• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 15

Nhiều chính sách mới về chung cư, bất động sản có hiệu lực từ tháng 8

Ba luật về bất động sản gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; quy định mới về giá đất, trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư có hiệu lực trong tháng 8.

3 luật về bất động sản có hiệu lực sớm

Tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 6 vừa qua, Quốc hội thông qua dự án “1 luật sửa 4 luật” – Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/8.

Luật mới quy định thời hạn chuyển tiếp với các dự án đầu tư thuộc diện giao, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đã làm thủ tục theo Luật Đất đai 2013.

Theo đó, từ 1/8, các dự án này làm thủ tục giao, cho thuê theo Luật Đất đai 2024 nếu đã chọn được nhà đầu tư từ 1/7/2014 đến 31/7/2024. Hoặc trường hợp dự án nộp hồ sơ chọn nhà đầu tư trước 1/8 và chọn được nhà đầu tư, chủ đầu tư trước 1/1/2025, cũng áp dụng theo Luật Đất đai mới.

Việc lựa chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư đối với dự án quy định tại điểm này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở, pháp luật về đấu thầu có hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

Căn hộ chung cư mini được cấp sổ hồng

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2023, từ 1/8, căn hộ loại nhà ở chung cư mini được cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) theo pháp luật.

Cá nhân muốn xây chung cư mini (nhà ở từ 2 tầng trở lên, tại mỗi tầng có các căn hộ, hoặc từ 2 tầng và quy mô 20 căn hộ trở lên) để bán, cho thuê phải đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

Căn hộ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo pháp luật đất đai (sổ hồng), được bán, cho thuê, thuê mua theo quy định của luật này, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, việc đầu tư chung cư mini để cho thuê phải đáp ứng yêu cầu về xây dựng do Bộ trưởng Xây dựng ban hành. Khu nhà phải đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.

Quy định mới về giá đất

Nghị định số 71/2024 của Chính phủ quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ 1/8.

Cụ thể, thay vì quy định các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất theo từng phương pháp định giá đất, Nghị định 71/2024 quy định các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất với từng loại đất như với đất phi nông nghiệp: Vị trí, địa điểm thửa đất, khu đất; điều kiện giao thông về độ rộng, kết cấu mặt đường, tiếp giáp với một hoặc nhiều mặt đường; điều kiện cấp thoát nước, cấp điện; diện tích, kích thước, hình thể thửa đất và khu đất; thời hạn sử dụng đất; hiện trạng môi trường, an ninh…

Với đất nông nghiệp: Năng suất cây trồng, vật nuôi; vị trí, đặc điểm thửa đất, khu đất; thời hạn sử dụng đất trừ trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không có căn cứ vào thời hạn sử dụng đất.

Các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư

Nghị định số 98/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; trong đó, Nghị định quy rõ trường hợp di dời nhà chung cư.

Nhiều chung cư cũ ở Hà Nội thuộc diện nguy hiểm cần di dân để cải tạo lại. Ảnh: Đình Hiếu

Các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư bao gồm: Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng; nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng.

Các trường hợp di dời theo phương án bồi thường, tái định cư bao gồm: nhà chung cư có kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình…

Kiểm kê đất đai toàn quốc

Chỉ thị số 22 của Thủ tướng về việc kiểm kê đất đai năm 2024 nêu rõ, thời điểm triển khai kiểm kê đất đai được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8/2024. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2024 được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Nội dung kiểm kê đất đai năm 2024 của từng đơn vị hành chính bao gồm: diện tích loại đất theo quy định và đối tượng đang quản lý, sử dụng đất quy định tại Điều 6, Điều 7 của Luật Đất đai năm 2024; Tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn; cảng hàng không, sân bay; khu vực sạt lở, bồi đắp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường và các chuyên đề khác.

Trần Thường – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/nhieu-chinh-sach-moi-ve-chung-cu-bat-dong-san-co-hieu-luc-tu-thang-8-2307519.html

Dọn ‘rác’ quảng cáo

Tình trạng quảng cáo rao vặt, quảng cáo ngoài trời một cách nhộn nhạo, biển quảng cáo lô nhô, lộn xộn, thậm chí rách nát… đang khiến bộ mặt các đô thị trở nên kém văn minh. Do đó, nhiều người kỳ vọng Luật Quảng cáo sẽ siết lại hoạt động quảng cáo hiện nay, tạo diện mạo đẹp hơn, văn minh hơn cho các đô thị.

Bức xúc vì ra ngõ là gặp quảng cáo, rao vặt,… là tâm lý chung của cư dân tại các đô thị lớn. Từ những bức tường nhà dân đến các tụ điện. Từ trạm biến áp đến các cột điện, thậm chí là những cây xanh… Tất cả đều trở thành địa điểm để dán, treo quảng cáo.

Ra ngõ là gặp quảng cáo, rao vặt

Nhiều nhà cửa ở trung tâm Hà Nội và TPHCM cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước bị bao vây đến ngột ngạt bởi các loại biển quảng cáo, thậm chí cả những hình vẽ, miếng dán quảng cáo rao vặt nhem nhuốc đầy các cột điện… ảnh hưởng lớn đến mỹ quan đô thị.

Ông Mai Xuân Khanh (cư dân ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Nhà tôi bị dán quảng cáo hút bể phốt, sửa nhà, khoan bê tông… 3 mặt. Ngày nào cũng phải lo đi bóc các tờ quảng cáo chi chít đầy tường. Dán thôi chưa đủ, người ta còn in các chữ quảng cáo mực đen lên tường, hết sức nhem nhuốc, nhếch nhác”.

Biển quảng cáo, rao vặt được dán đầy các trụ điện, đầu ngõ, trên các con phố.

Gỡ xuống rồi lại mọc lên cũng là tình trạng tương tự của các biển quảng cáo ngoài trời, tại các cột điện, bờ tường trên các đường phố, các con ngõ… tại Hà Nội. Đi dọc các khu phố, ngõ ngách Hà Nội không khó bắt gặp hàng loạt những tờ rơi dán chi chít các cột điện, đầu các con ngõ hàng ty tỷ loại quảng cáo, nào cho thuê nhà, nào thông tắc cống, tờ rơi này dán chồng lên tờ rơi khác, biển này in đè lên biển khác… thành ra diện mạo của các con phố của Thủ đô giống như một tờ giấy nháp.

Đáng chú ý, dường như cứ chỗ nào có cột điện, trụ điện là lại thấy chằng chịt các số điện thoại, các tờ rơi ghi đủ các loại nội dung quảng cáo, chữ đen chữ đỏ, đủ các loại màu sắc… hết sức mất mỹ quan.

Tại nhiều tuyến phố như Hai Bà Trưng, Chùa Hà, Pháo Đài Láng,… hầu như trụ điện nào, cột điện nào dày đặc quảng cáo. Tại ngõ 102 Pháo Đài Láng (Đống Đa, Hà Nội) các trụ điện nham nhở những tờ quảng cáo như sửa nhà, cho thuê phòng trọ sinh viên, tuyển nhân viên, cho vay tín dụng đen… Cũng ngay tại con ngõ này, nhiều cột điện đang phải “gồng gánh” biển quảng cáo chất chồng lên nhau. Thậm chí, biển thông báo cấm đổ rác của Hợp tác xã Láng Trung còn bị che lấp bởi vô số khung quảng cáo lớn nhỏ.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Anh Đức (47 tuổi, nhà ở phố Pháo Đài Láng) bước ra đường là ông đã bắt gặp vô số các loại quảng cáo dày đặc từ các cột điện đến tường nhà, đủ thứ tờ rơi được dán và treo lên bất chấp quy định. “Trên các trụ, cột điện, tường bao thường xuyên được tình nguyện viên bóc tờ rơi và dọn sạch sẽ nhưng chỉ vài ngày sau đó lại thấy đầy quảng cáo” – ông Đức cho biết.

Tại nhiều ngõ ngách trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội), bảng, biển quảng cáo với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau được các cơ sở kinh doanh tùy tiện gắn trên các cột điện, ở đây ngoài vấn đề về mỹ quan đô thì, thì những nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn là rất lớn, vậy nhưng người dân vẫn khá thờ ơ, hoàn toàn không màng đến vấn đề này.

Mặc dù, tình trạng treo biển quảng cáo sai quy định đã được cơ quan chức năng tích cực vào cuộc xử lý, yêu cầu tháo dỡ nhưng chỉ được một thời gian, hiện tượng này lại tái diễn. Xử lý các sai phạm trong việc treo biển, dán tờ rơi quảng cáo tràn lan chỉ như ”cóc bỏ đĩa” khiến quảng cáo vẫn ngập tràn các con phố, các tuyến đường đô thị.

Việc quảng cáo ngoài trời đang trở thành rác đô thị, gây ô nhiễm môi trường và mất đi giá trị văn hóa, làm giảm sức hút của các đô thị trong việc thu hút du khách đến tham quan, du lịch… Ông Trần Hùng – Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cho rằng, hiện nay quảng cáo ngoài trời rất lộn xộn, đưa lẫn lộn cả bảng quảng cáo lẫn biển hiệu. Thậm chí biển hiệu còn nhiều hơn biển quảng cáo.

“Rác” quảng cáo tràn lên cả môi trường số

Không chỉ xuất hiện “rác” quảng cáo ngoài trời, các khu vực công cộng, trụ điện, cột điện, “rác” quảng cáo còn xuất hiện tràn lan trên không gian mạng khiến người tiêu dùng lúc nào cũng như ở trong “ma trận” khi mở điện thoại thông minh, máy tính, ipad.

Chị Trần Thu An (nhân viên ngành ngân hàng, ở phố Lê Văn Lương, Hà Nội) chia sẻ, cứ mở mạng ra muốn đọc một tin tức là y như rằng hàng loạt quảng cáo “nhảy bổ” vào giữa màn hình máy tính. Không chỉ những hình ảnh quảng cáo thông thường, mà cả những hình ảnh phản cảm cũng xuất hiện nhan nhản. “Nhiều lúc tôi thấy rùng mình vì các hình ảnh, lời lẽ quảng cáo hết sức thiếu văn hóa tràn lan trên các trang mạng, thực sự thấy phiền hà vì thập cẩm các loại “rác” quảng cáo trên môi trường số” – chị An băn khoăn.

Có thể thấy, người sử dụng mạng xã hội hiện nay vẫn gặp vô số các quảng cáo dưới hình thức chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm được chuyển tải bởi những người nổi tiếng cho đến những người dễ tạo uy tín trong cộng đồng. Sản phẩm được quảng cáo cũng thiên hình vạn trạng, từ việc cho con theo học tiếng Anh, uống sữa tăng chiều cao đến sử dụng các loại mỹ phẩm… Các nội dung quảng cáo này rất dễ thuyết phục người tiêu dùng mặc dù khó xác định người chuyển tải chúng có thực sự sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà họ quảng cáo hay không. Chưa dừng lại ở đó, nhiều hình ảnh quảng cáo phản cảm cũng được vô tư tung lên mạng, người sử dụng chỉ cần nhỡ tay click chuột là y như rằng hàng loạt các hình ảnh hiện ra trong khi nội dung thông tin cần tìm thì mãi không tìm được…

Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho biết, hiện quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội chiếm tới 70% thị phần quảng cáo mà phần lớn doanh số rơi vào tay các nền tảng xuyên biên giới của nước ngoài, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có biện pháp quản lý hiệu quả.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam Nguyễn Trường Sơn nhận định, trên thực tế, quảng cáo ngoài trời còn gặp một số vướng mắc, bất cập về hành lang pháp lý, các quy định hướng dẫn, dẫn đến việc khai thác chưa hiệu quả. Do đó, Luật Quảng cáo (sửa đổi) khi được ban hành phải tháo gỡ được khó khăn, để các DN kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, việc sửa đổi luật cũng phải đồng bộ giữa các lĩnh vực liên quan, giúp các cơ quan quản lý giảm bớt được những bất cập hiện nay.

Ông Trần Hùng – Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Hiệp hội quảng cáo Việt Nam cho rằng, quảng cáo là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận lớn. Vì vậy, bên cạnh việc trông chờ sự tuân thủ chấp hành đúng quy định của doanh nghiệp, các cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp quyết liệt, mạnh tay hơn để đưa hoạt động này sớm đi vào khuôn khổ. Do đó, nếu không siết chặt công tác quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm, tình trạng loạn quảng cáo, rác quảng cáo… sẽ còn gây nhức nhối.

Ngành quảng cáo cần lấy lại niềm tin, cần phải làm trong sạch thị trường quảng cáo. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý cần có các quy định để tạo thông thoáng về thủ tục hành chính, thời gian giải quyết thủ tục, cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.

Tại Nghị quyết số 97 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2024, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, phát triển hoạt động quảng cáo. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của hoạt động này trên môi trường mạng (internet) và các nền tảng xuyên biên giới (trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng di động như Facebook, TikTok, YouTube …).

Cùng với đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo; khắc phục những bất cập, khó khăn trong triển khai thi hành Luật Quảng cáo năm 2012. Dự kiến, Luật Quảng cáo (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Điểm mới của Luật Quảng cáo (sửa đổi) là sửa đổi, bổ sung các quy định về nội dung và hình thức quảng cáo; yêu cầu về nội dung quảng cáo, điều kiện quảng cáo; quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trong đó có hoạt động quảng cáo trên các phương tiện bảng, băng rôn, màn hình chuyên quảng cáo; nội dung, trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương… Nhiều ý kiến kỳ vọng, Luật Quảng cáo (sửa đổi) sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động quảng cáo phát triển trong thời gian tới.

Nhóm phóng viên – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Dù cơ quan chức năng đã vào cuộc, song “rác” quảng cáo vẫn tràn lan gây mất mỹ quan đô thị.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/don-rac-quang-cao-10286817.html

Khu đất sát hồ Blốc: Từ trồng cây, nuôi thủy sản sắp ‘biến’ thành sân golf, nhà ở sinh thái

TP Hà Nội đã thu hồi hơn 50.000m2 đất công do UBND phường Đại Mỗ quản lý tại hồ Blốc thuộc Khu Liên cơ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm giao cho Công ty CP Đào tạo Phan Huy Chú thuê. Hai năm sau, Sở TN-MT Hà Nội đã cấp ‘sổ đỏ’ khu đất này cho Công ty Phan Huy Chú và doanh nghiệp này hiện đang trong quá trình chuyển hóa thành dự án sân golf và ‘nhà ở sinh thái’.

Được giao đất 10 năm vẫn “đắp chiếu”

Theo tài liệu phóng viên có được, ngày 9/10/2014, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi hơn 51.000m2 đất tại hồ Blốc tại địa chỉ nói trên do UBND phường Đại Mỗ quản lý giao cho Công ty CP Đào tạo Phan Huy Chú (Công ty Phan Huy Chú) thuê để sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản.

Quyết định này của TP Hà Nội tại thời điểm đó được căn cứ vào đề nghị của Sở TN-MT Hà Nội trình ngày 8/7/2014.

Lý do thu hồi đất được nêu trong quyết định là để quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Cũng tại quyết định này, TP Hà Nội giao cho Công ty Phan Huy Chú thuê hơn 51.000m2 đất hồ Blốc để trồng cây và nuôi trồng thủy sản, tuyệt đối không được xây dựng công trình.

Trong số hơn 51.000m2 đất bao gồm: 28.000m2 đất để trồng cây cảnh, ăn quả; 18.400m2 đất hồ để nuôi trồng thủy sản; gần 280m2 đất là diện tích mương thoát nước và gần 350m2 đất là đường đi chung cho khu đất và các thửa đất liền kề, giao cho Công ty Phan Huy Chú thuê để sử dụng chung với các tổ chức, gia đình khác; Công ty Phan Huy Chú nộp 50% tiền thuê đất đối với phần diện tích chung này.

Ngoài ra, còn hơn 4.100 m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ, giao cho Công ty Phan Huy Chú quản lý, sử dụng khi Nhà nước thu hồi thì phải bàn giao không điều kiện.

Giá thuê đất được tính theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và UBND TP Hà Nội; trả hàng năm.

Cũng tại quyết định này, TP Hà Nội yêu cầu Công ty Phan Huy Chú báo cáo với quận Nam Từ Liêm và đầu tư dự án theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng diện tích đất được thuê theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, tại quyết định này, TP Hà Nội nêu rõ: “Sau 12 tháng kể từ ngày ký quyết định này (9/10/2014), nếu Công ty Phan Huy Chú chưa liên hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các nghĩa vụ liên quan thì quyết định này mặc nhiên hết hiệu lực thi hành.

Trong quá trình sử dụng đất, nếu Công ty sử dụng không đúng mục đích, nội dung ghi tại quyết định này thì Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với Giám đốc Sở TN-MT lập hồ sơ, trình UBND TP thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai”.

Tiếp đến, ngày 15/06/2016, Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa đã ký cấp “sổ đỏ” khu đất này cho Công ty Phan Huy Chú. Thời hạn thuê đất mặc nhiên được gia hạn hàng năm cho đến khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Toàn cảnh khu đất rộng hơn 51.000m2 được cấp “sổ đỏ” cho Công ty CP Phan Huy Chú đang xin chuyển đổi thành nhà ở và sân tập golf

Nhiều người dân trên địa bàn phường Đại Mỗ khá ngỡ ngàng khi biết diện tích đất gần hồ Blốc được giao và cấp “sổ đỏ” cho một Công ty tư nhân để quản lý và làm dự án. Bởi đây vốn là hồ điều hòa, có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khu vực này.

Đáng nói, theo UBND phường Đại Mỗ, kể từ khi TP có quyết định thu hồi đất và giao cho Công ty CP Phan Huy Chú đến nay, công ty vẫn giữ nguyên hiện trạng, chưa triển khai gì.

Ngồi chờ chuyển đổi thành dự án nhà ở, dịch vụ

“Ôm” hơn 51.000m2 đất bao gồm cả một phần diện tích hồ Blốc đến năm 2017 và đầu 2018, Công ty Phan Huy Chú đã xin chuyển đổi dự án từ nuôi trồng thủy sản và trồng cây thành “dự án Khu nhà ở sinh thái, bãi đỗ xe tập trung, công viên vui chơi, giải trí, dịch vụ thể dục thể thao”.

Ngày 22/01/2018, Sở Quy hoạch- Kiến trúc đã chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng và phương án kiến trúc của dự án. Trong đó, hơn 43.600m2 đất là khu chức năng công viên vui chơi, giải trí, dịch vụ, thể dục thể thao và bãi đỗ xe và cây xanh.

Khu vực này được xây dựng với mật độ 9,27% gồm khu vực tập golf (bao gồm 17.000m2 đất hồ điều hòa) và đua xe ô tô mini được xây dựng nhà dịch vụ (cao 2 tầng nổi và 1 tầng hầm- để xe), nhà đa năng có chức năng hỗn hợp văn phòng tổ chức hội thảo, hội nghị có phục vụ ăn uống; cao 2 tầng nổi và 1 tầng hầm để xe…

Khu nhà ở sinh thái gồm 13 nhà có diện tích từ 160-211,8m2, mỗi công trình cao 3 tầng.

Công ty Phan Huy Chú “ôm” đất 10 năm nay không triển khai nhưng lại không hề bị xử lý?

Cũng tại quyết định này, Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội lưu ý chức năng tập golf, đua xe ô tô mini là phù hợp nhưng quá trình triển khai tiếp theo phải có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý chuyên ngành đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.

UBND phường Đại Mỗ và quận Nam Từ Liêm xác nhận, kể từ khi được giao đất, bàn giao mốc giới (tháng 12/2014) đến nay, Công ty Phan Huy Chú chưa triển khai gì trên thực địa.

Đáng nói, theo tìm hiểu, vào đầu năm 2024 vừa qua, một phần đất thuộc dự án của Công ty Phan Huy Chú đã trở thành nơi tập kết phế thải xây dựng của dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài. Đại diện nhà thầu thi công là Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập đã cho biết, đơn vị đã ký hợp đồng thuê đất để tập kết phế liệu với Công ty Phan Huy Chú.

Thêm vào đó, tại văn bản gửi An ninh Thủ đô vào ngày 2/6/2024 vừa qua, lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm cũng xác nhận, để có mặt bằng dự trữ và trung chuyển đất trong quá trình thi công dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài, Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập đã thuê phần đất tiếp giáp hồ Blốc của Công ty Phan Huy Chú để tập kết đất đào từ dự án.

Như vậy có thể thấy, Công ty Phan Huy Chú đã “ôm” hơn 51.000m2 đất “vàng”- mặt đường Lê Quang Đạo kéo dài, bao gồm cả một phần diện tích hồ điều hòa Blốc với mục đích ban đầu để trồng cây và nuôi trồng thủy sản, rồi dần chuyển hóa thành dự án sân tập golf và “nhà ở sinh thái”.

Trong quá trình triển khai dự án, Công ty Phan Huy Chú đã tự ý cho thuê đất để tập kết trạc thải, sử dụng sai mục đích, “ôm” đất đã 10 năm nhưng chưa triển khai gì nhưng lại chưa hề bị cơ quan chức năng, mà ở đây là Sở TN-MT và UBND quận Nam Từ Liêm có động thái gì xử lý?

Trong khi đó, Quyết định của TP Hà Nội đã nêu rõ, TP giao trách nhiệm cho 2 đơn vị này giám sát, xử lý và báo cáo UBND TP thu hồi đất nếu có vi phạm hoặc dự án chậm triển khai!

Ngân Tuyền/ANTĐ

Theo An ninh Thủ đô

Ảnh: Phần đất thuộc dự án hồ Blốc được sử dụng để tập kết trạc thải dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.anninhthudo.vn/khu-dat-sat-ho-bloc-tu-trong-cay-nuoi-thuy-san-sap-bien-thanh-san-golf-nha-o-sinh-thai-post583659.antd

Hà Nội: Người dân thấp thỏm sống trong khu tập thể xuống cấp

Nhiều năm qua, khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nơi đây.

20240718_163352.jpg

Khu nhà tập thể Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX. Theo người dân sinh sống tại đây cho biết, công trình gồm 1 dãy nhà 4 tầng và 1 dãy nhà 5 tầng. Mỗi tầng có 1 nhà tắm và 1 nhà vệ sinh để các hộ dùng chung.

Hiện nay, nhiều hạng mục công trình hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, cộng với việc người dân tự ý cơi nới, sửa chữa để có thêm diện tích để sinh hoạt như “chuồng cọp” phơi đồ, rửa bát càng khiến nơi đây trở nên xập xệ, nhếch nhác.

Hầu hết các bức tường đã bị bong tróc, rêu phong phủ.

Cầu thang bị vỡ bê tông, lan can được làm bằng sắt rung lên bần bật mỗi khi có người chạm nhẹ vào.

Ông Nguyễn Duy Hưng (55 tuổi, sống tại tầng 2 khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam) cho biết, khu tập thể không có nhà xe, xe ô tô gửi ở các bãi xe bên ngoài, còn xe máy gửi cho các hộ tầng 1. Hiện nay, nhiều vị trí tường vữa bong tróc nặng nề, hệ thống ống nước xuống cấp, hỏng hóc nên xảy ra tình trạng ẩm mốc, các tầng trên cùng thấm dột rất nhiều khi mưa xuống. “Lo lắng nhất là tình trạng trát trần bong tróc, có khi rơi cả mảng xuống, rất nguy hiểm. Đã có trường hợp trát trần rơi xuống cả khối trúng người dân”, ông Hưng nói.

Tường bong tróc, lộ rõ lớp gạch bên trong.

Trát trần bong tróc, lộ ra cả mảng lớn dọc hành lang khu tập thể.

Cầu thang nứt vỡ, hở cốt thép bên trong.

Theo bà Nguyễn Thị Phú, 75 tuổi, cựu công nhân Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, đã sống tại khu tập thể từ lúc mới xây, hiện tại tòa nhà đã xuống cấp rất nhiều, thậm chí có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. “Nhà vừa xuống cấp, vừa chật chội nhưng không có tiền để mua nhà mới, nên khổ cũng phải bám trụ tại đây thôi. Tôi cùng hầu hết người dân đều mong muốn khu tập thể sẽ được cải tạo, nâng cấp để có môi trường sống tốt hơn”, bà Phú bày tỏ.

Bên trong 1 “chuồng cọp” người dân cơi nới thêm.

Quốc Thanh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/ha-noi-nguoi-dan-thap-thom-song-trong-khu-tap-the-xuong-cap-10286837.html

Lào Cai: Một doanh nghiệp bị phạt 770 triệu đồng do vi phạm lĩnh vực đất đai

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng bị xử phạt 770 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Sáng 30/7, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai thông tin tỉnh đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng (có địa chỉ tại thôn Tân Sơn, xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) trên 770 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Cụ thể, doanh nghiệp này đã vi phạm hành chính về chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp) với diện tích gần 42.800m2; chuyển đất trồng cây hằng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp (đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp) với diện tích hơn 57.090m2.

Doanh nghiệp cũng chuyển mục đích giữa các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký theo quy định, cụ thể: Chuyển từ đất ở sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp với diện tích hơn 5.870m2.

Theo quyết định trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Công ty phải khôi phục lại mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm đối với phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang đất phi nông nghiệp; thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở đã chuyển sang đất phi nông nghiệp; nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hơn 770 triệu đồng.

Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 180 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định.

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty chi trả.

Trước đó, vào đầu năm 2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng cũng đã bị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai ra quyết định xử phạt 840 triệu đồng vì vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

Hồng Ninh/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Tân An, thuộc Công ty TNHH một thành viên chế biến nông sản Hiếu Hưng, xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/lao-cai-mot-doanh-nghiep-bi-phat-770-trieu-dong-do-vi-pham-linh-vuc-dat-dai-post967622.vnp

Quảng Ngãi: Hạ tầng giao thông KKT Dung Quất xuống cấp nghiêm trọng

(Phapluatmoitruong.vn) – Hiện nay, nhiều tuyến đường trên địa bàn Dung Quất đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Giao thông quá tải

KKT Dung Quất đã có bước phát triển vượt bậc, được đánh giá là một trong những khu kinh tế tiên phong và thành công của cả nước. Đây là trung tâm sản xuất công nghiệp; là hạt nhân tăng trưởng, động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay, hạ tầng giao thông nơi đây đã và đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, lãnh đạo BQL Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (KKT Dung Quất) cho rằng: “Trong thời gian qua, cùng với sự hoạt động ổn định và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn thì nhu cầu vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Dung Quất ngày càng tăng (năm 2023 đạt 39,23 triệu tấn). Hiện có khoảng 245 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với lực lượng công nhân và phương tiện các loại thường xuyên qua lại trên địa bàn rất lớn, dẫn đến giao thông quá tải và có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao…”.

Cũng theo BQL KKT Dung Quất, hiện có rất nhiều dự án quy mô lớn đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, như: Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1 và 2, Bến cảng tổng hợp Container Hòa Phát Dung Quất và các dự án vệ tinh, sau thép… Do đó, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu của các doanh nghiệp tăng lên đột biến với mật độ lớn, dẫn đến tình trạng giao thông quá tải, đường xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, không những gây ô nhiễm môi trường mà còn có nhiều vụ tai nạn giao thông rất thương tâm đã xảy ra…

“Mặt khác, hạ tầng giao thông trên địa bàn KKT Dung Quất đã được đầu tư xây dựng từ khá lâu (trên 20 năm). Trước đây, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên nhiều tuyến đường chưa được đầu tư hoàn thiện mặt cắt ngang, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh… theo quy hoạch. Hiện giao thông quá tải, không đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, làm phát sinh chi phí logistics, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đặc biệt, hệ thống giao thông kết nối giữa KKT Dung Quất với các trung tâm kinh tế, đô thị trong tỉnh và khu vực miền Trung – Tây Nguyên còn nhiều khó khăn đã làm giảm khả năng cạnh tranh và kêu gọi xúc tiến đầu tư đối với các dự án lớn… ” – Một lãnh đạo KKT Dung Quất khẳng định.

Đoạn đường thôn Tân Hy, xã Bình Đông hư hỏng nghiêm trọng, người dân đi lại khó khăn.

Đường nát như tương

Đi một vòng KKT Dung Quất sẽ thấy ngay những con đường tan nát. Trên tuyến đường số 3 phía Tây Dung Quất (đoạn nối tuyến Dốc Sỏi – Dung Quất) và tuyến Dốc Sỏi đến vòng xoay Khu du lịch Thiên Đàng, PV chứng kiến cảnh sụt lún nền đường trên diện rộng. Hầu như cả tuyến đường này đều bị hư hỏng mặt đường, với hàng loạt ổ gà, ổ voi, không những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Người dân ở đây cho biết, mặt đường vốn là nền nhựa, nhưng bị bong tróc, hư hỏng liên tục và đã “chữa cháy” nhiều lần bằng đắp đá cấp phối. Mùa nắng bụi tung mù mịt, còn mùa mưa thì con đường biến thành những cái ao rộng nối dài, xe ô tô con không dám chạy. Ở đoạn ngã tư đến bãi biển Khe Hai, thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, người dân phải dựng trụ, vật cản ở 2 đầu đường để hạn chế tốc độ xe qua lại, tránh gây nguy hiểm cho người đi đường.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (ở thôn Trung An, xã Bình Thạnh) cho biết: “Hàng ngày, xe tải chở đất, đá liên tục chạy qua tuyến đường này, làm bụi bay tứ tung vào nhà dân. Có gia đình cả ngày đóng cửa, con cái bị ảnh hưởng việc sinh hoạt, học tập. Ngoài gây bụi bẩn, xe tải trọng nặng lưu thông trên đoạn đường này đã gây ra nhiều vụ tai nạn rất thương tâm. Người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị đến chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm giải quyết…”.

Tuyến đường qua xã Bình Đông bị ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh hoạt và buôn bán của người dân.

“Đường hư hỏng, xuống cấp là do xe tải lớn vận chuyển nguyên vật liệu ngày đêm chạy qua. Hiện các hộ dân sống gần khu vực Nhà máy thép Hòa Phát – Dung Quất bị ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Một số hộ buôn bán tạp hóa và quán ăn 2 bên đường (đoạn qua chợ Bình Đông) bị ảnh hưởng bụi mù mịt. Có quán ăn, cửa hàng tạp hóa phải che bạt chắn bụi cả ngày để hạn chế bụi, nhưng việc kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn…” – Ông Nguyễn Thanh Minh, ở thôn Tân Hy, xã Bình Đông, bức xúc.  

Tại đây, PV còn ghi nhận hàng loạt tuyến đường cũng hư hỏng, xuống cấp. Đó là tuyến Trì Bình – cảng Dung Quất (từ ngã tư xã Bình Đông đến ngã tư xã Bình Thuận); tuyến đường Võ Văn Kiệt (đoạn từ ngã tư xã Bình Thuận đến cảng Hào Hưng)… Những con đường này có nền đường, mặt đường bị hư hỏng nặng trên diện rộng; chưa đầu tư hoàn thiện hệ thống thoát nước dọc. Ngoài ra, nhiều tuyến đường trong Khu đô thị Vạn Tường cũng đã xuống cấp nghiêm trọng.

Theo UBND xã Bình Thuận, nơi đây là địa bàn trọng điểm của KKT Dung Quất, có rất nhiều dự án lớn đang xây dựng, nên lưu lượng xe tải và các loại xe qua lại rất lớn, mà hệ thống giao thông chưa được sửa chữa, mở rộng, nên đã xuống cấp trầm trọng.

Xe tải trọng lớn tranh nhau lưu thông trong KKT Dung Quất, gây bụi và nguy hiểm người dân đi lại.

“Hiện bà con rất bức xúc về tình hình hạ tầng giao thông xuống cấp trên địa bàn. Mặc dù địa phương đã đề xuất đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp hạ tầng; tăng cường quản lý giao thông trên địa bàn, nhất là về tải trọng, vận tốc, để đảm bảo an toàn giao thông, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Nhất là xe tải chở gỗ, dăm về nhà máy và vận chuyển hàng hóa qua cảng Dung Quất vẫn thường xuyên chạy ẩu đã trở thành nỗi ám ảnh và gây bất bình trong nhân dân” – UBND xã Bình Thuận khẳng định.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

                                                      Thiên Bút – Trường Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Đường phía Tây Dung Quất (đoạn Dốc Sỏi – Khu DL Thiên Đàng) nát như tương, bụi bay mù mịt.

Phía sau những trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao ở Thanh Hóa

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khá nhiều trang trại chăn nuôi lợn được ‘khoác áo’ là trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao, song không ít các trang trại này đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm trước hết là nhà đầu tư, tiếp đó là chính quyền và cơ quan quản lý các cấp chưa thực sự sát sao, chặt chẽ.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có gần 600 trang trại chăn nuôi lợn được cấp phép hoạt động. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho hơn 30 dự án chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao…

Thời gian qua, đa số chủ đầu tư các trang trại chăn nuôi lợn được cấp phép hoạt động ở các địa phương đã thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về môi trường trong quá trình chăn nuôi lợn, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít chủ trang trại lợn chưa thực hiện đúng Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Giấy phép môi trường, để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên diện rộng, gây bức xúc dư luận nhân dân.

Tìm hiểu của phóng viên được biết, trước khi đi vào hoạt động, các chủ đầu tư dự án trang trại chăn nuôi lợn đều có “thuyết trình” về biện pháp đảm bảo môi trường, như: Chất thải (phân lợn) được thu dọn kịp thời, tập trung lại để chế biến phân bón; phần nước tiểu, nước tắm của lợn được thu gom về bể xử lý; nước thải sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng…

Tuy nhiên, từ thực tế một số trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường bị các cơ quan chức năng xử phạt cho thấy, các chủ trang trại lợn chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, phần nhiều là việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải (nước tiểu và nước tắm lợn) sơ sài, chưa đảm bảo tiêu chuẩn, xử lý nước thải không đạt các chỉ số theo tiêu chuẩn quy định. Do vậy, số nước thải này tích tụ lại hồ lắng nếu không có lớp bạt che phủ sẽ bốc mùi hôi thối hoặc khi bị rò rỉ, tràn ra ngoài môi trường sẽ gây nên tình trạng nước sông, suối đổi màu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Điển hình là vụ việc vừa xảy ra mới đây, vào ngày 4-5/7/2024, người dân xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An tập trung đông người phản ánh trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Cổ phần chăn nuôi Tâm Việt (đóng tại xã Bãi Trành, huyện Như Xuân) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Vào cuộc kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa xác định, trang trại đang nuôi 12.000 con lợn với 12 chuồng nuôi lợn thịt, 6 chuồng nuôi lợn nái, lợn đực. Đơn vị đã đầu tư xây dựng công trình, hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 450m3/ngày đêm; hệ thống đang vận hành, hoạt động, gồm 4 hồ thu phân, 2 hầm biogas, 1 trạm xử lý hóa lý kết hợp vi sinh, 1 hồ sinh học kết hợp hồ sự cố; đã lắp dựng buồng xử lý mùi hôi sau các dãy chuồng nuôi. Tổng lượng nước thải về hệ thống xử lý khoảng 200-250m3/ngày đêm.

Đáng chú ý, đoàn kiểm tra phát hiện 1 hồ sinh học kết hợp hồ sự cố, đơn vị không thực hiện việc lót bạt hay xây thành đáy. Đồng thời phát hiện một số vị trí trên tuyến Khe Sào tại xã Nghĩa Yên nước có màu cánh gián, trên bề mặt nước có váng; một số vị trí có cá bị chết. Đoàn kiểm tra đã lấy 2 mẫu nước thải của trang trại, 4 mẫu nước mặt (gồm 2 mẫu nước Khe Sào, 1 mẫu tại suối Tổng Kho, 1 mẫu nước khe từ phía trang trại thải ra suối Tổng Kho). Kết quả quan trắc mẫu nước thải cho thấy, có nhiều mẫu nước vượt quy chuẩn cho phép (QCVN).

Đặc biệt, kết quả phân tích mẫu nước suối Tổng Kho đoạn trước khi đi qua trang trại có chất lượng tốt, nước Khe Sào và khe nước từ trang trại chảy ra suối Tổng Kho có chất lượng xấu, nhiều chỉ tiêu ô nhiễm về hữu cơ và dinh dưỡng ở mức cao, không đáp ứng mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người nếu sử dụng nguồn nước này, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước. Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa sau đó đã xử phạt, đồng thời ra Quyết định xử phạt Công ty Cổ phần chăn nuôi Tâm Việt tổng số tiền là 120.363.454 đồng.

Trước đó không lâu, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina, xây dựng trên địa bàn xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cũng bị người dân phố Oi, thị trấn Lang Chánh và người dân xã Tân Phúc liên tục phản ánh tình trạng mùi hôi thối nồng nặc phát tán trong không khí. Dự án này được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7/2022, với tổng diện tích hơn 37ha. Trong đó, gần 18ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm và hơn 19ha còn lại để trồng rừng sản xuất.

Theo báo cáo của UBND huyện Lang Chánh, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina bắt đầu nuôi từ tháng 7/2023 với số lượng 700 con. Ngay thời điểm đó đã có mùi hôi nên huyện đã báo cáo Sở TN&MT vào cuộc, sau đó đã xử phạt 2 lần với số tiền 95 triệu đồng. Đến đầu tháng 4/2024, người dân bắt đầu phản ánh việc trại chăn nuôi lợn có mùi hôi trở lại, huyện đã vào cuộc xử lý 5 đợt, trong đó 3 đợt phối hợp với Sở TN&MT tỉnh. Thế nhưng, việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina gần như không có hiệu quả, khiến người dân trên địa bàn hết sức bức xúc.

Trước tình hình trên, chiều 2/7, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện các sở, ngành đã đến khu vực trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina kiểm tra thực tế. Sau buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã có buổi làm việc với chính quyền địa phương huyện Lang Chánh, đại diện chủ đầu tư và người dân các xã, thị trấn bị ảnh hưởng.

Tại đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đình chỉ hoạt động của trang trại chăn nuôi lợn từ ngày 30/7 để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành làm rõ nguyên nhân gây mùi để xử lý dứt điểm tình trạng trên. “Trước mắt, công ty cần thường xuyên có biện pháp xử lý không để mùi hôi ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Cần xuất bán hết số lợn trên trước ngày 30/7, nếu không phải di chuyển số lợn đi nơi khác để khắc phục những tồn tại”, ông Giang cho biết thêm.

Tại phiên họp HĐND tỉnh Thanh Hóa vừa qua, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nêu vụ việc dự án chăn nuôi lợn của Công ty Cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri-Vina và cho rằng đây là vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Ông Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các ngành chức năng và địa phương cần có biện pháp quyết liệt, đồng thời dừng ngay việc chăn nuôi lợn tại trang trại. “Dừng đến khi nào không còn ô nhiễm mới cho nuôi trở lại, còn không sẽ cho chấm dứt vĩnh viễn”.

Trần Thắng – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Người dân xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn bức xúc vì dòng suối bị nước thải từ trại lợn làm đổi màu, bốc mùi hôi thối, gây chết cá.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/phia-sau-nhung-trang-trai-chan-nuoi-lon-cong-nghe-cao-o-thanh-hoa-i738812/

Giải pháp kinh tế tuần hoàn từ tro, xỉ nhiệt điện

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với thách thức thiếu hụt vật liệu san lấp các dự án hạ tầng. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện đang được xem là giải pháp khả thi, vừa giải quyết bài toán môi trường, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.

Theo Bộ Xây dựng, số liệu tổng hợp từ các tập đoàn gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các nhà máy nhiệt điện khác, hiện cả nước có 31 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động. Nếu như năm 2022 tổng lượng tro, xỉ là 15,78 triệu tấn, còn năm 2023 là 18,07 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng tro, xỉ sử dụng làm vật liệu san lấp, phụ gia cho sản xuất xi măng và bêtông cũng ngày càng tăng.

Tính đến cuối năm 2023, tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ cộng dồn các năm trên cả nước đạt khoảng 83 triệu tấn, chiếm khoảng 66,2% tổng lượng phát thải từ trước đến nay, tăng hơn 10,4% so với thời điểm cuối 2022. Tổng khối lượng tro, xỉ lưu giữ tại bãi chứa của các nhà máy hiện nay là 46,4 triệu tấn. Tro, xỉ được sử dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực làm vật liệu san lấp, phụ gia khoáng cho xi măng, sau đó là dùng làm phụ gia bêtông cho các công trình thủy lợi, giao thông và công trình xây dựng dân dụng.

Tại Trà Vinh, hiện 3 nhà máy: Nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng thuộc Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đang gặp khó về đầu ra cho 3,8 triệu tấn tro, xỉ lưu tại bãi. Hàng năm, bãi tro, xỉ của công ty đều được Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) lấy mẫu thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy dùng cho san lấp và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành. Cụ thể, chứng nhận hợp chuẩn tro, xỉ đạt theo TCVN 12249:2018 – tro, xỉ nhiệt điện than làm vật liệu san lấp; hợp quy tro bay dùng cho bêtông, vữa xây và xi măng theo QCVN 16:2017/BXD của Bộ Xây dựng. Quy trình này đảm bảo tro, xỉ được sử dụng hiệu quả và an toàn trong ngành xây dựng.

Theo ông Ngô Văn Sỹ, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Duyên Hải, công ty tiếp tục trao đổi và bàn giải pháp khai thác bãi tro, xỉ với các đối tác tiềm năng có nhu cầu sử dụng để san lấp các công trình, dự án như: Sử dụng tro, xỉ để san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh với khối lượng dự kiến giai đoạn 1 khoảng 4,4 triệu tấn (Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ); sử dụng tro, xỉ để san lấp Nhà máy Nhiệt điện sông Hậu 2 với khối lượng dự kiến khoảng 1,5 triệu tấn. Đồng thời, Công ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng (ECCC) đã có nghiên cứu sâu về đề tài xử lý tro, xỉ nhà máy nhiệt điện làm đường giao thông và hạ tầng đã liên hệ công ty xúc tiến việc sử dụng tro, xỉ dùng để thi công trong các dự án hạ tầng khu công nghiệp và đường giao thông.

Tại cuộc họp mới đây giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã kiến nghị Thủ tướng cho phép sử dụng tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu san lấp các dự án giao thông và hạ tầng khu công nghiệp. Đề xuất này xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng của thành phố. Theo số liệu thống kê, từ nay đến năm 2027, thành phố cần tới 20 triệu m3 cát để phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, phát triển khu công nghiệp và khu thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, TP Cần Thơ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cát san lấp do không có mỏ cát lớn trên địa bàn. TP Cần Thơ còn phải đối mặt với một thách thức khác là tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. Hiện tượng này không chỉ xảy ra trong mùa khô như trước đây mà còn diễn ra cả trong mùa mưa, gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý và phát triển đô thị.

Trong bối cảnh đó, việc sử dụng tro, xỉ từ các nhà máy nhiệt điện không chỉ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt vật liệu san lấp mà còn có thể góp phần giảm thiểu tác động môi trường từ việc tích tụ tro, xỉ tại các nhà máy. Đây có thể được xem là giải pháp “một công đôi việc”, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng, vừa góp phần bảo vệ môi trường. “Việc thí điểm này sẽ chỉ thực hiện trong phạm vi giới hạn để kiểm soát. Thành phố sẽ cố gắng phối hợp với các bộ, ngành để triển khai thực hiện nếu được phép”, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu nói. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cho TP Cần Thơ triển khai thực hiện đề xuất nói trên.

Văn Vĩnh – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/xa-hoi/giai-phap-kinh-te-tuan-hoan-tu-tro-xi-nhiet-dien-i738737/

Chặn đầu cơ đất, dự án ‘treo’

Từ ngày 1/8/2024, dự án chậm tiến độ sẽ bị thu hồi mà không được bồi thường. Quy định này sẽ tạo ra một cuộc ‘thanh lọc’ chủ đầu tư, ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất, xử lý các dự án ‘treo’.

Mạnh tay chặn đầu cơ đất, dự án “treo”

Nằm trên khu “đất vàng” ngay góc mặt tiền đường Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM), Dự án IFC One Saigon (tên cũ là Saigon One Tower) đến nay vẫn dang dở sau một thời gian ngắn rầm rộ tái khởi động.

Được xây dựng trên khu đất 6.672 m2, quy mô 5 tầng hầm, 3 tầng kỹ thuật và 41 tầng cao, IFC One Saigon khởi công cách đây 17 năm, nhưng sau 5 năm triển khai ì ạch, đến năm 2011, Dự án chính thức tạm dừng thi công. Qua nhiều lần đổi chủ, IFC One Saigon vẫn chưa thể hoàn thiện. Công trình này nhiều lần bị nêu tên trong danh sách các dự án làm xấu bộ mặt Thành phố.

Đối diện chợ Bến Thành (TP.HCM), ngay nhà ga metro số 1 sầm uất là khối bê tông thô ráp có tên là One Central Saigon (tên trước đây là The Spirit of Saigon). Đây là khu phức hợp trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, siêu căn hộ, khách sạn 6 sao, tổng diện tích đất hơn 8.500 m2, nằm trên khu đất tứ giác Bến Thành có vị trí đắc địa ngay trung tâm quận 1 với 4 mặt tiền. Dự án này cũng đã qua nhiều đời chủ, nhưng chưa hẹn ngày hoàn thiện.

Tương tự, Dự án Lancaster Lincoln (quận 4) do Công ty TNHH Trung Thủy Lancaster làm chủ đầu tư được khởi công từ năm 2017, nhưng sau khi xây dựng phần ngầm thì “bất động”. Còn Dự án D-One Sài Gòn (quận Gò Vấp) của Công ty DHA được phê duyệt từ năm 2016, song đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là áp dụng chế tài đối với những dự án chuyển mục đích, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong khi pháp luật trước đây chỉ áp dụng thu hồi do vi phạm đối với dự án được giao đất, cho thuê đất.

Trên đây chỉ là một số trường hợp dự án “treo” nhiều năm tại TP.HCM. Luật Đất đai năm 2013 quy định, dự án sau khi được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư có thời hạn 12 tháng để triển khai, hoặc 24 tháng nếu được gia hạn. Nếu quá thời hạn này mà không triển khai, dự án sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên, việc thu hồi các dự án này không đơn giản, nhất là khi doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư cơ bản trên khu đất đó.

Luật Đất đai năm 2024 (hiệu lực từ ngày 1/8/2024) có nhiều quy định chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, dự án đầu tư mà không được sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, thì sẽ bị thu hồi.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ, chủ đầu tư được gia hạn không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng. Hết thời gian gia hạn, nếu vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, thì Nhà nước thu hồi, mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất.

Cần tính đến trường hợp “bất khả kháng”

Việc thu hồi các dự án treo để tái sinh nguồn lực từ đất là rất cần thiết, song theo các chuyên gia, cần tính đến các trường hợp bất khả kháng, như thủ tục pháp lý kéo dài nhiều năm. Bởi vì, bản thân các doanh nghiệp cũng muốn hoàn thiện thủ tục pháp lý càng sớm càng tốt để có thể triển khai xây dựng, bán hàng, thu hồi vốn.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Angus Liew, Chủ tịch HĐQT Gamuda Land Việt Nam đánh giá, quy định thu hồi đất đối với các dự án không triển khai sau khi hết thời gian gia hạn trong Luật Đất đai năm 2024 nhằm tránh lãng phí tài nguyên đất đai. Nhưng trong một số trường hợp, thì thời gian gia hạn có thể dài hơn, chẳng hạn giai đoạn xảy ra Covid-19.

Từ kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Lê Thành cho hay, trên thực tế, có nhiều trường hợp bất khả kháng. Ví dụ, doanh nghiệp không triển khai được dự án do chậm thủ tục liên quan đến cơ quan chức năng. Vì vậy, theo ông Nghĩa, nghị định hướng dẫn Luật Đất đai cần bổ sung và làm rõ nội dung này, nếu không, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ bị “chết” oan.

“Ngay khi chúng tôi nộp hồ sơ dự án đã phải ghi mốc thời gian, nhưng sau khi được chấp nhận đầu tư, thì vẫn chưa triển khai được ngay, bởi việc xin giấy phép đầu tư và các thủ tục khác mất nhiều năm”, ông Nghĩa chia sẻ.

Điểm mở cho các doanh nghiệp muốn theo đuổi triển khai dự án khi chậm tiến độ là Luật đưa ra những điều kiện chậm triển khai vì lý do bất khả kháng như thiên tai, địch họa và nếu chứng minh được dự án chậm do lỗi của cơ quan chức năng, lỗi của những người thực thi công vụ, thì sẽ không bị thu hồi. Song các doanh nghiệp cũng kiến nghị, trong các nghị định hướng dẫn, cần quy định chi tiết hơn và có chế tài cụ thể đối với những cá nhân, tổ chức thực thi gián tiếp khiến dự án chậm tiến độ.

Cùng với những quy định siết chặt trong Luật Đất đai năm 2024, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có nhiều thay đổi liên quan đến điều kiện tài chính của chủ đầu tư. Chẳng hạn, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên và phải bảo đảm khả năng huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đồng thời thực hiện nhiều dự án, thì phải có vốn chủ sở hữu đủ phân bổ để bảo đảm tỷ lệ nêu trên của từng dự án nhằm thực hiện toàn bộ các dự án. Ngoài ra, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 còn quy định các điều kiện như hạn mức dư nợ tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp…

Với những quy định chặt chẽ như vậy, doanh nghiệp phải tính toán thật kỹ trước khi bắt tay thực hiện dự án, tránh tình trạng đầu tư dàn trải không hiệu quả, để dự án đình trệ, gây lãng phí nguồn lực.

Trọng Tín – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Dự án IFC One Saigon (quận 1, TP.HCM) sau 17 năm vẫn chưa hoàn thành.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/batdongsan/chan-dau-co-dat-du-an-treo-d220831.html

Đường nghìn tỷ chậm tiến độ vì vướng mỏ titan ở Bình Thuận

Theo kế hoạch, dự án đường ven biển ĐT719B, đoạn Phan Thiết – Kê Gà có tổng mức đầu tư khoảng 999 tỷ đồng sẽ đưa vào sử dụng trong tháng 1/2024 nhưng vì thiếu mặt bằng nên phải dời đến cuối năm nay.

Gia hạn thêm 1 năm

Đường ven biển ĐT719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà được khởi công vào ngày 25/11/2020 và dự kiến hoàn thành sau 38 tháng thi công. Công trình có chiều dài 25,61 km, nền đường rộng 28m, phần lề mỗi bên rộng 12m, chiều rộng mặt đường 16m dải phân cách giữa 11m. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 999 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, đến tháng 1/2024, dự án phải hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, quá trình thi công, do công tác bàn giao mặt bằng chậm vì vướng mỏ titan, dự án bị giãn tiến độ. Cụ thể, UBND tỉnh Bình Thuận đã cho phép gia hạn thời gian thi công đến ngày 31/12.

Ông Nguyễn Thanh Hiền – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án đường ven biển ĐT719B đã thi công xong 18 km. Phần còn lại do vướng mỏ titan nên đang được tháo gỡ để sớm nối thông toàn tuyến.

Trong quá trình thi công, UBND tỉnh Bình Thuận thường xuyên tổ chức họp giao ban, kiểm tra tiến độ công trình, qua đó chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, chính quyền địa phương đề nghị chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị thi công tập trung nhân lực, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công. Mặt bằng được bàn giao đến đâu thì tập trung thi công đến đó.

Hiện nay, địa phương đã bàn giao mặt bằng trước khoảng 21,73km/25,61km. Trên mặt bằng đã bàn giao, nhà thầu đã thi công được 21,66km/25,61km đường và 2 cầu, trong đó đã thông đoạn đường từ đầu tuyến giao với Quốc lộ 1 đến điểm giao đường Hàm Minh – Thuận Quý với chiều dài khoảng 18 km.

Tuy nhiên đến nay, đoạn tuyến qua khu vực khai thác mỏ titan Nam Suối Nhum với chiều dài khoảng 3,88 km chưa bàn giao mặt bằng để thi công, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện toàn dự án.

Phải chờ… chủ mỏ

Trong khoảng 3,88km chưa bàn giao mặt bằng có khu vực 1 (0,88 km) đã khai thác xong và đang lập thủ tục hoàn thổ. Khu vực 2 (1,1 km) đang tạm ngưng khai thác và hoàn thổ vì liên quan đến sự cố sạt lở cát ngày 15/10/2022. Hiện nay, Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường đang rà soát lại hồ sơ pháp lý dự án, kết luận của đoàn điều tra tai nạn lao động, tình hình thực tế tại khu vực mỏ để có văn bản báo cáo kế hoạch khai thác, hoàn thổ và thời gian thực hiện gửi các sở, ban ngành, địa phương góp ý trước khi báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận cho phép thực hiện đối với khu vực xảy ra sạt lở làm chết 4 người trước đây.

Đường ven biển ĐT719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà chậm tiến độ vì vướng mỏ titan của Công ty TNHH Tân Quang Cường.

Khu vực 3 (0,97 km) đang khai thác có diện tích 3,98 ha, còn lại 4,45 ha chuẩn bị khai thác. Khu vực 4 (0,93 km) đã khai thác và hoàn thổ xong.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận đã gửi bổ sung hồ sơ cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hàm Thuận Nam để tham mưu UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất và công văn xác nhận hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ diện tích phần đất. Tuy nhiên, Công ty TNHH Tân Quang Cường chưa đồng ý ký biên bản kiểm kê hiện trạng diện tích phần đất khu vực 4, do công ty đã nộp hồ sơ đóng cửa mỏ một phần của khu vực khai thác (1, 4, 5), phải chờ giải quyết theo trình tự hồ sơ đóng cửa mỏ.

Sau khi có công văn của UBND huyện Hàm Thuận Nam xác định được việc đã hoàn thành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực 4, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận sẽ nộp hồ sơ xin giao đất tại một cửa hành chính công theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.

Duy Quang – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Đơn vị thi công đang thực hiện dự án đường ven biển ĐT719B, đoạn Phan Thiết – Kê Gà. Ảnh: Bình Thuận.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/duong-nghin-ty-cham-tien-do-vi-vuong-mo-titan-o-binh-thuan-post1658825.tpo

Cận cảnh hàng loạt biệt thự xây trái phép bị yêu cầu tháo dỡ ở Măng Đen

Dù chưa được giao đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) nhưng chủ nhân của 26 ngôi biệt thự đã tự ý xây dựng trái phép ở Măng Đen (Kon Tum). Hiện những căn biệt thự này đang đứng trước yêu cầu phải tháo dỡ.

Phòng TN&MT huyện Kon Plông (Kon Tum) vừa có thông báo thu hồi đối với 39 trường hợp được giới thiệu địa điểm đất xây dựng biệt thự do cơ quan này từng ban hành trái quy định của pháp luật, với tổng diện tích 40.189m2 (trong đó đất ở là 12.700m2 và đất quản lý không thu tiền sử dụng đất là 27.489m2).

Việc thông báo giới thiệu địa điểm xây dựng biệt thự tại Kon Plông được thực hiện theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn từ năm 2006 – 2010 có 16 trường hợp với diện tích 16.018m2 (gồm đất ở là 5.000m2 và đất quản lý, không thu tiền sử dụng đất là 11.018m2); giai đoạn từ năm 2011 – 2014 có 23 trường hợp với diện tích 24.171m2 (gồm đất ở là 7.700m2 và đất quản lý, không thu tiền sử dụng đất là 16.471m2).

Mặc dù mới được giới thiệu địa điểm xây dựng biệt thự, cung cấp thông tin vị trí thửa đất, chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) nhưng 26 hộ dân đã tự ý xây dựng 26 biệt thự kiên cố từ 2 đến 3 tầng. 13 lô đất còn lại đang nguyên trạng, chưa xây dựng công trình trên đất.

Một số công trình xây thô rồi phơi mưa nắng, một số đã hoàn thiện phần xây dựng. Ảnh: Trần Hoàn

Trong số 26 lô đất đã xây dựng, có 6 căn biệt thự đã hoàn thiện đưa vào sử dụng. Số còn lại nhiều công trình đã hoàn thành việc tô trát rồi bỏ hoang; một số đang còn ở dạng xây thô rồi phơi mưa nắng, rêu phong theo thời gian.

Có một số công trình nằm dọc theo quốc lộ 24, đoạn qua thị trấn Măng Đen đang thi công giằng trụ tầng 3 rồi “đắp chiếu”, tất cả đều đã bị “tuýt còi” vì sai phạm.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Thành Diễn, Trưởng phòng TN&MT huyện Kon Plông cho biết, 39 trường hợp này chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp giấy CNQSDĐ, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các thửa đất nói trên…

Một số công trình nằm dọc theo quốc lộ 24 đoạn qua thị trấn Măng Đen đang thi công giằng trụ tầng 3 thì “đắp chiếu”. Ảnh: Trần Hoàn

Theo ông Diễn, 26 trường hợp đã xây dựng thì phải liên hệ với Phòng TN&MT cùng các cơ quan liên quan khác để đề xuất hướng tháo gỡ. Hiện tại 26 trường hợp này không có quy định nào cho phép bổ sung giấy tờ. Bởi theo quy định, đất ở đô thị bây giờ phải được định giá và đưa ra đấu giá.

“Phòng đang tham mưu huyện đề xuất UBND tỉnh xin Trung ương cho cơ chế riêng để giải quyết những tồn tại này, chứ theo quy định của pháp luật là chịu rồi, không thể khắc phục được” – ông Diễn nói về phương án giải quyết.

Biệt thự này đang triển khai thi công tầng 4 thì bị “tuýt còi”. Ảnh: Trần Hoàn

“Phương án thứ hai là xin ý kiến của cấp trên, định giá 26 trường hợp đã sử dụng đất theo thời điểm hiện tại rồi đưa ra đấu giá, nhưng ưu tiên cho những trường hợp đã xây dựng công trình trên đất này”, ông Diễn nói.

Mặc dù bị yêu cầu tháo dỡ nhưng biệt thự này vẫn được người dân tiến hành hoàn thiện. Ảnh: Trần Hoàn

Lý giải về việc, Phòng TN&MT Kon Plông ra “tối hậu thư” yêu cầu 26 trường hợp đã xây dựng biệt thự trái phép phải tự giác tháo dỡ, hoàn trả lại hiện trạng trong quý 3/2024, ông Lê Thành Diễn cho rằng đây là động thái để thông báo cho 39 trường hợp này được biết là Phòng TN&MT đang khắc phục theo kết luận thanh tra. Thời hạn trong quý 3 là mời họ đến để làm việc.

Theo ông Diễn, trong năm 2024 sẽ cố gắng giải quyết cơ bản, còn phần nào không khắc phục được trong năm 2024 thì tham mưu UBND huyện có báo cáo rõ và đề xuất UBND tỉnh cụ thể từng nội dung theo kết luận thanh tra.

Trần Hoàn – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Dù chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý nhưng hàng chục ngôi biệt thự đã mọc lên trái phép. Ảnh: Trần Hoàn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/can-canh-hang-loat-biet-thu-xay-trai-phep-bi-yeu-cau-thao-do-o-mang-den-2306288.html

Khánh thành nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên

Tại buổi lễ trao nhà tình nghĩa, chị Hà Thị Lượt xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân.

Ngày 27/7/2024, tại xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Ban Tổ chức Chương trình Cây chổi Vàng- Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành căn nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khóa khăn Hà Thị Lượt.

Tham dự buổi lễ về phía lãnh đạo địa phương có bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên; Ông Doãn Thế Hưng, Phó Chánh Văn phòng UBND TP.Hưng Yên; Ông Nguyễn Lương Bằng, Bí thư Đảng ủy xã Phương Chiểu; Ông nguyễn Văn Lũy, Chủ tịch UBND xã Phương Chiểu.

Về phía Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam có TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập; Các Phó tổng biên tập: Nhà báo Hà Hồng, Nhà báo Nguyễn Thị Ánh Hồng, cùng tập thể, cán bộ phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các nhà tài trợ, hỗ trợ cho gia đình nữ công nhân môi trường Hà Thị Lượt. Đặc biệt, tới tham dự chương trình còn có là nhà tài trợ NSUT Thúy Đạt và các Nghệ sĩ CLB Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa không quản ngại đường sá xa xôi, tiết trời nóng bức cũng đã về dự.

tm-img-altNSƯT Thúy Đạt và các Nghệ sĩ CLB Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa là đơn vị tích cực tài trợ cho chương trình Cây chổi vàng, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Về phía Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên có bà Phạm Thị Tuyết, Thường trực Đảng Ủy, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng Tổ chức Công ty CP Môi trường & các Công trình đô thị Hưng Yên, cùng lãnh đạo một số phòng ban, công đoàn của Công ty.

Chị Hà Thị Lượt sinh năm 1981, là công nhân Đội Vệ sinh môi trường số 1, trực thuộc Công ty CP Môi trường & các Công trình đô thị Hưng Yên từ năm 1998. Nhà chị có 1 gian nhà chính và 1 chái phụ để ngủ, toàn bộ nền đất, diện tích khoảng 25 m2, lợp fibro – xi măng, được cha mẹ chồng chị chia cho khi ra ở riêng, ngày mưa ngấm dột, ngày nắng nóng như trong lò bánh mì, công trình phụ và bếp đun tạm bợ, đi vệ sinh kiểu “cầu tõm” như từ mấy chục năm trước, xuống cấp, mục nát, ẩm thấp, nhiều chỗ phải căng bao tải dứa và nilon chống mưa nắng.

tm-img-altNhà báo Thái Minh Châu, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trao quà từ các nhà hảo tâm cho chị Hà Thị Lượt

Đồ dùng trong nhà không có gì đáng giá ngoài 2 chiếc giường cũ bố mẹ chồng cho từ ngày cưới mấy chục năm trước. Hoàn cảnh của gia đình chị Lượt rất khó khăn, chồng đau yếu, con trai thứ 2 bị thiểu năng trí não, cháu không đi học nên đến nay gần 20 tuổi vẫn không biết chữ, với tiền lương ít ỏi của công nhân vệ sinh môi trường, chị Lượt trở thành trụ cột, là lao động chính trong gia đình.

tm-img-altBà Phạm Thị Tuyết, Thường trực Đảng Ủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên chúc mừng công nhân Hà Thị Lượt

Được sự giới thiệu của Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Hưng Yên, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài viết đăng trên Môi trường và đô thị Việt Nam điện tử ngày 10/5/2024, phát động kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm tài trợ xây sửa lại nhà cho chị Hà Thị Lượt.

Sau hơn 2 tháng xây dựng với sự tham gia đóng góp tích cực của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân, căn nhà cũ đã được sửa chữa nâng cấp và gian nhà cấp 4 xây mới, tất cả có tổng diện tích 72 m2 đã hoàn thành với tổng kinh phí xây dựng hơn 100 triệu đồng.

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, TS. LS Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đồng cảm và sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn, vất vả của gia đình chị Lượt, đồng thời mong muốn từ ngôi nhà mới này, gia đình chị Lượt sẽ an tâm và ổn định hơn trong cuộc sống, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên nói chung và với TP. Hưng Yên nói riêng.

Việc Tạp chí kết nối, vận động, ủng hộ kinh phí từ các mạnh thường quân xây dựng nhà tình nghĩa là một sự chia sẻ, động viên tinh thần của tập thể cán bộ, phóng viên, nhà báo của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam gửi đến những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn.

Trong thời gian tới, Tạp chí sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xây dựng nhiều hơn nữa các công trình an sinh xã hội, chung tay chia sẻ vì cộng đồng.

tm-img-altBà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên phát biểu

Tại buổi lễ khánh thành, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên cho rằng: Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam là một việc làm hết sức ý nghĩa và nhân văn. Bà mòng muốn những căn nhà tình nghĩa được xây dựng tặng công nhân môi trường nói riêng, và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có ý nghĩa hết sức lớn, nó chuyển tải thông điệp thiết thực, bằng những căn nhà cụ thể, thể hiện sự nhân văn,nhân ái đầy tình người của xã hội, của các nhà hảo tâm đã tài trợ, vun góp cho một cử chỉ thân thiện nhân đạo rất đáng trân trọng. Bà Nguyễn Thị Kim Thúy cảm ơn tới Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân, đồng thời bày tỏ mong muốn phía Tạp chí sẽ có nhiều chương trình an sinh xã hội hơn nữa, để nhiều hộ gia đình có cuộc sống ổn định tốt đẹp hơn.

tm-img-altÔng Nguyễn Lương Bằng, Bí thư Đảng ủy xã đã thay mặt cho Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam xã Phương Chiểu phát biểu

tm-img-altTS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên trao chìa khóa khánh thành ngôi nhà mới cho chị Hà Thị Lượt

tm-img-altChị Hà Thị Lượt xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân

Tại buổi lễ trao nhà tình nghĩa, chị Hà Thị Lượt xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân,  đã giúp đỡ để gia đình bà có căn nhà khang trang, xanh sạch đẹp như hôm nay, điều mơ ước đã trở thành hiện thực.

Từ khi khởi xướng vào năm 2017 cho đến nay, Chương trình ” Cây chổi vàng” do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động và xây dựng được tổng số 65 căn nhà cho công nhân vệ sinh môi trường cũng như gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt với tổng giá trị gần 11 tỷ đồng tại các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La, Quảng Ninh , Hải Phòng, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Gia Lai, Cần Thơ , Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Gia Lai, Thái Bình… Khánh thành ngôi nhà chị Hà Thị lượt là căn nhà thứ  65 được trao, tính đến tháng 7 năm 2024…

Thái Minh Châu

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu tham dự chương trình lễ trao nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường Hà Thị Lượt

Cà Mau: Nhiều dự án nhà ở chưa bàn giao hạ tầng kỹ thuật

(Phapluatmoitruong.vn) – Tại TP. Cà Mau hiện có tổng số 21 dự án nhà ở, khu đô thị mới đang triển khai, trong đó có 08 dự án đã bàn giao hạ tầng kỹ thuật cho địa phương quản lý.

Ông Trần Quốc Thống – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau, cho biết, hiện nay, trên địa bàn TP. Cà Mau có 21 dự án nhà ở, khu đô thị mới đang triển khai thực hiện, bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (khóm 7, phường 8); Khu dân cư phường Tân Xuyên – Khu D; Khu nhà ở xã hội phường Tân Xuyên; Khu nhà ở xã hội phường 9; Khu nhà ở thương mại An Sinh và An Sinh II, III, IV, V; Khu dân cư Đông Bắc Quảng trường văn hóa trung tâm – Khu C; Khu đô thị mới Phường 1; Khu đô thị mới Tài Lộc – Khu A; Khu nhà ở xã hội thu nhập thấp xã Lý Văn Lâm; Khu dân cư Thạnh Phú; Khu dân cư phía tây tuyến đường Tạ Uyên phường 9; Mở rộng khu dân cư Đông Bắc Quảng trường văn hóa trung tâm (Khu C); Khu đô thị thương mại du lịch Hoàng Tâm (giai đoạn 1); Khu đô thị mới Licogi; Khu đô thị mới Bạch Đằng; Khu đô thị mới Tài Lộc (Khu B); Khu dân cư đường Vành đai số 02.

Trong số này, có 8 dự án đã hoàn thành và bàn giao về cho địa phương quản lý, bao gồm: Khu dân cư tái định cư phường 1 và phường 9; Khu dân cư tái định cư sông Cũ (Khu A), phường An Xuyên, TP. Cà Mau; Khu Tiểu thủ công nghiệp (khu B), phường An Xuyên; Khu dân cư Tây Nam Ngô Quyền (Giai đoạn 1 và 2); Khu dân cư Đông Bắc Quảng trường văn hóa trung tâm (Giai đoạn 1); Khu dân cư phía Đông Quốc lộ 1A – Khu A; Khu phố thương mại (shophouse, shopvilla) và Trung tâm thương mại.

Ông Trần Quốc Thống – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau, thông tin về 21 dự án nhà ở trên địa bàn TP. Cà Mau.

Trước đó, người dân rất kỳ vọng các dự án khu đô thị tại TP. Cà Mau được đầu tư sẽ góp phần tạo diện mạo mới cho thành phố thêm xanh – sạch – đẹp, tạo thuận lợi cho người dân ổn định đời sống. Tuy vậy, một số khu đô thị sau một thời gian nay hạ tầng xuống cấp, chậm được khắc phục. Một số khu trở thành nơi trồng rau màu, cơ sở hạ tầng còn bất cập, hạn chế cho sinh hoạt của người dân.

Chính vì vậy, người dân hy vọng, sắp tới tất cả dự án sẽ được bàn giao hạ tầng kỹ thuật cho địa phương quản lý, nhằm giúp bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại, thuận lợi cho cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khu dân cư phía Đông Quốc lộ 1A – Khu A, xã Văn Lâm, TP. Cà Mau đã hoàn thành và bàn giao cho địa phương quản lý.

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép trong cụm công nghiệp (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) – Đã 1 tháng trôi qua, vụ việc bãi chứa cát trái phép trong cụm CN vẫn chưa được xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.

Mặc dù UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn số 3493/UBND-KGVX, ngày 03/07/2024 chỉ đạo việc xử lý “Bãi chứa cát trái phép trong Cụm công nghiệp” và UBND TP. Quảng Ngãi cũng đã có Công văn số 2827/UBND-TN, ngày 17/07/2024 “Vv kiểm tra xử lý và giải quyết thông tin phản ánh của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam liên quan đến bãi chứa cát trái phép tại Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây”. Thế nhưng, hiện nay, chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm vụ việc.

Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND TP. Quảng Ngãi Nguyễn Lâm khẳng định: “Việc người dân tự ý sử dụng đất nông nghiệp cho công ty thuê làm bãi chứa cát trên đất quy hoạch làm cụm công nghiệp là sai phạm theo Luật đất đai. Đối với Công ty TNHH TMDV Hân Khoa (P. Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi) đã tự ý thuê đất của dân làm bãi chứa cát trong Cụm công nghiệp là trái phép. Do đó, UBND TP. Quảng Ngãi  đã có Công văn chỉ đạo phòng chức năng, Công an và UBND xã Tịnh Ấn Tây tổ chức kiểm tra và xử lý những sai phạm nói trên…”.

Trong Biên bản kiểm tra thực tế nêu rõ: “Bãi chứa cát này nằm trên thửa đất số 197, tờ bản đồ số 9, đo vẽ năm 2016, diện tích 379 m2, loại đất BHK do ông Đỗ Thanh Trà là chủ sử dụng đất đứng tên trên giấy CNQSĐ số CS19588 do Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi cấp ngày 29/9/2022. Công ty TNHH TMDV Hân Khoa, do bà Nguyễn Thị Tiền làm Giám đốc (SN 1992, ở số 04, đường Trương Quang Trọng, P. Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi) đã trực tiếp thuê mảnh đất của ông Đỗ Thanh Trà để làm bãi chứa cát kinh doanh…”.

Qua kiểm tra thực tế và làm việc trực tiếp với ông Đỗ Thanh Trà, đoàn kiểm tra đã xác định: “Bãi chứa cát trong Cụm công nghiệp là trái phép. Chủ đất ông Đỗ Thanh Trà đã nhận thấy việc làm của ông là sai, vì không nắm được quy định của pháp luật nên đã cho Công ty Hân Khoa thuê trữ cát trái phép. Ông Trà cam kết thu dọn, vận chuyển số lượng cát đã trữ đi nơi khác…”.

“UBND xã Tịnh Ấn Tây cũng đã yêu cầu ông Đỗ Thanh Trà di dời toàn bộ “núi cát” chứa trái phép ở thửa đất nói trên đi nơi khác, chậm nhất đến hết ngày 20/07/2024. Sau ngày quy định này, nếu không thực hiện đúng cam kết thì ông Đỗ Thanh Trà và công ty nói trên sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật”.

Tuy nhiên, đến nay, tại hiện trường vẫn còn nguyên “núi cát”, gây bức xúc cho người dân địa phương. Theo quan sát của PV vào sáng 25/07/2024, tại Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây vẫn có xe chở cát đổ vào bãi (với khối lượng cát hiện có khoảng 420 m3). Khi thấy chúng tôi xuống xe, tiến gần đến bãi chứa cát thì một người lẩn tránh và ra hiệu không cho ghi hình.

Xe tải chở cát về hướng Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

Cũng theo phản ánh của bà con địa phương, gần đây, có nhiều xe tải thường xuyên chở cát vào thời điểm sáng sớm và chiều tối về bãi chứa trong Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây. Hiện bãi chứa cát cao như núi, không những ảnh hưởng về môi trường mà có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao như Môi trường và Đô thị điện tử đã từng phản ánh.

Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục kiểm tra và xử lý dứt điểm vụ việc nói trên, nhất thiết không để tình trạng “trên nói – dưới không nghe” và gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh hoạt của người dân nơi đây.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

                                                         Thiên Bút – Trường Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Bãi chứa cát trái phép trong CCN Tịnh Ấn Tây vẫn chưa được xử lý. Ảnh chụp sáng 25/07/2024.

          

              

        

          

Cả nước nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 27.7, Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; Nam Bộ mưa rào, rải rác có dông, mưa to cục bộ.

Dự báo thời tiết ngày 27.7 các vùng trên cả nước:

Hà Nội: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 27-29 độ C, cao nhất 36-38 độ C.

Tây Bắc Bộ: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C, cao nhất 34-37 độ C.

Đông Bắc Bộ: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C, cao nhất 35-37 độ C.

Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C, cao nhất 35-37 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Riêng phía Bắc có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Gió tây nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C, cao nhất phía Bắc 35-37 độ C, phía Nam 32-35 độ C.

Tây Nguyên: Có mây, chiều có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, cao nhất 26-29 độ C.

Nam Bộ: Có mây, chiều có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C, cao nhất 29-32 độ C.

Đan Thùy/MTG

Theo Một Thế Giới

Xem bài viết gốc tại đây:

https://1thegioi.vn/ca-nuoc-nang-nong-gay-gat-222021.html

Ai kiểm soát khoáng sản tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên?

Suốt 10 năm qua, lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên liên tục được nạo vét, tận thu khoáng sản; bùn đất, cát sỏi đều được đem bán nhưng điều lạ là không có cơ quan nào kiểm soát sản lượng thực tế.

Dự án lấy thu bù chi?

Những ngày qua, trong quá trình ghi nhận xe quá tải phục vụ dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc, Thái Nguyên, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi hàng ngày, các sà lan cát sỏi, đất đá đều được vận chuyển từ hồ Núi Cốc về bãi tập kết, chế biến của Chi nhánh Công ty CP Đầu tư bất động sản và khoáng sản Đại Việt tại Thái Nguyên (Chi nhánh Công ty Đại Việt).

Bãi tập kết trên rộng hàng chục ha tại xóm Khuôn Năm, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Đơn cử, lúc 10h20, ngày 22/7, có 4 tàu công suất hàng trăm tấn vận chuyển cát sỏi và đá cuội khai thác được từ lòng hồ Núi Cốc cập bãi. Theo ghi nhận của PV, các sản phẩm nạo vét ở đây phần lớn là cát sỏi, đá cuội và bùn đất… tất cả đều là khoáng sản, được chia tách, đưa đi tiêu thụ.

Trong đó, cát, sỏi đạt tiêu chuẩn sẽ được thu gom, bán cho các xe vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ. Riêng bùn đất được đưa đến bể lắng để tách riêng đất sét, có giá trị kinh tế cao sẽ được vận chuyển đến các lò gạch tiêu thụ.

Loại bùn đất còn lại sẽ được phơi khô, đưa đến các công trường phục vụ san lấp. Ngay cả đá, cuội to cũng được đưa đến hệ thống máy nghiền công suất lớn được lắp đặt ngay trên bãi để chế biến thành cát vàng, có giá trị kinh tế cao.

Hệ thống dây chuyền nghiền cát từ đá, cuội của Chi nhánh Công ty Đại Việt tại hồ Núi Cốc.

Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Chi nhánh Công ty Đại Việt xác nhận: “Dự án triển khai với mục tiêu lấy thu bù chi nên tất cả các sản phẩm được nạo vét từ lòng hồ Núi Cốc đều được chúng tôi tận dụng, đem bán.

Theo đó, thay vì phải bỏ tiền ngân sách để nạo vét lòng hồ Núi Cốc, từ năm 2014 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã tham mưu cho UBND tỉnh này cấp phép cho Chi nhánh Công ty Đại Việt nạo vét, tận thu các sản phẩm đi kèm tại hồ Núi Cốc. Hàng năm, chúng tôi vẫn tự hạch toán, bảo đảm đủ chi phí hoạt động của dự án”.

Sản lượng do doanh nghiệp tự kê khai, báo cáo

Được biết, dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép hoạt động 15 năm (từ năm 2014 – 2029), tổng khối lượng nạo vét là hơn 11 triệu m3.

Trong đó, giai đoạn 1 (5 năm đầu) là hơn 3 triệu m3; giai đoạn 2 (10 năm tiếp theo) là gần 8 triệu m3. Dự án được cấp phép thực hiện trên tổng diện tích hơn 1.452 ha; tổng mức đầu tư được cấp thực hiện là hơn 101 tỷ đồng.

Các tàu vận chuyển cát, sỏi, đá được nạo vét từ lòng hồ Núi Cốc về bãi tập kết của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi nhánh Công ty Đại Việt, đến ngày 31/12/2023, sau gần 10 năm thực hiện dự án, tổng khối lượng nạo vét đạt hơn 4,936 triệu m3, được thực hiện trên diện tích 375,24 ha. Tương đương mức sản lượng mới chỉ đạt 44,8% và 26,9% tổng diện tích được cấp phép, trong khi đã hết 2/3 thời gian thực hiện của dự án.

Chi nhánh Công ty Đại Việt cũng báo cáo, đến hết năm 2023, trong gần 5 triệu m3 đã nạo vét trên, đơn vị này mới chỉ thu được 367 nghìn m3 cát xây, cát bê tông; hơn 543 nghìn m3 sỏi, cuội và gần 12 nghìn m3 vật liệu san lấp. Riêng sỏi cuội thải loại, bùn từ quá trình tuyển rửa phân loại trực tiếp là hơn 1,2 triệu m3.

Cận cảnh bãi tập kết rộng hàng chục ha của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Trao đổi về tính chính xác và căn cứ của các số liệu trên, ông Trần Văn Lê, Giám đốc Chi nhánh Công ty Đại Việt cho biết, hàng ngày đơn vị này đều tự thống kê sản lượng, hàng tháng đều tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở TN&MT.

Căn cứ về tính xác thực của số liệu trên chính là hợp đồng thuê khoán, biên bản nghiệm thu sản phẩm giữa công ty với các tổ, đội và đơn vị nhận thầu nạo vét, vận chuyển bằng tàu từ lòng hồ về bãi.

Về vấn đề trên, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Sở chỉ có trách nhiệm quản lý mặt nước trong khu vực lòng hồ Núi Cốc, kiểm soát hoạt động nạo vét đúng mốc giới, không vi phạm quy định về an toàn công trình thủy lợi và đê điều.

Sở Nông nghiệp và PTNT không nắm được sản lượng, công suất nạo vét của Chi nhánh Công ty Đại Việt trong dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc. Trách nhiệm này là của của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên”.

Một góc hồ Núi Cốc đục ngầu vì hoạt động nạo vét, vận chuyển và chế biến cát sỏi của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng Quản lý khoáng sản, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên lại cho rằng: “Đơn vị cũng không nắm được công suất, sản lượng khai thác thực tế của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Giấy phép khai thác do Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu, trình UBND tỉnh Thái Nguyên cấp. Sở TN&MT không quản lý dự án trên. Hàng năm, sau khai thác, đơn vị đều dựa vào số liệu báo cáo của doanh nghiệp và số tiền quyết toán của cơ quan thuế để xác định khối lượng đã khai thác để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản”.

Ngày 22/7, PV Báo Giao thông đã đề nghị Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên làm rõ công tác thu, nộp thuế tại dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc trên. Trong đó, nêu rõ căn cứ và phương pháp xác định khối lượng, sản lượng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản tại dự án này.

Lãnh đạo Phòng tuyên truyền, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên cho biết đã nắm được nội dung đề nghị, các đơn vị đang cùng các phòng liên quan kiểm tra, làm rõ để trả lời PV theo quy định.

Nhóm PV Thường trú – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Phương tiện vận chuyển cát sau nạo vét lòng hồ Núi Cốc tại bãi tập kết của Chi nhánh Công ty Đại Việt.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/ai-kiem-soat-khoang-san-tai-du-an-nao-vet-long-ho-nui-coc-thai-nguyen-192240725115028757.htm