• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 94

Hà Nội: Chi tiết các công trình sai phép, không phép tại quận Thanh Xuân

Trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đang tồn tại nhiều công trình sai phép, không phép, có vi phạm đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Theo nguồn tin riêng của Báo Công Thương, trong 9 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội có 5 công trình xây dựng sai phép, 1 công trình không phép. Tính đến ngày 12/8/2023, đã xử lý xong 2 trường hợp, còn 4 trường hợp đang xử lý.

Cụ thể, 2 trường hợp xây dựng sai phép đã xử lý xong đều của bà Vũ Thị Vân Anh, địa điểm xây dựng đều ở số 147A, phố Cự Lộc, phường Thượng Đình.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính số 0034612 và 0034613, cùng ngày 19/12/2022; quyết định xử phạt số 5340 và 5341, cùng ngày 30/12/2022; biên bản chứng kiến tự khắc phục hậu quả ngày 21/2/2023 của UBND phường. Tổng số tiền bà Vũ Thị Vân Anh bị xử phạt là 110 triệu đồng.

Trường hợp xây dựng không phép đang tiếp tục xử lý do ông Lưu Cảnh Tuân và Nguyễn Hồng Hạnh làm chủ đầu tư, địa điểm xây dựng tổ 25 phường Thanh Xuân Nam. Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính số 0037001 ngày 12/4/2023; quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1069 ngày 2/5/2023. Tổng số tiền chủ đầu tư bị xử phạt là 90 triệu đồng.

Các trường hợp xây dựng sai phép còn lại đều do ông Nguyễn Việt Hải làm chủ đầu tư, địa chỉ cùng ở tổ 6, cụm Chùa, tổ 24 Kiến Thiết, phường Nhân Chính. Ngày 5/6/2023, đã lập 3 biên bản vi phạm hành chính số 0034301, 0034302 và 0034303; ngày 15/6/2023 ban hành 3 quyết định xử phạt số 1578, 1579 và 1580. Tổng số tiền ông Nguyễn Việt Hải bị xử phạt là 133 triệu đồng.

Theo nguồn tin riêng của Báo Công Thương, trên địa bàn quận Thanh Xuân còn tồn đọng nhiều công trình vi phạm với quy mô lớn chưa được xử lý dứt điểm.

Có thể kể ra như trường hợp do bà Nguyễn Tường Vân làm chủ đầu tư, địa chỉ công trình vi phạm số 54, tổ 6, Giáp Nhất, phường Nhân Chính, hiện đã đưa vào sử dụng. Công trình vi phạm này xảy ra năm 2018 và lực lượng chức năng đã xử phạt, buộc khắc phục tổng số tiền 340 triệu đồng. Từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023, UBND phường Nhân Chính đã 4 lần mời bà Nguyễn Tường Vân đến để đôn đốc thực hiện các quyết định của UBND quận, tuy nhiên chủ đầu tư không có mặt.

Trường hợp thứ 2 do bà Hà Thị Thu làm chủ đầu tư, địa chỉ công trình vi phạm ngõ 80 Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, đã đưa vào sử dụng. Công trình vi phạm này xảy ra vào năm 2018 và lực lượng chức năng đã xử phạt, áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả tổng số tiền 780 triệu đồng. Từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2023, UBND phường Kim Giang đã 3 lần mời bà Hà Thị Thu tới để đôn đốc thực hiện các quyết định của UBND quận Thanh Xuân, nhưng chủ đầu tư không có mặt.

Trường hợp thứ 3 do bà Bùi Thị Luyến làm chủ đầu tư, địa chỉ công trình vi phạm tại tổ 3, khu Giáp Nhất, phường Nhân Chính, đã đưa vào sử dụng. Hiện chủ đầu tư đã phá dỡ một phần công trình vi phạm.

Trường hợp thứ 4 do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư, địa chỉ công trình vi phạm số 108 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, đã đưa vào sử dụng. Công trình này vi phạm vào năm 2022 và ngày 5/7/2022, Sở Xây dựng có Văn bản số 4719/SXD-TTr yêu cầu xử lý. Hiện các đơn vị đang tiếp tục phối hợp thực hiện.

Trường hợp thứ 5 do Công ty Cổ phần đầu tư XNK Mỹ Sơn và HTX Công nghiệp Phương Đông 4 làm chủ đầu tư, địa chỉ công trình vi phạm số 62 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, đã đưa vào sử dụng. Ngày 2/8/2022, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 7586/VP-ĐTCB về việc xử lý vi phạm đối với dự án. Hiện UBND quận Thanh Xuân đang tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư phối hợp thực hiện theo văn bản của UBND TP. Hà Nội và Sở Xây dựng.

Trong báo cáo đánh giá tình hình và kết quả quản lý trật tự xây dựng 9 tháng đầu năm 2023, UBND quận Thanh Xuân cho biết, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận Thanh Xuân và Đoàn thể chính trị – xã hội quận, Nghị quyết số 14-NQ/QU được triển khai nghiêm túc, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đã có chuyển biến.

UBND quận đã tổ chức triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, bài bản đã tạo được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện và đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận; tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ quận đến phường có chuyển biến tốt, việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng về cơ bản được kịp thời, không để phát sinh vi phạm gây bức xúc trong nhân dân.

Đêm 12 rạng sáng 13/9, vụ cháy chung cư mini ở ngách 29/7, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến 56 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Sau khi sự cố xảy ra, UBND TP. Hà Nội yêu cầu tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, an toàn điện, an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với 100% chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên địa bàn quản lý; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu công tác kiểm tra, xử lý vi phạm phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, công khai, minh bạch, bảo đảm khách quan và tuân thủ theo quy định của pháp luật trên nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Đại Anh – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Ảnh: Chung cư mini ở số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ xây vượt tầng từ 6 tầng lên 9 tầng (Ảnh: Ngọc Tân/Dân trí)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/ha-noi-chi-tiet-cac-cong-trinh-sai-phep-khong-phep-tai-quan-thanh-xuan-273591.html

‘Làng ung thư’ tái chế nhôm ở Bắc Ninh: Đánh đổi sức khỏe lấy kinh tế?

Với khoảng 300 lò cô đúc nhôm hoạt động suốt ngày đêm tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh) đã tạo nên làng nghề tái chế nhôm lớn nhất miền Bắc. Dù là huyện có nhiều tỷ phú nhất vùng với loạt biệt thự mọc san sát nhau, người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày nhưng đổi lại là cả một vùng bị ô nhiễm môi trường trầm trọng trong nhiều năm.

Nhiều năm sống trong ô nhiễm

Bỏ qua những nguy hiểm đối với sức khỏe để kiếm tiền đang là thực trạng đáng lo ngại diễn ra tại làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Với khoảng 1000 hộ dân, trong đó 1/3 số hộ có lò đúc nhôm, môi trường ở đây thường xuyên bị bao phủ bởi lượng khói bụi dày đặc. Những chủ hộ làm nghề cũng như người lao động phải làm việc trong điều kiện ô nhiễm trầm trọng, đối mặt với những nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật, trong đó có cả ung thư. Mặc dù vậy, vì kinh tế, nhiều người sẵn sàng đánh đổi, bào mòn sức khỏe, làm việc trong môi trường vô cùng độc hại.

Mỗi ngày một lò cô đúc nhôm loại nhỏ hoạt động có thể sản xuất ra vài tạ phôi nhôm thành phẩm. Nhân viên lò đốt đổ nguyên liệu là phế liệu nhôm và vỏ lon nhôm vào lò đốt, sau khi tan chảy, sẽ được đổ vào khuôn tạo ra những thanh nhôm thành phẩm.

Hơn 300 ống khói ngày đêm xả thải trực tiếp ra môi trường khiến không khí ở làng Mẫn Xá luôn đặc quánh mùi hóa chất

Hơn 300 ống khói ngày đêm xả thải trực tiếp ra môi trường khiến không khí ở làng Mẫn Xá luôn đặc quánh mùi hóa chất

Anh N.X.T ở xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết, những ngày đầu khi bắt đầu vào làm công việc này thì cảm thấy khó chịu, khó thở vì hít khói. Lâu ngày dần dần rồi quen mùi, quen công việc, quen với sự khó thở. Nhưng vì miếng cơm manh áo nên bất chấp sức khỏe để làm việc nuôi gia đình và có một cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn, nên dù có nhiều lựa chọn nhưng không thể làm khác được.

“Công việc tuy nặng nhọc nhưng mỗi tháng thu nhập của tôi khoảng 15-20 triệu đồng/tháng và sau một thời gian lao động chăm chỉ, tôi đã tích cóp đủ tiền để trả nợ cho căn nhà mới mà anh xây ở quê. Mặc dù ý thức về sự nguy hại của công việc này đối với sức khỏe, nhưng tôi không biết làm thế nào để tìm một công việc tốt hơn” – anh T. chia sẻ.

Ông Đ.V.M ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết, cả xã Văn Môn có 5 thôn, tuy nhiên, chỉ thôn Mẫn Xá là có nghề tái chế. Thôn này ở giữa nên khói bụi, ô nhiễm cả xã phải hứng chịu. Rác thải được đổ vô tội vạ khắp nơi, ùn ứ thành những đống sừng sững như núi bủa vây quanh thôn.

“Đặc biệt trong ngày trời mưa thì cả làng bị mùi thum thủm, hôi thối do hóa chất nhôm bị hòa tan bủa vây. Ngày nắng, gió thổi bụi nhôm mù mịt khắp làng. Trên không trung, khói bụi từ các ống khói lò luyện nhả thẳng lên trời… Cả xã Văn Môn sống nơm nớp trong ô nhiễm. Trung bình mỗi ngày, các lò luyện xử lý, tái chế khoảng 30 tấn nhôm, thải ra khoảng 3 – 4 tấn xỉ thải. Những núi chất thải lưu cữu nhiều năm, ước tính vài trăm ngàn tấn” – ông M. bức xúc nói.

Với khoảng 300 lò cô đúc nhôm hoạt động ngày đêm, làng nghề Mẫn Xá thường xuyên chìm trong khói bụi trong nhiều năm nay. Tro xỉ thải ra sau sản xuất trở thành rác thải độc hại, theo thời gian chất thành núi, gây ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác…Cuộc sống ở đây trở nên vô cùng ngột ngạt. Nhà dân luôn trong tình trạng đóng cửa, trẻ em không có chỗ chơi vì môi trường ô nhiễm. Hơn nữa, sống lâu trong điều kiện khắc nghiệt, bệnh tật cũng phát sinh nhiều hơn.

Đánh đổi sức khỏe lấy kinh tế?

Bác sĩ Nguyễn Văn Duy – Trưởng trạm Y tế xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Theo số liệu thông kê ban đầu từ y tế thôn cho tới ban dân số thì từ năm 2018 đến đầu năm 2023 cả xã có hơn 20 trường hợp bị ung thư, trong đó có 10 người bị ung thư gan; 2 người bị ung thư thận; 5 người bị ung thư đại tràng; 4 người bị ung thư vòm họng…”.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, song hiện nay, các biện pháp khắc phục đều chưa thực sự hiệu quả. Dự án Cụm Công nghiệp để di dời làng nghề Mẫn Xá mới chỉ di dời được một số hộ dân làm nghề bởi mức chi phí quá cao. Bên cạnh đó, tình trạng đổ trộm xỉ thải khiến nhiều con đường ngập đầy rác thải độc hại.

Ông Nguyễn Văn Hiệp – Công an viên xã Văn Môn

Ông Nguyễn Văn Hiệp – Công an viên xã Văn Môn

Ông Nguyễn Văn Hiệp – Công an viên xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết, sau mỗi trận mưa là những bãi phế thải bốc lên những mùi rất chi là khó chịu, thậm trí người ở nơi khác đi qua cũng không thể nào chịu được vì mùi hắc, khét của tro, xỉ nhôm bốc lên.

“Những hệ lụy từ ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng là nỗi trăn chở của chính quyền địa phương bấy lâu nay. Tuy nhiên, biện pháp trước mắt chỉ là đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân để người dân tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, cùng với đó là tăng cường công tác tham mưu xử lý nạn đổ trộm phế thải ra môi trường” – ông Hiệp cho biết.

Lượng xỉ nhôm phát sinh ra ở Văn Môn đã lên đến hơn 370 nghìn tấn

Lượng xỉ nhôm phát sinh ra ở Văn Môn đã lên đến hơn 370 nghìn tấn

Tình trạng đổ trộm chất thải công nghiệp nguy hại diễn ra công khai qua nhiều năm tại xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh) nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để

Tình trạng đổ trộm chất thải công nghiệp nguy hại diễn ra công khai qua nhiều năm tại xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh) nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để

Ông Bùi Đức Thuyên – Phó Chủ tịch UBND xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, thực trạng xử lý ô nhiễm môi trường ở xã Văn Môn rất khó khăn và cần phải có lộ trình dài để triển khai thực hiện, vì mỗi ngày toàn xã phát sinh hàng chục tấn tro, xỉ phế thải ra môi trường nhưng không có biện pháp xử lý triệt để.

“Vì là làng nghề truyền thống nên hầu như toàn bộ công nghệ đúc nhôm đều thủ công lạc hậu, kém hiệu quả. Bên cạnh đó một số người dân vẫn chấp hành chưa nghiệm biện pháp bảo vệ môi trường khiến lượng tro, xỉ thải ngày càng một tăng lên” – ông Thuyên chia sẻ.

Nhiều năm trời sống chung với khói bụi và ô nhiễm, doanh nghiệp và người dân làng nghề Mẫn Xá hiểu rõ nhất mối nguy hiểm đối với sức khỏe như thế nào? Tuy nhiên, phải chăng vì lợi nhuận kinh tế mà họ sẵn sàng bất chấp đánh đổi?!

Tiến Dũng- Văn Giang/VOV.VN

Theo VOV.VN

Ảnh: Người dân Văn Môn cô đúc nhôm theo cách truyền thống, mang tính tự phát và theo mô hình hộ gia đình nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/kinh-te/lang-ung-thu-tai-che-nhom-o-bac-ninh-danh-doi-suc-khoe-lay-kinh-te-post1046793.vov

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 ‘ngốn’ số vốn khủng

Hội đồng thẩm định nhà nước vừa phê duyệt Kế hoạch thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến số 5, Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc.

Quyết định chủ trương đầu tư dự án bao gồm 14 phần nội dung thẩm định, trong đó nổi bật là sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư; dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư; đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính; phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư; đánh giá xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; tiến độ dự kiến thực hiện dự án…

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 65.404 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách thành phố Hà Nội, được đầu tư một lần, không thực hiện phân kỳ đầu tư. Dự án được dự nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, có thể cân đối bố trí bổ sung giai đoạn 2026-2030.

Tuyến số 5, Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1435mm, điện khí hóa với chiều dài 38,43km (6,5km đi ngầm; 2km đi trên cao và 29,93km đi trên mặt đất) với 21 nhà ga. Trong đó, có 6 ga ngầm gồm: Quần Ngựa, Kim Mã, Vành đai 1, Vành đai 2, Hoàng Đạo Thúy, Vành đai 3; 1 ga trên cao (ga Tây Mỗ) và 14 ga mặt đất: Lê Đức Thọ, Mễ Trì, An Khánh 1, An Khánh 2, Song Phương, Sài Sơn, Quốc Oai, Ngọc Mỹ, Đồng Bụt, Đồng Trúc, Đồng Bãi, Tiến Xuân, Trại Mới, Thạch Bình.

Dự án bố trí 2 đề pô, trong đó đề pô số 1 bố trí tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức với diện tích khoảng 18ha. Đề pô số 2 bố trí tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất với diện tích khoảng 6,9ha.

Tuyến số 5 hình thành sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 4, 6, 7, 8, cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố.

Phạm Huyền – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông ngày càng hút khách.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-so-5-ngon-so-von-khung–i707625/

Loạt công trình của chủ chung cư mini bị cháy sai phép: Ai ‘chống lưng’ cho ông Nghiêm Quang Minh?

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, bị can Nghiêm Quang Minh – người vừa bị Công an Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam do liên quan vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, đã xây dựng ít nhất 8 tòa chung cư mini tại nhiều quận của Hà Nội. Hầu hết trong số đó đều xây dựng sai phép.

Trong khi đó, tại Hà Nội, hàng trăm tòa chung cư mini biến tướng khác cùng rơi vào tình trạng tương tự…

Hàng loạt vi phạm

Trong số các chung cư mini do ông Minh đầu tư hoặc cùng đầu tư, số lượng tại quận Thanh Xuân là nhiều nhất, lên tới sáu tòa, trong khi hai tòa còn lại ở quận Đống Đa và quận Tây Hồ. Toàn bộ các chung cư mini này đều nằm sâu trong ngõ nhỏ, xây dựng cao tầng, xây dựng sai với giấy phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Tại phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân), một cán bộ UBND phường cho biết, trên địa bàn phường có 2 bất động sản liên quan đến ông Nghiêm Quang Minh (chủ căn chung cư mini bị cháy trên phố Khương Hạ). Cụ thể, một tòa chung cư mini ở số 28/12 Chính Kinh. Theo hồ sơ, tòa nhà được cấp phép xây dựng cấp từ năm 2010, cao 6 tầng, có lửng, có tum.

Phường cùng các lực lượng chức năng khác cũng đã tiến hành kiểm tra, xác định tòa chung cư này cao 7 tầng 1 tum. Chính quyền địa phương đã vận động một số đơn vị hỗ trợ cho người dân 200.000 đồng/hộ để chuyển xe sang tòa chung cư bên cạnh để hạn chế nguy cơ cháy nổ.

Ngoài ra, với những hộ làm chuồng cọp, phường đề nghị cư dân cắt lỗ thông chuồng cọp để hạn chế nguy cơ cháy nổ. Theo ghi nhận của PV Tiền Phong chiều ngày 19/9, tòa nhà được xây 100% diện tích đất, nằm bên cạnh các tòa nhà cao tầng khác. Tầng 1 của tòa nhà được dùng làm bãi để xe. Tòa nhà có ban công, nhưng hầu hết đều được làm chuồng cọp, hàn kín mít.

Một bất động sản nữa liên quan đến ông Nghiêm Quang Minh là văn phòng cho thuê tại số 18 Ngụy Như Kom Tum. Theo đó, giấy phép công trình này được cấp là 6 tầng, có hầm, có lửng, có tum.

Ngoài hai bất động sản trên, phường cũng đang rà soát các chung cư mini và nhà cao tầng cho thuê theo kế hoạch của thành phố, của quận Thanh Xuân. Quá trình kiểm tra, rà soát cùng phối hợp tuyên truyền phòng cháy chữa cháy và các biện pháp cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, vị cán bộ này nói.

Chung cư mini bị cháy trong ngõ 29/70 Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa qua

Chung cư mini bị cháy trong ngõ 29/70 Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa qua

Ghi nhận tại số nhà 95 ngõ 378 Thụy Khuê (phường Bưởi, quận Tây Hồ), đây là một chung cư mini có dấu hiệu xây dựng sai phép. Con ngõ nhỏ chỉ khoảng 3 mét sâu hun hút dẫn tới căn chung cư mini nói trên.

Được biết, chung cư mini này được ông Minh xây dựng khoảng chục năm trước. Bà Tích (người dân ở đối diện chung cư mini) cho biết, bà từng là tổ trưởng tổ dân phố số 2, sau vụ cháy tại chung cư mini quận Thanh Xuân, bà và người dân tại đây vô cùng lo lắng vì chung cư mini này có quy mô rất lớn nhưng lại chỉ có một lối ra vào duy nhất.

“Rất mong cơ quan chức năng có biện pháp đảm bảo an toàn cho chính người dân trong chung cư mini và người dân ở trong ngõ”, bà Tích chia sẻ.

Ngoài ra, ông Nghiêm Quang Minh cùng kết hợp xây dựng nhiều chung cư khác trên địa bàn phường Nhân Chính, Khương Mai, Khương Hạ, Thanh Xuân. Đa số đều xây dựng sai với giấy phép xây dựng ban đầu.

Theo tìm hiểu của PV, một “trùm” chung cư mini có tiếng khác cũng đang sở hữu nhiều chung cư trên địa bàn Hào Nam, Xã Đàn (quận Đống Đa) và phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng).

Cụ thể, chung cư mini ở số 26 Vân Hồ 3 tổ 60 phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng là 2 tòa nhà được cấp phép xây dựng quy mô 5 tầng và tum nhưng đã xây dựng hoàn thiện, hợp khối và lên tầng thứ 8. Công trình này được xây dựng từ năm 2018 nhưng vi phạm vẫn tồn tại đến thời điểm này.

Né tránh thông tin cho báo chí?

Để có thông tin cụ thể về công trình chung cư mini số 95 ngõ 378 Thụy Khuê, PV Tiền Phong đã nhiều lần liên hệ với ông Hoàng Thanh Hải, Chủ tịch UBND phường Bưởi nhưng không nhận được phản hồi.

Sáng 19/9, PV Tiền Phong có mặt tại trụ sở UBND phường Bưởi nhưng toàn bộ lãnh đạo UBND phường liên quan đều không có mặt tại phường. Bộ phận một cửa UBND phường không nhận đặt lịch làm việc với cơ quan báo chí và hướng dẫn lên gặp văn phòng UBND phường.

Tuy nhiên, ông Trọng (người có nhiệm vụ nhận đặt lịch làm việc của báo chí – PV) cũng không có mặt tại văn phòng.

Tương tự tại phường Lê Đại Hành, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch UBND phường không phản hồi thông tin PV đề nghị cung cấp.

Theo tìm hiểu của PV, đối với công trình chung cư mini số 26 Vân Hồ 3 tổ 60, phường Lê Đại Hành, từ tháng 2/2018, UBND phường Lê Đại Hành, Tổ Thanh tra xây dựng phường đã nhiều lần lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Lưu Hoàng Ly (chủ công trình) về việc xây dựng nhà sai nội dung ghi trong giấy phép xây dựng được cấp và bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.

Khi đó, chủ nhà xin “tự khắc phục tháo dỡ phần vi phạm trước ngày 15/3/2018 (vì chưa có thợ)”. Dù sau đó thanh tra xây dựng đã có nhiều văn bản đề xuất Chủ tịch UBND phường Lê Đại Hành ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Thế nhưng công trình vẫn ngang nhiên sai phạm và tồn tại đến nay.

Tại nhiều phường khác của Hà Nội, khi PV Tiền Phong liên hệ hỏi về chung cư mini thì đều nhận được câu trả lời “đang bận”, “chưa xếp được lịch” và nhiều lý do khác.

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính pháp) cho biết, pháp luật quy định rất cụ thể các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, các hình thức xử lý, mức xử phạt, trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong đó có biện pháp buộc tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lập phương án và tổ chức tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Tuy nhiên, LS Cường cho biết, pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể là thời gian lập phương án tổ chức cưỡng chế là bao lâu, khi nào thì phải tổ chức xong việc thi hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Ngoài ra pháp luật cũng không có quy định cụ thể nếu cán bộ, cơ quan có thẩm quyền không tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng khi đã có quyết định cưỡng chế tháo dỡ thì sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào.

Đại diện Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, quy định trách nhiệm của UBND quận, UBND phường, thanh tra xây dựng về quản lý trật tự xây dựng đã khá cụ thể. Để xảy ra tình trạng vi phạm tràn lan như vừa qua rõ ràng phải có tình trạng cán bộ chức năng tiếp tay hoặc làm ngơ cho sai phạm. “Tình trạng này đã nhiều lần được phản ánh nhưng xử lý hời hợt và thiếu quyết liệt. Vụ cháy vừa qua là tiếng chuông cảnh báo, cần phải kiểm tra làm rõ trách nhiệm của cán bộ liên quan”, vị đại diện cho hay.

Trần Hoàng – Thanh Hiếu – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Chung cư mini của ông Nghiêm Quang Minh tại phường Bưởi, quận Tây Hồ

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/loat-cong-trinh-cua-chu-chung-cu-mini-bi-chay-sai-phep-ai-chong-lung-cho-ong-nghiem-quang-minh-post1570590.tpo

Xử phạt Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt 200 triệu đồng về hành vi chiếm dụng đất

Ngày 18/9, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2129/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt, địa chỉ tại khu Mường Cộng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), mã số doanh nghiệp 5400228167, do bà Lê Thị Ngọc làm giám đốc đã có hành vi chiếm dụng đất nông nghiệp đối với diện tích 17.912,3m2 không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực đô thị theo điểm đ, khoản 2, khoản 5, Điều 14, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, ngày 11/9/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt bị xử phạt 200 triệu đồng. Ngoài ra, theo quyết định này, UBND tỉnh buộc Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong thời gian 3 năm 228 ngày thực hiện hành vi chiếm dụng đất với tổng số tiền trên 100,152 triệu đồng.

Trước đó, công ty này đã bị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản như: khai thác vượt 10% một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; khai thác khoáng sản không có thiết kế mỏ theo quy định; chưa có biên bản bàn giao mốc giới; không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác; chậm nộp tiền ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; không lập bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản.

Với các hành vi vi phạm trên, Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt bị UBND tỉnh xử phạt tổng số tiền hơn 532 triệu đồng.

M.H – Báo Hòa Bình

Theo Hòa Bình

Ảnh: Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt đã bị UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác khoáng sản tại mỏ đá ở huyện Tân Lạc.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://www.baohoabinh.com.vn/217/181980/xu-phat-cong-ty-tnhh-xay-dung-minh-nguyet-200-trieu-dong-ve-hanh-vi-chiem-dung-dat.htm

Đà Nẵng khẩn cấp chống ngập nội đô

Một trong những giải pháp chống ngập căn cơ của TP Đà Nẵng là ưu tiên quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hạn chế tối đa bê-tông hóa

Trận mưa ngày 10-9 vừa qua với lưu lượng lớn trong thời gian ngắn đã khiến một số tuyến đường nội đô của TP Đà Nẵng ngập cục bộ. Người dân địa phương dấy lên lo lắng khi nghĩ tới trận ngập lịch sử xảy ra vào tháng 10-2022 gây thiệt hại lớn.

Rà soát toàn bộ điểm ngập

Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải TP Đà Nẵng vừa phối hợp với các quận, huyện trên địa bàn ra quân khơi thông hố ga, cống thoát nước. Qua đó phát hiện rất nhiều cửa thu bị bịt kín, vì người dân địa phương dùng các tấm ngăn để chặn lại nhằm hạn chế mùi hôi. Ông Huỳnh Trung Nhân, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải, cho biết công nhân đã xử lý, làm sạch các cửa thu và đường cống.

Trước thực tế này, ông Võ Tấn Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho rằng trước hết phải vận động người dân chung tay phòng chống ngập, khơi thông cửa thu nước, bằng việc không dùng các tấm chắn để ngăn mùi trên cửa thu nước.

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, trên địa bàn có khoảng 9 điểm thường xuyên ngập kéo dài trong đó có 6 điểm đang được triển khai dự án chống ngập và 3 điểm đang ở giai đoạn chuẩn bị các thủ tục triển khai đầu tư.

Trong 6 điểm ngập đang triển khai dự án, thì điểm thuộc khu vực Trung Nghĩa (quận Thanh Khê), do vướng mặt bằng nhiều năm nên UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tuyến cống theo hướng tách thành 2 nhánh. Hiện nay, tuyến số 1 đã thi công hoàn thành, cơ bản giải quyết được một phần tình trạng ngập úng tại khu vực.

Công nhân Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng thực hiện vệ sinh các cửa thu giúp thoát nước mưa

Công nhân Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng thực hiện vệ sinh các cửa thu giúp thoát nước mưa

Khu vực xung quanh đồi Trung Sơn ngập úng do vướng giải phóng mặt bằng nhiều năm, dẫn đến không thể thi công hoàn thành tuyến kênh thoát nước chính nối từ kênh dọc đường số 4 KCN Hòa Khánh ra sông Cu Đê.

Tương tự, dự án ở khu vực cổng KCN Hòa Khánh vướng giải phóng mặt bằng và kéo dài nhiều năm, không thể đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là tuyến cống thoát nước chính nối từ nút giao đường số 2 KCN Hòa Khánh – Quốc lộ 1 đến hồ Bàu Sấu…

3 điểm đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, gồm: Khu vực đường Trần Xuân Lê; Tống Phước Phổ và Lê Tấn Trung.

Ngoài các điểm nói trên, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho hay sẽ tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, ban quản lý dự án, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải tiến hành rà soát toàn bộ các điểm ngập úng trong các trận mưa lớn.

Hàng loạt giải pháp

Để từng bước giải quyết căn cơ vấn đề ngập úng đô thị trên địa bàn thành phố, ông Võ Tấn Hà cho hay Sở Xây dựng đã kịp thời tham mưu, đề xuất UBND TP hàng loạt giải pháp trước mắt và lâu dài.

Trước mắt, tập trung triển khai việc nạo vét, khơi thông cống rãnh. Đồng thời, trước mỗi trận mưa, Sở Xây dựng chủ trì huy động nguồn lực của cộng đồng cùng chung tay với chính quyền trong việc khơi thông dòng chảy tại các kênh mương và cửa thu nước trước nhà để nâng cao hiệu quả thoát nước. Bên cạnh đó, thực hiện phương án thoát nước tạm theo phân cấp quản lý, đặc biệt tại những khu vực dân cư hiện trạng chỉnh trang, các tuyến đường trung tâm thành phố bị ngập úng cục bộ.

Bố trí nhân lực túc trực thường xuyên và xử lý kịp thời sự cố ở các trạm bơm chống ngập. Riêng ở các khu dân cư thấp trũng, sở đề xuất chuẩn bị các máy bơm di động để xử lý kịp thời.

Một giải pháp chống ngập trước mắt không kém phần quan trọng là thực hiện hạ mực nước trong các hồ điều tiết xuống mức thấp nhất trước mỗi trận mưa bao gồm: hồ Công viên 29 Tháng 3, Thạc Gián – Vĩnh Trung, hồ 3 Sen Vàng… để dự trữ dung tích điều tiết cho hồ, bảo đảm xử lý cho các khu vực lân cận.

Về giải pháp căn cơ, Sở Xây dựng đề nghị UBND thành phố chỉ đạo ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên các dự án chống ngập; các đơn vị tổ chức lập quy hoạch phân khu, chuyên ngành lưu ý trong quá trình lập đồ án quy hoạch ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị, hạn chế tối đa bê-tông hóa nếu không thật sự cần thiết. Đặc biệt, cần lựa chọn chu kỳ lặp lại trận mưa để tính toán cao hơn yêu cầu tối thiểu trong đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt của các dự án thoát nước được đầu tư xây dựng mới.

Đã nạo vét hơn 3.000 m3 bùn

Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cho hay từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã thực hiện nạo vét khoảng 3.200 m3 bùn ở hệ thống mương, cống thoát nước. Công ty đã khảo sát hiện trạng và sẽ tiếp tục nạo vét khoảng 1.200 m3 bùn trong thời gian tới. Ngoài ra, UBND các quận, huyện cũng đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nạo vét cống thoát nước đối với phạm vi phân cấp quản lý.

Bài và ảnh: BÍCH VÂN – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Nhiều tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng bị ngập cục bộ sau trận mưa lớn trong thời gian ngắn vào tối 10-9

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/thoi-su/da-nang-khan-cap-chong-ngap-noi-do-20230919205754206.htm

Bình Định: DN khai thác cát gây ô nhiễm môi trường

(Phapluatmoitruong.vn) – Trên địa bàn xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, hiện có nhiều hố sâu, nước bẩn do khai thác cát trắng chưa phục hồi môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân.

Theo phản ánh của bà con nông dân ở xã Cát Hiệp, doanh nghiệp (DN) khai thác cát trắng tại địa phương đã gây nhiều thiệt hại về hoa màu và cây ăn quả. Hiện có nhiều diện tích trồng mì, bắp đã bị ô nhiễm nước tưới, gây chết hàng loạt. “DN đã khai thác cát nhiều khu vực trên địa bàn, nhưng chưa phục hồi môi trường, tạo ra nhiều hố sâu, ao rộng rất nguy hiểm cho người và gia súc trong vùng. Vừa qua, thời tiết bất thường với nhiều cơn mưa lớn, làm cho nước bẩn trong các hồ, ao tràn ra nơi đây. Một số hộ sống gần đó cũng bị nước tràn qua vườn kéo theo bùn đen gây nguy hại cho sản xuất và ảnh hưởng đời sống của gia đình”, người dân thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp bức xúc.

Tìm hiểu thực tế tại khu vực múc cát rộng hàng chục ha, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận những tác động về môi trường khá nghiêm trọng. Nơi đây hiện có nhiều ao, hố sâu chứa nước bẩn đen ngầu, không những ảnh hưởng sản xuất hoa màu, mà còn nguy cơ gây hại cho người và gia súc. Nhiều diện tích mì và vườn cây ăn trái nơi đây cũng do ảnh hưởng về nước tưới nên khô dần, lá rụng dày đặc. Ngoài ra, hiện có nhiều xe chuyên dụng đang hoạt động, vận chuyển cát liên tục trên địa bàn, gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn rất lớn.

“Công ty Thuận Phát khai thác cát trắng trên địa bàn xã Cát Hiệp với nhiều xe đào có công suất lớn, nhưng chậm phục hồi môi trường nên bà con phản ứng. Đáng nói, họ khai thác cát liên tục, nhưng chưa có biện pháp bảo vệ môi trường đã gây nguy hại cho nhiều loại cây trồng. Hiện nay, trên hàng chục ha mì, bắp và vườn cây ăn trái thiếu nguồn nước tưới, bụi bám đầy lá nên cháy khô, năng suất đạt thấp, khiến kinh tế chúng tôi rất khó khăn” – Một hộ dân thôn Hội Vân bất bình.   

Công ty khai thác cát để lại ao hồ nguy hiểm.

DN khai thác cát trắng nhưng chưa phục hồi môi trường.

Trao đổi với PV, một cán bộ địa phương cho rằng: “Phản ánh của bà con là thực tế, nhiều diện tích ở đây do bị ô nhiễm nguồn nước nên đã bỏ hoang, cỏ mọc tràn lan. Một số cây trồng như mì, bắp, đậu và rau quả…,  cũng bị ô nhiễm về bụi, nước tưới, gây hư hại đáng kể, năng suất đạt thấp, nhiều gia đình gặp khó khăn về đời sống. Vừa qua, chính quyền địa phương đã tổ chức kiểm tra, xử lý về tình trạng khai thác cát trắng, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. UBND xã Cát Hiệp cũng đã yêu cầu Công ty TNHH Thuận Phát khẩn trương khắc phục hậu quả, san lấp những hố sâu, ao nước bẩn trong khu vực gần dân, tránh rủi ro đối với người và gia súc, đồng thời nhanh chóng thực hiện hỗ trợ tiền giống cho bà con để tái sản xuất…”.

Bãi chứa cát của Công ty Thuận Phát.

Nhân viên bảo vệ bãi chứa cát của Công ty Thuận Phát.

Tuy vậy, trên thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác cát trắng vẫn còn ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bình Định sớm kiểm tra, xử lý, nhằm sớm lập lại kỷ cương khai thác khoáng sản và ổn định cuộc sống cho người dân địa phương.

Đất vườn bỏ hoang do ô nhiễm môi trường.

Khu vực khai thác cát để lại hố sâu rất nguy hiểm.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

                                                               Tùng Chi – Nguyễn Dũng

                                    (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Ao sâu nước bẩn tại khu vực khai thác cát trắng ở xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát.

700 căn nhà không phép ở dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Có khoảng 700 căn nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp phân lô ở phường Phước Tân (TP Biên Hòa, Đồng Nai) nằm trong dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Theo báo cáo của UBND phường Phước Tân (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) gửi lên TP Biên Hòa, sau khi rà soát nhà đất thuộc phạm vi thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn phường đã phát hiện 700 trường hợp xây dựng không phép. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Theo báo cáo của UBND phường Phước Tân (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) gửi lên TP Biên Hòa, sau khi rà soát nhà đất thuộc phạm vi thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua địa bàn phường đã phát hiện 700 trường hợp xây dựng không phép. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Cụ thể, để thực hiện dự án cao tốc, trên địa bàn phường sẽ thu hồi 741 thửa đất với diện tích khoảng 60ha. Số hộ dân bị giải tỏa khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là 1.700 hộ, trong đó, số hộ giải tỏa một phần khoảng 200 hộ; số hộ bị giải tỏa trắng khoảng 1.500 hộ. (Ảnh: Người đô thị).

Cụ thể, để thực hiện dự án cao tốc, trên địa bàn phường sẽ thu hồi 741 thửa đất với diện tích khoảng 60ha. Số hộ dân bị giải tỏa khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là 1.700 hộ, trong đó, số hộ giải tỏa một phần khoảng 200 hộ; số hộ bị giải tỏa trắng khoảng 1.500 hộ. (Ảnh: Người đô thị).

Trong số 1.500 hộ bị giải tỏa trắng có khoảng 800 căn nhà đã có cập nhật trên bản đồ thu hồi đất và có khoảng 700 căn nhà của 700 hộ gia đình, cá nhân xây dựng không phép trên đất nông nghiệp phân lô chưa được cập nhật trên bản đồ thu hồi đất, chưa đủ cơ sở quy chủ. (Ảnh: Người đưa tin).

Trong số 1.500 hộ bị giải tỏa trắng có khoảng 800 căn nhà đã có cập nhật trên bản đồ thu hồi đất và có khoảng 700 căn nhà của 700 hộ gia đình, cá nhân xây dựng không phép trên đất nông nghiệp phân lô chưa được cập nhật trên bản đồ thu hồi đất, chưa đủ cơ sở quy chủ. (Ảnh: Người đưa tin).

UBND phường Phước Tân cũng đã kiến nghị UBND TP Biên Hòa sớm giao cho thanh tra liên ngành thanh tra 700 căn nhà xây dựng không phép này để thuận lợi cho việc quy chủ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh phát sinh khiếu kiện. (Ảnh: Người đưa tin).

UBND phường Phước Tân cũng đã kiến nghị UBND TP Biên Hòa sớm giao cho thanh tra liên ngành thanh tra 700 căn nhà xây dựng không phép này để thuận lợi cho việc quy chủ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh phát sinh khiếu kiện. (Ảnh: Người đưa tin).

Khu vực tổ 18 khu phố Vườn Dừa (phường Phước Tân, TP Biên Hòa) một trong những khu vực xảy ra tình trạng sang nhượng nhà đất bằng giấy tay và xây dựng trái phép. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).

Khu vực tổ 18 khu phố Vườn Dừa (phường Phước Tân, TP Biên Hòa) một trong những khu vực xảy ra tình trạng sang nhượng nhà đất bằng giấy tay và xây dựng trái phép. (Ảnh: Kinh tế&Đô thị).

Sau khi xuất hiện thông tin 700 căn nhà xây dựng không phép, ngày 18/9/2023, Bí thư Đảng ủy phường Phước Tân Vương Duy Đào đang chỉ đạo làm rõ. (Ảnh: Nhân Dân).

Sau khi xuất hiện thông tin 700 căn nhà xây dựng không phép, ngày 18/9/2023, Bí thư Đảng ủy phường Phước Tân Vương Duy Đào đang chỉ đạo làm rõ. (Ảnh: Nhân Dân).

Được biết, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023 có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7km, tổng vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Tiền Phong).

Được biết, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023 có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7km, tổng vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. (Ảnh: Tiền Phong).

Dự án được chia làm 3 dự án thành phần, trong đó tỉnh Đồng Nai được giao đầu tư dự án thành phần 1; Bộ Giao thông Vận tải đầu tư dự án thành phần 2; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư dự án thành phần 3 có chiều dài 19,5 km qua địa bàn thị xã Phú Mỹ và TP Bà Rịa. (Ảnh: TTXVN).

Dự án được chia làm 3 dự án thành phần, trong đó tỉnh Đồng Nai được giao đầu tư dự án thành phần 1; Bộ Giao thông Vận tải đầu tư dự án thành phần 2; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư dự án thành phần 3 có chiều dài 19,5 km qua địa bàn thị xã Phú Mỹ và TP Bà Rịa. (Ảnh: TTXVN).

Trong báo cáo Bộ Giao thông vận tải gửi đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây cho biết, chi phí giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến tăng khoảng 3.670 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, khiến dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. (Trong ảnh là đoàn công tác của Quốc hội kiểm tra dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu). (Ảnh: VOV).

Trong báo cáo Bộ Giao thông vận tải gửi đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây cho biết, chi phí giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến tăng khoảng 3.670 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, khiến dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. (Trong ảnh là đoàn công tác của Quốc hội kiểm tra dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu). (Ảnh: VOV).

Nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm đếm chậm khi nguồn nhân lực tại các đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng của tỉnh Đồng Nai chưa đáp ứng khối lượng công việc; đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được phê duyệt. (Ảnh: Báo Giao thông).

Nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm đếm chậm khi nguồn nhân lực tại các đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng của tỉnh Đồng Nai chưa đáp ứng khối lượng công việc; đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được phê duyệt. (Ảnh: Báo Giao thông).

Khánh Hoài (tổng hợp) – Báo TT&CS

Theo Tri thức & Cuộc sống

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/700-can-nha-khong-phep-o-du-an-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-1901740.html

Biến nhà riêng thành chung cư mini và sự buông lỏng quản lý, trục lợi xây dựng

Sau vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến 56 người chết, trách nhiệm hình sự sẽ được cơ quan điều tra làm rõ.

Từ trực quan cho thấy sự buông lỏng quản lý, dung túng cho hành vi biến nhà ở riêng lẻ thành chung cư mini, xây dựng vượt tầng của cá nhân, tổ chức có trách nhiệm là một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa đau lòng.

“Ông trùm” chung cư mini

Ghi nhận trên địa bàn quận Đống Đa, lực lượng chức năng phường Trung Liệt đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra khẩn cấp việc thực hiện quy định phòng cháy chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ tại tòa nhà số 58B-C ngõ 117 Thái Hà.

Đáng nói, đây là một chung cư mini khác của bị can Nghiêm Quang Minh đang bị Công an Hà Nội tạm giam để điều tra.

Tòa nhà số 58B-C ngõ 117 Thái Hà được chính quyền sở tại cấp giấy phép xây dựng đứng tên ông Nghiêm Quang Minh và bà Tr.

Công trình này được cấp giấy phép xây dựng 6 tầng, 1 tum, tỷ lệ xây dựng 70% trên diện tích đất là 210 m2. Tuy nhiên, trên thực tế, tòa nhà này xây dựng trên 100% diện tích đất, với 8 tầng nổi (chưa bao gồm 1 tầng hầm, 1 tầng tum). Công trình được chia thành gần 50 phòng để bán hoặc cho thuê.

Qua kiểm tra, xác định tòa nhà nằm trong ngõ 117 Thái Hà, xe chữa cháy không tiếp cận trực tiếp được công trình, chỉ có thể đỗ ở đầu ngõ trước lối vào tòa nhà (khoảng 100 m).

Tòa nhà không có đường giao thông nội bộ. Bên trong có 1 bể nước ngầm dưới sàn tầng 1, phục vụ sinh hoạt và hệ thống chữa cháy bằng nước của tòa nhà.

Tòa nhà có diện tích mặt bằng khoảng 210 m2. Từ tầng lửng đến tầng tum, chủ nhà ngăn chia thành các phòng căn hộ. Tại thời điểm kiểm tra, tòa nhà đã phân chia, bố trí thành 50 phòng căn hộ và đã được bán lại cho các hộ dân sinh sống ở đây (theo hợp đồng dân sự có công chứng).

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Thao Hùng – Chủ tịch UBND phường Trung Liệt thừa nhận, bị can Nghiêm Quang Minh đứng tên chung cư trên. Tòa nhà nhiều lần bị cơ quan chức năng lập biên bản về công tác PCCC.

Chung cư núp bóng nhà ở riêng lẻ

Trong buổi kiểm tra chung cư mini tại ngách 354/41 phố Trần Cung (phường Cổ Nhuế 1), Thượng tá Đỗ Anh Quyến – Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, trên địa bàn quận hiện có gần 100 chung cư mini trong tổng số hơn 2.000 nhà ở riêng lẻ có nhiều căn hộ.

Ông Quyến đánh giá, với nhà riêng lẻ có nhiều căn hộ (chung cư mini – PV) cũng gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong quản lý và hướng dẫn người dân thực hiện công tác PCCC.

“Qua hai ngày tiến hành kiểm tra, một số chung cư mini có dấu hiệu khó khăn lối thoát nạn, tiềm ẩn cháy nổ khi thiết kế nơi để xe đạp, xe máy trong tòa nhà…. Người dân đã sử dụng tối đa các diện tích căn hộ – đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn, trong đó có sử dụng thiết bị điện, cũng như thoát nạn của người dân…”, Thượng tá Đỗ Anh Quyến đánh giá.

Trước nghi vấn trục lợi từ việc biến nhà ở riêng lẻ thành chung cư mini, Thượng tá Quyến cho biết, giấy phép xây dựng sẽ là nhà ở riêng lẻ, nhưng hình thức xây dựng thành tòa nhà nhiều căn hộ để bán và cho thuê.

“Qua các buổi kiểm tra, chúng tôi sẽ tập hợp toàn bộ tài liệu hồ sơ liên quan, đồng thời hướng dẫn người dân kỹ năng phòng chống cháy nổ. Đoàn có đề xuất cụ thể đối với Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm. Qua đó, tập hợp chung để báo cáo thành phố…”, Thượng tá Quyến nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chung cư mini trên được xây dựng ở thửa đất số 41, do Sở TN&MT Hà Nội ký ngày 17/7/2009 cấp cho Công ty Cổ phần bất động sản Bắc Đô, diện tích là 264 m2, tài sản gắn liền trên đất là nhà cấp 4 diện tích 45m2.

Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế của Báo GD&TĐ cho thấy từ thửa đất số 41 trên chủ đầu tư đã xây dựng thành chung cư mini được thiết kế thành 2 dãy nhà, mỗi dãy khoảng 6 tầng với nhiều căn hộ để ở và cho thuê như gia đình.

Bà Trần Thị Trang – phòng 102 chung cư mini ngách 354/41 Trần Cung cho biết, gia đình có 5 người sinh sống, luôn nhắc nhở an toàn về hệ thống điện, thiết bị điện. Theo bà Trang, lúc chủ đầu tư bán căn hộ thì trên gác xép (tầng 2) của căn hộ đã được thiết kế cửa sổ và có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn.

Ông Nguyễn Văn Quang – Bí thư Chi bộ số 10, phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nói rằng: Chung cư mini tại số nhà 41 ngách 345/41 Trần Cung xây xong chủ đầu tư đã bán cho người mua. Hiện có 34 hộ gia đình về sinh sống, trong đó có hộ là chủ nhà, có hộ là ở thuê, ở mượn.

Để về sinh sống tại chung cư mini trong ngách 345/41, người mua nhà được chủ đầu tư thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Đơn cử, với trường hợp của anh Đỗ H.L, ngày 18/10/2010 được Công ty Cổ phần bất động sản Bắc Đô do ông Nguyễn Văn Sinh (phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) – chức vụ Giám đốc làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất với những điều khoản thỏa thuận, trị giá 300 triệu đồng.

 Lực lượng chức năng ra quân kiểm tra chung cư mini trên phố Trần Cung.

Lực lượng chức năng ra quân kiểm tra chung cư mini trên phố Trần Cung.

Kiểm tra không có vùng cấm

Liên quan đến vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ (phường Khương Đình), Bí thư Thành ủy Hà Nội có văn bản chỉ đạo việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức Đảng tại quận Thanh Xuân. Cụ thể, 3 tổ chức Đảng gồm: Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân, Đảng ủy phường Khương Đình (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), nhiệm kỳ 2015 – 2020 và 2020 – 2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội – Hoàng Trọng Quyết được phân công làm Trưởng đoàn kiểm tra. Việc kiểm tra nhằm làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo liên quan.

Trước đó (ngày 15/9), UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 234 về tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10/2023.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được các cơ quan thành phố triển khai quyết liệt, toàn diện, công khai, minh bạch, bảo đảm khách quan và tuân thủ theo quy định của pháp luật trên nguyên tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Chung Đăng – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Chung cư mini trong ngõ hẹp trên phố Trần Cung.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/bien-nha-rieng-thanh-chung-cu-mini-va-su-buong-long-quan-ly-truc-loi-xay-dung-post654617.html

Xử lý dứt điểm 79 biệt thự xây trái phép

Ngày 18/9, UBND TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) huy động lực lượng, máy móc, thiết bị cưỡng chế, tháo dỡ 14 biệt thự trong tổng số 79 căn biệt thự xây dựng trái phép tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Khu đất xây dựng 79 căn biệt thự này rộng khoảng 19ha, trước đây là đất rừng phòng hộ.

Ông Huỳnh Quang Hưng – Chủ tịch UBND TP Phú Quốc cho biết, địa phương đang thực hiện rất quyết liệt việc cưỡng chế cũng như xử lý các vi phạm. Trước đó chúng tôi cũng đã vận động, tuyên truyền các hộ tự nguyện tháo dỡ để phần nào đảm bảo tài sản vật chất cá nhân được di dời và hôm nay, tổ công tác xuống thực hiện cưỡng chế 14 căn.

Theo ông Hưng, sau khi cưỡng chế 14 căn biệt thự nói trên, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để cưỡng chế thêm 6 căn biệt thự tiếp theo.

Giải thích về việc không cưỡng chế đồng loạt toàn bộ các căn biệt thự vi phạm, ông Hưng cho biết, nguyên nhân là do địa phương không đủ lực lượng để cưỡng chế đồng loạt, số lượng cá nhân vi phạm nhiều và cư trú ở nhiều địa phương nên việc lập hồ sơ xử lý mất nhiều thời gian.

“Vi phạm trong vụ việc không phải 1 người mà rất nhiều. Có người ở TPHCM, có người ở Bắc Ninh, có người ở Hà Nội… Cho nên khi lập hồ sơ về vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, ra quyết định cưỡng chế có rất nhiều quy trình, thủ tục. Thậm chí, quyết định cưỡng chế gửi cho người vi phạm thì chúng tôi phải cử cán bộ đi đến nơi người vi phạm tạm trú, sinh sống để niêm yết quyết định ở xã, ở phường nơi họ cư trú nên tốn rất nhiều thời gian” – ông Hưng thông tin.

Cũng theo ông Hưng, địa phương đã có nhiều khuyến cáo, văn bản đề nghị những người có nhu cầu đầu tư, kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng đất đai tại Phú Quốc trước khi mua bán, chuyển nhượng nên liên hệ với xã, phường, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường hoặc Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc để biết thông tin chính xác về quy hoạch.

“Những thông tin này chúng tôi cung cấp miễn phí. Hiện đối tượng lừa đảo rất nhiều, thậm chí có những hồ sơ, giấy tờ giả cho nên việc mua bán chuyển nhượng đối với người mua gặp rất nhiều rủi ro. Chúng tôi đã có văn bản, thông báo, cảnh báo thông tin với những người đầu tư, mua bán đất ở Phú Quốc. Qua thông tin báo đài, tôi cũng mong những người mua bán, kinh doanh đất đai ở Phú Quốc tìm hiểu thông tin chính xác để tránh rủi ro và bị lừa đảo” – ông Hưng nhấn mạnh.

Trước đó, tháng 5/2007, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định về việc thu hồi đất và giao cho UBND huyện (nay là thành phố) Phú Quốc để lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch Khu du lịch dân cư Bắc và Nam Bãi Trường tại xã Dương Tơ. Trong quá trình quản lý đất đai theo nhiệm vụ, chức năng được giao, năm 2022, UBND TP Phú Quốc phát hiện một số người đã tự ý vào khu vực đất trên để xây dựng công trình, vật kiến trúc khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

Tháng 9/2022, Tổ công tác đặc biệt của tỉnh Kiên Giang phối hợp chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, lập biên bản việc xây dựng trái phép đối với 79 căn biệt thự tại khu vực nói trên. Chính quyền địa phương cũng nhiều lần ra thông báo mời chủ nhân các căn biệt thự đến làm việc để xác minh nguồn gốc đất, quá trình mua bán, xây dựng… Ngày 9/11/2022, lực lượng chức năng đã tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ 2 trong số 79 căn biệt thự xây dựng trái phép.

Ông Lê Quốc Anh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt xử lý vi phạm trên lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên ở Phú Quốc cho biết, quan điểm của tỉnh Kiên Giang là xử lý dứt điểm, đúng quy định và không có trường hợp ngoại lệ. Đồng thời, khuyến khích người dân bị hại mạnh dạn phản ánh, tố giác những cá nhân, tổ chức đã lừa gạt mua phải đất công dự án xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp… để chính quyền thực hiện thu hồi tiền và tài sản của các đối tượng lừa đảo trả lại cho người bị hại.

Thanh Tiến – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Một trong số các căn biệt thự trái phép được cưỡng chế tháo dỡ trong ngày 18/9.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/xu-ly-dut-diem-79-biet-thu-xay-trai-phep-5738758.html

Nếu cứ xử phạt cho tồn tại, sẽ còn nhiều ‘quả bom’ chung cư chờ nổ

Nhiều ý kiến cho rằng nếu không làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan tới công trình vi phạm và còn ‘phạt cho tồn tại’ thì rất có thể sẽ còn nhiều ‘quả bom chung cư mini’ khác chờ phát nổ.

Sau vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân), giới chuyên gia cho rằng cháy chung cư mini là hồi chuông cảnh báo về sự buông lỏng quản lý của cán bộ, cơ quan quản lý địa phương.

Vì thế, nếu không làm rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan, mà cứ chạy theo sự vụ – giải quyết kiểu “phạt cho tồn tại” thì rất có thể sẽ còn nhiều “quả bom” chung cư mini khác sẵn sàng phát nổ khi gặp điều kiện thích hợp.

Bài học từ sự buông lỏng quản lý

Vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) mới đây ghi nhận số người thương vong lớn nhất trong vòng 21 năm qua với 56 người tử vong và 37 người bị thương.

Đáng nói, công trình trên xây dựng sai với giấy phép. Thay vì chỉ được xây 6 tầng, tầng lửng và tum thang có không gian kỹ thuật như trong giấy phép đã quy định thì tòa nhà này lại cơi nới kiên cố thêm 3 tầng. Mặc dù chính quyền địa phương đã có văn bản yêu cầu cưỡng chế nhưng thực tế sai phạm tại chung cư mini này vẫn y nguyên.

Trước sự vi phạm của công trình nhà ở riêng lẻ “hóa” chung cư mini sai phép và hệ quả để lại là vụ cháy thương tâm trên, có thể thấy tính nghiêm minh của pháp luật đối với công trình vi phạm xây dựng này đang bị bỏ ngỏ, có vấn đề.

Theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 15/1/2018, công trình vi phạm không được cho phép “phạt cho tồn tại.” Do đó, tất cả công trình xây dựng sai phạm (như xây vượt số tầng, xây không phép, sai thiết kế kỹ thuật, tự ý chuyển đổi công năng…) đều phải được xử lý theo đúng quy định. Tức là công trình nào xây sai thì phải đập bỏ phần xây sai, xây không phép thì thậm chí phải phá hủy công trình.

Không phải ngẫu nhiên mà nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, khi trao đổi với phóng viên báo chí bên lề Hội nghị đóng góp ý kiến của nguyên lãnh đạo Hà Nội vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vào sáng 18/9, đã thẳng thắn chỉ ra rằng sau mỗi công trình vi phạm, xây vượt tầng là có sự “chống lưng.”

Theo ông Nghị, ngoài chung cư mini vừa xảy ra vụ cháy khiến 56 người tử vong, trên địa bàn thành phố còn nhiều công trình khác xây vượt tầng cho phép. Đáng lưu ý, ông Nghị nhìn nhận thực tế chủ đầu tư các công trình “mong được xử phạt” nhằm hợp thức hóa vi phạm vì những công trình này mang đến lợi nhuận lớn.

Nhiều chung cư mini không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Nhiều chung cư mini không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

“Vi phạm đến đâu phải cắt bỏ đến đó, quá bao nhiêu tầng thì phải cắt ngọn bấy nhiêu. Nếu chỉ xử phạt mà vẫn cho tồn tại, cán bộ quản lý xây dựng sẽ có cớ để không tiến hành cưỡng chế mà chỉ xử phạt hành chính,” ông Nghị nói và cho rằng đây là cách để hợp thức hóa sai phạm nên cần thiết phải xem xét, làm rõ trách nhiệm.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nêu quan điểm thành phố cần nghiêm khắc xử lý vấn đề trên, trong đó có xử lý trách nhiệm cán bộ. Ông nhấn mạnh đây là việc này để chính quyền cấp dưới thực hiện nghiêm các chỉ đạo về việc xử lý công trình vi phạm, trong đó cần yêu cầu nếu cấp dưới vi phạm thì cấp trên sẽ bị xử lý.

Trước đó cho ý kiến tại hội nghị trên, ông Nghị cho rằng những vi phạm về trật tự xây dựng tại Hà Nội gây ra hậu quả phức tạp và nặng nề. Trong khi đó, Luật Thủ đô 2012 có quy định mức xử phạt hành chính chưa mang tính vượt trội.

Đừng để chung cư mini chờ “nổ”

Bàn về vấn đề trên, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam – ông Nguyễn Văn Đính cho rằng sự cố sẽ khó có thể xảy ra nếu như ngay từ đầu, chủ chung cư mini tuân thủ đúng quy định, xây dựng theo đúng nội dung phê duyệt, số tầng phù hợp, có thang thoát hiểm; sau khi đưa vào vận hành thực hiện bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, trang bị đúng và đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

Theo ông Đính, nếu chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trên thì cho dù có xảy ra cháy nổ, hậu quả cũng sẽ được kiểm soát kịp thời. Đặc biệt, nếu như công tác quản lý chung cư mini được tiến hành một cách thường xuyên và chặt chẽ, thì có lẽ sẽ không có tòa chung cư mini không đạt chuẩn nào được vận hành.

Phần lớn các dạng chung cư như thế này được chủ chung cư hàn những bộ chấn song bằng sắt, thép, inox,...vô cùng kiên cố để chống trộm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Phần lớn các dạng chung cư như thế này được chủ chung cư hàn những bộ chấn song bằng sắt, thép, inox,…vô cùng kiên cố để chống trộm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Trước thực tế trên, ông Đính nhấn mạnh việc vận hành, khai thác các chung cư mini cần phải được đảm bảo an toàn hơn. Theo đó, tới đây cần có thêm các quy định yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn về việc đầu tư, xây dựng chung cư mini; tránh phê duyệt các chung cư mini có vị trí sâu trong ngõ, khó tiếp cận.

Mặt khác, các dự án nhà ở khác, chung cư mini cũng cần có những quy định tối thiểu về hạ tầng xung quanh. Đặc biệt, “năng lực, trách nhiệm” của người chủ chung cư mini phải được quy định rõ. “Không phải, cứ có đất, có tiền là có thể xây chung cư mini để bán hay cho thuê như thời gian qua,” ông Đính nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát xây dựng, vận hành chung cư mini phải được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, đảm bảo chung cư mini hoàn thành đúng với tiêu chuẩn như phê duyệt. Trong quá trình vận hành, công trình cần thường xuyên được bảo trì, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Với người dân, trước khi quyết định mua chung cư mini cần xem xét kỹ hồ sơ pháp lý như: Có giấy phép xây dựng do cơ quan chức năng cấp, xây dựng đúng theo bản vẽ thiết kế, đúng số tầng và mật độ xây dựng như trên bản vẽ đã cấp và có phê duyệt an toàn phòng cháy chữa cháy do cơ quan công an thẩm định và cấp phép.

Nhiều ý kiến chuyên gia cũng cho rằng vụ cháy chung cư mini vừa xảy ra vào đêm 12/9 vừa qua chỉ là một “qua bom” đã nổ. Ngoài chung cư mini, rất có thể còn có nhiều “quả bom” khác sẵn sàng phát nổ khi gặp điều kiện thích hợp. Vì vậy, thay vì đi vào xử lý khi “việc đã rồi,” chính quyền địa phương cần phải giải quyết tận gốc.

Một trong những giải pháp mấu chốt cần làm là giải quyết được vấn đề về chốn ở cho phần đông người dân. Trong đó, khơi thông nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá bình dân là chìa khóa để có thể giải quyết được triệt để các vấn đề.

Hùng Võ (Vietnam+)

Theo VietnamPlus

Ảnh: Loại hình nhà ở “chung cư mini” nở rộ trong khoảng 10 năm gần đây. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/neu-cu-xu-phat-cho-ton-tai-se-con-nhieu-qua-bom-chung-cu-cho-no/895129.vnp

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 35-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 35-2023 với những nội dung chính như sau:

Về quản lý môi trường

– Một nghiên cứu quan sát kéo dài 21 năm ở Seoul, Hàn Quốc.

– Sự không đồng nhất về không gian và thời gian của ô nhiễm không khí ở Đông Phi.

– Nhiệt độ cao, COVID-19 và tỷ lệ tử vong vượt mức vào mùa hè năm 2022: một nghiên cứu thuần tập dựa trên dữ liệu từ các cuộc khảo sát của Ý.

– Nghiên cứu đặc điểm biến đổi ngày đêm của độ nhạy hình thành ôzôn và tác động của các biện pháp kiểm soát ô nhiễm ôzôn tại các thành phố “2 + 26” tỉnh Hà Nam vào mùa hè.

– Núi nhựa: Rác thải nhựa được quản lý sai lầm dọc theo các nguồn nước Carpathian.

– Tính không đồng nhất về không gian và thời gian và cơ chế thúc đẩy khả năng vận chuyển tài nguyên nước cho sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

– Thuế môi trường tác động như thế nào đến năng suất các nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp?Bằng chứng từ cải cách thuế phí môi trường ở Trung Quốc.

– Vai trò của tài chính xanh, các quy định về môi trường và phát triển kinh tế trong quá trình chuyển đổi hướng tới một môi trường bền vững.

– Ước tính lượng phát thải CO2 do con người gây ra ở các quy mô khác nhau để đánh giá các chỉ số SDG: Phương pháp và ứng dụng.

Về môi trường đô thị

– Thành phần tán cây làm thay đổi độ dài mùa trồng trọt ở đô thị nhiều hơn hiệu ứng đảo nhiệt.

– Đặc điểm của nhiệt do con người tạo ra với các ý tưởng mô hình khác nhau và tác động của nó đến các đảo nhiệt đô thị ở bảy thành phố điển hình của Trung Quốc.

– Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ trong vật chất hạt mịn xung quanh ở khu vực thành thị: Những phát hiện về phương pháp tiếp cận không nhắm mục tiêu.

– Xác định chế độ hóa học O3 được suy ra từ mô hình hàng tuần của O3, CO, NOx và PM10 trong khí quyển: Quan sát trong 5 năm tại một khu đô thị trung tâm ở Thượng Hải, Trung Quốc.

– Sự phát triển tổng hợp của cụm đô thị có cải thiện năng suất carbon không? -Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc.

– Đánh giá sự phát triển đồng bộ của đô thị hóa và giá trị dịch vụ hệ sinh thái ở các huyện biên giới.

– Các điểm nóng đô thị quan trọng về lắng đọng nguyên tố vi lượng trong khí quyển và các tác động tiềm ẩn đối với ô nhiễm đất đô thị ở Trung Quốc.

– Dự đoán các chất gây ô nhiễm khí quyển trong môi trường đô thị dựa trên mô hình học sâu kết hợp và phân tích độ nhạy.

– Quang phổ ma trận kích thích-phát xạ huỳnh quang kết hợp phân tích hệ số song song để xác định hằng số phân rã clo trong hệ thống phân phối nước đô thị.

– Tuyển nổi không khí được hỗ trợ bởi chất hoạt động bề mặt: Một phương pháp mới để loại bỏ vi nhựa khỏi tro đáy lò đốt chất thải rắn đô thị.

Về môi trường khu công nghiệp

– Tích lũy kim loại nặng, dấu ấn sinh học và sinh hóa ở giun đất Eisenia andrei tiếp xúc với đất bị ô nhiễm công nghiệp từ phía đông nam Tunisia (Thủ đô Gabes).

– Những cân nhắc về nền kinh tế tuần hoàn Phosphogypsum: Đánh giá phê bình từ hơn 65 địa điểm lưu trữ trên toàn thế giới.

– Tác động điều tiết của đổi mới công nghệ sạch trong quá trình quản lý môi trường ảnh hưởng đến việc làm: Phân tích dữ liệu bảng dựa trên 22 ngành công nghiệp ở Trung Quốc.

– Tác động của đổi mới công nghệ xanh đến lượng khí thải carbon dioxide: Vai trò của các quy định môi trường địa phương.

– Hiệu quả khắc phục và trạng thái vận hành của kho chứa chất thải nhà máy uranium (UMT) đã ngừng hoạt động: Quan điểm sinh thái vi mô dựa trên cộng đồng vi khuẩn.

– Nhỏ nhưng không thể thay thế: Giá trị bảo tồn của tàn tích cảnh quan đối với sự đa dạng thực vật đô thị.

– Quang xúc tác loại bỏ đồng thời thuốc nhuộm hữu cơ và kim loại nặng khỏi nước thải dệt may trên TiO2 pha tạp N trên graphene oxit khử.

– Chiến lược tài chính xanh cho nền kinh tế ít carbon: Vai trò của nhập khẩu công nghệ cao và sức mạnh thể chế ở Trung Quốc.

– Các lựa chọn thay thế an toàn và hiệu quả hơn cho chất hoạt động bề mặt gốc perfluoroalkyl trong các giải pháp ăn mòn cho ngành bán dẫn.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Do heat waves worsen air quality? A 21-year observational study in Seoul, South Korea

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163798

Abstract

Heat waves are generally known to deteriorate air quality. However, the impacts of heat waves on air quality can substantially vary depending on the characteristics of heat waves. In this study, we examine air quality changes in Seoul during heat waves and their associations with large-scale atmospheric patterns. For this, air quality data from 25 stations and meteorological data from 23 weather stations and reanalysis datasets during July and August of 2001–2021 are used. Under heat waves, the mean daily PM10, NO2, and CO concentrations decrease by 7.9 %, 6.1 %, and 4.6 %, respectively, whereas the mean daily PM2.5, O3, and SO2 concentrations increase by 4.1 %, 17.2 %, and 2.9 %, respectively. The atmospheric circulation under heat waves is less favorable for long-range transport of air pollutants to Seoul. The PM2.5/PM10 ratio increases under heat waves, indicating that the secondary formation of aerosols becomes more important under heat waves. 37 % of the heat wave days are accompanied by severe O3 pollution exceeding the O3 concentration standard in South Korea. There is a significant variability of air quality in Seoul within heat waves. The heat wave days with higher concentrations of PM2.5, PM10, O3, NO2, and CO than their non-heat wave means exhibit a prominent difference in large-scale atmospheric pattern from the heat wave days with lower concentrations. This difference is characterized by a zonal wave-like pattern of geopotential height, which is similar to the circumglobal teleconnection pattern known as one of the major patterns for heat waves in South Korea. This zonal wave-like pattern produces more stagnant conditions over Seoul.

2. Spatial and temporal heterogeneity of air pollution in East Africa

Science of The Total Environment, Volume 886, 15 August 2023, 163734

Abstract

East Africa’s air pollution levels are deteriorating due to anthropogenic and biomass burning emissions and unfavorable weather conditions. This study investigates the changes and influencing factors of air pollution in East Africa from 2001 to 2021. The study found that air pollution in the region is heterogeneous, with increasing trends observed in pollution hot spots (PHS) while it decreased in pollution cold spots (PCS). The analysis identified four major pollution periods: High Pollution period 1, Low Pollution period 1, High Pollution period 2, and Low Pollution period 2, which occur during Feb-Mar, Apr-May, Jun-Aug and Oct-Nov, respectively. The study also revealed that long range transport of pollutants to the study area is primarily influenced by distant sources from the eastern, western, southern, and northern part of the continent. The seasonal meteorological conditions, such as high sea level pressure in the upper latitudes, cold air masses from the northern hemisphere, dry vegetation, and a dry and less humid atmosphere from boreal winter, further impact the transport of pollutants. The concentrations of pollutants were found to be influenced by climate factors, such as temperature, precipitation, and wind patterns. The study identified different pollution patterns in different seasons, with some areas having minimal anthropogenic pollution due to high vegetation vigor and moderate precipitation. Using Ordinary Least Square (OLS) regression and Detrended Fluctuation Analysis (DFA), the study quantified the magnitude of spatial variation in air pollution. The OLS trends indicated that 66 % of pixels exhibited decreasing trends while 34 % showed increasing trends, and DFA results indicating that 36 %, 15 %, and 49 % of pixels exhibited anti-persistence, random, and persistence in air pollution, respectively. Areas in the region experiencing increasing or decreasing trends in air pollution, which can be used to prioritize interventions and resources for improving air quality, were also highlighted. It also identifies the driving forces behind air pollution trends, such as anthropogenic or biomass burning, which can inform policy decisions aimed at reducing air pollution emissions from these sources. The findings on the persistence, reversibility, and variability of air pollution can inform the development of long-term policies for improving air quality and protecting public health.

3. High temperature, COVID-19, and mortality excess in the 2022 summer: a cohort study on data from Italian surveillances

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164104

Abstract

We aimed to assess whether the effect of high temperature on mortality differed in COVID-19 survivors and naive. We used data from the summer mortality and COVID-19 surveillances. We found 3.8 % excess risk in 2022 summer, compared to 2015–2019, while 20 % in the last fortnight of July, the period with the highest temperature. The increase in mortality rates during the second fortnight of July was higher among naïve compared to COVID-19 survivors. The time series analysis confirmed the association between temperatures and mortality in naïve people, showing an 8 % excess (95%CI 2 to 13) for a one-degree increase of Thom Discomfort Index while in COVID-19 survivors the effect was almost null with −1 % (95%CI −9 to 9). Our results suggest that the high fatality rate of COVID-19 in fragile people has decreased the proportion of susceptible people who can be affected by the extremely high temperature.

4. How does internet development drive the sustainable economic growth of China? Evidence from internal-structural perspective of green total-factor productivity

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164125

Abstract

Clarifying internal-structural transmission paths of internet development on China’s green total-factor productivity (GTFP) is of great significance for understanding China’s economic growth in the era of digital transition. In this paper, GTFP is decomposed by three-hierarchy meta-frontier DEA into technology, industrial structural, regional balance development, scale, and management efficiencies based on China’s provincial data. Then, dynamic GMM models are applied to investigate the internal-structural effect of internet development on GTFP. The results illustrate that internet development significantly improves GTFP by promoting technology, optimizing industrial structural, and advancing scale efficiencies. But it inhibits regional balance development and management efficiencies. Based on the results, this study offers new insights and valuable policy implications for China to promote sustainable economic growth.

5. Research on the diurnal variation characteristics of ozone formation sensitivity and the impact of ozone pollution control measures in “2 + 26” cities of Henan Province in summer

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164121

Abstract

Near-surface ozone pollution is becoming an increasingly serious air quality issue in China, especially in “2 + 26” cities (Beijing-Tianjin-Hebei and nearby cities). HN2 + 26 cities (“2 + 26” cities of Henan Province) are located in the south of “2 + 26” cities, with frequent and severe ozone pollution events in recent years. This study investigated the diurnal evolution characteristics of ozone formation sensitivity (OFS) of HN2 + 26 cities from May to September in 2021 by the innovative combination of Global Ozone Monitoring Experiment (GOME-2B) and Ozone Monitoring Instrument (OMI) satellite data, and assessed the impact of ozone pollution control measures (OPCMs) implemented from June 26 to July 1, 2021. The localized FNR (ratio of formaldehyde to nitrogen dioxide of satellite measurement) threshold (1.4–2.55) was established, and it was found that OFS in May–September 2021 was mainly in VOCs-limited regime in the morning (∼10:00), while transitional/NOx-limited regime in the afternoon (∼14:00). Three periods (before, during and after the OPCMs) were divided to evaluate the impact of OPCMs on OFS. It was indicated that OPCMs had no impact on the morning OFS, but had a significant impact on the afternoon OFS. Specifically, the OFS in two industrial cities Xinxiang (XX) and Zhengzhou (ZZ) shifted from transitional regime to NOx-limited regime after the OPCMs. We further investigated OFS differences between urban and suburban areas and found that OFS shift of XX only existed in urban areas, while that of ZZ existed in both urban and suburban areas. We compared their measures and found that it is effective to take hierarchical control measures on different levels of ozone pollution days to alleviate ozone pollution. This study provides an improved understanding of diurnal evolution characteristics of OFS and the impacts of OPCMs on it, which will provide a theoretical basis for formulating more scientific ozone pollution control policies.

6. Mountains of plastic: Mismanaged plastic waste along the Carpathian watercourses

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164058

Abstract

Plastic waste poses numerous risks to mountain river ecosystems due to their high biodiversity and specific physical characteristics. Here, we provide a baseline assessment for future evaluation of such risks in the Carpathians, one of the most biodiverse mountain ranges in East-Central Europe. We used high-resolution river network and mismanaged plastic waste (MPW) databases to map MPW along the 175,675 km of watercourses draining this ecoregion. We explored MPW levels as a function of altitude, stream order, river basin, country, and type of nature conservation in a given area. The Carpathian watercourses below 750 m a.s.l. (142,282 km, 81 % of the stream lengths) are identified as significantly affected by MPW. Most MPW hotspots (>409.7 t/yr/km2) occur along rivers in Romania (6568 km; 56.6 % of all hotspot lengths), Hungary (2679 km; 23.1 %), and Ukraine (1914 km; 16.5 %). The majority of the river sections flowing through the areas with negligible MPW (< 1 t/yr/km2) occur in Romania (31,855 km; 47.8 %), Slovakia (14,577 km; 21.9 %), and Ukraine (7492; 11.2 %). The Carpathian watercourses flowing through the areas protected at national level (3988 km; 2.3 % of all watercourses studied) have significantly higher MPW values (median = 7.7 t/yr/km2) than those protected at regional (51,800 km; 29.5 %) (median MPW = 1.25 t/yrkm2) and international levels (66 km; 0.04 %) (median MPW = 0 t/yr/km2). Rivers within the Black Sea basin (88.3 % of all studied watercourses) have significantly higher MPW (median = 5.1 t/yr/km2, 90th percentile = 381.1 t/yr/km2) than those within the Baltic Sea basin (median = 6.5 t/yr/km2, 90th percentile = 84.8 t/yr/km2) (11.1 % of all studied watercourses). Our study indicates the locations and extent of riverine MPW hotspots in the Carpathian Ecoregion, which can support future collaborations between scientists, engineers, governments, and citizens to better manage plastic pollution in this region.

7. Spatiotemporal heterogeneity and driving mechanisms of water resources carrying capacity for sustainable development of Guangdong Province in China

Journal of Cleaner Production, Volume 412, 1 August 2023, 137398

Abstract

Sustainable water resources utilization is of great significance for sustainable socioeconomic development. Water resources carrying capacity (WRCC), as an important measurement, plays a vital role in guiding regional water resources management and sustainable utilization. Existing studies on WRCC are abundant, but in-depth studies on the multidimensional evolution of WRCC and its driving mechanism are still lacking. Therefore, taking Guangdong (GD) Province as a case, this study is aimed to propose a systematical WRCC research framework and attempts to explore the spatiotemporal heterogeneity of regional WRCC and reveal its evolutionary driving mechanisms. First, a simplified and effective WRCC index system is constructed through the correlation and contribution rate analysis to remove redundant information. Then, a coupled model consisting of an improved technique for order preference by similarity to ideal solution (TOPSIS) and grey relational analysis model is proposed to accurately evaluate WRCC. Last, the geographically and temporally weighted regression (GTWR) and geographical detector models are introduced to perform the driving analysis of WRCC. Results show that (1) from 2009 to 2020, the WRCCs of GD Province and its 21 cities all show an upward trend with the order of the WRCCs from high to low being northern GD, Pearl River Delta (PRD), eastern GD and western GD. (2) The main driving forces of WRCC in GD gradually shift from social and economic development to economic and ecological development. (3) Municipal sewage treatment rate, proportion of the tertiary industry and GDP per capita are the key driving factors of the GD WRCC. This study provides a new perspective for regional WRCC improvement and is greatly helpful to make differentiated management measures.

8. How does environmental tax affect enterprises’ total factor productivity? Evidence from the reform of environmental fee-to-tax in China

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137441

Abstract

To achieve its carbon peak and neutrality targets, China is in need of balancing environmental and economic sustainability; In addition, whether environmental regulations can gain economic dividends while protecting the environment is particularly important. Based on the data of A-share listed companies in Shanghai and Shenzhen from 2012 to 2021, this study takes China’s environmental fee-to-tax as a quasi-natural experiment, and adopts the difference-in-difference-in-differences model to evaluate the impact of environmental tax on enterprises’ total factor productivity (ETFP). The results show that the environmental fee-to-tax significantly hinders the growth of ETFP. Further, this negative impact mainly stems from the fact that the reform prompts enterprises to choose strategic innovation and conduct greenwashing behavior. Furthermore, when considering enterprises’ heterogeneity, we find that enterprises with large scale, high investment efficiency, state ownership, high market competitiveness and located in western regions are more resistant to policy shocks. This paper provides reliable empirical evidence and useful policy implications for further formulating environmental tax policies to accomplish the “win-win” goal for both the environment and the economy.

9. Role of green finance, environmental regulations, and economic development in the transition towards a sustainable environment

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137425

Abstract

The critical issue of environmental sustainability is among the top priorities of sustainable development goals (SDGs) and the conference of parties (COP) 26. This study extensively analyzes the impact of green finance (GF), renewable energy, environmental regulations, and carbon finance towards environmental sustainability using panel dataset of 70 countries from 2012 to 2020. Generalized method of moments (GMM) is used to sidestep the matter of endogeneity. First, a novel index is developed by combining several indicators of green finance to measure its impact on environmental sustainability by lowering CO2 emissions. The results show a significant impact of green finance as well as renewable energy on environmental sustainability, whereas the effect of carbon finance is insignificant. Second, the moderating role of environmental regulations, devised by Nationally Determined Contributions (NDC) policies, between GF and CO2 emissions shows the importance of these regulations in moving towards a sustainable environment. Finally, this study examined the Environmental Kuznets Curve (EKC) of 70 countries and confirmed the presence of an inverted U-shape curve. The results confirm the significance of green finance as an indicator in EKC fitting, thus, supporting its importance. This study recommends long-term green finance projects and implications of environmental regulations to ensure environmental sustainability.

10. Estimation of anthropogenic CO2 emissions at different scales for assessing SDG indicators: Method and application

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137547

Abstract

The increasing concentration of atmospheric CO2 is one of the major causes of global warming. Accurate estimation of anthropogenic carbon emissions is significant for the government to monitor CO2 emissions timely and formulate emission reduction policies. To explore the application potential of interannual carbon emission distribution estimated by remotely-sensed data in monitoring carbon-related indicators of SDGs, this study constructed 0.2° grid-scale and municipal-scale anthropogenic CO2 emission models in mainland China and calculated carbon intensity and total CO2 emissions from 2015 to 2020. SDG indicator 9.4.1 and 13.2.2 were used as model indicators to evaluate the achievement of cities in each province. The experimental results show that all cities in Shanxi, Jiangsu, Zhejiang, and Guizhou Province, as well as Beijing, Chongqing, and Shanghai City, have reached the indicator 9.4.1. For the indicator 13.2.2, 15.6% of the cities have successfully controlled the growth of total carbon emissions, among which the Yangtze River Delta controlled well while that in the western region were slowly decreasing. Other cities still have a certain distance to reach the indicator 9.4.1 and 13.2.2. Using remote sensing data to quantify anthropogenic CO2 emissions at different scales can assist local governments in monitoring key energy-using units according to the emission distribution results and can also effectively solve the problems of lagging, absent and opacity of carbon emission statistics. It can provide indirect evidences for assessing local SDG indicators and technical support for relevant institutions to make decisions based on local conditions.

11. Spatial convergence and transfer path of atmospheric emission efficiency: An empirical analysis from China

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137675

Abstract

With the rapid economic growth, people’s need for environment and atmospheric qualities is getting higher. The Chinese government is taking active measures to deal with it, and the scientific evaluation of atmospheric emission efficiency is necessary for atmospheric environment management. Concerning this reason, this paper uses the non-radial DEA model and the PS (Phillips and Sul) convergence test to study the atmospheric emission efficiency and spatial convergence characteristics in China and analyzes the changing trends and transfer path of atmospheric emission efficiency from a dynamic perspective. We conclude that (1) the overall level of atmospheric emission efficiency in China is low, and further improvement can be done; (2) there is a positive relationship between atmospheric emission efficiency and regional economic development; (3) there are obvious characteristics of unbalanced distribution and regional distribution of atmospheric emission efficiency; (4) the transfer path of atmospheric emission efficiency shows a decreasing trend year by year, which indicates that China’s atmospheric environment is gradually being improved. These findings show some directions for the atmospheric environment management in China and can help the cities to deal with atmospheric pollution management issues.

12. Evaluation and comparative analysis of urban public institutions energy-environmental efficiency from the perspective of dual carbon

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137732

Abstract

The ‘dual carbon’ goals are China’s long-term development strategy for low greenhouse gas emissions in the mid-21st century, and energy conservation and emission reduction are major decisions and plans made by the Chinese government to achieve the ‘dual carbon’ goals. Energy conservation in public institutions is the focus of China’s 14th Five-Year Plan, the accurate evaluation of energy efficiency is a prerequisite for energy conservation in public institutions and an important element in achieving China’s dual carbon goals. Therefore, we propose the Slacks Based Measure-Data Envelopment Analysis (SBM-DEA) model considering carbon emissions to evaluate the energy-environmental efficiency of urban public institutions in subtropical regions of China and apply the Gini coefficient to measure the unbalanced development of energy-environmental efficiency in similar institutions. The results demonstrate that: (1) The current energy-environmental efficiency of urban public institutions is 0.83, and there are significant differences in the energy-environmental efficiency of different types of public institutions; (2) The average value of institutional scale efficiency is close to the optimal level, and the main factor currently limiting the energy-environmental efficiency of urban public institutions is pure technical efficiency; (3) The average energy-environmental efficiency of the model considering the unexpected carbon emission indicators of public institutions is 1.82% higher than the model without carbon emission. Due to its non-parametric nature, this method shows good applicability for multi-input and multi-output energy-environmental efficiency assessment, which could be a guideline for quantifying the energy-saving potential of public institutions.

13. Air pollution monitoring and avoidance behavior: Evidence from the health insurance market

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137780

Abstract

Previous studies have often focused on the direct benefits of environmental regulations on health. This paper quantifies the impact of environmental regulations on the cost of prevention for urban residents. The purpose of this study is to examine how environmental regulations affect urban commercial health insurance purchases. Air pollution monitoring stations in China capture exogenous air quality changes to overcome potential endogenous problems. Evidence shows that an increase in the operating days of air pollution monitoring stations will reduce the purchase of commercial health insurance in the city. The mechanism is that the operation of air pollution monitoring stations is conducive to improving local air quality and alleviating residents’ health prevention needs. Heterogeneity analysis shows that the impact of air pollution monitoring station operation on the cost of prevention is less effective in more developed cities. Finally, we demonstrate that the number of claims for commercial health insurance dropped with the operation of air pollution monitoring stations. The results show that the benefits of improved air pollution do not only include the direct benefits of increased health, but also include the potential benefits of reduced prevention costs. Ultimately, the results further indicate the importance of air pollution control.

14. Understanding spatial evolution of global climate change risk: Insights from convergence analysis

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137423

Abstract

In effective policy formulation, an understanding of the spatial evolution of global climate change loss risk and its determinants is necessary. Thus, this paper attempts to detect the club convergence characteristics of global climate change loss risk and the social and economic determinants leading to club convergence. The Global Climate Risk Indices published by Germanwatch is adopted as the main indicator for club convergence, which captures the extent of losses from climate change events. The empirical study indicates there are four convergent clubs among 167 countries, and they are significant differences in climate change loss risk and space distribution. Urbanization rate, population density, and national education level are the three top important social and economic drivers for forming the convergence clubs. Additionally, this research conducts further exploration of the climate change economic and demographic loss risks, demonstrating the heterogeneities among different risks.

15. To what extent can clean energy development advance the carbon peaking process of China?

Journal of Cleaner Production, Volume 412, 1 August 2023, 137424

Abstract

Many studies have demonstrated the importance of clean energy development for China to meet its carbon peaking commitments and to contribute to solving world environmental problems. However, few studies have integrated spatial correlation and carbon peaking process to fully reveal the spatial spillover effects of carbon emissions and the urgency of emission reduction. The unexpected power cuts in 2020 poses a new requirement to deeply grasp China’s clean energy development and carbon peaking attainment. To this end, the spatial econometric panel model and GM (1, N) are used to explore the development of clean energy, the spatial characteristics of carbon emissions, the process of carbon peaking, and the association between them. And all these are based on the real-life dilemma of power cuts and the underlying development-emission conflict in China. The results show that: (1) clean energy development in a region will increase local carbon emissions, but will significantly suppress carbon emissions in neighboring regions; (2) there is an inverted “U” curve relationship between clean energy development and carbon emissions, and China is still in the early stage of positive correlation; (3) fossil energy saved in a region tends to flow to neighboring regions with similar scale of economic development; (4) under the current development model, only 17% of the regions with clean energy development will be able to reduce emissions and successfully reach the peak by 2030, which implies a major emissions reduction challenge for China. The situation of carbon emission reduction in China is far from optimistic. Corresponding policy recommendations are given at the end. In short, we believe that greater clean energy support, stricter emission reduction policies, more diverse emission reduction approaches, and more synergistic emission reduction models are needed simultaneously.

16. Application of wastewater-based surveillance and copula time-series model for COVID-19 forecasts

Science of The Total Environment, Volume 885, 10 August 2023, 163655

Abstract

The objective of this study was to develop a novel copula-based time series (CTS) model to forecast COVID-19 cases and trends based on wastewater SARS-CoV-2 viral load and clinical variables. Wastewater samples were collected from wastewater pumping stations in five sewersheds in the City of Chesapeake VA. Wastewater SARS-CoV-2 viral load was measured using reverse transcription droplet digital PCR (RT-ddPCR). The clinical dataset included daily COVID-19 reported cases, hospitalization cases, and death cases. The CTS model development included two steps: an autoregressive moving average (ARMA) model for time series analysis (step I), and an integration of ARMA and a copula function for marginal regression analysis (step II). Poisson and negative binomial marginal probability densities for copula functions were used to determine the forecasting capacity of the CTS model for COVID-19 forecasts in the same geographical area. The dynamic trends predicted by the CTS model were well suited to the trend of the reported cases as the forecasted cases from the CTS model fell within the 99 % confidence interval of the reported cases. Wastewater SARS CoV-2 viral load served as a reliable predictor for forecasting COVID-19 cases. The CTS model provided robust modeling to predict COVID-19 cases.

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Canopy composition drives variability in urban growing season length more than the heat island effect

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163818

Abstract

The elevated heat of urban areas compared to their surroundings makes humid temperate cities a useful preview of future climate effects on natural forest phenology. The utility of this proxy rests on the expectation that trees in urban areas alter their phenology in response to warmer site conditions in spring and fall. However, it is possible that apparent lengthening of the growing season is instead governed by human-driven tree species selection and plant functional type (PFT; trees, shrubs, turfgrass) heterogeneity typical of managed landscapes. Without the use of highly spatially and temporally resolved remote sensing data, the roles of tree taxonomy and local site characteristics (e.g., impervious cover) in controlling phenology remain confounded. To understand the drivers of earlier start of season (SOS) and later end of season (EOS) among urban trees, we estimated individual tree phenology using >130 high-resolution satellite images per year (2018–2020) for ~10,000 species-labeled trees in Washington, DC. We found that species identity alone accounted for 4× more variability in the timing of SOS and EOS compared with a tree’s planting location characteristics. Additionally, the urban mix of PFTs may be more responsible for apparent advances in SOS (by between 1.8 ± 1.3 and 3.5 ± 1.3 days) than heat per se. The results of this study caution against associating longer growing seasons in cities—observed in moderate to coarse resolution remote sensing imagery—to within-species phenological plasticity and demonstrate the power of high-resolution satellite data for tracking tree phenology in biodiverse environments.

2. Characteristics of anthropogenic heat with different modeling ideas and its driving effect on urban heat islands in seven typical Chinese cities

Science of The Total Environment, Volume 886, 15 August 2023, 163989

Abstract

Anthropogenic heat (AH), an essential urban heat source, is often overlooked or simplified in research on the multiple temporal and spatial driving mechanisms of the urban heat island (UHI), and case studies investigating the impacts of different AH connotations are scarce. This study estimated the AH in seven typical Chinese cities based on a remote sensing surface energy balance model and an energy consumption inventory-machine learning model. The intensity of the surface UHI was extracted using land surface temperatures, and then the linear mixed-effects model and geographic detectors were used to analyze the driving effect of AH on the UHI. Despite the similar shapes of the spatial profile curves, the AH derived from the two models differed in both temporal and spatial characteristics, which was more typical in winter and in urban centers, and had a more notable central spread feature than. The AH driving effects on UHI were notably influenced by spatial and temporal heterogeneity, particularly in regions with distinct background climates. However, after controlling for the random effects of the background climate, AH still exhibited a considerable enhancing effect on the UHI. outperformed in terms of linear positive correlation and interpretation rate for UHI. Meanwhile, interactions with other potential factors enhanced AH driving effects. Consequently, UHI mitigation must be tailored to the local context by integrating multiple drivers, and for the heating effects of AH, it is necessary to develop specific mitigation measures by limiting the conversion of to in addition to reducing the heat production. The findings offer guidance for analyzing and optimizing urban thermal climates with a focus on AH or energy consumption control.

3. Organosulfur compounds in ambient fine particulate matter in an urban region: Findings of a nontargeted approach

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164114

Abstract

Organosulfur compounds (OSCs) are important components of fine particulate matter (PM2.5); however, little information is available on OSCs in urban regions due to their chemical complexity, especially for novel species such as aromatic sulfonates. To supplement the detection technique and systematically identify OSCs, in this study we developed a nontargeted approach based on gas chromatography and high-resolution mass spectrometry (GC-HRMS) to screen OSCs in PM2.5 of urban Beijing and provide field evidence for their source and formation mechanism. 76 OSCs were found through mass difference of sulfur isotopes and characteristic sulfur-containing fragments. 6 species were confirmed as aromatic sulfonates by authentic standards. 32 OSCs showed higher levels in the heating season, presumably because of the intensive emission, especially from coal combustion. While certain species, with 2-sulfobenzoic acid as the representative, were 2.6-times higher in the non-heating season than in the heating season. Such species were significantly correlated with ozone and aerosol liquid water content (r = 0.2–0.8, p < 0.05), implying an oxidation-involved aqueous-phase formation in the atmosphere. In addition, with an average proportion of ∼95 % of the total sulfobenzoic acids, the predominance of the 2-substitution product over its isomers of 3- or 4-sulfobenzoic acid suggests a more plausible mechanism of radical-initiated reaction of phthalic acid followed by sulfonation, with atmospheric reactivity indicated by ozone and temperature as the determining factor. This study provided not only a nontargeted approach for OSCs in ambient PM2.5, but also field evidence on their secondary formation proposed in previous simulation studies.

4. Identifying the O3 chemical regime inferred from the weekly pattern of atmospheric O3, CO, NOx, and PM10: Five-year observations at a center urban site in Shanghai, China

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164079

Abstract

Ozone pollution is still considered a severe environmental problem in China despite the fact that great efforts have been devoted to monitoring and alleviating its impact by the Chinese government including the establishment of numerous observational networks. One of the issues most relevant to the design of emission reduction policies is to distinguish the O3 chemical regime. Here a method of quantifying the fraction of the radical loss versus NOx chemistry was applied to identify the O3 chemical regime inferred from the weekly pattern of atmospheric O3, CO, NOx, and PM10, which were monitored by Ministry of Ecology and Environment of China (MEEC). During spring and autumn, O3 and the total odd oxygen (Ox, Ox = O3 + NO2) weekend afternoon concentrations are both higher than the weekday values during 2015–2019 except in 2016, while CO and NOx weekend morning concentrations were generally both smaller than weekday values except 2017. Results from the calculated values of fraction of the radical loss by NOx chemistry relative to total radical loss (Ln/Q) suggested a volatile organic compound (VOC)-limited regime at this site in the spring of 2015–2019, as expected from the decreasing trend in NOx concentration and essentially constant CO after 2017. With respect to autumn, a shift from a transition regime during 2015–2017 to a VOC-limited regime in 2018 was found, which rapidly took place to a NOx-limited regime in 2019. No significant differences were detected in the Ln/Q values under different assumptions on photolysis frequencies both in spring and autumn mostly from 2015 to 2019, giving the same conclusion of determining the O3 sensitivity regime. This study develops a new method in determining the O3 sensitivity regime in the typical season in China and provides insight into efficient O3 control strategies in different seasons.

5. Has the synergistic development of urban cluster improved carbon productivity? –Empirical evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137535

Abstract

As urbanization has developed, a variety of urban clusters have gradually emerged with important effects on regional economic growth and carbon emissions. This paper constructs a multi-period difference-in-difference (DID) model for testing how urban cluster synergistic development policy (UCSDP) affects urban carbon productivity in 148 cities of China with 13 urban clusters as the experimental group from 2003 to 2019. According to the results, the UCSDP improves carbon productivity, mainly via reducing energy intensity. In addition, UCSDP improves carbon productivity by adjusting energy structure, increasing green innovation, altering city greening levels, and accelerating the process of urbanization. Moreover, it can produce synergistic effects in terms of energy structure, green innovation, greening level, and urbanization level. Furthermore, the UCSDP has heterogeneous effects on the carbon productivity in various cities. Specifically, the carbon productivity of high-status, high-rank, and resource-based cities responds more significantly to UCSDP. Therefore, policymakers should strengthen the integration of urban clusters, offer targeted development suggestions for different cities, modify the energy and greening structure, accelerate the process of urbanization, and focus on the formulation of reasonable environmental regulation policies.

6. Valuing the coordinated development of urbanization and ecosystem service value in border counties

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137799

Abstract

Improving coordination between urbanization and ecosystem service value (ESV) in border counties can help optimize the spatial patterns of regional coordinated development. However, the majority of current analysis focuses on the urbanization process of core areas and large-scale administrative units and lacks a quantitative investigation of border counties. Taking 25 border counties in Yunnan Province, China, as research cases, this study evaluated urbanization level and ESV. A coupling coordination degree (CCD) model and a geographical detector model were used to explore the interaction of the two systems and reveal the influencing factors. Furthermore, different scenarios were simulated to reveal the effects of policy priorities on CCD. The results showed the following: (1) The urbanization level increased from 2005 to 2019 while the ESV level fluctuated, showing spatial patterns of having multiple centers and being high in the middle and low at both ends, respectively. (2) Although CCD increased, its level was still low, and the urbanization of most counties lagged behind. (3) Normalized difference vegetation index, temperature, and largest patch index were the main factors affecting CCD, and the interaction effects between any two of these factors were stronger than the independent effect of any single factor. (4) Policy priorities had a significant effect on CCD. Our findings can provide references for border cities in similar contexts to balance urbanization and ESV based on local circumstances.

7. Significant urban hotspots of atmospheric trace element deposition and potential effects on urban soil pollution in China

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137872

Abstract

Rapid urbanization has profoundly altered the spatial patterns of multiple element cycles. Whether and how urbanization shapes the spatial patterns of atmospheric trace element deposition remains, however, poorly understood. Using a newly compiled database on bulk deposition of eight trace elements (i.e., Cu, Ni, Zn, As, Cd, Cr, Hg and Pb) in China, we assessed the urban imprints on the spatial patterns of trace element deposition. Bulk deposition of the eight trace elements all showed a significant increase with closer distance to the nearest large cities, while the urban effect was also mediated by point emission sources and precipitation. We further compiled a database of urban topsoil (0–10 cm) concentrations of the eight trace elements and found that urban soil quality standards were exceeded in 80% of the studied cities for Cr, 49% for As, and less than 25% for other trace elements, respectively. The urban topsoil concentrations of six trace elements (except As and Hg) showed no significant correlations with their background values for natural soils, while we found a significant correlation between bulk deposition and urban topsoil concentrations of trace elements corrected by background values. We also demonstrated that current levels of trace element deposition would substantially increase urban soil pollution over the coming decades. Our findings confirm the occurrence of urban hotspots of trace element deposition and their impact on soil pollution and highlight a need of emission control of trace elements for safety urban soil quality.

8. Prediction of atmospheric pollutants in urban environment based on coupled deep learning model and sensitivity analysis

Chemosphere, Volume 331, August 2023, 138830

Abstract

Accurate and efficient predictions of pollutants in the atmosphere provide a reliable basis for the scientific management of atmospheric pollution. This study develops a model that combines an attention mechanism, convolutional neural network (CNN), and long short-term memory (LSTM) unit to predict the O3 and PM2.5 levels in the atmosphere, as well as an air quality index (AQI). The prediction results given by the proposed model are compared with those from CNN-LSTM and LSTM models as well as random forest and support vector regression models. The proposed model achieves a correlation coefficient between the predicted and observed values of more than 0.90, outperforming the other four models. The model errors are also consistently lower when using the proposed approach. Sobol-based sensitivity analysis is applied to identify the variables that make the greatest contribution to the model prediction results. Taking the COVID-19 outbreak as the time boundary, we find some homology in the interactions among the pollutants and meteorological factors in the atmosphere during different periods. Solar irradiance is the most important factor for O3, CO is the most important factor for PM2.5, and particulate matter has the most significant effect on AQI. The key influencing factors are the same over the whole phase and before the COVID-19 outbreak, indicating that the impact of COVID-19 restrictions on AQI gradually stabilized. Removing variables that contribute the least to the prediction results without affecting the model prediction performance improves the modeling efficiency and reduces the computational costs.

9. Fluorescence excitation-emission matrix spectroscopy coupled with parallel factor analysis to determine chlorine decay constants in urban water distribution system

Chemosphere, Volume 331, August 2023, 138733

Abstract

This study applied a method for estimating chlorine decay constant (k) in urban water distribution systems using fluorescence excitation–emission matrix spectroscopy-parallel factor analysis (FEEM-PARAFAC), considering that it accounts for the influence of organic matter in the target area. The simultaneous impacts of seasonal variations on chlorine consumption and dissolved organic matter (DOM) composition were investigated for a year in three full-scale water distribution systems in I city (areas S, K, and G). Bulk decay constants (kb) were obtained through bottle tests, and the kb value was observed to differ by season and significantly affected by temperature. It exhibited its highest value, 0.794 d−1, in summer at area G. As a result of analyses through F-EEM-PARAFAC, it was determined that the components of the target raw water were humic-like and tryptophan-like. The quantitative analysis of organic substances through PARAFAC revealed that area G had the highest score (C1+C2) than other areas. 11.568, 10.578, and 11.771 in summer at areas S, K, and G, respectively. The model equations were derived such that the significant (R2 = 0.85–0.95) correlation between the C1 and C2 model scores and total chlorine decay constants (kt) verified via PARAFAC analysis of the target raw water was considered. Furthermore, a method for obtaining the wall decay constants at a target point based on the correlation equation was investigated.

10. Interaction between home and community-based services and PM2.5 on cognition: A prospective cohort study of Chinese elderly

Environmental Research, Volume 231, Part 1, 15 August 2023, 116048

Abstract

PM2.5 and home and community-based services (HCBSs) had been shown to affect cognition, but the evidence on their joint effects was limited. Aimed to study the joint effects of HCBSs and PM2.5 on cognition, we utilized the follow-up data of participants in the Chinese Longitudinal Health Longevity Survey (CLHLS) who were 65 years of age or older and had normal cognitive function at baseline for the 2008–2018, 2011–2018, and 2014–2018 waves. 16,954, 9,765, and 7192 participants from each of these three waves were initially recruited, respectively. The PM2.5 concentration data of each province in China from 2008 to 2018 was obtained from the Atmospheric Composition Analysis Group. Participants were asked what kind of HCBSs were available in their community. The cognitive status of the participants was evaluated by the Chinese version of Mini-Mental State Examination (CMMSE). We applied the Cox proportional hazard regression model to investigate the joint effects of HCBSs and PM2.5 on cognition and further stratified the analysis according to HCBSs. Hazard ratio (HR) and 95% confidence interval (95% CI) were calculated based on Cox models. During a median follow-up period of 5.2 years, 911 (8.8%) participants with normal baseline cognitive function developed cognitive impairment. Compared to participants without HCBSs and exposed to the highest level of PM2.5, those with HCBSs and exposed to the lowest level of PM2.5 had a significantly reduced risk of developing cognitive impairment (HR = 0.428, 95% CI: 0.303–0.605). The results from the stratified analysis revealed that the detrimental effect of PM2.5 on cognition was more pronounced in participants without HCBSs (HR = 3.44, 95% CI: 2.18–5.41) compared with those with HCBSs (HR = 1.42, 95% CI: 0.77–2.61). HCBSs may attenuate the harmful impact of PM2.5 on cognitive status in the elderly Chinese and the government should further promote the application of HCBSs.

11. Snapshots of wintertime urban aerosol characteristics: Local sources emphasized in ultrafine particle number and lung deposited surface area

Environmental Research, Volume 231, Part 1, 15 August 2023, 116068

Abstract

Urban air fine particles are a major health-relating problem. However, it is not well understood how the health-relevant features of fine particles should be monitored. Limitations of PM2.5 (mass concentration of sub 2.5 μm particles), which is commonly used in the health effect estimations, have been recognized and, e.g., World Health Organization (WHO) has released good practice statements for particle number (PN) and black carbon (BC) concentrations (2021). In this study, a characterization of urban wintertime aerosol was done in three environments: a detached housing area with residential wood combustion, traffic-influenced streets in a city centre and near an airport. The particle characteristics varied significantly between the locations, resulting different average particle sizes causing lung deposited surface area (LDSA). Near the airport, departing planes had a major contribution on PN, and most particles were smaller than 10 nm, similarly as in the city centre. The high hourly mean PN (>20 000 1/cm3) stated in the WHO’s good practices was clearly exceeded near the airport and in the city centre, even though traffic rates were reduced due to a SARS-CoV-2-related partial lockdown. In the residential area, wood combustion increased both BC and PM2.5, but also PN of sub 10 and 23 nm particles. The high concentrations of sub 10 nm particles in all the locations show the importance of the chosen lower size limit of PN measurement, e.g., WHO states that the lower limit should be 10 nm or smaller. Furthermore, due to ultrafine particle emissions, LDSA per unit PM2.5 was 1.4 and 2.4 times higher near the airport than in the city centre and the residential area, respectively, indicating that health effects of PM2.5 depend on urban environment as well as conditions, and emphasizing the importance of PN monitoring in terms of health effects related to local pollution sources.

12. Towards sustainable and net-zero cities: A review of environmental modelling and monitoring tools for optimizing emissions reduction strategies for improved air quality in urban areas

Environmental Research, Volume 231, Part 3, 15 August 2023, 116242

Abstract

Climate change is a defining challenge for today’s society and its consequences pose a great threat to humanity. Cities are major contributors to climate change, accounting for over 70% of global greenhouse gas emissions. With urbanization occurring at a rapid rate worldwide, cities will play a key role in mitigating emissions and addressing climate change. Greenhouse gas emissions are strongly interlinked with air quality as they share emission sources. Consequently, there is a great opportunity to develop policies which maximize the co-benefits of emissions reductions on air quality and health. As such, a narrative meta-review is conducted to highlight state-of-the-art monitoring and modelling tools which can inform and monitor progress towards greenhouse gas emission and air pollution reduction targets. Urban greenspace will play an important role in the transition to net-zero as it promotes sustainable and active transport modes. Therefore, we explore advancements in urban greenspace quantification methods which can aid strategic developments. There is great potential to harness technological advancements to better understand the impact of greenhouse gas reduction strategies on air quality and subsequently inform the optimal design of these strategies going forward. An integrated approach to greenhouse gas emission and air pollution reduction will create sustainable, net-zero and healthy future cities.

13. Insights into the adsorption of CO2 generated from synthetic urban wastewater treatment on olive pomace biochar

Journal of Environmental Management, Volume 339, 1 August 2023, 117951

Abstract

In this investigation, a sustainable and low-cost method to capture CO2 generated from the treatment of urban wastewater was evaluated. We studied the adsorption of CO2 on olive pomace biochar. The experiments of degradation of synthetic wastewater mimicking effluents of municipal wastewater treatment plant (WWTP) with an initial Total Organic Carbon (TOC) concentration of 10 mg L−1 were conducted by using the UV-C/H2O2 process in the absence or presence of biochar. The biochar was placed in a fixed bed column through which air from the UV reactor was circulated. First, the effects of different parameters such as H2O2 initial concentration and pH on wastewater mineralization efficiency were determined. Total Organic Carbon (TOC) removal was 87% in 2 h under optimal degradation conditions. The maximal concentration of CO2(gas) in air, in a closed system (air volume: 7.3 10−4 m3), after 11 h was 12,500 μmol mol−1 in the absence of biochar and only 150 μmol mol−1 when 10 g biochar were used. The results proved that by combining biochar with oxidative degradation of organic compounds, it is possible to mineralize organic compounds and reduce the requisite CO2 emissions by about 99%. The experimental equilibrium results were fit well with both Langmuir and Freundlich isotherms models concluding that CO2 adsorption on biochar followed both chemisorption and physisorption and both monolayer and multi-layer CO2 adsorption could occur. The total desorption of CO2 from biochar was reached in 120 min by simultaneously increasing the temperature to 150 °C and introducing a purge N2(gas).

14. Does environmental regulation narrow the north-south economic gap ? – Empirical evidence based on panel data of 285 prefecture-level cities

Journal of Environmental Management, Volume 340, 15 August 2023, 117849

Abstract

The economic differentiation between the north and the south of China, as a long-standing phenomenon of unbalanced regional economic development, is aggravating, and has gradually become a resistance to the construction of a new development pattern and regional coordinated development. Most of the existing studies focus on the comparison of differences between the Eastern, Central and Western regions of China, but there is little discussion on the economic gap between China’s North-South economy. In addition, through the literature review, no attention has been paid to the environmental regulation factor that leads to the economic gap between the North and the South. In view of this, the study constructs a benchmark regression model and a non-linear regression model based on the balanced panel data of 285 cities in China from 2004 to 2019, explores the role that environmental regulation plays in the widening of China’s North-South economy gap. The results show that, firstly, environmental regulation is significantly conducive to narrowing the economic gap between the North and the South; In addition, with the greater intensity of environmental regulation, the economic gap shows a trend of “narrowing first, expanding then”, that is, There exists positive U-shaped nonlinear relationship between them. Finally, the heterogeneity of urban scale leads to significant differences in the position and shape of the positive U-shaped curve, which exists between environmental regulation and China’s North-South economy gap. The test results shows that the inflection point level of the U-shaped curve in the North is higher than that in the South. Based on this, the study proposes to adjust environmental policies accordingly under regional differentiated conditions, increase financial investment in improving environmental regulation tools and promote coordinated environmental governance in the North and South regions, to promote regional coordinated and sustainable development, provide empirical evidence and theoretical reference to improve people’s livelihood and well-being and ultimately achieve the goal of common prosperity.

15. Impact of the clean energy structure of building operation on the co-benefits of CO2 and air pollutant emission reductions in Chinese provinces

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137400

Abstract

Energy consumption in the building sector is an essential source of CO2 and air pollution. Identifying the impact of changes in the energy structure on emission trends is the basis of scientific control measures. However, the co-benefits of CO2 and air pollutant emission reductions generated by the change in energy structure for different building types in China are still unknown. Using the cases of 30 provincial regions in China, based on detailed local electricity, heat, and household energy consumption data and emission factors, we established provincial CO2 and air pollutant emissions from building operations during 2016–2020. The impact of changes in the energy structure on the co-benefits of air pollutants emission reduction was investigated. Results showed that in 2020, building operation energy consumption in China was 610 Mtce. CO2 emissions were 2.53 Gt, and emissions of PM2.5, SO2, and NOX were 0.18, 0.38, and 0.48 Mt, respectively. From 2016 to 2020, urban public buildings contributed the highest to CO2 and air pollutant emissions. The CO2, PM2.5, SO2, and NOX indirect emissions of electricity increased by 52.3, 46.0, 45.2, and 52.5%, respectively. In 2020, the co-benefits of PM2.5 and SO2 emission reduction from the clean energy structure of building operations were higher than that of NOX emission reduction, and the value of comprehensive co-benefits of air pollutants was 1.5. This work fills the gap in the evaluation of the co-benefits of air pollutants with low-carbon energy for different building types, and the crucial sub-sectors in each region with high co-benefits have been picked out.

16. Surfactant-assisted air flotation: A novel approach for the removal of microplastics from municipal solid waste incineration bottom ash

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163841

Abstract

The potential for the presence of microplastics (MPs) in municipal solid waste incineration bottom ash (MSWI-BA) has not been fully explored. In this study, surfactant-assisted air flotation separation in aqueous media was used to examine the removal of MPs and other pollutants from different particle size fractions of MSWI-BA. The use of 1 mmol L−1 sodium dodecylbenzene sulfonate (SDBS), at a liquid-solid ratio of 60:1, increased by 66 % the quantity of MPs floated from the MSWI-BA 0–0.3 mm fraction, as compared to pure water. The four most common shapes of the floated MPs were pellets, fragments, films and fibers, and the major polymers were polypropylene, polyethylene, polymethyl methacrylate, and polystyrene (approximately 450 μg g−1 BA). The flotation of <10 μm MPs increased by up to 7 % using this method compared to flotation in saturated NaCl solution. Reuse of the flotation solution with the SDBS concentration maintained resulted in reduced MPs removal abundance by 22 % in the fourth use as compared to the first use. MPs removal correlated positively to SDBS concentration and negatively to turbidity. Precipitation from the fourth flotation solution was evaluated using polyacrylamide (PAM) and polyaluminium chloride (PAC) for the purpose of promoting the regeneration and recycling of the flotation solution. This treatment reduced MPs abundance, turbidity, and potential heavy metals in the recycled flotation solution. It is estimated that 3.4 kg of MPs could be removed from each ton of MSWI-BA. The findings of this study contribute to a better understanding of the redistribution of MPs during MSWI-BA pre-use treatment and provides a reference for the practical application of surfactant-assisted air flotation separation.

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Design of biomass-based N, S co-doped porous carbon via a straightforward post-treatment strategy for enhanced CO2 capture performance

Science of The Total Environment, Volume 884, 1 August 2023, 163750

Abstract

Biomass-based adsorbents are considered to have great potential for CO2 capture due to their low cost, high efficiency and exceptional sustainability. The aim of this work is to design a simple method for preparing biomass-based adsorbents with abundant active sites and large numbers of narrow micropores, so as to enhance CO2 capture performance. Herein, N, S co-doped porous carbon (NSPC) was created utilizing walnut shell-based microporous carbon (WSMC) as the main framework and thiourea as N/S dopant through physical grinding and post-treatment process at a moderate temperature without any other reagents and steps. By altering the post-treatment parameters, a series of porous carbons with varying physico-chemical properties were prepared to discuss the roles of microporosity and N/S functional groups in CO2 adsorption. NSPC with narrow micropore volume of 0.74 cm3 g−1, N content of 4.89 % and S contents of 0.71 % demonstrated the highest CO2 adsorption capacity of 7.26 (0 °C) and 5.51 mmol g−1 (25 °C) at 1 bar. Meanwhile, a good selectivity of binary gas mixture CO2/N2 (15/85) of 29.72 and outstanding recyclability after ten cycles of almost 100 % adsorption capacity retention were achieved. The proposed post-treatment method was beneficial in maintaining the narrow micropores and forming N/S active sites, which together improve the CO2 adsorption performance of NSPC. The novel NSPC displays amazing CO2 adsorption characteristics, and the practical, affordable synthetic approach exhibits significant potential to produce highly effective CO2 adsorbents on a broad scale.

2. Waste-to-chemicals: Green solutions for bioeconomy markets

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 164006

Abstract

In the fast-developing time, the accumulation of waste materials is always in an uptrend due to population increases and industrialization. This excessive accumulation in waste materials harms the ecosystem and human beings by depleting water quality, air quality, and biodiversity. Further, by use of fossil fuel problem-related global warming, greenhouse gases are the major challenge in front of the world. Nowadays, scientists and researchers are more focused on recycling and utilizing different waste materials like a municipal solid waste (MSW), agro-industrial waste etc. The waste materials added to the environment are converted into valuable products or green chemicals using green chemistry principles. These fields are the production of energy, synthesis of biofertilizers and use in the textile industry to fulfil the need of the present world. Here we need more focus on the circular economy considering the value of products in the bioeconomic market. For this purpose, sustainable development of the circular bio-economy is the most promising alternative, which is possible by incorporating the latest techniques like microwave-based extraction, enzyme immobilization-based removal, bioreactor-based removal etc., for the valorization of food waste materials. Further, the conversion of organic waste into valuable products like biofertilizers and vermicomposting is also realised by using earthworms. The present review article focuses on the various types of waste materials (such as MSW, agricultural, industrial, household waste, etc.), waste management with current glitches and the expected solutions that have been discussed. Furthermore, we have highlighted their safe conversion into green chemicals and contribution to the bioeconomic market. The role of the circular economy is also discussed.

3. The energy conservation and emission reduction potentials in China’s iron and steel industry: Considering the uncertainty factor

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137519

Abstract

Energy conservation and emission reduction in China’s iron and steel industry are crucial for mitigating its environmental pressures. However, uncertainties raise significant management risks when setting energy conservation and emission reduction pathways. Therefore, this paper explores the energy conservation and emission reduction potential in China’s iron and steel industry. A 10,000-time Latin hypercube sampling is conducted to simulate the distribution of five types of uncertain factors. In addition, this study uses a Sobol’ sensitivity analysis method to recognize the most sensitive factor, and, in specific, analyzes the cost-effectiveness of the technologies via conservation supply curve. The results show that: (1) The uncertainty factors lead to significant fluctuate to the results. In particular, energy conservation will fluctuate by 18.24–40.77%, carbon mitigation by 28.96–55.34%, and SO2, NOx and PM mitigation effects will fluctuate by 48.32–79.53%, 22.12–51.77% and 23.92–50.03%, respectively. (2) Structure and equipment parameters are more the most sensitive to energy conservation and carbon mitigation targets, whose Sobol’ indices are beyond 0.45. End-of-pipe treatment technologies are more the most sensitive to SO2 and PM reduction targets with Sobol’ indices above 0.9. Penetration rates and equipment parameters are more the most sensitive to economic cost targets above 0.8. (3) In 2035, 33 energy conservation technologies and 34 emission reduction technologies will be cost-effective, and they can achieve 69.05–70.14% of energy conservation and 79.03–81.58% of emission reduction potentials, respectively. Based on these findings, this study proposes policy recommendations such as changing the raw material/product structure, upgrading equipment, cooperating actively, and introducing economic incentives and guidelines for technology application.

4. Which industrial path contributed to CO2 transfer and emissions slowing-down of China and the United States most in international trade?

Journal of Cleaner Production, Volume 413, 10 August 2023, 137429

Abstract

Carbon transfer in international trade has triggered disputes on environmental equity between developed and developing countries. Hence, it is urgent to make it clear the carbon transfer process of international trade between China and the United States, explore the adjustment plan of emission reduction responsibility and formulate targeted emission reduction measures. These will play an important leading and demonstration effect in addressing global warming and coordinating international carbon reduction. This study built a CO2 international trade transfer network model of China and the United States. Based on identifying the carbon transfer path flowing from primary product sector to final production sector, and then to final consumption, we analyzed the industrial association relationship and distribution differences between China and the United States with external countries and regions. Lastly, we put forward emission reduction policy implication in industrial scale. The key paths of China and the United States are concentrated in the two export and import transfer types respectively. Among the key paths of China’s bilateral primary production export type, paths from domestic Electricity, Gas and Water to foreign Construction accounted for the largest 40% share. As for the United States, transfer type of bilateral final production import is the most prominent, and path number and flow from foreign Transport to domestic Public Administration both accounted for more than 30%. Based on shared responsibility to adjust the emission reduction tasks under the Paris Agreement, China and the US will allow to emit 10% more and reduce 6% more, reaching 54% and 25% respectively. Taking into full consideration the national economic development level and the differences in the production technology level of industrial sectors, as well as the upstream and downstream related sectors’ relationship, the refined emission reduction strategy is proposed from different aspects, such as technical assistance, financial support, import control, technology sharing and consumption transformation.

5. Increasing volatile organic compounds emission from massive industrial coating consumption require more comprehensive prevention

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137459

Abstract

Coating is an important raw material in industrial production. Global consumption of industrial coatings has approximated 28.84 Tg in 2019, with China accounting for more than half which generated plenty of Volatile Organic Compounds (VOCs). To learn the pollution characteristic and prevention strategy, we estimated the speciated VOCs emission of coating-consuming industries in China through field investigation, sample collection and analytical analysis. The environmental and health influences in 2019, 2025 and 2030 were then assessed based on scenario prediction with taking low-VOCs containing coating (LCC) application into consideration which was an important action in the ongoing prevention measures. Ozone formation potential (OFP), secondary organic aerosol potential (SOAP) and the newly established index of total health risks (THR) were employed toindicate the environmental influence and health threaten. Conclusions showed that (1) VOCs emissions wouldincrease from 6.78 Tg to 10.46 Tg during 2019–2030 which result in a much higher OFP, SOAP and THR. (2)

Replacing traditional organic coating (TOC) with LCC could effectively reduce VOCs emission. For every 1% increase in LCC proportion, VOCs emission, OFPs, SOAPs, and THRs decreased by 1.24%, 1.44%, 1.49%, and 1.70% on average, respectively. (3) Potential O3 and SOA yields approximated 25.61 Tg and 19.12 Tg (5.87% and 4.39% higher than 2019) even in the most stringent scenario for 2030 which meant continuous increases in industrial coating consumption could offset the positive effects produced by LCC substitution. (4) Esters, ethers, alcohols, and ketones are proposed as main composition of coatings to effectively reduce VOCs emission and their influence on account of better technical accessibility. These findings reveal that more innovative pollution prevention methods and production technologies are urgently needed to compensate for increased pollutant emissions derived from the growing demand for coating-associated commodities.

6. Safer and effective alternatives to perfluoroalkyl-based surfactants in etching solutions for the semiconductor industry

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137879

Abstract

Surfactants based on poly and perfluoroalkyl substances (PFAS) such as Fluoroalkyl sulfonamide, fluoroalkyl sulfonyl amino propane sulfonic acid, and potassium perfluorooctane sulfonate surfactants are widely used in etching solutions in the semiconductor industry to improve the wetting characteristics of the etchant and substrates.

Their excellent stability in strongly acidic, alkaline, and oxidizing etching solutions such as Tetramethyl ammonium hydroxide (TMAH), perchloric acid/ceric ammonium nitrate aqueous solution (chrome), ammonium hydrogen fluoride solution, or buffered oxide etchant (BOE) and a mixture of phosphoric, acetic, and nitric acid etchant (PAN), has warranted their continuous use as a surfactant.

The toxicity and extremely high persistence of PFAS necessitate their replacement with less toxic and effective alternative surfactants.

A generic methodology is described for the identification of safer alternative surfactants and the experimental validation of properties to facilitate the drop-in replacement of these safer surfactants in etching solutions for the semiconductor industry. Hydrophilic-Lipophilic Balance (HLB) values, critical micelle concentration (CMC), compatibility, and wetting characteristics of etchants were analyzed on substrates relevant to the semiconductor industry.

Biobased BG10 alternative surfactant outperformed PFAS surfactant in improving the wetting characteristics of the TMAH etchant on substrates of interest as evidenced by the significantly lower contact angle. The wetting characteristics of the PAN and BOE etchants containing BG10 and CG50 surfactants were comparable to PFAS surfactants.

Toxicity comparisons indicated that these alternatives are far less hazardous to human health than PFAS. These safer alternatives have been tested successfully by over 100 semiconductor companies. These companies have provided positive feedback with no reported deleterious effects on the final products. This successful approach opens new possibilities for the replacement of PFAS in numerous other applications where PFAS is commonly used as a surfactant. Using this methodology, alkyl polyglucosides with trade names BG10 and CG50 and polyoxyethylene surfactants of Brij35 and BrijS100 were identified as alternatives to PFAS surfactants.

7. Green financing strategy for low-carbon economy: The role of high-technology imports and institutional strengths in China

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137859

Abstract

Extreme environmental events surging across the globe are the consequences of the human’s race for attaining rapid economic growth driven by cheap energy sources. However, the consequences of such achievements are far beyond the benefits of the growth which severely affect environmental quality resulting in the rise of average global temperature, and various factors linked with changing climate. The current analysis takes into account a panel of Chinese provincial data from 2000 to 2020 to empirically examine the impact and the magnitude of GDP, renewable energy, imports of high technology, green financing strategies, and quality of institutions on the provincial emissions of carbon in China. The panel is tested for several diagnostic tests and a long-run cointegrating connection is confirmed among the factors under examination. The advanced technique of Method of Moment Quantiles Regression (MMQREG) confirms that GDP is detrimental, whereas, renewable energy, green finance, import of high technology, and institutional quality depict heterogenous impacts on carbon emissions. Furthermore, the robustness check of the Augmented Mean Group, Fully-Modified Ordinary Least Square (FMOLS) and Dynamic Ordinary Least Square (DOLS) validates and supports the earlier findings of MMQREG. Based on the outcomes it is revealed that except for the GDP, the explanatory factors effectively cut provincial carbon emissions in China, nevertheless, the magnitude of the green financing strategies raised a valid question which depicts a decreasing trend across the quantiles. According to the findings, it is proposed that the country should first prioritize green and sustainable finance and upgrade the domestic industrial technology with the help of import of high-technology that will relive burden on the environmental quality. Secondly, quality institutions will play an important role in coordination among various green financial institutes that will further maximize the gain from deployment of renewable energy sources.

8. The impact of VAT tax sharing on industrial pollution in China

Journal of Cleaner Production, Volume 415, 20 August 2023, 137926

Abstract

Contrary to the Chinese central government’s strong encouragement of green development, the initiative of local governments in pollution control remains inefficient. This phenomena may be associated with Chinese special tax sharing system. Based on the practice of China’s sub-provincial fiscal system reform from 2003 to 2020, this paper examines the impact of sub-provincial revenue share on industrial pollution at the prefecture level, and explores the influence of fiscal incentives caused by VAT tax sharing on local government decision-making. First, we study the effect of VAT tax sharing on industrial pollution through fixed effect model. We find that the increase in VAT tax sharing promotes environmental pollution, especially in the central and western regions. In addition, we analyze the moderating effects of industrialization and government competition on the industrial pollution effect of VAT tax sharing. The results show that the degree of regional industrialization strengthens the pollution effect caused by the increase of VAT sharing, while the government competition weakens the effect. Based on these findings, we also employ the panel threshold model to investigate the nonlinear effects of VAT tax sharing and industrial pollution. Only when the proportion of VAT tax sharing exceeds the threshold value will it have an impact on industrial pollution. This study provides enrich empirical evidence for the successive problems of extreme environmental pollution from the perspective of fiscal revenue decentralization, which is of practical importance for improving tax sharing system and enhancing pollution control efficiency.

9. Simultaneous photocatalytic removal of organic dye and heavy metal from textile wastewater over N-doped TiO2 on reduced graphene oxide

Chemosphere, Volume 332, August 2023, 138882

Abstract

Methylene blue (MB) and hexavalent chromium(Cr(VI)) are hazardous pollutants in textile waste and cannot be completely removed using conventional methods. So far, there have been no specific studies examining the synthesis and activity of N–TiO2/rGO as a photocatalyst for removing MB and Cr(VI) from textile wastewater. This work especially highlights the synthesis of N–TiO2/rGO as a photocatalyst which exhibits a wider range of light absorption and is highly effective for simultaneous removal of MB-Cr(VI) under visible light. Titanium tetrachloride (TiCl4) was used as the precursor for N–TiO2 synthesis using the sol-gel method. Graphite was oxidized using Hummer’s method and reduced with hydrazine to produce rGO. N–TiO2/rGO was synthesized using a hydrothermal process and then analyzed using several characterization instruments. The X-ray diffraction pattern (XRD) showed that the anatase N–TiO2/rGO phase was detected at the diffraction peak of 2θ = 25.61. Scanning electron microscopy and transmission electron microscopy (SEM-EDS and TEM) dispersive X-ray spectrometry images show that N–TiO2 particles adhere to the surface of rGO with uniform size and N and Ti elements are present in the N–TiO2/rGO combined investigated. Gas absorption analysis data (GSA) shows that N–TiO2/rGO had a surface area of 77.449 m2/g, a pore volume of 0.335 cc/g, and a pore size of 8.655 nm. The thermogravimetric differential thermal analysis (TG-DTA) curve showed the anatase phase at 500–780 °C with a weight loss of 0.85%. The N–TiO2/rGO composite showed a good photocatalyst application. The photocatalytic activity of N–TiO2/rGO for textile wastewater treatment under visible light showed higher effectiveness than ultraviolet light, with 97.92% for MB and 97.48% for Cr(VI). Combining N–TiO2 with rGO is proven to increase the light coverage in the visible light region. Removal of MB and Cr(VI) can be carried out simultaneously and results in a removal efficiency of 95.96%.

10. Potential of technological innovation to reduce the carbon footprint of urban facility agriculture: A food–energy–water–waste nexus perspective

Journal of Environmental Management, Volume 339, 1 August 2023, 117806

Abstract

As an emerging form of agriculture, urban facility agriculture is an important supplement to traditional agriculture and one of the ways to alleviate the urban food crisis, but it may generate a high carbon footprint. A comprehensive assessment of urban facility agriculture is a necessity for promoting its low-carbon development. In this study, the carbon footprint of urban facility agriculture under four different technological innovation models was simulated by life cycle assessment and a system dynamics model for a carbon footprint accounting without considering economic risk. Case 1, as the basic case, is Household farm facility agriculture. Case 2 is the introduction of vertical hydroponic technology based on Case 1, Case 3 is the introduction of distributed hybrid renewable energy micro-grid technology based on Case 2, and Case 4 is the introduction of automatic composting technology based on Case 3. These four cases demonstrate the gradual optimization of the food–energy–water–waste nexus in urban facility agriculture. This study further uses the system dynamics model for carbon reduction potential considering economic risk to simulate the diffusion (promotion) scale and carbon reduction potential of different technological innovations. Research results show that with the superposition of technologies, the carbon footprint per unit land area is gradually reduced, and the carbon footprint of Case 4 is the lowest at 4.78e+06 kg CO2eq. However, the gradual superposition of technologies will further limit the diffusion scale of technological innovation, thereby reducing the carbon reduction potential of technological innovation. In Chongming District, Shanghai, under theoretical circumstances, the carbon reduction potential of Case 4 is the highest at 1.6e+09 kg CO2eq, but the actual carbon reduction potential is only 1.8e+07 kg CO2eq due to excessive economic risks. By contrast, the actual carbon reduction potential of Case 2 is the highest with 9.6e+08 kg CO2eq. To fully achieve the carbon reduction potential of technology innovation, it is necessary to promote the scale diffusion of Urban facility agricultural technology innovation by raising the sales price of agricultural products and the grid connection price of renewable electricity.

11. Small but irreplaceable: The conservation value of landscape remnants for urban plant diversity

Journal of Environmental Management, Volume 339, 1 August 2023, 117907

Abstract

The widespread decline of biodiversity due to increasing urban development raises the need to timely identify areas most relevant to the conservation of native species, particularly within cities where natural areas are extremely limited. Here, we assess the multiple role of local geomorphological features in shaping patterns and dynamics of plant diversity, with the aim of identifying conservation values and priorities in an urbanised area of Southern Italy. Based on recent and historical lists of vascular plants, we compared the floristic composition of different portions of the area by considering species’ conservation value, ecological and biogeographical traits. We found that landscape remnants, accounting for 5% of the study area, harbour over 85% of the whole plant diversity and a considerable set of exclusive species. Results of Generalised Linear Mixed Models show an outstanding role of landscape remnants for the conservation of native, rare and specialised species. Based on the compositional similarities among sampled sites resulting from hierarchical clustering, these linear landscape elements also play a key role in maintaining the floristic continuity and potential connectivity throughout the urban landscape. By comparing current biodiversity patterns with data from the early XX century, we also show that the considered landscape elements are significantly more likely to host populations of declining native species, underlining their role as refugia against past and future extinctions. Taken together, our findings represent an effective framework to tackle the challenging conservation of nature in cities, namely providing a valuable approach for the identification of priority areas for the conservation of diversity within anthropogenic landscapes.

12. Remedial effect and operating status of a decommissioned uranium mill tailings (UMT) repository: A micro-ecological perspective based on bacterial community

Journal of Environmental Management, Volume 340, 15 August 2023, 117993

Abstract

From a radioecological perspective, increasing attention has been paid to the long-term stabilisation of decommissioned uranium mill tailings (UMT) repositories. However, little is known about the evaluation of decommissioning and remedial effects of UMT repositories from a microecological perspective based on bacterial communities. Here, we analysed the distribution and structure of soil community assemblies along different vertical soil profiles in a decommissioned UMT repository and explored the impact of soil properties, including physicochemical parameters, metal(loid)s, and radionuclides, on the bacterial assemblage. We found that the α diversity of the bacterial community was unaffected by variations in different soil profiles and taxa were classified at the phylum level with small significant differences. In contrast, the bacterial community structure in and around the UMT repository showed significant differences; however, this difference was significantly affected by soil metal(loid)s and physicochemical properties rather than soil radionuclides. In addition, seven bacterial genera with significant differences between the inner and surrounding regions of the repository could be used as potential indicators to further investigate the remedial effects on soil environmental quality. These findings provide novel insights into the construction of an assessment system and in situ biomonitoring of UMT repositories from a microecological perspective based on bacterial communities.

13. The impact of green technology innovation on carbon dioxide emissions: The role of local environmental regulations

Journal of Environmental Management, Volume 340, 15 August 2023, 117990

Abstract

Environmental pollution has become a global issue attracting ever-increasing attention. Green technology innovation (GTI) is considered an effective strategy in countering this problem and helping achieve sustainability goals. However, the market failure suggests that intervention from the government is necessary to promote the effectiveness of technological innovation and hence, its positive social impacts on emissions reduction. This study investigates how the environmental regulation (ER) influences the relationship between green innovation and CO emissions reduction in China. Employing data from 30 provinces from the period 2003 to 2019, the Panel Fixed-effect model, the Spatial Durbin Model (SDM), the System Generalised Method of Moments (SYS-GMM) and the Difference-In-Difference (DID) models are applied to take issues relating to endogeneity and spatial impact into consideration. The results indicate that environmental regulations positively moderate the impact of green knowledge innovation (GKI) on CO2 emissions reduction but have a much weaker moderation effect when green process innovation (GPI) is considered. Among different types of regulatory instruments, investment-based regulation (IER) is the most effective in promoting the relationship between green innovation and emissions reduction, followed by command-and-control-based regulation (CER). Expenditure-based regulation (EER) is less effective and can encourage short-termism and opportunistic behaviour among firms, who can accept the paying of fines as a cheaper cost over the short-term than investment in green innovation. Moreover, the spatial of green technological innovation on carbon emissions in neighbouring regions is confirmed, in particular when IER and CER are implemented. Lastly, the heterogeneity issue is further examined by considering differences in the economic development and the industrial structure across different regions, and the conclusions reached remain robust. This study identifies that the market-based regulatory instrument, IER, works best in promoting green innovation and emissions reduction among Chinese firms. It also encourages GKI which may assist firms in achieving long-term sustained growth. The study recommends further development of the green finance system to maximise the positive impact of this policy instrument.

14. The moderating effect of clean technology innovation in the process of environmental regulation affecting employment: Panel data analysis based on 22 industrial sectors in China

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137672

Abstract

Background

China facing the challenge of coordinated development of “ecology, economy, and well-being”. Scholars have conducted some research on the relationship between enviromental regulation and employment, but there is less research on the role of clean technology innovation in the employment effect of environmental regulation, which is the purpose of this paper.

Methods

Using the panel data of 22 industrial sectors in China, the paper uses the number of clean technology patents to measure the level of clean technology innovation, and examines the moderating effect of clean technology innovation in the employment effect of environmental regulations.

Results

The results show that: (1) With the gradual improvement of environmental regulation, the impact of environmental regulation on employment presents the characteristics of inhibition first and then promotion. (2) Clean technology innovation has a moderating effect on the employment effect of environmental regulation.

Discussion

It should encourage the green upgrading of traditional technologies, support the development and optimization of private enterprises in various industries, so as to promote enterprises to effectively reduce pollution emissions and create jobs through green technology upgrading at the initial stage.

15. Phosphogypsum circular economy considerations: A critical review from more than 65 storage sites worldwide

Journal of Cleaner Production, Volume 414, 15 August 2023, 137561

Abstract

Nearly 300 million t of phosphogypsum (PG) are produced every year as a byproduct from phosphate fertilizer production worldwide. Approximately 58% of the PG are stacked, 28% are discharged in coastal waters and only 14% are further processed. This critical review provides an overview of the physical-chemical properties of PG produced from sedimentary and magmatic phosphate ore worldwide using various analytical tools. Results from more than 25 years of work on PG at École des Mines de Saint-Étienne are presented and critically discussed. In total PG samples from 67 industrial storage sites around the world and PG samples synthesized under different conditions in the laboratory have been considered. The low radioactivity present in PG (particularly PG produced from sedimentary phosphate rock) was identified as the main challenge to using PG as a raw material in construction. Water-soluble and volatile chemical compounds were identified as the main challenge to environmentally sound PG management. Although PG does (in most cases) not pose an immediate threat to the environment the authors recommend processing all PG instead of storing or disposing it, to eliminate potential long-term risks and utilize a relevant secondary resource.

16. Heavy metal accumulation, biochemical and transcriptomic biomarkers in earthworms Eisenia andrei exposed to industrially contaminated soils from south-eastern Tunisia (Gabes Governorate)

Science of The Total Environment, Volume 887, 20 August 2023, 163950

Abstract

Heavy metal pollution is causing harmful consequences on soil fertility, and earthworms are frequently employed as test organisms to evaluate the ecotoxicity of polluted soils. In this study, Eisenia andrei was exposed for 7 and 14 days to polymetallic contaminated soils collected from an industrial zone in the south-eastern Tunisia. Earthworm growth, heavy metal accumulation, genotoxicity, cytotoxicity, biochemical and transcriptional responses were determined. Results revealed a higher accumulation of heavy metals in earthworms after 14 than 7 days of soil exposure, a reduction in lysosomal membrane stability (LMS), besides an increase in micronuclei frequency (MN). Moreover, earthworm oxidative status was affected in terms of increases in malondialdehyde (MDA) and metallothionein (MTs) content, and enhancement of catalase (CAT) and glutathione-S-transferase (GST) activities. An inhibition of acetylcholinesterase (AChE) activity was also observed in treated earthworms, whereas transcriptional data demonstrated an up-regulation of cat, gst, mt, p21 and topoisomerase genes. Overall, these findings support the use of earthworms as suitable bioindicator species for pollution monitoring and assessment, advance our understanding of the interaction between heavy metals and earthworms, and provide valuable information about the harmful impact of biota exposure to naturally contaminated soils.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Phú Quốc: Cưỡng chế 14 căn biệt thự xây dựng không phép

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 18/9, UBND TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành cưỡng chế 14 căn biệt thự trong khu 79 căn xây dựng không phép tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, TP. Phú Quốc.

Tại cuộc họp trao đổi thông tin với báo chí sáng cùng ngày, lãnh đạo UBND TP. Phú Quốc cho biết, trong quá trình quản lý đất đai theo nhiệm vụ, chức năng được giao, năm 2022, UBND TP phát hiện một số đối tượng đã tự ý vào khu vực đất quy hoạch Khu du lịch dân cư Bắc và Nam Bãi Trường tại xã Dương Tơ để xây dựng công trình, vật kiến trúc khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

Cụ thể, vào thời điểm cơ quan chức năng phát hiện đã có 79 căn nhà xây kiểu biệt thự hình thành trên khu đất rộng gần 19 ha do UBND xã Dương Tơ quản lý. Mặc dù xây dựng không phép, trên đất của Nhà nước nhưng khu biệt thự xây chui này có đầy đủ điện nước sinh hoạt và đường giao thông nội bộ, không khác gì khu dân cư có quy hoạch.

Theo ông Huỳnh Quang Hưng – Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc: “Việc cưỡng chế tháo dỡ nhà dân là điều không mong muốn, nhưng không thể không làm. Thành phố đã nhiều lần tuyên truyền, vận động, cho thời gian người dân tự tháo dỡ, nhưng người dân xem thường pháp luật, cố tình vi phạm”.

Ông Lê Quốc Anh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết chưa thực hiện cưỡng chế đồng loạt những căn biệt thự vi phạm vì không đủ lực lượng để thực hiện và cần củng cố hồ sơ pháp lý liên quan. Quan điểm của tỉnh là sẽ cưỡng chế toàn bộ các công trình vi phạm theo quy định, kể cả tòa nhà 12 tầng. Tuy nhiên, tại thời điểm này chưa đủ lực lượng, thiết bị để thực hiện cùng lúc. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần củng cố hồ sơ, kiểm tra các nội dung, trình tự, thủ tục để tiến hành cưỡng chế đúng quy trình và quy định của pháp luật.

Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc trả lời báo chí về xung quanh sự việc cưỡng chế 14 căn biệt thự.

Đối với 14 trường hợp bị cưỡng chế trong đợt này, theo thông tin từ lãnh đạo TP. Phú Quốc, các cá nhân liên quan không cung cấp được giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định, không có nguồn gốc và quá trình sử dụng đất. UBND TP. Phú Quốc ban hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 14 cá nhân chiếm đất trái phép theo trình tự, thủ tục đúng quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn thành tháo dỡ công trình, cơ quan chức năng bàn giao đất cho UBND xã Dương Tơ tiếp tục quản lý.

Sau khi hoàn thành tháo dỡ công trình, cơ quan chức năng sẽ đo đạc, xác định vị trí, diện tích, lập biên bản kiểm kê và bàn giao đất cho UBND xã Dương Tơ tiếp tục quản lý.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Hiện trường việc cưỡng chế 14 căn biệt thự xây dựng trái phép tại Phú Quốc.

Bạc Liêu: Tình trạng bơm tạp chất vào tôm vẫn tiếp diễn

(Phapluatmoitruong.vn) – Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với lực lượng chức năng huyện Đông Hải kiểm tra và bắt quả tang 1 cơ sở thu mua tôm đang tiến hành bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.

Ngày 18/9, ông Hà Văn Buôl – Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết đã đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngô Minh Đương – chủ cơ sở kinh doanh mua bán, sơ chế tôm nguyên liệu ở ấp Cây Dẻ, xã Định Thành, huyện Đông Hải với số tiền 60 triệu đồng vì hành vi tổ chức bơm tạp chất (CMC) vào tôm sú nguyên liệu.

Cụ thể, sau một thời gian theo dõi, ngày 16/9, Thanh tra Sở NN&PTNT phối hợp với Công an xã Định Thành, huyện Đông Hải bất ngờ kiểm tra, bắt quả tang cơ sở của ông Đương đang tổ chức bơm, chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong cơ sở có 3 thùng tôm với trọng lượng khoảng 60 kg có chứa tạp chất. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, thu giữ một số tang vật để xử lý theo quy định của pháp luật.    

Ngoài bị phạt hành chính số tiền trên, cơ sở kinh doanh của ông Đương còn bị buộc đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng.

Theo số liệu từ Sở NN&PTNT Bạc Liêu, từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế tỉnh, CSGT kiểm tra phát hiện 3 trường hợp vi phạm tôm nguyên liệu có chứa tạp chất, với số lượng hơn 220 kg. Lực lượng chức năng đã tiến hành ngăn chặn, thu giữ và hoàn chỉnh hồ sơ xử lý theo quy định.

Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh này đã rất quyết liệt trong việc phát hiện, xử lý tình trạng tôm chứa tạp chất. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao nên vẫn còn nhiều nơi, nhiều cơ sở tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, bất chấp việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nguy hiểm hơn, hiện nay vấn nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với mức độ ngày càng tinh vi hơn, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Ngành chức năng tiến hành lập biên bản với ông Ngô Minh Đương (ấp Cây Dẻ, xã Định Thành, huyện Đông Hải) với hành vi chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.

Khánh Hòa: Người dân trong vùng dự án “treo” kêu cứu! (Bài 3)

(Phapluatmoitruong.vn) – Không những khổ về dự án treo, hàng trăm hộ dân còn thường xuyên chịu cảnh bụi cát bay tứ tung, ao sâu, nước bẩn do nạn khai thác cát trắng.

Nguy hại cho môi trường

Theo nhiều hộ dân ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, hiện nay, tình trạng “cát tặc” hoành hành trên địa bàn không những ảnh hưởng đến việc sản xuất của nông dân mà còn tác động về môi trường nghiêm trọng. Đáng nói, nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Cát Cam Ranh – Fico (Công ty Fico) liên tục khai thác cát trắng theo giấy phép của Bộ Công nghiệp nặng cấp từ năm 1990, không có thời hạn, không quy định công suất, độ sâu múc cát với trên 265,25 ha. Điều này vi phạm Luật khoáng sản năm 2010. Hơn nữa, Công ty này khai thác cát trắng từ năm 1990 đến nay không có quy hoạch, bản vẽ và chậm phục hồi môi trường, gây thiệt hại hoa màu, cây ăn trái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây.

Thực tế, người dân sống ở địa phương này đang bị nhiều áp lực về môi trường. Nhất là trên địa bàn xã Cam Hải Đông có một số đơn vị đang khai thác, vận chuyển cát về Nhà máy tuyển rửa cát trắng của Công ty Fico đã thường xuyên gây ô nhiễm về bụi và tiếng ồn.

“Hiện nay, hàng chục xe tải gắn Logo Tam Đa, Hóa… chở cát từ khu vực dự án treo vào Nhà máy tuyển rửa cát trắng của Công ty Fico đã gây bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân. Có gia đình khi ăn cơm trưa gặp đoàn xe chở cát bụi bay tứ tung là dẹp bữa ăn luôn. Nhiều khu vực khai thác cát tràn lan, nhưng cũng chưa phục hồi môi trường để lại những ao, hố sâu, có nguy cơ xảy ra tai nạn cho người và gia súc rất cao; thậm chí đã có trường hợp xảy ra chết người do rơi xuống ao nước sâu… Bà con đã nhiều lần phản ánh với UBND huyện Cam Lâm, nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được xử lý” – Ông Đỗ Mạnh Tưởng, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, phản ánh.

Theo quan sát của PV Môi trường và Đô thị điện tử, hiện trên địa bàn xã Cam Hải Đông có những dự án treo đang bị một số đơn vị lén lút khai thác, vận chuyển cát trắng trái phép, gây ô nhiễm về bụi và tiếng ồn trong khu dân cư. Thậm chí, có đơn vị đã đưa nhiều xe máy đào cỡ lớn vào múc cát, nhưng việc phục hồi môi trường không những đã bị “lãng quên” mà còn để lại tác động môi trường đáng báo động, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của hàng trăm hộ dân nơi đây.

Xe tải chở cát về NM tuyển rửa của Công ty Fico gây bụi mịt mù.

Tại khu vực khai thác cát, chúng tôi chứng kiến những hố sâu đến hàng chục mét và ao rộng hàng trăm mét vẫn chưa được san lấp. Do vậy, nhiều khu dân cư hiện đang bị ảnh hưởng nước bẩn chảy ra từ các ao, hồ và có nguy cơ xảy ra đuối nước ngay trong khu vực đào lấy cát.

“Xe tải chở cát trắng cả ngày lẫn đêm chạy qua những khu dân cư không những gây bụi bặm, bóp còi inh ỏi mà còn rơi vãi cát tràn lan xuống đường. Nhiều khu vực do “cát tặc” hoành hành đã để lại nhiều hố sâu, ao nước bẩn, gây nguy hại về môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân. Mặc dù nhiều lần tiếp xúc cử tri tại địa phương, bà con đã nêu ý kiến đề nghị xử lý, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết” – Người dân thôn Thủy Triều bức xúc.

Ao sâu, nước bẩn tác động môi trường do nạn khai thác cát trái phép ở xã Cam Hải Đông.

Cơ quan chức năng nói gì?

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa Vũ Chí Hiếu: “Căn cứ vào nội dung đề án đóng cửa mỏ một phần diện tích mỏ của Công ty Fico vừa mới được Bộ TN&MT phê duyệt tại QĐ số 3576/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2022 về việc đóng cửa một phần diện tích khai thác khoáng sản cát trắng tại khu vực Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, tại khu vực khai thác cát, Công ty đã được san lấp một phần mặt bằng và đang chuẩn bị tiến hành bàn giao cho địa phương quản lý khoảng 23 ha, còn giữ lại 70 ha để khai thác khi được điều chỉnh giấy phép. Việc có hay không tình trạng gây ô nhiễm môi trường, người dân bức xúc thì đến nay Sở TN&MT chưa nhận được phản ảnh của cử tri, nhân dân”.

Còn UBND huyện Cam Lâm cho rằng: “Về việc cải tạo phục hồi môi trường sau khi khai thác cát trắng xong, Công ty Fico đã thực hiện theo hồ sơ môi trường được Sở TN&MT trình phê duyệt. Hiện một số khu vực sau khi khai thác cát xong được huyện để lại làm hồ nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Còn việc vận chuyển khoáng sản (cát, đất…) của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, hiện UBND xã Cam Hải Đông chưa có báo cáo….”.

Đơn vị lấy cát khu vực dự án treo chưa phục hồi môi trường.

Được biết, vừa qua, người dân xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm đã phản ánh bức xúc về môi trường và gửi nhiều đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa (trong đó có Ban tiếp công dân tỉnh) và UBND huyện Cam Lâm, UBND xã Cam Hải Đông. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây vẫn chưa xử lý dứt điểm và ngày càng có nguy cơ tràn lan hơn.

      Người dân bức xúc về công ty khai thác cát trắng không phục hồi môi trường.

Với những bức xúc của người dân nêu trên, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý, góp phần sớm ổn định cuộc sống của bà con trong vùng dự án.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

                                                      Thiên Bút – Trường Sơn           

 (Theo Môi trường và Đô thị điện tử) 

Ảnh: Khu vực khai thác cát trắng trái phép ở xã Cam Hải Đông.

Xem thêm tại đây:

Khánh Hòa: Người dân trong vùng dự án “treo” kêu cứu!

Khánh Hòa: Người dân trong vùng dự án “treo” kêu cứu! (Bài 2)

 

 

  

           

Ai ‘bật đèn xanh’ cho chung cư mini biến tướng?

Trao đổi với PV Tiền Phong sau vụ cháy căn nhà tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM khẳng định, phát triển nhà chung cư cần được kiểm soát chặt chẽ vì liên quan đến cuộc sống và an toàn của nhiều người.

Ông Lê Hoàng Châu cho biết:

Về căn nhà bị cháy, tôi cho rằng sai lầm ngay từ khâu cấp phép, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, thẩm định phòng cháy chữa cháy. Tôi ví dụ như “sáng tác” tầng lửng của giấy phép. Quy định tối đa 6 tầng mà lại thêm “tầng lửng”! Nếu kiểm soát trật tự xây dựng tốt thì hậu quả vụ cháy có thể cũng không quá nặng nề. Chủ chung cư đã nâng thêm 3 tầng, tăng mật độ xây dựng từ 70 lên 100% diện tích đất. Như vậy làm gì còn đất để xây thang thoát hiểm ngoài tòa nhà. Trách nhiệm của cơ quan quản lý tại địa phương là rất lớn. Lòng tham đang che mờ con mắt. Điều này thể hiện rất rõ qua vụ cháy vừa qua.

Ông Lê Hoàng Châu

Ông Lê Hoàng Châu

Theo ông, vì sao nhà chung cư mini biến tướng bùng phát lên đến hàng nghìn căn tại Hà Nội, TPHCM như vậy?

Theo tôi, một trong những nguyên nhân sâu sa là quy định của pháp luật. Quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 đã làm phát sinh nhiều “nhà chung cư mini biến tướng” tại các đô thị, cũng là một tác nhân làm quá tải kết cấu hạ tầng khu vực, không phù hợp với quy hoạch đô thị, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà.

Trước đây, Luật Nhà ở 2005 và Nghị định 90/2006/NĐ-CP không cho phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân thành “nhà chung cư mini biến tướng”.

Chỉ đến năm 2010, tại Khoản 3 Điều 43 Nghị định 71/2010/NĐ-CP mới cho phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân thành “nhà chung cư mini biến tướng” nhưng sau đó đã được luật hóa tại Điều 46 Luật Nhà ở 2014.

Cụ thể, Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở. Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó”.

Thêm nữa, chúng tôi nhận thấy, Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 dẫn đến các “nhà chung cư mini” có 100% căn hộ mini không phù hợp với “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư” . Quy chuẩn quốc gia quy định căn hộ nhà chung cư có diện tích sử dụng tối thiểu 25 m2 và số lượng căn hộ nhỏ có diện tích dưới 45 m2 không được vượt quá 25% tổng số căn hộ của dự án.

Vậy giải pháp cho tình trạng này là gì, thưa ông?

Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét sửa đổi Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng xây dựng “nhà chung cư mini, biến tướng” để bán, chuyển nhượng các “phòng ở mini” tại các đô thị. Cụ thể cần quy định như sau:

“Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở. Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín theo Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng quốc gia về nhà chung cư và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó. Trường hợp nhà chung cư mà tất cả các căn hộ có diện tích sử dụng tối thiểu và phòng ở theo quy định của Bộ Xây dựng thì chỉ được cho thuê, không được bán, chuyển nhượng từng căn hộ, hoặc từng phòng ở”.

Vừa qua có nhiều ý kiến khác nhau về sự tồn tại của nhà riêng lẻ biến tướng thành chung cư mini. Tuy nhiên, nhà chung cư theo tôi phải được quản lý chặt chẽ vì liên quan đến cuộc sống và an toàn của nhiều người và phải lập dự án khi triển khai.

Thông tư 12/2012 của Bộ Xây dựng ban hành là thông tư đầu tiên có sử dụng khái niệm và phân loại nhà chung cư mini. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 24 năm 2014 cũng đã quy định về chung cư mini.

Không ít ý kiến cho rằng “chung cư mini” biến tướng từ nhà riêng lẻ đáp ứng yêu cầu của người dân về nơi ở tại đô thị và cho rằng cần có hình thức cho hợp thức hóa. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Tôi khẳng định là không chấp nhận được! Có tình trạng hiểu sai khái niệm chung cư mini theo quy định của pháp luật. Có ý kiến cho rằng “chung cư mini là sản phẩm lỗi của thời kỳ bất động sản phát triển nóng”. Nói như vậy là sai. Chung cư mini đúng nghĩa không phải là dạng nhà riêng lẻ biến tướng mà là dự án được lập theo quy hoạch, được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thẩm định và phê duyệt.

Luật quy định chung cư mini là dạng nhà có khối tích nhỏ hơn bình thường. Trong dự án chung cư mini không phải tất cả đều là căn hộ nhỏ mà trong đó vẫn có những căn hộ lớn. Theo quy định 1 dự án chỉ có 25% căn hộ nhỏ dưới 45m2, còn lại là căn hộ lớn có 2-3 phòng ngủ. Những tòa nhà riêng lẻ biến tướng hầu hết đều không tuân theo quy định này. Đó là sản phẩm của quá trình quản lý lỏng lẻo.

Thông tư 12/2012 của Bộ Xây dựng có phân loại chung cư mini. Bản thân loại hình này không có lỗi mà do khâu sơ hở trong thực thi pháp luật. Nếu từ vụ cháy này mà kỳ thị chung cư mini theo luật thì không đúng.

Với những chung cư mini biến tướng đã có rồi thì phải chỉnh ngay chủ đầu tư. Còn chuyện giao dịch mua bán giữa chủ chung cư và người dân là vấn đề dân sự, phải khắc phục ngay hệ thống phòng cháy chữa cháy như thang thoát hiểm, cửa chống cháy, tập huấn về phòng cháy chữa cháy.

Cám ơn ông!

Tuấn Minh (thực hiện)

Theo Tiền Phong

Ảnh: Hiện trường tầng hầm vụ cháy chung cư mini tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội rạng sáng 13/9. Ảnh: P.V

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/ai-bat-den-xanh-cho-chung-cu-mini-bien-tuong-post1569941.tpo