàu của Gành Hào: Nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản, du lịch và dịch vụ cảng cá. 

Ông Nguyễn Văn Hòa, ấp 1, thị trấn Gành Hào huyện Đông Hải không giấu niềm vui mừng sau chuyến tàu thành công ngoài mong đợi. Trừ các chi phí, tiền thuê nhân công, lao động, thu nhập của gia đình còn vài trăm triệu đồng. Số tiền này ngoài trang trải cho sinh hoạt của gia đình, ông còn để dành nâng cấp, sửa chữa tàu, chuẩn bị cho chuyến đi mới.

Thời gian qua, được sự quan tâm của tỉnh, UBND huyện Đông Hải nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông xung quanh khu vực Cảng cá Gành Hào phát triển mạnh các dịch vụ hậu cần và các ngành nghề phục vụ cho khai thác, đánh bắt xa bờ như: phát triển cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền; xây dựng các trạm xăng, nhà máy nước đá, cơ sở kinh doanh ngư lưới cụ… Đồng thời mở thêm đại lý thu mua nguyên liệu thủy sản cho ngư dân và đào tạo lao động nghề biển.

Đội ngũ tàu công suất lớn đủ khả năng vươn khơi bám biển.

Bà Nguyễn Kim Hoa – Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoa Tuấn, có hơn 30 năm kinh doanh ở Cảng cá Gành Hào chia sẻ, thời gian qua, nhờ phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và phục vụ cho khai thác thủy sản, số lượng tàu đánh bắt xã bờ tăng lên đáng kể với sản lượng thu về ngày càng tăng, đời sống người dân ở đây không ngừng nâng lên. Cảng cá phát triển ngày càng sung túc, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương, đại lý thu mua nguyên liệu cũng phát đạt, người dân ở đây đã vươn lên làm giàu từ kinh tế biển.

Với tiềm năng, lợi thế và quyết tâm chính trị cao cùng với niềm tin và khát vọng vươn lên, trong tương lai không xa, Đông Hải sẽ đi lên từ biển, làm giàu từ biển, quyết tâm trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển, riêng với Gành Hào sẽ sớm phát triển lên đô thị loại IV đúng như kỳ vọng trọng thời gian tới.

Đến thời điểm này, kết quả thực hiện các tiêu chí đô thị loại IV của thị trấn Gành Hào (theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội): Trong 05 tiêu chí theo quy định đô thị loại IV, Gành Hào đạt 03 tiêu chí: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị. Hiện tại 02 tiêu chí chưa đạt là Quy mô dân số và mật độ dân số thì huyện đang có phương án phù hợp.

 

Bài, ảnh: Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cảng cá Gành Hào – địa điểm thường xuyên tấp nập ghe tàu lên cá.

 

Hà Tĩnh: Rác thải chất đống, bốc mùi hôi thối giữa thị trấn ngày giáp tết

Những ngày giáp tết này, ai đi qua đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tổ dân phố 12, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng thấy phản cảm khi bắt gặp cảnh rác thải chất đống, bốc mùi hôi thối hai bên đường ngay giữa thị trấn này.

Theo ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới, đoạn đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tổ dân phố 12, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) những ngày này luôn có hàng đống rác thải trải dài hơn 100m dọc hai bên đường. Số lượng lớn rác thải trên bốc mùi hôi thối, thu hút nhiều ruồi nhặng và gây mất cảnh quan của thị trấn.

Người dân ở đây cho biết, do không có nhà máy xử lý rác, nên nhiều năm nay rác thải sinh hoạt được các hộ dân trong thị trấn đổ ra hai bên đoạn đường này.

Rác chất thành đống kéo dài hai bên đường gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan tại thị trấn Hương Khê

Rác chất thành đống kéo dài hai bên đường gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan tại thị trấn Hương Khê

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Tiến Trình, Phó chủ tịch UBND thị trân Hương Khê cho biết, trước đây rác thải của thị trấn được tập kết về bãi rác thuộc tổ dân phố 13. Tuy nhiên sau đó do quá tải, gây ô nhiễm môi trường nên chính quyền địa phương phải đóng cửa bãi tập kết rác. Từ khoảng 5 năm nay, do chưa có cơ sở xử lý rác nên người dân đưa rác thải ra tấp ở những nơi đất trống và dọc hai bên đường Hồ Chí Minh thuộc tổ dân phố 12.

Để giải quyết tình trạng rác tấp đống gây ô nhiễm môi trường, chính quyền thị trấn Hương Khê đã hợp đồng với một đơn vị xử lý rác thải ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đến thu gom rác về cơ sở đó để xử lý. Mặc dù vậy, mỗi ngày đơn vị thu gom chỉ có một xe đến chở rác nên không giải quyết triệt để được lượng rác tồn đọng. Có những thời điểm rác tồn đọng quá nhiều, chất đống cao hai bên đường Hố Chí Minh, bốc mùi hôi thối khiến người qua đường phải bịt mũi để tránh hít phải không khí độc hại.

Phó chủ tịch thị trấn Hương Khê cũng cho hay, dịp giáp Tết Nguyên đán này, đơn vị thu gom rác phải tăng cường thêm chuyến xe đến chở rác, nhưng do lượng rác thải tuồn ra quá nhiều nên giải pháp tạm thời trên cũng không giải quyết được vấn đề ô nhiễm.

Rác thải sinh hoạt bốc mùi hôi thối, thu hút nhiều ruồi nhặng

Rác thải sinh hoạt bốc mùi hôi thối, thu hút nhiều ruồi nhặng

Mặc dù đơn vị hợp đồng xử lý rác có xe đến chở rác nhưng không thể thu gom hết rác thải trên đoạn đường này

Mặc dù đơn vị hợp đồng xử lý rác có xe đến chở rác nhưng không thể thu gom hết rác thải trên đoạn đường này

Một lãnh đạo UBND huyện Hương Khê cho biết, vào năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định phê duyệt chủ trương dự án khu xử lý rác thải tập trung tại khoảnh 6, tiểu khu 208, xã Hương Thủy (huyện Hương Khê). Khu xử lý rác thải này có tổng mức đầu tư hơn 23 tỉ đồng. Tuy nhiên do một số vướng mắc nên đến nay dự án vẫn đang được thi công, gấp rút hoàn thành giai đoạn cuối để đưa vào sử dụng.

Quang Cường/MTG

Theo Một Thế Giới

Ảnh: Rác thải chất đống kéo dài hai bên đường Hồ Chí Minh thuộc tổ dân phố 12, thị trấn Hương Khê

Xem bài viết gốc tại đây:

https://1thegioi.vn/ha-tinh-rac-thai-chat-dong-boc-mui-hoi-thoi-giua-thi-tran-ngay-giap-tet-192030.html

Chấm dứt hoạt động 6 sàn giao dịch bất động sản ở TP.HCM

Bên cạnh thông tin 60 sàn giao dịch BĐS đang hoạt động, Sở Xây dựng TP.HCM còn công khai 6 sàn chấm dứt hoạt động.

Ngày 11/1, Phòng Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS), Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa công khai thông tin các sàn giao dịch BĐS trên địa bàn.

Hiện trên địa bàn TP.HCM có 60 sàn giao dịch BĐS đang hoạt động. Những sàn này được thành lập trong giai đoạn từ tháng 5/2017 đến tháng 11/2022.

Trong tháng 12/2022, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết có 5 sàn giao dịch BĐS chấm dứt hoạt động. Các sàn này gồm:

Sàn giao dịch BĐS Wonderland, Q.3 của Công ty TNHH Gia Luật Group; sàn giao dịch BĐS Hiệp Long, Q.Tân Bình của Công ty CP Quản lý và Phát triển Hiệp Long; sàn giao dịch BĐS DPV, Q.3 của Công ty CP Phát triển BĐS DPV;

Sàn giao dịch BĐS Milestone Land, TP.Thủ Đức của Công ty TNHH ImPact Investment Consultancy; và sàn giao dịch BĐS Trung Thịnh, Q.6 của Công ty TNHH Đầu tư phát triển Trung Thịnh.

Trước đó, tháng 9/2019, sàn giao dịch BĐS Hoàng Anh, Q.10 của Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh cũng chấm dứt hoạt động.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.

Người quản lý, điều hành sàn cũng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Ngoài ra, sàn phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Vào tháng 10/2022, Sở Xây dựng TP.HCM ban hành kế hoạch kiểm tra tình hình chấp hành quy định pháp luật của 61 sàn giao dịch BĐS trên địa bàn. Đây là những sàn được đăng thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tính đến ngày 30/9/2022.

Mục đích của kế hoạch là nhằm tăng cường kiểm tra, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các sàn giao dịch BĐS. Phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Quá trình kiểm tra, Sở Xây dựng TP.HCM cũng sẽ đánh giá tình hình hoạt động, khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành quy định pháp luật của các sàn giao dịch để phối hợp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Anh Phương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: 6 sàn giao dịch BĐS tại TP.HCM chấm dứt hoạt động. (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/cham-dut-hoat-dong-6-san-giao-dich-bat-dong-san-o-tp-hcm-2100024.html

Bà Rịa – Vũng Tàu: Gây sự cố xả thải, công ty Đại Nam bị xử phạt 500 triệu đồng

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đại Nam (công ty Đại Nam) vì gây sự cố xả thải cấp huyện.

Theo đó, công ty Đại Nam có địa chỉ trụ sở và cơ sở hoạt động tại ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, đã bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt số tiền 500 triệu đồng.

Ngoài số tiền phạt trên, hình phạt bổ sung được UBND tỉnh đưa ra là yêu cầu công ty Đại Nam đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở. Thời hạn thực hiện là 4,5 tháng kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Trước đó, ngày 28/10/2022, do bờ tường phía Tây Bắc của khu hồ chứa chất thải diện tích khoảng 5.000 m2 của công ty Đại Nam bị đổ sập, làm toàn bộ nước thải trong hồ chảy ra diện tích đất liền kề, rồi tràn vào phần đất của doanh nghiệp thuộc quản lý của Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật tỉnh. Sau đó, lượng chất thải này thoát ra môi trường và chảy theo suối Giao Kèo.

Được biết, sau khi sự cố xảy ra, ngành chức năng thị xã Phú Mỹ và Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật tỉnh đã có mặt tại hiện trường và yêu cầu công ty Đại Nam khắc phục ngay sự cố.

Tiếp đó, các ngành chức năng tiếp tục kiểm tra công tác khắc phục sự cố môi trường của công ty Đại Nam. Qua kiểm tra ghi nhận, công ty này đã thực hiện một số biện pháp khắc phục như: đã lấp đoạn suối phía sau tường rào nhà máy và một phần tường rào khu đất của Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật tỉnh (đoạn bị sạt lở làm nước thải chảy tràn ra khu đất BUSADCO).

Nhị Hà/DNVN

Theo Doanh nghiệp VN

Ảnh: Cận cảnh hồ chứa chất thải hàng ngàn m3 của công ty Đại Nam bị vỡ và tràn ra ngoài môi trường.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/moi-truong/ba-ria-vung-tau-gay-su-co-xa-thai-cong-ty-dai-nam-bi-xu-phat-500-trieu-dong/20230111042546359

Dự án xây Trường THCS Tiên Du, Bắc Ninh bỏ quên nhiều hồ sơ pháp lý

Xây dựng Trường THCS Tiên Du nằm trong nhóm các dự án có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết của huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh).

Tuy nhiên, chủ đầu tư lại “bỏ quên” nhiều hồ sơ pháp lý liên quan khi thi công triển khai dự án.

Thi công khi chưa được giao đất

Trường THCS Tiên Du (xã Liên Bão, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm học 2022 – 2023. Nhưng quá trình xây dựng, chủ đầu tư dự án (huyện Tiên Du) lại chưa hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát lộ nhiều bất cập tại dự án này.

Được biết, dự án Đầu tư xây dựng Trường THCS Tiên Du do Ban QLDA xây dựng huyện Tiên Du làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 146 tỷ đồng. Trường THCS Tiên Du được xây dựng trên khu đất khoảng 18.330 m2.

Dự án hoàn thành bao gồm nhà lớp học, phòng học bộ môn kết hợp khu hiệu bộ, nhà đa năng kết hợp bể bơi, nhà ăn kết hợp bán trú, các hạng mục phụ trợ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà…

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Công Mạnh, Giám đốc Ban QLDA xây dựng huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, đây là dự án trọng điểm của huyện Tiên Du. Ông Mạnh thừa nhận, công trình dự án thi công khi chưa được giao đất.

Sai phạm này được lý giải là do một số hộ dân có đất nông nghiệp chưa đồng ý phương án bồi thường, đơn giá bồi thường đất và vì áp lực giải ngân nguồn vốn…

Để “lấp” lỗ hổng, Ban QLDA xây dựng huyện Tiên Du đã phải tập hợp các hồ sơ liên quan công tác GPMB, trình Sở Tài chính và Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh xác định tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Từ đó mới có cơ sở để được UBND tỉnh Bắc Ninh giao đất. Tuy nhiên, do còn thiếu sót về hồ sơ nên việc này chưa thực hiện được.

Theo luật sư Lương Thành Đạt, Giám đốc Công ty Luật TNHH Vì Chân Lý Themis, đơn vị chủ đầu tư phải căn cứ Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất. Trong đó, Điều 58 quy định rõ về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

“Do đó, nếu chủ đầu tư nhận quyền sử dụng đất do Nhà nước giao/cho thuê quyền sử dụng đất (diện tích này do Nhà nước thu hồi hoặc đang quản lý) thì trong quyết định giao đất/cho thuê quyền sử dụng đất sẽ ghi rõ mục đích sử dụng đất là đất xây dựng trường học.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vào đấu thầu, đấu giá. Nếu không có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì các cơ quan chức năng không có căn cứ để đưa mức giá vào hồ sơ đấu thầu, theo quy trình thủ tục sẽ không cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án và không cấp được giấy phép xây dựng…”, luật sư Đạt lưu ý.

Luật sư Đạt cũng nhấn mạnh, việc quản lý hoạt động xây dựng là theo từng cấp, mỗi đơn vị quản lý hành chính Nhà nước đều có thẩm quyền chức năng riêng. Điều này cho thấy các cơ quan chính quyền địa phương chưa phát huy vai trò trách nhiệm của mình, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát, kiểm tra.

Xem xét trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện Tiên Du?

Với dấu hiệu sai phạm như đã nêu, ông Nguyễn Đại Đồng, Chủ tịch UBND huyện Tiên Du cho biết, đã có văn bản chỉ đạo và yêu cầu Ban QLDA xây dựng huyện Tiên Du kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân có liên quan để xảy ra tồn tại, sai sót trong thực hiện dự án khi chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Nhưng những cá nhân bị xử lý chỉ dừng ở mức… kiểm điểm rút kinh nghiệm. Cụ thể, ông Nguyễn Công Mạnh (Giám đốc), Nguyễn Hữu Đông (Phó Giám đốc), Đoàn Văn Thắng (cán bộ phòng Kế hoạch – Quản lý chất lượng)… nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc, đồng thời phải khắc phục các nội dung tồn tại, sai sót.

Việc một dự án có quy mô đầu tư lên đến 146 tỷ đồng, diện tích chiếm đất tới gần 2ha được xây dựng khi mà thủ tục pháp lý về đất vẫn còn sơ khai, chưa được cơ quan có thẩm quyền là UBND tỉnh Bắc Ninh giao đất… (nhưng đã đấu thầu, xây dựng công trình) không thể chỉ có trách nhiệm của Ban QLDA xây dựng huyện Tiên Du.

Trong vụ việc này, không thể không có trách nhiệm của lãnh đạo UBND huyện Tiên Du, cụ thể ở đây là trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Tiên Du với vai trò người đứng đầu.

Trước đó, (tháng 12/2022) Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã họp xem xét, thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng và cá nhân vi phạm. Trong đó, có hàng loạt sai phạm tại một số dự án dân cư dịch vụ (DCDV) trên địa bàn phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn.

Trách nhiệm cá nhân của ông Nguyễn Xuân Thanh, Giám đốc Sở TN&MT đã được chỉ rõ từ khi đảm nhiệm từng chức vụ cụ thể. Ông Nguyễn Xuân Thanh đã bị Cơ quan ANĐT, Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Từ những vụ việc trên, nên chăng các cơ quan có trách nhiệm nên xem xét lại quy trình triển khai dự án Trường THCS Tiên Du và những cán bộ liên quan đến dự án trọng điểm này?!

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

“Chủ đầu tư cũng không thể tránh khỏi trách nhiệm, tùy vào những vi phạm tại dự án như không chấp hành các quy định pháp luật như Luật Đất đai, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường dân sự khi xảy ra hậu quả pháp lý…”, luật sư Đạt phân tích.

Đăng Chung – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Trường THCS Tiên Du đã đi vào hoạt động song hồ sơ pháp lý liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng lại chưa hoàn thiện.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/du-an-xay-truong-thcs-tien-du-bac-ninh-bo-quen-nhieu-ho-so-phap-ly-post622475.html

Sắp diễn ra sự kiện Home Hanoi Xuan 2023

Sự kiện Home Hanoi Xuan 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 – 25/01/2023 (nhằm ngày 22 tháng Chạp đến mồng 4 tháng Giêng), hứa hẹn mang đến những trải nghiệm khó quên về một phong vị Tết diệu kỳ.

Đây là năm thứ 3 Home Hanoi Xuan được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền tại Khu đô thị Mailand Hanoi City (Bắc An Khánh, đại lộ Thăng Long, Hoài Đức, Hà Nội) với sự đồng hành của Bộ Ngoại giao, Sở Văn hoá & Thể thao Hà Nội, UBND Huyện Hoài Đức, UNESCO, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sovico, Phú Long…

Với chủ đề “Vũ trụ Tết diệu kỳ”, Home Hanoi Xuan 2023 sẽ mang đến một bức tranh đa sắc màu về Tết, được thể hiện bằng những biểu tượng của truyền thống, hiện đại đến tương lai, tạo nên một phong vị Tết đặc biệt, ý nghĩa và độc đáo với loạt chương trình đặc sắc như: Đường hoa xuân, phố đi bộ Pont De Long Bien, hội chợ Happy Tết, vườn gốm Tây Mailand.

Để tạo sự mới mẻ trong trải nghiệm cho người dân và du khách tham quan, đường hoa năm nay không chỉ sử dụng những loại cây và hoa đặc trưng của nhiều vùng miền Việt Nam mà còn tái hiện một vũ trụ của những biểu tượng diệu kỳ về Tết. Theo đó, đường hoa được chia thành 6 khu vực: Cung Đường Ngàn Mây, Hành Tinh Vàng Son, Hành Tinh Tài Lộc, Ngân Hà Kỳ Hoa, Ngân Hà Sung Túc và Ký Ức Diệu Kỳ. Tại mỗi khu vực, du khách sẽ cùng lạc giữa những cụm hoa rực rỡ sắc màu, đan xen là những tiểu cảnh về một cái Tết rất diệu kỳ.

Một góc tiểu cảnh tại đường hoa Home Hanoi Xuan 2023 - Vũ trụ Tết diệu kỳ. Ảnh: Home Hanoi Xuan 2023
Một góc tiểu cảnh tại đường hoa Home Hanoi Xuan 2023 – Vũ trụ Tết diệu kỳ. Ảnh: Home Hanoi Xuan 2023

Ngoài đường hoa, phố đi bộ Pont de Long Bien cũng là điểm du xuân, mua sắm lý tưởng với các gian nhà theo phong cách phố cổ Hà Nội, những dãy shophouse hiện đại hay các xe lưu động bày bán các thức quà Tết, đặc sản vùng miền, quà tặng lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống và những nhà hàng ẩm thực phong phú cho thực khách. Các hoạt động tương tác cộng đồng hấp dẫn khác cũng sẽ diễn ra tại phố đi bộ như: Triển lãm tranh ngoài trời, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc cùng những trò chơi tương tác được sáng tạo từ các vật liệu tái chế thân thiện với môi trường.

Với không gian ấn tượng, phố đi bộ Pont de Long Bien luôn là địa điểm lý tưởng để ghi lại những khoảnh khắc du xuân đáng nhớ. Ảnh: Home Hanoi Xuan 2023
Với không gian ấn tượng, phố đi bộ Pont de Long Bien luôn là địa điểm lý tưởng để ghi lại những khoảnh khắc du xuân đáng nhớ. Ảnh: Home Hanoi Xuan 2023

Điểm mới của Home Hanoi Xuan năm nay chính là hội chợ Happy Tết diễn ra từ 13/1 – 15/1 với sự tham gia của gần 100 gian hàng, đa dạng đặc sản của các vùng miền và những làng nghề trên cả nước. Hội chợ Happy Tết do UBND TP. Hà Nội chỉ đạo, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhằm giữ gìn, quảng bá giá trị Tết truyền thống, nét văn hóa dân tộc đặc sắc; thúc đẩy hoạt động xúc tiến giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương, quảng bá điểm đến du lịch tới người dân và du khách, mở đầu cho chuỗi hoạt động “Xuân Quê Hương 2023”, chào đón gần 3000 kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về quê hương đón Tết.

Mailand Hanoi City - thành phố sáng tạo nằm tại cửa ngõ Tây Hà Nội - Ảnh: Nam Trần
Mailand Hanoi City – thành phố sáng tạo nằm tại cửa ngõ Tây Hà Nội – Ảnh: Nam Trần

Trong suốt thời gian diễn ra Home Hanoi Xuan 2023 còn có nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian như: Triển lãm múa rối ­­­­nước, viết thư pháp, gói bánh chưng, chơi ô ăn quan, gieo quẻ đầu năm, đánh cầu mây… góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống và kiến tạo sân chơi cho người dân thủ đô trong dịp Tết cổ truyền.

Tiếp tục hướng tới mục tiêu góp phần cùng Hà Nội xây dựng một thủ đô văn minh sáng tạo, “Home Hanoi Xuan 2023” mang ý nghĩa như một “mảnh ghép” kết nối giữa không gian và thời gian, khơi nguồn sự sáng tạo cho giới trẻ, bảo tồn các giá trị truyền thống địa phương và là sân chơi mới cho người dân ở Khu Tây Hà Nội trong mỗi dịp Tết cổ truyền.

Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội – Một trong những hành lang phát triển năng động bậc nhất thủ đô, Mailand Hanoi City – vùng đất của ngày mai – thành phố sáng tạo về quy hoạch, thiết kế đô thị và bản sắc văn hóa với sự đồng hành của UNESCO và UN – Habitat. Với quy mô gần 300 ha, Mailand Hanoi City kiến tạo phong cách sống đa chiều, mỗi phân khu mang một đặc trưng riêng biệt. Trên hành trình kiến tạo Hà Nội trở thành “thành phố sáng tạo”, Mailand Hanoi City được kỳ vọng sẽ góp phần đánh dấu một bước chuyển mình đầy nhân văn của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hoàng Minh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Đường hoa Home Hanoi Xuan 2023 sẽ là chuyến du hành đặc biệt đưa du khách đến với diệu kỳ Tết Việt. Ảnh: Home Hanoi Xuan 2023

Thị trường đất nền nóng sốt đầu năm 2022, nguội lạnh đầu năm 2023

Bắt đầu bước sang những ngày đầu năm mới 2023, nguồn cung đất nền năm nay vẫn sẽ đa dạng và lớn. Tuy nhiên, lo lắng đối với thị trường là lực cầu tiếp tục hạn chế, nhiều dự báo phải đến quý IV/2023 giao dịch phân khúc này mới hồi phục.

Nhìn chung giá đất nền trong năm 2023 ở các khu vực vùng ven sẽ không tăng, vùng xa trung tâm có thể giảm nhẹ. Còn nhiều cơ hội đầu tư Đất nền tại các địa phương có cú hích về hạ tầng hay các khu công nghiệp đang triển khai.

Sàn giao dịch vắng bóng nhà đầu tư

Nhận định chung về thị trường bất động sản (BĐS) cho thấy đầu năm 2023 chứng kiến một vài sự kiện mở bán sản phẩm chung cư tại TP. Thủ Đức, quận Tân Phú, quận 7 (TP.HCM)… Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy, việc chốt khách mua khá khó khăn, sàn giao dịch vắng bóng nhà đầu tư.

Theo chia sẻ với báo chí của chị T, phó giám đốc một sàn giao dịch BĐS tại TP. Thủ Đức cho hay: “Hầu hết người mua nhà đều thận trọng thái quá thậm chí bi quan, khiến các môi giới thực sự cảm thấy nản lòng”.

Mới đây, tại Hội nghị bất động sản Việt Nam (VRES 2022) tổ chức tại TP.HCM, đại diện của Batdongsan.com.vn cho biết, khảo sát từ nhiều sàn giao dịch nhà đất cho thấy, nếu thời điểm quý II/2022, có khoảng 28% môi giới xác nhận việc mua bán bị sụt giảm mạnh và đến 45% cho biết giao dịch có sụt giảm nhưng không quá lớn thì bước sang quý III/2022, tỷ lệ môi giới xác nhận giao dịch giảm mạnh (trên 50% lượng giao dịch so với cùng kỳ) lên đến 43%. Quý IV/2022 đã có đến 62% môi giới xác nhận sụt giảm mạnh giao dịch.

Chị T cho hay: “Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn khó khăn, thách thức trong giai đoạn này bao gồm thách thức về nguồn vốn, giá bán bất động sản đã tăng quá cao, sự biến động của nhân sự khi thị trường gặp khó. Những thông tin, biến động về các hoạt động điều tra, khởi tố nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ảnh hưởng lớn đến lượng quan tâm của người dùng với bất động sản trong thời gian vừa qua. Trong năm 2022, tất cả các đối tượng tham gia thị trường đều gặp khó khăn”,

Cùng với đó, ông Henry Huỳnh, giám đốc phụ trách nguồn vốn của một quỹ đầu tư BĐS tại TP.HCM cũng cho biết, trên thị trường BĐS, nhà đầu tư đã xuất hiện hiệu ứng FOMO tương tự như thị trường chứng khoán. “Hiệu ứng tâm lý FOMO (Fear of missing out) khiến nhà đầu tư luôn trong một trạng thái tinh thần thấp thỏm, nơm nớp lo lắng, họ không thể tập trung vào việc gì khác ngoài nghe ngóng diễn biến thông tin và nghe ngóng quyết định của các nhà đầu tư khác để hành động theo số đông. Hiện nay xuất hiện tâm lý chán nản, lo lắng và quá thận trọng, nó  ảnh hưởng lớn tới quá trình ra quyết định của nhà đầu tư bất động sản, từ đó gây ra nhiều tác hại khôn lường”.

Một nhà đầu tư BĐS chia sẻ: “Tâm lý nhà đầu tư dù ở Việt Nam hay nước ngoài đều giống nhau. Khi thị trường đi lên người ta sợ bị mất cơ hội nên phải mua vào bằng được. Còn khi thị trường đi xuống và nhìn nhận tương lai không sáng sủa, họ lại muốn bảo toàn, bán ra càng sớm càng tốt. Điều này đã dẫn đến câu chuyện downtrend trên toàn thị trường. Ngoài thị trường chứng khoán, tình trạng này cũng đang xảy ra trên cả thị trường BĐS. Bởi vậy, trong lúc nhà đầu tư đang hoảng loạn, dù doanh nghiệp có bán rẻ sản phẩm cũng có rất ít người mua vào”.

Theo thông tin cho biết, dù trong thời gian gần đây, một loạt sản phẩm của các chủ đầu tư lớn được chào bán bằng những phương án khuyến mại hấp dẫn chưa từng có, nhằm kích cầu nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn chưa mang lại nhiều kết quả khả quan cho doanh nghiệp. Các đợt mở bán được tung ra rầm rộ vào những ngày đầu năm 2023 nhưng lượng khách tới tham quan sụt giảm. Tại nhiều sàn giao dịch, hầu như chỉ thấy môi giới, vắng bóng nhà đầu tư.

Thời điểm nào thị trường hồi phục?

Chuyên gia tài chính Hạnh Hoàng chia sẻ thời điểm thị trường có thể hồi phục cho hay, phân tích dựa trên bài học từ giai đoạn khủng hoảng nhà đất 2008-2012, tính từ thời điểm khi ngân hàng nhà nước có động thái hạ trần lãi suất cho đến lúc thị trường bất động sản bắt đầu đảo chiều và có bước phục hồi phải mất 1,5 năm. Nếu nhìn nhận tích cực nhất thì trần lãi suất có thể sẽ được điều chỉnh vào quý I/2023. Như vậy, phải đến quý II hay quý III/2024, bất động sản mới có thể hy vọng khởi sắc.

Có 3 yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng đảo chiều của thị trường BĐS (tăng trưởng tín dụng – lãi suất – chính sách điều hành của Chính phủ) thì tăng trưởng tín dụng và chính sách sẽ là hai yếu tố mang lại tác động tích cực và đẩy nhanh tiến trình xoay chiều cho thị trường nhà đất, một số nhà đầu tư chia sẻ.

Thị trường BĐS muốn khởi sắc thì cần được tháo gỡ một số điểm nghẽn pháp lý, nguồn vốn tín dụng và các kênh tạo vốn cho doanh nghiệp như phát hành trái phiếu và kênh dẫn vốn khác. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước không sớm tháo gỡ các điểm nghẽn này, sẽ không thể thúc đẩy thị trường BĐS phát triển, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNRea) cho biết.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Chí Hiếu chia sẻ vấn đề này cho biết, một yếu tố quan trọng là thị trường có những điều chỉnh giảm giá nhưng tốc độ giảm còn thấp, chưa thể coi là đáy, chưa hấp dẫn và tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư. Bởi vậy, người có tiền sẽ còn quan sát thêm đến quý II/2023 để nắm bắt được xu hướng của thị trường.

Ông Vũ Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Giao dịch BĐS Căn Nhà Mới, cho rằng đất nền khu vực ngoài trung tâm được dự báo là phân khúc chịu nhiều ảnh hưởng trong giai đoạn hiện nay và có thể chịu sức ép giảm giá. Nguyên do là giá các sản phẩm này đã được đẩy lên quá cao trong thời gian qua, nhất là những khu vực sốt đất.

Nhà đầu tư loại hình này thường sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn so với các loại hình khác. Do đó, khi lãi suất vay điều chỉnh, áp lực thanh toán và trả lãi tăng cao khiến nhà đầu tư đuối sức.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư BĐS Việt An Hòa cho rằng: Đất nền ở vùng sâu, vùng xa, đường khó đi là những khu vực đang bị “tổn thương” nhiều nhất, chủ đất muốn bán, có giảm giá cũng khó ra hàng. Đây cũng là thời điểm tốt để săn đất nền bị “ngộp” với giá hợp lý. Lời khuyên dành cho nhà đầu tư là chọn những mảnh có thể gia tăng giá trị được sau khi mua như có thể xây dựng nhà, farmstay, homestay và đặc biệt giá phải thật sự tốt. Lưu ý, người mua phải tính toán kỹ lưỡng bài toán tài chính nếu đi vay ngân hàng, phòng xa thị trường còn trầm lắng kéo dài.

Huyền Diệu – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Nhìn chung giá đất nền trong năm 2023 ở các khu vực vùng ven sẽ không tăng, vùng xa trung tâm có thể giảm nhẹ. (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/thi-truong-dat-nen-nong-sot-dau-nam-2022-nguoi-lanh-dau-nam-2023-74957.html

Quảng Nam: Lúng túng vụ doanh nghiệp ‘ngâm’ 101 tỉ đồng

Tỉnh Quảng Nam lúng túng trong thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước dẫn đến việc chậm cấp sổ đỏ cho người dân tại các khu tái định cư

Ngày 10-1, ông Đặng Phong, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, cho biết đang tham mưu UBND tỉnh đăng ký làm việc với Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) liên quan đến việc thực hiện kết luận của KTNN Khu vực III đối với Công ty CP Đầu tư phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam (viết tắt là Công ty Kỳ Hà Chu Lai).

Yêu cầu nộp 101,6 tỉ đồng vào ngân sách

Theo tìm hiểu, tháng 12-2021, KTNN Khu vực III xác định Công ty Kỳ Hà Chu Lai đã thu tiền sử dụng đất từ năm 2019 đến ngày 31-7-2021 của các hộ gia đình, cá nhân tái định cư (TĐC) tại huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) hơn 101,6 tỉ đồng. Đến thời điểm kiểm toán, số tiền trên chưa quản lý qua ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời chưa nộp vào NSNN theo quy định và trình tự xác định, thu nộp tiền sử dụng đất trái với quy định. Từ đó, KTNN Khu vực III yêu cầu Công ty Kỳ Hà Chu Lai nộp hơn 101,6 tỉ đồng vào ngân sách.

Sau đó, Công ty Kỳ Hà Chu Lai có văn bản giải trình, không thống nhất với kết luận của KTNN Khu vực III. UBND tỉnh Quảng Nam cũng có văn bản kiến nghị KTNN Khu vực III cho phép Công ty Kỳ Hà Chu Lai không thực hiện nộp NSNN số tiền trên. Tuy nhiên vừa qua, KTNN Khu vực III có công văn phản hồi, yêu cầu tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Công ty Kỳ Hà Chu Lai và các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Được biết, năm 2019, để có quỹ đất bố trí TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa tại dự án Khu Nghỉ dưỡng Nam Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An tự bỏ vốn để đầu tư xây dựng các khu TĐC phục vụ GPMB dự án. Công ty Phát triển Nam Hội An đã ủy quyền cho Công ty Kỳ Hà Chu Lai thực hiện đầu tư các khu TĐC trên địa bàn huyện Duy Xuyên và Thăng Bình. Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam, Công ty Kỳ Hà Chu Lai được phép giữ lại tiền của các hộ gia đình, cá nhân được bố trí TĐC ở các phương án bồi thường để hoàn vốn. Chính vì vậy, Công ty Kỳ Hà Chu Lai đã giữ lại hơn 101,6 tỉ đồng để tái đầu tư hạ tầng các khu tái định cư. Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, đến nay, Công ty Kỳ Hà Chu Lai đã đầu tư 3 khu TĐC Duy Hải giai đoạn 2, Duy Hải giai đoạn 3 và Sơn Viên với tổng trị giá hơn 342 tỉ đồng, trong đó số tiền công ty đã bỏ ra là 232,9 tỉ đồng.

Ông Cao Ngọc Tích, Tổng Giám đốc Công ty Kỳ Hà Chu Lai, cho rằng việc đầu tư các khu TĐC nêu trên từ nguồn vốn của nhà đầu tư, không sử dụng tiền ngân sách, không vì mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư mà chủ yếu tạo ra đất TĐC phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án. “Nếu vừa bỏ vốn để đầu tư xây dựng các khu TĐC lại vừa nộp số tiền đã giữ lại vào ngân sách theo kết luận của KTNN Khu vực III sẽ vượt quá khả năng của Công ty Kỳ Hà Chu Lai và dẫn đến không đủ vốn để tiếp tục đầu tư hạ tầng các khu TĐC phục vụ dự án đang được thực hiện dang dở” – ông Tích cho biết.

Dân mỏi mòn chờ sổ đỏ

Liên quan đến việc UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định về cơ chế tài chính thanh toán vốn đầu tư xây dựng các khu TĐC phục vụ dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An và thủ tục cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình nhận đất TĐC như đã nêu trên, tháng 6-2021, Bộ Tài chính đã có ý kiến cho rằng việc thực hiện ghi thu, ghi chi các dự án khu TĐC phục vụ GPMB khu nghỉ dưỡng Nam Hội An là không có cơ sở pháp lý. Chính vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam đã phải ban hành quyết định hủy bỏ. Điều này cùng với việc KTNN Khu vực III yêu cầu nộp vào ngân sách hơn 101,6 tỉ đồng đã ảnh hưởng đến việc cấp sổ đỏ cũng như hoàn thiện các khu TĐC.

Hệ thống đường dây điện, chiếu sáng tại khu tái định cư Duy Hải chưa được đầu tư hoàn thiện

Hệ thống đường dây điện, chiếu sáng tại khu tái định cư Duy Hải chưa được đầu tư hoàn thiện

Theo ghi nhận, tại khu TĐC Duy Hải giai đoạn 3 (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên) hiện có hàng trăm hộ dân đã xây nhà cửa sinh sống. Tuy nhiên, hệ thống đường dây điện, đèn điện đường chiếu sáng, mương thoát nước vẫn chưa hoàn thiện, nhiều hộ dân phải kéo dây điện từ xa mới có thể thắp sáng được. Một số đoạn đường trong khu dân cư vẫn chưa triển khai xong, mỗi khi trời mưa lớn nước ứ đọng lại thành vũng khá nhếch nhác. Điều đáng nói là dù người dân đã đến sinh sống được một thời gian nhưng nhiều hộ vẫn chưa được cấp sổ đỏ, khiến họ rơi vào tình cảnh… xây dựng nhà trái phép. Nhiều hộ dân cần tiền muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư kinh doanh, buôn bán cũng đành chịu.

Theo ông Nguyễn Thế Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, hiện còn hàng trăm hộ dân được bố trí đất tại các khu TĐC Duy Hải giai đoạn 2, giai đoạn 3 và Sơn Viên chưa được cấp sổ đỏ. Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết trước đây, tỉnh thực hiện ghi thu, ghi chi từ tiền nhà đầu tư để thực hiện đền bù GPMB, bố trí TĐC để linh động nhằm cấp sổ đỏ sớm cho người dân. Sau khi KTNN Khu vực III, Bộ Tài chính cho rằng thực hiện như vậy không có cơ sở pháp lý thì tỉnh đã dừng. Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đang triển khai các quy trình để sớm cấp sổ đỏ cho người dân.

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, tỉnh Quảng Nam sẽ đăng ký làm việc với Bộ Tài chính và Tổng KTNN để tiếp tục kiến nghị cho phép Công ty Kỳ Hà Chu Lai không thực hiện nộp ngân sách nhà nước số tiền trên.

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Hạ tầng giao thông tại khu tái định cư Duy Hải chưa được đầu tư hoàn thiện

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/mien-trung-tay-nguyen/quang-nam-lung-tung-vu-doanh-nghiep-ngam-104-ti-dong-20230110212018468.htm

VinFuture chính thức khởi động mùa giải 2023

Ngày 9/1/2023, Giải thưởng VinFuture chính thức khởi động mùa giải 2023, với thời gian nhận đề cử từ 14 giờ ngày 9.1.2023 tới 14 giờ ngày 15.5.2023 (theo giờ Hà Nội, GMT+7).

Giải thưởng VinFuture mùa III hướng đến những phát minh và giải pháp Khoa học Công nghệ giúp thúc đẩy sự phát triển kiên cường và bền vững, giữa bối cảnh Kinh tế – Xã hội toàn cầu năm 2023 được dự báo gặp nhiều thách thức.

Bước vào năm 2023, nhân loại đối mặt nhiều thách thức do ảnh hưởng từ các xung đột trên thế giới và kinh tế toàn cầu suy giảm. Theo Chương trình Lương thực thế giới (World Food Program), thêm 50 triệu người có thể đứng trước bờ vực nạn đói năm 2023. Bên cạnh đó, tiêu thụ năng lượng toàn cầu dự kiến tăng giữa bối cảnh tăng trưởng chậm và giá năng lượng cao. Thiếu hụt nguồn cung khí đốt cho sinh hoạt và sản xuất có thể buộc các nước tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch, làm chậm quá trình chuyển đổi xanh.

Với tầm nhìn và sứ mệnh “Khoa học phụng sự nhân loại”, Giải thưởng VinFuture năm 2023 hướng đến công nhận và vinh danh các nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ mang tính đột phá, góp phần giải quyết những vấn đề nhân loại đang đối mặt và mang tới sự phát triển bền vững cho cuộc sống con người trong tương lai.

Theo GS-Sir. Richard Henry Friend – Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture: Sự đa dạng trong các lĩnh vực được đề cử năm 2022 cho thấy nhận thức và mối quan tâm trên thế giới đang thay đổi. Nhân loại quan tâm và trăn trở nhiều hơn về một cuộc sống ổn định và bền vững sau những biến cố khó lường. Vì thế, chúng tôi mong muốn tìm ra những đổi mới và đột phá trên tất cả các lĩnh vực, nhằm vinh danh những sáng kiến khoa học ​​tạo nên thay đổi tích cực và bền vững đối với chất lượng cuộc sống của con người. Huy vọng rằng, Giải thưởng VinFuture năm nay sẽ tiếp nhận nhiều hơn các đề cử chất lượng, từ đó tăng thêm cơ hội tìm ra những công trình, nghiên cứu xứng đáng.

Để tham gia mùa giải 2023, các phát minh, giải pháp khoa học công nghệ cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề cử của Giải thưởng (xem ở cuối bài), và được đề cử bởi các tổ chức, các cá nhân uy tín về Khoa học Công nghệ trên toàn thế giới.

Các dự án đề cử sẽ được đánh giá qua các bước sàng lọc và xét chọn của Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng VinFuture, bao gồm các nhà khoa học uy tín, các chuyên gia hàng đầu thế giới từng sở hữu các giải thưởng danh giá như: Nobel, Turing, Millennium Technology…

Giải VinFuture 2022 đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng khoa học công nghệ toàn cầu, với 970 đề cử chất lượng từ các nhà khoa học, nghiên cứu, phát minh từ 6 châu lục trên toàn thế giới. Giải thưởng Chính VinFuture 2022 trị giá 3 triệu đô la Mỹ đã được trao cho 5 nhà khoa học: GS-Sir. Tim Berners-Lee, TS. Vinton Cerf, TS. Emmanuel Desurvire, TS. Robert Kahn, và GS. Sir David Payne với các tầng phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu.

Năm 2022, Giải Đặc biệt VinFuture được trao cho Nhà khoa học nữ đã ghi nhận công trình nghiên cứu đột phá của GS. Pamela Ronald trong việc phân lập gen Sub1A tạo điều kiện phát triển các giống lúa chịu ngập úng dài hạn.

Cổng nhận đề cử năm 2023https://online.vinfutureprize.org/nomination

10 tiêu chí đề cử Giải thưởng VinFuture:

  1. Cần có bằng chứng rõ ràng hoặc tiềm năng cho một sản phẩm hoặc giải pháp cuối cùng dựa trên ứng dụng thực tế;
  2. Các giải pháp đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc có khả năng mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm tới;
  3. Các giải pháp phải phù hợp với một hoặc nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs);
  4. Các giải pháp phải được chứng minh bằng khoa học (có bằng chứng rõ ràng về việc đã vượt qua các thử nghiệm khoa học liên quan và trong trường hợp nghiên cứu, nó phải được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc được đánh giá rộng rãi);
  5. Mở rộng cho các nhà nghiên cứu hoặc nhà sáng chế đã tham gia vào việc phát triển các giải pháp cơ bản, chứ không phải các doanh nhân hoặc công ty đã giúp thương mại hóa/phổ biến công nghệ;
  6. Các sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu phải có tiềm năng mang lại lợi ích cho mọi người trên toàn cầu, bao gồm cả những người đến từ các nước đang phát triển và kém phát triển, cũng như các cộng đồng có thu nhập thấp và thiệt thòi;
  7. Mở rộng cho các cá nhân hoặc nhóm các nhà nghiên cứu/nhà phát minh;
  8. Ưu tiên cho những người được đề cử trong giai đoạn hoạt động tích cực của sự nghiệp;
  9. Cùng một cá nhân/nhóm có thể được đề cử cho một hoặc nhiều Giải thưởng Đặc biệt của VinFuture nếu đủ điều kiện;
  10. Nghiên cứu/ Giải pháp/ Sáng chế được đề cử có thể thuộc bất kỳ chuyên ngành nào của khoa học, kỹ thuật hoặc công nghệ, bao gồm cả các phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực.

Để biết thêm thông tin về Giải thưởng:

Hạnh Vân

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Giải thưởng chính của VinFuture (trị giá 3 triệu USD) đã được trao cho 5 nhà khoa học: Giáo sư Sir Tim Berners-Lee, Tiến sĩ Vinton Cerf, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire, Tiến sĩ Robert Kahn và Giáo sư Sir David Payne vì những nghiên cứu đột phá về công nghệ mạng toàn cầu.

Nam Bộ có thể hứng triều cường đúng dịp Tết

Đỉnh triều cường có thể xuất hiện vào mùng 2-3 Tết Nguyên đán Quý Mão, gây ngập úng một số khu vực trũng thấp ở Nam Bộ.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời gian từ nửa cuối tháng 1 đến tháng 3cm, khu vực ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 5 đợt triều cường.

Đợt 1 từ 21-26/1, đợt 2 từ 7-10/2, đợt 3 từ 19-24/2, đợt 4 từ 9-11/3 và đợt 5 từ 20-25/3.

Dự báo trong các đợt triều cường này, độ cao mực nước tại trạm hải văn Vũng Tàu sẽ ở mức trên 4,1m, nguy cơ ngập úng tại các khu vực trũng thấp, khu vực ven sông, ven biển.

Đáng lưu ý, đợt triều cường từ 21-26/1 trùng với thời kỳ nghỉ lễ Tết Quý Mão (từ 30 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch). Đỉnh triều dự báo xuất hiện vào 22-23/1, trùng với mùng 2, mùng 3 Tết.

Do tác động của triều cường gây ngập úng, việc du xuân của người dân một số khu vực có thể bị ảnh hưởng.

Ông Hưởng cũng chia sẻ thêm, ngoài việc chịu tác động của triều cường, các tỉnh Nam Bộ sẽ đón Tết trong thời tiết khá đẹp.

Những ngày nghỉ Tết, Nam Bộ se lạnh vào đêm và sáng sớm, ban ngày tạnh ráo, ấm áp. Nhiệt độ cao nhất ở Nam Bộ những ngày nghỉ Tết từ 30-33 độ, ít khả năng xảy ra nắng nóng.

Nguyễn Hoài – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nam Bộ có thể đón triều cường vào dịp Tết.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nam-bo-co-the-hung-trieu-cuong-dung-dip-tet-post1502233.tpo

Ngành đường sắt loay hoay bài toán thay thế đầu máy, toa xe ‘hết đát’

Nếu chỉ đóng mới hoàn toàn để thay thế toa xe hết niên hạn, các doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ phải chịu áp lực về vốn và chi phí tài chính.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) kiến nghị cấp có thẩm quyền tạm dừng việc thực hiện niên hạn đối với những đầu máy, toa xe hết niên hạn theo quy định của Luật Đường sắt.

Lý do được ngành đường sắt đưa ra bởi tại Nghị định 01/2022/NĐ-CP ngày 4/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, cho phép kéo dài lộ trình thực hiện niên hạn phương tiện giao thông đường sắt (đầu máy, toa xe) đến năm 2025.

Theo đó, các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31/12/2018 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2023. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2019 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2024.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2025 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2025. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2026 không được kéo dài thời gian hoạt động.

Đại diện VNR cho biết nếu chiểu theo quy định này, đến 2025, ngành đường sắt thiếu khoảng 60 đầu máy, hơn 500 toa xe. Để đầu tư số này, Tổng công ty tính toán sơ bộ cần đến khoảng 8.000 tỷ đồng và đó mới chỉ là thay thế đầu máy, toa xe hiện nay, tức sử dụng dầu diesel, chứ chưa tính đến đầu máy, toa xe sử dụng nhiên liệu xanh.

“Nếu chỉ đóng mới hoàn toàn để thay thế toa xe hết niên hạn, các doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ phải chịu áp lực về vốn và chi phí tài chính. Cứ như vậy, chỉ đầu tư một vài đoàn tàu nữa là doanh nghiệp cũng hết khả năng vay,” phía VNR thừa nhận.

Đặt vấn đề đối với những đầu máy quá niên hạn nhưng chất lượng vận hành vẫn tốt, đại diện VNR cho rằng niên hạn chỉ là một yếu tố và là thước đo về an toàn, xác định khả năng an toàn phương tiện thiết bị. Nhưng phương tiện còn có nhiều yếu tố khác như thời gian khai thác, hệ số sử dụng, tác động của ảnh hưởng khai thác để dẫn đến đủ điều kiện khai thác hay không? Nếu điều kiện khai thác không đảm bảo dù chưa đến niên hạn vẫn phải bỏ và ngược lại nếu quá niên hạn nhưng chứng minh được vẫn đảm bảo chạy an toàn thì đề xuất để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.

“Trong thời gian kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đường sắt 2017, Tổng công ty Đường sắt đã kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép tạm dừng việc thực hiện niên hạn đối với phương tiện giao thông đường sắt để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh,” phía VNR kiến nghị cho hay./.

Thống kê của VNR cho thấy, tại thời điểm 1/1/2022, toàn ngành đường sắt đang khai thác tổng cộng 258 đầu máy, 980 toa xe khách và 4.318 toa xe hàng.

Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2024 sẽ có 38 đầu máy, 74 toa xe khách, 391 toa xe hàng hết niên hạn; đến ngày 1/1/2025 có 18 đầu máy, 50 toa xe khách; đến ngày 1/1/2026 có 58 đầu máy, 44 toa xe khách và 1.081 toa xe hàng hết niên hạn.

Tính đến ngày 1/1/2025, số lượng đầu máy chỉ còn lại là 202 đầu máy, như vậy ngay đầu năm 2025 toàn ngành đường sắt đã thiếu 38 đầu máy phục vụ vận tải, các năm tiếp theo số lượng đầu máy thiếu sẽ tiếp tục tăng lên.

Việt Hùng (Vietnam+)

Theo VietnamPlus

Ảnh: Sửa chữa toa xe tại Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/nganh-duong-sat-loay-hoay-bai-toan-thay-the-dau-may-toa-xe-het-dat/840618.vnp

Nhiều tỉnh miền Bắc ô nhiễm không khí mức kịch khung

Sáng sớm nay, nhiều tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Nguyên… có chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao chưa từng thấy.

Sáng sớm nay (10/1), mây mù bao phủ toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng khiến nhiều tỉnh có chỉ số ô nhiễm không khí cao chưa từng có. Tại ứng dụng đo chất lượng không khí của PamAir, chỉ số AQI của nhiều địa phương đạt mức cảnh báo màu nâu (mức ô nhiễm cao nhất), cá biệt có những nơi chỉ số này cao ở mức kịch khung.

Hơn 80 trạm đo chất lượng không khí theo thời gian thực của Mạng lưới PamAir ghi nhận chất lượng không khí chủ yếu ở màu tím (rất xấu, có hại cho sức khỏe), nhiều điểm đo duy trì ở ngưỡng nâu (ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng nhất, nguy hiểm nhất).

Cụ thể vào lúc 8h15′, điểm có mức chỉ số AQI cao nhất là Bái Đính (Ninh Bình) lên đến 500. Đây là mức cao nhất trong thang đo chỉ số ô nhiễm không khí. Các khu vực khác có chỉ số cao tương tự gồm Gia Viễn (Ninh Bình) AQI 439, thành phố Nam Định AQI 356, thành phố Thái Nguyên AQI 428, Ba Vì (Hà Nội) AQI 361, Văn Lâm (Hưng Yên) AQI 498, Gia Lâm (Hà Nội) AQI 356, Mỹ Hào (Hưng Yên) có AQI 341, Nam Đàn (Nghệ An) AQI 379…

Tại Hà Nội, nhiều khu vực cảnh báo ô nhiễm không khí mức màu nâu – mức cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Một số khu vực có chỉ số AQI rất cao như Cầu Giấy AQI 433, phố Phạm Tuấn Tài 305, Trường mầm non thực hành Hoa Sen AQI 451, Thanh Xuân AQI 318, Hoàn Kiếm AQI 376. Cá biệt, khu đô thị Time City có chỉ số AQI kịch khung là 500.

Tại bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới sáng nay trên ứng dụng IQAir của Đại sứ quán Hoa Kỳ, Hà Nội đứng thứ 3 với chỉ số AQI trung bình là 193.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của đợt ô nhiễm này liên quan chặt chẽ đến yếu tố thời tiết. Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày lặng gió, rét, hanh. Đây là điều kiện khiến các chất ô nhiễm không thể phát tán mà tập trung ở khu vực gần mặt đất gây ô nhiễm nghiêm trọng.

TS Hoàng Dương Tùng, Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, sương mù quang hóa là sương mù xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ (ánh Mặt Trời) gây đảo nhiệt kết hợp với độ ẩm trong không khí cao, từ đó tích tụ ngưng kết các chất ô nhiễm sẵn có trong không khí ở tầng cao, tạo hiện tượng mù quang hóa, đặc biệt trong khu vực nội thành. Hiện tượng này có hại cho sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các đô thị còn xuất phát từ các nguồn thải giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh khác. Ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi. Trong đó, bụi mịn PM2.5 được coi là “tử thần” trong không khí khí có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến ngày 15/1 sẽ có đợt không khí lạnh mạnh bổ sung xuống, đến lúc này chất lượng không khí mới được cải thiện. Từ nay đến cuối tuần, nhiều tỉnh miền Bắc duy trì tình trạng không khí ô nhiễm do bụi bẩn không phát tán được.

Người dân khi tham gia giao thông và các hoạt động thể thao ngoài trời cần đeo khẩu trang, kính che toàn bộ mắt và che chắn khi tiếp xúc trực tiếp với sương mù ô nhiễm.

Khi lưu thông trên đường cao tốc, người sử dụng phương tiện nên hạn chế tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù để đảm bảo an toàn giao thông. Người dân cần nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, tăng cường vệ sinh nhà cửa, hệ thống chiếu sáng, hạn chế phơi thực phẩm, áo quần, hạn chế sử dụng nước mưa…

Tô Hội – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Sương mù bao phủ nhiều tỉnh miền Bắc khiến không khí ô nhiễm nghiêm trọng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/nhieu-tinh-mien-bac-o-nhiem-khong-khi-muc-kich-khung-169230110090733732.htm