• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 180

Lễ hội đấu vật làng Sình xuân Quý Mão 2023 ở Huế

Ngày 31/1, tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội đấu vật. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân.

Công Thanh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Hà Nam truy thu 164 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp không đúng quy định

Thanh tra Chính phủ (TTCP) yêu cầu tỉnh Hà Nam truy thu hơn 164 tỷ đồng tiền hỗ trợ doanh nghiệp san gạt mặt bằng không đúng quy định tại các dự án: Dự án nhà máy Hoa Sen Hà Nam; Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam; Nhà máy Number One Hà Nam; Nhà máy sản xuất dược phẩm Hoa Thiên Phú; nếu chủ đầu tư không thực hiện, sẽ chuyển cơ quan điều tra.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành Kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam (giai đoạn 2012 – 2018).

Thông báo kết luận chỉ rõ, UBND tỉnh Hà Nam thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần chi phí đầu tư san nền, hạ tầng kỹ thuật đối với 4 dự án đã đầu tư vào Cụm công nghiệp Kiện Khê I, không đúng quy định với tổng số tiền trên 164 tỷ đồng.

Trong đó, Dự án nhà máy Hoa Sen Hà Nam gần 77 tỷ đồng; Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam hơn 31 đồng; Nhà máy Number One Hà Nam hơn 50 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất dược phẩm Hoa Thiên Phú gần 6 tỷ đồng. Ngoài ra, Chủ đầu tư Nhà máy Number One Hà Nam còn nợ trên 80 tỷ đồng tiền chi phí san nền, hạ tầng kỹ thuật phải nộp tính từ năm 2016.

Đến ngày 18/6/2021, UBND tỉnh Hà Nam ban hành các quyết định thu hồi số tiền trên 164 tỷ đồng hỗ trợ không đúng nêu trên. Đến thời điểm tháng 8/2021, Chủ đầu tư dự án nhà máy Number One Hà Nam đã nộp trên 50 tỷ đồng tiền ưu đãi không đúng quy định và số tiền nợ chi phí san nền trên 80 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên khoản tiền chậm nộp đối với số tiền trên 80 tỷ đồng từ tháng 10/2016 đến ngày 3/8/2021 (hơn 4 năm), UBND tỉnh Hà Nam chưa xác định theo quy định để yêu cầu chủ đầu tư thực hiện.

Dự án Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam.

Dự án Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam.

Bên cạnh đó, TTCP cho rằng, UBND tỉnh Hà Nam áp dụng không thống nhất mức, tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất đối với 4 dự án có cùng điều kiện thuê đất tại Cụm công nghiệp Kiện Khê I thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Trong đó, áp dụng mức tỷ lệ 0,5% để tính đơn giá thuê đất đối với Dự án Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam và mức 1% đối với 3 dự án còn lại gồm Nhà máy Hoa Sen Hà Nam, Nhà máy dược phẩm Hoa Thiên Phú, Nhà máy Number One Hà Nam là thiếu công bằng giữa các dự án tại Cụm công nghiệp Kiện Khê I.

Theo TTCP, đối với Dự án đầu tư nhà máy Hoa Sen Hà Nam và Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm Hoa Thiên Phú (nay là Dự án đầu tư nhà máy thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc, bao bì áp dụng công nghệ cao) chậm tiến độ sử dụng đất theo quy định, nhưng UBND tỉnh Hà Nam chưa thực hiện gia hạn thời gian sử dụng đất và thu tiền chậm tiến độ.

Cũng theo kết luận thanh tra, UBND tỉnh Hà Nam chấm dứt các ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu…tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp cho 3 dự án gồm, Nhà máy Hoa Sen Hà Nam, Nhà máy sữa Nutifood Hà Nam, Nhà máy sản xuất dược phẩm Hoa Thiên Phú với lý do chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kể từ khi bàn giao đất trên thực địa là không đúng quy định.

Từ kết quả thanh tra, TTCP yêu cầu tỉnh Hà Nam phải có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại dự án với số tiền trên 122 tỷ đồng; xử lý việc ưu đãi đầu tư đối với 3 dự án chậm tiến độ theo đúng quy định pháp luật. Xác định và thu tiền chậm nộp đối với số tiền hơn 80 tỷ đồng chi phí san nền, hạ tầng kỹ thuật do chủ đầu tư Dự án nhà máy Number One Hà Nam chậm nộp từ tháng 10/2016 đến 3/8/2021 theo đúng quy định, bảo đảm không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Đối với số tiền trên 164 tỷ đồng hỗ trợ không đúng quy định nêu trên, TTCP nêu rõ: “Sau 1 năm kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra, nếu chủ đầu tư các dự án không thực hiện thì chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định”.

Minh Đức – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nhà máy Number One Hà Nam, một trong bốn dự án bị đề nghị truy thu 50 tỷ đồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/thanh-tra-chinh-phu-yeu-cau-tinh-ha-nam-truy-thu-164-ty-ho-tro-doanh-nghiep-khong-dung-quy-dinh-post1506253.tpo

Hà Nội: Xây dựng công viên cây xanh trên đất vi phạm ở Đông Anh

Huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết định thu hồi, xử lý hàng loạt khu đất công sử dụng chưa đúng mục đích để xây công viên, vườn hoa, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp, đáp ứng tiêu chí trở thành quận vào 2023.

Huyện Đông Anh (Hà Nội) là địa bàn giáp ranh các quận nội thành nên giá trị đất đai khá đắt đỏ. Thế nên, từ những năm trước tại Đông Anh một số khu đất công, ao hồ bị bán, cho thuê, lấn chiếm trái thẩm quyền, vi phạm trật tự xây dựng và đất đai.

Trước thực trạng này, huyện Đông Anh đã quyết định thu hồi, xử lý hàng loạt các khu đất công sử dụng chưa đúng mục đích để xây dựng công viên, vườn hoa, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường thêm xanh, sạch đẹp, đáp ứng tiêu chí trở thành quận vào năm 2023.

Tại thôn Nhuế, xã Kim Chung (Đông Anh), có ao cá Bác Hồ diện tích hơn 8.000m vuông. Trước đây, chính quyền địa phương đã giao cho cá nhân thuê thầu. Khu vực ao cá đã bị biến dạng bởi những công trình xây dựng trái phép của công dân. Mặt nước ao bị phủ kín bèo, cỏ dại. Nước thải xả trực tiếp không qua xử lý chảy thẳng xuống ao, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến người dân rất bức xúc.

Chính quyền địa phương đã chấm dứt hợp đồng cho thuê thầu nhưng người thuê không chịu bàn giao lại ao cá cho xã. Xã Kim Chung đã tiến hành cưỡng chế các công trình vi phạm để dành diện tích xây tiểu công viên trong làng.

Hiện quanh khu ao cá Bác Hồ đã được xây đường dạo, có ô đất trồng cây xanh, xung quanh có các dụng cụ thể dục cho người dân.

Cũng tại xã Kim Chung, khu ao số 3 thôn Nhuế đã được sử dụng sai mục đích kéo dài nhiều năm, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản, nhiều thông báo theo đúng quy định về pháp luật để yêu cầu cá nhân thuê thầu bàn giao lại diện tích đã thuê để thực hiện dự án tuy nhiên hộ dân này vẫn không chấp hành.

Để pháp luật được thực thi, Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh và xã Kim Chung đã tiến hành cưỡng chế buộc bàn giao mặt bằng đối với ao số 3 thôn Nhuế để triển khai thực hiện dự án kè ao hồ, hoàn thiện hạ tầng khu cây xanh, bãi đỗ xe kết hợp sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Từ một khu vực vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, ao số 3 thôn Nhuế, xã Kim Chung đã có tổng diện tích xây dựng hạ tầng khoảng 10.000m2, gồm các hạng mục đường dạo, điện chiếu sáng, dải cây xanh, bãi đỗ xe, đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước và các hạng mục kỹ thuật đồng bộ.

Ngày 30/1, huyện Đông Anh đã tổ chức phát động lễ trồng cây ngay tại khu ao số 3, thôn Nhuế nhằm hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Quý Mão 2023.”

Cho biết về ý nghĩa của việc trồng cây tại khu đất đã từng được sử dụng chưa đúng mục đích, bà Lê Thị Vân Huyền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Kim Chung chia sẻ đối với xã nói riêng và Đông Anh nói chung, việc trồng cây lại càng quan trọng vì cây xanh không chỉ đơn thuần là cải thiện môi trường mà còn là trang trí cho không gian đô thị hiện tại và tương lai. Hơn nữa, việc trồng cây xanh tại nơi đất công còn giúp chống lấn chiếm đất và tạo ra lá “phổi xanh” cho cả cộng đồng, đời đời con cháu hưởng lợi.

Cùng có mặt chứng kiến người dân, chính quyền trồng cây tại ao số 3 thôn Nhuế, ông Nguyễn Văn Định gần 70 tuổi bày tỏ 2 năm trước đây, ao số 3 là “ao tù nước đọng,” chăn thả cá, vịt nay đã trở thành “tiểu công viên.”

Đây sẽ là “trái ngọt” sau sự nỗ lực của chính quyền để thu hồi xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng. Ao số 3 nay là điểm vui chơi sinh hoạt cộng đồng, khu luyện thể dục thể thao ngoài trời… mà người dân được thụ hưởng hôm nay và mai sau. Việc thu hồi đất công sử dụng không đúng mục đích có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà mà chính quyền mang lại cho người dân nên húng tôi rất phấn khởi về việc làm này.

Không chỉ có xã Kim Chung mà tại huyện Đông Anh, trong thời gian qua thực hiện đề án theo Nghị quyết số 250 của Ban Thường vụ Huyện ủy về mục tiêu “5 có, 3 không;” trong đó, mỗi thôn có một điểm vui chơi kết hợp trồng cây xanh, đường dạo, theo dạng tiểu công viên. Các xã thị trấn trên địa bàn huyện đã rà soát thu hồi được 86 ha đất công sử dụng chưa đúng mục đích từ trước đó đã giao cho các cá nhân sử dụng nay bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để xây dựng công viên, vườn hoa, khu cây xanh.

Với quỹ đất trên, huyện đã triển khai được 155 dự án cây xanh và dự án thành phần có yếu tố cây xanh; trong đó, đã có 72 dự án đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng, còn lại đang thi công và hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Theo ông Nguyễn Xuân Linh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh, trong thời gian tới, huyện tập trung huy động ngồn lực để triển khai và hoàn thiện 78 dự án còn lại trong tổng số 155 dự án thành phần thuộc “Đề án trồng và quản lý cây xanh giai đoạn 2018-2020 và các năm tiếp theo.”.

Đồng thời, huyện cũng triển khai có hiệu quả Kế hoạch của huyện về trồng cây 5 năm trên địa bàn huyện Đông Anh, giai đoạn 2021-2025 hưởng ứng sáng kiến Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Khu ao số 3 thôn Nhuế, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội, từ chỗ vi phạm trật tự xây dựng, đã được xây dựng thành nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Khu ao số 3 thôn Nhuế, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội, từ chỗ vi phạm trật tự xây dựng, đã được xây dựng thành nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Nhấn mạnh đến tiêu chí môi trường, cây xanh khi từ huyện thành quận, ông Nguyễn Xuân Linh cho biết thêm, huyện xây dựng kế hoạch năm 2023 trồng 33.968 cây xanh các loại, trong đó có 20.000 cây bóng mát đô thị, phấn đấu hoàn thành vượt mức các tiêu chí cây xanh công cộng đối với đơn vị hành chính cấp phường, cấp quận do cấp thẩm quyền giao.

Để hoàn thành mục tiêu trên, huyện Đông Anh xác định, coi việc trồng và chăm sóc cây xanh là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của mỗi cấp, mỗi ngành. Quyết tâm trồng và quản lý cây xanh trên địa bàn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chí, tiêu chuẩn, chủng loại cây xanh theo quy định; tránh việc trồng các loại cây không đảm bảo yêu cầu, lãng phí nguồn lực đầu tư và thời gian của nhà nước và nhân dân.

Đánh giá mô hình của huyện Đông Anh về việc thu hồi đất công vi phạm trật tự xây dựng, đất đai để trồng cây xanh và xây dựng các hạng mục phục vụ lợi ích cộng đồng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết đó là chủ trương trúng và đúng. Vì Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 -2025 đã xác định phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, với quyết tâm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô.

Từ tinh thần trên cho thấy, việc giữ gìn Thủ đô xanh, sạch, đẹp đã được Đông Anh đặt lên một tầm cao mới. Việc làm của Đông Anh đã đạt được đa lợi ích, nhiều mục tiêu. Đó là, vừa để làm đẹp làm xóm vừa điều hòa không khí, tiêu thoát nước; phục vụ cho việc phòng cháy, chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

Ngoài ra, cải tạo ao hồ, bãi đất công trống phù hợp quy hoạch còn hạn chế ô nhiễm, chống lấn chiếm, thu lại đất ao đã bị lấn chiếm, tăng quỹ đất cho giao thông công cộng, tạo thành điểm sinh hoạt cộng đồng giúp nâng cao sức khỏe tăng sự đoàn kết trong khu dân cư, thôn xóm qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức trong khuôn viên ao hồ.

Mạnh Khánh (TTXVN/Vietnam+)

Theo VietnamPlus

Ảnh: Khu ao số 3 thôn Nhuế, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội, từ chỗ vi phạm trật tự xây dựng, đã được xây dựng thành nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/ha-noi-xay-dung-cong-vien-cay-xanh-tren-dat-vi-pham-o-dong-anh/843503.vnp

Thanh Hóa yêu cầu chủ đầu tư bàn giao 5 khu đất ‘đắc địa’ để thực hiện dự án nhà ở xã hội

Đây những khu đất quy hoạch nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn, thuộc các dự án nhà ở thương mại mà chủ đầu tư phải bàn giao cho nhà nước quản lý.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 5 khu đất quy hoạch nhà ở xã hội thuộc dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn mà chủ đầu tư phải bàn giao cho nhà nước quản lý là các dự án: Nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư dọc 2 bên đường dự án CSEDP thuộc khu đô thị Đông Sơn (TP Thanh Hóa); nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị phía Đông Đại lộ Bắc Nam, phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa), nhà ở xã hội thuộc dự án Khu thương mại và dân cư A-TM3, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa); nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư Đông Nam làng Tân Thọ, xã Đông Tân, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa); nhà ở xã hội thuộc dự án Khu dân cư Đồng Xuân, phường Bắc Sơn (TP Thanh Hóa).

KHẨN TRƯƠNG BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG NHIỀU DỰ ÁN

Căn cứ quy định hiện hành, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, chỉ đạo việc bàn giao các khu đất nhà ở xã hội trên cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Thanh Hóa quản lý, làm cơ sở thực hiện trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm cũng đã có ý kiến chỉ đạo: Giao Trung tâm Phát triển quỹ đất Thanh Hóa chủ trì, căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, tiếp nhận bàn giao phần diện tích nhà ở xã hội tại dự án Khu thương mại và dân cư A-TM3 (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) để triển khai công việc tiếp theo theo quy định.

Yêu cầu UBND TP Thanh Hóa, UBND TP Sầm Sơn khẩn trương thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đối với dự án Khu dân cư Đông Nam làng Tân Thọ, xã Đông Tân và phường phú Sơn, TP Thanh Hóa và dự án Khu dân cư Đồng Xuân, phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn để nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục giao đất theo quy định; yêu cầu các chủ đầu tư các dự án tập trung nguồn lực để thực hiện việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, bàn giao quỹ đất nhà ở xã hội cho nhà nước quản lý theo quy định.

Trong thời gian qua, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, Sở Xây dựng Thanh Hóa đã thực hiện rà soát, tham gia ý kiến điều chỉnh, bổ sung quỹ đất nhà ở xã hội tại 23 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị (tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn) để đảm bảo việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội theo quy định.

KHÔNG KHUYẾN KHÍCH NHÀ Ở XÃ HỘI THẤP TẦNG, LIỀN KỀ, CHIA LÔ

Liên quan đến dự án xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn, mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản đề nghị các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện chủ trương theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc không khuyến khích đầu tư nhà ở xã hội loại liền kề thấp tầng chia lô…

Trường hợp khi lập đồ án quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư tại khu vực mà quy hoạch chung, quy hoạch phân khu… (các quy hoạch cấp trên) không phù hợp để bố trí nhà ở xã hội cao tầng, Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào điều kiện, nhu cầu của địa phương để đề xuất báo cáo UBND tỉnh xem xét đối với từng vị trí cụ thể đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Đối với 5 khu đô thị, khu dân cư là Khu đô thị mới Nam Bỉm Sơn, Khu dân cư hai bên đường Quốc lộ 1A đoạn từ cầu Hoàng Long đến tượng đài Thanh niên xung phong, TP. Thanh Hóa; Khu dân cư thôn Kiều Tiến, xã Hoằng Đại, TP. Thanh Hóa; Khu dân cư thôn Sơn Hà, xã Hoằng Đại, TP. Thanh Hóa; Khu dân cư Đồng Chành (thôn 6), xã Thiệu Khánh nay là phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh, TP. Thanh Hóa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

Trước mắt, UBND thị xã Bỉm Sơn, UBND TP.Thanh Hóa theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham mưu việc bàn giao các quỹ đất nhà ở xã hội thấp tầng đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho Nhà nước quản lý, thực hiện tại dự án riêng (bằng nguồn vốn và phương thức đầu tư phù hợp với tình hình thực tế).

Sở Xây dựng tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương đã triển khai dự án nhà ở xã hội thấp tầng (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để tiến hành khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm, trong đó có việc quản lý quỹ đất nhà ở xã hội thấp tầng mà nhà đầu tư được đầu tư quản lý, kinh doanh (nếu cần thiết).

Theo thông tin từ địa phương này, nhu cầu nhà ở xã hội của người dân tại Thanh Hóa hiện nay rất cao. Vì vậy, việc xây dựng nhà ở xã hội sẽ mang lại nhiều cơ hội có nhà ở đúng nghĩa cho người có thu nhập thấp, giải quyết vấn đề an sinh xã hội mà tỉnh đang quan tâm. Đồng thời cũng góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng xanh – sạch – hiện đại. Chiến lược nhà ở xã hội sẽ giúp điều tiết thị trường bất động sản theo hướng lành mạnh, lâu dài, góp phần ổn định chính sách về kinh tế của tỉnh.

Theo VnEconomy

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/thanh-hoa-yeu-cau-chu-dau-tu-ban-giao-5-khu-dat-dac-dia-de-thuc-hien-du-an-nha-o-xa-hoi.htm

Thanh Hóa: Xử phạt Công ty Thành Phát 250 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định xử phạt 250 triệu đồng Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Thành Phát vì khai thác khoáng sản vượt công suất.

Ngày 31/1, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 250 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Thành Phát vì khai thác khoáng sản vượt công suất.

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định xử phạt hành chính số 101/QĐ-XPHC đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Thành Phát, do ông Nguyễn Trọng Cường làm Giám đốc, có địa chỉ tại 30/80 Cao Bá Quát, phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa.

Theo Quyết định xử phạt hành chính của UBND tỉnh Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Thành Phát đã thực hiện khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25 đến 50% (vượt 40%) đối với mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Thành Phát phải khắc ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác trái phép gây ra.

Quyết định nêu rõ, trong thời hạn 30 ngày Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mai Dầu khí Thành Phát phải thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng do hành vi khai thác đá trái phép gây ra. Nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế và nộp tiền chậm nộp theo quy định.

Hoàng Minh – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Thành Phát bị xử phạt 250 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/thanh-hoa-xu-phat-cong-ty-thanh-phat-250-trieu-dong-vi-khai-thac-khoang-san-vuot-cong-suat-240646.html

Chính phủ quyết giảm 30% tiền thuê đất cho đối tượng ảnh hưởng dịch COVID-19

Chính phủ giao Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo Nghị quyết của Chính phủ, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Chính phủ giao Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo nội dung quy định trên.

Trước đó, Bộ Tài chính cho biết trong năm 2022, cơ quan này đã chủ động đề xuất nhiều chính sách mới, chưa có tiền lệ hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế – xã hội

Dự kiến, tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí, tiền thuê đất được miễn giảm, gia hạn năm 2022 khoảng 233,5 ngàn tỉ đồng. Tính đến cuối năm 2022, đã thực hiện miễn giảm, giãn khoảng 193,4 ngàn tỉ đồng. Đây cũng là số tiền giãn, giảm thuế, phí, lệ phí lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong đó, Bộ đã phân công, phân nhiệm cho các đơn vị trực thuộc với 108 nhiệm vụ và giải pháp.

Trọng tâm Bộ Tài chính năm 2023 là tiếp tục thực hiện tốt chính sách tài khóa và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả với chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, Bộ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ổn định thị trường chứng khoán, bảo hiểm, thị trường vốn.

Trong bối cảnh doanh nghiệp còn đối mặt nhiều khó khăn, năm 2023 Bộ Tài chính sẽ đề xuất với Chính phủ thực hiện chính sách gia hạn, kéo dài giãn, hoãn thời gian nộp thuế như đã thực hiện trong năm 2022.

Minh Chiến – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/kinh-te/chinh-phu-quyet-giam-30-tien-thue-dat-cho-doi-tuong-anh-huong-dich-covid-19-20230131090426371.htm

Ngắm hoa mận nở ‘trắng trời’ xứ Lạng

Những ngày này, khắp núi rừng xứ Lạng khoác lên mình màu trắng tinh khôi của hoa mận. Du khách có thể ngắm hoa nở rộ ở những vườn mận ở xã Hòa Cư, Hải Yến (huyện Cao Lộc), xã Quảng Lạc (thành phố Lạng Sơn), xã Thống Nhất (huyện Lộc Bình) hay xã Hữu Liên, Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng)…

Mùa xuân đến, khắp các bản làng xứ Lạng đều phủ trắng hoa mận. Hoa mận ở Lạng Sơn thường nở rộ vào cuối tháng 1 cho đến giữa tháng 2 hằng năm.

Mùa xuân đến, khắp các bản làng xứ Lạng đều phủ trắng hoa mận. Hoa mận ở Lạng Sơn thường nở rộ vào cuối tháng 1 cho đến giữa tháng 2 hằng năm.

Những vườn mận ở Hữu Lũng thường tập trung, kéo dài khoảng 2-3 tuần và trải rộng từ thung lũng này đến thung lũng khác.

Những vườn mận ở Hữu Lũng thường tập trung, kéo dài khoảng 2-3 tuần và trải rộng từ thung lũng này đến thung lũng khác.

Các gốc mận xù xì đến mùa hoa nở mang lại vẻ đẹp riêng có cho miền núi Lạng Sơn.

Các gốc mận xù xì đến mùa hoa nở mang lại vẻ đẹp riêng có cho miền núi Lạng Sơn.

Hoa mận nở bung như những bông tuyết, trông như “chiếc thảm bông” tinh khôi giữa đất trời.

Hoa mận nở bung như những bông tuyết, trông như “chiếc thảm bông” tinh khôi giữa đất trời.

Hoa mận nở thành chùm dày, cánh hoa mỏng ôm lấy nhụy vàng.

Hoa mận nở thành chùm dày, cánh hoa mỏng ôm lấy nhụy vàng.

Khung cảnh hoa mận nở “trắng trời” thu hút du khách về đây để ngắm nhìn và lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp.

Khung cảnh hoa mận nở “trắng trời” thu hút du khách về đây để ngắm nhìn và lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp.

Sắc hồng của hoa đào xen lẫn sắc trắng của hoa mận tạo nên một bức tranh đầy màu sắc Xuân.

Sắc hồng của hoa đào xen lẫn sắc trắng của hoa mận tạo nên một bức tranh đầy màu sắc Xuân.

Ngoài ngắm hoa mận, hoa đào… đến Lạng Sơn du khách có thể dành thời gian chèo thuyền kayak ở hồ Nong Dùng, “cây phu thê” ở đập Bắc Mỏ cùng các hoạt động cưỡi ngựa, cắm trại ở thảo nguyên Đồng Lâm.

Ngoài ngắm hoa mận, hoa đào… đến Lạng Sơn du khách có thể dành thời gian chèo thuyền kayak ở hồ Nong Dùng, “cây phu thê” ở đập Bắc Mỏ cùng các hoạt động cưỡi ngựa, cắm trại ở thảo nguyên Đồng Lâm.

Hùng Vĩ/SGTT

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sgtiepthi.vn/ngam-hoa-man-no-trang-troi-xu-lang/

Đường phố Hà Nội ùn tắc, người dân chật vật đi làm trong ngày đầu tuần năm mới

Tuần mới đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều tuyến phố tại Hà Nội đông nghịt phương tiện, tình trạng ùn tắc khiến nhiều người mệt mỏi.

Hầm chui Trung Hòa ùn tắc dài theo hướng vào trung tâm Hà Nội.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 kéo dài, sáng 30/1 (mùng 9 tháng Giêng), người dân cả nước bước vào tuần làm việc đầu tiên của năm mới. Từ sáng sớm, tại Hà Nội, hàng vạn người dân đổ ra đường đi làm khiến giao thông trở nên ùn tắc.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 kéo dài, sáng 30/1 (mùng 9 tháng Giêng), người dân cả nước bước vào tuần làm việc đầu tiên của năm mới. Từ sáng sớm, tại Hà Nội, hàng vạn người dân đổ ra đường đi làm khiến giao thông trở nên ùn tắc.

Ghi nhận của PV, ngay từ 7h sáng tại đường Hồ Tùng Mậu dẫn vào nội thành Hà Nội đông nghẹt người trong ngày đi làm đầu tuần của năm mới Quý Mão.

Ghi nhận của PV, ngay từ 7h sáng tại đường Hồ Tùng Mậu dẫn vào nội thành Hà Nội đông nghẹt người trong ngày đi làm đầu tuần của năm mới Quý Mão.

Đường Phạm Hùng mật độ giao thông cũng tăng đột biến. Người dân phải chật vật nhích từng chút để kịp giờ làm và giờ đi học.

Đường Phạm Hùng mật độ giao thông cũng tăng đột biến. Người dân phải chật vật nhích từng chút để kịp giờ làm và giờ đi học.

Thời tiết giá lạnh của sáng thứ Hai khiến việc di chuyển của người dân trở nên khó khăn hơn.

Thời tiết giá lạnh của sáng thứ Hai khiến việc di chuyển của người dân trở nên khó khăn hơn.

Vỉa hè luôn là lối đi nhanh được lựa chọn để thoát khỏi cảnh ùn tắc.

Vỉa hè luôn là lối đi nhanh được lựa chọn để thoát khỏi cảnh ùn tắc.

Trong sáng nay, đường Trần Duy Hưng đã chật kín xe cộ.

Trong sáng nay, đường Trần Duy Hưng đã chật kín xe cộ.

Cầu vượt Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh phương tiện xếp hàng dài để qua cầu

Cầu vượt Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh phương tiện xếp hàng dài để qua cầu

Cảnh ùn tắc, đông nghẹt người lưu thông trong cùng thời điểm, khiến nhiều người rất mệt mỏi.

Cảnh ùn tắc, đông nghẹt người lưu thông trong cùng thời điểm, khiến nhiều người rất mệt mỏi.

Mọi tuyến đường đều đông nghịt phương tiện.

Mọi tuyến đường đều đông nghịt phương tiện.

Tại nút giao đoạn Ngã Tư Sở hướng về trung tâm Thủ đô, hàng dài ô tô, xe máy ken đặc nối đuôi nhau nhích từng chút một.

Tại nút giao đoạn Ngã Tư Sở hướng về trung tâm Thủ đô, hàng dài ô tô, xe máy ken đặc nối đuôi nhau nhích từng chút một.

Đường Nguyễn Trãi trong sáng nay ken đặc phương tiện.

Đường Nguyễn Trãi trong sáng nay ken đặc phương tiện.

Sau khi thoát khỏi cảnh ùn tắc, người dân vội vã vít ga thật nhanh để kịp giờ làm.

Sau khi thoát khỏi cảnh ùn tắc, người dân vội vã vít ga thật nhanh để kịp giờ làm.

Hình ảnh ghi nhận lúc 9h tại đường Láng. Người dân phải mất 2-3 nhịp đèn đỏ mới có thể di chuyển.

Hình ảnh ghi nhận lúc 9h tại đường Láng. Người dân phải mất 2-3 nhịp đèn đỏ mới có thể di chuyển.

Ngọc Linh – Báo PNVN

Theo Phụ Nữ VN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://phunuvietnam.vn/duong-pho-ha-noi-un-tac-nguoi-dan-chat-vat-di-lam-trong-ngay-dau-tuan-nam-moi-20230130095228296.htm

‘Mánh khóe’ mua bán trang thiết bị y tế ở Hà Nội

20 loại trang thiết bị do các nhà thầu cung cấp cho 31 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội đã được mua bán lòng vòng qua nhiều công ty trung gian. Điều này khiến giá mà các đơn vị trúng thầu cung cấp thiết bị cho các bệnh viện đưa ra đều cao hơn nhiều lần so với giá nhập khẩu.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm vaccine, thuốc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Hà Nội, giai đoạn từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2021.

Ngoài việc ghi nhận Hà Nội đã triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, TTCP đã chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình mua sắm trang thiết bị y tế.

Mua bán trang thiết bị y tế qua nhiều công ty trung gian làm tăng chi phí

Theo Thanh tra Chính phủ tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) của các loại thiết bị y tế do nhà thầu cung cấp cho CDC Hà Nội và các bệnh viện (bản chụp) đều bị tẩy xóa, che khuất giá nhập khẩu của thiết bị.

Tại 58 gói thầu cung cấp 20 loại thiết bị y tế cho 31 bệnh viện, TTCP nhận thấy hàng hóa được mua bán đều qua nhiều công ty trung gian, trong thời gian ngắn, mỗi lần giá lại tăng cao, dẫn đến giá của đơn vị trúng thầu cao hơn nhiều lần so với giá nhập khẩu.

Sau khi các đơn vị thực hiện hợp đồng mua sắm, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các nhà thầu giảm giá để cùng chung tay với Hà Nội chống dịch. Nhiều nhà thầu đã tiến hành ký phụ lục hợp đồng về việc giảm giá, nhưng giá một số thiết bị vẫn cao gấp nhiều lần so với giá nhập khẩu. Cụ thể, tổng giá trị trúng thầu 134,76 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu và phụ kiện mua thêm gần 62 tỷ đồng, chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá nhập khẩu 72,8 tỷ đồng. Sau khi thanh lý hợp đồng nhà thầu giảm giá còn 111,5 tỷ đồng, chênh lệch 49,5 tỷ đồng.

Trong đó có 41 gói thầu thiết bị tại 34 bệnh viện và CDC Hà Nội, do 2 nhà thầu đã mua, bán qua nhiều công ty trung gian và có giá trị chênh lệch lớn (giữa giá trúng thầu và giá nhập khẩu kèm phụ kiện mua thêm) là Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc trúng thầu và Công ty TNHH Đầu tư phát triển Tùng Bách trúng thầu với tổng giá trị 66,6 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu 31,5 tỷ đồng (chênh lệch trên 35 tỷ đồng). Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu giảm giá còn 53,5 tỷ đồng, chênh lệch 22 tỷ đồng.

Đối với 40 gói thầu thiết bị y tế tại 33 bệnh viện và CDC Hà Nội do 3 nhà thầu có giá trị chênh lệch lớn (giữa giá trúng thầu và giá nhập khẩu kèm phụ kiện mua thêm) là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trần Lê, Công ty CP thiết bị y tế Ánh Sao và Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông với tổng giá trị trúng thầu 37,6 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu 17 tỷ đồng, chênh lệch 20 tỷ đồng. Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu giảm còn 35,6 tỷ đồng, chênh lệch 18,5 tỷ đồng.

Các gói thầu thiết bị còn lại có giá trúng thầu 30,5 tỷ đồng; giá trị nhập khẩu chỉ 13,3 tỷ đồng, chênh lệch hơn 17 tỷ đồng. Sau thanh lý hợp đồng nhà thầu giảm giá còn 22,2 tỷ đồng, chênh lệch 8,9 tỷ đồng.

Đội giá gấp nhiều lần

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ: Mặt hàng kít Realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 được CDC Hà Nội và các bệnh viện mua của một số đơn vị trực tiếp nhập khẩu (Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông), hoặc sản xuất trong nước (Công ty Việt Á, Công ty CP Sao Thái Dương), còn lại hầu hết các đơn vị trúng thầu là đơn vị thương mại.

Vì vậy, một số gói thầu cung cấp sinh phẩm, vật tư, kít xét nghiệm của một số công ty có chênh lệch lớn giữa giá trúng thầu so với giá nhập khẩu. Cụ thể, Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông nhập khẩu kít Realtime PCR và trúng thầu có mức giá chênh lệch 2,49 lần (đến thời điểm ngày 10/11/2021, công ty này giảm giá bán và tặng hàng nhưng mức chênh lệch vẫn gấp 1,96 lần so với giá nhập khẩu); Công ty 3TK nhập khẩu và trúng thầu cung cấp vật tư y tế (7 mặt hàng) cho CDC Hà Nội có mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua từ 1,68 lần đến 5,52 lần; Công ty TNHH phát triển công nghệ ứng dụng Việt Nam nhập khẩu và trúng thầu có mức chênh lệch từ 2,79 – 4,59 lần.

Tổng giá trị của các loại hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm đã được 12 đơn vị (CDC và 11 bệnh viện) thuộc Sở Y tế Hà Nội trúng thầu và ký hợp đồng mua sắm giá trị trên 73,2 tỷ; giá trị nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước là 37,5 tỷ đồng, chênh lệch 35,6 tỷ đồng. Giá trị trúng thầu sau khi giảm giá trên 70,7 tỷ đồng, chênh lệch 33 tỷ đồng.

Trong đó có một số gói thầu của Công ty 3TK trúng thầu cung cấp cho CDC Hà Nội (6 gói thầu) với tổng giá trị trên 40 tỷ đồng; giá trị nhập khẩu 20,5 tỷ đồng, chênh lệch 20,3 tỷ đồng (gấp từ 1,68 – 5,52 lần).

Còn lại một số gói thầu sinh phẩm, kít xét nghiệm giá trúng thầu và giá nhập khẩu chênh lệch từ 12 – 15 tỷ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ trách nhiệm thuộc CDC, các bệnh trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Sở Y tế Hà Nội chưa ban hành quyết định phê duyệt phương án, đơn giá đặt hàng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR đợt 4 (dự kiến trên 3 triệu mẫu) và CDC chưa ký hợp đồng với các đơn vị xét nghiệm nhưng vẫn gửi mẫu cho các đơn vị thực hiện xét nghiệm, dẫn đến không có căn cứ để thanh toán, gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.

CDC Hà Nội ký hợp đồng đặt hàng với các bệnh viện, giá kít xét nghiệm và sinh phẩm đầu vào khác nhau, trong đó một số đơn vị đã mua kít, sinh phẩm của Công ty công nghệ Việt Á với giá 47.000 đồng/kít/734.000 đồng mẫu đơn (giá mẫu xét nghiệm). Đây là mức giá đầu vào đã được đánh giá là cao so với một số công ty nhập khẩu, sản xuất (giá trúng thầu sau khi giảm giá, khuyến mãi của Công ty Phương Đông 217.273 đồng/kít).

“UBND TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội chưa kịp thời kiểm tra, giám sát, đôn đốc CDC và các bệnh viện trong việc mua sắm trang thiết bị y tế, còn để xảy ra một số tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán các gói thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm và đặt hàng xét nghiệm”, kết luận thanh tra nêu.

Chuyển thông tin sang Bộ Công an, kiến nghị xử lý nghiêm

Từ những vi phạm đã nêu, TTCP kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan; đồng thời xử lý nghiêm việc để xảy ra thiếu sót, vi phạm trong mua sắm phòng, chống dịch Covid-19.

Cùng với đó là chỉ đạo Giám đốc CDC Hà Nội và các bệnh viện rà soát toàn bộ chi phí tư vấn đối với tất cả các gói thầu để giảm trừ, thu hồi theo quy định, đảm bảo không thất thu ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, TTCP kiến nghị chuyển thông tin 6 vụ việc để Bộ Công an giao cơ quan chức năng xác minh, làm rõ theo quy định.

Trong số này, có 7 gói thầu mua sắm 7 máy X-quang di động Kỹ thuật số do Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc cung cấp cho 7 bệnh viện, với tổng giá trị hơn 30 tỷ đồng, chênh lệch gần 20 tỷ đồng (sau khi giảm giá vẫn chênh 12 tỷ đồng).

Hay như 6 gói thầu mua sắm vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm do Công ty 3TK cung cấp cho CDC Hà Nội với tổng giá trị gần 41 tỷ đồng, chênh lệch hơn 20 tỷ đồng…

Văn Thanh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/manh-khoe-mua-ban-trang-thiet-bi-y-te-o-ha-noi-5708367.html

Toàn cảnh 8 dự án cao tốc đang triển khai ở Đồng bằng sông Cửu Long

8 dự án đang thực hiện thi công và hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai bảo đảm cơ bản hoàn thành trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, đưa vào khai thác toàn bộ các dự án trong năm 2026 với tổng chiều dài 463km.

Đến năm 2026, ĐBSCL có khoảng 554km đường cao tốc

Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454 ngày 1/9/2021, khu vực ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km với quy mô 4 – 6 làn xe, gồm: 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575km và 3 tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591km.

Đến thời điểm hiện nay, đã hoàn thành và đưa vào khai thác theo quy mô giai đoạn 1 (4 làn xe) với tổng chiều dài 171km (trong đó đoạn Cao Lãnh – Lộ Tẻ hiện tổ chức giao thông hỗn hợp, đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi sử dụng mặt đường láng nhựa để chờ lún, các tuyến này Bộ GTVT đang tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc); 8 dự án đang thực hiện thi công và hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai bảo đảm cơ bản hoàn thành trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, đưa vào khai thác toàn bộ các dự án trong năm 2026 với tổng chiều dài 463km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng.

“Đến năm 2026, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 554km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030”, Bộ GTVT nêu rõ.

Thông tin về tình hình 8 dự án cao tốc đang triển khai ở ĐBSCL, Bộ GTVT cho biết, đối với dự án cầu Mỹ Thuận 2 (thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông) có tổng chiều dài khoảng 6,61km đi qua địa bàn 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long.

Hiện nay, công tác GPMB đã hoàn thành, công tác triển khai thi công đến nay đạt khoảng 70,73% giá trị các hợp đồng, đáp ứng tiến độ yêu cầu. Phần đường và cầu dẫn đã cơ bản hoàn thành, phần cầu chính hiện đã thi công xong trụ tháp, đã căng cáp dây văng cho đốt dầm đầu tiên, hoàn thành dự án trong năm 2023.

Về dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ giai đoạn 1, Bộ GTVT cho biết, hiện nay, công tác GPMB trên tuyến chính đã bàn giao 100%, riêng nhánh nút giao QL80 còn vướng 25m thuộc Tỉnh dòng Don Bosco và 2 vị trí lưới điện 110kV chưa di dời (không ảnh hưởng thi công). Công tác triển khai thi công đến nay đạt khoảng 60% giá trị hợp đồng (đã cơ bản hoàn thành các cầu, đắp nền đường đến cao độ gia tải và đang theo dõi diễn biến lún), dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2023.

Một dự án khác thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông là đoạn Cần Thơ – Cà Mau có tổng chiều dài 110,87km tuyến chính và 25,9km tuyến nối, tổng mức đầu tư 27.523,39 tỷ đồng đi qua địa phận 5 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Về công tác GPMB, các địa phương đã bàn giao được 97,02km/110,87 km đạt 87,5%, đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Theo Bộ GTVT, dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đã hoàn thành lựa chọn công tác nhà thầu 4/4 gói thầu xây lắp; các nhà đã xây dựng xong văn phòng điều hành tại công trường, đang huy động máy móc thiết bị, xây dựng lán trại, triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công và các thủ tục cần thiết.

“Đối với 2 gói thầu khởi công ngày 1/1/2023, các nhà thầu đã bố trí 10 mũi thi công xuyên Tết để thực hiện một số các hạng mục như dọn mặt bằng, đào bóc hữu cơ, đắp nền đường tại các đoạn tuyến thuận lợi. Toàn bộ dự án sẽ phấn đấu hoàn thành 35% giá trị hợp đồng trong năm 2023”, Bộ GTVT thông tin.

Thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Thi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Đẩy nhanh thủ tục đầu tư 3 đoạn tuyến cao tốc phía Tây

Thông tin về tình hình triển khai tuyến cao tốc phía Tây, Bộ GTVT cho biết, đối với đoạn Mỹ An – Cao Lãnh (giai đoạn 1), dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định 2203 ngày 27/12/2021, tổng chiều dài khoảng 26,56 km qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 4.770,75 tỷ đồng; Quy mô đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h, giai đoạn phân kỳ đầu tư 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m; thời gian thực hiện dự án 5 năm. Đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành công tác lập, thẩm định dự án đầu tư.

Tuy nhiên, do tuyến đi qua khu vực địa chất phức tạp, chiều sâu đất yếu lớn, cũng như chi phí đền bù GPMB tăng cao làm vượt tổng mức đầu tư, Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Tờ trình 639 ngày 19/01/2023.

Đối với đoạn Cao Lãnh – Lộ Tẻ, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định 1232 ngày 26/9/2022, tổng chiều dài khoảng 28,8 km, đi qua tỉnh Đồng Tháp và TP.Cần Thơ với quy mô thảm tăng cường mặt đường, xây dựng hệ thống đường gom, hoàn chỉnh các nút giao, tổ chức lại giao thông trên tuyến để khai thác tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ theo tiêu chuẩn đường cao tốc. dự án có tổng mức đầu tư khoảng 950 tỷ đồng. Hiện nay, chủ đầu tư đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế bước thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến khởi công quý III/2023 và hoàn thành năm 2024.

Đối với đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định 1330 ngày 11/10/2022, tổng chiều dài khoảng 51,5 km, đi qua TP.Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang. Dự án có quy mô thảm tăng cường mặt đường, mở rộng các đoạn dừng xe khẩn cấp, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông, tổng mức đầu tư khoảng 750 tỷ đồng.

Hiện nay, chủ đầu tư đang triển khai công tác, khảo sát, thiết kế bước thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến khởi công quý IV/2023 và hoàn thành trong năm 2024.

Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chuẩn bị được đầu tư thảm tăng cường mặt đường, mở rộng các đoạn dừng xe khẩn cấp, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông

Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi chuẩn bị được đầu tư thảm tăng cường mặt đường, mở rộng các đoạn dừng xe khẩn cấp, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông

Rốt ráo xây dựng 2 tuyến cao tốc trục ngang

Thông tin về tình hình triển khai các dự án thuộc tuyến cao tốc trục ngang, Bộ GTVT cho biết, đối với dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng chiều dài khoảng 189,48 km, đi qua 4 tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, được chia thành 4 dự án thành phần. Dự án được đầu tư theo quy mô đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h, giai đoạn phân kỳ đầu tư 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m, tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng.

Về công tác GPMB, hiện nay, các địa phương đã bàn giao cọc GPMB 180,6/188,2km (đạt 96%) và đang triển khai công tác đo đạc, kiểm đếm. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố đã hoàn thành công tác lập dự án đầu tư trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ GTVT đã phối hợp với các chủ đầu tư để rà soát, cân đối tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần đảm bảo không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án.

Hiện 4 dự án thành phần đang thực hiện công tác thẩm định của cơ quan chuyên môn thuộc cấp quyết định đầu tư (UBND các tỉnh), dự kiến phê duyệt toàn bộ trước 10/2/2023, tiến độ triển khai dự án cơ bản bám sát kế hoạch để khởi công toàn bộ vào 30/6/2023 theo đúng yêu cầu của Chính phủ. Dự án sẽ hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.

Đối với đoạn Cao Lãnh – An Hữu (giai đoạn 1), dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định 769 ngày 24/6/2022, tổng chiều dài khoảng 27,43 km, đi qua 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, Dự án được chia thành 2 dự án thành phần vận hành độc lập.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.886 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến hết năm 2027. Đến nay, các địa phương đã tổ chức lập, trình thẩm định dự án đầu tư. Tuy nhiên, do tuyến đi qua khu vực địa chất phức tạp, chiều dày tầng đất yếu lớn (30 – 50m) cũng như chi phí đền bù GPMB tăng cao (đặc biệt phía tỉnh Tiền Giang) làm vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Hiện nay, Bộ GTVT đang hướng dẫn các địa phương rà soát, triển khai thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Kiến nghị tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, giải quyết các khó khăn, đáp ứng nhu cầu vật liệu đắp nền triển khai các dự án thành phần cao tốc, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục phê duyệt các dự án thành phần còn lại trước 10/02/2023. Triển khai các bước tiếp theo đảm bảo khởi công trước 30/6/2023.

“UBND các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu trong tháng 2/2023. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Mỹ An – Cao Lãnh để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo”, Bộ GTVT đề xuất.

Về công tác GPMB, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long khẩn trương xử lý dứt điểm để bàn giao phạm vi 25m thuộc Tỉnh dòng Don Bosco trước ngày 15/2/2023 và hoàn thành di dời 02 vị trí lưới điện 110kV trong Quý II/2003 tại Dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Đối với dự án Cần Thơ – Cà Mau, các địa phương khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc, ưu tiên bàn giao mặt bằng tại các vị trí tiếp cận công trường đảm bảo đường tiếp cận cho xe máy, thiết bị thi công; đẩy nhanh tiến độ di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu tái định cư, đảm bảo bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý II/2023.

Liên quan đến nguồn vật liệu đắp nền, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long ưu tiên nguồn vật liệu cát cho dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Cần Thơ – Cà Mau và hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thiện các thủ tục mở mỏ trong tháng 2/2023 để có thể khai thác, cung cấp phục vụ thi công.

“Trước mắt, khi chưa hoàn tất các thủ tục khai thác các mỏ mới, chỉ đạo các sở, ngành liên quan của địa phương thực hiện thủ tục tăng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác để cung cấp ngay cho dự án”, Bộ GTVT kiến nghị.

Đình Quang – Tạp chí GTVT

Theo Giao Thông Vận Tải

Ảnh: Thi công cầu Mỹ Thuận 2 thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tapchigiaothong.vn/toan-canh-8-du-an-cao-toc-dang-trien-khai-o-dong-bang-song-cuu-long-18323013010363101.htm

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 04-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 04-2023 với những nội dung chính như sau:

Về quản lý môi trường

– Đặc điểm cấu trúc và các yếu tố ảnh hưởng của mạng lưới tương quan không gian phát thải carbon của Trung Quốc: Một nghiên cứu dựa trên kích thước của sự tích tụ đô thị

– Những thay đổi về mô hình thời gian và phân bố không gian của các chất gây ô nhiễm môi trường ở 8 quốc gia châu Á do đại dịch COVID-19

– Tác động của ô nhiễm không khí đối với tỷ lệ mắc, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong do COVID-19: Đánh giá có hệ thống các nghiên cứu ở Châu Âu và Bắc Mỹ

– Chỉ số khí hậu và cực đoan thủy văn: Giải mã mô hình phù hợp nhất

– Tác động môi trường của rác thải nhựa sau tiêu dùng: Công nghệ xử lý hướng tới bền vững sinh thái và kinh tế tuần hoàn

– Tác động của khoảng cách giữa đăng ký doanh nghiệp và các trạm giám sát đối với hoạt động môi trường – Bằng chứng từ các trạm giám sát chất lượng không khí

– Xem xét lại các chiến lược phân bổ chính sách: Đánh giá các công cụ chính sách môi trường và áp dụng mô hình CGE

– Ngoại giao độc hại thông qua quản lý môi trường: Bước tiếp theo cần thiết để xây dựng hòa bình môi trường

– Bài học kinh nghiệm và thách thức đối với quản lý môi trường ở Colombia: Vai trò của chiến lược truyền thông, giáo dục và sự tham gia

– Ý kiến hiện tại về tính bền vững môi trường

Về môi trường đô thị

– Ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí đối với các lợi ích sức khỏe ngắn hạn và dài hạn liên quan đến việc vận động tích cực: Đánh giá có hệ thống

– Kết hợp sự phối hợp giữa đô thị hóa mới và lượng khí thải carbon ở Trung Quốc

– So sánh các hệ vi sinh vật môi trường trong một dòng sông đô thị bị ô nhiễm kháng kháng sinh làm nổi bật các cộng đồng periphyton và ruột cá như các hồ chứa đáng quan tâm

– Xử lý thủy nhiệt có sự hỗ trợ của CaO kết hợp với đốt bùn thải: Tập trung vào phân đoạn phốt pho (P), tính khả dụng sinh học của P và hành vi của kim loại nặng

– Tác động của dibutyl phthalate đối với xử lý sinh học nước thải đô thị trong hệ thống A2/O-MBR quy mô thí điểm

– Mối liên hệ giữa không gian xanh đô thị và sức khỏe tâm lý ở những người trẻ tuổi ở Addis Ababa, Ethiopia

– Đánh giá rủi ro sinh thái do ô nhiễm PM2.5 gây ra trong một khu đô thị đang phát triển nhanh ở đông nam Trung Quốc

– Bố cục nước thành phố có quan trọng không? So sánh tác dụng làm mát của các vùng nước trên 34 siêu đô thị của Trung Quốc

– So sánh giữa máy hồi quy tuyến tính (MLR) và máy vector hỗ trợ (SVM) với vai trò là công cụ tạo mô hình để đánh giá kim loại nặng thu được trong các thiết bị giám sát sinh học và bụi đường

Về môi trường khu công nghiệp

– Quy định về môi trường và ESG của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc: Kiểm định lại giả thuyết Porter

– Đánh giá chi tiết về quá trình oxy hóa nâng cao trong xử lý nước thải: Cơ chế, thách thức và triển vọng tương lai

– Phragmites australis cav. Là một chất chỉ thị sinh học của ô nhiễm đất thủy hình với kim loại nặng và hydrocarbon đa lượng

– Đặc điểm và khả năng loại bỏ thuốc nhuộm trong nước của các chất hấp thụ sinh học mới có nguồn gốc từ quá trình nghiền bóng một bước có tính axit và kiềm của gỗ hickory

– Thách thức và cơ hội trong việc ứng dụng vật liệu nano kỹ thuật lấy cảm hứng từ sinh học để thu hồi các ion kim loại từ nước thải công nghiệp khai khoáng

– Các chất ô nhiễm môi trường của nước thải ngành giấy và tác hại của chúng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái

– Đánh giá vòng đời của các chất gây ô nhiễm và chiến lược giảm phát thải dựa trên cấu trúc năng lượng của ngành công nghiệp kim loại màu ở Trung Quốc

– Tối ưu hóa năng lượng tái tạo tại khu công nghiệp sinh thái: Cách tiếp cận mô hình toán học

– Tác động phi tuyến tính của các quy định môi trường không đồng nhất đối với việc di dời công nghiệp: Chi phí tuân thủ có hiệu quả không?

Xin trân trọng giới thiệu!

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Structure characteristics and influencing factors of China’s carbon emission spatial correlation network: A study based on the dimension of urban agglomerations

Science of The Total Environment, Volume 853, 20 December 2022, 158613

Abstract

China faces enormous pressure to reduce carbon emissions. Since the agglomeration and driving effect of urban agglomerations have continued to increase, relying on the network relationship within urban agglomerations to coordinate emission reduction becomes an effective way.

This paper combines the modified Gravity model and Social Network Analysis method to measure the structure characteristics of carbon emission spatial correlation network of the seven urban agglomerations as a whole and each urban agglomeration in China, analyzes the interaction mechanism between cities and between urban agglomerations, and finally explores the influencing factors of carbon emission spatial correlation through the QAP analysis method.

The results are as follows: (1) As for the overall network, overall scale was increasing, but the hierarchical structure had a certain firmness. YRD and PRD urban agglomerations were at the center of the network and received the spillover relationship of MRYR, CC, CP, and HC urban agglomerations. (2) As for the networks of urban agglomerations, the allocation of low-carbon resource elements still needed to be optimized, especially BTH urban agglomeration. Beijing, Shanghai, Nanjing, Wuxi, etc. were at the center of the network. The influencing factors and degree of carbon emission spatial correlation in each urban agglomeration were different.

2. Changes in temporal pattern and spatial distribution of environmental pollutants in 8 Asian countries owing to COVID-19 pandemic

Chemosphere, Volume 308, Part 1, December 2022, 136075

Abstract

This study investigated the changes in air pollutant’s concentration, spatio-temporal distribution and sensitivity of changes in air pollutant’s concentration during pre and post COVID-19 outbreak. We employed Google Earth Engine Platform to access remote sensing datasets of air pollutants across Asian continent. Air pollution and cumulative confirmed-COVID cases data of Asian countries (Afghanistan, Bangladesh, China, India, Iran, Iraq, Pakistan, and Saudi Arabia) have been collected and analyzed for 2019 and 2020. The results indicate that aerosol index (AI) and nitrogen dioxide (NO2) is significantly reduced during COVID outbreak i.e. in year 2020. In addition, we found significantly positive (P < 0.05, 95% confidence interval, two-tailed) correlation between changes in AI and NO2 concentration for net active-COVID case increment in almost each country. For other atmospheric gases i.e. carbon monoxide (CO), formaldehyde (HCHO), ozone (O3), and Sulfur dioxide (SO2), insignificant and/or significant negative correlation is also observed. These results suggest that the atmospheric concentration of AI and NO2 are good indicators of human activities. Furthermore, the changes in O3 shows significantly negative correlation for net active-COVID case increment. In conclusion, we observed significant positive environmental impact of COVID-19 restrictions in Asia. This study would help and assist environmentalist and policy makers in restraining air pollution by implementing efficient restrictions on human activities with minimal economic loss.

3. The impact of air pollution on COVID-19 incidence, severity, and mortality: A systematic review of studies in Europe and North America

Environmental Research, Volume 215, Part 1, December 2022, 114155

Abstract

Background

Air pollution is speculated to increase the risks of COVID-19 spread, severity, and mortality.

Objectives

We systematically reviewed studies investigating the relationship between air pollution and COVID-19 cases, non-fatal severity, and mortality in North America and Europe.

Methods

We searched PubMed, Web of Science, and Scopus for studies investigating the effects of harmful pollutants, including particulate matter with diameter ≤2.5 or 10 μm ( or ), ozone (), nitrogen dioxide (), sulfur dioxide () and carbon monoxide (CO), on COVID-19 cases, severity, and deaths in Europe and North America through to June 19, 2021. Articles were included if they quantitatively measured the relationship between exposure to air pollution and COVID-19 health outcomes.

Results

From 2,482 articles screened, we included 116 studies reporting 355 separate pollutant-COVID-19 estimates. Approximately half of all evaluations on incidence were positive and significant associations (52.7%); for mortality the corresponding figure was similar (48.1%), while for non-fatal severity this figure was lower (41.2%). Longer-term exposure to pollutants appeared more likely to be positively associated with COVID-19 incidence (63.8%). , , , , and were most strongly positively associated with COVID-19 incidence, while and with COVID-19 deaths. All studies were observational and most exhibited high risk of confounding and outcome measurement bias.

Discussion

Air pollution may be associated with worse COVID-19 outcomes. Future research is needed to better test the air pollution-COVID-19 hypothesis, particularly using more robust study designs and COVID-19 measures that are less prone to measurement error and by considering co-pollutant interactions.

4. Climate indices and hydrological extremes: Deciphering the best fit model

Environmental Research, Volume 215, Part 2, December 2022, 114301

Abstract

The present work comprehensively reviews all the pertinent large-scale climate indices used to analyse the hydrological extremes in India; along with various non-linear models, which have utilized long-term past precipitation data, and global climate indices to produce forecasts at different temporal scales. We specifically enumerated various statistical operations that may provide better precision at modelling efficiency. Further, in the quest to discover the best-fit modelling technique for the Indian scenario, we compared various modelling techniques applied to decipher hydroclimatic tele-connections between extreme hydrological variables and the large-scale climate indices.

Our analyses suggest that the global atmospheric phenomena have performed better than the traditional geospatial models pertaining to the accurate prediction of precipitation extremes for India. We also confirmed that the use of large-scale climate indices to predict the local scale hydrological dynamics had been steadily increasing owing to the advantage associated with it. We conclude that wavelet-based non-linear models are a better fit, and large-scale climate indices based hydrological extremes prediction is an essential requirement for deciphering the esoteric nature of the Indian monsoon. The present work aims to contribute towards efficient water resources management under the pre-text of Indian hydrological extremes, which will be crucial and critical day by day for boosting Indian rain-dependent agriculture, as well as water supply and security.

5. Environmental impacts of post-consumer plastic wastes: Treatment technologies towards eco-sustainability and circular economy

Chemosphere, Volume 308, Part 1, December 2022, 135867

Abstract

The huge amounts of plastic production (millions of tons) are carried out all around world every year and EU is one of the biggest consumers of these products. In 2021, recycling rate of plastic wastes around 32.5% in the EU and the rest end up on their journey in landfills and oceans that lead to environmental pollution which is a crucial global concern. Thus, it is important to take necessary steps to control the use of such plastic and to sustainably dispose them.

One of the solutions to the problem is to use a better alternative to plastics which doesn’t degrade land, water or air nor affects living organisms. Circular economy is another answer to this problem, it would ensure prevention of post-consumer plastic waste from getting formed. In addition, sustainable disposal approaches for plastic waste such as pyrolysis, plasma gasification, photocatalytic degradation, and production of value-added products from polymer waste can be explored. These recycling methods has huge potential for research and studies and can play a crucial in eliminating post-consumer plastic waste. This review paper aims to discuss the environmental effects of post-consumer plastic wastes as well as the emerging approaches for the treatment of these environmental wastes towards eco-sustainability and circular economy.

6. Save the environment, get financing! How China is protecting the environment with green credit policies?

Journal of Environmental Management, Volume 323, 1 December 2022, 116178

Abstract

Green credit policy (GCP) can achieve economic growth and environmental conservation, notably by lowering air pollutants (PM2.5). Green credit is a significant component of China’s green financing for environmental regulation and achieving carbon neutrality. In this paper, to understand the causal relationship between GCP and PM2.5, we apply a bootstrap full-sample Granger causality test, parameter stability test, and quantile-on-quantile test for the period between 2003:M01 to 2019:M12.

The result shows a bidirectional relationship and reveals that GCP has varied environmental implications in its early and mature stages because of a low percentage of green credit and a lack of motivation for financial institutions. In the long run, GCP and PM2.5 interaction confirm the favorable effects of GCP on PM2.5 as the green credit system improves. For robustness, we used quantile-based granger causality to evaluate the causative link between GCP and PM2.5. In light of the findings, this research advises legislative reforms and stresses the relevance of green credit in improving air quality. This study adds additional evidence that air pollution affects green credit policies. Air quality being a leading indicator helps firms anticipate changes in bank credit preferences and alter financing techniques.

7. Impact of distance between corporate registration and monitoring stations on environmental performance – Evidence from air quality monitoring stations

Journal of Environmental Management, Volume 323, 1 December 2022, 116192

Abstract

Several countries are adopting vertical environmental regulations (air quality monitoring stations) to control pollution. However, there is a relative lack of research analysing environmental regulations and performance from a geographic distance perspective. This study introduces atmospheric quality monitoring stations as a type of environmental regulation using data from Chinese listed companies from 2010 to 2019 to determine the effect of monitoring station distance on corporate environmental performance and the moderating role of corporate strategy.

This analysis yielded the following findings. First, based on institutional and signalling theories, we find that monitoring station distance inhibits environmental performance. Second, disclosure, digital transformation, and environmental strategies can reverse the negative effects of monitoring stations. Third, while market drivers improve the ability to monitor station distances, political corruption hinders this.

Fourth, firm heterogeneity analysis tells us that the “crowding out” effect of monitoring station distance is more significant for state-owned enterprises, high-tech firms, and heavy polluters. Finally, we found that the monitoring role of stations can be fully utilised only if they are established within a certain distance from the enterprise. These findings are important for establishing air quality monitoring stations and corporate environmental performance in developing countries, including China.

8. Reconsider policy allocation strategies: A review of environmental policy instruments and application of the CGE model

Journal of Environmental Management, Volume 323, 1 December 2022, 116176

Abstract

How to choose environmental policy instruments within a clearly defined scope of the market mechanism and government intervention will profoundly affect the policy effectiveness. Through a systematic review of 111 representative literature, this paper traces the theoretical development of environmental policy instruments, empirical analyses based on the CGE (Computable General Equilibrium) model, and globally practical experience. We find that the reflections on environmental policy instruments have shifted from command-based to market-based, from trade-offs between quantity-based and price-based instruments within the scope of market-based instruments to combining both, and finally a reasonable allocation of both command-based and market-based instruments.

The CGE model promotes the shift, deepens the theory, and accelerates the transformation from theoretical thinking to practical application.

By providing approaches to recognize and measure the overall economic costs of environmental policies, the CGE model plays an important role in validating efficiency theories, identifying efficiency losses, and amending policy instruments. It also promotes the implementation of environmental tools through region-pertinent settings and simulations.

Based on reflections and discussions upon existing literature, we propose that the market should play a dominant role in allocating resources to obtain long-term environmental goals with corresponding environmental regulations as supplementary; under the circumstances with market efficiency losses, command-based instruments should be employed to cope with market failures.

The results in this paper can facilitate the expansion of the environmental policy theory and also assist governments with better selection and formulation of environmental policy instruments relying on a solid theoretical basis and rational practical approaches.

9. Does the Emission Trading Scheme achieve the dual dividend of reducing pollution and improving energy efficiency? Micro evidence from China

Journal of Environmental Management, Volume 323, 1 December 2022, 116202

Abstract

Resolving the negative externality of environmental pollution has always been a concern in both the theoretical and practical space. To stimulate enterprises to participate in environmental governance actively, China has implemented a series of environmental regulation policies. The Emission Trading Pilot Scheme (ETPS) is an example of such policies implemented to ensure the gradual transition toward marketization. From a micro-enterprise perspective, the study examines how this policy achieves the dual effects of reducing emissions and promoting energy efficiency. We further explore potential channels through which this policy influences the dual effects.

We empirically find ETPS to reduce the pollution emissions of enterprises significantly. However, the pollution reduction effect is mainly achieved by encouraging enterprises to strengthen cleaner production rather than through end governance. In addition to bringing environmental dividends, we observe ETPS to improve fossil energy efficiency by about 7.5% indirectly. We conclude by urging policy makers and participants to optimize energy structures and adjust intermediate input as they serve as significant pathways through which ETPS can affect fossil energy efficiency. The ETPS can encourage enterprises to actively step out of their “comfort zone” of environmental governance to be viewed as an effective environmental regulation policy.

10. Management and information disclosure of electric power environmental and social governance issues in the age of artificial intelligence

Computers and Electrical Engineering, Volume 104, Part A, December 2022, 108390

Abstract

This paper explores the key issues of environmental and social governance (ESG) issues and identifies the main ESG themes for companies in the power industry: sustainable development of green and clean energy, energy conservation and emission reduction, physical and mental safety of professionals, global climate change mitigation, supply chain management, community relationships, responsible governance. In-depth research and comparison are carried out on the related issues of sustainable development. Through validation, it is shown that these issues can have further solutions on ESG issues. Compared to other industries, the number of companies working on AI clean energy has increased by about 25%. In the artificial intelligence management of exhaust emissions, it will be reduced by about 20% than before. After using artificial intelligence, the health index of employees increased by about 4% year-on-year. Enterprise management efficiency has also increased by about 6%. This also shows that in the age of artificial intelligence, everything will be improved.

11. The relationship between the intensified heat waves and deteriorated summertime ozone pollution in the Beijing–Tianjin–Hebei region, China, during 2013–2017

Environmental Pollution, Volume 314, 1 December 2022, 120256

Abstract

Summertime ozone (O3) pollution has frequently occurred in the Beijing–Tianjin–Hebei (BTH) region, China, since 2013, resulting in detrimental impacts on human health and ecosystems. The contribution of weather shifts to O3 concentration variability owing to climate change remains elusive. By combining regional air chemistry model simulations with near-surface observations, we found that anthropogenic emission changes contributed to approximately 23% of the increase in maximum daily 8-h average O3 concentrations in the BTH region in June–July–August (JJA) 2017 (compared with that in 2013). With respect to the weather shift influence, the frequencies, durations, and magnitudes of O3 exceedance were consistent with those of the heat wave events in the BTH region during JJA in 2013–2017. Intensified heat waves are a significant driver for worsening O3 pollution. In particular, the prolonged duration of heat waves creates consecutive adverse weather conditions that cause O3 accumulation and severe O3 pollution. Our results suggest that the variability in extreme summer heat is closely related to the occurrence of high O3 concentrations, which is a significant driver of deteriorating O3 pollution.

12. Toxic diplomacy through environmental management: A necessary next step for environmental peacebuilding

World Development Perspectives, Volume 28, December 2022, 100471

Abstract

The field of environmental peacebuilding (EP) addresses many of the critical issues related to negative human outcomes from environmental change, especially violent conflict. However, the direct health effects of human-produced pollution through resource extraction and/or material production and consumption are not a focus of the EP literature. This gap exists despite the fact that at least 7–9 million people die prematurely every year as a function of toxic pollution, making it the most important subset of the 13 million people whose deaths are caused by environmental hazards each year. Most of these deaths occur in low- and middle-income countries, where are found many of the resource conflicts and post-conflict environmental peacebuilding programs that EP has historically focused on and investigated. Including toxic pollution among the conflict cycles susceptible to peacebuilding investigations and practice is a natural and necessary progression, one that offers broad and ample opportunity for new lines of investigation, peace programming, and, most importantly, improvement of human security.

13. Lessons learned and challenges for environmental management in Colombia: The role of communication, education and participation strategies

Journal for Nature Conservation, Volume 70, December 2022, 126281

Abstract

Environmental management has increasingly focused on promoting social engagement in biodiversity and ecosystem services conservation as a way to foster sustainability. However, a critical challenge that still remains is the adequate implementation of strategies of communication, education, and participation (CEPA) oriented to reconnect the social and ecological dimensions in the systems. This study analyzed the main features and types of CEPA implemented by the Colombian Regional Autonomous Corporations in environmental management projects that consider ecosystem services. We found a variety of CEPA focused on a wide range of stakeholders. Communication and education were the most frequently implemented in the projects. Within communication, spreading information about the projects was the most common, while education focused on instrumental training of local communities. Participation, the less frequently implemented, mainly aimed to ensure government and decision-makers involved in the initial phases of the projects. We conclude that there is a need to increase and improve education strategies in conservation projects to make decisions based on critical and reflective thinking, and foster the engagement of a broader set of stakeholders in the processes.

14. Cross-administrative and downscaling environmental spatial management and control system: A zoning experiment in the Yangtze River Delta, China

Journal of Environmental Management, Volume 323, 1 December 2022, 116257

Abstract

Promoting the downscaling and integration of zonal management and control of various environmental pollution sources is an effective way to systematically deal with the current high-intensity and complex environmental problems. Through single-factor and comprehensive pollutant emission intensity evaluation and cluster analysis, we built a full-coverage and cross-scale environmental spatial management and control system for pollution sources, then proposed environmental zoning patterns and pollution control strategies at three scales in the Yangtze River Delta (YRD), China. At the grid scale, the reclassified 7 types of pollution source spaces can be divided into 5 levels based on pollution emission intensity, and the most urgent environmental control subjects can be determined accordingly. Up to the county scale, combined with emission intensity and regional functions, 305 counties can be divided into 5 control intensity zones, which directly correspond to different environmental control intensity, requirements and policies. Finally, at the city scale, 41 cities can be clustered into 7 pollution control zones, which are classified and named as the three-level form of geographic location, development orientation and pollution source characteristics. Fully using the zoning units at different scales of cities, counties and grids can break the limitation of inherent administrative boundaries and allow environmental integration policies to be implemented across departments and regions, also let differentiated policies be more accurately implemented to different administrative levels and pollution source, and then truly improve the efficiency of environmental management.

15. Current Opinion in Environmental Sustainability

Current Opinion in Environmental Sustainability, Volume 59, December 2022, 101219

Abstract

Technology for environmental management in Small Island Developing States: the case of Bahrain

Bahrain, as a Small Island Developing State (SIDS), is facing multiple environmental challenges intensified by natural and anthropogenic stressors. The unique environmental extremes accompanied by climate change vulnerability and anthropogenic impacts pose interlinked risks to the environment, society, and economy in Bahrain. This paper characterizes the main environmental challenges in Bahrain, including climate change, air quality, coastal urbanization, land-based discharges, oil pollution, and solid waste management. It is argued that technology can provide opportunities for effective environmental management. Studies utilized technology to detect and monitor changes in ecosystems, forecast and model expected impacts associated with climate change and pollution, and mitigate impacts on the environment are highlighted. Adopting such technologies can contribute to the resilience and sustainability in SIDS.

16. What factors drive industrial plants in emerging economies to adopt ISO 14000 environmental management standards: Evidence from the Indian organized manufacturing sector

Environmental Development, Volume 44, December 2022, 100771

Abstract

The factors behind the adoption of ISO 14000 certification by Indian organized manufacturing plants are examined using the Annual Survey of Industries unit-level data for 2016–2018, with supplementary analyses undertaken using such data for 2008–2010 and 2008–2015. While observing that a change in the export status of a plant from non-exporting to exporting will raise its probability of adopting ISO 14000 certification by about 20 percent, the paper also identifies that other plant-level characteristics like size, fuel intensity, financial ability, presence of foreign equity, R&D activity, and adequate managerial staff strength are some of the important drivers of the adoption of ISO 14000 certification. The paper finds that while exporting enhances the probability of adoption of ISO 14000 certification, the probability goes down beyond an export share in the production of 80 percent. The paper adds to the literature by disentangling the pecuniary objectives vis-à-vis the role of environmental and social consciousness of plants’ management in driving the adoption of ISO 14000 certification.

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. The influence of air pollution exposure on the short- and long-term health benefits associated with active mobility: A systematic review

Science of The Total Environment, Volume 850, 1 December 2022, 157978

Abstract

Active mobility (AM), defined as walking and cycling for transportation, can improve health through increasing regular physical activity. However, these health improvements could be outweighed by harm from inhaling traffic-related air pollutants during AM participation. The interaction of AM and air pollutants on health is complex physiologically, manifesting as acute changes in health indicators that may lead to poor long-term health consequences. The aim of this study was to systematically review the current evidence of effect modification by air pollution (AP) on associations between AM and health indicators. Studies were included if they examined associations between AM and health indicators being modified by AP or, conversely, associations between AP and health indicators being modified by AM. Thirty-three studies met eligibility criteria. The main AP indicators studied were particulate matter, ultrafine particles, and nitrogen oxides. Most health indicators studied were grouped into cardiovascular and respiratory indicators. There is evidence of a reduction by AP, mainly ultrafine particles and PM2.5, in the short-term health benefits of AM. Multiple studies suggest that long-term health benefits of AM are not negatively associated with levels of the single traffic-related pollutant NO2. However, other studies reveal reduced long-term health benefits of AM in areas affected by high levels of pollutant mixtures. We recommend that future studies adopt consistent and rigorous study designs and include reporting of interaction testing, to advance understanding of the complex relationships between AM, AP, and health indicators.

2. Coupling coordination between new urbanisation and carbon emissions in China

Science of The Total Environment, Volume 850, 1 December 2022, 158076

Abstract

The strategic coordination of a new urbanisation and carbon emissions (NU-CE) systems in China is essential for advancing low-carbon urbanisation and sustainable urban planning. This paper introduces an improved coupling coordination degree (CCD) model, spatial auto-correlation and other methods to evaluate past and future states of coordination. The data, which are collected from the period 2010–2019 and 30 provinces in China, demonstrate the temporal and spatial evolution characteristics of the NU-CE coupling relationship. The relevant results are fourfold. (1) The level of NU in China continues to rise, alongside significant spatial heterogeneity, which is particularly evident in the eastern coastal areas. (2) The CE subsystem fluctuates slightly, also revealing differences between the southern and northern regions, where Shanxi and Inner Mongolia have the lowest levels. (3) The NU-CE CCD in each province continuously improved during the study period, which is closely related to different development stages and geographic locations. As a result, a ladder-type pattern of gradual decline emerges from the eastern coastal region to central and western regions. (4) NU-CE CCD has significant positive spatial correlation characteristics. The high-high CCD area exhibits a tendency to shift towards the central region, and the low-low cluster area from the southwest to the northwest region. (5) Finally, the grey GM(1,1) prediction model is used to predict the CCD of 30 provinces in 2020–2024. The findings illustrate a growing state of NU-CE coordination and strengthening spatial correlations in the future. Based on the findings of this study, a series of policy suggestions for improving China’s new urbanisation and carbon emissions is proposed.

3. National and provincial dioxin emissions from municipal solid waste incineration in China

Science of The Total Environment, Volume 851, Part 1, 10 December 2022, 158128

Abstract

China presently lacks an up-to-date regional inventory of dioxin emissions from municipal solid waste incineration (MSWI), although MSWI has grown rapidly in recent decades. Based on dioxin concentrations from the official website for governments and enterprises, we created an inventory of dioxin emissions from 29 areas in mainland China. MSWI released a total of 22.56 g I-TEQ of dioxins in 2020. According to Monte Carlo simulation, the dioxin emissions with 95 %, 75 %, and 50 % certainty are 17.03–31.62, 19.24–27.71, and 20.43–25.96 g I-TEQ, respectively. Notably, Guangdong, Zhejiang, and Jiangsu provinces accounted for 38.8 %. The primary regions with considerable dioxin emission per capita and density are Zhejiang and Shanghai. Furthermore, Jilin and Heilongjiang provinces are the top two regions in terms of dioxin emissions per unit of billion gross domestic product. These indicators were affected significantly by the quantity of MSW generated and incinerated (MSWGI), capacity and operating years of incinerators, and degrees of air pollution control devices (APCDs). Dioxin emission factors (EFs) were about 100 times lower in 2020 than in 2004. Note, however, that there is a gap in dioxin EFs between China and European nations. We have proposed that MSW source classification, stable operation conditions of incinerators and APCDs, categories of incinerators selection, and technological upgrading should be China’s major measures to curb dioxin emissions. Moreover, with the future increment in the quantity of MSWGI, it is essential to completely reinvent the dioxin monitoring program.

4. Comparison of environmental microbiomes in an antibiotic resistance-polluted urban river highlights periphyton and fish gut communities as reservoirs of concern

Science of The Total Environment, Volume 851, Part 1, 10 December 2022, 158042

Abstract

Natural waterways near urban areas are heavily impacted by anthropogenic activities, including their microbial communities. A contaminant of growing public health concern in rivers is antibiotic resistant genes (ARGs), which can spread between neighboring bacteria and increase the potential for transmission of AR bacteria to animals and humans. To identify the matrices of most concern for AR, we compared ARG burdens and microbial community structures between sample types from the Scioto River Watershed, Ohio, the United States, from 2017 to 2018. Five environmental matrices (water, sediment, periphyton, detritus, and fish gut) were collected from 26 river sites. Due to our focus on clinically relevant ARGs, three carbapenem resistance genes (blaKPC, blaNDM, and blaOXA-48) were quantified via DropletDigital™ PCR. At a subset of nine urbanized sites, we conducted16S rRNA gene sequencing and functional gene predictions. Carbapenem resistance genes were quantified from all matrices, with blaKPC being the most detected (88 % of samples), followed by blaNDM (64 %) and blaOXA-48 (23 %). Fish gut samples showed higher concentrations of blaKPC and blaNDM than any other matrix, indicating potential ARG bioaccumulation, and risk of broader dissemination through aquatic and nearshore food webs. Periphyton had higher concentrations of blaNDM than water, sediment, or detritus. Microbial community analysis identified differences by sample type in community diversity and structure. Sediment samples had the most diverse microbial communities, and detritus, the least. Spearman correlations did not reveal significant relationships between the concentrations of the monitored ARGs and microbial community diversity. However, several differentially abundant taxa and microbial functions were identified by sample type that is definitive of these matrices’ roles in the river ecosystem and habitat type. In summary, the fish gut and periphyton are a concern as AR reservoirs due to their relatively high concentration of carbapenem resistance genes, diverse microbial communities, and natural functions that promote AR.

5. Intracellular and extracellular sources, transformation process and resource recovery value of proteins extracted from wastewater treatment sludge via alkaline thermal hydrolysis and enzymatic hydrolysis

Science of The Total Environment, Volume 852, 15 December 2022, 158512

Abstract

Excess sludge contains a large amount of protein and can be recycled to prepare industrial foaming agents, foliar fertilizers and other high value-added products. The optimization and effects of sludge protein extraction using the common processes of alkaline thermal hydrolysis (ATH) and enzymatic hydrolysis (EH) have been widely studied. This study focused on the protein extraction mechanisms of ATH and EH by comparing the ratio of intracellular to extracellular proteins extracted and the transformation of protein during the hydrolysis process. The extracellular protein content was 82.6 ± 5.07 mg/g VSS, and the content of intracellular protein extracted using ATH and EH was 376.9 mg/g VSS and 127.9 mg/g VSS, respectively. The ratio of intracellular to extracellular proteins extracted by ATH and EH was 4.5 and 1.5, respectively, indicating that ATH had a much better wall-breaking effect that allowed it to extract abundant intracellular proteins. The protein content obtained from ATH continuously increased over time, and approximately 38 % of proteins were further hydrolyzed to polypeptides. In contrast, the relatively low protein content extracted by EH possibly limited subsequent polypeptide hydrolysis, but subsequent hydrolysis to amino acids was not noticeably affected and was linearly correlated with the amount of protein extracted. An analysis of the recycling convenience and value of extracted proteins showed that the sludge dewatering performance increased by 86.7 % and 45.5 % after ATH and EH treatment, respectively, which was conducive to the subsequent separation of the protein solution. The protein extracted by ATH, with a large amount of peptides, would be beneficial to prepare industrial foaming agents, while the protein extracted by EH was rich in free amino acids and could be used to prepare foliar fertilizer.

6. Urban expansion dynamic and its potential effects on dry-wet circumstances in China’s national-level agricultural districts

Science of The Total Environment, Volume 853, 20 December 2022, 158386

Abstract

Although urbanization has been widely examined in individual city and urban agglomeration scales, urban expansion patterns and dynamics in large-scale agricultural districts remain absent. In this study, multifaceted characteristics in urban expansion were quantified in China’s nine national-level agricultural districts, and responses of dry-wet circumstances to urban sprawl were evaluated. From 1980 to 2018, China has undergone an extensive urban sprawl. Huang-Huai-Hai Plain (HHHP) has the maximum urban coverage extent, followed by Middle-lower Yangtze Plain (MLYP) and Southern China (SC). The largest annual increase was recorded in MLYP, reaching 816.12 km2; followed by HHHP, with an annual increase of 725.22 km2. There are prominent heterogeneities in expansion rate and direction among various districts. The dominating growth patterns were edge- and leapfrogging-expansion, accompanying by a less percentage of infilling-expansion. Accompanying by urbanization, connectedness in urban landscapes gradually improved, while separation degree decreased. Upon many occasions, holistic average dry-wet circumstances in non-urbanized areas are superior to those in urban areas, although this is not absolute for all the districts or periods. In urbanization progress, the development of leapfrogging-expansion has a potential to ameliorate dry-wet circumstances in both urban and non-urban zones, while infilling- and edge-expansion would constitute an inverse effect. In comparison to urban zones, leapfrogging-expansion would cause a more prominent effect on dry-wet environment in non-urbanized zones. Increased connectivity in urbanized landscapes would improve dry-wet environments, especially for urbanized zones. Inversely, increased spatial separated extent among urban landscapes would perform an opposite effect. This study provides a potential for understanding the dynamic features of urban expansion in large-scale agricultural districts. Moreover, the results can also provide a potential opportunity for optimizing dry-wet environments by regulating urbanization pattern and landscape configuration.

7. Thermal comfort differences between urban villages and formal settlements in Chinese developing cities: A case study in Shenzhen

Science of The Total Environment, Volume 853, 20 December 2022, 158283

Abstract

Rapid urbanization has changed the urban spatial form, which directly leads to the emergence of urban informal settlements, and the impact on ecological environment is manifested as the obvious deterioration of urban thermal environment. The thermal environment of informal settlements, which are called urban villages in China, is seriously deteriorated. In the process of urban renewal, we should pay attention to the thermal environment effect of urban villages and promote the sustainable development of cities. However, at present there are few studies on the differences of thermal comfort among urban settlements. Taking Shenzhen as an example city, this paper distinguished several scopes such as urban villages, formal settlements and non-urban areas, then analyzed the pattern characteristics of urban thermal comfort by using the Modified Temperature and Humidity Index (MTHI), and finally explored the spatial relationship between thermal comfort and various environmental factors through spatial regression models. The results show that (1) thermal comfort has significant spatial autocorrelation and the thermal environment centers are clustered in built-up areas of Shenzhen city. The overall MTHI of urban villages is relatively the highest, and the dominant thermal comfort level in summer is sultry and hot. (2) According to the Spatial Error Model, the green space coverage represented by NDVI has the strongest mitigation effect on urban thermal comfort, and the building density has an obvious aggravating effect on the muggy environment. Both of them have more obvious effects on the thermal comfort of informal settlements. (3) The current thermal environment of urban settlements cannot be ignored, especially in urban villages. In the process of urban renewal, heat dissipation should be considered emphatically. Increasing urban green area and decreasing building density will help to improve urban thermal environment. The study can provide suggestions for urban renewal from the perspective of improving thermal environment.

8. Quantifying the source and formation of nitrate in PM2.5 using dual isotopes combined with Bayesian mixing model: A case study in an inland city of southeast China

Chemosphere, Volume 308, Part 1, December 2022, 136097

Abstract

Atmospheric nitrate has been attracting increasing attention because it is one of the important components of PM2.5. Understanding the sources and formation mechanism of nitrate in PM2.5 is essential to take effective measures to prevent and control the emission of nitrogen oxides in the atmosphere and reduce the formation of haze. In this study, PM2.5 samples were collected from Ganzhou, an inland city in southeast China, during summer and winter. The concentrations of PM2.5 and NO3− were determined, and the isotopic compositions of NO3− (δ15N–NO3− and δ18O–NO3−) were analyzed in order to quantify the relative contributions of different emission sources and formation pathways of nitrate in PM2.5. The results showed that PM2.5 and NO3− concentrations were lower in summer (39.80 ± 11.10 μg·m−3 and 1.79 ± 0.70 μg·m−3) while higher in winter (69.85 ± 29.58 μg·m−3 and 10.83 ± 9.89 μg·m−3). The values of δ18O–NO3- and δ15N–NO3- ranged from 42.84‰ to 56.80‰ and from −11.17‰ to −2.08‰ in summer, while from 55.86‰ to 78.66‰ and from −10.63‰ to −1.88‰ in winter, respectively. The results of δ15N–NO3− combined with Bayesian isotope mixing model showed that the relative contributions of vehicle exhaust, soil microbial activity, biomass combustion and coal fired power plants were 59.3%, 28.5%, 8.7% and 3.4% in summer, while 65.1%, 20.1%, 10.6% and 4.1% in winter, respectively. The results of δ18O–NO3- combined with Bayesian isotope mixing model showed that the possible relative contributions of pathway 1 (P1) (NO2 + ·OH), pathway 2 (P2) (NO3 + HC) and pathway 3 (P3) (N2O5 + H2O) were 73.5%, 12.4% and 14.1% in summer, while 41.6%, 28.9% and 29.5% in winter, respectively. Moreover, P2 and P3 contributed more when NO3− concentrations were higher, suggesting that P2 and P3 were of significance to the formation of nitrate in PM2.5, especially during winter.

9. CaO-assisted hydrothermal treatment combined with incineration of sewage sludge: Focusing on phosphorus (P) fractions, P-bioavailability, and heavy metals behaviors

Chemosphere, Volume 308, Part 2, December 2022, 136391

Abstract

Dewatering of sewage sludge (SS) was the prerequisite for saving its drying energy and sustaining its stable combustion. Hydrothermal treatment (HT) has been a promising technology for improving SS dewaterability with high energy efficiency. However, the knowledge of phosphorus (P) transformation and heavy metals (HMs) behaviors in the combined HT and incineration process was still lack. P fractions, P-bioavailability, HMs speciation, and their environmental risk in the ash samples from this combination process were evaluated and compared with those from the co-incineration of SS and CaO. The combination process was superior to the latter one in the light of P and HMs. CaO preferred to enhance the transformation of non-apatite inorganic phosphorus (NAIP) to apatite phosphorus (AP) initially with enriched P and increased P-bioavailability in the resultant ash samples. The combination process further reduced the values of risk assessment code and individual contamination factor with the increment of the stable F4 fraction in HMs. Significant reduction of potential ecological risk was observed with the lowest global risk index of 43.76 in the combination process. Optimum CaO addition of 6% was proposed in terms of P and HMs. The work here can provide theoretical references for the potential utilization of P from SS to mitigate the foreseeable shortage of P rocks.

10. Impacts of dibutyl phthalate on biological municipal wastewater treatment in a pilot-scale A2/O-MBR system

Chemosphere, Volume 308, Part 3, December 2022, 136559

Abstract

Dibutyl phthalate (DBP) is a typical contaminant in pharmaceutical wastewater with strong bio-depressive properties which potentially affects the operation of municipal wastewater treatment systems. Based on a year-round monitoring of the quality of influent and effluent of a full-scale pharmaceutical wastewater treatment plant in Northeast China, the DBP was found to be the representative pollutant and its concentration in the effluent ranged 4.28 ± 0.93 mg/L. In this study, the negative effects of DBP on a pilot-scale A2/O-MBR system was investigated. When the influent DBP concentration reached 8.0 mg/L, the removals of chemical oxygen demand (COD) and total nitrogen (TN) were significantly inhabited (P < 0.01), with the effluent concentration of 54.7 ± 2.6 mg/L and 22.8 ± 3.7 mg/L, respectively. The analysis of pollutant removal characteristics of each process unit showed that DBP had the most significant effects on the removals of COD and TN in the anoxic tank. The α- and β-diversity in the system decreased significantly when the influent DBP concentration reached 8.0 mg/L. The impacts of DBP on known nitrifying bacteria, such as Nitrospira, and phosphorus accumulating organisms (PAOs), such as Cadidatus Accumulibacter, were not remarkable. Whereas, DBP negatively affected the proliferation of key denitrifying bacteria, represented by Simplicispira, Dechloromonas and Acinetobacter. This study systematically revealed the impacts of DBP on the pollutants removal performance and the bacterial community structure of the biological municipal wastewater treatment process, which would provide insights for understanding the potential impacts of residues in treated pharmaceutical wastewater on biological municipal wastewater treatment.

11. The association between urban greenspace and psychological health among young adults in Addis Ababa, Ethiopia

Environmental Research, Volume 215, Part 1, December 2022, 114258

Abstract

Introduction

Psychological disorders are emerging as health priorities in Sub-Saharan Africa, specifically Ethiopia. Urban greenspace — parks, trees, and other vegetation integrated into urban form — may facilitate population psychological health, but is largely understudied outside high-income countries. We explore greenspace in relation to psychological health among young adults in Addis Ababa, Ethiopia.

Method

Greenspace exposure was calculated using the normalized difference vegetation index (NDVI) derived from publicly available satellite imagery (2018–2019). We used tests of spatial clustering to characterize greenspace distribution. Derived NDVI values were linked to Positive Outcomes for Orphans study participants to explore cross-sectional associations between greenspace exposure and psychological health (measured 2019–2021). Two continuous scores of psychological health were examined: total difficulties from the Strengths and Difficulties Questionnaire and depressive symptoms from the 8-item Patient Health Questionnaire. Multilevel generalized linear regression, nested by administrative units, was used to estimate the association between greenspace and psychological health. We also explored effect modification by gender and having income.

Results

We found greenspace is spatially clustered in Addis Ababa, with high greenspace density in the northeast region and low greenspace density in the center of the city. Our findings suggest residing in greener areas is associated with fewer emotional and behavioral difficulties (β = −1.89; 95% CI: −3.50, −0.29), but not significantly associated with depressive symptomology (β = −0.61; 95% CI: −2.33, 1.11). We observed stronger associations between greenspace and total difficulties among those reporting any income and among males, and for the association between greenspace and depression symptomology among males.

Conclusion

We offer initial exploration into the role of greenspace in psychological well-being in Addis Ababa, with potential implications for urban communities across Sub-Saharan Africa. Further research should continue to explore how the built and natural environment could be leveraged in similar settings to promote population psychological health.

12. Assessing the ecological risk induced by PM2.5 pollution in a fast developing urban agglomeration of southeastern China

Journal of Environmental Management, Volume 324, 15 December 2022, 116284

Abstract

High PM2.5 concentration threats ecosystem functions but limited quantitative studies have recognized PM2.5 pollution as an individual stressor in evaluating ecological risk. In this study, we applied a machine-learning-based simulation model incorporating full-coverage satellite-driven PM2.5 dataset to estimate high-resolution ground PM2.5 concentration for the Golden Triangle of Southern Fujian Province, China (GTSF) in 2030 under two Representative Concentration Pathways (RCPs). Based on the simulation output, the ecological risk’s spatiotemporal change and the risk for different land cover types, which were caused by PM2.5 pollution, were assessed. We found that the PM2.5 levels and ecological risk in the GTSF under RCP 4.5 would be reduced while those under RCP 8.5 would continue to increase. The regions with the highest ecological risk under RCP 4.5 are the most urbanized and industrialized districts, while those with the highest ecological risk under RCP 8.5 are of the highest rate in urbanization and the greatest decrease in planetary potential layer height. For both base years and 2030 under two RCPs, the ecological risk on developed land is the highest, while that on the forest is the lowest. Our study can provide useful information for environmental policy risk assessment.

13. Does city-water layout matter? Comparing the cooling effects of water bodies across 34 Chinese megacities

Journal of Environmental Management, Volume 324, 15 December 2022, 116263

Abstract

As most cities are located around or near waterbodies, it is essential to assess the thermal effect of these waterbodies. This research focuses on 34 Chinese megacities as case studies to examine the spatial relationship between city-water layout and the thermal effect of waterbodies. Landsat-8 remote-sensing images acquired around noontime in summer were used to retrieve land surface temperatures (LST) and classify land cover. The results show that there are three types of city-water layout. For most cities, waterbodies have a cooling effect, and their mean cooling distance (ΔLmax) ranges from 431 m to 1350 m, with the maximum temperature difference (ΔTmax) ranging from – 2.21 °C to 7.83 °C. The cooling effect of waterbodies is also influenced by their spatial distribution, size, location, and background climate regions. The larger the percentage or area of waterbodies in a city, the shorter ΔLmax and the bigger ΔTmax. Waterbodies have the longest ΔLmax and the smallest ΔTmax when they are dispersed within the city, whereas they have the shortest ΔLmax and the largest ΔTmax when they are flowing through the city. The results suggest that the thermal effects of waterbodies should be seriously considered by urban planners to improve the urban microclimate.

14. Comparison between machine linear regression (MLR) and support vector machine (SVM) as model generators for heavy metal assessment captured in biomonitors and road dust

Environmental Pollution, Volume 314, 1 December 2022, 120227

Abstract

Exposure to suspended particulate matter (PM), found in the air, is one of the most acute environmental problems that affect the health of modern society. Among the different airborne pollutants, heavy metals (HMs) are particularly relevant because they are bioaccumulated, impairing the functions of living beings. This study aimed to establish a method to predict heavy metal concentrations in leaves and road dust, through their magnetic properties measurements. For this purpose, machine learning, automatic linear regression (MLR), and support vector machine (SVM) were used to establish models for the prediction of airborne heavy metals based on leaves and road dust magnetic properties. Road dust samples and leaves of two common evergreen species (Cupressus lusitanica/Casuarina equisetifolia) were sampled simultaneously during two different years in the Great Metropolitan Area (GMA) of Costa Rica. MLR and SVM algorithms were used to establish the relationship between airborne heavy metal concentrations based on single (χlf) and multiple (χlf y χdf) leaf magnetic properties and road dust. Results showed that Fe, Cu, Cr, V, and Zn concentrations were well-simulated by SVM prediction models, with adjusted R2 values ≥ 0.7 in both training and test stages. By contrast, the concentrations of Pb and Ni were not well-simulated, with adjusted R2 values < 0.7 in both training and test stages. Heavy metal predicción models using magnetic properties of leaves from Casuarina equisetifolia, as collectors, yielded better prediction results than those based on the leaves of Cupressus lusitanica and road dust, showing relatively higher adjusted R2 values and lower errors (MAE and RMSE) in both training and test stages. SVM proved to be the best prediction model with variations between single (χlf) and multiple (χlf y χdf) magnetic properties depending on the element studied.

15. Air monitoring of tire-derived chemicals in global megacities using passive samplers

Environmental Pollution, Volume 314, 1 December 2022, 120206

Abstract

Pollution from vehicle tires has received world-wide research attention due to its ubiquity and toxicity. In this study, we measured various tire-derived contaminants semi-quantitatively in archived extracts of passive air samplers deployed in 18 major cities that comprise the Global Atmospheric Passive Sampling (GAPS) Network (GAPS-Megacities). Analysis was done on archived samples, which represent one-time weighted passive air samples from each of the 18 monitoring sites. The target analytes included cyclic amines, benzotriazoles, benzothiazoles, and p-phenylenediamine (PPD) derivatives. Of the analyzed tire-derived contaminants, diphenylguanidine was the most frequently detected analyte across the globe, with estimated concentrations ranging from 45.0 pg/m3 in Beijing, China to 199 pg/m3 in Kolkata, India. The estimated concentrations of 6PPD-quinone and total benzothiazoles (including benzothiazole, 2-methylthio-benzothiazole, 2-methyl-benzothiazole, 2-hydroxy-benzothiazole) peaked in the Latin American and the Caribbean region at 1 pg/m3 and 100 pg/m3, respectively. In addition, other known tire-derived compounds, such as hexa(methoxymethyl)melamine, phenylguanidine, and various transformation products of 6PPD, were also monitored and characterized semi-quantitatively or qualitatively. This study presents some of the earliest data on airborne concentrations of chemicals associated with tire-wear and shows that passive sampling is a viable techniquefor monitoring airborne tire-wear contamination. Due to the presence of many tire-derived contaminants in urban air across the globe as highlighted by this study, there is a need to determine the associated exposure and toxicity of these chemicals to humans.

16. The screening of emerging micropollutants in wastewater in Sol Plaatje Municipality, Northern Cape, South Africa

Environmental Pollution, Volume 314, 1 December 2022, 120275

Abstract

Although pollutants pose environmental and human health risks, the majority are not routinely monitored and regulated. Organic pollutants emanate from a variety of sources, and can be classified depending on their chemistry and environmental fate. Classification of pollutants is important because it informs fate processes and apposite removal technologies. The occurrence of emerging contaminants (ECs) in water bodies is a source of environmental and human health concern globally. Despite being widely reported, data on the occurrence of ECs in South Africa are scarce. Specifically, ECS in wastewater in the Northern Cape in South Africa are understudied. In this study, various ECs were screened in water samples collected from three wastewater treatment plants (WWTPs) in the province. The ECs were detected using liquid chromatography coupled to high resolution Orbitrap mass spectrometry following Oasis HLB solid-phase extraction. The main findings were: (1) there is a wide variety of ECs in the WWTPs, (2) physico-chemical properties such as pH, total dissolved solids, conductivity, and dissolved organic content showed reduced values in the outlet compared to the inlet which confirms the presence of less contaminants in the treated wastewater, (3) specific ultraviolet absorbance of less than 2 was observed in the WWTPs samples, suggesting the presence of natural organic matter (NOM) that is predominantly non-humic in nature, (4) most of the ECs were recalcitrant to the treatment processes, (5) pesticides, recreational drugs, and analgesics constitute a significant proportion of pollutants in wastewater, and (6) NOM removal ranged between 35 and 90%. Consequently, a comprehensive database of ECs in wastewater in Sol Plaatje Municipality was created. Since the detected ECs pose ecotoxicological risks, there is a need to monitor and quantify ECs in WWTPs. These data are useful in selecting suitable monitoring and control strategies at WWTPs.

17. The dangerous transporters: A study of microplastic-associated bacteria passing through municipal wastewater treatment

Environmental Pollution, Volume 314, 1 December 2022, 120316

Abstract

Microplastics (MPs) provide a stable and protective habitat for diverse wastewater bacteria, including pathogenic and antibiotic-resistant species. Therefore, MPs may potentially transport these bacteria through wastewater treatment steps to the environment and far distances. This study investigated bacterial communities of MP-associated bacteria from different stages of municipal wastewater treatment processes to evaluate the potential negative effect of these biofilms on the environment. The results showed a high diversity of bacteria that were strongly attached to MPs. After all treatment steps, the core bacterial groups remained attached to MPs and escaped from the wastewater treatment plant with effluent water. Several pathogenic bacteria were identified in MP samples from all treatment steps, and most of them were found in effluent water. These data provide new insights into the possible impacts of wastewater-derived MPs on the environment. MP-associated biofilms were proved to be important sources of pathogens and antibiotic-resistant genes in natural waters.

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Environmental regulation and ESG of SMEs in China: Porter hypothesis re-tested

Science of The Total Environment, Volume 850, 1 December 2022, 157967

Abstract

We examined the policy impact on the environmental and economic performance of small and medium enterprises (SMEs), which is understudied in the literature. Using the Chinese National Private Firm Biannual Survey data from 2006 to 2014 for empirical testing, we found evidence for the positive effects of environmental regulation on firm environmental investment (weak Porter hypothesis) and predictive power of environmental, social, and governance (ESG) factors for firm profitability. Particularly, resources allocated for fulfilling social responsibilities (both internal and external) contribute to firm profitability, and firm owners/managers’ membership with the Federation of Industry and Commerce and involvement in firm decision-making both are profit-enhancing but hindering environmental investment. Besides offering a large-N evaluative study of regulatory impact on SMEs, the results can also inform regulators and/or investors of screening strategies in engaging SMEs in sustainability transition, which has implications for both the success of the regulatory regime and the advancement of environmental and social wellbeing.

2. Technological roadmap towards optimal decarbonization development of China’s iron and steel industry

Science of The Total Environment, Volume 850, 1 December 2022, 157701

Abstract

China’s iron and steel (IS) industry contributes approximately 16 % of the nation’s total CO2 emissions. This study evaluates the environmental impact of each step in the production process based on the life cycle assessment method. It then explores potential deep decarbonisation pathways, developing an integrated dynamic model to meet the carbon neutrality target. The results reveal three primary findings. (1) In 2020, the blast furnace-basic oxygen furnace contributed significantly to the global warming potential −1.77 E−8 kg CO2 equivalents per year (eq/yr) higher than the electric arc furnace—and the blast furnace process makes the largest contribution in ironmaking (8.9E−9 kg CO2 eq/yr). (2) Converter negative energy steelmaking technology has the highest energy savings at 39.07 million tons of coal equivalent (Mtce) and an emissions-reduction potential of 72.01 Mt. Its mitigation cost is 69 CNY/t CO2, followed by thick-layer sintering (30.21 Mtce, 61.21 Mt. and 70 CNY/t CO2) and the application of dry vacuum system for molten steel degassing circulation (26.17 Mtce, 56.03 Mt. and 102 CNY/t CO2). (3) Technological improvement could significantly impact the IS industry, reducing CO2 emissions through production structure improvement, technological development and ultra-low emissions technology, from 789 Mt. in a business-as-usual scenario to 516 Mt., 261 Mt. and 157 Mt. in 2060, respectively.

3. Potentially toxic elements exposure biomonitoring in the elderly around the largest polymetallic rare earth ore mining and smelting area in China

Science of The Total Environment, Volume 853, 20 December 2022, 158635

Abstract

Potentially toxic elements (PTEs) can be released during mining operations and ore processing. The pollution and health risk related to PTEs in total suspended particulates (TSPs) around the largest polymetallic rare earth mining area (Bayan Obo) and smelting area (Baotou) in Inner Mongolia, China, were evaluated. PTEs in the hair of the elderly living in these two areas and a reference area (Hohhot) were also examined. Relationships between PTEs in TSPs and hair with categorical factors (location, gender, etc.) were also modeled. Multivariate statistical analyses were carried out to analyze the possible sources of the PTEs in TSPs. The bubble maps of the concentrations of PTEs indicated that high concentrations of PTEs were near the industrial area where smelting plants and power plants were located. In addition, health risks were assessed for adults in the mining and smelting area. The carcinogenic risk of Cr was high for residents in the study areas. Also, the residents were exposed to a non-carcinogenic risk of Ni. Significant mean value differences were observed between PTEs in the hair of the elderly in Baotou and Hohhot. Results of the linear regression model indicated that around 31 % of the Pb in hair could be explained by the linear regression model, it could be affected by Ni and Zn in TSPs, but location, gender, and sampling time showed no significant contribution. Age was not significantly associated with the PTEs levels in hair in Baotou and Bayan Obo. The results provide important scientific evidence for a better understanding of the effects of PTEs in TSPs in polymetallic ore mining and smelting areas.

4. A detailed review on advanced oxidation process in treatment of wastewater: Mechanism, challenges and future outlook

Chemosphere, Volume 308, Part 3, December 2022, 136524

Abstract

The presence of several contaminants in waterbodies raises global pollution and creates major risks to mankind, wildlife, as well as other living organisms. Development of an effective, feasible, cost-effective and eco-friendly approach for treating wastewater that is discharged from various industries is important for bringing down the deposition of contaminants into environment. Advanced oxidation process is an efficient technique for treating wastewater owing to its advantages such as high oxidation efficacy and does not produce any secondary pollutants. Advanced oxidation process can be performed through various methods such as ozone, Fenton, electrochemical, photolysis, sonolysis, etc. These methods have been widely utilized for degradation of emerging pollutants that cannot be destroyed using conventional approaches. This review focuses on wastewater treatment using advanced oxidation process. A brief discussion on mechanism involved is provided. In addition, various types of advanced oxidation process and their mechanism are explained in detail. Challenges faced during wastewater treatment process using oxidation, electrochemical, Fenton, photocatalysis and sonolysis are discussed elaborately. Advanced oxidation process can be viewed as potential approach for treating wastewater with certain modifications and solving challenges.

5. Phragmites australis cav. As a bioindicator of hydromorphic soils pollution with heavy metals and polyaromatic hydrocarbons

Chemosphere, Volume 308, Part 2, December 2022, 136409

Abstract

The work is devoted to evaluation of the ability of Phragmites australis Сav. to indicate the soil pollution with heavy metals (HMs) and priority polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) by studying changes in the plant’s ultrastructure. The concentration of Mn, Cu, Cr, Cd, Pb, Zn, Ni as well as 16 priority PAHs in hydromorphic soils and macrophyte plants ( Cav.) were increasing with distance decreasing to the power station and approaching to the direction of prevailing wind (northwest). The analyze of distribution of the studied pollutants in plants showed that the highest concentration have prevailed in the roots. A decrease in the diameter of the roots, and an increase in the thickness of the leaf blade was established. The transmission electron microscopy analysis showed that the ultrastructure of chloroplasts changed affected by accumulation of HMs and PAHs: a rise in the number of plastoglobules; a drop in the number of lamellae in granules, as well as changes in the shape, size, and electron density of mitochondria and peroxisomes. The most serious destructive violations of the main cellular organelles were noted for plants from the site within a 2.5 km from the emissions source and located on the predominant wind rose (north-west) direction. These macrophytes reflect spatial variations of pollutants metals in hydromorphic soils, therefore they are of potential use as bioindicators of environmental pollution.

6. Pollution, sources, and human health risk assessment of heavy metals in urban areas around industrialization and urbanization-Northwest China

Chemosphere, Volume 308, Part 2, December 2022, 136396

Abstract

Heavy metal pollution in urban soils and dust is mostly caused by extensive anthropogenic activity during urbanization and industrialization. In this research study, the pollution characteristics, sources, ecological and human health risks of heavy metals in urban soil, and dust have been thoroughly evaluated. The research findings demonstrate that dust has a higher level of contamination than urban soil, such as Pb, Cu, and Zn metals are more contaminated in both urban soil and dust throughout the city, and Hg and As are also found in locations with a high concentration of heavy industrial companies. This implies that traffic emissions are still a significant source of metals in urban areas, though industrial companies also contribute. The health risk assessment model used to calculate human exposure revealed that the non-carcinogenic and carcinogenic risks of selected metals in soil and dust were generally in the low range, except for the carcinogenic risk from Cr in children. Statistical analysis revealed that Cr and Ni concentrations were mainly of natural origin, Cu and Zn have been sourced from traffic, whereas Pb, Hg, and As have been sourced from industrial activities. The overall recommendation is that the road traffic environment and municipal construction facilities need to be improved to ensure the sustainable development of the city’s environment, while pollution from industrial waste is strongly controlled.

7. Characteristics and aqueous dye removal ability of novel biosorbents derived from acidic and alkaline one-step ball milling of hickory wood

Chemosphere, Volume 309, Part 1, December 2022, 136610

Abstract

New classes of biosorbents are needed for various environment remediation applications. Thus, a facile and benign approach to synthesize porous biosorbents was developed using acidic or alkaline one-step ball milling of hickory wood biomass (AcBH and AlBH, respectively) without any external heat treatment, and their properties were compared. AcBH and AlBH were richer in O-containing functional groups, had enhanced porous structure and greater ability to remove crystal violet (CV, 476.4 mg g−1) and Congo red (CR, 221.8 mg g−1) dyes from aqueous solution, respectively, relative to hickory wood ball milled at neutral pH. Freundlich isotherm and pseudo second order kinetic models best fitted CR and CV adsorption onto biosorbents, indicating a mainly surface complexation adsorption mechanism. Further, both sorbents exhibited excellent stability and dye adsorption reusability. These results demonstrate that acidic and alkaline one-step ball milling is a facile and efficient approach for converting wood biomass into environmentally friendly biosorbents.

8. Challenges and opportunities in the application of bioinspired engineered nanomaterials for the recovery of metal ions from mining industry wastewater

Chemosphere, Volume 308, Part 1, December 2022, 136165

Abstract

Heavy-metal-bearing wastewater is among the most formidable challenges the mining industry currently faces in maintaining its social license to operate. Amongst the technologies available for metal ion adsorption, bioinspired engineering nanomaterials have emerged as one which exhibits great promise. However, current processes used for the preparation of adsorbents (including nanoscale activated carbon and biochar) represent a source of adverse impacts on the environment. In contrast, the application of biogenic-nanoparticles, i.e., those derived from processes catalysed by microbiota, has received significant attention in the last few years. Coupled with this, the use of naturally occurring reagents is of major importance for the sustainability of this emerging industry. This paper analyses the life cycle assessment (LCA) of the synthesis of adsorbents derived from agricultural wastes. Moreover, rather than simply recovering the ecotoxic metals from wastewater, the potential to valorise dissolved metals into high-value metallic nanoparticle products is discussed. LCA analysis revealed that the adsorbent had some adverse impact on the environment. The agricultural wastes contributed 27.86% to global warming, 54.64% to ozone formation, 33.06% to fine particles, and 98.24% to marine eutrophication. Mining wastewater is an important, and largely currently unexploited, source of metal value. However, the often-low concentration of such metals dictates that their conversion into high-value products (such as engineered nanoparticles) is an important new research frontier. Within this the use of biosynthesis methods has emerged as having great potential due to a range of beneficial attributes, including low cost, high efficacy and/or environmental compatibility.

9. Environmental pollutants of paper industry wastewater and their toxic effects on human health and ecosystem

Bioresource Technology Reports, Volume 20, December 2022, 101250

Abstract

The paper and pulp industry wastewater is one of the most prominent issues in the world. These industries use raw materials for paper manufacturing processes such as wood digestion, pulping, and bleaching due to the release of various environmental pollutants. The major organic and inorganic pollutants reported as endocrine-disrupting chemicals and neurotoxicity in juvenile channel catfish. Moreover, the direct toxicity of effluent to the reproductive system in aquatic flora and fauna is reported. In addition, several gaseous pollutants were reported for chronic, respiratory disorders, irritation to the skin, eyes, and cardiac problems along with nausea and headache. The presence of organic and inorganic pollutants in paper and pulp industry wastewater causes phytotoxicity in seed germination. The objective of this review is to understand the knowledge about pollutants of paper mill wastewater and their toxic effects in environment, which require special attention for pollution prevention of lakes, rivers, and other aquatic ecosystems.

10. Can functional urban specialization improve industrial energy efficiency? Empirical evidence from China

Energy, Volume 261, Part A, 15 December 2022, 125167

Abstract

Previous literatures have focused on the impact of sectorial urban specialization on energy efficiency. As a future trend of urban specialization, the importance of functional urban specialization (FUS) in improving industrial energy efficiency is ignored. To fill this gap, this study explores the impact of FUS on industrial energy efficiency. Utilizing prefecture-level city data from 2005 to 2017, this paper adopts an extended stochastic frontier analysis (SFA) model to measure industrial energy efficiency. Hierarchical linear model (HLM) is used for the estimation of the nested data with cluster-level and city-level, which reduces the bias by nested estimation. The results show that 1) city-level industrial energy efficiency has increased from 0.4133 in 2005 to 0.4461 in 2017, mainly driven by peripheral cities rather than core cities; 2) FUS has a significantly positive impact on industrial energy efficiency in full sample and peripheral cities; 3) FUS reduces the negative effects of city scale and the positive effects of investment and enhances the positive effects of transportation. In addition, the positive effects of FUS on industrial energy efficiency is significant only at low levels of FUS. Practicable policies to improve industrial energy efficiency in China are suggested and applicable to other emerging economies.

11. Life cycle assessment of pollutants and emission reduction strategies based on the energy structure of the nonferrous metal industry in China

Energy, Volume 261, Part A, 15 December 2022, 125148

Abstract

China is the largest producer and consumer of nonferrous metals in the world. China’s consumption has posed a severe challenge to ” peak carbon emissions and carbon neutrality ” and “ecological civilization construction” goals of the 14th Five-Year Plan. Therefore, this article selects the five most typical nonferrous metal industries and analyses the energy structure through life cycle inventory (“LCI”). Then, this article uses the life cycle assessment (“LCA”) to characterize, standardize, and weigh the environmental effects of the nonferrous metal industry. The contribution of the characteristic value is mainly from high-energy-consuming processes such as electrolysis and smelting. High-energy-consuming proportions are approximately 80% and 10%, respectively. Of the results of the standardized and weighted models, the most important environmental impact is “global warming”. Based on the LCA results, we propose energy-saving and emission reduction methods. The LCA model would support decisions aimed at achieving the “peak carbon emissions and carbon neutrality” and “reducing pollution and carbon and coordinating governance strategic plan”. If these countermeasures are effectively implemented, the emission reduction effect of environmental pollution will reach 87.94%–99.12%. According to the economic evaluation, implementing an emission reduction measure could create an economic value of RMB 1.35 × 1013 per year.

12. Optimising renewable energy at the eco-industrial park: A mathematical modelling approach

Energy, Volume 261, Part B, 15 December 2022, 125345

Abstract

Climate change mitigation has been a global effort and energy generation is one of the primary sources of GHG emissions. There is a need to transition from fossil-based energy to renewable-based energy. One of the platforms to nourish the work is Eco-Industrial Park (EIP) which it promotes resource efficiency, industrial symbiosis, and circular economy practice. There is a need to explore an optimal configuration of multiple renewable energy (RE) systems in a centralised EIP facility that generates electricity for internal consumption and exports the excess energy to the grid. This model developed a mixed-integer non-linear programming (MINLP) model that considers RE from biogas, biomass, micro-hydro, and solar sources for a centralised water hub. The energy generated is primarily used for the main processes involved in the facility as the excess energy will be supplied to the grid. A case study and two scenarios were assessed, and the results offered simultaneous technical, economic, and environmental benefits, which are in the forms of multiple RE generations, additional yearly profit, and GHG emission avoidance from fossil source. This will further strengthen the envisioned role of EIP as it is also capable of supporting the United Nations Sustainable Development Goal (UNSDG) and RE100 agenda.

13. Carbon emission reduction effects of eco-industrial park policy in China

Energy, Volume 261, Part B, 15 December 2022, 125315

Abstract

Scientifically evaluating the carbon emission reduction performance of eco-industrial park (EIP) can provide empirical supports for governments to formulate energy conservation and emission reduction policies. Based on the quasi-natural experiment of China’s National Demonstration Eco-Industrial Park (NDEIP) construction, this study adopts the panel data of 285 prefecture-level cities in China from 2003 to 2019 to investigate the effects of EIP policy on urban carbon emission reduction through the multi-period difference in difference method. It was revealed that: (1) NDEIP construction has reduced urban carbon emissions by 3.08%, indicating a significantly inhibiting effect on urban carbon emission level; (2) Improvement the effects of NDEIP construction on urban carbon emission reduction appears in the 2nd year following policy implementation; (3) Carbon emission reduction effects of the NDEIP construction are more significant in small and medium-sized, eastern and western, non-resource-based, and high carbon emission cities; (4) NDEIP construction primarily promotes carbon emission reduction through the improvement of energy use efficiency, while the optimization of energy use structure has a weak effect on carbon emission reduction. Furthermore, NDEIP construction has a strong spatial spillover effect, driving carbon emission reduction in surrounding cities within 450 km.

14. Non-linear effects of heterogeneous environmental regulations on industrial relocation: Do compliance costs work?

Journal of Environmental Management, Volume 323, 1 December 2022, 116188

Abstract

Reasonably designing environmental regulations for compliance-driven industrial relocation can avoid new pollution havens. The Cournot duopoly model simulates that the necessary condition for industrial relocation is differentiated market costs. Then, based on the province-industrial data of six Chinese pollution-intensive industries during 2005–2019, this study applies spatial Durbin model to explore the non-linear effects of heterogeneous environmental regulations on industrial relocation. Results shown that command-and-control environmental regulation manifests a U-shaped curve with local industrial relocation, with inverted U-shaped spillover effect radiating a road distance of 650 km, and both internal and external costs play the mediating roles; Market incentive environmental regulation has inverted U-shaped curves with industrial relocation in local and neighboring regions, it creates dual costs and works well in both short and long terms, which is the most potential regulatory tool to avoid pollution relocation accompanying industrial relocation; Voluntary environmental regulation exhibits inverted U-shaped relationships with industrial relocation in direct and spillover effects, and works through increased external cost rather than internal cost. Its spatial spillover radiates the longest 1250 km due to rapid spread of public opinions, but this effect takes more than 3 years to be effective.

15. Biofilm-mediated decolorization, degradation and detoxification of synthetic effluent by novel biofilm-producing bacteria isolated from textile dyeing effluent

Environmental Pollution, Volume 314, 1 December 2022, 120237

Abstract

Biofilm-mediated bioremediation of xenobiotic pollutants is an environmental friendly biological technique. In this study, 36 out of 55 bacterial isolates developed biofilms in glass test tubes containing salt-optimized broth plus 2% glycerol (SOBG). Scanning electron microscopy, Fourier transform infrared (FTIR) spectroscopy, and Congo red- and Calcofluor binding results showed biofilm matrices contain proteins, curli, nanocellulose-rich polysaccharides, nucleic acids, lipids, and peptidoglycans. Several functional groups including –OH, N–H, C–H, Cdouble bondO, COO−, –NH2, Pdouble bondO, C–O, and C–C were also predicted. By sequencing, ten novel biofilm-producing bacteria (BPB) were identified, including Exiguobacterium indicum ES31G, Kurthia gibsonii ES43G, Kluyvera cryocrescens ES45G, Cedecea lapagei ES48G, Enterobacter wuhouensis ES49G, Aeromonas caviae ES50G, Lysinibacillus sphaericus ES51G, Acinetobacter haemolyticus ES52G, Enterobacter soli ES53G, and Comamonas aquatica ES54G. The Direct Red (DR) 28 (a carcinogenic and mutagenic dye used in dyeing and biomedical processes) decolorization process was optimized in selected bacterial isolates. Under optimum conditions (SOBG medium, 75 mg L−1 dye, pH 7, 28 °C, microaerophilic condition and within 72 h of incubation), five of the bacteria tested could decolorize 97.8% ± 0.56–99.7% ± 0.45 of DR 28 dye. Azoreductase and laccase enzymes responsible for biodegradation were produced under the optimum condition. UV–Vis spectral analysis revealed that the azo (−Ndouble bondN−) bond peak at 476 nm had almost disappeared in all of the decolorized samples. FTIR data revealed that the foremost characteristic peaks had either partly or entirely vanished or were malformed or stretched. The chemical oxygen demand decreased by 83.3–91.3% in the decolorized samples, while plant probiotic bacterial growth was indistinguishable in the biodegraded metabolites and the original dye. Furthermore, seed germination (%) was higher in the biodegraded metabolites than the parent dye. Thus, examined BPB could provide potential solutions for the bioremediation of industrial dyes in wastewater.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bạc Liêu: Đại tá Hồ Việt Triều giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 30/1, tại Công an tỉnh Bạc Liêu, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Tại buổi Lễ, Thiếu tướng Bùi Văn Quyền – Phó Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ – Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Lê Việt Thắng (SN 1972, quê quán Hưng Yên), Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, kể từ ngày 1/2/2023. Việc trao Quyết định cho Đại tá Lê Việt Thắng được tổ chức tại Công an tỉnh Yên Bái.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Hồ Việt Triều (SN 1973, quê quán Bến Tre), Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, kể từ ngày 1/2/2023.

Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Đại tá Lê Việt Thắng và Đại tá Hồ Việt Triều được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và thực tiễn công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Trên mỗi cương vị công tác, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các đồng chí cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn thử thách và lập nhiều chiến công, thành tích. Thứ trưởng đánh giá cao những đóng góp của Đại tá Lê Việt Thắng đối với Công an tỉnh Bạc Liêu thời gian qua. Trong suốt quá trình công tác, Đại tá Lê Việt Thắng luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, là người cán bộ, chỉ huy có tinh thần trách nhiệm cao và tận tụy với công việc, có năng lực, kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ cũng như trong lãnh đạo.

Thứ trưởng Lương Tam Quang tặng hoa chúc mừng Đại tá Lê Việt Thắng.

Lãnh đạo Tỉnh ủy – UBND tỉnh Bạc Liêu tặng hoa chúc mừng Đại tá Lê Việt Thắng.

Về việc Đại tá Hồ Việt Triều được Bộ trưởng Bộ Công an điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, Thứ trưởng Lương Tam Quang khẳng định, đây là sự ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của Đại tá Hồ Việt Triều trong quá trình công tác, xây dựng lực lượng CAND.

“Trên cương vị mới, đồng chí Hồ Việt Triều cần tiếp tục phát huy những kiến thức, kinh nghiệm và truyền thống tốt đẹp của lực lượng CAND, nhanh chóng tiếp cận công việc, cùng Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác Công an, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”, Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam tặng hoa chúc mừng Đại tá Hồ Việt Triều.

Nhận nhiệm vụ mới, Đại tá Hồ Việt Triều hứa sẽ cùng tập thể lãnh đạo, CBCS ra sức phấn đấu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng tập thể đơn vị trong sạch, vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương…

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Thứ trưởng Lương Tam Quang trao Quyết định bổ nhiệm cho Đại tá Hồ Việt Triều.

Thẩm quyền thành lập và vốn điều lệ Quỹ bảo vệ môi trường

Quỹ Bảo vệ môi trường do ai thành lập? Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh là bao nhiêu? – Câu hỏi của anh Đăng Khôi đến từ Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Quỹ Bảo vệ môi trường do ai thành lập?

Căn cứ vào Điều 151 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về Quỹ bảo vệ môi trường như sau:

Quỹ bảo vệ môi trường

1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh là tổ chức tài chính nhà nước, được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để cho vay ưu đãi, nhận ký quỹ, tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tài chính đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường.

2. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

c) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường và hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Như vậy, thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường được quy định như sau:

– Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

– Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 158 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:

a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau: vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.

Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Quỹ đầu tư phát triển;

c) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật.

2. Vốn khác gồm: các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; vốn hoạt động của Quỹ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định về tổ chức và hoạt động, cơ chế tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Như vậy, vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau:

– Vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;

– Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển;

– Ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.

– Các nguồn vốn khác theo quy định.

Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Vốn điều lệ của Quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hình thành từ các nguồn nào?

Căn cứ vào Điều 159 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh như sau:

Nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh

1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:

a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 30 tỷ đồng. Đối với các quỹ đang hoạt động có mức vốn điều lệ thấp hơn 30 tỷ đồng, phải có lộ trình tăng vốn điều lệ trong thời hạn không quá 05 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Vốn điều lệ của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau: Vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.

Việc thay đổi vốn điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

b) Quỹ đầu tư phát triển;

c) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật.

2. Vốn khác gồm: Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; vốn hoạt động của Quỹ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về tổ chức và hoạt động, cơ chế tài chính đối với quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Như vậy, vốn điều lệ của Quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hình thành từ các nguồn sau:

– Vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;

– Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển;

– Ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.

– Quỹ đầu tư phát triển;

– Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật.

Việc thay đổi vốn điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Luật sư Đồng Xuân Thụ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ảnh minh họa.TL

Người miền Tây xuyên đêm trở lại TP.HCM sau Tết

Dòng người miền Tây trở lại TP.HCM làm việc đông đúc trên quốc lộ 1, thuộc tỉnh Vĩnh Long. Nhiều người mệt mỏi dừng chân ven đường ăn uống, ngủ gật.

 Đoạn quốc lộ 1 thuộc tuyến tránh TP Vĩnh Long đêm 28 rạng sáng 29/1. Đoạn đường này dài khoảng 5 km, xe cộ đông đúc, nhiều lúc ùn tắc cục bộ trong đêm.

Đoạn quốc lộ 1 thuộc tuyến tránh TP Vĩnh Long đêm 28 rạng sáng 29/1. Đoạn đường này dài khoảng 5 km, xe cộ đông đúc, nhiều lúc ùn tắc cục bộ trong đêm.

 Quốc lộ 1 tránh TP Vĩnh Long là tuyến đường huyết mạch dẫn đến cầu Mỹ Thuận. Đây là chiếc cầu hiện hữu duy nhất nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang.

Quốc lộ 1 tránh TP Vĩnh Long là tuyến đường huyết mạch dẫn đến cầu Mỹ Thuận. Đây là chiếc cầu hiện hữu duy nhất nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang.

 "Khi đến khu đất trống, chúng tôi cho xe đậu tạm ven đường để nghỉ ngơi. Xe đông, đường hẹp khiến ai cũng ngao ngán", anh Hậu (ngụ TP Cần Thơ) cho biết.

“Khi đến khu đất trống, chúng tôi cho xe đậu tạm ven đường để nghỉ ngơi. Xe đông, đường hẹp khiến ai cũng ngao ngán”, anh Hậu (ngụ TP Cần Thơ) cho biết.

 Anh Linh (ngụ tỉnh An Giang) cùng vợ và 2 con nhỏ đi TP.HCM làm việc. Anh cho biết mình mất hơn 2 giờ vẫn chưa thoát ra được dòng xe cộ.

Anh Linh (ngụ tỉnh An Giang) cùng vợ và 2 con nhỏ đi TP.HCM làm việc. Anh cho biết mình mất hơn 2 giờ vẫn chưa thoát ra được dòng xe cộ.

 Anh Thanh và người thân trở lại huyện Hóc Môn (TP.HCM) sau chuyến chơi Tết tại Cà Mau. "Tôi thỉnh thoảng có đi qua đây nhưng không gặp tình trạng ùn ứ như thế này. Đi cùng tôi còn có cháu nhỏ tuổi nên mọi người thống nhất dừng lại ven đường để ngủ nghỉ, thay vì cứ nhích từng chút trên đường", anh Thanh cho biết.

Anh Thanh và người thân trở lại huyện Hóc Môn (TP.HCM) sau chuyến chơi Tết tại Cà Mau. “Tôi thỉnh thoảng có đi qua đây nhưng không gặp tình trạng ùn ứ như thế này. Đi cùng tôi còn có cháu nhỏ tuổi nên mọi người thống nhất dừng lại ven đường để ngủ nghỉ, thay vì cứ nhích từng chút trên đường”, anh Thanh cho biết.

 Một bé gái ngủ gật trong dòng xe cộ đông đúc lúc 23h ngày 28/1.

Một bé gái ngủ gật trong dòng xe cộ đông đúc lúc 23h ngày 28/1.

 Một người phụ nữ dừng xe bên lề đường và cho con gái uống sữa. "Tôi khá choáng bởi lượng phương tiện lớn trên đường. Con tôi cũng hay khóc thét khiến mọi thứ trở nên khó chịu hơn. Hy vọng càng về khuya, tình hình giao thông tại đây sẽ thông thoáng trở lại", chị nói.

Một người phụ nữ dừng xe bên lề đường và cho con gái uống sữa. “Tôi khá choáng bởi lượng phương tiện lớn trên đường. Con tôi cũng hay khóc thét khiến mọi thứ trở nên khó chịu hơn. Hy vọng càng về khuya, tình hình giao thông tại đây sẽ thông thoáng trở lại”, chị nói.

 Một nam thanh niên dừng xe ven đường cho con trẻ ăn. Khoảng 15 phút sau, gia đình người này tiếp tục di chuyển hướng từ TP Vĩnh Long về cầu Mỹ Thuận.

Một nam thanh niên dừng xe ven đường cho con trẻ ăn. Khoảng 15 phút sau, gia đình người này tiếp tục di chuyển hướng từ TP Vĩnh Long về cầu Mỹ Thuận.

 Gia đình 3 người dừng xe và nghỉ tạm trên cầu Mỹ Thuận. 10 phút sau mọi người cùng rời đi, hướng về tỉnh Tiền Giang. Theo ghi nhận, lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Long thường xuyên nhắc nhở người dân hạn chế ngừng xe trên cầu Mỹ Thuận để đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc.

Gia đình 3 người dừng xe và nghỉ tạm trên cầu Mỹ Thuận. 10 phút sau mọi người cùng rời đi, hướng về tỉnh Tiền Giang. Theo ghi nhận, lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Long thường xuyên nhắc nhở người dân hạn chế ngừng xe trên cầu Mỹ Thuận để đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc.

 Vì lưu lượng xe cộ đông, người tham gia giao thông phải nhích từng chút một.

Vì lưu lượng xe cộ đông, người tham gia giao thông phải nhích từng chút một.

 Một nhóm bạn trẻ tình nguyện phát nước uống miễn phí cho người dân đi vào khu vực đường dẫn cầu Mỹ Thuận, phía bờ tỉnh Vĩnh Long.

Một nhóm bạn trẻ tình nguyện phát nước uống miễn phí cho người dân đi vào khu vực đường dẫn cầu Mỹ Thuận, phía bờ tỉnh Vĩnh Long.

 Rạng sáng 29/1, số lượng xe máy di chuyển trên tuyến đường này giảm hẵn. Tuy nhiên, ôtô vẫn nhiều.

Rạng sáng 29/1, số lượng xe máy di chuyển trên tuyến đường này giảm hẵn. Tuy nhiên, ôtô vẫn nhiều.

 Tại một vài thời điểm, dòng xe ùn tắc nhẹ hướng từ Vĩnh Long đến cầu Mỹ Thuận. Ở chiều ngược lại, giao thông khá thông thoáng.

Tại một vài thời điểm, dòng xe ùn tắc nhẹ hướng từ Vĩnh Long đến cầu Mỹ Thuận. Ở chiều ngược lại, giao thông khá thông thoáng.

Hoàng Giám – Tạp chí Zing News

Theo Zing News

Xem bài viết gốc tại đây:

https://zingnews.vn/nguoi-mien-tay-xuyen-dem-tro-lai-tphcm-sau-tet-post1397107.html

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; khẩn trương đề xuất giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, hiệu quả, ổn định, bền vững.

Đây là một trong những nội dung của Chỉ thị số 03/CT-TTg đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão 2023.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; khẩn trương đề xuất giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, hiệu quả, ổn định, bền vững; rà soát, chủ động thực hiện hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan.

Bộ Xây dựng trình Chính phủ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Đối với Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng giao cơ quan này chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm vi phạm, bảo đảm an toàn giao thông. Tăng cường công tác điều tiết, tổ chức vận tải, bố trí đủ phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại sau Tết, nhất là người đi lễ hội và người lao động trở lại làm việc sau Tết; giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến; xử lý nghiêm hành vi tăng giá vé trái quy định; chủ động xả trạm (mở barie) để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc kéo dài.

Khẩn trương rà soát các quy trình nghiệp vụ về công tác đăng kiểm, kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các trung tâm đăng kiểm duy trì hoạt động bình thường, không làm ảnh hưởng đến việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi); báo cáo về việc sửa đổi các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai theo yêu cầu tại Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ. Sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về lấn biển, đảm bảo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật; báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 2 năm 2023.

Nam Yên/TCDN

Theo Tài chính Doanh nghiệp

Ảnh: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tap-trung-thao-go-kho-khan-cho-thi-truong-bat-dong-san-d36217.html

Cần có cơ chế tháo ‘điểm nghẽn’ hạ tầng cho TPHCM

TPHCM đang khẩn trương triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường Vành đai 2, 3, 4; tuyến metro số 1, 2 và cao tốc TPHCM – Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), cao tốc TPHCM – Chơn Thành, cầu Cần Giờ… Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý đầu tư, nguồn vốn chưa thật sự cụ thể nên rất khó triển khai như kỳ vọng.

Hàng loạt dự án trọng điểm

Tỉnh Tây Ninh đã có nghị quyết đồng thuận triển khai thực hiện dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài, tuy nhiên TPHCM vẫn chưa xác định được thời điểm khởi công dự án. Theo quy định của Luật Đầu tư đối với phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP), UBND các tỉnh phải có báo cáo trình HĐND để xem xét, chấp thuận về đề xuất thực hiện dự án. Sau đó, các đơn vị chức năng mới thực hiện các bước tiếp theo.

Thời gian qua, Sở GTVT TPHCM đã có nhiều văn bản đề nghị Sở KH-ĐT khẩn trương rà soát, tham mưu UBND TPHCM các nội dung về cao tốc TPHCM – Mộc Bài. Nhưng đến nay Sở KH-ĐT vẫn trong giai đoạn nghiên cứu do vướng nhiều thủ tục, cần kiến nghị cấp Trung ương giải quyết.

Việc chậm trễ thực hiện các thủ tục thông qua chủ trương đầu tư sẽ làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng của dự án và có nguy cơ đội vốn bởi giá vật liệu cũng đang ở mức rất cao. Theo Sở GTVT TPHCM, hiện nay, chi phí giải phóng mặt bằng đã chiếm khoảng 47% tổng mức đầu tư dự án.

Trong khi đó, TPHCM đã ban hành danh mục 28 dự án giao thông trọng điểm phải tập trung đầu tư xây dựng từ nay đến năm 2025. Trong đó, có nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường Vành đai 2, 3, 4 và cao tốc TPHCM – Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), cao tốc TPHCM – Chơn Thành, cầu Cần Giờ… Cụ thể, mục tiêu trong năm 2023, hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Về tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), năm 2023 sẽ khởi công các gói di dời về hạ tầng kỹ thuật chuẩn bị mặt bằng để đến năm 2025 khởi công xây dựng. Đối với tuyến đường Vành đai 2, hiện cơ bản hoàn thiện hồ sơ để báo cáo. Tuy nhiên, hai đoạn khép kín đường Vành đai 2 này theo dự tính có vốn lớn, phải cân đối nguồn. Dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo thông qua chủ trương đầu tư trong năm 2023 để khởi công sớm.

Bên cạnh đó, TP phấn đấu sẽ khép kín đường Vành đai 2 cùng thời điểm với đường Vành đai 3 vào cuối năm 2025. Đồng thời, TP cũng đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ tiền khả thi dự án đường Vành đai 4. Dự kiến tháng 5-2023 sẽ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Song song đó, TP sẽ khởi động triển khai cao tốc TPHCM – Mộc Bài, phối hợp với tỉnh Bình Dương để triển khai cao tốc TPHCM – Chơn Thành. TP cũng đang gấp rút chuẩn bị đầu tư một số công trình, nghiên cứu hồ sơ các cầu Thủ Thiêm 3, Thủ Thiêm 4…

Hiện tại, dự án đường Vành đai 3, 4 đang chờ lập tổ công tác để rà soát phạm vi, quy mô đầu tư, phương án kỹ thuật, công nghệ, môi trường, tổng mức đầu tư dự án cũng như phân chia dự án thành phần trong tổng thể 2 tuyến vành đai.

Trước đó, dự án Vành đai 3, TPHCM được giao là cơ quan chủ trì chuẩn bị, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư. TP đã thành lập hội đồng thẩm định nội bộ để rà soát, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này, nhằm đẩy nhanh tiến độ kịp trình Quốc hội vào tháng 3 năm nay.

Kiến nghị giải pháp đột phá

Liên quan về cơ chế chính sách cũng như nguồn vốn để triển khai các dự án trên, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM Lương Minh Phúc cho biết, các dự án khi trình trong năm 2023 UBND TPHCM yêu cầu các cơ quan liên quan phải đảm bảo đã hoàn thành hồ sơ.

Trong quý 1-2023, TP sẽ tập trung hoàn thiện phần việc này để xác định dự án, công trình nào sẽ triển khai, dự án nào có nguy cơ không hoàn thành sẽ điều chỉnh. Đối với tuyến đường Vành đai 3, 4, TP lập tổ công tác gồm các tỉnh thành có dự án đi qua và đại diện bộ ngành liên quan sẽ rà soát quy mô đầu tư, nguồn vốn, cơ chế… để sớm triển khai thực hiện, khép kín 2 tuyến này.

Sơ đồ đường Vành đai 4 TPHCM

Sơ đồ đường Vành đai 4 TPHCM

Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, TP đã kiến nghị trung ương cho phép TP xem xét, quyết định việc thực hiện đầu tư các dự án đầu tư công độc lập để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng dọc theo các tuyến giao thông trong phạm vi theo quy định (đường sắt đô thị, vành đai, cao tốc) và các vị trí tiềm năng trên địa bàn TP để thực hiện dự án tái định cư tại chỗ hoặc tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD).

Các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trước đây, TP xin tiếp tục được áp dụng hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) đối với các dự án đầu tư công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ hiện hữu.

Riêng các dự án xây dựng chuyển giao Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất hoặc quỹ đất kết hợp ngân sách trên địa bàn TP, TP được sử dụng quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý để kết hợp thực hiện đồng bộ dự án chỉnh trang đô thị, dự án xây dựng chung cư mới thay chung cư cũ, dự án cải tạo, di dời nhà trên và ven kênh rạch, làm cơ sở thu hút nguồn lực đầu tư của xã hội và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch.

Phải bảo đảm nguồn vốn ngay từ đầu

Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM Trần Quang Thắng nhìn nhận, việc thực hiện đồng loạt dự án liên quan nhiều cơ chế chính sách, đặc biệt là nguồn vốn phải đảm bảo ngay từ đầu mới mong nhanh chóng triển khai, nếu không các dự án này nhiều khả năng “nằm trên giấy”.

Với hàng loạt dự án nhưng quỹ thời gian ngắn như vậy liệu có khả thi, ông Trần Quang Thắng đề nghị cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vì đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Còn TS Phạm Ngọc Công, chuyên ngành cầu đường của Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đánh giá, chắc chắn chi phí làm đường ở đô thị có chi phí cao hơn khu vực nông thôn, bởi giá đền bù, giải phóng mặt bằng cao và thường chiếm khoảng 50% vốn đầu tư công trình.

Do vậy, cần đảm bảo nguồn kinh phí để dự án triển khai đúng kế hoạch chứ không thể “có tiền đến đâu làm đến đó” như nhiều dự án trước đây. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng dự án mà còn đội vốn lên gấp nhiều lần so với kinh phí ban đầu.

Quốc Hùng – Báo SGGP

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Ảnh: Hạ tầng giao thông TPHCM luôn trong tình trạng quá tải. Ảnh: QUỐC HÙNG

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sggp.org.vn/can-co-co-che-thao-diem-nghen-ha-tang-cho-tphcm-post676936.html