Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 6 doanh nghiệp. Quyết định thu hồi dựa trên cơ sở đề nghị của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và có hiệu lực kể từ ngày 27/2.
6 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép gồm: Công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng, Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đại Long, Công ty TNHH Thương mại Xây dựng và Vận tải Quảng Hà, Công ty cổ phần Xăng dầu An Hữu Trà Vinh, Công ty cổ phần Dầu khí Rồng Vàng, Công ty TNHH TMDV Petro Oil An Giang.
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp trên gửi bản chính giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối về Bộ trước ngày 15/3.
Hiện nay, cả nước có 33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, hơn 300 thương nhân phân phối và hệ thống khoảng 17.000 cửa hàng bán lẻ trên cả nước. Thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc, hoặc thông qua các thương nhân nhượng quyền để bán lẻ xăng dầu.
Cuối tháng 8/2022, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương đã ban hành 8 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 thương nhân đầu mối và công ty con với số tiền hơn 13 tỷ đồng. Lỗi của các doanh nghiệp này chủ yếu do không đáp ứng được điều kiện về hệ thống phân phối hiện hành.
Minh Châu/PetroTimes
Theo PetroTimes
Ảnh: Cả nước có trên 300 thương nhân phân phối và hệ thống khoảng 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)
Hơn 1 km bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) bị nhuộm đen bởi lớp mùn dày đến 20 cm. Mỗi ngày ngành chức năng cử lực lượng thu gom, chở 10 xe mùn đến nơi xử lý.
Ba ngày qua, Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, phối hợp với Xí nghiệp Vệ sinh môi trường thị xã Cửa Lò, huy động hàng chục công nhân cùng các phương tiện chuyên dụng để thu dọn lớp mùn đen dạt vào bãi biển Cửa Lò.
Theo ghi nhận, dọc bãi biển dài khoảng 1 km trước Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), nước biển bị nhuộm màu đen, kéo thành vệt dài liên tục tấp vào bờ. Nhiều vị trí xuất hiện lớp mùn đen dày 20 cm.
Người dân địa phương cho biết hiện tượng trên xảy ra khoảng 3 ngày qua. Lực lượng chức năng nhiều lần thu dọn song bãi biển vẫn bị lớp mùn nhuộm đen.
“Các năm trước mùn đen vẫn dạt vào bãi biển, kéo theo rác thải sinh hoạt nhưng ít hơn. Trước đó vào cuối tháng 12 cũng xảy ra tình trạng này, kéo dài cả km bãi biển”, một người dân phường Thu Thủy (thị xã Cửa Lò) cho hay.
Lớp mùn dày đến 20 cm, lực lượng chức năng phải dọn dẹp liên tục. Ảnh: Phạm Trường.
Trao đổi với Zing, ông Phan Công Đối, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Cửa Lò, cho biết bãi tắm của địa phương bị mùn đen xâm nhập nhiều ngày qua.
“Mùn biển có màu đen giống mùn cưa, không mùi hôi thối hay gây ô nhiễm môi trường. Hiện tượng này có thể là vỏ cây hoặc do hoạt động đốt than từ rừng núi và theo dòng nước sông Lam chảy về, dạt vào bãi biển Cửa Lò”, ông Đối nói.
Theo ông Đối, mỗi ngày đơn vị môi trường thu gom, chở khoảng 10 xe mùn đến nơi xử lý. Do mùn khi vớt lên, để ráo rất nhẹ nên việc thu gom khá thuận lợi, địa phương đang triển khai lực lượng để xử lý dứt điểm tình trạng này, nhằm đảm bảo vệ sinh và cảnh quan cho bãi tắm địa phương.
Bãi biển thị xã Cửa Lò, Nghệ An (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.
Phạm Trường – Tạp chí Zing News
Theo Zing News
Ảnh: Mùn biển nhuộm đen hơn 1 km bãi biển Cửa Lò. Ảnh: Phạm Trường.
Để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản ở TP HCM phát triển lành mạnh, hiệu quả, UBND TP HCM đã đề xuất nhiều giải pháp cần tháo gỡ từ các bộ, ngành Trung ương.
UBND TP HCM vừa có báo cáo vừa gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn trong năm 2022.
Đánh giá thị trường bất động sản năm 2022, UBND thành phố cho biết nguồn cung giảm rõ rệt do quy định về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất.
Nhiều dự án đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính … dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, chậm giải quyết của một số cơ quan quản lý nhà nước, chưa đảm bảo quy định phối hợp liên thông, đồng bộ. Điều này làm khan hiếm dự án nhà ở đủ điều kiện pháp lý để bổ sung thị trường.
Đồng thời, việc kiểm soát chặt kênh tín dụng ngân hàng cũng như phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhiều doanh nghiệp bất động sản, thanh khoản thị trường thấp, nhiều dự án xây dựng dở dang phải dừng lại, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Thị trường bất động sản thứ cấp giảm do giá bán ở thị trường sơ cấp quá cao, lại chịu ảnh hưởng của việc siết tín dụng khiến cho nguồn vốn đầu tư bị nghẽn và không còn hấp dẫn như trước. Thị trường này bộc lộ nhiều điểm yếu như thanh khoản chậm, đang xảy ra tình huống một số nhà đầu tư giảm giá để xả hàng.
Mặt khác, Bộ Xây dựng đang dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở trong đó có nội dung “quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư”, điều này đã làm ảnh hưởng tâm lý người mua nhà chung cư, khiến họ e ngại khi đưa ra quyết định.
Để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản ở TP HCM phát triển lành mạnh, hiệu quả, UBND TP HCM đã đề xuất nhiều giải pháp cần tháo gỡ từ các bộ, ngành Trung ương.
Cụ thể, UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng gia hạn thời gian thực hiện Nghị quyết 11/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình từ năm 2023-2025.
TP HCM cũng kiến nghị việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản đảm bảo đồng bộ, thống nhất và tháo gỡ các điểm nghẽn khi ban hành. Bởi dự án phát triển nhà ở chịu sự điều hành, chi phối của rất nhiều luật nhưng giữa các luật chưa đồng bộ, thậm chí chồng chéo làm xung đột, không thống nhất trong công tác quản lý.
Cùng với đó là tăng cường kiểm soát hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán; ngăn chặn đầu cơ, thao túng, thổi giá, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ.
Sớm ban hành quy định về thuế suất giao dịch bất động sản và số lượng bất động sản sở hữu chịu thuế để tạo động lực cho người dân khai báo đúng giá trị giao dịch, đảm bảo hoạt động kinh doanh bất động sản được minh bạch, lành mạnh.
Cắt giảm thủ tục hành chính để “hút” nhà đầu tư nhà ở xã hội
Liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp, UBND TP HCM kiến nghị cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết để tạo điều kiện phát triển nhà ở cho những đối tượng này.
Mặt khác, phân bổ nguồn vốn ngân sách thu được từ tiền sử dụng đất của các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính về 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, bổ sung vào Quỹ Phát triển nhà ở thành phố để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Phan Anh – Báo NLĐ
Theo Người Lao Động
Ảnh: Nguồn cung bất động sản ở TP HCM giảm rõ rệt trong thời gian qua; ảnh: Hoàng Triều
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, đến ngày 31/1/2023, 6 đơn vị cấp huyện có nhà kính, nhà lưới trên địa bàn toàn tỉnh đã giải tỏa được hơn 97ha nhà kính, nhà lưới xây dựng trên đất quy hoạch lâm nghiệp.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, đến ngày 31/1/2023, 6 đơn vị cấp huyện có nhà kính, nhà lưới trên địa bàn toàn tỉnh đã giải tỏa được hơn 97ha nhà kính, nhà lưới xây dựng trên đất quy hoạch lâm nghiệp, đạt tỷ lệ 82,69%.
Hiện UBND tỉnh đang đôn đốc những địa phương có tiến độ thực hiện chậm khẩn trương triển khai, đồng thời có văn bản cam kết về thời gian thực hiện.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm nghiệp cần giải tỏa, tháo dỡ sau rà soát là 118,244 ha; trong đó, đơn vị có diện tích lớn nhất là thành phố Đà Lạt với 73,9806 ha (chiếm 34,25%); huyện Lạc Dương có 24,41 ha (chiếm 11,30%); huyện Đơn Dương 14,74 ha (chiếm 6,82%).
Các địa phương còn lại có tỷ lệ rất nhỏ, chỉ từ 0,35-1,65% diện tích nhà kính, nhà lưới trên đất quy hoạch lâm nghiệp toàn tỉnh là huyện Đức Trọng 3,56 ha, huyện Di Linh 0,88 ha và huyện Đam Rông 0,67 ha.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc giải tỏa diện tích nhà kính, nhà lưới quy hoạch trên đất lâm nghiệp, cho đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đã vận động tự tháo dỡ và cưỡng chế tháo dỡ được 97,77/118,244 ha, đạt 82,69% tổng diện tích phải giải tỏa, tháo dỡ; trong đó, có 4 địa phương đã hoàn thành việc giải tỏa là thành phố Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Di Linh và Đam Rông.
2 huyện còn lại chưa hoàn thành là Lạc Dương mới tháo dỡ được 4,66ha, đạt tỷ lệ cần giải tỏa 19%; huyện Đức Trọng tháo dỡ 2,83ha, đạt tỷ lệ gần 80%.
Trước tiến độ thực hiện trên, ngày 1/2/2023, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 647/UBND- LN, chỉ đạo UBND huyện Lạc Dương cam kết thời gian hoàn thành việc giải tỏa diện tích nhà kính, nhà lưới trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp. Đồng thời, yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương có văn bản cam kết thời gian hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/2/2023.
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tình trạng xây dựng công trình, làm nhà lưới, nhà kính trên đất quy hoạch rừng (đất lâm nghiệp) diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến quản lý đất lâm nghiệp, quản lý và phát triển rừng, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường chung của địa phương.
Trước tình trạng trên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã có chủ trương chỉ đạo và ra nhiều văn bản triển khai thực hiện tháo dỡ, giải tỏa số diện tích nhà kính, nhà lưới này. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề xuất kế hoạch dài hơi nhằm di dời, hạn chế nhà kính ở nội ô Đà Lạt và vùng lân cận.
Theo kế hoạch, tỉnh Lâm Đồng sẽ rà soát, giải tỏa 100% nhà kính xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và nguồn nước, khu vực công trình an ninh, quốc phòng…
Mục tiêu đến năm 2025, giảm 20% diện tích nhà kính sản xuất nông nghiệp tại các vùng nội ô, nội thị trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận so với thực trạng của năm 2022. Đến năm 2030, giảm dần và tiến tới không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố Đà Lạt so với hiện trạng năm 2022.
Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là hơn 178 tỷ đồng, gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước hơn 3,5 tỷ đồng và kinh phí của tổ chức, cá nhân hơn 172,6 tỷ đồng…
Chu Quốc Hùng/TTXVN
Theo Bnews
Ảnh: Tháo dỡ và trồng rừng thay thế vào diện tích nhà kính xây dựng trái phép tại Phường 4, thành phố Đà Lạt. Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN
Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Hiện nay nạn phá rừng và suy thoái rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với nguồn tài nguyên xanh của thế giới.
Tổng quan về tài nguyên rừng
Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài người, nền tảng của mọi nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tài nguyên sinh vật có giá trị cho cuộc sống của con người là rừng và các động vật hoang dã sống trong rừng, là các nguồn lợi thủy sản chứa trong các sông, hồ, đồng ruộng, đặc biệt tiềm tàng trong các biển và đại dương.
Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứ XIX. Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật – trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường. Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người.
Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng.. Các kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới là:
Rừng lá kim (rừng Taiga) vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Kiểu rừng này có năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới.
Rừng rụng lá ôn đới phân bố ở vùng thấp hơn và gần vùng nhiệt đới hơn, chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Australia.
Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), sông Congo (Châu Phi), Ấn Độ, Malaysia. Trong đó dãi rừng Ấn Độ – Malaysia có sự đa dạng sinh học trên một đơn vị diện tích là cao nhất, có tới 2.500 – 10.000 loài thực vật trong một khu vực hẹp và có tới 7 tầng cây với các loài cây quý như lim (Erythrophleum sp), gụ (Sindora sp), chò chỉ (Shorea chinensis), lát (Chukrasia sp). Do có sự biến đổi phức tạp về chế độ mưa, gió mùa và nhiệt độ, rừng nhiệt đới thường rất phức tạp cả về thành phần loài và cấu trúc của rừng.
Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại chính như sau:
+ Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
+ Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường.
+ Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường.
Sự suy giảm diện tích rừng và nguyên nhân suy thoái rừng
Theo tài liệu của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm.
Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực: trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.
Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.
Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.
Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.
Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Peru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.
Chặt phá rừng bất hợp pháp đang gây suy thoái rừng nghiêm trọng (Ảnh: Huffpost)
Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giớI và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy.
Một vụ cháy rừng ở Indonesia (Ảnh: World bank)
Những biến đổi khí hậu trên thế giới cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy thoái rừng. Những thay đổi này gây ra hạn hán kéo dài, thời kỳ cực khô hoặc lạnh tạo ra điều kiện môi trường không mong muốn cho việc che phủ cây.
Hạn hán kéo dài có thể làm cạn kiệt hệ thống nước chảy qua các khu rừng, làm giảm dần số lượng cây và loài. Biến đổi khí hậu gây ra những thay đổi cực đoan đối với hệ sinh thái rừng.
Ô nhiễm không khí là một yếu tố quan trọng gây ra suy thoái rừng. Ô nhiễm do khí độc và khí thải dẫn đến sự axit hóa khí quyển, mưa axit gây thiệt hại cho cây cối và thảm thực vật. Bên cạnh đó, ô nhiễm đất do đất nhiễm các loại hóa chất khiến cây cối và thảm thực vật cũng như động vật bị hủy diệt.
Xói mòn và bồi lắng đất có liên quan đến suy thoái rừng về cơ bản vì nhiều vùng đất ổn định hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của những cánh rừng, khi đất bị mất đi do xói lở và bồi lắng sẽ gây suy thoái rừng ở các vùng đồi.
Một yếu tố khác gây ra suy thoái rừng đó là sự phân mảnh rừng do chia tách các khu rừng lớn thành những mảnh nhỏ hơn. Phân mảnh rừng chủ yếu do nguyên nhân tự nhiên như kiến tạo hoặc lũ lụt. Sự phân mảnh rừng phá hủy các hệ sinh thái do các loài động vật chủ yếu phát triển trong các khu vực rừng lớn. Sự phân mảnh rừng cũng làm thay đổi tương tác chuỗi thức ăn và các mối quan hệ lẫn nhau trong môi trường rừng.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sáh đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của tài nguyên rừng đối với toàn hành tinh, hơn 80% đa dạng sinh học trên cạn của thế giới có thể tìm thấy trong những cánh rừng. Tuy nhiên sự suy thoái và mất rừng đang đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật và làm giảm khả năng cung cấp các yếu tố thiết yếu như không khí sạch, nước sạch, đất sạch cho nông nghiệp và điều hòa khí hậu.
Rừng còn là sinh kế bền vững của 1,6 tỷ người trên toàn cầu, 1 tỷ trong số đó là những người nghèo nhất thế giới. Phá rừng và suy thoái rừng có tác động lớn đến cuộc sống của cộng đồng dễ bị tổn thương này.
Suy thoái rừng làm giảm khả năng thích ứng với khí hậu bởi rừng có khả năng hấp thụ 2,4 tỷ tấn CO2 mỗi năm trên toàn thế giới, tương đương với 1/3 lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn hành tình bởi chúng giúp giảm thiểu rủi ro từ thiên tai như lũ lụt, giúp điều chỉnh lưu lượng nước và vi khí hậu, cải thiện sức khỏe của hệ sinh thái…
Những giải pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng suy thoái nguồn tài nguyên rừng
Trước thực trạng suy thoái rừng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở khắp các châu lục trên thế giới, các quốc gia cần tiến hành các giải pháp dựa vào tự nhiên như phục hồi cảnh quan rừng. Giải pháp này có thể giúp các quốc gia đảo ngược tác động của suy thoái rừng và lấy lại các lợi ích sinh thái, xã hội, khí hậu và kinh tế rừng.
Phục hồi cảnh quan rừng không chỉ là trồng cây, nó còn bao gồm nhiều hoạt động như nông lâm kết hợp, kiểm soát xói lở và tái sinh rừng tự nhiên.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng phương pháp “Đánh giá cơ hội phục hồi” (ROAM) nhằm đánh giá mức độ cảnh quan bị suy thoái và mất rừng ở một số quốc gia, một số khu vực, xác định các chiến lược tốt nhất để khôi phục chúng. ROAM giúp các chính phủ, các nhà hoạt định chính sách ứng dụng phục hồi cảnh quan rừng để đáp ứng ưu tiên quốc gia và mục tiêu quốc tế về khí hậu, đa dạng sinh học…
Sáng kiến quốc tế “Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+) cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển giảm phát thải khí nhà kính gây nên biến đổi khí hậu, thông qua 5 hoạt động chính: Hạn chế mất rừng; Hạn chế suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng; Tăng cường trữ lượng carbon rừng.
Ý tưởng của REDD+ là: Các nước đang phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng để được nhận thù lao về mặt tài chính từ quỹ toàn cầu do phía các nước phát triển đóng góp. Mục tiêu của REDD+ không chỉ nhằm giảm phát thải khí nhà kính mà còn cung cấp nhiều lợi ích khác như: Giảm nghèo, phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học…
Tại Việt Nam, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái rừng, Chính phủ đưa ra các chính sách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý rừng bền vững.
Quản lý và phát triển rừng bền vững tại Việt Nam (Ảnh: Dangcongsan)
Quản lý và phát triển rừng bền vững là 1 trong 3 chương trình phát triển được xác định trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu “Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia”. Để thực hiện mục tiêu này, ngành lâm nghiệp Việt Nam rất cần các chính sách xác định các nguyên tắc và trình tự thực hiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo cơ hội thuận lợi trong tiến trình đạt được mục tiêu Quản lý rừng bền vững tại Việt Nam.
Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020 nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; đảm bảo sử dụng tài nguyên rừng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
Kế hoạch hành động hướng đến 4 mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức, năng lực cho chủ rừng và cán bộ quản lý về kỹ năng Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; Ban hành Bộ nguyên tắc Quản lý rừng bền vững của Việt Nam đảm bảo có hiệu lực trên phạm vi quốc tế; Thiết lập tổ chức về giám sát, đánh giá và cấp chứng chỉ rừng quốc gia, đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế; Đến năm 2020, có ít nhất 500.000ha rừng sản xuất có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó rừng trồng 350.000ha, rừng tự nhiên 150.000ha.
An Đông
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)
Ảnh: Nạn phá rừng vẫn hiện hữu ở nhiều nơi (Nguồn: Internet)
Ông Đặng Văn Quăng (ngụ tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh – nay là xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) ở ổn định trên mảnh đất hợp pháp của gia đình 40 năm, bỗng nhiên bị một người khác đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu cơ quan chức năng đuổi ông ra khỏi nhà…
Sổ đỏ trên đất của người khác?
Gia đình ông Quăng thuộc diện gia đình chính sách, cha của ông là cụ Đặng Văn Đúng là Đảng viên, anh ông là liệt sĩ Đặng Văn Chà hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1976, gia đình ông Quăng được UBND xã Bình Thạch cấp đất ở và đất ông nghiệp có tổng diện tích 3.304m2 gồm 5 thửa, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Phần đất này do vợ, chồng ông Đặng Văn Đúng và bà Võ Thị Luông quản lý, sử dụng từ năm 1977 và để lại cho con là ông Đặng Văn Quăng tiếp tục sử dụng cho đến nay.
Theo Tờ trình ngày 4/9/2002 và Báo cáo số 06/BC-UB ngày 09/4/2003 của UBND xã Bình Thạnh (nay là xã Phước Bình), chủ sở hữu mảnh đất này ngày xưa là địa chủ Vương Thị Đồn. Sau năm1975, chính quyền trưng thu và giao lại cho ông Đặng Văn Đúng và bà Võ Thị Luông – một gia đình Đảng viên nghèo. Bản thân bà Võ Thị Luông (mẹ ông Quăng) đã được tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, con là liệt sĩ Đặng Văn Chà được tặng Huân chương Kháng chiến Hạng nhì.
Năm 2018, UBND huyện Trảng Bàng ra Quyết định số 6005/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 trao tặng nhà tình nghĩa cho bà Luông. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức đổ nền, xây móng nhà tình nghĩa thì bị gia đình ông Võ Văn Lặc gồm: Võ Thành Danh, Võ Văn Thạnh, Dương Kim Quí (con ông Lặc) đứng ra ngăn cản với lý do là phần đất xây nhà tình nghĩa này là của họ! Phía ông Lặc còn đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được cấp năm 1993 để buộc ông Quăng trả lại mảnh đất đang ở.
“Sổ đỏ” của ông Võ Văn Lặc có đến …29 thửa đất được liệt kê!
Trước sức ép từ phía gia đình ông Lặc, ông Đặng Văn Quăng buộc phải khởi kiện ra toà với yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái luật trên.
Ngày 19/7/2022, TAND tỉnh Tây Ninh đưa vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất và Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” giữa ông Đặng Văn Quăng và ông Võ Thành Danh, ông Võ Văn Thạnh, bà Dương Kim Quí ra xét xử sơ thẩm.
Tuy nhiên, tại bản án số 19/2022/ DS-ST tòa án đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Quăng, thậm chí còn phán quyết hủy 05 GCNQSDĐ do Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng cấp ngày 01/12/2005 cho ông Đặng Văn Quăng do phía bị đơn phản tố. Lập luận của toà cho rằng các Giấy CNQSDĐ của ông Quăng được cấp sau Giấy CNQSDĐ của phía cha con ông Lặc!
Bất thường xung quanh các quyển “sổ đỏ”
Như đã nói ở trên, ngày 4/9/2002, UBND xã Bình Thạnh đã có Tờ trình và ngày 9/4/2003 có Báo cáo số 06/BC-UB gửi UBND huyện Trảng Bàng nêu rõ nội dung nguồn gốc đất là của cha mẹ ông Đặng Văn Quăng (ông Đúng, bà Luông) được cấp theo diện gia đình chính sách.
UBND xã còn đề nghị UBND huyện Trảng Bàng công nhận quyền sử dụng đất các thửa nêu trên cho gia đình ông Quăng. Năm 2005, ông Quăng được UBND huyện Trảng Bàng cấp GCNQSDĐ toàn bộ diện tích nêu trên căn cứ vào việc gia đình ông sử dụng canh tác từ năm 1977 đến năm 2005 (trên 40 năm). Tại Điều 236 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó...”. Như vậy, gia đình ông Quăng đương nhiên là chủ sở hữu phần đất này.
Báo cáo của UBND xã Bình Thạnh năm 2003
Theo gia đình ông Quăng, GCNQSDĐ của ông Võ Văn Lặc cấp năm 1993 có nhiều điểm bất thường. Cụ thể, GCNQSDĐ được ông Trần Minh Hoạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trảng Bàng phê duyệt 02 lần, sai với luật định là chỉ được ghi 01 lần. Qui định này thể hiện tại Thông tư số 302 ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Tổng cục Quản lý ruộng đất, tại Mục V quy định: “Trang 3: Dùng để ghi một trong những nội dung sau: a) Nếu tổ chức hoặc cá nhân được cấp giấy có diện tích đất đai lớn, nằm trên nhiều tờ bản đồ, có nhiều thửa ruộng thì bằng liệt kê trên trang 2 được kẻ tiếp sang trang 3 và chữ ký của Chủ tịch UBND cũng chuyển theo.”. Tại trang 2 GCNQSDĐ của ông Võ Văn Lặc, Phó Chủ tịch Trần Minh Hoạnh đã hoàn thành phê duyệt các diện tích, ký và đóng dấu nhưng ở trang 3 lại tiếp tục phê duyệt, ký và đóng dấu thêm một lần nữa! Điều này đặt ra nghi vấn việc thêm các thửa đất vào GCNQSDĐ là có thể xảy ra (!)
Và đây là bản án của TAND tỉnh Tây Ninh
Cũng theo gia đình ông Quăng, một chi tiết khác chứng minh cho sự bất thường nêu trên là các thửa đất mà ông Lặc đăng ký kê khai năm 1993 hoàn toàn trùng khớp với các thửa đất của ông Quăng còn lưu giữ tại sổ mục kê của ông Đặng Bá Tòng, cán bộ địa chính xã Bình Thạnh từ năm 1994 đến năm 2005. Theo ông Tòng, có thể thời điểm đó ông Lặc chỉ đất chỗ nào thì cán bộ địa chính huyện làm thủ tục cấp giấy chỗ đó mà không tiến hành kiểm tra thực địa! Đó là chưa kể, trên cùng một mảnh đất, có số tờ số thửa nhưng chính quyền địa phương lại cấp 2 GCNQSDĐ!
Ngoài ra, sự bất thường tiếp theo là nguồn gốc đất mỗi nơi xác định mỗi khác. Theo UBND xã Bình Thạnh tại Tờ trình và Báo cáo đã nêu, thì nguồn gốc các thửa đất ông Quang đang sử dụng trước năm 1975 là của địa chủ Vương Thị Đồn. Năm 1979, UBND xã Bình Thạnh đã giao cho cha ông Quăng diện tích 3.304m2 gồm 5 thửa để canh tác sử dụng theo diện chính sách. Trong khi đó, tại Công văn số 75/UBND của UBND thị xã Trảng Bàng ngày 09/3/2021 lại nêu nguồn gốc đất là của ông Võ Văn Lặc tạo dựng. Còn tại Bản án của TAND tỉnh Tây Ninh thì nêu nguồn gốc đất là của bà Nguyễn Thị Nhựt (mẹ của ông Lặc). Chính vì có sự mâu thuẫn về nguồn gốc đất, mà làm sai lệch hồ sơ vụ án!
Qua các tài liệu, hồ sơ mà chúng tôi thu thập được thì cho thấy việc sử dụng đất thực tế là gia đình ông Đúng, bà Luông (Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng), sau này là ông Quăng (con ông Đúng, bà Luông) đã ở và canh tác trên 40 năm qua. Trong khi đó ông Lặc và các con thì chỉ sử dụng đất trên… giấy!
Nhóm PV – Tạp chí DN&PL
Theo Doanh nhân & Pháp lý
Ảnh: Ông Đặng Văn Quăng bên thửa đất đã và đang sử dụng
Công ty cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh bị xử phạt với số tiền trên 1,126 tỷ đồng về các hành vi vi phạm môi trường.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh (thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương) với số tiền trên 1,126 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động của lò đốt chất thải có thông số khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật trong 3 tháng 23 ngày.
Theo đó, Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh bị xử phạt 825 triệu đồng vì thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải chuẩn cho phép từ 1,1 đến dưới 1,5 lần.
Công ty này cũng bị xử phạt 70 triệu đồng do không duy trì hoạt động hệ thống định vị vệ tinh (GPS) trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại; xử phạt 55 triệu đồng do hành vi không cung cấp tài khoản theo dõi thiết bị định vị vệ tinh của phương tiện vận chuyển cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý theo quy định.
Ngoài ra, công ty bị xử phạt về các lỗi: không lập sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải theo quy định; không thực hiện chương trình giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã được cấp.
Ngoài hình thức xử phạt chính, Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và chi trả hơn 51 triệu đồng kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường theo quy định.
Trước đó, tháng 9/2022, Báo Tri thức và Cuộc sống đã đăng tải bài viết “Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh bị tố gây ô nhiễm nêu phản ánh của người dân các xã Hoàng Diệu và Hồng Hưng, huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) về việc Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh trong quá trình hoạt động có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường.
Theo phản ánh của người dân, nhà máy xử lý rác thải của Công ty An Sinh thường xuyên đốt và xử lý chất thải vào ban đêm có mùi khét, hôi thối không ngửi nổi. Không những vậy nhà máy còn xả nước thải thẳng ra những cánh đồng chảy vào mương nội đồng có màu vàng quánh, mùi như axit làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khi đó, người dân mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ các kiến nghị phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường của công ty này gây ra.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM có trụ sở chính ở số 42-44 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, Quận 1, TPHCM.
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM đã có hành vi vi phạm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ, quy định tại điểm r khoản 2 Điều 20 Nghị định số 45/2022.
Hình thức xử phạt áp dụng trên 1,44 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động của lò đốt chất thải có thông số khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn 4 tháng 15 ngày.
Hải Ninh – Báo TT&CS
Theo Tri thức & Cuộc sống
Ảnh: Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh.
Bộ Xây dựng nhận định, những chỉ đạo, điều hành kịp thời, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành thời gian qua đã tạo xung lực mới, tác động tích cực tới thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, một số chính sách mới và các văn bản chỉ đạo điều hành kịp thời đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản cũng như một số lĩnh vực liên quan.
Theo phân tích của Bộ Xây dựng, bất động sản là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế lớn như xây dựng, tài chính, du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng, thị trường vốn… và có sức lan tỏa đến trên 40 ngành, lĩnh vực.
Chính vì vậy, để kịp thời ứng phó với tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh, chiến tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên vật liệu, thiên tai… đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn quan tâm đến sự phát triển của thị trường bất động sản, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp và hàng loạt các chỉ đạo điều hành quyết liệt, sâu sát. Mục tiêu là để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh làm động lực thúc đẩy sự phát triển cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác.
Trong năm 2022, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tích cực nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách để đảm bảo tính đồng bộ, liên thông của hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, lãi suất tín dụng, thuế, phí, thủ tục hành chính. Nhiều chính sách mới và có hiệu lực trong năm 2022 về thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Chứng khoán, Luật Cư trú và Luật Kinh doanh bất động sản đã được ban hành.
Căn cứ vào đó, tính đến nay có 44 địa phương đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, chỉ có 9 địa phương đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022. Các địa phương chưa ban hành Chương trình phát triển nhà ở gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu. Các địa phương đã có Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 gồm: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre.
Hệ thống văn bản pháp lý được ban hành có tác động và liên quan đến lĩnh vực bất động sản bao gồm: 1 nghị quyết của Quốc hội; 7 nghị định của Chính phủ; 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 3 Thông tư của Bộ Xây dựng và 1 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể là Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (thay thế Nghị định số 76/2015/NĐ-CP); Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Cùng đó là Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng; trong đó, quy định rõ về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản và vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản…
Tiếp đó, Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (thay thế Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015); Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế…
Bộ Xây dựng nhận định, những chỉ đạo, điều hành kịp thời, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành thời gian qua đã tạo xung lực mới, tác động tích cực tới thị trường bất động sản. Ảnh minh họa: TTXVN
Kể từ tháng 2/2023, chính sách mới về bất động sản bắt đầu có hiệu lực thi hành nổi bật là quy định sửa đổi việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa từ ngày 20/2/2023. Theo Thông tư 02/2023/TT-BTC (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/2/2023), UBND các cấp sử dụng kinh phí do cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện các việc cụ thể. Trước tiên là hỗ trợ cho người trồng lúa: sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc như: phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp; cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại; đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.
Tại nhiều địa phương trên cả nước, cùng với việc bãi bỏ một số quy định, chính sách liên quan đến bất động sản hết hiệu lực kể từ tháng 2/2023 thì cũng có những nơi ban hành chính sách mới có tác động đến lĩnh vực này. Đơn cử như tỉnh Gia Lai quy định về việc cho thuê đất với các thửa đất nhỏ hẹp. Từ ngày 7/2/2023, Quyết định 04/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do nhà nước trực tiếp quản lý, lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, UBND cấp huyện có trách nhiệm công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
Bộ Xây dựng nhận định, hàng loạt các chỉ đạo, điều hành kịp thời, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành thông qua các nghị quyết, chỉ thị, công điện, quyết định, kết luận hội nghị, cuộc họp, văn bản chỉ đạo điều hành, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn đối với lĩnh vực bất động sản và một số lĩnh vực khác có tác động tương hỗ như tín dụng, trái phiếu… Tất cả điều này đã tạo ra các xung lực mới, tác động tích cực tới thị trường bất động sản.
Thu Hằng/BNEWS/TTXVN
Theo Bnews
Ảnh: Nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản xây dựng tổ hợp khách sạn tại khu Đông Bắc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Ảnh minh họa: Công Thử – TTXVN
Năm 2023, Sở Xây dựng sẽ thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó tập trung vào các dự án phát triển nhà ở, các khu đô thị; đồng thời thanh tra một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Hoài Đức, Gia Lâm, Ứng Hòa.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2023 của Thanh tra Sở Xây dựng.
Theo đó, trong năm 2023, Sở tập trung thanh tra việc thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với một số khu đô thị trên địa bàn, tập trung vào các dự án phát triển nhà ở, các khu đô thị, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm trật tự xây dựng từ khi mới phát sinh, không để phát sinh các vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng.
Cùng với đó, Sở sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả xử lý các trường hợp nhà đất không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng “siêu mỏng, siêu méo”, báo cáo UBND Thành phố để kịp thời chỉ đạo, giải quyết trong quá trình thực hiện.
Sở Xây dựng cũng sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Hoài Đức, Gia Lâm, Ứng Hòa. Đối tượng thanh tra là chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan.
Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, Sở Xây dựng cũng chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra,..
Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo Đội quản lý trật tự xây dựng – đô thị, các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên, kiểm tra, rà soát công trình xây dựng trên địa bàn; kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm mới phát sinh, tập trung phân loại, giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm tồn đọng theo thẩm quyền; Thực hiện đồng bộ các giải pháp, các biện pháp ngăn chặn theo quy định đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Trong năm 2022, Thanh tra Sở Xây dựng đã thực hiện 12 cuộc thanh tra chuyên ngành; Kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng đối với 105 dự án về việc chấp hành quy định của pháp luật trong trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình… Qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm chủ đầu tư có vi phạm, Thanh tra Sở đã ban hành 45 Quyết định xử phạt (không phép, sai phép, sai quy hoạch, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng…) với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.
Trần Hoàng – Báo Tiền Phong
Theo Tiền Phong
Ảnh: Sở Xây dựng Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2023. Ảnh minh họa
Năm 2023, tổng số vốn Chính phủ giao cho Bộ GTVT giải ngân là 94.161 tỷ đồng – số vốn cao kỷ lục, gấp 1,7 lần năm 2022 và 2,2 lần năm 2021.
Ngày 1/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng chủ trì cuộc họp với các cơ quan đơn vị của Bộ, các Ban QLDA, các Chủ đầu tư về triển khai công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Bộ GTVT.
Khối lượng giải ngân “khổng lồ” trong năm 2023
Theo báo cáo của ông Bùi Quang Thái – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, kết quả giải ngân năm 2022 của Bộ GTVT đạt 96,2 %, bảo đảm mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch được giao theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cao hơn mức bình quân cả nước (trung bình cả nước đạt tỷ lệ khoảng 92,7%) và gấp 1,3 lần giá trị giải ngân của Bộ năm 2021 (năm 2021, Bộ giải ngân 40.300 tỷ đồng, đạt 93,7%).
Trong đó kết quả giải ngân nguồn vốn ODA của Bộ GTVT cũng là một điểm sáng trong bức tranh tổng thể của cả nước, đạt 92,4% so với 42,47% của cả nước.
Về tình hình giao chi tiết kế hoạch vốn 2023, tổng số kế hoạch vốn Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao là 94.161 tỷ đồng.
Đến nay, Bộ GTVT đã kịp thời giao chi tiết đợt 1 cho các dự án đủ thủ tục với tổng số 94.135/94.161 tỷ đồng (đạt 99,97%). Còn lại 26,331 tỷ đồng kế hoạch được giao từ nguồn thu xử lý sắp xếp nhà đất cho các bộ, cơ quan trung ương do không có kế hoạch trung hạn, không bảo đảm điều kiện giao kế hoạch năm nên chưa thể phân bổ chi tiết và cần báo cáo cấp có thẩm quyền hướng dẫn thủ tục phân bổ kế hoạch; để giải ngân tối thiểu 90% kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ rất khó khăn.
Với quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công của Bộ ở mức cao nhất, Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị 02 đôn đốc, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.
Với kế hoạch vốn 94.161 tỷ đồng, bình quân khối lượng giải ngân hàng tháng của Bộ GTVT là gần 8.000 tỷ đồng.
Báo cáo thêm tại cuộc họp, quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng Lê Quyết Tiến cho biết năm 2023 dự kiến khởi công 24 dự án, hoàn thành 29 dự án.
Trong đó phải tập trung hoàn thành 7 Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 – 2020 (Mai Sơn – QL45, QL45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Nha Trang – Cam Lâm, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Gi ây và Cầu Mỹ Thuận 2) và Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; đẩy nhanh tiến độ 2 Dự án thành phần hoàn thành trong năm 2024 và 12 Dự án thành phần thuộc giai đoạn 2021 – 2025;
Ngoài ra cũng cần tập trung chỉ đạo các Dư án Cầu Rạch Miễu 2, Dự án tuyến tránh QL1A, tỉnh Cà Mau, Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A qua tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, 7 Dự án sử dụng vốn ODA, 3 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách; cũng như một số Dự án giao cho các địa phương là Chủ đầu tư…
Bên cạnh đó, khẩn trương phê duyệt Dự án đầu tư các Dự án đường Hồ Chí Minh; tập trung phối hợp, hỗ trợ các địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục, tháo gỡ mọi khó khăn để khởi công các Dự án cao tốc thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế…
“4 nguyên tắc” đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết năm 2023, tổng số vốn Chính phủ giao cho Bộ GTVT là 94.161 tỷ đồng (Bộ GTVT đăng ký số vốn 72.000 tỷ đồng, Chính phủ giao thêm hơn 22.000 tỷ đồng, số vốn cao gấp 1,7 lần năm 2022 và 2,2 lần năm 2021), tính bình quân mỗi tháng phải giải ngân 8.000 tỷ đồng, một con số “khổng lồ”; nên tháng nào không đạt được thì gây áp lực bù vào những tháng tiếp theo.
Nhận thức đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và thách thức, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh lãnh đạo Bộ thực sự sốt ruột và lo lắng nếu tất cả các cơ quan đơn vị, cá nhân liên quan không thực sự nỗ lực, có giải pháp hiệu quả, cách làm và tư duy đột phá. Theo đó, để đảm bảo tiến độ công tác giải ngân, Bộ trưởng nêu 4 nguyên tắc.
Thứ nhất, các dự án mới phải phấn đấu khởi công càng sớm càng tốt.
Thứ hai, công tác GPMB phải càng nhanh càng tốt. Đơn cử như dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2, không phải thời gian được Chính phủ ấn định là quý 2/2023 địa phương phải bàn giao toàn bộ; tuy nhiên Chủ đầu tư/Ban QLDA phải xác định tư tưởng và hành động một cách quyết liệt, chủ động bám sát, phối hợp, hỗ trợ địa phương để hoàn thành trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất đảm bảo sớm khởi công, tăng tốc thi công dự án.
Thứ ba, việc thi công phải nhanh nhất, nhiều nhất có thể. Năm nay ngành GTVT không thiếu tiền, chủ đầu tư/ban QLDA đẩy nhanh bao nhiêu sẽ được bố trí đủ tiền bằng đó. Phải tập trung làm cuốn chiếu để giải ngân được nhiều nhất, muốn như vậy phải sẵn sàng kế hoạch, con người thiết bị đầy đủ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc họp.
“Cuối cùng là các dự án giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 với quy mô gói thầu lớn nên phải thực hiện theo phương châm “vừa chạy, vừa xếp hàng”, tức là có thể triển khai song song nhiều việc, ví dụ như vừa thiết kế bản vẽ thi công, vừa thi công trên cơ sở từng phần bản vẽ được duyệt, vừa xây dựng phương án mua vật liệu ở các mỏ thương mại để đảm bảo vật liệu thi công trong thời gian đầu, vừa đẩy nhanh việc hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép mỏ vật liệu mới,…”, Bộ trưởng nêu và yêu cầu tất cả các nguyên tắc phải thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, tất cả phải bắt tay vào việc ngay. Các đơn vị được giao vốn đầu tư công, phải quyết tâm, tập trung tổ chức thực hiện. Các Dự án đang triển khai thì tập trung thi công, quyết toán, nghiệm thu. Các dự án chuẩn bị đầu tư thì phải tập trung để hoàn thiện các thủ tục theo quy định để khởi công. Với vốn lớn phải rất chủ động xây dựng được kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành.
Tất cả chủ đầu tư, Ban QLDA phải nhận diện những khó khăn, vướng mắc để chủ động xử lý; những việc vượt thẩm quyền phải khẩn trương, báo cáo kịp thời.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng là đầu mối tiếp nhận mọi thông tin, khó khăn vướng mắc và tham mưu cho lãnh đạo giải pháp giải quyết.
Các Thứ trưởng phụ trách Dự án, phải bố trí thời gian đôn đốc, duy trì chế độ giao ban thường xuyên, linh hoạt, làm việc với các địa phương để tháo gỡ tại chỗ các khó khăn vướng mắc một cách nhanh nhất có thể. Tư vấn thiết kê, tư vấn giám sát phải thực hiện đảm bảo trách nhiệm đúng hợp đồng đã ký, đảm bảo tiến độ nghiệm thu, hoàn tất thủ tục thanh toán cho nhà thầu.
Rút kinh nghiệm từ các Dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 bị chậm tiến độ, Bộ trưởng yêu cầu các Ban QLDA vừa là Chủ đầu tư phải chủ động, kiên quyết xử lý, thay thế các nhà thầu vi phạm hợp đồng theo các quy định cũng như hợp đồng đã ký kết.
Những nhà thầu nào không đạt yêu cầu phải có chế tài và xử lý ngay. Trách nhiệm cao nhất của các Ban QLDA/chủ đầu tư, nếu không làm được thì các lãnh đạo Ban phải chịu trách nhiệm cao nhất trước lãnh đạo Bộ.
Các chủ đầu tư nghiên cứu để có phương thức quản lý mới hơn, hiệu quả hơn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát các dự án, đảm bảo thi công nhanh nhất, nhiều nhất, chất lượng nhất, an toàn nhất có thể.
Tất cả những khó khăn, vướng mắc của Ban QLDA, không nhất thiết phải chờ họp mà phải báo cáo ngay; Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực; đồng thời chăm lo đời sống cho anh nhân lao động, đảm bảo an toàn lao động.
Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng phải trả lại 28.000m2 ‘đất vàng’, giáp biển tại TP. Nha Trang để địa phương phục vụ cộng đồng.
Ngày 1/2, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, hướng dẫn UBND TP. Nha Trang tháo dỡ các công trình tại khu nghỉ mát Ana Mandara, trả mặt bằng ở bãi Dương, đường Trần Phú (TP Nha Trang).
Động thái này được địa phương đưa ra sau khi thời hạn thuê đất đã hết, doanh nghiệp trên có văn bản cam kết hoàn thành tháo dỡ cuối tháng 12/2022, nhưng đến nay bên trong còn nhiều công trình vẫn tồn tại. Chủ đầu tư chỉ phá bỏ hàng rào, chặt cây phía trước…
Khu nghỉ dưỡng trên được xây năm 1995. Sau nhiều năm hoạt động, resort này bị tỉnh Khánh Hòa thu lại trên 28.000m2 diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và 10.000m2 mặt nước biển của dự án Ana Mandara để trả lại mặt biển phục vụ cộng đồng.
Đáp lại, tỉnh giao cho chủ đầu tư tư resort hơn 29 ha đất tại khu du lịch ở bán đảo Cam Ranh (huyện Cam Lâm) làm dự án mới – hiện khu vực này đã được doanh nghiệp đưa vào hoạt động.
Việc thu hồi diện tích đất trên nằm trong chủ trương chỉnh trang bãi biển dọc đường Trần Phú được tỉnh Khánh Hòa thực hiện. Ngoài khu nghỉ mát Ana Mandara, địa phương này cũng thu hồi hơn 21.700m2 diện tích đất tại Dự án Công viên Phù Đổng, nằm giáp bờ biển ở phía đông đường Trần Phú cho TP Nha Trang quản lý, phục vụ cộng đồng.
Xuân Ngọc – Báo VietnamNet
Theo VietnamNet
Ảnh: Một góc khu nghỉ mát giáp biển Nha Trang bị thu hồi. (Ảnh: Bùi An)
Theo số liệu ứng dụng PAM Air cho thấy, sáng nay (31/1), chỉ số chất lượng không khí tại Bắc Bộ ở mức rất có hại cho sức khỏe, AQI từ 201-300.
Theo kết quả quan trắc của PAM Air, vào thời điểm 11h, tại Hà Nội có 5 điểm đo cho chỉ số AQI ở mức 201-300. Tại Bắc Bộ, các tỉnh có chỉ số AQI thuộc mức này gồm: Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam. Ngoài ra, Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc còn ghi nhận hàng chục điểm đo cho chỉ số AQI ở mức có hại cho sức khỏe (AQI từ 151-200).
Cụ thể, tại Hà Nội, các điểm đo có chất lượng không khí ở mức AQI từ 201-300 gồm: Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh (AQI 263); Trường Ngoại ngữ Colibri Hà Nội, quận Tây Hồ (AQI 239); Công ty Cổ phần NetNam, 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy (AQI 203); Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, quận Cầu Giấy (AQI 213); Trường Trung học Cơ sở Bình Phú, huyện Thạch Thất (AQI 223).
Ở mức chỉ số không khí rất có hại cho sức khỏe (AQI từ 201-300), người bình thường cần hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời, chuyển các hoạt động vào trong nhà, nếu cần thiết phải ra ngoài hãy đeo khẩu trang đạt chuẩn. Người nhạy cảm nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh.
Với chất lượng không khí ở mức có hại cho sức khỏe (AQI từ 151-200), tất cả người dân có thể cảm nhận được các ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhóm người nhạy cảm với ô nhiễm không khí sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn.
Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index – EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.
Thời tiết cũng tác động đến chất lượng không khí
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội là do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết.
“Kiểu thời tiết lặng gió, ít mưa, nhiệt độ thấp nhưng độ ẩm cao khiến bụi bẩn trong không khí khó khuếch tán” – chuyên gia cho biết.
Đồng thời, lưu lượng người tham gia giao thông tăng vọt, cùng với khí thải từ hoạt động xây dựng, đốt rác khiến tình trạng ô nhiễm thêm tồi tệ.
Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân cần thường xuyên cập nhật chất lượng không khí tại các website của Tổng cục Môi trường, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường của thành phố Hà Nội hoặc qua ứng dụng PAM Air để biết chất lượng không khí từng thời điểm.
Anh Thư – Tạp chí KTMT
Theo Kinh tế Môi trường
Ảnh: Tình trạng không khí ngày 31/1 rất có hại cho sức khỏe người dân.
Dự luật Thuế bất động sản dự kiến trình Quốc hội năm sau có nội dung đề xuất tách riêng đất ở, nhà ở để tính thuế và cơ quan quản lý sẽ áp thuế suất cao với nhà, đất lấn chiếm, bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng hay sử dụng chưa đúng mục đích
Qua nghiên cứu, rà soát, Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Thuế bất động sản thay thế Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Theo tài liệu của Bộ Tư pháp, Luật Thuế bất động sản được coi là có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn. Đối tượng điều chỉnh là đất, nhà và công trình xây dựng nên có phạm vi và tác động đến toàn thể người dân và doanh nghiệp trên cả nước; nhiều nội dung mang tính kỹ thuật như nội dung về giá tính thuế, thuế suất…
Dự kiến áp thuế suất cao với nhà, đất lấn chiếm; bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng; nhà, đất sử dụng chưa đúng mục đích (Ảnh: Dự án Tuần Châu Hà Nội được kỳ vọng sẽ trở thành một “Hạ Long trên cạn” giữa lòng Thủ đô, sau hơn thập kỷ triển khai, vẫn dở dang/ H.Khanh)
Bộ Tài chính, cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật này sẽ xin ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng dự án luật theo đúng quy định.
Về mốc thời gian, Chính phủ lập đề nghị xây dựng dự luật Thuế bất động sản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2024 để thông qua đề nghị bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội. Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án luật này tại 2 kỳ họp, tháng 10/2024 và tháng 5/2025.
Theo đề xuất, sẽ tách riêng đất ở, nhà ở để đánh thuế bất động sản đảm bảo đơn giản, dễ tính toán, dễ thực hiện, thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đồng thời, đánh thuế theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần để đảm bảo mục tiêu điều tiết cao đối với trường hợp nhà, đất có giá trị lớn, điều tiết thấp đối với nhà, đất có giá trị không lớn, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư.
Về thuế suất đối với đất ở sẽ đề nghị đánh thuế trên toàn bộ diện tích đất ở. Việc nâng mức thuế suất đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh) là cần thiết để phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đảm bảo mục tiêu ban hành của chính sách và phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, để tránh tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu mức thuế suất đối với đất ở phù hợp.
Nhà ở được xem là một khoản đầu tư vào đất. Trên thực tế, nhà nước khuyến khích việc xây dựng nhà ở và công trình xây dựng, tránh để đất bỏ hoang, không tận dụng hết giá trị sử dụng của đất. Khi thực hiện đánh thuế bất động sản đối với nhà ở, cần thiết loại bỏ các loại nhà ở có mức đầu tư thấp (nhà tạm, nhà thiếu kiên cố, nhà bán kiên cố…) ra khỏi phạm vi điều chỉnh để tránh gây gánh nặng thuế đối với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hoặc nhà chất lượng thấp, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
Đối với nhà chung cư (bao gồm cả đất xây dựng nhà chung cư), cơ quan soạn thảo định hướng quy định ngưỡng chịu thuế đảm bảo điều tiết thấp đối với những người sử dụng nhà có giá trị không lớn, nhà chung cư bình dân; không ảnh hưởng tới cung – cầu thị trường bất động sản và hạn chế tác động đến phân khúc căn hộ bình dân.
Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ thuộc đối tượng miễn thuế. Thực hiện điều tiết cao đối với căn hộ cao cấp (mức giá trên 50 triệu đồng/m2) góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Đánh thuế cao với nhà đất chậm đưa vào sử dụng
Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng sẽ áp thuế suất cao với nhà, đất lấn chiếm; bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng; nhà, đất sử dụng chưa đúng mục đích (bằng mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế đang dự kiến áp dụng đối với đất ở).
Giá tính thuế đối với đất được tính bằng diện tích đất tính thuế (diện tích đất thực tế thực hiện) nhân với giá của 1m2 đất tính thuế (giá 1m2 đất trong bảng giá đất nhân hệ số điều chỉnh do UBND cấp tỉnh ban hành).
Giá tính thuế đối với nhà (nhà và công trình xây dựng) được xác định bằng diện tích nhà tính thuế nhân với giá của 1m2 nhà tính thuế.
Cơ quan quản lý đánh giá, việc đánh thuế trên toàn bộ diện tích đất ở xuất phát từ nguyên tắc đánh thuế theo lợi ích, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành cũng như với thông lệ quốc tế do đa số các quốc gia tính thuế tài sản từ giá trị nhà, đất đầu tiên. Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với đất được xác định theo ngưỡng giá trị góp phần tăng mức huy động thu đối với thửa đất có giá trị lớn.
Việc áp dụng ngưỡng chịu thuế riêng đối với nhà, đất là phù hợp, dễ tạo được sự đồng thuận của người nộp thuế, đảm bảo có tính đến mức độ điều tiết, khả năng nộp thuế của người dân, chỉ điều tiết đối với đất và nhà có giá trị lớn, trên ngưỡng chịu thuế, đảm bảo mục tiêu mở rộng và khai thác tốt nguồn thu từ nhà, đất.
Ngoài ra, việc quy định mức thuế suất cao đối với nhà, đất lấn chiếm, bỏ hoang, chưa đưa vào sử dụng theo đúng quy định là phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay, góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, sử dụng đất lãng phí, chiếm dụng đất công, khuyến khích hơn nữa việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhà, đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình sẽ thanh tra 23 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất để thực hiện dự án nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; thời gian thực hiện trong Quý I/2023.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023, mục đích thanh tra, kiểm tra là để phòng ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý những đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường…
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Phòng Quản lý đất đai, Phòng Quản lý môi trường, Phòng Biển – Đảo và Tài nguyên nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước tại các đơn vị được Nhà nước cho thuê đất.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, sẽ thanh tra bao gồm 23 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất để thực hiện dự án nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; thời gian thực hiện trong Quý I/2023.
Đáng chú ý, trong các dự án thuộc diện thanh tra, có 2 dự án do Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội – Quảng Bình làm chủ đầu tư tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới gồm Dự án Xây dựng khu resort 3 sao và Dự án xây dựng Khách sạn 5 sao Pullman.
Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Hưng có 5 dự án thuộc diện thanh tra gồm 3 Cửa hàng xăng dầu tại xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh), xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy), xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch); Dự án Xây dựng trạm dừng chân kết hợp di dời cửa hàng xăng dầu Phong Nha tại thôn Cù Lạc, xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch); Dự án Khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu neo đậu tránh bão thuộc thôn Cửa Phú, xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới).
Ngoài ra, một số dự án du lịch cũng lọt “tầm ngắm” thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường như Dự án Khách sạn Đức Ninh Đông (Công ty Xây dựng và Thương Mại Minh Đức); Khách sạn Coco’s Botique tại phường Đồng Phú (Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Hoàng Gia Phát); Khu du lịch sinh thái Phong Nha Eco Stay tại thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch (Công ty TNHH Phong Nha Green Travel); Khu nghỉ dưỡng kết hợp trang trại tại thôn Na, xã Sơn Trạch (Công ty Thương mại và Dịch vụ Sơn Thắng)…
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có chính sách thiết thực về quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và đối với một nước đang phát triển như Việt Nam cần tự rút những bài học kinh nghiệm và ứng dụng phù hợp với tình hình hiện nay.
Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của các quốc gia trên thế giới
Trên Thế giới, nhiều quốc gia đã có chính sách thiết thực về quản lý, thu gom và xử lý CTRSH. Họ đưa ra nhiều biện pháp và quy định để khuyến khích người dân chấp hành, tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại; các trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc… Để giảm gánh nặng chi phí cho người dân, chính quyền nhiều nơi cũng tiến hành trợ giá cho các công ty thu gom rác.
Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về tái chế rác thải, đã áp dụng chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc. Rác thải hữu cơ tại các gia đình được làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy và sưởi ấm; các loại rác không cháy được, được tách ra để tái chế; các loại rác vô cơ dùng để trải đường, làm mái ngói, gạch lót sàn. Có tới 96% rác được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp. Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7 kg rác, trong khi con số này ở Anh là 260 kg.
Vào năm 1975, chỉ có 38% rác thải ở Thụy Điển được tái chế, thì đến nay, đây là quốc gia đầu tiên chạm mốc tái chế, tái sử dụng 99% rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đặc biệt, dù đã tái chế 99% lượng rác thải, các nhà máy tái chế ở đây vẫn không đủ nguyên liệu và phải nhập khẩu rác từ nước ngoài. Hàng năm, hơn 30 lò đốt trên lãnh thổ nước này tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác thải, trong đó 20% (tương đương khoảng 1 triệu tấn), phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy. Thụy Điển hiện đang nhắm tới một nguồn rác giá rẻ khác – rác trên các đại dương.
Singapore từ năm 2001 đã triển khai chương trình xử lý rác thải nhằm tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh. Tỷ lệ tái chế rác hiện ở mức cao là 60%, Singapore chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn và đã xây đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác. Singapore cũng dùng phương pháp đốt, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào các bãi chôn đồng thời có thể tạo ra điện năng. Hiện nay, 4 nhà máy đốt 38% rác thải đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của Singapore.
Nhật Bản là nơi lượng rác thải ước tính khoảng hơn 45 triệu tấn/năm, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện tốt nhờ áp dụng thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế. Công nghệ đốt thân thiện với môi trường rất hiệu quả, lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 ít hơn rất nhiều, có thể đốt cháy nhanh cả những vật liệu cứng, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác. Hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều được xây trên những hòn đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác.
Áo là một quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to lớn trong việc xử lý chất thải. Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET.
Trong khi cả Thế giới đang phải bó tay vì rác thải nhựa – giải pháp tái chế PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET. Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao. Cùng với nhiều công nghệ tiên tiến khác, Áo, Bỉ và Đức hiện đang là 3 Quốc gia tái chế rác hiệu quả nhất trên Thế Giới.
Đối với Bỉ – Quốc gia với hệ thống quản lý rác từ trước khi được thải ra. 75% rác của Bỉ được tái sử dụng, tái chế hoặc ủ phân – con số cao nhất Thế Giới. Tài nguyên của họ dường như được tái sử dụng mãi mãi. Họ có 2 quy trình quản lý rác thải cực kỳ tiên tiến: Ecolizer và Sự kiện xanh. Ecolizer là hệ thống trên web để quản trị việc sản xuất, đảm bảo lượng rác thải thấp và sạch. Hệ thống tính toán quá trình sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý chất thải, giúp các nhà sản xuất có thể đánh giá được tác động môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra.
Từ đó đề xuất những cải tiến trong quy trình và trong khâu thiết kế sản phẩm, làm giảm hệ quả xấu tới môi trường.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thiết kế, ta có thể giảm lượng nguyên liệu và rác thải đáng kể. Ví dụ, khi cần xách 1 ly cafe mang đi, sử dụng một bao nilon chữ T sẽ tiết kiệm và bảo vệ môi trường gấp vài lần so với bao nilon thông thường. Và khi lượng ly cafe lên tới vài triệu, lượng nhựa cần để sản xuất và thải ra môi trường sẽ giảm cực kỳ lớn.
Sự kiện xanh cũng là một hệ thống quản lý trên web tương tự như Ecolizer, nhưng đối với những sự kiện. Hệ thống này giúp đánh giá lượng rác thải mà sự kiện có thể gây ra, những cách thức để giảm rác thải trong sự kiện, và thậm chí danh sách những nơi cho thuê dao kéo tái sử dụng.
Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
Phát triển kinh tế – xã hội, cùng với sự gia tăng dân số đã kéo theo sự phát sinh lượng CTRSH lớn, gây áp lực lớn đến quản lý môi trường ở Việt Nam. Trong khi đó, công tác quản lý CTRSH mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, đặc biệt là nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển CTRSH còn hạn chế; nhiều nơi, người dân chưa tích cực tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn.
Phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn; việc phân loại tại nguồn phát sinh chưa mang tính bắt buộc; việc thu phí vệ sinh (giá dịch vụ) CTRSH thu theo hộ gia đình hoặc theo nhân khẩu dẫn đến việc không khuyến khích người dân giảm lượng chất thải phát sinh và phải xử lý. Do đó, yêu cầu đặt ra cần đánh giá và tăng cường nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng và xã hội trong công tác quản lý CTRSH.
Công tác quản lý CTRSH đã được nhiều văn bản đề cập tới. Tiêu biểu là Quyết định số 491/2018/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTRSH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra các mục tiêu tổng quát “Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh CTRSH gia tăng; Thúc đẩy phân loại CTRSH tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh CTRSH trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ”.
Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung nhiều nội dung mới liên quan đến quản lý CTRSH. Tại Điều 54 và điều 55 quy định trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, quy định rộng hơn trách nhiệm của nhà sản xuất và nhập khẩu đối với việc thực hiện kinh tế tuần hoàn, thực tế các điều luật này quy định “mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất” (EPR). Quy định trách nhiệm tái chế (Điều 54) đặt ra tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc cho các ngành hàng, tiếp tục áp dụng với các ngành hàng theo Quyết định số 16/2015 và mở rộng đối với các sản phẩm (i) tấm quang năng và (ii) bao bì. Hội đồng EPR quốc gia với đại diện của các nhà sản xuất, nhà tái chế, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức môi trường và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan sẽ quyết định tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc. Đối với trách nhiệm xử lý (Điều 55) áp dụng với các sản phẩm như (i) bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, sơn, keo; (ii) kẹo cao su; (iii) Thuốc lá điếu; (iv) tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng 1 lần; (v) một số sản phẩm có sử dụng thành phần chất dẻo tổng hợp khó thu gom, tái chế và xử lý.
Khái niệm EPR lần đầu tiên được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, với yêu cầu thu hồi một số sản phẩm sau tiêu dùng. Ý tưởng chính để phát triển EPR ở Việt Nam là tìm kiếm một giải pháp tài chính để giải quyết tình trạng ô nhiễm do tái chế không chính thức trong các làng nghề.
Hiện nay, EPR được thực hiện theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ được áp dụng với 05 nhóm ngành hàng gồm (i) Ắc quy và pin; (ii) Thiết bị điện, điện tử; (iii) Dầu nhớt các loại; (iv) Săm, lốp và (v) Phương tiện giao thông.
Trong đó, thời hạn thu hồi và xử lý được áp dụng cho phương tiện giao thông từ ngày ngày 1/1/2018 còn các nhóm còn lại từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, kết quả thực hiện còn tương đối khiêm tốn. Việc triển khai EPR cần được thực hiện từng bước, có lộ trình cụ thể gắn liền với việc phân loại rác tại nguồn và nâng cao nhận thức cộng đồng về việc phân loại, thải bỏ và thu gom rác một cách quy củ và tự giác. Đây là cơ chế quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Một trong các khó khăn trong công tác quản lý CTRSH hiện nay là nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, nhất là đầu tư cho lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải nguy hại vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ như: Tổ chức các lớp tập huấn về thu gom, xử lý chất thải nguy hại, đầu tư xây dựng, quản lý, bảo quản, sửa chữa công trình; phí thu, gom, vận chuyển, xử lý, trang bị bảo hộ lao động chưa được thể chế hóa bằng ngân sách nhà nước.
(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 31/1 (mùng 10 Tết Quý Mão), tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã đánh cồng khai trương thị trường chứng khoán đầu Xuân 2023.
Tham dự buổi Lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi; Chủ tịch UBCK Nhà nước Vũ Thị Chân Phương; quyền Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch CK Tp.HCM Nguyễn Thị Việt Hà.
Theo Chủ tịch Ủy ban CK Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, năm 2023 tình hình kinh tế, chính trị… trên thế giới tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy vậy, ngành chứng khoán vẫn kiên trì bám sát, đặt ra 5 mục tiêu trọng điểm. Trong đó, việc tham mưu các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách phát triển thị trường chứng khoán là quan trọng nhất. Đồng thời, đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành, tạo điều kiện triển khai sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường chứng khoán và đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, UBCK sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường, hướng đến sự phát triển minh bạch và bền vững; Tăng cường thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn…
Nhìn lại năm 2022, bà Nguyễn Thị Việt Hà, quyền Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM cho biết, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, chỉ số VN-index dừng lại ở mốc 1.007 điểm, giảm hơn 52%. Giá trị vốn hóa cũng giảm hơn 31%. Giá trị giao dịch bình quân đạt 17.000 tỷ đồng/phiên, giảm gần 22%. Giá trị cổ phần đấu giá đạt 938 tỷ đồng, giảm hơn 43% so với năm liền trước. Mặc dù bị sụt giảm mạnh, nhưng xét về tổng thể, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Đa số doanh nghiệp niêm yết đều hồi phục sau đại dịch Covid-19. Nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng hơn 26.000 tỷ đồng, đảo chiều so với mức bán ròng hơn 58.000 tỷ đồng ở năm trước đó.