• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 10

Cà Mau: Xây dựng đô thị Sông Đốc văn minh – sạch đẹp

(Phapluatmoitruong.vn) – Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị huyện Trần Văn Thời đến năm 2035, trong đó hướng Sông Đốc thành một đô thị ven biển hiện đại, xanh – sạch – đẹp!

Khó khăn trong việc bảo vệ môi trường

Theo báo cáo của UBND thị trấn Sông Đốc, hiện tại, trung bình mỗi ngày lượng rác thải thu gom được khoảng 19 tấn, vào những lúc cao điểm sẽ tăng thêm nhưng không nhiều. Phần lớn lượng rác trên chủ yếu được tổ chức thu gom tại những nơi đủ điều kiện. Còn lượng rác trên sông Ông Đốc thì chưa có phương án nào cụ thể và có số lượng khá lớn, lại ngay vị trí cửa biển của đô thị này.

Về hình thức thu gom hiện nay do một Hợp tác xã sử dụng các phương tiện xe gắn máy để thu gom rác thải tại các hộ gia đình, hộ kinh doanh tại mỗi thời điểm tập trung. Lượng rác này tập kết tại một điểm chung của thị trấn để xe đưa về tỉnh xử lý. Song song đó, đối với những khu vực chưa đủ điều kiện thu gom thì hướng dẫn cho người dân dùng phương pháp sử dụng hố đốt rác, hố chôn lấp, thu gom nhựa đổi quà…

Ông Võ Quốc Thống, Bí thư thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Có nhiều nguyên nhân trong việc bảo vệ môi trường, nhưng phần lớn là gặp khó trong các yếu tố khách quan như: Dân cư đông, phân bố rộng rãi do điều kiện nuôi trồng thủy sản; hệ thống giao thông đối nội hiện hữu có quy mô nhỏ; nhiều khu dân cư tự phát, các dự án nhà ở chậm triển khai. Thêm vào đó là nguồn lực cũng như hiệu quả thu gom đôi lúc chưa đáp ứng được với tình hình thực tế”.

Ông Võ Quốc Thống, Bí thư thị trấn Sông Đốc chia sẻ về những khó khăn hiện tại trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

Thu gom rác trên địa bàn thị trấn Sông Đốc.

Xây dựng đô thị xanh – sạch – đẹp

Hiện tại, trên địa bàn thị trấn Sông Đốc có khoảng 10 cơ sở chế biến thủy sản với quy mô lớn, việc đảm bảo để các cơ sở này thực hiện tốt công tác môi trường cũng được địa phương rất quan tâm. Vừa qua, Đảng ủy thị trấn Sông Đốc cũng đã ban hành kế hoạch về tăng cường xây dựng đô thị văn minh, sạch đẹp. Trong đó, tăng cường rà soát các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên từng khóm quản lý và nhắc nhở thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định pháp luật.

Thời gian tới, thị trấn tiếp tục tuyên truyền, vận động để các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản thực hiện tốt các quy định của pháp luật về môi trường, đồng thời kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về vấn đề trên. Hướng tới, phối hợp các cấp, ngành thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, chế biến đang tồn tại ở các khu dân cư khi hình thành khu cụm công nghiệp Sông Đốc mới.

Cán bộ thị trấn Sông Đốc phải là người tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường.

Biển cảnh báo nhằm bảo vệ môi trường tại thị trấn Sông Đốc.

Địa phương sẽ tiếp tục đầu tư mới và nâng cấp hệ thống đường nội ô theo phân cấp, đề xuất với cấp trên những hạng mục chỉnh trang đô thị, khắc phục điểm nóng môi trường. Hướng đến, huy động cả hệ thống chính trị sẽ tăng cường hơn nữa nhiều mô hình hay, hiệu quả với tình hình thực tế để Sông Đốc ngày càng xanh – sạch đẹp” – Ông Võ Quốc Thống nhấn mạnh.

Phạm vi quy hoạch đô thị Sông Đốc bao gồm thị trấn Sông Đốc và các xã Phong Điền, Khánh Hải, với tổng diện tích lập quy hoạch lên đến 4.896 ha. Về dân số hiện có 67.513 người (năm 2023), dự báo sẽ tăng lên 72.068 người vào năm 2025 và đạt 92.250 người vào năm 2035.

Mục tiêu nâng cấp Sông Đốc từ đô thị loại IV lên đô thị loại III vào năm 2030. Đến năm 2025, quy mô đất xây dựng đô thị khu vực nội thị dự kiến là từ 818 – 1.090 ha với mật độ dân số nội thị từ 6.000 – 8.000 người/km². Đến năm 2035, diện tích đất xây dựng nội thị sẽ tăng lên 1.088 – 1.451 ha.

Ngoài ra, quy hoạch cũng bao gồm các khu vực phát triển công nghiệp với diện tích 145,45 ha cho khu công nghiệp Sông Đốc, và các khu chức năng khác như khu du lịch sinh thái, khu dịch vụ hậu cần logistic, và các khu vực nông nghiệp chất lượng cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng được chú trọng, bao gồm hệ thống giao thông, cấp thoát nước, và xử lý chất thải.

 

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Định hướng xây dựng Sông Đốc trở thành đô thị loại III vào năm 2030.

Quảng Ngãi: Dự án Cầu Trà Khúc 3 được tái khởi động

(Phapluatmoitruong.vn) – Sau thời gian tạm “ngủ đông”, dự án cầu Trà Khúc 3 vừa được khởi động trở lại.

Hiện nay, tranh thủ thời tiết nắng, sông cạn, thuận lợi cho thi công, các nhà thầu đã và đang điều động nhiều công nhân, thiết bị chuyên dụng lên công trường, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Trà Khúc 3.

Sáng 20/8, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị điện tử, trên công trường cầu Trà Khúc 3 hiện có nhiều nhân lực và thiết bị chuyên dụng của các nhà thầu đang tập trung thi công nhịp cầu và đường dẫn phía Bắc thuộc huyện Sơn Tịnh. Ngay trên đầu cầu phía Bắc đang có những xe cẩu tải trọng lớn đưa dầm dị ứng lực đến chân công trình. Nhiều xe múc, xe ủi và công nhân cũng đang lao động nhộn nhịp, tích cực…

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi (BQL) cho biết: “Hiện nay, dự án đang vướng về công tác giải phóng mặt bằng, nhất là mặt bằng phía bờ Bắc. Chủ đầu tư đang phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tháo gỡ, đưa 6 hộ dân còn nằm trong quy hoạch dự án ra khu tái định cư và bảo đảm bàn giao 100% mặt bằng cho đơn vị thi công trước tháng 8 này”.

“Mục tiêu trước mắt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình, nhất là các hạng mục công trình dưới nước phải xong trước mùa mưa, bão năm nay. Có như vậy, cầu Trà Khúc 3 mới có thể thông xe vào cuối năm 2024, đồng thời tiến tới nghiệm thu, bàn giao trong quý I/2025 và gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XXI…” – Giám đốc BQL Ngô Văn Dụng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Dụng, về giá trị thực hiện dự án đến nay đã trên 610 tỷ đồng, đạt 87% giá trị hợp đồng; lũy kế kế hoạch vốn bố trí cho dự án hơn 785 tỷ đồng; dự án thuận lợi trong việc bố trí nguồn lực thực hiện, tiến độ và giải ngân bám sát yêu cầu đặt ra.

Như vậy, gần 2 năm kể từ ngày khởi công, đến nay, hình hài công trình cầu Trà Khúc 3 đã hiện rõ giữa lòng sông, những hạng mục quan trọng cuối cùng đang được liên danh nhà thầu tập trung triển khai, hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Nhà thầu thi công đường dẫn dự án cầu Trà Khúc 3.

“Trong tổng số 15 nhịp chính cầu Trà Khúc 3, nhà thầu đã thi công hoàn thành 11/15 nhịp; trong số 3/15 nhịp còn lại cũng đã hoàn thành phần mố và chuẩn bị lao dầm trong tuần đến. Các nhà thầu hiện đang đẩy nhanh thi công bản mặt cầu, thảm bê tông nhựa, khe co giãn và thoát nước mặt cầu, lan can… Nhờ đó, khối lượng thi công công trình vừa qua tăng khá nhanh, đảm bảo tiến độ đề ra, sẽ góp phần đưa dự án cầu Trà Khúc 3 hoàn thành và thông xe đúng tiến độ” – Ông Dụng khẳng định.

Được biết, cầu Trà Khúc 3 bắc qua sông Trà Khúc, nối trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh ở bờ Bắc với huyện Tư Nghĩa ở bờ Nam. Công trình gồm hai hợp phần, cầu và đường dẫn có tổng chiều dài tuyến là 2.553 m, trong đó phần cầu dài 708,5 m và tuyến đường dẫn hai đầu cầu dài 1.844,45 m. Dự án do BQL làm chủ đầu tư và tổ chức thi công trong 30 tháng, với tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 525 tỷ đồng, phần còn lại là ngân sách tỉnh).

Dưới đây là một số hình ảnh do Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận được:

Các thiết bị, máy móc chuyên dụng đang thi công cầu Trà Khúc 3.

Nhà dân trong vùng quy hoạch dự án đang được giải tỏa.

Xe cẩu tải trọng lớn đang thi công lắp dầm cầu.

Những nhịp cầu bờ Nam vừa lao dầm xong.

Xe máy thi công phần móng phía Bắc cầu Trà Khúc 3.

                                                      Tùng Chi

                                    (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Các nhịp cầu ở bờ Nam đã cơ bản hoàn thành.

TP.HCM: Nhiều tuyến đường bị chiếm dụng làm nơi đậu xe (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) – Không chỉ chiếm dụng nhiều tuyến đường làm nơi đậu xe, nhiều chủ phương tiện còn ngang nhiên đậu ô tô dưới lòng đường vào giờ tan tầm, bất chấp biển cấm.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị điện tử, chiều ngày 17/8, tại tuyến đường Bạch Đằng, Trà Khúc (quận Tân Bình, TP.HCM) vẫn xuất hiện nhiều phương tiện ô tô, taxi ngang nhiên đậu dưới lòng đường bất chấp biển cấm dừng, cấm đỗ.

Khoảng 17h30 phút, khi các phương tiện lưu thông qua đường Bạch Đằng bắt đầu tăng cũng là lúc tình trạng giao thông tại đây trở nên ùn tắc, hỗn loạn. Hàng loạt ô tô, xe taxi mang logo Mai Linh vô tư đậu, đỗ xe dưới lòng đường thành hàng dài nối đuôi nhau, bất chấp biển cấm và gây ùn tắc giao thông giờ tan tầm.

Ông N.V.V, một người dân sinh sống tại đường Bạch Đằng, cho biết: “Đoạn đường này gần sân bay Tân Sơn Nhất, thường xuyên có Đội CSGT Tân Sơn Nhất (thuộc phòng CSGT TP.HCM – PV) tuần tra, nhưng không hiểu sao chẳng xử phạt những xe ô tô đậu tại nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ?! ”.

 

Đoàn xe ô tô ngang nhiên đậu dưới lòng đường Yên Thế bất chấp biển cấm

Tại đường Trà Khúc (phường 2, quận Tân Bình), theo quan sát của PV, mặc dù tuyến đường này cũng có đặt biển cấm, tuy nhiên, đoàn xe dài hơn 100 m vẫn ngang nhiên đậu dưới lòng đường. Không chỉ gây khó khăn cho các phương tiện qua lại, việc hàng loạt ô tô chiếm hết một làn đường như vậy tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT và va chạm là điều khó tránh khỏi.

Xe đậu hàng dài trên đường Trà Khúc cả ngày lẫn đêm ngay trước biển cấm dừng cấm đỗ

Đoàn xe ô tô ngang nhiên đậu dưới lòng đường Bạch Đằng bất chấp biển cấm và gây ùn tắc giao thông giờ tan tầm (Ảnh cắt từ clip).

Thiết nghĩ, để xử lý những vi phạm trên, rất cần các biện pháp chế tài mạnh mẽ, cùng sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền địa phương và lực lượng chức năng; tích cực ra quân, tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt vi phạm. Đồng thời, lực lượng CSGT TP.HCM cần có các biện pháp mạnh tay để thiết lập lại trật tự đô thị, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông; đồng thời thường xuyên tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp chiếm dụng lòng đường dừng, đỗ xe trái phép và những cán bộ bao che cho vi phạm (nếu có).

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Bãi đậu xe tại đường Trà Khúc dù có biển cấm dừng đỗ.

Xem thêm tại đây: TP.HCM: Nhiều tuyến đường bị chiếm dụng làm nơi đậu xe 

 

Sự bất bình đẳng trong tác động do biến đổi khí hậu

Nhà phân tích khí hậu Friederike Otto vừa lên tiếng cảnh báo về sự bất bình đẳng trong tác động của nắng nóng cực đoan, cùng với hàng ngàn ca tử vong không được báo cáo tại các quốc gia và cộng đồng nghèo.

Nhiệt độ toàn cầu đang đạt mức cao kỷ lục, với các đợt sóng nhiệt được ví như “kẻ giết người thầm lặng” tấn công những người sống trong các nền kinh tế yếu nhất.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng kêu gọi hành động khẩn cấp, nhấn mạnh rằng nhiệt độ cực đoan không chỉ gây ra tử vong mà còn làm suy yếu các mục tiêu phát triển bền vững. Theo ước tính, mỗi năm có gần nửa triệu người tử vong vì nắng nóng, con số này gấp khoảng 30 lần so với những gì bão nhiệt đới gây ra.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhóm thu nhập thấp phải đối mặt với những thách thức khắc nghiệt mà không có đủ phương tiện bảo vệ. Chính quyền nhiều nước kém phát triển không đủ khả năng thu thập dữ liệu hoặc điều tra các trường hợp tử vong do nhiệt, đặc biệt tại các khu vực xung đột như Afghanistan, Sudan, và Somalia.

Trong những thập kỷ tới, số ca tử vong do căng thẳng nhiệt độ được dự báo sẽ tăng mạnh ở các quốc gia thu nhập thấp. Tuy nhiên, những người tử vong do nhiệt lại không phải là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. 1% người giàu nhất thải ra hơn 2/3 tổng lượng khí thải của thế giới, chỉ riêng lượng khí thải Carbon của họ trong năm 2019 cũng đủ để gây ra cái chết liên quan đến nhiệt độ của 1,3 triệu người.

Để đối phó với tình trạng này, một số quốc gia đã ban hành luật bảo vệ người lao động khỏi nhiệt độ cao. Tuy nhiên, theo chuyên gia Friederike Otto, cần có nhiều hành động toàn cầu hơn nữa để đối phó với cuộc khủng hoảng nắng nóng đang diễn ra và không được bỏ sót bất kỳ trường hợp tử vong nào do nhiệt độ cực đoan.

Lâm Hà

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan làm trầm trọng thêm nghèo đói trên thế giới. Ảnh tham khảo

Lâm Đồng: Phạt 2 đơn vị thi công hồ chứa nước Đông Thanh

UBND huyện Lâm Hà ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hai đơn vị thi công hồ chứa nước Đông Thanh vì hành vi nghiệm thu công trình xây dựng không đúng quy định.

Ngày 19/8, UBND huyện Lâm Hà, Lâm Đồng đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi (trụ sở quận Đống Đa, Hà Nội) và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng Lâm Hà (trụ sở tại huyện Lâm Hà). Hai đơn vị này bị xử phạt vì liên quan đến các vi phạm tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh.

Theo nội dung quyết định, Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi bị phạt hành chính 25 triệu đồng vì báo cáo thẩm tra không chính xác – dự toán tính trùng khối lượng và sai khối lượng so với thiết kế phần cống tiêu nước sườn đồi tại gói thầu số 13 thuộc dự án hồ chứa nước Đông Thanh. Đơn vị này phải lập lại kết quả thẩm tra đối với nội dung dự toán tính trùng khối lượng và sai khối lượng nêu trên.

Còn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Lâm Hà bị phạt 50 triệu đồng vì có hành vi nghiệm thu công việc xây dựng không đúng quy định khi nghiệm thu khối lượng khoan máy là 140m và khối lượng khoan tay chưa phù hợp với khối lượng thực tế trong hồ sơ báo cáo địa chất. Bên cạnh đó, nghiệm thu, thanh quyết toán các hạng mục công trình của đơn vị thi công chưa chặt chẽ dẫn đến nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng thực tế tại gói thầu số 13 dự án hồ chứa nước Đông Thanh.

Dự án hồ chứa nước Đông Thanh hiện đang tạm dừng thi công.

Ngoài việc chấp hành biện pháp phạt tiền, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Lâm Hà còn phải nghiệm thu công việc xây dựng theo đúng quy định.

Dự án hồ chứa nước Đông Thanh do UBND huyện Lâm Hà làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 494 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, cấp nước tưới cho 700 ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho 7.500 hộ dân.

Dự án đang phải tạm dừng thi công do sạt trượt nguy hiểm xảy ra vào tháng 8/2023. Sự cố uy hiếp an toàn công trình cùng một số nhà dân gần đó. Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng và đoàn chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát để lên phương án xử lý.

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng kết luận, dự án này kéo dài từ năm 2002 đến nay vẫn chưa hoàn thành mục tiêu đầu tư. Trong công tác lập, thẩm tra thiết kế, dự toán một số hạng mục có khối lượng đã bị tính sai, tính thừa không đúng quy định hơn 340 triệu đồng. Tổng số tiền nghiệm thu, thanh toán không đúng quy định tại 4 gói thầu của dự án hơn 663 triệu đồng.

Khối lượng đất đắp tại bãi vật liệu số 4 có sự chênh lệch giữa thực tế so với thiết kế, dự toán khoảng 16.000 m3. Do đó, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cần phải kiểm tra để làm rõ trách nhiệm các bên liên quan.

Nguyễn Trung – Báo TT&CS

Theo Tri thức & Cuộc sống

Ảnh: Hồ chứa nước Đông Thanh tại huyện Lâm Hà.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/lam-dong-phat-2-don-vi-thi-cong-ho-chua-nuoc-dong-thanh-2022977.html

Phú Thọ: Công ty xả khí độc ra môi trường bị xử phạt 854 triệu đồng

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai và tài nguyên nước đối với Công ty Cổ phần Sara Phú Thọ. Theo đó, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra một số tồn tại, đồng thời xử phạt công ty này 854 triệu đồng.

Công ty Cổ phần Sara Phú Thọ (Cty Sara) thành lập tháng 9/2019 tại khu 5, xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ngày đầu thành lập, Cty Sara đăng ký 150 tỷ đồng vốn điều lệ, với 3 cổ đông sáng lập là bà Lê Thu Huyền, bà Phạm Thị Oanh và ông Lê Đức Khanh. Trong đó, người đại diện của doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc là Lê Thu Huyền. Ảnh: Ngô Hùng.

Công ty Cổ phần Sara Phú Thọ (Cty Sara) thành lập tháng 9/2019 tại khu 5, xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ngày đầu thành lập, Cty Sara đăng ký 150 tỷ đồng vốn điều lệ, với 3 cổ đông sáng lập là bà Lê Thu Huyền, bà Phạm Thị Oanh và ông Lê Đức Khanh. Trong đó, người đại diện của doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc là Lê Thu Huyền. Ảnh: Ngô Hùng.

Cty Sara được UBND tỉnh Phú Thọ cho phép thực hiện dự án xây dựng khu xử lý tập trung rác thải y tế bằng công nghệ đốt áp suất âm khối tại khu 5, xã Trạm Thản. Dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 1/2021, loại hình xử lý rác thải y tế. Ảnh: Ngô Hùng.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện hàng loạt những tồn tại về môi trường. Ảnh: Ngô Hùng.

Cụ thể, công ty không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; Không duy trì hoạt động hệ thống định vị vệ tinh (GPS) trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại; Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 không đầy đủ thông tin theo quy định, không đúng thời hạn quy định; Việc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải cũng được cơ quan Thanh tra chỉ ra; Cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến việc thanh tra cho Đoàn thanh tra; Xả khí thải có tổng Dioxin/Furan là 54,085 mg/Nm3, vượt 23,5 lần giá trị giới hạn cho phép theo Giấy phép môi trường số 179/GPMT-BTNMT ngày 17/8/2022 với lưu lượng 5.151,6m3/giờ; Về lĩnh vực đất đai, qua thanh tra xác định dự án được thực hiện chậm 38 tháng so với tiến độ được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận… Ảnh: Ngô Hùng.

Với những hành vi vi phạm bị phát hiện, ngày 15/5/2024, Trưởng đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ đến Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý theo thẩm quyền. Sau đó, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 98/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính với Cty Sara với số tiền 854 triệu đồng. Ảnh: Ngô Hùng.

Kết luận thanh tra kiến nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát chặt chẽ hoạt động của Công ty Cổ phần Sara Phú Thọ. Hướng dẫn công ty này thực hiện các thủ tục theo quy định trong quá trình khắc phục tồn tại nêu trên. Ảnh: Ngô Hùng.

Đối với Công ty CP Sara Phú Thọ, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu công ty có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ để được xem xét gia hạn tiến độ sử dụng đất; Chấp hành nghiêm túc Quyết định xử phạt số 98, đ ồng thời ra soát, cải tạo hệ thống xử lý khí thải bảo đảm các thông số khí thải ra môi trường nằm trong giá trị giới hạn cho phép theo Giấy phép môi trường; Trong quá trình hoạt động, yêu cầu công ty thực hiện đúng các nội dung Giấy phép môi trường được cấp, vận hành đúng quy trình xử lý chất thải, thu gom và xử lý triệt để các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc giá trước khi xả ra môi trường; Sau khi hoàn thành các nội dung nêu trên, công ty phải báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ trước ngày 30/9/2024. Ảnh: Ngô Hùng.

Ngô Hùng – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/phu-tho-cong-ty-xa-khi-doc-ra-moi-truong-bi-xu-phat-854-trieu-dong-10288298.html

Vì sao chưa tháo dỡ các trạm thu phí trên QL51?

Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc tháo dỡ trạm thu phí trên QL51 sau khi đã dừng thu phí.

Bộ GTVT cho biết, nội dung này đã từng được Bộ trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 8/2023.

Theo đó, dự án xây dựng mở rộng QL51 đoạn từ Km 0+900 – Km 73+600 theo hình thức hợp đồng BOT chưa có sự thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn để tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của Nghị định số 29/2018 của Chính phủ. Do vậy, việc tháo dỡ tài sản dự án BOT là trạm thu phí trên QL51 chưa thực hiện được.

Bộ GTVT cũng cho biết, tháng 12/2023, Bộ GTVT đã báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xử lý kiến nghị của nhà đầu tư Dự án xây dựng mở rộng QL51 đoạn từ Km 0+900 – Km 73+600 theo hình thức hợp đồng BOT. Sau đó, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục thực hiện việc xử lý kiến nghị của nhà đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ và hợp đồng đã ký kết.

Đến 4/2024, Bộ GTVT có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của Dự án xây dựng mở rộng QL51 đoạn từ Km 0+900 – Km 73+600 theo hình thức hợp đồng BOT.

Trong văn bản phúc đáp, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT và nhà đầu tư xử lý các vướng mắc, tồn tại và hoàn thiện hồ sơ để Bộ Tài chính đủ cơ sở có ý kiến xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản dự án BOT QL51.

Bộ GTVT sau đó đã chỉ đạo Cục Đường bộ VN là cơ quan ký kết hợp đồng và nhà đầu tư tiếp tục giải quyết các nội dung tồn tại đối với dự án BOT QL51 và hoàn tất các thủ tục pháp lý theo quy định.

“Sau khi hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân theo pháp luật về tài sản công, Cục Đường bộ VN khẩn trương tổ chức tháo dỡ, thu hồi tài sản là trạm thu phí theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Bộ GTVT cho biết.

QL51 dài 72 km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuyến đường này do Công ty CP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) quản lý và khai thác từ năm 2013. Trên tuyến quốc lộ này, BVEC đã đặt 3 trạm thu phí BOT gồm T1, T2 và T3.

Vào đầu tháng 1/2023, Cục Đường bộ VN đã có thông báo tạm dừng thu phí dự án BOT QL51 đoạn từ Km 0+900 – Km 73+600 theo hợp đồng BOT đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 7h ngày 13/1 để đàm phán điều chỉnh thời gian thu phí tạo lợi nhuận với nhà đầu tư dự án.

Trần Duy – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Trạm thu phí T1, QL51 (Ảnh internet).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/vi-sao-chua-thao-do-cac-tram-thu-phi-tren-ql51-19224081915404719.htm

TP.HCM: Tràn lan nhà xây dựng trái phép (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) – Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử đăng bài phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP. HCM, UBND xã đã có thông tin phản hồi, tuy nhiên, không đúng với thực tế mà PV ghi nhận.

 Chính quyền nói một đằng…

Ngày 22/7/2024, sau khi Môi trường và Đô thị điện tử đăng tải bài viết về tình trạng xây dựng sai phép, trái phép tại xã Vĩnh Lộc A, ngày 27/7/2024, UBND xã đã mời PV đến trao đổi trực tiếp. Trong cuộc gặp này, ông Phùng Quốc Việt – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A- cho biết, UBND xã đã kiểm tra và phát hiện một số sai phạm liên quan đến việc xây dựng trái phép, không phép trên địa bàn mà báo chí phản ánh. Đồng thời, UBND xã cũng lập biên bản xử phạt hành chính và ra Quyết định cưỡng chế đối với những căn nhà xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật…

“UBND xã sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ với các ấp nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp xây dựng không phép, sai phép, lập hồ sơ xử lý dứt điểm đúng theo quy định… ” – Ông Việt cho biết thêm.

Bên cạnh đó, UBND xã cũng có văn bản (không chính thức) phản hồi Môi trường và Đô thị điện tử với nội dung: “Tại vị trí thuộc một phần thửa 64, tờ bản đồ số 42 (BĐĐC), qua kiểm tra hiện trạng thực tế hiện nay tại vị trí thửa đất nêu trên ghi nhận không có hoạt động công trình đang xây dựng mới, hoặc công trình đang sửa chữa nhà ở.

Tuy nhiên, ngày 25/6/2024, qua công tác tuần tra đa bàn, UBND Vĩnh Lộc A đã phát hiện một công trình xây dựng không có giấy phép theo quy định nên đã lập biên bản hành chính và yêu cầu ngừng xây dựng. Chủ nhân của công trình này là ông Trần Thanh Tùng đã có hành vi vi phạm: “Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.

Đến ngày 28/6/2024, UBND xã Vĩnh Lộc A đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế vào ngày 22/7/2024 (ngày mà bài báo đã đăng (!) – PV), buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, xã đang tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình, xử lý dứt điểm các công trình vi phạm nêu trên trong tháng 8/2024.

Cũng theo văn bản này, UBND xã Vĩnh Lộc A cho rằng một phần thửa 168 không thể hiện vị trí, đánh số thửa trên tờ bản đồ số 35 cũng như không phát hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở tại một phần thửa 4, tờ bản đồ số 35. Đó chỉ là do ảnh hưởng của mưa gió lốc xoáy gây tốc mái, hư tôn sau mưa giông mà thôi.

Ngoài ra, UBND xã Vĩnh Lộc A còn cho rằng: “Tại vị trí thuộc một phần thửa 115, tờ bản đồ số 6, qua kiểm tra hiện trạng thực tế hiện nay không có hoạt động công trình đang xây dựng mới, hoặc công trình đang sửa chữa nhà ở. Tuy nhiên, trước đó qua công tác tuần tra địa bàn ngày 19/4/2023, đã phát hiện một công trình xây dựng không có giấy phép theo quy định. Vì vậy, xã đã lập Biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu ngưng thi công XD công trình đối với ông Nguyễn Văn Út về hành vi “Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.

Sau đó, ngày 18/5/2023, UBND xã Vĩnh Lộc A ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Đến ngày 19/04/2024, UBND xã Vĩnh Lộc A tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm nêu trên.

Đối với vị trí thuộc một phần thửa 154, tờ bản đồ số 42; (BĐĐC), một phần thửa 17 và thửa 158 thuộc tờ bản đồ số 35 qua kiểm tra ghi nhận không có hoạt động XD hay sửa chữa nhà ở.

Vị trí phản ánh công trình XD tại phần thửa 17 tờ bản đồ số 35 thuộc ấp 29, UBND xã Vĩnh Lộc A cũng đã lập biên bản vi phạm hành chính vào ngày 22/7/2024 đối với ông Phạm Văn Út về hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà chưa được cơ quan chức năng cho phép.

Đồng thời, UBND xã tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phối hợp với hệ thống chính trị ấp 27, 29 quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện các trường hợp XD không phép, sai phép, lập hồ sơ xử lý theo quy định nếu có” – (Trích văn bản của UBND xã Vĩnh Lộc A)

Thực tế lại một nẻo!

Như vậy, thông tin mà lãnh đạo UBND xã Vĩnh Lộc A cung cấp có một số vấn đề không đúng với hiện trạng xây dựng đang diễn ra trong thời gian gần đây. Hoặc chỉ cung cấp một phần số liệu mà UBND xã đã xử lý trước đó, không như những gì PV đã tận mắt chứng kiến cho đến khi bài báo được đăng tải.

Cụ thể, trong khi phía UBND xã Vĩnh Lộc A cho rằng không ghi nhận xây dựng mới hay sửa chữa trên các thửa số 4, tờ bản đồ số 35; một phần thửa 115, tờ bản đồ số 6; một phần thửa 154, tờ bản đồ số 42; thửa 158 tờ bản đồ số 35.

Thực tế, thời điểm bài báo đăng tải, PV vẫn ghi nhận tại các thửa nêu trên có các công trình nhà ở đang được xây dựng với hình thức quây tôn xung quanh nhằm che mắt cơ quan chức năng. Dư luận đang rất bức xúc trước những hành vi vi phạm này và đặt câu hỏi: Vì sao chính quyền địa phương lại lên tiếng phủ nhận, lãng tránh sự việc?!

Trong một diễn biến khác, sau khi bài báo đầu tiên được đăng tải,  có người đàn ông tên Nguyễn Nam Hà đã liên hệ với Trưởng VPĐD của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tại TP.HCM để xin gặp trực tiếp PV đã viết bài và khẳng định rằng, căn nhà của ông xây dựng trái phép từ năm 2018 đến nay, vì sao xã không xử lý mà báo chí lại đăng (!), đề nghị tòa soạn cho đăng tất cả các căn bên cạnh cũng xây dựng trái phép mà PV chưa phát hiện được (lời ông Hà).

Hiện trạng bên ngoài ngôi nhà của ông Nguyễn Nam Hà đang xây dựng trái phép tại một phần thửa 115, tờ bản đồ số 6 (BĐĐC).

Hiện trạng bên trong ngôi nhà của ông Nguyễn Nam Hà đang xây dựng trái phép tại một phần thửa 115, tờ bản đồ số 6 (BĐĐC).

Sau nhiều lần bị từ chối và được hướng dẫn lên làm việc với các ngành chức năng của xã theo quy định thì vào lúc 20h46′ ngày 31/7/2024, ông Nguyễn Nam Hà đã dùng số thuê bao 0987561368 của Dịch vụ nhà đất 1368 gọi cho Trưởng VPĐD của Tạp chí với những lời lẽ hết sức gay gắt, yêu cầu phải “xử lý” bài báo. Đồng thời, ông Hà còn ngang nhiên đe dọa hành hung, dẹp cơ quan và đòi “chém chết” Trưởng VPĐD cùng PV trực tiếp thu thập, điều tra và viết bài phản ánh về vụ việc. VPĐD đã lưu file ghi âm về cuộc gọi đe dọa này và báo cáo về Ban biên tập Tòa soạn.

Tìm hiểu, viết bài về các vụ việc theo phản ánh của bạn đọc là trách nhiệm của các cơ quan báo chí. Chúng tôi đề nghị Lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh và Công an huyện khẩn trương vào cuộc, xác minh xử lý vấn đề theo quy định của pháp luật. Đồng thời làm rõ hành vi đe dọa giết người của ông Nguyễn Nam Hà theo Điều 133 Bộ Luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) nhằm nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Phan Hải

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một ngôi nhà được chia làm nhiều căn nhỏ hơn bên trong đang xây dựng tại thửa 158 tờ bản đồ số 35 (BĐĐC) nhưng UBND xã Vĩnh Lộc A đã không phát hiện được.

Xem thêm tại đây: TP.HCM: Tràn lan nhà xây dựng trái phép

 

El Nino gây hạn nặng ở châu Phi, gần 70 triệu người chịu đói

Người dân ở khu vực nam châu Phi đang phải chịu ảnh hưởng của nạn hạn hán do El Nino gây ra, khiến mùa màng trên toàn khu vực bị thiệt hại.

Ngày 17-8, các nguyên thủ từ 16 quốc gia thành viên của tổ chức Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) đã nhóm họp tại thủ đô Harare (Zimbabwe) để thảo luận về các vấn đề khu vực, bao gồm an ninh lương thực, theo hãng tin Reuters.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nạn hạn hán bắt đầu từ đầu năm 2024 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây trồng và vật nuôi, gây thiếu hụt lương thực và gây thiệt hại cho nền kinh tế các nước nói chung.

Hãng tin Reuters đưa tin ông Elias Magosi – Thư ký điều hành SADC, cho biết khoảng 68 triệu người – tương đương 17% dân số ở khu vực nam châu Phi đang cần viện trợ để vượt qua ảnh hưởng của nạn hạn hán này.

Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều năm ở nam châu Phi, xuất phát từ sự kết hợp của hiện tượng El Nino (khi sự ấm lên bất thường của vùng nước ở phía đông Thái Bình Dương dẫn đến thời tiết nóng hơn trên toàn thế giới) với việc nhiệt độ trung bình Trái Đất đang cao hơn do phát thải khí nhà kính.

Một người phụ nữ phục vụ món cháo truyền thống tại một ngôi nhà ở vùng nông thôn tại quận Mudzi (Zimbabwe) ngày 2-7, trong bối cảnh nạn hạn hán do El Nino gây ra đã dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai ở nước này. Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, các quốc gia bao gồm Zimbabwe, Zambia và Malawi đã tuyên bố cuộc khủng hoảng lương thực ở các nước này là tình trạng thảm họa, trong khi Lesotho và Namibia đã kêu gọi hỗ trợ nhân đạo.

Ông Joao Lourenco – Tổng thống Angola và là Chủ tịch SADC đã phát biểu tại hội nghị SADC: “Tôi muốn nhắc lại lời kêu gọi này tới các đối tác trong khu vực và quốc tế để tăng gấp đôi nỗ lực của họ… nhằm giúp đỡ người dân của chúng tôi, những người bị ảnh hưởng bởi El Nino”.

Trọng Tấn – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Hình ảnh cây trồng chết khô do nạn hạn hán ở huyện Butha-Buthe (Lesotho) vào ngày 7-8. Ảnh: AFP

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/el-nino-gay-han-nang-o-chau-phi-gan-70-trieu-nguoi-chiu-doi-post805760.html

Khu đô thị nghìn tỷ trên ‘đất vàng’ ở Thanh Hóa 12 năm chưa xong hạ tầng

Đã 12 năm kể từ khi UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định lựa chọn nhà đầu tư, đến nay dự án Khu đô thị phía đông đại lộ Bắc Nam (TP Thanh Hóa) vẫn ì ạch, chưa xong phần hạ tầng.

Tháng 3/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị phía đông đại lộ Bắc Nam TP Thanh Hóa, thuộc địa giới hành chính các phường Nam Ngạn, Đông Thọ và Hàm Rồng.

Nhà đầu tư là liên danh Công ty TNHH Điện tử tin học viễn thông EITC và Công ty cổ phần Đầu tư Fortune.

Diện tích thực hiện dự án 54ha, tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.

Dự án nằm trên khu “đất vàng” của TP Thanh Hóa, với 3 mặt tiếp giáp với đại lộ Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo và đại lộ Nam sông Mã.

Các hạng mục đầu tư, bao gồm xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình hạ tầng kỹ thuật như: san nền, giao thông, thoát nước, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, cấp nước, điện chiếu sáng, công viên thể dục thể thao, cây xanh,… và các công trình hạ tầng xã hội như nhà văn hóa thanh niên, nhà văn hóa khu phố.

Ngoài ra, dự án còn xây dựng phần thô và hoàn thiện mặt trước của 240 công trình nhà phố thương mại và 2 công trình nhà ở chia lô có quy mô cao 4 tầng và 1 tum; 21 nhà biệt thự, quy mô cao 3 tầng và 1 tum thang.

Qua 3 đợt (năm 2018, 2019, 2020), tỉnh Thanh Hóa đã giao cho nhà đầu tư hơn 53,7ha đất, nhiều lần ký hợp đồng, phụ lục hợp đồng. Ngày 21/10/2021, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên.

Đối với phần diện tích đã giao, theo nội dung phụ lục hợp đồng chủ đầu tư ký với Trung tâm Phát triển quỹ đất Thanh Hóa, thời gian đầu tư các hạng mục công trình tính đến tháng 6/2024.

Thông tin về dự án Khu đô thị phía đông đại lộ Bắc Nam TP Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương

Sau 6 năm được giao đất lần đầu, dự án hầu như chưa triển khai được gì. Ảnh: Lê Dương

Bên trong khu dự án thành nơi chăn thả trâu. Ảnh: Lê Dương

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, chủ đầu tư vẫn đang triển khai ì ạch, đến nay vẫn chưa xong phần hạ tầng của dự án.

Nói về việc chậm trễ, Công ty CP Đầu tư Fortune thừa nhận, đối với phần diện tích đã giao cho nhà đầu tư (hơn 53,7ha, thời gian xây dựng đến tháng 6/2024 theo nội dung phụ lục hợp đồng số 05) là rất khó khăn, vì khối lượng các hạng mục còn lại của dự án rất lớn.

Cũng theo đại diện chủ đầu tư, dự án chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19; hậu đại dịch, giá vật liệu tăng cao, suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản trầm lắng… do đó nhà đầu tư không thể hoàn thành kịp tiến độ dự án theo quy định.

Theo đó, nhà đầu tư đề xuất, đối với phần diện tích đã giao, được gia hạn thời gian xây dựng đến tháng 6/2026. Phần diện tích hơn 1,1ha (đang tiến hành giải phóng mặt bằng) sẽ hoàn thành trong vòng 24 tháng kể từ ngày hoàn thành công tác GPMB.

Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo UBND TP Thanh Hóa cho biết, việc tiến độ thực hiện dự án Khu đô thị phía đông đại lộ Bắc Nam chậm triển khai ảnh hưởng lớn đến tính kết nối giao thông của khu vực, tác động tới cảnh quan xung quanh các dự án liền kề như: Công viên Tưởng niệm giáo viên và học sinh hi sinh tại đê sông Mã, Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, dự án Khu đô thị Eden.

Thành phố đã nhiều lần có văn bản đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất làm việc với nhà đầu tư, đề nghị tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ dự án.

Trong đó, tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật (thảm nhựa, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng,… ) đối với các tuyến đường tiếp giáp để chào mừng các sự kiện lớn của tỉnh và thành phố.

Dự án có 3 mặt tiếp giáp với đại lộ Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo và đại lộ Nam sông Mã. Ảnh: Lê Dương

Dự án chậm tiến độ làm ảnh hưởng tới cảnh quan xung quanh các dự án liền kề. Ảnh: Lê Dương

Lê Dương – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Dự án khu đô thị hơn 1.200 tỷ vẫn chưa xong hạ tầng sau hơn 10 năm lựa chọn được nhà đầu tư. Ảnh: Lê Dương

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/khu-do-thi-nghin-ty-tren-dat-vang-o-thanh-hoa-12-nam-chua-xong-ha-tang-2312596.html

Sắp xử phạt nhưng rác thải sinh hoạt vẫn chưa phân loại đồng bộ

Chỉ còn 5 tháng nữa quy định bắt buộc phân loại rác sẽ có hiệu lực, tuy nhiên đến nay các địa phương vẫn chưa phân loại đồng bộ tại nguồn, trong khi sắp đến thời hạn xử phạt.

Khó khăn trong phân loại rác tại chung cư

Mỗi ngày, Việt Nam phát sinh khoảng hơn 67.000 tấn chất thải sinh hoạt, trong đó chất thải đô thị chiếm 60%. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng thêm 10 – 16%. Tuy nhiên, hơn 85% lượng rác thải đang được xử lý bằng cách chôn lấp, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết vấn đề này, việc phân loại rác tại nguồn, đặc biệt là tại các khu chung cư, đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều gia đình chưa thực sự quen với thói quen phân loại rác, trong khi thiết kế của nhiều tòa chung cư lại không khuyến khích được hành vi này.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, ông Phạm Văn Dũng một cư dân sống tại chung cư ở Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: “Chung cư ở đây có cửa xả rác thẳng đứng, rất tiện cho người dân nhưng để phân loại rác thì tôi nghĩ là rất khó vì tất cả rác thải bỏ chung vào 1 túi để người dân thả xuống”.

Điều này phản ánh rõ nét thực trạng tại nhiều tòa chung cư trên cả nước. Mặc dù một số tòa nhà mới đã được thiết kế với các phòng đổ rác có 2 thùng để cư dân phân loại, nhưng vấn đề lại nằm ở ý thức và nhận thức của người dân.

“Mặc dù chúng tôi đã đầu tư các thùng rác riêng biệt để các bạn phân loại rác thải như rác hữu cơ, rác tái chế và rác thông thường, nhưng hầu hết mọi người vẫn vứt tất cả các loại rác chung vào 1 thùng.

Thực trạng trên không chỉ gây ra nhiều khó khăn trong việc xử lý rác, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo vệ môi trường”, bà Phạm Thị Hân – Chủ chung cư mini tại quận Cầu Giấy bày tỏ.

Sẽ xử phạt nếu người dân không phân loại rác

Theo Nghị định 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực kể từ ngày 25-8-2022, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải và không sử dụng bao bì chứa rác thải theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường quy định chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới phải áp dụng để thực hiện. Như vậy từ ngày 1/1/2025 sẽ bắt đầu tiến hành xử phạt theo quy định trên phạm vi cả nước dù Nghị định 45 đã có hiệu lực từ giữa năm 2022.

Trong bối cảnh đó, Hà Nội đang gấp rút thực hiện các mô hình thí điểm, với kỳ vọng người dân sẽ nhanh chóng hình thành thói quen phân loại rác.

Nhiều mô hình phân loại rác tại nguồn được thí điểm ở các quận trên địa bàn Hà Nội.

Là người dân sinh sống tại quận Hai Bà Trưng, ông Đăng chia sẻ: “Bây giờ mình phải thực hiện thôi, chấp hành theo quy định của Nhà nước về phân loại rác thải tại nguồn. Trước đây, chúng tôi chỉ vứt tất cả các loại rác chung vào một thùng, gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu gom và xử lý. Nhưng giờ thì mọi người đã có ý thức hơn, cố gắng phân loại rác theo hướng dẫn”.

Trên toàn quận Hai Bà Trưng, lượng rác thải phát sinh mỗi ngày khoảng 360 tấn. Trong đó, ước tính lượng rác có thể tái chế là 2%. Để thu được 2% này, mỗi công nhân vệ sinh môi trường khi đi thu gom sẽ có thêm một túi đựng rác tái chế riêng.

Bà Nguyễn Thị Thu – Tổ trưởng Tổ môi trường số 3, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội chia sẻ với Người Đưa Tin rằng: “Trước kia khi người dân chưa phân loại rác, một ca chúng tôi phải thu gom đến 15 xe rác. Thế nhưng từ đầu tháng 6, chúng tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới người dân về phân loại rác tại nguồn. Trên mỗi xe rác, chúng tôi đã trang bị một túi để đựng rác tái chế của người dân đã phân loại”.

Mỗi công nhân vệ sinh môi trường khi đi thu gom sẽ có thêm 1 túi đựng rác tái chế riêng.

Tuy nhiên, với quy mô dân số ước tính khoảng hơn 9 triệu người, việc triển khai phân loại rác tại nguồn tại Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những khó khăn lớn nhất là việc lựa chọn điểm tập kết rác cồng kềnh, do mật độ dân cư đông đúc và hạ tầng kỹ thuật đã ổn định.

Từ chối thu gom rác thải nếu không phân loại

Theo Dự thảo Thông tư mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường, công nhân vệ sinh môi trường sẽ có quyền từ chối thu gom rác thải nếu người dân không phân loại rác đúng quy định.

Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy việc phân loại rác tại nguồn, nhằm giúp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này vào thực tế, các công nhân vệ sinh môi trường cho biết còn gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Hà, công nhân Công ty Urenco, Chi nhánh Ba Đình chia sẻ: “Kiểm tra xem rác đã được phân loại đúng hay chưa là điều khó khăn. Vì chúng tôi chỉ dừng xe trong thời gian ngắn tại các con ngõ nhỏ, chật hẹp, khối lượng rác lại nhiều, nên không thể kiểm tra kỹ từng túi rác”.

Nói về những khó khăn khi có quyền từ chối thu gom rác khi người dân không phân loại, bà Nguyễn Thị Nụ – Công nhân vệ sinh Công ty Urenco chi nhánh Ba Đình cho biết: “Chúng tôi có quyền từ chối không thu gom rác khi người dân không phân loại, vì điều này gây rất nhiều khó khăn cho công việc của chúng tôi.

Khi từ chối, người dân thường phản ứng rất gay gắt, thậm chí còn vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, không đúng nơi quy định”.

Bà Tâm – Người dân sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: “Nếu công nhân từ chối thu gom, chúng tôi sẽ chẳng còn cách nào khác ngoài việc vứt rác ra đường. Nhưng vấn đề là, công nhân cũng không để xe thu gom ở đó”.

Bà Tâm – Người dân sinh sống tại quận Ba Đình.

Dự kiến để thu gom rác phân loại, thì mỗi ngày công ty vệ sinh môi trường sẽ tổ chức đi thu 1 loại rác khác nhau. Nhưng với điều kiện của nhiều nhà dân như tại Hà Nội: chật chội, việc tích trữ rác trong nhà để vứt theo đúng ngày cũng là một thách thức.

Góp ý về khó khăn của người dân, chị Nguyễn Thị Nụ bày tỏ: “Nhà chật không có chỗ để phân loại rác. Hôm nay họ không thể tích được cơm thừa canh cặn, ngày mai họ sẽ vứt bừa bãi. Rác tái chế cũng vậy, nếu nhà chật, họ không thể tích được 2-3 ngày, sẽ vứt lung tung”.

Việc tích trữ rác trong nhà để vứt theo đúng ngày cũng là một thách thức.

Có nhiều nơi cũng lắp camera giám sát và biển thông báo xử phạt với hành vi vứt rác bừa bãi. Nhưng số lượng như vậy không nhiều. Nếu việc phân loại rác thiếu đi sự tuyên truyền, sự đồng hành giám sát và xử phạt của chính quyền các cấp, các hội đoàn thể, mà chỉ một mình lực lượng công nhân vệ sinh môi trường từ chối thu gom thì vẫn không mang lại hiệu quả cao.

Theo lộ trình, chỉ còn 5 tháng nữa quy định bắt buộc phân loại rác sẽ có hiệu lực. Nhưng thực tế, nhiều nơi tại Hà Nội vẫn chưa triển khai các kế hoạch cụ thể về phân loại rác. Một số nơi mới dừng ở mức thí điểm quy mô nhỏ.

Ma Thị Kim Thoa – Tạp chí NĐT

Theo Người Đưa Tin

Ảnh: Thực tế cho thấy, nhiều gia đình chưa thực sự quen với thói quen phân loại rác.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.nguoiduatin.vn/sap-xu-phat-nhung-rac-thai-sinh-hoat-van-chua-phan-loai-dong-bo-204240818115741033.htm

Dở dang dự án nhà ở cho người thu nhập thấp

Liên quan đến ‘Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp ở Quảng Nam: Nhiều sai phạm’ mà Báo Đại Đoàn Kết đã phản ánh, mới đây chủ đầu tư đã có đơn xin gia hạn tiến độ dự án này. Tuy nhiên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam từ chối, bởi dự án đang trong quá trình điều tra, xử lý.

Ngày 18/8, ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Công ty STO đã có công văn đề nghị gia hạn tiến độ và tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng Dự án khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc do Công ty STO làm chủ đầu tư và UBND tỉnh đã có văn bản trả lời về nội dung này.

Văn bản số 5943 của UBND tỉnh Quảng Nam liên quan đến đề nghị của Công ty STO cho rằng, Dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc do Công ty STO làm chủ đầu tư được Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện và ban hành Kết luận thanh tra số 06 ngày 11/4/2023. Chủ tịch UBND tỉnh có Công văn số 2622 ngày 28/4/2023 về việc xử lý Kết luận thanh tra nêu trên.

Theo đó, “Thanh tra tỉnh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc liên quan đến các sai phạm có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của pháp luật và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Trần Chiến Thắng – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty STO sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. “Hiện nay, vụ việc đang trong quá trình điều tra, do đó việc đề nghị gia hạn tiến độ và tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng Dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc của Công ty STO là chưa có cơ sở để xem xét, giải quyết” – văn bản số 5943 của UBND tỉnh Quảng Nam nêu.

Dự án khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp với hơn 3.600 căn hộ, ở Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam do Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư nông nghiệp nông thôn và dịch vụ thể thao du lịch STO (Công ty STO) làm chủ đầu tư, nhiều năm qua chưa hoàn thành.

Dự án này được phê duyệt đầu tư xây dựng năm 2010, chia làm 3 giai đoạn, tổng diện tích hơn 12ha, quy mô đầu tư gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình dịch vụ và hơn 3.600 căn hộ đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Dự kiến thời gian hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 8/2018. Thế nhưng nhiều năm triển khai thi công đến nay vẫn dở dang.

T.Thành – C.Đại – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Dự án Nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) xây dựng dở dang. Ảnh: T.Thành.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daidoanket.vn/do-dang-du-an-nha-o-cho-nguoi-thu-nhap-thap-10288253.html

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 31-2024

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 31-2024.

Về quản lý môi trường

– Những biến thể theo chiều dọc và sự đa dạng môi trường đã thúc đẩy bản giao hưởng của hệ động vật nguyên sinh bám trên bề mặt trong các hệ sinh thái biển.

– Chiến lược hiệu quả xanh xem xét các mối quan hệ tuần hoàn giữa khí thải CO2, bằng sáng chế xanh và trái phiếu xanh.

– Đóng góp nguồn gốc của bụi khí đen trong giai đoạn 2020–2022 tại một địa điểm đô thị ở đồng bằng Indo-Gangetic.

– Tái tưởng tượng chính sách tài nguyên: Tạo sự hợp lực trong việc sử dụng chất thải khai thác mỏ cho các phương pháp xây dựng bền vững.

– Dấu vết nước xám từ cây trồng ở Trung Quốc: Tác động của thuốc trừ sâu lên ô nhiễm nước.

– Các khoản đầu tư vào sản xuất vật liệu nào là cần thiết để đạt được xây dựng phát thải ròng bằng không tại Vương quốc Anh vào năm 2050?

– Sự tiến hóa lâu dài của các hạt bụi carbon trong PM2.5 trong suốt hơn một thập kỷ bùng phát và kiểm soát ô nhiễm không khí ở Trung Quốc trung tâm bị ô nhiễm.

– Ứng dụng mô hình Kano để hiểu các kỳ vọng về sự chuyển đổi bền vững của sinh viên kinh doanh từ các cơ sở giáo dục đại học: Một nghiên cứu xuyên quốc gia.

– Tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai về các chỉ số dân số de facto cho việc chuẩn hóa trong dịch tễ học dựa trên nước thải: Một tổng quan tài liệu có hệ thống.

Về môi trường đô thị

– Tích hợp đánh giá rủi ro vi sinh định lượng và số năm sống điều chỉnh theo khuyết tật để đánh giá tác động của đô thị hóa đối với các rủi ro sức khỏe cho những người giải trí trên sông.

– Sự tiến hóa của các đặc tính lý hóa và rửa trôi của tro bay từ đốt rác thải rắn đô thị ở Trung Quốc theo tiêu chuẩn phát thải cực thấp.

– Mức độ nền tự nhiên, phân bổ nguồn gốc và rủi ro sức khỏe của các nguyên tố có khả năng độc hại trong nước ngầm của khu vực đô thị hóa cao.

– Kiểm soát tiếng ồn mạng lưới đô thị dựa trên tối ưu hóa cấp độ đường, xem xét lợi ích tổng thể của môi trường giao thông.

– Đô thị hóa làm giảm đa dạng sinh học, đơn giản hóa cộng đồng và lọc các loài chim dựa trên các đặc điểm chức năng của chúng trong một thành phố nhiệt đới.

– Hướng tới phát triển bền vững trong các thành phố dựa trên tài nguyên: Đánh giá tác động của công nghệ và đầu tư ngoài vùng đối với chuyển đổi carbon thấp.

– Ra-226 trong vật liệu xây dựng là nguồn gốc của radon trong nhà ở các tòa nhà cao tầng tại các thành phố của Nga.

– Nghiên cứu số về hiệu ứng làm mát của các công viên xanh đô thị đối với môi trường nhiệt trong tương lai tại Đại Liên, Trung Quốc.

– Tác động của sự phát triển đô thị ở Delhi và môi trường ngoại ô của nó đối với sự phơi nhiễm nhiệt đô thị.

Về môi trường khu công nghiệp

– Chuỗi cung ứng xanh cho nguyên liệu thép dưới sự bất định về giá cả và nhu cầu.

– Tác động của việc xây dựng tòa án môi trường đối với chất lượng thông tin môi trường công bố của doanh nghiệp.

– Bảo trì như một công cụ bền vững trong các ngành công nghiệp quy trình có rủi ro cao: Tổng quan và hướng đi trong tương lai.

– Tận dụng các dòng chất thải từ ngành công nghiệp bột giấy và giấy thành năng lượng sinh học và các sản phẩm có giá trị gia tăng: Một cách tiếp cận nhà máy lọc sinh học tích hợp.

– Chiến lược bền vững dựa trên trách nhiệm xã hội của các công ty ngành công nghiệp đồ uống cho chuỗi cung ứng tuần hoàn.

– Ảnh hưởng của chi tiêu bảo vệ môi trường của công ty đến các doanh nghiệp khác.

– Tín hiệu xanh dưới áp lực môi trường: Áp lực từ quy định môi trường của chính quyền địa phương có thúc đẩy việc công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp không?

– Kế hoạch sản xuất bền vững dài hạn cho các mỏ lộ thiên: Một khung tích hợp để tối ưu hóa đồng thời về kinh tế và môi trường.

– Tổng quan hệ thống về các thực hành xanh trong ngành xây dựng Malaysia: Tình trạng, thách thức, động lực chính, hệ thống xếp hạng và sự tiến hóa công nghệ.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Vertical variations and environmental heterogeneity drove the symphony of periphytic protozoan fauna in marine ecosystems

Science of The Total Environment, Volume 932, 1 July 2024, 173115Abstract

Periphytic protozoa are esteemed icons of microbial fauna, renowned for their sensitivity and role as robust bioindicators, pivotal for assessing ecosystem stress and anthropogenic impacts on water quality. Despite their significance, research exploring the community dynamics of protozoan fauna across diverse water columns and depths in shallow waters has been notably lacking. This is the first study that examines the symphony of protozoan fauna in different water columns at varying depths (1, 2, 3.5 and 5 m), in South China Sea. Our findings reveal that vertical changes and environmental heterogeneity plays pivotal role in shaping the protozoan community structure, with distinct preferences observed in spirotrichea and phyllopharyngea classes at specific depths. Briefly, diversity metrics (i.e., both alpha and beta) showed significantly steady patterns at 2 m and 3.5 m depths as well as high homogeneity in most of the indices was observed.

Co-associations between environmental parameters and protozoan communities demonstrated temperature, dissolved oxygen, salinity, and pH, are significant drivers discriminating species richness and evenness across all water columns. Noteworthy variations of the other environmental parameters such as SiO3–Si, PO4−-P, and NO2 ––N at 1 m and NO3 −–N, and NH4+–N, at greater depths, signal the crucial role of nutrient dynamics in shaping the protozoan communities. Moreover, highly sensitive species like Anteholosticha pulchara, Apokeronopsis crassa, and Aspidisca steini in varying environmental conditions among vertical columns may serve as eco- indicators of water quality. Collectively, this study contributes a thorough comprehension of the fine-scale structure and dynamics of protozoan fauna within marine ecosystems, providing insightful perspectives for ecological and water quality assessment in ever-changing marine environments.

2. Green efficiency strategy considering cyclical relationships among CO2 emissions, green patents, and green bonds

Journal of Cleaner Production, Volume 464, 20 July 2024, 142704

Abstract

Globally increasing concerns on climate change have garnered considerable attention toward green investments. Although the effects of green investments have been investigated, their productivity remains largely unexplored. This study proposes an initial discussion of green efficiency based on the cyclical relationship among green investments, technology, and national-level performance. This study applies a three-stage data envelopment analysis to compare green efficiency of 19 countries based on carbon dioxide emissions, green patents, and green-bond issuance data of 12 years starting from 2010 when national green-bond issuance was initiated.

We use a logistic regression to derive policy implications by analyzing major factors affecting green efficiency. The results reveal that no country is efficient across all stages. Overall, the finding reveals which stage each country should focus on to improve green efficiency; suggests benchmarks and green efficiency strategies for inefficient countries; and highlights the appropriate level of research and development (R&D) expenditure and adoption support for solar/wind energy as part of the technology support policy. As the national green efficiency level is derived in stages, our approach contributes to forming green efficiency strategies at the national level in three stages. Moreover, this study presents the policy implications related to R&D expenditures and technology support to address the limited understanding of green efficiency management.

3. Source contribution of black carbon aerosol during 2020–2022 at an urban site in Indo-Gangetic Plain

Science of The Total Environment, Volume 934, 15 July 2024, 173039

Abstract

The extensive emissions of black carbon (BC) from the Indo-Gangetic Plain (IGP) region of India have been well recognized. Particularly, biomass emissions from month-specific crop-residue burning (April, May, October, November) and heating activities (December–February) are considered substantial contributors to BC emissions in the IGP. However, their precise contribution to ambient BC aerosol has not been quantified yet and remains an issue of debate. Therefore, this study aims to fill this gap by quantifying the contribution of these month-specific biomass emissions to ambient BC at an urban site in IGP. This study presents the analysis of BC mass concentrations (MBC) measured for 3 years (2020−2022) in Delhi using an optical photometer i.e., continuous soot monitoring system (COSMOS).

A statistical analysis of monthly mean MBC and factors affecting the MBC (ventilation coefficients, air mass back trajectories, fire counts) is performed to derive month-wise contribution due to background concentration, conventional emission, regional transport, crop-residue burning, and heating activities. The yearly mean MBC (5.3 ± 4.7, 5.6 ± 5.0, and 5.3 ± 3.5 μg m−3 during 2020, 2021, and 2022, respectively) remained relatively consistent with repetitive monthly patterns in each year. The peak concentrations were observed from November to January and low concentrations from June to September. Anthropogenic activities contributed significantly to MBC over Delhi with background concentration contributing only 30 % of observed MBC. The percentage contribution of emissions from crop-residue burning varied from 15 % (May) to 37 % (November), while the contribution from heating activities ranged from 25 % (December) to 39 % (January). This source quantification study highlights the significant impact of month-specific biomass emissions in the IGP and can play a vital role in better management and control of these emissions in the region.

4. Reimagining resources policy: Synergizing mining waste utilization for sustainable construction practices

Journal of Cleaner Production, Volume 464, 20 July 2024, 142795

Abstract

To address the urgent need for sustainability, this paper provides a critical discussion and serves as a pivotal resource for stakeholders in the mining and construction sectors. It advocates repurposing mining waste into concrete aggregate, promoting eco-friendly practices. The paper conducts a thorough review of recent developments, technological innovations, and methodologies to showcase mining waste’s potential as a sustainable construction material. Highlighting more than a decade of research, our analysis reveals significant environmental, economic, and practical benefits, such as reduced ecological footprints through waste minimization and resource conservation, alongside cost-effective material alternatives.

This investigation offers an in-depth look at these advantages and sparks essential discussions about incorporating advanced recycling technologies into conventional construction workflows. Promoting circular economy principles, the study underscores the dual gains: lessening environmental impact and progressing towards resource efficiency. Aiming to alter industry perceptions and practices, the work encourages a shift towards environmental stewardship and innovation. Ultimately, this paper aims not only to disseminate knowledge but also to motivate action. It provides readers with the necessary insights to lead a transition towards more sustainable industry norms, thus establishing a new benchmark for addressing sustainability challenges with creativity and collective effort.

5. Crop grey water footprints in China: The impact of pesticides on water pollution

Science of The Total Environment, Volume 935, 20 July 2024, 173464

Abstract

Agricultural water pollution is a significant challenge in China, a rapidly growing economy with a large agricultural sector. The grey water footprint (WF) is a tool for evaluating freshwater pollution. It expresses pollution in volumetric units identifying the pollutant that theoretically needs most water to be diluted to accepted water quality standards. Previous agricultural grey WF studies focused on nitrogen (N) and phosphorus (P), some studies included pesticides. This study assesses grey WFs based on N, P and 1513 pesticide combinations for twelve main crops and two crop categories in 31 Chinese provinces. Grey WFs, including the pesticide component, are far larger than estimated before, dominating total agricultural WFs (green, blue, and grey). The total grey WF of Chinese agriculture (4,900 109 m3 year−1) is determined by pesticides, while grey WFs related to N and P are 450 and 1,500 109 m3 year−1, differences of a factor of eleven and three respectively. The provinces Heilongjiang, Inner Mongolia, Hebei, Henan, and Shandong are hotspots contributing 37 % to the total grey WF.

A limited number of pesticides used for maize, vegetables, fruits and potato (Mancozeb a fungicide, Acetochlor a herbicide and Cypermethrin an insecticide) dominate total grey WFs, contributing 80 % to the total grey WF. Eliminating the most polluting pesticides per category and redistributing the remaining ones with a similar function but lower grey WFs reduces national water pollution from agriculture by 64 %. Only five crops, i.e. maize, potato, soybean, rice and wheat, and the two crop categories, vegetables and fruits, contribute 94 % to this reduction. Probably grey WFs could reduce even further with a second elimination and redistribution effort. This study is the first national grey WF assessment related to pesticides in agriculture. It offers valuable insights to farmers and policymakers to enhance water quality in China and beyond.

6. What investments in material production are needed to achieve net-zero construction in the UK by 2050?

Journal of Cleaner Production, Volume 464, 20 July 2024, 142709

Abstract

Meeting the goal of reaching zero emissions by 2050 requires profound changes in the production of bulk materials, cement and concrete. For construction sector, this transition is also dependent on the evolution of demand, stemming from changes in the population structure and practice in structural design. Many timelines have been produced suggesting pathways to zero emissions, but none have looked at the required investment level, or the feasibility of transition looking at the level of single plants being shut, transformed or built within a single country. In this paper, we have looked at transition pathways in the United Kingdom as a function of the available funding and the possible emergence of transformative technologies. We find that trade is a necessary component of the transition, allowing for continued construction while the production apparatus is upgraded. Our results further suggest that the current level of investment is consistent with today’s carbon price but falls short of what is necessary to achieve net zero by 2050. Finally we find that pathways assuming that CCS will be available at scale are particularly susceptible to overshoot their emissions target if the technological deployment fails to materialise. This is because they combine heavy investments, immature technology and concentrated risk.

7. Long-term evolution of carbonaceous aerosols in PM2.5 during over a decade of atmospheric pollution outbreaks and control in polluted central China

Science of The Total Environment, Volume 935, 20 July 2024, 173089

Abstract

Against the backdrop of an uncertain evolution of carbonaceous aerosols in polluted areas over the long term amid air pollution control measures, this 11-year study (2011–2021) investigated fine particulate matter (PM2.5) and carbonaceous components in polluted central China. Organic carbon (OC) and elemental carbon (EC) averaged 16.5 and 3.4 μg/m3, constituting 16 and 3 % of PM2.5 mass. Carbonaceous aerosols dominated PM2.5 (35 and 27 %) during periods of excellent and good air quality, while polluted days witnessed other components as dominants, with a significant decrease in primary organic aerosols and increased secondary pollution. From 2011 to 2021, OC and EC decreased by 53 and 76 %, displaying a high-value oscillation phase (2011–2015) and a low-value fluctuation phase (post-2016). A substantial reduction in high OC and EC concentrations in 2016 marked a milestone in significant air quality improvement attributed to effective control measures, especially targeting OC and EC, evident from their decreased proportion in PM2.5.

Primary OC (POC) in winter exhibited the most pronounced reduction (8 % per year), and the seasonal disparities in PM2.5 and carbonaceous components were reduced, showcasing the effectiveness of control measures. Contrary to the more pronounced reduction of EC, which decreased in proportion to PM2.5, secondary OC (SOC) in PM2.5 exhibited an increasing trend. Along with rising OC/EC, SOC/OC, and SOC/EC ratios, this indicates a growing prominence of secondary pollution compared to the decrease in primary pollution. SOC shows an increasing trend with NO2 rise (r = 0.53), without O3 promoting SOC. Positive correlations of SOC with SO2, CO (r = 0.41, 0.59), also highlight their influence on atmospheric conditions, oxidative capacity, and chemical reactions, indirectly impacting SOC formation. The implementation of precise precursor emission reduction measures holds the key to future efforts in mitigating SOC pollution and reducing PM2.5 concentrations, thereby contributing to improved air quality.

8. Application of the Kano model for insights into business students’ sustainability transformation expectations from higher educational institutions: A cross-country study

Journal of Cleaner Production, Volume 464, 20 July 2024, 142748

Abstract

While previous research focused on investigating students’ perceptions, few studies have analyzed students’ future-oriented normative sustainability expectations from their Higher Educational Institutions (HEIs) in various cultural contexts. The goal of this study is to (1) identify business students’ sustainability transformation expectations from their HEIs, (2) uncover potential differences in expectations across cultural environments, and (3) explain how students’ sustainability expectations impact their behaviors towards HEIs. A mixed qualitative-quantitative research design using a semi-standardized questionnaire based on a sample of 239 business students from the USA and Germany was applied. Sustainability topics at HEIs are derived both from a literature review and through interviews and were categorized using content analysis.

Data for the study was collected from business students in Bachelor programs at two state universities in the USA and one public university in Germany and the Kano analysis was utilized to examine students’ sustainability expectations. Our analysis uncovered 19 distinct topic areas of sustainability at HEIs. Across both countries, students considered the integration of sustainability in production and consumption, as well as gender equality and inclusion, as basic requirements for future sustainability transformations. Other attributes were evaluated as indifferent. Students from the USA considered staff and faculty development opportunities or institutional support as performance attributes, while students from Germany evaluated them as indifferent. Country variations in students’ expectations of key sustainability attributes from their HEIs are significantly influenced by their level of involvement in sustainability. Finally, students’ expectations significantly impact their behavioral intentions. We provide managerial implications suggesting a tailored focus on sustainability attributes based on Kano categories and the country context. Furthermore, we highlight the need for further research, including replication studies in diverse cultural settings using longitudinal study designs.

9. Current state and future perspectives on de facto population markers for normalization in wastewater-based epidemiology: A systematic literature review

Science of The Total Environment, Volume 935, 20 July 2024, 173223

Abstract

Wastewater-based epidemiology (WBE) and wastewater surveillance have become a valuable complementary data source to collect information on community-wide exposure through the measurement of human biomarkers in influent wastewater (IWW). In WBE, normalization of data with the de facto population that corresponds to a wastewater sample is crucial for a correct interpretation of spatio-temporal trends in exposure and consumption patterns. However, knowledge gaps remain in identifying and validating suitable de facto population biomarkers (PBs) for refinement of WBE back-estimations.

WBE studies that apply de facto PBs (including hydrochemical parameters, utility consumption data sources, endo- and exogenous chemicals, biological biomarkers and signalling records) for relative trend analysis and absolute population size estimation were systematically reviewed from three databases (PubMed, Web of Science, SCOPUS) according to the PRISMA guidelines. We included in this review 81 publications that accounted for daily variations in population sizes by applying de facto population normalization.

To date, a wide range of PBs have been proposed for de facto population normalization, complicating the comparability of normalized measurements across WBE studies. Additionally, the validation of potential PBs is complicated by the absence of an ideal external validator, magnifying the overall uncertainty for population normalization in WBE. Therefore, this review proposes a conceptual tier-based cross-validation approach for identifying and validating de facto PBs to guide their integration for i) relative trend analysis, and ii) absolute population size estimation. Furthermore, this review also provides a detailed evaluation of the uncertainty observed when comparing different de jure and de facto population estimation approaches. This study shows that their percentual differences can range up to ±200 %, with some exceptions showing even larger variations.

This review underscores the need for collaboration among WBE researchers to further streamline the application of de facto population normalization and to evaluate the robustness of different PBs in different socio-demographic communities.

10. How does local context matter? Assessing the heterogeneous impact of electric vehicle incentive policies in China

Journal of Cleaner Production,Volume 464, 20 July 2024, 142770

Abstract

This study reassesses the effectiveness of electric vehicle (EV) incentive policies in China and explores potential disparities in policy impact across different local contexts. Initially, employing panel data analysis, it evaluates policy effectiveness using data from 80 Chinese pilot cities spanning 2010 to 2022. Subsequently, cities are stratified based on varying income levels, traffic conditions, population density, and administrative hierarchy to facilitate an in-depth examination of the heterogeneous impacts of EV policies.

Additionally, the Difference-in-Differences (DID) estimation method is employed to scrutinize the dynamic effects of these policies over time, enhancing the credibility of the panel model results. The findings reveal that purchase subsidies, parking benefits, driving privileges, and charging infrastructure have significant positive impacts on EV market share. Specifically, financial incentives are more effective in low-income, low-traffic, low-density cities, as well as in provincial capital cities while driving privileges are more suitable for high-income, high-traffic, and high-density areas. This study also finds that usage-phase policies increasingly drive EV adoption over time, offsetting the negative impact of subsidy reductions. The results of this study hold substantial implications for policymakers, providing insights to design context-based EV policies tailored to specific local conditions.

11. Evaluating the spatiotemporal dynamics of ecosystem service supply-demand risk from the perspective of service flow to support regional ecosystem management: A case study of yangtze river delta urban agglomeration

Journal of Cleaner Production, Volume 460, 1 July 2024, 142598

Abstract

The inappropriate spatio-temporal distribution of natural capital during rapid urbanization has increased ecosystem service supply-demand (ESSD) risks, posing great challenges to the sustainable growth of human well-being, especially in urban agglomerations. Although methods focusing on the spatial match or temporal dynamics of ESSD in risk assessment have been established, a comprehensive understanding of the spatial dynamics underlying ecosystem service flows (ESF) is still missing. Due to the spatiotemporal heterogeneity of various ESSD risks within urban agglomerations, incorporating these elements into a unified spatial planning framework is still difficult.

This study integrated the spatio-temporal analysis method of ESSD considering ESF and the spatial clustering method to propose an ESSD risk assessment and management framework: evaluating ES supply, demand and flow, incorporating ESF to quantify ESSD across various timeframes, assessing ESSD risks based on the current status and dynamic trends, and using Self-Organizing Map to identify optimal ESSD risk bundles (ESSDR_Bs). The results showed high ESSD risks of high temperature regulation, nitrogen purification, phosphorus purification, and food production in Yangtze River Delta urban agglomeration. While the ESSD risks of biodiversity conservation, carbon sequestration, soil retention, water yield, and tourism culture were relatively low, a concerning trend of decreasing surpluses was observed in general. In addition, six ESSDR_Bs were identified, and differentiated ecological management strategies were proposed for each bundle. This study provided a novel perspective for efficiently understanding and regulating the ESSD risks in urban agglomerations.

12. Associations of neighborhood greenspace, and active living environments with autism spectrum disorders: A matched case-control study in Ontario, Canada

Environmental Research, Volume 252, Part 2, 1 July 2024, 118828

Abstract

Background

Increasing evidence links early life residential exposure to natural urban environmental attributes and positive health outcomes in children. However, few studies have focused on their protective effects on the risk of autism spectrum disorder (ASD). The aim of this study was to investigate the associations of neighborhood greenspace, and active living environments during pregnancy with ASD in young children (≤6 years).

Methods

We conducted a population-based matched case-control study of singleton term births in Ontario, Canada for 2012–2016. The ASD and environmental data was generated using the Ontario Autism Spectrum Profile, the Better Outcomes Registry & Network Ontario, and Canadian Urban Environmental Health Research Consortium. We employed conditional logistic regressions to estimate the odds ratio (OR) between ASD and environmental factors characterizing selected greenspace metrics and neighborhoods conducive to active living (i.e., green view index (GVI), normalized difference vegetation index (NDVI), tree canopy, park proximity and active living environments index (ALE).

Results

We linked 8643 mother-child pairs, including 1554 cases (18%). NDVI (OR 1.034, 0.944–1.024, per Inter Quartile Range [IQR] = 0.08), GVI (OR 1.025, 95% CI 0.953–1.087, per IQR = 9.45%), tree canopy (OR 0.992, 95% CI 0.903–1.089, per IQR = 6.24%) and the different categories of ALE were not associated with ASD in adjusted models for air pollution. In contrast, living closer to a park was protective (OR 0.888, 0.833–0.948, per 0.06 increase in park proximity index), when adjusted for air pollution.

Conclusions

This study reported mixed findings showing both null and beneficial effects of green spaces and active living environments on ASD. Further investigations are warranted to elucidate the role of exposure to greenspaces and active living environments on the development of ASD.

13. Integrated evaluation of city-level CO2 emissions and sinks from 2010 to 2019: Spatio-temporal patterns in the Yangtze River Economic Belt of China

Journal of Cleaner Production, Volume 460, 1 July 2024, 142525

Abstract

The intensifying impact of global climate change has led to increased attention being paid to carbon dioxide (CO2) emissions and sinks. However, it remains a challenge to accurately assess and map the spatial distribution of CO2 emissions and sinks. Previous studies have primarily focused on national and provincial level research, leaving city-level studies relatively overlooked. Acknowledging the significance of interregional differences and the crucial ecological and economic aspects of the Yangtze River Economic Belt (YREB), we devised a research framework to analyse spatio-temporal patterns through city-level CO2 emissions and sinks. The city-level CO2 emissions were estimated using provincial data and linear allocation models, while CO2 sinks were estimated based on the areas of ecosystems and their corresponding sink coefficients. The analysis of YERB’s spatio-temporal patterns focuses on regional hotspots, outliers, and time-series clustering. The findings show that: (1) Between 2010 and 2019, ecosystems within YREB absorbed approximately 41.17%–46.70% of CO2 emissions, with the increase rate of CO2 emissions being lower than that of sinks. (2) City-level CO2 in Western Region of YREB exhibited low emissions and high sinks, while Eastern Region showed high emissions and low sinks, and these characteristics were intensifying. (3) City-level CO2 emissions and sinks demonstrated a “core-periphery” clustering pattern. (4) The regional CO2 balance was predominantly driven by most cities in Eastern Region. This study provides a comprehensive understanding of CO2 emissions and sinks at the city level and offers valuable insights for developing regional collaborative emission reduction strategies in YREB.

14. Exposure of the general French population to metals and metalloids in 2014–2016: Results from the Esteban study

Environmental Research, Volume 252, Part 2, 1 July 2024, 118744

Abstract

Background

The purpose of the Esteban study was to describe levels of various biomarkers of exposure to several environmental pollutants, including metals and metalloids, among the French population. This paper describes the distribution of concentrations of 28 metals and metalloids in two different populations, and estimates the main determinants of exposure to total arsenic, the sum of inorganic arsenic (iAs) and its two metabolites monomethylarsonic acid (MMA) and dimethylarsinic acid (DMA), cadmium, chromium, copper, mercury and nickel.

Methods

Esteban is a cross-sectional study conducted between 2014 and 2016 on a random sample of 2503 adults (18–74 years old) and 1104 children (6–17 years old) from the general population. The data collected included biological samples (blood, hair, and urines), socio-demographic characteristics, environmental and occupational exposure, and information on dietary factors and lifestyle. The geometric mean and percentiles of the distribution were estimated for each metal. Multivariate analyses were performed to identify the determinants of exposure using a generalized linear model.

Results

Only four metals had a quantification rate below 90% in adults (beryllium, iridium, palladium, and platinum), and three metals in children (beryllium, iridium, and platinum). The concentrations of total arsenic, cadmium, chromium and mercury were higher than those found in most international studies. The determinants significantly associated with exposure were mainly diet and smoking.

Conclusions

Esteban provided a nationwide description of 28 metal and metalloid exposure levels for adults (some never measured before) and for the first time in children. The study results highlighted widespread exposure to several metals and metalloids. These results could be used to advocate public health decisions for continued efforts to reduce harmful exposure to toxic metals. The Reference values (RV95) built from Esteban could also be used to support future government strategies.

15. Tracking a Chinese megacity’s community-wide carbon footprint and driving forces from a multi-infrastructure perspective

Journal of Cleaner Production, Volume 460, 1 July 2024, 142420

Abstract

Many urban deep-decarbonization actions are related to multiple infrastructure provisioning sectors; therefore, it is essential to track carbon footprints associated with these infrastructure sectors to guide urban carbon mitigation actions. However, there are fewer temporal analyses of cities’ carbon footprints from a multi-infrastructure perspective. This study applied the community-wide trans-boundary infrastructure-based carbon footprinting (CIF) method to Shanghai, China and adopted the logarithmic mean Divisia index (LMDI) approach to explore driving factors in community-wide carbon footprints from 2000 to 2019. Shanghai’s total CIF increased by 85%, from 153.2 million tonne CO2-eq in 2000 to 283.5 million tonne in 2019.

The energy and mobility sectors contributed to 89%–93% of the total CIF during this period. Although emitting sources within Shanghai contributed to a large proportion, trans-boundary carbon emissions embodied in imported energy, construction materials, and food provisioning increased from 6% of total CIF in 2000 to 28% in 2019. Shanghai significantly reduced city-wide carbon intensity per GDP from 2000 to 2019. Its city-wide carbon footprint per capita was around 11.4 tonne CO2-eq, of which 17.4% was associated with residential consumption. LMDI results showed that improving energy efficiency in economic production and reducing energy demand in residential sector contributed to reducing carbon footprints of these two sectors. The driving effect of carbon intensity was not monotonic in both economic production and residential consumption, indicating future policy should prioritize actions to reduce the carbon intensity of infrastructure provisioning in its carbon neutrality plan.

16. Towards greener hospitals: The effect of green organisational practices on climate change mitigation performance

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142720

Abstract

Healthcare organisations have a significant carbon footprint due to their substantial energy consumption and waste generation. The existing literature has mostly focused on examining the isolated impact of specific green organisational practices on individual dimensions of environmental performance. Hence, policy makers and practitioners still lack a holistic view of how combinations of green organisational practices can mitigate the impact on climate change of healthcare organisations. Drawing on the practice-based view (PBV) of strategy, the study first examines the extent to which the adoption of imitable, individual green organisational practices impacts on the whole climate change mitigation performance of publicly owned hospitals. Second, it explores possible combinations of green organisational practices that can lead to high levels of climate change mitigation performance.

Focusing on the illustrative case of publicly owned acute care hospitals in the English National Health Service and employing a two-stage Data Envelopment Analysis and a fuzzy set Qualitative Comparative Analysis (fsQCA), the analysis shows that the adoption of the practice of green energy procurement can, in isolation, positively lead to high climate change mitigation outcomes. Moreover, high performance levels can be achieved through multiple configurations of green organisational practices. Therefore, the findings suggest that the effectiveness of green organisational practices on climate change mitigation performance of hospitals depends on how practices are combined, rather than on their single effects, and indicate the presence of a complementary as well as a substitution effect between practices.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Integrating quantitative microbiological risk assessment and disability-adjusted life years to evaluate the effects of urbanization on health risks for river recreationists

Science of The Total Environment, Volume 932, 1 July 2024, 172667

Abstract

Urban rivers provide an excellent opportunity for water recreation. This study probabilistically assessed health risks associated with water recreation in urban rivers in the Bitan Scenic Area, Taiwan, by employing quantitative microbial risk assessment and disability-adjusted life years (DALYs). Moreover, the effects of urbanization on the health risks of river recreation induced by waterborne pathogenic Escherichia coli (E. coli) were investigated. First, data on river E. coli levels were collected in both the Bitan Scenic Area and the upstream river section, and model parameters were obtained through a questionnaire administered to river recreationists. Monte Carlo simulation was then employed to address parameter uncertainty. Finally, DALYs were calculated to quantify the cumulative effects in terms of potential life lost and years lived with disability.

The results indicated that the 90 % confidence intervals for the disease burden (DB) were 0.2–74.1 × 10−6, 0.01–94.0 × 10−6, and 0.3–128.9 × 10−6 DALY per person per year (pppy) for canoeing, swimming, and fishing, respectively, in the Bitan Scenic Area. Furthermore, urbanization near the Bitan Scenic Area approximately doubled the DB risks to river recreationists in upstream rural areas. At the 95th percentile, the DB risks exceeded the tolerances recommended by the World Health Organization (1 × 10−6) or U.S. Environmental Protection Agency (1 × 10−4). The findings suggest that the simultaneous implementation of effluent sewer systems and best management practices can reduce health risks to river recreationists by at least half, reducing the DALY levels below 1 × 10−4 or even 1 × 10−5 pppy.ư

2. Evolution of physicochemical and leaching characteristics of municipal solid waste incineration fly ash in China under ultra-low emission standard

Journal of Environmental Management, Volume 364, July 2024, 121432

Abstract

The physical and chemical characteristics of fly ash has changed significantly under ultra-low emission system and the current leaching system is no longer suitable for high alkalinity fly ash. This work investigated the pH values and evolution of physical and chemical characteristics of fly ash from 24 typical municipal solid waste incineration plants in China. The pH value of the leaching solution obtained by HJ/T 300–2007 presented two different acid and alkali characteristics, where high and low alkalinity fly ash accounted for 54.17% and 45.83%, respectively.

The alkali content in fly ash increased significantly after ultra-low emission standard, increasing by 18.24% compared with before the implementation of GB 18485-2014. The leaching behavior of high alkalinity fly ash showed the illusion that they could enter the landfill only by the addition of a small amount of chelating agent or even without stabilization treatment, and its long-term landfill risk is significant. The phase change of high alkalinity fly ash and pH value change of the leaching solution after carbonation were the key factors for the leaching concentration change of heavy metals. Therefore, it is recommended to improve the existing leaching system or conduct accelerated carbonization experiments to scientifically evaluate the long-term leaching characteristics of high alkalinity fly ash, and to reduce the risk of heavy metal release from high alkalinity FA after entering the landfill site.

3. Natural background levels, source apportionment and health risks of potentially toxic elements in groundwater of highly urbanized area

Science of The Total Environment, Volume 935, 20 July 2024, 173276

Abstract

Identifying the natural background levels (NBLs), threshold values (TVs), sources and health risks of potentially toxic elements in groundwater is crucial for ensuring the water security of residents in highly urbanized areas. In this study, 96 groundwater samples were collected in urban area of Sichuan Basin, SW China. The concentrations of potentially toxic elements (Li, Fe, Cu, Zn, Al, Pb, B, Ba and Ni) were analyzed for investigating the NBLs, TVs, sources and health risks. The potentially toxic elements followed the concentration order of Fe > Ba > B > Al > Zn > Li > Cu > Ni > Pb. The NBLs and TVs indicated the contamination of potentially toxic elements mainly occurred in the northern and central parts of the study area. The Positive Matrix Factorization (PMF) model identified elevated concentrations of Fe, Al, Li, and B were found to determine groundwater quality.

The primary sources of Fe, Al, Pb, and Ni were attributed to the dissolution of oxidation products, with Fe additionally affected by anthropogenic reduction environments. Li and B were determined to be originated from the weathering of tourmaline. High levels of Ni and Cu concentrations were derived from electronic waste leakage, while excessive Ba and Zn were linked to factory emissions and tire wear. The reasonable maximum exposure (RME) of hazard index (HI) was higher than safety standard and reveal the potential health risks in the southwestern study area. Sensitivity analysis demonstrated the Li concentrations possessed the highest weight contributing to health risk. This study provides a valuable information for source-specific risk assessments of potentially toxic elements in groundwater associated with urban areas.

4. Urban network noise control based on road grade optimization considering comprehensive traffic environment benefit

Journal of Environmental Management, Volume 364, July 2024, 121451

Abstract

A double-decision optimization model based on the road grade optimization strategy and considered comprehensive traffic environment benefit is proposed to control the traffic noise. The upper-level model maximizes the comprehensive traffic environment benefit, including network noise emission and traffic efficiency. Adjusting the emphasis on noise optimization benefits and traffic efficiency in road network planning through setting weights. The lower-level resolves the question of network traffic flow assignment using a stochastic user-equilibrium model.

The increase of traffic environment demand, network noise emissions decrease and travel time rises. In the case, with a low environmental requirement (weighting with 1.1), the sound pressure emission of the network decreases by 9.23% with only a 4.01% increase in travel time. Under the high environmental requirement (weighting with 0.2), the sound pressure decreases by 26.8%, but the travel time rises by as high as 30.9%. The network is optimized towards road grade degradation and is the first to optimize the arterial roads. In addition, it is found that the influence of speed on traffic noise is greater than that of traffic volume through case validation. This method proposing traffic noise optimization strategies at the road network planning level provides technical support for the proactive governance of traffic noise pollution and the improvement of traffic sound environment quality.

5. Urbanization reduces diversity, simplifies community and filter bird species based on their functional traits in a tropical city

Science of The Total Environment, Volume 935, 20 July 2024, 173379

Abstract

Understanding how organisms are coping with major changes imposed by urban intensification is a complex task. In fact, our understanding of the impacts of urbanization on biodiversity is scarce in the global south compared to the north. In this study, we evaluated how bird communities are affected by impact of urban intensification in a tropical city. Thus, we assessed whether increased urban intensification 1) jeopardizes bird diversity (taking into account taxonomic-TD, phylogenetic-PD, and functional-FD dimensions), 2) drives changes in bird community composition and enables the detection of indicator species of such impact, and 3) leads to changes in bird functional traits linked to reproduction, resource acquisition, and survival.

We found that urban intensification has a direct impact on the bird community, reducing all three types of diversity. Communities in areas of greater urban intensity are represented by fewer species, and these species are PD and FD less distinct. In addition, we detected at least ten species of areas of lower urban intensity that proved to be more sensitive to urban intensification. With regard to bird traits, we found no significant responses from reproductive, habitat use and feeding variables. Body weight and tail length were the only variables with significant results, with higher urbanization intensity areas selecting for species with lower weights and longer tails. Given the global biodiversity loss we are observing, this information can guide urban managers and planners in designing urban landscapes to maintain biodiversity in cities.

6. Towards sustainable development in resource-based cities: Assessing the effects of extraregional technology and investment on the low-carbon transition

Journal of Environmental Management, Volume 364, July 2024, 121388

Abstract

Resource-based cities (RBCs) worldwide with a single industrial structure face the double pressures of sustainable development to promote development (i.e., industrial upgrading) and mitigating carbon emissions. Although building extraregional linkages is a potential path to advance this goal, the action of these linkages still requires study since there are many contradictory conclusions in the literature. To fill this gap, the study addresses the relationship between extraregional linkages, industrial upgrading, and the low-carbon transition in RBCs from 2012 to 2019 with the help of econometric panel models with proposed variables (e.g., the coupling coordination degree of extraregional technology and investment, CCD) built from multiple new data sources. The results are as follows. First, the diversification and specialization of the local industrial structure in RBCs both reduce carbon efficiency (CE). Second, extraregional technology, on its own, does not directly enhance CE as investments do. Third, the CCD not only serves to augment CE but also acts as a mitigating factor against CE reduction during industrial diversification. Based on the above findings, distinct low-carbon transition pathways are suggested for various types of RBCs, considering their positions within the extraregional linkage network.

7. Ra-226 in building materials as a source of indoor radon in high-rise residential buildings in Russian cities

Science of The Total Environment, Volume 935, 20 July 2024, 173492

Abstract

The problem of indoor radon in high-rise buildings is mostly associated with exhalation from building materials. Characterization of the radon entry from building materials by diffusion is required to provide a proper control of the population indoor radon exposure. To analyze the relationship between the content of Ra-226 in building materials and the indoor radon concentration the results of the following surveys in high-rise buildings in Russian cities were used: 1) indoor radon (>1000 apartments), 2) natural radionuclides in the building materials in existing buildings by means of non-destructive field gamma spectrometry (100 apartments). The surveys were carried out in nine large cities in different climatic zones. The radon entry rate due to diffusion from building materials, D, normalized to Ra-226 activity concentration, Ra, is in the range of 0.2–0.6 (Bq/m3/h)/(Bq/kg), depending on the type of building materials and building construction. In new multi-story buildings, the typical D/Ra ratio can be assumed to be 0.4 (Bq/m3/h)/(Bq/kg). In new energy-efficient buildings, the ratio of the radon concentration to Ra-226 activity concentration is on average 2.1 times higher than in multi-story buildings of lower energy efficiency built before 2000. The average radon exhalation rate from the building materials, normalized to Ra-226 activity concentration, is estimated to be 0.25 Bq/m2/h.

8. A numerical investigation of the cooling effects of urban green parks on future thermal environment in Dalian, China

Thermal Science and Engineering Progress, Available online 31 July 2024, 102771

Abstract

Warming problems, e.g., global warming and urban heat island (UHI), increase heat-related health risks for urban residents in hot summers. To improve residents’ well-being and achieve a healthy city, the People’s Government of Dalian Municipality proposes to build more than 200 new urban green parks by 2049. In this study, the impact of the progress of global warming, the impact of future urban expansion, and the cooling effects of the proposed urban green parks on the future (the 2050 s) thermal environment in Dalian are investigated by dynamical downscaling simulations. Introducing urban green parks could reduce the air temperatures and the Universal Thermal Climate Index (UTCI) in the surrounding urban areas by about 0.1–0.2 °C and 0.1 °C, respectively, which can sufficiently offset the temperature and heat stress increases caused by the assumed urban expansion. However, it should be noted that the increases in temperature and heat stress in the urban areas due to future global warming will be much more significant than the cooling effects of the proposed urban green parks. Moreover, deciduous broadleaf woods are recommended as vegetation cover for the proposed new parks, which will help to mitigate the intense heat stress during the day.

9. Towards inclusive urbanism: An examination of urban environment strategies for enhancing social equity in Chengdu’s housing zones

Sustainable Cities and Society, Volume 107, 15 July 2024, 105414

Abstract

With rapid urbanization, the urban heat island (UHI) effect has become a major problem worldwide. This study focuses on the relationship between Urban Green Space (UGS) and Land Surface Temperature (LST), providing insights into how natural environment, urban construction, and human activities influence this relationship by analyzing housing areas of different tiers. Utilizing the LightGBM machine learning approach, this study takes Chengdu City in Southwest China as a research area and finds that green space has a more significant cooling effect on LST in the middle-market housing and affordable housing areas. Furthermore, within the NDVI range of 0.37 to 0.48, the LST decreases by 0.63℃ for every 0.1 increase. Additionally, the study reveals that urban construction characteristics, such as building density and building height, exert a more significant influence on LST in middle-market housing and affordable housing areas, with a contribution rate of 23.61 % observed in middle-market housing areas and the lowest contribution rate of 17.84 % observed in high-end housing areas. Overall, our research emphasizes the importance of addressing urban thermal disparities, particularly in diverse housing areas, by prioritizing green space augmentation and optimizing built environments, thereby offering actionable insights for equitable and sustainable urban planning.

10. Comprehensive evaluation of urban talent ecological environment and diagnosis of barrier factors: An analysis of 16 cities in Shandong Province

Expert Systems with Applications, Volume 246, 15 July 2024, 123157

Abstract

Based on the personal-environment matching theory and urban comfort theory, the paper constructs an evaluation index system for urban talent ecological environment. The entropy-weighted-TOPSIS method was used to measure the urban talent ecological environment in Shandong Province from 2018 to 2021, the Gini coefficient was used to explore regional differences in the urban talent ecological environment, and the obstacle factor model was used to determine the obstacle factors affecting the urban talent ecological environment. The results show that the talent ecological environment of cities in Shandong Province can be divided into 4 tiers. Qingdao city is in the leading tier, Jinan city is in the challenging tier, Yantai city and other 4 cities are in the catching up tier, and Dezhou city and other 10 cities are in the improving tier. The urban talent ecological environment shows the spatial distribution of ” East Shandong > Central Shandong > Southwest Shandong > Northwest Shandong ”. Per capita gross regional product, foreign direct investment, general public budget income, per capita urban road area, number of patent applications granted, number of research and experimental development personnel, education expenditure, housing expenditure and other indicators are the main obstacles factors affecting urban talent ecological environment.

11. Impact of urban growth in Delhi and It’s Peri-urban environment on urban heat exposure

Urban Climate, Volume 56, July 2024, 102010

Abstract

Urban heat exposure (UHE) is a widespread micro-climatic event for large metropolitan and rapidly growing cities globally. Therefore, this study mainly focuses on urbanization impacts on the seasonal variation of the UHE in Delhi-National Capital Region (NCR) and its peri-urban environment during 2005–2020 and its reduction strategies based on Landsat dataset and MODIS dataset. To calculate the UHE, this study uses seasonal diurnal and nocturnal land surface temperature (LST), urban heat island (UHI) and urban thermal field variance index (UTFVI) maps for 2005 and 2020. The result shows that winter diurnal and nocturnal LST has been significantly increased by 2.7 °C. UTFVI results also shows that the ecological condition in the central to southern part not enough to reduce the heat and increase thermal discomfort. Similarly, UHI intensities have been extended from central to southern part and its surroundings due to rapid urban expansion and population concentration. Finally, we get the UHE maps for 2005 and 2020. Whoever, Delhi has high increasing trend of Urban heat exposure Zone (UHEZ) with maximum areal concentration both seasons. Finally, recommended some area-specific heat mitigation strategies for Delhi-NCR that can be helpful for urban planners and researcher in future land use planning and urban climate studies.

12. Machine learning in modelling the urban thermal field variance index and assessing the impacts of urban land expansion on seasonal thermal environment

Sustainable Cities and Society, Volume 106, 1 July 2024, 105345

Abstract

Land use practices in urban areas exert a profound influence on the urban thermal environment and the pursuit of sustainable development. This paper aims to investigate and forecast future changes in land use/land cover (LULC) and their response to seasonal variations in land surface temperatures (LST), the urban thermal field variance index (UTFVI), and the urban heat island effect (UHI). The artificial neural network based on cellular automata (ANN-CA) and the improved whale optimization based on long short-term memory (WOA-LSTM) algorithms are used to predict the LULC, UTFVI, and UHI characteristics in the Pearl River Delta (PRD) urban agglomeration. The results show that urban land will likely expand from 4335 km2 to 8292 km2 from 2000 to 2030.

The LST continues to increase, and the maximum temperature in summer will likely increase to 44.6 °C in 2030. Without the intervention of effective cooling measures, the area with LST≥35 °C will likely increase to 4873 km2, and the proportion of areas with LST≥20 °C will likely reach 63.72 % in the winter of 2030. The strongest level of UTFVI expansion is significant in summer, and the area is likely to increase by 83.64 % in 2030. Urban land has the highest percentage in the high temperature region relative to other land use categories. Similar to the trend of LST changes, UHI is expected to notably increase by 2030, with minimum and maximum UHI values projected to rise. This study may provide new perspectives on thermal environment management and sustainable urban development.

13. Spatial equity of urban parks from the perspective of recreational opportunities and recreational environment quality: A case study in Singapore

Landscape and Urban Planning. Volume 247, July 2024, 105065

Abstract

Spatial equity in urban park recreational services can significantly contribute to sustainable urban planning. However, there are shortcomings in research comparing the spatial equity of different categories of parks and urban parks overall from the perspective of recreational opportunities and recreational environment quality available to residents across various neighborhoods. In this paper, emphasizing park access within a 10-minute walk, we proposed an evaluation system at the neighborhood level for regional parks, community parks, and urban parks overall (regional and community parks combined) from this under-researched perspective.

Taking Singapore as a case study, the feasibility of this evaluation system has been verified. We applied Lorenz curve, Gini coefficient, locational entropy, and spatial autocorrelation analysis to compare the differences of horizontal spatial equity and spatial distribution patterns of different categories of parks and urban parks overall from the perspective of recreational opportunities and recreational environment quality. Results showed that the horizontal spatial inequity of recreational opportunities is higher than that of recreational environment quality with respect to regional parks, community parks, and urban parks overall. Compared with regional parks, community parks have a greater effect on improving the horizontal spatial equity of recreational opportunities and recreational environment quality of urban parks overall. Park recreational opportunities and recreational environment quality available to residents in each neighborhood have significant spatial accumulation patterns. The evaluation system and its application enable a more comprehensive assessment of the spatial distribution of neighborhood-level park recreational opportunities and recreational environment quality.

14. Metagenomics reveals the potential transmission risk of resistomes from urban park environment to human

Journal of Hazardous Materials Available online, 31 July 2024, 135387

Abstract

Urban parks play a significant role in urban ecosystems and are strongly associated with human health. Nevertheless, the biological contamination of urban parks – opportunistic pathogens and antibiotic resistance genes (ARGs) – has been poorly reported. Here, metagenomic and 16 S rRNA sequencing methods were used to study the distribution and assembly of opportunistic pathogens and ARGs in soil and water from nine parks in Lanzhou city, and further compared them with local human gut microbiomes to investigate the potential transmission risk. Our results revealed that the most important type of drug resistance in urban parks was multidrug resistance, with various resistance mechanisms. Approximately half of ARGs were shared between human gut and park environment, and it was noteworthy that cross-species transmission might exist among some high-risk ARGs, such as mepA and mdtE, with a significant enrichment in human gut. Metagenomic binning uncovered several bacterial genomes carrying adjacent ARGs, MGEs, and virulence genes, indicating a possibility that these genes may jointly transfer among different environments, particularly from park environment to human. Our results provided a reference point for the management of environmental pollutants in urban parks.

15. Unveiling nonlinear effects of built environment attributes on urban heat resilience using interpretable machine learning

Urban Climate, Volume 56, July 2024, 102046

Abstract

Built environment attributes (BEAs) play a significant role in influencing urban heat resilience (UHR). Previous research has examined the correlations and nonlinear relationships between BEAs and both land surface temperature (LST) and urban heat island (UHI) effects. Nevertheless, the investigation into the nonlinear effects of BEAs on UHR remains underexplored. Furthermore, the advantages of explainable machine learning in elucidating the mechanisms through which BEAs affect the urban thermal environment have been extensively validated. Consequently, taking Beijing, a highly urbanized city, as a case, we conducted an empirical study to investigate the nonlinear effects of BEAs on UHR. We first operationalized UHR as the differential in LST between extreme heat waves and normal heat days. Secondly, we constructed a set of influencing factors covering BEAs and control variables.

Subsequently, by integrating the Gradient Boosting Decision Tree (GBDT) with SHapley Additive exPlanations (SHAP), the nonlinear relationships between BEAs and UHR are uncovered. The results demonstrate that: 1) Nonlinear relationships between BEAs and UHR are prevalent, as well as threshold effects. 2) Greening is the key BEA affecting UHR, accounting for 22.39% in contribution, with which increase, UHR increases at an accelerating rate. 3) From the city center outward, the growth of UHR exhibits a leapfrog effect, with the growth rate in the outer ring being 2.7 times that of the inner one. 4) Interactions between BEAs impact UHR. Our findings unveil the complex nonlinear effects of BEAs on UHR, clarifying the priority and optimal quantity thresholds of BEAs. We emphasize the importance of greening and urban scale, which could support decision-making for UHR planning and precise management.

16. Differences in LCZ composition according to urban planning and impacts on urban thermal environment

Energy and Buildings, Volume 314, 1 July 2024, 114272

Abstract

As a climate-aware and standardized classification scheme, the Local Climate Zone (LCZ) can be a research framework for analysis of effects of urban development on urban forms and Urban Heat Island (UHI) phenomenon in relation to urban planning. In this study, two new towns built with different urban planning in South Korea are selected as the study areas. In respect of the growing popularity of deep learning and advancements deep learning-based LCZ classification, we build a deep convolutional neural network architecture using a modified SE-ResNext50 backbone. As input data, we designed six schemes using different combinations of Sentinel-1 SAR and Sentinel-2 MSI imagery and thermal band from Landsat 9 is used for SUHI magnitude estimation and heat vulnerability.

In addition, robust and quantitative data sampling using building surface fraction data and building height data was performed. The results indicate that combining SAR and multispectral data could increase LCZ classification accuracy and outline the capacity of polarimetric decomposition components. In addition, it was suggested that urban planning causes differences in the LCZ distribution of each new town, resulting in differences in SUHI magnitude and heat vulnerability. The research findings can help guide future urban development by considering the urban form and thermal environment according to the LCZ composition within the new planned city.

17. Application of machine learning and multivariate approaches for assessing microplastic pollution and its associated risks in the urban outdoor environment of Bangladesh

Journal of Hazardous Materials, Volume 472, 5 July 2024, 134359

Abstract

Microplastics (MPs) are an emerging global concern due to severe toxicological risks for ecosystems and public health. Therefore, this is the first study in Bangladesh to assess MP pollution and its associated risks for ecosystems and human health in the outdoor urban environment using machine learning and multivariate approaches. The occurrences of MPs in the urban road dust were 52.76 ± 20.24 particles/g with high diversity, where fiber shape (77%), 0.1–0.5 mm size MPs (75%), blue color (26%), and low-density polyethylene (24%) polymer was the dominating MPs category. Pollution load index value (1.28–4.42), showed severe pollution by MPs. Additionally, the contamination factor (1.00–5.02), and Nemerow pollution index (1.38–5.02), indicate moderate to severe MP pollution. The identified polymers based on calculated potential ecological risk (2248.52 ± 1792.79) and polymer hazard index (814.04 ± 346.15) showed very high and high risks, respectively.

The occurrences of MPs could effectively be predicted by random forest, and support random vector machine, where EC, salinity, pH, OC, and texture classes were the influencing parameters. Considering the human health aspect, children and adults could be acutely exposed to 19259.68 and 5777.90 MP particles/ year via oral ingestion. Monte-Carlo-based polymers associated cancer risk assessment results indicate moderate risk and high risk for adults and children, respectively, where children were more vulnerable than adults for MP pollution risks. Overall assessment mentioned that Dhaka was the most polluted division among the other divisions.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Potential high-risk release sources of thallium and arsenic from surrounding rocks of a typical thallium and arsenic mining area in southwest China

Science of The Total Environment, Volume 935, 20 July 2024, 173371

Abstract

Abundant naturally and anthropogenically exposed surrounding rocks (NESRs and AESRs) in mining areas may pose persistent threats as sources of potentially toxic elements (PTEs), but this has been historically overlooked, especially for thallium (Tl) and arsenic (As). Here, the release risks of Tl and As from both NESRs and AESRs in a typical Tlsingle bondAs sulfide mining area were investigated. In a single leaching process, AESRs released 10.4 % of total Tl (157 μg L−1) and 32.5 % of total As (4089 μg L−1), 2–3 orders of magnitude higher than NESRs.

Prolonged multiple leaching tests revealed notable and long-term risks of release of Tl and As from AESRs, associated with oxidation and dissolution of iron/sulfur-bearing minerals. Substantial release of PTEs was linked to the transformation/degradation of the -OH functional group and extensive dissolution of secondary sulfate minerals in AESRs. Ultrafiltration and STEM-EDS indicate that 18.4 % of water-extracted As released from AESRs existed as natural nanoparticles consisting of iron/sulfur-bearing minerals. This study highlights the high risks of Tl and As release from anthropogenically exposed surrounding rocks and the importance of nanoparticles in PTE transport, and provides insights into the control of PTEs in mining areas.

2. Green supply chain for steel raw materials under price and demand uncertainty

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142621

Abstract

The scientific formulation of procurement and inventory plans is an important topic in the steel industry, when considering both economic and environmental impacts in an uncertain market environment. Robust optimization methods offer an effective solution to this problem. This study has investigated a multi-echelon and multi-period front-end supply chain centered on a steel enterprise under uncertain purchase prices and demand. The goal is to minimize the costs associated with mining, processing, transportation, procurement, and inventory along with the corresponding carbon emission costs.

To address this issue, we present a robust rolling horizon model (RRHM) that considers the inventory capacity constraints of steel enterprise and incorporates ore grade requirements. Subsequently, the RRHM was reformulated into a solvable mixed-integer linear programming model, and the relationship between the robust model and a specific deterministic model was established. Finally, the model was validated by generating instances based on real scenarios. The results demonstrate that the robust rolling horizon model proposed in this paper outperforms both the Sample Average Approximation (SAA) strategy and the (s, S) strategy in terms of cost and robustness. In addition, a sensitivity analysis of the key parameters was conducted. The findings reveal that the unit inventory, mining, and carbon emission costs have a limited impact on the total cost, highlighting the robustness of the model. These findings provide valuable insights into the green and sustainable development of the steel industry, enabling the formulation of effective strategies to mitigate the impacts of uncertainties.

3. Industry effects of corporate environmental and social scandals: Evidence from China

International Review of Financial Analysis, Available online 27 July 2024, 103504

Abstract

This study employs novel corporate environmental, social, and governance profiles to investigate the industry effects of environmental and social (ES) scandals in China. The findings reveal a notable decrease in stock prices for rival firms during scandal announcements. Further, we document a significant, positive correlation between rivals’ ES performance and the abnormal returns over a five-day period surrounding the scandal. This correlation is more pronounced in rivals that disclose ES information. Additionally, relative to high-performing rivals, those with weaker ES performance significantly enhance their ES performance in the following year, driven by the perceived ES value in industry scandals. The findings also underscore the influence of state ownership, external governance environment, and industry competition on the spillover effects of ES scandals via risk channels.

4. The impact of environmental court construction on the quality of corporate environmental information disclosure

International Review of Financial Analysis, Available online 30 July 2024, 103512

Abstract

This study evaluates the relationship between establishing environmental courts and corporate environmental information disclosure quality. We use panel data from 28,718 Chinese listed companies between 2008 and 2022 and investigate whether the quality of environmental information disclosure by companies improves owing to the establishment of regional environmental courts. The results indicate that the quality of environmental information disclosure increase significantly after establishing environmental courts in the region. Factors such as corporate green culture, public environmental awareness, and local environmental regulatory strength play intermediary roles in this relationship.

In the heterogeneous analysis, we find that the effect of environmental court construction on improving the quality of environmental information disclosure is more significant for highly polluting industries and state-owned enterprises. Additionally, environmental courts are more effective in enhancing the quality of corporate environmental information disclosure in regions with the low level of legalization and the high level of environmental information disclosure. Our research contributes to environmental court construction and corporate environmental information disclosure literature and provides decision-making references for businesses and governments.

5. Exploring the mechanisms affecting energy consumption in the construction industry using an integrated theoretical framework: Evidence from the Yangtze River economic Belt

Energy, Volume 299, 15 July 2024, 131483

Abstract

Significant environmental challenges remain due to growing construction industry energy consumption (CIEC). Most existing studies focus on energy consumption at the city level, neglecting industry-level perspectives. To clearly explain the CIEC mechanism in the Yangtze River Economic Belt (YREB), this study adopts panel data from the YREB collected by the Chinese government from 2004 to 2020 and constructs an analytical model of the CIEC impact mechanism.

Through Granger causality, impulse response function, and variance decomposition analyses, we found that technological innovation has an inverted U-shape and the greatest impact on CIEC, with a contribution rate gradually increasing with the cycle, finally reaching 0.4 %. The impact of urban development and foreign direct investment on CIEC shows a gradual upward trend, with a final contribution rate of 0.3 %; and the impact of urban resident population on CIEC is very small, with a contribution rate of only 0.1 %. Therefore, this study provides a new theoretical framework for future research on energy consumption and a theoretical basis for CIEC management from a government and construction industry manager perspectives.

6. Maintenance as a sustainability tool in high-risk process industries: A review and future directions

Journal of Loss Prevention in the Process Industries, Volume 89, July 2024, 105318

Abstract

The intricate interplay between sustainability and maintenance management within high-risk process industries constitutes a focal point for scientists, engineers, and strategic planners. Recognizing maintenance management as a pivotal component of comprehensive development strategies, this study delves into the challenges posed and opportunities presented by these critical sectors. Leveraging cross-sectoral scientific data from diverse applications and databases, this research aims to discern novel developmental patterns and multifaceted sustainability aspects embedded within high-risk industrial contexts. Drawing upon an extensive literature review, the study identifies three fundamental pillars (environmental, economic, and social) that underpin emerging trends in maintenance development. These pillars serve as guiding principles, directing research endeavours towards maintenance strategies conducive to both improvement and sustainability objectives.

This article meticulously examines the nexus between maintenance capacity and the realization of sustainability goals. By exploring nuanced sustainability considerations in the realm of maintenance development possibilities, the research illuminates the vital role of maintenance in ensuring the sustainability of high-risk process industries. This study underscores maintenance management as an indispensable component within the framework of a sustainable organization. This study aims to provide a decision-making framework for stakeholders in the process industries to design sustainable maintenance strategies.

7. Valorization of pulp and paper industry waste streams into bioenergy and value-added products: An integrated biorefinery approach

Renewable Energy, Volume 228, July 2024, 120566

Abstract

The sustainable management of residual waste streams generated from the pulp and paper industry (PPI) has garnered increasing concerns due to the energy crisis and the pressing environmental threats posed by substantial effluent discharges. Using renewable lignocellulosic waste for resource generation presents a revolutionary approach to achieve environmental sustainability. Integrating the PPI with biorefinery processes allows for diversification beyond paper production and facilitates resource recovery.

This review critically evaluates the valorization of waste streams from the PPI, with a pronounced emphasis on expanding into bioenergy and biofuels production, while also fostering the development of innovative biomaterials, such as biochar and activated carbon for applications with high added-value, such as environmental remediation and supercapacitors development, thus ensuring long-term sustainability. The review also emphasizes the significance of adopting a circular economy and its role in achieving environmental sustainability, with a particular emphasis on thermochemical technologies, which hold promise for resource recovery from wastewater. Furthermore, the review identifies critical bottlenecks in the path of waste stream valorization and engages in a forward-looking discussion on future prospects within the PPI.

8. Balancing clean and quality production goals: A multi-analytical approach to scrutinizing the influencing factors in China’s manufacturing industry

Journal of Cleaner Production, Volume 463, 15 July 2024, 142659

Abstract

Under the strategies of “high-quality development” and “dual carbon goals”, the manufacturing industry in China is confronted with the simultaneous challenges of ensuring the production of high-quality goods and adopting environmentally friendly production practices. The integration of cleaner production and quality management has received widespread attention; however, existing research cannot comprehensively identify the interactive factors between quality management and cleaner production and analyze their mechanism of action. This research employed a multi-faceted approach involving meetings, interviews, and online data to access primary materials, and complemented by grounded theory and quality tool (5M1E), a total of 18 quality factors that exert a substantial impact on the attainment of clean production objectives were ultimately identified.

To meticulously assess the interrelationships among factors, this study employed the interval value hesitant preference relationship DEMATEL-AISM technique. The findings of the study emphasize the significance of Employee Quality Skill Level (F1) and Production Environment Quality (F15) as critical quality factors that should be given priority and careful consideration by managers aiming for a cleaner production process. The results of this study have the potential to enhance the manufacturing industry’s ability to predict and prevent quality and environmental issues, thereby ensuring the long-term sustainability of clean production and effective quality management.

9. Sustainable strategies based on the social responsibility of the beverage industry companies for the circular supply chain

Engineering Applications of Artificial Intelligence, Volume 133, Part C, July 2024, 108253

Abstract

Circular supply chain management (CSCM) offers a fresh approach to enhancing supply chain sustainability and minimizing waste. A significant amount of waste is generated daily in the beverage industry, primarily due to the extensive production of beverages. The increasing waste amount causes the destruction of the environment and many problems for human life. The social responsibility of the beverage industry dictates that social and environmental performances are combined with the company’s economic performance to benefit society and the environment. The purpose of this research is to evaluate the effective factors and provide sustainable solutions for waste management in the CSCM of beverage industry companies based on their social responsibility. So in this regard, six sustainable strategies are suggested and evaluated based on the circular design, biodegradable packaging, product and manufacturer’s responsibility, critical success factors, and corporate social responsibility criteria, and theirs 24 sub-criteria for improving CSCM in the beverage industry.

A novel group decision-making approach is proposed by developing the base-criterion method (BCM) and multi-attribute border approximation area comparison (MABAC) under fuzzy Z-extended numbers in order to evaluate the criteria weights and the rank of the strategies. A comprehensive managerial sensitivity analysis was performed better to understand the impact of different criteria for each strategy. The results show that cooperation with charities to return the waste and spend the added value created to help the needy fulfill the company’s social responsibility is one of the most important strategies specified by decision-makers and experts for improving the CSCM of beverage industry.

10. Peer effects of firm environmental protection expenditures

Finance Research Letters, Volume 65, July 2024, 105493

Abstract

This study investigates the existence and influencing factors of peer effects in firms’ environmental protection expenditures (EPE). Using data from Chinese A-share listed companies from 2010 to 2021, we find that firm EPE decisions are positively influenced by the average level of peer firms within the same industry. Furthermore, we document that the peer effects of firm EPE are more significant when firms are covered by the new Environmental Protection Law and analysts. We also find that the peer effects of EPE can increase firm value, indicating that peer effects can enhance the scientificity and legitimacy of decision-making. To the best of our knowledge, our study is the first to investigate the influencing factors of firm EPE decisions from the perspective of peer effects, which can provide empirical evidence for firms’ green behavioral decisions and the formulation of environmental regulation policies.

11. Green signalling under environmental pressure: Does local government environmental regulatory pressure promote corporate environmental information disclosure?

Economic Analysis and Policy, Available online 22 July 2024

Abstract

Corporate environmental information disclosure (EID) is an important green signal. While prior literature well documents that the leading officials’ accountability audit of natural resources assets (AANRA) can effectively enhance the environmental regulatory pressure of local governments, little is known about whether this pressure can promote corporate EID. Utilizing panel data of 2073 Chinese industrial listed enterprises from 2008–2021, we employ a staggered difference-in-difference-in-differences approach and identify the causal effect of AANRA on corporate EID.

The results show that the EID quality of heavily polluting enterprises in AANRA cities increases by 3.28% after the implementation of AANRA, and this effect persists. Meanwhile, AANRA does not trigger selective disclosure of enterprises, and its improvement of negative EID is more effective. Our mechanism analysis suggests that AANRA improves corporate EID through environmental incentive effect, environmental, social and governance (ESG) engagement effect and cost constraint effect. Moreover, the effect of AANRA varies with firms, industries, and regions, and it is more pronounced in non-state-owned firms, small firms, growing and mature firms, highly competitive firms, high-tech firms, and firms located in the eastern region, high audit intensity region and better institutional region. Our findings highlight the role of government environmental regulatory pressure in corporate EID, providing new insights into green transformation for enterprises in developing countries like China.

12. Sustainable long-term production planning of open pit mines: An integrated framework for concurrent economical and environmental optimization

Resources Policy, Volume 94, July 2024, 105131

Abstract

As the global demand for mineral resources continues to rise, the mining industry’s environmental impact has garnered increasing attention. Sustainable mining practices demand the incorporation of environmental considerations into every phase of planning and operation. This article addresses the critical need to consider and minimize the negative environmental impacts of the operation in the long-term planning of open pit mines, with a specific focus on mitigating greenhouse gas (GHG) and dust emissions. To achieve this, the article suggests an integrated framework that incorporates environmental data obtained from life cycle assessment (LCA) and a mixed-integer linear program (MILP) into the mine planning process. This framework, referred to as LCA-MILP, quantifies the environmental impact of mining activities. The article examines various GHG constraints and economic scenarios.

To assess and verify the effectiveness of our proposed LCA-MILP framework, we conducted a case study on an open-pit iron ore mine situated in the Middle East. This article underscores the vital role of harmonizing environmental impact with long-term open-pit mine planning, ultimately fostering a more sustainable and socially responsible mining industry. For example, it was feasible to reduce the GHG emissions for 11.05% while achieving 93.66% of the original NPV. In another instance, the framework was capable of achieving the same NPV as the baseline with a 2% price adjustment (a common policy), while attaining a 5.39% reduction in its environmental impact. These measurable outcomes offer mining managers a comprehension of the compromises and prospects associated with incorporating factors into their long-term mine planning procedure promoting a mining industry that is both sustainable and economically viable.

13. Low-carbon city pilot policy and corporate environmental violations: Evidence from heavily polluting firms in China

Finance Research Letters, Volume 65, July 2024, 105548

Abstract

This study examines the impact of China’s Low-Carbon City Pilot Policy (LCCPP) on heavily polluting firms’ environmental violations. Using a staggered difference-in-differences (DID) model, we find that LCCPP significantly reduces heavily polluting firms’ environmental violations. Mechanism tests indicate that this reduction is driven by strengthening government green attention, increasing environmental subsidy, and environmental investment. Heterogeneity studies reveal that the policy’s effects are more pronounced in state-owned enterprises, firms in less competitive industries, and firms with lower levels of management shareholding. Our research provides theoretical and empirical support for the ongoing expansion of LCCPP, highlighting its positive effects on environmental governance.

14. A systematic review on green practices in the Malaysian construction industry: Status, challenges, key motivations, rating systems and technology evolution

Energy and Buildings, Available online 15 July 2024, 114550

Abstract

The construction industry is vital to Malaysia’s economic growth by contributing to the gross domestic product, job opportunities and improving the social well-being of the society. However, the industry also significantly impacts the environment, accounting for 25% of global greenhouse gas emissions and 40% of energy consumption. Currently, Malaysia ranks 30th globally in carbon emissions. In response, the government has launched several national policies to mitigate the effects of unsustainable development. However, the acceptance rate by the construction industry remains unsatisfactory. This study aims to provide an in-depth review on the status of sustainable and green construction practices in Malaysia while also providing awareness for the promotion of green practices in the development of the Malaysian construction industry. The study was conducted using the PRISMA protocol to systematically retrieve and screen articles for review, covering the period from September 2023 to December 2023. A total of 142 articles were reviewed to answer the following research questions: observing the current status and prospects of the green movement in Malaysia’s construction industry, reviewing the benefits of implementing green practices, discussing the challenges and strategies for empowering these practices, examining Malaysia’s green construction rating system, and identifying the evolution of green building technology and construction methods supporting sustainable practices.

This study reveals that, despite Malaysia’s long-standing environmental policies, the construction industry is seeing a limited adoption of green practices with less than 5% of buildings certified “green”. The main challenges include high costs, limited knowledge and low awareness among stakeholders. Furthermore, while the world progresses towards Industrial Revolution 5.0, Malaysia’s construction industry struggles to adopt Building Information Modelling (BIM) and Industrialised Building System (IBS). According to the analysis, financial incentives, awareness campaigns, and stricter enforcement of policies are key drivers to uplift the challenges. The study also identifies a knowledge gap in sustainable construction practices during the construction phase of buildings. Through illuminating these facets, this study aims to support the government’s goal of making Malaysia a green country and provide guidelines for the government and other organisations to enhance environmental protection actions through green construction-related activities. Therefore it is recommended for further studies on green practices during the construction stage and the practices adopted by contractors in Malaysia in conducting green construction.

15. Energy and environmental costs in transitioning to zero and low emission trucks for the Australian truck Fleet: An industry perspective

Transportation Research Part A: Policy and Practice, Volume 185, July 2024, 104108

Abstract

Modernising Australia’s old truck fleet and adopting a more stringent standard to reduce emissions and air pollutants is a primary objective for the Australian truck sector. Various strategies worldwide have been introduced to cut emissions and pollutants in the truck sector, such as a low-emission strategy supported by strict diesel standards and a zero-emission strategy to shift to battery-electric or hydrogen trucks. The paper focuses on emissions and local air pollutants of trucks under various transition scenarios at both the tailpipe and the wider supply chain including domestic power generation and hydrogen production. In contrast, for diesel, we focus on tailpipe outputs following fuel standards in Australia, given diesel is imported other than in some limited refineries. We compare and recommend actions that government and truck operators may take in the near to longer term in transitioning to cleaner energy.

We tested a number of scenarios using a decision support system incorporating all the latest information on costs and emissions for all truck classes using diesel, electric or hydrogen. A key finding from our scenario tests is that the current electricity mix has high carbon emissions and air pollutants due to fossil fuel-fired sources for power generation. Without improvement in using renewable energy sources in the future, transitioning to electric trucks implies more carbon emissions and air pollutants in the atmosphere from power plants, even though electric trucks generate zero tailpipe emissions. The main motivation for switching to zero-emission trucks is energy cost savings. We urge the government to decide on a clear roadmap for the truck sector before the sector is in a position to take action to shift to low or zero-emission trucks without totally relying on the likely reduction of emission intensity in electricity and renewable energy production.

16. Patching sustainability loopholes within the lead-acid battery industry of Bangladesh: An environmental and occupational health risk perspective

Sustainable Production and Consumption, Volume 48, July 2024, Pages 435-445

Abstract

Despite global efforts to phase out lead (Pb) products, their widespread use persists, notably in the lead-acid battery (LAB) industry. This trend is also evident in Bangladesh, where sustainability concerns surrounding the largely unexplored, yet highly vibrant informal sector remain unaddressed. It is imperative to unravel a comprehensive picture to implement targeted formalization strategies effectively at a meso level. This study aims to achieve this by using a substance flow analysis (SFA), life cycle assessment (LCA), and human health risk assessment (HHRA) approach, to highlight the environmental impacts and health risks associated with the industry’s thriving informal sector.

This sector emerges as a towering colossus of Pb pollution in the country, with a striking 86 % of the total Pb loss occurring from informal recycling alone. Informal electric vehicle (EV) LAB manufacturing is identified as a major contributor to land use, global warming, fine particulate matter formation, and terrestrial acidification impacts, with global warming and fine particulate matter contributing about 40 % each to the total human health impacts.

Workers in the informal sector, the most overlooked victims of this industry, face alarming risks of non-carcinogenic and carcinogenic toxicity-related diseases, with oral exposure route making up 90.8 % of the total non-carcinogenic risks. As developing nations grapple with similar waste management challenges, often exacerbated by their socio-economic and political contexts, these findings underscore the urgent need for a robust national action plan. Collaboration among governmental entities and international stakeholders is imperative to execute targeted cleanup initiatives and uphold compliance with international environmental and public health standards.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Mỗi ngày cả nước thải hơn 67.877 tấn rác, việc thu gom xử lý còn lúng túng

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đầu năm 2024 đến nay, mỗi ngày cả nước thải ra môi trường 67.877 tấn chất thải rắn sinh hoạt, song việc việc quản lý nguồn chất thải này còn phức tạp.

Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết từ năm 2019 đến nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tiếp tục gia tăng trên cả nước. Trong khi đó công tác thu gom, phân loại tại nguồn vẫn còn nhiều thách thức, chưa được triển khai phân loại đồng bộ.

Do vậy các tỉnh, thành phố cần khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; bố trí quỹ đất và kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trước ngày 1/1/2025.

Rác gia tăng, xử lý vẫn chủ yếu chôn lấp

Thông tin tại Hội thảo “Trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung,” tổ chức ngày 16/8, ông Nguyễn Thành Lam – Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nhấn mạnh việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện còn khá phức tạp.

Số liệu của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong năm 2019 là 64.658 tấn/ngày (trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày, nông thôn là 28.394 tấn/ngày). Đến nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đã tăng lên hơn 67.877 tấn/ngày (trong đó lượng rác tại đô thị là hơn 38.143 tấn/ngày, nông thôn hơn 29.734,30 tấn/ngày).

Ông Lam cũng cho biết qua khảo sát thực tế, hiện nay công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều thách thức như: Việc triển khai phân loại rác tại nguồn chưa đồng bộ tại các địa phương; chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi; thiếu thiết bị thu gom vận chuyển đáp ứng yêu cầu; thiếu địa điểm tập kết, trung chuyển đáp ứng quy định dẫn đến tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt kéo dài gây ô nhiễm môi trường, bức xúc cho người dân.

Trong khi đó cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên cả nước hiện mới có 1.548 cơ sở. Trong đó, cơ sở chôn lấp là 1.178 cơ sở (chiếm tới 76,10%), trong đó có nhiều cơ sở không hợp vệ sinh; cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt là 340 cơ sở, chiếm 21,96%. Số còn lại là cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành mùn/phân hữu cơ là 30 cơ sở, chiếm tỷ lệ rất thấp là 1,94%.

Ngay như tại Hải Phòng – dù đã tích cực trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thế nhưng thực tế triển khai cũng còn khó khăn.

Ông Phạm Văn Thuấn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cho biết theo thống kê, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hải Phòng hiện nay là 1.950 tấn/ngày. Để thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng đã thiết kế, in sổ tay và tờ rơi hướng dẫn phân loại tới tay người dân, song việc triển khai còn lúng túng.

Nguyên nhân theo ông Thuấn là bởi hiện còn nhiều bất cập giữa chính sách và thực tế phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển, thu gom hạ tầng phục vụ việc phân loại, tái chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hải Phòng cũng chưa đồng bộ…

Hội nông dân, hội phụ nữ đóng vai trò nòng cốt

Để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương theo quy định, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Hoàng Văn Thức cho biết ngày 2/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Ông Hoàng Văn Thức – Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: HV/Vietnam+)

Trong suốt gần 1 năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tập trung triển khai chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam để lan tỏa mạnh mẽ chính sách về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đến cộng đồng.

“Trong tháng Bảy vừa qua, bộ tiếp tục có công văn đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời; bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt,” đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói.

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nội dung trên phải được thực hiện tại các địa phương chậm nhất là ngày 31/12/2024.

Bà Nguyễn Thị Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) cho rằng thời gian tới các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền đưa luật đi vào cuộc sống; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tuyên truyền đến nông dân; mỗi địa phương thành lập tổ, nhóm đội tuyên truyền; tập huấn quy trình thu gom, phân loại xử lý rác thải.

Về phía địa phương, ông Phạm Văn Thuấn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm ban hành định mức mức kinh tế – kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để làm cơ sở cho các địa phương định giá tối đa áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Cùng với đó, bộ cần sớm ban hành quy định về cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải từ Quỹ EPR – Đóng góp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế để hỗ trợ kinh phí các địa phương, các đơn vị nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

“Thành phố sẽ phấn đấu đến năm 2026, 100% rác thải sinh hoạt được thu gom xử lý hợp vệ sinh, đóng cửa toàn bộ bãi rác mất vệ sinh. Thành phố sẽ tăng công suất về sản xuất mùn, phân lên 400 tấn/ngày vào năm 2025,” ông Thuấn nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ cần có một đề án, chương trình và dành kinh phí cho việc thu gom, xử lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư.

Ngoài ra, để triển khai hiệu quả công tác thu gom, xử lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư trên cả nước, các đại biểu đề xuất cần có sự vào cuộc của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, trong đó hội nông dân và hội phụ nữ đóng vai trò nòng cốt để tuyên truyền những chính sách, đường lối về xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Hùng Võ/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/moi-ngay-ca-nuoc-thai-hon-67877-tan-rac-viec-thu-gom-xu-ly-con-lung-tung-post970838.vnp

Các lò gạch công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường ở Phú Thọ

Dù Chính phủ đã có quy định phải chấm dứt mọi hoạt động đối với các lò gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lạc hậu (lò vòng) và chuyển sang công nghệ mới, an toàn đối với môi trường (lò tuynen). Tuy nhiên, địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ vẫn còn một số lò gạch thủ công hoạt động chưa bị xử lý.

Thời gian qua, người dân các xã Dị Nậu, Hương Nộn và xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ phản ánh về việc trên địa bàn tồn tại một lò gạch công nghệ cũ, lạc hậu trong quá trình hoạt động phát tán mùi, khói, bụi gây ô nhiễm môi trường, tàn phá hạ tầng giao thông…

Dù là công nghệ lạc hậu sản xuất gây ô nhiêm, nhưng lò gạch tại xã Dị Nâu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ vẫn hoạt động bất chấp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh Phú Thọ

Nhiều tuyến đường liên xã, trong huyện cũng đang bị cày nát do xe chở đất đá về các lò gạch, xe chở đất đến các điểm tập kết. Nhiều đoạn đường trải bê tông atphan, nhưng do bị xe chở đất rơi vãi xuống chỉ nhìn thấy màu đỏ của đất.

Đáng nói, đây là công nghệ lò vòng (đốt gạch bằng than đá, gây ô nhiễm môi trường) mà theo quy định của Chính phủ phải chấm dứt hoạt động vào năm 2020. Nhưng không hiểu vì lý do gì công nghệ sản xuất gạch gây ô nhiễm trên vẫn tồn tại ở đây nhiều năm.

Xe ô tô chở đất ở các làng, xã về một số lò gạch, gây rơi vãi đất ra đường.

Theo bà H., người dân ở gần lò gạch cho biết: Việc đốt gạch ở đây vẫn thường xuyên, hôm nào trời u ám, sương mù là i như rằng chúng tôi phải hứng chịu mùi khét rất khó chịu, trong nhà phải đóng kín cửa, ngày nằng thì bụi bẩn phát tán khắp nơi khiến cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng.

“Không những gây ô nhiễm, mà xe ô tô chở đất vào nhà máy gạch, xe chở gạch đi làm nát hết cả đường, sạt lở xuống ruộng lúa gần nhà máy. Nên nếu chuyển được lò gạch ra xa khu dân cư là tốt nhất”, bà H. cho biết.

Theo người dân ở đây cho biết, lò gạch này đã tồn tại hàng chục năm nay, trong quá trình hoạt động, bãi đất chứa của lò trông như những “núi đất” nằm chềnh ềnh giữa cánh đồng qua vài trận mưa đất ở đây đã trôi sạt xuống một số hộ dân có ruộng canh tác ở gần đó.

Dù theo quy định lò gạch này phải dừng hoạt động, nhưng mỗi ngày lò vẫn đốt cả vạn gạch cung cấp ra ngoài thị trường.

Ghi nhận của phóng viên VOV.VN, lò gạch này, được đặt giữa cánh đồng rộng lớn thuộc 2 xã Hương Nộn và Dị Nậu quy mô lên tới hàng chục hecta… xung quanh không có tường bao, con đường từ lò gạch ra ngoài cánh đồng do nhiều xe trọng tải lớn chở đất, gạch ra vào nên đã xuống cấp nghiêm trọng, tạo thành nhiều ổ voi, ổ gà khiến các phương tiện và người tham gia giao thông ở đây bị ảnh hưởng.

Phía bên trong, lò vẫn hoạt động bình thường, gạch được xếp thành các kiêu dài cả vài trăm mét, các xe trọng tải lớn xếp thành hàng dài chờ “ăn” gạch. Nhìn tổng thể từ trên cao xuống lò gạch này không khác gì một “đại công trường” hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Tài nguyên đất vẫn bị ăn cắp vô tội vạ ở Tam Nông

Người dân xung quanh cho biết, một ngày lò có thể đốt được cả chục vạn gạch, do gạch chủ yếu sử dụng nguồn đất sét, đất đỏ trên đồi trong các xã trên địa bàn huyện nên gạch ở đây rất đẹp, cứng chắc và được nhiều khách hàng từ các tỉnh đổ về mua rất đông. Giá gạch hiện tại bán ở lò là từ 800-1.000 đồng/viên.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hồng Minh – Chủ tịch UBND xã Dị Nậu cho biết: Lò gạch này đã hoạt động từ lâu, trong quá trình hoạt động cũng đã gây ra sạt lở đất xuống một số hộ dân có đất canh tác ở gần đó.

“Có việc sạt lở đất xuống ruộng lúa của người dân, Tuy nhiên, sau khi bị sạt lở, chủ lò gạch đã thống nhất khắc phục và hỗ trợ các hộ dân. Đa số là các hộ dân bị ảnh hưởng ở xã Hương Nộn giáp lò gạch, không có ruộng nào của người dân trong xã bị ảnh hưởng”, ông Minh thông tin.

Nhiều “binh đoàn” xe trọng tải lờn chờ vào “ăn” gạch đồng thời tàn phá hạ tầng giao thông

Khi được hỏi, theo quy định của Chính phủ, lò gạch thủ công, ở đây là công nghệ lò vòng, phải dừng hoạt động từ cuối năm 2020 nhưng tại sao lò gạch này vẫn động hoạt động bình thường, ông Minh lý giải do mới về xã được ít thời gian, chưa nắm được cụ thể và cho biết.

“Chính cái này tôi cũng không nắm được, chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại và sẽ có báo cáo…”, ông Minh nói.

Theo lãnh đạo Công ty cổ phần An Phát – đơn vị quản lý, vận hành khu lò gạch, đơn vị mới tiếp quản nhà máy gạch, trước đó do người khác quản lý. Sau khi có chủ trương phải dừng sản xuất gạch theo công nghệ cũ, đã được các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ cấp phép chuyển đổi công nghệ sang lò tuynel. Nhưng tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công ty vẫn “túc tắc” vừa sản xuất vừa xây dựng.

“Biết làm vậy là không đúng nhưng chúng tôi xin tận dụng cơ ngơi cũ và cũng là tạo điều kiện cho những công nhân ở đây”, đại diện đơn vị quản lý phân bua.

Việc sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò vòng, lò cải tiến không chỉ gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí, mà còn gây lãng phí tài nguyên bởi việc sử dụng đất màu để sản xuất mà còn tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng bởi các doanh nghiệp đầu tư bài bản cho công nghệ mới để thay thế công nghệ sản xuất gạch nung kiểu thủ công.

Trước thực trạng trên, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ sớm xử lý rứt điểm tình trạng nhiều lò gạch với công nghệ lạc hậu nhưng vẫn được hoạt động khiến môi trường, đất đai bị hủy hoại đồng thời không thực hiện đúng Chỉ đạo của Chính phủ.

Nhóm PV/VOV.VN

Theo VOV.VN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/cac-lo-gach-cong-nghe-lac-hau-gay-o-nhiem-moi-truong-o-phu-tho-post1114840.vov

Vì sao tổng mức đầu tư Dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi tăng hơn 2.400 tỉ đồng?

Trong quá trình triển khai, dự án có thay đổi về phương án, chính sách bồi thường khi áp dụng Luật Đất đai 2024 và Nghị định 88/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có hiệu lực từ ngày 1-8-2024

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (Ban Hạ tầng) vừa trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh dự án Nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi, quận 8 đến Sở Xây dựng.

Dự án thực hiện từ 2023-2030 này được đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 4.930 tỉ đồng lên 7.415 tỉ đồng.

Về lý do, theo Ban Hạ tầng, tổng mức đầu tư dự án đã được HĐND TP HCM phê duyệt cuối năm 2023 thì chi phí bồi thường GPMB khái toán là 3.583 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án có thay đổi về phương án, chính sách bồi thường khi áp dụng Luật Đất đai 2024 và Nghị định 88/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có hiệu lực từ ngày 1-8-2024.

Do đó, Ban Bồi thường GPMB quận 8 đã khái toán lại chi phí bồi thường GPMB cho dự án là 6.001 tỉ đồng, chênh lệch 2.484 ti đồng.

Theo Ban Hạ tầng, việc tăng chi phí bồi thường, GPMB, hỗ trợ, tái định cư làm tăng tổng mức đầu tư dự án, cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở điều chỉnh dự án theo quy định. Do đó Ban Hạ tầng kiến nghị Sở Xây dựng xem xét, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh dự án.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự kiến thông qua trong quý III/2024, làm cơ sở để triển khai công tác lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và khởi công trong năm 2025 theo kế hoạch.

Rách thải tồn đọng nhiều đoạn bờ Bắc kênh Đôi

Công trình xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi sẽ xây dựng 4,3km kè phía bờ Bắc kênh Đôi, kết hợp nạo vét 1 phần lòng kênh. Ngoài ra, dự án sẽ mở rộng đường giao thông dọc bờ Bắc kênh Đôi lên 20m; xây dựng mới tuyến đường Nguyễn Duy nối dài, xây dựng mới cầu Hiệp Ân 2 và xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cây xanh, chiếu sáng…dọc tuyến.

Dự án có trên 1.630 trường hợp bị ảnh hưởng trong đó 610 trường hợp giải tỏa 1 phần, 1.023 trường hợp giải tỏa trắng. Có 566 trường hợp có nhu cầu tái định cư.

Dự án giúp chỉnh trang đô thị, di dời toàn bộ nhà lụp xụp nằm trên và ven tuyến kênh, nâng cao chất lượng sống của người dân, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, hỗ trợ phát triển giao thông thủy.

Thu Hồng – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Nhà lụp xụp ven bờ Bắc kênh Đôi, quận 8. Ảnh: Thu Hiền

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/vi-sao-tong-muc-dau-tu-du-an-cai-tao-bo-bac-kenh-doi-tang-hon-2400-ti-dong-196240816094110746.htm