• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 183

Thời tiết Tết Nguyên đán ra sao?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra bản tin cập nhật dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2023 tại tất cả các khu vực trên cả nước.

Cập nhật mới nhất về dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2023 tại các khu vực trên cả nước.

Khu vực Bắc Bộ:

Từ ngày 19 đến 21/1 ít mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều hửng nắng; riêng đêm 20/1 đến sáng sớm 21/1 phía Đông Bắc Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Ngày và đêm 19/1 trời rét, riêng vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ cao nhất từ 18-22, có nơi trên 22 độ. Thấp nhất từ 10-13 độ, vùng núi từ 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ.

Thời tiết khu vực Bắc Bộ dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: BNEWS

Thời tiết khu vực Bắc Bộ dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: BNEWS

Thời tiết khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế: từ ngày 19-21/1 có mưa vài nơi, riêng phía Nam có mưa, mưa rào rải rác, trời rét. Nhiệt độ cao nhất từ 19-22 độ, thấp nhất từ 15-18 độ.

Thời tiết khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi: từ ngày 19-22/1 phổ biến ít mưa, riêng ngày 21/1 có mưa, mưa rào rải rác, trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất từ 22-25 độ.

Thời tiết từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Ảnh: BNEWS

Thời tiết từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Ảnh: BNEWS

Thời tiết khu vực Tây Nguyên: từ ngày 19-26/1 ít mưa, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ; thấp nhất từ 17-20 độ.

Thời tiết khu vực Nam Bộ: từ ngày 19-26 ít mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất từ 31-34 độ; thấp nhất từ 22-25 độ.

Thời tiết khu vực Tây Nguyên. Ảnh: BNEWS

Thời tiết khu vực Tây Nguyên. Ảnh: BNEWS

Khánh An (tổng hợp)/Bnews

Theo Bnews

Ảnh: Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán: Bắc Bộ trời rét. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/thoi-tiet-tet-nguyen-dan-ra-sao/277493.html

Các dự án kè chống sạt lở ở Phú Yên: Cấp bách trên giấy, bê bết trên thực địa

Trước tình trạng sạt lở bờ sông và ven biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Phú Yên đã và đang đầu tư nhiều dự án kè biển, kè sông. Tuy nhiên, đa phần các dự án này bê bết tiến độ vì lý do ‘muôn thuở’ là giải phóng mặt bằng.

Báo động tình trạng sạt lở

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, tính đến tháng 12/2022, tỉnh này có đến 44 địa điểm bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài gần 90 km.

Trong đó, trên sông Ba, Kỳ Lộ, Bàn Thạch, sạt lở bờ sông diễn ra phức tạp với 17 điểm, tổng chiều dài hơn 65 km.

Sạt lở bờ biển cũng trong tình trạng đáng báo động khi có đến 19 điểm, khu vực với tổng chiều dài hơn 20 km.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên thông tin, trong tháng 10/2022, trên địa bàn tỉnh có mưa to, lũ, ngập lụt, đã gây thiệt hại cho các công trình kè, kênh mương bị sạt lở, bồi lấp, trôi, hư hỏng với khối lượng 12.618 m3 đất, đá, bê tông các loại; diện tích bị mất, bong xô 50 m2; tổng thiệt hại 500 triệu đồng. Bờ biển, bờ sông, suối bị sạt lở với chiều dài sạt lở là 1.180 m; diện tích bị mất, cuốn trôi 6.740 m2; tổng thiệt hại hơn 1,22 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2021-2015, tỉnh Phú Yên đã đề xuất Trung ương hỗ trợ đầu tư 40 dự án cấp bách xây dựng kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài gần 89 km, tổng mức đầu tư khoảng 4.480 tỷ đồng.

Cụ thể, tại huyện Tuy An, triều cường xâm lấn nhà dân, sóng biển làm sập tường rào, công trình phụ với chiều dài khoảng 120 m của thôn Giai Sơn (xã An Mỹ); thôn Mỹ Quang Bắc (xã An Chấn) thiên tai gây hư hỏng bờ biển với chiều dài sạt lở 483 m; thôn Mỹ Quang Nam (xã An Chấn) triều cường xâm thực, uy hiếp nhà dân khoảng 46 hộ, với chiều dài khoảng 500 m.

Tương tự, tại TP. Tuy Hòa, sóng biển lớn làm sạt lở hoàn toàn bờ hữu sông Ba (đoạn từ cầu Hùng Vương đến cầu Đà Rằng) với chiều dài khoảng 70 m. Nước lũ sông Ba chảy siết làm sạt lở kè bờ hữu sông Ba, đoạn từ cầu Hùng Vương đến cửa Đà Diễn với tổng chiều dài 103,5 m.

Tại thị xã Đông Hòa cũng xảy ra sạt lở mái taluy bờ phía Bắc của Khu tái định cư thôn Hảo Sơn Nam, nguyên nhân do lũ lụt từ suối Đập Hàn chảy siết gây hư hỏng với chiều dài 30 m.

Để khắc phục, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Trung ương hỗ trợ 145 tỷ đồng đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu kè biển, kè sông tại các địa phương trên.

Đến tháng 12/2022, tỉnh Phú Yên tuy không có công trình kè nào bị hư hại, nhưng mưa lớn, lũ, ngập lụt diễn ra chưa đầy 1 tuần đã khiến bờ biển, bờ sông, suối sạt lở với chiều dài 410 m; khối lượng đất sạt lở, bồi lấp 1.730 m3; tổng thiệt hại hơn 214

triệu đồng.

Cũng thời gian này, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII, cử tri huyện Sông Hinh phản ánh, thời gian gần đây, bờ sông Ba qua các xã Đức Bình Đông, Đức Bình Tây và Sơn Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đề nghị xây kè bảo vệ.

UBND tỉnh Phú Yên ghi nhận đề nghị này và cho biết, chiều dài sạt lở có mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng đến người dân qua 3 xã là gần 18 km. Với tổng vốn đầu tư xây dựng kè ở một số vị trí trọng yếu phải cần khoảng 410 tỷ đồng, nhưng nguồn ngân sách địa phương hạn chế, nên tỉnh kiến nghị Trung ương phân bổ kinh phí để đầu tư trong thời gian tới.

Cấp bách nhưng triển khai “rùa bò”

Thời gian qua, UBND tỉnh Phú Yên đã thực hiện nhiều dự án kè biển, kè sông với kỳ vọng công trình hoàn thành sẽ phát huy hiệu quả đầu tư, khắc phục được tình trạng nêu trên. Đồng thời, dự án sẽ giúp người dân an tâm sinh sống, bám biển, tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch; thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Ông Đặng Khoa Đãm, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên cho hay, đơn vị đang được giao làm nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án đầu tư công về kè biển, kè sông.

Theo đó, hiện Ban Quản lý đang làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện 54 dự án, tổ chức lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng 16 dự án; đã tổ chức hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 10 dự án; đang triển khai thi công xây dựng 28 dự án.

Về tiến độ cụ thể của các dự án này, ông Đãm cho biết, dù số lượng công trình tương đối nhiều, nhưng về tổng thể, tình hình thực hiện các dự án đã cơ bản đảm bảo tiến độ.

Tuy nhiên, ông Đãm thừa nhận: “Quá trình thực hiện các dự án gặp không ít khó khăn, vướng mắc như giải phóng mặt bằng, kế hoạch vốn được giao, nguồn vật liệu đất, cát phục vụ dự án, giá cả vật tư tăng cao, thời tiết thay đổi do biến đổi khí hậu… Những điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các công trình, gây khó khăn cho thực hiện dự án theo kế hoạch đề ra”.

Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên cho rằng, thời gian qua, mặc dù địa phương đã có nhiều cố gắng, nhưng giải phóng mặt bằng vẫn là khâu kém, chưa kịp thời bàn giao mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án, dẫn đến có nhiều dự án kéo dài, dậm chân tại chỗ trong nhiều năm.

“Khó khăn lớn trong công tác giải phóng mặt bằng là do việc quản lý đất đai trong thời gian trước đây chưa chặt chẽ, dẫn đến việc quy chủ, xác định nguồn gốc đất rất khó khăn. Công tác xác định giá đất, giá cây trồng, thủ tục qua nhiều bước nên kéo dài thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng”, ông Đãm lý giải thêm.

Chỉ trong 2 ngày, 20 và 28/12/2022, ông Lê Tấn Hổ đã phải ký 6 quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện các dự án liên quan đến kè biển, kè sông. Nội dung các quyết định này điều chỉnh thời gian kết thúc dự án sang năm 2023, thay vì trong năm 2022 như ghi tại quyết định chủ trương đầu tư.

Đáng lưu ý, có đến 5 dự án bị chậm tiến độ đều có nguyên nhân liên quan đến vướng mặt bằng, riêng TP. Tuy Hòa chiếm tới 3 dự án.

Tại TP. Tuy Hòa, các dự án được điều chỉnh gồm Dự án Kè chống sạt lở, bồi lấp cửa biển Đà Diễn (phê duyệt ngày 26/10/2018) có tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, tổng chiều dài 2,087 km; Dự án Cấp bách kè biển Xóm Rớ và khu vực sạt lở xã An Phú (12/5/2021) có tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, tổng chiều dài gồm nâng cấp, xây dựng mới là 1,062 km; Dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn từ cầu Đà Rằng mới đến cầu Đà Rằng cũ, có tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó hệ thống kè dài 2,248 km.

Ngoài ra, Dự án Kè biển Xuân Hải (xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu) được phê duyệt ngày 26/11/2009; Dự án Kè chống xói lở bờ sông Ba, đoạn qua thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa được phê duyệt ngày 3/9/2020 (dài 3,3 km).

Riêng tại huyện Tuy An, Dự án Kè chống xói lở bờ biển khu vực xã An Hòa Hải (được phê duyệt ngày 30/12/2020) mặc dù không vướng mặt bằng, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, khu vực dự án thường xuyên chịu tác động của triều cường kết hợp sóng lớn. Cuối cùng, dự án này cũng phải dời thời gian hoàn thành sang năm 2023.

Tích cực đẩy nhanh tiến độ

Để đảm bảo tiến độ, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên cho biết, sẽ tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao cho các đơn vị thi công.

Bên cạnh đó, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị thi công để đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch đề ra; tổ chức đánh giá tiến độ thực hiện hàng tuần, tháng, quý để kịp thời có giải pháp xử lý; tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đảm bảo hoàn thành theo kế hoạch.

Đối với nhà thầu, nếu không đủ năng lực, không đáp ứng tiến độ, chủ đầu tư (Ban Quản lý) sẽ điều chỉnh khối lượng thực hiện giữa các nhà thầu, nhà thầu thực hiện tốt đảm nhận công việc của nhà thầu thực hiện chưa tốt; bổ sung nhà thầu phụ có năng lực tốt để thực hiện.

“Trường hợp cần thiết, Ban Quản lý sẽ tiến hành xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu; đồng thời kiến nghị hoặc cấm tham gia thực hiện các gói thầu khác theo thẩm quyền”, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên nhấn mạnh.

Trước tình trạng lũ trên sông Ba gây ra ngập lụt và xói lở hai bên bờ sông, làm mất nhà cửa và ruộng vườn của người dân, đặc biệt là đoạn qua khu vực thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) đang chịu ảnh hưởng nặng nề, HĐND tỉnh Phú Yên đã có chủ trương đầu tư Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Ba khu vực thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa), khu vực thôn Phú Sen (huyện Phú Hòa) và khu vực phường 6 (TP. Tuy Hòa).

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 700 tỷ đồng. Do kinh phí Trung ương chỉ bố trí 180 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn ngân sách tỉnh gặp khó khăn không đủ để bố trí đầu tư cho cả 3 đoạn kè, nên trước mắt, tỉnh Phú Yên đầu tư đoạn kè chống xói lở bờ sông Ba tại khu vực thị trấn Củng Sơn, với chiều dài 3,125 km, vốn đầu tư là 245 tỷ đồng.

Tính đến ngày 6/1/2023, Dự án chỉ mới dừng ở phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, sau khi đã có Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và Báo cáo đánh giá tác động môi trường vào cuối tháng 12/2022.

Tương tự, Dự án Xây dựng một số đoạn kè chống xói lở bờ hữu sông Bàn Thạch kết hợp với đường giao thông, đoạn từ cầu Bàn Thạch đi cầu Bến Lớn (thị xã Đông Hòa) có chiều dài 2 km; tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Dự án có chủ trương đầu tư từ ngày 11/8/2021, song đến ngày 10/11/2022 chỉ mới dừng lại ở việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (đợt 1).

Trong khi chờ các dự án đang thi công hoàn thành cũng như các dự án mới được phê duyệt triển khai, thì đầu tháng 1/2023, triều cường tiếp tục xâm thực, uy hiếp đến 2 khu dân cư tại huyện Tuy An. Trong đó, thôn Mỹ Quang Nam (xã An Chấn) có 10 hộ dân bị ảnh hưởng nặng nhất.

Giấc ngủ của nhiều người dân nơi đây lại “chập chờn” theo con sóng vỗ. 300 bao cát đắp tạm không đủ sức chống chọi với sự giận dữ của biển cả, thậm chí qua một đêm, mọi thứ có thể bị cuốn ra biển. Một cái Tết đang đến gần, trong khi nỗi lo âu vẫn thường trực.

Nguyễn Toàn – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Triều cường gây sạt lở sát mép tường nhà dân tại thôn Mỹ Quang Nam (xã An Chấn, huyện Tuy An) vào đầu tháng 1/2023.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/cac-du-an-ke-chong-sat-lo-o-phu-yen-cap-bach-tren-giay-be-bet-tren-thuc-dia-d182282.html

Phát hiện nhiều thiếu sót, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai và xây dựng cơ bản tại Hà Nam

Ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam (giai đoạn 2012-2018).

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót và vi phạm khác nhau tại các lĩnh vực nêu trên. Trong đó, công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn những tồn tại, hạn chế, vi phạm, khuyết điểm, có những vi phạm chưa được kiểm tra, xử lý kịp thời, dứt điểm. Như việc ban hành, hướng dẫn định mức dự toán một số hạng mục công việc làm cơ sở cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thực hiện còn chưa thống nhất, chưa phù hợp điều kiện thực tế tại một số dự án.

Việc tổ chức, thực hiện một số nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, của tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị chức năng tỉnh Hà Nam còn chậm.

Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, chất lượng chưa cao, Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với một số loại đất không đạt chỉ tiêu đề ra. Việc phê duyệt quy hoạch một số ngành, như giao thông, thủy lợi, quy hoạch vùng huyện còn chậm, chưa bảo đảm theo kế hoạch của tỉnh.

Qua báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và kiểm tra một số dự án cho thấy, có 35 dự án đầu tư đã được địa phương thu hồi đất để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh, với tổng diện tích 97,1ha, các dự án này có quy mô diện tích nhỏ nhưng các dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất… Đến thời điểm thanh tra, có 20 dự án chậm tiến độ.

Thanh tra Chính phủ cho biết, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh về cơ bản đạt mục tiêu đề ra; nhưng qua kiểm tra cho thấy: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại một số dự án khu đô thị, nhà ở còn đạt tỷ lệ thấp.

Trong đó, còn có vướng mắc tại một số dự án khu đô thị khu nhà ở, nguyên nhân là do tại các quyết định của tỉnh phê duyệt, chủ trương đầu tư dự án, mục tiêu dự án có nêu khu đô thị có hệ thống công trình đồng bộ, phù hợp các chỉ tiêu về kỹ thuật và kiến trúc của đô thị mới nhưng cũng tại các quyết định này lại chỉ phê duyệt đầu tư hạ tầng kỹ thuật, không có hạng mục hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác.

Tại Thông báo kết luận thanh tra, Thanh tra chính phủ cũng chỉ ra một số sai phạm tại các dự án khu đô thị khác nhau tại tỉnh Hà Nam.

Về công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ cho biết, một số dự án được phê duyệt chưa bảo đảm yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, chưa bảo đảm tính kinh tế-kỹ thuật, chưa phù hợp quy hoạch ngành; chất lượng khảo sát, lập dự án còn thấp, dẫn đến một số dự án phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần, là một trong những nguyên nhân chậm tiến độ, tăng chi phí đầu tư, chưa xác định nguồn vốn và cân đối nguồn vốn, dẫn đến phải điều chỉnh cắt giảm quy mô, tạm dừng thực hiện, công trình dở dang khiến hiệu quả đầu tư thấp, gây phân tán, lãng phí nguồn lực đầu tư, tăng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ những tồn tại, thiếu sót, vi phạm tại 8 dự án đầu tư xây dựng khác nhau của tỉnh.

Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam thực hiện các nhiệm vụ sau:

Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý đối với những tồn tại, vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản đã được nêu tại Kết luận thanh tra.

Rà soát, xử lý theo quy định đối với các dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở và các dự án BT không đúng quy định; các dự án đã đầu tư xây dựng nhưng chưa được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các dự án có vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng và các vi phạm khác về quản lý, sử dụng đất đai đã được nêu tại kết luận thanh tra…

Rà soát việc xác định quyền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án có vi phạm được nêu tại kết luận thanh tra, nhất là đối với các dự án được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc không đấu giá quyền sử dụng đất, bảo đảm tính đúng, thu đủ theo quy định, không để thất thoát ngân sách nhà nước

Về xử lý kinh tế, Thanh tra chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam thực hiện rà soát, thu hồi về ngân sách nhà nước và giảm trừ thanh quyết toán đối với một số dự án khác nhau.

Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân liên quan các vi phạm, khuyết điểm nêu tại Kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ chuyển vụ việc liên quan Dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ để bán, cho thuê Mường Thanh đến Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Về xử lý trách nhiệm, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh qua các thời kỳ; chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan những tồn tại, vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã được nêu tại kết luận thanh tra

Căn cứ vào kết quả kiểm điểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những tập thể, đơn vị, cá nhân có những vi phạm, khuyết điểm nêu tại Kết luận thanh tra, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Song Linh – Báo Nhân Dân

Theo Nhân Dân

Ảnh: Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nhandan.vn/phat-hien-nhieu-thieu-sot-vi-pham-trong-quan-ly-su-dung-dat-dai-va-xay-dung-co-ban-tai-ha-nam-post735615.html

Thủ tướng nghi vấn có tiêu cực trong cấp slot bay, Bộ GTVT thanh tra gấp

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quản lý chặt chẽ công tác điều phối giờ cất hạ cánh (slot bay).

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời phát hiện, khắc phục, kiến nghị khắc phục những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác điều phối slot; thực hiện công tác điều phối slot chặt chẽ theo đúng quy định pháp luật.

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không cũng phải rà soát, kịp thời phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục, kiến nghị khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều phối slot (nếu có); nghiên cứu đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác điều phối slot nhằm đảm bảo công khai, minh bạch.

“Slot ở các sân bay hiện nay có tiêu cực. Tôi nói thẳng, tranh nhau slot, tại sao có anh tập trung vào giờ tốt, tại sao có anh không được, tại sao chỉ ưu tiên một số hãng, có hãng không được ưu tiên”, Thủ tướng nêu vấn đề.

Bộ GTVT chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, công tác điều phối và thực hiện slot; chấn chỉnh kịp thời tình trạng chậm hủy, chuyến, thực hiện không đúng slot và xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo thẩm quyền (nếu có); đặc biệt trong các dịp cao điểm Tết Nguyên đán và giai đoạn cao điểm Hè, tránh tình trạng ùn ứ hành khách tại các cảng hàng không, sân bay.

Hội đồng Slot thuộc Cục Hàng không Việt Nam phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của thành viên Hội đồng slot trong xem xét, có ý kiến về đối với các nội dung thuộc thẩm quyền nhằm đảm bảo tham mưu, giúp việc cho Cục Hàng không Việt Nam điều phối slot công khai, minh bạch.

Để tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điều phối slot; trong đó có việc kiểm tra thường xuyên, Bộ GTVT giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sớm tổ chức đoàn kiểm tra việc điều phối slot tại Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan có liên quan; báo cáo Bộ GTVT kết quả thực hiện.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 của Bộ GTVT vào chiều 13/1, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT phòng, tránh tiêu cực trong điều hành vận tải, trong đó có lĩnh vực hàng không.

Slot bay (suất bay) là khung thời gian cất hạ cánh cố định tại một sân bay mà nhà chức trách cấp cho một hãng hàng không. Tại các sân bay có tần suất hoạt động cao như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, số lượng slot bay vào khung giờ đẹp chỉ có hạn và luôn là mục tiêu cạnh tranh gay gắt giữa các hãng bay.

Slot bay có 2 đặc tính là “tính lịch sử” và cơ chế thu hồi. Một hãng hàng không đã duy trì slot bay đều đặn đến một sân bay trong nhiều năm thì được tiếp tục duy trì tần suất đó trong những năm sau (slot lịch sử). Bên cạnh đó, hãng bay không sử dụng hết lượng slot được cấp thì số slot đó bị coi là dư thừa và bị thu phồi để tái phân phối cho hãng bay khác.

Thái Bình/TCDN

Theo Tài chính Doanh nghiệp

Ảnh: Thủ tướng ‘nhắc’ cấp slot bay có tiêu cực, Bộ Giao thông thanh tra gấp. (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/thu-tuong-nghi-van-co-tieu-cuc-trong-cap-slot-bay-bo-gtvt-thanh-tra-gap-d36138.html

Hàng loạt vi phạm ở dự án Khu du lịch Tam Chúc

Dự án Khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2015, nhưng đến thời điểm thanh tra, UBND tỉnh Hà Nam chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng để xác định cơ cấu sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính

Theo thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam (giai đoạn 2012 – 2018), bên cạnh việc chuyển hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh sang Bộ Công an, cơ quan thanh tra đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tại dự án Khu du lịch Tam Chúc (huyện Kim Bảng).

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam, dự án Khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2015. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, UBND tỉnh Hà Nam chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng để xác định cơ cấu sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013. UBND tỉnh Hà Nam đã giao một phần diện tích cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

TTCP kết luận trách nhiệm để xảy ra vi phạm nêu trên thuộc UBND tỉnh Hà Nam, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và chủ đầu tư dự án.

Cũng theo kết luận của cơ quan thanh tra, tại dự án hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc, kết luận thanh tra khẳng định chưa có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018.

Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc (khi điều chỉnh năm 2012) không có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nguồn và mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Dự án có 3 tuyến đường thuộc giai đoạn I phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công không phù hợp với thiết kế cơ sở được duyệt, vi phạm Luật Xây dựng.

TTCP kết luận số tiền chi phí xây dựng trong dự toán phê duyệt không đúng, phải giảm trừ (tạm tính) đối với Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc số tiền 446,7 tỉ đồng.

Chùa Tam Chúc thời điểm đang xây dựng. Ảnh: Minh Chiến

Chùa Tam Chúc thời điểm đang xây dựng. Ảnh: Minh Chiến

Từ kết quả thanh tra nêu trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu cơ quan chức năng phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của Khu du lịch Tam Chúc theo Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Tam Chúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018. Rà soát thiết kế các hạng mục công trình của dự án, đảm bảo theo đúng quy định.

Theo cơ quan thanh tra, đối với hạng mục chỉnh trang lòng hồ Tam Chúc phải thực hiện rà soát, thanh toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật phần đã thực hiện; đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa đối với phần chưa thực hiện (không thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước).

TTCP yêu cầu tỉnh Hà Nam chỉ đạo cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan, chủ đầu tư rà soát chi phí các hạng mục công trình thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa và các chi phí các hạng mục công trình thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách, trong đó có dự án hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc.

Tại thông báo kết luận, TTCP đã nêu rõ về xử lý kinh tế, qua đó yêu cầu tỉnh Hà Nam rà soát, giảm trừ thanh, quyết toán số tiền 56,4 tỉ đồng của dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc. Rà soát, giảm trừ dự toán chi phí xây dựng số tiền trên 446,7 tỷ đồng của Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc.

Cơ quan thanh tra kiến nghị UBND tỉnh Hà Nam tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân thuộc UBND tỉnh qua các thời kỳ để xảy ra các tồn tại, hạn chế, vi phạm như kết luận đã nêu. Đồng thời, TTCP đã chuyển kết luận thanh tra này đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.

Khu du lịch Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) có diện tích gần 5.100 ha, trong đó có gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên, cùng nhiều thung lũng. Nằm ở vị trí có núi đá bao quanh, hồ nước gần 1.000 ha được nhiều du khách ví như “vịnh Hạ Long trên cạn”.

Chùa Tam Chúc là kiến trúc quan trọng của dự án này, có 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi. Ngôi chùa này còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều báu vật trên thế giới.

Diện tích mặt nước là điểm nhấn ấn tượng của dự án Khu du lịch Tam Chúc, chủ đầu tư là Công ty Xây dựng Xuân Trường đã xây dựng bến thuyền để phục vụ khách tham quan, đi lễ chùa, chiêm bái. Trong vài năm trở lại đây, chùa Tam Chúc là điểm đến quen thuộc của du khách.

Minh Chiến – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Quần thể khu du lịch Tam Chúc ở Hà Nam

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/hang-loat-vi-pham-o-du-an-khu-du-lich-tam-chuc-20230119223220529.htm

Tết ấm cho công nhân vệ sinh môi trường TP.HCM

Ngày 18/1/2023, đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (CITENCO) do ông Huỳnh Minh Nhựt, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty dẫn đoàn đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết cán bộ, nhân viên, người lao động tại Chi nhánh Dịch vụ môi trường.

Với phương châm “thu dọn hết rác, đường phố sạch mới về nhà ăn Tết cùng gia đình”, trong đợt cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão, công ty huy động nhân lực, phương tiện, duy trì vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển hết rác thải phát sinh trong ngày; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện kịp thời tham gia các nhiệm vụ đột xuất; tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm công cộng, các tuyến phố chính, các điểm tổ chức văn hoá văn nghệ, khu vực chợ hoa…

Theo ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, hiện nay cuộc sống của công nhân vệ sinh còn nhiều khó khăn đặc biệt là nữ công nhân. Mặc dù vậy các chị em vẫn nỗ lực vượt khó và tham gia lao động tốt, chăm lo cho gia đình, con cái. Bên cạnh đó, nữ công nhân cũng đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của TP HCM. Cty Citenco muốn góp sức hỗ trợ phần nào nhằm giúp các chị em công nhân vệ sinh môi trường đô thị có thêm những phần quà Tết để cùng vui vầy, sum họp bên gia đình.

CÔNG TY THĂM, TẶNG QUÀ VÀ CHÚC TẾT CN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 2023

Ông Huỳnh Minh Nhựt cũng đã gửi lời cám ơn đến lãnh đạo thành phố, các hiệp hội, doanh nghiệp đã đồng hành, chung tay hỗ trợ để công nhân vệ sinh môi trường đô thị có một mùa Xuân vui tươi, ấm áp. “Hàng năm, Cty Citenco đều cùng các hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà đến chị em công nhân tham gia công việc làm sạch đường phố, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải khu dân cư. Qua đó truyền thông để cộng đồng hiểu và quan tâm hơn đến công việc thầm lặng mà cao cả của công nhân môi trường đô thị.” , ông Nhựt chia sẻ.

CÔNG TY THĂM, TẶNG QUÀ VÀ CHÚC TẾT CN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 2023

Ông Nguyễn Hữu Lộc, Giám đốc Chi nhánh Dịch vụ môi trường báo cáo tình hình phục vụ đợt cao điểm Xuân Quý Mão 2023 và chúc Tết lãnh đạo công ty

CÔNG TY THĂM, TẶNG QUÀ VÀ CHÚC TẾT CN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 2023

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty và ông Đặng Ngọc Đồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty tặng quà Tết cho cán bộ, nhân viên và người lao động CN Dịch vụ môi trường

CÔNG TY THĂM, TẶNG QUÀ VÀ CHÚC TẾT CN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 2023

Chị Lê Thị Thanh Thuỳ, Bí thư đoàn Thanh niên Công ty tặng quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Chi nhánh Dịch vụ môi trường thụ hưởng từ Chương trình “Ấm áp mùa xuân 2023”

Vinh Diễm

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng tác động tới môi trường như thế nào?

Tài nguyên năng lượng mà con người đang sử dụng bao gồm than đá, dầu và khí đốt, thuỷ năng, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt… Việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng này đều có tác động tới môi trường.

Than đá: Là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại:

– Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò.

– Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng.

– Đốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 – 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại.

tm-img-alt
50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển

 

Dầu và khí đốt: Trong tình trạng hiện nay việc khai thác, sử dụng dầu khí và khí đốt đang tạo ra các vấn đề môi trường như:

– Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển).

– Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả kim loại phóng xạ.

– Đốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than.

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng có tác động như thế nào tới môi trường
Việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động đến môi trường

Thuỷ năng: Thuỷ năng được gọi là năng lượng sạch với tổng trữ lượng thế giới 2.214.000 MW, riêng Việt Nam 30.970 MW chiếm 1,4% tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động môi trường như động đất kích thích, thay đổi khí hậu thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân huỷ chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thuỷ văn hạ lưu, tăng độ mặn nước sông, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường.

tm-img-alt
Ứng cứu sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) sau thảm họa kép động đất, sóng thần. Ảnh: AFP

 

Năng lượng hạt nhân: là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân huỷ hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Theo tính toán năng lượng giải phóng ra từ 1g U235 tương đương với năng lượng do đốt 1 tấn than đá. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các loại khí nhà kính như CO2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn về môi trường do chất thải phóng xạ, khí, rắn, lỏng và các sự cố nhà máy. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Checnobưn Liên Xô là một ví dụ điển hình.

Các nguồn năng lượng khác:

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng có tác động như thế nào tới môi trường
Quá trình sản xuất các thiết bị khai thác năng lượng mặt trời có thể gây hại cho môi trường

– Gió, bức xạ mặt trời, thuỷ năng được xếp vào loại năng lượng sạch có công suất bé và thích hợp cho một số khu vực có trữ lượng phong phú và xa các nguồn năng lượng truyền thống khác như các hải đảo. Mặc dù năng lượng mặt trời tạo ra năng lượng sạch, tái tạo và bền vững, nhưng quá trình sản xuất các thiết bị có thể gây hại cho môi trường và kèm theo phát thải các-bon và khí nhà kính, đốt nhiên liệu hóa thạch, chất thải nhựa và sử dụng các vật liệu độc hại. Một số bình lưu trữ năng lượng nhiệt mặt trời sử dụng chất lỏng nguy hiểm. Các tháp điện mặt trời, hoạt động trên nguyên tắc tập trung ánh sáng mặt trời, đã cho thấy có nguy cơ gây hại cho các loài chim, tương tự như các tuabin gió.

– Gỗ, củi thích hợp cho sử dụng quy mô nhỏ, và nền kinh tế công nghiệp kém phát triển. Việc khai thác gỗ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và các loài động vật, chưa kể việc đốt cháy chúng gây ra các khí độc hại, gây ô nhiễm không khí.

– Địa nhiệt thích hợp với các vùng có núi lửa và hoạt động địa chất mạnh như Italia, Ailen, Kamchatka (Nga). Vì nguồn địa nhiệt thường tập trung ở các vị trí tiếp giáp của các mảng kiến tạo địa chất nên việc khai thác tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất.

Tham khảo: 200 câu hỏi/đáp về môi trường

Lâm Hà

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng

Để Tết an toàn, trọn vẹn!

Để có một cái Tết an toàn, trọn niềm vui, việc tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự và nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ là những nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm ngay trong thời điểm này.

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, chắc chắn ai trong mỗi chúng ta di chuyển nhiều hơn từ về quê với gia đình, đi mua sắm tết, thăm thú bạn bè, ngao du ngắm cảnh… Nhịp sống càng hối hả, lượng người đổ ra đường càng nhiều hơn. Vì thế, tình hình trật tự an toàn giao thông cũng trở nên phức tạp hơn và kéo theo đó là những trăn trở, lo ngại về nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) gia tăng.

Thực tế cho thấy rằng, cứ sau mỗi kỳ nghỉ lễ, nhất là Tết Nguyên đán, con số thống kê về số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương do TNGT mà ngành chức năng đưa ra luôn khiến nhiều người phải giật mình, xót xa. Đơn cử như dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong 9 ngày nghỉ Tết (từ ngày 29/1-6/2/2022), toàn quốc xảy ra 216 vụ tai nạn giao thông làm 121 người chết, 138 người bị thương. Lực lượng cảnh sát giao thông, công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 25.723 trường hợp vi phạm.

Gần đây nhất, chỉ trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2023 (từ 31/12/2022 đến 2/1/2023), cả nước cũng đã xảy ra 83 vụ TNGT, làm chết 50 người, bị thương 51 người; tăng cả số vụ, số người chết và bị thương so với cùng kỳ năm 2022.

Trước đó, trong 5 ngày Tết Canh Tý 2020 xảy ra 138 vụ TNGT làm 102 người chết, 108 người bị thương; 7 ngày Tết Tân Sửu 2021 xảy ra 182 vụ TNGT làm 109 người chết và 123 người bị thương…

Điều đáng nói là những con số thống kê này cũng chưa phản ánh hết về thực trạng an toàn giao thông. Bởi, đây mới chỉ là những vụ TNGT nghiêm trọng, còn những vụ tai nạn nhẹ hay va quệt chưa được tính đến.

Mẫu số chung của hầu hết các vụ TNGT này vẫn là ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông chưa tốt. Đó là tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, đi ngược chiều, không quan sát, không chấp hành quy định về tốc độ…

Đặc biệt, tình trạng sử dụng rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông luôn diễn ra phức tạp, nan giải. Đây là vấn đề đáng lo ngại, có thể dẫn đến những vụ TNGT nghiêm trọng. Bởi theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, bia rượu là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng TNGT ở Việt Nam. Ước tính có khoảng 40% số vụ tai nạn và 11% số người chết do TNGT có liên quan đến việc sử dụng bia rượu. Bình quân mỗi ngày cả nước có khoảng 700 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông bị cơ quan chức năng xử lý. Đáng nói là số liệu này đang có xu hướng gia tăng, nhất là vào thời điểm giáp Tết và kể cả dịp lễ hội đầu xuân cũng rất có nguy cơ.

Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra hẳn ai cũng có thể thấy rõ, đó là những thiệt hại không gì bù đắp được về sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân. Nhiều gia đình đã không có được một cái Tết đoàn viên trọn vẹn khi mãi mãi mất đi người thân hay phải nhập viện điều trị vì TNGT. Nhiều người phải mang theo thương tật suốt đời, không còn khả năng lao động cũng do TNGT. Nhiều gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn vì chi phí chữa trị cho nạn nhân giao thông tốn kém, rồi không còn người lao động… Những nỗi đau, gánh nặng đó không chỉ của riêng các gia đình mà là của toàn xã hội.

Đáng nói, những cảnh báo về an toàn giao thông liên tục được ngành chức năng từ cấp cao nhất như Thủ tướng Chính phủ cho tới lãnh đạo các địa phương, các bộ ngành liên quan đưa ra thường xuyên. Cụ thể như năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1174/CĐ-TTg ngày 19-12-2022 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các lễ hội xuân 2023. Trong công điện, Thủ tướng chỉ đạo các ngành, địa phương vận động người dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh hướng dẫn của lực lượng chức năng, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia giao thông. Chủ động tham gia giao thông an toàn và thực hiện “đã uống rượu, bia thì không lái xe”, không phóng nhanh, vượt ẩu, không chở quá số người quy định…

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; tăng cường phân luồng, điều tiết giao thông; kiểm tra, xử lý các vi phạm…

Như đã nói ở trên, bia rượu là một nguyên nhân quan trọng gây TNGT, bởi thế lâu nay các cơ quan chức năng, báo chí đã có khá nhiều thông điệp mang tính cảnh báo như “Đã uống rượu bia thì không lái xe”, “Phía trước tay lái là tính mạng”…, tuy nhiên với một số người dường như đây chỉ là những khẩu hiệu suông vì họ …chưa thấy sợ!

Chính vì vậy, để giữ gìn sự bình yên cho mọi gia đình và xã hội, bên cạnh việc đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong khi điều khiển phương tiện giao thông. Vì kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, phạt thật nặng, tới mức người bị phạt sợ không dám tái diễn hành vi vi phạm; người bên ngoài nhìn vào rút ra bài học cho chính mình là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn các hành vi vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là “nói không” với mọi trường hợp can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm nhằm giữ nghiêm kỷ cương phép nước.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Để giảm thiểu TNGT, ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng thì hơn hết mỗi người dân cần nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Từ đó, con đường về nhà, đi du xuân Quý Mão là con đường của những tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc, chứ không phải nơm nớp nỗi lo TNGT.

Nam Khánh – Báo ĐCSVN

Theo Đảng Cộng Sản VN

Ảnh: Những ngày giáp tết Nguyên đán, mật độ giao thông trên khắp trung tâm Hà Nội tăng cao.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/de-tet-an-toan-tron-ven-630175.html

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hạ cấp 2 Tổng cục

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16/1/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16/1/2023 của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, về nghệ thuật biểu diễn, Bộ có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ; quy định về tổ chức thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp.

Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật…

Về điện ảnh, Bộ có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành điện ảnh sau khi được phê duyệt; tổ chức liên hoan phim quốc gia và quốc tế tại Việt Nam; chấp thuận tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, những ngày phim, tuần phim nước ngoài tại Việt Nam và những ngày phim, tuần phim Việt Nam ở nước ngoài.

Quản lý việc lưu chiểu, lưu trữ phim và các tư liệu, hình ảnh động được sản xuất trong nước; lưu chiểu phim nước ngoài được phổ biến, phát hành tại Việt Nam; cấp, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực điện ảnh thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật…

Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, Bộ quản lý nhà nước về biểu tượng văn hóa quốc gia theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ.

Quản lý tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô toàn quốc hoặc khu vực; hướng dẫn tổ chức và trực tiếp tổ chức trưng bày, triển lãm tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh…

Về văn hóa dân tộc: Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, đề án, dự án về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện ngày hội, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc theo khu vực và toàn quốc; hướng dẫn hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam…

Về văn học: Xây dựng và hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt động văn học; hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các cuộc thi về văn học cấp quốc gia…

Về công tác gia đình: Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hóa…

Về thể dục, thể thao cho mọi người: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược và các chương trình quốc gia phát triển thể dục, thể thao sau khi được phê duyệt.

Tổ chức điều tra thể chất nhân dân; hướng dẫn, áp dụng và phát triển các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống ở trong và ngoài nước.

Quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia….

Cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 20 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:

1- Vụ Tổ chức cán bộ;

2- Vụ Kế hoạch, Tài chính;

3- Vụ Pháp chế;

4- Vụ Đào tạo;

5- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

6- Vụ Thư viện;

7- Vụ Văn hóa dân tộc;

8- Vụ Gia đình;

9- Văn phòng Bộ,

10- Thanh tra Bộ;

11- Cục Di sản văn hóa;

12- Cục Nghệ thuật biểu diễn;

13- Cục Điện ảnh;

14- Cục Bản quyền tác giả;

15- Cục Văn hóa cơ sở;

16- Cục Hợp tác quốc tế;

17- Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm;

18- Cục Thể dục thể thao;

19- Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam;

20- Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

21- Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam;

22- Báo Văn hóa;

23- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật;

24- Trung tâm Công nghệ thông tin;

25- Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch

Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao có con dấu hình Quốc huy.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.

Vụ Kế hoạch, Tài chính có 04 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 04 phòng.

Điều khoản chuyển tiếp

Vụ Thi đua, Khen thưởng tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ.

Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao.

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sắp xếp, tổ chức lại thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2023./.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Diệp Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Trụ sở Bộ VHTTDL. Ảnh TL

Chấm dứt dự án điện rác nghìn tỷ khởi công xong rồi… bỏ đó

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Greenity Hậu Giang về việc chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy điện rác Hậu Giang, sau hơn 2 năm khởi công.

Theo đó, UBND tỉnh Hậu Giang chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy điện rác Hậu Giang (đặt tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp) do Công ty TNHH MTV Greenity Hậu Giang làm chủ đầu tư. Đồng thời, thu hồi các quyết định của UBND tỉnh và công văn của Chủ tịch UBND tỉnh trước đó liên quan đến chủ trương đầu tư dự án.

UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Công ty TNHH MTV Greenity Hậu Giang tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Dự án nhà máy điện rác Hậu Giang có tổng diện tích hơn 23ha; tổng vốn đầu tư 1.320 tỷ đồng; khởi công ngày 27/9/2020.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có công suất xử lý rác thải 300 tấn/ngày, phát điện 6MW; giai đoạn 2 nâng tổng công suất xử lý rác thải lên 600 tấn/ngày, phát điện 12MW.

Sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động, dự án được kỳ vọng sẽ xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan; đồng thời, phát điện lên lưới điện quốc gia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương…

Lễ khởi công dự án hồi tháng 9/2020 (Ảnh: CK).

Lễ khởi công dự án hồi tháng 9/2020 (Ảnh: CK).

Dự án dự kiến đưa vào vận hành vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, theo Sở KH&ĐT Hậu Giang, dự án được giao đất thực địa từ tháng 10/2016 và khởi công xây dựng vào tháng 9/2020 nhưng đến thời điểm tháng 3/2022, chủ đầu tư mới thi công được 2 ô chôn lấp rác tạm (diện tích 12.750m2), đắp ta-luy đê bao xung quanh, phủ bạt tại ô chứa tạm.

Dung lượng chứa của các ô tạm đã gần hết, không thể tiếp nhận thêm rác trong thời gian tới. Mặt khác, nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn từ các ô tồn đọng gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh dự án…

Theo chủ đầu tư thì quá trình thực hiện dự án gặp khó khăn trong việc huy động vốn vay trong và ngoài nước. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu tăng dẫn đến tổng mức đầu tư đội lên so với dự toán…

Cảnh Kỳ – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Mô hình nhà máy được trình chiếu tại lễ khởi công dự án năm 2020 (Ảnh: CK).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/cham-dut-du-an-dien-rac-nghin-ty-khoi-cong-xong-roi-bo-do-post1503754.tpo

Vì sao đô thị đại học chậm triển khai?

Các dự án đô thị đại học tại những thành phố lớn hiện chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí nhiều dự án chậm tiến độ đến hàng chục năm.

Đô thị đại học là một mô hình phát triển cao của nền giáo dục đại học, được xuất hiện lần đầu tiên ở Anh và sau đó tại một số nước phát triển. Quy hoạch xây dựng đô thị đại học thông thường từ 5 – 10 năm, đều thuộc vào quy hoạch ngắn hạn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi tính toán đến hiệu quả của giáo dục và tính chất phát triển bền vững của đại học thì bắt buộc phải lập quy hoạch từ 10 năm trở lên.

Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Láng – Hòa Lạc, Đại học Quốc gia TP.HCM, khu đại học phố Hiến (Hưng Yên)… hay những dự án khu đô thị đại học được đầu tư xây dựng nhằm di dời các trường đại học ra khỏi khu vực trung tâm TP.HCM và TP.Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay các dự án chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, khi nhiều trường đại học “ngại” dời đến.

Tại khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội, sau gần 20 năm được xây dựng mới chỉ có số ít công trình theo quy hoạch, mục tiêu. Trước đó, các đơn vị chức năng của Đại học Quốc gia Hà Nội và lãnh đạo huyện Thạch Thất (TP.Hà Nội) đã báo cáo Phó Thủ tướng những khó khăn trong việc triển khai dự án xây dựng dự án.

Cụ thể, trong năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội được cấp 150 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng nhưng hiện Đại học Quốc gia Hà Nội mới giải ngân được 7 tỷ; nhiều hộ dân không nhận đất tái định cư; Đại học Quốc gia Hà Nội được cấp hơn 1.000 ha nhưng chồng lấn nhiều loại đất; quá trình thu hồi đất vướng nhiều đơn vị quản lý; khó khăn trong xác định nguồn đất…

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, hiện Đại học Quốc gia Hà Nội mới được cấp hơn 2.000 tỷ/25.000 tỷ thì phải điều chỉnh lại các dự án nhỏ, nhưng khi hỏi ý kiến các bộ, ngành thì các bộ, ngành đều yêu cầu “phải đúng theo quy định pháp luật”.

Do đó, đây chính là một vướng mắc lớn, dẫn đến chậm tiến độ xây dựng dự án. Thêm nữa, dự án triển khai từ năm 2008, đã qua gần 13 năm và đến năm 2025 phải xong, tức là chỉ còn 3 năm nữa, nhưng hiện mới giải ngân được 10%, thì liệu năm 2025 dự án có xong?

Dự án Đại học quốc gia Hà Nội nằm trên đất của huyện Thạch Thất cách trung tâm Hà Nội 30km về phía tây, với quy mô sử dụng đất là khoảng 1.113,7 ha.

Các dự án đô thị đại học tại những thành phố lớn hiện chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí nhiều dự án chậm tiến độ đến hàng chục năm.

Các dự án đô thị đại học tại những thành phố lớn hiện chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí nhiều dự án chậm tiến độ đến hàng chục năm.

Liên quan đến vấn đề đô thị giáo dục, tháng 12/2022, UBND tỉnh Hưng Yên đã trình Thủ tướng xin kết thúc việc triển khai Đề án xây dựng khu Đại học Phố Hiến sau 13 năm triển khai không có hiệu quả và và thu hẹp lại khu đại học, chỉ giữ lại khoảng 200 ha đất để bố trí cho trường đại học có nhu cầu về xây dựng cơ sở đào tạo.

Đề án xây dựng khu đại học Phố Hiến được phê duyệt năm 2009, quy mô sử dụng đất khoảng 1.000 ha, gồm đất xây dựng các cơ sở đại học, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ khoảng 700 ha, đất xây dựng đô thị khoảng 300 ha tại TP.Hưng Yên và huyện Tiên Lữ, quy mô đào tạo khoảng 80.000 sinh viên và khoảng 500 – 1.000 cán bộ, nhân viên của các cơ sở nghiên cứu.

Một trường hợp khác là dự án khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, dù đã triển khai thực hiện hơn 20 năm nhưng đến nay chưa hoàn thành do vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Được biết, Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện trên diện tích lớn, thời gian thực hiện kéo dài từ năm 1998 đến nay, trượt giá cao, dẫn đến việc khiếu nại của người dân tăng cao. Đặc biệt tại các vị trí có khả năng kinh doanh sinh lợi cao; các hộ dân xây phòng trọ, cho thuê mặt bằng, buôn bán kinh doanh nên nhiều hộ dân không đồng ý bàn giao mặt bằng hoặc cố tình kéo dài thời gian thu hồi mặt bằng.

Bên cạnh đó, khó khăn, vướng mắc lớn nhất hiện nay là vốn cấp cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hằng năm. Chính sách giá đền bù các khu vực có thay đổi theo thời gian do chế độ chính sách của địa phương thay đổi dẫn đến diện tích đất được người dân bàn giao không liền thửa nên rất khó khăn trong công tác quản lý chống tái lấn chiếm, đất để trống nhưng không sử dụng được.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, việc di dời các trường đại học ra khỏi nội đô các đô thị lớn đang vấp phải cùng lúc ba khó khăn, đó là thiếu quỹ đất đủ lớn, thiếu nguồn lực xây dựng và thiếu cơ chế chính sách phù hợp để di dời các trường đại học.

Đồng quan điểm, một số chuyên gia quy hoạch cho rằng, tâm lý cán bộ, giảng viên, sinh viên ngại di chuyển về cơ sở mới của các trường đại học xuất phát từ sự thiếu đồng bộ, thiếu ký túc xá, thiếu nhà ở tại các khu đại học mới. Muốn di dời các trường đại học cần tính tới cả nơi ở để giảng viên, chuyên gia yên tâm chuyển tới nơi mới. Trong đó, cần tính tới việc hỗ trợ chỗ ở cho giảng viên, chuyên gia với giá hợp lý, điều mà hiện nay chưa có.

Ngọc Hải – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/vi-sao-do-thi-dai-hoc-cham-trien-khai-post623101.html

Sau chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội, ô tô vẫn la liệt trên vỉa hè vừa sửa chữa

Dù đã có chỉ đạo của Chủ tịch thành phố Hà Nội về rà soát, chấn chỉnh các phương tiện dừng, đỗ trên vỉa hè gây ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ đá tự nhiên, nhưng theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, vỉa hè lát đá trên tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) – dù mới được sửa chữa – vẫn đang trở thành bãi đỗ xe ô tô.

Tuyến phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được coi là tuyến phố kiểu mẫu về thiết kế đô thị, trong đó vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên, đầu tư từ năm 2016. Mới đây, Ban QLDA quận Thanh Xuân đã triển khai duy tu, sửa chữa các khu vực bị hư hỏng, xuống cấp. Trong ảnh là một đoạn vỉa hè phố Lê Trọng Tấn hoàn thành sau khi sửa chữa - lại trở thành nơi dừng, đỗ ô tô. Ảnh: Duy Phạm

Tuyến phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được coi là tuyến phố kiểu mẫu về thiết kế đô thị, trong đó vỉa hè được lát bằng đá tự nhiên, đầu tư từ năm 2016. Mới đây, Ban QLDA quận Thanh Xuân đã triển khai duy tu, sửa chữa các khu vực bị hư hỏng, xuống cấp. Trong ảnh là một đoạn vỉa hè phố Lê Trọng Tấn hoàn thành sau khi sửa chữa – lại trở thành nơi dừng, đỗ ô tô. Ảnh: Duy Phạm

Trước đó, ngay thời điểm công tác thi công cải tạo, sửa chữa vỉa hè đang diễn ra, ô tô vẫn dừng đỗ trên vỉa hè. Ảnh: Trường Phong

Trước đó, ngay thời điểm công tác thi công cải tạo, sửa chữa vỉa hè đang diễn ra, ô tô vẫn dừng đỗ trên vỉa hè. Ảnh: Trường Phong

Thậm chí, có những ô tô dừng đỗ ngay trên mặt vỉa hè vừa được lát đá lại. Ảnh: Trường Phong

Thậm chí, có những ô tô dừng đỗ ngay trên mặt vỉa hè vừa được lát đá lại. Ảnh: Trường Phong

Tình trạng dừng, đỗ ô tô trên vỉa hè lát đá tự nhiên phố Lê Trọng Tấn đã kéo dài nhiều năm, từng được báo Tiền Phong phản ánh nhiều lần, tuy nhiên, chưa thấy tín hiệu xử lý từ cơ quan chức năng. Ảnh: Duy Phạm

Tình trạng dừng, đỗ ô tô trên vỉa hè lát đá tự nhiên phố Lê Trọng Tấn đã kéo dài nhiều năm, từng được báo Tiền Phong phản ánh nhiều lần, tuy nhiên, chưa thấy tín hiệu xử lý từ cơ quan chức năng. Ảnh: Duy Phạm

Một loạt ô tô đỗ trên vỉa hè phố Lê Trọng Tấn. Ảnh: Duy Phạm

Một loạt ô tô đỗ trên vỉa hè phố Lê Trọng Tấn. Ảnh: Duy Phạm

Theo Ban QLDA quận Thanh Xuân - đơn vị chịu trách nhiệm duy tu, cải tạo, sửa chữa vỉa hè lát đá tự nhiên trên tuyến Lê Trọng Tấn, một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng vỉa hè lát đá bị xuống cấp, hư hỏng là do các phương tiện dừng đỗ. Ảnh: Duy Phạm

Theo Ban QLDA quận Thanh Xuân – đơn vị chịu trách nhiệm duy tu, cải tạo, sửa chữa vỉa hè lát đá tự nhiên trên tuyến Lê Trọng Tấn, một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng vỉa hè lát đá bị xuống cấp, hư hỏng là do các phương tiện dừng đỗ. Ảnh: Duy Phạm

Không chỉ vỉa hè, tuyến phố Lê Trọng Tấn cũng xuất hiện dày đặc xe ô tô dừng đỗ dưới lòng đường, dù theo quan sát, không thấy có biển báo được phép đỗ xe. Ảnh: Duy Phạm

Không chỉ vỉa hè, tuyến phố Lê Trọng Tấn cũng xuất hiện dày đặc xe ô tô dừng đỗ dưới lòng đường, dù theo quan sát, không thấy có biển báo được phép đỗ xe. Ảnh: Duy Phạm

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu rà soát tạm dừng ngay việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ xe ô tô, tập kết vật liệu xây dựng gây hư hỏng, lún nứt hè phố. Trong trường hợp có vi phạm cần chấm dứt ngay. Thành phố cũng giao Sở GTVT, Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các phương tiện xe ô tô tải trọng lớn đi trên hè phố, các hành vi dừng, đỗ xe trên hè phố không đúng quy định, các công trình xây dựng có hoạt động thi công làm hỏng kết cấu hè phố, các điểm tập kết vật liệu xây dựng trên hè phố không được cấp phép. Ảnh: Duy Phạm

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu rà soát tạm dừng ngay việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ xe ô tô, tập kết vật liệu xây dựng gây hư hỏng, lún nứt hè phố. Trong trường hợp có vi phạm cần chấm dứt ngay. Thành phố cũng giao Sở GTVT, Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các phương tiện xe ô tô tải trọng lớn đi trên hè phố, các hành vi dừng, đỗ xe trên hè phố không đúng quy định, các công trình xây dựng có hoạt động thi công làm hỏng kết cấu hè phố, các điểm tập kết vật liệu xây dựng trên hè phố không được cấp phép. Ảnh: Duy Phạm

Trường Phong – Duy Phạm – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/sau-chi-dao-cua-chu-tich-ha-noi-o-to-van-la-liet-tren-via-he-vua-sua-chua-post1503633.tpo

Thị trường căn hộ 3 miền Bắc, Trung, Nam đang diễn biến trái chiều

Thị trường bất động sản khu vực Bắc, Trung, Nam đang diễn biến trái chiều. Ở cả hai thị trường căn hộ Hà Nội và TP.HCM nhìn chung mức độ quan tâm không mấy tích cực trong quý IV/2022 vì người mua vẫn kỳ vọng mức giá tốt hơn.

Thị trường sơ cấp và thứ cấp hai diễn biến giá khác nhau

Trong khi thị trường đất nền miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội, vẫn ở ngưỡng cao và hầu như chưa giảm so với quý II thì ở miền Nam đã xuất hiện giảm giá.

Colliers Việt Nam tại báo cáo thị trường quý cuối năm 2022 đã chỉ ra diễn biến của thị trường căn hộ Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Giữa những thách thức chồng chất, thị trường căn hộ chung cư ghi nhận giá bán giảm, thanh khoản kém và nguồn cung mới hạn chế. Thị trường sơ cấp và thứ cấp chứng kiến hai diễn biến giá khác nhau trong quý IV/2022, phản ánh tâm lý thị trường từ phía người bán và người mua, Colliers Việt Nam cho hay.

Tại TP.HCM, giá bán sơ cấp căn hộ hạng sang tiếp tục neo ở mức cao và giảm dần ở các phân khúc thấp hơn. Giá bán căn hộ thứ cấp sụt giảm, cho thấy nhiều nhà đầu tư tìm cách “thoát hàng” khi lãi vay tăng cao.

Thị trường căn hộ ở TP.HCM nhìn chung cuối năm khá trầm lắng, mức tiêu thụ được cho là thấp nhất trong ba năm và thanh khoản thị trường kém do tác động từ việc siết tín dụng, lãi suất tăng. Dù vậy, giá sơ cấp phân khúc căn hộ hạng sang vẫn ổn định, trong quý này, những dự án căn hộ hạng sang mở bán tại khu vực Thủ Thiêm có mức giá bán khá cao từ 7.000-18.000 USD/m2.

Tuy nhiên, ở những phân khúc thấp hơn, giá bán sơ cấp bình quân giảm nhẹ do một số các dự án áp dụng chính sách chiết khấu. Giá bán thứ cấp có phần giảm mạnh do nhiều nhà đầu tư thứ cấp gặp khó khăn về tài chính như khoản vay đến hạn bị nâng lãi suất và lo lắng về những biến động khó lường của thị trường trong năm tới, dẫn đến bán tháo sản phẩm để cắt lỗ.

Trong quý IV/2022, có những dự án được mở bán đáng chú ý như Thủ Thiêm Zeit Xi River, The Opusk – Metropole giai đoạn 4, Salto Residence, và dự án De La Sol đã được mở bán lại sau nhiều năm đình trệ. Ngoài ra, nguồn cung mới chủ yếu vẫn đến từ các giai đoạn mở bán tiếp theo hoặc giỏ hàng cũ của các dự án như Horizon Phú Mỹ Hưng, MT East Mark, Flora Panorama, West Gate Park… Một thương vụ M&A nổi bật là việc dự án Hausnima TP.Thủ Đức của EZ Land đã chuyển sang cho Gamuda Land với tên mới là Elysian, dự kiến được mở bán vào quý II/2023. Nhu cầu sở hữu căn hộ đang sụt giảm do rào cản tín dụng, và nhiều khách hàng hoãn kế hoạch mua nhà với kỳ vọng mức giá tốt hơn trong thời gian tới.

Ở Hà Nội ghi nhận giá bán giảm ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Một số dự án dự kiến mở bán trong quý IV/2022 đã bị hoãn lại, cho thấy tâm lý chờ đợi của chủ đầu tư.

Mức giá bán căn hộ sơ cấp và thứ cấp ở Hà Nội có phần hạ nhiệt tuy nhiên mặt bằng giá bán vẫn ở mức cao đối với khách hàng có thu nhập trung bình. Các dự án mới được mở bán trong quý IV có mức giá từ 2.300-4.200 USD/m2, ngoài ra, có một số dự án dự kiến được ra mắt trong thời gian này đã được các chủ đầu tư hoãn lại do ảnh hưởng từ những tác động không thuận lợi của thị trường, các chủ dự án đang chờ đợi thời điểm thích hợp hơn để tung sản phẩm ra thị trường.

Đặc biệt, là việc Hà Nội đang đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đến quận trung tâm từ các huyện của Thủ Đô, đây được xem là đòn bẩy cho sự tăng trưởng bất động sản căn hộ ở khu vực này.

Ở Đà Nẵng, trong quý IV/2022 nguồn cung đón nhận bốn dự án mới được mở bán là dự án căn hộ hàng hiệu Shizen Nami, dự án căn hộ cao cấp ven sông Hàn The Filmore, dự án The Sang Residence giai đoạn 2, và dự án nhà ở xã hội The Ori Garden – Sea View Tower. Dự kiến sẽ có 6 dự án mới được mở bán trong năm 2023 sẽ cung cấp thêm cho thị trường khoảng gần 4.000 căn hộ cao cấp đến từ các chủ đầu tư như Sun Frontier, Sun Group, Alphanam… Đa số khách mua căn hộ ở Đà Nẵng chủ yếu để đầu tư và đến từ địa phương khác.

Trong quý IV/2022, mức độ quan tâm và lượng giao dịch bất động sản có xu hướng giảm rõ rệt. Hầu hết các dự án mở bán đều công bố những ưu đãi và phương án thanh toán với nhiều hỗ trợ nhằm thu hút được người mua trong giai đoạn khó khăn hiện tại, Colliers Việt Nam cho hay.

Phân khúc bất động sản nhà ở tiếp tục đối diện với khó khăn

Trưởng phòng Nghiên cứu Thị trường Colliers ông Tín Nguyễn cho biết, phân khúc bất động sản nhà ở tiếp tục đối diện với khó khăn về pháp lý, thanh khoản, nguồn vốn và dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất quý III năm 2023. Các động thái mới nhất của Chính phủ, từ Ngân hàng Nhà nước đến tổ công tác các Bộ ngành, cho thấy quyết tâm phục hồi thị trường theo hướng bền vững. Việc hoãn triển khai các đợt mở bán mới làm thu hẹp nguồn cung, góp phần thúc đẩy giao dịch.

Thị trường căn hộ sang năm 2023 tiếp tục đối diện với một số khó khăn đến từ sự suy giảm niềm tin với các chủ đầu tư có hoạt động kinh doanh chưa minh bạch, pháp lý dự án chưa rõ ràng đang bị xử lý trong thời gian qua. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư cũng đang trì hoãn việc chào bán sáng phẩm, nên nguồn cung mới căn hộ năm 2023 dự đoán sẽ giảm, riêng tại TP.HCM chỉ khoảng dưới 20.000 căn được mở bán mới, và lượng tiêu thụ ước tính chỉ rơi vào khoảng trên dưới 20%.

Sự khôi phục của thị trường căn hộ tương tự các phân khúc khác đang cần những điều chỉnh vĩ mô từ chính phủ. Theo chuyên gia Colliers, một trong những thông tin lạc quan cho thị trường căn hộ nói riêng, thị trường bất động sản nói chung là trong giữa tháng 12, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành và địa phương phải phối hợp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Kết hợp với những biện pháp điều chỉnh của Chính phủ, các doanh nghiệp bất động sản cũng cơ cấu lại doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và dòng tiền để phục hồi và phát triển lành mạnh, minh bạch hơn.

Với sự hỗ trợ từ Chính phủ và nỗ lực từ doanh nghiệp, thị trường hy vọng sẽ có những khởi sắc vào hồi phục từ giữa năm 2023 khi mà các biện pháp đã được thực hiện và niềm tin của người mua và các nhà đầu tư được củng cố.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 ở Việt Nam tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành bất động sản không phải là một ngoại lệ. Hầu hết các dự án phát triển bất động sản trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị.

Theo Bộ Xây dựng, bởi lực cầu vẫn duy trì mạnh và sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bán hàng trong tình hình mới của các chủ đầu tư nên mặc dù thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhưng số lượng giao dịch có thể nói là tương đối tốt

Huyền Diệu – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Thị trường căn hộ Hà Nội và TP.HCM nhìn chung mức độ quan tâm không mấy tích cực trong quý IV/2022. (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/thi-truong-can-ho-3-mien-bac-trung-nam-dang-dien-bien-trai-chieu-75089.html

Vì sao dân khát bên nhà máy nước sạch hơn 200 tỷ đồng?

Dự án Nhà máy nước sạch có tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng, cung cấp nước sạch phục vụ cho 15.000 hộ dân, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng sau 30 tháng thi công. Tuy nhiên, đã quá thời gian nói trên, dự án vẫn đang ngổn ngang, trong khi người dân trên địa bàn ‘khát’nước sạch.

Dự án Nhà máy nước Hương Khê (Hà Tĩnh) được đặt tại khu vực đầu nguồn nước Sông Tiêm thuộc địa bàn xã Phú Gia. Dự án do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016-2020 thuộc chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội các vùng và nguồn đóng góp từ các đối tượng hưởng lợi từ dự án.

Ngày 9/5/2016, dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1092/QĐ-UBND; phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và tổng dự toán tại Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 1/3/2019, với tổng mức đầu tư trên 229 tỷ đồng.

Nhà máy có công suất 9.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1) và tăng lên 13.700m3/ngày đêm vào giai đoạn 2, cấp nước sạch cho các đối tượng dùng nước thuộc thị trấn và 8 xã vùng phụ cận thuộc huyện Hương Khê. Đây là những vùng thường xuyên thiếu nước và ô nhiễm nghiêm trọng xăng, dầu, thuốc trừ sâu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và nguồn nước nhiễm phèn, đá vôi.

Hệ thống đầu mối gồm một trạm bơm cấp 1, một trạm bơm cấp 2 và một trạm xử lý. Hệ thống tuyến đường ống cấp nước dài trên 210km, gồm có 33 km tuyến đường ống mạng cấp 1; 70km tuyến đường ống cấp nước mạng cấp 2 và 107km tuyến đường ống cấp nước mạng cấp 3. Theo tính toán, đến năm 2020 sẽ cấp nước cho 52.951 nhân khẩu và đến năm 2030 sẽ tăng lên 57.516 nhân khẩu.

Dự án được khởi công vào ngày 23/2/2020, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2022. Đơn vị thi công dự án là liên danh Công ty TNHH Khánh Môn (trụ sở tại xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) và Công ty CP Hà Huy, trụ sở tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Hương Khê cho biết, theo kế hoạch thì đến ngày 31/12/2022 sẽ vận hành, chạy thử. Tuy nhiên, dự án mới chỉ hoàn thành được khoảng 90% khối lượng công trình. Đến nay, dự án còn một số hạng mục chưa hoàn thiện, trong đó có khoảng 20km đường ống chưa lắp đặt xong. Khó khăn, vướng mắc dẫn đến dự án chậm tiến độ, ngoài việc thời tiết không thuận lợi, theo chủ đầu tư thì do một số thiết bị nhập ngoại gặp trục trặc.

Cùng với đó là việc thi công đường ống từ nhà máy vào khu vực thị trấn Hương Khê và vùng phụ cận vắt qua đường mòn Hồ Chí Minh nên quá trình thi công phải xin ý kiến của Cục Đường bộ (Bộ GTVT). Do vướng mắc về thủ tục dẫn đến chậm triển khai việc thi công, đấu nối.

Tuy nhiên, khi phóng viên viện dẫn, đến ngày 6/1/2023, tại địa bàn không liên quan đến thủ tục đấu nối qua đường bộ do Cục Đường bộ quản lý là xã Hương Long, việc thi công đường ống vẫn còn ngổn ngang, chưa hoàn thành khi có hàng trăm mét đường ống đang được tập kết ngổn ngang bên đường, thì đại diện chủ đầu tư lại chống chế, cho rằng vị trí này chỉ còn 350m ngay sát chân nhà máy, đang gấp rút thi công để hoàn thành.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, có phát sinh khi theo khảo sát đầu tư ban đầu thì dự án chỉ cấp nước cho thị trấn Hương Khê và 8 xã Phú Gia, Hương Bình, Hương Long, Gia Phố, Phú Phong, Hương Xuân, Hương Trà và xã Lộc Yên. Trong khi đó, xã Hương Vĩnh nằm ngay dưới chân nhà máy nước lại không được hưởng lợi dự án.

Ông Trần Văn Thị, Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh cho biết thêm, nếu tính khoảng cách địa lý thì từ chân mà máy nước đến trung tâm UBND xã Hương Vĩnh là gần nhất so với các địa phương được hưởng lợi khác, trong khi từ trước đến nay, gần 1.300 hộ dân trên địa bàn phải dùng nước giếng đào, thường xuyên bị nhiễm phèn, mùa khô thiếu nước trầm trọng. Do vậy, từ khi có thông tin về triển khai dự án, chính quyền và nhân dân xã Hương Vĩnh đã rất nhiều lần kiến nghị, đề xuất được đưa xã Hương Vĩnh vào diện hưởng lợi của dự án nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận.

Về vấn đề này, đại diện chủ đầu tư là UBND huyện Hương Khê cho biết, quá trình triển khai dự án, không chỉ nhân dân xã Hương Vĩnh mà xã Hương Thủy cũng đề xuất được sử dụng nước sạch từ dự án. Nguyên nhân là trước đây, xã Hương Vĩnh nằm trong quy hoạch cấp nước nhỏ lẻ từ các hồ, đập trên địa bàn; trong khi xã Hương Thủy đưa vào đường ống cấp nước chung với xã Hương Giang.

Trước kiến nghị chính đáng của nhân dân, huyện đã khảo sát và lấy ý kiến dân cư các xã nói trên, kết quả có 80% dân cư xã Hương Vĩnh và trên 70% người dân xã Hương Thủy có nguyện vọng được sử dụng nước sạch được cấp từ Nhà máy nước sạch Hương Khê. Trên cơ sở này, UBND huyện Hương Khê đã đề xuất, xin bổ sung thêm kinh phí khoảng 30 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp quy mô dự án.

Về tiến độ, chủ đầu tư xác nhận, tính đến thời điểm này, Nhà máy Nước sạch Hương Khê đang chậm so với yêu cầu đề ra và hiện đơn vị thi công đang xin gia hạn thời gian thực hiện, cam kết đến tháng 4/2023 sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, việc gia hạn này đến ngày 15/1/2023, chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận.

Thiên Thảo – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Nhà máy dự án nước sạch Hương Khê ngổn ngang sau gần 3 năm thi công.

Xêm bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/vi-sao-dan-khat-ben-nha-may-nuoc-sach-hon-200-ty-dong–i681242/

Nghệ An: Doanh nghiệp được ‘nhường’ đất đường tỉnh lộ làm khu đô thị

Công ty CP Đầu tư phát triển Nguyên Hưng được ‘nhường’ đất đường tỉnh lộ làm Khu đô thị NIDCO Thịnh Lợi, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Tuyến đường 542D – nhánh 1 (tỉnh Nghệ An) được quyết định chuyển thành đường tỉnh lộ tại Quyết định số 80/QĐ.SGTVT.QHHTGT ngày 8/3/2012.

Cụ thể tại tuyến đường tỉnh lộ 542D – nhánh 1 tại Nghệ An được quy hoạch với quy mô tối thiểu đường cấp III đồng bằng có nền 12m, mặt 9m.

Theo quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 về việc phê duyệt quy hoạch các tuyến đường tỉnh trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nghệ An, tuyến đường tỉnh 542D – nhánh 1 được quy hoạch với quy mô tối thiểu đường cấp III đồng bằng có nền 12m, mặt 9m. Phạm vi đất dành cho đường bộ của tuyến, tính từ tim đường hiện tại trở ra mỗi bên là 24m. Hiện trạng, trên tuyến đoạn đường tỉnh 542D có quy mô nền 9m, mặt 8m vẫn đang được sử dụng bình thường, thế nhưng, quá trình quy hoạch, một phần của tuyến đường này bị cấp chồng lên và giao cho Công ty CP Đầu tư phát triển Nguyên Hưng xây dựng Khu đô thị NIDCO Thịnh Lợi… làm khu đô thị, phần đất của tuyến đường bị cấp chồng lên một đoạn của tuyến đường và có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Theo lãnh đạo UBND xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An), tuyến đường này đang được sử dụng bình thường, dọc tuyến đường này ngoài đền ông Hoàng Mười còn có một khu dân cư đang sinh sống. Tuy nhiên, theo tìm hiểu được biết, hơn 100m chiều dài tuyến đường này (bao gồm cả đường và đất hành lang an toàn giao thông) đã được các cấp có thẩm quyền và tỉnh Nghệ An cấp cho Công ty CP Đầu tư phát triển Nguyên Hưng xây dựng Khu đô thị NIDCO Thịnh Lợi (còn có tên thương mại là Vinh Park River).

 Tuyến đường 542D - nhánh 1 (tỉnh Nghệ An) được quyết định chuyển thành đường tỉnh lộ tại Quyết định số 80/QĐ.SGTVT.QHHTGT ngày 8/3/2012

Tuyến đường 542D – nhánh 1 (tỉnh Nghệ An) được quyết định chuyển thành đường tỉnh lộ tại Quyết định số 80/QĐ.SGTVT.QHHTGT ngày 8/3/2012

Điều kỳ lạ là, sự việc chỉ bị phát hiện khi ngày 8/7/2022, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư phát triển Hưng Nguyên có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải Nghệ An về việc xin được chấp thuận thi công cải tạo, mở rộng tuyến đường N1, thuộc dự án này.

Như vậy, cả quá trình từ lúc cấp phép dự án đến nay dự án cơ bản đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và chủ đầu tư đã cấp 377 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp động mua bán nhưng vụ việc không ai hay biết.

Cũng qua kiểm tra hiện trường và hồ sơ, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An phát hiện: Dự án Khu đô thị NIDCO Thịnh Lợi được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1414/QĐ-UBND-CN ngày 28/4/2011, được điều chỉnh tại Quyết định 4543/QĐ-UBND ngày 14/12/2020.

Theo quy hoạch được phê duyệt, tuyến đường N1 của dự án có chiều dài 113,98m trùng với tuyến đường tỉnh 542D. Tuyến đường tỉnh 542D nằm hoàn toàn trong phạm vi của dự án từ các điểm tọa độ M26, M27. Dự án này được UBND tỉnh giao đất theo Quyết định 228/QĐ-UBND ngày 24/4/2021, doanh nghiệp xây dựng nhà ở liền kề thấp tầng nằm hoàn toàn trong phần đất hành lang an toàn đường bộ tuyến đường tỉnh 542D – nhánh 1, cách tim tuyến là khoảng 9m.

 Sau khi sự việc được phát hiện, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu để sớm xử lý dứt điểm

Sau khi sự việc được phát hiện, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu để sớm xử lý dứt điểm

Đến ngày 27/9/2021 dự án được Sở Xây dựng Nghệ An cấp giấy phép xây dựng. Trong đó, tuyến đường N1 thuộc khu đô thị nằm trùng với tuyến đường tỉnh 542D – nhánh 1; đường có quy mô nền 12m, mặt 6m, vỉa hè 2x3m, chỉ giới xây dựng tính từ tim đường là 9m. Theo phía Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, nguyên nhân để xảy ra thực trạng nói trên là tại thời điểm điều chỉnh phê duyệt dự án, cơ quan tham mưu không lấy ý kiến của Sở Giao thông Vận tải.

Ngay sau đó, nhận thấy việc cấp phép như trên là trái quy định của pháp luật, Sở Giao thông Vận tải Nghệ An đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nhà đầu tư, Sở Xây dựng xem xét, điều chỉnh phạm vi từ các mốc M26, M27 của dự án ra khỏi phạm vi đất dành cho đường bộ tuyến đường tỉnh 542D – nhánh 1, tối thiểu cách tim đường hiện tại là 24m. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan kiểm tra, điều chỉnh và thực hiện thu hồi phần đất dành cho đường bộ tuyến đường tỉnh 542D – nhánh 1 tính từ tim đường hiện tại về phía dự án là 24m.

Và chỉ sau khi có ý kiến của Sở Giao thông Vận tải và chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 22/8/2022, Sở Xây dựng Nghệ An mới có Văn bản số 3050/SXD.QHKT gửi Công ty CP Đầu tư phát triển Nguyên Hưng (chủ đầu tư) và UBND huyện Hưng Nguyên. Văn bản này đề nghị Công ty CP Đầu tư phát triển Hưng Nguyên tạm đình chỉ thi công xây dựng các hạng mục công trình nằm trong phạm vi đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn giao thông tuyến đường tỉnh 542D như ý kiến của Sở Giao thông Vận tải. Đồng thời, đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc và xã Hưng Lợi kiểm tra, giám sát việc đình chỉ thi công xây dựng tại khu vực nêu trên.

Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan sớm tham mưu xử lý dứt điểm những vướng mắc nói trên.

Hiện các lực lượng có thẩm quyền đang kiểm tra, giám sát việc thực hiện tạm đình chỉ thi công tại khu vực tiếp giáp với đường tỉnh 542D – nhánh 1, dự án Khu đô thị NIDCO Thịnh Lợi để chờ các cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm vấn đề ở dự án này.

Trần Hoàng – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Hơn 100m đường tỉnh 542D bị cấp cho doanh nghiệp làm dự án khu đô thị

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/nghe-an-doanh-nghiep-duoc-nhuong-dat-duong-tinh-lo-lam-khu-do-thi-239224.html

Vi phạm về thuế, Nhiệt điện Hải Phòng bị truy thu và phạt 1,78 tỷ đồng

Cục Thuế Hải Phòng đã ra quyết định xử phạt hành chính về thuế với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng với tổng số tiền truy thu và xử phạt hơn 1,78 tỷ đồng do có hành vi kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI, vi phạm tại điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

Tuy nhiên, việc kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp được Nhiệt điện Hải Phòng giải thích rõ: Khi 2 dự án NMNĐ Hải Phòng 1 và NMNĐ Hải Phòng 2 đi vào hoạt động năm 2011 và 2014, do chưa có văn bản nào của nhà nước hướng dẫn rõ ràng việc phân bổ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, Công ty thực hiện phân bổ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng các lô đất theo đời sống kinh tế của dự án là 25 năm, tuy nhiên quan điểm của cơ quan kiểm toán là phân bổ tiền đền bù giải phóng mặt bằng của dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1&2 theo thời gian thuê đất của dự án là 40-50 năm (tùy theo từng lô đất).

Do đó, chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi 24.366 triệu đồng và Công ty phải nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp là 1,78 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng được thành lập ngày 17/9/2002 để đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Về tình hình kinh doanh, quý III/2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 3.069 tỷ đồng, tăng 40%, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 40,5 tỷ đồng, gấp 6,6 lần quý III năm 2021.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận doanh thu đạt 8.273 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 608 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 215% so với cùng kỳ. Lãi ròng thu về 578 tỷ đồng, gấp 3 lần 9 tháng năm 2021. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 78% kế hoạch doanh thu và hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Trong cơ cấu cổ đông, Nhiệt điện Hải Phòng có 2 cổ đông lớn là Tổng Công ty Phát điện 2 sở hữu 51% vốn điều lệ; Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sở hữu 25,97% vốn điều lệ và còn lại 23,03% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.

Quang Thân/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/vi-pham-ve-thue-nhiet-dien-hai-phong-bi-truy-thu-va-phat-178-ty-dong-20180504224279809.htm