• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 175

Bộ Giao thông vận tải đề nghị tuyệt đối không chuyển nhượng thầu, bán thầu trái phép

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm nội dung hợp đồng đã ký kết, vi phạm sử dụng nhà thầu phụ hay chuyển nhượng thầu trái quy định pháp luật, nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án giao thông….

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị được Bộ giao là đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Giao thông vận tải các địa phương, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư.

YÊU CẦU TUÂN THỦ NGHIÊM VIỆC CHỌN NHÀ THẦU

Bộ Giao thông vận tải đánh giá thời gian qua, các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án đường bộ cao tốc đã có nhiều nỗ lực, đảm bảo chất lượng, phát huy được hiệu quả đầu tư.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải chỉ rõ một số hạn chế vẫn còn tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, nguồn nguyên vật liệu, hệ thống định mức, tiến độ…

Do đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, thực hiện các dự án tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải liên quan đến công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, siết chặt kỷ cương, trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

“Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thực hiện đúng quy định đối với việc lập, thương thảo và ký hợp đồng, đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ và rõ ràng các điều khoản về quyền, trách nhiệm của các bên có liên quan, nhất là đối với nội dung điều chỉnh giá”, Bộ Giao thông vận tải đề nghị.

Cùng với đó, quản lý chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng đã ký kết, thường xuyên kiểm tra, rà soát danh sách toàn bộ nhà thầu chính, thầu phụ, giá trị và nội dung hợp đồng, các hợp đồng thuê nhân công, thiết bị, các đơn vị, tổ đội đã và đang tham gia thực hiện các dự án trên công trường.

“Kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của hợp đồng, của pháp luật đối với các nhà thầu vi phạm sử dụng nhà thầu phụ, chuyển nhượng thầu…, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chuyển nhượng thầu trái pháp luật”, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.

Nhằm tăng cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu, Bộ Giao thông vận tải cũng giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng chủ trì làm việc với Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch Đầu tư) để làm rõ các căn cứ, quy định liên quan đến hành vi chuyển nhượng thầu trái quy định pháp luật (nếu cần) làm cơ sở kiểm tra, giám sát.

Trên cơ sở thông tin do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, doanh nghiệp dự án báo cáo, Cục Quản lý xây dựng phải tăng cường công tác kiểm tra, tham mưu Bộ xử lý hoặc chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các nhà thầu vi phạm nội dung hợp đồng đã ký kết, theo đúng quy định pháp luật.

Cùng với đó, “phải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư để lựa chọn các nhà thầu có năng lực phù hợp với yêu cầu của công trình, dự án, bảo đảm dự toán tính đúng, tính đủ, giảm thiểu tối đa việc điều chỉnh, bổ sung, phát sinh trong quá trình thực hiện”, văn bản nêu rõ.

Thực tế cho thấy vấn nạn chia nhỏ gói thầu, bán thầu tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình như dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Tổng công ty cổ phần Sông Hồng sử dụng thầu phụ không đúng quy định tại Gói thầu số 9 thuộc dự án Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Đắk Lắk…

GIÁM SÁT CHẶT NHÀ THẦU, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Để các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục cấp phép, gia hạn giấy phép, nâng công suất khai thác mỏ vật liệu đảm bảo đúng quy định của pháp luật, rà soát các phương án tận dụng vật liệu trong quá trình thi công.

“Quá trình quản lý, giám sát, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nhà thầu sử dụng các vật liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng đưa vào thi công tại các dự án, công trình”, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.

Đồng thời, công tác tạm ứng, thanh toán của các nhà thầu chính cho các nhà thầu phụ phải kịp thời, đúng quy định nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.

“Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tăng cường công tác quản lý về chất lượng công trình; chất lượng hồ sơ quản lý chất lượng thi công, nghiệm thu; trình tự thủ tục, hồ sơ pháp lý các hạng mục điều chỉnh, bổ sung, phát sinh trong quá trình thi công; chỉ đạo các đơn vị tham gia thực hiện dự án đẩy nhanh việc lập, trình hồ sơ điều chỉnh, bổ sung, phát sinh làm cơ sở triển khai thi công, nghiệm thu, thanh toán theo đúng quy định.

Việc nghiệm thu, thanh, quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng, phải đảm bảo đầy đủ, đúng với thực tế thi công.

“Công tác điều hành hành phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường công tác quản lý, giám sát nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, tuyệt đối không lặp lại những hạn chế, thiếu sót đã được chỉ ra qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán”, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo.

Đối với Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu rà soát, thống kê, tổng hợp đề xuất của các chủ đầu tư về danh mục định mức cần xây dựng mới, điều chỉnh, làm việc, thỏa thuận với Bộ Xây dựng làm cơ sở tổ chức xây dựng, điều chỉnh định mức để ban hành, đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, phù hợp điều kiện thực tế của các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc.

Ánh Tuyết/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Vấn nạn chia nhỏ gói thầu, bán thầu tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình bị phát giác thời gian qua.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/bo-giao-thong-van-tai-de-nghi-tuyet-doi-khong-chuyen-nhuong-thau-ban-thau-trai-phep.htm

Lại lo thiếu vật liệu làm cao tốc

Sau hơn 1 tháng khởi công, nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đối diện nỗi lo về nguồn vật liệu thi công, ảnh hưởng tiến độ.

Khó khăn nguồn đất đắp

Hơn 1 tháng kể từ ngày khởi công, phạm vi triển khai thi công gói thầu XL11 dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Hoài Nhơn – Quy Nhơn không ngừng được mở rộng, tranh thủ thời tiết thuận lợi.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc điều hành gói thầu cho biết, Tổng công ty đã huy động khoảng 50 đầu máy, thiết bị triển khai thành 5 mũi thi công cào bóc hữu cơ. Khối lượng đến nay đạt khoảng 50.000m3.

Nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 bắt đầu đối diện nỗi lo về nguồn vật liệu thi công (Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ). Ảnh: Duy Lợi

Nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 bắt đầu đối diện nỗi lo về nguồn vật liệu thi công (Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ). Ảnh: Duy Lợi

Tuy nhiên, ông Toàn rất lo khi nguồn vật liệu đang rơi vào bế tắc. Tại gói thầu XL11, tổng khối lượng đào khoảng 4,5 triệu m3, khối lượng đắp khoảng 3,5 triệu m3. Trong tổng khối lượng đất đắp thi công nền đường, khoảng 2 triệu m3 sẽ được điều phối từ lượng đất đào; 1,5 triệu m3 còn lại huy động thêm từ các mỏ vật liệu.

Vướng mắc lớn nhất hiện nay là khối lượng đất điều phối cho công tác đắp nền đường lại đang nằm trong phạm vi rừng tự nhiên (Km18 – Km21). Khu vực này nhà thầu chưa thể tiếp cận do thủ tục khai thác chưa được hoàn thiện và phải chờ cấp có thẩm quyền trình Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương.

Trong khu vực rừng tự nhiên nói trên, bên cạnh điều phối đất đắp, nhà thầu còn tận dụng đá xay nghiền làm móng, mặt đường cho toàn gói thầu với tổng khối lượng đào phá khoảng 1,5 triệu m3, khối lượng tận dụng khoảng 1 triệu m3. Thế nhưng, do chưa tiếp cận công địa, công tác xay nghiền đá chưa thể thực hiện. Trong khi, thời gian chuẩn bị phải mất đến 3 – 4 tháng.

Kế bên dự án Hoài Nhơn – Quy Nhơn, tại dự án thành phần Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, nhà thầu cũng đang nỗ lực xoay xở khơi thông vấn đề vật liệu. Đại diện Ban điều hành dự án thuộc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, tại gói thầu XL1 đã khởi công, nhu cầu đất đắp khoảng 5,8 triệu m3; cát cần 530.000m3. Tính chung dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhu cầu đất đắp khoảng 9,6 triệu m3; cát xây dựng 1 triệu m3. Trên địa bàn Bình Định, đất đắp khoảng 3 triệu m3; cát xây dựng 300.000 m3.

Phục vụ thi công dự án, Quảng Ngãi đã quy hoạch 24 mỏ cung cấp cho dự án (11,6 triệu m3); Bình Định quy hoạch 5 mỏ (8,9 triệu m3). Ngoài ra, nhà thầu cũng đề nghị bổ sung quy hoạch 9 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 11,8 triệu m3.

Đáng lo nhất là trong giai đoạn chờ cấp phép các mỏ vật liệu theo cơ chế đặc thù, nhà thầu đã khảo sát các mỏ hiện đang khai thác (mỏ thương mại), song các chủ mỏ đều trả lời là không đủ trữ lượng và công suất để cung cấp cho dự án cao tốc. Họ cũng không hợp tác trong quá trình thương thảo, thông tin giá cả.

“Đơn vị thi công đã đề nghị địa phương tổ chức làm việc với các chủ mỏ, mời các đơn vị nhà thầu, tư vấn, chủ đầu tư cùng tham gia. Trường hợp mỏ nào không tuân thủ, địa phương cần xem xét, thu hồi”, đại diện Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị.

Cát thiếu khối lượng, công suất khai thác thấp

Những ngày qua, nỗi lo về vật liệu cũng thường trực tại dự án đoạn Vũng Áng – Bùng.

Đang phụ trách thi công 24km đường gói thầu XL2, đại diện Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành cho biết, theo tính toán, công tác xử lý nền đất yếu (4 – 5km) tại gói thầu sẽ cần khoảng gần 1 triệu m3 cát trong năm 2023.

Thế nhưng, kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, khối lượng đáp ứng thực tế tại địa phương chỉ được khoảng 20 – 30%. Tại Quảng Bình, mỏ cát rất dồi dào nhưng công suất khai thác rất nhỏ, mỗi năm chỉ được 20.000 – 30.000m3. Để dự án đảm bảo được tiến độ, công suất các mỏ cát, đá hiện hữu cần được nâng lên gấp 3 – 5 lần hiện tại.

Tại hai dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau, tình trạng “đói” vật liệu thi công cũng đang hiện hữu.

Ông Phạm Văn Tuân, Phó giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, theo tính toán, tổng nhu cầu vật liệu cát đắp nền của dự án đoạn Cần Thơ – Cà Mau là 18,5 triệu m3, đất đắp 1,49 triệu m3.

Kết quả khảo sát địa bàn tỉnh An Giang và Đồng Tháp hiện có hơn 25 mỏ đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, qua làm việc với các địa phương công suất khai thác cát trên địa bàn tỉnh chỉ đủ cung cấp cho các công trình trên địa bàn tỉnh, chưa đủ nguồn cấp cho dự án Cần Thơ – Cà Mau.

Hiện nay mới chỉ có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp cho dự án khoảng 1,1 triệu m3 từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác. Các tỉnh còn lại chưa có kế hoạch cụ thể bằng văn bản.

Để giải quyết khó khăn, Ban QLDA Mỹ Thuận đã báo cáo Bộ GTVT gửi văn bản đề nghị UBND các tỉnh hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vật liệu.

Trữ lượng đủ nhưng khả năng cung ứng thấp

Tổng nhu cầu vật liệu của 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa khoảng 17,1 triệu m3 đá; khoảng 8,95 triệu m3 cát và khoảng 45,3 triệu m3 đất đắp (Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Hà Vũ

Tổng nhu cầu vật liệu của 10 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa khoảng 17,1 triệu m3 đá; khoảng 8,95 triệu m3 cát và khoảng 45,3 triệu m3 đất đắp (Trong ảnh: Thi công cao tốc Bắc – Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Hà Vũ

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), tổng nhu cầu vật liệu của 10 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa khoảng 17,1 triệu m3 đá; khoảng 8,95 triệu m3 cát và khoảng 45,3 triệu m3 đất đắp.

Hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu của tư vấn cho thấy, có 102 mỏ đá với tổng trữ lượng hơn 189 triệu m3, dự kiến, sử dụng đá tại 82 mỏ với trữ lượng hơn 152 triệu m3.

Trong 114 mỏ cát có khả năng đáp ứng, tổng trữ lượng 33,66 triệu m3, dự kiến sử dụng cát tại 104 mỏ có trữ lượng khoảng 32 triệu m3.

Về mỏ đất đắp, quá trình khảo sát có 109 mỏ đáp ứng yêu cầu, tổng trữ lượng gần 135 triệu m3, dự kiến sử dụng đất tại 90 mỏ với trữ lượng khoảng 113,8 triệu m3.

Theo ông Minh, các mỏ đều đáp ứng về trữ lượng, chất lượng để phục vụ dự án nhưng về khả năng khai thác, cung ứng vật liệu theo giấy phép khai thác như hiện nay chưa đáp ứng theo tiến độ thi công của các dự án.

Cụ thể, so sánh tổng nhu cầu với tổng công suất khai thác hiện nay (khoảng 6,4 triệu m3/năm), đồng thời tính nhu cầu đá cho thời gian thi công 1,5 năm, lượng đá còn thiếu khoảng 7,5 triệu m3. Trong đó, Hà Tĩnh thiếu 1,4 triệu m3, Quảng Bình thiếu 1,56 triệu m3.

So với tổng nhu cầu vật liệu cát của các dự án (khoảng 8,95 triệu m3) với tổng công suất khai thác hiện nay (khoảng 1,76 triệu m3/năm) và tính nhu cầu cát cho thời gian thi công 1,5 năm, các mỏ đang khai thác còn thiếu khoảng 1,9 triệu m3. Trong đó, nhiều nhất là tỉnh Quảng Bình thiếu 1 triệu m3.

Về vật liệu đất đắp, các mỏ sử dụng cho dự án đã được các địa phương quy hoạch 86/90 mỏ, đảm bảo nhu cầu. Đối với các mỏ đang khai thác, so với nhu cầu của dự án còn thiếu khoảng 3 triệu m3. Trong đó, tỉnh Hà Tĩnh thiếu 2,3 triệu m3; tỉnh Quảng Ngãi thiếu 0,7 triệu m3.

Đối với hai dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Cà Mau, so với tổng nhu cầu vật liệu cát (khoảng 18,5 triệu m3), với tổng công suất khai thác hiện nay của 24 mỏ (khoảng 6,17 triệu m3/năm).

Nếu tăng công suất khai thác các mỏ thêm 50% trong 2 năm theo Nghị quyết số 18 của Chính phủ và dành 100% phần tăng thêm (khoảng 6,17 triệu m3) vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của dự án (khoảng 11,1 triệu m3 trong năm 2023 và 7,4 triệu m3 trong năm 2024).

Theo khảo sát, tổng trữ lượng các mỏ trong quy hoạch khoảng hơn 215 triệu m3. Trong đó, tỉnh An Giang khoảng 54,54 triệu m3/13 mỏ; tỉnh Đồng Tháp 33,57 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Vĩnh Long 42,3 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Sóc Trăng 85 triệu m3. Tuy nhiên, đối với các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, chất lượng cát kém do lẫn nhiều tạp chất.

Để đảm bảo tiến độ triển khai dự án, Bộ TN&MT đã chủ trì cùng Bộ GTVT làm việc và đề nghị các địa phương rà soát, nâng công suất các mỏ đã cấp phép khai thác theo Nghị quyết số 18 của Chính phủ; Tổng hợp trữ lượng có thể bố trí cho dự án để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Việc phân bổ cần căn cứ nhu cầu và tiến độ triển khai từng dự án và theo nguyên tắc dự án nào khởi công trước thì ưu tiên phân bổ trước.

Chờ hướng dẫn cụ thể

Ông Nguyễn Thế Minh cho biết, Bộ TN&MT đã có Văn bản số 1411 ngày 18/3/2022 hướng dẫn các địa phương về hồ sơ, thủ tục đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và Thông báo số 167 ngày 25/11/2022. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc triển khai do chưa rõ thủ tục thu hồi đất.

“Theo Luật Đất đai, đối với mỏ vật liệu xây dựng thông thường không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất mà sẽ thực hiện theo các hình thức như nhượng quyền sử dụng, thuê khai thác, hợp tác kinh doanh…

Cục đang đề nghị nhà thầu, chủ đầu tư cùng các địa phương từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có 10 dự án thành phần đi qua làm việc với người có đất, tổng hợp nhu cầu để xem phương án nào được đề xuất thực hiện nhiều nhất, lấy cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thực hiện”, ông Minh nói và chia sẻ thêm, dưới góc độ đánh giá cá nhân, phương án chuyển nhượng nếu thực hiện được sẽ thuận lợi về vấn đề thủ tục nhất. Khi ấy, chi phí chuyển nhượng sẽ được các địa phương kiểm soát, tránh tình trạng nâng giá, ép giá.

Một vướng mắc khác được đại diện Ban QLDA 2 nhận diện là thủ tục đánh giá tác động môi trường đối với các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án nhưng chưa cấp giấy phép khai thác.

Cụ thể là giữa nội dung Văn bản số 1411 của Bộ TN&MT và Nghị quyết 119 ngày 8/9/2022 của Chính phủ có sự khác nhau. “Hướng dẫn về thủ tục môi trường đang có sự vênh nhau đòi hỏi văn bản hướng dẫn, thống nhất cụ thể từ cơ quan có thẩm quyền”, đại diện Ban QLDA 2 cho biết.

Ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi):
Xử nghiêm chủ mỏ có hành vi “găm hàng”

Đối với mỏ vật liệu phục vụ cho công trình cao tốc, các địa phương có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác phải làm quyết liệt. Khó đến đâu cần kiến nghị và mời các Bộ chuyên ngành vào cuộc phối hợp, tìm phương án tối ưu.

Với các mỏ đã được giao cho tư nhân, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, có chế tài xử lý ngay đối với chủ mỏ có hành vi “găm hàng”, chờ thời cơ đẩy giá. Không thể để một công trình huyết mạch, trọng điểm của đất nước phải đi mặc cả giá tài nguyên quốc gia, làm đội vốn, chậm tiến độ.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam:
Quyền lợi phải đi đôi trách nhiệm

Với mục tiêu hoàn thành dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 trong thời gian sớm nhất, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã có quyết định mạnh dạn về cơ chế chỉ định thầu. Nhờ đó, thủ tục đấu thầu đã giải quyết được rất nhanh.

Mặc dù vậy, tiến độ dự án còn có hai yếu tố khác quyết định. Thứ nhất công tác chuẩn bị hồ sơ thiết kế, đánh giá mỏ vật liệu phải tốt hơn. Thứ hai là trách nhiệm của địa phương trong GPMB và mỏ vật liệu. Nghị quyết của Chính phủ đã cho phép cấp mỏ vật liệu trực tiếp cho nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc – Nam khai thác trực tiếp.

Dự án đi qua địa phương nào thì địa phương đó sẽ được hưởng lợi trên nhiều phương diện. Quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm, các tỉnh, thành có dự án đi qua cần quyết liệt hơn nữa trong công tác phối hợp, bố trí mỏ vật liệu thi công dự án.

Các địa phương bố trí mỏ vật liệu thế nào?

Thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay, tỉnh có 34 mỏ cát, sỏi đã được cấp phép khai thác với trữ lượng 4.610.658m3, công suất 426.500 m3/năm.

Trong đó, có 11 mỏ cát làm vật liệu san lấp với trữ lượng 3.243.196m3 và công suất 303.000m3/năm; 23 mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường, với trữ lượng 1.367.462m3 và công suất 123.500m3/năm.

Theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Quảng Bình, mỏ VLXD ở Quảng Bình đáp ứng nhu cầu các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam. Liên quan đến việc tăng công suất khai thác các mỏ cát trên địa bàn, tỉnh chưa có chủ trương vì đa số các mỏ cát nằm ở khu vực các lòng sông, nếu tăng công suất khai thác cát thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Tại Quảng Ngãi, tỉnh đã thống nhất xác định 31 mỏ vật liệu có tổng trữ lượng hơn 20 triệu m3 để phục vụ dự án. Phó giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi Nguyễn Hữu Hồng biết, đã có 25 doanh nghiệp với 26 mỏ đất đã thống nhất với giá do Sở Xây dựng thẩm định và công bố giá công bố. Theo đó, giá công bố mỏ thấp nhất là hơn 27.000 đồng/m3 và cao nhất là hơn 40 nghìn đồng/m3.

Đồng thời, có 4 mỏ đất đã được cấp phép khai thác nhưng chưa được công bố giá. “Sở sẽ kiến nghị tỉnh cho tạm dừng khai thác cho đến khi hoàn thiện hồ sơ kê khai giá. Đối với doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ kê khai giá, Sở cung cấp thông tin để Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh xử lý”, ông Hồng cho hay.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, đã chỉ đạo các các sở, ngành có liên quan rà soát lại các mỏ vật liệu, đặc biệt là mỏ đất, đảm bảo không xảy ra thiếu hụt thi công dự án. Tổ chức thanh tra, giám sát, nếu các chủ mỏ vi phạm thì phải cương quyết xử lý thật nghiêm theo quy định.

“Nếu các mỏ vật liệu chưa đủ thì tỉnh sẽ nâng trữ lượng khai thác lên nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của dự án, không có lý do gì tỉnh không làm được. Đây là dự án trọng điểm quốc gia nên tỉnh phải thực hiện quyết liệt”, ông Minh cho hay.

Tại dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ, nhu cầu đất đắp sử dụng cho dự án đoạn qua tỉnh Quảng Trị chỉ cần 5 mỏ đất (tổng trữ lượng khoảng 1,64 triệu m3) là cơ bản đáp ứng nhu cầu. Tỉnh đã chấp thuận 8 mỏ có trữ lượng 7,54 triệu m3.

Tại Vĩnh Long, kết quả khảo sát cho thấy tỉnh có 26 mỏ cát còn hiệu lực với tổng khối lượng khai thác cho phép là gần 3,8 triệu m3/năm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Liệt, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Cát dự trữ thì có, chủ trương tỉnh cũng đã có. Giờ chỉ cần văn bản chính thức và cụ thể của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị trúng thầu san lấp, tỉnh sẽ thống nhất”.

Tại Đồng Tháp, năm 2022, tỉnh Đồng Tháp cấp phép khai thác 6 triệu m3 cát, dự kiến năm 2023 chỉ cấp phép khai thác 4 triệu m3 do nhiều mỏ đã hết trữ lượng. Giai đoạn 2022 – 2025 nhu cầu sử dụng cát cho các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh cần 44 triệu m3, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng gần 45%. Do đó, việc cân đối để có thể cung cấp cát cho các công trình bên ngoài tỉnh rất khó khăn.

Nhóm phóng viên

Nam Khánh – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/lai-lo-thieu-vat-lieu-lam-cao-toc-d581706.html

Quảng Ngãi: Đảm bảo công bằng, cạnh tranh trong công tác đấu thầu

(Phapluatmoitruong.vn)Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả ở lĩnh vực đầu tư công, Quảng Ngãi chú trọng chấn chỉnh các thiếu sót để công tác đấu thầu bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và phát huy hiệu quả.

Năm 2022, Quảng Ngãi đã tổ chức lựa chọn nhà thầu cho 7.862 gói thầu các loại gồm đấu thầu rộng rãi 577 gói, chỉ định thầu 7.062 gói, chào hàng cạnh tranh 212 gói, mua sắm trực tiếp 15 gói, tự thực hiện 7 gói, đặc biệt 9 gói. Tổng giá trị các gói thầu hơn 8.552 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu là hơn 8.262 tỷ đồng; tổng giá trị tiết kiệm qua lựa chọn nhà thầu là hơn 289 tỷ đồng (chiếm 3,39%). Hình thức lựa chọn nhà thầu mà tỉnh áp dụng chủ yếu là đấu thầu rộng rãi trong nước và chào hàng cạnh tranh; tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng đạt 84,79% số lượng gói thầu đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh.

Điều này có sự khác biệt lớn so với năm 2020 trở về trước. Cụ thể, từ năm 2019 – 2020, việc lựa chọn nhà thầu có nhiều bất cập, nhiều gói thầu phải hủy để lựa chọn lại nhà thầu. Một số dự án mặc dù không đủ điều kiện để chỉ định thầu vẫn lựa chọn nhà thầu theo hình thức này, như kè sông Phủ, khu tái định cư An Hội Bắc giai đoạn 1 (Tư Nghĩa), cầu Hành Tín, Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Nghĩa Hành)… Ở giai đoạn 2020 trở về trước, việc lựa chọn nhà thầu vẫn nặng về giá trị trúng thầu theo hướng lựa chọn giá trị thấp nhất trong các nhà thầu cùng tham gia đấu thầu. Thậm chí, nhiều gói thầu trúng thầu với giá trị thấp bất thường (giảm từ 20 – 30% so với giá đưa ra). Sau đó, một số nhà thầu thi công thua lỗ đã kéo dài thời gian thực hiện, thi công cầm chừng. Cá biệt, có nhà thầu không tiếp tục thực hiện hoàn thành gói thầu xây lắp mà bỏ dở giữa chừng, như Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Đạt Tiến (Nghĩa Hành) bỏ dở thi công Trường Mầm non Nghĩa Hà (Tp. Quảng Ngãi), Trạm Y tế Sơn Thượng (Sơn Hà), khiến các chủ đầu tư phải chật vật tìm nhà thầu khác. 

Năm 2022, Quảng Ngãi chưa tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra riêng về hoạt động đấu thầu. Việc thanh tra, kiểm tra được lồng ghép chung trong hoạt động thanh tra các công trình xây dựng, mua sắm thiết bị y tế của Thanh tra tỉnh và thanh tra các sở, ngành. Trong năm, thanh tra Sở Xây dựng đã thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với dự án tuyến đường ĐH 529 xã Tịnh Kỳ, Trường Mầm non Tịnh An (giai đoạn 2) và công tác cấp giấy phép xây dựng của UBND Tp. Quảng Ngãi từ năm 2018 – 2021; trụ sở UBND xã Bình Nguyên; sửa chữa mở rộng các hạng mục khác Trường Tiểu học Bình An và công tác cấp giấy phép xây dựng của UBND huyện Bình Sơn từ năm 2018 – 2021. Kết quả, phát hiện sai phạm, đề nghị thu hồi nộp vào ngân sách Nhà nước gần 500 triệu đồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại 7 dự án do 4 Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư, qua đó phát hiện một số sai sót và đã kịp thời chấn chỉnh. Trong năm, Quảng Ngãi chưa có vi phạm đến mức phải cấm đấu thầu đối với các nhà thầu trên địa bàn. Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu của các chủ đầu tư ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu. Các nhà thầu thực hiện hợp đồng các gói thầu đảm bảo tiến độ, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các cam kết trong hồ sơ dự thầu. Việc công khai thông tin đấu thầu được thực hiện khá nghiêm túc.

Đây cũng là năm lần đầu tiên Quảng Ngãi triển khai thực hiện lựa chọn nhà đầu tư đối với 14 dự án có sử dụng đất. Hiện tại, đã có 9 dự án được phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực kinh nghiệm; trong đó, có 7 dự án đã được chấp thuận đầu tư và 2 dự án đang thẩm định. Đơn cử như dự án Khu đô thị Bắc Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ), đơn vị trúng thầu là Công ty CP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, có vốn đầu tư khoảng 884 tỷ đồng; dự án Khu đô thị Bàu Giang (Tp. Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa), đơn vị trúng thầu là Công ty CP Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long (Vĩnh Phúc), có tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng…

Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, tỉnh thực hiện công khai danh mục 14 dự án sử dụng đất theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên mạng đấu thầu quốc gia. Tuy nhiên, khi tổ chức đăng ký tham gia đấu thầu, hầu hết mỗi dự án chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký hoặc 1 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu nên kết quả cuối cùng chỉ dừng lại chấp thuận nhà đầu tư, chưa triệt để thực hiện “cạnh tranh, công bằng, hiệu quả kinh tế” như mục tiêu đấu thầu đặt ra.

Hiện tỉnh đang kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát sửa đổi, điều chỉnh một số quy định về lĩnh vực này, nhằm thiết thực đưa hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp.

Phan Dung

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

                                                                                                         

Sân Mỹ Đình xin kinh phí ‘khủng’ trùng tu mặt sân

Lãnh đạo Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đang có kế hoạch xin ngành thể thao cấp kinh phí để trùng tu mặt cỏ.

Sau khi sân Mỹ Đình bị chỉ trích thậm tệ tại AFF Cup 2022 vì mặt cỏ không đảm bảo chất lượng, phía Ban lãnh đạo khu liên hợp thể thao Mỹ Đình đang lên kế hoạch cải tạo mặt sân cho các giải đấu quốc tế trong năm 2023.

Theo một vị lãnh đạo Khu liên hợp thể thao quốc gia, nền đất của sân Mỹ Đình lâu rồi không được cải tạo một cách triệt để nên nếu có giải bóng đá thì mặt sân vẫn không đảm bảo tốt nhất.

Do đó, phương án tối ưu là loại bỏ hoàn toàn lớp đất cũ và thay bằng lớp đất mới. Để có được một mặt sân đủ tiêu chuẩn, Ban quản lý Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đề xuất kế hoạch đầu tư khoảng 10 – 12 tỉ đồng. Trong đó số tiền dành cho việc làm lại mặt cỏ mới, nền đất mới khoảng hơn 2 tỉ đồng. Còn lại là hệ thống tưới nước, bởi hệ thống này đã hỏng từ lâu và ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc mặt sân Mỹ Đình.

Tại SEA Games 31, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình là một trong bốn địa điểm được ngân sách trung ương rót tiền sửa chữa, nâng cấp quy mô lớn để phục vụ sự kiện này.

408 tỷ đồng đã được Nhà nước cấp để sửa chữa, nâng cấp và mua mới trang thiết bị, trong đó trọng tâm là sân Mỹ Đình. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, mọi thứ dường như lại trở về như cũ.

Khu vực cống thoát nước, đường hầm, cảnh quan xung quanh sân và đặc biệt là khu nhà vệ sinh đều trong tình trạng rất tệ. Thậm chí, ngay cả phòng VIP cũng có tình trạng bị nứt, dột nước.

Riêng mặt cỏ sân Mỹ Đình luôn là đề tài nóng trong mỗi trận đấu trên sân nhà của tuyển Việt Nam. Do không được chăm sóc kỹ lưỡng, mặt cỏ trở nên xơ xác, ngả màu vàng úa và có nhiều chỗ đất bị lún và nhận rất nhiều lời chê trong thời gian qua.

Hồng Phúc – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Sân Mỹ Đình dự kiến cần 10 tỷ để cải tạo mặt sân và các hạng mục.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/san-my-dinh-xin-kinh-phi-khung-trung-tu-mat-san-post625806.html

Bình Định: Hàng loạt doanh nghiệp chưa ký hợp đồng thuê đất nhưng đã khai thác khoáng sản

Cơ quan chức năng xác định, tại Bình Định có 14 doanh nghiệp được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chưa ký hợp đồng thuê đất nhưng đã khai thác khoáng sản.

Được biết, ngày 23/8/2022, Kiểm toán Nhà nước (chuyên ngành II) đã ban hành Văn bản số 745/TB-KTNN gửi tới UBND tỉnh Bình Định, đề nghị thực hiện nhiều nội dung sau kiểm toán. Ngày 9/12/2022, UBND tỉnh Bình Định đã gửi văn bản báo cáo tới Kiểm toán Nhà nước về kết quả thực hiện kết luận Kiểm toán.

Trong đó, đối với nội dung yêu cầu: Rà soát và làm rõ nguyên nhân các dự án khai thác khoáng sản đã được cấp phép đang khai thác trong giai đoạn 2017 – 2021 nhưng chưa được thuê đất để ký hợp đồng thuê đất theo quy định (14 doanh nghiệp được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chưa ký hợp đồng thuê đất nhưng đã khai thác khoáng sản).

Qua xem xét các trường hợp chưa lập hồ sơ xin thuê đất để khai thác khoáng sản có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do vướng mắc về thỏa thuận chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bồi thường giải phòng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng rừng; thủ tục đăng ký vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cấp huyện… để đảm bảo điều kiện được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy đinh của Luật Đất đai.

Những nguyên nhân này chủ yếu là vướng mắc về quy định của pháp luật (một số khu vực cấp phép khai thác khoáng sản gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; phải được chuyển mục đích sử dụng rừng…) dẫn đến chưa đủ điều kiện để doanh nghiệp lập hồ sơ xin thuê đất, thời gian thực hiện kéo dài.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chưa nhận thức được việc phải thực hiện các thủ tục thuê đất trước khi tổ chức khai thác mà tiến hành khai thác khoáng sản sau khi đã bồi thường GPMB xong một phần diện tích; một số trường hợp doanh nghiệp chưa tích cực phối hợp với địa phương và các cơ quan có liên quan để xử lý, giải quyết các thủ tục, vướng mắc có liên quan.

Tại thời điểm Đoàn Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II kiểm tra có 14 dự án được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng chưa thuê đất, ký hợp đồng thuê đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các Doanh nghiệp lập hồ sơ xin thuê đất để khai thác khoáng sản theo quy định (các Văn bản số 600/STNMT-CCQLĐĐ ngày 25/3/2021, số 1432/STNMT-CCQLĐĐ ngày 28/6/2021, số 1440/STNMT-CCQLĐĐ ngày 28/6/2021 và số 2720/STNMT- CCQLĐĐ ngày 04/10/2022).

Đến nay, Công ty TNHH Xây dựng Tấn Thành đã lập hồ sơ xin thuê đất và được UBND tỉnh cho thuê đất tại phường Hoài Xuân, thị xã Hoài Nhơn theo Quyết định số 1882/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 và tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát theo Quyết định số 3817/QĐ-UBND ngày 17/11/2022; Công ty TNHH XD An Kim đã lập hồ sơ xin thuê đất, nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ngày 15/11/2022; Công ty TNHH Đức Minh đã được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích rừng theo Quyết định số 3192/QĐ-UBND ngày 03/10/2022 và đang tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi lập hồ sơ xin thuê đất.

Có 09 trường hợp doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng chưa thuê đất (giấy phép đã hết hạn), Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi Cục Thuế tỉnh để đề nghị xác định và truy thu tiền thuê đất đối với các trường hợp này (gồm: Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường của tại xã An Hòa, huyện An Lão), Công ty TNHH XD TM DV Tín Thành (khai thác đất làm vật liệu san lấp có thu hồi đá tảng lăn tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), Công ty TNHH Xây dựng Thuận Đức (khai thác đất làm vật liệu san lấp tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), Công ty TNHH CN&XD Nam Ngân (02 dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát và xã Cát Tường, huyện Phù Cát);

Công ty TNHH Xây dựng Tấn Thành (02 dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp tại xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ và xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), Công ty TNHH TPV (khai thác đất làm vật liệu san lấp tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát), Công ty TNHH Huy Hoàng Thiện (khai thác đá sét tại xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn)).

Như vậy, còn 03 doanh nghiệp còn hạn khai thác nhưng chưa lập hồ sơ xin thuê đất gồm: Công ty TNHH Đức Minh (khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường có thu hồi đá khối làm đá ốp lát tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát), Công ty TNHH TH An Bình (khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn), Công ty TNHH KT Nam Thiên Long (khai thác đất san lấp tại phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn).

Qua đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản (số 3419/STNMT-TNKS ngày 23/11/2022) yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, nghiêm túc thực hiện các thủ tục thuê đất theo quy định. Trong thời gian đến, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đôn đốc và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

Chí Nhân/Pháp luật Plus

Theo Pháp luật Plus

Ảnh: Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn ảnh Đài PTTH Quảng Trị

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/binh-dinh-hang-loat-doanh-nghiep-chua-ky-hop-dong-thue-dat-nhung-da-khai-thac-khoang-san-d190041.html

Giành lại vỉa hè cho người đi bộ, bao năm vẫn ‘đánh trống bỏ dùi’

Theo đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An, tình trạng vỉa hè phố cổ Hà Nội biến thành hàng quán, bãi xe diễn ra nhiều năm qua khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, gây mất an toàn giao thông.

Ghi nhận của PV VietNamNet những ngày này, người dân buôn bán tràn lan trên vỉa hè các tuyến phố ở quận nội thành Hà Nội như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa… Đặc biệt, các tiểu thương chiếm dụng từng mét vỉa hè ở phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm để bày bán đủ thứ hàng hóa. Nhiều tuyến phố, chủ các hàng quán cho nhân viên bày la liệt bàn, ghế trên vỉa hè thành “lãnh địa” riêng để bán hàng ăn.

Việc nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè thành nơi buôn bán buộc người dân, du khách phải đi xuống lòng đường trước cảnh ô tô, xe máy nườm nượp qua lại. Điều này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Theo bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII, thực tế lực lượng chức năng các quận nội thành của TP Hà Nội đã nhiều lần ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khi phong trào lắng xuống, người dân lại đua nhau lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán. Vì vậy, cần làm kiên quyết, kiên trì, “không đánh trống bỏ dùi”.

“Muốn đạt được mục tiêu Hà Nội là thành phố đáng sống và là đầu tàu của cả nước về mọi mặt thì người dân phải được hưởng thụ những nét đẹp của Thủ đô văn minh, cổ kính. Do vậy, thành phố không nên để người dân lấn chiếm hết vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị, còn người đi bộ thì cũng chẳng có lối mà đi”, bà Bùi Thị An nói.

Bà Bùi Thị An cho rằng, chính quyền các cấp của TP Hà Nội, đặc biệt là cấp quận, phường phải quyết liệt trong việc xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Bên cạnh đó cũng phải có chính sách hỗ trợ việc làm cho người dân khi không được buôn bán trên vỉa hè.

“Đối với những người mất việc làm thì cần phải tạo sinh kế cho họ. Có như vậy thì người dân mới hiểu và đồng lòng với chính quyền TP Hà Nội trong chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, bà Bùi Thị An cho hay.

Theo bà Bùi Thị An, ‘kinh tế vỉa hè’ là một phần ngành dịch vụ của TP Hà Nội trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Hà Nội cần phải nghiên cứu kỹ vỉa hè tuyến phố nào đủ điều kiện cho các tiểu thương buôn bán, vỉa hè nào không. Từ đó, TP Hà Nội có thể xây dựng đề án thí điểm cho buôn bán trên vỉa hè một cách hợp lý.

Không ai có ‘sổ đỏ’ trên vỉa hè

Cùng vấn đề trên, PGS.TS Doãn Minh Tâm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Bộ GTVT cho rằng, cơ quan chức năng của TP Hà Nội cần phải tìm hiểu những người lấn chiếm vỉa hè là ai và tại sao họ lấn chiếm.

“Nếu người dân lấn chiếm vỉa hè làm nơi mưu sinh thì TP Hà Nội phải có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn họ buôn bán ở nơi phù hợp. Khi thành phố đảm bảo chiến lược an sinh thì người dân sẵn sàng trả lại vỉa hè cho người đi bộ”, ông Doãn Minh Tâm nói.

Một quán cà phê trên phố Hào Nam (quận Đống Đa), khách ngồi tràn ra vỉa hè trong khi xe máy được chỉ định để dưới lòng đường.

Một quán cà phê trên phố Hào Nam (quận Đống Đa), khách ngồi tràn ra vỉa hè trong khi xe máy được chỉ định để dưới lòng đường.

Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Bộ GTVT ủng hộ những đề xuất cụ thể như vừa qua ngành giao thông kiến nghị UBND TP.HCM cho thuê vỉa hè có diện tích rộng làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa…

Theo ông Doãn Minh Tâm, nếu xét thuần túy về mặt giao thông thì vỉa hè phải dành cho người đi bộ. “Nhưng sử dụng công năng vỉa hè như thế nào cho hiệu quả thì mỗi địa phương cần phải nghiên cứu kỹ để đưa ra chính sách phù hợp quy định và đảm bảo lợi ích của xã hội”, ông Doãn Minh Tâm lưu ý thêm.

Theo TS Phan Lê Bình – chuyên gia giao thông, chức năng của vỉa hè là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý, sử dụng vỉa hè không được chặt chẽ. Vì vậy, vỉa hè nhiều tuyến phố bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, kinh doanh buôn bán, mất đi diện tích dành cho người đi bộ.

“Tôi là người thường xuyên đi xe buýt nên phải đi bộ rất nhiều. Qua đó thấy rằng, vỉa hè hầu hết các tuyến phố bị chiếm dụng làm hàng quán hoặc điểm đỗ xe. Nhiều tuyến phố bị chiếm dụng, tôi phải đi bộ dưới lòng đường chung với ô tô, xe máy đang lưu thông, rất nguy hiểm”, ông Phan Lê Bình chia sẻ.

TS. Phan Lê Bình nêu nguyện vọng chính quyền các cấp của TP Hà Nội đưa vỉa hè về đúng chức năng, nhiệm vụ của nó là phục vụ người đi bộ.

“Nếu làm tốt công tác quản lý Nhà nước thì sẽ lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Bởi không ai có ‘sổ đỏ’ trên vỉa hè nên Nhà nước có toàn quyền đảm bảo vỉa hè được sử dụng cho mục đích gì”, ông Phan Lê Bình nói thêm.

Quang Phong – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Vỉa hè tuyến phố Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm) bị chiếm dụng khiến du khách phải đi bộ dưới lòng đường. Ảnh: Thạch Thảo

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/ha-noi-phai-gianh-lai-via-he-cho-nguoi-di-bo-2109259.html

Dân bức xúc vì mua bất động sản nhiều năm mà không được cấp sổ

Thời gian qua, có những sai phạm trong triển khai dự án kinh doanh bất động sản; nhiều dự án không thể cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua dù đã nhận căn hộ về ở, gây bức xúc

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP HCM) chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thời gian qua, có rất nhiều sai phạm trong triển khai dự án kinh doanh bất động sản; nhiều vụ án khởi tố hình sự do vi phạm pháp luật khi ký hợp đồng chưa đủ điều kiện huy động vốn, chưa đủ điều kiện giao dịch, chuyển nhượng, một tài sản nhưng chuyển nhượng cho nhiều người, huy động vốn dưới hình thức thỏa thuận hợp đồng nguyên tắc để bán, hợp đồng đặt cọc thỏa thuận đăng ký giữ chỗ.

Theo đại biểu Hạnh, TP HCM có nhiều dự án không thể cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua dù đã nhận căn hộ về ở từ nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, khiếu nại gay gắt, ảnh hưởng an ninh trật tự tại địa phương. Những sai phạm nêu trên có nguyên nhân là chưa có chế tài và hành lang pháp lý để phòng ngừa, kiểm soát việc huy động vốn và chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật nêu trên và đưa ra giải pháp để xây dựng hành lang pháp lý an toàn, hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người mua.

Trả lời vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết thị trường bất động sản trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường cũng bộc lộ một số bất cập, tồn tại, trong đó có việc chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện huy động vốn, lách luật huy động vốn thông qua hình thức đặt cọc… dẫn đến vướng mắc không làm được thủ tục, không bàn giao được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho người mua.

Theo Bộ Xây dựng, các tồn tại trong việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn khi chưa đủ điều kiện pháp lý có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân trực tiếp tác động như: Pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ để đảm bảo ngăn chặn được triệt để các hành vi lách luật để huy động vốn trong giao dịch bất động sản; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt, hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản chưa cao, có tâm lý chạy theo lợi nhuận; thông tin về thị trường bất động sản chưa thông suốt; công tác thanh tra, kiểm tra, phổ biến pháp luật, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý thị trường bất động sản.

Về giải pháp để hạn chế việc lách luật huy động vốn, kiểm soát để thị trường bất động sản an toàn, ổn định, thời gian qua, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng các địa phương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản, xử lý các vi phạm. Bộ Xây dựng đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao. Qua thanh tra, kiểm tra, bên cạnh việc xử lý các sai phạm, đồng thời các cơ quan thẩm quyền cũng đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế về quản lý thị trường bất động sản và đề nghị các địa phương khắc phục.

Bộ Xây dựng đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29-8-2022 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp góp phần ổn định thị trường bất động sản, giá bất động sản đảm bảo thị trường phát triển an toàn, bền vững, lành mạnh; rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các hợp thức hóa sai phạm, đồng thời đánh giá khách quan, xác định nguyên nhân, có cơ chế tháo gỡ những vướng mắc thực tiễn đặt ra.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang chủ trì xây dựng Luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, bổ sung. Trong các dự thảo các Luật sửa đổi, bổ sung nêu trên đã chú trọng xây dựng nhóm hệ thống các quy định nhằm quy định đồng bộ, bao quát giữa việc vừa tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi, đồng thời cũng đảm bảo có sự quản lý, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng biện pháp bảo đảm trong giao dịch mua bán bất động sản hình thành trong tương lai; quy định chặt chẽ, phù hợp thực tiễn về điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh…

Văn Duẩn – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Cư dân tại chung cư TDH River View (lô H) thuộc khu nhà ở phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức (do Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức làm chủ đầu tư) cũng mòn mỏi chờ sổ hồng – Ảnh: Quốc Bảo

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/kinh-te/dan-buc-xuc-vi-mua-bat-dong-san-nhieu-nam-ma-khong-duoc-cap-so-20230212145050421.htm

Hơn 33.000 người thiệt mạng trong thảm hoạ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ – Syria

Theo số liệu mới nhất, số người chết trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất thảm khốc hôm 6/2 đã lên tới 33.181 người.

Các quan chức và nhân viên y tế cho biết 29.605 người đã thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và 3.576 người chết ở Syria sau trận động đất mạnh 7,8 độ hôm 6/2, nâng tổng số người chết được xác nhận lên 33.181.

Dự đoán số nạn nhân thiệt mạng có thể tăng gấp đôi

Trao đổi với Sky’s Kay Burley, điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc (LHQ) Martin Griffiths, người đang ở tỉnh Kahramanmaras của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết số người chết bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có thể “tăng gấp đôi”.

Theo ông Griffiths, một mặt, điều này vô cùng gây sốc nhưng mặt khác cũng cần ghi nhận một phản ứng phi thường trong “trận động đất thảm khốc nhất trong 100 năm qua”.

Hiện nay, chưa có con số cuối cùng về nạn nhân thiệt mạng bởi trận động đất thế kỷ. Ông Griffiths cũng cho rằng rất khó để ước tính chính xác bởi vì cần phải chui xuống đống đổ nát, nhưng theo ông, “chắc chắn nó sẽ tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn”.

Đánh giá về sức mạnh của trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Tổng Giám đốc Giảm thiểu Rủi ro Động đất tại Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho rằng mức độ tàn phá tương đương 500 trăm quả bom hạt nhân.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, 5 ngày đau thương và thống khổ đang dần trở thành cơn thịnh nộ về chất lượng kém của các tòa nhà cũng như phản ứng của chính phủ. Trước những câu hỏi về cách ứng phó trận động đất kinh hoàng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1939, Tổng thống Tayyip Erdogan cam kết sẽ bắt đầu xây dựng lại trong vòng vài tuần.

Ở thành phố Antakya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, túi đựng thi thể nằm la liệt trên đường phố và người dân phải đeo khẩu trang ngăn mùi tử thi khi họ tham gia cùng lực lượng cứu hộ tiếp cận một số tòa nhà.

Tại Syria, thảm họa ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng tây bắc do phiến quân kiểm soát, khiến nhiều người mất nhà cửa lần thứ hai sau khi phải di dời do cuộc nội chiến đang diễn ra.

Ramadan Sleiman, 28 tuổi, ở thị trấn Jandaris, cho hay: “Ngày đầu tiên chúng tôi ngủ ngoài đường. Ngày thứ hai, chúng tôi ngủ trong ôtô và sau đó thì ngủ ở nhà người khác”. Gia đình anh đã chuyển từ miền đông Syria đến Jandaris để chạy trốn chiến tranh.

Tại thành phố Aleppo do chính phủ kiểm soát, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus mô tả thảm họa này “rất đau lòng”. Ông đang giám sát công tác phân phối hàng cứu trợ và cam kết sẽ có thêm nhiều chuyến hàng được chuyển tới.

Lo ngại nguy cơ dịch bệnh bùng phát

Hiệp hội Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm lây lan sau động đất, đặc biệt là các bệnh phát sinh do thực phẩm và nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. LHQ cho biết có tới 5,3 triệu người tại Syria mất nhà cửa sau trận động đất, trong khi có gần 900.000 người tại cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cần thực phẩm.

Trước những khó khăn mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang phải đối mặt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi 35 tấn hàng cứu trợ tới thành phố Aleppo, phía Bắc của Syia trong khi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng tới thành phố này, thăm các nạn nhân nhập viện, các khu tạm trú và các địa điểm bị tàn phá sau động đất.

tm-img-alt
Một em bé được giải cứu sau khi bị chôn vùi nhiều tiếng đồng hồ dưới đống đổ nát. Ảnh: AFP

 

Truyền thông Syria đưa tin chính phủ nước này đã cho phép chuyển hàng cứu trợ nhân đạo tới các khu vực ảnh hưởng hiện thuộc quyền kiểm soát của phe đối lập. Thổ Nhĩ Kỳ đang xúc tiến mở thêm 2 tuyến đường cứu trợ mới đến các địa phương này của Syria.

Người đứng đầu WHO ủng hộ việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Syria trong 180 ngày để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả thiên tai.

Thổ Nhĩ Kỳ truy cứu trách nhiệm sau trận động đất, hơn 100 người bị cáo buộc ngộ sát

Theo đài truyền hình địa phương, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tiến hành bắt giữ hơn một trăm nhà thầu, kiến ​​trúc sư và kỹ sư đóng vai trò trong việc xây dựng các tòa nhà bị sập trong trận động đất lịch sử xảy ra hồi đầu tuần.

Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay ngày 11/2 cho biết cảnh sát đã xác định được 131 nghi phạm có liên quan đến việc xây dựng các công trình và lệnh tạm giam đã được phát ra đối với 113 người và ít nhất 12 người đã phải ngồi tù. Những người bị giam giữ bị truy tố với các cáo buộc từ vi phạm quy tắc xây dựng đến ngộ sát.

Trước đó, ngày 8/2, Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag cho hay mặc dù chính phủ hiện ưu tiên các nỗ lực cứu hộ, nhưng thủ tục tư pháp vẫn sẽ được tiến hành. Những người bị phát hiện sơ suất và lỗi sai sẽ phải chịu trách nhiệm.

Bộ Tư pháp cũng đã chỉ đạo các văn phòng công tố địa phương thành lập “Cục điều tra tội phạm động đất” tại 10 tỉnh đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, khoảng 50 người đã bị bắt vì có hành vi cướp bóc sau động đất. Hãng thông tấn Anadolu cho biết các nghi phạm bị giam giữ ở 8 tỉnh khác nhau.

Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang diễn ra hết sức khẩn trương với sự tham gia của các đoàn cứu hộ từ nhiều nước trên thế giới. Ít nhất 160.000 người, bao gồm cả các nhân viên cứu hộ nước ngoài, đang tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát tại Thổ Nhĩ Kỳ. Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do thời tiết giá lạnh.

Đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an) làm Trưởng đoàn, đã nhanh chóng làm nhiệm vụ tại thành phố Adiyaman của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đại Phong

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 11/2. Ảnh: AFP.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.moitruongvadothi.vn/hon-33000-nguoi-thiet-mang-trong-tham-hoa-dong-dat-tai-tho-nhi-ky-syria-a122424.html

Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây: Thiếu nguồn đất đắp, nguy cơ trễ tiến độ

Với việc tình trạng thiếu nguồn đất đắp, Dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ vào ngày 30 – 4.

Theo cấp phép của UBND tỉnh Đồng Nai, các dự án hạ cote nền, cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi đất dôi dư sử dụng làm vật liệu san lấp phục vụ dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có thời hạn thực hiện đến ngày 31-12-2022. Đến thời điểm trên, các dự án này đều đã tạm ngưng thực hiện vì hết thời hạn được cấp phép. Chính vì vậy, nguồn đất đắp cho dự án cũng bị ngưng cung cấp từ thời điểm trên.

Mới đây, tại cuộc họp với UBND tỉnh Đồng Nai vào đầu tháng 1-2023, đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long (đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư dự án) đã kiến nghị tỉnh Đồng Nai cho gia hạn thời gian khai thác đối với các dự án hạ cote nền, cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi đất dôi dư sử dụng làm vật liệu san lấp phục vụ dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được cấp phép đến ngày 30-4-2023. Tuy nhiên, do các dự án này đang được Thanh tra Chính phủ thanh tra nên sau khi có kết luận chính thức UBND tỉnh Đồng Nai mới xem xét xử lý.

Đại diện ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, khối lượng đất đắp đã khai thác từ các dự án hạ cote nền, cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi đất dôi dư sử dụng làm vật liệu san lấp đến nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về đất đắp trong quá trình thi công tuyến chính của dự án qua địa bàn Đồng Nai.

Tuy nhiên, khó khăn phát sinh hiện nay là việc thi công các hạng mục khác của dự án gồm: đường gom dân sinh, đường song hành, đường dẫn các đầu cầu vượt qua đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang bị thiếu hụt nguồn đất đắp nền đường.

“Để hoàn thành toàn bộ các hạng mục, dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai cần thêm khoảng 650 ngàn m3 đất đắp” – đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc liên doanh gói thầu xây lắp số 3, các hạng mục đường gom dân sinh, đường song hành, đường dẫn cầu vượt trong gói thầu hiện cần thêm khoảng 400 ngàn m3 đất đắp. Từ đầu năm 2023 đến nay, do chưa có nguồn đất đắp nên các nhà thầu chưa thể triển khai thi công được các hạng mục trên.

Tương tự, tại gói thầu xây lắp số 4, dù đã huy động đủ các phương tiện, máy móc nhưng các nhà thầu cũng chưa thể thi công được các hạng mục đường gom dân sinh, đường song hành, đường dẫn các đầu cầu vượt do chưa có nguồn đất đắp nền đường.

“Nếu không sớm giải quyết được nguồn đất đắp, đến thời điểm ngày 30-4, gói thầu số 4 có khả năng chỉ hoàn thành xây dựng phần tuyến chính (phần đường cao tốc). Trong khi đó, các hạng mục còn lại như đường gom dân sinh, đường song hành, đường dẫn các đầu cầu vượt rất khó để hoàn thành” – ông Hải nhận định.

Đối với vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai ông Lê Quang Bình cho hay, nếu không giải quyết được vướng mắc về vấn đề đất đắp nền đường thì khả năng đến ngày 30-4 tới, dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ không thể hoàn thành và đưa vào khai thác.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây đoạn qua địa bàn tỉnh có nhu cầu về nguồn đất đắp nền đường khoảng 2,9 triệu m3 (chưa tính khối lượng đất tận dụng, điều phối trong tuyến).

Để phục vụ thi công dự án, năm 2022, Đồng Nai đã chấp thuận cho các đơn vị liên quan thực hiện 4 phương án hạ cote nền, cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi đất dôi dư sử dụng làm vật liệu san lấp tại các vị trí trên địa bàn H.Cẩm Mỹ và H.Xuân Lộc.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai ông Cao Tiến Sỹ cho biết, đến hết ngày 31-12-2022, các dự án hạ cote nền, cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi đất dôi dư sử dụng làm vật liệu san lấp phục vụ dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã khai thác gần 1,1 triệu m3 đất.

Thanh Vũ – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Dự án Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu đất san lâp (Ảnh Internet)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/du-an-cao-toc-phan-thiet-dau-giay-thieu-nguon-dat-dap-nguy-co-tre-tien-do-75483.html

Mỏ đá Phương Nhung nổ mìn làm vỡ mái nhà hàng chục hộ dân ở Than Uyên, Lai Châu: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thời gian qua, mỏ đá của hợp tác xã (HTX) Phương Nhung đặt tại bản Tre Bó, xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu khi nổ mìn đã thổi bay đá sang khu dân cư khiến một số hộ dân bị thủng mái nhà.

Việc cấp phép cho mỏ đá hoạt động ngay sát khu dân cư như vậy có đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định hay không? Trách nhiệm thuộc về ai?

Trao đổi với phóng viên, bà Hằng Thị Chu trú tại bản Tre Bó cho biết: Vào chiều ngày 30/11/2022, khi công nhân của mỏ đá giật kíp nổ, đá bay sang bên khu dân cư và rơi thẳng vào mái nhà bà. Người cháu của bà đang ngồi trong nhà cũng bị mảnh đá rơi ngay sát người, may mắn là đá không rơi vào đầu. Thời điểm phóng viên có mặt tại hiện trường, đống mái ngói vỡ vẫn còn nguyên, được gia đình quét vun lại dưới sàn nhà để chờ các cơ quan chức năng đến giải quyết.

Tiếp tục theo lời tố cáo của người dân, phóng viên đã sang nhà anh Hờ A Xúa (dân tộc Mông) sinh sống cạnh nhà bà Chu. Anh Xúa cho biết: Lúc đó, anh đang ngồi trong nhà, bỗng dưng có tiếng mìn nổ lớn, rồi sau đó anh thấy một cục đá to đập vào mái nhà. Hốt hoảng, anh chạy vội sang nhà khác trú ẩn. Một lúc sau mới dám về thì phát hiện ra mái nhà đã thủng. Cực chẳng đã, anh chỉ biết báo cáo lên Trưởng thôn để đề nghị can thiệp.

Quan sát tại hiện trường khu mỏ, phóng viên được Trưởng bản Tráng A Lủng cho biết: Không hiểu cơ quan chức năng nào cấp phép cho mỏ đá lại sát khu dân cư đến vậy. Sau khi được người dân trong thôn “cấp báo”, anh Lủng cùng bà con nhân dân đã kiến nghị lên UBND xã để đề nghị giải quyết. Cũng theo anh Lủng, có một con đường của bản hiện đã bị HTX Phương Nhung lấy làm lối vào khu mỏ và thường xuyên khóa cổng khiến cho bà con rất bức xúc do không qua lại được lối này.

Trao đổi với phóng viên về tình trạng nổ mìn tại mỏ đá Phương Nhung làm bay đá vào nhà dân, ông Lò Văn Lun – Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết: Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Lãnh đạo UBND xã Phúc Than đã xuống hiện trường kiểm tra sự việc.

Theo vị Phó Chủ tịch xã, có 10 hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ nổ mìn với mức độ thiệt hại khác nhau. Xã đã yêu cầu HTX Phương Nhung phải khắc phục bằng hình thức đền bù và yêu cầu cam kết không “tái phạm”. Nếu “tái phạm”, xã sẽ không đứng ra giải quyết mà HTX phải tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phóng viên tiếp tục hỏi giấy phép khai thác của HTX Phương Nhung có còn thời hiệu, thời hạn hay không? Xã có kiểm tra giấy phép không thì ông Lun cho biết: Đây là HTX hoạt động khá lâu trên địa bàn huyện Than Uyên. Còn ông Lun mới chuyển công tác về đây một thời gian nên chưa nắm được tình hình cụ thể về giấy phép. Vị lãnh đạo này cho hay, có gì sẽ trao đổi sau.

Qua điều tra, phóng viên được biết: Mỏ đá đang hoạt động tại bản Tre Bó là của HTX Phương Nhung do bà Hoàng Thị Nhung làm đại diện pháp luật. Trụ sở của HTX đặt tại khu 2, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Nhiều công trình trọng điểm của huyện thường xuyên dùng đá của mỏ này. Đặc biệt, việc khai thác đá tại đây đã gây ra tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống trong khu vực.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Nguyễn Thu Phương (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích: Trong quy định cấp mỏ đã nêu rất rõ, việc khai thác mỏ phải đảm bảo an toàn cho người dân, và có khoảng cách an toàn đối với khu dân cư. Tuyệt đối không để tình trạng nguy hiểm đối với người dân. Nếu vi phạm, phải có chế tài nghiêm khắc…

Đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Lai Châu xem xét, làm rõ để đảm bảo an toàn cho người dân, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đà Giang – Nhật Lam – Báo TNMT

Theo Tài nguyên & Môi trường

Ảnh: Nhà bà Hằng Thị Chu bị vỡ mái.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotainguyenmoitruong.vn/mo-da-phuong-nhung-no-min-lam-vo-mai-nha-hang-chuc-ho-dan-o-than-uyen-lai-chau-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-350382.html

Cận cảnh các công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà

Từ 6 năm trước, Thanh tra TP Đà Nẵng đã chỉ ra sai phạm liên quan đến loạt công trình xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà nhưng hiện vẫn còn 58 công trình tồn tại, kinh doanh, thách thức chính quyền.

 Tại Kết luận Thanh tra số 792/KL-TTTP năm 2016 của Thanh tra TP Đà Nẵng về các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng trên bán đảo Sơn Trà, đã chỉ rõ có 68 trường hợp xây dựng trái phép, trong đó có 62 trường hợp xây dựng khoảng từ năm 1997 đến năm 2010 và 6 trường hợp xây dựng sau thời điểm 2010 (trong đó có 24 cơ sở kinh doanh trái phép).

Tại Kết luận Thanh tra số 792/KL-TTTP năm 2016 của Thanh tra TP Đà Nẵng về các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng trên bán đảo Sơn Trà, đã chỉ rõ có 68 trường hợp xây dựng trái phép, trong đó có 62 trường hợp xây dựng khoảng từ năm 1997 đến năm 2010 và 6 trường hợp xây dựng sau thời điểm 2010 (trong đó có 24 cơ sở kinh doanh trái phép).

 Thanh tra kiến nghị và UBND TP Đà Nẵng đã giao UBND quận Sơn Trà tiến hành xử lý, tháo dỡ các công trình trái phép. Tuy nhiên, đến nay mới có 10/68 trường hợp được tháo dỡ.

Thanh tra kiến nghị và UBND TP Đà Nẵng đã giao UBND quận Sơn Trà tiến hành xử lý, tháo dỡ các công trình trái phép. Tuy nhiên, đến nay mới có 10/68 trường hợp được tháo dỡ.

 Nhà hàng bãi Nam tại bán đảo Sơn Trà đã dừng hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa được tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu như yêu cầu của cơ quan chức năng TP Đà Nẵng

Nhà hàng bãi Nam tại bán đảo Sơn Trà đã dừng hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa được tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu như yêu cầu của cơ quan chức năng TP Đà Nẵng

 Theo UBND quận Sơn Trà, các trường hợp xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà có 3 nhóm: Công trình tồn tại trên diện tích có hợp đồng giao khoán nhưng không xác định được chủ hợp đồng giao khoán trồng rừng (11 trường hợp); Công trình tồn tại trên diện tích có hợp đồng giao khoán và xác định được chủ hợp đồng giao khoán trồng rừng (26 trường hợp) và công trình tồn tại trên diện tích không có hồ sơ giao khoán trồng rừng (21 trường hợp).

Theo UBND quận Sơn Trà, các trường hợp xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà có 3 nhóm: Công trình tồn tại trên diện tích có hợp đồng giao khoán nhưng không xác định được chủ hợp đồng giao khoán trồng rừng (11 trường hợp); Công trình tồn tại trên diện tích có hợp đồng giao khoán và xác định được chủ hợp đồng giao khoán trồng rừng (26 trường hợp) và công trình tồn tại trên diện tích không có hồ sơ giao khoán trồng rừng (21 trường hợp).

 Để có cơ sở xử lý và cưỡng chế tháo dỡ các trường hợp vi phạm nêu trên, các cơ quan chuyên môn thuộc quận Sơn Trà đã nghiên cứu về căn cứ pháp lý và nhiều lần tham vấn ý kiến của các sở, ban ngành TP Đà Nẵng. Tuy nhiên do vướng về thủ tục pháp lý nên việc xử lý hết sức khó khăn.

Để có cơ sở xử lý và cưỡng chế tháo dỡ các trường hợp vi phạm nêu trên, các cơ quan chuyên môn thuộc quận Sơn Trà đã nghiên cứu về căn cứ pháp lý và nhiều lần tham vấn ý kiến của các sở, ban ngành TP Đà Nẵng. Tuy nhiên do vướng về thủ tục pháp lý nên việc xử lý hết sức khó khăn.

 Nhà hàng Bảy Ban, một trong số 58 công trình xây dựng trái phép đang tồn tại ở tiểu khu 64 thuộc bán đảo Sơn Trà. Theo UBND quận Sơn Trà, diện tích đất này được Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà giao khoán cho gia đình bà Hoàng Thị Lệ trồng rừng. Nhưng từ năm 2002, gia đình bà này tự ý xây dựng hệ thống nhà hàng.

Nhà hàng Bảy Ban, một trong số 58 công trình xây dựng trái phép đang tồn tại ở tiểu khu 64 thuộc bán đảo Sơn Trà. Theo UBND quận Sơn Trà, diện tích đất này được Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà giao khoán cho gia đình bà Hoàng Thị Lệ trồng rừng. Nhưng từ năm 2002, gia đình bà này tự ý xây dựng hệ thống nhà hàng.

 Một trong số các công trình xây dựng kiên cố bên trong diện tích hơn 1ha của nhà hàng Bảy Ban.

Một trong số các công trình xây dựng kiên cố bên trong diện tích hơn 1ha của nhà hàng Bảy Ban.

 Không chỉ sử dụng đất sai mục đích theo hợp đồng giao khoán, nhà hàng Bảy Ban còn xây dựng công trình kiên cố lấn ra biển. Cơ quan chức năng còn phát hiện chủ cơ sở này kinh doanh không đúng với địa điểm trong giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Không chỉ sử dụng đất sai mục đích theo hợp đồng giao khoán, nhà hàng Bảy Ban còn xây dựng công trình kiên cố lấn ra biển. Cơ quan chức năng còn phát hiện chủ cơ sở này kinh doanh không đúng với địa điểm trong giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp.

 Lãnh đạo UBND quận Sơn Trà cho biết: Đã phân loại, lên kế hoạch, phương án để xử lý với 58 trường hợp xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà; phấn đấu đến năm 2025 sẽ dứt điểm xử lý xong công trình trái phép.

Lãnh đạo UBND quận Sơn Trà cho biết: Đã phân loại, lên kế hoạch, phương án để xử lý với 58 trường hợp xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà; phấn đấu đến năm 2025 sẽ dứt điểm xử lý xong công trình trái phép.

 Dù chính quyền và ngành chức năng quận Sơn Trà đã vận động, tuyên truyền nhưng đến nay nhiều người không chấp hành, vẫn tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống tại bán đảo Sơn Trà. Lãnh đạo quận Sơn Trà khẳng định trong năm 2023 sẽ làm quyết liệt, mạnh tay đối với các trường hợp vì sai phạm đã quá rõ ràng.

Dù chính quyền và ngành chức năng quận Sơn Trà đã vận động, tuyên truyền nhưng đến nay nhiều người không chấp hành, vẫn tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống tại bán đảo Sơn Trà. Lãnh đạo quận Sơn Trà khẳng định trong năm 2023 sẽ làm quyết liệt, mạnh tay đối với các trường hợp vì sai phạm đã quá rõ ràng.

 Các công trình trái phép hoạt động rầm rộ ở bán đảo Sơn Trà, không chấp hành yêu cầu tháo dỡ như thách thức với chính quyền địa phương.

Các công trình trái phép hoạt động rầm rộ ở bán đảo Sơn Trà, không chấp hành yêu cầu tháo dỡ như thách thức với chính quyền địa phương.

Nguyễn Thành – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/can-canh-cac-cong-trinh-trai-phep-o-ban-dao-son-tra-post1509359.tpo

Phê bình loạt cán bộ sai sót liên quan dự án cao tốc qua Hà Tĩnh

Lãnh đạo và cán bộ 2 xã ở Hà Tĩnh bị phê bình, kiểm điểm vì để xảy ra sai sót trong việc tách thửa đất cho dân trên phần có dự án cao tốc Bắc – Nam đi qua.

UBND huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) vừa tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân tại xã Quang Lộc và xã Kim Song Trường liên quan sai phạm trong việc tách thửa đất liên quan Dự án cao tốc Bắc – Nam.

Trong đó, UBND huyện Can Lộc phê bình ông Đặng Đình Vinh, Chủ tịch UBND xã Quang Lộc; ông Nguyễn Đình Vương, cán bộ địa chính Nông nghiệp Xây dựng và Môi trường xã; ông Trần Phi Nam – cán bộ Tư pháp Hộ tịch xã Quang Lộc.

Ngoài ra, tập thể xã Kim Song Trường cùng các lãnh đạo gồm ông Nguyễn Quốc Việt, nguyên Chủ tịch UBND xã; ông Phan Văn Hạnh, Nguyễn Thanh Hoàn, Phó chủ tịch UBND xã; Nguyễn An Giang – cán bộ địa chính xã và ông Lê Văn Toàn – cán bộ tư pháp xã cũng bị phê bình, kiểm điểm.

Ngành chức năng xác định, lãnh đạo hai xã cùng thuộc cấp dù nắm được chủ trương dự án và phạm vi ranh giới sơ bộ tuyến đường cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn, vẫn phối hợp đo đạc tách thửa, ký xác nhận kết quả đo đạc và ký chứng thực chuyển nhượng, cho tặng cho 7 hộ dân (xã Quang Lộc một hộ, xã Kim Song Trường 6 hộ).

“Vi phạm này không xuất phát từ động cơ trục lợi song đã làm trái tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh. Khi phát hiện sự việc, huyện đã xử lý kịp thời nên chưa để xảy ra hậu quả làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam”, lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện Can Lộc thông tin.

Trước đó, ông Trần Báu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã ban hành văn bản chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và UBND huyện Can Lộc, nghiêm khắc phê bình, xử lý các tập thể, cá nhân sai sót trong việc tách thửa tại xã Quang Lộc và Kim Song Trường, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ định cư tại dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025.

Phạm Trường – Tạp chí Zing News

Theo Zing News

Ảnh: Một đoạn cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh. Ảnh: P.T.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://zingnews.vn/phe-binh-loat-can-bo-sai-sot-lien-quan-du-an-cao-toc-qua-ha-tinh-post1400964.html

Công bố “Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận năm 2022”

Tập đoàn dịch vụ bất động sản DKRA (DKRA Group) vừa công bố “Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận năm 2022” trình bày những diễn biến đáng chú ý của thị trường trong năm vừa qua, đồng thời đưa ra một số dự báo cho năm 2023.

Nhận định về thị trường Bất động sản Nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận năm 2022, báo cáo của DKRA cho biết: Năm 2022, ở Đà Nẵng và vùng phụ cận, thị trường bất động sản sơ cấp ghi nhận nhiều biến động về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc chủ đạo. Mặt bằng giá sơ cấp duy trì đà tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong khi giá thứ cấp duy trì thanh khoản ở mức trung bình.

Cụ thể, phân khúc đất nền trong năm 2022 đón nhận 22 dự án với nguồn cung khoảng 2,648 nền, tăng 59% so với năm 2021. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 1,499 nền, xấp xỉ 57% tổng nguồn cung mở bán mới, tăng khoảng 32% so với năm trước.

Các dự án tập trung chủ yếu ở Q. Ngũ Hành Sơn và huyện Điện Bàn, chiếm khoảng 50% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Hầu hết nguồn cung và lượng tiêu thụ mới được ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2022. Sức cầu chung toàn thị trường không có sự bứt phá so với năm 2021 và có xu hướng giảm mạnh vào nửa cuối năm 2022 do những khó khăn chung của thị trường. Đồng thời, thanh khoản trên thị trường thứ cấp cũng có sự sụt giảm, trung bình mặt bằng giá thứ cấp giảm khoảng 4% – 10% so với năm 2021, cục bộ đối với những khách hàng gặp áp lực lãi vay ngân hàng mức giảm ghi nhận lên đến 21%.

tm-img-alt
Ở phân khúc nhà phố/biệt thự, ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ lần lượt tăng 22% và 27% so với cùng kỳ năm 2021

 

Phân khúc căn hộ ghi nhận 09 dự án mở bán (khoảng 658 căn) trong năm qua, giảm 28% so với năm 2021. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 370 căn, bằng 56% nguồn cung mới và giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung mở bán phân bổ chủ yếu tại Đà Nẵng (tập trung tại Q. Ngũ Hành Sơn và Q. Liên Chiểu), Thừa Thiên Huế và Quảng Nam tiếp tục khan hiếm nguồn cung. Phân khúc hạng A và hạng C là hai phân khúc chủ đạo dẫn dắt thị trường, lần lượt chiếm 32% và 51% nguồn cung mới. Riêng phân khúc căn hộ hạng sang xác lập mặt bằng giá mới lên đến 145 triệu đồng/m2, ghi nhận tại các dự án có vị trí dọc theo bờ sông Hàn thuộc trung tâm Đà Nẵng. Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động trong khi thị trường thứ cấp ghi nhận mức giảm 5% – 7% so với cuối năm 2021.

tm-img-alt

Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự khu vực Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận tăng so với năm 2021. Trong năm 2022, thị trường đón nhận 1,269 căn nhà phố/biệt thự đến từ 10 dự án, tăng 22% so với năm ngoái. Tuy nhiên chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án quy mô lớn trong khu vực và phân bổ chủ yếu trong giai đoạn 6 tháng đầu năm.

Tỷ lệ tiêu thụ đạt 69% tương đương 877 căn, tăng 27% so với năm 2021. Sức cầu thị trường mặc dù tăng so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức khá thấp và tập trung phần lớn ở những dự án lớn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục duy trì đà tăng, dao động từ 18% – 20% so với cùng kỳ do chi phí đầu vào, lạm phát, lãi suất tăng cao. Ở thị trường thứ cấp, thanh khoản ở mức thấp và gần như không phát sinh giao dịch.

Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, ngoại trừ biệt thự nghỉ dưỡng, các phân khúc khác ghi nhận sự gia tăng về nguồn cung so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn so với giai đoạn năm 2019. Cụ thể:

tm-img-alt
 Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự tập trung cục bộ tại một số dự án quy mô lớn

Ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường ghi nhận 103 căn nguồn cung mới, đến từ 03 dự án trong năm 2022, giảm đến 47% so với năm ngoái. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 42% (tương đương 43 căn), giảm 26% so với năm 2021. Hầu hết nguồn cung đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ đã mở bán ở những năm trước. Mặt bằng giá sơ cấp tăng 10% – 25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các chủ đầu tư kèm theo những chính sách cam kết, chia sẻ doanh thu/lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc,… nhằm kích cầu thị trường. 

Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng vẫn còn khá mới và chưa thật sự phát triển tại thị trường ba tỉnh miền Trung. Ghi nhận năm 2022, nguồn cung mới chỉ khoảng 138 căn đến từ 01 dự án, tuy nhiên nguồn cung này đã tăng gấp 2.2 lần so với năm 2021. Sức cầu thị trường ở mức rất thấp, giao dịch ghi nhận tập trung chủ yếu tại một dự án ở Quảng Nam, với lượng tiêu thụ đạt khoảng 132 căn, tương đương 96% nguồn cung mới và tăng gấp 14.6 lần so với năm ngoái. Thanh khoản thị trường gần như chững lại trong những tháng cuối năm 2022. Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với cùng kỳ, mức giá chào bán hiện tại dao động từ 7.1 – 16.3 tỷ đồng/căn.

Phân khúc condotel trong năm 2022 ghi nhận 540 căn condotel mở bán đến từ 04 dự án. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 60% (324 căn), sức cầu thị trường tăng nhưng không đáng kể, hầu hết lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Riêng Thừa Thiên Huế tiếp tục không có giao dịch phát sinh. Mặt bằng giá sơ cấp duy trì đà tăng, mức tăng dao động từ 20% – 25% trước áp lực chi phí đầu vào tăng. Những dự án được phát triển bởi những chủ đầu tư uy tín, có thương hiệu trên thị trường và được vận hành bởi đơn vị vận hành quốc tế vẫn là ưu tiên lựa chọn của khách hàng.

tm-img-alt

Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền trong năm 2023 giảm mạnh so với năm 2022 dao động khoảng 1,800 – 1,900 sản phẩm. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở Q. Ngũ Hành Sơn, Q. Cẩm Lệ, huyện Điện Bàn, huyện Núi Thành. Sức cầu chung của thị trường tương đương năm trước, lượng tiêu thụ tập trung ở những dự án đầy đủ pháp lý, hạ tầng hoàn thiện. Thị trường thứ cấp duy trì thanh khoản ở mức trung bình, giá bán không có nhiều biến động so với năm 2022.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới dự báo tương đương năm 2022, dao động khoảng 600 căn tại Đà Nẵng và khoảng 150 căn tại Huế. Quảng Nam tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới. Phân khúc căn hộ hạng C duy trì vị trí dẫn đầu toàn thị trường, trong khi tại Đà Nẵng tỷ trọng căn hộ hạng A và hạng sang có thể sẽ gia tăng đáng kể, các dự án chủ yếu tại Q. Hải Châu, nằm dọc theo bờ sông Hàn.

Mặt bằng giá bán sơ cấp có thể sẽ tăng nhẹ trước áp lực các chi phí đầu vào, giá bán thứ cấp ít biến động, giao dịch chủ yếu tập trung ở những dự án đã bàn giao nhà, vị trí liền kề trung tâm. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức trung bình – thấp ở thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chung của thị trường, lãi suất, room tín dụng bất động sản trong năm 2023.

Nguồn cung mới và sức cầu phân khúc nhà phố/biệt thự có thể giảm so với năm 2022, dao động khoảng 800 – 900 căn. Trong đó, Đà Nẵng khoảng 150 – 200 căn, Quảng Nam khoảng 300 – 400 căn và Thừa Thiên Huế khoảng 250 – 300 căn. Mặt bằng giá bán sơ cấp dự báo tăng so với cùng kỳ do lạm phát, lãi suất tăng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng,… Thị trường thứ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang, thậm chí có thể xuất hiện nhiều hiện tượng giảm giá trước áp lực của việc tăng lãi suất.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng tiếp tục khan hiếm, ghi nhận khoảng 100 – 150 căn. Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng dự báo có khoảng 150 – 200 căn cung cấp ra thị trường; Trong khi đó, nguồn cung condotel có thể sụt giảm so với năm 2022, dao động khoảng 300 – 400 căn. Sức cầu chung thị trường ở mức tương đương năm 2022.

Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng tăng. Chương trình chia sẻ doanh thu được áp dụng rộng rãi trên thị trường. Các dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn và được vận hành bởi đơn vị quốc tế 4* – 5* tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Thu Hiền

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Khánh Hòa: Tăng cường quản lý khoáng sản, bảo vệ môi trường

(Phapluatmoitruong.vn) – Huyện ủy Cam Lâm yêu cầu các địa phương kịp thời chấn chỉnh tình trạng buông lỏng trong quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, Bí thư huyện Cam Lâm Nguyễn Trọng Trung cho biết: “Cam Lâm là huyện mới thành lập nên có nhiều công trình, dự án lớn đang xây dựng. Do đó nhu cầu về đất san lp, cát, đá… với khối lượng lớn, trong khi nguồn cung khan hiếm nên đã xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển đất, cát trái phép. Đáng nói, việc cấp phép khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Việc thực hiện xây dựng nhà máy xử lý rác thải chậm tiến độ đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc cho người dân trên địa bàn”.

Một số cấp ủy, chính quyền ở địa phương chưa nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý, chỉ đạo về lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Các cơ quan chức năng chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong tham mưu và thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn có liên quan. Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao trong việc quản lý và xử lý vi phạm về lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản và môi trường… ” – Bí thư huyện nhấn mạnh. 

Để khắc phục tình trạng trên, huyện ủy Cam Lâm đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 10 và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Theo đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế tăng cường sự phối hợp giữa các cấp và nâng cao năng lực cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ. Các địa phương kịp thời chấn chỉnh và khắc phục tình trạng buông lỏng trong quản lý tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra quản lý tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; đồng thời phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý và cấp giấy phép khai thác khoáng sản đảm bảo đúng theo quy hoạch. Cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Tài nguyên, khai thác khoáng sản trái phép và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Một đơn vị khai thác cát ở huyện Cam Lâm.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp phụ trách, tham mưu công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường nếu có hành vi tiếp tay trục lợi hoặc cố tình vi phạm thì cần được xem xét trách nhiệm kỹ lưỡng, nghiêm minh hơn, xử lý kỷ luật nghiêm khắc hơn theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm việc công khai quy hoạch khoáng sản để làm cơ sở cho việc phối hợp cấp phép khai thác và tăng cường sự giám sát của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong việc khai thác khoáng sản. Tiếp tục củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động của Tổ kiểm tra liên ngành trên địa bàn huyện; ngăn chặn, xử lý đối tượng khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ khoáng sản trái phép theo đúng trách nhiệm và thẩm quyền quy định; nhất là đất san lấp, cát, sỏi lòng sông, lòng suối.

Đáng lưu ý, trong quy hoạch xây dựng và chỉnh trang đô thị (Cam Đức, Suối Tân, Cam Hải Đông), huyện cần quy hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý nước mưa, nước thải, rác thải. Bố trí hợp lý diện tích đất cho cảnh quan môi trường như tăng cường trồng cây xanh dọc các tuyến đường, công viên; hình thành các thảm cây xanh trong khu vực đô thị…

Dự án Khu dân cư đang đầu tư xây dựng ở huyện Cam Lâm.

Huyện tăng cường quản lý và và xử lý nghiêm các hoạt động xả nước thải, rác thải trong hoạt động dịch vụ kinh doanh hàng quán; việc vứt rác bừa bãi không đúng quy định; việc xả rác thải công nghiệp ra môi trường không đúng tiêu chuẩn, quy định tại các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, khu công nghiệp Suối Dầu, nhà máy đường.

Cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh; Đồng thời quy hoạch và triển khai vùng chăn nuôi tập trung, đến năm 2025, chấm dứt hoạt động của các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư và các khu vực không phù hợp quy hoạch. Huyện tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý rác thải, nước thải, hạn chế ô nhiễm môi trường ở cụm công nghiệp và các khu đô thị, dân cư trên địa bàn… 

                                                                 Minh Trí

                                               (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Rác thải vứt bừa bãi gần khu vực trung tâm xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm.

TP.HCM đánh thuế BĐS thứ 2 liệu có vi hiến khi chưa có luật?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng điều 47 Hiến pháp năm 2013 quy định: ‘Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định’. Theo đó, mọi người chỉ có nghĩa vụ nộp các khoản thuế đã được quy định trong luật.

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2

Trong Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14), một nội dung đáng chú ý được nhiều người quan tâm là đề xuất liên quan thuế tài sản.

TP.HCM đề xuất 2 phương án liên quan đến thuế tài sản.

Phương án 1 là thí điểm thu thuế đối với nhà ở và đất ở, mà người có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở không trực tiếp sử dụng để ở cho cá nhân và gia đình (gọi tắt là nhà, đất thứ 2 trở lên) trên địa bàn TP.HCM. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về căn cứ tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế và thời gian áp dụng.

Phương án 2 (áp dụng trong trường hợp không thực hiện phương án 1): Chấp thuận tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ 2 trở lên địa bàn TP.HCM: lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên.

HĐND TP.HCM quyết định áp dụng trên địa bàn TP.HCM tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (mức tăng không quá 5 lần mức thu hiện hành) và tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên (mức tăng không quá từ 2 lần mức hiện hành); thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.

HĐND TP.HCM quyết định áp dụng tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên từ mức 0,5% giá trị chuyển nhượng lên mức 2% và mức tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ mức 500 triệu đồng/hồ sơ lên 1 tỉ đồng/hồ sơ.

Với phương án 1, thuế nhà đất thứ 2 trở lên là sắc thuế mới, được dự kiến để điều tiết đối với các bất động sản là nhà ở, đất ở riêng rẽ hoặc trong các khu đô thị mới, khu vực chỉnh trang đô thị, các chung cư, mà người chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng đất không dùng để ở cho cá nhân và gia đình; và bất động sản đang cho thuê hoặc bỏ hoang, các nền đất được cấp quyền sử dụng đất quá 2 năm không xây dựng nhà ở theo quy hoạch. Trên thế giới đã có nhiều nước thực hiện thu thuế tài sản thành công.

Theo báo cáo, việc thực hiện phương án 1 là nội dung lớn, tác động sâu rộng đến người dân nên cần tính toán cụ thể. TP.HCM nhận thấy thuế nhà đất thứ hai trở lên có 3 thách thức.

Thứ nhất, việc bảo đảm điều chỉnh bất cập về bất bình đẳng trong hệ thống thuế hiện hành vì chưa quy định việc đánh giá, phân biệt rõ đối với tài sản thứ 2 trở lên.

Thứ nhì, khả năng bảo đảm nguồn thu so với các sắc thuế hiện hành (bảo đảm điều chỉnh đúng đối tượng và góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước).

Thứ ba, công tác quản lý và công tác thực hiện thu cũng còn phải rà soát kỹ lưỡng: cơ sở dữ liệu về nhà ở, quy định về việc định giá nhà đất, thông tin nhà đất trên phạm vi một thành phố và sự liên kết thông tin với các địa bàn khác.

TP.HCM cho biết trước mắt có thể xem xét lựa chọn phương án 2 nhằm điều chỉnh hành vi đầu cơ nhà đất trên địa bàn để làm cơ sở, tiền đề cho việc ban hành sắc thuế mới.

Chưa có luật, đánh thuế liệu có vi hiến?

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới về vấn đề này, chuyên gia pháp lý đất đai, bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng câu hỏi đề xuất đánh thuế bất động sản của TP.HCM (đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất để chống đầu cơ) có vi hiến không là vấn đề gây tranh cãi.

Theo ông Đỉnh, điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn “quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”. Hơn nữa, điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cũng quy định Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định “thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành”.

“Nghĩa là nếu Quốc hội thông qua một nghị quyết quy định chính sách đặc thù của TP.HCM, bao gồm cả chính sách thuế bất động sản, là đúng nhiệm vụ, quyền hạn được hiến định của mình và phù hợp với luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng cũng tại điều 47 Hiến pháp năm 2013 (thuộc chương 2, quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) lại quy định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”, lưu ý là “theo luật định” chứ không phải “theo quy định”.

Điều đó có nghĩa nếu ai đó là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài làm ăn, sinh sống, có thu nhập tại Việt Nam, thì chỉ có nghĩa vụ nộp các khoản thuế đã được quy định trong luật.

Theo phương thức loại trừ, người ta không phải nộp các khoản thuế không quy định trong luật, kể cả nếu nó trong nghị quyết được Quốc hội ban hành các chính sách đặc thù cho một địa phương. Quy định này theo tôi là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân”, ông Đỉnh nêu.

Chuyên gia pháp lý đất đai, bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh

Chuyên gia pháp lý đất đai, bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh

Theo ông Đỉnh, việc đánh thuế nhà, đất là giải pháp bắt buộc phải làm, đã quy định rõ trong Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương đảng về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, nhưng phải theo luật và phải đồng bộ.

“Nếu một người sở hữu 10 căn nhà ở quận 1 phải chịu thuế hằng năm, trong khi một đại gia khác cũng sở hữu 10 căn nhà ở phố cổ Hà Nội không phải chịu thuế thì sự công bằng nằm ở đâu?”, ông Đỉnh nói.

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh cũng cho rằng điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta đã liệt kê như sau: Khoản 1 là Hiến pháp; khoản 2 là bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

“Điều này dẫn đến cách hiểu cho rằng nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực ngang luật (cả 2 văn bản đều do một cơ quan ban hành với trình tự, thủ tục gần tương tự). Nhưng trong những vấn đề hệ trọng như chính sách thuế, chính sách hình sự… thì bắt buộc phải quy định trong luật để đảm bảo chặt chẽ, thống nhất áp dụng, tránh gây bất bình đẳng, thiếu công bằng giữa mọi người, giữa các địa phương”, ông Đỉnh nói.

Trả lời báo chí về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi cho rằng việc có đánh thuế hay không đều phải theo luật và sẽ là vi hiến khi áp dụng bởi chưa có luật.

“Nhà đất rất nhiều mà không đưa vào sản xuất kinh doanh hay sử dụng thì phải chấp nhận một mức thuế suất cao hơn, thậm chí gấp đôi gấp ba mức khởi điểm mới tạo ra sự công bằng xã hội và hướng tới sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhà cửa. Nhưng cần phải sửa luật, phải có quy định của Quốc hội, quy định rõ ràng đánh thuế như thế nào, đánh thuế bao nhiêu cho hợp lý, công bằng”, ông Đức nói.

Hoài Lam/MTG

Theo Một thế giới

Ảnh: TP.HCM đề xuất 2 phương án liên quan đến thuế tài sản

Xem bài viết gốc tại đây:

https://1thegioi.vn/tp-hcm-danh-thue-bds-thu-2-lieu-co-vi-hien-khi-chua-co-luat-192993.html

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11-20/2/2023 ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng.

Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 2/2022.

Từ ngày 11-20/2, chiều sâu ranh mặn 1‰ có khả năng như sau: Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 65-70km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 50-55km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên là 60-72km; sông Hậu là 55-60km; sông Cái Lớn là 25-30km.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này (11-20/2) có khả năng như sau: Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 40-45km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 40-47km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên là 50-55km; sông Hậu là 40-45km; sông Cái Lớn là 20-25km.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương trong khu vực này cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp 2.

Trước tình hình trên, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước bà con cần kiểm tra nồng độ mặn.

Thắng Trung/TTXVN

Theo Bnews

Ảnh: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/xam-nhap-man-o-dong-bang-song-cuu-long-tiep-tuc-tang/280527.html