• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 4

Hệ thống nước ngọt của một nửa số quốc gia trên thế giới đang bị suy thoái

(Phapluatmoitruong.vn) – Tại một nửa số quốc gia trên thế giới, nhiều hệ sinh thái nước ngọt đang bị suy thoái, trong đó bao gồm hệ thống sông, hồ và tầng chứa nước ngầm.

Sự suy thoái lan rộng tại 90 quốc gia

Đây là một trong số những phát hiện trong báo cáo theo dõi tiến độ về nước ngọt được Ủy ban về nước Liên hợp quốc (UN-Water) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ba năm một lần nhằm tập trung vào tiến độ đạt được mục tiêu “Nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người” (SDG 6) thông qua việc bảo vệ và khôi phục các nguồn nước ngọt.

Theo đó, tại báo cáo cho biết 90 quốc gia, hầu hết ở Châu Phi, Trung Á và Đông Nam Á, đang trải qua sự suy thoái của một hoặc nhiều hệ sinh thái nước ngọt. 

Nguyên nhân đến từ sự ô nhiễm, đập, chuyển đổi đất, khai thác quá mức và biến đổi khí hậu. Cụ thể, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sử dụng đất, dòng chảy của các con sông đã giảm 402 lưu vực trên toàn thế giới, sự sụt giảm này đã tăng gấp năm lần kể từ năm 2000.

Việc mất rừng ngập mặn do các hoạt động của con người (ví dụ: nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp) gây ra rủi ro cho các cộng đồng sinh học ven biển, tài nguyên nước ngọt, đa dạng sinh học và khí hậu do đặc tính lọc nước và cô lập carbon của chúng. Sự suy giảm đáng kể của rừng ngập mặn đã được báo cáo ở Đông Nam Á, mặc dù tỷ lệ phá rừng nói chung đã ổn định trong thập kỷ qua.

Hồ và các vùng nước mặt khác đang thu hẹp hoặc bị mất hoàn toàn ở 364 lưu vực trên toàn thế giới. Nồng độ hạt và chất dinh dưỡng cao liên tục trong nhiều hồ lớn có thể dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa và nước thiếu oxy, chủ yếu là do khai hoang, đô thị hóa và một số hiện tượng thời tiết nhất định.

Trưởng đơn vị Nước ngọt và Đất ngập nước, Ban Hệ sinh thái tại UNEP – Bà Dianna Kopansky cho biết: Hành tinh xanh của chúng ta đang nhanh chóng bị tước đoạt các khối nước ngọt và tài nguyên lành mạnh, với triển vọng rất tồi tệ về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học”.

Theo bà Dianna Kopansky, tại điểm quan trọng này, các cam kết chính trị toàn cầu về quản lý nước bền vững chưa bao giờ cao hơn, bao gồm cả việc thông qua nghị quyết về nước tại Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc gần đây nhất vào tháng 2, nhưng chúng không được đáp ứng bằng nguồn tài chính hoặc hành động cần thiết. Các chính sách bảo vệ và phục hồi, được thiết kế riêng cho các khu vực khác nhau, đang ngăn chặn thêm tổn thất và cho thấy rằng việc đảo ngược tình trạng suy thoái đang trong tầm tay. Và bà cho rằng thế giới cần nhiều hơn nữa các chính sách như thế này.

Thiếu dữ liệu về mức độ giám sát chất lượng nước

Theo số liệu thống kê, một nửa thế giới chỉ đóng góp chưa đến 3% các dữ liệu về chất lượng nước toàn cầu, bao gồm 4.500 phép đo chất lượng hồ trong số gần 250.000 phép đo. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải cải thiện năng lực giám sát.

Việc thiếu dữ liệu ở quy mô này có nghĩa là đến năm 2030, hơn một nửa nhân loại sẽ sống ở các quốc gia không có đủ dữ liệu về chất lượng nước để đưa ra các quyết định quản lý liên quan đến việc giải quyết hạn hán, lũ lụt, tác động từ nước thải và dòng chảy nông nghiệp.

Về vấn đề này, các tác giả của báo cáo khuyến nghị các chính phủ mở rộng và phát triển các chương trình giám sát thường xuyên, cũng như kết hợp khoa học công dân vào các chương trình quốc gia, khám phá tiềm năng trong việc quan sát Trái đất dựa trên vệ tinh và các sản phẩm dữ liệu mô hình để giúp lấp đầy khoảng trống dữ liệu.

Chương Hoàng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc (chiếm trên 41% GDP và 40% dân số của cả nước), kết hợp với tình trạng xả lũ ở thượng nguồn một số con sông lớn, đã gây ra mưa lớn kéo dài, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… diễn ra nghiêm trọng trên nhiều địa bàn. Hải Phòng và Quảng Ninh là 2 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

tm-img-altHầu hết biển hiệu mặt tiền phố tại trung tâm nội đô Hải Phòng đều bị gió bão xé toang, rơi lả tả trên đường. Các lực lượng như công ty cây xanh, vệ sinh môi trường của thành phố dù “tăng tốc” tối đa để dọn dẹp cây canh, biển hiệu đổ trên các tuyến phố nhưng cành cây xanh, biển hiệu vỡ vẫn còn nằm ngổn ngang trên nhiều tuyến đường, gây khó khăn cho người dân khi di chuyển.

Ngay sau khi bão số 3 đi qua, Hải Phòng ngập trong cây đổ, lá và cành cây tràn tắc các con phố, rác thải cũng ùn ứ vì xe rác di chuyển khó khăn. Nhưng không vì thế mà công nhân môi trường chậm trễ công việc của mình. Dù chỉ bằng dụng cụ thô sơ, thậm chí nhân lực bị chia ra do đâu đâu cũng cần dọn rác, dọn cây, thời gian dành cho công việc tăng thêm 2,4 lần so với ngày thường… nhưng các công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng vẫn rất nỗ lực.

Ngày 17/9, đoàn đại biểu Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM do Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Môi trường đô thị TPHCM Phan Hồng Thái dẫn đoàn, đã đến thăm hỏi, chia sẻ và động viên cùng cán bộ, nhân viên, người lao động Công ty CP Phục vụ Mai táng Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP. Hải Phòng- đơn vị bị thiệt hại lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

tm-img-altLãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP. Hải Phòng báo cáo những nét chính về khắc phục hậu quả cơ bão số 3 do Cty triển khai trong thời gian vừa qua

tm-img-altÔng Huỳnh Minh Nhựt, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam phát biểu

tm-img-altBí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Môi trường đô thị TPHCM Phan Hồng Thái phát biểu

Cùng tham dự có ông Huỳnh Minh Nhựt, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam; Ông Đồng Xuân Thụ, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Môi trường đô thị và KCN Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Tại đây, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM Phan Hồng Thái đã trao 100.000.000 đồng cho Công ty CP Phục vụ mai táng Hải Phòng và 100 triệu đồng cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP. Hải Phòng nhằm chia sẻ những khó khăn, động viên với tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động 2 công ty bị ảnh hưởng thiệt hại do bão số 3 gây ra. 

tm-img-altÔng Huỳnh Minh Nhựt, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam trao bằng khen cho Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP. Hải Phòng

Cũng tại buổi gặp mặt, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam đã trao tặng bằng khen cho Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP. Hải Phòng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) năm 2024.

Được biết, tới đây, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đến động viên, trao quà cho các công nhân vệ sinh môi trường gặp khó khăn do bão lũ số 3 gây ra tại các tỉnh khu vực miền Bắc.

Ngày 15/9, theo UBND tỉnh Quảng Ninh, bão số 3 gây ra thiệt hại rất nặng nề, ước tính sơ bộ toàn tỉnh khoảng 23.770 tỉ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại của toàn quốc.

Trong đó có 25 người chết, hơn 1.000 người bị thương; 70% cây xanh đô thị bị gãy, đổ; 165 tàu, phương tiện thủy bị chìm; hơn 102.800 nhà dân bị tốc mái; 251 nhà bị đổ sập;4.942 nhà bị ngập; 2.637 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 7.500ha lúa bị ngập; hơn 500.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 90.000ha rừng bị thiệt hại…

Theo UBND TP Hải Phòng, thống kê tính đến 12h ngày 14-9, trên địa bàn thành phố thiệt hại ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.

Trong đó các quận, huyện thiệt hại gần 9.900 tỉ đồng, một số huyện có số thiệt hại lớn như: Thủy Nguyên (gần 2.500 tỉ đồng), Kiến Thụy (hơn 1.500 tỉ đồng), An Lão (hơn 1.150 tỉ đồng)…

Các đơn vị sở, ngành… của TP Hải Phòng ước tính thiệt hại gần 930 tỉ đồng.Bên cạnh đó, bão số 3 khiến hai người tử vong, 65 người bị thương, gây nhiều thiệt hại về tài sản là nhà ở, các công trình quốc phòng, an ninh, y tế, văn hóa, giáo dục, điện, viễn thông, chợ, trung tâm thương mại…Trong đó, thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp gần 6.000 tỉ đồng.

Trong khi đó, cả nước thiệt hại khoảng 40.000 tỉ đồng (tương đương hơn 1,6 tỉ USD) sau bão số 3.

Văn Thức – Phạm Hiệp

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Quảng Ngãi: Khẩn trương xử lý các dự án chậm tiến độ

(Phapluatmoitruong.vn) – Chủ tịch UBND TP. Quảng Ngãi vừa chỉ đạo xử lý các dự án khu đô thị, KDC trên địa bàn Quảng Ngãi đang chậm tiến độ, gây bức xúc trong dư luận.

Nhiều mặt còn hạn chế

Mới đây, tại buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (Sở KH&ĐT), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang đề nghị Sở này phải tập trung kiên quyết xử lý dứt điểm đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ, bỏ hoang và không thực hiện kéo dài qua nhiều năm.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Sở KH&ĐT cũng đã thực hiện nhiệm vụ trong 8 tháng đầu năm 2024 là đáng ghi nhận. Nổi bật là việc thực hiện kịp thời và đầy đủ các nhiệm vụ theo chương trình công tác trọng tâm. Đặc biệt, Tổng sản phẩm GRDP của tỉnh trong 6 tháng đầu năm đã tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước, vượt kế hoạch đề ra cho cả năm (dự kiến tăng 3,35%).

Sở cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, và địa phương, tham mưu hiệu quả cho UBND tỉnh về việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và điều hành vốn đầu tư công. Các dự án đầu tư ngoài ngân sách cũng có sự chuyển biến tích cực khi đã thu hồi 4 dự án chậm tiến độ…

Tuy nhiên, Sở KH&ĐT cũng còn nhiều mặt hạn chế, chưa kiên quyết tham mưu xử lý dứt điểm đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ. Nhất là các dự án khu đô thị, KDC không còn phù hợp, thực hiện kéo dài qua nhiều năm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh. Công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) và xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả cao. Số lượng DN giải thể và tạm ngừng hoạt động vẫn cao, với 91 DN giải thể và 493 DN tạm ngừng hoạt động.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang nhận định: “Hiện nay, công tác thu hút đầu tư vào tỉnh gặp khó khăn, khi chỉ có 5 dự án trong nước được cấp chủ trương đầu tư trong 8 tháng đầu năm với tổng vốn đăng ký 3.013 tỷ đồng. Đáng nói, hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, đạt 17,1% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Điều này gây ảnh hưởng đến các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án trọng điểm của tỉnh”.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang làm việc với Sở KH&ĐT tỉnh.

“Trong khi đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng giảm, tỉnh xếp hạng 43/63 thay vì 33/63 như năm trước. Tương tự, chỉ số cải cách hành chính của Sở KH&ĐT cũng tụt hạng, đứng thứ 14/18 sở, ban ngành tỉnh” – Chủ tịch tỉnh lưu ý.

Kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ

Qua rà soát thực tế, trên địa bàn hiện nay đã có hàng chục dự án triển khai chậm tiến độ, nhất là các dự án đầu tư khu đô thị, KDC ngoài ngân sách. Hiện tại Khu kinh tế Dung Quất, TX. Đức Phổ, huyện Tư Nghĩa và TP. Quảng Ngãi… đang có một số dự án khu đô thị triển khai rất chậm, thậm chí có dự án đã bỏ hoang nhiều năm, cỏ mọc tràn lan, làm nơi thả bỏ gặm cỏ…

Một trong những dự án KĐT-CN tại Khu Kinh tế Dung Quất bị bỏ hoang, làm nơi chăn thả bò.

Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở KH&ĐT phải tập trung, kiên quyết xử lý dứt điểm đối với các dự án khu đô thị, KDC đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ và không thực hiện kéo dài qua nhiều năm. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm cải thiện tình hình đầu tư và tránh lãng phí nguồn lực.

Sở KH&ĐT cần chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương để làm rõ các vướng mắc, đồng thời đề xuất hướng tháo gỡ phù hợp. Điều này không chỉ giúp giải quyết các vấn đề tồn tại mà còn tạo ra môi trường đầu tư minh bạch và hiệu quả hơn.

Dự án KĐT do Công ty QISC làm chủ đầu tư bỏ hoang hơn 10 năm qua.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở KH&ĐT thực hiện nghiêm túc các quy hoạch quốc gia và phối hợp với Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện các nội dung liên quan đến Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc thực hiện đầy đủ và chính xác các quy hoạch không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các dự án đầu tư trong tương lai.

“Để thực hiện có hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh yêu cầu Sở KH&ĐT triển khai kịp thời các nhóm giải pháp ưu tiên, khẩn cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này bao gồm việc đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn; là sự cần thiết nhằm hỗ trợ các chương trình và dự án quan trọng của tỉnh” – Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh.

Dự án chỉnh trang đô thị phía Đông huyện Tư Nghĩa chậm tiến độ.

Chủ tịch tỉnh cũng ghi nhận các kiến nghị của Sở KH&ĐT về việc cải cách hành chính và yêu cầu các sở, ban, ngành, và UBND các địa phương tập trung khắc phục các tồn tại trong công tác phối hợp và giải quyết nhiệm vụ. Việc điều chỉnh ngân sách và phân bổ vốn cần phải được thực hiện kịp thời; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư…

                                                           Tùng Chi

                                            (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Dự án khu đô thị ven sông Trà Khúc – TP. Quảng Ngãi đang bỏ hoang, cỏ mọc tràn lan.

Ô nhiễm không khí – thách thức lớn của nhân loại

(Phapluatmoitruong.vn) – Theo WHO, sức khỏe của 99% dân số trên thế giới đang bị đe dọa khi hàng tỷ người vẫn đang hít thở không khí không lành mạnh.

Thực trạng báo động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần như toàn bộ dân số thế giới đang hít thở không khí ô nhiễm. Các hạt bụi mịn, khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp, hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch… là những tác nhân chính gây ô nhiễm không khí.

Ở các nước đang phát triển, tại các khu vực đô thị lớn là tâm điểm của ô nhiễm không khí do tập trung đông dân cư với tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu năng lượng tăng cao, tình hình ô nhiễm không khí ở các nước này càng trở nên nghiêm trọng.

Nghiên cứu của WHO chỉ ra rằng, hầu như toàn bộ dân số toàn cầu (99%) hít thở không khí vượt quá giới hạn chất lượng không khí của WHO khuyến cáo và đe dọa sức khỏe của họ. Một con số kỷ lục với hơn 6000 thành phố ở 117 quốc gia hiện đang theo dõi chất lượng không khí, nhưng người dân sống tại đó vẫn đang hít phải mức độ không lành mạnh của các hạt mịn và nitơ dioxide, trong đó những người ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình phải chịu mức phơi nhiễm cao nhất.

Tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây ra nhiều hậu quả sức khỏe khác nhau. Tác động của bụi mịn, các hạt vật chất, đặc biệt là PM 2.5, có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và đi vào máu, gây ra các tác động về tim mạch, mạch máu não và hô hấp. Các nguy cơ sức khỏe gia tăng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người đã mắc bệnh. Hơn nữa, chất lượng không khí kém làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sảy thai và các tình trạng thần kinh như suy giảm nhận thức, chứng mất trí và giảm tuổi thọ.

Theo số liệu thống kê, vào năm 2019 ô nhiễm không khí đã gây ra khoảng 6,7 triệu ca tử vong trên thế giới do tác động tổng hợp của ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà.

Bản đồ trực quan chỉ số chất lượng không khí trên thế giới ngày 17/9/2024. Nguồn: aqicn.org (https://aqicn.org/map/world/vn/)

Ngoài ra, tình trạng biến đổi khí hậu cũng là tác nhân quan trọng trong việc ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm không khí. Cuộc khủng hoảng khí hậu đang làm thay đổi các kiểu thời tiết, dẫn đến những thay đổi về gió và lượng mưa, ảnh hưởng đến sự phát tán các chất ô nhiễm và sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tình trạng nắng nóng cực độ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn.

Ví dụ thực tế như tại khu vực Bắc Mỹ, từ tháng 5 đến tháng 10/2023, Canada là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng hoành hành. Do đó dẫn đến mức ô nhiễm không khí trung bình hàng tháng ở Alberta (một tỉnh bang thuộc Canada) trong tháng 5/2023 cao gấp 9 lần so với cùng tháng năm 2022. Đây là thời điểm đánh dấu lần đầu tiên Canada vượt qua Mỹ trong bảng xếp hạng ô nhiễm khu vực. Các vụ cháy rừng cũng ảnh hưởng đến các thành phố của Mỹ như Minneapolis và Detroit, nơi mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm tăng từ 30% – 50% so với năm trước. 

Liên Hợp Quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Trong thông điệp nhân “Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh” được tổ chức vào ngày 7/9 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc – ông Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đầu tư vào không khí sạch để cứu sống được nhiều người và chống biến đổi khí hậu.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm cũng đang bóp nghẹt các nền kinh tế và làm trái đất nóng lên, “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời cho rằng tình trạng ô nhiễm đang làm ảnh hưởng đến những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, bao gồm phụ nữ, trẻ em và người già.

Việc đầu tư vào không khí sạch sẽ cần sự hành động của các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phát triển và nhiều bên khác ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Cụ thể, Ông Guterres lưu ý những hành động mà cả chính phủ và doanh nghiệp nên thực hiện là loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, tăng cường giám sát chất lượng không khí, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng không khí, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, chuyển đổi sang nấu ăn sạch, xây dựng hệ thống quản lý chất thải bền vững và phát triển giao thông bền vững, làm sạch chuỗi cung ứng và giảm lượng khí thải độc hại.

Đầu tư vào không khí sạch sẽ cứu sống con người, chống lại biến đổi khí hậu, củng cố nền kinh tế, xây dựng xã hội công bằng hơn và thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững. Hãy đầu tư ngay bây giờ để chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng chúng ta đang đảm bảo một hành tinh khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người”, ông Guterres  chia sẻ.

Chương Hoàng

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ô nhiễm không khí ở Kathmandu, Nepal. (Ảnh: AP)

Không hy sinh môi trường khi làm dự án cảng Cần Giờ

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn (tên theo quy hoạch là bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ).

Phân kỳ hợp lý

Theo đó,Phó thủ tướng lưu ý việc đầu tư xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ thực hiện khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Cùng đó, cần bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng, khai thác, phát triển cảng trung chuyển quốc tế đủ năng lực cạnh tranh với khu vực, quốc tế, phát triển bền vững…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ GTVT, Bộ khoa học và Công nghệ và UBND TP.HCM sử dụng tối đa thông tin, số liệu của Đề án xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để cập nhật, hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đáp ứng tốt nhất cho việc thẩm định, xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Phương án phát triển cảng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ và có phân kỳ hợp lý cho từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch cảng biển và nhu cầu theo kết quả dự báo hàng hóa thông qua cảng.

Cùng đó, thể hiện đầy đủ định hướng các khu chức năng chính của cảng (các khu dịch vụ phục vụ trực tiếp khai thác cảng, khu hành chính, khu cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, khu cung cấp xăng dầu, nhiên liệu, nước sạch, điện… Trường hợp cần thiết, có thể mời đơn vị tư vấn nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu, việc xác định phương án đầu tư và lộ trình đầu tư phải được xem xét, lựa chọn trên cơ sở kết quả đánh giá kỹ lưỡng tác động, ảnh hưởng giữa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các cảng khác.

Cùng đó, phải giải quyết tốt quan hệ giữa Cần Giờ với khu bến Cái Mép của cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và ảnh hưởng qua lại giữa các dự án đã đầu tư; việc sử dụng, khai thác luồng hàng hải và các hạ tầng dùng chung.

Không hy sinh môi trường

Trong việc đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoài nội dung đánh giá tác động, mối quan hệ giữa bến cảng Cần Giờ và khu bến cảng Cái Mép, cần chỉ rõ phương án kế hoạch đầu tư hạ tầng kết nối theo đúng định hướng, quy hoạch phát triển của TP.HCM (TP.HCM chịu trách nhiệm công bố kế hoạch phát triển các hạ tầng như giao thông, điện, nước… phục vụ đầu tư, khai thác bến cảng Cần Giờ).

Đặc biệt, thông báo kết luận nêu rõ: Do dự án liên quan đến khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam, có giá trị và ý nghĩa rất lớn đối với TP.HCM và khu vực, nên phải đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện về tác động, ảnh hưởng đến môi trường.

Việc xem xét quyết định chủ trương đầu tư, kiên quyết không hy sinh môi trường, chỉ rõ khu vực, diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng (ở đâu, tác động thế nào). Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Ngoại giao phải nêu đầy đủ, cụ thể và có chính kiến rõ ràng liên quan đến tác động của môi trường đến dự án.

Liên quan tới công nghệ, phương án công nghệ khai thác cảng được định hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và được xác định theo thiết kế tổng thể và cụ thể hóa cho từng giai đoạn bảo đảm Nhà đầu tư khai thác hiệu quả tốt nhất.

Báo cáo thẩm định và dự thảo quyết định chủ trương đầu tư phải xác định rõ nội dung yêu cầu TP.HCM và nhà đầu tư phải thực hiện đầu tư hạ tầng bảo đảm tiêu chí cảng xanh đoạn đến 2030, 2035 và 2050 (kế hoạch, lộ trình cung cấp nhiên liệu thân thiện với môi trường, đầu tư các hạ tầng, yêu cầu của đội cȧng….).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao đánh giá, thẩm định các nội dung liên quan theo quy định (như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nghệ, môi trường, thời hạn, phân kỳ đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội, vốn đầu tư…) bảo đảm khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư đã được xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ theo quy định pháp luật, nhất là vấn đề môi trường (không bỏ qua và không hy sinh môi trường; phải bảo đảm lợi ích tổng thể hài hòa, tránh tạo ra các xung đột, ảnh hưởng tiêu cực đến các dự án khác…).

Trong việc lựa chọn nhà đầu tư, TP.HCM căn cứ theo Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, nghiên cứu xem xét bổ sung một số tiêu chí quan trọng khác để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

Phó thủ tướng lưu ý có thể xem xét các nội dung như: Thu hút được hãng tàu có đội tàu chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới; yêu cầu về quy mô đầu tư, vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm (phải hoàn thành đầu tư 4 bến cảng với tổng vốn khoảng 1,5 tỷ USD); hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đầu tư, khai thác cảng; thực hiện đúng cam kết thu hút được khối lượng hàng hóa quốc tế trung chuyển qua cảng…

Nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm thực hiện đầu tư theo đúng phương án đầu tư tổng thể, đồng bộ, theo đúng lộ trình, phân kỳ đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước và đề xuất của TP.HCM.

Hồ An – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/khong-hy-sinh-moi-truong-khi-lam-du-an-cang-can-gio-192240916221135999.htm

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City bị xử phạt 320 triệu đồng

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City 320 triệu đồng vì triển khai xây dựng dự án khi chưa có giấy phép môi trường.

Ngày 16.9, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City (Công ty Eco Pearl City, trụ sở chính 1170-1172 Phạm Hùng, phường Long Toàn, TP. Bà Rịa). Người đại diện theo pháp luật: bà Nguyễn Thị Thu, chức danh: Tổng giám đốc.

Công ty Eco Pearl City đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: không có giấy phép môi trường đối với dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh nhưng đã triển khai xây dựng.

Với hành vi vi phạm trên, Công ty Eco Pearl City bị xử phạt 320 triệu đồng.

Ngoài phạt tiền, Công ty Eco Pearl City còn chịu hình phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của dự án trong thời hạn 4,5 tháng.

Trước đó, tháng 3.2024, Công ty Eco Pearl City được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án khu nhà ở sinh thái An Điền tại thị trấn Long Điền với tổng vốn đầu tư 4.269 tỷ đồng

Quang Phương – Báo ĐBND

Theo Đại biểu Nhân dân

Ảnh: Phối cảnh một dự án bất động sản tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://daibieunhandan.vn/ba-ria-vung-tau-cong-ty-co-phan-tap-doan-eco-pearl-city-bi-xu-phat-320-trieu-dong-post390445.html

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 35-2024

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 35-2024.

Về quản lý môi trường

– Nguồn gốc của sự khác biệt về phát thải carbon giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ: Một nghiên cứu định lượng dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu.

– Tiết lộ sức mạnh của sự đoàn kết: Một cuộc kiểm tra mới về hợp tác khu vực trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí.

– Phước lành hay tai họa? Vai trò của đổi mới công nghệ kỹ thuật số trong hiệu quả phát thải carbon.

– Một chương trình linh hoạt đa mục tiêu mạnh mẽ mới lạ để thiết kế một mạng lưới chuỗi cung ứng quần áo bền vững khép kín.

– Tác động của cài đặt mô hình chất lượng không khí đối với việc đánh giá các chiến lược giảm phát thải để hạn chế ô nhiễm không khí.

– Đánh giá tác động môi trường của đầu tư năng lượng sạch ở Pakistan bằng mô hình tự hồi quy phân phối động.

– Phân tích toàn cầu về các sáng kiến kinh tế tuần hoàn: tính bền vững yếu hay mạnh?

– Tính nghiêm ngặt của chính sách môi trường, CNTT-TT và đổi mới công nghệ để đạt được sự phát triển bền vững: Đánh giá tầm quan trọng của quản trị và cơ sở hạ tầng.

– Mở khóa tác động theo thời gian của tính dễ bị tổn thương năng lượng, phát triển tài chính và toàn cầu hóa chính trị đối với tính bền vững môi trường ở Thổ Nhĩ Kỳ: Bằng chứng từ các chỉ số ô nhiễm khác nhau.

Về môi trường đô thị

– Làm thế nào để đi từ đỉnh đến trung hòa? Quan điểm từ phân tích bù đắp phát thải tiêu thụ năng lượng ở Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc Agglomeration.

– Lựa chọn loài rừng đô thị để cải thiện lợi ích sinh thái ở các thành phố Ba Lan – Tiềm năng thực tế và dự báo.

– Đặc điểm và tác động của đô thị hóa đất dốc toàn cầu từ năm 2000 đến năm 2020.

– Tăng cường khả năng phục hồi trong quản lý nước mưa đô thị thông qua kiểm soát dự đoán mô hình và sơ đồ bố trí tối ưu dưới các sự kiện mưa cực đoan.

– Không đồng nhất không gian của ảnh hưởng của các mô hình mạng lưới sông đối với chất lượng nước ở thành phố có mức độ đô thị hóa cao.

– Tác động của biến đổi khí hậu đối với cường độ và tần suất lũ lụt đô thị dưới các kịch bản và mô hình không chắc chắn.

– Tác động hiệp lực của nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối đối với các trường hợp tử vong không do tai nạn ở các mức độ đô thị hóa khác nhau.

– Mối liên quan giữa phơi nhiễm PM2.5 trong khí quyển và nguy cơ sức khỏe gây ung thư: Dữ liệu giám sát từ năm có mức thấp nhất được ghi nhận ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

– Đánh giá nguy cơ tổn thương sức khỏe môi trường vi mô tàu điện ngầm từ góc độ kết hợp: Trường hợp của Nam Kinh, Trung Quốc.

Về môi trường khu công nghiệp

– Tái xem xét mối liên hệ giữa tài chính hóa và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên dưới góc độ phát triển tài chính và tối ưu hóa công nghiệp xanh.

– Loại bỏ carbon dioxide có thể dẫn đến việc sử dụng quặng sắt cấp thấp hơn trong ngành thép khử cacbon phát thải ròng âm.

– Phân tích không gian địa lý về ô nhiễm kim loại độc hại trong nước ngầm và các rủi ro sức khỏe liên quan ở khu vực công nghiệp phía dưới dãy Himalaya.

– Xử lý nước thải ngành dược phẩm để tái sử dụng nước ở Jordan bằng cách sử dụng vùng đất ngập nước nhân tạo lai.

– Một cuộc điều tra về tiền đề và hậu quả của việc nội bộ hóa giá trị xanh giữa các doanh nghiệp được lấy mẫu ở Vương quốc Anh.

– Các tác động hiệp lực khác nhau của việc giảm phát thải tiền chất đối với PM2.5 và O3 ở một thành phố công nghiệp điển hình với sự phân bố phức tạp của khí thải.

– Chuyển đổi kỹ thuật số và đổi mới carbon thấp của doanh nghiệp: Một góc nhìn mới từ động lực đổi mới.

– Sinh học Chlorella vulgaris – môi trường khắc phục nước thải thực phẩm và đồ uống từ các ngành công nghiệp ở Mexico: Kết quả và quan điểm hướng tới tính bền vững và nền kinh tế tuần hoàn.

– Quản lý định hướng bền vững trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một phân tích đa cấp ở Liên minh Châu Âu.

– Giám sát lượng khí thải carbon của doanh nghiệp công nghiệp carbon cao trên thị trường carbon: Một cách tiếp cận đa tín nhiệm sử dụng dữ liệu lớn có sẵn bên ngoài.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Impact of pollution prevention practices and green environmental practices on sustainable performance: Empirical evidence from Chinese SMEs

Environmental Research, Volume 255, 15 August 2024, 118991

Abstract

Adequate protection of the environment is one of the hot spots of concern for all sectors of society due to severe environmental pollution. The solution to this issue is friendly management of the environment. With the rapid growth of Chinese Manufacturing SMEs for economic development, environmental pollution and abuse of resources are arising. To resolve these issues, Chinese manufacturing SMEs are accelerating the implementation of green innovation in their industries. However, it is a complex task that involves enterprise, government, and social considerations.

Therefore, it is essential to identify the green drivers for this implementation. With a focus on China’s current situation from previous research and views from experts, this study aims to investigate how Chinese Manufacturing Small and Medium-sized Enterprises (SMEs) are responding to resource misuse and environmental pollution by implementing green innovation, emphasising the role of artificial intelligence (AI) in improving environmental performance. This study primarily looks into the factors that influence the adoption of green innovations by analysing the growth paths of Chinese SMEs operating in highly polluting industries over a longer time frame than five years. Artificial Intelligence is a valuable tool for solving the issues of ecological degradation. A quantitative method has been implemented for the Chinese companies’ samples from the deeply polluting industries for more than five years. The findings of this paper advise that the average board size, the governing board meetings, and organizational performance are positively connected with the Chinese firms’ environmental process. Board independence and diversity of gender have irrelevant associations with ecological performance.

A convenient threshold regression model has been used to accumulate the respondents’ data. It also reveals that larger board sizes and more frequent governing board meetings are positively associated with improved environmental performance among these firms. The findings state the critical implications for the firm executives, policymakers, environmental activists, and regulators. This result supports the insight drained from the resource dependence, stakeholder, firm agency, and legitimacy theories.

2. The roots of carbon emission differences between China and USA: A quantitative study based on global value chains

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121476

Abstract

China and the USA, as preeminent contributors to global carbon emissions, demonstrate discernible differentials in both magnitude and trajectories of their respective carbon outputs. This article employed two methods, Structural Decomposition Analysis (SDA) and Quantitative Structural Modeling, to scrutinize the underpinnings of these disparities through the lens of the global value chain. Drawing upon data from the World Input-Output Database (WIOD), our analysis revealed that the compounded influences of output composition, input intensity, input composition and input origin collectively elevated China’s aggregate carbon footprint from 2000 to 2014, while the scale effect made China’s carbon emissions lower than of the USA.

Notably, China’s carbon emissions surpassed those of USA, with the gap accentuating over time. The quantitative results of the structural model showed that the difference in carbon emissions between China and USA predominantly stem from disparities in productivity, production technology, factor intensity, factor endowment and direct carbon intensity. Differences in trade costs exhibited some discernible impact, their influence remains relatively marginal, whereas distinctions in consumption behaviors and trade imbalances minimally contribute to the observed differentials. These findings have important policy implications for global carbon reduction efforts and China’s trajectory towards a low-carbon economic paradigm.

3. Does natural resource dependence restrict green development? An investigation from the “Belt and road” countries

Environmental Research, Volume 255, 15 August 2024, 119108

Abstract

Addressing natural resource dependence is integral to achieving the Sustainable Development Goals by promoting economic diversification, environmental sustainability, and climate resilience. This study explores the effect of natural resource dependence on green development by adopting the balanced panel dataset from the “Belt and Road” countries from 2005 to 2019. Notably, the novelty of our analysis lies in the empirical analysis using instrument-based techniques that consolidate the “green development curse hypothesis” in the Belt and Road countries. The mechanism analysis reveals that natural resource dependence curbs green development by weakening innovative capability, disturbing institutional quality, reducing population density, and crowding out human capital.

Further, the dynamic panel threshold model handling endogeneity verifies the nonlinear relationship between natural resource dependence and green development. Interestingly, digital trade offers greater “resilience” than traditional trade, correcting the resource curse dilemma. Finally, heterogeneity analyses indicate that the green development curse hypothesis only exists in countries with high-level environmental regulations and resource-based countries.

4. Unveiling the power of unity: A novel examination of regional cooperation in mitigating air pollution

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121556

Abstract

Amidst escalating environmental concerns, regional cooperation has emerged as a potent strategy for environmental preservation. Yet, the potency of such cooperation in curbing air pollution remains largely unexplored and nebulous. Drawing upon a decade-long (2010–2019) new data from the dynamic Guangdong-Hong Kong-Macao Greater Bay Area (GBA), this study seeks to fill these knowledge gaps. Our findings underscore the transformative potential of regional cooperation in mitigating air pollution. By catalyzing technological advancements, fostering structural shifts in businesses, and reshaping land-use patterns, regional cooperation paves the way for a cleaner, healthier environment.

A deeper dive into the heterogeneity reveals that “top to bottom” city agreements within regional cooperation frameworks significantly enhance air quality. While institutional and economic collaborations prove instrumental in reducing air pollution, social cooperation appears to have a lesser impact. Research findings indicate that the future will necessitate strengthening formal, institutionalized regional cooperation to address potential challenges posed by environmental pollution.

5. Information consumption city and carbon emission efficiency: Evidence from China’s quasi-natural experiment

Environmental Research, Volume 255, 15 August 2024, 119182

Abstract

The transformation of public consumption patterns has become a burning question, but there are few studies on public consumption patterns. Therefore, evaluating the impact of Information consumption city (ICC) policy on carbon emission efficiency holds significant implications. This study settles on 104 pilot cities in China from 2006 to 2020 to assess the impact and the response mechanism of ICC policy on carbon emission efficiency through the time-vary Difference-in-Difference (DID) model.

The result shows that: (1) ICC policy significantly promotes the local carbon emission efficiency, which remains robust after a battery of sensitivity tests. (2) It improves carbon emission efficiency through production factors agglomeration effect, industrial structural changing effect, innovation promotion effect, and environmental attention effect; (3) The direct impact of ICC policy on carbon emission efficiency varies across regions with different information consumption and carbon emission base. (4) ICC can improve carbon emission efficiency through the joint implementation of smart city (SC), new urbanization (NU), ecological civilization city construction (EC), Belt and Road Initiative (BR), Broadband China (BC), low-carbon city pilot policy (LCC), and air quality standards (AQS) policy.

6. Blessing or curse? The role of digital technology innovation in carbon emission efficiency

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121579

Abstract

Digital technology advancement provides a significant impetus to achieve China’s “dual-carbon” goals, yet it also gives rise to a series of challenges. Therefore, studying the relationship between digital technology innovation and carbon emission efficiency is of paramount importance. This study theoretically analyzes and empirically tests the influence of digital technology innovation (DTI) on total factor carbon emission efficiency (TFCE) using panel data from 268 Chinese cities between 2006 and 2021. The results indicate that: (1) DTI exhibits a “U-shaped” pattern on urban TFCE, with a decrease followed by an increase. (2) Conventional technological innovation (TI) also displays a “U-shaped” relationship with TFCE, with the turning point occurring earlier than that of DTI. DTI surpasses TI in bringing about later-stage improvements in carbon emission efficiency. (3) Mechanism tests reveal that digital technology innovation indirectly affects TFCE through energy effects, technological effects, structural effects, and regulatory effects. (4) The impact of DTI on urban TFCE varies significantly due to differences in geographical location and resource endowments. (5) The development of urban polycentricity advances the turning point at which DTI enhances TFCE while amplifying both the initial “pro-carbon” effect and the subsequent “carbon reduction” effect of DTI. (6) DTI has a spatial spillover effect on urban TFCE. This study provides empirical evidence and policy recommendations for policymakers to advance the digitalization, greening, and decarbonization transformation of cities.

7. Assessing the impact of environmental regulations on environmental performance in Chinese cities: A spatial Stochastic Frontier Model with endogeneity analysis

Environmental Research, Volume 255, 15 August 2024, 119123

Abstract

The Chinese government has implemented environmental regulations to address the deterioration of air quality associated with rapid industrialization. However, there is no consensus on whether environmental regulations are beneficial to environmental performance. The technical challenges related to endogeneity and spatial correlation may bias the estimation of the emission reduction effect of regulations. In this study, we comprehensively evaluate the environmental performance of sulfur dioxide regulations in Chinese cities using a novel stochastic frontier model that introduces the single control function to correct estimation errors caused by spatial spillovers and endogeneity.

Our analysis emphasizes that insufficient resolution of endogeneity or spatial spillovers may lead to underestimation or neglect of the environmental performance improvements achieved by these regulations. On the contrary, our revised research results indicate that regulations aimed at reducing sulfur dioxide emissions not only successfully control sulfur dioxide emissions, but also have a positive impact on reducing carbon emissions. In addition, we conduct in-depth research on the mechanisms by which environmental regulations improve performance by stimulating green technology innovation and promoting industrial structure upgrading. Based on our research findings, we propose policy recommendations to establish a city cooperation mechanism of technology exchange to achieve synergistic emission reduction and strengthen regional factor circulation.

8. A novel multi-objective robust possibilistic flexible programming to design a sustainable apparel closed-loop supply chain network

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121496

Abstract

Designing a sustainable Closed-Loop Supply Chain (CLSC) network is imperative for the apparel industry, given its escalating adverse effects on economic, environmental, and social dimensions. In this study, a novel tri-objective location-allocation optimization model is specifically developed for designing a sustainable apparel CLSC, incorporating the industry’s unique facilities. The aim of the model is to simultaneously minimize the costs and negative environmental impacts while maximizing social benefits under demands and returns uncertainty. A notable research contribution lies in addressing the unique challenges of treating different types of returns, including commercial, End Of Use (EOU) and End Of Life (EOL) returns due to their uncertain quality and quantity. Additionally, the model optimizes the environmental performance levels of production facilities, a novel aspect in the apparel CLSC research. Moreover, the flexibility of constraints related to the demand fulfilment is considered.

To cope with such flexibility and uncertainties, a new hybrid robust possibilistic flexible programming model is developed, by extending the previous methodologies. A core innovation of this solution approach lies in the pioneering utilization of hexagonal fuzzy numbers for uncertain epistemic parameters, making a significant advancement in the field of CLSC. Comparative analysis with the similar studies demonstrates the superiority of the proposed model, incorporating hexagonal fuzzy numbers over the method using triangular fuzzy numbers. Furthermore, AUGMECON method using lexicographic optimization is applied to handle the multi-objective model. The application of the proposed model is shown focusing on Southwestern Ontario in Canada. The results reveal that commercial and EOU returns have a more detrimental impact on economic, environmental, and social sustainability aspects compared to EOL returns.

9. Impact of air quality model settings for the evaluation of emission reduction strategies to curb air pollution

Environmental Research, Volume 255, 15 August 2024, 119112

Abstract

For air quality management, while numerical tools are mainly evaluated to assess their performances on absolute concentrations, this study assesses the impact of their settings on the robustness of model responses to emission reduction strategies for the main criteria pollutants. The effect of the spatial resolution and chemistry schemes is investigated. We show that whereas the spatial resolution is not a crucial setting (except for NO), the chemistry scheme has more impact, particularly when assessing hourly values of the absolute potential of concentrations. The analysis of model responses under the various configurations triggered an analysis of the impact of using online models, like WRF-chem or WRF-CHIMERE, which accounts for the impact of aerosol concentrations on meteorology. This study informs the air quality modeling community on what extent some model settings can affect the expected model responses to emission changes. We suggest to not activate online effects when analyzing the effect of an emission reduction strategy to avoid any confusion in the interpretation of results even if an online simulation should represent better the reality.

10. Assessing the environmental impacts of clean energy investment in Pakistan using a dynamic autoregressive distributed lag model

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121549

Abstract

In this study, the authors projected the impacts of clean energy investment on environmental degradation by applying a novel and dynamic Autoregressive Distributed Lag (DARDL) model for Pakistan from 1990 to 2022. Most researchers have used ecological footprint or CO2 emissions indicators to look at how clean energy investment affects environmental degradation, which primarily represents contamination induced by humans’ consumption patterns and does not consider the impact of the supply side. Against this background, the study scrutinized the dynamic interaction between clean energy investment and environmental sustainability using the load capacity factor (LCF) as an ecological indicator in Pakistan, including economic growth, population density, trade openness, urbanization, and industrialization in the analysis.

The long-run estimates from DARDL indicate that a 1 percent upsurge in clean energy investment mitigates environmental degradation by approximately 0.42 percent on average, controlling for other factors. Further, the study also revealed that a 1 percent increase in clean energy investment diminishes dirty energy consumption by approximately 0.45 percent. The validity of the findings is confirmed using alternate methods, i.e., KRLS. The study recommends that Pakistan prioritize investment in clean energy projects to promote environmental sustainability and enforce environmental regulations to reduce the adverse externalities associated with dirty energy activities.

11. A global analysis of circular economy initiatives: weak or strong sustainability?

Journal of Cleaner Production, Volume 467, 15 August 2024, 142830

Abstract

In the face of climate change, the circular economy is attracting the attention of public authorities, international institutions, industry and academia. There is currently no consensus on its definition and it varies according to the sectors and actors. The objectives of this work are threefold: (i) to identify all the discourses and initiatives attributed to the circular economy in order to situate them according to whether they belong to weak or strong sustainability; (ii) to enhance the value of this information by centralizing it, and creating tools to facilitate its exploration and access; (iii) to analyze how these initiatives allow circular economy to address global sustainability. Questions regarding data sources and processing of this information were raised to facilitate the collection of relevant data.

This work focuses on information published on social networks, in particular Twitter called X now. Several data processing techniques such as text mining, geocoding and knowledge graph generation are applied. Data visualization tools are used to show the distribution of the data on a spatial, thematic and temporal level. The results obtained confirm the over-representation of circular economy practices based on weak sustainability in developed countries, while circular economy initiatives based on strong sustainability are most common in the Global South. This paper provides evidence on the social contribution of circular economy, which is less addressed in the technocentric approach.

12. Environmental policy stringency, ICT, and technological innovation for achieving sustainable development: Assessing the importance of governance and infrastructure

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121581

Abstract

Achieving sustainable development goals (SDGs) has garnered significant attention from academia and policymakers worldwide. In this study, we examine the impact of ICT, technological innovation (TI), and environmental policy stringency (EPS) on SDI, considering the moderating role of governance quality (GQI) and transport infrastructure (TIS). A comprehensive dataset of 17 advanced nations is utilized from 1996 to 2021. To capture the dynamic and extreme marginal impacts of these policy instruments on SDG attainment, we employ the advanced technique of Feasible Generalized Least Square (FGLS). The results demonstrate that ICT has a positive and significant effect on SDGs, particularly when combined with high levels of governance quality (GOV) and transport infrastructure (TIS). Likewise, TI has a positive impact on SDGs, especially in the presence of strong governance.

Furthermore, EPS exhibits a positive association with SDGs. The findings also reveal that while governance hurts SDGs, this effect diminishes when combined with higher levels of ICT, TI, and EPS, and when TIS positively moderates the relationships. The robustness estimations using DOLS and PCSE methods validate the FGLS findings. These results underscore the importance of ICT, TI, and EPS in advancing sustainable development. Moreover, they highlight the significance of good governance and robust transport infrastructure in maximizing the positive effects of these factors. These findings hold implications for policymakers and stakeholders involved in promoting sustainable development.

13. Specialized, diversified agglomeration and CO2 emissions —An empirical study based on panel data of Chinese cities

Journal of Cleaner Production, Volume 467, 15 August 2024, 142892

Abstract

Taking proactive steps to control carbon emissions (CO2) in the industrial sector is crucial for meeting the “30.60” carbon reduction commitment expediently. This study meticulously investigates the correlation and underlying mechanisms between industrial agglomeration and CO2 emissions, employing the fixed-effect model and regulatory-effect model across 283 cities from 2006 to 2019.The findings reveal the following: Firstly, specialized agglomeration exacerbates CO2 emissions, while diversified agglomeration substantially contributes to their reduction. Notably, the carbon reduction effect of industrial diversification is particularly pronounced in the southern region, carbon peak region, and industrial transfer region.

Secondly, delving into mechanisms uncovers that specialized agglomeration’s exacerbating effect stems from labor misallocation, whereas diversified agglomeration mitigates CO2 emissions by enhancing both labor and capital allocation. Thirdly, regarding spatial spillover effects, specialized agglomeration not only increases CO2 emissions locally but also elevates nearby emissions, whereas diverse agglomeration not only reduces local CO2 emissions but also radiates carbon reduction in adjacent areas. To fully realize the benefits of agglomeration in reducing carbon emissions and promoting regional development, the government should thus support diversified agglomeration, remove any barriers preventing the flow of production factors, and fortify interregional industrial division and cooperation.

14. Unlocking time-quantile impact of energy vulnerability, financial development, and political globalization on environmental sustainability in Turkey: Evidence from different pollution indicators

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121499

Abstract

Increasing energy vulnerability can cause environmental pollution by increasing fossil fuel consumption. If it leads to cost-cutting-oriented industry growth, financial development can lead to environmental regulations being ignored, compromising environmental quality. Political globalization and economic growth can increase short-term environmental pressures, straining long-term ecological balance and causing habitat loss and pollution. This study investigates the impact of energy vulnerability, financial development, and political globalization on environmental sustainability in Turkey for the 2000–2019 period using with wavelet quantile-based techniques. According to results, while the negative effect of energy vulnerability on environmental quality is lower in the short term, the size of the effect increases in the medium and long term.

In addition, at low quantiles of environmental quality, the negative effect of financial development is low in the short and long term, while the effect becomes evident in the long term. Moreover, the effects of political globalization on environmental quality are positive in all quantiles. Additionally, the harmful effects of economic growth are more evident at lower quantiles of environmental quality. Turkey should increase its clean energy investments by using its geographically advantageous location. Policymakers should also prioritize environmental regulations and promote sustainable practices in industries. Incentives for cleaner production technologies and environmentally friendly initiatives can help steer the financial sector towards more responsible and environmentally friendly practices. Additionally, the study suggests that increasing institutional capacity and aligning national policies with international agreements can accelerate the positive effects of political globalization.

15. Energy transition dynamics amid policy uncertainty, environmental regulations, and Geopolitics: Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 467, 15 August 2024, 142992

Abstract

The time-varying dynamics of the transition to renewable energy reflect the effectiveness and efficiency of energy policy. This paper investigates renewable energy transition behavior in China using Markov regime-switching models. Two distinct phases, expansion and contraction, are identified based on the growth rates of renewable energy consumption share. We find that since China started its new-energy national strategy in 2005, there has been an extended period in which it has been in the expansion state, although it occasionally reverts to a contraction state. Intriguingly, we uncover that the timing of transition state changes can be explained by the changes in policy-related, market-based instruments and risk-related indexes. These findings present implications for policymakers in developing more precise and effective policies, that drives investment choices to align with the goal of a sustainable energy system.

16. Environmental judicial reform and corporate investment behavior – Based on a quasi-natural experiment of environmental courts

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121640

Abstract

Ensuring the effectiveness of environmental legislation and regulations necessitates enhancing the professional caliber of the environmental judiciary. Utilizing a multi-period difference-in-differences model, we explore the impact of environmental judicial reforms, exemplified by the establishment of environmental courts, on corporate investment behavior. We find that firms in regions with established environmental courts significantly increase their environmental investments and productive investments, while financial investments remain unaffected. Mechanism testing reveals that the environmental court affects corporate investment by strengthening local government environmental enforcement and promoting public environmental participation.

Furthermore, the marginal effect of environmental courts is more pronounced in regions with fewer environmental regulations and lower economic development levels, as well as in state-owned enterprises. Compared to collegiate benches, environmental resources judicial tribunals exert a greater influence on corporate investment behavior. This study adds to the micro-economic analysis of environmental judiciary by providing empirical evidence on how formal institutional frameworks impact corporate investment behavior.

17. A critical review of climate change mitigation policies in the EU – based on vertical, horizontal and policy instrument perspectives

Journal of Cleaner Production, Volume 467, 15 August 2024, 142972

Abstract

The European Union (EU) has consistently held a prominent global position in climate governance. This paper compiles 152 climate neutrality policies issued by the European Commission (EU Commission) and employs a systematic analytical framework including “Vertical Policy Hierarchy – Horizontal Policy Path – Systematic Policy instruments” to conduct an in-depth analysis of the EU’s climate neutrality policy system.

This study produces several findings as follows: First, the EU’s climate neutrality policy hierarchy is characterized by a structure comprising “Long-Term Planning – Specific Measures – Financial Support”. Second, the EU’s policy formulation process for climate neutrality emphasizes the integration of a multi-party engagement mechanism involving “Nongovernmental Level – Regional Level – National Level – Transnational Level – Supranational Level”, while extensively employing a “framework-content” policy-making methodology. Third, the EU’s climate neutrality governance is guided by the dual objectives of achieving a “Cleaner Energy Structure” and “Recover Ecological Environment” pursuing a broad-ranging and multi-tiered policy pathway towards climate neutrality. Fourth, the EU leverages a combined approach of mandatory measures and guiding policies to propel the climate neutrality governance process, aspiring to achieve breakthroughs in new energy technology innovation through climate neutrality governance, thereby solidifying its international standing. Moreover, this study provides an outlook on the future of the EU’s climate neutrality policy governance, positing that the EU’s emphasis on climate neutrality governance will remain undiminished, with a heightened focus on guiding policies and an emphasis on the roles of enterprises and the public in advancing the realization of climate neutrality.

URBAN ENVIRONMENT/ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. How far need to go from peak to neutrality? Perspective from energy consumption emission offset analysis in Beijing-Tianjin-Hebei Agglomeration

Journal of Cleaner Production, Volume 468, 25 August 2024, 143119

Abstract

Carbon emissions elimination in the rapid urbanization areas contributes to regional sustainable development and global climate change mitigation. With the target of carbon neutrality, the global top-class Beijing-Tianjin-Hebei Urban Agglomeration which confronts with the dual pressure of excess carbon emissions and shrink ecological space has increased its carbon reduction coordination cooperation, among which energy consumption carbon emission control and natural resource sink maintenance have been recognized as the key strategy. However, the study on carbon balance prediction is lack and the amount of energy consumption carbon emissions in the future can be offset by the ecological carbon sink is still unknown.

To estimate the gap to carbon neutrality, this study proposes a framework for carbon offset analysis and prediction which takes various carbon emission scenarios and the potential of natural resource on carbon reduction into consideration. After the framework conduction in the agglomeration, it is revealed that the regional least carbon emissions of 29.51 Mt mainly derive from the population and economic growth brought by urbanization process, while the carbon sink predicted to be 2552.31 Kt is still far to cover the emissions. With the regional carbon offset rate decline from 0.68% to 0.63%, the ecological carbon sink in Beijing will offset 1.21% of its carbon emission, while the least ecological space keep city Tianjin is predicted to suffer the lowest offset rate of 0.09%. The research results contribute to recognize the key factors on carbon emission control and key areas for carbon maintenance in following years, as well as narrowing the gap to neutrality with both consideration of carbon emission reduction and sink maintenance.

2. Systematic coupling and multistage interactive response of the urban land use efficiency and ecological environment quality

Journal of Environmental Management, Volume 365, August 2024, 121584

Abstract

Rapid urbanization and industrialization have greatly contributed to boosting regional economic growth and mitigating the problem of poverty, but blind expansion of cities and towns has not only caused the inefficient use of urban land resources but also caused the deterioration in the urban ecological environment. Within the current context of emphasizing high-quality development, achieving synergy between the efficient use of urban land and ecological environmental protection is an urgent task for promoting new urbanization construction. In this study, cities in the upper reaches of the Yangtze River (URYR) were adopted as the research object, a theoretical analysis framework for the urban land use efficiency (ULUE) and ecological environment quality (EEQ) was established, the ULUE was measured by using the Slacks-Based Measure (SBM) model, the coupling coordination and interactive corresponding response relationship between the ULUE and EEQ were analyzed, and the influencing factors of the coupling coordination between these two systems were explored by using the random forest model.

The following conclusions can be obtained: in 2020, compared with those in 2006, both the ULUE and EEQ were improved, and the two systems exhibited interactions and significant spatiotemporal heterogeneity. The coupling coordination degree (CCD) between the ULUE and EEQ could facilitate maintaining the original state, and the transfer of the CCD exhibited a significant spatial correlation with the state of neighbouring cities. The effect of the ULUE on the EEQ indicated nonlinear characteristics, while the effect of the EEQ on the ULUE was manifested as inhibition initially and then promotion. The random forest regression results showed that the population density, landscape agglomeration and connectivity, market conditions, government intervention, and industrial institutions are the key influencing factors of the CCD. Finally, this study provides policy implications for innovative urban land use modelling, environmental regulation, and industrial transformation and upgrading.

3. Resource-based transformation and urban resilience promotion: Evidence from firms’ carbon emissions reductions in China

Journal of Cleaner Production, Volume 468, 25 August 2024, 143118

Abstract

The current research investigating the effectiveness of policy-driven transformation in resource-based cities has focused mainly on city-level impacts and has overlooked firm-level evidence. This paper filled this gap by focusing on its impact on firm-level carbon emissions. Drawing on the quasi-natural experiment of China’s reform of resource-based city transformation, we utilize a difference-in-differences (DID) model based on nationwide firm-level tax survey data from 2009 to 2016. The findings indicate a noteworthy reduction in firms’ carbon emissions due to the reform, particularly in growing-type resource-based cities and within the manufacturing industry. The empirical results provide evidence that the implementation of the “Plan” has effectively enhanced the level of urban resilience. Moreover, the findings demonstrate stronger effects on large firms, publicly owned firms, and firms in municipal districts.

4. Sequential two-stage cultivation system using novel microalga consortia for treatment of municipal wastewater and simultaneous biomass production: Sustainable environmental management

Journal of Environmental Management, Volume 366, August 2024, 121711

Abstract

Monoculture-based microalgae cultivation systems to treat wastewater are well-reported. Despite that, this method has some limitations in terms of nutrient removal potential, environment adaptation, and low biomass productivity. Conversely, microalgae co-cultivation and a two-stage sequential cultivation system (TSSCS) recently emerged as a promising approach to improve the treatment process and biomass productivity through better adaptation to the environment. However, no outdoor large-scale experiments were reported using this approach which hinders the viability of the process.

Thus, in the present study, a sequential two-stage large-scale outdoor novel microalgae consortia experiment was developed. In first stage consortia-assisted sequential cultivation, two ratios of Tetraselmis indica (TS) and one ratio of Picochlorum sp. (PC) (2 TS:1 PC) were cultivated in a 1000-L pond containing 75%-municipal wastewater (MWW) + 25%-ASN-III, while in the second stage, 2 PC:1 TS was cultivated in two different ponds, and each containing 375-L 2 TS:1 PC-treated water + 375-L ASN-III. Outdoor parameters and nutrient removal efficiency (NRE), biomass, and biomolecule productivity such as lipid, photosynthetic pigments, astaxanthin, and β-carotene were quantified, and cost analysis was performed. At the end of the first and second stages, 2 TS:1 PC and 2 PC:1 TS showed maximum NRE of COD (68.71 and 86.40%), TN (66.98 and 94.73%), and TP (82.70 and 94.36%), respectively. Moreover, 2 TS:1 PC and 2 PC:1 TS Pond 1 and 2 produced maximum dry biomass production; 2.41 and ∼ 2.54 g/L contained lipid content; 36.89 and 34.90% that have 86.50 and 55.79% FAME content respectively. Similarly, 2 TS:1 PC and 2 PC:1 TS biomass exhibited valuable pigments production of astaxanthin i.e., 0.56 and 0.35 mg/g, and β-carotene; 4.65 and 2.82 mg/g, respectively. The cost analysis suggested that only microalgal-based MWW treatment was unfeasible, while valorization of produced biomass into co-products could offset the operation costs and could allow the option for the microalgal-based sustainable approach for the treatment of MWW and recovery of valuable resources.

5. Applying the total carbon–black carbon approach method to investigate the characteristics of primary and secondary carbonaceous aerosols in ambient PM2.5 in northern Taiwan

Science of The Total Environment, Volume 936, 1 August 2024, 173476

Abstract

Ambient fine particulate matter (PM2.5) comprises a diverse array of carbonaceous species, and the impact of carbonaceous aerosols (CA) extends to both long-term and short-term effects on human health and the environment. Understanding the distinctive composition of CA is crucial for gaining insights into the origins of airborne particulate matter. Due to their diverse physicochemical properties and intricate heterogeneous reactions, CA often exhibits temporal and spatial variations. Ground-based and highly time-resolved apportionment methods play a vital role in discerning CA emissions. This study utilized high-time resolution data of total carbon (TC) and black carbon (BC) for CA apportionment in northern Taiwan. The advanced numerical model (TC-BC(λ)), coupled with continuous measurement data, facilitated CA allocation based on optical absorption characteristics, organic or elemental carbon composition, and the distinction between primary and secondary origins. Primary carbonaceous aerosols dominated the monitoring site, accounting for 67.5 % compared to the 32.5 % contribution from secondary forms of CA.

The summer season exhibited a maximum increase in secondary organic aerosols (SOA) at 41.5 %. Diurnal variations for primary emissions, such as BCc and primary organic aerosols (POA), showed marked peaks for BCff and POAnon-abs during morning rush hours. In contrast, BCbb and POABrC displayed bimodal peaks with increased concentrations during evening hours. Conversely, SOA exhibited significantly different diurnal trends, with SOABrC peaking late at night due to aqueous phased reactions and a noontime peak of SOAnon-abs observed due to photo-oxidation processes. Furthermore, the study employed backward trajectory analysis and concentration-weighted trajectories (CWTs) to examine the long-range transport of CA, identifying potential sources, origins, and transport patterns of CA components to the receptor site in Taiwan during different seasons.

6. Urban forest species selection for improvement of ecological benefits in Polish cities – The actual and forecast potential

Journal of Environmental Management, Volume 366, August 2024, 121732

Abstract

Trees in cities perform important environmental functions: they produce oxygen, filter pollutants, provide habitat for wildlife, mitigate stormwater runoff, and reduce the effects of climate change, especially in terms of lowering temperatures and converting carbon dioxide from the atmosphere into stored carbon. Generally, to increase the environmental benefits of urban forests, the number of trees is increased, directly influencing the canopy coverage. However, little is known about potential of modifying the species composition of urban tree communities in order to increase ecological benefits. Planting and managing trees to increase canopy is particularly challenging in city centres, where the dense, often historic infrastructure of buildings and roads do not allow for a significant increase in greenspace. Estimations of canopy cover obtained through i-Tree Canopy analysis unveiled significant potential to increase canopy cover in historical urban areas in Polish cities from 15-34% to 31–51%.

This study models the ecological benefits of urban forests in Polish cities, focusing on how different species compositions can enhance environmental functions such as carbon sequestration and pollution filtration. Two main scenarios were analyzed: one involving the addition of trees based on the most common species currently planted (“standard option” SO), and another incorporating changes to the species composition to enhance ecological benefits (“city specific option” SCO). Acer platanoides (14.5%) and Tilia cordata (11.45%) were the most frequently species of Polish cities. Betula pendula, Quercus robur, Robinia pseudoacacia, Fraxinus excelsior, Acer pseudoplatanus, Aesculus hippocastanum and Acer campestre were also common species in urban forest communities (up to 5%). The diverse range of tree species in Polish cities contributes significantly to the overall carbon sequestration potential. The results suggest that modifying species composition could significantly increase carbon sequestration rates by 47.8%–114% annually, with the city specific option (SCO) being the most effective in enhancing carbon sequestration potential. This highlights the importance of strategic species selection in urban forestry practices to maximize environmental benefits and mitigate climate change effects.

7. Biochar and peat amendments affect nitrogen retention, microbial capacity and nitrogen cycling microbial communities in a metal and polycyclic aromatic hydrocarbon contaminated urban soil

Science of The Total Environment, Volume 936, 1 August 2024, 173454

Abstract

Soil contaminants may restrict soil functions. A promising soil remediation method is amendment with biochar, which has the potential to both adsorb contaminants and improve soil health. However, effects of biochar amendment on soil-plant nitrogen (N) dynamics and N cycling microbial guilds in contaminated soils are still poorly understood. Here, a metal- and polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) contaminated soil was amended with either biochar (0, 3, 6 % w/w) and/or peat (0, 1.5, 3 % w/w) in a full-factorial design and sown with perennial ryegrass in an outdoor field trial. After three months, N and the stable isotopic ratio δ15N was measured in soil, roots and leaves, along with microbial responses. Aboveground grass biomass decreased by 30 % and leaf N content by 20 % with biochar, while peat alone had no effect.

Peat in particular, but also biochar, stimulated the abundance of microorganisms (measured as 16S rRNA gene copy number) and basal respiration. Microbial substrate utilization (MicroResp™) was altered differentially, as peat increased respiration of all carbon sources, while for biochar, respiration of carboxylic acids increased, sugars decreased, and was unaffected for amino acids. Biochar increased the abundance of ammonia oxidizing archaea, while peat stimulated ammonia oxidizing bacteria, Nitrobacter-type nitrite oxidizers and comB-type complete ammonia oxidizers. Biochar and peat also increased nitrous oxide reducing communities (nosZI and nosZII), while peat alone or combined with biochar also increased abundance of nirK-type denitrifiers. However, biochar and peat lowered leaf δ15N by 2–4 ‰, indicating that processes causing gaseous N losses, like denitrification and ammonia volatilization, were reduced compared to the untreated contaminated soil, probably an effect of biotic N immobilization.

Overall, this study shows that in addition to contaminant stabilization, amendment with biochar and peat can increase N retention while improving microbial capacity to perform important soil functions.

8. Modelling future land use land cover changes and their impacts on urban heat island intensity in Guangzhou, China

Journal of Environmental Management, Volume 366, August 2024, 121787

Abstract

During rapid urbanization in developing countries, changes in land use and land cover (LULC) can significantly alter urban land surface temperatures (LST), exacerbating the urban heat island (UHI) effect and degrading the outdoor environment. In this study, taking Guangzhou, China, as an example, we used Landsat series satellite data from 1992 to 2022, classified the LULC of the study area by the Support Vector Machine (SVM) method, estimated the LST of the area by the mono-window algorithm, and classified the LST of the study area into five UHI intensity classes based on the normalized values of the LST, and explored the influence of the LULC on the distribution of the UHI intensity.

The CA-ANN (cellular automata-artificial neural network) model in QGIS software was employed to forecast the distribution of LULC and UHI intensity in Guangzhou for 2032. The findings reveal a strong correlation between UHI intensity and LULC, with water bodies and vegetation primarily exhibiting low and sub-low temperatures, while urban areas exhibit sub-high and high temperatures. The prediction results show that, according to the current development trend, compared with 1992, the water body and vegetation cover in 2032 will decrease by 46.97% and 34.24%, the building land will increase by 263.71%, and the sub-high and high temperature areas will increase by 127.76% and 375.92%. By analysing the spatial and temporal changes in LULC and its relationship with the distribution of UHI intensity during urbanization, this study assists government administrations and urban planners in devising sensible urban development strategies and implementing effective measures to plan LULC rationally. This approach aims to mitigate the impacts of the urban heat island and foster sustainable urbanization.

9. Characteristics and effects of global sloping land urbanization from 2000 to 2020

Science of The Total Environment, Volume 937, 10 August 2024, 173348

Abstract

Cities usually expand on flat land. However, in recent decades, the increasing scarcity of available flat land has compelled many cities to expand to sloping land (sloping land urbanization, SLU), and the understanding for global SLU is still unclear. This study, based on the currently available high-precision global Digital Elevation Model (FABDEM) and global land cover dataset (GlobeLand30), investigated the characteristics and impacts of SLU in 26,402 urban residential areas worldwide from 2000 to 2020. Results show that the total area of SLU globally is 16,383 km2, accounting for 9.54 % of the overall urban expansion.

This phenomenon is widespread globally and relatively concentrated in a few countries, with 42.78 %, 24.35 %, and 21.83 % of the area coming from cultivated land, forest, and grassland respectively. Global SLU has accommodated 34.78 million urban population, and indirectly protected 8922 km2 of flat cultivated land, while causing a net loss of 4373 km2 of green ecological land. Deliberately balancing the dual effects of SLU is crucial for advancing sustainable global urbanization.

10. Enhanced resilience in urban stormwater management through model predictive control and optimal layout schemes under extreme rainfall events

Journal of Environmental Management, Volume 366, August 2024, 121767

Abstract

Optimizing the layout of urban stormwater management systems is an effective method for mitigating the risk of urban flooding under extreme storms. However, traditional approaches that consider only economic costs or annual runoff control rates cannot dynamically respond to the uncertainties of extreme weather, making it difficult to completely avoid large accumulations of water and flooding in a short period. This study proposes an integrated method combining system layout optimization and Model Predictive Control(MPC)to enhance the system’s resilience and effectiveness in flood control. An optimization framework was initially built to identify optimal system layouts, balancing annual average life cycle cost (AALCC) and resilience index.

The MPC was then applied to the optimal layout selected using the Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Solution (TOPSIS) method, aiming to alleviate inundation cost-effectively. The adaptability of MPC to varying sets of control horizons and its efficacy in managing the hydrograph and flood dynamics of urban drainage system were examined. Conducted in Yubei, Chongqing, this study revealed patterns in optimal layout fronts among various extreme design rainfalls, showing that peak position rate and return period significantly influence system resilience. The contribution of MPC to the optimal system layout was particularly notable, resulting in improved instantaneous and overall flood mitigation. The application of MPC increased the resilience index by an average of 0.0485 and offered cost savings of 0.0514 million yuan in AALCC. Besides, our findings highlighted the importance of selecting an optimal set of control horizons for MPC, which could reduce maximum flood depth from 0.43m to 0.19m and decrease conduit peak flow by up to 14% at a flood-prone downstream location.

11. Spatial heterogeneity of the effects of river network patterns on water quality in highly urbanized city

Science of The Total Environment, Volume 937, 10 August 2024, 173549

Abstract

River water quality deterioration is a serious problem in urban water environments. River network patterns affect water quality by influencing the flow, mixing, and other processes of water bodies. However, the effects of urban river network patterns on water quality remain poorly understood, thereby hindering the urban planning and management decision-making process. In this study, the geographically weighted regression (GWR) model was used to explore the spatial heterogeneity of the relationship between river network pattern and water quality.

The results showed that the river network has a complex structure, high connectivity, and relatively even distribution and morphology. Important river structure indicators affecting water quality included the water surface ratio (Wp) and multifractal features (∆α, ∆f) while important river connectivity indicators included circuitry (α) and network connectivity (γ). River structure has a more complex effect on water quality than connectivity. This study recommends that the Wp should be increased in agricultural areas and appropriately reduced in urban built-up areas, and the number of river segments and nodes should be controlled within a rational configuration. Our study provides key insights for evaluating and optimizing the river network patterns to improve water quality of urban rivers. In the future, the land use intensity, hydrological processes, and human activities should be coupled with the river network pattern to deepen our understanding of urban river environment.

12. Climate change impacts on magnitude and frequency of urban floods under scenario and model uncertainties

Journal of Environmental Management, Volume 366, August 2024, 121679

Abstract

Many studies have confirmed that climate change leads to frequent urban flooding, which can lead to significant socioeconomic repercussions. However, most existing studies have not evaluated the impacts of climate change on urban flood from both event-scale and annual-scale dimensions. In addition, there are only few studies that simultaneously consider scenario and model uncertainties of climate change, and combine flood risk assessment and uncertainty analysis results to provide practical suggestions for urban drainage system management.

This study uses the statistical downscaling method to calculate the design rainfall under ten rainfall return periods of four climate models and three climate change scenarios in 2040s, 2060s, and 2080s in various prefecture-level cities in China. The four climate models are HadGEM2- ES, MPI-ESM-MR, NorESM1-M and FGOALS-g2 models and the three climate change scenarios are constructed by different representative concentration pathways (RCP), namely RCP2.6, RCP4.5 and RCP8.5. On this basis, relying on the generated drainage systems using geographical information and other data, event-scale and annual-scale precipitation are combined to calculate the change ratio of annual flood volume expectation in prefecture-level cities in each future year compared with the current situation. Furthermore, the study evaluates scenario and model uncertainties of climate change, and then comprehensively integrates the flood risk and its uncertainties to provides suggestions for urban drainage system management.

13. The synergistic effect of high temperature and relative humidity on non-accidental deaths at different urbanization levels

Science of The Total Environment, Volume 940, 25 August 2024, 173612

Abstract

Numerous studies have examined the impact of temperature on mortality, yet research on the combined effect of temperature and humidity on non-accidental deaths remains limited. This study investigates the synergistic impact of high temperature and humidity on non-accidental deaths in China, assessing the influence of urban development and urbanization level. Utilizing the distributed lag nonlinear model (DLNM) of quasi-Poisson regression, we analyzed the relationship between Wet Bulb Globe Temperature (WBGT) and non-accidental deaths in 30 Chinese cities from 2010 to 2016, including Guangzhou during 2012–2016. We stratified temperature and humidity across these cities to evaluate the influence of varying humidity levels on deaths under high temperatures.

Then, we graded the duration of heat and humidity in these cities to assess the impact of deaths with different durations. Additionally, the cities were categorized based on gross domestic product (GDP), and a vulnerability index was calculated to examine the impact of urban development and urbanization level on non-accidental deaths. Our findings reveal a pronounced synergistic effect of high temperature and humidity on non-accidental deaths, particularly at elevated humidity levels. The synergies of high temperature and humidity are extremely complex. Moreover, the longer the duration of high temperature and humidity, the higher the risk of non-accidental death. Furthermore, areas with higher urbanization exhibited lower relative risks (RR) associated with the synergistic effects of heat and humidity. Consequently, it is imperative to focus on damp-heat related mortality among vulnerable populations in less developed regions.

14. Spatial patterns and influencing factors of takeaway consumption in 56 cities in China

Journal of Cleaner Production, Volume 465, 1 August 2024, 142712

Abstract

With the development of the digital economy, the takeaway industry is expanding rapidly. To realize the high-quality development of the takeaway sector, it is necessary to understand the spatial differentiation characteristics of takeaway consumption in Chinese cities and its influencing factors. To this end, we quantitatively studied the spatial distribution of takeaway consumption in 56 cities. We used the number of takeaway orders (copies/person) and the per capita takeaway consumption amount (RMB/person) in major Chinese cities in 2019 to characterize takeaway consumption in China. We investigated the driving mechanisms and factors affecting takeaway consumption amounts per capita and order per capita in China.

The results show that takeaway consumption amounts per capita and order per capita is higher in East China than in North and Central China. The tertiary industry population ratio is crucial to takeaway consumption amounts per capita and order per capita in major Chinese cities. Amounts and orders increase as the tertiary industry population ratio rises. Factors affecting takeaway consumption amounts per capita and order per capita in Chinese cities of different population sizes vary. The working-age population ratio heavily influences the takeaway consumption amounts per capita and orders per capita in megacities. Additionally, internet penetration and average annual temperature play a significant role in takeaway consumption amounts per capita and orders per capita in megalopolis. In big cities Ⅰ, the road capacity per capita and GDP per capita are the main factors affecting takeaway consumption amounts per capita and orders per capita.

The tertiary industry population ratio is the core factor that determines takeaway consumption amounts per capita and orders per capita in big cities Ⅱ. The interaction between natural and socio-economic factors dramatically increases the impact of takeaway consumption amounts per capita and order per capita in Chinese cities. In conclusion, this study provides a macro-level insight into the spatial characteristics and development factors of takeaway consumption in major Chinese cities. This knowledge is crucial for promoting the takeaway economy’s sustainable development and realizing the takeaway industry’s green transformation.

15. Associations between atmospheric PM2.5 exposure and carcinogenic health risks: Surveillance data from the year of lowest recorded levels in Beijing, China

Environmental Pollution, Volume 355, 15 August 2024, 124176

Abstract

Scant research has pinpointed the year of minimum PM2.5 concentration through extensive, uninterrupted monitoring, nor has it thoroughly assessed carcinogenic risks associated with analyzing numerous components during this nadir in Beijing. This study endeavored to delineate the atmospheric PM2.5 pollution in Beijing from 2015 to 2022 and to undertake comprehensive evaluation of carcinogenic risks associated with the composition of atmospheric PM2.5 during the year exhibiting the lowest concentration. PM2.5 concentrations were monitored gradually in 9 districts of Beijing for 7 consecutive days per month from 2015 to 2022, and 32 kinds of PM2.5 components collected in the lowest PM2.5 concentration year were analyzed. This comprehensive dataset served as the basis for carcinogenic risk assessment using Monte Carlo simulation.

And we applied the Positive Matrix Factorization (PMF) method to identity the sources of atmospheric PM2.5. Furthermore, we integrated this source appointment model with risk assessment model to discern the origins of these risks. The findings revealed that the annual average PM2.5 concentration in 2022 stood at 43.1 μg/m3, marking the lowest level recorded. The mean carcinogenic risks of atmospheric PM2.5 exposure calculated at 6.30E-6 (empirical 95% CI 1.09E-6 to 2.25E-5) in 2022. The PMF model suggested that secondary sources (35.4%), coal combustion (25.6%), resuspended dust (15.1%), biomass combustion (14.1%), vehicle emissions (7.1%), industrial emissions (2.0%) and others (0.7%) were the main sources of atmospheric PM2.5 in Beijing. The mixed model revealed that coal combustion (2.41E-6), vehicle emissions (1.90E-6) and industrial emissions (1.32E-6) were the main sources of carcinogenic risks with caution. Despite a continual decrease in atmospheric PM2.5 concentration in recent years, the lowest concentration levels still pose non-negligible carcinogenic risks. Notably, the carcinogenic risks associated with metals and metalloids exceeded that of PAHs. And the distribution of risk sources did not align proportionally with the distribution of PM2.5 mass concentration.

16. Assessing risk of metro microenvironmental health vulnerability from the coupling perspective: A case of Nanjing, China

Journal of Cleaner Production, Volume 466, 10 August 2024, 142861

Abstract

Metro, as a convenient transportation, has many potential environmental risks during operation that pose a great threat to users, resulting in metro microenvironmental health vulnerability (MMHV). While prior research has focused on metro construction and safety management, some investigations have also addressed isolated metro microenvironment factors, such as air quality and noise, ignoring the underlying causes of health risks. Therefore, this research aims to reveal driving factors contributing to MMHV and assess the risk of MMHV from the coupling perspective. 14 Driving factors related to personnel, facility, environment, and management were firstly identified, along with their coupling relationships.

Then, a risk coupling simulation model of the identified driving factors has been devised, which integrates a cloud theory-based coupling degree model framework and system dynamics principles to represent the interconnected risks posed by these factors. Finally, the constructed model is applied practically to discern the developmental trajectory of coupled risks emanating from the driving factors influencing MMHV. And the key factors at different periods were determined by adjusting coupling coefficients, so as to propose targeted strategies. Findings in this research offer valuable guidance for the implementation of diversified and precisely tailored measures to address MMHV at various stages of metro operation. This, in turn, contributes to the mitigation of health risks and ensures the sustained and healthy operation and management of metro.

INDUSTRIAL AREA ENVIRONMENT / MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. Occurrence and combined exposure of phthalate esters in urban soil, surface dust, atmospheric dustfall, and commercial food in the semi-arid industrial city of Lanzhou, Northwest China

Environmental Pollution, Volume 354, 1 August 2024, 124170

Abstract

A total of 138 samples including urban soil, surface dust, atmospheric dustfall, and commercial food were collected from the semi-arid industrial city of Lanzhou in Northwest China, and 22 phthalate esters (PAEs) were analyzed in these samples by gas chromatography-mass spectrometry for the pollution characteristics, potential sources, and combined exposure risks of PAEs. The results showed that the total concentration of 22 PAEs (Ʃ22PAEs) presented surface dust (4.94 × 104 ng/g) ≫ dustfall (1.56 × 104 ng/g) ≫ food (2.14 × 103 ng/g) ≫ urban soil (533 ng/g). Di-n-butyl phthalate (DNBP), di-isobutyl phthalate, di(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP), and di-isononyl phthalate/di-isodecyl phthalate were predominant in the environmental media and commercial food, being controlled by priority (52.1%–65.5%) and non-priority (62.1%) PAEs, respectively. Elevated Ʃ22PAEs in the urban soil and surface dust was found in the west, middle, and east of Lanzhou.

Principal component analysis indicated that PAEs the urban soil and surface dust were related with the emissions of products containing PAEs, atmosphere depositions, and traffic and industrial emissions. PAEs in the foods were associated with the growth and processing environment. The health risk assessment of United States Environmental Protection Agency based on the Chinese population exposure parameters indicated that the total exposure dose of 22 PAEs was from 0.111 to 0.226 mg/kg/day, which were above the reference dose (0.02 mg/kg/day) and tolerable daily intake (TDI, 0.05 mg/kg/day) for DEHP (0.0333–0.0631 mg/kg/day), and TDI (0.01 mg/kg/day) for DNBP (0.0213–0.0405 mg/kg/day), implying that the exposure of PAEs via multi-media should not be ignored; the total non-carcinogenic risk of six priority PAEs was below 1 for the three environmental media (1.21 × 10−5–2.90 × 10−3), while close to 1 for food (4.74 × 10−1–8.76 × 10−1), suggesting a potential non-carcinogenic risk of human exposure to PAEs in food; the total carcinogenic risk of BBP and DEHP was below 1 × 10−6 for the three environmental media (9.13 × 10−10–5.72 × 10−7), while above 1 × 10−4 for DEHP in food (1.02 × 10−4), suggesting a significantly carcinogenic risk of human exposure to DEHP in food. The current research results can provide certain supports for pollution and risk prevention of PAEs.

2. Synergetic effect evaluation of pollution and carbon emissions in an industrial park: An environmental impact perspective

Journal of Cleaner Production, Volume 467, 15 August 2024, 142891

Abstract

How to achieve synergistic control of pollution and carbon emissions has become a global concern. This article focuses on an industrial park and aims to evaluate the synergistic effect of pollution and carbon emissions from an environmental impact perspective. We propose a synergistic effect evaluation method based on life cycle assessment (LCA-SE method). The synergistic effect index (Els) indicates that the industrial park exhibits a strong synergistic effect in reducing pollution and carbon emissions. Based on our findings, we draw the following conclusions: First, carbon emissions should be given priority in emissions control.

Second, photovoltaic power generation and energy conservation measures can effectively achieve synergistic efficiency in reducing pollution and carbon emissions. Third, when considering synergistic control of pollution and carbon emissions, priority should be given to pollutant reduction measures that can simultaneously reduce energy consumption during the process. This study presents a novel approach, the LCA-SE method, to assessing the synergistic impact of pollution and carbon emissions, offering valuable insights into the coordinated management of pollution and carbon emissions in China.

3. Prediction of carbon emissions in China’s construction industry using an improved grey prediction model

Science of The Total Environment, Volume 938, 15 August 2024, 173351

Abstract

As a significant source of global energy consumption and greenhouse gas emissions, the construction industry garners widespread attention due to its high carbon emissions. Anticipating its development trends is crucial for energy conservation and emission reduction. In this paper, we utilize the carbon emission data from China’s national and provincial construction sectors from 2012 to 2021, employ the grey prediction model optimized by the particle swarm optimization algorithm, coupled with a metabolic algorithm, to forecast the carbon emissions of the construction industry across China and its provinces.

The results demonstrate that: (1) The dynamic grey prediction model combined with the metabolism algorithm has a better prediction effect than the classical model, and the relative error is reduced from 5.103 % to 0.874 %. (2) The carbon emissions of China’s construction industry will continue to rise in the next decade, but the growth rate will decrease, and the proportion of indirect carbon emissions continues to increase. (3) There is a marked regional disparity in carbon emissions, with the eastern region exhibiting higher emission levels yet slower growth. In contrast, the western region has lower emission levels but experiences faster growth. These studies provide valuable insights for both the existing approaches to energy conservation and emission reduction, as well as for future policy improvements.

4. Carbon–water–energy footprint impacts of dyed cotton fabric production in China

Journal of Cleaner Production, Volume 467, 15 August 2024, 142898

Abstract

The textile industry, associated with substantial resource consumption, has posed crucial environmental challenges, mainly in climate change, energy, and water crisis. Considering that cotton is the most manufactured natural fiber and that textile dyeing plays an indispensable role in serving people’s demand for fashion and aesthetics, this study conducted an integrated impact-oriented carbon–water–energy (CWE) footprint analysis of dyed cotton fabric production in China from a cradle-to-gate perspective. Results showed that the carbon, energy, and freshwater ecotoxicity footprints of dyeing 1 ton of pure cotton fabrics were 15627.20 kg CO2 eq, 3405.30 kg oil eq, and 2.01 × 105 PAF·m3·d, respectively. Fiber production, chemical production, and direct emissions were identified as the major contributors to CWE footprints. Cotton straw mulching, advanced dyeing technology, and national power structure optimization were explored to foster sustainable optimization of the cotton-made textile industry.

At the conventional wet-processing stage, the dyeing phase had the greatest contribution (56.3%–85.6%) to the environmental impacts from chemicals, followed by pretreatment with a 13.8%–28.3% share. Nonaqueous dyeing routes reduced carbon footprint by 49.1% and water scarcity by 75% compared with water-based dyeing processes, with noticeable increases in noncarcinogen and carcinogen categories. Comprehensive wastewater discharge regulations should be further developed, and the scientific layout between regions along the supply chain from the upstream link to dyeing areas should be strengthened to effectively manage environmental pressures in the textile dyeing industry.

5. Global nanocatalysts strategic research report 2024: Market to reach $4.1 bn by 2030 – Nanocatalysts emerge as eye-grabbing option for hydrotreating in petroleum industry

Focus on Catalysts, Volume 2024, Issue 8, August 2024, Page 2

Abstract

The global market for nanocatalysts is estimated at $2.5 bn in 2023 and is projected to reach $4.1 bn by 2030, growing at a CAGR of 6.4% from 2023 to 2030. The global nanocatalysts market is on the brink of rapid growth, driven by recent advancements in nano-catalysis and its expanding range of applications. Market growth: Understand the significant growth trajectory of the refinery & petrochemicals application segment, which is expected to reach $1.7 bn by 2030 with a CAGR of 6.7%. The environment application segment is also set to grow at 7.5% CAGR over the next 8 years. Regional analysis: Gain insights into the US market, estimated at $631.9 M in 2023, and China, forecasted to grow at an impressive 7.4% CAGR to reach $547.3 M by 2030. Discover growth trends in other key regions, including Japan, Canada, Germany, and the Asia-Pacific. Select competitors (total 55 featured): BASF SE, Dow Inc, Evonik Industries AG, Johnson Matthey Plc, Kronos Worldwide Inc, Nexceris, PQ Corporation, TitanPE Technologies Inc, Umicore NV, Venator Materials PLC, W. R. Grace & Co, and Zeolyst International. A table shows the report attribute. A graph shows the nanocatalysts market in 2023 and 2030.

6. The impact of China’s carbon emissions trading policy on corporate investment expenditures: Evidence from carbon-intensive industries

Journal of Environmental Management, Volume 366, August 2024, 121743

Abstract

The carbon emissions trading (CET) policy internalises the cost of carbon emission reductions borne by companies, which will affect the companies’ investment and management decisions. From a micro perspective, this paper analyzes the impact on company investment expenditure and its transmission mechanism by implementing the CET policy. Based on panel data of China’s A-share listed companies from eight carbon-intensive industries spanning 2010 to 2020, the time-varying difference-in-difference model and its extended model are used to evaluate the impact of the policy in the pilot areas. The results show that: first, based on the cost effect and legality theories, CET policy can reduce the investment expenditure of the companies by 71.95%. Second, CET policy reduces corporate investment expenditures by increasing corporate debt financing costs.

When debt financing costs increase by 120.25%, the investment expenditures will reduce by 2.56% indirectly while the intermediary effect of equity financing costs is not significant. Finally, with the implementation of CET policy, the inhibitory effect on corporate investment expenditures has gradually increased. CET policy has a more significant inhibitory effect on investment expenditures of nonstate-owned companies and small-scale companies. The results have passed the robustness test and provide evidence for the policy-maker to balance microeconomic entity development and carbon reduction, and for companies to make optimization investment and financing decisions in response to policy shocks effectively.

7. Assessment of the green hydrogen value chain in cases of the local industry in Chile applying an optimization model

Energy, Volume 300, 1 August 2024, 131630

Abstract

This study assessed the feasibility of integrating a green hydrogen value chain into the local industry, examining two case studies by comparing four scenarios. The optimization focused on generating electricity from stationary renewable sources, such as solar or through Power Purchase Agreements, to produce sufficient hydrogen in electrolyzers. Current demand profiles, renewable participation targets, electricity supply sources, levelized costs of energy and hydrogen, and technology options were considered.

The most cost-effective scenario showed a levelized cost of energy of 0.032 and 0.05 US$/kWh and a hydrogen cost below 1.0 US$/kgH2 for cases 1 and 2, respectively. A sensitivity analysis highlighted the critical influence of fuel cell technology on cost modification, underscoring the importance of focusing cost reduction strategies on these technologies to enhance the economic viability of the green hydrogen value chain. Specifically, a high sensitivity towards reducing the levelized costs of energy and hydrogen in the port sector with adjustments in fuel cell technology costs was identified, indicating the need for specific policies and supports to facilitate their adoption.

8. Probabilistic safety and reliability studies toward licensing and deploying HTGR technology in the Polish chemical industry

Nuclear Engineering and Design, Volume 424, 1 August 2024, 113244

Abstract

The pivotal aspects of the Probabilistic Safety Assessment (PSA) and reliability studies for the foreseen HTGR-based nuclear-chemical (Nuc-Chem) facilities are discussed. The traditional PSA methodology has been extended to include the mutual dependence of nuclear and chemical systems of the hybrid Nuc-Chem installations, where HTGR serves as a heat source for various chemical processes.

The Dynamic Bayesian Network (DBN) approach has been utilized for modeling time sequences of failures, including interactions between nuclear and non-nuclear systems, as well as external hazards. The Global Variance Method (GVM), based on the Sobol indices, has been proposed for uncertainty and sensitivity studies concerning numerous sources of variability in a consistent manner. The paper presents the outcomes and achievements from research oriented toward licensing and deploying High Temperature Gas-cooled Reactors (HTGR) within the Polish chemical industry. The general framework developed in this work for PSA of the hybrid Nuc-Chem facilities can be applied to support the licensing process and safe operation of the Polish chemical plants to be equipped with HTGRs.

9. Recent advances on energy management and control of direct current microgrid for smart cities and industry: A Survey

Applied Energy, Volume 368, 15 August 2024, 123501

Abstract

Recently, the intent to use microgrid (MG) technology for urban, residential, and industrial applications has significantly increased. Thanks to the integration of shared storage technologies, these power systems allow for higher penetration of distributed renewable generation (DGs) and better mitigation of imbalances between demand and generation. This responds to social and environmental requirements in terms of decarbonizing energy and also contributes to strengthening smart cities. DC (Direct Current) microgrids offer several advantages compared to AC (Alternating Current) type microgrids, like superior efficiency, better control, stability, compatibility with the DC nature of renewables and storage sources, and the absence of reactive and synchronization problems.

However, before fully exploiting the potential of microgrids in renewable-powered smart grids, it is necessary to conduct further research and discussion on critical technical and socio-economic challenges. This paper presents a review of the existing state-of-the-art research in DC microgrid development, relevant challenges related to security, communication, power quality, and operation, as well as the appropriate control and energy management strategies to handle them. As control and energy management strategies considerably impact other performance indicators such as operating cost, emissions, and power system safety, this paper offers a perspective on the potential improvement of such management solutions.

10. ESG performance and green innovation in new energy enterprises: Does institutional environment matter?

Research in International Business and Finance, Volume 71, August 2024, 102495

Abstract

As the demand for sustainable production grows across Chinese society, heightened attention is being paid to new energy enterprises with superior green innovation capabilities in the current environment. Given the considerable importance of environmental, social and governance (ESG) performance to business operations, we use a sample of 192 Chinese A-share listed new energy enterprises from 2009 to 2022 to investigate the impact of ESG performance on green innovation from the institutional environment perspective.

The empirical findings indicate that ESG performance and the institutional environment significantly contribute to facilitating new energy enterprises’ green innovation and the institutional environment can strengthen the promoting effect of ESG performance on green innovation. In addition, ESG performance and the institutional environment can have a significant influence on promoting green innovation in non-state-owned enterprises and new energy enterprises of all sizes, while the moderating effect of the institutional environment only has a positive influence on non-state-owned and large new energy enterprises. Finally, comparing the discrepancy between new energy enterprises’ substantive and strategic green innovation, ESG performance, institutional environment and its optimisation effect tend towards the former.

11. Corporate misconduct and innovation: Evidence from the pharmaceutical industry

Research in International Business and Finance, Volume 71, August 2024, 102490

Abstract

We examine the relationship between corporate misconduct and pharmaceutical firm innovation and performance. Pharmaceutical firms obtain significantly fewer new product approvals by the U.S. Food and Drug Administration (FDA) following corporate regulatory violations, lawsuits, and Securities and Exchange Commission (SEC) regulatory enforcement actions. We also examine the potential reasons why innovative capacity is reduced for culpable firms.

Following instances of misconduct, pharmaceutical firms are 50 percent less likely to engage in business expansions, engage in significantly fewer new strategic alliances and partnerships, and are awarded fewer government R&D grants. We attribute these results to the reputational loss associated with public knowledge of corporate misconduct. In support of this hypothesis, we find pharmaceutical firms experience negative cumulative abnormal stock returns (CARs) surrounding SEC enforcement announcements, and misconduct incidents increase the probability of analyst concerns. Overall, our results are consistent with the reputational loss associated with corporate misconduct being an important factor in future reductions in pharmaceutical firm innovative capacity.

12. Beyond the Clock: Revisiting Occupational Exposure Limits (OELs) for unusual work schedules in the South African

Mining Industry Safety Science, Volume 176, August 2024, 106542

Abstract

Workers are exposed to various stressors in their workplace and in many industries, exposure is prolonged due to unusual work schedules. Workers are exposed to various stressors in their workplace and in many industries, exposure is prolonged due to unusual work schedules. Unfortunately, current Occupational Exposure Limits (OELs) are derived from calculations based on a conventional work schedule of five consecutive, eight-hour days (40 h per week) and do not compensate for prolonged exposure and shortened recovery time.

Therefore, standard OELs must be adjusted to ensure worker protection. The aim of this paper was to review different mathematical models available in the literature to adjust OELs for unusual work schedules. Based on the advantages, disadvantages and practical feasibility of the different models, the Brief and Scala, Occupational Safety and Health Administration (OSHA) and Québec models were selected to calculate reduction factors (RFs, i.e., adjustment factors) for three unusual work schedules encountered in the South African Mining Industry (SAMI). Subsequently, the calculated RFs were used to establish adjusted OELs (OELA) for 15 chemical substances of interest. The Brief and Scala model yielded the most conservative RFs for all work schedule examples. However, this model may overestimate the degree to which the OELs should be lowered. The OSHA and Québec models incorporate pharmacokinetic parameters (i.e., primary health effects) and generated more realistic RFs compared to the Brief and Scala model. Although pharmacokinetic-based models are more accurate from a toxicological viewpoint, the anatomical, physiological, biochemical, and physiochemical parameters required to apply these models are not available for many chemical substances and therefore the use of such pharmacokinetic-based models is not practically feasible in South Africa. Based on the findings of this study, the authors recommend using the OSHA or Québec models for OEL adjustments in the SAMI. OELs adjusted in this manner will provide an equivalent degree of worker protection during unusual work schedules compared to conventional work shifts.

13. Recent advances on energy management and control of direct current microgrid for smart cities and industry: A Survey

Applied Energy, Volume 368, 15 August 2024, 123501

Abstract

Recently, the intent to use microgrid (MG) technology for urban, residential, and industrial applications has significantly increased. Recently, the intent to use microgrid (MG) technology for urban, residential, and industrial applications has significantly increased. Thanks to the integration of shared storage technologies, these power systems allow for higher penetration of distributed renewable generation (DGs) and better mitigation of imbalances between demand and generation. This responds to social and environmental requirements in terms of decarbonizing energy and also contributes to strengthening smart cities.

DC (Direct Current) microgrids offer several advantages compared to AC (Alternating Current) type microgrids, like superior efficiency, better control, stability, compatibility with the DC nature of renewables and storage sources, and the absence of reactive and synchronization problems. However, before fully exploiting the potential of microgrids in renewable-powered smart grids, it is necessary to conduct further research and discussion on critical technical and socio-economic challenges. This paper presents a review of the existing state-of-the-art research in DC microgrid development, relevant challenges related to security, communication, power quality, and operation, as well as the appropriate control and energy management strategies to handle them. As control and energy management strategies considerably impact other performance indicators such as operating cost, emissions, and power system safety, this paper offers a perspective on the potential improvement of such management solutions.

14. Co-flotation of effluents from detergent and marble processing industries in Denver and dispersed air flotation systems

Chemosphere, Volume 362, August 2024, 142728

Abstract

Suspended solids in the marble processing wastewater (MPWW) have the potential to pollute receiving media. Suspended solids in the marble processing wastewater (MPWW) have the potential to pollute receiving media. Likewise, detergent production wastewater (DPWW) needs treatment prior to discharge as they include surfactants and others. Flotation and its modifications are common for separation purposes in various engineering solutions. To increase flotation performance by changing the surface tension some collector and frother chemicals, surfactants are utilized. Detergents are among important surfactants and they may act as both frother and collector in flotation.

Therefore, the purpose of this study was to determine the effectiveness of DPWW in co-flotation with MPWW. Two effluents were mixed at varying ratios and dispersed air (DISP) and Denver (DEN) flotation co-treatment were applied to the mixtures. Volume ratio, time and air flow rate on treatment performance were investigated. Turbidity, solids, COD, phosphate removals were achieved at varying levels when the flotation was applied to the mixture. The highest treatment performance was achieved at 90%MPWW-10%DPWW mixture. 10 min flotation time and 2 L min−1 air flow rate for the DEN system, and 20 min and 6 L min−1 for the DISP system were recommended. Under these conditions turbidity, SS, COD, phosphate and alkalinity residuals (and removal efficiencies) were 2400 NTU(82%), 1720 mg.L−1(89%), 313.6 mg.L−1(10%), 20 mg.L−1(20%) and 600 mg.L−1CaCO3(92%) in the DEN system, respectively. Whereas, in the DISP system, under the same conditions, final values of 1880 NTU(86%), 1540 mg.L−1(91%), 262 mg.L−1(17%), 21 mg.L−1(20%) and 470 mg.L−1(94%) were obtained, respectively. The highest SludgeSS concentration increased up to 19300 mg.L−1 in the 90%–10% mixture. In all samples, dewaterable sludge was obtained. By this study, co-flotation of these two effluents was recommended. Within SDGs, this approach will replace frother chemical usage. The process performance can further be enhanced via flotation modifications and technology can be developed as further study.

15. Selective pressure leads to an improved synthetic consortium fit for dye degradation

Chemosphere, Volume 361, August 2024, 142489

Abstract

Microorganisms have great potential for bioremediation as they have powerful enzymes and machineries that can transform xenobiotics. The use of a microbial consortium provides more advantages in application point of view than pure cultures due to cross-feeding, adaptations, functional redundancies, and positive interactions among the organisms. In this study, we screened about 107 isolates for their ability to degrade dyes in aerobic conditions and without additional carbon source. From our screening results, we finally limited our synthetic consortium to Gordonia and Rhodococcus isolates. The synthetic consortium was trained and optimized for azo dye degradation using sequential treatment of small aromatic compounds such as phenols that act as selective pressure agents. After four rounds of optimization with different aims for each round, the consortium was able to decolorize and degrade various dyes after 48 h (80%–100% for brilliant black bn, methyl orange, and chromotrop 2b; 50–70% for orange II and reactive orange 16; 15–30% for chlorazol black e, reactive red 120, and allura red ac).

Through rational approaches, we can show that treatment with phenolic compounds at micromolar dosages can significantly improve the degradation of bulky dyes and increase its substrate scope. Moreover, our selective pressure approach led to the production of various dye-degrading enzymes as azoreductase, laccase-like, and peroxidase-like activities were detected from the phenol-treated consortium. Evidence of degradation was also shown as metabolites arising from the degradation of methyl red and brilliant black bn were detected using HPLC and LC-MS analysis. Therefore, this study establishes the importance of rational and systematic screening and optimization of a consortium. Not only can this approach be applied to dye degradation, but this study also offers insights into how we can fully maximize microbial consortium activity for other applications, especially in biodegradation and biotransformation.

16. Relating the carbon sources to denitrifying community in full-scale wastewater treatment plants

Chemosphere, Volume 361, August 2024, 142329

Abstract

Carbon source is a key factor determining the denitrifying effectiveness and efficiency in wastewater treatment plants (WWTPs). Whereas, the relationships between diverse and distinct denitrifying communities and their favorable carbon sources in full-scale WWTPs were not well-understood. This study performed a systematic analysis of the relationships between the denitrifying community and carbon sources by using 15 organic compounds from four categories and activated sludge from 8 full-scale WWTPs. Results showed that, diverse denitrifying bacteria were detected with distinct relative abundances in 8 WWTPs, such as Haliangium (1.98–4.08%), Dechloromonas (2.00–3.01%), Thauera (0.16–1.06%), Zoogloea (0.09–0.43%), and Rhodoferax (0.002–0.104%). Overall, acetate resulted in the highest denitrifying activities (1.21–4.62 mg/L/h/gMLSS), followed by other organic acids (propionate, butyrate and lactate, etc.). Detectable dissimilatory nitrate reduction to ammonium (DNRA) was observed for all 15 carbon sources.

Methanol and glycerol resulted in the highest DRNA. Acetate, butyrate, and lactate resulted in the lowest DNRA. Redundancy analysis and 16S cDNA amplicon sequencing suggested that carbon sources within the same category tended to correlate to similar denitrifiers. Methanol and ethanol were primarily correlated to Haliangium. Glycerol and amino acids (glutamate and aspartate) were correlated to Inhella and Sphaerotilus. Acetate, propionate, and butyrate were positively correlated to a wide range of denitrifiers, explaining the high efficiency of these carbon sources. Additionally, even within the same genus, different amplicon sequence variants (ASVs) performed distinctly in terms of carbon source preference and denitrifying capabilities. These findings are expected to benefit carbon source formulation and selection in WWTPs.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bão lũ gây thiệt hại ở nhiều nước

Cảnh báo về bão Bebinca được đưa ra khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu kéo dài 3 ngày

Trung Quốc ngày 15-9 chuẩn bị đối phó bão Bebinca đang tiến vào khu vực bờ biển đông dân cư ở phía Đông nước này. Theo Tân Hoa Xã, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã cảnh báo về nguy cơ ngập lụt tại TP Thượng Hải và các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, An Huy.

Chính quyền TP Thượng Hải đã kêu gọi người dân tăng cường đề phòng tác động của bão đối với công việc trên cao, giao thông, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Theo Reuters, nhà chức trách thành phố này đã hủy các sự kiện ngoài trời và yêu cầu các tàu ở lại cảng. Ngoài ra, hơn 600 chuyến bay ra – vào TP Thượng Hải đã bị hủy.

Cảnh báo về bão Bebinca được đưa ra khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu kéo dài 3 ngày (từ 15 đến 17-9). Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc đề nghị các quan chức phải “chú ý chặt chẽ đến diễn biến của cơn bão” giữa lúc hàng triệu người dự kiến đi nghỉ lễ.

Cùng ngày, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cảnh báo nguy cơ sạt lở đất gia tăng do mưa lớn trên đảo Amami sau khi bão Bebinca đi qua nơi này đêm 14-9 (giờ địa phương) với sức gió lên đến 180 km/giờ.

Tại Philippines, bão Bebinca đã khiến 6 người thiệt mạng và ít nhất 2 người mất tích tại khu tự trị Bangsamoro và bán đảo Zamboanga. Theo Tân Hoa Xã, Hội đồng Quản lý và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai quốc gia Philippines cho biết bão này buộc gần 14.000 người đi sơ tán, ảnh hưởng đến hơn 200.000 người tại gần 300 ngôi làng. Cơn bão cũng đã gây hư hại cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sá, cầu cống và nhà cửa.

Trong khi đó, truyền thông Myanmar ngày 15-9 đưa tin số người thiệt mạng vì lũ lụt ở nước này đã tăng lên 74, trong lúc 89 người mất tích. Ngoài ra, 235.000 người phải rời bỏ nhà cửa sau khi mưa lớn do bão Yagi ảnh hưởng đến thủ đô Naypyidaw và các vùng Mandalay, Magway, Bago, cùng với các bang Shan, Mon, Kayah và Kayin.

Theo Reuters, chính quyền Myanmar ngày 14-9 đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ nước này ứng phó tình hình lũ lụt nghiêm trọng.

Sau khi gây thiệt hại cho nhiều nước Đông Nam Á, Yagi được dự báo có thể ảnh hưởng đến Ấn Độ. Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) ngày 14-9 ban hành cảnh báo màu cam tại khu vực Delhi và các vùng xung quanh trong 4-5 ngày tới. Lý do là tàn dư bão Yagi có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và chuyển hướng về phía Delhi, gây mưa từ ngày 17 đến 20-9.

Tại châu Âu, nhiều nước cũng đang chịu thiệt hại do tác động của bão Boris. Theo tờ The Washington Post ngày 14-9, ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng trăm người được sơ tán khi bão Boris mang theo mưa to quét qua Romania. Tổng thống Romania Klaus Iohannis nhận định tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt tại châu Âu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Tại Cộng hòa Czech, mực nước sông đã đạt đến mức nguy hiểm ở hàng chục khu vực ngày 14-9, gây ngập lụt một số thị trấn và ngôi làng. Mưa gió to cũng khiến hơn 63.000 hộ gia đình mất điện trong lúc cảnh sát cho biết 4 người mất tích tại thị trấn Lipova-Lazne.

Cùng ngày, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết phần lớn đất nước này đang bị ảnh hưởng bởi mưa lớn hoặc tuyết rơi dày. Nhà lãnh đạo này nhận định tình hình “rất nghiêm trọng”; cảnh báo người dân và các dịch vụ khẩn cấp sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong những ngày tới.

Trong khi đó, tại Ba Lan, ít nhất 1 người thiệt mạng, hàng ngàn người sơ tán và thị trấn Klodzko bị ngập một phần vào ngày 15-9. Còn tại Đức, theo đài CNN, các bang phía Nam và phía Đông đang chuẩn bị cho tình trạng lũ lụt.

Nam Mỹ “khó thở” vì cháy rừng

Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Inpe (Brazil) cho biết toàn bộ 13 quốc gia Nam Mỹ từ đầu năm đến nay ghi nhận tổng cộng 346.112 điểm nóng cháy rừng, vượt qua con số kỷ lục 345.322 điểm của cả năm 2007. Theo dữ liệu của Inpe, chỉ tính riêng từ đầu tháng đến nay, Brazil và Bolivia hứng chịu nhiều vụ cháy rừng nhất, tiếp đến là Peru, Argentina và Paraguay.

Giới khoa học khẳng định phần lớn đám cháy do con người gây ra, song nắng nóng gia tăng do biến đổi khí hậu đang khiến lửa lây lan nhanh hơn. Kể từ năm ngoái, Nam Mỹ đã hứng chịu hàng loạt đợt nắng nóng. “Chúng tôi không cảm nhận được mùa đông” – chuyên gia Karla Longo của Inpe nói về thời tiết ở TP Sao Paulo – Brazil trong những tháng qua.

Mặc dù đang là mùa đông ở Nam bán cầu, nhiệt độ tại Sao Paulo vẫn duy trì trên 32 độ C kể từ ngày 7-9, theo Reuters. Trong khi đó, Trung tâm Giám sát và Cảnh báo thiên tai Brazil cho biết đợt hạn hán bắt đầu từ năm ngoái đã trở thành đợt hạn hán tồi tệ nhất được ghi nhận.

Theo bà Longo, lửa từ các đám cháy ở rừng Amazon tạo ra lượng khói đặc biệt lớn, nhất là ở những khu vực có mật độ cây dày đặc. Chuyên gia này cho biết khoảng 9 triệu km2 của Nam Mỹ, tức hơn 50% diện tích châu lục này, có những thời điểm bị khói bao trùm. Sao Paulo vào đầu tuần rồi ghi nhận chỉ số chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới – theo trang theo dõi chất lượng không khí IQAir.com.

Tương tự, thủ đô La Paz – Bolivia cũng bị khói bao trùm. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Research: Health cho biết việc tiếp xúc khói cháy rừng góp phần gây ra trung bình 12.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở Nam Mỹ.

Cao Lực

Hoàng Phương – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Một người dân được cứu khỏi dòng nước lũ tại Galati – Romania ngày 14-9 Ảnh: Reuters

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/bao-lu-gay-thiet-hai-o-nhieu-nuoc-196240915200311639.htm

Sạt lở đất – Nâng cấp cảnh báo sớm không bao giờ là muộn

Để phân vùng những nơi có nguy cơ trượt lở đất đá cao tại Việt Nam, trước hết, cần xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá và xác định các khu vực, lưu vực có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá.

Bão số 3 gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc, riêng vụ sạt lở đất và lũ quét sáng 10/9/2024 tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã làm 66 người chết và mất tích tính đến ngày 15/9. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lại vừa phát tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại khu vực miền núi Bắc trong những ngày tới. Điều này một lần nữa đặt ra vấn đề phải nhanh chóng nâng cấp cảnh báo sớm sạt lở đất ở các vùng nguy cơ cao.

Vùng nguy hiểm rộng

Nhiều khu vực trên cả nước có nguy cơ cao về sạt lở đất, đặc biệt là vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, bao gồm 15 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh. Tại 15 tỉnh kể trên có 116 huyện, 1.226 xã có nguy cơ cao về sạt lở đất; 123 huyện, 559 xã có nguy cơ cao về sạt lở bờ sông, bờ suối. Các vị trí này thường nằm ở sườn dốc núi tạo hướng chắn gió, dễ tạo ra mưa lớn; sườn dốc lớn có nguy cơ sạt lở đất, đá; các nhà ở, công trình do đào chân núi dọc theo đường giao thông.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất, trong mùa mưa năm nay các vụ sạt lở đất ảnh hưởng mạnh tới khu vực miền núi Tây Bắc, nhất là Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và hai tỉnh lân cận là Bắc Kạn và Hà Giang.

Về mặt địa chất, phần lớn đất ở khu vực miền núi phía Bắc được cấu tạo bởi các loại đá cổ bị phong hóa mạnh. Lớp vỏ phong hóa đạt độ sâu từ 15m-30m. Trong lớp vỏ đó thường chứa các khoáng vật sét (nhất là monmorilonit) vốn thay đổi đặc tính rất mạnh, đặc biệt là trương nở rất lớn, khi có nước. Các khoáng vật nói trên quyết định đặc tính dễ biến dạng và tan rã của loại đất này.

Đặc biệt, khi chịu một đợt nắng nóng kéo dài (từ tháng 4 đến tháng 7), cấu trúc của đất đã bị phá hủy đáng kể. Tiếp theo là các đợt mưa dài ngày liên tiếp vào tháng 8, rồi đầu tháng 9 do ảnh hưởng bão số 3, cấu trúc của đất vốn đã bị suy yếu nay gặp nước thì dễ dàng bão hòa và chảy nhão.

Các mái dốc ở miền núi trong điều kiện tự nhiên vốn ổn định, song khi gặp các điều kiện bất lợi kể trên thì độ bền của đất suy giảm và sẽ sụp đổ bất ngờ.

Giải pháp nhiều, hiệu quả chưa cao

Để có thể cảnh báo sớm về sạt lở đất, nhiều chương trình khoa học cấp nhà nước đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai qua nhiều giai đoạn, với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường đại học.

Một trong những giải pháp căn cơ, có tác động lâu dài, phục vụ cho việc quy hoạch lãnh thổ bền vững, xây dựng các chiến lược phòng chống thiên tai, các kịch bản ứng phó là xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai.

Hiện trường vụ sạt lở đất đá kinh hoàng tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khiến 7 người mất tích. Ảnh: TTXVN phát

Hiện nay Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai ở tỉ lệ nhỏ (quy mô cả nước) và tỉ lệ trung bình (quy mô cấp tỉnh). Các bản đồ này chỉ ra những khu vực có khả năng xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau.

Cần kíp bản đồ nguy cơ sạt lở 1:10.000

Hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn Át, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: TTXVN phát

Để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở tại khu vực miền núi, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, các địa phương cần có được bản thống kê tới cấp thôn bản ở miền núi số lượng các mái dốc, các con suối có nguy cơ gây ra sạt lở. Có thể làm được điều này nhờ việc xây dựng các bản đồ đánh giá nguy cơ sạt lở ở địa phương với tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000. Các tấm bản đồ này sẽ chỉ ra được từng mái dốc, từng con suối có nguy cơ xảy ra thiên tai, rủi ro của từng ngôi nhà khi thiên tai ập đến.

Tiến sỹ Trịnh Hải Sơn đề xuất: Để phân vùng những nơi có nguy cơ trượt lở đất đá cao tại Việt Nam, trước hết, cần xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá và xác định các khu vực, lưu vực có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá.

Bộ tiêu chí này sẽ được áp dụng cho 15 tỉnh miền Bắc đã có đủ cơ sở dữ liệu phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá theo tỷ lệ 1:50.000 giúp khoanh định các “khu vực nhạy cảm” về trượt lở đất đá; áp dụng thêm tổ hợp 4 tiêu chí gồm: dân cư, giao thông, công trình trọng điểm và lưu vực sông suối.

Việc áp dụng các tiêu chí nêu trên giúp phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá đã lập được danh sách với tỷ lệ 1:10.000; đồng thời, lập được danh sách các khu vực có khả năng ảnh hưởng các công trình trọng điểm ở tỷ lệ 1:5.000. Các khu vực nhạy cảm được thể hiện ở 3 mức độ khác nhau từ cao, trung bình, thấp và là cơ sở khoa học cụ thể để cảnh báo sớm trượt lở đất đá khu vực miền núi, trung du Việt Nam.

Điều này là tối cần thiết và không bao giờ được coi là muộn để tiến hành.

Trần Quang Vinh/TTXVN

Theo Bnews

Ảnh: Vụ sạt lở tại thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái (Yên Bái). Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://bnews.vn/sat-lo-dat-nang-cap-canh-bao-som-khong-bao-gio-la-muon/347214.html

Cảng cá hơn 200 tỷ xây xong rồi bỏ không, lộ lý do không ngờ

Được đầu tư hơn 200 tỷ đồng và hoàn thiện gần 1 năm qua, nhưng dự án cảng cá Thuận An vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Nguyên nhân do cơ quan chức năng chưa hoàn thiện thủ tục xin công bố mở cảng.

Cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP Huế) được xem là khu cảng lâu đời, có quy mô lớn nhất phục vụ nghề cá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau thời gian vận hành, khai thác hơn một thập niên qua, cảng cá này dần bị xuống cấp, việc neo đậu của tàu thuyền bị quá tải.

Để phát huy hiệu quả vận hành, khai thác và theo nhu cầu của ngư dân, tháng 10/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư, triển khai dự án xây dựng cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão.

Dự án được đầu tư với tổng kinh phí 220 tỷ đồng từ nguồn vốn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Đây là hợp phần nằm trong dự án tổng thể “Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá Thừa Thiên Huế”, gồm: Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão; nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải (xã Phú Hải, huyện Phú Vang); Cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh trú bão (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc).

Dự kiến, sau khi hoàn thành, cảng Thuận An đảm bảo quy mô để tàu cập bến và xuất bến đạt công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của EU. Cảng đáp ứng nhu cầu neo đậu và tránh trú bão cho 500 tàu thuyền các loại có chiều dài từ 6m trở lên.

Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (đơn vị đại diện chủ đầu tư) cho biết, quá trình triển khai xây dựng, do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến dự án chậm tiến độ, buộc tỉnh Thừa Thiên Huế phải xin gia hạn nhiều lần.

Đến cuối năm 2023, khi dự án cảng Thuận An hoàn thành, chuẩn bị được đưa vào sử dụng thì cơ quan chức năng mới phát hiện dự án còn thiếu nhiều hồ sơ, thủ tục. Ảnh: QT

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó giám đốc Ban quản lý cảng cá Thừa Thiên Huế, một trong những nguyên nhân khiến thủ tục công bố mở cảng chưa được chấp nhận do chưa có quyết định giao đất, giao mặt nước đối với dự án cảng cá Thuận An.

Đặc biệt, dù công tác bàn giao đã hoàn tất, đơn vị quản lý cũng đã tiếp nhận và chuyển vào hoạt động tại khu nhà điều hành, nhưng khu cảng cá Thuận An chưa thể hoạt động vì thiếu bình đồ đo độ sâu luồng lạch. Những nguyên nhân này khiến cảng cá hơn 200 tỷ đồng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký công bố mở cảng.

“Khi phát hiện ra thiếu sót này, chủ đầu tư đã hợp đồng đơn vị chuyên môn về đo đạc, xác định hiện trạng, diện tích khu đất cảng và mặt nước. Hiện hồ sơ thủ tục xin giao đất, giao mặt nước cảng cá Thuận An đã gửi Sở TN&MT và cơ quan liên quan thẩm định, xử lý. Sau khi xong thủ tục này mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, công bố mở cảng”, vị đại diện chủ đầu tư cho biết.

Quang Thành – Báo VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Cảng cá Thuận An xây dựng xong nhưng chưa có quyết định giao đất, giao mặt nước đối với dự án. Ảnh: QT

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/cang-ca-hon-200-ty-xay-xong-roi-bo-khong-lo-ly-do-khong-ngo-2321880.html

Một doanh nghiệp khai thác đá ở Nghệ An bị phạt 320 triệu đồng

Với 3 hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Thương mại Kiều Phát ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vừa bị xử phạt hành chính 320 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Kiều Phát (doanh nghiệp Kiều Phát) số tiền 320 triệu đồng với 3 hành vi vi phạm.

Cụ thể, doanh nghiệp Kiều Phát đã lấn đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, với tổng diện tích 32.000m2, trong đó sử dụng 16.000m2 đất rừng sản xuất về phía Đông khu vực mỏ (giáp cạnh kéo dài từ mốc số M3- M4) tại khu vực Thung Xán II, xã Liên Hợp (huyện Quỳ Hợp) để đổ đất đá thải, bãi tập kết sản phẩm khi chưa được cơ quan nhà nước cho thuê đất.

Sử dụng 16.000 mm2 đất rừng sản xuất về phía Nam khu vực mỏ (giáp cạnh kéo dài từ mốc số MI1-Ml), ở khu vực trên làm văn phòng mỏ, bãi tập kết sản phẩm và bãi thải khi chưa được cơ quan nhà nước cho thuê đất.

Với hành vi trên, UBND tỉnh Nghệ An đã xử phạt doanh nghiệp Kiều Phát 210 triệu đồng. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và trả lại đất đã lấn chiếm. Đồng thời, nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp là 128 triệu đồng.

Vi phạm thứ 2, doanh nghiệp Kiều Phát đã lập báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác không đầy đủ thông tin theo mẫu do Bộ TN&MT quy định.

Cụ thể, báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được cấp phép năm 2022 không có thông tin về trữ lượng còn lại; không có thông tin số liệu thống kê, kiểm kê tại thời điểm lập báo cáo. Việc thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác không dựa trên kết quả cập nhật thông tin, số liệu của bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng.

Với hành vi này, doanh nghiệp bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp Kiều Phát còn bị chỉ ra hành vi lập không đầy đủ sổ sách, chứng từ, văn bản, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm. Hành vi này doanh nghiệp bị xử phạt hành chính thêm 80 triệu đồng.

Tổng số tiền phạt và thu lợi bất chính mà doanh nghiệp Kiều Phát phải nộp về Kho bạc nhà nước tỉnh Nghệ An là 448 triệu đồng.

Công ty TNHH Thương mại Kiều Phát có địa chỉ tại xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Văn Hiển (SN 1970) là người đại diện theo pháp luật kiêm giám đốc.

Trước đó, cũng trong tháng 9/2024, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có quyết định xử phạt hành chính Công ty TNHH Hợp Thịnh, tại khu tiểu thủ công nghiệp, thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An với số tiền hơn 420 triệu đồng vì những hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Quốc Huy – VietnamNet

Theo VietnamNet

Ảnh: Hoạt động khai thác khoáng sản ở “thủ phủ đá trắng” huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Ảnh: Quốc Huy

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vietnamnet.vn/mot-doanh-nghiep-khai-thac-da-o-nghe-an-bi-phat-gan-320-trieu-dong-2322400.html

TP.HCM: Công ty CP AP Saigon Petro ra mắt Máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe gắn máy

(Phapluatmoitruong.vn) – Công ty Cổ phần AP Saigon Petro đã tổ chức họp báo ra mắt Máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe gắn máy với sụ tham dự của nhiều cơ quan báo chí, truyền thông. 

Tại buổi họp báo, Thạc sĩ Nguyễn Bảo Trung – Tổng giám đốc Công ty CP AP Saigon Petro cho biết, trong bối cảnh thị trường đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong việc phát triển và ứng dụng các sản phẩm công nghệ, thiết bị xanh, thân thiện với môi trường, Công ty AP Saigon Petro là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực này bằng việc phát minh ra Máy thay nhớt tự động 3R với mục tiêu chủ đạo là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái, thông qua việc tối ưu hóa quy trình thay nhớt và quản lý chất thải dầu nhớt, vỏ nhựa thải.

Thạc sĩ Nguyễn Bảo Trung – Tổng giám đốc Công ty CP AP Saigon Petro giới thiệu Máy thay nhớt tự động 3R tại buổi họp báo.

Công nghệ 3R tập trung vào ba yếu tố cốt lõi:

  1. Reduce: Tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng,giảm thiểu lượng dầu nhớt thải ra môi trường nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ quy trình thay nhớt và thu gom chất thải. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm thiểu chi phí cho người tiêu dùng.
  2. Reuse: Không phát thải vỏ nhựa chai nhớt,với máy thay nhớt tự động 3R sẽ giúp hạn chế vỏ chai nhựa được thải ra môi trường.
  3. Recycle: Chấm dứt việc xả nhớt thải ra môi trường,dầu nhớt cũ sau khi được thu gom sẽ được xử lý và kiểm soát giúp tận dụng tối đa tài nguyên và giảm thiểu chất thải nguy hại ra môi trường.

Khách hàng trải nghiệm sử dụng Máy thay nhớt tự động 3R

Giới thiệu ra mắt máy 3R, Thạc sĩ Nguyễn Bảo Trung (người phát minh Máy 3R)  cho biết Máy thay nhớt tự động 3R mang nhiều ý nghĩa:

Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả

Máy 3R giúp người tiêu dùng tiết kiệm từ 30% – 50% chi phí thay nhớt so với phương pháp thay nhớt truyền thống. Điều này đạt được nhờ việc loại bỏ hoàn toàn chi phí sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ vỏ chai nhựa. Ngoài ra, khách hàng sử dụng sản phẩm không có bao bì nhựa không chỉ giảm tác hại đến môi trường mà còn giúp giúp giảm chi phí bảo dưỡng xe, mang lại lợi ích kinh tế dài hạn cho người tiêu dùng.     

Thân thiện với môi trường

Máy 3R là một giải pháp thân thiện với môi trường, không sử dụng vỏ chai nhựa, giúp giảm thiểu đáng kể lượng rác thải nhựa. Đồng thời, nhớt đã qua sử dụng được thu gom và xử lý đúng quy định, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Thông qua việc sử dụng Máy 3R, người tiêu dùng không chỉ tiết kiệm chi phí và thời gian, mà còn đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải nguy hại và tái chế.

Tăng cường tiện ích và cải thiện trải nghiệm người dùng:

Máy 3R cho phép người dùng tự thay nhớt chỉ trong vòng 5 phút, không cần phải đến các điểm thay nhớt truyền thống. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn mang lại sự tiện lợi và chủ động cho người tiêu dùng.

Với quy trình tự động hóa cao, máy đảm bảo việc thay nhớt diễn ra an toàn và chính xác, giảm thiểu rủi ro sai sót.

Hiện tại, Máy 3R đang sở hữu những công nghệ tiên tiến như: thùng máy chứa các phuy nhớt (nhớt thải, nhớt mới cho xe số và xe tay ga), hệ thống bơm và sensor, màn hình điều khiển LED, camera giám sát, và hệ thống đường ống và vòi bơm.

Các diễn giả trả lời báo chí

Phương thức vận hành Máy 3R

Quy trình hoạt động của máy 3R bao gồm các bước sau:

B1. Người dùng chọn loại xe và dung tích nhớt: Người dùng chọn loại xe và dung tích nhớt phù hợp thông qua màn hình điều khiển.

B2. Hút nhớt cũ: Người dùng tháo nắp đậy bình nhớt, sau đó sử dụng vòi hút để hút nhớt cũ vào phuy chứa nhớt thải. Hệ thống sensor sẽ kiểm soát lượng nhớt hút ra để đảm bảo không sót lại nhớt cũ trong động cơ.

B3. Bơm nhớt mới: Sau khi nhớt cũ đã được hút ra hoàn toàn, người dùng cắm vòi bơm nhớt mới vào động cơ. Hệ thống bơm sẽ tự động bơm lượng nhớt mới đã được cài đặt sẵn từ phuy chứa nhớt vào xe.

B4. Hoàn tất: Sau khi quá trình bơm nhớt hoàn tất, người dùng sẽ nhận được thông báo trên màn hình và có thể cất vòi bơm trở lại vị trí ban đầu.

PV

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Công ty CP AP Saigon Petro ra mắt Máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe gắn máy.

Bão số 3 ‘thổi bay’ 40.000 tỷ đồng, giảm GDP cả năm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, bão số 3 gây thiệt 40.000 tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm nay.

Bộ KH&ĐT vừa có báo cáo Thường trực Chính phủ về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3, các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua. Bão và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh thành toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa (chiếm trên 41% GDP và 40% dân số của cả nước). Đến nay, có 353 người chết, mất tích và khoảng 1.900 người bị thương.

Bộ KH&ĐT cho biết, ước tính sơ bộ thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó: Khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên. Trên 260.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310.000 cây xanh đô thị gãy đổ.

Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

“Cả năm, GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản tăng trưởng 6,8-7%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,33%, công nghiệp và xây dựng giảm 0,05% và dịch vụ giảm 0,22%. Tốc độ tăng trưởng GRDP địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… giảm trên 0,5%”, Bộ KH&ĐT nhận định.

Nhiều tuyến đường bị ngập lụt, hư hại, khiến hoạt động lưu thông (nhất là đường bộ và đường sắt) bị đình trệ cục bộ. Các trang trại, hộ trồng lúa, hoa màu…, hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại hầu hết địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3, cả ở khu vực ven biển, đô thị, giáp ranh đô thị, nông thôn, miền núi… Đây là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất, cần nhiều nguồn lực, thời gian để tái đàn, tái vụ, tái sản xuất, đặc biệt khi miền Bắc đang trong thời gian gieo trồng vụ mùa, chưa bước vào thời điểm thu hoạch.

Nhiều tuyến đường bị ngập lụt, hư hại, khiến hoạt động lưu thông (nhất là đường bộ và đường sắt) bị đình trệ cục bộ. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Về du lịch, lưu trú, nhiều cơ sở bị hư hỏng, phải đóng cửa để sửa chữa. Theo đó, miền Bắc sẽ bỏ lỡ mùa khách du lịch quốc tế (từ tháng 9 năm nay đến tháng 4/2025), có thể không thu hút được khách trong nước, đặc biệt là các địa điểm du lịch trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang…

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng bị tác động của cơn bão, nhất là tác động gián tiếp khi bị mất điện, thông tin liên lạc, lao động và gia đình người lao động bị ảnh hưởng.

Bộ KH&ĐT lưu ý, các vấn đề xã hội, nhất là y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch nông thôn, nước sạch đô thị, lao động việc làm, đời sống người dân… cần đặc biệt được quan tâm, ưu tiên nguồn lực và triển khai nhanh, không để phát sinh dịch bệnh.

“Xuất hiện nhiều thông tin xấu, không chính xác, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong người dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống bão lũ và khắc phục thiệt hại sau bão. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội xuất hiện một số yếu tố phức tạp, nhất là lừa đảo qua mạng”, Bộ KH&ĐT này cảnh báo.

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ KH&ĐT đề xuất tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trước hết, tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân phải được bảo vệ; cùng với đó hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống nhân dân, nhất là tại các địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão lũ, ngập lụt, sạt lở đất.

Bộ này cũng đề nghị hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới; có cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sơ bộ tại 20/26 tỉnh thành ước tính dư nợ bị ảnh hưởng là khoảng 80.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 5% dư nợ trên địa bàn). Trong đó, tại Quảng Ninh và Hải Phòng có 11.700 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ khoảng 23.100 tỷ đồng.

Việt Linh – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Bão và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố. Ảnh: Văn Đức.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/bao-so-3-thoi-bay-40000-ty-dong-giam-gdp-ca-nam-post1673312.tpo

Cần xử lý nghiêm các sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ kết luận

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý, sử dụng đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; hoạt động khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.

Qua đó, Thanh tra Chính phủ đã kết luận hàng loạt sai phạm tại địa phương trong việc quản lý, sử dụng đất khi cổ phần hóa (CPH).

Cụ thể, tại Công ty cổ phần công trình đô thị Gia Lai: UBND tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ đạo CPH, UBND TP Pleiku và cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, không kiểm tra, rà soát trước khi phê duyệt phương án CPH phần diện tích công ty kê khai không đúng với các quyết định, biên bản bàn giao (kê khai thiếu hơn 557 nghìn m2 đất). UBND TP Pleiku ban hành văn bản, quyết định tạm giao công ty quản lý 4/10 lô đất trái thẩm quyền. Đến thời điểm thanh tra, 3 khu đất công ích với diện tích hơn 318.000m2, các cơ quan chưa tiếp nhận, xử lý theo phương án CPH đã phê duyệt.

Tại Công ty cổ phần cấp thoát nước Gia Lai: UBND tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ đạo CPH và cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, không kiểm tra, rà soát diện tích đất công ty đang quản lý trước khi phê duyệt phương án CPH dẫn đến chênh lệch hơn 36.000m2 đất; không ký hợp đồng cho thuê đất nhưng vẫn tính thu tiền thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; UBND thị xã Ayun Pa ban hành quyết định thu hồi đất của công ty trái thẩm quyền…

Tại Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn: Diện tích đất công ty quản lý, sử dụng thực tế nhiều hơn 25ha so với diện tích kê khai nộp tiền sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi ký hợp đồng thuê đất; không ban hành quyết định cho thuê đất, không có hợp đồng thuê đất là buông lỏng quản lý đất đai…

Trong việc quản lý, giám sát đầu tư đối với dự án có vốn ngoài ngân sách tại dự án đầu tư xây dựng Trường phổ thông Hoàng Diệu Asean do Công ty cổ phần Phát triển Văn hóa Giáo dục Cộng đồng Asean làm chủ đầu tư có nhiều sai phạm. Tài sản trên đất là tài sản công được xác định có giá trị gần 3 tỷ đồng nhưng UBND tỉnh Gia Lai thống nhất bán chỉ định tài sản, sau đó ban hành quyết định cho thuê đất không qua đấu giá là vi phạm.

Ngoài ra, dự án chậm tiến độ, liên ngành thống nhất tham mưu thu hồi, HĐND tỉnh có văn bản yêu cầu nhưng UBND tỉnh không xử lý theo quy định và đã cho phép điều chỉnh tiến độ để dự án tiếp tục hoàn thiện vào năm 2020; không đánh giá đầy đủ các điều kiện thực hiện và năng lực tài chính nhà đầu tư. Việc Cục thuế tỉnh Gia Lai quyết định miễn tiền thuê đất thời gian xây dựng cơ bản với số tiền hơn 712 triệu đồng là trái quy định.

Tại dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại, số 29 đường Nguyễn Văn Cừ, TP Pleiku do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư: Sở TN&MT quyết định lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm định giá có dấu hiệu chèn số văn bản để hợp thức hóa hồ sơ và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xác định giá đất trước khi có quyết định phê duyệt đấu giá quyền sử dụng đất là sai quy định.

UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch, trong đó khu đất dự án được bổ sung hạng mục nhà phố thương mại là không phù hợp với mục đích, công năng được quy hoạch trước đó.

UBND TP Pleiku điều chỉnh tiêu chí về điều kiện, hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, trong đó đưa ra các tiêu chí quá cao so với quy mô dự án đã hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư khác. Việc này là không đảm bảo cạnh tranh nhằm tạo lợi thế cho Tập đoàn FLC được giao đất, thuê đất không qua đấu giá. Mặt khác, khu đất dự án có mục đích là đất cơ sở văn hóa nhưng UBND TP Pleiku vẫn phê duyệt quy hoạch xây dựng dự án Tổ hợp khách sạn, siêu thị, nhà phố thương mại là vi phạm.

Địa phương còn chia tách dự án không đúng chủ trương đầu tư và quy hoạch chi tiết đã ban hành (tách phần chức năng đất siêu thị thành dự án riêng); tách thửa đất để cấp riêng GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 90 thửa đất khi chưa thực hiện xong xây dựng nhà ở là sai quy định.

Ngoài ra, quá trình thực hiện các dự án điện gió trên địa bàn cũng có nhiều sai phạm. Tại dự án Nhà máy điện gió phát triển miền núi do Công ty cổ phần điện gió Chư Prông Gia Lai làm chủ đầu tư và dự án Nhà máy điện gió chế biến Tây Nguyên do Công ty cổ phần năng lượng gió Chư Prông làm chủ đầu tư, Sở KH&ĐT cùng các sở, ngành chức năng không tổ chức thẩm định năng lực tài chính của các công ty này. Điều đó dẫn đến sau khi được cấp chủ trương đầu tư, chưa hoàn thành thủ tục đất đai, chưa đầu tư nhưng 2 công ty này đã bắt đầu chuyển nhượng cổ phần. Đến tháng 11/2021, 2 công ty này đã bán 99,7% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (Công ty EPVN W2 (HK) Company Limited).

Tại dự án Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phong điện Gia Lai làm chủ đầu tư không nằm trên các xã Yang Bắc, An Thành, Hà Tam (huyện Đăk Pơ) theo Văn bản 795/TTg-CN, 991/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ nhưng các sở, ngành vẫn tham mưu và UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, bổ sung diện tích các xã Yang Bắc, An Thành, Hà Tam mà không xin ý kiến Thủ tướng, dẫn đến một phần dự án thực hiện trên đất không có quy hoạch năng lượng…

Trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất cũng có nhiều sai phạm. Điển hình là việc UBND tỉnh Gia Lai quyết định thu hồi hơn 600ha đất và tạm giao cho Công ty thủy điện An Khê – Ka Nak để thực hiện dự án xây dựng công trình thủy điện An Khê – Ka Nak nhưng không yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính là trái quy định. Tiếp đó, Cục thuế tỉnh Gia Lai quyết định miễn tiền thuê đất cho công ty này là vi phạm, có nguy cơ thất thu số tiền hơn 12,4 tỷ đồng.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn có liên quan về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai căn cứ kết luận thanh tra khẩn trương triển khai thực hiện, khắc phục, xử lý đối với các tồn tại, vi phạm; giao các cơ quan chức năng xử lý số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra với tổng số tiền hơn 409 tỷ đồng.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định, khắc phục hậu quả các sai phạm. Quá trình xử lý nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hình sự hoặc sai phạm không thể khắc phục thì chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định, báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc xử lý đối với vi phạm trong việc Cục thuế tỉnh Gia Lai miễn tiền thuê đất cho Công ty thủy điện An Khê – Ka Nak; vi phạm trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trường phổ thông Hoàng Diệu Asean; vi phạm trong cấp phép khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá 2 mỏ cát ở huyện Chư Sê và 1 mỏ đá ở huyện Ia Grai…

Đồng thời, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan rà soát, kiểm tra, làm rõ, xử lý theo quy định đối với 71/165 vụ khai thác, phá rừng trái pháp luật mà cơ quan kiểm lâm đã khởi tố chuyển cơ quan điều tra và 2 vụ việc đã được Thanh tra tỉnh Gia Lai kết luận có vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai (Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai và Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ) chuyển cơ quan điều tra nhưng cơ quan Công an tỉnh Gia Lai đã tạm đình chỉ điều tra hoặc xử lý hành chính.

Về phía cơ quan trung ương, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng Cục thuế kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Cục thuế tỉnh Gia Lai trong việc miễn tiền thuê đất cho Công ty thủy điện An Khê – Ka Nak trái quy định.

Ngoài các kiến nghị nói trên, Thanh tra Chính phủ cũng cung cấp thông tin đến Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định đối với các vi phạm trong lựa chọn nhà đầu tư, quản lý sử dụng đất đai và quá trình thực hiện các dự án: Dự án Tổ hợp khách sạn, nhà phố thương mại tại số 29 Nguyễn Văn Cừ, TP Pleiku và các dự án điện gió.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan Công an địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh Gia Lai để điều tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách nhà nước, nhất là các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc là đất trúng đấu giá.

Được biết, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, giao Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu cấp có thẩm quyền tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn liên quan, thời gian hoàn thành trong quý IV/2024. Đối với các nội dung khác, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý.

Chí Hào – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Nhiều hạng mục tại một dự án đang thi công dang dở.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/can-xu-ly-nghiem-cac-sai-pham-da-duoc-thanh-tra-chinh-phu-ket-luan-i743957/

Diễn biến mới vụ doanh nghiệp khai thác cát phớt lờ chỉ đạo

Tỉnh Đắk Lắk yêu cầu doanh nghiệp khai thác cát bán cho nhà thầu thi công đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột phải thực hiện đầy đủ thủ tục, nếu không sẽ xử lý theo quy định

Ngày 14-9, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã có văn bản yêu cầu Công ty CP 484 tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi khai thác mỏ cát cấp cho dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Về vấn đề doanh nghiệp chưa hoàn tất thủ tục nhưng đã ồ ạt khai thác cát, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết theo Luật Khoáng sản, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi cơ quan quản lý nhà nước có thông báo bằng văn bản, thì sẽ bị thu hồi giấy khai thác khoáng sản. Do đó, UBND tỉnh sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nội dung này.

Trước đó, sau thời gian ồ ạt khai thác cát bán cho các nhà thầu thi công dự án thành phần 2 dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Công ty CP 484 (tỉnh Nghệ An) có văn bản cho rằng gặp nhiều khó khăn, tốn kém nếu phải hoàn tất các thủ tục pháp lý.

Từ đó, doanh nghiệp này xin sử dụng bè, thiết bị hút cát tại chỗ (thay vì các tàu đã đăng ký), đề xuất chỉ lắp 1 trạm cân trên trục đường (thay vì tại các bãi), thuê đất của người dân làm bãi tập kết tạm (thay vì phải thực hiện các thủ tục về bãi tập kết khoáng sản)…

Một bãi tập kết cát chưa được cấp phép của Công ty CP 484

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở TN-MT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Công ty CP 484.

Theo văn bản, phương tiện đường thủy nội địa và điều kiện hoạt động của phương tiện thực hiện theo Luật Giao thông đường thủy nội địa. Công ty CP 484 nghiên cứu quy định để có phương án bố trí sử dụng cho phù hợp với quy định.

Về lắp đặt trạm cân, công ty căn cứ quy định pháp luật để thực hiện, UBND tỉnh không có thẩm quyền. Khi khai thác cát lòng sông phải lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng mua bán tại bến bãi. Sở TN-MT và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện đúng quy định. Ngày 20-8, UBND tỉnh tiếp tục có công văn yêu cầu 100% xe vận chuyển khoáng sản nguyên khai phải đi qua trạm cân để giám sát, thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế theo quy định.

Một chiếc bè tôn khai thác cát thay vì các tàu đã đăng ký

Bản xác nhận của UBND tỉnh chỉ xác nhận về ranh giới, tọa độ khu vực khai thác, không xác nhận ranh giới, vị trí tập kết cát. Vị trí, diện tích tập kết cát thể hiện trong bản kế hoạch khai thác, bản cam kết bảo vệ môi trường do Công ty CP 484, đơn vị tư vấn tính toán, khảo sát, xác định để đưa vào kế hoạch. Quá trình khảo sát, xác định vị trí tập kết cát để sử dụng khi đi vào khai thác đơn vị phải tính toán, nghiên cứu tính khả thi và phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về khoán sản, môi trường, đất đai và các quy định pháp luật khác liên quan.

Do đó, Sở TN-MT yêu cầu Công ty CP 484 hoàn thiện đầy đủ các thủ tục trước khi tổ chức hoạt động khai thác.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 4-5, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản xác nhận cho Công ty CP 484 khai thác cát cung cấp cho dự án thành phần 2 dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Sau khi được xác nhận, dù chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định, chưa lắp trạm cân để giám sát sản lượng nhưng doanh nghiệp này đã ồ ạt khai thác cát bán cho nhiều nhà thầu thi công cao tốc.

Ngày 20-6, UBND huyện Krông Bông đã lập đoàn kiểm tra và chỉ ra hàng loạt vi phạm nên yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng khai thác. Dù vậy, Công ty CP 484 vẫn phớt lờ, ồ ạt khai thác bán cho các nhà thầu.

Ngày 14-8, UBND huyện Krông Bông tiếp tục kiểm tra, kiến nghị UBND tỉnh xem xét cho tạm dừng hoạt động khai thác cát. Huyện cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp huyện tổ chức kiểm tra, thẩm định các khâu trước khi khai thác cát trở lại.

Một lãnh đạo UBND huyện Krông Bông cho biết doanh nghiệp này đã bổ sung, khắc phục một số thủ tục pháp lý. “UBND huyện đã làm hết trách nhiệm của mình nhưng không có thẩm quyền tạm đình chỉ mỏ cát. Tuy nhiên, căn cứ vào văn bản của Sở TN-MT, huyện sẽ tiếp tục tổ chức giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp theo quy định” – vị này thông tin.

Bài và ảnh: Cao Nguyên – Báo NLĐ

Theo Người Lao Động

Ảnh: Phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, doanh nghiệp ồ ạt khai thác cát đi bán

Xem bài viết gốc tại đây:

https://nld.com.vn/dien-bien-moi-vu-doanh-nghiep-khai-thac-cat-phot-lo-chi-dao-196240914093947421.htm

Thừa Thiên-Huế: Yêu cầu tạm dừng khai thác nhiều mỏ khoáng sản

Do chưa bảo đảm yêu cầu về lưu trữ thông tin dữ liệu, số liệu liên quan hoạt động, nhiều mỏ khoáng sản tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) đã bị cơ quan chức năng phát văn bản đề nghị tạm dừng khai thác.

Ngày 14/9, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh TT-Huế, cơ quan này vừa phát văn bản yêu cầu tạm dừng khai thác đối với nhiều mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn, do chưa thực hiện lắp đặt trạm cân theo quy định.

Trước đó, qua kiểm tra rà soát ở nhiều mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đơn vị chức năng phát hiện chủ mỏ đưa vào khai thác nhưng chưa thực hiện lắp đặt trạm cân theo quy định.

Theo khoản 2, Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh, được quy định phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác và lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan.

Tuy nhiên, tại nhiều mỏ đất làm vật liệu san lấp, chủ mỏ đưa vào khai thác nhưng chưa thực hiện lắp đặt trạm cân theo quy định, như trường hợp mỏ khoáng sản ở núi Mỏ Diều (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) của Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm; mỏ đất sét làm nguyên liệu tuynel (xã A Ngo, huyện A Lưới) của Công ty CP Sản xuất và Kinh doanh vật liệu xây dựng DQ; mỏ than bùn tại khu vực trầm Bậc Nẫy (xã Phong Chương, Phong Điền) của Công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung; mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường (xã Phong Mỹ, Phong Điền) của Công ty TNHH MTV Thương mại và Xây dựng Tấn Hoàng; mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực Động Đá (xã Phong Thu, Phong Điền) của Công ty CP Đầu tư Thuận Hóa; mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực Dòng (xã Hương Thọ, TP. Huế) của Công ty CP Xây dựng Vinh Hải…

Từ phát hiện kể trên, Sở TN&MT TT-Huế đã yêu cầu tạm dừng khai thác cho đến khi doanh nghiệp hoàn thành lắp đặt trạm cân theo quy định; đồng thời, phải báo cáo kết quả thực hiện về Sở TN&MT kèm theo tài liệu chứng minh như hóa đơn, hình ảnh…

Đến thời điểm này, đã có các doanh nghiệp tiến hành khắc phục lắp đặt trạm cân theo quy định như Công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung – chủ mỏ than bùn tại khu vực trầm Bậc Nẫy (xã Phong Chương, Phong Điền); Công ty CP Đầu tư Thuận Hóa – chủ mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực Động Đá (xã Phong Thu, Phong Điền)…

Ngọc Văn – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Cơ quan chức năng phát hiện nhiều mỏ khai thác khoáng sản tại TT-Huế đưa vào khai thác nhưng chủ mỏ chưa thực hiện lắp đặt trạm cân theo quy định.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/thua-thien-hue-yeu-cau-tam-dung-khai-thac-nhieu-mo-khoang-san-post1673142.tpo