• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 11

Cách nào để đô thị có bóng mát cây xanh mà vẫn an toàn?

Cây xanh mang lại bóng mát và cảnh quan đẹp cho đô thị song nguy cơ gãy đổ, bật gốc… của những cây lâu năm cũng rất cao. Làm thế nào để hài hòa giữa việc tạo không gian xanh mát với đảm bảo an toàn?

Hà Nội có hơn 8000 cây cổ thụ già cỗi

Sở Xây dựng Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đánh giá một số chủng loại cây xanh đô thị phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Thông tin từ Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, cây xanh bóng mát trên địa bàn Hà Nội phong phú và đa dạng về chủng loài với 175 loài thuộc 55 họ thực vật.

Qua thống kê sơ bộ, trên địa bàn 12 quận có hơn 8.000 cây cổ thụ (có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây) gồm các loài chủ yếu như: Bàng, Bằng lăng, Chẹo, Đa, Lan, Lát hoa, Lim xẹt (Muồng thẫm), Long não, Muồng đen, Hoa sữa, Sao đen, Sấu, Sưa, Xà cừ, Phượng vĩ.

Một số cây này đã qua tuổi thành thục bước sang tuổi già cỗi, có biểu hiện sinh trưởng kém. Cây bắt đầu bị sâu mục thân, gốc, thối rễ không còn khả năng chống chịu khi gặp mưa bão. Ngoài ra còn có một số loài cây không thuộc chủng loại cây bóng mát trồng đô thị dễ bị gẫy đổ khi gặp mưa gió, quả chín rụng bẩn gây hấp dẫn ruồi, nhặng.

Theo TS.KTS Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư cảnh quan Việt Nam, xét trên cả nước, cây xanh đường phố ở Hà Nội nổi trội hơn nhiều các thành phố khác với nhiều tuyến đường có dải phân cách rộng trồng cỏ và cây xanh… điều đó đã góp phần tạo không nhỏ tạo nên diện mạo của Thủ đô.

Tuy vậy chỉ số về tiêu chuẩn đất cây xanh còn thấp, chưa đạt 50 cây/km. “Với chỉ số này thì khoảng cách cây xanh trung bình đang là hơn 20m, khoảng cách quá xa cho tiêu chuẩn trồng cây đường phố – khoảng cách trồng cây tiểu mộc, trung mộc và đại mộc lần lượt là 4 – 8m, 8 – 12m và 12 – 15m” – TS.KTS Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

Theo chuyên gia, số lượng cây xanh bóng mát tại các đô thị lớn có tuổi đời rất khác nhau, đặc biệt là nhiều cây cổ thụ có tuổi đời lên tới cả trăm năm, nguy cơ đổ nghiêng và mối mọt cao. Trong khi đó, chúng ta chưa có một quy trình khoa học chính tắc về chăm sóc và kiểm tra an toàn định kỳ hàng năm theo đúng chu trình sinh trưởng của cây. Phương thức cập nhật thông tin và triển khai khảo sát cây xanh chủ yếu làm thủ công, chưa bài bản, dẫn đến chất lượng đánh giá tại từng vị trí cụ thể còn khá thấp và không kịp thời.

Cách nào đảm bảo an toàn dưới tán cổ thụ?

PGS.TS Đặng Văn Hà, Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp, cây xanh đô thị cũng như các công trình nhà cửa hay các công trình hạ tầng khác. Khi hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra, cây xanh đô thị bị gãy đổ là điều khó tránh khỏi. Chúng ta phải nhìn nhận một cách tổng thể, với cây xanh đô thị thì phải có biện pháp quản lý tốt từ khâu chọn giống cho đến thiết kế trồng cây trong đô thị như thế nào.

Đặc biệt, đối với cây trồng đường phố. Loại cây này bị tác động bởi yếu tố hạ tầng, yếu tố con người thường xuyên, cho nên cần phải theo dõi một cách chặt chẽ. Cây trồng đô thị ở Hà Nội cũng như các thành phố lớn, nhiều nơi quan tâm đến việc trồng cây nhưng mới chỉ ở đoạn ngọn còn đoạn gốc thì chưa quan tâm. Việc đưa chủng loại cây nào vào trồng trong đô thị, những loại cây nào nên sử dụng trồng ở đường phố, nhiều nơi vẫn rất rất lúng túng. Việc quy hoạch, lựa chọn các loại cây trồng cũng chưa được chú ý nhiều.

Về nguyên tắc, các cây trồng đô thị cần được chăm sóc, cắt tỉa, theo dõi và thay thế dần khi già cỗi. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nghiên cứu nào chi tiết và cụ thể việc cây bao nhiêu tuổi nên được thay thế.

Hiện tại, thành phố Hà Nội vẫn chưa có danh sách chính thức quy định về các loại cây bóng mát trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trong khu đô thị. Điều này đã khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động trồng, thiếu cơ sở cho việc xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác trồng cây đô thị.

Theo quy hoạch, các dải cây xanh trên hè phố, công viên cũng được trồng theo các khoảng đất để mở tự nhiên với bề rộng tối thiểu là 2m, cho phép hạn chế tác động vật lý trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây xanh khi thi công cải tạo tuyến phố.

Độ sâu các hố trồng đủ lớn (tối thiểu sâu 2m) để phù hợp với nhu cầu sinh trưởng và phát triển của từng loại cây, giúp cây sinh trưởng tốt để hạn chế tình trạng chết cành, thối cành, hạn chế tình trạng nghiêng, gãy, đổ gây tai nạn nguy hiểm cho người dân. Trường hợp bắt buộc cắt rễ, di dời, thay thế cây khi thi công phải có ý kiến từ hội đồng chuyên gia của cơ quan quản lý chuyên trách.

Hàng năm đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh phải kiểm tra, khảo sát, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cắt sửa cây xanh đối với cây lệch tán, nặng tán; loại bỏ cành khô, cành sâu mục, cành xòa che khuất biển báo giao thông, đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng; cây ảnh hưởng đến các an toàn khác trên đường; loại bỏ cây sống ký sinh; cắt tỉa hạ ngọn khống chế chiều cao tạo mặt phẳng không gian hài hòa, định hướng phát triển tán đều và đẹp ngoài ra thực hiện các biện pháp chăm sóc khác để đảm bảo sinh trưởng và phát triển ổn định của cây xanh…

Tô Hội – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Cây gãy đổ gây mất an toàn là nỗi lo lắng thường trực vào mùa mưa bão.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/cach-nao-de-do-thi-co-bong-mat-cay-xanh-ma-van-an-toan-169240816082721817.htm

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt: Tìm giải pháp khả thi nhất

Ngày 16/8, tại Hải Phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung.

Đại diện lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân 32 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và miền Trung tham dự Hội thảo. Nhiều nội dung mới, giải pháp khả thi trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được bàn thảo tại sự kiện.

Tìm giải pháp có tính khả thi

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Văn Thức nhấn mạnh, những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề để tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời gian tới.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế – xã hội, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã tạo áp lực lớn tới môi trường khi lượng chất thải rắn nói chung, đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày càng nhiều. Trong khi đó, việc kiểm soát, quản lý loại chất thải này còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe con người.

Hội thảo là dịp để Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ địa phương trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân cũng như đánh giá bước đầu việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương. Đây cũng là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước cũng như các địa phương tìm kiếm những giải pháp cụ thể, sáng tạo và khả thi trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc.

Trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những quy định mới mang tính đột phá trong thay đổi cách thức quản lý, ứng xử với chất thải. Một trong những điểm mới là quy định nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác. Để bảo đảm tính khả thi của cơ chế này, Luật đã quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt với thời hạn áp dụng chậm nhất là ngày 31/12/2024. Theo các đại biểu, chính sách trên được đánh giá là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như việc vận hành trên thực tế.

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển, xử lý sau khi phân loại, Bộ đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; trong đó đã quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển, điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đặc biệt, Bộ đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 2/11/2023. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn Công văn số 5392/BTNMT-KSONMT ngày 12/8/2024 gửi đến các cơ quan, tổ chức bộ thông tin, tài liệu gồm Bộ nhận diện chất thải rắn sinh hoạt; phim hoạt hình hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt và phóng sự về công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội triển khai công tác truyền thông, phổ biến, tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tới từng hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

Những vấn đề từ cơ sở

Thảo luận tại Hội thảo, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Thành Lam cho biết, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tiếp tục gia tăng trên phạm vi cả nước. Năm 2019 tổng lượng chất thải rắn phát sinh là 64.658 tấn/ngày; trong đó đô thị là 35.624 tấn/ngày, nông thôn là 28.394 tấn/ngày. Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn phát sinh là 67.877,34 tấn/ngày; trong đó đô thị là 38.143,05 tấn/ngày, nông thôn là 29.734,30 tấn/ngày.

Về công tác thu gom vận chuyển, năm 2023, phạm vi toàn quốc đạt tỷ lệ 88,34%; trong đó, tại đô thị là 96,60%, nông thôn là 77,69%. Cả nước có 1.548 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; trong đó cơ sở đốt là 340; cơ sở xử lý thành mùn/phân hữu cơ là 30; cơ sở chôn lấp là 1.178.

Theo ông Nguyễn Thành Lam, còn nhiều thách thức trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt như: Chưa triển khai phân loại tại nguồn đồng bộ ở các địa phương; chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi; thiếu thiết bị thu gom vận chuyển đáp ứng yêu cầu; thiếu địa điểm tập kết, trung chuyển đáp ứng quy định dẫn đến tồn đọng kéo dài, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ chôn lấp vẫn là chủ yếu (64%).

Nêu thực tế tại địa phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng Phạm Văn Thuấn cho biết, thành phố phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 1.950 tấn/ngày; trong đó, khu vực đô thị khoảng 1000 tấn/ngày, nông thôn 950 tấn/ngày. Thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2026, tất cả rác thải sinh hoạt được thu gom xử lý hợp vệ sinh, đóng cửa toàn bộ bãi rác mất vệ sinh.

Tuy nhiên, ông Phạm Văn Thuấn thừa nhận, mặc dù được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao, có nhiều mô hình điểm nhưng Hải Phòng vẫn còn lúng túng trong triển khai phân loại rác tại nguồn do còn nhiều bất cập giữa các chính sách và thực tiễn phân loại – thu gom – xử lý tại các địa phương. Cùng với đó, sự quyết tâm, vào cuộc của chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt kết quả chưa bền vững; nhận thức của cộng đồng, người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn hạn chế…

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm ban hành định mức mức kinh tế – kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để làm cơ sở cho các địa phương định giá tối đa áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý; định giá cụ thể đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…

Từ góc độ của hội, đoàn thể, Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Nguyễn Thị Thủy cho rằng, chất thải, rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, hầu hết rác thải chưa được thu gom, xử lý…

Để giải quyết vướng mắc trên, theo đại diện Trung ương Hội Nông dân, cần đẩy mạnh tuyên truyền đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào cuộc sống; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tuyên truyền đến nông dân, mỗi địa phương thành lập tổ, nhóm đội tuyên truyền; tập huấn quy trình thu gom, phân loại xử lý rác thải…

Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ cần có đề án, chương trình và dành kinh phí cho việc thu gom, xử lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư. Đồng thời, để triển khai hiệu quả công tác này, cần có sự vào cuộc của Nhà nước, hệ thống chính trị; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng chính sách, cơ chế thực hiện; sự tham gia của doanh nghiệp trong việc sản xuất, trang bị trang thiết bị xử lý tái chế phù hợp, đáp ứng yêu cầu đảm bảo đủ nguyên liệu để vận hành ổn định cùng sự hưởng ứng của người dân.

Hoàng Vân (TTXVN)

Theo Tin tức TTXVN

Ảnh: Các thùng thu gom chất thải đã phân loại được dán nhãn rõ ràng để người dân dễ nhận biết. Ảnh minh họa: Xuân Dự/TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baotintuc.vn/xa-hoi/phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat-tim-giai-phap-kha-thi-nhat-20240816211534893.htm

Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Sẽ có 2.166 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, tăng 254 cơ sở so với danh mục được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022, chiếm khoảng 30% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia…

Ngày 13 tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật) tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg. Theo đó, có 2.166 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, tăng 254 cơ sở so với danh mục được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022, chiếm khoảng 30% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và được cập nhật 02 năm một lần.

Thực hiện quy định nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg. Theo đó, các lĩnh vực phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm có 1.912 cơ sở, thuộc các ngành: công thương, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường.

Việc cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính; là cơ sở để tăng cường thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải khí nhà kính và xác định mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các cơ sở trong giai đoạn 2026 – 2030, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và hướng tới thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việc ban hành và triển khai thực hiện Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng góp phần thực hiện quy định của Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, nhằm hướng tới kiểm soát ít nhất 85% các nguồn phát thải chính tùy theo điều kiện, năng lực quốc gia.

Trên cơ sở rà soát của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và văn bản của các Bộ liên quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật). Danh mục được Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và 2.166 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

6 LĨNH VỰC PHẢI THỰC HIỆN KIỂM KÊ NHÀ KÍNH 

Lĩnh vực đầu tiên là năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng; Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; Khai thác than; Khai thác dầu và khí tự nhiên.

Lĩnh vực thứ hai là giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải.

Lĩnh vực thứ ba là xây dựng: Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Lĩnh vực thứ tư là các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; Luyện kim; Công nghiệp điện tử; Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác.

Lĩnh vực thứ năm là nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất: Chăn nuôi; Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; Trồng trọt; Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.

Lĩnh vực thứ sáu là chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; Xử lý và xả thải nước thải.

2.166 CƠ SỞ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH PHẢI THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH  

Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024 là 2.166 cơ sở, tăng 254 cơ sở so với danh mục ban hành năm 2022. Theo đó, đã loại ra 297 cơ sở do đã dừng hoạt động hoặc giảm quy mô, công suất hoạt động và cập nhật bổ sung 551 cơ sở mới.

Ngành công thương có 1.805 cơ sở là các nhà máy điện, các cơ sở công nghiệp có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE (tấn dầu quy đổi) trở lên; theo đó đã loại ra 199 cơ sở và cập nhật bổ sung 342 cơ sở mới.

Ngành giao thông vận tải có 75 cơ sở là các công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; theo đó đã loại ra 26 cơ sở và cập nhật bổ sung 31 cơ sở mới.

Ngành xây dựng có 229 cơ sở bao gồm các doanh nghiệp sản xuất xi măng, các tòa nhà thương mại có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; theo đó đã loại ra 37 cơ sở và cập nhật bổ sung 162 cơ sở mới.

Ngành tài nguyên và môi trường có 57 cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên; theo đó đã loại ra 35 cơ sở và cập nhật bổ sung 16 cơ sở mới.

Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính sẽ phải kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo hướng dẫn của Bộ quản lý lĩnh vực (Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường), có trách nhiệm nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

Quyết định quy định trách nhiệm triển khai thực hiện đối với Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ quản lý lĩnh vực có liên quan. Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan đôn đốc các cơ sở phát thải khí nhà kính trên địa bàn thuộc danh mục thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định; cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính trên địa bàn phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý lĩnh vực có liên quan theo quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024. Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục quy định tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg nhưng không thuộc danh mục quy định tại Quyết định này không có nghĩa vụ thực hiện và nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở năm 2025.

Viết Chung/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/2-166-doanh-nghiep-phai-thuc-hien-kiem-ke-giam-phat-thai-khi-nha-kinh.htm

Xem xét thu hồi dự án khu đô thị Đại Ninh khiến loạt lãnh đạo bị kỷ luật

Vi phạm liên quan đến dự án Khu đô thị Đại Ninh khiến hàng loạt cán bộ tỉnh Lâm Đồng và Trung ương bị kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý. Việc thu hồi dự án đang được xem xét.

Rà soát cơ sở pháp lý để thu hồi dự án

Như VietNamNet đã thông tin, ngày 13/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đàng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Tại dự án Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Khu đô thị Đại Ninh), huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư xác định Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm kỳ 2015 – 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm.

Bên cạnh đó, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 cũng có nhiều vi phạm, trong đó có việc chỉ đạo để Thanh tra Chính phủ giải quyết đơn kiến nghị của chủ đầu tư dự án Khu đô thị Đại Ninh trái quy định.

Về cá nhân, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật ông Lê Minh Khái – Phó Thủ tướng Chính phủ; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, vì những vi phạm có liên quan.

Tính đến nay, những vi phạm liên quan đến dự án Khu đô thị Đại Ninh đã khiến cho hàng loạt cán bộ bị khởi tố hoặc kỷ luật.

Thông tin mới nhất, vào tháng 6/2024 vừa qua, Sở Tài chính Lâm Đồng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND tỉnh báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét loại dự án Khu đô thị Đại Ninh khỏi danh sách các công trình trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2020 – 2025.

Bởi theo Sở Tài chính Lâm Đồng, hiện nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang tiến hành điều tra, kiểm tra một số nội dung liên quan đến dự án. Ngoài ra, vào tháng 3/2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành kiểm tra, rà soát và đề xuất hướng xử lý đối với dự án.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định của luật đất đai, luật đầu tư hiện hành về điều kiện và cơ sở pháp lý để thu hồi đất, thu hồi dự án Khu đô thị Đại Ninh theo quy định.

Tiến độ của dự án khiến loạt quan chức vướng lao lý, kỷ luật

Khu đô thị Đại Ninh tọa lạc tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng, do Công ty CP Đầu tư Du lịch Sài Gòn – Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô gần 3.600ha, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 25.000 tỷ đồng.

Công ty Sài Gòn Đại Ninh được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án vào tháng 12/2010. Giai đoạn 1 của dự án quy mô 1.428ha, gồm 1.102ha đất rừng sản xuất và 326ha đất ngoài lâm nghiệp.

Giai đoạn 2012 – 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành hai quyết định điều chỉnh diện tích đất được phép chuyển mục đích sử dụng. Đến nay, 323,8ha đất thuộc giai đoạn 1 của dự án, trong đó có 166,5ha đất ở, được cho phép chuyển mục đích. Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa thống nhất số tiền sử dụng đối với diện tích đất này.

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đang rà soát cơ sở pháp lý để thu hồi dự án. Ảnh: Hoàng Giám

Về tiến độ thực hiện dự án, theo UBND huyện Đức Trọng, tính đến tháng 4/2024, chủ đầu tư Khu đô thị Đại Ninh đã được chấp thuận chủ trương điều chỉnh người đại diện pháp luật vào tháng 1/2022 và chấp thuận chủ trương điều chỉnh tiến độ dự án vào tháng 3/2022.

Chủ đầu tư đã hoàn thành một số thủ tục đất đai như thủ tục thuê đất, thuê rừng và phê duyệt quy hoạch. Quá trình 14 năm triển khai dự án, chủ đầu tư đã vi phạm quy định Luật Đất đai năm 2013, vi phạm trật tự xây dựng và để người dân tái lấn chiếm. Theo giấy chứng nhận đầu tư, hiện dự án đã chậm tiến độ.

Đến nay, chủ đầu tư Khu đô thị Đại Ninh đã xây dựng một số công trình kiến trúc, san gạt đường giao thông và rải đá dăm trên một số tuyến đường tại dự án. Tổng vốn đã đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.

Trước những vi phạm của chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án, tháng 6/2020, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra, yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của dự án Khu đô thị Đại Ninh.

Sau kết luận này, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã kiến nghị xem xét việc thu hồi dự án và Thanh tra Chính phủ đã lập tổ công tác thẩm tra. Đến tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo sửa đổi một số nội dung trong kết luận thanh tra, rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất dự án.

Ngoài ra, dự án Khu đô thị Đại Ninh được xác định có liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Toàn bộ cổ phần của Công ty Sài Gòn Đại Ninh là 1 trong 3 khoản đầu tư của bà Trương Mỹ Lan có dính líu đến ông Nguyễn Cao Trí, người đang thụ lý án tù 8 năm.

Theo dữ liệu cập nhật, vốn điều lệ của Công ty Sài Gòn Đại Ninh hiện là 2.000 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là ông Hoàng Thanh Bách và ông Nguyễn Cao Trí – Tổng giám đốc công ty. Về cơ cấu cổ đông, bà Phan Thị Hoa nắm giữ 88,5% vốn, phần còn lại của 7 cá nhân khác.

Khi mới thành lập, Công ty Sài Gòn Đại Ninh có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, người đại diện pháp luật là bà Phan Thị Hoa (SN 1958) – Chủ tịch HĐQT công ty. Lần đăng ký thay đổi vào tháng 1/2021, người đại diện pháp luật là ông Trí.

Giai đoạn 2020 – 2022, ông Trí đã sử dụng công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Capella và người thân để nhận chuyển nhượng phần lớn vốn điều lệ của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Sau đó, ông Trí thỏa thuận bán 100% vốn của doanh nghiệp này cho bà Trương Mỹ Lan với giá 3.000 tỷ đồng. Bà Lan đã chuyển tiền đặt cọc 20 triệu USD, tương đương 463,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bà Lan đổi ý không mua nữa. Sau đó, ông Trí và bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thống nhất chuyển khoản tiền cọc này thành tiền mua 10% cổ phần của Công ty Văn Lang, một doanh nghiệp khác của ông Trí.

Anh Phương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Một góc dự án Khu đô thị Đại Ninh. Ảnh: Hoàng Giám

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/xem-xet-thu-hoi-du-an-khu-do-thi-dai-ninh-khien-loat-lanh-dao-bi-ky-luat-2311653.html

Nghệ An: Doanh nghiệp ngang nhiên khai thác ngoài phạm vi ranh giới mỏ

Hai doanh nghiệp ở Nghệ An bị phát hiện khai thác đất vượt ra ngoài phạm vi mốc giới được cấp phép mỏ, tổng diện tích vi phạm lên đến hơn 20.000m2.

Ngày 15/8, trao đổi với PV, một lãnh đạo huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) cho biết: Địa phương đã mời Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ về đo đạc lại khối lượng đất đã bị 2 Công ty CP Thiết bị Thiên Hoàng và Công ty TNHH Hoàng Phúc khai thác ngoài ranh giới cho phép.

“Đây là cơ sở để xác định khối lượng đất 2 doanh nghiệp khai thác trái phép. Từ đó, truy thu số tiền mà 2 doanh nghiệp khai thác bất hợp pháp có được, đồng thời làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính”, vị lãnh đạo này nói.

Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Diễn Châu đã kiểm tra 2 mỏ đất ở xã Diễn Lợi được cấp cho 2 Công ty CP Thiết bị Thiên Hoàng và Công ty TNHH Hoàng Phúc thì phát hiện nhiều vi phạm.

Cụ thể, Công ty CP thiết bị Thiên Hoàng (trụ sở đóng tại TX Cửa Lò, Nghệ An) được quy hoạch mỏ đất với diện tích là hơn 22ha, giai đoạn 1 mới cấp phép 15ha, 7ha chưa được cấp phép, trữ lượng mỏ gần 3,4 triệu m3.

Trong khi đó, mỏ đất của Công ty TNHH Hoàng Phúc (trụ sở ở huyện Diễn Châu, Nghệ An) có diện tích khai thác được cấp phép là hơn 10ha, trữ lượng hơn 1,3 triệu m3.

Thời điểm kiểm tra, 2 doanh nghiệp này chưa cung cấp hồ sơ thiết kế mỏ cũng như hồ sơ thiết kế tuyến đường vào mỏ được người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng.

Đồng thời, chưa có các hồ sơ nghiệm thu, nhật ký thi công, hồ sơ quản lý chất lượng các hạng mục, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

Quá trình khai thác đất, Công ty Thiên Hoàng đã làm mất mốc giới hạn ranh giới được phép khai thác trên mỏ đất.

Đặc biệt, cả 2 doanh nghiệp trên đều đang khai thác đất vượt ra ngoài phạm vi mốc giới mỏ được cấp phép.

Mỏ đất của Công ty CP thiết bị Thiên Hoàng khai thác ra ngoài phạm vi mỏ gồm 3 vị trí, diện tích vi phạm khoảng 19.589m2. Còn mỏ của Công ty TNHH Hoàng Phúc khai thác ra ngoài phạm vi mỏ cấp phép 1 vị trí, có diện tích vi phạm 1.454m2.

Ngoài ra, việc vận chuyển đất khai thác của 2 doanh nghiệp này chưa tuân thủ quy định về việc giám sát, quản lý trữ lượng, chưa có trạm cân kiểm tra tải trọng, chưa vệ sinh phương tiện trước khi ra khỏi mỏ.

Một số phương tiện không che đậy trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân xung quanh.

Việc thi công hạ tầng mỏ và đường giao thông kết nối đường N2 vào mỏ chưa đúng quy trình, quy định hiện hành; chưa xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng khai thác mỏ và biện pháp khai thác chưa đảm bảo quy định.

Các tuyến đường bị hư hỏng, mặt đường nứt gãy, lún sụt nền đường, lề đường ở nhiều vị trí. Hệ thống an toàn giao thông chưa đảm bảo, bùn đất trên mặt đường nhiều gây khó khăn đi lại, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống nhân dân hai bên tuyến.

Được biết, năm 2022, hai công ty này cũng bị UBND huyện Diễn Châu xử phạt vi phạm hành chính cùng một hành vi là “chiếm đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn từ ngày 20/7/2022 để sử dụng vào mục đích khai thác khoáng sản tại xã Diễn Lợi”.

Trong đó, diện tích vi phạm của Công ty TNHH Hoàng Phúc là 5.063,5 m2; còn Công ty CP thiết bị Thiên Hoàng vi phạm trên diện tích 9.857,9m2. Số tiền mà mỗi đơn vị bị xử phạt là hơn 100 triệu đồng.

Sỹ Hòa – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Công ty CP thiết bị Thiên Hoàng và Công ty TNHH Hoàng Phúc bị phát hiện khai thác vượt mốc được cấp phép với tổng diện tích lên đến hơn 20.000m2 (Ảnh I.T).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/nghe-an-doanh-nghiep-ngang-nhien-khai-thac-ngoai-pham-vi-ranh-gioi-mo-192240815194608445.htm

Cà Mau: DN kêu cứu vì tài sản bị kê biên bán đấu giá!

(Phapluatmoitruong.vn) – Doanh nghiệp bức xúc vì tài sản không thế chấp nhưng lại bị cưỡng chế kê biên cùng với đối tác hợp tác đầu tư để thi hành án.

Chỉ thế chấp tài sản theo giấy chủ quyền

Thông tin từ bà Trần Thị Nhẫn (ngụ phường 1, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Thiên Phong) cho biết, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận đơn khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại số 304/QĐ-CCTHADS ngày 10/6/2024 của Chi cục trưởng chi cục THADS TP Cà Mau. Hiện đang chờ quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục THADS tỉnh Cà Mau.

Theo hồ sơ, ngày 15/11/2004, UBND tỉnh Cà Mau cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 9501060744 cho ông Tô Thiên Phong và bà Huỳnh Thị Hiên, thể hiện: nhà ở tại địa chỉ số 13A Hùng Vương (khóm 1, phường 7, TP. Cà Mau) có tổng diện tích sử dụng 439,66 m2 (nhà có có 5 tầng + lửng). Còn đất ở gồm thửa số 262, 284, tờ bản đồ số 2, diện tích 118,95 m2.

Liền kề với căn nhà số 13A Hùng Vương còn thửa đất chưa xây dựng (thửa số 284), nên giữa Công ty Thiên Phong và bà Huỳnh Thị Hiên (chủ DNTN Thiên Phong, vợ ông Tô Thiên Phong) có ký hợp đồng hợp tác đầu tư số 198 (ngày 26/5/2007) và số 212 (ngày 15/6/2007). Theo thỏa thuận, Công ty Thiên Phong bỏ tiền ra xây dựng căn nhà 7 tầng trên thửa đất 284 (ngang 2,5 x dài 18,3). Đồng thời cải tạo, xây thêm phần diện tích phía trên căn nhà số 13A Hùng Vương (nhà có 5 tầng + lửng). Cả diện tích xây dựng mới căn nhà 7 tầng và phần cải tạo (diện tích hơn 615 m2) xây dựng xong và làm hồ sơ hoàn công vào tháng 12/2007. Công ty Thiên Phong cũng bỏ tiền mua thang máy lắp đặt, sử dụng cho căn nhà số 13A Hùng Vương. 

Do cần vốn làm ăn, ngày 28/01/2010, bà Huỳnh Thị Hiên ký hợp đồng tín dụng số 1-2010 với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh tỉnh Cà Mau (gọi tắt là Agribank Cà Mau) vay 8 tỷ đồng. Trong số tài sản thế chấp có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 9501060744 do UBND tỉnh Cà Mau cấp ngày 15/11/2004. Quá trình vay, bà Hiên đã thanh toán xong khoản nợ vay của hợp đồng số 1-2010. Sau đó, ngày 24/10/2011, bà Hiên ký tiếp ký hợp đồng tín dụng số 1-2011 với Agribank Cà Mau để vay số tiền 10,5 tỷ đồng. Quá trình vay, bà Hiên không trả nợ theo cam kết nên bị ngân hàng kiện ra tòa.

Theo bản án dân sự sơ thẩm số 05/2018/KDTM-ST, ngày 02/5/2018 của TAND TP Cà Mau và bản án dân sự phúc thẩm số 11/2018/DTM-PT, ngày 19/11/2018 của TAND tỉnh Cà Mau V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng có quyết định; tuyên xử: buộc ông Tô Thiên Phong liên đới cùng với bà Huỳnh Thị Hiên – Chủ DNTN Thiên Phong, thanh toán cho ngân hàng các khoản nợ gốc, tiền lãi trong hạn và quá hạn tính đến ngày 27/4/2018 với tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng.

Ngoài ra, tòa cũng buộc ông Tô Thiên Phong, bà Huỳnh Thị Hiên giao tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tọa lạc tại số 13A đường Hùng Vương thuộc các thửa 262, 284 tờ bản đồ số 2 theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 9501060744 do UBND tỉnh Cà Mau cấp ngày 15/11/2004 để phát mãi theo quy định của luật thi hành án dân sự thu hồi nợ cho ngân hàng.

Căn nhà số 13A Hùng Vương được UBND tỉnh Cà Mau được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ngày 15/11/2004.

Tài sản không thế chấp cũng bị kê biên

Sau khi án sơ thẩm và phúc thẩm có hiệu lực, Chi cục THADS TP Cà Mau ra quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản. Ngày 16/7/2019, chấp hành viên Trần Hữu Lộc tiến hành cưỡng chế, kê biên để thi hành án gồm: quyền sử dụng đất diện tích 118,9 m2; toàn bộ căn nhà số 13A Hùng Vương (nhà 1 trệt, 1 tầng lửng, 5 tầng + sân thượng), tổng diện tích xây dựng theo hiện trạng thực tế 1.055,29 m2.

Cũng tại biên bản cưỡng chế kê biên, các bên Agribank Cà Mau, người phải thi hành án (ông Phong, bà Hiên) và người có quyền lợi liên quan là Công ty Thiên Phong thỏa thuận: thuê Công ty thẩm định giá T.V. thẩm định giá tài sản đã kê biên; phần kiến trúc xây dựng thêm của Công ty Thiên Phong thẩm định riêng, khi bán đấu giá bán chung, bán đấu giá thành trả lại phần đầu tư, xây dựng thêm cho Công ty Thiên Phong. Nhưng sau đó ba bên lại không tìm được tiếng nói chung.

Cho rằng kết quả thẩm định giá tài sản của Công ty Thiên Phong quá thấp, nên ngày 24/9/2019, bà Nhẫn có làm đơn yêu cầu dừng thẩm định giá trị tài sản. Công ty Thiên Phong tự bán, không bán tài sản cùng ngân hàng. Tuy nhiên, yêu cầu này không được Chi cục THADS TP Cà Mau chấp nhận.

Trong văn bản trả lời Công ty Thiên Phong, Chi cục THADS TP Cà Mau cho rằng: Mặc dù thực tế phần kiến trúc có diện tích lớn hơn so với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở số 5901060744 do UBND tỉnh Cà Mau cấp ngày 15/11/2004, nhưng phần kiến trúc phát sinh này được xây dựng trên diện tích đất đã thế chấp, là một khối thống nhất, không thể tách rời được, việc tách rời làm giảm đáng kể giá trị tài sản nên chấp hành viên kê biên xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo thi hành án.

Ngoài ra, ngày 21/4/2020, Chấp hành viên Trần Hữu Lộc có đơn yêu cầu TAND TP Cà Mau giải quyết việc dân sự “xác định giá trị tài sản chung không thể phân chia được để thi hành án”. Tuy nhiên, tại quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số 18/2020/QĐST-DS ngày 31/8/2020, TAND TP Cà Mau cho rằng: Tài sản nêu trên đã được kê biên thi hành án. Yêu cầu này không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 74 Luật thi hành án.

Cũng theo bà Trần Thị Nhẫn, ngày 16/7/2019, Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản (bao gồm tài sản của Công ty Thiên Phong) rồi đến ngày 21/4/2020, mới yêu cầu TAND TP Cà Mau giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Vì vậy, TAND TP Cà Mau từ chối với lý do việc xử lý tài sản đã kê biên thuộc thẩm quyền chấp hành viên. Chính việc chấp hành viên cưỡng chế kê biên, xử lý “tài sản chung” chưa đảm bảo trình tự thời gian tại điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008; sửa đổi bổ sung năm 2014 đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Công ty Thiên Phong. Vì vậy, ngày 30/11/2022, TAND TP Cà Mau có thông báo số 658/TB-TA trả lại đơn kiện của Công ty CP Thiên Phong với lý do: Tòa không giải quyết việc cưỡng chế thi hành án đúng hay sai.

Phiếu nhận đơn của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cà Mau.

Từ những lý do kể trên, bà Trần Thị Nhẫn làm đơn khiếu nại này đến Cục trưởng Cục THADS tỉnh Cà Mau với yêu cầu: Buộc Chi cục trưởng Chi cục THADS TP Cà Mau sửa đổi quyết định số 304/QĐ-CCTHADS ngày 10/6/2024 theo hướng đưa tài sản của Công ty Thiên Phong ra khỏi biên bản cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản ngày 16/7/2019. Bà cũng mong tài sản hợp pháp chính đáng của Công ty Thiên Phong được giải quyết thỏa đáng, để không vướng vào tranh chấp khi bị đưa ra bán đấu giá.

Không chịu trách nhiệm khi bán đấu giá thành công

Theo hồ sơ, lần đầu tiên Chi cục THADS TP Cà Mau thông báo bán đấu giá tài sản ngày 11/11/2021. Theo đó, tại phần hiện trạng thể hiện: công trình đã qua sử dụng (chi tiết theo biên bản kê biên, xử lý tài sản của Chi cục THADS TP. Cà Mau ngày 16/7/2019).

Tuy nhiên, gần đây, khi thông báo bán đấu giá tài sản trên (hiện đã lần thứ 11, bán chưa thành công) thì tại phần hiện trạng, Chi cục THADS TP Cà Mau có thêm thông tin thêm: Tài sản được đấu giá theo phương thức “bán theo hiện trạng thực tế tài sản”. Khách hàng phải tự xác minh về hiện trạng, tình trạng tài sản, các thông tin quy hoạch liên quan đến tài sản và tự chịu trách nhiệm các vấn đề trên khi đăng ký tham gia đấu giá, có sự sai lệch về thông tin tài sản phải báo cho Chi cục và Công ty đấu giá hợp danh Đất Mũi biết trước phiên đấu giá diễn ra 3 ngày làm việc. Sau khi đấu giá viên công bố kết quả đấu giá thành công thì Chi cục và công ty không chịu trách nhiệm mọi khiếu nại về sau.

Luật sư Ngô Đình Chiến, Đoàn luật sư tỉnh Cà Mau nêu quan điểm: Tôi cho rằng khi tài sản được đưa ra bán đấu giá phải công khai, minh bạch, rõ ràng, tránh phát sinh tranh chấp. Vì trong thực tế, khi người đứng ra mua tài sản bán đấu giá mà tài sản “không sạch” dễ vướng vào tranh chấp, kiện tụng, gây thiệt hại cho người trúng đấu giá. Với thông báo và những thông tin về tài sản đưa ra bán đấu giá như vậy thì Chi cục THADS TP Cà Mau đẩy phần rủi ro (nếu có) cho người mua đấu giá.

Cũng theo luật sư Ngô Đình Chiến, nếu có căn cứ xác định hành vi của chấp hành viên làm ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo theo quy định tại khoản 1 Điều 140 luật THADS năm 2008.

Nhóm PV

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Căn nhà số 13A Hùng Vương theo hiện trạng thực tế, đường gạch nối màu đỏ là do Công ty cổ phần Thiên Phong xây dựng theo hợp đồng hợp tác đầu tư.

Thêm một trại lợn gây ô nhiễm môi trường ở Thanh Hóa?

Cho rằng, Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Thạch Tượng và Thạch Lâm, huyện Thạch Thành của Công ty TNHH Dabaco Thanh Hóa gây ô nhiễm môi trường, những ngày qua đông đảo người dân địa phương đã tập trung trước cổng Công ty phản đối.

Theo tìm hiểu của phóng viên VOV, từ ngày từ 10/8 xuất hiện tình trạng người dân xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa tập trung phản đối trang trại lợn vì cho rằng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân.

Anh Trần Quang Hải và anh Lê Tuấn, người dân xã Thạch Quảng cho biết: “Khi có trang trại vào là mùi nồng nặng, không làm ăn được gì, khách vảng lai đến là đi, các cháu đi học về không ngồi ăn cơm được. Kêu đến chính quyền thì cũng chỉ chờ cơ quan cấp trên đến giải quyết”. “Trang trại lợn không biết xả khí gì nhưng thối khắp cả mấy thôn”.

Từ ngày từ 10/8 người dân xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa tập trung phản đối trang trại lợn vì cho rằng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân

Ông Quách Trọng Huần, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Quảng cho biết, thực tế có mùi hôi thối, mặc dù không liên tục nhưng ảnh hưởng đến đời sống người dân. Khu vực ảnh hưởng nhất là khu dân cư Nông Trường và thôn Quảng Trung với hơn 400 hộ dân sinh sống.

“Bà con có phản ánh, về phía huyện đã nhận được thông tin và phản ánh bằng văn bản đến tỉnh. Trong ngày mai (15/8) Sở Tài nguyên Môi trường sẽ đi kiểm tra công ty Dabaco”, ông Quách Trọng Huần nói.

Cũng theo ông Huần, mặc dù trang trại lợn thuộc đất 2 xã là Thạch Tượng và Thạch Lâm, nhưng người dân Thạch Quảng bị ảnh hưởng.

Được biết, dự án Khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao Dabaco Thanh Hóa tại xã Thạch Tượng và xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1069 ngày 27/3/2020.

Dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm chủ đầu tư. Diện tích đất thực hiện dự án khoảng 521.000m2. Công suất thiết kế chăn nuôi khoảng 5.600 con lợn nái/năm. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng trên 654 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, khởi công xây dựng vào tháng 9/2021, ngày 27/10 năm 2022 Công ty đã nhập về hơn 800 lợn giống đầu tiên.

Chiều 14 và ngày 15/8, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại trang trại heo giống và thương phẩm tại xã Thạch Tượng và xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành của Công ty TNHH Dabaco Thanh Hóa để có cơ sở báo cáo tỉnh và trả lời UBND huyện Thạch Thành.

Nguồn tin từ công an địa phương cho biết, mùi hôi thối thường xuyên xảy ra và người dân đã nhiều lần phản đối, ngành chức năng cũng đã nhiều lần lập biên bản ghi nhận sự việc. Nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm. Ngoài trang trại lợn của Công ty TNHH Dabaco, được biết khu vực này còn có 2 trang trại lợn khác đang hoạt động. Chính điều này đã dẫn đến các chủ trang trại đổ thừa cho nhau khi xuất hiện mùi hôi thối.

UBND huyện Thạch Thành đã có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, đề nghị tổ chức đoàn kiểm tra, lấy mẫu, phân tích đánh giá về tình trạng hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại Trang trại chăn nuôi lợn giống và thương phẩm tại xã Thạch Tượng và Thạch Lâm, huyện Thạch Thành của Công ty TNHH Dabaco Thanh Hóa, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý để bảo vệ môi trường và trả lời phản ánh của các hộ dân, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, đảm bảo môi trường sống cho các hộ dân.

Sỹ Đức/VOV1

Theo VOV.VN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/them-mot-trai-lon-gay-o-nhiem-moi-truong-o-thanh-hoa-post1114402.vov

Công ty CP Sara Phú Thọ vận hành không đúng công trình xử lý chất thải

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai và tài nguyên nước đối với công ty CP Sara Phú Thọ.

Theo kết luận, công ty CP Sara Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ cho phép thực hiện dự án xây dựng khu xử lý rác thải y tế bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói tại địa bàn xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh; tổng diện tích gần 20.200m2, và được UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích 20.187,7m2.

Tuy nhiên, khi kiểm tra hiện trường, khu vực lò đốt có sơ đồ quy trình vận hành hệ thống lò đốt, một số thiết bị của hệ thống xử lý khí thải bị xuống cấp; thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính đã xuống cấp; khay chứa than hoạt tính hiện rỗng. Công ty đã lắp đặt một số thiết bị với mục đích bổ sung công đoạn xử lý khí thải của lò đốt, bao gồm hệ thống giải nhiệt khí và tháp hấp thụ, hấp phụ bằng vôi bột và than hoạt tính. Các thiết bị này chưa được kết nối với hệ thống lò đốt.

Bên cạnh đó, đoàn thanh tra phát hiện công ty không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định.

Ngoài ra, công ty CP Sara Phú Thọ không duy trì hoạt động hệ thống định vị vệ tinh (GPS) trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại. Kiểm tra ngẫu nhiên 7 chứng từ của công ty với Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn năm 2023 thì có 1/7 chứng từ nhưng không có trên lộ trình xe. Kiểm tra ngẫu nhiên 15 chứng từ của công ty với Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao năm 2023 thì có 1/15 chứng từ nhưng không có trên lộ trình xe.

Kết quả quan trắc chất lượng mẫu khí thải lấy ngày 19/4/2024 cho thấy, có thông số tổng Dioxin/Furan (các hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học) là 54,085mg/Nm3 vượt 23,5 lần giá trị giới hạn cho phép theo Giấy phép môi trường số 179/GPMT-BTNMT ngày 17/8/2022 với lưu lượng 5.151,6m3/giờ.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 của công ty không đầy đủ thông tin theo quy định; gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn không đúng thời hạn.

Bên cạnh đó, công ty vận hành không đúng công trình xử lý chất thải; cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến việc thanh tra cho đoàn thanh tra.

Về lĩnh vực đất đai, công ty thực hiện dự án chậm 38 tháng so với tiến độ được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận vào năm 2019.

Với những vi phạm nêu trên, ngày 27/5/2024, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký quyết định xử phạt công ty CP Sara Phú Thọ số tiền trên 854 triệu đồng. Đến thời điểm công khai kết luận thanh tra, doanh nghiệp mới nộp phạt 50 triệu đồng.

Yêu cầu công ty CP Sara Phú Thọ phải thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép môi trường đã được cấp, vận hành đúng quy trình xử lý chất thải; thu gom và xử lý triệt để các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi xả ra ngoài môi trường.

Thành Nhân – Báo NB&CL

Theo Nhà báo & Công luận

Ảnh: Với 6 hành vi vi phạm, Công ty CP Sara Phú Thọ bị xử phạt trên 854 triệu đồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.congluan.vn/cong-ty-cp-sara-phu-tho-van-hanh-khong-dung-cong-trinh-xu-ly-chat-thai-post307625.html

Bảng giá đất mới sẽ tác động đến giá bất động sản

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 cho phép các địa phương được áp dụng bảng giá đất cũ đến ngày 31/12/2025.

Sau đó các địa phương sẽ áp dụng bảng giá đất mới từ ngày 1/1/2026. Bảng giá mới sẽ không bị khống chế bởi khung giá đất và buộc xây dựng tiệm cận giá thị trường. Các chuyên gia nhận xét, bảng giá đất mới sẽ tác động đến giá bất động sản.

Theo ông Ngô Gia Hoàng – Giảng viên Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, bảng giá đất được dùng làm căn cứ tính các nguồn thu từ đất đai và các mục đích khác quy định tại khoản 1 Điều 159. Nếu so với quy định tại Luật Đất đai 2013 thì Luật Đất đai 2024 đã bổ sung nhiều trường hợp áp dụng bảng giá đất.

Cụ thể như: tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm; tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân.

Cùng đó là tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng; tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.

Ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc Batdongsan.com khu vực miền Nam nhận xét, chưa từng có tiền lệ luật mới được thông qua mà giá nhà đất giảm. Ngược lại, khung pháp lý mới từ Luật Đất đai 2024 sẽ khiến chi phí triển khai dự án tăng.

Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật Đất đai 2024 là bỏ khung giá đất cũ, thay vào đó, căn cứ trên mục đích, thời hạn sử dụng đất, thông tin đầu vào, các yếu tố khác ảnh hưởng… để xác định giá. Bảng giá đất mới sát với giá thị trường kéo ngân sách liên quan đất đai như chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù thu hồi đất, thuế phí liên quan đến đất đều tăng.

Về cơ bản những người sở hữu đất sẽ có lợi hơn, doanh nghiệp có tài chính mạnh sẽ dễ dàng hơn để giải phóng mặt bằng theo cơ chế thị trường. Nhưng theo đó, chi phí phát triển dự án cũng cao hơn trước, chủ đầu tư vì vậy phải tăng giá thành sản phẩm – ông Tuấn phân tích.

Khảo sát về khung giá đất hiện nay tại một số đô thị lớn cho thấy, tại Hà Nội, từ ngày 18/9/2023, thành phố này triển khai Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định và bảng giá các loại đất. Thời hạn áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024.

Tương tự, hiện Đà Nẵng vẫn đang áp dụng bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 theo Quyết định 09/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Tp. Đà Nẵng cho đến khi có văn bản thay thế.

Trong khi các địa phương vẫn áp dụng bảng giá, cách tính nghĩa vụ tài chính cũ, dư luận đang quan tâm đến việc Tp.Hồ Chí Minh lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất điều chỉnh; trong đó, bảng giá đất điều chỉnh tăng rất cao so với bảng giá đất cũ. Mức tăng nhiều nơi lên từ 10 – 30 lần, cá biệt có nơi tăng 51 lần.

Câu chuyện của Tp. Hồ Chí Minh đang trở thành hiện tượng và gây lo lắng cho người dân, doanh nghiệp tại địa phương này. Thậm chí nhiều người e ngại sẽ “lan” sang các đô thị lớn khác, nhất là ngày sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thì giá đất không hề có dấu hiệu hạ nhiệt dù thanh khoản vẫn còn thấp.

Trước những lo ngại của người dân về dự thảo bảng giá đất mới được Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh đưa ra, Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để có văn bản giải thích luật đối với khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 để các địa phương thống nhất cách hiểu và dễ thực thi.

Bởi theo HoREA, cách hiểu của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh về nội dung của khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là: “Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31-12-2025; trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương”.

Tuy nhiên, theo cách hiểu khác về quy định này của Luật, HoREA cho rằng nội dung của khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 phải hiểu đầy đủ là bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 và cả hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định tại Nghị định 44/2014 và Nghị định 45/2014 của Chính phủ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31-12-2025.

Do đó, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề nghị, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các quy định pháp luật có liên quan được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này hoặc Luật Đất đai số 45/2013/QH13 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Đồng thời, cần giải thích luật để các địa phương thống nhất cách hiểu, dễ thực thi. Đặc biệt, để người dân yên tâm và có thêm thời gian từ nay đến ngày 31/12/2025 để chuẩn bị tài chính và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng).

Bởi trên thực tế, bất kể địa phương nào, khi ban hành khung giá đất mới theo quy định của Luật Đất đai 2024 sẽ phải sát với giá thị trường. Chắc chắn khung giá đất ban hành sẽ cao hơn và tùy từng địa phương, khu vực sẽ cao hơn rất nhiều lần như bảng giá đất đang được Tp. Hồ Chí Minh xây dựng là một ví dụ điển hình.

Với bảng khung giá đất cao như vậy, sẽ có một số trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp. Cụ thể như: đất chưa được cấp sổ hồng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên đất ở; tách thửa chia cho con; người dân có đất trong khu quy hoạch treo…

Các chuyên gia dự báo, nguyên tắc định giá đất theo thị trường có thể khiến giá bất động sản tiếp tục tăng bởi khi đó, mức bồi thường giải phóng mặt bằng không còn thấp như trước đây – giai đoạn tính theo bảng giá đất, mà sát thị trường.

Bởi điều này sẽ kéo theo tổng chi phí đầu tư của dự án tăng lên. Để đảm bảo quyền lợi, chủ đầu tư sẽ phải tăng giá bán sản phẩm tại các dự án. Đất sẽ được giao cho nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao nhất.

Tuy nhiên, khi cơ sở dữ liệu về giá được hoàn thiện, các thông tin mua bán chuyển nhượng được công khai, giúp việc giao, sử dụng đất hiệu quả hơn. Ngoài ra, ngân sách sẽ tăng thu từ thuế thu nhập chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giúp thêm nguồn lực phát triển hạ tầng xã hội.

Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Theo Bnews

Ảnh: Ô đất đấu giá có ký hiệu X7 thuộc xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh đã cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng xã hội, điện nước, cây xanh, chiếu sáng. Ảnh: Mạnh Khánh-TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/bang-gia-dat-moi-se-tac-dong-den-gia-bat-dong-san/343706.html

Dự án gần 5.000 tỷ ở Vĩnh Phúc bị hư hỏng sau mưa lớn

Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng đang trong quá trình hoàn thiện đã xuất hiện nhiều vị trí hư hỏng do mưa lớn.

Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư khoảng 4.815 tỷ đồng (tương đương 220 triệu USD), gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD và nguồn đối ứng của tỉnh Vĩnh Phúc 70 triệu USD.

Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý ODA tỉnh Vĩnh Phúc (thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc). Dự án được thực hiện trên địa bàn 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc: Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Phúc Yên và Vĩnh Yên.

Theo ghi nhận của VietNamNet vào ngày 13/8, nhiều vị trí thuộc dự án có dấu hiệu xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Tình trạng xuống cấp xuất hiện tại các trạm bơm Kim Xá (huyện Tam Dương), Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc) và một số vị trí khác.

Ngày 14/8, một lãnh đạo Ban Quản lý ODA tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận hiện trạng mà VietNamNet phản ánh, đồng thời cho biết, nguyên nhân là do mưa lớn trong thời gian vừa qua. Hiện nay, dự án đang trong quá trình chạy thử nghiệm và chưa bàn giao, nghiệm thu.

“Chủ đầu tư đã yêu cầu các nhà thầu khắc phục triệt để các vị trí hư hỏng trước khi bàn giao công trình”, lãnh đạo Ban Quản lý dự án ODA tỉnh Vĩnh Phúc thông tin.

Kênh dẫn trạm bơm Kim Xá bị hư hỏng.

Một đoạn đi qua kênh dẫn nước Kim Xá.

Nhìn từ trên cao, kênh dẫn nước trạm bơm Kim Xá xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc.

Nhiều vết nứt, bong tróc xuất hiện tại trạm bơm Nguyệt Đức.

Những vết nứt được xử lý chưa triệt để tại trạm bơm Nguyệt Đức.

Một đoạn ngổn ngang đất đá tại kênh dẫn nước trạm bơm Nguyệt Đức.

Nhiều bao tải, đất đá được gia cố dọc 2 bên kênh.

Theo Ban Quản lý Dự án ODA tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên nhân dự án hư hỏng là do mưa lớn.

Các nhà thầu đã cam kết khắc phục triệt để những vị trí hư hỏng trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.

Nhóm PV Tây Bắc – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/du-an-gan-5-000-ty-o-vinh-phuc-bi-hu-hong-sau-mua-lon-2311807.html

Đấu giá đất: Khi ‘cò’ thao túng

Phiên đấu giá đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai (Hà Nội) vừa qua có giá trúng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá rao bán đất trung bình trong quý II/2024 tại địa phương này chỉ khoảng 27 triệu đồng/m2.

Sáng 10/8 vừa qua diễn ra phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội). Sau khi kết thúc, lô đất có giá trúng cao nhất là hơn 100 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường cũng có giá trúng từ 63-80 triệu đồng/m2, cao gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.

Trên thực tế, giá rao bán đất nền tại xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội) đã có xu hướng đi lên trong những năm qua. Theo công cụ Lịch sử giá của nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn, giá rao bán đất trung bình ở địa phương này tăng khoảng 80% trong vòng 4 năm qua, từ mức phổ biến là 15 triệu đồng/m2 năm 2020 lên mức 27 triệu đồng/m2 năm 2024.

Như vậy, so với mặt bằng giá 27 triệu đồng/m2 trong quý II vừa qua, mức giá trúng đấu giá từ 63 – 100 triệu đồng/m2 cho những lô đất tại xã Thanh Cao trong phiên đấu giá ngày 10/8/2024 cao hơn gấp 2,3 đến 3,7 lần.

Nhiều người cho rằng, kết quả của cuộc đấu giá trên cho thấy tiềm năng của đất nền. Tuy nhiên ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn dự báo, từ quý II/ 2025 trở đi, đất nền mới bắt đầu vào xu hướng phục hồi mạnh. Còn các đợt sóng hiện nay chỉ mang tính chất cục bộ tại một số khu vực.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, có 3 yếu tố chính tác động lớn đến thị trường đất nền, bao gồm kinh tế của khu vực (thậm chí vĩ mô hơn là kinh tế đất nước), quy hoạch hạ tầng và dân số cùng sự kết nối với các địa phương khác.

Cũng theo vị chuyên gia, sau giai đoạn thị trường khó khăn, tâm lý chung của người mua và nhà đầu tư bất động sản sẽ thận trọng hơn so với thời điểm trước đó. Chính vì vậy, ông khuyến nghị người mua và nhà đầu tư nên nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và tìm hiểu biến động giá thông qua những nguồn thông tin khách quan.

Nhiều chuyên gia phân tích nguyên nhân giá cao phi thực tế là do đội “cò” làm giá, sau khi ôm đất trước đó đã hét giá để tạo mặt bằng mới nhằm đem bán các khu đất xung quanh đã đầu tư để thu lời.

Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng Luật sư Chính Pháp) cho rằng, trả giá cao trong các phiên đấu giá để thổi giá bất động sản là tình trạng khá phổ biến trong thời gian vừa qua. Không ít trường hợp những người tham gia đấu giá (thường là nhóm các nhà đầu cơ) trả giá cao để tạo ra mặt bằng giá mới rồi sau đó “bỏ cọc”, thoát hàng ra để chốt lời.

Theo ông Cường, trước khi thổi giá một dự án nào đó thì nhóm đầu cơ này đã tích lũy một lượng bất động sản nhất định, họ đẩy giá cao để kiếm lời, sẵn sàng chấp nhận mất tiền cọc từ việc đẩy giá. Bản chất là thao túng thị trường bất động sản ở phạm vi hẹp. “Hành vi thao túng thị trường bất động sản làm nhiễu loạn thị trường, thiệt hại cho nền kinh tế. Khi giá bất động sản bị đẩy lên quá cao dẫn đến bất động sản đó sẽ không được đưa vào khai thác sử dụng mà chỉ để bán trao tay kiếm lời giữa những người buôn đất với nhau” – ông Cường nhận định.

Thời gian tới nhiều huyện ngoại thành ở Hà Nội tiếp tục đấu giá đất. Chẳng hạn ngày 19/8 tới đây, huyện Hoài Đức cũng tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Các thửa đất có diện tích 74-118 m2/thửa, giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2. Mục đích sử dụng đất đấu giá là đất ở tại nông thôn; thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.

Tiếp đó, ngày 29/8 Công ty Đấu giá hợp danh Bảo Phong đấu giá 4 thửa đất tại thôn Trán Voi, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai. Các lô đất là tài sản của Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội. Tài sản đấu giá gồm: quyền sử dụng 624,7m2 đất (trong đó có 300m2 đất ở, 324m2 đất trồng cây lâu năm, sử dụng đến ngày 15/10/2043); thửa đất diện tích 640m2, khởi điểm 6,25 tỷ đồng; quyền sử dụng 324,7m2, khởi điểm của tài sản là hơn 4,9 tỷ đồng; quyền sử dụng 575,6m2, khởi điểm 4,98 tỷ đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có giải pháp triệt để hạn chế tối đa yếu tố lợi ích nhóm, thao túng đấu giá, thao túng thị trường để hình thành mặt bằng giá mới.

Các địa phương cần khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành trong quản lý, sử dụng tài sản công. Về xử lý chuyển tiếp áp dụng Bảng giá đất, Bộ Tài chính cho biết, Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

T.Hằng – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Khu đấu giá đất tại xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai, Hà Nội) xung quanh chủ yếu là đồng ruộng. Ảnh: CTV.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/dau-gia-dat-khi-co-thao-tung-10287995.html

TP.HCM: Nhiều tuyến đường bị chiếm dụng làm nơi đậu xe

(Phapluatmoitruong.vn) – Nhiều tuyến đường trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM bị người dân chiếm dụng làm bãi đậu xe ô tô tự phát, gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Vỉa hè, lòng đường thành bãi đậu xe

Ngày 14/8/2024, có mặt tại khu vực đường Bạch Đằng, Hồng Hà, Trà Khúc, thuộc phường 2, quận Tân Bình, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận, hai bên đường đã bị người dân chiếm dụng làm bãi đậu xe. Thậm chí, có xe đậu nhiều ngày dài, không di chuyển, gây cản trở giao thông. Trong khi đây là địa bàn sinh sống của nhiều hộ dân, lượng phương tiện lưu thông qua lại rất đông, đường phố lại khá hẹp, một số vị trí cua gấp, khuất tầm nhìn…

Tại đường Trà Khúc (đoạn hướng về đường Phổ Quang), hàng chục xe ô tô ngang nhiên đỗ dưới lòng đường nhiều ngày, khiến việc lưu thông của các phương tiện trong giờ cao điểm gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, người dân đỗ xe tại các tuyến phố trên cả ngày lẫn đêm nhưng không thấy lực lượng chức năng nào kiểm tra, nhắc nhở.

Theo đại diện BQT chung cư Sky Center (phường 2, quận Tân Bình), tuyến đường Trà Khúc nối ra đường Phổ Quang đã được chủ đầu tư bàn giao cho Nhà nước từ lâu, tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn ngang nhiên đậu xe dưới lòng đường cả ngày lẫn đêm, gây ách tắc giao thông và mất an ninh trật tự trong khu vực.

“Người dân đã nhiều lần phản ánh đến UBND và công an phường 2, quận Tân Bình nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc giải quyết vụ việc trên”, đại diện BQT chung cư Sky Center cho biết thêm.

Bãi đậu xe chiếm hết ½ đường Trà Khúc tại khu vực chung cư Sky Center.

Một điểm đậu xe dưới lòng đường tại đường Hồng Hà (đoạn trước chung cư Botanica Premier).

Cần xử lý nghiêm vi phạm

Theo ghi nhận của PV, tại đường Bạch Đằng (hướng ra sân bay Tân Sơn Nhất), hai bên đường, đặc biệt phía giáp ranh công viên Gia Định, người dân cũng thường xuyên chiếm dụng lòng lề đường đỗ xe, thậm chí là đỗ nhiều ngày dài không di chuyển, gây cản trở giao thông.

Đáng chú ý, tại khu vực trên, UBND phường 2 có treo biển cảnh báo cấm sử dụng trái phép lòng đường đô thị, để họp chợ, kinh doanh lòng đường ăn uống… Tuy nhiên, biển báo trên dường như không có tác dụng với những người vi phạm. Thậm chí, một căn tin trong khu vực công viên Gia Định còn cho khách đậu xe máy dưới lòng đường để vào ăn uống nơi đây.

Căn tin trong công viên Gia Định cho khách đậu xe dưới lòng đường, bất chấp băng rôn tuyên truyền, cảnh báo vi phạm của UBND phường 2, quận Tân Bình ở gần đó.

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường gây cản trở giao thông có thể sẽ bị phạt tiền. Đồng thời, nếu hành vi vi phạm dẫn đến gây ra tai nạn giao thông thì người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Nếu vi phạm những lỗi trên sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 800.000 đồng.

Để chấn chỉnh tình trạng vi phạm nói trên, lập lại trật tự, kỷ cương đô thị, chúng tôi đề nghị UBND quận Tân Bình và các ngành chức năng TP cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý hạ tầng đô thị. Chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe ô tô, giải tỏa các điểm dừng đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường sai quy định; đề xuất lắp đặt biển báo cấm đỗ xe, áp dụng phạt nguội thông qua hệ thống camera hay việc dán thông báo vi phạm…

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)  

Ảnh: Người dân bất chấp đậu xe dưới lòng đường Bạch Đằng (đoạn công viên Gia Định).

 

TP.HCM: Nhiều căn nhà xây dựng không phép ngang nhiên tồn tại

(Phapluatmoitruong.vn) – Tại quận 7, TP.HCM, nhiều căn nhà xây dựng trái phép trên đất quy hoạch, đất lấn chiếm của người khác trong suốt thời gian dài, nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Mới đây, phản ánh với Môi trường và Đô thị điện tử, ông D.S.L (là chủ sở hữu thửa đất tại đường Huỳnh Tấn Phát, khu phố 2, phường Phú Mỹ, quận 7) cho biết, năm 2017, ông có mua một thửa đất tại địa chỉ trên, với diện tích gần 300 m2, đã được cấp Giấy CNQSDĐ do ông đứng tên quản lý và sử dụng. Trong đó, có đất quy hoạch nằm trong đường dự phóng và hành lang bảo vệ cống.

Tuy nhiên, do chưa có nhu cầu sử dụng khu đất trên, nên ông L vẫn chưa xây dựng công trình nhà ở, tường rào. Bất ngờ, vào năm 2020, tại khu đất trên xuất hiện 5 căn nhà trái phép và mua bán giấy tay cho nhiều người. Ngay sau khi phát hiện, ông L đã có đơn trình báo đến UBND phường Phú Mỹ. Tiếp đó, UBND phường cũng đã lập biên bản vụ việc, ghi nhận hiện trường, nhưng đến nay, các công trình nhà ở vi phạm trên vẫn ngang nhiên tồn tại!

Ông L bức xúc: “Tôi không hiểu vì sao người dân xây dựng công trình nhà ở trái phép trên đất quy hoạch, đất có chủ quyền của người khác mà UBND phường Phú Mỹ không hề hay biết. Phải chăng có sự tiếp tay, bao che của các bộ địa phương nên họ ngang nhiên lộng hành như vậy?”.

Được biết, thời gian qua, trên địa bàn quận 7 đã xảy ra nhiều công trình xây dựng không phép, trái phép và UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt với số tiền hàng trăm triệu đồng. Hồi tháng 4/2024, UBND quận 7 cũng đã có văn bản gửi Sở Tư pháp, Sở TN&MT, Văn phòng Đăng ký đất đai và các văn phòng công chứng trên địa bàn TP phối hợp tạm dừng giải quyết giao dịch 96 công trình vi phạm xây dựng trên địa bàn, giai đoạn 2014-2023. Đây là các công trình vi phạm trật tự xây dựng, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, các chủ công trình vẫn không chấp hành theo quy định.

Vị trí các căn nhà trên nằm trên đất quy hoạch đường dự phóng, đất hành lang bảo vệ cống đã được cấp giấy CNQSDĐ cho ông D.S.L.

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 8/8/2024, PV đã đến liên hệ và đặt nội dung làm việc với UBND phường Phú Mỹ. Tiếp PV, ông Huỳnh Tấn Phương – Phó Chủ tịch UBND phường Phú Mỹ cho biết, chủ tịch và phó chủ tịch phường phụ trách đô thị – xây dựng đi vắng, sẽ tiếp nhận nội dung và có văn bản trả lời sau. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi nào.

Trước tình trạng người dân ngang nhiên xây dựng công trình nhà xây dựng trái phép trên, chúng tôi đề nghị UBND phường Phú Mỹ và UBND quận 7, sớm vào cuộc rà soát, xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng, vi phạm sử dụng đất không đúng quy hoạch, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: 05 căn nhà xây dựng trái phép trên đất quy hoạch, đất lấn chiếm.

Số người chết do sạt lở đất, lũ quét tăng gấp 3 lần

Theo thống kê của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến ngày 13/8, thiên tai đã làm 113 người chết và mất tích ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đây là thiệt hại lớn nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, các tỉnh miền núi phía Bắc là khu vực bị thiệt hại nhiều nhất về người với 80 người chết, mất tích (41 người chết do sạt lở đất, 26 người chết do lũ quét và 13 người chết do lốc, sét).

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại 76 huyện miền núi phía Bắc

Mưa lớn trong mấy ngày qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp tục gây thiệt hại, làm hư hỏng 5 ngôi nhà, hơn 100 héc-ta hoa màu bị ngập úng, gần 1.000 gia súc, gia cầm bị chết và hàng chục điểm giao thông bị sạt lở, ách tắc.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, trong ngày 13/8, ở khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, có nơi mưa to. Riêng khu vực Tây bắc, Việt Bắc mưa vừa, mưa to và dông, một số nơi mưa rất to. Đến sáng nay (14/8), khu vực Bắc bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, cục bộ có nơi trên 150mm (mưa lớn tập trung vào sáng, chiều tối và đêm).

Do vừa qua đã liên tục có mưa lớn kéo dài, đất đã bão hòa nước, nước trên các sông suối đang ở mức cao nên khả năng cao sẽ xuất hiện lũ trên các sông suối, đặc biệt nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, trung du và các vùng sườn dốc, ngập lụt sâu tại các khu vực thấp, trũng, đô thị. Thống kê của Trung tâm khí tượng và Thủy văn quốc gia cho thấy, có 76 huyện của 12 tỉnh miền núi phía Bắc nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt tại các huyện Bắc Mê, Đồng Văn, Hà Giang, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Yên Minh (Hà Giang), Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm (Bắc Kạn), Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng).

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công điện số 78 của Thủ tướng, tiếp tục rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống ngập sâu, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Các địa phương cần tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo “phương châm bốn tại chỗ”, trong đó đặc biệt lưu ý công tác truyền thông, bảo đảm mọi người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được thông tin về nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét. Các địa phương được yêu cầu chủ động huy động phương tiện, lực lượng và các nguồn lực để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai.

Dương Hưng – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Mưa lớn diễn ra liên tục trong những ngày qua khiến nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại các khu vực đồi núi phía Bắc

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/so-nguoi-chet-do-sat-lo-dat-lu-quet-tang-gap-3-lan-post1663503.tpo

Nhiều dự án trọng điểm ở Quảng Nam chậm tiến độ

Huyện Núi Thành hiện có khoảng 95 dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng; trong đó có nhiều dự án trọng điểm, khối lượng công việc khổng lồ trong khi nguồn lực quá hạn chế.

Nhiều dự án trọng điểm ở Quảng Nam chậm tiến độ, phần lớn do giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Hiện tỉnh Quảng Nam đang tổ chức rà soát, kiểm tra từng công trình nhằm tìm giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tỉnh Quảng Nam giao các địa phương làm việc với ban quản lý các dự án để thống nhất và ký cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng; đồng thời, xây dựng, ban hành kế hoạch chi tiết, bố trí nhân lực, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai giải phóng mặt bằng theo tiến độ đã cam kết và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tỉnh Quảng Nam cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm có vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh để xử lý dứt điểm những tồn tại trong giải phóng mặt bằng.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của các dự án. Tuy nhiên, kết quả thực hiện đến nay vẫn còn chậm chưa đáp ứng tiến độ thi công các công trình như: Dự án hoàn thiện đường ven biển 129 (Võ Chí Công)-Thành phần 1 và dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam. Dự án nâng cấp quốc lộ 14E; dự án nạo vét luồng vào cảng Kỳ Hà hay dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai…

Ông Lê Văn Sinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 95 dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng; trong đó có nhiều dự án trọng điểm, khối lượng công việc khổng lồ trong khi nguồn lực quá hạn chế.

Do vậy, việc bàn giao mặt bằng cho các dự án triển khai thi công là một áp lực rất lớn đối với địa phương.

Theo số liệu báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Núi Thành, chỉ tính riêng tại xã Tam Anh Nam, dự án đường trục chính Tam Hòa nối từ quốc lộ 1 đến đường Võ Chí Công và ĐT 613B đoạn qua xã này, địa phương đang hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Nhân dân huyện ban hành thông báo thu hồi đất với 130 thửa, diện tích hơn 40.000m2.

Vướng mắc nảy sinh khi có 14 thửa đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận dồn điền đổi thửa, nhưng thực tế tên chủ sử dụng đất được ghi trên giấy sai hoàn toàn so với hiện trạng.

Cũng tại xã Tam Anh Nam, trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp THACO Chu Lai (451ha) còn khoảng 29,18ha đất nông nghiệp là đất công ích (thường gọi đất 5%).

Ngày 18/3/2024, Ủy ban Nhân dân xã Tam Anh Nam có báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân huyện về kết quả rà soát, tổng hợp số liệu diện tích đất công ích. Theo đó, diện tích đất do Ủy ban Nhân dân xã đứng tên, quản lý chiếm hơn 14%, vượt quá xa so với con số 5% tổng diện tích 3 loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản) được phép quản lý theo quy định.

Ông Trương Văn Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Núi Thành cho hay, trên địa bàn có quá nhiều dự án, mỗi dự án lại có các thửa đất mang hồ sơ kiện tụng khác nhau, nên việc giải quyết sẽ mất nhiều thời gian.

Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Điện Bàn cho biết, việc giải phóng mặt bằng được xem là khâu quan trọng khi triển khai các dự án bất động sản, bởi nó liên quan đến giá đất và thu tiền sử dụng đất.

Hiện nay chính quyền thị xã Điện Bàn đang rà soát lại các dự án chậm tiến độ, vướng mặt bằng và chậm triển khai thi công trên địa bàn thị xã để làm báo cáo gửi cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Chủ trương của thị xã Điện Bàn là rà soát chi tiết từng dự án rồi phân chia các nhóm dự án để có phương án cụ thể. Mục tiêu phải làm sao để có phương án cụ thể về giải phóng mặt bằng, quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch. Nếu cần thiết có thể tính toán đến phương án chỉnh trang, đầu tư thêm hạ tầng thiết yếu. Trong phạm vi của thị xã Điện Bàn thì chủ động thực hiện, nếu vượt thẩm quyền sẽ báo cáo tỉnh.

Mới đây, tại buổi làm việc với chính quyền huyện Núi Thành, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cho rằng, giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm nhất của Núi Thành.

Thường vụ Huyện ủy phải phân công theo dõi từng dự án. Công trình trọng điểm phải có cách làm trọng điểm, điều động, tăng cường cán bộ, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong điều hành. Huyện xây dựng lộ trình công việc phục vụ giải phóng mặt bằng, công khai minh bạch.

Ủy ban Nhân dân tỉnh, các sở, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho Núi Thành, thống nhất cách làm cho các địa phương trong toàn tỉnh phù với quy định.

Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban giao thông và các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp thu, tháo gỡ các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án; đồng thời yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh cần khẩn trương trong việc bố trí vốn và điều tiết. Qua đó, có cách làm linh hoạt hơn về cán bộ, để phục vụ cho đền bù, giải phóng mặt bằng; chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp; đặc biệt là tập trung chỉ đạo ban hành danh mục các mỏ đất vật liệu phục vụ cho các dự án trọng điểm.

Trần Tĩnh/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Khởi công xây dựng Dự án thành phần 1 hoàn thiện đường ven biển Võ Chí Công có chiều dài 26,5km. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/nhieu-du-an-trong-diem-o-quang-nam-cham-tien-do-post970161.vnp

Doanh nghiệp khai thác cát cấp cho cao tốc phớt lờ chỉ đạo?

Chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định nhưng doanh nghiệp vẫn ồ ạt khai thác cát cấp cho dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột dù các cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng.

Ngày 13-8, ông Nguyễn Ngọc Pháp, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, cho biết sẽ tiếp tục lập đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định trong khai thác cát phục vụ dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Công ty Cổ phần 484 được giao khai thác mỏ cát ở huyện Krông Bông với nhiều ưu đãi, với trữ lượng hơn 250.000m3 để phục vụ cho các nhà thầu tại dự án thành phần 2 (dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột).

Ngày 4-5-2024, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản xác nhận khối lượng cho Công ty CP 484 để khai thác cát trên sông Krông Bông. UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu trước khi tiến hành khai thác, doanh nghiệp cũng phải thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về khai thác mỏ theo cơ chế đặc thù.

Sau khi được xác nhận, Công ty CP 484 đã tổ chức khai thác cát ồ ạt trong khi còn nhiều thủ tục pháp lý chưa thực hiện.

Khu vực cấp phép khai thác cát lòng sông hẹp, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở bờ sông

Trước tình trạng này, ngày 25-6, UBND huyện Krông Bông đã lập đoàn kiểm tra và chỉ ra nhiều vi phạm như điểm tập kết cát và phương tiện khai thác cát không đúng với giấy phép, chưa có thiết bị phục vụ cho công tác giám sát khối lượng để tính thuế tài nguyên môi trường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng chưa đăng ký số lượng và gắn logo cho phương tiện vận chuyển cát, xe chở cát có trọng tải lớn nhưng lưu thông trên đường bê-tông giao thông nông thôn nguy cơ làm hư hỏng đường.

Làm việc với đoàn kiểm tra, đại diện Công ty CP 484 đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho phép đơn vị không lắp trạm cân vì khó và tốn kém!…

UBND huyện yêu cầu Công ty CP 484 tạm dừng việc khai thác cát để bổ sung đầy đủ các nội dung còn thiếu, chưa đảm bảo. Tuy nhiên, thời gian qua, doanh nghiệp này không chấp hành chỉ đạo, vẫn ồ ạt khai thác, vận chuyển cát đi bán.

Sau khi UBND huyện Krông Bông lập đoàn kiểm tra, doanh nghiệp vẫn ồ ạt khai thác, vận chuyển cát đi bán

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Pháp cho biết đã nhiều lần yêu cầu Công ty CP 484 thực hiện đúng bản xác nhận của UBND tỉnh Đắk Lắk các quy định về đất đai, khoáng sản. Tuy nhiên, một số nội dung doanh nghiệp không thực hiện, một số nội dung cũng gặp khó khăn, vướng mắc.

Ví dụ, nếu thực hiện đúng quy định của Luật đất đai về việc phải có bãi tập kết cát mới cho khai thác, vận chuyển sẽ chậm tiến độ toàn dự án cao tốc. Do đó, huyện đã báo cáo và chờ UBND tỉnh hướng dẫn.

Đối với đề nghị của doanh nghiệp về việc không lắp trạm cân, đổi phương tiện khai thác cát so với giấy phép đã được phê duyệt cũng vượt thẩm quyền của huyện nên đang chờ tỉnh cho ý kiến.

“Đúng là có một số nội dung doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện, nhưng cũng có những yêu cầu thực hiện được nhưng doanh nghiệp chưa làm. Do đó, UBND huyện sẽ tiếp tục lập đoàn kiểm tra để xử lý” – ông Pháp nói.

Cao Nguyên – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Dù chưa thực hiện các quy định nhưng Công ty CP 484 vẫn ồ ạt khai thác cát cấp cho cao tốc

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/doanh-nghiep-khai-thac-cat-cap-cho-cao-toc-phot-lo-chi-dao-196240813170317943.htm