• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 177

Quảng Nam: Sóng lớn đánh sập kè cứng, dân lo sợ làng bị “xoá sổ”

Mặc dù đã qua mùa mưa bão, nhưng những đợt sóng mạnh cùng với triều cường liên tục xuất hiện từ đầu năm đã khiến bờ kè kiên cố ở vùng biển Tam Thanh, tỉnh Quảng Nam bị hư hỏng, sụt lún nghiêm trọng, đe doạ các khu dân cư trong đất liền.

Dẫn chúng tôi tận mắt thấy các vết nứt gãy, nhiều khối bê tông bị bung ra ngổn ngang ở thân kè, ông Phạm Văn Mười, trú thôn Hoà Trung, xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ cho biết, từ khi tuyến kè biển được xây dựng, cuộc sống của người nơi đây được bảo đảm ổn định, tuyến kè là bức tường chắn sóng, ngăn triều cường bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân. Nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, kè biển bị triều cường xâm thực gây sụt lún, đứt gãy, người dân nơi đây luôn sống trong nỗi bất an.

“Nếu không sửa chữa kịp thời, kè biển rất dễ bị cuốn trôi theo dòng nước. Tuyến kè sạt lở chỉ cách đường bê tông 2m, nếu mà sạt lở tiếp tục đà lan rộng chắc chắn sẽ uy hiếp đến đất vườn và đường đi ra biển của ngư dân quanh khu vực này”- ông Mười lo lắng.

Bờ biển xã Tam Thanh có vai trò như một đê biển tự nhiên bảo vệ cho khu vực dân cư rộng lớn bao gồm nhiều công trình trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng của Quảng Nam. Xuất phát từ thực trạng biển xâm thực sâu vào đất liền, UBND tỉnh đã đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí đầu tư kè bảo vệ bờ biển. Dự án kè bảo vệ bờ biển Tam Thanh do Ban quản lý đầu tư dự án của TP Tam Kỳ làm chủ đầu tư hoàn thành vào năm 2006 nhằm chống sạt lở, triều cường, bảo vệ đường quốc phòng ven biển, các khu dân cư và du lịch phía đông TP.Tam Kỳ.

kebien3.jpg
Hầu hết các cấu kiện bê-tông của đoạn kè đã bị nước biển đánh gãy, hư hỏng

 

Ông Nguyễn Tấn Sơn, trú thôn Hòa Trung cũng cho biết, trước đó vào năm 2017, đoạn bờ kè này cũng đã bị sạt lở và được ngành chức năng khắc phục. Tuy nhiên, một thời gian thì tình trạng sạt lở, sụt lún lại xảy ra, các tâm ô vuông bê tông bung ra sụn lún tạo thành hố sâu nằm ngổn ngang, khiến người dân nơi đây lo lắng.

“Bờ kè này được xây dựng khá kiên cố mà chỉ sau hơn 15 năm đã sụt lún khiến người dân rất lo lắng. Vì vậy, bà con rất mong các cấp chính quyền sớm khắc phục tình trạng trên để ngăn sạt lở bờ biển không ăn sâu vào trong đất liền.”- ông Sơn kiến nghị.

Theo ghi nhận, bờ kè biển Tam Thanh, đoạn qua thôn Hoà Trung đã bị sóng đánh sạt lở, sụt lún nghiêm trọng với chiều dài hơn 200m, nhiều khối bê tông bị bung ra nằm ngổn ngang và tạo nên những hốc sâu hoặc tạo thành hàm ếch rất nguy hiểm. Ngoài ra, một số đoạn dọc bờ biển Tam Thanh cũng bị sóng biển đánh tạo thành bờ vực cao từ 1- 2m, ăn sâu vào trong bờ từ 4 – 7m.

kebien2.jpg
Với tình trạng hiện nay, tuyến kè bờ biển Tam Thanh đã không bảo đảm nhiệm vụ chống bão theo tần suất thiết kế

 

Ông Bùi Ngọc Ảnh, Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết, đây là công trình bảo vệ bờ trực diện với biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng trong bão, những năm gần đây với sự biến đổi khí hậu, hình thái thời tiết cực đoan, bất thường, gây hư hỏng, sạt lở, xói sâu vào thân kè tại nhiều vị trí, gây mất ổn định tuyến kè. Hiện địa phương đang cho trồng cây thông dọc những đoạn bờ biển Tam Thanh để ngăn ngừa tình trạng sạt lở. Ngoài ra, thành phố cũng đang làm đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ triển khai dự án xây dựng kè cứng và kè mềm.

“Với tình trạng hiện nay, tuyến kè bờ biển Tam Thanh đã không bảo đảm nhiệm vụ chống bão theo tần suất thiết kế. Chúng tôi sẽ giao cơ quan chức năng của thành phố và các chuyên gia khảo sát, đánh giá lại mới có biện pháp khắc phục. Công trình tuyến kè cứng này dài khoảng 5,5 km, và xây dựng đã lâu nên một số đoạn bờ kè đã xuống cấp như hiện nay”, ông Bùi Ngọc Ảnh cho biết.

Lan Anh – Báo TNMT

Theo Tài nguyên & Môi trường

Ảnh: Hơn 200m kè biển Tam Thanh đoạn đi qua thôn Hoà Trung bị sạt lở nghiêm trọng sau các đợt sóng lớn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotainguyenmoitruong.vn/quang-nam-song-lon-danh-sap-ke-cung-dan-lo-so-lang-bi-xoa-so-349287.html

Những tác động của con người đối với môi trường biển?

Theo các nhà nghiên cứu, quan hệ qua lại phức tạp giữa các tác động của con người thường làm “nhiễu” khiến cho ta khó phân biệt các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển.

Ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề lớn trên toàn thế giới. Các vùng biển hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Mà đây lại là một trong các nguyên nhân gây hại tới sức khỏe và các hoạt động sống của con người. Vậy ô nhiễm môi trường biển là gì? Những tác động của con người đối với môi trường biển ?

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển.

Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dười biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.

Những tác động của con người đối với môi trường biển có thể được phân chia thành mấy nhóm chính như sau:

1. Từ lục địa mang ra: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,… Các chất thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng trăm sông đều đổ về biển cả. Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%.

2. Từ trên biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,…).

3. Từ không khí đưa xuống: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển. Loại này khó theo dõi và quản lý vì thường phát tán trên diện rộng.

4. Từ đáy biển đưa lên: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần,…

Để thuận tiện trong đánh giá, người ta chia các tác động môi trường ra thành các tác động trường diễn (mức độ thấp, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động nhanh mạnh). Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con người gây ra, thường là liên tục và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường tiềm năng, từ từ và lâu dài.

Thí dụ: Việc xả các chất dinh dưỡng vào biển bắt nguồn từ nước thải. Tác động cấp diễn biểu hiện khi hoạt động xả thải xảy ra trong thời gian ngắn, có thể gây ra hiệu ứng rõ ràng, song nó sẽ giảm dần theo thời gian. Tràn dầu là một thí dụ theo kiểu này: Thoạt đầu, dầu thường có tác động thảm hoạ đối với các hệ sinh thái và các nơi sinh cư (habitat) ở biển, nhưng chúng có thể sẽ được cải thiện sau khi dầu đã tràn hết.

Trong thực tế, ô nhiễm có thể phát sinh từ một nguồn, ở một địa điểm nhất định (đơn nguồn hoặc rõ nguồn gốc, point source) hoặc từ nhiều nguồn, ở những địa điểm khác nhau (đa nguồn hoặc không rõ nguồn gốc, non-point). Trong một số trường hợp, ô nhiễm phát sinh từ một nguồn, như từ một ống cống hoặc từ miệng cống nước thải của một nhà máy.

Khi đó, nồng độ của chất gây ô nhiễm (contaminant) hoặc cường độ tác động (thí dụ: Nhiệt độ ở gần miệng cống nhà máy điện) sẽ phải giảm dần trên khoảng cách xa dần so với điểm nguồn. Bản chất của sự giảm như vậy phụ thuộc vào tính chất lý-hoá của chất gây ô nhiễm hoặc yếu tố dòng chảy và môi trường trầm tích, cũng như tốc độ xâm nhập của chất hoặc yếu tố gây ô nhiễm.

Trong trường hợp như vậy, việc xác định và quản lý tương đối đơn giản, bởi vì cơ quan quản lý có thể tìm ra nguồn phát sinh và theo dõi được quy mô không gian của tác động đó. Ngược lại, các tác động kiểu đa nguồn thì hoàn toàn không thể gán cho một địa điểm phát sinh nào cả.

Thí dụ khá rõ về kiểu đa nguồn là: nước chảy sau khi mưa làm các độc chất và chất dinh dưỡng bắt nguồn từ phân bón sau đó có thể bị cuốn vào biển trên một dải bờ khá rộng, không rõ nguồn xuất phát từ đâu. Trong trường hợp này, hoạt động quản lý sẽ khó hơn nhiều vì khó xác định rõ ràng nguồn phát thải về mặt địa lý.

Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

Theo báo cáo, hiện Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách những nước có tình trạng ô nhiễm rác thải biển cao trên thế giới. Trong đó, tình trạng rác thải nhựa chiếm tỷ trọng cao, một số khu vực ven biển và cửa sông xuất hiện tình trạng ô nhiễm dầu. Một số rừng ngập mặn bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều rác thải nilon.

Tình trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay xuất hiện tình trạng ô nhiễm dầu, chủ yếu là do các vụ tràn dầu từ tàu chở dầu gây ra. Tính từ năm 1987 đến nay, Việt Nam có đến hơn 90 vụ tràn dầu gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nguồn tài nguyên biển. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế biển, kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo đó, tại các vùng biển quần đảo Trường Sa và các khu vực biển có tuyến hàng hải quốc tế, qua ảnh chụp vệ tinh cho thấy tại những khu vực đó hàm lượng dầu trong nước chiếm tỷ lệ cao. Xuất hiện nhiều vệt dầu loang trên các tuyến hàng hải quốc tế dọc theo hải phận của Việt Nam.

Trong đó, một số những tai nạn gây tràn dầu ô nhiễm môi trường biển nổi bật như:

Tháng 9 – 2001, tàu Formosa (Liberia) đâm vào tàu Petrolimex 01 (Việt Nam) đã làm tràn 1000 lít dầu, gây nên ô nhiễm môi trường biển tại vịnh Gành Rỏi thuộc Vũng Tàu.

Năm 2003, tàu Hồng Anh của Việt Nam trên đường từ Cát Lái đi đến Vũng Tàu chở 600 tấn dầu bị sóng đánh chìm gây tràn dầu làm ô nhiễm vùng biển Cần Giờ.

Năm 2007, ở vùng biển Tuy An thuộc Phú Yên, tàu New Oriental bị đắm tạo ra dầu loang trên biển lên đến 25ha. 

Năm 2017, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, 9 tàu chở hàng va đập và chìm khiến tình trạng dầu loang rộng trên vùng biển Quy Nhơn. 

Có thể thấy rằng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam chủ yếu là tràn dầu, rác thải nhựa, rác thải nilon.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Ảnh TL

Loạt sai phạm ở các dự án lớn tại Hà Nam: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng loạt dự án BĐS ở Hà Nam tồn tại những sai phạm đã được cơ quan hữu trách chỉ ra.

Trong đó có cả những sai phạm về quy hoạch, xây dựng, đấu thầu… Vậy vấn đề là trách nhiệm của chính quyền tỉnh Hà Nam sẽ được xử lý như thế nào?

“Băm nát” quy hoạch

Tài liệu của Báo GD&TĐ cho thấy, một trong những vi phạm liên quan đến việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam trong giai đoạn từ năm 2012 – 2018 được chỉ ra đó là việc để các dự án BĐS “băm nát” quy hoạch.

Trong một loạt dự án bị Thanh tra Chính phủ nêu tên có Dự án hạ tầng kỹ thuật KĐT Đồng Văn Xanh do Công ty Cổ phần hạ tầng Nam Sơn làm chủ đầu tư. Dự án này có nhiều tồn tại, vi phạm.

KĐT Đồng Văn Xanh được chia thành các khu chức năng bao gồm: Khu biệt thự, nhà liền kề, nhà ở xã hội, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, siêu thị… được thiết kế đồng bộ trên diện tích hơn 57 ha. Dự án được xem như một điểm sáng thúc đẩy sự phát triển của thị xã Duy Tiên nói riêng và của tỉnh Hà Nam nói chung.

Kỳ vọng là vậy nhưng quá trình triển khai thực tế, dự án lại tồn tại nhiều sai phạm của cả chủ đầu tư cũng như UBND tỉnh Hà Nam. Cụ thể, theo tài liệu, Dự án hạ tầng kỹ thuật KĐT Đồng Văn Xanh được UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 970/QĐ-UBND năm 2016 xác định tiền sử dụng đất cho toàn bộ 4 đợt giao đất.

Trong đó, việc tỉnh Hà Nam xác định tiền sử dụng đất tại thời điểm năm 2016 được cho là không đúng quy định về thời điểm xác định giá đất và vi phạm Luật Đất đai năm 2013.

Đến năm 2018, ông Trương Minh Hiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, có Văn bản số 727/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 dự án để điều chỉnh cục bộ quy hoạch chia lô từ đất ở biệt thự, đất thương mại dịch vụ sang đất ở liền kề, đất nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu về các loại hình đất ở cho lực lượng người lao động.

Việc điều chỉnh này được xác định có một số chỉ tiêu chưa phù hợp với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được phê duyệt tại Quyết định số 961/QĐ-UBND năm 2010 về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao và chức năng ô đất. Điều này được xác định không đúng quy định của Luật Xây dựng 2014 và Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Không những thế, tỉnh Hà Nam cũng xác định tiền sử dụng đất đối với dự án này. Sau khi loại bỏ khoản VAT không đúng quy định, số tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung tạm tính tại dự án là hơn 46 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo tài liệu của Báo GD&TĐ có được, tại dự án này có đến 215 trường hợp xây dựng nhà không phép, 27 trường hợp xây dựng không đúng giấy phép được cấp. Một số hộ xây nhà ghép trên nhiều lô đất không đúng với quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt. Việc này đã vi phạm Luật Xây dựng 2014.

Ngoài dự án trên, Dự án hạ tầng kỹ thuật KĐT mới River Silk City do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư cũng có 59 trường hợp xây dựng không phép. Trong số này, có 5 trường hợp xây nhà ghép trên nhiều lô đất không đúng quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt.

Bên cạnh đó là những sai phạm góp phần làm phá vỡ quy hoạch đô thị của tỉnh Hà Nam cũng được chỉ ra tại Dự án Tổ hợp Khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ để bán, cho thuê Mường Thanh do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư.

Phối cảnh dự án tại phường Liêm Chính (TP Phủ Lý).

Phối cảnh dự án tại phường Liêm Chính (TP Phủ Lý).

Biến đất công trình công cộng thành shophouse

UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận 12 dự án kho, bãi, cảng tại ven sông Đáy (huyện Thanh Liêm). Trong đó, 11/12 dự án không có trong quy hoạch cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc được Bộ GTVT phê duyệt; 9/12 dự án không có văn bản chấp thuận của Bộ NN&PTNT theo quy định; 10/12 dự án không có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; 5/12 dự án chưa có hợp đồng thuê đất nhưng chủ đầu tư đã thực hiện đầu tư, đưa vào sử dụng. UBND tỉnh Hà Nam cũng cho phép 8 công ty khai thác tận thu khoáng sản (đá) trên địa bàn huyện Thanh Liêm nhưng không yêu cầu lập hồ sơ khai thác. Trong đó, có 6/8 công ty khai thác vào vị trí đất thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

Ngoài những sai phạm đã được chỉ ra ở trên, UBND tỉnh Hà Nam còn có vi phạm trong việc giao đất không thông qua đấu thầu tại nhiều dự án. Cụ thể, cơ quan chức năng chỉ ra rằng có đến 9 dự án hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở hỗn hợp được tỉnh Hà Nam lựa chọn chủ đầu tư theo phương thức chỉ định thầu thay vì đấu thầu công khai theo quy định.

Tại các quyết định của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chỉ phê duyệt phần hạ tầng kỹ thuật, không có hạng mục hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác. Việc này được đánh giá là không đúng với Nghị định số 02/2006/NĐ-CP.

Một ví dụ điển hình cho việc tỉnh Hà Nam giao đất không qua đấu giá là Dự án Trung tâm thương mại tổng hợp (phường Liêm Chính, TP Phủ Lý). Tại dự án này, UBND tỉnh Hà Nam đã chấp thuận cho Công ty TNHH Thắng Lợi – Thanh Liêm làm chủ đầu tư vào tháng 6/2016 và giao hơn 6.000 m2 đất cho đơn vị này mà không qua đấu giá, vi phạm quy định của Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, cũng tại dự án này, việc tỉnh Hà Nam chấp thuận phương án điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng dự án vào tháng 9/2016 và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án vào tháng 11/2016 để bổ sung hạng mục nhà ở thương mại (shophouse) là chưa phù hợp với quy hoạch chung TP Phủ Lý đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt vào tháng 6/2016.

Cụ thể hơn, diện tích đất được tỉnh Hà Nam điều chỉnh để bổ sung hạng mục nhà ở thương mại là đất công trình công cộng, dịch vụ, thương mại và không có chức năng đất ở. Cơ quan chức năng cho rằng, điều đó đã vi phạm vào Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Nghị định 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Liên quan đến những sai phạm trên, cơ quan chức năng xác định trách nhiệm thuộc UBND tỉnh Hà Nam, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Hà Nam, các sở, ngành như KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, Tài chính, Công Thương, Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, thị xã Duy Tiên, TP Phủ Lý và chủ đầu tư các dự án.

Nguyễn Tuấn Khang – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Dự án Khu đô thị Đồng Văn Xanh có nhiều sai phạm về đất đai.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/loat-sai-pham-o-cac-du-an-lon-tai-ha-nam-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-post625257.html

Cụ Đồ Chiểu: Niềm tự hào của người dân Bến Tre

(Phapluatmoitruong.vn) – Từ xưa đến nay, mỗi vùng đất ít nhiều đều sẽ gắn liền với người nổi tiếng nào đó. Bến Tre cũng vậy, mỗi khi nhắc về nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, người dân xứ dừa lại dâng lên một cảm xúc tự hào. 

Di chuyển từ Tp.HCM khoảng 2,5 – 3 tiếng, không bao lâu sau khi qua cầu Rạch Miễu là sẽ đến Tp. Bến Tre. Nơi đây có một ngôi trường mang tên của nhà thơ yêu nước – Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Trong khuôn viên trường, tượng bán thân của cụ Đồ Chiểu được đặt sừng sững như một biểu tượng nhắc cho học sinh ghi nhớ về tấm gương vượt khó, theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời cùng tinh thần yêu nước nồng nàn. Cách đó không xa, tại bảo tàng Bến Tre là Triển lãm tranh vẽ truyện Lục Vân Tiên trên lịch (diễn ra từ 28/06/2022 – 28/02/2023). Nội dung của truyện thơ được tái hiện sinh động bằng tranh vẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung.  

Tiếp tục di chuyển khoảng 50 phút nữa sẽ đến Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Đây là một điểm đến văn hóa đầy tự hào của người dân nơi đây, được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016.

Với mục đích phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, năm 1999, Bộ Văn hóa Thông tin và tỉnh Bến Tre đầu tư xây dựng đền thờ mới, mở rộng khu di tích. Công trình bao gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ, được khởi công vào ngày 01/07/2000 và khánh thành ngày 01/07/2002 (vào đúng ngày sinh của nhà thơ). Tổng diện tích khu mộ và đền thờ là 13.000 m2.

Sau khi bước vào cổng đền sẽ thấy nhà bia. Mặt trước khắc bài văn ca ngợi công đức của Nguyễn Đình Chiểu, mặt sau tóm tắt tiểu sử của nhà thơ. Khu vực đền có trồng nhiều cây kiểng quý, được uốn tỉa công phu. Đền thờ có 2 tầng với 3 tầng mái, tượng trưng cho ba nghề mà cụ Đồ Chiểu đã làm lúc sinh thời. Đó là nghề giáo, nghề y và nghề làm văn thơ. Cụ được đánh giá là người mở đầu cho trào lưu văn học chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc, nhân danh cho toàn bộ dân tộc chứ không nhân danh một bộ phận thiểu số nào. Điều đó không chỉ có ý nghĩa văn học lịch sử ở Việt Nam mà còn mang ý nghĩa quốc tế.

Đối với sự nghiệp dạy học, Đồ Chiểu được xem là một bậc tôn sư của đất phương Nam. Còn khi ở vai trò là một thầy thuốc, cụ luôn lấy y đức làm đầu, tận tâm bốc thuốc cứu người. Điều đáng khâm phục hơn nữa là cụ học làm thầy thuốc trong quá trình điều trị bệnh tại Quảng Nam với đôi mắt mù lòa.

Tượng chân dung Nguyễn Đình Chiểu bằng đồng được đặt trang nghiêm trong đền bên cạnh bốn cột trụ bằng gỗ với bốn câu liễn áp cột. Trong đó có hai câu thơ nổi tiếng của cụ trong tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu: 

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm 

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” 

Và tiếp đó là câu đối người dân Bến Tre viết ca ngợi công đức của cụ:

“Nhân nghĩa sáng ngời vầng nhật nguyệt,

Văn chương tỏ rạng ánh sao Khuê”

Phía sau khu lưu niệm là khu mộ. Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu khắc chữ Nhật, mộ cụ bà Lê Thị Điền khắc chữ Nguyệt. Cạnh đó là nơi yên nghỉ của con gái nhà thơ – nữ sĩ Sương Nguyệt Anh.

Nhìn tổng thể, các công trình trong khu lưu niệm được bố trí một cách hài hòa cùng với nhiều không gian xanh tạo nên cảm giác thoáng đãng, hòa cùng không khí bình yên vốn có của một vùng quê khiến du khách phương xa cảm thấy vô cùng thoải mái. 

Cuối tháng 11/2021, tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại và sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông. Do đó, 2022 được xem là một năm vô cùng đặc biệt, có nhiều hoạt động được tổ chức với quy mô quốc tế để kỷ niệm sự kiện quan trọng này. Ông Trần Ngọc Tam – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Đây là một sự kiện chính trị quan trọng của cả nước, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa”.

Tại buổi lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu vào ngày 30/06 với chủ đề “Đạo sáng mãi giữa đời” trong khu di tích tại Ba Tri, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã trao Nghị quyết vinh danh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu của Việt Nam trong danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế niên khóa 2022-2023. Như thế, cùng với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương, thì Nguyễn Đình Chiểu trở thành người Việt thứ 6 được UNESCO vinh danh. Đây là niềm tự hào cho Việt Nam nói chung, là vinh dự lớn cho tỉnh Bến Tre nói riêng. 

Hoạt động triển lãm thực tế ảo “Nguyễn Đình Chiểu – Cuộc đời và sự nghiệp” do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức là một trong những hoạt động trọng điểm trong khuôn khổ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông. Triển lãm được trình bày song song trên nền tảng trực tuyến và trực tiếp tại khu lưu niệm tại Ba Tri, Bến Tre. Việc tổ chức triển lãm thực tế ảo tạo cơ hội cho nhiều người trong và ngoài nước có thể tham quan khu lưu niệm từ xa, đặc biệt là Paris (Pháp).

Ban Quản lý khu di tích cho biết, các hoạt động lớn chủ yếu được tổ chức vào dịp 01/07. Vào giai đoạn cuối năm 2022 đến đầu xuân 2023, khu di tích chỉ tổ chức tiếp đón các đoàn khách đến thăm. Trong đó có 2 đoàn học sinh từ Tp.HCM đến tham quan và học tập. Các em sẽ đến dâng hương, nghe thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệp của cụ Nguyễn Đình Chiểu và sau đó sẽ tham gia các hoạt động trải nghiệm để hiểu rõ hơn về vùng đất Bến Tre. 

Tuy không sinh ra tại Bến Tre nhưng tình cảm và những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu trên mảnh đất này luôn được nhân dân ghi nhớ. Cụ Đồ Chiểu mãi là niềm tự hào, một tấm gương về tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, hiếu học cho các thế hệ thanh niên cả nước noi theo.

Tường Vy

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

 

Ngọc Huyền: Cô bé bán vé số dạo và cuộc đổi đời nhờ vọng cổ

(Phapluatmoitruong.vn) – Trước khi đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, Đỗ Ngọc Huyền có tuổi thơ khốn khó, nhiều thăng trầm…

Người ta hay nói Ngọc Huyền có một đôi mắt rất buồn. Ngay cả khi cô cười, niềm vui cũng khó lòng che lấp đi nét âu lo, rụt rè thường trực sẵn trong đôi mắt. Có lẽ, đó chính là dấu ấn để lại của tuổi thơ lam lũ, những bước trưởng thành đẫm mồ hôi và nước mắt mà Ngọc Huyền đã bước qua.

Cho tới tận hôm nay, khi đã trở thành ngôi sao ca nhạc, là thần tượng của rất nhiều người, những dấu hằn của quá khứ ấy vẫn không thể mất đi. Nó vẫn hiện diện đâu đây, không chỉ trong ánh mắt, nụ cười, mà còn cả trong giọng hát hay những mơ ước mà Ngọc Huyền giữ trong lòng…

Ngọc Huyền sinh ra tại một miền quê nghèo ở Sóc Trăng, gia đình không ai theo đuổi nghệ thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, Ngọc Huyền đã bộc lộ giọng hát thiên bẩm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô chỉ nghĩ hát là niềm vui để xua tan những vất vả trong cuộc sống, hoàn toàn không nghĩ việc sẽ trở thành ca sĩ.

Năm 14-15 tuổi, giải bạc Chuông vàng vọng cổ 2021 đã đi bán vé số phụ bố mẹ tiền trang trải. Cái nghèo khó bủa vây suốt tuổi thơ Ngọc Huyền, thế nhưng cô chưa từng một lời oán trách mà ngược lại thương gia đình, bố mẹ nhiều hơn.

Những ca sĩ để đến được thành công chẳng mấy ai sung sướng, nhưng vất vả và cực khổ như Ngọc Huyền thì cũng chẳng có nhiều. Thậm chí, ngay cả trước khi đặt chân tới Sài Gòn hoa lệ, những tháng ngày tuổi thơ của cô bé còn lại cũng không mấy khi có bóng dáng của niềm vui.

Nhưng dường như, chính tột cùng của sự khốn khó ấy đã góp phần rất lớn tạo ra Ngọc Huyền của hôm nay – người đàn bà mạnh mẽ và bền bỉ, ẩn giấu bên trong những yếu đuối, rụt rè. Có lẽ vì vậy mà những ca khúc viết về tình cảm gia đình, qua tiếng hát của Ngọc Huyền trở nên khắc khoải hơn.

 

Tuổi thơ cô trải qua những nỗi buồn, chỉ có niềm vui là nghe những bài ca cải lương dân tộc. Cũng chính vì thế Ngọc Huyền chuyên hát về những ca khúc hiền hòa trữ tình.

Không giống như nhiều nghệ sĩ cùng trang lứa, hành trang của Ngọc Huyền khi tới với sân khấu ca nhạc chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Không kinh nghiệm, không có mối quan hệ xã hội, không tiền bạc, việc Ngọc Huyền có thể trở thành ngôi sao trong làng nhạc dân ca trữ tình chính là sự an bài tinh tế của số phận.

Ngọc Huyền từng kể, nếu tính chi li có bao nhiêu công việc chân tay, cô đã đều làm qua cả trước khi nổi tiếng. Từ bán vé số cho tới công nhân nhà máy, từ dọn dẹp thuê hàng quán… cô đều từng trải qua. Miễn là công việc đó có thể kiếm ra tiền, cô sẽ chẳng nề hà. Tuổi thanh xuân của Ngọc Huyền trôi qua tại miền quê nghèo với những chuỗi ngày dài mỏi mệt, nhàm chán và buồn tẻ.

Cô thích hát từ nhỏ và những thăng trầm trong cuộc sống càng khiến cho giọng hát của Ngọc Huyền thêm sâu lắng và truyền cảm hơn bao giờ hết. Chính nhờ những cảm xúc mang theo đó, giọng hát của Ngọc Huyền nhanh chóng chạm vào sâu trong tâm hồn đồng điệu những người yêu nhạc.

Cũng vì vậy mà con đường đi tới thành công của Ngọc Huyền không thể diễn ra chóng vánh một sớm, một chiều, mà cô phải bước đi một chặng đường rất dài. Trên con đường ấy cũng không hề thiếu khổ cực, vất vả, nước mắt và những giọt mồ hôi…

Tính cách của Ngọc Huyền không hề phù hợp với showbiz. Cô không tinh quái, chiêu trò, cũng không biết bon chen, đấu đá. Điểm mạnh duy nhất của cô chỉ là… sự chăm chỉ mà thôi. Từng 2 lần thất bại ở Chuông vàng vọng cổ nhưng cô gái quê Sóc Trăng không bao giờ bỏ cuộc, thất bại cô lại đứng lên và đi tiếp. Quả nhiên trời không phụ lòng người, giải bạc Chuông vàng vọng cổ 2021 là thành quả xứng đáng dành cho Ngọc Huyền.

Cuộc sống nổi tiếng hay địa vị, danh vọng, tiền bạc cũng chẳng thể nào làm thay đổi con người của Ngọc Huyền. Sự rụt rè, nhút nhát cố hữu hình như đã ăn vào máu thịt của cô không sao xóa bỏ, dù có là cô gái nhỏ bán vé số hay là ngôi sao của sân khấu lớn rực rỡ ánh hào quang. Thứ tính cách đó đã khiến Ngọc Huyền chịu không ít thiệt thòi bởi những đồng nghiệp xấu tính, nhưng bù lại, nó lại khiến khán giả luôn muốn yêu thương, chở che cô.

Dù hiện tại đã thành công, giúp bản thân có cuộc sống tốt hơn và báo hiếu được cho cha mẹ nhưng Ngọc Huyền chưa khi nào chối bỏ quá khứ, quên nơi mình đã sinh ra. Ngọc Huyền cho biết, cô trân trọng gia đình và muốn dành nhiều thời gian ở bên cha mẹ. 

Tết năm nay, Ngọc Huyền dự định sẽ trở về quê đón Tết cùng gia đình. Giọng ca trữ tình cho biết, Tết là thời điểm để các thành viên quây quần bên nhau nên dù đắt show cô cũng stừ chối. Với Ngọc Huyền, gia đình và bố mẹ vẫn luôn là ưu tiên số một!

Phùng Hiệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Bình Dương: Phát triển thêm 18.000 nhà ở xã hội

(Phapluatmoitruong.vn)UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 với mục tiêu phát triển thêm 18.000 căn nhà ở xã hội. Trong đó, khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp…

Theo kế hoạch, việc quy hoạch phát triển nhà ở sẽ theo hướng công trình xanh, hiện đại, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, hướng đến phát triển đô thị thông minh…

Đồng thời, UBND tỉnh Bình Dương xác định mục tiêu trong năm 2023 tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở, đáp ứng nhu cầu cho tất cả các nhóm dân cư, đặc biệt là các đối tượng chính sách. Hiện nay, xu hướng phát triển nhà ở chung cư tại các đô thị phía Nam sẽ là chủ đạo, do vậy, tỷ lệ nhà ở chung cư theo dự án sẽ tiếp tục tăng (trên 30%).

Đối với diện tích sàn nhà ở xã hội cho thuê năm 2023 phấn đấu đạt khoảng 160.000 m2 sàn, đáp ứng 40% diện tích sàn nhà ở xã hội cho thuê giai đoạn 2021-2025 là 400.000 m2 sàn. Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 31 m2 sàn/người, nông thôn đạt 25,6 m2 sàn/người.

Mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đến năm 2025 chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 10 m2 sàn/người; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn tỉnh lên 65,0%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố xuống còn 0,5%. Qua đó, phấn đấu trong năm 2023 đạt 9,2 m2 sàn/người; nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố đạt tỷ lệ 99,3%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ còn 0,7%.

Phân khúc nhà ở thương mại phát triển tăng thêm 1,75 triệu m2 sàn tương đương 17.500 căn, trong đó, năm 2023, dự kiến diện tích sàn nhà ở thương mại hoàn thành 1.239.646 m2 sàn nhà ở từ các dự án đang xây dựng, tương đương khoảng 13.537 căn.

Nhà ở xã hội phát triển tăng thêm 600.000 m2 sàn tương đương 18.000 căn, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển thiết chế công đoàn đang triển khai, đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính – tín dụng.

Đồng thời, rà soát quỹ đất nhà ở xã hội tại 33 dự án nhà ở thương mại khoảng 100 ha để đôn đốc chủ đầu tư triển khai thực hiện. Nhà ở tái định cư tăng thêm 140.854 m2 sàn tương đương 1.000 căn, nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm mà tỉnh đang triển khai: Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành…, với phương thức đầu tư xây dựng các khu tái định cư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để bố trí đất ở cho người dân tự xây dựng.

Danh mục các dự án phát triển nhà ở đang triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đối với nhà ở riêng lẻ do dân tự xây dựng, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng đảm bảo đúng mục đích sử dụng trên đất ở được sử dụng hợp pháp; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý trật tự xây dựng để tránh tình trạng xây dựng không phép và trái phép, tăng thêm 2.081.257 m2 sàn.

Cũng theo kế hoạch, dự báo nhu cầu nguồn vốn đầu tư nhà ở trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương là khoảng 23.490,47 tỷ đồng. Dự kiến diện tích đất ở tăng thêm 289,11 ha, trong đó việc xây dựng các dự án nhà ở thương mại vào khoảng 110,77 ha; xây dựng nhà dân tự xây là 131,55 ha; việc phát triển các dự án nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội là khoảng 46,82 ha.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một khu nhà ở xã hội do Công ty Becamex IDC xây dựng.

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Người giàu tâm huyết với phim lịch sử

(Phapluatmoitruong.vn)– Đạo diễn Nguyễn Đức Long là tên tuổi lớn của làng nghệ thuật nước nhà, gắn liền với những bộ phim ký sự, tài liệu về đề tài chiến tranh, truyền thống cách mạng. Tác phẩm nổi tiếng nhất của anh là bộ phim tài liệu lịch sử “Triều đại Quang Trung – Nguyễn Huệ” với kinh phí lên đến 1,1 tỷ đồng, do anh cầm cố ngôi nhà ở quận 8 (Tp.HCM) để thực hiện.Nhân dịp Tết đến Xuân về, BBT Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trò chuyện ngắn và thú vị với anh.

Kết thúc năm Nhâm Dần 2022, anh thấy mình đã làm được những gì? Có điều gì khiến anh tiếc nuối hay chưa thực hiện được trong năm qua không?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Năm 2022 vì dịch Covid 19 chỉ mới vừa tạm ổn. Đó cũng là tình chung, mình chưa làm được việc gì để có thể gọi là thành công nên cũng không có gì gọi là tiếc nuối (cười).

Anh tốt nghiệp ngành xây dựng của đại học Bách khoa, nhưng lại trở thành nghệ sĩ, diễn viên rồi cuối cùng là đạo diễn phim tài liệu. Cơ duyên nào đưa anh đến với nghề này?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Phải nói là người chọn nghề, nhưng nghiệp thì chọn Long, nên mình tạm gọi là duyên mà tổ nghiệp đã chọn Long vậy.

Chọn cho mình một hướng đi riêng với thể loại phim ký sự, phim tài liệu lịch sử, anh được cho là người thích lội ngược dòng trên thị trường phim ảnh hiện nay. Anh có thấy mình mạo hiểm không khi khán giả trong nước dường như chỉ thích thể loại tình cảm lãng mạn?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Bạn nói rất đúng! Vì tôi rất thích làm những điều mà ít người làm được, chứ việc dễ ai cũng làm được thì đó là chuyện bình thường rồi. Mà nói cho đúng hơn, ngay trong thời buổi chạy đua với thị trường, hay còn gọi là chạy đua để làm kinh tế thì ai ai cũng muốn chọn cho mình những việc làm nhẹ nhàng mà hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy, tất cả những gì mà ông cha ta đã bao đời hi sinh, gìn giữ, kể cả bằng xương máu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ từng tấc đất cho thế hệ hôm nay được sống cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thì chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn to lớn đó, cũng như phải biết tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, bảo vệ tổ quốc qua từng công việc của mỗi người, tùy theo sức lực, trình độ, khả năng của mình. Chính vì thế, Long muốn làm những bộ phim tài liệu lịch sử của nước nhà như lời nhắc nhở bản thân, cũng là gửi gắm thông điệp đến các bạn trẻ hôm nay: Chúng ta là người Việt Nam thì nên giữ những giá trị phẩm chất cao đẹp của ông cha ta, để xứng đáng là con Hồng cháu Lạc.

Theo anh, một đạo diễn làm phim tài liệu lịch sử thì tố chất nào quan trọng nhất?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Nếu nói về đề tài lịch sử thì cái quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu về lịch sử và phải nghiên cứu kỹ về lịch sử. Hiện nay, có rất nhiều thông tin, nguồn tin trên mạng vô cùng phức tạp và không chính xác, nên làm về đề tài này thật sự không hề dễ.

Đạo diễn Nguyễn Đức Long.

Làm phim tài liệu lịch sử tốn nhiều kinh phí hơn những thể loại khác, có nhiều người thậm chí thất bại và phá sản vì tham vọng lớn. Anh có bao giờ sợ và chùn bước không?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Nói tham vọng thì tôi không phải là người tham vọng về tiền bạc, nhưng tham vọng về công việc làm phim ảnh thì tôi lại có thừa, đặc biệt là những thể loại phim về đề tài lịch sử, điều đó cũng xứng đáng phải không bạn? Còn hỏi tôi có chùn bước hay không thì câu trả lời là không (Cười).

Nhiều người cho rằng anh đã chọn con đường khó khi mở hãng phim để làm phim ký sự tài liệu. Phải chăng anh muốn tạo sự khác biệt?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Đúng, họ nghĩ rất đúng! Làm phim tài liệu lịch sử là vô cùng khó. Cái khó thứ nhất là mình phải có kiến thức về dòng phim này, cái khó thứ hai là mình phải tự bỏ kinh phí ra làm, cái khó thứ ba là kén người xem. Còn nói về sự khác biệt thì rõ ràng là có khác biệt vì đề tài đâu dễ làm được!

Khó khăn lớn nhất anh từng trải qua khi sản xuất phim tài liệu là gì?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Tôi nghĩ đó là phải tìm hiểu, thậm chí đi tìm các đài truyền hình để mua tài liệu chính thống rồi sau đó xây dựng kịch bản. Cái khó cuối cùng khi thực hiện tiền kỳ là làm sao để mời được các nhà sử học hàng đầu Việt Nam tham gia. Có vậy bộ phim ra đời mới hoàn hảo, như tôi may mắn đã từng làm được. Đó cũng là một điều rất đáng mừng.

Chắc chắn anh đã ấp ủ nhiều dự định cho năm 2023?

Đạo diễn Nguyễn Đức Long: Long đã chuẩn bị một dự án cho năm 2023. Đó sẽ là một dự án rất thú vị, nhưng xin phép được giữ bí mật cho đến ngày công bố. Qua Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Long xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người cùng khán giả yêu thích điện ảnh Việt Nam sang năm mới nhiều sức khỏe, an lành, hạnh phúc và thành công.

Phùng Hiệu (thực hiện)

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Tây Ninh: Sức hút từ du lịch tâm linh

(Phapluatmoitruong.vn) – Núi Bà Đen Tây Ninh là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh chùa bà, Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi luôn thu hút nhiều khách thập phương tìm đến dâng hương và tham quan. 

Chùa bà linh thiêng 

Núi Bà Đen, xã Thạnh Tân, cách trung tâm Tp. Tây Ninh khoảng 11km, là một trong 3 ngọn núi (núi Bà, núi Phụng, núi Heo) thuộc quần thể di tích văn hóa – lịch sử núi Bà Đen với nhiều hang động, đền, chùa. Được mệnh danh là “Nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m, núi Bà Đen bốn mùa ẩn hiện giữa những làn mây mỏng tựa như chiếc nón lá huyền ảo nằm úp giữa đồng bằng.

Để khám phá núi Bà Đen, du khách có thể lựa chọn đi cáp treo hoặc leo bộ. Hiện nay có hai tuyến cáp treo, một lên đỉnh núi, hai lên chùa Bà. Chùa Bà Đen Tây Ninh, hay còn gọi là chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự, ở độ cao 350m giữa lưng chừng núi Bà Đen. Đây là ngôi chùa cổ xưa và vô cùng linh thiêng tại Tây Ninh với kiến trúc hài hòa mang nhiều nét đẹp đặc trưng của kiến trúc đền chùa Việt Nam. Trong chùa thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (hay còn gọi là Bà Đen). 

Tục truyền rằng, Bà Đen chính là nàng Lý Thị Thiên Hương, con một vị quan trấn nhậm Trảng Bàng, tài sắc vẹn toàn, có nước da ngăm mặn mà, nên được nhiều chàng trai để ý. Vào ngày rằm hàng tháng, nàng hay lên núi lễ Phật. Lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa thì bị một đám côn đồ vây bắt, giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Ðể đền ơn, cha mẹ nàng hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Nhưng thời buổi loạn lạc, chưa kịp thành hôn thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Trong thời gian đó, nàng bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp, để giữ lòng trung trinh, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết. 

Sự linh thiêng của nàng được thể hiện qua 2 lần báo mộng cho vị sư Trí Tân và chúa Nguyễn Ánh, cùng với một lần nhập vào cô gái trẻ tuổi trò chuyện cùng Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Nàng đã nói về tương lai của vị quan tài ba này cùng nỗi oan của mình. Không lâu sau đó, Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt đã tâu lên vua và thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”. 

Kể từ đó, những câu chuyện tâm linh về sự linh thiêng của Bà Đen luôn được mọi người truyền tai nhau. Người dân trong và ngoài tỉnh rủ nhau đến cầu bình an, tài lộc với niềm tin mãnh liệt vào Bà.

Uy nghiêm tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn

Nếu bên dưới chùa Bà có thờ Linh Sơn Thánh Mẫu linh thiêng, thì trên đỉnh núi có tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn hùng vĩ. Trong không gian mênh mông mây núi đẹp tựa chốn thần tiên, tuyệt tác tâm linh ấy sừng sững trên đỉnh núi như hòa quyện vào đất trời. Với mong muốn kiến tạo nên một công trình mang đậm bản sắc và tinh hoa văn hóa Phật giáo Việt trên đỉnh núi Bà Đen nhằm gia tăng trải nghiệm và ý nghĩa cho hành trình chiêm bái cầu an của du khách, tập đoàn Sun Group cùng nhà điêu khắc Phạm Bá Đua và nghệ nhân Nguyễn Trọng Hạnh đã kỳ công tạo tác. 

Theo đó, Sun Group cùng nhà điêu khắc Phạm Bá Đua lên ý tưởng thiết kế và được nghệ nhân Nguyễn Trọng Hạnh chuyển tải mẫu tượng sang chất liệu đồng đỏ tại làng đúc đồng nổi tiếng Ý Yên, Nam Định. Sau đó, tượng đã được vận chuyển và ngự tọa trên đỉnh núi Bà Đen. Tượng được thiết kế dựa trên nguyên mẫu của tượng Phật thời Lê. Tượng Phật Bà đứng uy nghiêm trên đài sen bằng đồng. Hoa văn, họa tiết của đài sen được phỏng theo cánh sen tượng Phật thời Lê, với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa. Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đội vương miện chạm khắc hình ảnh Đức Phật A Di Đà, tôn vinh trí tuệ mẫn tiệp và lòng từ bi phổ độ chúng sinh của Đức Phật. Tay trái tượng cầm bình cam lộ đang dốc xuống, biểu trưng cho hành động ban phát phước lành, cứu rỗi con người khỏi khổ đau. Tay phải nâng lên bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudra, mang ý nghĩa lìa xa ác nghiệp.

Toàn bộ cụm công trình lấy tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn làm trung tâm, có thiết kế giống như một đóa hoa sen. Từ những cánh sen đó, thác nước đổ xuống chảy tràn về 5 đĩa nước lớn – hình ảnh cách điệu của những cánh sen, được sắp đặt thấp dần về phía Đông, tượng trưng cho Ngũ hành tương sinh, như hiện thân cho sự lan tỏa của từ bi, của chân thiện mỹ tới chúng sinh.

Với tổng chiều cao 72 m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác lập kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi” và kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi”.

Bên dưới tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn là một khu trưng bày triển lãm Phật giáo bên trong khối đế 4 tầng độc đáo chưa từng có tại Việt Nam. Tại khu vực đại sảnh mái vòm ở tầng 1, du khách sẽ được mãn nhãn với màn trình chiếu video mapping tái hiện đầy sinh động và chân thực về sự hình thành vũ trụ trong quan niệm của Phật giáo. Các bức tượng và các trụ Kinh Luân (bánh xe cầu nguyện) ở tầng 2 thông qua công nghệ hình ảnh 3 chiều hologram được tái hiện vô cùng độc đáo. Không gian tầng 3 trưng bày các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt ở tầng 4 – tầng cao nhất bên trong khối đế tượng có lưu giữ và trưng bày Xá lợi Phật. 

Có không ít du khách khi đến núi Bà Đen cảm thấy khá phân vân lựa chọn giữa việc đi lên chùa dâng hương viếng Bà hay lên đỉnh núi chiêm bái tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Chị Kim Tuyền (Tp.HCM) chia sẻ: “Xem trên sách báo, tivi thấy núi Bà Đen đẹp quá nên tôi quyết định đến tham quan. Do lâu lâu mới có dịp đi chơi nên tôi đã chọn đi cáp treo 2 lượt để vừa có thể đi lễ Bà vừa có thể lên đỉnh núi. Khung cảnh ở đây rất đẹp, có nhiều hoa tươi và không khí trong lành, khiến tâm mình cảm thấy bình an vô cùng”.

Được biết, hiện nhà đầu tư khu du lịch Sun World Baden Mountain vẫn liên tục làm mới, bổ sung nhiều công trình, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều hoạt động thú vị cho du khách vào dịp Xuân 2023. Điều này cũng sẽ góp phần thay đổi diện mạo cho khu du lịch quốc gia núi Bà Đen nói riêng và du lịch tâm linh ở Tây Ninh nói chung. 

Tường Vy

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Kon Tum: Nhộn nhịp lễ hội đua thuyền độc mộc

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng ngày 07/2, UBND Tp. Kon Tum tổ chức lễ hội đua thuyền độc mộc trên dòng sông Đăk Bla, thu hút hàng nghìn lượt khách tham dự.

Đây là một trong những lễ hội nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Kon Tum và chào mừng thành phố Kon Tum lên đô thị loại II.

Ngày hội có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo tỉnh và thành phố Kon Tum; phóng viên các báo, đài Trung ương và địa phương, cùng 60 vận động viên với 26 thuyền đua của 11 đội thuyền đến từ các xã, phường trên địa bàn tỉnh và hàng nghìn cổ động viên, khán giả.

Chương trình được tổ chức nhằm bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc nói chung, môn đua thuyền độc mộc truyền thống trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nói riêng. Đồng thời là dịp để các vận động viên gặp gỡ, giao lưu đầu Xuân.

Ngoài ra, thuyền độc mộc còn có giá trị văn hóa truyền thống, gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ bao đời nay. Với sự mộc mạc, đậm chất hoang sơ đã làm cho loại hình phương tiện di chuyển trên sông này nét độc đáo rất riêng và đóng vai trò rất quan trọng trong việc đi lại cũng như phục vụ cho lao động, sản xuất của người dân trên địa bàn. Những năm gần đây, đua thuyền độc mộc được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận lại được tại lễ hội:

Lễ hội đua thuyền độc mộc mang nhiều giá trị về văn hóa văn hóa của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiết mục âm nhạc đặc sắc mang đầy nét truyền thống của người dân Tây Nguyên.

Buổi lễ thu hút hàng nghìn khán giả và khách du lịch tạo một không khí náo nhiệt bên bờ sông Đăk Bla.

Các đội thuyền thi đua nhau để giành thành tích tốt nhất tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn và không kém phần kịch tích cho người xem.

Chương Hoàng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Lãnh đạo địa phương trao cờ lưu niệm cho các đội tham dự.

 

Nỗ lực hồi sinh và khôi phục các vùng đất ngập nước tại Việt Nam

Vùng đất ngập nước là tài sản lớn nhất của du lịch thế giới, thu hút hàng triệu khách du lịch hằng năm và Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn trong phát triển lĩnh vực này.

Hồi sinh và khôi phục các vùng đất ngập nước

Vùng đất ngập nước có vai trò rất lớn đối với con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại; lưu trữ carbon giúp chống lại các tác động của biến đổi khí hậu; giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan; lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán; đảm bảo đa dạng sinh học.

Đồng thời, đây là môi trường sống của hơn 100.000 loài sinh vật; đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn và tạo nên các nguồn sinh kế cho người dân. Hiện nay vùng đất ngập nước cung cấp gạo cho 3,5 tỷ người trên thế giới; hơn 1 tỷ người hiện đang sinh sống dựa vào các vùng đất ngập nước; có tới 40% các loài sinh vật sống hoặc dựa vào những vùng đất ngập nước.

Mới đây, Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để hồi sinh và khôi phục các vùng đất ngập nước, những hệ sinh thái đang biến mất nhanh hơn ba lần so với rừng.

Các vùng đất ngập nước bao phủ khoảng 6% bề mặt đất của Trái đất và rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nguồn cung cấp thực phẩm, du lịch và việc làm. Hơn một tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào chúng để kiếm sống, trong khi vùng nước nông và đời sống thực vật phong phú của chúng hỗ trợ mọi thứ.

Các vùng đất ngập nước cũng đóng vai trò quan trọng trong cả việc đạt được sự phát triển bền vững và trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu như điều tiết nước, giảm tác động của lũ lụt.

Tại Hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc vào tháng 12/2022, các quốc gia đã thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm bảo vệ 1/3 vùng đất, ven biển và vùng nước nội địa của hành tinh vào năm 2030.

Hành động khôi phục vùng đất ngập nước đang được quan tâm trên khắp thế giới. Chẳng hạn, Trung Quốc đang mở rộng kế hoạch cho “các thành phố bọt biển” trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và các hiểm họa khí hậu gia tăng, bao gồm cả lũ lụt. “Thành phố bọt biển” dựng vườn trên mái nhà, vỉa hè thấm nước và bể chứa ngầm để kiểm soát nguy cơ lũ từ các con sông.

Chủ đề Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2023 là “Hãy phục hồi đất ngập nước ngay từ hôm nay – Hơn 35% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã bị mất trong 50 năm qua. Lựa chọn, tiếng nói và hành động của bạn thúc đẩy xu hướng phục hồi đất ngập nước” nhằm nêu bật nhu cầu cấp thiết phải ưu tiên phục hồi các vùng đất ngập nước và kêu gọi tất cả mọi người thực hiện các hành động để phục hồi đất ngập nước bị suy thoái.

Đẩy mạnh phát triển bền vững

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN và thứ 50 trên thế giới chính thức tham gia Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước (Công ước Ramsar). 

Sau khi trở thành thành viên của Công ước Ramsar, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thực hiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định. Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành hơn 10 văn bản có những quy định trực tiếp về đất ngập nước. Điển hình là Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

Có thể nói, đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định trực tiếp về quản lý đất ngập nước để thực thi Công ước Ramsar (năm 2019, Nghị định này được thay thế bằng Nghị định số 66/2019/NĐ-CP); Quyết định 04/2004 của Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004 – 2010.

Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện bộ khung pháp lý, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng khôn khéo đất ngập nước thông qua lồng ghép các hoạt động bảo tồn vào quá trình quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quản lý và kiểm soát việc sử dụng đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên nói chung, trong đó có các khu Ramsar.

Đến nay, Việt Nam đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập 47 khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử thành công 9 khu Ramsar với tổng diện tích 120.549 ha. Định hướng xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 – 2030, Việt Nam sẽ tăng số lượng khu đất ngập nước được quốc tế công nhận lên 14 khu.

Theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ngoài giá trị trực tiếp về các tài sản lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy hải sản thì tiềm năng du lịch vùng đất ngập nước ở nước ta rất lớn. Hiện nay, cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều có đất ngập nước với sinh cảnh khá phong phú. Vai trò của đất ngập nước trong phát triển du lịch cực kỳ quan trọng

Nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, phát triển du lịch có thể góp phần bảo tồn, tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và hỗ trợ văn hóa ở các vùng đất ngập nước một cách bền vững. UNWTO nhận định, các vùng đất ngập nước là tài sản lớn nhất của du lịch thế giới, thu hút hàng triệu khách du lịch hằng năm và Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn trong phát triển lĩnh vực này.

Lan Anh – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để hồi sinh và khôi phục các vùng đất ngập nước, những hệ sinh thái đang biến mất nhanh hơn ba lần so với rừng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/no-luc-hoi-sinh-va-khoi-phuc-cac-vung-dat-ngap-nuoc-tai-viet-nam-75361.html

Dự án cảng biển 14.234 tỷ ở Quảng Trị vẫn là bãi đất hoang sau 3 năm khởi công

Được khởi công vào tháng 2/2020 nhưng sau 3 năm dự án cảng biển Mỹ Thủy (Quảng Trị) vẫn là bãi đất hoang dù nhiều lần bị nhắc nhở.

Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được khởi công giai đoạn 1 vào tháng 2/2020 nhưng đến tháng 2/2023 vẫn chỉ là những bãi đất hoang.

Tổng vốn đầu tư là 14.234 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án là 2.143 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ được thực hiện từ năm 2018 - 2025 với 4 bến, tổng vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 750 tỷ đồng. Dự án do Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) làm chủ đầu tư.

Tổng vốn đầu tư là 14.234 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án là 2.143 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ được thực hiện từ năm 2018 – 2025 với 4 bến, tổng vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 750 tỷ đồng. Dự án do Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) làm chủ đầu tư.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh khu bến cảng chuyên dùng phục vụ chủ yếu cơ sở công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết hợp thu hút lượng hàng hóa quá cảnh cho Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, bảo đảm tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 100.000 tấn.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh khu bến cảng chuyên dùng phục vụ chủ yếu cơ sở công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết hợp thu hút lượng hàng hóa quá cảnh cho Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, bảo đảm tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 100.000 tấn.

Mặc dù các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị nhiều lần ra "tối hậu thư" và khẳng định: "Sự chậm trễ của dự án gây ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị. UBND tỉnh Quảng Trị không chấp nhận sự chậm trễ tiến độ thi công dự án và MTIP phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại như cam kết" nhưng đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ.

Mặc dù các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị nhiều lần ra “tối hậu thư” và khẳng định: “Sự chậm trễ của dự án gây ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị. UBND tỉnh Quảng Trị không chấp nhận sự chậm trễ tiến độ thi công dự án và MTIP phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại như cam kết” nhưng đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ.

Ghi nhận của PV VTC News đầu tháng 2/203 (sau 3 năm dự án được khởi công) cách vị trí từng diễn ra lễ khởi công dự án một đoạn, phía 2 bên đường Tỉnh lộ 582B chạy từ Quốc lộ 1A về nối vào tuyến đường chạy dọc ven biển từ phía xã Hải An vào xã Hải Khê, cũng đang hình thành điểm tập kết rác "khổng lồ". Trong khi đó, khu tái định cư phục vụ dự án tọa lạc bên tuyến Đường trục dọc Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị đoạn qua xã Hải An hoàn thành hạ tầng từ lâu, hiện vẫn đang chờ các hộ dân diện giải tỏa di dời đến...

Ghi nhận của PV VTC News đầu tháng 2/203 (sau 3 năm dự án được khởi công) cách vị trí từng diễn ra lễ khởi công dự án một đoạn, phía 2 bên đường Tỉnh lộ 582B chạy từ Quốc lộ 1A về nối vào tuyến đường chạy dọc ven biển từ phía xã Hải An vào xã Hải Khê, cũng đang hình thành điểm tập kết rác “khổng lồ”. Trong khi đó, khu tái định cư phục vụ dự án tọa lạc bên tuyến Đường trục dọc Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị đoạn qua xã Hải An hoàn thành hạ tầng từ lâu, hiện vẫn đang chờ các hộ dân diện giải tỏa di dời đến…

Bên khu tái định cư tại xã Hải An (giai đoạn 1) hiện hoàn thành nhưng hiện vẫn chờ các hộ dân trong diện giải tỏa phục vụ dự án cảng biển Mỹ Thúy và đang hình thành điểm tập kết rác khổng lồ.

Bên khu tái định cư tại xã Hải An (giai đoạn 1) hiện hoàn thành nhưng hiện vẫn chờ các hộ dân trong diện giải tỏa phục vụ dự án cảng biển Mỹ Thúy và đang hình thành điểm tập kết rác khổng lồ.

Việc dự án “khởi công nhưng chưa thi công” gần 3 năm qua khiến các hộ dân trong vùng giải tỏa để triển khai dự án lâm cảnh “đi không được, ở không xong”.

Việc dự án “khởi công nhưng chưa thi công” gần 3 năm qua khiến các hộ dân trong vùng giải tỏa để triển khai dự án lâm cảnh “đi không được, ở không xong”.

Theo UBND huyện Hải Lăng, hiện nay, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (giai đoạn 1) hoàn thành công tác đo đạc, thu hồi đất của dự án với diện tích 133,67ha. Địa phương bàn giao mặt bằng phạm vi đất nhà nước quản lý cho Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và nhà đầu tư với diện tích 91,81ha, còn lại 41,86ha chưa bàn giao nằm trong phạm vi khu dân cư và khu vực hồ nuôi tôm.

Theo UBND huyện Hải Lăng, hiện nay, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (giai đoạn 1) hoàn thành công tác đo đạc, thu hồi đất của dự án với diện tích 133,67ha. Địa phương bàn giao mặt bằng phạm vi đất nhà nước quản lý cho Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và nhà đầu tư với diện tích 91,81ha, còn lại 41,86ha chưa bàn giao nằm trong phạm vi khu dân cư và khu vực hồ nuôi tôm.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng địa phương hoàn thành công tác kiểm kê đối với diện tích đất nuôi trồng thủy sản (hồ nuôi tôm) của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, diện tích 19,13ha; kiểm kê đất đai, tài sản trên đất cho 56/56 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích là 13,83ha, trong đó có 28/28 thửa đất thuộc diện tái định cư (39 nhà ở, 2 hộ chưa ký biên bản kiểm kê), 45/45 thửa đất rừng sản xuất.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng địa phương hoàn thành công tác kiểm kê đối với diện tích đất nuôi trồng thủy sản (hồ nuôi tôm) của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, diện tích 19,13ha; kiểm kê đất đai, tài sản trên đất cho 56/56 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích là 13,83ha, trong đó có 28/28 thửa đất thuộc diện tái định cư (39 nhà ở, 2 hộ chưa ký biên bản kiểm kê), 45/45 thửa đất rừng sản xuất.

UBND huyện Hải Lăng cũng tổ chức công khai phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đợt 1) của 20/28 (32/39 nhà ở) ngày 5/12/2022; tổ chức họp kết thúc công khai phương án ngày 29/12/2022; trình thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ với 5 trường hợp thống nhất phương án ngày 30/12/2022, với tổng số tiền hơn 26,2 tỷ đồng.

UBND huyện Hải Lăng cũng tổ chức công khai phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đợt 1) của 20/28 (32/39 nhà ở) ngày 5/12/2022; tổ chức họp kết thúc công khai phương án ngày 29/12/2022; trình thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ với 5 trường hợp thống nhất phương án ngày 30/12/2022, với tổng số tiền hơn 26,2 tỷ đồng.

Ngày 12/1, Phòng TN&MT huyện Hải Lăng tổ chức họp để thẩm định phương án, kinh phí bồi thường hỗ trợ của 5 hộ dân. Tuy nhiên chủ đầu tư dự án chưa trình hồ sơ thu hồi đất nên chưa đủ cơ sở để tổ chức thẩm định. Đã tổ chức công khai phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đợt 2) các loại đất nông nghiệp và tài sản trên đất với diện tích 7,25ha (35 trường hợp có đất và tài sản trên đất).

Ngày 12/1, Phòng TN&MT huyện Hải Lăng tổ chức họp để thẩm định phương án, kinh phí bồi thường hỗ trợ của 5 hộ dân. Tuy nhiên chủ đầu tư dự án chưa trình hồ sơ thu hồi đất nên chưa đủ cơ sở để tổ chức thẩm định. Đã tổ chức công khai phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đợt 2) các loại đất nông nghiệp và tài sản trên đất với diện tích 7,25ha (35 trường hợp có đất và tài sản trên đất).

Một lãnh đạo UBND huyện Hải Lăng cho biết, hiện nay đang tập trung để hoàn thành bàn giao mặt bằng phạm vi hồ nuôi tôm với diện tích khoảng 19,13ha trong tháng 2/2023. Phấn đấu trình thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các hộ dân còn lại trong tháng 2/2023.

Một lãnh đạo UBND huyện Hải Lăng cho biết, hiện nay đang tập trung để hoàn thành bàn giao mặt bằng phạm vi hồ nuôi tôm với diện tích khoảng 19,13ha trong tháng 2/2023. Phấn đấu trình thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các hộ dân còn lại trong tháng 2/2023.

Đối với công tác áp giá lập phương án di dời tái định cư cho 28 hộ dân và phương án bồi thường, hỗ trợ máy móc thiết bị, dụng cụ nuôi tôm; công tác công khai, thẩm định, phê duyệt (phạm vi 22,73ha còn lại) hoàn thành trong tháng 2/2023; chi trả tiền trước 28/2/2023.

Đối với công tác áp giá lập phương án di dời tái định cư cho 28 hộ dân và phương án bồi thường, hỗ trợ máy móc thiết bị, dụng cụ nuôi tôm; công tác công khai, thẩm định, phê duyệt (phạm vi 22,73ha còn lại) hoàn thành trong tháng 2/2023; chi trả tiền trước 28/2/2023.

Huyện Hải Lăng cũng đề nghị Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) quan tâm, chủ động bố trí nguồn lực, tài chính để triển khai dự án đúng cam kết theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh...

Huyện Hải Lăng cũng đề nghị Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) quan tâm, chủ động bố trí nguồn lực, tài chính để triển khai dự án đúng cam kết theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh…

Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị vào tháng 5/2022, Công ty Cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy báo cáo phương án tái cơ cấu sở hữu vốn và tái cấu trúc quản lý doanh nghiệp; xây dựng các giải pháp cấp bách để đảm bảo dự án không bị gián đoạn. Phía nhà đầu tư cũng rà soát đánh giá lại năng lực các đơn vị tư vấn; đánh giá chất lượng, sự phù hợp các kết quả đã thực hiện trước đây như lập quy hoạch, thiết kế cơ sở, phương án đê chắn sóng, diện tích kho bãi bến cảng…

Đồng thời mong muốn lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo các Sở ngành, địa phương hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục đầu tư, phấn đấu thi công xây dựng dự án trong quý IV/2022, nhưng rồi… lỡ hẹn.

Nguyễn Vương – Báo VTC News

Theo VTC News

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vtc.vn/du-an-cang-bien-14-234-ty-o-quang-tri-van-la-bai-dat-hoang-sau-3-nam-khoi-cong-ar740116.html

Nhiều kẽ hở khiến chủ đầu tư bất động sản lách luật huy động vốn

Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản bộc lộ một số bất cập, có thực trạng chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện.

Chủ đầu tư lách luật, huy động vốn trái phép

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội đoàn TP HCM về thực tế chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện hoặc khi chưa giải chấp.

Cụ thể, theo đại biểu Quốc hội, dù chưa hoàn thành các thủ tục hoặc sau khi hoàn thành dự án (bàn giao căn hộ cho người mua sử dụng) nhưng chưa giải chấp ngân hàng khoản vay vốn cho dự án trước đó, chủ đầu tư vẫn huy động vốn từ khách hàng. Điều này dẫn đến người mua nhà không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

“Bộ Xây dựng đã có biện pháp gì (bao gồm các biện pháp xử lý hành chính và hình sự) để hạn chế các sai phạm của chủ đầu tư? Trong giai đoạn tới, khi chuẩn bị sửa đổi Luật Nhà ở thì có đưa ra các đề xuất quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát và xử lý các sai phạm để chủ đầu tư không thể làm sai hoặc không dám làm sai?”, đại biểu cũng đặt vấn đề.

Trả lời đại biểu, Bộ Xây dựng cho rằng, thị trường bất động sản trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đất nước, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, thị trường cũng bộc lộ một số bất cập, tồn tại, trong đó có thực trạng chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện huy động vốn; chủ đầu tư thế chấp dự án, bất động sản trong dự án tại tổ chức tín dụng, mặc dù chưa giải chấp nhưng vẫn tổ chức huy động vốn nhằm mục đích bán nhà ở theo hình thức hợp đồng đầu tư góp vốn. Điều này dẫn đến vướng mắc không làm được thủ tục, không bàn giao được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho người mua.

Theo Bộ Xây dựng, thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ để đảm bảo ngăn chặn được triệt để các hành vi lách luật để huy động vốn trong giao dịch bất động sản; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt; hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản chưa cao, có tâm lý chạy theo lợi nhuận.

Ngoài ra, thông tin về thị trường bất động sản chưa thông suốt; công tác thanh tra, kiểm tra, phổ biến pháp luật, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý thị trường bất động sản.

Đảm bảo thông tin minh bạch thị trường

Về giải pháp để hạn chế việc lách luật, thời gian qua, các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng địa phương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản, xử lý các vi phạm. Bộ Xây dựng đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao.

Qua thanh tra, kiểm tra, bên cạnh việc xử lý các sai phạm, đồng thời các cơ quan thẩm quyền cũng đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế về quản lý thị trường bất động sản và đề nghị các địa phương khắc phục.

Bộ cũng đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản, trong đó bổ sung quy định về hợp đồng theo mẫu trong giao dịch bất động sản và Nghị định số 44 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản nhằm đảm bảo thông tin minh bạch thị trường.

Hiện nay, Nghị định số 16 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong kinh doanh bất động sản.

Nghị định số 99 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở cũng quy định chủ đầu tư dự án nhà ở không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn…

Bộ Xây dựng cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; trong đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp góp phần ổn định thị trường bất động sản, giá bất động sản đảm bảo thị trường phát triển an toàn, bền vững…

Ngoài ra, Bộ đã chủ trì xây dựng Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, trong đó có các nội dung liên quan đến quản lý, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy định pháp luật trong huy động vốn, sử dụng vốn huy động của các chủ đầu tư dự án bất động sản.

Bộ này cũng quy định áp dụng biện pháp bảo đảm trong giao dịch mua bán bất động sản hình thành trong tương lai; quy định chặt chẽ, phù hợp thực tiễn về điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh.

Quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, bên bán, cho thuê mua, cho thuê bất động sản trong việc phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền lợi của khách hàng; trách nhiệm trong việc áp dụng, ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh doanh bất động sản đúng quy định pháp luật.

Phương Uyên/VietnamDaily

Theo VietnamDaily

Ảnh: Chủ đầu tư dự án ở quận Bình Thạnh, TP HCM thu tiền cọc của khách hàng từ 4 năm trước, đến nay dự án vẫn là bãi đất trồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/bat-dong-san/nhieu-ke-ho-khien-chu-dau-tu-bat-dong-san-lach-luat-huy-dong-von-163282.html

Nhiều dự án đất vàng bỏ hoang hàng chục năm ở Đà Nẵng

Chính quyền TP Đà Nẵng đã giao cho các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra và nhiều lần ra tối hậu thư xử lý các dự án đầu tư chậm tiến độ, nhưng hiện nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại nhiều dự án được giao đất từ hơn chục năm nay vẫn tiếp tục bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất đai và bức xúc trong dư luận…

Giữa tháng 12-2022, Ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng đã tổ chức kiểm tra 210 dự án, khu đất giao đầu tư. Qua đó, xác định 88 dự án, khu đất thuộc trường hợp phải gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng theo quy định và Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đà Nẵng đã tham mưu UBND TP ban hành các quyết định gia hạn theo quy định; 61 dự án đã đưa đất vào sử dụng và 61 dự án chậm tiến độ, đang tiếp tục kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ xử lý. Ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng cũng chỉ ra nhiều dự án chậm triển khai (quá 3 năm hoặc lâu hơn nữa), nhưng công tác tham mưu rà soát, điều chỉnh, hủy bỏ chưa kịp thời, để kéo dài, gây khó khăn và hạn chế quyền, lợi ích của người dân. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản thời gian qua còn chưa chặt chẽ, tình trạng khiếu kiện tập trung đông người liên quan các dự án bất động sản còn phức tạp. Sản phẩm bất động sản chủ yếu là đất nền chia lô liền kề, hạ tầng xã hội chưa đáp ứng.

Từ cơ sở đó, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã ký tờ trình đề nghị HĐND TP thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện các dự án chậm triển khai, chậm bàn giao và đặc biệt là chậm đưa đất vào sử dụng trên địa bàn thành phố giai đoạn từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2022. Theo kết quả kiểm tra của Sở TN-MT Đà Nẵng, trong 210 trường hợp dự án sử dụng đất trên địa bàn, đã xác định 93 trường hợp đất phải gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng và 56 dự án đang tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm. Ngoài ra, UBND các quận, huyện đã kiểm tra 128 dự án, khu đất; đã xác định 62 trường hợp dự án, khu đất có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp phải gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng và đã ban hành các quyết định gia hạn theo đúng quy định với số tiền gia hạn sử dụng đất đã nộp ngân sách hơn 109 tỷ đồng.

Theo quy định, những dự án, khu đất chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục, chậm tiến độ sử dụng đất trong 24 tháng theo Giấy chứng nhận đầu tư thì sẽ bị xử phạt hành chính bằng tiền. Sau khi được gia hạn thì trong vòng 24 tháng chủ đầu tư phải đưa đất vào sử dụng, nếu không sẽ bị thu hồi đất và không được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án, khu đất trên địa bàn Đà Nẵng vẫn “nằm im”, không hề đầu tư xây dựng hoặc đầu tư nhỏ giọt cho có lệ, hậu quả đã gây lãng phí nguồn lực đất đai kéo dài, gây mất cảnh quan môi trường đô thị…

Người dân Đà Nẵng ai cũng có thể nhận thấy, khu đất rộng hàng nghìn m2 nằm góc ngã Tư đường Nguyễn Tri Phương- Nguyễn Văn Linh, trước mặt Sân bay quốc tế Đà Nẵng (P. Chính Gián, Q. Thanh Khê) bị bỏ hoang hơn 20 năm nay, cỏ mọc um tùm, gây nhếch nhác và mất mỹ quan đô thị. Trước đó, khu đất này được quy hoạch xây dựng khu thương mại, dịch vụ và cho thuê văn phòng, nhưng gần đây phía sau khu đất đang xây dựng một tòa nhà cao 12 tầng, còn lại làm bãi cho thuê đỗ ô-tô và bao hàng rào tôn bên ngoài dán thương hiệu của một ngân hàng lớn.

Khu đất 3 mặt tiền của Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long bỏ hoang hàng chục năm nay.

Khu đất 3 mặt tiền của Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long bỏ hoang hàng chục năm nay.

Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết, đã kiểm tra lô đất này và lập biên bản xác định hành vi vi phạm vào tháng 6-2022 do chậm đưa đất vào sử dụng, chậm triển khai xây dựng tòa nhà làm việc của ngân hàng. Tương tự, khu “đất vàng” cả nghìn m2 nằm 3 mặt tiền đường Hùng Vương- Lê Lợi- Nguyễn Thị Minh Khai do Công ty Cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long làm chủ đầu tư, đã dừng thi công các hạng mục công trình nhiều năm nay rồi quây tôn xung quanh và để dầm mưa dãi nắng… Tại khu đất rộng số 88 Hùng Vương cũng đồng cảnh ngộ quây tôn đắp chiếu công trình hàng chục năm nay, chỉ có nhân viên bảo vệ thường xuyên túc trực còn việc thi công không có gì đáng kể…

Thanh tra Sở TN-MT Đà Nẵng cho hay, thời gian qua đã tích cực kiểm tra các dự án, khu đất chậm triển khai và chậm đưa vào sử dụng theo quy hoạch. Thanh tra đã yêu cầu nhiều tổ chức, cá nhân phải nộp tiền gia hạn sử dụng đất trong 24 tháng và thực hiện các thủ tục cũng như triển khai xây dựng để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích và thời hạn quy định. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, xử lý các vi phạm còn gặp nhiều vướng mắc như: Điều chỉnh quy hoạch, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các cá nhân hoặc tổ chức khác trong thời gian gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng, dự án đầu tư hoặc xây dựng nhà ở thương mại trên đất không có diện tích đất ở…

Trong thời gian tới, Sở TN-MT Đà Nẵng tiếp tục rà soát xác định số liệu quỹ đất đã đưa vào sử dụng, quỹ đất chậm triển khai, chậm sử dụng đất trên địa bàn để rút ra nguyên nhân và có hướng xử lý từng nhóm; phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai có hiệu quả hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai, kịp thời xử lý nghiêm các dự án, khu đất vi phạm Luật Đất đai.

Hồng Thanh – Báo CAĐN

Theo Công An Đà Nẵng

Ảnh: Khu đất ngã Tư đường Nguyễn Tri Phương- Nguyễn Văn Linh xây dựng công trình nhỏ giọt.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cadn.com.vn/nhieu-du-an-dat-vang-bo-hoang-hang-chuc-nam-o-da-nang-post272907.html

Tại sao trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria lại gây thương vong lớn ?

Theo giới khoa học, nguyên nhân trận động đất hôm 6/2 gây thương vong lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đến từ cả yếu tố tự nhiên lẫn con người.

Theo cập nhất mới nhất của kênh CNN đã có hơn 3800 người thiệt mạng, 14000 người bị thương trong trận động đất mạnh 7,8 độ richter gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria và con số thương vong dự kiến sẽ tăng lên khi các dư chấn dội lại suốt cả ngày. Các nhà địa chấn học tin rằng, trận động đất nàycó thể là một trong những thảm hoả chết chóc nhất thế giới trong thập kỷ này.

Các nhà khoa học chỉ ra cường độ, độ sâu và vị trí, thời điểm góp phần gây ra sự tàn khốc của trận động đất lần này. Bên cạnh đó, sự thiếu chuẩn bị của chính quyền và người dân cũng khiến họ phần nào không kịp trở tay.

Nguyên nhân khách quan và chủ quan

Đầu tiên, đây là trận động đất lớn, có cường độ lên tới 7,8 độ. Chấn tiêu của vụ động đất cũng khá nông (chỉ khoảng 18 km), gây ra thiệt hại lớn với các tòa nhà trên mặt đất.

Giáo sư Joanna Faure Walker, chuyên gia về giảm thiểu thiệt hại do thảm họa tại trường University College London (UCL), chỉ ra: “Nếu xét đến các trận động đất chết chóc nhất năm trong 10 năm trở lại đây, chỉ có hai năm trận động đất đó có cường độ tương tự”.

Trong khi đó, trên tài khoản Twitter cá nhân, tiến sĩ Susan Hough, chuyên gia địa chấn học của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), cho rằng yếu tố độ sâu và vị trí của trận động đất có thể giải thích tốt hơn cho thiệt hại mà Thổ Nhĩ Kỳ và Syria phải chịu đựng.

Bà Hough viết: “Thế giới đã thấy nhiều trận động đất có cường độ mạnh hơn trong 10-20 năm qua. Nhưng các trận động đất xấp xỉ 8 độ ít xảy ra ở các khu vực đứt gãy ngang nông. Do gần các trung tâm dân cư, động đất có thể đặc biệt nguy hiểm”.

Dù vậy, cường độ hay vị trí của động đất không phải nguyên nhân duy nhất. Con số tử vong lớn còn đến từ việc trận động đất xảy ra vào đầu giờ sáng, khi mọi người đang ngủ trong nhà.

Bên cạnh đó, sự thiếu kiên cố của cơ sở hạ tầng địa phương cũng là một nhân tố cần tính đến. Theo Roger Musson, tác giả của cuốn sách “Triệu trận động đất”: “Nhà cửa ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng không được xây dựng phù hợp với một khu vực dễ bị động đất lớn”.

Martin Mai, giáo sư địa vật lý tại Trường ĐH King Abdullah (Ả Rập Saudi), nhận định tương tự: “Các tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ thường xây bằng gạch, không có cốt thép. Khung bê tông cũng thiếu tính linh hoạt và khó chống chọi với rung lắc mạnh”.

Một số nhân chứng cho biết những tòa nhà được xây dựng theo quy chuẩn chống động đất vẫn đứng vững, trong khi nhiều căn nhà xung quanh sụp đổ, thậm chí bốc cháy.

Tiến sĩ Carmen Solana, chuyên gia tại Đại học Portsmouth, Anh, nói: “Điều không may mắn là các công trình chống động đất chỉ xuất hiện rải rác ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ – và đặc biệt là Syria. Do đó, việc cứu nạn chủ yếu dựa vào khả năng ứng phó. 24 giờ sắp tới là quãng thời gian quyết định để tìm kiếm những người sống sót. Sau 48 giờ, số người sống sót sẽ giảm nhanh chóng”.

Khu vực xảy ra thảm họa cũng chưa từng gặp phải trận động đất lớn nào trong hơn 200 năm. Các nhà khoa học cũng không nhận thấy chỉ dấu nào về khả năng xảy ra trận động đất lần này. Do đó, cả chính quyền lẫn người dân đều bị bất ngờ khi thảm họa ập đến.

tm-img-alt

Lực lượng cứu hộ quốc tế phối hợp với địa phương vẫn đang chạy đua với thời gian để cứu nhiều nạn nhân còn mắc kẹt. Ảnh: AFP

Tại sao trận động đất lại xảy ra ở đây ?

Vỏ Trái Đất được tạo nên bởi nhiều mảng kiến tạo riêng biệt, Trong quá trình dịch chuyển, các mảng kiến tạo va vào nhau, giải phóng năng lượng dưới dạng sóng. Trong vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, mảng Arab khi di chuyển về hướng bắc đã va chạm với mảng Anatolia, gây ra thảm họa.

tm-img-alt
Bản đồ chuyển động của các mảng kiến tạo xung quanh Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Wikipedia

 

Đây không phải lần đầu động đất xảy ra khi hai mảng này va chạm. Tháng 8/1822, một vụ động đất 7,4 độ đã được ghi nhận, gây ra thiệt hại lớn cho cư dân khu vực. Chỉ riêng thành phố Aleppo khi đó ghi nhận 7.000 ca tử vong. Các cơn dư chấn vẫn còn xảy đến trong gần một năm sau đó.

Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận nhiều cơn dư chấn sau trận động đất ngày 6/2. Họ dự đoán chúng sẽ còn tiếp tục xảy đến, giống như hai thế kỷ trước.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên mảng kiến tạo Anatolia. Bên cạnh đứt gãy Đông Anatolia ở Đông Nam đất nước – nơi xảy ra trận động đất vừa qua – Thổ Nhĩ Kỳ còn bị đứt gãy Bắc Anatolia cắt qua từ tây sang đông, biến quốc gia này trở thành một trong những “điểm nóng” động đất.

Tháng 12/1939, trận động đất chết chóc nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại xảy ra tại miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Tâm chấn nằm trên đứt gãy Bắc Anatolia, đoạn cắt qua tỉnh Erzincan. Cũng với cường độ 7,8 độ, thảm họa thiên nhiên này đã khiến hơn 30.000 người thiệt mạng và khoảng 100.000 người bị thương.

Trong những năm qua, quốc gia Tây Á này cũng đã phải đối mặt với hàng loạt trận động đất lớn. Tháng 10/2011, một vụ động đất 7,2 độ tại tỉnh Van, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 138 người thiệt mạng và 350 người bị thương. Chỉ 7 tháng trước đó, một trận động đất khác cũng khiến 51 người tử vong.

Tháng 8/1999, thành phố Izmir, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu trận động đất 7,4 độ. Hơn 17.000 người đã thiệt mạng trong vụ việc, New York Times cho biết.

Dư chấn đáng kể so với các trận động đất trước đây

Mặc dù khu vực này có nhiều trận động đất hàng năm do chuyển động liên tục của các mảng kiến tạo, trận động đất mới nhất đặc biệt lớn và có sức tàn phá do giải phóng quá nhiều áp lực. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) tuyên bố, kể từ năm 1970, chỉ có ba trận động đất lớn hơn 6 độ richter xảy ra trong phạm vi 250 km tính từ địa điểm này. Ở cường độ 7,8 độ, trận động đất ngày 6/2 lớn hơn đáng kể so với những trận mà khu vực từng trải qua trước đây, giải phóng hơn hai lần năng lượng so với các trận động đất lớn nhất được ghi nhận.

Khi các nhà địa chấn học hiện đại sử dụng thang đo độ lớn theo thời điểm, đại diện cho lượng năng lượng được giải phóng bởi một trận động đất, mỗi bước tăng lên thể hiện năng lượng được giải phóng nhiều hơn 32 lần. Điều đó có nghĩa là một trận động đất mạnh 7,8 độ richter thực sự giải phóng năng lượng gấp khoảng 6.000 lần so với các trận động đất 5 độ richter.

Rung lắc mạnh dữ dội (đủ để gây ra thiệt hại đáng kể về tài sản) đã được cảm nhận ở khu vực ước tính có 610.000 người sống, cách xa 80 km về phía đông bắc ranh giới mảng kiến tạo. Trong khi đó rung lắc nhẹ được cảm nhận ở tận thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ (cách khoảng 815 km), cũng như Baghdad ở Iraq (800 km) và Cairo ở Ai Cập (950 km).

Trong 12 giờ đầu tiên sau trận động đất ban đầu ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã có ba trận động đất khác trên 6 độ richter xảy ra. Trận đầu tiên là 6,7 độ xảy ra chỉ 11 phút và đã có hàng trăm cơn dư chấn có cường độ nhỏ hơn khác nối tiếp.

Vào cuối buổi sáng 6/2, một trận cường độ rất lớn khác, 7,5 độ richter xảy ra xa hơn về phía bắc trên hệ thống đứt gãy liền kề: đứt gãy Sürgü. Về mặt kỹ thuật, trận động đất này đủ mạnh để được coi là một trận động đất riêng, dù nó có thể đã được kích hoạt bởi trận động đất đầu tiên và sẽ tạo ra một loạt dư chấn riêng.

Mặc dù các dư chấn thường nhỏ hơn đáng kể so với chấn động chính, nhưng chúng có thể gây ra những hậu quả tàn khốc không kém, làm hư hại thêm cơ sở hạ tầng và cản trở các nỗ lực cứu hộ.

Hải Đăng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Một người đàn ông tuyệt vọng ôm mặt khóc khi mọi người tìm kiếm những người sống sót qua đống đổ nát ở Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 6/2. Ảnh: AFP

Khánh Hòa: Thực hiện tốt về cải cách hành chính

(Phapluatmoitruong.vn) – Huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cải cách hành chính, nhất là giải quyết vướng mắc về đất đai, môi trường.

Nhiều giải pháp cải cách hành chính

UBND huyện Cam Lâm đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021-2030 và tổ chức nhiều lớp tập huấn công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), đảm bảo giải quyết nhanh các TTHC cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Ngay từ đầu năm, nhiều cán bộ, công chức của huyện và các địa phương trên địa bàn đã tham gia lớp tập huấn CCHC, đảm bảo cập nhật những kiến thức cần thiết; nâng cao năng lực hoạt động kiểm soát TTHC. Đặc biệt, huyện đã áp dụng những mô hình, sáng kiến trong CCHC như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổng hợp số liệu kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội; Mô hình CCHC “công chức, viên chức trẻ” lần thứ 5 đã đạt giải Khuyến khích do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức. UBND huyện cũng đã áp dụng một số đề tài sáng kiến về mô hình “Phòng họp không giấy tờ thông qua hệ thống E.Office”; “Ứng dụng mã QR Code trong việc lấy ý kiến người dân”; “Thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, thanh toán trực tuyến và sử dụng dịch vụ bưu chính công ích”…

Đáng nói, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành cũng được huyện quan tâm chỉ đạo. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Bảo hiểm xã hội huyện Cam Lâm, Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa, Phòng Tư pháp đã chú trọng tổ chức tuyên truyền pháp luật về thuế, lập quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, giải quyết vướng mắc về đất đai, môi trường và chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lĩnh vực trọng tâm liên ngành.

Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm Ngô Văn Bảo cho biết: “Đây là huyện mới thành lập, nhưng cũng đã phát triển nhiều mặt tích cực trong năm 2022, trong đó CCHC là một trong những kết quả nổi bật của địa phương. Huyện đã triển khai tốt các hoạt động, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và giải quyết kịp thời hồ sơ, TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo nội dung Công văn số 1911/UBND ngày 26/4/2021 về việc triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện các quy định pháp luật (GII), Công văn số 2028/UBND ngày 08/7/2022 giới thiệu Chỉ số cải thiện các quy định pháp luật (GII), Công văn số 2039/UBND ngày 08/7/2022 về việc cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Đồng thời, ban hành Kế hoạch số 2734/KH-UBND ngày 06/9/2022 về tổ chức Hội nghị đối thoại với người dân, doanh nghiệp để giải đáp các vướng mắc khó khăn về thủ tục hành chính, nhất là giải quyết vướng mắc TTHC trong lĩnh vực đất đai, môi trường…”.


Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm Ngô Văn Bảo.

“Huyện coi công tác CCHC là một trong những nhiệm vụ chủ yếu hiện nay để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương định kỳ thực hiện đánh giá CBCCVC trong việc tham gia giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông để làm cơ sở đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Cụ thể: “Cán bộ, công chức, viên chức có từ 10% hồ sơ trễ hạn trở lên thì không được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên”; “Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương không được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên nếu xếp hạng kết quả CCHC của đơn vị đạt mức trung bình trở xuống”. Các tổ chức cơ sở Đảng, tập thể lãnh đạo xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có kết quả xếp hạng CCHC đạt loại tốt…” – Chủ tịch Ngô Văn Bảo nhấn mạnh.

Hiệu quả từ CCHC

Trên cơ sở thực hiện những mô hình, sáng kiến về CCHC, huyện Cam Lâm đã tiến hành kiểm tra kiểm soát TTHC tại 18 phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Hiện nay các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra đã tổ chức thực hiện khá tốt về công tác CCHC và kiểm soát TTHC. Nhiều xã, thị trấn đã cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và giải quyết tồn đọng đơn thư, hồ sơ về đất đai, môi trường. Đặc biệt, nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên phần mềm một cửa điện tử kiến trúc mới.

Qua đánh giá, xếp loại CCHC năm 2022, đa số các cơ quan, đơn vị, địa phương đã hoàn thành tương đối tốt công tác chỉ đạo điều hành CCHC, hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến công tác CCHC, nhất là hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn giảm sâu, hồ sơ chứng thực điện tử, hồ sơ sử dụng dịch vụ bưu chính công ích tăng hơn trước thời điểm tiến hành kiểm tra CCHC. Năm 2022, UBND huyện đề ra 52 nhiệm vụ CCHC và hoàn thành đạt 100% nhiệm vụ kế hoạch đề ra. UBND huyện đã tiếp nhận tổng số hồ sơ TTHC trên 2.971 hồ sơ (trong đó số mới tiếp nhận trong kỳ 2.743 hồ sơ). Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 2.804, trong đó giải quyết trước hạn: 2.444 hồ sơ, đúng hạn: 252 hồ sơ… Đối với cấp xã: Tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận 20.545 hồ sơ (trong đó số mới tiếp nhận trong kỳ: 20.283 hồ sơ).  Số lượng hồ sơ đã giải quyết trên 18.885 hồ sơ (trong đó giải quyết trước hạn: 18.885, đúng hạn: 942 hồ sơ…).

Dự án KĐT mới huyện Cam Lâm.

Huyện cũng đã thực hiện nghiêm túc việc thu thập ý kiến và xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC theo đúng quy định. Qua đó, nhiều đơn thư kiến nghị của doanh nghiệp, công dân đã được cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, công khai kết quả trên cổng thông tin điện tử. Với các hồ sơ chậm trễ trong lĩnh vực đất đai, môi trường đã gây phiền hà cho người dân, UBND huyện chỉ đạo xử lý kịp thời, đúng quy định, thông qua kiểm soát TTHC thực hiện niêm yết công khai địa chỉ cơ quan, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email của Văn phòng UBND huyện tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử huyện. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm việc niêm yết công khai địa chỉ cơ quan, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email của Văn phòng UBND huyện để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị và trên trang Thông tin điện tử địa phương theo đúng quy định…

Hiện nay, huyện Cam Lâm đang tiếp tục đẩy mạnh CCHC, đặc biệt bám sát nội dung và chương trình CCHC giai đoạn 2021- 2030 của tỉnh Khánh Hòa; tích cực triển khai nhiều giải pháp CCHC và kiểm soát TTHC phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Huyện cũng đã lên kế hoạch, thường xuyên kiểm tra và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung nhiệm vụ CCHC, nhất là tăng cường mối quan hệ phối hợp, đảm bảo nâng cao chất lượng điều hành CCHC, kiểm soát TTHC, góp phần triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH của địa phương trong năm 2023.

                                                               Minh Trí

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Doanh nghiệp nộp hồ sơ một cửa tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm.

Quy hoạch quốc gia về nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông ‘chết’?

Quy hoạch tài nguyên nước Quốc gia vừa được phê duyệt lần đầu tiên tại Việt Nam, trong đó nêu mục tiêu cải tạo, phục hồi các dòng sông ở đô thị đang cạn kiệt và ô nhiễm.

Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu này, khi các nguồn thải đổ vào sông, hồ chưa được kiểm soát; việc tổ chức và quản lý hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chưa được phân định rõ ràng…

Ngắm nhìn ngôi nhà mới khang trang, bà Nguyễn Thị Quý, ở Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, rất phấn khởi vì gia đình bà đã bớt bị ảnh hưởng bởi dòng sông Sét ô nhiễm ngay trước nhà: “Rất đen, rất bẩn. Cái thứ hai là chợ ở đây nữa này, nhiều hôm người ta còn vứt cả bã đậu ra. Có cửa kính này thì mình cứ đóng cửa vào thôi. Được cái nhà như thế này thì thôi nó cũng sạch sẽ, chứ không thì ốm đau hết vì ô nhiễm, thứ hai là muỗi, rồi là chuột nó cũng đỡ”.

Không chỉ tại sông Lừ, sông Sét mà nhiều dòng sông khác tại Hà Nội như: Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhuệ, Đáy,… đã biến thành kênh thoát nước thải, ô nhiễm từ hàng chục năm nay.

Chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực để hồi sinh những dòng sông “chết”. Từ cuối những năm 90, sông Tô Lịch bắt đầu được nạo vét, kè bờ.

Nhưng sau đó, các ý tưởng dùng nước sông Hồng rửa sông Tô Lịch năm 2009, làm sạch bằng công nghệ nano-bioreactor năm 2019, hay mới nhất là cải tạo sông Tô Lịch thành công viên văn hóa,… mới chỉ dừng lại ở mức đề xuất hoặc thí điểm.

Hà Nội cũng triển khai xử lý ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra. Đồ án thiết kế đô thị hai bên sông Lừ, sông Sét của quận Thanh Xuân cũng đang thực hiện dang dở.

Trong khi đó, Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá dự kiến bàn giao năm 2022, hiện vẫn ngổn ngang. 4 dự án khác tại Kiến Hưng, Hà Đông, thị xã Sơn Tây, lưu vực tả sông Nhuệ và Yên Sở mới ở giai đoạn triển khai thủ tục đầu tư.

Sự chậm trễ trong việc xử lý ô nhiễm khiến người dân sống dọc các dòng sông cảm thấy bất an:

“Mùa nắng lên khó chịu lắm, hôi cực kỳ luôn. Ảnh hưởng đến sức khỏe chứ, cả người ở đây và người đi đường. Người ta chỉ đi vớt các đồ trôi dưới sông thôi. Trước có nạo vét, nhưng thời gian sau thì ít”.

“Các nhà mặt phố này là phải đóng cửa suốt ngày. Nghe tin là cải thiện, kè và làm đường ống thoát đi, nhưng nói từ lâu rồi, còn bao giờ thực hiện thì không biết”.

Tình trạng tương tự diễn ra tại nhiều kênh, rạch ở TP.HCM như: Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tham Lương – Bến Cát, rạch Xuyên Tâm,…

PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nước và Môi trường TP.HCM đánh giá cao nỗ lực của chính quyền các đô thị, như TP.HCM đã cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, giải tỏa các khu nhà “ổ chuột”, đặt hệ thống thu gom nước thải dưới lòng các con kênh. Một số kênh, rạch đã trở lại hiện trạng gần như trước đây, tuy nhiên, nước thải lại được bơm ra sông chứ chưa được xử lý.

“Thứ nhất, chúng ta phải xử lý được tất cả nước thải trước khi thải ra môi trường. Hiện nay, tỷ lệ nước thải được xử lý tại các đô thị còn thấp, như TP.HCM chỉ được khoảng 10%. Thứ hai là phải giải tỏa được các nhà lấn chiếm kênh, rạch và tạo dòng chảy thông thoáng.

Tuy nhiên, kinh phí đầu tư rất lớn, như kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chỉ cần giai đoạn I là cải tạo thôi, chưa có xử lý nước thải, chúng ta đã tốn hàng trăm triệu USD. Có lẽ vì thế, việc cải tạo các kênh, rạch ở đô thị rất chậm chạp”, PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn nói.

Theo PGS. TS. Phùng Chí Sỹ, màu nước đen, không có dòng chảy, lưu thông, nhiều bọt khí nổi lên, rác đổ bừa bãi xuống sông là tình trạng chung của các đô thị lớn tại Việt Nam. Hình ảnh ghi nhận tại sông Sét.

Theo PGS. TS. Phùng Chí Sỹ, màu nước đen, không có dòng chảy, lưu thông, nhiều bọt khí nổi lên, rác đổ bừa bãi xuống sông là tình trạng chung của các đô thị lớn tại Việt Nam. Hình ảnh ghi nhận tại sông Sét.

Bên cạnh rào cản về nguồn vốn, PGS. TS. Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) chỉ ra nhiều khó khăn khác với các đô thị: “Ta mới làm được phần “ngọn” thôi, cố gắng nạo vét bùn, kè bờ, giải tỏa các nguồn thải trực tiếp trên mặt kênh, chứ còn tất cả nguồn từ xa, thượng nguồn đổ về thì vẫn chưa chặn được. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhưng thu gom nước thải về nhà máy mới là vấn đề. Đường thu gom nước thải quá cũ rồi, có chỗ rò rỉ, có chỗ tắc nghẽn.

Nước thải và nước mưa chưa tách nhau được, cho nên mùa khô nước thì ít, mùa mưa thì quá tải. Khó khăn thứ hai là ý thức người dân chưa được tốt, lại đổ rác xuống, chính quyền chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc đó”.

Cuối năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường kỳ vọng quy hoạch tài nguyên nước đầu tiên này sẽ góp phần hồi sinh các dòng sông “chết”: “Một trong những mục tiêu của bản quy hoạch này là năm 2025 – 2030, khoảng 30% nước thải đô thị từ loại II trở lên được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Tôi nghĩ đây là tham vọng cực lớn, trách nhiệm không chỉ Bộ Tài nguyên – Môi trường mà của tất cả bộ, ngành, rồi đến các địa phương có khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Dựa trên quy hoạch này, chúng ta đề ra những chương trình cụ thể để thực hiện bài bản, quyết liệt, tránh tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”.

Cũng đánh giá cao vai trò của Quy hoạch tài nguyên nước Quốc gia trong việc cải tạo các dòng sông ô nhiễm, nhưng PGS. TS. Phùng Chí Sỹ cho rằng, cần tạo nguồn kinh phí bằng cách xã hội hóa. Đó là những chính sách thu hút nhà đầu tư, như cải tạo sông ngòi, kênh rạch được ưu tiên sử dụng một phần đất hai bên bờ sông để xây dựng công trình cho thuê, kinh doanh./.

Những bước đi từ mục tiêu tới thực tiễn…

Chính quyền thành phố đã có nhiều dự án làm sạch sông Tô Lịch, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đề xuất hoặc thí điểm.

Chính quyền thành phố đã có nhiều dự án làm sạch sông Tô Lịch, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đề xuất hoặc thí điểm.

Chính quyền và người dân đô thị đều có chung quan điểm ủng hộ chủ trương cải tạo các sông trong nội đô bởi chúng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, để những dòng sông được hồi sinh cần cải tạo, thay đổi theo hướng xem xét toàn diện nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, phục hồi lại giá trị ban đầu chứ không thể cống hóa, lấp và xóa bỏ đi dòng sông.

Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với việc đưa ra giải pháp “hồi sinh” các dòng sông ô nhiễm. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, cần những bước đi rõ ràng, hiệu quả để những mục tiêu trong quy hoạch được hiện thực hóa.

Đã có rất nhiều ý kiến, dự án cải tạo, ý tưởng khôi phục các dòng sông đô thị mà thu hút nhiều sự quan tâm nhất của dư luận là đề xuất biến sông Tô Lịch thành công viên văn hóa hay cống hóa sông Kim Ngưu…Tuy nhiên, ngay khi còn là ý tưởng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều và tới nay vẫn chưa tìm được giải pháp nào thực sự khả thi…

Từ nhiều năm trước, Hà Nội đã đưa ra và thực hiện một số giải pháp để giảm ô nhiễm và làm sạch hệ thống sông, hồ nội đô. Tuy nhiên, những giải pháp đã thực hiện cũng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong khi hàng ngày, 90% của khoảng 400.000m3 nước thải sinh hoạt và hơn 1.000m3 rác thải không hề được xử lý, đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi.

Trong khi đó, đa số các phương án xử lý ô nhiễm chỉ được triển khai trong một khu vực hoặc một khoảng thời gian nhất định nên thiếu hiệu quả trên diện rộng và kết quả không duy trì được dài lâu. Do đó, cải tạo các dòng sông đô thị cần một quy hoạch tổng thể, với các giải pháp đồng bộ từ chính sách, hình thức quản lý và công nghệ kỹ thuật.

Ngày 27/12/2022, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây được xem là văn bản rất quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên có Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia.

Một mục tiêu quan trọng của quy hoạch này là phấn đấu đến năm 2030 thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đạt từ 30% tổng lượng nước thải tại đô thị loại II trở lên và 10% từ đô thị từ loại V trở lên. Qua đó giúp nhiều dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm sẽ được phục hồi

Mà để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhằm hồi sinh dòng chảy thì ngay từ trong quy hoạch vừa nêu cần xác định các nhóm giải pháp cụ thể:

Giải pháp trọng tâm đầu tiên là phải kiểm soát được ô nhiễm từ sớm, từ xa và ngay tại nguồn xả ra sông, sau đó mới tính tới các mục đích khác như phát triển du lịch, giao thông…bằng cách bổ sung các quy định về quy chuẩn xử lý nước thải ra sông, hồ để ngăn chặn tái ô nhiễm dòng chảy đồng thời phân định rõ, quy trách nhiệm với việc tổ chức và quản lý hệ thống sông ngòi, kênh rạch với từng cơ quan, từng địa phương.

Thứ 2 là dù cải tạo thế nào thì cũng phải làm cho những dòng sông này có dòng chảy bởi tất cả các dòng sông tất yếu phải có dòng chảy, phải có giải pháp bổ cập nước thường xuyên cho dòng sông; đưa nước sạch vào tạo dòng chảy, tạo cảnh quan cho sông,…; Nếu không có dòng chảy mà hàng ngày lại bị đổ thêm hàng trăm ngàn mét khối nước thải sinh hoạt thì những dòng sông nội đô làm sao “sống” nổi?

Giải pháp chính hiện nay chỉ là nạo vét bùn, kè bờ chống lấn chiếm, trong khi hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý vẫn xả thẳng ra sông ngòi, kênh, rạch. Hình ảnh ghi nhận tại sông Nhuệ.

Giải pháp chính hiện nay chỉ là nạo vét bùn, kè bờ chống lấn chiếm, trong khi hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý vẫn xả thẳng ra sông ngòi, kênh, rạch. Hình ảnh ghi nhận tại sông Nhuệ.

Tiếp theo, quy hoạch phải nhìn thấy và đánh thức được các giá trị về cảnh quan, văn hóa, giá trị khai thác kinh tế của các con sông đô thị như các phương án để dòng sông trở thành các điểm du lịch, văn hóa. Để khi những con sông này được cải tạo thì những người hưởng lợi đầu tiên là những người dân sống ở hai bên bờ sông; từ đó người dân nhận thấy rõ những lợi ích và có động lực giữ gìn “dòng sông sạch”

Để có được những dòng chảy trong xanh trở lại còn đòi hỏi các giải pháp triển khai phải đồng bộ: nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều quy hoạch có liên quan nhau. Như nhiều đô thị trên thế giới đã thực hiện các biện pháp tổng thể, từ hệ thống pháp luật đến xây dựng hệ thống quản lý, điều phối rác thải, xử lý nước thải tiên tiến và thành công giúp sông ngòi đỡ ô nhiễm hơn.

Thêm vào đó, các giải pháp cải tạo sông nội đô trong Quy hoạch tài nguyên nước phải đặt trong quy hoạch tổng thể liên kết với các ngành khác như: tiêu thoát lũ, cấp nước, phát triển không gian và bảo vệ môi trường, các yếu tố cảnh quan, lịch sử, địa lý, văn hóa.

Trước mắt từ nay đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm xã hội hóa phục hồi sông Nhuệ, sông Đáy, sông Bắc Hưng Hải và Ngũ Huyện Khê trình Chính phủ xem xét, phê duyệt làm căn cứ triển khai.

Đây là bước đi cụ thể nhằm triển khai Quy hoạch tài nguyên nước. Mà nếu làm quyết liệt, hiệu quả các giải pháp với quy hoạch đồng bộ thì chúng ta hoàn toàn có thể phục hồi các con sông trong nội đô; người dân đô thị sẽ không còn phải khắc khoải: Đến bao giờ những “dòng sông chết” hết ô nhiễm?

Minh Hiếu – Nguyễn Yên/VOV Giao thông

Theo VOV.VN

Ảnh: Sông Lừ cùng nhiều dòng sông khác tại Hà Nội, TP.HCM đã biến thành kênh thoát nước thải, ô nhiễm từ hàng chục năm nay

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/quy-hoach-quoc-gia-ve-nuoc-co-hoi-hoi-sinh-nhung-dong-song-chet-post999972.vov