• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 174

Cà Mau: Nhà máy xử lý rác hoạt động trở lại

(Phapluatmoitruong.vn) – Từ tối 15/2, nhà máy xử lý rác thải duy nhất của Cà Mau tiếp nhận xử lý rác thải sinh hoạt trở lại sau hơn 2 tháng thông báo tạm ngưng để bảo trì thiết bị, vượt tiến độ gần 20 ngày so với kế hoạch.

Chiều 15/2, Ông Lâm Văn Bi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiếp nhận thông báo từ đại diện Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau (thuộc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Du lịch Công Lý) về việc hoàn thành xong thời gian bảo trì thiết bị và sẽ chính thức vận hành, tiếp nhận xử lý rác thải trở lại vào tối cùng ngày.

Như vậy, từ tối 15/2, nhà máy xử lý rác thải duy nhất của tỉnh tiếp nhận xử lý rác thải sinh hoạt trở lại sau hơn 2 tháng thông báo tạm ngưng để bảo trì thiết bị, vượt tiến độ gần 20 ngày so với kế hoạch của Nhà máy đề ra.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ thời gian hoạt động trở lại của nhà máy rác để có văn bản hướng dẫn, đề nghị chính quyền các địa phương trong tỉnh và Nhà máy thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý và tiếp nhận rác thải trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

Trước đó, sau khi nhận công văn xin tạm ngưng tiếp nhận rác trong 90 ngày từ phía Nhà máy xử lý rác Tp. Cà Mau, chính quyền tỉnh Cà Mau hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan và chính quyền các địa phương trong tỉnh bằng nhiều cách khác nhau phải tổ chức tiếp nhận, thu gom, xử lý rác tại các khu đất của đơn vị quản lý, bảo đảm không để gây ô nhiễm môi trường đảm bảo vệ sinh môi trường trong dịp Tết Quý Mão.

Hiện tại, đây là nhà máy xử lý rác thải duy nhất của tỉnh.

Trong hơn hai tháng qua, chính quyền tỉnh Cà Mau đã chủ động tốt các giải pháp để không dẫn đến ùn ứ rác thải, gây ô nhiễm môi trường. Nhờ quyết liệt và chuẩn bị tốt ngay từ đầu nên trong thời gian nhà máy tạm ngưng bảo trì lần này, tình trạng ùn ứ rác đã không xảy ra.

Được biết, hiện tỉnh chỉ có duy nhất đơn vị xử lý rác thải sinh hoạt chuyên dụng là Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau, trong khi lượng rác thải sinh hoạt toàn tỉnh cần thu gom, xử lý đến hàng trăm tấn mỗi ngày. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy này đã xin tạm ngưng tiếp nhận rác để bảo trì thiết bị 3 lần vào các năm 2014, 2018 và 2022.

Huy Diệu – Bình An

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Nhà máy xử lý rác Tp. Cà Mau hoạt động trở lại sau hơn 2 tháng bảo trì.

Long An: Doanh nghiệp đề nghị bố trí quỹ đất xây nhà ở cho công nhân

(Phapluatmoitruong.vn) Mới đây, Công ty CP ĐT XD KD hạ tầng KCN Sài Gòn – Long An đề nghị UBND tỉnh Long An xem xét, đồng ý chủ trương bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN Đức Hòa III-Slico.

Theo ông Nguyễn Hữu Phước, TGĐ Công ty CP ĐT XD KD hạ tầng KCN Sài Gòn – Long An, dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân người lao động làm việc tại KCN Đức Hòa III-Slico đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó, yêu cầu dự án cần phải bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN.

Tuy nhiên, theo Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KCN Đức Hòa III-Slico đã được Chủ tịch UBND tỉnh Long An phê duyệt, hiện chưa có quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân, người lao động làm việc tại đây.

Được biết, theo Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư tại xã Đức Lập Hạ và xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An được UBND tỉnh Long An phê duyệt, trong đó có bố trí “nhà chung cư kết hợp nhà ở công nhân và nhà ở xã hội” với tổng diện tích 34.8983 ha. Quỹ đất này có vị trí gần KCN Đức Hòa III-Slico, thuận tiện trong việc bố trí nhà ở cho công nhân, người lao động làm việc tại KCN Đức Hòa III-Slico.

“Với vị trí thuận lợi trên, Công ty CP ĐT XD KD hạ tầng KCN Sài Gòn – Long An đã đề nghị UBND tỉnh Long An sớm xem xét, đồng ý chủ trương bố trí nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động làm việc tại KCN Đức Hòa III-Slico vào quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại Khu dân cư tại xã Đức Lập Hạ và xã Mỹ Hạnh Bắc”, ông Nguyễn Hữu Phước cho biết thêm.

Trước đề nghị của DN, ngày 27/1/2023, UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo, giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, thời gian xem xét giải quyết, công bố, bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở đối với dự án trên đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Ngọc Tân

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân tại KCN Đức Hòa III-Slico vẫn chưa được phê duyệt.

 

Khánh Hòa: Xử lý sai phạm sử dụng đất, xây dựng công trình

(Phapluatmoitruong.vn) – Hiện nay, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng ở huyện Cam Lâm vẫn còn nhiều bất cập. Huyện đã xử lý nhiều vụ sai phạm trong lĩnh vực môi trường, sử dụng đất, xây dựng không phép…

Theo Văn phòng Huyện ủy Cam Lâm, thời gian qua, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại. Cơ quan chức năng đã xử lý nhiều vụ lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích, sử dụng đất, phân lô, bán nền không đúng quy định. Đáng nói, có những công trình, nhà ở xây dựng không phép, sai giấy phép, sai quy hoạch cũng được địa phương xử lý kịp thời, bước đầu tạo niềm tin cho người dân…

Được biết, gần đây huyện Cam Lâm đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch, chỉnh trang đô thị, xây dựng hạ tầng giao thông, cây xanh và thu hút đầu tư du lịch…, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó, huyện cũng có nhiều bất cập, nhất là về nhu cầu sử dụng đất, xây dựng công trình, đô thị ngày một tăng cao. Do đó, tình trạng sai phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng không thể tránh khỏi, nhất là một số dự án khu dân cư, đô thị mới đã vi phạm về môi trường, xây dựng sai phép, không đúng quy hoạch…

Đáng lưu ý, để xảy ra những tồn tại, thiếu sót nêu trên là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nâng cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu, chưa quyết liệt kiểm tra và xử lý dứt điểm các vụ việc sai phạm; một số trường hợp khi phát hiện không chủ động xử lý mà trông chờ, ỷ lại, chưa bố trí lực lượng phù hợp để xử lý vi phạm một cách triệt để. Các cơ quan chức năng chưa phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn có liên quan. Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao. Ngoài ra, việc chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực đất đai, xây dựng của một số cá nhân, tổ chức còn có nhiều thiếu sót…

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, Bí thư huyện ủy Cam Lâm Nguyễn Trọng Trung cho rằng: “Sự khơi dậy tiềm năng đất đai, chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường, phát triển kinh tế bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Tuy nhiên, vừa qua, có nhiều vụ vi phạm trong xây dựng công trình, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công trên địa bàn. Huyện đã và đang chỉ đạo chấn chỉnh, kiên quyết xử lý kịp thời những đơn vị, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực này. Huyện coi đây là nhiệm vụ chính trị, thường xuyên, lâu dài của công tác Đảng và cả hệ thống chính trị; là yếu tố quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cam Lâm lần IV, nhiệm kỳ 2020-2025”.

“Quản lý và sử dụng đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn hiện nay cần phải đảm bảo đồng bộ giữa quy hoạch và kết cấu hạ tầng, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật; không để phát sinh vi phạm và các điểm nóng khiếu kiện về đất đai và trật tự xây dựng. Đến năm 2025, huyện cơ bản hoàn thành việc lập bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn huyện; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khuyến khích các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, công nghệ cao. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 , góp phần hoàn thành mục tiêu đạt huyện nông thôn mới vào năm 2025…” – ông Trung khẳng định.

Một số hộ dân lấn đất ven sông làm nhà hàng trái phép.

Để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, huyện ủy Cam Lâm đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng”. Theo đó, huyện tiếp tục triển khai thực hiện các đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Cam Đức đến năm 2030… Trên cơ sở đó, huyện lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập kế hoạch đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong đô thị, quản lý xây dựng các công trình, các khu chức năng, quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

Hoàn thành lập các đồ án Quy hoạch chung xây dựng các xã (định hướng đến năm 2030) nhằm đảm bảo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã; rà soát, cập nhật những nội dung thay đổi để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của xã; đồng thời là cơ sở pháp lý cho việc lập đề án, lập dự án đầu tư, quản lý xây dựng trên địa bàn xã.

Một hộ dân ở xã Cam Hải Đông lấn đất ven sông làm nhà hàng trái phép.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền cấp trên nếu để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng thuộc địa bàn quản lý. Đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp phụ trách, tham mưu công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng nếu có hành vi tiếp tay trục lợi hoặc cố tình vi phạm kể từ sau thời điểm ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 03/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thì bị xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật theo quy định.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về đất đai, đảm bảo tính công khai minh bạch, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, giải quyết hồ sơ đúng hạn, đảm bảo phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai.

Một trong những công trình lấn chiếm đất công ở huyện Cam Lâm vừa bị tháo dỡ.

Các địa phương siết chặt kỷ cương, chấm dứt tình trạng xây dựng trái phép, gây ô nhiễm môi trường và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm an toàn lao động tại các công trình xây dựng, khắc phục tình trạng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn để tồn tại, đồng thời kiên quyết phá dỡ những công trình sai phạm theo quy định pháp luật…

                                                               Minh Trí

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một số hộ dân ở huyện Cam Lâm xây dựng nhà hàng ven sông không phép.

Lâm Đồng: Kiểm tra thông tin DN khai thác cát trái phép

(Phapluatmoitruong.vn)Ngày 13/2/2023, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản đề nghị UBND huyện Đức Trọng và Đơn Dương cung cấp thông tin kiểm tra, xử lý việc một DN khai thác cát trái phép, không phép trên địa bàn.

Sở TNMT Lâm Đồng cho biết đã tiếp nhận thông tin phản ánh của cơ quan báo chí về việc Công ty TNHH DN DV CT GT Thủy lợi Quốc Khánh khai thác cát trái phép, không phép tại cầu Sắt, thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.

Tiếp thu phản ánh, Sở TNMT và Công an tỉnh đề nghị UBND huyện Đức Trọng phối hợp UBND huyện Đơn Dương chỉ đạo cơ quan liên quan, công an huyện kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh và một số thông tin liên quan như việc khai thác cát, nguồn gốc khoáng sản, tập kết, chế biến cát… trái phép, không phép tại khu vực nêu trên và khu vực liên quan, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).

Theo Sở TNMT, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 99 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, trong đó, 93 giấy phép do UBND và 6 giấy phép do Bộ TNMT cấp.

Từ năm 2021 đến 2022, đã thanh tra, kiểm tra 60 đơn vị, còn 35 tổ chức, cá nhân chưa được thực hiện thanh tra, kiểm tra, trong đó có ba tổ chức, cá nhân đã ngừng hoạt động, thực hiện đóng cửa mỏ để trả lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

Sở này cũng cho biết, qua cơ sở kiểm tra thực tế và dư luận, thời gian qua nổi lên một số điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Tp. Bảo Lộc (khai thác cao lanh); các huyện Lâm Hà, Di Linh (khai thác cát, đất sét, đất san lấp). Hiện, một số tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát… Điển hình như việc khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai; nạo vét trái phép lòng hồ thủy điện Đa Nhim, huyện Đơn Dương của Công ty cổ phần đầu tư PITC Lâm Đồng; lòng hồ thủy điện Sar Deung tại thôn R’Hang Trụ, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà; lòng hồ thủy lợi P’ró, huyện Đơn Dương; khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3, huyện Di Linh…

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Sà lan của một DN đang khai thác cát trái phép, không phép tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt.

Cần Thơ: Tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

(Phapluatmoitruong.vn) UBND Tp. Cần Thơ vừa có văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố.

Theo đó, UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan rà soát, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn; qua đó xác định các chủ đầu tư dự án chưa triển khai hoặc chậm triển khai, đánh giá cụ thể nguyên nhân, chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Đối với Sở Xây dựng, giao phối hợp đơn vị liên quan tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Tp. Cần Thơ đã được UBND TP ban hành; phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, công bố quỹ đất phù hợp với quy hoạch để xây dựng nhà ở xã hội (gồm cả quỹ đất 20% đất ở tại dự án nhà ở thương mại dành để xây dựng nhà ở xã hội), nhà ở công nhân, các khu chung cư cũ trên địa bàn TP; đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại sớm triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và tiến hành các thủ tục pháp lý để công bố mời gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư theo quy định.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND Tp. Cần Thơ Dương Tấn Hiển cũng chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, công bố danh sách các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại tại các khu đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn TP.

Ông Hiển cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Cần Thơ theo dõi, giám sát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực BĐS; chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, cho vay trong lĩnh vực bất động sản; xem xét ưu tiên cho vay đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…

“Bên cạnh đó, Hiệp hội BĐS Tp. Cần Thơ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP chủ động cơ cấu lại các phân khúc sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán phù hợp, khả thi, tạo thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thực sự về nhà ở”, văn bản nêu.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Tp. Cần Thơ đề nghị các đơn vị liên quan chủ động xử lý các vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án BĐS (Hình minh họa).

Nhiều địa phương cải thiện thứ hạng kết quả bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đây là lần thứ hai Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành xếp hạng theo bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư.

Đồng thời, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Nhiều địa phương cải thiện thứ hạng kết quả bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Bảng xếp hạng chỉ số PEPI năm 2021. (Ảnh: BTNMT)

Kết quả công bố cho thấy, Chỉ số PEPI 2021 của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 64,74 điểm, cao hơn 2,79 điểm, tương ứng với mức tăng 4,3% so với giá trị trung bình năm 2020 (đạt 61,95 điểm).

 Năm 2021, số địa phương đạt trên 70 điểm và số địa phương đạt từ 60 đến dưới 70 điểm đều cao hơn 6 tỉnh/thành phố so với năm 2020 (năm 2020 có 4 địa phương đạt trên 70 điểm và 34 địa phương đạt từ 60 – dưới 70 điểm); số địa phương đạt từ 50 đến dưới 60 điểm giảm 5 địa phương so với năm 2020; không có địa phương đạt dưới 50 điểm, trong khi năm 2020 có 04 địa phương ở mức này; khoảng cách chênh lệch kết quả giữa địa phương cao nhất và thấp nhất giảm 10,15 điểm so với năm 2020 (khoảng cách này năm 2021 là 28,52 điểm, năm 2020 là 38,67 điểm). Xu hướng này cho thấy nỗ lực nâng cao kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương.

Xét toàn bộ 63 tỉnh thành, có 10 tỉnh/thành phố đạt mức tốt, đạt kết quả Chỉ số PEPI từ 70 điểm trở lên; có 39 tỉnh/thành phố đạt mức khá, đạt kết quả Chỉ số PEPI từ 60-dưới 70 điểm và có 14 tỉnh/thành phố đạt mức trung bình, đạt kết quả Chỉ số PEPI từ 50 – dưới 60 điểm.

Kết quả đánh giá cũng chỉ ra rằng, Chỉ số PEPI 2021 của các địa phương có nhiều khởi sắc với 45 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số PEPI tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó các địa phương tăng điểm cao là Quảng Trị (+ 24 điểm), Bắc Ninh (+18,67 điểm), Bến Tre (+12,8 điểm), Nghệ An (+10,81 điểm), Nam Định (+10,35 điểm).

Tuy nhiên, vẫn còn 18 địa phương có kết quả Chỉ số PEPI giảm so với năm 2020, trong đó, địa phương giảm nhiều là Đắk Nông (- 11,03 điểm), Lâm Đồng (-8,38 điểm), Cao Bằng (-6,87 điểm), Phú Yên (-6,69 điểm), Hải Dương (-6,26 điểm)… Đáng chú ý, TP. Hà Nội ở vị trí khá thấp khi xếp thứ 55/63 tỉnh, thành phố với hầu hết các chỉ số đều ở nhóm cuối. Với chỉ số nhóm 1 – đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, Hà Nội xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố.

Chỉ số PEPI 2021 đã phản ánh một cách tương đối toàn diện kết quả BVMT của các tỉnh/thành phố năm 2021, là nguồn thông tin quan trọng cho các cơ quan, nhà quản lý, người dân trong việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác BVMT hàng năm.

Căn cứ kết quả đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, có giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số PEPI ở những năm tiếp theo.

Đánh giá kết quả bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Bộ TN&MT, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh/thành phố trong công tác BVMT và đã được quy định tại Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (BVMT) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT (Bộ chỉ số).

Bộ chỉ số được cấu trúc thành hai nhóm: (I) Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT, với 04 nhóm tiêu chí, 11 tiêu chí thành phần, 26 chỉ số đánh giá; (II) Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống, với 04 nhóm tiêu chí, 01 chỉ số đánh giá.

Tạ Nhị – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/nhieu-dia-phuong-cai-thien-thu-hang-ket-qua-bao-ve-moi-truong-75502.html

Xử lý nghiêm các dự án chậm triển khai công trình công cộng, hạ tầng xã hội

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đã và đang triển khai.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đã và đang triển khai (trong đó, khoảng 98 dự án cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng và khoảng 168 dự án chưa hoàn thành).

Thực tế khẳng định, một số khu đô thị, khu nhà ở được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị, giải quyết nhu cầu về nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt, các dự án nhà ở thu nhập thấp được phát triển hài hòa với các dự án nhà ở thương mại, bảo đảm cho người dân được hưởng các lợi ích từ phúc lợi công cộng và hạ tầng xã hội của khu vực đô thị.

Tuy nhiên, qua giám sát gần đây của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, các Ban HĐND thành phố và qua ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh, việc triển khai đầu tư xây dựng các khu nhà ở, khu đô thị vẫn còn một số tồn tại, bất cập, thậm chí có những hạng mục dự án đã được kiểm tra, giám sát, tồn tại nhiều năm nhưng xử lý chưa hiệu quả, chậm chuyển biến.

Điển hình, một số khu đô thị, khu nhà ở sau khi đưa vào khai thác, sử dụng vẫn chưa đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định; chưa khớp nối đồng bộ với hạ tầng khu vực. Một số dự án công trình hạ tầng xã hội thiết yếu (trường học, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí…) chậm triển khai, chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch phê duyệt, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trong khi đó, việc quản lý, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá đầu tư và xử lý đối với các dự án này còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 15/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố cũng như các chương trình công tác của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chuyên đề “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đề nghị phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, lĩnh vực; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật và đề xuất các biện pháp khắc phục.

Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trong quý I/2023, UBND các quận, huyện, thị xã phải hoàn thành việc rà soát, đánh giá thực trạng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất địa điểm, nguồn vốn, cơ chế chính sách, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội tại các khu đô thị.

Đối với các ô đất xây dựng công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa nhưng chưa thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư, UBND các quận, 2 huyện, thị xã khẩn trương tổ chức lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (trong đó, đề xuất cụ thể hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất), gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội để chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thẩm định, báo cáo UBND thành phố xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư; hoàn thành trong quý 2/2023.

Lãnh đạo thành phố giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát lại việc bố trí các quỹ đất xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội trong các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan để nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các quỹ đất này (trong trường hợp còn thiếu) trong quá trình thẩm định điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Đáng chú ý, khi thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở phải đảm bảo bố trí dù tỷ lệ quỹ đất dành để xây dựng các công trình công cộng. công trình hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân tại dự án và khu vực xung quanh, đảm bảo các yêu cầu theo quy hoạch phân khu đô thị, quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan; không bố trí quỹ đất xây dựng các công trình này vào các vị trí khó thực hiện giải phóng mặt bằng…

Đối với việc lập, thẩm định quy hoạch các khu chung cư cũ, các dự án di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi các khu vực đông dân cư cần cân đối quỹ đất, dành tỷ lệ diện tích đất hợp lý cho việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng khác, góp phần cải thiện không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Cũng theo chỉ đạo của thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên theo dõi, đôn đốc chủ đầu tư, đảm bảo tiến độ, phù hợp với quy hoạch và nội dung của dự án đã được phê duyệt.

Đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, không triển khai hoặc chậm triển khai đầu tư xây dựng các công cộng, công trình hạ tầng xã hội, vi phạm các quy định về đầu tư, đất đai, kịp thời báo cáo UBND thành phố xem xét, thu hồi đất, thu hồi dự án để tổ chức lựa chọn chủ đầu tư khác hoặc giao UBND cấp huyện thực hiện đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.

Thành phố đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp không chấp hành các quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê. Đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất mà quá thời hạn triển khai, Sở căn cứ quy định của pháp luật xem xét, đề xuất UBND thành phố thu hồi.

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải tăng cường các đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai, còn nợ nghĩa vụ tài chính, hoàn tất hồ sơ thanh tra, kiểm tra để xử lý. Trường hợp vi phạm đến mức phải thu hồi đất, thu hồi dự án, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Minh Nghĩa/TTXVN

Theo Bnews

Ảnh: Hà Nội có khoảng 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên. Ảnh: Phan Tuấn Anh – TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/xu-ly-nghiem-cac-du-an-cham-trien-khai-cong-trinh-cong-cong-ha-tang-xa-hoi/280899.html

Lâm Đồng: Dự án bảo vệ rừng của Công ty Thác Rồng làm mất hàng chục ha rừng

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái và bảo vệ rừng của Công ty TNHH Thủy điện và Du lịch sinh thái Thác Rồng (Công ty Thác Rồng) đã làm mất 37,79ha diện tích rừng, với trữ lượng thiệt hại hơn 6.280m3.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình khắc phục sai phạm do để mất rừng xảy ra tại dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái và bảo vệ rừng của Công ty TNHH Thủy điện và Du lịch sinh thái Thác Rồng tại huyện Lạc Dương.

Cụ thể, sau khi phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương kiểm tra hiện trường và hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết diện tích rừng bị mất tại dự án nêu trên là 37,79ha, trữ lượng thiệt hại khoảng 6.282,5m3; diện tích rừng bị giảm trữ lượng gỗ (thay đổi trạng thái) là 10,55ha, trữ lượng giảm 1.909,9m3.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ cung cấp thông tin thiệt hại tài nguyên rừng gửi Sở Tài chính xác định giá trị tài nguyên rừng làm cơ sở để Công ty TNHH Thủy điện và Du lịch sinh thái Thác Rồng thực hiện việc nộp tiền bồi thường.

Năm 2015, UBND huyện Lạc Dương có văn bản thống nhất chủ trương cho phép Công ty Thủy điện và Du lịch Thác Rồng san ủi đất để thực hiện dự án dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái và bảo vệ rừng.

Cuối năm 2020, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ lúc bấy giờ là ông Trương Hòa Bình đã có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương điều tra, xác minh làm rõ nội dung phản ánh về việc phá rừng phòng hộ tại huyện Lạc Dương.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, Công ty TNHH Thủy điện và Du lịch sinh thái Thác Rồng và các cơ quan liên quan trong việc để xảy ra phá rừng phòng hộ tại tiểu khu 132.

Nghi Xuân/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Dự án bảo vệ rừng của Công ty Thác Rồng làm mất 37,79ha rừng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/lam-dong-du-an-bao-ve-rung-cua-cong-ty-thac-rong-lam-mat-hang-chuc-ha-rung-20180504224280790.htm

Tiếp chuỗi sai phạm lớn tại Hà Nam, tuyến đường nghìn tỷ có nguy cơ ‘chết yểu’

Mặc dù được đầu tư với số tiền lên đến gần 8.000 tỷ đồng, nhưng hơn 12 năm qua, tuyến đường 495B nằm trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn chưa ‘về đích’.

Đây là một trong những dự án giao thông được chỉ ra tồn tại nhiều sai phạm.

Tuyến đường nghìn tỷ

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo GD&TĐ, Dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ dân cư miền núi xã Thanh Nguyên, Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm, Hà Nam, sau đây gọi tắt là Dự án đường 495B) là tuyến đường được thực hiện theo Quyết định đầu tư số 783 ngày 27/7/2010 của UBND tỉnh Hà Nam với số vốn đầu tư ban đầu là 748,8 tỷ đồng. Tổng chiều dài của dự án là 28,9km.

Qua 4 lần điều chỉnh quy mô và tăng giảm tổng mức đầu tư, đến tháng 11/2016, Dự án đường 495B được tỉnh Hà Nam ấn định tổng mức đầu tư là 7.685 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là 6.908 tỷ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng là 480 tỷ đồng.

Thông tin từ ông Đỗ Bắc Hà, Phó Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông thuộc Sở GTVT Hà Nam cho biết, Dự án đường 495B do Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, sau hơn 12 năm triển khai, dự án vẫn còn dang dở. Các hạng mục thi công đứt đoạn vừa không phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư, vừa gây bức xúc cho người dân. Thực trạng tuyến đường hiện đã hư hỏng, xuống cấp đã được nhân dân phản ánh rất nhiều lần.

Đến năm 2016, dự án này đã bị tạm dừng thi công. Được biết, việc tạm dừng thi công dự án là do không có vốn. Cụ thể, tổng số vốn của dự án được cấp chỉ có gần 622 tỷ đồng.

Chất chồng sai phạm

Liên quan đến Dự án đường 495B, Thanh tra Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan chức năng) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong công tác đấu thầu, thi công dự án.

Cụ thể, trước khi Luật Đầu tư công 2014 có hiệu lực, Dự án đường 495B được phê duyệt. Việc này không được thông qua HĐND. Điều này được chỉ ra đã vi phạm Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ.

Quá trình phê duyệt hình thức đấu thầu còn hạn chế đối với 4 gói thầu của dự án như không đúng, không thuộc trường hợp được áp dụng theo quy định tại Luật Đấu thầu.

Bên cạnh đó, dự án khi phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn không được thẩm định. Việc này được xác định chưa đúng theo quy định của Luật Đầu tư công 2014. Dự án cũng có quy mô, cấp công trình chưa phù hợp quy hoạch GTVT được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt vào các năm 2008, 2011.

Về nguồn vốn, cơ quan chức năng cũng xác định, khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh dự án có nguồn vốn không được thẩm định, không xác định rõ ràng theo quy định của Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội. Dự án cũng không có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nguồn vốn và mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng chỉ ra, Dự án đường 495B được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt điều chỉnh nhưng chưa làm rõ các yếu tố được điều chỉnh, không đúng quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ.

Bên cạnh những tồn tại trên, việc đánh giá tác động môi trường của dự án được chỉ ra còn sơ sài, thiếu nội dung hiện trạng, đề xuất cụ thể, không đúng theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ.

Đáng nói hơn, Dự án đường 495B có thiết kế cơ sở xác định quy mô đầu tư, giải pháp thiết kế chưa tuân theo Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054:2005.

Ngoài ra còn là việc chủ đầu tư không khảo sát, thu thập số liệu, tính toán các phương án thiết kế mặt đường để lựa chọn phương án tối ưu, có giải pháp tận dụng các cầu cũ được đưa vào khai thác năm 2005.

Việc xác định tốc độ thiết kế của dự án cũng không phù hợp với cấp đường gây sai số khi tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật. Thiết kế kết nối giao thông chưa đảm bảo tính kinh tế – kỹ thuật, an toàn… Thiết kế bản vẽ thi công không phù hợp với thiết kế cơ sở được duyệt, vi phạm Luật Xây dựng 2003 và Luật Xây dựng 2014. Tại các đường vuốt nối vào 3 nhà máy xi măng (Xuân Thành, Hoàng Long, Thành Thắng) thuộc dự án cũng không có trong thiết kế cơ sở.

Hơn nữa, dự án được chỉ ra có thiết kế cơ sở không lấy ý kiến thẩm định của bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền quy định đối với dự án nhóm A, vi phạm Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ.

Cũng tại dự án này, UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt định mức, đơn giá khai thác, bốc xúc, vận chuyển đất đá hỗn hợp, các loại vật liệu xây dựng cho trạm trộn bê tông tại xã Thanh Nghị và vận chuyển đến chân công trình; đơn giá ca máy rải bê tông xi măng Writgen SP500, đơn giá vật liệu như đá, cấp phối, bê tông xi măng… đến chân công trình để làm cơ sở lập dự toán và thanh quyết toán dự án.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ ra, một số vật liệu có giá cao hơn so với thông báo giá vật liệu của tỉnh, giá ca máy SP500 (hơn 18 triệu đồng/ca) cao hơn ở một số địa phương (trong đó, cao gấp 2,54 lần đơn giá của TP Hà Nội năm 2011 – hơn 7 triệu đồng/ca).

Đối với phần giá trị đã nghiệm thu, thanh toán, qua thanh tra cho thấy số tiền thanh toán chi phí xây dựng không đúng tại dự án là hơn 333 tỷ đồng. Về điều này, cơ quan chức năng đã yêu cầu tỉnh Hà Nam thực hiện rà soát, giảm trừ thanh, quyết toán số tiền trên.

Nguyễn Tuấn Khang – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Hiện trạng Dự án đường 495B ghi nhận tháng 12/2022. Ảnh: Văn Thanh

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/tiep-chuoi-sai-pham-lon-tai-ha-nam-tuyen-duong-nghin-ty-co-nguy-co-chet-yeu-post626171.html

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ – Syria là thảm hoạ tồi tệ nhất 100 năm qua

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, trận động đất ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất trong 100 năm qua ở khu vực châu Âu.

WHO vừa qua đã nhận định, trận động đất ngày 6/2 có tâm chấn ở Thổ Nhĩ Kỳ là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua ở châu Âu.

Tính đến hôm 15/2, ít nhất 41.218 người đã thiệt mạng và hàng chục nghìn người bị thương trong các trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào tuần trước. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 35.418 người đã thiệt mạng ở nước này, trong khi hơn 5.800 người thiệt mạng ở Syria. Tổng cộng, hơn 8.000 người đã được giải cứu và hơn 81.000 người bị thương, hầu hết đã được xuất viện.

Con số người chết dự kiến còn gia tăng khi hàng nghìn người vẫn nằm dưới các đống đổ nát, trong khi thời điểm vàng 72h sau thảm họa đã qua. Thêm vào đó, thời tiết khắc nghiệt và cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề khiến công cuộc cứu hộ trở nên thách thức hơn.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thừa nhận đã có những vấn đề trong phản ứng ban đầu của chính phủ đối với trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra vào sáng 6/2 nhưng cho biết tình hình đã được kiểm soát.

tm-img-alt
Công tác tìm kiếm các nạn nhân vẫn được tiếp tục. Ảnh: AP

 

Ông Erdogan phát biểu trên truyền hình ở Ankara: “Chúng ta đang đối mặt với một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất không chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà còn trong lịch sử nhân loại”.

Giới chức Liên hợp quốc cho biết giai đoạn giải cứu sắp kết thúc, trọng tâm tới đây sẽ là tìm nơi trú ẩn, cung cấp thực phẩm và dựng các trường học.

Tiến sĩ Hans Kluge, giám đốc khu vực châu Âu của WHO, phát biểu trong một cuộc họp báo: “Chúng ta đang chứng kiến thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ở khu vực châu Âu của WHO trong một thế kỷ và chúng tôi vẫn đang xem xét về mức độ nghiêm trọng của nó”.

Khu vực châu Âu của WHO bao gồm 53 quốc gia, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Syria là thành viên của khu vực Đông Địa Trung Hải lân cận.

Tiến sĩ Kluge cũng cho biết cơ quan y tế đã bắt đầu triển khai các đội y tế khẩn cấp lớn nhất trong lịch sử 75 năm của khu vực châu Âu của WHO.

Ông Kluge nói thêm rằng: “Cho đến nay, 22 đội y tế khẩn cấp đã đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhu cầu rất lớn, tăng lên từng giờ, khoảng 26 triệu người trên cả hai quốc gia cần hỗ trợ nhân đạo”.

Hơn 7 triệu trẻ em bị ảnh hưởng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria

Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), thảm họa này khiến hơn 7 triệu trẻ em ở cả hai nước bị ảnh hưởng.

Phát biểu trước báo giới tại Geneva, người phát ngôn Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ông James Elder cho biết tổng số trẻ em sinh sống tại 10 tỉnh chịu ảnh hưởng của 2 trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ là 4,6 triệu, trong khi con số này tại Syria là 2,5 triệu.

tm-img-alt
Ít nhất 1.362 trẻ em ở Thổ Nhĩ Kỳ bị chia cắt với gia đình sau trận động đất. Ảnh: CNN 

 

Bộ trưởng Dịch vụ Gia đình và Xã hội Derya Yanik cho biết, ít nhất 1.362 trẻ em ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tách khỏi cha mẹ sau trận động đất lớn xảy ra cách đây một tuần. Cho đến nay, 369 trẻ đã được đoàn tụ với gia đình, 792 trẻ em khác đang ở trong bệnh viện và 201 trẻ em đang ở các cơ sở liên kết khác. Trong đó, 291 đứa trẻ vẫn chưa được xác định danh tính.

Ông bày tỏ lo ngại có hàng nghìn trẻ em thiệt mạng trong thảm họa này khi số nạn thân thiệt mạng tiếp tục tăng. Điều ông lo ngại hơn cả là nhiều trẻ em mất đi bố mẹ trong các trận động đất. Giữa các đống đổ nát, còn hàng nghìn người đang bơ vơ không nhà cửa, chịu đói, chịu rét với nguy cơ dịch bệnh các bệnh về đường hô hấp gia tăng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt lạnh giá hiện nay.

Do ảnh hưởng của động đất, tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo số liệu báo cáo của Chính phủ nước này, có gần 196.000 người phải sơ tán khỏi các khu vực bị ảnh hưởng.

Công tác tìm kiếm cứu nạn hiện đã bước sang ngày thứ 8, với sự tham gia của lực lượng cứu nạn quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Hôm 14/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính có thư thăm hỏi gửi Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ giao các bộ, ngành tiếp tục có thêm các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong thời gian tới.

Trước đó, trong các ngày 9/2 và 12/2, các đoàn công tác gồm hơn 100 cán bộ, chiến sỹ bộ đội và công an Việt Nam đã được cử sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng với nhiều vật tư, thiết bị để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.

Đại Phong

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Hình ảnh người Syria ở tỉnh Idlib đào mộ cho những người thân của họ đã chết do thảm họa động đất xảy ra vào tuần trước. Ảnh: CNN

Đắk Lắk: Sẵn sàng cho Lễ hội voi 2023

(Phapluatmoitruong.vn) – Lễ hội voi huyện Buôn Đôn năm 2023 không những góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện, mà còn quảng bá hình ảnh của địa phương đến với du khách, bạn bè gần xa.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Sy Thắt Ksơr, Trưởng Ban Tổ chức hội voi: “Chương trình nằm trong các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn, là một hoạt động văn hóa chính trị lớn của huyện, nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây cũng được xem là cơ hội tốt để quảng bá du lịch và xúc tiến đầu tư tại địa phương”.

Dự kiến, hội voi năm nay sẽ diễn ra từ ngày 11-13/3/2023, gồm hai phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động như: Phần lễ cúng bến nước và cúng sức khỏe cho voi trước khi vào hội; Lễ khai mạc và bế mạc; Lễ cúng thần linh; Lễ cúng bến nước; Lễ cúng sức khỏe cho voi và tắm voi; Phần lễ hội liên hoan văn hóa cồng chiêng, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc và trình diễn trang phục truyền thống lần thứ VI năm 2023; Hội thi đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc và tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên; Hội thi văn hóa ẩm thực; Hội thi kết hoa Chăm pa…

Ông Vũ Minh Thoại – Trưởng phòng Thông tin Văn hóa huyện Buôn Đôn cho biết, ngay sau khi UBND tỉnh ban hành công văn số 21/UBND – CN ngày 3/1/2023 về công tác tổ chức các hoạt động thuộc chương trình lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, trong đó huyện Buôn Đôn đảm nhận tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc và hội voi, UBND huyện Buôn Đôn đã xây dựng kế hoạch, đồng thời ban hành các quyết định thành lập Ban Tổ chức, các tiểu ban phục vụ lễ hội và triển khai phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội voi cơ bản đã hoàn tất.

Cũng theo ông Thoại, lễ hội năm nay không có nghi thức đâm trâu và đua voi, thay vào đó, huyện sẽ tổ chức lễ cúng thần linh ngay tại trung tâm lễ hội, buffet cho voi và một số nghi thức lễ khác nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn. Đồng thời bổ sung các hội thi mang đậm bản sắc dân tộc như dệt thổ cẩm, ném còn, ẩm thực…

Chính quyền và nhân dân huyện Buôn Đôn đã sẵn sàng các khâu cho lễ hội voi 2023.

Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Phạm Trung Nghĩa cũng đã chỉ đạo UBND các xã, các phòng ban thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm để đảm bảo hội voi và lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2023 được diễn ra vui tươi, an toàn, góp phần vào thành công của lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 của tỉnh.

Phan Hải Bình An – Lê Vân

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Lễ hội voi là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

 

Lâm Đồng: Kiểm tra, rà soát việc phân lô bán nền

(Phapluatmoitruong.vn)UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo kiểm tra, rà soát công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, lâm nghiệp, giao thông trên địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, cơ quan này nhận được nhiều phản ánh công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, lâm nghiệp, giao thông… trên địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng vẫn còn chưa chặt chẽ.

Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước nói chung và các lĩnh vực nêu trên nói riêng, UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải và UBND huyện Đức Trọng kiểm tra thực tế, rà soát công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng; quản lý đất đai; việc hình thành các khu dân cư, phân lô bán nền không đúng quy định; công tác quản lý bảo vệ rừng; việc đấu nối đường giao thông vào quốc lộ, đường cao tốc; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (trong đó có hồ chứa nước Ta Hoét); xác định trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Văn bản nêu rõ, đề nghị huyện Đức Trọng tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý và báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo trước ngày 15/3/2023.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hàng loạt dự án vi phạm pháp luật đất đai và đầu tư đã được Thanh tra Chính phủ kết luận, yêu cầu thu hồi đất, chấm dứt hoạt động. Ngoài sai phạm về quản lý đất đai đang được kiểm tra tại huyện Đức Trọng, một trong những điểm nóng trong hiến đất mở đường trên đất nông nghiệp, đặc biệt là tại Bảo Lộc, Lâm Hà và Bảo Lâm đã được các cơ quan chức năng tỉnh này chỉ rõ. Những vi phạm này gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát tài sản Nhà nước, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Lâm Đồng đang là điểm nóng sai phạm về đất đai (Hình minh họa).

Quảng Ngãi: Họp báo thông tin về Nhà máy Bột – Giấy VNT 19

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiều 14/2/2023, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo chuyên đề về các nội dung liên quan đến Nhà máy Bột – Giấy VNT 19. 

Dự án Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 do Công ty Cổ phần Bột giấy VNT 19 làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 31/3/2011. Dự án được điều chỉnh tiến độ, dự kiến đưa vào hoạt động cuối quý 4/2024, với công suất thiết kế 350.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm (giai đoạn 1). Hiện tại, dự án đã thực hiện khối lượng công việc 75%, trong đó, đền bù giải phóng mặt bằng đạt 95%.

Dự án cũng đã được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Quyết định số 2270/QĐ-BTNMT ngày 7/9/2015. Trong đó, hướng tuyến thoát nước thải của Nhà máy là từ khu vực xử lý nước thải đi dọc theo tuyến đường vào nhà máy, hướng ra biển tại vịnh Việt Thanh. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có ý kiến thống nhất hướng tuyến này tại Công văn số 752/UBND-CNXD ngày 19/2/2016.

Tại cuộc họp, nhiều PV đã đặt câu hỏi liên quan đến công nghệ, thiết bị, giải pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là nước thải, khí thải; vùng nguyên liệu của Nhà máy khi đưa vào vận hành; vấn đề tham vấn cộng đồng đối với dự án…

Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Quảng Ngãi Lê Quốc Tân đã trả lời các câu hỏi liên quan đến công nghệ, thiết bị, giải pháp bảo vệ môi trường, trong đó giải thích rõ về giải pháp xử lý nước thải, khí thải.

Với tư cách là cơ quan tư vấn phản biện dự án, ông Lê Quang Thích – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi cũng đã làm rõ một số thông tin quan trọng của dự án này.

Các cơ quan thông tấn báo chí đặt câu hỏi liên quan đến dự án Nhà máy Bột – Giấy VNT 19.

Kết luận tại cuộc họp, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Quảng Ngãi Trần Minh Trường nêu rõ quan điểm xuyên suốt của tỉnh trong thu hút đầu tư, đồng hành cùng nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án, trong đó có Dự án Nhà máy Bột – Giấy VNT 19. Đồng thời tăng cường công tác giám sát của người dân ở cơ sở, đảm bảo vấn đề môi sinh, môi trường đúng theo cam kết của chủ đầu tư dự án.

  Phan Dung 

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh buổi họp báo.

Vì sao TP.HCM muốn xóa sổ 22 cụm công nghiệp?

Phần lớn các cụm công nghiệp (22/30 cụm công nghiệp) của TP.HCM được quy hoạch năm 2007 không đáp ứng yêu cầu mới, đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Trước thực trạng của hàng chục cụm công nghiệp trên địa bàn, theo Sở Công thương TP.HCM, sẽ không thực hiện được việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng các cụm công nghiệp, công tác giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng hạ tầng, gồm phần đất của doanh nghiệp hiện hữu và phần đất còn lại theo quy hoạch.

La liệt cụm công nghiệp vắng bóng doanh nghiệp

Theo Sở Công thương TP.HCM, tính tới nay, TP.HCM có 30 cụm công nghiệp, gồm 28 cụm, với tổng diện tích hơn hơn 1.677 ha được quy hoạch theo Quyết định số 4809/QĐ-UBND ngày 22/10/2007 của UBND Thành phố về việc duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp đến năm 2020, có tính đến năm 2025; 2 cụm công nghiệp đã chuyển đổi thành khu công nghiệp với tổng diện tích 222,5 ha.

Tuy nhiên, trong số trên, ngoài 2 cụm công nghiệp đã chuyển đổi thành khu công nghiệp, thì chỉ có 2 cụm công nghiệp lấp đầy 100% diện tích, gồm Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân (17 ha) do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc làm chủ đầu tư; Cụm Nhị Xuân 230 ha chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I quy mô 54,02 ha, giai đoạn II quy mô 180 ha do Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố làm chủ đầu tư. Hiện nay, Cụm Nhị Xuân đã đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và khai thác hết công suất giai đoạn I, lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp.

6 cụm công nghiệp TP.HCM được đề xuất giữ lại gồm:
Cụm Nhị Xuân, Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân, Cụm Láng Le – Bàu Cò, Cụm Bàu Trăn, Cụm Dương Công Khi và Cụm Quy Đức.

Còn lại, có tới 9 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 525 ha chưa có chủ đầu tư và chưa có doanh nghiệp hoạt động. 4 cụm công nghiệp có tổng diện tích 272 ha có chủ đầu tư thì lại chưa có “bóng” doanh nghiệp hoạt động, như Cụm công nghiệp quận 2 (18 ha) do Công ty cổ phần Đầu tư Thủ Thiêm làm chủ đầu tư; Cụm Láng Le – Bàu Cò (89 ha) do Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư; Cụm Quy Đức (70 ha); Cụm Bàu Trăn (95 ha). 12 cụm công nghiệp khác với tổng diện tích là 595 ha chưa có chủ đầu tư, nhưng có doanh nghiệp hoạt động trong 289,43 ha, chiếm 48,6% diện tích quy hoạch.

Bế tắc trong thu hút đầu tư

Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, trình tự, thủ tục đầu tư dự án cụm công nghiệp phải qua nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau, nên thời gian đầu tư tương đối dài (khác với khu công nghiệp thì trình tự, thủ tục đầu tư của doanh nghiệp chỉ phải qua một cơ quan duy nhất là Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất TP.HCM, trừ việc đánh giá tác động môi trường và phê duyệt phòng cháy – chữa cháy).

Thực trạng trên cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến dù nỗ lực kêu gọi đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, nhưng tới nay, trong 30 cụm công nghiệp theo quy hoạch cũ, chỉ có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh; 2 cụm công nghiệp chuyển thành khu công nghiệp; 1 cụm công nghiệp đã đầu tư hạ tầng, nhưng chưa hoàn chỉnh; 25 cụm công nghiệp còn lại chưa có hạ tầng, vì nhiều nguyên nhân.

Công tác thu hút và lựa chọn chủ đầu tư tại cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp hoạt động hiện hữu cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp này đã xây dựng nhà xưởng sản xuất theo hiện trạng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng…, nên việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng các cụm công nghiệp, công tác giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng hạ tầng bao gồm phần đất của các doanh nghiệp hiện hữu và phần đất còn lại theo quy hoạch sẽ không thực hiện được.

Đó là chưa kể, chi phí bồi thường cao do đất cụm công nghiệp xen cài trong khu dân cư có giá cao, làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng và khó thu hồi đất.

Bên cạnh đó, diện tích cụm công nghiệp được quy định không quá 50 ha (giai đoạn I), mở rộng giai đoạn II không quá 75 ha là tương đối nhỏ, nên chi phí đầu tư vào cụm công nghiệp cao, tính cạnh tranh thấp.

22 cụm công nghiệp “văng” khỏi quy hoạch phát triển

Sở Công thương là đơn vị được UBND TP.HCM giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện thực hiện xây dựng “Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030” theo Nghị định số 66/2020/NĐ-CP, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và các quy định liên quan để tích hợp vào quy hoạch Thành phố.

Cuối năm 2022, UBND TP.HCM đã ban hành Công văn số 4698/UBND-KT (ngày 9/12/2022) phê duyệt Danh mục khoa học công nghệ đợt 8 năm 2022. Trong đó, phê duyệt “Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030”. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đang thực hiện thủ tục ký hợp đồng triển khai nhiệm vụ công nghệ này.

Với chức trách của mình, Sở Công thương TP.HCM cho rằng, đối chiếu theo tiêu chí quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ (về quy mô diện tích, điều kiện thành lập…), thì phần lớn các cụm công nghiệp (22/30 cụm công nghiệp) của TP.HCM được quy hoạch năm 2007 không đáp ứng yêu cầu.

Vì thế, 22 cụm công nghiệp (không tính 2 cụm đã chuyển thành khu công nghiệp) được đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Chỉ có thể giữ lại 6 cụm công nghiệp theo Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, gồm 2 cụm công nghiệp đáp ứng các tiêu chí (Cụm Nhị Xuân và Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân); 1 cụm công nghiệp có chủ đầu tư và đang xây dựng hạ tầng, đáp ứng một phần tiêu chí (Cụm Láng Le – Bàu Cò); 1 cụm công nghiệp đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư (Cụm Bàu Trăn); 2 cụm công nghiệp đang kêu gọi đầu tư (Cụm Dương Công Khi và Cụm Quy Đức).

Trước đó, từ năm 2017, Thường trực UBND TP.HCM đã thông qua Dự thảo Quy hoạch Cụm công nghiệp tại Thông báo số 114/VP-KT ngày 23/2/2017, thống nhất chỉ giữ lại quy hoạch 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 331,43 ha, tức là loại khỏi quy hoạch 24 cụm khác.

Sau đó, để đảm bảo đúng quy định của Luật Quy hoạch, UBND TP.HCM dừng triển khai lập và chỉ đạo Sở Công thương hướng dẫn UBND các quận, huyện trong trường hợp xét thấy cần thiết điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp để đáp ứng tình hình phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương thì đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, tới nay, thực trạng cụm công nghiệp Thành phố vẫn không có gì mới, nên lần này, Sở Công thương phải báo cáo Bộ Công thương về việc chỉ giữ lại 6 cụm công nghiệp, loại quy hoạch 22 cụm khác.

Lối thoát nào cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Đối tượng chủ yếu hoạt động trong cụm công nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc vào các khu công nghiệp tập trung với đối tượng doanh nghiệp này khá khó khăn, do nhiều yếu tố về quy mô sản xuất, vốn…

Với việc loại 22 cụm công nghiệp, trong khi nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng tăng và quỹ đất tại TP.HCM ngày càng hạn hẹp, Sở Công thương cho rằng, các bộ, ngành liên quan cần có cơ chế khuyến khích tư xây dựng nhà xưởng cao tầng trong các cụm công nghiệp để cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ thuê sản xuất.

Với thực tế khó khăn trong kêu gọi đầu tư vào cụm công nghiệp tại TP.HCM, theo các chuyên gia, Chính phủ cần sớm ban hành Chương trình Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện; bổ sung các cụm công nghiệp vào danh mục ưu đãi đầu tư; bổ sung lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp vào danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư…

Đáng lưu ý nữa là, cần điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư hiện hành, bởi có sự chồng chéo, chưa rõ ràng, cụ thể trong quy định về lựa chọn nhà đầu tư.

Cụ thể, tại khoản 9, Điều 1, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/ 6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 15, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, có quy định việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: thành lập hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư theo thang điểm 100 để xét chọn nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, chứ không phải đấu thầu.

Trong khi đó, theo khoản 3, Điều 1, Luật Đấu thầu năm 2013 “Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất”, thì các dự án khác có sử dụng đất cũng phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Ngoài ra, theo cơ quan chức năng, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP có nêu, Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đầu tư cụm công nghiệp.

Tuy nhiên, các quy định cao hơn (Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Môi trường…) lại quy định, các cơ quan chuyên ngành khác thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, đầu tư. Việc này dẫn tới, Sở Công thương, nếu làm cơ quan đầu mối, sẽ chỉ là khâu trung gian tiếp nhận hồ sơ của các chủ đầu tư, sau đó chuyển cho các cơ quan chuyên môn xử lý. Như vậy sẽ làm phát sinh khâu trung gian và kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư trong cụm công nghiệp.

Ngô Nguyên – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Trước thực tế đất công nghiệp TP.HCM ngày càng hạn hẹp, Sở Công thương đề xuất làm nhà xưởng cao tầng trong cụm công nghiệp

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/vi-sao-tphcm-muon-xoa-so-22-cum-cong-nghiep-d183495.html

Nhà máy hơn 200 tỷ đồng chậm tiến độ, người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Về mùa khô, nhiều xã ở địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, dự án nhà máy nước gần 230 tỷ đồng lại chậm tiến độ, phải tiếp tục xin gia hạn.

Dự án cấp bách

Dự án nhà máy nước Hương Khê được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư năm 2016 và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công vào năm 2019 với tổng mức đầu tư trên 229,4 tỷ đồng, do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư.

Công trình cấp nước này được đặt tại khu vực đầu nguồn sông Tiêm, thuộc địa bàn xã Phú Gia với công suất 9.000m3/ngày đêm. Theo dự kiến, sau khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 15.000 hộ dân với trên 52.000 nhân khẩu thuộc khu vực thị trấn Hương Khê và 8 xã phụ cận của huyện này.

Theo nội dung biên bản cuộc họp ngày 3/7/2015 với sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương vùng dự án, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện chủ yếu dùng bằng giếng khơi và các khe suối, lòng hồ…, vì thế về mùa khô thường xuyên bị thiếu nước trầm trọng.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, một số xã của huyện Hương Khê là nơi chứa xăng dầu phục vụ tiền tuyến. Bom đạn trong chiến tranh đã làm hệ thống đường ống dẫn và các bồn, téc chứa xăng dầu bị vỡ, ngấm vào trong đất gây ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều thôn, xã.

Ngoài ra, nguồn nước ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều bị nhiễm phèn, đá vôi và các loại thuốc trừ sâu như DDT, 666…, nguy cơ phát sinh dịch bệnh rất cao, đặc biệt là các bệnh về ung thư, bệnh da liễu, bệnh đường ruột…

Do đó, việc triển khai xây dựng nhà máy nước để cung cấp nước sạch, phục vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện là rất cần thiết và cấp bách.

Sau 30 tháng thi công, đến nay dự án vẫn còn ngổn ngang

Sau 30 tháng thi công, đến nay dự án vẫn còn ngổn ngang

Xin gia hạn đến 2 lần

Dự án được khởi công vào tháng 2/2020, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2022, do liên danh Công ty TNHH Khánh Môn (đóng tại TP Hà Tĩnh) và Công ty CP Hà Huy (trụ sở tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) thi công; liên danh Công ty CP Kỹ thuật môi trường và xây dựng – CEEN (Hà Nội), Công ty CP Tư vấn xây dựng 268 và Công ty CP Tư vấn xây dựng Sơn Hải (Hà Tĩnh) làm tư vấn giám sát.

Tuy nhiên, sau 30 tháng triển khai theo hợp đồng thi công, đến nay dự án vẫn còn ngổn ngang, nhiều hạng mục chưa hoàn thành, một số máy móc thiết bị chưa được lắp đặt, phải xin gia hạn đến 2 lần, khiến người dân lo lắng và mòn mỏi chờ đợi.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hương Khê (đại diện chủ đầu tư) cho biết, hiện còn khoảng 20km (trên tổng 210km) đường ống trong thị trấn, đặc biệt là khoảng 3km qua tuyến đường Hồ Chí Minh chưa được lắp đặt.

Theo ông Tuấn, dự kiến đến tháng 4 năm nay sẽ hoàn thành, từ tháng 5 và tháng 6 sẽ vận hành chạy thử rồi bàn giao. Ông Tuấn cũng thừa nhận, dự án phải xin gia hạn 2 lần, lần thứ nhất đến 31/12/2022 và lần thứ 2 đến tháng 6/2023.

Nhiều hạng mục chưa hoàn thành, một số máy móc thiết bị chưa được lắp đặt

Nhiều hạng mục chưa hoàn thành, một số máy móc thiết bị chưa được lắp đặt

Nói về nguyên nhân phải xin gia hạn dự án đến 2 lần, ông Tuấn lý giải, trong quá trình thi công, mặc dù đã được tính toán kỹ lưỡng nhưng phải đảm bảo an toàn cho các hệ thống cáp ngầm, nên phải phối hợp các đơn vị liên quan để xử lý nếu xảy ra sự cố.

Cũng theo đại diện chủ đầu tư, mặc dù nguồn vốn đảm bảo nhưng thời tiết năm qua không thuận lợi, mưa nhiều. Ngoài ra thời gian triển khai chủ yếu gặp Covid-19 nên bị giãn cách, không có công nhân để làm; một số máy móc, thiết bị nhập từ nước ngoài về không đảm bảo thời gian theo kế hoạch.

Người dân và chính quyền nói gì?

Bà N.T.K (thôn Trường Sơn, xã Phú Gia) phàn nàn, nhà máy triển khai đã 3 năm nay, vừa rồi thử cho nước về nhưng không biết tắc ở đâu. Trong vùng có khoảng 50% giếng đào bị thiếu nước vào mùa hè. Nhiều nhà dân bị cạn, phải thuê người đào thêm hoặc đi xin nước của các hộ khác.

Ông Phan Đình Long, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Gia cũng xác nhận, do địa hình cao nên về mùa hè một số hộ dân tại thôn Rú Thành bị thiếu nước, phải đi xin từ những hộ dân ở vùng thấp.

Mặc dù nguồn vốn đảm bảo nhưng dự án gần 230 tỷ đồng vẫn chậm tiến độ, phải xin gia hạn đến lần 2

Mặc dù nguồn vốn đảm bảo nhưng dự án gần 230 tỷ đồng vẫn chậm tiến độ, phải xin gia hạn đến lần 2

“Trước đây thì thiếu mạnh, có những thời điểm giếng cạn hẳn luôn. Từ khi có con kênh dẫn nước từ sông Tiêm chảy về nên cũng đỡ. Nước từ dòng kênh ngấm vào lòng đất rồi chảy vào hệ thống giếng khơi”, ông Long chia sẻ.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Phú Gia, khi nhà máy nước đi vào hoạt động thì nhân dân cơ bản sẽ sử dụng nước sạch, còn hiện tại thì đang dùng giếng khoan, giếng đào.

Trần Hoàn – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Nhà máy nước Hương Khê được đặt tại khu vực đầu nguồn sông Tiêm

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/nha-may-hon-200-ty-dong-cham-tien-do-nguoi-dan-mon-moi-cho-nuoc-sach-2107799.html

Sợ trách nhiệm trong xác định giá đất ‘thị trường’ khiến nhiều dự án phải dừng

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong số các nguyên nhân khiến nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đang triển khai phải dừng thi công thì việc xác định đâu là giá đất ‘thị trường’ chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án. Bởi, cơ quan chức năng e ngại, sợ trách nhiệm gây thất thoát nếu định giá thấp hơn thị trường…

Xác định giá đất “thị trường” chiếm trên 50% vướng mắc

Trước thềm Hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững, Bộ Xây dựng đã có báo cáo trong đó chỉ ra hàng loạt những khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS.

Theo Bộ Xây dựng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ qua các buổi làm việc với các địa phương, doanh nghiệp BĐS và qua báo cáo của các địa phương, doanh nghiệp gửi về cho thấy có rất nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đang triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc hoặc dừng triển khai thực hiện do nhiều nguyên nhân. Trong đó liên quan về thể chế, quy định pháp luật.

Thứ nhất, liên quan đến pháp luật về đất đai, báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ, khó khăn, vướng mắc trong xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất… đặc biệt là việc xác định đâu là giá đất “thị trường” (chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án).

Theo Bộ Xây dựng, việc này dẫn đến cơ quan chức năng e ngại, sợ trách nhiệm gây thất thoát nếu định giá thấp hơn thị trường, nhiều trường hợp định giá cao hơn nhiều giá giao dịch thực tế gây khó khăn cho doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Thứ hai, liên quan đến pháp luật về quy hoạch, có một số vướng mắc như: Quy hoạch chi tiết 1/500 không phù hợp với quy hoạch cấp trên (các quy hoạch cấp trên trước đó không còn phù hợp đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định).

Về thẩm quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; về điều kiện, thời điểm rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo đồng bộ quy hoạch xây dựng bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết…

Đối với các dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang triển khai thực hiện nhưng căn cứ, cơ sở pháp lý đã hết hiệu lực.

Nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường

Thứ ba, liên quan đến pháp luật về đầu tư, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, việc phải thực hiện thẩm định, điều chỉnh chủ trương đầu tư khi điều chỉnh tiến độ dự án vì nguyên nhân khách quan; điều chỉnh tiến độ dự án do chậm tiến độ vì nguyên nhân chủ quan đối với các dự án có thời điểm hoàn thành trước 1/1/2021; việc điều chỉnh dự án khi vi phạm chậm đưa đất vào sử dụng.

Việc không cho phép chấp thuận chủ trương đồng thời lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại khi nhà đầu tư đã có quyền sử dụng “đất khác” nhưng không phải đất ở.

Thời gian qua xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, trong đó việc xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp đã gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.

Thời gian qua xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, trong đó việc xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp đã gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.

Về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khi dự án chỉ có quyết định giao đất nhưng không có quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về nhà ở, pháp luật về đô thị; về thẩm quyền chuyển nhượng dự án; về đấu thầu dự án có phần đất công xen kẽ trong dự án.

Thứ 4, liên quan đến pháp luật về nhà ở, đô thị và xây dựng: Đối với các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở, đô thị.

Về tỷ lệ 100% chủ sở hữu phải thống nhất khi thực hiện xây dựng lại nhà chung cư cấp C – chưa hư hỏng nặng, nguy hiểm.

Việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo lại chung cư cũ; về hệ số K bồi thường; về việc quy đổi diện tích căn hộ và giá quy đổi trong phương án bồi thường; về thực hiện cải tạo đồng bộ khu chung cư bao gồm cả chung cư cũ hư hỏng nặng, nguy hiểm và chung cư chưa hư hỏng nặng, nguy hiểm…

Ngoài ra, là những vướng mắc về phát triển nhà ở xã hội; về nguồn vốn tín dụng; về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; về tổ chức thực thi pháp luật của các địa phương;..

Cùng với đó, thời gian qua, nhiều thông tin xã hội không chính xác, không chính thống về tài chính, tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp đã gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư dẫn đến e ngại, nghe ngóng, tạm dừng đầu tư vào lĩnh vực BĐS mà chuyển sang các kênh đầu tư khác khiến doanh nghiệp không bán được hàng, không có dòng tiền, khó khăn trong thanh khoản gây ảnh hưởng xấu đến thị trường.

Ninh Phan – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Trong số các nguyên nhân khiến nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đang triển khai phải dừng thi công thì việc xác định đâu là giá đất “thị trường” chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/so-trach-nhiem-trong-xac-dinh-gia-dat-thi-truong-khien-nhieu-du-an-phai-dung-post1509673.tpo