• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 8

‘Tuýt còi’ loạt công trình không phép ‘mọc’ ở dự án nghìn tỷ

Từng bị xử phạt về hành vi xây dựng trái phép, một doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) lại tiếp tục xây dựng loạt công trình không phép ở Khu công nghiệp Phong Điền, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, TT-Huế.

Ngày 29/8, nguồn thông tin từ Ban Quản lý (BQL) Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế cho biết, tại Dự án nhà máy Kanglongda Huế thuộc Khu công nghiệp Phong Điền xảy ra tình trạng xây dựng loạt công trình chưa được cấp giấy phép xây dựng trong giai đoạn 2 của dự án.

BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế đã yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam (viết tắt là Kanglongda Việt Nam) dừng thi công để đơn vị chức năng kiểm tra, đánh giá và có phương án xử lý, thậm chí buộc tháo dỡ nếu công trình không phù hợp quy hoạch chi tiết.

Theo BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế, dự án Nhà máy Kanglongda Huế được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu ngày 26/9/2019, chứng nhận thay đổi lần 1 ngày 9/8/2022.

Ký túc xá xây thuộc giai đoạn 2 dự án.

Dự án thực hiện trên diện tích đất khoảng 35,6 ha, chia làm 3 giai đoạn, tổng vốn đầu tư hơn 4.812 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất găng tay sử dụng 1 lần; găng tay bảo hộ lao động đa chức năng; sản xuất sợi polyethylen; xây dựng trung tâm nghiên cứu các sản phẩm găng tay sử dụng một lần, sợi polyethylen, găng tay bảo hộ lao động đa chức năng…

Hệ thống xử lý nước thải.

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế cho biết, đến nay dự án Nhà máy Kanglongda Huế đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, với vốn đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng và vận hành thử.

Riêng giai đoạn 2 của dự án, mặc dù chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng, nhưng chủ đầu tư dự án vẫn chỉ đạo nhà thầu thi công nhiều hạng mục công trình không phép.

Khu căn tin thuộc giai đoạn 2 dự án.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, tại công trường Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2 xuất hiện nhiều công trình, nhà xưởng quy mô lớn được xây dựng khi chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng, như kho hàng, ký túc xá, căng tin, nhà để xe, nhà lò hơi 75 tấn, nhà lò hơi 130 tấn, kho than, hệ thống xử lý nước thải, các nhà xưởng, dây chuyền hàng…

Sau khi phát hiện, BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế đã yêu cầu chủ đầu tư dừng xây dựng các công trình khi chưa có giấy phép xây dựng.

Kho hàng.

“Liên quan đến các công trình xây dựng trái phép của giai đoạn 2, Ban sẽ rà soát, kiểm tra. Nếu các công trình phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500, phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thì sẽ ghi nhận và cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Trường hợp không phù hợp thì sẽ chỉ đạo tháo dỡ”, BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế thông tin.

Đại diện BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế cho biết thêm, thời gian tới, đơn vị tiếp tục rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, lập biên bản và đề xuất xử phạt về lĩnh vực đầu tư. Sau khi xử phạt xong, Ban mới xem xét điều chỉnh tiến độ đầu tư, cấp giấy phép xây dựng.

Kho than.

Nhà để xe.

Được biết, trước đó, Kanglongda Việt Nam từng bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính vì xây dựng công trình khi chưa được cấp giấy phép xây dựng.

Cụ thể, UBND huyện Phong Điền từng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Kanglongda Việt Nam số tiền 130 triệu đồng vì tổ chức thi công xây dựng loạt công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định tại lô CN 05, Khu công nghiệp Phong Điền.

Lò hơi.

Ngoài bị phạt tiền, Công ty Kanglongda Việt Nam còn bị UBND huyện Phong Điền buộc dừng thi công đối với những công trình xây dựng không phép. Kanglongda Việt Nam cũng từng bị Cục Cảnh sát về Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ xử phạt 23 triệu đồng do thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Ngọc Văn – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Nhà xưởng xây dựng chưa được cấp phép bên trong Nhà máy Kanglongda Huế (giai đoạn 2).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/tuyt-coi-loat-cong-trinh-khong-phep-moc-o-du-an-nghin-ty-post1668202.tpo

Đưa trật tự xây dựng vào khuôn khổ

Thông tin từ các buổi giám sát cho thấy công tác quản lý về xây dựng thời gian qua đã tốt. Việc còn lại là làm tốt hơn để giảm thiểu và tiến tới xóa hẳn vi phạm

Đoàn giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP HCM của HĐND TP HCM vừa làm việc với nhiều quận, huyện, đơn vị.

Chuyển biến tích cực

Thông tin tại các buổi giám sát cho hay từ khi có Chỉ thị 23/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố và Kế hoạch 3333/2019 của UBND TP HCM liên quan công tác này, tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP HCM có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong đó, quận 1 vừa qua không phát sinh điểm nóng, phức tạp về vi phạm trật tự xây dựng gây bức xúc trong nhân dân. Từ năm 2021 đến nay, tổng số công trình xây dựng vi phạm chỉ 22. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, số công trình vi phạm là 2, giảm đến 94,74% so với thời điểm trước khi Chỉ thị 23/2019 được ban hành. Quận 3 tương tự, khi 6 tháng đầu năm 2024, tổng số công trình vi phạm là 8.

Giữa các địa phương thì huyện Bình Chánh chuyển biến rõ rệt nhất. Ông Trương Thái Ngọc, Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh, cho biết giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6-2024, trên địa bàn phát sinh 42 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (26 sai phép, 16 không phép) và đã xử lý 19. Riêng 6 tháng đầu năm 2024 chỉ có 2 trường hợp vi phạm.

“Trước thời điểm có Chỉ thị 23/2019, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn là 0,544 vụ/ngày, đến nay còn 0,072 vụ/ngày” – ông Ngọc so sánh. Trước thông tin ấn tượng này, ông Trương Công Nam, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP HCM, đánh giá Bình Chánh từng là “điểm nóng” vi phạm về trật tự xây dựng. Sau Chỉ thị 23/2019, cả hệ thống chính trị, lực lượng thanh tra xây dựng vào cuộc… nên số vụ vi phạm giảm sâu và đây là nỗ lực lớn của huyện.

Ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm

Nói về tính hiệu quả trong công tác quản lý, UBND quận 1 cho biết bên cạnh nhóm giải pháp về nhân lực, địa phương thực hiện nhóm giải pháp về ứng dụng phần mềm trực tuyến. Cùng với đó, công tác giám sát với sự phối hợp thường xuyên giữa Ủy ban MTTQ 10 phường và các tổ chức, đoàn thể, khu phố, thông qua kênh tương tác trực tuyến (Viber, Zalo…) đã kịp thời phát hiện rồi ngăn ngừa và xử lý kịp thời vi phạm.

Ông Võ Đức Thanh, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, chia sẻ huyện có những địa bàn rộng như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng mà lực lượng công chức phụ trách đất đai, xây dựng chỉ 3 – 4 người nên áp lực công việc rất lớn. Vì vậy, địa phương kết hợp nhiều mô hình để tăng hiệu quả quản lý, đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ.

“3 tháng qua, trên địa bàn xã Vĩnh Lộc B thí điểm bay viễn thám để kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu, không để xảy ra vi phạm. Sau thời gian thí điểm, huyện đang xây dựng đề án với kinh phí gần 15 tỉ đồng trình thành phố để áp dụng trên toàn địa bàn huyện” – ông Thanh nêu cách làm.

Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh đồng thời thông tin biện pháp nữa là đã đề nghị công an huyện tập trung xác minh, đấu tranh xử lý hình sự khi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đối với các đầu nậu, người đầu cơ có hành vi vi phạm về sử dụng đất. Điển hình như tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; phân lô bán nền trái quy định; xây dựng công trình không phép, sai phép… gây ảnh hưởng đến quy hoạch được phê duyệt, gây mất an ninh trật tự địa phương.

Hạn chế bao che, đùn đẩy trách nhiệm

Để quản lý trật tự xây dựng tốt hơn nữa, ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp (Hepza), kiến nghị việc lập biên bản vi phạm hành chính sẽ do UBND cấp huyện, xã chủ trì thực hiện nhằm bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong xử lý vụ việc và phù hợp quy định pháp luật. Đồng thời, khi đơn vị kiểm tra, xử phạt công trình sai phép, không phép không phải là đơn vị cấp giấy phép xây dựng sẽ giúp công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng được rõ ràng, tránh việc bao che hoặc đùn đẩy trách nhiệm cũng như bảo đảm minh bạch.

Ông Dương Thành Công, Phó trưởng Ban Quản lý khu Nam, khẳng định tính cần thiết của việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra độc lập công trình nhà ở riêng lẻ, kịp thời phát hiện vi phạm và thông báo đến cơ quan thẩm quyền để xử lý. Đồng thời, tăng cường phối hợp với UBND quận – huyện, xã – phường và Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra các công trình do Ban Quản lý khu Nam cấp phép xây dựng theo kế hoạch định kỳ và thường xuyên do UBND quận – huyện, xã – phường và Thanh tra Sở Xây dựng ban hành.

Khu Nam cũng kiến nghị không cấp giấy phép kinh doanh cho các công trình nhà ở khi xây dựng tự ý chuyển đổi công năng thành khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng hay văn phòng hoặc các loại dịch vụ khác công năng ở…

Số vụ vi phạm giảm rõ rệt

Theo Sở Xây dựng TP HCM, sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 23/2019, Kế hoạch 3333/2019, tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố chuyển biến tích cực, bình quân số vụ vi phạm trên một ngày tiếp tục giảm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, tổng số công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn là 142 công trình, bình quân 0,8 vụ/ngày, giảm 7,7 vụ/ngày (tỉ lệ giảm 90,8%) so với bình quân số vụ vi phạm trước thời điểm ban hành Chỉ thị 23/2019 là 8,5 vụ/ngày.

Còn tính trong 5 năm, từ ngày 15-7-2019 đến 15-6-2024, tổng số công trình vi phạm là 2.977, bình quân 1,6 vụ/ngày, giảm 6,9 vụ/ngày (81%) so với bình quân số vụ vi phạm trước thời điểm ban hành Chỉ thị 23/2019 là 8,5 vụ/ngày.

Nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 23/2019, khắc phục những hạn chế và phát huy kết quả đạt được, bảo đảm phù hợp tình hình thực tế công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, Sở Xây dựng đã trình UBND TP HCM dự thảo kế hoạch thay thế Kế hoạch 3333/2019 với những chỉ tiêu, giải pháp, nhiệm vụ cụ thể.

Quốc Anh – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Quận 1, TP HCM đã giảm trên 94% số công trình vi phạm. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/dua-trat-tu-xay-dung-vao-khuon-kho-196240829220805502.htm

Tre: giải pháp tiềm năng cho vấn đề ô nhiễm nhựa

Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí ACS Nano đã chỉ ra rằng tre có thể là một giải pháp tiềm năng.

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường toàn cầu. Nhựa truyền thống có tốc độ phân hủy sinh học rất chậm, dẫn đến tình trạng tích tụ rác thải nhựa không thể kiểm soát trong đất, nguồn nước và thậm chí trong cơ thể con người. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các vật liệu thay thế bền vững hơn. Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí ACS Nano đã chỉ ra rằng tre có thể là một giải pháp tiềm năng.

Tre, với đặc tính sinh trưởng nhanh, khả năng tái tạo và phân hủy sinh học nhanh chóng, được coi là vật liệu thay thế đầy hứa hẹn cho nhựa truyền thống. Trung Quốc, quốc gia có diện tích rừng tre rộng lớn nhất thế giới, đang nỗ lực khai thác tiềm năng của tre để giảm ô nhiễm và đạt được mục tiêu trung hòa carbon.

Dù tre có nhiều lợi ích, việc thay thế nhựa truyền thống bằng tre gặp phải một số thách thức kỹ thuật. Các tế bào tre có tính dẻo tự nhiên và khả năng tự dính thấp hơn so với nhựa truyền thống. Để khắc phục điều này, tre thường phải được kết hợp với các vật liệu khác như tinh bột, tạo ra những nhược điểm như độ bền cơ học kém và độ nhạy cao với nước.

Trong nỗ lực khắc phục những vấn đề này, một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Tre Quốc gia Trung Quốc, Đại học Nông Lâm Phúc Kiến và Viện Lâm Nghiệp Trung Quốc đã phát triển một phương pháp cải thiện độ dẻo của tre. Phương pháp này bao gồm việc thay đổi cấu trúc tế bào của tre trước khi ép nóng để tạo ra nhựa chống nước và có thể tái chế.

Quá trình sản xuất nhựa tre bắt đầu bằng việc nghiền tre thành bột. Sau đó, các hóa chất thân thiện với môi trường được sử dụng để loại bỏ một phần lignin – chất hữu cơ làm tăng độ cứng của thân cây – và phá vỡ cấu trúc tinh thể của xenluloza. Nhựa thu được có màu sắc dao động từ vàng nhạt đến nâu đỏ, tùy thuộc vào lượng lignin còn lại trong tre.

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Quá trình tái tạo này không chỉ cải thiện đáng kể tính dẻo của tre mà còn nâng cao độ bền cơ học của sản phẩm cuối cùng.” Nhựa tre, được mô tả là có “độ bền cơ học đặc biệt,” có thể được phân loại vào cùng nhóm với các loại nhựa truyền thống như polystyrene và polyvinyl clorua (PVC).

Các ứng dụng tiềm năng của nhựa tre rất đa dạng, bao gồm thìa, mũ, ốp điện thoại, ốp tai nghe, ốp máy tính và chậu rửa. Nhựa tre không chỉ có độ bền kéo tốt mà còn giữ nguyên hình dạng và độ cứng khi ngâm trong dung môi và nước. Hơn nữa, nhựa tre là nhựa nhiệt rắn, có thể tái chế bằng cách nghiền thành bột và trộn với nước trước khi ép nóng lần nữa.

Trong các thử nghiệm phân hủy, nhựa tre gần như hoàn toàn phân hủy sau 90 ngày khi chôn dưới đất. Điều này chứng tỏ rằng nhựa tre không chỉ là một giải pháp thay thế bền vững cho nhựa thông thường mà còn thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên tre một cách hiệu quả.

Như vậy, nhựa tre đang mở ra những cơ hội mới trong việc đối phó với ô nhiễm nhựa, cung cấp một lựa chọn thân thiện với môi trường cho các sản phẩm nhựa truyền thống.

Lâm Hà

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Cây tre có đặc tính sinh trưởng nhanh, khả năng tái tạo và phân hủy sinh học nhanh chóng

TP.HCM: Trao học bổng Pro Việt Nam – Citenco

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 30/8/2024, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM đã phối hợp với Liên minh tái chế bao bì Việt Nam tổ chức trao học bổng “Pro Việt Nam – Citenco”.

Đây là lần thứ 3 liên tiếp chương trình học bổng “Pro Việt Nam – Citenco” được triển khai, dành cho các học sinh – sinh viên là con em của lực lượng thu gom rác dân lập và con em công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM (Citenco) đạt thành tích học tập tốt.

Chương trình này nhằm tiếp nối các hoạt động thể hiện tình cảm, trách nhiệm trong việc chăm lo, hỗ trợ, đồng hành cùng lực lượng thu gom rác dân lập và công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn; tiếp thêm động lực cho con em họ tiếp tục nỗ lực trong học tập, nâng cao giá trị bản thân, khơi nguồn kiến thức, từ đó có thêm nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ của mình.

Theo Citenco, chương trình đã trao 39 phần học bổng, với tổng trị giá 102 triệu đồng cho các em học sinh – sinh viên là con của lực lượng thu gom rác dân lập và công nhân quét, thu gom, vận chuyển rác tại Chi nhánh Môi trường Đô thị Chợ Lớn, Chi nhánh Môi trường Đô thị Gia Định (trực thuộc Citenco) đang theo học tại các trường trên toàn quốc, có thành tích học tập và hạnh kiểm được xếp loại khá/tốt. Trong đó, có 15 suất học bổng cấp tiểu học (2 triệu đồng/suất) và 24 suất các cấp từ trung học cơ sở đến đại học (3 triệu đồng/suất).

Ông Phan Hồng Thái, Chủ tịch HĐTV Citenco trao quà cho học sinh – sinh viên là con em của lực lượng thu gom rác dân lập và con em công nhân Công ty đạt thành tích cao trong học tập.

Bà Chu Thị Kim Thanh, Giám đốc vận hành Pro Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ.

Được biết, Pro Việt Nam gồm 30 thành viên là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản xuất bao bì, bán lẻ và nhập khẩu với cùng chung mong muốn góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp bằng việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận và  bền vững hơn. Đây là một trụ cột quan trọng trong nguyên tắc 3R (Reduce – giảm  thiểu, Reuse – tái sử dụng, Recycle – tái chế).

Ngoài ra, Pro Việt Nam sẽ tập trung thu gom và tái chế bao bì trong cả khu vực chính thức và không chính thức. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giáo dục nhận thức, thay đổi hành vi của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn của tái chế bao bì.

Chương trình đã trao 39 phần học bổng, với tổng trị giá 102 triệu đồng.

Riêng về Citenco, với bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, cùng các trang thiết bị, phương tiện, công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ, chuyên viên, công nhân giỏi, lành nghề, Citenco đã, đang và luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.

Bên cạnh đó, với phương châm “Vươn tới môi trường xanh hơn” cùng định hướng hoạt động và tầm nhìn chiến lược, Citenco mong muốn không chỉ tham gia vào quá trình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững mà còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động tại Công ty, gia đình họ nói riêng cũng như cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Điều này thể hiện sự cam kết của Citenco trong việc không chỉ bảo vệ môi trường mà còn chú trọng đến phúc lợi xã hội và phát triển con người.

Anh Khang

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Chương trình đã trao 39 phần học bổng, với tổng trị giá 102 triệu đồng.

Quảng Ngãi: Tràn lan nhà xây dựng trái phép (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) – Không chỉ người dân làm nhà trái phép, nhiều cán bộ xã tại huyện Bình Sơn cũng xây nhà trên đất nông nghiệp.

Cán bộ xã vi phạm luật?

Người dân ở xã Bình Thạnh (gần Khu kinh tế Dung Quất) đang bất bình việc một số gia đình cán bộ, đảng viên ở địa phương ngang nhiên làm nhà trái phép. Trong đơn khiếu nại có đoạn nêu rõ:

“Gia đình Phó chủ tịch UBND xã Bình Thạnh Trần Văn Ánh đã ngang nhiên làm nhà trên đất nông nghiệp có vi phạm Luật đất đai không? Mặc dù, bà con đã gửi đơn phản ánh, kiến nghị đến cơ quan chức năng huyện và chính quyền địa phương, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa xử lý dứt điểm. Vậy cán bộ xã có vi phạm pháp luật? Tại sao, đến nay UBND xã Bình Thạnh không xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ công trình, nhà ở xây dựng trái phép đối với gia đình cán bộ, đảng viên nêu trên!?”.   

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh Lê Tấn Khánh, hiện nay, trên địa bàn có một số gia đình đảng viên chưa gương mẫu chấp hành pháp luật, trong đó có người vi phạm làm nhà trái phép. Bước đầu UBND xã đã lập biên bản và báo cáo gửi UBND huyện để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp gia đình Phó Chủ tịch xã Bình Thạnh Trần Văn Ánh  làm nhà trên đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật. UBND xã Bình Thạnh đã có Báo cáo số 233/BC-UBND, ngày 30/7/2024, trong đó nêu rõ:

“Qua các lần làm việc trực tiếp và báo cáo của ông Trần Văn Ánh, kết hợp kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến thửa đất 105, tờ bản đồ số 94, diện tích 295,9 m2, loại đất BHK, UBND xã xác định thửa đất làm nhà trên đất nông nghiệp nói trên là do ông Trần Hoàng Ngọc đứng tên trong sổ đỏ và ngôi nhà cũng do ông Ngọc xây dựng (cha ruột của ông Ánh). Việc này có liên quan đến Phó Chủ tịch xã Trần Văn Ánh hay không, thì chờ cơ quan chức năng của huyện kiểm tra, kết luận mới xử lý dứt điểm”.

Đơn khiếu nại của người dân xã Bình Thạnh về tranh chấp đất, làm nhà trái phép. 

Nhiều hộ ở KDC Vĩnh An, xã Bình Thạnh xây nhà trái phép. 

Huyện ủy nói gì?

Theo Bí thư Huyện ủy Bình Sơn Võ Văn Đồng: “Huyện Bình Sơn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Khu kinh tế Dung Quất đã được quy hoạch nhiều phân khu phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại – dịch vụ và khu dân cư… Do đó, hiện nay nhiều xã rơi vào thế bị động trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp. Có vùng nông thôn do phát triển đô thị hóa cũng bị ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống, sinh hoạt của người dân. Vì vậy, hiện nay khu vực nông thôn xã Bình Thạnh, Bình Hòa và nhiều nơi khác trên địa bàn huyện đã xảy ra tình trạng xây nhà trái phép tràn lan, trong đó có gia đình cán bộ, đảng viên là tất yếu…”

“Đáng lưu ý, trường hợp gia đình Phó Chủ tịch xã Bình Thạnh Trần Văn Ánh đã vi phạm làm nhà trên đất nông nghiệp, Huyện ủy đang chỉ đạo UBND huyện xử lý vi phạm hành chính. Sau đó, Ban thường vụ Huyện ủy Bình Sơn họp xem xét, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật (nếu có). Huyện ủy kiên quyết xử lý các vụ vi phạm làm nhà trái phép, trong đó cán bộ, đảng viên vi phạm phải xử lý nghiêm để làm gương cho người khác” – Ông Đồng nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Đồng cũng cho biết thêm: “Việc xử lý cán bộ, đảng viên địa phương vi phạm pháp luật đang phức tạp, có nhiều tình tiết còn phải điều tra làm rõ mới có kết luận để xử lý đúng người, đúng tội. Chẳng hạn, ngôi nhà của Phó Chủ tịch xã Trần Văn Ánh đang ở là do cha đẻ đứng tên trong sổ đỏ và xây dựng trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ông Ánh là đảng viên, cán bộ xã đã kê khai tài sản ngôi nhà hiện có. Do đó, việc xác minh ông Ánh có vi phạm trong lĩnh vực tranh chấp đất đai, làm nhà trái phép hay không đang là vấn đề phức tạp, khó khăn, Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo làm rõ những vi phạm mới xử lý dứt điểm”.

Báo cáo của UBND xã Bình Thạnh v/v gia đình Phó Chủ tịch xã làm nhà trái phép.

Cũng theo ông Đồng, hiện nay, Huyện ủy Bình Sơn đã ban hành Chỉ thị 13-CT/HU về “đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai, xây dựng công trình, nhà ở trái phép trên địa bàn huyện Bình Sơn…”. Qua đó, Huyện ủy đã nắm bắt tình hình và chấn chỉnh kịp thời địa phương đã xảy ra những sai phạm trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời, Huyện ủy cũng đang tiến hành khảo sát, thống kê chính xác các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm để phân loại, xử lý theo quy định.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

                                    Minh Trí – Trường Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một trong những ngôi nhà xây dựng trái phép ở gần trung tâm xã Bình Thạnh.

Xem thêm tại đây: Quảng Ngãi: Tràn lan nhà xây dựng trái phép

 

 

        

Hà Tĩnh yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm môi trường từ trang trại lợn

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm về môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật của các cơ sở chăn nuôi, xử lý các vi phạm.

Động thái trên được đưa ra sau khi Công an tỉnh cùng ngành chức năng kiểm tra, xác định còn có các vi phạm trong quy định chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh, trật tự nên cần xử lý, không để hình thành “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường.

Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi; thống kê, rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các trang trại chăn nuôi lợn thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục pháp lý về môi trường và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo theo quy định; kiểm tra điều kiện chăn nuôi của trang trại chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ, thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi; thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao thống kê, rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện việc đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo quy định; tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi lợn do UBND tỉnh phê duyệt báo cáo Giấy phép môi trường. Đối với các trường hợp vi phạm phải xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý; tham mưu thẩm định hồ sơ môi trường và trình UBND tỉnh phê duyệt với các dự án, trang trại chăn nuôi trong thẩm quyền.

Ngành chức năng đã kiểm tra, phát hiện các sai phạm và xử lý trại lợn gây ô nhiễm.

Còn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã trong công tác tổ chức, thực hiện kiểm tra điều kiện chăn nuôi đối với các cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ và việc thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi trên địa bàn; triển khai, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký quyết xử phạt hành chính với số tiền 285 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi lợn gần 1.500 con của HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát do ông Phan Công Vũ ở xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) làm chủ. Trang trại này bị xử phạt với các hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định; Gây ô nhiễm nguồn nước mặt đối với hàm lượng chất gây ô nhiễm có thông số môi trường thông thường vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật 10 lần trở lên.

Phạm Trường – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Hình ảnh trại lợn gây ô nhiễm của Hợp tác xã Hoàng Phát ở xã Kỳ Tây.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/ha-tinh-yeu-cau-xu-ly-dut-diem-vi-pham-moi-truong-tu-trang-trai-lon-post1667191.tpo

Nam Sách (Hải Dương): Nhiều bến bãi ven sông vẫn ngang nhiên hoạt động

Mặc dù đang trong mùa mưa lũ nhưng nhiều bến bãi tập kết, nhà máy ven sông, kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương vẫn hoạt động, phớt lờ mọi chỉ đạo của chính quyền các cấp.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu xảy ra sai phạm

Để đảm bảo công tác phòng chống lũ lụt, an toàn đê điều, ngày 29/12/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TU về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý hoạt động bến, bãi ven sông, kênh trục nội đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

“Nghị quyết yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý hoạt động bến, bãi. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý hoạt động bến, bãi tại địa phương mình”.

Nghị quyết số 36-NQ/TU, ngày 29/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

Các bến bãi tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Các đơn vị, cơ quan chức năng cần chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể nhằm khắc phục các hạn chế trong quản lý hoạt động bến bãi. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc hoàn thành thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động bến, bãi. Kiên quyết chấm dứt hoạt động và tổ chức giải tỏa đối với các bến bãi không có quy hoạch. Dừng hoạt động đối với các bến, bãi thiếu các thủ tục pháp lý có vi phạm nhưng không khắc phục.

Các thiết bị, máy móc, công trình án ngữ tại bờ sông, vật liệu xây dựng chất thành núi cao vài mét, nguy cơ đe dọa đến an toàn hành lang thoát lũ.

Theo đó, từ ngày 15/6 đến ngày 15/10/2024, các bến bãi ven sông tại địa bàn tỉnh Hải Dương phải dừng hoạt động. Cùng với đó, tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Hải Dương tháng 8 (lần 5), Phó Chủ tịch Thường trực Lưu Văn Bản nhấn mạnh, kiên quyết tháo dỡ các bến bãi không phù hợp quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh, của địa phương.

Tuy nhiên, bất chấp với những quy định của UBND tỉnh, thời gian qua nhiều bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn ngang nhiên hoạt động, đe dọa nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và an toàn các tuyến đê.

Tàu thuyền vẫn ra vào tấp nập, cập bến để bốc xếp VLXD và chở đi.

Ghi nhận của PV những ngày giữa tháng 8, tại khu vực từ K10+200 đến K11+630 hữu sông Kinh Thầy, thuộc địa bàn xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, hàng loạt các bến bãi tập kết than, cát sỏi vẫn đang hoạt động rầm rộ trong mùa mưa lũ. Các thiết bị, máy móc, công trình vẫn án ngữ tại bờ sông, vật liệu xây dựng (VLXD) chất thành “núi”, nguy cơ đe dọa đến an toàn hành lang thoát lũ.

Cụ thể, vào ngày 19/8, tàu thuyền vẫn ra vào tấp nập, cập bến để bốc xếp VLXD và vận chuyển bằng nhiều xe tải lớn đến các địa phương lân cận. Mặc dù tuyến đường đê cắm biển tải trọng 12T, tuy nhiên mỗi ngày, con đường này vẫn phải “cõng” hàng trăm chuyến xe có dấu hiệu vượt tải trọng ra vào để chở VLXD.

Theo tìm hiểu, trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay đang có 27 tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động ven sông, kênh trục, sông nội đồng. Riêng tại xã Thanh Quang có khoảng 6 đơn vị hoạt động bốc xếp hàng hóa, tập kết VLXD ven sông.

Vẫn “vô tư” hoạt động bến bãi dù bị cấm

Theo hồ sơ mà báo chí có được, ngày 14/6/2024, UBND xã Thanh Quang đã có Thông báo số 240/TB – UBND về tạm dừng các hoạt động kinh doanh bến bãi trên địa bàn xã năm 2024.

Thông báo nêu rõ, từ ngày 15/6/2024 đến hết ngày 15/10/2024, các bến bãi hoạt động kinh doanh (ven sông Kinh Thầy) trên địa bàn xã dừng hoạt động để đảm bảo hành lang thoát lũ, an toàn đê điều, phòng chống thiên tai…

Biển cấm là thế, những mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường

UBND xã Thanh Quang giao cho công chức Địa chính, Công an xã giám sát, kiểm tra đốn đốc các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hoạt động bến bãi trên địa bàn xã thực hiện việc dừng các hoạt động bến bãi theo thời gian thông báo trên. Phát hiện, ngăn chặn và tham mưu UBND xã xử lý các vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền.

Hàng loạt xe tải lớn nhỏ đủ kích cỡ, máy móc các loại hoạt động rẩm rộ tại khu vực ven sông Kinh Thày trên địa bàn xã Thanh Quang.

Đến ngày 18/6/2024, UBND xã Thanh Quang đã ra Kế hoạch số 253/KH-UBND giải tỏa các công trình vi phạm hành lang thoát lũ, bảo vệ đê điều năm 2024. Theo kế hoạch, vị trí giải tỏa tại khu vực bến bãi ven sông Kinh Thày thuộc địa phận xã. Trong đó, giải tỏa 1 nhà lán tạm; chất tải vật tư, vật liệu trong hành lang thoát lũ là 6 điểm, thuộc các doanh nghiệp: Tùng Lộc, Hưng Thịnh Phát, Hoành Sơn, Thanh Tùng và hộ Nguyễn Thị Liền.

Phạm vi giải tỏa, tháo dỡ 1 nhà lán tạm tại vị trí hộ kinh doanh cá thể Nguyễn Thị Liền. Bắt buộc các công ty, doanh nghiệp: Tùng Lộc, Hưng Thịnh Phát, Hoành Sơn di chuyển, thanh thải các điểm tập kết than; doanh nghiệp Thanh Tùng các điểm tập kết cát trong hành lang thoát lũ.

Đáng chú ý, đến ngày 28/6/2024, UBND xã Thanh Quang tiếp tục ra thông báo về việc dừng hoạt động tại các bến bãi ven sông trên địa bàn. Việc này nhằm thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, các văn bản chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo trong quản lý hoạt động bến bãi ven sông trên địa bàn. Để đảm bảo công tác phòng chống lũ lụt, an toàn đê điều, từ ngày 15/6 đến ngày 15/10/2024, các bến bãi ven sông phải dừng hoạt động.

Đến nay, qua kiểm tra vẫn còn có bến bãi hoạt động bốc xếp vận chuyển hàng hóa, vật liệu chưa dừng hoạt động. Vậy, UBND xã yêu cầu chủ các bến bãi dừng hoạt động. Trong ngày 28/6/2024, UBND xã tiến hành lấp dốc, đóng cửa các bến bãi trên địa bàn. UBND xã yêu cầu chủ các bến bãi thực hiện nghiêm việc dừng hoạt động, nếu đơn vị nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Có thể thấy, mặc dù tỉnh Hải Dương đã có nghị quyết, văn bản chỉ đạo tới các cấp, ngành. Tuy nhiên, thực trạng việc chấp hành các quy định pháp luật về đê điều trên địa bàn huyện Nam Sách vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trước đó, ngày 24/2/2024, UBND tỉnh Hải Dương đã có Kế hoạch số 266/KH-UBND thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý hoạt động của các bến, bãi ven sông, kênh trục nội đồng trên địa bàn tỉnh”. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dừng, chấm dứt hoạt động, xử lý vi phạm tồn tại đạt tỷ lệ thấp.

Các bến bãi hoạt động vi phạm chất tải vật liệu khối lượng lớn, chưa giải tỏa trong mùa lũ năm 2024 tập trung nhiều nhất tại địa bàn thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành và thành phố Hải Dương.

Trang Nguyễn – Báo CL&XH

Theo Công lý & Xã hội

Xem bài viết gốc tại đây:

https://xahoi.congly.vn/nam-sach-hai-duong-nhieu-ben-bai-ven-song-van-ngang-nhien-hoat-dong-445731.html

Hàng loạt địa phương ‘kêu khó’ trong phân loại rác tại nguồn

Rất nhiều địa phương trên cả nước ‘kêu khó’ sau khi thí điểm trong phân loại rác tại nguồn.

Mới đây, tại hội thảo “Trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương”, đại diện từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) nhiều tỉnh thành cho biết, dù đã triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn và nhận thấy ý thức của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Cụ thể, các địa phương đang gặp khó khăn về cơ chế, chính sách hỗ trợ, cũng như vấn đề kinh phí và thiết bị vận chuyển, thu gom rác thải. Điều này đã dẫn đến tình trạng triển khai không đồng bộ, thiếu hiệu quả, khiến việc phân loại rác tại nguồn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Cụ thể, ông Võ Văn Dinh, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bình Phước cho rằng: “Khó khăn lớn nhất của địa phương là vấn đề hạ tầng kỹ thuật. Trước mắt, địa phương này sẽ tổ chức phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn tại TP. Đồng Xoài, còn các khu vực nông thôn, vùng núi thì rất khó tổ chức phân loại”.

Tại khu vực phía Nam, ông Đinh Việt Sơn, Chi cục trưởng Chi cục BVMT TP Cần Thơ cho biết: “Hiện nay, Nhà máy đốt rác phát điện đang vận hành của thành phố tiếp nhận rác không cần qua phân loại và khối lượng rác chưa cung cấp đủ. Nếu tổ chức phân loại rác thải thực phẩm riêng thì sẽ càng không đủ rác cung cấp cho nhà máy đốt rác phát điện và đến giờ thành phố cũng chưa tính toán được khối lượng rác thải thực phẩm là bao nhiêu để kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất phân composite”.

Tại TP Hải Phòng, ông Phạm Văn Thuấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố này cho biết, địa phương này là nơi thí điểm phân loại rác tại nguồn ở 57 xã, phường thuộc các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, An Dương từ năm 2016, được giới thiệu là điển hình để các địa phương học tập. Hiện Hải Phòng mỗi ngày phát sinh gần 2.000 tấn rác, trong đó đô thị khoảng 830 tấn chôn lấp hợp vệ sinh, 120 tấn tái chế; nông thôn 740 tấn xử lý hợp vệ sinh. Thành phố lập Phòng Quản lý chất thải rắn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chuyên giải quyết vấn đề phân loại rác.

“Chúng tôi đã đi hơn 30 địa phương học tập kinh nghiệm nhưng khi thực hiện vẫn phải mò mẫm, làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó. Bản thân tôi kinh qua quản lý các mảng đất đai, đo đạc, bản đồ, đến rác thải là thấy khó nhất. Dù được đánh giá cao, thành phố chưa dám nhận là mô hình tốt để các tỉnh học tập”, ông Phạm Văn Thuấn chia sẻ.

Ông Đinh Việt Sơn, Chi cục trưởng Chi cục BVMT TP. Cần Thơ

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng dẫn chứng một hợp tác xã ở Hải Phòng mỗi ngày thu gom được 40 tấn rác, sau khi người dân phân loại chỉ phải chuyển đến bãi xử lý 28 tấn. Trong 28 tấn đó có thể ủ phân hữu cơ một nửa, nhưng quy trình chưa đồng bộ khiến công ty xử lý phải huy động nhân lực xé túi nilon đựng rác vứt sang một bên gây ô nhiễm và phát sinh chi phí. Việc duy trì mô hình đã thành công không dễ do nhiều nơi chưa thành nề nếp, chính quyền vẫn phải cử người giám sát.

Tại tỉnh Hà Nam, ông Nguyễn Quang Nghiệp, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, tỉnh này gặp khó ngay từ khi lấy ý kiến để ban hành quy định quản lý chất thải rắn vào tháng 9/2024: “Lúc lấy ý kiến bằng văn bản thì các ban ngành, huyện đều đồng ý, nhưng tổ chức hội thảo thì hầu hết huyện bàn lùi, nêu khó khăn như chưa đồng bộ hạ tầng, thiếu văn bản hướng dẫn. Ngay việc phân chia rác thành mấy loại cũng nhận ý kiến trái chiều. Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân thành ba loại, trong đó loại rác thải khác thì chia thành rác thải cồng kềnh và nguy hại nên thực tế sẽ là 5 loại. Tuy nhiên, nhiều đơn vị mong muốn chỉ chia rác thành ba loại hoặc ít hơn”, ông Nguyễn Quang Nghiệp cho hay.

Theo ông Nguyễn Quang Nghiệp, vấn đề thu gom rác vào bao bì để tính khối lượng theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng khiến Hà Nam “đau đầu”. Mỗi ngày tỉnh Hà Nam phát sinh 400 tấn rác, nếu sản xuất túi tự phân hủy để đựng với đơn giá 10.000 đồng một túi thì mỗi năm sẽ phát sinh 145 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2024, toàn bộ kinh phí xử lý rác từ thu gom, vận chuyển, phân loại toàn tỉnh chỉ 210 tỷ đồng. “Nếu thêm túi thì đội lên số tiền rất lớn. Chúng tôi đang tham mưu người dân chỉ cần phân loại và buộc kín rác bằng túi nylon, túi vải, bao tải. Sau này các đơn vị thu gom rác tái chế tùy vào nhu cầu có thể phát túi riêng”, ông Nguyễn Quang Nghiệp nói.

Ông Phạm Văn Thuấn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa chỉ ra khó khăn về nhân lực và nguồn lực. Tỉnh có 27 đơn vị hành chính, dân số 4,2 triệu, mỗi ngày phát sinh 2.500 tấn rác thải sinh hoạt. Trong khi đó cấp Sở hiện chỉ có 13 biên chế ở hai phòng kiểm soát ô nhiễm và tổng hợp, chưa có phòng quản lý chất thải rắn.

Ngoài ra, Thanh Hóa chưa thể thí điểm phân loại rác do tại TP Thanh Hóa có một khu xử lý rác thải tập trung, nhưng chưa thể hoạt động. Các đơn vị thu gom hiện chỉ có một loại xe nên việc thu theo rác phân loại cũng gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên lại chỉ ra khó khăn về chính sách: “Tôi có thể bị kỷ luật bất kỳ lúc nào vì được tỉnh giao hết tháng 8 phải đấu thầu được nhà máy điện rác, nhưng hiện vẫn chưa làm được điều gì. Nguyên nhân là vướng nhiều quy định đấu thầu, quy hoạch điện cũng như thiếu chính sách ưu tiên nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Phân loại, xử lý rác là lĩnh vực đặc biệt vì tính chất xã hội nên Chính phủ cần có ưu tiên nhất định về thuế, cơ chế để thu hút nhà đầu tư”, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên nói.

Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, phân loại rác là vấn đề khó do phải thay đổi ý thức cộng đồng cũng như đòi hỏi nguồn lực đầu tư đồng bộ nên không thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Hiện các tỉnh triển khai thí điểm, sau đó tổng kết và nhân rộng. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang tổng kết, trong tháng 9 báo cáo Chính phủ để gỡ một số vướng mắc.

Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường lưu ý, việc phân loại CTRSH cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phương.

“Luật đã giao UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương để quy định lộ trình, cách thức phân loại CTRSH tại nguồn. Khi chưa đầy đủ hạ tầng thì tổ chức phân loại theo lộ trình, không cần thiết phải ra quân đồng loạt trên địa bàn cả tỉnh, thành phố. Đề nghị các Sở TN&MT cần nhanh chóng tham mưu, xây dựng, hoàn thiện dự thảo trình UBND cấp tỉnh ban hành Quy định về quản lý, phân loại CTRSH tại nguồn để làm cơ sở triển khai. Vì hiện nay mới chỉ có 50% số tỉnh, thành ban hành quy định này. Về vấn đề xử phạt đối với trường hợp không phân loại rác tại nguồn từ 1/1/2025, Bộ TN&MT đang quá trình sửa đổi Nghị định 45/2022 theo hướng chỉ xử phạt các trường hợp không phân loại theo quy định của UBND cấp tỉnh”, ông Hoàng Văn Thức nhấn mạnh.

Văn Ngân/VOV.VN

Theo VOV.VN

Ảnh: Rất nhiều địa phương trên cả nước “kêu khó” sau khi thí điểm trong phân loại rác tại nguồn

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/hang-loat-dia-phuong-keu-kho-trong-phan-loai-rac-tai-nguon-post1116899.vov

Quảng Ngãi: Tràn lan nhà xây dựng trái phép

(Phapluatmoitruong.vn) – Tình trạng nhiều nhà xây dựng trái phép tại các xã ở khu Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang gây bất bình trong dư luận.

Làm nhà trên đất nông nghiệp

Theo phản ánh của người dân, hiện một số xã ở khu Đông, huyện Bình Sơn có nhiều hộ dân lén lút xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Đáng nói, tình hình tại xã Bình Hòa rất phức tạp với nhiều hộ dân tranh chấp đất, làm nhà trái phép, trong đó một số hộ đã lấn chiếm mương nội đồng để san nền, làm nhà và trồng cỏ nuôi bò, gây ảnh hưởng dòng chảy, khiến hàng chục ha đất lúa nơi đây đang bị bỏ hoang…

Về việc này, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa Trần Quang Tâm cho biết: “Vừa qua, UBND xã đã tổ chức đối thoại với bà con thôn Ngọc Khương – nơi có nhiều hộ dân làm nhà trái phép, lấn chiếm đất mương, ảnh hưởng sản xuất, bước đầu đã xử lý một số trường hợp vi phạm làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Có gia đình không đồng tình về quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên đã phát sinh đơn tố cáo gửi lên cấp trên”.

“Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tập trung xử lý các hộ tranh chấp đất, lấn chiếm mương nội đồng, tự ý đổ đất trồng cỏ, san nền, cơi nới nhà cửa trái phép, gây ảnh hưởng dòng chảy. Xã cũng đã bố trí vốn, huy động nhân công trong các thôn tiến hành sữa chữa, nạo vét lại kênh mương, đảm bảo khơi thông dòng chảy, điều tiết nước phục vụ sản xuất sắp tới.

Gần đây, xã đã quy hoạch một số khu dân cư lâu dài, nhưng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có nhiều khó khăn. Mặc dù UBND xã đã có tờ trình đề nghị nhiều lần về việc này, nhưng đến nay vẫn chưa cập nhật được. Do đó, người dân làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện xã đang tiến hành kiểm tra, rà soát địa bàn, khi phát hiện gia đình nào làm nhà trái phép, thì địa phương lập biên bản, củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật. Nếu địa phương để xảy ra làm nhà trái phép, huyện sẽ xử lý người đứng đầu là Bí thư, chủ tịch xã đó ngay” – Ông Tâm cho biết thêm.          

Theo ghi nhận của PV, cây cối, hoa màu tại vùng đất Bình Hòa hiện đang khô cháy do thiếu nước tưới. Cánh đồng Ngọc Khương cũng khô cằn, bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Ngay sát ruộng lúa với chục ha là hệ thống mương nội đồng cũng bị đất vùi lấp. Người dân đã lấn trồng cỏ nuôi bò, san nền, làm nhà trái phép. Hiện địa phương đang huy động nhân công nạo vét, khơi thông lại dòng chảy, đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất…

Cánh đồng Ngọc Khương bị bỏ hoang.

Một đoạn mương trên cánh đồng Ngọc Khương, xã Bình Hòa bị vùi lấp.

Còn tại xã Bình Thạnh – điểm nóng gần đây đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp đất, làm nhà trái phép tràn lan – ngay trên tuyến đường chính vào thôn Vĩnh An, đã có nhiều gia đình tự ý làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Hiện có hộ cũng đang xây dựng nhà ở dở dang. Có người đang tập kết xi măng, sắt, gạch, sạn… để chuẩn bị làm nhà mới trên khu đất nông nghiệp. Gần trung tâm xã Bình Thạnh, có nhiều hộ buôn bán hàng tạp hóa, nước giải khát và đơn vị Bưu điện đang hoạt động khá nhộn nhịp. Được biết, nơi đây cũng là khu vực xảy ra tranh chấp đất giữa các hộ dân và đang có nhiều gia đình đổ vật liệu, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp.

“Hầu như những hộ dân sống gần tôi đều đã làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Thậm chí, có gia đình là cán bộ, đảng viên… Nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng huyện lại không xử lý dứt điểm tất cả các gia đình làm nhà trái phép, mà chỉ hộ bị, hộ không?!” – Một hộ dân ở xã Bình Thạnh bức xúc.

Một người dân khác cho hay: “Việc bà con làm nhà trên đất nông nghiệp là bình thường. Vì vùng đất này đã quy hoạch khu dân cư lâu rồi, nhưng chính quyền chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dân. Nhiều người khi nhà xuống cấp, hoặc khi tách hộ cho con sống riêng, không có nơi ở, đành lén lút làm nhà trái phép. Họ nói, gia đình đảng viên, cán bộ xã làm nhà trên đất nông nghiệp được thì việc gì bà con không làm được! Nên tình trạng ngày càng phức tạp…”.

Người dân Bình Hòa đổ đất san nền làm nhà trên đất nông nghiệp.

Chính quyền địa phương nói gì?

Theo ông Lê Tấn Khánh – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh: “Sở dĩ, hiện nay có tình trạng người dân làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp là vì vùng này đã quy hoạch khu dân cư lâu dài từ năm 2021-2025, nhưng đến nay chưa được phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở. Xã đang tiến hành kiểm tra, rà soát những trường hợp tranh chấp đất đai, làm nhà trái phép và kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật…”.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, ông Nguyễn Tưởng Duy – Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, cho rằng: “Nhiều khu dân cư trên địa bàn đã quy hoạch trước đây, nhưng vẫn chưa chuyển mục đích sử dụng đất ở. Đây là vấn đề bất cập hiện nay đã dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp đất, làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Đặc biệt, các xã nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, việc người dân tự ý xây nhà trái phép là phổ biến, trong đó có một số gia đình cán bộ, đảng viên chưa nêu gương đã vi phạm Luật đất đai…”.

 

Nhà dân đang xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Bình Thạnh.

Nhiều nhà xây dựng trái phép gần trung tâm xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn.

“Hiện nay, hai xã Bình Hòa và Bình Thạnh – nơi có nhiều thiếu sót, vi phạm trong lĩnh vực đất đai đã làm báo cáo gửi cho huyện. Tuy nhiên, báo cáo của xã nêu chưa rõ nội dung, đối tượng vi phạm xây nhà trái phép. Do đó, UBND huyện đã yêu cầu xã tiếp tục điều tra, làm rõ và gửi lại báo cáo cho huyện để xử lý dứt điểm, đúng pháp luật…” – Chủ tịch huyện khẳng định.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

                                             Minh Trí – Trường Sơn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Một số hộ dân thôn Vĩnh An, xã Bình Thạnh làm nhà trái phép.

Kênh dài nhất oằn mình chịu xả thải

Nhiều ống xả thải của các cơ sở wash, nhuộm chĩa thẳng ra dự án kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên khiến nước nơi đây pha màu xanh, đen, đỏ… cùng mùi khó chịu do ô nhiễm

Một ngày nửa cuối tháng 8, trên Quốc lộ 1, từ chân cầu Bình Thuận, chúng tôi rẽ phải vào đoạn kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên – nơi gói thầu số 3 và 4 (cầu Bà Hom – cống Hồng Ký – cầu Tân Kỳ Tân Quý; thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, làm đường dọc 2 bờ kênh) đang triển khai.

Hình ảnh “đặc trưng”

Dù là cuối tuần nhưng trên công trường vẫn nhộn nhịp, nhiều công nhân bơm nước từ các miệng cống thu gom nước thải sinh hoạt của khu dân cư đổ ra kênh.

Trong tiếng máy gầm, anh Hùng – công nhân làm việc tại gói thầu số 4 – cho biết máy bơm phải chạy liên tục để rút hết nước từ cống thải của khu dân cư, khi hết nước, công nhân mới có thể đặt hào, đổ xi măng.

“Tuy vất vả nhưng nước thải của khu dân cư không khiến chúng tôi ngán ngại bằng nước thải từ các cơ sở wash, nhuộm dọc bờ kênh… Nước vừa hôi vừa có đủ màu độc hại” – anh Hùng lắc đầu ngán ngẩm.

Theo sự chỉ dẫn của người trên công trường, chúng tôi đi dọc bờ kênh thuộc gói thầu số 4 qua phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Hiện ra trước mắt là hình ảnh nhiều cơ sở wash, nhuộm. Không khó để nhận biết đặc trưng của những cơ sở này bởi mỗi khi hoạt động sẽ phả lên trời lượng khói lớn và nước thải cũng dồn dập đổ ra môi trường.

“Khi đào đất làm hào kỹ thuật cho đường dọc 2 bên kênh, công nhân liên tiếp gặp nhiều ống xả đặt sâu dưới đất. Mỗi ngày những ống này đẩy ra lượng nước thải lớn. Anh em phải bơm rút nước liên tục, rất khó khăn cho việc thi công” – một công nhân nói thêm.

Nước xả thải từ cơ sở wash, nhuộm ra kênh Tham Lương

Ảnh hưởng đáng kể tiến độ

Tại đoạn phường Bình Hưng Hòa B, chúng tôi ghi nhận gần 10 cơ sở wash, nhuộm dọc 2 bờ kênh có đường ống xả thải. Hầu hết đều không có biển hiệu dù có cơ sở khá lớn với diện tích cả ngàn mét vuông. Tại các vị trí ống xả được phát hiện, quan sát thấy nước đen liên tiếp chảy ra.

Một số cơ sở kín đáo hơn thì đào đường ống xả âm, chạy trong lòng đất hàng chục mét. Ở vị trí miệng ống, nước liên tục trào lên và cũng nhuộm đoạn kênh thành màu xanh đen.

Tiếp tục men theo bờ kênh đến gói thầu số 3 đi qua xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, chúng tôi gặp tình trạng tương tự. Tại một cơ sở không tên với vẻ ngoài xập xệ và tạm bợ, bên hông là khu đất trống và ống xả hướng thẳng ra kênh. Thấy chúng tôi chụp ảnh, người ở đây tỏ vẻ không lạ lẫm, vẫn đốt lò, thản nhiên làm công việc của họ.

Theo tìm hiểu, từ trước đó, nhiều ống xả thải của hàng loạt cơ sở wash, nhuộm chưa qua xử lý được các đơn vị thi công đào hào kỹ thuật cho dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật dọc 2 bờ kênh phát hiện đang xả nước có màu đen, đỏ, mùi hôi thối ra kênh.

Một miệng cống chĩa thẳng ra dòng kênh

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Văn Phôn – nhà thầu phụ trách gói thầu xây dựng hạ tầng, kỹ thuật dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, cho biết việc phát hiện cách đây nhiều tháng và đến nay các cơ sở vẫn xả thải… bình thường. Họ xả thì công nhân phải bơm ra – vừa tốn chi phí, thời gian vừa gây cản trở nhiều công tác khác.

“Đây là dự án dân sinh, khi hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, cải tạo môi trường, cảnh quan dọc 2 bờ kênh nên cần bảo đảm đúng tiến độ. Do đó, chúng tôi mong muốn các sở, ngành và địa phương kiểm tra, có biện pháp để các cơ sở sản xuất khắc phục, xử lý nước thải trước khi đấu nối ra kênh” – ông Tuấn Anh cho hay.

Lên phương án xử lý

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (chủ đầu tư) xác nhận 10 gói thầu của dự án đang triển khai đồng bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi đào mở phạm vi bờ kênh của dự án thì phát lộ rất nhiều hệ thống thoát nước của các nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp dọc 2 bờ kênh chưa qua xử lý, nước có màu đen, mùi hôi xả trực tiếp ra bên ngoài.

Do chỉ có trách nhiệm triển khai dự án, đơn vị không có chức năng, thẩm quyền cho phép cơ sở sản xuất đấu nối đường ống hay ngăn cản việc xả thải nhưng nếu để nước xả thải không qua xử lý sẽ ảnh hưởng môi trường chung. Vì thế, chủ đầu tư đã báo cáo lãnh đạo UBND TP HCM.

Gần 1 ngày đội nắng đi dọc qua nhiều gói thầu, chúng tôi cảm nhận sâu hơn những rủi ro đối với môi trường từ việc xả thải như trên. Những công nhân ở công trường cho biết không thể chặn dòng nước thải vì khi góp ý dễ xảy ra cự cãi.

“Trong đó, kiến nghị giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND các quận, huyện tổ chức kiểm tra, rà soát, yêu cầu các cơ sở có đường cống xả thải ra kênh không đạt chất lượng phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi đấu nối, bảo đảm kết nối đồng bộ và bảo vệ môi trường theo quy định” – đại diện chủ đầu tư cho hay.

Được biết, Văn phòng UBND TP HCM đã có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi về giải quyết các đề xuất, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên.

Theo đó, lãnh đạo thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện và chủ đầu tư tổ chức kiểm tra tất cả cơ sở sản xuất – kinh doanh có xả thải ra môi trường và hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM để tham mưu, đề xuất UBND thành phố trong thu phí môi trường và các hình thức xử phạt vi phạm phù hợp.

Mong giải quyết mọi trở ngại

Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên đi qua 7 quận, huyện ở thành phố gồm quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh.

Một đoạn của công trình đi qua 2 quận 12 và Gò Vấp nhìn từ trên cao

Dự án thực hiện các hạng mục lớn như kè bê-tông 2 bờ, nạo vét lòng kênh và làm đường 2 bờ kênh rộng 7 – 12 m này được khởi công tháng 2-2023, dự kiến hoàn thành dịp 30-4-2025. Khi hoàn thành, dự án góp phần tiêu thoát nước, chống ngập, giải quyết ô nhiễm, nâng cao chất lượng sống cho người dân trên khu vực. Qua đó chỉnh trang đô thị, tăng năng lực giao thông cho trục Bắc – Nam và giao thông thủy.

Nhiều người dân rất chờ đợi những lợi ích từ công trình mang lại. Ông Trần Thanh Quế, cán bộ hưu trí ở quận 12, kể mỗi ngày từ tầng cao của chung cư nhìn xuống thấy dòng kênh định hình, uốn lượn qua nhiều cầu, khu dân cư mà lòng rất vui. “Tôi hy vọng là trong quá trình triển khai, mọi vướng mắc làm chậm tiến độ dự án đều được giải quyết thông suốt để thành phố thêm dòng chảy xanh nên thơ” – ông Quế nói.

Bài và ảnh: THU HỒNG – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Dọc 2 bờ kênh Tham Lương có nhiều cơ sở xả nước thải ra môi trường

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/kenh-dai-nhat-oan-minh-chiu-xa-thai-196240826211331429.htm

Hai dự án gần 3.000 tỷ đồng ở Quảng Bình chậm tiến độ do thiếu mặt bằng

Hiện trên địa bàn Quảng Bình có nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó có những dự án công trình trọng điểm quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, địa phương cũng như đất nước. Tuy nhiên, có những dự án sau khi triển khai gặp vô số khó khăn, vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Hiện 2 dự án là Dự án đường ven biển và Dự án cải tạo, nâng cấp đường 12A…với số vốn đầu tư gần 3 nghìn tỷ đồng, nhưng đang có nguy cơ chậm tiến độ nhiều do hàng loạt vướng mắc chưa được tháo gỡ. Cả tỉnh Quảng Bình đang như công trường rộn rã với hàng loạt dự án lớn, đòi hỏi địa phương, các bộ ngành, chủ đầu tư… phối hợp chặt chẽ với nhau để đẩy nhanh tiến độ khi mùa mưa bão đang cận kề.

Gấp rút triển khai các công trình trọng điểm

Dự án đường ven biển Quảng Bình đi qua các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Bình với tổng chiều dài 80km, gồm có 3 đoạn tuyến: Đoạn Nam Roòn – Quảng Phúc dài 21,9km; đoạn Nam Cầu Lý Hòa – Quang Phú dài 15,5km và đoạn Hà Trung – Mạch Nước dài 42,6km (không bao gồm đoạn qua FLC dài 5,8km do nhà đầu tư tự thực hiện). Đường ven biển Quảng Bình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền đường 12m; bề rộng mặt đường và lề gia cố 11m. Dự án có 7 gói thầu xây lắp, với tổng mức đầu tư 2.197 tỷ đồng (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), theo chủ trương thời gian thực hiện dự án từ 2021 – 2026.

Dự án đường ven biển tỉnh Quảng Bình sau khi hoàn thành sẽ phát huy khả năng liên kết thông suốt giữa các địa phương trong tỉnh và liên kết giữa các tỉnh Bắc Trung bộ; góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; thu hút đầu tư; đồng thời tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; góp phần giải quyết ách tắc giao thông.

Khi Dự án đường ven biển được khởi công, tỉnh Quảng Bình cũng đồng thời được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp đường 12A tại quyết định ngày 30/12/2022, với tổng mức đầu tư 511,154 tỷ đồng, thời gian hoàn thành vào 31/12/2024. Dự án gồm 2 dự án thành phần độc lập. Trong đó, dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng quốc lộ 12A đoạn tránh thị xã Ba Đồn có tổng mức đầu tư 447,177 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 đầu tư hoàn thiện quốc lộ 12A đoạn tránh Nhà máy Xi măng Sông Gianh có tổng mức đầu tư 63 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo an toàn giao thông khu vực thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, phát huy hiệu quả các đoạn tuyến đã đầu tư trước đây, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và khu vực. Quốc lộ 12A là tuyến giao thông đường bộ quốc gia chạy trong địa phận tỉnh Quảng Bình. Toàn tuyến dài khoảng 145,5km, chạy qua nhiều huyện, thị. Đây là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Quảng Bình với các tỉnh Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Tuyến đường này có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của Quảng Bình và khu vực Bắc miền Trung.

Sau khi các dự án được khởi công, tỉnh Quảng Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tiến hành giải phóng mặt bằng, chuẩn bị các thủ tục chuyển đổi rừng, chủ động các mỏ khoáng sản… phục vụ thi công dự án. Để thực hiện Dự án đường ven biển, tỉnh Quảng Bình đã phải thu hồi tổng diện tích đất là 199,33ha, đường đi qua địa bàn của 16 xã, phường của 6 huyện, thị xã, thành phố, ảnh hưởng đến 1.125 hộ dân và 37 tổ chức. Trong đó, có khoảng 166 hộ bị ảnh hưởng nhà ở và đất ở; 27 chủ sở hữu nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bị ảnh hưởng; nhiều diện tích rừng phải chuyển đổi. Tỉnh Quảng Bình đầu tư xây dựng 8 khu tái định cư để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.

UBND tỉnh Quảng Bình có văn bản xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản cát làm vật liệu san lấp trong diện tích Dự án thành phần 1 – Đường ven biển thuộc dự án Đường ven biển và Cầu Nhật Lệ 3. Cụ thể: Khu vực khai thác làm vật liệu nằm ở các địa phương huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, TP Đồng Hới, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy có tổng diện tích 199,33ha, trong đó: Huyện Quảng Trạch 26,161ha, thị xã Ba Đồn 34,212ha, huyện Bố Trạch 36,567ha, thành phố Đồng Hới 17,315ha, huyện Quảng Ninh 23,659ha, huyện Lệ Thủy 61,420ha, được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ xác định theo phạm vi hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng Dự án kèm theo. Khối lượng được phép khai thác: 674.374m, mức sâu khai thác từ cao độ tự nhiên xuống 8,0m. Kế hoạch thực hiện khai thác 55 tháng đến ngày 31 tháng 12 năm 2026.

Khó khăn chồng chất về giải phóng mặt bằng ở các dự án nghìn tỷ

Hiện dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 12A mới chỉ giải ngân được 65% vốn, nếu không hoàn thành giải phóng mặt bằng đúng hạn, sẽ có nguy cơ chậm tiến độ, không hoàn thành theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ Giao thông Vận tải. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cùng đoàn công tác đã đến hiện trường kiểm tra tiến độ dự án. Theo Thứ trưởng, thời hạn bố trí vốn không được kéo dài, hết năm nay nếu dự án không xong thì không thể bố trí tiếp. Nếu trước 15/9 không hoàn thành giải phóng mặt bằng thì không xong được dự án.

Về phía địa phương, ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình báo cáo cụ thể các vấn đề còn tồn đọng, phối hợp đơn vị liên quan dự thảo văn bản tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, quy trách nhiệm các đơn vị, cá nhân nếu tiếp tục chậm giải phóng mặt bằng.

Theo như mốc thời gian hoàn thành là 31/12/ 2024 và khối lượng công việc thực tế hiện nay thì Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 12A rất khó hoàn thành. Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn chưa chịu di dời, bàn giao mặt bằng. Nhiều điểm, tuyến của dự án còn vướng mắc mặt bằng chưa thể gỡ như tại nút giao đầu tuyến (giao QL1A) thuộc địa phận xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch có 10 hộ gia đình bị ảnh hưởng phải giải tỏa, thu hồi đất ở và bồi thường tài sản trên đất. Hiện, các hộ dân chưa thống nhất phương án với lý do giá bồi thường đất ở thấp, không phù hợp với mặt bằng giá chung.

Tại nút giao đường Nguyễn Trãi (Km 1 + 643), phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn có 6 hộ bị ảnh hưởng, phạm vi chiều dài tuyến 0,45km. Đoạn tuyến qua địa bàn xã Cảnh Hóa (nằm trong dự án thành phần 2) hiện còn 0,42km vướng giải phóng mặt bằng, tái định cư kéo dài từ năm 2022 đến nay. Phạm vi vướng mặt bằng gồm 13 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, trong đó có 11 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất (trong13 hộ bị ảnh hưởng có 4 trường hợp tái định cư, 2 trường hợp bồi thường bằng đất ở và 7 trường hợp giao thêm đất ở tái định cư)…

Tại Dự án đường ven biển cũng gặp phải những khó khăn tương tự như Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 12A khi vướng mặt bằng rất nhiều đoạn. Tại dự án có nhiều hạng mục đang “án binh bất động” do không có mặt bằng để thi công. Nhiều vị trí thi công, mặc dù đơn vị thi công đã bố trí sẵn sàng máy móc nhân công trên công trường nhưng thi công ngắt quãng do mặt bằng. Dự án đường ven biển Quảng Bình đi qua 16 xã, phường các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới (Quảng Bình). Tổng diện tích đất thu hồi 199,33ha.

Đến nay, các địa phương đã phê duyệt phương án và chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được 71,32/80km, đạt 89,2%, trong đó phạm vi có mặt bằng thi công liên tục được 70,2/80km, đạt 87,8%. Trên toàn tuyến còn khoảng 10km mặt bằng vướng mắc. Một số huyện có tỷ lệ giải phóng mặt bằng chậm, như: TP Đồng Hới (đạt 66,3%), huyện Lệ Thủy (đạt 81,93%), huyện Quảng Trạch (đạt 87,8%).

Được biết, để giải quyết các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nêu trên, kịp bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn đã bố trí trong năm 2024, đặc biệt là giải ngân toàn bộ 100% kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương trước ngày 31/10/2024, ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã đưa ra những nội dung cần khẩn trương tập trung thực hiện.

Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, hội đồng thẩm định tính liên hoàn của tài sản trang trại nuôi trồng thủy sản trong và ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng; Hội đồng thẩm định về công tác định giá các loại vật tư, máy móc, thiết bị nuôi trồng thủy sản không có trong bảng giá đền bù của UBND tỉnh chủ trì họp Hội đồng để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh theo nhiệm vụ được giao đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Dương Sông Lam – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A nhiều đoạn đang phải tạm dừng vì chưa giải phóng được mặt bằng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/ban-doc-cand/hai-du-an-gan-3-000-ty-dong-o-quang-binh-cham-tien-do-do-thieu-mat-bang-i741739/

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 32-2024

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 32-2024.

Về quản lý môi trường

– Hướng tới một thế giới hiệu suất năng lượng cao: Đánh giá tác động của trí tuệ nhân tạo đối với hiệu quả năng lượng đô thị.

– Phân tích khủng hoảng thủy ngân của Ấn Độ: Cách tiếp cận kinh tế xã hội cho thấy vai trò quyết định của tiêu dùng nội địa.

– Các yếu tố thiết kế sản phẩm bền vững: Phân tích toàn diện.

– Một khung tích hợp bao gồm phân tích tiến hóa không gian-thời gian và lực đẩy để quản lý cảnh báo sớm chất lượng nước.

– Các mô hình cảnh báo sớm rủi ro sinh thái xác định ngưỡng là công cụ hiệu quả để hướng dẫn chiến lược bảo tồn.

– Vật liệu nano: Ứng dụng, tác động sức khỏe và rủi ro môi trường.

– Mối liên hệ hóa học rộng rãi với các chỉ số miễn dịch ở người lớn Mỹ: Phân tích cắt ngang.

– Phân bố muối và đặc tính kiềm trong các khu vực xử lý chất thải bauxite từ phạm vi không gian.

– Hướng tới một thế giới kết nối: Mạng lưới hợp tác như một công cụ để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Về môi trường đô thị

– Vận chuyển quy mô sau cây fractal đơn độc độ phân giải cao dựa trên mô phỏng xoáy lớn: Hàm ý đối với cơ sở hạ tầng xanh đô thị.

– Phân chia nguồn gốc của các hóa chất gây quan ngại mới nổi dọc theo sông đô thị bằng mô hình ngược.

– Phát hiện virus mpox trong nước thải cung cấp cảnh báo sớm về các trường hợp lâm sàng ở các thành phố Canada.

– Giảm hành vi phản bội trong xây dựng tòa nhà xanh: Cách tiếp cận trò chơi lượng tử.

– Sản phẩm QPE của IMERG có thể nắm bắt được trận mưa lớn trên quy mô lũ lụt đô thị không?

– Số hóa để đạt được chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe xanh hơn.

– Đặc điểm phát thải bioaerosol từ nhà máy xử lý nước thải đô thị: Đánh giá rủi ro sức khỏe và thành phần vi sinh vật.

– Các cơ chế phi tuyến của phát thải CO2 trong các thành phố phát triển và thu hẹp: Nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích hợp của lão hóa và cấu trúc công nghiệp ở Nhật Bản.

– PCDD/Fs trong không khí đô thị: Nồng độ trong khí quyển, thay đổi theo thời gian, phân chia khí/hạt, nguồn gốc có thể và nguy cơ ung thư.

Về môi trường khu công nghiệp

– Gia tăng giá trị của khí thải từ nhà máy thép thông qua việc kéo dài chuỗi thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn: Đánh giá vòng đời triển vọng.

– Một phương pháp đánh giá rủi ro lai mới dưới môi trường mờ ảo trong ngành công nghiệp thép.

– Đánh giá tác động môi trường và ra quyết định khắc phục ô nhiễm tại một khu vực ô nhiễm lớn: Kết hợp LCA và IO-LCA.

– Đánh giá ô nhiễm sulfonamide trong môi trường nước: Báo cáo đầu tiên cho Argentina và đánh giá rủi ro môi trường.

– Kiểm tra mô hình trung gian chuỗi được điều chỉnh về cam kết quản lý đối với môi trường sinh thái.

– Ảnh hưởng của hàm lượng tạp chất đến hành vi ăn mòn của hợp kim Al-Zn-Mg-Cu trong môi trường khí quyển biển nhiệt đới.

– Mô hình kết nối và mô phỏng khả năng phục hồi của mạng lưới đổi mới trong bối cảnh chuyển giao công nghệ: Nghiên cứu trường hợp của các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi ở khu vực Vịnh Đại Hong Kong-Macao.

– Triển khai khí thải nhà kính (GED): Một phương pháp Lean mới để giảm thiểu khí thải nhà kính trong môi trường công nghiệp.

– Chương trình giám sát amiăng Aachen (ASPA): Tử vong do ung thư ở những công nhân ngành công nghiệp điện lực tiếp xúc với amiăng.

– Tối ưu hóa đa biến của việc loại bỏ chất hữu cơ và màu từ nước thải ngành nhuộm dệt bằng các chất oxi hóa hoạt hóa bằng tia cực tím.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Statistical analysis and environmental impact of pre-existing particle growth events in a Northern Chinese coastal megacity: A 725-day study in 2010-2018

Science of The Total Environment, Volume 933, 10 July 2024, 173227

Abstract

Pre-existing particles usually constitute the major fraction of atmospheric particles, except during some episodes in the presence of strong emissions and/or secondary generation of fresh particles. Previous case studies have investigated the growth of pre-existing particles and their potential environmental and climate impacts. However, there is limited knowledge about the statistical characteristics of these growth events and related effects. In this study, we examine pre-existing particle growth events using a large dataset (725 days from 2010 to 2018) collected at a coastal megacity in northern China. The occurrence frequency of pre-existing particle growth events was 12.4 % (90 out of 725 days).

When these events were related to measured criteria air pollutants, no significant differences were found in PM2.5, SO2, NO2 and NO2 + O3 concentrations between periods with and without pre-existing particle growth events. These 90-day events can be further classified into two categories, i.e., Category 1, with 68 % of events representing the growth of pre-existing particles alone, and Category 2, with 32 % of events representing the simultaneous growth of pre-existing and newly formed particles. In Category 2, the growth rates of pre-existing particles and newly formed particles were close in 21 % of the cases, while pre-existing particles exhibited significantly larger growth rates in 69 % of the cases. Conversely, in 10 % of the cases, the growth rates of newly formed particles were larger. The different growth rate mechanisms were discussed in terms of the volatility of atmospheric condensation vapors. In addition, we present case studies on the impact of pre-existing particle growth on cloud condensation nuclei simultaneously measured, specifically considering the chemistry of condensation vapors and pre-existing particles.

2. Towards a high-energy efficiency world: Assessing the impact of artificial intelligence on urban energy efficiency

Journal of Cleaner Production, Volume 461, 5 July 2024, 142593

Abstract

Global warming has increased the frequency of natural disasters, making enhancing energy efficiency an inevitable choice to address the worsening global climate risks. Whether industrial robots, as a crucial component of artificial intelligence, can contribute to improving energy efficiency remains a subject of debate. This study employs the SBM and super-efficiency SBM models to assess the energy efficiency of 262 Chinese cities from 2010 to 2020. We investigate the impact and mechanisms of industrial robots at the city level on energy efficiency. The research findings indicate that the application of industrial robots promotes enhanced energy efficiency, which remains robust after subjecting it to a battery of tests, including SYS-GMM and instrumental variable analyses. However, a significant nonlinear relationship exists between industrial robot utilization and energy efficiency, with diminishing marginal effects. Mechanism analysis reveals that the fundamental mechanisms facilitating this improvement are the digital economy, industrial structural adjustments, and innovations in green technology. Heterogeneity analysis suggests that industrial robots have a more pronounced impact on cities with higher energy efficiency, greater manufacturing levels in resource-dependent areas, and lower population densities. Furthermore, the application of industrial robots can influence the energy efficiency of neighboring regions through spatial spillover effects.

3. Spatiotemporal characteristics analysis of multi-factorial air pollution in the Jing-Jin-Ji region based on improved sequential ICI method and novel grey spatiotemporal incidence models

Environmental Research, Volume 252, Part 3, 1 July 2024, 118948

Abstract

Air pollution shares the attributes of multi-factorial influence and spatiotemporal complexity, leading to air pollution control assistance models easily falling into a state of failure. To address this issue, we design a framework containing improved data fusion method, novel grey incidence models and air pollution spatiotemporal analysis to analyze the complex characteristics of air pollution under the fusion of multiple factors. Firstly, we improve the existing data fusion method for multi-factor fusion. Subsequently, we construct two grey spatiotemporal incidence models to examine the spatiotemporal characteristics of multi-factorial air pollution in network relationships and changing trends. Furthermore, we propose two new properties that can manifest the performance of grey incidence analysis, and we provide detailed proof of the properties of the new models. Finally, in the Jing-Jin-Ji region, the novel models are used to study the network relationships and trend changes of air pollution. The findings are as follows: (1) Two highly polluted belts in the region require attention. (2) Although the air pollution network under multi-factorial fusion obeys the first law of geography, the network density and node density exhibit significant variations. (3) From 2013 to 2021, all pollutants except O3 show improvement. (4) Recommendations for responses are presented based on the above-mentioned results. (5) The parameter analyses, model comparisons, Monte Carlo experiments and model feature summaries illustrate that the proposed models are practical, interpretable and considerably outperform various prevailing competitors with remarkable universality.

4. Parsing India’s mercury crisis: A socioeconomic take reveals the defining role of domestic consumerism

Journal of Cleaner Production, Volume 463, 15 July 2024, 142742

Abstract

India is undergoing rapid industrialisation and globalisation, with a vast and growing population. Rising atmospheric mercury (Hg) emissions are one of the severe environmental crises the country faces as a result of this fast-paced development. India is the second largest emitter of Hg in the world. Here, we study the domestic and foreign socioeconomic drivers of India’s Hg emission increases over time. We find that the growing domestic per capita final demand level is the most important driver of India’s Hg emissions increase, having been responsible for 88% of the total increase of 125 tons (t) during 2004–2017. In contrast, India’s changing Hg emission intensity and economic structure contributed to a cumulative decrease in emissions, albeit to a much lower extent (about 22 t). Given the importance of socioeconomic drivers, there is an urgent need to account for them in India’s Hg emission mitigation efforts. The Minamata Convention on Mercury currently targets reduced manufacture, trade and use of Hg, and its reduced environmental releases among others. It must also begin to incorporate considerations of evolving socioeconomic drivers such as increasing consumerism and changing economic structures. Thereby it can inspire multi-faceted solutions to the global mercury pollution crisis.

5. Government fiscal decentralization and haze and carbon reduction: Evidence from the fiscal Province-Managing-County reform

Environmental Research, Volume 252, Part 3, 1 July 2024, 119020

Abstract

Government governance reform is not only a vital motivation for high economic quality but also an important factor in stimulating the government’s environmental governance responsibility. The article empirically examines the fiscal Province-Managing-County (PMC) pilot reform on the synergic governance of haze and carbon reduction and its mechanism. The results show that the policy helps to realize the synergic governance of haze and carbon reduction, and the reform of fiscal Province-Managing-County promotes regional haze and carbon reduction mainly through structural effect, innovation effect, and fiscal expenditure responsibility effect. The heterogeneity analysis shows that the policy has an asymmetric effect on haze and carbon reduction under different administrative structures, economic structures and levels of government intervention. Further analysis shows a policy linkage effect between this policy and the Green Fiscal Policy. The policy has the situation of blood-sucking in the provincial capital city and leads to an increase in financial funds. The above results prove that the policy can help to realize haze and carbon reduction and provide practical ideas for the further expansion of the policy. At the same time, it provides the direction for the local government to realize the double-carbon goal.

6. Sustainable product design factors: A comprehensive analysis

Journal of Cleaner Production, Volume 463, 15 July 2024, 142260

Abstract

Sustainable product design (SPD) is instrumental in improving the sustainability of a product throughout its entire life cycle. To attain this goal, decisions related to SPD should consider a spectrum of influential factors. Despite numerous SPD studies, a unified perspective among their findings is lacking, and comprehensive research on SPD factors is still needed. This gap in research affects the ability to comprehensively address the potential economic, environmental, and social impacts associated with each life cycle stage of a product during its design phase. The aim of this study is to provide a comprehensive analysis of the SPD factors available in the literature. To achieve this objective, the methodology involved: (1) conducting a systematic review of literature to explore SPD factors, (2) categorizing the key factors into themes related to product sustainability using an inductive approach, and (3) mapping these factors across the entire product life cycle. In the literature reviewed, a total of 297 factors pertaining to the economic, environmental, and social aspects of SPD were identified. Among these, 219 factors were mentioned only once in the in the articles analyzed, while 43 factors were frequently addressed by at least three papers. These frequently considered factors were categorized into nine primary themes: quality and reliability, manufacturability, costs, and financial gain under the economic aspect; resources, waste and emissions, and end-of-life (EOL) management under the environmental aspect; and functionality and usability, and social well-being under the social aspect. In light of their influence on life cycle-oriented product design, this study mapped the factors across the total product life cycle (TPLC) stages. The results of this paper provide valuable insights into SPD by addressing its impacts on sustainability throughout the life cycle of a product. Future research can capitalize on these results to comprehensively address issues concerning product sustainability.

7. Agricultural carbon reduction in China: The synergy effect of trade and technology on sustainable development

Environmental Research, Volume 252, Part 3, 1 July 2024, 119025

Abstract

The control of carbon emissions from agriculture is imperative in addressing the challenges posed by the greenhouse effect. China must develop a specific pathway for reducing its agricultural carbon emissions, accounting for its unique circumstances and considering the impacts of trade liberalization. (1) The study revealing that agricultural trade liberalization (ATL) has a marked effect on lowering China’s agricultural carbon emission intensity (ACEI), with robustness and endogeneity tests supporting these findings. (2) In the pursuit of emissions reduction, the crucial role of technology spillovers (TS) and the optimization of industrial structure (OIS) are essential. (3) The reduction in ACEI is particularly notable in coastal regions, areas with low environmental regulations and during periods characterized by more stable agricultural tariffs. This study shows a synergistic association between ATL and ACEI, indicates the potential for a mutually beneficial situation with advantages in both economic and environmental aspects.

8. An integrated framework consisting of spatiotemporal evolution and driving force analyses for early warning management of water quality

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142628

Abstract

Accurate water quality diagnosis is of great importance for lake ecosystem restoration and regional ecological security. Addressing the challenges of uncertainties in water quality evaluation results and their complex nonlinear responses to driving factors, an integrated framework consisting of spatiotemporal evolution and driving force analyses was developed for early warning management of water quality. It included: (1) a water quality diagnosis module that accurately clarified the evolution patterns of water quality by coupling fuzzy theory and the Canadian Council of Ministers of the Environment Water Quality Index; and (2) a driving force analysis module that revealed the driving mechanism and identified the key driving forces of water quality evolution through the generalized additive model. The integrated framework was applied to Baiyangdian Lake with the following results. (1) Spatially, the water quality in the eastern region was better than that in the western region.

Temporally, water quality showed an initial downward trend followed by an upward trend with 2008 as the breakpoint, highlighting the lagged effect of ecological water replenishment policies on water quality improvement. (2) The impact of human activities (59.92%) on water quality was higher than that of climate change (40.08%), and water replenishment amount, evapotranspiration, wetland coverage pattern, water level, and hydrological connectivity were identified as the crucial driving forces. (3) Linear and nonlinear effects coexisted among different driving forces, and the thresholds were determined for wetland coverage pattern (69%), water level (7.0–7.5 m) and hydrological connectivity (0.117). Considering the complexity of water environment system, the integrated framework can improve the early warning capacity of water quality to risks, and support targeted recommendation strategies for adaptive management of water quality.

9. Does environmental innovation have peer effects? The moderating role of slack resources and avoidance goal orientation

Environmental Research, Volume 252, Part 3, 1 July 2024, 119019

Abstract

Exploring the interactive patterns of environmental innovation behavior among firms is of great significance for improving the level of environmental innovation in the whole industry and achieving sustainable development. Based on social interaction theory, this study examines the peer effect of a firm’s environmental innovation and the moderating effects of slack resources and avoidance goal orientation. A total of 1210 listed companies in China’s manufacturing industry from 2015 to 2020 comprised the research sample, and the researchers used multiple regression analysis to analyze the data. The results indicate a peer effect of environmental innovation among firms; that is, firms’ environmental innovation will positively impact the environmental innovation of other firms in the industry. Slack resources positively moderate the peer effect of environmental innovation among firms, and firms’ avoidance goal orientation weakens that moderating effect. This study reveals the internal mechanism of the peer effect of environmental innovation and provides new management implications for managers’ environmental-innovation decision-making.

10. Threshold-determined ecological risk early warning models are effective tools for conservation strategies guiding

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142630

Abstract

The early warning of ecological risk is the primary tool for curbing ecological degradation. There is a lag effect between the ecological risk and driving factors. Therefore, the threshold of driving factors can be used as an indispensable means of identifying potential threats to ecosystems. How to carry out ecological risk early warnings based on these thresholds requires further study. In this study, a comprehensive ecological risk assessment model (CERA) was established by combining landscape ecological risk assessment (LERA) and regional ecological risk assessment (RERA). The response thresholds of naturally and anthropogenically driven factors to CERA were determined using the constraint line method and elasticity analysis. Based on these results, an ecological risk early warning model was constructed. The results showed the following: (1) LERA showed an increasing trend, whereas RERA decreased between 2000 and 2020. (2) CERA showed a decreasing trend, but with large fluctuations.

The CERA level showed a high center and low surroundings. (3) The non-linear relationship between CERA and drivers showed that CERA was higher in regions with a Digital Elevation Model <212.214, slope <1.036, rainfall <570.149, Gross Domestic Product <1.115, Normalized Difference Vegetation Index <0.576, population <251.927, cropland density <0.341, building density <0.056, and water density <0.341. (4) The WJL area showed a high-level of ecological risk warning, with 44.69% (22,791 km2) at Level IV and 23.8% (12,184 km2) at Level V warnings. Particularly, Level V warnings dominated the potential space by 51%. Areas like Tongyu and Da’an, exceeding 50% of Level V, require urgent attention. This study has elucidated the critical thresholds of CERA under various factors and, based on these thresholds, develops an ecological risk-warning model. This model can directly interpret the reasons for high-level warnings and provides essential support for broad ecological management and restoration efforts.

11. Nanomaterials: Applications, health implications and environmental risks

Environmental Research, Volume 252, Part 3, 1 July 2024, 118706

Abstract

the current Special Issue of Environmental Research, entitled “Nanomaterials: Applications, Health Implications and Environmental Risks”, 18 interesting scientific articles, including 16 research articles and 2 reviews, discuss the emerging applications of nanomaterials, with an emphasis on biomedical research, agricultural development, and environmental remediation. Furthermore, they stress the critical need for toxicological investigations that multifacetedly assess the biological hazards and ecotoxicological risks of nanoscale materials in order to ensure that their utilization is safe and sustainable.

Based on the above, the authors have approached this broad topic from three main perspectives. Firstly, 5 articles authored by Sebastiammal et al. (2022), Jayakodi et al. (2022), Bala et al. (2022), Mathivanan et al. (2023), and Vardakas et al. (2022) evaluate the biological properties of various nanomaterials with the purpose of their utilization in biomedical applications. Then, 6 articles authored by Sonawane et al. (2022), Vijeata et al. (2022), Jafari and Hatami (2022), Kamaraj et al. (2022a), Joy Prabu et al. (Joy Prabu et al., 2022), and Goyat et al. (2022) examine the intrinsic properties of several nanoscale materials with the purpose of their utilization in agricultural and environmental applications. Finally, 7 articles authored by Bommakanti et al. (2022), Vijayakumar et al. 2022 (Vijayakumar et al. 2022), Bao et al. (2022), Li et al. (2022), Kartsonakis et al. (2023), Jafari et al. (2022), and Kamaraj et al. (2022b) determine the hazardous properties of nanoscale materials in in vitro and in vivo experimental models for the characterization of their toxicological and ecotoxicological profile.

12. Ecological conservation redline delineation in flood detention areas: A case study in Anxiang County, Yangtze River Basin, China

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142662

Abstract

Ecological conservation redline (ECRL) is a rigorously defined regulatory boundary established within critical zones, including ecological functional areas, ecologically sensitive regions, and vulnerable areas. It serves as the foundational threshold for preserving the ecological security of both national and regional contexts. Flood detention areas constitute a pivotal facet within the realm of ecological functionality. The delineation of ECRL boundaries for these flood detention areas aims to optimize the ecological structural composition, augmenting their capacity to provide ecosystem services. This endeavor holds profound implications of practical significance. However, there is currently a lack of methods for delineating ECRLs in flood detention areas. To address the above problem, taking Anxiang County in the Yangtze River Basin of China as an example, this study establishes a regional flood regulation service evaluation method through in-depth investigation and analysis of the ecosystem in the area. The method considers the importance of the evaluation of five ecosystem services, including flood regulation, water conservation, soil conservation, biodiversity conservation, and carbon sequestration. Based on these evaluations, the ECRL for Anxiang County is ultimately determined, with the area of 198.62 km2, accounting for 18.12% of the total area. Additionally, from the perspective of ecosystem service spatial transfer, a quantitative study is conducted on the ecosystem service radiation effect of the ECRL in Anxiang County, estimated to be approximately 1,462 million CNY. Overall, this study provides a theoretical basis for delineating ECRL in flood detention areas and developing corresponding ecological compensation systems for the watershed.

13. Environmental chemical-wide associations with immune biomarkers in US adults: A cross-sectional analysis

Environmental Research, Volume 252, Part 3, 1 July 2024, 118956

Abstract

Environmental chemical exposures influence immune system functions, and humans are exposed to a wide range of chemicals, termed the chemical “exposome”. A comprehensive, discovery analysis of the associations of multiple chemical families with immune biomarkers is needed. In this study, we tested the associations between environmental chemical concentrations and immune biomarkers. We analyzed the United States cross-sectional National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES, 1999–2018). Chemical biomarker concentrations were measured in blood or urine (196 chemicals, 17 chemical families). Immune biomarkers included counts of lymphocytes, neutrophils, monocytes, basophils, eosinophils, red blood cells, white blood cells, and mean corpuscular volume. We conducted separate survey-weighted, multivariable linear regressions of each log2-transformed chemical and immune measure, adjusted for relevant covariates.

We accounted for multiple comparisons using a false discovery rate (FDR). Among 45,528 adult participants, the mean age was 45.7 years, 51.4% were female, and 69.3% were Non-Hispanic White. 71 (36.2%) chemicals were associated with at least one of the eight immune biomarkers. The most chemical associations (FDR<0.05) were observed with mean corpuscular volume (36 chemicals) and red blood cell counts (35 chemicals). For example, a doubling in the concentration of cotinine was associated with 0.16 fL (95% CI: 0.15, 0.17; FDR<0.001) increased mean corpuscular volume, and a doubling in the concentration of blood lead was associated with 61,736 increased red blood cells per μL (95% CI: 54,335, 69,138; FDR<0.001). A wide variety of chemicals, such as metals and smoking-related compounds, were highly associated with immune system biomarkers. This environmental chemical-wide association study identified chemicals from multiple families for further toxicological, immunologic, and epidemiological investigation.

14. Salt distribution and alkalinity characterization in bauxite residue disposal areas from the spatial scale range

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142585

Abstract

Bauxite residue (red mud) has high alkalinity and salinity, which seriously restricts its reuse. It is crucial to understand the salt distribution pattern and alkalinity characteristics in the bauxite residue disposal area (BRDA), which can provide a theoretical basis for realizing the salinity and alkalinity regulation and reuse of bauxite residue. In this paper, samples from different locations and depths of the BRDA were used for the determination of soluble salts content, pH, and electrical conductivity (EC), and the correlation between the indicators was analyzed. The results show that bauxite residue has a high content of soluble salts, and the spatial distribution of soluble salts in the BRDA is relatively complex, with moderate variability, but does not show an obvious regularity. The major cations are Na+, K+ and the major anions are CO32−, HCO3−. Through cluster analysis, the soluble ions in bauxite residue can be divided into two main groups, one is Na+, CO32−, HCO3−, and the other is Ca2+, Mg2+, K+, Cl− and SO42−. PH has a significant positive correlation with Na+, K+, CO32− and HCO3−, and a negative correlation with Ca2+. And its alkalinity depends to a large extent on carbonate and bicarbonate, and the Na+ content can be predicted from EC, thus reflecting the concentration of alkaline residues in the bauxite residue.

15. Global climate change: Effects of future temperatures on emergency department visits for mental disorders in Beijing, China

Environmental Research, Volume 252, Part 3, 1 July 2024, 119044

Abstract

Rising temperatures can increase the risk of mental disorders. As climate change intensifies, the future disease burden due to mental disorders may be underestimated. Using data on the number of daily emergency department visits for mental disorders at 30 hospitals in Beijing, China during 2016–2018, the relationship between daily mean temperature and such visits was assessed using a quasi-Poisson model integrated with a distributed lag nonlinear model. Emergency department visits for mental disorders attributed to temperature changes were projected using 26 general circulation models under four climate change scenarios. Stratification analyses were then conducted by disease subtype, sex, and age. The results indicate that the temperature-related health burden from mental disorders was projected to increase consistently throughout the 21st century, mainly driven by high temperatures. The future temperature-related health burden was higher for patients with mental disorders due to the use of psychoactive substances and schizophrenia as well as for women and those aged <65 years. These findings enhance our knowledge of how climate change could affect mental well-being and can be used to advance and refine targeted approaches to mitigating and adapting to climate change with a view on addressing mental disorders.

16. Towards a connected world: Collaborative networks as a tool to accomplish the SDGs

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142726

Abstract

Collaborative networks (CNs) are joint entities of autonomous partners that work towards a common goal with shared resources and roles. In 2016, the United Nations announced 17 sustainable development goals (SDGs) as part of the 2030 agenda. SDG 17 is “Partnerships for the goals” highlighting the importance of cross-country and cross-company collaborative action. Although the link between CNs and sustainable development is frequently declared, no study in the literature investigates the connection between CNs and the SDGs. This systematic literature review (SLR) follows the preferred reporting items for systematic reviews and meta-analyses (PRISMA) guidelines. Based on the SLR results, a context-interventions-mechanisms-outcomes (CIMO) framework for CNs is proposed, serving as a tool to comprehend the types of CNs to achieve the SDGs. Only 10 out of 77 articles mentioned the SDGs they address. The norm is to focus on a single SDG per study and not assess the dimension of the impact on the SDGs or the trade-offs that can be established between them. The most frequently mentioned SDGs in the text are SDG 9 and SDG 12, with only 2 articles focusing on the social dimension. SDG 10 and SDG 16 were not mentioned in any of the articles. The majority of articles are case studies and technical papers, developing scale-up solutions and creating value from waste. The identified gaps lead to the proposition of several potential research areas: 1) the need for developing mechanisms that allow CNs to effectively implement interventions that achieve specific SDGs; 2) the lack of studies incorporating the social dimension given the social nature of the SDGs; 3) few SDGs are addressed by CNs (particularly SDG 9 and SDG 12) and majority of SDGs are ignored; 4) there is a scarcity of studies targeting the tertiary sector; 5) the need for alignment of CNs’ business models with the SDGs; 6) a lack of studies addressing specific SDGs (6, 10, and 16); and 7) the necessity of studies demonstrating collaboration between industry and academia for systemic change. The study aids decision-makers in identifying policies that facilitate the formation of CNs aligned with the SDGs.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Pattern of cooling benefits from ecospaces during urbanization: A case study of the Yangtze River Economic Belt

Science of The Total Environment, Volume 932, 1 July 2024, 172974

Abstract

Urban ecological spaces are effective thermoregulators under global warming. However, the cooling efficiency of urban ecological spaces during the urbanization has not been studied comprehensively. Here, we investigate the spatio-temporal dynamics of Urban Cold Island (UCI) intensity in 11 typical cities of the Yangtze River Economic Belt (YREB). We determined the impact of ecological landscape trends on these dynamics by using GlobalLand and MODIS 8 d mean land surface temperature (LST) data for three periods (2000, 2010, and 2020), and the landscape pattern index and diversity index. We found that in the past 20 years, the built-up area has increased by sixfold; 62.53 % and 37.47 % of YREB were warming or cooling, with 71.22 % of the daytime cooling and 93 % of the nighttime warming. The average UCI intensity of YREB has increased from 0.518 to 0.847 and is negatively correlated with LST with a decreasing slope. As the UCI intensity of green spaces increased, that of blue spaces decreased. Surface area and landscape pattern are the key determinants of UCI intensity in blue and green spaces, respectively, especially the landscape shape index (LSI). Therefore, maintaining ecological spaces, enriching the structural integrity of green spaces, and improving blue space connectivity can help cities at different development levels cope with heat stress during regional urbanization.

2. Scalar transport after a high-resolution solitary fractal tree based on large-eddy simulation: Implication to urban green infrastructure

Journal of Cleaner Production, Volume 461, 5 July 2024, 142693

Abstract

Scalar transport is one of the most concerned issues in the urban environment (e.g., pollutants, pollens, and aeolian transport). Vegetations are commonly regarded as scalar-moderation structures in urban areas by influencing airflows, avoiding aeolian erosion and pollution. The morphological multi-scale branch structures of the single tree were usually neglected in previous studies, which, however, can lead to highly inhomogeneous wake. The turbulence generation through the multi-scale branches is not yet clear. The corresponding spatial details of scalar distribution and its mechanism need to be further examined. In this study, the wake after a single fractal tree is investigated using the large-eddy simulation (LES). The spatial characteristics of the wakes are illustrated, indicating susceptible zones in the canopy, first-generation levels of branches, and recirculation regions. Higher-order moments signify the rare, extreme events with strong upward acceleration, removing air masses likely to occur at the canopy shear layer within 3h downstream where h is the characteristic tree height. The quadrant analysis elucidates the scalar transport potential. The scalar distribution and its transport mechanism are visualized, showing dilution and accumulation by the streamwise and vertical velocities. Involving the multi-scale geometries of the tree can provide guidance for urban green infrastructure (UGI) planning, advancing environmental and sustainability development.

3. Apportioning sources of chemicals of emerging concern along an urban river with inverse modelling

Science of The Total Environment, Volume 933, 10 July 2024, 172827

Abstract

Concentrations of chemicals in river water provide crucial information for assessing environmental exposure and risks from fertilisers, pesticides, heavy metals, illicit drugs, pathogens, pharmaceuticals, plastics and perfluorinated substances, among others. However, using concentrations measured along waterways (e.g., from grab samples) to identify sources of contaminants and understand their fate is complicated by mixing of chemicals downstream from diverse diffuse and point sources (e.g., agricultural runoff, wastewater treatment plants). To address this challenge, a novel inverse modelling approach is presented. Using waterway network topology, it quantifies locations and concentrations of contaminant sources upstream by inverting concentrations measured in water samples. It is computationally efficient and quantifies uncertainty.

The approach is demonstrated for 13 contaminants of emerging concern (CECs) in an urban stream, the R. Wandle (London, UK). Mixing (the forward problem) was assumed to be conservative, and the location of sources and their concentrations were treated as unknowns to be identified. Calculated CEC source concentrations, which ranged from below detection limit (a few ng/L) up to 1μg/L, were used to predict concentrations of chemicals downstream. Using this approach, >90% of data were predicted within observational uncertainty. Principal component analysis of calculated source concentrations revealed signatures of two distinct chemical sources. First, pharmaceuticals and insecticides were associated with a subcatchment containing a known point source of treated effluent from a wastewater treatment plant. Second, illicit drugs and salicylic acid were associated with multiple sources, interpreted as input from untreated sewage including Combined Sewer Overflows (CSOs), misconnections, runoff and direct disposal throughout the catchment. Finally, a simple algorithmic approach that incorporates network topology was developed to design sampling campaigns to improve resolution of source apportionment. Inverse modelling of contaminant measurements can provide objective means to apportion sources in waterways from spot samples in catchments on a large scale.

4. Pathways to zero plastic waste in Chinese cities: Implications of different disposal options under the zero waste cities policy

Journal of Cleaner Production, Volume 463, 15 July 2024, 142747

Abstract

The disposal of municipal plastic waste (MPW) is crucial to the sustainable development of cities. China generates a large amount of MPW and the disposal methods vary with the level of urban development. This study analyzed the MPW disposal transformation in six groups of China cities at different development level. The results show that landfill is still the main disposal method in the fourth and fifth tier cities, while incineration has become the dominant disposal method in the higher-tier cities. The speed of transforming from landfill to incineration is faster at the higher-tier cities except the first-tier cities due to the large population and limited land resources. Scenario analysis implies that landfill and interim storage MPW could reduce 25%–35% by enhancing incineration and 51%–57% by enhancing recycling. There is still a big potential for lower-tier cities to enhance its incineration capacity, yet improving the recycling should be a more sustainable pathway especially for higher-tier cities.

5. Detection of mpox virus in wastewater provides forewarning of clinical cases in Canadian cities

Science of The Total Environment, Volume 933, 10 July 2024, 173108

Abstract

Wastewater-based surveillance (WBS) has shown to be an effective tool in monitoring the spread of SARS-CoV-2 and has helped guide public health actions. Consequently, WBS has expanded to now include the monitoring of mpox virus (MPXV) to contribute to its mitigation efforts. In this study, we demonstrate a unique sample processing and a molecular diagnostic strategy for MPXV detection that can inform on the epidemiological situation of mpox outbreaks through WBS.

We conducted WBS for MPXV in 22 Canadian wastewater treatment plants (WWTPs) for 14 weeks. Three MPXV qPCR assays were assessed in this study for the detection of MPXV which include the G2R assays (G2R_WA and G2R_G) developed by the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) in 2010, and an in-house-developed assay that we have termed G2R_NML. The G2R_NML assay was designed using reference genomes from the 2022 MPXV outbreak and provides a larger qPCR amplicon size to facilitate Sanger sequencing.

Results show that all three assays have similar limits of detection and are able to detect the presence of MPXV in wastewater. The G2R_NML assay produced a significantly greater number of Sanger sequence-confirmed MPXV results compared to the CDC G2R assays. Detection of MPXV was possible where provincial surveillance indicated overall low caseloads, and in some sites forewarning of up to several weeks was observed.

Overall, this study proposes that WBS of MPXV provides additional information to help fill knowledge gaps in clinical case-surveillance and is potentially an essential component to the management of mpox.

6. Carbon emission allowances and green development efficiency

Journal of Cleaner Production, Volume 463, 15 July 2024, 142246

Abstract

This study delves into the nexus between the efficiency of carbon emission allocation and the efficiency of green development within the context of innovative city construction. Leveraging data from 283 prefecture-level cities and corresponding provincial-level panel data spanning the period from 2005 to 2019 in mainland China, the research employs the zero-sum gain DEA model to compute provincial carbon emission allocation efficiency and allocate allowances. Furthermore, it utilizes the all-factor non-radial directional distance function and the SBM-DEA model to gauge the green development efficiency of prefecture-level cities. The double-difference method is applied to evaluate the impact of innovative city construction on regional green development efficiency.

The results indicate that an imbalance between carbon emission allocation efficiency and emission quotas detrimentally affects urban green development. However, technological progress, factor accumulation, and the institutional environment associated with innovative city building mitigate this negative impact. Heterogeneity analysis reveals a differentiated effect of innovative city building on regional green development efficiency. This paper not only explores the concept of achieving an equitable distribution of carbon emission allowances but also examines how innovative city building influences regional green development. By establishing connections between urban policies, the equitable distribution of carbon emission allowances, and regional green development, it introduces a new perspective for promoting high-quality development at the regional level.

7. Detection of mpox virus in wastewater provides forewarning of clinical cases in Canadian cities

Science of The Total Environment, Volume 933, 10 July 2024, 173108

Abstract

Wastewater-based surveillance (WBS) has shown to be an effective tool in monitoring the spread of SARS-CoV-2 and has helped guide public health actions. Consequently, WBS has expanded to now include the monitoring of mpox virus (MPXV) to contribute to its mitigation efforts. In this study, we demonstrate a unique sample processing and a molecular diagnostic strategy for MPXV detection that can inform on the epidemiological situation of mpox outbreaks through WBS.

We conducted WBS for MPXV in 22 Canadian wastewater treatment plants (WWTPs) for 14 weeks. Three MPXV qPCR assays were assessed in this study for the detection of MPXV which include the G2R assays (G2R_WA and G2R_G) developed by the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) in 2010, and an in-house-developed assay that we have termed G2R_NML. The G2R_NML assay was designed using reference genomes from the 2022 MPXV outbreak and provides a larger qPCR amplicon size to facilitate Sanger sequencing.

Results show that all three assays have similar limits of detection and are able to detect the presence of MPXV in wastewater. The G2R_NML assay produced a significantly greater number of Sanger sequence-confirmed MPXV results compared to the CDC G2R assays. Detection of MPXV was possible where provincial surveillance indicated overall low caseloads, and in some sites forewarning of up to several weeks was observed.

Overall, this study proposes that WBS of MPXV provides additional information to help fill knowledge gaps in clinical case-surveillance and is potentially an essential component to the management of mpox.

8. Reducing betrayal behavior in green building construction: A quantum game approach

Journal of Cleaner Production, Volume 463, 15 July 2024, 142760

Abstract

The issue of energy consumption in buildings is becoming increasingly pertinent. Society highly values energy conservation and environmental protection, viewing the adoption of green buildings as an inevitable trajectory in the evolution of the construction sector. However, a challenge emerges during the progression of green building construction concerning betrayal within the supply chain. This paper employs a quantum game approach to tackle the issue of green building betrayal within a two-tier green building supply chain comprising developers and contractors. Initially, a non-zero-sum classical game model is formulated based on the green-building construction process between developers and contractors Subsequently, the classical strategy space is extended to the quantum strategy space.

The findings indicate that in classical games, and without considering quantum entanglement, even if both parties adopt comprehensive strategies, the party exerting complete effort still faces the risk of betrayal. Conversely, in scenarios of maximum quantum entanglement, the loss incurred by the party not exerting complete effort does not affect the party making a complete effort. Consequently, when accounting for quantum entanglement, both parties tend to opt for complete effort. Lastly, an entanglement treaty is proposed to constrain the strategic choices of both parties and ensure that neither has an incentive to betray. The findings of this study provide good suggestions for green building project managers to improve the effort degree of the developer and general construction contractor in green buildings to promote the development of green buildings.

9. Can IMERG QPE product capture the heavy rain on urban flood scale?

Science of The Total Environment, Volume 933, 10 July 2024, 173022

Abstract

Urban areas are increasingly vulnerable to sudden flooding disasters caused by intense rainfall and high imperviousness degree, resulting in great economic losses and human casualties. Interactions between rainfall data and urban catchment characteristics highlight the urgent need of accurate and effective precipitation data to apply in reliable hydrological simulations. However, it remains a challenge to obtain accurate rainfall datasets on such small scales in urban areas. As satellite remote sensing is the only method that can achieve global observation, it is important to evaluate satellite precipitation products in their ability to accurately capture intense precipitation on urban flood scales.

This study evaluates the performance of the latest version 06B (V06B) Integrated Multi-satellitE Retrievals for Global Precipitation Measurement (IMERG) in North China Plain, with using the Radar-Gauge merged precipitation estimates as reference data. First, it could be concluded that IMERG fails to accurately estimate precipitation in the whole study area, having the problem of overestimating light precipitation and underestimating heavy precipitation. Second, results show that IMERG has poor ability to capture heavy precipitation on small scales, with the percentage of Hit nearly 0 and the percentage of Miss higher than 40 % for all the precipitation cases. Third, with the expansion of heavy precipitation centers’ coverage, the problem of IMERG not to detect heavy precipitation gets mitigated, with the percentage of Miss decreasing by 14 % (19 %). However, the ability to capture both spatial location and precipitation intensity is still not good, the percentage of Hit ranging from 0.05 % to 7 %, without obvious improvement. When IMERG is able to capture the center of strong precipitation, it also tends to overestimate the weak precipitation around the center of strong precipitation. Results of this study provide an improved understanding of how well the V06B IMERG products capture the heavy precipitation center at small scales in urban areas, which will be useful for both developers and users of IMERG.

10. Digitalization to achieve greener healthcare supply chain

Journal of Cleaner Production, Volume 463, 15 July 2024, 142802

Abstract

The push for digital transformation in the healthcare sector offers promising potential for reducing waste, enhancing resource utilization, and significantly diminishing the carbon footprint of healthcare operations. However, a pivotal challenge that emerges in the quest for a greener healthcare supply chain is interoperability. Through a qualitative methodology, this study delved into the interoperability challenges within Singapore’s public healthcare supply chain by conducting in-depth interviews with key stakeholders. The analysis revealed four primary interoperability challenges: technological, data-centric, social, and stakeholder-related obstacles.

These challenges span both social and technical aspects, aligning with a socio-technical system perspective. In response, this research proposes a conceptual framework for a digital-enabled, green public healthcare supply chain. The framework comprises four interrelated components to tackle the interoperability challenges: adopting an ecosystem perspective, fostering resilience orientation for the healthcare supply chain, recognizing the pivotal role of technology as a driver and enabler, and implementing necessary management changes and support. The findings of this study are poised to make a substantial contribution to integrating healthcare operations with broader sustainability objectives, advancing towards the goal of net-zero emissions.

11. Spatial distribution and assembly processes of bacterial communities in riverine and coastal ecosystems of a rapidly urbanizing megacity in China

Science of The Total Environment, Volume 934, 15 July 2024, 173298

Abstract

Rapid urbanization has precipitated significant anthropogenic pollution (nutrients and pathogens) in urban rivers and their receiving systems, which consequentially disrupted the compositions and assembly of bacterial community within these ecosystems. However, there remains scarce information regarding the composition and assembly of both planktonic and benthic bacterial communities as well as pathogen distribution in such environments. In this study, full-length 16S rRNA gene sequencing was conducted to investigate the bacterial community composition, interactions, and assembly processes as well as the distribution of potential pathogens along a riverine-coastal continuum in Shenzhen megacity, China. The results indicated that both riverine and coastal bacterial communities were predominantly composed of Gammaproteobacteria (24.8 ± 12.6 %), Alphaproteobacteria (16.1 ± 9.8 %), and Bacteroidota (14.3 ± 8.6 %), while sedimentary bacterial communities exhibited significantly higher diversity compared to their planktonic counterparts. Bacterial community patterns exhibited significant divergences across different habitats, and a significant distance-decay relationship of bacterial community similarity was particularly observed within the urban river ecosystem.

Moreover, the urban river ecosystem displayed a more complex bacterial co-occurrence network than the coastal ecosystem, and a low ratio of negative:positive cohesion suggested the inherent instability of these networks. Homogeneous selection and dispersal limitation emerged as the predominant influences on planktonic and sedimentary bacterial communities, respectively. Pathogenic genera such as Vibrio, Bacteroides, and Acinetobacter, known for their roles in foodborne diseases or wound infection, were also identified. Collectively, these findings provided critical insights into bacterial community dynamics and their implications for ecosystem management and pathogen risk control in riverine and coastal environments impacted by rapid urbanization.

12. Nature-based solutions for fast-growing city regions: A new spatial equilibrium model for complementary urban green space planning

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142671

Abstract

Urban green spaces assume a pivotal role in city-level nature-based solutions for sustainable development. Parks, street greening, and community greens play a significant role in regulating the urban microenvironment, enhancing subjective well-being, and increasing regional attractiveness. Additionally, urban greenbelts have the capacity to control urban sprawl, thereby influencing housing prices and population distribution. However, the exisiting urban models have typically addressed greenbelts and other green spaces in isolation, resulting in fragmented planning strategies. This study aims to establish a novel spatial equilibrium model that accurately assesses the socio-economic effects resulting from the combined impact of various urban green spaces. This model encompasses green infrastructure components and carefully balances their appeal against the consequent rise in housing costs. The proposed model can elucidate the latent synergistic interactions among multiple urban green policies, which enables urban policymakers to access the multifaceted impacts of greening policy combinations. and suggests that combining different urban greening policies can mitigate the negative effects of a single policy type, such as population redistribution.

A case study based on empirical data from Shanghai, China, has been employed to identify the additional value associated with diverse urban green spaces. The scenario analysis suggests that combining different urban greening policies can alleviate the negative impacts of urban population relocation. These findings furnish urban planners and policymakers with novel insights to develop the distribution strategy of urban green spaces via judicious policy integration. Consequently, the proposed model furnishes a novel academic standpoint on the role of urban green spaces within the context of nature-based solution for sustainable development of metropolitan conglomerates and nascent urban agglomerations amidst the evolving post-COVID-19 environment.

13. Characteristics of bioaerosol emissions from a municipal wastewater treatment plant: Health risk assessment and microbial composition

Science of The Total Environment, Volume 934, 15 July 2024, 173096

Abstract

Bioaerosols released from municipal wastewater treatment plants (MWWTPs) contain pathogenic microorganisms, if dispersed into the atmosphere, which pose potential health risks to humans. In this study, the concentrations and size distribution of bioaerosol, factors on the bioaerosol emission, exposure risk, and microbial composition in different treatment units of a MWWTP were investigated. The results showed that bioaerosol was released to different degrees in each treatment unit, with the concentrations of bioaerosol varied widely, ranging from 978 to 3710 CFU/m3. FG and PST were primary bioaerosol emission sources in MWWTP. COD concentration, wind speed (WS) and relative humidity (RH) significantly influenced bioaerosol concentrations. The proportion of inhalable particles (< 4.7 μm) ranged from 51.35 % to 83.33 %, and bioaerosol emitted from WWTP caused a non-carcinogenic risk to children by the exposure risk assessment (HI > 1), which need to be paid more attention. Bacterial, fungal and actinomycete aerosols were detected in each treatment unit of MWWTP. Among these bioaerosols, bacterial aerosol was dominant. Importantly, several pathogenic bacteria including Sphingobium, Brevundimonas, Romboutsia, Arcobacter, Acinetobacter, and Mycobacterium were identified within the airborne bacteria population, most of which originated from wastewater or sludge, particularly in the ambient air of AeT. Pathogenic bacteria from MWWTP should be studied further to determine their long-term behavior and possible health risks.

14. Nonlinear mechanisms of CO2 emissions in growing and shrinking cities: An empirical study on integrated effects of aging and industrial structure in Japan

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142665

Abstract

For the first time, this research aims to reveal how population age changes the nexus of industrial structure upgrading-carbon emissions under urban growth and shrinkage using a panel threshold model. Population aging, industrial structure upgrading, and CO2 emission mitigation represent three main challenges for urban development globally. However, only a few studies have integrated these challenges under the same framework, especially in the context of differentiated urban development patterns. Taking Japan as an example, urban development patterns are classified into four types using urban population and population density data from 2010 to 2020, including growth type, potential shrinking type, smart shrinking type, and continuous shrinking type. Each type’s CO2 emission patterns regarding energy consumption are then examined. After controlling for several socioeconomic and urban land scale variables, population aging and industry structure were used as the threshold variable and the key explanatory variable in the panel threshold model, respectively.

The results showed that growing cities have lower carbon emissions than any of the shrinking cities in terms of CO2 emissions per capita. A single-threshold effect of population aging was detected that changes the nexus of industrial structure upgrading-CO2 emissions in potentially shrinking cities and continuously shrinking cities, while no such nonlinear effect was detected in the growing group. The mitigating effect of industrial structure upgrading on CO2 emissions per capita increases as the aging level crosses 23.71% in potentially shrinking cities. In contrast, the promoting effect of industrial structure upgrading on CO2 emissions per capita weakens as the aging level crosses 20.27% in continuously shrinking cities. This study implies a nonlinear mechanism of CO2 emissions considering the integrated effects of aging and industrial structure, contributing to developing a rational and efficient emission reduction strategy considering differentiated urban development patterns.

15. Urban air PCDD/Fs: Atmospheric concentrations, temporal changes, gas/particle partitioning, possible sources and cancer risks

Science of The Total Environment, Volume 934, 15 July 2024, 173231

Abstract

Polychlorinated dibenzo-p-dioxins/furans (PCDD/Fs) are pollutants of concern due to their toxic effects. No active sampling study on PCDD/Fs has been conducted in Bursa. This study aimed to fill this gap by measuring PCDD/F levels in the region. Accordingly, the samples were collected from an urban area in Bursa, covering four seasons between June 2022 and April 2023. The total (gas+particulate) ambient air concentrations were between 312.23 and 829.80 fg/m3 (mean: 555.05 ± 173.62 fg/m3). In terms of toxic equivalents (TEQ), the average concentration was 43.29 ± 9.18 fg WHOTEQ/m3. Based on the concentration values obtained, cancer and non-carcinogenic risk values of PCDD/Fs were calculated for three different age groups. The results indicated negligible health risks for all age groups. In addition, a seasonal assessment was also made and it was observed that PCDD/F concentration values varied with the ambient air temperatures. In general, higher values were measured in colder months compared to warmer months.

This was probably due to the additional sources and adverse meteorological conditions. Moreover, the gas/particle partitioning of PCDD/Fs was investigated in detail. The average gas and particulate phase concentrations for PCDD/Fs were 101.81 ± 20.77 and 453.24 ± 172.50, respectively. It was found that an equilibrium state was not reached in the gas/particle partitioning. Two different gas/particle partition models based on adsorption and absorption mechanisms were compared, and the absorption model gave more consistent predictions. The Principal Component Analysis (PCA) was employed to identify the possible PCDD/F sources. The results indicated that the region was influenced by vehicle emissions, residential heating, organized industrial zones and metal recycling facilities. In addition, 72-hour backward air mass trajectory analyses were performed to understand the long-range transported air masses. However, it was found that the transported air masses did not significantly affect the concentration values measured in the sampling site.

16. Assessment of rare earth elements variations in five water systems in Beijing: Distribution, geochemical features, and fractionation patterns

Environmental Research, Volume 252, Part 2, 1 July 2024, 118842

Abstract

This study investigates the distribution of rare earth elements (REEs) within the Beijing water system, specifically examining the Yongding, Chaobai, Beiyun, Jiyun, and Daqing rivers. Results indicate that the Beiyun River exhibits the highest REE concentrations, ranging from 35.95 to 59.78 μg/mL, while the Daqing River shows the lowest concentrations, ranging from 15.79 to 17.48 μg/mL. LREEs (La to Nd) predominate with a total concentration of 23.501 μg/mL, leading to a notable LREE/HREE ratio of 7.901. Positive Ce anomalies (0.70–1.11) and strong positive Eu anomalies (1.38–2.49) were observed. The study suggests that the Beijing water system’s REEs may originate from geological and anthropogenic sources, such as mining and industrial activities in neighboring regions, including Inner Mongolia. These findings underscore the importance of ongoing monitoring and effective water management strategies to address REE-related environmental concerns.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Effects of non-subsidized industrial policies on embedding position of power lithium-ion battery manufacturers in global value chain: Firm level evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 461, 5 July 2024, 142681

Abstract

Given the phase-out of subsidies, the Chinese government has issued a series of non-subsidized industrial policies to support the development of the power Lithium-ion Battery (PLiB) industry, recognized as pivotal for achieving carbon neutrality in the transportation department. However, existing literature provides limited evidence on the contribution of non-subsidized industrial policies, particularly to the PLiB industry. To bridge this gap, using data of 31 PLiB listed firms and 279 relevant non-subsidized industrial policies, this paper analyzes the effects of non-subsidized industrial policies on the global value chain (GVC) embedding position.

The results reveal that non-subsidized industrial policies significantly raise the GVC embedding position of Chinese PLiB firms, and the positive effects are prone to increase over the research period. Further investigation shows that there is heterogeneity among PLiB firms, with the raising effects on the GVC embedding position being more significant in eastern and middle PLiB firms, private PLiB firms and midstream PLiB firms. The mechanism verification shows that non-subsidized industrial policies raise GVC embedding position of PLiB firms through technological innovation effect and scale economy effect, while competitiveness effect does not give full play. These findings provide important recommendations for better design of the industrial policies to improve the international competitiveness of PLiB industry and other strategic emerging industries.

2. Investigation of arsenic contamination in soil and plants along the river of Xinzhou abandoned gold mine in Qingyuan, China

Chemosphere, Volume 359, July 2024, 142350

Abstract

The exploitation of mineral resources is very important for economic development, but disorderly exploitation poses a serious threat to the ecological environment. However, investigations on the advantages of plant species and environmental pollution in polluted mining areas are limited. Thus, a survey was conducted to evaluate the impacts of abandoned mines on the surrounding ecological environment along rivers in polluted areas and to determine the Arsenic (As) pollution status in soil and plants. The results showed that the soil and vegetation along the river in the survey area were seriously polluted by As. The total As content of the 15 samples was significantly greater than the national soil background value (GB 15618-2018), and degree of pollution was nonlinearly related to the distance from the mine source, R2 = 0.9844. B. bipinnata, P. vittata and B. nivea were predominant with degrees of dominance of 0.01–0.33, 0.05–0.11, and 0.06–0.14 respectively. The As enrichment capacities of Juncus and P. vittata were significantly greater than those of the other plants, while the bioaccumulation factors (BCFs) were 21.81 and 7.04, respectively.

3. The valorisation of steel mill off-gas via chain elongation into higher value-added products: A prospective life cycle assessment

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142688

Abstract

Nowadays, one of the greatest challenges for the steel industry is decarbonisation to decrease its pressure on the environment. For this purpose, deploying carbon capture and utilisation technologies such as syngas fermentation can be instrumental, as they allow carbon in steel mill off-gas to be converted into ethanol. However, as ethanol is of relative low value, technologies that can upgrade it towards higher-value chemicals are becoming attractive. One such a technology is chain elongation, as it can convert ethanol effluents from syngas fermentation into caproic acid, which can subsequently be used as a feedstock to produce chemicals such as plasticisers. As information regarding the environmental sustainability of chain elongation is limited, in this study, a prospective environmental hotspot analysis on chain elongation was performed, assessing climate change and resource footprint indicators, from a Life Cycle Assessment perspective, based on a theoretical scale-up. In addition, climate change impacts of a novel basic oxygen furnace gas (BOFG) to plasticiser value chain integrating the theoretically scaled-up chain elongation technology (PLAST) were assessed and compared with two other valorisation routes, considering a US and a European scenario: BOFG incineration with electricity production (ELEC) and syngas fermentation for the production of ethanol for use as a fuel (ETOH).

The hotspot analysis showed that electricity and chemicals consumption, mainly K-acetate, were the largest contributors to both the climate change and resource consumption footprint. For the US scenario, the novel PLAST route showed similar climate change impacts to the ETOH route, while the impacts were 15% higher than those of the ELEC pathway. In the European scenario, with a greener electricity mix, the PLAST route showed similar impacts compared to both the ELEC and ETOH routes. Although uncertainties lie within the results, this study highlights the potential of chain elongation as a part of an alternative carbon capture and utilisation pathway for the steel industry. For this however, further technological advances are required, such as changes in process configurations and increases in caproic acid productivity, which should be the focus of future research.

4. A novel hybrid risk assessment approach under fuzzy environment in steel industry

Engineering Applications of Artificial Intelligence, Volume 133, Part F, July 2024, 108655

Abstract

This research aims to emphasize the importance of risk assessment in industries, with a special focus on the steel industry, which is known for its risky nature. This research introduces a practical and novel approach to hybrid fuzzy risk assessment to identify, analyze, and reduce potential risks. This research considers the vague feelings and experts’ diagnoses more accurately by using the Failure Mode and Effects Analysis (FMEA) method in a fuzzy environment. The proposed approach involves implementing FMEA to assess risks in a fuzzy environment, followed by proposing corrective actions to mitigate the identified risks. The Root Causes of Risk (RRC) correspond to the detection factor, and Monitoring Operation and Control and Risk Reduction Actions (MOCRRA) are provided to increase the detection factor.

The effectiveness of the proposed corrective actions is evaluated using the new fuzzy number ranking method based on the Average of Fuzzy Risk Priority Numbers (AFRPNs) and Average of Modified FRPNs (AMFRPNs). In addition, this research introduces the Hierarchy of Controls Model for Hazards in Steel Industry (HCMHSI), which is an applicable model in the steel industry, and presents the results of incident risk analysis. The results of the research show that the greatest risk is related to, “cutting and crushing fingers between rollers” (RID G) followed by “breaking nails under vertical moving wheels” (RID E). And it is “fall”. in contact with molten materials” (RID P). The findings indicate a 28% reduction in the risks of accidents identified in the case study.

5. Environmental impact assessment and remediation decision-making of a contaminated megasite: Combining LCA and IO-LCA

Journal of Cleaner Production, Volume 462, 10 July 2024, 142586

Abstract

Environmental impact assessment is crucial for the green and sustainable development of contaminated sites. Although life cycle assessment (LCA) is a widely used quantitative approach for environmental impact assessment, its application in the context of megasite remediation is relatively limited and does not consider impacts on the entire industry chain. In this study, the LCA method and actual engineering data were used to carry out a detailed environmental impact assessment and decision-making on two remediation alternatives for a contaminated megasite in China. Subsequently, employing the input-output LCA (IO-LCA) method with Chinese local data and cost breakdown, a further environmental impact assessment of the selected alternative was performed.

The findings revealed that Alt 1, which combined multiple remediation technologies, achieved a superior overall environmental impact score of 6.94 MPt compared to Alt 2, primarily based on landfill (score of 7.89 MPt). Despite the considerable uncertainty in the LCA results, Alt 1 had a 98.1% probability of outperforming Alt 2. In terms of the entire economic chain, the selected Alt 1 was estimated to emit 1.06 × 1010 kg CO2-eq, 6.06 × 106 kg of PM, 4.8 × 106 kg of NOx, 3.49 × 106 kg of SOx, 5.06 × 105 kg of COD, and 3.29 × 104 kg of NH3-N. The IO-LCA results indicated that LCA may substantially underestimated the environmental footprint of contaminated megasites remediation. This study provided valuable insight into the environmental assessment of contaminated megasites remediation and the selection and optimization of alternatives from a green and sustainable perspective.

6. Assessment of sulfonamide contamination in aquatic environments: A first report for Argentina and environmental risk assessment

Science of The Total Environment, Volume 934, 15 July 2024, 173139

Abstract

The global surge in pharmaceutical consumption, driven by increasing population and the demand for animal proteins, leads to the discharge of diverse pollutants, including antibiotic residues, into water bodies. Sulfonamides, being water-soluble compounds, can readily enter surface run-off, posing potential risks to non-target species despite their low environmental concentrations. Latin America has implemented intensive production systems highly dependent on antimicrobials for productivity and animal health, yet there is a paucity of information regarding their concentration in the region. The objective of this study was to evaluate the presence of sulfonamides in water and sediment samples and assess their potential ecological risks through an environmental risk assessment. The Río de la Plata basin collects the waters of the Paraguay, Paraná, and Uruguay rivers, together with their tributaries and various wetlands, passing through the provinces in Argentina known for their significant animal husbandry production.

Two sampling campaigns were carried out for sediment, while only one campaign was conducted for surface waters. The samples were analyzed by high performance liquid chromatography tandem mass-spectrometry (HPLC-MS/MS). None of the examined sulfonamide antibiotics were detected in the sediment samples from both sampling campaigns. In contrast, sulfadiazine (95 %), sulfamethoxazole (91 %), and sulfathiazole (73 %) were detected in the water samples. Sulfadiazine was found in the concentration range of 8 to 128 ng/L, while sulfamethoxazole and sulfathiazole were observed at concentrations ranging from 3.0 to 32.5 ng/L and 2.9 to 8.1 ng/L, respectively. Based on the environmental risk assessment conducted using the sulfonamide concentrations, most samples indicated a medium risk for aquatic biota, with only one sample surpassing the high-risk threshold. This study represents the first report presenting data on the presence of sulfonamide antibiotics in the aquatic environment of Argentina.

7. The improvement of the social credit environment and corporate ESG performance – evidence from the “construction of china’s social credit system”

Finance Research Letters, Volume 65, July 2024, 105565

Abstract

This article explores the influence of the social credit environment on corporate ESG performance in China. By analyzing the impact of China’s initiative to build pilot cities for the social credit system, the study introduces a unique approach to assessing corporate sustainability. Findings indicate a positive relationship between an enhanced social credit environment and superior corporate ESG performance. This relationship is notably stronger among NSOEs and in limited marketization regions, highlighting the significant role of the social credit system in fostering corporate sustainability practices. The study’s insights contribute to the discourse on the interplay between societal factors and corporate governance.

8. Test of a moderated serial mediation model of management commitment to the ecological environment

International Journal of Hospitality Management, Volume 120, July 2024, 103785

Abstract

The purpose of our paper is to assess the interrelationships of management commitment to the ecological environment (MCEE), harmonious environmental passion (HEP), task-related and proactive pro-environmental behaviors (PEB), and qualitative job insecurity (QJIS) in a moderated serial mediation model. Data gathered from hotel customer-contact employees were utilized to gauge the aforementioned links. The results from the partial least squares structural equation modeling suggest that HEP and task-related PEB mediate the linkage between MCEE and proactive PEB in a sequential manner. The results further suggest that QJIS mitigates the influence of MCEE on HEP. More importantly, QJIS reduces the indirect positive impact of MCEE on proactive PEB through HEP and task-related PEB such that the indirect positive impact is lower among hotel employees with high QJIS than among hotel employees with low QJIS. Theoretical and practical implications are discussed.

9. Influence of impurity content on corrosion behavior of Al-Zn-Mg-Cu alloys in a tropical marine atmospheric environment

Corrosion Science, Available online 24 July 2024, 112319

Abstract

The influence of impurity content on the corrosion behavior of Al-Zn-Mg-Cu alloys in a tropical marine atmospheric environment was systematically investigated. Combined with experimental measurements and theoretical calculations, it has been elaborated that the Volta potential difference is the main reason for the localized corrosion. The composition-property correlation has been established between the impurity contents, the type, size, and quantity of precipitates, and the corrosion behavior. The effects of impurity contents on the volume fraction of precipitates and corrosion parameters such as corrosion rate and average pit depth have been quantified, offering quantitative guidance to develop novel Al-Zn-Mg-Cu alloys.

10. Connection patterns and resilience simulation of innovation network in the context of technology transfer: A case study of strategic emerging industries in the Guangdong-Hong Kong-Macao Greater Bay Area

Sustainable Cities and Society, Volume 106, 1 July 2024, 105396

Abstract

Technology transfer is crucial for the flow and reconfiguration of regional innovation elements. Besides, leveraging network methodologies effectively uncovers regional knowledge exchange and transfer patterns. Combining the “Buzz-Gatekeeper-Pipeline” model, this study introduces a comprehensive analytical framework that utilizes a patent transfer database to characterize innovation network types, identify connection patterns, and enable resilience loss simulation, elucidating regional technology transfer types and connection patterns from a network perspective, delineating the evolution and potential causes of network structural resilience loss, and finally establishing a list of differentiated and hierarchical innovation network management strategies.

Focusing on the Guangdong-Hong Kong-Macao Greater Bay Area, this empirical study reveals the following: 1) Technology transfer primarily occurs between different enterprises. However, on average, knowledge products from colleges/universities and research institutions boast relatively high technical contribution efficiency to enterprises. 2) The innovation network is driven by the “Technological Gatekeeper” as the main connector. Four types of innovation communities—isolated, insider, seeker, and networked—are formed based on different combinations of “Community Buzz” and “Regional Pipeline”. 3) A significant positive correlation exists between innovation network connection patterns and network structural resilience. The impact of different types of “Regional Pipelines” on network structural resilience varies significantly.

11. Greenhouse gas Emissions Deployment (GED): A novel Lean method for mitigating greenhouse gas emissions in industrial environment

Sustainable Production and Consumption, Volume 48, July 2024, Pages 29-45

Abstract

This paper presents a novel methodology specifically developed for measuring and reducing Greenhouse gas (GHG) emissions in production systems and logistics, named Greenhouse gas Emissions Deployment (GED). Thanks to its step-by-step procedure, it enables industries to systematically identify GHG emissions caused by organizational losses, ineffective usage losses, and design losses that need to be tracked and removed in order to operate in the most efficient and environmentally sustainable way. By customizing the Manufacturing Cost Deployment structured use of matrices, GED can detect losses, evaluate cause-effect relations, and support improvement prioritization. First, the losses affecting emissions are identified and their relationship is analysed to identify the underlying causes. Each causal loss is then evaluated according to the total amount of emissions it generates, which are also converted into appropriate economic terms. Finally, to select the correct improvement actions, a cost/benefit analysis is performed based on technical and economic factors that include both cash flows and the marketing impact on the end customer due to the commitment to sustainability. The proposed approach was applied to a major company operating in the plywood production sector in order to demonstrate its validity and effectiveness in production systems.

12. Asbestos Surveillance Program Aachen (ASPA): Cancer mortality among asbestos exposed power industry workers

Lung Cancer, Available online 25 July 2024, 107899

Abstract

Background

The time between initial asbestos exposure and asbestos-related disease can span several decades. The Asbestos Surveillance Program aims to detect early asbestos-related diseases in a cohort of 8,565 power industry workers formerly exposed to asbestos.

Research questions

How does asbestos exposure patterns affect cancer mortality and the duration of latency until death?

Methods

A mortality follow-up was conducted with available vital status for 8,476 participants (99%) and available death certificates for 89.9% of deceased participants. Standardised mortality ratios (SMR) were calculated for asbestos-related cancers. The SMR of mesothelioma and lung cancer were stratified by exposure duration, cumulative asbestos exposure and smoking. The effect of age at first exposure, cumulative asbestos exposure and smoking on the duration of latency until death was examined using multiple linear regression analysis.

Results

The mortality risk of mesothelioma (n = 104) increased with cumulative asbestos exposure but not with exposure duration; the highest mortality (SMR: 23.20; 95 % CI: 17.62–29.99) was observed in participants who performed activities with short extremely high exposures (steam turbine revisions). Lung cancer mortality (n = 215) was not increased (SMR: 1.03; 95 % CI: 0.89–1.17). Median latency until death was 46 (15–63) years for mesothelioma and 44 (15–70) years for lung cancer and deaths occurred between age 64 and 82 years. Latency until death was not influenced by age at first exposure, cumulative exposure, or smoking.

Conclusion

Cumulative dose seems to be more appropriate than exposure duration for estimating the risk of mesothelioma death. Additionally, exposure with high cumulative doses in short time should be considered. Since only lung cancer mortality, not incidence, was recorded in this study, lung cancer risk associated with asbestos exposure could not be assessed and the lung cancer mortality was lower as expected probably due to screening effects and improved treatments. The critical time window of death from asbestos-related cancer is between the seventh and ninth decade of life. Future studies should further explore the concept of latency especially since large ranges are reported throughout the literature.

13. How does optimizing the business environment affect the capital flows between northern and southern China? From the perspective of enterprises’ location choice for out-of-town investment

International Review of Financial Analysis, Volume 94, July 2024, 103295

Abstract

Studying the impact of the business environment on capital flows between northern and southern China is vital for enhancing economic growth and reducing regional economic disparities; however, the micromechanisms of how the business environment affects the capital flows between the north and south have not been adequately explained. This paper attempts to explore the mechanism of how the business environment influences capital flows from a micro perspective, namely, the location choice of enterprises for out-of-town investments, through the analytical framework of business cost theory. By constructing provincial panel data using the business environment and listed companies’ out-of-town investment data, the study finds that (1) optimizing the business environment in the target investment location significantly promotes cross-regional capital flow, especially among nonstate-owned and mature enterprises. (2) Asymmetry exists in the promoting effect of the business environment on capital flows between the north and south, with capital flowing more into the southern regions due to differences in the business environment of the investment destinations. (3) Reducing market and institutional transaction costs is how the business environment leads capital to flow into the northern and southern regions, respectively. Therefore, from the perspective of enterprises’ location choice for out-of-town investment, this paper confirms the existence of a “siphon effect” in optimizing the business environment, providing an important micropathway to address the unbalanced and insufficient development between the northern and southern regions of China.

14. Multivariate optimization of organic matter and color removal from textile dyeing industry wastewater by ultraviolet-activated oxidants

Journal of Photochemistry and Photobiology A: Chemistry, Volume 452, 1 July 2024, 115572

Abstract

This study investigated the efficiency of ultraviolet (UV) activation of the oxidants that are used in advanced oxidation processes in textile dyeing industry wastewater treatment with high concentrations of refractory organic matter and strong color. The effect of peroxymonosulfate (PMS), peroxydisulfate (PS), hydrogen peroxide (HP), percarbonate (PC), and chlorine as oxidants in UV-based processes was first evaluated. The two processes with the greatest removal efficiency were determined as UV/PS and UV/PMS. Then the operating parameters for UV/PS and UV/PMS were optimized by the Box-Behnken Design (BBD). Process parameters for both processes were oxidant dosage, initial pH, and reaction time whereas system responses were chemical oxygen demand (COD), UV254, and color removal efficiency. Under optimum conditions in the UV/PS process (pH 5.54, PS dosage 24.4 mM, and reaction time 117 min), COD, UV254, and color removal efficiency were 83.21 %, 92.14 %, and 93.87 %, respectively. Under optimum conditions in the UV/PMS process (pH 5.83, PMS dosage 23.1 mM, and reaction time 120 min), COD, UV254, and color removal efficiency were 66.89 %, 78.45 %, and 96.89 %, respectively. The R2 of all the models that applied for the system responses of both processes was nearly one and the adj R2 values were very near to the R2 values. These findings showed that the BBD is efficient, suitable, and significant in modeling the removal of pollutants in textile dyeing industry wastewater by UV/PS and UV/PMS processes. Electrical Energy per Order (EE/O) calculations for UV/PS and UV/PMS processes were 101 and 167 kWh/m3 for optimum conditions, respectively. The results showed that both UV/PS and UV/PMS processes are effective; however, the UV/PS process is more economical and effective concerning pollutant removal efficiency and EE/O calculations.

15. Optimizing sustainable multimodal distribution networks in the context of carbon pricing, with a case study in the Thai sugar industry

Energy, Volume 298, 1 July 2024, 131273

Abstract

Transportation is a major cause of energy consumption and emissions which can be reduced by optimizing routings and using alternative modes of transport. This paper relates to the strategic design of multimodal transportation networks. It presents a general model of green vehicle routing problems that supports strategic decision-making by identifying optimal solutions and provides data on costs and emissions. Three general linear programming models were developed that optimize multimodal distribution networks that could be applied in many industries. Model I evaluates carbon emissions; model II assesses carbon emissions and capacity constraints; and model III establishes total costs including transportation, handling, storage, fuel and carbon costs.

Thailand is the third largest world sugar exporter in the world and is piloting carbon pricing, which will affect energy intensive industries, including the sugar industry. The models are applied using data obtained from a collaborating company. The research contributed to practice by informing managerial decisions relating to the export of sugar from the factory. This included evaluating the possible use of a dry port with rail connections, which could reduce transportation and carbon costs by 54.3 % and facilitate the building of another factory to increase exports.

16. Investigating dual-functional Al-doped stannic oxide nanorods towards photodegradation of real industry wastes and dye-sensitized solar cell application: An experimental and theoretical interpretation

Sustainable Materials and Technologies, Volume 40, July 2024, e00948

Abstract

In this work, we demonstrate a uniquely designed Tin (IV) Oxide (SnO2)-based nanomaterials for energy and environmental applications. Here, the Al-doped SnO2 nanorods (NR) at various concentrations ranging from 3 wt% to 9 wt% carried out following facile co-precipitation technique which induced synergic structural, optical and electrical properties in resulting products. Further, the Al-incorporation induced considerable changes to the structural, optical, and electrical characteristics turning SnO2 nanorods to Al-SnO2 nanocubes (NCs). Resulting changes from nanorod to nanocubes were closely monitored using various characterization techniques, which were then effectively utilized for photocatalytic degradation of important textile industry dyes, encompassing both cationic (MB, CV) and anionic (EBT) types. Optimal Al-doped SnO2 NC (6 wt%) demonstrated significant degradation efficiencies for organic pollutant and textile industry effluents under direct sunlight exposure.

On the other hand, combination of optical and electrical properties was utilized in dye-sensitive solar cells (DSSCs) to achieve noteworthy efficiency of 6.33%, surpassing that of previous reported SnO2-based nanostructures. These exceptional performance nanomaterials can be attributed to the optimized morphology of the nanocubes and the reduction of the band gap from 3.24 eV to 2.75 eV facilitated by the introduction of aluminum dopant. Furthermore, synergic combination has also improved visible light excitation, substantially decreased resistance to charge carrier transfer phenomenon, improved the charge carrier concentration, as well as considerably decreased the electron/hole recombination rate. Therefore, presence of Al in SnO2 nanostructure has considerably improved the opto-electrical properties that were interpreted following theoretical studies. Therefore, study gives simple nanomaterials having both the photodegradation and dye-sensitive solar cell (DSSC) performance of the SnO2 nanostructure, as a cost-effective energy conversion and water pollution remediation tool for the near future.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Mưa lũ, sạt lở đất nhiều nơi ở châu Á

Cơ quan quản lý thiên tai và Cơ quan tìm kiếm, cứu hộ tỉnh Bắc Maluku, phía Đông Indonesia, cho biết ít nhất 7 người thiệt mạng, 2 người bị thương và một số người khác có khả năng mất tích sau khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tỉnh này vào sáng 25-8.

Ngoài những nạn nhân kể trên, nhiều người dân ở tỉnh Bắc Maluku cũng đang bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và sạt lở đất. Quân đội, cảnh sát, các nhân viên cứu hộ địa phương đang khẩn trương tham gia công tác cứu hộ.

Trong khi đó, cùng ngày, Trung tâm cảnh báo thảm họa quốc gia Thái Lan cảnh báo người dân ở miền Bắc, Đông Bắc và Nam nước này cần chuẩn bị ứng phó với lũ quét, ngập lụt và lở đất.

Theo dự báo của Cục Khí tượng, mưa lớn sẽ tiếp tục tại nhiều khu vực ở Thái Lan cho đến ngày 30-8. Mưa lớn đã gây ra một vụ lở đất tại khu vực đường hầm thuộc tuyến đường sắt cao tốc Thái Lan – Trung Quốc đang được xây dựng ở tỉnh Nakhon Ratchasima, khiến 3 công nhân bị mắc kẹt.

Theo nhà chức trách Thái Lan, số người thiệt mạng trong vụ sạt lở đất ở tỉnh Phuket hôm 23-8 đã lên tới 13 người.

Cũng do mưa lớn, tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc có ít nhất 2 người thiệt mạng, nguồn cung cấp nước ở một số khu vực bị cắt.

Còn tại Nhật Bản, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo một cơn bão mạnh đang chuẩn bị đổ bộ vào miền Tây và miền Đông nước này, sớm nhất là vào ngày 28-8 và có khả năng gây gián đoạn các dịch vụ tàu cao tốc trên diện rộng.

Đỗ Cao – Báo SGGP

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.sggp.org.vn/mua-lu-sat-lo-dat-nhieu-noi-o-chau-a-post755677.html

Lâm Đồng: Một thôn ‘gánh’ 4 quy hoạch, người dân lao đao

Do vướng quy hoạch nên nhiều hộ dân có đất sản xuất cũng lao đao vì không thể chuyển đổi cây trồng dài ngày như sầu riêng, càphê mà chỉ được trồng những loại cây ngắn ngày, giá trị kinh tế thấp.

Chỉ một thôn của xã Lộc Châu (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) nhưng lại phải “gánh” đến 4 quy hoạch khác nhau. Tuy nhiên, hơn 10 năm nay, các dự án hầu như chưa được triển khai khiến hàng trăm hộ dân bức xúc.

Thôn Tân Bình (xã Lộc Châu) ở cách trung tâm thành phố Bảo Lộc chưa đầy 2km. Khu dân cư này nằm sát tuyến Quốc lộ 20 nhưng hơn 10 năm nay hầu như nhà của dân cư không phát triển được bởi “gánh” đến 4 quy hoạch khác nhau.

Đó là quy hoạch dự án Trường Đại học Tôn Đức Thắng, quy hoạch Khu dân cư Tân Bình, quy hoạch sinh thái núi Sa Pung và quy hoạch vành đai xanh đường tránh phía Nam thành phố Bảo Lộc.

Theo thống kê, thôn Tân Bình hiện có hơn 200 hộ dân sinh sống cùng nhiều diện tích đất sản xuất. Trục đường chính của thôn đấu nối với Quốc lộ 20 đang được nâng cấp mở rộng nhưng người dân trong thôn không mấy phấn khởi bởi “có được làm gì đâu mà vui.”

Ông Lôi Văn Lực (thôn Tân Bình, có nhà nằm trong quy hoạch Trường Đại học Tôn Đức Thắng) cho biết căn nhà cấp 4 rộng 60m2 của gia đình ông xây dựng hàng chục năm nay hiện đã xuống cấp trầm trọng nhưng không thể sửa chữa, xây nhà mới do vướng quy hoạch từ năm 2011.

“Diện tích đất của gia đình tôi tổng cộng 400m2, có 100m2 đất thổ cư nằm ngay mặt tiền đường lớn nhưng hiện tại cũng không thể làm gì được dù nhu cầu mở rộng nhà cửa rất cấp thiết khi con cái đã lớn,” ông Lực thông tin.

Tương tự, trường hợp hộ ông Cao Văn Tiến (cuối thôn Tân Bình, xã Lộc Châu) cũng vào thế tiến thoái lưỡng nan khi công trình nhà ở đang xây dựng thì vướng quy hoạch nên phải tạm dừng thi công.

Trước đây, cả gia đình 6 người ở căn nhà cấp 4 đã xuống cấp. Đến đầu năm 2023, ông dỡ bỏ nhà cũ để dựng nhà mới cho con ở nhưng vừa làm được một nửa, chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng vì ở trong vùng quy hoạch.

“Từ đó đến nay cả nhà tôi phải đi thuê nhà ở rất tốn kém trong khi kinh tế khó khăn, thu nhập không ổn định. Tôi mong Nhà nước nếu quy hoạch thì triển khai làm sớm còn không thì hủy bỏ để người dân sửa sang nhà cửa, ổn định cuộc sống,” ông Tiến kiến nghị.

Theo ông Nguyễn Mạnh Toàn (Trưởng thôn Tân Bình, xã Lộc Châu), hiện nay, cả 4 quy hoạch nêu trên hầu như bao trùm gần hết diện tích của thôn gây nhiều khó khăn, bất cập cho bà con.

Trong đó đặc biệt là nhu cầu tách thửa đất, xây dựng, sửa chữa nhà ở bởi nhiều hộ muốn mở rộng nhà hoặc cho con đất khi con cái đã lớn nhưng đều bế tắc.

Ngoài ra, do vướng quy hoạch nên nhiều hộ dân có đất sản xuất cũng lao đao vì không thể chuyển đổi cây trồng dài ngày như sầu riêng, càphê mà chỉ được trồng những loại cây ngắn ngày, giá trị kinh tế thấp.

“Bà con trong thôn đã nhiều lần kiến nghị, phản ánh qua tất cả các cuộc tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến nhân dân nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả,” ông Toàn cho hay.

Liên quan đến vụ việc, Ủy ban Nhân dân thành phố Bảo Lộc hiện đã giao Phòng Quản lý đô thị phối hợp cùng đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố tiếp thu, xử lý, giải quyết kiến nghị của người dân.

Trong đó, có kiến nghị nếu quy hoạch nào không thực hiện thì hủy bỏ, quy hoạch nào thực hiện đẩy nhanh bồi thường, hỗ trợ để người dân yên tâm sinh sống, làm ăn lâu dài.

Nguyễn Dũng/TTXVN/Vietnam+

Theo VietnamPlus

Ảnh: Do vướng quy hoạch, nhiều hộ dân thôn Tân Bình (xã Lộc Châu, Bảo Lộc,Lâm Đồng) không thể sửa chữa, xây dựng nhà cửa, ổn định cuộc sống trong nhiều năm qua. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/lam-dong-mot-thon-ganh-4-quy-hoach-nguoi-dan-lao-dao-post972411.vnp

Thi công 2,4km đường trái phép trên đất rừng dẫn vào trại lợn tại Lạng Sơn

Doanh nghiệp tự ý mua đất rừng, thi công trái phép 2,4km đường dẫn vào trại chăn nuôi lợn tại xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, Lạng Sơn, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Tự mua đất rừng để làm đường

Nhiều người dân xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, Lạng Sơn phản ánh, từ năm 2023 đến nay, Công ty CP Chăn nuôi Rutech đã tự ý mua đất trồng rừng của người dân, mở 2,4km đường dẫn từ đường liên xã vào trại lợn.

Do tuyến đường không nằm trong quy hoạch, không có thiết kế, thẩm định, thi công theo tiêu chuẩn nên tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Để làm rõ thông tin phản ánh trên, chúng tôi đã có dịp “mục sở thị” tuyến đường thi công trái phép trên.

Theo quan sát, tuyến đường mới được mở rộng khoảng 5m, dài khoảng 3km nối từ đường liên xã, đoạn qua các thôn Bình Ca và Bình An, xã Lâm Ca, nối thẳng vào trại chăn nuôi lợn.

Nhiều đoạn đường có dốc cao, vực sâu gần như dựng đứng khiến phương tiện lưu thông khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Mặc dù quá trình khảo sát, chúng tôi đã sử dụng xe bán tải, gầm cao nhưng nhiều thời điểm xe vẫn bị trượt bánh tụt lại giữa lưng chừng dốc.

Nhiều đoạn đường được mở với dốc cao, theo chiều gần như thẳng đứng, khuất tầm nhìn, tiềm ẩn nguy cơ TNGT.

Tuyến đường dài 2,4km, được thi công trái phép trên đất rừng để dẫn vào trại lợn tại huyện Đình Lập, Lạng Sơn.

Trong khi hằng ngày, nhiều phương tiện vẫn ra, vào vận chuyển thức ăn chăn nuôi phục vụ hoạt động của trang trại chăn nuôi lợn nên tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Đường không có trong quy hoạch

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Đức Khoa, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Rutech thừa nhận: Trước đây, tại khu vực này đã có một đường mòn dẫn vào khu vực đồi, rừng của người dân.

Do đường quá nhỏ, khó đi lại nên chúng tôi đã thỏa thuận, mua lại đất rừng của người dân địa phương để chặt cây, mở rộng đường thêm 4m.

Tổng chiều dài tuyến đường theo thỏa thuận mua bán là 2,4km, tổng diện tích đất rừng đã làm đường là gần 10 nghìn m2.

Khi mua đất và thi công mở rộng đường, chúng tôi đều báo cáo, xin phép UBND xã Lâm Ca và UBND huyện Đình Lập.

Cận cảnh trang trại chăn nuôi lợn tại xã Lâm Ca, Đình Lập, Lạng Sơn.

Tuy nhiên, lãnh đạo UBND xã Lâm Ca khẳng định: Tuyến đường trên chưa có trong quy hoạch của địa phương, Công ty CP Chăn nuôi Rutech tự ý thỏa thuận mua bán với người dân để mở đường mà không có thông báo gì với địa phương.

Đến nay, toàn bộ diện tích đất làm đường trên vẫn là đất rừng, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định.

Thông tin từ Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đình Lập cho thấy, đến nay Công ty CP Chăn nuôi Rutech vẫn chưa hoàn thiện thủ tục cấp phép thi công tuyến đường trên.

Không chỉ thi công trái phép, hiện tuyến đường này cũng chưa được cấp phép đấu nối vào đường liên xã do UBND huyện Đình Lập đang quản lý.

Nhìn từ trên cao, trại lợn nằm ngay cạnh sông Lục Nam, chỉ cách khu dân cư trung tâm xã Lâm Ca khoảng 1km.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND huyện Đình Lập khẳng định: UBND huyện Đình Lập sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, làm rõ để xử lý theo quy định.

Được biết, từ phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường của người dân, UBND huyện Đình Lập vừa thành lập các đoàn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp trên. Kết quả cho thấy, dự án trên chưa đủ điều kiện hoạt động vì chưa có giấy phép môi trường, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi nhưng Công ty CP Chăn nuôi Rutech vẫn lén lút, lợi dụng đêm tối để đưa 15 nghìn con lợn vào chăn nuôi.

Do đó, UBND huyện Đình Lập đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quyết định xử phạt Công ty CP Chăn nuôi Rutech số tiền từ 300-340 triệu đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định.

Từ thực tế trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh đã chỉ đạo: Giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Đình Lập và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với Công ty CP Chăn nuôi Rutech; kết quả báo cáo UBND tỉnh Lạng Sơn trước ngày 27/8 tới.

Hồng Dương – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Tuyến đường xuyên rừng được thi công trái phép vào trại chăn nuôi lợn tại Lạng Sơn.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/thi-cong-24km-duong-trai-phep-tren-dat-rung-dan-vao-trai-lon-tai-lang-son-192240823080716159.htm

Công ty Bình Minh Lâm Đồng nạo vét trái phép tại hồ thủy điện Đồng Nai 3

Vị trí nạo vét mà Công ty TNHH Bình Minh Lâm Đồng thực hiện nằm ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép tại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3.

UBND huyện Lâm Hà vừa đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt Công ty TNHH Bình Minh Lâm Đồng vì hoạt động sai nội dung quy định của giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện.

Trước đó, vào ngày 8/8/2024, UBND xã Tân Thanh tổ chức kiểm tra tại Tiểu khu 290, thôn Tân Hợp (thuộc xã Tân Thanh) phát hiện tàu sắt do Công ty TNHH Bình Minh Lâm Đồng đang quản lý đến lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 thực hiện nạo vét cát, sỏi lên tàu tại vị trí nạo vét có tọa độ trung tâm là X 526684 và Y 1300411.

Sau khi đối chiếu tọa độ khu vực được phép nạo vét theo Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Đồng Nai 3 (số 212/GP-BCT ngày 17/6/2020 do Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp cấp) và văn bản số 8462/UBND-GT ngày 19/10/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, thiết bị và kế hoạch nạo vét, kết hợp thu hồi cát, sạn, sỏi xây dựng tại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3, xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, thì vị trí nạo vét mà Công ty này thực hiện nằm ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép. Căn cứ các quy định của pháp luật, UBND huyện Lâm Hà đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 160 triệu đồng đối với hành vi trên.

Theo biên bản vi phạm hành chính do UBND xã Tân Thanh lập ngày 13/8/2024, ông Phạm Viết Bình, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh Lâm Đồng công nhận toàn bộ hành vi thuê tàu và thuê người để nạo vét hút cát, sỏi ngoài khu vực cho phép như UBND xã Tân Thanh làm việc là đúng. Ông này công nhận hành vi vi phạm nêu trên cũng là đúng và không yêu cầu giải trình. UBND xã Tân Thanh yêu cầu ông Bình là người đại diện tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

Liên quan đến đề xuất của UBND huyện Lâm Hà, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chuyển Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ quy định hiện hành và đề nghị của UBND huyện Lâm Hà tiến hành kiểm tra, báo cáo đề xuất UBND tỉnh trước ngày 30/8/2024.

Linh Đan – Báo Đầu Tư

Theo Đầu Tư

Ảnh: Hồ thủy điện Đồng Nai 3. Ảnh: N.L.V.N

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodautu.vn/cong-ty-binh-minh-lam-dong-nao-vet-trai-phep-tai-ho-thuy-dien-dong-nai-3-d223229.html