• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 17

TP.HCM: Sẽ hỗ trợ vay vốn đối với hoạt động thu gom rác thải

(Phapluatmoitruong.vn) – Đây là một trong những giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân loại chất thải rác sinh hoạt tại nguồn theo quy định trên địa bàn TP.HCM.

Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi

Theo ông Tống Viết Thành, Phó trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở TN&MT TP, hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được phân làm 2 loại. Đó là nhóm chất thải có thể tái chế và nhóm chất thải còn lại. Đối với nhóm chất thải có khả năng tái chế tái sử dụng, hộ gia đình thực hiện phân loại riêng, bán phế liệu hoặc cho lực lượng thu gom rác.

Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ môi trường, TP cần triển khai thực hiện phân loại thành 3 nhóm, thời hạn chậm nhất ngày 31/12/2024. Hiện Sở TN&MT đang tiếp tục hoàn thiện nội dung Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Trong đó, nội dung Đề án có hướng dẫn cụ thể cách thức phân loại tại nguồn, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong công tác thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại về các nhà máy xử lý chất thải của TP đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với công nghệ xử lý (hiện hữu và định hướng trong thời gian tới).

“Khâu khó nhất hiện nay chính là vấn đề từ xe thu gom, đặc biệt là khi hộ gia đình phân loại rác, nhưng xe thu gom lại dồn hết vào làm một. TP.HCM cũng có phương án chia ngày thu gom theo loại rác nhưng cũng không thực hiện được”, ông Tống Viết Thành thông tin.

Để giải quyết vấn đề trên, theo đại diện Sở TN&MT TP, đơn vị thu gom tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý gắn kết với Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn TP.

Hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP đang hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có nhu cầu vay vốn chuyển đổi phương tiện, với chính sách hỗ trợ cho vay hạn mức không quá 70% tổng mức đầu tư với mỗi dự án, lãi suất cho vay 3,86%/năm trong thời gian vay không quá 7 năm (tùy theo từng trường hợp cụ thể).

Sở cũng đang phối hợp các đơn vị có liên quan để nghiên cứu, xem xét đề xuất các chính sách hỗ trợ (cho người dân, lực lượng thu gom, vận chuyển) trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu gom, vận chuyển riêng các loại chất thải sau phân loại (trong đó có xem xét hỗ trợ thiết bị lưu chứa riêng biệt chất thải thực phẩm sau phân loại cho đơn vị thu gom tại nguồn).

Trạm Trung chuyển rác Thạnh Xuân, Q.12 của Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM vừa được đưa vào sử dụng.

Sẵn sàng hợp tác với các đơn vị có nhu cầu

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, ông Phan Hồng Thái – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM cho biết, ngoài các chính sách, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Công ty cũng sẽ có chính sách hỗ trợ nếu các đơn vị này có nhu cầu hợp tác.

Cụ thể, Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM sẵn sàng tiếp nhận các lực lượng lao động dân sinh trên địa bàn TP, với tinh thần cùng hợp tác phát triển. Đồng thời, Công ty sẽ có những chính sách, kế hoạch hỗ trợ, cũng như trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển cho các lực lượng thu gom rác dân sinh.

Theo Sở TN&MT TP, đơn vị này đang phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, đầu tư bổ sung cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại địa phương. Tùy theo đặc thù của địa phương, Sở sẽ có giải pháp tuyên truyền, vận động, sắp xếp và tổ chức lại công tác thu gom, vận chuyển phù hợp địa phương như: phương án thu gom, thời gian và tần suất thu gom… Từ đó, tuyên truyền đến hộ gia đình, chủ nguồn thải về việc thay đổi lực lượng thu gom để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong quá trình triển khai.

Đỗ Thuận 

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khâu khó nhất trong việc phân loại chất thải rác sinh hoạt tại nguồn chính là vấn đề từ xe thu gom.

 

Lâm Đồng: Đề xuất thu hồi đất đã giao cho Công ty Trung Nguyên

(Phapluatmoitruong.vn) – Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản đề nghị Sở TN&MT tỉnh rà soát việc đề xuất thu hồi đất đã giao và cho Công ty CP Cà phê Trung Nguyên thuê tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm.

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở TN&MT lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, UBND huyện Bảo Lâm đối với việc đề xuất thu hồi toàn bộ diện tích 15.529 m2 đất đã giao và đã cho Công ty CP Cà phê Trung Nguyên thuê để thực hiện dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm.

Trên cơ sở ý kiến của các Sở, ngành, địa phương nêu trên, tổng hợp, phân tích, làm rõ cơ sở pháp lý của việc đề xuất UBND tỉnh thu hồi phần diện tích 4.337 m2 đất (thuộc trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất lâu dài); báo cáo, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 30/7/2024.

Theo tìm hiểu của PV, dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương cho Công ty Trung Nguyên làm chủ đầu tư vào tháng 10/2017. Theo tiến độ đầu tư, đến quý III/2019, chủ đầu tư phải hoàn tất xây dựng và đưa dự án vào hoạt động. Tuy nhiên, Công ty Trung Nguyên không thực hiện dự án theo tiến độ.

Tháng 10/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên vì chậm tiến độ, vi phạm pháp luật đầu tư và chủ đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng, vi phạm Luật Đất đai 2013.

Sau đó, Công ty Trung Nguyên có đơn kiến nghị được tiếp tục sử dụng, chuyển nhượng 4.337 m2 đất thuộc tổng diện tích 15.529 m2 của dự án. Đây là diện tích đất thuộc Nông trường chè 26/3. Sau đó, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định thu hồi và cho Công ty TNHH Trà Tiến Đạt II (Công ty Trà Tiến Đạt II) thuê.

Năm 2002, Công ty Trà Tiến Đạt II được cấp 02 GCNQSDĐ cho tổng diện tích 15.529 m2 đất nói trên, gồm: Giấy chứng nhận 11.192 m2 đất chuyên dùng có thời hạn sử dụng đến năm 2020 và giấy chứng nhận 4.337 m2 đất chuyên dùng được sử dụng lâu dài. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, Công ty Trà Tiến Đạt II đã chuyển nhượng toàn bộ 15.529 m2 đất này cho Công ty Trung Nguyên.

Văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v đề xuất thu hồi đất đã giao cho Công ty CP Cà phê Trung Nguyên.

Năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho Công ty Trung Nguyên tiếp tục sử dụng khu đất trên với 11.192 m2 đất thuê trả tiền một lần, sử dụng đến năm 2020 và 4.337 m2 đất nhận chuyển nhượng, sử dụng lâu dài. Tiếp đó, Công ty Trung Nguyên được cấp 02 GCNQSDĐ đối với hai diện tích đất này.

Sau khi dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên bị chấm dứt hoạt động, DN này đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở TN&MT tỉnh, đề nghị sớm giải quyết đề nghị chấp thuận cho Công ty được chuyển nhượng 4.337 m2 đất thuộc dự án.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Dự án trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên (Ảnh: Internet)

 

Hơn 300 dự án chậm tiến độ, tồn đọng vào ‘tầm ngắm’

Ông Trần Việt Hà – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh – cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 240 dự án (ngoài Khu du lịch Xuân Thành, huyện Nghi Xuân) và 73 dự án tại Khu du lịch Xuân Thành chậm tiến độ kéo dài, đang được kiểm tra để tiến hành xử lý.

Ngày 18/7, kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (KH&ĐT) Hà Tĩnh Trần Việt Hà nhận được nhiều ý kiến chất vấn của đại biểu về các dự án chậm tiến độ.

Tại kỳ họp, ông Trần Việt Hà cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 240 dự án (ngoài Khu du lịch Xuân Thành) và 73 dự án tại Khu du lịch Xuân Thành cần phải tiến hành xử lý. Tiến độ giải quyết các dự án tồn đọng phức tạp, kéo dài.

Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh Trần Việt Hà.

Bày tỏ về các dự án tồn đọng, chậm triển khai, ông Hồ Huy Thành – Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh – băn khoăn việc hằng năm, tỉnh chấp thuận rất nhiều dự án đầu tư nhưng việc kiểm soát, hậu kiểm sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư chưa được chặt chẽ, dẫn đến các dự án triển khai chậm trễ.

“Huyện Kỳ Anh có dự án của Tập đoàn Thiên Minh Đức rất lôi thôi, triển khai chậm. Dự án có khoảng 900 ha nhưng mới triển khai được 150-200 ha, quy hoạch chưa xong, dân lấn chiếm đất của dự án để sản xuất. Đề nghị Sở KH&ĐT nghiên cứu, đề xuất phân cấp hậu kiểm các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư cho cấp huyện, dưới sự hướng dẫn của Sở KH&ĐT và báo cáo cho UBND tỉnh để có phương án xử lý tốt nhất”, ông Thành nói.

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT, dự án của Tập đoàn Thiên Minh Đức chưa chậm tiến độ nhưng đang vướng mắc về đất đai với Công ty cao su Hà Tĩnh. Với các dự án đầu tư trên địa bàn không chỉ có chức năng, nhiệm vụ của Sở KH&ĐT mà các sở, ngành liên quan, huyện, thị, thành phố đều có quyền kiểm tra. “Địa bàn rộng, người ít, chúng tôi cũng có kế hoạch kiểm tra cụ thể, đề nghị các sở, ngành, địa phương phối hợp”, ông Hà nói.

Hàng loạt dự án chậm tiến độ ở Hà Tĩnh chưa được xử lý dứt điểm.

Liên quan đến các dự án chậm tiến độ tại huyện Cẩm Xuyên chưa được xử lý dứt điểm suốt thời gian qua, ông Trần Việt Hà cho biết, Dự án Tre Nguồn ở khu du lịch Thiên Cầm có một số hạng mục chưa phù hợp quy hoạch, chưa hoàn thành dự án theo quy hoạch đã duyệt, chậm tiến độ. Quá trình hoạt động dự án còn nợ ngân sách. Thanh tra tỉnh, Cục thuế và ngành chức năng đã kiểm tra, làm việc với chủ đầu tư để thống nhất việc nộp ngân sách và thủ tục chấm dứt dự án trước 30/7.

Đối với Dự án đầu tư xây dựng chợ, khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp Cẩm Xuyên giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành đi vào hoạt động; còn đối với giai đoạn 2 hiện nay chậm triển khai thực hiện, thanh tra sở đã kiểm tra, xử phạt nhà đầu tư. Vừa qua, sở đã làm việc với nhà đầu tư và sẽ sớm chấm dứt dự án giai đoạn 2.

“Hàng tháng, hàng quý Sở KH&ĐT phải có báo cáo tiến độ dự án về UBND tỉnh nên sở thường xuyên phối hợp với nhà đầu tư, các sở, ngành, địa phương liên quan để cập nhật tiến độ, đôn đốc, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án. Đơn vị sẽ tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án để có phương án điều chỉnh, xử lý phù hợp”, ông Hà nói thêm.

Giám đốc Sở KH&ĐT cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tồn đọng cũng xuất phát một phần từ cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư để triển khai xây dựng hoàn thành danh mục của dự án, không để tồn đọng kéo dài.

Phạm Trường – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/hon-300-du-an-cham-tien-do-ton-dong-vao-tam-ngam-post1656093.tpo

Hàng loạt công trình sai phép bủa vây cây cầu nghìn tỷ ở Bắc Ninh

Dưới chân cầu Bình Than (Bắc Ninh) có hàng loạt công trình như bến bãi, nhà xưởng, trang trại lợn và trạm trộn bê tông không phép, xây dựng trên đất nông nghiệp.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, hiện nay tại khu vực chân cầu Bình Than thuộc xã Vạn Ninh (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), hàng loạt trang trại, kho xưởng, trạm trộn bê tông được xây dựng sát cây cầu, làm ảnh hưởng đến kết cấu của cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ.

Ông Vũ Văn Quang – Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh cho biết, trạm trộn bê tông tại khu vực chân cầu Bình Than không được cấp phép, đã hoạt động nhiều năm nay.

“Trạm trộn bê tông Thăng Long hoạt động sản xuất tại đây từ năm 2017. Đơn vị đang đề xuất với sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép”, ông Quang cho biết.

Trạm trộn bê tông không phép mọc ngay sát chân cầu.

Theo ông Quang, hiện nay UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra chỉ thị nghiêm cấm tập kết vật liệu vi phạm hành lang an toàn đê điều. UBND xã Vạn Ninh đã chủ động kiểm tra xử lý và yêu cầu các đơn vị thu gọn lại quy mô sản xuất, tránh ảnh hưởng đến hành lang an toàn đê điều và thân cầu Bình Than.

“Trang trại lợn hoạt động từ khoảng năm 2017, 2018 với quy mô khoảng 7 – 8 nghìn con/lần nuôi. Tuy nhiên khu vực này xa khu dân cư nên xã không nắm được việc có gây ô nhiễm hay không”, ông Quang cho biết.

Trang trại lợn, bến bãi hoạt động ở ngay chân cầu Bình Than.

Cũng theo Phó Chủ tịch xã Vạn Ninh, toàn bộ khu vực chân cầu Bình Than là đất nông nghiệp, nhưng hiện nay đang được các hộ dân, doanh nghiệp thuê lại để sử dụng với mục đích khác.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Công Trình – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh cho biết, nếu trang trại lớn thì Sở sẽ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về điều kiện chăn nuôi; còn các trang trại vừa và nhỏ thì chỉ cần xin phép cấp xã.

Kho bãi xây dựng ngay dưới chân cầu Bình Than.

Tại đây xuất hiện hàng loạt bến bãi.

Diện tích đất làm trang trại, trạm bê tông vốn là đất nông nghiệp.

Trạm trộn bê tông hoạt động tại chân cầu gây cản trở hành lang thoát lũ. Ngoài ra việc xe bồn có trọng tải lớn chạy thường xuyên dưới cầu ảnh hưởng đến kết cấu của cây cầu.

Mỗi ngày tại trạm trộn bê tông này có hàng trăm lượt xe ra vào.

Cầu Bình Than bắc qua sông Đuống nối xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình với xã Đức Long, thị xã Quế Võ. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1.635 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ năm 2012-2016. Công trình có chiều dài chính 1.659,7m; cầu nhánh dài hơn 370m, chiều rộng cầu 16m, đường dẫn cầu rộng từ 8 – 11m.

Bảo Khánh – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Hàng loạt công trình bủa vây cầu Bình Than. Ảnh: Bảo Khánh

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/hang-loat-cong-trinh-sai-phep-bua-vay-cay-cau-nghin-ty-o-bac-ninh-2303045.html

Bạc Liêu: Quyết tâm cùng cả nước gỡ “Thẻ vàng” IUU

(Phapluatmoitruong.vn) – Chiều ngày 17/7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị chuyên đề về “chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định” trên địa bàn tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, xác định công tác “chống khai thác thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định” (gọi tắt là IUU) là nhiệm vụ quan trọng cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản. Vì thế, tỉnh cần kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Hội nghị cũng là dịp để tỉnh Bạc Liêu triển khai các nhiệm vụ IUU theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia với tinh thần cùng cả nước quyết tâm gỡ “Thẻ vàng” IUU. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều phát biểu tại Hội nghị.

Ông Lưu Hoàng Ly – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết, hiện tỉnh luôn duy trì nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện tàu cá ra vào trạm; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các phương tiện không đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang bị thông tin liên lạc, thiết bị an toàn hàng hải, không đánh dấu tàu cá, kẻ số đăng ký tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đúng quy định, làm nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; kiểm tra, kiểm soát đối với người, phương tiện ra, vào hoạt động trên biển.

Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tập trung nguồn lực theo dõi, kiểm soát, quản lý hoạt động tàu cá, giám sát sản lượng thủy sản từ khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản, xử phạt triệt để các hành vi vi phạm khai thác IUU. Nhất là theo dõi, giám sát 24/24 giờ tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống VMS.

Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị, địa phương cũng đã có nhiều tham luận nổi bật, chia sẻ nhiều kinh nghiệm gắn liền với thực tế trong việc xử lý vi phạm khai thác IUU: Mất kết nối, khai thác sai vùng, sai tuyến, sai nội dung ghi trong giấy phép; nhiệm vụ triển khai quản lý chặt chẽ tàu ra vào các cửa biển; xử lý các hành vi vi phạm về việc không duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình đối với các tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên; giải pháp ngăn chặn, xử lý tàu cá tỉnh Bạc Liêu vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp…

Bạc Liêu quyết tâm cùng cả nước gỡ “Thẻ vàng” IUU.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhận định, hiện nay, công tác chống khai thác IUU vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần phải quyết liệt trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện để khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế liên quan đến công tác chống khai thác IUU trước khi thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu sang Việt Nam kiểm tra (dự kiến vào tháng 10 năm nay). Đây có thể nói là thời điểm để tỉnh cùng cả nước quyết tâm gỡ “Thẻ vàng” IUU.

Vì vậy, các Sở, Ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp vừa tuyên truyền, vận động, vừa theo dõi, kiểm soát ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ trong bờ và trên biển; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân của tỉnh vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Về quan điểm, việc gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” chỉ là bước đầu. Còn về lâu dài, Bạc Liêu đã xác định và chỉ đạo thực hiện “Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh” là một trong 05 trụ cột phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, phấn đấu Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển” – Chủ tịch Phạm Văn Thiều nhấn mạnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 114 tàu nguy cơ cao vi phạm IUU; trong đó, vùng bờ có 59 tàu, vùng lộng 29 tàu và vùng khơi 26 tàu. Các tàu này thuộc diện hết hạn giấy phép và không có giấy phép khai thác thủy sản. Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cũng đã thông báo danh sách, cập nhật thường xuyên tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác IUU cung cấp cho các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan trong và ngoài tỉnh để phối hợp theo dõi, giám sát chặt chẽ.

Huy Diệu

 (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Quang cảnh Hội nghị.

TP.HCM: Khai mạc “Lễ hội đồng hương Quảng Nam” 2024

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 18/7, “Lễ hội đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM” năm 2024 đã tưng bừng khai mạc trong sự háo hức chờ đợi của những người con xứ Quảng xa quê.

Tại đây, người dân tham quan Lễ hội được thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa xứ Quảng như: múa cồng chiêng của đồng bào Ca Dong tại Bắc Trà My, hô hát bài chòi của các nghệ nhân đến từ Hội An…

Theo ông Mai Phúc – Chủ tịch HĐH Quảng Nam tại TP.HCM: “Lễ hội đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM” năm 2024 là dịp tạo sự gắn kết mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM và khu vực phía Nam. Đồng thời, đây là cơ hội để trình diễn và giới thiệu văn hóa, nghệ thuật dân gian Quảng Nam như: dân ca, hô hát bài chòi, lễ hội cồng chiêng; ẩm thực đặc trưng xứ Quảng; giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh…”.

Ông Mai Phúc – Chủ tịch HĐH Quảng Nam tại TP.HCM, phát biểu khai mạc.

Được biết, Lễ hội sẽ diễn ra với 8 hoạt động gồm: Hội thảo xúc tiến đầu tư về Quảng Nam năm 2024; Diễn đàn khởi nghiệp quốc gia “Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam tại phía Nam; Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tại TP.HCM lần thứ 2 năm 2024; Trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của Quảng Nam và xúc tiến thương mại; Tổ chức họp mặt truyền thống đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM; giới thiệu văn hóa ẩm thực qua các món đặc sản Quảng Nam như mì Quảng, bánh tổ, cao lầu, phở sắn, bánh tráng cuốn thịt heo…

Đặc biệt, trong 3 ngày diễn ra lễ hội, các cơ quan chức năng của Quảng Nam đã cử cán bộ vào làm các thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe, cấp đổi căn cước, đăng ký mã định danh mức 2 cho bà con đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu tại Lễ khai mạc.

Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chia sẻ: “Lễ hội được tổ chức mang ý nghĩa thiết thực, nhằm ghi nhận những nỗ lực, cố gắng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng sự nhiệt tình tham gia các hoạt động vì cộng đồng của bà con, doanh nhân, DN và nghệ sĩ đồng hương. Đồng thời, đây cũng là dịp để tạo sự gắn kết, giao lưu giữa những người con đất Quảng xa quê thông qua các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc xứ Quảng… với mong muốn tất cả bà con đồng hương và người dân quê nhà cùng nhau góp phần xây dựng quê hương Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng phát triển”.

Tái hiện lễ cầu mưa của đồng bào Ca Dong huyện Bắc Trà My.

Nhiều doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Lễ hội.

Lễ hội đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM năm 2024 kéo dài đến hết ngày 21/7.

Anh Khang

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc.

Diêm dân lạnh nhạt với nghề làm muối

Cùng với việc giá muối xuống thấp, chi phí đầu tư cho mỗi vụ mùa khá lớn, nên nhiều năm qua, hàng trăm hecta ruộng muối tại các huyện như Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị bỏ hoang.

Hàng trăm hecta ruộng muối bỏ hoang

Nghề muối trên địa bàn tỉnh Nghệ An gặp nhiều khó khăn, sản xuất thu hẹp, không phát huy hiệu quả, các làng nghề muối truyền thống có nguy cơ mai một.

Nguyên nhân chính là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, diện tích sản xuất muối sạch, chất lượng cao phát triển chậm, năng suất hạn chế, giá thấp, không cạnh tranh được với các địa phương có công nghệ sản xuất hiện đại.

Bởi vậy, trong nhiều năm trở lại đây, diêm dân tại các “vựa muối” như Quỳnh Lưu đã không mặn mà với nghề muối. Đơn cử tại xã Diễn Kim, cánh đồng muối rộng mênh mông nhưng toàn cỏ dại, không một bóng người. Đi sâu vào cánh đồng, chứng kiến hàng trăm nhà kho đựng muối bị bỏ trống, tan hoang.

Dạo một vòng quanh cánh đồng, chúng tôi gặp ông Trương Văn Nga (58 tuổi) trú tại xóm Nam Liên, xã Diễn Kim, người có thâm niên 20 năm làm muối. Ông Nga cho biết, người dân trong xóm bỏ hết rồi, không còn ai mặn mà với nghề này nữa.

“Cả trăm ruộng muối, chỉ còn lác đác ít đôi vợ chồng già như tôi còn bám lấy nghề, nhưng làm cả ngày, quy ra không được nổi 10kg gạo”, ông Nga thở dài.

Cánh đồng muối rộng lớn, chỉ còn lác đác vài người lớn tuổi như ông Nga gắn bó với nghề. Ảnh: Điền Bắc.

Theo ông Nga, nguyên nhân do chi phí đầu tư cao, giá muối thấp khiến người dân không mặn mà làm muối. Hơn thế, hiện nhiều nghề cho thu nhập cao so với nghề làm muối, nên diện tích ruộng muối bỏ hoang ngày càng nhiều.

“Riêng bản thân tôi, do tuổi già không thể chuyển nghề, nên vẫn bám trụ trên ruộng muối, mỗi ngày thời tiết thuận lợi, thu hoạch được tầm 30-50kg muối, với giá 15.000đ/10kg, không đáng là bao”, ông Nga cho biết thêm.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hằng, diêm dân xóm Nam Liên, xã Diễn Kim cho biết, gia đình bà có gần 130m2 ruộng muối, làm cật lực mỗi ngày cũng chỉ kiếm được từ 100-150 ngàn đồng. Biết là vậy, nhưng không có việc gì khác, nên phải làm muối.

Những ruộng muối bị bỏ hoang tại cánh đồng muối xóm Nam Liên, xã Diễn Kim. Ảnh: Điền Bắc

Sát bên cạnh là xã Diễn Vạn, cũng không khá hơn, bởi diện tích ruộng muối bỏ hoang của diêm dân cũng khá lớn. Hơn 100 ha của HTX Vạn Nam và Vạn Đông (xã Diễn Vạn) hằng ngày chỉ có lác đác vài người ra đồng.

Bà Huệ, một diêm dân trú xóm Vạn Đông, xã Diễn Vạn cho biết, gia đình bà có diện tích làm muối hơn 100m2. Nếu trời nắng đẹp, mỗi ngày, bà thu được 50kg muối, bán được hơn 70 ngàn đồng.

Quy hoạch để chuyển đổi nghề muối

Theo ông Hoàng Ngọc Biên, Chủ nhiệm HTX muối Vạn Nam, thời gian để hoang dài, các ô kết tinh, ô chạt lọc, thậm chí là cát biển lọc nước cũng bị hư hỏng, phải làm lại khi bước vào vụ mới nên chi phí đầu tư khá lớn.

“Nếu không làm muối chỉ có thể chuyển sang nuôi tôm nhưng nuôi tôm cần nhiều vốn, kiến thức, kinh nghiệm và rủi ro lớn nên việc chuyển đổi không hề dễ”, ông Biên chia sẻ.

Trong khi đó, ông Lê Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Diễn Kim nói: “Xã cũng muốn chuyển đổi sang đất nuôi trồng thủy sản và đất khác nhưng phải chờ quy hoạch. Rất là khó khăn”.

Cũng theo ông Thông, xã Diễn Kim trước đây có hơn 500 hộ làm nghề muối nhưng nay cũng chỉ còn chưa đến 100 hộ làm muối. Hầu hết ruộng sản xuất muối bỏ hoang.

Các ô chạt lọc, thậm chí là cát biển lọc nước bị hư hỏng do để hoang nhiều năm. Ảnh: Điền Bắc

Nói về tình trạng bỏ ruộng muối, ông Hoàng Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn cho biết: “Hiện chỉ còn vài chục hộ gom muối chở lên miền núi bán. Lao động trẻ chủ yếu họ đi xuất khẩu lao động. Xã cũng đề xuất huyện cho chuyển đổi một số ruộng muối thành đất nuôi tôm và cá vược”.

Hàng trăm hecta ruộng muối ở điễn Diễn Châu, Quỳnh Lưu trở thành nơi cỏ mọc um tùm. Ảnh: Điền Bắc

Còn ông Lê Thế Hiếu, Trưởng Phòng NNPTNT, UBND huyện Diễn Châu cho biết, toàn huyện có 4 HTX còn sản xuất muối với tổng diện tích 120 ha. Tuy nhiên, hiện chỉ có 60 ha diện tích còn sản xuất muối.

Được biết, Nghệ An hiện có tổng diện tích làm muối 800 ha. Địa phương phấn đấu đến cuối năm 2025, diện tích sản xuất muối hiệu quả của tỉnh ổn định ở mức 795 ha, sản lượng đạt 85 – 90 nghìn tấn/năm. Riêng diện tích sản xuất muối sạch, an toàn đạt 50% tổng diện tích sản xuất muối toàn tỉnh.

Bắc Vũ – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Cánh đồng muối xóm Nam Liên, xã Diễn Kim với hơn 100 ruộng muối, nay đã bỏ hoang gần hết. Ảnh: Điền Bắc

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/diem-dan-lanh-nhat-voi-nghe-lam-muoi-10285818.html

Nhiều vi phạm trong cấp quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Tây Ninh

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố nhiều sai phạm trong việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Tây Ninh.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kết luận thanh tra số 10/KL-TTr về thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá, việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ của UBND tỉnh Tây Ninh.

Nội dung thanh tra được tiến hành ở các hạng mục như: Việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (từ ngày 1/7/2011 đến thời điểm thanh tra); việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá đối với 4 giấy phép khai thác khoáng sản (Giấy phép số 2288/GP-UBND ngày 3/10/2017, Giấy phép số 687/GP-UBND ngày 14/3/2018, Giấy phép số 903/GPUBND ngày 21/4/2017, Giấy phép số 798/GP-UBND ngày 16/4/2015).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thanh tra việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với 4 giấy phép khai thác khoáng sản (Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 25/7/2007, Giấy phép số 687/GP-UBND ngày 14/3/2018, Giấy phép số 903/GPUBND ngày 21/4/2017, Giấy phép số 798/GP-UBND ngày 16/4/2015).

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Tây Ninh. (Ảnh minh họa: thegioibetong)

Thanh tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ đối với mỏ đất san lấp tại ấp Cầu, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (Giấy phép số 1214/GP-UBND ngày 7/5/2018).

Kết quả thanh tra xác định, với nội dung khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, việc UBND tỉnh Tây Ninh khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà không nêu tiêu chí khoanh định là không đúng theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Liên quan đến nội dung cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, việc thực hiện kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa chậm thời hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 60 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (Giấy phép số 687/GP-UBND, Giấy phép số 798/GP-UBND).

UBND tỉnh Tây Ninh cấp giấy phép khai thác khoáng sản chậm thời hạn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, điểm b khoản 3 Điều 65 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP (Giấy phép số 2288/GP-UBND, Giấy phép số 903/GP-UBND, Giấy phép số 798/GP-UBND).

UBND tỉnh Tây Ninh cũng không bổ sung mức sâu khai thác thấp nhất đối với Giấy phép số 2288/GP-UBND theo quy định.

Giấy phép số 687/GP-UBND không chỉ rõ cấp cho dự án công trình theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP là không đúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 Luật Khoáng sản.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xác định UBND tỉnh Tây Ninh có một số sai phạm liên quan việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; việc thực hiện các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ.

Từ các sai phạm trên, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản; đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường vì đã để xảy ra các tồn tại được nêu tại Kết luận.

UBND tỉnh Tây Ninh cũng chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện sai phạm đến mức phải xử lý hình sự thì chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Quốc Hải – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra nhiều vi phạm trong cấp quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Tây Ninh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/nhieu-vi-pham-trong-cap-quyen-khai-thac-khoang-san-cua-ubnd-tinh-tay-ninh-post691977.html

Công ty Cảng Tiên Du bị phạt 1,3 tỷ đồng do khai thác cát sỏi vượt quá công suất

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có quyết định xử phạt Công ty CP Cảng Tiên Du 1,3 tỷ đồng do vi phạm trong khai thác khoáng sản.

Công ty CP Cảng Tiên Du được cấp phép khai thác khoáng sản (cát, sỏi, đất san lấp, sét gạch) tại khu vực bãi soi Hương Ninh, thôn Hương Ninh, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang.

Công ty này đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 100% trở lên.

Cụ thể, năm 2023, khai thác đất san lấp, sét gạch (khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) với sản lượng 99.518 m3/21.047 m3, vượt công suất được phép khai thác 78.471 m3 (tương ứng 373%). Cũng trong năm 2023, công ty này còn khai thác cát, sỏi lòng sông với sản lượng 40.368 m3/18.953 m3, vượt công suất được phép khai thác 21.415 m3( tương ứng 113%).

Mức phạt nêu trên căn cứ vào Quy định tại Điểm b và Điểm c, khoản 5, Điều 41 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ khoản 18 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.

Ngoài phạt tiền, UBND tỉnh Bắc Giang quyết định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản 6 tháng đối với mỏ được cấp phép tại Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang;

Đồng thời buộc Công ty CP Cảng Tiên Du phải thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra.

Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trên. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do công ty chi trả.

Hải Dương – Báo ANTĐ

Theo An ninh Thủ đô

Ảnh: Khai thác cát sỏi vượt quá công suất, Công ty CP Cảng Tiên Du bị phạt 1,3 tỷ đồng (ảnh minh họa)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.anninhthudo.vn/cong-ty-cang-tien-du-bi-phat-13-ty-dong-do-khai-thac-cat-soi-vuot-qua-cong-suat-post583182.antd

Hơn 60 dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa phải định lại giá đất

Hàng chục dự án khu đô thị và nghỉ dưỡng ở tỉnh Khánh Hòa phải định lại giá đất. Trong đó, một số dự án bị cơ quan chức năng xác định có sai phạm.

Hôm nay (17/7), Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Khánh Hòa thông tin, cơ quan này đang thực hiện thủ tục lựa chọn đơn vị tham gia xác định lại giá đất các dự án trên địa bàn tỉnh, sau khi UBND Khánh Hòa phê duyệt, điều chỉnh và sửa đổi kế hoạch định giá đất cụ thể.

Theo Sở TN&MT, một số dự án đã điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, song chưa tính lại giá đất. Trường hợp khác là các dự án cho thuê đất, ký hợp đồng cho thuê đất nhưng chưa tính lại giá, hoặc chuyển hình thức thuê. Ngoài ra, một số dự án phải định lại giá do sai sót trong quá trình giao đất, số khác rơi vào diện bị cơ quan chức năng xác định có sai phạm.

Dự án Tropicana Nha Trang trên đường Trần Phú, nằm giáp biển. Ảnh: Xuân Ngọc

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 60 dự án phải định lại giá đất, chủ yếu tập trung tại TP Nha Trang và khu Bãi Dài thuộc huyện Cam Lâm.

Các dự án ở TP Nha Trang gồm: làng biệt thự sinh thái Giáng Hương, khu đô thị Phúc Khánh 2, khu dân cư Cồn Tân Lập, khu phức hợp thương mại – khách sạn – căn hộ du lịch Tropicana, Trung tâm bến du thuyền Hoàng Gia, khu đô thị Hoàng Long, khu đất 25-26 Phạm Văn Đồng (dự án chung cư Scenia Bay Residence), cao ốc văn phòng khách sạn Cat Tiger, khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại…

Tại khu Bãi Dài thuộc huyện Cam Lâm, các dự án phải định lại giá đất gồm: tổ hợp khách sạn và resort cao cấp của Công ty CP địa ốc MB, khu đô thị Hưng Thịnh, khu du lịch sinh thái Prime – Prime Resort and Hotel, Ana Mandara Cam Ranh Resort and Spa, nhà máy điện mặt trời điện lực miền Trung…

Các dự án khu du lịch Mỹ Mỹ Resort, sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh, khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Eurowindow Nha Trang, ALMA, khu du lịch Seahorse resort & spa… cũng nằm trong diện phải định lại giá đất.

Xuân Ngọc – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập ở Nha Trang nằm trong diện phải định lại giá đất. Ảnh: Xuân Ngọc

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/hon-60-du-an-khu-do-thi-nghi-duong-o-khanh-hoa-phai-dinh-lai-gia-dat-2302906.html

Trao nhà tình thương cho công nhân vệ sinh môi trường tại Gia Lai

Sáng 17/7, tại phường Chi Lăng (TP Pleiku), Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai và Công ty CP Công trình Đô thị Gia Lai tổ chức trao nhà tình thương cho bà Mai Thị Hà là CNVSMT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tham dự buổi lễ, về phía chính quyền địa phương có ông Cao Duy Hiền, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND Phường Chi Lăng; Bà Trần Thị Thanh Tuyền, Uỷ viên BTV Đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Phương Chi Lăng; Bà Trần Thị Út, Phó Chủ tịch UBND Phường Chi Lăng; Cùng đại diện một số cơ quan, đoàn thể của Phường Chi Lăng và Tổ dân phố 1, Phường Chi Lăng.

Về phía đơn vị tài trợ có bà Nguyễn Thị Sen, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công trình đô thị tỉnh Gia Lai; Đại diện Công ty TNHH XNK Hoa Trang (Gia Lai).

Về phía tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam có TS. LS Đồng Xuân Thụ,  Tổng biên tập; LS. Nhà báo Vũ Đình Năm, Trưởng Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên, cùng đội ngũ các phóng viên của Văn phòng KV Tây Nguyên.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu

tm-img-altBà Trần Thị Út, Phó Chủ tịch UBND Phường Chi Lăng phát biểu

tm-img-altBà Nguyễn Thị Sen, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công trình đô thị tỉnh Gia Lai- đơn vị tài trợ phát biểu

tm-img-altĐại diện Công ty TNHH XNK Hoa Trang (Gia Lai)- đơn vị tài trợ phát biểu

Phát biểu tại buổi Lễ, TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bà Trần Thị Út, Phó Chủ tịch UBND Phường Chi Lăng; Bà Nguyễn Thị Sen, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công trình đô thị tỉnh Gia Lai; Đại diện Công ty TNHH XNK Hoa Trang (Gia Lai) đã chúc mừng và có những lời chia sẻ, động viên tới gia đình bà Mai Thị Hà, với mong muốn từ ngôi nhà mới này, gia đình bà Hà sẽ an tâm và ổn định hơn trong cuộc sống.

Theo TS.LS Đồng Xuân Thụ, ngoài việc hàng năm Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức chương trình Cây chổi vàng- Tôn vinh những người công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu trên toàn quốc, Tạp chí còn làm công tác an sinh xã hội cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao biểu trưng chìa khoá và tặng quà cho công nhân môi trường Mai Thị Hà

Việc vận động, ủng hộ kinh phí từ các mạnh thường quân xây dựng nhà tình thương là một sự chia sẻ, động viên tinh thần của tập thể cán bộ, phóng viên, nhà báo của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam gửi đến những hộ nghèo. Trong thời gian tới, Tạp chí sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xây dựng nhiều hơn nữa các công trình an sinh xã hội, chung tay chia sẻ vì cộng đồng.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, cùng đại diện các nhà tài trợ trao biểu trưng chìa khoá cho gia đình chị Mai Thị Hà

tm-img-altĐại diện các cơ quan, đơn vị, nhà tài trợ trao biểu trưng chìa khoá gia đình chị Mai Thị Hà

tm-img-altĐại diện các cơ quan, đơn vị, nhà tài trợ chúc mừng gia đình chị Mai Thị Hà

Sau gần 2 tháng thi công xây dựng, căn nhà tình thương có diện tích hơn 50m2, đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí hơn 220 triệu đồng. Trong đó Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam – Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên đã vận động Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai tài trợ 60 triệu đồng; Công ty CP Công trình đô thị Gia Lai tài trợ 70 triệu đồng.

tm-img-altBà Nguyễn Thị Sen, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công trình đô thị tỉnh Gia Lai trao tặng 70 triệu cho công nhân môi trường Mai Thị Hà

tm-img-altÔng Cao Duy Hiền, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND Phường Chi Lăng; Bà Trần Thị Thanh Tuyền, Uỷ viên BTV Đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Phương Chi Lăng; Bà Trần Thị Út, Phó Chủ tịch UBND Phường Chi Lăng; Bà Nguyễn Thị Sen, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công trình đô thị tỉnh Gia Lai trao tặng quà và một số vật dụng thiết yếu dùng cho sinh hoạt gia đình.

Nhân dip lễ khánh thành, đại diện một số cơ quan, đơn vị cũng tặng quà và một số vật dụng thiết yếu dùng cho sinh hoạt gia đình.

Đây là căn nhà tình thương thứ 2 do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam – Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên vận động các đơn vị tài trợ tại Gia Lai và căn nhà thứ 64 do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam vận động xây dựng cho công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn quốc trong gần 5 năm qua, với tổng trị giá gần 11 tỷ đồng.

Công Lực

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Phê bình nhiều cán bộ vì liên quan sai phạm của Công ty Đông Đô 1

Nhiều cá nhân thuộc nhiều đơn vị ở TP Bảo Lộc bị phê bình vì liên quan đến sai phạm của Công ty Đông Đô 1 tại dự án khu dân cư ở địa phương.

Ngày 16-7, UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã ban hành nhiều văn bản để phê bình các cá nhân là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số đơn vị được nêu trong Kết luận thanh tra số 22/KL-TTr của Thanh tra tỉnh, gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Bảo Lộc, Phòng quản lý đô thị (Phòng QLĐT), Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng TN-MT), UBND phường Lộc Sơn (qua các thời kỳ).

Những đơn vị này thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị, xây dựng liên quan đến các sai phạm xảy ra tại dự án khu dân cư kế cận khu công nghiệp Lộc Sơn (dự án) do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô 1 – BQP (Công ty Đông Đô 1) làm chủ đầu tư.

Cụ thể, phê bình ông Ngô Văn Đức, nguyên Giám đốc và ông Lê Hữu Mỹ, nguyên Phó giám đốc Trung tâm tư vấn Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Bảo Lộc (nay là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Bảo Lộc). Hai cá nhân này có những tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu UBND TP tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao đất cho Công ty Đông Đô 1.

Phê bình ông Bùi Đăng Khoa, Trưởng Phòng và ông Nguyễn Văn Thương, Phó trưởng Phòng QLĐT; ông Bùi Thanh Chung, nguyên Trưởng Phòng QLĐT – hiện nay là Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND TP Bảo Lộc. Những cá nhân này có những tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu UBND TP phê duyệt quy hoạch, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về trật tự đô thị, trật tự xây dựng liên quan đến một số công trình xây dựng vi phạm tại dự án.

Phê bình ông Nguyễn Vân Quy và ông Đậu Công Hải, nguyên Trưởng Phòng TM-NT, ông Nguyễn Như Sơn, chuyên viên Phòng TN-MT do có những tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu UBND TP tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến dự án.

Phê bình ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn; ông Trần Trung Hòa, Phó Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn; ông Hồ Văn Thao và bà Lê Thị Tuấn Anh, công chức Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường UBND phường Lộc Sơn. Những cá nhân này có những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị, trật tự xây dựng, để xảy ra sai phạm đối với một số công trình xây dựng tại dự án.

Lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc yêu cầu các cá nhân nêu trên nghiêm túc rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp, tổ chức khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đưa nội dung phê bình nêu trên vào tiêu chí để xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng công chức năm 2024.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện khắc phục những tồn tại, hạn chế được nêu tại Kết luận số 22/KL-TTr ngày 15-3-2024 của Thanh tra tỉnh liên quan đến dự án của Công ty Đông Đô 1.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, theo Kết luận số 22/KL-TTr, Công ty Đông Đô 1 đã tự ý xây dựng không phép với tổng diện tích 8.996 m2 gồm các công trình: bãi đua xe địa hình diện tích 5.123 m2; nhà tiền chế 658 m2; nhà thi đấu bóng đá mini 2.400 m2; 34 phòng trọ 795 m2; có 34 căn nhà trong số 37 lô tại tuyến đường D3 không đúng mẫu được duyệt; 17 căn nhà xây dựng 4 tầng vi phạm về lộ giới và chỉ giới xây dựng.

Dự án này của Công ty Đông Đô 1 chậm 58 tháng so với tiến độ đã được gia hạn; dù đã hết thời gian gia hạn tiến độ nhưng có 25 căn nhà đang thi công. Tiến độ đầu tư dự án từ tháng 10-2018 nhưng suốt hơn 5 năm, chủ đầu tư chưa làm các thủ tục đề nghị điều chỉnh tiến độ dự án theo quy định.

Trong số 325 lô đất mà công ty đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án khi chưa đầu tư xong hạ tầng và chưa được cơ quan nhà nước kiểm tra, nghiệm thu.

Tháng 9-2023, UBND TP Bảo Lộc đã ban hành 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng đối với việc xây dựng không phép và buộc Công ty Đông Đô 1 phải phá dỡ toàn bộ công trình vi phạm.

Trường Nguyên – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Lối vào dự án khu dân cư kế cận khu công nghiệp Lộc Sơn do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô 1 – BQP làm chủ đầu tư.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/phe-binh-nhieu-can-bo-vi-lien-quan-sai-pham-cua-cong-ty-dong-do-1-196240716151008991.htm

Công ty xi Măng của đại gia Đỗ Văn Tiến bị xử phạt 1,8 tỷ đồng vì vi phạm về môi trường

Công ty Cổ phần Xi măng Thành Thắng Group (Hà Nam) vừa bị cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt 1,8 tỷ đồng vì nhiều vi phạm, trong đó có vi phạm xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.

Phát hiện nhiều vi phạm về môi trường

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành kết luận thanh tra về công tác chấp hành pháp luật về môi trường và tài nguyên nước tại Công ty Xi măng Thành Thắng Group có địa chỉ tại thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Theo đó, qua công tác thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vi phạm về môi trường tại công ty này, trong đó có lắp đặt đường ống xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, không tuân thủ quy trình vận hành được cấp phép môi trường. Ngoài ra, công ty cũng đã xả nước thải sinh hoạt vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cho phép 1,03 lần giới hạn.

Cùng với đó, Xi măng Thành Thắng cũng không thực hiện đúng tần suất quan trắc khí thải trong năm 2020 và năm 2021. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, các hành vi này đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Đáng nói, Xi măng Thành Thắng còn không phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa.

Đoàn thanh tra đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Xi măng Thành Thắng và chuyền hồ sơ vi phạm đến Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, kèm theo quyết định xử phạt trên 1,8 tỷ đồng.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát nghiêm túc các hoạt động của Xi măng Thành Thắng, đồng thời, yêu cầu công ty này tuân thủ đúng giấy phép môi trường, thu gom và xử lý triệt để chất thải phát sinh, và sử dụng nước một cách hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.

Cơ chức năng yêu cầu Xi măng Thành Thắng lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác nước nếu có mục đích sử dụng nước khác hoặc cần điều chỉnh các nội dung khác của giấy phép.

Ngoài ra, Xi măng Thành Thắng cũng phải báo cáo kết quả thực hiện các yêu cầu trên về Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/7.

Chân dung đại gia đứng sau Xi măng Thành Thắng

Theo giới thiệu từ website của Xi măng Thành Thắng, công ty này được thành lập vào năm 2005 ở Ninh Bình, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực chính là “khai thác và chế biến vật liệu xây dựng”. Đến năm 2013, sau khi nhận bàn giao Nhà máy Xi măng Thanh Liêm từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam thì công ty đã phát triển thêm ngành nghề sản xuất xi măng.

Hiện nay, Xi măng Thành Thắng có 7 công ty con đóng trên địa bàn 5 tỉnh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, cầu cảng và nhiều ngành nghề khác…

Nhắc đến Xi măng Thành thắng, người ta thường nghĩ đến ngay đại gia Đỗ Văn Tiến (SN 1964), ông chính là Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này. Ngoài ra, ông Tiến còn nổi tiếng khi là người sở hữu Lâu đài Thành Thắng, được mệnh danh là công trình nhà ở cao nhất Đông Nam Á, với chiều cao bằng toà nhà 18 tầng và diện tích mặt sàn lên tới 15.000m2.

Công ty xi Măng của đại gia Đỗ Văn Tiến bị xử phạt 1,8 tỷ đồng vì vi phạm về môi trường - Ảnh 2
Lâu đài Thành Thắng tại Ninh Bình.

Toà lâu đài này được khởi công vào năm 2016 và khánh thành vào năm 2019, tọa lạc ngay trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Cung điện Thành Thắng được xây dựng dựa trên ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy). Ước tính mức đầu tư cho lâu đài hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Dân Việt, tại ngày 17/4/2015, vốn điều lệ Xi măng Thành Thắng là 999 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thắng Group nắm giữ 97,09%, ông Đỗ Văn Tiến sở hữu 2,32% và ông Đỗ Văn Thắng sở hữu 0,58% còn lại.

Sau nhiều lần thay đổi, đến ngày 13/12/2021, vốn điều lệ Xi măng Thành Thắng đạt 4.437,5 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Ông Đỗ văn Tiến là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT Xi măng Thành Thắng.

Ngoài Xi măng Thành Thắng, ông Đỗ Văn Tiến còn là Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thắng Group – Doanh nghiệp sở hữu cổ phần gần như tuyệt đối tại Xi măng Thành Thắng, đây được coi là nơi khởi nguồn cho cơ ngơi đồ sộ của ông Đỗ Văn Tiến.

H.A – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Công ty Cổ phần Xi măng Thành Thắng Group vừa bị cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt 1,8 tỷ đồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/cong-ty-xi-mang-cua-dai-gia-do-van-tien-bi-xu-phat-18-ty-dong-vi-vi-pham-ve-moi-truong-90417.html

‘Nút thắt’ khiến nhà ở xã hội chưa thể phát triển rộng rãi

Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tăng mật độ xây dựng, hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, dự thảo nghị định về phát triển, quản lý nhà ở xã hội mới nhất lại không quy định. Vì vậy, chuyên gia đề xuất tiếp tục cho phép hưởng ưu đãi này, nhằm tăng thêm cơ chế hỗ trợ để thu hút hơn nữa nguồn lực phát triển…

Theo thông tin tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Xây dựng, từ năm 2021 đến nay, cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô 418.200 căn. Trong đó, mới hoàn thành 75 dự án, quy mô 39.884 căn; khởi công xây dựng 128 dự án, tương đương 15.379 căn; chấp thuận chủ trương đầu tư 300 dự án với khoảng 262.937 căn. Như vậy, nếu so sánh số lượng căn nhà hoàn thành với mục tiêu cả nước phấn đấu đạt 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 thì vẫn còn khá xa.

TRIỂN KHAI DỰ ÁN GẶP KHÓ KHĂN

Liên quan đến vấn đề trên, ông Đỗ Viết Chiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA), nhận định có nhiều nguyên nhân. Ông Chiến cho rằng mặc dù việc phát triển dự án nhà ở xã hội đã ghi nhận một số thuận lợi như: Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản được Quốc hội thông qua; Nghị quyết của Quốc hội rút ngắn thời gian có hiệu lực của các điều luật. Đồng thời, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp đang rất cao. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng quan tâm, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, nhà đầu tư được ưu đãi tiền thuê đất, sử dụng đất, giảm loại các thuế để có thể sớm thu hồi vốn và sinh lời khi tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có vướng mắc về tiếp cận đất đai, gồm quy hoạch bố trí quỹ đất, công khai dự án; hay các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt giá bán nhà…

Ngoài ra, đối với nguồn vốn, công tác triển khai gói vay 120.000 tỷ đồng vẫn chậm, mới giải ngân 1%, tức khoảng 1.234 tỷ đồng. Trong số này có 1.202 tỷ cho chủ đầu tư tại 12 dự án, cũng nghĩa là mới giải ngân 32 tỷ cho người mua nhà. Mặt khác, qua thống kê của Bộ Xây dựng, hiện chỉ ghi nhận 32/63 UBND tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia chương trình vay vốn với 73 dự án, chủ yếu tập trung ở Hà Nội (6 dự án), TP.HCM (6 dự án), Bắc Ninh (6 dự án), Bình Định (5 dự án)…

Lý do được chỉ ra một phần vì lãi suất gói vay ưu đãi cao, nhưng thời gian cho vay ngắn nên chưa thu hút doanh nghiệp và người dân vay vốn.

Phó Chủ tịch VnREA đánh giá việc tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội rất quan trọng. Bởi gần đây, giá nhà ở liên tục tăng cao, mà điều này xuất phát từ nguồn cung thông qua các dự án mở mới thời gian qua khá khiêm tốn. Ngược lại, lượng cầu, đặc biệt cầu nhà ở xã hội với 10 đối tượng theo Luật quy định trong xã hội lại vô cùng lớn. Chính vì mất cân đối cung – cầu nên giá nhà tăng cao là không tránh khỏi.

“Do đó, mấu chốt phải giải quyết bài toán cung – cầu, sớm triển khai và đưa dự án mở mới vào thực tế để tạo ra nguồn cung lớn. Chính vì mục tiêu này, Chính phủ đã sớm thông qua đề án tối thiểu 1 triệu căn hộ đến năm 2030”, chuyên gia phân tích.

CẦN THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ CHỈ ĐẠO VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI

Để tháo gỡ khó khăn, ông Chiến kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội trong đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030. Tiếp tục rà soát, bám sát thực tế nhằm giải quyết khó khăn cho nhà đầu tư.

Đồng thời, các địa phương cần điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó cụ thể về số lượng, chỉ tiêu nhà ở xã hội 2024-2025 và công khai danh mục dự án đầu tư nhà ở xã hội độc lập. Rà soát quỹ đất 20% trong dự án nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội, làm việc với chủ đầu tư cùng giải quyết các dự án nhà thương mại tồn đọng, nếu có thể cho điều chỉnh cơ cấu căn hộ… và chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Đặc biệt, sớm hình thành quỹ đầu tư nhà ở xã hội với mục tiêu cuối cùng là giải bài toán mất cân đối cung – cầu giúp bình ổn thị trường, tiếp tục phát triển loại hình nhà ở này.

Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), lưu ý một “nút thắt” quan trọng khiến loại hình nhà ở này chưa thể phát triển rộng rãi là thiếu cơ chế hỗ trợ. Nghị định 100/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tăng mật độ xây dựng, hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với tiêu chuẩn. Đây là ưu đãi cho chủ đầu tư loại nhà ở này trong nhiều năm qua. Nhưng tại dự thảo nghị định về phát triển, quản lý nhà ở xã hội mới nhất lại không quy định. Do đó, đại diện HoREA đề xuất cho phép dự án nhà ở xã hội tiếp tục được hưởng ưu đãi này, nhằm tăng hiệu quả đầu tư và thu hút nguồn lực tham gia triển khai nhà ở xã hội. Bởi đây là quy định đúng và đã được thực tiễn kiểm nghiệm nên cần kế thừa.

Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lê Thành, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, mới có hiệu lực sắp tới sẽ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội. Đơn cử, nếu trước đây, doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội phải chờ cơ quan chức năng xác định giá đất mới được miễn giảm tiền sử dụng đất; mà xác định giá đất đang là “nút thắt” không thực hiện được trong nhiều năm, thì việc thực thi luật mới, các dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ được xác định miễn tiền sử dụng đất ngay từ đầu, nên tiết kiệm thời gian, chi phí làm thủ tục cho chủ đầu tư và người dân sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, “thực thi các Luật mới cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết và sự thống nhất, quyết liệt trong bộ máy công vụ để tháo gỡ vướng mắc từ cơ chế, chính sách và một phần cũng do sự ngại việc của một số cán bộ”, ông Nghĩa lưu ý.

Thanh Xuân/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/nut-that-khien-nha-o-xa-hoi-chua-the-phat-trien-rong-rai.htm

Đà Lạt cưỡng chế tháo dỡ tòa nhà sân golf Đồi Cù

Sáng 17/7, lực lượng chức năng của thành phố Đà Lạt sẽ phối hợp tổ chức cưỡng chế tháo dỡ tòa nhà câu lạc bộ golf Đà Lạt.

Thông tin này vừa được UBND TP Đà Lạt thông báo. Theo đó, mọi phương án thực hiện đã được lên kế hoạch, phê duyệt và chuẩn bị chi tiết để đảm bảo việc cưỡng chế diễn ra đúng pháp luật, an toàn và đảm bảo an ninh trật tự.

Trước đó, UBND phường 1 đã lập kế hoạch thi hành Quyết định số 1727 về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng tại tòa nhà câu lạc bộ golf bên trong sân golf Đồi Cù (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) do CTCP Hoàng Gia ĐL làm chủ đầu tư.

Sáng 17/7, lực lượng chức năng của TP Đà Lạt sẽ thi hành quyết định này nhằm xử lý dứt điểm khối công trình sai phạm này. Công tác cưỡng chế sẽ tiến hành đúng theo trình tự, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

TP Đà Lạt cho biết công trình vi phạm phải tổ chức cưỡng chế tháo dỡ có khối lượng rất lớn, kết cấu công trình phức tạp, do đó, việc tháo dỡ công trình vi phạm được đơn vị thi công có chuyên môn, năng lực thực hiện.

Cụ thể, phần công trình vi phạm bị cưỡng chế tháo dỡ gồm Khối 1 (khối tiếp đón) với quy mô 2 tầng (1 hầm, 1 trệt) có kết cấu móng, trụ, dầm, khối lượng công trình hơn 3.333 m2, sàn bê tông cốt thép, chưa xây tường và Khối 2 (khối dịch vụ golf 2) có quy mô 5 tầng (2 hầm, 1 trệt, 2 lầu), khối lượng công trình là 17.073 m2, kết cấu móng, trụ, dầm, sàn bê tông cốt thép, tường gạch. Tổng diện tích vi phạm 2 khối công trình là hơn 20.400 m2.

Theo dự kiến, thời gian cưỡng chế sẽ diễn ra trong khoảng 2 tháng, từ 17/7 đến 17/9.

Trước đó, vào ngày 10/6, CTCP Hoàng Gia ĐL đã tự nguyện tháo dỡ công trình sai phạm tại Đồi Cù.

Sáng 11/6, các cơ quan chức năng của TP Đà Lạt đã đến hiện trường xây dựng tòa nhà Câu lạc bộ golf tại Đồi Cù Đà Lạt để chứng kiến việc tháo dỡ công trình sai phạm của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, theo quy định, việc tháo dỡ công trình phải tuân thủ các quy định về an toàn và đúng quy trình.

Do đó, Phòng Quản lý Đô thị Đà Lạt đã yêu cầu chủ đầu tư liên hệ với các đơn vị có chức năng để lập kế hoạch tháo dỡ trước khi thực hiện.

Thời hạn để thực hiện công tác này là 15 ngày, tính từ ngày 11/6, nhưng đến nay chưa thực hiện.

Liên Phạm – Tạp chí Znews

Theo Znews

Ảnh: Cận cảnh dự án tòa nhà Câu lạc bô sân Golf tại Đồi Cù. Ảnh: Quỳnh Danh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://znews.vn/da-lat-cuong-che-thao-do-toa-nha-san-golf-doi-cu-post1486620.html

Tây Ninh: Công ty Fico Tây Ninh khai thác khoáng sản tại mỏ đá huyện Dương Minh Châu vượt thông số thiết kế

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tại mỏ đá xây dựng ở huyện Dương Minh Châu, Công ty Cổ phần Khoáng sản Fico Tây Ninh đã khai thác vượt quá 10% các thông số được thiết kế và phê duyệt.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) số 07/KL-TTr ngày 5.7.2024 về việc chấp hành pháp luật khoáng sản của Công ty Cổ phần Khoáng sản Fico Tây Ninh (Công ty Fico Tây Ninh).

Công ty Fico Tây Ninh có trụ sở tại 429/16 Điện Biên Phủ, Phường 25, quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh).

Ngày 3.10.2017, Công ty Fico Tây Ninh được UBND tỉnh Tây Ninh gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản đá xây dựng để Công ty tiếp tục khai thác đá xây dựng tại mỏ đá ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh). Diện tích khai thác 14,2ha, trữ lượng còn lại cho gia hạn khai thác hơn 2,9 triệu m3; công suất 450.000m3/năm (đá nguyên khối); Thời hạn đến ngày 30.4.2024.

Trụ sở Công ty Fico Tây Ninh tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Phương.

Theo KLTT, Công ty Fico Tây Ninh khai thác vượt quá 10% một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng.

Cụ thể: Công ty Fico đang khai thác tại khu vực phía Đông Bắc của mỏ tạo thành 3 tầng khai thác, chiều cao tầng kết thúc là 25m (vượt 25%), góc dốc sườn tầng kết thúc lớn hơn 70% (vượt trên 16%), chiều cao tầng khai thác là 13m (vượt 30%) theo thiết kế mỏ do Công ty Fico lập, phê duyệt tại Quyết định số 15/QĐ-Cty ngày 15.5.2017. Còn có vị trí xuất hiện đá treo trên tầng khai thác.

KLTT cho biết, Trưởng đoàn thanh tra đã lập Biên bản vi phạm hành chính và Chánh Thanh tra Bộ TN-MT đã ban hành Quyết định số 157/QĐ-XPHC ngày 27.12.2023 xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Fico Tây Ninh.

Đoàn Thanh tra kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Fico theo đúng quy định của pháp luật. Yêu cầu Công ty Fico chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác khoáng sản; khai thác đúng các thông số của hệ thống khai thác (chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng) theo thiết kế mỏ đã lập và phê duyệt; xử lý vị trí xuất hiện đá treo trên tầng khai thác bảo đảm an toàn.

Quang Phương – Báo ĐBND

Theo Đại Biểu Nhân Dân

Ảnh: Khai thác đá xây dựng tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/kiem-tra-giam-sat/tay-ninh-cong-ty-fico-tay-ninh-khai-thac-khoang-san-tai-mo-da-huyen-duong-minh-chau-vuot-thong-so-thiet-ke-i380505/