• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 16

Một doanh nghiệp khai thác đá sai phạm bị phạt 256 triệu đồng

Công ty CP Mỏ đá Hoàng Mai ở Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An đã bị chính quyền xử phạt 256 triệu đồng do nhiều lỗi vi phạm trong quá trình nổ mìn khai thác đá.

Ngày 26/7, thông tin từ UBND thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cho biết, địa phương này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP mỏ đá Hoàng Mai 256 triệu đồng. Doanh nghiệp này là chủ mỏ đá Hoàng Mai B (ở phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai).

Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định thành lập đoàn kiểm tra vào ngày 5/4/2024, sau khi báo chí phản ánh tình trạng nổ mìn khiến đá văng xuống QL1A, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện qua lại. Doanh nghiệp này đã sai nhân viên chặn xe lưu thông trên QL1A đoạn qua mỏ đá trong các thời điểm nổ mìn vì sợ đá văng.

Sau khi lập biên bản vi phạm, đoàn kiểm tra đã có công văn, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và trình Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai xem xét, ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần đá Hoàng Mai.

Theo quyết định xử phạt, doanh nghiệp này có 3 lỗi vi phạm bị phạt hành chính: phạt 120 triệu đồng vì khai thác không đúng một trong các thông số của hệ thống khai thác, cụ thể theo thiết kế chiều cao tầng khai thác tối đa là 10 m nhưng doanh nghiệp này đã khai thác chiều cao tầng trung bình khoảng 40 m; phạt 130 triệu đồng khi nhiều lần mắc sai phạm đối với hành vi quá 6 tháng không lập hoặc cập nhật hiện trạng bản đồ mỏ theo quy định; phạt 6 triệu đồng hành vi không thông báo về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.

Đá văng xuống Quốc lộ 1A sau lần nổ mìn vào tháng 11/2023.

Về hình thức xử phạt bổ sung, đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Từ 4 – 6 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Mặt khác, Công ty cổ phần đá Hoàng Mai còn bị buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm; buộc phải khai thác đúng các thông số của chiều cao tầng đã xác định trong thiết kế mỏ/báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt.

Trước đó, như Báo Sức khỏe và Đời Sống đã phản ánh, nhiều năm nay, một số hộ dân ở khối Tân Thành, (phường Quỳnh Thiện) luôn sống trong thấp thỏm lo âu mỗi khi mỏ đá vôi Hoàng Mai B tiến hành nổ mìn khai thác đá.

Vào khung giờ mỏ đá nổ mìn thường kéo dài suốt nhiều tiếng buổi trưa và chiều tối, nhiều người dân không dám ra khỏi nhà, vì sợ đá rơi trúng đầu. Nhiều nhà dân bị đá văng trúng, gây hư hỏng nặng. Người dân đã nhiều lần gửi đơn phán ảnh lên chính quyền địa phương nhưng vẫn không được khắc phục.

UBND thị xã Hoàng Mai cũng đã từng có văn bản, đề nghị cấp có thẩm quyền không tiếp tục gia hạn (hoặc cấp phép hoạt động mới) tại khu vực mỏ này để không ảnh hưởng đến người dân, Quốc lộ 1A và Khu công nghiệp Hoàng Mai I đóng bên cạnh.

Hoàng Trinh – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Mỏ đá này nằm ngay cạnh đường sắt và Quốc lộ 1A gây nguy hiểm cho người dân cũng như các phương tiện qua lại.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/mot-doanh-nghiep-khai-thac-da-sai-pham-bi-phat-256-trieu-dong-169240726082600687.htm

Sớm cưỡng chế công trình không phép trong Đồi Cù

TAND tỉnh Lâm Đồng và TAND TP Thủ Đức ban hành các quyết định để hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp đã ban hành áp dụng tại dự án này

Ngày 26-7, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND TP Đà Lạt liên quan việc khẩn trương tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế công trình sai phạm xây dựng thuộc dự án Tòa nhà CLB Golf của Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL ở sân golf Đồi Cù.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh yêu cầu UBND TP Đà Lạt khẩn trương thực hiện các trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án Tòa nhà CLB Golf theo thẩm quyền. Việc cưỡng chế tháo dỡ phải đảm bảo theo quy định hiện hành và chỉ đạo của UBND tỉnh, báo cáo tiến độ tổ chức thực hiện về UBND tỉnh và Sở Xây dựng hàng tuần.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc UBDN TP Đà Lạt thực hiện công tác này và báo cáo hàng tuần về UBND tỉnh.

Như Báo Người Lao Động thông tin, ngày 17-7, UBND Phường 1, UBND TP Đà Lạt đã tổ chức lực lượng đến sân golf Đồi Cù thực hiện cưỡng chế công trình xây dựng không phép tại dự án này.

Thế nhưng đại diện Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL đã đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp “Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản tranh chấp” của TAND TP Thủ Đức (TP HCM) đối với các công trình xây dựng không phép tại đây. Sau đó, TAND tỉnh Lâm Đồng cũng ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp.

Trong các ngày 19 và 23-7, lần lượt TAND tỉnh Lâm Đồng và TAND TP Thủ Đức ban hành các quyết định để hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp đã ban hành áp dụng tại dự án. Do vậy, hiện dự án Tòa nhà CLB Golf của Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL không còn áp dụng biện pháp khẩn cấp nào.

Trường Nguyên – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Công trình xây dựng không phép trong sân golf Đồi Cù

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/som-cuong-che-cong-trinh-khong-phep-trong-doi-cu-196240726165824977.htm

Xử phạt công ty ‘có dớp’ vi phạm khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa xử phạt Công ty Việt Lào gần 200 triệu đồng, vì: Có hành vi vi phạm làm mất mốc giới, khai thác vượt công suất, sử dụng khoáng sản sai mục đích… Trước đó, năm 2022, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã xử phạt Công ty Việt Lào số tiền 65 triệu đồng.

Ngày 27/7, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa xác nhận, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định số 2983/QĐ-XPHC xử phạt công ty TNHH Đầu tư xây dựng – Xuất nhập khẩu Việt Lào (Công ty Việt Lào), trụ sở chính tại số 72 phố Tô Vĩnh Diện, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Công ty Việt Lào bị xử phạt tổng số tiền 185,5 triệu đồng vì có những hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản. Địa chỉ vi phạm tại mỏ đất, đá thuộc xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Công ty Việt Lào do ông Lê Đình Phú làm Giám đốc – đại diện theo pháp luật.

Cụ thể, Công ty Việt Lào bị xử phạt 5,5 triệu đồng vì vi phạm làm mất mốc giới. Hành vi khai thác vượt công suất cho phép doanh nghiệp này bị xử phạt 110 triệu đồng (vượt công suất 45,5%). Buộc Công ty Việt Lào phải thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường do hành vi khai thác vượt công suất gây ra. Phạt 70 triệu đồng với hành vi sử dụng khoáng sản không đúng mục đích (cung cấp đất làm vật liệu san lấp cho các dự án không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước). Cùng với việc xử phạt vi phạm hành chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Việt Lào 3 tháng 23 ngày.

Những ao nước khổng lồ để lại sau hoạt động khai thác đất.

Trước đó, ngày 20/6/2024 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Văn bản số 8796/UBND-CN yêu cầu Công ty Việt Lào tạm dừng hoạt động hoạt động khai thác tại mỏ đất nói trên. UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Triệu Sơn chỉ đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Triệu Sơn, UBND xã Hợp Thắng làm rõ nguồn gốc, khối lượng đất đang tập kết tại mỏ của Công ty Việt Lào. Đồng thời, xác định rõ nguồn gốc, diện tích, khối lượng đất đã đào tại khu vực có dấu hiệu khai thác, san gạt làm biến dạng địa hình quanh khu vực mỏ. Chủ động xử lý những hành vi vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với sở TN&MT và các ngành, đơn vị liên quan trong việc hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm tại mỏ đất. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Do mỏ đất không đủ số lượng mốc và khai thác không đúng thiết kế, năm 2022, Công an tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt Công ty Việt Lào 65 triệu đồng.

Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, trong khuôn viên mỏ khai thác đất của Công ty Việt Lào đang hình thành nhiều hồ nước sâu, với diện tích rộng hàng trăm m2. Đây là hậu quả để lại của việc khai thác khoáng sản quá sâu xuống lòng đất, chưa hoàn trả mặt bằng. Đáng chú ý, tại khu vực gần mỏ đất Công ty Việt Lào, có nhiều quả đồi bị khai thác trái phép với khối lượng đất được lấy rất lớn từ nhiều năm nay. Ông Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho hay, tình trạng khai thác đất trái phép cạnh mỏ Việt Lào diễn ra nhiều năm, chính quyền xã Hợp Thắng đã nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính với các cá nhân vi phạm. Hiện UBND huyện đang giao cho Công an huyện vào cuộc làm rõ để xử lý. Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều, huyện đã có báo cáo xin tỉnh Thanh Hóa cho thêm thời gian xác minh, xử lý.

Ngọn núi cạnh mỏ đất Công ty Việt Lào cũng đã bị khai thác trái phép, với khối lượng hàng ngàn m3 đất.

Trước đó, ngày 15/12/2022, Công an tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2855/QĐ-XPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Việt Lào, vì đã cắm mốc khu vực được phép khai thác khoáng sản đúng quy cách nhưng chưa đầy đủ số lượng mốc theo quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản. Áp dụng mức phạt trung bình của khung tiền phạt là 7,5 triệu đồng. Cũng tại Quyết định xử phạt nêu trên, Công an tỉnh Thanh Hóa phạt Công ty Việt Lào vì vi phạm: Khai thác không đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản, áp dụng mức phạt trung bình của khung tiền phạt là 25 triệu đồng. Tổng cả 2 lỗi xử phạt nêu trên là 32,5 triệu đồng. Tuy nhiên, do Công ty Việt Lào là tổ chức có tư cách pháp nhân, mức phạt được nhân đôi nên số tiền phạt là 65 triệu đồng.

Mặc dù đã bị xử phạt và bị yêu cầu thực hiện khai thác đất theo đúng hồ sơ, thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt song thời gian qua, Công ty Việt Lào vẫn chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Trần Thắng – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Toàn cảnh mỏ đất của Công ty Việt Lào tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/xu-phat-cong-ty-co-dop-vi-pham-khai-thac-khoang-san-i738658/

Thực trạng và giải pháp tuyên truyền chống rác thải nhựa tại Việt Nam

Trước thực trạng phát sinh rác thải nhựa đáng báo động, nhiều giải pháp tuyên truyền chống rác thải nhựa đã được đề xuất và thực hiện.

Thực trạng phát sinh chất thải nhựa tại Việt Nam

Rác thải nhựa là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa được thải ra môi trường. Trong số này, chỉ có 27% được tái chế bởi các cơ sở và doanh nghiệp, còn lại phần lớn (90%) được xử lý bằng các phương pháp chôn lấp, đốt hoặc vứt ra biển, tạo ra những tác động tiêu cực lâu dài cho môi trường.

Các số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng trung bình khoảng 1 kg túi nilon mỗi tháng. Riêng tại Hà Nội và TP.HCM, lượng rác thải nhựa và túi nilon thải ra mỗi ngày lên tới 80 tấn, một con số đáng báo động. Ông Đoàn Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông cho biết, rác thải nhựa có tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác do tính chất khó phân hủy của nó.

Những con số trên được đưa ra tại Hội nghị tập huấn “Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường” vừa được tổ chức tại Hải Phòng ngày 23-24/7. Hội nghị tập huấn được tổ chức bởi Trung tâm Thông tin và Truyền thông (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thu hút sự quan tâm của rất đông các phóng viên, nhà báo, người làm truyền thông.

Các giải pháp tuyên truyền chống rác thải nhựa

Trước thực trạng đáng báo động này, nhiều giải pháp tuyên truyền chống rác thải nhựa đã được đề xuất và thực hiện. Tại hội nghị tập huấn “Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường” tổ chức tại Hải Phòng, các chuyên gia và nhà báo đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và cách thức tuyên truyền hiệu quả. Có thể tổng hợp lại thành một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất là chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn

Tại hội nghị tập huấn, ông Cao Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường nêu rõ quan điểm tiếp cận của Luật Bảo vệ Môi trường, coi chất thải là tài nguyên, với mục tiêu tận dụng tối đa giá trị của các sản phẩm thải bỏ và thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn cho sự phát triển bền vững. Trong nền kinh tế đó, mọi chất thải đều được nghiên cứu để tái chế và xử lý theo phương thức phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa chất thải phải xử lý ra môi trường, tiến tới một xã hội không còn chất thải. Ông cho rằng người dân đang làm quen với việc “ai xả rác nhiều thì phải trả tiền nhiều”.

Thành phố Hội An là địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo mô hình này, thay vì trả phí theo tháng, người dân phải trả tiền tương ứng với lượng túi nilon cần mua để đựng rác. Giá túi nilon dao động từ 1.900 đồng cho túi 10 lít đến 15.000 đồng cho túi 40 lít. Mô hình này không chỉ giúp giảm lượng rác thải mà còn thúc đẩy người dân phân loại rác và tái chế.

Hội nghị tập huấn Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa.Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa.

Thứ hai là tận dụng mạng xã hội và phương tiện truyền thông hiện đại

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng mạng xã hội như Facebook, TikTok, và Youtube là công cụ truyền tải thông tin nhanh và hiệu quả. Những bình luận và phản hồi của bạn đọc về bài viết cần được các cơ quan báo chí nhìn nhận đúng mức hơn, vì đó như hàn thử biểu đánh giá mức độ thay đổi nhận thức của người dân. Từ đó, các cơ quan báo chí có cơ sở để thay đổi cách thức, thông điệp truyền thông sao cho phù hợp với người dân.

Thứ ba là hạn chế sử dụng đồ nhựa

Ông Nguyễn Anh Tú, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP. Hải Phòng, chia sẻ rằng việc hạn chế rác thải nhựa cần sự tham gia của các địa phương, ngành chức năng và sự thay đổi nhận thức của người dân về việc sử dụng đồ nhựa để bảo vệ môi trường.

Thông qua các tác phẩm báo chí, Hải Phòng đã tăng cường vận động doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào lối sống “nói không” với rác thải nhựa. Mục tiêu trung hạn 2021-2025 là 100% các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố không sử dụng vật dụng hoặc đồ nhựa sử dụng một lần (chai nước, ống hút nhựa…), hạn chế sử dụng băng rôn, khẩu hiệu… dùng một lần.

Thứ ba là các chính sách khuyến khích thay đổi thói quen

Việc tuyên truyền chống rác thải nhựa cần mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Đóng góp ý kiến, ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập VietTimes cho rằng: Việc tuyên truyền chống rác thải nhựa cần một cách làm mới, bởi việc sử dụng nilon đã trở thành thói quen của người dân, bởi sự tiện lợi và giá thành rất rẻ. Lấy đơn cử như việc sử dụng túi nilon, các bà nội trợ mua cả bịch túi to, đủ dùng trong vài tháng chỉ với giá 100.000 đồng. Truyền thông chống rác thải nhựa hiệu quả không thể bằng sự hô hào, động viên mà phải bằng chính sách, bằng những lợi ích thiết thực cụ thể đối với người dân khi chấp nhận thay đổi thói quen.

Ông đưa ra ví dụ về việc thu phí tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cho thấy khi người dân thấy rõ những lợi ích từ chính sách, họ sẽ sẵn sàng thay đổi thói quen. Tuy phải chịu mức phí cầu đường cao tốc nhưng đổi lại, người dân được hưởng những lợi ích tuyệt vời từ sự tiện lợi, an toàn của tuyến đường cao tốc mang lại.

Tóm lại: Việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa đòi hỏi sự kết hợp giữa các giải pháp kỹ thuật và chính sách tuyên truyền hiệu quả. Bằng cách chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, thực hiện các mô hình thí điểm thu phí rác thải, tận dụng mạng xã hội, và khuyến khích thay đổi thói quen của người dân, chúng ta có thể giảm thiểu tác động của rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hà Thắm

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa được thải ra môi trường. Ảnh: ITN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với công nhân vệ sinh môi trường

Công việc của công nhân vệ sinh môi trường rất nặng nhọc, vất vả. Họ thức khuya dậy sớm, thường xuyên tiếp xúc với bụi bặm, rác thải hôi hám thậm chí đối mặt với nguy cơ về tai nạn, bệnh tật để dọn dẹp, giữ gìn môi trường.

Trong quá trình hoạt động, ở nhiều cương vị khác nhau, từ khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nhất là những dịp tết đến xuân về, Tổng Bí thư đã trực tiếp đến đường phố để chúc tết, thăm hỏi, động viên, biểu dương các công nhân vệ sinh môi trường đã hy sinh cả ngày nghỉ để làm cho đường phố luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, nhất là lúc mọi người nghỉ ngơi, vui Tết thì anh chị em môi trường lại phải làm việc, đặc biệt là đối với phụ nữ, những người giữ thiên chức của người bà, người mẹ trong mỗi gia đình.

Còn nhớ đêm ngày 4/2/2019 (Tức đêm 30 tết, năm Mậu Tuất), khi đến thăm, động viên, chúc Tết những công nhân vệ sinh môi trường Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đang lao động tại đường Thanh Niên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ với sự khó khăn, vất vả của công nhân môi trường. Theo Tổng Bí thư, nghề gì cũng có vất vả và vinh quang riêng. Công việc của công nhân vệ sinh môi trường rất nặng nhọc, vất vả, hy sinh thầm lặng. Các anh chị phải thức khuya dậy sớm, thường xuyên tiếp xúc với bụi bặm, rác thải hôi hám thậm chí đối mặt với nguy cơ về tai nạn, bệnh tật để dọn dẹp, giữ gìn môi trường. Do vậy, mong muốn người dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố thấu hiểu công việc của những người làm vệ sinh môi trường thực hiện việc đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, giúp giảm đi nỗi vất vả của công nhân.

tm-img-altTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mừng tuổi, chúc Tết công nhân vệ sinh môi trường Thủ đang làm việc trên đường Thanh Niên, Hà Nội. Ảnh: Lâm Khánh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời cảm ơn và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới toàn thể hơn 5.000 cán bộ, công nhân viên, người lao động của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đã không quản mưa rét hay nắng nóng, bền bỉ hy sinh cho những con đường, góc phố, công viên của Hà Nội sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, góp phần giữ gìn và xây dựng Hà Nội ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội tiếp tục quan tâm hơn nữa tới đời sống của người lao động, ứng dụng công nghệ để góp phần làm giảm sức lao động của công nhân. Mặt khác, tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức, cùng chung tay bảo vệ môi trường của Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Chương trình “Cây chổi vàng” – Tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường

Ra đời từ năm 2017, Chương trình “Cây chổi vàng” – Tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động đã gây được tiếng vang và lan toả mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi những công ty môi trường mà còn tạo dấu ấn trong lòng xã hội về một chương trình rất nhân văn và khác biệt.

Lần đầu tiên có một chương trình dành riêng cho những người công nhân trực tiếp tham gia công việc kỹ thuật, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nạo vét cống rãnh…để tôn vinh những đóng góp của họ cho xã hội đồng thời tuyên truyền để xã hội quan tâm hơn đến ngành nghề vệ sinh môi trường.

Qua hơn 8 năm tổ chức, chương trình đã trao giải cho gần 600 công nhân vệ sinh môi trường xuất sắc trên toàn quốc. “Cây chổi vàng” đã trở thành danh hiệu uy tín, cao quý đối với những người làm công tác vệ sinh môi trường.

Với những phần thưởng giá trị, chương trình đã mang đến những thay đổi tích cực về mặt vật chất trong cuộc sống của những anh chị công nhân đạt giải.

Đặc biệt, gần 5 năm qua, Ban tổ chức chương trình Cây chổi vàng đã trao tặng được 64 căn nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tạo nên cuộc sống mới ổn định hơn cho họ. Tổng trị giá gần 11 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, danh hiệu “Cây chổi vàng” còn là sự khích lệ tinh thần to lớn đối với những người công nhân vệ sinh môi trường. Giờ đây họ có thể cảm nhận được rằng công việc của mình không còn là thầm lặng mà đã được cả xã hội ghi nhận, biết ơn. Chương trình cũng là nguồn cảm hứng để người công nhân cố gắng hơn nữa trong công việc.

Công việc của công nhân vệ sinh môi trường vô cùng nặng nhọc, vất vả. Họ thức khuya dậy sớm, thường xuyên tiếp xúc với bụi bặm, rác thải hôi hám thậm chí đối mặt với nguy cơ về tai nạn, bệnh tật để dọn dẹp, giữ gìn môi trường. Đặc biệt trong thời gian vừa qua dịch Covid-19 bùng phát, các anh chị công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài thu gom, xử lý rác thải. Công việc buộc phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều nguồn lây bệnh nhưng họ vẫn bất chấp nguy hiểm để hoàn thành. Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta cần tôn vinh những hy sinh, đóng góp của họ.

Diệp Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mừng tuổi, chúc Tết công nhân vệ sinh môi trường Thủ đang làm việc trên đường Thanh Niên, Hà Nội. Ảnh: Lâm Khánh

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7/2024 và từ 7h đến 13h ngày 26/7/2024.

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam theo nghi thức Quốc tang.

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0Di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Trong niềm xúc động, tiếc thương sâu sắc, từ sáng sớm, các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cán bộ lão thành cách mạng, CBCS lực lượng vũ trang cùng đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Thủ đô và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã cùng tề tựu về khu vực Nhà Tang lễ số 5 Trần Thánh Tông dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0Lúc 6h40, đoàn gia đình con cháu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do bà Ngô Thị Mận, Phu nhân Tổng Bí thư, đi đầu, là đoàn đầu tiên vào viếng.

tm-img-altPhu nhân Ngô Thị Mận cùng con, cháu nghẹn ngào bên linh cữu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Quàn tại vị trí trang trọng nhất của Nhà tang lễ là linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được phủ Quốc kỳ đỏ thắm, bao quanh là đài hoa vàng thơm ngát. Trước linh cữu của đồng chí Tổng Bí thư, bên trên là Quốc kỳ viền dải băng đen, nổi bật dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” và di ảnh của đồng chí với rất nhiều Huân, Huy chương, phần thưởng cao quý.

Tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Đúng 7h, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang. Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang đã điều hành chương trình lễ viếng, đọc tóm tắt tiểu sử đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và danh sách Ban Lễ tang, Ban Tổ chức lễ tang.

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0Đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang đã điều hành chương trình lễ viếng.

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0

Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước làm Trưởng đoàn vào kính viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Trong niềm xúc động và tiếc thương sâu sắc, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trân trọng khi vào sổ tang kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, Người đảng viên Cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn lớn của nhân dân thế giới, người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho nhân dân; có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào cộng sản quốc tế và duy trì hoà bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của đồng chí, chúng tôi nguyện học tập, noi gương đồng chí, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà đồng chí đã trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh.

Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”

(Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2024 Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam)

Linh cữu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7/2024 và từ 7h đến 13h ngày 26/7/2024.

Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7/2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội.

Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944; quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội; thường trú tại nhà số 5, phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Đồng chí là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá: VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá: VIII, IX, X, XI, XII, XIII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị khoá VIII; Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII; Tổng Bí thư các khoá: XI, XII, XIII; Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 – 2021, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bí thư Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đại biểu Quốc hội các khoá: XI, XII, XIII, XIV, XV.

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 13h38 ngày 19/7/2024 (tức ngày 14/6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.

Gần 60 năm công tác, đồng chí đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và gia quyến.

Tuấn Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” cho Trường THCS Lương Văn Nắm (Tân Yên- Bắc Giang)

Là tủ sách thứ 3 được trao tại tỉnh Bắc Giang và cũng là Tủ sách thứ 14 được trao trên toàn quốc (kể từ tháng 11/2023), “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” tại Trường THCS Lương Văn Nắm.

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với CLB “Mãi mãi tuổi 20”, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng Họ Đặng Việt Nam tổ chức trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” cho Trường THCS Lương Văn Nắm (xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang).

tm-img-alt

Ngày 16/3/1884, sau trận phục kích chặn đánh đạo quân của Thiếu tướng Brie đờ Linlơ tại Đức Lân (Thái Nguyên), Thủ lĩnh Lương Văn Nắm – tức Đề Hả cùng Phó thủ lĩnh Đỗ Văn Hùng – tức Đề Sặt, đôi bạn gắn kết và được tôi luyện qua cuộc chiến chống Thanh phỉ đã làm lễ tế cờ tại sân đình làng Thế Lộc (tổng Yên Lễ, huyện Yên Thế – nay là Đình Hả, thuộc xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) chính thức phát động nhân dân địa phương đứng dậy chống giặc Pháp.

Sử sách gọi đây là Cuộc khởi nghĩa Yên Thế bởi trong khoảng hai năm 1884 – 1885, Đề Hả – Đề Sặt chỉ tập hợp được dưới ngọn cờ của mình những nhóm vũ trang tự phát trong vùng với khoảng 60 tay súng thường trực, chừng hơn 400 người khác khi có lệnh mới rời bỏ cày cuốc đến tập hợp.

Thế nhưng sách Lịch sử quân sự xứ Đông Pháp (Histoire militaire de l’Indochine française) phải thốt lên rằng: Đề Hả – Đề Sặt đã tổ chức vùng Yên Thế và lập ra ở đây những pháo đài thật sự.

Kể từ cuối năm 1885, khởi nghĩa Yên Thế trở thành phong trào Yên Thế khi nó là trung tâm chỉ đạo với sức hút mạnh mẽ đối với các cuộc khởi nghĩa Tam Đảo của Đề Công – Đề Nguyên, Bảo Lộc của Cai Biều – Tổng Bưởi và nhất là với toán vũ trang của Thống Phức. Đề Thám vừa rời căn cứ Cai Kinh về quê nhà lập ra Quân thứ Song Yên trên đất Yên Thế – Yên Dũng.

Mặc dù sau hội nghị Dĩnh Thép (ngày Rằm tháng Bảy năm Mậu Tý – tức 22/8/1888), Đề Hả lui xuống hàng Phó tướng và đứng sau Chánh tướng Thống Phức nhưng tính đến đầu năm 1892, mọi chiến công vẫn được thừa nhận là thời kỳ Đề Hả – Đề Sặt.

tm-img-altĐền thờ thủ lĩnh Lương Văn Nắm vừa mới được trung tu, xây dựng khánh thành năm 2023 tại xã Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang

Nghĩa quân tiếp tục đối đầu với các đạo quân Pháp dưới sự chỉ huy của các Thiếu tướng Godin (10/1890 và 12/1890), Thiếu tướng Voyron (3/1892), Đại tá Frey cùng nhiều trung tá, thiếu tá có tên tuổi trong trận mạc cũng như viên đại thần chuyên dẹp loạn Hoàng Cao Khải.

Hiệu quả kỳ diệu của hệ thống làng chiến đấu khiến giới quân sự Pháp phải bàng hoàng thốt lên: “Đã từ lâu vùng thượng Yên Thế nằm trong tay một số thủ lĩnh phiến loạn. Đóng trong một vùng vô cùng thích hợp chiến tranh du kích nhưng toán quân của họ không ngừng phát triển. Toán chính theo lệnh của Đề Hả, chiếm đóng tất cả các vùng phía Bắc Tỉnh Đạo. Những sào huyệt chính đóng ở làng Dương Sặt (làng quê của Đề Sặt) và Thế Lộc (làng quê của Đề Hả)”.

Từ ngày 21/8/1889 đến ngày 17/9/1889, quân Pháp đã 5 lần dồn dập đem cả pháo binh, kỵ binh tấn công và triệt hạ hai làng kể trên. Đề Hả – Đề Sặt đưa lực lượng của mình rút về hệ thống phòng ngự đã chuẩn bị sẵn dọc bờ sông Sỏi.

Đầu tháng 3/1892, Thiếu tướng Voyron lại được lệnh mang 2.800 quân cùng nhiều vũ khí tối tân tiến vào hệ thống phòng ngự sông Sỏi, đánh bật lực lượng của Đề Hả – Đề Sặt. Hoang mang trước sức mạnh quân sự của kẻ thù, Đề Sặt đã ngầm đầu độc thủ lĩnh Lương Văn Nắm trong đêm Tết Hàn thực (ngày 3 tháng 3 năm Nhâm Thìn, tức 11/4/1892) rồi mang 50 thủ hạ, 48 khẩu súng đến đồn binh Cao Thượng quy hàng, kết thúc thời kỳ đầy gian khó nhưng cũng nhiều vinh quang của hai thủ lĩnh khởi đầu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, được dân yêu quý gắn liền tên tuổi với làng quê sinh ra.

Cách đây vừa tròn 1 năm, tháng 7/2023, Trường THCS Tân Trung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) được vinh dự đổi tên là Trường THCS Lương Văn Nắm. Đó là tên vị lãnh tụ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỷ 19. Ngày 16/3/1884, Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) cùng nghĩa binh Yên Thế đã làm Lễ Tế cờ tại Đình Hả, xã Tân Trung. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt, mở đầu cho phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược.

tm-img-altHiệu trưởng Trường THCS Lương Văn Nắm, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, Bắc Giang xúc động phát biểu khi được đón nhận tủ sách ” Đặng Thùy Trâm”

Sau này, ngày 16/3 đã được tỉnh Bắc Giang chọn làm Ngày hội Yên Thế được tổ chức thường niên. Từ khi Đề Nắm khởi binh và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nông dân vùng Yên Thế, chỉ trong 8 năm (từ 1884 – 1892), đã đánh bại gần 1 vạn quân Pháp do các tướng Gôđanh, Voarông, Priedeline chỉ huy… Sau khi Lương Văn Nắm hy sinh, bài vị của ông được mang về Đình Hả và nhân dân thờ phụng như Thành hoàng làng. Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) đã thay thế lãnh đạo nghĩa quân Yên Thế, tiếp tục khởi nghĩa chống Pháp, kéo dài gần 30 năm (1884 – 1913).

tm-img-altBà Vũ Lưu Liên trao tặng 500 cuốn sách “Trở về trong những giấc mơ” cho “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” Trường THCS Lương Văn Nắm (Tân Trung, Tân Yên, Hà Nội).

Là tủ sách thứ 3 được trao tại tỉnh Bắc Giang (Sau Trường THCS xã Cao Xá, Tân Yên, Trường THCS thị trấn Bố Hạ, Yên Thế) và cũng là Tủ sách thứ 14 được trao trên toàn quốc (kể từ tháng 11/2023), “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” tại Trường THCS Lương Văn Nắm do Nhà văn Đặng Vương Hưng khởi xướng, phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Câu lạc bộ Mãi Mãi Tuổi 20; Hội đồng Họ Đặng Việt Nam; Trung tâm xuất bản Tác phẩm mới; Quỹ Sách Vì Ước Mơ – Trung Tâm Tiếng Trung Onmap cùng  Hệ Sinh Thái Đào Tạo Thông Minh Onmap Life; Cựu chiến binh Hà Minh Sơn thực hiện và đồng hành. Tủ sách có trị giá 100 triệu đồng, đã hoàn thành bước đầu và bàn giao đúng dịp tháng 7 tri ân Thương binh – Liệt sĩ nhiều ý nghĩa.

Song Lam

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ban tổ chức trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” cho Trường THCS Lương Văn Nắm (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Giới thiệu di ảnh màu “10 cô gái Lam Hạ” và trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm”

Đây là sự kiện ý nghĩa và nhân văn nhằm hưởng ứng các hoạt động nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024)

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với CLB “Mãi mãi tuổi 20”, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng Họ Đặng Việt Nam tổ chức giới thiệu di ảnh 10 nữ anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) vừa được phục dựng màu từ ảnh đen trắng; Giới thiệu tác phẩm “Nhật ký Tình yêu người lính” của Liệt sĩ Trần Minh Tiến và trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” cho Trường THCS Lương Văn Nắm (xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang).

Đây là sự kiện ý nghĩa và nhân văn nhằm hưởng ứng các hoạt động nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), với lòng biết ơn vô hạn và để góp phần tri ân những người đã ngã xuống vì quê hương đất nước, trong đó có những người mẹ, người chị Phụ nữ Việt Nam, với truyền thống 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hâu, đảm đang” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng.

tm-img-alt

NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản nhật ký “Trở về trong giấc mơ” – Cuốn sách đầu tiên được ứng dụng chuyển đổi số phục vụ bạn đọc.

Đã gần 50 năm trôi qua, kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi, nhưng đối với rất nhiều người, hình ảnh về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng đó vẫn còn vẹn nguyên. Đó là hình ảnh về những năm tháng chiến đấu ác liệt, hình ảnh những người vợ, người mẹ nghẹn ngào tiễn chồng, con ra chiến trường, hình ảnh những nam nữ thanh niên quyết tâm xung phong lên đường nhập ngũ,… Với thế hệ trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, đã hy sinh xương máu cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc thì sức mạnh để vượt qua những năm tháng đau thương, mất mát đó chính là lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu Tổ quốc và tình yêu lứa đôi trong sáng, thiêng liêng.

tm-img-alt

Trong vô vàn những câu chuyện thời chiến, có một câu chuyện cảm động về mối tình đẫm nước mắt của đôi trai tài – gái sắc một thời xứ Hà Đông. Trước khi ra trận hy sinh, anh (Trần Minh Tiến) là một cầu thủ bóng đá của đội tuyển trẻ Hà Tây và Đội bóng Sư đoàn 308; còn chị (Lưu Liên) là một thiếu nữ xinh đẹp, diễn viên của Đoàn Văn công xung kích tỉnh Hà Tây. Hai người đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp gắn liền với tuổi học trò trong sáng nhưng đứng trước sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc họ đã lựa chọn chia xa. Trong khoảng thời gian đó, họ vẫn trao cho nhau những tình cảm nồng thắm, nỗi nhớ nhung da diết, cùng nhau vượt qua những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Xúc động hơn nữa, là mặc dù đã hy sinh từ năm 1968, nhưng hơn nửa thế kỷ qua, Liệt sĩ Trần Minh Tiến vẫn công khai “sống chung” trong nhà người yêu của mình là chị Lưu Liên. Anh đã được chồng và các con của người bạn gái năm xưa chấp nhận như một “thành viên” trong gia đình: có bàn thờ riêng, để mọi người cùng thắp hương nhân mùng Một, ngày Rằm theo lịch âm hằng tháng và “xin ý kiến” khi có công việc “đại sự”…

Cuốn sách “Trở về trong giấc mơ” được Nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn và giới thiệu từ những trang sổ tay nhật ký của liệt sĩ Trần Minh Tiến (1945 – 1968). Bản thảo được viết trong khoảng thời gian từ tháng 11/1966 đến tháng 3/1968. Thông qua những trang nhật ký, người chiến sĩ trẻ Trần Minh Tiến đã ghi lại những tháng ngày tập luyện gian nan, vất vả, để chuẩn bị cho cuộc hành quân vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu. Cuốn sổ nhật ký nhỏ đã trở thành một người bạn tâm tình, là nơi để người lính trẻ bộc bạch những tâm tư, tình cảm sâu kín nhất của lòng mình.

tm-img-alt

Nhật ký “Trở về trong giấc mơ” được tái bản lần thứ 2 có đầy đủ 109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu

Được xuất bản lần đầu năm 2005, do NXB Hội Nhà văn ấn hành, “Trở về trong giấc mơ” đã được NXB Công an Nhân dân tái bản lần đầu năm 2010 và nay vinh dự được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản lần thứ 2. Gần 20 năm qua, “Trở về trong giấc mơ” đã được nhiều thế hệ bạn đọc đón nhận, không chỉ bởi nội dung trung thực của thế loại Nhật ký thời chiến, mà còn cảm động bởi mối tình đặc biệt của đôi trai tài gái sắc xứ Hà Đông xưa đã đi qua chiến tranh.

tm-img-alt

TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, thành viên Ban tổ chức cùng các thành viên Câu lạc bộ Mãi Mãi Tuổi 20

Điều đăc biệt là trong lần tái bản năm 2024 này, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã làm mới “Trở về trong giấc mơ”bằng cách kết hợp sách giấy và sách điện tử, với nhiều trang có in các mã QR. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên được Nhà xuất bản ứng dụng chuyển đổi số phục vụ bạn đọc. Ngoài phần nhật ký, sách còn cung cấp thêm cho độc giả nội dung đầy đủ 109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu là Vũ Thị Lưu Liên. Đó cũng chính là tác phẩm “Những lá thư tình đi qua chiến tranh”, đã được NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành năm 2021.

Như vậy, nếu có cuốn sách “Trở về trong giấc mơ” trên tay, ngoài nội dung Nhật ký, bạn đọc còn có thể quét mã QR in kèm nội dung sách để được đọc cả “Những lá thư tình đi qua chiến tranh” và cảm nhận những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ sâu sắc đầy yêu thương và trách nhiệm đối với người yêu, đối với cuộc đời, đối với Tổ quốc của người lính trẻ Trần Minh Tiến. Vượt lên trên những cảm xúc riêng tư của tình yêu đôi lứa, cuốn sách sẽ khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ, nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh, để vững vàng bước tiếp trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” cho Trường THCS Lương Văn Nắm

Ngày 16/3/1884, sau trận phục kích chặn đánh đạo quân của Thiếu tướng Brie đờ Linlơ tại Đức Lân (Thái Nguyên), Thủ lĩnh Lương Văn Nắm – tức Đề Hả cùng Phó thủ lĩnh Đỗ Văn Hùng – tức Đề Sặt, đôi bạn gắn kết và được tôi luyện qua cuộc chiến chống Thanh phỉ đã làm lễ tế cờ tại sân đình làng Thế Lộc (tổng Yên Lễ, huyện Yên Thế – nay là Đình Hả, thuộc xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) chính thức phát động nhân dân địa phương đứng dậy chống giặc Pháp.

Sử sách gọi đây là Cuộc khởi nghĩa Yên Thế bởi trong khoảng hai năm 1884 – 1885, Đề Hả – Đề Sặt chỉ tập hợp được dưới ngọn cờ của mình những nhóm vũ trang tự phát trong vùng với khoảng 60 tay súng thường trực, chừng hơn 400 người khác khi có lệnh mới rời bỏ cày cuốc đến tập hợp.

Thế nhưng sách Lịch sử quân sự xứ Đông Pháp (Histoire militaire de l’Indochine française) phải thốt lên rằng: Đề Hả – Đề Sặt đã tổ chức vùng Yên Thế và lập ra ở đây những pháo đài thật sự.

Kể từ cuối năm 1885, khởi nghĩa Yên Thế trở thành phong trào Yên Thế khi nó là trung tâm chỉ đạo với sức hút mạnh mẽ đối với các cuộc khởi nghĩa Tam Đảo của Đề Công – Đề Nguyên, Bảo Lộc của Cai Biều – Tổng Bưởi và nhất là với toán vũ trang của Thống Phức. Đề Thám vừa rời căn cứ Cai Kinh về quê nhà lập ra Quân thứ Song Yên trên đất Yên Thế – Yên Dũng.

tm-img-alt

Ban tổ chức trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” cho Trường THCS Lương Văn Nắm (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Mặc dù sau hội nghị Dĩnh Thép (ngày Rằm tháng Bảy năm Mậu Tý – tức 22/8/1888), Đề Hả lui xuống hàng Phó tướng và đứng sau Chánh tướng Thống Phức nhưng tính đến đầu năm 1892, mọi chiến công vẫn được thừa nhận là thời kỳ Đề Hả – Đề Sặt.

Nghĩa quân tiếp tục đối đầu với các đạo quân Pháp dưới sự chỉ huy của các Thiếu tướng Godin (10/1890 và 12/1890), Thiếu tướng Voyron (3/1892), Đại tá Frey cùng nhiều trung tá, thiếu tá có tên tuổi trong trận mạc cũng như viên đại thần chuyên dẹp loạn Hoàng Cao Khải.

Hiệu quả kỳ diệu của hệ thống làng chiến đấu khiến giới quân sự Pháp phải bàng hoàng thốt lên: “Đã từ lâu vùng thượng Yên Thế nằm trong tay một số thủ lĩnh phiến loạn. Đóng trong một vùng vô cùng thích hợp chiến tranh du kích nhưng toán quân của họ không ngừng phát triển. Toán chính theo lệnh của Đề Hả, chiếm đóng tất cả các vùng phía Bắc Tỉnh Đạo. Những sào huyệt chính đóng ở làng Dương Sặt (làng quê của Đề Sặt) và Thế Lộc (làng quê của Đề Hả)”.

Từ ngày 21/8/1889 đến ngày 17/9/1889, quân Pháp đã 5 lần dồn dập đem cả pháo binh, kỵ binh tấn công và triệt hạ hai làng kể trên. Đề Hả – Đề Sặt đưa lực lượng của mình rút về hệ thống phòng ngự đã chuẩn bị sẵn dọc bờ sông Sỏi.

Đầu tháng 3/1892, Thiếu tướng Voyron lại được lệnh mang 2.800 quân cùng nhiều vũ khí tối tân tiến vào hệ thống phòng ngự sông Sỏi, đánh bật lực lượng của Đề Hả – Đề Sặt. Hoang mang trước sức mạnh quân sự của kẻ thù, Đề Sặt đã ngầm đầu độc thủ lĩnh Lương Văn Nắm trong đêm Tết Hàn thực (ngày 3 tháng 3 năm Nhâm Thìn, tức 11/4/1892) rồi mang 50 thủ hạ, 48 khẩu súng đến đồn binh Cao Thượng quy hàng, kết thúc thời kỳ đầy gian khó nhưng cũng nhiều vinh quang của hai thủ lĩnh khởi đầu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, được dân yêu quý gắn liền tên tuổi với làng quê sinh ra.

tm-img-altBà Vũ Lưu Liên trao tặng 500 cuốn sách ” Trở về trong giấc mơ”  cho “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” Trường THCS Lương Văn Nắm (Tân Trung, Tân Yên, Hà Nội).

Cách đây vừa tròn 1 năm, tháng 7/2023, Trường THCS Tân Trung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) được vinh dự đổi tên là Trường THCS Lương Văn Nắm. Đó là tên vị lãnh tụ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỷ 19. Ngày 16/3/1884, Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) cùng nghĩa binh Yên Thế đã làm Lễ Tế cờ tại Đình Hả, xã Tân Trung. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt, mở đầu cho phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược. Sau này, ngày 16/3 đã được tỉnh Bắc Giang chọn làm Ngày hội Yên Thế được tổ chức thường niên.

Từ khi Đề Nắm khởi binh và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nông dân vùng Yên Thế, chỉ trong 8 năm (từ 1884 – 1892), đã đánh bại gần 1 vạn quân Pháp do các tướng Gôđanh, Voarông, Priedeline chỉ huy… Sau khi Lương Văn Nắm hy sinh, bài vị của ông được mang về Đình Hả và nhân dân thờ phụng như Thành hoàng làng. Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) đã thay thế lãnh đạo nghĩa quân Yên Thế, tiếp tục khởi nghĩa chống Pháp, kéo dài gần 30 năm (1884 – 1913).

Là tủ sách thứ 3 được trao tại tỉnh Bắc Giang (Sau Trường THCS xã Cao Xá, Tân Yên, Trường THCS thị trấn Bố Hạ, Yên Thế) và cũng là Tủ sách thứ 14 được trao trên toàn quốc (kể từ tháng 11/2023), “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” tại Trường THCS Lương Văn Nắm do Nhà văn Đặng Vương Hưng khởi xướng, phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Câu lạc bộ Mãi Mãi Tuổi 20; Hội đồng Họ Đặng Việt Nam; Trung tâm xuất bản Tác phẩm mới; Quỹ Sách Vì Ước Mơ – Trung Tâm Tiếng Trung Onmap cùng  Hệ Sinh Thái Đào Tạo Thông Minh Onmap Life; Cựu chiến binh Hà Minh Sơn thực hiện và đồng hành. Tủ sách có trị giá 100 triệu đồng, đã hoàn thành bước đầu và bàn giao đúng dịp tháng 7 tri ân Thương binh – Liệt sĩ nhiều ý nghĩa.

Phục dựng màu di ảnh chân dung và hành trình đề xuất tôn vinh “10 cô gái Lam Hạ”

Đó là kết quả của một hành trình thầm lặng, bền bỉ và kéo dài đã gần 10 năm. Kể từ đầu năm 2016, một nhóm cựu cán bộ CAND do Thiếu tướng, AHLLVTND Đào Trọng Hùng dẫn đầu, đã về thăm Lam Hạ và giới thiệu truyền thống lịch sử của địa phương.

Những năm 1965 – 1967, địa bàn phường Lam Hạ (TP. Phủ Lý – tỉnh Hà Nam hiện nay) là một trong những trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt ở miền Bắc, vì có tuyến đường sắt và đường bộ tiếp tế cho chiến trường miền Nam, với mục tiêu chính là 2 cây cầu bắc qua sông Châu dành cho ô tô và xe lửa và cống 7 cửa đập Lạc Tràng giữ nước cho 3 tỉnh Hà Nam, Nam Đinh và Ninh Bình. Đó là giai đoạn bom đạn Mỹ trút xuống Hà Nam suốt ngày đêm. Lam Hạ được coi như “Đồng Lộc” thứ 2 ở Việt Nam.

tm-img-alt

Tham gia chiến đấu bảo vệ địa bàn này, Trung đội nữ dân quân Lam Hạ, được trang bị pháo phòng không tầm thấp 37 ly và 57 ly. Tuổi đời họ còn rất trẻ, chỉ từ 17 đến 20. Trong những trận chiến đấu ác liệt với máy bay Mỹ, lần lượt 10 nữ dân quân đã anh dũng hy sinh trong những năm 1966 – 1967…

Đầu tiên là trận ngày 1/10/1966, tại trận địa pháo cao xạ đặt cách cầu Phủ Lý khoảng 300m. Sáu nữ pháo thủ dân quân là Đinh Thị Tâm, Phan Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Thi, Phạm Thị Lan, Vũ Thị Phương đã anh dũng hy sinh.

Tám ngày sau, ngày 9/10/1966, máy bay Mỹ điên cuồng tấn công trận địa phòng không đặt tại thôn Đường Ấm. Trong trận chiến này có ba nữ pháo thủ dân quân là Nguyễn Thị Thuận, Trần Thị Thẹp, Nguyễn Thị Oánh đã anh dũng hy sinh.

Gần một năm sau, ngày 7/7/1967, tại trận địa pháo đặt ở thôn Hòa Mạc, nữ dân quân Đặng Thị Chung đã chiến đấu dũng cảm đến hơi thở cuối cùng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, “10 cô gái Đồng Lộc” là Thanh niên xung phong, đã dũng cảm hy sinh trong khi làm nhiệm vụ san lấp hố bom và bảo đảm giao thông tuyến lửa… Còn “10 cô gái Lam Hạ” là dân quân trực tiếp chiến đấu, họ hy sinh khi ngẩng cao đầu trên mâm pháo, bắn trả máy bay Mỹ.

Nhưng đáng tiếc là người cả nước còn rất ít người biết về các chị! Nếu có hỏi ai về tấm gương của 10 cô gái nào đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thì chắc chắn người ta sẽ nói ngay đến địa danh Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Bởi thế huyền thoại về “10 cô gái Lam Hạ” diễn ra đã hơn nửa thế kỷ, mà sự tôn vinh của hậu thế chưa xứng tầm. Thậm chí, đã có một thời gian dài gần như bị lãng quên…

tm-img-alt

Di ảnh 10 nữ anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ được Ban tổ chức trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ngay sau chuyến đi từ năm 2016, Nhà văn Đặng Vương Hưng đã viết một bài dài đăng trên tài khoản facebook cá nhân; đồng thời, trực tiếp soạn thảo công văn của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”, gửi các cơ quan chức năng, với những đề xuất cụ thể: Tổ chức Hội thảo khoa học và đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Tiểu đội nữ dân quân Lam Hạ; Phát động Cuộc vận động sáng tác Văn – Thơ – Ca khúc và Tượng đài “10 cô gái Lam Hạ”; Tổ chức giao Giao lưu văn nghệ “10 cô gái Lam Hạ” với các nhân chứng lịch sử, cùng Lễ hội Tiếp lửa truyền thống thường niên; với nhiều hoạt động độc đáo vào dịp ngày giỗ chung của “10 cô gái Lam Hạ”; để xây dựng nơi này thành một địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Hà Nam…

Đến nay, nhiều nội dung của đề xuất nêu trên đã trở thành hiện thực. Hưởng ứng các hoạt động nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024); nhóm họa sĩ trẻ của “Trái tim Người lính Việt Nam” phối hợp với CLB “Mãi mãi tuổi 20” vừa phục dựng màu cho di ảnh chân dung của “10 cô gái Lam Hạ” và một số Liệt sĩ của CLB “Mãi mãi tuổi 20” để giới thiệu và trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Trao tặng thêm 8 di ảnh màu “Mãi mãi tuổi 20” cho thân nhân các gia đình liệt sĩ

Cũng trong khuôn khổ sự kiện trên, sẽ có thêm 8 di ảnh màu “Mãi mãi tuổi 20” vừa được nhóm Họa sĩ trẻ của “Trái tim người lính phục dựng màu, để trao tặng cho thân nhân các gia đình Liệt sĩ đến từ nhiều vùng miền trong cả nước, nhân ngày 27/7.

tm-img-alt

Ban tổ chức trao tặng di ảnh các liệt sĩ quân đội, công an đến đại diện gia đình, đơn vị của các liệt sĩ.

Đặc biệt, trong số 8 di ảnh nêu trên, lần đầu tiên có 3 di ảnh của các Liệt sĩ  thuộc Lực lượng CAND đều do Đại tá Trương Minh Côn (nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam; Chủ tịch Hội Cựu CAND thành phố Phủ Lý) giới thiệu và đề nghị Tổ chức “Trái tim người lính” trợ giúp việc phục dựng màu.

Ảnh ghép 8 chân dung đính kèm (xếp theo thứ tự năm sinh): Liệt sĩ CAND Nguyễn Bá Lợi (1923 – 1970); Liệt sĩ QĐND Nguyễn Văn Vân (1925 – 1950) tức Tuấn Sơn – Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tây Tiến nổi tiếng trong thơ Quang Dũng; Liệt sĩ CAND Phạm Văn Lưu (1925 – 1965); Liệt sĩ CAND Hoàng Văn Ấm (1932 – 1969); Liệt sĩ Trần Minh Tiến (1945 – 1968), tác giả của nhật ký “Trở về trong giấc mơ”; Liệt sĩ Hà Văn Lâm (1947 – 1973); Liệt sĩ Xe tăng Đinh Quang Việt (1952 – 1974) và Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tạo, tức Trịnh Xuân Tạo (1953 – 1972).

Thanh Mai

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Quảng Nam: Sôi nổi chiến dịch “Hành quân xanh”

(Phapluatmoitruong.vn) – Huyện đoàn Thăng Bình vừa ra quân triển khai Chiến dịch “Hành quân xanh” năm 2024.

Thực hiện kế hoạch tổ chức Chiến dịch Thanh niên Công an Quảng Nam tình nguyện Hè năm 2024 của Giám đốc Công an tỉnh, trong 02 ngày 20 và 21/7/2024, Ban Chấp hành Chi đoàn cơ sở Công an huyện Thăng Bình phối hợp Đoàn xã Bình Quế, Bình Trị tham mưu Huyện đoàn Thăng Bình ra quân triển khai Chiến dịch “Hành quân xanh” năm 2024 tại xã Bình Trị và Bình Quế, huyện Thăng Bình.

Tại xã Bình Trị, các chiến sĩ Công an huyện và đoàn viên địa phương triển khai các hoạt động chung tay xây dựng nông thôn mới, ra quân thực hiện tuyến đường hoa, trồng 200 cây tường vi tuyến đường thôn Vĩnh Huy, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp. Hoạt động này được chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

Tại xã Bình Quế, đoàn đã thi công và bàn giao Công trình thanh niên “Ánh sáng an ninh” gồm 15 trụ đèn năng lượng mặt trời tuyến đường DH21, với trị giá 30 triệu đồng.

Thông qua các hoạt động thiết thực, ý nghĩa trên, đoàn viên thanh niên Công an huyện Thăng Bình đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong công tác an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đây cũng là dịp để đoàn viên thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Dưới đây là một số hình ảnh của chiến dịch:

Trường Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

TP.HCM: Tràn lan nhà xây dựng trái phép

(Phapluatmoitruong.vn) – Hàng loạt ngôi nhà có dấu hiệu xây dựng trái phép đang mọc lên tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Nhiều năm qua, huyện Bình Chánh luôn là điểm nóng về vi phạm xây dựng, đặc biệt là xây dựng trái phép, bất chấp thực tế nhiều cán bộ địa phương bị kỷ luật vì đã để xảy ra tình trạng này.

Đến nay, nhiều công trình vi phạm hầu như vẫn chưa được xử lý dứt điểm, trong khi đó, lại có thêm một số công trình sai phạm khác tiếp tục diễn ra trên đất nông nghiệp, đất quy hoạch giao thông… Điều này đã dấy lên nhiều luồng dư luận, bức xúc về công tác quản lý đất đai, xây dựng và quy hoạch của chính quyền địa phương.

PV Môi trường và Đô thị điện tử đã nhận được hàng loạt phản ánh của người dân tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, về việc tại đây xuất hiện nhiều công trình xây dựng nhà ở dân sinh có dấu hiệu trái phép, làm thay đổi quy hoạch và trật tự xây dựng tại địa phương.

Dạo quanh một vòng xã Vĩnh Lộc A, chúng tôi dễ dàng phát hiện một số căn nhà có dấu hiệu xây dựng trái phép, bởi đặc điểm chung của chúng đều là được quây kín bằng tôn xung quanh nhằm che mắt lực lượng chức năng và người dân.

Cụ thể, tại một phần thửa 64, tờ bản đồ số 42; một phần tại thửa 168, tờ bản đồ 35; một phần thửa 4, tờ bản đồ 35; một phần thửa 115, tờ bản đồ số 6; một phần thửa 154, tờ bản đồ số 42… đều đang xây dựng những ngôi nhà kiên cố bằng bê tông, cốt thép rộng hàng chục mét vuông. Ngoài ra, những ngôi nhà này đều có dấu hiệu xây dựng chồng lấn lên một phần đất quy hoạch giao thông…

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn T. – một người dân đang sinh sống tại ấp 3, xã Vĩnh Lộc A, cho biết: “Các anh thấy đấy, nếu xây dựng đúng quy định thì chẳng ai phải quây tôn như vậy cả. Chỉ có làm việc gì đó mờ ám mới lén lút như vậy! Mà chúng tôi nghĩ, có thể có sự làm ngơ của cán bộ địa phương, vì trên địa bàn của mình quản lý làm sao có thể nói là không biết được…”.

Một căn nhà đang xây dựng có dấu hiệu trái phép chồng lấn lên đất giao thông tại một phần thửa 115, tờ bản đồ số 6.

Quy hoạch một phần thửa 115, tờ bản đồ số 6.

Chị Lê Vân A. – một người đang sinh sống trên đường Liên ấp 2-3-4, cho biết thêm: “Tình trạng xây dựng trái phép tại đây đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng dường như chính quyền không có biện pháp nào ngăn chặn được. Các anh để ý không, hàng loạt căn nhà được dựng tôn phía ngoài đa số là xây trái phép. Trong vài năm gần đây, tình trạng này tuy có giảm nhưng cũng vẫn còn nhiều…”.

Đồng quan điểm, anh Lê Viết T. – một người dân khác, chia sẻ: “Bình Chánh là địa phương được xem là điểm nóng của việc xây dựng trái phép từ nhiều năm nay. Theo tôi được biết, sai phạm với hàng loạt công trình đủ quy mô; từ xây dựng lén lút căn nhà vài chục mét vuông cho đến cả khu dân cư rộng hàng ngàn mét vuông mà nhiều báo chí phản ánh. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao chính quyền địa phương lại không biết, chỉ khi báo chí vào cuộc thì mới đi kiểm tra, xử lý. Chúng tôi có hỏi một số cán bộ về vấn đề này, thì thường nhận được câu trả lời rất chung chung là “địa bàn rộng, nhân lực ít”…”.

Ngôi nhà đang xây dựng thuộc một phần thửa 4, tờ bản đồ 35.

Ngôi nhà xây dựng chồng lấn lên phần đất giao thông thuộc một phần thửa 64, tờ bản đồ số 42.

 

Tờ 42 Thửa 64 xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.

Được biết, Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh đã nhiều lần yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Sở Xây dựng và huyện Bình Chánh xử lý tình trạng xây dựng trái phép đã và đang diễn ra tại địa phương này. Tuy nhiên, không hiểu sao, đến nay, tình trạng này vẫn không thuyên giảm.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Về việc xây dựng trái phép, căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. 

Ngoài ra, buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

 

Phan Hải

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một ngôi nhà đang xây dựng tại một phần thửa 154, tờ bản đồ số 42.

Quảng Ngãi: Mở rộng nhiều tuyến đường nội thị

(Phapluatmoitruong.vn) – TP. Quảng Ngãi hiện đang đầu tư nâng cấp, mở rộng nhiều đường tuyến nội thị, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đẩy nhanh tiến độ thi công

Hiện nay, TP. Quảng Ngãi đang bố trí nguồn vốn hợp lý và đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường nội thị đang xuống cấp, hư hỏng, nhất là những điểm “nút chai” có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao.

Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP. Quảng Ngãi (Ban Quản lý dự án), hiện Dự án Nâng cấp, chỉnh trang các trục đường chính trên địa bàn TP đã được Chủ tịch UBND TP phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 7526/QĐ-UBND ngày 12/12/2022, với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng (chi phí xây dựng 85,765 tỷ đồng) với tiến độ thực hiện dự án từ 2022-2025.

Với tình hình thời tiết đang thuận lợi, các nhà thầu đang huy động xe máy, bố trí công nhân đẩy nhanh tiến độ thi công 33 tuyến đường và 09 cụm đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao thông (trong đó, gói thầu số 13 có 19 tuyến đường; gói thầu số 14 có 14 tuyến đường và 09 cụm đèn tín hiệu giao thông). Tính đến nay, chủ đầu tư đã thực hiện đạt tổng giá trị khối lượng khoảng 60 tỷ đồng (đạt 75% kế hoạch vốn đầu tư).

Một số trục đường, hẻm phố đã thi công hoàn thành, đúng tiến độ, đang tạo thuận lợi cho người dân đi lại như: Tuyến Lê Hữu Trác, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tô Hiến Thành và hẻm 363 đường Nguyễn Trãi đến Nguyễn Thụy… Ngoài ra, các cụm đèn tín hiệu tại các vị trí nút giao thông cũng đã hoàn thành sớm như: Nút giao thông Trần Hưng Đạo – Phan Đình Phùng; Phan Đình Phùng – Nguyễn Tự Tân; Phạm Văn Đồng – Nguyễn Nghiêm; Quang Trung – Lê Lợi – Lê Thánh Tôn; Phan Bội Châu – Hùng Vương; Trương Định – Tô Hiến Thành; Tố Hữu – Tô Hiến Thành… 

Ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị điện tử, hiện nhiều tuyến phố đô thị đã được nâng cấp, mở rộng thông thoáng và làm vỉa hè sạch đẹp, trồng cây xanh đường phố, góp phần xây dựng tuyến phố văn minh và bảo vệ môi trường trong lành. Nhiều hộ dân sống ở đây rất phấn khởi trước sự đổi thay này.

Bà Nguyễn Thị Thủy, ở tổ 4, hẻm 26, Nguyễn Thụy, P. Trần Phú, TP. Quảng Ngãi, cho biết: “Trước đây, tuyến đường này xuống cấp, nhiều ổ gà, có đoạn bị ngập nước với cảnh “mưa bùn, nắng bụi” và rác thải đổ bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Nhưng vừa qua, trục đường này đã được nâng cấp, thảm nhựa và lát vỉa hè, trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. Bà con trong khu phố đi lại thuận tiện và thực hiện sinh hoạt theo nếp sống văn minh, lành mạnh…”.  

Đường Nguyễn Tự Tân – TP. Quảng Ngãi vừa được nâng cấp, lát vỉa hè, trồng cây xanh thoáng mát.

Nút thắt cần tháo gỡ

Được biết, một số tuyến đường nội thị đang vướng mặt bằng nên dẫn đến thi công kéo dài nhiều năm. Việc chậm tiến độ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, quyền lợi sinh sống, làm ăn của người dân trong khu phố.

Trao đổi với PV, Giám đốc Ban Quản lý dự án Bùi Đức Thuận cho rằng: “Việc dự án chậm tiến độ là do thời tiết mưa nhiều nên việc thi công gặp nhiều khó khăn, Hơn nữa, dự án đa phần là nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường nội thị và đường hẻm có chiều rộng mặt cắt đường nhỏ hẹp, nên công tác đảm bảo giao thông gặp nhiều khó khăn. Một số tuyến đường vướng mặt bằng, phải tổ chức vận động thuyết phục nhiều lần, người dân mới thống nhất giao mặt bằng để thi công. Bên cạnh đó, do công trình thi công trong khu đô thị, thường xuyên ảnh hưởng đến sinh hoạt và đi lại của người dân nên không thể tổ chức thi công đại trà trên diện rộng, dẫn đến thi công chậm tiến độ…”.

Cũng theo ông Bùi Đức Thuận, quá trình triển khai thi công nâng cấp các tuyến đường bị vướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các đơn vị liên quan khác nên phải chờ đơn vị xử lý, di dời mới triển khai thi công. Nhất là vướng đường ống cấp nước đi ngầm thuộc các tuyến đường xung quanh chợ, trong khi việc di dời của đơn vị cấp nước thường rất chậm, không đáp ứng tiến độ thi công công trình…

Đường Trương Định, P. Trần Phú, TP. Quảng Ngãi đang sửa chữa, lát vỉa hè.

Hiện nay, UBND TP. Quảng Ngãi đề ra một số biện pháp cấp bách, quyết tâm tập trung tháo gỡ nút thắt, GPMB nhanh, đảm bảo thi công các tuyến đường còn lại đúng tiến độ. Đặc biệt, 3 tuyến đường lớn có tính kết nối giao thông nội thành của thành phố, đó là tuyến Chu Văn An – Hùng Vương; Trà Bồng Khởi Nghĩa – Quang Trung; Phan Đình Phùng – Trường Chinh – cầu Bàu Giang, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.

                                             Thiên Bút – Trường Sơn

                           (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa được mở rộng và thảm nhựa, người dân đi lại thuận lợi.

Bão số 2 di chuyển hướng Tây Bắc, sức gió giật cấp 12

Dự báo trong 3 giờ tới, bão số 2 di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ; sức gió mạnh nhất cấp 9-10 (75-102 km/giờ), giật cấp 12

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết vị trí tâm bão (bão số 2) lúc 12 giờ ngày 22-7 ở vị trí khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 108.9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 9-10 (75-102 km/giờ), giật cấp 12.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão số 2 di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Hồi 10 giờ ngày 22-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, cách Bạch Long Vĩ khoảng 150 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102 km/giờ), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 10-15 km/giờ.

Vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông trưa ngày 22-7 còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, biển động rất mạnh.

Từ đêm 22-7, vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng có khả năng chịu tác động của gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Dự báo diễn biến bão số 2 trong 24 đến 72 giờ tới

Đông Hồ – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Hướng đi của bão số 2. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/bao-so-2-di-chuyen-huong-tay-bac-suc-gio-giat-cap-12-19624072212570229.htm

Thái Nguyên: Sai phạm về môi trường tại dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên

Trong quá trình thi công xây dựng, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc chưa thực hiện đầy đủ biện pháp bảo vệ môi trường.

Vi phạm về công tác môi trường

Thanh tra tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kết luận thanh tra dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên do Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc là chủ đầu tư.

Kết luận thanh tra cho biết, Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc là doanh nghiệp lập hồ sơ đề xuất dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên tại tổ 7 thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ và được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2018.

Diện tích đất thực hiện dự án 55,6ha gồm 07 khu chức năng với tổng mức đầu tư dự án 784,4 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ khi Quyết định chủ trương đầu tư (năm 2018) đến năm 2030, với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm.

Sau khi được UBND tỉnh Thái Nguyên đồng ý chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc đã triển khai đầu tư.

Tuy nhiên, từ tháng 7/2023, một số người dân tổ 7 thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ gửi đơn đến các cơ quan nhà nước để phản ánh các sai phạm của Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc trong việc triển khai dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên.

Các nội dung phản ánh đã được UBND thị trấn Trại Cau, UBND huyện Đồng Hỷ tiếp nhận, giải quyết. Ngày 18/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên có văn bản về việc giao Thanh tra tỉnh Thái Nguyên thực hiện thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên.

Có những thời điểm, người dân bức xúc vì doanh nghiệp để xe tải trọng lớn chở đất đá gây bụi bẩn và tàn phá đường dân sinh.

Theo phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án có các yêu cầu về môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Tuy nhiên, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc chưa thực hiện đầy đủ biện pháp bảo vệ môi trường.

Cụ thể như: Chưa quây hàng rào tôn xung quanh khu vực san gạt mặt bằng để giảm thiểu phát tán bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động san gạt, lu lèn; chưa thực hiện quan trắc, giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng với tần suất 03 tháng/lần, gồm: 02 mẫu khí, thông số: bụi, NOx, SO2, CO, ồn, độ rung.

Những tồn tại về đất đai, xây dựng

Bên cạnh đó, việc chấp hành về đất đai của dự án có những sai phạm cũng được chỉ rõ.

Theo Thanh tra tỉnh Thái Nguyên, đền Đá Thiên là cơ sở tín ngưỡng thuộc sở hữu chung của cộng đồng, việc giao Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên là không phù hợp quy định của Luật Đất đai.

Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch xây dựng, diện tích sử dụng đất tại Quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch, thuyết minh quy hoạch và bản vẽ dự án không thống nhất tại: Khu nhà điều hành, quản lý, đón tiếp; khu dịch vụ – ẩm thực; khu du lịch sinh thái văn hóa – bản địa; khu văn hóa; khu hạ tầng, giao thông, mặt nước.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch không có giải pháp giảm thiểu tác động đến đời sống nhân dân, như: thiếu phương án kết nối cho tuyến đường giao thông phục vụ người dân đến sinh hoạt tín ngưỡng tại khu đền Đá Thiên hiện nay và phục vụ việc đi lại sản xuất, canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp xung quanh khu vực lập quy hoạch.

Trong quá trình thi công một số hạng mục công trình chưa phù hợp với giấy phép xây dựng, thậm chí một số chưa có giấy phép xây dựng, không có trong thiết kế cơ sở được phê duyệt như: nhà làm việc của Giám đốc Ban, công trình phía bên ngoài cổng dự án; kè và tường bao quanh Nhà điều hành – Nhà nghỉ cán bộ, lò hóa vàng.

Lãnh đạo huyện Đồng Hỷ và lực lượng chức năng phải giải quyết các kiến nghị của người dân tổ 7, thị trấn Trại Cau. (Ảnh do người dân cung cấp/báo Xây dựng).

Ngoài ra, Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc xây dựng một số công trình trên diện tích đất nhưng chưa được UBND tỉnh giao đất đầy đủ, như: Nhà điều hành; nhà khách; nhà nghỉ cán bộ; nhà Ban Quản lý 2; nhà dịch vụ; 02 nhà khung thép, mái tôn; bờ kè đá hộc, sân bê tông trên đoạn đường bê tông đoạn đi qua cửa đền Đá Thiên.

Đặc biệt, Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc tiến hành xây dựng một số công trình đã làm ảnh hưởng trực tiếp, gây khó khăn đến sản xuất, sinh hoạt của một số hộ dân, như: ảnh hưởng về lối đi canh tác đất nông nghiệp; một số thửa ruộng nằm cạnh vị trí nhà đầu tư đã san lấp mặt bằng với độ chênh cao lớn, có thửa ruộng nằm dưới miệng cửa xả thoát nước, có nguy cơ ngập úng, mất an toàn trong mùa mưa. Mặc dù số diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng cơ bản nằm trong ranh giới dự án nhưng Nhà đầu tư chưa thỏa thuận chuyển nhượng xong.

Thanh tra tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng đảm bảo có đường giao thông thuận tiện để cộng đồng dân cư sinh hoạt; đường giao thông để phục vụ việc canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và sinh hoạt của các hộ dân.

Yêu cầu UBND huyện Đông Hỷ xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường của Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Thiên Phúc.

Nguyên Mạnh – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Phối cảnh dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên (Ảnh: Dân việt)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/thai-nguyen-sai-pham-ve-moi-truong-tai-du-an-khu-du-lich-sinh-thai-van-hoa-da-thien-90551.html

Chưa xong hạ tầng xã hội đã bàn giao nhà, một công ty bị phạt 900 triệu đồng

Ngày 19/7, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, Chủ tịch tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (Hodeco) với số tiền 900 triệu đồng.

Công ty này có địa chỉ trụ sở chính tại tầng 3, tòa nhà Hodeco Plaza, số 36 Nguyễn Thái Học, phường 7, thành phố Vũng Tàu.

Theo quyết định xử phạt, Hodeco đã vi phạm việc bàn giao nhà cho khách hàng khi chưa hoàn thành hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài; đồng thời, chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Lê Viết Liên, Tổng Giám đốc Hodeco cho biết, lỗi vi phạm hành chính trong xây dựng này hoàn toàn là do các yếu tố khách quan. Hodeco cũng đã có văn bản số 285/BC-PTN ngày 25/6/2024 kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ông Lê Viết Liên, Tổng Giám đốc Hodeco.

Theo ông Lê Viết Liên, việc chưa hoàn thành hạ tầng xã hội theo đúng tiến độ phê duyệt là do dịch Covid-19 kéo dài, cùng với đó việc chậm trễ xử lý thủ tục đất đai giao đất xen kẹt trong dự án hơn 4 năm kể từ khi công ty nộp hồ sơ đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội (1 nhà văn hóa thể thao và 1 nhà trẻ) là chưa phù hợp vì chưa giao nhà cho khách hàng vào ở.

“Về 2 công trình này, Hodeco cam kết sẽ đầu tư hoặc hợp tác đầu tư xây dựng với nhà đầu tư thứ cấp khi dân cư vào ở; trong thời gian chưa đầu tư xây dựng Hodeco xin ký quỹ bảo lãnh đầu tư xây dựng”, Tổng giám đốc Hodeco nói.

Cũng theo ông Liên, về việc chưa kết nối hạ tầng khu vực, hiện tại dự án đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, do đường nối tiếp đường quy hoạch 81 của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng thị xã Phú Mỹ làm chủ đầu tư hiện nay chưa thi công xong nên công ty không thể kết nối hạ tầng kỹ thuật với khu vực được”, ông Liên chia sẻ.

Dự án Ecotown Phú Mỹ tại thị xã Phú Mỹ của Hodeco.

Còn về việc bàn giao nhà cho khách hàng, Tổng Giám đốc Hodeco cho rằng việc công ty bàn giao nhà xây thô cho khách hàng là đúng theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng, đúng theo nguyện vọng của khách hàng.

Sau khi khách hàng hoàn thiện căn nhà, Hodeco mới tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng.

Sau đó, công ty sẽ thực hiện thủ tục bàn giao nhà chính thức cho khách hàng khi đã thực hiện hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thành thủ tục pháp lý theo đúng quy định.

Hodeco tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, thành lập theo quyết định số 262/QĐUB ngày 31/5/1990 của Ủy ban nhân dân Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Được cổ phần hóa theo quyết định số 1274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/9/2001.

Công ty này hoạt động chính trong các lĩnh vực đầu tư phát triển các khu đô thị mới và nhà ở; kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông; sản xuất bê-tông, kinh doanh khách sạn.

Một số dự án do công ty này triển khai như: Khu trung tâm thương mại phường 7, thành phố Vũng tàu; khu đô thị mới Phú Mỹ; khu biệt thự Ngọc Tước 2; khu nhà ở Đồi 2 phường 10; chung cư lô A-B 199 Nam kỳ Khởi Nghĩa; chung Cư Bình An.

Vũ Tân – Báo Nhân Dân

Theo Nhân Dân

Ảnh: Dự án The Light City là dự án khu nhà ở phức hợp tại phường 12, thành phố Vũng Tàu của Hodeco.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nhandan.vn/chua-xong-ha-tang-xa-hoi-da-ban-giao-nha-mot-cong-ty-bi-phat-900-trieu-dong-post820028.html

Những ‘biệt thự ma’ ở bán đảo Sơn Trà

Hàng loạt dự án với những căn biệt thự xây dựng dang dở rồi bỏ hoang trên bán đảo Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) tạo nên khung cảnh ma mị người dân và du khách không dám lại gần.

Bán đảo Sơn Trà là địa điểm du lịch nổi tiếng của TP. Đà Nẵng. Từ nhiều năm trước, chính quyền TP đã cấp phép cho nhiều các dự án nghỉ dưỡng cao cấp để phát triển du lịch. Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án ở Sơn Trà dọc tuyến đường Hoàng Sa xây dựng dang dở, bỏ hoang nhiều năm nay.

Trong số các dự án bỏ hoang, gây mất mỹ quan, lãng phí nhiều năm ở Sơn Trà là dự án Resort tại khu vực vịnh Bãi Trẹm. Chủ đầu tư đã cho xây dựng xong phần thô các biệt thự rồi tạm dừng, bỏ hoang đã hơn chục năm qua.

Các căn biệt thự ở vịnh Bãi Trẹm đã bị cây cối bao phủ tạo nên khung cảnh ma mị giữa bát ngát núi rừng Sơn Trà.

Theo quy hoạch được cấp phép, dự án này bao gồm 204 lô đất để xây dựng các cụm resort, 22 biệt thự cao cấp, nhà hàng và một khách sạn 5 sao 18 tầng…, với vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD.

Vị trí đắc địa của bán đảo Sơn Trà với bãi biển đẹp, lưng tựa núi. Tuy nhiên, chục năm qua, những căn biệt thự dở dang này bỏ hoang khiến khung cảnh ở đây hoang tàn, đổ nát.

Cuối năm 2019, Thanh tra Chính phủ có kết luận và chỉ ra nhiều sai phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư trên bán đảo Sơn Trà.

Trong tổng số 18 dự án được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt ở Sơn Trà, có 9 dự án với một phần là diện tích rừng tự nhiên (163 ha) nhưng chưa xác định phương án giao quản lý, bảo vệ rừng; 7 dự án giao đất, cho thuê đất vi phạm về an ninh quốc phòng.

Một biệt thự ở Sơn Trà được xây dựng xong với bể bơi ngoài trời nhưng bị bỏ hoang giữa núi rừng Sơn Trà nhiều năm nay.

Đi vào trong các căn biệt thự bỏ hoang ở Sơn Trà là khung cảnh xuống cấp, hư hỏng, hoang tàn.

Năm 2020, UBND TP. Đà Nẵng giao Bộ Chỉ huy Quân sự TP chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định về lĩnh vực quốc phòng đối với các dự án trên bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên, đến nay, số phận các dự án ở bán đảo Sơn Trà vẫn chưa có hồi kết.

“Siêu” dự án Mercure Sơn Trà Resort gồm 22 biệt thự được khởi công từ năm 2011, đến năm 2013 thực hiện được hơn một nửa phần hạ tầng rồi “án binh bất động” đến nay

Nguyễn Thành – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nhung-biet-thu-ma-o-ban-dao-son-tra-post1656514.tpo

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 28-2024

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 28-2024.

Về quản lý môi trường

– Các thể chế, biện pháp khuyến khích và thông tin có thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp thông minh với khí hậu không? Bằng chứng thực nghiệm từ Ấn Độ.

– Điều tra mối liên hệ đa chiều giữa mô hình cảnh quan đô thị và ô nhiễm PM1 ở Trung Quốc bằng cách sử dụng khung kết hợp mới.

– Sự tương tác giữa các kênh ảo và vật lý trong việc tuyên truyền hành vi xanh: Nghiên cứu tích hợp động lực-cơ hội-khả năng và lý thuyết về hành vi có kế hoạch.

– Ý nghĩa kinh tế và môi trường của việc thu giữ carbon trong nhà máy lọc sinh học sinh khối cây ô liu cắt tỉa.

– Đánh giá vòng đời tương lai so sánh của các nhà máy nhiệt điện than ở Hoa Kỳ với khả năng thu hồi carbon dựa trên MEA/MOF.

– Phân loại theo thời gian của thành phần hóa học PM2.5 ở Seoul, Hàn Quốc bằng phân tích phân cụm K-means.

– Tác động của chính sách thay đổi công nghệ đối với việc sử dụng nước và buôn bán nước ảo ở những nơi hạn chế về nước.

– Hướng tới kiểm soát ô nhiễm hydrocarbon thơm đa vòng trong khí quyển tốt hơn ở Bắc bán cầu: Phân tích quy trình dựa trên các mô hình học sâu có thể giải thích được.

– Áp lực pháp lý hoặc thị trường: Điều gì thúc đẩy sự nổi tiếng về môi trường ở Bangladesh?

Về môi trường đô thị

– Ứng dụng quang phổ huỳnh quang kết hợp với dải Gaussian để phát hiện quá trình biến đổi động của các phần mùn từ đất ven sông dọc theo một dòng sông đô thị hóa.

– Tác động của con người và nguồn nitrat định lượng trong kênh nông thôn-thành thị bằng cách sử dụng phương pháp kết hợp PMF, δ15N/δ18O–NO3- và MixSIAR.

– Thủy động lực học và lượng phốt pho trong một dòng sông đô thị hóa ảnh hưởng đến phản ứng với sự thay đổi được quản lý trong tương lai: Những hiểu biết sâu sắc từ mô hình phân tán-tiến lưu.

– Nồng độ và đánh giá rủi ro sinh thái của các este lân hữu cơ điển hình trong nước mặt đại diện của siêu đô thị.

– Những yếu tố môi trường sống nào ảnh hưởng đến sự xuất hiện và sự phong phú của các loài làm tổ trong công viên dọc theo độ dốc đô thị hóa? Khuyến nghị quản lý cây xanh trong cảnh quan đô thị.

– Phân bố, phân bổ nguồn và đánh giá rủi ro sinh thái của gen kháng kháng sinh trong đất trong không gian xanh đô thị.

– Hướng tới lưu thông nguồn tài nguyên phát thải thấp của các kim loại có giá trị từ tro bay đốt chất thải rắn đô thị.

– Kiểm tra sự chênh lệch về phơi nhiễm nhiệt giữa chủng tộc và dân tộc ở Thành phố New York (NYC) trên các quy mô không gian và chính trị khác nhau thông qua sửa đổi biện pháp hiệu ứng địa lý.

– Ethanol, acetaldehyde và metanol trong pha khí và nước mưa ở các quần xã sinh vật và khu vực đô thị khác nhau ở Brazil.

Về môi trường khu công nghiệp

– Phân lập và mô tả đặc tính của Paracoccus communis phân hủy sinh học 3,3′-iminodipropionitrile mới, từ lò phản ứng sinh học xử lý nước thải công nghiệp.

– Ước tính gánh nặng toàn cầu về tử vong liên quan đến ung thư do dân cư tiếp xúc với các khu liên hợp công nghiệp hóa dầu từ năm 2020 đến năm 2040.

– Đánh bắt nhầm và ô nhiễm là mối đe dọa chính đối với cá heo Burmeister sinh sống ở vịnh công nghiệp hóa cao trong Hệ thống dòng chảy Humboldt.

– Các yếu tố hỗ trợ và mở rộng quan trọng cho ngành nhựa sinh học dựa trên tảo.

– Nghiên cứu so sánh các yếu tố độc hại trong chất xúc tác khử xúc tác chọn lọc (SCR) đã qua sử dụng từ các ngành công nghiệp khác nhau: Sự xuất hiện, hành vi lọc và chiến lược khử độc.

– Vai trò của công nghệ Công nghiệp 4.0 và sự tương tác giữa con người và máy móc trong quá trình khử cacbon trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

– Phát triển hạt alginate chứa các thành phần hoạt tính sinh học từ Chlorella Vulgaris được nuôi cấy trong nước thải công nghiệp thực phẩm.

– Tác động ngang hàng, quy định môi trường và hội nhập tài chính môi trường

– Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trong các ngành gây ô nhiễm nặng.

– Hiệu quả phát triển bền vững của các doanh nghiệp Hà Lan và vai trò của số hóa: Trường hợp ngành dệt may.

– Tính trung lập của khí nhà kính: Phân tích định tính về những căng thẳng về tính bền vững được nhận thấy trong ngành hóa chất của Đức.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Do institutions, incentives, and information enhance adoption of climate smart agriculture practices? Empirical evidence from India

Environmental Development, Volume 50, June 2024, 100982

Abstract

Over the years, numerous studies have identified factors influencing farmers’ adaptive behaviour in India, however, there is a dearth of studies with respect to determinants like institutions, incentives, and information. This study, therefore, aims to fill this gap by assessing role of these factors in driving climate-smart agriculture practices. In total, 1274 farmers were surveyed from the 11 disaster-prone districts of four coastal states, namely, Andhra Pradesh, Tamil Nadu, Kerala, and Maharashtra. From the survey, it is observed that farmers are adopting seven non-mutually exclusive options, and thus, a multivariate probit model is employed. Our findings are: (i) more than 90 percent of the farmers adopt at least one option, and the most preferred measures are shifting of the crops, disaster-resilient crops, water management, and soil management options; (ii) in line with previous studies, the major determinants under household characteristics are livelihood diversification, and assets and amenities; (iii) access to soil health card is observed as the crucial factor for uptake of various options; (iv) none of the variables under institutions and incentives, and information, except for access to agro-met advisory services, are viewed as a major cause for adoption of all climate-smart agriculture options, but the mixed causal association is noticed for some of the measures. Concerning policy implications, this study advocates diversification of income sources, scaling up programs related to soil health card and agro-met advisory services, and restructuring existing institutions, developmental interventions, incentive mechanisms, and communication channels. It is essential since the support of policies and institutions are needed for the diffusion of agricultural innovations.

2. Investigating the multiscale associations between urban landscape patterns and PM1 pollution in China using a new combined framework

Environmental Development, Volume 50, June 2024, 100982

Abstract

Urban landscape patterns serve as the spatial carriers of emission sources and influencing factors of air contaminants, which inevitably impact submicron particle (PM1) pollution. However, most studies ignore the spatial nonstationary and nonlinear effects of urban landscape patterns on the PM1 concentration. In this study, a novel framework was developed that integrates a multiscale geographically weighted regression (MGWR) model and Shapley Additive exPlanations (SHAP) machine learning method to explore the spatial heterogeneity effect, relative contribution and nonlinear impact of landscape patterns on the PM1 concentration at the national and urban agglomeration scales. The results indicated that urban landscape patterns were closely related to PM1 pollution and exhibited obvious spatial differences. The disorderly expansion of urban built-up areas and an irregular urban morphology could aggravate PM1 pollution, while urban fragmentation and connectivity could impose reducing effects. Dispersed urban landscape patterns could reduce the PM1 concentration in the Yangtze River Delta (YRD), Pearl River Delta (PRD), and Chengdu-Chongqing (CDCQ) regions, whereas compact and continuous landscape patterns positively affected PM1 pollution mitigation in the Beijing-Tianjin-Hebei (BTH) and Guanzhong Plain (GZH) urban agglomerations. The impact of urban landscape patterns on PM1 pollution was greater in urban agglomerations than elsewhere. The ENN_MN landscape index exhibited the highest feature importance and interpretability. The threshold effects between the urban shape indicators and PM1 concentration were more complex than those with the other landscape indices. This critical knowledge provides a scientific basis for further understanding the correlation mechanism between PM1 pollution and the landscape pattern, urban sustainable planning and air pollution control.

3. Interplay of virtual and physical channels in propagating green behaviour: A study integrating motivation-opportunity-ability and theory of planned behaviour

Environmental Development, Volume 50, June 2024, 100997

Abstract

Traditional communication channels and new “human-computer interaction” spread channels are intertwined, facilitating the promote of the concept of “green for all”. This paper integrates the influence of virtual channel and physical channel attributes into the Motivation-Opportunity-Ability theory (MOA) and Theory of Planned Behavior (TPB) to explore the spread process of public green behaviors. The results show that: (1) In the composite effect, environmental responsibility (ER) and external objective factors (EOF) have no significant impact on the propagation of green behavior among the public. Both virtual channel attributes (VCA) and physical channel attributes (PCA) can accelerate the spread process of public green behavior, with PCA having the greatest impact on the propagation of public green behavior. (2) ER, VCA, PCA, EOF, and external subjective factors (ESF) can all promote the spread of public green behavior through the intermediary chain of spread motivation and spread intention. Among them, channel attributes more directly influence the spread of green behavior, and the chain mediating effect of ER through the chain was the most significant. At the same time, ESF plays a significant moderating role between the intention to spread and propagation behavior (PB), effectively bridging the gap between behavior and intention. (3) Further heterogeneity analysis shows that, compared with males, PCA has a greater promoting effect on the green behavior propagation of females, while VCA has a more significant positive effect on the green behavior propagation of the more educated public. Finally, this article examines the presence of intermediary and regulatory mechanisms among various income groups. Research has found that promoting the creation of conducive conditions for comprehensive green behavior propagation and developing targeted and mass-oriented green behavior propagation strategies by all societal stakeholders are crucial for enhancing public engagement in green practices.

4. Economic and environmental implications of carbon capture in an olive pruning tree biomass biorefinery

Journal of Cleaner Production, Volume 456, 1 June 2024, 142361

Abstract

This study explores the integration of bioenergy with carbon capture and storage (BECCS) in a biorefinery system that converts olive tree prunings into bioethanol and antioxidants. With a capacity to process 1,500 tons of prunings daily, the biorefinery yields an annual production of around 12,000 tons of antioxidants (purity >60 %) and 78,000 tons of bioethanol. Utilizing a holistic approach involving process simulations and life cycle assessment, our analysis covers technical, economic, and environmental dimensions across two scenarios differing in design and heating source: natural gas or a BECCS system using olive prunings. Our findings reveal the potential for BECCS to drastically reduce the carbon footprint, potentially achieving net-negative emissions (−84.37 kg CO2eq per 1.00 kg of bioethanol and 0.15 kg antioxidants produced). However, these environmental gains are counterbalanced by economic and environmental challenges, with investment and operating costs nearly doubling and leading to complex environmental trade-offs related to eutrophication (+75 %), increased water consumption (+45 %), and expanded land use (+80 %). Nevertheless, the premium nature of carbon-negative products, coupled with growing awareness and supportive policy frameworks, may overcome these economic barriers. This study highlights the importance of holistic evaluation when integrating CCS into biorefineries facilitating informed decision-making to address unintended adverse effects and promoting sustainability.

5. Integrating historical patterns and future trends for ecological management zone identification and validation: A case study in Beijing, China

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172249

Abstract

Ecological management zones (EMZs) are pivotal in improving the management of ecosystem services (ESs) and promoting sustainable regional development. In this study, we developed a comprehensive framework aimed at identifying EMZs and substantiating their efficacy through the amalgamation of historical evolutionary patterns and future trends. We applied this framework to Beijing, China, and selected five vital ESs for the study area namely, water yield (WY), carbon sequestration (CS), habitat quality (HQ), soil conservation (SC) and water purification (WP). The framework involves two key components. Firstly, the identification of EMZs is based on the historical evolution of five types of ESs and the dynamic assessment of ES bundles. Subsequently, it enables a simulation of various scenarios to predict future alterations in land use and ESs, thereby validating the effectiveness of the identified EMZs. Our findings reveal notable spatial heterogeneity among different ESs, and that CS, HQ, SC, and WP exhibited synergies, while WY and showed trade-offs with the remaining four types of ESs. Based on an analysis of ES bundle evolution trajectories, we identified four types of EMZs: ecological conservation zone, ecological restoration zone, ecological transition zone and sustainable construction zone. Through strategic EMZ planning, it becomes possible to augment the area of forestland and grassland, alleviate the contradiction between arable land and construction land, and enhance the supply of various ESs. The proposed framework not only offers a novel perspective on the scientific management of ESs but also furnishes decision-makers and planners with an intuitive understanding of the tangible benefits associated with EMZ planning.

6. A comparative prospective life cycle assessment of coal-fired power plants in the US with MEA/MOF-based carbon capture

Journal of Cleaner Production, Volume 456, 1 June 2024, 142418

Abstract

The adoption of carbon capture technology in coal-fired power plants is expected to play a pivotal role in the energy transition. This study conducted consequential life cycle assessments (CLCAs) of coal-fired power generation in the United States using policy-level accounting. Monoethanolamine (MEA)-based and Mg-MOF-74-based carbon capture have been introduced, with a comparative analysis conducted on the emissions reduction potential of these two materials through their respective mechanisms of absorption and adsorption. The results indicate that carbon capture based on MEA or Mg-MOF-74 can significantly reduce emissions from coal-fired power generation, decreasing from 779.5 Mt CO2e to 50.1 Mt CO2e and 61.1 Mt CO2e in 2050, respectively. The introduction of ultra-supercritical power plants and carbon capture reduced direct emissions from 92% to 51%. MEA outperforms Mg-MOF-74 slightly, with lower emissions due to solvents and cleaning processes. Deviations in Mg-MOF-74’s adsorption capacity and degradation rate could lead to 4%–6% model outcome variations. It is also concluded that the stability of MEA’s marginal emissions depends on a steady expansion of existing production capacity, while the marginal emissions of Mg-MOF-74 are anticipated to remain unchanged. This study emphasizes carbon capture’s potential but stresses the need for prompt implementation and comprehensive assessments before deployment decisions.

7. How the Water-Sediment Regulation Scheme in the Yellow River affected the estuary ecosystem in the last 10 years?

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172002

Abstract

The Yellow River, renowned as the most sediment-laden river globally, grapples with sediment deposition issues compromising reservoir functionality and elevating downstream riverbeds, posing threats to human life and property safety. In response, the Water-Sediment Regulation Scheme (WSRS) has been innovatively implemented to address these challenges. While effectively mitigating sediment deposition, WSRS has concurrently disrupted the equilibrium of the estuarine ecosystem. This paper addresses the understudied but crucial topic of the interannual impact of WSRS on the estuarine ecosystem. Drawing upon physical, chemical, and biological data gathered through field surveys conducted before, during, and after WSRS from 2011 to 2022, the analysis delves into the interannual changes in the estuarine environment, fish eggs and larvae abundance, and species diversity under the influence of WSRS. The findings reveal an interannual decreasing trend in terrestrial material input due to WSRS, juxtaposed with an interannual increasing trend in fish eggs and larvae around the estuary, as well as the species diversity index. Notably, these trends became more pronounced post-2014. Compared to pre-2014, nutrient concentrations experienced a ~20 % decrease, chlorophyll-a concentration increased by 44 %, fish eggs proliferated approximately 1 time, and the species diversity index transitioned from a declining trend to an ascending trajectory. After 12 years of continuous WSRS implementation, the impact on the estuarine ecosystem has demonstrably diminished. This research aims to furnish reference experience and scientific basis for water and sediment regulation in major rivers around the world in terms of estuarine ecology.

8. A novel composite cloud model-based three-stage evaluation for the spatial equilibrium of water resources in China

Journal of Cleaner Production, Volume 456, 1 June 2024, 142356

Abstract

The mismatch between water resource conditions and economic and social layout leads to spatial imbalance of water resources, which restricts China’s socio-economic development. To quantitatively study the spatial equilibrium of water resources in China, this article proposed a three-stage hybrid model comprising regional assessment, spatiotemporal pattern analysis, and source apportionment. By adopting this approach, the study calculated the SEIWR (Spatial equilibrium index of water resources) and a comprehensive evaluation of the spatial balance level of water resources in China can be conducted. The results showed that (1) from 2008 to 2021, the SEIWR in mainland China had improved as a whole, but the level in Liaoning, Chongqing and other provinces and cities had declined; (2) in China, the SEIWR exhibited a distinct geographic pattern with high levels observed in the eastern and southern regions, while low levels were observed in the western and northern regions. The gap between the east and the west gradually narrowed during the study period. (3) There were zones with obvious differences, showing a certain spatial positive correlation aggregation effect. The central and eastern regions showed a large area of high-high cluster spatial patterns. (4) The SEIWR in East China, South China, and North China was greatly influenced by economic and social indicators. The SEIWR in Northeast and Central China was strongly influenced by ecological environmental indicators, while the SEIWR in Southwest and Northwest China was more influenced by water system indicators. (5) In China, the ecological environment was strongly influenced by economic and social conditions. The above research results help decision-makers understand the SEIWR in different regions and the key factors that affect such level, which help them develop measures tailored to local conditions so that all regions can improve their SEIWR.

9. Temporal pattern classification of PM2.5 chemical compositions in Seoul, Korea using K-means clustering analysis

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172157

Abstract

Particulate matter with a diameter ≤ 2.5 μm (PM2.5) is a complex mixture of particles with a variety of compositions potentially including sulfate ions (SO42−), nitrate ions (NO3−), ammonium ions (NH4+), organic and inorganic elemental carbon, and metals. Here, the temporal composition evolution of PM2.5 was analyzed to characterize its emission source, origin, and external influences. The concentrations of wintertime PM2.5 chemical compositions in Seoul, Korea during the period of 2012–2021 were classified into four representative clusters using a K-means cluster analysis method. Cluster 1 exhibited high concentrations of NO3− and NH4+ ions mainly due to the prevalence of emissions from domestic manure and fertilizer sources in the northeast. High concentrations of these two ions are conducive to generation of ammonium nitrate (NH4NO3) through atmospheric chemical reactions, resulting in relatively long-lasting high PM2.5 concentrations in Seoul. In cluster 2, high concentrations of SO42−, vanadium, and nickel were observed in frequent south-westerly winds, indicating the domestic influence of industrial facilities. Cluster 3 showed high concentrations of potassium ions and organic carbon, highlighting a pronounced external influence transported from China via prevailing westerly winds. Cluster 4 showed low PM2.5 concentrations accompanied by strong winds in warm environments, which are uncommon in winter. This study revealed that the air quality in Seoul, which was influenced by many factors, could be classified into four representative patterns. Our results provide insights into the emission sources, major influences, and responsible mechanisms of high PM2.5 concentrations in Seoul, which can help with air quality policies.

10. The impacts of technological change policies on water uses and virtual water trade in water-constrained settings

Journal of Cleaner Production, Volume 456, 1 June 2024, 142378

Abstract

Virtual water trade, which underlines the importance of inter-regional commodity transactions for enhancing water management, has often been recommended as an alternative to technological advancements in addressing water scarcity and increasing water savings in dry regions. Sectoral adjustment policies that focus on enhancing the productivity of specific sectors therefore should prioritize sectors with high growth impact potential but low virtual water demand. However, the diverse understanding of the concept and differing assessment techniques employed by various research communities complicate the debates surrounding the policy relevance of the virtual water trade. This study proposes a novel and integrated approach to evaluating virtual water content and flows endogenously, leveraging the advantages of Input-Output and Computable General Equilibrium (CGE) modeling methods. The quantification of the method is exemplified in the case of Uzbekistan (Central Asia), where water is a limited yet essential resource for sustainable economy and environmental systems. Specifically, this study examines the impacts of changes in economy-wide and sector-specific Total Factor Productivity (TFP) and water productivity on water uses, virtual water flows, and economic outcomes. The findings reveal that TFP improvements in livestock and fodder crop production and water productivity enhancements in gardening are recommendable options to constrain the net virtual water trade and enhance economic growth in Uzbekistan. The study also shows a high sensitivity of virtual water flows to technological changes, highlighting the importance of considering options for improving productivity when analyzing the potential of virtual water trade.

11. The multi-year contribution of Indo-China peninsula fire emissions to aerosol radiation forcing in southern China during 2013–2019

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172337

Abstract

Fire emissions in Southeast Asia transported to southern China every spring (March–May), influencing not only the air quality but also the weather and climate. However, the multi-year variations and magnitude of this impact on aerosol radiation forcing in southern China remain unclear. Here, we quantified the multi-year contributions of fire emissions in Indo-China Peninsula (ICP) region to aerosol radiation forcing in the various southern Chinese provinces during the fire season (March–May) of 2013–2019 combining the 3-dimension chemical transport model and the Column Radiation Model (CRM) simulations. The models’ evaluations showed they reasonably capture the temporal and spatial distribution of surface aerosol concentrations and column aerosol optical properties over the study regions. The fire emissions over the ICP region were found to increase the aerosol optical depth (AOD) value by 0.1 (15 %) and reduce the single scattering albedo (SSA) in three southern regions of China (Yunnan-YN, Guangxi-GX, and Guangdong-GD from west to east), owing to increases in the proportions of black carbon (BC, 0.4 % ± 0.1 %) and organic carbon (OC, 3.0 % ± 0.9 %) within the aerosol compositions. The transported smoke aerosols cooled surface but heated the atmosphere in the southern China regions, with the largest mean reduction of −5 Wm−2 (−3 %) in surface shortwave radiation forcing and the maximum daily contributions of about −15 Wm−2 (−15 %) to the atmosphere radiation forcing in the GX region, followed by the GD and YN regions. The impacts of ICP fire emissions on aerosol optical and radiative parameters declined during 2013–2019, with the highest rate of 0.393 ± 0.478 Wm−2 yr−1 in the GX for the shortwave radiation forcing in the atmosphere. Besides, their yearly changes in the contribution were consistent with the annual fire emissions in the ICP region. Such strong radiative perturbations of ICP fire emissions were expected to influence regional meteorology in southern China and should be considered in the climate simulations.

12. Toward better atmospheric polycyclic aromatic hydrocarbons pollution control in the Northern Hemisphere: Process analysis based on interpretable deep learning models

Journal of Cleaner Production, Volume 457, 10 June 2024, 142442

Abstract

The accurate prediction of atmospheric polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) concentrations in the Arctic is crucial in guiding the development of pollution control measures for atmospheric PAHs. However, the complex formation process and strong time-dependence of PAHs in the Arctic increase the difficulty of prediction. Herein, deep learning (DL) models were developed to predict monthly air concentrations of 16 priority PAHs at Alert monitoring station by incorporating the inherent periodicity of PAH concentrations and ancillary data including PAH emissions, meteorological information, fire emissions, and sea ice area. The prediction performance of long short-term memory (LSTM), gated recurrent unit (GRU) and bidirectional LSTM (Bi LSTM) algorithms were compared by multiple model evaluation metrics. The results showed that Bi LSTM models outperformed LSTM and GRU in predicting PAHs concentrations because it exhibited higher accuracy in terms of average R2ext (0.09) and errors (average MAPEext = 1.45). The DL interpretation based on SHAP values suggested that the main drivers of PAHs concentrations were PAHs emissions and sea ice area, with a more prominent contribution from meteorological conditions. The interpretable deep learning approach provides a potential shortcut for predicting time-delayed PAHs concentrations in the Arctic, promoting the management and control of global PAHs pollution.

13. Association of the external environmental exposome and obesity: A comprehensive nationwide study in 2019 among Chinese children and adolescents

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172233

Abstract

Objective

Children and adolescents are particularly vulnerable to the effects of various environmental factors, which could disrupt growth processes and potentially lead to obesity. Currently, comprehensive and systematic assessments of these environmental exposures during developmental periods are lacking. Therefore, this study aims to evaluate the association between external environmental exposures and the incidence of obesity in children and adolescents.

Methods

Data was collected from the 2019 Chinese National Survey on Students’ Constitution and Health, including 214,659 Han children aged 7 to 19. Body Mass Index (BMI) and BMI-for-age z-score (zBMI) were the metrics used to assess overweight and obesity prevalence. The study assessed 18 environmental factors, including air pollutants, natural space, land cover, meteorological conditions, built environment, road conditions, and artificial light at night. Exposome-wide association study (ExWAS) to analyze individual exposures’ associations with health outcomes, and Weighted Quantile Sum (WQS) to assess cumulative exposure effects.

Results

Among the children and adolescents, there were 24.2 % participants classified as overweight or obesity. Notably, 17 out of 18 environmental factors exhibited significant associations with zBMI and overweight/obesity. Seven air pollutants, road conditions, and built density were positively correlated with higher zBMI and obesity risk, while NDVI, forests, and meteorological factors showed negative correlations. Co-exposure analysis highlighted that SO2, ALAN, PM10, and trunk road density significantly increased zBMI, whereas rainfall, grassland, and forest exposure reduced it. Theoretically reduction in the number and prevalence of cases was calculated, indicating potential reductions in prevalence of up to 4.51 % for positive exposures and 5.09 % for negative exposures. Notably, substantial reductions were observed in regions with high pollution levels.

Conclusion

This large-scale investigation, encompassing various environmental exposures in schools, highlights the significant impact of air pollution, road characteristics, rainfall, and forest coverage on childhood obesity.

14. Regulatory or market pressures: What promotes environmental grandstanding in Bangladesh?

Journal of Cleaner Production, Volume 457, 10 June 2024, 142444

Abstract

Many factors affect the adoption of the mandatory technology of effluent treatment plants for pollution management in Bangladesh. Some of these factors could also affect the adoption of voluntary environmental standards. Therefore, it is important to identify and analyze the importance of these key factors, considering their role in enhancing environmental performance in crucial industries for the country’s economy. In this study, a literature review preceded an analysis of factors through structural equation modelling to investigate how attributes of the regulatory agency combine with market aspects to influence environmental practices such as the adoption of mandatory ETP and voluntary certifications. Using official quarterly data, the results of this study show that access to green finance and the number of employees of the regulatory agency significantly affect the adoption of additional ETPs. On the other hand, the size of fines for pollution does not significantly affect the adoption of ETPs. It was also found that green finance and additional ETP adoption also increased the adoption of green factory buildings, which is a voluntary exercise. This study sheds light on the underlying relationships that can guide ongoing multilateral interventions to enhance capacity of regulatory agencies to implement environmental regulations. It also provides new evidence to formulate relevant strategies for enhancing environmental performance by scaling up green finance.

15. A comprehensive study of food waste management and processing in the Czech Republic: Potential health risks and consumer behavior

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172214

Abstract

Food waste is currently a widely discussed phenomenon with significant economic and social consequences. One third of the food produced in the world is wasted at various points along the food supply chain. This article presents a comprehensive study that examines consumer behavior in dealing with food waste and activities in the composting process that enable waste sanitation. The survey conducted as part of this study showed that consumers want to eliminate odors, are concerned about potential infections, and generally sort less food waste. This study suggested that the addition of appropriate additives could be a solution. The results indicated that additives could eliminate negative side effects such as unpleasant odors, the presence of insects and rodents, and act as a prevention of the occurrence of pathogenic organisms. Tea tree oil showed the best positive physical and chemical properties among the additives tested (CaCO3 and citric acid) with a significant effect on inhibiting the growth of bacterial strains such as Salmonella strains and had the strongest antibacterial effect, neutralized unpleasant odors, and stabilized the waste. The use of additives could be a future solution to meet consumer demands, improve the quality of food waste and advance the circular economy to improve the sustainability of agricultural systems.

16. Green finance and food production: Evidence from cities in China

Journal of Cleaner Production, Volume 458, 15 June 2024, 142423

Abstract

In the domain of global socio-economic dynamics, the pivotal role of food production (FP) cannot be overstated. It constitutes the bedrock of fundamental human necessities while being inexorably linked with critical aspects such as economic expansion, societal equilibrium, and geopolitical interplays. The multifaceted nature of FP appears through its direct impact on macroeconomic indicators and its latent influence on international relations and policy-making. This critical nexus underscores the imperative for a comprehensive understanding and strategic management of food production processes to sustain and enhance global socio-economic stability and growth. Investigating the nexus between green finance (GF) and FP is pivotal for ensuring national security and promoting sustainable economic development. This research thus paper examines GF’s impact on FP in China as outlined in the 2017 green finance policies. It employs the difference-in-differences (DID) method and analyzes a balanced panel dataset comprising 282 cities in China from 2009 to 2020. The results show that GF has an inhibitory effect on FP, and this remains valid after a range of reliability checks, including parallel trend assessments and placebo tests. Further findings of transmission mechanism analysis indicate that non-agricultural factors and financial exclusion are critical for GF’s inhibitory effect on FP. Heterogeneity analyses show that GF’s inhibitory effect on FP is more pronounced in the main food-producing areas, the main food-marketing areas, and cities with better infrastructure. The empirical results of this paper comprehensively illustrate GF’s impact on FP and how it contributes to the achievement of food security objectives.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Applying fluorescence spectroscopy coupled with Gaussian band fitting to reveal dynamic variation process of humus fractions from riparian soils along an urbanized river

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172193

Abstract

Humus, an important fraction of soil organic matter, play an environmental role on nutrients, organic and inorganic pollutants in riparian zones of urbanized rivers. In this study, dynamic variation process of humus fractions from riparian soils was revealed along Puhe River. Composite soil samples of four depths were collected from four land-uses, i.e., eco-conservation area (ECA), industrial area (INA), urban/town area (UTA), rural/agricultural area (RAA). Based on synchronous fluorescence spectra coupled with Gaussian band fitting, fulvic/humic acid predominantly contained tyrosine-like (TYLF), tryptophan-like (TRLF), microbial-like (MLF), fulvic-like (FLF) and humic-like (HLF) substances within each soil profile. TRLF, MLF and FLF (89.43–90.30 %) are the representative components in fulvic-acid, while MLF and HLF (52.81–59.97 %) in humic-acid. Phenolic, carboxylic and humified materials were present in both humus. According to 2-dimensitonal correlation spectroscopy and canonical correlation analysis, fulvic/humic acid within the ECA soil profile could be mainly derived from the degradations of terrestrial plant metabolites and residuals. Within the INA, fulvic-acid could be associated with treated/untreated wastewater, which entered the river and flew into the riparian during high flow period; whereas humic-acid could be relative to the terrestrials. Fulvic-acid had the same source as humic-acid in the UTA, which might be concerned with scattered domestic sewage and livestock wastewater, rather than the fluvial water. Furthermore, the source of fulvic/humic acid in the RAA was the crop metabolites and residuals, apart from the livestock wastewater. Noticeably, the variations of humus fractions in the ECA and RAA roughly occurred in 0–60 cm, while approximately in 20–80 cm in the INA and UTA. This proved that humus fractions in the former were referred to the plant/crop residuals, whereas humus fractions in the latter were those the terrestrials and fluvial water. This study could provide a key support for the construction and restoration of the urbanized riparian zone.

2. Anthropogenic impacts and quantitative sources of nitrate in a rural-urban canal using a combined PMF, δ15N/δ18O–NO3-, and MixSIAR approach

Environmental Research, Volume 251, Part 1, 15 June 2024, 118587

Abstract

Nitrate (NO3−) pollution in irrigation canals is of great concern because it threatens canal water use; however, little is known about it at present. Herein, a combination of positive matrix factorization (PMF), isotope tracers, and Mixing Stable Isotope Analysis in R (MixSIAR) was developed to identify anthropogenic impacts and quantitative sources of NO3− in a rural-urban canal in China. The NO3− concentration (0.99–1.93 mg/L) of canal water increased along the flow direction and was higher than the internationally recognized eutrophication risk value in autumn and spring. The inputs of the Fuhe River, NH4+ fertilizer, soil nitrogen, manure & sewage, and rainfall were the main driving factors of canal water NO3− based on principal component analysis and PMF, which was supported by evidence from δ15N/δ18O–NO3-. According to the chemical and isotopic analyses, nitrogen transformation was weak, highlighting the potential of δ15N/δ18O–NO3- to trace NO3− sources in canal water. The MixSIAR and PMF results with a <15% divergence emphasized the predominance of the Fuhe River (contributing >50%) and anthropogenic impacts (NH4+ fertilizer plus manure & sewage, >37%) on NO3− in the entire canal, reflecting the effectiveness of the model analysis. According to the MixSIAR model, (1) higher NO3− concentration in canal water was caused by the general enhancement of human activities in spring and (2) NO3− source contributions were associated with land-use patterns. The high contributions of NH4+ fertilizer and manure & sewage showed inverse spatial variations, suggesting the necessity of reducing excessive fertilizer use in the agricultural area and controlling blind wastewater release in the urban area. These findings provide valuable insights into NO3− dynamics and fate for sustainable management of canal water resources. Nevertheless, long-term chemical and isotopic monitoring with alternative modeling should be strengthened for the accurate evaluation of canal NO3− pollution in future studies.

3. Hydrodynamics and phosphorus loading in an urbanized river channel influences response to future managed change: Insights from advection-dispersion modelling

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 171958

Abstract

There is a need to understand what makes certain targeted measures for in-river phosphorus load reduction more effective than others. Therefore, this paper investigates multiple development scenarios in a small lowland polluted river draining an urban area (The Cut, Bracknell, UK), using an advection-dispersion model (ADModel-P). A comparative analysis is presented whereby changes in concentrations and fluxes of soluble reactive phosphorus (SRP) and organic phosphorus (OP) have been attributed to specific transformations (mineralization, sedimentation, resuspension, adsorption-desorption, and algal uptake) and correlated to controlling factors. Under present day conditions the river stretch is a net source of SRP (10.4 % increase in mean concentration) implying a release of previously accumulated material. Scenarios with the greatest impact are those based on managed reduction of phosphorus load in sources (e.g., 20 % increase in afforestation causes an in-river SRP and OP reduction of 1.3 % to 12.6 %) followed by scenarios involving changes in water temperature (e.g., 1 °C decrease leads to in-river SRP reduction around 3.1 %). Measures involving increased river residence time show the lowest effects (e.g., 16 % decrease in velocity results in under 0.02 % in-river SRP and OP reduction). For better understanding downstream persistence of phosphorus pollution and the effectiveness of mitigation measures the research demonstrates the importance of establishing when and where reaches are net adsorbers or desorbers, and whether sedimentation or resuspension is important.

4. Concentration levels and ecological risk assessment of typical organophosphate esters in representative surface waters of a megacity

Environmental Research, Volume 251, Part 1, 15 June 2024, 118614

Abstract

Organophosphate esters (OPEs) have been widely used as flame retardants and plasticizers in consumer and industrial products. They have been found to have numerous exposure hazards. Recently, several OPEs have been detected in surface waters around the world, which may pose potential ecological risks to freshwater organisms. In this study, the concentration, spatial variation, and ecological risk of 15 OPEs in the Beiyun and Yongding rivers were unprecedentedly investigated by the ultra-performance liquid chromatography-tandem mass spectrometry (UPLC-MS/MS) and risk quotient (RQ) method. The result showed that triethyl phosphate (TEP), tri (2-chloroisopropyl) phosphate (TCPP) were the most abundant OPEs with average concentrations of 55.53 ng/L and 42.29 ng/L, respectively. The concentrations of OPEs in the Beiyun River are higher than in the Yongding River, and their levels were higher in densely populated and industrial areas. The risk assessment showed that there was insignificant from OPEs to freshwater organisms in these rivers (RQs <0.1). The risk was higher downstream than upstream, which was related to human-intensive industrial activities downstream in the Yongding River. The ecological risk of OPEs in surface waters worldwide was estimated by joint probability curves (JPCs), and the result showed that there was a moderate risk for tri (2-chloroethyl) phosphate (TCEP), a low risk for trimethyl phosphate (TMP), and insignificant for other OPEs. In addition, the QSAR-ICE-SSD model was used to calculate the hazardous concentration for 5% (HC5). This result validated the feasibility and accuracy of this model in predicting acute data of OPEs and reducing biological experiments on the toxicity of OPEs. These results revealed the ecological risk of OPEs and provided the scientific basis for environmental managers.

5. Which habitat factors affect the occurrence and richness of cavity nesters in parks along an urbanisation gradient? Recommendations for the management of greenery in an urban landscape

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172091

Abstract

Urban development reduces the area of natural or semi-natural habitats, e.g., forests in a lot of cities and suburban areas (Liu et al., 2016; Wang et al., 2020). Such negative changes are observed in many different urbanised regions in the world (see, e.g., Nowak and Greenfield, 2018; McDonald et al., 2019; Zhu and Zhu, 2021). Deforestation and forest fragmentation negatively affect the occurrence of many species associated with such habitats, for example, plants (Almas and Conway, 2016; Nitoslawski et al., 2016), invertebrates (Kotze et al., 2022), mammals (Villaseñor et al., 2014), or birds (Vargas-Cárdenas et al., 2022; Hastedt and Tietze, 2023). Such forest transformation ultimately leads to a reduction in species diversity in urban areas (e.g. Pereira et al., 2010; Vargas-Cárdenas et al., 2022; Fraissinet et al., 2022; Hastedt and Tietze, 2023; Ramón-Martínez and Seoane, 2023). One way to protect natural resources, apart from, e.g., protecting forest remnants in cities, may also be to designate new refugia for forest species. These may be various types of non-forest tree stands, such as avenues, gardens or parks (Tam and Bonebrake, 2016; Łopucki and Kitowski, 2017), which are created by humans in urban areas. They are located for very different purposes, e.g. as decorative or recreational areas, but they also perform many other utilitarian functions, e.g. they mitigate the climate, reduce noise or air pollution (Brown et al., 2015; Matos et al., 2019; Aram et al., 2020).

6. Distribution, source apportionment, and ecological risk assessment of soil antibiotic resistance genes in urban green spaces

Environmental Research, Volume 251, Part 1, 15 June 2024, 118601

Abstract

Urban green spaces play a crucial role in cities by providing near-natural environments that greatly impacts the health of residents. However, these green spaces have recently been scrutinized as potential reservoirs of antibiotic resistance genes (ARGs), posing significant ecological risks. Despite this concern, our understanding of the distribution, sources, and ecological risks associated with ARGs remains limited. In this study, we investigated the spatial distribution of soil ARGs using spatial interpolation and auto-correlation analysis. To apportion the source of soil ARGs in urban green spaces of Tianjin, Geo-detector method (GDM) was employed. Furthermore, we evaluated the ecological risk posed by ARGs employing risk quotients (RQ). The results of our study showed a significantly higher abundance of Quinolone resistance genes in the soil of urban green spaces in Tianjin. These genes were mainly found in the northwest, central, and eastern regions of the city. Our investigation identified three main factors contributing to the presence of soil ARGs: antibiotic production, precipitation, livestock breeding, and hospital. The results of ecological risk in RQ value showed a high risk associated with Quinolone resistance genes, followed by Aminoglycoside, Tetracycline, Multidrug, MLSB, Beta Lactam, Sulfonamide, and Chloramphenicol. Mantel-test and correlation analysis revealed that the ecological risk of ARGs was greatly influenced by soil properties and heavy metals. This study provides a new perspective on source apportionment and the ecological risk assessment of soil ARGs in urban green spaces.

7. Towards a low-emission resource circulation of valuable metals from municipal solid waste incineration fly ash

Science of The Total Environment, Volume 929, 15 June 2024, 172657

Abstract

The incineration fly ash (IFA) resulting from municipal solid waste combustion is laden with heavy metals, necessitating proper treatment not only for environmental management but also to reclaim the metal values. The surge in non-traditional metals like cobalt as emerging contaminant within IFA samples further attracts to address this issue. In response, the hydrometallurgical recycling of a cobalt-bearing IFA has been studied. Thereby, approximately 98 % zinc and 96 % cobalt were leached using a 1.0 mol/L H2SO4 solution at 90 °C and 1 h of leaching time. In-depth analysis of the leaching process unveiled metals’ dissolution primarily via the ion-exclusion mechanism, as evidenced by lower diffusion coefficients (between 10−9 and 10−11 m2/s) and activation energies (9.6–14.9 kJ/mol). Above 99 % separation of zinc from the cobalt-bearing leach liquor was achieved by extraction with 1.0 mol/L D2EHPA at an equilibrium pH below 3.0, followed by stripping with a 2.0 mol/L H2SO4 solution. Cobalt, remained in the raffinate was efficiently precipitated by adding a 20 % excess dosage of oxalic acid to the stoichiometric ratio of C2O42−:Co2+, resulting in only 5 mg/L cobalt left in the solution when precipitation occurred at a pH of 2.8. Additionally, the conversion of CoC2O4 to high-purity Co3O4 was conducted through heat-treatment at 600 °C. The resulting Co3O4 was mixed with Li2CO3 at a Li/Co molar ratio of 1.1, yielding a LiCoO2 precursor that exhibited good electrochemical properties with a capacity of 128 mAh/g, thus affirming the high quality of the recycled cobalt. A comprehensive life-cycle assessment of the recycling process revealed that cobalt precipitation alone contributes approximately 50 % of the total global warming potential (GWP = 4.2624 kg CO2-eq). Notably, this value is remarkably lower than the GWP reported for primary cobalt production, highlighting the environmentally-friendly approach of this recycling endeavor.

8. Examining racial and ethnic heat exposure disparities in New York City (NYC) across different spatial and political scales through geographic effect measure modification

Environmental Research, Volume 250, 1 June 2024, 118521

Abstract

Structural racism in the United States has resulted in neighborhoods with higher proportions of non-Hispanic Black (Black) or Hispanic/Latine residents having more features that intensify, and less that cool, the local-heat environment. This study identifies areas of New York City (NYC) where racial/ethnic heat exposure disparities are concentrated. We analyzed data from the 2013–2017 American Community Survey, U.S Landsat-8 Analysis Ready Data on summer surface temperatures, and NYC Land Cover Dataset at the census tract-level (n = 2098). Four cross-sectional regression modeling strategies were used to estimate the overall City-wide association, and associations across smaller intra-city areas, between tract-level percent of Black and percent Hispanic/Latine residents and summer day surface temperature, adjusting for altitude, shoreline, and nature-cover: overall NYC linear, borough-specific linear, Community District-specific linear, and geographically weighted regression models. All three linear regressions identified associations between neighborhood racial and ethnic composition and summer day surface temperatures. The geographically weighted regression models, which address the issue of spatial autocorrelation, identified specific locations (such as northwest Bronx, central Brooklyn, and uptown Manhattan) within which racial and ethnic disparities for heat exposures are concentrated. Through examining the overall effects and geographic effect measure modification across spatial scales, the results of this study identify specific geographic areas for intervention to mitigate heat exposure disparities experienced by Black and Hispanic/Latine NYC residents.

9. Ethanol, acetaldehyde, and methanol in the gas phase and rainwater in different biomes and urban regions of Brazil

Science of The Total Environment, Volume 929, 15 June 2024, 172629

Abstract

In the context of the increasing global use of ethanol biofuel, this work investigates the concentrations of ethanol, methanol, and acetaldehyde, in both the gaseous phase and rainwater, across six diverse urban regions and biomes in Brazil, a country where ethanol accounts for nearly half the light-duty vehicular fuel consumption. Atmospheric ethanol median concentrations in São Paulo (SP) (12.3 ± 12.1 ppbv) and Ribeirão Preto (RP) (12.1 ± 10.9 ppbv) were remarkably close, despite the SP vehicular fleet being ∼13 times larger. Likewise, the rainwater VWM ethanol concentration in SP (4.64 ± 0.38 μmol L−1) was only 26 % higher than in RP (3.42 ± 0.13 μmol L−1). This work demonstrated the importance of evaporative emissions, together with biomass burning, as sources of the compounds studied. The importance of biogenic emissions of methanol during forest flooding was identified in campaigns in the Amazon and Atlantic forests. Marine air masses arriving at a coastal site led to the lowest concentrations of ethanol measured in this work. Besides vehicular and biomass burning emissions, secondary formation of acetaldehyde by photochemical reactions may be relevant in urban and non-urban regions. The combined deposition flux of ethanol and methanol was 6.2 kg ha−1 year−1, avoiding oxidation to the corresponding and more toxic aldehydes. Considering the species determined here, the ozone formation potential (OFP) in RP was around two-fold higher than in SP, further evidencing the importance of emissions from regional distilleries and biomass burning, in addition to vehicles. At the forest and coastal sites, the OFP was approximately 5 times lower than at the urban sites. Our work evidenced that transition from gasoline to ethanol or ethanol blends brings the associated risk of increasing the concentrations of highly toxic aldehydes and ozone, potentially impacting the atmosphere and threatening air quality and human health in urban areas.

10. Yield stress Measurement of municipal sludge: A comprehensive evaluation of testing methods and concentration effects using a rotational rheometer

Environmental Research, Volume 250, 1 June 2024, 118554

Abstract

Accurate prediction and measurement of yield stress are crucial for optimizing sludge treatment and disposal. However, the differences and applicability of various methods for measuring yield stress are subjects of ongoing debate. Meanwhile, literature on measuring sludge yield stress is limited to low solid concentrations (TS <10%), understanding and studying the yield stress of medium to high solid concentration sludge is crucial due to increasingly stringent standards for sludge treatment and disposal. So, this study employed a rotational rheometer to measure sludge yield stress across a wide range of TS (4–50%) using steady shear, dynamic oscillatory shear, and transient shear. The study derived significant conclusions by comparing and summarizing the applicability and limitations of each testing method: Dynamic oscillatory shear methods, including G′-σ curve method, γ-σ curve method, and G**γc method can measure sludge yield stress ranging from 4% to 40% TS, while other methods are restricted to low or limited solid concentrations; The G’ = G″ method, utilizing the intersection of G′ and G″ curves, consistently yields the highest value for yield stress when 4%≤ TS ≤ 12%; The rotational rheometer cannot measure sludge yield stress when the solid concentration exceeds 40% TS; The relationship between sludge yield stress and solid concentration is stronger as a power-law for TS ≤ 25%, transitioning to linear for higher concentrations (28%≤ TS <40%). This study systematically explores the applicability and limitations of various measurement methods for characterizing sludge yield stress across a wide range of solid concentrations, providing valuable guidance for scientific measurement and highlighting challenging research issues.

11. How tolerances, competition and dispersal shape benthic invertebrate colonisation in restored urban streams

Science of The Total Environment, Volume 929, 15 June 2024, 172665

Abstract

Biotic communities often respond poorly to river restoration activities and the drivers of community recovery after restoration are not fully understood. According to the Asymmetric Response Concept (ARC), dispersal capacity, species tolerances to stressors, and biotic interactions are three key drivers influencing community recovery of restored streams. However, the ARC remains to be tested. Here we used a dataset on benthic invertebrate communities of eleven restored stream sections in a former open sewer system that were sampled yearly over a period of eleven years. We applied four indices that reflect tolerance against chloride and organic pollution, the community’s dispersal capacity and strength of competition to the benthic invertebrate taxa lists of each year and site. Subsequently, we used generalised linear mixed models to analyse the change of these indices over time since restoration. Dispersal capacity was high directly after restoration but continuously decreased over time. The initial communities thus consisted of good dispersers and were later joined by more slowly dispersing taxa. The tolerance to organic pollution also decreased over time, reflecting continuous improvement of water quality and an associated increase of sensitive species. On the contrary, chloride tolerances did not change, which could indicate a stable chloride level throughout the sampling period. Lastly, competition within the communities, reflected by interspecific trait niche overlap, increased with time since restoration. We show that recovery follows a specific pattern that is comparable between sites. Benthic communities change from tolerant, fast dispersing generalists to more sensitive, slowly dispersing specialists exposed to stronger competition. Our results lay support to the ARC (increasing role of competition, decreasing role of dispersal) but also underline that certain tolerances may still shape communities a decade after restoration. Disentangling the drivers of macroinvertebrate colonisation can help managers to better understand recovery trajectories and to define more realistic restoration targets.

12. Methane emissions and microbial communities under differing flooding conditions and seasons in littoral wetlands of urban lake

Environmental Research, Volume 250, 1 June 2024, 118390

Abstract

Wetlands are the largest natural sources of methane (CH4) emissions worldwide. Littoral wetlands of urban lakes represent an ecotone between aquatic and terrestrial ecosystems and are strongly influenced by water levels, environmental conditions, and anthropogenic activities. Despite these littoral zones being potential “hotspots” of CH4 emissions, the status of CH4 emissions therein and the role of physicochemical properties and microbial communities regulating these emissions remain unclear. This study compared the CH4 fluxes, physicochemical properties, and CH4-cycling microbial communities (methanogens and methanotrophs) of three zones (a non-flooded supralittoral zone, a semi-flooded eulittoral zone, and a flooded infralittoral zone) in the littoral wetlands of Lake Pipa, Jiangsu Province, China, for two seasons (summer and winter). The eulittoral zone was a CH4 source (median: 11.49 and 0.02 mg m−2 h−1 in summer and winter, respectively), whereas the supralittoral zone acted as a CH4 sink (median: −0.78 and −0.09 mg m−2 h−1 in summer and winter, respectively). The infralittoral zone shifted from CH4 sink to source between the summer (median: −10.65 mg m−2 h−1) and winter (median: 0.11 mg m−2 h−1). The analysis of the functional genes of methanogenesis (mcrA) and methanotrophy (pmoA) and path analysis showed that CH4 fluxes were strongly regulated by biotic factors (abundance of the mcrA gene and alpha diversity of CH4-cycling microbial communities) and abiotic factors (ammonia nitrogen, moisture, and soil organic carbon). In particular, biotic factors had a major influence on the variation in the CH4 flux, whereas abiotic factors had a minor influence. Our findings provide novel insights into the spatial and seasonal variations in CH4-cycling microbial communities and identify the key factors influencing CH4 fluxes in littoral wetlands. These results are important for managing nutrient inputs and regulating the hydrological regimes of urban lakes.

13. Where the not-so-wild things are in cities? The influence of social-ecological factors in urban trees at multiple scales

Science of The Total Environment, Volume 929, 15 June 2024, 172552

Abstract

Green infrastructure plays an essential role in cities due to the ecosystem services it provides. However, these elements are shaped by social and ecological factors that influence their distribution and diversity, affecting ecological functions and human well-being. Here, we analyzed neighborhood tree distribution – trees in pocket parks, squares and along streets – in Lisbon (Portugal) and modelled tree abundance and taxonomic and functional diversity, at the parish and local scales, considering a comprehensive list of social and ecological factors. For the functional analyses, we included functional traits linked to dispersal, resilience to important perturbations in coastal Mediterranean cities, and ecosystem services delivery. Our results show not only that trees are unevenly distributed across the city, but that there is a strong influence of social factors on all biological indices considered. At the parish and local scales, abundance and diversity responded to different factors, with abundance being linked to both social and ecological variables. Although the influence of social factors on urban trees can be expected, by modelling their influence we can quantify how much humans modify urban landscapes at a structural and functional level. These associations can underlie potential biodiversity filters and should be analyzed over time to inform decisions that support long-term ecological resilience, maximize trait functional expression, and increase equity in ecosystem services delivery.

14. Evaluation of pharmaceutical consumption between urban and suburban catchments in China by wastewater-based epidemiology

Environmental Research, Volume 250, 1 June 2024, 118544

Abstract

Wastewater-based epidemiology (WBE) is amply used for estimating human consumption of chemicals, yet information on regional variation of pharmaceuticals and their environmental fate are scarce. Thus, this study aims to estimate the consumption of three cardiovascular, four non-steroidal anti-inflammatory pharmaceuticals (NSAIDs), and four psychoactive pharmaceuticals between urban and suburban catchments in China by WBE, and to explore their removal efficiencies and ecological risks. Eleven analytes were detected in both influent and effluent samples. The estimated consumptions ranged from

15. Urban roadside greenery as a carbon sink: Systematic assessment considering understory shrubs and soil respiration

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172286

Abstract

Roadside greenery is an efficient strategy for maximizing ecosystem services, including carbon sequestration in urban settings. However, the quantification of carbon sequestration is not comprehensive because understory shrubs and soil respiration have not been thoroughly considered. We developed an integrated methodology that combined field measurements and greenhouse incubation to comprehensively assess carbon sequestration in roadside greenery systems. The system was defined as an 8 m long section comprising a single tree (Zelkova serrata), 79 shrubs (Euonymus japonicus), and soil. Annual carbon uptake by a tree was estimated using an allometric equation derived from an official government report. For shrubs, carbon uptake was measured in the field by monitoring CO2 concentration change in the chamber enclosing the leaves and stems. Annual carbon uptake by shrubs was estimated by using the regression equation among carbon uptake, air temperature, and photosynthetically active radiation. We also estimated shrub root respiration by combining net primary production (NPP) from the greenhouse incubation and measured pruning effect in the field. This enabled us to differentiate heterotrophic respiration from the total soil respiration. The overall methodology accurately assessed net ecosystem production (NEP) from the roadside greenery system, which is 0.528 kg C m−2 yr−1. If this figure is extended to all roads in the target city, it can offset daily carbon emitted from the total registered passenger vehicles in the target city. Considering that shrubs sequester an amount equivalent to 29.3 % of the carbon sequestered by tree species, the current greenhouse gas inventory should include shrubs as an important carbon sink. As we also revealed that roadside soil has high carbon vulnerability, proper soil management is needed to enhance NEP. Our systematic approach evaluating the carbon balance within the roadside greenery system can be applied to other cities, contributing to enhance global understanding of urban carbon cycle.

16. Wastewater in Latin American urban peripheries: Identifying research trends and challenges through a systematic literature review

Science of The Total Environment, Volume 931, 25 June 2024, 173019

Abstract

Water is a defining element for cities and their inhabitants. Throughout urban systems, water is either produced or received, used, and finally disposed of as wastewater. As Latin American urbanization accelerates, problems related to wastewater are increasing due to its inclusion as the main source of river pollution, as well as the high cost of infrastructure development and maintenance. The consequences of wastewater disposal are particularly relevant in areas frequently associated with urban expansion, like peripheries whose growth follows constant transitions between rural, peri-urban, and urban areas. Such consequences are often related to heterogeneity, lack of urban services and sanitation infrastructure, water pollution and health risks, as well as the development of informal compensatory systems. A systematic literature review was conducted to broaden research panorama and identify spatial, temporal, and thematic trends and challenges present in wastewater assessments of Latin American urban peripheries, this using the SALSA (search, appraisal, synthesis, and analysis) protocol in a search through international databases Scopus and Web of Science Scielo, in English, Spanish, French, and Portuguese. In these databases, 228 papers satisfied selection criteria and show a growing trend of publications about urban wastewater since 1988. Most case studies are from Brazil (58 %), Mexico (14 %), and Argentina (9 %). Their main approaches are quantitative research (82 %) in urban contexts (57 %). Most studies were found to be operationalized using environmental geochemistry methodologies, suggesting a dominance of technical, reductionist approaches. Integrated and mixed perspectives including actors and other societal elements are suggested as a central research challenge. Without an integrated view, it will be unfeasible to enhance decision-making processes and governance in the pursuit of sustainable water management.

17. The Superblock model: A review of an innovative urban model for sustainability, liveability, health and well-being

Environmental Research, Volume 251, Part 1, 15 June 2024, 118550

Abstract

Introduction

Current urban and transport planning practices have significant negative health, environmental, social and economic impacts in most cities. New urban development models and policies are needed to reduce these negative impacts. The Superblock model is one such innovative urban model that can significantly reduce these negative impacts through reshaping public spaces into more diverse uses such as increase in green space, infrastructure supporting social contacts and physical activity, and through prioritization of active mobility and public transport, thereby reducing air pollution, noise and urban heat island effects. This paper reviews key aspects of the Superblock model, its implementation and initial evaluations in Barcelona and the potential international uptake of the model in Europe and globally, focusing on environmental, climate, lifestyle, liveability and health aspects.

Methods

We used a narrative meta-review approach and PubMed and Google scholar databases were searched using specific terms.

Results

The implementation of the Super block model in Barcelona is slow, but with initial improvement in, for example, environmental, lifestyle, liveability and health indicators, although not so consistently. When applied on a large scale, the implementation of the Superblock model is not only likely to result in better environmental conditions, health and wellbeing, but can also contribute to the fight against the climate crisis. There is a need for further expansion of the program and further evaluation of its impacts and answers to related concerns, such as environmental equity and gentrification, traffic and related environmental exposure displacement. The implementation of the Superblock model gained a growing international reputation and variations of it are being planned or implemented in cities worldwide. Initial modelling exercises showed that it could be implemented in large parts of many cities.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Isolation and characterization of novel 3,3′-iminodipropionitrile biodegrading Paracoccus communis, from an industrial wastewater treatment bioreactor

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172099

Abstract

Until now, bacteria able to degrade, 3,3′-iminodipropionitrile (IDPN), a neurotoxin that destroys vestibular hair cells, causing ototoxicity, culminating in irreversible movement disorders, had never been isolated. The aim of this study was to isolate a novel IDPN-biodegrading microorganism and characterize its metabolic pathway. Enrichment was performed by inoculating activated sludge from a wastewater treatment bioreactor that treated IDPN-contaminated wastewater in M9 salt medium, with IDPN as the sole carbon source. A bacterial strain with a spherical morphology that could grow at high concentrations was isolated on a solid medium. Growth of the isolated strain followed the Monod kinetic model. Based on the 16S rRNA gene, the isolate was Paracoccus communis. Whole-genome sequencing revealed that the isolated P. communis possessed the expected full metabolic pathway for IDPN biodegradation. Transcriptome analyses confirmed the overexpression of the gene encoding hydantoinase/oxoprolinase during the exponential growth phase under IDPN-fed conditions, suggesting that the enzyme involved in cleaving the imine bond of IDPN may promote IDPN biodegradation. Additionally, the newly discovered P. communis isolate seems to metabolize IDPN through cleavage of the imine bond in IDPN via nitrilase, nitrile hydratase, and amidase reactions. Overall, this study lays the foundation for the application of IDPN-metabolizing bacteria in the remediation of IDPN-contaminated environments.

2. Estimates of the global burden of cancer-related deaths attributable to residential exposure to petrochemical industrial complexes from 2020 to 2040

Environmental Pollution, Volume 350, 1 June 2024, 123955

Abstract

The petrochemical industry is a major industrial emitter of greenhouse gas (CO2) and environmental pollution, posing health risks to nearby communities. Although previous studies have indicated that residents living near petrochemical industrial complexes are at a higher risk of cancer, they have focused on local or regional burdens. This study aimed to estimate the global cancer burden attributable to residential exposure to petrochemical industrial complexes. The geographical coordinates of petrochemical plants and oil refineries were retrieved and verified from published sources. The ArcGIS software and global population data were used to estimate the number of people living within specific distances (exposed population). The exposure time window was framed as ranging from 1992 to 2035, extending to the latest period of the exposure time window for all cancer types to estimate the attributable deaths between 2020 and 2040. The relative risk of cancer was estimated from 15 published studies. Population attributable fraction (PAF) method was used to estimate the risk of cancer attributable to residential exposure and calculate the number of cancer-related deaths. Our findings indicate that >300 million people worldwide will be estimated to live near petrochemical industrial complexes by 2040. The overall global burden of cancer-related deaths was 19,083 in 2020, and it is estimated to increase to 27,366 deaths by 2040. The region with the highest attributable cancer deaths due to exposure is the high-income region, which had 10,584 deaths in 2020 and is expected to reach 13,414 deaths by 2040. Residential exposure to petrochemical industrial complexes could contribute to global cancer deaths, even if the proportion is relatively small, and proactive measures are required to mitigate the cancer burdens among these residents. Enforcing emissions regulations, improving monitoring, educating communities, and fostering collaboration are vital to protecting residents’ health.

3. Controlled solvothermal synthesis of self-assembled SrTiO3 microstructures for expeditious solar-driven photocatalysis dye effluents degradation

Environmental Research, Volume 251, Part 1, 15 June 2024, 118647

Abstract

In this work, the self-assembled SrTiO3 (STO) microstructures were synthesized via a facile one-step solvothermal method. As the solvothermal temperature increased from 140 °C to 200 °C, the STO changed from a flower-like architecture to finally an irregularly aggregated flake-like morphology. The photocatalytic performance of as-synthesized samples was assessed through the degradation of rhodamine B (RhB) and malachite green (MG) under simulated solar irradiation. The results indicated that the photocatalytic performance of STO samples depended on their morphology, in which the hierarchical flower-like STO synthesized at 160 °C demonstrated the highest photoactivities. The photocatalytic enhancement of STO-160 was benefited from its large surface area and mesoporous configuration, hence facilitating the presence of more reactive species and accelerating the charge separation. Moreover, the real-world practicality of STO-160 photocatalysis was examined via the real printed ink wastewater-containing RhB and MG treatment. The phytotoxicity analyses demonstrated that the photocatalytically treated wastewater increased the germination of mung bean seeds, and the good reusability of synthesized STO-160 in photodegradation reaction also promoted its application in practical scenarios. This work highlights the promising potential of tailored STO microstructures for effective environmental remediation applications.

4. Available heavy metals concentrations in agricultural soils: Relationship with soil properties and total heavy metals concentrations in different industries

Journal of Hazardous Materials, Volume 471, 5 June 2024, 134410

Abstract

Heavy metal (HM) pollution in agricultural soils has arisen sharply in recent years. However, the impact of main factors on available HMs concentrations in agricultural soils of the three main industries (smelting, chemical and mining industry) is unclear. Herein, soil properties (pH, cation exchange capacity (CEC) and texture (sand, slit, clay)), total and available concentrations were concluded based on the results of 165 research papers from 2000 to 2023 in Web of Science database. In the three industries, the correlation and redundancy analysis were used to study the correlation between main factors and available concentrations, and quantitatively analyzed the contribution of each factor to available concentrations with gradient boosting decision tree model. The results showed that different factors had varying degrees of impact on available metals in the three main industries, and the importance of same factors varied in each industry, as for soil pH, it was most important for available Pb and Zn in the chemical industry, but the total concentrations were most important in the smelting and mining industry. There was no significant correlation between total and available concentrations. Soil properties involved in this paper (especially soil pH) were negatively correlated with available concentrations. This study provides effective guidance for the formulation of soil pollution control and risk assessment standards based on industry classification in the three major industrial impact areas.

5. Bycatch and pollution are the main threats for Burmeister’s porpoises inhabiting a high-industrialized bay in the Humboldt Current System

Environmental Research, Volume 251, Part 2, 15 June 2024, 118621

Abstract

Pollution and bycatch are two of the main threats for cetaceans worldwide. These threats are exacerbated for nearshore species particularly for those in regions with intense industrial and fishing activities. Burmeister’s porpoise is endemic to South America, has a Near Threatened conservation status because of long-term mortality in fisheries. Burmeister’s porpoise occur in Mejillones Bay, northern Chile, a hot spot for heavy metals pollution from the mining industry and an intense industrial and artisanal purse-seine fishing area. From 2018 to 2021, we conducted systematic marine surveys to assess the abundance, distribution and habitat use of Burmeister’s porpoises. We responded to stranding reports from 2018 to 2022, and necropsied nine individuals. From five of these, we analyzed the metal concentrations (As, Cd, Cr, Cu, Pb, Hg, Se and Zn) in muscle and skin tissues. Results showed an abundance of 76.17 individuals (CV = 25.9%) and an average density of 0.45 individuals/km2 (CV = 26%). Burmeister’s porpoises were observed year round, 22.2% were mother-calf pairs present in austral summer at an average of 90.6 m depth in the southwestern bound of the bay. Two-thirds of stranded specimens died due to bycatch and one died due to bottlenose dolphin (Tursiops truncatus) attack. We report a dead Burmeister’s porpoise positive for avian flu virus A (H5N1). Metals analyzed were found in muscle and skin tissues of stranded Burmeister’s porpoises in the following order (Zn > Cu > Cr > As > Hg > Pb > Cd). Although we could not assess pollution as a cause of mortality, Cr, As and Pb concentrations exceeded the concentrations found in other porpoises species worldwide. We conclude that bycatch and pollution as the main threats for Burmeister’s porpoise survival in northern Chile. Future studies should investigate the use of acoustic deterrent alarms to mitigate the bycatch in the bay and consider the Burmeister’s porpoise as a sentinel species of pollution in northern Chilean coast.

6. Advances in molecularly imprinted materials for selective adsorption of phenolic pollutants from the water environment: Synthesis, applications, and improvement

Science of The Total Environment, Volume 927, 1 June 2024, 172309

Abstract

The application of molecularly imprinted material (MIM) is widely employed as a material for removing phenolic pollutants from the water environment, owing to its exceptional capacity for selective adsorption and high sensitivity. In this paper, the preparation principle, bonding types, and preparation methods of MIM have been comprehensively introduced. Meanwhile, according to the binding type of MIM with phenolic pollutants, three categories of hydroxyl bonding, hydroxyl carboxyl bonding, and hydroxyl nitro bonding were carried out to explain its application to phenolic pollutants. Strategies for addressing the challenges of selective instability, high regeneration costs, and template leakage in MIM applications were summarized. These strategies encompassed the introduction of superior carriers, enhancements in preparation processes, and the utilization of molecular dynamics simulation-assisted technology. Finally, the prospects in the three aspects of material preparation, process coupling, and recycling. In summary, this paper has demonstrated the potential of utilizing MIM for the selective treatment of phenolic pollutants from the water environment.

7. Enabling factors and critical extensions for the algal-based bioplastics industry

Journal of Cleaner Production, Volume 457, 10 June 2024, 142365

Abstract

Emerging industries and technologies are made up of objective, practical requirements and ideas that encompass broad hopes for what future newness might enable. The bioeconomy is one such emerging industry. Its recent evolution has involved a complicated and dynamic mix of promises, reality checks and subsequent ambivalences. This article frames and investigates the emerging algae-based bioplastics industry as one niche within this broader system envisaged for social, technological, economic, political and ecological change. As such, our paper presents two categories of knowledge that in practice interrelate: 1) specific and practical recommendations that can assist a future algal-based bioplastics industry to develop in Australia in ways that are conscious of socio-ecological and socio-cultural dimensions, and 2) critical extensions that go beyond the attributes of newness, impact, suddenness and universality often emphasised in both popular and scientific research into emerging green technologies. In particular, our analysis highlights the importance of specific temporal, tonal and spatial factors when framing the contextual factors associated emerging industries, technologies and the different pathways for change they might help support.

8. Comparative study on the toxic elements in spent selective catalytic reduction (SCR) catalyst from different industries: Occurrence, leaching behavior, and detoxification strategy

Fuel, Volume 366, 15 June 2024, 131298

Abstract

Selective catalytic reduction (SCR) is currently the most effective control method for NOx emission after fuel combustion. Spent selective catalytic reduction (SCR) catalysts from various industries have emerged as a novel solid waste. Toxic elements in spent SCR catalysts from various industries have not been given sufficient attention, resulting in its irrational disposal and potential environmental threats. This study investigates the presence and leaching behavior of toxic elements in spent SCR catalysts samples from four distinct industries: coal-fired power plants, flat glass manufacturing, cement manufacturing, and waste incineration plant. The experimental findings reveal that spent SCR catalysts contain toxic elements including V, As, Pb, Tl, Cu, and Zn. The types and concentrations of these toxic elements are contingent upon the composition of flue gas and operational conditions of NOx removal units employed in each industry. The environmental mobility and chemical speciation of these toxic elements are determined by diverse characterization techniques. Based on the analysis results, an acid-alkali leaching detoxification strategy is proposed. Following detoxification, the leaching concentrations of toxic elements in catalysts from coal-fired power plants, flat glass manufacturing, and waste incineration conform to the requirements of hazardous waste landfill standards. This study reveals the toxic element composition in spent SCR catalysts and provides a foundation for the rational disposal and management of these catalysts across diverse industries.

9. Role of Industry 4.0 technologies and human-machine interaction for de-carbonization of food supply chains

Journal of Cleaner Production, Available online 15 June 2024, 142922

Abstract

A decarbonized food supply chain ensures that we have access to safe, nutritious, and affordable food with a reduced carbon footprint. It not only helps in reducing greenhouse gas emissions but also enhances food security by making the supply chain more resilient to climate-related disruptions, ensuring stable food production for a growing global population. Further, there is an increasing consumer demand for sustainably produced food, and meeting this demand is crucial for maintaining relevance and competitiveness in the global market. Without a well-functioning decarbonized supply chain, it would be much harder for farmers, processors, distributors, and retailers to promote food security and improve public health. Decarbonization in the food supply chain is a complex process that requires a multifaceted approach, with the entire supply chain from farm to fork being examined. Technological advances such as Industry 4.0, with a human-centric solution, could be an answer. By combining the power of Industry 4.0 with decarbonization efforts, the creation of a more sustainable and efficient food supply chain can be promised. Hence, this study utilizes a mixed-method approach to examine the Indian food supply chain, and analyses the factors that motivate stakeholders to implement decarbonized technologies. It uses opinions from industry as well as from academic experts for employing integrated Analytic hierarchy process (AHP) and Interpretive structural modelling (ISM). AHP revealed that “International community pressure” is the most critical factor. Further, ISM is used to explain the interrelationships among the identified factors, providing a hierarchical model. These key findings can assist policymakers to develop and refine regulations. Further, it can also help stakeholders to make an informed decision while allocating resources towards new technologies.

10. Board centrality and environmental disclosures: Evidence from the polluting Industries in China

Emerging Markets Review, Volume 60, June 2024, 101146

Abstract

We examine the association between board centrality and corporate environmental disclosure using hand-collected data from Chinese-listed firms in heavily polluting industries. We find that board centrality has a positive effect on corporate environmental disclosure. We also show that this positive effect emanates from the critical role of the board in monitoring and resource distribution, and its incentive to promote information transparency. Our results, which are robust to a set of robustness checks, have important implications for both regulators and investors.

11. Can the China–Europe Railway Express reduce carbon dioxide emissions? New mechanism of the manufacturing industry substitution effect

Economic Analysis and Policy, Volume 82, June 2024, Pages 1384-1405

Abstract

The China–Europe Railway Express (CRE) has attracted and fostered low-carbon, export-oriented manufacturing industry sectors; thus, it could reduce carbon dioxide emissions through the manufacturing industry substitution effect. To verify this new mechanism, this study focuses on a specific case, namely, Chongqing’s electronic and telecommunications equipment (ETE) manufacturing industry, as this sector is a low-carbon industry promoted by the CRE. This study proposes a novel detour estimation strategy for causal identification of the environmental externality of the CRE on carbon dioxide emissions. The results show that the CRE could contribute to an increase of 567.06 billion yuan in ETE exports from Chongqing to Europe and a consequent reduction of 17.10 million tons of carbon dioxide between 2011 and 2021. This study provides new insights into the environmental externality of the CRE and the mechanism of the manufacturing industry substitution effect, contributing to the understanding of the relationship between transportation and carbon dioxide emissions.

12. Development of alginate beads loaded with bioactive ingredients from Chlorella vulgaris cultivated in food industry wastewaters

Algal Researchm, Volume 80, June 2024, 103530

Abstract

Microalgae are increasingly recognized for their potential in the food sector due to their rapid growth and rich content in proteins, carbohydrates, and pigments. The extraction of pigments from microalgal biomass holds promise for their utilization as natural colorants and antioxidants. To address the economic challenges associated with microalgae cultivation, particularly high nutrient costs, this study focused on cultivating Chlorella vulgaris in a mixture of food industry wastewaters (brewery wastewater, expired orange juice and cheese whey). This resulted in a microalgae-bacteria consortium with a concentration of 2.2 g·L−1 dry weight after 5 days of cultivation. The wastewater bioremediation ranged between 23 and 77 %, and the produced microalgae biomass contained 21.68 ppm lutein, 36.47 ppm a-chlorophyll and 11.19 ppm b-chlorophyll. The extraction process employed a solvent screening strategy with food industry-accepted solvents used to extract high-value compounds efficiently. Ethanol was the most effective solvent, outperforming acetone, ethyl acetate, and hexane. An upscaled extraction process was conducted using 10 g lyophilized microalgae. After ethanol evaporation, the microalgal extract was re-diluted in sunflower oil and encapsulated in alginate beads, achieving an encapsulation yield of 93.3 %. Lutein, identified as one of the main compounds in the extract, exhibited a satisfactory encapsulation efficiency of 55 %. The efficient encapsulation of the microalgae components in alginate beads was verified by the alteration of the colorimetric parameters of these alginate beads compared to those loaded with pure sunflower oil as well as empty beads. These findings highlight the potential of microalgae as a valuable tool for transforming food industry wastewater into high-value products, especially when microalgal extract is encapsulated in alginate beads. This strategy presents substantial prospects for the food industry, merging effective wastewater valorization with biomass production and bioactive compound extraction. It exemplifies a circular bioeconomy, showcasing sustainable resource management and value creation.

13. Methane emissions from the natural gas industry in China – A systematically accounting based on the bottom-up approach

Gas Science and Engineering, Volume 126, June 2024, 205346

Abstract

The comprehensive and meticulous assessment of methane (CH4) emissions stemming from the natural gas industry stands as an imperative endeavor in steering the natural gas industry toward a trajectory of low-carbon sustainability. This study has meticulously constructed detailed facility-level inventories for CH4 emissions within China’s natural gas industry and used a bottom-up approach to fully account for both direct and indirect CH4 emissions. The findings reveal a notable increase in CH4 emissions within the natural gas industry in China, rising from 2.04 Mt in 2012 to 3.94 Mt in 2021. Regionally, Shaanxi, Sichuan, and Xinjiang emerged as the primary emission contributors in 2020, signifying a shift from northeastern and northern China to northwestern and southwestern regions during the 2012–2020 period. The fluctuations in emissions, both overall and regionally, closely align with the evolving landscape of China’s natural gas sector. Projections for future CH4 emissions indicate a continued upward trajectory in tandem with industry growth. Consequently, the study emphasizes the urgency of implementing emission reduction measures in China’s natural gas industry. Timely intervention is crucial to ensuring the orderly progression of the industry while effectively curbing the associated CH4 emissions.

14. Peer effects, environmental regulation and environmental financial integration-Empirical evidence from listed companies in heavily polluting industries

Economic Analysis and Policy, Volume 82, June 2024, Pages 1446-1458

Abstract

Amidst pressing global needs for environmental protection and sustainable development, the international community expects corporations to play a vital role, balancing profit pursuits with environmental responsibility. As the world’s second-largest economy and a manufacturing giant, China’s environmental governance and corporate models become a research centerpiece. Using the panel data of Chinese A-share heavy polluting industry listed companies from 2013 to 2020, and adopting the Linear-In-Means Model, this paper proposes for the first time that the corporate environmental financial integration is significantly influenced by the peer enterprises. Further research finds that: 1) Peer effect is more significant in private enterprises than state-owned enterprises. 2)The peer effect of environmental pollution integration of heavily polluting enterprises is sticky, mainly reflected in the effect of focus enterprises following peer enterprises to reduce their own environmental financial integration is stronger than the effect of following peer enterprises to upgrade synchronously. And this kind of stickiness is more significant in private enterprises. 3) The institutional pressure has a role in promoting the peer effect of enterprise environmental financial integration, and more significant in state-owned enterprises. Delving into the dynamics of Chinese enterprises in environmental management and financial strategies serves not only to excavate lessons from China’s experience but also contributes to the global reservoir of wisdom on environmental protection and green development.

15. Sustainability performance of Dutch firms and the role of digitalization: The case of textile and apparel industry

Journal of Cleaner Production, Volume 459, 25 June 2024, 142573

Abstract

The textiles and apparel industry is a major contributor to economic development while at the same time being one of the most polluting industries due to its lengthy supply chain and resource intensive production operations. To address these sustainability challenges, digitalization is seen as one of the potential solutions. Using the lens of sustainability and digitalization in Supply Chain Management (SCM), this paper analyses the sustainability and digitalization status of Dutch textile and apparel firms. We used a mixed methodology of quantitative text mining of 94 Dutch textile and apparel firms as well as qualitative thematic and coding analysis of experts’ views and opinions on sustainability and digitalization in the Dutch textiles and apparel industry. Quantitative analysis of website data shows that Dutch textile and apparel firms predominantly communicate the environmental, to a lesser extent social, and least of all economic sustainability factors. Keyword analysis also shows that the use of technological keyword indicators is less prominent, while certain technologies such as IoT, sensors and blockchain correlate mostly to environmental sustainability factors. Moreover, qualitative analysis reveals that to address sustainability via digitalization, it is important to link sustainability goals to Key Performance Indicators, which requires data for traceability. We recommend firms to: (1) re-evaluate their business models and assess the extent traceability can be incorporated in their sustainability strategy; (2) enhance stakeholder collaboration within and outside the supply chain to utilize traceability; and (3) proactively use traceability information to improve transparency and accountability to meet legal requirements and address greenwashing. This study contributes to literature by showing the importance of traceability for (a) linking sustainability and digitalization in SCM, b) achieving the ultimate goals of transparency and accountability, and c) predicting demand and supply to address overproduction and waste in the textiles and apparel sector.

16. Greenhouse gas neutrality: A qualitative analysis of perceived sustainability tensions in the German chemical industry

Energy Research & Social Science, Volume 112, June 2024, 103525

Abstract

The chemical industry plays a critical role in achieving climate neutrality. While several recent studies have concluded that a greenhouse gas-neutral chemical industry is technically feasible, implementation seems to lag behind. This study addresses this issue and contributes to the literature on corporate sustainability by providing a contextual perspective of tensions. Specifically, this study investigates perceived tensions of sustainability managers in their chemical firms’ quest to reduce greenhouse gas (GHG) emissions, and how they react to these tensions. The study thereby draws on paradox theory. A qualitative content analysis of interviews with sustainability managers from 22 chemical companies in Germany identifies six tensions, of which four occur very frequently. The responses are grouped into four categories: Business success vs. GHG savings (1), Missing availability (2), GHG savings vs other ecological impact (3) and Desire for sustainability vs. actual behaviour (4). Energy is identified as an overarching topic through which the tensions are linked. Therefore, it is concluded that the response to tensions, as well as the framework conditions around energy, determine if the tensions are either amplified or reduced.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Ảnh minh hoạ. ITN