• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 176

Dự án chống ngập hơn 3.200 tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh được đấu thầu như thế nào?

Trong 5 năm, công trình duy tu hệ thống thoát nước, vận hành trạm bơm, cống kiểm soát triều trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiêu tốn hơn 3.200 tỷ đồng ngân sách. Thế nhưng mưa xuống, triều cường lên, nhiều tuyến đường lại rơi vào tình trạng ngập nặng.

Dự án chống ngập hơn 3.2 tỷ đồng

Theo tài liệu, ngày 20.2.2020, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Trung tâm QLHTKT – thuộc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh) đã có tờ trình số 442/TTr-TTHT phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình Duy tu hệ thống thoát nước – vận hành trạm bơm, cống kiểm soát triều trên địa bàn thành phố 5 năm. Tờ trình này được gửi đến Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, công trình trên có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu hơn 403 triệu đồng; Kinh phí đấu thầu duy tu hệ thống thoát nước – vận hành trạm bơm, cống kiểm soát triều hơn 3.200 tỷ đồng… Chủ đầu tư là Trung tâm QLHTKT. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh từ nguồn vốn kiến thiết thị chính, xử lý bùn năm 2020, 2021, 2022, 2023, 2024 và 2025. Thời gian thực hiện 5 năm.

Cũng theo tờ trình này, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm 8 gói thầu. Cụ thể: 4 gói thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng (thực hiện quý I.2020).

Bốn gói thầu còn lại gồm: 2 gói Quản lý vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố: Lưu vực Bắc thành phố, Đông thành phố, Bắc Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Nam Nhiêu Lộc, Nam Tham Lương (gói 5, trị giá hơn 1.457 tỷ đồng); Lưu vực Nam thành phố, Tây thành phố, Bến Nghé – Quận 4, Bắc Tàu Hủ, Tân Hóa – Lò Gốm (gói 6, trị giá hơn 1.496 tỷ đồng);

Gói thầu Quản lý vận hành hệ thống thoát nước tuyến Rừng Sác (gói 7, hơn 33 tỷ đồng); Gói thầu Quản lý vận hành các trạm kiểm soát triều, trạm bơm chống ngập hơn (gói 8, hơn 238 tỷ đồng). 4 gói này được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, một giai đoạn 2 túi hồ sơ.

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật. Ảnh: Quang Phương.

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật. Ảnh: Quang Phương.

Căn cứ theo tờ trình trên và các quy định pháp luật liên quan, ngày 21.2.2020 Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh ra quyết định (số 217/QĐ-SXD-HTKT) về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình: Duy tu hệ thống thoát nước, vận hành trạm bơm, cống kiểm soát triều trên địa bàn thành phố 5 năm. Quyết định này giao Trung tâm QLHTKT làm chủ đầu tư.

Tại điều 2 của quyết định ghi rõ: Trung tâm QLHTKT chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành của Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 63 năm 2014, Nghị định 32 năm 2019 của Chính phủ, Thông tư 11 năm 2019 của Bộ Kế hoạch đầu tư…

Sửa hồ sơ mời thầu

Trạm Kiểm soát triều Bình Triệu là một trong số trạm kiểm soát nằm trong gói thầu hơn 221 tỷ đồng mà Công ty Thoát nước đô thị TP. Hồ Chí Minh trúng thầu. Ảnh: Quang Phương.

Trạm Kiểm soát triều Bình Triệu là một trong số trạm kiểm soát nằm trong gói thầu hơn 221 tỷ đồng mà Công ty Thoát nước đô thị TP. Hồ Chí Minh trúng thầu. Ảnh: Quang Phương.

Một ngày sau khi Quyết định 217 được ban hành (ngày 22.2.2020), Trung tâm QLHTKT ký 4 quyết định (071, 072, 073, 074/QĐ-TTHT) cùng 4 hợp đồng (số 40, 41, 42, 43/HĐ-TTHT) liên quan đến 4 gói thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. Theo đó, Công ty CP Đầu tư phát triển nước và môi trường Đại Việt (Cty Đại Việt, trụ sở quận Bình Thạnh) trúng thầu theo hình thức chỉ định thầu. Tổng giá trị 4 hợp đồng hơn 395 triệu đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng 90 ngày.

Tổng giá trị 4 hợp đồng hơn 395 triệu đồng này, Công ty Đại Việt sẽ tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu của 4 gói thầu tiếp theo: gói 5, trị giá hơn 1.457 tỷ đồng, gói 6, trị giá hơn 1.496 tỷ đồng, gói 7, hơn 33 tỷ đồng và gói 8, hơn 238 tỷ đồng – PV).

Tại điều 2 của 4 hợp đồng mà Trung tâm QLHTKT ký với Cty Đại Việt ghi rõ: “Hồ sơ mời thầu lập theo quy định của Bộ Kế hoạch đầu tư tại thông tư 14/2016, ngày 29.9.2016”.

Về việc này, Luật sư Nguyễn Bá Thường, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, tại Điều 1: “phạm vi điều chỉnh” của thông tư ghi rõ: “Hướng dẫn việc lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng”. Còn 4 gói thầu mà Cty Đại Việt tư vấn có giá trị hơn 10 tỷ đồng: gói thầu thấp nhất hơn 33 tỷ, cao nhất hơn 1.400 tỷ đồng!?

Phản hồi vấn đề trên tại văn bản 278/TTHT-KHTC gửi Báo Đại biểu Nhân dân ngày 3.2, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm QLHTKT, cho biết: “Việc lập hồ sơ mời thầu tuân thủ theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT.

Theo đó, đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu lớn hơn 10 tỷ đồng hoặc nhỏ hơn 10 tỷ đồng nhưng áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, chỉnh sửa quy định tại Mẫu hồ sơ mời thầu này để áp dụng cho phù hợp với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP”.

Công nhân Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM đang hút bùn tại các hố ga trên đường Nguyễn Văn Linh (Q.7, TP.HCM). Ảnh: Quang Phương.

Công nhân Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM đang hút bùn tại các hố ga trên đường Nguyễn Văn Linh (Q.7, TP.HCM). Ảnh: Quang Phương.

Cũng trong ngày 22.2.2020, Cty Đại Việt đã ra các quyết định (số 140, 141, 142 143/QĐ-ĐV.2020) về việc thành lập tổ chuyên gia đấu thầu (có 4 thành viên); quy chế làm việc của tổ chuyên gia.

Đến ngày 28.2.2020, Trung tâm QLHTKT ra 4 quyết định (từ số 92, 93, 94, 95/QĐ-TTHT) về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu. Theo đó giao cho Phòng Hạ tầng thoát nước (thuộc Trung tâm QLHTKT) cùng Cty Đại Việt chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với 4 gói thầu còn lại (gói thứ 5 – 8).

Tiếp đó, Cty Đại Việt đã tiến hành đăng thông báo mời thầu.

Tuy nhiên, đến ngày 9.3.2020, Trung tâm QLHT KT lại ra 4 quyết định (từ số 120, 121, 122, 123/QĐ-TTHT) sửa đổi hồ sơ mời thầu (HSMT) đối với 4 gói thầu nói trên. Đáng chú ý, trong nội dung sửa đổi HSMT là ở chương III “tiêu chuẩn đánh giá HSDT” của phụ lục sửa đổi HSMT của 4 gói thầu trên. Sửa đổi HSMT yêu cầu doanh thu 3 năm liên tiếp một cách chung chung chứ không phải doanh thu riêng của lĩnh vực tham gia dự thầu.

Cụ thể, tại gói thầu số 5 (hơn 1.475 tỷ đồng): Nếu HSMT (lần đầu – PV) yêu cầu nội dung doanh thu bình quân từ hoạt động cung cấp dịch vụ công ích quản lý vận hành hệ thống thoát nước tối thiểu là hơn 408 tỷ đồng, trong vòng 3 năm trở lại đây (từ 2016 – 2018 hoặc từ 2017 – 2019) thì trong sửa đổi HSMT nêu “chung chung”: doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động cung cấp dịch vụ tối thiểu là hơn 408 tỷ đồng… Tương tự, các gói thầu còn lại cũng sửa đổi tương tự: doanh thu chung chung

Người dân bì bõm trên phố. Ảnh: Trung Kiên

Người dân bì bõm trên phố. Ảnh: Trung Kiên

Phản hồi đến Báo Đại biểu Nhân dân về việc sửa HSMT, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm QLHTKT cho hay: “Việc sửa HSMT của trung tâm đảm bảo phù hợp hơn nội dung của HSMT đã phát hành và được thực hiện công khai trước thời điểm đóng thầu, đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Khoản 2, Điều 14, Nghị định số 63/2014 ngày 26.6.2014 của Chính Phủ”.

Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Bá Thường phân tích, tại Điều 12 (lập HSMT) Nghị định 63/2014 của Chính phủ ghi rõ: HSMT quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Quang Phương – Trung Kiên – Báo ĐBND

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ảnh: Nhiều tuyến đường tại TP.HCM thường xuyên ngập nặng khi triều cường lên. Ảnh: Trung Kiên.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/kiem-tra-giam-sat/du-an-chong-ngap-hon-3-200-ty-dong-tai-tp-ho-chi-minh-duoc-dau-thau-nhu-the-nao–i314271/

Đắk Lắk ‘lách’ chuyển đổi đất rừng thuộc thẩm quyền Thủ tướng

Theo Kiểm toán Nhà nước, việc chuyển mục đích sử dụng rừng với diện tích 432,11 ha của toàn bộ dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, tuy nhiên UBND tỉnh Đắk Lắk đã tách diện tích rừng với 49,09 ha để trình và đã được HĐND tỉnh phê duyệt.

Qua kiểm toán về hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Hợp phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư xây dựng kênh chính bắc từ K10+760, hệ thống kênh cấp 1 trở xuống hồ Krông Pách Thượng, tỉnh Đắk Lắk, Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực XII đã kiến nghị xử lý tài chính gần 37 tỷ đồng, gồm thu hồi, giảm thanh toán, giảm giá trị trúng thầu.

2.860 ha chưa được cho phép chuyển đổi

Đoàn kiểm toán đã phát hiện việc xác định thừa chi phí quản lý dự án công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, điều chỉnh tăng 0,5% chi phí phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không đúng quy định với số tiền 16 tỷ đồng.

Công tác khảo sát, thiết kế chưa phù hợp với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án; hồ sơ thiết kế còn chưa phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành thủy lợi.

Công tác điều tra, phúc tra hiện trạng rừng phục vụ công tác chuyển mục đích sử dụng rừng còn sai sót. Chủ đầu tư, Sở NN&PTNT chưa có số liệu tổng thể về diện tích đất thu hồi ngoài ranh dự án, do đó chưa điều tra, phúc tra hiện trạng rừng tại các diện tích này.

Trước tình trạng tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh 2 lần (hoàn thành giai đoạn 1 hết năm 2023), Đoàn kiểm toán nhận định, nhiều hạng mục khó có thể hoàn thành đúng tiến độ.

Nguyên nhân do vướng giải phóng mặt bằng, khâu khảo sát thiết kế còn nhiều sai sót phải điều chỉnh, việc triển khai thực hiện từ các công tác chuẩn bị đầu tư cho đến thi công các hạng mục tại khu tái định cư số 2 chậm…

Báo cáo kết quả kiểm toán cho thấy, diện tích đất tại vùng thực hiện dự án 2.860,2 ha chưa được UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng dự án.

Theo kiểm toán, hiện nay còn 383,02 ha rừng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng là chưa phù hợp theo quy định tại Điều 22, 23 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, khoản 2 Điều 19 Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Việc chuyển mục đích sử dụng rừng với diện tích 432,11 ha của toàn bộ dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên UBND tỉnh tách diện tích rừng tại khu tái định cư số 2 với diện tích 49,09 ha (do Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện điều tra rừng) để trình và đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Đặc biệt, diện tích rừng cần chuyển đổi đã giảm 324,55 ha nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Cơ quan kiểm toán cũng cho rằng, có nhiều chênh lệch giữa số liệu điều tra, phúc tra diện tích rừng cần chuyển đổi với số liệu đất có rừng tại dự án theo bản đồ đo đạc địa chính năm 2011 khu vực lòng hồ của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và kết quả kiểm kê rừng năm 2014 được UBND tỉnh công bố (tại Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 27/01/2015) nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân, xử lý.

Cùng 1 thửa đất nhưng hỗ trợ 2 lần cho 1 đối tượng

Cơ quan kiểm toán cho rằng, UBND tỉnh Đắk Lắk quy định việc hỗ trợ về đất không đủ điều kiện bồi thường với thời điểm sử dụng đất kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014 trong đó có đất lấn, chiếm của các công ty lâm nghiệp là chưa có cơ sở pháp lý.

UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt giá đất cụ thể không phù hợp với quy định; ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt đơn giá bồi thường đối với cây keo nhưng không xác định thời hạn ủy quyền kèm theo các điều kiện cụ thể.

Không thực hiện hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm đối với phần diện tích thu hồi được bồi thường lớn hơn diện tích đất được giao tại khu tái định cư; thuê các doanh nghiệp thẩm định giá nhưng không sử dụng kết quả thẩm định giá…

Qua kiểm tra 100 bộ hồ sơ bồi thường, hỗ trợ, Đoàn kiểm toán chỉ ra nhiều tồn tại: Bồi thường, hỗ trợ cho 2 đối tượng khác nhau đối với cùng một thửa đất hoặc cùng 1 thửa đất nhưng hỗ trợ 2 lần cho 1 đối tượng, số liệu kiểm đếm để lập phương án cũng khác nhau mặc dù thời điểm kiểm đếm gần nhau.

Theo bản đồ địa chính khu vực lòng hồ Krông Pách Thượng xác lập tại thời điểm tháng 10/2011 thì có khoảng 360 ha không có các hộ dân, cá nhân sử dụng nhưng được bồi thường, hỗ trợ với thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định trước năm 2011…

Kiểm toán cho rằng, số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất tại các phương án được duyệt vượt mức được bồi thường, hỗ trợ nếu sử dụng đất ổn định sau thời điểm tháng 10/2011 khoảng hơn 530 triệu đồng.

Kiến nghị thanh tra, làm rõ và xử lý nghiêm

Đoàn kiểm toán kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hỗ trợ đất không đủ điều kiện bồi thường đối với các trường hợp lấn, chiếm đất của các nông trường, lâm trường kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014; chuyển mục đích sử dụng rừng của toàn dự án.

Chỉ đạo thanh tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật đối với việc xác định thời điểm sử dụng đất tại các xã Cư Bông, Cư Yang huyện Ea Kar; Cư San, Krông Á huyện M’Drắk; Cư Pui huyện Krông Bông không đúng với các tài liệu về điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ.

Điều tra, phúc tra hiện trạng rừng phục vụ công tác chuyển mục đích sử dụng rừng còn sai sót trong xác định diện tích rừng trong và ngoài ranh dự án; bồi thường, hỗ trợ với số lượng, khối lượng, đơn giá của vật kiến trúc, cây trồng không phù hợp với biên bản kiểm đếm…

Đoàn kiểm toán đề nghị kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định đối với việc trình HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại khu tái định cư số 2 với diện tích 49,09 trong tổng diện tích 432,11 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ…

Được biết, Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng được Bộ NN&PTNT phê duyệt vào năm 2009 và khởi công xây dựng vào năm 2011. Dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ cung cấp nước tưới cho gần 15.000 ha đất nông nghiệp. Hiện các đơn vị đang gấp rút thi công để bàn giao công trình đúng tiến độ đề ra.

Luân Dũng – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Công nhân đang thi công bê tông hạng mục kênh chính Bắc của Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/dak-lak-lach-chuyen-doi-dat-rung-thuoc-tham-quyen-thu-tuong-post1508939.tpo

Doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm lòng hồ thủy điện, xây nhà yến trái phép

Mặc dù bị UBND xã phát hiện, lập biên bản yêu cầu tạm dừng thi công, trả lại hiện trạng ban đầu nhưng một doanh nghiệp vẫn bất chấp xây dựng công trình trái phép và san lấp, lấn chiếm lòng hồ thủy điện.

Theo phản ánh người dân tại thôn Tân An, xã Đắk R’Moan, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, thời gian gần đây, một doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn đã ngang nhiên san đồi, lấp suối lấn chiếm lòng hồ thủy điện để làm khu nghỉ dưỡng. Vụ việc xảy ra nhiều tháng nay khiến người dân vô cùng bức xúc.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu đất đang được cải tạo nằm sát nách tuyến đường liên xã. Người thực hiện việc san lấp trên là ông Trần Văn Phúc (Giám đốc Công ty Trần Phúc). Tại hiện trường, ông Phúc đã cho san gạt khu vực triền đồi thành hai tầng (dạng bậc thang), trong đó tầng thứ nhất lấn ra lòng hồ thủy điện, tầng thứ hai ông này cho dựng một số công trình, trong đó có một nhà nuôi yến quy mô lớn. Bên ngoài, ông Phúc cho xây dựng tường rào hàng trăm mét. Thời điểm phóng viên có mặt, khu nhà nuôi yến đã được thi công lên tầng thứ 2 và các công nhân đang tiếp tục thi công phần tầng thứ ba.

Nhà nuôi yến đang được xây dựng trong khuôn viên đất của ông Phúc

Nhà nuôi yến đang được xây dựng trong khuôn viên đất của ông Phúc

Trao đổi qua điện thoại, ông Phúc cho biết, mục đích việc san lấp, cải tạo đất trên là để ông làm khu dưỡng già. “Tôi xây nhà yến chủ yếu để sử dụng chứ không phải kinh doanh. Khi xây cũng không tìm hiểu luật nên không biết phải có giấy phép mới thực hiện được. Hiện, khu vực đất trên vẫn là đất nông nghiệp, thời gian tới khi làm khu nghỉ dưỡng tôi sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, ông Phúc nói.

Về việc san lấp đất, lấn chiếm lòng hồ thủy điện, ông Phúc khẳng định khu vực san lấp nằm trong diện tích đất mình, không lấn chiếm đất của lòng hồ thủy điện.

Khi phóng viên phản ánh vụ việc đến UBND xã Đắk R’Moan, lãnh đạo đơn vị này đã phối hợp cùng lực lượng tiến hành kiểm tra khu vực san lấp trên diện tích đất của ông Phúc.

Qua kiểm tra, ông Phạm Trung Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk R’Moan cho biết, thời điểm đầu năm 2023, UBND xã đã tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của ông Trần Văn Phúc tại thôn Tân An. Thời điểm này, cơ quan chức năng phát hiện ông Phúc có xây dựng móng bê tông cốt thép (rộng 5 mét, dài 20 mét), chưa được cấp phép xây dựng. Ngoài ra, ông Phúc còn đổ đất san lấp, lấn chiếm ra lòng hồ thủy điện với diện tích gần 100m2. “Khi phát hiện vụ việc, chúng tôi đã yêu cầu ông Phúc tạm dừng thi công khu nhà nuôi yến, hoàn tất các thủ tục đồng thời phải múc lại toàn bộ phần đất lấn chiếm lòng hồ thủy điện, trả lại hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, ông Phúc không chấp hành mà còn lợi dụng thời điểm Tết nguyên Đán tiếp tục xây dựng nhà nuôi yến”, ông Đông nói.

Cũng theo ông Đông, hiện UBND xã đã lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu ông Phúc tạm dừng xây dựng, đồng thời hướng dẫn ông này thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định. “Riêng phần san lấp lấn chiếm lòng hồ thủy điện, chính quyền địa phương yêu cầu ông Phúc cam kết khắc phục, múc trả lại hiện trạng theo yêu cầu của thủy điện”, ông Đông cho biết thêm.

Mai Cường – Báo SGGP

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Ảnh: Ông Phúc đã ngang nhiên san ủi lấn chiếm hơn 100m2 đất lòng hồ thủy điện

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sggp.org.vn/doanh-nghiep-ngang-nhien-lan-chiem-long-ho-thuy-dien-xay-nha-yen-trai-phep-post678328.html

Gỡ khó các dự án ‘trùm mền’

Từng được coi là phương thức hữu hiệu khi vốn ngân sách eo hẹp, nhanh chóng có hạ tầng và người dân không phải trả phí sử dụng, nhưng hiện các dự án xây dựng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) đang rơi vào tình trạng mắc kẹt, chậm tiến độ. Thậm chí nhiều dự án có nguy cơ phải hủy bỏ sau một thời gian ký kết.

Công trình lại trở thành điểm ngập nước, kẹt xe

Là dự án BT có mức đầu tư lớn nhất đang thực hiện, dự án ngăn triều chống ngập với số vốn 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam thực hiện đã tạm dừng thi công nhiều năm. Dự án nằm trên 6 quận/huyện với các công trình cống ngăn triều chống ngập được khởi công năm 2016 và dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên tới nay, dự án vẫn “mắc kẹt” và chưa biết chính xác khi nào hoàn thành.

Hiện các cống ngăn triều đã được thi công khoảng 90% nhưng vì bỏ hoang mấy năm qua, công trình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục. Thậm chí người dân ở quanh khu vực dự án thay vì thoát được cảnh ngập nước thì nay hiện trạng công trình lại trở thành điểm ùn tắc kẹt xe, ngập nước mỗi khi có mưa.

Được biết, từ đầu năm 2021 tới nay, nhiều dự án BT tại TPHCM gặp khó khăn về thủ tục. Theo đó, các dự án đã được địa phương ký kết với nhà đầu tư trước đó sẽ tiếp tục thực hiện với cơ chế đặc thù, có thêm các phụ lục hợp đồng để hoàn thành. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà dự án ngăn triều chống ngập tới nay vẫn chưa thể tiếp tục thi công trở lại dù có phụ lục và thậm chí cả Nghị quyết riêng của Chính phủ. Nhà đầu tư là Tập đoàn Trung Nam đã nhiều lần phản ánh về việc dự án bỏ hoang sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như hư hỏng máy móc, thiết bị công trình, nhưng vẫn chưa có cách giải quyết triệt để.

Chung cảnh ngộ là dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng tới nút giao Gò Dưa (quốc lộ 1A) trên địa bàn TP Thủ Đức. Dự án dài khoảng 2,8km và có nguồn vốn gần 2.800 tỷ đồng, được khởi công năm 2017 với thời gian dự kiến hoàn thành năm 2020. Tuy nhiên đến năm 2020, dự án đã tạm dừng khi mới hoàn thành khoảng 45% khối lượng công trình. Việc dừng thi công khiến dự án chịu nhiều chi phí như tiền lãi vay ngân hàng, tiền nhân công, tiền thuê máy móc, nguyên vật liệu tăng giá… Hiện nay dự án theo hình thức BT này vẫn chưa thể tái thi công trở lại.

Cũng trong tình trạng dang dở là dự án đường song hành với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, dài 3,4km. Dự án được khởi công năm 2017 với nguồn vốn gần 870 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành 2 năm sau đó. Tuy nhiên, hiện tại dự án này mới chỉ hoàn thành khoảng 80% và việc thi công chỉ cầm chừng do vướng mắc về thủ tục pháp lý thanh toán đất cho chủ đầu tư. Ngoài ra, trên địa bàn TPHCM còn một số dự án được ký kết với nhà đầu tư tư nhân thực hiện theo hình BT cũng đang trong tình trạng “trùm mền” nhiều năm như dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (quận 3) hay đường nối cảng Sài Gòn – Hiệp Phước…

Tìm cách gỡ vướng

Thực tế không phải đến thời điểm này TPHCM mới gặp vấn đề với các dự án theo hình thức BT mà vài năm qua, các dự án bắt đầu gặp các vấn đề về pháp lý. Cùng với các dự án theo hình thức BOT, dự án BT không được khuyến khích thực hiện và nhiều nơi đã chuyển sang hình thức đầu tư công. Tại TPHCM, một số dự án dù được phê duyệt theo hình thức BT nhưng cũng buộc phải chuyển qua đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách như dự án cầu Bình Tiên (quận 6) với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng.

Với đặc thù và nhu cầu hạ tầng quá lớn, nguồn ngân sách không thể đáp ứng kịp thời khiến TPHCM vẫn muốn tiếp tục thực hiện các dự án theo hình thức BT cũng như nhanh chóng giải quyết các dự án dang dở.

Ông Hà Ngọc Trường – Chủ tịch Hiệp hội Cầu đường cảng TPHCM cho rằng, việc huy động nguồn vốn xã hội cho các dự án hạ tầng thông qua hình thức công – tư nói chung và BT nói riêng là cần thiết. Theo ông Trường, nguồn vốn cho hạ tầng phía Nam rất lớn nhưng ngân sách giải ngân chỉ đáp ứng khoảng 20%. Vì vậy, thay vì cấm triển khai thì cần có cơ chế đặc thù và tính pháp lý minh bạch để tạo hành lang cho các nhà đầu tư tư nhân có thể thực hiện các dự án.

Một số ý kiến cho rằng việc gỡ vướng các dự án BT đang triển khai ở TPHCM không dễ dàng, cần sự chung tay của cơ quan có thẩm quyền với một hành lang pháp lý minh bạch nhằm tạo sự hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân và chính quyền địa phương.

Đoàn Xá – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Công trình đường Vành đai 2 theo hình thức BT hoang hóa, ngổn ngang mấy năm qua.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/go-kho-cac-du-an-trum-men-5709352.html

Doanh nghiệp xử lý chất thải… xả thải ra môi trường

Là đơn vị xử lý chất thải lớn nhất trên địa bàn tỉnh, Công ty TNHH Kbec Vina (xã Tóc Tiên, TX. Phú Mỹ) lẽ ra phải luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nhưng trái lại, DN liên tục xả thải, gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều sai phạm

Công ty TNHH Kbec Vina hiện đang xử lý rác thải sinh hoạt thông thường cho 7 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ huyện Côn Đảo) và một phần rác thải công nghiệp thông thường của các DN trên địa bàn tỉnh với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên. Tuy nhiên, nhiều năm qua, bãi chôn lấp chất thải của công ty thường xuyên gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. Lực lượng chức năng đã nhiều lần kiểm tra và phát hiện các sai phạm từ hoạt động bảo vệ môi trường của DN này.

Cụ thể, năm 2018, Công ty TNHH Kbec Vina bị UBND tỉnh phạt 682 triệu đồng vì xả nước thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200m3/ngày đêm đến dưới 400m3/ngày đêm. Đồng thời, công ty cũng bị đình chỉ một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong thời hạn 3 tháng. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng phát hiện công ty lén lút chôn lấp chất thải nguy hại lẫn với chất thải sinh hoạt thông thường.

Nghiêm trọng nhất là các sai phạm đã được Đoàn Thanh tra Bộ TN-MT chỉ ra qua đợt kiểm tra vào tháng 10/2022. Theo đó, tại Quyết định số 01/QĐ-XPHC, Đoàn Thanh tra Bộ TN-MT đã xử phạt công ty số tiền hơn 1,5 tỷ đồng và buộc đóng cửa bãi chôn lấp số 2 giai đoạn 2. Các sai phạm nghiêm trọng của công ty là: Thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường theo quy định; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định mà không có văn bản thông báo gia hạn; không có giấy phép môi trường đối với hố chôn lấp số 5, 6 và bãi chôn lấp số 2 giai đoạn 2 vận hành thử nghiệm từ tháng 9/2020; xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường…

Trước đó, ngày 30/9/2022, một đoạn đê bao bãi chôn lấp của Công ty TNHH Kbec Vina bị vỡ, làm nước rỉ rác chảy tràn ra khu đất của Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. Theo đại diện Công ty TNHH Kbec Vina, DN đã đóng phạt và đang khắc phục các lỗi vi phạm.

Tuy nhiên, trong khi chưa khắc phục xong các lỗi vi phạm này thì mới đây, cơ quan chức năng lại phát hiện công ty tiếp tục xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Cụ thể, ngày 7/2, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh bắt quả tang Công ty TNHH Kbec Vina đấu nối một đường ống dài hàng chục mét để bơm nước từ bể chứa nước thải ra ngoài hệ thống cống thoát nước mưa của Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên.

Cần xử lý mạnh tay

Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 27/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ môi trường tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2021, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ chấm dứt việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh sang xử lý bằng công nghệ tái chế thành phân compost, công nghệ đốt kết hợp xử lý khí thải, phát điện, bảo đảm tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án chậm tiến độ hoặc không đáp ứng yêu cầu nên rác thải sinh hoạt vẫn phải dồn về Công ty TNHH Kbec Vina để xử lý. Trong khi đó, công ty lại xử lý không đến nơi đến chốn, thường xuyên gây ô nhiễm môi trường.

Công ty TNHH Kbec Vina nhiều lần vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Công nhân thực hiện chôn lấp rác thải sinh hoạt tại bãi chôn lấp thuộc Công ty TNHH Kbec Vina.

Công ty TNHH Kbec Vina nhiều lần vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Công nhân thực hiện chôn lấp rác thải sinh hoạt tại bãi chôn lấp thuộc Công ty TNHH Kbec Vina.

Ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN-MT cho biết, qua kiểm tra, xác minh cùng với bằng chứng thu thập được, lực lượng chức năng đã khẳng định đây là hành vi cố tình xả thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường của DN chứ không phải sự cố môi trường. “Sau khi có kết quả làm việc của Công an tỉnh và kết quả xét nghiệm mẫu nước thải, Sở TN-MT sẽ nghiên cứu và tham mưu UBND tỉnh hình thức xử lý vi phạm và các giải pháp tiếp theo”, ông Hải nói.

Ông Hải cho biết thêm, công ty vẫn đang xử lý rác bằng phương pháp đơn giản là đào hố, lót bạt và chôn rác. Đáng nói, không chỉ xử lý sơ sài, công ty còn nhiều lần lén lút xả thải ra môi trường, làm trái với vai trò xử lý ô nhiễm môi trường mà công ty đang được giao phó.

“Phải mạnh tay xử lý các DN gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với DN giữ vai trò xử lý chất thải mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì càng khó chấp nhận”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Sở TN-MT, trước đây, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh 760 tấn rác sinh hoạt. Từ năm 2018 đến nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại 7 huyện, thị xã, thành phố trên đất liền của tỉnh ước khoảng 920-950 tấn/ngày. Hiện nay, tỉnh đang chi trả tiền công xử lý rác thải cho Công ty TNHH Kbec Vina là 374.269 ngàn đồng/tấn. Như vậy, công ty đang thu về từ 344-356 triệu đồng/ngày, tương đương từ 124-128 tỷ đồng/năm để xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: QUANG VŨ – Báo BR-VT

Theo Bà Rịa – Vũng Tàu

Ảnh: Đường ống do Công ty TNHH Kbec Vina lắp đặt để lén lút xả thải ra môi trường.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baobariavungtau.com.vn/kinh-te/202302/doanh-nghiep-xu-ly-chat-thai-xa-thai-ra-moi-truong-971054/

Hà Nội: Nhiều dự án vốn ngoài ngân sách bỏ hoang do đâu?

Ngoài những nguyên nhân khách quan như: điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô; giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do chính sách thay đổi; đại dịch Covid – 19 … UBND TP. Hà Nội còn chỉ ra những nguyên nhân chủ quan như: chủ đầu tư cố ý chây ì không thực hiện dự án; công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hữu quan còn chậm…

Muôn vàn lý do dự án bỏ hoang

UBND TP Hà Nội mới đây đã ban hành hàng loạt văn bản (gần nhất là văn bản số 4210/UBND-TNMT ngày 15/12/2022) nhằm thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Thành phố cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc hàng loạt dự án chậm tiến độ, chậm triển khai có cả khách quan, chủ quan và từ chính các nhà đầu tư.

Về nguyên nhân khách quan, sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới Thủ đô, một số dự án không phù hợp với quy hoạch phải tạm dừng để khớp nối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chung; một số dự án gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng do chính sách thay đổi qua nhiều thời kỳ; dự án đầu tư phải chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật mà nhiều nội dung chưa thống nhất; đại dịch Covid-19 kéo dài có tác động kéo dài, sâu rộng đến việc triển khai các dự án.

Về nguyên nhân chủ quan, công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới các dự án có vốn ngoài ngân sách sử dụng đất còn chậm; việc phối hợp giữa các sở, ngành, UBND cấp huyện đã được tăng cường song chỉ mang tính thời điểm, chưa thường xuyên; chưa quy định trách nhiệm cụ thể của từng ngành, từng cấp trong việc phối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành của nhà đầu tư; việc hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch đối với các dự án phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết để phù hợp quy hoạch phân khu của một số dự án còn chậm, chưa trả lời rõ; công tác chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án cũ chưa được UBND cấp huyện quan tâm đúng mức…

Đối với chủ đầu tư, việc phối hợp với nhà đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng tại địa phương còn chưa đạt yêu cầu; một số chủ đầu tư cố ý chây ì không làm thủ tục, chậm phối hợp giải phóng mặt bằng đưa đất vào sử dụng; có trường hợp đối tượng không có khả năng nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Ngày 08/6/2022, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 160/KH-UBND nhằm chỉ đạo phân loại các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, dự án có vi phạm theo nhóm trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội hiện có 44 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai với tổng diện tích 2.607 ha đất và thành phố đang xem xét thu hồi. Tuy nhiên đến hết năm 2022, Hà Nội đã ban hành quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt đầu tư đối với 27 dự án.

Cần mạnh tay thu hồi dự án để bỏ hoang kéo dài

Hà Nội hiện có 404 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, trong số đó, 44 dự án với tổng diện tích 2.607 ha đất “đắp chiếu” và thành phố đang xem xét thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt dự án.

du-an-bo-hoang-2.jpg
Dự án chợ Xuân La (phường Xuân La, quận Tây Hồ) “đắp chiếu” hơn 10 năm qua nhưng vẫn chưa triển khai

 

Ngoài ra, 109 dự án với tổng diện tích 326 ha đất đã được chủ đầu tư chủ động khắc phục các vi phạm nên được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai; 85 dự án với tổng diện tích 132 ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng nhưng được Thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn (UBND thành phố đã xác định số tiền tương ứng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với thời gian gia hạn 24 tháng là khoảng 498 tỷ đồng).

Riêng 152 dự án với tổng diện tích 3476,93 ha đất được tiếp tục đề xuất các biện pháp xử lý cụ thể đối với từng dự án tại từng kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; 14 dự án với tổng diện tích 296,4 ha đất dừng thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện do trùng các đoàn thanh tra, kiểm tra khác.

Thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, có vi phạm theo các nhóm phân loại đã phân công thực hiện tại Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 08/6/2022.

Để làm được điều đó, thiết nghĩ, Hà Nội cần quyết liệt xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Đặc biệt, Hà Nội cần tập trung xử lý nghiêm, triệt để đối với các dự án chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất đến nay đã quá tiến độ thực hiện dự án; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư để hợp thức hóa việc gia hạn tiến độ thực hiện các dự án chậm triển khai; kiên quyết xử lý, lập hồ sơ chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai đã thanh tra, kiểm tra kết luận, UBND thành phố đã chỉ đạo xử lý, khắc phục nhưng chủ đầu tư không khắc phục, chưa đưa đất vào sử dụng theo dự án đầu tư được phê duyệt hoặc các tổ chức cá nhân vi phạm nhưng chây ì, không chấp hành quyết định xử lý.

Căn cứ tình hình thực tế nêu trên, được biết trong năm 2023, UBND TP Hà Nội sẽ tập trung xử lý từng bước, dứt điểm các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn. Hà Nội yêu cầu: Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, ban hành kế hoạch, khung tiêu chí xử lý đối với các dự án chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất trong tháng 12/2022, tổ chức thực hiện dứt điểm xong trước ngày 31/5/2023, định kỳ báo cáo hàng tháng; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc đối với các dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng đã được thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng cũng như tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư các dự án có sử dụng đất khẩn trương thực hiện dự án, đưa đất vào sử dụng đúng theo tiến độ được phê duyệt.

Phạm Thiệu – Báo TNMT

Theo Tài nguyên & Môi trường

Ảnh: Hà Nội vẫn còn 44 dự án với tổng diện tích hàng nghìn ha đất “đắp chiếu” nhiều năm qua (ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotainguyenmoitruong.vn/ha-noi-nhieu-du-an-von-ngoai-ngan-sach-bo-hoang-do-dau-350363.html

Tiếp chuỗi sai phạm lớn tại Hà Nam: UBND tỉnh liên tiếp bị ‘vượt mặt’ thế nào?

Bên cạnh yếu kém trong công tác quản lý, UBND tỉnh Hà Nam cũng nhiều lần để ‘cấp dưới’ và doanh nghiệp ‘vượt mặt’ khi thực hiện các dự án.

Bên cạnh yếu kém trong công tác quản lý, để một loạt dự án nhà ở, khu đô thị… có sai phạm về xác định giá đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, vi phạm về quy hoạch, xây dựng không phép… UBND tỉnh Hà Nam cũng nhiều lần để “cấp dưới” và doanh nghiệp “vượt mặt” khi thực hiện các dự án.

Làm sai trước, lấp “lỗ hổng” sau

Tài liệu của Báo GD&TĐ cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2018, UBND tỉnh Hà Nam đã 2 lần bị “vượt mặt” tại các dự án như: Dự án Khu dịch vụ thương mại tại KCN Đồng Văn I và Dự án cảng nhập, xuất kho trung chuyển xăng dầu tại huyện Kim Bảng.

Tại Dự án Khu dịch vụ thương mại tại KCN Đồng Văn I (thị trấn Đồng Văn, Duy Tiên), dù UBND tỉnh Hà Nam chưa cho thuê đất, nhưng Ban QLKCN tỉnh này vẫn cấp giấy phép xây dựng và chủ đầu tư đã khởi công xây dựng công trình. Điều này được xác định vi phạm Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59 ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

Sai phạm như đã nêu của Ban QLKCN Hà Nam sau đó đã được “chữa cháy” bằng Quyết định số 1747 ngày 31/8/2020 của UBND tỉnh Hà Nam về việc đồng ý cho thuê đất để thực hiện dự án.

KCN Đồng Văn được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục bổ sung danh mục khu công nghiệp đầu tư đến năm 2000 tại Quyết định số 194/1998/QĐ-TTg ngày 1/10/1998. Sau đó, KCN Đồng Văn lần đầu được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1058/QĐ-UB ngày 9/8/2004 của UBND tỉnh Hà Nam.

Dự án KCN Đồng Văn I được giao cho Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng các KCN tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư. Ban đầu, tổng diện tích quy hoạch của KCN là 150 ha với tổng mức đầu tư xây dựng là 178,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động thực tế, dự án được xây dựng trên diện tích 138 ha với tổng mức đầu tư 211,4 tỷ đồng.

Đây là dự án được quy hoạch là KCN đa ngành, tập trung thu hút các ngành như: Công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp, nhựa, hóa mỹ phẩm; Công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực phẩm; Công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, hàng mỹ nghệ gốm sứ cao cấp; Công nghiệp khác như may mặc, thêu ren, giầy da xuất khẩu.

Từ khi mới được thành lập đến nay, KCN Đồng Văn I đã chứng minh được “sức nóng” của mình khi thu hút được rất nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế.

Còn tại Dự án cảng nhập, xuất kho trung chuyển xăng dầu tại huyện Kim Bảng, chủ đầu tư đã khởi công xây dựng công trình khi chưa được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận chủ trương đầu tư, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng. Điều này được xác định đã vi phạm Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

Liên quan đến dự án này, theo tìm hiểu của Báo GD&TĐ, dự án trên do Công ty TNHH Hải Linh (Công ty Hải Linh) làm chủ đầu tư và được xây dựng trên địa bàn xã Thi Sơn (huyện Kim Bảng). Những sai phạm này của chủ đầu tư dự án sau đó đã được UBND tỉnh Hà Nam tạo điều kiện lấp đầy bằng việc thông qua, chấp thuận các thủ tục pháp lý về đầu tư.

Trong quá trình triển khai dự án này, vào năm 2018, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án và phát hiện nhiều sai phạm.

Theo đó, tại khu vực quy hoạch kho trung chuyển, Công ty Hải Linh xây dựng tường rào phía Nam ra ngoài ranh giới quy hoạch được duyệt. Vị trí xây dựng các công trình như: Nhà điều hành, trạm bơm dầu, nhà viết phiếu… xây dựng không tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

Nhà điều hành theo quy hoạch xây dựng 2 tầng nhưng Công ty Hải Linh xây dựng 3 tầng. Về đường ống dẫn dầu xây dựng hướng tuyến đường ống theo quy hoạch chi tiết được duyệt nằm dọc hành lang Quốc lộ 21A và đường trong cụm công nghiệp nhưng thực tế Công ty Hải Linh xây dựng từ Quốc lộ 21A đến thẳng bể chứa.

Đối với khu vực quy hoạch cảng nhập, Công ty Hải Linh xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng. Hạng mục nhà làm việc xây dựng không đúng vị trí so với quy hoạch chi tiết được duyệt. Công ty Hải Linh cũng tự ý xây dựng nhà ở công nhân.

Thiếu công bằng trong việc tính đơn giá thuê đất

Bên cạnh những sai phạm đã được cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ ra tại một loạt dự án nhà ở, khu đô thị, tỉnh Hà Nam cũng chưa làm nổi bật được vai trò quản lý của mình tại các dự án công nghiệp. Điều này được thể hiện bằng những sai phạm xảy ra tại dự án san nền, hạ tầng kỹ thuật ở Cụm công nghiệp Kiện Khê I.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Cụm công nghiệp Kiện Khê I từ 56,15 ha (ban đầu) lên 150,86 ha được xác định là không đúng quy định tại quy chế quản lý Cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ (cụm công nghiệp có tổng diện tích sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha).

Dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước. Theo tài liệu, đến thời điểm thanh tra, dự án còn nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các nhà thầu xây dựng với số tiền hơn 122 tỷ đồng. UBND tỉnh Hà Nam vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản. Việc này được chỉ ra đã vi phạm các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng tại dự án này, UBND tỉnh Hà Nam đã thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần chi phí đầu tư san nền, hạ tầng kỹ thuật đối với 4 dự án đã đầu tư vào Cụm công nghiệp Kiện Khê I được xác định không đúng quy định với tổng số tiền hơn 164 tỷ đồng.

Trong số này, dự án nhà máy Hoa Sen Hà Nam là gần 77 tỷ đồng; dự án nhà máy sữa Nutifood Hà Nam là hơn 31 tỷ đồng… Ngày 18/6/2021, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành các quyết định thu hồi số tiền hơn 164 tỷ đồng hỗ trợ không đúng nêu trên.

Bên cạnh đó, đối với 4 dự án thuê đất tại Cụm công nghiệp Kiện Khê I, UBND tỉnh Hà Nam cũng được chỉ ra đã áp dụng không thống nhất mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất.

Trong đó, tỉnh Hà Nam áp dụng mức tỷ lệ 0,5% để tính đơn giá thuê đất đối với dự án nhà máy sữa Nutifood Hà Nam và mức 1% đối với 3 dự án còn lại. Điều này được xác định là thiếu công bằng giữa các dự án tại Cụm công nghiệp Kiện Khê I.

Nguyễn Tuấn Khang – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Kho tập kết xăng dầu của Công ty TNHH Hải Linh tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/tiep-chuoi-sai-pham-lon-tai-ha-nam-ubnd-tinh-lien-tiep-bi-vuot-mat-the-nao-post625426.html

Khai trương các hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung Thành phố Hà Nội

Chiều 9/2, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khai trương các hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung Thành phố Hà Nội.

Tham dự và chủ trì buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Buổi lễ được tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu tại các sở, ngành và 30 UBND quận, huyện, thị xã.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, Thành phố đã xây dựng và đưa vào vận hành khai thác sử dụng 4 hệ thống thông tin, ứng dụng quan trọng, cốt lõi, gồm: Hệ thống thông tin báo cáo thành phố; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung thành phố; Kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua ứng dụng Zalo; Ứng dụng quản lý cuộc họp tại UBND thành phố. Đây được coi là tiền đề hình thành chính quyền số trong lộ trình thực hiện chiến lược xây dựng Chính phủ điện tử của thành phố.

Tính đến ngày 18/1/2023, đã có 633 cơ quan, đơn vị (23 sở, ban, ngành; 30 quận huyện và 579 xã, phường, thị trấn) đã tham gia triển khai Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đáp ứng theo yêu cầu của UBND TP. Đã tổ chức khởi tạo và bàn giao 31.345 tài khoản cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và xử lý công việc trên hệ thống. Số lượng văn bản được cập nhật lên hệ thống 96.240 văn bản; số lượng văn bản điện tử được giao dịch thông qua hệ thống là 12.492 văn bản.

Đối với Hệ thống thông tin báo cáo thành phố, đã có 633 cơ quan, đơn vị tham gia triển khai; tổ chức khởi tạo và bàn giao 3.345 tài khoản cho đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và thực hiện các chế độ báo cáo trên hệ thống.

Văn phòng UBND TP đã triển khai xây dựng kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo. Văn phòng UBND TP phối hợp Zalo đưa “kênh tiếp nhận” tới hơn 7 triệu tài khoản Zalo của người dân Thủ đô biết và khai thác sử dụng. Kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về quy định hành chính thành phố qua ứng dụng Zalo sẽ được triển khai chính thức từ ngày 10/2.

Lãnh đạo TP Hà Nội và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương. 
Lãnh đạo TP Hà Nội và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương.

Sau 4 tháng triển khai, đưa phần mềm quản lý cuộc họp phục vụ các cuộc họp của Ban Cán sự Đảng, tập thể UBND thành phố, đã thực hiện gửi 409 giấy mời họp thông qua ứng dụng (ước tiết kiệm được 150 triệu đồng/tháng so với việc gửi tin nhắn qua SMS theo phương thức truyền thống); tổ chức cập nhật hơn 812 tài liệu, văn bản điện tử thay cho việc in ấn, sao chụp tài liệu giấy (ước tiết kiệm trên 300 triệu/tháng)…

Tại buổi lễ, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng đã công bố Quyết định về việc thành lập Tổ công tác rà soát đôn đốc công tác giải quyết thủ tục hành chính các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và các nhiệm vụ UBND TP, Chủ tịch UBND TP giao.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hệ thống thông tin dùng chung Thành phố là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính quyền Thành phố được kịp thời, thống nhất, xuyên suốt; đảm bảo công khai, minh bạch, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả dựa trên cơ sở dữ liệu và công nghệ số.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu giao nhiệm vụ cho các đơn vị. 
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết, Hệ thống sẽ đảm bảo tính đồng bộ, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan đơn vị trong nội bộ Thành phố cũng như việc kết nối, chia sẻ với các bộ, ngành, Trung ương; Khắc phục tình trạng mỗi cơ quan, đơn vị triển khai xây dựng một hệ thống riêng, thiếu sự kết nối, chia sẻ dữ liệu; gây lãng phí thời gian, chi phí đầu tư và vận hành hệ thống.

Hệ thống là nền tảng cốt lõi để xây dựng nền hành chính Thủ đô hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm phục vụ; Gắn kết ứng dụng số với cải cách hành chính, chuyển đổi số; đồng thời góp phần hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung Thành phố, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, với việc sớm đưa vào vận hành các Hệ thống thông tin dùng chung đã thể hiện rõ quyết tâm của thành phố trong việc thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030” của Chính phủ. Đồng thời tạo ra những thay đổi đột phá trong công tác cải cách hành chính, bảo đảm hoạt động của chính quyền thành phố công khai minh bạch, hiệu lực, hiệu quả; với mục tiêu phục vụ tốt nhất hoạt động của người dân và doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, để các Hệ thống thông tin dùng chung hoạt động hiệu quả, đáp ứng đúng kỳ vọng, rất cần có sự phối hợp, hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương trong việc kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu. Chủ tịch UBND TP đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục hỗ trợ TP Hà Nội trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống của thành phố.

Đối với các cơ quan, đơn vị của thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh yêu cầu Văn phòng UBND TP thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành các Hệ thống thông tin dùng chung bảo đảm hoạt động thông suốt, ổn định; tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới nhằm tự động hóa tối đa quy trình xử lý công việc, tổng hợp báo cáo; tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo); bóc tách dữ liệu… Giúp hệ thống trở nên thông minh hơn và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Sở Thông tin và Truyền thông được giao khẩn trương hoàn thiện và đưa vào vận hành Trung tâm Dữ liệu chính thành phố; trục kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu thành phố phục vụ công tác vận hành, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin thành phố và các hệ thống của bộ, ngành trung ương.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng UBND TP triển khai các Hệ thống thông tin dùng chung đảm bảo chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành các quy chế của thành phố về việc quản lý, khai thác, vận hành các hệ thống.

Hạnh Vân

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi lễ.

Đi là để trở về

(Phapluatmoitruong.vn) – Trần Đình Thảo là doanh nhân xuất thân từ xứ Nghệ. Hiện anh đang điều hành chuỗi nhà hàng ẩm thực Hàn Quốc với thương hiệu Ô Ri. Anh đã có hơn 20 năm lưu lạc nơi đất khách quê người với tâm niệm: Đi là để trở về.

Đam mê ẩm thực

Năm 1998, Trần Đình Thảo rời quê nhà Nghệ An vào Sài Gòn tìm cơ hội. Như bao chàng trai tha phương khác, ước mơ cháy bỏng tiến thân lập nghiệp luôn được anh canh cánh trong lòng.

Khởi đầu hành trình vào Nam, Thảo làm đủ thứ nghề chỉ để kiếm bữa cơm… bụi sống qua ngày, cho đến một hôm anh phát hiện ra niềm đam mê của mình. Thảo đi phục vụ cho các nhà hàng trên địa bàn Tp.HCM. Từ đây ẩm thực trở thành một phần quan trọng trong hành trình trở thành doanh nhân

Từ thân phận là nhân viên phục vụ, Thảo tìm mọi cách để tìm hiểu và học hỏi thêm về văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Sau thời gian làm phụ bếp, anh lại tìm tòi đến các nhà sách. Các sách viết về các món ăn thuần Việt được anh đọc ngấu nghiến. Ước mơ làm đầu bếp, tự tay làm những món ăn phục vụ thực khách… đã tiếp sức cho anh trên con đường dẫn đến thành công.

Anh chỉ mất một năm để trở thành đầu bếp tại các nhà hàng có tiếng ở Sài Gòn. Chịu thương, chịu khó lại thật thà, Thảo được các chủ nhà hàng yêu mến và tin cậy. Anh vừa làm đầu bếp chính, vừa kiêm nhiệm vai trò quản lý của nhà hàng nơi anh làm việc. Đây cũng là giai đoạn anh tích lũy thêm kinh nghiệm quản lý, điều hành nhà hàng để sau này tạo riêng “vương quốc ẩm thực” của riêng mình.

Tuy là đầu bếp tương đối có tên tuổi trong làng ẩm thực, nhưng Thảo vẫn không hài lòng. Thảo tâm sự: “Việt Nam mở cửa để giao lưu kinh tế, bên cạnh đó sự giao lưu về văn hóa, ẩm thực cũng diễn ra trên diện rộng. Tôi cần phải đi, đi để học hỏi và nâng cao nghề, đi vì biết những kiến thức của mình còn hạn chế”.

Năm 2007, Thảo có quyết định mạo hiểm là sang Hàn Quốc, với mong muốn đưa tinh hoa ẩm thực Việt giới thiệu với bạn bè tại xứ sở Kim Chi. Tại đây anh tự hào giới thiệu món phở, chả giò…thuần Việt đến với người Hàn. 12 năm làm bếp tại Hàn Quốc, đã giúp cho chàng trai xứ Nghệ bén duyên với ẩm thực xứ Hàn; đặc biệt các món nướng ăn kèm với Kim Chi.

Hành trình trở thành doanh nhân của Trần Đình Thảo mất tròn trèm 20 năm. Năm 2018, Thảo quyết định trở về Việt Nam và mở nhà hàng ẩm thực Hàn tại quận Tân Phú. Ô Ri ra đời ngay tại khu ẩm thực nhộn nhịp nhất nhì của quận Tân Phú. Đó cũng là giai đoạn anh gặp nhiều thử thách khi bắt đầu trở thành ông chủ, trở thành thuyền trưởng lèo lái con thuyền… giữa thị trường ẩm thực đang bão hòa và đại dịch Covid 19.

Gia đình nhỏ của anh Trần Đình Thảo.

Khó khăn không nản

Ô Ri – chuyên đặc sản nướng kiểu Hàn bắt đầu ra mắt thực khách vào năm 2018, tọa lạc tại số 71/1 Chế Lan Viên. Những ngày đầu mới khai trương, Ô Ri trơ trọi giữa một rừng các nhà hàng ẩm thực bao phủ xung quanh.

Có những hôm, cả chủ lẫn nhân viên ngồi ngóng cả ngày để đón khách. Biết sao được khi Ô Ri chỉ là cái tên sinh sau đẻ muộn. Có hôm nhà hàng chỉ đón đúng hai thực khách. Chi phí mặt bằng, tiền thuê nhân viên cũng đủ làm ông chủ của Ô Ri đau đầu.

Với những kinh nghiệm đúc kết được sau thời gian làm việc tại các quán ăn, nhà hàng tại Việt Nam và Hàn Quốc. “Thuyền trưởng” Ô Ri mạnh dạn thay đổi. Từ thiết kế không gian quán, cho tới việc đổi mới, làm đa dạng thực đơn đã được anh nghiêm túc thực hiện để tạo ra diện mạo mới cho Ô Ri.

Anh quan niệm “Khách hàng là người nuôi sống mình. Khách hàng xứng đáng được phục vụ những dịch vụ tốt nhất tại Ô Ri”. Hiểu được điều này, Thảo lại ra sức trainning lại đội ngũ nhân viên, đầu bếp của quán mình. Từ công thức nấu ăn, cho đến cung cách phục vụ thực khách… đều được chính anh đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân viên của mình.

Sự thay đổi này đã đem lại thành công cho Ô Ri. Khách tới Ô Ri ngày mỗi nhiều, họ tới đây không chỉ để thưởng thức những món ngon thuần Việt mà còn được thưởng thức tinh hoa ẩm thực của Hàn Quốc.

Khách tới Ô Ri ngày mỗi nhiều…

Khi Ô Ri bắt đầu có chỗ đứng thì các đối thủ cạnh tranh bắt đầu xuất hiện. Họ mở những nhà hàng sang trọng hơn, hoành tráng hơn bao bọc xung quanh Ô Ri. Trước những đối thủ cạnh tranh, Ô Ri vẫn bình thản nâng cao chất lượng món ăn và cung cách phục vụ để làm thực khách khó tính nhất cũng phải hài lòng.

Tạm yên với các đối thủ cạnh tranh, thì đại dịch Covid-19 diễn ra. Hàng loạt nhà hàng ẩm thực đóng cửa, Ô Ri cũng lao đao. “Còn rừng thì không sợ thiếu củi”, chính suy nghĩ này đã giúp Trần Đình Thảo vững tin hơn: qua cơn mưa trời sẽ sáng. Trong tâm đại dịch, Thảo vẫn cố gắng giữ lại những nhân viên của mình. Giúp họ có nguồn thu nhập, ngay khi cả nhà hàng phải đóng cửa. Chính cái tâm này đã giúp Ô Ri nhanh chóng trở lại hoạt động sau thời gian Sài Gòn oằn mình với đại dịch Covid-19.

Ô Ri hồi sinh và đón thực khách trở lại. Không những thế, ông chủ Ô Ri còn quyết định chơi lớn : Mở thêm chi nhánh thứ hai tại số 23/40 Nguyễn Hữu Tiến – Tây Thạnh – Tân Phú, trước làn sóng phá sản, đóng cửa của nhiều nhà hàng sau cơn đại dịch. Quyết định của anh, đã đem lại thành công hơn cả sự mong đợi. Cả hai chi nhánh đều đón lượng khách lớn, đều đặn mỗi ngày… Ô Ri trở thành cái tên quen thuộc cho nhiều người ưa thích ẩm thực xứ Hàn.

Trần Đình Thảo chia sẻ, Ô Ri đang tính chuyển nhượng lại “thương quyền” cho những người thích kinh doanh ẩm thực Hàn Quốc. Đối tác sẽ được anh giúp đỡ mọi việc từ thiết kế quán, cho tới đào tạo nhân viên và cung cấp công thức món ăn, nguyên liệu… Ô Ri cũng cam kết chỉ thu lợi nhuận, khi chủ đầu tư quán có nguồn thu nhập ổn định với mục đích đưa Ô Ri trở thành chuỗi nhà hàng có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Phùng Hiếu

(Theo Môi trường và Đô thị Xuân 2023)

Hàng loạt hồ, kênh ở thành phố Vinh bị nhuộm đen vì nước, bùn thải

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 13 hồ, kênh với tổng diện tích mặt nước 83,3 ha. Chức năng chính của các hồ, kênh là tiêu thoát nước khi mưa, điều hòa khí hậu và tạo cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, thực tế các hồ, kênh này đang bị ô nhiễm ở mức đáng báo động.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 13 hồ, kênh, với tổng diện tích mặt nước 83,3 ha. Các hồ, kênh được xây dựng qua nhiều thời gian khác nhau, gắn với thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Ảnh: Thành Cường

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 13 hồ, kênh, với tổng diện tích mặt nước 83,3 ha. Các hồ, kênh được xây dựng qua nhiều thời gian khác nhau, gắn với thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Ảnh: Thành Cường

Theo Báo cáo ngày 7/12/2022 của UBND thành phố Vinh, các hồ, kênh này được chia làm 2 nhóm, gồm: Nhóm hồ do doanh nghiệp quản lý và nhóm hồ do Nhà nước quản lý. Các hồ do Nhà nước quản lý được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, UBND thành phố bàn giao tài sản cho Công ty CP Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh để quản lý, vận hành gắn với hệ thống thoát nước thành phố (trừ hồ Goong, hồ Công viên Trung tâm, hồ Vinh Tân, hồ Tecco và hồ cá Cửa Nam). Ảnh: Thành Cường

Theo Báo cáo ngày 7/12/2022 của UBND thành phố Vinh, các hồ, kênh này được chia làm 2 nhóm, gồm: Nhóm hồ do doanh nghiệp quản lý và nhóm hồ do Nhà nước quản lý. Các hồ do Nhà nước quản lý được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, UBND thành phố bàn giao tài sản cho Công ty CP Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh để quản lý, vận hành gắn với hệ thống thoát nước thành phố (trừ hồ Goong, hồ Công viên Trung tâm, hồ Vinh Tân, hồ Tecco và hồ cá Cửa Nam). Ảnh: Thành Cường

Cũng theo báo cáo này, hiện nay, các hồ, kênh ở thành phố Vinh chưa giao cho phòng, ban, đơn vị nào quản lý toàn diện, chỉ giao cho Công ty CP Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh quản lý. Hạng mục quản lý chủ yếu liên quan đến vận hành hệ thống thoát nước... Còn các phòng chuyên môn tham mưu quản lý, xử lý theo từng lĩnh vực liên quan. Ảnh: Thành Cường

Cũng theo báo cáo này, hiện nay, các hồ, kênh ở thành phố Vinh chưa giao cho phòng, ban, đơn vị nào quản lý toàn diện, chỉ giao cho Công ty CP Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh quản lý. Hạng mục quản lý chủ yếu liên quan đến vận hành hệ thống thoát nước… Còn các phòng chuyên môn tham mưu quản lý, xử lý theo từng lĩnh vực liên quan. Ảnh: Thành Cường

Theo thiết kế, tại các hồ, kênh đều được xây dựng hệ thống cống bao, giếng tách xung quanh nhằm thu gom nước thải và dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung tại xã Hưng Hòa để xử lý như: kênh Bắc, hào Thành cổ, hồ Đông Bắc, hồ Công viên Trung tâm, hồ Vinh Tân, hồ chứa nước Trạm bơm Đông Nam… Ảnh: Thành Cường

Theo thiết kế, tại các hồ, kênh đều được xây dựng hệ thống cống bao, giếng tách xung quanh nhằm thu gom nước thải và dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung tại xã Hưng Hòa để xử lý như: kênh Bắc, hào Thành cổ, hồ Đông Bắc, hồ Công viên Trung tâm, hồ Vinh Tân, hồ chứa nước Trạm bơm Đông Nam… Ảnh: Thành Cường

Chức năng chính của hồ, kênh là tiêu thoát nước khi mưa, điều hòa khí hậu và tạo cảnh quan môi trường, tuy nhiên, trên thực tế một lượng nước thải chảy vào hồ, kênh gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Thành Cường

Chức năng chính của hồ, kênh là tiêu thoát nước khi mưa, điều hòa khí hậu và tạo cảnh quan môi trường, tuy nhiên, trên thực tế một lượng nước thải chảy vào hồ, kênh gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Thành Cường

Ảnh chụp tại kênh Bắc sáng 7/2. Ảnh: Thành Cường

Ảnh chụp tại kênh Bắc sáng 7/2. Ảnh: Thành Cường

Bên cạnh đó, công tác quản lý hồ, kênh của đơn vị quản lý chưa toàn diện, chưa quan tâm đến công tác đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng xuống cấp, công tác thu gom, xử lý rác thải, xử lý môi trường, nạo vét định kỳ, chăm sóc cây xanh… Ảnh: Thành Cường

Bên cạnh đó, công tác quản lý hồ, kênh của đơn vị quản lý chưa toàn diện, chưa quan tâm đến công tác đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng xuống cấp, công tác thu gom, xử lý rác thải, xử lý môi trường, nạo vét định kỳ, chăm sóc cây xanh… Ảnh: Thành Cường

 Ảnh chụp tại hào Thành cổ Vinh (phường Cửa Nam) sáng 7/2. Ảnh: Thành Cường

Ảnh chụp tại hào Thành cổ Vinh (phường Cửa Nam) sáng 7/2. Ảnh: Thành Cường

Nguyên nhân chủ yếu do tồn tại, hạn chế trong công tác thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom nước thải; Nước thải chưa được thu gom triệt để, có một số thời điểm còn chảy vào hồ, kênh; Có hồ, kênh còn có nước thải trực tiếp chảy vào mà không qua giếng tách, nước thải chảy vào hồ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Thành Cường

Nguyên nhân chủ yếu do tồn tại, hạn chế trong công tác thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom nước thải; Nước thải chưa được thu gom triệt để, có một số thời điểm còn chảy vào hồ, kênh; Có hồ, kênh còn có nước thải trực tiếp chảy vào mà không qua giếng tách, nước thải chảy vào hồ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Thành Cường

Mặt khác, nước trong hồ, kênh là nước mưa lẫn nước thải, tù đọng lâu ngày không được lưu thông, sau các trận mưa lớn bùn từ hệ thống kênh mương chảy vào hồ gây bồi lắng, trong khi công tác nạo vét chưa được thường xuyên, có hồ chưa thực hiện nạo vét lần nào từ khi hoạt động đến nay. Trong ảnh là hiện trạng nước thải tràn vào hồ ngập vách ngăn, và tình trạng ô nhiễm của hồ chứa Trạm bơm Bến Thủy được chụp sáng 7/2. Ảnh: Thành Cường

Mặt khác, nước trong hồ, kênh là nước mưa lẫn nước thải, tù đọng lâu ngày không được lưu thông, sau các trận mưa lớn bùn từ hệ thống kênh mương chảy vào hồ gây bồi lắng, trong khi công tác nạo vét chưa được thường xuyên, có hồ chưa thực hiện nạo vét lần nào từ khi hoạt động đến nay. Trong ảnh là hiện trạng nước thải tràn vào hồ ngập vách ngăn, và tình trạng ô nhiễm của hồ chứa Trạm bơm Bến Thủy được chụp sáng 7/2. Ảnh: Thành Cường

Thành Cường – Nhật Lân – Báo Nghệ An

Theo Nghệ An

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baonghean.vn/hang-loat-ho-kenh-o-thanh-pho-vinh-bi-nhuom-den-vi-nuoc-bun-thai-post265084.html

Lâm Đồng: Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường

Trong tháng 1/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 2 tỷ đồng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường đối với 3 tổ chức và 1 cá nhân.

Từ ngày 12 – 16/01/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành liên tiếp 04 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường đối với 1 cá nhân và 3 tổ chức gồm: Doanh nghiệp tư nhân Đoàn Dung, Công ty cổ phần Phước Phúc Nhân, Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hà.

Cụ thể, ngày 12/01, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 97/QĐ-XPHC trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đối với ông Đỗ Văn Thông (sinh năm 1969, ngụ tỉnh Bình Phước).

Ông Thông đã thực hiện hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ tại khu vực xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Với hành vi vi phạm, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định phạt hành chính số tiền 175 triệu đồng và tịch thu toàn bộ khối lượng cát đã khai thác trái phép, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời, buộc ông Thông phải cải tạo, phục hồi môi trường, thực hiện các giải pháp đưa khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn theo quy định.

Tiếp đó, ngày 13/01/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành liên tiếp 02 Quyết định xử phạt hành chính số 108, 109/QĐ-XPHC xử phạt về hành vi khai thác khoáng sản, đất đai và bảo vệ môi trường đối với Doanh nghiệp tư nhân Đoàn Dung và Công ty cổ phần Phước Phúc Nhân.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân Đoàn Dung (địa chỉ số 28, Phạm Ngũ Lão, khu 10, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xác định thực hiện các hành vi vi phạm hành chính: Khai thác khoáng sản (cát xây dựng) ra ngoài ranh giới cấp phép thuộc khu vực bãi bồi sông Đa Dâng xã Gia Hiệp, huyện Di Linh; Không thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Qua đó, Doanh nghiệp tư nhân Đoàn Dung bị xử phạt hành chính với số tiền 127 triệu đồng, tước giấy phép khai thác khoáng sản số 18/GP-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho doanh nghiệp này với thời hạn 7 tháng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Đoàn Dung buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp gần 288 triệu đồng; buộc cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện các giải pháp đưa khu vực đã khai thác ngoài ranh giới cấp phép về trạng thái an toàn; thực hiện các thủ tục để đăng ký biến động đất đai đối với diện tích đất thuê theo quy định.

Đối với Công ty cổ phần Phước Phúc Nhân (địa chỉ đường tỉnh lộ 721, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh), đã thực hiện hàng loạt hành vi vi phạm như: Khai thác ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép khai thác; Không khai thác đúng các thông số của hệ thống khai thác theo thiết kế mỏ được phê duyệt; Khai thác khoáng sản không có giám đốc điều hành mỏ theo quy định; Khai thác khoáng sản không lập bản đồ hiện trạng, bản đồ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản năm 2021 nộp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Khai thác khoáng sản không thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được cấp phép khai thác gửi về cơ quan chức năng; Khai thác khoáng sản không lập sổ sách, chứng từ, tài liệu về kỹ thuật làm căn cứ để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế; Khai thác khoáng sản không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Khai thác vượt công suất cấp phép 311%, Không thực hiện báo cáo định kỳ công tác bảo vệ môi trường theo quy định.

Từ hàng loạt những vi phạm nói trên, Công ty cổ phần Phước Phúc Nhân đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng phạt hành chính với số tiền 1,125 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khai thác thời gian 5,5 tháng. Đồng thời, buộc công ty này phải cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện các giải pháp đưa khu vực đã khai thác ngoài ranh giới cấp phép về trạng thái an toàn; nộp lại hơn 92 triệu đồng tiền thu lợi bất hợp pháp do hành vi khai thác ngoài ranh cấp phép; khai thác đúng trình tự khai thác, hệ thống khai thác trong hồ sơ thiết kế mỏ đã được thẩm định phê duyệt.

Ngày 16/01/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 116/QĐ-XPHC trong lĩnh vực khoáng sản và đất đai đối với Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hà (địa chỉ thôn 4, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên). Theo đó, Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hà đã thực hiện các hành vi vi phạm: Khai thác khoáng sản không có thiết kế mỏ; Không lập đầy đủ sổ sách, chứng từ, văn bản, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm; Thuê, mượn diện tích 4.232 m2 đất phi nông nghiệp để hoạt động khai thác khoáng sản nhưng không lập văn bản, chưa thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với những vi phạm trên, UBND tỉnh lâm Đồng quyết định xử phạt số tiền 142 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hà và buộc doanh nghiệp này phải thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.

Thanh Tùng – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Nhiều doanh nghiệp tại Lâm Đồng bị xử phạt liên quan đến việc khai thác khoáng sản.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/lam-dong-nhieu-doanh-nghiep-bi-xu-phat-do-vi-pham-ve-khai-thac-khoang-san-va-bao-ve-moi-truong-75415.html

Nhiều bất cập trong việc đầu tư xử lý nước thải ở TP Hồ Chí Minh

Mặc dù những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện thu phí bảo vệ môi trường, sau đó được thay bằng phí thoát nước ở mức 10% đơn giá sử dụng nước máy nhưng đến thời điểm này, dù mỗi ngày lượng nước thải của TP Hồ Chí Minh đã lên đến gần 3 triệu m3, nhưng chỉ có khoảng 13% trong số này được xử lý, lượng nước thải còn lại vẫn được đổ thẳng ra các tuyến sông, kênh, rạch.

Cụ thể, ngoài một số trạm xử lý nước thải công suất nhỏ, hiện TP Hồ Chí Minh mới chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải tập trung được hoàn thành, đưa vào khai thác, gồm nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, công suất 141 nghìn m3/ngày trong giai đoạn 1, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa với công suất 46 nghìn m3 và nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến cát với công suất 131 nghìn m3/ngày.

Trong khi vấn đề ô nhiễm môi trường từ nước thải đã ở mức báo động tại các tuyến kênh, rạch nhiều năm qua, đến nay nhiều nhà máy xử lý nước thải đã được quy hoạch hơn chục năm vẫn chưa bố trí vốn ngân sách để triển khai. Do đó đã có nhiều dự án nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất lớn được đưa ra mời gọi đầu tư như dự án nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 và 2 với công suất lên tới 300 nghìn m3/ngày…

Để xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường, chi phí của các nhà máy sẽ rất cao. Đã vậy, hiện nhiều tuyến kênh, rạch chưa được đầu tư hệ thống cống bao để dẫn nước thải đến các nhà máy xử lý. Thực tế cho thấy, trước đây dự án nhà máy xử lý nước thải lưu vực Bắc Sài Gòn 1 có công suất 170 nghìn m3/ngày được đưa ra mời gọi đầu tư nhưng chỉ có 2 nhà đầu tư quan tâm, trong đó nhà đầu tư đã đề xuất làm dự án với tổng mức đầu tư khoảng 5.544 tỷ đồng, thì phương án đưa ra đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao lại cho thành phố vận hành.

Tại dự án nhà máy xử lý nước thải tập trung có công suất lớn tại lưu vực Tây Sài Gòn ở phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, khi lập dự án quy hoạch Khu liên hợp văn hóa, thể thao và dân cư Tân Thắng để giao cho doanh nghiệp tư nhân làm dự án vào năm 2007, toàn bộ khu đất có diện tích lên đến 93ha gồm cả hạng mục là nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tây Sài Gòn.

Tuy nhiên, sau đó TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho doanh nghiệp cắt lại 11ha phần diện tích làm nhà máy xử lý nước thải để bàn giao lại cho trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố triển khai đầu tư dự án. Từ đó đến nay đã hơn 15 năm, nhà máy xử lý nước thải không được làm, còn người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch nhà máy phải sống chung với dự án treo.

Từ đó đến nay, dự án xử lý nước thải công suất lên đến 150 nghìn m3/ngày này gần như đã bị quên lãng dù đã được thành phố đưa vào danh sách mời gọi đầu tư và đặt mục tiêu đưa nhà máy vào vận hành từ năm 2015. Do không được triển khai nên gần đây, TP Hồ Chí Minh đã đề xuất với Chính phủ gom các nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn công suất 150 nghìn m3/ngày, Tân Hóa – Lò Gốm, công suất 300 nghìn m3/ngày và Bình Tân, công suất 180 nghìn m3/ngày thành 1 nhà máy xử lý nước thải tại Bình Hưng Hòa để giảm chi phí đầu tư.

Tương tự, sau hàng chục năm triển khai dự án xử lý môi trường tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đến nay dự án nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với tổng vốn đầu tư lên đến 524 triệu USD, công suất xử lý 480 nghìn m3/ngày vẫn đang ì ạch. Thực trạng này khiến toàn bộ lượng nước thải trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè vẫn cứ phải pha loãng vào nước sông Sài Gòn.

Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2025, thành phố cần tổng nguồn vốn khoảng 41.000 tỷ đồng để hoàn thiện các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Nhưng số vốn này chủ yếu từ nguồn vay ODA và các nhà đầu tư tư nhân, chứ ngân sách cũng không có khả năng bố trí.

Để tăng tốc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, đầu năm nay, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát quỹ đất, tổ chức cắm mốc tại các vị trí dự kiến xây dựng các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch. Đồng thời tăng cường kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của các khu dân cư, khu nhà ở, chung cư chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Vấn đề đặt ra là TP Hồ Chí Minh cần quan tâm đúng mức, ưu tiên bố trí vốn hàng đầu đến việc đầu tư cho các dự án xử lý nước thải, cải tạo các tuyến kênh rạch ô nhiễm nặng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân từ nhiều năm qua.

Bảo Sơn – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Cư dân sống ven tuyến kênh nước đen do bị ô nhiễm từ xả thải.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/ban-doc-cand/nhieu-bat-cap-trong-viec-dau-tu-xu-ly-nuoc-thai-o-tp-ho-chi-minh-i682927/

Làm thế nào để khai phá nguồn lực ‘đất kim cương’

Không khó để nhận thấy các doanh nghiệp sử dụng đất thương mại, dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng đang đơn độc do tác động của Covid-19, các nhà đầu tư thứ cấp quay lưng, ngân hàng dừng cho vay…

LTS: Luật Đất đai sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Tuần Việt Nam tiếp tục đăng mạch bài về quản lý, sử dụng đất thương mại, dịch vụ. Sau bài viết Bàn luận thêm chuyện ‘con đẻ, con nuôi’ trong chính sách đất đai, bài viết này phân tích và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, hạn chế liên quan đến sử dụng đất thương mại, dịch vụ.

Khuyến khích phát triển bất động sản thương mại, dịch vụ

Như đã nêu ở bài viết trước, một chính sách pháp luật ban hành cần phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước.

Do vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đã có những bước phát triển nhất định, nhu cầu của con người đã chuyển dần từ “Ăn chắc, mặc bền” thành “Ăn sang, mặc đẹp”, thì cũng là lúc cần đánh giá lại tương quan giữa đất ở và các loại đất khác (gồm đất thương mại, dịch vụ) sao cho rút ngắn cách biệt, để quyết định phương thức điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản.

Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đã đặt ra mục tiêu, giải pháp: “Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước”.

Yêu cầu ấy đã thể chế hóa trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chỉ có 2 trường hợp mà người sử dụng đất được lựa chọn thuê đất trả tiền một lần là với dự án sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Đây đều những loại hình dự án cần khuyến khích đầu tư do bỏ vốn lớn, thu hồi vốn chậm; đặc biệt loại hình khu công nghiệp, khu chế xuất liên quan đến nhiều nhà đầu tư thứ cấp cần thuê lại đất với chiến lược kinh doanh khác nhau, trong đó nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư những dự án tỷ đô và yêu cầu thuê đất trả tiền một lần để ổn định sản xuất.

Như vậy, các dự án sản xuất, kinh doanh còn lại sẽ buộc phải thuê đất trả dần từng năm, được ổn định đơn giá cho mỗi chu kỳ 5 năm.

Tôi cho rằng giải pháp này phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW: “Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất. […] Có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất”.

Thị trường là công cụ sàng lọc tốt nhất

Những băn khoăn của nhà đầu tư về việc đất thương mại, dịch vụ không được trả tiền thuê đất một lần hay không được miễn, giảm tiền thuê đất là không đáng lo ngại vì cần nhìn nhận đúng bản chất của đất thương mại, dịch vụ là gì.

Nếu đánh giá nó đúng bản chất là một loại tư liệu sản xuất, khác với bản chất của đất ở cho hộ gia đình, thì tư liệu sản xuất ấy sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu được khai thác, sử dụng bởi chủ thể có năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, tài chính tốt nhất.

Tôi cho rằng, thị trường và quy luật cạnh tranh sẽ là công cụ sàng lọc hữu hiệu nhất, đòi hỏi các nhà đầu tư phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực triển khai dự án để giúp đất thương mại, dịch vụ hay bất kỳ loại đất sản xuất, kinh doanh nào phải sinh lời. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ bị đào thải và thay thế bởi nhà đầu tư khác có năng lực tốt hơn.

Nếu đất thương mại, dịch vụ là “đất kim cương” thì việc bắt buộc phải chuyển sang thuê đất trả tiền hàng năm sẽ giúp chấm dứt hiện tượng “ôm đất”, “găm giữ đất”, “quây tôn” để chờ tăng giá và bán lại hoặc chờ xin chuyển mục đích sang đất ở – hiện tượng diễn ra rất phổ biến thời gian qua.

Các đạo luật sắp sửa đổi cần phải tạo ra cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay khai thác đất thương mại, dịch vụ. Ảnh: Hoàng Hà

Các đạo luật sắp sửa đổi cần phải tạo ra cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay khai thác đất thương mại, dịch vụ. Ảnh: Hoàng Hà

Việc đất thương mại, dịch vụ không được miễn, giảm tiền thuê đất cũng không phải vấn đề lớn vì pháp luật là công bằng với tất cả các nhà đầu tư. Và trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tôi cho rằng cần từ bỏ tư duy trông chờ “bao cấp” từ nhà nước. Thay vào đó, mỗi doanh nghiệp phải tự đặt câu hỏi: Tại sao với cùng một cơ chế pháp lý, doanh nghiệp khác làm được và có lãi, tại sao mình không làm được?

Cần nhấn mạnh, nhà nước cũng là một chủ thể của quan hệ thị trường. Việc định giá đất, tính tiền thuê đất cũng phải đảm bảo phù hợp khả năng chi trả của doanh nghiệp và đảm bảo có lãi.

Và như đã nêu trên, việc phải trả tiền thuê đất sẽ khiến mỗi doanh nghiệp có động lực sử dụng đất hiệu quả, sinh lời tốt hơn.

Với lo ngại về việc dự thảo Luật Đất đai sửa đổi không cho phép chủ đầu tư bán công trình thương mại, dịch vụ hình thành trong tương lai trên đất thuê trả tiền hàng năm, mỗi doanh nghiệp cần phải có ý thức đây là điều hiển nhiên. Vì chủ đầu tư khi chưa phải bỏ tiền thuê đất (chỉ thuê hàng năm), cũng chưa bỏ vốn xây nhà trên đất thì chủ đầu tư có gì để bán?

Quay lại với bản chất của đất thương mại, dịch vụ hay bất kỳ loại đất sản xuất, kinh doanh nào khác: Đó là một tư liệu sản xuất quan trọng. Như vậy khi trao thửa đất ấy cho doanh nghiệp bằng hợp đồng thuê đất, nhà nước kỳ vọng doanh nghiệp sẽ bỏ vốn, tạo lập tài sản trên đất và việc khai thác tài sản sẽ tạo ra giá trị cho xã hội, bao gồm tiền thuê đất, các khoản thuế, phí, lệ phí, cơ hội việc làm…

Nhìn theo hướng ấy thì việc yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư hoàn thiện công trình trên đất theo quy hoạch mới được phép đưa vào kinh doanh là đúng bản chất của chính sách đất đai cũng như tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Hai bài toán cần giải quyết

Vậy điều gì cần phải thay đổi, điều chỉnh trong chính sách đất đai, đầu tư, kinh doanh để phát huy tốt hơn hiệu quả của đất thương mại, dịch vụ và tránh hiện tượng phân biệt đối xử như “con đẻ, con nuôi”?

Theo tôi, đó là các đạo luật sắp sửa đổi cần phải tạo ra cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay khai thác đất thương mại, dịch vụ, “buộc” loại đất này phải phát huy hiệu quả, sinh lợi.

Không khó để nhận thấy rằng, các doanh nghiệp sử dụng đất thương mại, dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng đang “đơn độc”: Tác động của Covid-19; các nhà đầu tư thứ cấp quay lưng đặc biệt sau cuộc khủng hoảng condotel và những tranh cãi liên quan đất ở không hình thành đơn vị ở; ngân hàng dừng cho vay do chính sách siết tín dụng bất động sản.

Như vậy, Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) dứt khoát phải tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản thương mại, dịch vụ trên đất thuê trả tiền hàng năm.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cho phép các chủ thể thuê đất trả tiền hàng năm được bán tài sản trên đất đất gắn với chuyển nhượng quyền thuê đất là một sáng tạo đáng ghi nhận của nhà làm luật. Nhưng quy định này cũng đồng thời “khai sinh” ra một thứ quyền tài sản mới: Quyền thuê đất trả tiền hàng năm trở thành một thứ quyền tài sản có thể định giá và chuyển giao được.

Câu hỏi là quyền tài sản này định giá thế nào? Các trường hợp đã được thuê đất trả tiền hàng năm từ trước có được thụ hưởng thứ quyền tài sản này không? Từ trước đến nay việc bán tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm thì các bên không định giá quyền thuê đất để tính vào giá bán, nay với việc “luật hóa” thứ quyền tài sản này sẽ ảnh hưởng ra sao đến các giao dịch đã sẵn có? Đây là những vấn đề cần phải làm sáng tỏ trước khi Quốc hội bấm nút thông qua.

Một vấn đề khác đặt ra là dự thảo đặt ra điều kiện để chủ thể thuê đất trả tiền hàng năm được bán tài sản trên đất gắn với chuyển nhượng quyền thuê đất là “phải ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà chưa khấu trừ hết vào tiền thuê đất”. Đây là quy định hết sức khó hiểu và không rõ mục đích. Bởi đơn giản với trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì đương nhiên không phải ứng trước tiền bồi thường; sau khi hoàn thành xây dựng công trình, nhà đầu tư muốn bán tài sản sẽ không được chấp thuận do không ứng tiền bồi thường cho Nhà nước.

Cũng cần nhấn mạnh rằng giữa dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang có “độ vênh”. Như đã nêu, dự thảo Luật Đất đai hạn chế thuê đất trả tiền một lần và có cơ chế khuyến khích đưa tài sản gắn với đất thuê trả tiền hàng năm vào giao dịch. Nhưng dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản lại “cấm đoán” khi đề ra nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng là “phải được xây dựng trên đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê”; đồng nghĩa với cấm mua bán sản trên đất thuê trả tiền hàng năm.

Đồng thời, Luật Đất đai và các luật liên quan cũng phải giải quyết tận gốc bài toán cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho nhà đầu tư thứ cấp. Hiện nay, các cơ quan chức năng hầu như chưa cấp được sổ hồng cho condotel dù về lý thuyết có thể vận dụng quy định “Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở” theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Chừng nào chưa cấp được sổ hồng cho nhà đầu tư thứ cấp, các bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục bị “ghẻ lạnh”, “đông cứng”.

Nếu không giải quyết được hai bài toán nêu trên, việc khai thác, sử dụng đất thương mại, dịch vụ vẫn sẽ không phát huy hiệu quả và câu chuyện “con đẻ, con nuôi” vẫn không đi đến hồi kết.

Nguyễn Văn Đỉnh – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Không khó để nhận thấy rằng, các doanh nghiệp sử dụng đất thương mại, dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng đang “đơn độc”

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/lam-the-nao-de-khoi-thong-nguon-luc-dat-kim-cuong-2108046.html

Những điều cần biết về nước và cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu

Thế giới cần sử dụng nước một cách thông minh. Tất cả mọi người đều có vai trò của riêng mình, chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa.

Biến đổi khí hậu đang phá vỡ các hình thái thời tiết, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan

Biến đổi khí hậu đang phá vỡ các hình thái thời tiết, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, không dự đoán được nguồn nước, gây trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn cấp nước. Những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và lượng nước trẻ em cần để sinh tồn.

Năm 2022, Từ điển tiếng Anh Collins đã chọn từ của năm là “permacrisis”, có nghĩa là “khủng hoảng kéo dài”, hàm ý về các cuộc khủng hoảng phức hợp mà chúng ta đã thấy năm nay, bao gồm khủng hoảng chi phí sinh hoạt, đại dịch Covid-19, chiến sự ở Ukraine và biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy, thiên tai và biến đổi khí hậu đã trở thành một cuộc khủng hoảng tác động đến tất cả chúng ta.

Năm 2022, những hiện tượng biến đổi khí hậu dị thường đã diễn ra trên khắp thế giới, trên khắp các châu lục và không trừ một quốc gia nào. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu khoa học Climate Central, trong năm nay, có 7,6 tỷ người, tương đương 96% dân số thế giới, chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, từ nắng nóng cho tới lũ lụt.

Năm 2022 đã chứng kiến nắng nóng kỷ lục tại nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Sóng nhiệt ở châu Âu gia tăng về cả tần suất lẫn cường độ trong 4 thập kỷ qua. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications đầu tháng 7/2022, sự thay đổi ở châu Âu diễn ra nhanh hơn so với những khu vực khác trên thế giới.

Bộ Y tế Italia ngày 22/7 đã ban bố cảnh báo đỏ do nắng nóng gay gắt tại 16 thành phố. Trong khi đó, tại Anh, nhiệt độ tại sân bay Heathrow (London) ngày 19/7 đã lên đến 40,2 độ C, phá vỡ kỷ lục 38,7 độ C của năm 2019, trong khi thị trấn Coningsby (Lincolnshire) đạt mức nhiệt cao nhất mọi thời đại là 40,3 độ C. Còn ở Pháp, cơ quan khí tượng đo được nhiệt độ kỷ lục tại 64 khu vực trên toàn quốc… Các cộng đồng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng oằn mình chống chọi với nhiệt độ cao, trong đó nhiệt độ phía Nam Tây Ban Nha được dự báo vượt mức 44 độ C.

Bên kia Đại Tây Dương, hơn 50% số bang của Mỹ đã phát cảnh báo về nền nhiệt cao trong sáng 21/7, với nhiệt độ cao nhất là 46 độ C tại Texas và Oklahoma.

tm-img-alt
Nhiệt độ tại Isesaki vào chiều 25/6 đã lên tới 40,2 độ C.

 

Tại châu Á, biến đổi khí hậu khiến mùa hè đến sớm hơn ở Pakistan, kéo theo những đợt nắng nóng gay gắt ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người dân. Hôm 13/5, nhiệt độ tại thành phố Jacobabad ở tỉnh Sindh đã đạt đỉnh 50°C, theo Cục Khí tượng Pakistan. Trên toàn quốc, nhiệt độ trung bình cũng được cảnh báo là cao hơn từ 6°C đến 9°C so với bình thường, với thủ đô Islamabad cùng các thành phố lớn như Karachi, Lahore và Peshawar ghi nhận nhiệt độ vào khoảng 40°C vào ngày 12/5.

Trung Quốc năm qua cũng trải qua đợt nắng nóng được đánh giá là “nghiêm trọng nhất trong vòng 6 thập kỷ”. Truyền thông nước này vào tháng 8 đưa tin hơn 10 khu vực cấp tỉnh, trong đó có Chiết Giang, Giang Tô, An Huy, hứng chịu nhiệt độ từ 40°C đến 42°C. Huyện Trúc Sơn thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc thậm chí đạt mức nhiệt trên 44°C hôm 13/8.

Ở Nhật Bản, nhiệt độ tại Isesaki (thành phố cách Tokyo 85km về phía Tây Bắc) vào chiều 25/6 đã lên tới 40,2 độ C, phá vỡ kỷ lục tháng 6 nóng nhất của Nhật Bản là 39,8 độ C vào năm 2011.

Nhiệt độ cao gây ra các ca tử vong ở nhiều khu vực bất chấp những cảnh báo kiểm tra thiết bị làm mát, chủ động uống nhiều nước, tránh xa ánh nắng mặt trời… được các chính phủ và cơ quan y tế đưa ra. Vì nắng nóng nên từ ngày 9/7 đến 23/7, ít nhất 44 người đã thiệt mạng tại Nhật Bản, trong khi hơn 12.000 người phải nhập viện trong hai tuần đầu tháng 7. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho thấy, đã có hơn 1.700 người ở bán đảo Iberia, gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tử vong vì nắng nóng. Một số quốc gia đã vất vả ứng phó với tình trạng lao động làm việc ngoài trời thiệt mạng do thời tiết cực đoan.

Hệ quả của sóng nhiệt, châu Âu đã hứng chịu đợt hạn hán “tồi tệ nhất 500 năm qua”, với khoảng 2/3 lục địa trong tình trạng cảnh báo hạn hán, theo báo cáo được công bố ngày 23/8 của Tổ chức Quan sát Hạn hán Toàn cầu.

tm-img-alt
Sông Tille ở Lux (Pháp) cạn khô, trơ đáy. Ảnh: AP

 

Tại Pháp, những đợt nắng nóng ở miền Nam nước này mùa hè năm nay đã phá vỡ kỷ lục, trong khi lượng mưa chỉ bằng một nửa so với thông thường. Từ tháng 7, Chính phủ Pháp đã yêu cầu cắt giảm nước cho tưới tiêu, trồng trọt. Nguồn nước được để dành cho các hoạt động thiết yếu như ăn uống, cứu hỏa và các trường hợp khẩn cấp.

Tại Tây Ban Nha, nước sản xuất dầu ô liu lớn nhất thế giới, hạn hán đã làm giảm 1/3 sản lượng dầu ô liu. Ở Đức, hạn hán xảy ra khi nông dân nước này vẫn còn chịu hậu quả từ trận lũ lụt lịch sử tàn phá mùa màng hồi năm ngoái. Sản lượng năm nay được dự báo có thể gây thất vọng trong bối cảnh hạn hán kéo dài. Tuy nhiên, tác động đáng lo ngại nhất có lẽ là sự cạn kiệt của sông Rhine, bởi nó được coi là huyết mạch của nền kinh tế, với lượng lớn tàu chở hàng hóa lưu thông trên con sông mỗi ngày.

Ngay cả nước Anh, được biết đến với những cơn mưa quanh năm và lượng cây xanh dồi dào, đã phải đối mặt với viễn cảnh tương lai khô hạn hơn. Lượng mưa trong tháng 7 ở London chỉ bằng 1/3 so với trước đây. Hồi tháng 8, nhà chức trách tuyên bố tất cả 9 vùng của nước Anh đang trong tình trạng khô hạn.

Tại châu Phi, hạn hán kéo dài đã làm cho người dân vốn nghèo nay lại càng gặp khó. Trong báo cáo cập nhật tình hình khu vực được ban hành ngày 17/11, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết trên khắp vùng Sừng châu Phi, chủ yếu là Djibouti, Ethiopia, Kenya và Somalia, khoảng 22 triệu người hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đói nghiêm trọng sau 4 mùa mưa liên tiếp chịu hạn hán nặng nề.

tm-img-alt
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. (Ảnh minh họa).

 

Biến đổi khí hậu được thấy rõ thông qua sự thay đổi của nguồn nước và có thể khiến hàng triệu trẻ em gặp nguy hiểm.

1. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những thay đổi trong vòng tuần hoàn nước tự nhiên đang khiến việc tiếp cận nước uống an toàn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt với những trẻ em dễ bị tổn thương nhất.

2. Khoảng 74% các trận thiên tai từ năm 2001 đến 2018 có liên quan đến nước, như hạn hán và lũ lụt. Tần suất và cường độ thiên tai dự kiến tăng lên cùng với biến đổi khí hậu.

3. Khoảng 450 triệu trẻ em hiện đang sống ở các khu vực dễ bị tổn thương và đặc biệt dễ bị tổn thương về nguồn nước. Điều này cũng đồng thời với việc sẽ không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ em sinh sống tại khu vực này.

4. Khi thiên tai xảy ra, chúng có thể phá hủy hoặc làm ô nhiễm toàn bộ nguồn cấp nước, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tả, thương hàn. Đây cũng là những bệnh mà trẻ em dễ mắc phải.

5. Nhiệt độ trái đất tăng có thể gây sản sinh những mầm bệnh chết người trong nguồn nước, gây nguy hiểm đến tính mạng của những người sử dụng.

6. Nước bị ô nhiễm là mối đe doạ lớn với sinh mạng của trẻ em. Các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi.

7. Mỗi ngày, hơn 700 trẻ dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy, do thiếu nước sạch, thiếu tiếp cận vệ sinh và vệ sinh cá nhân.

8. Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những áp lực, căng thẳng về nước đặc biệt đối với những khu vực có nguồn nước cực kỳ hạn chế, có thể gây tranh chấp, thậm chí là xung đột vì nguồn nước.

9. Dự đoán đến năm 2040, trong cứ 4 trẻ em, dự kiến sẽ có 1 trẻ sống ở những khu vực có mức độ căng thẳng cao về nước.

10. Mực nước biển dâng cao đang khiến nước ngọt bị nhiễm mặn, làm ảnh hưởng đến nguồn nước mà hàng triệu người đang cần để sống ở những khu vực này.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra. Chúng ta phải hành động và quản lý nước chính là một phần giải pháp.

Thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước sẽ bảo vệ sức khỏe của trẻ em và cứu sống các em. Dùng nước hiệu quả, tiết kiệm hơn và chuyển sang các hệ thống cấp nước bằng năng lượng mặt trời sẽ giảm khí nhà kính và bảo vệ tương lai của trẻ em.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Nhiều ngôi làng ở Đức bị tàn phá nghiêm trọng bởi mưa lũ. (Ảnh: Reuters)

Nhà vệ sinh công cộng – tưởng nhỏ mà không nhỏ

Là công trình phụ nhưng nhà vệ sinh công cộng lại là dịch vụ có ý nghĩa thiết yếu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút khách du lịch.

Mới đây, khảo sát xếp hạng điều kiện nhà vệ sinh công cộng tại 69 thành phố du lịch trên thế giới đã cho kết quả, hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM có chỉ số điều kiện sử dụng nhà vệ sinh công cộng dành cho khách du lịch quốc tế rất thấp. Cụ thể, Hà Nội đứng vị trí 66 và TP.HCM xếp 67/69 thành phố du lịch toàn cầu, thua xa các thành phố của nước láng giếng như Kuala Lumpur (Malaysia) đứng thứ 42, Bangkok (Thái Lan) ở vị trí 45. Kết quả này chỉ ra một thực tế rất đáng buồn và cần các cấp các ngành có sự quan tâm hơn nữa đối với vấn đề khá tế nhị – nhà vệ sinh công cộng.

Thực tế chỉ ra rằng, nhà vệ sinh công cộng hiện nay ở nước ta không chỉ thiết kế, xây dựng chưa đạt chuẩn về vệ sinh, nước thải mà còn vận hành, quản lý không tốt.

Là một đô thị với hơn 8 triệu dân nhưng hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội chỉ có khoảng hơn 400 nhà vệ sinh công cộng. Mỗi nhà vệ sinh công cộng có kinh phí xây dựng không dưới 200 triệu đồng. Thế nhưng, nhiều nhà vệ sinh đã xuống cấp, rò rỉ nước, có những nhà vệ sinh do đưa vào sử dụng đã lâu, hệ thống van xả có vấn đề nên mỗi khi vệ sinh phải bơm nước thủ công, thậm chí có nhà vệ sinh không thể sử dụng. Trước thực trạng vừa thiếu vừa quá tải, Hà Nội đã kêu gọi xã hội hóa, lắp đặt nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, sau gần 6 năm, kế hoạch xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng cũng bất thành vì nhiều nguyên nhân.

Đà Nẵng, một trong những thành phố thu hút đông đảo khách du lịch cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự. Dọc tuyến đường ven biển Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa có hơn 10 nhà vệ sinh công cộng miễn phí nhưng phần lớn đều đã xuống cấp, hư hỏng, không sử dụng được hoặc thường xuyên cửa đóng then cài. Một số nhà vệ sinh công cộng vẫn “rộng cửa” phục vụ người dân thì cũng trong tình trạng nham nhở, mất vệ sinh.

Theo thống kê, toàn TP.HCM chỉ có trên 200 nhà vệ sinh công cộng. Dân số thành phố khoảng 10 triệu người, một tỷ lệ quá chênh lệch về số nhà vệ sinh và nhu cầu của người dân. Trong số đó, các khu vực trung tâm như quận 1, quận 3 tập trung nhiều nhà vệ sinh công cộng nhất, còn lại nhiều quận rất ít được phân bố nhà vệ sinh. Thậm chí có nhiều khu vực, cả hai, ba tuyến đường, vài kilômét không thể tìm ra được một nhà vệ sinh công cộng nào. Trước đó, TP.HCM triển khai đề án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn. Mục đích nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân thành phố và du khách, qua đó góp phần xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp và giải quyết nạn phóng uế bừa bãi. Tuy nhiên, cho đến nay, đề án vẫn nằm trên giấy, lý do không có đất để xây dựng.

Không những thiếu mà ở nhiều nơi lại xuất hiện các nhà vệ sinh đa năng với những công dụng không thể ngờ tới. Ví dụ như một số thì bị “chiếm giữ” để sử dụng sai mục đích bởi những người bán hàng ven đường, thậm chí có một số nhà vệ sinh còn bị các con nghiện sử dụng làm nơi tiêm chích ma túy.

Chính quyền thủ đô Hà Nội và TP.HCM cùng với các cấp, các ngành như ngành du lịch đã phát động Chiến dịch “ở đâu phát triển du lịch, ở đó có nhà vệ sinh đạt chuẩn”. Thế nhưng chỉ được triển khai nửa vời, thậm chí có nơi chỉ nằm trên giấy, chỉ “phát” mà không “động”.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này là do mô hình quản trị nghiệp dư, nửa vời công tư “cha chung không ai khóc”. Thậm chí còn có tư tưởng không coi trọng đầu tư vào nhà vệ sinh công cộng. Ngay cả những nơi mật độ dân cư thấp, những điểm du lịch hấp dẫn với khách du lịch quốc tế cũng luôn trong tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng.

“Thực tế ở một làng nghề văn hóa lịch sử ở Hà Nội, nhiều năm nay thu hút đông đảo khách du lịch. Chính quyền địa phương xây đình rất to, tổ chức lễ hội rất phô trương nhưng chưa hề đầu tư nhà vệ sinh công cộng. Sau khi một bảo tàng tư nhân được xây dựng ở đây với tiện nghi tốt, vệ sinh công cộng chất lượng, lượng khách du lịch vào làng nghề này đã suy giảm đáng kể” – KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhấn mạnh.

Bên cạnh “cái khó” về số lượng thì chất lượng nhà vệ sinh công cộng cũng là cả một vấn đề lớn đối với người dân. Lâu nay, nhà vệ sinh công cộng trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. Và từ câu chuyện nhỏ như nhà vệ sinh công cộng đã dẫn tới rất nhiều hệ lụy như người ta dễ dàng bắt gặp cảnh người dân sẵn sàng xử lý nhu cầu cá nhân ở ven đường, đôi khi chỉ cách nhà vệ sinh công cộng vài bước chân.

Theo KTS Trần Huy Ánh, các địa phương phải có ngân sách và trách nhiệm xây dựng ý thức vệ sinh công cộng của cư dân. Cần có giải pháp thích hợp giải quyết về mặt kinh tế kỹ thuật cũng như pháp lý – chuẩn mực xã hội. Như Singapore tạo dựng kỷ luật xã hội bắt đầu từ việc phạt nặng những người nhổ bậy, làm mất vệ sinh công cộng. Kết quả là xã hội sạch sẽ và cả bộ máy quản trị trong sạch. Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng nhất thế giới không phải ở sự giàu có hay những ứng dụng thông minh trong khoa học công nghệ mà chính là những “toilet công cộng”, một chuẩn mực về văn minh và cũng là một “phẩm chất” văn hóa của quốc gia này. Gần như ai đến Nhật Bản cũng đều ấn tượng bởi hệ thống toilet công cộng từ nhà ga sân bay đến các công viên, siêu thị, hay những địa danh thắng cảnh, di sản… và cả trên đường phố. Gần hơn, một quốc gia láng giềng của ta là Thái Lan, thì nhà vệ sinh công cộng của họ cũng là một “sản phẩm” văn hóa du lịch.

Có thể nói, nhà vệ sinh công cộng là dịch vụ đã và đang rất phổ biến, mang lại nhiều giá trị lớn lao trong cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao, thì nhu cầu giải quyết vấn đề cá nhân lại càng cần được trú trọng. Là “công trình phụ” song không thể phủ nhận tầm quan trọng của nhà vệ sinh công cộng mang lại. Song, để nhà vệ sinh công cộng thực sự phát huy hiệu quả, nâng cao cả chất và lượng đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành cũng như ý thức của những người tham gia sử dụng dịch vụ.

Thu Hằng/VOV2

Theo VOV.VN

Ảnh: Nhiều nhà vệ sinh ở các thành phố lớn xuống cấp nghiêm trọng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/nha-ve-sinh-cong-cong-tuong-nho-ma-khong-nho-post1000412.vov

Nhiều tồn tại, vi phạm về đầu tư xây dựng, đất đai tại Nam Định

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm; đồng thời xử lý về kinh tế gần 68 tỷ đồng.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành thông báo Kết luận thanh tra về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng (giai đoạn 2015 – 2020); công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai (giai đoạn 2010 – 2020).

06 dự án được Thường trực HĐND chấp thuận nhưng không thông qua HĐND tỉnh

Theo đó, qua thanh tra 6 dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách nhà nước cho thấy vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót như: Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mà không thông qua HĐND tỉnh; áp dụng hình thức quản lý dự án, bố trí nguồn vốn cho dự án chưa phù hợp; chưa ghi rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; điều chỉnh, bổ sung dự án chưa phù hợp; dự án có đoạn tuyến chưa đồng bộ với quy hoạch;

Thực hiện chỉ định thầu một số gói thầu chưa đầy đủ về trình tự, thủ tục; công tác nghiệm thu, thanh toán còn sai sót; có dự án chậm nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, chậm quyết toán dự án hoàn thành, chưa nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa khi thực hiện dự án.

Ngoài ra, việc lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng còn chưa đầy đủ, không đảm bảo theo quy định như một số đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết không quy định đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật hoặc cao hơn quy chuẩn cho phép; một số công trình có diện tích xây dựng được cấp phép lớn hơn dù không nhiều so với diện tích quy hoạch.

Thêm vào đó, tỉnh Nam Định vẫn còn để phát sinh nợ động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh và một số huyện, thành phố chấm, chậm thực hiện quyết toán dự án đầu tư

Nhiều tồn tại, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất

Qua thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ phát hiện 06 dự án thuê đất với tổng diện tích 1,77 ha, chủ đầu tư dự án đã sử dụng đất nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất. UBND tỉnh Nam Định chậm triển khai thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; còn có dự án xác định vị trí, gửi thông tin để tính tiền thuê đất không đúng với hiện trạng của thửa đất.

Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện, còn 17 doanh nghiệp được cổ phần hóa đang sử dụng khoảng 57,52 ha đất chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý như: lập, phê duyệt phương án sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất.

Nghiêm trọng hơn, có một số dự án sử dụng dưới 10 ha đất lúa có văn bản chấp thuận của Thường trực HĐND tỉnh nhưng không có Nghị quyết của HĐNĐ tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa; ngoài ra còn có dự án đầu tư công: đầu tư xây đường tỉnh lộ 489C đoạn từ nút giao quốc lộ 21 cầu Lạc Quần đến cầu Sa Cao, huyện Xuân Trường sử dụng 27,5 ha đất lúa nhưng chưa xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích đất lúa.

Qua công tác thanh tra 03 dự án sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều tồn tại, vi phạm như:

Tại Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương: việc xác định tiền thuê đất theo phương pháp thặng dư của cơ quan chức năng còn nhiều lúng túng, có một số khoản doanh thu, chi phí của dự án được xác định chưa phù hợp;

Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Yên Dương đã xây dựng nhà điều hành, cụm bể nước thải trên ô đất hạ tầng kỹ thuật khi chưa được cơ quan chức năng bàn giao đất và tính tiền thuê đất.

Tại Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Thịnh Long, huyện Hải Hậu, UBND tỉnh Nam Định giao 825.257,9 m2 đất cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long thực hiện dự án thiếu thủ tục quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

Thêm vào đó, chủ đầu tư không tổ chức lập, điều chỉnh dự án, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khi diện tích đất dự án giảm còn 418.028 m2 theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 29/1/2015 của UBND huyện Hải Hậu; triển khai san lấp mặt bằng, đầu tư một số hạng mục công trình vào năm 2007 – 2008 khi chưa được giao đất và cấp phép xây dựng; chậm triển khai dự án từ năm 2013, không làm thủ tục điều chỉnh, gia hạn tiến độ thực hiện dự án.

Liên quan tới hoạt động đầu tư công và công tác quản lý, sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tổ chức rà soát và xử lý về kinh tế tổng số tiền tạm tính là gần 68 tỷ đồng.

Thêm vào đó, UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền; đồng thời chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến những thiếu sót, vi phạm trong kết luận thanh tra.

Huệ Nguyễn – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Qua thanh tra, phát hiện nhiều tồn tại, vi phạm tại tỉnh Nam Định. Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/nhieu-ton-tai-vi-pham-ve-dau-tu-xay-dung-dat-dai-tai-nam-dinh-d183325.html