• 0942.210.185
  • bbtmoitruongvaphapluat@gmail.com
Trang chủ Blog Trang 83

Khởi tố ba cán bộ trong vụ sập taluy làm 5 người thương vong ở Đà Lạt

Cơ quan chức năng vừa khởi tố thêm 3 bị can trong vụ sạt lở taluy khiến 2 người chết và 3 người bị thương tại TP Đà Lạt, nâng tổng số người bị khởi tố lên 5 trường hợp.

Ngày 17/10, Công an TP Đà Lạt đã khởi tố 3 cán bộ trong vụ sạt lở đất ở hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám (phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng) để điều tra hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can bị khởi tố gồm Mạc Phương Hải (39 tuổi) và Trần Quốc Hà (27 tuổi), cùng là cán bộ thuộc Đội Quản lý trật tự đô thị Đà Lạt, trực thuộc Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt; Võ Khánh Toàn (39 tuổi), công chức Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường của UBND phường 10.

Các quyết định khởi tố nói trên đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn. Ba bị can được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.

Cơ quan chức năng bước đầu xác định, ngày 17/4, ông Hải và ông Hà phối hợp với ông Toàn kiểm tra công trình xây dựng kè chắn đất, đắp đất tại các thửa đất số 657, 658, 659 tờ bản đồ số 4 (C71-III) thuộc địa bàn phường 10.

Quá trình kiểm tra, các cán bộ này đã thực hiện việc đo đạc kè chắn đất tại công trình nhưng không đối chiếu việc thi công thực tế với bản vẽ thiết kế được phê duyệt và giấy phép xây dựng. Chủ đầu tư, nhà thầu đang thi công kè móng, kè bê tông tại khu vực dưới hành lang an toàn đường điện, nhưng đoàn cán bộ vẫn cho phép tiếp tục thi công công trình.

Vì không phát hiện vi phạm, đình chỉ thi công dẫn tới xảy ra sự cố sập taluy khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương và gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Nhiều người thương vong trong vụ sụp taluy

Nhiều người thương vong trong vụ sụp taluy

Như báo Tiền Phong đã thông tin, khuya ngày 29/6 xảy ra vụ sạt lở taluy nghiêm trọng tại hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám khiến 2 vợ chồng công nhân xây dựng (quê tỉnh Phú Yên) tử vong tại chỗ, 5 người bị thương, nhiều căn nhà bị sập, hư hỏng nặng.

Nhiều căn nhà bị đổ sập, hư hỏng

Nhiều căn nhà bị đổ sập, hư hỏng

Liên quan đến vụ án này, ngày 13/7, Công an TP Đà Lạt đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Uy Vũ (39 tuổi, Giám đốc Cty CP xây dựng Lê Nguyễn Lâm Đồng), đơn vị thiết kế và thi công bờ kè taluy và ông Dương Viết Phong (41 tuổi, cán bộ giám sát thi công thuộc một đơn vị tư nhân) để điều tra hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Quế Như – Báo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Ảnh: Hiện trường vụ sạt lở đất ở hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám

Xem bài viết gốc tại đây:

https://tienphong.vn/khoi-to-ba-can-bo-trong-vu-sap-taluy-lam-5-nguoi-thuong-vong-o-da-lat-post1579055.tpo

Nhiều dự án ở Khánh Hòa ‘quên’ xây nhà ở xã hội

Hàng loạt chủ đầu tư dự án bất động sản ở Khánh Hòa phớt lờ, không xây nhà ở xã hội theo quy định.

Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết kết quả kiểm tra mới đây phát hiện nhiều dự án có bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội (NƠXH) nhưng chưa thực hiện xây dựng. Thậm chí, một số chủ đầu tư chưa bố trí quỹ đất như giấy phép được cấp.

Nguồn cung NƠXH thiếu hụt nghiêm trọng

Đã hơn 10 năm sinh sống ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhưng anh Nguyễn Văn Khương (quê Hà Tĩnh) vẫn chưa thực hiện được ước mơ có căn nhà của chính mình.

“Tôi đã hai lần nộp hồ sơ để mua NƠXH nhưng không thành vì bốc thăm không trúng. Tôi lập gia đình được sáu năm, có hai con mà cả nhà vẫn phải ở nhờ ông bà ngoại ở khu vực Đồng Muối, phường Phước Long” – anh Khương chia sẻ.

Thu nhập của hai vợ chồng anh Khương chỉ hơn 13 triệu đồng/tháng, trừ chi phí mỗi tháng thì không thể có tiền mua nhà ở thương mại. “Chúng tôi chỉ có thể trông chờ vào suất được mua NƠXH, được vay lãi suất ưu đãi” – anh Khương mong ước.

Trường hợp của anh Khương không phải là thiểu số ở TP Nha Trang. Khảo sát thực tế, người có thu nhập thấp đông nhất là thành phần công nhân, lao động tự do hoặc nhân viên văn phòng… hầu hết đều có nhu cầu mua NƠXH. Thế nhưng số dự án NƠXH ở Nha Trang đã hoàn thiện quá ít ỏi, mở bán cũng rất nhỏ giọt. Đáng nói là nhiều dự án thương mại “quên” bố trí quỹ đất hoặc không thực hiện dù dự án đã được cấp phép nhiều năm nay.

Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá và đề xuất hướng xử lý các dự án không bố trí quỹ đất cho NƠXH.

Chủ đầu tư “quên” xây NƠXH

Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, kết quả rà soát, kiểm tra mới đây của sở đã phát hiện nhiều dự án có bố trí quỹ đất xây NƠXH nhưng chưa xây dựng, thậm chí một số chủ đầu tư chưa bố trí quỹ đất như giấy phép được cấp.

Cụ thể, tỉnh này có 41 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới; trong đó 17/41 dự án đã được cấp phép có bố trí quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, qua kiểm tra, Sở Xây dựng phát hiện có chín dự án đã bố trí đủ quỹ đất (20%) xây dựng NƠXH như giấy phép được cấp. Trong đó mới có hai dự án đã hoàn thành xây dựng NƠXH, bảy dự án còn lại chủ đầu tư chưa triển khai vì nhiều lý do. 8/17 dự án chưa bố trí đủ quỹ đất 20% xây dựng NƠXH như giấy phép được cấp.

Đơn cử như các dự án khu đô thị mới Phước Long do Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Nha Trang làm chủ đàu tư; dự án khu đô thị mới Lê Hồng Phong 1 do Công ty CP Bất động sản Hà Quang làm chủ đầu tư; dự án khu đô thị ven sông Tắc do Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng Khánh Hòa làm chủ đầu tư; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Mỹ Gia do Công ty CP Phát triển đô thị Vĩnh Thái làm chủ đầu tư…

Nghị định 49 của Chính phủ quy định các dự án nhà ở thương mại quy mô từ 2 ha trở lên tại đô thị đặc biệt và loại I từ 5 ha trở lên tại đô thị loại II và III phải bố trí 20% quỹ đất làm NƠXH. Theo tiêu chí này thì có đến 21/39 dự án không bố trí quỹ đất để xây dựng NƠXH. Trong số này có các dự án như khu biệt thự Nha Trang Sea Park, khu đô thị biển An Viên, khu biệt thự biển và dịch vụ du lịch Anh Nguyễn…

Cũng theo lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, hiện chưa xác định nguyên nhân, chưa đánh giá, kết luận việc các dự án không bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH. Sở đã báo cáo, đề nghị UBND tỉnh cho phép thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra những dự án khu đô thị, nhà ở thương mại không bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH để đánh giá và đề xuất hướng xử lý.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát, kiểm tra để có phương án xử lý.

“Sau khi Sở Xây dựng rà soát, UBND tỉnh sẽ kiểm tra từng dự án cụ thể. Từ đó, tỉnh sẽ có phương án xử lý cũng như tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại” – ông Tuân nói.

Nhà ở xã hội quá ít so với nhu cầu

Theo chương trình phát triển nhà ở của tỉnh Khánh Hòa, dự báo về nhu cầu NƠXH đến năm 2025 sẽ tăng gần 44.500 căn hộ và đến năm 2030 tăng thêm 46.000 căn hộ.

Trước ngày 31-12-2020, toàn tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành 16 dự án NƠXH với quy mô gần 3.700 căn hộ. Giai đoạn 2021-2025, địa phương này sẽ hoàn thành ba dự án NƠXH với quy mô gần 3.000 căn hộ.

Đến nay, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận chủ trương đầu tư đối với hai dự án NƠXH với hơn 4.400 căn hộ gồm dự án NƠXH Hưng Phú II và dự án khu NƠXH phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh. Ngoài ra, có hai dự án đang triển khai xây dựng với số lượng hơn 400 căn hộ là dự án ở khu đô thị mới Phước Long, TP Nha Trang và dự án NƠXH Cam Ranh.

Trong giai đoạn 2022-2025, Khánh Hòa dự kiến hoàn thành, cung ứng ra thị trường hơn 4.800 căn NƠXH. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế đến năm 2025 hơn 44.000 căn hộ thì con số trên còn quá ít.

Xuân Hoát – Báo PLO.VN

Theo PLO.VN

Ảnh: Dự án nhà ở xã hội Hưng Phú II (TP Nha Trang) đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để triển khai. Ảnh: XUÂN HOÁT

Xem bài viết gốc tại đây:

https://plo.vn/nhieu-du-an-o-khanh-hoa-quen-xay-nha-o-xa-hoi-post757000.html

Vụ chung cư mini xây ‘chui’ gần 200 phòng: Sẽ tạm đình chỉ 3 chủ tịch xã

Huyện Thạch Thất sẽ tạm đình chỉ 3 chủ tịch xã để tập trung xử lý các công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

Bên lề cuộc họp HĐND TP Hà Nội, ngày 17/10, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức cho biết, liên quan đến những vi phạm xây dựng chung cư mini Thường trực Huyện ủy đã họp và chỉ đạo tạm đình chỉ 3 Chủ tịch UBND xã gồm: xã Tân Xã, xã Thạch Hòa và xã Bình Yên để khắc phục tồn tại, hạn chế.

Ông Đức cho biết, chung cư mini có tên “chung cư cao cấp Mini House” trên đường Phú Hữu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã bị dỡ bỏ phần mái và sẽ tiếp tục xử lý. Cơ quan chức năng đang cho rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình thủ tục liên quan từ đất đai, cấp phép và xây dựng.

“Cán bộ nếu có vi phạm phải chịu trách nhiệm theo đúng Chỉ thị 24 của Thành ủy trên cơ sở không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, Bí thư huyện nói.

Được biết, trong hôm nay (18/10), Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất sẽ họp và ban hành kết luận, căn cứ kết luận này, UBND huyện sẽ thực hiện chỉ đạo xử lý vụ việc.

Trước đó, ngày 13/10, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp các bên liên quan kiểm tra công trình “Chung cư cao cấp My Home” tại xã Tân Xã. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Theo thông tin báo chí phản ánh, công trình được cho là có vi phạm mang tên “Chung cư cao cấp My House” nằm trên đường Phú Hữu (thôn 1, xã Tân Xã). Công trình này cao 9 tầng với gần 200 căn hộ. Tầng 1 chung cư mini là hầm để xe, tầng 2 là siêu thị, bếp ăn và một số căn hộ. Từ tầng 3 – 8 là căn hộ cho thuê, tầng 9 là quán cà phê và một số căn hộ. Do quy mô quá “khủng” nên cả tòa chung cư này có riêng một trạm biến áp.

PV – Báo NB&CL

Theo Nhà báo & Công luận

Ảnh: Tòa chung cư sai phép bị báo chí phản ánh. Ảnh: TP

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.congluan.vn/vu-chung-cu-mini-xay-chui-gan-200-phong-se-tam-dinh-chi-3-chu-tich-xa-post268916.html

Thầy, trò ‘dài cổ’ ngóng trường mới

Năm học này thầy, trò Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Quảng Nam) vẫn dạy và học trong ngôi trường cũ xuống cấp vì trường mới vẫn thi công dang dở!

Chậm vì vướng giải phóng mặt bằng

Dự án xây dựng Trường THPT Trần Đại Nghĩa (xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được phê duyệt vào tháng 9/2019 với kinh phí 61,1 tỷ đồng. Công trình có diện tích khoảng 2,7ha với các hạng mục chính như: Khối nhà lớp học 3 tầng, khối nhà bộ môn, khối nhà hiệu bộ, nhà đa năng cùng các hạng mục khác.

Dự án bắt đầu thi công từ tháng 7/2020 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2023. Dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

Theo ghi nhận của Báo GD&TĐ, sau 3 năm triển khai dự án và thi công, công trình chỉ mới xây xong phần thô khối nhà lớp học 3 tầng. Các hạng mục còn lại vẫn chưa được triển khai xây dựng. Tại công trình hiện không có một công nhân nào, máy móc xây dựng… nằm im.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Minh Phương – Trưởng phòng Quản lý 1 thuộc Ban QLDA đầu tư tỉnh Quảng Nam xác nhận là dự án chưa thể bàn giao đúng thời hạn vì chậm tiến độ. Nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ là vướng giải phóng mặt bằng.

“Vấn đề mặt bằng xây dựng dự án do UBND huyện Quế Sơn bàn giao cho chủ đầu tư, tuy nhiên việc bàn giao mặt bằng chậm dẫn đến chưa thể triển khai được các hạng mục còn lại của dự án”, ông Phương cho hay.

Cụ thể, dự án triển khai có liên quan đến khu đất của gia đình ông Phan Thậm (78 tuổi, trú thôn Phước Thành, xã Quế Thuận). Gia đình ông Thậm có gần 2.000m2 đất, trong đó có 300m2 đất ở, còn lại là đất trồng cây, nằm trong khu vực dự án trường học.

Ông Thậm cho hay, do chưa có đất tái định cư nên chưa thể bàn giao mặt bằng. Mấy năm nay gia đình ông buộc phải sống tạm trong căn nhà nhỏ đã xuống cấp, có thể sập bất cứ lúc nào, rất nguy hiểm.

“Chính quyền có thỏa thuận đền bù tiền đất trồng cây, bố trí đất tái định cư để làm nhà, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy. Bởi thế, 3 năm nay, cứ mỗi lần tới mùa mưa lớn là đi nơi khác ở chứ sợ nhà sập.

Giờ chỉ mong sớm có đất tái định cư để gia đình tôi ra xây nhà ở chứ ở thế này khổ quá. Họ có hẹn trong tháng 10/2023 sẽ hoàn thành việc cấp sổ đỏ cho khu đất 300m2 gần đây để gia đình chuyển ra xây nhà và bàn giao mặt bằng xây dựng trường”, ông Thậm cho biết.

Ngôi nhà ông Phan Thậm nằm trong dự án nhưng chưa được giải tỏa vì chưa được bố trí tái định cư. Ảnh: Hoàng Vinh

Ngôi nhà ông Phan Thậm nằm trong dự án nhưng chưa được giải tỏa vì chưa được bố trí tái định cư. Ảnh: Hoàng Vinh

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng. Ảnh: Hoàng Vinh

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng. Ảnh: Hoàng Vinh

Ngày đêm ngóng trường mới

Việc dự án trường mới chậm tiến độ khiến hàng trăm học sinh vẫn đang học ở Trường THPT Trần Đại Nghĩa (cũ), xuống cấp.

Bà Trần Thị Hồng Phượng – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, toàn trường có 560 học sinh chia thành 15 lớp, với 13 phòng học, 2 phòng tin, 3 phòng thực hành (Lý, Hóa, Sinh). Trường được xây dựng cách đây 22 năm, đến thời điểm này các phòng học đều cũ kỹ và xuống cấp.

Chỉ tay vào vết nước dài trên tường, bà Phượng nói: “Do xây dựng đã lâu nên giờ các phòng học đều xuống cấp và nứt như vậy. Có phòng thì bị thấm nước nên ẩm mốc. Nếu trời mưa bình thường thì vẫn cố gắng học được chứ mưa to thì sẽ cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Có phòng đang học mưa lớn thì bị dột nước, rất vất vả”.

Việc dự án chậm tiến độ dẫn đến việc hàng trăm học sinh phải học trong trường cũ xuống cấp. Ảnh: Hoàng Vinh.

Việc dự án chậm tiến độ dẫn đến việc hàng trăm học sinh phải học trong trường cũ xuống cấp. Ảnh: Hoàng Vinh.

Cũng theo lời Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa, các phòng bộ môn như: Hóa, Sinh, Tin học đều không đảm bảo theo yêu cầu dạy học của Chương trình GDPT 2018.

“Phòng thực hành môn Hóa và Sinh quá nhỏ, mỗi lần làm thí nghiệm là phải chia lớp ra làm 2 để học. Bởi nếu đưa các em học sinh vào trong một phòng nhỏ, kín như vậy khi thực hành sử dụng các chất hóa học sẽ gây nguy hiểm. Giờ chỉ mong sớm có trường mới để đưa các em về học, chứ như vậy rất nguy hiểm”, bà Phượng nói.

Phòng thực hành Hóa học khá nhỏ khiến việc học trở nên khó khăn. Ảnh: Hoàng Vinh.

Phòng thực hành Hóa học khá nhỏ khiến việc học trở nên khó khăn. Ảnh: Hoàng Vinh.

Học sinh phải học trong những căn phòng xuống cấp, ẩm mốc. Ảnh: Hoàng Vinh.

Học sinh phải học trong những căn phòng xuống cấp, ẩm mốc. Ảnh: Hoàng Vinh.

Trong các buổi họp với UBND huyện hay Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo nhà trường luôn có ý kiến với ngành chức năng, mong trường mới xây sớm hoàn thành để các em học sinh và giáo viên có thể yên tâm học tập.

Ông Nguyễn Minh Phương – Trưởng phòng Quản lý 1, Ban QLDA đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết, đã họp và UBND huyện Quế Sơn cam kết trong tháng 10 và tháng 11 sẽ bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án.

“Sau khi UBND huyện bàn giao mặt bằng đủ, đơn vị sẽ khẩn trương thi công, sớm hoàn thành công trình để bàn giao”, ông Phương nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Ban QLDA quỹ đất huyện Quế Sơn, dự án có tổng diện tích 2,73ha. Trong đó, đất thuộc địa bàn xã Quế Thuận là 2,21ha, thuộc xã Quế Châu 0,52ha. Có 31 hộ bị ảnh hưởng đất và mồ mả; 1 hộ bị giải tỏa trắng nhà cửa, phải di dời tái định cư đến nơi khác. Đến nay, đã phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất được 2,33ha/2,73ha của 23 hộ và 133 ngôi mộ đã di dời xong, đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đạt 89% diện tích, đảm bảo diện tích xây dựng 3 khối nhà lớn, gồm khối nhà phòng học chính (hiện đang xây dựng), khối nhà hiệu bộ và khối nhà bộ môn, sân thể thao và bể bơi… UBND huyện cam kết sẽ bàn giao 100% diện tích còn lại cho chủ đầu tư cuối tháng 11/2023.

Hoàng Vinh – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Ảnh: Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) chậm tiến độ. Ảnh: Hoàng Vinh.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://giaoducthoidai.vn/thay-tro-dai-co-ngong-truong-moi-post657948.html

Ninh Thuận: Nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng

(Phapluatmoitruong.vn) – Tình hình mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường huyết mạch từ Ninh Thuận đi TP. Đà Lạt bị sạt lở, gây ảnh hưởng đến việc giao thông của người dân.

Chiều 17/10/2023, có mặt tại tuyến Quốc lộ 27, đoạn đèo Ngoạn Mục (xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn) hướng đi TP. Đà Lạt, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận có nhiều vị trí sạt lở đất, đá, cây cối nằm vương vãi sát mép đường quốc lộ, gây cản trở cho việc lưu thông.

Theo quan sát, hiện các ngành chức năng chưa bố trí các bảng cảnh báo nguy hiểm, vì vậy, người dân khi đi qua khu vực trên cần cảnh giác, đề phòng tai nạn.

Đáng chú ý, một số thân cây to, mục gãy, bật gốc và một số đá tảng nằm trên cao có thể lăn xuống đường bất cứ lúc nào, nhưng cũng chưa được ngành chức năng di chuyển, hay có biện pháp đảm bảo an toàn.

Anh Pi Năng Sơn (thường trú xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn), lo lắng: “Nhà tôi có rẫy tại đèo Ngoạn Mục nên thường xuyên đi qua Quốc lộ 27. Từ hôm Chủ nhật tuần trước đến nay xảy ra tình trạng sạt lở, người dân chúng tôi khi đi lại rất lo sợ, bởi đất tràn ra đường và những hòn đá từ trên cao có thể rơi xuống trúng đầu bất cứ lúc nào”.

Đến 17 giờ cùng ngày, PV ghi nhận, nhiều xe ô tô, xe tải, xe gắn máy từ Ninh Thuận đi TP. Đà Lạt và ngược lại gặp nhiều khó khăn khi đi qua các điểm sạt lở. Nhiều phương tiện chạy ra giữa đường hoặc phanh gấp để né tránh đất, rất dễ xảy ra tai nạn.

Các phương tiện gặp khó khăn khi di chuyển qua điểm sạt lở.

Ông Kiều Tấn Thịnh – Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn, cho biết, hiện Công ty TNHH Xây dựng Phan Đình và Cục đường bộ Việt Nam đang kiểm tra các điểm sạt lở đoạn TP. Đà Lạt về Ninh Thuận. Đơn vị này thống kê có khoảng 11 điểm sạt lở và đang tiến hành cải tạo, sửa chữa lại trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông qua đây.

Lê Hoàn

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Nhiều đất, đá, cây bị sạt lở xuống đường.

Gia Lai: Mang nghĩa tình đồng đội về Chư Đang Ya

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 17/10, Hiệp hội Doanh nhân Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Doanh nhân Cựu Chiến binh TP.HCM đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh Gia Lai, CLB Cựu chiến binh SX-KD giỏi tỉnh tổ chức trao tặng nhà nghĩa tình đồng đội tại xã Chư Đang Ya.

Đây là một hoạt động nằm trong Chương trình Đại hội đại biểu CLB Cựu chiến binh sản xuất – kinh doanh giỏi tỉnh Gia Lai lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028.

Tham dự buổi Lễ có ông Nguyễn Đình Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam; ông Ngô Công Đoan – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam; ông Nay Hứ – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai và đại diện lãnh đạo Hội Doanh nhân Cựu chiến binh TP.HCM cùng đại diện một số ban, ngành của huyện, xã.

Các đại biểu phát biểu tại buổi Lễ.

Đoàn công tác trao tặng 150.000 tập vở cho các em học sinh đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

Tại đây, đoàn đã trao tặng nhà nghĩa tình đồng đội cho hội viên cựu chiến binh nghèo đang sống tại địa bàn xã Chư Đang Ya. Ngoài ra, 150.000 tập vở cũng đã được đoàn trao tặng cho các em học sinh đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

Trao tặng nhà nghĩa tình đồng đội cho hội viên cựu chiến binh nghèo.

Hội Doanh nhân Cựu chiến binh – CLB từ thiện Những người bạn bàn giao nhà nghĩa tình đồng đội cho ông Siu Lưu vào ngày 16/10/2023.

Trước đó, ngày 16/10, Hội Doanh nhân Cựu chiến binh – CLB từ thiện Những người bạn cũng đã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà nghĩa tình đồng đội cho ông Siu Lưu tại thôn Mook Đen 1, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

P. V

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Chương trình trao tặng nhà nghĩa tình đồng đội và tập vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Chư Đang Ya.

TP.HCM: Thanh tra kiến nghị tăng cường giám sát 03 công ty dịch vụ công ích

(Phapluatmoitruong.vn) – Thanh tra TP kiến nghị, UBND TP. Thủ Đức tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động của 03 công ty dịch vụ công ích trên địa bàn, trong đó lưu ý việc quản lý, sử dụng nhà đất công và thu tiền từ việc cho thuê nhà đất.

Đây là một trong những nội dung được Thanh tra TP.HCM kiến nghị xử lý tại Thông báo tại Kết luận thanh tra số 143, ngày 12/10/2023, về thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; việc thực hiện các nhiệm vụ do UBND TP giao và việc quản lý nhà, đất do Nhà nước quản lý tại UBND TP. Thủ Đức niên độ 2021 – 2022.

Thông báo kết luận thanh tra nêu rõ, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án Khu công nghệ cao, Công viên Lịch sử – văn hóa dân tộc, các dự án tái định cư do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 9 làm chủ đầu tư thực hiện rất chậm, có nhiệm vụ đã hoàn thành nhưng còn trễ hạn so với chỉ đạo của UBND TP.HCM.

Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức phụ trách lĩnh vực đô thị và các phòng ban tham mưu các vụ việc có liên quan.

Đáng chú ý, hiện một số các khu đất Nhà nước quản lý chưa được UBND TP. Thủ Đức thống nhất phê duyệt chủ trương xử lý; đất thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý (đất trồng, đất đôi dư sau bồi thường giải tỏa của các dự án) chưa được kê khai, xác lập quản lý Nhà nước.

“Các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích (quận 9, quận Thủ Đức) chưa bàn giao đầy đủ quỹ nhà ở sản xuất kinh doanh và nền tái định cư cho Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) theo chỉ đạo của UBND TP. Có một số mặt bằng hết thời hạn thuê, bên thuê vẫn tiếp tục sử dụng nhưng đơn vị được giao quản lý chưa kịp thời thu hồi một số mặt bằng nhà đất và tiền thuê nhà đất như đã nêu tại kết quả kiểm tra, xác minh”, thông báo nêu.

Trách nhiệm trên thuộc về lãnh đạo UBND TP.Thủ Đức; Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Thủ Đức, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2, quận 9, quận Thủ Đức.

Thông báo Kết luận thanh tra vụ việc.

Từ những sai phạm trên, Thanh tra TP.HCM kiến nghị, UBND TP.Thủ Đức tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động của 03 công ty dịch vụ công ích, trong đó lưu ý việc quản lý, sử dụng nhà đất công (được giao quản lý) và thu tiền từ việc cho thuê nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn.

Đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời; khẩn trương đề xuất phương án quản lý đối với các địa chỉ nhà đất để trồng, tránh lãng phí nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước; chỉ đạo 03 công ty dịch vụ công ích khẩn trương lập danh sách nhà đất tạm quản lý, giữ hộ bàn giao cho Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng, báo cáo UBND TP.Thủ Đức có ý kiến, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND TP.HCM.

Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 9 khẩn trương nộp ngân sách số tiền phát sinh từ việc cho thuê Khu đất thuộc thửa số 1 và số 2 tờ bản đồ số 22 đường Lê Văn Việt (quý 3 năm 2020); khẩn trương thu hồi số tiền cho Công ty TNHH MTV Thực phẩm Sài Gòn Co.op thuê mặt bằng tại thửa đất số 56, tờ bản đồ số 32, phường Long Phước từ tháng 4/2019 đến hết tháng 10/2019 (theo Hợp đồng thuê nhà đất là 4.404.060 đồng/tháng).

Thu hồi số tiền cho Công ty TNHH MTV Thực phẩm Sài Gòn Co.op thuê mặt bằng tại thửa đất số 11, tờ bản đồ số 41, đường Lê Văn Việt, phường Long Thạnh Mỹ từ tháng 4/2019 đến hết tháng 8/2019 (theo Hợp đồng thuê nhà đất là 8.705.983 đồng/tháng).

Đồng thời, chỉ đạo các công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích bàn giao quỹ nhà ở sản xuất kinh doanh (số lượng hiện có) và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 hoàn thành việc bàn giao số lượng nền, căn hộ tái định cư sau khi UBND TP có quyết định điều chuyển về Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng.

Đỗ Thuận

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Công ty TNHH MTV Dịch vụ công quận Thủ Đức chưa bàn giao đầy đủ quỹ nhà ở sản xuất kinh doanh và nền tái định cư.

Xã Cam Lập: Rác thải tràn ngập khu vực biển Tàu Bể

Hiện nay, khắp bãi biển khu vực Tàu Bể (thôn Bình Lập, xã Cam Lập, TP. Cam Ranh), rác thải phát sinh từ nuôi trồng thủy sản (NTTS), vệ sinh lồng bè của người nuôi ngày càng tăng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và chính vùng nuôi. Trong thời gian tìm giải pháp xử lý hiệu quả, trước hết, người dân cần chung tay bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Rác khắp bãi biển

Dọc theo đường bờ biển kéo dài khoảng 1,5 – 2km khu vực Tàu Bể, những đống lưới bị cắt bỏ tràn khắp bờ biển. Men theo mép nước, chúng tôi thấy vỏ sò, vỏ ốc, thùng nhựa, chai nhựa vương vãi khắp nơi; dập dềnh theo con sóng là những mảng lưới xanh, túi ni-lông, vỏ chai… Trên bờ, rất nhiều lồng nuôi tôm hùm, cá được người dân kéo vào để vệ sinh; những lớp hà bám vào lưới lồng được cạo bỏ thẳng xuống bãi biển, bốc mùi hôi thối. Những tấm lưới cũ, có dấu hiệu bị mục, rách được thay thế; một phần lưới cũ ấy được người dân thu gom tận dụng làm việc khác, một phần vứt thẳng xuống biển. Ông Nguyễn Thế Hải đang vệ sinh lồng nuôi tôm trên bờ biển cho hay: “Tại vùng nuôi Tàu Bể có hàng ngàn lồng nuôi tôm hùm. Cứ sau mỗi đợt nuôi, chúng tôi lại phải kéo lồng lên bờ vệ sinh lưới lồng để tạo thông thoáng, lưu thông nước giữa trong và ngoài lồng trong quá trình nuôi. Sau 4 – 5 vụ nuôi, khi lưới đã cũ thì thay mới, hoặc thay thế một phần”. Hỏi ông Hải việc thu gom, xử lý rác thải khi vệ sinh lồng, ông cho biết: “Có người gom lại đốt ngay trên bãi biển, có người vứt bừa xuống đất cát, thủy triều lên xuống lại đưa rác xuống biển, ra tận vùng nuôi”.

Một số người dân địa phương cho hay, bãi biển khu vực Tàu Bể cách đây khoảng 3 năm còn rất đẹp, bãi cát trắng mịn, nước trong xanh. Tuy nhiên, từ đó đến nay, việc phát triển NTTS chỉ cách bờ 200 – 300m, cộng với việc bãi biển ngập rác ảnh hưởng xấu đến môi trường biển khu vực này. Theo ông Trần Ngọc Sang (thôn Bình Lập), việc xả rác thải trực tiếp ra bờ biển, mặt biển đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cuối tháng 8, người dân đã có đơn gửi UBND TP. Cam Ranh đề nghị xử lý tình trạng rác thải tràn ngập khu vực Tàu Bể.

Lồng nuôi thủy sản được người dân kéo vào bờ để vệ sinh sau vụ nuôi.

Ông Lê Ngọc Thạch – Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh cho biết, tại các vùng nuôi, vẫn còn những hộ NTTS trên biển chưa ý thức bảo vệ môi trường chung, vứt rác xuống biển, không thu gom, xử lý theo quy định. Lượng rác phát sinh từ hoạt động NTTS tự phát trên biển rất lớn, tích tụ qua nhiều năm đã ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi. Riêng tại khu vực thôn Bình Lập, ngoài nguồn rác thải phát sinh từ vệ sinh lồng bè, thay lưới, còn có những loại rác từ nơi khác theo mùa gió, dòng nước thủy triều tấp vào bãi biển khu vực Tàu Bể. Rác thải lúc tấp vào khu vực thuộc xã Cam Lập, lúc tấp vào xã Cam Bình với khối lượng lớn khiến việc thu dọn của các địa phương gặp nhiều khó khăn.

Hướng đến nuôi biển công nghệ cao

Hiện nay, vùng nuôi xã Cam Lập có khoảng 270 hộ nuôi thủy sản lồng bè, với hơn 18.000 lồng nuôi. Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm xanh, tôm hùm sao, cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè. Nhiều khu vực người dân nuôi tự phát, chỉ cách bờ khoảng 200m, bè nuôi san sát; không chỉ có người dân xã Cam Lập mà nhiều người dân từ các địa phương khác cũng đến NTTS ở khu vực này. Toàn bộ thức ăn phục vụ nuôi tôm hùm, cá biển tại đây đều là thức ăn tươi. Mỗi ngày, khối lượng rất lớn cá tạp, các loại nhuyễn thể… được đưa xuống biển để làm thức ăn cho thủy sản nuôi; kéo theo lượng lớn túi ni-lông, vỏ sò, vỏ ốc, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vùng nuôi, dễ gây thiệt hại đối tượng nuôi. “Do môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi nên cuối tháng 9, tại vùng nuôi Tàu Bể đã xuất hiện hiện tượng tảo nở hoa khiến cho 4 hộ nuôi bị thiệt hại 47 lồng tôm thương phẩm, 32 lồng tôm giống”, ông Phan Ngọc Tấn – Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư Cam Ranh – Cam Lâm – Trường Sa cho biết.

Vỏ nghêu, sò tràn khắp bờ biển.

Liên quan đến thực trạng này, Chi cục Thủy sản tỉnh đã nhiều lần khuyến cáo người dân phải nuôi đúng vùng quy hoạch; trong quá trình nuôi cần sử dụng một phần thức ăn công nghiệp để thay thế dần thức ăn tươi. Đối với vỏ tôm lột, túi ni-lông đựng thức ăn, thức ăn dư thừa, vỏ nhuyễn thể sau mỗi lần cho tôm, cá ăn tuyệt đối không được xả thẳng xuống biển mà phải thu gom ngay đưa vào bờ xử lý; các loại rác phát sinh từ việc vệ sinh lưới lồng nuôi cũng cần được thu gom đưa đến nơi xử lý đúng quy định chứ không được vứt bỏ tràn lan ra môi trường. Việc giữ gìn môi trường vùng nuôi sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại, lây lan dịch bệnh trên chính tôm, cá của người nuôi.

Một góc bãi biển khu vực Tàu Bể, thôn Bình Lập.

Ông Lê Ngọc Thạch cho biết, thành phố chỉ đạo các địa phương lượng rác phát sinh tới đâu xử lý đến đó, nhưng nếu lượng rác quá lớn, vượt quá khả năng xử lý, các địa phương cần báo cáo ngay để thành phố huy động lực lượng và phương tiện hỗ trợ xử lý. UBND các xã, phường ven biển trên địa bàn cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân thu gom, xử lý rác thải phát sinh trong quá trình nuôi đúng quy định. Về lâu dài, UBND TP. Cam Ranh đang làm việc với Viện Nghiên cứu NTTS III xây dựng đề án nhằm phát triển NTTS bền vững. Trong đó, sẽ bố trí, sắp xếp lại tất cả hoạt động NTTS đảm bảo theo quy hoạch; kiểm soát về vấn đề vệ sinh môi trường biển. TP. Cam Ranh cũng đang phối hợp với một số cơ quan, đơn vị thử nghiệm mô hình nuôi biển công nghệ cao, sử dụng lồng nuôi HDPE, thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi nhằm giới thiệu, nhân rộng đến người nuôi. Địa phương đang định hướng chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang áp dụng công nghệ cao, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi trường biển.

Hải Lăng – Báo Khánh Hòa

Theo Khánh Hòa

Ảnh: Lưới lồng nuôi người dân xả ra bãi biển.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://baokhanhhoa.vn/xa-hoi/moi-truong-do-thi/202310/xa-cam-laprac-thai-tran-ngap-khu-vuc-bien-tau-be-d2624ea/

TP.HCM sẽ cưỡng chế thu hồi đất vàng Thành Bưởi dùng làm bến lậu

UBND TP.HCM khẳng định việc khiếu nại của công ty CP Giáo dục G Sài Gòn liên quan đến khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, quận 10 mà Thành Bưởi đang sử dụng là không có cơ sở.

Thu hồi khu đất 419 Lê Hồng Phong là đúng quy định pháp luật

Ngày 16/10, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM cho biết, từ ngày 21/12/2022 đơn vị này đã trình UBND thành phố kế hoạch để cưỡng chế thu hồi khu đất 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10. Tuy nhiên, đến nay vẫn đang chờ chỉ đạo từ UBND thành phố.

Khu đất 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 đã được UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi từ tháng 5/2021 nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được. Công ty Thành Bưởi vẫn sử dụng khu đất này để lập bãi xe, đón trả khách trái phép.

Khu đất 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 đã được UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi từ tháng 5/2021 nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được. Công ty Thành Bưởi vẫn sử dụng khu đất này để lập bãi xe, đón trả khách trái phép.

Theo Thanh tra Sở TN&MT, đơn vị quản lý khu đất này là Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn đang khiếu nại lần 2 lên Bộ TN&MT về quyết định thu hồi. Chức năng nhiệm vụ của Sở TN&MT là cung cấp hồ sơ lên Bộ TN&MT.

Tuy nhiên, Thanh tra Sở TN&MT cho biết việc khiếu nại là quyền của doanh nghiệp, việc này không ảnh hưởng đến Quyết định số 1968/QĐ ngày 28/5/2021 của UBND TP.HCM về thu hồi khu đất 419 Lê Hồng Phong đã cho Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn thuê.

Nếu UBND TP có chỉ đạo cưỡng chế thu hồi thì UBND quận 10 sẽ là đơn vị tổ chức thực hiện.

Trước đó vào ngày 28/5/2021, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 1968 về việc thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai đối với khu đất 10.936m2 tại số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10.

Sau đó, Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn đã có khiếu nại 3 nội dung: Một là khi điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với thửa đất tại số 419 Lê Hồng Phong, UBND quận 10 không thực hiện công bố, công khai.

Hai là Thông báo số 434 ngày 16/7/2019 của Văn phòng UBND TP.HCM ban hành sai thẩm quyền, không đúng nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai.

Cuối cùng là việc ban hành Quyết định số 1968 năm 2021 của UBND TP.HCM vi phạm Điều 163 và Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển của công ty và các cổ đông.

Hơn 2 năm qua, vụ việc vẫn chưa được giải quyết, chưa thu hồi được khu đất này. Tháng 8/2023, lãnh đạo UBND TP.HCM chủ trì buổi đối thoại với Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp.

Theo quyết định giải quyết khiếu nại, UBND TP.HCM nêu rõ Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 06174 có diện tích 10.936m2 thuộc thửa đất số 3 tờ bản đồ số 9 so Sở TN&MT cấp ngày 3/10/2007 với mục đích sử dụng đất là sản xuất kinh doanh, thời hạn sử dụng đất đến 31/12/2020.

Thông báo kết luận số 434/TB-VP ngày 16/7/2019 của lãnh đạo UBND TP cũng khẳng định sau khi hết hợp đồng thuê đất, TP.HCM sẽ thu hồi và bàn giao lại toàn bộ diện tích cho quận 10 đầu tư xây dựng trường trung học cơ sở.

Theo UBND TP.HCM, căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai 2013 và Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT năm 2014 về hồ sơ giao đất, cho thuế đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, UBND TP.HCM khẳng định việc ban hành Quyết định 1968/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 về việc thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất tại địa chỉ số 419 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10 là đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, trước khi thực hiện thu hồi đất do hết hạn thuê đất và không gia hạn với khu đất tại số 419 Lê Hồng Phong, UBND TP.HCM có thực hiện xây dựng phương án thu hồi đất và có thông tin phương án thu hồi đất tại khu đất nêu trên đến Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn. Do đó, việc Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn khiếu nại Quyết định 1968/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 của UBND TP.HCM là không có cơ sở xem xét, giải quyết.

Dẫn các quy định về trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, UBND TP kết luận rằng việc Sở TN&MT ban hành Thông báo số 8253/TB-STNMT-TTr ngày 1/12/2021 thụ lý giải quyết khiếu nại của Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn là phù hợp quy định pháp luật. Do đó, việc Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn cho rằng thông báo của Sở TN&MT thụ lý giải quyết khiếu nại đất đai không đúng thẩm quyền, trái quy định pháp luật là không đúng.

Vì vậy, UBND TP.HCM công nhận và giữ nguyên nội dung Quyết định số 1968/QĐ ngày 28/5/2021 về thu hồi khu đất do Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn thuê tại 419 Lê Hồng Phong. Giao Chủ tịch UBND quận 10 công bố và tổ chức thực hiện quyết định theo quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch UBND thành phố, Thanh tra thành phố.

Thanh tra thành phố theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả việc thi hành quyết định này cho Chủ tịch UBND thành phố.

Ai đứng đằng sau khu đất 419 Lê Hồng Phong?

Theo kết quả xác minh của Sở TN&MT, khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong có diện tích khoảng 10.936m2, Công ty Giày Sài Gòn thuê năm 2000.

Đến năm 2007, UBND TP chấp thuận cho công ty này tiếp tục thuê đất đến hết ngày 31/12/2020. Hợp đồng cho thuê đất của Nhà nước quy định doanh nghiệp thuê không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, năm 2015, Công ty Giày Sài Gòn ký hợp đồng cho thuê đối với Công ty Thành Bưởi với giá 440 triệu đồng/tháng, tương đương gần 5,3 tỷ đồng/năm, kéo dài trong vòng 5 năm.

Khi phát hiện, cơ quan chức năng buộc Công ty Giày Sài Gòn chấm dứt hợp đồng cho thuê với bên thứ ba là Công ty Thành Bưởi.

Trong khi TP.HCM cho Công ty Cổ phàn Giày Sài Gòn (sau này là Công ty Cổ phần Giáo dục G Sài Gòn) thuê để làm văn phòng, nơi sản xuất giày, thì công ty này cho Thành Bưởi thuê lại để lập bến lậu, tổ chức đón trả khách trái phép.

Trong khi TP.HCM cho Công ty Cổ phàn Giày Sài Gòn (sau này là Công ty Cổ phần Giáo dục G Sài Gòn) thuê để làm văn phòng, nơi sản xuất giày, thì công ty này cho Thành Bưởi thuê lại để lập bến lậu, tổ chức đón trả khách trái phép.

Tuy nhiên, để trá hình, Công ty Giày Sài Gòn hủy hợp đồng cho thuê và ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Thành Bưởi thời hạn từ ngày 1/7/2016 đến 30/6/2021 và thu tiền thuê nhà xưởng hằng tháng.

Tháng 6/2017, Thanh tra Sở TN&MT đã có quyết định xử phạt Công ty Giày Sài Gòn hơn 720 triệu đồng vì cho thuê đất trái phép. UBND TP đã nhiều lần chỉ đạo Công ty Giày Sài Gòn phải chấm dứt ngay hành vi cho thuê mặt bằng 419 Lê Hồng Phong và phải sử dụng khu đất đúng mục đích sản xuất, kinh doanh.

Tháng 5/2019, UBND TP.HCM đã ra thông báo thu hồi toàn bộ khu đất này và bàn giao cho quận 10 để xây trường học.

Ngày 28/5/2021, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND thu hồi khu đất 10.936,3m2 thuộc thử đất số 3, tờ bản đổ số 9 (bản đồ địa chính phường 2, quận 10) do Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn thuê sử dụng.

Công ty CP Giày Sài Gòn tiền thân là Công ty Giày Ba Ta thuộc Bộ Công nghiệp cũ, đến năm 1993 đổi tên thành Công ty Giày Sài Gòn. Năm 2000, công ty này đã được thành phố ký cho thuê khu đất 13.000m2 tại số 419 Lê Hồng Phong và mục đích sản xuất kinh doanh. Đến 2003, công ty được cổ phần hóa, vốn điều lệ 16,5 tỷ đồng, Nhà nước chiếm 51%.

Đến tháng 3/2007, UBND TP.HCM tiếp tục cho Công ty CP Giày Sài Gòn thuê khu đất 10.936,3m2 tại 419 Lê Hồng Phong để làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày; Thời hạn đến 31/12/2020.

Cuối năm 2015, Nhà nước thoái vốn 100% tại công ty này. Sau đó, nhóm cổ đông mới thanh lý, bán máy móc, bắt đầu ngưng sản xuất giày ở đây.

Và kể từ năm 2015, Công ty Thành Bưởi bắt đầu xuất hiện trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn.

Cụ thể, cuối năm 2015, doanh nghiệp này có khoản phải thu ngắn hạn tại Công ty Thành Bưởi là 323 triệu đồng.

Những ngày qua, mặc dù đang trong quá trình kiểm tra, Công ty Thành Bưởi vẫn tiếp tục tổ chức đón trả khách trái phép tại khu đất 419 Lê Hồng Phong mà không có bất kỳ lực lượng chức năng nào vào kiểm tra, xử lý.

Những ngày qua, mặc dù đang trong quá trình kiểm tra, Công ty Thành Bưởi vẫn tiếp tục tổ chức đón trả khách trái phép tại khu đất 419 Lê Hồng Phong mà không có bất kỳ lực lượng chức năng nào vào kiểm tra, xử lý.

Theo lịch sử hình thành, Công ty CP Giày Sài Gòn có 16,5 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính năm 2016, nguồn vốn tạo thành vốn chủ sở hữu có khoản phải trả 1,2 tỷ đồng cho Công ty Thành Bưởi và 9,2 tỷ đồng phải trả cho ông Lê Đức Thành là Giám đốc Công ty Thành Bưởi. Như vậy, tổng số nợ giữa Công ty CP Giày Sài Gòn và ông Lê Đức Thành là 10,4 tỷ, chiếm 65% vốn điều lệ.

Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, Công ty Thành Bưởi được thành lập vào tháng 3/2000. Trụ sở chính tại số 266-268 Lê Hồng Phong, phường 4, quận 5, TPHCM. Sau 24 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, hiện công ty này có vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Công ty do 2 thành viên góp vốn gồm là ông Lê Đức Thành góp khoảng 67,8 tỷ đồng, nắm 84,71% vốn góp và ông Lê Dương góp 12,2 tỷ đồng, nắm giữ 15,29%.

Năm 2022 ông Lê Dương còn là Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục & Đào tạo Sài Gòn. Công ty có trụ sở tại quận 10, TP.HCM (chính là Công ty CP Giày Sài Gòn – doanh nghiệp thuê đất công của Nhà nước).

Luật sư Nguyễn Hà (Đoàn Luật sư Hà Nội):

Cần sớm thu hồi đất để làm trường học

Việc Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn khiếu nại lên Bộ TN&MT là quyền của doanh nghiệp. Nhưng Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất của UBND TP.HCM, vì quyết định này là đúng luật.

UBND TP.HCM cần sớm chỉ đạo các ngành chức năng, UBND quận 10 sớm ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Bởi việc đất Nhà nước không thu hồi được trong nhiều năm sẽ dẫn đển thất thoát, lãng phí. Cần sớm thu hồi để xây dựng trường học cho học sinh như chỉ đạo của thành phố.

Nhóm PV – Báo Giao Thông

Theo Giao Thông

Ảnh: TP.HCM khẳng định việc thu hồi khu đất 419 Lê Hồng Phong là đúng quy định pháp luật.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.baogiaothong.vn/tphcm-se-cuong-che-thu-hoi-dat-vang-thanh-buoi-dung-lam-ben-lau-192231016190246595.htm

Cận cảnh 4 ô đất bị chủ đầu tư ‘om’ hơn 20 năm, giờ bị thu hồi xây trường học

4 lô đất ‘khủng’ bị Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị HUD ‘om’ hơn 20 năm nay chính thức bị TP Hà Nội thu hồi để xây dựng trường học (1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường THPT).

Mới đây, tại kỳ họp thứ 9, HĐND quận Hoàng Mai đã thông qua chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có các dự án xây dựng trường học. (Ảnh: Ô đất C1/NT3, NT-II.7.3 được quy hoạch xây dựng Trường Mầm non Hoàng Liệt).

Mới đây, tại kỳ họp thứ 9, HĐND quận Hoàng Mai đã thông qua chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có các dự án xây dựng trường học. (Ảnh: Ô đất C1/NT3, NT-II.7.3 được quy hoạch xây dựng Trường Mầm non Hoàng Liệt).

Tại Tờ trình “Về việc phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, UBND quận Hoàng Mai đề nghị duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án mới. (Ảnh: Ô đất C1/NT3, NT-II.7.3 có diện tích khoảng 0,6ha, bao quanh 4 phía đều là khu nhà ở).

Tại Tờ trình “Về việc phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, UBND quận Hoàng Mai đề nghị duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án mới. (Ảnh: Ô đất C1/NT3, NT-II.7.3 có diện tích khoảng 0,6ha, bao quanh 4 phía đều là khu nhà ở).

Cụ thể, sẽ xây dựng Trường Mầm non Hoàng Liệt tại ô đất C1/NT3 (NT-II.7.3); Xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt tại ô đất C1/TH2 (TH-III.15.2); Xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt tại ô đất F4/TH2 (TH2); Xây dựng Trường THPT Hoàng Liệt tại ô đất C1/TH3 (TH.III.16.1). (Ảnh: ô đất C1/TH2 (TH-III.15.2) được quy hoạch xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt, được bao quanh bởi chung cư cao tầng trong khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp , phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, gần cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ).

Cụ thể, sẽ xây dựng Trường Mầm non Hoàng Liệt tại ô đất C1/NT3 (NT-II.7.3); Xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt tại ô đất C1/TH2 (TH-III.15.2); Xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt tại ô đất F4/TH2 (TH2); Xây dựng Trường THPT Hoàng Liệt tại ô đất C1/TH3 (TH.III.16.1). (Ảnh: ô đất C1/TH2 (TH-III.15.2) được quy hoạch xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt, được bao quanh bởi chung cư cao tầng trong khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp , phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, gần cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ).

Ô đất xây trường học này có diện tích lên đến 2,4 ha, đất đai bị quây tôn, cỏ hoang mọc um tùm.

Ô đất xây trường học này có diện tích lên đến 2,4 ha, đất đai bị quây tôn, cỏ hoang mọc um tùm.

Theo chính quyền sở tại, những ô đất này do Tổng công ty HUD làm chủ đầu tư, đã để không khoảng 20 năm, để cỏ dại mọc hoặc chỉ tận dụng làm bãi trông xe, bãi để vật liệu, trồng rau... Trong khi đó, áp lực đầu tư cơ sở hạ tầng trong ngành giáo dục trên địa bàn là rất lớn. (Ảnh: Ô đất F4/TH2 (TH2) được quy hoạch xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt. Ô đất nằm trên phố Bùi Quốc Khái, bên cạnh là khu dân cư đông đúc).

Theo chính quyền sở tại, những ô đất này do Tổng công ty HUD làm chủ đầu tư, đã để không khoảng 20 năm, để cỏ dại mọc hoặc chỉ tận dụng làm bãi trông xe, bãi để vật liệu, trồng rau… Trong khi đó, áp lực đầu tư cơ sở hạ tầng trong ngành giáo dục trên địa bàn là rất lớn. (Ảnh: Ô đất F4/TH2 (TH2) được quy hoạch xây dựng Trường Tiểu học Hoàng Liệt. Ô đất nằm trên phố Bùi Quốc Khái, bên cạnh là khu dân cư đông đúc).

Ô đất có diện tích 1,1ha, được quây tôn kín mít, bên trong được các hộ dân sinh sống tận dụng thành nơi trồng rau.

Ô đất có diện tích 1,1ha, được quây tôn kín mít, bên trong được các hộ dân sinh sống tận dụng thành nơi trồng rau.

Theo UBND quận Hoàng Mai, hiện quận này mới có 90 trường học, tăng 39 trường so với năm 2003 (gồm 58 trường công lập, 32 trường ngoài công lập). Trong khi số học sinh toàn quận lên tới gần 96.800 học sinh. (Ảnh: Ô đất C1/TH3 (TH.III.16.1) được quy hoạch xây dựng Trường THPT Hoàng Liệt. Ô đất nằm trên đường Trần Thủ Độ (phường Hoàng Liệt), gần cầu Tứ Hiệp).

Theo UBND quận Hoàng Mai, hiện quận này mới có 90 trường học, tăng 39 trường so với năm 2003 (gồm 58 trường công lập, 32 trường ngoài công lập). Trong khi số học sinh toàn quận lên tới gần 96.800 học sinh. (Ảnh: Ô đất C1/TH3 (TH.III.16.1) được quy hoạch xây dựng Trường THPT Hoàng Liệt. Ô đất nằm trên đường Trần Thủ Độ (phường Hoàng Liệt), gần cầu Tứ Hiệp).

Mỗi năm có 4.000-5.000 học sinh của quận Hoàng Mai thiếu trường học. Hiện, địa phương này còn thiếu 10 trường mầm non và hơn 10 trường tiểu học mới đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. (Ảnh: Ô đất có diện tích khoảng 1,3ha. Một phần ô đất là bãi đất trống bỏ hoang nhiều năm, một phần thành nơi tập kết phế liệu được quây tôn).

Mỗi năm có 4.000-5.000 học sinh của quận Hoàng Mai thiếu trường học. Hiện, địa phương này còn thiếu 10 trường mầm non và hơn 10 trường tiểu học mới đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. (Ảnh: Ô đất có diện tích khoảng 1,3ha. Một phần ô đất là bãi đất trống bỏ hoang nhiều năm, một phần thành nơi tập kết phế liệu được quây tôn).

Văn Ngân/VOV.VN

Theo VOV.VN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/can-canh-4-o-dat-bi-chu-dau-tu-om-hon-20-nam-gio-bi-thu-hoi-xay-truong-hoc-post1052906.vov

Trại chăn nuôi lợn công nghệ cao ở Thanh Hóa bị phạt gần 100 triệu đồng

Sau khi kiểm tra, lập biên bản sự việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt hành chính Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina (chủ đầu tư trại lợn tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh) số tiền 70 triệu đồng vì vi phạm về môi trường và 25 triệu về lỗi chậm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường theo quy định.

Ngày 17/10, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Thắng – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa xác nhận thông tin nói trên và cho biết, thẩm quyền xử phạt thuộc quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa.

Như thông tin chúng tôi đã đưa, thời gian vừa qua, trên địa bàn một số thôn thuộc xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa xảy ra tình trạng mùi hôi thối phân lợn bốc lên nồng nặc. Nhận được phản ánh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với UBND huyện Lang Chánh, UBND xã Tân Phúc làm việc với Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina.

Kết quả kiểm tra cho thấy, trang trại đang nuôi 700 con lợn khi chưa lắp dựng đầy đủ lưới chắn mùi hôi để xử lý, giảm thiểu mùi hôi sau các dãy chuồng nuôi. Có một số vị trí bạt bị thủng tại bể biogas số 2 dẫn tới khí sinh học trong bể biogas bị phì ra ngoài gây mùi, ảnh hưởng đến khu dân cư của xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh.

Sau khi kiểm tra, lập biên bản sự việc, Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina với tổng số tiền phạt 70 triệu đồng. Trước đó, Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina bị phạt 25 triệu đồng về hành vi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn.

Trại lợn của Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri - Vina nuôi 700 con lợn khi chưa có Giấy phép môi trường.

Trại lợn của Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina nuôi 700 con lợn khi chưa có Giấy phép môi trường.

Cùng với việc bị xử phạt, cơ quan chức năng yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương đầu tư đầy đủ các công trình xử lý chất thải và chỉ được phép đưa thêm heo mới vào nuôi sau khi được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép môi trường. Công ty khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để được xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án; lắp đặt đầu đốt khí gas dư từ ba bể biogas để xử lý triệt để khí sinh ra, tuyệt đối không được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina (Địa chỉ số 112, ngõ 310/57 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh để thực hiện Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất với tổng diện tích 371.788,2 m2 (trong đó, 177.535,25 m2 dùng để xây dựng các hạng mục công trình của dự án và 194.252,95 m2 để trồng rừng sản xuất). Hạng mục trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao có công suất 60.000 lợn thịt/năm.

Ông Nguyễn Viết Thắng – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh, khẳng định: Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina có sơ suất khi nuôi thử nghiệm 700 con lợn mà chưa báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền và hiện công ty cũng chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp “Giấy phép môi trường”.

Trần Thắng – Báo CAND

Theo Công An Nhân Dân

Ảnh: Hệ thống hố biogas bị hở là một trong những nguyên nhân gây mùi hôi từ trại lợi.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://cand.com.vn/doanh-nghiep/trai-chan-nuoi-lon-cong-nghe-cao-o-thanh-hoa-bi-phat-gan-100-trieu-dong-i710620/

Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 39-2023

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 39-2023 với những nội dung chính như sau:

Về quản lý môi trường

– Ảnh hưởng của đợt nắng nóng và hạn hán ở châu Âu năm 2018 đến hóa sinh địa hóa ven biển ở Bight Đức.

– Xây dựng chiến lược bền vững thông qua tối ưu hóa LID nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu hàng năm.

– Phương pháp phân bổ chuỗi cung ứng cho trách nhiệm môi trường dựa trên năng lượng hóa thạch làm điểm tựa cho trách nhiệm carbon.

– Mối liên hệ giữa carbon toàn cầu và các nguồn năng lượng tái tạo: Một bước hướng tới sự bền vững.

– Thu hút các bên liên quan tham gia hợp tác kiểm soát ô nhiễm không khí: Trò chơi tiến hóa ba bên giữa doanh nghiệp, công chúng và chính phủ.

– Điều chỉnh nội bộ và chuyển đổi số các yếu tố đầu vào trung gian: Hiệu quả kinh tế và tác động môi trường.

– Giảm thiểu ô nhiễm dầu khí vì môi trường bền vững – Đánh giá quan trọng và triển vọng.

– Hệ thống dự báo ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe và đánh giá chi phí kinh tế mới cho quản lý môi trường: Từ góc nhìn mới của cấp huyện.

– Toàn cầu hóa và vốn nhân lực là cơ hội hay mối đe dọa đối với sự bền vững môi trường? Bằng chứng từ các nước mới nổi.

– Chiến lược lựa chọn nhãn sinh thái tối ưu cho các tập đoàn có trách nhiệm với môi trường có cân nhắc các quy định của Chính phủ.

Về môi trường đô thị

– Diễn biến của khí hậu địa phương ở Montréal và Ottawa trước, trong và sau đợt nắng nóng và ảnh hưởng đến đảo nhiệt đô thị.

– Quá trình hóa rắn/ổn định và đánh giá rủi ro của kim loại nặng trong tro bay đốt chất thải rắn đô thị: Đánh giá.

– Dân số trong tương lai tiếp xúc với sóng nhiệt ở 83 siêu đô thị toàn cầu.

– Kiểm soát ngập úng đô thị: Một phương pháp mới để tái thiết đường ống thoát nước đô thị, có hệ thống và tự động.

– Các giá trị bền vững và tối ưu cho nước thải đô thị: Loại bỏ nhu cầu oxy sinh học và nhu cầu oxy hóa học bằng nhiều cấp độ mô phỏng dựa trên thuật toán di truyền và than hoạt tính dạng hạt khác nhau.

– Phương pháp ước tính tiềm năng khử cacbon ở cấp độ khu vực lân cận trong khu đô thị: Ứng dụng tại La Carrasca, thành phố Valencia – Tây Ban Nha.

– Các đặc điểm chức năng bề mặt lá ảnh hưởng đến vật chất dạng hạt và giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng hydrocacbon thơm đa vòng: Thông tin chi tiết từ rừng đô thị Địa Trung Hải.

– Làm thế nào không gian xanh có thể giảm thiểu đảo nhiệt đô thị? Phân tích hiệu quả làm mát, cô lập carbon và chi phí nuôi dưỡng ở quy mô đường phố.

– Một cách tiếp cận tổng hợp để kiểm tra sự phân mảnh đô thị ở các khu vực đô thị: Ý nghĩa đối với quy hoạch đô thị bền vững.

– Nhận dạng, sự xuất hiện, nồng độ và thành phần của fiproles trong các nhà máy xử lý nước thải đô thị.

– Đặc điểm của vi nhựa, kim loại liên quan và đánh giá rủi ro sinh thái trong lớp đất mặt của đô thị Shiraz, phía tây nam Iran.

Về môi trường khu công nghiệp

– Về các khuyến khích của cá nhân và xã hội để áp dụng các thực hành có trách nhiệm với môi trường và xã hội trong ngành công nghiệp độc quyền.

– Phân tích dấu chân carbon khi xem xét hoạt động sản xuất của khu vực phi chính thức: Trường hợp các ngành công nghiệp sản xuất của Ấn Độ.

– Quy định môi trường ảnh hưởng đến năng suất như thế nào? Vai trò của chiến lược tuân thủ của doanh nghiệp.

– Chiến lược và đặc điểm phát triển công nghiệp sinh thái theo đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc.

– Giảm thiểu chi phí điện năng đa mục tiêu và giảm thiểu lượng khí thải CO2 gián tiếp trong các tòa nhà thương mại và công nghiệp sử dụng hệ thống lưu trữ năng lượng pin độc lập.

– Phát triển mối liên hệ giữa hành vi của nhân viên xanh, tránh thuế, năng lực xanh và hiệu quả hoạt động bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

– Hiệu suất của nhà máy nhiệt điện than sCO2 ở các công suất điện khác nhau.

– Về thiết kế và sản xuất bền vững cho ngành giày dép – Hướng tới sản xuất tuần hoàn.

– Xác định các điểm nóng về môi trường của việc chiết xuất chất xơ từ vỏ đậu xanh.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. The effect of nitrous acid (HONO) on ozone formation during pollution episodes in southeastern China: Results from model improvement and mechanism insights

Science of The Total Environment, Volume 891, 15 September 2023, 164477

Abstract

Two ozone (O3) processes, summer episode dominated by local production and autumn episode dominated by regional transport, were chosen to investigate the role of HONO in different pollution processes. Meteorological conditions, diurnal variation of O3, potential source contribution factor (PSCF) analysis, concentration weighted trajectory (CWT) models, and the distribution of the eight-hour maximum values of O3 on mainland China all prove that summer O3 was mainly locally generated while autumn O3 episode was more susceptible to regional transport. The gaps between observations and simulation results with the default HONO chemistry in Master Chemical Mechanism (MCM) of Observation Based Model (OBM) were higher in summer episode (0.58 ppb) than autumn episode (0.37 ppb). Although we implemented nine additional sources in the model to revise the HONO chemistry, the simulated values were still lower than the observed values. HONO promoted O3 production by accelerating the reaction of HO2 + NO and RO2 + NO, and promoted loss of O3 by the reaction of OH + NO2 and RO2 + NO2. The net production rate of O3 with HONO constraint increased by 28.50 % in summer and 22.43 % in autumn, which also indicated that HONO played more important role in the O3 production in summer. The difference of NOx of daily RIR between the cases with and without HONO constraint was higher in summer O3 episode (0.15 %/%) than that in autumn O3 episode (0.09 %/%), the same as to VOCs with −0.20 %/% in summer O3 episode and − 0.14 %/% in autumn O3 episode, which indicated that the presence or absence of the HONO constraint has a greater impact on the RIR value in the case of dominant local generation. In brief, the O3 sensitivity would be more favorable for VOCs without HONO constrained in the model, which would inevitably mislead policy makers to develop efficient policies to control O3 pollution.

2. Effects of the 2018 European heatwave and drought on coastal biogeochemistry in the German Bight

Science of The Total Environment, Volume 892, 20 September 2023, 164316

Abstract

In 2018, Europe experienced an unprecedented heatwave and drought, especially in central and northern Europe, which caused decreased terrestrial production and affected ecosystem health. In this study, the effects of this event on the marine environment are investigate, with a focus on the biogeochemical response in the German Bight of the North Sea. Using time series data from FerryBoxes, research cruises, monitoring programs and remote sensing we compare conditions in 2018 to climatological values. We find that (1) the heatwave caused rapid warming of surface waters, (2) the drought reduced river discharge and nutrient loads to the coast, and (3) these combined effects altered coastal biogeochemistry and productivity. During 2018, both water discharge and nutrient loads from rivers discharging into the German Bight were below the seasonally variable 10th percentile from March onward. Throughout the study domain, water temperature was near or below that threshold in March 2018, but higher than in other years during May 2018, representing not only a heat wave, but also the fastest spring warming on record. This extreme warming period saw concurrent high peaks in chlorophyll a, dissolved oxygen and pH, consistent with the development of a strong spring bloom. It appears that productivity was above 75th percentile of the 21-year record in most of the nearshore region, while offshore it was widely below the 25th percentile in 2018. The drought-related low discharge limited nutrient supply from the rivers, but likely increased water residence time nearshore, where a surge in primary production with efficient nutrient utilization during the spring depleted nutrients available for transport offshore. There, the heatwave-related rapid warming of surface water resulted in the establishment of a stable thermal water column stratification, hindering vertical nutrient supply to the surface layer during the summer.

3. Enriching the green economy through sustainable investments: An ESG-based credit rating model for green financing

Journal of Cleaner Production, Volume 420, 25 September 2023, 138315

Abstract

Environmental, social, and governance (ESG) measures have grown significantly as sustainable investment has become a key driver of capital allocation. Sustainable investment is one of the main agendas for fulfilling sustainable development. Thus, financial institutions can significantly tackle socio-ecological concerns by recognising socially conscientious borrowers for long-term investments. They can invest in or lend to enterprises involved in sustainable development to construct a sustainable future. Unfortunately, financial institutions confront several obstacles in selecting such borrowers from a large pool of applicants. To accomplish the goal of sustainable investments, this study proposes an ESG-based credit rating model that considers a firm’s ESG performance. The suggested model was built by applying the fuzzy Best Worst Method (BWM) and the newly developed fuzzy Technique for Order Preferences by Similarity to an Ideal Solution (TOPSIS) Sorting. The fuzzy BWM was used to determine the weight of criteria, while the fuzzy TOPSIS-Sorting was used to evaluate firms against the identified criteria. A practical case has been demonstrated to show the utility of the proposed model. This study identifies the financial pillar as the most important, accounting for 43% of the overall importance, followed by the environmental pillar (24%), the social pillar (19%), and the governance pillar (14%). The suggested credit rating model has shown an accuracy rate of 84.31% and a true positive rate of 87.5%. Regarding policy implementations, financial institutions, regulators, and other authorities may employ it to assist sustainable investments in fulfilling sustainable development goals. Banks may use the suggested method to calculate the capital required under the internal rating-based approach of Basel norms.

4. Centralization and firm pollution emissions: Evidence from City–county Merger in China

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137964

Abstract

This study examines the effect of centralization on firm pollution emissions. Using the datasets of firm-level emission and exploring the city–county merger policy (CCM) in China, we find that as CCM transfers much power from county to city, the pollution emissions of firms located in counties have reduced by 48%. This conclusion is still valid under multiple identification and robustness tests. Further analysis suggests that the vertical reform of the environmental protection agency (direct effect) and the change in county government’s targets (indirect effect) are two important mechanisms. Additionally, firm pollution emissions will reduce more in counties that easily implement this policy. Our findings have important policy suggestions. First, to effectively solve the negative externalities of environmental pollution, government should reform the EPA. Power centralization of environmental regulation promotes environmental protection. Second, the central government should add more environmental protection factors in local officials’ promotion evaluation system. Thus, the local officials will be aware that they should focus more on protecting the ecological environment while developing the economy.

5. Developing sustainable strategies by LID optimization in response to annual climate change impacts

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137931

Abstract

Designing urban runoff drainage systems is prominent in effectively managing floods due to increasing impermeable regions worldwide. However, although urban runoff drainage systems are configured mainly based on rainfall analysis, climate change influences their hydrological properties substantially. This research introduces an innovative methodology to analyze climate variations on optimal low impact developments (LIDs) of urban drainage systems in historical periods based on annual impacts (AIs) in projection periods considering uncertainties assessments. First, Storm Water Management Model (SWMM) is employed for simulating the process of rainfall-runoff considering quality and quantity analyses. This simulation model is coupled with a non-dominated genetic algorithm- II (NSGA-II) optimization algorithm to minimize the cost of LIDs, flood volume, and pollutant load. Then, future runoff and daily rainfall are projected on a yearly basis, including maximum, minimum, and median rainfall, to identify how climate change affects catchment properties. These projections and an ensemble model are obtained based on the Long Ashton Research Station Weather Generator (LARS-WG), which considers uncertainties. After that, the projected daily precipitation is fragmented into hourly segments utilizing the change factor approach (CFA). Finally, the ideal optimum type, size, and placement of the chosen LIDs are determined using the presented simulation-optimization (SO) model. To prove the effectiveness and appropriateness of the presented framework, it is implemented in a real-world study area in Darabad catchment, Tehran, Iran. Results indicate that the developed optimal LIDs are well-designed and sufficient in both the historical and projection periods. The findings also depict that with the current LIDs established for the historical period, the flooding volume and summation of total suspended solid (TSS) and total Nitrogen (TN) removals are decreased by 55.96% and 60.2% compared to when LIDs are not adopted. In addition, employing the developed LIDs based on an ensemble model results in the runoff volume and pollutants removal decline of up to 31.39% and 46.9%, respectively.

6. A supply chain allocation method for environmental responsibility based on fossil energy as the anchor for carbon responsibility

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137904

Abstract

Fossil fuel energy consumption is still dominant, supporting economic development and influencing environmental and climate change, both immediately and over time (e.g., carbon emissions). In this study, the concept of using fossil fuel energy (or fossil energy–based sources) as the anchor for determining carbon responsibility was proposed, which can more directly and adequately quantify and reflect the environmental responsibility of each stage of the energy economic system and further advance research on the extension of responsibility allocation to the front and back ends. Two key parameters, the primary energy consumption responsibility conversion factor and the value-added allocation factor, were introduced to couple both the energy and economic systems around carbon responsibility allocation and to complete the tracking and calculation of primary energy consumption responsibility in the entire energy supply chain. The relevant calculation data were used to map the responsibility using Sankey diagrams. Based on these parameters, we selected the Chinese energy supply system from 2002 to 2020 as a case study, calculated the allocation profile of primary energy consumption responsibility in the energy supply chain, and analyzed the evolution and allocation of primary energy consumption responsibility in the economic/residential sectors, final commodities, and final use categories. The results showed that energy-intensive industries (e.g., smelting and pressing of metals and manufacturing of chemicals) and energy-intensive products (e.g., construction commodities) are still important carrier sectors and commodities of primary energy consumption responsibility in China. Gross fixed capital formation remains the largest expenditure category of primary energy consumption responsibility. However, with the development and transformation of the national economy, the distribution of primary energy consumption responsibilities among the various stages of the energy system had subtly changed.

7. The nexus between global carbon and renewable energy sources: A step towards sustainability

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137927

Abstract

The energy transition is at the core of sustainable development as it helps to combat global warming and climate change. Similarly, carbon markets also support the climate change mitigation. Therefore, by realizing the potential role of clean energy and carbon markets in ensuring environmental sustainability, this study analyzes the spillovers and connectedness between the environment (global carbon) and renewable energy sources (wind, solar, geothermal, biofuel, and fuel cell). The empirical analysis is conducted by applying the novel “TVP-VAR” connectedness framework of Balcilar et al. (2021) on the daily data over the period from August 1, 2014, to February 4, 2022. The findings show that solar and biofuel appear as the highest net shock transmitter among alternative renewable sources while global carbon is shown as the net receiver of shocks. The largest transmission of shocks to global carbon is observed from wind followed by solar. Although these findings support the connectedness between renewable energy and the environment, however this connectedness is influenced by economic crises such as the oil crisis and pandemic crisis. During COVID-19, the fuel cell was the highest transmitter of shocks. The results are important for policy formulation, investment, and portfolio management as they provide insights into the interconnectedness and help in boosting climate actions.

8. Cradle-to-grave lifecycle carbon footprint analysis and frontier decarbonization pathways of district buildings in subtropical Guangzhou, China

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137921

Abstract

This study conducted a holistic lifecycle carbon footprint analysis of small-scale district buildings in Guangzhou. Building energy system models were developed in TRNSYS software for quantifications on both embodied and operational carbon emissions. Afterwards, a top-down and bottom-up approach is proposed to systematically explore both passive (flexible adjustment on building services systems) and active strategies (e.g., onsite renewable energy supply) for decarbonization transformation. Research results showed that carbon emissions in production and operation stages account for the largest proportion of the total lifecycle carbon emissions. Moreover, active strategies through distributed renewable systems prioritize others in decarbonization transformation, followed by passive strategies in building services systems. In the subtropical Guangzhou, the Building Integrated Photovoltaics (BIPVs) can reduce the operational carbon emission by 26.5%, 24.4% and 22.5% in the hotel, office, and residential building, respectively. The decreasing magnitude of annual carbon emission is between 21897.4 and 206733.0 kg CO2,e when the integrated rated capacity of wind turbine is between 100 and 500 kW. This research provides a generic approach to estimate lifecycle carbon footprint and gives a clear roadmap on decarbonization pathways of buildings, promoting the sustainability transition towards the dual-carbon era.

9. The effects of socioeconomic factors on particulate matter concentration in China’s: New evidence from spatial econometric model

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137969

Abstract

As a result of rapid industrialization and urbanization, China is now facing a host of environmental problems that have serious health implications. Studies of air pollution’s impact on human health are vital in many fields, including epidemiology, environmental science, and the social sciences. To ensure the effective growth of socioeconomic sectors, it is critical to investigate the effect of socioeconomic factors on primary air pollutant particulate matter (PM2.5) and the driving mechanism. We conducted group-wise (i.,e. divide data in 5 different periods, D1 (2002–2006), D2 (2007–2011), D3 (2012–2016), D4 (2017–2021) and D5(2002–2021) spatial autocorrelation and spatial panel regression analyses of PM2.5 emissions using panel data from 34 provincial-level administrative units in China from 2002 to 2021 to understand the factors influencing air pollutant emissions. This study adds to the literature by considering comprehensive features and spatial effects in the panel-data econometric framework of the different areas. The spatial features analysis reveals that pollutant emissions in these regions decreased during the study period, although socioeconomic and natural factors are essential sources of PM2.5. PM2.5 emissions also showed significant positive spatial autocorrelations. Several statistical tests were run to examine the spatial autocorrelation among the regions. The results of a random effect regression model and geometric weighted regression (GWR) revealed that both socioeconomic and natural factors were statistically significant for PM2.5, though to varying degrees depending on region type. Positive and statistically significant results were obtained for China when considering the impacts of urban population, urban green space, economic growth, and economic spending. China has a positive and significant link with the exploitation of energy and natural resources. In light of these findings, we have developed several ideas for addressing air pollution and improving environmental sustainability, such as increasing regional collaboration and reforming the economy.

10. Engaging stakeholders in collaborative control of air pollution: A tripartite evolutionary game of enterprises, public and government

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138074

Abstract

In the current context of air pollution control, inconsistent interest demands from various stakeholders hinder efficient cooperative governance. This study developed a tripartite evolutionary game model to examine the decision-making mechanism of enterprises, the public, and the governments involved in China’s air pollution control process. Using theoretical and simulation analysis, the study identifies critical factors of stakeholders’ strategies and propose possible evolution paths for achieving collaborative air pollution control. The results showed that collaborative governance among the three stakeholders is the optimal path for air pollution control in China, which evolves through four stages: government regulation, enterprises’ pollution control, public participation, and government withdrawal. Currently, China is currently in a transitional period from public participation to government withdrawal and should focus on introducing subsidy policies to encourage green technology innovation among enterprises, strengthen environmental information disclosure, and establish and improve public participation mechanisms. In the future, China should prioritize the construction of public participation channels, incentivize green technology innovation, and focus on synergistic effect of carbon emission reduction among enterprises. This will help achieve the possible government withdrawal stage where joint governance of the public and enterprises can effectively control air pollution, allowing the government to shift focus to other important environmental issues such as carbon emission reduction.

11. Internal adjustment and digital transformation of intermediate inputs: Economic performance and environmental effects

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138155

Abstract

With the increasing importance of supply chain security and the vigorous development of the digital economy, the trend of internal adjustment and digital transformation of intermediate input has become more obvious. Therefore, the impact this dual structural adjustment of intermediate input will have on the economy and environment is an interesting and practical topic. Therefore, this article proposes a new decomposition framework for intermediate input and total output, and constructs a production model that considers intermediate inputs and digital transformation. Based on the WIOT, socioeconomic accounts, and environmental accounts of the WIOD from 2000 to 2014, the panel regression model is used to analyze the economic benefits and environmental impacts brought by the internal adjustment of intermediate inputs and digital transformation.The results show that the internal adjustment of intermediate inputs and digital transformation can promote the improvement of total output by influencing multiple aspects of the economy and environment. The internal adjustment of nondigital intermediate inputs promotes the expansion of export scale and reduces the carbon intensity of added value. The digital transformation of intermediate input and internal adjustment of intermediate input strengthen the direct technical connection between domestic and foreign markets and increase the value-added share of the domestic market. However, the adjustment of intermediate input structure may also bring negative economic environmental effects. This article enriches the research on the adjustment of intermediate input structure from the dual perspectives of internalization and digitization, taking into account economic performance and environmental effects. Based on the research results, we put forward some ideas to promote high-quality development from the perspective of adjusting the structure of intermediate investment, such as countries (or regions) should actively promote the development and implementation of digital technology.

12. Tackling China’s local environmental policy implementation gap: An evolutionary game analysis of China’s environmental protection inspection system

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137942

Abstract

Despite China’s stringent environmental regulations, there has been a persistent policy implementation gap at local level, specifically due to local protectionism and inadequate enforcement measures. To address this issue, the Central Environmental Protection Inspection (CEPI) initiative was launched in 2016, replacing the Regional Environmental Protection Inspection (REPI) system. This study examines why the REPI failed to tackle the implementation gap and how the CEPI works. This is achieved by constructing a tripartite evolutionary game (EG) model consisting of the central government, local governments, and polluting enterprises. Using system dynamics (SD), the study simulates and analyzes the behavior and strategies of the three game players in two scenarios, namely weak and strong negative incentives. Then, this study analyzes the evolutionary process of environmental protection inspection (EPI) by means of a case study. The results show that: (1) the strategy adopted by polluting enterprises depends on the actual signal conveyed by the local governments. In addition, whether the strong regulatory signal of the central government can be effectively transmitted to polluting enterprises mainly depends on the attitude of the local governments. (2) The CEPI conveys a reliable commitment and provides effective external stimuli that adjust the incentive structure of local governments. Meanwhile, the REPI lacked significant punishment measures, which made it difficult for the central government’s environmental regulatory signals to reach polluting enterprises in an effective manner. This study contributes to a better understanding of the evolutionary process and causes of the EPI system, as well as how the Chinese government tackles the local environmental policy implementation gap.

13. Mitigating oil and gas pollutants for a sustainable environment – Critical review and prospects

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137863

Abstract

The oil and gas (O&G) industry generates pollutants from the exploration, refining, transportation, storage, and consumption of crude oil products that potentially pollute soil, aquatic environments, and ecosystem. They produce high quantities of gas pollutants, produced water, and other complex organic contaminants. These pollutants are associated with environmental risks, disrupt the well-being of humans, and are fatally hazardous. In fact, the release of pollutants leads to the displacement of animals and the loss of arable land for agricultural purposes. In addition, their influence on the surrounding environment is detrimental to global safety, as described by the World Health Organization (WHO). Controlling these pollutants below the standard emission limits set by global environmental regulations to achieve a safe and sustainable environment is crucial. Herein, the policies related to oil and gas pollution and the harmful effects of O&G pollutants have been reviewed. Also, the applications of catalytic and adsorption technologies in removing O&G pollutants have been discussed. Notably, the roles of novel catalysts and adsorbents in activating and converting harmful O&G pollutants into environment-friendly and value-added products have been highlighted. In addition, this review discusses the prospects of renewable energy technologies in mitigating waste pollutants related to O&G. Moreover, future research directions and useful scientific recommendations have been provided to stimulate further progress aimed at mitigating the harmful effects of O&G pollutants.

14. A novel air pollution forecasting, health effects, and economic cost assessment system for environmental management: From a new perspective of the district-level

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 138027

Abstract

Air pollution prediction and damage assessment are important in environmental management. However, existing research focuses more on the short-term prediction and loss assessment regarding past pollution, ignoring the importance of long-term air pollution prediction and impact pre-assessment at the district level. To address these problems, a novel air pollution forecasting, health effects, and economic cost assessment system is proposed for the first time in this study. The system comprises three subsystems: air pollution forecasting, health effects assessment, and economic cost assessment. The air pollution prediction subsystem adopts the popular damping accumulation operator and data-driven iteration mode, exhibiting excellent performance in air pollution prediction. The health effects and economic costs of PM2.5 were assessed in the health effects and economic cost assessment subsystems using the log-linear exposure response function and willingness-to-pay method, respectively. The following experimental results were obtained: (1) PM2.5 concentrations in downtown Beijing will decrease from 2023 to 2025. (2) Acute bronchial disease accounted for the largest proportion of all health effects. The economic cost of death was the highest. (3) At the = 5 level, the economic cost of Chaoyang District was projected to be relatively the largest in 2023, at approximately 2254.56 million yuan. These findings can be used as a reference for formulating global district-level environmental policies.

15. Do globalization and human capital an opportunity or threat to environmental sustainability? Evidence from emerging countries

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138028

Abstract

Globalization is an inclusive procedure that promotes worldwide cooperation and competition among countries by reducing cross-border constraints. To this end, this study investigates the role of globalization (economic, financial, and trade globalization), human capital, and technology with carbon footprint in the context of emerging seven (E−7) countries over the period 1970–2020. The empirical outcomes based on the cross-sectional autoregressive distributive lag (CS-ARDL) model reveal the direct effect of economic and trade globalization on environmental deterioration. Though analysis results reveal that financial globalization positively connects with carbon footprint, its coefficient is considerably low. Contrarily, human capital, technological advancement, and renewable energy improve environmental performance. The study’s conclusion validates that human capital preserves atmospheric quality. Similarly, renewable energy and urbanization impart their share to alleviating environmental degradation. The outcomes of this research offe

16. Optimal eco-label choice strategy for environmentally responsible corporations considering government regulations

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138013

Abstract

Eco-labels are an essential market instrument for communicating environmental information about products to consumers. This study aims to identify how government regulations affect the optimal determination of labeling choices in a competitive market. Our findings suggest that an industry-set eco-label is optimal in terms of economic benefits for firms that produce green products. However, a self-set eco-label can be a viable option if the credibility of the self-set label is high enough to be comparable to the industry-set label. For social benefits, the government-set eco-label is superior to both industry-set and self-set labels, but it does not benefit the profits of firms or the industry. Consequently, firms will not actively choose government eco-labels without considering other mandatory measures. Our results also suggest that eco-label credibility and subsidies can improve both economic and social benefits for firms. In addition, an increase in consumer preference is beneficial to social benefits, but not to economic benefits for firms. Furthermore, environmental taxes can improve economic benefits for green firms, but excessive taxes may harm industry performance and social welfare. The findings of this study offer valuable insights for stakeholders in making eco-label decisions. Additionally, by integrating government regulations and voluntary market tools, the study provides important policy implications for enhancing the effectiveness of eco-labels.

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Evolution of the local climate in Montreal and Ottawa before, during and after a heatwave and the effects on urban heat islands

Science of The Total Environment, Volume 890, 10 September 2023, 164497

Abstract

The heatwave event to which the Ontario-Quebec area was subjected in 2018 resulted in significant morbidity and mortality. In this study, an investigation was conducted on how this heatwave affected the respective urban heat islands (UHIs) in Montreal and Ottawa. The modelled urban climates were compared before, during and after the heatwave using a Weather Research and Forecast (WRF) model having a 1 km spatial resolution. The UHI was calculated using two methods. As a first method, the “rural-ring” method was used to calculate the UHI in regard to temperature differences between urban and surrounding rural areas. The second method used the “urban-increment” approach where simulation results were compared to another simulation in which urban cells are replaced by croplands. Results show that urban land can raise temperatures by up to 12 °C at surfaces and 6 °C in the near-surface air. A synoptic anticyclone in the lower atmosphere was responsible for the heatwave, although both cities were located in areas peripheral to the anticyclone. During the heatwave, precipitation at the initial stage of the event and low wind conditions largely varied the pattern of the UHI effect within each urban center. The UHI was generally unchanged or even reduced during this heatwave, but there was substantial diurnal variation. Around noon and in the afternoon, the UHI was amplified by up to 3 °C, whereas it was suppressed or even negative at sunrise.

2. Solidification/stabilization and risk assessment of heavy metals in municipal solid waste incineration fly ash: A review

Science of The Total Environment, Volume 892, 20 September 2023, 164451

Abstract

Incineration is currently the most common method of treating municipal solid waste. Municipal solid waste incineration fly ash (MSWI FA) contains a high concentration of toxic heavy metals (HMs), making it a hazardous waste. A series of detoxification treatments are required to reduce the toxicity of fly ash. Furthermore, the environmental risk of MSWI FA after treatment is becoming a cause of concern. This paper reviews the primary ash properties, pH, liquid-solid ratio, and other factors (microorganism, type of leaching agents, etc.) that affect the leaching of HMs from MSWI FA, compares and summarizes the most widely applied solidification/stabilization (S/S) techniques. In particular, models and methods for the environmental risk assessment and prediction of HMs are classified and described in detail. Finally, the inadequacy of current S/S techniques for MSWI FA is pointed out, which may be useful for upcoming studies on this topic.

3. Future population exposure to heatwaves in 83 global megacities

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164142

Abstract

Global warming leads to more frequent and intense heatwaves, putting urban populations at greater risk. Previous related studies considered only surface air temperature or one or two Shared Socioeconomic Pathways (SSPs) and were limited to specific regions. Moreover, no research focused on heatwave exposure in highly-populated global megacities facing severe threats. This study is the first to project future population exposure to heatwaves in 83 global megacities by 2100 using fine-resolution data, suitable indices reflecting human comfort in heatwaves by incorporating temperature and humidity, and a future population exposure projection and analysis framework. The results show that (1) the global frequency of extreme heatwave events and average change rate in each megacity sequentially increase from SSP1-2.6 to SSP5-8.5, and the change rate is generally larger in megacities in the Southern Hemisphere; (2) the increases in heatwave exposure are greatest under SSP370, and the change rates are generally larger for megacities in Southern Asia; (3) there is a high degree of inequality (Gini of 0.6 to 0.63) in future heatwave exposure globally, with the highest inequality under SSP5-8.5 and the lowest under SSP3-7.0; (4) the average exposure, increase rate, and change are highest in low-income megacities and lowest in high-income megacities. The distribution of exposure is the most balanced in middle-income megacities and the least balanced in high-income megacities; and (5) population growth contributes more to the change in exposure than total warming in high-income megacities under SSP1-2.6, and total urban warming contributes much more than population growth in all other cases. Every effort should be made to avoid the SSP3-7.0 scenario and pursue sustainable and rational urban economic development. Mumbai, Manila, Kolkata, and Jakarta warrant particular attention due to their rapid exposure growth. Additionally, policymakers and urban planners must focus on improving sustainable development planning for megacities in southern Asia and low-income megacities.

4. Urban waterlogging control: A novel method to urban drainage pipes reconstruction, systematic and automated

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 137950

Abstract

Reconstruction of the drainage system is an important measure for urban waterlogging control. For the drainage system of the community, factors such as upstream pipeline water capacity and downstream bottleneck pipeline are often neglected in the process of network reconstruction. Only the network in the waterlogged area is reformed, which is lack of systematicness, and may lead to the failure of waterlogging control. To solve this problem, the Storm Water Management Model (SWMM 5.1) is used to analyze the rationality of the current pipe network reconstruction methods using three indicators: the maximum overflow depth, the maximum overflow volume, and the conduit surcharge. And a new reconstruction method for drainage pipe networks is developed by R programming. The results show that the current pipe network reconstruction method is still insufficient to achieve the goal of eliminating node overflow. For different rainfall conditions, there are still existing low-risk areas, with maximum overflow depth can reach up to 0.15 m and maximum overflow volume can reach up to 7.12 m3. The novel developed drainage pipe network reconstruction method (optimizing pipe network) can effectively identify the bottleneck pipes, and by repeatedly expanding the bottleneck pipes, the goal of node overflow can be achieved under a given rainfall event.

5. Sustainable and optimized values for municipal wastewater: The removal of biological oxygen demand and chemical oxygen demand by various levels of geranular activated carbon- and genetic algorithm-based simulation

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137932

Abstract

Municipal wastewater treatment in Mashhad, Iran, became increasingly concerned with removing hazardous organic matter. Granular activated carbon (GAC) units downstream are necessary to minimize chemical oxygen demand (COD) and biological oxygen demand (BOD) concentrations by 80–94% to meet effluent treatment; secondary treatment from municipal wastewater only reduces 47% of residual COD and BOD. This study analyzes different types of GAC for COD and BOD adsorption at different contact times and dosages. The dosage of GACs is 0.15, 0.2, and 0.25, with a surface area of 644.5 m2/g and a suitable size of 14.89 nm. Using and genetic algorithms-artificial neural networks (GA-ANNs), sustainable and optimization values are determined for municipal wastewater. Despite that, it can find solutions to difficult or impossible problems using traditional methods. Another advantage is that GA-ANN can be used to solve problems that have multiple objectives or constraints. They can be used either in conjunction with the biological process or as a tertiary stage after the advanced wastewater treatment process. GAC = 0.25 also confirmed the effectiveness of COD and BOD removal, removing 91% and 93%, respectively.

6. Methodology for estimating the decarbonization potential at the neighborhood level in an urban area: Application to La Carrasca in Valencia city – Spain

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 138087

Abstract

Decarbonization potential estimation is critical to calculate and measure a specific area’s actual greenhouse gas reduction capacity. However, it is often challenging to estimate decarbonization potential, especially when dealing with large and diverse urban areas. Therefore, it is necessary to study the carbon footprint in the study area before evaluating decarbonization potential. This study aimed to develop a methodology for estimating the decarbonization potential in a district and applying it to La Carrasca neighborhood in Valencia City, Spain. The concept behind selecting a smaller area encompassing multiple sectors, including residential and services, rather than an entire city was to concentrate on often overlooked details, streamline the information processing, and consider factors that are otherwise unfeasible when a larger area is chosen. The proposed method considers all potential emissions according to scopes 1, 2, and 3 (direct emissions, primary indirect emissions, and other indirect emissions, respectively) and all possible decarbonization measures, including renewables, nature-based solutions, electrification, and improved waste management. The study utilizes several tools to achieve these objectives, including HOMER, QGIS, DATADIS, Google Earth, and Excel. The results of this study showed that the decarbonization potential of La Carrasca neighborhood is 7488 tons of CO2, representing a bit more than 11% of its overall emissions, and the total cost per emission saving during the lifetime of all the analyzed technologies is 200 €/tCO2. However, achieving complete decarbonization of the area would require more aggressive mitigation measures, government incentives, policy changes, new measures, and changes in habits among the population. Overall, the numerical results demonstrate the importance of considering an area’s carbon footprint and utilizing a comprehensive methodology to estimate the decarbonization potential for effective greenhouse gas reduction. The proposed methodology could be extrapolated to other areas to estimate decarbonization potential and emissions and to determine the feasibility of achieving negative carbon emissions.

7. Leaf surface functional traits influence particulate matter and polycyclic aromatic hydrocarbons air pollution mitigation: Insights from Mediterranean urban forests

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138158

Abstract

In this work the leaf surface functional traits, potentially useful for air phytoremediation of particulate matter (PM) and polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH), of 28 woody species have been characterized, and the role of these stomata, trichomes and cuticle traits in phytoremediation have been assessed looking at existing correlations with species-specific ability to sequester and retain airborne pollutants. Leaves were sampled in urban area in August and September and functional traits were measured using Scanning Electron Microscopy and Fourier-transform infrared spectroscopy. Pollutants were extracted by leaves and their concentrations and daily uptake rates were measured using gas chromatography. Significant differences were found between species in the arrangement of functional traits, concentrations and daily uptake of pollutants. Correlations between variables were studied by means of principal component analysis. The trichomes-related traits scaled positively with PM concentration daily uptake, whereas for PAH air phytoremediation, the cuticle physical and chemical features are relevant. Trichomes increase the leaf area several fold providing extra surfaces for PM retention, while cuticle thickness and esterification regulate the PAH retention and translocation in subcuticular tissues. Results provide novelty on the relationships between leaf surface functional traits and plant species phytoremediation potential, outlining an innovative way of measuring leaf surface functional traits. In addition to broadening the economic spectrum of functional traits, it is emphasized how important leaf surface functional traits are in the nature-based solutions definition and planning.

8. How can greenery space mitigate urban heat island? An analysis of cooling effect, carbon sequestration, and nurturing cost at the street scale

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138230

Abstract

Rapid urbanization has contributed to urban heat islands, which can potentially lead to increased energy consumption and carbon emissions, further worsening global warming. The U-shaped street canyon is one of the leading causes of urban heat islands, which may block air circulation and lead to urban heat accumulation. The canyon heat issues can be usually mitigated by nature-based solutions, such as street trees. It is important to increase the greenery space benefits (e.g., cooling effect of trees) with limited canyon space. However, there is an absence of refined greenery space design strategy in various street canyons. This work explored the quantitative design of greenery space (e.g., tree spacing) in different street canyons with complex morphological characteristics, in order to effectively improve co-benefits of trees and mitigate urban heat islands. Eighteen morphological types were considered, including symmetrical & asymmetrical shallow, ideal, and deep street canyons. Co-benefit considering cost of different tree spacings were analyzed, to maximize the benefits of cooling effect and carbon sequestration at minimal nurturing cost. Compared with street canyons without trees, ideal street canyon with tree spacing of 0.2W (W is canyon width) achieved the maximum temperature reduction of 6 °C. The positive correlation between tree spacing and co-benefits was found. The maximum co-benefits of street canyon trees occurred at tree spacing of less than 0.7W, which was largely increased by about 14% compared with 0.2W. This work can provide the guideline for efficient greenery space design, which is crucial for mitigating urban heat islands by nature-based solutions.

9. An integrated approach for examining urban fragmentation in metropolitan areas: Implications for sustainable urban planning

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138151

Abstract

Urban fragmentation is generally regarded as a strong urban structural polarisation that is closely related to sustainability, yet a comprehensive understanding of the management of different fragmentation scenarios and their causes is still lacking. The Wuhan metropolitan area, as a rapidly urbanising region, shows clear evidence of different forms of urban fragmentation due to rapid urbanisation and spatial differentiation in pedestrian network structure, neighbourhood residential pattern and land use structure. In this study, an integrated framework for examining the fragmentation of dynamic and complex metropolitan areas, is proposed. The results indicate that the 49 highly fragmented sub-districts are distributed with large gated communities, industrial parks, green spaces and rivers/lakes. The fragmentation forms of the Wuhan metropolitan area include morphological, connectional and functional (variety and conflict) fragmentation, which constitute six scenarios. The geographical detector model manifests that urban fragmentation is the result of natural, socio–economic and construction factors. The increase in spatial debris driven by housing prices (q = 0.334), gross domestic product (q = 0.282), population density (q = 0.359), constructive index (q = 0.292) and road density (q = 0.314) has dramatically affected spatial organisation co–evolution. Additionally, there are synergistic enhancement effects between each pair of driving factors, i.e., bivariate or nonlinear interaction strengthens the impact of each other factor on the index of urban fragmentation. The strongest bivariate interaction is between housing prices and constructive index, with a value of 0.503. The largest nonlinear interaction is between constructive index and industrial index, with a value of 0.487. These interactions all further exacerbate urban fragmentation. These findings not only contribute to an integrated methodological framework, but also provide scientific implications for the purpose of sustainable urban development and cleaner production planning.

10. Identification, occurrence, concentration and composition profile of fiproles in municipal wastewater treatment plants

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164198

Abstract

Although fipronil and several of its transformation products are ubiquitous in aquatic environments, limited information is available on the structural identities, detection frequencies, concentrations and composition profiles of fiproles (fipronil and its known and unknown transformation products) in municipal wastewater treatment plants (WWTPs). In this study, a suspect screening analysis was applied to identify and characterize fipronil transformation products in 16 municipal WWTPs from three cities in China. In addition to fipronil and its four transformation products (fipronil amide, fipronil sulfide, fipronil sulfone and desulfinyl fipronil), fipronil chloramine and fipronil sulfone chloramine were detected for the first time in municipal wastewater. Moreover, the cumulative concentrations of six transformation products were 0.236 ng/L and 3.44 ng/L in wastewater influents and effluents, and accounted for one-third (in influents) to half (in effluents) of fiproles. Of those transformation products, two chlorinated byproducts (fipronil chloramine and fipronil sulfone chloramine) were major transformation products in both municipal wastewater influents and effluents. Notably, the log Kow and bioconcentration factor (evaluated by EPI Suite software) of fipronil chloramine (log Kow = 6.64, and BCF = 11,200 L/kg wet-wt) and fipronil sulfone chloramine (log Kow = 4.42, and BCF = 382.9 L/kg wet-wt) were greater than that of their parent compound. Considering the persistence, bioaccumulation potential and toxicity, the high detection rates of fipronil chloramine and fipronil sulfone chloramine in urban aquatic systems need to be specifically considered in future ecological risk assessments.

11. Characterization of microplastic, metals associated and ecological risk assessment in the topsoil of shiraz metropolis, south west of Iran

Chemosphere, Volume 335, September 2023, 139060

Abstract

This research studied the occurrence, risk assessment and metals associated with microplastic (MPs) in soil of different land-use types in the south west of Iran. One hundred samples were collected from topsoil and MPs were extracted using the floatation method. In total, 9258 MPs particles with mean of 92.85 ± 119.24 particles kg−1 were counted. The mean MPs abundance in urban soils was 2.8 and 3.2 times higher than in industrial and agricultural soils, respectively. Fragment (43%) and small MPs (100–250 μm; 41%), were the dominant shape and size, respectively. Four main polymer types including Poly Ethylene (High Density Poly Ethylene and Low Density Poly Ethylene), Nylon (PA), Poly Propylene (PP), and Poly Styrene (PS) were identified. Nylon (29%) and PE (29%) were dominant polymer types. MPs particles in soil contained different levels of metals such as Cd, Cr, Cu, Fe, Hg, Pb, Zn, and Y, except La and Yb. The mean concentrations of metals were higher in MPs than in soil. The indices of MPs-induced risk showed a hazard level (III) in the study area. Pollution load index showed hazard level (II) for urban soils and hazard level (I) for industrial and agriculture soils, respectively. Overall, risk index indicated high to extreme danger for MPs pollution in the study area. This is the comprehensive study on the occurrence of soil MPs and associated metals, which provides basic information for a further study concerning ecosystem health in Shiraz.

12. Bridging the old and the new in sustainability transitions: The role of transition intermediaries in facilitating urban experimentation

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 138084

Abstract

As experimentation with niche innovations confronts the old with the new, intermediaries are important to bridge innovative niches and established regimes. While there is a broad literature on experimentation to foster urban sustainability transitions, there is limited understanding of intermediaries acting as facilitators and translators. Previous studies of transition intermediaries in urban experimentation adopt a scaling-centric focus, which rests on the assumption that novelty emerges within niches and impacts regimes through processes of scaling-up. By contrast, this study shifts towards a reconfiguration perspective to move beyond the niche-regime dichotomy and provide a more fine-grained conception of how novelty emerges in-between niches and regimes, as well as through within-regime dynamics. This is to build a dialogue between the literature on urban experimentation and the literature on intermediaries in sustainability transitions. It is to shed light on the ambigious and heterogeneous nature of regime actors: they do not only reproduce path dependencies, but can also facilitate path creation. It implies a shift from a meso- towards a micro-level of analysis, which reveals the variety of intermediaries and their interactions. The study provides an empirical exploration of niche and regime intermediaries in local experimentation by analysing the transdisciplinary research project “Dresden – City of the Future: Empowering Citizens, Transforming Cities!”. The qualitative case study follows an explorative approach, which provides empirical insights on intermediaries’ activities that could not be anticipated during the initial research design. The interaction between niche and regime intermediaries shows the importance of recognising the dialectic nature of change from below and change from above. While niche intermediaries acted more as visionaries, knowledge brokers and advocates of change, regime intermediaries acted more as guides and facilitators, creating a shared institutional infrastructure and coordinating local-level activities. It reveals the (dis)empowering dynamics that underlie niche-regime interaction but also power struggles regime intermediaries are confronted with. These findings provide insights for governance strategies to strengthen the position of transition intermediaries. They suggest that the work of intermediaries should no longer be hidden and informal but recognised as an essential part of transition governance. A variety of both niche and regime intermediaries should be fostered to build interfaces between niches and regimes, and bring about reconfiguration.

13. National water-saving city and its impact on agricultural total factor productivity: A case study of nine provinces along the Yellow River, China

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 138019

Abstract

As an important water-saving regulation, the construction of national water-saving city (NWSC) plays an important role in agricultural production, however, there is little research on its impact on agriculture. This paper uses super efficient Slacks-Based Measure (SBM) to measure agricultural total factor productivity (ATFP) in the regions along the Yellow River, and uses difference-in-difference (DID) model to explore the impact of NWSC on ATFP based on the theory of production factor flow. The results show that: First, the ATFP in the regions along the Yellow River demonstrated an initial increase followed by a decrease from 2000 to 2019, the ATFP in the regions along the Yellow River is low in the north and high in the south, and the ATFP of the main grain producing areas is generally higher. Second, the establishment of the NWSC can effectively improve the ATFP, the ATFP has increased by 6.57% compared with the control group, and the dynamic effect of the policy has shown an “N” pattern since its implementation. Particularly, in areas with relatively poor water resources, high agricultural factor intensification and major grain production areas, NWSC has a stronger impact on the ATFP. Third, NWSC has promoted the flow of labor production factors and improved ATFP through income effect, industrial synergy effect and technological innovation effect. The transfer of agricultural labor has also injected strong impetus into industrial development, and improved the return on industrial capital, which can promote agricultural capital more significantly, and further improved ATFP. Our findings provide empirical evidence for achieving high-quality agricultural development through the construction of NWSC.

14. Temporal and spatial heterogeneity of land use, urbanization, and ecosystem service value in China: A national-scale analysis

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 137911

Abstract

Ecosystem service value (ESV) is increasingly influenced by land use/land cover (LULC). At the same time, China’s extensive urbanization over the past 40 years has reduced ESV, highlighting a pressing need for spatial studies. However, few studies on the spatial relationship between LULC, urbanization, and ESV, especially at the national level, represent a significant gap in this field. In this research aims, we aim to fill this gap by examining their spatial relationships by studying 279 prefecture-level cities in China. Furthermore, to understand the changing dynamics, we studied the temporal and spatial heterogeneity of the effects of LULC and urbanization on ESV in 2005, 2010, 2015, and 2020 using a multiscale geographically weighted regression model. Regarding LULC, the results show that the impact of land use intensity on ESV is significantly negative nationwide, and the trend continued to strengthen from 2005 to 2020. There was significant spatial and temporal heterogeneity in the effects of land use diversity on ESV, with negative effects in the north and a positive impact in the Beijing-Tianjin-Hebei region. Concerning urbanization, the association between ESV and different types of urbanization varied greatly over space and time. Our findings suggest that policymakers should pay attention to compact land development, optimize land use structure, and promote the mixed use of land on the basis of rational planning in urban layouts, to mitigate the negative impacts of urbanization and LULC changes on ESV.

15. Sources and health risk assessment of water-soluble and water-insoluble metals in road and foliar dust in Xi’an, Northwest China

Science of The Total Environment, Volume 891, 15 September 2023, 164704

Abstract

Road dust pollution is still an important environmental problem in the cities of northwest China. To better understand the risk exposure and sources of unhealthy metals in road dust and foliar dust, the dust samples were collected in Xi’an city, Northwest China. The sampling period was during December 2019 and 53 metals in the dust were analyzed using Inductive Coupled Plasma Emission Spectrometer (ICPA-RQ). Compared to road dust, most metals are found in relatively higher concentrations in foliar dust, especially water-soluble metals, with Mn being 3710 times more abundant in foliar dust. However, the regional characteristics of road dust are more pronounced, i.e., the concentrations of Co and Ni are six times higher in industrial manufacturing areas than in residential areas. The results of the non-negative matrix factorization and principal component analysis source analyses demonstrate this difference, the dust in Xi’an is mainly from transportation (63 %) and natural sources (35 %). From the emission characteristics of the traffic source dust, brake wear is the main cause of traffic source, accounting for 43 %. However, the metal sources in each principal component of foliar dust show a more mixed state, which is consistent with the results of regional characterization. The health risk evaluation shows that traffic sources are the main risk source and contribute 67 % to the total risk. Among them, Pb from tire wear is the main contribution to the total non-carcinogenic risk for children, which is close to the risk threshold. In addition, Cr and Mn are also worthy of attention. The above results all emphasize the contribution of traffic emissions, especially the non-tailpipe emission component, to dust emissions and health risks. Therefore, controlling vehicle wear and tear and exhaust emissions should be the main way to improve air quality, such as traffic control and improvement of vehicle component materials.

16. Identifying the O3 chemical regime inferred from the weekly pattern of atmospheric O3, CO, NOx, and PM10: Five-year observations at a center urban site in Shanghai, China

Science of The Total Environment, Volume 888, 25 August 2023, 164079

Abstract

Ozone pollution is still considered a severe environmental problem in China despite the fact that great efforts have been devoted to monitoring and alleviating its impact by the Chinese government including the establishment of numerous observational networks. One of the issues most relevant to the design of emission reduction policies is to distinguish the O3 chemical regime. Here a method of quantifying the fraction of the radical loss versus NOx chemistry was applied to identify the O3 chemical regime inferred from the weekly pattern of atmospheric O3, CO, NOx, and PM10, which were monitored by Ministry of Ecology and Environment of China (MEEC). During spring and autumn, O3 and the total odd oxygen (Ox, Ox = O3 + NO2) weekend afternoon concentrations are both higher than the weekday values during 2015–2019 except in 2016, while CO and NOx weekend morning concentrations were generally both smaller than weekday values except 2017. Results from the calculated values of fraction of the radical loss by NOx chemistry relative to total radical loss (Ln/Q) suggested a volatile organic compound (VOC)-limited regime at this site in the spring of 2015–2019, as expected from the decreasing trend in NOx concentration and essentially constant CO after 2017. With respect to autumn, a shift from a transition regime during 2015–2017 to a VOC-limited regime in 2018 was found, which rapidly took place to a NOx-limited regime in 2019. No significant differences were detected in the Ln/Q values under different assumptions on photolysis frequencies both in spring and autumn mostly from 2015 to 2019, giving the same conclusion of determining the O3 sensitivity regime. This study develops a new method in determining the O3 sensitivity regime in the typical season in China and provides insight into efficient O3 control strategies in different seasons.

MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

1. On the private and social incentives to adopt environmentally and socially responsible practices in a monopoly industry

Journal of Cleaner Production, Available online 27 September 2023, 139036

Abstract

This paper studies the incentives to adopt Environmental Corporate Social Responsibility (ECSR) in a multiproduct monopoly. In our framework, products are horizontally differentiated, production is polluting and a time-consistent government levies a tax on emissions. The ECSR monopolist may invest in R&D activities to reduce polluting emissions, while emission- reducing innovation may spillover from one product to the other. We show that the monopolist has no incentive to engage in ECSR, unless a regulatory measure is introduced. By contrast, a time consistent tax induces the adoption of a ECSR statute. Under admissible parameter conditions, profits are concave and single-peaked in the ECSR intensity. Finally, ECSR monotonically increases social welfare, by raising consumer surplus and curbing environmental damage.

2. Carbon footprint analysis considering production activities of informal sector: The case of manufacturing industries of India

Energy Economics, Volume 125, September 2023, 106809

Abstract

This study estimates an input-output table for India that distinguishes between the formal and informal sectors in 25 manufacturing industries to investigate the informal sector’s contribution to the national carbon footprint (CO2 emissions embodied in supply chains). The proposed table reflects the differences in terms of input structure and carbon emission intensity between each industry’s formal and informal sectors. The results showed that the informal sector in several industries contributed significantly to the carbon footprint of the top three supply chains with larger CO2 emissions in India. The study suggests that environmental policymakers target the informal sector and identify the actors involved in achieving CO2 emission reduction in the informal sector.

3. How does environmental regulation affect productivity? The role of corporate compliance strategies

Economic Modelling, Volume 126, September 2023, 106408

Abstract

Existing research is mixed on whether environmental regulations improve productivity, yet few studies clarify the debate from the lens of corporate compliance strategies. We establish a partial-equilibrium model incorporating the choice of optimal compliance strategy and theoretically illustrate the relationship between environmental regulation and TFP. Taking China’s most stringent New Environmental Protection Law (NEPL) as a quasi-experiment, we utilize Chinese-listed company data from 2010 to 2020 to verify their relationship. The results demonstrate that the NEPL enhances productivity at firm and industry levels, but the productivity-enhancing effect decays over time. Firms’ compliance strategies of innovation, exit, and relocation are three mechanisms, of which innovation plays the most prominent role. Strategic choices are affected by human capital; firms with high human capital tend to innovate, while others choose to relocate or exit. Our findings highlight the importance of compliance strategies in impacting productivity and provide implications for regulators to design sustainable regulatory tools.

4. Emission leakage and the effectiveness of regional environmental regulation in China

Journal of Environmental Economics and Management, Volume 121, September 2023, 102869

Abstract

This paper examines the emission leakage by the regional environmental regulation applied in Beijing and its surrounding area. Using the unique firm-level daily emission data, we develop a novel model to estimate the size of immediate leakage through the price mechanism. Our empirics find that leakage offsets about 60% of the total amount of emission reduction in the regulated region and the aggregate emission reduction is less than two percent. We also use the iron and steel industry as an example to show how the prices of input and output factors respond to the regulation.

5. Eco-industrial development strategies and characteristics according to the performance evaluation of eco-industrial park projects in Korea

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137971

Abstract

The economic performance of eco-industrial park (EIP) projects has been studied extensively in previous research; however, efforts to link EIP project performance with sustainable eco-industrial development (EID) strategies have been rarely considered. To bridge this gap, this study evaluated the performance of Korean EIP projects, promoted through three stages, based on the EID strategies using the ordinal scale evaluation method. Accordingly, the process of developing EIP projects in Korea was reviewed and the EID methodology was derived through previous research results. The analysis showed that 63.1% (32.8/58 points) of the EIP projects considered and/or applied the EID strategies to them, indicating that the Korean EIP Project Group suitably considered EID strategies, whereas other projects did not. The overall characteristics were: 1) The EIP projects with established initial EID strategies were more likely to produce better results (72.8%). 2) The projects with established initial strategies resulted in high economic performance. 3) The projects showed the high interest of EIP projects in strategies related to economic performance. 4) Strategies of high interest existed but did not lead to successful results. 5) Non-production process strategies were generally not implemented. 6) Performance depended on the ability of the project groups to enforce strategies. Our results showed the importance of applying EID strategies to EIP projects to achieve sustainable development, and suggest a revised systematic approach to develop EID strategies through analyzing the performance of EIP projects.

6. Multi-objective electricity cost and indirect CO2 emissions minimization in commercial and industrial buildings utilizing stand-alone battery energy storage systems

Journal of Cleaner Production, Volume 417, 10 September 2023, 137987

Abstract

A large portion of global carbon emissions are attributable to electricity generation. Several previous studies indicate that both electricity cost and carbon emission reductions are not attainable with stand-alone battery energy storage systems for residential buildings. However, in this study, lithium-ion battery energy storage dispatch (charging and discharging) is optimized as a multi-objective decarbonization and cost-saving strategy in ten commercial and industrial facilities. The analysis tests 100 energy storage capacities, 5 discharge times, and 2 control strategies with and without enrollment in event-based demand response. Unlike smaller energy consumers, the results show significant indirect CO2 emissions reductions (>31%) paired with significant electricity cost reductions (>10%) are possible from stand-alone battery energy storage systems in a large commercial facility. Additionally, the results indicate that enrollment in the event-based demand response program and dispatch under the load shifting control strategy are always optimal to minimize both the discounted payback period and the indirect CO2 emissions.

7. Environmental regulation, green innovation and high-quality development of enterprise: Evidence from China

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138112

Abstract

Environmental regulation, as a safe line of defense for the ecological environment, is an important practical exploration to guide green innovation and to promote high-quality development of enterprise. This research examines the impact of environmental regulation on high-quality development of enterprise and the realization path based on the data of Chinese A-share listed enterprises from 2010 to 2020. The fixed-effect model reveals a significant positive correlation between environmental regulation and high-quality development of enterprise. Moreover, the chain intermediation model is used to examine the realization path. Specifically, environmental regulation hinders enterprises’ green management innovation and thus has a negative impact on high-quality development of enterprise, which is manifested as a masking effect. Environmental regulation has a positive impact on the high-quality development of enterprise through enhancing green technology innovation or the intermediation chain of “promoting green technology innovation – driving green management innovation”. Heterogeneity analysis reveals that environmental regulation has a facilitating effect on the high-quality development of enterprises for non-state-owned enterprises, and enterprises within the carbon emission trading pilot areas. In addition, environmental regulation has the strongest promoting effect on high-quality development of enterprise in the mature stage, followed by the growth stage. The research provides actionable paths for the government to optimize the institutional system of ecological environment construction and accelerate the modernization process of environmental governance.

8. Research on the impact of carbon finance on the green transformation of China’s marine industry

Journal of Cleaner Production, Volume 418, 15 September 2023, 138143

Abstract

Under the background of the gradual scarcity of terrestrial resources and the increasingly fierce competition for global marine resources, the task of green development of marine economy and green transformation of marine industry is imminent. Carbon finance is a product of low-carbon economic development and a derivative of green finance. It is an effective way to alleviate the global climate crisis and promote the transformation of the global economy to a low-carbon economy to achieve sustainable development. Studying the mechanism of carbon finance on the development of marine economy will help to grasp the influencing factors of the green transformation of the marine industry in an all-round way, better promote the sustainable development of China’s marine economy, and realize the strategy of marine power at an early date. Based on this, this paper selects China’s data from 2006 to 2020, and uses the AHP-entropy method to select 26 indicators from five levels: economic growth, energy conservation and emission reduction, marine ecology, structural adjustment and scientific and technological innovation to construct a comprehensive evaluation index system for the green transformation of China’s marine industry. Based on the PLSR model, the impact of carbon finance on the green transformation of China’s marine industry is empirically analyzed, and the results show that: (1) The comprehensive score of China’s marine industry green transformation from 2006 to 2020 fluctuates and rises: from 2006 to 2009, the comprehensive score of China’s marine industry green transformation is low, and the transformation effect is not obvious. From 2009 to 2012, the comprehensive score of green transformation of the marine industry improved significantly. From 2012 to 2018, the comprehensive score of China’s marine industry green transformation fluctuated little and showed a slow growth trend, while China’s marine economic transformation grew steadily at a low speed. In 2019–2020, due to the impact of the epidemic, the speed of transformation has decreased again. (2) The carbon ratio and the green credit balance of commercial banks have a role in promoting the green transformation of China’s marine industry, while the carbon trading volume and carbon intensity have a restraining effect on the green transformation of China’s marine industry. From the perspective of effect, carbon intensity has the strongest effect, followed by carbon ratio, carbon trading volume is slightly weaker, and the role of green credit balance of commercial banks is the weakest. Based on the research conclusions, relevant policy recommendations were put forward.

9. Developing the interconnection between green employee behavior, tax avoidance, green capability, and sustainable performance of SMEs through corporate social responsibility

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138236

Abstract

Small and medium-sized enterprises (SMEs) are essential to any economy, as they contribute significantly to the gross domestic product (GDP) and create jobs. Nonetheless, the negative environmental impact of SMEs draws attention to the sustainability of SMEs. In order to achieve sustainable performance, businesses must possess a combination of factors that confer a competitive advantage and facilitate the attainment of objectives that culminate in a triple-bottom-line performance. Although prior research has identified the effects of employee behavior and corporate social responsibility (CSR) on firm performance, less is known about the effects of green employee behavior (GEB), green capability (GC), and CSR (to the community – to the environment) on sustainable firm performance (SFP). Current research bridges the literature gaps by answering how GC, GEB, and tax avoidance (TA) in SMEs correlate to achieving SFP. The study utilized a sample of 375 small and medium-sized textile enterprises in Pakistan and employed partial least square structural equation modeling (PLS-SEM) to analyze the data. The findings suggest that the relationship between corporate social responsibility (CSR) and sustainable firm performance is mediated by green capability. Additionally, corporate social responsibility to the environment does not influence the link between tax avoidance and sustainable firm performance, which still does not shadow the importance of tax avoidance and requires serious attention from the management.

10. An improved hourly-resolved atmospheric NOx emission inventory of industrial sources based on Continuous Emission Monitoring System data: Case of Jiangsu Province, China

Journal of Cleaner Production, Volume 419, 20 September 2023, 138192

Abstract

Current emission inventories with low spatial and temporal resolutions, slow updates, and great uncertainty can no longer meet the new demands for the precise prevention and control of air pollution. This study considered industrial sources of Jiangsu province in 2018 as the research object and divided key industrial sources into 16 processes. Based on the continuous emission monitoring system (CEMS) data of key enterprises, millions of hourly scale monitoring data from 17842-point source enterprises at 169289 emission outlets were collected. An hourly scale high-resolution industrial source NOx emission inventory was constructed and compared with existing inventories. The total NOx emissions of power plants, industrial boilers, ferrous metal manufacturing, non-metallic mineral manufacturing, and chemical manufacturing industries in Jiangsu Province in 2018 were 55, 27, 64, 28, and 3 Gg, respectively. The total emissions from industrial sources were high in summer, reaching a peak of 17 Gg in July, and low in winter, reaching 11 Gg in February. The emission factors of the power plants, coking, and cement industries decreased by 15.95%, 29.03%, and 51.61%, respectively. Hourly scales showed that the power plants had the most considerable fluctuation in 24 h emissions at 5.94%, with high emissions occurring in the afternoon and at night. However, the 24 h emissions of ferrous metal manufacturing fluctuated slightly, at only 3.22%, and the high emissions mostly occurred at night. The WRF-Chem model was used for simulation validation. The NO2 simulation results based on this study’s inventory were significantly better than those based on the Multi-resolution Emission Inventory for China (MEIC), with normalized mean biases (NMBs) of −7.1% and −10.7% for January and July, respectively, as opposed to 30.8% and 14.4% in the MEIC. The hourly scale high-precision emission inventory established in this study is significant for formulating real-time differentiated precise prevention and control policies and improving the accuracy of air quality models.

11. Performance of sCO2 coal-fired power plants at various power capacities

Journal of Cleaner Production, Volume 416, 1 September 2023, 137949

Abstract

Herein, the effect of the power capacity, Wnet, on the performance of supercritical carbon dioxide (sCO2) coal-fired power plants is investigated, with Wnet in the range of (100–1000) MWe. A comprehensive model was established wherein the sCO2 cycle was coupled with the models of various components. For the sCO2 boiler, the total thermal load was assigned to various heaters, and the pressure drop in each heater was calculated. Owing to the strong penalty effect of the pressure drop, both total flow mode (TFM) and partial flow mode (PFM) were applied to the sCO2 boiler. A fluid network integrating the recuperator units was established for heat recovery in the system. A thermal-hydraulic model was proposed for a single unit and an integration package. Various losses were considered in the prediction of the efficiencies of axial flow turbines and compressors. The thermal efficiency increases, attains a maximum, and then decreases with increase of Wnet. This parabolic distribution results from the tradeoff between the decreased efficiency owing to pressure drops in the heat exchangers and the increased efficiency of the turbomachinery. The maximum thermal efficiency occurred at Wnet of 300 MWe and 200 MWe when using the PFM and TFM, respectively. Based on the results, PFM is found to eliminate the penalty effect of pressure drops. Our study provides guidelines for the design and operation of sCO2 coal-fired power plants.

12. On sustainable design and manufacturing for the footwear industry – Towards circular manufacturing

Materials & Design, Volume 233, September 2023, 112224

Abstract

The global fashion industry is facing carbon footprint issues, but technological innovations are helping to improve its performance and environmental efficiency in terms of footwear manufacturing. This paper explores how Design for Additive Manufacturing (DfAM), Design for Assembly (DfA), and Design for Disassembly (DfD) strategies, along with Additive Manufacturing’s (AM) capability to produce intricate parts, can contribute to the fashion industry’s shift towards a Circular Manufacturing model. The focus is on footwear manufacturing and its carbon footprint issues. The proposed additively manufactured shoe design utilizes Polyamide 12 and Thermoplastic polyurethane as feedstock, featuring a glueless mechanical assembly system based on a snapfit. Notably, the upper part of the shoe incorporates a variable lattice structure to ensure flexibility in different areas. Finite Element Analysis (FEA) demonstrates that the snapfit assembly exceeds the industry standard’s minimum disassembly force requirement. Additionally, an optimization algorithm for the variable lattice structure results in a 34% mass reduction while maintaining the desired Young’s modulus in each shoe zone. This design approach aligns with the footwear industry’s sustainability goals, aiming to reduce environmental impact and enhance product durability. The study successfully developed a strategy to implement AM for sustainable shoe fabrication.

13. Identifying the Environmental Hotspots of Dietary Fibres Extraction From Chickpea Hull

Food and Bioproducts Processing, Available online 15 September 2023

Abstract

Pursuing new sources for food production in a context of demographic growth requires achieving a sustainable production model to face the current climate crisis. The biorefinery concept emerges as a technological scheme for the integral processing of renewable resources such as food waste obtained from the processing industry. This research aims to evaluate the potential environmental impacts of the valorisation route of chickpea peel to produce dietary fibre. Coupling process modelling with life cycle assessment approaches allows designing the potential biorefinery platform and identifying factors that may restrict its application in large-scale production. Global warming, particulate matter, eutrophication and ecotoxicity-related, fossil scarcity, among others, were the impact categories analysed with a cradle-to-gate approach. Results showed, for instance, that one kilogram of dietary fibre product emits 7.62 kg CO2 eq, 14.08 g PM2.5 and 4.37 g of P eq. Furthermore, alkaline digestion and bleaching were the most impactful stages in the categories analysed, due to the use of potassium hydroxide and sodium chlorite, respectively. This research contributes to rethink chickpea hulls from the food industry as a by-product towards high value-added products with applicability in the same industry.

14. Building up scrap steel bases for perfecting scrap steel industry chain in China: An evolutionary game perspective

Energy, Volume 278, 1 September 2023, 127742

Abstract

China has stated that it will strive to reach the carbon peak by 2030 and achieve carbon neutrality by 2060 Carbon emissions. Steel industry as the largest manufacturing industry could reduce carbon emissions by using more environmentally friendly ways to make steel. Short process steelmaking is an environmentally friendly method. Scrap steel as the main raw material of short process steelmaking should be popularized. However, several issues happening in the scrap steel industry chain may hamper the formation of scrap steel bases. Therefore, we establish a tripartite evolutionary game model between Steel enterprises, Scrap steel enterprises and the government. After solving the equilibrium points and the evolutionary stable strategy of each stakeholder by the replicator dynamics equation, we carry out simulation to get the behavior strategy of Steel enterprises, Scrap steel enterprises and the government. The results show that: (i) there are three evolutionary stability strategies for the formation of scrap steel bases, among which the participate of steel enterprises and scrap steel enterprises, less intervention of the government is a more appropriate choice. (ii) there is a threshold effect on relevant parameters, which may change the evolutionary stability strategy of stakeholders. (iii) the initial willingness of steel enterprises, scrap steel enterprises and government affect the convergence speed of the evolutionary stable strategy. These conclusions provide unique insights and theoretical support for promoting the development of scrap and steel ind

15. Superior administration ’s environmental inspections and local polluters’ rent seeking: A perspective of multilevel principal–agent relationships

Economic Analysis and Policy, Available online 21 September 2023

Abstract

The multilevel agency problems facilitate rent-seeking in local environmental affairs. However, research related to multilevel environmental governance in developing countries is still limited. This paper uses the excess management expenses as the proxy variable for rent-seeking to investigate the correlation between the superior administration’s environmental inspections and the local polluters’ rent-seeking, based on a quasi-natural experiment during 2011–2019 involving environmental inspections conducted by China’s central government. The main results show that superior inspections significantly reduce the excess management expenses of polluting companies. The mechanism analysis indicates that public concerns and corporate bargaining power have positive moderating effects on the implementation of superior inspections. The further results demonstrate that superior inspections are more significant in private enterprises and have improved corporate environmental performance. These findings provide empirical support and policy implications for improving multilevel governance in local environmental issues.

16. Do corporate anti-bribery and corruption commitments enhance environmental management performance? The moderating role of corporate social responsibility accountability and executive compensation governance

Journal of Environmental Management, Volume 341, 1 September 2023, 118063

Abstract

This study aims to examine the potential impact (substantive or symbolic) of firms’ anti-bribery and corruption commitments (ABCC) on environmental management performance (ENVS). We also seek to explore whether this link is contingent on corporate social responsibility (CSR) accountability and executive compensation governance. To achieve these aims, we use a sample of 2151 firm-year observations representing 214 FTSE 350 non-financial companies from 2002 to 2016. Our findings support a positive association between firms’ ABCC and ENVS. In addition, our evidence shows that CSR accountability and executive compensation governance are significant substitutes for ABCC to engender enhanced ENVS. Our study highlights practical implications for organisations, regulators and policymakers, and suggests several avenues for future environmental management research. Overall, our findings are unsensitive to alternative measures of ENVS, different types of multivariate regression methods, namely ordinary least squares (OLS) and two-step generalized method of moments (GMM) regressions, and controlling for industry environmental risk and the implementation of the UK Bribery Act 2010.

CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ảnh: Ảnh minh hoạ. ITN

Gia Lai: Trao nhà nghĩa tình đồng đội

(Phapluatmoitruong.vn)  – Ngày 16/10, Hội Doanh nhân Cựu chiến binh – CLB từ thiện Những người bạn đã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà nghĩa tình đồng đội cho ông Siu Lưu tại thôn Mook Đen 1, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ.

Đây là một trong số các hoạt động tình nguyện mà CLB từ thiện Những người bạn tổ chức hàng năm nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, thông qua chương trình còn mang lại nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống từ công tác thiện nguyện, nêu cao tình đồng chí, đồng đội của những chiến sĩ Cách mạng.

Hoàn cảnh gia đình ông Siu Lưu rất khó khăn.

Các thành viên trong CLB từ thiện Những người bạn trao quà cho những người hàng xóm của ông Lưu.

Được biết, hoàn cảnh gia đình ông Siu Lưu thật sự khó khăn. Ông xúc động chia sẻ, việc được hỗ trợ ngôi nhà là một điều mà ông thường ao ước. Ngôi nhà mang lại cho gia đình ông mái ấm để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn công tác chuẩn bị những nhu yếu phẩm trao tặng cho những hộ dân xung quanh.

Tại buổi lễ, các thành viên trong CLB từ thiện Những người bạn cũng đã trao các phần quà ý nghĩa đến với các hộ dân đang gặp khó khăn sống cùng làng. Điều này, ngoài việc chia sẻ khó khăn về vật chất, còn đem đến một giá trị về tinh thần rất lớn cho các hộ dân nơi đây.

P. V

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: CLB từ thiện Những người bạn tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà nghĩa tình đồng đội cho ông Siu Lưu.

Quảng Ngãi: Một hộ dân ngang nhiên lấn chiếm đất công

(Phapluatmoitruong.vn) – Nhiều hộ dân ở thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh đang bị ảnh hưởng sinh hoạt, lối đi, do đất công bị lấn chiếm làm công trình trái phép.

Theo đơn phản ảnh của nhiều hộ dân ở thôn Lâm Lộc Bắc, vừa qua, gia đình ông Phạm Đình Huấn (cùng thôn) đã ngang nhiên lấn chiếm kênh, mương dẫn nước tưới hàng chục ha lúa cho cánh đồng địa phương.

“Tuyến kênh B6-VC 4 đã được HTX Hà Lâm đầu tư xây dựng từ năm 1993 theo bản đồ NĐ 64 đo vẽ năm 1998. Tự nhiên nay bị phá dỡ, không những việc đi lại của người dân khó khăn, mà nhiều hạng mục công trình trên kênh cũng bị hư hỏng, nhất là dòng chảy trên kênh đã bị thay đổi, có nguy cơ gây hại cho sản xuất lúa và rau màu nơi đây” – một hộ dân ở thôn Lâm Lộc Bắc bức xúc.

Sau khi chiếm đất trái phép, gia đình ông Huấn còn lén lút xây dựng công trình trái phép, trong đó có hàng trăm mét tường rào, cổng ngõ đã cơ bản hoàn thiện, khang trang và đưa vào trang trí trồng hoa, cây cảnh…

Sau khi sự việc xảy ra, nhiều hộ dân nơi đây đã có kiến nghị đến UBND xã Tịnh Hà đề nghị xử lý, nhưng xã vẫn chưa có biện pháp dứt điểm. Do đó, gia đình ông Huấn tiếp tục lấn chiếm đất công nhiều hơn, tự ý phá bỏ mương dẫn nước của HTX và đầu tư xây dựng tường rào, cổng ngõ sai phép.

Việc công trình đồ sộ của gia đình ông Huấn mọc lên trên đất công đã gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của hàng chục gia đình nơi đây. Đáng nói, hiện nay đường, mương bị lấn chiếm gần hết, còn lại quá hẹp nên việc giao thông trong khu vực rất khó khăn. Mỗi khi thu hoạch lúa, rau màu và vận chuyển rơm rạ về nhà, bà con thường bị tắc đường, có người đã té sấp xuống mương, gây nguy hiểm tính mạng…

Khu vực mương dẫn nước của HTX Hà Lâm bị ông Huấn phá đi để xây công trình trái phép.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay UBND xã Tịnh Hà đã nắm bắt tình hình và cử một số cán bộ xã đến hiện trường, lập biên bản yêu cầu ông Phạm Đình Huấn tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép trên đất công do xã quản lý.

Đại diện chính quyền xã Tịnh Hà (ông Thanh – Cán bộ Tư pháp xã) cũng đã làm việc với người dân trong thôn và kết luận: “Kỳ hạn cho ông Huấn chậm nhất đến ngày 30/08/2023, phải tự tháo dỡ các công trình, hạng mục đã tự xây dựng trái phép trên đất công thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Chừa đường dân sinh và khôi phục lại tuyến kênh B6-VC4 để dân có đường vận chuyển nông sản thuận lợi…”.


Ông Phạm Đình Huấn ngang nhiên lấn chiếm đất công xây tường rào, cổng ngõ…

Tuy vậy, đến nay, không những ông Huấn không tự tháo dỡ công trình đã xây dựng trên đất lấn chiếm trái phép, mà còn tiếp tục hoàn chỉnh tường rào, cổng ngõ một cách ngang nhiên, bất chấp dư luận.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng huyện Sơn Tịnh nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý triệt để vụ việc, sớm trả lại đường đi cho người dân lưu thông thuận lợi, an toàn.

                                                      Thiên Bút – Trường Sơn

                                           (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khu vực đất do xã Tịnh Hà quản lý, nhưng bị ông Huấn lấn chiếm.

 

Quảng Ngãi: HĐND tỉnh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

(Phapluatmoitruong.vn) – Sáng 16/10, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIII đã đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023 và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.

Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh: “Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh khóa XIII diễn ra trong bối cảnh Tỉnh ủy vừa tổ chức thành công Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 13, khóa XX để đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023 và triển khai một số nhiệm vụ công tác khác…

Qua đó, tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh trong 9 tháng năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực, tiếp tục giữ sự ổn định và duy trì tốc độ phát triển kinh tế theo các chỉ tiêu đã được đặt ra trong năm 2023. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì ngay từ đầu năm chúng ta đã nhận định trong năm 2023 tỉnh ta tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và đặt ra mức tăng trưởng âm, nhưng đến thời điểm này ước đạt là 1,87%, qua đó cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã cùng đồng hành, chung tay để triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh”.

Theo đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ; thu ngân sách đạt khá, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, giải ngân vốn đầu tư công được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt nên tiến độ giải ngân của tỉnh luôn cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Công tác giáo dục và đào tạo, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chất lượng nâng lên; đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội tiếp tục được triển khai; công tác cải cách thủ tục hành chính, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được thực hiện mạnh mẽ; công tác chuyển đổi số được chú trọng thực hiện trong tất cả các lĩnh vực.

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét, thông qua 06 nội dung thuộc các lĩnh vực kinh tế – xã hội: bổ sung dự toán thu, chi năm 2023 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước; phương án sử dụng khoản thu từ việc giải thể Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh và tiền gốc thu hồi từ các khoản cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh; hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất và tính thu tiền sử dụng đất đối với các vị trí trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 2; Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tịnh Phong; Danh mục bổ sung công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất phi nông nghiệp năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Kết luận kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân khẳng định: “Kỳ họp đã diễn ra nghiêm túc, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết rất quan trọng, đặc biệt, quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu đô thị công nghiệp dịch vụ Tịnh Phong. Đây được xem là tiền đề quan trọng để Quảng Ngãi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-  xã hội sau khi Khu kinh tế Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

“Trong 9 tháng đầu năm 2023 Quảng Ngãi đã hoàn thành phần lớn các chỉ tiêu kinh tế – xã hội đề ra. Nhiệm vụ còn lại 3 tháng cuối năm còn khá nhiều, đề nghị các đại biểu HĐND, chính quyền các địa phương nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội 3 tháng cuối năm để hoàn thành nhiệm vụ chung trong năm 2023; chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước” – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

                                                               Thiên Bút

                                             (Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nội dung tại kỳ họp.

TP. Thủ Đức: Chậm nộp phí quản lý, nhiều hộ gia đình bị chặn cống thoát nước

(Phapluatmoitruong.vn) – Chỉ vì vài gia đình chậm trả phí quản lý mà bị BQL Khu đô thị Vạn Phúc (P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM) ngang nhiên chặn cống thoát nước khiến cho cuộc sống của người dân trong khu vực bị đảo lộn, gây nguy cơ ngập nước và ô nhiễm môi trường.

Theo phản ánh của hàng chục hộ dân sinh sống tại đường số 4, Khu đô thị Vạn Phúc, ngày 5/10/2023, Ban Quản lý Khu đô thị Vạn Phúc (BQL) đã cho  1 xe cẩu, 7 công nhân, 1 nhân viên BQL và 1 nhân viên an ninh tiến hành bịt cống xả thải tại đường số 4 bằng 4 quả bóng hơi cao su nhằm ngăn chặn sự thoát nước 4 căn hộ trong khu vực.

Qua tìm hiểu nguyên nhân, người dân biết được, từ tháng 4/2023 đến nay, BQL Khu đô thị Vạn Phúc liên tục gửi thông báo bằng email để đòi tiền cư dân chậm nộp phí quản lý nhưng không được nên đã chặn cống thoát nước chung của cả một dãy phố nhằm gây sức ép.

Sau khi phát hiện sự việc, cư dân tại đây đã báo cáo lên UBND phường Hiệp Bình Phước và Công an khu vực để can thiệp và lập biên bản sự việc.

   

Sau khi phát hiện việc Ban Quản lý Khu đô thị cho người bịt ống thoát nước, người dân yêu cầu công nhân xuống tháo dỡ có sự chứng kiến của cán bộ phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức.

Đến 14h cùng ngày, đại diện 80 hộ dân cùng các hộ dân bị bịt cống thoát nước đã có buổi làm việc với BQL để xác minh ai là người chỉ đạo việc bịt cống thoát nước của cư dân. Vì nếu như không phát hiện kịp thời, khi mưa lớn nước sẽ gây ngập, có nguy cơ gây chập điện, cháy nổ, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân trong khu vực.

Đồng thời, cư dân đề nghị BQL giải thích vấn đề thường xuyên “khủng bố” tinh thần người dân bằng email, tin nhắn với các hành vi đe dọa, đòi tiền cư dân và căn cứ vào quy định nào để BQL đưa ra văn bản thu phí cư dân?

Tuy nhiên, cư dân không nhận được bất cứ câu trả lời nào từ phía BQL. Ông Lê Văn Tùng – Trưởng BQL, chỉ hứa bằng miệng sẽ trả lời sau ba ngày.

Cư dân bức xúc đã kéo nhau lên Ban Quản lý dự án Khu đô thị.

Cư dân yêu cầu đại diện Chủ đầu tư dự án và Ban Quản lý ra đối thoại nhưng không có ai tiếp nhận.

Tuy nhiên, sau đó, BQL chỉ gửi “Thư xin lỗi” với những nội dung không rõ ràng, chỉ ghi chung chung do điều kiện kinh tế khó khăn, dưới áp lực về mặt tài chính, BQL đã nóng vội phát hành các thông báo và thực hiện một số việc chưa phù hợp với thực trạng hiện hữu của Khu đô thị, gây ra hoang mang, lo lắng và không đồng tình của cư dân. Các câu hỏi của cư dân trước đó đều không được giải đáp. Không đồng tình với cách giải quyết sự việc, người dân tiếp tục đến BQL để khiếu nại nhưng Trưởng BQL tìm mọi cách né tránh. 

Do vậy, cư dân đang sinh sống tại đây rất lo lắng trong việc đảm bảo vệ sinh và việc ngăn chặn vấn đề thoát nước. Vì các vấn đề này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh khu vực.

Thư xin lỗi của Ban Quản lý sau khi xảy ra sự việc.

Trao đổi với PV, ông Trần Đình TH. cho biết: “Cư dân chúng tôi muốn đối thoại cùng Tập đoàn Vạn Phúc nhằm làm rõ việc quan liêu, lối tư duy bảo thủ của các cán bộ trong BQL khi biến gần 1000 hộ dân tại đây thành nạn nhân của các chiêu trò bất hợp pháp. Chúng tôi hàng ngày sống trong lo lắng, vì đóng phí quản lý nếu không đúng quy định thì vô tình ủng hộ cho việc làm sai trái, mà không đóng phí quản lý thì không biết có ai đổ rác nhà mình không, nước thoát có chảy được không và còn có  các chiêu trò gì khác từ BQL nhằm gây sức ép lên người dân nữa hay không”.

Ông Lê Hoàng H. – một cư dân khác cho biết: “Việc ai sai người đó chịu, sao BQL Khu đô thị lại có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân khác. Đây là hành vi không thể chấp nhận được. Việc ngang nhiên chặn cống thoát nước sẽ làm ngập nước, ô nhiễm môi trường của cả một khu dân cư, khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng. Nếu người dân sai thì cần phải giải quyết bằng pháp luật, sao lại xử lý theo kiểu “luật rừng” như vậy?”.

Thông báo thu phí quản lý qua email cho cư dân và yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản Công ty TNHH Dịch vụ Vạn Phúc.

Hiện tại, hầu hết cư dân tại đây rất mong mỏi được đối thoại với chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Yêu cầu làm rõ việc tổ chức Hội nghị cư dân lần đầu để bầu Ban Đại diện khi chưa đến 50% số cư dân tham dự. Việc giao ban Đại diện sang Công ty TNHH Quản lý dịch vụ Vạn Phúc để quản lý người dân liệu có trái quy định? Đồng thời, yêu cầu công khai xin lỗi cư dân theo đúng nội dung sai phạm và giải tán BQL Khu đô thị núp bóng Công ty TNHH Quản lý dịch vụ Vạn Phúc để thay vào đó là Ban quản lý dự án cho đến khi toàn bộ dự án hoàn thành.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bình An – Phan Hải

(Theo Môi trường và Đô thị điện tử)

Ảnh: Khu Đô thị Vạn Phúc – Nơi xảy ra vụ việc.