• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 67

Bình Định: Mất 1 tháng để xử lý lượng bùn đất ‘khổng lồ’ trên sông Hà Thanh

Quá trình nạo vét bùn đất phục vụ dự án của cảng Quy Nhơn… đổ đến nơi tiếp nhận Khu đô thị mới Chợ Góc (TP. Quy Nhơn, Bình Định) đã gây ra tình trạng bùn đất bủa vây, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Ngày 4/12, Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định) cho biết, đã có văn bản gửi Công ty CP Cảng Quy Nhơn đề nghị phối hợp với Công ty TNHH Phú Hiệp (đơn vị sử dụng vật chất nạo vét để đắp nền khu đô thị mới Chợ Góc) khẩn trương nạo vét bùn đất ở bãi bồi lòng sông.

Việc nạo vét này nhằm thông thoáng dòng chảy, hoàn trả theo hiện trạng ban đầu tại vị trí khu vực tràn Quy Nhơn 3 và cống Đông Định, thuộc hệ thống đê Đông ở khu vực 4 (phường Nhơn Bình), đảm bảo thoát lũ, ổn định đời sống cho người dân.

Lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Bình Định cho biết, sau khi người dân và dư luận phản ánh, đơn vị đã thành lập đoàn công tác để kiểm tra hiện trường và xác định những phản ánh của người dân là chính đáng, chính xác.

Kiểm tra ban đầu nhận thấy có 2 nguyên nhân: xuất phát từ âu chứa bùn, vật chất tiếp nhận do Công ty CP cảng Quy Nhơn nạo vét hút lên, còn Công ty TNHH Phú Gia Riverside tiếp nhận vật chất. Việc đầu tư âu chứa kỹ thuật này do bờ âu chứa quá thấp, dẫn đến bùn tràn ra, sau nhiều tháng thì tích tụ và phát tán rộng ra cửa sông.

“Trước mắt, chúng tôi yêu cầu 2 công ty trên phải khẩn trương phối hợp, xử lý dứt điểm tình trạng bùn thải trên để thông thoáng dòng chảy, khắc phục ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của các đơn vị, khối lượng bùn khá lớn nên việc khắc phục có thể diễn ra trong 1 tháng”, lãnh đạo Sở thông tin thêm.

Hoạt động nạo vét, tiếp nhận bùn và vật chất trên phục vụ cho 2 dự án, gồm: Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 – cảng Quy Nhơn (công ty CP cảng Quy Nhơn đầu tư) và dự án khu đô thị mới khu vực Chợ Góc (công ty TNHH Phú Gia Riverside thực hiện).

Cơ quan thanh tra cùng các đơn vị liên ngành, địa phương sẽ có đoàn thanh kiểm tra vào cuộc, xác định cụ thể lỗi thuộc về đơn vị nào, mức độ xử lý và cả bồi thường cho người dân.

Trước đó, tháng 2/2023, UBND tỉnh Bình Định có Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 – cảng Quy Nhơn, có diện tích gần 190.000m2.

Với phương án nạo vét: Máy đào gầu dây – xà lan vận chuyển – âu chứa tạm để xả vật chất nạo vét – bơm vật chất nạo vét – 2 khu vực bãi đổ thuộc Khu đô thị mới khu vực Chợ Góc (do Công ty TNHH Phú Gia Riverside tiếp nhận).

Đây là bùn đất từ dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 – cảng Quy Nhơn, đổ về nơi tiếp nhận là dự án Khu đô thị mới khu vực Chợ Góc (phường Nhơn Bình, TP.Quy Nhơn).

Đức Hồ – Báo Công Lý

Theo Công Lý

Ảnh: Bùn từ Dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 – cảng Quy Nhơn gây tắc nghẽn, ô nhiễm cả 1 vùng cửa sông

Xem bài viết gốc tại đây:

https://congly.vn/binh-dinh-mat-1-thang-de-xu-ly-luong-bun-dat-khong-lo-tren-song-ha-thanh-408049.html

Các “ngôi sao khoa học” của ngành bán dẫn thế giới sắp quy tụ tại Việt Nam

Toạ đàm “Công nghệ Bán dẫn: Nền tảng của Thế giới hiện đại” do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 18/12/2023, trong khuôn khổ chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống”

Sự kiện khai màn cho Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023 không chỉ là diễn đàn quốc tế quy tụ những “ngôi sao khoa học” hàng đầu mà còn nơi giới nghiên cứu Việt được kết nối với các trí tuệ xuất chúng và cùng bàn luận về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn đang bùng nổ trên toàn cầu.

tm-img-alt

Cuộc đua lớn trên toàn cầu

Ngày nay, tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều được vận hành dựa trên những con chip nhỏ – từ điện toán, viễn thông, ngân hàng, bảo mật, chăm sóc sức khỏe, thiết bị gia dụng đến vận tải (đặc biệt là xe điện), sản xuất, giải trí và nhiều lĩnh vực khác. Các tiến bộ trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (BigData), viễn thông 5G, siêu máy tính và xe tự lái… đều dựa vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn.

Là “huyết mạch” của nền kinh tế số, ngành bán dẫn được dự báo có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD vào năm 2024 và tăng mạnh lên 1.000 tỷ USD vào năm 2030, theo Gartner – công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới. Ngành này cũng được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.

Trong bối cảnh đó, toạ đàm “Công nghệBán dẫn: Nền tảng củaThế giới hiện đại” do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 18/12/2023, trong khuôn khổ chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023, sẽ mang đến những thảo luận chuyên sâu về nghiên cứu, ứng dụng và tiềm năng phát triển chip bán dẫn.

tm-img-alt

Richard Henry Friend từ Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, đồng thời là chủ tọa của phiên thảo luận nhấn mạnh, lĩnh vực bán dẫn rất rộng và đa dạng. Nguyên tắc là chip có kích thước càng nhỏ thì sẽ càng tiết kiệm năng lượng. Gần đây, đã có một bước tiến công nghệ đáng kể nhờ vào việc thay đổi nguồn sáng (light source), giúp các nhà khoa học thiết kế được các con chip có kích thước rất nhỏ. Điều này đã tạo ra một sự bất ngờ lớn cho thế giới sản xuất linh kiện bán dẫn.

Cũng theo chủ nhân của Giải Millennium Technology năm 2010, một cuộc đua khác đang diễn ra trong ngành bán dẫn, đó chính là cuộc đua tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh và sạch hơn giúp quá trình nghiên cứu sản xuất thân thiện hơn với môi trường. Đây cũng sẽ là một nội dung quan trọng được các trí tuệ khoa học lỗi lạc của thế giới thảo luận tại tọa đàm.

“Làm cách nào để vừa tănghiệu quảsản xuất mà vẫnđóng góp vào việcgiảm lượngphát thảiròngbằng ‘0’ thật sự rấtquan trọng, và không thể có một câu trả lời đơn giản cho vấn đề này”, GS. Richard Henry Friend đánh giá.

Cơ hội cho giới khoa học Việt gia nhập “đường đua” toàn cầu

Ngoài khía cạnh kỹ thuật, sự kiện mở màn cho Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture lần thứ 3 cũng sẽ đi vào các phương diện xã hội và chính sách của ngành bán dẫn. Các chuyên gia sẽ thảo luận về định hướng dành cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giúp xây dựng chiến lược phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

tm-img-alt

Theo GS. Teck-Seng Low (Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore), một trong các diễn giả tại tọa đàm, hiện nay trên toàn thế giới đang diễn ra cuộc đua thu nhỏ kích thước của chip bán dẫn. Chip đã được sản xuất với kích thước giảm dần từ 9nm, 7nm, 5nm, rồi 3nm. Những con chip đã nhỏ, nay còn nhỏ hơn, được dự đoán sẽ còn thống trị và cải thiện nhiều hơn nữa các lĩnh vực trong cuộc sống.

Hàng nămSingapore chi 5 tỷ USD cho nghiên cứu, nhưng số tiền này sẽ trở nên vô ích nếu chúng tôi không có nhân lựctài năngđể phát triển. Vì vậy, chiến lược thu hútnhân lực giỏi trong lĩnh vực bán dẫn là yếu tố tiên quyết khi các bạn muốn bắt tay thực sự vào việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ này, ông nói.

Đồng quan điểm, TS. Sadasivan Shankar (Quản lý Nghiên cứu – Phát triển Công nghệ tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC, Đại học Stanford, Hoa Kỳ) tin rằng những quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể thiết lập các chương trình hoặc các phương án tài trợ để thúc đẩy giáo dục.

“Những cá nhân sáng tạo, khi được trang bị kiến thức và kỹ năng đúng đắn, có thể đối mặt và giải quyết những thách thức phức tạp. Đặc biệt, thế hệ trẻ thường có lý tưởng và tư tưởng lạc quan, khiến họ trở thành một nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia”, ông nói. TS. Shankar cũng là diễn giả sẽ trình bày tại phiên tọa đàm về bán dẫn trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023.

Không chỉ là sự kiện thường niên được trông đợi vào mỗi dịp cuối năm, Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture nói chung và chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống” nói riêng đã trở thành “địa chỉ đỏ” của giới khoa học, công nghệ toàn cầu. Diễn đàn quy tụ những bộ óc kiệt xuất nhất của thế giới đương đại mang tới cho các nhà nghiên cứu Việt Nam cơ hội quý giá để thảo luận về những xu hướng nghiên cứu mới, các công nghệ đang dẫn dắt sự phát triển và các nhân tố đột phá sẽ thay đổi thế giới.

Theo GS.TS. Nguyễn Đức Chiến (Chủ tịch Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam), thông qua những hoạt động thiết thực như thế, VinFuture đã giúp kết nối mạnh mẽ giới khoa học trong nước với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, đồng thời mang tới cơ hội hội nhập cho các nhà nghiên cứu trẻ.

“Với người làm khoa học, điều này có ý nghĩa động viên, khích lệ rất lớn. Về lâu dài, mối tương tác và hợp tác này sẽ giúp kéo gần khoảng cách của các nhà khoa học trong nước và thế giới”, vị chuyên gia đánh giá.

Tọa đàm “Công nghệ bán dẫn: Nền tảng của thế giới hiện đại” 

•    Thời gian: 9h00 – 10h15 – Ngày: 18/12/2023        

•    Địa điểm: Trung tâm Hội nghị quốc tế Almaz, Khu đô thị Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội

•    Đăng ký tham dự TẠI ĐÂY

Chủ tọa: GS. Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nguyên Giám đốc Trung tâm Maxwell thuộc Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh, Chủ nhân Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ – Millennium Technology Prize năm 2010 danh giá cho phát minh trong lĩnh vực điện tử nhựa.

Diễn giả: 

•    GS. Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Singapore.

•    GS. Nguyễn Thục Quyên, Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS) và Giáo sư Khoa Hóa học & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ.

•    GS. Albert Pisano, Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs thuộc Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ.

•    TS. Sadasivan Shankar, Quản lý Nghiên cứu – Phát triển Công nghệ tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ.

•    GS. Vivian Yam, Thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng, Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học tại Đại học Hồng Kông, Trung Quốc.

Ngọc Linh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Hà Nội thu hồi giấy phép kinh doanh của 6 đơn vị vận tải

Sở GTVT Hà Nội vừa quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với 6 đơn vị kinh doanh vận tải.

Trong số này, 3 đơn vị gồm Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Duy Hải, Công ty Cổ phần B&G Group và Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ hàng không Việt Nam bị thu hồi loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

2 đơn vị gồm Công ty TNHH Cho thuê xe Hà Nội và Công ty Cổ phần Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ Hải Anh bị thu hồi loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt.

Đơn vị còn lại Công ty Cổ phần Đức Thắng (tên thay đổi là: Công ty Cổ phần Trang Anh HD).

Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, lý do thu hồi là do qua rà soát, các đơn vị vận tải nói trên đã không kinh doanh vận tải trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Riêng Công ty Cổ phần Trang Anh HD có văn bản đề nghị trả giấy phép kinh doanh vận tải và ngừng kinh doanh.

Ngoài việc phải nộp lại phù hiệu trong vòng 7 ngày, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu 6 đơn vị này phải dừng ngay việc kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

Đồng thời, Sở GTVT Hà Nội giao Thanh tra Sở phối hợp với phòng Quản lý vận tải tổ chức kiểm tra, giám sát; phối hợp với các sở, ngành, lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố xử lý nghiêm nếu đơn vị không chấp hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh.

Lê Tươi – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Những đơn vị bị thu hồi là do nửa năm không hoạt động kinh doanh vận tải. Ảnh minh họa.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-thu-hoi-giay-phep-kinh-doanh-cua-6-don-vi-van-tai-192231202141445589.htm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương bị xử phạt hơn 400 triệu đồng vì vi phạm về môi trường

Thanh tra Bộ TN&MT vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương số tiền 439,6 triệu đồng do có hành vi vi phạm về môi trường.

Ngày 27/11, Chánh thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh đã ký quyết định số 130/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương 439,6 triệu đồng do có hành vi vi phạm về môi trường.

Theo đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương bị xử phạt Vi phạm Luật Bảo vệ môi vì có hai hành vi sau:

Hành vi thứ nhất, xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần trong trường hợp thải lượng chất thải từ 200 m3/ngày đêm (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày đêm. Cụ thể, thông số amoni là 37,14mg/l, vượt 3,7 lần QCVN 28:2010/BTNMT, lấy ngày 25/10/2023 với lưu lượng 399 m3 ngày đêm, cột B.
Hành vi thứ hai, là thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải (năm 2022 bệnh viện thực hiện quan trắc nước thải thiếu các thông số As, Hg, Pb, Cd, Fe, chất hoạt động bề mặt theo quy định).

Ngoài bị xử phạt số tiền trên, quyết định còn nêu rõ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương buộc phải thực hiện cải tạo, khắc phục hệ thống xử lý nước thải bảo đảm nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn cho phép. Báo cáo việc cải tạo, khắc phục hệ thống xử lý nước thải và gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trước ngày 31/12/2023.

 Đồng thời, bệnh viện phải chi trả hơn 9 triệu đồng kinh phí phân tích mẫu môi trường đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Việt Cường – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/benh-vien-da-khoa-tinh-hai-duong-bi-xu-phat-hon-400-trieu-dong-vi-vi-pham-ve-moi-truong-83203.html

Hạ tầng thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu

Những năm qua, UBND tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển hệ thống thoát nước tại các đô thị. Tuy nhiên, thực trạng hạ tầng tiêu thoát nước chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra dẫn đến ngập úng cục bộ, ngập lụt khi có mưa lũ.

Nâng đường vẫn ngập

Nhiều năm nay, khu vực Khu A, Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương, TP. Huế, luôn đối diện với tình trạng ngập lụt khiến đời sống người dân bị xáo trộn. Cứ đến mùa lũ, khi các tuyến đường nội thị bị ngập (có nơi sâu gần 1m), phương tiện người dân đi từ các khu vực “lên phố” để mua lương thực dự trữ chủ yếu bằng ghe thuyền.

Đơn cử, trận mưa lớn kéo dài từ ngày 13-16/11 vừa qua, gây ra đỉnh lũ khi nước sông Hương tại trạm thủy văn Kim Long đạt mốc 4,34m (ngày 15/11). Nhiều hộ dân nháo nhào di chuyển phương tiện lên cầu Phát Lát (điểm cao nhất trên trục đường Tố Hữu) để tránh lũ. Trong khi đó, các phương tiện đậu đỗ trên các trục đường Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu (vừa nâng cao độ mặt đường lên 0,5m) đều bị thiệt hại do nước lũ dâng quá cao.

Tuyến đường Tố Hữu và Võ Nguyên Giáp mới thực hiện nâng cao độ mặt đường để chống lũ vào đầu năm 2023, dự án (DA) do Ban quản lý DA Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị loại II) – tiểu DA Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

Ông Võ Văn Việt, Giám đốc Ban quản lý DA thông tin: Cơ quan chức năng căn cứ số liệu kiểm tra thực tế cao độ vào thời điểm ngập lụt của đợt lũ trong tháng 10/2020, tại KĐTM An Vân Dương từ +2.81 đến +3.17m, do đó với cao độ trung bình của các tuyến đường Tố Hữu và Võ Nguyên Giáp là +2,64m về cơ bản giải quyết được lưu thông cho các phương tiện vận tải phục vụ cứu trợ, hỗ trợ lụt bão.

 Công trình thoát nước đô thị, giảm ngập ở KĐTM An Vân Dương

Công trình thoát nước đô thị, giảm ngập ở KĐTM An Vân Dương

Việc chỉnh trang với cao độ trung bình là +2,64m các tuyến đường trên theo quyết định điều chỉnh Quy hoạch phân khu Khu A, tỷ lệ 1/2.000 (Quyết định số 432/QĐ UBND ngày 2102/2019). Tuy nhiên, việc nâng cao độ mặt đường và chưa đầu tư kịp thời hệ thống thoát nước 2 tuyến đường theo quy hoạch điều chỉnh được duyệt nên ảnh hưởng đến việc thoát nước mặt mỗi khi trời mưa lớn.

Còn nhiều bất cập

UBND tỉnh cho biết, đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình ngập úng tại các đô thị. Theo đó, đối với KĐTM An Vân Dương, thời gian qua với tình hình thời tiết cực đoan, có nhiều trận mưa lớn, nước các sông dâng cao đã làm ngập hầu như toàn bộ hệ thống đường giao thông đối với KĐTM này làm giao thông ngưng trệ. Khu vực này trong tương lai gần sẽ hình thành Khu trung tâm hành chính của tỉnh, nhiều trụ sở quan trọng.

Sở Xây dựng đã đi khảo sát thực địa, nắm bắt tình hình mức nước ngập tại một số khu vực, nhận thấy các trục đường đã hình thành thuộc KĐTM An Vân Dương có cao độ đường đỏ trung bình từ 2,1m đến 2,3m, bị ngập từ 0,3 đến 0,7m khi mức nước lũ sông Hương vượt mức BĐ III (3,5m). Trong trường hợp có mưa với lưu lượng lớn trong khoảng thời gian mưa liên tục ≥ 48 giờ thì xuất hiện ngập úng một số khu vực. Nguyên nhân do cao độ mặt đường, nền công trình thấp so với cao trình mực nước sông khi có lũ.

Tình trạng ngập cục bộ khi có mưa, xuất hiện chủ yếu do hệ thống thoát nước mưa hiện trạng thiếu, chưa đảm bảo đồng bộ. Các hồ, kênh, mương hiện trạng bị lấn chiếm, san lấp, xây dựng bị thu hẹp dòng chảy. Hệ thống các kênh, mương thoát nước chính theo quy hoạch chưa đầu tư xây dựng đồng bộ, chưa đáp ứng với tình hình thực tế.

Quá trình đô thị hóa, dẫn đến tình trạng hệ thống thoát nước mưa chỉ đủ chuyển tải lưu lượng nước mưa lưu vực cục bộ từng DA mà thiếu kết nối liên tục từ vị trí thu đến vị trí xả nước, không thể tiếp nhận lưu lượng nước chuyển qua từ phía thượng lưu.

UBND tỉnh đánh giá, hệ thống thoát nước hiện nay mới chỉ được quan tâm đầu tư tại các khu vực trung tâm TP. Huế. Cụ thể, tại TP. Huế, tổng chiều dài đường ống thoát nước chính là 123,8km. Đối với khu vực dân cư cũ thì có hệ thống thoát nước chung (nước thải chung nước mưa)… Dù tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển hệ thống thoát nước tại các đô thị, tuy nhiên thực trạng tiêu thoát nước chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra, một số vấn đề còn tồn tại, cần khắc phục; vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ, ngập lụt khi có mưa, lũ.

Đồng bộ giải pháp

Tại báo cáo gửi Bộ Xây dựng, UBND tỉnh đề ra giải pháp tổ chức lập quy hoạch cao độ nền, thoát nước mặt và thoát nước thải đô thị sau khi đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế được phê duyệt, nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của việc triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050.

Tranh thủ mọi nguồn lực để ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa chính trong các khu đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đầu tư hoàn chỉnh các cửa xả chính (tiếp giáp với kênh, hồ, sông và biển), đảm bảo hệ thống thoát nước mưa phải kết nối liên tục, thoát nước thuận lợi ra các nguồn tiếp nhận hiện hữu.

UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Xây dựng bố trí nguồn vốn Trung ương từ các chương trình, DA để đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa trong các khu đô thị, đảm bảo hệ thống thoát nước kết nối liên tục, nước mưa tiêu thoát thuận lợi. Đồng thời, quan tâm, hỗ trợ kêu gọi đầu tư bằng nhiều nguồn lực khác nhau để phát triển không gian mặt nước trong các khu vực gồm đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khung, nạo vét, khơi thông, mở rộng hệ thống sông ngòi hiện có, hệ thống kênh mương sinh thái, hồ tiêu năng… theo quy hoạch được duyệt.

Dành nhiều không gian cho nước

Theo UBND tỉnh, trong định hướng, quy hoạch phát triển không gian đô thị tỉnh cần quan tâm dành nhiều không gian cho nước, khơi thông, nạo vét, mở rộng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ hiện hữu. Đồng thời, khi quy hoạch phát triển đô thị, san nền cần phải đánh giá kỹ tác động đến ngập úng để quy hoạch mới các hồ tiêu năng, hệ thống sông và kênh thay thế; đấu nối với hệ thống sông ngòi hiện trạng nhằm đảm bảo thoát nước cho vực đô thị mới cũng như đô thị hiện trạng.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN – Báo TTH

Theo Thừa Thiên Huế

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baothuathienhue.vn/kinh-te/xay-dung-giao-thong/ha-tang-thoat-nuoc-chua-dap-ung-yeu-cau-135521.html

Hà Nội ‘khai tử’ loạt khu đô thị của HUD, Việt Á, Prime Group…

Trong số 50 dự án với tổng diện tích 2.879,3ha đất, TP. Hà Nội xem xét quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động có khu đô thị của HUD, Việt Á, Prime Group…

UBND TP. Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 8/4/2022 của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội.

UBND TP Hà Nội cho biết đã tiến hành rà soát đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn.

Tính đến ngày 31/10/2023, có 330 dự án (chiếm 46,3% tổng số 712 dự án) được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai (đã đưa đất vào sử dụng; đã, đang tham mưu trình thu hồi, chấm dứt dự án).

Có 350 dự án (chiếm 49,2% tổng số 712 dự án) đã có chỉ đạo xử lý, kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc nhà đầu tư đưa đất vào sử dụng.

32 dự án (chiếm 4,5% trong tổng số 712 dự án) còn phải tiếp tục thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Dự kiến hoàn thiện trong tháng 12/2023.

Cũng tại báo cáo, UBND TP. Hà Nội cho biết có 50 dự án với tổng diện tích 2.879,3ha đất, TP xem xét quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án.

Trong đó, 32 dự án đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất; 18 dự án, UBND TP giao các Sở ngành TP và UBND các quận, huyện, thị xã làm rõ một số nội dung liên quan để xử lý, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Trong số 32 dự án đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất có loạt dự án khu đô thị, nhà ở với quy mô lớn, có thể kể đến như: khu đô thị Thanh Lâm – Đại Thịnh 1 và khu đô thị Mê Linh – Đại Thịnh (huyện Mê Linh) của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); dự án Khu đô thị mới Việt Á, xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh) của Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; khu đô thị mới BMC, xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh) của Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại;

Khu đô thị mới Prime Group (khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) xã Đại Thịnh, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh của Công ty Cổ phần Prime Group; khu nhà ở cao cấp Phương Viên (huyện Mê Linh) của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ du lịch Phương Viên; dự án Xây dựng khu biệt thự nhà vườn, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) của Công ty Cổ phần đầu tư An Lạc; dự án xây dựng biệt thự nhà vườn Thạch Thất của Công ty xây dựng Trường Giang; biệt thự nhà vườn Thạch Thất của Công ty CPTM quốc tế Thành Như; Xây dựng HTKT khu biệt thự Sunny light tại xã Yên Bình (huyện Thạch Thất) của Công ty Cổ phần Ánh Dương;

Dự án tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại 162 Nguyễn Văn Cừ, (quân Long Biên) của HTX Công nghiệp Thăng Long; dự án tổ hợp văn phòng dịch vụ nhà ở tại số 5 đường Trường Chinh (phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân) của Công ty Cổ phần VLXD và XNK Hồng Hà; dự án trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe tại khu đất đấu giá Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) của Công ty Cổ phần Bất động sản AIC…

Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, cho biết việc mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008 đã tạo ra thời cơ mới khi Hà Nội kế thừa hơn 700 dự án bất động sản của Hà Tây (cũ), Hòa Bình, cá biệt có những dự án hàng trăm ha được duyệt chỉ sau hai ngày.

Tuy nhiên, hệ quả đến thời điểm hiện tại, có tới 400 dự án bỏ hoang, một số dự án thu được rất ít tiền sử dụng đất, thậm chí không xử lý được vì đang chờ định hướng mới trong điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô sắp tới.

“Quy hoạch là định hướng, là công cụ quyết định thị trường bất động sản. Nhưng rõ ràng khi chúng ta ôm quá rộng, quá lớn mà không có năng lực quản lý sẽ không hiệu quả. Đây cũng là bài học về phát triển thị trường bất động sản, tiềm năng nhưng phải đi đôi với năng lực và nguồn lực thực hiện”, ông Nghiêm nói.

Lệ Chi/VietnamFinance

Theo VietnamFinance

Ảnh: Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 1 phía Đông Nam giáp đường quy hoạch và khu dự án của Công ty CEO theo quy hoạch. Ảnh: HUD

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamfinance.vn/ha-noi-khai-tu-loat-khu-do-thi-cua-hud-viet-a-prime-group-20180504224292319.htm

Cận cảnh dự án ‘lừa dối khách hàng’ khiến Chủ tịch LDG bị bắt

Dự án Khu dân cư Tân Thịnh ở xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai dù chưa được giao đất nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư LDG đã tổ chức thi công 680 căn nhà rồi bán cho 60 khách hàng, thu về hơn 132 tỷ đồng khiến ông Nguyễn Khánh Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty LDG – bị bắt.

Dự án Khu dân cư Tân Thịnh có diện tích hơn 18 ha, được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư và giới thiệu địa điểm vào năm 2016. Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG - LDG Investment làm chủ đầu tư.

Dự án Khu dân cư Tân Thịnh có diện tích hơn 18 ha, được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư và giới thiệu địa điểm vào năm 2016. Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư LDG – LDG Investment làm chủ đầu tư.

Sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đến nay, Công ty LDG Investment không thực hiện báo cáo tình hình triển khai dự án theo quy định, chưa thực hiện thủ tục trình Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng.

Đến thời điểm thanh tra vào tháng 6/2021, LDG Investment chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án.

Thế nhưng, từ năm 2018 – 2020, Công ty LDG Investment đã tổ chức thi công 680 căn nhà, trong đó có 198 căn biệt thự, 290 căn nhà liên kế đã thi công xong; 192 căn nhà liên kế đang thi công dang dở. Ngoài ra, đã thi công hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện, xử lý nước thải, công viên cây xanh.

Trong khi dự án chưa đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản thì LDG Investment đã ký hợp đồng nguyên tắc mua bán nhà với 60 khách hàng với số tiền hơn 132 tỷ đồng.

Trong số này, đã thanh toán cho công ty từ 25 – 95% giá trị hợp đồng, có 7 hộ chuyển đến sinh sống. Ngoài ra, qua thanh tra cũng xác định hàng loạt sai phạm về đất đai, xây dựng có liên quan đến cán bộ của nhiều đơn vị 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Tháng 9/2020, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với LDG về hành vi xây dựng khi chưa đủ điều kiện pháp lý tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh, yêu cầu LDG ngừng thi công dự án và nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp hơn 6,3 tỷ đồng.

Theo quyết định xử phạt, Khu dân cư Tân Thịnh chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã triển khai san nền, xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật 60% và xây dựng hoàn thiện phần thô 488 căn nhà, gồm 198 căn biệt thự và 290 căn liền kề.

Kết luận thanh tra nêu rõ kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 20 cá nhân và 13 tổ chức liên quan đến các sai phạm tại dự án này.

Theo báo cáo tài chính quý III, tại thời điểm ngày 30/9, LDG có tổng tài sản gần 2.094 tỷ đồng, giảm 14% so đầu năm. Hàng tồn kho của LDG ở mức 1.228 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm với phần lớn là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Đáng chú ý, dự án Khu dân cư Tân Thịnh chiếm hơn 1/3 với 464 tỷ đồng.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Công ty CP Đầu tư LDG, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) đưa ra các vấn đề cần nhấn mạnh.

Vấn đề đầu tiên mà AASCS cảnh báo là thuyết minh thông tin về dự án Khu dân cư Tân Thịnh. Theo kết luận thanh tra ngày 23/3 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, các vi phạm của công ty đều là vi phạm về hành chính.

Khi đó, LDG khẳng định đã thực hiện nghiêm túc và hoàn thành nghĩa vụ về xử phạt theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. LDG cam kết hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản và xây dựng.

Với kết luận thanh tra, lãnh đạo LDG nhận định, dự án Khu dân cư Tân Thịnh sẽ được tiếp tục bổ sung các thủ tục để triển khai hoàn thành dự án, chấm dứt thời gian gián đoạn để phục vụ cho việc thanh tra trong thời gian vừa qua.

LDG Investment cho rằng việc khởi tố này nhằm mục đích làm rõ sai phạm của một số cá nhân, tổ chức theo nội dung kiến nghị biện pháp xử lý tại Điểm 1, Mục Đ của kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra xác định những sai phạm liên quan đến trách nhiệm của LDG Investment

Dự án Khu dân cư Tân Thịnh hoang hóa, cỏ mọc um tùm.

Hiện tại, dự án Khu dân cư Tân Thịnh chỉ có 7 hộ dân về sinh sống.

Nhiều tiện ích tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh chưa được xây dựng.

Nằm cạnh Khu dân cư Tân Thịnh, dự án Khu đô thị The Viva City có diện tích 97 ha cũng do Công ty CP Đầu tư LDG làm chủ đầu tư đang bị cư dân căng băng rôn đòi sổ đỏ.

Năm 2011, LDG bắt đầu cho ký hợp đồng góp vốn nên khách hàng đăng ký mua một nền đất thông qua hợp đồng góp vốn. Đến năm 2015, khi có quy hoạch chi tiết, công ty ký lại hợp đồng nguyên tắc với khách hàng. Năm 2020, LDG đã được Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cấp sổ đỏ nền đất của khách hàng nhưng đến nay công ty vẫn chưa sang tên lại, dù nhiều lần khách hàng đã yêu cầu. LDG giải thích, việc chậm sang tên sổ đỏ cho khách là vì chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nên không thể chuyển nhượng được.

Đến ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG về tội “Lừa dối khách hàng” quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xảy ra tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Duy Quang – Mạnh Thắng – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/can-canh-du-an-lua-doi-khach-hang-khien-chu-tich-ldg-bi-bat-post1592061.tpo

Ninh Thuận: Đất công bị lấn chiếm trái phép (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) – Ngày 29/11, ông Lê Huyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý trách nhiệm để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất tại khu vực đèo Ngoạn Mục, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử có bài viết phản ánh về tình hình hàng chục hộ dân và doanh nghiệp ngang nhiên xâm chiếm khu vực đất lâm nghiệp để kinh doanh, xây dựng nhà tạm, UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành chức năng khẩn trương kiểm tra, xác định trách nhiệm cụ thể của từng tập thể, cá nhân theo phản ánh.

Ông Lê Huyền cho biết đã yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo Chi cục kiểm lâm kiểm điểm, xác định trách nhiệm, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân và người đứng đầu do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm trong thời gian dài các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng, không kiên quyết lập hồ sơ, thủ tục xử lý nghiêm, kịp thời, đầy đủ các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý rừng phòng hộ Krông Pha và UBND xã Lâm Sơn rà soát, kiểm tra thực địa, lập hồ sơ, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm lấn, chiếm đất rừng thuộc lâm phần quản lý của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật, không để sự việc tiếp diễn thành điểm nóng lấn chiếm khai thác rừng trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với UBND huyện Ninh Sơn, yêu cầu địa phương này nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn công trình. Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình tại địa phương mà không kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý.

Đối với các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, tỉnh Ninh Thuận đề nghị Khu quản lý đường bộ IV chỉ đạo Văn phòng quản lý đường bộ IV.1 phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ xử lý đúng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Hiện trạng lấn chiếm vẫn chưa khắc phục dù ngành chức năng đã lập biên bản vi phạm.

… và các hành vi chống đối

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực trên hiện có 6 trường hợp gồm hộ dân, doanh nghiệp tự ý dựng chòi trái phép trong lâm phận rừng phòng hộ thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng Krông Pha. Hiện chỉ có 1 trường hợp tự nguyện tháo dỡ công tình trái phép, trả lại hiện trạng ban đầu, các trường hợp khác vẫn chưa khắc phục hậu quả.

Riêng trường hợp Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình, DN này đang có văn bản xin địa phương được sử dụng tạm thời diện tích hơn 800 m2 đất rừng phòng hộ để làm lán trại, chứa nguyên liệu phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng tuyến quốc lộ 27.

Ông Trần Ngọc Hiếu – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Các trường hợp tự ý dựng chòi trái phép trong lâm phận rừng phòng hộ là người ngoài địa phương nên nhiều lần không chấp hành và có thái độ coi thường pháp luật, rất hung hăng, manh động, thường xuyên đe dọa lực lượng quản lý, bảo vệ rừng. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng lại chưa được trang bị công cụ hỗ trợ. Nếu không có biện pháp xử lý nghiêm thì các đối tượng sẽ tiếp tục có những hành động khó lường, làm ảnh hưởng đến tinh thần thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng”.

Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trạng lấn chiếm đất rừng.

Theo UBND huyện Ninh Sơn, hiện địa phương đã giao Công an huyện chủ trì, phối hợp, hỗ trợ điều tra, xử lý nghiêm đối với các đối tượng trên; cử lực lượng phối hợp tham gia Đoàn công tác cưỡng chế, tháo dỡ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong thi hành nhiệm vụ. 

Lê Hoàn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình đang chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường bộ và một phần diện tích đất rừng phòng hộ để dựng nhà tiền chế.

Xem thêm tại đây: Ninh Thuận: Đất công bị lấn chiếm trái phép

 

Quảng Ngãi: Nhiều KDC bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt

(Phapluatmoitruong.vn) – Gần đây, nhiều khu dân cư ở TP. Quảng Ngãi đang bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt khiến người dân bức xúc.

Theo phản ánh của người dân, hiện một số khu dân cư (KDC) đang bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng. Nhiều gia đình phải khoan giếng hoặc lấy nước ở vùng lân cận để sử dụng hàng ngày. Nhất là KDC mới, không những hệ thống cấp nước chưa hoàn thiện, mà tình trạng nguồn nước sử dụng không đảm bảo vệ sinh. Nhiều hộ dân khi dùng nước uống, nấu ăn có màu vàng và cặn lắng trong xô chứa nước rất nhiều.

Bà Huỳnh Thị Phúc, ở số nhà 228 Trường Chinh, P. Nghĩa Lộ, TP. Quảng Ngãi than phiền: “Gần đây, không những gia đình tôi mà hàng chục hộ trong KDC này bị ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt khá đáng kể. Hiện tại, đường ống cấp nước trong khu phố không bảo đảm chất lượng. Nhiều gia đình gặp khó khăn khi nguồn nước bị ô nhiễm có màu vàng, cặn cáu nhiều. Có hộ phải bỏ tiền thuê thợ khoan giếng mới có nước sử dụng tạm hàng ngày”.

Theo quan sát của PV, hiện tại ở các KDC mới như Ngọc Bảo Viên, Bàu Cả, Phát Đạt và khu vực dự án Tây Nam TP. Quảng Ngãi… đang xảy ra tình trạng nguồn nước sinh hoạt kém chất lượng. Hầu hết các hộ dùng nước máy ở khu vực này đều cho rằng, trước đây chủ đầu tư dự án KDC đã xây dựng hạ tầng cấp nước không đạt yêu cầu. Hầu hết mạch vòng các đoạn ống nước bị cụt, tù, không đạt quy chuẩn, dẫn đến nước có cặn rất nhiều và không đảm bảo vệ sinh.

Trao đổi với PV, Giám đốc Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi (QNW) Nguyễn Đăng Đơ thừa nhận: “Người dân phản ánh tình trạng hiện nay nguồn nước sinh hoạt có màu vàng và bị ô nhiễm là chính xác. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do trước đây chủ đầu tư các dự án KDC thực hiện xây dựng hạ tầng cấp nước không đảm bảo kỹ thuật. Hầu hết hệ thống cấp, thoát nước hiện nay trong các KDC mới còn nhiều bất cập, xử lý các đoạn ống nhỏ, cụt không đúng quy chuẩn. Có những tuyến ống nước phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp, nhưng đang vướng vỉa hè, nhà dân nên thi công chậm tiến độ. Do đó, việc một số hộ dân buộc phải khoan giếng để có nước sử dụng tạm thời là không tránh khỏi”.

Gia đình bà Huỳnh Thị Phúc, ở đường Trường Chinh, TP. Quảng Ngãi đang sử dụng nguồn nước có màu vàng, cặn nhiều.

Cũng theo ông Đơ, tại dự án Tây Nam TP. Quảng Ngãi do Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) làm chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống ống nước nhỏ, bằng kẽm, mạch vòng các đoạn ống cụt đã dẫn đến nước tù trong đường ống. Khi người dân sử dụng nước thường thấy có màu vàng, cặn nhiều. Còn KDC Bàu Cả do Công ty Phát Đạt đầu tư đã xây dựng đường ống cấp nước chưa hoàn thiện, kém chất lượng. Khi người dân mua đất, làm nhà ở thì chưa có nước sử dụng. Sau đó, UBND Thành phố can thiệp thì QNW mới tiếp tục xử lý hậu quả đường ống cụt, tù và cấp nước cho dân sử dụng tạm thời. Tuy nhiên, đến nay, QNW vẫn phải thường xuyên thực hiện biện pháp súc xả nước định kỳ mới đảm bảo nguồn nước đủ chuẩn để bà con sử dụng hàng ngày.

“Còn dự án KDC mới Nam Lê Lợi (Ngọc Bảo Viên) do Công ty CP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam tại Quảng Ngãi làm chủ đầu tư đã xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống cấp nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chủ đầu tư cũng chưa hoàn thiện hệ thống cấp nước. Nhiều hộ dân không những thiếu nước sinh hoạt mà còn sử dụng nước kém chất lượng. Đến nay, chủ đầu tư chỉ mới bàn giao cho QNW đấu nối cấp nước trực tiếp các hộ dân trong khu E thuộc dự án. Còn các khu vực khác thì chưa được cấp nước trực tiếp từ QNW. Nhiều hộ dân nơi đây đã có đơn yêu cầu QNW cấp nước sinh hoạt, nhưng không được giải quyết do mạng lưới cấp nước chưa được đơn vị nghiệm thu, bàn giao vận hành cho QNW” – Ông Đơ cho biết thêm.

Người dân Khu dân cư Phát Đạt, TP. Quảng Ngãi phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Ngoài ra, ông Đơ cũng chia sẻ thêm: “Hiện nay, việc súc xả nước định kỳ gây thất thoát khối lượng nước rất lớn, trong khi tỷ lệ hộ sử dụng nước trong KDC còn thấp nên QNW phải gánh chịu các chi phí khá cao. Ngay dự án cấp nước sinh hoạt cho người dân hai xã Nghĩa An và Nghĩa Kỳ… cũng có nhiều bất cập. Dự án đã đầu tư hơn 02 năm qua với kinh phí hàng tỷ đồng, nhưng thực tế hiệu quả sử dụng nước rất thấp. Hiện tỷ lệ hộ dùng nước trong dự án chưa đạt 30% so với công suất thiết kế đã dẫn đến doanh thu không đủ bù chi phí”.

Theo QNW, hiện nay UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn 5919/UBND-KTN, ngày 23/11/2023 về việc triển khai dự án bổ sung nguồn nước sạch trong khu vực, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong thành phố. QNW đang tập trung triển khai sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước trong các KDC mới chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Trước mắt, xử lý đường ống cấp nước kém chất lượng tại KDC mới nằm trên đường Phan Đình Phùng, Trường Chinh, Huỳnh Thúc Kháng… thuộc  dự án Tây Nam TP. Quảng Ngãi.

“Hiện nay, tại KDC Bàu Giang – Cầu Mới, QNW cũng đã thi công đấu nối mạch vòng các đoạn ống nước bị cụt, tù theo đúng quy chuẩn với kinh phí trên 500 triệu đồng và đạt trên 90% khối lượng công việc (còn 10% chưa thi công do vướng mặt bằng nhà dân). Mặt khác, QNW cũng đã có dự án bổ sung nguồn nước (tăng thêm áp lực nước cho cả khu vực) với tuyến ống D300 dọc đường Trường Chinh. Đây là biện pháp lâu dài để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt ổn định cho người dân trong khu vực và các KDC mới…” – Ông Đơ khẳng định.

                                                      Thiên Bút

                                    (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi có tuyến ống nước bị cụt, tù.

 

Đường phố Hà Nội ùn tắc, hỗn loạn từ sáng đến tối vì mưa

Mưa kèm thời tiết lạnh kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc kéo dài, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Cơn mưa kéo dài từ sáng đến tối muộn ngày 1/12, khiến nhiều tuyến đường của Thủ đô lâm vào cảnh ùn tắc kéo dài.

Cơn mưa kéo dài từ sáng đến tối muộn ngày 1/12, khiến nhiều tuyến đường của Thủ đô lâm vào cảnh ùn tắc kéo dài.

Ghi nhận tại tuyến đường Tây Sơn – Nguyễn Trãi, hướng từ quận Đống Đa về Hà Đông, các phương tiện phải “đội mưa”, nhích từng mét để di chuyển.

Vào 18h30, tại đường Trường Chinh, hướng Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở (Đống Đa) cũng lâm vào tình trạng tương tự. Có đến hai hàng ô tô chờ để đi từ đường Vành đai 2 trên cao xuống đường nút giao Ngã Tư Sở. Lực lượng CSGT trực chốt tại đây rất vất vả để phân luồng các phương tiện.

Anh Ngô Quốc Long (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, với quãng đường 10km từ Xã Đàn – Hà Đông mà anh đã mất gần 3 tiếng đồng hồ để di chuyển.

Thời điểm 19h30, đường Nguyễn Trãi xảy ra ùn tắc ở cả hai chiều đường, hướng từ quận Thanh Xuân – Ngã Tư Sở bị ùn kéo dài hơn 1km. Có đến 6 hàng ô tô “án ngữ” hết mặt đường, khiến xe máy phải đi theo kiểu “điền vào chỗ trống”.

Đến 20h, ùn tắc vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Tại ngã tư “4 tầng” Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển, các phương tiện giao thông chen lấn nhau để di chuyển tạo nên khung cảnh hỗn loạn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ.

Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 12-15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.

Đình Hiếu – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/duong-pho-ha-noi-un-tac-hon-loan-tu-sang-den-toi-vi-mua-2221870.html

Hà Nội xử lý hơn 700 dự án chậm triển khai ‘ôm’ đất ra sao?

Đến nay, mới có 680/712 dự án chậm triển khai đã được thành phố Hà Nội lên phương án giải quyết vướng mắc, 32 dự án còn lại dự kiến hoàn thiện trong tháng 12/2023.

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND TP về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, UBND TP Hà Nội cho biết, đã tiến hành rà soát đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn.

Tính đến 31/10/2023, có 330 dự án (chiếm 46,3% tổng số 712 dự án) được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai (đã đưa đất vào sử dụng; đã, đang tham mưu trình thu hồi, chấm dứt dự án;…).

350 dự án (chiếm 49,2% tổng số 712 dự án) đã có chỉ đạo xử lý, kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc nhà đầu tư đưa đất vào sử dụng.

32 dự án (chiếm 4,5% trong tổng số 712 dự án) còn phải tiếp tục thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Dự kiến hoàn thiện trong tháng 12/2023.

Cụ thể, trong 135 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất đã chấm dứt hoạt động đầu tư dự án, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch theo quy định 64 dự án.

Các dự án đã chấm dứt hoạt động có thể kể đến như: Dự án Bệnh viện đa khoa Quang Trung tại Khu đồng Đế Mơ, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai của Công ty CP bệnh viện đa khoa Quang Trung; Văn phòng làm việc và cho thuê tại số 6 Đào Duy Anh, phường Phương Liên, quận Đống Đa của Công ty TNHH Việt Anh; Nhà ở liền kề tại ô đất TT- 05-VI, phường Dịch Vọng Hậu, quận cầu Giấy của Công ty CP Xây dụng và Phát triển cơ sở hạ tầng INDECO; Trung tâm thương mại và nhà ở Vai Réo tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai của CTCP thương mại và Dịch vụ Lã Vọng; Khu hỗn hợp văn phòng – thương mại, dịch vụ – nhà hàng và giải trí tại số 153 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ của Tổng công ty Du lịch Hà Nội…

Đối với dự án Khu đô thị mới Nam đường 32 (Hoài Đức) của CTCP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5, UBND TP cho biết tháng 8/2022 đã có văn bản giao Thanh tra TP thanh tra toàn diện dự án.

Đối với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dựng đất, UBND TP xem xét quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động 50 dự án.

Trong đó, 32 dự án đã có quyết định thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất như: Khu đô thị mới Việt Á xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh của CTCP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) xã Đại Thịnh, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh của CTCP Prime Group;

Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng 162 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên; Khu đô thị Thanh Lâm – Đại Thịnh 1, Khu đô thị Mê Linh – Đại Thịnh của Tổng Công ty Đầu tư phát triền nhà và đô thị (HUD); Khu nhà ở cho cán bộ giáo viên Thạch Thất, Xây dựng trường đại học Thạch Thất của Trường Đại học Hòa Bình; Dự án Xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe tại khu đất đấu giá Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) của CTCP Bất động sản AIC…

Đánh giá về tình hình triển khai Nghị quyết, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho hay, số lượng dự án lớn, trải qua nhiều giai đoạn chính sách, quy định của pháp luật có nhiều thay đổi; quá trình triển khai dự án có nhiều diễn biến mức độ khác nhau.

Đến nay, nhiều dự án được gia hạn đã khắc phục vi phạm, sử dụng đất đúng mục đích, chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư, tập trung nguồn lực, khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đưa đất vào sử dụng, thực hiện dự án đầu tư; nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Các trường hợp cố tình chây ỳ, tiếp tục vi phạm bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng; các dự án vi phạm bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị chấm dứt hoạt động dự án được công khai, minh bạch thông tin tại địa phương và địa điểm sử dụng đất để tạo sự đồng thuận, giám sát của nhân dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện.

Hoàng Lan/TCDN

Theo Tài chính Doanh nghiệp

Ảnh: Mới có 680/712 dự án chậm tiến độ đã được thành phố Hà Nội lên phương án giải quyết vướng mắc.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/ha-noi-xu-ly-hon-700-du-an-cham-trien-khai-om-dat-ra-sao-d44338.html

Giải pháp nào ứng phó với ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Để ứng phó với ô nhiễm không khí ở Hà Nội, cần tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải, đặc biệt là các điểm đốt mở, đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất công nghiệp…

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức rất xấu

Những ngày qua, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Cụ thể, đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội bắt đầu 22/11 kéo dài đến hôm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng này bao phủ tất cả các quận, huyện, đặc biệt là Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng…

Hệ thống quan trắc của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT), của PAM Air hay Đại sứ quán Mỹ đều ghi nhận ô nhiễm không khí ở Hà Nội những ngày qua phổ biến ở ngưỡng rất xấu (chỉ số chất lượng không khí AQI từ 200-300, rất có hại cho sức khỏe với khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra đường, thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo vệ sức khỏe). Cá biệt, một số điểm quan trắc trong thời gian nhất định còn ghi nhận ô nhiễm ở mức nguy hại với chỉ số AQI từ 300 trở lên – mức nguy hiểm đến sức khỏe với khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch.

Ở hầu hết các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng cũng bị ô nhiễm không khí đến mức nghiêm trọng. Hệ thống quan trắc của các đơn vị thường xuyên ghi nhận ô nhiễm không khí tới mức rất xấu.

Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí cho thấy, ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM2.5 – loại bụi được coi là “tử thần” trong không khí khi có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em.

Đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa cũng góp phần gây ra ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Tại các đô thị lớn ở miền Bắc, như Hà Nội, số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu chiếm khoảng 30,5% tổng số ngày quan trắc, trong đó có một số ngày có AQI suy giảm tới mức rất xấu (AQI = 201- 300). Bên cạnh đó còn có ô nhiễm không khí làng nghề vẫn chưa được kiểm soát, công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa có đầu tư thích đáng cho xử lý nguồn thải, nhiên liệu thường dùng là than chất lượng thấp. Vì vậy ô nhiễm không khí làng nghề trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Ở một số làng nghề bị ô nhiễm nặng về bụi, khí độc, hơi kim loại, ô nhiễm mùi và tiếng ồn.

Kết quả quan trắc của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội) trong năm 2022 cho thấy, các hoạt động này tại Hà Nội đã phát thải ra môi trường không khí 758 tấn bụi mịn PM2.5, hơn 8.400 tấn khí CO và gần 110.000 tấn khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng…

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ở Hà Nội và miền Bắc

TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, Hà Nội và các địa phương ở miền Bắc đang trong “mùa ô nhiễm không khí” nghiêm trọng nhất năm, thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm. Vì vậy, người dân nên thường xuyên theo dõi các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí để có giải pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời.

TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam

Nguyên nhân ô nhiễm được cơ quan chức năng và các chuyên gia chỉ ra là do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết không thuận lợi, dẫn đến các chất ô nhiễm trong không khí hạn chế khuếch tán, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5. Ngoài ra, việc người dân đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng diễn ra rất phổ biến, thường xuyên trong nhiều năm mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu để ngăn chặn, làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm không khí, khói mù cho khu vực đô thị, dân cư tập trung.

“Ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng của Hà Nội nhiều năm qua, bởi các nguyên nhân như giao thông, công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dân sinh”, TS Hoàng Dương Tùng chia sẻ.

Tại nước ta ô nhiễm bụi chịu tác động rõ rệt bởi các yếu tố khí hậu tạo nên quy luật diễn biến chất lượng không khí theo các mùa trong năm và theo giờ trong ngày.

Những năm gần đây, tại Hà Nội và nhiều địa phương khác của Việt Nam cứ đến mùa Thu – Đông chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng. Ở một số thời điểm, chất lượng không khí vượt ngưỡng 300 theo chỉ số AQI (rất nguy hại) và nhiều thời điểm ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới.

Ngoài ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm không khí do khói thải từ các hộ gia đình là nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn đối với 3 tỷ người, những người nấu ăn và sưởi ấm gia đình bằng nhiên liệu sinh khối và than đá. Khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm có thể quy cho nguyên nhân ô nhiễm không khí tại hộ gia đình trong năm 2016. Hầu hết các gánh nặng bệnh tật này đặt vào các nước đang phát triển. Ô nhiễm không khí tại hộ gia đình cũng là một nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí bên ngoài ở cả khu vực đô thị và nông thôn.

Năm 2019, Hà Nội cũng đã chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cho Thành phố bao gồm: khí xả thải từ ô tô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các nguyên nhân khác là: đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố và một số tỉnh lân cận; tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.

Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) đề nghị các Sở TN&MT khẩn trương chỉ đạo, tăng cường tần suất quan trắc, công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của tỉnh, thành phố, khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h-7h sáng và 14h-19h tối.

Ông Hoàng Văn Thức, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải (đặc biệt là các điểm đốt mở, đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất công nghiệp). Trong đó, yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn. Đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở TN&MT theo quy định.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế trong kiểm soát ô nhiễm không khí, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục nhiều giải pháp. Trong đó, Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường “Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh” theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 2021 – 2025, trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tiến hành kiểm kê, lượng hóa các nguồn gây ô nhiễm để triển khai giải pháp cụ thể, phù hợp về chính sách và công nghệ.

Thành phố cũng giao Sở Giao thông – Vận tải triển khai Đề án “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030”; nghiên cứu xây dựng, triển khai đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông để hạn chế số lượng xe cơ giới.

Hà Nội đã nhận diện rõ thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm và đã có nhiều giải pháp xử lý. Tuy nhiên, đến nay, khi các ứng dụng theo dõi chất lượng không khí tại Hà Nội đều ghi nhận mức độ ô nhiễm ở ngưỡng đỏ và ngưỡng tím, cá biệt một vài nơi lên ngưỡng nguy hại thì có thể nói rõ ràng, những giải pháp đã có chưa thực sự hiệu quả.

Các chuyên gia cho rằng với “căn bệnh ô nhiễm không khí của Hà Nội”, phải bắt đúng căn nguyên gây ra bệnh thì mới mong trị dứt bệnh hoặc chí ít thuyên giảm được. Cần tăng số trạm quan trắc không khí ở khu vực ngoại thành và có đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm không khí ở từng khu vực để triển khai phương án xử lý; không đánh đồng số liệu của cả thành phố, dẫn đến triển khai dàn trải, gây tốn kém nguồn lực mà hiệu quả không cao.

Văn Ngân/VOV.VN

Theo VOV.VN

Ảnh: Những ngày qua, ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức rất xấu

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/giai-phap-nao-ung-pho-voi-o-nhiem-khong-khi-o-ha-noi-post1062567.vov

Chợ cóc, chợ tạm ‘ăn theo’ khu đô thị

Với tốc độ đô thị hóa dẫn đầu cả nước, những năm gần đây Hà Nội chứng kiến hàng trăm khu đô thị mới được hình thành, phát triển. Có một thực tế là, các khu đô thị được hình thành đến đâu, chợ cóc, chợ tạm ‘ăn theo’ đến đó, gây mất an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị; mất an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…

Khu đô thị hình thành đến đâu, chợ cóc “mọc ra” đến đó

Năm 2018, dự án Khu đô thị Goldmark City tại số 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm) được đưa vào sử dụng. Dự án gồm 8 tòa nhà cao 40 tầng, gồm khoảng 5.000 căn hộ với tổng số hơn 2 vạn cư dân sinh sống.

Tuy nhiên, dưới chân đế mỗi tòa nhà, chủ đầu tư chỉ bố trí một tầng diện tích thương mại dịch vụ, trong đó hầu hết là các siêu thị mini để phục vụ nhu cầu mua bán nhu yếu phẩm của cư dân. Do các siêu thị, cửa hàng tiện lợi này không đủ đáp ứng nhu cầu người dân, nên một khu chợ cóc cách đó vài trăm mét đã “mọc ra” ngay dưới lòng đường, thậm chí tràn cả ra mặt cống hôi thối.

Cũng ở quận Bắc Từ Liêm, xung quanh Khu đô thị Ngoại giao đoàn (phường Xuân Tảo) có khoảng 20 siêu thị, cửa hàng tiện ích và không ít các khu chợ cóc, chợ tạm. Điển hình là dãy chợ cóc kéo dài từ sau khu biệt thự trên phố Nguyễn Xuân Khoát, kéo dài sang dọc ngõ 147 đường Xuân Đỉnh. Tiếp đó là dãy chợ tạm dài hàng trăm mét ngay sau 3 tòa chung cư thuộc dự án Kosmo 161 phố Xuân La. Cách đó vài trăm mét, chợ cóc tại ngõ 38 phố Xuân La cũng ngày càng “phình” to với hàng trăm hộ kinh doanh, buôn bán.

Còn tại quận Nam Từ Liêm, ngay sau khi cư dân chuyển đến sinh sống tại Khu đô thị Vinhomes Gardenia Hàm Nghi, một khu chợ tạm đã hình thành trên phố Nguyễn Văn Giáp (phường Cầu Diễn), đối diện ngay cổng ra vào khu chung cư. Sáng sớm và chiều tối, hàng trăm mét vỉa hè, lòng đường tại đây biến thành chợ rau xanh, thịt, cá, hải sản, gia cầm…

Xây dựng, cải tạo hệ thống chợ

Toàn thành phố hiện có 453 chợ. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong đó, mục tiêu trong năm 2023 sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Nguyên nhân là do còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách… nên không thu hút được nguồn xã hội hóa trong đầu tư, cải tạo chợ.

Nhìn trên góc độ quy hoạch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, khi phê duyệt dự án các khu đô thị, các nhà quản lý luôn cố gắng bảo đảm đồng bộ các yếu tố để nâng chất lượng cuộc sống của người dân. Khu đô thị nào cũng phải có hầm để xe, bãi đỗ xe, khu vui chơi, siêu thị… Trong đó, hệ thống siêu thị tại các khu đô thị phải bảo đảm cung ứng lương thực thực phẩm hàng ngày cho cư dân.

Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong vùng và cư dân các khu đô thị, không thể thiếu chợ truyền thống, chợ dân sinh. Hầu hết các khu đô thị mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người có thu nhập cao. Nhiều khu đô thị có giá cho thuê với phần diện tích thương mại dịch vụ chưa hợp lý dẫn đến việc hình thành mô hình chợ tự phát xung quanh.

Nhiều khu đô thị còn hình thành “chợ online” ngay trong cộng đồng cư dân; một số người dân biến nhà ở của mình thành chợ đáp ứng nhu cầu mua bán tại chỗ. Hệ thống chợ dân sinh tại nhiều địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến phát triển các tụ điểm chợ cóc ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường…

Từ góc độ quản lý địa phương, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm Hoàng Minh Hải cho rằng, trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô nói chung và định hướng xây dựng các khu đô thị nói riêng, thành phố xác định không phát triển các chợ dân sinh mà định hướng xây dựng chợ truyền thống thành các trung tâm thương mại. Có một nghịch lý hiện nay là các chợ truyền thống tập trung thường vắng khách, trong khi các chợ cóc, chợ tạm thường rất đông. Rõ ràng, đây là thói quen lâu đời của người dân, khi sự thuận tiện trong mua sắm được ưu tiên hàng đầu.

Trong khi đó, xây dựng chợ truyền thống hoặc các trung tâm thương mại cần bố trí quỹ đất, địa điểm phù hợp, bảo đảm nhiều yếu tố về giao thông, phòng cháy chữa cháy… nên không thể “cơ động” như chợ cóc, chợ tạm.

Để quy hoạch chợ đạt được mục tiêu đề ra, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, thành phố nên khuyến khích các địa phương sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng chợ dân sinh tại địa phương mình. Địa phương nào khó khăn về ngân sách đầu tư cần sớm báo cáo thành phố để có phương án tháo gỡ.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần chủ động rà soát, xây dựng chính sách ưu tiên, đồng bộ để thu hút các nguồn lực tham gia xây dựng, cải tạo chợ theo hướng chú trọng đến mọi tầng lớp, đặc biệt người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.

Nhóm PV – Báo HNM

Theo Hà Nội Mới

Ảnh: Chợ cóc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường phía sau khu biệt thự tại Khu đô thị Ngoại giao đoàn (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm).

Xem bài viết gốc tại đây:

https://hanoimoi.vn/cho-coc-cho-tam-an-theo-khu-do-thi-649754.html

Gala Báo chí 2023 – Lễ Trao giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí 2022”

Chủ đề “Đánh thức Bản lĩnh” được lựa chọn cho Gala Báo chí lần thứ 5 như một thông điệp ý nghĩa muốn gửi gắm đến những người làm báo.

Ngày 2/12/2023, tại Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội, Hà Nội, Báo Nhà báo & Công luận- Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Gala Báo chí lần thứ 5 năm 2023.

Tới tham dự có ông Lê Quốc Minh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Bà Vũ Việt Trang – Uỷ viên Đảng Đoàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Ông Nguyễn Đức Lợi , nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cùng đông đảo lãnh đạo các cơ quan Báo chí Trung ương và địa phương.

tm-img-altKhông gian âm nhạc đặc sắc với chủ đề “Bản giao hưởng từ trái tim”.

Năm nay, chủ đề “Đánh thức Bản lĩnh” được lựa chọn cho Gala Báo chí lần thứ 5 như một thông điệp ý nghĩa muốn gửi gắm đến những người làm báo: Càng trong gian khó càng cần phải tôi rèn bản lĩnh, càng thách thức càng phải nỗ lực giữ vững niềm tin.

Báo chí Việt Nam năm 2023 quả thực vừa trải qua một năm nhiều thách thức khi tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nền tảng xuyên biên giới. Bài toán kinh tế báo chí cũng ngày càng trở nên nan giải với nhiều toà soạn trong bối cảnh phải tự chủ tài chính.

tm-img-altBộ ảnh đoạt giải “Khoảnh khắc Báo chí 2022”

Các cơ quan báo chí đã, đang và tiếp tục kiếm tìm phương cách để tồn tại và phát triển, đồng thời không ngừng nỗ lực giữ vững bản lĩnh, giá trị cốt lõi của Báo chí Cách mạng Việt Nam, của người làm báo cách mạng Việt Nam.

Gala Báo chí 2023 với một không gian âm nhạc đặc sắc mang tên “Bản giao hưởng từ trái tim” cùng điểm nhấn là buổi Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí 2022” sẽ là sự cộng hưởng giữa âm nhạc và nghệ thuật, giữa văn hóa và báo chí, giữa thưởng thức và thưởng lãm… nhằm góp phần tôn vinh những tác phẩm ảnh báo chí ấn tượng của năm 2022, trân trọng sự dấn thân vào gian khó, xung kích nơi hiểm nguy của người làm báo tận tâm, tinh tế và trách nhiệm với nghề.

tm-img-altCác đại biểu tham quan khu trưng bày các tác phẩm xuất sắc tại Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” 2022.

Được phát động từ 1/6/2023 đến hết ngày 30/9/2023, Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí 2022” đã thu hút được đông đảo các tác giả từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham dự Giải. Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm tác phẩm với hàng nghìn bức ảnh phản ánh đa dạng mọi lát cắt trong mọi mặt đời sống kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước trong năm qua. Sự phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài đã thể hiện, phản ánh được phần nào đời sống chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa của đất nước…

tm-img-altÔng Lê Quốc Minh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và bà Vũ Việt Trang – Uỷ viên Đảng Đoàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam và trao Giải Vàng cho các tác giả của 3 hạng mục

Với tinh thần làm việc công tâm, nghiêm túc, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 42 tác phẩm chất lượng vào danh sách Triển lãm ảnh. Từ danh sách này, Ban Giám khảo tiếp tục lựa chọn các tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải theo các hạng mục: Hạng mục Thời sự: 1 Vàng, 1 Bạc, 1 Đồng; Hạng mục Đời sống xã hội: 1 Vàng, 1 Bạc, 1 Đồng; Hạng mục Thể thao: 1 Vàng, 1 Bạc, 1 Đồng. Chia ra các Hạng mục để trao giải là một trong những điểm mới của Lễ trao giải năm nay.

Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí 2022” đã được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam, tiếp sóng trên Kênh H2 Đài Phát thanh – truyền hình Hà Nội.

Danh sách các tác phẩm đoạt giải:

HẠNG MỤC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1. Giải Vàng: Khát vọng mở đường trên đại công trường cao tốc Bắc – Nam. Tác giả Nam Khánh – Tạ Hải, Báo Giao thông.

2. Giải Bạc: Cuộc sống mịt mù khói ô nhiễm ở làng tái chế rác thải nhựa lớn nhất Hà Nội. Tác giả Ngô Nhung, Báo điện tử VTC News.

3. Giải Đồng: Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Hà Nội: Mang lại cơ hội sống cho trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân và bệnh lý. Tác giả Bùi Cương Quyết, Thông tấn xã Việt Nam.

HẠNG MỤC THỜI SỰ

1. Giải Vàng: Hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) xảy ra vào rạng sáng ngày 2/10/2022. Tác giả Phạm Đức – Khánh Hoan, Báo Thanh Niên.

2. Giải Bạc: SU-30MK2 nhả đạn nhiễu rực sáng bầu trời khai mạc Triển lãm quốc phòng. Tác giả Tiến Tuấn – Mạnh Quân – Hữu Nghị, Báo điện tử Dân trí.

3. Giải Đồng: Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz tham quan địa đạo Củ Chi. Tác giả Võ Hoàng Triều, Báo Người Lao Động.

HẠNG MỤC THỂ THAO

1. Giải Vàng: Cầu thủ Huỳnh Như đi bóng vượt qua thủ môn đội bóng đá nữ Thái Lan ghi bàn thắng duy nhất ở trận đấu chung kết bóng đá nữ, giúp Đội tuyển bóng đá nữ bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng tại SEA Games 31 và lần thứ 7 đăng quang tại tại SEA Games. Tác giả Trần Thanh Hải, Báo Nhân Dân.

2. Giải Bạc: Tự hào Tổ quốc Việt Nam. Tác giả Lê Thủy Nguyên, Báo Nhân Dân.

3. Giải Đồng: Chàng trai dân tộc Thái giành tấm HCV xe đạp đường trường tính giờ nam tại SeaGame 31. Tác giả Lưu Trọng Đạt, Thông tấn xã Việt Nam tại Hòa Bình.

Diệp Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Đồng Tháp: Cơ sở Sáu Thuộc gây ô nhiễm môi trường (Bài 2)

(Phapluatmoitruong.vn) –  Sáng 30/11/2023, chủ cơ sở chế biến trái cây Sáu Thuộc – tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước tại ấp 4, xã Tân Thanh (huyện Cái Bè, Tiền Gang), đã mời cán bộ môi trường địa phương đến xác nhận việc “khắc phục hậu quả”!

Ông Nguyễn Phát Tân, cán bộ phụ trách môi trường của xã Mỹ Hiệp (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho biết, ông đã xuống hiện trường để chứng kiến việc tháo dỡ ống dẫn nước xả thải tại cơ sở Sáu Thuộc, theo lời mời của ông chủ Nguyễn Thanh Nhã. Ông Nhã cũng đã ký vào biên bản được lập tại chỗ lúc 10h05 ngày 30/11 với nội dung: “Hiện tại cơ sở chế biến xoài của ông Nhã có đặt ống nước xả ra rạch Bà Trường. Nay cơ sở đã tháo dỡ ống nước xả. Nước xả cho vào ao chứa dùng xe bồn hút nước xả đem đi xử lý”.

Cũng trong ngày 30/11, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Cao Lãnh cho biết đã từng nhận nhiều phản ánh của người dân về việc cơ sở Sáu Thuộc gây ô nhiễm. Phòng cũng lập đoàn kiểm tra xuống hiện trường lập biên bản và kiến nghị xử phạt. Cụ thể, ngày 19/5/2023, Chánh Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Thanh Nhã (chủ cơ sở Sáu Thuộc) vì đã “Thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường và không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”. Quyết định xử phạt cũng cho biết, do ông Nguyễn Thanh Nhã đã tự nguyện khai báo, giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính nên mức phạt tiền là 27,5 triệu đồng (Điều 11 và 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP) và không có hình thức xử phạt bổ sung.

Theo lãnh đạo Phòng TN&MT huyện, ông Nhã hứa hẹn khắc phục đã nhiều lần và viện các lý do như dịch bệnh Covid-19, đang hợp đồng với công ty xử lý nước thải để xử lý nguồn nước trước khi xả vào kênh rạch… để qua chuyện. “Nếu như ông Nhã thực tâm muốn giải quyết thì không có chuyện vừa mới bị xử phạt tháng 5 thì tháng 9 người dân lại la làng vì nguồn nước bị cơ sở làm ô nhiễm tiếp”, vị lãnh đạo này nói.

Biên bản tháo dỡ ống xả thải.

“Lần này, chúng tôi quyết tâm làm đến nơi đến chốn. Trước mắt, phân công cho cán bộ môi trường tại địa phương (xã Mỹ Hiệp) theo dõi sát sao hoạt động của cơ sở này. Tiếp đó, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra cách tự khắc phục của cơ sở, xem xét đánh giá và đưa ra hướng xử lý cụ thể trong thời gian ngắn sắp tới!, lãnh đạo Phòng nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu của PV, cơ sở chế biến trái cây Sáu Thuộc (ấp 2, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh) hoạt động từ nhiều năm nay. Khoảng 2 năm trở lại đây, cơ sở hoạt động mạnh hơn, thuê mướn thêm nhiều nhân công để gia công chế biến xoài bán ra thị trường. Công đoạn đầu tiên trước khi chế biến là gọt vỏ xoài. Chính công đoạn xoài phải mang ra rửa sạch sau khi gọt vỏ nên nước thải từ khâu này phần lớn là mủ xoài và nhiều tạp chất khác, không qua xử lý mà xả thẳng xuống kênh rạch khiến nước chuyển sang màu đen và rất hôi thối. Điều oái oăm là nhà xưởng của cơ sở Sáu Thuộc lại nằm giáp ranh với xã Tân Thanh (thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nên bao nhiêu nước xả thải ô nhiễm đều xả xuống rạch Bà Trường, xuôi theo dòng chảy khiến người dân ấp 4, xã Tân Thanh, lãnh đủ!

Đường ống xả thải ra rạch Bà Trường được tháo dỡ sáng 30/11.

Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử lên tiếng, một vài cơ quan thẩm quyền có liên quan bắt đầu có động thái bắt tay giải quyết. Chính vì vậy, mới có chuyện ông chủ cơ sở Sáu Thuộc “tự nguyện” tháo dỡ ống xả thải trực tiếp xuống rạch Bà Trường vào sáng 30/11!

Tuy vậy, điều mà dư luận quan tâm hiện nay là cách “tự xử lý” của cơ sở Sáu Thuộc có giải quyết được triệt để tình trạng ô nhiễm dòng kênh đã một thời gian dài bị “đầu độc”? Người ta đang nghi ngờ rằng, đây chỉ là động tác đối phó quen thuộc mà cơ sở này từng làm để qua mặt cơ quan kiểm tra, đến khi sự việc lắng xuống thì đâu lại vào đấy! Điều đó có nghĩa chỉ là giải quyết phần “ngọn” của vấn đề, trong khi đó, cái “gốc” chính là hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn mà cơ sở này hứa hẹn xây dựng từ nhiều năm nay vẫn chưa thấy!

Dòng nước đen của rạch Bà Trường gây xáo trộn cuộc sống người dân xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Thêm vào đó, việc chậm chạp giải quyết sự cố như vừa qua ở các cơ quan chức năng, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp, đã góp phần tạo điều kiện cho cơ sở Sáu Thuộc chây ì, thậm chí xem nhẹ việc gây ô nhiễm môi trường, bất chấp thiệt hại về vật chất và sức khỏe của người dân xung quanh. Ai sẽ đền bù những tổn thất về cây trái, hoa màu, tôm cá… mà người dân phải chịu đựng suốt gần một năm nay? Đó là chưa kể những hiểm họa về sức khỏe, lòng tin và những phẫn uất hiện hữu mà những cư dân địa phương đang kìm nén, trông chờ một giải pháp đưa họ trở lại cuộc sống yên bình trước đây!

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Hùng Sơn – Phan Lâm

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Cơ sở chế biến trái cây Sáu Thuộc.

Xem thêm tại đây: Đồng Tháp: Cơ sở Sáu Thuộc gây ô nhiễm môi trường

Loạt vi phạm tại biệt thự phong cách châu Âu trên phố trung tâm Hà Nội

UBND quận Ba Đình chỉ ra loạt vi phạm của biệt thự số 84 Đội Cấn như tăng chiều cao các tầng, mở rộng diện tích sàn tầng lửng, xây dựng trên phần giếng trời…

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến vừa ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội và Sở Xây dựng báo cáo vụ “tòa nhà có nhiều vi phạm trật tự xây dựng trên phố Đội Cấn” (số 84 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình) mà báo chí phản ánh những ngày qua.

UBND quận Ba Đình cho biết, quận đã cấp giấy phép cho ông N.H.Đ., ông N.A.T., bà V.T.T.N. xây dựng công trình quy mô 7 tầng và 1 tầng hầm (không kể tầng lửng, tum thang), chiều cao công trình 24,9 m tính từ cốt hè đường quy hoạch đến sàn mái tầng 7.

“Trong quá trình chủ đầu tư thi công, UBND phường Đội Cấn và Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận đã phát hiện việc thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng số 47/GPXD-UBND ngày 4/2/2021 của chủ đầu tư.

Cụ thể, mở rộng diện tích sàn tầng lửng, xây dựng trên phần giếng trời, không tuân thủ khoảng lùi tại tầng 5, 6, 7; mở rộng diện tích tum thang, trên mái tum thang có khu kỹ thuật và mái chéo, tăng chiều cao các tầng”, báo cáo của quận Ba Đình nêu rõ các vi phạm.

Theo UBND quận Ba Đình, việc thi công xây dựng sai nội dung giấy phép nêu trên đã được tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị phường Đội Cấn lập biên bản vi phạm hành chính ngày 24/11.

Khi nhận được báo cáo của UBND phường Đội Cấn và Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận về việc xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng nêu trên, UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng về xử phạt vi phạm hành chính.

UBND quận Ba Đình cho biết lực lượng chức năng đang xử lý vi phạm tại công trình này. Sau khi có kết quả xử lý vi phạm cụ thể, quận sẽ báo cáo UBND TP Hà Nội.

Trước đó, báo chí phản ánh công trình trong ngõ 90 phố Đội Cấn, phường Đội Cấn đang được xây dựng nhiều tầng, bề thế, khác biệt so với nhiều công trình nhà ở riêng lẻ khác cùng trên phố.

Công trình trên có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng và nằm ngay sát khu vực trung tâm chính trị quận Ba Đình, gần UBND phường Đội Cấn và chỉ cách tòa nhà 8B Lê Trực (công trình có nhiều vi phạm trật tự xây dựng đã bị “cắt ngọn”) vài trăm mét.

Được biết, một trong các chủ đầu tư công trình này là một “đại gia” có tiếng ở Hà Nội.

Theo vị lãnh đạo UBND phường Đội Cấn, công trình này bắt đầu xây dựng từ cuối năm 2020, đến nay chưa hoàn thiện. Công trình này được xây dựng theo kiến trúc châu Âu.

Minh Tuệ – Báo VTC News

Theo VTC News

Ảnh: Công trình vi phạm trên phố Đội Cấn.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vtc.vn/loat-vi-pham-tai-biet-thu-phong-cach-chau-au-tren-pho-trung-tam-ha-noi-ar837527.html