• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 182

Xây ‘đường băng’cho Tây Nam bộ cất cánh

Tây Nam bộ là khu vực được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nhiều năm qua, hạ tầng vẫn là điểm nghẽn khiến nhiều tiềm năng chưa được phát huy. Vì thế, việc tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cho khu vực này là nhiệm vụ cấp bách hiện nay…

Tháo gỡ các điểm nghẽn

Việc tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đưa vào hoạt động, cùng việc xây dựng cầu Mỹ Thuận 2, tiếp tục đầu tư cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ được coi là “cú hích” để kết nối các địa phương vùng kinh tế miền Tây Nam bộ. Có tuyến đường này, không chỉ thời gian lưu thông giữa một số tỉnh với trung tâm kinh tế – giao thương ở miền Đông Nam bộ trở nên nhanh chóng mà còn mở ra nhiều cơ hội để các địa phương được tiếp nhận nguồn lực từ khu vực kinh tế trọng điểm một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, chỉ chừng đó là chưa đủ để thúc đẩy miền Tây “cất cánh” như kỳ vọng. Nhìn một cách tổng quan, kết cấu hạ tầng giao thông khu vực này còn nhiều yếu kém, không đồng bộ. Cụ thể, hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải, nhất là vận tải hành khách, hàng hóa với thời gian nhanh, chất lượng cao nhằm đưa hàng hóa, của cải vật chất sản xuất tại vùng đến với cả nước và thế giới. Hiện, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mới có 90km đường cao tốc đã hoàn thành, đưa vào vận hành và đang triển khai 30km cao tốc. Trong khi đó, vùng chưa được đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu để làm đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa đi các nước trong khu vực và đi các tuyến hàng hải quốc tế, thiếu các trung tâm tiếp vận, kho vận lớn và giao thông đường thủy nội địa chưa được phát huy…

Theo các chuyên gia giao thông, một trong những nguyên nhân chính khiến vùng Tây Nam bộ chậm phát triển hạ tầng giao thông là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhiều kênh, rạch chằng chịt, phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng cầu cống; kết cấu địa chất yếu, dễ sụt lún nên suất đầu tư xây dựng đường cao tốc, quốc lộ, cầu lớn bắc qua sông thường cao hơn nhiều lần so với các khu vực khác…

Chính vì hệ thống giao thông yếu kém mà thời gian di chuyển giữa các địa phương trong vùng với các trung tâm kinh tế, giao thương sau nhiều năm chưa có nhiều cải thiện. Đơn cử, di chuyển bằng ô tô từ trung tâm tỉnh Cà Mau về TP. Hồ Chí Minh – đoạn đường chỉ gần 300km mà mất tới gần 10 giờ đồng hồ. Đó là một trong những lý do khiến mức độ thu hút đầu tư vào tỉnh Cà Mau và một số tỉnh lân cận như: Bạc Liêu, Sóc Trăng… đến giờ vẫn khiêm tốn. Các địa phương này hiện chỉ có một số cụm công nghiệp nhỏ và rất ít doanh nghiệp lớn đầu tư.

Công nhân thi công cốt thép cầu Mỹ Thuận 2.

Công nhân thi công cốt thép cầu Mỹ Thuận 2.

Cần tư duy mới, cách làm mới

Để phát huy những thế mạnh vốn có của vùng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong nhiệm kỳ này. Căn cứ vào các điều kiện đặc thù, lợi thế của các phương thức vận tải trong vùng, quy hoạch giao thông vận tải vùng ĐBSCL được điều chỉnh trên cơ sở triển khai đồng bộ 5 quy hoạch ngành quốc gia nhằm bảo đảm phát triển giao thông vận tại hiện đại, kết nối hiệu quả giữa các phương thức vận tải, qua đó tái cơ cấu thị phần vận tải, nâng cao chất lượng và giảm các chi phí logistics.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, giai đoạn 2021 – 2025, kế hoạch vốn ngân sách trung ương đầu tư cho vùng là 86.000 tỷ đồng, chiếm 22% so với cả nước để triển khai 27 dự án, trong đó có 13 dự án đang thực hiện và 14 dự án khởi công mới. Như vậy, giai đoạn này, số vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho vùng đã tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2016 – 2020. Số vốn bố trí để đầu tư hệ thống đường cao tốc lên tới hơn 42.600 tỷ đồng, chiếm 20% mức vốn đầu tư đường cao tốc của cả nước và tăng gấp 14 lần giai đoạn trước.

Về hệ thống đường bộ và đường cao tốc quy hoạch theo hướng kết nối đồng bộ cao tốc – cảng biển – sân bay và kết nối với trung tâm của vùng là TP. Cần Thơ, trong giai đoạn 2021 – 2025, toàn vùng sẽ triển khai đầu tư xây dựng khoảng 400km cao tốc, gồm các trục chính kết nối TP. Hồ Chí Minh với Cần Thơ và từ Cần Thơ kết nối đến mũi Cà Mau. Ngoài ra, còn có tuyến cao tốc quan trọng khác là An Hữu (Cao Lãnh, Đồng Tháp) nối với Rạch Giá (Kiên Giang)… phấn đấu đến năm 2025 có hơn 500km đường cao tốc.

Về hệ thống hàng hải và đường thủy nội địa, dự kiến sẽ đầu tư nâng cấp bảo đảm cho tàu 10.000 tấn đến TP. Cần Thơ và một số cảng trong vùng. Đồng thời, bổ sung vào quy hoạch xây dựng cảng biển nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng) được coi là cửa ngõ chính của ĐBSCL vươn ra các tuyến hàng hải quốc tế. Ngoài ra còn tổ chức vận tải đường thủy ven bờ để kết nối các cảng biển từ Bắc vào Nam; đột phá vào vận tải thủy nội địa ở sông Tiền, sông Hậu và hai trục đường thủy kết nối TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL…

Công trường T15 - Mỹ Thuận 2 lung linh về đêm.

Công trường T15 – Mỹ Thuận 2 lung linh về đêm.

Cũng trong quy hoạch, 4 cảng hàng không trong vùng, gồm: Phú Quốc, Rạch Giá (Kiên Giang), TP. Cần Thơ và Cà Mau, dự kiến sẽ được đầu tư nâng cấp với công suất từ 7,45 triệu hành khách/năm hiện nay lên 18,5 triệu hành khách/năm (năm 2025); bổ sung vào quy hoạch kho hàng hóa, trung tâm logistics tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Theo quy hoạch đến năm 2050, hệ thống đường bộ cao tốc vùng ĐBSCL sẽ có tổng chiều dài 1.180km, bao gồm 3 trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam bộ và 3 trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, sẽ triển khai xây dựng tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ với chiều dài khoảng 174km. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được phát triển với 13 cụm cảng hàng hóa, bảo đảm công suất trên 53 triệu tấn/năm và 11 cụm cảng hành khách, đáp ứng cho 31 triệu lượt hành khách/năm…

Dự kiến, khi các dự án hoàn thành trong giai đoạn 2021- 2025, hệ thống giao thông của địa phương, kết cấu hạ tầng vùng sẽ tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thực sự là tiền đề, động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng, đủ sức để tạo nên một “đường băng” cho toàn vùng cùng “cất cánh” với mọi tiềm năng và lợi thế vốn có.

Theo giới chuyên gia kinh tế, bên cạnh việc đầu tư phát triển hạ tầng, cần có sự liên kết vùng để khai thác hiệu quả lợi thế của từng địa phương, từng sản phẩm đặc trưng, đồng thời phải giải quyết được bài toán nhân lực – được coi là “nút thắt” thời gian qua. Để thực hiện được “bài toán” này, cần có tư duy và cách làm mới. Trong đó, vấn đề quan trọng là cần xác định vai trò chỉ đạo, kết nối giữa các địa phương và lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để thực hiện các dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo đúng kế hoạch.

Một đoạn trên tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được san lấp cát.

Một đoạn trên tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ được san lấp cát.

Toàn vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên gần 4 triệu km2 (khoảng 13% diện tích cả nước), dân số khoảng 18 triệu người (19% dân số cả nước) và nhiều lợi thế về nông nghiệp, du lịch, công nghiệp năng lượng tái tạo… Tuy nhiên, quy mô kinh tế của vùng những năm gần đây chỉ chiếm 12,08% GDP cả nước; thu nhập bình quân đầu người bằng khoảng 67% so với bình quân chung cả nước (53,98 so với 80,21 triệu đồng/người) và tỷ lệ đô thị hóa mới đạt 27,2%, trong khi trung bình cả nước là 40,5%.

Bảo Khánh – Báo Dân Sinh

Theo Dân Sinh

Ảnh: Cầu Vàm Cống.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodansinh.vn/xay-duong-bangcho-tay-nam-bo-cat-canh-20230113141230.htm

Cảnh báo triều cường gây ngập úng nhiều khu vực ven biển Nam Bộ

Dự báo, do ảnh hưởng của triều cường kết hợp sóng lớn, khu vực ven biển các tỉnh Nam Bộ có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, vùng ven sông và vùng ngoài đê bao.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 24 đến 25/1/2023, khu vực ven biển Nam Bộ xuất hiện đợt triều cường cao, mực nước lớn nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,3-4,4m. Độ cao sóng tại khu vực ven biển Bình Thuận-Cà Mau dao động 2-5m, biển động mạnh.

Do ảnh hưởng của triều cường kết hợp sóng lớn, khu vực ven biển các tỉnh Nam Bộ có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, vùng ven sông và vùng ngoài đê bao.

Trên biển, dự báo ngày và đêm 24/1, ở Vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-4m. Ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh, sóng biển cao từ 4-6m.

Khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh, sóng biển cao từ 3-5m. Từ trưa, chiều đến đêm 24/1, khu vực từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh, sóng biển cao từ 3-5m; riêng khu vực giữa Biển Đông 4-6m.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ngập úng có thể xảy ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng triển khai thực hiện việc theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh.

Lực lượng chức năng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven biển, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.

Các tỉnh, thành phố sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thủy sản; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; phòng chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại; thông báo cho chủ phương tiện vận tải thủy biết thông tin về ngập úng để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Các địa phương chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, hệ thống đê điều, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, hồ thủy lợi và trọng điểm đê điều xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Ngọc Anh – Báo Nhân Dân

Theo Nhân Dân

Ảnh: Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nhandan.vn/canh-bao-trieu-cuong-gay-ngap-ung-nhieu-khu-vuc-ven-bien-nam-bo-post735955.html

Hàng trăm dự án bất động sản tại TP.HCM đang chờ tháo gỡ vướng mắc

Những vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý của 152 dự án bất động sản tại TP.HCM đã được các chủ đầu tư kiến nghị, tuy nhiên một số cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái giải quyết.

Liên quan đến nội dung giải quyết khó khăn của các dự án bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP.HCM, trong năm 2022, thông qua Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), 99 doanh nghiệp và cá nhân đã có kiến nghị đến cơ quan chức năng.

Qua 4 đợt, HoREA đã kiến nghị các cơ quan chức năng của TP.HCM tháo gỡ vướng mắc cho 152 dự án BĐS, nhà ở thương mại trên địa bàn.

Sở Xây dựng là đơn vị được UBND TP.HCM giao chủ trì, cập nhật cũng như phân nhóm các khó khăn của những dự án BĐS theo kiến nghị của HoREA.

Theo tổng hợp, những vướng mắc của 152 dự án BĐS được phân loại theo thẩm quyền giải quyết của 11 đơn vị, sở, ngành của Thành phố. Cụ thể như sau:

Với nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng TP.HCM đã có 3 công văn đề nghị 10 sở, ngành liên quan khẩn trương có văn bản gửi chủ đầu tư về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.

Đồng thời, có văn bản báo cáo tiến độ, kết quả xử lý để Sở Xây dựng báo cáo UBND Thành phố.

Theo ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng, tính đến 13/1/2023, đã có 6 đơn vị báo cáo tiến độ giải quyết.

Trong đó, Chi cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính và Sở Quy hoạch – Kiến trúc có báo cáo tiến độ nhưng không nêu rõ kết quả thực hiện, không báo cáo theo đúng biểu mẫu.

Vào tháng 9/2022, Sở Xây dựng đề nghị hai đơn vị khẩn trương báo cáo theo biểu mẫu nhưng đến nay vẫn chưa nhận được báo cáo của hai đơn vị này.

Ngoài ra, có 5 đơn vị chưa có báo cáo tiến độ giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các dự án BĐS thuộc thẩm quyền.

Những đơn vị này là: Sở Tài nguyên và Môi trường (71 dự án); Sở Kế hoạch và Đầu tư (28 dự án); Sở Tài chính (1 dự án); UBND huyện Nhà Bè (1 dự án); và UBND huyện Bình Chánh (1 dự án).

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, trường hợp các đơn vị báo cáo không đúng hạn hoặc báo cáo không đúng biểu mẫu, Sở sẽ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về việc thực hiện theo chỉ đạo của các đơn vị.

Anh Phương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Chung cư Riva Park, Q.4 đã bàn giao nhà từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn còn 150 căn hộ tái định cư chưa được cấp sổ hồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/tien-do-go-vuong-cho-152-du-an-bat-dong-san-tai-tp-hcm-2102846.html

Thêm nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai buộc phải thu hồi

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung, quy định cụ thể hơn một số trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung, quy định cụ thể hơn một số trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai gồm: thu hồi đất được giao, cho thuê không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không đưa đất vào sử dụng theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư mà không nộp thuế tăng thêm đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất và đã bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

2. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm;

3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền hoặc không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, công khai tại thời điểm giao đất, cho thuê đất;

4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê mà người được giao đất, thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này;

5. Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

6. Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

7. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

8- Đất sản xuất nông nghiệp không được sử dụng trong thời hạn 36 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng;

9. Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư và tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 147 của Luật này.

Việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư và tiền thuế tăng thêm theo quy định tại khoản này phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12 của năm phát hiện vi phạm, quá thời hạn này mà người sử dụng đất không nộp tiền thì Nhà nước thu hồi đất.

Trường hợp chậm tiến độ quá 48 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư mà chủ đầu tư chưa hoàn thành dự án đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Dự thảo cũng nêu rõ, việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Ninh Phan – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung, quy định cụ thể hơn một số trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/them-nhieu-truong-hop-vi-pham-phap-luat-ve-dat-dai-buoc-phai-thu-hoi-post1505268.tpo

Hà Nội sẽ trồng mới 250.000 cây xanh đô thị trên các tuyến đường giao thông

Hà Nội đặt mục tiêu trồng mới 200.000 – 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường giao thông đô thị thành phố.

Theo kế hoạch tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023 vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, năm 2023 toàn TP đặt mục tiêu trồng mới 200.000 – 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường giao thông đô thị thành phố; 200.000 cây ăn quả; trồng mới, trồng bổ sung 20 – 30ha rừng; chăm sóc 3.546ha rừng trồng; quản lý bảo vệ 6.483ha rừng phòng hộ, đặc dụng.

Theo kế hoạch tổ chức Tết trồng cây của UBND TP Hà Nội, ngay đợt xuân Quý Mão, thành phố sẽ trồng 100.000-120.000 cây xanh các loại. 

Để làm tốt việc trên, Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã, đơn vị đóng trên địa bàn đồng loạt tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Xuân Quý Mão năm 2023 từ ngày 27/1 (ngày mùng 6 Tết) đến ngày 5/2 (ngày 15 tháng Giêng).

Địa điểm tổ chức phát động phong trào trồng cây tại các khu di tích lịch sử, văn hóa, các khu đô thị mới, các công trình công cộng, trường học, bệnh viện, công viên, ven các trục đường giao thông.

UBND TP Hà Nội yêu cầu việc tổ chức Tết trồng cây đầu Xuân bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, nhằm tuyên truyền, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

Trồng cây xanh đô thị bảo đảm đa dạng về chủng loại, duy trì phát triển cây bản địa, bổ sung giống, loài cây nhập nội mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai địa bàn TP Hà Nội, thống nhất về kích cỡ cây, cây trồng phải được bảo vệ, chăm sóc đúng kỹ thuật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, phối hợp UBND các huyện trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023 đúng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và TP Hà Nội.

Đồng thời giới thiệu các cơ sở, đơn vị chuyên cung cấp cây giống, vật tư kỹ thuật đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây để các đơn vị và nhân dân biết, chủ động thực hiện.

Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có khoảng 1,7 triệu cây xanh đô thị, chủ yếu là xà cừ, sấu, phượng, muồng, bằng lăng, giáng hương, bàng, chiêu liêu… Riêng giai đoạn 2016-2020, khoảng 1,6 triệu cây được trồng mới. Tuy nhiên, tỷ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2 m2/người, trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt tối thiểu 6-7 m2/người.

Theo kế hoạch trồng cây giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu trồng mới 2,9 triệu cây. Trong đó trồng mới khoảng 1,9 triệu cây xanh phân tán trên các huyện, thị xã; trồng 565 ha rừng (khoảng 850.000 cây), trồng bổ sung 195 ha làm giàu rừng (95.000 cây). Nếu hoàn thành kế hoạch này, tỷ lệ cây xanh ở Hà Nội sẽ tăng thành 8-10 m2/người, tỷ lệ che phủ rừng 6,2%./.

Sơn Hà

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ảnh minh họa

“Góc trời Âu” nơi đất Việt

Khi cái lạnh ùa về, rừng phong bỗng trở mình chuyển từ lá xanh sang màu lá đỏ. Một màu như lửa “cháy rực” cả cánh rừng cổ thụ bạt ngàn. Rét càng buốt giá, tê tái thì lá phong càng đỏ rực, thu hút giới trẻ về với thiên nhiên. Vẻ đẹp làm đắm say lòng người không phải ở xứ Hàn, xứ Nhật hay xa tít trời Âu mà ngay trong lòng thành phố Chí Linh (Hải Dương) – “góc trời Âu” hấp dẫn này chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km.

Cảnh đẹp rừng Âu nơi đất Việt

Lâu nay đến với thành phố Chí Linh (Hải Dương), du khách thường nghĩ đến các danh lam, thắng cảnh “Côn Sơn, Kiếp Bạc” gắn liền với địa danh lịch sử, tên tuổi các nhà danh nhân văn hóa, quân sự: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… mà ít ai biết đến, hàng trăm ha rừng phong cổ thụ hàng trăm năm tuổi, khi đông về, rực màu đỏ như “góc trời Âu” trong lòng đất Việt.

19.jpg

Rừng phong lá đỏ

 

“Không cần đến đèo Khau Phạ của tỉnh Yên Bái xa xôi, hay phố núi mờ sương Đà Lạt, Sa Pa (Lào Cai)… năm nay gia đình tôi chọn đến núi Tam Ban (xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, Hải Dương) để thưởng thức phong cảnh đỏ rực của cây phong trong mùa thay lá” – chị Hoàng Thị Hương (du khách Hà Nội) tâm sự.

“Tôi đã đi nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và thấy lá phong ở các nước này cũng không khác nhiều so với ở nơi đây. Lá phong ở Việt Nam không đỏ hẳn, nhưng có màu vàng đậm và đều hơn. Đó cũng là một trải nghiệm thú vị cho những du khách lần đầu đến thăm.

Cảnh đẹp như ở các nước châu Âu, nhưng mang đậm chất Việt bởi tọa lạc giữa rừng là một ngôi chùa cổ đã gần 700 năm (xây dựng năm 1329). Đây là nơi các nhà sư thuộc thiền phái Trúc Lâm tĩnh tu. Rừng phong bao quanh mái chùa cổ kính, tạo nên một khung cảnh thanh bình. Đến nơi đây, càng thêm yêu mảnh đất quê hương và tự hào cảnh đẹp Việt Nam” – chị Hương chia sẻ thêm.

Dẫn chúng tôi lên thăm khu rừng phong, ông Nguyễn Trường Giang – Hạt phó Hạt Kiểm lâm thành phố Chí Linh (người có thâm niên 26 năm gắn bó với công tác bảo vệ rừng) chuyên nghiệp như hướng dẫn viên du lịch. Vừa leo dốc, ông Giang vừa giới thiệu: “Rừng phong lá đỏ đã tồn tại lâu năm. Có những cây cao 4 – 5m, tán rộng 3 – 5m tạo nên một không gian sắc màu ấm áp. Những chiếc lá phong thắm đỏ, cuống dài, xẻ ba thùy với mép răng cưa rụng xuống có thể là món quà độc đáo để dành tặng bạn bè, người thân. Thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh một rừng phong lá đỏ có diện tích khoảng trên 100ha. Một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với di tích lịch sử văn hóa ngôi chùa Thanh Mai, tạo thành điểm du lịch tâm linh và du lịch sinh thái rừng hấp dẫn”.

Cần được nghiên cứu và bảo tồn

Trong căn phòng khách của chùa Thanh Mai, ngồi tiếp chuyện chúng tôi là những người đều có thâm niên từ 20 năm trở lên gắn bó với rừng phong lá đỏ: Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Chí Linh, ông Lục Văn Minh, người nhận giao khoán trên 10ha rừng. Và đặc biệt là bà Phạm Thị Hiển (80 tuổi) mẹ của Nhà sư trụ trì chùa Thanh Mai. Cũng bởi bén duyên với ngôi chùa, nặng lòng với những cây phong mà bà rời Thủ đô lên gắn bó với rừng đã gần 30 năm. Hằng ngày, bà Hiển dành thời gian lên chăm chút từng cây phong nhỏ được mọc lên từ những quả phong rụng xuống. Bà thường dặn dò các đoàn khách tham quan khi lên trên rừng cắm trại cần có ý thức bảo vệ rừng, tránh giẫm đạp lên các cây non. Chính vì vậy, những cây phong mọc quanh ngôi chùa cổ ngày một vươn cao, nhân lên rừng phong ngày thêm nhiều.

Bà Hiền chậm rãi kể: Trụ trì chùa là con trai đầu trong 3 người con của gia đình, năm 19 tuổi lên chùa và ở lại nơi đây, đến nay đã 30 năm. Sau đó vài năm, bà lên thăm con và ở lại, gắn bó với nơi này như duyên tiền định. Bà đã bỏ nhiều thời gian sưu tầm và đọc các loại sách để có hiểu biết về cây phong lá đỏ. Bởi nơi đây, rừng phong lá đỏ là rừng đặc dụng, bảo vệ cảnh quan Khu di tích Chùa Thanh Mai, một trong những cơ sở quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Tam tổ Việt Nam, có quan hệ mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp của Pháp Loa thiền sư. Rừng phong điển hình với loài cây phong hương, phong lá đỏ có tên khoa học là cây Sau Sau. Ngoài ra, khu rừng còn có nhiều loại gỗ quý khác nhau như: Lim, Lát, Sến…

Vào mùa xuân, cây phong đâm chồi nảy lộc. Lá phong non đỏ pha lẫn màu xanh non tạo nên sự sống vươn cao. Mỗi độ thu tới, đông về, cây lại chuyển màu lá đỏ. Phong lá đỏ thực sự hấp dẫn du khách tham quan du lịch, vãng cảnh chùa và ngắm rừng phong lá đỏ sắc biếc đặc trưng. Cây phong lá đỏ tiết ra một loại nhựa thơm đặc biệt. Vì vậy, trước đây, người dân địa phương thường lấy nhựa phong về làm hương. Những năm gần đây, trước sự quản lý của Hạt Kiểm Lâm thành phố Chí Linh, bà con địa phương hiểu rõ giá trị của rừng phong nên không khai thác nhựa, chung sức bảo vệ tái tạo rừng để có cảnh quan đẹp hơn.

Rừng phong lá đỏ Chí Linh, đang được bảo vệ và phát huy hết vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên hùng vĩ. Đây là cây phong bản địa có nhiều giá trị về cảnh đẹp môi trường. Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn đa dạng thực vật quốc tế BGCI đã công bố báo cáo cho thấy, có 14 loài phong đang nằm trong danh sách sắp biến mất khỏi tự nhiên, nếu không được bảo tồn kịp thời. Vì vậy, việc bảo tồn rừng phong đỏ là nhiệm vụ cấp thiết. Người dân Chí Linh mong ước, để nâng cao chức năng phòng hộ, môi trường và giá trị của tài nguyên rừng, rất cần được đầu tư nghiên cứu khoa học để bảo tồn. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và phát triển rừng, tạo cảnh quan khu di tích.

Rừng phong đỏ Chí Linh đang mùa khoe sắc rực rỡ, báo hiệu Đông sắp qua, mùa Xuân đang về, cây cối sẽ đâm chồi nảy lộc. Thấp thoáng dưới tán rừng lá đỏ, từng tốp thanh niên, từng đôi uyên ương dắt tay nhau, chụp ảnh cho nhau, lưu giữ kỷ niệm đẹp trong không gian thanh bình. Tình yêu đôi lứa hòa cùng tình yêu thiên nhiên…

Kiên Cường – Báo TNMT

Theo Tài nguyên & Môi trường

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotainguyenmoitruong.vn/goc-troi-au-noi-dat-viet-349002.html

Giá nhà ở một số khu vực đô thị dự báo sẽ giảm hơn 25%

Bước sang năm 2023, nhà đầu tư cá nhân đang phải đối mặt với khó khăn. Các nhà nghiên cứu tín dụng tại Tập đoàn quản lý đầu tư tài chính toàn cầu dự báo giá nhà ở một số khu vực đô thị “quá nóng” sẽ giảm hơn 25% so với mức cao nhất.

Những ngày sát Tết Nguyên đán, từ Bắc tới Nam tràn ngập các thông tin rao bán cắt lỗ các phân khúc bất động sản từ đất nền đến liền kề, biệt thự. Lãi suất cho vay tăng cao, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều cũng như khó khăn trong kinh doanh cuối năm khiến họ ồ ạt rao bán tài sản, nhả đất. Trong số đất nền liền kề được rao bán, rất nhiều nhà đang trong diện cầm cố sắp đến thời điểm ngân hàng “siết nợ”.

Nhóm nghiên cứu của Goldman Sachs cho biết, một số thị trường nhà ở có nguy cơ giảm giá mạnh nhất trong năm 2023 đã chứng kiến mức giảm ít nhất 10% vào cuối năm 2022.

Việc giảm giá mạnh gây ra nguy cơ cục bộ với các khoản thế chấp sẽ trả quá hạn cao hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc giảm giá nhà không phải mối đe dọa lớn ở mọi nơi.

Nhóm Goldman Sachs dự báo giá, trên toàn nước Mỹ, nhà sẽ giảm khoảng 10% trong năm 2023 so với mức tháng 6/2022. Riêng những khu vực đã tăng giá quá nóng thời gian qua giá nhà sẽ giảm 25%.

Bất động sản của Mỹ hoạt động xuống dốc kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022 nhằm chế ngự lạm phát cao. Tuy nhiên, giá nhà cũng tăng 40% kể từ tháng 3/2020, theo Deutsche Bank.

Theo dự báo giá nhà mới của Goldman Sachs dựa trên dự báo lãi suất tiếp tục tăng trong thời gian dài. Cuối năm 2022, thế chấp có lãi suất cố định 30 năm, điều chỉnh lên 6,5%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng lãi suất sẽ giảm xuống 6,15% vào năm 2024.

Với kiểu giảm lãi suất thế chấp nhỏ giọt, nhóm nghiên cứu cho biết hướng đi này sẽ khiến khả năng chi trả xấu đi.

Theo nhóm nghiên cứu, giá nhà có thể sẽ tăng lên 1% vào năm 2024. Tình huống trên chỉ xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ tránh được suy thoái.

Theo phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính: “Thị trường BĐS vẫn đang bị chững lại, một số dự án phải sử dụng đến chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại… Hiện tượng “sốt đất”, “bong bóng” gần như không còn xuất hiện, đặc biệt là với sản phẩm đất nền bởi hoạt động đầu cơ giai đoạn này gần như bị triệt tiêu. Mức độ quan tâm đến BĐS trên cả nước đã suy giảm đáng kể”.

Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, Lê Hoàng Châu cũng cho biết: “Hiện nay, tuy thị trường BĐS có dấu hiệu trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án, khu vực nhưng giá nhà đất vẫn còn neo giữ mức giá cao, do doanh nghiệp và nhà đầu tư có tâm lý kỳ vọng thị trường sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, cũng có lý do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn (thường chiếm đến 50-70%) nên sức chịu đựng có hạn, đến một thời điểm không chịu đựng nổi thì đành phải “xả hàng”, thậm chí chấp nhận bán cắt lỗ để bảo tồn phần vốn còn lại”.

Huyền Diệu – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Trong số đất nền liền kề được rao bán, rất nhiều nhà đang trong diện cầm cố sắp đến thời điểm ngân hàng “siết nợ”. (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/gia-nha-o-mot-so-khu-vuc-do-thi-du-bao-se-giam-hon-25-75104.html

Siết chặt các điều kiện cấp phép hoạt động trung tâm đăng kiểm

Cục Đăng kiểm VN đang nghiên cứu siết chặt hơn nữa các điều kiện, quy định đối với việc cấp giấy phép hoạt động đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.

Cục Đăng kiểm VN vừa báo cáo về việc triển khai chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT liên quan đến công tác đăng kiểm với 4 nội dung cụ thể.

Theo đó, Cục Đăng kiểm VN đã chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra để cung cấp các tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác điều tra theo đúng yêu cầu của cơ quan cảnh sát điều tra; ban hành nhiều văn bản để phối hợp với Sở GTVT các tỉnh thành phố, chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm tổ chức tốt việc kiểm định.

Đồng thời, đã kịp thời bố trí nhân sự, đánh giá điều kiện và tổ chức hoạt động lại cho 04 đơn vị kiểm định gồm 50-03V; 50-05V; 50-07V và chi nhánh 50-03V nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm định của người dân trong dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023.

Đối với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra tất cả các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, thành lập ngay các đoàn kiểm tra đột xuất để kiểm tra một số trung tâm đăng kiểm xe cơ giới nhận diện có dấu hiệu nhũng nhiễu, tiêu cực, nguy cơ xảy ra sai phạm, Cục Đăng kiểm VN cho biết, hiện nay cơ quan công an các tỉnh, thành phố đã và đang tiếp tục mở rộng vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, giả mạo trong công tác tại các đơn vị đăng kiểm. Do đó, Cục Đăng kiểm VN báo cáo đề xuất trước mắt chưa tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này để chờ kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.

Về nhiệm vụ tổ chức rà soát đánh giá mô hình quản lý của Cục Đăng kiểm VN và các đơn vị đăng kiểm trên cả nước, đặc biệt là công tác xã hội hóa các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, nghiên cứu đề xuất tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện hoạt động đăng kiểm theo hướng cơ quan Cục Đăng kiểm VN sẽ chỉ làm công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm; nghiên cứu phương án phân cấp, ủy quyền cho các địa phương thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm trình Bộ quyết định, Cục Đăng kiểm VN đang tích cực triển khai và sẽ có báo cáo chi tiết Bộ GTVT trong Quý I năm 2023.

Đối với nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn trong lĩnh vực xe cơ giới lưu hành để đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng làm rõ mô hình xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới, tăng cường quản lý nhà nước trong loại hình kinh doanh này; siết chặt hơn nữa các điều kiện, quy định đối với việc cấp giấy phép hoạt động đơn vị đăng kiểm xe cơ giới; phân định rõ trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát của Sở GTVT địa phương đối với hoạt động kiểm định xe cơ giới trên địa bàn.

Nhiệm vụ này, Cục Đăng kiểm VN đã có văn bản số 3619/ĐKVN-PCKHCN ngày 13/11/2022 và văn bản số 5361/ĐKVN PCKHCN báo cáo đề xuất sửa đổi bổ sung các Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật do Bộ GTVT ban hành. Riêng đối với Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới, Cục đang tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị đề cương để báo cáo Bộ GTVT xem xét trình cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung ngay sau khi hoàn thành.

Yến Chi – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Cục Đăng kiểm VN đã kịp thời bố trí nhân sự, tổ chức hoạt động lại cho 4 đơn vị kiểm định tại TP. HCM nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm định của người dân trong dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/siet-chat-cac-dieu-kien-cap-phep-hoat-dong-trung-tam-dang-kiem-d579811.html

Hà Nam: Hàng trăm tỷ đồng ‘rót’ vào 4 dự án không đúng quy định

Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần chi phí đầu tư san nền, hạ tầng kỹ thuật đối với 4 dự án đã đầu tư vào Cụm công nghiệp Kiện Khê I (Khu công nghiệp Thanh Liêm) không đúng quy định với tổng số tiền 164 tỷ đồng.

Đây là nội dung tại Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam (giai đoạn 2012 – 2018), vừa được Thanh tra Chính phủ ban hành ngày 17.1.2023.

Mới có một dự án nộp lại tiền

Theo đó, tại dự án san nền, hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Kiện Khê I (Khu công nghiệp Thanh Liêm), UBND tỉnh thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần chi phí đầu tư san nền, hạ tầng kỹ thuật không đúng quy định 164 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án Nhà máy Hoa Sen Hà Nam hơn 76,7 tỷ đồng; Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam 31,2 tỷ đồng; Nhà máy Number One Hà Nam 50,4 tỷ đồng và Nhà máy sản xuất dược phẩm Hoa Thiên Phú 5,7 tỷ đồng).

Ngoài ra, Chủ đầu tư Nhà máy Number One Hà Nam còn nợ 80,9 tỷ đồng tiền chi phí san nền, hạ tầng kỹ thuật phải nộp tính từ năm 2016.

Ngày 18.6.2021, UBND tỉnh ban hành các quyết định thu hồi số tiền 164 tỷ đồng hỗ trợ không đúng đối tượng. Đến tháng 8.2021, Chủ đầu tư dự án Nhà máy Number One Hà Nam đã nộp toàn bộ số tiền ưu đãi không đúng quy định và số tiền nợ chi phí san nền 80,9 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tiền chậm nộp đối với số tiền 80,9 tỷ đồng từ tháng 10.2016 – 3.8.2021 (hơn 4 năm), UBND tỉnh vẫn chưa xác định theo quy định để yêu cầu chủ đầu tư thực hiện.

Không những thế, UBND tỉnh áp dụng không thống nhất mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất đối với 4 dự án có cùng điều kiện thuê đất tại Cụm công nghiệp Kiện Khê I thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

UBND tỉnh áp dụng mức tỷ lệ 0,5% để tính đơn giá thuê đất đối với dự án Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam, mức 1% đối với 3 dư án còn lại là “thiếu công bằng giữa các dự án”, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Riêng dự án đầu tư Nhà máy Hoa Sen Hà Nam và dự án đầu tư Nhà máy sản xuất dược phẩm Hoa Thiên Phú (nay là dự án đầu tư Nhà máy thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc, bao bì áp dụng công nghệ cao) chậm tiến độ sử dụng đất theo quy định, nhưng UBND tỉnh chưa thực hiện gia hạn thời gian sử dụng đất và thu tiền chậm tiến độ theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 135/2016/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Ngoài ra, UBND tỉnh chấm dứt các ưu đãi đầu tư (về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu…) tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp cho 3 dự án (Nhà máy Hoa Sen Hà Nam, Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam và Nhà máy sản xuất dược phẩm Hoa Thiên Phú) với lý do chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kể từ khi bàn giao đất trên thực tế là không đúng quy định tại Luật Đầu tư 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Trong tổng số hơn 164 tỷ đồng hỗ trợ không đúng đối tượng tại Cụm công nghiệp Kiện Khê I cho 4 dự án, mới chỉ có Number One Hà Nam đã nộp lại vào ngân sách.

Sẽ chuyển Cơ quan điều tra nếu chủ đầu tư không nộp lại tiền

Từ kết luận thanh tra trên, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam rà soát, xem xét điều chỉnh lại mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất tại các dự án thuê đất trong Cụm công nghiệp (nay là Khu công nghiệp Thanh Liêm).

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Nam cần xử lý việc ưu đãi đầu tư đối với 3 dự án chậm tiến độ theo đúng quy định; xác định và thu tiền chậm nộp đối với số tiền 80,9 tỷ đồng chi phí đầu tư san nền, hạ tầng kỹ thuật do Chủ đầu tư dự án Nhà máy Number One Hà Nam chậm nộp từ tháng 10.2016 – 3.8.2021 theo quy định, bảo đảm không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, đối với khoản tiền hơn 164 tỷ đồng hỗ trợ không đúng quy định của 4 dự án nêu trên, sau một năm kể từ ngày ban hành Kết luận thanh tra, nếu chủ đầu tư các dự án không thực hiện việc nộp vào ngân sách nhà nước thì sẽ chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra để xem xét xử lý theo quy định.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng báo cáo, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại dự án san nền, hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Kiện Khê I với số tiền 122 tỷ đồng.

Thiên An – Báo ĐBND

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ảnh: Một góc Khu công nghiệp Thanh Liêm, Hà Nam. Ảnh ITN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/giam-sat-quoc-hoi-va-cu-tri/ha-nam-hang-tram-ty-dong-rot-vao-4-du-an-khong-dung-quy-dinh-i314506/

Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm

Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất thiết bị công nghệ năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm là con dao hai lưỡi bởi khi gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, đất hiếm cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Đất hiếm có hiếm?

Mùa Xuân năm 1949, ba nhà thám hiểm người Mỹ đã tìm đến Dãy núi Clark, bang California để thăm dò uranium. Thời điểm đó, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ cần uranium để xây dựng kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, thay vì uranium, nhóm thám hiểm đã phát hiện ra một tài nguyên kỳ lạ mang tên đất hiếm.

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít nằm trong vỏ Trái đất và rất khó tách thành từng nguyên tố riêng biệt. Thực tế, đất hiếm không hiếm như tưởng tượng nhưng chúng được phân bổ trên Trái đất với trữ lượng thấp, khó khai thác. Việc tách lấy và tinh lọc chúng rất khó khăn. Đáng chú ý, đất hiếm không thể tái tạo được.

Tại Dãy núi Clark, nhóm nguyên tố được tìm thấy trong đất hiếm gồm xeri, europium… Trong vài thập kỷ tiếp theo, địa điểm này, được đổi tên là mỏ Mountain Pass, trở thành nguồn khai thác nguyên tố đất hiếm lớn nhất thế giới.

Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm và khai thác đất hiếm trực tiếp trên lãnh thổ và bán với giá thấp hơn của Mỹ. Sự cạnh tranh của Trung Quốc cùng với làn sóng chỉ trích về vấn đề môi trường đã khiến Mỹ phải đóng cửa mỏ khai thác Mountain Pass vào năm 2002.

Tuy nhiên, việc khai thác tại Mountain Pass đang hoạt động trở lại từ sau cuộc cách mạng công nghệ xanh của thế kỷ 21. Hiện nay, đất hiếm được sử dụng trong các ngành công nghệ cao như thực phẩm, y tế, gốm sứ, lắp đặt thiết bị công nghệ… Trong nông nghiệp, đất hiếm bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm tăng năng suất, chống sâu bệnh.

Ngoài ra, để đáp ứng các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các nước phải tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo. Điều này đồng nghĩa tăng nhu cầu khai thác đất hiếm.

Các nguyên tố đất hiếm phần lớn được sử dụng như những nguyên liệu thô đầu vào cho quá trình sản xuất nam châm vĩnh cửu. Đây là một thành tố cấu tạo nên máy phát điện sử dụng trong các tuabin gió và động cơ kéo trong các phương tiện giao thông chạy điện. Cho dù có nhiều loại nam châm khác nhau, nhưng nam châm NdFeB lại được sử dụng phổ biến nhất bởi những đặc tính vượt trội của nó.

Tính đến năm 2018, các máy phát điện nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong hầu hết mọi tuabin điện gió ngoài khơi tại châu Âu, và chiếm khoảng 76% tổng số các tuabin điện gió ngoài khơi trên biển toàn cầu.

Chính nhờ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh, đất hiếm đang “nóng” hơn bao giờ hết. Dự kiến, việc khai thác đất hiếm sẽ tăng gấp 12 lần vào năm 2050.

Nhu cầu trên đã thúc đẩy các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới săn lùng và khai thác đất hiếm. Nhấn mạnh tầm quan trọng của khai thác đất hiếm tại Mỹ, tháng 2/2021, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã khẳng định, đây là vấn đề an ninh quốc gia.

Đất hiếm giúp tăng tốc chuyển đổi xanh ở châu Âu

Mới đây, Công ty khai khoáng thuộc sỡ hữu nhà nước Thụy Điển LKAB thông báo đã phát hiện mỏ đất hiếm có trữ lượng lớn nhất ở châu Âu tính đến nay.

Mỏ đất hiếm vừa được phát hiện có trữ lượng 1 triệu tấn quặng oxide, nằm ở thành phố Kiruna, vùng cực bắc của Thụy Điển.

Đất hiếm là một nhóm gồm 17 khoáng sản kim loại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất pin xe điện, tuabin gió cũng nh

ư các thiết bị điện tử. Đây đều là ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế thế giới ngày nay và càng trở nên thiết yếu hơn khi châu Âu đang nỗ lực thúc đẩy việc chuyển đổi sang các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường như sản xuất xe điện và năng lượng tái tạo.

EU đã đưa ra kế hoạch RepowerEU, trong đó có đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng tái tạo, thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng từ Nga. Các nước thành viên như Pháp, Đức, Na Uy cũng đẩy nhanh các dự án năng lượng sạch.

“Châu Âu cần làm tốt hơn nữa trong việc xây dựng ngành công nghệ sạch của riêng mình. Chúng tôi không còn nhiều thời gian để đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng sạch công nghệ sạch trước khi nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch trở nên lỗi thời”, bà Ursula von der Leyen – Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) nói.

Sự phát hiện của mỏ đất hiếm ở Kiruna, vì vậy là một tin mừng với ngành công nghiệp xanh của châu Âu, giúp châu lục này giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tính đến thời điểm năm 2021, châu Âu vẫn còn nhập khẩu tới 99% lượng đất hiếm cần thiết cho các ngành công nghiệp quan trọng, hầu hết trong số đó đến từ Trung Quốc.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Khai thác đất hiếm gây ra ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

Người Nhật Bản gọi đất hiếm là “hạt giống của công nghệ” còn Mỹ coi đây là những “kim loại của công nghệ”. Trong khi đó, Trung Quốc hiện đang là một “ông trùm” trong ngành công nghiệp đất hiếm. Một số quốc gia đang khai thác đất hiếm có thể kể đến như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Australia, Thái Lan, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ…

Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm là con dao hai lưỡi bởi chúng cũng chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Nhà địa lý học Julie Klinger, Trường ĐH Delaware, bang New Jersey, Mỹ, cho biết: “Đất hiếm được khai thác bằng cách đào những hố lộ thiên rộng trong lòng đất. Điều này có thể gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ hệ sinh thái. Nếu quản lý kém, việc khai thác có thể tạo ra các ao nước thải chứa đầy axit, kim loại nặng hay chất phóng xạ rò rỉ vào hệ thống nước ngầm…”.

Vào năm 2010, chính quyền thành phố Bao Đầu, Trung Quốc, gần khu vực khai thác đất hiếm đã cảnh báo chất thải từ việc khai thác đất hiếm chứa phóng xạ, asen và flo đã ngấm vào đất nông nghiệp và nguồn nước địa phương. Không khí cũng bị ô nhiễm bởi khói và bụi độc hại làm giảm tầm nhìn. Nhiều người dân sống gần khu mỏ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, đau nửa đầu và viêm khớp.

Do đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cảnh báo ngành công nghiệp đất hiếm đang gây “thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường sinh thái”. Việc khai thác cũng dẫn đến sạt lở đất và tắc nghẽn sông ngòi.

Nhìn chung, cả quá trình khai thác lẫn tách lấy đất hiếm đều gắn liền với vấn đề môi trường bởi nó thải ra nhiều chất độc hại. Chưa kể đến quá trình khai thác làm giảm hiệu quả của đất hiếm. Để khai thác một lượng nguyên tố đủ bán ra thị trường, các công ty phải mất rất nhiều thời gian và công đoạn.

Ông Santa Jansone-Popova, làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Mỹ, đánh giá: Với các phương pháp hóa học hiện nay, cần rất nhiều giai đoạn để phân tách nguyên tố đất hiếm như mong muốn. Điều này khiến toàn bộ quá trình khai thác trở nên phức tạp, tốn kém và tạo ra nhiều chất thải hơn.

Hiện nay, nhận thức được mối nguy hiểm của việc khai thác đất hiếm, nhiều quốc gia đã xây dựng chính sách để khai thác “xanh”. Đơn cử, Mỹ đang thử nghiệm giải pháp thay thế cho việc khai thác như tái chế đất hiếm từ các thiết bị điện tử cũ, phục hồi đất hiếm từ chất thải than đá…

Trung Quốc cắt giảm xuất khẩu đất hiếm trong năm 2010 xuống 40%. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến giá cả tăng vọt và thúc đẩy khai thác đất hiếm từ những nơi khác trên thế giới.

Viện Tài nguyên Thế giới kêu gọi các quốc gia tái chế nguyên tố đất hiếm nhiều hơn để giảm nhu cầu khai thác và tách lấy mới. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa khai thác và sử dụng đất hiếm gắn với bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu vẫn là một thách thức lớn của ngành công nghiệp đất hiếm toàn cầu. Điều đó đặt ra câu hỏi khai thác đất hiếm có thực sự là tương lai của năng lượng tái tạo hay không?.

An Na (T/h)

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Mỏ khai thác đất hiếm Mountain Pass, Mỹ.

Huyện Hồng Dân – Bạc Liêu: Mùa xuân về vùng nông thôn mới!

(Phapluatmoitruong.vn) – Nhờ sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân trong việc vận dụng sáng tạo phương châm “lấy sức dân để lo cho dân” của các cấp ủy Đảng nên công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện Hồng Dân đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Ấn tượng từ những con đường nông thôn

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến nhiều xã cũng như thị trấn trung tâm của huyện Hồng Dân hôm nay là những con đường bê tông rộng rãi, thông thoáng, tạo nên “bức tranh” tươi sáng của vùng quê nông thôn giàu truyền thống cách mạng. Đời sống của người dân khởi sắc từng ngày. Những căn nhà mới kiên cố mọc lên ngày càng nhiều thay thế cho những căn nhà tạm bợ. Các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được nâng chất.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, đến cuối năm 2021, tất cả các xã trên địa bàn huyện Hồng Dân đều được công nhận đạt chuẩn NTM và đến nay nhiều xã cũng đang trên đường về đích NTM nâng cao, riêng xã Ninh Thạnh Lợi A là đơn vị đầu tiên về đích NTM kiểu mẫu; thị trấn Ngan Dừa duy trì danh hiệu thị trấn văn minh đô thị. Từ đó, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, kinh tế tăng trưởng ổn định, văn hóa = xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng – an ninh được giữ vững.

Ông Nguyễn Thanh Đấu ấp Nhà Lầu I, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân phấn khởi chia sẻ: “Xây dựng NTM là một chủ trương đúng đắn nên được người dân đồng tình ủng hộ. Nông dân chúng tôi cùng các đoàn thể xã trồng hoa kiểng hai bên các tuyến đường và trồng hàng rào cây xanh tạo mỹ quan nông thôn. Từ đó, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới”…

Ông Phan Như Nguyện, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu giám sát chương trình xây dựng NTM ở huyện Hồng Dân (Ảnh: Tùng Lâm).

Tập trung xây dựng các xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Ông Ngô Vũ Thăng – Bí thư Huyện ủy huyện Hồng Dân, cho biết: “Đến nay, Ninh Thạnh Lợi A là xã đầu tiên được tỉnh công nhận NTM nâng cao kiểu mẫu và 7 xã còn lại đang thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao. Kết quả này là sự kết tinh của tinh thần chung sức đồng lòng, nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hồng Dân. Người người đồng lòng, nhà nhà cùng quyết tâm, từ các phong trào giúp nhau làm kinh tế, xây dựng vườn, nhà xanh – sạch – đẹp, bảo vệ môi trường đến hỗ trợ hộ nghèo, hiến đất xây trường học, làm đường đều được sự đồng thuận cao”.

Đến nay, bộ mặt nông thôn ở các xã trên địa huyện đã có nhiều khởi sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư cơ bản, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và có bước phát triển. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai và nhân rộng, người dân được tập huấn tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Huyện Hồng Dân đang từng bước xây dựng nông thôn mới với hình ảnh cây lúa (Ảnh: Tùng Lâm).

Quá trình xây dựng nông thôn mới là quá trình không có điểm kết thúc và mục tiêu cuối cùng là “Dân thụ hưởng” – đây là động lực quan trọng, động viên mọi cố gắng, nỗ lực và sức sáng tạo. Trong giai đoạn mới, yếu tố phát huy dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh các phong trào quần chúng tiếp tục được đặt lên hàng đầu, cụ thể hóa thành những cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, sát tình hình thực tế của từng địa phương và phù hợp với sức dân.

Mục tiêu là nhằm không ngừng củng cố niềm tin và đáp ứng với tâm tư, nguyện vọng của người dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) và chương trình hành động của Huyện ủy Hồng Dân thực hiện Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Xã Vĩnh Lộc A – xã NTM đang trong quá trình hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Tết đầm ấm đến với những gia cảnh bị thiên tai càn quét

Phiên chợ 0 đồng giúp người dân chịu ảnh hưởng thiên tai ở Đà Nẵng đón Tết đầm ấm, đủ đầy.

Theo Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng, phiên chợ Tết nhân ái mang đến 4.900 phần quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở quận Liên Chiểu và 4 địa điểm khác trên địa bàn.

Bà Lê Thị Như Hồng – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP chia sẻ: “Ở phiên chợ Tết 0 đồng chúng tôi mong muốn người dân sẽ đón Tết đầm ấm…”.

Thuộc hộ gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm qua, bà Phạm Thị Liên (80 tuổi, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) vui mừng bày tỏ, đây là lần đầu tiên bà được đi chợ Tết mà không phải mất tiền.

“Được nhận phiếu mua hàng 1 triệu đồng tôi mua gạo, dầu, nước mắm, bánh và mứt Tết. Tôi mừng và cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm để người dân có một cái Tết bớt khó khăn”, bà Liên xúc động.

Hình ảnh người dân nô nức đi chợ Tết 0 đồng…

Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng phối hợp với nhà hảo tâm tổ chức chợ Tết nhân ái cho người dân khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn quận Liên Chiểu.

Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng phối hợp với nhà hảo tâm tổ chức chợ Tết nhân ái cho người dân khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn quận Liên Chiểu.

Từ sáng sớm, người dân đã có mặt tại nhà văn hóa Quang Thành 4 (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) ngồi chờ đến lượt nhận phiếu mua hàng miễn phí

Từ sáng sớm, người dân đã có mặt tại nhà văn hóa Quang Thành 4 (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) ngồi chờ đến lượt nhận phiếu mua hàng miễn phí

Tại phiên chợ đặc biệt này, người dân được sắm Tết 0 đồng với phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng...

Tại phiên chợ đặc biệt này, người dân được sắm Tết 0 đồng với phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng…

Giá các sản phẩm được ghi rõ để người dân tính toán trong việc mua sắm

Giá các sản phẩm được ghi rõ để người dân tính toán trong việc mua sắm

"Được nhận phiếu mua hàng 1 triệu đồng tôi mua gạo, dầu, nước mắm, bánh và mứt Tết. Tôi mừng và cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm để người dân có một cái Tết bớt khó khăn", bà Phạm Thị Liên xúc động.

“Được nhận phiếu mua hàng 1 triệu đồng tôi mua gạo, dầu, nước mắm, bánh và mứt Tết. Tôi mừng và cảm ơn các nhà hảo tâm đã quan tâm để người dân có một cái Tết bớt khó khăn”, bà Phạm Thị Liên xúc động.

Các mặt hàng gia dụng, thiết thực được đa số người dân chọn mua

Các mặt hàng gia dụng, thiết thực được đa số người dân chọn mua

Theo Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng, 4.900 phần quà được gửi đến tận tay các hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai

Theo Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng, 4.900 phần quà được gửi đến tận tay các hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai

Người dân đi chợ Tết 0 đồng được mua nhu yếu phẩm thiết thực

Người dân đi chợ Tết 0 đồng được mua nhu yếu phẩm thiết thực

Hồ Giáp – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/tet-dam-am-den-voi-nhung-gia-canh-bi-thien-tai-can-quet-2100410.html

Đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc về mỏ vật liệu cho cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông Vận tải vừa báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tình hình triển khai các thủ tục về vật liệu xây dựng thông thường phục vụ xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021-2025).

Theo kết quả tính toán, tổng nhu cầu vật liệu của 10 dự án thành phần từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa khoảng 17,1 triệu m3 đá; khoảng 8,95 triệu m3 cát và khoảng 45,3 triệu m3 đất đắp. Hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu của tư vấn cho thấy, có 102 mỏ đá với tổng trữ lượng hơn 189 triệu m3, dự kiến, sử dụng đá tại 82 mỏ với trữ lượng hơn 152 triệu m3. Trong 114 mỏ cát có khả năng đáp ứng, tổng trữ lượng 33,66 triệu m3, dự kiến sử dụng cát tại 104 mỏ có trữ lượng khoảng 32 triệu m3.

Về mỏ đất đắp, quá trình khảo sát có 109 mỏ đáp ứng yêu cầu, tổng trữ lượng gần 135 triệu m3, dự kiến sử dụng đất tại 90 mỏ với trữ lượng khoảng 113,8 triệu m3. Khẳng định số lượng mỏ vật liệu nêu trên đều đáp ứng về trữ lượng, chất lượng để phục vụ dự án, song Bộ Giao thông Vận tải cho biết, xét về khả năng khai thác, cung ứng vật liệu theo giấy phép khai thác hiện nay, các mỏ chưa đáp ứng theo tiến độ thi công của các dự án.

Cụ thể, so với tổng nhu cầu vật liệu đá của các dự án với tổng công suất khai thác hiện nay (khoảng 6,4 triệu m3/năm); đồng thời, tính nhu cầu đá cho thời gian thi công 1,5 năm (thời điểm sử dụng nhiều nhất cho công tác móng, mặt đường), lượng đá còn thiếu khoảng 7,5 triệu m3.

So với tổng nhu cầu vật liệu cát của các dự án (khoảng 8,95 triệu m3) với tổng công suất khai thác hiện nay (khoảng 1,76 triệu m3/năm) và tính nhu cầu cát cho thời gian thi công 1,5 năm (thời điểm sử dụng nhiều nhất cho công tác xử lý đất yếu), các mỏ đang khai thác còn thiếu khoảng 1,9 triệu m3.

“Về vật liệu đất đắp, các mỏ sử dụng cho dự án đã được các địa phương quy hoạch 86/90 mỏ, đảm bảo nhu cầu vật liệu đắp. Riêng 4 mỏ sử dụng tại dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (nhu cầu khoảng 1,23 triệu m3) chưa được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch. Đối với các mỏ đang khai thác, so với nhu cầu của dự án, lượng đất đắp còn thiếu khoảng 3 triệu m3”, Bộ Giao thông Vận tải thông tin.

Đề cập đến khó khăn, vướng mắc liên quan đến nguồn vật liệu, theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay, hầu hết mỏ cát sử dụng cho dự án đều đã được các địa phương cấp phép và đang khai thác với công suất hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ triển khai thi công (61 mỏ/80 mỏ).

Mặc dù Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ quy định, vật liệu cát, sỏi lòng sông chỉ được tăng công suất khai thác 50% theo cơ chế đặc thù tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng với khu vực dự án từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, nếu được áp dụng cơ chế đặc thù theo các Nghị quyết của Chính phủ cũng chưa đáp ứng nhu cầu của dự án.

Về thủ tục khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 1411 ngày 18/3/2022 hướng dẫn các địa phương về hồ sơ, thủ tục đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện tại các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc triển khai do chưa rõ thủ tục thu hồi đất.

Để tháo gỡ vướng mắc, sau khi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có thông báo số 167 ngày 25/11/2022. Theo đó, đối với các khu mỏ đất khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án thuộc các hạng mục của dự án được phê duyệt theo quy định sẽ thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Luật Đất đai. Các địa phương tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định. Kinh phí được sử dụng từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án.

Tuy nhiên, các địa phương còn chưa rõ, các mỏ đất khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường có thuộc hạng mục của dự án hay không. Theo khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không bao gồm chi phí để thực hiện thu hồi đất đối với các mỏ vật liệu.

Ngoài ra, theo nội dung văn bản số 1411 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường giao cho nhà thầu thi công khai thác, các nhà thầu không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng, Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ lại yêu cầu phải thực hiện thủ tục này”, Bộ Giao thông Vận tải nêu khó khăn.

Liên quan đến bài toán vật liệu tại hai dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, theo tính toán, tổng nhu cầu vật liệu của hai dự án khoảng 1,37 triệu m3 đá; khoảng 18,5 triệu m3 cát đắp nền. So với tổng nhu cầu vật liệu cát, đến nay, mới có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác.

Bộ Giao thông Vận tải nhận định, với tổng công suất khai thác hiện nay (24 mỏ với khoảng 6,17 triệu m3/năm), nếu tăng công suất khai thác thêm 50% trong 2 năm theo Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ và dành 100% phần tăng thêm (khoảng 6,17 triệu m3) cho dự án, nhu cầu vật liệu của dự án vẫn chưa được đáp ứng (khoảng 11,1 triệu m3 trong năm 2023 và 7,4 triệu m3 trong năm 2024).

Đối với nguồn vật liệu cát biển, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đang xây dựng dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Dự kiến, dự án sẽ triển khai trong năm 2023.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đang chủ động chỉ đạo triển khai thi công thử nghiệm cát biển sử dụng cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến, kết quả đánh giá sẽ có vào cuối năm 2023.

“Căn cứ tình hình thực tế, nhanh nhất phải đến cuối năm 2023 mới có thể xác định được khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cát biển sử dụng làm vật liệu san lấp cho các dự án. Trong năm 2023 và 2024, nguồn vật liệu san lấp cho các dự án chủ yếu vẫn là cát sông”, báo cáo nêu.

Trước những vướng mắc nêu trên, hàng loạt giải pháp đã được Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị nhằm đáp ứng đủ vật liệu cho dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 bám sát tiến độ.

Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với UBND các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên nguồn vật liệu cát cho Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Cần Thơ – Cà Mau và hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thiện các thủ tục mở mỏ trong tháng 1/2023 để có thể khai thác, cung cấp phục vụ thi công.

Trước mắt, khi chưa hoàn tất thủ tục khai thác mỏ mới, chỉ đạo sở, ngành liên quan của địa phương thực hiện thủ tục tăng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác để cung cấp ngay cho dự án. Đối với các mỏ nằm trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án chưa có trong quy hoạch, hoàn tất các thủ tục để có thể giao cho nhà thầu khai thác.

Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Phó Thủ tướng có ý kiến với UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chỉ đạo sở, ban ngành phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án rà soát để nâng công suất các mỏ đá, mỏ cát, mỏ đất đã cấp phép, đang khai thác trên địa bàn cần sử dụng cho dự án.

Với mỏ cát đã có trong quy hoạch, nằm trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án, hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thủ tục để giao cho nhà thầu khai thác (Hà Tĩnh 1 mỏ; Quảng Trị 2 mỏ; Quảng Ngãi 6 mỏ; Bình Định 8 mỏ; Phú Yên 7 mỏ).

“Riêng về phía Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cần tiếp tục có văn bản hướng dẫn các địa phương trong vướng mắc về trình tự, thủ tục liên quan đến khai thác mỏ vật liệu xây dựng thông thường, phương án đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện thu hồi đất đối với mỏ khoáng sản được khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án. Đồng thời, nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 18/NQ-CP cho phép UBND các tỉnh khu vực dự án từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa được nâng công suất mỏ cát nhằm đáp ứng nhu cầu, tiến độ dự án”, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất.

Quang Toàn (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Ảnh minh họa: TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/kinh-te/de-xuat-nhieu-giai-phap-thao-go-vuong-mac-ve-mo-vat-lieu-cho-cao-toc-bac-nam-20230120105022532.htm

Hàng loạt vi phạm tại dự án khu đô thị ở Hà Nam của Tập đoàn CEO

Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới River Silk City do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư có 59 trường hợp xây dựng không phép, trong đó có năm trường hợp xây nhà ghép trên nhiều lô đất, không đúng quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Bùi Ngọc Lam vừa ký đã ban hành Thông báo Kết luận Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam (giai đoạn 2012 – 2018).

Qua kết luận của cơ quan thanh tra đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện đầu tư một số dự án tại Hà Nam. Theo đó, dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới River Silk City có 59 trường hợp xây dựng không phép, trong đó có năm trường hợp xây nhà ghép trên nhiều lô đất, không đúng quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt. Chủ đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch chi tiết 1/500, tại phân kỳ I xây một tòa nhà, sân tennis, bể bơi, sân bóng rổ trên diện tích quy hoạch đất cây xanh 2.722 m2.

Tại phân kỳ II, III, xây hai sân tennis, bể bơi, sân bóng rổ, nhà tiện ích trên diện tích đất công trình công cộng với 8.774 m2, vi phạm Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và Luật Đất đai.

Cũng tại dự án này, ở phân kỳ II, II, có hơn 9.102 m2 đất mặc dù đã được UBND tỉnh giao đất tại Quyết định số 2714/QĐ-UBND ngày 10/12/2019, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra chưa xác định được tiền sử dụng đất, vi phạm khoản 3 Điều 108 Luật Đất đai.

Sau khi kết thúc thanh tra, ngày 10/8/2021, UBND tỉnh mới phê duyệt tiền sử dụng đất với tổng số tiền hơn 104,5 tỷ đồng. “Trách nhiệm thuộc UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định giá đất, các sở ngành, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và chủ đầu tư dự án”- Kết luận thanh tra nêu rõ.

UBND tỉnh Hà Nam xác định tiền sử dụng đất đối với một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu nhà ở theo phương pháp thặng dư, trong đó chỉ quy đổi tổng doanh thu phát triển về giá trị hiện tại thời điểm định giá đất mà không thực hiện quy đổi tổng chi phí phát triển.

Mặt khác khi quy đổi tổng doanh thu phát triển đã áp dụng tỉ suất chiết khấu không đúng với mức lãi suất cho vay trung hạn bình quân tại thời điểm định giá đất của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Bên cạnh đó, đưa thuế Giá trị gia tăng (VAT) và tính thêm lãi vay ngân hàng (đã được tính gộp vào lợi nhuận của nhà đầu tư) vào tổng chi phí phát triển khi xác định tiền sử dụng đấy, không đúng quy định tại Thông tư số 36/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Thuế giá trị gia tăng, làm giảm tiền sử dụng đất phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Sau khi loại bỏ khoản VAT không đúng quy định, thì số tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung tại dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới River Silk City (phân kỳ I) là hơn 8,2 tỷ đồng.

Ngọc Linh/TCDN

Theo Tài chính Doanh nghiệp

Ảnh: Phối cảnh dự án Khu đô thị mới River Silk City do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư được Thanh tra Chính phủ nêu ra hàng loạt vi phạm.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/hang-loat-vi-pham-tai-du-an-khu-do-thi-o-ha-nam-cua-tap-doan-ceo-d36147.html

Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm 20 cán bộ Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 18.1.2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức công bố kết luận thanh tra liên quan đến 2 dự án tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản Nhi tỉnh. Trong đó, 20 cán bộ của chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình tỉnh bị đề nghị xem xét kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm.

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra đối với 2 dự án bệnh viện Đa khoa, Sản Nhi

Chậm tiến độ

Theo nội dung kết luận thanh tra, Dự án Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc) gồm nhiều gói thầu, tổng kinh phí đầu tư là 722 tỷ đồng), trong đó đã giải ngân 493 tỷ đồng, còn các gói thầu hiện vẫn chưa thực hiện xong. Dự án hạng mục Trang thiết bị y tế và Hệ thống vận chuyển mẫu bệnh phẩm tự động thuộc dự án Bệnh viện Sản Nhi được Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký Quyết định 2885/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình, chuyển giao cho Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình tỉnh (dưới đây gọi tắt là Ban) làm chủ đầu tư từ ngày 9.9.2016. Cả 2 dự án này đã được tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần đôn đốc, nhưng nhiều hạng mục công trình vẫn chậm tiến độ, khiến 20 cán bộ của Ban đang bị đề nghị kiểm điểm xem xét trách nhiệm.

Cụ thể, đối với Dự án Dự án Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), ngay từ năm 2018, Ban đã trình hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thiếu và chậm so với chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Xây dựng. Sau đó, các công việc như báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề nghị cấp vốn thực hiện dự án trong công tác triển khai thực hiện đầu tư, thiếu trách nhiệm do nộp hồ sơ thiếu bản vẽ thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, việc giải phóng mặt bằng cổng G6 sau hơn 1 năm UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo vẫn chưa bàn giao được mốc giới, giải quyết thoát nước thải của các hộ dân tiếp giáp chậm, …, dẫn đến tình trạng dự án chậm tiến độ.

Công tác thực hiện hợp đồng, do không đảm bảo thời gian thực hiện dự án đã được tỉnh phê duyệt dự kiến thời hạn 2018-2020, nên Ban đã phải 2 lần xin điều chỉnh, nhưng cho tối đa đến hết quý III năm 2022 phải hoàn thiện và đã không thể về đích, nên Ban phải chịu trách nhiệm trong việc chậm thủ tục xin điều chỉnh một số hạng mục công trình.

Ngày 7.1.2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Thông báo số 04/TB-UBND yêu cầu Ban kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể cá nhân trong việc để chậm hoàn thành dự án nêu trên, báo cáo UBND tỉnh biện pháp xử lý trước ngày 11.1.2022, chậm nhất Quý I/2022 phải thực hiện xong toàn bộ dự án.

Tuy nhiên, ngay cả thời hạn báo cáo của UBND tỉnh thì Ban cũng chậm, phải đến ngày 13.1.2022 Ban mới có Báo cáo số 05/BC-BQL về kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc để chậm hoàn thành tiến độ thi công dự án Bệnh viện Sản Nhi tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Tiếp đó, công tác nghiệm thu bàn giao dự án, việc cấp giấy phép môi trường của dự án kéo dài, đến nay vẫn đang triển khai thực hiện, vẫn chưa xong; việc nghiệm thu kết quả phòng cháy chữa cháy, Ban và các bên liên quan vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, chỉnh sửa, hoàn thiện… để đủ điều kiện nghiệm thu theo quy định.

Việc kiểm tra công tác nghiệm thu cũng chậm, dẫn đến tổng thời gian thực hiện dự án Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ chậm so với chủ trương là 2 năm.

Yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm

Diễn giải về nguyên nhân cả 2 dự án đều chậm tiến độ, Kết luận Thanh tra cho rằng trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, chủ quan là do lãnh đạo và viên chức, nhân viên có liên quan trong việc thực hiện dự án của Ban không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ban đã không quyết liệt đôn đốc, xử phạt nhà thầu trong việc chậm hoàn thành tiến độ hợp đồng đã ký. Ban đã thiếu trách nhiệm trong tham mưu, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc xin ý kiến để tổ chức thực hiện dự án, dẫn đến chậm, muộn dự án, để UBND tỉnh phải có văn bản đôn đốc nhiều lần, Chánh Thanh tra tỉnh đã kiến nghị tại Kết luận số 03/KL-TTr ngày 27.5.2020.

Lý do nữa là do nhà thầu thực hiện không bảo đảm thời gian, không đáp ứng đủ nhân lực; do đơn vị tư vấn không thực hiện bảo đảm thời gian theo yêu cầu…

Cụ thể, về dự án công trình Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi được giao là chủ đầu tư năm 2016, Ban đã chậm nhiều phần việc cần phải thực hiện. Đến ngày 14.5.2019, ông Ngô Hữu Mai được điều động và bổ nhiệm làm Giám đốc Ban. Tuy nhiên, sau đó lại không có văn bản phân công rõ ràng nhiệm vụ các thành viên Ban Quản lý dự án công trình khi nhân sự mới.

Về bổ sung và điều chỉnh một số công việc của dự án, sau hơn 17 tháng kể từ khi Tỉnh cho phép, Ban mới có Tờ trình, do đó dẫn đến dự án chậm, muộn triển khai thực hiện. Ban đã thiếu trách nhiệm trong việc đôn đốc đơn vị tư vấn về lập, thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định thiết kế bản vẽ, thi công, dự toán….Việc chậm thực hiện do Ban không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không chủ động trong công việc, để hết thời gian thực hiện một số văn bản pháp lý, không trình điều chỉnh thời gian thực hiện dự án kịp thời theo quy định.

Về trang thiết bị, theo quyết định của UBND tỉnh, Ban phải thực hiện thủ tục rà soát danh mục dự án, thủ tục liên quan đấu thầu, thẩm định thiết kế dự toán hạng mục mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Sản Nhi vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Tuy nhiên, phải tới tháng 11.2019, Ban mới trình danh mục trang thiết bị, việc chậm gần 1 năm này ảnh hưởng chung tới tiến độ chung của dự án.

Lý giải nguyên nhân của sự chậm trễ này được cho là lãnh đạo và viên chức, nhân viên của Ban không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hạn chế về năng lực chuyên môn, thiếu trách nhiệm dẫn tới thời gian thẩm định kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án, mặc dù đã được UBND tỉnh đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần bằng văn bản. Bên cạnh đó, còn có các lý do chủ quan khác là do nhà thầu thực hiện không bảo đảm thời gian, không đáp ứng đủ nhân lực; do đơn vị tư vấn không thực hiện bảo đảm thời gian theo yêu cầu.

Kết luận Thanh tra cũng chỉ rõ trách nhiệm để xảy ra chậm, muộn trong việc thực hiện dự án như sau: Giai đoạn từ ngày 30.5.2018 đến ngày 13.5.2019, trách nhiệm thuộc về bộ máy lãnh đạo Ban cũ (Giám đốc đã nghỉ việc); giai đoạn từ ngày 14.5.2019 đến nay trách nhiệm thuộc về ông Ngô Hữu Mai – Giám đốc Ban đương chức và các cán bộ dưới quyền trong cơ quan.

Trên cơ sở Kết luận Thanh tra, căn cứ Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6.7.2022 của Ban Chấp hành Trung ương về kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm và Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18.9.2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong sự việc này, lãnh đạo và viên chức, nhân viên của Ban được giao nhiệm vụ thực hiện dự án đã thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của viên chức, để xảy ra chậm, muộn trong thực hiện dự án, vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tỉnh như sau:

Kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình tỉnh là ông Ngô Hữu Mai.

Đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét, điều chuyển công tác đối với lãnh đạo Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình tỉnh có liên quan để xảy ra chậm, muộn trong việc thực hiện dự án Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và các công trình phụ trợ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh; hạng mục Trang thiết bị y tế và Hệ thống vận chuyển mẫu bệnh phẩm tự động thuộc dự án Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.

Giao Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tỉnh: Tiến hành họp, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, đề xuất xử lý kỷ luật theo quy định đối với các ông, bà có tên sau: Ông Nguyễn Quốc Hòe – Phó Giám đốc Ban, ông Trần Vũ Phương – Phó Giám đốc Ban và gần 20 cán bộ cấp dưới.

Bên cạnh đó, Ban phải khẩn trương hoàn thiện các công việc tiếp theo của dự án, đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn, không phải tiếp tục gia hạn thời gian thực hiện. Ban phải xử lý vi phạm đối với các nhà thầu vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung kiến nghị tại Kết luận này, báo cáo kết quả tới UBND tỉnh trước ngày 31.1.2023

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, ông Ngô Hữu Mai – Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình tỉnh xác nhận việc 20 cán bộ bị yêu cầu kiểm điểm trên tổng số 30 người của ban. Ông Mai cho rằng trước Tết không thể kiểm điểm được. Đây là điều vô lý và ông Mai đã báo cáo, đồng thời sẽ có ý kiến khiếu nại.

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ đồng hành cùng HĐND – UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan liên quan giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo việc thực thi pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật.

Từ Thức – Báo ĐBND

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ảnh: Công trình Bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc liên quan đến Kết luận Thanh tra, Ảnh: ITN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/phong-chong-tham-nhung/kiem-diem-lam-ro-trach-nhiem-20-can-bo-ban-quan-ly-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-tinh-vinh-phuc-i314469/

Thị trường bất động sản Khánh Hòa được tháo gỡ khó khăn

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.

UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương có liên quan khẩn trương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản trên địa bàn.

Từ đó đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với từng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai, đề xuất cụ thể, rõ ràng các vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền và đúng quy định pháp luật.

Đồng thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết đối với các trường hợp vượt thẩm quyền của UBND tỉnh; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/2/2023,…

Sau nhiều đợt sốt đất cục bộ xảy ra trong năm 2021 và đầu năm 2022, thị trường bất động sản Khánh Hòa đang đi vào giai đoạn trầm lắng kể từ quý III/2022.

Trong năm 2022, thống kê từ Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, lượng giao dịch đất nền trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa biến động tăng từ quý 1 đến quý II/2022 rồi giảm mạnh trong quý III và quý IV vừa qua. Song lượng giao dịch đất nền trong quý IV/2022 vẫn cao hơn so với quý I/2022.

Cụ thể, trong quý I/2022, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 2.122 giao dịch đất nền. Sang đến quý II lượng giao dịch đất nền là 7.742 giao dịch. Bước sang quý III và quý IV/2022, lượng giao dịch đất nền lần lượt giảm còn 5.541 và 2.735 giao dịch.

Riêng về giao dịch nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh cũng biến động tăng từ quý I đến quý II/2022 rồi bất ngờ giảm từ quý III đến quý IV/2022.

Trong khi đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư biến động tăng từ quý I đến quý III/2022. Bước sang quý IV/2022, lượng giao dịch căn hộ chung cư mới bắt đầu giảm mạnh.

Thống kê từ Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 10 dự án nhà ở thương mại đang triển khai với 1.564 căn chung cư và 4.067 căn nhà ở riêng lẻ.

Riêng về dự án du lịch nghỉ dưỡng, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang triển khai 26 dự án, với 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 căn biệt thự du lịch.

Tiếp tục dừng giao dịch 2.385 thửa đất tại huyện Cam Lâm

UBND huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện này về việc giải quyết hồ sơ đất, đối với các khu đất nằm ngoài 114 khu vực đã có kết luận chỉ đạo xử lý trước đó.

Theo đó, ông Ngô Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Cam Lâm tiếp tục thực hiện tạm dừng đăng ký biến động đối với các thửa đất thuộc 114 khu vực theo Công văn số 3718/UBND ngày 23/11/2022 của UBND huyện cho đến khi có ý kiến chỉ đạo tiếp theo của cơ quan cấp trên.

Đối với các hồ sơ nằm ngoài 114 khu vực đã có kết luận chỉ đạo xử lý, Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm đề nghị tiếp tục thực hiện các thủ tục đăng ký biến động nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tạm dừng thủ tục đăng ký biến động chỉ được thực hiện khi có ý kiến chỉ đạo hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

UBND huyện Cam Lâm hồi tháng 11/2022 đã có văn bản yêu cầu Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh Cam Lâm tạm dừng thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với 2.385 thửa đất trên địa bàn. Các thửa đất này thuộc 114 khu đất đã có chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc khắc phục hậu quả.

Đông Bắc/DNVN

Theo Doanh nhân VN

Ảnh: Một khu đất đã hiến đất làm đường để phân lô bán nền trên địa bàn huyện Cam Lâm. (Ảnh: Báo Khánh Hòa).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://doanhnhanvn.vn/thi-truong-bat-dong-san-khanh-hoa-duoc-thao-go-kho-khan.html