• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 178

Hồi sinh kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên

Gần 20 năm chờ đợi, từ khi chính quyền thông báo dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, đến nay, giấc mơ xanh hóa dòng kênh dần thành hiện thực, khi chính quyền TP HCM sắp làm lễ khởi công giai đoạn 2 của dự án

Có người nghe khởi công dự án đã thốt lên rằng: Rồi con kênh này sẽ không thua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Kênh xanh, đời người sẽ tươi mới hơn.

Kênh xanh cuộc sống sẽ tươi mới hơn

Chiều xuống, khu vực cầu Chợ Cầu bắc qua kênh Tham Lương tấp nập dòng xe qua lại, 2 bên chân cầu, nhiều hộ buôn bán vẫn mở cửa cho khách ra vô. Sự tấp nập, nhộn nhịp của những ngày trước Tết vẫn còn vương vấn nơi đây. Thế nhưng, cách đó vài chục mét, con đường đất nhỏ dẫn vào khu dân cư dưới dạ cầu buồn hiu hắt, 2 bên cỏ mọc um tùm, vài đống rác cháy sém vẫn còn nham nhở. Thật khó tin, đây là khu dân cư sầm uất nằm sát chợ Cầu.

Nghe tiếng xe dừng trước nhà, nghĩ có khách đến mua cá kiểng, bà Nguyễn Thị Búp (67 tuổi; khu phố 1, phường Đông Hưng Thuận, quận 12) vội chạy ra. Bà thất vọng khi tôi không hỏi mua cá mà lại hỏi về dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên.

Bà Búp kể: Năm 2002, địa phương thông báo dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên được thực hiện nhằm nạo vét, xử lý nước kênh, mở đường 2 bờ kênh… Lúc đó, gia đình bà phải nhường 600 m2 đất cho dự án đi qua nhưng do giá đền bù thấp, đến năm 2015, bà mới nhận tiền đền bù với giá chưa đến 900.000 đồng/m2. Từ lúc giao đất cho dự án đến nay, bà Búp cho rằng gia đình mình “khó” hơn vì mất đi nguồn thu nhập từ dãy nhà trọ, rồi không buôn bán quán nước được như trước, bệnh già phát sinh khiến cuộc sống đi xuống.

“Buồn hơn là nhiều năm trôi qua, con kênh vẫn hôi thối, 2 bên bờ kênh cỏ mọc đầy, nhiều người mang rác đến đây xả, tiểu tiện… rất mất vệ sinh. Tôi chỉ mong dự án sớm thực hiện giai đoạn 2 để người dân giao đất cho dự án được bồi đắp những thiệt thòi nhiều năm qua. Khi lòng kênh không còn mùi hôi, đường thông thoáng, sạch sẽ, hy vọng gia đình tôi có thêm sinh kế mới để trang trải cuộc sống” – bà Búp kỳ vọng.

Sát nhà bà Búp là đại gia đình cụ Phạm Thị Nở (80 tuổi) sống trong dãy nhà cấp 4 liền kề đang xuống cấp nhiều năm nay. Mỗi khi triều cường lên, nước kênh đen kịt tràn vào tận nhà, mọi người thay nhau tát nước, rất khổ. Chưa kể, xung quanh nhà cây cỏ mọc um tùm nên muỗi, chuột bọ rất nhiều.

Dẫn chúng tôi ra bờ kênh, cụ Nở hồi tưởng về dòng kênh xanh mát cách đây 30 năm khi cá tôm vẫn còn nhiều, những cây cầu sắt bắc qua lòng kênh là nơi các con của bà thường nhảy xuống tắm. “Tụi nó biết bơi là nhờ con kênh này. Tuy nhiên, không lâu sau nước kênh bắt đầu chuyển màu, ô nhiễm, nhiều rác, từ đó người dân không dám bắt cá, tắm kênh nữa. Nếu chính quyền cải tạo dòng kênh, người dân rất mừng vì không còn ngửi mùi hôi, không sợ nước kênh tràn vào nhà nữa, thêm nữa là tụi nhỏ có thể mở mang buôn bán, kiếm thêm thu nhập” – cụ Nở mường tượng.

Tiếp tục đi dọc kênh Tham Lương về phía quận Bình Tân, chúng tôi ghé nhà cô Nguyễn Long Hoa (70 tuổi; ngụ đường số 5, phường Bình Hưng Hòa). Nhìn bên ngoài, khó nhận ra căn nhà cấp 4 cô đang ở do căn nhà thấp hơn mặt đường khá nhiều. Gia đình cô cũng giao gần 70 m2 đất cho dự án bằng cách cắt gần nửa căn nhà đúc 1 tấm, chỉ còn lại nửa căn không đúc.

Con đường ven kênh, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM đầy bụi và rác nhiều năm nay

Con đường ven kênh, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM đầy bụi và rác nhiều năm nay

Nhiều con đường dẫn vào khu dân cư dọc kênh ở quận 12, TP HCM cỏ mọc um tùm

Nhiều con đường dẫn vào khu dân cư dọc kênh ở quận 12, TP HCM cỏ mọc um tùm

Hàng vạn người chờ mong

Mong chờ sinh kế là những kỳ vọng của người dân có đất giao cho dự án trải lòng với chúng tôi. Không chỉ là sinh kế, là chất lượng sống mà những kỳ vọng về kết nối giao thông, giảm kẹt xe, giảm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn cũng được người dân sống 2 bên bờ kênh, trên những tuyến đường chính bắc qua kênh mong đợi.

Quả thật, đi dọc đoạn kênh chảy qua Khu Công nghiệp Tân Bình (quận Tân Phú), chúng tôi ấn tượng bởi dòng kênh nằm dưới hàng cây xanh tươi mát. Tuy nhiên, nhiều đoạn lòng kênh ken kín lục bình, cỏ dại mọc đầy 2 bên bờ. Trên bờ kênh, một số đoạn dù được rào lưới nhưng vẫn bị người dân xả rác, gây ô nhiễm, mất thẩm mỹ. Quá bất mãn với nạn xả rác, nhiều đoạn được Ban Quản lý khu công nghiệp gắn biển cấm nhưng tình hình không được cải thiện.

Tương tự, 2 bên bờ kênh thuộc phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân cũng đầy rác. Ông Nguyễn Tấn Thành, người dân sống gần kênh, cho hay để ngăn chặn nạn vứt rác, người dân mang cây chuối, cây cảnh ra trồng nhưng rác vẫn xuất hiện. Vài ba ngày, ông và một số người ra đây dọn rồi đốt. Chỉ mong con kênh sớm được xanh hóa để môi trường trong lành, người dân không còn xả rác bậy.

Dọc con đường tạm đầy rác này dẫn đến 3 ngôi trường tiểu học và THCS nằm sát mé kênh. Nhiều năm nay, mỗi ngày hàng trăm lượt học sinh chịu cảnh mưa lầy, nắng bụi khi đi qua con đường đến trường. Thấy chúng tôi chụp ảnh, em Nguyễn Tấn Phát (học sinh lớp 6 Trường THCS Lạc Long Quân) chia sẻ: “Ngày nào tụi con cũng đi qua con đường này và quá quen với những túi rác được bỏ ở ven đường, chưa kể bụi rất nhiều. Tụi con mong bờ kênh sạch đẹp để mọi người nâng cao ý thức, bảo vệ môi trường”.

Chúng tôi chưa thể đi hết dọc đôi bờ kênh bởi nhiều đoạn giao thông bị chia cắt, tạo thành những con đường cụt. Chính sự chia cắt này tạo ra sự khác biệt rất lớn ở 2 bờ kênh. Đứng bên đây bờ, ngó bên kia bờ một số đoạn kênh, chúng tôi không khỏi chạnh lòng vì sự khác biệt giữa dân cư 2 bờ. Nếu như đoạn kênh phường 12, quận Gò Vấp khang trang, giá đất cao bao nhiêu thì bờ bên này, thuộc phường Đông Hưng Thuận, quận 12, đường sá lại “nông thôn hóa”, nhếch nhác bấy nhiêu. Rất nhiều sự phân cấp đô thị – ngoại thành diễn ra 2 bên bờ kênh mà những người lần đầu đến đây sẽ rất ngạc nhiên.

Một ngày không xa khi đôi bờ kênh được chỉnh trang đồng bộ, sự khác biệt, chia cắt ấy sẽ không còn. Những con đường mới không chỉ chia sẻ áp lực giao thông cho khu vực vùng ven, nhất là những tuyến đường thường xuyên ùn tắc như Quốc lộ 1, Phan Văn Hớn, Quang Trung, Tân Kỳ Tân Quý… mà còn kết nối giao thông trục phía Tây, tạo cơ hội phát triển giao thông thủy, nâng cao chất lượng sống, tạo cơ hội đổi đời cho người dân 2 bên bờ kênh.

Dự án khi hoàn thành sẽ là trục động lực phát triển phía Tây thành phố, hình thành các tuyến giao thông thủy kết nối với các quận, huyện của thành phố cũng như kết nối TP HCM đi các tỉnh miền Tây và miền Đông…

Hoàn thành vào năm 2025

Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên được khởi động từ năm 2016 sau khi đã hoàn tất đền bù, giải phóng mặt bằng cho người dân. Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 gồm nạo vét bùn dưới kênh, tạo đường giao thông đất dọc 2 bên kênh và đã hoàn tất cơ bản. Giai đoạn 2 sẽ thực hiện nhiều hạng mục như: Xây dựng hạng mục kè dài hơn 32,7 km bằng bê-tông; nạo vét toàn tuyến kênh; làm mới, sửa chữa các cống ngang đấu nối ra kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên; xây dựng 12 bến thuyền dọc tuyến kênh; làm đường và công trình hạ tầng dọc theo chiều dài 2 bờ kênh.

Sau nhiều năm giải quyết nhiều vướng mắc liên quan nguồn vốn tài trợ, đến nay giai đoạn 2 dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị làm chủ đầu tư, chính thức khởi động, dự kiến khởi công đầu năm 2023, hoàn thành năm 2025. Dự án có tổng mức đầu tư 8.200 tỉ đồng, sử dụng nguồn vốn trung ương và địa phương, trong đó chi phí xây dựng gần 6.400 tỉ đồng, còn lại là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và các khoản dự phòng.

Kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên có tổng chiều dài 32,71 km đi qua 7 quận, huyện gồm: 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Chánh. Dự án hoàn thành không chỉ có nhiệm vụ tiêu thoát nước, chống ngập và giải quyết ô nhiễm môi trường quanh khu vực mà còn tăng cường kết nối giao thông cho trục Bắc Nam, góp phần bảo đảm giao thông thủy theo tiêu chuẩn.

Bài và ảnh: Thu Hồng – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Đoạn kênh qua Khu Công nghiệp Tân Bình nhiều chỗ đầy lục bình, bồi lắng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/hoi-sinh-kenh-tham-luong-ben-cat-rach-nuoc-len-20230204200839797.htm

Xâm nhập mặn tại ĐBSCL tăng cao, việc tích nước thủy lợi gặp khó

Dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn tiếp tục tăng theo kỳ triều cường, ranh mặn 4g/l lớn nhất có thể xuất hiện từ phạm vi 45-70km trên các cửa sông.

Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường Rằm tháng Giêng Âm lịch.

Ranh mặn 4g/l lớn nhất tuần sau có thể xuất hiện từ phạm vi 45-55km trên các cửa sông Cửu Long, từ 55-70km trên cửa sông Vàm Cỏ.

Hiện tại, xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi trong phạm vi từ 30-50km từ cửa biển vào các ngày triều cường.

Dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2023, Tổng cục Thủy lợi cho biết ở vùng các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4 g/l có khả năng xâm nhập đến 40-50km, so với năm 2020 thấp hơn từ 18-20km. Một số thời điểm sẽ ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi từ 40km trở xuống.

Ranh mặn 4 g/l lớn nhất tháng 2/2023, trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức 65-70km, so với năm 2020 thấp hơn từ 25-35km, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2022 từ 5-7km. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi từ 60km trở xuống trong các kỳ triều cường.

Trên sông Cái Lớn, hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé vận hành bảo đảm kiểm soát xâm nhập mặn.

“Một số thời điểm xâm nhập mặn ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi, tuy nhiên, nguồn nước cơ bản vẫn đảm bảo để cung cấp phục vụ sản xuất cho vụ Đông Xuân 2022-2023,” Tổng cục Thủy lợi nhận định.

Tuần qua, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong có xu thế giảm, dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long có xu thay đổi theo triều.

Tại trạm Kratie, mực nước trong tuần có xu thế giảm, đến 7 giờ ngày 1/2 vừa qua mực nước đạt 7,5m; so với cùng kỳ cao hơn trung bình nhiều năm 0,58m, cao hơn năm 2022 khoảng 0,08m, cao hơn năm 2020 khoảng 0,82m, cao hơn năm 2016 khoảng 0,65m.

Tại Biển Hồ, dung tích ngày 1/2 đạt 8,15 tỷ m3; so với cùng kỳ, cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1,35 tỷ m3, cao hơn năm 2022 khoảng 2,87 tỷ m3, cao hơn năm 2020 khoảng 5,61 tỷ m3, cao hơn năm 2016 khoảng 5,49 tỷ m3.

Tại Tân Châu và Châu Đốc, mực nước tại trạm Tân Châu và Châu Đốc tuần qua có xu thế giảm theo triều. Mực nước lớn nhất ngày 1/2 tại trạm Tân Châu đạt 1,29m; so với cùng kỳ, cao hơn năm 2016 khoảng 0,12m, cao hơn năm 2020 khoảng 0,16m. Tại Châu Đốc đạt 1,46m; so với cùng kỳ, cao hơn năm 2016 0,17m, cao hơn năm 2020 khoảng 0,17m.

Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)

Theo VietnamPlus

Ảnh: Cán bộ, nhân viên Công ty THHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre kiểm tra vận hành cống Châu Thới, huyện Giồng Trôm. (Ảnh: Công Trí/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/xam-nhap-man-tai-dbscl-tang-cao-viec-tich-nuoc-thuy-loi-gap-kho/844351.vnp

Thanh Hóa: Lấn 6,2 ha bờ biển, Công ty xi măng Công Thanh bị xử phạt 210 triệu đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt hành chính 210 triệu đồng đối với Công ty cổ phần xi măng Công Thanh vì tự ý đổ đất đắp đê lấn chiếm 6,2 ha bờ biển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký Quyết định số 380/QĐ-XPHC ngày 31/1/2023 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần xi măng Công Thanh vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Sử dụng khu vực biển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển.

Cụ thể: Công ty cổ phần xi măng Công Thanh đã đổ đất đắp đê bao quanh khu vực biển có diện tích khoảng 6,2 ha tại xã Hải Yến, thị xã Nghi Sơn khi không có quyết định giao khu vực biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi vi phạm được lập Biên bản ngày 22/8/2022 và xác minh làm rõ tại Biên bản kiểm tra ngày 27/10/2022 của liên ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh, UBND thị xã Nghi Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Căn cứ quy định tại: Điểm c, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; Khoản 19, Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa, Chủ tịch UND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 210 triệu đồng đối với Công ty cổ phần xi măng Công Thanh.

Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính 210 triệu đồng, Công ty cổ phần xi măng Công Thanh còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của khu vực biển đã đổ đất đắp đê, đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Công ty cổ phần xi măng Công Thanh có công suất trên 6 triệu tấn/năm tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015. Tại thị xã Nghi Sơn và địa bàn khác của tỉnh Thanh Hóa, doanh nghiệp này cũng mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác như dự án du lịch, cảng biển … Tuy nhiên, nhiều dự án của công ty này bị chậm tiến độ, phải gia hạn.

Mới đây, theo kết quả khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hóa về tình hình nợ lương năm 2022 của doanh nghiệp cho thấy, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, có 3 doanh nghiệp chưa giải quyết tiền lương cho hơn 500 lao động, với số tiền lương còn nợ là hơn 4,2 tỷ đồng do doanh nghiệp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động.

Trong đó, Công ty cổ phần xi măng Công Thanh tạm dừng hoạt động từ đầu tháng 12/2022, nợ lương của hơn 460 người lao động từ tháng 11/2022 với số tiền nợ khoảng 4 tỷ đồng.

Hoàng Minh – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh bị xử phạt hành chính 210 triệu đồng vì tự ý đổ đất đắp đê lấn chiếm 6,2 ha bờ biển.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/thanh-hoa-lan-62-ha-bo-bien-cong-ty-xi-mang-cong-thanh-bi-xu-phat-210-trieu-dong-241288.html

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 05-2023

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 04-2023 với những nội dung chính như sau:

Về quản lý môi trường

– Tiến bộ công nghệ sinh học đối với nước, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe y tế: Đánh giá

– Can thiệp vật liệu nano dựa trên carbon và loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm khác nhau khỏi nước thải – Đánh giá

– Định lượng bồi thường sinh thái của các giải pháp thay thế quản lý chất thải thực phẩm bền vững dựa trên đánh giá chi phí-lợi ích vòng đời kinh tế và môi trường

– Quản lý chuỗi cung ứng xây dựng: Đánh giá tài liệu có hệ thống và phát triển trong tương lai

– Tải lượng nitơ trong dòng chảy bề mặt đô thị từ một thành phố lớn, vùng lạnh giá ở Bắc Mỹ năm 1991–2021

– Làm thế nào để ô nhiễm không khí đô thị ảnh hưởng đến hoạt động môi trường của công ty?

– Xu hướng tạm thời về nguy cơ phơi nhiễm bisphenol A, benzophenone-3 và triclosan ở trẻ em và thanh thiếu niên Hoa Kỳ từ 6–19 tuổi: Kết quả từ Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia 2005–2016

– Hạn hán và chất lượng không khí ôzôn ở California: Xác định các khu vực dễ bị ảnh hưởng để chuẩn bị cho hạn hán trong tương lai

– Vai trò của hạt vật chất 2,5 (PM2,5) đối với trọng lượng dư thừa là gì? Một nghiên cứu cắt ngang ở thanh niên Tây Ban Nha từ 2─14 tuổi

– Tiếp xúc sớm với ô nhiễm không khí ngoài trời và các yếu tố môi trường trong nhà đối với sự phát triển của bệnh dị ứng ở trẻ em từ các triệu chứng ban đầu đến bệnh tật

Về môi trường đô thị

– Tổng hợp zeolit Nasingle bondP1 chất lượng cao từ tro bay đốt chất thải rắn đô thị bằng phương pháp thủy nhiệt có hỗ trợ vi sóng và khả năng hấp phụ của nó

– Sự xuất hiện không gian-thời gian của các chất gây ô nhiễm đáng lo ngại mới nổi ở các con sông đô thị ở miền nam Brazil

– Đánh giá lượng phát thải nitơ do con người tạo ra vào nước bằng cách sử dụng phương pháp kết hợp trong cụm thành phố: Hiểu biết sâu sắc về quá trình tiến hóa lịch sử, quy kết và tiềm năng giảm thiểu

– Hiệu quả của các chỉ số sinh vật đáy để đánh giá chất lượng sinh thái và ảnh hưởng đô thị hóa đến hệ sinh thái bãi cát

– Làm sạch nhiệt lớp phủ sơn để thu hồi chất thải rắn đô thị silicat và phân tích cơ chế phân ly lớp phủ

– Sản xuất và xác định đặc tính của cốt liệu nhẹ từ tro bay đốt chất thải rắn đô thị thông qua quy trình tạo hạt một bước và hai bước

– Phân tích tỷ lệ tử vong do tim mạch liên quan đến nóng và lạnh trong môi trường đô thị Địa Trung Hải thông qua các chỉ số nhiệt khác nhau

– Vai trò của mức độ xanh trong khu dân cư, loại đất phủ xanh và sự đa dạng đối với tình trạng thừa cân/béo phì ở người lớn tuổi: Một nghiên cứu thuần tập

– Kết hợp quá trình bùn hoạt tính tốc độ cao với quá trình bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải đô thị bền vững

Về môi trường khu công nghiệp

– Xây dựng cấu trúc dị thể g-C3N4/TiO2 theo sơ đồ Z để thúc đẩy quá trình phân hủy chất ô nhiễm thuốc nhuộm nguy hại

– Điều gì thúc đẩy sự thay đổi trong hiệu quả mở khóa carbon công nghiệp cấp tỉnh của Trung Quốc? Bằng chứng từ một mô hình hồi quy có trọng số theo thời gian và địa lý

– Sự tích tụ của ngành năng lượng mới và hiệu quả đổi mới xanh: Sự không phù hợp về không gian của các nguồn tài nguyên R&D có quan trọng không?

– Các mô hình phát thải chất ô nhiễm thể hiện dọc theo chuỗi công nghiệp nhẹ toàn cầu: Một viễn cảnh mạng lưới phức hợp

– Đánh giá toàn diện về các phương pháp học máy để lập mô hình quy trình loại bỏ thuốc nhuộm trong nước thải

– Loại bỏ các ion chì khỏi nước thải bằng cách sử dụng các hạt nano magiê sunfua trong lồng vi hạt alginate

– Các hạt nano ZnO được chiết xuất từ lá Bryophyllum pinnatum có tiềm năng phi thường đối với sự phân hủy xúc tác quang của năng lượng mặt trời đối với các chất gây ô nhiễm công nghiệp

– Phân hủy thay đổi phát thải CO2 trong sản xuất: Phân tích phân hủy theo lý thuyết sản xuất được cải thiện dựa trên lý thuyết liên kết công nghiệp

– Phương pháp môi trường mới để tăng cường phân hủy sinh học nước thải bị ô nhiễm thông qua các hạt nano cố định trên một chủng vi khuẩn dệt may công nghiệp được phân lập mới

– Cung cấp thuế bởi các công ty con quốc tế của các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp khai thác Ấn Độ: Ô nhiễm môi trường và tham nhũng có quan trọng không?

Xin trân trọng giới thiệu!

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Biotechnological advancements towards water, food and medical healthcare: A review

Chemosphere, Volume 312, Part 1, January 2023, 137185

Abstract

The global health status is highly affected by the growing pace of urbanization, new lifestyles, climate changes, and resource exploitation. Modern technologies pave a promising way to deal with severe concerns toward sustainable development. Herein, we provided a comprehensive review of some popular biotechnological advancements regarding the progress achieved in water, food, and medicine, as the most substantial fields related to public health. The emergence of novel organic/inorganic materials has brought about significant improvement in conventional water treatment techniques, anti-fouling approaches, anti-microbial agents, food processing, biosensors, drug delivery systems, and implants. Particularly, a growing interest has been devoted to nanomaterials and their application for developing novel structures or improving the characteristics of standard components. Also, bioinspired materials have been widely used to improve the performance, efficiency, accuracy, stability, safety, and cost-effectiveness of traditional systems. On the other side, the fabrication of innovative devices for precisely monitoring and managing various ecosystem and human health issues is of great importance. Above all, exceptional advancements in designing ion-selective electrodes (ISEs), microelectromechanical systems (MEMs), and implantable medical devices have altered the future landscape of environmental and biomedical research. This review paper aimed to shed light on the wide-ranging materials and devices that have been developed for health applications and mainly focused on the impact of nanotechnology in this field.

2. Carbon-based nanomaterial intervention and efficient removal of various contaminants from effluents – A review

Chemosphere, Volume 312, Part 1, January 2023, 137319

Abstract

Water treatment is a worldwide issue. This review aims to present current problems and future challenges in water treatments with the existing methodologies. Carbon nanotube production, characterization, and prospective uses have been the subject of considerable and rigorous research around the world. They have a large number of technical uses because of their distinct physical characteristics. Various catalyst materials are used to make carbon nanotubes. This review’s primary focus is on integrated and single-treatment technologies for all kinds of drinking water resources, including ground and surface water. Inorganic non-metallic matter, heavy metals, natural organic matter, endocrine-disrupting chemicals, disinfection by-products and microbiological pollutants are among the contaminants that these treatment systems can remediate in polluted drinking water resources. Significant advances in the antibacterial and adsorption capabilities of carbon-based nanomaterials have opened up new options for excluding organic/inorganic and biological contaminants from drinking water in recent years. The advancements in multifunctional nanocomposites synthesis pave the possibility for their use in enhanced wastewater purification system design. The adsorptive and antibacterial characteristics of six main kinds of carbon nanomaterials are single-walled carbon nanotubes, multi-walled carbon nanotubes, graphene, graphene oxide, fullerene and single-walled carbon nanohorns. This review potentially addressed the essential metallic and polymeric nanocomposites, are described and compared. Barriers to use these nanoparticles in long-term water treatment are also discussed.

3. Eco-compensation quantification of sustainable food waste management alternatives based on economic and environmental life cycle cost-benefit assessment

Journal of Cleaner Production, Volume 382, 1 January 2023, 135289

Abstract

Eco-compensation can promote sustainable food waste management alternatives. However, a comprehensive quantification method is not yet available. This study proposed a method to quantify the eco-compensation for food waste management through environmental and economic life cycle cost-benefit analysis. This method was tested with four food waste management alternatives in Suzhou, China, including Biological Drying + Aerobic Composting (BDAC), Anaerobic Fermentation (AF), Anaerobic Fermentation + Digestate Composting (AFDC), and INcineration (IN). According to the method, the environmental benefits (net positive externalities) and the economic loss (net negative internalities) could provide references to the government and the food waste producers (polluters), respectively, as eco-compensations for food waste disposal plants. The results suggest that AFDC (with higher energy and material recovery level) was the most environmentally and economically viable food waste management alternative. The AFDC exhibited the highest net environmental benefits (CNY t−1) of 844, followed by BDAC (596), IN (449), and AF (356). The net economic profit (CNY t−1) without subsidy of AFDC (55) was the highest, followed by IN (−5), AF (−27), and BDAC (−422). The total values of eco-compensations by the government and the polluters were 564, 101, 0, and 57 CNY t−1 for BDAC, AF, AFDC, and IN, respectively. The proposed methods for food waste disposal management can promote the effective and efficient use of government funds for the sustainable development of the food waste management sector.

4. Digitalization and environmental performance: An empirical analysis of Chinese textile and apparel industry

Journal of Cleaner Production, Volume 382, 1 January 2023, 135338

Abstract

Although digitalization has attracted much attention in research and practice, the implications of firm digitalization for environmental performance are still unclear. Building on the knowledge management perspective, this study focuses on the Chinese traditional high-polluting textile and apparel industry and aims to empirically explore the effects of firm digitalization on environmental performance. We collected secondary data from 553 firm-year observations of 74 listed Chinese textile and apparel firms from the CSMAR database. By panel data analysis, the results highlight a U-shaped relationship between firm digitalization and environmental performance, and strong technical background, financial background and high education levels of the top management team (TMT) positively moderate the relationship. This study contributes to the literature on the digitalization-environmental performance relationship, breaks new ground by focusing on textile and apparel listed firms, and has implications for managers in optimising the TMT structure to increase the returns from digitalization endeavours.

5. Construction supply chain management: A systematic literature review and future development

Journal of Cleaner Production, Volume 382, 1 January 2023, 135230

Abstract

The dilemmas of resource waste and information dispersion in the construction industry can be attributed to scattered management mode. Primary project participants tend to emphasize their own production operations and benefits. Problems such as overcapacity, untimely procurement and supply of materials and equipment, unreliable transportation, and information distortion occur frequently. In response to the urgent need of enhanced construction industrialization, construction supply chain (CSC) management provides a solution by coordinating production and resources, collaborating all primary parties in construction activities, and integrating construction information. However, lack of comprehensive review of CSC research hinders clarifications of research directions and implementation priorities for CSC management. This paper aims to combine quantitative and qualitative methods to systematically analyze CSC related studies to bridge this gap. The quantitative analysis of 465 relevant articles found that CSC resilience plays an important role in ensuring CSC stability in uncertain environment but receives insufficient attention. Thus, from the perspective of CSC resilience development, 38 articles focusing on CSC were qualitatively analyzed and a framework for achieving CSC resilience from dimensions of organization, management, and technology was established. Further guided framework suggested that future research on CSC should focus on interaction of participants across CSC lifecycle, information integration, objective CSC resilience measurement, and CSC digitization with new technologies. The CSC resilience achieving framework, limitations and challenges of CSC management, and future research directions underlined in this study can provide guidance for future academic work and practical application of CSC management.

6. Nitrogen loads in urban surface runoff from a major, cold-region North American city in 1991–2021

Journal of Cleaner Production, Volume 382, 1 January 2023, 135411

Abstract

Long-term monitoring of pollutant loads in urban surface runoff is important but uncommon. In this study, we examined nitrogen loads in stormwater and snowmelt runoff from four urban catchments of a major, cold-region North American city over the past 31 years (1991–2021). Temporal variability of total organic nitrogen (TON), nitrate and nitrite nitrogen (NOx-N), total ammonia nitrogen (TAN), and total nitrogen (TN) were similar in the four catchments, which had an increasing trend from 1992 (TN: 1.3–3.4 kg/ha/year) to 2006–2011 (TN: 5.5–19.3 kg/ha/year) and a decreasing trend afterward. Trends and change points in the four urban catchments were influenced by storm/snowmelt events, land use, urban drainage infrastructure issues, and stormwater management facilities. The maximum monthly fluctuation occurred in March/April and July due to high variations of snowmelt and storm events. The ratios of monthly loads during the storm season (April to October) to the snow season (November to March) for TON, NOx-N, and TN were 1.31, 1.12, and 1.15, respectively; whereas it was 0.95 for TAN. TKN, TAN, and TN event mean concentrations (EMCs) in snowmelt were higher (18.0%, 94.0%, and 10.8%, respectively) than those in stormwater. However, the NOx-N EMC in snowmelt was lower (9.3%) than in stormwater.

7. How does urban air pollution affect corporate environmental performance?

Journal of Cleaner Production, Volume 383, 10 January 2023, 135443

Abstract

Prior studies have suggested that urban air pollution pushes firms to increase their corporate environmental performance (CEP) as a response to stakeholder pressures. However, we challenge the assumption that stakeholders generally recognize and punish firms’ environment-damaging behavior. Instead, we draw on the Broken Windows Theory of urban decline and hypothesize that increasing urban air pollution is likely to result in lower CEP. We also theorize on how some city characteristics can moderate our baseline hypothesis. Specially, we hypothesize that firms in more developed cities and in larger cities tend to increase their CEP as urban air pollution increases. We test our hypotheses using panel data analysis that includes 573 firms in 74 cities of 29 countries worldwide. Overall, we find that urban air pollution strongly and significantly reduces CEP.

8. Temporal trends in risk of bisphenol A, benzophenone-3 and triclosan exposure among U.S. children and adolescents aged 6–19 years: Findings from the National Health and Nutrition Examination Survey 2005–2016

Environmental Research, Volume 216, Part 1, 1 January 2023, 114474

Abstract

Background

Phenolic compounds with potential adverse health effects are gradually being replaced. Little is known about the potential health risks of BPA, BP3, and TCS exposure in children and adolescents aged 6–19 years in the United States.

Objectives

To determine trends and rates of change in hazard indices (HI) for three phenolics in U.S. children and adolescents for BPA, BP3, TCS, and to assess changes in gender, race/ethnicity, age, and potential health risks.

Methods

Metabolic biomonitoring data from field-collected urine samples from the National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) were utilized. Daily intake of three phenols (bisphenol A, benzophenone-3, and triclosan) between 2005 and 2016 in children and adolescents were obtained. Cumulative risk indicators, including hazard quotient (HQ), hazard index (HI), and maximum cumulative ratio (MCR), were used for the health risk assessment of the three phenols.

Results

During this period, the change in LSGM HI was −2.9% per cycle [95% Cl: (−3.7%, −2.2%)], and the percentage of participants with HI > 0.1 decreased from 15.6% to 10.5%. Children (6–11 years) had higher mean HI values than adolescents (12–19 years), while female had higher LSGM HI values than male. MCR values were generally low and negatively correlated with HI. However, the average value of MCR increased from 1.722 to 2.107 during this period.

Conclusion

Exposure to phenolics among U.S. children and adolescents has changed in recent decades. However, gaps in data limit the interpretation of trends but legislative activity and advocacy campaigns by nongovernmental organizations may play a role in changing trends. Moreover, there are growing concerns about the potential health risks associated with exposure to multiple phenols in children and adolescents.

9. Drought and ozone air quality in California: Identifying susceptible regions in the preparedness of future drought

Environmental Research, Volume 216, Part 1, 1 January 2023, 114461

Abstract

California experienced extreme and prolonged drought conditions during the early 2010s. To date, little is known regarding the influence of drought on air quality. Our study quantified site-specific associations between drought (defined by the Standardized Precipitation-Evapotranspiration Index; SPEI) and daily maximum 8-h ozone (O3) concentrations for California, USA, and then pooled these associations for the years 2009–2015. Overall, ambient O3 concentration was higher during droughts by 1.18 ppb (95% confidence interval (CI) = 1.00–1.36). The sensitivity of O3 to drought was greater during the warm season than during the cool season (1.73 ppb versus 0.79 ppb higher O3 during droughts) with substantial regional variation. In a pooled analysis with meteorological parameters as potential effect modifiers, the spatial heterogeneity of drought-O3 associations was explained strongly by average relative humidity for each season (71.9% (warm season) and 73.4% (cool season) of the drought-O3 associations explained), followed by the drought-related changes in relative humidity (47.6% (warm season)) and temperature (53.6% (cool season)). The pooled regression further identified regions susceptible for drought-related O3 increases as those with relatively low average relative humidity (10–25th percentiles or 44.3–47.3%) and larger drought-related decrease in relative humidity and increase in temperature. As the drought events are projected to occur with increased frequency and intensity in the era of climate change, the excess health burdens from O3 exposures attributed to the projected drought events need to be taken into account when allocating air quality and health resources. The impacts of O3 on health during droughts would confound the health burdens from the drought itself.

10. Characteristics of wintertime carbonaceous aerosols in two typical cities in Beijing-Tianjin-Hebei region, China: Insights from multiyear measurements

Environmental Research, Volume 216, Part 1, 1 January 2023, 114469

Abstract

In order to investigate the impact of “Blue Sky War” implemented during 2018–2020 on carbonaceous aerosols in Beijing-Tianjin-Hebei (BTH) region, China, fine particulate matter (PM2.5) samples were collected simultaneously in Tianjin and Handan in three consecutive winters from 2018 to 2020. Organic carbon (OC) and elemental carbon (EC) in PM2.5 were measured with the same thermal-optical methods and analysis protocols. Significant reductions in primary organic carbon (POC) and EC concentrations were observed both in Tianjin and Handan, with decreasing rates of 0.65 and 2.95 μg m−3 yr−1 for POC and 0.13 and 0.64 μg m−3 yr−1 for EC, respectively. The measured absorption coefficients of EC (babs, EC) also decreased year by year, with a decreasing rate of 1.82 and 6.16 Mm−1 yr−1 in Tianjin and Handan, respectively. The estimated secondary organic carbon (SOC) concentrations decreased first and then increased in both Tianjin and Handan, accounting for more than half of the total OC in winter of 2020–2021 and with increasing contributions especially in highly polluted days. SOC was recognized as one of key factors influencing EC light absorption. EC in the two cities was relatively more related to coal combustion and industrial sources. The reductions of primary carbonaceous components may be attributed to the air quality regulations targeting coal combustion and industrial sources emissions in BTH area. Potential source contribution function (PSCF) analysis results indicated that the major source areas of OC and EC in Tianjin were the southwest region of the sampling site, while the southeast areas for Handan. These findings demonstrated the effectiveness of air quality regulation in primary emissions in typical polluted cities in BTH region and highlighted the needs for further control and in-depth investigation of SOC formation along with implementation of air pollution control act in the future.

11. What is the role of particulate matter 2.5 (PM2.5) on excess weight? A cross-sectional study in young Spanish people aged 2─14 years

Environmental Research, Volume 216, Part 2, 1 January 2023, 114561

Abstract

Purpose

To assess the relationship between particulate matter 2.5 (PM2.5) levels and the prevalence of excess weight in a representative sample of Spanish young people aged 2─14 years.

Methods

This was an ecological cross-sectional study using data from the 2017 wave of the Encuesta Nacional de Salud Española (ENSE), a nationally representative survey of the Spanish young and adult population. The final sample included 4378 young Spanish people (51.0% boys). The weight (kg) and height (cm) of the study participants were proxy-reported by parents or guardians. Excess weight was determined according to the age- and sex-criteria of the International Obesity Task Force. The PM2.5 level was calculated as the annual monitoring data indicator for 2017 among the different regions in Spain. Logistic regression models were performed to estimate the relationships between PM2.5 and weight.

Results

Compared to young people located in regions with low levels of PM2.5, those reporting greater odds for excess weight were found in regions with medium PM2.5 (OR = 1.23; 95% CI, 1.02–1.49) and high PM2.5 (OR = 1.35; 95% CI, 1.11–1.64) after adjusting for several sociodemographic, lifestyle and environmental covariates.

Conclusions

The prevalence of excess weight in young people was positively associated with PM2.5 levels in Spain. This finding supports the hypothesis that air pollution exposure can result in excess weight in the young population, which, in turn, might lead to the development of metabolic disorders. From a socioecological perspective, a practical need to take environmental factors into consideration is important to address unhealthy weight in Spanish young people.

12. Early life exposure to outdoor air pollution and indoor environmental factors on the development of childhood allergy from early symptoms to diseases

Environmental Research, Volume 216, Part 2, 1 January 2023, 114538

Abstract

Background

The prevalence of childhood allergies has increased during past decades leading to serious hospitalization and heavy burden worldwide, yet the key factors responsible for the onset of early symptoms and development of diagnosed diseases are unclear.

Objective

To explore the role of early life exposure to ambient air pollution and indoor environmental factors on early allergic symptoms and doctor diagnosed allergic diseases.

Methods

A retrospective cohort study of 2598 preschool children was conducted at 36 kindergartens in Changsha, China from September of 2011 to February of 2012. A questionnaire was developed to survey each child’s early onset of allergic symptoms (wheeze and rhinitis-like symptoms) and doctor diagnosis of allergic diseases (asthma and rhinitis) as well as home environments. Each mother’s and child’s exposures to ambient air pollutants (PM10, SO2, and NO2) and temperature were estimated for in utero and postnatal periods. The associations of early symptoms and diagnosed diseases with outdoor air pollution and indoor environmental variables were examined by logistic regression models.

Results

Childhood early allergic symptoms (33.9%) including wheeze (14.7%) and rhinitis-like symptoms (25.4%) before 2 years old were not associated with outdoor air pollution exposure but was significantly associated with maternal exposure of window condensation at home in pregnancy with ORs (95% CI) of 1.33 (1.11–1.59), 1.30 (1.01–1.67) and 1.27 (1.04–1.55) respectively, and was associated with new furniture during first year after birth with OR (95% CI) of 1.43 (1.02–2.02) for early wheeze. Childhood diagnosed allergic diseases (28.4%) containing asthma (6.7%) and allergic rhinitis (AR) (7.2%) were significantly associated with both outdoor air pollutants (mainly for SO2 and NO2) during first 3 years and indoor new furniture, redecoration, and window condensation. We found that sex, age, parental atopy, maternal productive age, environmental tobacco smoke (ETS), antibiotics use, economic stress, early and late introduction of complementary foods, and outdoor air pollution modified the effects of home environmental exposure in early life on early allergic symptoms and diagnosed allergic diseases.

Conclusion

Our study indicates that early life exposure to indoor environmental factors plays a key role in early onset of allergic symptoms in children, and further exposure to ambient air pollution and indoor environmental factors contribute to the later development of asthma and allergic rhinitis.

13. Ambient air pollution and hospitalization for type 2 diabetes in China: A nationwide, individual-level case-crossover study

Environmental Research, Volume 216, Part 2, 1 January 2023, 114596

Abstract

Scarce evidence is available on the short-term association between air pollution and type 2 diabetes (T2D). We aimed to evaluate the associations between short-term exposure to six criteria air pollutants and hospitalization for T2D based on a national registry. We conducted an individual-level, time-stratified case-crossover study among inpatients with a primary diagnosis of T2D from 153 hospitals across 20 provincial regions in China (2013–2021). Daily concentrations of fine particulate matter (PM2.5), inhalable particle (PM10), nitrogen dioxide (NO2), sulfur dioxide (SO2) and carbon monoxide (CO), and ozone were collected from the nearest monitoring stations. T2D patients were separated into those admission for T2D with and without complications. Distributed lag non-linear models combined with conditional logistic regressions were used to estimate the associations. A total of 88,904 patients were hospitalized for T2D. Short-term exposures to all six air pollutants above except for ozone were significantly associated with the risk of hospitalization for T2D and both subclasses. An interquartile range increase in the concentrations of PM2.5, PM10, NO2, SO2, and CO at lag 0–2 d was associated with higher hospitalization risk of T2D by 1.71% (95%CI: 0.56%, 2.87%), 2.08% (0.88%, 3.29%), 4.85% (3.29%, 6.44%), 2.44% (1.22%, 3.67%) and 2.55% (1.24%, 3.88%), respectively. The associations of T2D hospitalizations were stronger in cold season than in warm season. Air pollutants had more acute and stronger associations with T2D with complications. The exposure-response relationship curves showed no thresholds, and the slopes were larger for T2D with complications. This nationwide individual-level, case-crossover study provides the first comprehensive evidence that short-term exposure to multiple criteria air pollutants may increase the risk of hospitalizations for T2D, especially for T2D with complications.

14. Time trend of exposure to secondhand tobacco smoke and polycyclic aromatic hydrocarbons between 1995 and 2019 in Germany – Showcases for successful European legislation

Environmental Research, Volume 216, Part 2, 1 January 2023, 114638

Abstract

Starting in 2002, regulations and legislative amendments in Germany focused on the non-smoker protection with several measures to reduce exposure to secondhand tobacco smoke (SHS). The present work aimed to evaluate the relationship between polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) and SHS exposure and to determine to which extent enforced non-smoking regulations and smoking bans affected the exposure of the non-smoking population in Germany since their implementation in the early 2000s until today. For this purpose, cotinine and selected monohydroxylated PAHs (OH-PAHs) were analyzed by means of (UP)LC-MS/MS in 510 24-h-urine samples of the Environmental Specimen Bank collected over a time span of 24 years from 1995 to 2019. Median urinary cotinine levels were found to steadily and significantly decline by 82% from 1995 to 2019. A significant decrease of urinary 3-hydroxybenzo[a]pyrene (19%), 1-OH-pyrene (39%), 1-naphthol (66%), 1- (17%), 2- (25%), and 3-OH-phenanthrene (22%) was also observed throughout the same time span. The decline in urinary levels of cotinine and several OH-PAHs can most likely be attributed to smoking bans and regulations limiting SHS and PAH exposure. This study therefore emphasizes the relevance of human biomonitoring to investigate the exposure of humans to chemicals of concern, assess the effectiveness of regulatory measures, and help policies to enforce provisions to protect public health.

15. Mining biomarkers from routine laboratory tests in clinical records associated with air pollution health risk assessment

Environmental Research, Volume 216, Part 3, 1 January 2023, 114639

Abstract

Clinical laboratory in hospital can produce amounts of health data every day. The purpose of this study was to mine biomarkers from clinical laboratory big data associated with the air pollution health risk assessment using clinical records. 13, 045, 629 clinical records of all 27 routine laboratory tests in Changsha Central Hospital, including ALB, TBIL, ALT, DBIL, AST, TP, UREA, UA, CREA, GLU, CK, CKMB, LDL-C, TG, TC, HDL-C, CRP, WBC, Na, K, Ca, Cl, APTT, PT, FIB, TT, RBC and those daily air pollutants concentration monitoring data of Changsha, including PM2.5, PM10, SO2, NO2, CO, and O3 from 2014 to 2016, were retrieved. The moving average method was used to the biological reference interval was established. The tests results were converted into daily abnormal rate. After data cleaning, GAM statistical model construction and data analysis, a concentration-response relationship between air pollutants and daily abnormal rate of routine laboratory tests was observed. Our study found that PM2.5 had a stable association with TP (lag07), ALB (lag07), ALT (lag07), AST (lag07), TBIL (lag07), DBIL (lag07), UREA (lag07), CREA (lag07), UA (lag07), CK (lag 06), GLU (lag07), WBC (lag07), Cl (lag07) and Ca (lag07), (P < 0.05); O3 had a stable association with AST (lag01), CKMB (lag06), TG (lag07), TC (lag05), HDL-C (lag07), K (lag05) and RBC (lag07) (P < 0.05); CO had a stable association with UREA (lag07), Na (lag7) and PT (lag07) (P < 0.05); SO2 had a stable association with TP (lag07) and LDL-C (lag0) (P < 0.05); NO2 had a stable association with APTT (lag7) (P < 0.05). These results showed that different air pollutants affected different routine laboratory tests and presented different pedigrees. Therefore, biomarkers mined from routine laboratory tests may potentially be used to low-cost assess the health risks associated with air pollutants.

16. Meta analysis of health effects of ambient air pollution exposure in low- and middle-income countries

Environmental Research, Volume 216, Part 4, 1 January 2023, 114604

Abstract

It is well established that exposure to ambient air pollution affects human health. A majority of literature concentrated on health effects of air pollution in high income countries. Only fewer studies analyzing health effects of air pollution in Low- and Middle-Income Countries (LMICs) are available. To bridge this gap in literature, this study investigated short term and long-term health impacts of ambient air pollutants focussed in LMICs. We evaluated Total Non-accidental mortality, Respiratory Mortality, Stroke Mortality, Cardio-vascular Mortality, Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD), Ischemic Heart Disease (IHD) and Lung Cancer Mortality in LMICs particularly. Random Effects Model was utilised to derive overall risk estimate. Relative Risk (RR) estimates per 10 μg/m3 was used as input for model. Subgroup and Sensitivity Analysis by Design and Country was conducted. A total of 152 studies were included for quantitative analysis. We found positive associations between pollutants and Total Non-accidental mortality for PM10 ((RR:1.0043–1.0036), p < 0.0001), NO2 (RR:1.0222 (1.0111–1.0336), p < 0.0001), SO2 (RR:1.0107 – (1.0073–1.0140), p < 0.0001), O3 (RR: 1.0038 (1.0023–1.0053), p < 0.0001) and PM2.5 (RR: 1.0048 (1.0037–1.0059), p < 0.0001) for every 10 μg/m3 increase. We found positive association between Long-term exposure to PM10 and Total Non-accidental mortality (RR: 1.0430 (1.0278–1.0583), p < 0.0001) We also found statistically significant positive associations between pollutants and Cardiorespiratory and Cardiovascular morbidity. The positive associations persisted when analysed amongst sub-groups. However, the high heterogeneity amongst studies persisted even after performing sub-group analysis. The study has found statistically significant positive associations between short-term and long-term exposure to Ambient air pollution with various health-outcome combinations.

17. Short-term air pollution exposure and hospital admissions for cardiorespiratory diseases in Brazil: A nationwide time-series study between 2008 and 2018

Environmental Research, Volume 217, 15 January 2023, 114794

Abstract

The established evidence associating air pollution with health is limited to populations from specific regions. Further large-scale studies in several regions worldwide are needed to support the literature to date and encourage national governments to act. Brazil is an example of these regions where little research has been performed on a large scale. To address this gap, we conducted a study looking at the relationship between daily PM2.5, NO2, and O3, and hospital admissions for circulatory and respiratory diseases across Brazil between 2008 and 2018. A time-series analytic approach was applied with a distributed lag modeling framework. We used a generalized conditional quasi-Poisson regression model to estimate relative risks (RRs) of the association of each air pollutant with the hospitalization for circulatory and respiratory diseases by sex, age group, and Brazilian regions. Our study population includes 23, 791, 093 hospital admissions for cardiorespiratory diseases in Brazil between 2008 and 2018. Among those, 53.1% are respiratory diseases, and 46.9% are circulatory diseases. Our findings suggest significant associations of ambient air pollution (PM2.5, NO2, and O3) with respiratory and circulatory hospital admissions in Brazil. The national meta-analysis for the whole population showed that for every increase of PM2.5 by 10 μg/m3, there is a 3.28% (95%CI: 2.61; 3.94) increase in the risk of hospital admission for respiratory diseases. For O3, we found positive associations only for some sub-group analyses by age and sex. For NO2, our findings suggest that a 10 ppb increase in this pollutant, there was a 35.26% (95%CI: 24.07; 46.44) increase in the risk of hospital admission for respiratory diseases. This study may better support policymakers to improve the air quality and public health in Brazil.

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Formation of vivianite in digested sludge and its controlling factors in municipal wastewater treatment

Science of The Total Environment, Volume 854, 1 January 2023, 158663

Abstract

Engineering solutions to recover phosphorus from municipal wastewater are required to close the anthropogenic phosphorus cycle. After chemical phosphorus elimination by iron, the ferrous iron‑phosphorus mineral vivianite forms in digested sludge, and its separation is being researched at the pilot scale. In this study, sludge samples from 16 wastewater treatment plants (WWTPs) demonstrated that phosphorus bound to biomass and redox-sensitive iron in activated sludge was transformed into other phosphorus binding forms, including vivianite, during digestion. Vivianite quantity was approximated using X-ray diffraction and two sequential extractions. These three independent methods of approximating vivianite quantity were closely related confirming their relationship to the vivianite content in the samples. The digested sludge from three WWTPs exhibited comparatively high levels of vivianite-bound phosphorus approximated between 31 % and 51 % of total phosphorus. The controlling factors of vivianite formation were investigated in order to enhance its formation in digested sludge and increase the amount of phosphorus recoverable as vivianite. They were identified using single and multivariate correlation (MLR), considering the sludge properties, sludge composition, and process parameters within the operating range of the 16 WWTPs. Increasing iron content was verified as the primary predictor of significantly increased vivianite formation (MLR: p < 0.001). In addition, increasing sulphur content was found to be an additional significant factor that decreased vivianite formation (MLR: p < 0.05). Furthermore, a comparison of plants using sulphur-free (FeCl2 and FeCl3) and sulphur-containing (FeSO4 and FeClSO4) precipitants indicated that the latter could increase the sulphur content in digested sludge (one-tailed Welch two-sample t-test: t(14.6) = 2.3, p = 0.02). Thus, by increasing the sulphur content, the use of sulphur-comprising precipitants may counteract vivianite formation, whereas sulphur-free precipitants may facilitate it and, hence, promote vivianite recovery.

2. Synthesis of high-quality Nasingle bondP1 zeolite from municipal solid waste incineration fly ash by microwave-assisted hydrothermal method and its adsorption capacity

Science of The Total Environment, Volume 855, 10 January 2023, 158741

Abstract

The Si and Al in municipal solid waste incineration fly ash (MSWI FA) can be utilized for zeolite fabrication, which can improve the application value of the products. This study focuses on the fabrication of zeolite from MSWI FA by microwave-assisted hydrothermal (MH) treatment. The effects of magnetic stirring time, Na2SiO3 dosage, MH time, and NaOH solution concentration on the crystallization of zeolite Nasingle bondP1 from MSWI FA are systematically analyzed. The synthetic products are analyzed through spectroscopic and mineralogical methods. The results show that zeolite Nasingle bondP1 with high crystallinity (51.68 %) can be fabricated by magnetic stirring and MH treatment, and the cation exchange capacity (CEC) of the product can reach a value of 2.58 meq/g, which is approximately 133 times that of the CEC of MSWI FA. The Si/Al ratio plays a decisive role in the zeolite Nasingle bondP1 synthesis, and a Na2SiO3 dosage of 30 wt% is adopted for zeolite Nasingle bondP1 fabrication. A NaOH concentration of 1 M is sufficient for zeolite Nasingle bondP1 synthesis. Additionally, the zeolite Nasingle bondP1 content is found to obviously increase with increasing MH time from 0.5 h to 2 h. To demonstrate the feasibility of the method provided in this study, the optimal experimental condition is employed for various MSWI FAs, and zeolite Nasingle bondP1 and analcime are fabricated successfully. The leachability of heavy metals for the synthetic products was evaluated, which met the requirements for pollution control. The BET surface area and total pore volume of zeolite Nasingle bondP1 fabricated at optimal condition are 61.42 m2/g and 0.44 cm3/g, respectively. The adsorption capacity of zeolite Nasingle bondP1 for Cu2+ ion and methylene blue are determined to be 84.65 mg/g and 84.55 mg/g, respectively, indicating zeolite Nasingle bondP1 is a potential adsorbent for cation ion and dyes. This study provides an environmentally friendly scheme for the utilization of MSWI FA.

3. In situ calibration of passive sampling methods for urban micropollutants using targeted multiresidue GC and LC screening systems

Chemosphere, Volume 311, Part 1, January 2023, 136997

Abstract

In this study, ChemcatcherTM (CC) and Polar Organic Chemical Integrative Samplers (POCIS) passive samplers were chosen to investigate trace organic chemical residues in urban streams of the megacity of Sydney, Australia. In situ calibration with these passive samplers investigated 1392 organic chemicals. Six sets of CC passive samplers fitted with SDB-XC or SDB-RPS disks and six POCIS containing Oasis HLB sorbent were deployed at three sites. Every week for six weeks across three deployments, composite water samples were retrieved from autosamplers, along with one set of CC/POCIS passive samplers. Samples were analysed by Automated Identification and Quantification System (AIQS) GC/MS or LC/QTOF-MS database methods with 254 chemicals detected. The most frequently detected compounds under GC/MS analysis were aliphatic, pesticides, phenols, PAHs, sterols and fatty acid methyl esters while from LC/QTOF-MS analysis these were pesticides, pharmaceuticals, and personal care products. Sampling rates (Rs) ranged between <0.001 – 0.132 L day−1 (CC SDB-XC, 18 chemicals), <0.001 – 0.291 L day−1 (CC SDB-RPS, 28 chemicals), and <0.001 – 0.576 L day−1 (POCIS Oasis HLB, 30 chemicals). Assessment of deployment duration indicated that about half of the chemicals that were continuously detected across all deployment weeks had maximal simple linear regression R2 values at four weeks for CC SDB-RPS (seven of 13 chemicals) and at three weeks for POCIS Oasis HLB (seven of 14 chemicals). Where ranges of Rs recorded from the estuarine site were able to be compared to ranges of Rs from one or both freshwater sites, only tributyl phosphate had a higher range of Rs out of 21 possible chemical comparisons, and suggested salinity was an unlikely influence on Rs. Whereas relatively higher rainfall of the third round of deployment aligned with higher Rs across the estuarine and freshwater sites for CC SDB-RPS and POCIS for nearly all possible comparisons.

4. Spatial-temporal occurrence of contaminants of emerging concern in urban rivers in southern Brazil

Chemosphere, Volume 311, Part 1, January 2023, 136814

Abstract

The widespread use and misuse of antibiotics and pesticides has been linked with several risks to the environment and human health. In the present report, the results of the monitoring of 64 pharmaceuticals and 134 pesticides occurrence in an urban river in Southern Brazil are presented and discussed. Sampling campaigns have covered the period 2016–2018. The identification and determination of the analytes were achieved by high-resolution mass spectrometry. The data were analyzed using chemometric tools to obtain spatial-temporal models. Toxicological evaluation was achieved using acute toxicity (zebrafish standardized protocol), and determination of risk quotient. Within the 198 analytes included in the targeted analysis method for surface water, 33 were identified in an urban river during 2 years of monitoring, being 20 pharmaceuticals and 13 pesticides. Using high-resolution mass spectrometry, a suspect screening approach was established in an un-target analysis. The evaluation was carried out using a data bank built from consumption data of drugs and pesticides, in the metropolitan region of Porto Alegre – RS and their respective metabolites. The suspect screening analysis done with a data bank with more than 1450 compounds results in 27 suspect findings. The target analysis results showed a continuous prevalence of non-steroidal anti-inflammatories, analgesics, antipyretics, beta-blockers, corticoids, and antibiotics. Regarding the pesticides, the main classes were fungicides, especially those from triazol and strobilurin classes.

5. Nanomaterials pollutant’s emission influencing outdoor recreation in China: Analytical strategies proceeding to sustainable environment

Chemosphere, Volume 312, Part 1, January 2023, 136930

Abstract

The global demand for bioenergy and nanomaterial utilization has significantly contributed to their source depletion. The impact of outdoor pollutant emissions on residents’ health, behavior, physical activity, and sleeping behavior is much less explored. Producing biofuels from organic waste has the potential to unite budget-friendliness and long-term sustainability. Primary biofuels are produced specifically to mitigate environmental problems, and secondary biofuels are produced specifically to mitigate other environmental problems. The high level of pollutants ina certain area can severely restrict human activities and ultimately influence their whole life. The study aims to empirically evaluate the influence of nanomaterials pollutants emissions influencing outdoor recreation in China because its economy is based on fast-paced industrialization and urbanization. Various datasets were collected, including domestic and international tourists from the annual statistics for 2011–2020 from the National Bureau of Statistics of China. Ten years of annual METAR data of visibility (VR), temperature (T), relative humidity (Demirhan), and wind speed (WS) from 30 metrological stations at international airports. Annual average AOD (Aerosol’s Optical Depth), O3 (Ozone), CO (Carbon Monoxide), SO4 (Sulphate), and PM2.5 (Particulate Matter) satellite imageries from 2011 to 2020 were obtained from NASA’s official portal. The overall picture of satellite observations of pollutants over China describes that the highest level of AOD was observed in regions with greater population concentration than in other areas. We computed a statistical summary, correlation matrix, and Autoregressive Distributed Lag (ARDL) approach. Certain analyses were performed, like Unrestricted Error Correction Models (UECM) and Restricted Error Correction Model (RECM)), bound tests for cointegration, and multiplier estimations for short-term and long-term impacts. UECM and RECM models produced R2 > 0.90 with good F statistics and a p-value of <0.05. A bounds F-test for no cointegration on the ARDL model was performed, and the results show that the p-value = 1e-06 and F = 8.516 with alternative hypothesis = Possible cointegration. Bounds t-test for no cointegration was also performed on UECM model and the results show that t = −2.9066, Lower-bound I(0) = −3.43, Upper-bound I(1) = −5.37, p-value = 0.6138 and alternative hypothesis = Possible cointegration. The study’s findings may help Chinese policymakers and stakeholders design effective information strategies to combat air pollution. Effective measures can help alleviate this devastating air quality factor, thus benefiting the tourism industry and enhancing the local inhabitants’ welfare.

4. Evaluating the anthropogenic nitrogen emissions to water using a hybrid approach in a city cluster: Insights into historical evolution, attribution, and mitigation potential

Science of The Total Environment, Volume 855, 10 January 2023, 158500

Abstract

Anthropogenic reactive nitrogen (Nr) emissions from agricultural production and food consumption in city clusters have caused water quality degradation and scarcity. In this study, anthropogenic Nr emissions to the water environment were quantitatively evaluated in the Yangtze River Delta city cluster from 2011 to 2020 using coupling nitrogen (N) flow analysis and the grey water footprint (GWF) method. The spatiotemporal characteristics of the GWF and the relative contributions of natural and human factors to the water pollution level (WPL) were analyzed. The results showed that from 2011 to 2020, the total N-related GWF decreased by 12.1 %, mainly driven by reduced fertilizer application and livestock numbers. In 2020, the primary pollution source changed from livestock to humans; however, non-point sources still dominated the GWF. The spatial clustering trend of the GWF was significant: high and low GWF were mainly concentrated in the northeast and southwest regions, respectively. From 2011 to 2020, the mean center of the GWF moved west due to the decrease and increase in the eastern and western regions, respectively, supporting the pollution haven hypothesis. The WPL ranged from 2.67 to 5.03 and fluctuated due to variations in precipitation. The relative contributions of natural and human factors to the WPL evolution were 72.9 % and 27.1 %, respectively. According to the scenario analysis, increasing the N use efficiency to 50 %, manure recycling rate to 80 %, and sewage treatment rate in urban and rural regions to 98 % and 40 %, respectively, could decrease GWF by 39.6 %. The present study establishes an open framework to evaluate anthropogenic N emissions to water, and the outcomes provide valuable references for sustainable N management in city clusters.

5. Household air pollution, adherence to a healthy lifestyle, and risk of cardiometabolic multimorbidity: Results from the China health and retirement longitudinal study

Science of The Total Environment, Volume 855, 10 January 2023, 158896

Abstract

Background

The adverse health effects of household air pollution have been widely explored, but few studies have evaluated the effects of household air pollution on the risk of cardiometabolic multimorbidity (CMM), a pressing public health concern worldwide. Thus, we aimed to investigate whether exposure to household use of polluting fuels is associated with morbid CMM and, if so, whether a healthy lifestyle could mitigate this association.

Methods

In this prospective, nationwide representative cohort of the China Health and Retirement Longitudinal Study (CHARLS), participants free of CMM (defined as the coexistence of 2 or more of the following: heart disease, stroke, and diabetes or high blood sugar) were included in 2011–2012 and followed for CMM incidence until 2018. Household air pollution was measured as the use of solid fuels for cooking and heating. The healthy lifestyle score was determined by six factors, physical activity, smoking, body mass index, total cholesterol, blood glucose, and blood pressure, and categorized into three groups (unhealthy, 0–1 factors; intermediate, 2–4; and healthy, 5–6). Cox proportional hazards models investigated associations between household air pollution and incident CMM. The potential modifier effect of a healthy lifestyle score was tested through stratified analyses.

Results

Among 7125 eligible participants, 239 incident cases of CMM were identified over a median follow-up of 7.0 years. After adjustment for potential confounders, the use of solid household fuels for heating was associated with more significant hazards of CMM (adjusted hazard ratio [HR] 1.71, 95 % confidence interval [CI] 1.28 to 2.28), while use for cooking (HR, 1.14; 95 % CI, 0.85 to 1.52) was not. Compared with participants in the unhealthy group, those in the healthy and intermediate groups had considerably lower CMM risk, with adjusted HRs (95 % CI) of 0.17 (0.09 to 0.31) and 0.39 (0.29 to 0.53), respectively, regardless of the household air pollution category. Importantly, when participants adhered to a healthy lifestyle, exposure to household air pollution was no longer significantly associated with a higher risk of CMM (adjusted HR 1.77, 95 % CI 0.51 to 6.12; P = 0.369).

Conclusions

Household usage of polluting fuels was significantly associated with a higher risk of CMM, and adherence to a healthy lifestyle may mitigate this adverse effect. From a broader perspective, our findings underscore the importance of public health policies and interventions targeting multiple exposures (air pollution, physical activity, smoking, etc.) in enhancing the prevention of detrimental cardiometabolic health effect.

6. The efficacy of benthic indices to evaluate the ecological quality and urbanization effects on sandy beach ecosystems

Science of The Total Environment, Volume 856, Part 2, 15 January 2023, 159190

Abstract

Benthic indices have been widely used across different coastal ecosystems to assess ecological quality and detect anthropic impacts, but very few studies investigated their effectiveness on sandy beaches. Here, we evaluated and compared the efficacy of 12 assemblage-based benthic indices in assessing ecological quality in beaches, across a gradient of anthropic pressure and natural variability in 90 sandy beach sites. Overall, when sandy beaches were considered collectively, benthic indices had a poor performance in identifying decreases in ecological quality with increasing urbanization. However, when each morphodynamic type was evaluated separately, a few indices, especially those that were calibrated by reference conditions (i.e., M-AMBI, BAT, and BEQI-2), showed promising results for dissipative, and to a lesser extent, intermediate beaches. For reflective beaches, indices performed poorly, likely a reflection of the stronger natural disturbance these beaches are subjected to. Among functional indices, richness was found to be lower in urbanized beaches, but only in dissipative ones. Overall, our results show that benthic indices have the potential to be incorporated in sandy beach management and monitoring programs, especially for dissipative and intermediate beaches. For reflective beaches, given the early stage of studies with benthic indices in beaches, more research is needed to corroborate the observed patterns.

7. Thermal cleaning of the paint coatings for recovering silicate municipal solid waste and the analysis of coating dissociation mechanism

Journal of Cleaner Production, Volume 382, 1 January 2023, 135317

Abstract

The output of waste silicate municipal solid waste represented by waste glass is huge. However, the paint coating which affects the quality of remanufactured silicate products is hazardous waste and difficult to separate from silicate resources. The aim of this study is developing new technology to clean paint coating for a more complete recycling of silicate resources and to demonstrate the effectiveness of it. Thermal cleaning technology is applied to realize the eco-friendly silicate resource recovery in this study. As a result, masses of two paint coatings have decreased by 99.42% and 68.45%. Carbon-silicon bonds formed by coupling agent is the main cause of cleaning residue. The main dissociation product of two samples is carbon dioxide, accounting for 48.83% and 84.76% respectively. Molecular dynamics simulation results show that multi-carbon groups (•Cdouble bondC•, CHtriple bondCH, Ctriple bondC–Ctriple bondCH etc.) are generated in the process of thermal cleaning. Sufficient oxygen can control the conversion of these free radicals to propane, ethylene, benzene and other larger molecular. The cleaning activation energy of sample which can be completely dissociated is 132.68–167.74 kJ⋅mol−1. The chromatic aberration between the ultra-white glass remanufactured after cleaning and the standard product is 0.9922. It is conservatively estimated that this new technology can save $207,000 in annual decolorizer costs for traditional waste glass recycling and remanufacturing plants. Thermal cleaning can effectively reduce the loss of silicate resources during the cycle in a more environmentally friendly way.

8. Fine particulate pollution driven by nitrate in the moisture urban atmospheric environment in the Pearl River Delta region of south China

Journal of Environmental Management, Volume 326, Part A, 15 January 2023, 116704

Abstract

To identify potential sources of fine particles (PM2.5, with aerodynamic diameter (Da) ≤ 2.5 μm) in urban Dongguan of south China, a comprehensive campaign was carried out in the whole 2019. Hourly PM2.5 and its dominant chemical components including organic carbon (OC), elemental carbon (EC), water-soluble inorganic ions (WSIIs) and thirteen elements were measured using online instruments. Gaseous pollutants including NH3, HNO3, NO2, NO and O3 and meteorological parameters were also synchronously measured. PM2.5 was dominated by carbonaceous aerosols in summer and by WSIIs in the other seasons. PM2.5 and its dominant chemical components mostly peaked around noon (10:00–14:00 LST). Furthermore, high PM2.5 levels during the daytime were closely related with the increased NO3− levels. The high mass concentrations of NO3− in urban Dongguan during the daytime were likely related with regional transport of NO3− from suburban Dongguan, which was originated from the reaction between NO2 and O3 under the moisture condition during the nighttime. Seven major source factors for PM2.5 including secondary sulfate, ship emission, traffic emission, secondary nitrate, industrial processes, soil dust and coal combustion were identified by positive matrix factorization (PMF) analysis, which contributed 26 ± 14%, 16 ± 16%, 16 ± 10%, 14 ± 11%, 12 ± 11%, 8 ± 6% and 8 ± 6%, respectively, to annual PM2.5 mass concentration. Although secondary sulfate contributed much more than secondary nitrate to PM2.5 on annual basis, the latter exceeded the former source factor when daily PM2.5 mass concentration was higher than 60 μg m−3, indicating the critical role nitrate played in PM2.5 episode events.

9. Production and characterization of lightweight aggregates from municipal solid waste incineration fly-ash through single- and double-step pelletization process’

Journal of Cleaner Production, Volume 383, 10 January 2023, 135275

Abstract

The performance of a cold-bonding pelletization process was investigated for lightweight aggregates (LWAs) production from municipal solid waste incineration (MSWI) fly-ash (FA), by including multiple waste materials in the aggregate mixture. Before pelletization, FA was pre-treated by washing with water, which led to a reduction of chloride (66.79%) and sulphate (25.30%) content. This was further confirmed by XRF and XRD analyses, which showed a reduction of chloride elements and the content of chlorine crystalline phases. The pelletization process was carried out using both single- and double-step methods. For single-step pelletization, all the mixtures contained 80% FA, combined with various compositions of cement (5, 10, and 15%) and granulated blast furnace slag (GBFS) (5, 10, and 15%). For the double-step pelletization 30% of cement and 70% of marble sludge (MS) were added to each of the previous mixtures. The apparent density of all the aggregates varied between 1.60 and 1.87 g cm−3, suggesting their suitability to be classified as LWAs. Aggregates produced from double-step pelletization showed improved characteristics, with water absorption capacity and open porosity generally lower compared to the corresponding aggregates from the single-step pelletization. The best values of compressive (crushing) strength (almost 11 MPa) were observed for double-step pelletization aggregates with initial cement: GBFS mixture of 15%:5%. Results from leaching tests showed an overall significant release of chloride and sulphate. Nevertheless, leaching from double-step pelletization aggregates was reduced by 1.73-4.02 times for chloride and 1.58-5.67 times for sulphate, further suggesting that better performances are achievable through the addition of an aggregate second layer.

10. Air pollution risk assessment related to fossil fuel-driven vehicles in megacities in China by employing the Bayesian network coupled with the Fault Tree method

Journal of Cleaner Production, Volume 383, 10 January 2023, 135458

Abstract

Vehicle emissions have become one of the key pollution sources affecting air quality and human health in China’s megacities. How to curb excess vehicle emissions has become a key pain point of urban air pollution prevention and control. This work tries to explore an effective integrated approach/framework to quantitatively assess the risk factors of excess vehicle emissions (EVE) and their impact on air quality for China’s typical megacities. Bayesian Network is employed as the assessment tool by coupling with the Fault Tree method to curb the above problem for the first time. Four megacities (Beijing, Tianjin, Hangzhou, and Guangzhou) in China are selected as case studies, and the risk factors leading to EVE are identified to construct the Bayesian Network model. At the same time, some accurate quantisation algorithms of the occurrence probability of root nodes were proposed for the target megacities from 2014 to 2019. The analysis results show that the variation trend of the probability of EVE has a good positive correlation with the variation trend of air quality in some megacities. From 2014 to 2019, the no-occurrence probability of EVE in Beijing, Tianjin, and Hangzhou increased from 0.4972, 0.4973, and 0.6314 to 0.6491, 0.6846, and 0.7564; the good air quality rate increased from 47.1%, 47.9%, and 59.2%–65.8%, 60%, and 78.6%. Based on the developing trend of the historical data/information and considering the impact of new energy vehicles, the no-occurrence probability of EVE in Beijing and Tianjin is predicted to be increased from 0.6888 to 0.7929 in 2020 to 0.8561 and 0.8645 in 2025. This work may provide a novel approach and perspective that can realise accurate traceability of key risk factors, quantitative risk assessment and prediction function of urban vehicle emissions for sustainable development of China’s megacities.

11. Carbon saving potential of urban parks due to heat mitigation in Yangtze River Economic Belt

Journal of Cleaner Production, Volume 385, 20 January 2023, 135713

Abstract

Urban parks are considered as an effective, sustainable, and affordable heat mitigation strategy. At present, there is a lack of understanding of the carbon saving potential of urban parks in the context of urban warming. Here we provide a simple approach to estimate the potential carbon savings due to heat mitigation based on analysis of 1510 parks in 26 major urban areas of the years 2017–2021 within the Yangtze River Economic Belt (YREB), China’s largest sustainability experiment. On average, an urban park with 26.9 ± 1.5 ha in the YREB could avoid 23.7 ± 1.6 t CO2 (1.08 ± 0.03 t CO2/ha) in emissions due to heat mitigation per summer day. Considered altogether, the 1510 urban parks can offset 5.37% of the daily fossil fuel emissions in the YREB. To boost carbon saving efficiency, lush vegetation should be first considered and the coupled green and blue infrastructures are always advocated. The total parks carbon saving of cities gradually improved along the Yangtze River from west to east, among which Shanghai city (in the east of the YREB) is with the largest amount (4341 t CO2). The strategies using exquisite landscape design for improving carbon saving may differ across different climate zones. These findings can inform decision-making for urban sustainable development and climate change mitigation, which may benefit China’s movement toward carbon neutrality.

12. Aquatic environmental fates and risks of benzotriazoles, benzothiazoles, and p-phenylenediamines in a catchment providing water to a megacity of China

Environmental Research, Volume 216, Part 4, 1 January 2023, 114721

Abstract

Wearing of vehicle parts could release many chemical additives into the environment, such as benzotriazoles (BTRs), benzothiazoles (BTHs), and p-phenylenediamines (PPDs), which are potentially toxic to wildlife and humans. This study investigated the occurrence, source, and risks of BTRs, BTHs, and PPDs in a source catchment providing water to Guangzhou, a megacity in South China, covering groundwater, surface water, and stormwater. The results showed that BTRs and BTHs were predominant in surface water and groundwater. Unexpectedly, the BTR and BTH concentrations were lower in surface water than groundwater in a third of the paired samples. For the first time, 6PPD-quinone, a toxic ozonation product of N-(1,3-dimethylbutyl)-N′-phenyl-1,4-phenylenediamine (6PPD), was extensively detected in source waters. Stormwater decreased the BTR concentrations but increased the 6PPD-quinone concentrations in surface water owing to their affiliation to suspended particles. From natural to urban segments of Liuxi river, a downstream increasing trend in BTR and BTH concentrations was observed, confirming that they are indicative of urban anthropogenic activities. Strong correlations between industrial activities and BTR or BTH concentrations in surface water indicated that industrial activities were their main sources. Six compounds were prioritized as potentially persistent, mobile, and toxic (PMT) chemicals, combing our monitoring results and REACH criterion. This study improves our understanding of the environmental fates and risks of water-soluble tire-wear chemicals, which provides important information for chemical management, and indicates attention should be paid to the risk posed by 6PPD-quinone in the source water.

13. Analysis of the heat- and cold-related cardiovascular mortality in an urban mediterranean environment through various thermal indices

Environmental Research, Volume 216, Part 4, 1 January 2023, 114831

Abstract

During the last decades the effects of thermal stress on public health have been a great concern worldwide. Thermal stress is determined by air temperature in combination with other meteorological parameters, such as relative humidity and wind speed. The present study is focused on the Mediterranean city of Thessaloniki, Greece and it aims to explore the association between thermal stress and mortality from cardiovascular diseases, using both air temperature and other thermal indices as indicators. For that, an over-dispersed Poisson regression function was used, in combination with distributed lag non-linear models, in order to capture the delayed and nonlinear effects of temperature. Our results revealed a reverse J-shaped exposure-response curve for the total population and females and a U-shaped association for males. In all cases examined, the minimum mortality temperature was identified around the 80th percentile of each distribution. It is noteworthy that despite the fact that the highest risks of cardiovascular mortality were estimated for exposure to extreme temperatures, moderate temperatures were found to cause the highest burden of mortality. On the whole, our estimations demonstrated that the population in Thessaloniki is more susceptible to cold effects and in regard with gender, females seem to be more vulnerable to ambient thermal conditions.

14. The role of residential greenness levels, green land cover types and diversity in overweight/obesity among older adults: A cohort study

Environmental Research, Volume 217, 15 January 2023, 114854

Abstract

Background

Few studies have investigated the effects of greenness exposure, green land cover types and diversity and their interaction with particulate matter (PM) to adiposity.

Method

Cohort data were collected from the Chinese Longitudinal Healthy Longevity Survey (CLHLS). Baseline data on greenness levels, green land cover types and diversity were assessed by the Normalized Difference Vegetation Index (NDVI), three greenery types (trees, shrublands and grassland) and Shannon’s diversity index, respectively. Body mass index (BMI) and waist circumference (WC) were separately used as dependent variables and represented for peripheral overweight/obesity and central obesity, respectively. The mixed Cox model with random intercept was used to estimate the effects of greenness levels, types and diversity on overweight/obesity using single and multiple exposure models. We also examined the interaction of PM and the aforementioned indicators on overweight/obesity on both additive and multiplicative scales.

Results

Single exposure models showed that higher levels of residential greenness, tree coverage and ratio of trees to shrublands/grassland were inversely associated with peripheral overweight/obesity and central obesity. An increase in shrublands, grassland and diversity of green was related to lower odds of peripheral overweight/obesity. Multiple exposure models confirmed the association between greenness levels and peripheral overweight/obesity. Males, educated participants and elderly who lived in southern regions and areas with cleaner air environments acquired more benefits from greenspace exposure. Single and multiple exposure models indicated that an antagonistic effect of increasing PM and decreasing greenness levels on peripheral overweight/obesity and central obesity. Single exposure models showed the potential interaction of tree coverage, ratio of trees to grassland and PM2.5 exposures on the risk of peripheral overweight/obesity.

Conclusion

Increasing residential greenness and diversity of green were associated with healthy weight status. The relationship between greenery and overweight/obesity varied, and the effects of greenspace exposure on overweight/obesity were associated with air pollution.

15. Coupling high-rate activated sludge process with aerobic granular sludge process for sustainable municipal wastewater treatment

Journal of Environmental Management, Volume 325, Part A, 1 January 2023, 116549

Abstract

Achieving a neutral/positive energy balance without compromising discharge standards is one of the main goals of wastewater treatment plants (WWTPs) in terms of sustainability. Aerobic granular sludge (AGS) technology promises high treatment performance with low energy and footprint requirement. In this study, high-rate activated sludge (HRAS) process was coupled to AGS process as an energy-efficient pre-treatment option in order to increase energy recovery from municipal wastewater and decrease the particulate matter load of AGS process. Three different feeding strategies were applied throughout the study. AGS system was fed with raw municipal wastewater, with the effluent of HRAS process, and with the mixture of the effluent of HRAS process and raw municipal wastewater at Stage 1, Stage 2 and Stage 3, respectively. Total suspended solids (TSS), chemical oxygen demand (COD), ammonia nitrogen (NH4+-N), and total phosphorus (TP) concentrations in the effluent were less than 10 mg/L, 60 mg/L, 0.4 mg/L, and 1.3 mg/L respectively at all stages. Fluctuations were observed in the denitrification performance due to changes in the influent COD/total nitrogen (TN) ratio. This study showed that coupling HRAS process with AGS process by feeding the AGS process with the mixture of HRAS process effluent and raw municipal wastewater could be an appropriate option for both increasing the energy recovery potential of WWTPs and enabling high effluent quality.

16. The dynamic relationships between landscape structure and ecosystem services: An empirical analysis from the Wuhan metropolitan area, China

Journal of Environmental Management, Volume 325, Part B, 1 January 2023, 116575

Abstract

Environmental managers have been striving to optimize landscape structure to achieve a sustained supply of ecosystem services (ESs). However, we still lack a full understanding of the relationships between landscape structure and ESs due to the absence of thorough investigations on the variability of these relationships in space and time. To fill this critical gap, we assessed landscape structure alongside four important ESs (agricultural production (AP), carbon sequestration (CS), soil conservation (SC), and water retention (WR)) in the Wuhan metropolitan area (WMA), and then analyzed the spatiotemporal impacts of landscape structure on ESs from 2000 to 2020 using Geographically and Temporally Weighted Regression. The results show only AP maintained a stable growth trend over the past two decades, while the other ESs fluctuated considerably with a noticeable decline in SC and WR. The importance of landscape structure in influencing ESs varies by time and place, depending on the local landscape composition and configuration. In general, landscape composition has a stronger and less temporally stable impact on ESs compared to configuration. Furthermore, increases in landscape diversity, as measured through Shannon’s diversity index, and the percentage of woodlands were found to contribute to the simultaneous benefits of multiple ESs, but in most cases the effects of landscape structure on different ESs were different or even opposite, suggesting that trade-offs are critical in landscape management. The findings highlight the complex response of ESs to dramatically changing landscapes in the WMA and can guide decision-makers in precise spatial arrangement and temporal adjustments to improve current landscape management.

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Constructing Z-scheme g-C3N4/TiO2 heterostructure for promoting degradation of the hazardous dye pollutants

Chemosphere, Volume 311, Part 1, January 2023, 136928

Abstract

The use of dyes and segments has increased widely in recent years, but it poses a serious health risk to ecosystems. In this work, TiO2 and two-dimensional g-C3N4 nanosheets (g-CN) were fabricated through co-precipitation and thermal polymerization technique, respectively. The g–CN–TiO2 photocatalyst (1: 3, 2: 2, 3: 1) in various weight percentages was prepared using a simple impregnation process. The photocatalytic behaviour of the g-CN, TiO2 NPs, and different weight percentages of g–CN–TiO2 photocatalyst was evaluated against methylene blue (MB) dye under UV–visible light illumination. Compared to pristine and other weight percentages of the g–CN–TiO2 nanocomposite, the optimized g–CN–TiO2 nanocomposite (3:1) showed promoted performance against MB dye. The enriched catalytic efficiency can be accredited to the low amount of TiO2 nanoparticles deposited on gCN nanosheets, possibly due to the boosted transport properties of the electron-hole pairs. The enriched photocatalytic behaviour can be attributed to the development of the Z-scheme system between TiO2 and g-CN. The current study is an outstanding demonstration of the development of maximum catalytic efficiency for destroying hazardous chemical dyes.

2. Evaluation of cadmium tolerance and remediated efficacy of wild and mutated Enterobacter species isolated from potassium nitrate (KNO₃) processing unit contaminated soil

Chemosphere, Volume 311, Part 1, January 2023, 136899

Abstract

The purpose of this study was to find the most cadmium (Cd2+) tolerant and remediated bacteria isolate from KNO3 processing unit contaminated soil. One isolate out of 19 isolates possessed excellent Cd2+ tolerance than others, which was recognized as Enterobacter hormaechei SFC3 through molecular characterization (16S rRNA sequencing). The identified E. hormaechei SFC3 contained 55% and 45% of GC and AT content, respectively. The wild and acridine orange mutated E. hormaechei SFC3 exhibited excellent resistance to Cd2+ up to the concentration of 1500 μg mL−1. Furthermore, the wild E. hormaechei SFC3 and mutated E. hormaechei SFC3 showed 82.47% and 90.21% of Cd2+ remediation on 6th days of treatment respectively. Similarly, the Cd2+ tolerant wild and mutated E. hormaechei SFC3 showed considerable resistance to all the tested antibiotics. The findings indicate that E. hormaechei SFC3 isolated from KNO₃ processing unit contaminated soil is a promising candidate for microbial remediation of Cd2+ contamination.

3. Biocatalytic degradation of reactive blue 221 and direct blue 297 dyes by horseradish peroxidase immobilized on iron oxide nanoparticles with improved kinetic and thermodynamic characteristics

Chemosphere, Volume 312, Part 1, January 2023, 137095

Abstract

In present study, we describe the biodegradation of direct blue (DB) 297 and reactive blue (RB) 221 by immobilizing horseradish peroxidase (HRP) isolated from fresh leaves of Moringa Oliefera on iron oxide nanoparticles. Iron oxide nanoparticles were synthesized by co-precipitation method and showed a maximum immobilization efficiency of 87%. The surface topography of iron oxide nanoparticles was envisaged by scanning electron microscopy (SEM), results showed that magnetic nanoparticles (MNPs) were in the form of aggregates having size of 1 μm. Furthermore, immobilization was confirmed via functional group identification performed by Fourier transformed infrared spectroscopy (FTIR). Immobilization phenomena displaced the optimum temperature from 35 °C to 50 °C moreover, pH optima were altered from 5.0 to 7.0. Vmax and Km for free and immobilized HRP, were 303 U/mg and 1.66 mM and 312 U/mg and 1.94 mM, respectively. Enzymatic thermodynamic measurements (ΔH*, ΔS*, Ea, ΔG*) were also evaluated for immobilized HRP and its free counterpart. Optimum degradation of reactive blue (RB) and direct blue (DB) 297 with free and immobilized HRP was observed at pH 5 and at temperature 40 °C respectively. The removal efficiency of DB 297 and RB 221 with free HRP was 75% and 86% while with immobilized HRP was 81% and 92% respectively. Furthermore, biodegradation of reactive blue (RB) 221 and direct blue (DB) 297 with immobilized and free biocatalyst was also investigated by Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR) by identification of groups involved in dye degradation. FTIR results confirmed the 100% degradation of dyes. Immobilized HRP retained significant catalytic activity after five consecutive cycles of dye degradation. In conclusion, Fe3O4 nanoparticles are promising and environmentally friendly media for enzyme immobilization. Moreover, immobilized HRP showed more thermal stability, pH stability and higher dye degradation efficiency as compared to free HRP. Furthermore, the immobilized HRP, economically more convenient and easily removable from reaction media. Owing to its thermal stability, ease of separation from reaction media and reusability, the magnetically separatable immobilized HRP can be exploited successfully for treatment of dye contaminated textile effluents.

4. Ambient volatile organic compounds in urban and industrial regions in Beijing: Characteristics, source apportionment, secondary transformation and health risk assessment

Science of The Total Environment, Volume 855, 10 January 2023, 158873

Abstract

Field measurements of volatile organic compounds (VOCs) were conducted simultaneously at an urban site and one industrial park site in Beijing in summer. The VOCs concentrations were 94.3 ± 157.8 ppbv and 20.7 ± 8.9 ppbv for industrial and urban sites, respectively. Alkanes and aromatics were the major contributors to VOCs in industrial site, while oxygenated volatile organic compounds (OVOCs) contributed most in urban site. The most abundant VOC species were n-pentane and formaldehyde for industrial site and urban site, respectively. The calculated ozone formation potential (OFP) and OH loss rates (LOH) were 621.1 ± 1491.9 ppbv (industrial site), 102.9 ± 37.3 ppbv (urban site), 22.0 ± 39.0 s−1 (industrial site) and 5.3 ± 2.2 s−1 (urban site), respectively. Based on the positive matrix factorization (PMF) model, solvent utilization I (34.1 %), solvent utilization II (27.9 %), mixture combustion source (19.3 %), OVOCs related source (9.6 %) and biogenic source (9.1 %) were identified in the industrial site, while OVOCs related source (27.8 %), vehicle exhaust (22.1 %), solvent utilization (19.3 %), coal combustion (16.0 %) and biogenic source (14.8 %) were identified in the urban site. The results of O3-VOCs-NOx sensitivity indicated that O3 formation were respectively under the VOC-limited and NOx-limited conditions in Beijing urban and industrial regions. Additionally, aromatics accounted remarkable SOA formation ability both in the two sites, and SOA potentials of xylene, toluene and ethylbenzene as the indicator species for the solvent utilization in industrial site were remarkable higher than those obtained in urban regions. The hazard index values in the industrial and urban sites were 1.72 and 3.39, respectively, suggesting a high non-carcinogenic risks to the exposed population. Formaldehyde had the highest carcinogenic risks in the two sites, and the cumulative carcinogenic risks in the industrial site and urban site were 1.95 × 10−5 and 1.21 × 10−5, respectively.

5. What drives the change in China’s provincial industrial carbon unlocking efficiency? Evidence from a geographically and temporally weighted regression model

Science of The Total Environment, Volume 856, Part 2, 15 January 2023, 158971

Abstract

In this paper, we propose the concept of carbon unlocking efficiency based on carbon lock-in. Supported by the “Techno-Institutional Complex” theory, we measure the industrial carbon unlocking efficiency (ICUE) of 30 Chinese provinces and analyze its spatial and temporal jump probabilities through spatial Markov chains, and finally identify and discuss the influencing factors through the GTWR model. We found that the ICUE of each province in China follows a decreasing distribution from east to central to west, with Shanghai, Beijing, and Guangdong having the highest ICUEs among all provinces and cities; although the overall ICUE converges to a higher level in the long run, there is still a certain predatory effect of developed regions on less developed regions in the short term, and the intensification of market competition may adversely affect the growth of ICUE in the lagging regions. The results of GTWR show that factors such as energy use efficiency, FDI, and industrial enterprise size mainly promote ICUE growth, and energy structure mainly shows negative effects on ICUE of each province, while factors such as economic efficiency, R&D intensity, ownership structure, marketization level, share of high-tech industries, and industrial upgrading show obvious spatial heterogeneity, and different regions need to adopt different policy instruments for their strengths and weaknesses. These research results have important policy guidance implications for accelerating the process of industrial carbon unlocking in each region.

6. Agglomeration of the new energy industry and green innovation efficiency: Does the spatial mismatch of R&D resources matter?

Journal of Cleaner Production, Volume 383, 10 January 2023, 135453

Abstract

Based on China’s provincial panel data from 2011 to 2019, this paper examines the complex impact of new energy industry agglomeration on green innovation efficiency from the perspective of spatial mismatch of research and development (R&D) resources. The super slack-based measured directional distance function (super-SBM-DDF) is applied to measure the green innovation efficiency, while the least square dummy variable model (LSDV) is implemented to evaluate the mismatch of R&D resources in the new energy industry. Based on the generalized method of moment (GMM), the moderating effect model, and the dynamic threshold model are employed to investigate the threshold effect of new energy industry agglomeration on green innovation efficiency and the moderating effect of spatial mismatch of R&D resources. We come to the following findings. First, the agglomeration of China’s new energy industry exhibits a “west-east-central” gradient distribution. In the meantime, there is a widespread insufficient mismatch of R&D resources in the majority of regions. Second, the agglomeration of the new energy industry can significantly boost the efficiency of green innovation. Moderate agglomeration can have a marginally enhancing effect, whereas excessive agglomeration will obscure the green innovation effect of new energy industry agglomeration. Third, the relationship between the new energy industry agglomeration and green innovation efficiency is negatively moderated by the mismatch of R&D resources, while the moderating effect is amplified by the mismatch of innovation financial resources. Fourth, there are two inflection points in the positive impact of new energy industry agglomeration on green innovation efficiency when the innovation resource mismatch is assigned as the threshold variable.

7. Patterns of embodied pollutant emissions along the global light industrial chain: A complex network perspective

Journal of Cleaner Production, Volume 384, 15 January 2023, 135559

Abstract

With the upgrading of consumer goods and accelerating trade globalization, enormous amounts of pollution related to the light industry sector’s production are transferred across borders along the global industrial chain, but their network patterns and evolution remain unclear. Here, we developed an analytical framework for trade-embodied pollutant emissions transfer (TPET) network by combining complex network theory and input– output theory to analyze the network of 16 light industries in 43 economies from 2000 to 2014. We revealed the critical economies, key industries, critical paths and their evolution trends. The light industry sector’s total TPET was consistently large, but many factors (e.g., upgrading consumer goods, increasing trade volume, the 2008 financial crisis) caused large fluctuations. The network densities remained relatively high, with an obvious small-world property and significant centralization. Large economies (especially the world’s top 10 economies with a total GDP exceeding US $1.86 trillion in 2014) were critical nodes due to their stable and dominant importance, but played opposite roles (i.e., net TPET importers vs. net exporters). Due to large differences in domestic demand, and environmental regulations, high-income economies (e.g., the U.S., and Germany) were the leading net TPET exporters, whereas low- or middle-income economies (e.g., China, Russia) were the dominate net importers; TPET therefore primarily flowed from high-income to low- or middle-income economies, with substantial growth over time. The electricity, gas, steam and air conditioning supply industry, the manufacture of other non-metallic mineral products, the manufacture of basic metals, and the fishing and aquaculture industry together accounted for 81.2 and 89.0% of total trade-embodied NOX and SOX emissions, respectively; they were thus key industries. To reduce emissions, critical economies should consume more environment-friendly products, strengthen technological innovation and pollution control in key industries, and expand environmental cooperation with other countries. Our results provide insights into the global light industry sector’s TPET characteristics and reduction strategies. They also provide a reference for adjusting trade patterns and industrial structures.

8. Comprehensive review on machine learning methodologies for modeling dye removal processes in wastewater

Journal of Cleaner Production, Volume 385, 20 January 2023, 135522

Abstract

A wide range of dyes are being disposed in water bodies from several industrial runoff and the quantity is rapidly increasing over the years. From an environmental safety point of view, it is urgent to improve the removal process of dyes. It is important to understand the stochastic and highly redundant behavior of the process of dye removal (DR) in wastewater treatment. This leads to better utilization of Machine Learning (ML) models for both optimization as well as prediction of the DR process efficiency. In this review, 200 papers (Years, 2006–2021) have been systematically reviewed from the Web of Science and Scopus-indexed journals, covering a total of 84 journals. All applied ML models have been thoroughly studied in the review and analyzed in terms of their architecture setup, hyper-parameters selection, performance, advantages, and disadvantages. A wide range of optimization methods for hyper-parameters tuning were analyzed and discussed scientifically. Explicit information about the data sizes, splitting structure for training-validation-testing along with input and output selection approaches have been logically reviewed and discussed. Data availability, transparency, and reusability have been reported adequately. Various software for data-driven modeling have been discussed with their pros and cons. Trends in statistical evaluators (among about 60 types) have been discussed with their pros and cons including their sensitivity with the data fluctuations. Moreover, the most popular performance metrics have reported. In addition, the DR mechanism has reviewed and discussed inclusively. Extensive media used for the decolorization were discussed thoroughly, including their physical and chemical characteristics, along with feasibility and equilibrium data based on Langmuir model. The cost of the applied media in the decolorization process reported adequately. Finally, the research gap and future road map of the next 5 years, which bridge the gap of the domain are scientifically drafted along with the limitations. This critical review not only provides the appraisal of growth of DR research integrated with ML in the last couple of decades but also scouts the potential studies where all experimental, chemical and modeling processes should be taken under consideration.

9. Removal of lead ions from wastewater using magnesium sulfide nanoparticles caged alginate microbeads

Environmental Research, Volume 216, Part 1, 1 January 2023, 114416

Abstract

In this study, an adsorbent made of alginate (Alg) caged magnesium sulfide nanoparticles (MgS) microbeads were used to treat lead ions (Pb2+ ions). The MgS nanoparticles were synthesized at low temperatures, and Alg@MgS hydrogel microbeads were made by the ion exchange process of the composite materials. The newly fabricated Alg@MgS was characterized by XRD, SEM, and FT-IR. The adsorption conditions were optimized for the maximum removal of Pb2+ ions by adjusting several physicochemical parameters, including pH, initial concentration of lead ions, Alg/MgS dosage, reaction temperature, equilibration time, and the presence of co-ions. This is accomplished by removing the maximum amount of Pb2+ ions. Moreover, the adsorbent utilized more than six times with a substantial amount (not less than 60%) of Pb2+ ions was eliminated. Considering the ability of sodium alginate (SA) for excellent metal chelation and controlled nanosized pore structure, the adsorption equilibrium of Alg@MgS can be reached in 60 min, and the highest adsorption capacity for Pb2+ was 84.7 mg/g. The sorption mechanism was explored by employing several isotherms. It was found that the Freundlich model fits the adsorption process quite accurately. The pseudo-second-order model adequately described the adsorption kinetics.

10. Bryophyllum pinnatum leaf extract mediated ZnO nanoparticles with prodigious potential for solar driven photocatalytic degradation of industrial contaminants

Environmental Research, Volume 216, Part 4, 1 January 2023, 114751

Abstract

In an era of environment-friendly development plant extract-based biological techniques for synthesizing nanoparticles have gained a lot of attention over traditionally famous chemical and physical synthesis techniques. In the present study we have synthesized biogenic zinc oxide nanoparticles (BPLE-ZnO NPs) using Bryophyllum pinnatum leaf extract, compared its native properties and solar-driven photocatalytic activity with chemically prepared ZnO nanoparticles (Chem-ZnO NPs). In order to characterize and compare the Chem-ZnO and BPLE-ZnO, various techniques were used, including UV–visible spectroscopy, x-ray diffractrometry, photoluminescence spectroscopy, field emission scanning electron microscopy, electron dispersive x-ray spectroscopy, fourier transform infrared spectroscopy, and zeta potential analyzer. The results revealed the formation of hexagonal wurtzite ZnO, with no significant difference between the two methods; however, the use of Bryophyllum pinnatum leaf extract in ZnO NPs synthesis resulted in reduced size, presence of biomolecules on its surface and better monodispersity than purely chemical synthesis. Further, the BPLE-ZnO NPs showed better efficiency in the solar-driven photocatalytic degradation of methylene blue (MB) dye compared to Chem-ZnO NPs. Under solar exposure at a dose of 0.50 mg/mL BPLE-ZnO, resulted in 97.31% photodegradation with a rate constant of 0.06 min−1 of 20 mg/L MB solution within just 60 min which was 9.51% higher compared to the Chem-ZnO NPs. The BPLE-ZnO NPs were also employed to investigate their solar-driven photocatalytic performance for degrading the pharmaceutical (Metronidazole and Amoxycillin) and textile pollutants (Methyl orange dye) under sunlight. The results show that Bryophyllum pinnatum leaf extract-mediated ZnO NPs have an excellent potential in solar-based photocatalytic applications.

11. Decomposing manufacturing CO2 emission changes: An improved production-theoretical decomposition analysis based on industrial linkage theory

Journal of Environmental Management, Volume 325, Part A, 1 January 2023, 116471

Abstract

Identifying key drivers of manufacturing CO2 emissions is critical to carbon reduction practices. For manufacturing, CO2 emissions are mainly determined by production capacity and production scale. However, traditional production-theoretical decomposition analysis (PDA) fails to consider production-scale-related drivers. To better support policy development and implementation, this paper improves PDA based on industrial linkage theory. The improved model can identify seven production-capacity-related drivers and five production-scale-related drivers, allowing a comprehensive understanding of CO2 emission drivers. Then this model is implemented to investigate CO2 emission changes in 18 manufacturing sectors in Hubei Province, China, from 2012 to 2017. Results show that manufacturing CO2 reduction efforts in Hubei Province have yielded some achievements, with reduced potential energy intensity and improved CO2 emission technical efficiency in most sectors. Changes in external market demand and final demand structure have contributed to CO2 reduction in most sectors. Results also reveal some problems in manufacturing in Hubei Province, such as the inability to improve CO2 emission technical efficiency and CO2 emission technology strength, the slow improvement of energy utilization technical efficiency and energy utilization technology strength, and the reduction of value-added rate.

12. Novel environmental method for enhanced biodegradation of contaminated wastewater via immobilizing nanoparticles on a new bacterial strain isolated industrial textile

Journal of Environmental Management, Volume 325, Part A, 1 January 2023, 116528

Abstract

Biological processes comprising bacteria, fungi, yeast, and algae received increasing interest for dye degradation due to their cost-effectiveness and eco-friendly nature. Hence, the current study aims to investigate the ability of the photocatalytic performance of N–S co-doped anatase TiO2 (NSTO) nanoparticles immobilized on isolated industrial textile bacteria (ITB) for degradation of basic blue 41 (BB 41). To prove the effect of improving the surface area of NSTO, NSTO also was immobilized on glass balls (NSTO-GB). NSTO nanoparticles were synthesized using sol-gel methods, and characterization of NSTO and NSTO-GB were measured using SEM, TEM, XPS, and DLS analysis. The results showed that the average size of NSTO was 50–60 nm. Moreover, the morphology and surface microstructure of ITB and ITB-NSTO were determined by the SEM, XPS technique. According to the results, ITB has a rod structure, NSTO nanoparticles are placed on the surface of ITB. However, NSTO was attached to the surface of ITB with the hydroxyl group.

The ITB-NSTO indicated a higher BB 41 degradation yield (99%) than pure NSTO (65%) and ITB (74%). The effect of different factors was evaluated on biodegradation by ITB-NSTO. The high biodegradation was obtained in ITB (10 mg), NSTO (50 mg), BB41 (50 ppm), and pH 11. The GC-Mass, LC-Mass, and FT-IR analysis, which monitored the BB 41 degradation efficiency, proved the degradation efficiency by 99%. In the following, the toxicities of BB 41 solution before and after degradation were accessed through the brine shrimp lethality assay (BSLA) and seed germination assay, which displayed a considerable reduction in BB 41 after degradation. Toxicity results exhibited that ITB-NSTO has potential for industrial application.

13. Odor emission assessment of different WWTPs with Extended Aeration Activated Sludge and Rotating Biological Contactor technologies in the province of Cordoba (Spain)

Journal of Environmental Management, Volume 326, Part A, 15 January 2023, 116741

Abstract

In this study, five urban WWTPs (Wastewater Treatment Plant) with different biological treatment (Extended Aeration Activated Sludge – EAAS; Rotating Biological Contactor – RBC), wastewater type (Urban; Industrial) and size, were jointly evaluated. The aim was twofold: (1) to analyze and compare their odor emissions, and (2) to identify the main causes of its generation from the relationships between physico-chemical, respirometric and olfactometric variables. The results showed that facilities with EAAS technology were more efficient than RBC, with elimination yields of organic matter higher than 90%. In olfactometric terms, sludge managements facilities (SMFs) were found to be the critical odor source in all WWTPs compared to the Inlet point (I) or Post primary treatment (PP), and for seasonal periods with ambient temperature higher than 25 °C. Moreover, the global odor emissions quantified in all SMFs revealed that facilities with EAAS (C-WWTP, V-WWTP and Z-WWTP) had a lower odor contribution (19,345, 14,800 and 11,029 ouE/s·m2, respectively) than for those with RBC technology (P-WWTP and NC-WWTP) which accounted for 19,747 ouE/s·m2 and 80,061 ouE/s·m2, respectively. In addition, chemometric analysis helped to find groupings and differences between the WWTPs considering the wastewater (71.27% of total variance explained) and sludge management (64.52% of total variance explained) lines independently. Finally, odor emissions were adequately predicted from the physico-chemical and respirometric variables in the wastewater (r2 = 0.8738) and sludge (r2 = 0.9373) lines, being pH, volatile acidity and temperature (wastewater line), and pH, moisture, temperature, SOUR (Specific Oxygen Uptake Rate) and OD20 (Cumulative Oxygen Demand at 20 h) (sludge line) the most influential variables.

14. Emission characteristics and inventory of volatile organic compounds from the Chinese cement industry based on field measurements

Environmental Pollution, Volume 316, Part 1, 1 January 2023, 120600

Abstract

Volatile organic compounds (VOCs) are major precursors of ozone (O3) and secondary organic aerosols (SOA), which degrade air quality and pose a serious risk to human health and ecological systems. Previous studies on the emission characteristics of VOCs have predominantly focused on petrochemical and solvent-using sources, while localized studies on the cement industry are scarce in China. Field measurements for four cement plants were carried out in this study to investigate the emission levels, source profiles, and secondary pollutant generation potential of 98 VOCs species emitted from rotary and shaft kilns in China. Furthermore, a species-differentiated VOCs emission inventory was compiled for the Chinese cement industry in 2019. The results demonstrated that the mass concentration of VOCs emitted from shaft kiln was more than 20-fold higher than that emitted from rotary kilns, and the alkanes was the dominant species (56%) in shaft kilns, while oxygenated VOCs (OVOCs) and halocarbons were the main species in rotary kilns. Moreover, alkenes & alkyne were the dominant contributors to ozone formation potential (OFP) in shaft kilns, whereas alkenes & alkyne and OVOCs were comparable and prominent contributors in rotary kilns. In contrast, secondary organic aerosol potential (SOAP) for the two types of kilns was dominated by aromatics. In 2019, approximately 18.18 kt VOCs were emitted from cement production and were found to be largely concentrated in the southeast and central provinces of China. Considering the influence on environmental conditions, high OFP-contributing species in cement kilns are suggested to be a priority in the pollution mitigation of O3. This study provides a new, comprehensive, and reasonable cognition of the current VOCs emissions from both rotary and shaft kilns in China, which will aid in a better understanding of VOCs emission characteristics and guide future policy-making.

15. Tax provision by international subsidiaries of Indian extractive industry multinationals: Do environmental pollution and corruption matter?

Resources Policy, Volume 80, January 2023, 103231

Abstract

Outward foreign direct investment in the extractive industry increases the availability of metals and minerals that run the economic engine in the home country. It is unclear, however, whether tax provision by subsidiaries of emerging multinationals in extractive sectors respond to environmental pollution and corruption in the host country. In this paper we examine the tax provision in the host countries by subsidiaries of private sector based emerging multinationals in the extractive resources (metals and mining) sector. The analysis is carried out through a two-step system dynamic panel data GMM estimation, using data from 86 international subsidiaries of 15 Indian multinationals in 31 host countries for the period 2010 to 2019. Tax provisioning is found to be lesser in countries with higher environmental pollution. Tax provision is higher in countries with greater prevalence of corruption. However, the interactive effect suggests that in the presence of environmental pollution the subsidiary tax provisioning is higher in host countries if there is better control of corruption. This indicates that low corruption will offset a decline in tax provision from higher pollution. Furthermore, subsidiaries are found to have lesser tax provisioning when the parent firm has a tax dispute in the home country, implying the role of firm behaviour in shaping tax contribution by subsidiaries. The results are robust to the organization of subsidiaries through offshore financial centres.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Vi phạm, thiếu sót tại một số sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh

Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố Kết luận thanh tra về trách nhiệm của người đứng đầu tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh trong việc chấp hành pháp luật thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công…

Theo đó, kết luận nêu rõ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao nhưng còn tồn tại nhiều khuyết điểm như: Giám đốc Sở chưa theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ việc xử lý đơn và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền.

Sở và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc sở chưa ban hành quy chế tiếp công dân; chưa thực hiện đầy đủ thông báo kết quả giải quyết công dân theo quy định. Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ cho Thanh tra Sở, Thanh tra Sở giao cho cán bộ thực hiện không bằng văn bản, không xác định thời hạn cụ thể, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chưa thường xuyên, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế khi thực hiện việc xử lý đơn.

Đối với công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp, Sở Tài nguyên và Môi trường vi phạm phổ biến nhất là thời hạn giải quyết, xử lý. Đặc biệt là trong vai trò tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết khiếu nại.

Ngoài ra, Sở còn những thiếu sót khác về trình tự, thủ tục như ban hành văn bản trả lời công dân không đủ điều kiện thụ lý giải quyết về hình thức không thống nhất; không tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết tranh chấp đất đai bằng quyết định mà bằng văn bản chỉ đạo.

Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thanh tra thành phố cũng chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót như: Quyết định thanh tra thực hiện chưa đúng mẫu, kế hoạch tiến hành thanh tra thực hiện chưa đúng; trong quá trình thực hiện, nhật ký đoàn thanh tra không đảm bảo về nội dung, trình tự, ghi không liên tục từ khi công bố quyết định thanh tra, nội dung nhật ký đoàn thanh tra ghi không đầy đủ, trưởng đoàn thanh tra không ký xác nhận nội dung đã ghi, là không đúng theo quy định.

Trong giai đoạn tiếp thu giải trình của đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra gửi dự thảo báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra cho đối tượng thanh tra giải trình nhưng không kèm dự thảo kết luận thanh tra, là không đúng theo quy định.

Việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra tại sở không bằng văn bản (hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng đôn đốc) mà được thực hiện rà soát trong các cuộc họp giao ban định kỳ, là chưa đúng theo trình tự, thủ tục quy định. Chưa thực hiện phân công cán bộ tiếp công dân thường xuyên theo quy định, không thông báo kết quả xử lý đơn tố cáo cho người tố cáo theo quy định.

Về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, Sở và các đơn vị trực thuộc quản lý còn để xảy ra tình trạng nhà, đất công sử dụng không hiệu quả, còn để trống, có dấu hiệu lãng phí.

Từ những kết luận nêu trên, Chánh Thanh tra thành phố kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo thực hiện kiểm điểm trách nhiệm nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân của sở và các đơn vị trực thuộc liên quan các hạn chế, thiếu sót nêu tại kết luận thanh tra, tùy theo mức độ sai phạm và kết quả kiểm điểm có biện pháp xử lý phù hợp với quy định.

Giao cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ… để tăng cường nhận thức, hành động, khắc phục các tồn tại nâng cao chất lượng công việc.

Chấn chỉnh công tác xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp theo kết luận thanh tra. Đặc biệt, phải có biện pháp khắc phục vi phạm thời hạn xử lý đơn, giải quyết đơn; Tổ chức kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với các cá nhân, tập thể có liên quan về những thiếu sót, hạn chế, vi phạm được nêu tại kết luận, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố.

Vũ Nguyên – Báo Nhân Dân

Theo Nhân Dân

Ảnh: Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng tài sản nhà, đất công lãng phí.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nhandan.vn/vi-pham-thieu-sot-tai-mot-so-so-nganh-thanh-pho-ho-chi-minh-post737301.html

Hàng nghìn ha đất chưa thể gieo cấy vì thiếu nước

Do nguồn nước sông Lam xuống thấp, hàng nghìn ha đất trồng lúa vụ Xuân tại huyện Thanh Chương, Đô Lương (Nghệ An) chưa thể gieo cấy vì thiếu nước, khiến người dân hết sức lo lắng.

Ruộng “khát” nước sông

Theo kế hoạch, vụ Xuân năm 2023, toàn huyện Thanh Chương sẽ gieo cấy hơn 8.700ha lúa. Tuy nhiên, đến nay do nguồn nước sông Lam sụt giảm, nhiều trạm bơm không thể lấy được nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khiến hàng trăm ha diện tích trồng lúa bị “khát”. Đơn cử như tại trạm bơm xã Thanh Hưng được thiết kế với công suất 5 máy, tuy nhiên do mực nước sông xuống thấp, hiện chỉ có 1 máy có thể hoạt động, trạm luôn cử người túc trực 24/24h để có nước là bơm cho người dân sản xuất.

Ruộng chưa có nước, nên bà Nguyễn Thị Đào (61 tuổi) trú tại xã Đại Đồng đứng ngồi không yên. Bà Đào cho biết, theo lịch nông vụ, sau khi ra tết bà con xuống đồng để gieo cấy vụ Xuân, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện vì gần 2 sào ruộng vẫn chưa thể lấy được nước. “Lúa giống đến thời điểm này đã ngâm ủ đủ ngày, mộng đã lên nhưng chưa thể đưa ra ruộng gieo cấy, người dân chúng tôi đang sốt ruột, mong chính quyền có biện pháp kịp thời để chúng tôi sản xuất đúng thời vụ”- bà Đào nói.

Theo số liệu từ ngành thủy lợi huyện Thanh Chương, hiện nay hầu như các trạm bơm nằm trên sông Lam đều không có nước để bơm phục vụ sản xuất vụ Xuân như: Trạm bơm Rạng, trạm bơm Đồng Văn, trạm bơm Rú Nguộc,… Những xã có diện tích chờ nước nhiều nhất là Cát Văn, Phong Thịnh, Đại Đồng….

Trong khi đó, tại huyện Đô Lương, theo số liệu từ Phòng Nông nghiệp, vụ Xuân năm nay, huyện sản xuất 8.600ha lúa, trong đó gần 1.000ha sử dụng nguồn nước sông Lam. Từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão, các trạm bơm dọc sông Lam trên địa bàn huyện Đô Lương cũng không còn nguồn nước để bơm. Cụ thể, có khoảng 200ha vụ Xuân tại các xã Lưu Sơn, Trung Sơn, Thuận Sơn… không thể gieo cấy do khó khăn về nguồn nước. Sau khi ra Tết, các xã đã huy động hàng trăm nhân lực nạo vét các tuyến kênh mương, dẫn nước về, hiện người dân mới đang bắt đầu gieo cấy.

Đề nghị thủy điện Bản Vẽ xả nước

Trước việc hơn 700ha lúa vụ Xuân thiếu nước, trong những ngày qua, huyện Thanh Chương chỉ đạo các xã, huy động người dân để nạo vét bùn đất tạo dòng nước chảy về trạm bơm. Tuy nhiên, vẫn không đủ cho các máy bơm chạy hết công suất.

Theo ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương: Vụ Xuân năm nay toàn huyện gieo cấy 8.600ha. Đến nay, đã gieo cấy được hơn 5.000ha. Số diện tích thiếu nước chưa cấy được khoảng 700 – 800ha tập trung chủ yếu ở các xã Cát Văn, Phong Thịnh, Đại Đồng, Đồng Văn… “Để giúp nhân dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất cũng như đảm bảo diện tích và sản lượng, UBND huyện Thanh Chương đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các công ty thủy điện trên địa bàn tỉnh xả nước để nhân dân có nước sản xuất. Theo dự kiến, nửa đêm 3/2 sẽ bơm được nước từ sông Lam cho bà con có nước sản xuất kịp thời vụ”- ông Thanh cho biết thêm.

Về sự việc trên, ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An cho biết: Nguyên nhân mấy tháng nay không có mưa, lưu lượng nước đổ về các hồ thủy điện thấp nên mực nước đang thiếu hụt so với quy định. Trong khi đó, trên dòng sông Lam đi qua các huyện Thanh Chương, Đô Lương, lòng sông ngày càng thấp xuống do hoạt động khai thác cát, dẫn đến cột nước cũng bị thấp xuống, gây khó khăn cho các trạm bơm. Trước mắt, để giải quyết vấn đề này, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện điều tiết nước trong hệ thống để tạo nguồn nước cho vùng hạ du hệ thống thủy lợi Nam.

Ông Phùng Thành Vinh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện tại, mực nước vào hệ thống thủy lợi Bắc đang đảm bảo, Sở đã chỉ đạo điều tiết nước giữa 2 hệ thống cũng như làm việc, đề nghị Công ty Thủy điện Bản Vẽ tăng lưu lượng xả, nhờ đó từ chiều ngày 31/1, một số trạm bơm đã bắt đầu hoạt động. “Trước mắt, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị thủy điện để bàn bạc, kiến nghị tăng lưu lượng xả, cung cấp nước sản xuất cho vùng hạ du để các huyện hoàn thành gieo cấy lúa vụ Xuân” – ông Vinh cho biết thêm.

Điền Bắc – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Nước sông Lam xuống thấp khiến hàng nghìn héc ta lúa vụ Xuân tại một số địa phương ở Nghệ An chưa thể gieo cấy.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/hang-nghin-ha-dat-chua-the-gieo-cay-vi-thieu-nuoc-5708878.html

Bảo tồn và phát triển vùng đất ngập nước: Mục tiêu để Việt Nam phát triển bền vững

Việc bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước là xác định là một trong những mục tiêu để Việt Nam phát triển bền vững.

Những vùng đất ngập nước được coi là “những mạch máu của Trái Đất”. Bởi có tới 40% tổng số các loài động thực vật trên thế giới sống hoặc sinh sản tại các vùng đất ngập nước. Đất ngập nước hỗ trợ các hệ sinh thái quan trọng và đa dạng sinh học. 

Tại Việt Nam, diện tích đất ngập nước lên tới khoảng 12 triệu ha và phân bố ở mọi vùng sinh thái của đất nước. Những khu vực này có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa – xã hội.

Thống kê cho thấy, các vùng đất ngập nước đã cung cấp lương thực, thủy sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Do đó, việc bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước là một trong những mục tiêu để Việt Nam phát triển bền vững.

Trong bối cảnh gần 90% vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị suy thoái hoặc thậm chí biến mất, việc nâng cao nhận thức trên toàn cầu về các vùng đất ngập nước, nỗ lực phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của toàn thế giới hiện nay.

Trên cơ sở đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 30/8/2021 đã thông qua Nghị quyết 75/317 về việc lập ra Ngày Đất ngập nước thế giới vào ngày 2/2 hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cộng đồng thế giới về tầm quan trọng thiết yếu của vùng đất ngập nước.

Việc thông qua nghị quyết này được coi là một dấu mốc quan trọng đối với Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước (gọi tắt là Công ước Ramsar), theo đó một lần nữa khẳng định rằng các vùng đất ngập nước rất quan trọng đối với con người và thiên nhiên và phải đạt được sự phát triển bền vững.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là thành viên tích cực của Sáng kiến khu vực Ramsar Indo-Burma của Đông Nam Á (bao gồm 5 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar).

Đến nay, Việt Nam đã có 9 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) gồm: 7 Vườn quốc gia (Xuân Thủy, Nam Định; Ba Bể, Bắc Kạn; Bầu Sấu – Cát Tiên, Đồng Nai; Tràm Chim, Đồng Tháp; Mũi Cà Mau, Cà Mau; Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu; U Minh Thượng, Kiên Giang) và 2 khu bảo tồn thiên nhiên (Láng Sen, Long An; Vân Long, Ninh Bình).

Với nỗ lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các địa phương, năm 2020, Việt Nam công bố thành lập thêm được 2 khu bảo tồn đất ngập nước gồm Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang-Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên – Huế) và Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy (tỉnh Thái Bình).

Năm 2021, Việt Nam đề cử danh hiệu khu Ramsar cho vùng đất ngập nước Bắc Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai). Đến nay, Việt Nam đã có 47 vùng đất ngập nước được quy hoạch trên phạm vi toàn quốc.

Từ khi tham gia Công ước Ramsar đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến quản lý đất ngập nước, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý và phát triển bền vững đất ngập nước ở Việt Nam. Gần đây nhất, Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước được ban hành và đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước, đặc biệt là phát huy các giá trị dịch vụ, bảo vệ đặc tính sinh thái của các hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị cao về đa dạng sinh học, môi trường và kinh tế – xã hội.

Trên cơ sở các quy định này, Việt Nam hướng tới quản lý đất ngập nướcphải dựa trên phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, quản lý tổng hợp các đối tượng, các mối quan hệ qua lại tác động lên các thành phần của hệ sinh thái đất ngập nướcvà tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu, xuyên biên giới để đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước.

Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 – 2030 có thể xem như bước khẳng định chắc chắn của Việt Nam sẽ song hành cùng nỗ lực quốc tế trong bảo tồn và phát huy giá trị của các vùng đất ngập nước.

Mục tiêu đến năm 2025, cả nước sẽ có 13 khu đất ngập nước được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) và tăng lên 15 khu vào năm 2030; tăng số lượng các khu bảo tồn đất ngập nước và phục hồi được ít nhất 25% vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái. 

Đến năm 2030, các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc cần được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường.

Lan Anh – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam có tổng diện tích lên tới khoảng 12 triệu ha và phân bố ở mọi vùng sinh thái của đất nước.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/bao-ton-va-phat-trien-vung-dat-ngap-nuoc-muc-tieu-de-viet-nam-phat-trien-ben-vung-75340.html

Đà Nẵng: Nhiều doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế tiền thuế

Nhiều doanh nghiệp hoạt động bất động sản bị Cục Thuế Đà Nẵng cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản ngân hàng, yêu cầu phong tỏa vì lý do chậm nộp thuế quá 3 tháng so với quy định.

Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa có nhiều quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản hoặc yêu cầu phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực bất động sản có địa chỉ đăng ký thuế tại TP. Đà Nẵng.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp bị Cục Thuế TP. Đà Nẵng cưỡng thuế nộp thuế do nộp chậm với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty cổ phần Địa Ốc Viễn Đông Việt Nam (địa chỉ thuế tại đường Hùng Vương, phường Hải Châu I, quận Hải Châu) bị cưỡng chế với số tiền là 70.335.730.493 đồng tiền thuế do đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định. Trong đó, Công ty này bị cưỡng chế do nợ tiền thuế giá trị gia tăng hơn 53,2 tỷ đồng, tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 1,98 tỷ đồng, tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng hơn 15 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Địa Ốc Viễn Đông Việt Nam được biết đến chủ đầu tư là Dự án Tòa tháp đôi Viễn Đông Meridian, Công viên công cộng, Bãi đỗ xe ngầm Viễn Đông tại 84 Hùng Vương, TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm “đắp chiếu” (từ năm 2008), vào tháng 6/2021, Dự án Tòa tháp đôi Viễn Đông Meridian làm thủ tục đổi chủ đầu tư mới, theo đó sẽ “về tay” Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc – Đà Nẵng.

Với lý do tương tự, Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Du lịch Quảng An Đà Nẵng (gọi tắt Công ty Quảng An Đà Nẵng, địa chỉ tại đường Trường Sa, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) bị cưỡng chế với số tiền hơn 33 tỷ đồng. Doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế do chủ yếu nợ tiền thuê đất với số tiền hơn 30,678 tỷ đồng, đồng thời chậm nộp với số tiền hơn 2,79 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty Quảng An Đà Nẵng (tên gọi cũ Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Du lịch Sóng Việt) chính là chủ đầu tư nhận chuyển nhượng Dự án The Song – Danang Beach Villas vào năm 2017 được biết đến với diện tích 12 ha, vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, nằm ven biển Đà Nẵng tại phường Khuê Mỹ, Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Chủ đầu tư cũ của Dự án này là Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (SDN).

Một doanh nghiệp khác cũng bị cưỡng chế nộp thuế vì nợ tiền thuê đất với số tiền hàng chục tỷ đồng là Công ty TNHH I.V.C (địa chỉ phường Phước Ninh, quận Hải Châu). Công ty I.V.C bị cưỡng chế với số tiền là 42.527.243.143 đồng, gồm hơn 34,5 tỷ đồng tiền thuê đất và hơn 7,9 tỷ đồng tiền chậm nộp khoản này. Công ty I.V.C được biết liên quan Dự án Nhà hàng và Bến du thuyền tại khu vực phía Nam cảng sông Hàn (liên quan đến vụ án của Vũ “nhôm”).

Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp bị cưỡng chế, có doanh nghiệp liên quan đến “siêu dự án bất động sản” đình đám thời gian trước của TP. Đà Nẵng. Cụ thể, Công ty TNHH Empire Hospitality, chủ đầu tư tại Dự án Cocobay Đà Nẵng (condotel) tại đường Trường Sa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.

Công ty TNHH Empire Hospitality bị cưỡng chế nộp thuế với số tiền hơn 7 tỷ đồng. Trong ảnh: Dự án Condotel Cocobay Đà Nẵng do công ty này làm chủ đầu tư. Ảnh: Nhiệt Băng.

Công ty TNHH Empire Hospitality bị cưỡng chế nộp thuế với số tiền hơn 7 tỷ đồng. Trong ảnh: Dự án Condotel Cocobay Đà Nẵng do công ty này làm chủ đầu tư. Ảnh: Nhiệt Băng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này bị cưỡng chế với số tiền hơn 7 tỷ đồng chủ yếu do liên quan đến các khoản tiền về thuế thu nhập cá nhân (hơn 2,4 tỷ đồng); thuế giá trị gia tăng (hơn 4 tỷ đồng) cùng các khoản tiền chậm nộp 2 khoản này lần lượt hơn 200 và 400 triệu đồng.

Một doanh nghiệp bất động sản khác cũng bị Cục Thuế TP. Đà Nẵng cưỡng chế vì nộp chậm tiền thuế giá trị gia tăng là Công ty cổ phần VN Đà Thành Land (công ty thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành – VN Đà Thành Group) với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng (trong đó có 143 triệu đồng tiền chậm nộp).

N.T – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Phối cảnh Dự án The Song – Danang Beach Villas hiện do Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Du lịch Quảng An Đà Nẵng làm chủ đầu tư.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/da-nang-nhieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-bi-cuong-che-tien-thue-d183134.html

Cảnh hoang vắng ở loạt dự án ôm ‘đất vàng’ ven biển Quảng Bình sắp bị thanh tra

Mặc dù nằm ở vị trí đắc địa ven biển TP Đồng Hới (Quảng Bình) nhưng hàng loạt dự án nghỉ dưỡng với diện tích ‘khủng’ lại rơi vào cảnh ngừng thi công, chậm tiến độ suốt nhiều năm gây mất mỹ quan đô thị và bức xúc cho người dân.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Bình cho biết, lãnh đạo sở này vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023 đối với 23 doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang trên địa bàn. Mục tiêu thanh tra để phát hiện, xử lý những đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Khu resort 3 sao tại xã Bảo Ninh của Công ty CP Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình, và khu khách sạn 5 sao Pullman của Công ty CP Du lịch Hà Nội – Bảo Ninh xây dựng dang dở nhiều năm nay - Ảnh: H. Sâm

Khu resort 3 sao tại xã Bảo Ninh của Công ty CP Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình, và khu khách sạn 5 sao Pullman của Công ty CP Du lịch Hà Nội – Bảo Ninh xây dựng dang dở nhiều năm nay – Ảnh: H. Sâm

Theo đó, Thanh tra Sở TN&MT sẽ phối hợp với Phòng Quản lý đất đai, Phòng Quản lý môi trường, Phòng Biển – Đảo và Tài nguyên nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước tại các đơn vị được Nhà nước cho thuê đất, tiến hành trong quý I/2023.

Trong các dự án thuộc diện thanh tra, đáng chú ý có 2 dự án đang được xây dựng nhưng dang dở trong nhiều năm nay là Khu resort 3 sao tại xã Bảo Ninh (Khu du lịch sinh thái Sài Gòn – Bảo Ninh) của Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình, và khu khách sạn 5 sao Pullman của Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội – Bảo Ninh.

Dự án khách sạn 5 sao Pullman do Công ty CP du lịch Hà Nội – Quảng Bình làm chủ đầu tư với diện tích hơn 56.000m2, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Quy mô xây dựng khối khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng gồm 283 phòng ngủ khách sạn và 18 căn biệt thự nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao và các dịch vụ đi kèm. Ban đầu, dự án khách sạn Pullman được đăng ký với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2019. Cũng trong thời gian này, dự án đã thi công được phần thô. Đến tháng 9/2019, dự án được chủ đầu tư đăng ký tăng vốn đầu tư từ 600 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng.

Ngoài phần thô khối tòa nhà khách sạn Pullman đã cơ bản hoàn thành thì các hạng mục khác vẫn còn dang dở - Ảnh: CTV

Ngoài phần thô khối tòa nhà khách sạn Pullman đã cơ bản hoàn thành thì các hạng mục khác vẫn còn dang dở – Ảnh: CTV

Từ thời điểm sau khi tăng vốn đầu tư, các hoạt động xây dựng tại dự án Pullman diễn ra hết sức ì ạch, cầm chừng. Tính đến nay, ngoài phần thô khối tòa nhà khách sạn đã cơ bản hoàn thành thì các hạng mục khác vẫn ngổn ngang, dang dở.

Sau hơn 6 năm được cấp quyết định cho phép thực hiện, dự án khách sạn 5 sao Pullman này vẫn chỉ là những khối bê tông nằm ở khu “đất vàng” ven biển của tỉnh Quảng Bình.

Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh của Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình. Ảnh: H. Sâm

Khu du lịch sinh thái Sài Gòn – Bảo Ninh của Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình. Ảnh: H. Sâm

Khung cảnh im lìm tại dự án. Ảnh: Hải Sâm

Khung cảnh im lìm tại dự án. Ảnh: Hải Sâm

Nằm sát dự án khách sạn Pullman, dự án Khu du lịch sinh thái Sài Gòn – Bảo Ninh do Công ty CP Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 424 tỷ đồng trên quy mô 4,25ha cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Dự án này được UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2009, điều chỉnh lần 1 năm 2018, điều chỉnh lần 2 năm 2019. Tiến độ hoàn thành được quy định sau khi được gia hạn điều chỉnh chủ trương đầu tư lần 2 đến hết tháng 9/2020.

Nhưng khoảng 3 năm nay, sau khi hoàn thành xong phần thô khối tòa nhà khách sạn, xây đến tầng 12/19 thì các hạng mục khác vẫn dang dở. Từ đó dự án này chỉ là những khối bê tông nằm trơ trọi, sắt thép và máy móc phần lớn đã rỉ sét, khuôn viên cỏ dại mọc um tùm.

Được biết, dự án này nợ tiền thuê đất lớn nên UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Cục Thuế hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cưỡng chế thuế, chuyển Sở TN&MT để trình hồ sơ, thủ tục thu hồi đất đúng quy định.

Khoảng 3 năm nay, sau khi hoàn thành xong phần thô khối tòa nhà khách sạn, xây đến tầng 12/19 thì các hạng mục khác của dự án Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh vẫn chưa hoàn thành - Ảnh: H. Sâm

Khoảng 3 năm nay, sau khi hoàn thành xong phần thô khối tòa nhà khách sạn, xây đến tầng 12/19 thì các hạng mục khác của dự án Khu du lịch sinh thái Sài Gòn – Bảo Ninh vẫn chưa hoàn thành – Ảnh: H. Sâm

Theo UBND tỉnh Quảng Bình, hiện nay, qua rà soát của các sở, ban ngành liên quan, hiện tỉnh có 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỷ lệ 22,7% tổng số dự án trên địa bàn.

Trước đó, UBND tỉnh đã có nhiều động thái kiên quyết xử lý các dự án sử dụng đất có nguồn vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ.

Trong đó phải kể đến Dự án xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê của Công ty Cổ phần Tập đoàn Linh Thành tại phường Đồng Phú và Dự án khu khách sạn tại phường Hải Thành của Công ty TNHH Thành An. Cả 2 dự án này đều thuộc trường hợp đủ điều kiện thu hồi đất và UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh để thu hồi.

Tình trạng chậm tiến độ của các dự án đã đặt ra vấn đề lãng phí quỹ “đất vàng”, mất cơ hội tiếp cận của các nhà đầu tư có năng lực, tâm huyết.

Hải Sâm – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Dự án khách sạn 5 sao Pullman với diện tích hơn 56.000m2, nằm tại vị trí đắc địa ở bán đảo Bảo Ninh. Ảnh: H. Sâm.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/canh-hoang-vang-o-loat-du-an-om-dat-vang-ven-bien-quang-binh-sap-bi-thanh-tra-2106651.html

‘Sống treo’ bên mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

Sau gần 15 năm nhường đất để triển khai dự án mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, hàng nghìn hộ dân tại 6 xã thuộc vùng bãi ngang của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) rơi vào cảnh không được an cư để lập nghiệp. Hơn 10 mùa xuân, người dân ở đây thấp thỏm đón tết hiu hắt trong những ngôi nhà cũ kĩ bên dự án đã treo ròng rã suốt một thập kỉ.

Tết buồn bên dự án nghìn tỷ

Từ chiều 30 Tết Nguyên đán Quý Mão, dù đã chuẩn bị tươm tất để đón năm mới tại ngôi nhà mới ở khu tái định cư, nhưng ông Phan Văn Hội (SN 1967), trú tại xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vẫn không quên mang theo lá cờ Tổ quốc đến ngôi nhà cũ ở xóm 1 (cũ) để treo lên đầu ngõ. Đã 6 năm nay, năm nào ông cũng đón giao thừa nơi đã gắn bó với gần như cả cuộc đời của ông, mặc dù hiện nay đã nằm trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án mỏ sắt Thạch Khê, được đền bù để di dời đến nơi ở mới, nhường đất cho dự án.

12 năm, nhiều gia đình ở Thạch Khê đón tết bất an bên dự án treo nghìn tỉ

12 năm, nhiều gia đình ở Thạch Khê đón tết bất an bên dự án treo nghìn tỉ

Dù vậy, do khuôn viên căn nhà cũ vẫn chưa được phá bỏ, nên từ khi dự án bị tạm dừng khai thác đến nay, vừa tiếc cơ ngơi cũ, vừa gặp khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai ở khu tái định cư, ông Hội đã xin chủ đầu tư được trở lại căn nhà cũ ngày xưa, tận dụng để làm nơi ở, đồng thời trồng cây xanh trong vườn và chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khuôn viên dự án đã bị bỏ hoang. “Tôi đã sống ở đây già nửa đời người, nên giờ cũng chỉ quen với nếp nhà cũ. Tết năm nào cũng đón giao thừa ở ngôi nhà này, dù không khí trầm buồn nhưng thấy gần gũi, ấm lòng mỗi khi tết đến, xuân về”, ông Hội chia sẻ.

Theo chân ông Hội, có khoảng 5 – 6 gia đình khác khi di dời đến nơi ở mới nhưng nhà cũ chưa bị phá bỏ, cũng quay trở về chốn xưa để làm ăn, sinh sống ngay trong phạm vi của dự án. Những người này ban đầu chỉ dám chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhưng gần đây thấy dự án mãi không triển khai trở lại, đã mạnh dạn khai khẩn vườn tược, trồng cây.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Thạch Khê Phan Xuân Mậu cho biết, dự án mỏ sắt Thạch Khê đã làm đảo lộn cuộc sống quanh năm của người dân trên địa bàn xã Thạch Khê nói riêng và người dân 6 xã bãi ngang của huyện Thạch Hà chứ không riêng gì trong những ngày tết đến, xuân về. Người dân thấp thỏm, bất an khi cả thập kỷ sống trong vùng quy hoạch treo, hạ tầng tái định cư thì dở dang, trong khi nơi ở cũ lại nằm trong quy hoạch dự án. Gần 15 năm qua, hơn 1/4 diện tích của xã đã bị cắt bản đồ địa chính do nằm trong quy hoạch, người dân vì thế cũng không được xây dựng, cơi nới, tu sửa nhà. Hiện nay, 10 phòng làm việc của UBND xã Thạch Khê xuống cấp, hư hỏng vẫn không được sửa chữa. Một số trường học không đạt chuẩn, đường giao thông không được mở rộng và đầu tư nâng cấp như các địa phương khác. Doanh nghiệp muốn đầu tư dự án cũng không được vì quỹ đất đã được bàn giao cho Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam quản lý.

Đây là cái tết thứ 6 ông Phan Văn Hội đón Tết tại ngôi nhà cũ đã bàn giao để thực hiện dự án

Đây là cái tết thứ 6 ông Phan Văn Hội đón Tết tại ngôi nhà cũ đã bàn giao để thực hiện dự án

Xã Thạch Hải cũng là địa phương nằm sát cạnh dự án mỏ sắt Thạch Khê. Hơn một thập kỉ vừa qua, chính quyền và nhân dân xã Thạch Hải phải gánh chịu những hệ lụy nặng nề do dự án mang lại. Nhà cửa không được xây mới, đất đai không được tách sổ khiến cho nhiều gia đình, nhiều thế hệ phải chen chúc, sinh sống trong những ngôi nhà xuống cấp, cũ nát. Đặc biệt, những ngày tết đoàn viên, con cháu làm ăn xa trở về quây quần bên gia đình, vô hình trung trở thành gánh nặng khi phải sinh hoạt trong khuôn viên nhà cửa chật hẹp, nước sạch không đảm bảo.

“Ở những nơi khác, nếu như ngày lễ, tết con cháu tụ họp sum vầy mà điều kiện nhà cửa chật hẹp có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ bên ngoài nhưng ở Thạch Hải thì không có bất cứ một khu nghỉ dưỡng nào được xây dựng. Bất luận, bãi ngang Thạch Hà có bờ biển dài gần 30km với rất nhiều bãi tắm đẹp. Trong đó, riêng 6 xã bị ảnh hưởng bởi mỏ sắt Thạch Khê đã có 40 di tích lịch sử văn hóa, trong số này có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, tạo thành một quần thể du lịch sinh thái gắn văn hóa tâm linh. Từ năm 2000, nơi đây đã lập dự án phát triển Du lịch sinh thái biển Thạch Hải, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư dự án Du lịch sinh thái Quỳnh Viên hàng trăm tỉ đồng. Song, khi dự án đang triển khai dở dang thì mỏ sắt ra đời, dự án du lịch phải dừng vì liên quan đến quy hoạch khai thác mỏ, nhiều nhà đầu tư được cấp phép đã “dứt áo” ra đi”, ông Bùi Đình Lâm, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải bức xúc khi nhắc đến dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Người dân quay về nhà cũ trong vùng dự án để sinh sống

Người dân quay về nhà cũ trong vùng dự án để sinh sống

Địa phương kiên quyết dừng, doanh nghiệp muốn tiếp tục

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho rằng, đã 15 năm kể từ ngày khởi công dự án và đến nay là 12 năm Chính phủ có quyết định tạm dừng, đã để lại bao hệ lụy, khó khăn cho người dân trong vùng dự án.

Trước đây, để tạo điều kiện tốt nhất cho dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã lên kế hoạch di dời gần 4.000 hộ dân vùng bãi ngang thuộc 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà đến khu tái định cư để nhường đất cho mỏ sắt. Nhưng 15 năm qua, chỉ hơn 100 hộ được chuyển đi nơi khác, hơn 4.800 ha đất dự kiến sử dụng chỉ mới giải phóng được 839 ha. Vướng quy hoạch và việc thu hồi diện tích đất lớn gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, làm kinh tế các xã vùng bãi ngang thụt lùi. Các xã trong vùng mỏ có trên 550 hộ gia đình con đã trưởng thành nhưng không thể tách hộ vì không được cấp đất. Sản xuất nông nghiệp bị ngưng trệ do không có nguồn nước thủy lợi, đất sản xuất phần lớn đã bàn giao cho dự án, số diện tích còn lại do bị cát vùi lấp nên không thể canh tác, trong đó có trên 150 ha bị hoang hóa vì cát vùi, một số vùng nguồn nước cạn kiệt, người dân phải mua nước sạch từ bên ngoài, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong vùng là 13,7%.

Sau 12 năm tạm dừng, nhiều máy móc, phương tiện phục vụ dự án đã hư hỏng

Sau 12 năm tạm dừng, nhiều máy móc, phương tiện phục vụ dự án đã hư hỏng

Bao giờ người dân các xã vùng bãi ngang của huyện Thạch Hà thoát khỏi cảnh sống trong thấp thỏm âu lo cạnh mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á? Trong nhiều năm trở lại đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có rất nhiều văn bản kiến nghị lên Trung ương về việc dừng vĩnh viễn khai thác mỏ sắt Thạch Khê do quá trình triển khai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống dân sinh. Trong khi đó, chủ đầu tư là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam vẫn muốn tiếp tục triển khai dự án và cho rằng, nếu dự án dừng hoạt động sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn phá vỡ quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt và Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đã được Chính phủ phê duyệt.

Nhà văn hóa tại khu tái định cư đã trở thành nơi chứa rác thải

Nhà văn hóa tại khu tái định cư đã trở thành nơi chứa rác thải

Đến nay, tổng vốn đã đầu tư tại Dự án mỏ sắt Thạch Khê là 1.984 tỷ đồng, trong đó vốn được góp bởi các doanh nghiệp nhà nước là 1.529,6 tỷ đồng. Câu hỏi mà Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đặt ra là, nếu dự án phải dừng hoạt động, số tiền gần 2.000 tỷ đồng đã đầu tư, ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù, thì vẫn chưa có câu trả lời.

Được phát hiện từ năm 1964, Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng quặng trên 544 triệu tấn, được coi là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Vào các năm 1987 và 1998, tại khu vực này đã 2 lần khởi động việc khai thác, nhưng sau đó buộc phải tạm dừng để tiếp tục nghiên cứu. Năm 2008, Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) đã khởi động Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, tổng vốn đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng, vòng đời khai thác hơn 50 năm. Giai đoạn 2008-2011, đã bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3, độ sâu -34m so với mực nước biển, thu hồi 3.000 tấn quặng. Dự án sau đó gặp vướng mắc về huy động vốn nên đến tháng 11-2011, Chính phủ phải cho tạm dừng dự án để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.

Thiện Thành/ANTG

Theo An ninh thế giới

Ảnh: Đại công trường hơn 10 năm trước, nay là một hố nước sâu

Xem bài viết gốc tại đây:

https://antg.cand.com.vn/phong-su/song-treo-ben-mo-sat-lon-nhat-dong-nam-a-i682374/

Sau vụ Tân Việt Phát, Bộ Công an điều tra 8 dự án khác

Cáo trạng vụ Tân Việt Phát thể hiện, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ tiếp tục xác minh, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật liên quan đến 8 dự án khác tại Bình Thuận.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với 12 bị can là các cựu lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bình Thuận về sai phạm liên quan đến việc giao diện tích hơn 9ha (3 lô đất 18,19, 20 phường Phú Hài, TP Phan Thiết) cho Công ty Tân Việt Phát.

Theo cơ quan tố tụng, các bị can đã áp giá đất năm 2013 để tính tiền thu đất năm 2017. Hành vi này vi phạm khoản 3, Điều 108, Luật Đất đai năm 2013 về căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất) và vi phạm điểm b, c khoản 4, Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 về giá đất, khiến nhà nước thiệt hại hơn 45 tỷ đồng.

Tại kết luận định giá tài sản năm 2022, giá trị quyền sử dụng đất dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 có giá trị hơn 156 tỷ đồng.

Năm 2017, Công ty Tân Việt Phát được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công ty đã làm các thủ tục xin thực hiện dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 trên khu đất trên và triển khai đầu tư hạ tầng, phân thành 500 lô đất, diện tích từ 100m2 – 2.009 m2.

UBND tỉnh Bình Thuận đã thu hồi 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp mới 500 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Việt Phát. Công ty đã phối hợp với Công ty Danh Khôi, tại TPHCM ký kết các hợp đồng hợp tác đầu tư với khách hàng để huy động vốn mục đích chuyển nhượng đối với 475 lô đất trên. Công ty đã thu 50% số tiền trong hợp đồng của khách hàng với giá từ 6 triệu đồng/m2 đến 7,3 triệu đồng/m2, với tổng số tiền huy động được hơn 499 tỷ đồng.

Công ty đã triển khai các thủ tục xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định. Còn lại 2 lô đất có tổng diện tích 4.015,5 m2 (2006,5 m2 và 2.009 m2) Công ty Tân Việt Phát để lại phát triển thương mại.

Để thu hồi tài sản cho nhà nước, năm 2021, Bộ Công an đã có công văn gửi UBND tỉnh Bình Thuận về việc phối hợp rà soát, cung cấp thông tin, hồ sơ pháp lý và tạm dừng giao dịch đối với các tài sản tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2. Khi cần giao dịch, mua bán, chuyển nhượng nhà, đất tại Dự án thì phải có văn bản lấy ý kiến của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Vào tháng 7/2022, Công ty Tân Việt Phát có công văn xin nộp bổ sung tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chênh lệch hơn 45 tỷ đồng nhưng đến nay doanh nghiệp chưa thực hiện.

Bên cạnh đó, cơ quan điều tra đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch (biến động) đối với tài sản, bất động sản và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà đứng tên của một số bị can.

Đồng thời, cơ quan điều tra có công văn gửi cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đề nghị cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch chiều rút tiền, chuyển khoản phục vụ yêu cầu điều tra vụ án: chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch chiều rút tiền, chuyển khoản đối với tài khoản đứng tên của một số bị can.

Về trách nhiệm dân sự, Viện kiểm sát xác định, Công ty Tân Việt Phát được lợi nên có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hơn 45 tỷ đồng do hành vi phạm tội của các bị can gây ra.

Đặc biệt, theo cáo trạng, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục xác minh, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật liên quan đến 8 dự án khác

Bao gồm: Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (sân golf Phan Thiết); Dự án lấn biển phường Đức Long (Hamubay); Dự án Biển Quê Hương; Dự án trường mầm non Lê Quý Đôn; Dự án rừng dầu Hồng Liêm; Dự án Bồng Lai Tiên Cảnh và dự án du lịch sinh thái Xuân Quỳnh; Dự án Khu liên hợp hồ điều hòa Hưng Long; Dự án Khu du lịch Hòn Lan.

Trong vụ án này, ông Nguyễn Ngọc Hai – SN 1962, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Lương Văn Hải – SN 1960, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh bị truy tố về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cùng tội danh trên, các bị can Hồ Lâm (SN 1960); Lê Nguyễn Thanh Danh – SN 1980, nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh), Ngô Hiếu Toàn – SN 1977, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh),

Đặng Hoài Nhân (SN 1965), Nguyễn Thị Thu Phong – SN 1962, nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, Nguyễn Thanh Cho (SN 1973, Lê Nam Hưng (SN 1980), Phạm Duy Cường (SN 1974), Lê Anh Huy – (SN 1977) nguyên Giám đốc, Phó Giám đốc và cán bộ Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận.

Bị can Nguyễn Văn Phong – SN 1967, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hiện nay, một số bị can đã tự nguyện tác động người thân nộp tiền để khắc phục một phần hậu quả. Trong đó, gia đình ông Hai khắc phục 300 triệu đồng, ông Hải 500 triệu đồng, ông Danh 100 triệu đồng, ông Danh, Lâm, Nhân mỗi người nộp 100 triệu đồng.

Đỗ Mến/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/sau-vu-tan-viet-phat-bo-cong-an-dieu-tra-8-du-an-khac.htm

Núi đồi trơ trụi, ruộng đồng bỏ hoang sau khai thác khoáng sản ở Đà Nẵng

Loạt mỏ đất, đá ở Đà Nẵng ngừng khai thác nhiều năm nhưng hoàn thổ, phục hồi môi trường diễn ra chậm, nhiều khu vực đồi núi trơ trụi, ruộng đồng nông dân bỏ hoang.

Ghi nhận của PV VTC News ngày 2/2, tại các khu vực khai thác mỏ đất, đá thuộc địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), sau khi ồ ạt khai thác, nhiều chủ mỏ chậm hoàn thổ, phục hồi môi trường theo cam kết khiến núi đồi trơ trụi, nham nhở. Tại cuối tuyến đường Lê Trọng Tấn, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, dãy núi Phước Tường trước đây xanh mướt cây cối, giờ chỉ còn là đồi trọc do các mỏ khai thác đá để lại. Hàng triệu khối đá xây dựng đã được múc đi để lại những vách núi dựng đứng, trơ trụi và phía dưới là những hồ sâu rộng với sức chứa hàng trăm nghìn m3, tạo thành những “hồ tử thần”, dễ xảy ra tai nạn đuối nước.

Ghi nhận của PV VTC News ngày 2/2, tại các khu vực khai thác mỏ đất, đá thuộc địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), sau khi ồ ạt khai thác, nhiều chủ mỏ chậm hoàn thổ, phục hồi môi trường theo cam kết khiến núi đồi trơ trụi, nham nhở. Tại cuối tuyến đường Lê Trọng Tấn, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, dãy núi Phước Tường trước đây xanh mướt cây cối, giờ chỉ còn là đồi trọc do các mỏ khai thác đá để lại. Hàng triệu khối đá xây dựng đã được múc đi để lại những vách núi dựng đứng, trơ trụi và phía dưới là những hồ sâu rộng với sức chứa hàng trăm nghìn m3, tạo thành những “hồ tử thần”, dễ xảy ra tai nạn đuối nước.

Dù đã dừng khai thác, đóng cửa mỏ nhiều năm nhưng quá trình phục hồi môi trường tại các mỏ đá thuộc quận Liên Chiểu vẫn chưa hoàn thành. Một số chủ mỏ cho rằng điều kiện tại khu vực mỏ khắc nghiệt nên cây trồng chậm phát triển, chưa kể sau mùa mưa bão cây chết vì ngập, gãy phải trồng lại. Bên cạnh đó, do địa hình, sau khai thác đồi núi lồi lõm, cần thời gian cắt tầng, tạo mặt bằng. Với các mỏ đá, đất tầng phủ đã bị bóc đi trong quá trình khai thác, giờ muốn trồng cây, phục hồi môi trường cần phủ lớp đất mới, tốn nhiều thời gian.

Dù đã dừng khai thác, đóng cửa mỏ nhiều năm nhưng quá trình phục hồi môi trường tại các mỏ đá thuộc quận Liên Chiểu vẫn chưa hoàn thành. Một số chủ mỏ cho rằng điều kiện tại khu vực mỏ khắc nghiệt nên cây trồng chậm phát triển, chưa kể sau mùa mưa bão cây chết vì ngập, gãy phải trồng lại. Bên cạnh đó, do địa hình, sau khai thác đồi núi lồi lõm, cần thời gian cắt tầng, tạo mặt bằng. Với các mỏ đá, đất tầng phủ đã bị bóc đi trong quá trình khai thác, giờ muốn trồng cây, phục hồi môi trường cần phủ lớp đất mới, tốn nhiều thời gian.

Tại nhiều mỏ đất đá, sau khi hoàn thổ, các chủ mỏ trồng cây phủ xanh nhưng do địa hình và dùng đá san lấp tạo mặt bằng nên cây không thể phát triển. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, quy định hiện hành là các chủ mỏ ký quỹ phục hồi môi trường trước khi tiến hành khai thác mỏ. Riêng Đà Nẵng, từ năm 2015 đến nay đã thu thêm mỗi chủ mỏ 500 triệu đồng tiền cược. Hết hạn khai thác, các chủ mỏ chỉ được lấy lại tiền ký quỹ và tiền cược khi đã được nghiệm thu hoàn thành việc phục hồi môi trường. Nếu không, Đà Nẵng sẽ sử dụng 2 khoản tiền này để đấu thầu thuê đơn vị khác phục hồi.

Tại nhiều mỏ đất đá, sau khi hoàn thổ, các chủ mỏ trồng cây phủ xanh nhưng do địa hình và dùng đá san lấp tạo mặt bằng nên cây không thể phát triển. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, quy định hiện hành là các chủ mỏ ký quỹ phục hồi môi trường trước khi tiến hành khai thác mỏ. Riêng Đà Nẵng, từ năm 2015 đến nay đã thu thêm mỗi chủ mỏ 500 triệu đồng tiền cược. Hết hạn khai thác, các chủ mỏ chỉ được lấy lại tiền ký quỹ và tiền cược khi đã được nghiệm thu hoàn thành việc phục hồi môi trường. Nếu không, Đà Nẵng sẽ sử dụng 2 khoản tiền này để đấu thầu thuê đơn vị khác phục hồi.

Còn tại thôn Phước Thuận-Phước Hậu, xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, TP Đà Nẵng, hơn 10 năm nay, hàng trăm héc ta đất đồng ruộng của người dân phải bỏ hoang vì có tới 8 mỏ khai thác đá vây quanh. Có thể kể tên các mỏ của Công ty Khoáng sản miền Nam, Công ty Quang H.T, Công ty Cầu đường 2 Đà Nẵng, doanh nghiệp thương mại Đỗ Hữu Minh, Công ty CP Vật liệu xây dựng 323, Xí nghiệp khai thác đá Hố Bàn, Công ty CP Chu Lai, Công ty Huỳnh Đức May.

Còn tại thôn Phước Thuận-Phước Hậu, xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, TP Đà Nẵng, hơn 10 năm nay, hàng trăm héc ta đất đồng ruộng của người dân phải bỏ hoang vì có tới 8 mỏ khai thác đá vây quanh. Có thể kể tên các mỏ của Công ty Khoáng sản miền Nam, Công ty Quang H.T, Công ty Cầu đường 2 Đà Nẵng, doanh nghiệp thương mại Đỗ Hữu Minh, Công ty CP Vật liệu xây dựng 323, Xí nghiệp khai thác đá Hố Bàn, Công ty CP Chu Lai, Công ty Huỳnh Đức May.

Hiện nhiều mỏ tại đây đã hết hạn khai thác nhưng các đơn vị vẫn chưa phục hồi hoàn thổ theo quy định, nhiều mỏ được khai thác sâu xuống hàng chục mét, tạo thành những hố tử thần. Trên đỉnh mỏ, dù keo lá tràm đã đến kỳ khai thác nhưng người dân không thể thu hoạch vì xung quanh là vách đá dựng đứng, không có đường lên.

Hiện nhiều mỏ tại đây đã hết hạn khai thác nhưng các đơn vị vẫn chưa phục hồi hoàn thổ theo quy định, nhiều mỏ được khai thác sâu xuống hàng chục mét, tạo thành những hố tử thần. Trên đỉnh mỏ, dù keo lá tràm đã đến kỳ khai thác nhưng người dân không thể thu hoạch vì xung quanh là vách đá dựng đứng, không có đường lên.

Theo ông Lê Văn Tuân, Trưởng thôn Phước Thuận-Phước Hậu, những cánh đồng có diện tích hơn 130ha của người dân trong thôn phải bỏ hoang hàng chục năm nay vì ảnh hưởng từ việc khai thác mỏ, nguồn nước ngầm bị cắt đứt, đất trở nên hoang hóa. Khi mỏ còn hoạt động, các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ người dân khoảng 1,5 triệu đồng/ha/năm nhưng từ khi hết hạn, người dân không còn được hỗ trợ nữa. “Không thể canh tác trở lại, nhiều người dân phải bỏ đi làm thuê, làm mướn. Người dân mong muốn chính quyền, ngành chức năng thành phố cần khẩn trương xem xét có biện pháp như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tìm cách chuyển đổi ngành nghề cho người dân, chứ kéo dài năm này qua năm khác, chỉ chờ để nhận hỗ trợ thì quá gay go”, ông Tuân cho biết.

Theo ông Lê Văn Tuân, Trưởng thôn Phước Thuận-Phước Hậu, những cánh đồng có diện tích hơn 130ha của người dân trong thôn phải bỏ hoang hàng chục năm nay vì ảnh hưởng từ việc khai thác mỏ, nguồn nước ngầm bị cắt đứt, đất trở nên hoang hóa. Khi mỏ còn hoạt động, các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ người dân khoảng 1,5 triệu đồng/ha/năm nhưng từ khi hết hạn, người dân không còn được hỗ trợ nữa. “Không thể canh tác trở lại, nhiều người dân phải bỏ đi làm thuê, làm mướn. Người dân mong muốn chính quyền, ngành chức năng thành phố cần khẩn trương xem xét có biện pháp như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tìm cách chuyển đổi ngành nghề cho người dân, chứ kéo dài năm này qua năm khác, chỉ chờ để nhận hỗ trợ thì quá gay go”, ông Tuân cho biết.

Anh Trần Phước Sơn (trú thôn Phước Thuận-Phước Hậu) cho biết, gia đình anh có tổng cộng hơn 20ha đất bị ảnh hưởng và dù đã trồng nhiều loại cây nhưng không phát triển được vì đất cằn cỗi, chỉ chủ yếu là đá. "Làm công nhân lương bấp bênh, về trồng cây thì cây không phát triển được nên cuộc sống của gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân nơi đây gặp nhiều khó khăn", anh Sơn than thở.

Anh Trần Phước Sơn (trú thôn Phước Thuận-Phước Hậu) cho biết, gia đình anh có tổng cộng hơn 20ha đất bị ảnh hưởng và dù đã trồng nhiều loại cây nhưng không phát triển được vì đất cằn cỗi, chỉ chủ yếu là đá. “Làm công nhân lương bấp bênh, về trồng cây thì cây không phát triển được nên cuộc sống của gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân nơi đây gặp nhiều khó khăn”, anh Sơn than thở.

Vừa qua, sau khi kiểm tra việc phục hồi môi trường tại 17 mỏ khoáng sản, Sở Tài nguyên-Môi trường Đà Nẵng đã có thông báo, chỉ rõ thực trạng và yêu cầu khắc phục với từng mỏ. Tuy nhiên, quá trình phục hồi môi trường của các chủ mỏ diễn ra chậm nên chưa thể nghiệm thu, bàn giao mặt bằng cho địa phương quản lý.

Vừa qua, sau khi kiểm tra việc phục hồi môi trường tại 17 mỏ khoáng sản, Sở Tài nguyên-Môi trường Đà Nẵng đã có thông báo, chỉ rõ thực trạng và yêu cầu khắc phục với từng mỏ. Tuy nhiên, quá trình phục hồi môi trường của các chủ mỏ diễn ra chậm nên chưa thể nghiệm thu, bàn giao mặt bằng cho địa phương quản lý.

Xuân Tiến – Báo VTC News

Theo VTC News

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vtc.vn/nui-doi-tro-trui-ruong-dong-bo-hoang-sau-khai-thac-khoang-san-o-da-nang-ar739667.html

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ loạt dự án nhà ở tại Hà Nam không qua đấu thầu

Trong giai đoạn 2012 – 2018 có 9 dự án HTKT khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở hỗn hợp đã được UBND tỉnh Hà Nam lựa chọn chủ đầu tư không theo phương thức đấu thầu mà chỉ định nhà đầu tư.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam (giai đoạn 2012 – 2018). Theo đó, Thanh tra Chính phủ, tỉnh Hà Nam có nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm trong việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án.

Cụ thể, UBND tỉnh Hà Nam giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trong giai đoạn từ ngày 27/12/2015 đến hết năm 2016 không yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ; UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 20 dự án HTKT khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở hỗn hợp (giai đoạn 2012-2018) khi chưa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm;

Một số dự án có diện tích đất nhỏ hơn so với quy định, mặt khác, các quyết định của UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chỉ phê duyệt phần hạ tầng kỹ thuật, không có hạng mục hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác là không đúng với Nghị định số 02/2006/NĐ-CP.

Đáng chú ý, kết luận thanh tra chỉ rõ việc UBND tỉnh lựa chọn nhà đầu tư đối với 4 dự án không thông qua hình thức đấu thầu, vi phạm Nghị định số 30 ngày 17/3/2015 của Chính phủ và Luật Nhà ở 2014.

Đến thời điểm thanh tra, theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam, các chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế, đã xây dựng và bàn giao cho khách hàng (gồm dự án HTKT khu nhà ở cán bộ, bác sỹ bệnh viện Việt Đức, HTKT khu nhà ở cán bộ, bác sỹ bệnh viện Bạch Mai, dự án khu nhà ở cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý dự án y tế trong HTKT khu nhà ở cán bộ, bác sỹ điểm – Bộ Y tế, dự án khu nhà ở cán bộ Đại học Xây dựng)…

Ngoài ra, đến thời điểm thanh tra, có đến 20 dự án chậm tiến độ, trong đó 11 dự án chưa được giao đất, cho thuê do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và chưa hoàn thiện thủ tục đất đai, 8 dự án được giao đất nhưng UBND tỉnh chưa thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử tỉnh.

Không chỉ vậy, UBND tỉnh chấp thuận 12 dự án kho bãi, cảng ven sông Đáy nhưng có tới 11/12 dự án không nằm trong quy hoạch cảng đường thủy nội địa khu vực phía bắc được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Đặc biệt, UBND tỉnh cho phép 8 công ty khai thác tận thu khoáng sản (đá) trên địa bàn huyện Thanh Liêm nhưng không yêu cầu lập hồ sơ khai thác, trong đó có 6/8 công ty khai thác vị trí đất thuộc khu vực cấm hoạt động.

Chưa kể, một loạt các dự án khủng như khu đô thị Đồng Văn Xanh, khu đô thị mới River Silk City, trung tâm thương mại tổng hợp tại phường Liêm Chính (thành phố Phủ Lý), khu dịch vụ thương mại khu công nghiệp Đồng Văn I, tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ để bán – cho thuê Mường Thanh, dự án san nền, hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Kiện Khê I… đều vướng nhiều sai phạm về đất đai.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Hà Nam tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân thuộc UBND tỉnh qua các thời kỳ. Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

Cơ quan thanh tra cũng chuyển kết luận đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.

Quang Thân/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: KĐT Đồng Văn Xanh có nhiều sai phạm về đất đai

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/thanh-tra-chinh-phu-chi-ro-loat-du-an-nha-o-tai-ha-nam-khong-qua-dau-thau-20180504224280403.htm

Khu bến cảng hơn 14.000 tỷ ở Quảng Trị khi nào mới thi công?

Gần 3 năm khởi công rồi bất động, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy tổng mức đầu tư hơn 14 nghìn tỷ ở Quảng Trị vẫn chưa triển khai thi công…

Sau gần 3 năm khởi công rồi bất động, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy có tổng mức đầu tư hơn 14 nghìn tỷ ở Quảng Trị vẫn chưa triển khai thi công tại hiện trường.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông những ngày đầu tháng 2/2023, khu đất từng diễn ra lễ khởi công dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy tại xã Hải An (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) vẫn là bãi đất hoang.

Cũng tại khu vực này, hàng loạt hồ nuôi tôm và rất nhiều ngôi nhà, lán phục vụ nuôi tôm “nửa còn, nửa mất” hoặc “cửa đóng then cài”.

Dự án hơn 14 nghìn tỷ lại lỡ hẹn triển khai thi công…

Cách vị trí đã diễn ra lễ khởi công dự án trên một đoạn, phía 2 bên đường Tỉnh lộ 582B chạy từ QL1 về nối vào tuyến đường chạy dọc ven biển từ phía xã Hải An vào xã Hải Khê, cũng đang hình thành điểm tập kết rác “khổng lồ”. Trong khi đó, khu tái định cư phục vụ dự án tọa lạc bên tuyến Đường trục dọc Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị đoạn qua xã Hải An đã hoàn thành hạ tầng từ lâu, hiện vẫn đang chờ các hộ dân diện giải tỏa di dời đến…

Dự án đầu tư xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy tại huyện Hải Lăng (thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) do Công ty CP Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) làm chủ đầu tư.

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 4/1/2019 với quy mô 685ha, gồm 10 bến và được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 từ 2018 – 2025 đầu tư 4 bến. Tổng vốn đầu tư dự án là 14.234 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 4.946 tỷ đồng.

Bên khu tái định cư tại xã Hải An (giai đoạn 1) đã hoàn thành... đang hình thành điểm tập kết rác

Bên khu tái định cư tại xã Hải An (giai đoạn 1) đã hoàn thành… đang hình thành điểm tập kết rác

Khu bến cảng Mỹ Thủy là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, là công trình giao thông đầu mối quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến Khu kinh tế Đông Nam, phục vụ giao thương, vận chuyển hàng hóa cho các cơ sở công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, kết hợp thu hút lượng hàng hóa quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Tuy nhiên, sau lễ khởi công dự án (ngày 27/2/2020) đến nay, dự án vẫn chưa triển khai thi công tại hiện trường. Việc dự án “khởi công nhưng chưa thi công” gần 3 năm qua khiến các hộ dân trong vùng giải tỏa để triển khai dự án lâm cảnh “đi không được, ở không xong”.

Tỉnh Quảng Trị cũng đã ra “tối hậu thư” đối với MTIP về việc triển khai dự án này.

Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị vào tháng 5/2022, MTIP đã báo cáo phương án tái cơ cấu sở hữu vốn và tái cấu trúc quản lý doanh nghiệp; xây dựng các giải pháp cấp bách để đảm bảo dự án không bị gián đoạn.

Phía nhà đầu tư cũng đã rà soát đánh giá lại năng lực các đơn vị tư vấn; đánh giá chất lượng, sự phù hợp các kết quả đã thực hiện trước đây như lập quy hoạch, thiết kế cơ sở, phương án đê chắn sóng, diện tích kho bãi bến cảng…

Đồng thời mong muốn lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo các Sở ngành, địa phương hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục đầu tư, phấn đấu thi công xây dựng dự án trong quý IV/2022, nhưng rồi… lỡ hẹn.

Công tác GPMB dự án hơn 14 nghìn tỷ hiện thế nào?

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, MTIP từ khi tái cơ cấu vốn chủ sở hữu và tái cấu trúc bộ máy quản lý điều hành đến nay đã có sự chuyển biến tích cực trong việc phối hợp với các Sở, ban ngành để hoàn thiện các thủ tục đầu tư, GPMB.

Tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị phối hợp, hoàn thành các thủ tục đầu tư và GPMB toàn bộ giai đoạn 1 (133,67ha), đảm bảo các điều kiện để thi công xây dựng dự án.

Còn theo UBND huyện Hải Lăng, hiện nay, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (giai đoạn 1) đã hoàn thành công tác đo đạc, quy chủ thu hồi đất của dự án với diện tích 133,67ha. Địa phương đã bàn giao mặt bằng phạm vi đất nhà nước quản lý cho Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và nhà đầu tư với diện tích 91,81ha, còn lại 41,86ha chưa bàn giao nằm trong phạm vi khu dân cư và khu vực hồ nuôi tôm.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng địa phương đã hoàn thành công tác kiểm kê đối với diện tích đất nuôi trồng thủy sản (hồ nuôi tôm) của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, diện tích 19,13ha; kiểm kê đất đai, tài sản trên đất cho 56/56 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích là 13,83ha, trong đó có 28/28 thửa đất thuộc diện tái định cư (39 nhà ở, 2 hộ chưa ký biên bản kiểm kê), 45/45 thửa đất rừng sản xuất.

Đơn vị này cũng cho biết, đã tổ chức công khai phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đợt 1) của 20/28 (32/39 nhà ở) ngày 5/12/2022; tổ chức họp kết thúc công khai phương án ngày 29/12/2022; trình thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ với 5 trường hợp đã thống nhất phương án ngày 30/12/2022, với tổng số tiền hơn 26,2 tỷ đồng.

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy

Ngày 12/1/2023, Phòng TN&MT huyện Hải Lăng đã tổ chức họp để thẩm định phương án, kinh phí bồi thường hỗ trợ của 5 hộ dân, tuy nhiên chủ đầu tư dự án chưa trình hồ sơ thu hồi đất nên chưa đủ cơ sở để tổ chức thẩm định. Đã tổ chức công khai phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đợt 2) các loại đất nông nghiệp và tài sản trên đất với diện tích 7,25ha (35 trường hợp có đất và tài sản trên đất).

Lãnh đạo UBND huyện Hải Lăng cũng cho biết, hiện nay đang tập trung để hoàn thành bàn giao mặt bằng phạm vi hồ nuôi tôm với diện tích khoảng 19,13ha trong tháng 2/2023. Phấn đấu trình thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB các hộ dân còn lại trong tháng 2/2023.

Đối với công tác áp giá lập phương án di dời tái định cư cho 28 hộ dân và phương án bồi thường, hỗ trợ máy móc thiết bị, dụng cụ nuôi tôm; công tác công khai, thẩm định, phê duyệt (phạm vi 22,73ha còn lại) hoàn thành trong tháng 2/2023; chi trả tiền trước 28/2/2023.

Huyện Hải Lăng cũng đề nghị MTIP quan tâm, chủ động bố trí nguồn lực, tài chính để triển khai dự án đúng cam kết theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh…

Lễ khởi công xây dựng dự án ngày 27/2/2020

Lễ khởi công xây dựng dự án ngày 27/2/2020

Đến nay khu vực trên vẫn là khu đất bỏ hoang

Đến nay khu vực trên vẫn là khu đất bỏ hoang

Dự án khởi công nhưng chưa thi công khiến nhiều hộ dân lâm cảnh “đi không được, ở không xong”

Dự án khởi công nhưng chưa thi công khiến nhiều hộ dân lâm cảnh “đi không được, ở không xong”

Hàng loạt hồ nuôi tôm cũng bỏ hoang

Hàng loạt hồ nuôi tôm cũng bỏ hoang

Những căn nhà...

Những căn nhà…

... Hồ nuôi tôm bỏ hoang nhếch nhác

… Hồ nuôi tôm bỏ hoang nhếch nhác

Khu vực hồ nuôi tôm "cầm cự" bên hàng loạt hồ nuôi tôm bỏ hoang

Khu vực hồ nuôi tôm “cầm cự” bên hàng loạt hồ nuôi tôm bỏ hoang

Một trong những hồ nuôi tôm... trơ đáy

Một trong những hồ nuôi tôm… trơ đáy

Cạnh đó là cảnh nhếch nhác, vắng lặng đến rợn người

Cạnh đó là cảnh nhếch nhác, vắng lặng đến rợn người

Đoạn cuối tuyến đường Tỉnh lộ 582B, gần nơi tổ chức lễ khởi công dự án đang hình thành... điểm tập kết rác

Đoạn cuối tuyến đường Tỉnh lộ 582B, gần nơi tổ chức lễ khởi công dự án đang hình thành… điểm tập kết rác

Khu tái định cư tại xã Hải An đã xong hạ tầng từ lâu, vẫn đang... chờ các hộ dân diện giải tỏa

Khu tái định cư tại xã Hải An đã xong hạ tầng từ lâu, vẫn đang… chờ các hộ dân diện giải tỏa

Phía Bắc khu tái định cư trên là “Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tái định cư xã Hải An giai đoạn 2”

Phía Bắc khu tái định cư trên là “Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tái định cư xã Hải An giai đoạn 2”

Tuyến đường chạy ngang giữa khu vực tái định cư trên cũng hình thành điểm tập kết rác...

Tuyến đường chạy ngang giữa khu vực tái định cư trên cũng hình thành điểm tập kết rác…

Duy Lợi – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Bò thỏa sức đi gặm cỏ tại khu vực dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy ở xã Hải An

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/khu-ben-cang-hon-14000-ty-o-quang-tri-khi-nao-moi-thi-cong-d580795.html

Quảng Ngãi: Sẽ kiểm tra 17 DN về chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường

(Phapluatmoitruong.vn)Ngày 1/2/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 134, phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2023.

Danh sách các DN trong kế hoạch kiểm tra gồm: Công ty TNHH MTV Việt Úc, Công ty CP Xây dựng Công trình Quảng Ngãi (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh); Công ty TNHH MTV Xây dựng IDICO tại Quảng Ngãi (Tp. Quảng Ngãi); Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Phong Thành (xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành), DN tư nhân chế biến thủy sản Bảo Nguyên, Công ty TNHH MTV TM Hoàng Rin (KCN Quảng Phú); Công ty TNHH TM và Xây dựng Việt Hòa, Công ty CP Vạn An Thịnh Phát (huyện Bình Sơn)…

Theo quyết định, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở TNMT chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.

Ngoài danh sách kiểm tra theo kế hoạch, Sở TNMT kiểm tra đột xuất đối với những cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp theo quy định.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: DN thi công dự án, san lấp mặt bằng nhưng không bóc tầng mặt đất lúa nước, làm ảnh hưởng đến môi trường (ảnh minh họa).

Tp.HCM: Sắp diễn ra Ngày thơ Việt Nam 2023

(Phapluatmoitruong.vn) Ngày thơ Việt Nam năm 2023 với chủ đề Khát vọng phương Namsẽ được tổ chức trong 2 ngày 4 và 5/2 (tức ngày 14 và 15 tháng Giêng), tại khuôn viên Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Tp.HCM.

Từ bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằm tháng giêng hàng năm được chọn là Ngày thơ Việt Nam. Suốt 2 thập niên qua, sự kiện này vừa là dịp gặp gỡ của các thi sĩ và công chúng yêu thơ, vừa góp phần tôn vinh nền thi ca Việt Nam; bồi đắp tâm hồn, giá trị nhân văn, tinh thần dân tộc trên các tỉnh, thành trong cả nước.

Qua 2 năm tạm ngưng, năm nay, Hội Nhà văn Tp.HCM quyết định tổ chức Ngày thơ Việt Nam Xuân Quý Mão vào hai ngày 4 và 5/2 (tức ngày 14 và 15 tháng Giêng) tại khuôn viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Tp.HCM (81 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, quận 3).

Theo nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn Tp.HCM, Ngày thơ năm nay có chủ đề “Khát vọng phương Nam”, thể hiện ý chí bất khuất của người dân Sài Gòn – Tp.HCM và vùng đất phương Nam suốt 300 năm mở cõi; vượt qua những biến cố lớn lao, khó khăn bủa vây để tạo dựng cuộc sống, nhất là gần đây đã kiên cường chống chọi, vượt qua đại dịch Covid-19, truyền tải những khát vọng của cha ông và con cháu hôm nay về một tương lai tươi sáng của Tp.HCM và đất nước Việt Nam; từ đó lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ca ngợi sự phát triển năng động, nghĩa tình của Tp.HCM.

Điểm nhấn của Ngày thơ Việt Nam năm nay là cụm thiết kế cảnh quan và sân khấu với ý tưởng sáng tạo của đạo diễn, tạo thành một khối tổng thể, sinh động, nhiều ý nghĩa, với các phần quan trọng như cổng chào, đường thơ, poster, sân khấu chính và sân khấu thơ trẻ, bên cạnh hệ thống các dãy lều thơ được bài trí, trình bày hấp dẫn.

Giữa sân là một khinh khí cầu in chữ về Ngày thơ Việt Nam để công chúng biết đến, thưởng lãm, nghe thơ, xem thơ và chụp hình lưu niệm. Dọc đường thơ là poster, in thơ của các nhà thơ tiêu biểu, gắn bó với vùng đất phương Nam, từ thời cận hiện đại đến hiện đại, như: Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tuấn Khải, Bảo Định Giang, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Viễn Phương, Chim Trắng, Trần Quang Long… Ngoài ra, sân thơ trẻ có chủ đề “Góc nhỏ thành phố”, dọc đường thơ còn có 18 poster giới thiệu 18 tác giả trẻ.      

Hình ảnh khinh khí cầu được đặt tại Ngày thơ Việt Nam 2023.

Được biết, vào sáng 4/2, sẽ diễn ra tọa đàm “Dòng thơ giữa phố”, bàn về sức sống thi ca ở đô thị, đề cao giá trị thơ nuôi dưỡng tâm hồn con người giữa không gian đô thị. Từ chiều đến tối ngày 4/2, các CLB tham gia trình diễn văn nghệ, giao lưu, trình diễn thơ.

Lễ khai mạc chính thức Ngày thơ Việt Nam 2023 sẽ diễn ra vào sáng 5/2, với sự tham dự của lãnh đạo TP, Ban Tuyên giáo Thành ủy cùng lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Tp.HCM, Sở Văn hóa – Thể thao Tp.HCM. Một điểm nhấn khác trong ngày là phần đọc thơ của các tác giả nổi tiếng như: Trương Nam Hương, Lê Tú Lệ, Lê Thị Kim…

Chi tiết chương trình.

Sau chương trình khai mạc, Hội Nhà văn Tp.HCM sẽ tiến hành tổng kết, phát giải cuộc thi bút ký “Những hy sinh thầm lặng”. Sau đó, tại sân thơ trẻ do nhà thơ Lê Thiếu Nhơn chủ trì, các nhà thơ trẻ đọc thơ và giao lưu. Đặc biệt, họa sĩ Lê Sa Long cũng tham dự và vẽ chân dung tặng các nhà thơ. Ngày hội kết thúc vào buổi chiều cùng ngày sau chương trình tổng kết, khen thưởng, trao giải cho các CLB thơ.

P. V

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Ngày thơ Việt Nam 2023 sẽ diễn ra vào 4-5/2/2023.