• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 79

Băn khoăn thu hồi đất sân bay Long Thành kéo dài đến năm 2024 gây chậm dự án tổng thể

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành dù chậm trễ, có thể kéo dài đến năm 2024 nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án chung…

Chiều 27/10, tiếp tục chương trình kỳ họp 6, Quốc hội thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53 của Quốc hội liên quan báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ CHẬM TRỄ

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc Chính phủ kiến nghị về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết. Tuy nhiên, một số ý kiến tỏ ra băn khoăn khi tờ trình của Chính phủ chưa phân tích kỹ nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của địa phương, của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện dự án.

Thảo luận tại Tổ 14, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho rằng hồ sơ cũng như các báo cáo đã trình chưa đánh giá một cách thuyết phục và kỹ lưỡng các nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh dự án này, đặc biệt là việc chậm trễ về thời gian.

Sau khi rà soát các nguyên nhân được đưa ra, nguyên nhân lớn nhất lại được ghi nhận là do dịch bệnh Covid-19. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu rõ, tuy dịch bệnh có tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội nhưng không nên lạm dụng nguyên nhân này để lý giải cho mọi sự chậm trễ. Bởi thời gian triển khai dự án theo Nghị quyết 53 bắt đầu từ những năm 2017, trong khi đó, đến cuối năm 2020, dịch bệnh Covid-19 mới trở nên trầm trọng. Vì vậy, việc nêu nguyên nhân chính của chậm trễ là do dịch bệnh Covid-19 là chưa thuyết phục.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến dự án chậm trễ là do dịch bệnh Covid-19 là chưa thuyết phục.

Bên cạnh đó, trong các báo cáo của Chính phủ cũng nêu nhiều nguyên nhân khách quan song một phần của vấn đề cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan.

Theo bà Nga, khi lập dự án, năng lực dự báo chưa tốt nên phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị, trong quá trình rà soát, phải đánh giá một cách chính xác hơn nữa các nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan để có thể tìm ra giải pháp.

Qua nghiên cứu báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh chung các nội dung điều chỉnh, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng bày tỏ băn khoăn với một số vấn đề như công tác triển khai các dự án đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tổ chức lại cuộc sống cho người dân thuộc phạm vi bị ảnh hưởng của dự án.

“Toàn bộ dự án dù được triển khai từ năm 2017 tới nay, mới chỉ dừng lại ở mức điều tra, khảo sát, cấp phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất, tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề, phát phiếu đăng ký học nghề… Tuy nhiên, các công tác này chưa hề có kết quả nào rõ rệt, thời gian còn lại để thực hiện dự án không nhiều”, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu rõ sự chậm trễ.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng cũng chưa chú trọng đúng mức đến việc giải quyết quyền lợi cho các hộ dân bị ảnh hưởng do phải bàn giao đất, di dời chỗ ở để thực hiện dự án. Ngoài ra, còn là những vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh nhà ở xã hội thành đất phân lô, đất cây xanh bị giảm đi đáng kể cũng cần được rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cùng quan điểm về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng nội dung Nghị quyết 53 đề cập đến ba nội dung là tổng mức đầu tư, diện tích đất thu hồi và thời gian thực hiện. Tuy nhiên, ba nội dung này đến nay dự án đều chưa hoàn thành nên chưa có cơ sở để biết được tổng mức đầu tư và diện tích đất thu hồi, chỉ có thời gian thực hiện là biết đã chậm.

Cho rằng việc dự án chậm là điều đã rõ, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp bày tỏ băn khoăn liệu rằng đến hết năm 2024, dự án có hoàn thành hay không?

Đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ băn khoăn liệu rằng đến hết năm 2024 dự án có hoàn thành hay không?

Nếu muốn hoàn thành thì cần phải cật lực, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Do đó, Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị, Chính phủ cũng cần có một đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo đánh giá cụ thể, rành mạch để trình Quốc hội về tiến độ hoàn thành dự án.

Đối với dự án này, đa số đại biểu Quốc hội đề nghị, trong giải trình của Chính phủ đối với việc điều chỉnh nội dung Nghị quyết 53 cần có căn cứ thuyết phục, số liệu rõ ràng hơn nữa, cần phân tích kỹ trách nhiệm với sự cam kết mạnh mẽ để cuối năm 2024, dự án phải được hoàn thành.

DỰ ÁN TỔNG THỂ CHẬM TIẾN ĐỘ KHÔNG QUÁ 1 NĂM

Giải trình trước góp ý của đại biểu Quốc hội về việc đến nay mới giải ngân 60% đối với dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư và ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, khẳng định dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, là dự án cảng hàng không có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực hàng không.

Riêng cấu phần giải phóng mặt bằng, diện tích rất lớn, hơn 5.300 ha bao gồm 5.000 ha cho sân bay, cảng hàng không và hơn 300 ha cho khu tái định cư và khu vực ngoài sân bay. Trong khi đó, bối cảnh triển khai dự án có những biến động không lường trước.

“Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu tăng cao hơn nhiều so với giá thầu cộng với khó khăn của Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp không còn đủ khả năng làm tiếp. Chính vì vậy, dự án xây dựng khu tái định cư bị ảnh hưởng”, Bộ trưởng khẳng định.

Trong hai năm Covid-19 (2020-2021), tình hình rất khó khăn để triển khai công việc, đặc biệt là việc đi xuống hiện trường kiểm tra đánh giá nghiệm thu bàn giao rất khó. Sau khi Covid-19 được kiểm soát, lại xảy ra xung đột Nga-Ukraine.

Sự kiện này khiến giá nguyên vật liệu tăng cao, ảnh hưởng đến dự án xây dựng khu tái định cư của người dân.

Nhớ lại thời điểm năm 2022, Bộ trưởng cho biết khi tháp tùng Thủ tướng đi kiểm tra dự án tái định cư, các khu rất quan trọng đối với người dân, đó là trường học đã phải dừng hết vì theo báo cáo của tỉnh Đồng Nai, các nhà thầu bỏ dở.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng.

Song theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, đến giờ phút này, các dự án đang được khởi động, triển khai trở lạ, giai đoạn khó khăn nhất về tiến độ dự án đã qua.

Về lo ngại của Đại biểu Quốc hội liệu nếu dự án đền bù, tái định cư này bị kéo dài thêm 3 năm thì có ảnh hưởng tới tiến độ chung không, Bộ trưởng Thắng cho rằng, dù dự án giải phóng mặt bằng khu tái định cư có thể bị kéo dài đến năm 2024 nhưng tiến độ chung của dự án Long Thành vẫn đang được kiểm soát.

“Dự án tổng thể của Cảng hàng không quốc tế Long Thành nếu có chậm thì cũng không quá 1 năm. Lý do là toàn bộ phần diện tích để xây dựng fiai đoạn một (hơn 2.500 ha) đã được bàn giao đầy đủ”, Bộ trưởng nhìn nhận.

Hơn nữa, vấn đề tiến độ cần quan tâm nhất là của dự án là nhà ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành nhưng nay đã chọn được nhà thầu và đang triển khai.

Trong trường hợp chậm nhất, nhà ga này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2026. Song Bộ trưởng khẳng định các dự án thành phần khác hiện nay đang bám theo tiến độ của dự án nhà ga. Nhiều dự án đang có tiến độ nhỉnh, nhiều dự án đảm bảo tiến độ.

Vì vậy, có thể yên tâm, việc chậm giải ngân của dự án tái định cư không ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Anh Tú/VnEconomy

Theo VnEconomy

Ảnh: Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho rằng dự án tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành nếu chậm thì cũng không quá 1 năm.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vneconomy.vn/ban-khoan-thu-hoi-dat-san-bay-long-thanh-keo-dai-den-nam-2024-gay-cham-du-an-tong-the.htm

Vận hành các tuyến đường sắt đô thị: Không nên vội vàng

Mới đây, Ủy ban Kinh tế đánh giá quá trình triển khai, chuẩn bị đầu tư mạng lưới đường sắt đô thị rất chậm, đề nghị làm rõ tiến độ và thời gian dự kiến sử dụng. Trước thực tế này, giới chuyên gia lưu ý, để tránh đội vốn thì công tác quản lý thật chặt chẽ, phải có kế hoạch, thời gian rõ ràng, cụ thể. Không nên vội vàng trong việc tạo được nhiều tuyến metro cùng lúc mà phải xây dứt điểm lần lượt từng tuyến metro nhằm mang lại hiệu quả thực tiễn.

Tiếp tục đội vốn, lùi tiến độ

Theo quy hoạch đến năm 2030, Thủ đô sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 km, trong đó đi trên cao 342 km, ngầm 75 km. Hiện chỉ có tuyến Cát Linh – Hà Đông vận hành thương mại sau 10 năm xây dựng. Có 5 tuyến khác đang triển khai. Tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội dự kiến khai thác đoạn trên cao cuối năm 2022 nhưng lỡ hẹn, toàn tuyến khánh thành năm 2027; tuyến số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo đang đề xuất điều chỉnh ga tổng mặt bằng ga C9, cạnh Hồ Gươm.

Hai tuyến số 3 ga Hà Nội đến Hoàng Mai và tuyến số 5 Văn Cao – Ngọc Khánh – Hòa Lạc được thành phố thông qua chủ trương đầu tư. Tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi đang lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật. Thành phố cũng đã giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) chuẩn bị các tuyến còn lại gồm: Nam Thăng Long – Nội Bài; Trần Hưng Đạo – Thượng Đình; Cổ Nhuế – Vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá.

Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Trong đó, dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội dự kiến đội vốn thêm hơn 1.900 tỷ đồng, dự án đường sắt Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo dự kiến đội vốn thêm hơn 16.000 tỷ đồng. Bên cạnh, thời hạn các dự án này đưa vào khai thác thương mại phục vụ người dân vẫn còn khó đoán định sau nhiều lần gia hạn.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội tiếp tục chậm tiến độ, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư.

Tại TPHCM, tuyến Bến Thành – Suối Tiên là dự án đường sắt đô thị đầu tiên khởi công cách đây 10 năm, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Tuyến đường dài gần 20 km, từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP Thủ Đức), với 3 ga ngầm, 11 ga trên cao. Dự kiến toàn tuyến hoàn thành, đưa vào khai thác cuối năm 2023. Tuyến metro Bến Thành – Tham Lương tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng, đã lùi thời gian hoàn thành đến năm 2030, thay vì 2026 như kế hoạch.

Ngày 23/10, thẩm tra đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh ngoài tuyến Cát Linh – Hà Đông đã đưa vào sử dụng, các tuyến khác cần làm rõ tiến độ. Theo Ủy ban Kinh tế, tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại còn chậm. Các dự án quan trọng quốc gia gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ, khó hoàn thành kế hoạch. Việc kết nối hạ tầng đô thị tại Hà Nội, TPHCM bất cập dẫn đến ùn tắc giao thông, ngập úng, thiếu nước cục bộ và gánh nặng hạ tầng xã hội.

Bộ Giao thông vận tải thừa nhận các dự án nói trên có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, quá trình triển khai đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật khó khăn. Mặt khác, dự án có công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam; các đơn vị thực hiện chưa có kinh nghiệm thực tiễn; các gói thầu ngoài việc thực hiện tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam còn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định phía nhà tài trợ, trong khi các yêu cầu ràng buộc theo Hiệp định vay đan xen khác nhau theo các nhà tài trợ nên khi triển khai gặp nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó, công tác nghiệm thu, thử nghiệm theo các tiêu chuẩn nước ngoài trong khi chưa có các tiêu chuẩn tương đương ở Việt Nam mất nhiều thời gian; công tác chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống cho việc vận hành gặp nhiều thay đổi về quy định pháp lý và các hướng dẫn từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành thương mại từ tháng 11/2021. Ảnh: Quang Vinh.

Ưu tiên, dứt điểm từng tuyến

Để gỡ khó cho các tuyến đường sắt trên cao, giới chuyên gia nhấn mạnh việc xác định lại mục tiêu. Mục tiêu không phải làm cả chục tuyến metro cùng lúc nhìn cho sướng mắt, mà phải xây dứt điểm lần lượt từng tuyến metro theo mô hình TOD – phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng, tạo điều kiện cho việc gia tăng mật độ dân cư, đặc biệt phù hợp với những thành phố lớn. Tuyến nào xây dựng xong sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế xã hội: thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện giao thông của người dân xung quanh, giảm ngay lập tức vấn đề ách tắc giao thông.

Từ phía người dân, sốt ruột với cách làm đường sắt đô thị hiện nay, anh Nguyễn Mạnh Cường – cư dân Khu đô thị Nam Thăng Long chia sẻ rằng hệ thống metro làm lẹt đẹt 12 năm được 1 tuyến, hiện chất lượng xe bus mới đang dần được cải thiện, mà định hướng 2-3 năm nữa hạn chế xe cá nhân vào nội đô là thiếu tính khả thi. “Thành phố cần ưu tiên sớm xây dựng tuyến metro Nam Thăng Long – Nội Bài như vậy sẽ đạt được nhiều mục tiêu. Khu vực dân cư đông đúc sẽ giãn ra Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn sinh sống. Khi vào làm việc trong nội đô, có tàu điện thì việc đi lại nhanh, đúng giờ và thuận tiện, lúc đó không ai muốn chen chúc trong phố. Hơn nữa là khách quốc tế xuống sân bay Nội Bài sẽ đi tàu điện vào nội đô, như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao”, anh Cường kiến nghị.

Bên cạnh đó, nhiều cư dân sống gần tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội cũng đang mòn mỏi từng ngày chờ tuyến chính thức đi vào hoạt động.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn – Chủ tịch Công ty NgoViet Architects & Planners, một tuyến metro cần phải thu hút được vài trăm nghìn đến hàng triệu người tham gia sử dụng metro hàng ngày mà không cần đến xe cá nhân, có nghĩa rằng sẽ có vài trăm nghìn đến hàng triệu chiếc xe máy, xe hơi được lấy khỏi mặt đường. Bởi vậy, không nên vội vàng trong việc tạo được nhiều tuyến metro, trong khi không đạt được mục tiêu tạo được hiệu quả cho từng tuyến, sau khi xây dựng xong, bởi vì việc xây dựng công trình chỉ chiếm khoảng 1/4 của các mục tiêu tổng thể. “Thay vào đó chúng ta hãy làm tuyến nào dứt điểm tuyến đó và mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Nhìn vào tình trạng ùn tắc giao thông tại TPHCM và Hà Nội hiện nay, nếu bớt đi được từ vài trăm nghìn đến hàng triệu phương tiện cá nhân, thì chắc chắn đường sá sẽ thông thoáng ngay”, ông Sơn gợi mở.

Ở góc nhìn khác, chuyên gia giao thông Vũ Anh Tuấn – giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải lo ngại cứ để metro “delay” năm này sang năm khác, giá nguyên vật liệu, đầu vào, giá đất, chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, vướng mắc càng khó gỡ. Gánh chịu hậu quả cuối cùng là ngân sách nhà nước và nhân dân. “Chúng ta phải hướng đến nội địa hóa, làm chủ công nghệ lõi, nếu không rất khó nhân rộng đường sắt đô thị sang các thành phố khác”, ông Tuấn kiến nghị.

Ông Tuấn nhấn mạnh cần có cơ chế đặc thù cho metro cùng những dự án tương tự. Cụ thể, Chính phủ, Quốc hội cho phép thành lập các ban điều hành đặc biệt, đủ thẩm quyền giải quyết vướng mắc để dự án đi đúng hướng, đúng tiến độ và đúng pháp luật. Với nhà tài trợ nước ngoài, đàm phán cần xem xét kỹ để có cơ chế tốt hơn, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nhân lực chuyên gia, công nghệ và thiết bị.

Đề nghị việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị, ông Nguyễn Phi Thường – Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư tuyến đường sắt hiện nay rất cần thiết và TOD là lối đi, hướng ra để giải quyết những bài toán khó giao thông đô thị cho thành phố. Áp dụng mô hình này, ông Thường kiến nghị quốc hội chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến mô hình TOD trong các luật như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng… để đảm bảo tính đồng bộ. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, định hướng phát triển TOD phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, cho phép thí điểm loại hình này tại một số thành phố, trước mắt là một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM, vừa làm vừa tổng kết để rút kinh nghiệm, hoàn thiện chiến lược phát triển hiệu quả và lâu dài.

Ông Lê Trung Hiếu – Phó trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội:

Để đẩy nhanh các dự án cần sự phân cấp, phân quyền rõ ràng

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với đường sắt đô thị hiện nay là thiếu vốn. Để có thể thu hút vốn đầu tư cho đường sắt đô thị, Nhà nước phải bỏ vốn làm trước các tuyến cam kết. Tuyến cam kết là các tuyến đi trong khu vực nội đô lịch sử, công tác giải phóng mặt bằng rất phức tạp và khó sinh lợi, nhưng đó là nguồn cảm hứng để cho các nhà đầu tư tư nhân tìm đến với đường sắt đô thị.

Bên cạnh đó, vấn đề thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của các dự án. Cần bổ sung các cơ chế, chính sách để hoàn thiện mặt pháp lý trong triển khai dự án. Chúng ta cũng chưa có cơ chế quy định rõ ràng về việc chủ đầu tư sẽ có khoản tiền để thuê luật sư trong quá trình đàm phán hợp đồng. Dẫn đến trước đây, chúng ta đã có những ký kết, hợp đồng có điều khoản chưa rõ ràng, gây bất lợi nếu xảy ra tranh cãi, kiện tụng.

Công tác giải phóng mặt bằng cũng là một nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ. Hiện tại mới có cơ chế đối với các hộ bị thu hồi đất nhưng hoàn toàn chưa có chế độ cho những hộ bị ảnh hưởng hoặc phải phá dỡ. Vừa qua, chúng tôi đã tham mưu cho UBND TP về các quy định liên quan đến phê duyệt dự án đầu tư công trên địa bàn do Hà Nội làm chủ đầu tư. Để đẩy nhanh các dự án trên địa bàn Hà Nội thì cần có sự phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ với địa phương, để địa phương chủ động làm. Ngoài ra HĐND TP đã thông qua cơ chế giải phóng mặt bằng đặc thù cho tuyến Đường sắt đô thị số 2, số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội, cơ chế đó cần được áp dụng rộng rãi. Người dân phải được hưởng chế độ đền bù, đãi ngộ công bằng như nhau trong tất cả các dự án.

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình:

Dự án lớn, vốn “khủng” thường kéo dài

Tất cả dự án đường sắt đô thị đều là dự án lớn, vốn “khủng” từ một đến hai tỷ USD. Thời gian thực hiện dự án như vậy ở Việt Nam tốn hàng chục năm hoặc hơn là bình thường. Bên cạnh đó, công trình hạ tầng quy mô lớn trong lòng đô thị khi thực hiện sẽ nảy sinh trở ngại là chuyện đã được dự báo trước. Và không chỉ ở dự án metro Nhổn – ga Hà Nội, hầu hết dự án đường sắt đô thị đang và sắp thực hiện đều chung viễn cảnh. Khó khăn nhất là khâu giải phóng mặt bằng, ngoài nhà cửa, công trình nằm dọc đường đi của metro còn rất nhiều hạ tầng kỹ thuật ngầm như đường điện, nước, cáp viễn thông. Những xung đột phức tạp nhất sẽ nảy sinh khi thi công ga ngầm. Việt Nam cũng không có sẵn dữ liệu hạ tầng ngầm nên đơn vị phụ trách đường ống nước, dây điện, cáp ngầm không chắc ở đó có bao nhiêu hạ tầng ngầm, và việc thương lượng với đơn vị chủ quản hệ thống ngầm tốn thời gian hơn dự kiến.

Mặt khác cần đề cập tới tính phức tạp trong xử lý nền đất tự nhiên khi phạm vi xây dựng trải rộng hàng chục km, khác hẳn công trình dân dụng thông thường. Để khảo sát địa chất, nhà thầu chỉ có thể khoan một số điểm đại diện ở khoảng giữa và suy đoán theo mô hình toán để hình dung địa chất. Song thực tế thi công rất khác. Nền đất biến động khiến thiết kế phải thay đổi. Việc thay đổi thiết kế dẫn đến điều chỉnh quyết định lẫn chủ trương đầu tư là thực tế cần chấp nhận…

Minh Duy – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Xây dựng dứt điểm lần lượt từng tuyến metro nhằm mang lại hiệu quả thực tiễn. Ảnh: Quang Vinh.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/van-hanh-cac-tuyen-duong-sat-do-thi-khong-nen-voi-vang-5742587.html

Tổng quan về Công trình Xanh tại Việt Nam

Công trình Xanh (CTX) tại Việt Nam bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong vài năm trở lại đây. Bài viết đưa ra nhận định tổng quan chính về CTX.

Quá trình hình thành và phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong vài năm trở lại đây khi mà nhận thức xã hội về tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã trở nên cải thiện. Bài viết đưa ra những nhận định tổng quan chính về Công trình Xanh tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

I. Bối cảnh ra đời Công trình Xanh tại Việt Nam

Từ cuối thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21, loài người đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn về sinh thái và môi trường, thể hiện rõ rệt nhất qua “Biến đổi khí hậu / Climate Change”- hiện tượng đang ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa hủy diệt cuộc sống trên Trái đất. Lo lắng về sự phát triển thiếu bền vững Trái đất, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về “Môi trường và phát triển” năm 1987. Tiếp đó, năm 1992 Liên hợp quốc lại tổ chức Hội nghị Môi trường và phát triển với sự tham gia của người đứng đầu 162 quốc gia, cùng ký kết “Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu / UN Framework Convention on Climate Change”. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn công ước này tháng 11/1994, sau đó đã xây dựng “Chương trình phát triển bền vững quốc gia” (còn gọi là chương trình nghị sự 21/ Agenda 21).

Trong bối cảnh đó, năm 1990 – 1995 Phong trào Công trình xanh (CTX) ra đời và được coi là hoạt động quan trọng, tích cực và hiệu quả nhất trong các hoạt động có ý thức của toàn cầu ứng phó với Biến đổi khí hậu. Lý do của sự đánh giá này là các công trình xây dựng (kể từ khi xây dựng, vận hành đến lúc phá hủy) đã thải ra khoảng 50% khí nhà kính CO2 – nguyên nhân chủ yếu gây ra Biến đổi khí hậu.

II. Công trình xanh − Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu

1. Khái niệm

Quá trình phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Theo Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua:

– Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả.

– Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động.

– Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Các tổ chức xếp hạng công trình Xanh, tính đến tháng 4/2019, có 250 dự án Công trình Xanh đã được đăng ký và chứng nhận. Một số công trình Xanh tiêu biểu tại Việt Nam như: DIAMOND LOTUS RIVERSIDE, ECOPARK SKY OASIS, Trường Mầm non Thế giới Xanh Pouchen…

2. Lợi ích của việc xây dựng Công trình Xanh

a) Tiếp cận thông minh về năng lượng

Những công trình xanh có thể tạo ra năng lượng nhiều hơn và tiêu thụ ít hơn so với các công trình thông thường. Đặc biệt, tiêu chí sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong các Chứng chỉ Công Trình Xanh như LEED, LOTUS cũng rất quan trọng và là một trong những yêu cầu tiên quyết khiến các công trình xanh tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Tiếp cận thông minh năng lượng

b) Bảo vệ tài nguyên nước

Với công trình xanh thì không tồn tại khái niệm về việc “lãng phí”. Việc tiêu thụ nước trong các công trình xanh được tối ưu hóa hóa nhờ việc sử dụng các công cụ tiết kiệm nước và sử dụng các hệ thống bơm và tái sử dụng nước hiệu quả.

Ví dụ như việc tái chế nước xám (nước sinh ra từ nhà tắm và bếp) có tác động đáng kể đến việc giảm thiểu tiêu thụ nước trong các công trình. Hay như bể chứa nước được xử lý và lọc bằng cát, sỏi, các bộ lọc sinh học và sau đó tái sử dụng để tưới nước cho các khu vườn. Điều này giúp giảm lượng nước thải, giảm tác hại của việc sử dụng nước đối với môi trường xung quanh, đặc biệt là với môi trường biển.

Bảo vệ tài nguyên nước

c) Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm

Ứng dụng kiến trúc xanh là một trong những cách giảm thiểu rác thải xây dựng vô cùng hiệu quả. Bằng việc sử dụng các vật liệu tái tạo như gỗ tự nhiên tái sinh và vật liệu thực vật bền vững; hoặc tái sử dụng những sản phẩm công nghiệp thứ cấp như cát, than đã cháy và các mảnh vụn xây dựng. Công trình xanh cũng thúc đẩy tăng trưởng thông minh bằng cách quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của con người và môi trường tự nhiên.

Giảm thiểu ô nhiễm và chất thải

d) Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi của người sử dụng công trình

Một trong những mục tiêu chính của công trình xanh là cải thiện chất lượng môi trường không khí cho mỗi cá nhân bên trong công trình. Theo báo cáo của EPA, mức ô nhiễm không khí trong nhà lớn hơn so với ngoài trời khoảng 2 đến 5 lần.

Báo cáo cũng cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm nhất là do vật liệu được sử dụng trong xây dựng và trang trí nội thất. Do đó, sự có mặt của công trình xanh sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường sẽ giúp cải thiện và thanh lọc các chất gây ô nhiễm trong không khí.

Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi của người sử dụng công trình

e) Giữ gìn cảnh quan xanh

Công trình xanh được xây dựng từ các nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, không độc hại, có thể tái chế mà không tốn kém như tre, nứa, kim loại tái chế hay bê tông thân thiện với môi trường. Hơn nữa công trình xanh cũng tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, hạn chế sử dụng than đá, nước – những tài nguyên không thể tái tạo.

Giữ gìn cảnh quan xanh

g) Tối ưu chi phí trong toàn bộ vòng đời công trình

Những công trình bền vững như công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng đang được xây dựng và đầu tư đều có một điểm chung là giúp tiết kiệm chi phí cho các đơn vị liên quan.

“Chi phí xây dựng và đầu tư công trình xanh theo các nghiên cứu đưa ra chỉ tăng thêm 2%, thậm chí có thể không tăng nếu được Thiết Kế Đúng” – theo Chuyên gia Thiết kế Tiết kiệm Năng lượng, công ty Edeec, ông Trần Thành Vũ, “Điều này đồng nghĩa với việc giảm một con số không nhỏ chi phí sử dụng năng lượng và chi phí vận hành của công trình – phần tốn kém nhất.”

Tối ưu chi phí toàn bộ vòng đời công trình

3. Ý kiến về Công trình Xanh tại Việt Nam

Trong Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2020, phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết: công trình xanh là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường bên trong công trình; bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.

Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công thương) nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, với độ bao phủ hầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, trong đó có các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Giám đốc kinh doanh Greenviet, ông Đỗ Hữu Nhật Quang cho biết: Hiện nay, đã có những công trình xanh tiên phong, chi phí và lợi ích của công trình xanh đã được kiểm chứng; đã xuất hiện những chuỗi công trình xanh; sự cạnh tranh giữa chủ đầu tư bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn do các chủ đầu tư lớn chưa sẵn sàng phát triển công trình xanh; tư vấn thiết kế và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức; chi phí tư vấn, xây dựng tăng thêm chưa được hiểu đầy đủ; chưa có sự quyết liệt từ cơ quan quản lý.

Ý kiến về Công trình Xanh tại Việt Nam

Hình ảnh về buổi Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2020

III. Các tiêu chí đánh giá Công trình Xanh tại Việt Nam

Chứng nhận LOTUS

Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tiến hành biên soạn Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tòa nhà xanh ở Việt Nam, được gọi là hệ thống đánh giá LOTUS, đặc biệt chú trọng đến các đặc tính tự nhiên và kinh tế Việt Nam, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và chính sách xây dựng hiện hành của Việt Nam.

Hệ thống đánh giá LOTUS đã được Hội đồng Công trình Xanh thế giới và Bộ Xây Dựng công nhận.

10 nhóm chỉ tiêu công trình Xanh LOTUS gồm:

1. Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng nhân tạo, tận dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo

2. Tiết kiệm sử dụng nước, tận dụng nước mưa và tái sử dụng nước thải

3. Tiết kiệm sử dụng vật liệu xây dựng, sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu dễ chế tạo, vật liệu được tạo thành tiêu tốn ít năng lượng.

4. Bảo vệ sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của việc xây dựng công trình đến hệ sinh thái xung quanh, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển thảm thực vật, trồng cây xanh trên mái và các tầng nhà;

5. Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường, giảm thiểu xả thải nước thải, chất thải rắn, khí thải, khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải trong suốt quá trình xây dựng, và giai đoạn vận hành;

6. Bảo đảm tiện nghi và sức khỏe, chất lượng không khí trong nhà, tiện nghi nhiệt, vi khí hậu, tiện nghi ánh sáng, tiện nghi ồn, rung;

7. Thích ứng và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống úng ngập, bảo đảm công trình bền vững dưới tác động của bão tố, động đất, thảm họa thiên nhiên. Công trình không gây ra hiệu ứng đảo nhiệt, khuyến khích người sử dụng công trình đi lại bằng xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng vật liệu địa phương để giảm nhu cầu giao thông vận tải;

8. Kết nối cộng đồng, tham vấn cộng đồng khi đầu tự xây dựng dự án, kết nối với các tiện ích, cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẵn có, có không gian phục vụ cộng đồng, tiện nghi cho người;

9. Quản lý trong giai đoạn thiết kế công trình, trong giai đoạn thi công công trình và trong giai đoạn vận hành công trình đều là đảm bảo tối ưu hóa các hoạt động quản lý, khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý môi trường;

10. Khuyến khích các sáng kiến mang lại lợi ích cho môi trường nằm ngoài các yêu cầu.

IV. Xu hướng phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Xu hướng phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Phát triển Công trình Xanh là xu hướng tất yếu trong phát triển đô thị tại Việt Nam, nhưng những công trình này còn gặp nhiều khó khăn đó là doanh nghiệp e ngại kinh phí đầu tư, do kiến thức hiểu biết về công trình xanh vẫn còn chưa được phổ biến và bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh tại Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện.

Tại Việt Nam, hiện một số tổ chức quốc tế và các Hội nghề nghiệp như UNDP, IFC, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đang tích cực có các hoạt động để thúc đẩy phát triển công trình xanh, đô thị xanh. Một số trường như Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng đang đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển xanh đô thị.

Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận để thúc đẩy phát triển xanh, đặc biệt là ngành xây dựng xanh: “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010”, “Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia năm 2012”, “Cụ thể hóa kế hoạch hành động quốc gia tăng trưởng xanh đến năm 2020”, “Cụ thể hóa kế hoạch hành động quốc gia tăng trưởng xanh đến năm 2030”, chương trình về ứng phó biến đổi khí hậu, chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,…

Ảnh minh họa xu hướng phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Xu hướng phát triển Công trình xanh tại Việt Nam

Có thể nói, các chương trình phát triển công trình xanh, đô thị xanh bền vững vẫn đang được coi trọng và cũng là mục tiêu phát triển mang tính chiến lược ưu tiên trước mắt của đất nước. Đây chắc chắn là cơ hội để doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư và chú trọng thêm các công trình xanh trong tương lai.

V. KẾT LUẬN

Công trình công nghiệp xanh tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ với con số ấn tượng theo từng năm, tác động lớn đến tiến trình phát triển theo hướng bền vững cũng như thiết lập mạng lưới công nghiệp xanh. Đây là tín hiệu tích cực thúc đẩy nền công nghiệp Việt Nam nhanh chóng, tạo được thương hiệu vươn ra thị trường toàn cầu mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững.

Công trình công nghiệp xanh là xu hướng hội nhập thế giới về phát triển xanh đáp ứng được yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, giảm chi phí cho chủ doanh nghiệp khi vận hành công trình, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Theo congtrinhxanhvn.com

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congtrinhxanhvn.com/tong-quan-ve-cong-trinh-xanh-tai-viet-nam.html

Cuối tháng 10 triều cường sẽ đạt đỉnh, khả năng gây ngập nhiều nơi

Đỉnh triều cường đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 29 đến 31-10.

Trong 24 giờ qua, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu trên các sông miền Tây Nam Bộ lên nhanh và ở mức cao.

Theo đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước cao nhất ngày tại hầu hết các trạm trên sông, kênh, rạch khu vực miền Tây Nam Bộ tiếp tục lên trong những ngày tới theo kỳ triều cường rằm tháng 9 Âm lịch. Đỉnh triều cường đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 29 đến 31-10.

 Dự báo triều cường đạt đỉnh từ ngày 29 đến 31-10.

Dự báo triều cường đạt đỉnh từ ngày 29 đến 31-10.

Cụ thể, tại Trạm Mỹ Thuận có thể lên từ 2,00-2,05 m, cao hơn mức báo động III 0,20-0,25 m. Trạm Cần Thơ ở khoảng 2,10-2,15 m, cao hơn báo động III 0,10-0,15 m.

Các trạm vùng hạ lưu ven biển, có thể dao động ở mức từ báo động II đến báo động III. Riêng trạm Gành Hào ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn BĐIII 0,10-0,15 m.

“Đây là đợt triều cường cao trong năm, cần đề phòng ngập úng ở những vùng trũng thấp và ven sông”- đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cảnh báo.

Tại vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai, trong những ngày tới, mực nước tại hầu hết các trạm lên nhanh. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 29-10 và 31-10.

Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai ở cấp độ 2.

Đây là đợt kỳ triều cường cao trong năm cần đề phòng ngập lụt những vùng trũng thấp và ven sông.

Nguyễn Châu – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Triều cường khả năng gây ngập úng ở nhiều nơi

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/cuoi-thang-10-trieu-cuong-se-dat-dinh-kha-nang-gay-ngap-nhieu-noi-post758533.html

Cơ quan chức năng có ‘bó tay’ với trạm trộn bê tông không phép ở Hà Nội?

Ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, xác nhận rằng trạm bê tông Việt Phát (Công ty TNHH Vận tải thương mại Việt Phát) đã bị đình chỉ hoạt động. Ông Thản cho rằng, nếu có hoạt động của trạm đó là hành vi hoạt động trộm, trái phép và lực lượng chức năng tại địa phương phải thực hiện biện pháp ngăn chặn.

Trái với tuyên bố của ông Thản, ghi nhận của Tiền Phong cho thấy, hàng chục xe tải, xe bồn vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc và trạm trộn bê tông Việt Phát vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ cả ngày lẫn đêm.

Một nhà dân tại xã Minh Cường đã tháo dỡ do vi phạm trật tự xây dựng.

Một nhà dân tại xã Minh Cường đã tháo dỡ do vi phạm trật tự xây dựng.

Trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo xã Minh Cường (Thường Tín) cho biết, mỗi lần chúng tôi đến thì trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Vận tải thương mại Việt Phát dừng, khi chúng tôi đi thì trạm hoạt động trở lại. “Đối với các phương tiện vận chuyển vật liệu, bê tông ra vào trạm trộn bê tông, chính quyền xã không có thẩm quyền xử lý”, vị lãnh đạo xã nói.

Được biết, ngày 13/6, UBND xã Minh Cường đã ra quyết định đình chỉ việc sử dụng một khu đất tại thửa đất có ký hiệu số 21, tờ bản đồ số VI, thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Đây là mảnh đất mà Công ty TNHH Vận tải thương mại Việt Phát đang sử dụng, thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tiến Doãn và ông Trần Văn Ngọc. Lý do cho quyết định đình chỉ là vì công ty này vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến quản lý đất đai và môi trường.

Tuy nhiên, quyết định đình chỉ này của UBND xã Minh Cường không được thực thi, và trạm trộn bê tông Việt Phát vẫn tiếp tục hoạt động mà không được ngăn chặn một cách triệt để.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, được biết Huyện ủy Thường Tín và UBND huyện Thường Tín đã ban hành nhiều quyết định, đồng thời đã triển khai kế hoạch thực hiện đôn đốc, kiểm tra, giải quyết, và xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, môi trường trên địa bàn huyện.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Phan Thanh Tùng, đã công bố kế hoạch từ ngày 10/6 đến ngày 15/7, các đơn vị và địa phương sẽ thực hiện nghiêm túc chủ trương và chỉ đạo của Huyện ủy UBND huyện liên quan đến việc giải quyết và xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, và môi trường tại các xã và thị trấn.

Sau hơn 3 tháng triển khai chiến dịch tuyên truyền, vận động và củng cố hồ sơ, UBND xã Minh Cường cùng với các cơ quan chuyên môn của huyện đã xác định tại xứ đồng Dộc, thôn Trần Phú, có tổng cộng 32 hộ gia đình đang quản lý và sử dụng khoảng 8.000m2 đất nông nghiệp, nằm gần khu dân cư.

Tuy nhiên, do 9/32 trường hợp tại đây đã xây dựng và hoàn thiện các công trình trên diện tích 1.600m2 đất tại xứ đồng Dộc, thôn Trần Phú.

Dựa trên nỗ lực vận động, 4 hộ đã tự nguyện tháo dỡ hoàn toàn 4 công trình. 4 hộ khác đã tháo dỡ xong phần mái tôn, khung sắt và một số hạng mục khác, nhưng vẫn để lại tường xung quanh.

Trong khi các hộ dân đã và đang thực hiện tháo dỡ các công trình vi phạm theo yêu cầu của chính quyền, thì trạm trộn bê tông Việt Phát vẫn tiếp tục hoạt động lén lút, bất chấp quyết định đình chỉ sử dụng đất, và không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Điều này khiến người dân băn khoăn về khả năng hành động của các cơ quan chức năng tại huyện Thường Tín, cũng như tính minh bạch trong việc xử lý các vi phạm liên quan.

Minh Đức – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Trạm trộn bê tông Việt Phát vẫn ngang nhiên hoạt động.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/co-quan-chuc-nang-co-bo-tay-voi-tram-tron-be-tong-khong-phep-o-ha-noi-post1581313.tpo

Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp bị phạt số tiền ‘khủng’

Liên quan tới vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp tại Thanh Hóa bị Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) xử phạt với số tiền rất lớn.

Mới đây, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa số tiền 450.000.000 đồng. Doanh nghiệp này bị phạt vì không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

Ngoài hình thức xử phạt chính, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa bị đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án nâng công suất mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời hạn 9 tháng.

Tiếp đến Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt Tổng Công ty xây dựng Thanh Hóa – CTCP số tiền 2.150.000.000 đồng. Theo đó, Tổng Công ty xây dựng Thanh Hóa – CTCP thực hiện hành vi vi phạm: Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Long và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Hoàng Long.

Cùng với đó, Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt Công ty Cổ phần Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải số tiền là 450.000.000 đồng. Công ty này đã thực hiện hành vi vi phạm: Không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định đối với dự án nâng công suất của công ty tại thôn Tiền Phong, phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn.

Không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Công ty Cổ phần Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải bị phạt số tiền 450.000.000 đồng.

Ngoài hình thức xử phạt chính, Công ty Cổ phần Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải bị đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án nâng công suất nêu trên mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời hạn 9 tháng.

Thanh tra Bộ TN&MT cũng vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa.

Công ty này đã thực hiện tiếp nhận, chôn lấp khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vượt quá công suất và thời gian so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (công suất tiếp nhận thực tế hàng ngày khoảng 380 tấn/ngày, công suất theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt là 230 tấn/ngày, thời gian dự án là 5,8 năm kể từ ngày 11/11/2013; tương ứng với tổng khối lượng là 486.910 tấn; thực tế công suất tiếp nhận trung bình 380 tấn/ngày, tổng khối lượng đã tiếp nhận, chôn lấp là 857.078 tấn).

Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa phải nộp phạt số tiền phạt là 350.000.000 đồng.

Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa phải nộp phạt số tiền phạt là 350.000.000 đồng. Ngoài số tiền bị xử phạt, doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu tư mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời hạn 9 tháng.

Cũng liên quan đến vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC cũng bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 434.506.000 đồng vì 5 hành vi vi phạm.

Gia Hân/GĐ&XH

Theo Gia đình & Xã hội

Ảnh: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa bị xử phạt với số tiền 450.000.000 đồng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/vi-pham-quy-dinh-ve-bao-ve-moi-truong-nhieu-doanh-nghiep-bi-phat-so-tien-khung-172231028071141529.htm

Nan giải thoát nước ở các đô thị

Vùng Đông Nam bộ (ĐNB) có tỷ lệ đô thị hóa khoảng 67%, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Thế nhưng, tại các đô thị trong vùng, hạ tầng thoát nước mưa và xử lý nước thải còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và phát triển chung của vùng.

Từng bước hoàn thiện hạ tầng thoát nước đảm bảo khả năng tiếp nhận là vấn đề đặt ra hiện nay.

* Thiếu hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải

Nhiều đô thị ở vùng ĐNB đang đối mặt với tình trạng “cứ mưa là ngập”. Không những ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của người dân, ngập nước còn khiến chất lượng môi trường sinh thái bị suy giảm, công trình hạ tầng xuống cấp nhanh hơn.

Tại Đồng Nai, mặc dù đã có nhiều dự án thoát nước, chống ngập được triển khai và hoàn thành nhưng đến nay vẫn còn 39 điểm ngập. Đối với hạ tầng xử lý nước thải đô thị, nhiều dự án đề xuất nhưng hiện duy nhất TP.Biên Hòa có trạm xử lý nước thải với công suất khoảng 1% so với tổng phát sinh của tỉnh, các đô thị còn lại chưa có dự án được triển khai.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Tấn Lộc cho rằng, công nghiệp hóa và đô thị hóa đã gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có thoát nước. Thời gian qua, tỉnh đã có các dự án khắc phục, xử lý ngập nước nhưng công tác triển khai còn chậm. Điển hình như dự án Chống ngập suối Chùa, suối bà Lúa, suối Cầu Quan tại TP.Biên Hòa nhiều năm nay chưa giải phóng xong mặt bằng. Bên cạnh đó, tình trạng xả rác gây tắc nghẽn cống rãnh; lấn chiếm hành lang đường bộ, lòng suối, kênh rạch khiến nỗ lực thoát nước, chống ngập ngày càng khó khăn.

Sở Xây dựng cho rằng, công trình thoát nước, xử lý nước thải phải được triển khai đồng bộ mới mang lại hiệu quả, nhưng với hạ tầng hiện tại rất khó thực hiện. Thêm vào đó, công trình dạng này có vốn đầu tư lớn (bình quân khoảng 100 triệu USD/dự án), nhưng ngân sách hạn hẹp và phải ưu tiên phân bổ cho các công trình thiết yếu khác dẫn đến các công trình thoát nước, xử lý nước thải đô thị chưa được triển khai. Nhiều năm nay, tỉnh kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhưng khả năng thu hút vốn rất khó.

Tại TP.HCM, tình trạng ngập, triều cường ảnh hưởng không nhỏ đến người dân, giao thông và sự phát triển của thành phố. Để khắc phục dần, năm 2016, thành phố cho triển khai “siêu” dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng nhưng đến nay chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, các dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cũng chậm do hạ tầng dày đặc và không đồng bộ, nguồn kinh phí lớn.

Trong hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐNB diễn ra tháng 8-2023, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng, những năm qua, thành phố đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, dự án nhưng hiệu quả chưa cao. Ô nhiễm sông suối, kênh rạch vẫn nhiều; ngập nước do mưa và triều cường là nỗi ám ảnh của người dân, bài toán khó với chính quyền. Liên quan đến “siêu” dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng, thành phố đang vướng cơ chế và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ, khi gỡ được cơ chế về phương thức thanh toán, dự án sẽ hoàn thành trong khoảng 6-8 tháng.

* Cần có quy hoạch thoát nước

Hiện nay, hầu hết các đô thị đều chưa đáp ứng được tiêu chí hạ tầng thoát nước do quá trình triển khai các dự án hạ tầng trước đây không tính đến đường thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải. Hiện tại quỹ đất hạn hẹp, dân cư đông đúc khó triển khai.

Để từng bước khắc phục tình trạng trên, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở Xây dựng đề xuất giải pháp đầu tư vào các công trình thoát nước, hạn chế ngập. Cấp huyện đưa dự án chống ngập, tiêu thoát lũ vào danh mục dự án cấp bách để được ưu tiên bố trí vốn và có cơ chế đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, bố trí kinh phí nạo vét suối khơi thông dòng chảy, đảm bảo việc tiếp nhận, tiêu thoát nước. Vận động, tuyên truyền, phát động phong trào thu gom rác góp phần chống ngập.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho rằng, các đô thị trên địa bàn đều thiếu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Đây là áp lực lớn với môi trường, hoàn thành tiêu chí hạ tầng đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng nghiên cứu lập, đề xuất dự án thu gom, xử lý nước thải đô thị mới thay thế cho dự án kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách đã kéo dài nhiều năm và tính khả thi không cao. Các đô thị đông dân như: Biên Hòa, Long Khánh, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch phải xây dựng lộ trình đầu tư các dự án nhằm hoàn thiện tiêu chí hạ tầng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo hiến kế của các chuyên gia, để xử lý vấn đề ngập nước tại các đô thị cần làm tốt công tác quy hoạch từ cấp vùng, cấp tỉnh đến cấp huyện. Triển khai các dự án thoát nước mưa và công trình xử lý nước thải đáp ứng khả năng tiếp nhận. Các tỉnh, thành phố kiến nghị Bộ Xây dựng cho lập quy hoạch cấp thoát nước (hiện tại chỉ các thành phố trực thuộc Trung ương có quy hoạch này).

Cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch cải tạo chỉnh trang hệ thống sông, suối bị lấn chiếm; bố trí xây dựng các hồ điều hòa ở các vị trí phù hợp góp phần tái lập hệ sinh thái tiêu thoát nước tự nhiên, bảo vệ cảnh quan môi trường; bảo vệ hành lang sông, suối và các công trình tiêu thoát nước; đầu tư tuyến thoát nước đồng bộ với đường giao thông.

Hoàng Lộc – Báo Đồng Nai

Theo Đồng Nai

Ảnh: Tuyến đường ven sông Đồng Nai đang xây dựng có hạ tầng thoát nước mưa và thu gom nước thải đồng bộ. Ảnh: H.LỘC

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baodongnai.com.vn/dong-nam-bo/202310/nan-giai-thoat-nuoc-o-cac-do-thi-f505052/

Đà Nẵng: 3 dự án nghìn tỷ ở vị trí ‘đất vàng’ bỏ hoang hàng chục năm

Cả 3 dự án đều ở vị trí đắc địa bậc nhất TP. Đà Nẵng, sở hữu 3 – 4 mặt tiền, đều được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ trước năm 2010 và đều… bỏ hoang đến nay.

Dự án Khu phức hợp cao cấp thương mại, văn phòng khách sạn, chung cư cao cấp Golden Square là dự án đáng nhắc đến đầu tiên khi sở hữu 4 mặt tiền đường Nguyễn Thái Học – Nguyễn Chí Thanh – Phạm Hồng Thái – Yên Bái (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008, dự án do Công ty CP Địa ốc Đông Á làm chủ đầu tư, có diện tích 10.664m2, dự kiến xây dựng từ tháng 2/2008 – tháng 2/2011, tổng vốn đầu tư theo công bố thời điểm đó là 1.000 tỷ đồng.

Dự án Khu phức hợp cao cấp thương mại, văn phòng khách sạn, chung cư cao cấp Golden Square là dự án đáng nhắc đến đầu tiên khi sở hữu 4 mặt tiền đường Nguyễn Thái Học – Nguyễn Chí Thanh – Phạm Hồng Thái – Yên Bái (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008, dự án do Công ty CP Địa ốc Đông Á làm chủ đầu tư, có diện tích 10.664m2, dự kiến xây dựng từ tháng 2/2008 – tháng 2/2011, tổng vốn đầu tư theo công bố thời điểm đó là 1.000 tỷ đồng.

Đơn vị chủ đầu tư cũng tổ chức khởi công rầm rộ, nhưng xây dựng xong phần thô 2 tầng hầm, 4 tầng nổi thì “đứng bánh” đến nay. Sau một số lần giãn tiến độ, tháng 4/2019, Công ty CP Địa ốc Đông Á có công văn đề nghị được chuyển nhượng toàn bộ dự án cho nhà đầu tư mới và được TP. Đà Nẵng chấp thuận.

Năm 2021, Công ty CP Địa Ốc Đông Á tiến hành thủ tục để đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, nhưng việc đấu giá không thành công do vướng mắc một số thủ tục pháp lý.

Ông Lê Minh Tường – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cho biết, ngày 17/3, Sở đã có thông báo về việc chấm dứt hoạt động dự án. Trong 24 tháng kể từ thông báo chấm dứt, nếu chủ đầu tư không thực hiện được việc bán tài sản hợp pháp của mình gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định.

Dự án thứ 2 là dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp – Viễn Đông Meridian (thường được gọi là dự án 84 Hùng Vương). Dự án này có vị trí tại 3 mặt tiền các đường Nguyễn Chí Thanh – Hùng Vương – Yên Bái (quận Hải Châu), và nằm đối diện dự án Golden Square.

Dự án Viễn Đông Meridian được cấp chứng nhận đầu tư vào tháng 5/2007, do công ty CP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư công bố thời điểm đó lên tới 180 triệu USD. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 5/2008 hoàn thành đi vào hoạt động cuối năm 2011. Đến nay, dự án vẫn là một bãi đất trống, bỏ hoang.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cho biết, tháng 11/2019, UBND thành phố đã thông báo chấm dứt hoạt động dự án. Khu đất sau đó được chuyển nhượng qua nhà đầu tư mới là Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc – Đà Nẵng để triển khai dự án mới. Năm 2021, Công ty Kinh Bắc – Đà Nẵng nộp hồ sơ đề nghị cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư cho dự án mới (dự án Diamond Square) và được UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo quy định của pháp luật về đầu tư, Công ty Kinh Bắc – Đà Nẵng có trách nhiệm thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, đến nay, Công ty Kinh Bắc – Đà Nẵng vẫn không chứng minh được quyền sử dụng đất đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án. Vì vậy, UBND TP. Đà Nẵng không có cơ sở cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng đã gửi trả hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án. Đồng thời, tham mưu, hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với mục đích sử dụng đất để có thể triển khai dự án.

Dự án thứ 3 cũng sở hữu 3 mặt tiền vị trí “vàng” tại TP. Đà Nẵng (gồm mặt tiền đường Phan Chu Trinh – Hùng Vương – Nguyễn Thị Minh Khai) là dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp Đà Nẵng Center do Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long làm chủ đầu tư.

Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và khởi công năm 2008, trên tổng diện tích 7.878 m2. Đến nay, cũng như 2 dự án trên, Đà Nẵng Center mới chỉ dừng ở hoàn thành tường vây và khoan cọc nhồi.

Năm 2019, TP. Đà Nẵng quyết định thu hồi dự án để làm khu vườn dạo, kết hợp với bãi đỗ xe ngầm. Tuy nhiên, chi phí dự toán đền bù cho dự án lớn (khoảng 850 tỷ đồng), nên Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị UBND thành phố xin ý kiến Thường trực Thành ủy cho phép triển khai dự án theo quy hoạch chung được duyệt. Trường hợp Thành ủy thống nhất và nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án thì nhà đầu tư phải liên hệ với Sở Xây dựng để thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch theo hướng không còn căn hộ, chung cư và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Trường hợp Thành ủy không cho phép triển khai hoặc nhà đầu tư không đồng ý tiếp tục triển khai, thành phố sẽ giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiến đành đấu giá tài sản trên đất và đất để triển khai dự án mới.

Cả 3 dự án trên đều sở hữu ở vị trí “đất vàng” của TP. Đà Nẵng nhưng bỏ hoang 14-15 năm, không chỉ làm nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị mà còn lãng phí nguồn lực đất đai. “Thành phố cũng rất xót xa vì 3 khu đất này chưa thể đưa vào hoạt động bởi nhiều khó khăn, vướng mắc”, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Đà Nẵng Lê Minh Tường nói.

Vũ Lê – Thành Long – Báo Công Thương

Theo Công Thương

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congthuong.vn/da-nang-3-du-an-nghin-ty-o-vi-tri-dat-vang-bo-hoang-hang-chuc-nam-281634.html

Nhiều tỉnh miền Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Hôm nay nhiều tỉnh miền Bắc có chất lượng không khí xấu. Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm này do tình trạng nghịch nhiệt (chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm quá lớn).

Ngày 26/10, các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng Bắc Bộ phần lớn có chất lượng không khí ở mức từ không tốt đến có hại cho sức khỏe trên các ứng dụng cảnh báo ô nhiễm không khí. Các điểm đo có chất lượng không khí ở mức có hại gồm xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, có chỉ số 159; thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội, có chỉ số 166. Chất lượng không khí tại điểm đo huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng ở mức xấu với chỉ số bụi mịn PM 2.5 là 234,7.

Theo các chuyên gia khí tượng, ô nhiễm không khí vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại các thành phố. Tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, thời tiết khô hanh khiến lượng bụi mịn trong không khí duy trì lâu hơn. Tình trạng bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí.

Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm này do tình trạng nghịch nhiệt (chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm quá lớn). Nghịch nhiệt là một hiện tượng của khí quyển xảy ra khi nhiệt độ của lớp khí quyển trên cao lớn hơn nhiệt độ của lớp khí quyển phía dưới. Nghịch nhiệt xảy ra hầu như ở tất cả các thời điểm khác nhau của năm, thường xảy ra với tần suất cao vào mùa Đông khi không khí ổn định, đêm kéo dài và có không khí lạnh tràn về.

Hiện tượng nghịch nhiệt với đặc điểm khiến không khí bên dưới nó ổn định không thể khuếch tán lên cao là một phần nguyên nhân làm chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn trong khoảng thời gian trên. Người cao tuổi và trẻ em là nhóm người nhạy cảm về chịu nhiều ảnh hưởng đối với sự suy giảm chất lượng không khí đặc biệt với các bệnh về đường hô hấp, bệnh liên quan đến tim mạch.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra văn bản đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực, tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm bụi trong không khí; tổ chức kiểm tra, giám sát, yêu cầu nghiêm các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường…

TS Hoàng Dương Tùng, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho biết, đối với những ngày có chỉ số AQI cao, người dân cần hạn chế ra đường đi lại nếu không có công việc thật sự cần thiết. Những khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại tăng, người dân cũng cần tránh để giảm thiểu lượng bụi hít phải trong không khí. Khi cần đi ra ngoài, nên đi tranh thủ để hạn chế thời gian di chuyển, lưu lại trên đường.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay thì cần hoàn thiện hệ thống chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và các địa phương; tăng cường kiểm soát, kiểm tra nguồn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới.

Tập trung kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; phổ biến áp dụng các công nghệ xây dựng ít ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bụi phát sinh từ vận chuyển nguyên vật liệu rời, đặc biệt là vận chuyển về ban đêm. Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh 100% rác thải của đô thị; Giáo dục nhân dân giữ gìn vệ sinh đường phố, không xả rác ra đường, cống, rãnh.

Vận động nhân dân và áp dụng các chính sách ưu đãi để đạt được mục tiêu đến năm 2030 không còn bếp đun than ở các đô thị; đối với người dân ngoại thành áp dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hợp lý, chấm dứt việc đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch nông nghiệp.

Tô Hội – Báo SK&ĐS

Theo Sức khỏe & Đời sống

Ảnh: Nhiều tỉnh miền Bắc ô nhiễm không khí do hiện tượng nghịch nhiệt.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://suckhoedoisong.vn/nhieu-tinh-mien-bac-o-nhiem-khong-khi-nghiem-trong-169231026160003101.htm

‘Không xác định thời hạn sở hữu, rất khó xây mới chung cư xuống cấp’

Thảo luận về Luật Nhà ở sửa đổi, các đại biểu Quốc hội đề nghị quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư để có điều kiện cải tạo, xây mới các tòa nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.

Chiều 26/10, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến thời hạn sở hữu và thời hạn sử dụng nhà chung cư.

Khó xây nhà mới tại chung cư hết ‘tuổi thọ’

Cho ý kiến vào dự luật, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, dự thảo luật quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hiện nay mới chỉ xác định thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế.

Theo ông Hạ, quy định như vậy là chưa rõ ràng vì chưa đề cập đến thời hạn sở hữu. Bởi hiện nay đang nảy sinh sự mâu thuẫn giữa được sở hữu chung cư vĩnh viễn với thời hạn sử dụng.

Đại biểu đoàn Quảng Nam cho rằng, những vướng mắc trên chưa được tháo gỡ đã dẫn tới tình trạng nhiều chung cư cũ xuống cấp trầm trọng nhưng không thể đập đi xây mới vì không thỏa thuận được với các hộ dân.

Theo ông Hạ, chỉ quy định thời hạn sử dụng dựa trên cơ sở kết cấu, tuổi thọ công trình như dự thảo luật hiện nay thì vẫn còn thiết sót. “Vì khi công trình hết tuổi thọ sẽ giải quyết thế nào? Đề nghị dân góp tiền sửa nhà là rất khó khăn”, ông Hạ nói.

Do vậy, ông Hạ đề nghị quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Khi hết thời hạn sở hữu nhà, khu đất đó được chủ đầu tư xây mới. Quy định như vậy cũng giúp giá nhà rẻ hơn, đông đảo người dân sẽ được tiếp cận chỗ ở dễ dàng hơn.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) đồng tình với quan điểm của ông Tạ Văn Hạ về việc quy định thời hạn nhà chung cư như một nguyên tắc kỹ thuật, bởi vì nó liên quan đến các cơ chế bảo hành, quản lý và đặc biệt là cơ chế giá trong giá bán của các tòa nhà chung cư.

Nên quy định thời hạn sử dụng đất xây chung cư

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), nếu không quy định thời hạn sở hữu chung cư thì tương lai không có cách nào để xử lý vấn đề cải tạo, xây mới chung cư cũ. Và nó có thể trở thành vấn đề gây bức xúc cho thế hệ sau.

Mặt khác, nếu không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà. Vì cùng một tòa nhà thiết kế như nhau, độ bền như nhau mang ra bán thì nhà có thời hạn giá chắc chắn rẻ hơn nhà không có thời hạn. Phần tiền chênh lệch đấy người mua không được hưởng lợi.

“Lý do để lựa chọn phương án không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư nói là vì dư luận chưa đồng tình là không hợp lý. Tôi cho rằng không thể vì lý do dư luận không đồng tình mà chúng ta bỏ qua lợi ích chính đáng của người dân và khách hàng”, ông Cường nêu quan điểm.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị quy định cả thời hạn sử dụng đất xây chung cư. Ảnh: Quốc hội

Ngoài ra, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị nên quy định cả thời hạn sử dụng đất đối với nhà chung cư trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, dự án nhà chung cư được thuê đất trả tiền 1 lần theo thời hạn là tuổi thọ công trình. Hết thời hạn này sẽ tái cho thuê lại nếu nhà chung cư có thể tồn tại dài hơn tuổi thọ thiết kế.

Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn), có 2 loại đất để xây dựng chung cư. Với những loại đất được Nhà nước giao không xác định thời hạn thì chung cư xây trên đất này cũng như vậy. Đối với dự án Nhà nước giao đất 50-70 năm thì chung cư cũng phải theo thời hạn này.

Ông Nghĩa cho rằng, với trường hợp đất giao sử dụng không xác định thời hạn thì thời gian sử dụng nhà chung cư vẫn phải có thời hạn theo tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với nhà chung cư đó. Như vậy, nhà chung cư vẫn thuộc sở hữu của người chủ sở hữu nhưng quyền sử dụng của người chủ sở hữu đấy thì được giới hạn khi nhà chung cư đấy không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

“Ví dụ, nếu tôi mua thì xe ô tô là thuộc quyền sở hữu của tôi, nhưng xe có được lưu thông trên đường hay không thì phải đáp ứng được yêu cầu đăng kiểm. Nhà chung cư cũng như vậy, tôi là chủ sở hữu nhà chung cư thì sở hữu của tôi là không bị giới hạn. Trường hợp nhà chung cư đấy không đáp ứng được tiêu chuẩn phải tiêu hủy thì quyền sở hữu của tôi mới bị chấm dứt”, ông Nghĩa phân tích.

Quang Phong – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: TP Hà Nội có hàng trăm khu chung cư cũ xuống cấp nhưng việc cải tạo, xây mới rất khó khăn. Ảnh: Minh Hoàng

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/khong-xac-dinh-thoi-han-su-dung-rat-kho-xay-moi-chung-cu-xuong-cap-2207210.html

Nhà ở xã hội nơi thừa, nơi thiếu: Giải pháp nào khắc phục?

Nhà ở xã hội (NƠXH) thiếu trầm trọng tại các đô thị lớn cũng như các khu công nghiệp, nhưng điều lạ lùng, nhiều dự án đã xây xong lại rơi vào cảnh ế ẩm. Bộ Xây dựng và chuyên gia kiến nghị nhiều giải pháp về đối tượng mua, quỹ đất phát triển dự án NƠXH cũng như ưu đãi cho chủ đầu tư.

Bài 1: Ế ẩm cả nghìn căn

Theo Luật Nhà ở hiện hành, NƠXH có 3 hình thức: mua, thuê mua, thuê. Các hình thức này đều có giá thấp hơn so với thị trường để các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước về NƠXH. Chủ đầu tư đa dạng, gồm: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và Nhà nước bỏ tiền ra xây dựng. NƠXH tồn tại hơn 10 năm nay và đã bộc lộ nhiều bất cập.

Bộ Xây dựng cho biết, cả nước có 15 địa phương có NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước với tổng số 15.841 căn. Trong đó, 12.162 căn đã cho thuê, 1.380 căn đã cho thuê mua (tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Vĩnh Long), 929 căn đã bán và 750 căn còn trống do chưa có đối tượng thuê, thuê mua hoặc do người thuê hết thời hạn thuê trả lại do không còn nhu cầu; 620 căn của TPHCM chưa có báo cáo cụ thể về tình hình thuê, thuê mua quỹ nhà này.

Cá biệt như TP Đà Nẵng có 10.579 căn NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước nhưng không có trường hợp nào thuê mua mà chỉ cho thuê. TP Đà Nẵng đã lập Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bán 846 căn và đã bán được 616 căn.

Hồi tháng 8 vừa qua, trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, dù tỉnh Bắc Ninh triển khai đầu tư xây dựng hàng chục ngàn căn nhà ở công nhân, nhưng dường như công nhân làm việc trên địa bàn tỉnh lại không mặn mà với việc mua nhà.

Theo đó, trong số 7 dự án nhà ở công nhân đã hoàn thành, hoàn thành một phần tại Bắc Ninh, cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 căn hộ hoàn thiện, nhưng số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp đăng ký mua nhà rất ít.

Báo cáo nêu rõ, thời gian qua, các chủ dự án đã rao bán 1.681 căn nhà ở công nhân nhưng số lượng bán được rất ít, hiện 7 dự án còn 1.324 căn nhà.

Còn tại Hà Nội, có dự án NƠXH tại Hoài Đức do Công ty TNHH Bánh Kẹo Thăng Long bán đến lần thứ 26 vẫn còn 42 căn (tổng số 911 căn để bán).

Cần mở rộng đối tượng người mua

Lý giải việc hơn 1.000 căn nhà ở công nhân không có người mua, UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng, do đa số công nhân là người ngoại tỉnh, có tính chất cư trú không ổn định, thường xuyên di chuyển, thay đổi vị trí việc làm. Mặt khác thu nhập của công nhân còn thấp, vì thế việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở công nhân ở Bắc Ninh thời gian qua rất chậm.

Để tăng tính hấp dẫn của nhà ở công nhân, tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, bổ sung các cơ chế ưu đãi đặc biệt hơn nữa đối với nhà lưu trú công nhân, NƠXH dành cho công nhân. Đi kèm với đó là hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý, phát triển đồng bộ loại hình nhà ở này.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, ngay cả khi đề án 1 triệu căn NƠXH được thực thi tối đa, nguồn cung NƠXH vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, quá trình triển khai, xây dựng đến mở bán dự án NƠXH vẫn còn nhiều vướng mắc, từ cơ chế pháp luật đến quy định và điều kiện mua cũng như các trường hợp được thụ hưởng chính sách.

Ông Đính kiến nghị, chính sách về nhà ở cần hướng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Quy định đối tượng được thụ hưởng chính sách về NƠXH cần thay đổi phù hợp hơn. NƠXH không phải là bán cho người giàu nhưng cần hướng đến cả những đối tượng có thu nhập thuộc diện phải đóng thuế, có tích lũy, nhưng không tiếp cận được với nhà ở thương mại hiện có giá bán ở ngưỡng cao.

Gói 120.000 tỷ đồng làm NƠXH, mới giải ngân 83 tỷ đồng

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho NƠXH, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng chung cư cũ.

Theo Bộ Xây dựng, hiện có đã có 20 tỉnh, thành phố công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình gói 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 25.884 tỷ đồng. Trong đó, có 49 dự án NƠXH với nhu cầu vay là 24.655 tỷ đồng và 3 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ với nhu cầu vay là 1.229 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số dự án NƠXH tại các địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 83,1/1.095 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty Minh Phương tại Phú Thọ được giải ngân 23,7/95 tỷ đồng; Công ty Kinh Bắc ở Bắc Ninh được giải ngân 46/50 tỷ đồng; Liên doanh Công ty CP nhà số 6 Hà Nội và Công ty CP tư vấn Toàn Cầu được giải ngân 13,4/950 tỷ đồng.

Ngọc Mai – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Dự án NƠXH tại Hoài Đức do Công ty TNHH Bánh Kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư bị “ế”. Ảnh: Như Ý

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/nha-o-xa-hoi-noi-thua-noi-thieu-giai-phap-nao-khac-phuc-post1581801.tpo

Nhà máy nước mặt sông Hồng ngổn ngang sau 8 năm thi công

Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng (huyện Đan Phượng, Tp.Hà Nội) trị giá gần 4.000 tỷ đồng vẫn ngổn ngang sau 8 năm thi công.

Trước thực trạng những ngày qua, trên địa bàn Tp.Hà Nội xuất hiện tình trạng một số khu dân cư bị thiếu, cắt nước sinh hoạt. Đáng chú ý tại khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai), tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã kéo dài khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn ảnh hưởng nặng nề.

Trong văn bản chỉ đạo về công tác điều tiết cấp nước ngày 22/10, UBND Tp.Hà Nội đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước cho người dân thành phố. Trong đó, Thành phố yêu cầu phải khẩn trương hoàn thành nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngày đêm trong quý I/2024.

Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng được khởi công từ quý IV/2015 trên diện tích khoảng 20,5ha, tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng với tổng mức đầu tư khoảng 3.700 tỷ đồng.

Dự kiến được đưa vào sử dụng từ quý I/2021, tuy nhiên đến nay nhà máy mới hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc. Theo đó, dự án gặp khó khăn trong việc xin giấy phép cắt đê để nối đường ống lấy nước đến nhà máy.

Sau khi hoàn thiện, quá trình xử lý nước của nhà máy sẽ lần lượt qua các giai đoạn: sơ lắng cặn thô, keo tụ, trộn phản ứng, lắng ngang, lọc nhanh, lọc hữu cơ, khử trùng rồi đưa vào bể chứa nước sạch.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, các hạng mục công trình phần lớn mới hoàn thiện thô, nhiều khu vực phủ đầy rêu sau thời gian dài chậm tiến độ.

Khu vực nhà clo xử lý nước, bể chứa nước sạch đã cơ bản hoàn thành.

Các bể chứa nước đang trong giai đoạn hoàn thiện xây dựng, dọn dẹp và thử thấm…

Dự án đến nay mới hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc.

Trong ảnh là khu vực đặt các bể lắng của nhà máy.

Hàng nghìn ống dẫn nước được tập kết tại bãi đất trống quanh nhà máy, xung quanh cỏ dại mọc um tùm.

Theo thiết kế, nhà máy nước mặt sông Hồng có công suất thiết kế giai đoạn I là 300.000m3/ngày đêm. Giai đoạn II, nhà máy có thể hoạt động với công suất 450.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng bao gồm: Đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía Tây đường Vành đai 3, phía Bắc đường QL 32 (thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng).

Nguyễn Hữu Thắng – Tạp chí NĐT

Theo Người Đưa Tin

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.nguoiduatin.vn/nha-may-nuoc-mat-song-hong-ngon-ngang-sau-8-nam-thi-cong-a632965.html

Phú Yên: Điện mặt trời ‘núp bóng’ trong Khu Nông nghiệp Công nghệ cao

Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các chủ trang trại lợi dụng trang trại để làm điện mặt trời, bảo đảm công bằng, minh bạch.

Tại tỉnh Phú Yên việc đầu tư điện mặt trời mái nhà đã bộc lộ nhiều bất cập và có hiện tượng “núp bóng” trang trại trồng trọt.

Ngay trong Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao – nơi được xác định là đầu tư phát triển nông nghiệp là chính nhưng một số doanh nghiệp vẫn lắp đặt hàng loạt hệ thống điện mặt trời để bán điện. Doanh nghiệp đã “phớt lờ” cơ quan quản lý nhà nước để xảy ra nhiều vi phạm trong quá trình xây dựng.

Biến không thành có

Tại Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Nam Việt Hưng Phú Yên (gọi tắt là Công ty Nam Việt Hưng Phú Yên) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Fam Việt (gọi tắt là Công ty Fam Việt) đều được Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao cấp chủ trương đầu tư với mục tiêu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao để trồng rau quả, nấm dược liệu.

Trong quy mô dự án, các doanh nghiệp này chỉ được phép tận dụng mái nhà nấm để xây dựng hệ thống điện mặt trời phục vụ cho các thiết bị sử dụng điện và các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống điện mặt trời trong dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Nam Việt Hưng Phú Yên có công suất 990KWp. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Theo ghi nhận và tìm hiểu của phóng viên TTXVN, khu vực dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau quả, nấm và dược liệu của Công ty Nam Việt Hưng Phú Yên có nhiều dãy nhà đã được lắp pin điện mặt trời.

Phía dưới các nhà nấm chỉ có một vài người làm việc và hoạt động sản xuất cầm chừng. Dự án này có 1 hệ thống điện mặt trời với công suất 990 KWp và mã số khách hàng là PC08HH0836817.

Tại Dự án Ứng dụng Công nghệ cao Nông sản Fam Việt của Công ty Fam Việt, nhiều dãy nhà đã được lắp các tấm pin điện mặt trời cùng với trạm biến áp. Một số nhà màng, nhà lưới trồng dưa hoàng kim và dưa lưới.

Mặc dù trong chủ trương đầu tư, điện mặt trời được dùng phục vụ cho hoạt động của dự án nhưng tại đây có tới 6 hệ thống điện. Công ty Fam Việt đã “chia nhỏ” các hệ thống điện mặt trời này và đứng tên nhiều công ty khác nhau.

Cả 6 hệ thống điện mặt trời trong dự án của Công ty Fam Việt đều có công suất là 990,25 KWp. Các mã khách hàng đã được cấp gồm: PC08HH0836811, PC08HH0836812, PC08HH0836813, PC08HH0836814, PC08HH0836815, PC08HH0836816.

Theo ông Đoàn Minh Hiếu, Phó Giám đốc Công ty Fam Việt, việc lắp các tấm pin điện mặt trời trên mái là chủ trương của công ty. Nhiệm vụ của ông Hiếu chỉ là vận hành, phát triển các sản phẩm nông nghiệp tại dự án.

Kiểm tra hiện trạng của Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên cho thấy Công ty Nam Việt Hưng Phú Yên có thời gian nghiệm thu đóng điện hệ thống điện mặt trời mái nhà so với thời điểm được cấp giấy phép xây dựng là 23 ngày. Công ty chưa lập thủ tục về xây dựng đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà, đường dây trung áp và trạm biến áp.

Ngoài ra, có 2 nhà màng được xây dựng và lắp đặt thêm hệ thống điện mặt trời mái nhà trên hạng mục công trình; đường dây trung áp và trạm biến áp không có trong giấy phép xây dựng được cấp.

Đối với Công ty Fam Việt thời gian nghiệm thu hệ thống điện mặt trời mái nhà (ngày 28/12/2020) chỉ sau thời gian được cấp giấy phép xây dựng là 3 ngày (ngày 25/12/2020). Quyết định phê duyệt dự án không có hệ thống đường dây trung áp và trạm biến áp nhưng quyết định phê duyệt bản vẽ thi công lại có. Toàn bộ trên mái có hệ thống tấm pin điện mặt trời nhưng trong giấy phép xây dựng không có hạng mục này.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên cho biết đơn vị không cấp chủ trương đầu tư riêng các dự án điện mặt trời. Đây không phải là loại hình điện mặt trời trang trại mà tận dụng mái để sản xuất điện phục vụ cho sản xuất các loại nấm lạnh.

Giấy phép xây dựng các hạng mục công trình tại các dự án của Công ty Nam Việt Hưng Phú Yên và Fam Việt đều do Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên cấp. Doanh nghiệp vi phạm trong xây dựng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên nhận thiếu sót trong quản lý.

Giai đoạn đầu, doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư nên còn khó kiểm soát, về sau khi hoàn thiện Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên sẽ quản lý, giám sát chặt chẽ để các dự án này hoạt động theo đúng mục tiêu.

“Nhùng nhằng” trong quản lý

Trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên vừa qua (kỳ họp thứ 16, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VIII) liên quan đến vấn đề điện mặt trời “núp bóng” trang trại nông nghiệp, ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên thẳng thắn thừa nhận, về văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trang trại của cấp có thẩm quyền thì không có hạng mục điện áp mái.

Trạm biến áp dùng cho việc đấu nối từ hệ thống điện mặt trời áp mái của doanh nghiệp vào Hệ thống Lưới điện Quốc gia. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Tuy nhiên, thực tế điện áp mái các trang trại là hạng mục lớn, thậm chí là hạng mục chính của các trang trại. Việc đầu tư trồng trọt (nấm, cây dược liệu,…) chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức…. Cây trồng mật độ thưa, kém phát triển và chết nhiều.

Có một số trang trại thực tế triển khai chưa đúng theo nội dung chủ trương đầu tư được cấp thẩm quyền chấp thuận. Nếu xét về tiêu chí giá trị sản xuất kinh tế trang trại theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí kinh tế trang trại thì các trang trại này không đảm bảo.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Yên khẳng định không có khái niệm điện mặt trời trang trại mà chỉ có điện mặt trời mái nhà. Điều này được quy định tại Khoản 5, Điều 3 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

Báo cáo kiểm toán chuyên đề: “Đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, đất đai, bảo vệ môi trường cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại tỉnh Phú Yên” đã chỉ rõ Công ty Điện lực Phú Yên ký hợp đồng mua điện khi các thủ tục liên quan đến đất đai của các trang trại nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký biến động sang đất nông nghiệp khác theo quy định; chưa có chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn nghiệm thu và đấu nối bán điện lên lưới.

Dẫn chiếu theo phụ biểu số 06/BCKT-NLTT của Kiểm toán Nhà nước cho thấy hệ thống điện mặt trời của công ty Fam Việt và Công ty Nam Việt Hưng Phú Yên tại Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên có tên trong danh sách các dự án, trang trại điện mặt trời mái nhà chưa chuyển mục đích sang đất nông nghiệp khác tại thời điểm nghiệm thu, đấu nối và thời điểm kiểm tra đối chiếu. Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý đúng theo quy định.

Mặc dù vậy, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên lại cho rằng hai dự án của Công ty Fam Việt và Công ty Nam Việt Hưng Phú Yên không phải chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều này được căn cứ theo Nghị quyết số 129/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 cho phép thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng. Diện tích 460 ha của Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao không nằm trong danh mục công trình, dự án phải thu hồi, chuyển mục đích đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên, hai dự án của Công ty Fam Việt và Nam Việt Hưng Phú Yên đã được Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên chấp nhận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định cho thuê đất để thực hiện dự án phù hợp theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 56 Luật Đất đai 2013.

Chủ đầu tư là Công ty Fam Việt đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công ty Nam Việt Hưng Phú Yên đang làm các thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tại tỉnh Phú Yên, ngoài các doanh nghiệp trong Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao còn 19 trang trại nông nghiệp khác có lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên nhìn nhận, việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của các địa phương là xu thế tích cực, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình hình đầu tư điện mặt trời mái nhà dưới hình thức các dự án trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh chưa rõ ràng, có hiện tượng lợi dụng trang trại để làm điện mặt trời.

Do đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các chủ trang trại hoạt động không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cấp phép; đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật trong đầu tư, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn.

Xuân Triệu (TTXVN/Vietnam+)

Theo VietnamPlus

Ảnh: Một hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp áp mái tại Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.vietnamplus.vn/phu-yen-dien-mat-troi-nup-bong-trong-khu-nong-nghiep-cong-nghe-cao/904520.vnp

Kiên Giang: Kiến nghị thành lập huyện đảo Thổ Châu

(Phapluatmoitruong.vn) – Là xã đảo tiền tiêu và đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Phú Quốc, nhiều năm nay, Thổ Châu đang từng bước được tỉnh hoàn thiện thủ tục để sớm thành lập huyện đảo.

Ngày 26/10, tại Kiên Giang, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam do Thượng tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Công an, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang về các vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Ông Mai Văn Huỳnh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, tỉnh Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng trong phòng thủ quốc phòng của Quân khu 9 và cả nước. Đảng bộ tỉnh luôn xác định tầm quan trọng của công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại; tổ chức quán triệt sâu sắc, nghiêm túc các mục tiêu, định hướng trong công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Hiện nay, đời sống nhân dân được nâng lên, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện khá tốt. Một số định hướng lớn về kinh tế gắn với an ninh, quốc phòng từng năm, từng nhiệm kỳ được thực hiện rất cụ thể, kết quả đạt được rất tốt.

Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Phương Vũ).

Tỉnh Kiên Giang kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm cho chủ trương triển khai thành lập huyện đảo Thổ Châu (hiện nay là xã Thổ Châu, thuộc thành phố Phú Quốc), nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng cường các nguồn lực phục vụ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Quốc phòng sớm đàm phán, hoàn thành phân định biên giới trên đất liền, trên biển với Chính phủ Campuchia và các nước có vùng biển chồng lấn với Việt Nam và đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường tuần tra biên giới, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo. Cùng với đó, có chính sách để người dân sinh sống ổn định tại các đảo, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới, vùng biển, đảo.

Quang cảnh buổi làm việc (Ảnh: Phương Vũ).

Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Thành đánh giá tỉnh Kiên Giang có vị trí đặc biệt quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; hội đủ đặc trưng như một đất nước Việt Nam thu nhỏ.

Thông tin, tài liệu mà Đoàn khảo sát thu thập được sau chuyến làm việc với các đơn vị, địa phương sẽ phục vụ rất tốt việc đề ra những sách lược sát, đúng, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Huy Diệu

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Kiên Giang kiến nghị sớm cho chủ trương thành lập huyện đảo Thổ Châu.

Lâm Đồng: Chấn chỉnh công tác quản lý trật tự xây dựng và đô thị

(Phapluatmoitruong.vn) – UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu TP. Đà Lạt và TP. Bảo Lộc chấn chỉnh tình trạng vi phạm quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn.

Cụ thể, theo UBND tỉnh Lâm Đồng, qua kiểm tra hiện vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm và chưa thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị, để xảy ra các vi phạm trên địa bàn quản lý. Để công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng thực sự có hiệu quả, xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy.

UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, TP. Đà Lạt và Bảo Lộc tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, liên tục hiệu quả các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị.

Tổ chức tuyên truyền và vận động người dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức gương mẫu tự giác chấp hành việc tháo dỡ và khắc phục các vi phạm đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng trái phép, sai phép, cơi nới lấn chiếm lòng, lề đường, lộ giới; trường hợp không tự giác thực hiện thì lập hồ sơ xử lý, tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đợt ra quân cao điểm để lập lại trật tự tại các khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn, tại các hệ thống đường bộ (bao gồm các trục đường chính, đường hẻm và giao thông nông thôn), giải tỏa hoặc cưỡng chế giải tỏa, cắm lại mốc lộ giới, khoảng lùi xây dựng theo quy định và tiếp tục duy trì thường xuyên để ngăn chặn vi phạm tái diễn, kiên quyết xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để dựng lều bạt, mái che, xây dựng ki ốt, làm địa điểm kinh doanh, buôn bán, họp chợ, đậu đỗ xe, tập kết hàng hóa, quảng cáo, để rác thải, rao vặt, góp phần duy trì mỹ quan đô thị và đảm bảo an toàn giao thông.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Nghiêm túc chấn chỉnh, xử lý các trường hợp có dấu hiệu buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị trên địa bàn nhằm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm.

Thành lập Đoàn kiểm tra cấp huyện để tổ chức kiểm tra, xử lý toàn diện các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, TP. Đà Lạt và Bảo Lộc kiểm tra, xử lý vi phạm, kiên quyết giải tỏa các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ trên tuyến, đảm bảo đường thông, hè thoáng, mỹ quan đô thị; duy trì xử lý vi phạm, không để tình trạng tái lấn chiếm.

Đỗ Thuận – Đình Tuyến

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương về trật tự xây dựng đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng.

Công ty CP Nguyên liệu Viglacera khai thác khoáng sản sau khi giấy phép đã hết hạn

Công ty CP Nguyên liệu Viglacera vẫn hoạt động khai thác khoáng sản còn tồn trong khu vực mỏ sét Trúc Thôn.

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có kết quả xác minh thông tin liên quan đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại mỏ sét Trúc Thôn tại phường Cộng Hòa (Chí Linh) của Công ty CP Nguyên liệu Viglacera.

Qua kiểm tra tại mỏ sét Trúc Thôn, cho thấy sau khi giấy phép hết hạn, Công ty CP Nguyên liệu Viglacera đã tạm dừng các hoạt động khai thác. Tuy nhiên, đến tháng 7/2023, công ty lại vận chuyển khoáng sản đang tập kết tại mỏ sét Trúc Thôn về nhà máy và một phần chuyển ra ngoài tiêu thụ. Công ty vẫn khai thác khoáng sản còn tồn trong khu vực mỏ sét Trúc Thôn.

Công ty CP Nguyên liệu Viglacera đã thừa nhận các hành vi này và hiện đã dừng các hoạt động liên quan đến vận chuyển, khai thác khoáng sản.

Hiện UBND TP Chí Linh đang giao cho Công an TP Chí Linh tiếp tục điều tra, đấu tranh làm rõ, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Công ty CP Nguyên liệu Viglacera được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác sét ceramic tại một phần khối trữ lượng mỏ Trúc Thôn thuộc phường Cộng Hòa (Chí Linh). Diện tích khai thác hơn 27ha, trữ lượng 1,6 triệu tấn với công suất 80.000 tấn/năm; thời hạn khai thác đến ngày 12/5/2023.

PV – Báo Hải Dương

Theo Hải Dương

Ảnh: Mỏ sét Trúc Thôn tại phường Cộng Hòa (TP Chí Linh) của Công ty CP Nguyên liệu Viglacera đã hết thời hạn khai thác theo giấy phép được cấp

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baohaiduong.vn/cong-ty-cp-nguyen-lieu-viglacera-khai-thac-khoang-san-sau-khi-giay-phep-da-het-han-361227.html